• Số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 tăng đáng kể ở khu vực Đông Nam Á, trong khi tỷ lệ nhiễm biến thể JN.1 tăng mạnh trên toàn cầu trong tháng qua.

    ca mac covid thuc te
    Số ca Covid-19 tăng ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH ABC

    Theo báo cáo cập nhật mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu tăng nhẹ trong tháng qua, trong khi số ca tử vong vì căn bệnh này giảm ổn định.

    Tuy nhiên, WHO lưu ý rằng chưa đến phân nửa các quốc gia trên thế giới báo cáo các số liệu về Covid-19 trong tháng qua, tính từ ngày 11.12.2023 đến ngày 7.1.2024.

    "Theo ước tính từ giám sát nước thải, số ca phát hiện lâm sàng cho thấy số ca mắc Covid-19 trên thực tế có thể cao hơn 2-19 lần", theo báo cáo do WHO đưa ra hôm 20.1.

    Trong tuần cuối của năm 2023, biến thể JN.1 - "hậu duệ" của Omicron - chiếm 65,5% số ca nhiễm, tăng đáng kể so với tỷ lệ 24,8% vào một tháng trước đó.

    Trong bản tin ngày 23.1, Trung tâm Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm và Chính sách (CIDRAP) thuộc Đại học Minnesota (Mỹ) dẫn phân tích theo khu vực của WHO cho thấy số ca mắc Covid-19 tăng ở 2 khu vực.

    Các con số tăng mạnh ở Đông Nam Á, trong khi khu vực Tây Thái Bình Dương tăng ít hơn. Ở Đông Nam Á, các quốc gia có mức tăng cao nhất là Ấn Độ và Indonesia. Biến thể JN.1 trở nên vượt trội ở Ấn Độ vào tuần đầu tiên của tháng 1.

    Khu vực Đông Nam Á theo phân chia khu vực của WHO gồm 11 nước là Bangladesh, Bhutan, CHDCND Triều Tiên, Ấn Độ, Indonesia, Maldives, Myanmar, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan và Đông Timor.

    Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, Malaysia và Singapore ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất. Thông tin trên trang web của Bộ Y tế Malaysia cho thấy các ca nhiễm trong làn sóng hiện nay đã lên đến đỉnh điểm ngay trước Giáng sinh năm 2023 và đang giảm dần. Dữ liệu của Bộ Y tế Singapore cho thấy mô hình tương tự.

    Khu vực Tây Thái Bình Dương theo phân chia của WHO gồm 37 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam nằm trong khu vực này.

    Số ca tử vong giảm hoặc ổn định tại 5 khu vực theo phân chia của WHO, trong khi chỉ có khu vực Đông Nam Á tăng, đáng chú ý là tại Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan.

    Tại Úc, theo Đài ABC đưa tin ngày 23.1, kỳ nghỉ kết thúc và mọi người trở lại làm việc, đi học nên cơ quan chức năng khuyến cáo cần thận trọng trước "một làn sóng đáng kể" của Covid-19.

    Úc ghi nhận hơn 26.000 ca nhiễm Covid-19 trên cả nước. Giới chức y tế cho rằng số ca thực tế có thể cao hơn do nhiều ca không báo cáo.

    Đến nay, thế giới ghi nhận 702.141.250 ca nhiễm Covid-19 với 6.971.929 ca tử vong và 673.077.159 ca hồi phục, theo Worldometer.

    Theo Thanh Niên

  • Hoạt động đi lại, tụ họp của người dân vào các dịp lễ lớn cùng với sự xuất hiện của biến thể mới khiến số ca Covid-19 toàn cầu có xu hướng tăng.

    10000 covid
    Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: AFP).

    Tại cuộc họp báo ngày 10/1, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, trong tháng 12 vừa qua, thế giới ghi nhận gần 10.000 ca tử vong có liên quan đến Covid-19. Trong khi đó, số ca nhập viện tăng 42% ở gần 50 quốc gia, chủ yếu ở châu Âu và châu Mỹ.

    "Mặc dù con số 10.000 ca tử vong/tháng thấp hơn nhiều so với giai đoạn đỉnh dịch, nhưng đây cũng là mức không thể chấp nhận được, ông Tedros nói.

    Ông cũng khẳng định chắc chắn số ca nhiễm ở các nơi khác cũng tăng nhưng không được báo cáo. Do vậy, ông kêu gọi các chính phủ tiếp tục giám sát và đáp ứng tốt nhất có thể việc cung cấp vaccine và điều trị y tế cho người dân.

    Ông Tedros cho hay, biến thể JN.1 hiện là biến thể phổ biến nhất trên thế giới. Đây là một biến thể của chủng Omicron, do vậy, các vaccine hiện thời vẫn có tác dụng phần nào.

    Trưởng nhóm kỹ thuật phụ trách Covid-19 của WHO, bà Maria Van Kerkhove, technical lead at WHO for Covid-19, cho biết sự gia tăng các bệnh về đường hô hấp trên toàn cầu do virus corona cũng như virus cúm, viêm phổi.

    "Chúng tôi dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục trong những tháng mùa đông ở bán cầu bắc", bà Kerkhove và cũng lưu ý thêm rằng số ca Covid-19 cũng tăng ở bán cầu nam hiện là mùa hè.

    WHO khuyến cáo người dân tiêm vaccine, đeo khẩu trang, đảm bảo không gian trong nhà thông thoáng.

    "Vaccine có thể không ngăn được hoàn toàn nguy cơ nhiễm bệnh, nhưng có thể giảm đáng kể nguy cơ phải nhập viện hay tử vong", Michael Ryan, người đứng đầu cơ quan khẩn cấp của WHO, cho hay.

    Theo Dân Trí

  • Các nước Đông Nam Á đang tái áp dụng một số biện pháp như lắp máy quét thân nhiệt tại sân bay, kêu gọi người dân đeo khẩu trang và hoãn du lịch khi số ca Covid tăng đột biến.

    Động thái này nhằm làm chậm sự lây lan của các loại virus, trước lo ngại Covid-19 kết hợp cúm và các mầm bệnh đường hô hấp, có thể gây đợt dịch rộng hơn, tạo áp lực cho hệ thống y tế.

    Theo Bộ Y tế Singapore, số ca mắc Covid-19 đã tăng từ 22.000 vào ngày 25/11 lên 32.000 chỉ một tuần sau đó. Giới chức nước này cho biết sự gia tăng có thể do nhiều yếu tố, gồm suy giảm khả năng miễn dịch, tần suất đi lại, tiếp xúc cộng đồng của người dân cao hơn trong mùa du lịch và lễ hội cuối năm.

    Số ca nhiễm liên quan đến biến chủng JN.1, một nhánh phụ của BA.2.86, hiện chiếm khoảng 60%. Chính quyền Singapore cho biết không có dấu hiệu nào chỉ ra rằng JN.1 dễ lây truyền hoặc gây triệu chứng nặng hơn. Tuy nhiên, Trung Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ nhận định sự xuất hiện liên tục của biến chủng này cho thấy nó có khả năng lây lan, trốn tránh hệ miễn dịch tốt.

    Trong khi đó, giới chức Indonesia đã lắp đặt các máy quét thân nhiệt tại các sân bay quốc tế chính của Jakarta và bến phà Batam để sàng lọc khách du lịch. Bà Naning Nugrahini, người đứng đầu văn phòng y tế cảng sân bay, cho biết người được phát hiện có triệu chứng sẽ cần xét nghiệm nhanh thêm. Cơ quan cũng triển khai nhân viên, thiết lập trạm y tế sân bay để chăm sóc cho những hành khách có biểu hiện nhiễm virus và phối hợp với đội ngũ bác sĩ để truy vết tiếp xúc.

    Biện pháp phòng ngừa được thực hiện ngay sau khi Bộ Y tế ban hành thông tư ngày 8/12, kêu gọi cả nước cảnh giác khi số ca Covid-19 tăng ở Indonesia, Singapore, Malaysia và Philippines.

    covid tang dot bien
    Người dân Singapore được tiêm vaccine Covid-19 tại một trạm y tế. Ảnh: Straits Times

    Trong tuyên bố đưa ra ngày 11/12, Bộ Y tế nhắc lại thông điệp này và khuyến nghị người dân hoãn du lịch đến các khu vực đang có số ca nhiễm nCoV tăng đột biến, hoàn thành tiêm chủng hai liều, thực hiện đeo khẩu trang, rửa tay và ở nhà nếu có các triệu chứng đường hô hấp.

    Người phát ngôn Bộ Y tế Siti Nadia Tarmizi cho biết những công dân đã du lịch nước ngoài có nguy cơ nhiễm bệnh do tiếp xúc với người từ quốc gia khác.

