• Bỏ rơi con tại quầy làm thủ tục ở sân bay của Isarael vì không muốn mua vé cho bé, cặp vợ chồng bị bắt giữ trước khi kịp lên chuyến bay tới Brussels (Bỉ).

    bo con so sinh o quay hanh ly
    Khoảnh khắc nhân viên sân bay phát hiện bé sơ sinh bị bỏ lại ở quầy check-in hôm 31/1. 

    Theo các nhà chức trách, đôi vợ chồng đến sân bay ở Tel Aviv hôm 31/1 với hộ chiếu Bỉ và vé cho chuyến bay của hãng Ryanair để tới thủ đô Brussels. Tuy nhiên, cả hai không đặt vé cho đứa con. Khi được nhân viên sân bay thông báo không thể lên máy bay nếu không mua vé riêng cho em bé, cặp vợ chồng bỏ lại con trong xe đẩy ở quầy làm thủ tục và đi thẳng đến khu vực kiểm tra an ninh.

    Đoạn video gây sốc do nhân viên sân bay ghi lại cho thấy một nữ nhân viên bàng hoàng khi phát hiện chiếc xe đẩy bị bỏ lại trên băng chuyền hành lý. Trong video, nữ nhân viên nhấc tấm chăn phủ trên xe đẩy ra và thở hổn hển vì hãi hùng khi thấy đứa trẻ bị bỏ nằm lại.

    Họ nhanh chóng báo cho an ninh. Kết quả, nhân viên tại khu vực kiểm tra an ninh đã từ chối cho cặp vợ chồng đi qua, buộc cả hai phải quay lại chỗ đứa con. Ngay sau đó, cảnh sát cũng được gọi tới để bắt giữ cặp vợ chồng, đưa họ vào phòng thẩm vấn.

    Khoảnh khắc nhân viên sân bay phát hiện bé sơ sinh bị bỏ lại ở quầy check-in hôm 31/1. 

    Quản lý của hãng Ryanair nói với tờ Jerusalem Post: "Chúng tôi chưa bao giờ gặp trường hợp này. Chúng tôi không thể tin nổi chuyện như vậy lại xảy ra được". Theo hãng hàng không, người lớn đi cùng trẻ chỉ phải trả khoảng 25 bảng Anh nếu để bé ngồi trong lòng hoặc cũng có thể mua một ghế riêng với giá vé tiêu chuẩn.

    Trong khi đó, cơ quan quản lý sân bay Tel Aviv cho biết cặp vợ chồng đến trễ và để lại con vì muốn kịp lên máy bay. "Một cặp vợ chồng có hộ chiếu Bỉ đã đến Nhà ga số 1 để lên chuyến bay của Ryanair mà không có vé cho em bé. Họ đến muộn sau khi quầy làm thủ tục đã đóng cửa. Để lại em bé, họ đến khu vực kiểm tra an ninh ở Nhà ga số 1 để ra cổng khởi hành. Quản lý an ninh mặt đất đã đưa cặp vợ chồng trở lại quầy thủ tục đón con và gọi cảnh sát", tuyên bố của cơ quan quản lý sân bay giải thích.

    Vụ việc xảy ra chỉ một tháng sau khi nhân viên sân bay ở Mauritius tìm thấy một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trong thùng rác máy bay. Em bé chào đời trên chuyến bay từ Madagascar tới Mauritius vào ngày 1/1. Một phụ nữ 20 tuổi bị bắt giữ vì nghi liên quan đến vụ việc. Ban đầu, cô này phủ nhận mình là mẹ đứa trẻ nhưng kết quả kiểm tra cho thấy người phụ nữ nói dối. Sau khi được đưa đến bệnh viện điều trị, đứa bé hiện có tiến triển tốt.

    Ngôi Sao (theo Mirror)

  • Đối với tiếp viên, hai chiếc đồng hồ để đánh dấu thời gian ở điểm đi và điểm đến, đồng thời còn phòng khi một chiếc bị hỏng.

    Tiếp viên hàng không không phải nghề dễ dàng khi họ luôn phải để mắt đến hàng trăm hành khách trên một chuyến bay, trong đó chưa kể tới những trường hợp khách hành xử lỗ mãng. Họ phải giải quyết mọi tình huống với phong thái chuyên nghiệp - luôn bình tĩnh và xử lý bất kỳ rắc rối nào từ lúc phát sinh. Một trong những "trợ thủ" của họ chính là hai chiếc đồng hồ trên tay.

    Theo The Travel, hai chiếc đồng hồ giúp tiếp viên ghim chính xác khoảng thời gian xảy ra sự cố để báo cáo cho các nhà chức trách sau đó. Những trường hợp khẩn cấp luôn phải được báo cáo ngay khi hạ cánh, kèm theo giấy tờ liên quan để phục vụ công tác điều tra. Do đó, ghi nhớ chính xác thời gian là điều vô cùng quan trọng khi bất cứ sự cố nào phát sinh.

    dong ho cua tiep vien hang khong 1
    Đồng hồ hai mặt của tiếp viên hàng không và phi công. Ảnh: Watch Center.

    Bên cạnh đó, hai chiếc đồng hồ cũng có một công dụng với những tiếp viên phục vụ trên chặng dài, do họ có thể phải chịu đựng jet lag - cảm giác mệt mỏi sau một chuyến bay dài qua nhiều múi giờ. Hai chiếc đồng hồ sẽ giúp tiếp viên ghi lại thời gian ở điểm khởi hành và tại điểm đến. Từ đó, tiếp viên có thể theo dõi thời gian của hành trình, thông báo với bất kỳ hành khách nào nếu chuyến bay chậm trễ và biết khi nào đội bay phải sẵn sàng cho màn hạ cánh.

    Ngoài ra, hai chiếc đồng hồ cũng có thể thay thế cho nhau phòng khi một trong hai bị hỏng. Trong trường hợp đó, tiếp viên vẫn nắm bắt được thời gian.

    dong ho cua tiep vien hang khong 1
    Hiện nay phi công và tiếp viên có thể chọn các mẫu đồng hồ hàng không tích hợp nhiều mặt để theo dõi các múi giờ khác nhau. Ảnh: Man of Many.

    Đồng hồ không chỉ là vật dụng duy nhất phi hành đoàn buộc phải mang theo, nhiều hãng hàng không còn yêu cầu tiếp viên mặc váy đồng phục. Chiều dài của váy có thể tiết lộ chức vụ của họ.

    Tiếp viên Heather Poole từng viết trong cuốn sách "Cruising Altitude" về sự nghiệp của mình rằng: "Chúng tôi không thể cắt ngắn gấu váy tới một khoảng nhất định cho đến khi hết hạn thử việc. Kể từ khi trở thành tiếp viên chính thức, chúng tôi có thể cắt ngắn váy và để hở một chút chân".

    Trong khi đó một số hãng hàng không như Cathay Pacific và British Airways đã bỏ quy định tiếp viên nữ phải mặc váy đồng phục, và họ có thể chọn mặc quần tây thay thế.

    Theo VnExpress

  • Hãng hàng không nội địa Go First của Ấn Độ lên tiếng giải thích sự cố bỏ quên 55 hành khách lại sân bay, trong khi máy bay vẫn cất cánh chở theo hành lý.

    Cơ quan quản lý hàng không Ấn Độ yêu cầu hãng Go First giải trình vụ việc hơn 50 hành khách bị bỏ quên trong xe buýt trên đường bay ở Bangalore, trong khi máy bay vẫn cất cánh tới Delhi. 

    Sự việc khiến 55 hành khách bị nhỡ chuyến xảy ra vào sáng sớm ngày 9/1 trên chuyến bay G8 116 của hãng Go First. Theo NDTV, nguyên nhân là có nhầm lẫn trong lúc trao đổi thông tin giữa phi hành đoàn và nhân viên kiểm soát mặt đất.

    bo quen hanh khach
    Sự cố bỏ quên 55 hành khách của hãng Go First. (Ảnh: Go First)

    Dù những hành khách này đã có thẻ lên máy bay và thẻ hành lý, nhưng khi họ vẫn chưa kịp vào chỗ ngồi, máy bay đã cất cánh tới Delhi theo lịch trình. 

    Phát ngôn viên hãng Go First xác nhận đang tiến hành điều tra sự cố. Ngoài ra, có 53 hành khách đã lên chuyến bay của một hãng hàng không khác và tới Delhi muộn hơn 4 tiếng đồng hồ so với lịch trình ban đầu. Hai người khác chọn cách lấy lại tiền vé. 

    Thời gian gần đây, các hãng hàng không Ấn Độ gặp một số sự cố trong quá trình hoạt động. Tuần trước, cảnh sát Ấn Độ đã bắt giữ một nam hành khách vô ý thức tè bậy lên người nữ hành khách ngồi khoang thương gia trên chuyến bay của hãng Air India tới New York. 

    Các nhà hoạt động đã phản đối mạnh mẽ việc người đàn ông chỉ bị cấm bay 30 ngày sau hành vi thô lỗ. Sau đó, một tòa án ở New Delhi đã phát lệnh giam tù 14 ngày đối với nam hành khách trong lúc cảnh sát tiến hành điều tra sự việc. Nếu bị kết án, người này có thể phải nhận án 3 năm tù.

    Bài liên quan: Bà bầu giả vờ "vỡ ối" trên máy bay, giúp 12 người nhập cư trốn thoát

    Tây Ban Nha đang truy tìm 12 hành khách trốn khỏi máy bay sau khi phi cơ hạ cánh khẩn cấp xuống Barcelona vì "tình huống y tế giả".

    Chuyến bay của hãng hàng không Pegasus Airlines chở 228 hành khách khởi hành từ thành phố Casablanca, Morocco, đến thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 7/12/2022 đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay El Prat của Barcelona, Tây Ban Nha vì "một nữ hành khách được cho là vỡ ối".

