• Bị cách ly cùng hàng nghìn người khác trên du thuyền Diamond Princess ở ngoài khơi Nhật Bản, David Abel vẫn lạc quan với những câu đùa hài hước và tích cực thông tin từ trên tàu.

    Một quả chuối mỗi ngày, được rửa sạch sẽ bằng rượu whisky - đó là yêu cầu khiêm tốn từ một hành khách người Anh trên du thuyền bị cách ly vì virus corona ngoài khơi Nhật Bản, người tích cực đăng trên Facebook về diễn biến trên tàu và đang trở thành một ngôi sao trực tuyến.

    Nổi bật trong chiếc áo hoa sặc sỡ, David Abel vừa thông báo vừa giải trí cho thế giới bằng sự hài hước độc đáo của người Anh khi cung cấp thông tin cập nhật từ Diamond Princess, nơi hàng nghìn người đang bị cách ly nghiêm ngặt.

    Du khách lạc quan giữa khu cách ly

    "Tôi biết rằng dịch vụ phòng cũng nhận được những tin nhắn này... vì vậy tôi có thể gửi tin nhắn cho bạn không... ai đó từ dịch vụ phòng có thể mang cho tôi một quả chuối tươi mỗi ngày được không? Chỉ một quả chuối, đó là tất cả những gì tôi muốn", ông khẩn khoản trong bài viết gần đây nhất của mình.

    "Nếu thuyền trưởng đang nghe tin này: Ông không cần bận tâm đến quả chuối - dịch vụ phòng sẽ sắp xếp thứ đó, tôi chắc chắn - nhưng sẽ thật tốt nếu có một ly rượu whisky để rửa chuối.

    "Tôi muốn loại Talisker, mạch nha đơn 10 tuổi, không đá, không nước. Thật tuyệt vời nếu điều đó có thể được sắp xếp", ông nói đùa.

    David Abel, một trong những hành khách bị cách ly trên tàu du lịch Diamond Princess ngoài khơi bờ biển Yokohama, Nhật Bản. Ảnh chụp màn hình từ video trên Facebook/David Abel.

    Abel cho biết ông đã nhận được vô số yêu cầu từ truyền thông toàn cầu mong muốn thông tin nội bộ từ du thuyền. "Tôi không khoe khoang, chỉ là mọi chuyện đúng như vậy", ông nói.

    Nhưng bản thân ông đã chứng minh là nguồn thông tin quý giá về cuộc sống trên tàu, hành khách đang chuẩn bị cách ly trong 14 ngày sau khi phát hiện 61 trường hợp nhiễm virus corona.

    "Đó là một tình huống khủng khiếp đối với hầu hết hành khách trên tàu, bị mắc kẹt ở đây, bị giam trong cabin. Chúng tôi không được phép ra khỏi phòng", ông nói, thông cảm đặc biệt với những người có cabin bên trong.

    "Điều này chắc là quá sức chịu đựng đối với họ", ông nói.

    Chờ đợi ly whisky nguyên chất

    Abel cho biết có rất ít thông tin từ thủy thủ đoàn và thuyền trưởng - hành khách chưa được thông báo về các trường hợp mới được tiết lộ trước đó vào sáng 6/2 - và ông lo lắng rằng điều này có thể kéo dài thời gian cách ly.

    "Hy vọng chúng tôi sẽ về nhà trước Giáng sinh", ông lạc quan.

    Một hành khách trên Diamond Princess, du thuyền bị cách ly do lo sợ virus corona, đã trở thành ngôi sao trực tuyến với những cập nhật hài hước. Ảnh: AFP

    Trong bài đăng trước đó, Abel nói rằng thực phẩm đã trở thành vấn đề tồi tệ kể từ khi các biện pháp kiểm dịch được áp đặt - "chúng tôi chắc chắn không đi du thuyền xa xỉ" - và nói rằng chuyến đi đáng nhớ đã biến thành một "nhà tù nổi" .

    Nhưng phong thái lạc quan và những thông điệp tích cực của ông đã mang lại cho ông rất nhiều phản hồi trên Facebook.

    "Cố lên mọi người, hãy tận hưởng một ngày tuyệt vời dù bạn ở nơi nào trên thế giới. Hãy luôn mỉm cười, tìm niềm vui trong mọi hoàn cảnh. Đừng để bị tác động bởi hoàn cảnh, hãy vượt lên nó. Hãy tận hưởng dù cuộc sống có ném vào bạn thứ gì", ông nói.

    Một phụ nữ trên tàu Diamond Princess cầm lá cờ Nhật với dòng chữ thông báo thiếu thuốc men. Ảnh: Reuters.

    Tuy nhiên, ông cũng không tránh khỏi việc than phiền cho những người bị mắc kẹt trong cabin.

    "Không có ánh sáng tự nhiên. Không có không khí trong lành. Cảm ơn trời, chúng tôi có một ban công và ai đó đã nhận xét sáng nay: Họ đã học được một bài học từ điều này, trả thêm một chút để có một ban công. Ôi chà, thật đáng giá".

    Không có không khí trong lành, một số người đã bị ho do điều hòa và sau đó sợ rằng đó là những triệu chứng ban đầu của virus corona, ông cho biết.

    Abel kết thúc tin nhắn mới nhất của mình với lời cầu xin thông tin từ thuyền trưởng - và những câu chuyện đám cưới từ những người theo dõi mới nhất của ông để tiêu khiển.

    "Khi chúng tôi nhận được thông báo từ thuyền trưởng, điều mà chúng tôi phải sớm có được - tôi đoán đó là khi ông ấy đích thân mang ly Talisker, 10 tuổi, không nước, không đá, nguyên chất. Tôi đoán khi ông ấy mang nó đến cabin, tôi sẽ có một số tin tức mới cho các bạn".

    Theo Zing

  • Nhiều người Trung Quốc đã thức cả đêm để chờ đợi "phép màu" xảy ra với bác sĩ Lý Văn Lượng. Anh được xem là người hùng vì lên tiếng cảnh báo về dịch bệnh ở Vũ Hán ngay từ đầu.

    Ngày 30/12, bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng gửi một tin chấn động vào nhóm bạn học cũ trường y trên WeChat - ứng dụng nhắn tin phổ biến ở Trung Quốc: bảy bệnh nhân, từ một chợ hải sản địa phương, đã được chẩn đoán mắc bệnh giống SARS và đang bị cách ly trong bệnh viện.

    Bác sĩ Lý cho biết theo một xét nghiệm mà anh nhìn thấy, tác nhân gây bệnh là một chủng virus corona - họ virus lớn bao gồm virus gây ra Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng (SARS).

    Ký ức về SARS lan rộng ở Trung Quốc, nơi đại dịch đã giết chết hàng trăm người vào năm 2003. "Tôi chỉ muốn nhắc nhở các bạn cùng lớp đại học của mình cẩn thận", anh từng nói, theo CNN.

    Bác sĩ Lý, sống tại Vũ Hán, là một trong những người đầu tiên hé lộ về dịch bệnh xuất phát từ thành phố của anh. Tin nhắn của anh đã lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội Trung Quốc chỉ vài giờ sau khi được gửi đi - với kết quả là anh bị công an triệu tập giữa đêm và bị cáo buộc "phao tin đồn nhảm".

    Đến nay, "tin đồn" đó đã được chứng minh là sự thật, một thực tế gây lo lắng trên toàn cầu khi ít nhất 636 người tại Trung Quốc đã tử vong vì virus corona chủng mới, còn được gọi là virus Vũ Hán.

    Bác sĩ Lý, đến rạng sáng 7/2, cũng đã trở thành một trong người ra đi.

    Bác sĩ Lỹ Văn Lượng trước và sau khi nhập viện. Ảnh: Weibo.

    Không bao giờ quên

    Bác sĩ Lý "không may bị nhiễm bệnh trong cuộc chiến chống lại dịch viêm phổi do virus corona chủng mới gây ra và những nỗ lực cứu chữa anh đã thất bại", Bệnh viện Trung ương Vũ Hán nói trên mạng xã hội Weibo. "Chúng tôi bày tỏ sự tiếc thương sâu sắc và xin được gửi lời chia buồn".

    Ngay cả trước khi qua đời, bác sĩ Lý đã trở thành anh hùng đối với nhiều người Trung Quốc, sau khi có tin anh cùng 7 người khác bị công an triệu tập vì nói về "căn bệnh bí ẩn" ở Vũ Hán. Tin tức về cái chết của anh đã dẫn đến những phản ứng thậm chí dữ dội hơn.

    "Chúng tôi sẽ không quên vị bác sĩ đã lên tiếng về một căn bệnh bị cho là tin đồn", một người bình luận dưới thông báo của bệnh viện. "Chúng tôi có thể làm gì khác nữa chứ? Điều duy nhất (có thể làm) là không được quên".

    Bác sĩ Lý, 34 tuổi, đang chờ đón đứa con thứ hai, là bác sĩ nhãn khoa không mấy tên tuổi ở Vũ Hán, tỉnh lỵ tỉnh Hồ Bắc và là tâm điểm của dịch virus corona. Song trong những tuần qua, anh đã trở thành một biểu tượng mạnh mẽ đối với những người Trung Quốc tức giận vì ổ dịch tại Vũ Hán đã bùng phát một cách không kiểm soát thành một cuộc khủng hoảng toàn diện, và những tiếng nói cảnh báo đầu tiên đã bị ngăn chặn.

    Rạng sáng 31/12, cơ quan y tế Vũ Hán đã tổ chức họp khẩn cấp để thảo luận về dịch bệnh. Sau đó, bác sĩ Lý bị lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, nơi anh đang làm việc, gọi lên để giải thích làm thế nào anh biết về các ca nhiễm, theo báo Beijing Youth Daily.

    Trong ngày hôm đó, cơ quan chức năng Vũ Hán công bố dịch và thông báo cho Tổ chức Y tế thế giới. Song rắc rối của bác sĩ Lý không dừng ở đó.

    Ngày 3/1, anh bị công an địa phương triệu tập và cảnh cáo vì "phao tin đồn nhảm trên mạng", "gây rối trật tự xã hội" vì tin nhắn anh gửi trên WeChat. Anh bị bắt ký vào một văn bản trong đó nói anh sẽ không bao giờ "tái phạm", và được rời đồn công an sau một tiếng.

    Anh quay về làm việc tại bệnh viện. Đến ngày 10/1, sau khi điều trị cho một bệnh nhân đã nhiễm virus, anh Lý bắt đầu ho và phát sốt trong ngày hôm sau. Anh nhập viện ngày 12/1 và được đưa vào khu chăm sóc tích cực (ICU). Anh được xét nghiệm và cho kết quả dương tính với chủng virus corona mới vào ngày 1/2.

    Một trung tâm triển lãm ở Vũ Hán được chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm virus corona có triệu chứng nhẹ. Ảnh: AFP.

    Phép màu không xuất hiện

    Sự ra đi của bác sĩ Lý được bệnh viện xác nhận sau một đêm xuất hiện nhiều suy đoán về số phận của anh. Mạng xã hội ngập tràn những lời tiếc thương sau khi các báo chính thống Trung Quốc, bao gồm Global Times, cũng như các hãng thông tấn quốc tế loan tin anh đã qua đời trước nửa đêm.

    Chỉ vài giờ trước khi xác nhận rằng anh không qua khỏi, Bệnh viện Trung ương Vũ Hán nói trên Weibo rằng họ vẫn đang chiến đấu để cứu anh.

    "Không ngủ!!! Lên mạng chờ đợi một phép màu", một người bình luận dưới bài đăng của bệnh viện trên Weibo. "Chúng tôi không cần ngủ đêm nay, nhưng Lý Văn Lượng phải tỉnh dậy".

    Ngay sau khi cái chết của bác sĩ Lý được công bố, Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc đã gửi lời chia buồn ngắn gọn, và các cơ quan y tế của thành phố Vũ Hán cũng làm tương tự. Global Times, trang tiếng Anh của Hoàn Cầu Thời báo, phụ san của Nhân Dân Nhật báo, kêu gọi độc giả ủng hộ cuộc chiến của chính phủ chống lại dịch bệnh.

    "Việc anh Lý Văn Lượng không thể giữ được mạng sống cho thấy đây là một trận chiến gian khổ và phức tạp", một bài viết trên Global Times nói. "Tại thời điểm quan trọng này, tất cả chúng ta phải đoàn kết".

    Bệnh viện dã chiến Hoa Thần Sơn ở Vũ Hán, được xây dựng trong 10 ngày, đã bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân hôm 4/2. Ảnh: Tân Hoa Xã.

    Dù vậy, cái chết của vị bác sĩ đặt ra một vấn đề cực kỳ tế nhị đối với chính phủ Trung Quốc. Ngay cả khi các quan chức đang chiến đấu với dịch bệnh, họ cũng cố gắng dập tắt những chỉ trích rộng rãi rằng họ đã phản ứng sai trước tình hình ban đầu ở Vũ Hán, thành phố có 11 triệu dân, theo New York Times.

    Cái chết của bác sĩ Lý cũng phơi bày một khía cạnh đáng lo ngại của dịch bệnh không được đề cập trong thống kê chính thức: số lượng bác sĩ, y tá và nhân viên y tế bị nhiễm virus. Một số hình ảnh chưa được xác minh về những gì dường như là dữ liệu của chính phủ đã chỉ ra rằng hàng trăm nhân viên bệnh viện có thể đã bị nhiễm bệnh ở Vũ Hán.

    Trong thời gian điều trị, bác sĩ Lý vẫn tiếp tục lên tiếng. "Tôi nghĩ rằng một xã hội lành mạnh không nên chỉ có một tiếng nói", anh từng nói với tạp chí Caixin.

    Anh cũng tỏ ra hy vọng về việc vượt qua bệnh tình và trở lại làm việc. "Sau khi tôi bình phục, tôi vẫn muốn quay trở lại tiền tuyến", anh nói với báo Southern Metropolis Daily. "Dịch bệnh vẫn đang lan rộng và tôi không muốn trở thành kẻ đào ngũ".

