• 2 nhân viên British Airways đã bị dương tính với virus corona. 1 người đàn ông trên 80 tuổi nhiều khả năng sẽ trở thành người thứ 2 tử vong vì căn bệnh này ở UK.

    Hiện ở UK đã có 163 người dương tính với corona sau khi 47 trường hợp nhiễm mới được phát hiện trong 24 giờ qua. Đây là ngày có số ca nhiễm mới tăng cao nhất.

    Một người đàn ông trong độ tuổi 80, vốn có một số bệnh lý nền, đã tử vong và người ta đang lấy mẫu của ông để xét nghiệm virus corona. Ông đã được điều trị tại Bệnh viên Milton Heynes Hospital ở Buckinghamshire.  

    Cách đây không lâu, một phụ nữ trên 70 tuổi, người cũng có một số bệnh lý nền, đã là ca tử vong vì corona đầu tiên ở UK. Trên toàn thế giới hiện đã có 100.000 nhiễm bệnh.

    Scotland có thêm 5 ca nhiễm, 2 nhân viên hành lý của British Airways bị nhiễm bệnh đã được cách ly tại nhà. Một trẻ em ở bệnh viện Alder Hey Hospital tại Liverpool đã bị nhiễm virus corona. 

    Lấy mẫu nước bọt để xét nghiệm corona tại một cơ sở drive-thru ở bệnh viện Antrim Area Hospital tại Northern Ireland. Ảnh: Photopress Belfast

    Tính tới 7h sáng nay, 20.338 người ở UK đã được xét nghiệm Covid-19, trong đó có 163 ca dương tính và 20.175 âm tính.

    Hầu hết ca nhiễm bệnh là ở England (147 ca), 11 ca ở Scotland, 3 ca ở Northen Ireland và 2 ca ở Wales. 

    Thủ tướng Anh Boris Johnson đã tuyên bố chi thêm 46 triệu bảng cho việc nghiên cứu vaccine và cải thiện hệ thống xét nghiệm nhanh và rẻ hơn. 

    Một người đàn ông đeo mặt nạ trên Tàu điện ngầm London. Ảnh: Dominic O'Riordan/Shutterstock

    Châu Âu tăng nhanh, ca nCoV thế giới vượt 100.000

    Dịch Covid-19 đã xuất hiện ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều nước châu Âu, với ổ dịch lớn nhất là Italy.

    Italy hôm nay ghi nhận thêm hơn 700 trường hợp dương tính nCoV, nâng tổng số người nhiễm tại nước này lên hơn 3.800. Đây cũng là quốc gia có số người chết vì Covid-19 cao thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc, với 148 người tử vong, tăng 41 trường hợp so với một ngày trước đó.

    Đức và Pháp cũng ghi nhận hàng loạt trường hợp nhiễm mới, trong đó số ca dương tính nCoV tại Đức cũng tăng gấp đôi chỉ trong một ngày lên hơn 500 trường hợp. Pháp cũng phát hiện thêm hơn 130 người nhiễm mới, trong đó có một nghị sĩ quốc hội, nâng tổng số ca dương tính nCoV tại nước này lên hơn 420.

    BỉNa UyThuỵ Điển đều phát hiện hơn 100 ca nhiễm nCoV, trong đó mỗi nước mới chỉ có một trường hợp được chữa khỏi. Anh cũng ghi nhận 47 ca nhiễm mới hôm nay, nâng số người nhiễm lên 163 trường hợp và hai người đã tử vong. Thủ tướng Anh Boris Johnson dự đoán số ca nhiễm sẽ tiếp tục tăng, song khẳng định chính phủ nước này đủ khả năng ứng phó dịch Covid-19.

    Hà Lan hôm nay thông báo số trường hợp nhiễm nCoV đã tăng gấp đôi lên hơn 80, trong đó có một ca tử vong và một trường hợp đang nguy kịch. Nga phát hiện 6 trường hợp mới, nâng số người nhiễm ở nước này lên 13.

    Vatican và Serbia là những nước châu Âu mới nhất ghi nhận ca nhiễm đầu tiên. Ba Lan cùng Ukraine cũng đã phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 28/2 đã tăng cảnh báo nguy cơ lây lan Covid-19 từ "cao" lên mức cao nhất "rất cao", do các ca nhiễm mới và các nước bị ảnh hưởng ngày một tăng. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết thế giới đang ở "thời khắc quyết định", đề nghị tất cả các quốc gia đều phải chuẩn bị sẵn sàng cho các ca nhiễm nCoV đầu tiên.

    Trong khi tình hình dịch Covid-19 đang có những tín hiệu tích cực tại Trung Quốc, các khu vực khác trên thế giới liên tục phát hiện ca nhiễm đầu tiên, mới nhất là Peru với Slovakia, nâng tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ xuất hiện dịch lên 95.

    Thế giới hiện ghi nhận hơn 100.000 trường hợp dương tính nCoV, trong đó hơn 3.400 ca tử vong và gần 56.000 người đã được chữa khỏi. 

    Viethome (theo Mirror)

  • Có vẻ là virus corona đã bám chắc ở Pháp. Chỉ trong vài ngày, đất nước tráng lệ này vọt lên vị trí thứ hai châu Âu về số lượng bệnh nhân nhiễm virus corona. Dù số người nhiễm bệnh ít hơn Italia, nhưng con số 423 người lây nhiễm đã đủ để lấn át hoàn toàn các chủ đề khác trong đời sống thường nhật.

    Bắt đầu cơn hoảng loạn.

    Chính quyền yêu cầu dân chúng giữ bình tĩnh và chuẩn bị đương đầu với dịch bệnh.

    "Tôi sẽ không chìa tay"

    "Anh làm cái gì vậy? Không được!" - đồng nghiệp người Pháp kêu lên, nhìn vào bàn tay đang chìa ra thân thiện. Còn nhân viên giao hàng vừa cười vừa kể lại chuyện người phụ nữ đặt mua sushi yêu cầu anh cứ để cái túi với món đồ ăn trước cửa chứ bà ta không muốn ra nhận trực tiếp.

    Có thực tế như vậy.Không ai đặc biệt sợ cúm, căn bệnh mà hồi mùa đông 2018-2019 đã cướp đi 8.000 sinh mạng người Pháp. Thế nhưng với virus corona, mọi thứ đã đổi khác.

    Hàng ngày, từ màn hình TV, các thầy thuốc và quan chức kêu gọi dân chúng rửa tay thường xuyên hơn, thậm chí còn chỉ vẽ nên làm thế nào cho đúng. Và điều này là không thừa, bởi người Pháp khá coi nhẹ chuyện vệ sinh cá nhân: theo một cuộc khảo sát gần đây, phần lớn công dân của đất nước văn minh này không rửa tay trước khi ăn (51%). 

    Còn thêm một lời kêu gọi nữa: từ bỏ những cái bắt tay và bisou-bisou - những nụ hôn truyền thống trên má như cử chỉ chào hỏi. Tất cả mọi người đều hôn lên má nhau, không phân biệt giới tính. Có lần báo chí Pháp đã trích dẫn nguồn thân cận trong các cộng sự xung quanh bà Angela Merkel, tiết lộ rằng Thủ tướng Đức rất không ưa thói quen này của Tổng thống Pháp thời bấy giờ là ông Nicolas Sarkozy, và bà thích người tiền nhiệm của ông này là Tổng thống Jacques Chirac, thường lịch thiệp đặt cái hôn phớt qua lên tay nữ chính trị gia Đức. Tuy nhiên, sau đó bà Merkel đã buộc phải quen, khi thấy các ông Francois Hollande và Emmanuel Macron cũng lao tới hôn nhau.

    Bây giờ bà Merkel đã có thể thở phào nhẹ nhõm: vì sợ bị lây nhiễm virus và tuân theo lời khuyên của các bác sĩ, ông Macron không những ngừng hôn mà còn không cả bắt tay nữa.

    Cái bắt tay giữa các cầu thủ và trọng tài cũng bị hủy bỏ trong các trận đấu của Giải Vô địch Pháp. Đó là những khuyến nghị mới của Liên đoàn Bóng đá.

    Trong các mạng xã hội, mọi người sôi nổi thảo luận về cách thay thế động tác chào hỏi thông thường. Đang xem xét các phương án khác nhau: một cái gật đầu hình thức, một cái vẫy tay, động tác «wai» vái chào truyền thống của Thái Lan với hai bàn tay chắp trước mặt, thậm chí thay bắt tay bằng «bắt chân» ("footshake"  - chạm chân nhau)...

    "Tôi nghĩ rằng chỉ đến cuối tuần là tất cả sẽ quen, người Paris sẽ chào hỏi nhau bằng cách chạm khuỷu tay, chạm chân hoặc mỉm cười với nhau", - ứng viên Thị trưởng Paris Agnes Buzen nói, ông là người mới rời cương vị đứng đầu Bộ Y tế vừa hai tuần trước để tham dự cuộc đua tranh chức lãnh đạo thủ đô Pháp.

    Không mua khẩu trang

    Nỗi lo sợ khiến mọi người tích trữ các phương tiện bảo vệ chống lây nhiễm virus corona. Trong vài tuần nay đã khan hiếm khẩu trang y tế - không thể tìm thấy chúng ở các hiệu thuốc. Chẳng phải là không có sự cố: ở Marseille, những đối tượng chưa rõ tung tích đã đột nhập bệnh viện và lấy trộm 2.000 chiếc khẩu trang dành cho chuyên viên phẫu thuật.

    Hôm thứ Ba, Tổng thống Pháp công bố quyết định rút ra toàn bộ dự trữ khẩu trang và nắm quyền kiểm soát khâu sản xuất: phương tiện giữ vệ sinh này sẽ được cấp phát riêng cho bác sĩ, nhân viên y tế và người bệnh.

    Mặt hàng chất khử trùng gel nước có cồn để làm sạch tay được yêu cầu rất nhiều. Theo dữ liệu của Thứ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Agnes Panier-Runes, doanh số bán thứ này tăng đột ngột dù mức giá đắt hơn gấp đôi hoặc ba lần. Chính quyền đã suy tính đến việc khống chế giá để tránh đầu cơ nếu có thể. Đại diện Bộ Kinh tế cũng yêu cầu dân chúng hãy tỏ ra là người văn minh, thể hiện sự đoàn kết và không tích trữ những phương tiện vệ sinh một cách vô lý trong khi những người khác cần mà không có.

