• Người Anh đang được khuyến khích mua báo giấy khi ngành báo chí đang phải vật lộn "với cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử ngành".

    Căng thẳng ở các doanh nghiệp báo chí đang ngày càng gia tăng trong bối cảnh đại dịch coronavirus, khi doanh thu quảng cáo và số lượng phát hành giảm mạnh.

    Hai trong số các nhà xuất bản lớn nhất của Vương quốc Anh đã cắt giảm lương nhân viên như một biện pháp đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng.

    skynews newspapers coronavirus 4971588

    Daily Mail và General Trust (DMGT), công ty sở hữu các tờ báo Mail, Metro và i, đã áp dụng cắt giảm lương đối với tất cả các nhân viên kiếm được hơn 40.000 bảng mỗi năm.

    Và Reach, chủ sở hữu của tờ Mirror và Express, cho biết tất cả nhân viên sẽ bị giảm ít nhất 10% lương do quảng cáo và lưu thông giảm mạnh.

    Viết trên tờ Times, Bộ trưởng Văn hóa Oliver Dowden nói: "Báo chí là trung tâm của truyền thông Anh và là tối cần thiết cho hoạt động sôi động của truyền thông.

    "Người dân trên khắp đất nước đang đối mặt với ngày càng nhiều thách thức do coronavirus và tôi đề nghị tất cả chúng ta nên thêm một điều nhỏ vào danh sách việc cần làm: mua một tờ báo giấy.

    "Bất chấp sự gián đoạn lớn do giai đoạn cách ly xã hội gây nên đối với việc sản xuất và phân phối tin tức, những người làm việc trong ngành đã thể hiện quyết tâm kiên định duy trì công việc của họ.

    "Ngay bây giờ ngành công nghiệp tin tức đang chịu trách nhiệm cho một dịch vụ công cộng quan trọng bằng cách cung cấp thông tin quan trọng cho mọi người khi đại dịch xảy ra."

    Ông cũng kêu gọi các doanh nghiệp chấm dứt "chặn quảng cáo" đối với các bài báo mạng về đại dịch và cho phép quảng cáo của họ xuất hiện bên cạnh các tin tức COVID-19.

    "Khi đất nước chiến đấu với tình trạng khẩn cấp quốc gia lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai, ngành báo chí đang vật lộn với cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử.

    "Các tờ báo quốc gia, khu vực và địa phương đang chịu áp lực tài chính lớn, phần lớn là do quảng cáo thương mại giảm mạnh trên các trang báo in và trang web của họ.

    "Vì vậy, hôm nay tôi kêu gọi các công ty và ngành quảng cáo hành động và làm tất cả những gì có thể để giải quyết vấn đề này.

    "Tôi đã viết thư cho 100 doanh nghiệp lớn nhất ở Anh để đề nghị họ xem xét các chính sách quảng cáo và kiểm tra xem liệu họ có đang chặn quảng cáo xuất hiện bên cạnh tin tức liên quan đến dịch bệnh hay không."

    VietHome (Theo Sky News)

  • Ngành làm tóc, nails & làm đẹp ở Anh Quốc ngày hôm nay đã nhận thêm 1 tin "chấn động", gây hoang mang khi tờ The Sun đăng thông tin rằng các tiệm này có thể sẽ phải đóng cửa thêm 6 tháng nữa. Hàng loạt các tờ báo khác cũng trích lại bài báo này của The Sun nên càng làm chủ tiệm và nhân viên trong ngành này hoang mang. 

    Cộng đồng nails Việt tại Anh cũng đã gửi bài viết đó cho VietHome nhưng chúng tôi quyết định không đăng nội dung đó - mà ngược lại chúng tôi đi tìm hiểu xem nguồn thông tin của The Sun liệu có chính xác không? Các báo uy tín, chính thống khác có đăng tải nội dung này không - rồi mới quyết định viết bài này lên cho cộng đồng cùng nắm rõ. 

    Trước tiên, chúng tôi xin các bạn lưu ý rằng tờ The Sun tuy nổi tiếng ở Anh Quốc, nhưng họ nổi tiếng vì là 1 tờ báo "lá cải", các thông tin ít khi được kiểm chứng nhưng họ cứ đưa lên để tạo ra các cuộc tranh cãi trong dư luận.

    Bài gần đây nhất VietHome phản bác lại là việc báo The Sun công bố "kế hoạch" mở cửa các doanh nghiệp của Chính phủ Anh, trong đó có nhắc tới các tiệm làm tóc sẽ được mở lại từ 11/5/2020. 

    Bài gốc ở đây: https://www.thesun.co.uk/news/11428725/secret-traffic-light-lockdown-masterplan/

    còn đây là bài VietHome phản bác lại thông tin trên: https://viethome.co.uk/tin-tuc/tin-tuc-o-anh/57529-khong-co-chuyen-chinh-phu-vach-ro-ngay-thang-go-bo-phong-toa

    Báo The Sun tuần trước công bố "kế hoạch" mật của chính phủ trong việc mở cửa lại các doanh nghiệp.

    Ngày hôm nay, The Sun lại đăng tải thông tin các tiệm tóc sẽ phải đóng cửa thêm 6 tháng nữa. Dưới đây là những điều mà VietHome cho rằng các thông tin đó hoàn toàn không có căn cứ:

    1. Các báo lớn, uy tín khác ở Anh không hề đăng tải thông tin này

    Các tờ báo như The Guardian, BBC, Telegraph... luôn luôn đi kiểm chứng nguồn tin trước khi đăng tải 1 nội dung nào đó - nhất là nội dung đó quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân Anh Quốc. Tuy nhiên, đã gần hết 1 ngày nhưng VietHome không thấy các trang này đăng tải nội dung liên quan tới việc các tiệm tóc, nails & làm đẹp phải đóng cửa thêm 6 tháng nữa.

    2. Nguồn tin của báo The Sun tương đối mơ hồ

    Trong bài viết gốc, tác giả chỉ nhắc tới "Các vị Nghị Sĩ MPs" nêu lên các quan ngại khi tiệm tóc, nails được mở trở lại - nhưng không nói rõ tên của nghị sĩ và thuộc đảng nào. Bài báo đồng thời nhắc tới 1 tổ chức tư vấn độc lập cho chính phủ Anh (Scientific Advisory Group) - nhưng đây chỉ là 1 trong rất nhiều tổ chức đang tư vấn cho chính phủ Anh Quốc - chứ không phải là tổ chức duy nhất và đó cũng không phải là chính sách được Chính phủ Anh công bố. 

    3. Liên đoàn NHBF - Đại diện cho các thợ làm tóc tại Anh lên tiếng

    Bà Hilary Hall - người đứng đầu của Liên đoàn NHBF đã chính thức lên tiếng ngay trong hôm nay: "Hiện nay đang có 1 số tờ báo thêu dệt, tạo ra nhiều thông tin nhiễu loạn về việc khi nào các tiệm tóc, làm đẹp có thể mở cửa trở lại. Chúng tôi nhận thấy đây là thông tin không hề có ích và đang làm hủy hoại tới ngành nghề của chúng ta. Chúng tôi sẽ chỉ công bố các thông tin do Chính phủ Anh cung cấp và đề xuất, chúng tôi không theo các thông tin thêu dệt bởi báo chí." 

    4. Các nước khác mở tiệm tóc và làm đẹp khi nào ?

    VietHome theo dõi tình hình dịch và cuộc sống của người dân ở các nước Châu Âu, các nước phát triển khác và thấy rằng, các tiệm tóc, nails và làm đẹp luôn được mở sớm nhất có thể. Việc này sẽ giúp dân tình thoải mái hơn để tiếp tục cách ly xã hội, phòng chống dịch.

    Cụ thể như ở Úc - trong khi chính phủ thông báo phong tỏa và nước Úc vẫn đang trong đỉnh dịch, nhưng các tiệm tóc vẫn được mở cửa. Miễn sao họ không làm quá 30 phút / người khách.

    Đan Mạch, Đức, Na Uy và Thuỵ Sĩ cũng cho các tiệm tóc, tiệm làm đẹp vào danh sách được phép mở cửa khi họ nới lỏng phong tỏa thành phố. Ngoài EU còn có Dubai, cũng cho phép các tiệm này mở cửa nhưng phải đặt cuộc hẹn trước. 

    5. VietHome cho rằng khi nào tiệm nails của người Việt sẽ được mở lại? 

    Đây là nhận định chủ quan của VietHome - chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn đọc không cần phải tin vào nhận định này.

    Theo VietHome thì việc phong tỏa này là lần đầu tiên diễn ra ở Anh Quốc, không phải người dân Anh nào cũng thoải mái chấp hành theo và nó đã gây ra nhiều áp lực tâm lý cho 1 bộ phận lớn người dân Anh. Đặc biệt là việc làm đẹp, tận hưởng đã trở thành thói quen với hầu hết người dân ở đây. Ngay cả khi dịch đang diễn ra phức tạp ở Anh - vẫn rất nhiều người dân thoải mái đặt cuộc hẹn đi làm tóc, làm nails. 

    Việc gỡ bỏ phong tỏa và cho người dân đi tận hưởng lại cuộc sống là việc chính phủ Anh cần làm gấp - nếu không có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy khác. 

    Nếu 6 tháng nữa người dân mới được đi làm tóc, làm đẹp thì VietHome nghĩ là quá dài. 

    VietHome cho rằng các tiệm nails của người Việt sẽ nằm trong danh sách được mở sớm nhất - trước cả các nhà hàng.

    Còn chính xác khi nào tiệm nails được mở lại thì ngay chính bản thân Chính phủ cũng không biết. Bởi lẽ nó phụ thuộc vào số lượng người tử vong và nhiễm virus Covid-19 tại Anh. Cho tới thời điểm hiện tại, Anh Quốc chưa đi qua đỉnh dịch nên chưa ai đoán được tốc độ giảm lây nhiễm của dịch này và khi nào có thể nới lỏng phong toả.

    Chính vì thế mọi thông tin mà bạn đọc tiếp nhận được thời điểm này - chỉ là đồn đoán. 

    Hãy theo dõi sát hơn thông tin từ chính phủ Anh thông báo hàng ngày. Hoặc vào VietHome để chúng tôi dịch lại.

    VietHome

     

  • Các hãng hàng không trong nước lên kế hoạch đón người Việt ở Mỹ, Canada, Nhật Bản, Pháp, Nga... hồi hương. 

    Sáng 23/4, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Hàng không cho biết, Cục đang phối hợp với các hãng hàng không tổ chức chuyến bay đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước theo yêu cầu của Bộ Ngoại giao; hành khách tự chi trả vé máy bay.