    Theo Zing

  • 1 người trong số 11 công dân Anh trên chuyến bay di tản thứ 2 từ Vũ Hán đã được đưa vào bệnh viện vì cảm thấy không khỏe trên máy bay. 

    Tài xế chở 11 công dân Anh rời sân bay Không quân ở Brize Norton, Oxfordshire.

    Bệnh nhân này sẽ được kiểm tra xem có nhiễm virus Corona hay không, còn 10 người khác sẽ đến đoàn tụ với 83 hành khách của chuyến bay trước tại Bệnh viện Arrowe Park ở Wirral.

    11 công dân Anh về tới UK hôm Chủ nhật.

    Họ sẽ được ở khu chung cư cách ly trong vòng 14 ngày. 10 hành khách này không hề có triệu chứng nhiễm bệnh, nhưng họ sẽ được bố trí phòng tách biệt so với những người đã ở đây trước đó.

    Nhóm 11 người này bao gồm 7 công dân Anh và 4 thành viên gia đình của họ, có cả trẻ em.

    Kharn Lambert, một giáo viên làm việc ở Vũ Hán, là một trong 83 người thuộc nhóm đầu tiên, cho biết ''thật lạ lùng'' khi bị cách ly. 

    Anh nói: ''Thật kỳ lạ khi về nhà mà không được ở nhà, giống như bị giam trên hoang đảo, cảm giác như vẫn đang ở Vũ Hán''.

    Anh tiết lộ nhân viên bệnh viện ở đây được yêu cầu đeo khẩu trang và găng tay ở khu vực sinh hoạt chung. Giới y bác sĩ có văn phòng riêng nơi họ có thể hít thở bình thường.

    Anh Lambert cho biết anh vẫn muốn quay lại Vũ Hán vì vẫn còn công việc ở đó: ''Tôi không thể cứ thế mà đi, nhưng dĩ nhiên tôi phải tuân theo hướng dẫn của 2 chính phủ''.

    Thầy giáo Lambert.
    Họ bị cách ly 14 ngày.
    Khu cách ly có đầy đủ mọi phương tiện cần thiết.
    Đây là giường của anh Lambert.

    Bộ trưởng Bộ Y tế, ông Matt Hancock thông báo 20 triệu bảng đã được đầu tư để bào chế vaccine chống loại virus chết người này trong vòng 6-8 tháng. Đây là một kế hoạch tham vọng và chưa từng có trong lịch sử phát triển vaccine.

    Mới đây, một chiến dịch rộng rãi khắp UK đã được tổ chức, hỏi xin ý kiến cộng đồng về cách ngăn chặn sự lây lan của virus Corona sau khi phát hiện 2 trường hợp dương tính ở UK. Được biết, 1 trong 2 bệnh nhân này là sinh viên Đại học York. Sinh viên này đã không tham gia buổi lễ tốt nghiệp hay tiệc mừng năm mới trong thành phố. 

    Thông tin cho rằng 1 bệnh nhân thứ 3 đang được điều trị ở Walsall hoàn toàn là tin vịt.

    7 tuần Trung Quốc trì hoãn đối phó dịch viêm phổi đã gây họa như thế nào?

    Từ ngày 30/12/2019, bác sĩ Lý Văn Lượng đã cảnh báo các bạn học cũ ở trường y về một căn bệnh bí ẩn khiến 7 người nhập viện.

    "Họ bị cách ly tại khoa cấp cứu", Lý viết trong một nhóm trò chuyện trên mạng với các bạn học.

    "Thật đáng sợ. SARS đang trở lại à?", một người đáp, nhắc đến đại dịch khởi phát ở Trung Quốc năm 2002 khiến khoảng 800 người thiệt mạng.

    Ngay đêm đó, các quan chức y tế thành phố Vũ Hán triệu tập bác sĩ Lý, yêu cầu được biết lý do anh chia sẻ thông tin. Ba ngày sau, cảnh sát buộc Lý ký biên bản thừa nhận hành động cảnh báo của mình là "bất hợp pháp".

    Dịch này không phải SARS, nhưng nó cũng do một chủng virus corona gây ra. Dịch sau đó không ngừng lây lan khắp Vũ Hán, ra toàn quốc và trên toàn cầu, khiến ít nhất 362 người thiệt mạng, hơn 17.000 ca nhiễm.

    Thông qua hơn 20 cuộc phỏng vấn với cư dân, bác sĩ và quan chức Vũ Hán, các ký giả Chris Buckley và Steven Lee Myers của NYTimes đã xây dựng bức tranh toàn cảnh về sự chậm trễ xử lý dịch của giới chức Trung Quốc trong 7 tuần đầu từ khi dịch bùng phát. Ca nhiễm bệnh đầu tiên xuất hiện vào đầu tháng 12. Đến thời điểm giới chức tích cực hành động từ ngày 20/1, căn bệnh đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng.

    Vào thời điểm mấu chốt, các quan chức đã quyết định giữ kín thông tin thay vì công khai đối mặt với khủng hoảng. Giới chuyên gia cho rằng vì không có động thái mạnh mẽ để cảnh báo công chúng và các chuyên gia y tế trong giai đoạn đầu, chính phủ Trung Quốc đã mất một "cơ hội vàng" để hạn chế dịch.

    "Vấn đề ở đây là thiếu hành động", Yanzhong Huang, chuyên gia từ Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nói. "Sở Y tế Vũ Hán không cảnh báo mọi người về mối đe dọa".

    Vào ngày cuối cùng của năm 2019, sau khi tin nhắn của bác sĩ Lý được chia sẻ nhiều trên mạng, giới chức Vũ Hán chỉ tập trung vào việc kiểm soát thông tin. Cảnh sát Vũ Hán thông báo họ điều tra 8 người vì đã lan truyền "tin đồn thiếu căn cứ" về dịch.

    Cùng ngày hôm đó, Ủy ban Y tế Vũ Hán thông báo 27 người bị viêm phổi không rõ nguyên nhân, nhưng nói thêm rằng tình hình không đáng báo động. "Căn bệnh này có thể phòng ngừa và kiểm soát được", tuyên bố có đoạn viết.

    Lý, bác sĩ nhãn khoa, trở lại làm việc sau khi bị khiển trách. Ngày 10/1, anh điều trị cho một phụ nữ bị tăng nhãn áp. Anh không biết bà bị nhiễm chủng virus họ corona mới. Con gái bà cũng nhiễm bệnh, và anh cũng vậy.

    Cuối tháng 12/2019, Hu Xiaohu, người bán thịt lợn đã qua chế biến ở chợ hải sản Hải Nam, thành phố Vũ Hán, cảm thấy có điều gì đó không ổn. Nhiều người trong chợ bị sốt kéo dài, một số bị cách ly tại bệnh viện nhưng không ai hiểu vì sao.

    Ngôi chợ nằm ở khu vực mới được xây dựng của thành phố, gần các tòa chung cư và cửa hàng phục vụ cho tầng lớp trung lưu. Chợ bán thịt, gia cầm, cá và cả động vật hoang dã. Theo báo cáo của trung tâm kiểm soát dịch bệnh thành phố, vệ sinh ở đây rất kém với hệ thống thông gió yếu, rác thải chất đống trên sàn nhà ẩm ướt.

    Tại các bệnh viện ở Vũ Hán, y bác sĩ bối rối khi tiếp nhận những bệnh nhân có triệu chứng viêm phổi do virus nhưng không cải thiện sau khi dùng phương pháp điều trị thông thường. Họ sớm nhận thấy nhiều bệnh nhân có điểm chung: Họ làm việc tại chợ Hoa Nam.

    Ngày 1/1, cảnh sát xuất hiện tại chợ cùng với các quan chức y tế công cộng và đóng cửa nó. Giới chức địa phương thông báo ngôi chợ được dọn vệ sinh vì liên quan đến dịch viêm phổi. Sáng hôm đó, các nhân viên mặc đồ bảo hộ đến rửa sạch các quầy hàng và phun thuốc khử trùng.

    Đối với công chúng, đây là phản ứng đầu tiên của chính quyền để ngăn chặn dịch. Một ngày trước đó, giới chức đã cảnh báo văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Bắc Kinh về dịch.

    Các quan chức thành phố thể hiện sự lạc quan trong thông báo. Họ cho biết đã ngăn chặn virus tại ổ dịch, nguy cơ đã được hạn chế, không có bằng chứng virus lây từ người sang người.

    "Thể hiện sự lạc quan và tự tin khi không có dữ liệu là một chiến lược rất nguy hiểm", Alexandra Phelan, giảng viên tại Đại học Georgetown, nói.

    9 ngày sau khi chợ đóng cửa, một người đàn ông thường mua sắm ở đây trở thành nạn nhân đầu tiên tử vong vì virus corona, theo báo cáo của Ủy ban Y tế Vũ Hán. Người đàn ông họ Zeng, 61 tuổi, bị bệnh gan mạn tính và có khối u bụng, nhập viện khi bị sốt cao và khó thở.

    Chính quyền tiết lộ cái chết của người đàn ông hai ngày sau đó. Nhưng họ không đề cập đến một chi tiết quan trọng: Vợ ông Zeng có các triệu chứng tương tự 5 ngày sau khi ông phát bệnh. Bà chưa bao giờ đến chợ Hoa Nam.

    Cách chợ hơn 30 km, các nhà khoa học tại Viện Virus học Vũ Hán nghiên cứu mẫu từ các bệnh nhân trong thành phố, trong đó có Zheng-Li Shi, từng thuộc nhóm nghiên cứu về nguồn gốc của virus SARS xuất hiện ở tỉnh Quảng Đông năm 2002.

    Khi công chúng vẫn mù mờ về virus mới, bà và các đồng nghiệp đã nhanh chóng kết nối các dữ kiện để ra kết luận virus mới có họ hàng với virus gây dịch SARS và vật chủ ban đầu có thể là dơi. Dịch SARS bắt đầu khi một chủng virus họ corona lây từ dơi sang cầy hương rồi từ cầy hương sang người khi chúng được bày bán tại chợ ở Quảng Đông. Có khả năng virus mới đi theo con đường tương tự - nó có thể khởi phát từ động vật ở chợ Hoa Nam hoặc những khu chợ tương tự.

    Cùng thời gian đó, bác sĩ Lý và các chuyên gia y tế ở Vũ Hán cố gắng cảnh báo đồng nghiệp và những người khác khi chính phủ không làm như vậy. Lu Xiaohong, trưởng khoa tiêu hóa tại bệnh viện Thành phố số 5, nói với China Youth Daily rằng trước ngày 25/12/2019, bà đã nghe thấy thông tin rằng các nhân viên y tế bị lây bệnh, ba tuần trước khi chính quyền thừa nhận sự thật. Bà không lên tiếng công khai nhưng đã kín đáo cảnh báo một trường học.

    Đến tuần đầu tiên của tháng một, khoa cấp cứu ở bệnh viện số 5 chật kín người: các ca nhiễm bao gồm các thành viên của cùng một gia đình, cho thấy rõ ràng virus lây từ người sang người - điều chính quyền đã nói là không có khả năng.

    Không ai nhận ra nó nghiêm trọng như thế nào cho đến khi đã quá muộn để ngăn chặn. "Tôi nhận ra chúng tôi đã đánh giá thấp kẻ thù", bà nói.

    Tại Viện Virus học Vũ Hán, Shi và các đồng nghiệp tách chuỗi gene của chủng virus trong tuần đầu tiên của tháng một, sử dụng mẫu từ 7 bệnh nhân, 6 trong số họ là những người bán hàng ở chợ Hoa Nam.

    Ngày 7/1, các nhà khoa học bắt đầu gọi virus là 2019-nCoV. 4 ngày sau, nhóm nghiên cứu chia sẻ cấu trúc gene của virus trong cơ sở dữ liệu công khai cho các nhà khoa học ở khắp mọi nơi sử dụng. Điều này giúp các nhà khoa học thế giới nghiên cứu virus và nhanh chóng chia sẻ những phát hiện của họ.

    Nhưng khi cộng đồng khoa học gấp rút phát triển cách thức xét nghiệm trường hợp dương tính với nCoV, các lãnh đạo chính trị vẫn chần chừ hành động.

    Khi nCoV lây lan vào đầu tháng một, thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng đang chuẩn bị trình bày kế hoạch y tế tương lai của thành phố. Khoảng thời gian này là "mùa chính trị" ở Trung Quốc, khi các quan chức tập trung cho các kỳ họp Hội đồng Nhân dân. Đây không phải là thời điểm thích hợp để có tin xấu.

    Khi ông Chu đọc báo cáo thường niên trước Hội đồng Nhân dân thành phố Vũ Hán ngày 7/1, ông hứa hẹn về các trường y tế hàng đầu, Triển lãm Y tế Thế giới và một khu công nghiệp tương lai cho các công ty y tế. Ông và các quan chức khác không đề cập đến sự bùng phát dịch bệnh.

    "Chính trị luôn phải là số một", tỉnh trưởng Hồ Bắc Vương Hiểu Đông nói với các quan chức ngày 17/1. "Các vấn đề chính trị bất cứ lúc nào cũng là những vấn đề cốt lõi nhất".

    Ngay sau đó, Vũ Hán vẫn cho tổ chức đại tiệc với sự tham gia của 40.000 gia đình trong nỗ lực lập kỷ lục thế giới. Giới chuyên gia thường nhắc đến sự kiện này như bằng chứng cho thấy các lãnh đạo địa phương đã coi nhẹ dịch bệnh.

    "Chúng tôi biết tình hình thực sự không như thế!", một bác sĩ giấu tên ở Vũ Hán gửi đơn khiếu nại lên Ủy ban Y tế Quốc gia trên trang web của chính phủ, mô tả số lượng người bị tức ngực bất thường gia tăng từ ngày 12/1.

    Nhưng ngay cả những người nhiễm bệnh cũng bị "ru ngủ". Khi Dong Guanghe bị sốt ngày 8/1 tại Vũ Hán, gia đình không tỏ ra hoảng hốt. Ông được điều trị trong viện và sau đó được phép về nhà. 10 ngày sau, vợ ông Dong có các triệu chứng tương tự. "Các bản tin không nói gì về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh", con gái ông Dong nói. "Tôi tưởng bố tôi bị cảm lạnh thông thường".

