• Một bác sỹ có tiếng ở thành phố New York trên tuyến đầu chống dịch Covid-19 đã tự vẫn.

    BS Lorna Breen, 49 tuổi, giám đốc chuyên môn khoa cấp cứu Bệnh viện New York-Presbyterian Allen ở Manhattan, đã chết hôm Chủ Nhật vì những thương tích tự gây, cảnh sát cho hay.

    Cha của bà, BS Philip Breen, nói với tờ The New York Times: "Con tôi gắng làm công việc của mình và công việc đã giết chết nó".

    New York có trên 17.500 ca tử vong trong tổng số hơn 56.000 ca trên toàn nước Mỹ.

    BS Philip Breen nói con gái ông không có tiền sử bệnh tâm thần. Bà qua đời ở Charlottesville, Virginia, nơi bà đã ở cùng gia đình.

    bac si tuyen dau bi am anh 1
    Bác sĩ Philip Breen. Ảnh: Facebook

    Nữ bác sỹ Lorna Breen bị nhiễm virus corona trong quá trình làm việc và quay trở lại tuyến đầu sau khi ở nhà chừng một tuần rưỡi để hồi phục, cha bà cho biết.

    Bệnh viện đã yêu cầu bà về nhà nghỉ lần nữa, trước khi gia đình "can thiệp" để đưa bà về Charlottesville.

    Cha bà nói lần cuối cùng ông nói chuyện với con gái, bà có vẻ "thẫn thờ" và kể cho ông về các bệnh nhân Covid-19 đã chết trước khi được đưa xuống xe cấp cứu. Hàng chục bệnh nhân đã tử vong vì virus corona tại Bệnh viện New York-Presbyterian Allen, nơi có 200 giường bệnh.

    "Cô ấy thực sự ở dưới chiến hào của tuyến đầu," cha bà nói với báo the Times.

    "Hãy đảm bảo con tôi được ca ngợi như một anh hùng. Nó đã tử vong cũng như tất cả những người khác đã qua đời."

    bac si tuyen dau bi am anh 2
    Bác sĩ Philip Breen. Ảnh: CHRIS LEARY PHOTOGRAPHY

    Theo tờ The Times, BS Lorna Breen là một người Thiên chúa giáo ngoan đạo rất gắn bó với gia đình. Bà cũng là người say mê trượt tuyết và yêu thích nhảy salsa. Bà làm tình nguyện tại một nhà dưỡng lão một tuần một lần.

    Bệnh viện New York-Presbyterian Allen viết trong một thông cáo: "BS Breen là một anh hùng, người đã thực hiện những ý tưởng cao đẹp nhất của ngành y tại tuyến đầu đầy thử thách của khoa cấp cứu."

    Trong một thông cáo báo chí xác nhận cái chết của bà, Sở Cảnh sát Charlottesville cũng mô tả BS Breen như một "vị anh hùng".

    Sở cảnh sát nói sau khi có cuộc gọi vào ngày 26/4, BS Breen được đưa tới một bệnh viện địa phương để chữa chạy, "nơi sau đó bà đã ra đi vì những thương tích tự gây ra".

    Cảnh sát Trưởng RaShall Brackney nói trong một thông cáo: "Các nhân viên y tế tuyến đầu và những người làm công việc cấp cứu không miễn dịch trước những tác động về tâm lý và thể lực của nạn dịch hiện nay.

    "Mỗi ngày, những nhân viên này phải làm việc trong hoàn cảnh hết sức căng thẳng, và virus corona khiến công việc còn căng thẳng hơn."

    Tiểu bang New York ghi nhận gần một phần ba trong số gần một triệu ca nhiễm trên toàn nước Mỹ.

    Hôm thứ Hai, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo nói các xét nghiệm kháng thể cho thấy một phần tư người dân Thành phố New York (24,7%) - thành phố đông dân nhất nước Mỹ với 8,3 triệu người - đã nhiễm virus corona.

    Theo BBC News Tiếng Việt

  • Số người tử vong vì nCoV ở Anh tăng 4.419 lên 26.097 ca, tương đương 17%, sau khi đưa số người chết trong viện dưỡng lão và những nơi khác vào thống kê.

    "Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) đã phát triển phương pháp báo cáo ca tử vong hàng ngày mới, để thống kê đầy đủ hơn những người đã chết vì nCoV", PHE hôm nay ra tuyên bố. Anh trước đây chỉ thống kê ca tử vong trong bệnh viện.

    "Lần đầu tiên kể từ hôm nay, số liệu hàng ngày của chính phủ sẽ bao gồm các trường hợp tử vong xảy ra ở tất cả các nơi, miễn là dương tính với nCoV, bao gồm bệnh viện, viện dưỡng lão và các cộng đồng khác. Scotland, Bắc Ireland và xứ Wales vốn đã báo cáo ca tử vong ngoài bệnh viện", tuyên bố có đoạn viết. 

    Trong số những nạn nhân mới nhất có 1 trẻ em 14 tuổi tử vong ở England.

    Giám đốc y khoa, Giáo sư Yvonne Doyle cho biết bà không chắc là tỉ lệ tử vong ở các nhà dưỡng lão có đang giảm hay không, nhưng hy vọng thông tin này sẽ sớm được xác nhận.

    0 ti le tu vong tang vot
    Ngoại trưởng Dominic Raab giải thích về con số tử vong tăng vọt.

    PHE cho biết số liệu công bố hôm nay đã được điều chỉnh để thêm vào dữ liệu còn thiếu kể từ khi Anh ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì nCoV ngày 2/3. Tổng số người chết ở Anh nâng lên 26.097, bao gồm 765 trường hợp tử vong được báo cáo trong 24 giờ qua. Với số liệu mới, Anh là vùng dịch lớn thứ năm thế giới với 165.221 người nhiễm nhưng ghi nhận số ca tử vong nhiều thứ ba, sau Mỹ và Italy.      

    Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh hiện có khả năng tiến hành hơn 73.000 xét nghiệm nCoV mỗi ngày. Chính phủ đặt mục tiêu xét nghiệm 100.000 lần mỗi ngày vào cuối tháng 4.      

    Hôn thê của Thủ tướng Boris Johnson vừa hạ sinh một bé trai vào hôm qua tại London. Phát ngôn viên của ông Johnson ngày 29-4 cho hay Thủ tướng Anh đang quay lại văn phòng ở Phố Downing, sau khi tới bệnh viện để chứng kiến sự ra đời của con trai. 

    Lãnh đạo Đảng Lao Động, Sir Keir Starmer dã phản bác lại ý kiến của ông Johnson cho rằng ''nước Anh đã thành công chiến thắng giai đoạn 1''. Sir Keir nói: ''Đây còn hơn cả thành công, đây là chết chóc''.

    Theo Sky News

  • Thân Đức Tài, công dân Việt Nam sống tại Moskva, bị cảnh sát Nga bắt vì quảng cáo và rao bán thảo dược tự chế "chữa Covid-19". 

    Thanh tra y tế và cảnh sát Nga hôm 27/4 ập vào kiểm tra phòng khám Đông y "Doktor Tai" ở ngoại ô Moskva và bắt ông Tài, theo kênh truyền hình Moskva-24. 

    Tờ MK, báo của Đoàn Thanh niên Cộng sản Moskva, cho hay ông Tài không phủ nhận việc mình đang bán một loại thuốc có công dụng "kỳ diệu" chống lại nCoV, mà còn khoe rằng ông ta từng chữa khỏi bệnh cho Tổng thống của Abkhazia, một nước cộng hòa thuộc vùng Kavkaz, cũng như nhiều bệnh nhân ở Moskva.   

    than duoc tri covid 1
    Thanh tra y tế và cảnh sát kiểm tra phòng khám của ông Tài hôm 27/4. Video: Moskva-24

    Tại phòng khám của ông, giới chức tìm thấy nhiều sừng động vật, các loại cây cỏ không rõ nguồn gốc, bộ dụng cụ vận chuyển chất lỏng và một lượng nước mà ông này giải thích là "đã tích điện".

    Các "thảo dược" được ông ta chế biến và đóng gói trực tiếp tại đây, rồi rao bán với giá 7.000-9.000 rouble (122 USD). Tuy nhiên, ông Tài chỉ có bằng về xoa bóp bấm huyệt được cấp từ năm 2009. Giới chức đã tịch thu số thảo dược ở phòng khám trên để xác minh, còn ông Tài có thể bị truy tố vì bán thuốc giả.

    Clip ông Tài bị cảnh sát bắt.

    0 than y than duc tai
    Chân dung ông Thân Đức Tài.

    Chân tướng ''thần y'' Thân Đức Tài

    Theo thông tin từ Hội Y - Dược Việt Nam tại LB Nga, năm 1993, ông Thân Đức Tài ở tại Trung tâm triển lãm quốc gia toàn LB Nga. Từ 1995, chuyển sang ở Saliut 2, có 1 gian số 627 ở Saliut 3 làm phòng mạch. Năm 1997, khi Trung tâm thương mại Bến Thành Saliut yêu cầu kiểm tra giấy tờ, ông Tài không có bằng cấp nào nên không được tiếp tục hành nghề tại đây. Từ năm 1997, ông Tài chuyển ra chợ Vòm. Năm 2003, phái đoàn Ban công tác cộng đồng người Việt Nam tại Mát-xcơ-va đi kiểm tra bằng cấp, ông này tiếp tục khất lần, lấy lý do quên ở bên Việt Nam.

    Từ Mát-xcơ-va, TS Lò Văn Xanh, Chủ tịch Hội Y - Dược Việt Nam tại LB Nga cho biết: “Từ năm 2000, do không đủ tư cách, Tài đã không được sinh hoạt trong Hội Y - Dược Việt Nam tại LB Nga”. “Từ năm 1993 tới nay, Tài không đi học gì cả. Bằng cấp Tài có đều là mua”, ông Xanh khẳng định.

