• Các màn hình khổ lớn sẽ được lắp đặt xung quanh phòng họp để những nghị sỹ có mặt tại phòng họp có thể quan sát được các nghị sỹ tham gia họp trực tuyến.

    Ngày 21/4, Quốc hội Anh nhóm họp trở lại sau kỳ nghỉ Lễ Phục sinh kéo dài do các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

    Các nghị sỹ tham gia phiên họp được khuyến khích tham gia bằng hình thức trực tuyến.

    hop qua ung dung zoom 1
    Các nghị sĩ giữ khoảng cách an toàn 2m.

    Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Quốc hội Anh đã nghỉ Lễ Phục sinh sớm hơn 1 tuần so mới mọi năm. Thủ đô London hiện là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại địch tại trên cả nước. Nhiều nghị sỹ cũng đã phát hiện dương tính với virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19.

    Hiện Anh vẫn đang áp dụng phong tỏa toàn quốc, khuyến cáo người dân ở nhà, nhưng các nghị sỹ vẫn quyết định mở cửa Quốc hội trở lại.

    Các quy định giãn cách xã hội yêu cầu mọi người dân giữ khoảng cách tối thiểu 2m, đồng nghĩa sẽ chỉ có 50 trong tổng số 650 nghị sỹ được có mặt tại Hạ viện trong cùng một thời điểm.

    Do đó, các nghị sỹ được khuyến khích tham gia phiên họp thông qua ứng dụng họp trực tuyến Zoom. Các màn hình khổ lớn sẽ được lắp đặt xung quanh phòng họp để những nghị sỹ có mặt tại phòng họp có thể quan sát được các nghị sỹ tham gia họp trực tuyến.

    hop qua ung dung zoom 1

    Đây là lần đầu tiên Quốc hội 700 năm tuổi này tổ chức họp dưới hình thức như vậy.

    Chủ tịch Hạ viện Lindsay Hoyle cho biết: "Trong giai đoạn khủng hoảng, chúng ta phải tìm cách thức làm việc mới, như chúng ta đã làm trong suốt chiều dài lịch sử."

    Ông nhấn mạnh đây sẽ là "thời khắc lịch sử" trong lịch sử 700 năm của nghị viện, các nghị sỹ đóng góp ý kiến, đặt ra các câu hỏi cấp bách cũng như thể hiện quan điểm của mình thông qua hình thức trực tuyến tại nhà riêng hoặc tại văn phòng.

    Các nghị sỹ tham dự trực tiếp cuộc họp sẽ được hỏi ý kiến có chấp thuận cách thức làm việc mới này không và việc lựa chọn tham dự từng cuộc họp trực tuyến cụ thể sẽ bắt đầu vào ngày 22/4.

    Sẽ chỉ có tối đa 120 nghị sỹ tham dự trực tuyến trong một phiên họp và hiện nay chưa có quy định nào cho phép hình thức bỏ phiếu điện tử.

    Hiện Thủ tướng Johnson đang phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng về các biện pháp đối phó với dịch COVID-19 của chính phủ, từ vấn đề thiếu ngân sách y tế trong nhiều năm đến trì hoãn áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc.

    Trong bối cảnh đội ngũ y tế tiếp tục phàn nàn về tình trạng thiếu hụt thiết bị bảo hộ cá nhân và việc xét nghiệm nhanh COVID-19 vẫn còn hạn chế, cuộc tranh luận đang chuyển hướng sang cách thức nới lỏng các biện pháp phong tỏa.

    hop qua ung dung zoom 1

    Cùng ngày, Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) ghi nhận mức tăng thực sự số ca tử vong do COVID-19 tại Anh cao hơn 40% so với các số liệu hằng ngày được chính phủ cập nhật tính tới ngày 9/4.

    Theo đó, cơ quan trên đã ghi nhận 13.121 ca tử vong tính tới ngày 9/4 tại Anh và xứ Wales, so với con số 9.288 ca trong số liệu thống kê hằng ngày của chính phủ. 

    Số ca tử vong mới nhất được công bố trước đó 1 ngày cho thấy đã có 16.509 người không qua khỏi do mắc COVID-19 trên toàn quốc.

    Theo hãng tin Reuters, nếu con số của ONS chính xác, số ca tử vong tại Anh có thể lên tới hơn 23.000 người dựa trên số liệu mới nhất, khiến nước này trở thành quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai tại châu Âu, sau Italy.

    Cũng trong ngày 21/4, Chính phủ Anh thông báo đã tiếp nhận hơn 1,5 triệu đơn xin trợ cấp Universal Credit - một khoản thanh toán an sinh xã hội của Anh - kể từ giữa tháng 3 vừa qua, khi chính phủ bắt đầu yêu cầu người dân hạn chế tiếp xúc xã hội nếu không cần thiết nhằm chặn đà lây lan của virus SARS-CoV-2.

    Giới chuyên gia nhận đinh dịch COVID-19 đang làm trầm trọng hơn tình trạng nghèo khó ở Anh, nơi tỷ lệ người dân thuộc tầng lớp nghèo khó vốn đã ở mức cao sau 1 thập kỷ lao đao do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

    Thống kê cho thấy hơn 14 triệu người ở Anh, chiếm 1/4 dân số nước này, là người nghèo. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi ngày càng nhiều người Anh mất việc do biện pháp phong tỏa để chống dịch COVID-19./.

    Theo The Register

  • Thủ tướng Anh Boris Johnson đã có đủ sức khoẻ để điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, thảo luận về các nỗ lực chung ngăn chặn đại dịch Covid-19.

    Theo thông tin do Văn phòng Thủ tướng Anh phát đi tối ngày 21/4, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã có cuộc điện đàm trong ngày với Tổng thống Mỹ Donald Trump. 

    thu tuong anh dien dam
    Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: Times

    Trong cuộc điện đàm, lãnh đạo Anh và Mỹ đã thảo luận các biện pháp phối hợp trên quy mô toàn cầu nhằm đối phó với đại dịch Covid-19, trong đó nhấn mạnh đến việc mở cửa lại nền kinh tế các nước vốn bị phong tỏa trong nhiều tuần qua, và việc đảm bảo cung cấp thiết bị y tế thông suốt giữa các nước.

    Văn phòng Thủ tướng Anh cũng cho biết, hai ông Boris Johnson và Donald Trump cũng nhất trí tăng cường quan hệ song phương, với trọng tâm là việc ký kết một thoả thuận thương mại tự do giữa Anh và Mỹ thời kỳ hậu Brexit.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson đã vắng mặt trong gần 1 tháng qua sau khi mắc Covid-19 vào cuối tháng 3, sau đó bệnh tình trở nặng phải nhập viện điều trị trong nhiều ngày. Hiện tại, sức khoẻ của ông Boris Johnson đang trên đà bình phục.

    Trong ngày 21/4, dịch Covid-19 tại Anh vẫn diễn biến rất nghiêm trọng tại Anh khi số ca tử vong tăng cao gần gấp đôi so với ngày hôm trước, với thêm 823 bệnh nhân thiệt mạng, nâng tổng số ca tử vong tại Anh từ đầu dịch lên 17.337 ca.

    Các chỉ trích với cách điều hành của chính phủ Anh ngày càng nhiều, liên quan đến việc thiếu thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế. Đặc biệt, báo chí Anh tung ra các thông tin cho thấy chính phủ Anh đã 3 lần bỏ qua việc tham gia các gói mua thiết bị y tế chung của EU hồi tháng 2, chỉ vì các tính toán chính trị, không muốn ảnh hưởng đến Brexit.

    Trong một diễn biến liên quan, từ ngày 23/4, nước Anh sẽ chính thức bắt đầu tiến hành thử nghiệm loại vaccine ngừa Covid-19 do các nhà nghiên cứu của trường Đại học Oxford chế tạo./.

    Theo Sky

  • Một đánh giá của chính phủ sẽ được tiến hành để xác định tại sao người da đen và các nhóm người thiểu số khác dường như chịu ảnh hưởng nặng nề hơn từ COVID-19.

    Cuộc đánh giá kêu gọi chính phủ điều tra số người chết trong cộng đồng BAME (black, Asian and minority ethnic) và những người làm việc cho NHS trong đại dịch coronavirus.

    Phân tích của Sky News phát hiện ra rằng trong số 54 nhân viên y tế và chăm sóc xã hội ở Anh và xứ Wales đã chết vì COVID-19, 70% là người da đen hoặc người thiểu số.

    Phân tích của họ cũng chỉ ra rằng bốn trong số năm bệnh viện NHS Trust ở England ghi nhận nhiều trường hợp tử vong nhất đều thuộc các khu vực có số lượng người da đen và Nam Á cao nhất.

    Nhiều người trong số này nằm ở London và West Midlands, chiếm gần một nửa số ca tử vong ở Anh.

    Mặc dù chỉ chiếm 13% dân số ở Anh và xứ Wales, 44% trong số tất cả các bác sĩ NHS và 24% y tá là người gốc BAME.

    Nghiên cứu ban đầu từ Trung tâm nghiên cứu và kiểm toán chuyên sâu quốc gia (ICNARC) cho thấy trong tuần trước, 34% bệnh nhân coronavirus có tình trạng nặng ở Anh, xứ Wales và Bắc Ireland là người gốc da đen hoặc thiểu số.

    Theo điều tra dân số năm 2011, chỉ có 14% tổng dân số thuộc các nhóm người thiểu số.

    Ông Nadir Nur, một tài xế xe buýt 48 tuổi đến từ London, là một trong những nhân viên chủ chốt đã qua đời sau khi nhiễm coronavirus.

    skynews coronavirus covid 19 4966458

    Một trong chín người con của ông, Yusuf, nói với Sky News rằng cha anh là người "chăm chỉ và mạnh mẽ".

    Yusuf nói: "Thật đau lòng khi bố tôi phải ra đi ở độ tuổi trẻ như vậy. Ông sẽ không bao giờ được gặp các cháu của mình hoặc chứng kiến bất kỳ ai trong chúng tôi kết hôn".

    "Chúng tôi sẽ không thể có thêm một kỳ nghỉ lễ hay tụ tập cho lễ Eid một lần nào nữa. Ông đã để lại một lỗ hổng lớn không thể lấp đầy."

