• Hình ảnh một nhóm học sinh tại một trường trung học ở Bỉ mặc trang phục hóa trang và kèm theo một thông điệp mang hàm ý xem thường người châu Á đã khiến cư dân mạng phẫn nộ.

    Trường trung học Sint-Paulus School campus College (thuộc khu đô thị Waregem, Bỉ) đã cho đăng tải một hình ảnh lên tài khoản Instagram chính thức của mình, với nội dung một nhóm học sinh của trường này mặc trang phục hóa trang thành những người châu Á, bao gồm áo kimono cách tân của người Nhật Bản, áo sườn xám dành cho nam của người Trung Quốc, nón lá của người Việt Nam... thậm chí có học sinh còn hóa trang thành gấu trúc, biểu tượng đặc trưng của Trung Quốc. Điều đáng nói là nhóm học sinh này cầm theo một tấm bảng với nội dung “Corona Time” (Thời Corona) và hình vẽ một người đang đeo khẩu trang.

    Hình ảnh gây tranh cãi của các học sinh trường trung học Sint-Paulus School campus College

    Đáng chú ý trong nhóm học sinh trong ảnh còn có một nữ sinh sử dụng ngón tay để kéo dài mắt mình sang hai bên, một hành động với hàm ý chê bai đôi mắt hí đặc trưng của người Đông Á.

    Hình ảnh sau khi được đăng tải lên mạng xã hội đã gây nên một làn sóng phẫn nộ của cư dân mạng toàn cầu nói chung và của Việt Nam nói riêng, khi nhiều cư dân mạng cho rằng nhóm học sinh của trường đã thể hiện sự xem thường người châu Á.

    “Phải chăng với người châu Âu, mọi người châu Á đều là nguồn lây virus corona? Đó là một sự xem thường không thể chấp nhận được”, một cư dân mạng bình luận.

    “Đợt đại dịch này đã giúp tôi nhận ra được nhiều điều về con người. Không phải người phương Tây nào cũng văn minh như lâu nay tôi vẫn nghĩ”, một cư dân mạng khác nhận xét.

    “Thật đáng buồn cho những học sinh mang tư tưởng phân biệt chủng tộc như vậy. Nếu tương lai trở thành những người lãnh đạo đất nước, không biết điều gì sẽ còn xảy ra?”, một cư dân mạng chia sẻ.

    Làn sóng phẫn nộ nhằm vào trường trung học Sint-Paulus School campus College nhiều đến nỗi ngôi trường này đã phải đóng tài khoản Facebook và Instagram chính thức của mình vì nhận quá nhiều bình luận bày tỏ sự phẫn nộ về hành vi phân biệt chủng tộc.

    Hình ảnh được trường trung học Sint-Paulus School campus College chia sẻ chỉ là một phần nhỏ thể hiện sự phân biệt chủng tộc mà không ít người đang nhắm vào những người châu Á hoặc gốc Á đang làm việc và sinh sống tại các quốc gia phương Tây.

    Một bài viết chia sẻ lại hình ảnh về nhóm học sinh trung học đã thu hút hàng ngàn lượt bình luận và biểu tượng cảm xúc.

    Kể từ khi virus Covid-19 bùng phát và lây lan nhanh chóng trên toàn cầu từ hồi đầu năm 2020, nhiều người châu Á hoặc gốc Á sinh sống, làm việc hoặc đi du lịch, công tác đến các quốc gia phương Tây (châu Âu và Mỹ) thường xuyên chịu sự kỳ thị của nhiều người vì cho rằng chính là nguồn gốc phát tán của virus Covid-19.

    Mặc dù cộng đồng mạng trên toàn cầu đã thực hiện những chiến dịch kêu gọi sự đoàn kết và ngừng phân biệt chủng tộc nhằm đẩy lùi dịch bệnh nhưng thực tế tình trạng này vẫn chưa hề kết thúc.

    Theo Dân Trí

  • Sau khi máy bay cất cánh rời London - Anh được 2 tiếng, người nhà của của một nữ hành khách mới gọi điện cấp báo cho Trung tâm kiểm dịch y tế Tân Sơn Nhất về biểu hiện sốt, ho, nghi nhiễm Covid-19.