    Về thông tin đã từng đăng tải trên một số báo là Thân Đức Tài tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội khóa 44, ông Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội khẳng định: "Bất cứ một sinh viên nào đã từng học ở Đại học Y Hà Nội đều biết cách gọi tên theo năm vào học và năm ra trường, không tồn tại cách gọi khóa kèm theo số thứ tự".

    Trong cuộc gặp tại tòa soạn Báo Thanh Niên tại Hà Nội ngày 27.8, chính ông Tài đã phủ nhận thông tin từng học Đại học Y Hà Nội, đồng thời đổ lỗi cho tác giả bài viết ca ngợi mình là “tự vẽ ra” điều đó.

    Nhưng không hiểu bằng cách nào, ông Tài có đủ mọi loại chức danh “cao quý” mà có phấn đấu suốt đời, cũng không mấy nhà khoa học có được với thành công “nhờ chữa bệnh cho VIP nước Nga và tổng thống một nước cộng hòa thuộc Nga”. Trong 17 năm liên tục tại Nga, thậm chí ông Tài còn kịp “trang bị” cho mình cả chức danh “Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam”, Viện sĩ hàn lâm châu Âu...

    Năm 2019, ông Tài còn bị điều tra về việc ''chế'' ra loại thuốc chữa khỏi dịch tả lợn châu Phi và rao bán ở Hưng Yên.

    Nga hiện là vùng dịch lớn thứ 8 thế giới với hơn 93.000 ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 860 người chết. Khoảng 192.000 người tại Nga đang được theo dõi y tế và hơn 3,1 triệu lượt xét nghiệm nCoV đã được thực hiện. Moskva là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất với hơn 48.000 ca nhiễm, trong đó hơn 540 người chết.

    Theo đại sứ quán Việt Nam tại Moskva, đến ngày 15/4, khoảng 100 người Việt tại Nga nhập viện điều trị bệnh viêm phổi thông thường và viêm phổi do nCoV. Trong số này, ít nhất 80 người Việt tại Moskva tự cho biết đã nhận được kết quả dương tính với nCoV. Nhiều người có sức khỏe ổn định được đề nghị điều trị tại nhà theo khuyến cáo của bác sĩ.

    Theo VnExpress/Thanh Niên

  • Một nam diễn viên truyền hình Mỹ phải cắt bỏ chân sau ba tuần điều trị COVID-19 do xuất hiện các cục máu đông gây cản trở tuần hoàn máu nghiêm trọng.

    Sau ba tuần điều trị tích cực vì nhiễm COVID-19, nam diễn viên Nick Cordero - ngôi sao phim truyền hình tại Mỹ đã phải cắt bỏ đi chân phải của mình. Sau ca phẫu thuật, anh Nick Cordero vẫn phải nằm viện tại quận Los Angeles, bang California (Mỹ) với chiếc máy thở trong tình trạng chưa ổn định, trang CNN đưa tin.

    Bước đầu các bác sĩ xác định trong cơ thể anh Cordero đã hình thành những cục máu đông gây cản trở tuần hoàn máu nghiêm trọng. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm mới được phát hiện trên các bệnh nhân COVID-19. Hiện tượng này được các nhà khoa học ở cả Trung Quốc, châu Âu và Mỹ ghi nhận.

    phai cua chan 2
    Nam diễn viên và vợ.

    Lý giải rõ hơn, BS Shari Brosnahan tại BV NYU Langone (New York, Mỹ) cho biết có nhiều nguyên do gây ra huyết khối ở những người mắc các chứng bệnh nặng. Tuy nhiên, đáng lo ngại là tỉ lệ này ở các bệnh nhân nhiễm COVID-19 lại cao hơn hẳn. 

    Các cục máu đông không chỉ gây nguy hiểm cho các chi trên cơ thể con người mà còn có thể ảnh hưởng đến tim, phổi hoặc não. Chúng có thể gây tắc động mạch phổi dẫn đến tử vong hoặc gây ra những cơn đau tim và đột quỵ. 

    Một bài báo gần đây trên tạp chí nghiên cứu khoa học Thrombosis của Hà Lan cho thấy có khoảng 31% trong số 184 bệnh nhân COVID-19 bị biến chứng huyết khối, một tỉ lệ rất cao.

    BS Behnood Bikdeli tại BV New York-Presbyterian (New York, Mỹ), đã chủ trì một nhóm nghiên cứu về vấn đề này. Kết quả của nhóm vừa được công bố trên tạp chí của ĐH Tim mạch Mỹ. Theo đó, dù chưa xác định rõ mối liên quan trực tiếp giữa virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 và chứng đông máu nhưng BS Bikdeli cũng có những kiến giải ban đầu. 

    Theo ông, bệnh nhân COVID-19 nặng thường đi kèm với nhiều bệnh nền như tim mạch hoặc lao phổi. Bản thân các chứng bệnh này đã là tiền đề gây nguy cơ đông máu cao hơn những bệnh lý khác.

    phai cua chan 2

    Cộng thêm việc điều trị dài ngày càng khiến bệnh nhân bị tăng thêm lượng máu đông do ở yên một chỗ quá lâu. Đó là lý do các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân nên đi lại, vận động khi có thể.

    Các chuyên gia nhận thấy những rủi ro lớn đến nỗi bệnh nhân nhiễm COVID-19 có thể phải sử dụng thuốc để làm loãng máu ngay từ đầu để phòng ngừa việc hình thành khối máu đông. 

    Cùng với nỗi lo trên, các bác sĩ của Ý và Anh còn phát hiện dường như có mối liên quan mật thiết giữa virus SARS-CoV-2 với chứng Kawasaki, một dạng bệnh viêm nhiễm của trẻ em thấy nhiều ở các nước châu Á.

    Chứng Kawasaki lần đầu được phát hiện cách đây 16 năm. Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh trực tiếp nhưng các nhà khoa học đã xác định nó có liên quan với một chủng virus Corona mang tên NL63. 

    Bệnh thường tấn công trẻ em dưới năm tuổi, gây ra triệu chứng sốt, nổi mẩn da, sưng phù các tuyến và nghiêm trọng có thể gây viêm động mạch.

    phai cua chan 4
    Nam diễn viên và vợ con.

    Những dấu hiệu xấu tương tự cũng được phát hiện ở Anh. Điều này khiến Bộ trưởng Y tế Matt Hancock trong cuộc họp báo thông tin về COVID-19 hôm 27-4 đã nhấn mạnh các cơ quan y tế phải xem xét mối liên hệ này một cách nghiêm túc. 

    Giáo sư virus học Ian Jones tại ĐH Reading (Anh) cho biết virus NL63 có cùng một dạng thức với virus SARS-CoV-2 khi lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận. “Chúng tôi cần có nhiều thời gian hơn để xác định mối liên quan này” - GS Jones nói rõ. 

    Theo CNN

  • Chính phủ Anh cho biết sẽ cho phép người dân chất vấn các bộ trưởng, quan chức khoa học và y tế về dịch COVID-19, trong bối cảnh niềm tin của người dân đang giảm sút.

    chat van bo truong
    Hàng xóm ở một khu dân cư tại thủ đô London, Anh, giữ khoảng cách khi gửi đồ cho nhau ngày 27-4 - Ảnh: REUTERS

    "Chính phủ sẽ trả lời một câu hỏi của một số người dân trong cuộc họp báo hằng ngày về COVID-19" - hãng tin Reuters ngày 27-4 dẫn thông báo của Chính phủ Anh cho biết.

    Tuyên bố được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Thủ tướng Boris Johnson cam kết cung cấp "sự minh bạch tối đa có thể" về những ý kiến của các bộ trưởng liên quan tới biện pháp nới lỏng lệnh phong tỏa.

    Bất cứ ai trên 18 tuổi cũng có thể đặt câu hỏi trên trang web chính phủ https://www.gov.uk/ask. Câu hỏi sẽ được xem xét vào giữa ngày trong ngày họp báo. Chỉ một câu hỏi sẽ được lựa chọn mỗi ngày và nếu được chọn, người đặt câu hỏi sẽ được liên lạc vào 15h.

    Người phát ngôn thủ tướng Anh cho biết COVID-19 là "cuộc khủng hoảng y tế lớn nhất" mà công chúng Anh phải đối mặt nói chung, do đó việc cho người dân trực tiếp đặt câu hỏi cho chính phủ và các chuyên gia dịch bệnh về những biện pháp của chính quyền là "hoàn toàn đúng đắn".

    Chính phủ Anh thời gian qua chịu nhiều chỉ trích từ phe đối lập và doanh nghiệp về chậm trễ đưa ra các kế hoạch nới lỏng phong tỏa kinh tế và xã hội.

    Cuộc thăm dò dư luận được hãng Opinium thực hiện với trên 2.000 công dân Anh từ ngày 21 tới 23-4 cho thấy người dân nước này giảm lòng tin vào năng lực chống COVID-19 của chính phủ.

    Cụ thể, chỉ có 49% người nói vẫn giữ niềm tin vào cách thức xử lý của Chính phủ Anh nếu đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp như hiện nay. Có tới 63% số người được hỏi nói rằng chính phủ không hành động đủ nhanh để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

    Ngày 27-4, ông Johnson cam kết chính phủ sẽ lên kế hoạch nới phong tỏa trong những ngày tới đây nhưng cảnh báo sẽ cần có những đánh giá khó khăn.

    "Chúng tôi không thể nói lúc này về chuyện nhanh, chậm thế nào và thậm chí cả chuyện khi nào sẽ thực hiện những thay đổi đó, mặc dù là chính phủ sẽ nói nhiều hơn về việc này trong những ngày tới", hãng tin Reuters dẫn lời ông Johnson phát biểu bên ngoài Văn phòng thủ tướng Anh ở phố Downing.

    Ông Johnson khẳng định mọi quyết định sẽ được đưa ra với độ minh bạch tối đa và sẽ căn cứ trên cơ sở khoa học.