    Sau khi máy bay hạ cánh, một xe cứu thương và ba cảnh sát tuần tra tiếp cận. Tuy nhiên, khi họ đang đưa người phụ nữ mang thai xuống, nhóm 28 khách, được cho là người di cư, đã rời máy bay và cố bỏ trốn.

    Cảnh sát đã bắt 14 người trong số họ, bao gồm người phụ nữ mang thai. 5 người được đưa trở lại máy bay theo yêu cầu của họ sau khi được nhân viên hàng không chấp nhận.

    hanh khach bo tron may bay
    Phóng viên tác nghiệp tại sân bay El Prat của Barcelona, Tây Ban Nha sau khi nhóm hành khách bỏ trốn khỏi máy bay thương mại từ Morocco hôm 7/12. Ảnh: Reuters.

    "Người phụ nữ được đưa đến bệnh viện Sant Joan de Deu để kiểm tra sức khỏe, không phát hiện dấu hiệu chuyển dạ nên cô ấy được xuất viện và bị bắt vì gây rối trật tự công cộng", nguồn tin từ chính quyền vùng Catalonia cho hay. Catalonia là vùng tự trị gồm 4 tỉnh Barcelona, Girona, Lleida và Tarragona.

    Cảnh sát ban đầu truy tìm 14 hành khách, nhưng sau đó thông báo đã bắt hai người. Giới chức đang xử lý trường hợp những người sẽ di cư khác để đảm bảo họ quay trở lại Morocco.

    Theo Vietnamnet

  • Hai ngày qua, trên mạng xã hội Facebook nhiều tài khoản chia sẻ lại bài đăng ngày 2.1 của một tài khoản có tên Kugan Pillai, đến từ Singapore.

    san bay noi bai xin tien tip 1
    Bài đăng trên trang Facebook của Kugan Pillai đang được chia sẻ "chóng mặt". Ảnh: FACEBOOK NV

    Theo bài đăng trên trang Facebook cá nhân, anh Kugan Pillai vừa đáp chuyến bay từ Hà Nội về Singapore ngày 2.1. Khi qua khu vực cửa khẩu sân bay Nội Bài để làm thủ tục xuất cảnh, một nhân viên an ninh đã để lại lời nhắn trên vé máy bay của anh bằng chữ viết tay có nội dung: "tip" (tiền boa, tiền cho thêm - PV). Khi đó, nhân viên xuất cảnh đang giữ hộ chiếu của Kugan Pillai.

    Vị khách này đã hỏi nhân viên an ninh cửa khẩu rằng "để làm gì?" nhưng "anh ấy cứ chỉ vào những gì anh ấy viết".

    "Tôi không biết phải làm gì hoặc nhờ ai giúp đỡ và tôi cũng đang gấp rút chuẩn bị cho chuyến bay của mình. Cuối cùng, tôi đã nhượng bộ anh ta bằng cách đưa 500.000 đồng. Tôi biết điều này có thể là bình thường ở các quốc gia bên kia nhưng tôi cảm thấy rằng mình có thể đã bị bắt lại, như kiểu nếu không đưa tiền, hộ chiếu của tôi sẽ không được công nhận" - Kugan Pillai chia sẻ trên bài đăng.

    san bay noi bai xin tien tip 1
    Hình ảnh do anh Kugan Pillai chụp tại sân bay Nội Bài. Ảnh: FACEBOOK NV

    Đáng chú ý, Kugan Pillai cho biết anh đã thông báo cho Bộ Ngoại giao Singapore về sự việc. Chưa đầy 1 ngày sau khi đăng tải, bài viết đã nhận về gần 6.000 lượt chia sẻ, hơn 10.000 lượt like kèm theo hàng trăm bình luận chia sẻ trải nghiệm tương tự ở 1 số sân bay khác tại Việt Nam.

    Liên hệ với Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, đại diện đơn vị này cho biết đã nắm sự việc. Tuy nhiên, mọi quy trình thuộc khâu kiểm tra an ninh khu vực xuất nhập cảnh do lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh (thuộc Bộ Công an) chịu trách nhiệm, Cảng không có quyền can thiệp nên hiện Cảng Nội Bài đã chuyển thông tin cho cơ quan trực tiếp quản lý tiếp nhận và xử lý.

    Trong khi đó, đại diện Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho biết mới tiếp nhận và đang cho kiểm tra, xác thực thông tin.

    Theo Thanh Niên

  • Ngày 31/12, Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) đang làm rõ vụ 1 hành khách trình báo mất chiếc đồng hồ hiệu Patek Philippe trị giá 278 triệu đồng khi qua máy soi chiếu sân bay Phú Quốc.

    Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Minh Đông, Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc cho biết, đơn vị vừa bàn giao cho cơ quan Công an TP Phú Quốc 4 đoạn camera và 3 hình ảnh hành lý xách tay qua máy soi liên quan đến vụ hành khách báo mất đồng hồ Patek Philippe ngày 25/12 tại sân bay này.

    Khoảng 9h30 ngày 25/12, một hành khách báo mất đồng hồ hiệu Patek Philippe khi qua máy soi chiếu ở sân bay Phú Quốc.

    Theo phản ánh của hành khách, thời điểm đi qua cửa soi chiếu an ninh, chiếc đồng hồ được để trong túi xách và đặt vào khay, đưa qua máy soi chiếu. Khi sang đầu bên kia của máy, hành khách phát hiện chiếc đồng hồ hiệu Patek Philippe đã “biến mất”. 

    san bay phu quoc
    Sân bay Phú Quốc, nơi một hành khách báo bị mất đồng hồ. Ảnh: HOÀNG TRUNG

    Hành khách trên không ở lại sân bay làm việc với an ninh hàng không mà để lại thông tin rồi lên máy bay về TP.HCM. Đến khoảng 18h30 cùng ngày, hành khách quay lại Phú Quốc. Lúc này, lực lượng an ninh đã làm việc với hành khách.

    Thông tin với Thanh Niên, chị Thanh Thảo cho biết, chị cùng gia đình từ Mỹ bay về Việt Nam vào ngày 2.12. Đến ngày 22.12, chị cùng gia đình bay từ TP.HCM ra Phú Quốc để du lịch.

    Ngày 25.12, gia đình chị định trở về lại TP.HCM trên chuyến bay VN6526 cất cánh tại sân bay Phú Quốc lúc 9 giờ 55 phút. Sau khi làm thủ tục, chị cùng chồng đến khu vực kiểm soát an ninh để vào khu vực chờ.

    Tại đây, chị để chiếc đồng hồ hiệu Patek Philippe trị giá 278 triệu đồng vào trong túi xách, sau đó để túi xách vào khay. Chị Thảo để chồng qua máy soi trước rồi chị đẩy khay qua máy, chồng chị ở đầu bên kia nhận khay đựng túi. Sau đó, chị Thảo qua máy soi sau cùng với khay để giày.

    Tuy nhiên, sau khi qua máy soi kiểm lại thì chiếc đồng hồ không còn trong túi xách. Lúc đó, chị chưa đi khỏi khu vực soi, vẫn đứng cách băng chuyền khoảng vài bước chân, kiểm các khay xung quanh đều không tìm thấy chiếc đồng hồ.

    Trước sự việc trên, chị yêu cầu nhân viên an ninh sân bay hỗ trợ. Nhân viên an ninh cho rằng chị phải tự bảo quản tài sản cá nhân. Nhưng theo chị, khi hành khách để tài sản lên băng chuyền qua máy soi thì nhân viên sân bay phải có nhiệm vụ bảo vệ tài sản cho hành khách.

    Sau đó, chị Thảo cho biết đến trình báo vụ việc với Công an xã Dương Tơ - nơi Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc tọa lạc.

    “Khách báo bị mất đồng hồ giá trị lớn, đồng thời có báo cho công an xã Dương Tơ. Hiện, Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc đã phối hợp và bàn giao các hình ảnh, clip cho công an”, đại diện Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc thông tin và cho biết, an ninh báo cáo chỉ ghi nhận mất đồng hồ, không ghi nhận giá trị.

    Liên quan vụ việc trên, chiều cùng ngày, trao đổi qua điện thoại với PV Tiền Phong, Đại tá Lê Văn Mót - Trưởng Công an TP. Phú Quốc - cho biết, công an thành phố đã tiếp nhận và đang làm rõ vụ khách báo mất chiếc đồng hồ trị giá gần 300 triệu đồng.

    Theo Vietnamnet / Thanh Niên

  • Hơn 120 hành khách đã phải sơ tán khẩn cấp trên một chuyến bay của hãng hàng không JetBlue hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế JFK, thành phố New York vào ngày 24/12, sau pin sạc dự phòng của một hành khách bất ngờ bốc cháy.

     pin du phong boc chay

    Hãng hàng không JetBlue cho biết, chuyến bay JetBlue 662 xuất phát từ Bridgetown (Barbados) vừa hạ cánh xuống sân bay quốc tế JFK (New York) và đang di chuyển vào nhà ga số 5 vào khoảng 8h50 tối thì pin sạc dự phòng bất ngờ bốc khói bên trong cabin.

    Ngay sau khi sự cố xảy ra, phi hành đoàn đã nhanh chóng dập tắt được ngọn lửa. Vụ việc khiến 7 hành khách bị thương nhẹ do ngạt khói và xây xát chân tay khi cố gắng thoát khỏi máy bay.

    Cơ quan quản lý cảng vụ New York cho biết, phi hành đoàn đã sơ tán 67 người khỏi chiếc Airbus A320 bằng hệ thống cầu trượt khẩn cấp, trong khi 60 hành khách khác ra khỏi máy bay một cách bình thường.

