• Một em bé sơ sinh được tìm thấy bị bỏ rơi trong chậu rửa tay nhà vệ sinh của máy bay Air Mauritius sau khi một cô gái trẻ âm thầm sinh con giữa chuyến bay mà không ai hay biết.

    sinh con tren may bay
    Một bé trai sơ sinh đã bị mẹ bỏ rơi trong nhà vệ sinh máy bay. Ảnh minh họa.

    Theo New York Post, các nhà chức trách tại sân bay quốc tế Sir Seewoosagur Ramgoolam ở thủ đô Port Louis, Mauritius (quốc gia Đông Phi) đã tìm thấy em bé sơ sinh trong cuộc kiểm tra hải quan định kỳ. Air Mauritius là hãng hàng không quốc gia của Mauritius.

    Một cô gái 20 tuổi đã bị bắt ngày sau đó. Cô gái ban đầu phủ nhận là mẹ của đứa bé, nhưng sau cuộc kiểm tra sức khỏe, cô được xác nhận rằng vừa sinh con.

    Cô gái này đã bị giữ lại ngay sau khi chuyến bay khởi hành từ Madagascar vào ngày đầu năm mới hạ cánh xuống thủ đô Port Louis của Mauritian.

    Người phụ nữ đến Mauritius với giấy phép lao động 2 năm. Cô sau đó bị cảnh sát giám sát tại một bệnh viện địa phương, nơi cô và con trai được chăm sóc sức khỏe.

    Việc trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trên máy bay là rất hiếm, nhưng một sự cố tương tự đã xảy ra vào tháng 10/2020, khi tất cả các nữ hành khách trên chuyến bay của Qatar Airways đến Úc buộc phải kiểm tra âm đạo sau khi một em bé bị bỏ rơi trong nhà vệ sinh ở sân bay tại thủ đô của Doha. 

    Vụ khám xét hàng loạt tại sân bay Hamad ở Doha đã gây ra sự phẫn nộ trên diện rộng sau khi các nữ hành khác cáo buộc hành động này vi phạm pháp luật.

    Doha sau đó đã xin lỗi về các vụ khám xét, đồng thời cam kết sẽ đảm bảo "an toàn và an ninh" cho hành khách trong tương lai và một cảnh sát sân bay đã bị tuyên án tù treo.

    Theo Dân Việt

  • UK cam bay

    Số lượng ca mắc Omicron đang tăng chóng mặt, do đó chính phủ Anh đang triển khai Kế hoạch B, và có thể là Kế hoạch C sau Giáng sinh. Trong lúc UK đặt ra giới hạn nghiêm khắc với các nước để ngăn ngừa virus lây nhiễm từ bên ngoài, thì các nước khác cũng đang áp dụng lệnh cấm đối với người đến từ UK.

    Dưới đây là danh sách 13 quốc gia đang áp dụng lệnh cấm đối với người đến từ Anh. Thông tin được cập nhật liên tục bởi Văn phòng Đối ngoại & Thịnh vượng chung.

    1. Australia

    Nhập cảnh Úc chỉ áp dụng với các đối tượng được miễn trừ, chẳng hạn: công dân Úc về từ nước ngoài, người nhập cư được cấp quyền cư trú vĩnh viễn ở Úc, gia đình ruột thịt của công dân Úc hoặc người được cư trú vĩnh viễn (bao gồm bố mẹ, bố mẹ nuôi hợp pháp, bố/mẹ kế, con cái...)

    2. Bhutan

    Hiện Bhutan đang đóng biên giới với người nước ngoài, bao gồm công dân Anh. Hiện chính phủ Bhutan chưa công bố thời điểm mở cửa với du khách nước ngoài.

    3. Trung Quốc

    Trung Quốc đã ngưng mọi chuyến bay thẳng từ UK. Chính sách này sẽ được đánh giá lại nhưng hiện vẫn chưa có thông tin về ngày mở cửa. Tuy nhiên bạn vẫn có thể nhập cảnh Trung Quốc từ nước thứ 3. 

    4. Falkland Islands

    Du khách không được đến Falkland Islands, kể cả khách du thuyền.

    5. Indonesia

    Visa du lịch hiện chưa được cấp cho người quốc tịch Anh.

    6. Israel

    Người nước ngoài không được phép nhập cảnh Israel, trừ khi họ được cấp giấy phép thông hành từ Ủy ban Miễn trừ.

    7. Nhật Bản

    Từ ngày 30/11/2021, tất cả người nước ngoài mà không có quyền cư trú tại Nhật Bản thì không được phép nhập cảnh, trừ hoàn cảnh đặc biệt ngoại lệ.

    8. Lào

    Lào đã ngừng tất cả quầy cấp Visa on Arrival (visa lấy ngay tại sân bay) tại các điểm cấp visa quốc tế. Visa sẽ không được cấp cho bất kì ai đến từ quốc gia có dịch Covid-19, bao gồm UK.

    9. New Zealand

    Hiện New Zealand đang đóng biên với tất cả các nước, trừ khi bạn có lý do đặc biệt thì mới được nhập cảnh New Zealand.

    10. Suriname

    Quốc gia nhỏ bé ở Nam Mỹ hiện đã đóng biên hoàn toàn với thế giới bên ngoài. 

    11. Malaysia

    Người quốc tịch Anh bị cấm vào Malaysia, tuy nhiên một số trường hợp sau có thể nhập cảnh: Công dân Anh có quyền định cư vĩnh viễn ở Malaysia, người có thể cư trú, thẻ My Second Home Programme (MM2H), chuyên gia nước ngoài, người có spouse visa, visa sinh viên và visa lao động tạm thời.

    12. Đài Loan

    Hiện Đài Loan đang cấm người nước ngoài nhập cảnh.

    13. Việt Nam

    Việt Nam từ lâu đã ngừng cấp visa cho người nước ngoài, trừ một ít trường hợp ngoại lệ. Nhưng từ ngày 15/12, sẽ có các chuyến bay thương mại thí điểm giữa VN và Bắc Kinh, Tokyo, Seoul, Đài Bắc, Bangkok, Singapore, Vientiane, Phnom Penh, San Francisco hoặc Los Angeles. Đến tháng 1/2022, đề xuất mở thêm các đường bay đi/đến Kuala Lumpur, Hong Kong, Paris, Frankfurt, Sydney, Moscow. 

    Viethome (theo myLondon)

  • Sự kiện được kì vọng là bước đệm để Bamboo Airways đưa vào khai thác các đường bay thẳng thương mại thường lệ kết nối Việt Nam - Vương quốc Anh dự kiến từ cuối năm 2021, khi được sự cho phép của Chính phủ hai nước.

    Hợp tác hai bên cùng có lợi

    Ngày 3.11, tại Sân bay quốc tế Heathrow (London), Bamboo Airways phối hợp với Sân bay Heathrow tổ chức Lễ ký Biên bản hợp tác chiến lược (MoU) giữa hai bên.

    Theo đó, hai bên cam kết xúc tiến hợp tác để đẩy mạnh việc khai thác thành công và hiệu quả các đường bay thẳng giữa Việt Nam và Vương quốc Anh. Hai bên cũng cam kết sử dụng chéo dịch vụ và hỗ trợ lẫn nhau tối đa trong mọi dịch vụ, tiếp tục trao đổi, tìm hiểu để mở rộng mối quan hệ hợp tác song phương nhằm gia tăng sức mạnh và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

    bamboo airways hop tac voi heathrow 1
    Đại diện Bamboo Airways và sân bay Heathrow trong khuôn khổ Lễ ký Biên bản hợp tác chiến lược giữa hai bên.

    Hoạt động này sẽ bảo đảm và tạo điều kiện để Bamboo Airways đẩy nhanh kế hoạch khai thác đường bay thẳng giữa hai nước trong thời gian tới; đồng thời hỗ trợ, bảo đảm, tạo điều kiện để phát triển mạng lưới các chuyến bay chuyển tiếp từ London đến các điểm đến trong Vương quốc Anh, cũng như đến châu Âu, châu Mỹ...

    Sân bay Quốc tế Heathrow cam kết sẽ hỗ trợ tối đa Bamboo Airways về slot bay (giờ cất/hạ cánh) tại đây, kết nối hãng bay với các hãng hàng không khác trong việc nối chuyến đi và đến Vương quốc Anh và cung cấp nhiều dịch vụ chất lượng khác trong tương lai.

    Heathrow cũng cam kết sẽ mang tới cho hành khách của Bamboo Airways dịch vụ tốt nhất, đồng thời hỗ trợ tối đa các điều kiện đảm bảo an toàn và an ninh hàng không cho các đường bay thẳng của hãng, nhằm phát triển hơn nữa mối quan hệ thương mại giữa Vương quốc Anh và Việt Nam.

    bamboo airways hop tac voi heathrow 1
    Sự kiện là bước đệm để Bamboo Airways đưa vào khai thác thành công các đường bay thẳng thương mại thường lệ kết nối Việt Nam - Vương quốc Anh dự kiến từ cuối năm 2021.

    Chúng tôi kỳ vọng sẽ kết hợp hiệu quả thế mạnh về cơ sở vật chất, kinh nghiệm vận hành và hệ thống điểm đến rộng khắp của Sân bay Heathrow - sân bay trung chuyển duy nhất thuộc Vương quốc Anh, với mạng lưới đường bay và dịch vụ hàng không chất lượng của Bamboo Airways. Từ đó, động lực được kiến tạo để tiến tới xây dựng thành công những đường bay thẳng thương mại kết nối thủ đô Hà Nội, TP.HCM của Việt Nam với thành phố London của Anh, đáp ứng nhu cầu di chuyển, kim ngạch thương mại, đầu tư giữa hai quốc gia. - Ông Đặng Tất Thắng, Tổng Giám đốc Bamboo Airways cho biết

    Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với Bamboo Airways để xúc tiến khai thác các đường bay thẳng đến Việt Nam, mang đến cho du khách cơ hội ghé thăm các thành phố nổi tiếng như Hà Nội và TP.HCM của Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển các hoạt động thương mại. - Giám đốc Thương mại Heathrow, ông Ross Baker cam kết.

    Cửa ngõ quan trọng

    Theo kế hoạch của Bamboo Airways, Hãng dự kiến chính thức đưa vào khai thác thương mại các đường bay thẳng thường lệ kết nối Thủ đô Hà Nội (Sân bay Nội Bài) và TP.HCM (Sân bay Tân Sơn Nhất) với Vương quốc Anh (Sân bay Heathrow, London) từ cuối năm 2021, khi được sự cho phép của Chính phủ hai nước. Tổng tần suất ban đầu dự kiến là 6 chuyến khứ hồi/tuần, tần suất chung sẽ được nâng dần lên thường nhật từ năm 2022.

    Các đường bay được khai thác bằng máy bay Boeing 787-9 Dreamliner, dòng máy bay thân rộng hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu bậc nhất hiện tại với nhiều tiện ích, dịch vụ vượt trội.