    Trong khi đó, vì sợ khan hiếm, một số người Pháp hành xử theo lối ngược lại. Doanh số bán mì ống trong những ngày gần đây đã tăng gấp rưỡi, bột, gạo, dầu thực vật – đắt giá hơn 1/3. Đại diện các chuỗi bán lẻ cam đoan sẽ không có chuyện khan hiếm, các kho đầy hàng, nhưng quang cảnh những chiếc kệ trống vẫn xui mọi người nối hàng dài trước quầy thu ngân với những chiếc xe đẩy chất đầy ắp các nhu yếu phẩm.

    Thêm một chi tiết thú vị khác: lượng bán cuốn tiểu thuyết "Dịch hạch" của văn hào Albert Camus bỗng nhiên tăng vọt. Theo dữ liệu của dịch vụ thống kê Ediasat – sách "cháy hàng" gấp 4 lần. Và mặc dù Camus gửi gắm tư duy có ý nghĩa triết học của ông trong cuốn tiểu thuyết nói về sự lan tràn "cơn dịch hạch nâu" là  chủ nghĩa quốc xã, nhưng rõ ràng là các độc giả hôm nay bị cuốn hút bởi những trang sách mô tả về dịch bệnh tử thần.

    Hủy bỏ các sự kiện đại chúng

    Hôm thứ Ba, số ca nhiễm bệnh viêm phổi cấp ở Pháp vượt quá 200 người, 4 người chết. Nhà chức trách đang nói về "giai đoạn thứ hai" lây lan virus: đại dịch chưa bắt đầu, nhưng nó có thể sắp xảy ra. Các thầy thuốc đang làm tất cả để ngăn chặn kịch bản như vậy. Những người bệnh bị cô lập, trong mỗi trường hợp người ta đều cố gắng tìm "bệnh nhân số 1" - người đã lây nhiễm virus corona cho khu vực này hay vùng kia cụ thể. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng xác minh được: sự lây lan virus đang vượt khỏi tầm kiểm soát.

    Hầu hết các trường hợp mắc bệnh do virus corona hiện nay  là ở phía bắc đất nước (Lille), ở khu vực thủ đô, vùng Auvergne-Rhone-Alpes (Lyon), cũng như ở phía tây - ở Bretagne. Chính quyền CH Pháp đã ra lệnh hủy bỏ hoặc dời mốc tiến hành các cuộc tụ họp tập trung đông trong các gian hội trường hay khán phòng kín với sự tham gia của hơn 5.000 người và đề nghị giải quyết các vấn đề còn lại ở các điểm nhỏ lẻ địa phương.

    Ở Paris, một ngày trước khi kết thúc công việc của Hội chợ Nông nghiệp lừng danh, đã huỷ tiến hành trưng bày sách cũng như đại hội các chuyên gia hậu cần và vận tải, ở thủ đô và các thành phố lớn dời lịch tổ chức nhiều cuộc triển lãm và hòa nhạc chuyên nghiệp lớn.

    Trường học tạm đóng cửa tại các hạt Oise, Haute-Savoie, Morbihan, gần 50.000 học sinh ngồi nhà. Cũng tại Morbihan, tối thiểu trong hai tuần, cấm ngặt tất cả các cuộc tụ họp. Thậm chí các buổi lễ cầu nguyện của nhà thờ cũng được chuyển sang phát trên radio.

    Mảng hoạt động xã hội khiến chính quyền lo ngại đặc biệt là các sự kiện thể thao. Chẳng hạn, tại Paris, bán kết marathon quốc tế đã bị hủy bỏ. Theo lời Bộ trưởng Y tế Olivier Véran, 20% số thành viên tham gia thường đến từ nước ngoài, trên đường chạy người ta ho hắng khạc nhổ, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Trong khi đó, cuộc đua xe đạp Paris-Nice vẫn diễn ra: nhà chức trách tin rằng trong các đội tuyển chuyên nghiệp thì các VĐV đều qua khâu kiểm tra nhiễm trùng nghiêm khắc.

    Rơi vào nguy cơ de doạ có cả nhiều trận bóng đá. Ví dụ,  trận đấu của Champions League Paris PSG và Dortmund «Borussia», như Bộ trưởng Bộ Thể thao Roxana Maracineanu cho biết, có thể được tiến hành trong cảnh các khán đài trống rỗng.

    Đóng cửa Bảo tàng Louvre và cuộc phản đối của tài xế xe buýt

    Dòng thác thông báo và tin đồn về coronavirus gây cơn thần kinh khó chịu cho cư dân. Nhiều thư yêu cầu chủ thuê lao động cho phép nhân viên làm việc từ xa tại gia, không hiếm những người tuyệt nhiên không đến sở làm nữa.

    Quyền từ chối làm việc trong trường hợp có nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe được quy định trong Luật Lao động của Pháp. Mỗi nhân viên có thể thông qua quyết định riêng phù hợp, thậm chí không cần (nhưng vẫn nên) thông báo với sếp. Và hình thức phạt nào đó chỉ được cho phép nếu xác minh làm rõ được rằng thực ra không hề có mối nguy hiểm nào.

    Vậy là, các nhân viên của cơ sở trưng bày nghệ thuật lừng danh luôn nhiều khách thăm nhất thế giới là Bảo tàng Louvre đã sử dụng quyền từ chối làm việc. Các nhân viên này cho rằng trong bối cảnh lây lan virus corona, thật quá nguy hiểm khi suốt ngày ở trong một không gian kín có hàng nghìn người đi qua, hầu hết là du khách. Quyết định từ chối làm việc là của cả tập thể và dẫn đến việc đóng cửa Bảo tàng trong mấy ngày. Các nhân viên muốn để Ban Giám đốc phải thực thi những biện pháp bảo vệ bổ sung: đảm bảo cấp cho mọi người "chất khử trùng và tạo cơ hội giữ khoảng cách với đám đông khách tham quan.

    Trong khu vực đô thị, hơn 200 tài xế xe buýt không đi làm. Họ kiên quyết yêu cầu để hành khách chỉ lên xuống xe qua cửa sau và phải tách biệt cách ly cabin lái, cung cấp cho mỗi tài xế một bộ găng tay và khẩu trang y tế, cũng như khử trùng khoang xe khi trở về từ mỗi hành trình.

    Theo Dân Việt

  • Giới chức y tế Mỹ xét nghiệm gần 3.500 hành khách và thủy thủ trên du thuyền Grand Princess sau khi một người từng đi tàu chết vì nCoV. Trong số này có 142 công dân Anh, bao gồm 121 du khách và 21 thủy thủ đoàn.

    Toàn bộ 2.383 hành khách trên Grand Princess đang được yêu cầu ở yên trong các cabin khi con tàu bị phong tỏa ngoài khơi thành phố San Francisco, bang California để tiến hành xét nghiệm.

    Các nhân viên y tế bay trực thăng đến tàu để xét nghiệm nCoV cho các hành khách và 1.100 thủy thủ, sau khi ba hành khách từng đi tàu có kết quả dương tính với nCoV, trong đó một cụ ông 71 tuổi đã tử vong hôm 4/3. Ba người này cùng tham gia chuyến du lịch khứ hồi bằng tàu Grand Princess từ thành phố San Francisco tới Mexico tháng trước.

    Du thuyền Grand Princess nhìn từ trực thăng của Tuần duyên California hôm 5/3. Ảnh: REUTERS

    Khi tàu trở về cảng San Francisco hôm 21/2, hàng nghìn hàng khách đã lên bờ và hàng nghìn khách khác lên tàu để bắt đầu hành trình mới tới Hawaii. Tuy nhiên, du thuyền đã phải cắt ngắn hành trình tới Hawaii để trở về San Francisco sau khi một số hành khách và thành viên thủy thủ đoàn có triệu chứng giống cúm.

    Con tàu dự định cập cảng hôm 4/3, nhưng bị giới chức thành phố San Francisco từ chối, yêu cầu nó thả neo ở vùng biển quốc tế ngoài khơi California để lực lượng tuần duyên và Trung tâm Kiểm soát Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC) phối hợp kiểm tra.

    Carolyn Wright, một trong các hành khách, cho biết mọi người trên tàu không hoảng loạn. "Có hai ca nhiễm nCoV từ chuyến đi trước và họ hành động như mọi người trên tàu đều mắc bệnh", bà Wright, 63 tuổi, một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp ở bang New Mexico đang đi du lịch cùng bạn, nói.

    Một người trên trực thăng thả bộ kit xét nghiệm xuống cho các bác sĩ trên du thuyền. Ảnh: REUTERS

    Bà cho biết các hành khách được yêu cầu ở yên trong cabin và kết quả xét nghiệm sẽ được công bố vào ngày 6/3. 

    "Tôi thực sự không lo lắng. Nguy cơ của chúng tôi khá thấp", bà nói, thêm rằng các hành khách đều có tinh thần tốt, dù điều đó có thể thay đổi nếu họ kẹt trong cabin quá lâu.

    "Phần lớn những người trên tàu đều trên 60 đến 90 tuổi, và hầu hết là những người đã nhiều lần du lịch bằng tàu", Wright cho biết. 

    Giới chức y tế chưa rõ khi nào gần 3.500 người trên Grand Princess sẽ được lên bờ và con tàu sẽ được phép cập bến ở đâu. Theo bà Mary Ellen Carroll, giám đốc Ban Quản lý Khẩn cấp San Francisco, có 35 người xuất hiện triệu chứng giống cúm trong suốt hành trình 15 ngày, nhưng nhiều người đã khỏe lại. Một khi có kết quả xét nghiệm, CDC và giới chức California sẽ quyết định địa điểm thích hợp nhất cho con tàu cập bến.

    "Vị trí này cần đảm bảo an toàn cho cộng đồng xung quanh cũng như hành khách và thủy thủ", bà Carroll nói. "CDC và giới chức bang đang cân nhắc một số địa điểm, bao gồm San Francisco".