    Cả những người có chuyên môn cũng tin vào các thông báo của chính quyền. "Nếu không có ca nhiễm mới trong vài ngày tới thì dịch đã kết thúc", Guan Yi, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Hong Kong, nói ngày 15/1. Các tuyên bố của WHO trong giai đoạn này cũng lặp lại những lời trấn an của các quan chức Trung Quốc.

    Nhưng thực tế, dịch đã lan rộng. Thái Lan phát hiện ca nhiễm nCoV đầu tiên ngoài Trung Quốc ngày 13/1. Những cái chết đầu tiên và sự lây lan của căn bệnh ra nước ngoài thu hút sự chú ý của các quan chức hàng đầu ở Bắc Kinh. Chính quyền trung ương điều nhà dịch tễ học nổi tiếng Chung Nam Sơn, được coi là người hùng trong cuộc chiến chống SARS, đến Vũ Hán để đánh giá tình hình.

    Khi ông Chung đến Vũ Hán vào ngày 18/1, giọng điệu của các quan chức địa phương đã thay đổi rõ rệt. Một hội nghị y tế ở tỉnh Hồ Bắc hôm đó kêu gọi các nhân viên y tế coi dịch này là ưu tiên. Một tài liệu nội bộ từ bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán cảnh báo nCoV có thể lây qua nước bọt.

    Ngày 20/1, nỗi lo lắng bùng nổ trong công chúng. Chung Nam Sơn nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình nhà nước rằng chắc chắn virus lây từ người sang người. Tồi tệ hơn, một bệnh nhân đã lây cho ít nhất 14 nhân viên y tế.

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khi đó mới trở về từ chuyến thăm Myanmar, ra tuyên bố đầu tiên về dịch với chỉ đạo ngắn gọn là "dốc toàn lực" để ngăn dịch. Sau khi ông Tập ra chỉ thị, giới chức mới có các hành động quyết liệt. Vào thời điểm đó, số người chết là ba. 11 ngày sau, con số này đã tăng lên trên 200.

    Tại Vũ Hán, thành phố đình chỉ các tour du lịch nhóm. Cư dân bắt đầu đeo khẩu trang. Guan Yi, chuyên gia Hong Kong từng phát biểu lạc quan về dịch, cảm thấy lo lắng. Ông vào một chợ thực phẩm khác ở Vũ Hán và bị sốc trước sự chủ quan của mọi người. Ông nói với các quan chức thành phố rằng dịch đã vượt quá tầm kiểm soát và sẽ rời đi. "Tôi đã vội vàng đặt vé", ông nói.

    Hai ngày sau, thành phố bị phong tỏa. Nhiều người dân Vũ Hán cho biết họ không nắm được tính nghiêm trọng của dịch cho đến khi thành phố phong tỏa. Đám đông đổ xô đến sân bay và các nhà ga để rời đi trước thời hạn sáng 23/1. Các bệnh viện chật cứng những người lo lắng đến kiểm tra xem họ có nhiễm nCoV không.

    "Chúng tôi không đeo khẩu trang tại nơi làm việc vì làm thế sẽ khiến khách hàng lo sợ", Yu Haiyan, phục vụ bàn ở vùng nông thôn tại Hồ Bắc, nói về những ngày trước khi thành phố bị phong tỏa. "Đến khi họ phong tỏa Vũ Hán, tôi mới nghĩ 'ôi dịch này thật sự nghiêm trọng, đây không phải là loại virus thông thường'".

    Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng sau đó nhận trách nhiệm về sự chậm trễ trong việc báo cáo quy mô dịch, nhưng ông cho biết phải làm theo quy định. Chính quyền tỉnh chỉ được công bố dịch sau khi được sự chấp thuận của chính quyền trung ương. "Sau khi tôi nắm được thông tin, tôi chỉ có thể công bố khi được cho phép", ông nói.

    Khi cuộc khủng hoảng ngày càng tồi tệ, cảnh báo từ hai tháng trước của bác sĩ Lý không còn bị coi là hành động khinh suất. Một bài bình luận trên mạng xã hội của Tòa án Tối cao Trung Quốc chỉ trích việc cảnh sát Vũ Hán đã điều tra bác sĩ Lý và bạn bè vì lan truyền "tin đồn".

    "Nếu công chúng lắng nghe 'tin đồn' này vào thời điểm đó và áp dụng các biện pháp như đeo khẩu trang, khử trùng nghiêm ngặt và tránh đến chợ bán động vật hoang dã thì chúng ta đã có thể ngăn ngừa và kiểm soát lây lan virus tốt hơn", bài bình luận có đoạn viết.

    Bác sĩ Lý 34 tuổi và có một người con. Vợ anh dự sinh vào mùa hè. Giờ anh đang được điều trị tại bệnh viện anh làm việc. Anh cảm thấy bất bình về hành động của cảnh sát. "Nếu các quan chức công bố thông tin về dịch bệnh sớm hơn thì tình hình sẽ tốt hơn rất nhiều. Cần có sự cởi mở và minh bạch hơn", anh nói.

     Viethome (theo Skynews)/VnExpress

  • Hãng tin AFP dẫn lời Bộ trưởng Y tế Pháp cho biết khoảng 20 người trong số 250 người Pháp và châu Âu được đưa về Pháp từ Trung Quốc ngày 2-2 đang có các triệu chứng nhiễm virus corona.

    Xe buýt chở những người trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc phải được cách ly đến nơi cách ly tại một trường đào tạo về chữa cháy ở tỉnh Aix-en, gần Marseille, Pháp ngày 2-2 - Ảnh: REUTERS

    Bác sĩ quân y đã tiến hành xét nghiệm để xác định chắc chắn họ có nhiễm virus corona hay không nhưng hiện chưa có kết quả.

    Ngày 2-2, chuyến bay thứ hai sơ tán 65 người Pháp cùng với nhiều hành khách thuộc 30 quốc tịch ở các nước châu Âu khác từ Vũ Hán, Trung Quốc đã đến Pháp.

    Một số sẽ được cách ly với những công dân Pháp trong 14 ngày trong khi những người khác sẽ bay thẳng về nước mình nếu không có các triệu chứng nhiễm virus.

    Cho đến nay, Pháp có 6 trường hợp xác nhận đã nhiễm virus corona.  

    Liên quan đến dịch bệnh do virus corona gây ra, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn ngày 2-2 cho biết: Khối G7 (gồm 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới: Đức, Mỹ, Pháp, Ý, Nhật Bản, Canada và Anh) đang tìm một quy trình để đối phó với sự lây lan nhanh chóng của virus corona. 

    Ngoài ra, Bộ trưởng Jens Spahn cũng đã trao đổi với Bộ trưởng Y tế và dịch vụ Nhân sinh của Mỹ Alex Azar để tìm ra một cách tiếp cận chung thông qua một hội nghị giữa các nước G7.

    Các nước thống nhất rằng các phương pháp tiếp cận đơn lẻ ít có khả năng thành công trước các rủi ro toàn cầu do virus gây ra. 

    Tính đến ngày 2-2, Đức có 10 trường hợp được xác nhận nhiễm virus corona. 

    Theo Tuổi Trẻ

  • Bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn đã hoàn tất việc xây dựng và sẽ bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân ngày mai 3-2, tức chỉ sau 10 ngày khởi công. Bệnh viện dã chiến thứ hai ở Vũ Hán sẽ đi vào hoạt động 4 ngày sau đó. 

    Một phân khu của bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn đã hoàn thiện - Ảnh chụp màn hình Xinhua

    Theo Đài CGTN của Trung Quốc, các công việc xây dựng cuối cùng ở Bệnh viện Hỏa Thần Sơn sẽ kết thúc trong ngày 2-2. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phê duyệt kế hoạch triển khai 1.400 sĩ quan quân y đến bệnh viện này.

    Trong số những người được cử đến có các chuyên gia đã từng đối phó dịch SARS năm 2003 và gần đây nhất là dịch Ebola ở châu Phi.

    Bệnh viện Hỏa Thần Sơn tọa lạc trên diện tích 34.000m2, có khả năng tiếp nhận và điều trị nội trú cùng lúc 1.000 bệnh nhân. Đây là bệnh viện dã chiến đầu tiên được xây dựng ở Vũ Hán - tâm dịch viêm phổi do virus corona chủng mới (nCoV).

    Toàn cảnh bệnh viện Hỏa Thần Sơn từ trên cao - Ảnh: Weibo

    Để hoàn tất bệnh viện này trong thời gian chỉ vỏn vẹn 10 ngày, Trung Quốc đã huy động lực lượng 1.500 công nhân và kỹ sư làm việc ngày đêm. 

    Bệnh viện dã chiến thứ hai điều trị các bệnh nhân nhiễm nCoV mang tên Lôi Thần Sơn dự kiến sẽ hoạt động vào ngày 6-2 tới. Quy mô của bệnh viện này lớn hơn, với 1.600 giường bệnh, nằm trên diện tích 76.000m2.

    Theo ông Peng Guanping, giám đốc kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải cho hai bệnh viện nói trên, tiêu chuẩn xử lý tại các bệnh viện đặc biệt này cao gấp nhiều lần bệnh viện thông thường để phòng dịch bệnh lây lan.

    Thời gian xử lý nước thải y tế thông thường là 90 phút, nhưng tại các bệnh viện dã chiến này sẽ phải mất tới 5 tiếng, ông Peng tiết lộ thêm.

    Toàn cảnh Bệnh viện Hỏa Thần Sơn hôm 31-1 - Ảnh chụp màn hình Xinhua

    Hai bệnh viện ở Vũ Hán được thiết kế theo mô hình Bệnh viện Tiểu Thang Sơn ở Bắc Kinh, nơi đã từng điều trị các bệnh nhân trong dịch SARS năm 2003. Hiện bệnh viện này cũng đang được nâng cấp đề phòng dịch bệnh nCoV bùng phát ở thủ đô. 

    Trong diễn biến khác liên quan ngày 2-2, thành phố Ôn Châu của tỉnh Chiết Giang đã trở thành địa phương mới nhất bị phong tỏa đi lại vì dịch nCoV. 46 trạm thu phí cao tốc ra vào thành phố hiện đã bị đóng cửa.

    Theo yêu cầu của chính quyền, cứ hai ngày một lần, mỗi gia đình chỉ được phép cử 1 người ra ngoài mua nhu yếu phẩm. Các phương tiện công cộng cũng tạm ngừng hoạt động trong thời gian này. Trường học bị đóng cửa trong lúc các doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất đến giữa tháng 2.

    Chiết Giang là khu vực có số ca nhiễm nCoV cao nhất ngoài tỉnh Hồ Bắc, với 661 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 265 ca nhiễm tại thành phố Ôn Châu.

    Quân y Trung Quốc lên đường làm nhiệm vụ tại Bệnh viện Hỏa Thần Sơn - Ảnh: Weibo
    Kiểm tra hệ thống hội chẩn từ xa tại Bệnh viện Hỏa Thần Sơn - Ảnh chụp màn hình Xinhua
    Bên trong Bệnh viện Hỏa Thần Sơn - Ảnh chụp màn hình CGTN
    Bệnh viện Hỏa Thần Sơn được xây theo kiểu lắp ghép nên thời gian hoàn thành rất nhanh - Ảnh chụp màn hình Xinhua
    Các công nhân tất bật hoàn thành những phần việc cuối cùng tại Hỏa Thần Sơn - Ảnh chụp màn hình CGTN
    Giường bệnh và trang thiết bị bên trong Bệnh viện Hỏa Thần Sơn - Ảnh chụp màn hình CGTN

    Theo Tuổi Trẻ

  • Weibo Ludougao chia sẻ cô bị đuổi cổ khỏi một nhà nghỉ ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam vì là người Vũ Hán. 

    Ludougao rời Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc hôm 20/1, ba ngày trước khi chính quyền có lệnh phong tỏa vì dịch viêm phổi do chủng virus corona mới (nCoV). Trong bài đăng trên mạng xã hội Weibo, Ludougao cho biết du khách Vũ Hán như cô giờ không được chào đón ở tỉnh Hồ Nam.

    "Tôi chỉ biết tìm kiếm giúp đỡ ở đây vì tôi rơi vào bước đường cùng rồi", Ludougao viết trên Weibo hôm 26/1.

    Người phụ nữ đến từ Hồ Bắc bị nhân viên an ninh kiểm tra trên cầu sông Cửu Giang, thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây hôm 31/1. Ảnh: Reuters.

    Cô đã tới nhà ga và phát hiện không có chuyến tàu nào về Vũ Hán nữa. Cô liên hệ với cảnh sát thì được yêu cầu tới nhà tạm trú cho người vô gia cư. Cô gọi tới đường dây nóng của thị trưởng Vũ Hán nhưng vô ích. Cô thậm chí đã tới bệnh viện để xin giấy khám sức khỏe, song không khách sạn nào đồng ý cho cô ở lại. Cô đã liên hệ hơn 10 khách sạn và nhà nghỉ nhưng đều bị từ chối.

    "Tôi không hiểu nổi. Ngay cả khi tất cả người Vũ Hán chúng tôi đều là 'xác sống', tôi không được phép ở trong nhà để ngăn dịch lây lan sao? Giờ tôi bị đuổi ra ngoài và không biết phải đi đâu", Ludougao viết.

    Dù được xóa sau đó, bài đăng của Ludougao đã lan truyền nhanh trên mạng đến nỗi khiến người kiểm duyệt nội dung ở Trường Sa phải chú ý và thông tin về trường hợp của cô với chính quyền thành phố. Nhờ vậy, Ludougao đã được vào một khách sạn tối hôm 26/1. 

    Khi phóng viên CNN liên hệ, Ludougao cho biết đã đăng bài viết đó và được chính quyền liên lạc nhưng từ chối bình luận thêm. Tuy nhiên, Ludougao không phải người duy nhất rơi vào hoàn cảnh khó khăn như vậy. Tại tỉnh Vân Nam, nhiều du khách Hồ Bắc không tìm được nơi ở đã liên hệ với chính quyền địa phương để nhờ giúp đỡ. Văn phòng du lịch và văn hóa tỉnh Vân Nam hôm 26/1 yêu cầu các thành phố ở đây sắp xếp ít nhất một khách sạn cho du khách Hồ Bắc.