    Một hành khách có mặt trên chuyến bay đã nói với  CBS New York rằng cơ trưởng chuyến bay đã phản ứng nhanh chóng trước khi khói tràn ngập cabin.

    "Cơ trưởng nhanh chóng rời khỏi buồng lái và lấy ngay một bình chữa cháy để dập tắt ngọn lửa”. vị hành khách cho biết.

    Trong một tuyên bố với Daily News, người phát ngôn của JetBlue cho biết: “An toàn luôn là ưu tiên số một của chúng tôi và chúng tôi đang điều tra vụ việc với sự phối hợp của cục hàng không liên bang (FAA) và NTSB.

    Vietnamnet (theo DailyMail)

  • Ngày nay, nhiều người rất phụ thuộc vào điện thoại di động. Điều này đã dẫn đến việc nhiều người không mua đồng hồ, nhưng có một nghề nhất định phải đeo đồng hồ, đó là tiếp viên hàng không. Vì trên máy bay, điện thoại di động của mọi người đều phải tắt.

    tiep vien deo dong ho dat tien 1

    Tiếp viên hàng không đeo đồng hồ để báo giờ tiện lợi. Bạn đã tìm ra vấn đề Tại sao tiếp viên hàng không đeo đồng hồ đắt tiền? Tiếp viên hàng không từ chức đã bí mật chia sẻ lại. Chúng ta hãy hiểu kĩ hơn.

    Trước hết, tiếp viên chuyến bay khởi hành cho biết, hãng có chủ trương rõ ràng là tất cả các tiếp viên hàng không đều phải đeo đồng hồ. Khi điện thoại di động của hành khách bị tắt, đôi khi máy bay bị chậm chuyến, chuyến bay bị hoãn, nhiều hành khách muốn biết giờ hiện tại nên để cung cấp cho hành khách thời gian chính xác, tiếp viên phải đeo đồng hồ.

    tiep vien deo dong ho dat tien 1

    Sau đó, hầu hết các tiếp viên hàng không bây giờ là những cô gái trẻ và xinh đẹp, và đeo đồng hồ đã luôn là một biểu tượng địa vị. Đặc biệt, lương của các tiếp viên hàng không cũng rất cao nên họ đều sắm những chiếc đồng hồ rất cao cấp và đắt tiền để đeo. Điều này sẽ không chỉ tôn lên hình ảnh của họ một cách hoàn hảo mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của các tiếp viên hàng không.

    tiep vien deo dong ho dat tien 1

    Thứ hai, nữ tiếp viên đã từ chức cho biết, đôi khi máy bay rất dễ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố thời tiết, và ảnh hưởng việc hạ cánh máy bay. Tiếp viên sẽ kết nối với cơ trưởng, sau đó kết nối đồng thời với phi công, cần đảm bảo thời gian của mọi người, kênh khẩn cấp phải được mở trong vòng 15 giây để đảm bảo an toàn của hành khách.

    tiep vien deo dong ho dat tien 1

    Hơn nữa, một khi máy bay gặp sự cố, tất cả hành khách đều phải mở mặt nạ dưỡng khí. Thời gian cung cấp mặt nạ dưỡng khí có hạn nên tiếp viên phải đảm bảo thời gian chính xác, có khi đến từng giây. Rốt cuộc, một giây chậm trễ có thể mất mạng của một người, vì vậy tiếp viên hàng không phải đeo một chiếc đồng hồ tốt.

    tiep vien deo dong ho dat tien 1

    Cuối cùng, các tiếp viên khởi hành tin rằng họ đều chọn mua đồng hồ đắt tiền và cao cấp vì công việc của họ đòi hỏi thời gian phải chính xác. Có một số đồng hồ thông thường, có thể chậm hơn một vài giây hoặc nhanh hơn một vài giây bất kỳ lúc nào. Vì vậy, họ phải mua đồng hồ tốt, để đảm bảo an toàn cho hành khách đi máy bay.

    tiep vien deo dong ho dat tien 1

    Tóm lại, lý do chính khiến các tiếp viên đeo một chiếc đồng hồ có giá trị là vì yêu cầu của công việc. Tiếp viên hàng không thường xuyên xử lý thời gian, chỉ cần đồng hồ chậm một giây là có thể xảy ra chuyện nghiêm trọng nên họ không dám coi thường. Sau khi nghe những gì cô tiếp viên hàng không đã từ chức bí mật nói, mọi người đều hiểu. Bạn có quan điểm nào khác về điều này?

    Theo Suckhoedoisong

  • gui xe o san bay 1
    Chiếc xe nát phần đầu.

    Một cặp đôi trở về sau kì nghỉ đã vô cùng tức giận khi phát hiện chiếc xe của họ đã bị va chạm nát phần đầu, dù họ đã trả £55 cho công ty thầu bãi đỗ xe ở Sân bay Luton.

    Sam Watkins và Chiara Ferri, đều 30 tuổi, cho biết họ đã phải lái chiếc xe về nhà trong tình trạng phần cảng xe và đèn pha đều bị hư hại. Sự việc xảy ra vào ngày 17-10-2022.

    Công ty quản lý bãi đỗ xe là Maple Parking khẳng định rằng tất cả các đèn pha đều hoạt động tốt khi bàn giao lại xe cho Sam, và nói rằng phần hư hại có thể sửa được. 

    Công ty này cuối cùng đã đồng ý trả £1,339.20 tiền sửa xe, nhưng Sam và bạn gái vẫn tức giận vì cách hành xử của công ty. Khi cặp đôi trở về từ chuyến du lịch đến Edinburgh, họ cho biết không có ai ở địa điểm lấy xe. 

    Sam nói: "Khi chúng tôi trở về, lúc đó đã rất trễ, và chúng tôi hy vọng lấy được chiếc xe và lái về nhà. Khi không thấy ai ở đó, chúng tôi đã vô cùng bối rối. Sau đó tôi nhận được một cuộc gọi từ Maple cho biết có một tai nạn xảy ra giữa xe của tôi và một chiếc xe khác".

    gui xe o san bay 3
    Maple Parking nói rằng chiếc xe chỉ bị hỏng bên ngoài một chút.

    Sau đó, một tài lái chiếc xe Volkswagen Polo của Sam tới. Anh khẳng định rõ ràng là một chiếc đèn pha đã bị hỏng. "Khi một tài xế mang xe của chúng tôi tới, anh ta đội mũ trùm đầu nên chúng tôi không nhìn rõ mặt anh ta. Anh ta đặt chìa khóa vào tay tôi rồi nhảy lên một chiếc xe khác rồi phóng đi mất".

    "Tôi gọi văn phòng thì họ bảo họ không thể làm gì khác, nghĩa là chúng tôi phải tự lái chiếc xe nát bươm về nhà giữa đêm khuya trên đường cao tốc", Sam nói.

    Công ty Maple nói rằng chiếc xe an toàn và có thể lái đi được, còn việc Sam dùng nó để chạy về nhà (ở Farnham, Surrey) là quyết định của riêng anh, không liên quan đến công ty.

    Ngày hôm sau Sam gọi cho công ty nhưng họ không chịu nhận trách nhiệm. Sam nói: "Tôi mừng vì cuối cùng họ cũng đồng ý trả tiền sửa xe cho chúng tôi. Nhưng họ cũng đã quá chây ì. Tôi sẽ không bao giờ sử dụng dịch vụ của họ nữa".

    Công ty Maple Parking tuyên bố: "Chúng tôi khẳng định rằng khi giao xe lại cho ông Watkins, chiếc xe vẫn an toàn và có thể lái được, nó chỉ bị hỏng nhẹ bên ngoài. Cả 2 đèn pha đều sáng trước khi giao xe. Ông Watkins đã tự quyết định lái xe về nhà. Hiện nay chiếc xe đang được sửa chữa và trong khi chờ đợi, ông được lái tạm một chiếc Toyota Rav 4 mới cóng. Chúng tôi đã nói chuyện với ông Watkins và ông khẳng định rằng đã thỏa mãn với cách giải quyết của chúng tôi."

    Viethome (theo Metro)

  • Ngoài chiến lược phát triển dài hạn, vấn đề visa…, nhiều bạn đọc còn cho rằng ngay những điều nhỏ nhất như sân bay nhếch nhác, cung cách phục vụ của nhân viên sân bay cũng làm cho du khách 'một đi không trở lại' với du lịch Việt Nam.

    nhan vien san bay kho chiu
    Kiểm tra an ninh trước khi hành khách lên máy bay tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

    Khách đến mà mặt chủ nhà khó đăm đăm

    Rất nhiều bạn đọc chứng kiến và phản ánh cung cách phục vụ của nhân viên sân bay cũng như hải quan cho thấy không có sự thân thiện, niềm nở khi làm các thủ tục cho khách.

    Như bạn đọc Khanh Dao viết: Điều tệ hại nhất là hải quan sân bay thiếu thân thiện, gắt gỏng, vắng hẳn nụ cười trên môi. Mỗi khi tôi làm thủ tục tại các sân bay còn thấy khủng khiếp, nói gì đến du khách họ mới lần đầu tới nước mình.

    "Chẳng cần nhìn đâu xa, mỗi lần đi qua Thái Lan, tôi chỉ mất 5 phút làm thủ tục và nhân viên hải quan, an ninh ở đây rất lịch sự. Thú thật, trong khi mình là con em dân Việt còn thấy ghét và buồn cho những nhân viên an ninh tại sân bay của mình thì nói gì là khách", bạn đọc Dao bày tỏ.