    Tại Malaysia, số ca nhiễm nCoV tăng gần gấp đôi trong một tuần, từ hơn 3.600 lên 6.700 người kể từ ngày 25/11 đến ngày 2/12. Bộ trưởng Y tế Muhammad Radzi Abu Hassan cho biết tỷ lệ bệnh nhân nhập viện, tính cả ca nghi nhiễm là 3,5 trên 100.000 dân, với một trên 100.000 dân triệu chứng nhẹ. Công suất sử dụng giường trong khu hồi sức tích cực (ICU) là 0,8%, tỷ lệ sử dụng giường cho các trường hợp không nguy kịch là 1,1%.

    Tiến sĩ Muhammad Radzi cho biết 72,9% biến chủng được phát hiện tại đất nước là Omicron, tiếp theo là 26,2% Delta, phần còn lại là Beta và Alpha.

    "Đến nay, Malaysia chưa có biến chủng mới, không có dấu hiệu cho thấy biến chủng lây truyền tại địa phương với mức độ cao hơn hoặc gây bệnh nghiêm trọng hơn", ông nói.

    Ông nhận định dù số ca Covid-19 gia tăng, tình hình ở Malaysia vẫn nằm trong tầm kiểm soát, không gây áp lực cho cơ sở y tế. Tiến sĩ Muhammad Radzi khuyến nghị người thuộc nhóm nguy cơ cao nên nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

    VnExpress (theo Straits Times)

  • Anh ghi nhận biến chủng JN.1, một nhánh của Omicron, có tốc độ lây lan nhanh, khiến số ca nhiễm tăng mạnh.

    Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA) phân loại JN.1 thành một chủng phụ riêng, do tính đột biến và mức độ gia tăng ở nước này. Theo ZOE Health Study, từ ngày 6/12 đến nay, Anh ghi nhận 97.000 trường hợp có triệu chứng Covid-19. Giáo sư Azeem Majeed, Trưởng Khoa Y tế dự phòng tại Imperial College London, cho biết JN.1 "dường như là biến chủng phát triển nhanh nhất ở Anh hiện tại".

    JN.1 có nguồn gốc từ BA.2.86, biến chủng phụ của Omicron. Nó sở hữu một đột biến khác biệt ở protein gai (chịu trách nhiệm xâm nhập và lây nhiễm tế bào) và các đột biến tại những vùng khác. Theo dữ liệu mới nhất từ UKHSA, đây là biến chủng tăng trưởng nhanh nhất, với tốc độ hàng tuần là 84,2%.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đang theo dõi JN.1, nhưng vẫn chưa xem nó là biến chủng cần quan tâm (VOC).

    JN.1 được phát hiện lần đầu tiên ở Luxembourg vào tháng 8. Kể từ đó, nó xuất hiện tại 12 quốc gia, gồm cả Anh và Mỹ. Biến chủng được đưa vào diện cần giám sát ở Anh ngày 27/10, như một phần của công tác phòng ngừa dịch bệnh thông thường. Tính đến ngày 4/12, nước này giải trình tự gene 302 trường hợp JN.1. Cổng dữ liệu gene điện tử toàn cầu GISAID ghi nhận 3.618 trường hợp.

    bien chung covid moi 2
    Hình ảnh hiển vi điện tử của nCoV, màu cam. Ảnh: NIAID-RML

    Theo UKHSA, từ ngày 20/11 đến ngày 26/11, 34% biến chủng được phân loại là BA.2.86.

    Theo giáo sư Majeed, các biểu hiện nhiễm JN.1 "tương tự các biến chủng khác". Những triệu chứng này có thể tự thuyên giảm theo thời gian hoặc cần điều trị đơn giản. Tuy nhiên, nếu phát triển các tình trạng nghiêm trọng hơn như khó thở, bệnh nhân cần đến bệnh viện.

    "Với các biến chủng mới phát triển từ BA.2.86, bạn không chỉ bị sốt, sổ mũi, đau đầu, mất khứu giác mà còn có thể bị tiêu chảy, đau bụng", bà nói thêm.

    Giáo sư Sheena Cruickshank, nhà miễn dịch học tại Đại học Manchester, cho biết JN.1 có đột biến tại protein gai. Điều này có nghĩa người bệnh mất nhiều thời gian để hồi phục hoặc gặp triệu chứng nghiêm trọng hơn. Một trong những đột biến của JN.1 dường như giúp nó bám vào tế bào tốt hơn, làm tăng khả năng lây nhiễm. Biến chủng cũng có khả năng trốn tránh miễn dịch, làm giảm hiệu quả của vaccine và các đợt nhiễm bệnh tự nhiên trong quá khứ.

    VnExpress (theo Independent)

  • Nhà nghiên cứu lừng danh từ Viện Virus học Vũ Hán (Trung Quốc) Shi Zhengli cảnh báo rằng một dịch bệnh tương tự COVID-19 có thể bùng lên từ 20 loài virus corona "có nguy cơ cao" khác.

    Nhà virus học Shi Zhengli (Thạch Chính Lệ) là chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu các virus giống SARS từ dơi, được mệnh danh là "quý bà dơi". TS Shi vừa đưa ra lời cảnh báo trong một nghiên cứu công bố gần đây.

    quy ba doi
    TS Shi Zhengli (đứng) tại phòng thí nghiệm - Ảnh: AP

    Bà khẳng định thế giới phải chuẩn bị cho một căn bệnh khác tương tự COVID-19 bởi vì nếu một loại virus corona gây ra bệnh đã xuất hiện trước đó thì có nguy cơ cao nó sẽ trở lại, theo tờ South China Morning Post.

    Nhóm virus corona bao gồm 2 loài đáng sợ là SARS-CoV và SARS-CoV-2, gây ra các đại dịch SARS và COVID-19 trước đó, khiến nhiều người thiệt mạng trên toàn cầu.

    Trong nghiên cứu này, nhóm của TS Shi từ Viện Virus học Vũ Hán đã đánh giá nguy cơ lây lan sang người của 40 loài virus corona và một nửa trong số đó bị cho là "có nguy cơ cao".

    Trong số này, đã có bằng chứng về 6 loài gây bệnh cho con người, 3 loài còn lại gây bệnh hoặc có khả năng lây nhiễm cho các loài động vật khác.

    Nghiên cứu cảnh báo: "Gần như chắc chắn sẽ có bệnh xuất hiện trong tương lai và rất có thể dịch bệnh do virus corona sẽ tái diễn".

    Nghiên cứu này dựa trên phân tích các đặc điểm của virus, bao gồm quần thể, sự đa dạng di truyền, loài vật chủ và bất kỳ tiền sử bệnh lây truyền từ động vật sang người trước đây.

    Nhóm tác giả cũng đã xác định được các vật chủ quan trọng của các mầm bệnh có nguy cơ cao, bao gồm các vật chủ tự nhiên (như dơi và động vật gặm nhấm) hoặc các vật chủ trung gian có thể có (bao gồm lạc đà, cầy hương, lợn hoặc tê tê).

    Họ cũng chỉ ra các công cụ xét nghiệm nhanh chóng và có độ chính xác cao có thể sử dụng để chủ động giám sát những loại virus có nguy cơ cao này.

    Bài báo khoa học này đã được xuất bản trên tạp chí tiếng Anh Emerging Microbes & Infections hồi tháng 7. Tuy nhiên, nó mới gây chú ý trên mạng xã hội Trung Quốc trong tháng này.

    Nhiều nhà virus học Trung Quốc không mặn mà bình luận về nghiên cứu mới nhất của bà Shi vì tính nhạy cảm ngày càng cao xung quanh công việc của bà.

    Viện Virus học Vũ Hán cũng là tâm điểm của nhiều mối hoài nghi và tranh cãi xung quanh nguồn gốc virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 vừa qua. Một số người lập luận rằng virus kỳ lạ và nguy hiểm này có thể đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm của viện này, biến Vũ Hán thành tâm dịch đầu tiên trên thế giới.

    Theo Người Lao Động

  • Giáo sư Christina Pagel của Đại học London cho rằng việc trẻ em quay tại trường vào mùa Thu và dành nhiều thời gian trong không gian kín hơn có nguy cơ dẫn đến đợt dịch lớn trong những tuần tới.

    canh bao dot dich moi
    Giáo sư Christina Pagel của Đại học London, thành viên Nhóm Cố vấn Khoa học cho các Trường hợp Khẩn cấp (SAGE) của Chính phủ Anh. Ảnh: ucl.ac.uk

    Giáo sư Christina Pagel của Đại học London, thành viên Nhóm Cố vấn Khoa học cho các Trường hợp Khẩn cấp (SAGE) của Chính phủ Anh, cảnh báo nguy cơ đợt dịch COVID-19 quy mô lớn sẽ xảy ra vào tháng 9, khi trẻ em quay lại trường học và người lớn đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Hè.