    Sự việc nói trên xảy ra trên chuyến bay VN50 từ London (Anh) về TP HCM. Chuyến bay hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 5h sáng nay (12/3).

    Trước đó, tại Anh, lưu học sinh này đã đến bệnh viện khám nhưng bệnh viện ở Anh kết luận là cúm thông thường và không xét nghiệm Covid-19.

    Nữ du học sinh sau đó có biểu hiện ho, sốt nhưng vẫn quyết định lên máy bay tại sân bay Heathrow (London - Anh) để trở về Việt Nam.

    Sau khi máy bay cất cánh được 2 tiếng, người thân của hành khách này ở TP HCM mới gọi điện cho Trung tâm kiểm dịch y tế Tân Sơn Nhất để báo về những triệu chứng nghi nhiễm Covid-19.

    Một gia đình gọi điện cấp báo người thân nghi nhiễm Covid-19 sau khi máy bay cất cánh.

    Hãng vận chuyển nữ hành khách nói trên là Vietnam Airlines. Hãng này cho biết: “Ngay khi nhận được thông tin đã điện báo cho cơ trưởng chuyến bay VN50. Cơ trưởng đã quyết định chuyển nữ hành khách xuống hàng ghế dưới cùng để cách ly với các hành khách khác”.

    Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khi tiếp nhận chuyến bay VN50 và hành khách đã lập tức xử lý theo quy trình, đưa hành khách nghi nhiễm đã đưa đi Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM.

    Toàn bộ thành viên tổ bay và khách trên chuyến bay được đi cách ly tại Củ Chi. Một số hành khách quá cảnh đi Campuchia và Australia cũng đã được cách ly chờ chuyến bay nối chuyến. Máy bay Vietnam Airlines đã được khử trùng theo quy định.

    Cục Hàng không Việt Nam cho hay, trường hợp phát hiện hành khách trên tàu bay có dấu hiệu nghi nhiễm Covid-19, hãng hàng không có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay để thông báo kịp thời cho người khai thác cảng hàng không sân bay phối hợp triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn ngừa, cách ly y tế kịp thời.

    Các hãng khi nhận được thông báo từ cơ quan cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cần phối hợp với các công ty cung cấp dịch vụ mặt đất và các đơn vị có liên quan khẩn trương bố trí khu vực đỗ tàu bay, khu vực xử lý hành khách riêng cho các chuyến bay, phù hợp với đặc điểm của từng cảng hàng không quốc tế.

    Update: Thông tin mới nhất cho biết sau nhiều tiếng đồng hồ cách ly, kết quả xét nghiệm cho thấy nữ hành khách không nhiễm Covid-19. Những người ngồi cùng chuyến bay cũng không phải cách ly nữa. Thông tin trên được lãnh đạo Đoàn tiếp viên của Vietnam Airlines cho biết.

    Theo Dân Trí

  • Trớ trêu thay, có những khu vực số người chết vì ngộ độc rượu còn nhiều hơn do nhiễm virus chủng mới.

    Theo hãng thông tấn quốc gia Iran (IRNA) đưa tin, đã có hàng chục người thiệt mạng vì uống rượu chứa cồn công nghiệp, sau khi có tin đồn rằng rượu có thể giúp họ không bị nhiễm virus corona.

    Cụ thể, IRNA cho biết có ít nhất 44 người đã thiệt mạng vì ngộ độc cồn sau khi uống rượu lậu, bởi tin rằng đó là cách "trị virus corona hiệu quả." Tuy nhiên, trang tin bán độc lập Mehr News Agency lại báo cáo con số thấp hơn - chỉ 27 trường hợp tử vong vì ngộ độc rượu trong bối cảnh nỗi sợ virus corona đang lây lan.

    Được biết, tiêu thụ hoặc mua bán đồ uống có cồn là bất hợp pháp đối với mọi công dân Iran - ngoại trừ một vài cộng đồng thiểu số không theo đạo Hồi. Đạo luật này được áp dụng kể từ khi chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Iran thành lập vào năm 1979.