    Trước đó, từ đầu năm 2021, Bamboo Airways đã phối hợp với cơ quan chức năng tại Việt Nam thực hiện thành công nhiều chuyến bay thẳng đưa đón công dân trên chặng Hà Nội – London qua sân bay Heathrow, đảm bảo an toàn, an ninh hàng không cũng như an toàn dịch tễ tuyệt đối cho phi hành đoàn và các công dân trong giai đoạn dịch bệnh. Hoạt động này một phần chứng tỏ các bước chuẩn bị kỹ càng, nghiêm túc và bài bản của Bamboo Airways cho việc bay thường lệ trong tương lai.

    Sân bay quốc tế Heathrow là “cửa ngõ” chính của London - Thủ đô kiêm thành phố lớn nhất của Vương quốc Anh, và là một trong những trung tâm kinh tế, giao thông và văn hóa quan trọng nhất của quốc gia này. Không chỉ là sân bay lớn nhất tại Anh, Heathrow được công nhận là một trong 10 sân bay hàng đầu thế giới, được vinh danh là "sân bay tốt nhất Tây Âu".

    Năm 2019, sân bay phục vụ 80,9 triệu hành khách, trở thành sân bay bận rộn nhất châu Âu, đưa hành khách đến 84 quốc gia và 203 điểm đến trên toàn thế giới.

    Riêng với thị trường hàng không Việt Nam, dung lượng hành khách di chuyển từ Anh tới Việt Nam năm 2019 tăng trưởng đạt khoảng hơn 320 nghìn lượt khách và đang có xu hướng tiếp tục tăng lên. Theo thống kê, cộng đồng người Việt ở Anh hiện có hơn 100.000 người, khoảng 8.000 du học sinh đang học tập tại đây, trong đó khoảng 60% người Việt sống ở London.

    Trong năm 2020, dù chịu tác động từ dịch bệnh, trao đổi thương mại giữa hai nước vẫn đạt 5,6 tỉ USD. Anh vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam trong khu vực châu Âu.

    Theo Thanh Niên

  • Một cư dân gần London cho biết anh bị chất thải từ máy bay rơi khắp người, tình huống được cho là có xác suất "một trên một tỷ".

    "Tôi biết mỗi năm đều xảy ra một số sự cố như vậy với chất thải đóng băng từ máy bay, nhưng lần này chúng không đóng băng, mà văng tung tóe khắp khu vườn của anh ấy theo cách vô cùng khó chịu", Karen Davies, ủy viên hội đồng Khu Hoàng gia Windsor và Maidenhead tại Anh, đại diện khu vực Đông Clewer, phát biểu tại diễn đàn hàng không địa phương tuần trước.

    may bay xa thai
    Một máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Heathrow ở London, Anh, hồi tháng 7/2020. Ảnh: Reuters.

    "Anh ấy đang ở ngoài vườn vào lúc đó và phải trải qua tình huống thực sự khủng khiếp. Hy vọng chuyện này không bao giờ xảy ra một lần nữa với bất kỳ cư dân nào của chúng tôi", Davies đề cập tới người đàn ông giấu tên phản ánh sự việc xảy ra hồi giữa tháng 7.

    John Bowden, ủy viên hội đồng đại diện khu vực Eton & Castle, gọi đây là sự cố có xác suất "một trên một tỷ", đồng thời đánh giá thời tiết ấm có thể là nguyên nhân khiến chất thải trên máy bay "xả xuống ở dạng lỏng hơn".

    Hiện chưa rõ hãng hàng không nào gây ra sự việc. Davies chỉ tiết lộ trụ sở hãng này cách nơi xảy ra sự cố "rất xa", nói thêm rằng cư dân chịu ảnh hưởng đã liên lạc với hãng.

    Ban đầu, hãng hàng không phủ nhận máy bay của họ di chuyển trong khu vực, nhưng sau đó xác nhận khi người đàn ông đưa bằng chứng trên một ứng dụng theo dõi đường bay.

    VnExpress (theo BBC)

  • Một trang báo Anh, tờ Telegraph vừa cho biết giới chức nước này lo ngại việc thiếu phi công khi Anh bắt đầu mở lại ngành du lịch, lữ hành và giao thông quốc tế sau đại dịch Covid.

    Trong hơn một năm qua, "vài trăm phi công đã nghỉ hưu sớm" hoặc đổi nghề tại Anh, theo tờ báo (09/10/2021).

    Viễn cảnh thiếu phi công nhắc lại câu chuyện đang xảy ra là Anh thiếu hàng vạn tài xế xe tải, một phần vì nhân công EU bỏ về nước, một phần vì tài xế ở Anh nghỉ hưu sớm.

    Riêng ngành hàng không Anh đã ghi nhận số phi công "về hưu năm qua tăng gấp đôi bình thường", tờ báo cho biết, tuy không nêu rõ con số. Telegraph cũng nói "hàng trăm phi công đã chuyển nghề" trong đại dịch khi các tuyến hàng không tạm dừng bay.

    nuoc anh thieu phi cong
    Chi phi huấn luyện phi công thường lên đến hàng trăm nghìn USD và khi họ bị sa thải thì lĩnh vực hàng không trên thị trường lao động khó phục hồi

    Hiện tượng toàn cầu?

    Không chỉ ở Anh mà Hoa Kỳ và nhiều nước khác cũng đang thiếu phi công và đây là điều đã được dự báo từ năm ngoái. Hồi tháng 11/2020, câu chuyện thiếu phi công cho ngành hàng không quốc tế đã được nói đến trong bối cảnh đại dịch Covid khiến họ bị mất việc.

    Nay thì tình trạng hỗn loạn, mất cân bằng trên thị trường lao động sau đại dịch là lý do trực tiếp khiến phi công không quay trở lại vị trí.

    Trang Flight Global trong một bài của Jon Hemmerdinger (9/11/2020) trích nguồn chuyên ngành đào tạo phi công của Canada nói thế giới cần 27 nghìn phi công mới chỉ trong năm 2021. Nếu tính đến hết thập niên này, con số phi công cần tuyển dụng cho hàng không dân dụng quốc tế là 264 nghìn.

    Cũng trong tháng 11/2020, ông David Rimmer, chủ tịch Talon Air Jets viết trên một trang chuyên ngành, cảnh báo về tình trạng sa thải nhân công, gồm rất nhiều phi công, của hàng chục hãng trên thế giới.

    "Từ tháng 3/2020, Air Italy, Cathay Dragon, Compass, ExpressJet, Trans States, Flybe, Miami Air International, TAME, Trans States và rất nhiều hãng hàng không khác đóng cửa, sa thải hàng nghìn nhân viên...Nhiều hãng tuyên bố phá sản hoặc phải tái cấu trúc để sống nổi: Avianca, El Al, Interject, LATAM Airlines Group, South African Airways, Thai Airways, Virgin Atlantic và Virgin Australia.

    Ngoài ra là việc thay đổi đội bay, thải phi cơ cũ, và bỏ luôn cả các phi cơ mà giá vận hành quá cao. Chuyện xảy ra như thế với các phi cơ E-190, Boeing 757, 767 ở hãng American Airlines, hay Boeing 747-400 của British Airways, Boeing 737-700 và 777 của Delta Airlines, MD88; MD90 của KLM..."

    Tất cả các động thái đó tác động trực tiếp đến nghề phi công, khiến việc thiếu phi công chắc chắn sẽ kéo dài sang năm 2021, ông Rimmer dự báo hồi cuối 2021. Nay thì viễn cảnh đó đã thành sự thật.

    Theo một đánh giá của trang Geopolitical Futures tại Hoa Kỳ thì việc thiếu nhân công (labour shortages) là hiện tượng mới và phổ biến sau gần hai năm thế giới chống chọi với đại dịch Covid.

    Các lý do kinh tế, tài chính, y tế đều không giải thích được hoàn toàn tại sao lao động tay nghề thấp và tay nghề cao đều bỗng nhiên thiếu vắng.

    Phân tích của Geopolitical Futures cho rằng tình trạng nay "giống như khủng hoảng đang làm gẫy đứt nhiều nền kinh tế", và sự dịch chuyển không theo quy luật của hàng triệu người trên toàn cầu có thể là lý do mà các nhà kinh tế và các chính phủ chưa tính đến.

    Việc đổ tiền vào tái đầu tư chưa chắc đã vực lại các nền kinh tế, theo Geopolitical Futures.

    Riêng tại Việt Nam, hiện chưa rõ việc phục hồi hàng không sẽ vấp phải thách thức gì và có bị thiếu phi công hay không.

    Tính đến mùa hè 2021, các báo Việt Nam đều liên tục đăng tải tin xấu cho ngành hàng không, gọi đó là "bom hẹn giờ" sắp phá sản, thua lỗ nặng.

    Một bài trên VietnamNet hồi tháng 6 trích nguồn của Bộ Kế hoạch- Đầu tư viết, "Vietnam Airlines đang rơi vào trạng thái cực kỳ khó khăn, bên bờ vực phá sản khi tiếp tục thua lỗ nặng nề. Các hãng hàng không tư nhân như Vietjet Air, Bamboo Airways thì cạn dần nguồn lực về tài chính..."

    Theo BBC Tiếng Việt

  • Hiệp hội các đại lý lữ hành ABTA cảnh báo rằng 2/3 công ty lữ hành đã lên kế hoạch cắt giảm nhân sự.

    Cơ quan này cho biết 69% người sử dụng lao động dự định cắt giảm nhân sự sau ngày 30 tháng 9. ABTA đổ lỗi cho những phương pháp phòng dịch đã quá khắt khe với ngành lữ hành ở Anh, và làm giảm nhu cầu đi lại trong cao điểm mùa hè, gây thiệt hại lớn cho cơ hội phục hồi của ngành.

    ABTA dự kiến ​​gần 100,000 lao động - bao gồm nhân viên các hãng hàng không, sẽ mất việc làm hoặc nghỉ việc khi Chương trình Duy trì Việc làm kết thúc. Con số này tăng lên 226,000 người khi tác động về vấn đề việc làm đối với chuỗi cung ứng được tính tới. Hiệp hội cũng cảnh báo 43% nhân viên đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch - lên tới hàng chục nghìn người, hiện vẫn đang được tạm nghỉ có hưởng lương.

    18abtaCác doanh nghiệp lữ hành Anh hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn

    Hiện các bộ trưởng đang chuẩn bị cân nhắc hạn chế đối với di chuyển quốc tế vào ngày 1 tháng 10. Quá trình thảo luận dự kiến sẽ khá căng thẳng từ tuần này sau khi Thủ tướng đưa ra kế hoạch đối phó với coronavirus vào cuối ngày thứ Ba 14/9.

    ABTA đang yêu cầu loại bỏ hệ thống di chuyển quốc tế 3 cấp, cùng với xét nghiệm PCR.

    Hiệp hội cáo buộc chính phủ lãng phí sự thành công của chương trình triển khai vắc-xin và nói rằng các cá nhân nên được tự xác định tình trạng rủi ro của chính họ.

    Cơ quan này phàn nàn các hạn chế và sự nhầm lẫn khiến 58% lượng đặt phòng, khởi hành vào tháng 7 hoặc tháng 8 năm nay, phải hoãn lại hoặc hủy bỏ.