    Trong bài viết đăng trên Tạp chí Y học Anh ngày 16/8, Giáo sư Pagel cho biết tác dụng bảo vệ của vaccine giảm dần đối với người dưới 50 tuổi (trong đó phần lớn chưa tiêm thêm mũi nào trong 18 tháng qua) và những người dưới 75 tuổi đã tiêm lần cuối vào năm ngoái.

    Vì vậy, người dân sẽ dễ bị tổn thương trước các biến thể phụ mới nhất của Omicron. Việc trẻ em quay tại trường vào mùa Thu và dành nhiều thời gian trong không gian kín hơn có nguy cơ dẫn đến đợt dịch lớn trong những tuần tới.

    Theo Giáo sư Pagel với sự bảo vệ của vaccine và những lần mắc COVID-19 trước, nhiều khả năng đợt dịch mới sẽ không khiến số ca nhập viện hoặc tử vong tăng mạnh. Tuy nhiên, việc tăng gánh nặng cho bệnh viện vẫn là tin xấu trong bối cảnh lượng người chờ khám và chữa trị ở Anh cao kỷ lục, số người chờ nhập viện cũng rất cao.

    Năm nay, thế giới đã ghi nhận các đợt dịch nhỏ hơn so với năm ngoái. Giáo sư Pagel cho rằng nguyên nhân là do so với các biến thể trước, các biến thể phụ mới của Omicron không có nhiều khác biệt đủ để gây ra các đợt dịch lớn, với tỷ lệ tiêm phòng và từng mắc bệnh trong dân số cao như hiện nay.

    Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh đến việc phát hiện biến thể mới chưa được đặt tên tại Israel và Đan Mạch trong những ngày qua. Điều này đã thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia do biến thể mới này có nhiều đột biến mới, khỏe và có khả năng né tránh hệ miễn dịch tốt hơn.

    Trong những tuần gần đây, số ca mắc COVID-19 đã tăng mạnh do sự xuất hiện của biến thể Eris (tên chính thức là EG.5), có khả năng lây nhiễm cao và là một nhánh của BA.5 - biến thể phụ của Omicron.
    Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã đặt tên cho biến thể mới này là BA.6, khi cho rằng đây có thể là một biến thể phụ khác của Omicron.

    Giáo sư Pagel nhận định vẫn có khả năng biến thể này sẽ suy yếu, dần biến mất, do ít lây nhiễm hoặc không thể cạnh tranh được với dòng biến thể chủ đạo hiện nay là XBB (biến thể phụ của Omicron).

    Mặc dù vậy, đây cũng được xem là lời cảnh báo rằng trong bối cảnh miễn dịch suy yếu như hiện nay, nếu không tăng cường việc giám sát, khi bước vào mùa Đông, các nước châu Âu sẽ đối mặt với nguy cơ dễ bị tổn thương hơn trước các đợt dịch mới.

    Theo BNews

  • Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), châu Âu đang là tâm điểm tái bùng phát dịch COVID-19 khi ngày càng nhiều người tham gia các sự kiện quy mô lớn và đi du lịch.

    dich benh covid 19 tro lai
    Các bệnh viện tại Đức thiếu nhân viên do số ca mắc COVID-19 tăng trở lại. Ảnh: AFP/TTXVN

    Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 6/7, Tiến sĩ Michael Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO, cho biết: “Chúng ta lại đang chứng kiến một làn sóng COVID-19 dữ dội hơn lan khắp châu Âu. Và nó cũng sẽ xảy ra ở những nơi khác nữa, như đã thấy tại Đông Nam Á và khu vực phía Đông Địa Trung Hải”.

    Nhìn chung, số ca nhiễm COVID-19 đã tăng 30% trên toàn cầu trong hai tuần qua, với việc hai biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đang hoành hành tại châu Âu và Mỹ. Cơ quan y tế này cũng đang theo dõi biến thể phụ mới là BA2.75 vừa được phát hiện ở Ấn Độ.

    Tiến sĩ Ryan cho rằng làn sóng ở châu Âu trong mùa hè hiện nay là kết quả của việc người dân tham gia các hoạt động tập thể lớn và đi du lịch nhiều hơn,

    Thông tin tích cực là làn sóng nhiễm bệnh mới chưa làm gia tăng số người nhập viện hay gia tăng số ca tử vong, nhờ hiệu quả bảo vệ của vacicne.

    Tại Anh, tuần trước, giới chức y tế nước này đã báo cáo mức tăng 32% số ca mắc mới, đồng thời cho biết số bệnh nhân phải nhập viện điều trị đã tăng lên, đặc biệt ở nhóm người cao tuổi. Tuy hiện, tỷ lệ nhập viện hiện nay vẫn thấp hơn nhiều so với các đợt bùng phát trước đó. Ngoài ra, chiến dịch tiêm chủng rộng rãi cũng giúp giảm số ca tử vong do COVID-19.

    WHO yêu cầu các quốc gia cần đảm bảo "bức tường miễn dịch", cung cấp các mũi tiêm tăng cường cho những người dễ bị tổn thương, cũng như duy trì các biện pháp giám sát và sử dụng thuốc kháng virus.

    Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng mặc dù mọi làn sóng tái bùng phát đều cần được đánh giá cẩn trọng, thì thế giới đang ở trạng thái chống dịch tốt hơn so với năm 2020, khi virus SARS-CoV-2 bắt đầu càn quét khắp thế giới.

    "Chúng ta sẽ không trở thành con tin của virus như hai năm qua. Chúng ta đã nghiên cứu về nó và có những công cụ tốt hơn để chống lại nó”, ông Tedros nhấn mạnh.

    Báo Tin tức (Theo Bloomberg)

  • Giới khoa học đang theo dõi một biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Có nguồn gốc từ biến thể Omicron, biến thể này có 9 đột biến bất thường trên gai protein và đã lan sang các quốc gia trên toàn thế giới nhanh hơn so với những biến thể trước đó, theo The Jerusalem Post ngày 3-7.

    Biến thể mới, được đặt tên là BA.2.75, được tìm thấy lần đầu trong một đợt giải trình tự gen ở Ấn Độ vào đầu tháng 6. Kể từ đó, biến thể đã được phát hiện ở Úc, Canada, Nhật Bản, Đức, New Zealand, Anh và Mỹ. Chỉ trong vài tuần, biến thể đã được phát hiện trong hơn đợt 80 giải trình tự gen trên khắp thế giới.

    bien the moi covid 19
    Giới khoa học cần thêm thời gian để xác định mức độ nguy hiểm của biến thể BA.2.75. Ảnh Pixabay

    Hiện vẫn chưa rõ liệu BA.2.75 có thể cạnh tranh với BA.5 (biến thể trội tại nhiều quốc gia ở thời điểm hiện tại) hay không, song số lượng đột biến và tốc độ lây lan nhanh chóng của nó ở phạm vi rộng đã khiến các nhà khoa học chú ý.

    Chuyên gia Shay Fleishon của Phòng thí nghiệm Virus học Trung ương tại Trung tâm Y tế Sheba ở Tel Hashomer (Israel) khẳng định BA.2.75 là một biến thể "đáng báo động". Ông nhấn mạnh hiện vẫn còn quá sớm để kết luận hoặc phủ nhận BA.2.75 là biến thể thống trị tiếp theo.

    Theo Phòng thí nghiệm Bloom của Viện nghiên cứu Fred Hutch (Mỹ), BA.2.75 là biến thể cần được theo dõi do sự thay đổi kháng nguyên đáng kể so với thể gốc BA.2.

    Mọi nhà khoa học bình luận về BA.2.75 đều đồng ý rằng thế giới cần thêm thông tin để xác định mức độ nguy hiểm của biến thể này. Vài tuần tới, các nhà khoa học sẽ cho biết liệu biến thể này có thể cạnh tranh với biến thể BA.5 hay không.

    Theo truyền thông của Anh, Cơ quan An ninh Y tế Anh đã được báo cáo về biến thể mới, song giới chuyên gia y tế nước này khẳng định đây chỉ là một trong những biến thể đang được theo dõi và chưa có bằng chứng cho thấy nó là một biến thể đáng lo ngại.

    Theo Người Lao Động

     

  • Chính sách "zero Covid" của Trung Quốc đang gây ra tình trạng giao hàng chậm trễ toàn cầu.

    Những nỗ lực “zero Covid” của Trung Quốc đang gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình lưu thông hàng hóa trong và ngoài quốc gia này. Dọc bờ biển Thượng Hải đang xảy ra tình trạng “ách tắc giao thông” chưa từng thấy, khi hàng loạt tàu thuyền đồng loạt bị mắc kẹt vừa chưa biết đến ngày nào mới được quá cảnh.

    zero covid o trung quoc 1

    Cảng bờ biển phía đông của Trung Quốc vốn dĩ là 1 trong những cảng biển bận rộn nhất thế giới. Tuy nhiên, theo ước tính của Daily Mail, khoảng 10% lượng hàng hóa toàn cầu đang bị chậm trễ do tình trạng ùn ứ kéo dài hàng tháng trời tại nơi này.