    Chính quyền nhiều tỉnh và thành phố khác ở Trung Quốc như Quảng Đông và Quảng Tây cũng nhanh chóng đặt khách sạn cho du khách đến từ Vũ Hán và nơi khác thuộc tỉnh Hồ Bắc. Văn phòng Du lịch và Văn hóa Vũ Hán đã lên danh sách khách sạn được chỉ định cho cư dân thành phố này trên khắp Trung Quốc, nhưng chưa rõ có bao nhiêu du khách nắm được thông tin. 

    Không chỉ khách du lịch, nhiều chính quyền địa phương cũng cảnh giác cao độ với người trở về từ Vũ Hán dịp Tết Nguyên đán. Tại một số thành phố như Thượng Hải và Quảng Châu, ủy ban phụ trách các khu dân cư được giao nhiệm tới từng nhà tìm kiếm người mới về từ Vũ Hán và báo cáo thông tin cho chính quyền.

    Eric Chen, 33 tuổi đến từ thành phố Kinh Châu thuộc tỉnh Hồ Bắc, người hiện sống và làm việc ở thành phố biển Chiết Giang, cho biết cư dân ở đây cảnh giác tới mức báo cảnh sát khi phát hiện chiếc xe có biển số Vũ Hán. 

    "Hóa ra chủ chiếc xe đó không phải người Vũ Hán. Anh ta đăng ký biển Vũ Hán chỉ vì nó dễ dàng hơn ở Hàng Châu, nơi cấp biển số xe bằng quay xổ số", Chen cho hay.

    Một số ngôi làng ở vùng nông thôn đã lập đội canh gác để chặn người Vũ Hán. Hình ảnh đăng tải trên mạng cho thấy nhiều con đường bị chặn bằng xe tải, máy xúc, đá hoặc cây và thậm chí đào đường để ngăn người lạ vào làng. Tình trạng phổ biến đến mức Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc hôm 29/1 cảnh báo người dân không tự ý chặn đường trái phép gây tắc nghẽn giao thông.

    Vài nơi khác còn xuất hiện biện pháp cách ly cực đoan với người trở về Vũ Hán như niêm phong nhà bằng tấm biểu ngữ, thanh gỗ hoặc thanh kim loại, theo video lan truyền trên mạng. Trong một video, tờ giấy thông báo đỏ được dán cạnh cửa ra vào của căn hộ: "Đây là nhà người trở về từ Vũ Hán, xin vui lòng không tiếp xúc với họ". Cánh cửa, nơi vẫn còn câu đối Tết Nguyên đán, đã bị một số người đàn ông đeo khẩu trang dùng thanh sắt chặn lại. Phóng viên CNN hiện chưa thể xác minh video này và địa điểm trong đó.

    Người đi xe máy phải quay đầu vì bị chặn đường ở Hoài Bắc, tỉnh An Huy hôm 29/1. Ảnh: CNN.

    Sự phẫn nộ và phân biệt đối xử đối với người Vũ Hán đã khiến tờ People's Daily, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chú ý. Trong bài viết đăng tải trên ứng dụng điện thoại hôm 27/1, tờ People's Daily thừa nhận có hành vi lăng mạ nhắm vào người đến từ Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc trên mạng. Đồng thời cho biết nhiều chính quyền địa phương đã có biện pháp kiểm soát nhằm ngăn chặn người Vũ Hán vào địa phận của họ hoặc cư trú trong khách sạn trong vùng. Giới chức Vũ Hán ước tính khoảng 5 triệu người đã rời thành phố trong dịp Tết Nguyên đán trước khi có lệnh phong tỏa ngày 23/1.

    "Phần lớn trong số 5 triệu người rời Vũ Hán không cố tình "chạy trốn" và không phải tất cả họ đều mang virus. Bất kể họ đến đâu, chúng ta không nên thành kiến hoặc đối xử lạnh lùng với họ. Họ chỉ là nạn nhân trong đợt dịch bùng phát này. Hơn bất kỳ ai, họ mong muốn loại bỏ dịch, khao khát sự an toàn, sự đảm bảo và quan tâm. Điều họ cần vào thời điểm này là sự thấu hiểu chứ không phải những nhìn nhận sai lầm", theo nội dung bài viết trên People's Daily. 

    "Nhiều bạn bè của tôi rời Vũ Hán khi chưa biết về dịch bệnh nghiêm trọng này", April Pin, một trong hàng triệu người hiện ở Vũ Hán, đã viết thư kêu gọi người dân Trung Quốc bao dung với những người như vậy. Pin cho biết "nhiều bình luận trên mạng đả kích và lăng mạ người Vũ Hán. Tôi thấy điều đó thật sai lầm".

    Theo VnExpress

  • “Vũ Hán trông giống như một cái sa mạc, không có ôtô trên đường và sân bay hoàn toàn trống trơn”, phi công Martínez nói khi tới Vũ Hán hôm 31/1.

    Francisco Javier Martínez không có nhiều hình dung bản chất đặc biệt của chuyến bay PLM471P, nhưng chỉ khi chiếc 747 của ông tới gần điểm đến của hành trình, viên phi công có thể nhận ra chính xác điều mà ông và phi hành đoàn cùng một đội quân y của Anh đang tiếp cận.

    Thành phố như vừa trải qua một vụ nổ bom

    “Vũ Hán trông giống như một cái sa mạc, không có ôtô trên đường và sân bay hoàn toàn trống trơn”, Martínez nói khi tới nơi hôm 31/1.

    “Cảnh tượng giống như một quả bom đã nổ, để lại thành phố hoàn toàn trống trải. Không người, không ôtô, không một di chuyển nào, không có gì hết. Có gì đó choáng ngợp. Mọi thứ vượt quá những gì tôi tưởng”.

    Viên phi công 61 tuổi đã có 40 năm kinh nghiệm. Ông nhận được cuộc gọi vào sáng 27/1 từ các quản lý của mình ở hãng Wamos Air. Họ hỏi anh có sẵn sàng làm cơ trưởng cho một chuyến bay đưa về nhà 120 người, phần lớn là công dân Anh và Tây Ban Nha, từ thành phố đang là tâm chấn của bùng phát virus corona.

    Sứ mệnh này mang tính chất tình nguyện, nhưng Martínez trả lời “có” cùng 3 phi công khác và 13 thành viên phi hành đoàn, 2 thợ máy và 1 quản lý tải trọng.

    Hành khách từ Trung Quốc xuống máy bay ở Brize Norton gần Oxford. Ảnh: Reuters.

    Vào lúc 18h ngày 28/1, chiếc máy bay phản lực lớn của Martínez cất cánh từ sân bay Barajas ở Madrid, tới Hà Nội - nơi máy bay sẽ quá cảnh. Trên máy bay còn có 4 chuyên gia quân y đặc biệt người Anh, những người gia nhập sứ mệnh tại thủ đô Tây Ban Nha.

    “Các chuyên gia y tế Anh đã chỉ cho chúng tôi cách đeo khẩu trang và găng tay, giải thích ngắn gọn cho chúng tôi về virus và phương thức lây truyền của nó”, ông Martínez cho biết.

    “Họ nói với chúng tôi rằng đây là một sứ mệnh nghiêm trọng nhưng không phải điều gì đó nguy hiểm: Điều chính yếu là hành xử với sự tôn trọng. Tôi nói với phi hành đoàn của mình rằng việc này phải làm nghiêm túc nhưng cũng có thể vui vẻ”.

    Mọi người đều thư giãn, giống như điều tệ nhất đã ở phía sau

    Sau khi nghỉ 20 tiếng đồng hồ ở Hà Nội, máy bay lên đường tới Vũ Hán.

    “Chúng tôi đã biết ngay từ đầu rằng chúng tôi bắt tay vào một việc quan trọng, nhưng khi chúng tôi bay từ Hà Nội đến Vũ Hán, chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi đang thực hiện một nhiệm vụ giải cứu rất quan trọng”, Martínez kể lại. “Chúng tôi là thuyền cứu sinh cho một nhóm người cần rời khỏi Vũ Hán”.

    Khi họ hạ cánh ở Vũ Hán vào 4h59 ngày 31/1, đón chào họ là một thành phố ma và 2 quan chức Trung Quốc chìm trong lớp quần áo bảo hộ. Phi hành đoàn của Wamos đeo khẩu trang và găng tay, ở nguyên trên máy bay giữa lúc các thiết bị từ chính phủ Anh được đưa xuống.

    Và các hành khách bắt đầu lên máy bay.

    “Đối với họ, giống như họ đang về nhà và bỏ lại tất cả phía sau”, ông Martínez nói.

    Các dấu hiệu lưu ý cẩn thận được đặt ở từng vị trí của từng người để bất cứ ai có các triệu chứng virus corona - và những người xung quanh, có thể bị cách ly. Chuyến bay từ Vũ Hán về Brize Norton kéo dài 11h40, và theo phi công, ông rất hài lòng vì trời khá đẹp.

    “Phi hành đoàn luôn kiểm tra xem mọi người có ổn và bình tĩnh hay không và có ai có dấu hiệu nhiễm bệnh hay không”, ông Martínez cho biết.

    “Tuy nhiên, mọi người đều thư giãn - giống như điều tệ nhất đã ở phía sau. Các công dân Anh cùng nhân viên y tế Anh xuống máy bay ở Brize Norton trong khi các bác sĩ Tây Ban Nha lên máy bay và cùng những người còn lại bay về Torrejón (căn cứ không quân, ngay bên ngoài thủ đô Madrid). Tất cả hành khách đều thực sự hạnh phúc và phấn khích khi được về nhà dù họ biết sẽ bị cách ly một thời gian”.

    Martínez cùng phi hành đoàn không bị yêu cầu cách ly. Ông cảm thấy rất vui vì những nỗ lực của đội được công nhận.

    “Điều tôi nhớ nhất về chuyến đi này là cả phi hành đoàn đã làm việc với nhau rất tốt”.

    “Họ giống như một gia đình hơn là một đội bay. Khi tôi nói chuyện với một phi hành đoàn, tôi gọi họ là gia đình. Chúng tôi bắt đầu là một phi hành đoàn, trở thành một đội và tới cuối hành trình như một gia đình”.

    “Một người bạn đùa rằng tôi là anh hùng, và tôi nói: ‘Không, tôi chỉ làm việc của mình. Thế nhưng, tôi nghĩ việc này cũng vượt qua một công việc. Chừng mực nào đó nó giống như một công việc của một linh mục hay lính cứu hỏa. Nhưng dù sao, tất cả đã trở lại bình thường. Tôi sẽ đi mua sắm rồi sau đó giúp vợ tôi chuẩn bị bữa trưa”, ông Martínez hào hứng nói với Guardian hôm 1/2.

    Theo Zing

  • Một người đàn ông quốc tịch Mỹ, nhập cảnh vào Việt Nam từ ngày 16/1, đang được cách ly vì nhiễm virus corona tại TP.HCM.

    Ngày 2/2, ông Nguyễn Đình Anh - Vụ trưởng Vụ truyền thông - thi đua khen thưởng, Bộ Y tế - cho biết Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM đang điều trị cho bệnh nhân dương tính với virus corona. Đó là ông T.H.K., sinh năm 1947, quốc tịch Mỹ.

    Trước khi nhập viện, người này lưu trú tại phòng 202 khách sạn Triều Hân, 382/1-3 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, TP.HCM.

    Ông T.H.K. phát bệnh ngày 26/1, vào viện ngày 31/1. Bệnh nhân có tiền sử phì đại tiền liệt tuyến. Hiện tại, bệnh nhân không sốt, không đau cơ, ho khan, đôi khi có khó thở.

    Thông tin xét nghiệm tại bệnh viện: Bạch cầu: 22,9K/mm3, hồng cầu: 4,61M/mm3, tiểu cầu: 388K/mm3, Hct: 42,8%. X-quang ghi nhận tổn thương nhu mô phổi lan tỏa 2 phế trường. Ngày 31/1, kết quả xét nghiệm phết dịch hầu họng khẳng định bệnh nhân dương tính với chủng mới của virus corona (nCoV).

    Hiện tại, bệnh nhân được cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, thở oxy, kháng sinh và kháng virus.

    Ngày 14/1, bệnh nhân bay từ Mỹ về Việt Nam trên chuyến bay ký hiệu 660 của hãng hàng không China Southern.

    Ngày 15/1, bệnh nhân quá cảnh tại sân bay của Vũ Hán Trung Quốc trong vòng 2 tiếng.

    Ngày 16/1, người này tới sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) và di chuyển đến khách sạn tại địa chỉ trên.

    Theo kết luận tại cuộc họp giữa lãnh đạo UNND quận 3 - Sở Y tế TP.HCM - UBND phường 5, "Tổ phản ứng nhanh phòng dịch Corona Phường 5" sẽ tiến hành khử trùng và cách ly số khách, nhân viên tại khách sạn Triều Hân kể từ ngày 1/2 đến hết ngày 15/2 để theo dõi khách đang lưu trú và nhân viên khách sạn có nguy cơ lây nhiễm virus corona.

    Theo Zing

  • Những chiếc đèn lồng đỏ tô điểm bầu trời trên khu phố Tàu nổi tiếng của London trong thời gian lẽ ra nên ngập tràn không khí lễ hội và đoàn viên. Nhưng bầu không khí trên các đường phố dưới đây thể hiện nét tương phản rõ rệt, vì Tết Nguyên đán của người Trung Quốc đã bị lu mờ trước mối đe dọa của coronavirus.

    Khi Vương quốc Anh xác nhận hai trường hợp đầu tiên và Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố đây là trường hợp khẩn cấp toàn cầu, trung tâm Soho vốn luôn náo nhiệt đã phải hứng chịu một tổn thất lớn, trong đó nhiều hộ kinh doanh và người dân cảm thấy như bị phân biệt chủng tộc.

    Chinatown đã bị tổn thất nặng vì đại dịch này.