    Anh nói thêm: "Thật kinh khủng khi nghĩ đến việc ông đã được chôn cất, tôi chẳng thể tin nổi những chuyện đó là sự thật. Tôi thậm chí không thể đến đám tang, hoặc nhìn mặt ông lần cuối."

    Yusuf nói rằng cha anh không được cấp thiết bị bảo hộ và gia đình nghĩ rằng ông nhiễm virus trong quá trình đưa mọi người đến bệnh viện.

    "Dù có sợ hãi nhưng bố tôi vẫn tiếp tục làm công việc của mình. Ông ấy luôn chăm chỉ và mạnh mẽ, và ông ấy sẽ không bao giờ chạy trốn hay lẩn tránh."

    Downing Street đã xác nhận sẽ tiến hành cuộc thẩm định, do NHS và Public Health England cùng với các tổ chức khác, bao gồm Hiệp hội Y khoa Anh chỉ đạo.

    Khi được hỏi về dữ liệu của Sky News trong cuộc họp báo Downing Street hàng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Dominic Raab nói: "Tất nhiên chúng tôi luôn hỗ trợ tất cả mọi người. Virus này không phân biệt đối xử nhưng chúng tôi muốn xem xét kỹ lưỡng những phân tích dữ liệu đó."

    Giáo sư Chris Whitty, giám đốc y tế của Anh, nói thêm: "Điều quan trọng là chúng ta cần tìm ra nhóm người nào có nguy cơ cao nhất để chúng tôi có thể bảo vệ họ. Có ba điều rõ ràng và yếu tố chủng tộc ít rõ ràng hơn. Ba yếu tố rõ ràng là người già, những người mắc bệnh nền và nam giới chính là yếu tố nguy cơ.

    "Nguồn gốc thiểu số là yếu tố nguy cơ chưa rõ ràng. Tôi đã thảo luận với các nhà khoa học để cố gắng làm rõ điều này ngày hôm nay.

    Bình luận về quyết định tiến hành thẩm định của chính phủ, chủ tịch hội đồng Hiệp hội Y khoa Anh, Bác sĩ Chaand Nagpaul, nói: "Các ca tử vong BAME không chỉ xảy ra ở bệnh viện, chúng cũng phổ biến trong cộng đồng. Chính phủ cần phải xem xét dữ liệu và tìm hiểu tại sao điều này xảy ra.

    "Đồng thời, họ cần đưa ra các biện pháp cụ thể để giải quyết con số tử vong không cân xứng này."

    Ở phía bên kia Đại Tây Dương, cũng đã có cảnh báo về số ca tử vong do coronavirus ngày càng gia tăng trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi trên khắp Hoa Kỳ.

    Dữ liệu mới cho thấy những người da đen hoặc gốc Tây Ban Nha ở Mỹ có nguy cơ tử vong cao gấp đôi.

    Nhiều người lo ngại rằng sự bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe vốn tồn tại từ trước đang khiến người dân thuộc các cộng đồng thiểu số có nguy cơ tử vong cao hơn.

    Các chiến dịch y tế cộng đồng tích cực đã được triển khai tại các thành phố bao gồm Chicago, nơi người da đen chiếm 72% số ca tử vong do biến chứng COVID-19 và 52% ca dương tính, mặc dù cộng đồng này chỉ chiếm 30% dân số.

    VietHome (Theo Sky News)

  • Đức, Hàn Quốc và New Zealand bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế, dần dỡ bỏ các hạn chế với người dân, sau khi kiểm soát thành công sự lây lan của virus corona trong cộng đồng.

    Một số quốc gia đã tiến hành kế hoạch dần mở cửa trở lại nền kinh tế trong tuần này, báo hiệu một sự lạc quan thận trọng của các chính phủ về hiệu quả của các biện pháp chống lại sự lây lan của virus corona.

    Đức và Hàn Quốc - hai tấm gương trong việc kiểm soát sự bùng phát của đại dịch - đang chầm chậm nới lỏng các hạn chế với người dân được đặt ra cách đây khoảng một tháng, bắt đầu một con đường dài nhưng thận trọng để trở lại cuộc sống bình thường, và tiếp tục đóng vai trò hình mẫu cho các nước khác học hỏi.

    the gioi tro lai binh thuong 1
    Một số công ty ở Hàn Quốc đã yêu cầu nhân viên đi làm trở lại từ ngày 20/4 sau khi chính phủ dỡ bỏ các lệnh phong toả. Ảnh: Reuters.

    Đức trở thành hình mẫu của châu Âu

    Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã kéo dài lệnh phong toả thêm một tuần, nhưng động thái này được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm mới đã giảm xuống 1 con số, và với tốc độ lây nhiễm như vậy thì chính phủ hoàn toàn có thể kiểm soát được đường đi của virus.

    Trong khi đó vào lúc này, đó vẫn là một viễn cảnh xa vời ở phần lớn châu Âu, nơi số ca tử vong do virus corona đã vượt qua 100.000 vào tuần qua. Nhiều quốc gia trong đó có Anh và Pháp, vẫn đang trong lệnh phong toả chặt chẽ, và dự kiến tiếp tục tình trạng này trong nhiều tuần tới.

    Theo công ty tư vấn McKinsey, tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng gần gấp đôi, vì hàng chục triệu việc làm ở châu Âu đang bị đe doạ.

    Các quan chức ở Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - có vẻ như đã sẵn sàng để đi theo hướng ngược lại, khi cho phép nhiều công ty và cơ sở không thiết yếu mở cửa trở lại từ ngày 20/4. Trong số này có cả các showroom bán xe hơi, cửa hàng sách, sở thú và cửa hàng điện tử, tuy nhiên nhà hàng và quán bar vẫn chưa được phép hoạt động.

    Với gánh nặng nợ công tương đối thấp sau nhiều năm tăng trưởng kinh tế, Đức có nhiều thời gian hơn để phong toả đất nước so với các quốc gia khác của EU. Nhưng cho tới nay, tỷ lệ tử vong thấp tại nước này đã khiến các quan chức đồng ý nới lỏng các hạn chế xã hội.

    Ít nhất 4.642 người đã chết vì virus corona ở Đức, trong khi đó nước Pháp láng giềng có số ca nhiễm chỉ nhiều hơn một chút, nhưng lại có tỷ lệ tử vong cao gấp 4 lần. Sự khác biệt này được các chuyên gia nhận định là do Đức xét nghiệm trên quy mô rộng hơn so với Pháp, cũng như việc các biện pháp phong toả được đưa ra sớm hơn tại nước này.

    the gioi tro lai binh thuong 1
    Cảnh tượng đông đúc tại công viên ở Berlin sau khi chính phủ nới lỏng các hạn chế tụ tập đông người hôm 20/4. Ảnh: Reuters.

    Cũng giống như nhiều nơi khác, việc Đức mở cửa trở lại một phần nền kinh tế diễn ra trong bối cảnh các quan chức cảnh báo rằng sẽ phải còn rất xa mới có thể hoàn toàn trở lại cuộc sống bình thường. Tuần trước, Tây Ban Nha cho phép lao động ngành xây dựng trở lại làm việc, mặc dù kéo dài lệnh phong toả và yêu cầu người dân ở nhà thêm 2 tuần. Áo cho phép các cửa hàng mở cửa trở lại, nhưng yêu cầu người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

    Tương tự, Đan Mạch và CH Czech cũng cho phép những cửa hàng nhỏ mở cửa trở lại, còn Na Uy thì bắt đầu cho phép học sinh mầm non tới trường. Ba Lan trong khi đó mở cửa công viên và các cánh rừng cho người dân.

    Hàn Quốc và New Zealand thận trọng

    Tại Hàn Quốc, chính phủ nước này thậm chí đã cho phép các quán bar, cơ sở thể thao và nhà thờ hoạt động trở lại. Số ca tử vong vì Covid-19 ở nước này tới nay là 236 trường hợp - thấp nhất trong số các quốc gia có sự bùng phát lớn, và nhiều ngày qua số ca nhiễm mới đều chỉ ở mức 2 con số.

    Thủ tướng Chung Sye Kyun hôm 20/4 tuyên bố rằng mặc dù chính sách cách ly xã hội sẽ được kéo dài thêm 16 ngày, các quy định sẽ được nới lỏng.

    "Giờ đây khi các lớp học trực tuyến và việc làm việc tại nhà đã trở thành điều bình thường mới, chúng tôi có thời gian để xem xét việc cân bằng giữa kiểm soát sự lây nhiễm và các hoạt động kinh tế", ông Chung nói trong cuộc họp của chính phủ.

    Mặc dù số ca nhiễm hàng ngày ở Hàn Quốc chỉ còn ở mức vài chục, nhưng nguy cơ từ các ổ dịch nhỏ là vẫn còn, theo Bộ trưởng Y tế Park Neung Hoo.

    Một sự quan ngại tương tự đã khiến chính phủ New Zealand kéo dài lệnh phong toả thêm 5 ngày, bất chấp các con số cho thấy tỷ lệ lây nhiễm đã ở mức gần với an toàn.

    New Zealand theo đuổi chiến lược "sớm và quyết liệt" trong đó đóng cửa biên giới và phong toả đất nước ngay từ khi số ca nhiễm còn ở mức thấp. Kết quả là tỷ lệ lây nhiễm ở nước này giờ chỉ là 0,48 (1 người lây cho 0,48 người khác) - so với tỷ lệ trung bình 2,5 trên toàn thế giới.

    the gioi tro lai binh thuong 1
    Thủ tướng Jacinda Ardern cho biết New Zealand sẽ kéo dài lệnh phong toả thêm 5 ngày như một biện pháp thận trọng trước khi mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế. Ảnh: AFP.

    Bộ Y tế New Zealand cho biết nước này ghi nhận 9 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm toàn quốc lên 1.440. Hơn hai phần ba số người nhiễm bệnh đã hồi phục trong khi có 12 người tử vong từ đầu dịch, tất cả đều trên 70 tuổi.