    Đội ngũ y tế mặc đồ bảo hộ chuẩn bị xét nghiệm cho các du khách. Ảnh: REUTERS
    Trực thăng bay lượn trên con tàu. Ảnh: REUTERS
    Con tàu có chuyến hải trình 15 ngày tới Hawaii. Ảnh: CAROLYN WRIGHT /AFP via Getty Im
    Đội ngũ y tế mới xét nghiệm chưa tới 100 người. Ảnh: Reuters

    Mỹ hiện ghi nhận hơn 180 ca Covid-19 và 12 người tử vong, trong đó có 10 người ở bang Washington.

    Grand Princess cũng thuộc sở hữu của Princess Cruises, công ty chủ quản Diamond Princess, du thuyền bị phong tỏa ở cảng Yokohama, Nhật Bản tháng trước với hơn 700 người nhiễm nCoV và 6 người tử vong. Giới chức Nhật Bản bị chỉ trích là làm tăng khả năng lây nhiễm chéo khi cách ly gần 3.700 người trên tàu và không tiến hành xét nghiệm nCoV cho tất cả với lý do thiếu nguồn lực. Nhiều người có kết quả âm tính đã rời tàu nhưng sau đó lại được xác định nhiễm nCoV.

    Theo VnExpress

  • Họa sĩ gốc Việt An Nguyen bị một chuyên gia mỹ thuật ở Anh từ chối nhận làm trợ lý vì "người châu Á bị xem là mang nCoV".

    An Nguyen hôm qua đăng lên mạng xã hội bức ảnh chụp lại email mà cô nhận được từ Raquelle Azran, một nhà sưu tầm và quản lý bảo tàng chuyên về mỹ thuật Việt Nam đương đại. Email thông báo hủy vai trò trợ lý của cô trong buổi triển lãm tại Hội chợ Mỹ thuật Affordable (AFF) dự kiến diễn ra ở tây nam London tuần tới. Lý do mà Azran đưa ra là vì sự hiện diện của An Nguyen ở gian trưng bày "sẽ không may tạo ra sự đắn đo".

    "nCoV đang gây ra sự lo lắng khắp nơi, và dù công bằng hay không, người châu Á đang bị xem là những người mang virus", Azran viết. "Sự hiện diện của cô ở gian trưng bày sẽ không may tạo ra sự đắn đo cho những khán giả bước vào không gian triển lãm. Tôi xin lỗi vì điều này và hy vọng chúng ta có thể gặp nhau và làm việc với nhau trong tương lai".

    Hai cô gái gốc Á đeo khẩu trang đi qua sân ga Victoria ở trung tâm London, Anh hôm 3/3. Ảnh: AFP

    Ban tổ chức AFF nhấn mạnh họ không gửi email trên và nội dung của nó cũng không phải là quan điểm của họ. Tuy nhiên, họ đã liên lạc với Azran và được biết rằng nhà sưu tầm này không còn tham gia cuộc triển lãm.

    Dù sinh ra ở Việt Nam, An Nguyen đã sang Canada định cư sau khi chiến tranh kết thúc và hiện sống ở thủ đô Ottawa. Cô cho rằng thái độ phân biệt chủng tộc không phải là vấn đề của riêng một người và cần phải thay đổi. Nhiều người trên mạng xã hội cũng bày tỏ sự bất ngờ và phẫn nộ về email của Arzan. 

    Azran sau đó đã lên tiếng xin lỗi vì email của mình có những lời lẽ xúc phạm và xác nhận cô sẽ không tham gia AFF nữa.

    "Việc hủy vai trò trợ lý của An Nguyen tại gian trưng bày phản ánh sự thiếu nhạy cảm và sự phán xét kém cỏi của tôi", Azran nói. "Tôi sẽ tiếp tục khuyến khích và trưng bày tác phẩm của các nghệ sĩ Việt Nam, giúp họ đạt được sự công nhận mà họ xứng đáng, như tôi đã làm hai thập kỷ qua".

     

    Hội chợ AFF tại London. Ảnh: Alamy.

    Trong thông báo hôm nay, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam cho hay "rất lấy làm tiếc về sự việc này".

    "Các quan điểm được thể hiện trong email đó không phải là của ban tổ chức sự kiện hay chính phủ Anh", thông báo có đoạn. "Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng Anh hiện không khuyến cáo rằng công dân không nên đến Việt Nam. Chúng tôi cũng không hạn chế công dân Việt Nam đến Anh".

    Giám đốc cơ quan y tế Anh Chris Whitty thừa nhận một số người ở nước này vấp phải sự kỳ thị khi nỗi lo sợ nCoV tăng lên. Không chỉ ở Anh, tại nhiều nước khác trên thế giới, những người gốc Á cũng bị phân biệt đối xử chỉ vì định kiến liên quan đến dịch bệnh bắt nguồn từ Trung Quốc.

    Một sinh viên Singapore ở London bị ba người đàn ông hành hung sau khi tuyên bố rằng họ "không muốn nCoV của cậu xuất hiện ở Anh". Một phiên dịch viên Hàn Quốc tại Hà Lan cũng bị một người đàn ông đánh và hét vào mặt vì nhầm là người Trung Quốc. 

    Covid-19 đã xuất hiện tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 98.000 người nhiễm bệnh, trong đó có hơn 3.300 trường hợp tử vong. Trong khi dịch bệnh có chiều hướng thuyên giảm tại Trung Quốc, số ca nhiễm và tử vong tại các quốc gia trên thế giới, trong đó có khu vực châu Âu, ngày càng gia tăng. 

    Anh hiện ghi nhận 116 ca Covid-19, với một phụ nữ 70 tuổi hôm 5/3 trở thành ca tử vong đầu tiên vì nCoV tại nước này. Văn phòng Thủ tướng Anh Boris Johson cảnh báo virus có khả năng sẽ lây lan "một cách đáng kể".

    Theo VnExpress

  • Các trường học ở quận Wokingham đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau khi một thành viên của đội ngũ nhân viên ở Woodley cho kết quả dương tính với coronavirus.

    Public Health England xác nhận một nhân viên tại Willow Bank Infants School đã có kết quả dương tính với coronavirus (COVID-19).

    Trường học ở Duffield Road sẽ đóng cửa trong vài ngày kể từ thứ Hai, ngày 2 tháng 3, để khử khuẩn và một số nhân viên phải tự cách ly như một biện pháp phòng ngừa.

    Hai trường khác hiện đã tiết lộ họ cũng sẽ đóng cửa để làm vệ sinh.

    Vào chiều Chủ nhật (1/3), Willow Bank Junior School xác nhận sẽ đóng cửa trong ba ngày sau vụ việc tại Infants School.

    Trường này sẽ mở cửa trở lại vào thứ năm, ngày 5 tháng 3.

    Trường tiểu học Aldryngton ở Earley thông báo cho phụ huynh rằng họ sẽ đóng cửa vào thứ Hai, ngày 2 tháng 3.

    Hiệu trưởng Elaine Stewart nói: "Tôi đã được thông báo có một trường hợp nhiễm coronavirus ở khu vực địa phương và người nhiễm từng tham dự khóa đào tạo do Aldryngton tổ chức vào thứ ba tuần trước.

    "Tôi đã nhận được lời khuyên từ Public Health England và do đó, quyết định đóng cửa trường vào ngày mai (Thứ Hai, ngày 2 tháng 3) đã được đưa ra để chúng tôi có thể tiến hành làm sạch sâu."

    Một tuyên bố từ Hội đồng Borough Wokingham cho biết: "Các trường khác trong khu vực nên hoạt động như bình thường và đã được cung cấp thông tin cùng lời khuyên mới nhất từ ​​Public Health England."

    Các chuyên gia từ Public Health England (PHE) đang làm việc với hội đồng và các đồng nghiệp NHS sau trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus (COVID-19).

    Thành viên của đội ngũ nhân viên tại Willow Bank Infants School, người đã có xét nghiệm dương tính, hiện đang được điều trị ở một trung tâm tại London.

    PHE đang liên hệ với bất kỳ ai đã tiếp xúc gần gũi với cá nhân nhiễm bệnh để cung cấp cho họ lời khuyên về những việc cần làm nếu họ cảm thấy không khỏe và cách tự cách ly khi được yêu cầu.

    VietHome (Theo Berkshire Live)

     

  • Một gia đình bốn người Anh đã được xét nghiệm coronavirus sau khi ngã bệnh trong kỳ nghỉ ở Venice.

    Người cha Callum Kerslake cho biết: “Tôi lo lắng cho các con của mình.”

    Ngày hôm qua, một đội ngũ 999 trong trang phục bảo hộ đã đưa cả gia đình đi sau khi anh Callum, 24 tuổi, vợ Jessica Luana, 21 tuổi và các con Sophia, ba tuổi, và CJay 11 tháng tuổi, báo cáo các triệu chứng.

    Đêm 29/2, gia đình đã trở về nhà ở Hull, tự cách ly cho đến khi có kết quả sau hai đến ba ngày.

    Anh Callum cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ bị ốm như vậy. Mắt tôi như bị bỏng. Mọi cơ bắp trên cơ thể tôi đều đau nhức. Sophia và CJay sốt đến 40 độ C. Tất cả chúng tôi đều ho liên tục.”

    Gia đình đã có mặt tại Dola ở Venice, nơi ba người được chẩn đoán nhiễm virus.

    Họ đã bay trở lại London vào tối thứ Năm (27/2), đeo khẩu trang y tế như một biện pháp phòng ngừa.

    Sự việc diễn ra khi cuộc săn lùng Patient Zero - người lây nhiễm đầu tiên ở Anh đã xét nghiệm dương tính với virus Covid-19 mà không rời khỏi đất nước -  đang được ráo riết tiến hành.

    Nạn nhân đầu tiên được điều trị tại Trung tâm Y tế Haslemere, Surrey, trước khi đến bệnh viện Guy and St Thomas, ở London.

    Giám đốc y tế của Anh, Giáo sư Chris Whitty cho biết vẫn chưa rõ liệu người đàn ông này có nhiễm virus từ một người nào đó mới trở về từ nước ngoài hay không.

    Ông nói: “Sự việc đang được điều tra và việc lần theo những người đã tiếp xúc với bệnh nhân đang được thực hiện.”

    Trong khi đó, Bộ Ngoại giao xác nhận một người đàn ông, được cho là ở độ tuổi 70, là người Anh đầu tiên chết vì virus.

    Ông không sống ở Anh mà đã có mặt trên tàu du lịch Diamond Princess.