    Vietnam Airlines tổ chức 10 chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ Nhật Bản, Mỹ, Canada, UAE, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Thái Lan hồi hương. Vietjet Air 2 chuyến đón công dân từ Singapore, Indonesia; Bamboo Airways một chuyến đón công dân từ Philippines. 

    "Lịch bay từng chuyến sẽ được thông báo tới hành khách sau khi Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đồng ý và các quốc gia liên quan cấp phép  bay", ông Thắng nói.    

    Hành khách hồi hương sẽ được đưa đến sân bay quốc tế Nội Bài (hoặc Vân Đồn) ở phía Bắc và sân bay Tân Sơn Nhất (hoặc Cần Thơ) ở phía Nam, sau đó cách ly tập trung theo quy định. 

    13 chuyen bay hoi huong
    Chuyến bay đưa gần 300 người Việt từ Nhật Bản về nước ngày 22/4. Ảnh: VNA.

    Do dịch Covid-19 nên các đường bay thương mại giữa Việt Nam và quốc tế bị tạm dừng, khiến nhiều người Việt Nam bị mắc kẹt ở nhiều nước như Mỹ, Canada, Singapore, Nhật Bản...   

    Theo chỉ đạo của Chính phủ, các cơ quan chức năng đang rà soát số lượng người Việt có nhu cầu về nước, tiêu chí ưu tiên trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, hoàn cảnh khó khăn, ốm đau... để đảm bảo cân đối với năng lực cách ly tập trung trong nước.  

    Thời gian qua, ngành hàng không đã tổ chức nhiều chuyến bay đưa người Việt từ Vũ Hán (Trung Quốc), Ukraina, Nhật Bản, Philippines về nước. 

    Theo VnExpress

  • Thủ tướng Anh Boris Johnson dự kiến quay lại làm việc từ tuần tới sau khi khỏi COVID-19, đúng "thời điểm gay cấn" khi Anh cần quyết định có nới lỏng hạn chế hay không.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson, người đang bình phục sau căn bệnh COVID-19, dự kiến trở lại làm việc hôm thứ Hai, 27.4, báo chí Anh đưa tin.

    “Ông không phải mẫu người khi cảm thấy mình ổn rồi mà không làm việc gì. Thật ra ngay trong tuần lễ gần đây ông đã làm việc nhiều và đầy đủ" - tờ Telegraph dẫn một trong những nguồn tin cho biết.

    ong johnson come back

    Nhiều tờ báo khác của Anh như Independent, Mail, Guardian, và các hãng BBC, Reuters... cũng đưa tin về thời điểm dự kiến ông Johnson quay lại làm việc.

    Theo tờ Telegraph, Thủ tướng đã yêu cầu các trợ lý đưa vào lịch trình làm việc trong tuần tới các cuộc gặp với một số bộ trưởng. Cũng theo tờ báo này, ông Johnson trở lại công việc đúng vào "thời điểm gay cấn", khi các thành viên khác của chính phủ đang chờ đợi sáng kiến của ông về kế hoạch chiến lược nhằm dần dần dỡ bỏ các biện pháp cách ly chống dịch đang gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Anh.

    Tại Anh, ngày 22/4, Ngoại trưởng Dominic Raab khẳng định tới cuối tháng 4, quốc gia này sẽ đạt được mục tiêu xét nghiệm 100.000 người nghi nhiễm virus trong một ngày.

    Phát biểu trước Quốc hội, ông Raab cũng nhận định quốc gia này đang bắt đầu bước qua giai đoạn đỉnh dịch.

    Dịch COVID-19 làm gia tăng nỗi lo tại Anh rằng những bệnh nhân nhiều tuổi và dễ bị tổn thương không thể tìm được trợ giúp và chết đơn độc vì những căn bệnh có khả năng điều trị.

    Theo số liệu của Cơ quan thống kê nhà nước của Anh, số ca tử vong tại nhà hằng tuần đã tăng 51% trong vòng 4 tuần, tính tới ngày 10/4.

    Chỉ có 466 ca tử vong có liên quan trực tiếp tới virus SARS-CoV-2 mặc dù một số người có thể mắc COVID-19 nhưng không được ghi trong giấy chứng tử.

    Giáo sư David Spiegelhalter thuộc trường Đại học Cambridge cho biết: “Mọi người rất ngại tới bệnh viện vào thời điểm này."

    Điều này làm gia tăng nỗi lo rằng những bệnh nhân nhiều tuổi và dễ bị tổn thương, phần lớn trong đó phụ thuộc vào nhân viên chăm sóc tại nhà, không thể tìm được trợ giúp và chết đơn độc vì những căn bệnh có khả năng điều trị.

    Báo Daily Mail tiết lộ hàng nghìn bệnh nhân bị đau tim và đột quỵ phải chờ ít nhất 2 giờ 20 phút mới có xe cấp cứu.

    Hơn một triệu lượt khám bệnh tại nhà đã bị hủy do lệnh phong tỏa, đồng nghĩa với việc những người dễ bị tổn thương nhất có nguy cơ bị tử vong vì các căn bệnh khác.

    Có khoảng 400.000 người đang được chăm sóc trong các viện dưỡng lão tại Anh và 810.000 người khác phụ thuộc vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.

    Nhiều người trong số này có các vấn đề về sức khỏe và cần được thăm khám thường xuyên.

    Theo Telegraph

  • Ông Philip Kahn, 100 tuổi, qua đời vì Covid-19 sau khi em trai song sinh chết trong dịch cúm Tây Ban Nha cách đây một thế kỷ.

    Ông Philip Kahn qua đời hôm 17/4 và được an táng tại nghĩa trang New Montefiore, thành phố Long Island, bang New York, truyền thông Mỹ hôm qua đưa tin.

    Kahn và em trai song sinh Samuel chào đời tháng 12/1919, nhưng Samuel đã chết  vì đại dịch cúm Tây Ban Nha ngay sau đó không lâu. Cháu trai Warren Zysman cho hay ông Kahn rất sợ một đại dịch khác lại diễn ra trong cuộc đời mình.

    "Tôi hay nói chuyện với ông, ông thường nói 'ông bảo cháu rồi, lịch sử sẽ lặp lại, 100 năm không phải là quãng thời gian dài'", Zysman kể.

    Trước khi chết, ông Kahn có những triệu chứng của Covid-19 như ho và tin rằng mình đã nhiễm nCoV. "Ông ấy đã nhắc đến em trai rất nhiều lần vào những ngày cuối đời", Zysman cho biết.

    chet vi 2 dai dich
    Cựu binh Mỹ Philip Kahn. Ảnh: CNN

    Kahn là cựu binh Thế chiến II, tham gia chương trình huấn luyện phi công của quân đội Mỹ vào năm 1940, phục vụ ở mặt trận Thái Bình Dương. Ông từng tham chiến dịch Iwo Jima và hỗ trợ trinh sát trên không sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản.

    "Chiến tranh rất khủng khiếp", ông nói vào dịp sinh nhật 98 tuổi năm 2017. "Binh lính ngã xuống, nhưng dân thường cũng chịu đựng đau đớn, phụ nữ và trẻ em là những người thảm thương nhất".

    Ông Kahn không phải là người duy nhất tử vong do nCoV sau khi mất đi anh chị em ruột do dịch cúm Tây Ban Nha 1918-1919. Một cụ bà 96 tuổi qua đời vì nhiễm nCoV ở thành phố San Antonio, bang Texas, hôm 14/4 cũng mất chị gái do dịch cúm 100 năm trước. 

    Là đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử hiện đại, dịch cúm Tây Ban Nha đã cướp đi sinh mạng khoảng 50 triệu người và khiến khoảng 500 triệu người khắp thế giới bị nhiễm.

    Theo VnExpress

  • Một quan chức cấp cao của Đảng Lao động đang lan truyền một thuyết âm mưu cho rằng ông Boris Johnson không hề nhiễm coronavirus.

    Andi Fox, người điều hành cơ quan cầm quyền đầy quyền lực của đảng Lao động, đã chia sẻ một bài đăng trên Twitter có nội dung cho rằng Thủ tướng không mắc Covid-19 và các bác sĩ đã buộc phải che giấu tình trạng thực sự của ông.

    Sau một chất vấn từ phía tờ Independent, bà Fox đã khóa tài khoản cá nhân của mình, có nghĩa là chỉ những người theo dõi bà mới đọc được bài đăng.

    Chủ tịch Ủy ban Điều hành Quốc gia của Đảng Lao động (NEC) đã chia sẻ một cáo buộc có nội dung cho biết những người từng điều trị cho ông Johnson trong một bệnh viện ở London đều bị buộc phải ký Đạo luật về giữ bí mật Official Secret Act, và hai bác sĩ từ chối làm việc này đã bị yêu cầu về nhà.

    PM

    Bà Fox đã chia sẻ lại một bài đăng có nội dung: “Dorset Eye báo cáo rằng khi Thủ tướng được đưa vào bệnh viện, tất cả nhân viên đều được yêu cầu ký vào Official Secret Act. Hai bác sĩ không đồng ý với kết quả chẩn đoán của ông đã từ chối và được yêu cầu về nhà với lý do ‘nghỉ phép’. Một trong hai bác sĩ nói ‘nếu ông ấy thực sự mắc Covid19 thì tôi không phải là bác sĩ nữa.’”

    Các nguồn tin thân cận với bà Fox cho biết bà đã vô tình chia sẻ lại thuyết âm mưu này và nó đã bị xóa.

    Họ cũng chỉ ra một bài tweet mà bà đã gửi một tuần trước, trong đó bà nói rằng bà mong thủ tướng “khỏe mạnh và mau chóng hồi phục.” Trong cùng một bài tweet, được đăng vào thứ ba tuần trước, bà nói thêm rằng bây giờ không phải là lúc để đưa ra những bình luận khó chịu.

    Nghị sĩ đảng Bảo thủ của Peterborough, Paul Bristow, nói: “Đảng Lao động nên xin lỗi vì đã truyền bá thuyết âm mưu vô căn cứ về NHS và Thủ tướng.

    "Ngài Keir Starmer cần phải xử lý một cá nhân thuộc tầng lớp lãnh đạo đảng này, người đang lan truyền thông tin thiếu căn cứ và làm suy yếu niềm tin vào NHS tại thời điểm mà tất cả chúng ta cần phải đoàn kết lại.”

    Bà Fox, một đồng minh của cựu lãnh đạo Lao động Jeremy Corbyn, đại diện cho Hiệp hội Nhân viên Giao thông Vận tải (TSSA) trên NEC và cũng đại diện cho khu vực đông bắc trong ủy ban điều hành TSSA.

