• Lưu Ý: NHS trước đây đã thông báo sẽ chữa Miễn Phí cho tất cả những ai bị dính Covid-19 nên mọi người cứ yên tâm liên hệ với họ nhé.

    Dưới đây là các trường hợp bị tử vong đáng tiếc và các nghị sĩ đang kêu gọi thay đổi luật, VH xin dịch lại cho mọi người nắm rõ tình hình ở Anh Quốc

    Nhiều người nhập cư không giấy tờ đang chết mòn vì họ không dám tìm sự trợ giúp khi nhiễm Covid-19. Các tổ chức từ thiện và nghị sỹ đang kêu gọi Bộ Nội vụ ngừng kiểm tra tình trạng nhập cư NHS.

    Trong một trường hợp, một người đàn ông Philippines đã chết sau khi tình nghi nhiễm virus corona vào tuần trước. Người này không dám tìm đến cơ quan y tế vì sợ bị tố cáo tới Bộ Nội vụ.

    60 nghị sỹ thuộc nhiều đảng đã viết thư cho Bộ trưởng Y tế, đòi phải ngừng ngay việc thu tiền viện phí của người nhập cư hoặc trao đổi thông tin của người nhập cư với các bên liên quan cũng như kiểm tra tình trạng nhập cư của họ. Vì hành động này sẽ phá hoại những nỗ lực của chính phủ trong việc ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

    Người đàn ông, với tên gọi Elvis, đã chết tại nhà vào hôm 8/4 sau khi bị sốt và ho suốt 2 tuần. Vợ của anh, cũng là một người nhập cư Philippines không giấy tờ, đang xuất hiện các triệu chứng tương tự và cũng sợ không dám tìm đến các cơ quan y tế.

    Trước khi đổ bệnh, Elvis đã sống ở Anh suốt 10 năm. Anh làm công việc lau dọn để kiếm tiền gửi về cho gia đình ở Phillipines. Vợ anh làm giúp việc. Cô đã ở bên cạnh thi thể của chồng suốt 24 tiếng trước khi một nhân viên nhà xác tới đưa thi thể đi. Cô không muốn tiếp xúc với truyền thông.  

    Susan Cueva, thuộc Hiệp hội Nơi Trú ẩn cho người Phillippines, đang hỗ trợ thức ăn cho vợ của Elvis. Cô nói với The Independent rằng dù Elvis bị bệnh rất nặng, nhưng anh vẫn sợ không dám tới bệnh viện vì lo không có tiền đóng viện phí, và sợ bị báo cáo cho cơ quan nhập cư.

    Vợ của anh đang rất đau khổ và không biết sống thế nào khi mất chồng: ''Họ đã sống với nhau suốt 10 năm, cô ấy không biết phải làm gì với cuộc đời mình, khi mà cũng chẳng có giấy tờ. Cô ấy đang rất suy sụp. Cô ấy không thể nói chuyện với ai, chỉ khóc. Vì quá đau lòng nên cô ấy không biết bệnh tình của mình đã thuyên giảm hay chưa''.

    ''Họ sống lặng lẽ ở đất nước này. Họ không dám kể về công việc của mình hay tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhưng họ vẫn xoay xở để sống được. Họ được thuê làm các công việc chân tay, và có tiền gửi về cho gia đình ở Phillipines, cũng như thuê một chỗ ở và trở thành một phần của cộng đồng''.

    ''Có rất nhiều người lao động không giấy tờ ở UK cũng rơi vào hoàn cảnh này. Họ mất việc do lệnh phong tỏa và không thể tiếp cận hỗ trợ của chính phủ. Họ thường sống chen chúc với những người không giấy tờ khác và rất sợ đi khám bác sĩ'', bà Susan Cueva nói.

    nhap cu khong di kham benh

    Lá thư của các nghị sỹ gửi cho Bộ trưởng Y tế nhắc tới trường hợp của Elvis và nhấn mạnh rằng, ''cộng đồng nhập cư'' đang bị đối xử bất công và kỳ thị. Họ không nhận được sự bảo vệ thiết yếu''. 

    Chính sách viện phí hiện hành của NHS, được ban hành vào năm 2018 trên tư tưởng ''môi trường thù địch'', tính phí các bệnh nhân không phải công dân EU đắt gấp rưỡi chi phí mà NHS phải bỏ ra để điều trị cho họ, và yêu cầu người bệnh phải cung cấp chứng nhận được phép khám bệnh miễn phí.

    Vào ngày 29/1, các bộ trưởng đã ra quy định không tính phí xét nghiệm hay điều trị đối với người nước ngoài nghi nghiễm coronavirus. 

    Tuy nhiên, các nghị sỹ cho rằng động thái này không đủ để bù đắp cho những năm tháng ''thù địch'', khi mà người nhập cư vừa phải chịu viện phí vừa lo ngại tình trạng nhập cư của mình bị phát hiện. 

    Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, sự lo ngại của họ là nguy cơ làm tăng lây nhiễm cộng đồng.

    Lá thư chỉ rõ, các quốc gia như Ireland, Bồ Đào Nha và Hàn Quốc đã tạo điều kiện cho người nhập cư tiếp cận y tế miễn phí trong nỗ lực chống dịch. Vì thế, người nhập cư ở Anh nên được tạo điều kiện tương tự, bởi vì họ cũng đóng vai trò to lớn trong việc ngăn chặn dịch bệnh. 

    Lá thư kêu gọi các bộ trưởng ngừng thu phí y tế với người nhập cư, ngừng chia sẻ thông tin của họ cho Bộ Nội vụ, thiết lập tường lửa ngăn chặn việc thông tin của họ bị rò rĩ cho Bộ Nội vụ và các cơ quan nhập cư khác.

    Hồi đầu tuần này, Hiệp hội Y khoa Anh và Hiệp hội Bác sĩ Thế giới ở UK cũng cảnh báo rằng nếu chính quyền không thay đổi gấp vấn đề này, thì nỗ lực ngăn chặn virus của họ sẽ bị suy giảm. 

    Christine Jardine, phát ngôn viên Bộ Nội vụ của Đảng Dân chủ Tự do, cho rằng: ''Từ sau sự cố Windrush, ngày càng nhiều người nhập cư không dám đi khám bệnh''.

    Đáp lại lá thư này, người phát ngôn chính phủ cho biết sẽ sớm ban hành quy định mới về việc điều trị miễn phí Covid-19 cho người nhập cư, và sẽ dịch ra 40 thứ tiếng để ''mọi người được rõ''.

    Viethome (theo Independent)

  • Lực lượng này bị ''ho và mặt suốt ngày'' và lúc nào cũng nơm nớp lo sợ sẽ bị nhiễm Covid-19.

    Các nhân viên Biên phòng ở Heathrow và các sân bay khác đang ngày càng giận dữ vì họ bị ''ho và thở vào mặt suốt ngày'' nhưng lại không được phép đeo khẩu trang. 

    Một nhân viên giấu tên kể với MyLondon rằng họ cảm thấy công việc của họ với tư cách là ''nhân viên mặt tiền'' của sân bay đang bị đặt lên trên tính mạng của họ. Lẽ ra họ nên được chọn lựa việc có muốn đeo khẩu trang hay không.

    Được biết, theo quy định thì nhân viên sân bay được cung cấp khẩu trang và thiết bị bảo hộ, tuy nhiên các sếp ở sân bay lại không cho nhân viên sử dụng chúng.

     bi cam deo khau trang

    Nỗi lo âu ngày càng tăng sau khi có 2 nhân viên Biên Phòng ở sân bay tử vong sau khi nhiễm Covid-19. Hiện chưa xác định được họ nhiễm virus từ nguồn nào.

    Các sân bay ở London và khắp đất nước vẫn duy trì hoạt động trong suốt đại dịch, với nhiệm vụ là hồi hương công dân Anh và tiếp nhận hàng hóa thiết yếu.

    Hiện tại, họ được cung cấp gel rửa tay và găng tay nhưng lại bị cấm đeo khẩu trang, dù phải làm việc ở tuyến đầu. Được biết, mỗi ngày vẫn có tới 15.000 hành khách đi lại ở sân bay.

    Các nhân viên cho biết họ khó thực hiện giãn cách xã hội khi phải kiểm tra thân người và hàng hóa, lấy dấu vân tay và trao đổi với hành khách.

    ''Nhiều người làm ở các vị trí ít tiếp xúc hơn nhưng lại được đeo khẩu trang, còn chúng tôi mang tiếng là nhân viên mặt tiền nên không được đeo'', người này nói. 

    ''Chúng tôi đi làm mỗi ngày canh cánh trong lòng nỗi lo rước họa cho bản thân, đồng nghiệp và gia đình. Tất cả mọi người đều gánh nỗi sợ trên đầu và chúng tôi không biết phải làm sao để thay đổi''.

    Có những trường hợp, nhân viên sân bay từ chối tương tác gần hoặc kiểm tra thân thể của những hành khách có dấu hiệu nhiễm coronavirus. 

    Và họ phàn nàn rằng Cơ quan Y tế Cộng đồng Anh không trao đổi với các hãng bay để giúp bảo vệ nhân viên Biên phòng.

    ''Họ chẳng có phương án gì hết. Hành khách cứ thế nhào tới bàn tiếp tân và ho, văng nước bọt vào người chúng tôi'', người này nói. 

    Và thật bất công khi một nhân viên y tế được gọi tới để kiểm tra hành khách, thì họ sẽ được mặc nguyên bộ đồ bảo hộ. Trong khi nhân viên Biên phòng thì đến khẩu trang cũng bị cấm đeo.

    Tổ chức công đoàn PCS Union, đại diện cho các nhân viên Lực lượng Biên phòng, cho rằng việc cấm nhân viên ở quầy kiểm tra hộ chiếu đeo khẩu trang vì lo ngại ''làm xấu mặt sân bay'' là một hành động sai trái của cấp quản lý. 

    ''Bộ Nội vụ phải can thiệp để đảm bảo người của chúng ta được bảo vệ an toàn'', tổng thư ký công đoàn Mark Serwotka nói.

    Viethome (Theo mylondon)

  • Nhiều người vẫn hạ cánh ở sân bay Heathrow để đi nghỉ mát ở Anh, dẫu nơi này đang trong lệnh giới nghiêm. 

    Một nhân viên giấu tên thuộc Lực lượng Biên giới đã tiết lộ với MyLondon rằng, một số lượng nhỏ (nhưng đáng kể) hành khách vẫn tiếp tục đến Anh với những lý do không cấp thiết. 

    Người này cho biết hành khách vẫn được phép tới Anh để đi du lịch, thăm gia đình hoặc đi công tác. Điều này thật đáng ''mỉa mai'' cho cái gọi là ''lệnh phong tỏa'' của nước Anh. 

    ''Chẳng ai ngờ chuyện này vẫn đang diễn ra, ngạc nhiên chưa? Chẳng có cấp trên nào nói chúng tôi phải đóng cửa biên giới, nhưng mọi người vẫn chắc mẫm rằng chúng tôi sẽ không cho phép ai tới đây chỉ để đi du lịch. Vậy mà, vẫn có người đến Anh để đi du lịch hoặc thăm thân'', nhân viên này cho hay. 

    Theo lệnh giới nghiêm của chính phủ, tất cả các cơ sở kinh doanh không thiết yếu bao gồm khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống tại chỗ... đều phải đóng cửa. Và người dân được cảnh báo không gặp gỡ những người thân, bạn bè nào mà không sống chung nhà với họ.

    Đối với công dân Anh hồi hương, thì họ bắt buộc phải đi thẳng từ phi trường về nhà, hạn chế dùng phương tiện công cộng. Và họ nên ở trong nhà trừ khi phải đi mua thực phẩm thiết yếu hoặc thuốc men, đi khám bệnh.