    1 trong những cảng biển tấp nập nhất thế giới đang xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài, chẳng trách vì sao hàng hóa đặt mua từ vài tháng trước vẫn chưa thể đến tay người dùng.

    Hình ảnh trên đây cho thấy có hàng nghìn con tàu chở hàng với tải trọng khác nhau đang bị mắc kẹt trong khu vực cảng rộng 60km, nơi thường xuyên đón nhận khoảng 2000 tàu và 40 triệu container vận chuyển mỗi tháng.

    David Leaney, chuyên gia về chuỗi cung ứng tại Đại học Quốc gia Úc nhận định tình trạng này sẽ khiến cho quá trình giao hàng tại Úc bị chậm trễ đến hết năm 2022. Chia sẻ với Today Show, David cho biết: “Nó đang gây ảnh hưởng nặng nề đến rất nhiều mặt hàng khác nhau, đặc biệt là khi bạn đặt mua thiết bị gia dụng, nội thất hay quần áo”.

    zero covid o trung quoc 1

    Bên cạnh đó, tác động nhỏ giọt từ tình trạng giao hàng chậm trễ này là vô cùng đáng lo ngại, bao gồm chi phí nhập khẩu, lạm phát và lãi suất đều sẽ tăng cao. Ông David cho biết thời gian trì hoãn phụ thuộc vào từng mặt hàng mà bạn đã mua: “Hàng hóa sẽ bị giao chậm từ vài tuần cho đến vài tháng. Nếu bạn đặt những mặt hàng kích thước lớn, hay những thiết bị có gắn vi mạch, những sản phẩm đang gặp nhiều vấn đề về chuỗi cung ứng, bạn sẽ phải đợi một khoảng thời gian rất rất dài”.

    Ngay cả khi tình hình đại dịch tại Trung Quốc có những chuyển biến tích cực hơn, tình trạng này vẫn sẽ tiếp diễn thêm 1 thời gian nữa, bởi quá trình giải quyết “ùn tắc” cảng biển và tồn đọng trong khâu giao hàng không thể chỉ diễn ra trong 1 sớm 1 chiều. “Tôi nghĩ hàng hóa sẽ tiếp tục bị chậm trễ cho đến hết năm nay”, David nhận định.

    zero covid o trung quoc 1
    Cảng biển Thượng Hải từng đón 2000 tàu chở hàng mỗi tháng.

    Theo 1 thống kê cho thấy những khách hàng đặt mua ô tô đã phải đợi trung bình khoảng 123 ngày mới có thể tận tay sờ vào “xế hộp” mới của mình. Những người mua các mẫu xe như Kia Sorento, Toyota RAV4 hay Volkswagen Tiguan chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất, với tình trạng giao hàng chậm trễ này, đúng như David chia sẻ, sẽ còn kéo dài đến cuối năm 2022.

    Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách “zero Covid”, với khoảng 180 triệu dân đang thực hiện giãn cách xã hội cực kỳ nghiêm ngặt. Các chuyên gia nhận định nền kinh tế của quốc gia này đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua.

    Cafebiz (Theo DailyMail)

  • Cơ quan Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS) đã chính thức công nhận 9 triệu chứng mới của COVID-19, bên cạnh 3 triệu chứng truyền thống là sốt, ho dai dẳng, mất vị giác hoặc khứu giác.

    9 trieu chung covid
    Hình ảnh một mẫu xét nghiệm COVID-19 - Ảnh: BLOOMBERG

    Theo NHS, 9 dấu hiệu mới của COVID-19 mà mọi người nên chú ý là: khó thở; cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức; cơ thể đau nhức; đau đầu; đau họng; nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi; ăn mất ngon; bệnh tiêu chảy; cảm thấy bị ốm.

    Trang web của NHS cho biết thêm: "Các triệu chứng rất giống với các triệu chứng của những bệnh khác, chẳng hạn như cảm lạnh và cúm".

    Một chuyên gia chia sẻ việc mở rộng danh sách các triệu chứng bao gồm đau họng, mệt mỏi và đau đầu có thể làm giảm lây lan dịch COVID-19, theo Hãng tin Bloomberg.

    Các triệu chứng mới được cập nhật chỉ vài ngày sau khi Chính phủ Anh kết thúc việc xét nghiệm COVID-19 miễn phí đại trà. Hiện dịch COVID-19 đạt mức cao kỷ lục ở Anh, với gần 5 triệu bệnh nhân đang điều trị.

    Giáo sư Tim Spector, nhà khoa học chính đứng đằng sau ứng dụng theo dõi triệu chứng Zoe COVID-19, viết trên Twitter: "Việc NHS chính thức công nhận các triệu chứng mới của COVID-19 cho thấy cuối cùng các cơ quan y tế đã nhận ra vấn đề và thay đổi sau 2 năm vận động hành lang".

    Vào tháng 3, giáo sư Spector đã chỉ trích việc Chính phủ Anh "từ chối công nhận" một loạt các triệu chứng. Ông nhấn mạnh việc không thừa nhận danh sách mở rộng các triệu chứng này ảnh hưởng trực tiếp đến những người mắc COVID-19, cùng quyết định từ bỏ lời khuyên cách ly và rút lại xét nghiệm miễn phí có thể đã làm gia tăng tốc độ lây truyền COVID-19 ở Anh.

    "Nhiều người không cách ly khi họ có các triệu chứng trên vì danh sách cũ không thừa nhận đó là triệu chứng của COVID-19" - giáo sư Spector chỉ ra.

    Nguồn: Bloomberg

  • Thủ tướng Anh Boris Johnson công bố thời điểm bỏ quy định cách ly đối với người nhiễm Covid-19 và sẽ dừng xét nghiệm đại trà miễn phí.

    Đài BBC ngày 22.2 đưa tin mọi quy định giới hạn trong phòng chống Covid-19 sẽ được dỡ bỏ tại Anh từ ngày 24.2 và việc xét nghiệm đại trà miễn phí sẽ kết thúc vào ngày 1.4.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu tại Quốc hội rằng việc cách ly những người nhiễm Covid-19 sẽ được dỡ bỏ, khi công bố kế hoạch sống chung với Covid-19. Theo đó, việc xét nghiệm miễn phí sẽ chỉ dành cho những nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất, áp dụng từ ngày 1/4/2022.

    Tuy nhiên, Hiệp hội Y khoa Anh cho rằng kế hoạch này sẽ không bảo vệ được những người có nguy cơ nhiễm Covid-19. Các đảng đối lập cũng cho rằng kế hoạch áp dụng quá sớm, đồng thời bày tỏ lo ngại về việc giảm xét nghiệm miễn phí.

    Phát biểu tại cuộc họp báo vào tối 21.2, Thủ tướng Johnson nói rằng “hôm nay không phải là ngày chúng ta có thể tuyên bố chiến thắng Covid-19 vì virus này không đi mất”.

    anh bo cach ly voi nguoi nhiem covid
    Thủ tướng Boris Johnson phát biểu tại cuộc họp báo công bố kế hoạch dài hạn chống Covid-19. Ảnh: AFP

    Ông mô tả đại dịch là “2 năm đen tối và tàn nhẫn nhất trong lịch sử thời bình của chúng ta”. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này cho rằng Anh đã qua đỉnh dịch với biến thể Omicron, với số ca nhiễm và nhập viện giảm.

    Thủ tướng Johnson cho rằng Anh có thể hoàn tất quá trình chuyển đổi trở về bình thường, trong khi vẫn chuẩn bị ứng phó Covid-19 gia tăng lại hoặc biến thể mới.

    Quan chức y tế trưởng Anh Chris Whitty cho rằng việc chấm dứt quy định giới hạn trong phòng chống dịch là quá trình tiến hành dần chứ không phải “mọi thứ đột nhiên dừng lại”.

    Ông cho rằng số người nhiễm Omicron vẫn còn rất cao. Văn phòng Thống kê quốc gia tuần trước ước tính khoảng 1 trong số 20 người Anh nhiễm Covid-19. Theo ông, khuyến cáo dành cho người nhiễm Covid-19 vẫn là tự cách ly để tránh lây nhiễm cho người khác, tương tự những bệnh truyền nhiễm cao khác.

    Anh hiện ghi nhận tổng cộng 18.654.572 ca nhiễm Covid-19 với 160.610 ca tử vong.

    Theo Thanh Niên

  • Thụy Điển tuyên bố đại dịch Covid-19 chấm dứt, cho xóa bỏ hầu hết quy định phòng dịch và dừng xét nghiệm đại trà để đỡ tốn tiền.