    Truyền thông Iran ghi nhận các nạn nhân đều đã uống rượu trái phép (rượu "lậu") được pha chế từ cồn methanol - loại cồn công nghiệp được tìm thấy trong chất chống đông, dung môi hoặc dùng làm nhiên liệu đốt. Loại rượu này không thể uống được vì có độc tính mạnh hơn rất nhiều so với rượu thông thường dùng cồn ethanol.

    Người dân đeo khẩu trang khi ra đường tại Iran.

    Có hơn 200 người tại Khuzestan đã phải nhập viện sau khi uống phải rượu trái phép, và hầu hết các trường hợp tử vong đều đến từ tỉnh này theo số liệu của IRNA. Trong khi đó cũng tại đây, chỉ 18 người thiệt mạng vì thực sự nhiễm Covid-19 mà thôi. Ngoài ra, một số vùng như Alborz (phía Bắc) và Kermanshah (phía Tây) cũng ghi nhận vài ca tử vong vì ngộ độc cồn.

    Tính đến ngày 10/3, Bộ Y tế Iran công bố tổng cộng 8042 người đã nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) tại quốc gia này, và 291 người đã tử vong (với 54 trường hợp mới trong ngày). Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng đã có 2731 người phục hồi và được xuất viện.

    Tính đến ngày 10/3, Iran đã ghi nhận tổng cộng 8.042 người mắc bệnh và 291 ca tử vong.

    Theo Trí Thức Trẻ

  • Nga Nguyễn - người hiện được xem là "bệnh nhân số 0" của giới thời trang sau khi dự hai sự kiện đình đám tại Milan và Paris và xét nghiệm dương tính với Covid-19 đã lên tiếng, qua đó tiết lộ sự thật gì đã xảy ra và những điều cô đã phải trải qua.

    Cách đây hơn 1 tuần, Michael Burke - giám đốc điều hành của Louis Vuitton vẫn còn đứng ở một góc tối trong show diễn thời trang của mình tại Paris - cũng là show diễn cuối cùng trong tháng. Ông nhấn mạnh rằng dù nỗi sợ về virus corona chủng mới đang diễn ra, rất ít show diễn bị hủy bỏ. Ngay trong khán phòng hôm ấy, có hàng trăm người đã đi cùng nhau di chuyển và cùng ở trong không gian khép kín suốt nhiều tuần.

    "Liệu các bạn có biết ai đang bị bệnh không?" - Burke hỏi lớn. Tất cả mọi người nhìn quanh, rồi nhún vai.

    Chỉ là, ông Burke đã không ngờ rằng buổi sớm ngày hôm đó trong văn phòng của một vị bác sĩ bên ngoài nước Ý, Nga Nguyễn đã bắt đầu ho.

    Nga Nguyễn - người được xem là "bệnh nhân số 0" của tuần lễ thời tranNga Nguyễn - người được xem là "bệnh nhân số 0" của tuần lễ thời trang.

    Nga Nguyễn ở thời điểm hiện tại được xem là "bệnh nhân số 0" của tuần lễ thời trang diễn ra tại châu Âu. Cô là khách mời tại show diễn 2 thương hiệu cực kỳ nổi tiếng với số lượng khách mời giới hạn là Gucci tại Milan, và Saint Laurent ở Paris. Và đồng thời, cô cũng là nhân vật đầu tiên trong giới thời trang toàn cầu được xác định công khai dương tính với Covid-19.

    Bởi là người đầu tiên, cô trở thành nguồn cơn của nỗi sợ dành cho cả hệ thống thời trang, vốn là nơi rất đông người phải di chuyển và đồng hành trong suốt một khoảng thời gian. Cũng vì là người đầu tiên, cô được xem là một biểu tượng về sự đặc quyền và tính bất cẩn song hành.

    Ngày định mệnh

    Nga Nguyễn đi khám cùng người thân của mình. Sau trận ho tại văn phòng của vị bác sĩ, cô được xét nghiệm, và kết quả trả về vào ngày hôm sau là dương tính.

    Kể từ thời điểm ấy, Nga Nguyễn được điều trị trong một bệnh viện ở châu Âu, tìm cách lần theo quá trình di chuyển của mình và cố gắng nhớ lại bất kỳ ai đã từng tiếp xúc với cô. Nga, cùng với em gái ruột đi cùng là N.H.N, trở thành tâm điểm của truyền thông và mạng xã hội. N.H.N là "bệnh nhân số 17" dương tính với virus corona tại Việt Nam, được báo chí Anh Quốc gọi là "siêu lây nhiễm" vì đã không khai báo sau nhập cảnh, và phát hiện ra nhiều người chung chuyến bay với cô cũng đã nhiễm Covid-19.