    Tương tự, bạn đọc Lê Thi Ca cho biết sau vài lần đi nước ngoài, bạn đọc Ca đã chứng kiến, nhận xét và xin góp ý:

    "Các cơ quan quản lý nên đào tạo, giáo dục lại tất cả những nhân viên ở sân bay, cảng biển, các khu du lịch… hãy biết luôn mỉm cười nhẹ nhàng khi tiếp xúc với khách.

    Ngoài ra điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng rất cần thiết là bố trí đủ nhà vệ sinh sạch sẽ ở tất cả những nơi mà khách có thể đến. Đừng để khách đến nhà chơi mà sợ luôn khi bước vào cái toilet nhà mình".

    Nhiều bạn đọc cũng đồng tình với những ý kiến trên và cho rằng muốn khách đến nhà chơi trong những lần sau thì chủ nhà phải niềm nở tiếp đón. Chứ ngay lần đầu khách đến, chủ nhà mặt lạnh như tiền, cáu gắt, đá thúng đụng nia… thì khách sẽ cáo biệt ngay, một đi không trở lại.

    "Tôi thật sự bị ức chế và buồn khi đi đến sân bay Tân Sơn Nhất hoặc ra sân bay Nội Bài hay các sân bay khác nhau trong nước. Tại các quầy làm thủ tục bay, qua cổng an ninh sân bay là gặp những khuôn mặt vô cảm, lạnh lùng, hách dịch, cộc cằn.

    Thậm chí có không ít nhân viên an ninh còn nói trống không với khách như "tháo thắt lưng ra", "có cái gì trong túi quần áo mà máy kêu?","tháo giày ra"...", bạn đọc Phạm Thiết Hùng phản ánh.

    Nhìn người lại ngẫm đến ta

    Du khách làm thủ tục xuất ngoại tại sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: NGỌC THƠ

    Đó là ý kiến của bạn đọc Nguyên Đức. Bạn đọc Đức kể lại câu chuyện của chính bản thân mình: Mấy năm trước, tôi bay qua Mỹ, máy bay quá cảnh tại sân bay Narita (Nhật) 3 giờ.

    Tôi rảnh nên đi lang thang tham quan trong sân bay. Đi đến đâu, gặp nhân viên sân bay từ cô lao công đến anh an ninh sân bay cũng được họ chào "hello" và "thank you".

    Và trước khi khách lên máy bay, toàn bộ phi hành đoàn, tất cả nhân viên an ninh khu vực đó đã xếp một hàng dài, cúi chào sâu và gửi lời cảm ơn tất cả hành khách sau đó mới lên máy bay. Tôi có ấn tượng quá tốt với những hình ảnh đầy tính nhân văn này!.

    Trong khi đó nhìn lại ở sân bay của chúng ta thì thật buồn như lời bạn đọc Tuấn Trần kể lại:

    "Tôi từng chứng kiến hình ảnh nhóm du khách châu Á vì quên cái phiếu boarding pass nên khi làm thủ tục nhập cảnh, nhân viên xuất nhập cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất đã thẳng thừng, gắt: "Get out of here" mà không hướng dẫn hay hỗ trợ gì cho khách cả".

    Cùng chung phản ánh nhưng nhìn ở góc độ khác, bạn đọc Erik cho rằng không thể hiểu nổi đến thời buổi này mà hệ thống máy tính Việt Nam sử dụng ở sân bay vẫn còn cũ kỹ chậm chạp.

    Nội việc chờ đợi truy xuất dữ liệu để hải quan đóng dấu không thôi cũng mất quá nhiều thời gian, nói chi là hệ thống tự động như các nước khác.

    "Còn thái độ của nhân viên sân bay thì ôi thôi miễn bàn. Gần như thái độ của các nhân viên an ninh và nhân viên sân bay... đều rất tệ trong mắt người dân Việt Nam, chứ đừng nói chi là nước ngoài.

    Còn trình độ, năng lực và tư duy giải quyết vấn đề thì mỗi người làm một kiểu nhưng đa phần là tệ", bạn đọc Erik viết.

    Do đó bạn đọc có nick name Ph. Duong kết luận: "Chỉ cần vài chuyến bay hạ cánh cùng một lúc là lập tức khách phải xếp hàng từ 1 - 1,5 tiếng để làm thủ tục nhập cảnh ở cửa khẩu Tân Sơn Nhất. Xin lỗi ai người ta muốn đến nữa!".

    Theo Tuổi Trẻ

  • Nhân viên thuộc Lực lượng Biên phòng sẽ đình công suốt mùa Giáng sinh và Năm mới tại Heathrow, Gatwich và một số sân bay khác. 

    vuong nhat bac
    Không chỉ đường sắt mà đường hàng không cũng xảy ra đình công.

    Kế hoạch đi chơi lễ của người dân lại chịu thêm một cú sốc khi các nhân viên sân bay sẽ tiến hành đình công từ ngày 23 - 26 tháng 12, rồi lại tiếp tục đình công từ ngày 28 - 31 tháng này. 

    Tình trạng tắc nghẽn sẽ xảy ra ở các sân bay Birmingham, Cardiff, Gatwick, Glasgow, Heathrow, Manchester và cảng Newhaven. Nhưng tình hình còn có thể leo thang nếu chính phủ không dùng "tiền" để xoa dịu. 

    Thông tin sân bay đình công xuất hiện sau thông báo đình công của công đoàn đường sắt từ 6h tối ngày Christmas Eve đến 6h sáng ngày 27/12

    Liên đoàn Dịch vụ Thương mại và Công cộng đã thông báo lịch đình công giữa những tranh cãi về tiền lương, biên chế và điều kiện làm việc. 

    Chưa hết, đình công cũng sẽ diễn ra tại Bộ Việc làm và Lương hưu, cùng Cơ quan Kiểm soát Đường Cao Tốc. Khoảng 40,000 công chức đang phải sống dựa vào ngân hàng thực phẩm và người lao động không còn lựa chọn nào khoác ngoài việc đình công. 

    Tổng thư ký Liên đoàn Dịch vụ Thương mại và Công cộng đã thận trọng thông báo: "Đây là một cuộc khủng khoảng. Các thành viên liên đoàn đã tìm đến tôi, đôi khi họ khóc, nói rằng họ không còn đủ tiền mua thức ăn".

    Liên đoàn cho biết 86% trong tổng số 100,000 người lao động thuộc 124 ban ngành chính phủ và nhân viên dịch vụ công đã bỏ phiếu ủng hộ đình công. Họ nói rằng đây là hành động chưa từng có.

    "Chúng tôi đã cố gắng thương lượng với chính phủ suốt nhiều tháng, nhưng không có tiến triển. Chính phủ không thể bắt chúng tôi chấp nhận tăng lương 2% trong khi lạm phát đã tăng 11%", ông Serwotka nói. 

    Một số quan chức có ý định điều động quân đội vào lấp chỗ trống của nhân viên Biên phòng, nhưng "điều này sẽ gây ra phẫn nộ vì chỉ với 3 ngày huấn luyện, quân đội không thể thay thế Lực lượng Biên phòng đã được đào tạo đầy đủ và có kinh nghiệm lâu năm".

    Người phát ngôn Bộ Nội vụ cho biết các quan chức "thất vọng" về quyết định đình công của liên đoàn, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân và doanh nghiệp.

    "Chúng tôi đã lên kế hoạch giảm thiểu tác động của đình công, nhưng hành khách hãy chuẩn bị cho việc phải chờ đợi. Ai có ý định ra sân bay vào những ngày diễn ra đình công, thì nên lên kế hoạch trước và liên hệ với hãng hàng không và đại lý lữ hành để biết chuyến bay sẽ bị ảnh hưởng như thế nào", người này nói.

    Viethome (theo Metro)

  • Các quan chức cứu hỏa và cứu hộ khẩn cấp đã làm việc đến khuya 27/11 để giải cứu một phi công và một hành khách bị vướng vào đường dây điện ở hạt Montgomery, Maryland, Mỹ.

    may bay dam cot dien 1
    Chiếc máy bay mắc kẹt trên đường dây điện ở hạt Montgomery, Maryland, Mỹ, hôm 27/11. Ảnh: Pete Piringer Twitter

    Gần 90.000 ngôi nhà và cơ sở kinh doanh trên toàn hạt Montgomery, bang Maryland, mất điện sau khi một chiếc máy bay nhỏ đâm vào đường dây điện Pepco, ở phía bắc làng Montgomery, Pete Piringer - phát ngôn viên của dịch vụ cứu hỏa và cứu hộ của hạt cho biết.

    Không có thương tích nào được báo cáo, các quan chức cho biết, theo Washington Post. Sự cố xảy ra trên một phần của đường dây điện trung tâm của hạt. Pepco cho biết họ đang đánh giá thiệt hại và hợp tác chặt chẽ với đội ứng cứu khẩn cấp.

    Hiện nguyên nhân vụ tai nạn vẫn chưa được làm rõ, nhưng thời tiết vào thời điểm đó có sương mù và mưa ở khu vực.

    Chiếc máy bay, được Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) mô tả là chiếc Mooney M20J một động cơ, đã đâm vào đường dây điện cao thế cách Sân bay hạt Montgomery ở Gaithersburg vài km vào khoảng 17h40.

    Mức độ thiệt hại đối với các đường dây vẫn chưa rõ ràng.

    Pepco đang chờ giải phóng chiếc máy bay khỏi đường dây điện mới có thể bắt đầu “ổn định cơ sở hạ tầng điện và khôi phục dịch vụ”, nhà cung cấp điện viết trên Twitter lúc 18h45.

    Số người bị ảnh hưởng trên thực tế có thể lớn hơn con số 90.000, vì mỗi một căn hộ - thường gồm nhiều người sống - chỉ được tính là một khách hàng.