    Từ thứ 3 tuần tới, những cơ sở dịch vụ ở New Zealand sẽ được phép mở cửa nếu có thể duy trì khoảng cách vật lý giữa người lao động và khách hàng, nhưng đối với hầu hết mọi người, họ sẽ phải tiếp tục học tập và làm việc tại nhà, cũng như hạn chế tiếp xúc với bên ngoài.

    Thủ tướng Ardern giải thích cho việc kéo dài phong toả là vì chính phủ không muốn những nỗ lực của "tập thể 5 triệu người" để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh bị lãng phí, và cũng để hạn chế việc phải thay đổi kế hoạch phong toả liên tục.

    Theo Washington Post

  • Đội ngũ y bác sĩ ở bệnh viện dã chiến London's Nightingale đã vỗ tay chúc mừng khi hai nam bệnh nhân trở thành những người đầu tiên được xuất viện sau thời gian chữa trị coronavirus.

    Cơ sở cấp cứu này được dựng lên chỉ trong 2 tuần tại trung tâm triển lãm Excel, với sức chứa 4.000 giường, mục đích là hỗ trợ NHS ứng phó với đại dịch.

    Một trong hai bệnh nhân là anh Simon Chung. Anh được đưa bằng cáng lên xe cứu thương và vẫn phải đeo khẩu trang. Ông bố 58 tuổi đã phải dùng máy thở suốt thời gian qua. Nay anh sẽ tiếp tục quá trình phục hồi tại bệnh viện Northwick Park ở Harrow.

    Bệnh nhân thứ hai vẫn chưa được tiết lộ danh tính.

    benh nhan xuat vien 8
    Anh Simon Chung được chuyển viện về Harrow.

    benh nhan xuat vien 8
    Các y bác sĩ vỗ tay chúc mừng anh.

    Vào ngày 16-04, bệnh viện dã chiến ​thứ hai đã được khai trương tại Birmingham với 500 giường và có thể tăng lên tới 1.500 giường. Cơ sở này được lập ngay bên trong Trung tâm triển lãm quốc gia (NEC) trong vỏn vẹn 8 ngày.

    Bệnh viện sẽ tiếp nhận bệnh nhân đang hồi phục sau khi mắc COVID-19, qua đó giảm tải cho các bệnh viện khác để tập trung điều trị cho các bệnh nhân nặng. 

    Đây là bệnh viện dã chiến thứ hai trong số 7 mô hình bệnh viện dã chiến đang được lập trên khắp nước Anh, trong đó có Manchester, Harrogate, Bristol, Exeter và Sunderland.

    Nightingale ở London là bệnh viện dã chiến lớn nhất thế giới. Đội ngũ làm việc ở đây sử dụng các kỹ thuật của quân đội để bảo vệ sức khỏe tinh thần.

    Kỹ thuật này bao gồm việc mỗi nhân viên NHS khi bắt đầu ca trực của mình, sẽ được xếp cặp với một nhân viên khác để ''trông chừng, quan tâm'' lẫn nhau trong kíp trận đó.

    Mỗi ca trực của nhân viên NHS khá căng thẳng và kéo dài suốt 12 tiếng, giã sử tâm trạng của họ không được ổn khi chứng kiến bệnh nhân qua đời hoặc gặp khó khăn khi chăm sóc người bệnh, họ và người đồng nghiệp ''ghép đôi'' có thể cùng ngồi xuống uống tách trà, trao đổi với nhau để giải tỏa cảm xúc, hoặc giúp đỡ nhau xử lý các ca khó.

    Phương pháp này đã rất hiệu quả trong quân đội, giúp nâng đỡ tinh thần cho các chiến sĩ ở tiền tuyến.

    Viethome (theo Sky News)

  • Vào hôm 18/4, tờ The Sun đã đăng một bài báo nêu rõ ngày tháng mà lệnh phong tỏa sẽ bị gỡ bỏ, mô phỏng theo 3 màu của tín hiệu đèn giao thông. Theo đó:

    - Đèn đỏ là từ ngày 11/5: Chính phủ sẽ cho phép mở cửa đối với các cửa hàng nhỏ không thiết yếu, các kho hàng, tiệm làm tóc, nhà trẻ. Các đại lý du lịch vẫn bị hạn chế.

    - Đèn vàng là từ ngày 25/5: Chính phủ sẽ cho phép mở cửa trường học, doanh nghiệp nhỏ dưới 50 nhân viên, nhà hàng được mở cửa nhưng phải giãn cách chỗ ngồi cho khách. Một số biện pháp giãn cách xã hội được dỡ bỏ. Đi phương tiện công cộng phải đeo khẩu trang. 

    - Đèn xanh là từ ngày 15/6: Chính phủ cho phép tổ chức đám cưới và đám tang với số lượng lớn người tham dự. Rạp chiếu phim, rạp hát, câu lạc bộ hài kịch và các sân chơi thể thao được mở cửa. Quán rượu được mở cửa giới hạn. Đi phương tiện công cộng vẫn bắt buộc đeo khẩu trang. Phòng gym có thể mở cửa nhưng phải đảm bảo khử trùng an toàn.

    ezgif 2 fb4a7e7ac26dherophine
    3 vạch đèn đường trên The Sun, gợi ý cụ thể ngày tháng chính phủ gỡ bỏ các biện pháp giới nghiêm. Tuy nhiên, thông tin này là không chính thức.

    Tuy nhiên theo thông tin đăng tải trên đài phát thanh của Đảng Bảo thủ LBC, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Michael Gove khẳng định là không có kế hoạch đèn giao thông nào như vậy, và chính phủ chưa hề xác nhận ngày giờ nào sẽ gỡ bỏ phong tỏa, vì quan điểm của chính phủ vẫn là duy trì phong tỏa trong thời gian tới.

    Trên SkyNews ngày 19/4 cũng đưa tin rằng, chính phủ chưa xác định ngày nào sẽ mở cửa trường học.

    Trong khi đó tờ The Sun lại phân tích rằng, các bộ trưởng không dám bàn luận công khai kế hoạch gỡ bỏ lệnh phong tỏa, vì sợ sẽ gửi đi một thông điệp sai rằng đại dịch đang kết thúc, và vô tình hủy hoại hết những thành quả thời gian qua. Nhưng The Sun khẳng định rằng họ (các bộ trưởng) có bàn luận riêng kế hoạch này với nhau. 

    Hiện nay, việc phong tỏa đang tiêu tốn của chính phủ 2.5 tỉ bảng mỗi ngày. Tuy nhiên, lệnh này vẫn sẽ tiếp tục, và chính phủ chỉ cân nhắc việc nới lỏng phong tỏa nếu chúng ta đáp ứng được 5 tiêu chí sau:

    - NHS đủ khả năng tiếp nhận và điều trị bệnh nhân (không phân biệt loại bệnh), không bị quá tải.

    - Tỉ lệ tử vong vì coronavirus phải giảm mỗi ngày.

    - Ban Cố vấn Khoa học Về Các Trường hợp Khẩn cấp (SAGE) phải cung cấp được thông tin đáng tin cậy, cho thấy lượng người bị lây nhiễm coronavirus ngày càng giảm.

    - Đảm bảo vật tư y tế và cơ sở vật chất liên quan luôn sẵn sàng để đáp ứng mọi nhu cầu đột biến trong tương lai.

    - Phải đảm bảo việc nới lỏng phong tỏa không tạo ra đợt sóng lây nhiễm thứ 2.

    Viethome

  • Một chuyến hàng vận chuyển 84 tấn thiết bị bảo hộ (PPE) cho các nhân viên y tế tuyến đầu đã không thể cập bến vào hôm 19/4 như dụ định.

    Lực lượng Không quân Hoàng gia đã sẵn sàng vận chuyển lô hàng từ Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, một vấn đề không được tiết lộ đã khiến chuyến hàng (bao gồm 400.000 áo choàng y tế) không thể được giao tận tay cho NHS.

    Thông tin này xuất hiện sau khi tờ Sunday Times chỉ trích việc chính phủ đã gửi 273.000 thiết bị bảo hộ cho Trung Quốc hồi tháng 2. 

    ppe tu china
    Lô hàng PPE được gửi từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Anh hồi đầu tháng này. Ảnh: Sgt ‘Matty’ Matthews RAF/MoD/Crown Copyright/PA Wire

    Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michael Gove đáp lại rằng: ''Chúng tôi đúng là có gửi thiết bị bảo hộ cho Trung Quốc. Nhưng tôi muốn làm rõ 2 điều ở đây. Thứ nhất, những thiết bị gửi tới Trung Quốc là để giúp họ vượt qua đợt bùng nổ dữ dội ở Vũ Hán. Thứ hai, lô hàng đó không thuộc kho dự trữ thiết bị y tế của NHS để ứng phó dịch bệnh. Hơn nữa, Trung Quốc đã tặng cho chúng ta nhiều PPE hơn cả những gì chúng ta đã cho họ''.

    Vào hôm Chủ Nhật, một chuyến bay chở 10 triệu khẩu trang và vật tư y tế thiết yếu từ Trung Quốc đã hạ cánh ở sân bay Glasgow Prestwick, Scotland. Lô hàng sẽ được phân phối cho các cơ sở y tế của NHS ở Scotland trước nhu cầu ''khó đo lường'' về vật tư y tế.

    Chuyến bay do hãng Air Bridge Cargo điều hành, cũng vận chuyển máy bơm truyền dịch cho các khoa chăm sóc tích cực, và các bộ kit đựng mẫu thử virus để sử dụng trong phòng thí nghiệm.

    Ngoài ra, Anh còn đặt mua thêm 25 triệu đồ bảo hộ từ Trung Quốc. “Chúng tôi đã đặt mua 25 triệu bộ đồ bảo hộ từ Trung Quốc. Chúng đang được chuyển đến”, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Văn hóa Anh Oliver Dowden ngày 20/4 cho biết.

    “Chúng tôi cũng đang hợp tác trên toàn thế giới để nhận được nguồn cung”, ông Dowden cho biết thêm.

    Tuyên bố của Bộ trưởng Dowden được đưa ra sau khi một số bệnh viện tại Anh cảnh báo về tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ trầm trọng.

    Các công đoàn đang kêu gọi Bộ trưởng Y tế phải xem lại trách nhiệm của mình, khi mà nhân viên NHS đang đe dọa nghỉ việc thay vì đặt cược tính mạng của họ, do thiếu vật tư y tế.