    Nhân viên Biên phòng này nói tiếp: ''Tôi không được ra khỏi nhà vì những lý do không thiết yếu, nhưng người ta lại có thể đi tới UK vì những lý do không thiết yếu. Chẳng có ai ngăn cấm họ cả''.

    0 toi anh du lich

    ''Thật là mỉa mai đúng không? Dù số lượng người tới đây không nhiều, nhưng đâu có cần nhiều người thì virus mới lây lan được. Chúng ta chấp nhận các chuyến bay hồi hương của công dân Anh, các chuyến hàng khẩn cấp hoặc các trường hợp khẩn cấp, nhưng tại sao chúng ta cũng chấp nhận những người tới đây để du lịch?''

    Ở London, các cảng hàng không quốc tế như Heathrow, Gatwich, Luton và Stansted vẫn mở cửa nhưng với số lượng chuyến bay giới hạn. 

    Đầu tuần này, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock bảo vệ quyết định của Chính phủ là không đóng cửa các sân bay, và cũng không cần tiến hành kiểm tra y tế những ai vào đất nước, vì ''số người đến đâu có nhiều''.

    Động thái này đã vấp phải chỉ trích nặng nề, khi mà virus corona thuộc dạng siêu lây lan. Hàng ngày, vẫn có 15.000 hành khách đến Anh. 

    Có thể hiểu rằng, việc duy trì các chuyến bay thương mại giúp chính phủ hồi hương hàng trăm ngàn công dân Anh. Tuy nhiên, điều này cũng cho phép bất cứ ai muốn tới Anh du lịch hoặc công tác cũng được phép lên máy bay. 

    Khoảng 200.000 người Anh đã được hồi hương từ Tây Bạn Nha, 13.000 người từ Ai Cập và 7.750 người từ Pakistan.

    Người phát ngôn chính phủ nói: ''Phương pháp tiếp cận của chúng tôi luôn luôn căn cứ vào các lời khuyên y khoa và khoa học mới nhất, và các thủ tục ở biên giới vẫn luôn tuân theo những hướng dẫn mới nhất của Cơ quan Y tế Cộng đồng Anh''.

    ''Lượng người tới Anh đã giảm đáng kể do dịch bệnh nhưng việc duy trì đường bay thương mại là cần thiết để công dân Anh có thể về nhà, đảm bảo nguồn cung hàng hóa, các vật tư thiết yếu cho đất nước''.

    Viethome (theo mylondon)

  • Chiếc xe của một gia đình người châu Á bị đốt cháy trong đêm 15/4 ở Kent.

    Tiếng nổ lớn vang lên bên ngoài căn nhà của một gia đình cựu lính đặc nhiệm Gurkha (người Nepal) tại thị trấn Maidstone, thuộc hạt Kent, lúc khoảng 23h. Ngay sau đó họ phát hiện ra chiếc Ford Focus của gia đình đang bốc cháy.

    kentonline
    Chiếc Ford Focus hư hỏng nặng, đặc biệt phần đầu xe, sau vụ cháy trong đêm. Ảnh: KentOnline

    Các thành viên của đại gia đình này - với nhiều người đang làm việc trong Dịch vụ Y tế quốc gia của Anh và thuộc tuyến đầu phòng chống Covid-19 - cho rằng mình bị tấn công nhắm vào cộng đồng người châu Á trong thị trấn.  

    Angela Limbu, 23 tuổi, sinh viên trường y, kể lại: "Tôi đang trong ca trực thì nhận được cuộc gọi của anh họ. Anh ấy tỏ ra rất tức giận và gửi ảnh cho tôi xem".

    Người anh họ kể lại những gì xảy ra, và cả hai cho rằng mình bị tấn công. Trước đó, nam thanh niên nghe thấy có tiếng nổ và nghĩ ai đó bắn pháo hoa, nhưng chợt nhìn thấy ánh lửa qua cửa sổ. Lửa phát ra từ chiếc xe của họ. Thanh niên này gọi cha mẹ thức dậy.

    Đội cứu hỏa và cứu hộ đến rất nhanh và đặt nghi vấn về vụ cháy. Một tiếng sau khi lửa được dập tắt, đội cứu hỏa lại lên đường đi dập đám cháy xe thứ hai.

    Limbu cho biết thành viên của cộng đồng người Nepal tại thị trấn Maidstone phải chịu đựng sự thù địch khi dịch Covid-19 bắt đầu ở Trung Quốc. Cô cho biết sẽ trở về nhà sớm nhất có thể sau giờ làm việc và có kế hoạch đưa ôtô tới một nơi nào đó, vì gia đình cô sống cách nhà của người anh họ chỉ khoảng năm phút.   

    Hiện vụ việc được điều tra với nghi vấn ai đó chủ ý đốt chiếc xe. Mọi camera giám sát bên ngoài những ngôi nhà quanh khu vực gia đình Limbu sinh sống đều sẽ bị kiểm tra.

    Theo Kent Online

  • Thị trường nhà đất dự kiến ​​sẽ giảm đến 1/6 khi hàng ngàn người Anh dự kiến sẽ mất việc.

    Yorkshire và East Anglia được dự đoán ​​sẽ là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất với giá nhà giảm 16,5% trong năm nay.

    Tiếp đến là khu vực North-West và West Midlands với mức giảm 16%. Mức giảm này đồng nghĩa với việc trung bình một ngôi nhà ở Anh sẽ mất 38.000 bảng giá trị.

    Nhìn chung, giá nhà trung bình ở Anh sẽ giảm 13%.

    Sự sụp đổ này được thúc đẩy bởi tình hình ở thị trường cho thuê vì số tiền người thuê nhà đủ khả năng chi trả sẽ giảm mạnh do bị cắt giảm lương và thất nghiệp.

    Thị trường cũng bị đình trệ vì người mua không thể tiến hành mua. Các số liệu được công bố bởi Cebr mới đây sau khi tổ chức think tank này cảnh báo giai đoạn cách ly xã hội đã làm giảm 31% hoạt động kinh tế.

    Báo cáo cho biết: 'Thiếu hụt thu nhập có nguy cơ cao sẽ phá vỡ thị trường nhà ở.'

    Người mua lần đầu, Susanna Wood, 29 tuổi, và bạn trai đã thảo luận về ngôi nhà mới của cô vào đầu tháng 3 khi coronavirus chưa phải là vấn đề lớn đối với Anh.

    Nhưng giờ đây, Susanna, người làm việc cho ứng dụng tiết kiệm Plum, nói rằng cặp đôi không biết liệu họ có thể chuyển nhà hay không – trong khi đó họ đã đăng thông báo cho thuê căn hộ của họ ở London.

    Cô đã liên lạc với luật sư của mình và được cho biết rằng, cho đến nay, việc mua bán vẫn 'tiến triển theo kế hoạch'.

    Cô nói: 'Chúng tôi hy vọng việc chuyển nhà vẫn có thể tiến hành vào ngày đó và không bị trì hoãn vì chúng tôi không biết điều gì có thể xảy ra. Có thể mất đến vài tháng cho đến khi chúng tôi chuyển đi.

    'Nếu không, chúng tôi sẽ rất lo chẳng biết đi đâu về đâu vì cả nước được thông báo không nên đến thăm bạn bè hoặc gia đình giữa thời điểm dịch coronavirus, chưa kể đến việc đến ở cùng với họ.'

    Emily Withers, Thực tập viên Điều dưỡng của NHS đã tìm mua nhà cùng chồng và trong khi họ trì hoãn việc chuyển nhà trong hai tháng, sự sụt giảm thị trường có thể giúp họ bước chân lên bậc thang nhà ở.

    ‘Chúng tôi đang tìm mua ở khu vực Reading, ngôi nhà mà chúng tôi nhắm tới nằm ở Sonning Common (một ngôi làng cách đó 10 phút).

    ‘Mua nhà là việc chúng tôi đã không nghĩ có thể làm được. Chúng tôi có 2 con nhỏ và chồng tôi bị phá sản 6 năm trước do kinh doanh thất bại.’

    Hiện đang sống cùng gia đình, Emily hy vọng rằng với số tiền cô được thừa kế và điểm tín dụng tốt, tình hình hiện tại có thể giúp họ tìm được ngôi nhà mơ ước.

    ‘Tôi và chồng đã đưa ra lời đề nghị mua ngôi nhà đầu tiên của mình một vài ngày trước khi thời gian cách ly bắt đầu, chúng tôi sẽ xem xét lại trong 8 tuần nữa để đánh giá tình hình thị trường nhà đất.

    ‘Chúng tôi đều là nhân viên lĩnh vực chủ chốt; Tôi là Thực tập viên Điều dưỡng của NHS và chồng tôi là quản lý của Royal Mail nên chúng tôi vô cùng may mắn vì công việc của mình vẫn được đảm bảo.

    'Nếu thị trường nhà đất giảm nhiệt, chúng tôi có thể có được ngôi nhà với giá thấp hơn, khiến nó trở thành cơ hội đầu tư thực sự tốt khi tính đến khu vực chúng tôi muốn mua. Tôi nghĩ, chúng tôi là một trong số ít được hưởng lợi trong tình hình hiện tại.'

    Sophie Mardall, 27 tuổi, làm việc cho BT và đang trong quá trình trao đổi về ngôi nhà đầu tiên của cô ở South Croydon, nhưng cô nói rằng sự bất ổn trong lĩnh vực nhà ở đã khiến hiện tại trở thành "thời điểm tồi tệ nhất" để hoàn tất việc mua bán.

    "Mức giá tôi đưa ra đã được chấp nhận, tôi đã có luật sư và tôi đã hoàn thành một phần việc xin vay thế chấp, và bây giờ về cơ bản mọi thứ đều bị đình trệ vì luật sư đang nghỉ phép, nhân viên đại lý bất động sản cũng nghỉ phép", cô nói.

    ‘Tôi đã bỏ ra khoản phí đặt cọc £500 cho ngôi nhà vì đây là một công trình mới và tôi đã trả tiền cho luật sư và một vài chi phí khác.'

    Nếu những người khác quyết định rút tiền hoặc 'cân nhắc' các đề nghị giá của họ với hy vọng giá nhà có thể giảm, thì Sophie nói rằng ưu tiên hàng đầu của cô là chuyển nhà chứ không phải đạt được thỏa thuận tốt hơn.

    ‘Tôi vẫn sẽ tiếp tục với nó, tôi nghĩ rằng thật khó để dự đoán giá nhà sẽ ra sao.'

    Tom Matthews và gia đình của anh dự định đổi sang một ngôi nhà mới nhưng bây giờ mọi việc đã bị đình trệ.

    ‘Người mua của chúng tôi không còn sẵn sàng cam kết ngày chuyển nhà hoặc ngày hoàn thành, mặc dù anh ấy nhấn mạnh mong muốn mua căn nhà - anh ấy chỉ không nói sẽ mua khi nào hoặc khi nào anh ấy sẽ đưa ra quyết định về điều đó", anh nói.

    'Anh ấy là một phi công nên có lẽ đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất do virus.'

    Sự chậm trễ này có nghĩa là chi phí thế chấp của Tom sẽ tăng thêm 50% vào cuối tháng.

    Tom vẫn hy vọng được chuyển đến nhà mới cùng với vợ mình là Daniella, 30 tuổi và con trai hai tuổi, nhưng anh nói rằng dường như không còn có nhiều khả năng.

    Anh nói: ‘Ít nhất bây giờ, chúng tôi đang ở trong tình trạng lấp lửng. Tôi muốn mua và di chuyển nhưng người mua nhà của chúng tôi không cam kết và đăng quảng cáo bán nhà mới cũng chẳng ích gì vì chúng tôi không thể sắp xếp bất kỳ cuộc xem nhà nào trong tương lai gần.’