    Chưa rõ các nhà chức trách sẽ mất bao lâu để sửa chữa đường dây. Một ước tính chỉ ra rằng chiếc máy bay có thể đã đâm vào đường dây điện ở độ cao tương đương tầng thứ 10 tầng của một tòa nhà.

    Theo Zing

  • quy dinh mang chat long
    Luật này từng được ban hành vào năm 2006 sau một âm mưu khủng bố bất thành. Ảnh: Getty Images

    Các sân bay có thể sớm loại bỏ lệnh cấm hành khách mang chất lỏng trên 100ml trong hành lý xách tay. Luật này có thể bị loại bỏ vào năm 2024, một vị sếp ở Sân bay Heathrow cho biết. 

    Hiện tại, hành khách không được mang chất lỏng quá 100ml trong hành lý xách tay, và lọ chứa chất lỏng phải được đựng trong một túi nylon trong suốt. 

    Sự thay đổi sắp tới được những người trong ngành nhận xét là một màn "thay đổi cuộc chơi". Thiết bị quét 3D mới sẽ được triển khai ở khắp các sân bay UK, giúp hành khách không cần phải lấy chất lỏng ra khỏi vali xách tay để kiểm tra. Các sân bay lớn ở Vương quốc Anh đã được cho hạn cuối là giữa năm 2024 để lắp đặt các thiết bị công nghệ cao này. 

    Bên cạnh chất lỏng, hành khách cũng không cần phải lấy laptop ra khỏi vali xách tay. John Holland-Kaye, giám đốc điều hành tại Heathrow, cho biết: "Chúng tôi đang dần triển khai hệ thống máy quét 3D. Chúng tôi chỉ mới bắt đầu mở rộng khu vực an ninh ở Terminal 3, nơi này sẽ có nhiều máy quét CT và chúng tôi được giao hạn chót là giữa năm 2024 phải hoàn thành mục tiêu".

    Vào năm 2006, lần đầu tiên các sân bay áp dụng luật không được phép mang chất lỏng quá 100ml trong hành lý xách tay. Luật được ban bố sau khi cảnh sát phát hiện một âm mưu khủng bố lớn và đã ngăn chặn kịp thời.

    Cảnh sát phát hiện những kẻ tình nghi đã lên kế hoạch vận chuyển lậu thuốc nổ trong những chai nước ngọt nhằm qua mặt an ninh sân bay. Từ đó lệnh cấm được áp dụng.

    Ban đầu, hành khách không được phép mang bất kì chất lỏng nào trong hành lý xách tay, trừ sữa em bé. Sữa này phải được phụ huynh nếm trước mặt một nhân viên sân bay. Nhưng những quy định khắt khe này đã được lược bỏ khi số lượng hành khách sụt giảm nghiêm trọng. 

    Nicky Kelvin, quản lý website du lịch The Points Guy, cho biết: "Bãi bỏ lệnh cấm sẽ giúp giảm tình trạng tắc nghẽn trong quá trình xếp hàng kiểm tra an ninh".

    SEI 134902244 e103
    Túi nylon chứa các lọ chất lỏng phải trong suốt và được niêm phong. Ảnh: Getty Images/iStockphoto

    Ông nói: "Loại bỏ các giới hạn về chất lỏng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho hành khách và cả nhân viên sân bay, tiết kiệm được thời gian kiểm tra an ninh, nâng cao trải nghiệm của hành khách". 

    "Chẳng hạn, ở Israel không hề có luật giới hạn chất lỏng, cho phép hành khách mang chất lỏng qua cổng an ninh lên máy bay. Điều này giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian".

    "Hiện tại ở một số sân bay chẳng hạn London City Airport, các máy quét đã được lắp đặt. Do đó hành khách không cần phải lấy chất lỏng và laptop ra khỏi vali xách tay khi qua cổng an ninh. Dù ở đây vẫn còn quy định không được mang quá 100ml chất lỏng".

    "Tiến trình này giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý ở cổng an ninh và giảm tình trạng hỗn loạn. Nhưng ngay cả ở London City Airport, không phải máy quét nào cũng có công nghệ này và đôi khi những máy móc hiện đại nhất cũng không hoạt động hiệu quả". 

    Viethome (theo Metro)

  • Có nhiều người đã mắc kẹt cả tuần, cả tháng, thậm chí cả năm tại sân bay. Có những người do hoàn cảnh mà phải sống dựa, có người lựa chọn trở thành người vô gia cư tại nơi này.

    song bam o san bay 1

    Tháng 1/2021, một người đàn ông tên là Aditya Singh đã bị bắt giữ sau khi sống 3 tháng tại sân bay quốc tế O'Hare của Chicago. Từ tháng 10/2020, ông đã sống vạ vật trong khu an ninh của sân bay, được những người tốt bụng mua đồ ăn, cho ngủ nhờ trong nhà ga và sử dụng phòng tắm. Cho đến khi một nhân viên sân bay yêu cầu ông xuất trình giấy tờ tùy thân, mọi việc mới bị vỡ lẽ.

    Tuy nhiên, ông không phải là người đầu tiên "sống bám” sân bay lâu đến như vậy. Đã có nhiều trường hợp tương tự, có người sống cả tuần, cả tháng, thậm chí cả năm, nhưng không phải ai cũng đều muốn rơi vào hoàn cảnh này.

    Hòa vào đám đông

    Sân bay luôn được ví như một thành phố thu nhỏ vì có đầy đủ các yếu tố như nơi thờ cúng, cảnh sát, khách sạn, nhà hàng cao cấp, khu mua sắm và hệ thống giao thông công cộng.

    Nhưng nếu coi đây là thành phố, thì chúng là những thành phố kỳ lạ vì những người quản lý không thích có cư dân nào sống tại đó.

    song bam o san bay 1
    Sân bay Quốc tế O'Hare, Chicago là nơi Aditya Singh đã sống 3 tháng. Ảnh: Wall Street Journal.

    Sống ở sân bay là điều khả thi, vì nơi này có nhiều tiện nghi cơ bản: thức ăn, nước, phòng tắm và nơi ngủ nghỉ. Nhiều sân bay lớn đến mức mà những người như ông Singh có thể ở lâu dài mà không bị phát hiện. Để tránh bị phát hiện, họ thường hòa mình vào đám đông.

    Trước dịch Covid-19, các sân bay Mỹ thường đón tiếp từ 1,5 triệu tới 2,5 triệu du khách mỗi ngày. Sau đại dịch, con số này giảm chỉ còn dưới 100.000 người trong những tuần đầu tiên của năm 2020. Người đàn ông sống tại sân bay O'Hare đã tới đây vào giữa tháng 10/2020 khi lượng hành khách tăng trở lại. Sau đó 3 tháng, ông ấy mới bị phát hiện và bắt giữ khi lượng khách giảm rõ rệt, sau mùa du lịch cao điểm vào cuối năm kết thúc và dịch Covid-19 bùng phát trở lại.

    Mắc kẹt tại sân bay

    Mặt khác, một số người sống ở sân bay là do hoàn cảnh xô đẩy.

    Thường thì hành khách sẽ ở lại sân bay để quá cảnh qua đêm, nhưng sẽ có một vài người bị kẹt lại ở sân bay vì lỡ nối chuyến bay, bị hủy chuyến hoặc do thời tiết xấu. Những trường hợp này, hiếm khi nào khiến hành khách phải ở lại quá 1-2 ngày tại sân bay.

    song bam o san bay 1
    Một người đang nghỉ ngơi tại sân bay Mexico. Ảnh: Reuters.

    Thế nhưng có những người trở thành cư dân của sân bay vô thời hạn. Mehran Karimi Nasseri là một trường hợp như vậy.

    Năm 1988, ông Nasseri là một người tị nạn Iran, đang trên đường đến Anh qua Bỉ và Pháp thì bị mất giấy tờ xác minh tình trạng tị nạn của mình. Không có giấy tờ, ông không thể lên máy bay đến Anh. Ông cũng không được phép rời sân bay Paris và vào Pháp. Sự việc này đã thu hút dư luận quốc tế khi giới chức Anh, Pháp và Bỉ liên tục tranh cãi để giải quyết vấn đề.

    Chính quyền Pháp đề nghị cho phép ông được cư trú ở Pháp, nhưng Nasseri đã từ chối vì vẫn muốn đến Anh như ban đầu. Và cứ thế ông ở lại sân bay Charles de Gaulle gần 18 năm. Ông rời sân bay duy nhất vào năm 2006, khi phải nhập viện vì sức khỏe kém.

    Edward Snowden cũng từng mắc kẹt tại sân bay một tháng khi đến Nga vào năm 2013, trước thời điểm được tị nạn.

    Tháng 5/2004, Sanjay Shah đến Anh bằng hộ chiếu công dân nước ngoài của Anh. Tuy nhiên, cơ quan nhập cư đã từ chối cho ông nhập cảnh. Bị yêu cầu quay trở về Kenya, ông rất lo sợ vì ông đã từ bỏ quốc tịch Kenya. Sau một năm vật vờ sống tại sân bay, cuối cùng Shah đã được nước Anh cấp đầy đủ quyền công dân.

    Kể từ khi đại dịch Covid-19 hoành hành, ngày càng xuất hiện nhiều “cư dân sân bay” một cách bất đắc dĩ. Roman Trofimov, người Estonia, bay đến Sân bay Quốc tế Manila từ Bangkok vào ngày 20/3/2020. Vào thời điểm anh đến, Philippines đã ra lệnh ngừng cấp thị thực nhập cảnh để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19. Trofimov đã có 100 ngày sống ở Sân bay Manila cho đến khi đại sứ quán Estonia sắp xếp được cho anh một chuyến bay giải cứu về quê hương.