    Việc thiếu vật tư y tế cũng khiến cho mục tiêu xét nghiệm 100.000 người mỗi ngày vào cuối tháng 4 trở nên xa vời. Hiện giờ NHS chỉ tiến hành được 15.000 xét nghiệm mỗi ngày, chưa kể ông Boris Johnson còn bạo miệng đưa ra mục tiêu viễn vông 250.000 người/ngày.

    Nước Đức được khen ngợi vì có thể xét nghiệm được cho 50.000 người/ngày. Đó là lý do giúp tỷ lệ tử vong ở Đức rất thấp. 

    Theo Independent

  • Các startup công nghệ ở Anh không lo phá sản vì Covid-19 khi được vay tới 6 triệu USD từ chính phủ, nếu không thể trả sẽ tự động chuyển thành vốn đầu tư.

    Chính phủ Anh vừa tuyên bố gói cứu trợ trị giá 1,25 tỷ bảng Anh (tương đương 1,6 tỷ USD) để giúp các startup công nghệ trong nước vượt qua đại dịch.

    Trước đó, nhiều công ty công nghệ trẻ nước này nói rằng họ không thể tiếp cận quỹ khẩn cấp được thiết lập dành cho các doanh nghiệp nhỏ bởi tiêu chí không áp dụng cho các công ty không có lịch sử lợi nhuận phù hợp. Trên thực tế, các công ty khởi nghiệp công nghệ sẽ nhận vốn đầu tư và dành tiền đó để ưu tiên tốc độ tăng trưởng thay vì lợi nhuận, kế hoạch kiếm tiền sẽ để sau.

    Gói cứu trợ này được tiết lộ bởi Bộ trưởng tài chính Rishi Sunak vào thứ 2 và sẽ chia làm 2 phần. Đầu tiên là 500 triệu bảng có tên "Future Fund" dùng để cung cấp các khoản vay cho những startup tốc độ tăng trưởng cao - nhắm tới ưu tiên những startup đang ở trong giai đoạn đầu.

    startup cong nghe

    Thông qua gói này, chạy từ tháng 5 - 9, chính phủ sẽ cam kết một khoản ban đầu 250 triệu bảng, phần còn lại do lĩnh vực tư, gồm cả tổ chức và cá nhân đóng góp. Kho bạc cho biết họ sẽ tiếp tục nghiên cứu về kích thước của quỹ.

    Những startup không niêm yết sẽ đủ điều kiện nộp hồ sơ vay từ 125.000 bảng - 5 triệu bảng (6 triệu USD) từ cả nguồn vốn của chính phủ và những tổ chức, cá nhân nhà đầu tư tham gia đóng góp vào Future Fund. Để đủ điều kiện cho gói này, các startup phải huy động được ít nhất 250.000 euro từ các nhà đầu tư trong 5 năm qua.

    Các khoản vay này sẽ tự động chuyển thành vốn trong vòng huy động vốn tiếp theo của startup nếu họ không thể trả được nợ.

    "Các startup và doanh nghiệp trong nước đang nghiên cứu và phát triển trong rất nhiều lĩnh vực là một trong những thế mạnh lớn của nền kinh tế. Chính họ sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh lần này", ông Sunak nói.

    "Quỹ hỗ trợ mới và có tính tiên phong trên thế giới này có nghĩa là các startup vẫn có thể tiếp cận nguồn vốn cần thiết trong khoảng thời gian khó khăn, đảm bảo công ty phát triển để có thể tiếp tục tạo ra những ý tưởng mới mẻ và thịnh vượng".

    Khỏng 750 triệu bảng còn lại được dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung vào nghiên cứu và phát triển. Cơ quan Sáng tạo Anh sẽ là đơn vị thực hiện các khoản vay và hỗ trợ này. Những khoản thanh toán đầu tiên sẽ được thực hiện vào khoảng giữa tháng 5.

    Dom Hallas, Giám đốc Coalition for Digital Economy - một nhóm vận động hành lang công nghệ nói rằng gói này sẽ "giúp các startup ở giai đoạn đầu sống sót trong khủng hoảng và phát triển khi khủng hoảng qua đi".

    Việc công bố gói cứu trợ mới tới sau khi một vài CEO của các công ty công nghệ hàng đầu nước Anh gồm cả kỳ lân tỷ USD Deliveroo viết đơn cầu cứu chính phủ mở rộng các biện pháp giúp riêng cho startup.

    Trên khắp châu Âu, một nhóm vận động cũng đang nỗ lực thúc giục Chủ tịch Uỷ ban châu Âu để đảm bảo các startup trên toàn khu vực này nhận được hỗ trợ trong cuộc khủng hoảng lần này.

    Dẫu vậy không phải ai trong cộng đồng công nghệ Anh cũng cho rằng các startup nên được chính phủ hỗ trợ. Đồng sáng lập LocalGlobe gần đây nói rằng gói hỗ trợ như vậy có nguy cơ "chuyển nhầm lượng vốn rất cần thiết cho một bộ phận sai của nền kinh tế".

    Theo cafebiz

  • Máy tính xách tay và máy tính bảng sẽ được cung cấp miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên khắp nước Anh để giúp các em học tập tại nhà trong thời gian cách ly xã hội.

    Khi các trường học bị đóng cửa do đại dịch coronavirus, các thiết bị điện tử này sẽ giúp các em có thể theo học tại nhà.

    Bộ trưởng Giáo dục, ông Gavin Williamson, cho biết các bộ router 4G cũng sẽ được cấp cho các gia đình chưa có internet di động hoặc internet băng thông rộng.

    Đối tượng được nhận là những trẻ em chịu sự chăm sóc của nhân viên xã hội/người bảo hộ, hoặc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đang học lớp 10 và chuẩn bị cho kỳ thi GCSE vào năm tới.

    skynews laptop child computer 4971953

    Theo Bộ Giáo dục, khi mở cửa trở lại, các trường học và trường đại học có thể giữ lại các thiết bị này.

    Trong một động thái khác nhằm hỗ trợ việc học từ xa, một học viện trực tuyến quốc gia cung cấp 180 bài học trực tuyến mỗi tuần sẽ được ra mắt vào thứ Hai, ngày 20/4.

    Học viện quốc gia Oak National Academy đã được xây dựng bởi 40 giáo viên từ một số trường hàng đầu của Vương quốc Anh chỉ trong vòng hai tuần.

    Các lớp học ảo sẽ bao gồm một loạt các môn học như toán học, nghệ thuật và ngôn ngữ cho trẻ em trong độ tuổi tiền tiểu học đến Lớp 10.

    Chính phủ cho biết các trường học sẽ đóng cửa cho đến khi các khuyến cáo khoa học về Covid-19 khả quan hơn.

    Ông Williamson nói: "Bằng cách cung cấp cho trẻ em những chiếc máy tính xách tay và máy tính bảng và cho phép các trường học tiếp cận với hỗ trợ chất lượng cao, chúng tôi sẽ giúp tất cả trẻ em tiếp tục được học tập ngay hiện tại và trong cả những năm tới.

    "Chúng tôi hy vọng sự hỗ trợ này sẽ giảm bớt phần nào áp lực cho cả phụ huynh và nhà trường bằng cách cung cấp thêm tài liệu cho họ sử dụng."

    Chính phủ cho biết họ cũng sẽ ngay lập tức tài trợ khoản tiền trị giá 1,6 triệu bảng cho NSPCC để mở rộng và quảng bá đường dây nóng trợ giúp quốc gia cho người trưởng thành.

    Giám đốc điều hành của tổ chức từ thiện NPSCC, ông Peter Wanless, hoan nghênh gói hỗ trợ, nhưng nhấn mạnh mọi người cần cảnh giác với các dấu hiệu lạm dụng và bỏ bê trẻ em trong thời gian cách ly xã hội.

    Ông Wanless nói: "Đường dây nóng NSPCC là một phần quan trọng trong hệ thống bảo vệ trẻ em và khoản tài trợ này sẽ cho phép chúng tôi tăng cường nhận thức của người dân về đội ngũ chuyên gia trên cả nước và tăng cường khả năng cung cấp một không gian an toàn và bí mật cho các phụ huynh đang lo lắng cho an nguy của trẻ em trong cuộc khủng hoảng coronavirus."

    VietHome (Theo Sky News)

  • Anh vào tối ngày 19/4 ghi nhận thêm 596 ca tử vong vì nCoV trong 120.067 ca nhiễm, mức tăng thấp nhất trong vòng hai tuần qua.

    Theo Bộ Y tế Anh, trong số những người nhập viện vì dương tính nCoV, 16.060 người đã tử vong, tăng 596 ca, từ 15.464 ca vào hôm qua. Số ca nhiễm hiện là 120.067, tăng 5.850 trường hợp. Anh tiếp tục là vùng dịch chết chóc thứ năm trên thế giới, sau Mỹ, Italy, Tây Ban Nha và Pháp.

    GL UK CORONAVIRUS MAP DEATHS IN OUT 19 APRIL 1437 1

    - Trước đó cùng ngày, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Michael Gove cho hay ông tự tin rằng chính phủ sẽ đạt khả năng xét nghiệm 100.000 người mỗi ngày vào cuối tháng 4.

    - Vào ngày 16-04, Anh đã khai trương bệnh viện dã chiến ​thứ hai điều trị COVID-19 tại Birmingham. Bệnh viện Nightingale với 500 giường bệnh và có thể tăng lên tới 1.500 giường, đã được lập ngay bên trong Trung tâm triển lãm quốc gia (NEC) trong vỏn vẹn 8 ngày.

    Bệnh viện sẽ tiếp nhận bệnh nhân đang hồi phục sau khi mắc COVID-19, qua đó giảm tải cho các bệnh viện khác để tập trung điều trị cho các bệnh nhân nặng. Phát biểu trực tuyến với khoảng 50 nhân viên y tế và quân đội, Hoàng tử William, người khai trương bệnh viện, đã ca ngợi sự tận tụy của các bác sĩ và y tá đang ở tuyến đầu chống dịch. 