    ABTA kết luận đã có quá nhiều thiệt hại nên chính phủ không thể chấm dứt hỗ trợ tài chính ngay bây giờ, và gửi thư cho ông Boris Johnson và bộ trưởng tài chính Rishi Sunak nhằm thúc giục "một gói hỗ trợ tài chính phù hợp - mở rộng kế hoạch tăng cường cho các doanh nghiệp lữ hành và một quỹ trợ cấp riêng biệt".

    Ông Mark Tanzer - Giám đốc điều hành ABTA, cho biết: "Các quy định di chuyển của chính phủ đã cản trở hoạt động thương mại du lịch trong mùa hè này - khiến việc làm, doanh nghiệp và khả năng kết nối của Vương quốc Anh bị ảnh hưởng. Trong khi các nước láng giềng châu Âu được đi du lịch tự do và an toàn, người Anh phải chịu những biện pháp đắt đỏ, cản trở họ đi thăm gia đình và bạn bè, cũng như tận dụng kỳ nghỉ nước ngoài rất cần thiết và thực hiện công việc kinh doanh quan trọng”.

    "Chính phủ cần phải cảnh giác với những thiệt hại do chính sách của họ gây ra cho ngành lữ hành Anh quốc và tác động của chúng đối với sự phục hồi kinh tế. Chính tiền vé từ những hành khách di chuyển vì mục đích giải trí đã giữ cho máy bay của chúng ta hoạt động. Ngành du lịch tiêu điều thì ngành hàng không cũng gặp vạ. Đó không phải cách chúng ta xây dựng một nước Anh toàn cầu".

    Viethome (Theo Sky News)

  • Máy bay gồm 2 thành viên phi hành đoàn kịp tránh các tàu thuyền và khách sạn trước khi đâm xuống biển và lật ngược.

    Lễ hội hàng không tại Bournemouth (Anh) ghi nhận sự cố máy bay rơi vào chiều qua, 4/9. Vụ tai nạn xảy ra khi thành viên của đội bay trình diễn xong màn đi bộ trên cánh máy bay.

    Một nhân chứng cho biết, máy bay tránh được nhiều tàu thuyền và khách sạn The Haven trong gang tấc trước khi đâm xuống biển. Sau đó, nó nhanh chóng chìm xuống nước.

    le hoi hang khong bournemouth 1
    Lễ hội hàng không Bournemouth thu hút với những màn trình diễn máy bay đẹp mắt. Ảnh: Flightline UK

    Lễ hội lập tức được dừng sau sự cố. Theo truyền thông địa phương, các quan chức đang tìm kiếm hộp đen máy bay để xác định điều gì đã xảy ra. Hiện tại, giả thuyết được đưa ra là động cơ của máy bay gặp vấn đề.

    Phi công và du khách trên bờ biển may mắn đều an toàn. Hai thành viên phi hành đoàn đã được giải cứu và chỉ bị thương nhẹ, được chăm sóc y tế.

    Họ đều thuộc AeroSuperBatics Ltd, có trụ sở tại Gloucestershire, hoạt động từ năm 1984, tự mô tả về mình là "đội duy nhất trên thế giới đi bộ trên máy bay nhào lộn (aerobatics)".

    le hoi hang khong bournemouth 1
    Chiếc máy bay đâm xuống biển và lật ngược. Ảnh: @ACason00/Twitter

    Lễ hội hàng không Bournemouth là lễ hội bầu trời lớn nhất tại Anh. Nó được tổ chức lần đầu vào tháng 8/2008 và từ đó trở thành một trong những lễ hội phổ biến, nổi tiếng và có quy mô lớn nhất tại Anh, thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm.

    Lễ hội dừng vào năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và tổ chức trở lại vào năm nay, từ 2 đến 5/9, thu hút du khách với các màn trình diễn máy bay và pháo hoa.

    Theo VnExpress

  • Hành khách tại sân bay Heathrow đã phải xếp hàng rất lâu trong đợt nghỉ lễ ngân hàng vừa qua. Hành khách đã phàn nàn về tình trạng thiếu nhân viên và sân bay không đảm bảo giãn cách xã hội.

    Các gia đình buộc phải đợi tới 4 giờ đồng hồ để làm thủ tục kiểm soát biên giới vào Chủ nhật 29/8. Lực lượng Biên phòng đã tiến hành kiểm tra thêm tại chỗ theo yêu cầu nhập cảnh mới nhất của chính phủ. Một số nhân viên cũng được điều động để hỗ trợ người đến từ Afghanistan.

    Sân bay Heathrow xác nhận trên Twitter rằng Lực lượng Biên phòng đã gặp phải sự cố chậm trễ. Một số ảnh chụp cho thấy phụ nữ mang thai phải xếp hàng, cha mẹ cố gắng pha trò cho con cái và một người mẹ đang pha sữa cho con.

    Theo một số nguồn tin, lực lượng Biên phòng được thông báo rằng họ không cần kiểm tra Covid đối với người về từ các quốc gia trong danh sách xanh và vàng. Đây là biện pháp nhằm giảm áp lực tại sân bay.

    Tuy nhiên, các du khách đã thất vọng khi nhận ra chỉ 1/4 số bàn nhập cảnh đang hoạt động. Giữa biển người, một bà mẹ giải thích tại sao không có hàng đợi eGates, khiến cả người lớn và trẻ em phải sử dụng hệ thống xếp hàng ba cấp.

    skynews heathrow covid 5445125
    Heathrow tiếp tục tắc nghẽn - ảnh chụp hồi tháng Sáu năm nay

    Người phụ nữ về từ Zurich, Thụy Sĩ, nói: “Các gia đình đã chờ đợi hàng giờ đồng hồ. Có gia đình có trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, tất cả đều mắc kẹt. Chúng tôi đã lên kế hoạch cho tình huống này và các con tôi - chín và bảy tuổi, đã sạc đầy máy chơi game và mang theo đồ ăn nhẹ, nhưng rất nhiều người hầu như không làm như vậy. Mọi người kiểm tra xe đẩy của họ sau đó đều phải bế con và tôi thấy ít nhất một bà mẹ đang pha sữa”.

    “Không phải là có quá nhiều hành khách, hay việc kiểm tra giấy tờ mất nhiều thời gian. Nguyên nhân đơn giản là không có đủ nhân viên và hầu hết các bàn làm việc đều không mở".

    Hành khách cho biết chỉ có hai trong số tám bàn kiểm soát biên giới hoạt động tại sân ga số 2. Một số người đã khen ngợi nhân viên Heathrow đi phát nước và cố gắng hỗ trợ khách hàng trong khi những người khác chỉ trích sự chậm trễ.

    Một hành khách nói: “Điều này thật tàn bạo. Các gia đình có trẻ nhỏ phải xếp hàng từ hai đến ba giờ, phải đứng, không có thức ăn hoặc nước uống ngoài những gì đem theo xuống máy bay. Đúng, lực lượng biên phòng đặt ra các quy tắc nhưng đây là trách nhiệm của Heathrow".

    Một người khác nói: “Chuyến bay GQ700 của chúng tôi đến lúc 1h45 cùng với hai chuyến khác. Chúng tôi xếp hàng trong 4 tiếng, không có biện pháp phòng dịch, phụ nữ và trẻ em không được quan tâm”.

    Một phát ngôn viên cho biết nhân viên sân bay phát nước hàng ngày kể cả vào Chủ nhật, và nguyên nhân gây tắc nghẽn chủ yếu đến từ lực lượng biên phòng.

    Bảy quốc gia đã được thêm vào danh sách xanh bao gồm Azores, Canada, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Phần Lan, Lithuania và Liechtenstein. Người trở về từ những khu vực này sẽ không phải cách ly từ 4h sáng ngày 30/8.

    Thái Lan và Montenegro được đưa vào danh sách đỏ - khiến hành khách về Anh phải ở trong khách sạn cách ly mười ngày.

    Bình luận về tình trạng tắc nghẽn, người phát ngôn của Bộ Nội vụ cho biết: “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là bảo vệ sự an toàn và sức khỏe của công chúng. Điều đó có nghĩa là, thỉnh thoảng, hành khách sẽ phải chấp nhận thủ tục biên giới kéo dài hơn, đặc biệt là trong đợt cao điểm du lịch".

    "Chúng tôi sẽ không bao giờ thỏa hiệp an ninh biên giới và sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ an ninh biên giới và đảm bảo hành khách tuân thủ các biện pháp y tế hiện hành. Các sĩ quan của Lực lượng Biên phòng đã được điều động để hỗ trợ khi cần thiết, và đang làm việc suốt ngày đêm để hỗ trợ người đến từ Afghanistan”.

    Viethome (Theo Evening Standard)

  • Ngày 30-3, Hãng Bamboo Airways cho biết đơn vị này đã được Hội đồng sân bay Vương quốc Anh cấp slot bay tại sân bay Heathrow (thủ đô London, Anh) từ tháng 5-2021.

    bamlsvn

    Bamboo Airways sẽ được cấp slot bay để khai thác 6 chuyến bay/tuần tới sân bay Heathrow, bao gồm 3 chuyến vào thứ ba, thứ năm, chủ nhật từ sân bay Heathrow đi sân bay Tân Sơn Nhất và 3 chuyến đi sân bay Nội Bài vào thứ hai, thứ tư và thứ bảy.

    Các chuyến bay sẽ hạ cánh vào lúc 15h30 và cất cánh lúc 17h40, đón trả khách tại nhà ga số 2 của sân bay Heathrow.

    Bamboo Airways cho biết sẽ khai thác đường bay này bằng máy bay thân trộng Boeing 787-9 Dreamliner. Hãng này nhận định thị trường này khi khai thác sẽ tạm thời không bị cạnh tranh trực tiếp dù lưu lượng di chuyển tại sân bay Heathrow đã giảm trong thời gian qua vì dịch bệnh.

    Hãng bay của ông Trịnh Văn Quyết cho biết sẽ triển khai đường bay thẳng tới London ngay từ tháng 5 khi điều kiện thị trường và Chính phủ cho phép.

    Bamboo Airways cho biết các hoạt động xúc tiến bay quốc tế trở lại hiện đã được hãng chuẩn bị sẵn sàng. Các đường bay thẳng tới Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản vẫn có thể bay ngay từ quý 2-2021. 

    Các thủ tục mở mới các tuyến bay thẳng đi Tokyo (Nhật Bản), Melbourne, Sydney (Úc), Singapore, Thái Lan, Trung Quốc… vẫn đang được thực hiện song song để có thể đưa vào khai thác ngay khi các điều kiện cho phép. 

    Bamboo Airways đã được Bộ Giao thông vận tải Mỹ cấp phép bay để bay thẳng Mỹ từ quý 4-2021. Trong khi đó, Vietnam Airlines cũng đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục để mở đường bay thẳng đến Mỹ phục vụ nhu cầu lớn của cộng đồng người Việt Nam ở đây. Hãng hàng không quốc gia cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay hồi hương dưới hình thức xin phép bay thương mại thường lệ.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Đang trong bối cảnh dịch COVID-19 “gây thiệt hại rất nặng nề,” hãng Vietnam Airlines bất ngờ công bố quyết định mở đường bay thẳng tới Mỹ “đưa người dân về nước do nhu cầu lớn.”