    Trở thành người vô gia cư

    Trong khi nhiều người bất đắc dĩ phải sống ở sân bay, thì một số người cố gắng biến sân bay thành “nhà” của mình. Điều này thường xảy ra ở các sân bay lớn tại Mỹ và châu Âu.

    Từ năm 2018, số lượng người vô gia cư tại một số sân bay lớn của Mỹ đã tăng dần từ vài năm trước, tiêu biểu là Sân bay Quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta và tại Sân bay Quốc tế Thurgood Marshall của Baltimore/Washington.

    Đại dịch Covid-19 đã gây thêm mối lo ngại cho sức khỏe cộng đồng với nhóm người sống tại sân bay. Hầu như ban quản lý các sân bay đều cung cấp viện trợ cho những người cư dân hoàn cảnh này. Sân bay Quốc tế Los Angele từng triển khai các hoạt động hỗ trợ để kết nối người vô gia cư với nhà ở và các dịch vụ khác.

    Nhưng rõ ràng là mọi nhà điều hành sân bay đều không mong muốn sân bay của mình trở thành nơi cư trú cho người vô gia cư.

    Theo Zing

  • MGM Grand Air từng trở thành biểu tượng của hãng hàng không đại diện cho giới siêu giàu.

    MGM Grand Air 1

    Chủ nhân của hãng hàng không kỳ lạ

    Ra mắt năm 1987, hãng hàng không MGM Grand Air do tỷ phú Kirk Kerkorian sáng lập đặt ra tiêu chuẩn rõ ràng cho hành khách đi máy bay. Đó là những vị khách giàu có bước lên những chiếc máy bay Boeing 727 và Douglas DC-8 được thiết kế xa hoa, bay từ Los Angeles (LAX) tới sân bay John F. Kennedy (JFK) tại New York, và đặc biệt những vị khách tới sòng bài tại Las Vegas của chủ nhân hãng hàng không.

    Kirk Kerkorian là người nhập cư sinh ra tại Armenia, sau đó tới sinh sống ở Fresno, bang California, Mỹ. Tuy nhiên, Kirk sớm nghỉ học ở trường để về nhà giúp đỡ bố mẹ kiếm tiền trang trải cuộc sống. Kirk cũng là một võ sĩ hạng nhẹ đầy triển vọng nhưng lại từ bỏ giữa chừng để học lái máy bay.

    Trở về sau Thế chiến II, Kirk đã sử dụng kiến thức về máy bay của mình để mua những chiếc máy bay quân sự thừa, tân trang lại và bán chúng kiếm lời. Năm 1947, Kirk có đủ tiền để "mua đứt" dịch vụ cho thuê máy bay chở những người đánh bạc từ khắp nơi trên thế giới đến Las Vegas. Sau khi chi tiền mua lại xưởng phim Metro-Goldwyn-Mayer vào năm 1969, ông đã xây dựng sòng bạc lớn nhất trên thế giới thời bấy giờ MGM Grand Casino với hơn 2.000 phòng.

    Được đánh giá tuy tiếng tăm còn mới nhưng không gian và dịch vụ sang trọng, MGM Grand Air vận hành 3 chiếc Boeing 727 và 3 chiếc Douglas DC-8. Vào thời điểm đó, giá vé của hãng không cao hơn nhiều so với giá vé hạng nhất của các hãng hàng không khác nhưng dịch vụ lại vượt trội hơn rất nhiều.

    MGM Grand Air 1

    Dịch vụ độc đáo, hứa hẹn

    Tuy khoang máy bay có thể chứa 100 hành khách hoặc hơn theo công suất hoạt động tiêu chuẩn nhưng quy định của MGM Grand Air đề ra chỉ phục vụ không quá 33 hành khách/chuyến. Giá vé một chuyến bay từ Los Angeles đến New York là 1.400 USD, từ Los Vegas và New York là 1.000 USD, và bay giữa Los Angeles và Las Vegas là 180 USD.

    Ban đầu, hãng hàng không thu hút rất nhiều người nổi tiếng và giới siêu giàu. Vì khách hàng không phải xếp hàng, không cần làm thủ tục lên máy bay, không cần chờ đợi lấy hành lý, sẽ có nhân viên phụ trách đưa hành lý lên máy bay và trả tại điểm đến. Bên cạnh đó, hãng cũng cung cấp dịch vụ xe limousine đưa đón tận nơi tùy chọn.

    Từ phòng chờ ở cả hai sân bay đều vô cùng sang trọng, tiện nghi và sở hữu dịch vụ trợ giúp đặc biệt. Trên máy bay luôn có 5 TVHK, có quầy bar cũng như các khoang riêng phục vụ họp hành. Hành khách được phục vụ rượu vang và champagne hảo hạng. Phòng vệ sinh có vòi nước bằng vàng và xà phòng được khắc chữ tạo dấu ấn riêng.

    MGM Grand Air 1

    Nhận được sự ủng hộ lớn từ giới đại gia, hãng đã mở thêm các đường bay khác nhưng họ ngày càng khó khăn vì không thể tìm đủ 33 hành khách cho một chuyến bay. Khi máy bay phản lực tư nhân trở nên phổ biến hơn vào những năm 1990, lợi nhuận của MGM Grand Air bị giảm.

    Tới năm 1995, hãng hàng không đã được bán đi và đổi tên thành Champion Air với mục đích chuyên cung cấp các chuyến bay thuê cho các đội thể thao và các cơ quan chính phủ. Nhưng, vào năm 2008, khi dịch vụ này không còn được ưa chuộng, hãng đã đóng cửa hoàn toàn.

    Theo Kênh 14

  • Một hành khách vừa chia sẻ trải nghiệm ngồi cạnh đứa trẻ liên tục quấy khóc suốt chuyến bay đến Đức khiến nhiều người ám ảnh.

    Nhạc sĩ Henry Beasley đã chia sẻ video ghi lại trải nghiệm ngồi cạnh đứa trẻ liên tục quấy khóc trên đường từ New Zealand đến Berlin (Đức) du lịch, đầu tháng 10. Trong video, nhiều thời điểm mắt trái của Beasley bị co giật khi cố gắng đối phó với tiếng ồn phát ra từ hành khách nhí, buộc anh phải đeo tai nghe.

    chuyen bay 29 tieng

    "Đứa bé dường như có hơn 2 lá phổi", Henry nói khi thấy đứa trẻ thét lên một hơi dài.

    Video của Henry đăng tải thu hút hơn 10 triệu lượt xem. "Tôi đã nổi cơn thịnh nộ khi xem cảnh này", "Thần kinh thép đấy", "Tôi sẵn sàng trả gấp đôi cho chuyến bay cấm trẻ em"... một số người để lại bình luận dưới video và tạo ra cuộc tranh luận về việc có nên mở những chuyến bay cấm trẻ em không?

    Một khảo sát tại Mỹ thực hiện vào năm 2014 cho thấy 70% hành khách ủng hộ việc hạn chế trẻ em trên các chuyến bay và 35% đồng ý trả thêm tiền để đi lại bằng dịch vụ không có trẻ em. Như năm 2016, hãng hàng không giá rẻ của Ấn Độ đã thực hiện quy định cấm trẻ em dưới 12 tuổi ngồi ở tám hàng ghế (từ một đến 4 và từ 11 đến 14) nhằm giữ sự yên tĩnh cho hành khách.

    Mắt anh bị co giật liên tục. Nguồn: @balubrigada.

    Nhưng điều này tạo ra làn sóng phản đối gay gắt từ các gia đình có trẻ nhỏ cùng lo ngại các nhà cung cấp dịch vụ khác có thể làm tương tự. Natasha, du khách kiêm blogger, thừa nhận từng sợ hãi khi nhìn thấy trẻ nhỏ trên máy bay hoặc cổng làm thủ tục vì ám ảnh tiếng quấy khóc. Nhưng mọi thứ thay đổi kể từ khi cô trở thành mẹ và thấu hiểu sự khó khăn của các gia đình.

    "Là một phụ huynh, tôi cảm thông với các gia đình phải đưa con nhỏ lên các chuyến bay dài. Thay vì lên án, tôi nghĩ nên có biện pháp giúp đỡ những phụ huynh này vì 80% trong số họ chưa chuẩn bị những tình huống khi đứa trẻ quấy khóc", một người chia sẻ.

    Grace Bastidas, Tổng biên tập của tờ Parents, nói rằng việc đi du lịch cùng trẻ nhỏ rất căng thẳng, nhưng có những bước phụ huynh có thể chuẩn bị.

    Bà khuyến nghị các gia đình nên mang theo quần áo để nhanh chóng thay cho con phòng tròng hợp cần, nhưng nên chọn những bộ đồ thoải mái, dễ mặc vào, cởi ra. Đồng thời nên chọn ghế ngồi ngay sau vách ngăn để có chỗ đặt chân rộng hơn, cha mẹ cũng thuận tiện đứng dậy và ru cho con ngủ.

    Bên cạnh đó, phần sau của máy bay có xu hướng ồn và các ghế rung nhiều hơn, nên để bảo vệ đôi tai trẻ khỏi sự khó chịu khi máy bay cất và hạ cánh, cha mẹ có thể cho trẻ ngậm thứ gì để giảm áp lực cho tai của trẻ. "Ví dụ như bình sữa, núm vú giả sẽ phù hợp với trẻ sơ sinh, trong khi những đứa trẻ lớn hơn sẽ thích kẹo mút hoặc đồ chơi", bà Grace gợi ý.

    VnExpress (Theo Newsweek, Mirror)

  • Charmaine Smigielski gọi chuyến bay từ Tasmania đến Sydney là ác mộng bởi thay vì bay 90 phút, bà buộc di chuyển khắp đất nước.

    Charmaine Smigielski, 70 tuổi, đặt vé của hãng Virgin Australia từ thành phố Launceston, bang Tasmania (hòn đảo phía Nam) đến Sydney cách đó hơn 1.400 km để gặp bạn.