    Thật không may cho Tom, người làm việc cho công ty môi giới thế chấp Coreco, sự chậm trễ này có nghĩa là các khoản thanh toán thế chấp của anh sẽ tăng thêm 50% vì anh sẽ phải chịu tỷ lệ biến đổi tiêu chuẩn vào cuối tháng này.

    ‘Tôi có thể xem xét việc xin tạm dừng thanh toán thế chấp ba tháng nhưng tôi vẫn chưa quyết định được,’ anh nói thêm.

    27106920 8212455 image a 3 1586713595721

    Niqui Smith, 30 tuổi và chồng Antony, 35 tuổi, cho biết họ đã ‘thật may mắn’ khi kịp rút lui khỏi việc mua một ngôi nhà ở Atherton, Manchester chỉ vài ngày trước khi chính phủ quyết định cách ly xã hội.

    Họ đã bắt đầu nghi ngờ khi phía cho vay thế chấp trì hoãn việc hoàn thành đánh giá của họ mặc dù không có vấn đề gì trước đó.

    ‘Đó không phải là một khoản thế chấp lớn, vì vậy vấn đề không phải là đủ điều kiện hay gì cả, họ dường như đang bị đình trệ. Khi chúng tôi xin lời khuyên, họ chỉ nói rằng “không có bình luận gì.” Vì vậy, chúng tôi đã có một dự cảm xấu, đó không phải là một quá trình bình thường,’ anh Niqui nói

    ‘Chúng tôi đã giảm mức giá đề nghị đối với căn nhà vì đoán thị trường có khả năng sẽ sụt giảm. Tuy nhiên, người mua đã rút lui và bây giờ chúng tôi chỉ đang thuê nhà.’

    Mặc dù vẫn muốn mua nhà, nhưng cặp vợ chồng đã sốc khi thấy danh sách rao bán nhà hoàn toàn đứng yên, vì hàng chục đại lý bất động sản đã bị buộc phải cho nhân viên nghỉ phép.

    ‘Chúng tôi kiểm tra thị trường mỗi ngày. Chúng tôi đã rao bán căn nhà của mình vào thời điểm này năm ngoái và lễ Phục sinh luôn là thời điểm bán nhà nhộn nhịp nhất, nhưng không có ngôi nhà mới nào xuất hiện trong hai tuần qua, thật vô lý.’

    Báo cáo của Cebr cho thấy nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là các khu vực như Yorkshire và Humberside với nhiều nhân viên trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, bán lẻ và giải trí - những ngành buộc phải đóng cửa để hạn chế sự lây lan.

    Mặt khác, Scotland và South East sẽ là những khu vực khả quan nhất với mức giảm 10,5% và 11%.

    South West dự kiến ​​sẽ giảm 13%, Wales 14,5%, East Midlands 12,5% và London 11,25%. Bắc Ireland sẽ giảm 16,5%.

    Jeremy Leaf, đại lý bất động sản phía bắc London và là cựu chủ tịch của RICS, nói: 'Báo cáo này rất thú vị nhưng tiêu đề câu khách của nó chủ yếu dựa trên dự đoán thay vì số liệu cụ thể.

    'Việc giá nhà giảm 13% trong năm nay, có thể nhiều hay ít hơn, sẽ phụ thuộc vào thời điểm các hạn chế được nới lỏng và mức độ thiệt hại kinh tế cùng tỷ lệ thất nghiệp tại thời điểm đó. Nếu những con số này đều hạn chế thì thiệt hại sẽ tương đối nhẹ nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì ngược lại, việc sụt giảm mạnh sẽ xảy ra.

    'Những gì chúng tôi đang thấy là nhu cầu cho thuê nói riêng vẫn còn khá lớn, vì vậy chúng tôi dự đoán sự phục hồi sẽ khá mạnh nếu chúng tôi có thể sớm quay lại làm việc, dù chỉ một phần. Mặt khác, các yêu cầu bán nhà đã giảm đáng kể nên có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi. '

    Dự đoán được đưa ra khi các báo cáo hàng tháng mới nhất từ ​​cả Halifax và Nationwide cho thấy mặc dù giá bất động sản tăng 3% trong tháng 3, thị trường đã chững lại.

    Một phần là bởi gần một nửa trong số tất cả các giao dịch thế chấp hiện đang được rút ra khỏi thị trường do coronavirus.

    Các đại lý bất động sản cũng đã bị buộc phải đóng cửa và việc xem hoặc chuyển nhà đều bị hủy bỏ hoặc hoãn lại vô thời hạn.

    Khi các đại lý bất động sản đóng cửa, cuộc mua bán không thể hoàn tất, không ai có thể xem nhà và giao dịch thế chấp bị trục trặc, những người làm việc trong lĩnh vực nhà ở vẫn vô cùng lo sợ cho triển vọng của họ trong vài tháng tới.

    Tuần trước, Royal Institution of Chatered Surveyor (RICS) cho biết thị trường bất động sản sẽ cần một đòn thúc đẩy lớn ngay khi các hạn chế được dỡ bỏ, và một trong các biện pháp có thể là miễn thuế stamp tạm thời cho người mua.

    Khảo sát mới nhất của cơ quan này cho thấy triển vọng doanh số bán nhà ba tháng đã giảm xuống mức thấp nhất, trong đó 92% các đại lý bất động sản dự đoán sẽ có doanh số thấp hơn.

    Trong khi viễn cảnh của quý hiện tại khá ảm đạm, triển vọng dài hạn nói chung vẫn lạc quan và một số chuyên gia nghĩ rằng giá bất động sản trung bình có thể tăng 2,5% trong năm năm tới. Nhưng 42% người trong cuộc nói với RICS rằng họ nghĩ giá sẽ giảm trong năm tới.

    Chỉ số toàn quốc được công bố đầu tháng này cho thấy giá nhà trung bình tăng gần 3.500 bảng vào tháng 3 lên mức £219,583, nhưng con số này dựa trên phê duyệt thế chấp của chính người cho vay và chủ yếu tính đến giai đoạn trước khi Anh bắt đầu cách ly xã hội từ ngày 24 tháng 3.

    Tương tự, chỉ số của Halifax cho thấy giá trị tài sản tăng 3% lên 240.384 bảng vào tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái.

    VietHome (Theo Daily Mail)

  • Có hơn 1.600 ca tử vong liên quan đến coronavirus bên ngoài các bệnh viện ở Anh và xứ Wales trong tháng 3, theo số liệu mới của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS).

    Trong các số liệu mới được công bố hôm thứ Năm 16/4, ONS cho biết đã có 3.912 trường hợp tử vong liên quan đến coronavirus ở Anh và xứ Wales vào tháng trước.

    Trong số đó, 3.372 (86%) ca được xác nhận nguyên nhân trực tiếp là do COVID-19.

    Trước đây, các bệnh viện ở Anh và xứ Wales đã báo cáo 2.226 trường hợp tử vong ở những bệnh nhân dương tính với coronavirus, tính đến 5 giờ chiều ngày 31 tháng 3.

    Điều này cho thấy số lượng ca tử vong liên quan đến coronavirus ở hai nước trong tháng 3 thực tế nhiều hơn 75% so với báo cáo trước đây. Lúc trước chỉ là số tử vong ở bệnh viện, thực tế còn nhiều người chết tại nhà và các trại dưỡng lão.

    2372004150036127407 4969314

    Số liệu ONS tính tất cả các ca tử vong có giấy chứng tử nhắc đến coronavirus vào tháng 3.

    Có tổng cộng 47.358 người qua đời vì tất cả các nguyên nhân ở Anh và xứ Wales vào tháng 3 - và được báo cáo trước ngày 6 tháng 4 - có nghĩa là những người liên quan đến coronavirus chiếm 8% trong tổng số đó.

    Bệnh mất trí nhớ và bệnh Alzheimer (6.401 trường hợp) và bệnh tim mạch vành (4.042 trường hợp) là hai nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong tháng 3.

    COVID-19 là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ ba.

    Số liệu của ONS cũng cho thấy, trong số các trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19 vào tháng Ba, 91% bệnh nhân mắc bệnh lý nền.

    Bệnh tim mạch vành là bệnh nền phổ biến nhất trong số các trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19, tồn tại ở 541 trường hợp tử vong (14% tổng số ca tử vong liên quan đến COVID-19).

    Viêm phổi, mất trí nhớ và bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD) cũng là một trong những bệnh lý phổ biến.

    20% ca tử vong do COVID-19 vào tháng 3 là những người trong độ tuổi từ 80 đến 84.

    Tỷ lệ tử vong do COVID-19 tăng đáng kể ở mỗi nhóm tuổi từ 55 đến 59 ở nam và 65 đến 69 ở nữ.

    ONS cũng phát hiện ra rằng nam giới có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao hơn đáng kể - gấp đôi so với nữ giới.

    Bạn có thể tải về nghiên cứu này ở đây. Trong đây liệt kê rõ các nguyên nhân gây tử vong trong tháng Ba (bao gồm bệnh tật, tại nạn, ngộ độc...)  https://www.ons.gov.uk/peoplepopulationandcommunity/birthsdeathsandmarriages/deaths/datasets/deathsinvolvingcovid19englandandwalesmarch2020

    VietHome (Theo Sky News)

  • Sau khi chứng kiến những đau đớn mà con trai phải chịu đựng, bà mẹ lên tiếng cảnh báo tất cả mọi người vì Covid-19 "không từ một ai".

    Theo Channel News Asia, ngày 13/4 vừa qua, cậu bé Ares Banister (11 tuần tuổi) được đưa vào Bệnh viện Hoàng gia Leicester cấp cứu vì sốt cao. Ngày hôm sau, bố mẹ của cậu bé nhận tin sét đánh rằng con trai họ đã dương tính với virus SAR-CoV-2.

    Mẹ của cậu bé, cô Jodie Banister, 30 tuổi, đến từ Leicester (Anh), cho biết tình trạng của Ares "dường như đã ổn định", nhưng cô nói với BBC rằng cô cảm thấy "sợ hãi và hoảng loạn" sau khi con trai bị chẩn đoán mắc bệnh Covid-19.

    hero 1

    hero 1
    Sức khỏe của bé Ares Banister hiện đã ổn định hơn nhưng vẫn phải tiếp tục nằm viện để theo dõi.

    Kể lại giây phút hoang mang tột độ, Jodie nói: "Chúng tôi cảm thấy sợ hãi và hoảng loạn. Tôi chỉ ngồi đó và khóc. Thật là khủng khiếp. Không hiểu sao điều đầu tiên tôi nghĩ đến khi đó là con trai tôi sẽ chết. Tôi đã rất sợ hãi".

    Trong một bài đăng trên Facebook, Jodie kêu gọi mọi người hãy ở yên trong nhà nếu không có việc cần thiết để đảm bảo tính mạng, sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

    Cô viết: "Nhiều người vẫn đi ra ngoài mà không cần quan tâm đến thế giới. Chỉ nên ra ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết. Em bé 11 tuần tuổi của chúng tôi vừa được xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2".

    hero 1
    Chồng của Jodie không được ở nhà vì anh làm việc cho siêu thị.

    "Mẹ con tôi đã không được ra ngoài trong nhiều tuần rồi nhưng tiếc là chồng tôi, Christian, vẫn phải đi làm để đảm bảo siêu thị Tesco có sẵn thức ăn trên kệ cho mọi người mua sắm và tích trữ. Nếu bạn không phải là nhân viên chủ chốt, hãy ở nhà. Xin vui lòng lắng nghe lời thỉnh cầu của tôi vì thế giới của chúng ta đã đảo lộn cả rồi".

    Theo DailyMail

  • Bộ trưởng Y tế Philippines xác nhận rằng cậu bé bị khó thở và được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện thì có xét nghiệm dương tính với COVID-19.