    Theo Reuters

  • Hai nữ y tá qua đời cách nhau chỉ 3 ngày sau khi được xét nghiệm dương tính với virus corona.

    Hai chị em người Anh, Emma và Katy Davis, 37 tuổi, đã có sự gắn kết kỳ lạ suốt cả cuộc đời mình. Họ lớn lên cùng nhau, phấn đấu trở thành y tá và đều ra đi giữa dịch Covid-19. Thậm chí, họ còn mắc những bệnh nền tương tự nhau.

    Cô Katy là y tá khoa nhi tại bệnh viện đa khoa Southampton (Anh), qua đời vào hôm 21/4 trong khi cô Emma là cựu y tá phẫu thuật tại cùng bệnh viện, mất vào rạng sáng 24/4.

    Được biết, khi các đồng nghiệp cùng vỗ tay để ca ngợi sự cống hiến của Katy và bày tỏ lòng thương tiếc vào tối thứ năm (23/4) thì sau đó vài tiếng, người chị sinh đôi Emma cũng không qua khỏi.

    chi em sinh doi 1
    Gia đình tiết lộ hai chị em sinh đôi từng nói mình sẽ qua đời cùng nhau, họ cũng chung tiền sử bệnh lý nền.

    Người phát ngôn cho bệnh viện Đại học Southampton cho biết, hai chị em đã cảm thấy không khỏe suốt một thời gian khá dài trước khi nhập viện và được xét nghiệm dương tính với virus corona.

    "Sự ra đi của họ thật sự là một thảm kịch kinh khủng cho gia đình và những ai quen biết với hai chị em. Emma luôn được ca ngợi là nữ y tá xuất sắc, luôn bình tĩnh động viên các bệnh nhân và là một cấp trên tài năng... Chúng tôi đang hỗ trợ hết mình cho gia đình của Katy và Emma trong thời điểm khó khăn này" - người phát ngôn cho biết.

    Giám đốc bệnh viện Paula Head cũng bày tỏ: "Katy luôn là hình mẫu chuẩn mực của một y tá và dốc hết sức cho công việc của mình. Đại diện cho tất cả mọi người ở bệnh viện Southampton, gồm cả các bệnh nhân và cộng đồng mà chúng tôi đang phục vụ, tôi xin bày tỏ sự chia buồn sâu sắc đối với gia đình".

    chi em sinh doi 2
    Emma - Katy đều từng là y tá tại bệnh viện Southampton và qua đời tại đây.

    Cô Zoe, chị gái của Emma và Katy, đã có những chia sẻ gây xúc động: "Các em luôn nói rằng mình đã chào đời cùng nhau nên sẽ ra đi chung với nhau. Không có từ ngữ nào diễn tả hết mối quan hệ đặc biệt của cặp sinh đôi. Cả Emma và Katy đều muốn giúp đỡ mọi người, phấn đấu trở thành y tá và chăm sóc hết mình cho tất cả bệnh nhân. Tôi vẫn không thể chấp nhận được sự mất mát to lớn này".

    Tính đến ngày 27/4, Anh đã phát hiện thêm 4.309 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên 157.149. Nước này ghi nhận 21.092 ca tử vong, tăng 360 trường hợp, giảm so với một ngày trước đó.  

    Anh chỉ tính những trường hợp chết trong bệnh viện nên số liệu thực tế có thể cao hơn vì nhiều người qua đời tại nhà và viện dưỡng lão. Nền kinh tế Anh đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ lệnh phong tỏa đã kéo dài hơn một tháng.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm qua có bài phát biểu đầu tiên sau gần một tháng nhiễm nCoV và phải điều trị. Johnson khẳng định nước Anh sắp kết thúc "giai đoạn đầu của cuộc chiến" và "bắt đầu xoay chuyển tình thế" trong ứng phó Covid-19. Tuy nhiên, ông cảnh báo đây là thời điểm "nguy cơ tối đa" và kêu gọi người dân không mất kiên nhẫn với lệnh phong tỏa. 

    Thế giới ghi nhận hơn ba triệu ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 210.000 người đã chết, một số nước nới hạn chế khi tình hình đã ổn định hơn.

    Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, 3.035.177 ca nhiễm và 210.551 ca tử vong do nCoV được ghi nhận tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng lần lượt 69.814 và 4.286 ca so với hôm qua. 891.804 người đã hồi phục sau khi ghi nhận thêm 28.340 trường hợp trong 24 giờ qua.       

    (Theo Sky News, BBC)

  • Trẻ em đang mắc một "hội chứng viêm" bí ẩn được cho là có liên quan đến chủng virus corona mới gây bệnh viêm phổi cấp (Covid-19), cảnh báo khẩn cấp của các bác sĩ cao cấp ở Anh cho biết.

    viem bi an
    Nhiều trẻ em ở Anh đột ngột nhập viện với hội chứng viêm kỳ lạ, nghi liên quan đến Covid-19.

    Theo NZHerald, các quan chức Dịch vụ y tế quốc gia (NHS) của Vương quốc Anh đã đưa ra một cảnh báo khẩn cấp trên toàn quốc sau khi nhiều trẻ em đột ngột nhập viện và phải vào phòng chăm sóc đặc biệt với các triệu chứng phát ban, suy thận và các vấn đề về dạ dày.

    Các bệnh nhân nhỏ tuổi phải chống chọi với các triệu chứng triệu chứng tương tự như sốc độc và hội chứng Kawasaki, một tình trạng hiếm gặp làm suy yếu các mạch máu và thường ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi. Hội chứng Kawasaki dễ dẫn đến phình động mạch, đau tim hoặc suy tim. Các triệu chứng bao gồm sốt, phát ban, tay và chân bị sưng lên, lòng trắng mắt bị đỏ và sưng hạch bạch huyết ở cổ họng.

    Theo NZHerald, một số bệnh nhi đã phải vào điều trị ở phòng chăm sóc đặc biệt do trái tim bị viêm nguy hiểm, trong khi có những bệnh nhi đã phải đặt máy thở.

    Một bác sĩ nhi khoa tại một bệnh viện lớn ở London nói với Telegraph rằng, bệnh viện hiện đang điều trị cho khoảng một chục trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 12 có các triệu chứng lạ.

    "Những đứa trẻ này trở bệnh khá nhanh. Chúng bắt đầu cảm thấy không khỏe, với các triệu chứng không đặc hiệu. Sau đó, nhiều trẻ bị phát ban ở cổ, cẳng tay và bụng. Các phát ban có thể nằm dưới da hoặc nổi cục lên, nhẹ hoặc nặng. Không có bệnh nhân nào giống hệt nhau. Một số bệnh nhi có đốt ngón tay sẫm màu, điều này thật không bình thường. Triệu chứng này có thể là biểu hiện của một số dạng viêm mạch máu. Đây có thể là một dạng phản ứng miễn dịch tự động hoặc phản ứng thiếu máu cục bộ, nơi nguồn cung cấp máu bị hạn chế. Tất cả đều rất mới. Chúng tôi không biết liệu có một dạng virus đột biến nào gây ra bệnh này không", vị bác sĩ cho biết.

    Vị bác sĩ này cũng nói thêm rằng, một số trường hợp, bệnh tình của trẻ trở nặng rất nhanh. "Một số trẻ em tôi điều trị đã được chuyển sang chăm sóc đặc biệt vì bị suy đa cơ quan", bác sĩ cho biết.

    Tất cả 12 trẻ em tại bệnh viện London đều cho kết quả dương tính với Covid-19, nhưng ở các khu vực khác, một số bệnh nhi lại có kết quả xét nghiệm âm tính. Một số bệnh nhi vào điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt với bệnh án là viêm tim.

    Tối thứ Hai (27/4), Giáo sư Stephen Powis, Giám đốc y khoa quốc gia của NHS England cho biết ông đã yêu cầu các chuyên gia kiểm tra "một vấn đề cấp bách" xem liệu các triệu chứng liên quan đến chủng virus corona mới ở trẻ em có xuất hiện ở Anh hay không.

    "Chúng tôi đã biết về các ca bệnh nặng ở trẻ em có thể là một căn bệnh giống như Kawasaki trong vài ngày qua. Và chúng tôi đã hỏi ý kiến các chuyên gia của chúng tôi; Tôi cũng đã yêu cầu Giám đốc lâm sàng quốc gia về trẻ em và thanh thiếu niên xem đây là vấn đề cấp bách", ông Powis nói.

    Ông Powis cũng cho biết thêm rằng, Cơ quan y tế công cộng Anh (Public Health England-PHE) cũng đang xem xét các báo cáo nhưng còn quá sớm để nói liệu những triệu chứng trên có liên quan đến Covid-19 hay không.

    Cố vấn y tế trưởng của Chính phủ Anh, Giáo sư Chris Whitty cho biết thêm rằng: "Đây là một tình huống rất hiếm gặp nhưng tôi nghĩ hoàn toàn có lý khi cho rằng nó là do virus corona gây ra, ít nhất là trong một số trường hợp".

    Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cho biết, ông "rất lo lắng" về làn sóng mới liên quan đến hàng loạt trẻ em phải nhập viện và đang được chăm sóc đặc biệt.

    Trong một cảnh báo gửi đến bác sĩ đa khoa, các lãnh đạo y tế của Anh nhấn mạnh: "Ngày càng có lo ngại rằng hội chứng viêm liên quan đến (Covid-19) đang xuất hiện ở trẻ em tại Anh. Trong ba tuần qua, đã có sự gia tăng rõ rệt về số lượng trẻ em ở mọi lứa tuổi bị viêm đa cơ quan cần được chăm sóc đặc biệt trên khắp London và cả các khu vực khác của Vương quốc Anh".

    Một cảnh báo tương tự khác cũng được Hiệp hội Chăm sóc Chuyên sâu Nhi khoa gửi cho các bác sĩ lâm sàng trên khắp Vương quốc Anh. Theo đó, cảnh báo này yêu cầu các bác sĩ khẩn trương sàng lọc trẻ em bị 3 triệu chứng: đau bụng, triệu chứng tiêu hóa (nôn mửa, tiêu chảy) và viêm tim.