    Báo Dân Trí ngày 24 Tháng Ba cho hay, quyết định này vừa được Hội Đồng Quản Trị hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đồng ý theo kiến nghị của ông Lê Hồng Hà, tổng giám đốc Vietnam Airlines.

    vn bay thang my 1
    Từ Tháng Năm, 2020 đến nay, Vietnam Airlines đã thực hiện 12 chuyến bay thẳng đưa người Việt Nam từ Mỹ về nước. (Hình: Vietnam Airlines)

    Ông Lê Hồng Hà cho biết nguyên do “xuất phát từ nhu cầu đi lại, hồi hương rất lớn từ Mỹ về Việt Nam và cứu vãn tình hình máy bay thân rộng của hãng đang dư thừa, phù hợp thời điểm để mở đường bay thẳng tới Mỹ.”

    Theo Vietnam Airlines, kế hoạch bay thẳng Mỹ được chia làm hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu “khởi động, bay thử nghiệm, đánh giá thị trường,” sẽ được thực hiện ngay sau khi hoàn tất cả thủ tục pháp lý xin phép “bay thường lệ” với nhà chức trách Hoa Kỳ, cho đến khi “phục vụ hết nhu cầu hồi hương của người Việt Nam tại Hoa Kỳ” (bao gồm các nhà ngoại giao, công vụ, chuyên gia, doanh nhân, du học sinh, thân nhân người ngoại quốc).

    Trong giai đoạn này, sản phẩm được thiết kế để “phục vụ nhu cầu hồi hương và khách có nhu cầu quay lại Mỹ học tập, làm việc.” Do đó, các chuyến bay “sẽ gần giống như các chuyến bay thuê chuyến hồi hương từ Mỹ mà Vietnam Airlines đã triển khai.”

    Chiều từ Việt Nam đi Mỹ, Vietnam Airlines mở bán phục vụ khách có nhu cầu quay lại Mỹ làm việc, học tập trên nguyên tắc “bảo đảm bảo an toàn sức khỏe cho hành khách.” Trong khi đó chiều từ Mỹ về Việt Nam “cung cấp tiêu chuẩn dịch vụ trên không theo hướng đơn giản, tương tự các chuyến bay hồi hương đã thực hiện,” để tiết kiệm chi phí.

    Sau khi kết thúc giai đoạn 1, dựa trên khả năng phục hồi thị trường hàng không giữa hai nước khi tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục khai thác thương mại thường lệ giữa Việt Nam và Mỹ.

    Dự kiến, Vietnam Airlines sẽ chuyển sang giai đoạn hai từ năm 2022 và chính thức khai thác “bay thương mại thường lệ.”

    Lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết hiện số lượng người Việt tại Mỹ có nhu cầu về nước còn rất lớn, nhưng Vietnam Airlines đã khai thác hết số chuyến bay hồi hương được nhà chức trách Mỹ cho phép ngay từ Tháng Tám, 2020.

    Hiện, để người Việt Nam tại Hoa Kỳ được trở về nước, Vietnam Airlines “cần tiếp tục thực hiện các chuyến bay hồi hương dưới hình thức xin phép bay thương mại thường lệ.”

    Ngoài ra, việc mở thêm đường bay thẳng tới Mỹ là giải pháp “xác đáng, thiết thực,” sẽ giúp Vietnam Airlines tăng thêm doanh thu, giảm thiểu thiệt hại tài chính khi dư thừa nguồn lực do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, và tạo tiền đề cho sự phát triển khi thị trường phục hồi sau dịch bệnh.

    Báo VNExpress cho hay năm 2003, hiệp định hàng không Việt Nam-Hoa Kỳ được ký kết, cho phép các hãng hàng không mở đường bay thẳng giữa hai nước. Từ năm 2004, Vietnam Airlines có kế hoạch khai thác bay thẳng tới bờ Tây nước Mỹ.

    vn bay thang my 1
    Ông Lê Hồng Hà (trái), tổng giám đốc Vietnam Airlines, ký kết thỏa thuận mở rộng hợp tác liên danh linh hoạt với Delta Air Lines tại Atlanta (Mỹ) hồi Tháng Tám, 2019. (Hình: Vietnam Airlines)

    Song, đến ngày 2 Tháng Giêng, 2020, hãng này mới loan báo sau khi thẩm định, Bộ Giao Thông Hoa Kỳ (United States Department of Transportation-DOT) đã cấp phép cho Vietnam Airlines mở rộng hợp tác liên danh hai chiều với hãng Delta Air Lines sau khi hai hãng này đã ký kết thỏa thuận vào hồi Tháng Tám, 2019.

    Qua quyết định cấp phép này, Vietnam Airlines đã hoàn thiện quyền khai thác các chuyến bay đến và đi từ Hoa Kỳ trên tất cả hình thức gồm khai thác thường lệ, thuê chuyến và liên danh hai chiều. Hiện Vietnam Airlines đã bay đến Anh, Pháp, Đức, chỉ còn thiếu đường bay tới Mỹ.

    Theo Người Việt

  • Việt Nam sẽ hạn chế tối đa các chuyến bay đưa công dân về nước từ nay cho tới khi kết thúc dịp nghỉ lễ Tết Nguyên Đán, vào giữa tháng Hai tới, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus corona.

    Với các biến chủng virus mới đang lây lan mạnh mẽ trên toàn cầu, sẽ chỉ có các chuyến bay thực sự cần thiết được các bộ Y tế, Quốc phòng, Công an và Giao thông Vận tải đồng ý mới được phép báo cáo thủ tướng để xin cấp phép nhập cảnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

    Tuy nhiên, sau dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán, năm nay diễn ra từ ngày 10-16/2, Bộ Giao thông Vận tải cần nghiên cứu, thúc đẩy việc nối lại các chuyến bay thương mại thường lệ tới các nước, Thủ tướng Phúc nói thêm.

    Việt Nam đã ngưng tiếp nhận toàn bộ các chuyến bay thương mại quốc tế kể từ cuối tháng 3/2020 đến nay, nhưng chính phủ có các chuyến bay giải cứu để đưa công dân Việt Nam về nước trong thời gian đại dịch.

    Một số chuyến bay đưa các chuyên gia và các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã được phép vào Việt Nam. Tất cả những người nhập cảnh đều phải cách ly 14 ngày.

    Hôm thứ Ba, Việt Nam tuyên bố tạm ngừng tiếp nhận toàn bộ các chuyến bay từ các nước được xác định là có những biến chủng mới virus corona, bước đầu là Anh Quốc và Nam Phi.

    cam bay het tet 1

    Nguy cơ virus 'nhập cảnh lậu'

    Tuy nhiên, việc kiểm soát nguồn lây virus corona qua các ngả khác, không phải là đường hàng không, thì phức tạp hơn nhiều.

    Lao động Việt Nam đang làm việc ở các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc... trong thời gian qua trở về rất đông, trong đó có nhiều trường hợp là nhập cảnh trái phép bằng đường bộ, đường thủy hoặc đường biển.

    Cạnh đó, cũng có trường hợp người nước ngoài tìm cách vào Việt Nam bất hợp pháp theo những cách tương tự.

    Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long hồi cuối tháng 12/2020 cảnh báo rằng cuối năm là thời điểm nguy cơ xâm nhập của Covid-19 rất cao.

    "Hiện nay, hàng ngày có khoảng 100-150 trường hợp nhập cảnh trái phép ở biên giới," ông Bộ trưởng được dẫn lời nói hôm 23/12.

    Những người nhập cư trái phép được xem là mối đe dọa có thể làm "đổ sông đổ bể" hết những nỗ lực chống dịch của đất nước.

    Giới chức liên tục kêu gọi chấm dứt tình trạng nhập cảnh trái phép, và nay nói các trường hợp có hoàn cảnh thực sự khó khăn sẽ được nhà nước xem xét, hỗ trợ chi phí cách ly.

    Hiệu quả

    Trong cuộc họp báo hôm 8/1/2021, Helge Berger, trợ lý giám đốc phụ trách vùng Châu Á - Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF nêu Việt Nam như một ví dụ tốt trong việc phòng chống Covid-19.

    Ông nói rằng Việt Nam "đã cho thấy là vẫn có cách để đối phó đại dịch ngay cả khi chưa có vaccine, và điều đó cho phép kinh tế trở lại hoạt động ít nhất là ở mức gần với tình trạng bình thường".

    Ông nêu ra những biện pháp mà nhờ đó Việt Nam đã chống đỡ tốt hơn nhiều so với những nước khác, trong đó có việc cách ly nghiêm ngặt và truy dấu vết được áp dụng triệt để cho tới khi các vụ bùng phát được dập hẳn.

    Tuy nhiên, quan chức của IMF nhấn mạnh rằng "vaccine rốt cuộc vẫn là thứ mà chúng ta cần có để đảm bảo cho toàn bộ các nền kinh tế cũng như kinh tế toàn cầu trở lại hoạt động bình thường, được định nghĩa như là sự bình thường trước thời đại dịch".

    Hành trình vaccine

    Việc phát triển vaccine nội địa của Việt Nam đang được tăng tốc.

    Việc thử nghiệm vaccine Covid 19 giai đoạn đầu tiên ở người đối với sản phẩm do Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) từ tỉnh Khánh Hòa phát triển sẽ được bắt đầu từ 21/1, sớm hơn hai tháng so với kế hoạch.

    Covivac sẽ là loại vaccine thứ hai của Việt Nam được thử nghiệm.

    cam bay het tet 1
    Vaccine Nanocovax bắt đầu được thử nghiệm trên người, giai đoạn 1, từ 17/12

    Trước đó, vaccine có tên Nanocovax của Công ty cổ phần dược phẩm Nanogen đã được thử nghiệm trên người giai đoạn 1, từ 17/12/2020.

    Nếu mọi việc diễn ra theo đúng dự kiến, thì Covivac được trông đợi là "sẽ ra mắt thị trường vào cuối năm 2021", ông Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC được truyền thông trong nước dẫn lời.

    Việt Nam còn hai loại vaccine nữa đang được phát triển, của Công ty Vaccine và Sinh phẩm Số 1 (Vabiotech), và của Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vaccine và Sinh phẩm Y tế (Polyvac).

    Việt Nam hiện đã đạt được thỏa thuận mua 30 triệu liều vaccine Oxford-Zeneca của Anh. Được biết việc giao nhận sẽ diễn ra theo từng đợt trong cả bốn quý năm nay.

    Cho đến nay, Việt Nam có tổng số 1.513 ca nhiễm virus corona, với 35 ca tử vong. Hiện cả nước đã trải qua 38 ngày không có ca lây nhiễm trong nước nào.

    Nguồn: BBC News Tiếng Việt

  • Thêm một loạt nước trên thế giới bắt đầu cấm các chuyến bay và hành khách từ Anh khi London cảnh báo chủng nCoV mới "vượt kiểm soát".

    Phần Lan sẽ cấm các chuyến bay chở khách từ Anh trong hai tuần, từ trưa 21/12, trong khi Áo và Thụy Điển đều cho biết đang lên kế hoạch cấm hành khách từ Anh "sớm nhất có thể".