    Hôm 9/2, giới chức y tế Thụy Điển tuyên bố đại dịch Covid-19 đã kết thúc tại quốc gia này, và hầu hết các biện pháp phòng dịch đã được gỡ bỏ. 

    Theo đó, Thụy Điển cho dừng làm xét nghiệm Covid-19 đại trà kể cả đối với những người có triệu chứng nhiễm virus corona. Điều này đồng nghĩa với việc các lều di động lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 trong khu vực thành phố, cùng các trung tâm lưu động làm xét nghiệm nhanh và lấy mẫu tại nhà cũng sẽ dừng hoạt động.

    thuy dien het dich covid
    Người dân Thụy Điển ăn uống ở quán bar ngoài trời hồi tháng 7/2021. (Ảnh: Reuters)

    Động thái của Thụy Điển dường như là “điều kỳ lạ” với phần lớn các nước còn lại ở châu Âu, nhưng theo một số chuyên gia, hành động của Thụy Điển có thể sớm trở thành chuyện bình thường trong tương lai, bởi chi phí lớn cho hoạt động xét nghiệm Covid-19 đại trà mang lại quá ít lợi ích vào thời điểm biến chủng Omicron hoành hành nhưng chủ yếu chỉ gây bệnh nhẹ.

    “Chi phí và sự cần thiết làm xét nghiệm Covid-19 hiện không còn hợp lý. Nếu chúng ta còn tiếp tục mở rộng làm xét nghiệm cho những người mắc Covid-19, chúng ta sẽ mất nửa tỉ kronor/tuần (76 triệu USD/tuần) và 2 tỉ kronor/tháng (306 triệu USD/tháng)”, bà Karin Tegmark Wisell, Giám đốc Cơ quan Y tế Cộng đồng Thụy Điển nói trên kênh truyền hình SVT.

    Bắt đầu từ ngày 9/2, chỉ duy nhất các nhân viên y tế, nhân viên làm việc ở nhà dưỡng lão và những người có nguy cơ cao bị tổn thương do mắc Covid-19 mới được làm xét nghiệm PCR miễn phí, nếu như họ phát các triệu chứng nhiễm virus corona. Trong khi đó, những người khác chỉ đơn giản được yêu cầu ở trong nhà, nếu như họ có biểu hiện mắc Covid-19.

    Các dụng cụ xét nghiệm nhanh Covid-19 hiện được bán sẵn ở siêu thị hoặc các nhà thuốc tại Thụy Điển và người dân không cần báo cáo kết quả tới các cơ quan y tế.

    Bên cạnh đó, các cơ sở y tế tư nhân cũng có thể tiến hành làm xét nghiệm cho bệnh nhân và cung cấp chứng nhận kết quả xét nghiệm Covid-19 để phục vụ hoạt động di chuyển ra nước ngoài. Song chi phí làm xét nghiệm không được nhà nước hay cơ quan bảo hiểm hoàn trả.

    Tỷ lệ cao người dân đã tiêm phòng đầy đủ vắc xin Covid-1 là lý do giúp Thụy Điển tự tin gỡ bỏ hầu hết các quy định chống dịch. Theo một nghiên cứu được tiến hành từ cuối năm 2020 và được công bố hôm 8/2, 85% mẫu xét nghiệm ở quốc gia này có chứa kháng thể chống virus corona.

    Trong một tuyên bố vào tuần trước về việc mở cửa lại đất nước, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson nói rằng “đại dịch dù chưa chấm dứt, nhưng đã bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới”, dù tỷ lệ nhiễm virus corona vẫn gia tăng, song nó không còn gây sức ép quá tải cho các bệnh viện. 

    Tiến sĩ Bharat Pankhania, giảng viên cấp cao tại Trường Y thuộc Đại học Exeter ở Anh, nhận định ngoài tỷ lệ tiêm chủng cao, người dân Thụy Điển được đánh giá có nền học vấn cao và hiểu biết, nên có thể tin tưởng họ sẽ tự cách ly nếu nhận thấy bản thân phát triệu chứng, do đó “không cần làm xét nghiệm đại trà cho tốn tiền”.

    “Thụy Điển đang dẫn đầu xu thế và các quốc gia khác chắc chắn cũng sẽ làm theo”, ABC News dẫn lời ông Pankhania. 

    “Chúng ta không cần mở rộng làm xét nghiệm chỉ vì muốn lấy mẫu xét nghiệm, chúng ta cần chú tâm tới những nơi nhạy cảm hơn như bệnh viện, nhà dưỡng lão và những khu vực có các đối tượng dễ bị tổn thương nhất”, Tiến sĩ Pankhania nói thêm.  

    Trong năm 2021, riêng vùng Stockholm đã chi hơn 446 triệu USD cho chương trình xét nghiệm PCR. Nhiều chuyên gia cho rằng chính phủ Thụy Điển nên dùng số tiền này cho các mục đích khác thay vì chỉ làm xét nghiệm.

    Bởi kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Thụy Điển hoàn toàn khác biệt với các quốc gia châu Âu khác khi thực hiện cách tiếp cận dịch gần như không can thiệp. Cụ thể, Thụy Điển chưa từng thi hành lệnh phong tỏa hay đóng cửa kinh doanh, mà thay vào đó chủ yếu dựa vào trách nhiệm của các cá nhân để kiểm soát chuỗi lây nhiễm. Dù số ca tử vong tại Thụy Điển cao hơn so với các nước Bắc Âu khác, song lại thấp hơn nhiều so với các nước châu Âu từng thực hiện lệnh phong tỏa.

    Cũng trong ngày 9/2, Thụy Điển đã cho xóa bỏ toàn bộ các giới hạn về số người tụ tập tại các sự kiện hay nhà hàng. Ngay cả chứng nhận tiêm phòng vắc xin Covid-19 cũng không còn là giấy tờ thông hành bắt buộc với người dân. Ngoài ra, thời gian hoạt động giới hạn của các quán bar và nhà hàng cũng được xóa bỏ.

    Song trên thực tế, các bệnh viện ở Thụy Điển vẫn cảm thấy bị áp lực khi có khoảng 2.200 người mắc Covid-19 cần được chăm sóc tại cơ sở y tế, tương đương với làn sóng Covid-19 thứ ba vào mùa xuân năm 2021. Do các cơ quan y tế đã ngừng làm xét nghiệm miễn phí từ ngày 9/2, nên không ai biết chính xác số ca mắc mới ở nước này hiện là bao nhiêu.

    "Chúng ta nên kiên nhẫn hơn một chút, chờ thêm ít nhất 2 tuần nữa. Chúng ta vẫn đủ ngân sách để làm xét nghiệm Covid-19. Dịch bệnh vẫn là mối lo cực lớn đối với xã hội", Reuters dẫn lời Giáo sư Fredrik Elgh, chuyên gia virus học tại Đại học Umea và là một trong những người chỉ trích chính sách không phong tỏa của chính phủ Thụy Điển.  

    Song trong tuyên bố vào tuần này, Cơ quan Y tế Thụy Điển cho hay hoạt động làm xét nghiệm đài trà hiện quá tốn kém so với lợi ích mang lại. Thụy Điển đã chi khoảng 500 triệu kronor (55 triệu USD) mỗi tuần để làm xét nghiệm trong vòng 5 tuần đầu tiên của năm 2022 và khoảng 24 tỉ kronor cho xét nghiệm toàn dân kể từ dịch bệnh Covid-19 xuất hiện.

    Tính tới nay, Thụy Điển có  2.372.637 ca mắc Covid-19 với 16.323 trường hợp đã tử vong.

    Xu hướng tương lai

    Sau 2 năm thi hành các biện pháp phòng bệnh Covid-19 khắt khe, nhiều nước châu Âu gần đây đã cho nới lỏng nhiều hạn chế. Song hoạt động làm xét nghiệm đại trà vẫn phổ biến ở châu Âu kể cả đối với những người không khởi phát triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2.

    Điển hình, học sinh và giáo viên ở Hy Lạp vẫn được yêu cầu làm xét nghiệm 2 lần/tuần. Nhiều quốc gia khác thi hành quy định hộ chiếu vắc xin Covid-19 hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona mới có thể tới nhà hàng, rạp chiếu phim và tham gia các sự kiện trong nhà.

    Hay như ở Anh, chính phủ nước này dựa vào kết quả xét nghiệm kèm theo hoạt động tiêm phòng để từng bước đưa người dân trở lại cuộc sống bình thường. Dù phần lớn quy định hạn chế phòng dịch Covid-19 đã được gỡ bỏ vào cuối tháng Một, song chính phủ Anh khẳng định xét nghiệm là “công cụ thiết yếu” để đối phó với dịch bệnh hiện thời. Công dân Anh nhiễm SARS-CoV-2 có thể kết thúc thời gian cách ly chỉ sau 5 ngày, nếu như họ có kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần trong 2 ngày liên tiếp.