    Cuối tuần qua, Thủ tướng đã gửi lời cảm ơn tới những người đã chăm sóc ông trong suốt thời gian ông điều trị tại bệnh viện St Thomas Mitch ở London.

    Ông Johnson cho biết suốt quãng đời còn lại của mình, ông sẽ luôn biết ơn vì sự chăm sóc và điều trị mà ông nhận được từ nhân viên NHS.

    VietHome (Theo Independent)

  • TfL thông báo rằng họ sẽ cho một số nhân viên nghỉ phép vì đại dịch coronavirus.

    Do yêu cầu cách ly xã hội của chính phủ, lượng hành khách sử dụng London Underground đã giảm tới 95%, trong khi hành khách trên mạng lưới xe buýt của London đã giảm 85%.

    Ủy viên TfL, ông Mike Brown, tuyên bố hôm thứ Hai (20 tháng Tư) rằng việc cho nhân viên tạm nghỉ có lương sẽ cho phép TfL "tiếp tục công việc quan trọng cần phải thực hiện trong đại dịch".

    3 barbicanshut

    Ông nói: “Tôi rất tự hào về các đồng nghiệp của mình, họ đã thể hiện cam kết và quyết tâm điều hành mạng lưới giao thông để phục vụ nhân viên NHS và những người dân cần thực hiện những hành trình thiết yếu.

    "Người dân London đã lắng nghe lời khuyên của Thị trưởng và Chính phủ, và mọi người đang ở nhà để giúp giảm sự lây lan của virus. Điều này được chứng minh qua việc số lượng người sử dụng mạng lưới của chúng tôi đang giảm mạnh.

    "Nhưng điều đó cũng làm giảm đáng kể giá vé và doanh thu khác của chúng tôi. Chúng tôi đang có những cuộc thảo luận mang tính xây dựng với Chính phủ về những hỗ trợ mà chúng tôi cần để có thể tiếp tục phục vụ thành phố một cách hiệu quả.

    “Vào thời điểm thích hợp, chúng tôi dự định sử dụng Chương trình Duy trì Công việc (Job Retention Scheme) của Chính phủ, vốn được thiết kế để hỗ trợ những nhân viên phải tạm dừng công việc do virus.

    "Điều này đồng nghĩa với việc chúng tôi có thể tiếp tục công việc quan trọng cần phải thực hiện trong đại dịch và hỗ trợ quốc gia đánh bại nó."

    Nhân viên được cho tạm nghỉ vẫn sẽ nhận được 100% lương, trong đó 80% nhận được từ Chính phủ và phần còn lại do TfL chi trả.

    Chưa rõ sẽ có bao nhiêu nhân viên được cho nghỉ.

    Các nhân viên của TfL đã nhận được một email vào cuối tuần qua, thông báo cho họ về quyết định cho nhân viên nghỉ phép.

    Trong email, ông Brown nói với nhân viên rằng đây là một biện pháp "tạm thời và thiết yếu", sau khi chính phủ tuyên bố cách ly xã hội sẽ tiếp tục trong ít nhất ba tuần nữa.

    Email có nội dung: "Trong trường hợp hiện nay, chúng tôi hiện phải sử dụng Chương trình Duy trì Công việc của Chính phủ, được thiết kế để hỗ trợ những tổ chức bị ảnh hưởng tài chính bởi coronavirus như chúng ta.

    "Nhiều người trong số các bạn đang nỗ lực hỗ trợ các dịch vụ và các công việc khác mà chúng ta phải thực hiện để đánh bại virus này.

    "Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực khác, công việc đã bị cắt giảm hoặc tạm dừng trong khi chúng ta vẫn tập trung làm việc.

    "Vì vậy, từ đầu tuần tới, các nhà quản lý các tuyến giao thông sẽ thảo luận với các đồng nghiệp về vấn đề nghỉ việc có lương, nếu đây là trường hợp cần thiết hoặc đối với những người không thể làm việc tại nhà."

    Thật đáng buồn khi có ít nhất 26 nhân viên TfL đã qua đời vì đại dịch bùng phát.

    "Đây là thời điểm đáng lo ngại và chúng tôi rất ý thức rằng tin tức này có thể làm gia tăng nỗi lo lắng cho một số người," ông Brown nói.

    "Xin hãy yên tâm rằng đây chỉ là một biện pháp tạm thời và thiết yếu."

    VietHome (Theo My London)

  • Từ Indonesia đến Mexico, các công ty đang "lùng sục" khắp nơi để tìm không gian lưu trữ dầu thô và nhiên liệu tinh chế, họ thường phải vận chuyển nguồn cung không cần thiết lên các tàu chở dầu vì cơ sở trên đất liền đã quá tải.

    Tại Mỹ, khoảng gần 30 tàu –  di chuyển ở các vùng biển từ Long Beach đến Vịnh San Francisco, chủ yếu đóng vai trò là kho chứa dầu nổi. Hiện tại, các tàu này sẽ không còn được sử dụng khi đại dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp đóng cửa. 

    Các tàu chở dầu - vốn chỉ có thể chứa đủ lượng dầu thô để đáp ứng 20% lượng tiêu thụ hàng ngày của thế giới, đang lênh đênh ngoài vùng biển của California (Mỹ). Các tàu này không hề có điểm đến khi nhu cầu đối với nhiên liệu sụt giảm mạnh như hiện tại.

    Do tác động của dịch bệnh, nhà máy lọc dầu Marathon Petroleumtại Martinez, California đã phải ngừng hoạt động. Các nhà máy khác, trong đó có cả El Segundo củaChevron, cũng ngừng chế biến dầu thô khi lệnh hạn chế di chuyển được áp dụng.

    tau cho dau

    Theo công ty theo dõi lưu lượng tàu chở dầu Kpler SAS, hơn 20 triệu thùng dầu thô đang trôi nổi trên Bờ Tây nước Mỹ, đây là con số lớn nhất từng được ghi nhận. Khoảng ¾ số tàu chở dầu đang được sử dụng làm nơi lưu trữ dầu, điều này có nghĩa là số này đang lênh đênh trên biển trong 7 ngày – ghi nhận con số lớn kỷ lục. 

    Địa điểm lưu trữ dầu đã ngày càng khan hiếm khi nguồn cung trở nên dư thừa, do nhu cầu đối với loại nhiên liệu này sụt giảm. Khi những kho chứa truyền thống đã quá tải, dầu được đưa lên tàu chở dầu để di chuyển đến Singapore, bờ biển Gulf Coast của Mỹ và bây giờ là Bờ Tây. Từ Indonesia đến Mexico, các công ty đang "lùng sục" khắp nơi để tìm không gian lưu trữ dầu thô và nhiên liệu tinh chế, họ thường phải vận chuyển nguồn cung không cần thiết lên các tàu chở dầu vì cơ sở trên đất liền đã quá tải.

    Theo số liệu của Port of Long Beach, tốc độ sụt giảm trong quá trình vận chuyển dầu đến California đã có dấu hiệu rõ ràng hơn vào quý trước, khi 38,8 triệu thùng dầu thô được chuyển đến Long Beach, trong khi con số ở 1 năm trước đó là 42 triệu thùng. Tàu chở dầu Seaexpress đang là nơi lưu trữ dầu cho Royal Dutch Shelltrong ít nhất trong một tháng tại Puget Sound, Washington, sau khi các số liệu cho thấy lượng dầu ở nhà máy lọc dầu Anacortes của công ty này đã quá tải.

    Hiện tại, Royal Vopak - công ty cung cấp dịch vụ dự trữ dầu độc lập lớn nhất thế giới đã hết sạch không gian chứa dầu do lượng hàng tồn kho tăng quá mạnh. Gerald Paulides, CFO của công ty, cho biết: "Công suất chứa khả dụng chứa dầu hầu như đã được bán hết. Đối với Vopak, công suất chứa khả dụng trên toàn cầu gần như cũng như vậy và chúng tôi không phải là trường hợp duy nhất."

    Vopak hiện đang nỗ lực tăng tốc hoạt động bảo trì nhằm giải phong thêm bất kỳ không gian chứa dầu nào có thể có. Công ty vận hành 3 trung tâm chứa dầu chính tại Singapore, Rotterdam, Fujairah và đang đẩy nhanh quá trình bảo trì 4 bể chứa ở Rotterdam để đáp ứng nhu cầu của khách.

    Nhu cầu đối với loại nhiên liệu này trên thế giới đã sụt giảm với tốc độ lớn chưa từng thấy, khi dịch Covid-19 khiến hệ thống giao thông toàn cầu đình trị và ảnh hưởng nặng nề đến các nền kinh tế. Các nhà sản xuất không thể cắt giảm sản lượng để bắt kịp với tốc độ đi xuống của nhu cầu, do đó tình trạng dư nguồn cung dầu thô và nhiên liệu nhanh chóng xảy ra. Hôm 20/4, giá dầu WTI hợp đồng tương lai tháng 5 đã rớt xuống mức âm lần đầu tiên trong lịch sử, điều này có nghĩa là bên bán phải trả tiền cho bên mua để dầu được vận chuyển đi.

    Sự căng thẳng trong quá trình tìm địa điểm lưu trữ dầu bắt đầu tạo ra một số hình thức vận chuyển kỳ lạ, khi một số nhà giao dịch dầu mỏ đưa tàu chở dầu lênh đênh trên biển nỗ lực tìm nơi chứa nhằm cất giữ nguồn cung. Lượng dầu đang trôi nổi trên biển cũng tăng lên gần 250 triệu thùng và số lượng các tàu chứa dầu trên toàn cầu cũng tăng với tốc độ chưa từng thấy, theo nhà phân tích Frode Morkedal đến từ Clarksons Platou. 

    Cafef (tham khảo Bloomberg)

  • Sự sụp đổ của Virgin Australia cho thấy các hãng hàng không yếu nhất trên thế giới không còn nhiều thời gian để tự cứu mình trước khi phá sản vì dịch Covid-19.

    Virgin Australia là hãng hàng không đầu tiên tại khu vực châu Á sụp đổ vì dịch Covid-19. Ngày 21/4, mạng lưới dịch vụ Deloitte đã tiếp quản hãng bay do tỷ phú Richard Branson sáng lập. Trước đó, Virgin Australia mất sạch doanh thu suốt 2 tháng và nợ tới 3,2 tỷ USD từ trước dịch virus corona chủng mới bùng nổ.

    "Chúng ta nên quen với những tin tức kiểu này. Sẽ có thêm nhiều hãng hàng không phá sản", Bloomberg dẫn lời chuyên gia hàng không Volodymyr Bilotkach thuộc Viện Công nghệ Singapore bình luận.