    Ban đầu, chuyến bay có thời gian 90 phút này bị hoãn 4 tiếng do sự cố kỹ thuật. Sau khi lên máy bay, hành khách phải ngồi đợi thêm một tiếng. Nhưng thay vì được cất cánh, khách lại phải rời máy bay do chuyến đi bị hủy. Charmaine được hãng bồi thường bằng một phiếu mua đồ ăn trị giá 5,2 USD cho 5 tiếng chờ đợi và hủy chuyến.

    chuyen bay ac mong
    Charmaine cầm trên tay xấp vé bà đã phải mua để bay từ Launceston đến Sydney. Trong khi như bình thường, hành khách chỉ cần bay một chặng 90 phút là tới nơi. Ảnh: 9Now

    Bà Charmaine sau đó trình bày nguyện vọng tới Sydney với hãng vì người bạn đang rất cần bà. Một hành khách tốt bụng tại sân bay lúc đó nghe được câu chuyện, ngỏ ý nhường lại vé trên chuyến khác (cùng hãng Virgin) cho bà. Chuyến bay mới này hạ cánh ở Melbourne (cách Sydney khoảng 800 km), mất 80 phút bay. Tại Melbourne, Charmaine có thể tìm chuyến bay khác tới Sydney.

    Nhưng rồi chuyến bay đến Melbourne sau đó cũng bị hủy. Hãng Virgin Australia đã trả tiền taxi và phòng khách sạn để Charmaine nghỉ đêm, sáng hôm sau bay tiếp. Nhưng khi đến khách sạn, bà được thông báo đã hết phòng trống. Cuối cùng, sau một ngày mệt mỏi vì hoãn, hủy chuyến liên tục, Charmaine cũng tìm được nơi nghỉ qua đêm.

    Sáng hôm sau, khi trở lại sân bay, Charmaine lại nhận được thông tin thay đổi chuyến, bà sẽ phải bay ba chuyến: Launceston - Melbourne, Melbourne - Coolangatt, Coolangatta - Sydney, thay vì hai chặng như dự kiến ban đầu.

    Nhưng mọi chuyện vẫn chưa kết thúc. Khi hạ cánh Coolangatta, chuyến bay của bà đến Sydney lần nữa lại bị hủy do thời tiết xấu. Vì người bạn đang rất cần Charmaine hỗ trợ, nên bà buộc phải đặt chuyến mới bay đến Sydney từ Brisbane. Charmine chấp nhận bỏ thêm 224 USD bắt taxi từ Coolangatta đến Brisbane để kịp giờ bay.

    Sau 35 tiếng, cuối cùng Charmaine đã đến Sydney để gặp bạn. Nữ hành khách cho biết đã rất mệt mỏi. "Tôi bị căng thẳng liên tục. Nó thực sự khó khăn và tôi rất mệt mỏi, suy sụp", bà nói trên 9Now hôm 9/11.

    Đại diện hãng bay cho biết đã hoàn tiền cho các chuyến bay mà Charmaine mua cho hành trình 35 tiếng này, cũng như chi phí ăn, nghỉ và taxi. "Do vấn đề thời tiết, kỹ thuật nên chặng Launceston-Sydney bị hủy. Chúng tôi vô cùng áy náy vì không thể kiểm soát tình hình, để khách phải đối mặt với trải nghiệm trên".

    VnExpress (theo 9now)

  • Một máy bay chở khách buộc phải hạ cánh đột xuất sau khi các phòng vệ sinh ngừng hoạt động vì bồn chứa chất thải đã quá đầy.

    jet2 ha canh khan cap 1
    Một chuyến bay Jet2 buộc phải hạ cánh đột xuất vì đầy bồn chứa chất thải.

    Sự việc hy hữu trên xảy ra trong một chuyến bay của hãng hàng không giả rẻ Jet2 xuất phát từ đảo Gran Canaria (Tây Ban Nha) đến Manchester (Anh) đã buộc phải hạ cánh đột xuất xuống thành phố Bilbao (miền bắc Tây Ban Nha) do bồn chứa chất thải quá đầy khiến nhà vệ sinh không thể sử dụng.

    Người đại diện của hãng hàng không Jet2 cho biết chuyến bay LS782 đã được chuyển hướng đến Bilbao vào hôm 3/11 để dọn sạch bồn chứa chất thải bên trong máy bay.

    "Tất cả hành khách sẽ vẫn ngồi trên máy bay, sau khi bồn chứa chất thải được các nhân viên vệ sinh dọn dẹp xong, chuyến bay sẽ tiếp tục hành trình đến Manchester. Là một hãng hàng không được đánh giá cao, sự thoải mái của khách hàng là điều quan trọng đối với chúng tôi, tuy nhiên chúng tôi xin lỗi nếu điều này gây ra bất kỳ sự bất tiện nào."

    Trang web theo dõi lịch trình bay FlightAware cho thấy, chuyến bay LS782 của Jet2 rời Gran Canaria và khoảng 4 giờ chiều và hạ cánh khẩn cấp xuống Bilbao sau khoảng 3 giờ bay. Sau khi xử lý xong sự cố, chuyến bay tiếp tục đưa hành khách đến Manchester sau hơn 2 giờ.

    jet2 ha canh khan cap 1
    Sau mỗi chuyến bay, chất thải trong bể chứa sẽ được hút từ máy bay sang một chiếc xe tải nhỏ chuyên biệt.

    Một báo cáo năm 2017 của Insider cho thấy trái với suy nghĩ của một số người về việc chất thải sẽ được đổ đi giữa chuyến bay thì toàn bộ chất thải trên máy bay sẽ được hút về một bồn chứa và sẽ được làm sạch sau mỗi chuyến bay.

    Không rõ bồn chứa chất thải đã được làm sạch trước chuyến bay hay chưa. Hiện hãng hàng không Jet2 vẫn chưa đưa ra câu trả lời.

    Bài liên quan: Đang tắm nắng ở sân sau, người đàn ông bất ngờ bị một chiếc máy bay xả chất thải vệ sinh vào đầu

    Một người đàn ông đang tận hưởng ánh nắng mặt trời trong sân sau của mình ở thị trấn Windsor, phía đông nam nước Anh, thì một chiếc máy bay đi qua làm rơi chất thải nhà vệ sinh lên người anh ta và toàn bộ khu vườn, theo chia sẻ từ biên bản một cuộc họp hồi tháng 10/2021 của hội đồng địa phương.

    Vụ việc đáng tiếc này xảy ra hồi tháng 7/2021, nhưng mới được ghi nhận và chia sẻ.

    "Toàn bộ khu vườn của anh ấy bị bắn tung tóe một cách rất khó chịu", Karen Davies, ủy viên hội đồng phường Clewer East của thị trấn cho biết trong cuộc họp ngày 14/10 vừa qua. "Anh ấy đang ở ngoài vườn vào thời điểm đó và đó là một trải nghiệm thực sự khủng khiếp, kinh khủng".

    Davies thậm chí giải thích kỹ hơn về việc "toàn bộ khu vườn, những chiếc ô và cả anh ấy" bị "bao phủ" trong đống phân. "Nó hoàn toàn đáng sợ", bà nói trong cuộc họp.

    Nữ ủy viên này cũng nói rằng có một số sự cố như vậy xảy ra hàng năm, trong đó "nước thải đông lạnh" bị rơi dọc theo các đường bay. Thị trấn Windsor nằm trên đường bay đến sân bay Heathrow của London, cách đó chỉ khoảng 8 km.

    chat thai nha ve sinh may bay
    Các nhà vệ sinh hiện đại trên máy bay thường khó có thể tạo ra sự cố, trừ khi chúng bị hỏng.

    Vào tháng 6, tờ The Sun cũng đưa tin rằng khu vực Portsmouth, miền nam nước Anh, người dân địa phương cũng đã "khiếp sợ" sau khi nhìn thấy "phân đông lạnh" từ trên trời rơi xuống.

    Tuy nhiên, việc đổ nước thải thô vào đúng sân sau của một ai đó thì là sự việc hiếm hơn nhiều. Theo một ủy viên hội đồng khác thì cho rằng thời tiết ấm hơn vào mùa hè có thể đã góp phần tạo ra sự kiện đó.

    Một ủy viên hội đồng giáo xứ Whitfield có tên Geoff Paxton, người đã làm việc với các hãng hàng không trong bốn thập kỷ qua, cho biết những gì đã xảy ra là sự việc "quá hiếm" và ông đã không gặp phải nó trong một thời gian dài. Ông nói thêm rằng các nhà vệ sinh hiện đại trên máy bay được bảo đảm chân không và thường đáng tin cậy, vì chúng dựa vào lực hút áp lực để hoạt động. Vì vậy, tình huống đáng tiếc này chắc chắn là do máy bay bị hỏng hoặc không được bảo dưỡng đầy đủ.

    Tuy nhiên, nam cư dân ở Windsor đã không thể yêu cầu bất kỳ khoản bảo hiểm nào từ sự cố này vì chi phí thiệt hại "tương đối thấp".

    Vietnamnet (theo Businessinsider)

  • Những hành khách trong khoang hạng thương gia chuyến bay United Airlines hoảng loạn la hét vì sự xuất hiện của một con rắn không rõ nguồn gốc.

    Chuyến bay số hiệu 2038 của United Airlines hôm 17/10 khởi hành từ thành phố Tampa, bang Florida và hạ cánh xuống sân bay quốc tế Newark, bang New Jersey sau hành trình hai giờ. Khi phi cơ đang di chuyển về phía cổng, tiếng la hét vọng ra từ khoang thương gia. Những hành khách sợ hãi co chân lên để tránh con rắn khi nó bò trong cabin.