    Chính phủ Anh hiện cung cấp bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 hoàn toàn miễn phí và được chuyển tới tận nhà người dân, cũng như khuyến khích công dân tự làm xét nghiệm trước khi tới các địa điểm tụ tập đông người với hy vọng tránh khả năng làm lây nhiễm virus trong cộng đồng.

    Hôm 9/2, Thủ tướng Anh Boris Johnson còn có tuyên bố ám chỉ ông sẽ cho xóa bỏ quy định cách ly bắt buộc đối với những người có kết quả dương tính với Covid-19. Quy định này có thể được thi hành từ cuối tháng Hai. Song người dân vẫn được khuyến cáo tự cách ly tại nhà.

    Trong bối cảnh tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Covid-19 trên toàn khu vực châu Âu đang gia tăng, cùng việc hàng triệu người đã hồi phục sau khi nhiễm biến chủng Omicron, trong thời gian tới khả năng chính phủ nhiều nước sẽ cho dừng hoạt động xét nghiệm đại trà.

    Đan Mạch cho hay số lượng xét nghiệm PCR sẽ giảm từ 500.000/ngày xuống còn 200.000/ngày để “phù hợp với diễn biến dịch bệnh”.

    “Vắc xin Covid-19 cùng việc làm xét nghiệm dễ dàng là siêu vũ khí giúp người dân Đan Mạch vượt qua đại dịch. Điều này được thể hiện tích cực trong số ca phải nhập viện, do đó chúng ta có thể cắt giảm quy mô làm xét nghiệm”, Bộ trưởng Y tế Đan Mạch Magnus Heunicke nói hồi tháng Một.

    Theo Infonet

  • Scotland đã hình thành một chiến lược mới để giảm sự lây lan của dịch COVID-19 trong trường học, đó là cắt phần dưới của cửa lớp.

    Tờ Newsweek (Mỹ) ngày 2/2 đưa tin Scotland đã cập nhật các hướng dẫn phòng chống COVID-19 tại trường học trong đó nới lỏng một số biện pháp.

    Theo trang web của chính phủ Scotland, hạn chế đối với khách đến trường học, các chuyến tham quan của trường đều giảm tải. Ngoài ra, Scotland cũng dừng chương trình thời khóa biểu so le.

    Bộ trưởng Giáo dục Scotland Shirley-Anne Somerville đã đề cập đến các sáng kiến để tăng lưu thông gió lớp học trong một bức thư gửi Ủy ban giáo dục thuộc Nghị viện Scotland.

    lop hoc o scotland
    Học sinh trong một lớp học tại Glasgow, Scotland ngày 22/2/2021. Ảnh: Getty Images

    Bà Shirley-Anne Somerville đánh giá thiết kế cửa các trường trung học và mẫu giáo tại Scotland có “vấn đề về lưu thông”. Do vậy các sáng kiến được đưa ra nhắm đến vấn đề lưu thông không khí.

    Chính phủ Scotland dự kiến chi 4,3 triệu bảng Anh để thực thi các sáng kiến này, trong đó bao gồm cả việc lắp đặt bộ lọc không khí và quạt. Trong đó, 300.000 bảng Anh sẽ được dành cho việc cắt phần dưới cửa lớp học nhằm tăng cường “lưu thông không khí” mới mức chi phí dự tính là 150 bảng Anh cho mỗi cửa.

    Scotland đã triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho công dân trên 12 tuổi và một số nhóm nhất định trong lứa tuổi từ 5-11 có rủi ro cao với virus SARS-CoV-2.

    Dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho thấy tỷ lệ mắc COVID-19 tại Scotland đã giảm từ đợt tăng gần đây vào giữa tháng 1.

    Theo Báo Tin Tức

  • Đan Mạch ngày 1/2 đã trở thành quốc gia đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ tất cả hạn chế về Covid-19 trong nước, bao gồm cả việc đeo khẩu trang.

    Từ 1/2, khẩu trang không còn được yêu cầu trong các cửa hàng, nhà hàng và trên các phương tiện giao thông công cộng. Các giới hạn về số người tại các cuộc tụ họp trong nhà và các biện pháp giãn cách xã hội cũng chấm dứt. 

    Hộp đêm, quán rượu đã mở cửa trở lại, và ứng dụng kiểm soát dịch của Đan Mạch không còn cần thiết để vào quán xá, địa điểm tụ họp, dù các nhà tổ chức sự kiện cá nhân vẫn có thể chọn yêu cầu người tham gia trình các bằng chứng sức khỏe. 

    Trong khi số ca nhiễm vẫn còn tương đối cao tại Đan Mạch, các nhà chức trách nói rằng virus không còn là "mối đe dọa nghiêm trọng". Điều này được cho là nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao, với hơn 80% dân số trên 5 tuổi đã được tiêm hai mũi vaccine ngừa Covid-19 và hơn 60% đã được tiêm liều nhắc lại.

    dan mach 5 ap

    Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen và Chủ tịch đảng Nhân dân Bảo thủ Soeren Pape Poulsen dùng bữa tại nhà hàng vào ngày đầu tiên các hạn chế Covid-19 được dỡ bỏ, tại Copenhagen, ngày 1/2. Cùng ngày, bà Frederiksen viết trên mạng xã hội: “Chào buổi sáng một Đan Mạch hoàn toàn mở cửa”. Bà đồng thời cũng cảm ơn người dân đã tiêm phòng.

    Dẫu vậy, Thủ tướng Frederiksen nói với đài phát thanh Đan Mạch rằng còn quá sớm để biết liệu đất nước có phải tái áp đặt các biện pháp hạn chế virus hay không. “Tôi không dám nói rằng đó là lời tạm biệt cuối cùng đối với những hạn chế. Chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra vào mùa thu, liệu sẽ có một biến thể mới hay không”, bà nói.

    Lệnh dỡ bỏ mọi hạn chế diễn ra trong bối cảnh Đan Mạch trong những tuần gần đây ghi nhận hơn 50.000 ca mắc mới mỗi ngày. Tuy nhiên, người đứng đầu Cơ quan Y tế Đan Mạch Søren Brostrøm nói với đài truyền hình Đan Mạch TV2 rằng ông chú ý đến số người trong ICU hơn là số ca nhiễm. Ông cho biết con số đó đã "giảm và cực kỳ thấp".

    Henrik Parker, bên ngoài một siêu thị địa phương ở thủ đô, nói: “Cuối cùng thì chúng ta cũng có thể bước tiếp”. Ông nói hầu hết mọi người đều được tiêm phòng và đã đến lúc chấp nhận rằng “Covid-19 là một phần của xã hội”. Stefano Tandmark, một bồi bàn ở Copenhagen, cho biết các quán bar và quán ăn có thể mở cửa đến 5h sáng. “Chúng tôi có thể khiêu vũ và trở lại là chính mình”.

    Rikke, nhân viên của một cửa hàng cà phê bận rộn, nói rằng cô ấy rất vui vì không phải tuân theo các quy tắc về Covid-19 nữa. “Tôi không chống lại các hạn chế, nhưng tôi cảm thấy đây là thời điểm thích hợp để dỡ bỏ chúng. Không còn nhiều người ở trong bệnh viện vì căn bệnh này nữa”.

    Theo Zing

  • Chuyên gia cho rằng các số liệu mới nhất về số ca mắc mới tại Anh là "tin tốt" và hy vọng nước này có thể đối xử với Covid-19 như một dạng cúm mùa vào cuối năm nay. 

    Dữ liệu mới nhất cho thấy số trường hợp mắc Covid-19 mới đã giảm 38% trong 7 ngày qua tại Vương quốc Anh tính tới hôm 16/1, theo Bloomberg.

    "Có vẻ các trường hợp mắc mới trên toàn quốc đang giảm", giáo sư Mike Tildesley từ Đại học Warwick, Anh, thành viên của Nhóm khoa học về mô hình đại dịch cúm (Spi-M) nói với BBC Breakfast.

    "Anh đã ghi nhận số lượng rất lớn các ca mắc mới trong giai đoạn cuối tháng 12/2021 đến đầu tháng 1 với đỉnh điểm là 200.000 ca mỗi ngày", ông Tildesley cho biết thêm.

    covid thanh cum mua
    Anh ghi nhận số trường hợp dương tính mới giảm 38% trong 7 ngày qua. Ảnh: Bloomberg

    "Tình trạng hiện tại đã ổn định hơn một chút. Tỷ lệ nhập viện do Covid-19 vẫn tương đối cao mặc dù có một số bằng chứng cho thấy tỷ lệ này đang ổn định hoặc có thể đang giảm ở London. Đây là một tin vui nhưng cũng cần thận trọng", ông Tildesley nói thêm.