    Theo Telegraph

  • Bà Becky Ames, thị trưởng thành phố Beaumont, bang Texas, đã bị bắt gặp đang làm manicure trong một tiệm nail. Tấm ảnh chụp bà nhúng tay vào bát acetone đã gây ra làn sóng chỉ trích trên mạng xã hội.

    Tờ 12News đã liên hệ với bà thị trưởng và chủ tiệm nail để xác minh vụ việc. 

    thi truong lam nail 2
    Hình ảnh bà Ames ngâm tay trong tiệm.

    Trả lời báo chí, thị trưởng Ames xác nhận bà muốn tháo bộ móng manicure nên đã liên hệ với chủ tiệm để tới mua acetone. Chủ tiệm đồng ý.

    Mục đích của bà chỉ là đi mua acetone, nhưng khi bà tới nơi, thì chủ tiệm đã có sẵn một bát acetone trên bàn rồi.

    Thị trưởng nói bà chỉ vào trong tiệm có 10 phút để tháo móng, và chủ tiệm là người duy nhất bên trong. Cửa sau để mở và tiệm không bật đèn.

    Chủ tiệm cho biết camera ghi lại đúng những gì bà thị trưởng đã nói. 

    thi truong lam nail 2
    Bà Ames cũng gửi một số hình ảnh cho 12News, xác nhận lại lần nữa là móng tay của bà chưa hề làm gì cả. 

    thi truong lam nail 2
    Thị trưởng Beaumont, bà Becky Ames. (Ảnh: BeaumontTexas.gov)

    Trước đó vào hôm 23/4, một tiệm làm tóc ở Dallas, Texas cũng đã bị cảnh sát hỏi thăm và phạt tiền sau khi mở cửa làm khách.

    Tiệm làm tóc Salon a la Mode mở cửa vào 9h sáng thứ Sáu ngày 23/4, bất chấp lệnh cấm của chính quyền yêu cầu các doanh nghiệp không thiết yếu phải ngừng hoạt động.

    Chủ tiệm đã bị viết giấy phạt vì vi phạm luật của bang và địa phương, yêu cầu người dân phải ở nhà.

    Thẩm phán Clay Jenkins của quận Dallas đã gửi một lá thư yêu cầu chủ tiệm là bà Shelley Luther phải đóng cửa tiệm. 

    Nhưng bà này vẫn kiên quyết mở cửa, bất chấp giấy phạt và lệnh cấm. Trước cửa tiệm có một nhóm đông người ủng hộ bà Luther. 

    Có 2 nhân viên bảo vệ chốt ở 2 cửa để điều tiết lượng khách vào và ra. Mỗi khách đều được yêu cầu mang khẩu trang. 

    Bà Luther cầm một chiếc nhiệt kế để đo nhiệt độ cho khách hàng.

    thi truong lam nail 2
    Tiệm tóc Salon a la Mode. 

    Chưa đầy 1 tiếng sau khi tiệm mở cửa, cảnh sát Dallas tới. Một sĩ quan nói rằng chính quyền đã nhận được nhiều cuộc gọi than phiền việc tụ tập bên ngoài salon. Cảnh sát yêu cầu đám đông thực hiện giãn cách xã hội. 

    Sau đó, Lực lượng Cứu hỏa - Cứu hộ Dallas cũng tới. 

    Cảnh sát tới lui vài lần suốt buổi sáng trước khi bà Luther bị viết giấy phạt lúc 1h chiều.

    Theo City of Dallas, khoản phạt có thể từ $50 đến $2,000, tùy phán quyết của thẩm phán.

    Luther mạnh miệng tuyên bố bà sẽ không đóng tiền phạt. Bà sẽ nói chuyện với luật sư để xử lý khoản phạt này. Trước đó, bà Luther từng nới với WFAA rằng bà ''chấp hết'' khi quyết tâm mở cửa làm việc.

    Người mẹ đơn thân đã mất tất cả 3 job - làm nhạc sĩ, makeup và stylist - vì lệnh phong tỏa. Tháng này, bà phải chọn giữa việc trả tiền thuê mặt bằng thay vì đóng tiền mortgage.

    Vào buổi chiều, bà Luther nhận được lệnh từ tòa án yêu cầu bà đóng cửa tiệm. 

    Viethome (theo 12newsnow)

  • Thủ Tướng Anh đã quay trở lại làm việc trong ngày hôm nay - sau khi ông phải nghỉ ốm gần 1 tháng do bị nhiễm virus Covid-19. 

    Dưới đây là những điểm chính trong bài phát biểu của ông Boris Johnson vào sáng thứ 2, 27/4/2020.

    thu tuong anh khoi om

    1. Anh Quốc bắt đầu xoay chuyển tình thế và đang chiến thắng giai đoạn 1

    Ông Boris cảm ơn người dân cả nước đã cùng đồng lòng, nghe theo chỉ dẫn của chính phủ để thực hiện các kế hoạch kìm hãm dịch Covid-19 đang  lây lan ở Anh Quốc. Thủ Tướng Anh cho biết đã có dấu hiệu cho thấy Vương Quốc Anh bắt đầu đi qua đỉnh dịch.

    Số lượng giường bệnh cấp cứu ICU và máy thở vẫn có đủ để chữa bệnh cho người dân. Hệ thống y tế NHS không bị quá tải là một trong những thành công lớn. 

    Ông nhấn mạnh: "Chúng ta đang chiến thắng giai đoạn 1 và chuẩn bị bước sang giai đoạn 2"

    2. Không muốn có thêm đỉnh dịch lần thứ 2 nên chưa có quyết định về nới lỏng phong toả

    Thủ Tướng Anh cho biết mặc dù giai đoạn 1 gần kết thúc thành công, nhưng không phải vì thế mà mọi người chủ quan bỏ qua các quy tắc giãn cách xã hội. Ông không thể nới  lỏng phong tỏa một cách vội vàng, để rồi xuất hiện thêm 1 đợt dịch mới khiến tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn. Ông không thể làm lãng phí sự hi sinh của người Anh trong thời gian qua.

    Tuy nhiên, Ông Boris cho biết chính phủ sẽ cố gắng minh bạch nhất có thể và trong vài ngày tới sẽ có thêm nhiều thông báo về các chính sách mới. 

    3. 5 điều khiến cho UK chuyển sang giai đoạn 2 

    Ông Boris Johnson cho biết 5 điều kiện dưới đây sắp hội tụ đủ và đó là lúc chính phủ sẽ cho khởi động giai đoạn 2 trong kế hoạch: 

    • Số lượng người tử vong giảm
    • NHS được bảo vệ
    • Tốc độ lây lan giảm
    • Xét nghiệm số lượng lớn và có đủ đồ dùng bảo hộ PPE
    • Tránh xảy ra đợt dịch thứ 2. 

    Số lượng người tử vong được ghi nhận trong bệnh viện NHS là 20.732 tại thời điểm VietHome viết bài này. 

    Cố phiếu của các công ty ở UK tăng thêm 1.5% tới 1.7% ngay trong sáng khi có bài phát biểu của Thủ Tướng Anh. 

    Đồng Bảng Anh cũng tăng một chút sau khi ông Boris chính thức quay trở lại điều hành đất nước  

    Kế hoạch của chính phủ ở giai đoạn 2 là gì ? 

    Xin đọc thêm bài viết ở đây về Giai Đoạn 2 sắp được chính phủ Anh thực hiện. 

    Viethome

  • Sáng thứ 2 ngày 27/4, Thủ Tướng Anh đã chính thức quay trở lại làm việc sau khi nghỉ ốm vì bị dính virus Covid-19. Trong bài phát biểu của ông trước của Nhà Số 10 có 1 đoạn tương đối quan trọng đó là : "Anh Quốc bắt đầu kết thúc giai đoạn 1 của dịch Covid-19, và chính phủ có thể bắt đầu khởi động giai đoạn 2. " 

    nuoc anh dich covid 19

    Theo Thủ Tướng Anh, Giai đoạn 1 đã giúp chính phủ bảo vệ thành công hệ thống y tế NHS khỏi bị "vỡ trận" như các nước khác. Số lượng giường bệnh chăm sóc đặc biệt ICU và máy thở không bị quá tải. Số lượng các ca nhiễm và tử vong bắt đầu có dấu hiệu giảm. (Đọc thêm các điểm chính trong bài phát biểu của Thủ Tướng Anh ở đây

    Chính xác Giai đoạn 2 bao gồm những gì? 

    Thủ Tướng Anh cho biết có 5 điểm cần được kiểm tra và đảm bảo trước khi khởi động giai đoạn 2, đó là : 

    • Số lượng người tử vong giảm
    • NHS được bảo vệ
    • Tốc độ lây lan giảm
    • Xét nghiệm số lượng lớn và có đủ đồ dùng bảo hộ PPE
    • Tránh xảy ra đợt dịch thứ 2. 

    Giai Đoạn 2 sẽ tập trung vào việc nới lỏng phong toả, giúp cách doanh nghiệp mở cửa trở lại nhưng vẫn phải kìm hãm sự lây lan của virus Covid-19. 

    Tại thời điểm viết bài, Chính Phủ chưa chính thức đưa ra các chính sách cụ thể cho giai đoạn 2 này. Nhưng theo như Thủ Tướng Anh phát biểu thì chính phủ sẽ xem xét các lệnh nới lỏng phong tỏa trong vài ngày hoặc vài tuần tới, dần dần khởi động lại nền kinh tế của Vương Quốc Anh. Nhưng đồng thời ông cũng không muốn có thêm 1 đợt dịch thứ 2 xảy ra vì điều đó sẽ lãng phí những gì người dân Anh đã hi sinh trong thời gian vừa qua.