    Đây là bệnh viện dã chiến thứ hai trong số 7 mô hình bệnh viện dã chiến đang được lập trên khắp nước Anh để đối phó với đại dịch COVID-19

    - Lệnh phong tỏa khiến lượng người dân ra ngoài mua sắm giảm 83%. Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRC) ngày 20/4 cho biết số người dân Vương quốc Anh đi ra ngoài mua sắm đã giảm 83% kể từ khi chính phủ nước này yêu cầu đóng cửa các cửa hàng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ không thiết yếu hồi tháng 3/2020.

    Tuần trước, các chuyên gia dự báo cho rằng kinh tế Anh có thể giảm 35% trong quý 2/2020 nếu nước này tiếp tục áp dụng lệnh phong tỏa trong 3 tháng tới.

    Trong khi đó, trang web về bất động sản Rightmove của Anh cho biết không thể cung cấp số liệu nhà đất chính xác do sự giảm mạnh số nhà mới được đăng ký bán.

    Lượng truy cập trang web của Rightmove đã giảm khoảng 40% kể từ khi Anh áp dụng lệnh phong tỏa song đã bắt đầu hồi phục nhẹ trong tuần qua.

    - Chính phủ mở rộng diện xét nghiệm: Ngày 17/4, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết nước này đã tăng diện đối tượng đủ điều kiện xét nghiệm Covid-19, trong đó có cảnh sát, lính cứu hỏa, quản giáo, viên chức chính quyền ở những địa phương trọng yếu, nhân viên tư pháp...

    - Tại London, giới chức thành phố đã thông báo các biện pháp mới nhằm bảo vệ tài xế xe buýt trước nguy cơ mắc COVID-19 sau khi 20 tài xế xe buýt của thành phố đã tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này. 

    Trong số các biện pháp này có đóng cửa trước xe buýt buộc hành khách lên hoặc xuống xe sẽ phải dùng cửa giữa. Hành khách không được ngồi ở hàng ghế đầu xe buýt gần chỗ lái xe nhất và sau vị trí ngồi của lái xe có một tấm che trong suốt bảo vệ.

    Số lượng hành khách đi xe buýt tại London đã giảm  khoảng 85% kể từ khi Anh áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc hồi tháng trước.

    Tuy nhiên, dịch vụ xe buýt và tàu điện vẫn hoạt động phục vụ người lao động trong những ngành chủ chốt. Ngoài 20 tài xế xe buýt tử vong do COVID-19, 4 nhân viên tàu điện và tàu điện ngầm ở London cũng qua đời vì căn bệnh này.

    Theo Sky/Metro

  • Chính phủ Anh đang phải đối mặt với áp lực đang ngày một gia tăng trong việc đưa các ngành nghề khác nhau của nền kinh tế ra khỏi tình trạng “bế quan tỏa cảng” trong bối cảnh tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đảo quốc sương mù đang sụt giảm nặng nề do những tác động của đại dịch COVID-19.

    Các nhà kinh tế tại Anh đã đề xuất một hệ thống đánh giá rủi ro với ba cấp độ “đỏ, vàng, xanh lá” giống như tín hiệu đèn giao thông nhằm cho phép các ngành nghề kinh doanh hoạt động ở nước này trở lại một cách chậm rãi.

    Áo đã áp dụng cách tiếp cận này khi cho phép các cửa hàng nhỏ, cửa hàng tiện lợi cùng với các chợ cây cảnh mở cửa trở lại sau gần một tháng. Trong khi đó,các cửa hàng, khách sạn và nhà hàng lớn hơn tại quê hương của nhà soạn nhạc thiên tài Mozart dự kiến sẽ mở cửa trở lại vào giữa tháng sau.

    doanh nghiep quay lai hoat dong

    Khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng ở Anh, cuộc sống như trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại xứ sở sương mù có thể sẽ không quay trở lại khi chính phủ nước này nhiều khả năng sẽ đưa ra các biện pháp mới nhằm ngăn chặn sự bùng phát trở lại của đại dịch này.

    Phần lớn các công ty có trụ sở tại Anh sẽ phải thực hiện việc giãn cách về mặt vật lý, bao gồm việc yêu cầu nhân viên và khách hàng giữ khoảng cách với nhau tối thiểu là hai mét. Cùng với đó, việc đeo khẩu trang ở các công sở cũng có thể trở thành quy định bắt buộc.

    Thị trưởng London Sadiq Khan và thị trưởng của một số đại đô thị khác tại Anh đang kêu gọi hành khách bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ở trên các phương tiện giao thông công cộng, giống như một số thành phố lớn trên thế giới đang làm, bao gồm thành phố New York của Mỹ. Cục vận tải London (TfL)cũng đã thử nghiệm việc lên xe bus thông qua cửa giữa nhằm bảo vệ các lái xe khỏi các bệnh truyền nhiễm.

    Các công ty tại thủ đô của nước Anh nhiều khả năng cũng sẽ được yêu cầu sắp xếp cho các nhân viên của họ bắt đầu và kết thúc các ca làm việc vào những thời điểm khác nhau trong ngày hoặc xen kẽ những ngày làm việc tại nhà để tránh tạo áp lực lớn lên mạng lưới giao thông công cộng trong những giờ cao điểm.

    Trong khi đó, các siêu thị, cửa hàng tạp hóa và các nhà bán lẻ thiết yếu khác vẫn mở cửa trong thời gian phong tỏa đã đưa ra các biện pháp an toàn để có sự ngăn cách giữa  người mua hàng và nhân viên, bao gồm việc lắp đặt tấm chắn nhựa tại các quầy thanh toán, hạn chế số lượng người vào mua hàng trong một thời điểm và đánh dấu sàn để ngăn cách người mua hàng.Khi các hạn chế được dỡ bỏ, những biện pháp này dự kiến sẽ được áp dụng thêm cho các cửa hàng miễn thuế trên các con phố tại Anh.

    Ba chuỗi cửa hàng bán đồ ăn nhanh lớn tại Anh là Burger King, KFC và Pret a Manger cũng đã mở lại một số chi nhanh với số lượng giới hạn sau khi đã áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn dịch tễ cho nhân viên của các chuỗi cửa hàng này.

    Trong khi đó, Hiệp hội Bia và Quán rượu Anh (BBPA) cũng cho biết các quán rượu cần ít nhất ba tuần thông báo trước để chuẩn bị mở cửa trở lại nhằm cho phép các nhà máy bia tăng cường sản xuất, gọi trở lại các nhân viên và làm sạch trang thiết bị.

    Theo Guardian

  • Hàng trăm nghìn người đã “tháo chạy” khỏi London, tỏa về các vùng khác nhau của nước Anh trước khi xứ xương mù áp lệnh phong tỏa ngày 23/3.

    Gần 250.000 người đã rời London trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực, theo số liệu của Đại học Oxford. Phần lớn đi đến phía đông và Đông Nam của Anh.

    Các chính trị gia và doanh nhân ở Norfolk, phía Tây Nam và xứ Wales đã cầu xin những người giàu có không rời khỏi nhà của mình để đi đến nơi khác, do lo sợ họ có thể mang theo virus và gâp áp lực thêm cho hệ thống y tế địa phương.

    Cư dân ở các vùng có thắng cảnh du lịch của Cornwall và phía tây xứ Wales đã đặt các biển báo để yêu cầu du khách trở về nhà, chẳng hạn "Wales đã đóng cửa. Hãy về nhà đi!", theo Telegraph.

    Các dữ liệu cho thấy dòng người tỏa ra khỏi London bắt đầu từ đầu tháng 3 đến giữa tháng 4. Khoảng gần 250.000 người đã tháo chạy trước khi có lệnh phong tỏa chưa đầy 2 tuần.

    Cũng có người rời đi ngay trong những ngày phong tỏa, nhưng số lượng ít hơn nhiều so với 2 tuần trước đó.

    fled out of london
    Tấm biển lớn đặt giữa đường với nội dung "Wales đã đóng cửa. Hãy về nhà đi!" ở Snowdonia, vùng núi phía bắc xứ Wales. Ảnh: Reuters.

    Tính đến ngày 14/4, hơn một nửa số người đã đến phía đông nước Anh, 25% khác đi về phía đông nam. Gần 10% đến East Midlands và số ít đi đến Wales, West Midlands và Yorkshire.

    Nghị sĩ Liz Saville Roberts từ đảng Plaid Cymru ở xứ Wales đã kêu gọi khách du lịch ở nhà vào tháng trước.

    “Tôi hiểu lý do tại sao nhiều người chọn rời khỏi London nhưng tôi chỉ có thể hy vọng rằng họ đã lắng nghe lời khuyên và trở về từ ngôi nhà thứ hai và kỳ nghỉ của họ”.

    Tại Birmingham và Manchester, thành phố lớn thứ hai và thứ ba của Vương quốc Anh, sự di chuyển còn hỗn loạn hơn.

    Hàng nghìn người đã rời Manchester đến London trong khi hơn 30.000 người đã đến thành phố nay từ Yorkshire và phần còn lại của phía tây bắc. Hơn 200.000 người đã rời khỏi Birmingham để đi đến Midlands ở phía tây.

    Theo Telegraph

  • Thúy Nga, Bằng Kiều vui mừng khi nhận được một khoản tiền trợ cấp của Chính phủ Mỹ trong mùa dịch Covid-19.

    bang kieu thuy nga nhan tro cap 1
    Ca sĩ Bằng Kiều nhận được 1200 USD tiền viện trợ của Chính phủ Mỹ

    Ca sĩ Bằng Kiều vừa chia sẻ tin vui khi nhận được khoản tiền trợ cấp của Chính phủ Mỹ cho mỗi người dân vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

    Cụ thể, nam ca sĩ đã nhận được 1200 USD. Giọng ca của "Nơi tình yêu bắt đầu" dí dỏm: "Nhận được cái check chính phủ gửi cho 1200 USD mà rưng rưng nước mắt”.

    Thông báo của Bằng Kiều nhanh chóng gây chú ý.

    Diễn viên Đức Tiến, ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung cho biết họ vẫn đang chờ khoản tiền hỗ trợ.