    Thụy Sĩ đình chỉ cả chuyến bay từ Anh lẫn Nam Phi, nơi một chủng nCoV mới tương tự được phát hiện, từ nửa đêm 20/12 đến khi "có thông báo thêm".

    Cả ba nước vùng Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania đều đã dừng tất cả chuyến bay chở khách từ Anh, dù Lithuania vẫn cho phép chiều đi tới Anh. Latvia còn cấm xe buýt và phà đến và đi từ Anh, từ 21/12 đến hết năm.

    Bulgaria cấm các chuyến bay đến và đi từ Anh từ nay đến 31/1 và yêu cầu cách ly 10 ngày với bất kỳ ai đến từ Anh.

    cam bay tu anh
    Hành khách xếp hàng ở ga quốc tế St Pancras tại London để lên chuyến tàu cuối cùng tới Paris hôm 20/12. Ảnh: PA.

    Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Koca cho biết các chuyến bay từ Anh, Hà Lan, Nam Phi và Đan Mạch, nơi 9 ca nhiễm chủng nCoV mới được phát hiện, đều sẽ dừng hoạt động.

    Israel cũng cấm nhập cảnh người nước ngoài đến từ Anh, Đan Mạch và Nam Phi. Công dân Israel hồi hương từ 3 quốc gia trên sẽ bị cách ly trong khách sạn do quân đội giám sát.

    Iran ra lệnh đình chỉ các chuyến bay từ Anh trong hai tuần, còn Arab Saudi cấm toàn bộ chuyến bay và nhập cảnh đường bộ, đường biển trong ít nhất một tuần, có thể gia hạn thêm.

    Các hành khách từ châu Âu đến nước này từ ngày 8/12 sẽ được yêu cầu tự cách ly trong 14 ngày và xét nghiệm nCoV.

    Kuwait liệt Anh vào danh sách cách quốc gia có nguy cơ cao và cấm bay.

    Tổng thống El Salvador Nayib Bukele cho hay trên Twitter rằng bất kỳ ai ở Anh hay Nam Phi 30 ngày qua sẽ không được phép nhập cảnh vào nước này.

    Pháp cho biết sẽ đình chỉ tất cả các hoạt động đi lại từ Anh trong vòng 48 giờ kể từ nửa đêm 20/12, bao gồm cả vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, đường bộ, trên biển và trên không, ngoại trừ những chuyến hàng không có người đi kèm. Lệnh cấm được đưa ra trong bối cảnh các công ty đang khẩn trương chuyển hàng hóa qua eo biển giữa hai nước trước ngày Anh rời hạ tầng thương mại của Liên minh châu Âu (EU).

    Văn phòng Thủ tướng Jean Castex cho hay thời hạn 48 giờ sẽ cho phép EU đưa ra một phản ứng chung nhằm khôi phục hoạt động đi lại từ Anh, trong đó tất cả hành khách bắt buộc xét nghiệm nCoV trước khi khởi hành.

    Đức sẽ dừng tất cả hoạt động hàng không với Anh từ nửa đêm 20/12 và dự kiến kéo dài tới 31/12, Bộ trưởng Y tế Jens Spahn cho hay, nhưng các chuyến bay chở hàng sẽ được ngoại lệ.

    Một nguồn tin chính phủ tiết lộ Berlin đang "cân nhắc các giải pháp" nhằm gia hạn lệnh đình chỉ này đến tháng một, khi giai đoạn chuyển giao hậu Brexit của Anh kết thúc và nước này sẽ không còn bị chi phối bởi các quy tắc của EU về cấm bay.

    Bộ trưởng Italy Roberto Speranza cho hay đã ký sắc lệnh cấm các chuyến bay từ Anh và cấm những người từng đến Anh trong 14 ngày qua nhập cảnh vào Italy. Bất kỳ ai từng đến Anh và đang ở Italy phải xét nghiệm nCoV, sau khi một người ở nước này quay về từ Anh được phát hiện nhiễm chủng nCoV mới.

    Bỉ cũng thông báo cấm tất cả chuyến bay từ Anh trong vòng 24 giờ từ sau nửa đêm 20/12, còn Ireland là 48 giờ và Canada kéo dài tới 72 giờ.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuần trước thông báo đang nắm thông tin về một chủng nCoV mới xuất hiện trên 1.000 người tại Anh, nhưng chưa có bằng chứng cho thấy nó hoạt động khác với những chủng đã được ghi nhận.

    Các nhà khoa học Anh tin rằng biến thể mới không gây tình trạng nghiêm trọng hơn bản gốc, song nó có khả năng lây truyền cao hơn tới 70%. Thủ tướng Boris Johnson hôm 19/12 cho biết chủng virus đột biến mới là nguyên nhân gây ra 60% ca nhiễm mới ở London và các vùng lân cận. Chính phủ Anh đã phải áp lệnh phong tỏa Giáng sinh ở London và phía đông nam đất nước do chủng virus này "vượt tầm kiểm soát", đồng nghĩa với việc hàng triệu người dân sẽ phải hủy các kế hoạch Giáng sinh và ở yên trong nhà.

    Anh hiện ghi nhận hơn 2 triệu ca nhiễm, trong đó hơn 67.000 ca tử vong vì Covid-19, cao thứ hai châu Âu, sau Italy.

    VnExpress (Theo AFP)

  • Hà Lan cấm tất cả chuyến bay từ Anh đến ngày 1/1/2021, sau khi nước này ghi nhận ca nhiễm chủng virus corona mới đang lưu hành ở Anh.

    "Một biến thể nCoV đang lưu hành ở Anh, được cho là lây lan dễ dàng hơn, nhanh hơn và khó phát hiện hơn", Bộ Y tế Hà Lan hôm nay cho hay. "Trong khi chờ đợi thêm thông tin và lời giải thích về tình hình dịch tễ học ở Anh, viện y tế công cộng khuyến cáo bất kỳ sự du nhập nào của chủng virus này từ Anh nên được hạn chế càng nhiều càng tốt bằng cách hạn chế hoặc kiểm soát việc di chuyển của hành khách từ Anh".

    cam bay

    Theo đó, lệnh cấm máy bay từ Anh sẽ có hiệu lực từ 6h ngày 20/12 đến sớm nhất ngày 1/1/2021, trong khi các hình thức vận tải khác cũng đang được xem xét áp hạn chế.

    Bộ Y tế Hà Lan kêu gọi công dân không đi du lịch nước ngoài, trừ khi thực sự cần thiết.

    "Trong những ngày tới, chính phủ sẽ phối hợp chặt chẽ với các quốc gia thành viên EU khác, xem xét các khả năng hạn chế hơn nữa việc du nhập virus từ Anh", Bộ cho hay.

    Các máy bay của hãng hàng không Anh British Airways tại sân bay Heathrow, London hồi tháng 3. Ảnh: Reuters.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đầu tuần này thông báo tổ chức đang nắm thông tin về một chủng nCoV mới xuất hiện trên 1.000 người tại Anh, nhưng thêm rằng chưa có bằng chứng cho thấy nó hoạt động khác với những chủng đã được ghi nhận.

    "Giới chức đang nghiên cứu tầm quan trọng của nó. Chúng tôi đã gặp nhiều biến chủng, loại virus này liên tục phát triển và thay đổi", giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của WHO Mike Ryan nói hôm 14/12.

    Các nhà khoa học Anh tin rằng biến thể mới không gây tình trạng nghiêm trọng hơn bản gốc, song nó có khả năng lây truyền cao hơn tới 70%.

    Anh hiện ghi nhận hơn 2 triệu ca nhiễm, gồm hơn 67.000 ca tử vong do Covid-19. Người dân Anh đã mệt mỏi với những hạn chế ngăn Covid-19 và hy vọng được tạm nới lỏng trong 5 ngày dịp Giáng sinh. Tuy nhiên, Thủ tướng Boris Johnson hôm 19/12 thông báo lệnh phong tỏa mới đối với thủ đô London và khu vực đông nam, nơi chiếm khoảng 1/3 dân số Anh.

    Động thái diễn ra sau khi ông Jonhson cảnh báo tốc độ lây lan của virus và chủng virus mới. Người dân ở các khu vực bị ảnh hưởng sẽ phải chịu lệnh phong tỏa ít nhất đến ngày 31/12. Kế hoạch cho phép tối đa ba gia đình có thể tụ tập cũng bị hủy bỏ.

    (Theo AFP, Independent)

  • Chính phủ Australia bày tỏ "sự quan ngại sâu sắc” sau khi nhóm nữ hành khách trên chuyến bay từ Doha đến Sydney bị yêu cầu xuống máy bay để khám xét quần áo và kiểm tra y tế.

    Cụ thể, chuyến bay QR908 đến Sydney dự kiến ​​rời sân bay quốc tế Hamad tại Doha lúc 8h30 (giờ địa phương) hôm 2/10, nhưng đã bị hoãn trong 4 giờ, sau khi một trẻ sơ sinh được phát hiện đã chết trong sân bay, Guardian đưa tin.

    Theo lời kể của tiến sĩ Wolfgang Babeck, một trong số 34 hành khách của chuyến bay, hãng hàng không Qatar Airways đã yêu cầu toàn bộ phụ nữ thuộc chuyến bay rời phi cơ.

    Một lúc sau, nhóm phụ nữ nói trên quay lại máy bay và “hầu hết họ đều bày tỏ sự khó chịu”, ông Babeck cho biết.

    “Ít nhất một người đã khóc. Họ bàn tán về quá trình kiểm tra, cho rằng việc đó là không thể chấp nhận và thật kinh tởm”, ông Babeck nói thêm.

    kham xet qatar
    Nhóm nữ hành khách trên chuyến bay QR908 hôm 2/10 bị khám xét quần áo và kiểm tra y tế. Ảnh: Reuters.

    Các hành khách được yêu cầu cởi bỏ hoàn toàn tư trang, kể cả nội y. Sau đó, bác sĩ xem xét vùng dạ dày, bụng dưới và tử cung để kiểm tra dấu vết của việc mới sinh con.Được biết, nhân viên an ninh đã dẫn nhóm hành khách nói trên vào khu vực riêng của sân bay và tiến hành kiểm tra y tế bởi một nữ bác sĩ.

    Theo Channel Seven, trong số những hành khách bị khám xét nói trên có 13 phụ nữ Australia.

    Vào ngày 25/10, chính phủ nước này đã “bày tỏ sự quan ngại sâu sắc với các nhà chức trách Qatar về sự vụ diễn ra hôm 2/10 và được đảm bảo rằng thông tin chi tiết liên quan đến cuộc khám xét sẽ sớm được cung cấp”.

    Hãng hàng không Qatar Airways cho biết hiện chưa liên lạc được với bất kỳ hành khách nào trên chuyến bay QR908 và từ chối bình luận về vụ việc.

  • Người mẹ cho biết mình và con trai bị buộc phải rời máy bay của hãng hàng không Southwest vì cậu bé cởi khẩu trang trong lúc ăn.