    Thêm ba người Anh đã có kết quả dương tính sau khi trở về từ nước ngoài, nâng tổng số trường hợp được xác định nhiễm bệnh lên 23 với hơn 10.000 người đang được xét nghiệm.

    Ba người nhiễm virus đến từ Gloucestershire, Hertfordshire và Berkshire.

    Trong khi đó, chồng của bà mẹ người Anh Nazanin Zaghari-Ratcliffe bị bỏ tù ở Iran tiết lộ cô đã bị nhiễm virus trong tù.

    Virus đã xuất hiện và lây lan tại nhà tù Tehran, nơi Nazanin, 42 tuổi, đang thụ án 5 năm vì âm mưu lật đổ chính phủ.

    Tại Liverpool, khách sạn Radisson Blu đã thiết lập các phòng cách ly vì một vị khách lưu lại đây bị ốm sau chuyến đi đến Thái Lan. Ông đã tiếp xúc với những vị khách khác.

    Chính phủ Anh đang chuẩn bị áp dụng các biện pháp khẩn cấp mới để cố gắng ngăn chặn virus lây lan sau khi 10 trường hợp được báo cáo chỉ trong ba ngày.

    Các trường học, hội đồng và các cơ quan công cộng khác sẽ có quyền hạn thông qua các quy định - bao gồm các biện pháp an toàn và sức khỏe - để đối phó với đại dịch.

    Người ta tin rằng các tù nhân ở một số nhà tù nguy hiểm nhất của Vương quốc Anh có thể được chuyển đến bệnh viện NHS nếu bị nhiễm bệnh.

    “Nhà tù quá đông đúc, là môi trường hoàn hảo cho virus lây lan.”

    VietHome (Theo Mirror)

     

  • HSBC đã di tản một phần trụ sở chính tại tòa nhà 45 tầng ở Canary Wharf sau khi một nhân viên cho xét nghiệm dương tính với virus corona.

    Hơn 100 nhân viên thuộc bộ phận nghiên cứu của HSBC đã được cho về nhà làm việc. Một tầng giao dịch cũng bị di tản, theo Financial News.

    Động thái này xuất hiện sau khi một nhân viên thuộc bộ phận nghiên cứu khách hàng thông báo anh ta đã được chẩn đoán nhiễm virus vào cuối tuần rồi. Những nhân viên đã tiếp xúc với người này đã được cho về nhà cách ly, khu vực bị ảnh hưởng đã được khử trùng sạch sẽ.

    HSBC có 40.000 nhân viên ở UK, 1/4 tập trung tại trụ sở ở Canary Wharf. Ảnh: Getty Images

    HSBC có khoảng 40.000 nhân viên ở UK, 1/4 tập trung tại trụ sở gần bến tàu này. Phát ngôn viên của ngân hàng cho hay: ''Chúng tôi được thông báo một nhân viên của ngân hàng tại số 8 Canada Square đã được chẩn đoán nhiễm Covid-19. Đồng nghiệp này đang được chăm sóc y tế và đã tự cách ly. Tất cả những nhân viên có thể làm việc từ xa đã được chúng tôi ưu tiên cho về nhà''.

    Tin tức này xuất hiện chỉ một ngày sau khi gã khổng lồ kiểm toán Deloitte cũng cho nhân viên ở văn phòng London làm việc tại nhà sau khi một đồng nghiệp nhiễm virus corona vừa trở về từ châu Á.

    Tính tới thứ Năm ngày 5/3, đã có 90 người dương tính với Covid-19 ở UK sau khi Scotland báo cáo thêm 3 trường hợp mới trong đêm qua. Tuy nhiên, con số này sẽ tăng nhanh khi số liệu được cập nhật lần thứ 2 trong ngày. 

    Hiện có lo ngại rằng Covid-19 sẽ lan ra trong các bệnh viện Anh vì có bốn nhân viên y tế và một sinh viên y khoa trong Hệ thống Y tế công (NHS) đã bị dương tính. Người sinh viên y khoa bị lây nhiễm là tại London.

    Giáo sư Chris Whitty, cho biết các trường hợp lây nhiễm chéo ở những người không đi nước ngoài đang ngày càng cao. Nước Anh đang bước vào một giai đoạn đối phó dịch bệnh mới. Trong đó, kế hoạch của chính phủ là đóng cửa trường học, khuyến khích làm việc tại nhà, hạn chế tụ tập để làm giảm đà lây nhiễm bệnh. 

    Số ca nhiễm virus corona ở Pháp, Đức, Hà Lan tăng vọt

    Tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hơn tại nhiều nước châu Âu, khi nhiều nước ghi nhận số ca nhiễm tăng vọt trong ngày 4/3. Số ca nhiễm ở Đức và Hà Lan tăng mạnh.

    Theo CNN, Đức ghi nhận thêm 109 ca nhiễm trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số bệnh nhân nhiễm virus corona ở nước này lên 349 người, tuy nhiên chưa có trường hợp nào tử vong.

    15/16 bang của Đức đã ghi nhận người nhiễm Covid-19. Vào thứ 7 tuần trước, Berlin còn chưa ghi nhận trường hợp nhiễm virus nào nhưng tới nay đã có 13 ca nhiễm xuất hiện ở thủ đô nước Đức.

    Gần một nửa số ca nhiễm ở Đức nằm ở bang North Rhine - Westphalia - bang đông dân nhất đất nước. Một ổ dịch nhỏ được xác định xuất phát từ một sự kiện âm nhạc, khiến chính quyền bang đang xem xét việc hoãn tất cả những sự kiện như vậy.

    Bang duy nhất chưa ghi nhận ca nhiễm nào là Saxony-Anhalt.

    Hãng hàng không Lufthansa của Đức đã hủy bỏ 7.100 chuyến bay trong tháng này trong nội bộ châu Âu, hầu hết là những chuyến bay nội địa tại Đức cũng như kết nối tới Italy. 150 trên 770 máy bay của hãng đã được cho nghỉ vì không có nhu cầu sử dụng.

    Thụy Sĩ, quốc gia nằm ở trung tâm của châu Âu, ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì virus corona - một cụ bà 74 tuổi. Hiện nước này đã ghi nhận 58 ca nhiễm virus.

    Trong khi đó tại Hà Lan, số bệnh nhân nhiễm virus corona đã tăng hơn gấp đôi lên 82 trường hợp, từ con số 32 người nhiễm một ngày trước đó, theo thống kê của Viện Quốc gia về Sức khỏe Cộng đồng của Hà Lan.

    Hà Lan lần đầu ghi nhận người nhiễm Covid-19 vào ngày 27/2.

    Nhà chức trách Pháp cũng báo cáo thêm 2 trường hợp tử vong vì virus corona, nâng số ca tử vong tại quốc gia này lên 6 trường hợp.

    92 ca nhiễm mới được ghi nhận trong ngày 4/3, nâng tổng số ca nhiễm lên 377.

    Viethome (theo Metro)

  • Truyền thông Việt Nam đang đăng tải nhiều thông tin liên quan đến việc một hành khách Nhật Bản quá cảnh qua Tân Sơn Nhất trên chuyến bay VN841 từ Campuchia đã xét nghiệm 'dương tính' với virus corona.

    Được biết tin tức về việc này chỉ có sau khi vị khách Nhật Bản đáp xuống sân bay Nagoya và được xét nghiệm virus.

    Về các hành khách khác, đã có 5 người vào Việt Nam, 50 bay tiếp về Anh và một số nhỏ đã quá cảnh qua Tân Sơn Nhất để tới Busan và Manila.

    Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM công bố tối 4/03 về chuyến bay VN814 từ Siem Reap (Campuchia) về TP. HCM nói:

    "Có 61 hành khách quá cảnh đã tiếp tục di chuyển về các nước khác ngay trong đêm 3/3 bao gồm: 50 người về London (Anh), 8 người về Nhật, 2 người về Busan (Hàn Quốc) và một người về Manila (Philippines).

    "Chỉ có 6 hành khách nhập cảnh vào TP.HCM bao gồm 1 người Việt Nam, 3 người Pháp, 1 người Úc và 1 người Philippines."

    Khách Philippines đã xuất cảnh về nước ngay trong ngày 4/3, theo thông báo.

    Truyền thông Việt Nam cũng cho hay danh tính 5 người đã nhập cảnh vào TP.HCM "đang được chuyển các đơn vị chức năng để xác định nơi lưu trú".

    Tổ bay của chuyến bay này cũng được yêu cầu cách ly đúng quy định của nhà chức trách Việt Nam.

    Công tác tẩy trùng máy bay của Vietnam Airlines - hình minh họa

    Vào Anh sẽ thế nào?

    Hiện chưa có thông tin gì về đường bay, giờ đến của 50 hành khách trên chuyến bay kia trong chặng tiếp tới Anh.

    Tại Anh Quốc, cho đến chiều 04/03, chính phủ vẫn cho các hành khách từ châu Á, ngoại trừ Vũ Hán, Trung Quốc, nhập cảnh bình thường vào Anh.

    Thông tin của chính phủ Anh nói:

    "Bạn chỉ cần phải xét nghiệm tìm virus corona nếu bạn đã có mặt trong khu vực lây nhiễm trong thời gian nhất định hoặc sau khi bạn đã tiếp xúc gần (close contact) với người được xác định có virus corona."

    "Nếu chuyên gia y tế nghĩ bạn có virus corona, bạn sẽ được yêu cầu liên lạc với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn đến điểm xét nghiệm gần đó."

    Cho tới nay, Anh có 90 ca lây nhiễm virus corona, và chỉ trong ngày 04/03 đã tăng thêm 36 ca.

    Theo BBC News Tiếng Việt

  • Grand Princess, một du thuyền khác của hãng Princess Cruises, phải quay đầu trở lại nơi xuất phát vì một hành khách từng lên tàu trong chuyến đi trước đó tử vong vì virus corona.

    Theo Wall Street Journal, con tàu với sức chứa 2.600 hành khách và 1.150 thành viên thuỷ thủ đoàn đang trên đường từ San Francisco đến Hawaii và dừng chân ở Mexico. Tuy nhiên nó đã được yêu cầu quay đầu trở lại cảng San Francisco.