    Giáo sư Tildesley cho rằng làn sóng Omicron tại Anh đang chậm lại và bày tỏ hy vọng nước này sẽ có cách hành xử khác với Covid-19 vào cuối năm 2022.

    "Hy vọng rằng chúng ta tới thời điểm khi virus trở nên rất nhẹ và con người có thể sống chung với nó. Mặc dù chúng ta chưa đạt được viễn cảnh ấy nhưng hy vọng nó sẽ diễn ra trong năm nay", ông Tildesley cho biết.

    "Nếu có số ca mắc mới, số ca nhập viện hay tử vong vì Covid-19 thấp thì các hạn chế sẽ nhanh chóng được gỡ bỏ và con người có thể sống chung với virus", chuyên gia nói thêm.

    Giáo sư Tildesley nói rằng các biến chủng mới của SARS-CoV-2 có xu hướng dễ lây lan hơn nhưng "nhìn chung cũng nhẹ hơn".

    "Tôi hy vọng trong thời gian tới của năm nay và năm kế tiếp, chúng ta có thể chỉ đối mặt với phiên bản nhẹ hơn của Covid-19 và chúng ta phải đối phó với đại dịch như một dạng cúm. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe những người dễ bị tổn thương khi mùa lạnh đến mà không cần hạn chế hay cách ly", ông Tildesley bày tỏ.

    Anh đã ban hành quy định cách ly mới, cho phép người mắc Covid-19 có thể kết thúc cách ly sau 5 ngày, miễn là có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.

    Giáo sư Tildesley cho biết những thay đổi trong quy định cách ly mới của Anh có thể đi kèm với rủi ro nhưng đây là một "điều thực tế nên làm".

    Theo Zing

  • Giới chức y tế Cộng hòa Cyprus vừa phát hiện một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại nước này, lai giữa chủng Delta và Omicron, nhưng không đáng lo ngại.

    Biến thể mới được đặt tên là Deltacron có chung nền tảng di truyền của biến thể Delta cùng với một số đột biến của Omicron. Chuyên gia Leondios Kostrikis, người đứng đầu nhóm nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học và virus học, Đại học Síp, cho biết họ đã phát hiện 25 mẫu được xác định là Deltacron  sau khi giải trình tự 1.377 mẫu trong chương trình truy tìm các đột biến có thể có của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, giới chức nước này cũng khẳng định, biến thể mới chưa đáng quan ngại vì độc lực thấp.

    deltacron
    Nhân viên y tế Cyprus lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại thủ đô Nicosia tháng 4/2020. Ảnh: Reuters.

    Tuy nhiên, phát hiện của giáo sư Kostrikis lập tức gây hoài nghi trong giới khoa học. "Dạng tái tổ hợp của Delta và Omicron không phải điều bất ngờ, song phát hiện ở Cyprus dường như là lỗi kỹ thuật trong quá trình giải trình tự gene của virus", Nick Loman, giáo sư nghiên cứu gene vi sinh vật tại Đại học Birmingham của Anh, ngày 9/1 cho biết.

    Một số chuyên gia khác cũng bày tỏ nghi ngờ, nhận định Deltacron có thể là lỗi kỹ thuật trong phòng thí nghiệm của giáo sư Kostrikis, do mẫu được lấy từ bệnh nhân nhiễm cả hai chủng Delta và Omicron, hoặc xảy ra tình trạng trộn lẫn mẫu.

    Tiến sĩ Tom Peacock, chuyên gia virus học tại Đại học Hoàng gia London, nhận định tình trạng trộn lẫn mẫu xảy ra khá phổ biến trong quá trình giải trình tự gene ở phòng thí nghiệm, thậm chí có thể xảy ra "ngay cả với lượng dung dịch rất nhỏ".

    Peacock cũng đặt nghi vấn về thời gian xuất hiện Deltacron, "do hiện tượng tái tổ hợp virus thường không xuất hiện trong vòng vài tuần tới vài tháng sau khi hai biến chủng cùng lưu hành". Chuyên gia này cho biết Deltacron cần được phát hiện tại nhiều phòng thí nghiệm khác trước khi được phân loại là một biến chủng mới.

    Phản ứng trước các hoài nghi trên, giáo sư Kostrikis trong email ngày 9/1 cho biết các ca nhiễm Deltacron mà nhóm của ông ghi nhận "không phải kết quả từ hiện tượng tái tổ hợp đơn nhất", mà là dấu hiệu của "áp lực tiến hóa đối với một chủng nguyên thủy để tạo ra những đột biến này".

    Ông cho hay số ca nhiễm Deltacron cao hơn ở những bệnh nhân nhập viện vì Covid-19 so với những bệnh nhân không phải nhập viện, nên có thể loại trừ giả thuyết trộn lẫn mẫu.

    Kostrikis còn khẳng định các mẫu bệnh phẩm được xử lý theo nhiều quy trình giải trình tự gene ở nhiều quốc gia và ít nhất một trình tự gene được phòng thí nghiệm ở Israel gửi tới cơ sở dữ liệu toàn cầu mang đặc điểm di truyền của Deltacron.

    "Những phát hiện này bác bỏ tuyên bố thiếu cơ sở rằng Deltacron là kết quả của một lỗi kỹ thuật trong phòng thí nghiệm", Kostrikis cho biết.

    Bộ nhiễm sắc thể của virus quy định hình dạng của những protein thực hiện một số chức năng cụ thể. Delta và Omicron đều có nhiều đột biến ở protein gai, công cụ để virus tăng khả năng xâm nhập vào tế bào người, do đó Omicron dễ lây lan hơn.

    Trong khi các chuyên gia dịch tễ học vẫn chưa đưa ra được quan điểm thống nhất, Bộ trưởng Y tế Cyprus Michael Hadjipantela ngày 9/1 cho biết biến chủng mới không đáng lo ngại và thông tin chi tiết sẽ được chính quyền Cyprus công bố tại cuộc họp báo trong tuần này.

    Cộng hòa Cyprus là một đảo quốc nằm tại đông Địa Trung Hải, có dân số hơn 1,2 triệu người. Nước này đã tiêm chủng đầy đủ cho hơn 50% dân số.

    Theo VnExpress

  • Anh trở thành quốc gia thứ bảy trên thế giới vượt mốc 150.000 ca tử vong vì Covid-19, sau Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Nga, Mexico và Peru.

    Anh ngày 8/1 ghi nhận thêm 313 ca tử vong vì Covid-19, nâng tổng số người chết kể từ khi bắt đầu đại dịch lên 150.057, theo số liệu thống kê của chính phủ. Trong khi đó, số liệu riêng của Văn phòng Thống kê Quốc gia cho thấy có tới 174.000 trường hợp tử vong mà giấy chứng tử ghi liên quan đến Covid-19.

    Trong 7 ngày qua, Anh ghi nhận 1.271 người chết vì Covid-19, tăng 38% so với một tuần trước. 1.227.288 ca nhiễm mới được báo cáo trong cùng khoảng thời gian trên, tăng hơn 10%. Anh đã ghi nhận hơn 14,3 triệu ca nhiễm kể từ khi dịch bùng phát.

    Tháng một năm ngoái, Anh trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên vượt ngưỡng 100.000 ca tử vong. Một năm sau, Anh tiếp tục trở thành nước đầu tiên trong khu vực vượt qua con số 150.000 người chết vì đại dịch.

    dich covid chau au
    Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân rời xe cứu thương tại Bệnh viện Hoàng gia London, ở thủ đô London, Anh hồi tháng 1/2021. Ảnh: Reuters.

    Anh đang đối phó với làn sóng mới khi Omicron lây lan mạnh, với trung bình ca nhiễm 7 ngày ở mức hơn 179.000, cao nhất kể từ khi dịch bùng phát.

    Đầu tuần này, Thủ tướng Boris Johnson khẳng định Anh có thể vượt qua làn sóng lớn nhất từ trước đến nay mà không cần phong tỏa một lần nữa. Nhưng ông thừa nhận rằng các cơ sở của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) sẽ rơi vào tình trạng "quá tải tạm thời".

    Trong khi Anh theo đuổi kế hoạch B ứng phó dịch, với các biện pháp như đeo khẩu trang bắt buộc tại hầu hết không gian công cộng và khuyến nghị làm việc tại nhà, các thành viên còn lại của Vương quốc Anh gồm Scotland, Wales và Bắc Ireland áp dụng các biện pháp hạn chế cứng rắn hơn, như đóng cửa hộp đêm và yêu cầu người dân hạn chế tụ tập.

    VnExpress (theo Guardian)

  • Lực lượng quân đội đang được triển khai để giúp các bệnh viện ở London đối phó với số ca mắc tăng đột biến, giữa lúc nhiều nhân viên y tế nghỉ làm vì nhiễm biến chủng Omicron.