    Trong khi đó, danh hài Thúy Nga vui vẻ thông tin mình cũng đã nhận được tiền. Theo đó, vì nuôi con nhỏ dưới 17 tuổi nên Thúy Nga nhận được thêm 500 USD. Tổng cộng, cô nhận được 1700 USD.

    bang kieu thuy nga nhan tro cap 1
    Nghệ sĩ Thúy Nga dí dỏm, cô đã "nước mắt lưng tròng" từ sáng tới giờ khi nhận được tiền.

    "Nhận được 1700 USD của Tổng thống Trump gửi cho mẹ con em. Dù anh ấy bận rộn việc vẫn không quên lo cho mẹ con em. Mà nghe nói, sẽ còn nhận tiếp tiền thất nghiệp riêng nữa, 600 USD/tuần", nữ nghệ sĩ hài hước chia sẻ.

    Do ảnh hưởng và tác động của dịch Covid-19 tới nền kinh tế, Chính phủ Mỹ đã tung gói cứu trợ người dân.

    Theo đó, những cá nhân có thu nhập từ 75.000 USD/năm trở xuống sẽ được cấp một lần 1.200 USD/người.

    Những cặp vợ chồng có tổng thu nhập từ 150.000 USD/trở xuống nhận 2.400 USD. Ngoài ra, mỗi gia đình có trẻ em dưới 17 tuổi cũng được nhận thêm 500 USD/trẻ em.

    Trong khi một số bang ban hành lệnh phong tỏa để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh thì người dân ở một số bang có thống đốc là người của Đảng Dân chủ tụ tập biểu tình yêu cầu "mở cửa", dừng "giãn cách xã hội" để khôi phục kinh tế.

    Tổng thống Trump cũng nhiều lần phát biểu và viết trên Twitter đồng tình với quan điểm sớm khởi động lại nền kinh tế dù các ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 không ngừng tăng.

    Nguồn: Facebook

  • Một người phụ nữ tại New York (Mỹ) nhiễm Covid-19 nhưng không biểu hiện triệu chứng đã lây virus cho 17 trong tổng số 18 người con của mình, tờ Daily Mail đưa tin.

    Brittany Jencik – một bà mẹ sống tại New York, cho biết, cô đã mất cảnh giác và lây Covid-19 cho những đứa con của mình do không biểu hiện các triệu chứng nhiễm virus điển hình trong giai đoạn đầu ví dụ như ho, sốt hay đau nhức cơ thể.

    Sau khi bệnh tình của Brittany Jencik trở nên nghiêm trọng hơn, 17 đứa trẻ là con của cô mới bắt đầu biểu hiện các triệu chứng nhiễm virus.

    Cô Jencik miêu tả, Covid-19 tấn công gia đình mình như con tàu phá băng.

    “Thật kinh khủng, tôi đã nhiễm virus trước và sau đó thì các con tôi cũng bị lây”, bà mẹ của 18 đứa con nói.

    Hiện chưa rõ nguyên nhân khiến cô Brittany Jencik bị nhiễm Covid-19. Trong số 18 đứa con của Jencik, có một số bé được cô nhận về nuôi.

    Đến ngày 18.4, bang New York đã ghi nhận hơn 223.000 trường hợp nhiễm Covid-19 với ít nhất 12.800 người tử vong.

    Jencik nói thêm rằng, trong lúc bệnh tình của bản thân trở nên nghiêm trọng nhất, cô đã rất lo lắng cho đàn con của mình. May mắn, sau thời gian điều trị, Jencik và gia đình của cô đã hồi phục.

    me lay cho 18 con
    Gia đình của cô Brittany Jencik (ảnh: Daily Mail)

    Brittany Jencik cho biết, mình đã thuê dịch vụ dọn dẹp đến để làm vệ sinh toàn bộ căn nhà. Sự việc của gia đình cô Jencik đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mối nguy của những trường hợp nhiễm Covid-19 nhưng không biểu hiện triệu chứng và lây lan dịch bệnh giữa những người thân trong cùng gia đình.

    “Trái tim của một người mẹ nói với tôi rằng tôi phải bảo vệ những người thân yêu tốt nhất có thể”, cô Brittany Jencik nói và hy vọng rằng dịch bệnh sẽ nhanh chóng qua đi để các con của mình có thể mau chóng trở lại trường học trong an toàn.

    Ở một diễn biến khác, cùng là phụ huynh có con đang đi học, hôm 17.4, Tổng thống Donald Trump cũng than thở rằng cậu “quý tử” Barron Trump nhà mình đã không được đến trường quá lâu vì dịch bệnh.

    “Tôi có một cậu nhóc đang đi học. Nó đang học ở nhà nhưng tôi muốn thấy nó đến trường. Tôi nghĩ rằng các trường học sẽ được mở lại sớm thôi”, ông Trump nói.

    Trong khi cậu con trai đang phải ở nhà thì Tổng thống Trump cũng không ngoại lệ,

    “Tôi đã ở trong Nhà Trắng khá lâu rồi. Có lẽ đã được vài tháng”, ông Trump phát biểu.

    Theo DailyMail

  • Thủ tướng Anh Johnson đã ra các chỉ thị cho chính phủ và họp với quan chức cấp cao về tình hình Covid-19 khi đang hồi phục do nhiễm nCoV.

    Phát biểu tại cuộc họp báo hàng ngày của chính phủ Anh hôm 18/4, Bộ trưởng Nhà ở Robert Jenrick cho biết Thủ tướng Boris Johnson đang "nghỉ ngơi và hồi phục tại Chequers", dinh thự nghỉ dưỡng của ông ở Buckinghamshire, theo lời khuyên của bác sĩ.

    "Thủ tướng đã liên lạc với các bộ trưởng, nhưng chủ yếu là với văn phòng riêng của ông ở phố Downing", Jenrick cho hay.

    Các nguồn tin cho biết trong khi Johnson đang hồi phục do nhiễm nCoV, sau khi xuất viện cách đây một tuần, ông đã "tham gia nhiều hơn" vào công việc của chính phủ, trong đó có việc đưa ra "một chỉ thị". Ngoại trưởng Dominic Raab hôm 17/4 đến thăm Thủ tướng tại Chequers cùng một số quan chức cấp cao. Cuộc họp ba giờ này là lần đầu tiên Johnson trao đổi trực tiếp với Ngoại trưởng và các cố vấn cấp cao kể từ khi ông xuất viện.  

    thu tuong anh ra chi thi
    Thủ tướng Anh Boris Johnson tại cuộc họp về Covid-19 ở Văn phòng Thủ tướng số 10 phố Downing hồi tháng 3. Ảnh: AFP.

    Hiện chưa rõ khi nào Thủ tướng Anh quyết định quay lại làm việc.

    Chính phủ Anh đang chịu chỉ trích về cách ứng phó với đại dịch, bao gồm tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng thiết bị bảo hộ cá nhân cho các nhân viên y tế. Một cuộc thăm dò mới nhất cho thấy tỷ lệ ủng hộ cách xử lý Covid-19 của chính phủ đã giảm từ 68% xuống 59%.  

    Ngoài ra, theo Guardian, chính phủ Anh cũng đang phải đối mặt với áp lực cao độ trong ngày 19/4 khi có nhiều chỉ trích cho rằng họ đã không làm đủ mức trong các nỗ lực ban đầu để đối phó với virus corona.

    Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh, ông Michael Gove thừa nhận Thủ tướng Boris Johnson đã không tham dự liên tiếp 5 cuộc họp khẩn cấp về Covid-19 trước khi cuộc khủng hoảng diễn ra.

    Công đảng đối lập cho rằng Thủ tướng Boris Johnson đã "không thấy ở đâu" trong những tuần đầu quan trọng, lúc virus bắt đầu xuất hiện ở nước Anh.

    Cùng với đó, ông Gove cũng xác nhận rằng Anh đã gửi hàng trăm nghìn bộ quần áo bảo hộ y tế (PPE) tới Trung Quốc trong tháng 2, trong khi giờ đây phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng mặt hàng này.

    "Hầu hết các cuộc họp giao ban của văn phòng chính phủ không có sự xuất hiện của thủ tướng. Đó là tất cả vấn đề. Những cuộc họp được chỉ đạo bởi bộ trưởng liên quan đến lĩnh vực cần bàn thảo", ông Gove nói.

    Điều ông Gove nói về việc thủ tướng không tham dự các cuộc họp giao ban của chính phủ là chính xác, nhưng điều này hiếm khi xảy ra trong một cuộc khủng hoảng.

    Năm cuộc họp mà ông Johnson không tham dự diễn ra trong khoảng thời gian từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2. Trong thời gian này quốc hội dừng làm việc và ông Johnson đã lui về dinh thự ngoại ô của thủ tướng Anh ở Chequers để nghỉ ngơi. Công đảng đối lập gọi ông là "thủ tướng bán thời gian" vì việc này.

    Theo Sky News

  • Nền tảng trực tuyến dành cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em, phụ huynh, nhà trường và gia sư lớn nhất Vương quốc Anh đã chỉ ra rằng gần một phần tư (23%) phụ huynh Anh có thể sẽ tiếp tục cho con học tại nhà sau khi giai đoạn cách ly xã hội vì coronavirus kết thúc.

    Cuộc khảo sát của Childcare.co.uk với sự tham gia của hơn 2.000 phụ huynh và người giám hộ cũng cho thấy nếu một phần tư phụ huynh ở Vương quốc Anh tiếp tục cho con học tại nhà thì các trường học ở Anh sẽ trống 2 triệu chỗ từ tháng 9 năm 2020.

    Khi được hỏi sẽ cho con học tại nhà bằng cách nào, gần hai phần ba (64%) phụ huynh cho biết họ sẽ tiếp tục làm việc ở nhà để có thể tự dạy dỗ con mình, trong khi một phần ba còn lại (36%) cho biết họ sẽ cho con học tại nhà với sự hỗ trợ của gia sư trực tiếp và gia sư qua mạng.

    khong cho tre di hoc lai

    Ngoài ra, trả lời câu hỏi về những ưu điểm mà họ đã trải nghiệm từ việc học tại nhà trong thời gian cách ly, gần bốn phần năm (78%) phụ huynh nói họ có thể 'kiểm soát những gì con học', hơn một nửa (51%) nói 'giảm tình trạng bắt nạt học đường', và chín phần mười cha mẹ (91%) cho biết họ có thể 'dành nhiều thời gian hơn cho con'.