    Các hành khách của tàu nhận được thông báo của công ty Princess Cruises về việc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh dịch (CDC) cho biết đang điều tra một ổ dịch nhỏ ở phía bắc California, có liên quan đến chuyến đi của tàu Grand Princess vào tháng 2 từ San Francisco đến Mexico.

    Princess Cruises là công ty con của tập đoàn Carnival - đơn vị vận hành tàu du lịch biển lớn nhất thế giới. Một con thuyền khác của công ty là Diamond Princess nổi tiếng khi bị cách ly ở cảng Yokohama của Nhật từ tháng 1, với hơn 700 người trên thuyền nhiễm virus.

    Tàu Grand Princess đi qua cầu Cổng Vàng trên vịnh San Francisco hồi tháng 2. Ảnh: San Francisco Chronicle.

    Tàu Grand Princess đã có chuyến hải trình kéo dài 10 ngày, từ 11/2 đến 21/2 từ San Francisco đến Mexico. Một hành khách lớn tuổi trên chuyến đi này trở thành người đầu tiên ở bang California tử vong vì Covid-19, sau khi được đưa đến bệnh viện tại quận Placer. Các quan chức y tế cho rằng rất có thể người này đã nhiễm virus trong chuyến đi của tàu Grand Princess.

    Giới chức y tế quận Placer cho rằng rất có thể các hành khách khác trên tàu trong chuyến đi đó cũng đã nhiễm virus, và họ đang làm việc với CDC để tìm kiếm và thông báo tới những người này.

    Trên trang web của Princess Cruises, Giám đốc y tế Grant Tarling khuyến cáo những hành khách tham gia chuyến đi kéo dài 10 ngày hồi tháng 2 nên lập tức tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu họ phát hiện bất cứ triệu chứng nào của virus, bao gồm sốt, cảm thấy lạnh, ho... kể từ khi trở về nhà.

    Bác sĩ Tarling cũng cho biết chuyến đi hiện tại của tàu Grand Princess, hiện trên đường đến Ensenada của Mexico, sẽ bị hoãn và con tàu sẽ quay trở về cảng San Francisco để điều tra thêm.

    Hành khách được thông báo ở trong phòng cho đến khi được kiểm tra bởi các nhân viên y tế. "Các bạn có thể yêu cầu phục vụ tại phòng trong lúc chờ quá trình sàng lọc y tế hoàn tất, và chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện này", ông Tarling nói thêm.

    Công ty cho biết 62 hành khách tham gia chuyến đi tới Mexico hồi tháng 2 vẫn ở trên tàu để tham gia chuyến đi hiện tại tới Hawaii.

    "Với sự cẩn trọng, những hành khách này và những thành viên thuỷ thủ đoàn có tiếp xúc gần gũi với họ đã được yêu cầu ở lại phòng riêng cho đến khi được kiểm tra bởi đội ngũ y tế trên tàu", Princess Cruises cho biết.

    Công ty cũng nói thêm rằng họ đang thực hiện các biện pháp vệ sinh như khử trùng khu vực nhiều người đi lại, và cấm hành khách tự phục vụ trong tiệc buffet.

    Theo Zing

  • Một số người dùng eBay đang lợi dụng tình trạng khan hiếm gel rửa tay để bán sản phẩm với giá cao hơn gấp gần 30 lần so với giá tại các cửa hàng.

    Có gần 9.000 lượt đấu giá cho sản phẩm nước rửa tay khô trên trang web đấu giá này - và nhiều sản phẩm khác được bán với giá cao trong bối cảnh mọi người đang cố gắng tích trữ để bảo vệ bản thân khỏi sự bùng phát của coronavirus.

    Chúng tôi đã tìm thấy bốn chai gel rửa tay Cien 50ml, có thể mua trong Lidl với giá 49p, nay được niêm yết với giá 39,99 bảng.

    Trong khi đó, một người khác rao bán ba chai nước rửa tay Dettol 50ml với giá 69,99 bảng.

    Một sản phẩm Dettol 50ml tương tự có giá chỉ £1,80 trong Superdrug và Boots.

    Và một chai gel rửa tay kháng khuẩn Purell 30ml được rao bán với giá 40 bảng trong khi giá tại các hiệu thuốc trực tuyến là khoảng £1,39.

    Combo bốn chai gel rửa tay Cuticura 250ml được bán ở mức giá 99,99 bảng Anh, mặc dù một chai chỉ có giá £2 ở Boots.

    Một số nhà bán lẻ đã cảnh báo về tình trạng khan hiếm các sản phẩm kháng khuẩn, như gel và nước rửa tay, khăn ướt, v.v. khi mọi người tìm cách tự bảo vệ mình khỏi bệnh tật.

    Theo dữ liệu mới nhất từ ​​công ty Kantar, chuyên nghiên cứu thói quen mua sắm tại siêu thị của người Anh, doanh số nước rửa tay đã tăng 255% trong tháng Hai.

    Các loại xà phòng lỏng khác có doanh số tăng 7% và 10% cho các chất tẩy rửa gia dụng.

    Lời khuyên chính thức từ các chuyên gia y tế là bạn nên tiếp tục rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhưng nếu không có điều kiện sử dụng nước sạch, gel rửa tay có thể là một biện pháp bảo vệ thay thế.

    Nước rửa tay có nồng độ cồn trên 60% có hiệu quả nhất trong việc tiêu diệt vi khuẩn, và do đó là cách phòng chống bệnh tật tốt nhất.

    VietHome (Theo The Sun)

  • Khoảng 150 mẫu đột biến của virus corona mới đã xảy ra kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, virus này được chia thành hai loại, L và S, phân biệt theo sự hung hăng của chúng, theo một bài báo được xuất bản bởi một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc.

    Theo Bành Phái của Trung Quốc, ngày 04/3 các nhà khoa học Đại học Bắc Kinh cho biết, họ đã phân tích 103 bộ gien SARS-CoV-2 (COVID-19), được phát hiện đến thời điểm này, đã tìm thấy 149 thay đổi về chủng virus, và hầu hết chúng xảy ra gần đây.

    Nghiên cứu cho thấy một loại virus corona mới đã được phân biệt thành hai tiểu loại: L - loại phổ biến nhất (70%) và S - tỷ lệ của nó là 30%. Trong 149 loại đó có 101 loại có hình S và L, trong đó loại S thì vẫn gần với SARS-CoV-2 hiện tại, nhưng loại L thì có kháng lực và khả năng xâm nhiễm mạnh hơn loại corona 19 gốc rất nhiều.

    Các nhà khoa học lưu ý rằng tiểu loại L phổ biến hơn trong giai đoạn đầu của vụ dịch ở Vũ Hán, nhưng tần suất của nó đã giảm vào đầu tháng 1.

    Theo các tác giả của báo cáo, sự can thiệp của con người đã gây áp lực chọn lọc mạnh mẽ lên tiểu loại L, tiểu loại có thể mạnh hơn và lan nhanh hơn. Mặt khác, phân nhóm S, tiểu loại tiến hóa cũ hơn và ít gây hấn hơn, có thể do áp lực chọn lọc yếu hơn.

    "Phân tích của chúng tôi cho thấy rằng phân nhóm S rất có thể là phiên bản gốc của SARS-CoV-2. Nghiên cứu của chúng tôi cũng ủng hộ quan điểm cho rằng phân nhóm L mạnh hơn so với phân nhóm S và sự can thiệp của con người đã thay đổi tỷ lệ lưu hành tương đối các kiểu con của L và S ngay sau khi dịch bệnh bùng phát", bài báo viết.

     Chúng xâm nhập rất sâu và phát tán rất nhanh. Liệu chủng biến dị L này có phải là nguyên nhân gây bùng phát ở Daegu và Gyeongbuk thời gian qua?

    Theo Dân Việt

  • Trung Quốc ngày 5.3 thông báo số ca nhiễm virus Corona tăng nhẹ, chủ yếu ở tỉnh Hồ Bắc và ghi nhận một ca tử vong sau 5 ngày ra viện.

    Trung Quốc đại lục ngày 5.3 thông báo có thêm 139 ca nhiễm Covid-19, tăng nhẹ so với 119 ca nhiễm ghi nhận một ngày trước đó và có 31 ca tử vong mới.

    Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết, 134 ca nhiễm mới ghi nhận ở tỉnh Hồ Bắc, vùng tâm dịch, trong đó 131 ca ở thành phố Vũ Hán.

    Tính đến hết ngày 4.3, 80.409 người nhiễm virus Corona ở đại lục và 3.012 người tử vong, theo SCMP. Khoảng 52.045 người khỏi bệnh được ra viện.

    Trung Quốc hiện ghi nhận 20 trường hợp cơ thể có virus khi nhập cảnh vào đại lục, đặc biệt là các trường hợp người Trung Quốc về nước từ vùng dịch ở các nước khác.

    Nhiều thành phố Trung Quốc đã áp dụng quy định cách ly 14 ngày đối với những người từ nước ngoài trở về.

    Đáng chú ý trong ngày 4.3 là một trường hợp được xác định khỏi bệnh, cho ra viện nhưng 5 ngày sau lại tử vong. Người đàn ông 36 tuổi ở Vũ Hán được xác định chết do suy hô hấp.

    Một phụ nữ mang thai được đưa đến bệnh viện xét nghiệm virus Corona.

    Người này được cho rời bệnh viện dã chiến, vốn được xây dựng để kiểm soát dịch bệnh, vì đã khỏi bệnh, theo báo Trung Quốc The Paper. Người đàn ông tên Li Lang có triệu chứng nhiễm virus Corona vào ngày 12.2, theo người vợ họ Mei. 

    Li được cho xuất viện sau 2 tuần điều trị và được khuyến cáo tự cách ly trong 14 ngày. Mei nói người chồng cảm thấy không khỏe chỉ 2 ngày sau khi rời bệnh viện dã chiến, với các triệu chứng như khô miệng, chướng bụng.

    Đến ngày 2.3, Li cảm thấy bệnh tình nặng hơn nên đi viện. Chiều ngày hôm đó, Li tử vong.

    Giấy chứng tử do cơ quan y tế Vũ Hán cấp xác nhận Li chết do Covid-19. Nguyên nhân đẫn đến cái chết là do suy hô hấp, tắc nghẽn đường thở. Hiện chưa rõ ca tử vong của Li có liên quan đến tình trạng người khỏi bệnh vẫn còn dấu vết của virus Corona trong cơ thể hay không.