    Các nhà hàng và cửa hàng cho biết doanh số đã giảm tới 50% trong hai tuần qua, trong khi đang ở thời điểm náo nhiệt nhất hàng năm.

    Một số khách du lịch phương Tây vùi mặt trong những chiếc khăn chunky kéo lên tận mắt, trong khi nhiều người dân địa phương và khách du lịch đeo khẩu trang y tế.

    Những người khác trải qua một ngày của mình như bình thường, nhận lấy tờ rơi từ các nhà vận động hoặc thưởng thức những món ăn nổi tiếng trong các nhà hàng được thắp sáng ấm áp.

    Một nhân viên quán ăn vặt trong khu vực, tên là Zak, bày tỏ mối lo ngại về loại virus này, cho rằng nó đang kích động thái độ phân biệt chủng tộc đối với cộng đồng người Trung Quốc ở Anh.

    Anh cho biết hai người bạn của mình đã bị tấn công hôm thứ Tư (29/1) khi đang đi mua sắm trong một siêu thị ở Battersea, phía tây nam London.

    Zak nói với Metro: “Không biết xuất hiện từ đâu, một bà lão bắt đầu la hét với một cô gái vì cô ấy đang đeo khẩu trang. Bà ta nói: ‘Tại sao cô lại ở đây? Quay trở lại đất nước của cô đi, chúng tôi không muốn virus của cô ở đây.’ Sau đó, bà ấy đẩy cô ấy ngã xuống sàn.

    “Tôi cảm thấy những chuyện như thế này xảy ra ngày càng nhiều do thiếu kiến ​​thức về coronavirus và cách tự bảo vệ mình.”

    Người Trung Quốc đang là mục tiêu phân biệt chủng tộc.

    Các quầy thuốc và phòng trị liệu Trung Quốc tràn ngập khẩu trang với giá 4 bảng mỗi chiếc, nhưng những món đồ này lại gây ra nỗi sợ hãi ở một số người, những người tin rằng khẩu trang là đấu hiệu cho thấy một người 'đang bị nhiễm bệnh', người dân địa phương nói.

    Một quản lý nhà hàng cho biết một số cửa hàng Tàu đã từ chối không tiếp đón những vị khách đeo khẩu trang.

    Khách du lịch Amy, đến từ Hồ Nam, người bắt đầu đeo khẩu trang từ ngày hôm qua, giải thích rằng không có gì lạ khi người dân từ Đông Á đeo khẩu trang vì họ thường sống trong môi trường ô nhiễm. Nhưng cô thừa nhận chúng có thể khiến người phương Tây sợ hãi.

    Nhiều người trùm khăn kín mặt.

    Tuy nhiên, một nhân viên cửa hàng giấu tên cho biết sử dụng khẩu trang là chưa đủ và cô thậm chí đã bắt đầu ngủ ở phòng tách biệt với chồng.

    Cô ấy không cho phép phóng viên Metro, hoặc bất cứ ai khác, lại gần cô trong vòng một mét vì sợ nhiễm virus và lây lan nó.

    “Tôi cảm thấy như khu phố Tàu đang xảy ra chiến tranh,” cô nói. “Thật đầy rủi ro. Khi làm việc ở đây, bạn không thể biết khi nào sẽ mắc phải nó. Vì vậy, tôi cảm thấy có trách nhiệm với những người tôi gặp.

    “Chúng tôi vẫn không biết cách bảo vệ bản thân và thường mọi người sẽ mang theo mầm bệnh mà không biết. Tôi cảm thấy như mình không thể lơ là”.

    Hầu hết mọi người đều đeo khẩu trang.

    Tại một địa điểm khác trên đường, nhà hàng Dumpling’s Legend, quầy bar được xếp đầy những chai gel rửa tay kháng khuẩn.

    Người quản lý Derek cho biết trong hai tuần qua, số lượt khách vãng lai đã giảm 50% với nhiều lần hủy đặt bàn.

    Ông nói rằng tác động của virus đối với khu phố Tàu và cộng đồng đã khá lớn và sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn.

    “Khi nhiều người phương Tây nghe nói về virus, họ không cảm thấy thoải mái khi bước chân vào khu phố Tàu,” ông nói.

    “Những gì chúng tôi cần làm ngay bây giờ là cẩn thận hơn và tăng cường làm sạch sâu trong nhà hàng, đảm bảo vệ sinh cá nhân với nhiều thao tác rửa tay và chà tay nắm cửa.

    “Nếu bất cứ ai bị ho hoặc cảm lạnh họ không thể đến làm việc, tôi cần một báo cáo từ bác sĩ gia đình cho biết khi nào họ đủ an toàn để quay lại. Nếu không thì tôi không cho phép họ đến.

    “Chúng tôi phải sẵn sàng cho việc này, trước khi căn bệnh bùng nổ. Nếu không sẽ quá muộn.”

    Lượng khách hàng đã giảm 40-50%.

    Quản lý nhà hàng, Derrick, tại Orient London, cho rằng các hộ kinh doanh đang làm tất cả những gì có thể nhưng thừa nhận lượng khách hàng giảm do họ biết không thể đảm bảo an toàn.

    “Nếu bạn so sánh Tết Nguyên Đán năm ngoái, thì đây là một năm rất yên tĩnh,” Derrick nói.

    “Lượng khách hàng, cả người Anh và Trung Quốc, đã giảm khoảng 40%. Mọi người ở đây chắc chắn đang lo lắng.

    “Ưu tiên hàng đầu là bảo vệ bản thân, nếu bạn cảm thấy không khỏe, bạn không nên làm việc ít nhất một tuần. Tất cả nhân viên của chúng tôi biết điều đó.

    “Một người có thể lây lan cho hai người, sau đó lên bốn, và kết cục là toàn bộ khu phố Tàu rồi sau đó là Vương quốc Anh.

    “Ngay bây giờ chúng ta cần làm bất cứ điều gì có thể để ngăn chặn nó ở giai đoạn đầu tiên.”

    Quản lý nhà hàng Derek Lim cho biết các doanh nghiệp đang làm mọi cách để bảo vệ khách hàng và nhân viên..

    Yao, người làm việc tại Chinese Medicine trên phố Wardour, cảm thấy đất nước quê hương mình bị đổ oan vì cơn bùng phát dịch bệnh và kết quả là cửa hàng đã phải hứng chịu hậu quả.

    Cô đổ lỗi cho truyền thông và chỉ đích danh tờ báo Jyllands-Posten của Đan Mạch, tờ báo đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội khi xuất bản một phim hoạt hình châm biếm lá cờ Trung Quốc, với năm ngôi sao vàng được thay thế bởi hình ảnh vi khuẩn coronavirus.

    “Đó là quốc kỳ của chúng tôi. Nó thật sự xúc phạm, phân biệt chủng tộc và thiếu tôn trọng,” cô nói.

    “Tôi cảm thấy mọi người không ủng hộ chúng tôi hoặc đề cập đến bất cứ điều gì tích cực mà Trung Quốc đã làm trong khi dịch bệnh bùng phát.”

    Nhiều người cho rằng việc đeo khẩu trang không hề có tác dụng gì.
    Đường phố vắng vẻ hơn thời điểm này mọi năm.
    Một số người không đeo khẩu trang và vẫn sinh hoạt bình thường.
    Đại dịch đang làm tổn thương toàn bộ nền kinh tế thế giới.
    Những cố gắng của chính quyền Trung Quốc dường như không được thừa nhận.

    VietHome (Theo Metro)

  • "Đây là trường hợp tử vong đầu tiên được ghi nhận bên ngoài Trung Quốc", Rabindra Abeyasinghe, đại diện WHO tại Philippines, trả lời báo giới tại họp báo sáng 2/2.

    Trước đó, dù dịch đã lây lan ra ở 27 nước và vùng lãnh thổ với 14.551 ca nhiễm, tất cả các ca tử vong chỉ xảy ra ở Trung Quốc đại lục.

    Theo Philippine Star, ca tử vong là người đàn ông 44 tuổi, người đi cùng một bệnh nhân nữ 38 tuổi khác - người nữ được xác định là ca nhiễm virus corona đầu tiên ở Philippines hôm 30/1.

    Người đàn ông qua đời hôm 1/2 dù ở trong tình trạng ổn định cách đó vài ngày.

    Một màn hình đo thân nhiệt ở sân bay quốc tế Manila, Philippines. Ảnh: AP.

    Cả hai người đều là từ Vũ Hán, tâm điểm của dịch virus corona lần này. Cả hai đã tới Trung Quốc sau khi quá cảnh ở sân bay Hong Kong. Người phụ nữ hiện vẫn đang điều điều trị và theo dõi ở bệnh viện Lazaro ở Manila.

    "Đây là trường hợp tử vong đầu tiên được ghi nhận bên ngoài Trung Quốc", Rabindra Abeyasinghe, đại diện WHO tại Philippines, trả lời báo giới trong họp báo sáng 2/2.

    Cũng tại họp báo, Bộ trưởng Y tế Philippines Francisco Duque cho biết người đàn ông Trung Quốc đã được đưa vào bệnh viện San Lazaro ở Manila sau khi bị sốt, ho và đau họng.

    "Trong thời gian nhập viện, bệnh nhân bị viêm phổi nặng. Trong những ngày cuối cùng, bệnh nhân đã ổn định và có dấu hiệu phục hồi", Inquirer dẫn lời ông Duque. "Tuy nhiên, tình trạng của bệnh nhân đã chuyển biến xấu trong 24 giờ qua dẫn đến tử vong. Chúng tôi đang làm việc với đại sứ quán Trung Quốc để đảm bảo thi thể được bảo quản đúng đắn theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế để ngăn ngừa dịch bệnh".

    Ông Duque cũng cho biết 24 người trong diện theo dõi có kết quả âm tính với virus tính đến ngày 1/2. Mọi biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus đã được thực hiện và duy trì.

    Bệnh viện Lazaro đã triển khai quy trình kiểm soát lây nhiễm nghiêm ngặt, theo vị bộ trưởng.

    Đến nay, Philippines mới chỉ ghi nhận 2 trường hợp nhiễm virus corona mới xuất phát từ thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

    Hai người này được cho là đã đến Cebu và Dumaguete trước khi đến Manila, dù bộ Y tế trước đó trấn an công chúng rằng họ chỉ ở Cebu trong vài tiếng đồng hồ.

    Bệnh nhân nữ, trước khi cho kết quả dương tính với virus, cũng không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.

    Tổng thống Rodrigo Duterte hôm 31/1 đã ban hành lệnh cấm nhập cảnh với công dân Trung Quốc đến từ Vũ Hán cũng như các tỉnh thành Trung Quốc có ca bệnh.

    Ba hãng hàng không của Philippines, gồm Philippine Airlines, Cebu Pacific và AirAsia Philippines, cũng hủy các chuyến bay đi và đến Trung Quốc đại lục từ 2/2 đến 29/3.

    Theo Zing

  • Không ít người dân châu Âu đang đánh đồng tất cả những người da vàng là người Trung Quốc và kỳ thị họ như thể tất cả đang mang trong người virus corona. Nhiều người Việt ở Pháp đã phải nhận những lời khó nghe là vì thế.

    Trang bìa của tờ Le Courier Picard với những dòng kỳ thị người da vàng vì dịch virus corona - Ảnh: TWITTER

    Le Courier Picard, một tờ báo của Pháp, đã gây sốc khi đăng bức ảnh một người phụ nữ gốc Á đeo khẩu trang kèm theo dòng chữ "dịch bệnh da vàng" và "cảnh báo da vàng".

    Chủ bút sau đó phải lên tiếng xin lỗi nhưng vô ích vì cây đinh đã đóng vào cột khi rút ra vẫn còn lại những lỗ sâu hoắm.

    Người gốc Việt bị kỳ thị ở châu Âu

    "Cẩn thận, con nhỏ người Trung Quốc đó đang tiến lại gần mình", chị Cathy Tran - một người Pháp gốc Việt - vẫn còn nhớ như in những gì người ta thì thầm khi thấy chị ở thị trấn Colmar của nước Pháp.

    "Lúc tôi đi làm về, một người đàn ông chạy xe máy còn tạt ngang tôi rồi lên giọng nhắc rằng tôi nên có một cái khẩu trang trên mặt".

    Cô Shana Cheng, một người Pháp gốc Việt và Campuchia đang sống ở Paris, cũng rơi vào tình cảnh như thế. Cô nghe rõ mồn một những lời thóa mạ mình ngay trên xe buýt.

    "Con nhỏ đó người Trung Quốc đó. Nó sẽ lây bệnh cho chúng ta mất. Lẽ ra nó nên biến về nước", Shana ấm ức kể lại với đài BBC, "họ nhìn tôi như thể tôi là virus corona vậy".

    Một sinh viên Việt Nam ở Pháp chia sẻ nạn kỳ thị, phân biệt người da vàng đã tăng vọt không chỉ ở Pháp mà còn nhiều nước châu Âu khác như Đức, Anh và Ý sau khi dịch viêm phổi do virus corona bùng phát.

    Dù Ý chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào dương tính với virus corona, sự kỳ thị da vàng đang tăng cấp theo từng ngày.

    Các du khách da vàng bị cho là người Trung Quốc đã bị dân địa phương nhổ nước miếng khinh bỉ ở Venice, một gia đình bị cả khu phố ở Torino (Ý) cô lập chỉ vì màu da trong lúc những bà mẹ Ý dặn con mình hãy tránh xa những bạn da vàng trong lớp.

    Và mới đây nhất, một du thuyền chở 7.000 người bị từ chối cập cảng Ý, phải lênh đênh trên biển sau khi một cặp vợ chồng người Trung Quốc nghi nhiễm bệnh được phát hiện.

    Một người Trung Quốc ở Pháp đăng tấm hình này với dòng chữ "Tôi không phải là virus" lên mạng xã hội Twitter đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người gốc Á khác - Ảnh: TWITTER

    Phân biệt chủng tộc không giúp bạn phòng bệnh

    Trong lúc người da trắng kỳ thị tất cả người da vàng thì ở châu Á, tâm lý bài Hoa có thể bắt gặp ở nhiều nước.