    Một bé trai 29 ngày tuổi đến từ Batangas, một tỉnh ở Philippines, được xác định qua đời vì nhiễm trùng huyết trong bệnh viện, trước đó bé có triệu chứng khó thở. Cái chết bi thảm khiến cậu bé trở thành nạn nhân Covid-19 nhỏ tuổi nhất thế giới.

    Trong một cuộc họp ngắn trên truyền hình, bà Maria Rosario Vergeire, Giám đốc y tế của nước này cho biết: "Cậu bé chết vì nhiễm trùng huyết khởi phát muộn do nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng".

    be trai 29 ngay tuoi

    Nhiễm trùng huyết, còn được gọi là ngộ độc máu, có thể đe dọa tính mạng và xảy ra khi cơ thể miễn dịch phản ứng quá mức với nhiễm trùng và làm hỏng các cơ quan của cơ thể.

    Trước đó, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất qua đời sau khi nhiễm Covid-19 ở Philippines là một bé gái 7 tuổi, được xác định tử vong do sốc giảm thể tích máu gây ra bởi viêm dạ dày ruột cấp tính.

    Còn trên thế giới, trước em bé 29 ngày tuổi, vào ngày 6 tháng 4, một em bé 1 ngày tuổi trở thành nạn nhân nhỏ tuổi nhất của đại dịch Covid-19. Bé gái được sinh ra trong một bệnh viện ở Louisiana, Hoa Kỳ, sau khi mẹ cô được đưa vào bệnh viện với các triệu chứng mắc Covid-19.

    Mặc dù bé gái này được xét nghiệm không dương tính với virus SARS-CoV-2 nhưng cái chết của bé đã được coi là liên quan đến Covid-19 vì có mẹ là người nhiễm bệnh, theo bác sĩ điều tra William Clark. "Thật không may, khi mang thai, mẹ bé đã chuyển dạ sớm và cuối cùng sinh non, kết quả là em bé ra đời quá sớm nên đã không qua khỏi", ông Clark nói.

    Trước em bé 29 ngày tuổi, vào ngày 6 tháng 4, một em bé 1 ngày tuổi trở thành nạn nhân nhỏ tuổi nhất của đại dịch Covid-19.

    Bộ Y tế Philippines hôm thứ Tư đã báo cáo 14 trường hợp tử vong do Covid-19 và 230 ca mắc bệnh khác. Trong một bản tin, Bộ Y tế cho biết số ca tử vong do Covid-19 tại quốc gia này đã lên tới 349 trong khi tổng số ca được xác nhận đã tăng lên 5.453, khiến Philippines là quốc gia có nhiều ca nhiễm bệnh nhất ở Đông Nam Á.

    Đây là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực áp dụng các biện pháp cách ly mạnh mẽ ở giai đoạn đầu, yêu cầu một nửa dân số (90 triệu người) phải cách ly chỉ 5 ngày sau khi phát hiện virus đầu tiên trong nước vào ngày 7 tháng 3.

    Theo Dailymail

  • Giới chức Canada ngày 17-4 thông báo bác sĩ gốc Việt Huy Hao Dao là bác sĩ đầu tiên tại tỉnh Quebec qua đời vì bệnh do virus corona chủng mới (COVID-19).

    nguoi viet canada
    Bác sĩ gốc Việt Huy Hao Dao - Ảnh: CBC

    Theo CBC, bác sĩ Huy Hao Dao, 44 tuổi, từng làm việc tại cơ quan y tế công của Montérégie và là giáo sư của khoa y tế cộng đồng tại ĐH Sherbrooke, Longueuil, Quebec, Canada.

    Từ 2016-2017, bác sĩ Dao làm việc tại Viện y tế công của Quebec (INSQ), cơ quan dẫn đầu các nỗ lực ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.

    Bác sĩ Horacio Arruda, giám đốc y tế công của Quebec, đã thông báo về sự ra đi của bác sĩ Dao trong buổi họp báo ngày 16-4. Ông Aruda cho biết bác sĩ Dao không có tương tác với bệnh nhân.

    "Nhân viên y tế này không làm việc tại bệnh viện hay các cơ sở chăm sóc dài hạn. Ông mắc bệnh từ một nơi khác", ông Arruda nói, đồng thời cho biết cơ quan chức năng vẫn đang điều tra nguyên nhân mắc bệnh của bác sĩ Dao.

    Ông Arruda cũng cho rằng cái chết của bác sĩ Dao là lời nhắc nhở về việc "virus này có thể tấn công bất cứ nơi nào", "cho thấy tất cả chúng ta đều bị đe dọa, và điều quan trọng là tuân thủ quy định", ông kêu gọi.

    Bác sĩ Arruda cùng Hiệp hội Y tế Canada (CMA) cùng gửi lời chia buồn tới bạn bè, đồng nghiệp và người thân của bác sĩ Dao.

    Theo CBC, bác sĩ Dao thuộc nhóm những ca tử vong trẻ nhất trong số 630 bệnh nhân qua đời vì COVID-19 được ghi nhận ở Quebec cho tới nay.

    Số ca nhiễm COVID-19 ở Canada, tính đến ngày 17-4 đã vượt 30.600 ca, với hơn 1.190 ca tử vong, theo ĐH Johns Hopkins.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Mang khẩu trang khi đi lại ở London nên được đưa thành quy định bắt buộc, thị trưởng Sadiq Khan nói trước chính phủ.

    Dù các chuyên gia sức khỏe cộng đồng ở Anh hiện nay không khuyến nghị việc che mặt, nhưng ông Khan đang vận động để thay đổi điều này. 

    Đề nghị của ông Khan xuất hiện sau khi New York ra lệnh bắt buộc người dân đeo khẩu trang từ hôm thứ Tư. Cộng hòa Séc và Slovakia cũng ra quyết định tương tự. 

    Quy định giãn cách xã hội ở UK không đề cập đến chuyện đeo khẩu trang. ''Nhưng những bằng chứng trên toàn thế giới cho thấy đây là giải pháp hiệu quả. Tôi đề nghị chính phủ và các cố vấn thay đổi lời khuyên của họ, và nên làm điều đó sớm còn hơn không'', ông Khan nói.

    thi truong deo khau trang

    WHO vẫn giữ quan điểm là chỉ nhân viên y tế mới phải đeo khẩu trang y tế, còn dân thường thì không bắt buộc.

    Nhưng đặc phái viên của WHO, Tiến sĩ David Nabarro cho rằng việc đeo khẩu trang sẽ trở thành phổ biến, trở thành bình thường khi thế giới bước vào giai đoạn sống chung với dịch.

    Shaun Bailey, ứng viên Thị trưởng London của Đảng Bảo Thủ thì kết tội ông Khan đã không cung cấp đủ các thiết bị bảo hộ cho nhân viên TfL, và điều này nên là bắt buộc.

    Ông Bailey nói rằng 600.000 khẩu trang và găng tay nylon là đủ dùng cho các tài xế xe buýt trong 30 ngày.

    Khẩu trang từng là chủ đề gây tranh cãi tại Pháp. Từ đầu dịch, chính phủ luôn nhấn mạnh khẩu trang không cần thiết cho người khỏe mạnh mà chỉ giành cho nhân viên y tế và người bệnh. Tuy nhiên, quan điểm này bị nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá ''là một sai lầm''.

    Ngày 03/04, Viện Hàn lâm Y học Pháp đã khuyến cáo người dân phải đeo khẩu trang, kể cả khẩu trang vải, ở nơi công cộng, đặc biệt do nhiều người nhiễm virus corona không có triệu chứng.

    Về điểm này, trong buổi họp báo ngày 04/04, bộ trưởng Y Tế Pháp cho biết chính phủ đã đề nghị ''hội đồng khoa học, các chuyên gia về virus và các cơ quan dịch tễ đánh giá lại quan điểm (sử dụng khẩu trang)''.

    Viethome (theo BBC)

  • Ngoại trưởng Dominic Raab cho hay Anh và các đồng minh sẽ đặt câu hỏi cho Trung Quốc về nguồn gốc và cách xử lý Covid-19.

    "Chúng tôi sẽ phải hỏi những câu hóc búa về việc dịch bệnh bùng phát thế nào và tại sao không bị ngăn chặn sớm", Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nói trong cuộc họp báo về Covid-19 ở Văn phòng Thủ tướng tại số 10 phố Downing hôm 16/4 khi được hỏi về mối quan hệ tương lai với Trung Quốc. Ông Raab thay Thủ tướng Boris Johnson, người đang hồi phục do nhiễm nCoV, chủ trì các cuộc họp về Covid-19.   

    Ông Raab cảnh báo Trung Quốc không thể trở lại hoạt động kinh doanh bình thường với Anh sau cuộc khủng hoảng Covid-19 và cộng đồng quốc tế muốn câu trả lời từ Bắc Kinh về cách xử lý dịch bệnh.   

    "Hiện tại, chúng tôi phải xem xét tất cả các khía cạnh của mối quan hệ với Trung Quốc và thực hiện một cách cân bằng, nhưng chắc chắn Anh không thể làm ăn như bình thường với Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng này", Ngoại trưởng Anh cho hay.

    chat van trung quoc
    Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tại cuộc họp báo về Covid-19 ở Văn phòng Thủ tướng tại số 10 phố Downing, London hôm 16/4. Ảnh: AFP.

    Truyền thông Anh cho rằng bình luận của Ngoại trưởng Raab cho thấy nỗi thất vọng của chính phủ Anh đối với sự thiếu minh bạch của Trung Quốc về Covid-19.  

    Tuyên bố của Ngoại trưởng Anh được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông đang xem xét kỹ lưỡng giả thuyết nCoV "lọt" ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc và là nơi dịch bệnh khởi phát cuối năm 2019.   

    Nhiều giả thuyết cho rằng một phòng thí nghiệm có tiêu chuẩn an toàn lỏng lẻo ở Vũ Hán đã khiến ai đó bị nhiễm virus và người này đã xuất hiện tại một khu chợ hải sản tươi sống gần đó, nơi nCoV bắt đầu lây lan. Viện Virus học Vũ Hán hồi tháng 2 đã bác thông tin này.   

    Phản ứng trước bình luận của Trump, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhiều lần nói rằng không có bằng chứng nào về việc nCoV được tạo ra trong phòng thí nghiệm và nhiều chuyên gia cũng cho rằng tuyên bố này thiếu cơ sở khoa học.   

    Phần lớn các nhà khoa học tin rằng coronavirus có nguồn gốc tại một khu chợ hải sản ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc. Tuy nhiên, các nguồn tin từ chính phủ Anh đang xem xét khả năng virus vô tình lọt ra từ Viện Virus học Vũ Hán, theo trang Daily Mail của Anh hôm 12/4. "Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà có phòng thí nghiệm ở Vũ Hán", một thành viên thuộc ủy ban khẩn cấp của chính phủ Anh cho hay.

    Trả lời phỏng vấn Financial Times hôm 16/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng có những "vùng xám" trong cách Trung Quốc xử lý Covid-19. "Chúng ta đừng ngây thơ đến mức nói rằng việc xử lý dịch bệnh của họ tốt hơn nhiều. Chúng ta không biết. Có những điều rõ ràng đã xảy ra mà chúng ta không biết", Macron nói. 

    (Theo AFP, Financial Times, BI)

  • Hy vọng đưa xét nghiệm kháng thể COVID-19 tại nhà trở thành "yếu tố thay đổi cuộc chơi" của chính quyền Anh, hoàn toàn bị thất bại.

    Hai công ty Trung Quốc đưa lời chào hàng đầy rủi ro: 2 triệu bộ xét nghiệm kháng thể COVID-19 tại nhà - tổng trị giá 20 triệu USD.

    Mức giá chào hàng cao, công nghệ chưa được kiểm chứng, tiền phải trả một lần toàn bộ, và người mua sẽ nhận hàng từ một nhà máy tại Trung Quốc.