    Giới quan sát nhận định vụ sụp đổ chóng vánh của Virgin Australia cho thấy ngành hàng không không nói quá sự thật về những nguy cơ trước mắt. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), đại diện cho gần 300 hãng hàng không, dự báo 50% hãng bay trên thế giới sẽ phá sản trong 2-3 tháng nữa nếu chính phủ các nước không can thiệp.

    Nhiều hãng bay đã cho nhân viên nghỉ việc không lương và "đắp chiếu" toàn bộ máy bay. IATA ảnh báo rằng 25 triệu người làm trong ngành hàng không và các ngành liên quan có nguy cơ mất việc.

    virgin australia 1
    Virgin Australia là hãng hàng không đầu tiên ở châu Á sụp đổ vì dịch Covid-19. Ảnh: Getty.

    Trước đó,Virgin Australia từng đề nghị chính phủ Australia cho vay 884 triệu USD để sống sót qua khủng hoảng, nhưng bị từ chối. Một số lời cầu cứu khác cũng nhận phản ứng tương tự. Ngoài Virgin Australia, nhiều hãng bay khác cũng đang lao đao và cầu xin sự hỗ trợ của chính phủ.

    Virgin Atlantic Airways - một hãng bay khác của tỷ phú Branson - xin chính phủ Anh giải cứu nhưng bị phớt lờ. Ngày 20/4, doanh nhân Branson khẳng định Virgin Atlantic Airways sẽ không thể sống sót nếu không được chính phủ Anh cứu trợ.

    Theo Business Insider, tỷ phú người Anh này đã đề xuất một khoản vay từ chính phủ Anh ước tính trị giá khoảng 500 triệu Bảng nhằm khắc phục tình hình. Tỷ phú này cam kết rằng, đây sẽ là một khoản vay thương mại chứ không mang tính chất cứu trợ. 

    Đến nay, tỷ phú Branson - ông chủ của hãng hàng không này  đã chi 250 triệu USD cho các công ty thuộc Virgin Group để đối phó với đại dịch.

    Trong một bức thư ngỏ tới Tập đoàn Virgin, ông Branson đã đưa ra kiến nghị về việc sử dụng hòn đảo Necker tư nhân rộng 74 mẫu của mình, nằm ở quần đảo Virgin thuộc Anh, làm tài sản thế chấp để cứu lấy Virgin Atlantic.

    Hãng hàng không giá rẻ của Na Uy Air Shuttle đã dừng hoạt động toàn bộ máy bay và nộp đơn xin bảo hộ phá sản 4 đơn vị phi công và phi hành đoàn ở Đan Mạch và Thụy Điển vì không đủ khả năng trả lương cho họ.

    South African Airways của Nam Phi lên kế hoạch sa thải toàn bộ nhân viên sau khi không thuyết phục được chính phủ hỗ trợ thêm. Trước khi dịch Covid-19 bùng nổ, hãng bay 86 năm tuổi đã cắt giảm nhiều đường bay và sa thải nhân viên.

    virgin australia 1
    Các hãng hàng không cho nhân viên nghỉ việc tạm thời không lương và "đắp chiếu" máy bay. Ảnh: Getty.

    Theo IATA, các hãng hàng không toàn cầu có thể thiệt hại tới 314 tỷ USD tiền bán vé trong năm 2020 do các lệnh giãn cách xã hội và phong tỏa của các nước.

    Đầu tháng 3, Trung tâm Hàng không CAPA có trụ sở tại Sydney (Australia) cảnh báo nhiều hãng hàng không sẽ phá sản vào cuối tháng 5 nếu chính phủ các nước không tìm cách can thiệp.

    Theo ông Martin Gauss, CEO Air Baltic Corp, kể cả nhận được sự giúp đỡ của chính phủ các nước thì đa số hãng hàng không yếu ớt cũng chỉ có thể cầm cự thêm một thời gian nữa.

    Đối với các hãng hàng không yếu kém nhất được chính phủ cứu trợ, thử thách sinh tồn sẽ đến khi nối lại các chuyến bay. "Nhu cầu yếu ớt do suy thoái kinh tế và việc hành khách sợ nhiễm virus khi bay sẽ dẫn tới làn sóng phá sản tiếp theo", ông Gauss dự báo.

    Theo CNN

  • Các máy bay chen chúc ở các sân bay trên khắp thế giới khi hàng không bị đình trệ bởi đại dịch Covid-19, gây thiệt hại nặng về kinh tế cho các hãng hàng không.

    may bay nam khong 1

    Hàng không là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19. Lệnh cấm bay của các nước trên thế giới khiến hàng nghìn máy bay chen chúc đỗ ở các sân bay. Các máy bay của hãng Delta Air Lines đậu tại sân bay quốc tế Birmingham-Shuttlesworth ở tiểu bang Alabama. Ảnh: Reuters.

    may bay nam khong 1

    Các máy bay của hãng hàng không giá rẻ Ryanair của Ireland đỗ tại sân bay Stansted ở ngoại ô London. Việc không khai thác không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn tạo áp lực cho các hãng trong việc duy trì chất lượng của máy bay để sẵn sàng tái sử dụng khi cần thiết. Ảnh: Getty.

    may bay nam khong 1

    Các máy bay của hãng Easy Jet đậu tại sân bay Southend ở Essex, Anh. Các hãng phải trả tiền thuê bãi đỗ ở sân bay, chi phí bảo quản máy bay và an ninh, trong khi không thể khai thác hành khách. Ảnh: Getty.

    may bay nam khong 1

    Sân bay quốc tế Jorge Newbery ở Buenos Aires, Argentina chật kín các máy bay lớn nhỏ khi hàng không bị đình trệ. Sân bay này từng đưa đón hơn 13 triệu hành khách vào năm 2018. Ảnh: Getty.

    may bay nam khong 1

    Các máy bay của hãng không giá rẻ Virgin Australia đậu tại sân bay Brisbane ở Brisbane, Australia. Thách thức lớn cho các hãng là họ không biết việc cấm bay sẽ kéo dài trong bao lâu, để có kế hoạch bảo quản máy bay phù hợp. Ảnh: AAP.

    may bay nam khong 1

    Máy bay của hãng Korean Air, Hàn Quốc đậu tại sân bay quốc tế Incheon, Hàn Quốc. Để máy bay có thể tái sử dụng bất kỳ lúc nào, các hãng phải thường xuyên cho máy bay chạy tĩnh trên đường băng để đảm bảo chất lượng máy bay tốt nhất. Ảnh: Yonhap.

    may bay nam khong 1

    Máy bay của hãng Air China tại sân bay ở thủ đô Bắc Kinh. Trung Quốc đã dần mở cửa trở lại nền kinh tế, nhưng các chuyến bay quốc tế vẫn chưa thể khai thác trở lại vì lệnh cấm bay ở các nước khác. Ảnh: AFP.

    may bay nam khong 1

    Mọi vị trí có thể đỗ máy bay đã được hãng British Airways của Anh tận dụng triệt để, khi đội tàu bay 282 chiếc của hãng phải dừng bay vì lệnh cấm. Ảnh: PA.

    may bay nam khong 1

    Máy bay của hãng hàng không giá rẻ Jet2 đậu tại sân bay quốc tế Birmingham, Anh. Hãng này có đội tàu bay 94 chiếc và 13.000 nhân viên. Tính đến năm 2018, Jet2 là hãng hàng không lớn thứ 3 ở Anh. Ảnh: PA.

    may bay nam khong 1

    Máy bay của hãng British Airways tại sân bay Glasgow. Đầu tháng 4, hãng đã đạt được thỏa thuận cho hơn 30.000 nhân viên của hãng tạm nghỉ việc do ảnh hưởng của đại dịch. Chính phủ Anh sẽ hỗ trợ 80% tiền lương cho các nhân viên bị ảnh hưởng. Ảnh: Getty.

    may bay nam khong 1

    Máy bay của hãng Southwest Airlines chen chúc tại sân bay hậu cần ở Nam California. Hãng hàng không giá rẻ lớn nhất thế giới phải vật lộn để tìm bãi đỗ cho đội tàu bay tới 752 chiếc. Hãng đang xem xét cắt giảm một nửa trong số 60.000 nhân viên nếu không đạt được thỏa thuận về giảm tiền lương và khôi phục hoạt động bay như trước. Ảnh: Getty.

    may bay nam khong 1

    Các máy của hãng Delta Airlines đậu tại sân bay quốc tế Shuttlesworth ở Birmingham, bang Alabama. Ed Bastian, CEO của hãng từng nói rằng dù hãng đang "đốt" 60 triệu USD mỗi ngày, nhưng họ vẫn chưa chạm tới đáy cuộc khủng hoảng. Ảnh: Reuters.

    Theo BBC

  • Thủ tướng Anh Boris Johnson đối mặt với nguy cơ bị điều tra do chính phủ của ông phản ứng chậm chạp trong công tác xử lý cuộc khủng hoảng Covid-19.

    Chính phủ Anh gặp nhiều chỉ trích khi không đưa ra được lời giải thích thoả đáng về số liệu tử vong và tình trạng thiếu hụt thiết bị y tế trên toàn quốc. Thủ tướng Boris Johnson hôm 22/4 phải đối mặt với lời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra về cách xử lý đại dịch của ông.

    Quyền Lãnh đạo Ed Davey của đảng Dân chủ Tự do đối lập tuyên bố: “Sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng này, chúng ta cần thực hiện một cuộc điều tra để xem xét cách chính phủ xử lý dịch Covid-19”.

    Theo ông Davey, cuộc điều tra phải quyết liệt để trả lời cho “những thất bại đáng kinh ngạc” trong cuộc chiến chống dịch. “Ông Boris Johnson sẽ có cơ hội để trả lời những câu hỏi này”.

    boris johnson may be investigated

    Hồi đầu tháng, Thủ tướng Johnson phải vào khoa điều trị tích cực do nhiều biến chứng nghiêm trọng của virus corona. Hiện ông đã phục hồi và có thể tham gia họp từ xa.

    Trước đó, Bộ trưởng Văn hoá Oliver Dowden cho rằng chính phủ Anh nên xem xét lại cách xử lý dịch bệnh sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng. Lãnh đảo Công đảng đối lập Keir Starmer cũng nhận định chính phủ phản ứng quá chậm.

    Anh là một trong những nước có số liệu về dịch cao nhất thế giới, sau Mỹ và một vài quốc gia khác ở châu Âu. Tính đến ngày 23/4, Vương quốc Anh ghi nhận 133.495 ca nhiễm và 18.100 ca tử vong do Covid-19, theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins.