    Những lời chế nhạo cách ăn uống của người Trung Quốc đầy rẫy trên mạng xã hội, chẳng hạn "người Trung Quốc ăn bất cứ thứ gì có 4 chân - ngoại trừ cái bàn và họ ăn tất cả những gì bay được - ngoại trừ máy bay".

    Thậm chí, có người còn trấn an theo kiểu "đừng lo lắng, virus corona sẽ không sống lâu bởi vì nó được Made in China".

    Tại Singapore, một kiến nghị cấm cửa du khách Trung Quốc trên trang Change.org đã thu thập được hơn 118.000 chữ ký chỉ sau 3 ngày.

    "Chúng ta không phải là bọn ăn thịt chuột hay thịt dơi nên đừng bắt người dân chúng ta chiến đấu với bệnh tật vì thói quen ăn uống của chúng", một người dân Singapore tỏ ra bức xúc.

    Tại Nhật Bản, một cửa hiệu treo bảng ghi hàng chữ: "Cấm người Trung Quốc. Tôi không muốn bị lây nhiễm virus" đã khiến giới chức ngành du lịch nước này phải lên tiếng xin lỗi.

    Ở Malaysia, nhiều người tỏ ra hả hê trước dịch bệnh ở Trung Quốc và nói rằng người Trung Quốc đang bị quả báo vì đã đối xử tàn nhẫn với người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo ở Tân Cương.

    Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 31-1 đã phát cảnh báo toàn cầu về dịch viêm phổi do virus corona chủng mới, đồng nghĩa mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đều có cùng nguy cơ bùng phát dịch.

    Các chuyên gia hàng đầu của WHO trước đó cũng xác nhận loại virus corona chủng mới này có thể lây từ người sang người. Nghĩa là một người da trắng đã nhiễm bệnh vẫn có thể lây cho người da trắng khác. Không phải người da vàng nào cũng là người Trung Quốc và không phải ai cũng mang trên người virus corona.

    Sự đề phòng của những người khỏe mạnh là điều dễ hiểu nhưng việc kỳ thị người da vàng, lôi sự khác biệt văn hóa ẩm thực và cả những vấn đề chính trị để nói rằng người Trung Quốc nói riêng và người gốc Á nói chung đáng bị như vậy thật sự không thể chấp nhận được.

    Những người đã mắc bệnh nên được xem là một nạn nhân vô tội cần được cứu chữa, không phải là một mối đe dọa với xã hội bởi chẳng ai muốn mang trên người căn bệnh chưa có vắcxin điều trị.

     Theo Tuổi Trẻ

  • Chính phủ Anh rút một số nhân viên ở đại sứ quán và lãnh sự quán tại Trung Quốc về nước do lo ngại dịch viêm phổi Vũ Hán.

    "Một số nhân viên ngoại giao và gia đình họ ở đại sứ quán và lãnh sự quán Anh đã được rút khỏi Trung Quốc hôm 31/1. Những nhân viên chủ chốt để duy trì công việc quan trọng sẽ ở lại", thông báo hôm nay của chính phủ Anh cho hay.

    Theo thông báo này, trong trường hợp tình hình xấu đi, khả năng đại sứ quán và lãnh sự quán Anh hỗ trợ cho công dân Anh ở Trung Quốc có thể bị hạn chế.

    Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết kể từ ngày 31/1, các thành viên gia đình dưới 21 tuổi của nhân viên đại sứ quán tại Trung Quốc đều phải lập tức rời Trung Quốc.

    Dịch viêm phổi cấp do chủng virus mới thuộc họ corona (nCoV) gây ra khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đầu tháng 12/2019, sau đó lan ra toàn bộ 31 tỉnh thành Trung Quốc. Dịch hiện lan đến 25 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, buộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/1 tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu.

    Hiện dịch viêm phổi đã khiến 259 người tử vong tại Trung Quốc và 11.948 người nhiễm bệnh trên toàn thế giới. Người nhiễm virus có thời gian ủ bệnh 2-14 ngày. Virus có thể lây lan qua dịch thể khi người bệnh ho và hắt hơi, giống các bệnh viêm đường hô hấp khác, trước khi xuất hiện các triệu chứng.

    Anh và Mỹ nằm trong số nhiều quốc gia đã sơ tán công dân khỏi tâm dịch viêm phổi. Mỹ hồi hương 195 công dân từ Vũ Hán về California hôm 29/1.

    Chuyến bay chở 83 người Anh rời khỏi Vũ Hán cũng đã hạ cánh ở hạt Oxfordshire và những người này sẽ được cách ly để theo dõi trong 14 ngày. Chính phủ Anh cam kết sẽ điều thêm máy bay để sơ tán bất kỳ công dân nào chưa thể lên chuyến bay đầu tiên.

    Theo VnExpress

  • Sáng ngày 1/2, Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam ghi nhận thêm một ca dương tính virus corona, nâng tổng số ca mắc lên 6 trường hợp. Đây là trường hợp nữ lễ tân khách sạn ở TP Nha Trang có tiếp xúc gần với cha con người Vũ Hán (Trung Quốc) được khẳng định dương tính với virus corona.

    Sáng 1/2, trao đổi với Dân trí, ông Lê Tấn Phùng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa xác nhận, một nữ lễ tân khách sạn ở TP Nha Trang đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới.

    Sáng ngày 1/2, Bộ Y tế cũng xác nhận, tại Việt Nam ghi nhận thêm một ca dương tính virus Corona, nâng tổng số ca mắc lên 6 trường hợp.

    Đây là trường hợp đầu tiên ở Khánh Hòa bị nhiễm virus corona chủng mới. Đó là nữ bệnh nhân L.T.T.H,  nhân viên lễ tân của một khách sạn trên đường Tôn Đản, TP Nha Trang.

    Theo Sở Y tế Khánh Hòa, nữ nhân viên lễ tân này năm nay 25 tuổi, người TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Qua điều tra từ ngành y tế Khánh Hòa, nữ lễ tân này có “tiếp xúc gần” với cha con người Trung Quốc.

    Đến sáng nay 1/2, nữ lễ tân khách sạn đang được cách ly tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa. “Hiện bệnh nhân vẫn đang cách ly, bình thường, sức khỏe tốt”, ông Phùng nói.

    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã đến Bệnh viện bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa kiểm tra công tác cách ly, phòng chống virus Corona mới.

    Trong khi đó, Giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa Bùi Xuân Minh cho biết, nữ lễ tân tiếp xúc với cha con người Trung Quốc là hôm 17/1. Hai cha con người Trung Quốc lưu trú tại khách sạn 3 hôm.

    Giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa Bùi Xuân Minh cho biết trước đó bệnh nhân có triệu chứng ho tuy nhiên hiện đã hết ho, đang phục hồi. Bệnh nhân cũng có sốt một hai ngày nhưng từ khi cách ly thì bệnh nhân hết sốt.

    Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 07 giờ 30, ngày 01/02/2020, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (nCoV) trên thế giới là 11.948 ca mắc ,trong đó tại lục địa Trung Quốc: 11.791.

    Số trường hợp tử vong lên đến 259 trường hợp đều tại lục địa Trung Quốc: 259.

    Đến nay, tổng số trường hợp mắc bên ngoài lục địa Trung Quốc là 157 ở  26 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc). Trong đó, Thái Lan là 19 trường hợp; Nhật Bản: 17 trường hợp; Singapore: 16 trường hợp; Hồng Kông, Trung Quốc: 13 trường hợp; Hàn Quốc: 11 trường hợp; Đài Loan, Trung Quốc: 10 trường hợp; Úc: 9 trường hợp; Malaysia: 8 trường hợp; Ma Cao, Trung Quốc: 7 trường hợp; Mỹ: 7 trường hợp; Đức: 7 trường hợp; Pháp 6...

    Tại Việt Nam đến sáng ngày 1/2 xác nhận thêm một ca dương tính với virus corona, nâng tổng số ca mắc lên 6 ca. 

    6 bệnh nhân dương tính với nCoV tại Việt Nam gồm 2 cha con người Vũ Hán (Trung Quốc) và 3 người Việt Nam trở về nước từ Vũ Hán trên cùng một chuyến bay; nữ lễ tân khách sạn tại TP Nha Trang.. Hiện 1 người đã được chữa khỏi. Số còn lại đang được cách ly, điều trị đặc biệt tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2 Đông Anh, Hà Nội), Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) và Bệnh viện Đa khoa Thanh Hoá, Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hoà trong tình trạng sức khoẻ ổn định. 

    Theo Dân Trí

  • Ben Kavanagh là 1 trong 83 người vừa trở về Anh từ tâm dịch Vũ Hán. Anh đang bị cách ly tại Bệnh viện Arrowe Park Hospital trong 14 ngày. Họ đã đến đây vào 7h15 tối ngày thứ Sáu, sau khi di chuyển 180 dặm từ sân bay không quân Brize Norton ở Oxfordshire.

    Hôm nay, khu nhà ở này đã tiếp nhận thêm nhiều chăn gối, máy chơi game và búp bê cho trẻ em.

    Nhà chức trách đang truy tìm 438 hành khách đã đến Anh từ Vũ Hán, trong khi các chuyên gia y tế đang làm việc tại khách sạn StayCity ở York, nơi 2 bệnh nhân đầu tiên được xác nhận nhiễm virus Corona ở Anh.

    Tổng cộng đến nay thế giới đã có 11.948 ca nhiễm. Toàn Trung Quốc có 259 người chết.

    Một nhân viên y tế nhìn ra từ cửa sổ bệnh viện Arrowe Park Hospital ở Merseyside khi 83 người được đưa đến đây. 
    Bất cứ ai có triệu chứng đáng nghi sẽ được đưa vào bệnh viện Royal Liverpool và Broadgreen gần đó. Hai bệnh viện này có khoa điều trị bệnh truyền nhiễm cao cấp. Ảnh: Nhân viên y tế mang khẩu trang chờ đoàn 83 người tới. 
    Các tài xế xe buýt không hề mang khẩu trang hay mặc đồ bảo hộ. Và họ sẽ được cho nghỉ phép có lương để tránh tiếp xúc với người khác. Ảnh: Nhân viên NHS nhìn ra từ cửa sổ khu nhà cách ly. 

    Mr Kavanagh đã chia sẻ một bức ảnh anh đeo khẩu trang trên Instagram kèm chú thích: ''Chúng tôi đã an toàn trong khu cách ly. Mọi người đều rất tốt, các tiếp viên hàng không, các tài xế xe buýt, nhân viên NHS... Tôi đã di chuyển suốt 40 tiếng. Tôi quá mệt rồi''.  

    Các tài xế xe buýt được chính phủ trấn an rằng họ không cần phải đeo khẩu trang hay mặc đồ bảo hộ trong hành trình 180 dặm đến bệnh viện. Sau nhiệm vụ này, họ sẽ được nghỉ phép có lương để hạn chế tiếp xúc với người khác.  

    Các phương tiện này cũng sẽ được tiệt trùng sạch sẽ trước khi trở lại đón khách sau 2 tuần nữa. 

    Chiếc máy bay sau đó tiếp tục bay đến Tây Ban Nha chở theo 27 du khách còn lại, những vị này không phải công dân Anh. 

    Theo DailyMail, phi hành đoàn trên chuyến bay chở 83 người này cũng không được hướng dẫn phải đeo khẩu trang, và không rõ liệu họ có tự áp dụng các phương pháp phòng ngừa cho bản thân hay không. 

    Bộ Quốc phòng cho biết các nhân viên chính phủ và sĩ quan quân đội từng tiếp xúc với các hành khách này sẽ được nghỉ phép hoặc cách ly.

    Cách hành khách trên chuyến bay tiết lộ phi hành đoàn đã cố gắng sắp xếp cho họ ngồi cách nhau 1.8m để tránh lây nhiễm chéo. Nhưng một số hành khách này lại bắt tay nhân viên mặt đất khi hạ cánh ở Brize Norton. 

    5 xe máy cảnh sát hộ tống 5 xe buýt chở 83 người đến Merseyside, cùng với 3 xe cứu thương và 2 xe cảnh sát khác.
    Đoàn xe đi trên đường M6.
    Đoàn xe di chuyển trên đường M6. 

    Hôm nay, máy chơi game PlayStation, Xbox và đồ chơi trẻ em, búp bê Barbie... đã được đưa tới cho các gia đình trong khu cách ly. Các đồ chơi dành cho trẻ từ 1-3 tuổi. Mỗi căn hộ đều được trang bị nội thất, máy giặt, bếp... 

    Các thành viên trong gia đình được ở gần nhau và sẽ có nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ ở gần đó hỗ trợ họ khi cần. Họ không phải tốn phí nhà ở. Bất cứ ai có triệu chứng đáng nghi sẽ được đưa đến Bệnh viện Royal Liverpool và Broadgreen, nơi có các khoa chữa bệnh truyền nhiễm cao cấp. 

    Đồ chơi cho trẻ từ 1-3 tuổi được đưa đến khu cách ly.  
    Các căn hộ đều được trang bị đầy đủ nội thất, phương tiện giặt giũ, bếp. Ảnh: Thức ăn được đưa đến khu nhà ở Bệnh viện Arrowe Park.

    Nhiều người dân ở Wirral đã lên mạng chia sẻ sự bực bội của họ, cho rằng điều này thật kỳ cục. Các bác sĩ và y tá ở bệnh viện chỉ được thông báo trước 2 ngày, và họ phải dọn đồ khỏi khu nhà ở vì nơi này sẽ bị biến thành khu vực cách ly. Các nhân viên bệnh viện đã phải gói ghém đồ đạc, quần áo, nồi niu lên xe hơi và xe van. 

    Các nhân viên bệnh viện rất hoảng sợ khi đoàn 83 du khách này được đưa tới đây. Họ cho rằng bệnh viện không thể xử lý nỗi nếu như dịch bệnh bùng phát ở đây. Bệnh viện này còn có cả khoa sản và khoa nhi.

    Một số công nhân đã từ chối yêu cầu mang vật dụng tới khu cách ly. 