    40 bác sĩ trong số 200 quân nhân tham gia nhiệm vụ sẽ giúp nhân viên Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) chăm sóc bệnh nhân.

    160 nhân viên khác, những người không được đào tạo về y tế, sẽ kiểm tra bệnh nhân, đảm bảo kho được duy trì và hỗ trợ thủ tục, Bộ Quốc phòng Anh cho biết, theo Guardian.

    Một số người đã bắt đầu công việc và họ dự kiến hỗ trợ NHS cho đến cuối tháng. Mặc dù biết ơn trước sự hỗ trợ từ quân đội, các lãnh đạo công đoàn y tế cho biết động thái mới nhất này đồng nghĩa chính phủ không còn có thể “bác bỏ” những lo ngại về việc cung cấp dịch vụ y tế an toàn.

    anh dieu quan doi den benh vien
    Anh đã điều động quân đội để giúp đỡ các bệnh viện tại London trước tình trạng thiếu nhân viên y tế. Ảnh: BBC.

    Thông báo được đưa ra hai ngày sau khi Thủ tướng Boris Johnson cho biết ông hy vọng nước Anh có thể "vượt qua" làn sóng Covid-19 hiện tại mà không bị thắt chặt thêm hạn chế. Tuy nhiên, ông đã thừa nhận rằng nhiều bộ phận của NHS cảm thấy "tạm thời bị choáng ngợp" bởi biến chủng Omicron.

    Hàng nghìn nhân viên NHS nghỉ làm mỗi tuần ở London, khiến các bệnh viện phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân viên ở mức chưa từng có giữa lúc biến chủng Omicron càn quét nước Anh.

    Các bệnh viện ở những khu vực khác ở Anh, nơi đang chứng kiến số người nhập viện do Covid-19 tăng đáng kể, cũng có thể tìm kiếm hỗ trợ từ quân đội, Chris Hopson, giám đốc điều hành của nhóm bệnh viện NHS Providers, cho biết.

    Tin tức được đưa ra khi Vương quốc Anh báo cáo thêm 179.756 ca mắc Covid-19. Số lượng người nhiễm biến chủng Omicron tiếp tục gia tăng nhanh chóng.

    Các số liệu mới nhất đã nâng tổng số ca nhiễm ở Anh trong 7 ngày qua lên 1.272.131 trường hợp, tăng 29% so với tuần trước đó. Dữ liệu cũng cho thấy có 17.988 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tại bệnh viện ở nước này.

    Theo Zing

  • Một số nhà khoa học cho biết Anh nên theo bước Mỹ và giảm thời gian tự cách ly đối với người mắc Covid xuống còn 5 ngày để bảo vệ hệ thống y tế công NHS.

    Hôm thứ Hai 27/12, trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết người nhiễm Covid không có triệu chứng bệnh chỉ cần tự cách ly trong 5 ngày và đeo khẩu trang trong 5 ngày tiếp theo.

    Một số chuyên gia đã kêu gọi Anh thực hiện động thái tương tự, mặc dù các quy tắc đã được nới lỏng trước Giáng sinh. Ở Anh, người có kết quả xét nghiệm Covid-19 dương tính có thể kết thúc cách ly sau 7 ngày nếu có hai lần xét nghiệm âm tính.

    Mặc dù Omicron ít nghiêm trọng hơn, nhưng biến thể này lại lây lan nhanh hơn, khiến một số ngành công nghiệp đang phải vật lộn vì các yêu cầu kiểm dịch - đặc biệt là NHS. Vào tuần trước, NHS đã báo cáo số lượng nhân viên vắng mặt tăng 50%. Số liệu mới nhất cho thấy có 117.093 ca mắc chỉ riêng ở Anh, với 800.000 người đang cách ly.

    30covidMột số chuyên gia đã kêu gọi giảm thời gian tự cách ly để kích thích nền kinh tế

    Giáo sư Tim Spector từ Đại học King's London, người điều hành nghiên cứu về các triệu chứng Covid trên toàn quốc, đã ủng hộ khuyến nghị này và nhận định rút ngắn thời gian cách ly sẽ "bảo vệ nền kinh tế".

    Paul Hunter - giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia, cũng cho biết ông tin rằng Omicron đã trở thành "một nguyên nhân khác gây ra cảm lạnh thông thường".

    Ông Tim nói: "Chúng ta sẽ phải để những người có kết quả dương tính sống cuộc sống bình thường như khi họ bị cảm lạnh. Tôi nghĩ chúng ta sẽ sớm phải thảo luận về vấn đề người có kết quả dương tính phải tự cách ly trong bao lâu, bởi vì đây là căn bệnh không thể kết thúc".

    Sir John Bell - giáo sư y khoa tại Đại học Oxford, cũng ủng hộ rút ngắn thời gian cách ly. Ông Bell cho biết xét nghiệm âm tính là "cách tốt hơn để đo lường khi chúng ta cân nhắc việc để người mắc bệnh quay lại cộng đồng thay vì kéo dài thời gian cách ly”.

    Lord Bilimoria - Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Anh (CBI), chỉ ra rằng Nam Phi - nơi phát hiện Omicron thông qua giải trình tự gen, đã bỏ yêu cầu cách ly đối với người không có triệu chứng.

    Ông Bilimoria nói thêm: "Chúng ta phải làm mọi cách để ngăn chặn sự gián đoạn đối với cuộc sống, sinh kế của mọi người và nền kinh tế một cách an toàn nhất có thể. Mọi người cần cách ly trong thời gian ít nhất có thể".

    Sở Y tế cho biết: "Bất kỳ ai có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính vào ngày thứ sáu và thứ bảy trong thời gian tự cách ly đều có thể kết thúc cách ly sớm. Theo phân tích của Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh, khoảng thời gian này có tác dụng bảo vệ tương tự như mười ngày cách ly nhưng không xét nghiệm”.

    Viethome (Theo Sky News)

  • Người dân England sẽ đón năm mới với các sự kiện ăn mừng, sau khi chính quyền Thủ tướng Boris Johnson quyết định không áp dụng các biện pháp hạn chế mới vào cuối năm.

    anh khong ap them han che
    Người dân ở London, Anh, xếp hàng mua sắm dịp cuối năm ngày 27-12 - Ảnh: REUTERS

    Bất chấp số ca mắc COVID-19 đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, chính quyền Anh vẫn giữ quan điểm không siết các biện pháp chống dịch từ trước Giáng sinh.

    "Chúng ta sẽ không thực hiện thêm bất kỳ biện pháp nào", báo Guardian dẫn lời Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid nói ngày 27-12, cho biết sẽ xem xét vấn đề này sau năm mới. Thay vào đó, ông kêu gọi người dân thận trọng khi ăn mừng, tổ chức các sự kiện ngoài trời, khu vực trong nhà có thông gió và xét nghiệm nhanh COVID-19.

    Số liệu chính thức cho thấy Anh có hơn 98.000 ca mắc COVID-19 mới ngày 27-12, sau khi số ca lên đến 113.600 ca ngày Giáng sinh. Tỉ lệ nhập viện cũng tăng dù vẫn thấp hơn nhiều so với đỉnh điểm hồi đầu năm nay. Các chuyên gia cho rằng số ca bệnh chưa phản ánh xu hướng lây nhiễm thực tế ở Anh.

    Tuy nhiên, các quan chức chính quyền Anh cho rằng việc áp dụng các biện pháp chống dịch mới là không cần thiết, và sẽ tiếp tục tập trung vào chiến dịch tiêm ngừa COVID-19. 

    Một số cố vấn của ông Johnson nhận định áp lực lên ngành y tế Anh hiện nay là do thiếu nhân viên chứ không phải giường bệnh. Một mô hình dự đoán 40% nhân viên y tế tại thủ đô London, nơi có tỉ lệ mắc COVID-19 cao nhất, có thể không thể làm việc vì mắc bệnh.

    Giải thích quyết định này, các quan chức y tế Anh cho biết tỉ lệ người mắc bệnh nặng hiện chủ yếu là người chưa tiêm ngừa, tỉ lệ người nhập viện trên số ca bệnh cũng thấp. Trong khi đó, chính quyền đang đẩy mạnh tiêm vắc xin.

    Các vùng khác của Vương quốc Anh như Scotland, Xứ Wales và Bắc Ireland đều đang hạn chế tụ tập và tổ chức các sự kiện lớn.

    Động thái của Anh bị giới khoa học chỉ trích, cho rằng chính quyền nên công bố các dữ liệu cho thấy họ đang làm đúng theo khoa học.

    "Dường như có sự cách biệt lớn giữa lời khuyên lâm sàng/khoa học của chuyên gia với các quy định (của chính quyền)", ông Danny Altmann, giáo sư miễn dịch học tại Đại học Imperial College London, nêu. 

    Theo Tuổi Trẻ