    Theo Dân Việt

  • Người phụ nữ ở Giang Tô, Trung Quốc cho tiền vào lò vi sóng với mong muốn tiêu diệt được virus gây bệnh.

    Trong khi các ngân hàng Trung Quốc khử trùng tiền giấy để ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19, người phụ nữ Giang Tô khiến 3.125 NDT (hơn 10 triệu đồng) của mình bốc cháy vì khử trùng.

    Với mong muốn tiêu diệt được virus gây bệnh, người phụ nữ cho tiền vào lò vi sóng quay. Chưa đầy một phút sau, khói bốc ra từ lò vi sóng và dù cô rất nhanh chóng tắt lò, lấy tiền ra nhưng quá muộn bởi toàn bộ số tiền đã cháy đen.

    Toàn bộ số tiền cháy đen vì khử trùng trong lò vi sóng. 

    Quá tuyệt vọng, người phụ nữ tới Ngân hàng CITIC Trung Quốc nhờ giúp đỡ.

    Theo nhân viên ngân hàng, số tiền của người phụ nữ bị cháy đen nên họ không thể nhận dạng. Cuối cùng, họ phải dùng tay để kiểm tra xem đó là tiền thật hay giả.

    Các ngân hàng Trung Quốc khử trùng tiền giấy bằng tia cực tím.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Covid-19 dễ truyền nhiễm qua các vật thể bị nhiễm virus hơn là các giọt nước từ bệnh nhân hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.  

    Theo Daily Mail, các ngân hàng Trung Quốc đã sử dụng tia cực tím hoặc nhiệt độ cao để khử trùng các tờ tiền nhân dân tệ, sau đó niêm phong và lưu giữ chúng từ 7 đến 14 ngày trước khi luân chuyển chúng, ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết trong một cuộc họp báo .

    Fan Yifei, phó thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết hôm thứ Bảy 15/2 rằng các ngân hàng đã được khuyến khích cung cấp tiền mới cho khách hàng bất cứ khi nào có thể.

    Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã "phát hành khẩn cấp" 4 tỷ nhân dân tệ tiền mới cho tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch corona, ông Fancho biết.

    "Những biện pháp trên nhằm "bảo đảm an toàn và sức khỏe cộng đồng khi sử dụng tiền mặt", ông Fan nói thêm và khuyến khích mọi người chuyển sang dùng thẻ ngân hàng.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch viêm phổi corona (Covid-19) có thể lây qua những vật dụng dính dịch thể của người nhiễm bệnh. Tuy nhiên, hiện chưa rõ tác động của việc khử trùng tiền mặt khi ngày càng nhiều người dân Trung Quốc chọn phương pháp thanh toán điện tử.

    Theo VTC

  • Gần 1/4 dân số Italy trên 65 tuổi, vốn là những người dễ gặp biến chứng và tử vong nhất khi nhiễm nCoV, khiến số người thiệt mạng tăng cao.

    Covid-19 đến nay đã giết chết 107 người ở Italy, phần lớn ở độ tuổi từ 63 tới 95 và đều mắc các bệnh lý nền nghiêm trọng trước đó. Với 23% dân số trên 65 tuổi, Italy là quốc gia có dân số già thứ hai thế giới sau Nhật Bản.

    "Italy là quốc gia của người cao tuổi. Quốc gia này cũng có rất nhiều người già có bệnh từ trước. Tôi nghĩ rằng đó là lý do Italy có nhiều ca nhiễm nCoV nghiêm trọng hơn, trong khi hầu hết các ca nhiễm khác, đặc biệt ở thanh niên và trẻ em, đều có triệu chứng nhẹ và ít gây biến chứng nguy hiểm", giáo sư Massimo Galli, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Sacco ở thành phố Milan, cho biết.

    "Người dân nước tôi có tuổi thọ thuộc nhóm cao nhất thế giới. Nhưng thật không may trong tình huống này, người già lại trở thành đối tượng gặp nhiều rủi ro hơn", ông nói thêm.

    Nhân viên y tế chuyển quan tài của cụ bà 87 tuổi qua đời vì nhiễm nCoV ở Laigueglia, vùng Liguria hôm 1/3. Ảnh: AP.

    Italy có hơn 3.000 người nhiễm nCoV. Nhân viên y tế đã thực hiện tổng cộng hơn 25.900 xét nghiệm virus, số lượng khá khiêm tốn so với những quốc gia châu Âu khác. Trong số những người làm xét nghiệm có Giáo hoàng Francis, 83 tuổi, người buộc phải hủy các sự kiện chính trong tuần này vì cảm lạnh, nhưng có kết quả âm tính với nCoV, tờ Il Messaggero đưa tin hôm 3/3.

    Hơn 1.500 ca nhiễm được ghi nhận ở vùng Lombardy, miền bắc Italy, nơi có 11 thị trấn bị phong tỏa hơn một tuần qua. Virus đã xuất hiện ở hơn một nửa trong số 20 vùng của Italy, bao gồm Tuscany, Puglia, Silicy và mới đây là Sardinia.

    Giới chức cho biết phần lớn người dương tính với nCoV ở các nơi khác đều từng tới vùng Lombardy hoặc miền bắc Italy vài tuần trước khi dịch bùng phát. Trong số những ca nhiễm bệnh, hơn 1.000 người hiện được điều trị trong bệnh viện, trong đó 229 ca trong tình trạng nghiêm trọng, hơn 1.200 ca khác tự điều trị ở nhà. Số người khỏi bệnh ở Italy hiện là hơn 270.

    Hai du khách (phải) đeo khẩu trang đứng bên ngoài nhà thờ St. Louis ở Rome hôm 1/3. Ảnh: AP.

    Covid-19 vẫn bùng phát ở Italy, mặc dù đây là một trong những quốc gia đầu tiên "đóng cửa" với người dân Vũ Hán và đình chỉ toàn bộ chuyến bay tới Trung Quốc. 

    "Vài quốc gia chỉ trích chúng tôi thực hiện những biện pháp quá quyết liệt. Nhưng thậm chí việc chủ động thực hiện các biện pháp đó dường như vẫn không đủ. Điều chắc chắn là chúng tôi không có cách nào dự đoán dịch bùng phát ở nơi được gọi là tâm dịch hoặc phát hiện ra nó trước khi có người nhiễm bệnh", Galli nói.

    Galli cho rằng nhiều người từ những quốc gia không "đóng cửa" với Trung Quốc có thể tới Italy và thêm rằng những ổ dịch bùng phát ở các nước châu Âu khác có thể không phải có nguồn gốc từ quốc gia này. 

    "Chúng ta hãy nhớ tới ca 'siêu lây nhiễm' quốc tịch Anh, người từng tới Singapore và sau đó tới thăm bạn bè ở Pháp rồi lây nhiễm nCoV cho họ. Nếu điều tương tự xảy ra tại các khu vực khác ở châu Âu, điều đó đồng nghĩa chúng ta sẽ có nhiều tâm dịch khác", Galli chia sẻ.

    Một bác sĩ Italy, người tự phục hồi ở nhà sau khi nhiễm nCoV, chia sẻ cô chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ. Cô sống cùng bố mẹ và em trai nhưng tất cả họ đều âm tính với virus. Cô sẽ được xét nghiệm lại vào ngày 6/3 tới sau hai tuần cách ly.

    "Trong hầu hết trường hợp, mọi người sẽ tự khỏi bệnh. Vấn đề là chúng ta không có cơ chế bảo vệ những người dễ gặp nguy hiểm nhất: đó là người già và người có bệnh lý nền nghiêm trọng. Nhưng chúng ta cần nhìn nhận khách quan rằng sự gia tăng ca nhiễm mới không có nghĩa đó đều là các ca bệnh nghiêm trọng", cô nói. 

    Theo VnExpress

  • Tình hình lây nhiễm Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có châu Phi. Algeria ghi nhận 17 ca nhiễm trong đó 16 trường hợp đến từ 1 gia đình.

    Theo Guardian, chỉ trong vòng một ngày, số ca nhiễm virus corona tại Algeria đã tăng lên gần gấp đôi, từ 9 lên 17. Bộ Y tế nước này cho biết 16 trường hợp trong số này đều đến từ một gia đình ở tỉnh Blida, cách thủ đô Algiers khoảng 30 km về phía nam

    Gia đình này vào tháng trước đã đón tiếp một người đàn ông và con gái - những người đến từ Pháp. Hai cha con cho kết quả dương tính với virus corona sau khi trở lại Pháp.

    Khi được thông báo về việc này, giới chức Algeria bắt đầu điều tra và tìm kiếm những người có tiếp xúc với hai cha con này trong chuyến đi của họ ở Algeria.

    Các nhân viên y tế trong trang phụ bảo hộ điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona ở bệnh viện El-Kettar tại thủ đô Algiers. Ảnh: AFP.

    Chính phủ cũng tăng cường thêm các nhân viên y tế tại bệnh viện, chủ yếu ở tỉnh Blida và các thị trấn lân cận, nhằm đối phó với trường hợp các ca nhiễm tăng lên.

    "Việc điều động thêm các nhân viên y tế đang diễn ra ở mức cao nhất", Bộ Y tế nước này cho biết.

    Trường hợp nhiễm bệnh còn lại ở Algeria là một người đàn ông Italy.

    Với 17 ca nhiễm Covid-19, Algeria trở thành quốc gia có nhiều ca nhiễm nhất châu Phi. Morroco và Tunisia - hai quốc gia láng giềng của Algeria - mỗi nước ghi nhận một trường hợp nhiễm virus. Một cũng là số bệnh nhân nhiễm virus corona ở Senegal và Nigeria.

    Tất cả những ca nhiễm bệnh trên đều bắt nguồn từ Pháp hoặc Italy. Tại Nigeria, ca nhiễm duy nhất xuất hiện ở thủ đô Lagos, là một người đàn ông Italy đến từ Milan.

    Nigeria được nhiều chuyên gia cho là rất dễ có nguy cơ trở thành ổ dịch Covid-19, vì hệ thống y tế yếu và mật độ dân số cao.

    Ai Cập ghi nhận 2 ca nhiễm.