    Tuy nhiên, các quan chức Anh đã chấp nhận đơn hàng và tự tin rằng các bộ xét nghiệm sẽ có mặt tại các hiệu thuốc chỉ trong vòng 2 tuần. "Đơn giản như là thử thai tại nhà vậy", Thủ tướng Anh Boris Johnson nói. "Nó có thể là một yếu tố thay đổi cuộc chơi".

    Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là, các bộ xét nghiệm không có hiệu quả.

    Sau khi một phòng thí nghiệm tại Đại học Oxford chỉ ra, các kết quả xét nghiệm không đủ chính xác, giờ đây 500.000 bộ xét nghiệm đang bị bỏ trong kho. 1,5 triệu bộ mua từ các nguồn khác cũng không thể đem ra sử dụng. Còn giới chức Anh, dù xấu hổ những vẫn phải tuyên bố, sẽ tìm cách lấy lại phần nào số tiền đã bỏ ra.

    london dbun

    Xét nghiệm kháng thể trên diện rộng được coi là một bước quan trọng trong việc quyết định khi nào và bằng cách nào có thể dỡ bỏ các lệnh phong tỏa đang làm tê liệt phần lớn cuộc sống kinh tế và xã hội trên toàn cầu. "Anh không thể nới lỏng phong tỏa nếu chưa xét nghiệm quy mô lớn", giáo sư về virus Nicolas Locker tại Đại học Surrey chỉ ra.

    Tuy nhiên, việc đặt cược lên các bộ xét nghiệm kháng thể Trung Quốc cũng là một thước đo cho thấy sự tuyệt vọng của giới chức Anh khi các áp lực ngày từ công chúng ngày càng gia tăng trước những phản ứng chậm chạp của họ trong đại dịch COVID-19. Chuyên gia Jeremy Farrar, người đứng đầu quỹ tài trợ nghiên cứu Wellcome Trust từng cảnh báo, "Anh gần như chắc chắn sẽ là một trong những nước, thậm chí là nước bị ảnh hưởng tồi tệ nhất [bởi dịch bênh] tại châu Âu".

    Rất lâu trước khi xét nghiệm kháng thể được phát triển, Đức đã tiến hành khoảng 50.000 xét nghiệm lâm sàng/ngày giúp theo dấu và cô lập các trường hợp lây nhiễm. Con số xét nghiệm giờ đây của Đức là gần 120.000 ca/ngày.

    Tính tới ngày 15/4, Anh vẫn chỉ thực hiện được chưa đầy 20.000 xét nghiệm/ngày. Không thể đạt được lời hứa 25.000 xét nghiệm/ngày vào giữa tháng 4, giới chức Anh cam kết, đến cuối tháng, số ca xét nghiệm/ngày sẽ là 100.000; và sớm lên tới 250.000 ca/ngày.

    Giải thích lý do khởi đầu chậm, Anh cho rằng, họ không có các công ty xét nghiệm tư nhân lớn - có khả năng sản xuất và thực hiện hàng chục nghìn xét nghiệm chẩn đoán như tại Đức và Mỹ.

    Nhưng thời điểm Anh bắt đầu tăng tốc để mở rộng năng lực, nước này vẫn ở phía sau hầu hết các đối thủ châu Âu trong cuộc chạy đua "giành giật" nguồn cung các thành tố thiết yếu như ống và dụng cụ lấy dịch… để thực hiện xét nghiệm.

    Vì vậy, khi lời chào hàng các bộ xét nghiệm của Trung Quốc xuất hiện, London nhận ra, đây chính là thứ hầu hết các nước đều đang theo đuổi. Hai công ty Trung Quốc AllTest Biotech và Wondfo Biotech khẳng định, các sản phẩm của họ đáp ứng tiêu chuẩn y tế, an toàn và môi trường của EU.

    Tuần trước, sau khi lặng lẽ thừa nhận các bộ xét nghiệm là không hiệu quả, các quan chức y tế Anh biện hộ các động thái của mình là một kinh nghiệm đáng giá.

    Trưởng cố vấn y tế chính phủ Anh, giáo sư Chris Whitty phát biểu: "Sẽ rất ngạc nhiên nếu ngay từ đầu chúng tôi lại đạt được kết quả tốt nhất có thể với loại xét nghiệm này".

    Tuy nhiên, ông Greg Clark, chủ tịch một ủy ban Quốc hội chuyên giám sát các phản ứng trước COVID-19 lại cho rằng, những lời hứa hẹn của Chính phủ là phi hiện thực.

    "Chưa một đất nước nào trên thế giới có thể thực hiện xét nghiệm kháng thể ở diện rộng", ông Clark nói. "Rõ ràng, chúng ta nên hành động sớm hơn và tận dụng nhiều hơn tất cả các cơ sở xét nghiệm mà chúng ta có thể có".

    Sau khi Anh phàn nàn về chất lượng bộ xét nghiệm, cả hai công ty của Trung Quốc đổ lỗi cho các quan chức và chính trị gia Anh đã hiểu nhầm hoặc phóng đại tác dụng của xét nghiệm.

    Wondfo nói với tờ Hoàn cầu của Trung Quốc, các sản phẩm của họ chỉ mang giá trị bổ sung cho những bệnh nhân đã được xét nghiệm dương tính với virus. Còn AllTest khẳng định, các xét nghiệm "chỉ được sử dụng bởi các nhân viên y tế", chứ không phải là bệnh nhân tại nhà.

    Trong khi đó, các bác sỹ đánh giá, những miêu tả của chính phủ về xét nghiệm kháng thể có thể dẫn tới sự hiểu lầm.

    Bằng việc so sánh xét nghiệm kháng thể với thử thai, giới chức dường như cho rằng, xét nghiệm kháng thể sẽ xác định liệu một bệnh nhân có bị nhiễm COVID-19 hay không. Tuy nhiên, mức độ kháng thể nhìn thấy được có thể sẽ không xuất hiện trong máu đến tận 20 ngày sau khi người bệnh có virus – nghĩa là, một người nhiễm virus vẫn có thể có kết quả xét nghiệm âm tính.

    Một phòng thí nghiệm quân sự tại Porton Down, Anh cũng đang nghiên cứu về xét nghiệm kháng thể, nhưng chủ yếu là để phục vụ đánh giá của cơ quan y tế về tình hình đại dịch thông qua khảo sát các mẫu dân số - chứ không phải là để thông báo cho từng bệnh nhân. Chính phủ Anh giờ đây hy vọng có thể chuyển một phần trong số các bộ xét nghiệm sản xuất tại Trung Quốc sang phục vụ mục đích này.

    Theo các nhà nghiên cứu, các xét nghiệm tự làm như những gì Anh mua từ Trung Quốc thực tế phức tạp hơn rất nhiều các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.

    Hôm 8/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng cảnh báo, xét nghiệm kháng thể nhanh "có tác dụng giới hạn" với bệnh nhân và không phù hợp với các mục đích lâm sàng cho tới khi chúng được chứng minh là chính xác và hiệu quả.

    Mặc dù vậy, các quan chức Anh vẫn trông chờ vào một đột phá.

    Thậm chí hồi cuối tháng 3, khi đại dịch đang làm quá tải các bệnh viện ở Italy và Iran, Anh vẫn "bỏ ngoài tai" khuyến cáo của WHO là mở rộng xét nghiệm chẩn đoán càng nhanh càng tốt.

    Để bù trừ cho sự thiếu sót, các phòng thí nghiệm nghiên cứu tại Anh đã phải tự biến đổi thành các cơ sở xét nghiệm y tế quy mô nhỏ, chủ yếu là để phục vụ nhu cầu của các bệnh viện địa phương.

    "Nếu mọi thứ đến từ chính phủ thì sẽ tốt hơn", giáo sư sinh học Ravindra Gupta của Đại học Cambridge nói, "nhưng chúng tôi phải chuẩn bị từ không có gì cả. Sẽ là điên rồ nếu chỉ chờ đợi".

    Tổ chức phi chính phủ Nghiên cứu Ung thư Anh cũng phải cải tạo các phòng thí nghiệm của mình để có thể thực hiện khoảng 2.000 xét nghiệm/ngày. Tuy nhiên, năng lực này hiện giảm chỉ còn vài trăm do nguồn cung thiết bị bị chậm trễ và khan hiếm. Giáo sư Charles Swanton cho hay, họ phải trả cho một nhà cung cấp Trung Quốc 6 USD cho mỗi chiếc que lấy dịch mũi – đắt hơn giá thông thường tới 100 lần.

    Theo NY Times

  • Một dược sĩ đã bị bắt trong một cuộc điều tra về việc bán bộ dụng cụ xét nghiệm coronavirus bất hợp pháp.

    Ông ta bị bắt giữ bởi các sĩ quan từ Cơ quan tội phạm quốc gia (NCA). Cảnh sát cũng đã lục soát hai căn nhà và thu giữ 20.000 bảng tiền mặt.

    Dược sĩ, 46 tuổi, đến từ Croydon, phía nam London, đã bị bắt theo Đạo luật gian lận vì cáo buộc tuyên bố sai về công dụng của bộ dụng cụ xét nghiệm.

    Một nhân viên thuế quan, 39 tuổi, đã bị bắt ở phía tây London với cáo buộc tương tự khi NCA được cho là nhắm đến những kẻ trục lợi từ đại dịch COVID-19.

    skynews national crime agency 4969326

    Nhân viên này đã bị chặn lại ở Uxbridge, nơi các nhà điều tra tìm thấy 250 bộ dụng cụ mà anh ta dự định bán cho các công nhân xây dựng.

    Cả hai nghi phạm đã được cho tại ngoại trong khi các cuộc điều tra riêng biệt đang được tiến hành.

    Nikki Holland, giám đốc điều tra của NCA, cho biết: "Tội phạm lợi dụng nỗi sợ hãi và lo lắng và bọn chúng sẽ khai thác bất kỳ cơ hội nào, bất kể tàn ác đến đâu, để trục lợi.

    "Bộ dụng cụ xét nghiệm được bán trái phép làm suy yếu phản ứng của quốc gia đối với đại dịch và thực sự gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

    "Bất cứ ai nghĩ đến việc cố gắng kiếm lợi nhuận theo cách này nên lưu ý về những vụ bắt giữ này và việc đưa những kẻ phạm tội ra công lý và chấm dứt các hoạt động của chúng là ưu tiên chính của lực lượng thực thi pháp luật."

    Tariq Sarwar, người đứng đầu các hoạt động thực thi tại Cơ quan quản lý thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA), cho biết: "Việc sử dụng các sản phẩm xét nghiệm coronavirus tại các cơ sở cộng đồng như nhà thuốc, hoặc sử dụng tại nhà, hiện không được khuyến cáo bởi cơ quan Y tế công cộng Anh.

    "Không có thiết bị xét nghiệm nào được đánh dấu tiêu chuẩn CE cho việc sử dụng tại nhà và việc cung cấp các sản phẩm đó là bất hợp pháp. Sự an toàn, hiệu quả hoặc chất lượng của các sản phẩm không thể được đảm bảo và điều này gây rủi ro cho sức khỏe."

    NCA cho biết họ cũng đã gỡ bỏ một trang web sử dụng email lừa đảo để dụ khách hàng mua những thiết bị bảo hộ cá nhân không hề tồn tại (PPE).

    VietHome (Theo Sky News)

  • Nước Anh có thể phải đối mặt với cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong 300 năm qua nếu thời gian cách ly xã hội do coronavirus kéo dài đến mùa hè.

    Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak đã cảnh báo về "thời điểm khó khăn sắp tới" đối với người Anh khi hai triệu người có thể mất việc và nền kinh tế có thể rơi xuống vực thẳm vì cách ly xã hội.

    Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách (OBR) cho biết số người thất nghiệp có thể đạt 3,4 triệu - tăng từ 1,3 triệu người - khiến khoảng 1/10 dân số không có việc làm, trong khi nền kinh tế có thể suy giảm 35% trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 6.

    Tổ chức think-tank Resolution Foundation đã cảnh báo nền kinh tế đang hướng tới sự sụt giảm GDP hàng năm lớn nhất trong 300 năm qua - thời điểm xảy ra cuộc chiến Tây Ban Nha năm 1706 và kỳ sương mù lớn phủ xuống châu Âu ba năm sau đó.

    0 BRITAIN MARKETS VIRUS

    Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF] dự báo rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu đựng năm tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng vào những năm 1930.

    Ông Rishi Sunak nhấn mạnh đó chỉ là một kịch bản có thể xảy ra. Ông nói rằng không phải mọi doanh nghiệp hay hộ gia đình đều có thể được bảo vệ, nhưng dự kiến ​​sẽ có một "sự phục hồi tăng trưởng" khi khủng hoảng giảm bớt.

    Thông tin được tiêt lộ khi số người chết trong bệnh viện vì dương tính với coronavirus đã tăng trên 12.868, trong khi các bộ trưởng phải đối mặt với áp lực từ đảng Lao động yêu cầu công bố chiến lược thoát khỏi cách ly xã hội trong tuần này.

    Trong ước tính đầu tiên về thiệt hại kinh tế do khủng hoảng gây ra, OBR cho biết vay ròng trong khu vực công dự kiến ​​sẽ tăng 218 tỷ bảng trong năm nay, so với dự báo tháng 3, đạt mức 273 tỷ bảng, tương đương 14% GDP.

    "Đó sẽ là mức thâm hụt năm lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai", nhà dự báo độc lập cho biết.

    Dự báo được tính toán dựa theo một kịch bản trong đó thời gian cách ly xã hội kéo dài ba tháng sẽ được tiếp nối bởi ba tháng nới lỏng một phần, sẽ có một sự phục hồi mạnh mẽ trong nền kinh tế, với tổng sản phẩm quốc nội có khả năng tăng 25% trong quý thứ ba và thêm 20% trong ba tháng cuối năm 2020.”

    Ông Sunak phát biểu trong cuộc họp báo hàng ngày trên phố Downing: "Đây là thời điểm khó khăn và sẽ còn nhiều điều nữa xảy ra. Như tôi đã nói trước đây, chúng tôi không thể bảo vệ mọi doanh nghiệp và mọi hộ gia đình.

    "Nhưng chúng ta đã bước vào cuộc khủng hoảng này với một nền kinh tế vững chắc, được hỗ trợ bởi tinh thần làm việc chăm chỉ và khéo léo của người dân và các doanh nghiệp Anh.

    "Vì vậy, trong khi những tác động kinh tế đó là đáng kể, OBR cũng hy vọng chúng chỉ là tạm thời, và sẽ có sự phục hồi trong tăng trưởng."

    Trước đó, lãnh đạo đảng Lao động Sir Keir Starmer thêm tiếng nói kêu gọi Chính phủ công bố chiến lược thoát khỏi cách ly xã hội trong tuần này.

    Trong một bức thư gửi cho ông Dominic Raab, người đang tạm thay thế cho ông Boris Johnson, Sir Keir nói rằng đảng Lao động sẽ hỗ trợ Chính phủ nếu Chính phủ giữ nguyên các biện pháp hiện tại.

    Nhưng ông cũng nói: "Câu hỏi đặt ra cho ngày thứ Năm không còn là về việc có nên gia hạn cách ly hay không, mà là về vai trò của Chính phủ đối với cách thức và thời điểm nới lỏng và về tiêu chí đưa ra quyết định đó."

    VietHome (Theo Mirror)

  • Chỉ vì một phút lơ là, Rachel đã nhiễm phải virus chết người, đây cũng chính là lời cảnh tỉnh cho sự chủ quan của người dân Mỹ lúc này.

    Có thể nói, tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay tại Mỹ đang vô cùng phức tạp. Mới đây, một cô gái người Mỹ chia sẻ trên trang mạng xã hội cá nhân rằng cô đã bị nhiễm SARS-CoV-2, điều kỳ lạ là trước đó 3 tuần, cô gái này đã tự cách ly tại nhà và không gặp gỡ, tiếp xúc với bất kỳ ai kể cả chồng mình, điều này khiến chính cô cũng không hiểu tại sao mình lại bị nhiễm virus.

     tiep xuc nguoi giao hang 1

    Theo truyền thông nước này đưa tin, bệnh nhân nữ Rachel Brummert vốn là người đã có bệnh lý nền và sức đề kháng yếu nên sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Bởi vậy, từ khi số ca nhiễm tại Mỹ bắt đầu tăng cao, Rachel đã tuyệt đối tuân thủ theo yêu cầu của các bác sĩ và quyết định tự cách ly tại nhà.

    Tuy nhiên sau 3 tuần tự cách ly, đến tuần thứ 4, cô bắt đầu có những triệu chứng ho và sốt, khi đến bệnh viện kiểm tra, Rachel nhận kết quả dương tính với COVID-19.

     tiep xuc nguoi giao hang 1

    Rachel cho biết, trong khoảng thời gian cách ly tại nhà riêng ở thành phố Charlotte, Bắc Carolina (Mỹ), cô hầu như không ra ngoài, cũng rất ít tiếp xúc với chồng và chỉ tiếp xúc với 1 vị bác sĩ nữa hay đến khám tại nhà riêng.

    Tuy nhiên sau khi kiểm tra lại, Rachel mới nhớ ra rằng cô có ra ngoài một lần để lấy đồ từ siêu thị chuyển tới. Ngay sau đó, cô cũng biết được tin người nhân viên giao hàng của siêu thị đã bị nhiễm SARS-CoV-2.

    “Tôi nhớ rằng mình không hề chạm vào cô ấy, tôi cũng mang theo găng tay khi cầm vào món đồ. Thật đáng sợ, đây có lẽ là căn bệnh đáng sợ nhất mà tôi phải trải qua”.

     tiep xuc nguoi giao hang 1

    Hiện, Rachel đã bắt đầu có những triệu chứng nghiêm trọng hơn như khó thở, mệt mỏi, cô chia sẻ rằng cô rất sợ hãi nếu sắp tới phải dùng đến máy thở.

    Lý giải về trường hợp của Rachel, nhiều người cho rằng nguyên nhân cô bị lây nhiễm là do không đeo khẩu trang. Mặc dù hiện nay, tình hình dịch bệnh tại Mỹ đang xấu đi, tuy nhiên chiếc khẩu trang vẫn chưa được coi là vật dụng cần thiết của người dân nước này.

    Theo NYPost

  • Đại dịch Covid-19 tại Anh nhiều khả năng đã chạm đỉnh sau khi ghi nhận thêm 761 ca tử vong trong ngày, con số cao nhất châu Âu ngày thứ 5 liên tiếp.

    Trong ngày 15/4, con số do Cơ quan Y tế quốc gia Anh công bố cho thấy, nước này tiếp tục ghi nhận số ca tử vong tương đương với 24h trước khi có thêm 761 bệnh nhân thiệt mạng vì dịch Covid-19.

    dich da cham dinh chua

    Đây là ngày thứ 5 liên tiếp số ca tử vong tại Anh cao nhất trong số các nước tại châu Âu và tổng cộng đã có 12868 người thiệt mạng tại Anh từ đầu dịch, cao thứ 5 trên thế giới.

    Nhận định về các diễn biến mới nhất của dịch Covid-19 tại Anh, Cố vấn trưởng Y tế của chính phủ Anh, ông Chris Whitty cho rằng nhiều khả năng dịch đã đạt đỉnh tại Anh. Tuy nhiên, ông Whitty cũng nhấn mạnh rằng số ca tử vong sẽ còn tăng trong những ngày tới và vẫn là quá sớm để nước Anh tính đến bước đi tiếp theo.

    Bộ trưởng Y tế Anh, Matt Hancock cũng cho biết, nước này sẽ chưa sớm nới lỏng các hạn chế của lệnh phong tỏa và yêu cầu người dân tiếp tục ở lại trong nhà.

    Trong ngày hôm nay, 16/4, dù thiếu vắng Thủ tướng Anh Boris Johnson nhưng nội các Anh sẽ vẫn họp để xem xét lại toàn bộ diễn biến và tình hình hiện nay của dịch Covid-19 tại nước Anh sau 3 tuần phong toả.

    Lãnh đạo các vùng Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland cũng sẽ tham dự. Theo nhận định của nhiều chuyên gia y tế, gần như chắc chắn lệnh phong tỏa tại Anh sẽ được gia hạn thêm khoảng 3 tuần nữa.

    Về tình hình sức khỏe của Thủ tướng Anh Boris Johnson, Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết ông Boris Johnson vẫn tiếp tục duy trì đà hồi phục.

    Trong một diễn biến khác liên quan đến vấn đề Brexit, chính phủ Anh ngày 15/4 cho biết, nước này và EU đã thống nhất được thời gian cho 3 phiên đàm phán tiếp theo về thỏa thuận hậu Brexit. Các đàm phán sẽ được nối lại từ đầu tuần sau, ngày 20/04, và kéo dài trong thời gian 1 tuần.

    Hai bên cũng nhất trí đặt mục tiêu đến tháng 6/2020 sẽ đạt được những tiến bộ có thực và cụ thể trong các đàm phán./.

    Theo Sky

  • 31 năm sau khi trở thành nhân chứng sống sót trong vụ chen lấn kinh hoàng trên sân vận động nước Anh, ông Dave Roland đã qua đời giữa đại dịch Covid-19.

    Ngày 15/4/1989, ông Dave Roland ngồi gục đầu bất lực sau một tai nạn kinh hoàng, được biết đến với tên "thảm họa Hillsborough" vì diễn ra ở sân bóng đá Hillsborough (Anh) trong trận bán kết cúp FA giữa Liverpool và Nottingham Forest.

    Sau khi bắt đầu được 6 phút, trận đấu đã phải dừng lại do một góc khán đài đổ sụp, kéo theo vụ chen lấn hỗn loạn khiến 96 người tử vong, tất cả đều là fan hâm mộ Liverpool. Bức ảnh chụp ông Dave Roland sau đó đã trở nên nổi tiếng vì nó đại diện cho cú sốc của các nhân chứng sống sót trong thảm kịch, chứng kiến cách xử lý nhiều sai lầm của cảnh sát và phải mang theo vết sẹo tinh thần suốt cả đời.

    0 tham hoa liverpool 1
    (Ảnh: PA)

    Trước khi thoát nạn, ông Dave còn nỗ lực cứu sống một cậu thiếu niên 17 tuổi tên Henry Rogers nhưng bất thành. Trong phiên tòa xét xử về cái chết của Henry năm 2015, ông Dave cho biết: "Tôi luôn nhớ về ánh nắng gay gắt của ngày hôm đó chiếu xuống cậu ấy, vì vậy John đã đỡ cậu ấy lên và tôi nắm chặt cánh tay... Nhưng lúc đó cậu ấy đã không còn sự sống và chúng tôi thì bị đẩy ra ngoài".

    0 tham hoa liverpool 1
    Sân vận động Hillsborough đông nghẹt người đã góp phần tạo nên vụ chen lấn hỗn loạn khiến 96 nạn nhân tử vong (Ảnh: PA)

    Hơn ba thập kỉ sau, ông Dave Roland đã qua đời vì nhiễm Covid-19 ở tuổi 65. Ông trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Hoàng gia Liverpool vào hôm 6/4, đúng một tuần sau khi diễn ra lễ tưởng niệm 31 năm vụ thảm họa.