    Ngày 7/5 sẽ là ngày chính phủ Anh xem xét lại các lệnh phong tỏa và ra thêm các thông báo mới. 

    Chúng ta có thể xem các nước khác hành động để biết giai đoạn 2 thường gồm những gì. Ví dụ như nước Ý cũng đã bắt đầu khởi động giai đoạn 2 của họ từ 4/5/2020. Trong đó có việc:

    - Cho phép người dân đi qua lại thăm nhà nhau.

    - Các sự kiện lớn có đông người vẫn bị cấm.

    - Mọi người vẫn bị cấm đi qua lại giữa các thành phố ở khoảng cách xa.

    - Giá khẩu trang sẽ cố định ở mức £0.40/ cái và miễn thuế VAT.

    - Nhà hàng được phép mở để bán đồ take-away.

    - Một số doanh nghiệp được phép mở lại, nhưng phải tuân thủ các điều kiện an toàn.

    Nếu tình hình ở Ý trở nên tốt hơn thì ngày 18/5 tất cả các shop, doanh nghiệp khác được phép mở cửa trở lại.

    - Các quán bars, tiệm tóc, nhà hàng, shop làm đẹp vẫn bị đóng cho tới ngày 1/6/2020. 

    VietHome sẽ có các bài viết cụ thể hơn khi Chính Phủ Anh chính thức công bố các thông tin mới về Giai Đoạn 2 này.

    VietHome

  • NHS đang triển khai một chiến dịch nhằm đảm bảo người dân sẽ tìm đến dịch vụ cấp cứu trong các trường hợp khẩn cấp sau khi số liệu cho thấy số ca cấp cứu đã giảm gần 50% trong tháng này.

    Các quan chức y tế lo lắng nhiều người không tìm cách điều trị vì họ sợ mắc COVID-19, do đó an nguy của họ có thể bị đe dọa và có khả năng trở thành nạn nhân gián tiếp của virus.

    Nghiên cứu gần đây cho thấy bốn trong số 10 người lo lắng quá mức về việc có thể trở thành gánh nặng cho NHS nếu tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ.

    Giám đốc điều hành của NHS, Sir Simon Stevens nhấn mạnh dịch vụ y tế luôn sẵn sàng trợ giúp những bệnh nhân không mắc coronavirus, những người có thể bị đột quỵ, đau tim và các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng khác.

    skynews william harvey hospital 4577092

    Theo dự đoán, sẽ có ít hơn một triệu lượt người tới A & E trong tháng 4 này so với 2,1 triệu lượt được ghi nhận cùng kỳ năm ngoái.

    Các bác sĩ cao cấp của Đại học Nhi khoa Hoàng gia và Sức khỏe Trẻ em và các tổ chức từ thiện y tế như Quỹ Tim mạch Anh và Hiệp hội Đột quỵ cũng bày tỏ mối lo ngại tương tự.

    Chiến dịch y tế công cộng mới sẽ được triển khai từ tuần tới với mục đích nhắc nhở mọi người liên hệ với bác sĩ của họ hoặc gọi 111 nếu cần chăm sóc khẩn cấp và đến bệnh viện nếu họ được yêu cầu.

    Những người đang gặp trường hợp khẩn cấp vẫn phải gọi 999.

    Chiến dịch cũng kêu gọi người Anh tiếp tục sử dụng các dịch vụ quan trọng khác như sàng lọc và điều trị ung thư, các cuộc hẹn thai sản và hỗ trợ sức khỏe tâm thần như bình thường.

    Sir Simon nói: "Mặc dù nhân viên NHS đang dồn sức đối phó với coronavirus, họ cũng đã làm việc chăm chỉ để đảm bảo rằng những bệnh nhân không mắc COVID-19 có thể tiếp cận các dịch vụ thiết yếu một cách an toàn.

    "Lờ đi các vấn đề có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng – ngay lúc này hoặc trong tương lai."

    Nhờ các biện pháp củng cố năng lực khi đối mặt với mối đe dọa coronavirus, NHS hiện có 33.000 giường chăm sóc khẩn cấp tại các bệnh viện truyền thống.

    NHS cũng đã giám sát việc xây dựng bảy bệnh viện dã chiến Nightingale mới trên toàn quốc.

    Chiến dịch sẽ bao gồm thông tin từ các bác sĩ, y tá và các nhóm bệnh nhân với mục đích quảng bá cách thức dịch vụ y tế thích nghi với đại dịch và đảm bảo tiếp cận an toàn cho người bệnh đối với tất cả các loại hình cấp cứu.

    Giáo sư Carrie MacEwen, chủ tịch của Học viện Y khoa Hoàng gia, nói: "Chúng tôi lo ngại rằng bệnh nhân có thể không tiếp cận NHS để được chăm sóc vì họ không muốn trở thành gánh nặng hoặc vì họ sợ bị nhiễm virus.

    "Mọi người nên biết rằng NHS vẫn hoạt động và điều cực kỳ quan trọng là nếu mọi người ở trong tình trạng khẩn cấp nghiêm trọng hoặc lo ngại có thể gặp nguy hiểm, họ sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ."

    Quỹ Tim mạch Anh đã báo cáo số người đến A & E do bị đau tim đã giảm 50%, do đó người bệnh khó có khả năng sống sót.

    Cancer Research UK cũng cảnh báo vào đầu tuần này rằng 2.250 trường hợp mắc bệnh có thể sẽ không được phát hiện mỗi tuần - một phần là do bệnh nhân không sẵn sàng đến gặp bác sĩ.

    Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cũng đã lên tiếng về mối lo ngại của mình.

    Ông nói trước Hạ viện: "Nếu bạn được yêu cầu đến bệnh viện, nơi bạn cần đến chính là bệnh viện.

    "NHS luôn sẵn sàng phục vụ bạn và có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất nếu bạn cần."

    VietHome (Theo Sky News)

  • Theo một nghiên cứu mới, virus corona có thể lây truyền chỉ từ một cơn ho đơn giản, nhưng nó không lây lan qua tinh dịch.

    Theo kết quả vừa được công bố trên tạp chí Fertility and Sterility (tạp chí về vấn đề sinh sản), một nhóm các nhà khoa học quốc tế của Mỹ và Trung Quốc không tìm thấy bằng chứng của COVID-19 trong tinh dịch của 34 người đàn ông Trung Quốc trưởng thành, những người được xác định dương tính với chủng virus chết người một tháng trước đó.

    con duong tinh ai

    Các tác giả lưu ý rằng, mặc dù những phát hiện của họ được công nhận chỉ dựa trên mẫu xét nghiệm ở qui mô nhỏ, nhưng vẫn có ý nghĩa vì chúng cho thấy virus không có trong tinh hoàn.

    Trong một thông cáo báo chí, tiến sĩ James M. Hotaling cho biết: ”Nếu như phát hiện một căn bệnh giống như COVID-19 có thể lây truyền qua đường tình d.ục, thì điều đó sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng bệnh và điều trị những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe sinh sản trong tương lai của đàn ông.”

    Những phát hiện mới này cũng loại COVID-19 khỏi nhóm những bệnh tương tự có thể lây truyền qua đường tình d.ục như Zika và Ebola.

    Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho biết, những người tham gia vào nghiên cứu hiện tại chỉ là những trường hợp mắc virus corona ở thể từ nhẹ đến trung bình, và có thể (nhưng chưa được chứng minh) những người mắc bệnh ở thể nặng hơn có thể truyền bệnh qua quan hệ tình d.ục.

    Tiến sỹ Hotaling cho biết: “Có thể một người đàn ông mắc COVID-19 ở thể nặng sẽ mang lượng virus cao hơn, dẫn đến khả năng lây nhiễm qua tinh dịch nhiều hơn.

    Hiện tại, chúng tôi vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho trường hợp này, tuy nhiên, việc không phát hiện sự lây lan qua tinh dịch trong số các bệnh nhân đang hồi phục từ các thể bệnh nhẹ đến trung bình cũng đã cho thấy những tín hiệu để an tâm.”

    Mặc dù quan hệ tình dục không có khả năng lan truyền virus, nhưng các hành động thân mật khác như hôn chắc chắn sẽ lây bệnh.

    Theo New York Post

  • Bất cứ ai vào Anh sẽ bị cách ly 14 ngày theo kế hoạch mới đang được Chính phủ xem xét. Động thái này diễn ra sau khi chính phủ chịu áp lực phải kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn, bao gồm cả công dân Anh trở về từ nước ngoài.

    Như vậy bất cứ ai vào Anh theo đường biển hoặc đường hàng không sẽ bị áp dụng lệnh này.

    cach ly singapore 1

    Các ông chủ ở sân bay than phiền rằng việc không giới hạn số người nhập cảnh, và cũng không kiểm tra y tế người nhập cảnh, khiến lệnh phong tỏa trở nên mâu thuẫn.

    Theo Telegraph, kế hoạch này đã được được các Bộ trưởng đồng ý tại một cuộc họp hôm thứ Tư ngày 22/4.

    Giới chức đang nghĩ ra phương pháp để thực thi lệnh này, bao gồm tiền phạt nặng hoặc bị truy tố hình sự, theo luật Coronavirus Act.

    Cơ quan thực thi pháp luật có thể tới thẳng nơi ở của người nhập cảnh để đảm bảo họ không vi phạm luật cách ly.

    Quy định này cho phép các lực lượng di trú cưỡng chế người nghi nhiễm viruscorona tới một nơi phù hợp để xét nghiệm, và cho phép các nhân viên y tế cộng đồng thực thi lệnh cấm di chuyển. 

    Sẽ có một chiến dịch toàn cầu về vấn đề này, để thông báo cho những người nước ngoài biết điều gì đang chờ đón nếu họ đến Anh.

    Hơn 15.000 người nhập cảnh vào Anh mỗi ngày, trong đó có hàng trăm công dân Anh hồi hương. 