    Hồi đầu tháng 3, chính phủ Anh và Thủ tướng Johnson bị chỉ trích vì đã không có các biện pháp chống dịch mạnh mẽ từ đầu, ông Johnson khi đó phủ nhận khả năng việc cách ly xã hội, đóng cửa trường học và các dịch vụ có thể giúp ngăn đà lây lan của virus.

    Chính phủ chỉ yêu cầu người dương tính với virus tự cách ly ở nhà, ngoài ra không có biện pháp hạn chế tương tác xã hội nào khác. Các biện pháp như đóng cửa trường học hoặc cấm tụ tập chỉ được đưa ra sau đó.

    Covid-19 bùng phát gây ra cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ nhất kể từ đại dịch cúm năm 1918. Chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong khi nền kinh tế toàn cầu bị đình trệ.

    Theo Express

  • Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland mô tả tình trạng tranh giành trang thiết bị y tế từ Trung Quốc giống với "miền Tây hoang dã" sau khi 2 máy bay của nước này trở về tay không.

    Theo Politico, tuần này có 2 chiếc máy bay của Canada đến Trung Quốc để lấy trang thiết bị y tế - nhưng chúng đã phải trở về tay không - và đây không phải là lần đầu tiên sự việc như vậy xảy ra kể từ khi cuộc khủng hoảng Covid-19 xuất hiện. Nhiều khả năng đó cũng không phải là lần cuối cùng.

    Ngoài Canada, 6 nước khác cũng đã cho máy bay đến Trung Quốc để nhận đồ bảo hộ y tế (PPE) nhưng cuối cùng đã phải trở về mà không có kiện hàng nào trong khoang.

    Cả thế giới đang hướng về Trung Quốc để tìm kiếm các vật tư y tế, bao gồm găng tay, áo choàng, khẩu trang và thậm chí cả máy thở. Cuộc tranh giành toàn cầu này được cho là rất khốc liệt, và nó đã tạo ra sự hỗn loạn tại các sân bay ở Trung Quốc.

    canada tro ve tay khong
    Một quan chức Canada cho biết đã có máy bay của 6 nước phải trở về tay không trong cuộc chiến nhằm đưa trang thiết bị y tế từ Trung Quốc trở về. Ảnh: AP

    "Vào lúc này, đó là một miền Tây hoang dã", Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Canada, bà Chrystia Freeland nhận định hôm 22/4 về cuộc chiến để mang thiết bị y tế từ Trung Quốc trở về.

    Một quan chức cấp cao của Canada cho biết Sân bay Quốc tế Thượng Hải đang lâm vào tình trạng quá tải nghiêm trọng, với số chuyến bay quốc tế cao gấp 4 lần bình thường, khi nhiều quốc gia cố gắng để đưa các lô hàng thiết bị y tế về nước.

    "Vào hôm 19/4, đã có một sự tắc nghẽn nghiêm trọng. Điều này sẽ tiếp tục xảy ra và điều quan trọng là chúng ta phải giữ cho dòng chảy hàng hoá ở mức cao... phải tiếp tục đưa những chiếc máy bay tới", quan chức này cho biết.

    Thủ tướng Justin Trudeau cho biết đến ngày 21/4 các máy bay bắt buộc phải trở về do quy định nghiêm ngặt về việc một máy bay nước ngoài được đỗ ở sân bay Trung Quốc bao lâu trước khi phải rời đi. Ông Trudeau cũng cho biết các chuyến xe đưa hàng hoá đến sân bay Thượng Hải đã bị làm chậm lại bởi các trạm kiểm dịch.

    "Thật không may, trong tình huống này, máy bay đã phải cất cánh mà không nhận được hàng hóa... Chúng ta đang đấu tranh trong một môi trường quốc tế rất cạnh tranh và mọi người đều đang tìm kiếm PPE (trang bị bảo hộ cá nhân)", Thủ tướng Canada chia sẻ.

    Canada đang phụ thuộc vào Trung Quốc để cung cấp khoảng 70% số vật tư y tế cho họ, phần còn lại đến từ Mỹ, Anh và Thuỵ Sĩ.

    Tuy vậy, mặc dù không được vận chuyển đúng thời gian nhưng các đơn hàng này vẫn thuộc về Canada và hiện đang ở trong một nhà kho ở Thượng Hải và sẽ được giao trong thời gian sắp tới.

    Theo CBC News

  • Trở lại họp sau gần một tháng nghỉ ngơi, Quốc hội Anh đã có phiên chất vấn nảy lửa với chính phủ về chiến lược ứng phó với dịch Covid-19, khi số ca nhiễm và tử vong vẫn đang tăng.

    "Có cái gì đó đã sai", lãnh đạo Công đảng đối lập, ông Keir Starmer đặt câu hỏi cho người đứng đầu chính phủ Anh là ông Dominic Raab - đang tạm thời thay thế cho Thủ tướng Boris Johnson trong khi ông này đang hồi phục vì nhiễm Covid-19, theo Reuters.

    "Có một vấn đề xuất hiện ở đây. Chúng ta phong toả chậm, xét nghiệm chậm, chậm sở hữu thiết bị bảo hộ và chậm xử lý các đề nghị cung cấp thiết bị từ các công ty Anh", ông Starmer nêu lên vấn đề.

    Thủ tướng Johnson ban đầu lưỡng lự trong việc áp dụng các biện pháp hạn chế di chuyển nghiêm ngặt được thực thi ở những nơi khác tại châu Âu, nhưng sau đó quyết định phong toả toàn bộ đất nước khi các dự báo cho thấy 250.000 người ở Anh có thể tử vong vì đại dịch.

    hop quoc hoi gian cach 1
    Lãnh đạo Công đảng Keir Starmer chất vấn người tạm thời đứng đầu chính phủ Anh, ông Dominic Raab - thay thế cho Thủ tướng Johnson đang hồi phục sau khi nhiễm Covid-19. Ảnh: Reuters.

    Phe đối lập cũng kêu gọi việc mở một cuộc điều tra độc lập về cách ứng phó với đại dịch của chính phủ, sau khi các bộ trưởng gặp khó khăn trong việc giải thích số liệu tử vong gây sốc, nút thắt trong công tác xét nghiệm và việc thiếu đồ bảo hộ cho các nhân viên y tế.

    Ông Raab cho biết có nhiều bài học cần phải được học hỏi sau cuộc khủng hoảng này, nhưng từ chối yêu cầu mở cuộc điều tra của phe đối lập.

    Ông Raab, người hiện là ngoại trưởng, cho biết chính phủ nhắm tới mục tiêu thực hiện 100.000 xét nghiệm mỗi ngày vào cuối tháng, mặc dù bây giờ con số mới chỉ dừng ở mức 20.000.

    Tuy nhiên theo kết quả thăm dò, hơn một nửa những người được hỏi cho biết họ ủng hộ với các phản ứng của chính phủ với đại dịch. 6 trong số 10 người được khảo sát bởi hãng Kantar cho rằng chính phủ đang xử lý khủng hoảng ở mức ổn hoặc rất tốt, giúp tăng tỷ lệ tín nhiệm với đảng Bảo thủ của ông Johnson thêm 4% so với hồi tháng 3.

    Phiên chất vấn thủ tướng hôm 22/4 diễn ra với những quy định chưa từng xuất hiện trước đây. Trong suốt 700 năm lịch sử của quốc hội Anh, đây là lần đầu tiên các nhà lập pháp phải ngồi cách nhau một khoảng an toàn trong khi những người khác tham gia trực tuyến.

    Tính đến ngày 23/4, Anh ghi nhận 133.495 ca nhiễm và 18.100 trường hợp tử vong vì Covid-19, đứng thứ 5 thế giới sau Mỹ, Italy, Tây Ban Nha và Pháp, theo Guardian.

    hop quoc hoi gian cach 1
    Trong suốt 700 năm lịch sử của quốc hội Anh, đây là lần đầu tiên các nhà lập pháp phải ngồi cách nhau một khoảng an toàn trong khi những người khác tham gia trực tuyến. Ảnh: Reuters.

    Theo Guardian

  • Ông Sang Phan qua đời sau 4 ngày gọi tới đường dây nóng để thông báo về các triệu chứng nhiễm nCoV, nhưng được yêu cầu tự cách ly ở nhà. 

    Phuong Pham, vợ của ông Sang Phan, ở thành phố Nassjo, tỉnh Smaland, miền nam Thụy Điển, cho hay chồng bà bắt đầu đổ bệnh hôm 10/4, sau một thời gian ho khan. Bà đã gọi đến đường dây nóng y tế 1177 và mô tả ông bị sốt, ho và khó thở. Tuy nhiên, nhân viên y tế yêu cầu ông Sang tự cách ly ở nhà cho đến khi hết triệu chứng.

    "Anh ấy thực sự muốn gặp bác sĩ vì các triệu chứng rất đau đớn, nhưng không được", Social News dẫn lời bà Phuong. "Anh ấy không muốn chống đối".

    Ông Sang đã nghe theo khuyến cáo từ dịch vụ y tế và tự cách ly trong phòng riêng ở tầng trên.

    nguoi viet o thuy dien
    Ông Phan Sang trong nhà hàng của mình ở Smaland, Thụy Điển. Ảnh: Smålands Tidningen

    "Tôi kiểm tra tình hình của anh ấy hàng ngày nhưng đến sáng 14/4, tôi giật mình tỉnh giấc vì tiếng xe cấp cứu. Anh ấy dường như đã gọi dịch vụ 112 từ trong phòng. Khi họ đến, anh ấy đã qua đời", bà Phuong kể.

    Theo tờ Smålands Tidningen, một bác sĩ ở bệnh viện Hogland xác nhận ông Sang tử vong do Covid-19. 

    Ông đến Thuỵ Điển từ 40 năm trước và hiện sở hữu nhiều nhà hàng ở Nassjo, trong đó có nhà hàng Matlyckan nổi tiếng. Ông và bà Phuong đã bên nhau 16 năm.

    "Thật bi thảm khi bạn không thể được điều trị khi cần", bà nói về người chồng vừa qua đời.

    Tuy nhiên, bà Phuong cho hay vẫn muốn cảm ơn các nhân viên cấp cứu. "Họ đã ở đó suốt hai tiếng và làm mọi thứ để cứu sống anh ấy. Sau đó, họ còn gọi điện cho tôi và hỏi tôi cảm thấy thế nào, có cần hỗ trợ gì không", bà kể.

    Người phụ nữ cho biết sẽ đóng cửa nhà hàng vì hiện không thể tự mình điều hành.

    Thuỵ Điển hiện ghi nhận hơn 15.300 ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 1.700 ca tử vong. Chính phủ nước này đang đối mặt với nhiều chỉ trích từ trong nước và quốc tế vì cách ứng phó với Covid-19 "một mình một kiểu". 