    Trong lúc chờ chuyến bay khởi hành đến Chicago hôm 12/9, Jodi, 34 tuổi, cho con trai ăn nhẹ để chống ù tai khi cất cánh. Dù đứa trẻ đang ăn và giữ khẩu trang dưới cằm, tiếp viên vẫn thường xuyên nhắc con trai cô cần đeo khẩu trang. Jodi nhiều lần kéo khẩu trang lên cho con, nhưng cậu bé lại đẩy xuống để cắn một miếng kẹo. Cô cam kết với tiếp viên con trai sẽ đeo khẩu trang suốt hành trình sau khi ăn xong.

    Nhưng quản lý và giám sát viên yêu cầu mẹ con Jodi phải rời khỏi máy bay. "Một tiếp viên còn bảo tôi lấy chuyện ăn uống của con làm cái cớ để không đeo khẩu trang cho nó. Tôi không bao giờ có thể ngờ mình rơi vào tình huống này. Tôi thấy đơn độc, không được giúp đỡ và rất nhục nhã", người mẹ nói.

    Cô đồng ý là quy định đeo khẩu trang sẽ làm giảm sự lây lan của virus, tuy nhiên, phải tùy trường hợp. "Thằng bé đang ăn và nó mới 2 tuổi. Nó không thể hiểu các yêu cầu này", Jodi nói.

    bi duoi khoi may bay
    Con trai Jodi ngồi đứng trên ghế máy bay trước khi bị buộc phải rời khỏi đây vì cởi khẩu trang lúc ăn. Ảnh: Jodi.

    Chính sách của hãng hàng không phù hợp với nguyên tắc của CDC Mỹ. Theo đó, hành khách từ 2 tuổi trở lên đều phải đeo khăn hoặc khẩu trang che mũi, miệng khi đi du lịch, nhằm ngăn ngừa Covid-19 lây lan.

    Người mẹ cho hay, hãng hàng không đã đề nghị hai mẹ con bay chuyến khác vào cuối ngày. Tuy nhiên, mãi đến thứ Hai mới có chuyến bay thẳng đến Chicago. Jodi đành đặt mội chuyến bay trị giá 600 USD ở hãng khác.

    Phát ngôn viên của hãng Southwest tuyên bố, họ đã thông báo chính sách tới mọi khách hàng. Nếu không tuân thủ vì bất kỳ lý do gì, họ cũng sẽ không thể vận chuyển. "Với trường hợp đó, chúng tôi sẽ hoàn tiền và hy vọng có thể tiếp đón họ trong tương lai, nếu khuyến cáo đeo khẩu trang có thay đổi", đại diện hãng hàng không nói. Họ cũng sẽ xem xét thêm những gì đã xảy ra và liên hệ với người mẹ.

    Tuy nhiên, cho đến ngày 14/9, Jodi cho biết chưa nhận được phản hồi từ hãng hàng không.

    Trường hợp khác: 7 mẹ con bị mời khỏi máy bay vì bé 2 tuổi không đeo khẩu trang

    Chuyện khó tin chỉ có thể xảy ra giữa đại dịch Covid-19. Dù người mẹ đã cố đeo khẩu trang cho đứa bé 2 tuổi nhưng bé nhất quyết gỡ ra. Phi hành đoàn không thể làm gì hơn là mời họ xuống để đảm bảo an ninh hàng không.

    Hồi tháng 8, một người mẹ ở Brooklyn (New York, Hoa Kỳ) đã nổi giận khi hãng JetBlue buộc cô và 6 đứa con phải rời máy bay sau khi bé gái 2 tuổi không chịu đeo khẩu trang. 

    ''Tôi giận đến phát run. Lũ trẻ bắt đầu khóc lóc. Chúng không hiểu chuyện gì đang xảy ra'', cô Chaya Bruck nói. Hành khách trên chuyến bay đều đứng về phía mấy mẹ con và kêu gọi ''bỏ bom'' dịch vụ khách hàng của hãng. 

    Cô Bruck, 39 tuổi, đang định đưa mấy đứa trẻ trở về nhà sau một kì nghỉ. Cả gia đình đều đeo khẩu trang, trừ bé gái 2 tuổi. ''Những tháng này con bé chưa từng đeo khẩu trang. Đó chỉ là một đứa nhỏ, tôi không thể ép nó'', bà mẹ bày tỏ. 

    Theo lời cô, có 3 phi thành viên phi hành đoàn tới yêu cầu cô đeo khẩu trang cho đứa bé. Hãng có quy định tất cả hành khách từ 2 tuổi trở lên phải đeo khẩu trang. 

    ''Tôi nói là tôi sẽ thử đeo cho nó. Nhưng bằng cách nào, tôi phải cột tay chân con bé lại sao? Tôi đã lấy ra một cái khẩu trang và cố đeo vào rồi, nhưng con bé cứ gỡ ra'', cô Bruck bực bội kể lại. 

    Sau đó gia đình Bruck bị yêu cầu phải xuống máy bay. ''Tôi không muốn đối đầu với ai hết. Tôi chỉ muốn bay về nhà. Vậy mà họ lại cứ vô lý như vậy'', bà mẹ 6 con cho biết. 

    bi duoi khoi may bay
    Cô Bruck tranh cãi với tiếp viên hàng không. Ảnh: Chardette Poinsette

    Gia đình cô vẫn còn rất bất bình dù đại diện hãng bay đã lên tiếng xin lỗi. Nhưng hãng này vẫn duy trì chính sách mới được cập nhật vào ngày 10/8, tuân theo hướng dẫn của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, trong đó ghi rõ rằng: Tất cả hành khách từ 2 tuổi trở lên phải mang khẩu trang che qua miệng và mũi trong suốt hành trình.

    Trước đó thì quy định này miễn trừ cho trẻ em, nhưng hiện giờ thì không vậy nữa. Bruck vẫn nghĩ rằng hãng này nên đào tạo lại phi hành đoàn và bà mẹ đang muốn đâm đơn kiện.''Chuyện này là hoàn toàn không cần thiết'', cô nói.

    Sau khi tình huống này được công khai, hãng hàng không đã gửi thông báo tới trang tin Eyewitness News như sau: ''Trong thời điểm chưa từng có tiền lệ này, mục tiêu hàng đầu của chúng tôi là đảm bảo sự an toàn cho phi hành đoàn và khách hàng, và chúng tôi sẽ nhanh chóng phổ biến các chính sách an toàn mới áp dụng xuyên suốt đại dịch. Trẻ em từ 2 tuổi và người lớn đều giống nhau và phải đeo khẩu trang. Trẻ dưới 2 tuổi thì không cần đeo khẩu trang. Những hành khách không nghiêm chỉnh chấp hành sẽ chịu kiểm soát nếu lần sau đi máy bay của hãng''.

    bi duoi khoi may bay
    Các hàng khách khác trên chuyến bay. Ảnh: The Yeshiva World

    Áp lực đè nặng lên các hãng hàng không

    Đây không phải là vụ việc đầu tiên trẻ em lên máy bay mà không chịu đeo khẩu trang, điều này cho thấy các hãng hàng không đang rất vất vả để thuyết phục khách hàng tuân thủ quy định vì sự an toàn của chính họ.

    Trước đó 1 tuần, một người phụ nữ ở Texas tố cáo hãng hàng không Mỹ ''đá'' gia đình cô ra khỏi máy bay sau khi đứa con 3 tuổi của cô không chịu đeo khẩu trang. 

     Alyssa Sadler nói con mình đã rất cáu gắt vì bé không muốn cái gì đụng vô mặt mình. Cô thậm chí đã cung cấp một ghi chú của bác sĩ giải thích về tình trạng của con mình cho phi hành đoàn, nhưng không ích gì.

    Tất cả các hãng hàng không ở Mỹ đều đã ra quy định nghiêm ngặt về khẩu trang và đã cấm ít nhất 200 hành khách không tuân theo quy định này. Hầu hết những hành khách chống đối đều là người trưởng thành, cãi rằng chính phủ không có yêu cầu đeo khẩu trang. Hiệp hội Hàng không Liên bang quả thật không áp đặt một quy định nào mà chuyển trách nhiệm cho các hãng tự quyết.

    ''Tôi nghĩ nên có miễn trừ cho trẻ em và thậm chí là người trưởng thành khuyết tật không thể đeo khẩu trang'', cô Sadler phát biểu trên kênh Houston TV. 

    bi duoi khoi may bay
    Hầu hết các hãng đều để trống hàng ghế giữa để tạo sự thoải mái cho khách. Ảnh minh họa: latimes

    Hiện tại một số hãng hàng không Mỹ đã thắt chặt quy định đeo khẩu trang bằng cách chấm dứt điều kiện miễn trừ cho những người viện dẫn lý do bệnh tật để tránh né đeo khẩu trang. Quy định này được đưa ra vì rất nhiều hành khách cảm thấy bất an khi có người lên máy bay mà không đeo khẩu trang. 

    Tuy vậy hãng chủ trương trả lại tiền vé cho những người không được lên máy bay vì vấn đề này. 

    Các hãng hàng không đang phải chịu nhiều áp lực trong việc khử trùng máy bay và phải để một số ghế trống để tạo thêm không gian giữa các hành khách. Mùa hè các năm trước đều rất bận rộn, nhưng năm nay, các hãng hàng không ở Mỹ đã bị giảm lượng hành khách tới 70%.

    Trong thời điểm dịch bệnh này, việc chấp hành nghiêm các quy định an toàn bay là điều vô cùng quan trọng để hạn chế dịch lây lan. Trong hai tình huống trên, cũng thật khó để phân xử giữa việc mời những hành khách vi phạm quy định rời khỏi máy bay, hay vì thông cảm mà để họ tiếp tục hành trình. Tuy nhiên thiết nghĩ, các bậc phụ huynh nên tập cho con mình thói quen đeo khẩu trang, những bé từ 2 tuổi trở lên đã có thể tập được. Nên chuẩn bị các loại khẩu trang ngộ nghĩnh nhiều màu sắc và vừa với khuôn mặt bé. Điều này là tốt và thiết yếu cho tất cả chúng ta.

    Nguồn: Associated Press/ABC/FoxNews

     

  • Cục Hàng không VN và các hãng hàng không đã khẩn trương triển khai, sẵn sàng nối lại các đường bay quốc tế.

    Hãng Vietnam Airlines (VNA) hôm qua 11-9 công bố khai thác trở lại các đường bay quốc tế sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 bằng những chuyến bay một chiều từ Việt Nam đi Nhật Bản từ ngày 18-9. Các chuyến bay nhằm đưa hành khách từ Việt Nam đến Nhật Bản lao động, học tập và sinh sống.

    Chính thức bay thương mại

    Theo đó, trong tháng 9, các chuyến bay từ Hà Nội đi sân bay Narita (Tokyo) khởi hành lúc 23h45 các ngày 18-9, 25-9, 30-9; từ TP.HCM đi Narita khởi hành lúc 0h ngày 30-9. 

    Các chuyến bay lượt đi bằng máy bay Boeing 787 (B787). Chuyến bay chở khách chiều ngược lại từ Nhật Bản về Việt Nam sẽ được thực hiện sau khi có quyết định chính thức của cơ quan chức năng.