    Chính sách cách ly này được Anh học tập theo mô hình của Singapore. Tại đảo quốc sư tử, một công dân tên Tay Chun Hsien đã bị khởi tố vì rời khỏi nhà sớm 90 phút trước khi kết thúc lệnh cách ly. 

    cach ly singapore 1

    Ngày 24.4, Tay Chun Hsien (22 tuổi, ảnh) bị khởi tố tại tòa ở Singapore dựa theo đạo luật bệnh truyền nhiễm vì đã rời khỏi nhà trong lúc đang phải chấp hành lệnh cách ly.

    Tay bị tình nghi rời khỏi căn hộ của mình trong thời gian từ 11 giờ 30 đến 12 giờ ngày 22.3 khi lệnh cách ly chỉ còn khoảng 90 phút là kết thúc, theo báo TODAY dẫn hồ sơ tòa án. Hồ sơ tòa án không nói rõ tại sao Tay nằm trong diện cách ly và tại sao anh ta vi phạm lệnh này.

    Tay sẽ trở lại tòa vào ngày 29.4, nếu bị kết tội có thể lãnh án 6 tháng tù giam và bị phạt 10.000 SGD (khoảng 5.600 bảng).

    Hôm 23/4, Alan Tham Xiang Sheng (34 tuổi, chủ doanh nghiệp bán hàng trực tuyến) trở thành người đầu tiên bị bỏ tù do vi phạm lệnh cách ly tại nhà.

    Thẩm phán nhận định hành động của Tham là “vô trách nhiệm với xã hội” và kết án 6 tuần tù.

    Trước đó, ngày 23/3, Tham di chuyển từ Myanmar tới Singapore và nhận được lệnh cách ly cho tới ngày 6/4. Tuy nhiên, trong thời gian lẽ ra phải ở nhà, người này đã đi khắp nơi ở đảo quốc sư tử cho tới khi bị bắt.

    Theo Đạo luật về các bệnh truyền nhiễm, hành vi trốn cách ly có thể bị phạt tới 6 tháng tù giam hoặc 10.000 SGD, hoặc cả hai.

    Theo Telegraph

  • Anh đã bắt đầu triển khai các đơn vị xét nghiệm lưu động trên khắp cả nước trong nỗ lực hoàn thành mục tiêu thực hiện 100.000 xét nghiệm/ngày đối với virus SARS-CoV-2.

     0 xet nghiem luu dong

    Trong tuyên bố ngày 26/4, Bộ Y tế Anh cho biết hiện đã có 8 đơn vị xét nghiệm được quân đội hỗ trợ bắt đầu tỏa đi các địa phương thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Đối tượng ưu tiên xét nghiệm là những người làm việc tại các nhà dưỡng lão, trong ngành cảnh sát và trại giam. Các mẫu xét nghiệm sẽ được xe chuyên dụng thu thập và sau đó chuyển về các trung tâm xét nghiệm.  

    Trước đó, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock đặt mục tiêu đến ngày 30/4, Anh tiến hành 100.000 xét nghiệm/ngày. Tuy nhiên, đến ngày 24/4, nước này mới chỉ đạt 28.760 xét nghiệm/ngày. Dự kiến, trong tháng 5 tới, Anh sẽ triển khai thêm 96 đơn vụ xét nghiệm lưu động trên cả nước. 

    Nhiều ý kiến lo ngại sự chậm trễ trong việc tiến hành xét nghiệm có thể kéo dài thời gian Anh thoát khỏi tình trạng phong tỏa và làm chậm sự hồi phục của kinh tế Anh - nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới hiện đang trong giai đoạn chuyển tiếp của tiến trình Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). 

    Riêng tại Bắc Ireland, các đơn vị xét nghiệm lưu động sẽ do các nhà thầu hỗ trợ thực hiện, mà không phải quân đội. 

    Tình hình dịch COVID-19 đang có chiều hướng xấu đi tại Anh. Tính đến ngày 25/4, số ca tử vong do COVID-19 tại nước này là hơn 20.000 người - điều mà Bộ Nội vụ Anh đánh giá là "thảm kịch".

    Anh hiện là quốc gia ghi nhận số ca tử vong và số ca nhiễm SARS-CoV-2 cao thứ năm thế giới với con số lần lượt là 20.319 ca và 148.377 ca, sau Mỹ, Italy, Tây Ban Nha và Pháp. Theo các nhà khoa học, số ca tử vong tại Anh sẽ bắt đầu giảm mạnh trong vài tuần tới. Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel khuyến cáo người dân nước này nên ở trong nhà trước tình hình dịch bệnh hiện nay. 

    Tại Pháp, Hội đồng khoa học nước này đã kiến nghị chính phủ đưa ra quy định bắt buộc học sinh trong độ tuổi từ 11-18 đeo khẩu trang khi tới trường nhằm hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

    Đối với trẻ em từ 4 đến 11 tuổi, Hội đồng cho rằng quy định này khó có thể thực hiện được. Bộ trưởng Giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer cho biết Chính phủ Pháp sẽ xem xét kiến nghị này trước khi xem xét về việc mở cửa lại các trường học từ ngày 11/5 sau khi triển khai các biện pháp hạn chế từ giữa tháng 3 để phòng, chống dịch COVID-19. 

    Trong 3 ngày từ 23-25/4, số ca nhiễm mới tại Pháp liên tục giảm ở các con số lần lượt là 516 ca, 389 ca và 369 ca. Tính đến thời điểm hiện tại, Pháp ghi nhận tổng cộng 22.614 ca tử vong và 161.488 ca mắc COVID-19.

    Theo Sky

  • Tính đến tối ngày 25/4, số ca tử vong ở Anh do dịch Covid-19 đã vượt 20.000. Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel gọi đây là mốc “kinh hoàng và bi thảm”. Tổn thất nhân mạng hàng ngày vì dịch Covid-19 tại Anh tiếp tục duy trì ở mức cao nhất trong số các nước châu Âu.

    Với 813 bệnh nhân thiệt mạng vì dịch Covid-19 trong 24 giờ qua, nước Anh không chỉ tiếp tục là quốc gia đang có diễn biến dịch nghiêm trọng nhất tại châu Âu mà còn đã thất bại trong mục tiêu đề ra cách đây 6 tuần là giữ số người thiệt mạng dưới mốc 20.000 người. Và không hiểu sao, dữ liệu về số người hồi phục ở Anh không hề được cập nhật trên https://www.worldometers.info/coronavirus/#countries

    Tổn thất nhân mạng hàng ngày vì dịch Covid-19 tại Anh tiếp tục duy trì ở mức cao nhất trong số các nước châu Âu. Trong ngày 25/04, Anh có thêm 813 bệnh nhân tử vong vì Covid-19 trong hệ thống bệnh viện, đưa tổng số nạn nhân tại nước này lên 20.319 người.

    Đây được xem là thất bại chính thức đầu tiên của chính quyền Anh trong việc ngăn chặn đại dịch Covid-19 do vào hôm 17/03, Cố vấn trưởng khoa học của chính phủ Anh Patrick Vallance đã tuyên bố rằng “chính phủ Anh sẽ được coi là làm tốt nếu hạn chế được số ca tử vong dưới mức 20 ngàn người”.

    vuot moc 20000

    Với diễn biến của dịch Covid-19 hiện nay tại Anh, nhiều mô hình dự đoán của giới khoa học đã nhận định rằng Anh sẽ là nước chịu thiệt hại nhân mạng vì dịch lớn nhất tại châu Âu và số người thiệt mạng tối đa có thể lên tới 60 ngàn người.

    Hiện tại, số ca tử vong thực tế cũng được cho là cao hơn khoảng 40% so với công bố bởi nhiều ca tử vong tại nhà riêng và các trung tâm dưỡng lão chưa được thống kê.

    Sức ép và sự chỉ trích đối với chính phủ Anh đang gia tăng từ nhiều phía. Báo chí Anh nhiều ngày qua đăng tải thông tin từ nhiều báo cáo mật cho thấy chính phủ Anh đã hoàn toàn không có sự chuẩn bị để đối phó với đại dịch Covid-19 dù được cảnh báo từ sớm.

    Việc triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch hiện cũng bị chỉ trích nặng, đặc biệt là việc thiếu đồ bảo hộ y tế và trục trặc liên quan đến việc đăng ký xét nghiệm cho các nhân viên y tế và các thành viên gia đình.

    Chính quyền Anh cũng đang rất lo ngại việc người dân nước này bắt đầu mệt mỏi vì lệnh phong toả và đổ ra đường nhiều hơn khi thời tiết nắng ấm.

    Một nhóm nghị sĩ đảng Bảo thủ cầm quyền đã lên tiếng kêu gọi Thủ tướng Boris Johnson nhanh chóng quay lại làm việc để chỉ đạo việc chống dịch. Theo một số tờ báo Anh, ông Boris Johnson sẽ trở lại văn phòng làm việc từ ngày 27/04./.

    Theo Sky

  • Dịch bệnh phá ngang kế hoạch học tập của người trẻ. Với nhiều sinh viên quốc tế, giờ họ chứng kiến cảnh chi phí đắt đỏ bỏ ra chỉ để dành cho việc học trực tuyến từ xa.

    Srishti Warman từng dành nhiều năm mơ ước về việc đặt chân đến nước Anh, ghi danh vào Đại học Cambridge danh tiếng để có tấm bằng MBA (chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh).

    Mong ước thành sự thật vào tháng 9 năm ngoái. Song niềm vui chưa kéo dài bao lâu thì virus corona chủng mới xuất hiện và tấn công nước Anh.

    Warman chưa từng tưởng tượng đến cảnh sáu tháng sau khi đến Anh, cô đã trở lại quê nhà Ấn Độ, trong căn nhà của cha mẹ ở Chandigarh, thành phố nằm ở phía Bắc bang Delhi.