    Một số bệnh nhân thậm chí còn muốn xuất viện sớm. Những người sống gần bệnh viện vô cùng lo lắng cho gia đình và con cái họ.

    Ông Irene Morley, 72 tuổi, cho rằng nên đưa 83 người này tới một bệnh viện xa xôi như Victoria Central Health Centre ở Wallasey. 

     
    Ảnh: Cũi và tủ được dọn khỏi khu nhà ở để chuẩn bị chỗ cho đoàn 83 người.

    Hình ảnh bên trong căn hộ.

     

    Các hộp các-tông đựng vật dụng, bao gồm cả máy sưởi được đưa khỏi khu cách ly.  
    Một nhân viên bệnh viện đang đẩy các xe chở chăn màn. 
    Xe đẩy chở các thiết bị điện thoại được đưa đến khu cách ly. 
    Nước uống và sữa cũng được đưa đến.
    Người phụ nữ xách các túi mền gối đến khu cách ly.

    Ông nói: ''Thật là sai lầm khi đưa họ tới đây. Có một cánh cửa trong khoa vật lý trị liệu dẫn thẳng tới khu cách ly. Người ta đi ra vào mà không rửa tay và họ còn hút thuốc bên ngoài'.''

    ''Chúng tôi chỉ biết việc này vào hôm qua. Họ giấu giếm chuyện này để mọi người không kịp phản đối. Họ đẩy chúng tôi vào hiểm nguy. Gần đây còn có cả trường học''. 

    Nhân viên bệnh viện chỉ được thông báo 2 ngày trước khi đoàn 83 người tới đây. 
    Công nhân dựng rào chắn cách ly tại bệnh viện.

     

    Công nhân dùng máy áp suất để làm sạch bên ngoài khu cách ly.

    Con đường bên ngoài khu cách ly kẹt cứng xe van của những nhân viên phải rời khỏi đây để nhường chỗ cho 83 du khách. 

    Một chiếc xe van đang chở các hộp sản phẩm Hitachi trên đường, một nhân viên cho biết anh đang dọn chăn màn ra khỏi bệnh viện để chuyển đến St Helens. 

    Một người khác cho biết anh đã sống ở khu căn hộ này trong một thời gian cho đến khi được thông báo di tản vào hôm qua. Anh nói: ''Họ bảo chúng tôi không được kể gì với ai''.

    Terry Haynes, 34 tuổi, cho rằng: ''Có thể vì đây là một bán đảo. Chính phủ có thể phong tỏa đường hầm và các cây cầu nếu mọi người ở đây nhiễm bệnh''.  

    Một bác sĩ ở bệnh viện Arrowe Park cho biết: ''Ai cũng giận dữ khi những người này được đưa tới đây. Tại sao chúng tôi lại được chọn trong số hàng trăm bệnh viện khắp đất nước?" 
    Nhà bếp được cung cấp đầy đủ bánh mì và cà phê.  
    Người dân xung quanh khu vực cũng không thấy vui chút nào. Ảnh: Bên trong khu căn hộ.
    Bệnh viện Arrowe Park. 

    Anh Matt Raw là 1 hành khách trên chuyến bay này. Nhưng ban đầu, vợ anh, cô Ying, chỉ có visa thăm thân UK, do đó không được lên máy bay cùng chồng.

    Sau khi chính quyền Trung Quốc thả lỏng lệnh hạn chế, anh Raw đã được về UK cùng với vợ và người mẹ 75 tuổi. Anh cho biết chuyến bay này cũng bình thường như bất kỳ chuyến du lịch nào khác.

    Tuy nhiên, anh Ben Williams lại không được may mắn như vậy. Anh đã phải bỏ lại người vợ Trung Quốc vừa mới cưới tại đại lục. Anh cho biết: ''Tôi nghĩ là sẽ ổn thôi, miễn là tôi tập thể dục đều đặn. Thật buồn là tôi phải để cô ấy ở lại vì người ta thông báo cho chúng tôi quá gấp. Vào phút cuối cùng họ nói rằng vợ tôi có thể đi cùng chuyến bay, nhưng chúng tôi không thể sắp xếp kịp và cô ấy đành ở lại. Hy vọng là vài tháng nữa chúng tôi sẽ được đoàn tụ. Mọi người đều ý thức giữ bản thân sạch sẽ và đảm bảo mọi người xung quanh khỏe mạnh. Tôi đã tự cách ly khi ở Trung Quốc. Tôi sống cùng một gia đình bản xứ, tận hưởng năm mới trong nhà, xem TV, ngồi trên mái nhà ngắm mặt trời''. 

     Viethome (theo Dailymail)

  • 83 người trong chuyến bay 12 tiếng từ Vũ Hán đã được tiếp đón tại Anh bởi những chuyên viên y tế và tài xế xe buýt không đeo khẩu trang, không đồ bảo hộ.

    Hình ảnh chụp được tại sân bay Brize Norton ở Oxfordshire cho thấy các nhân viên y tế, tài xế xe buýt và những người khác đã nồng nhiệt chào đón, thậm chí bắt tay với các hành khách, những người sắp bị cách ly 14 ngày. 

    Các nhân viên này sẽ không bị cách ly, vì thế lẽ ra họ phải được bảo hộ đúng cách. Nhưng hình ảnh tại hiện trường cho thấy họ rất vô tư, thậm chí không nhận ra mình khác biệt khi ngồi gần các nhân viên y khoa mặc đồ bảo hộ kín mít. 

    Chính phủ thì cho rằng các tài xế sẽ không gặp nguy hiểm gì vì họ không tiếp xúc với hành khách.

    Đại diện của Horseman, công ty sở hữu các xe buýt này, cho biết họ chỉ làm việc theo chỉ đạo từ Bộ Y Tế. Họ không được quyết định về trang phục bảo hộ của mình. 

    Một nhân viên sân bay không đeo khẩu trang, 1 người khác thậm chí còn bắt tay hành khách. 
    Nhân viên này không nhận ra mình đã quên mất khẩu trang.
    Và cả vị nhân viên này nữa. 
    Tài xế không hề đeo khẩu trang. 
    Bộ Y Tế cho rằng tài xế không tiếp xúc với hành khách, nên không cần đeo khẩu trang. 
    Rất nhiều nhân viên Anh không đeo khẩu trang, không đồ bảo hộ. 
    Rất nhiều nhân viên Anh không đeo khẩu trang, không đồ bảo hộ.

    83 hành khách này đã hạ cánh vào 1h30 chiều ngày hôm nay thứ Sáu, và được đưa đến bệnh viện Arrowe Park ở Wirral, Merseyside.  

    Những người này đã được kiểm tra các triệu chứng lâm sàng nhưng lại chưa được kiểm tra xem có nhiễm virus hay không. 

    Người dân Oxfordshire tỏ ra lo lắng khi những vị khách này đáp xuống đây. Các con đường ra vào Brize Norton đã bị chặn trong lúc diễn ra việc chuyên chở 83 hành khách đến bệnh viện, và người dân địa phương không thể vào ngôi làng. 

    Clive Manners, 44 tuổi, là một trong rất nhiều chủ shop đã mua nước khử trùng tay và ibuprofen từ Asda. Anh nói: ''Tôi thật sự lo nếu có ai đó trên chuyến bay này dương tính với Corona. Đã có 2 trường hợp bị nhiễm ở Anh. Thật là điên rồ khi đưa họ tới Oxfordshire rồi lại chở họ đi vòng vòng nơi này nơi kia. Tất cả chúng ta đều bị đặt trong tình trạng báo động''.

    Dean Foxton, 35 tuổi, sống cách sân bay Brize Norton 5 dặm cho hay: ''Tôi đã mua rất nhiều nước rửa tay. Tại sao không đưa những người này tới nơi nào đó gần chỗ họ được cách ly ấy? Chính phủ xử trí việc này thật tệ''. 

    Một con đường ở làng Brize Norton bị phong tỏa. 
    Nước rửa tay ở Asda cháy hàng. 

    Tính đến nay, ở Anh đã có 2 người trong cùng một gia đình được xác định nhiễm virus Corona. Họ là 2 thành viên của cùng một gia đình và mang quốc tịch Trung Quốc. Họ từng trú ngụ tại khách sạn StayCity ở York, và hiện đang được điều trị tại bệnh viện Royal Victoria Infirmary ở Newcastle.

    Chính phủ vẫn đang truy tìm 600 người đã bay từ Vũ Hán đến UK trong khoảng thời gian từ 10/1 đến 24/1. Trong tổng số 1.466 người, có 162 người đã rời UK và 760 người đã thoát án 2 tuần nguy hiểm. 

    Viethome (theo DailyMail)

  • Một khách sạn ở York nơi 2 du khách người Trung Quốc nhiễm virus Corona từng đến ở, đến nay vẫn được phép hoạt động.

    Paul Hunter, giáo sư y khoa thuộc Đại học East Anglia, đã chỉ trích chính phủ vì vẫn để cho khách sạn StayCity hoạt động. Khách sạn này có giá 49 bảng/đêm và tính đến hiện nay, du khách vẫn có thể đặt phòng

    Theo DailyMail, 2 du khách này đã đổ bệnh vào hôm thứ Tư vừa rồi, và được đưa thẳng vào bệnh viện mà chưa kịp lấy các đồ đạc của họ, bao gồm quần áo, vali... Hiện họ đang được điều trị cách ly tại bệnh viện Royal Victoria Infirmary ở Newcastle-upon-Tyne.

    Khách sạn StayCity nơi 2 vị khách Trung Quốc đã lưu trú.

    Tổ chức WHO đã cảnh báo rằng virus Corona có thể truyền từ người sang người thông qua việc hôn, ho hay hắt hơi. Virus này cũng sống sót trên các vật thể vô tri như mặt bàn, tay vịn, thủy tinh, lan can, dao kéo...

    Bộ Y Tế Anh từ chối thông tin chi tiết về 2 bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus Corona ở Anh. Vì lý do bảo vệ quyền riêng tư, Bộ cũng không cho biết họ đã phát bệnh ở đâu, họ đến Anh lúc nào và đã ở đâu trước khi tới York. 

    Giáo sư Paul Hunter cho rằng chính phủ có trách nhiệm phải cảnh báo bất cứ ai từng tiếp xúc với 2 bệnh nhân này, và cho rằng việc giữ bí mật thông tin của các bệnh nhân là việc làm không đúng, vì nó khiến những người khác hoang mang. 

    Trong khi đó, các nước Pháp, Đức và Mỹ khi công bố những trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên, đã tiết lộ tên tuổi, quốc tịch của các bệnh nhân, cũng như hành trình của họ từ Trung Quốc.

    Sau khi 2 du khách này được đưa đến bệnh viện, khách sạn StayCity sau đó cũng không nhận được thông báo là họ đã bị dương tính với virus Corona dù đã nhiều lần liên lạc với Cơ quan Y tế Cộng đồng Anh - Public Health England để nghe ngóng.

    Chính quyền không yêu cầu đóng cửa khách sạn, mà vẫn cho phép khách sạn mở cửa, chỉ cần niêm phong căn phòng 2 vị khách từng ở và đừng đụng tới đồ đạc bên trong. Những căn phòng sát bên phải được khử trùng và niêm phong. 

    Royal Victoria Infirmary ở Newcastle là 1 trong 4 cơ sở duy nhất của NHS trên toàn nước Anh được trang bị để đối phó với dịch bệnh. Nơi đây cũng từng là cơ sở trọng tâm trong đại dịch SARS 2003 và Ebola 2014-2016. 

    Bệnh viện Royal Victoria Infirmary, nơi điều trị cho 2 bệnh nhân.

    190 người đã được kiểm tra âm tính với virus Corona ở UK, và chỉ có 2 người dương tính. Kết quả này biến England trở thành quốc gia hoặc vùng lãnh thổ thứ 23 ngoài Trung Quốc có người mắc bệnh. 

    Chính phủ vẫn đang truy tìm 600 người đã bay từ Vũ Hán đến UK trong khoảng thời gian từ 10/1 đến 24/1. Trong tổng số 1.466 người, có 162 người đã rời UK và 760 người đã thoát án 2 tuần nguy hiểm. 

    Ngay lúc này, chuyến bay chở 83 người từ Vũ Hán về Anh đã đáp xuống sân bay Brize Norton của Không quân Anh, và ngay lập tức được đưa đến bệnh viện Arrowe Park Hospital ở Wirral, Merseyside, nơi họ được cách ly 14 ngày. Dự đoán sẽ có nhiều trường hợp nữa được xác định dương tính với virus Corona trong những ngày tới. 

    Chuyến bay chở 83 người từ Vũ Hán về tới sân bay Brize Norton của Không quân Anh.
    Nhân viên bệnh viện Royal Victoria Infirmary rất tức giận vì không được thông báo trước về sự xuất hiện của 83 người này.
    83 người sẽ được cách ly ở khu nhà ở này trong 2 tuần.

    Tất cả những người này đều được kiểm tra sức khỏe ở Trung Quốc trước khi lên máy bay. Ai có dấu hiệu bệnh sẽ bị bỏ lại.

    Được biết không có ai đến phi trường mà bị bỏ lại. Tuy nhiên sẽ mất 2 tuần nữa để biết chắc họ có nhiễm virus hay không. 

    Vì lý do đó, 83 người này sẽ bị cách ly trong một khu nhà ở tại Bệnh viện Arrowe Park.

    Nhân viên bệnh viện đã nổi giận vì họ không được cấp trên thông báo điều này, mà chỉ biết thông qua tin tức. Người dân ở Wirral cũng đang cực kỳ hoảng loạn.

    2 nghị sĩ Đảng Lao Động ở Wirral là bà Angela Eagle và Alison McGovern cũng không được thông báo điều này. 

    Người ta thắc mắc tại sao lại xây dựng khu cách ly bệnh dịch tại một trong những bệnh viện đông đúc nhất vùng North West, nơi có một khoa sản, và cách xa khu vực hạ cánh của chiếc máy bay trên tới 170 dặm. 

    Ở một số bệnh viện tại London, Bristol và Hertfordshire, cũng đang xảy ra những lo ngại có trường hợp nhiễm bệnh. 