    Trước những số liệu ngày càng đáng báo động về Covid-19, Thụy Điển đã ban hành một vài biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn, bao gồm cấm các cuộc tụ họp từ 50 người trở lên thay vì 500 người trước đây, các nhà hàng chỉ được phục vụ khách quen ngồi tại bàn thay vì tại quầy bar, các viện dưỡng lão cấm hoạt động thăm thân. 

    Thủ tướng Stefan Lofven cũng đã đưa ra các khuyến cáo rõ ràng hơn trước cho người dân Thụy Điển. Trong cuộc họp báo ngày 16/4, ông tuyên bố sẽ gia hạn các hạn chế với khách quốc tế cho tới 15/5, đồng thời cảnh báo những biện pháp kiểm soát dịch hiện tại có thể duy trì trong nhiều tháng.

    Bài liên quan: Thụy Điển ''một mình một kiểu'' chống Covid-19

    Số người tử vong tăng giật mình, Thụy Điển bắt đầu e sợ ''miễn dịch cộng đồng''

    Theo Smålands Tidningen

  • Huyết tương (blood plasma) từ những người đã khỏi Covid-19 có thể được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm coronavirus.

    Trang web NHS Blood and Transplant đang kêu gọi những người dân Anh đã khỏi bệnh hiến huyết tương - có chứa các kháng thể được sử dụng để chống lây nhiễm - trong một phần của phương án điều trị Covid-19 thử nghiệm.

    Thử nghiệm, dù chưa được phê duyệt, dự kiến sẽ giúp các nhà khoa học xác định mức độ hiệu quả của việc sử dụng huyết tương để điều trị cho những bệnh nhân hiện đang mắc bệnh.

    stream img

    Những người đã dương tính hoặc đã có triệu chứng Covid-19 có thể đăng ký, mặc dù không phải ai cũng đủ điều kiện để hiến huyết tương.

    Việc hiến huyết tương kéo dài khoảng 45 phút trong một quá trình gọi là apheresis, tách huyết tương ra khỏi máu. Có 23 trung tâm hiến huyết tương ở các thị trấn và thành phố lớn ở England.

    Để đủ điều kiện hiến huyết tương, bạn phải:

    • Từ 17 đến 66 tuổi
    • Có cân nặng từ 50kg đến 158kg
    • Không mang thai hay từng sinh con, sảy thai hoặc chấm dứt thai kỳ trong vòng sáu tháng gần đây
    • Không có bệnh lý tim mạch hoặc tiền sử bệnh tim
    • Không phải truyền máu từ năm 1980 đến nay

    Huyết tương của người đã khỏi bệnh là gì?

    Theo trang web NHS Blood and Transplant, huyết tương "là một chất lỏng màu vàng chiếm khoảng một nửa lượng máu của bạn."

    Sau khi hết bệnh, huyết tương sẽ chứa các kháng thể được sử dụng để giúp chống lại virus.

    "Huyết tương của người đã khỏi bệnh là huyết tương giàu kháng thể của người đã hồi phục sau khi nhiễm virus, trong trường hợp này là COVID-19," trang web này cho biết.

    VietHome (Theo ITV)

  • “Tuần rồi, một bà đi chợ dẫn theo đứa con trai, chừng hơn 10 tuổi. Ra tới xe, thằng nhỏ tháo bao tay ra, tính nhét vô túi quần, chắc đem về nhà bỏ vô thùng rác. Bả đánh vô tay nó cái ‘chát’ rồi biểu nó bỏ xuống đường lập tức.”

    Đó là lời của ông Tony, một nhân viên thu xe đẩy cho một chợ khá lớn ở Garden Grove, kể với phóng viên nhật báo Người Việt vào sáng Thứ Bảy, 18 Tháng Tư, câu chuyện liên quan đến sự lan tràn rác rến thời COVID-19.

    Nhìn quanh, không thấy thượng cấp, ông ngồi bệt xuống thành xi măng trồng hoa rồi kể tiếp: “Tui nghe rất rõ, bả la, ‘Mày ngu thì ngu vừa vừa chớ. Rước bệnh về nhà hả.’ Má dạy con xả rác nơi công cộng, tui mới thấy lần đầu. Buồn hơn là thằng nhỏ tỏ ra biết lỗi và rất hối hận,” ông lắc đầu ngao ngán.

    “Chuyện này xảy ra hồi tuần trước. Tôi về kể cho vợ con tôi nghe mà không ai tin được. Không thể ngờ có chuyện như vậy xảy ra. Nhưng chuyện đã xảy ra và tôi là người chứng kiến,” ông nói thêm.

    Tại một khu chợ khác ở Santa Ana mà khách hàng, hầu hết là người gốc Việt, ông Nguyễn, một nhân viên thu xe đẩy, nhiều lần bị cấp trên phê bình vì không nhặt “rác COVID-19” kịp.

    Ông Nguyễn thở dài: “Tui bị la hai lần hồi tuần rồi và một lần mới bữa qua. Người nào đi chợ xong cũng lột cái rẹt ra rồi quăng đầy đường. Một mình tui làm sao mà lượm cho kịp. Phần lại bị gió thổi tung tứ phía. Cái nhẹ thì bay lung tung, cái nặng thì lủng lẳng trên cây, trên xe (xe đẩy).”

    Ông nhận xét: “Nhiều người ăn mặc lịch sự lắm mà không biết họ nghĩ sao khi làm vậy.”

    xa rac trong cho nguoi viet 1
    Người một bên và “rác COVID-19” một bên. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

    Ông Jose, một nhân viên gốc Hispanic thu xe đẩy cho chợ của người Việt, cũng ngao ngán lắc đầu khi nhìn những “dấu tay COVID-19” tràn ngập khắp nơi trong bãi đậu xe. “Trong năm giờ làm việc của tôi, tôi gặp hàng triệu găng tay và khẩu trang do khách hàng bỏ lại dưới mặt đường và trong xe đẩy,” ông nói.

    Dĩ nhiên không chợ nào có lượng khách đông như vậy, nhưng sau khi trừ hao sự phóng đại của ông Jose, người ta có thể thừa sức hình dung được “dấu tay COVID-19” quanh các chợ vùng này cũng giống nhau.

    Găng tay đã xong nhiệm vụ cho chủ, giờ trở thành trách nhiệm của người khác. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

    Một nhân viên khác của một chợ tại Anaheim, cũng ngao ngán khi nói về hiện tượng này. “Bỏ trong xe thì tui còn lượm được, còn xả ra đường thì không cách nào tui lượm kịp,” ông than, “Tui vừa phải lo trong chợ, vừa lo ngoài bãi (đậu xe), không cách chi mà xuể. Quét lại, chắc gom thành ngọn núi.”

    xa rac trong cho nguoi viet 1
    “Rác COVID-19” hiên ngang, chễm chệ giữa đường đi lối lại. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

    “Dấu tay COVID-19” này, nhiều nhất là găng tay cao su hay ny-lông đủ màu trắng đục, trong suốt, hồng nhạt, xanh hoặc đen và một số khẩu trang giấy. Những “dấu tay” này khi thì ngạo nghễ ngay trên xe đẩy của chợ, lúc thì khép nép quanh các lùm cây và khuất lấp trên lòng bãi đậu xe.

    Trong khu Bank of America ở góc đường Magnolia và đường Bolsa thuộc Westminster, một phụ nữ gốc Việt khoan thai đẩy xe từ chợ bước ra. Sau khi chất rau quả, thịt và đồ hộp, mì gói vào xe, bà kéo cái xe đẩy vào chỗ đậu xe bỏ trống bên cạnh, thản nhiên tuột đôi găng tay cao su màu xanh dương, vứt xuống đất rồi vào xe nổ máy vội vã đi, như để mau mau tránh xa đôi găng dơ bẩn, có thể dính vi trùng sau lưng.

    xa rac trong cho nguoi viet 1
    Màu trắng, màu xanh, màu gì cũng có. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

    Không lâu sau, cũng tại khu này, một ông quá tuổi trung niên, đeo kính trắng có vẻ trí thức, cũng chất thịt thà hoa quả và rau thơm vào xe, cởi găng tay, vứt xuống đường rồi tháo khẩu trang vàng nhạt, cũng vứt xuống đường rồi châm điếu thuốc lá, chống nạnh, ngấu nghiến rít.

    Vừa hút thuốc, ông vừa giơ chân đá rác rến ông vừa vứt xuống đường ra xa, dường như để không ai nhận ra là của ông. Thấy có người chứng kiến hành động này của mình, ông vứt điếu thuốc đầu lọc trắng xuống đất, di chân lên, ông chui vào xe rồi hất mặt: “Kiếm chuyện hả?” Không đợi nghe lời giải thích, ông de xe rồi lao xe đi.

    xa rac trong cho nguoi viet 1
    Mới bảo vệ chủ nhân, giờ trở thành vật vô dụng. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

    Một nhân viên thu xe đẩy tại một khu chợ khác lắc đầu chán nản khi được hỏi về loại “rác mới” này: “Nếu mấy thứ này chỉ bán ve chai được 5 cent một pound thôi, thì trong một tuần, tôi có thể sắm chiếc Lexus mới tinh. Sao mà nhiều tới vậy. Ra tới xe, họ lạnh lùng xả rác một cách tỉnh bơ như quý tộc Ăng Lê vậy. Chán hết sức.”

    xa rac trong cho nguoi viet 1
    Vứt ngay trong xe đẩy. Một kiểu lịch sự mới? (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

    Trong khu thương mại có nhiều người gốc Việt làm chủ ở góc đường Brookhurst và đường McFadden thuộc thành phố Westminster, một phụ nữ trẻ, mặt khá xinh xắn vứt đôi găng tay ny-lông xuống đường trước khi mở “trunk.”

    Khi thấy phóng viên Người Việt nhìn đôi găng tay mỏng dính đang bay bay là đà dưới đất rồi nhìn cô, cô sẵng giọng: “Ai cũng làm vậy, cả thế giới cùng làm vậy. Lạ lùng gì mà dòm dữ vậy. Người đâu mà lạ kỳ.” Nói xong, cô vùng vằng chuyển thức ăn vào xe sau khi trề môi và vung ra một cái nguýt thật dài.

    Không biết thế giới có làm vậy không, chỉ thấy ''dấu tay Covid-19'' đang ngập tràn khu Little Saigon của chúng ta. (Đằng-Giao)

    Theo Người Việt

  • Mặc dù đã cố gắng tuân thủ theo lệnh cách ly xã hội, nhưng Raymond vẫn nhiễm phải virus chết người chỉ vì một lần đến siêu thị mua đồ.