    Theo VNA, hành khách có thể mua vé đi Nhật Bản với mức giá hơn 10 triệu đồng/chiều (đã bao gồm thuế, phí), nhưng giá vé có thể thay đổi tại thời điểm mua tùy theo tình trạng chỗ trên chuyến bay và biến động tỉ giá. 

    hang khong mo cua 2

    "VNA đang xây dựng phương án khôi phục các đường bay đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia trong thời gian tới" - đại diện VNA nói. 

    Từ tháng 6-2020, VNA đã khai thác một số chuyến bay một chiều từ Hà Nội, TP.HCM đến Seoul (Hàn Quốc) và đến Frankfurt (Đức).

    Theo phương án của Cục Hàng không VN, đường bay TP.HCM - Quảng Châu khai thác 1 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên. Hãng bay VNA và Pacific Airlines khai thác linh hoạt bằng máy bay B787 với 343 ghế. 

    Phía Trung Quốc chỉ định một hãng hàng không khai thác bằng máy bay A320, tối đa 200 ghế. Như vậy, số lượng khách cách ly tại TP.HCM tối đa 540 khách/tuần.

    Với đường bay Nhật Bản: Hà Nội - Tokyo do VNA hoặc Pacific Airlines linh hoạt khai thác bằng máy bay Boeing 787 (343 ghế), tần suất 1 chuyến/tuần/chiều. Còn TP.HCM - Tokyo do Vietjet khai thác với tần suất 1 chuyến/tuần/chiều bằng máy bay A321 (240 ghế) vào thứ ba hằng tuần. Nhật Bản chỉ định Japan Airlines khai thác chặng Tokyo - TP.HCM và All Nippon Airways chặng Tokyo - Hà Nội. Số lượng cách ly tối đa tại Hà Nội và TP.HCM là 560 khách/tuần.

    Cục Hàng không Việt Nam đề xuất VNA/Pacific Airlines khai thác đường bay Hà Nội - Seoul (Hàn Quốc) với tần suất 1 chuyến/tuần bằng máy bay B787. Vietjet khai thác đường bay TP.HCM - Seoul bằng máy bay A321. Số lượng cách ly tối đa tại Hà Nội và TP.HCM là 650 khách/tuần. Phía Hàn Quốc đề xuất Korean Airlines bay chặng Seoul - TP.HCM và Asiana Airlines chặng Seoul - Hà Nội.

    Đường bay đến Đài Bắc (Đài Loan) do VNA/Pacific Airlines khai thác đầu TP.HCM bằng máy bay B787 và Vietjet khai thác đầu Hà Nội bằng máy bay A320. Dự kiến số lượng khách cách ly tối đa tại Hà Nội là 620 khách/tuần, tại TP.HCM là 700 khách/tuần.

    Hãng China Airlines và Eva Air được Đài Loan chỉ định bay từ Đài Bắc đến Hà Nội và TP.HCM. Còn đường bay đến Lào và Campuchia với tần suất 1 chuyến/tuần dự kiến mở lại ngày 22-9.

    hang khong mo cua 2
    Đồ họa: T.ĐẠT

    Sẵn sàng khai thác các chuyến bay thường lệ

    Với phương án bay trên, dự kiến lượng hành khách nhập cảnh hằng tuần tại Hà Nội tối đa 2.200 khách, tại TP.HCM 2.450 khách, tại Cần Thơ 400 khách. Trong tháng 9, dự kiến sẽ có khoảng 20.000 người nhập cảnh Việt Nam.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 11-9, một lãnh đạo Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) cho biết điểm mới trong lần này là ACV quyết định lắp đặt các tấm chắn hạn chế giọt bắn giữa hành khách và nhân viên ở tất cả quầy thủ tục, quầy kiểm tra an ninh hàng không... tại các sân bay nhằm tăng cường chống lây nhiễm dịch bệnh. 

    ACV sẽ tổ chức phân luồng, bố trí máy bay đỗ hoặc cập ống lồng đưa khách vào nhà ga để đảm bảo không ách tắc khi test nhanh ở khu vực nhập cảnh.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đinh Việt Thắng - cục trưởng Cục Hàng không VN - cho biết sau chỉ đạo của Thủ tướng, Cục Hàng không VN chỉnh sửa phương án khai thác trở lại các chuyến bay quốc tế thường lệ có chở khách vào VN để báo cáo Bộ GTVT xin ý kiến các bộ ngành liên quan. 

    Điểm mới lần này là Cục Hàng không đề xuất một số nội dung cụ thể về điều kiện nhập cảnh, kiểm soát dịch với hành khách và công bố để khách nhập cảnh biết trước khi họ mua vé bay vào VN.

    Theo ông Thắng, hiện VN không cấm các chuyến bay quốc tế mà chỉ kiểm soát người nhập cảnh theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, thời gian qua hành khách được nhập cảnh vào VN chưa phải là khách du lịch, khách phổ thông và hành khách rời VN cũng cần sự đồng ý của các quốc gia mà họ sẽ đến. Do đó, các hãng hàng không chủ yếu thực hiện các chuyến bay thuê chuyến chở khách ra, vào VN thay vì các chuyến bay thường lệ.

    Kiểm soát khách đi máy bay như thế nào?

    Theo ACV, các sân bay do đơn vị quản lý thực hiện theo đúng quy trình kiểm tra y tế của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19.

    Với hành khách đi, nhân viên an ninh hàng không phối hợp trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) địa phương tại sân bay kiểm tra việc đeo khẩu trang, đo thân nhiệt và rửa tay sát khuẩn lần 1 tại cửa vào nhà ga.

    Hành khách xuất trình khai báo y tế (điện tử/văn bản giấy) hoặc giấy chứng nhận sức khỏe tại khu vực làm thủ tục hàng không và sau đó làm thủ tục xuất cảnh, thực hiện quy trình an ninh soi chiếu, hải quan. Hành khách được kiểm tra thân nhiệt và các dấu hiệu khác một lần nữa, nếu đủ điều kiện mới được lên máy bay.

    Với hành khách đến, nhân viên CDC kiểm tra y tế, yêu cầu rửa tay sát khuẩn trước khi khách thực hiện thủ tục nhập cảnh. Nếu không đạt yêu cầu (nhiệt độ trên 38 độ C kèm các biểu hiện khác như ho khan, khó thở), thực hiện các quy định về y tế đối với người có dấu hiệu nhiễm bệnh. Hành khách đủ điều kiện nhập cảnh lấy hành lý, khai báo y tế và cung cấp thông tin cho nhân viên CDC, lấy mẫu xét nghiệm, nhận lại giấy tờ và ra khỏi nhà ga về nơi cách ly tập trung theo sự bố trí của cơ quan chức năng.

    Theo Tuổi Trẻ

  • 3 hãng hàng không trên cho rằng quy định cách ly hiện hành có 'thiếu sót,' sẽ để lại hậu quả 'tàn phá' đối với ngành du lịch Anh nói riêng và nền kinh tế nước này nói chung.

    hang bay kien chinh phu

    Ngày 12/6, ba hãng hàng không British Airways, easyJet và Ryanair thông báo đã khởi động quy trình pháp lý nhằm vào Chính phủ Anh về quy định cách ly 14 ngày đối với hành khách nhập cảnh vào nước này.

    Trong tuyên bố của mình, ba hãng hàng không trên cho rằng quy định cách ly hiện hành có "thiếu sót," sẽ để lại hậu quả "tàn phá" đối với ngành du lịch Anh nói riêng và nền kinh tế nước này nói chung, cũng như khiến hàng nghìn người mất việc làm.

    Ba hãng này muốn chính phủ tái áp đặt các biện pháp được ban hành vào ngày 10/3, theo đó chỉ cách ly những hành khách đến từ các nước "có nguy cơ cao."

    Tuyên bố nhấn mạnh đây sẽ là giải pháp thực tế và hiệu quả nhất, cũng như đảm bảo các nhân viên công vụ tập trung giải quyết các vấn đề khác quan trọng hơn phát sinh do đại dịch, trong khi cũng đảm bảo nước Anh có sự đồng bộ với phần lớn các nước châu Âu vốn dự kiến sẽ mở cửa biên giới vào giữa tháng Sáu.

    Ba hãng trên đồng thời đề nghị chính quyền xem xét khiếu nại này, lập luận rằng không có sự tham vấn hay căn cứ khoa học nào làm cơ sở cho "chính sách khắc nghiệt" trên.

    Kể từ ngày 8/6, Chính phủ Anh yêu cầu người nhập cảnh nước này phải tự cách ly trong 2 tuần để phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Quy định này được áp dụng đối với cả công dân Anh và người nước ngoài, trừ một số trường hợp ngoại lệ, nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 thứ hai từ nước ngoài.

    Theo đó, người đến Anh bằng đường hàng không, đường bộ, đường biển hoặc tàu hỏa phải cung cấp chi tiết hành trình và địa chỉ sẽ tự cách ly. Công dân Anh và hành khác nước ngoài nếu vi phạm quy định này sẽ bị phạt tiền lên đến 1.250 USD hoặc bị truy tố.

    Tuy nhiên, quy định trên đã vấp phải sự bất bình từ ngành hàng không, cũng như các công ty du lịch và khách sạn vốn đang chật vật vượt qua khó khăn do dịch COVID-19 khi cho rằng biện pháp này càng gây thêm thiệt hại nặng nề cho các lĩnh vực kinh doanh này.

    Với đội tàu bay ngừng hoạt động từ cuối tháng Ba, nhiều hãng hàng không hy vọng có thể hoạt động trở lại vào tháng Bảy./.

    Theo Vietnamplus

  • Hôm nay (26/5), tòa án trung ương đã tiếp nhận đơn xin phá sản và tái cơ cấu của hãng hàng không Thai Airways. Đây được xem như "chiếc đinh cuối cùng đóng vào cỗ quan tài" của một doanh nghiệp đã sa sút trong nhiều năm.

    Ngày 19/5, chính phủ Thái Lan đã thông qua kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp Thai Airways International Pcl, trong bối cảnh mọi công ty hàng không đều chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19 gây ra.

    Đến sáng nay (26/5), Thai Airways vừa chính thức nộp đơn phá sản để tiến hành tái cơ cấu nợ. Tòa án Phá sản Trung ương đã xác nhận việc này, đồng thời cho biết sẽ xem xét các hồ sơ trước khi ra quyết định có chấp thuận hay không vào ngày mai, 27/5. Việc chấp thuận sẽ giúp Thai Airways được hoãn trả nợ và có thêm thời gian đàm phán với các chủ nợ.

    thai airways pha san
    Tòa án chính thức nhận đơn xin phá sản của Thai Airways vào sáng nay, 26/5 (Ảnh: Bangkok Post)

    Trước khi đi đến kết cục đáng buồn, Thai Airways đã trải qua một hành trình dài đầy mỏi mệt. Ngay trước đại dịch Covid-19, hãng đã trượt dốc không phanh, liên tục báo lỗ từ năm 2012 (ngoại trừ năm 2016). Trong năm 2019, hãng lỗ tới 12,04 tỷ baht, tức 377,3 triệu USD.