    Con gái của ông Roland - cô Michelle Hopwood cho biết: "Gia đình đã nhận được rất nhiều tin nhắn chia buồn và cả cảm ơn bố tôi vì đã giúp đỡ họ, cho họ rất nhiều lời khuyên trong suốt cuộc đời".

    Nhiều fan hâm mộ Liverpool và người dân Anh nói chung đã bày tỏ lòng tiếc thương sau khi nghe tin ông Dave qua đời giữa dịch Covid-19. Cô Louise Brookes - người có anh trai đã mất trong thảm họa Hillsborough - viết trên Twitter: "Thiên đàng sẽ chào đón ông Dave như một người tử tế và dũng cảm. Khi nào gặp lại Andrew, hãy bảo anh ấy mua cho ông một ly bia và cùng xem bóng đá nhé!".

    0 tham hoa liverpool 1
    Ông Dave vẫn yêu bóng đá và sống tích cực sau vụ thảm kịch (Ảnh: Liverpool Echo)

    Con gái của ông Dave cũng hết sức tự hào về bố mình. "Mọi người đều đang nói về những bi kịch trong cuộc đời của bố. Thật sự là vụ thảm họa năm xưa khiến ông chịu nhiều tác động, tuy nhiên bố vẫn tiếp tục sống lạc quan, vui vẻ và thường xuyên pha trò - đôi khi khôn ngoan hài hước, đôi khi hơi đáng ngại một chút... Bố đã luôn tìm kiếm 1 điều quan trọng sau vụ Hillsborough và tôi tin rằng ông đã có được vào lúc cuối đời - đó là sự bình yên" - cô Michelle chia sẻ.

    Ngoài ra, gia đình ông Dave cũng ca ngợi các y bác sĩ đã hết lòng chữa trị cho người nhiễm Covid-19. "Các y bác sĩ đã chăm sóc cho bố tôi với sự chuyên nghiệp, bình tĩnh và đầy cảm thông... Nếu tôi có thể chụp lại bức ảnh bên trong phòng ICU - nơi mà các nhân viên y tế đang đối mặt với khủng hoảng mỗi ngày, tôi nghĩ cảnh tượng ấy đủ chấn động để khiến mọi người ở yên trong nhà" - cô Michelle cho biết.

    (Theo Sky News, Standard)

  • Giám đốc Y khoa Anh, Giáo sư Chris Whitty cho rằng Vương quốc Anh ''có thể'' đang chạm tới đỉnh của đại dịch.

    Chính phủ dự kiến sẽ thông báo gia hạn lệnh phong tỏa vào hôm nay, sau khi Thứ trưởng Bộ y tế, bà Nadine Dorries cho rằng việc ''gõ bỏ phong tỏa hoàn toàn'' chỉ có thể được thực hiện sau khi tìm ra vaccine.

    Các biện pháp phong tỏa đã được áp dụng hơn 3 tuần qua. Và sáng nay, nội các sẽ ngồi lại để đánh giá các thông số khoa học cũng như lời khuyên y tế thông qua một hội nghị trực tuyến, trước khi một cuộc họp COBRA khẩn cấp diễn ra dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Dominic Raab.

    these days will pass

    Trong buổi báo cáo hàng ngày ở Downing Street, ông Raab sẽ giải thích những lý do đằng sau quyết định gia hạn phong tỏa của chính phủ. Tuy nhiên, vào tối qua, thứ trưởng Nadine Dorries đã lên Twitter để phê bình những người chăm chăm đặt câu hỏi này. 

    ''Cánh phóng viên nên ngừng hỏi về một lối thoát. Chỉ có một cách để thoát khỏi lệnh phong tỏa hoàn toàn, đó chính là vaccine. Chừng nào chưa tìm ra vaccine, thì xã hội sẽ phải tìm cách thích nghi với dịch bệnh để cân bằng giữa y tế và nền kinh tế quốc gia'', bà viết. 

    Bà Dorries từng nhiễm Covid-19 và đã hồi phục. Trong một bình luận, bà nói rõ lần nữa rằng ''Xã hội cần phải học cách sống chung với dịch. Chúng ta nên nói về việc nới lỏng lệnh phong tỏa, chứ đừng luôn miệng đòi hỏi phải giải phóng hoàn toàn''. 

    ''Ý của tôi là, các bạn nên đặt câu hỏi thông minh hơn'', bà phản bác các bình luận chất vấn.

    Hôm qua ngày 15/3, UK ghi nhận thêm 761 người chết vì nCoV, mức tăng thấp hơn ngày trước đó, nâng tổng số ca tử vong lên 12.868 trong số 98.476 ca nhiễm.

    Bộ Y tế Anh hôm nay cho biết 313.769 người đã được xét nghiệm nCoV, trong đó 98.476 người dương tính, tăng 4.603 ca. Mức tăng này giảm so với 5.252 ca một ngày trước đó. Với 12.868 người chết, Anh là vùng dịch ghi nhận số ca tử vong nhiều thứ năm thế giới, sau Mỹ, Italy, Tây Ban Nha và Pháp.  

    Hôm thứ Tư, Giáo sư Chris Whitty nói rằng UK đang chạm đỉnh dịch, nhưng chưa qua đỉnh, và nhiều khả năng tuần này chúng ta sẽ chứng kiến số người tử vong tăng vọt.

    Bộ trưởng Y tế Matt Hancock phát biểu: ''Chúng ta không thể ngừng lại khi đã đi được đến đây. Sự đoàn kết và hy sinh đang phát huy tác dụng, nhưng chúng tôi sẽ không gỡ lệnh phong tỏa cho đến khi tình thế đủ an toàn''.

    Khi được hỏi tại sao chính phủ không bàn đến một ''chiến lược chấm dứt dịch bệnh hoàn toàn'' như các nước Đức và Ý, ông Hancock trả lời: ''Mỗi quốc gia đang ở những giai đoạn khác nhau của dịch bệnh, và bài học lớn nhất trong cuộc khủng hoảng này chính là phải có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho người dân. Điều này là rất quan trọng, do đó chúng tôi tiếp tục đi theo hướng này''.

    Giáo sư Chris Whitty cho biết phải mất hơn 1 tuần thì các cố vấn mới cung cấp được một hướng dẫn rõ ràng cho các bộ trưởng, về việc những biện pháp giới nghiêm nào có thể dỡ bỏ. 

    Viethome (theo Sky News)

  • Các nhà khoa học Thái Lan được cho là đã phát hiện ca tử vong đầu tiên vì Covid-19 sau khi nạn nhân tiếp xúc với thi thể người chết.

    0 thailan
    Nhân viên y tế và nhà tang lễ chuyển thi thể một bệnh nhân tại thành phố New York, Mỹ hôm 1/4. (Ảnh: AP)

    Một báo cáo được công bố trên Tạp chí Y khoa Pháp y từ ngày 20/3 đã nêu chi tiết về trường hợp một bác sĩ pháp y làm việc tại Bangkok và một trợ lý y tá bị mắc Covid-19. Đây cũng là các ca nhiễm đầu tiên liên quan tới nhân viên y tế tại Thái Lan vào thời điểm đó.

    Báo cáo cho biết, bác sĩ pháp y trên được cho là người đầu tiên tử vong sau khi bị nhiễm virus corona chủng mới từ thi thể của một bệnh nhân Covid-19. Theo báo cáo, bác sĩ và y tá Thái Lan có thể đã “tiếp xúc với các mẫu bệnh phẩm và thi thể người chết”.

    “Theo những gì chúng tôi biết, đây là báo cáo đầu tiên về việc lây nhiễm và tử vong vì Covid-19 trong một đơn vị pháp y”, báo cáo cho biết.

    Thông tin chi tiết về danh tính hoặc tuổi của bác sĩ pháp y và y tá không được công bố. Cuộc nghiên cứu cũng không đưa ra bất kỳ dữ liệu nào liên quan tới số thi thể bị nhiễm Covid-19, vì những người đã tử vong thường không được xét nghiệm Covid-19.

    “Các nhân viên pháp y cũng phải sử dụng các thiết bị bảo vệ như quần áo bảo hộ, găng tay, kính, mũ và khẩu trang. Quy trình khử trùng được thực hiện trong các phòng mổ cũng phải được áp dụng trong các đơn vị pháp y”, báo cáo nhấn mạnh.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng tuyên bố “không có bằng chứng cho thấy một người có thể bị lây nhiễm từ việc tiếp xúc với thi thể của bệnh nhân chết vì Covid-19”. Theo WHO, việc lây nhiễm từ thi thể người chết là rất hiếm vì "hầu hết mầm bệnh không tồn tại lâu trong cơ thể sau khi chết". 

    Tuy nhiên, WHO vẫn lưu ý rằng nếu một người chết trong giai đoạn đang bị mắc Covid-19, phổi và các cơ quan khác trong cơ thể họ có thể vẫn chứa virus. Cơ quan Y tế Anh cũng khuyến cáo nhân viên cẩn trọng khi tiếp xúc với các thi thể vì nguy cơ lây nhiễm vẫn có thể xảy ra.

    Theo Fox News

  • Mọi người đều có nhiều thắc mắc về coronavirus và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống hàng ngày - vì vậy ITV News đã sản xuất chương trình hàng tuần đặc biệt có tên gọi Coronavirus: Q&A, trong đó các chuyên gia sẽ giải đáp các câu hỏi từ khán giả.

    Chương trình được phát vào thứ Hai hàng tuần lúc 8 giờ tối trên ITV.

    Trong chương trình tối 13/4, Biên tập viên của Consumer, Chris Choi, đã trả lời một số câu hỏi mà khán giá của ITV News gửi tới, liên quan đến việc dịch bệnh đã, đang và sẽ ảnh hưởng thế nào đến công việc, kế hoạch du lịch, kế hoạch chuyển nhà và cuộc sống hàng ngày của mọi người.

    Dưới đây là những câu trả lời của Chris trong chương trình, cùng với một câu hỏi khác không có đủ thời lượng để lên sóng.

    stream img 3

    Công việc

    Sarah LouI, làm việc trong một xưởng sản xuất đồ nội thất nhỏ: Sếp của tôi nói rằng bà ấy muốn chúng tôi quay lại làm việc vào tháng 5, nhưng đó là một không gian kín và tôi lo lắng liệu chúng tôi có thể giữ khoảng cách hai mét hay không.

    Bạn có thể đi làm nếu đó là công việc không thể thực hiện tại nhà. Các biện pháp giãn cách xã hội cần được tuân thủ nghiêm ngặt tại nơi làm việc, vì vậy nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về những quy tắc này, hãy cố gắng nhấn mạnh chúng với sếp của bạn. Cơ quan Quản lý Sức khỏe và An toàn nói rằng nếu chủ sở hữu lao động không tuân thủ khoảng cách xã hội, họ sẽ bị cảnh cáo hoặc yêu cầu đóng cửa. Nếu lo lắng không được hồi đáp và giải quyết, người lao động có thể liên lạc với Ban Điều hành An toàn và Sức khỏe (Health and Safety Executive) hoặc chính quyền địa phương nơi họ sống.

    Tanya: Nếu bạn sống cùng một người đã nhận được thư NHS yêu cầu tránh tiếp xúc xã hội trong 12 tuần, bạn có được nghỉ phép không?

    Có - theo Chương trình duy trì công việc Coronavirus Job Retention Scheme, chủ của bạn có quyền cho bạn nghỉ phép có lương nếu bạn được yêu cầu cách ly - hoặc nếu bạn sống với người được yêu cầu cách ly. Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ sẽ trả 80% tiền lương của bạn trong khi bạn cách ly tại nhà, nhưng bạn không được phép làm bất kỳ công việc nào cho ông chủ của bạn trong khoảng thời gian đó.

    Gemma Alexander: Tôi là một bà mẹ đơn thân có con trai bốn tuổi. Tôi làm việc hai đêm một tuần tại một siêu thị. Bố của con trai tôi có được phép đến nhà tôi để chăm sóc con trong khi tôi làm việc không?