    Bệnh viện New Queen Elizabeth II ở Hertfordshire đêm qua đã phải di tản vì lo sợ một trường hợp lây nhiễm. 

    Viethome (theo Dailymail)

  • 2 thành viên của cùng một gia đình ở England đã có kết quả dương tính với virus Corona, theo Cơ quan sức khỏe Cộng đồng England.

    Giáo sư - Giám đốc Y khoa England, ông Chris Whitty cho biết: ''Chúng tôi khẳng định rằng có 2 bệnh nhân ở Anh, thuộc cùng 1 gia đình, đã bị nhiễm virus Corona. Họ đang được NHS chăm sóc đặc biệt. Chúng tôi đang áp dụng các quy trình cần thiết để ngăn virus lây lan''.

    Bộ Y tế không cho biết các bệnh nhân này sống ở khu vực nào tại England, nhưng họ đang được điều trị tại một bệnh viện ở Newcastle.


    Một biển cảnh báo virus Corona ở sân bay Heathrow.

    Giáo sư Whitty nói: ''NHS đã chuẩn bị kỹ càng mọi khâu để tiếp nhận người bệnh, và chúng tôi cũng có nhiều kinh nghiệm điều trị các trường hợp lây nhiễm. Chúng tôi đang nhanh chóng xác định những người mà các bệnh nhân này đã tiếp xúc, để ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng''.

    ''Chúng tôi đã chuẩn bị để đối phó với virus Corona chủng mới và có những phương pháp ngăn chặn hữu hiệu để phản ứng ngay lập tức''.

    ''Chúng tôi đang tiếp tục kết hợp chặt chẽ với với WHO và theo dõi cộng đồng quốc tế để đảm bảo NHS luôn sẵn sàng cho những diễn biến tiếp theo của dịch bệnh''. 

    Thông tin này xuất hiện chỉ vài giờ sau khi WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu, do lo ngại sự lan rộng của virus ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

    Trong khi đó, một chuyến bay đặc biệt chở 83 công dân Anh rời Vũ Hán đã xuất phát vào sáng thứ Sáu (giờ địa phương). 

    Hình ảnh chụp bên trong chiếc máy bay cho thấy, ngoài công dân Anh còn có 27 người quốc tịch nước khác. Ngoài ra còn một số ghế trống, cho thấy không phải công dân Anh nào cũng lên được chuyến bay di tản này của chính phủ Anh.

    Người đứng đầu Văn phòng Nội các Anh, ông Michael Gove cho biết nước Anh có thể gửi một máy bay khác đến Vũ Hán để giải cứu những công dân Anh còn lại, nếu cần thiết. 

    Ông nói với Sky News: ''Chuyến bay đầu tiên hiện vẫn đang trên bầu trời, và đó không phải là nỗ lực duy nhất của chúng tôi. Đó chỉ là một phần trong nỗ lực đảm bảo mọi công dân Anh được an toàn. Chúng tôi sẽ làm mọi cách để đảm bảo mọi công dân Anh, mọi người mang quốc tịch Anh và tất cả người thân của họ đều được hỗ trợ. 

    ''Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ điều thêm một máy bay nữa. Chúng tôi sẽ làm việc với các quốc gia khác để đảm bảo an ninh, an toàn cho mọi công dân Anh cũng như đất nước Anh''.

    Hiện chuyến bay đầu tiên dự kiến sẽ đáp xuống sân bay Brize Norton của Không quân Anh ở Oxfordshire.

    Các hành khách sẽ được xe khách đưa đến Bệnh viện Arrowe Park ở Wirral, Merseyside, nơi có một khu đặc biệt đã được dựng lên để cách ly họ trong vòng 14 ngày. 


    Xe buýt chờ sẵn ở Brize Norton để đón công dân Anh trở về từ Vũ Hán.

    Viethome (theo SkyNews)

  • Tính đến 6h00 ngày 31/1, dịch bệnh đã lan ra các thành phố của Trung Quốc và 21 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc) ghi nhận trường hợp mắc. Cùng ngày, WHO chính thức tuyên bố dịch virus nCoV là tình trạng y tế KHẨN CẤP TOÀN CẦU.

    Theo thống kê mới nhất từ Bộ Y tế Trung Quốc, số lượng các ca nhiễm virus 2019-nCoV gây bệnh viêm phổi cấp tại quốc gia này vẫn đang tăng lên chóng mặt. Cụ thể sau ngày 30/1/2020 vừa qua đã có thêm 42 trường hợp tử vong, nâng tổng số người chết tại Vũ Hán vì virus corona mới lên con số 204, và tổng cộng 213 người chết tại Đại Lục.

    Số người nhiễm virus hiện cũng đã lên tới 9692 người - tăng gần 2000 trường hợp so với 1 ngày trước đó. Con số nhiễm bệnh cho thấy mức độ lây lan thậm chí còn vượt qua cả dịch SARS - căn bệnh đã tước đi sinh mạng của 800 người vào năm 2003, và được xem là một trong những dịch bệnh nguy hiểm bậc nhất tại châu Á. 

    Ít nhất 20 quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới đã xác nhận có trường hợp nhiễm virus - từ châu Á, Bắc Mỹ, châu Âu và cả Trung Đông. Ở thời điểm hiện tại, chưa có nạn nhân nào tử vong bên ngoài Trung Quốc, nhưng tại Mỹ đã xác nhận được trường hợp virus lây từ người sang người đầu tiên. 

    Trước việc tình hình dịch bệnh đang nghiêm trọng, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành sơ tán cư dân khỏi Vũ Hán. Anh, Úc, Hàn Quốc, Singapore và New Zealand dự tính sẽ cách ly toàn bộ người sơ tán trong vòng 2 tuần sau khi trở về quê hương.  

    Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng đã chính thức công bố virus corona 2019-nCov là trường hợp khẩn cấp toàn cầu, vì dịch bệnh vẫn đang tiếp tục lan ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.


    Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus xác nhận coronavirus là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu (Ảnh: Reuters)

    "Lý do chính không phải là những gì đang xảy ra ở Trung Quốc mà nó còn là những gì đang xảy ra ở các quốc gia khác", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng giám đốc WHO đưa ra thông báo tại cuộc họp báo ở Geneva, Thuỵ Sĩ.

  • Khoảng 200 công dân Anh vẫn bị mắc kẹt tại thành phố Trung Quốc, tâm chấn của cơn bão coronavirus, do sự chậm trễ của một chuyến bay sơ tán được tổ chức theo kế hoạch của chính phủ Anh.

    Bộ Ngoại giao đã dự kiến ​​sẽ nhanh chóng đưa người Anh vẫn bị mắc kẹt ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, về nước. Tuy nhiên, chiếc máy bay được sắp xếp để đưa họ về nhà vẫn chưa thể cất cánh.

    Lý do là bởi Trung Quốc vẫn chưa chấp thuận một số điều kiện cần thiết, mặc dù các chính phủ khác bao gồm Mỹ và Nhật Bản đã có thể sơ tán hàng trăm công dân của họ.

    Trong một tuyên bố, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho biết: "Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để đưa người Anh ở Vũ Hán trở về Anh an toàn. Một số chuyến bay của các quốc gia đã không thể cất cánh theo kế hoạch.

    "Chúng tôi đang tiếp tục làm việc khẩn trương để tổ chức một chuyến bay đến Vương quốc Anh càng sớm càng tốt. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc và các cuộc đối thoại đang diễn ra ở tất cả các cấp."

    Nick Gibb, bộ trưởng tiêu chuẩn trường học, nói rằng ông tin chiếc máy bay sẽ được nhân viên RAF điều khiển, với sự có mặt của các nhân viên y tế.

    "Họ sẽ tới một căn cứ quân sự ở Anh sau đó di chuyển đến một cơ sở NHS trong 14 ngày", ông nói thêm.

    Được biết, hành khách sẽ phải đồng ý cách ly hai tuần và nhận bất kỳ điều trị nào được các chuyên gia khuyến nghị.

    Được biết Thủ tướng Boris Johnson đã yêu cầu chính quyền Trung Quốc cho phép những người vợ/chồng không mang quốc tịch Anh cũng được lên máy bay.

    Mặc dù chưa có vắc-xin cho coronavirus, các quốc gia trên thế giới đang làm tất cả những gì có thể để hạn chế sự lây lan của nó.

    Số người chết tiếp tục gia tăng ở Trung Quốc, hiện đang ở mức 170 người, với 7.711 trường hợp được xác nhận, bao gồm cả trường hợp đầu tiên ở Tây Tạng - có nghĩa là tất cả các khu vực và vùng lãnh thổ hiện đang bị ảnh hưởng.

    Hầu hết các trường hợp được xác nhận là ở Hồ Bắc, nơi một số thành phố vẫn đang bị phong tỏa, nhưng tác động của dịch bệnh đã lan rộng hơn trên toàn quốc trong tuần này.

    Hôm thứ Năm, IKEA cho biết họ sẽ đóng cửa tất cả 30 cửa hàng tại Trung Quốc và Hiệp hội bóng đá Trung Quốc tuyên bố các trận đấu trong nước đã bị hoãn vô thời hạn.

    Giải vô địch Điền kinh Trong nhà Thế giới ở Nam Kinh cũng đã bị hoãn lại cho đến tháng 3 năm 2021.

    Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc chỉ báo cáo 26 trường hợp tại Hồng Kông, Macao, Đài Loan và Tây Tạng, mặc dù con số này không ngăn được tình trạng hoảng loạn của người dân địa phương.

    Người dân Hồng Kông đã xếp hàng dài để mua khẩu trang bảo vệ và tại Macau, giới hạn mua hàng được áp dụng để đảm bảo khẩu trang không bị bán hết quá nhanh.

    Dù có tương đối ít trường hợp bên ngoài Trung Quốc đại lục và các vùng lãnh thổ của nước này, các quốc gia khác vẫn đang cảnh giác cao độ.

    Hôm thứ Năm, Philippines đã xác nhận trường hợp đầu tiên, trong khi Singapore xác nhận ba bệnh nhân coronavirus mới trong cùng một ngày, đưa tổng số lên 10 ca.

    Có bảy trường hợp ở Úc, năm ở Mỹ và bốn trường hợp ở Hàn Quốc, Pháp, Đức và UAE.

    Canada có ba trường hợp được xác nhận, Việt Nam có năm trường hợp, hai trong số đó là người Trung Quốc, và các quan chức y tế đã báo cáo Campuchia, Nepal, Phần Lan, Zambia và Sri Lanka chỉ có một trường hợp mỗi nước.

    Trong khi nhiều chính phủ khuyên công dân của họ không nên tới Trung Quốc, các hãng hàng không bao gồm British Airways và hãng hàng không Lufthansa của Đức cũng đã bắt đầu tạm dừng các chuyến bay đến Trung Quốc đại lục.

    British Airways khai thác các chuyến bay hàng ngày đến Thượng Hải và Bắc Kinh từ Heathrow nhưng đã hủy dịch vụ cho đến ngày 31 tháng 1 và không có đặt chỗ nào được thực hiện cho các chuyến bay trực tiếp đến đại lục cho đến ngày 1 tháng 3.

    Bất cứ ai trở về Vương quốc Anh từ Vũ Hán trong những tuần gần đây đều được khuyến khích "tự cách ly" trong hai tuần, mặc dù Bộ Y tế cho biết 130 xét nghiệm được thực hiện trên các bệnh nhân tiềm năng đều cho kết quả âm tính.

    Bất chấp các biện pháp phòng ngừa được thi hành trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn chưa muốn tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu (PHEIC).

    Bác sĩ Michael Ryan, giám đốc điều hành chương trình sức khỏe khẩn cấp của WHO, cho biết hôm thứ Tư (29/1): "Cả thế giới cần cảnh giác ngay bây giờ, cả thế giới cần phải hành động và sẵn sàng cho mọi trường hợp xảy ra."

    VietHome (Theo Sky News)

  • British Airways trở thành hãng hàng không quốc tế đầu tiên đình chỉ mọi chuyến bay đến Trung Quốc giữa dịch viêm phổi Vũ Hán.

    "Chúng tôi đình chỉ mọi chuyến bay đến và rời Trung Quốc đại lục sau khuyến cáo của Bộ Ngoại giao Anh", hãng hàng không British Airways có trụ sở tại Waterside, Harmonsworth, Anh hôm nay ra thông báo cho biết.

    Bộ Ngoại giao Anh hôm 28/1 khuyến cáo người dân không đến Trung Quốc ngoại trừ trường hợp cần thiết.

    Máy bay Boeing 747 của hãng hàng không British Airways tại sân bay Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP

    Đây là động thái quyết liệt nhất từ một hãng hàng không lớn trong bối cảnh dịch viêm phổi do virus nCoV đang lan rộng. Một số hãng hàng không đã hủy chuyến tới Trung Quốc, nhưng chưa có hãng nào quyết định đình chỉ mọi hoạt động bay tới quốc gia này như British Airways.

    Dịch viêm phổi Vũ Hán do virus nCoV gây ra đến nay đã khiến 132 người chết và gần 6.000 người nhiễm bệnh ở Trung Quốc đại lục. Dịch đã lan tới 16 quốc gia và vùng lãnh thổ, các nước như Mỹ, Nhật Bản, Đức và Pháp cũng ghi nhận hàng chục ca nhiễm bệnh.

    British Airways có các chuyến bay thẳng từ sân bay Heathrow ở London đến Bắc Kinh và Thượng Hải. Hành khách sẽ không thể đặt vé trực tuyến cho các chuyến bay đến Trung Quốc của hãng cho đến ngày 29/2.

    Động thái trên của British Airways diễn ra chỉ một ngày sau khi hãng hàng không United Airlines tạm thời giảm tần suất các chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc.

    Hãng hàng không Mỹ hôm qua thông báo "sự sụt giảm đáng kể về nhu cầu" buộc hãng phải đình chỉ nhiều chuyến bay giữa Mỹ và ba thành phố lớn của Trung Quốc gồm Bắc Kinh, Hong Kong và Thượng Hải từ ngày 1/2 đến ngày 8/2.

    Theo VnExpress