    Theo Zing

  • Số ca nhiễm mới ở UK đã bùng nổ trong hôm nay, 36 người đã được xét nghiệm dương tính với virus corona, nâng tổng số người nhiễm lên 87 người. 

    Một vài trường hợp nhiễm trong 24h qua:

    1/2. Một phụ nữ trong độ tuổi 30 làm việc tại Bệnh viện Cumberland Infirmary ở Carlisle. Chồng cô cũng nhiễm bệnh.

    3. Một nhân viên công ty kiểm toán Deloitte ở London.

    4. Một bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Wythenshawe ở Manchester.

    5. Một học sinh tại học viện Kingston Academy ở tây nam London.

    6. Một người ở Grampian, Scotland.

    7. Một người ở Ayrshire, Scotland.

    8/9. Hai trường hợp ở South Ribble, Lancashire.

    10. Một người ở Newcastle-upon-Tyne.

    11/12. Hai trường hợp ở Derbyshire.

    13/14. Hai trường hợp ở Bắc Ailen.

    15. Một trường hợp ở Oldham, Greater Manchester.

    Trong số 36 ca nhiễm mới, có 29 người mới từ nước ngoài về hoặc ở những nơi tâm dịch. 

    Một cơ sở xét nghiệm virus corona ở Parsons Green, London. Ảnh: Evening Standard / eyevine 
    Một phụ nữ đeo khẩu trang ở London. Ảnh: Anadolu Agency via Getty Images

    Giáo sư Chris Whitty, giám đốc y khoa England cho rằng sớm muộn gì căn bệnh này cũng sẽ giết vài người Anh và gia tăng lây nhiễm chóng mặt trong 6 tuần tới.

    Một đại dịch ở Anh có khả năng sẽ xảy ra. Hiện chỉ có 2 trường hợp lây nhiễm từ người sang người ở UK, nhưng điều này có thể gia tăng.

    Giáo sư Whitty dự đoán rằng 80% người Anh sẽ nhiễm bệnh và 1% có thể tử vong trong tình huống xấu nhất. Dịch bệnh có thể kéo dài từ 4-6 tháng. NHS có thể mời các bác sĩ về hưu quay trở lại làm việc. 

    Một ki-ốt xét nghiệm virus corona ở Bệnh viện John Radcliffe tại Oxford. Ảnh: REUTERS
    Một nhân viên ở trạm xá Cumberland Infirmary bị nhiễm corona. Ảnh: Googlemaps
    Một phụ nữ đeo hộp nhựa trên xe buýt.

    Chính phủ sẽ cố gắng bảo vệ người già và người có sức khỏe yếu. Tuy nhiên, việc phong tỏa các thành phố là ít có khả năng. 

    Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố những người nghỉ việc vì nhiễm bệnh hoặc cách ly ở nhà vẫn sẽ được trả lương.

    Nhiều sự kiện và lễ tốt nghiệp đã bị hủy. Hội chợ sách The London Book Fair tại Olympia từ ngày 10-12/3 đã bị hủy vì nhiều nhà xuất bản rút khỏi danh sách. Đại học Buckingham University và University of London đã hủy lễ tốt nghiệp.

    Bộ Y tế khuyên người dân Anh nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa cơ bản như rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang và hạn chế tụ tập. Nữ hoàng Anh cũng thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng, dùng bình xịt khử trùng tay suốt cả ngày.

    Hiện tại, Italy đã đóng cửa tất cả các trường học tới giữa tháng 3 để ngăn dịch bệnh lây lan.  

    Viethome (theo Mirror)

  • Cô hotgirl Nikolina Repyakh ở TP.Sevastopol trên bán đảo Crimea (Nga) bị đưa vào danh sách truy nã vì không hoàn thành xét nghiệm virus corona mà trốn khỏi bệnh viện.

    Chân dung hotgirl Nikolina Repyakh

    Theo Daily Star, cảnh sát đang truy lùng hotgirl này sau khi cô trốn khỏi bệnh viện - nơi cô đang được xét nghiệm virus corona vốn đã khiến hơn 90.000 người nhiễm bệnh trên toàn thế giới.

    Nikolina Repyakh được đưa vào bệnh viện ở Sevastopol trên bán đảo Crimea vào đầu tháng 2 sau khi trở về từ Trung Quốc và bị sốt.

    Ekaterina đã trải qua 2 lần xét nghiệm virus corona và đều nhận về kết quả âm tính, nhưng cô vẫn phải ở lại bệnh viện để xét nghiệm lần thứ 3 và cũng là lần cuối cùng.

    Tuy nhiên, cô này đã bỏ trốn trước khi làm xét nghiệm cuối cùng. Các báo cho cho biết Ekaterina muốn đi tới tỉnh Rostov của Nga. Do đó, cô hotgirl bị liệt vào danh sách truy nã và cảnh sát đang ráo riết tìm kiếm cô.

    Bà Natalya Penkovskaya, một quan chức ở Sevastopol cho biết, Nikolina bị truy nã vì đã vi phạm quy định kiểm dịch nghiêm ngặt, phải trải qua 3 lần xét nghiệm virus corona đối với người trở về từ vùng dịch, có biểu hiện bị nhiễm bệnh. Hiện cảnh sát vẫn chưa xác định được vị trí và tình trạng sức khỏe của Ekaterina. 

    Nhốt vợ trong nhà tắm vì nghi nhiễm nCoV

    Người đàn ông ở thủ đô Litva tống vợ vào nhà tắm vì nghi cô nhiễm nCoV sau khi gặp người phụ nữ Trung Quốc đến từ Italy.</>

    Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ tại một bệnh viện ở Vilnius, Litva hôm 28/2. Ảnh: LRT.

    Người vợ bị nhốt đã gọi điện báo cảnh sát và lực lượng thực thi pháp luật nhanh chóng đến căn hộ ở thủ đô Vilnius của Litva hôm 2/3. Người chồng cho biết anh nhốt vợ sau khi "tư vấn qua điện thoại với bác sĩ về cách phòng tránh lây nhiễm nCoV", theo cảnh sát địa phương.

    Tuy nhiên, anh không bị bắt và người vợ cũng không nộp đơn tố cáo chồng. Cô được xét nghiệm nCoV và cho kết quả âm tính.

    Litva đến nay mới chỉ báo cáo một trường hợp dương tính nCoV. Bệnh nhân là một phụ nữ từng đến thăm thành phố phía bắc Italy, ổ dịch lớn nhất châu Âu. Cô chỉ có triệu chứng nhẹ, không bị sốt và đang được điều trị tại một bệnh viện ở thị trấn phía bắc Siauliai.

    Theo Dân Việt

  • Bộ Y tế Ý cho biết tính đến cuối ngày 3-3 ở nước này có tổng cộng 2.502 ca mắc COVID-19 với 79 ca tử vong. Như vậy sau một ngày, ở đất nước thuộc châu Âu này có thêm 27 ca tử vong và 466 ca nhiễm mới.

    Binh sĩ Ý dựng rào chặn đường thiết lập chế độ kiểm soát cách ly vào làng Vo'Euganeo, khu vực Veneto, Ý - Ảnh: AP

    Bộ Y tế Ý cho biết tính đến cuối ngày 3-3 ở nước này có tổng cộng 2.502 ca mắc COVID-19 với 79 ca tử vong, tăng so với 2.036 ca mắc COVID-19 và 52 ca tử vong của ngày trước đó.

    Bộ Y tế Ý cũng cho biết nước này sẽ thiết lập một "vùng cách ly đỏ" để cố gắng ngăn dịch COVID-19 lây lan thêm. Cho đến nay, các ca mắc COVID-19 vẫn tập trung chủ yếu tại miền bắc, với Lombardy là nơi bị ảnh hưởng tồi tệ nhất. Tuy nhiên, theo Reuters, dịch COVID-19 đã lây lan ra 19 khu vực ở nước này.

    "Chưa có người Việt nào ở Ý bị nhiễm COVID-19". Đại sứ Việt Nam tại Ý, bà Nguyễn Thị Bích Huệ cho biết cộng đồng người Việt ở Ý hiện vào khoảng 4.000-5.000 người, đa phần là mang quốc tịch nước sở tại. Trong số này có khoảng 1.000 sinh viên và thực tập sinh, đang học tập tại nhiều thành phố ở Ý. 

    Tại các khu vực tâm dịch của Ý, bao gồm vùng Lombardia, Veneto, Emiglia-Romagna và một phần vùng Piemonte, hiện có khoảng 1.000 - 1.500 người Việt đang sinh sống và hơn 200 sinh viên Việt Nam.

    Tây Ban Nha có ca tử vong đầu tiên

    Các quan chức y tế Tây Ban Nha ngày 3-3 báo cáo nước này đã có ca tử vong đầu tiên vì COVID-19. Nạn nhân là một người sống tại Valencia.

    Anh chính thức đăng ký COVID-19 là căn bệnh đáng chú ý

    Đài BBC ngày 4-3 đưa tin Anh chính thức đăng ký COVID-19 là "căn bệnh đáng chú ý" nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp tìm kiếm bồi thường theo chính sách bảo hiểm nếu họ buộc phải hủy các sự kiện của công ty vì dịch bệnh này.

    Argentina phát hiện ca COVID-19 đầu tiên

    Bộ Y tế Argentina ngày 3-3 xác nhận trường hợp đầu tiên mắc COVID-19. Bệnh nhân là một người đàn ông 43 tuổi vừa trở về nước sau khi tới Tây Ban Nha và Ý. Hiện người này đang được điều trị tại bệnh viện và sức khỏe đã ổn định.

    Ireland xác nhận ca COVID-19 thứ hai

    Các quan chức y tế Ireland xác nhận ca COVID-19 thứ hai ở nước này, bệnh nhân là một người phụ nữ ở miền đông đất nước và vừa trở về sau khi đi du lịch đến Ý.

    Pháp siết quản lý khẩu trang và nước rửa tay khô

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 3-3 tuyên bố trên mạng xã hội Twitter rằng chính quyền sẽ trưng dụng "tất cả kho dự trữ và sản lượng khẩu trang y tế" để phân phối cho nhân viên y tế và bệnh nhân COVID-19.