    Các hướng dẫn cụ thể chỉ ra rằng trẻ có cha mẹ ly thân được phép di chuyển giữa nhà của cha mẹ chúng - miễn là không ai trong gia đình có triệu chứng. Vì vậy, nếu con trai bạn có thể ở cùng bố khi bạn làm việc - đó có vẻ là một giải pháp tốt. Nhưng lý tưởng nhất, bạn không nên cho phép một người nào đó tới nhà bạn. Và mọi người không nên di chuyển giữa các hộ gia đình.

    Một thợ sửa ống nước đang lo lắng: Tôi làm việc cho một hội đồng địa phương và chúng tôi vẫn đang được yêu cầu bảo dưỡng nồi hơi trong nhiều hộ gia đình mỗi ngày. Tại sao không thể gia hạn giấy chứng nhận an toàn gas mà không cần kiểm tra?

    Theo hướng dẫn hiện tại, bạn vẫn có thể đến nhà của mọi người để làm công việc bảo trì - miễn là bạn không thể hiện bất kỳ triệu chứng Covid-19 nào. Tất nhiên, bạn phải tránh xa những người khác hai mét trong khi bạn ở đó và phải thực hiện nghiêm ngặt các quy tắc vệ sinh. Tuy nhiên, nếu ai đó trong gia đình này đang phải tự cách ly, thì bạn không nên vào nhà họ trừ khi nồi hơi đang tiềm ẩn nguy cơ và bạn cần tiến hành kiểm tra hoặc sửa chữa khẩn cấp.

    Khán giả không nêu tên: Nếu một công ty đã có trường hợp xác nhận nhiễm coronavirus, họ có nên đóng cửa trong thời gian cách ly xã hội không?

    Nơi làm việc không cần phải đóng cửa, nhưng công ty nên làm theo lời khuyên khử trùng. Khử trùng một khu vực sau khi có người nghi nhiễm coronavirus sẽ làm giảm nguy cơ lây lan. Hướng dẫn của chính phủ đề nghị đeo găng tay dùng một lần và tạp dề khi làm công tác khử trùng, sau đó cho chúng vào 2 lớp túi và cất ở nơi an toàn trong 72 giờ trước khi vứt bỏ.

    Chuyển nhà

    Marie: Việc nghỉ phép có ảnh hướng đến hồ sơ xin vay thế chấp của tôi không?

    Nếu bạn đang nộp hồ sơ xin vay thế chấp ngay lúc này, một số đơn vị cho vay sẽ đánh giá khả năng thanh toán của bạn theo thu nhập - có thể thấp hơn đáng kể so với mức lương bình thường của bạn. Không phải tất cả các ngân hàng và đơn vị cho vay mua nhà đều có chính sách giống nhau, vì vậy bạn nên tìm kiếm và tham khảo cẩn thận.

    Diana: Chúng tôi dự định chuyển nhà vào ngày 27 tháng 3, nhưng chỉ vài ngày trước khi biên bản cuối cùng được ký bởi tất cả các bên, thời gian cách ly xã hội bắt đầu có hiệu lực ở Anh. Quá trình chuyển nhà hiện đang bị 'tạm dừng'. Khi nào chúng tôi có thể chuyển nhà?

    Chính phủ đang khuyến khích những bên liên quan đến việc mua bán nhà tìm cách thống nhất một ngày di chuyển khác sau khi các hạn chế được dỡ bỏ. Việc này thật khó khăn vì chúng ta không biết khi nào mọi thứ mới trở lại như cũ. Tuy nhiên, các đề nghị thế chấp đang được kéo dài thêm ba tháng căn cứ vào tình hình hiện tại. 

    Kỳ nghỉ

    Aneesha: Chúng tôi đã chấp nhận một đề nghị hoàn tiền bằng voucher cho chuyến bay của chúng tôi vì không thể nhận tiền hoàn trả vào thời điểm đó, nhưng chuyến bay hiện đã bị hủy - chúng tôi có được hoàn lại tiền không?

    Trường hợp một hãng hàng không hủy chuyến bay, bạn có quyền được hoàn tiền - bạn không cần phải chấp nhận voucher. Ở đây, có vẻ như bạn đã nhận voucher và đồng ý về trách nhiệm pháp lý của hãng hàng không. Vì vậy, hy vọng trong tương lai, bạn có thể tận hưởng một chuyến bay thay thế.

    Karen: Jet2 đã hủy các chuyến bay của chúng tôi cho kỳ nghỉ vào tháng 5 vì vậy tôi đã phải hủy đậu xe tại sân bay. Họ yêu cầu tôi trả phí hủy 15 bảng - họ có được phép làm điều này không?

    Một số nhà điều hành bãi đậu xe đang hoàn lại tiền nhưng khấu trừ phí quản trị vì điều đó có trong các điều khoản và điều kiện của họ. Những khoản phí như vậy có thể được xem là hợp lý, do đó bạn khó có thể kháng nghị. Một số cơ sở khác đang cho phép hủy mà khách hàng không phải chịu bất kỳ khoản phí phạt nào.

    Khán giả giấu tên: Chúng tôi đã trả hơn hai nghìn bảng tiền phí để thuê nhà nghỉ nhưng lại không sử dụng được. Liệu chính phủ có hỗ trợ các khoản phí hay chúng tôi sẽ không phải trả phí vào năm tới?

    Có vẻ như theo hợp đồng, bạn có nghĩa vụ phải trả các khoản phí này - và có thể chủ sở hữu của nhà nghỉ sẽ nói rằng họ vẫn cần phải trả tiền bảo trì. Chúng ta vẫn chưa biết khi nào các hạn chế hiện tại được nới lỏng – hy vọng bạn vẫn có cơ hội tận hưởng một chút thời gian ở nhà nghỉ của mình trong năm nay.

    Đời sống

    Jennifer Swandells: Tôi có một khu vườn chung được chia sẻ với những người hàng xóm khác. Nếu tôi ra ngoài và con nhà hàng xóm cũng ra ngoài, tôi sẽ quay trở lại nhà. Có phải hàng xóm vẫn có thể gặp nhau để trò chuyện miễn là đứng cách nhau 2m?

    Không hẳn vậy. Hướng dẫn nói rằng chúng ta nên tránh ở cùng chỗ với những người từ các hộ gia đình khác. Một số hội đồng thậm chí còn khuyên các hộ gia đình có chung một khu vườn nên sắp xếp ra đó vào những thời điểm khác nhau - và giới hạn thời gian của mỗi người để mọi người có thể tận hưởng phần của họ.

    Những người may mắn có vườn riêng được khuyến khích ra ngoài và tận hưởng chúng - đặc biệt là trong thời tiết dễ chịu này - nhưng không nên sử dụng nó như một cái cớ để giao tiếp với các hộ gia đình khác. Bạn nên cố gắng tránh tiếp xúc gần với người khác, vì vậy nếu bạn vô tình ở trong vườn cùng lúc với hàng xóm, hãy giữ khoảng cách càng xa càng tốt - ít nhất hai mét.

    Khán giả giấu tên ở Hampshire: Một người sống gần chỗ tôi đã tổ chức một bữa tiệc và mọi người tụ tập trong sân trước nhà họ. Mục đích là hỗ trợ những người già đang bị cô lập. Điều này có phù hợp với hướng dẫn của chính phủ về việc không tập trung ở những nơi công cộng không?

    Hướng dẫn của Chính phủ nói rằng bạn có thể dành thời gian trong khu vườn của riêng mình, miễn là bạn ở cách xa những người từ các hộ gia đình khác ít nhất hai mét. Vì vậy, miễn là có không gian đủ để mọi người giữ khoảng cách an toàn, mọi chuyện có vẻ vẫn ổn - và tham gia tiệc và gặp gỡ hàng xóm có thể sẽ tốt cho những người cảm thấy bị cô lập.

    Linda Rogers: Một người có thể rời khỏi nhà để mua sắm, tập thể dục và làm việc thiết yếu. Vậy còn những người phải cho ngựa (hoặc các vật nuôi khác) ăn thì sao? Tôi có thể ra khỏi nhà để đi chăm sóc chúng không?

    Đúng. Miễn là bạn đang không phải cách ly vì lý do y tế, bạn có thể rời khỏi nhà để chăm sóc ngựa và các vật nuôi khác. Tuy nhiên, hướng dẫn nói rằng bạn nên lợi dụng thời gian đi tập thể dục hàng ngày của mình để làm việc này và chuyến đi nên càng ngắn càng tốt. Tất nhiên, bạn sẽ cần cách xa người khác ít nhất hai mét trong khi bạn ra ngoài. Nếu bạn tự cách ly hoặc có các triệu chứng coronavirus, bạn hoàn toàn không nên rời khỏi nhà. Trong trường hợp đó, hãy nhờ người khác chăm sóc các vật nuôi nếu có thể. Nếu không có ai giúp bạn, hãy liên hệ với chính quyền địa phương.

    Paula Beurskens: Virus được cho là tồn tại bao lâu trên các bề mặt mềm như lông chó - và khả năng virus lây truyền theo cách này là bao nhiêu?

    Nguy cơ rất thấp - con đường lây nhiễm chính là từ người này sang người kia thông qua ho và hắt hơi. Hiệp hội thú y Anh cho biết "không có bằng chứng nào cho thấy động vật nuôi có thể truyền bệnh". Tuy nhiên, virus có thể sống trên các bề mặt một thời gian - từ vài giờ đến ba ngày. Nghiên cứu cho đến nay chưa tập trung cụ thể vào chó, nhưng để giữ an toàn, hãy rửa tay trước và sau khi bạn ở bên chúng và tắm cho chó thường xuyên hơn.

    Khán giả không nêu tên: Gần đây tôi đã phải dừng học lái xe và tôi tự hỏi liệu tôi có thể lái xe với bằng lái tạm thời hay không. Tôi sẽ không tiếp xúc với bất kỳ ai khác ngoài ba hoặc mẹ tôi - những người cần phải ở trong xe với tôi khi tôi lái xe. Bài kiểm tra lý thuyết của tôi sẽ chỉ còn hiệu lực đến tháng 9, vì vậy tôi hy vọng sẽ được thi thực hành kịp thời.

    Tôi cho rằng đây không phải là một hành trình thiết yếu. Và (không có ý nghi ngờ kỹ năng lái xe của bạn) - bất kỳ hành trình nào khiến bạn tăng thêm thời gian ở trên đường cũng làm tăng thêm khả năng xảy ra tai nạn – điều có thể gây thêm căng thẳng cho NHS vào thời điểm quan trọng này. Giáo viên dạy lái xe được khuyên dừng bài học và kỳ kiểm tra thực hành cũng bị dừng lại. Chứng chỉ kiểm tra lý thuyết của bạn không thể được gia hạn, vì vậy bạn sẽ phải nộp đơn và trả tiền để thi bằng lái vào dịp khác.

    Khán giả không nêu tên: Tôi đã được ngân hàng và siêu thị địa phương cho biết tôi không còn có thể sử dụng séc của mình để rút tiền mặt và sẽ phải sử dụng ATM. Tôi lo rằng điều này sẽ khiến tôi có nguy cơ phơi nhiễm virus.

    ATM có khả năng là một nơi nhiều nguy cơ bởi vì rất nhiều người sẽ chạm vào màn hình cảm ứng và bàn phím - và virus có thể tồn tại đến 72 giờ trên bề mặt cứng. Đeo găng tay và rửa hoặc vệ sinh tay sau khi sử dụng ATM là điều cần thiết. Rất nhiều siêu thị hiện đang yêu cầu chúng ta cố gắng sử dụng thanh toán không tiếp xúc – thay vì tiền mặt.

    VietHome (Theo ITV)