    Một phát ngôn viên sân bay cho biết khi phi cơ vào đến cổng, nhân viên đã lên khoang, bắt con rắn và thả nó về tự nhiên. Giới chức xác định con vật không phải rắn độc. Hiện chưa rõ nó lên máy bay bằng cách nào.

    may bay co ran
    Các máy bay của United Airlines tại sân bay quốc tế Newark, bang New Jersey, Mỹ năm 2020. Ảnh: AP.

    Sau khi con rắn được loại bỏ, hành khách rời máy bay cùng hành lý. Phi cơ được kiểm tra nhưng không phát hiện thêm con rắn nào.

    Sự cố khiến chuyến bay bị trễ 20 phút trước khi khởi hành đến địa điểm tiếp theo là Fort Meyers, Florida. Không ai bị thương và hoạt động của sân bay cũng không bị ảnh hưởng.

    United Airlines không giới hạn trọng lượng hoặc giống vật nuôi mà hành khách vận chuyển bằng máy bay, nhưng lưu ý rằng chỉ chó và mèo mới được phép ở trong cabin nếu còn chỗ trống.

    Hồi năm 2016, một con rắn độc xuất hiện trong chuyến bay của hãng hàng không Mexico Aeromexico từ thành phố Torreon đến thủ đô Mexico City, lơ lửng ngay phía trên chỗ ngồi của hành khách. Phi công buộc phải hạ cánh khẩn cấp để nhân viên cứu hộ tới xử lý kịp thời.

    Theo VnExpress

  • JET2 bi doa danh bom

    Hãng hàng không giá rẻ Jet2.com của Anh cho biết một máy bay của hãng này đã phải hạ cánh khẩn cấp do bị đe dọa an ninh, khi đang trong lịch trình từ Dalaman, Thổ Nhĩ Kỳ tới thành phố Manchester.

    Tối 12/10 (giờ địa phương), hãng hàng không giá rẻ Jet2.com của Anh cho biết một máy bay của hãng này đã phải hạ cánh khẩn cấp do bị đe dọa an ninh, khi đang trong lịch trình từ Thổ Nhĩ Kỳ tới thành phố Manchester (Anh).

    Jet2.com là công ty thuộc tập đoàn hàng không đa quốc gia Jet2 Plc, có trụ sở tại thành phố Leeds (Anh). Chiếc máy bay bị dọa đánh bom đã được 2 chiến đấu cơ RAF Typhoon hộ tống xuống sân bay Stansted.

    Theo hãng này, máy bay nói trên đã buộc phải chuyển hướng và hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Stansted ở thủ đô London, theo yêu cầu của nhà chức trách Vương quốc Anh, sau khi có thông báo về mối đe dọa an ninh trên chuyến bay.

    jet2 ha canh tai san bay 1
    Phi cơ Jet2 hạ cánh tại sân bay London Stansted ngày 12/10 để kiểm tra an ninh. Ảnh: HVC.

    Thông báo của Jet2.com cũng xác nhận rằng máy bay hạ cánh an toàn xuống khu vực trống trải chuyên để ứng phó các vụ không tặc và khủng bố. Cảnh sát Essex có mặt tại hiện trường, kiểm tra toàn bộ phi cơ và không ghi nhận mối đe dọa nào.

    Các đường băng tạm thời đóng cửa trong khi công tác kiểm tra an ninh được thực hiện. Lực lượng chức năng đã tiến hành rà soát trên máy bay, nhưng không phát hiện nguy cơ tiềm ẩn nào.

    Một hành khách trên LS922 cho biết họ đã phải ngồi chờ trên phi cơ suốt nhiều giờ mà “không nhận được thông tin nào”.

    “Chờ đợi trên một phi cơ phải hạ cánh xuống Stansted do bị dọa đánh bom không phải là cách tôi chọn để kết thúc kỳ nghỉ của mình”, hành khách khác viết trên Twitter.

    Jet2 xác nhận thông tin sự việc. “Chúng tôi xin lỗi các hành khách trên chuyến bay vì sự bất tiện do sự cố không lường trước này gây ra”, hãng hàng không thông báo.

    jet2 ha canh tai san bay 1

    Đường bay của phi cơ A321 của Jet2 (màu xám) được hai chiến đấu cơ Typhoon (màu xanh và vàng) hộ tống về sân bay London Stansted. Ảnh: Twitter/London999.

  • gia ve re tu london di milan

    Ryanair và EasyJet đang đưa ra mức giá cực thấp cho các chuyến bay đi Italy, theo chuyên gia du lịch Tom Church.

    Theo chuyên gia du lịch Tom Church thuộc trang web săn deal LatestDeals.co.uk, từ nay đến Giáng sinh sẽ có khá nhiều chuyến bay giá rẻ đi Milan. Giá vé chưa tới £40 nếu xuất phát tại một số sân bay ở UK.

    Easy Jet và Ryanair đều có mức giá tốt, nhưng Ryanair là hãng bay có mức giá tốt nhất đối với người sống quanh khu vực thủ đô. Tom Church cho biết: ''Nếu bạn sống gần London hoặc có thể đi tới London mà không tốn kém, vậy thì Ryanair có nhiều mức vé giúp bạn tiết kiệm được khối tiền''.

    ''Tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện từ cuối tháng Chín đến đầu tháng tháng 12 có rất nhiều deal hấp dẫn. Tuy nhiên Ryanair chỉ có chuyến bay đi Milan từ London Stansted, giá vé ở đây chỉ từ £20''.

    Ở những sân bay khác, giá vé sẽ đắt hơn. Nếu bay từ Manchester và Newcastle, giá vé rẻ nhất từ £33. Bay từ Bristol và Edinburgh giá vé chỉ từ £34.

    Những lựa chọn hấp dẫn này sẽ khuyến khích nhiều người đi du lịch hơn giữa thời bão giá. Tom nói: ''Bất chấp chi phí sống đang tăng cao, giá vé của một số hãng hàng không vẫn khá mềm trong mùa thu và mùa đông''. 

    Milan là một thành phố tuyệt với với những công trình kiến trúc độc đáo, các món cocktail truyền thống và là kinh đô thời trang. Bạn có thể tham khảo giá vé đi Milan xuất phát từ sân bay Stansted của Ryanair dưới đây:

    Bài liên quan: Khách Việt bị cướp đồng hồ 50,000 euro ở Milan

    Du khách 57 tuổi bị cướp chiếc đồng hồ Patek Philippe khi đang đi gần khu vực quảng trường Piazza del Duomo vào đêm muộn.

    Sự việc xảy ra vào 23h30 ngày 12/6/2022 (giờ địa phương). Tờ Milano Today đưa tin một du khách được xác định là người Việt Nam đang đi qua đoạn đường Via Silvio Pellico, cách quảng trường Piazza del Duomo một đoạn ngắn thì sự việc xảy ra. Nam du khách bị tấn công từ đằng sau và bị giật chiếc đồng hồ đeo tay trị giá 50,000 euro (hơn 1.2 tỷ đồng).

    polizia piazza duomo sera nott 9651 6830 1655173362 r 460x0
    Nhà thờ chính tòa Milano nằm trên quảng trường Piazza del Duomo, gần nơi xảy ra vụ cướp. Ảnh: Milano Today

    Kẻ cướp 28 tuổi, đến từ Algeria, đi cùng đồng bọn. Sau khi cướp, tên này đã bị cảnh sát bắt giữ dù cố gắng bỏ chạy. Tuy nhiên, trước đó hắn đã kịp chuyển chiếc đồng hồ cho đồng bọn.

    Cảnh sát Milano chưa công bố danh tính du khách Việt bị cướp. Người này cũng chưa lên tiếng sau vụ việc trên. Đây không phải là vụ cướp đầu tiên ở Italy sau khi đất nước này mở cửa đón khách quốc tế trở lại.

    Tuần trước, một người đàn ông 32 tuổi cũng bị cảnh sát bắt giữ vì có hành vi trộm đồng hồ của khách du lịch. Chiếc đồng hồ này cũng mang nhãn hiệu Patek Philippe.

    Sự việc này không chỉ khiến khách Việt đang du lịch mà nhiều Việt kiều sống tại châu Âu quan tâm. Anh Nguyễn Tất Thịnh, một Việt kiều tại CH Czech cho biết việc bị móc túi, mất trộm hoặc gặp cướp khi đi du lịch châu Âu khá phổ biến.

    Bản thân anh từng đến Italy nhiều lần trong suốt 20 năm qua. Dù có kinh nghiệm trong việc phòng chống kẻ xấu, anh cũng từng bị trộm vài lần.

    Do đó, theo anh du khách Việt khi đi du lịch nên để đồ giá trị tại khách sạn, hoặc không nên mang theo chuyến đi. Mọi người nên hạn chế khoe những món đồ có giá trị hay mặc quần áo sang trọng, đắt tiền. Vì đây là điều khiến bạn thu hút kẻ xấu và trở thành "con mồi" của chúng, thay vì khiến mình trở nên sang chảnh nơi trời Âu.

    1 6116 1655173362 r 460x0
    Anh Thịnh và vợ, chị Phương, trong chuyến du lịch Áo. Ảnh: NVCC

    Anh Toni Phạm, một Việt kiều Đức, thường xuyên lái xe đi khắp châu Âu cũng chia sẻ nên hạn chế đi lang thang vào đêm tối tại những khu vực phức tạp.

    "Tốt nhất, mọi người không nên đi một mình ở những nơi vắng vẻ, trời khuya và nên đi thành từng nhóm. Mọi người cũng không nên đeo những món đồ quá đắt tiền vì dễ làm mồi cho trộm cướp", anh nói.

    Viethome (theo MyLondon)