    Còn toàn bộ việc nghe giảng, trao đổi với giáo viên, bạn bè diễn ra trước màn hình vi tính.

    lang phi hoc online 1
    Lo sợ dịch bệnh, sinh viên quốc tế buộc phải quay trở về quê nhà, học online từ xa dù không hề muốn. Ảnh: CNN.

    Học phí đắt đỏ

    “Nếu không có dịch bệnh, giờ tôi sẽ dành thời gian ở giảng đường, bắt đầu kỳ thực tập ở nước Anh. Công việc thực tập ấy có khả năng giúp tôi có một công việc toàn thời gian”, Warman cho hay.

    Trải qua sáu năm làm công việc phân tích kinh doanh tại quê nhà, cô gái chuyển sang một nghề nghiệp khác liên quan tới công nghệ. Mạnh dạn đầu tư việc học một lĩnh vực khác, cô chọn đến Đại học Cambridge.

    92.000 USD, bao gồm học phí 68.000 USD cho chương trình học một năm và chi phí sinh hoạt là số tiền cô phải bỏ ra.

    Thế nhưng, nhiều công ty hiện giờ buộc phải đóng cửa, khiến kỳ thực tập trong mơ trở nên xa vời. Giờ đây, cô gái hy vọng sẽ sớm được quay trở về trường và tìm được một việc làm thêm tại Anh ngay khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm đối với các chuyến bay quốc tế.

    Trên thực tế, hàng nghìn sinh viên như Warman đã phải vay một khoản tiền lớn để theo đuổi các khóa học ở trời Âu. Và giờ, họ đối diện với tình cảnh bấp bênh do dịch bệnh ảnh hưởng đến nền giáo dục.

    lang phi hoc online 1
    Nhiều sinh viên kêu gọi các trường đại học hoàn trả lại học phí do chất lượng học online không tương xứng với số tiền học phí đắt đỏ họ bỏ ra. Ảnh:Reuters.

    Kỳ thực tập mùa hè bị hoãn lại, các cơ hội kết nối với nhà tuyển dụng, công ty hàng đầu để tìm kiếm một vị trí công việc cũng biến mất theo.

    Hiện tại, Warman theo học chương trình online qua ứng dụng Zoom. Việc học không bị gián đoạn nhưng cô gái cảm thấy không xứng đáng với số tiền tốn kém ban đầu bỏ ra.

    Gặp gỡ những người tài giỏi và thành đạt trên thế giới, tham gia các câu lạc bộ sinh viên, cố xây dựng các mối quan hệ xã hội, trải nghiệm môi trường đại học là những lý do khiến nhiều sinh viên chịu đầu tư số tiền đắt đỏ để đến Cambridge.

    “Tình hình hiện tại trái ngược hẳn với việc học chương trình MBA theo cách truyền thống, trong khi học phí 2 năm cho chương trình này có thể lên tới 150.000 USD”, Christina Troitino (28 tuổi), sinh viên năm hai tại Đại học Kinh doanh Stanford, cho biết.

    Sinh viên bấp bênh, các trường lao đao

    Giống như Warman và Troitino, hầu hết sinh viên của chương trình này đều chịu đầu tư số tiền lớn với hy vọng tấm bằng nhận được có thể giúp họ kiếm được thu nhập tốt hơn, để trả hết các khoản vay nợ tiền học.

    Nhiều trường kinh doanh hàng đầu ở Mỹ, châu Âu và châu Á hiện nhận hàng loạt yêu cầu hoàn lại tiền từ sinh viên vì họ thấy không nhận được chất lượng dạy tương xứng với học phí.

    lang phi hoc online 1
    Trong khi sinh viên cảm thấy nhiều cơ hội học tập và việc làm biến mất, các trường đại học cũng đang loay hoay với nhiều khó khăn tài chính dưới tác động của Covid-19. Ảnh: The Guardian.

    Warman được trả lại một phần nhỏ học phí, nhưng điều này không thể bù đắp cho những trải nghiêm trực tiếp quý giá bị mất đi.

    Tuy nhiên, nhiều trường vẫn miễn cưỡng với việc giảm bớt tiền học và chỉ giảm một phần nhỏ tiền ở ký túc xá cho những sinh viên đã trở về nhà vì lo sợ dịch. Một số trường khác đưa ra lựa chọn không hoàn lại tiền và sinh viên sẽ học thêm các lớp bổ sung hoặc tham dự sự kiện của trường sau khi tốt nghiệp.

    "Đại dịch khiến việc tuyển sinh và các nguồn doanh thu khác của chúng tôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng tôi phải sử dụng nguồn thu học phí để trang trải các chi phí hoạt động khác”, đại diện Đại học Kinh doanh Stanford (Mỹ), phát biểu.

    Dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, các trường đại học sẽ còn trải qua thời kỳ gián đoạn đến hết kỳ học mùa xuân và ảnh hưởng đến cả số sinh viên nhập học mỗi năm.

    Nhiều trường đang đối mặt với câu hỏi liệu các lớp học có thể quay trở lại bình thường vào mùa thu. Thời gian nộp đơn đăng ký tuyển sinh cũng được gia hạn thêm.

    Trên thực tế, các cuộc suy thoái kinh tế trong lịch sử đã thúc đẩy nhiều người học lên các chương trình đại học cao hơn. Theo nghiên cứu của Caroline Hoxby, giáo sư Kinh tế học tại Đại học Stanford, tỷ lệ học đại học đã tăng lên ở Mỹ sau mỗi lần nước này trải qua khủng hoảng tài chính từ thập niên 60 của thế kỷ trước.

    Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng do vấn đề sức khỏe, mà cụ thể là dịch Covid-19 gây ra là chưa từng có tiền lệ. Sinh viên quốc tế sẽ gặp khó khăn trong vấn đề xin thị thực, còn lệnh hạn chế đi lại được ban bố tại nhiều quốc gia.

    Nhiều người sẽ chọn học gần nhà vì muốn ở cạnh gia đình, nhất là khi dịch bệnh xảy đến, không ai biết trước mức độ nghiêm trọng hay nó sẽ diễn biến thế nào.

    Theo CNN

  • Các nhân viên Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) thuộc tuyến đầu chống dịch COVID-19 tại nước này đã phàn nàn rằng các kết quả xét nghiệm COVID-19 của họ “đã bị thất lạc hoặc gửi nhầm người”.

    that lac ket qua xet nghiem 1
    Trung tâm xét nghiệm Chessington tại hạt quận Surrey ở phía Nam thủ đô London. Ảnh: The Guardian.

    Một số bệnh viện tại Anh đã đề nghị được tiếp quản việc vận hành các trung tâm xét nghiệm COVID-19 của chính phủ nước này sau khi xảy ra những lỗ hổng nghiêm trọng trong quá trình thực hiện xét nghiệm dẫn đến việc kết quả của các nhân viên NHS bị thất lạc hoặc gửi nhầm người tại các trung tâm do công ty kiểm toán Deloitte quản lý.

    Những sự lo ngại trong công tác điều hành các trung tâm xét nghiệm đã nổi lên khi rất nhiều y bác sĩ đã phàn nàn rằng họ chưa nhận được kết quả xét nghiệm hoặc họ nhận được kết quả của một người khác.

    Những phàn nàn trên là có cơ sở khi một trong những nhân viên y tế đầu tiên được xét nghiệm vào cuối tháng 3 trong khi tự cách ly tại nhà khi có các triệu chứng nghi nhiễm COVID-19, cho biết cô vẫn đang chờ đợi kết quả kể cả khi đã nhờ bệnh viện Epsom là nơi cô đang công tác hối thúc việc trả kết quả xét nghiệm. Cô đã được hãng kiểm toán Deloitte là công ty quản lý cơ sở xét nghiệm này cho biết họ chỉ có thể “tiết lộ thông tin cho người được kiểm tra và không phải tổ chức giới thiệu cô đến làm xét nghiệm”.

    Bệnh viện Epsom cũng đã tạm ngừng việc gửi nhân viên đến trung tâm Chessington làm xét nghiệm COVID-19 cách đây 10 ngày trước sau khi tìm được một sự thay thế thuận tiện hơn. Hiện tại mẫu xét nghiệm của các y bác sĩ công tác tại bệnh viện này được gửi đến phòng thí nghiệm tại bệnh viện St. George ở phía Nam London để phân tích.

    that lac ket qua xet nghiem 1
    Quy trình thực hiện các xét nghiệm nhanh COVID-19 của nước Anh. Ảnh: The Guardian.

    Chính phủ Anh, cụ thể là Bộ Y tế nước này đã ủy quyền cho một số tập đoàn và công ty có uy tín mặc dù không chuyên sâu về lĩnh vực y tế như hãng kiểm toán Deloitte tham gia vào việc tăng cường quy mô của việc xét nghiệm COVID-19 trên toàn nước Anh và xử lý khâu hậu cần tại các cơ sở xét nghiệm của nước này cùng với hai tập đoàn hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ công và dược phẩm tại xứ sở sương mù lần lượt là Serco và Boots.

    Trong khi đó, đại diện của Deloitte đã lên tiếng cho biết công ty kiểm toán này không trực tiếp tham gia vận hành hay quản lý các trung tâm xét nghiệm COVID-19 tại Anh nhưng có hỗ trợ cho Bộ Y tế nước này trong những công việc trên.

    Trước việc các tập đoàn hoặc công ty không thuộc ngành y tế tại Anh được ủy quyền quản lý ngày càng nhiều các trung tâm xét nghiệm COVID-19 của nước này nhưng không đảm bảo yêu cầu, giám đốc điều hành các bệnh viện ở phía Tây Nam London đã đề nghị trao cho các bệnh viện này quyền điều hành trung tâm xét nghiệm nhanh Chessington thay vì để cho các công ty không có chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực quản lý xét nghiệm làm việc này.