    Dữ liệu từ năm học 2018/2019 cho thấy có gần 9 triệu (8.793.981) chỗ trong các trường tiểu học và trung học công lập ở Anh. Số liệu của chính phủ chỉ ra, trong năm 2019, 80,9% học sinh cấp hai và 90,6% học sinh tiểu học nhận được lời đề nghị nhận học từ các trường nguyện vọng một. Trung bình 10% các gia đình không được nhận vào trường tiểu học nguyện vọng một trong năm 2019.

    Richard Conway, người sáng lập của Childcare.co.uk, cho biết: “Khi có rất nhiều phụ huynh vật lộn để vừa làm việc ở nhà và dạy con cái của họ, chúng tôi đã quyết định khảo sát một số phụ huynh để tìm hiểu suy nghĩ của họ về việc cho trẻ học tại nhà nói chung. Thật đáng ngạc nhiên khi chúng tôi phát hiện ra có rất nhiều gia đình ở Anh dự định tiếp tục cho con học tại nhà sau khi dỡ bỏ cách ly xã hội.

    Tôi cứ tưởng hẳn nhiều người sẽ vội vã thả con ở cổng trường ngay sau khi trường học mở cửa trở lại! Nghiên cứu của chúng tôi chắc chắn chỉ ra rằng mọi chuyện không nhất thiết là như vậy.

    “Tôi cũng quan tâm đến những tác động tiếp theo của việc học tại nhà. Mỗi năm phụ huynh trên khắp Vương quốc Anh phải chiến đấu để đưa con vào ngôi trường họ mong muốn, tuy nhiên với 23% phụ huynh muốn tiếp tục tự dạy con sau Covid-19, phụ huynh gắn bó với việc học ở trường có lẽ sẽ nhận được một vị trí trong trường nguyện vọng một dễ dàng hơn.”

    VietHome (Theo Wales Online)

  • Bạn nghĩ sao nếu VietHome nói rằng: Các thống kê từ trước tới thời điểm này của Vương Quốc Anh hoàn toàn chưa chính xác, không phản ánh đúng thực trạng số bệnh nhân bị nhiễm và đã tử vong vì Covid-19 ở nước này?  Quả thực, đây là thông tin tương đối sốc - nhưng nó hoàn toàn hợp lý với cách thức mà Vương Quốc Anh vận hành từ bấy lâu nay. 

    VietHome đã theo sát các bản báo cáo từ nhiều nguồn khác nhau, như SkyNews hay BBC và nhận thấy rằng thống kê số người bệnh chỉ phản ánh một phần tình hình dịch đang diễn ra tại Anh Quốc. 

    VietHome xin được dịch và tổng hợp lại những điều này - để bạn đọc hiểu rõ hơn cách thức hoạt động ở nước Anh.

    du lieu covid 19 anh quoc

    Quy trình người chết được đăng kí chứng nhận tại Vương Quốc Anh 

    Trước khi đi vào cụ thể các con số, VietHome muốn phổ biến cách 1 người chết được cấp giấy chứng tử. Bởi điều này giải thích lý do vì sao các con số thống kê ở Anh luôn luôn chậm.

    Khi một ai đó tử vong ở Anh - điều quan trọng là họ phải được đăng kí chứng tử, trong đó nêu rõ nguyên nhân dẫn tới cái chết. Ở UK có một bộ phận chuyên điều tra nguyên nhân tử vong gọi là - Điều Tra Viên Coroner. Nếu Coroner cảm thấy nghi ngờ cái chết, họ sẽ không chứng nhận cho và sẽ yêu cầu điều tra, hoặc yêu cầu bác sĩ xác nhận chính xác nguyên nhân dẫn tới cái chết. Thủ tục này tương đối lâu và liên quan tới nhiều bộ phận khác nhau để đảm bảo không có sai sót. 

    Sau khi Coroner hài lòng về thủ tục, thì người chết mới được đăng kí lưu vào trong sổ sách của chính phủ Anh - phục vụ cho việc thống kê và các thủ tục khác sau này. 

    Số lượng người chết được thông báo hàng ngày được tính như nào ? 

    Hàng ngày chúng ta nhận được thông báo có X người tử vong vì Covid-19 tại Anh Quốc. Tuy nhiên, đây chỉ là những bệnh nhân được bệnh viện điều trị và chứng thực ngay lúc đó, nên họ có thể chính thức ghi vào sổ sách và thông báo luôn cho thế giới.

    Một phần thiếu sót là chính quyền chưa thể thống kê số lượng người chết trong nhà dưỡng lão hoặc chết tại nhà. Những trường hợp này thường mất 5-10 ngày để có được con số thống kê chính xác (lý do xin xem thêm mục phía trên VietHome giải thích ) 

    Theo các số liệu vào tháng 3/2020 từ Văn Phòng Thống Kê Quốc Gia ở Anh (Office for National Statistics) thì 93% những người khai báo tử vong vì Covid-19 là chết tại bệnh viện. Tức khoảng 7% là chết ở những nơi khác. 

    Cách xác định 1 người chết vì Covid-19 hay không phải vì Covid-19 cũng rất phức tạp

    Một người bị bệnh nặng sắp chết đột nhiên nhiễm virus Covid-19 thì có được coi đó là nguyên nhân gây ra cái chết không ? 
    Đó là trường hợp của 1 thanh niên 18 tuổi ở Coventry. Người này trước khi chết 1 ngày thì bị phát hiện là dính virus Covid-19. Tuy nhiên, phía bệnh viện lại công bố lý do chết là vì có tiểu sử bệnh rất nặng trước đó và không hề liên quan tới Covid-19.

    Theo thống kê, trong số gần 4000 người chết trong tháng 3 ở England và Wales, thì có tới 90% là có tiền sử bệnh như bệnh tim, bệnh liên quan tới hô hấp.  Đây là những bệnh có khả năng chết rất cao dù có bị nhiễm Covid-19 hay không.

    Mỗi tuần có bao nhiêu người chết ? 
    Theo thống kê ở England và Wales từ 30/03/2020 tới 03/04/2020: có 16.000 người tử vong, tăng hơn 6.000 người so với dự đoán của văn phòng thống kê so với các năm trước. Không phải 6.000 người này chết vì Covid-19, nhưng hầu hết trong số đó được chứng nhận là do Covid-19 gây nên . 

    Nếu trong những tháng tới, số người tử vong hạ thấp hơn mức dự đoán - thì chứng tỏ Covid-19 chỉ khiến thời gian tử vong của những người này tới sớm hơn mà thôi. 

    Bạn còn nhớ Thủ Tướng Anh Boris Johnson phát biểu câu gì khi mới có dịch không ? Đó là: "Các bạn sẽ có người thân ra đi sớm hơn dự kiến"

    Mỗi năm Anh Quốc có 600.000 người tử vong vì các lý do khác nhau và người cao tuổi luôn là đối tượng dễ gặp nguy nhất. Theo Giáo Sư David Spiegelhalter từ trường Đại Học University of Cambridge, hầu hết những người chết vì Covid-19 cũng sẽ chết vì bệnh khác. Nhưng để biết được có thêm bao nhiêu người tử vong chỉ vì Covid-19 thì lại rất khó dự đoán tại thời điểm này.

    Các cái chết gián tiếp vì virus Covid-19

    Trong thời gian dịch bệnh phát triển và phong tỏa đang diễn ra, cũng sẽ xảy ra nhiều hơn các vụ chết người vì nhiều lý do như : 

    - Trầm cảm và tự tử vì bị cách ly xã hội

    - Bệnh tim mạch vì ít vận động

    - Tâm lý và sức khỏe sa sút vì bị mất việc, giảm mức sống. 

    Các nhà nghiên cứu ở trường University of Bristol cho biết, tuổi thọ của người dân Anh cũng sẽ bị mất đi tầm 3 tháng vì những vấn đề xung quanh lệnh phong tỏa, giảm đi lại.

    Chuyện gì sẽ xảy ra với Vương Quốc Anh? 

    Chính phủ và các nhà tư vấn không thể chờ đợi các số liệu thống kê, mà họ phải ra ngay quyết định cho tình hình hiện tại. Họ đang nhắm tới việc ra lệnh phong tỏa để giảm tỉ lệ lây lan virus trong cộng đồng. Khi đỉnh dịch đã đi qua, họ sẽ có thêm nhiều thời gian để cân đo đong đếm các mặt. 

    Virus Covid-19 này sẽ không thể trị dứt điểm ngay được, vaccine sẽ cần ít nhất 1 năm nữa để thử nghiệm. Vì thế khó khăn của Anh Quốc hiện tại đó là làm sao quản lý được dịch cho tốt, kiểm soát không để xảy ra đỉnh dịch lần thứ 2 - trong khi đó vẫn cho phép đất nước quay trở lại hoạt động như bình thường.  

    VietHome (theo BBC, Skynews và nhiều nguồn khác)

  • Chính phủ Anh được cho là sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 hiện đang được áp dụng khi chưa rõ đại dịch này đã đạt đỉnh tại đảo quốc sương mù hay chưa.

    Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã cảnh báo người dân Anh rằng các biện pháp cách ly xã hội có thể kéo dài vào tháng 6 khi các bộ trưởng đang phải chịu áp lực ngày càng gia tăng trong việc đưa ra kế hoạch chi tiết nhằm từng bước dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt và khôi phục nền kinh tế vốn cũng đang chịu những ảnh hưởng nặng nề.

    photo 1 15871294943241939615366
    Ngoại trưởng Anh Dominic Raab.

    Người hiện đang điều hành các công việc của chính phủ Anh thay thủ tướng Boris Johnson cũng cho biết lệnh phong tỏa toàn quốc sẽ tiếp tục có hiệu lực trong vòng ít nhất 3 tuần tới và nhấn mạnh bất kỳ sự nới lỏng nào trong thời điểm hiện tại sẽ làm tăng đáng kể số người chết do mắc bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới gây ra.