    Theo Bộ Y tế Pháp, 10 triệu khẩu trang đã được xuất kho và phân phối cho tất cả hiệu thuốc ở nước này. Tùy nhu cầu thực tế mà khoảng 15 triệu đến 20 triệu khẩu trang sẽ được phân phối trong thời gian tới.

    Bang Washington có thêm 3 ca tử vong

    Theo sở Y tế bang Washington, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại bang này ngày 3-3 là 27 ca, bao gồm 9 ca tử vong, tăng từ 18 ca nhiễm và 6 ca tử vong của ngày 2-3. Trong đó, 8 trong 9 người chết là ở tại hạt King và một người ở hạt lân cận Snohomish. Tất cả 27 ca nhiễm đều tập trung tại hai hạt này của Seattle.

    Một số nạn nhân của COVID-19 là người cao tuổi tại một nhà dưỡng lão ở vùng ngoại ô Kirkland, thành phố Seattle. Bang Bắc Carolina cũng đã báo cáo ca dương tính với virus SARS-CoV-2 đầu tiên trong ngày 3-3, bệnh nhân là một trong những người đã đến nhà dưỡng lão này.

    Một cửa hàng đã bán hết khẩu trang.

    Hãng tin Reuters dẫn thông tin của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết có ít nhất 108 ca COVID-19 tại Mỹ, bao gồm 60 ca tại 12 bang và 48 ca là những người trở về từ nước ngoài.

    Nhật tiếp tục chuẩn bị Olympics

    Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 3-3 tuyên bố Nhật Bản vẫn tiếp tục chuẩn bị cho thế vận hội Olympic Tokyo. Trước đó đã có nhiều đồn đoán chính quyền Tokyo có thể hoãn tổ chức Olympic vì COVID-19.

    Bộ trưởng Olympic Nhật Bản Seiko Hashimoto một ngày trước đó cho biết hợp đồng giữa Tokyo và Ủy ban Olympic Quốc tế "có cho phép trì hoãn" cho đến cuối năm 2020. Tuy nhiên, bà cũng khẳng định chính phủ Nhật cam kết tổ chức kỳ thế vận hội đúng hạn 24-7.

    Hàn Quốc tăng thêm 516 ca nhiễm, tổng cộng lên hơn 5.300 ca

    Theo cập nhật của Hãng tin Yonhap lúc 8h10 ngày 4-3, trong ngày hôm qua số ca COVID-19 ở Hàn Quốc tăng thêm 516 ca, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 5.328 ca. 

    Nhân viên y tế nghỉ ngơi ở Hàn Quốc.

    Trong khi đó, số ca tử vong vì COVID-19 ở Hàn Quốc đã tăng lên 32 ca, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC).

    Cho tới nay đa số các ca tử vong tại Hàn Quốc đều là người cao tuổi và có sẵn vấn đề về sức khỏe từ trước, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC). 

    Bên cạnh đó, khoảng 60% số ca nhiễm đều có liên quan đến nhánh giáo phái Tân Thiên Địa (Shincheonji) tại thành phố Daegu, tâm điểm của dịch COVID-19 tại nước này. 

    Trong số 516 ca nhiễm mới, có 405 bệnh nhân đến từ Daegu và 89 người khác đến từ tỉnh Bắc Gyeongsang. 

    KCDC cũng cho biết giới chức địa phương đã chuyển trọng tâm sang việc kiểm tra sức khỏe dân thường tại Daegu vì nhận thấy mức lây nhiễm trong cộng đồng đáng báo động.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Cuộc điều tra của cảnh sát về một số vụ giết người sẽ bị dừng lại để tập trung nguồn lực đối phó các tình huống khẩn cấp trong trường hợp virus corona bùng phát nghiêm trọng ở Anh.

    Khi số trường hợp được xác nhận ở Anh lên tới 51, chính phủ cảnh báo 1/5 lực lượng lao động có thể bị ốm trong giai đoạn đỉnh điểm của dịch bệnh tiềm tàng. Một loạt biện pháp sẽ được áp dụng nếu virus vượt ngoài tầm kiểm soát.

    Trong số các kế hoạch được lập ra để giữ cho bệnh viện, trường học và các dịch vụ công cộng khác hoạt động, kế hoạch hành động dài 28 trang cảnh báo: "Với sự tổn thất đáng kể các sĩ quan và nhân viên, cảnh sát sẽ tập trung vào việc đối phó với các tội ác nghiêm trọng và duy trì trật tự công cộng".

    Chính phủ Anh cảnh báo 1/5 lực lượng lao động có thể bị ốm trong thời gian đỉnh điểm của dịch virus corona. Ảnh: PA

    Các cuộc họp của các sĩ quan cảnh sát cấp cao và các quan chức chính phủ đã đưa ra các lựa chọn để đối phó với sự gián đoạn nghiêm trọng, bao gồm phân bổ nguồn lực hợp lý để đáp ứng các cuộc gọi khẩn cấp 999 nghiêm trọng như đe dọa đến tính mạng, bạo lực gia đình, bạo lực tình dục và giết người.

    Một nguồn tin cao cấp cho biết các cuộc điều tra án mạng không quan trọng có thể bị hoãn lại miễn là không có sự gia tăng về mối đe dọa hoặc rủi ro.

    "Chúng tôi có thể dừng các cuộc điều tra giết người, ngăn chặn mọi thứ không quan trọng. Tất cả những thứ liên quan đến bảo vệ tính mạng và tài sản sẽ được duy trì", Guardian dẫn lời nguồn tin cho biết.

    Ngoài ra, cảnh sát có thể sẽ tăng thời gian phản ứng đối với các tội phạm như trộm cắp, hoãn một số vụ trọng án như chống lại các băng đảng và tội phạm có tổ chức để điều các sĩ quan đến tuyến đầu, tạm dừng tuần tra khu vực và công việc với các tội phạm trong quá khứ để sẵn sàng ứng phó với các trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng.

    12 người nữa trên khắp nước Anh đã thử nghiệm dương tính với virus corona hôm 3/3, mức tăng trong một ngày cao thứ hai cho đến nay - với tất cả được cho là đã nhiễm bệnh ở nước ngoài.

    Theo Zing

  • Một du học sinh Singapore tại London (Anh) cho biết mình đã bị hành hung vì phản ứng lại các bình luận phân biệt chủng tộc liên quan đến dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (COVID-19) gây ra.

    Jonathan tìm kiếm nhân chứng để đưa những kẻ đánh anh ra pháp luật. Ảnh: FBNV.

    Theo Channel News Asia ngày 3-3, Jonathan Mok, 23 tuổi, sống tại London khoảng 2 năm và theo học Trường ĐH cao đẳng London (UCL).

    Mok cho biết bản thân đang đi bộ trên phố Oxford, London vào ngày 24-2 thì nghe được các bình luận trên từ một nhóm thanh niên gần đó.

    Mok kể đã quay nhìn nhóm thanh niên vì không muốn họ nghĩ mình hoảng sợ và "người châu Á dễ ăn hiếp".

    Nhìn thấy Mok phản ứng lại, một người trong nhóm đã hét lớn đầy thách thức: ''Sao mày dám nhìn tao?''. Nhóm thanh niên, 3 nam 1 nữ, sau đó tiến lại phía Mok. Theo lời kể của du học sinh trên, nhóm thanh niên có vẻ không quá 20 tuổi nhưng tất cả đều cao hơn anh "một cái đầu". 

    Những người qua đường cố gắng can ngăn. Một thanh niên khác, cũng thuộc nhóm đó, hét lên: "Tao không muốn virus corona của mày vào nước tao", rồi đấm vào mặt nạn nhân. Nhóm này bỏ chạy trước khi cảnh sát đến.

    Sau đó, du học sinh người Singapore được đưa đến bệnh viện. Bác sĩ khoa cấp cứu cho biết anh gãy xương mặt, có thể phải phẫu thuật tái tạo một số xương.

    Trả lời phỏng vấn của Channel News Asia, lực lượng cảnh sát thành phố London ngày 3-3 xác nhận đang điều tra một vụ việc hành hung phân biệt chủng tộc diễn ra tại phố Oxford vào lúc 21h15 ngày 24-2.

    Cảnh sát cho biết nạn nhân đã bị đấm và chịu nhiều thương tích trên mặt. Lực lượng điều tra hiện đang tiếp tục xác minh danh tính các nghi phạm, trong đó bao gồm nguồn hình ảnh lấy từ camera an ninh gần đấy.

    Channel News Asia cho biết hiện vẫn chưa có nghi phạm nào bị bắt giữ và cảnh sát đang kêu gọi các nhân chứng ra mặt cung cấp lời khai.

    "Tại sao một số người, chỉ đơn giản vì màu da, trở thành nạn nhân của bạo lực, cả thể xác và tinh thần? Tại sao tôi phải giữ im lặng trước những lời kỳ thị, phân biệt chủng tộc?", Jonathan Mok viết trên Facebook cá nhân.

    Nam sinh bất bình cho rằng những kẻ phân biệt chủng tộc luôn tìm lý do để thể hiện sự thù ghét của họ. Bây giờ, họ lại lấy cớ dịch Covid-19 để kỳ thi người châu Á.

    Bài đăng của Jonathan Mok nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng với hơn 17.000 lượt thích, 3.100 bình luận và 12.000 lượt chia sẻ. Nhiều người động viên anh sớm khỏe mạnh và đòi lại công bằng trước pháp luật.

    Không ít người bày tỏ bức xúc khi người châu Á bị phân biệt đối xử, đặc biệt trong đợt dịch Covid-19.

    "Virus corona không phải cái cớ để người khác phân biệt chủng tộc người châu Á. Lẽ ra, không ai bị kỳ thị vì vẻ ngoài, bao gồm màu da. Tôi kinh ngạc trước sự thiếu hiểu biết của họ", Anastasia Lee Hong Ling bình luận.

    Đây không phải lần đầu tiên người châu Á chịu sự kỳ thị, thậm chí bạo hành với lý do dịch Covid-19. Ngày 9/2, luật sư tập sự Meera Solanki (đến từ Solihull, Anh) bị hành hung khi cố bảo vệ người bạn Trung Quốc trước thái độ miệt thị liên quan virus corona.

    Tiền đạo người Hàn Quốc Son Heung-min cũng trở thành nạn nhân của hành vi phân biệt chủng tộc trong đợt dịch Covid-19 bùng phát.

    Theo Mirror