    Theo Guardian

  • Vấp phải nhiều chỉ trích do số người nhiễm Covid-19 tăng cao, chính phủ Anh thường nhấn mạnh họ hành động dựa trên khuyến nghị của ban cố vấn khoa học. Tuy nhiên, ban này đang vận hành gần như bí mật.

    sage
    Thủ tướng Anh Boris Johnson trong một cuộc họp báo từ xa về Covid-19 vào cuối tháng 3. (Ảnh: AFP)

    Theo New York Times (NYT), giới chức Anh thường xuyên nhắc đến Ban cố vấn khoa học trong tình trạng khẩn cấp (SAGE) trong các thông báo về Covid-19. Tuy nhiên, các quan chức không giải thích thêm về quá trình SAGE đưa ra các khuyến nghị hay nêu tên các nhà khoa học trong ban.

    NYT bình luận SAGE vận hành gần như là như một "hộp đen" với danh sách thành viên hoàn toàn bí mật. Nội dung các cuộc họp và những khuyến nghị của tổ chức này được bảo mật và nếu được công bố thì thường rất muộn với rất ít thông tin.

    Việc chính phủ Anh thiếu minh bạch về ban cố vấn khoa học đã trở thành chủ đề gây nhiều tranh luận. Những người chỉ trích cho rằng chính phủ đáng lẽ ra phải công khai tên các nhà khoa học trong ban cố vấn bởi nó đáng ra phải một niềm tự hào cho nước Anh. Ban cố vấn được cho là bao gồm các bộ não khoa học giỏi nhất trong các lĩnh vực dịch tễ học đến khoa học hành vi, từ các phòng lab của các trường đại học hàng đầu như Cambridge, Oxford, Đại học Hoàng gia London và Trường y học nhiệt đới & vệ sinh dịch tễ London.

    Trong bối cảnh Anh, cùng với Ý và Tây Ban Nha đang là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19 tại châu Âu, nhiều người cho rằng việc chính phủ liên tục nhắc đến các nhà khoa học là một dấu hiệu đáng báo động, bởi các nhà khoa học có thể trở thành lá chắn giúp các quan chức giải thích cho hành động của mình nếu chiến dịch ứng phó với Covid-19 của chính phủ bị điều tra trong tương lai.

    Cho đến nay, các nhà khoa học và bác sỹ đang đặt nhiều câu hỏi về những lời khuyến nghị từ Ban cố vấn ẩn danh này. Một câu hỏi là vì sao SAGE lại khuyến nghị giữ nước Anh hoạt động bình thường trong tuần đầu tháng 3? Trong lúc đó, Pháp và Ireland đã cấm các hoạt động lớn và đưa ra các lệnh phong tỏa còn tại Ý, có các bằng chứng rõ ràng cho thấy đại dịch đang lan tràn mạnh mẽ với nhiều thương vong.

    Một câu hỏi khác là tại sao vào hồi cuối tháng 2, SAGE đã dự đoán một con số các bệnh nhân nhập viện vì Covid-19 thấp hơn thực tế rất nhiều, cũng như đánh giá thấp tốc độ lan truyền của dịch bệnh này? Vì sao SAGE phân loại mức độ nguy hiểm của Covid-19 trong cộng đồng là “vừa phải”, dù cho các bằng chứng Covid-19 có thể lan truyền từ người sang người đã được công bố tại Trung Quốc nhiều tuần trước đó.

    Các nhà khoa học cũng đặt câu hỏi rằng vì sao sau khi Đại học Hoàng gia London công bố báo cáo vào ngày 16/3, dự đoán có thể lên tới 500,000 người Anh sẽ tử vong nếu chính quyền Anh không hành động mạnh mẽ hơn để ngăn chặn đại dịch, chính quyền Anh lại đợi tới một tuần sau đó mới ban bố lệnh đóng cửa các cửa hàng không thiết yếu và lệnh dân chúng ở trong nhà?

    Cũng liên quan tới dịch bệnh, giới chức y tế Anh cho biết vắc-xin phòng bệnh COVID-19 do Đại học Oxford nghiên cứu, phát triển đã bắt đầu được thử nghiệm trên người từ ngày 23/4.

    Tính đến ngày 25/4, đại dịch Covid-19 hiện đã làm cho 19.500 người chết và hơn 143.000 ca nhiễm bệnh tại Anh.

    Theo New York Times

  • Ba bãi biển ở phía nam Sydney đã đóng cửa lần thứ hai, chỉ 5 ngày sau khi được mở cửa trở lại vì người dân không tuân thủ quy định giãn cách xã hội khi ra biển.

    Các bãi biển Clovelly, Coogee và Maroubra đã đóng cửa vào 13h chiều 24/4 vì “người dân không tuân thủ quy định chỉ ra biển để tập thể dục”.

    Hội đồng thành phố Randwick thông báo 3 bãi biển sẽ mở cửa lại vào thứ bảy và chủ nhật từ 6h-9h và người dân chỉ được phép tập thể dục. Hội đồng thành phố sẽ đánh giá lại tình hình vào ngày 27/4.

    Hôm 22/4, hội đồng thành phố Waverly tuyên bố các bãi biển Bondi và Bronte sẽ mở cửa trở lại vào ngày 28/4 và cho phép người dân bơi lội, lướt sóng. Tuy nhiên, tất cả hoạt động trên bãi biển như chạy bộ, tắm nắng và tụ tập sẽ tiếp tục bị cấm.

    Vào tháng 3, bãi biển Bondi đã đóng cửa sau khi hàng nghìn người đi biển bỏ qua các lời khuyên của giới chức như không tụ tập đông người và đảm bảo giãn cách xã hội.

    bai bien uc
    Những người tắm biển rời khỏi bãi biển sau khi cảnh sát đóng cửa bãi biển Clovelly ở Sydney, Australia, ngày 24/4. Ảnh: Getty

    Đến ngày 24/4, Australia có 6.675 ca nhiễm và 79 người chết vì virus corona.

    Sau khi ghi nhận tốc độ các ca nhiễm mới chỉ tăng dưới 1% trong nhiều ngày liên tiếp, Australia dường như đã “làm phẳng đỉnh dịch” thành công hơn nhiều so các nước châu Âu như Italy và Pháp.

    Ngày 21/3, chính phủ Australia khẳng định các biện pháp phong tỏa đã ngăn chặn và làm chậm sự lây lan của virus, nhưng họ sẽ không nới lỏng các hạn chế trong ít nhất 3 tuần tới.

    Người Australia vẫn đang được khuyến cáo ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp cần thiết, đi khám bệnh, đi học, đi làm hoặc tập thể dục.

    Theo Zing

  • 24 ngày trước khi mãn hạn tù, William Garrison đã qua đời vì Covid-19 tại một nhà tù ở Michigan, Mỹ.

    Năm 1976, William Garrison khi đó 16 tuổi bị kết án 44 năm tù vì bắn chết một người đàn ông trong một vụ cướp. Tháng 5/2020 sẽ kết thúc gần nửa thế kỷ ngồi tù của người đàn ông này.

    Bà Yolanda Peterson, chị gái của William Garrison - người đang sống tại ngoại ô thành phố Detroit - cho biết đã chuẩn bị một căn phòng riêng với đầy đủ tiện nghi chờ em trai trở về đoàn tụ. "Garrison đã phải trả giá quá đắt cho lỗi lầm năm xưa của mình, nó rất ân hận và mong chờ được về với gia đình", người phụ nữ 64 tuổi cho biết.

    Theo người chị gái, William Garrison là người hiểu chuyện và hay giúp đỡ những tù nhân khác. Tuy nhiên, vào ngày 13/4 bà Peterson nhận được tin Garrison đã qua đời tại Trung tâm cải huấn Macomb ở thị trấn Lenox, Michigan, trước khi mãn hạn tù 24 ngày. Các quan chức cho biết ông này chết vì nhiễm Covid-19.  

    chua man han tu
    Tù nhân William Garrison sẽ được mãn hạn tù vào đầu tháng 5/2020, nhưng ông đã mất vào ngày 13/4 do Covid-19. Ảnh: ABC News.

    Sau khi nói chuyện với bạn cùng phòng giam em trai, Peterson biết rằng Garrison có triệu chứng nhiễm Covid-19. "Các tù nhân khác chứng kiến tình trạng nguy kịch của em trai tôi nhưng có vẻ nhân viên nhà tù phản ứng chậm. Thậm chí vẫn còng tay Garrison khi nó đã bất tỉnh trên sàn nhà giam", người chị gái bức xúc.   

    Trước thông tin của bà Peterson, nhân viên nhà tù khẳng định nó không xác thực và cho biết thêm những tù nhân khác đã được đưa đi xét nghiệm nCov.

    Vào tháng 1 năm nay Trung tâm cải huấn Macomb đã đưa ra hai lựa chọn cho William Garrison. Một là thả ngay lập tức nhưng vẫn bị giám sát sau khi ra tù, hai là tự do hoàn toàn sau thời gian mãn hạn vào tháng 9, William không ngần ngại lựa chọn điều kiện thứ 2.

    Tuy nhiên khi Covid-19 bùng phát, ở tuổi 60, William nhằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh. Khi này Trung tâm hỏi lại lần nữa về việc ông sẵn sàng ra tù sớm hay không và lần này William đã đồng ý. "Đáng nhẽ việc ra tù sẽ thực hiện vào đầu tháng 5, nhưng William đã chết vào ngày 13/4 vì dịch bệnh", người phát ngôn của Trung tâm cải huấn Macomb cho biết.   

    Thời điểm hiện tại, trung tâm cải huấn Macomb có tới 81/1300 tù nhân có kết quả dương tính với Covid-19. Ngoài Garrison, hiện chưa ghi nhận thêm ca tử vong nào do dịch bệnh tại nhà tù này.   

    Theo số liệu của Đại học John Hopkins, hiện bang Michigan có 38.000 tù nhân tại nhiều cơ sở giam giữ, trong đó 574 người đã nhiễm Covid-19 và 21 trường hợp đã tử vong. Cơ quan cải huấn của bang này đang nỗ lực giảm thiểu số lượng tù nhân.   

    Theo ABC News