    Song song với việc nộp hồ sơ phá sản, Thai Airways còn có nhiều động thái đáng chú ý để cứu vãn tình hình. Vào hôm thứ hai (25/5), hãng đã bổ nhiệm 4 thành viên mới vào Hội đồng quản trị, bao gồm cựu CEO Piyasvasti Amranand - người từng giữ vai trò lèo lái hãng bay từ năm 2009 đến 2012.

    Vào tuần trước, chính phủ Thái Lan cũng giảm tỷ lệ sở hữu tại Thai Airways xuống còn 47,86%, thông qua việc Bộ Tài chính bán hết 3,17% cổ phần cho Quỹ Vayupak 1. Do đó, theo luật Thái Lan, Thai Airways đã không còn là doanh nghiệp nhà nước dù chính phủ vẫn là cổ đông lớn và giữ tiếng nói quan trọng.

    Dịch Covid-19 giáng đòn chí tử vào một hãng hàng không đã trượt dài từ năm 2012 (Ảnh: Reuters)

    Cũng trong hôm nay 26/5, nội các Thái Lan đã bổ nhiệm Phó thủ tướng Wissanu Krea-ngam lãnh đạo một ủy ban chính phủ để giám sát quá trình phá sản và tái cơ cấu của Thai Airways, theo người phát ngôn chính phủ Narumon Pinyosinwat cho biết.

    Thai Airways là hãng hàng không 4 sao theo xếp hạng của hãng tư vấn uy tín Skytrax, đồng thời là hãng bay lớn nhất Thái Lan kể từ khi thành lập năm 1988. Ngoài ra, hãng cũng là 1 trong các thành viên sáng lập của Star Alliance - liên minh hàng không lớn nhất thế giới. Từ 2 sân bay chính của hãng là Suvarnabhumi và Phuket, Thai Airways đã thực hiện hành trình tới 84 địa điểm thuộc 37 quốc gia khác nhau.

    Hãng từng vận hành 2 chuyến bay thẳng dài nhất thế giới từ Bangkok đến các thành phố Los Angesles và New York của Mỹ, nhưng sau đó đã ngừng khai thác do phí nhiên liệu quá cao. Ở thị trường châu Âu, Thai Airways là hãng hàng không đầu tiên của châu Á - Thái Bình Dương đã thiết lập dịch vụ tại sân bay quốc tế Heathrow (London, Anh). Ngoài ra, đây cũng là hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương sở hữu lượng hành khách đông đảo nhất nhì ở châu Âu.

     (Theo Reuters, Bangkok Post)

  • Hành khách hiện được yêu cầu đeo khẩu trang và găng tay tại ba sân bay của Vương quốc Anh.

    Các hành khách di chuyển qua ba sân bay Manchester, London Stansted và East Midlands đang được khuyến khích mang theo khẩu trang riêng hoặc khăn che mặt và găng tay để phòng tránh coronavirus.

    Tuy nhiên, các sân bay sẽ cung cấp những vật dụng này trong giai đoạn đầu thử nghiệm.

    Ba sân bay kể trên, được điều hành bởi Tập đoàn Sân bay Manchester (MAG), là những sân bay đầu tiên ở Anh yêu cầu hành khách phải che mặt.

    2372005070053341407 4985454

    MAG cho biết động thái này được đưa ra với mục đích giúp một số ít hành khách cần thực hiện các hành trình thiết yếu cảm thấy an tâm hơn.

    Tập đoàn cũng tin rằng quy định này đại diện cho bước đi đầu tiên trong việc biến vận tải hàng không trở nên an toàn hơn khi nhiều hành khách bắt đầu sử dụng dịch vụ trở lại.

    Trước đó, các sân bay của MAG đã áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội. Nhân viên phục vụ hành khách cũng đeo găng tay và khẩu trang từ thứ Năm, 7/5.

    Biện pháp kiểm tra nhiệt độ của một số khách cũng sẽ được thử nghiệm, mặc dù kết quả sẽ không được thông báo ngay cho hành khách hay được sử dụng để quyết định xem họ có nên bay hay không.

    Trong tương lai, hành khách cũng có thể được yêu cầu khai báo sức khỏe để vào sân bay.

    Giám đốc điều hành của MAG, Charlie Cornish nói: "Rõ ràng giãn cách xã hội sẽ không thể áp dụng trên bất kỳ hình thức giao thông công cộng nào.

    "Nhưng chúng tôi tự tin rằng khi đến thời điểm thích hợp, mọi người sẽ có thể di chuyển an toàn.

    "MAG đã làm việc với các hãng sân bay khác để lên một khung quy định an toàn mới cho việc di chuyển.

    "Bây giờ chúng tôi cần nhanh chóng làm việc để xin chính phủ thông qua cách thức hoạt động trong tương lai.

    "Đây phải là ưu tiên hàng đầu để mọi người có thể tự tin về việc di chuyển bằng máy bay.

    "Tại MAG, chúng tôi đã xin tư vấn y tế về các biện pháp giúp mọi người có thể đi lại an toàn và chúng tôi rất vui khi được thử nghiệm các biện pháp mới này tại các sân bay của chúng tôi cho những hành khách vẫn cần đi lại.

    "Chúng tôi hy vọng có thể thống nhất một khung quy định mới vào cuối tháng 5 để giúp ngành hàng không hoạt động trở lại càng sớm càng tốt."

    Chủ sở hữu của British Airways cho biết họ đang lên kế hoạch cho "sự trở lại có ý nghĩa" của các chuyến bay từ tháng Bảy.

    Heathrow của London, sân bay bận rộn nhất của Vương quốc Anh, đã tuyên bố sẽ thử nghiệm sàng lọc nhiệt độ của những người di chuyển qua sân bay để tìm triệu chứng của coronavirus.

    Sân bay cũng có thể sử dụng thiết bị vệ sinh tia cực tím để nhanh chóng làm sạch các quầy an ninh.

    Du lịch hàng không được ước tính đã giảm tới 95% kể từ khi phong tỏa do COVID-19 được áp dụng trên toàn thế giới.

    VietHome (Theo Sky News)

  • Sự sụp đổ của Virgin Australia cho thấy các hãng hàng không yếu nhất trên thế giới không còn nhiều thời gian để tự cứu mình trước khi phá sản vì dịch Covid-19.

    Virgin Australia là hãng hàng không đầu tiên tại khu vực châu Á sụp đổ vì dịch Covid-19. Ngày 21/4, mạng lưới dịch vụ Deloitte đã tiếp quản hãng bay do tỷ phú Richard Branson sáng lập. Trước đó, Virgin Australia mất sạch doanh thu suốt 2 tháng và nợ tới 3,2 tỷ USD từ trước dịch virus corona chủng mới bùng nổ.

    "Chúng ta nên quen với những tin tức kiểu này. Sẽ có thêm nhiều hãng hàng không phá sản", Bloomberg dẫn lời chuyên gia hàng không Volodymyr Bilotkach thuộc Viện Công nghệ Singapore bình luận.

    Giới quan sát nhận định vụ sụp đổ chóng vánh của Virgin Australia cho thấy ngành hàng không không nói quá sự thật về những nguy cơ trước mắt. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), đại diện cho gần 300 hãng hàng không, dự báo 50% hãng bay trên thế giới sẽ phá sản trong 2-3 tháng nữa nếu chính phủ các nước không can thiệp.

    Nhiều hãng bay đã cho nhân viên nghỉ việc không lương và "đắp chiếu" toàn bộ máy bay. IATA ảnh báo rằng 25 triệu người làm trong ngành hàng không và các ngành liên quan có nguy cơ mất việc.

    virgin australia 1
    Virgin Australia là hãng hàng không đầu tiên ở châu Á sụp đổ vì dịch Covid-19. Ảnh: Getty.

    Trước đó,Virgin Australia từng đề nghị chính phủ Australia cho vay 884 triệu USD để sống sót qua khủng hoảng, nhưng bị từ chối. Một số lời cầu cứu khác cũng nhận phản ứng tương tự. Ngoài Virgin Australia, nhiều hãng bay khác cũng đang lao đao và cầu xin sự hỗ trợ của chính phủ.

    Virgin Atlantic Airways - một hãng bay khác của tỷ phú Branson - xin chính phủ Anh giải cứu nhưng bị phớt lờ. Ngày 20/4, doanh nhân Branson khẳng định Virgin Atlantic Airways sẽ không thể sống sót nếu không được chính phủ Anh cứu trợ.

    Theo Business Insider, tỷ phú người Anh này đã đề xuất một khoản vay từ chính phủ Anh ước tính trị giá khoảng 500 triệu Bảng nhằm khắc phục tình hình. Tỷ phú này cam kết rằng, đây sẽ là một khoản vay thương mại chứ không mang tính chất cứu trợ. 

    Đến nay, tỷ phú Branson - ông chủ của hãng hàng không này  đã chi 250 triệu USD cho các công ty thuộc Virgin Group để đối phó với đại dịch.

    Trong một bức thư ngỏ tới Tập đoàn Virgin, ông Branson đã đưa ra kiến nghị về việc sử dụng hòn đảo Necker tư nhân rộng 74 mẫu của mình, nằm ở quần đảo Virgin thuộc Anh, làm tài sản thế chấp để cứu lấy Virgin Atlantic.

    Hãng hàng không giá rẻ của Na Uy Air Shuttle đã dừng hoạt động toàn bộ máy bay và nộp đơn xin bảo hộ phá sản 4 đơn vị phi công và phi hành đoàn ở Đan Mạch và Thụy Điển vì không đủ khả năng trả lương cho họ.

    South African Airways của Nam Phi lên kế hoạch sa thải toàn bộ nhân viên sau khi không thuyết phục được chính phủ hỗ trợ thêm. Trước khi dịch Covid-19 bùng nổ, hãng bay 86 năm tuổi đã cắt giảm nhiều đường bay và sa thải nhân viên.

    virgin australia 1
    Các hãng hàng không cho nhân viên nghỉ việc tạm thời không lương và "đắp chiếu" máy bay. Ảnh: Getty.

    Theo IATA, các hãng hàng không toàn cầu có thể thiệt hại tới 314 tỷ USD tiền bán vé trong năm 2020 do các lệnh giãn cách xã hội và phong tỏa của các nước.

    Đầu tháng 3, Trung tâm Hàng không CAPA có trụ sở tại Sydney (Australia) cảnh báo nhiều hãng hàng không sẽ phá sản vào cuối tháng 5 nếu chính phủ các nước không tìm cách can thiệp.

    Theo ông Martin Gauss, CEO Air Baltic Corp, kể cả nhận được sự giúp đỡ của chính phủ các nước thì đa số hãng hàng không yếu ớt cũng chỉ có thể cầm cự thêm một thời gian nữa.

    Đối với các hãng hàng không yếu kém nhất được chính phủ cứu trợ, thử thách sinh tồn sẽ đến khi nối lại các chuyến bay. "Nhu cầu yếu ớt do suy thoái kinh tế và việc hành khách sợ nhiễm virus khi bay sẽ dẫn tới làn sóng phá sản tiếp theo", ông Gauss dự báo.

    Theo CNN