    “Việc nới lỏng sẽ làm chậm lại tiến độ đã thực hiện cho đến thời điểm này, do đó sẽ đòi hỏi một khoảng thời gian lâu hơn cho các biện pháp cách ly xã hội”, ngoại trưởng Anh nói trong buổi họp báo hàng ngày của chính phủ nước này.

    Ông cũng cho biết thêm các bộ trưởng trong nội các đã nhận được lời khuyên rất rõ ràng từ ủy ban tư vấn khoa học của chính phủ Anh rằng việc dỡ bỏ các lệnh hạn chế vào thời điểm này sẽ có nguy cơ tạo ra “làn sóng lây nhiễm thứ hai” trong cộng đồng.

    Vị ngoại trưởng 46 tuổi cũng đặt ra năm điều kiện cần phải được đáp ứng trước khi nới lỏng các biện pháp hạn chế, bao gồm tỷ lệ tử vong hàng ngày do COVID-19 có sự sụt giảm liên tiếp trong nhiều ngày và ông tin tưởng nguồn cung các bộ đồ bảo hộ cá nhân (PPE) và bộ kit xét nghiệm tại Anh hiện tại có thể đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong tương lai.

    Phố Downing cho biết, thủ tướng Anh Boris Johnson không trực tiếp tham gia trong quyết định gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc, tuy nhiên Ngoại trưởng Raab cũng đã thông báo các quyết định được đưa ra cho vị Thủ tướng 55 tuổi qua điện thoại.

    Trước đó, bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cũng cam kết sẽ tăng cường việc thực hiện xét nghiệm COVID-19 và trang thiết bị bảo hộ cho các nhân viên tại các viện dưỡng lão sau khi có nhiều báo cáo cho biết tình trạng thiếu hụt nguồn cung trang thiết bị cùng những “khuyến cáo vô nghĩa” tới từ chính phủ Anh.

    Trước thông tin nước Anh tiếp tục kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc, lãnh đạo mới của Công Đảng đối lập là ông Keir Starmer cũng đã hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ quyết định này đến từ phía chính phủ Anh, tuy nhiên ông cũng cho rằng những kế hoạch nhằm chuẩn bị cho việc dỡ bỏ các lệnh phong tỏa tại nước này vào thời điểm thích hợp vẫn cần phải được làm rõ trong thời gian sớm nhất.

    Vừa qua, chính phủ Anh cho biết sẽ thành lập một đội “đặc nhiệm”, quy tụ các cơ quan chính phủ, các viện nghiên cứu và các tập đoàn dược phẩm để thúc đẩy nhanh nhất việc tìm kiếm vaccine. Trước mắt, chính phủ Anh sẽ đầu tư 14 triệu bảng để tài trợ cho 21 dự án nghiên cứu vaccine.

    Hiện tại, hơn 1 triệu liều vaccine do các nhà khoa học Anh tại trường Đại học Oxford nghiên cứu đã được đưa vào sản xuất, dù các thử nghiệm chưa cho kết luận cuối cùng là liệu vaccine này có hiệu quả hay không. Trường Đại học Oxford cho biết, trong kịch bản tốt nhất thì cũng phải đến tháng 9/2020, vaccine này mới có thể được đưa vào sử dụng.

    Ngoài ra, chính phủ Anh cũng cho lập lại đội ngũ y tế chuyên điều tra lịch sử dịch tễ của các ca nhiễm bệnh. Động thái này diễn ra sau khi có quá nhiều chỉ trích về việc chính phủ Anh sớm từ bỏ chiến lược này hồi đầu tháng 3, khi số ca nhiễm bắt đầu tăng cao tại Anh.

    Theo The Guardian

  • Nghiên cứu mới được công bố bởi tổ chức từ thiện Care England cho thấy 7.500 người có thể đã chết vì nCoV tại viện dưỡng lão Anh.

    Giáo sư Martin Green, giám đốc Care England, tổ chức từ thiện và đại diện hàng đầu cho các viện dưỡng lão ở Anh nói với Telegraph hôm 17/4, rằng khoảng 7.500 người có thể đã chết trong các viện dưỡng lão do nCoV. "Nếu không làm xét nghiệm, rất khó đưa ra số chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên, khi xem xét tỷ lệ tử vong từ ngày 1/4 và so sánh với tỷ lệ chúng tôi có được những năm trước, chúng tôi ước tính số người đã chết do nCoV là khoảng 7.500", Green nói.

    Con số này cao hơn nhiều so với ước tính hồi đầu tuần là khoảng 1.400 ca và cũng vượt xa dữ liệu của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS), ghi nhận 217 ca tử vong do nCoV tại các viện dưỡng lão, tính đến 3/4, ngày báo cáo số liệu mới nhất.

    chet o vien duong lao
    Nhân viên y tế hỗ trợ một bệnh nhân tại Streatham, London ngày 2/4. Ảnh: SkyNews.

    Care England, đại diện cho khoảng 3.800 viện dưỡng lão và hơn 50.000 người cư trú tại các viện dưỡng lão, đã thu thập dữ liệu qua khảo sát các cơ sở họ có liên quan. Cơ quan Y tế Công cộng Anh xác nhận người cao tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi nCoV, 69% số người chết do dịch bệnh trên 70 tuổi.

    Các nhân viên y tế cáo buộc chính phủ Anh "xem nhẹ" các ca tử vong trong viện dưỡng lão và không đưa con số này vào dữ liệu thống kê dịch bệnh hàng ngày. Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancook cho hay tại họp giao ban hôm 16/4 rằng khoảng 15% các viện dưỡng lão Anh bị Covid-19 tấn công. Ông Hancook cũng tuyên bố rằng dữ liệu các ca tử vong tại viện dưỡng lão do nCoV sẽ "sớm được công bố".

    Phát biểu tại một ủy ban quốc hội ngày 17/4, Hancook cho rằng số ca tử vong tại các viện dưỡng lão ở nước này có thể cao hơn 2%. Anh báo cáo gần 109.000 ca nhiễm và gần 15.000 người tử vong.

    Liên quan đến ước tính của Care England, Caroline Abrahams, giám đốc tổ chức từ thiện Age UK cho rằng: "Đây là một ước tính gây sốc và đau lòng, sẽ khiến bất cứ ai có người thân sống trong các viện dưỡng lão phải rùng mình". Abrahams nhận xét chính quyền trung ương và địa phương cần phải đẩy mạnh hợp tác với các viện dưỡng lão nhằm cứu mạng những người già cũng như nhân viên tại đây.

    Dữ liệu của Ủy ban Chất lượng Chăm sóc (CQC) thuộc Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội Anh hôm 17/4 cho thấy 3.084 viện dưỡng lão tại nước này xuất hiện Covid-19, tính đến 15/4. Tuy nhiên, các số liệu của ONS, CQC hay Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) Anh đều có độ trễ, đồng nghĩa không cập nhật chính xác số ca tử vong thực tế.

    "Mỗi cái chết do nCoV đều là một thảm kịch, và đó là lý do tại sao chúng tôi làm việc suốt ngày đêm để cung cấp các thiết bị và hỗ trợ giải quyết ngành chăm sóc xã hội ứng phó đại dịch toàn cầu này", phát ngôn viên Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh cho hay. Bộ này cũng đang làm việc với CQC và các tổ chức liên quan nhằm cập nhật chính xác nhất số ca tử vong trong các viện dưỡng lão và nhiều nơi khác.

    Covid-19 xuất hiện tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Trung Quốc tháng 12/2019, khiến gần 2,3 triệu người nhiễm, hơn 154.000 người chết. 

    Theo Telegraph

  • Chloe Nguyễn cật lực liên lạc khắp nơi nhưng không tìm được huyết tương của người đã khỏi Covid-19 trước khi chồng cô qua đời. 

    Chồng của Chloe là Ted Lê, 32 tuổi, ở trong tình trạng nguy kịch vì nhiễm nCoV và đã dùng máy thở gần 4 tuần nay tại bệnh viện Pomona Valley, Nam California. 

    Các bác sĩ nói với Chloe rằng huyết tương từ một người đã hồi phục sau khi mắc Covid-19 có thể là cơ hội sống sót cuối cùng cho chồng cô. Huyết tương có chứa kháng thể chống virus, khi truyền vào cơ thể bệnh nhân sẽ phát huy tác dụng, hỗ trợ diệt virus.   

    "Chúng tôi và các bác sĩ đã cố gắng liên lạc khắp nơi, nhưng tôi không biết", người phụ nữ gốc Việt khóc khi kể lại. "Tôi hy vọng chồng mình có thể trụ thêm một thời gian nữa".

    huyet tuong cuu chong

    Chloe chia sẻ câu chuyện của mình nhằm khuyến khích mọi người hiến huyết tương thông qua Hội Chữ Thập đỏ, dù đối với chồng cô, mọi thứ đã quá muộn.

    "Nếu họ không thể giúp chồng tôi thì ít nhất họ cũng có thể giúp tất cả những bệnh nhân đang ở trong tình cảnh như chồng tôi, vì tôi không biết chúng tôi có bao nhiêu thời gian. Mọi người đang cố gắng làm mọi thứ. Các bác sĩ và y tá đang cố hết sức".

    Hôm 16/4, Chloe được gặp chồng lần đầu tiên sau gần một tháng, nhưng chỉ qua cửa kính.

    "Tôi thậm chí không thể chạm vào anh ấy. Máy móc, các đường ống vây quanh anh ấy. Anh ấy trông thoải mái vì đang hôn mê. Tôi không muốn anh ấy ra đi", cô nói.

    Bác sĩ cho biết thận của chồng cô không còn hoạt động và đã đến lúc phải đưa một số quyết định quan trọng. Hôm 17/4, Ted tử vong. Tháng trước, hai người gốc Việt đầu tiên cũng qua đời vì mắc Covid-19, gồm một phụ nữ 74 tuổi và một người đàn ông 72 tuổi, đều ở bang Washington. 

    Chloe cũng dương tính với nCoV nhưng không có triệu chứng. Cô đang tự cách ly với con trai mới 2 tuổi rưỡi.    

    "Thằng bé biết ba nó không có ở đó. Nó mở iPad của anh ấy, nhìn ảnh và nói 'ba'. Tôi biết thằng bé rất nhớ ba", Chloe nói.

    Theo Abc7