    Với sự lây lan kinh hoàng của dịch bệnh COVID-19, các biện pháp giãn cách xã hội là vô cùng cần thiết. Sở dĩ Mỹ hiện nay rơi vào tình trạng quá tải các bệnh nhân nhiễm virus, một phần là bởi người dân quá chủ quan trong việc phòng tránh và thực hiện giãn cách xã hội.

    nhiem virus khi di sieu thi

    Anh Raymond (38 tuổi) sống tại thành phố Bend, quận Deschutes (Mỹ), mặc dù đã cố gắng tuân thủ lệnh giãn cách xã hội, tuy nhiên, anh được chẩn đoán dương tính với COVID-19 chỉ vì một lần ra ngoài đi siêu thị.

    Khi bắt đầu có những triệu chứng ho, sốt, do chủ quan, Raymond vẫn tưởng mình chỉ bị cúm thường và tự mua thuốc uống tại nhà. Nhưng chỉ sau đó một ngày, tình trạng của anh dần xấu đi trông thấy, anh cảm thấy khó thở và thậm chí không thể ăn uống được gì. Lúc này, gia đình mới đưa Raymond đến bệnh viện, được chuyển thẳng vào phòng chăm sóc đặc biệt và đến lúc này, anh mới phát hiện mình bị nhiễm COVID-19.

    Stephanie Weidler (34 tuổi) – vợ của Raymond lúc đầu khăng khăng rằng anh cùng gia đình rất tuân thủ lệnh cách ly xã hội của chính phủ. “Tôi không biết chính xác anh ấy nhiễm virus từ đâu, sau khi có lệnh cách ly, anh ấy chỉ ra ngoài 1 lần để đến siêu thị mua thực phẩm dự trữ, khi ấy, các cơ quan chức năng chưa khuyến cáo việc chúng tôi nên đeo khẩu trang khi ra ngoài”.

    Cho đến hiện tại trừ Raymond ra, cả gia đình vẫn chưa có thêm thành viên nào có triệu chứng của COVID-19. “Con trai lớn của chúng tôi có thể trạng rất yếu, tôi rất lo lắng nếu thằng bé bị lây nhiễm” – Stephanie chia sẻ.

    Hiện tại, Raymond vẫn đang được cách ly và điều trị. Các chuyên gia cho rằng, Raymond chỉ là một trong số hàng ngàn trường hợp không rõ nguồn lây nhiễm trên nước Mỹ hiện nay. Việc mất dấu nguồn lây nhiễm trong cộng đồng sẽ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn, bởi vậy dù muốn hay không, việc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội là vô cùng cần thiết trong thời điểm này.

    Theo weibo

  • Bất chấp tình trạng thiếu hụt trầm trọng trong nước, Anh vẫn cho phép các công ty xuất khẩu hàng triệu khẩu trang và thiết bị y tế sang châu Âu.

    “Không có lựa chọn khác”

    Cuối tuần qua, hơn 6 triệu khẩu trang y tế đã được một công ty chuyên về trang thiết bị y tế hàng đầu của Anh đóng hàng chuyển lên những chiếc xe tải mang biển kiểm soát của EU đến các bệnh viện tại Đức, Tây Ban Nha và Italy.

    Đáng chú ý, việc xuất khẩu hàng triệu trang thiết bị y tế này diễn ra trong bối cảnh các bệnh viện ở Anh gần như cạn kiệt trang thiết bị y tế thiết yếu và nhiều bác sỹ tại đây buộc phải chấp nhận “phơi mình trước virus SARS-CoV-2” để tránh phải chứng kiến bệnh nhân tử vong ngay trước mắt mình.

    xuat hang sang eu 1
    Trang thiết bị bảo hộ y tế chất đầy trong kho của Veenak International. Ảnh: Telegraph.

    Trong khi đó, giới chức Anh trong nhiều ngày qua liên tục tuyên bố, việc thiếu hụt trang thiết bị y tế phòng chống Covid-19 là vấn đề toàn cầu và nhiều quốc gia đang đua tranh gay gắt để có thể mua được các trang thiết bị này từ các nhà máy ở Trung Quốc. Đến ngày 19/4, các bệnh viện tại Anh mới nhận được 12 triệu bộ đồ bảo hộ y tế, giảm đáng kể so với con số 33 triệu chỉ 2 tuần trước đó.

    Trong khi đó, trong đêm 20/4, các công ty xuất khẩu y tế tại Anh cho biết, họ “không còn lựa chọn nào khác” là phải tiếp tục xuất các trang thiết bị y tế ra nước ngoài bởi lời đề nghị “được hỗ trợ cho hệ thống y tế trong nước” của họ liên tục bị Chính phủ Anh phớt lờ. Cũng theo các công ty này, kho hàng của họ đang trữ hàng triệu trang thiết bị y tế mà họ nhập từ Trung Quốc và giờ lại phải xuất sang EU.

    Cụ thể, 3 chiếc xe tải mang biển kiểm soát của Italy đã có mặt tại kho hàng của Veenak International – một nhà phân phối dược phẩm lớn có trụ sở tại Birmingham – để nhận đơn hàng 750.000 chiếc khẩu trang y tế vào ngày 20/4. Những chiếc xe tải này sau đó lại vượt eo biển Manche trở về Italy.

    Chỉ riêng tuần trước, Veenak International đã xuất hơn 6 triệu khẩu trang y tế từ 3 kho của mình sang các nước EU. Công ty này cho biết, hiện họ vẫn còn hàng triệu khẩu trang y tế nằm sẵn trong kho chờ xuất đơn theo tuần.

    Giám đốc điều hành Veenak International Shan Hassam khẳng định: “Chúng tôi là một công ty rất có trách nhiệm với đất nước và luôn muốn làm hết sức mình để giúp Cơ quan Y tế Quốc gia (NHS) phòng chống dịch bệnh. Chúng tôi luôn đặt ưu tiên cao nhất cho đất nước nếu có cơ hội được làm như vậy”.

    Trước đó, công ty này đã tìm cách trở thành nhà cung cấp trang thiết bị y tế cho Bệnh viện Đại học Birmingham nhưng đã bị Chính phủ gạt đi. Bác sỹ Simon Festing, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Y tế Anh thừa nhận, “một vài thành viên của chúng tôi” đang bán thiết bị y tế ra nước ngoài sau khi “lời đề nghị được tham gia hỗ trợ của họ không được hồi đáp”.

    “Giờ là thời điểm hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp, nếu họ không thể bán được hàng trong nước, họ sẽ phải tìm đến các đối tác nước ngoài”, Bác sỹ Simon Festing nói thêm.

    Những tranh cãi không cần thiết

    Trong khi đó, một cuộc khẩu chiến về ngoại giao đã nổ ra giữa Anh và Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh một chiếc máy bay của Không quân Hoàng gia Anh cuối cùng cũng đã được phép đến Thổ Nhĩ Kỳ vận chuyển 84 tấn khẩu trang chở về Anh sau thời gian dài bị trì hoãn.

    xuat hang sang eu 1
    Các bác sỹ Anh gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến chống Covid-19 do thiếu thiết bị bảo hộ y tế. Ảnh minh họa: Telegraph.

    Giới chức Anh đã đổ lỗi cho Thổ Nhĩ Kỳ về việc chậm trễ cấp giấy phép cho máy bay của Anh vào không phận nước này trong khi giới chức Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định, họ chỉ nhận được yêu cầu chính thức từ phía Anh, sau khi “đã được nghe lời chỉ trích từ London”.


    Dù vậy, ông Chris Hopson, Giám đốc điều hành NHS Providers vẫn cho rằng: “Nếu số đơn hàng này đến được giao đúng thời điểm, chắc chắn chúng tôi sẽ không rơi vào tình trạng khó khăn như hiện nay”.

    Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak khẳng định, Chính phủ Anh sẽ “cân nhắc mọi biện pháp” để có thể mua thêm các trang thiết bị y tế. Ông Sunak nhấn mạnh: “Đây là một thách thức mang tính quốc tế mà nhiều quốc gia cũng đang phải đối mặt. Chúng tôi đang nỗ lực để có thể cung cấp đầy đủ các trang thiết bị y tế cho các y, bác sỹ trên tuyến đầu”.

    Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mục tiêu này rất khó đạt được bởi từ tháng 3, EU đã cấm xuất khẩu các trang thiết bị y tế trong bối cảnh khối này cũng đang thiếu hụt trầm trọng. Tại Mỹ, Tổng thống Trump cũng đã cấm “những kẻ vô liêm sỉ trục lợi bất chính” từ việc xuất khẩu các trang thiết bị y tế ra nước ngoài.

    Ông Greg Clark, Chủ tịch Ủy ban Khoa học và Công nghệ, Hạ viện Anh cho rằng: Chính phủ Anh “đã rất sai lầm” khi để số trang thiết bị y tế cực kỳ quan trọng bị chuyển ra nước ngoài trong khi các bệnh viện trong nước đang rất cần.

    “Thật đáng tiếc khi các doanh nghiệp Anh phải bán trang thiết bị y tế ra nước ngoài sau khi không đạt được thỏa thuận với giới chức Anh. Dù vậy, tôi vẫn không ủng hộ việc cấm xuất khẩu hoàn toàn mọi trang thiết bị bảo hộ y tế. Nếu làm như vậy, các nước khác có thể trả đũa và chúng ta sẽ rơi vào tình trạng thê thảm hơn”./.

    Theo Telegraph

  • Tờ Sunday Times cuối tuần qua gây bão dư luận với bài viết chỉ trích "38 ngày mộng du trong thảm họa" của chính quyền Thủ tướng Boris Johnson.

    Bài báo được đăng trong mục Chuyên sâu, tiết lộ Thủ tướng Boris Johnson từng bỏ lỡ 5 cuộc họp khẩn ở cấp cao để bàn về phương án chuẩn bị đối phó với Covid-19 trong tháng 1 và tháng 2. Nó lập tức trở thành chủ đề được bàn thảo nhiều nhất ở Anh trong những ngày qua.

    "Bạn không có cách nào để chiến đấu nếu Thủ tướng không ở đó. Và những gì bạn biết là Thủ tướng Johnson đã không chủ trì bất kỳ cuộc họp nào. Ông ấy thích những chuyến nghỉ dưỡng ở quê nhà. Ông ấy không làm việc vào cuối tuần... Có cảm giác rằng ông ấy không lên kế hoạch cho cuộc khủng hoảng khẩn cấp. Đó chính là điều mà mọi người lo sợ", bài báo dẫn ý kiến của một nguồn tin giấu tên được cho là "cố vấn cấp cao của phố Downing".

    38 ngay mong du
    Ông Johnson đùa nghịch với con lân trong ngày diễn ra cuộc họp khẩn cấp đối phó virus corona hồi tháng 1.

    Nhóm tác giả bài viết cho rằng Thủ tướng Johnson dường như chỉ quan tâm tới Brexit hồi tháng 1, bị phân tâm bởi đời sống cá nhân phức tạp, bao gồm việc ly hôn và đính hôn, trong tháng 2.

    Bài báo khẳng định chính quyền của ông Johnson "chỉ khoanh tay đứng nhìn" khi số người chết và nhiễm nCoV ở Trung Quốc không ngừng tăng trong tháng 1 và tháng 2, đồng thời "bỏ lỡ thời cơ" mua sắm các bộ xét nghiệm và thiết bị bảo hộ cá nhân. Thủ tướng Anh không có dấu hiệu quan tâm sâu sát tới Covid-19, cho đến khi đợt sóng đầu tiên ập tới Anh vào tháng 3.

    Các trợ lý và bộ trưởng trong chính phủ của Thủ tướng Johnson lập tức tìm cách bảo vệ ông và chính bản thân mình. Bộ Y tế Anh ngay sau đó đăng trên website bài viết 2.100 từ với tựa đề "Phản hồi bài viết mục Chuyên sâu của Sunday Times", cho rằng tờ báo đã "phạm một loạt sai sót và cố tình diễn giải sai khối lượng công việc khổng lồ mà chính phủ đã làm trong giai đoạn đầu của dịch".

    Cơ quan này cho biết Bộ trưởng Y tế Matt Hancock lần đầu được cảnh báo về Covid-19 vào ngày 3/1, báo cáo cho Thủ tướng Johnson vào ngày 7/1 và sau đó thông tin cho Hạ viện ngày 23/1. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố nCoV là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu ngày 30/1 và ca nhiễm đầu tiên ở Anh được báo cáo vào ngày 31/1. Việc đánh giá mối nguy hiểm từ Covid-19 ở mức thấp vào tháng 1, nâng lên mức trung bình vào tháng 2 hoàn toàn phản ánh đúng thực tế của thời điểm đó, theo Bộ Y tế Anh.

    Để chứng minh, Bộ Y tế Anh dẫn lại dòng tweet hôm 23/1 của Richard Horton, biên tập viên tạp chí y khoa Lancet, trong đó hối thúc "thận trọng" về một loại virus chết người sắp tấn công nước Anh, bởi lúc đó giới khoa học chưa có sự đồng thuận rằng nCoV là một mối đe dọa.

    Do đó, cơ quan này khẳng định phản ứng từng bước của chính phủ Anh là hợp lý và đúng đắn. Thậm chí Jenny Harries, phó giám đốc Cơ quan Y tế Công cộng, ngày 19/4 khẳng định Anh là "một hình mẫu quốc tế về sự sẵn sàng ứng phó với đại dịch", dù quốc gia này đã ghi nhận gần 130.000 người nhiễm và hơn 17.000 ca tử vong.

    "Chính phủ luôn nghe theo những lời tư vấn khoa học", Bộ Y tế Anh khẳng định. Cơ quan này cho biết thêm Thủ tướng đã chủ trì phiên họp đầu tiên về Covid-19 ngày 2/3, khi nCoV lan tới Anh, trong khi tới ngày 11/3, WHO mới tuyên bố Covid-19 là đại dịch.

    Tuy nhiên, tranh cãi bùng lên khi Horton lên tiếng phản đối, cáo buộc chính phủ Anh "cố tình viết lại lịch sử trong chiến dịch thông tin sai lệch về Covid-19". Biên tập viên này nói rằng dòng tweet hôm 23/1 của ông chỉ nhằm cảnh báo truyền thông thận trọng trong đưa tin về dịch và "sau đó là một loạt tweet nhấn mạnh mối đe dọa của dịch bệnh mới".

    "Khi bạn thấy những người được cho là cố vấn y tế độc lập của chính phủ nói những điều không đúng chỉ để củng cố một chính quyền đang bị sụp đổ niềm tin nhanh chóng, bạn phải nói rằng những cố vấn đó đã đánh mất sự chính trực của họ và niềm tin của chúng ta", Horton chia sẻ.

    Mũi dùi chỉ trích càng chĩa về chính quyền Anh nhiều hơn khi chính Michael Gove, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh, cũng xác nhận Thủ tướng Johnson đã không dự 5 cuộc họp về Covid-19.

    "Hầu hết các cuộc họp khẩn cấp đều không có Thủ tướng tham dự", Gove nói. Những cuộc họp "được dẫn dắt bởi các bộ trưởng liên quan ở lĩnh vực liên quan", ông cho biết thêm.

    Gove giải thích rằng ai chủ trì những cuộc họp trên không quan trọng, sự có mặt của Thủ tướng là không thật cần thiết và các cuộc họp như vậy thường do các bộ trưởng liên quan điều hành, mọi nội dung đều được báo cáo lên Thủ tướng Johnson. "Thủ tướng nắm rõ về mọi quyết định và cũng đích thân đưa ra nhiều quyết định", ông nói.

    Gove nhấn mạnh ông Johnson là người "chèo chống" trong suốt giai đoạn phản ứng đầu tiên với Covid-19. Đây cũng là lời khẳng định của Bộ trưởng Giáo dục Anh Gavin Williamson trong cuộc họp báo tối 19/4 tại số 10 phố Downing.

    Tuy nhiên, những lời giải thích này không làm hài lòng những nhà phê bình, khi họ khẳng định Anh đang phải đối mặt với mối đe dọa lớn nhất từ Thế chiến II, chứ không phải một trận lụt mùa đông ở vùng Midlands.

    Chính phủ Anh đã bị chỉ trích vì phản ứng chậm chạp và đánh giá thấp mối đe dọa từ Covid-19. Đến tận ngày 23/3, ông Johnson mới ra quyết định phong tỏa toàn quốc, yêu cầu đóng cửa toàn bộ trường học và các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh không thiết yếu. Lệnh phong tỏa này dự kiến kéo dài đến tháng 5.

    johnson huy 5 cuoc hop 2
    Nữ bác sĩ Meenal Viz cầm bảng biểu tình bên ngoài số 10 phố Downing, London, ngày 19/4. Ảnh: AP.

    Bình luận viên Trevor Kavanagh của Sun cho rằng sau khi đại dịch qua đi và các cuộc điều tra được tiến hành, Thủ tướng Johnson và chính phủ của ông chắc chắn phải trả lời nhiều câu hỏi hóc búa về phản ứng với Covid-19. Tuy nhiên, Kavanagh cũng chỉ ra rằng là người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Johnson không thể biết hết mọi thứ, và ông sẽ phải dựa vào đội ngũ cố vấn y tế để xây dựng cách ứng phó với cuộc khủng hoảng Covid-19.

    Thế nhưng các chuyên gia y tế tại Cơ quan Y tế Công cộng Anh lúc đó đều đưa ra lời khuyên rằng Covid-19 không nghiêm trọng hơn một đợt cúm mùa thông thường. Họ phản đối chính sách xét nghiệm diện rộng kiểu Đức, và khi tình hình vượt tầm kiểm soát, lại từ chối sự giúp đỡ của các phòng thí nghiệm tư nhân để tiến hành xét nghiệm.

    Cơ quan Y tế Công cộng Anh cũng không xây dựng được kho dự trữ thiết bị bảo hộ cá nhân như khẩu trang, đồ bảo hộ, găng tay, dù một cuộc diễn tập năm 2016 cho thấy đây phải là ưu tiên khi ứng phó với đại dịch.

    Cơ quan này khăng khăng rằng người Anh cần được bảo vệ bằng chính sách "miễn dịch cộng đồng", để 60% dân số bị lây nhiễm sớm để đạt được khả năng miễn dịch trong thời gian ngắn. Anh chỉ từ bỏ quan điểm này khi giáo sư Neil Ferguson công bố nghiên cứu cảnh báo rằng 250.000 người sẽ chết nếu "thả lỏng" Covid-19.

    "Anh sẽ phải thay đổi rất nhiều thứ sau khi Covid-19 qua đi. Sự thay đổi đó phải bắt đầu từ Cơ quan Y tế Công cộng Anh", Kavanagh nhấn mạnh.

    Theo Washington Post /Independent

  • Theo BCC, hiện đã có 71% các doanh nghiệp Anh cho nhân viên nghỉ phép và các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ số tiền tương đương với 80% mức lương của những nhân viên được nghỉ phép.

    doanh nghiep vua va nho dong cua
    Các cửa hàng tại London, Anh, đóng cửa trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng.

    Phòng Thương mại của Anh (BCC) ngày 22/4 cho biết hơn 70% các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước này đã cho ít nhất một số nhân viên nghỉ việc do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và đang chờ đợi để được nhận các khoản trợ giúp của chính phủ theo một chương trình hỗ trợ doanh nghiệp.

    Theo BCC, hiện đã có 71% các doanh nghiệp Anh cho nhân viên nghỉ phép, tăng so với mức 66% trong cuộc khảo sát được thực hiện hồi tuần trước, trong khi 30% doanh nghiệp cho biết đã cho hơn 3/4 nhân viên nghỉ phép cho tới khi giới chức nước này dỡ bỏ các biện pháp hạn chế nhằm làm giảm tốc độ lây lan của dịch bệnh.

    Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của chính phủ Anh bắt đầu được thực hiện từ ngày 20/4 vừa qua, theo đó các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ số tiền tương đương với 80% mức lương của những nhân viên được nghỉ phép.

    Theo Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak, trong 8 giờ đầu tiên tại nước này đã có hơn 1 triệu nhân viên bị nghỉ phép của các doanh nghiệp đăng ký xin trợ cấp.

    Cũng theo BBC, trong số 678 doanh nghiệp mà nước này tiến hành khảo sát trong thời gian từ 15 đến 17/4, chỉ có 40% doanh nghiệp dữ trữ được tiền mặt trong hơn ba tháng. Điều này đã khiến cho chương trình hỗ trợ của chính phủ trở nên quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp.

    Chính phủ Anh đã bày tỏ hy vọng chương trình này sẽ giúp hạn chế số người thất nghiệp trong thời gian bùng phát dịch COVID-19 và giúp các doanh nghiệp hoạt động trở lại một cách bình thường với thời gian nhanh hơn một khi các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ.

    Anh hiện là "ổ dịch" COVID-19 lớn thứ sáu trên thế giới, với hơn 129.000 người mắc bệnh, trong đó có 17.337 trường hợp tử vong./.

    Theo BBC