    "Mọi người bảo rằng tôi đã về nước, rằng tôi đã biết mình nhiễm bệnh khi đang dự show thời trang - cả hai đều không đúng. Họ còn bảo tôi là đứa hư hỏng chỉ vì một bức ảnh hở hang, và đó là lý do vì sao virus nhiễm vào tôi," - Nga Nguyễn trả lời phỏng vấn qua điện thoại với NY Times.

    Những lời bình luận ác ý bắt đầu xuất hiện. Một người dùng Twitter đăng tải viết, Nga Nguyễn không còn là một "influencer" - người ảnh hưởng, mà là "infector" - người lây nhiễm. Một số khác thì chẳng buồn kiểm tra lại thời điểm dịch bệnh bắt đầu tại Ý với lịch trình của Nga ở đó, mặc định mọi tội lỗi đều là ở cô.

    Dư luận nhanh chóng tìm ra Nga cùng em gái đã đến show diễn thời trang thông qua những hình ảnh trên Instagram cá nhân của cô (hiện tại đã buộc phải xóa, sau khi cô nhận được một loạt các tin nhắn đe dọa nhắm đến cá nhân và gia đình).

    NY Times đăng tải, Nga Nguyễn là con gái của một doanh nhân, thường xuyên di chuyển giữa London, Đức và Hà Nội. Cô được The Resident - một trang tin tại London gọi là "cô du mục toàn cầu" vì đã đi qua rất nhiều nơi. Về học vấn, cô tốt nghiệp ngành khoa học chính trị của ĐH King's College ở London, từng làm cho tập đoàn LVMH trước khi trở về nối nghiệp kinh doanh của gia đình.

    Nga Nguyễn tại Met Gala 2018.

    Nga không muốn gọi bản thân là một "influencer", dù cô tự nhận mình rất yêu thời trang và thường xuyên tham dự các sự kiện từ thiện, ghi lại hình ảnh và đăng tải chúng lên mạng xã hội. Ít nhất 2 lần Nga tham dự Met Gala, và có nhiều tấm hình chụp chung cùng những nhân vật đình đám của làng thời trang thế giới như người mẫu Naomi Campbell, nhà báo Anna Dello Russo, doanh nhân Jonathan Newhouse, và cả Virgil Abloh - nhà thiết kế của Off-White và Louis Vuitton.

    Nói cách khác, cô đã tự biến bản thân thành mục tiêu bằng những hình ảnh thể hiện cuộc sống của mình qua mạng xã hội.

    "Tôi hoàn toàn thấu hiểu cảm xúc cực đoan của mọi người, trong bối cảnh thế giới đang quay cuồng vì dịch bệnh," - Nga cho biết. "Chúng tôi bị soi xét, đánh giá rất kỹ, nhưng tôi nghĩ phần lớn là do những giả định và tưởng tượng về hậu quả của các sự kiện đã xảy ra."

    Hành trình di chuyển của "bệnh nhân thời trang số 0" - có thật là người bắt đầu? 

    Và đây là những gì xảy ra trên thực tế! Dù Nga Nguyễn cho biết cô đã chơi chung với "một người bạn từ Gucci" được một thời gian và từng tham dự một số sự kiện ra mắt tại châu Âu, nhưng năm nay mới là lần đầu tiên cô thực sự có mặt ở một show thời trang của Gucci với tư cách khách mời. Dĩ nhiên là cô rất vui, rủ luôn em gái của mình đi chung.

    Ngày 18/2, họ bay từ London (Anh) sang Milan (Ý), và đến thẳng show diễn của Gucci.

    "Tôi thực sự phấn khích không chịu nổi, thực sự rất kinh ngạc," - Nga cho biết. Cả hai ở lại Milan 1 đêm, sáng hôm sau dự sự kiện, sau đó bay trở lại London. Nga không tiết lộ nơi ở và hãng hàng không chở cô, bởi không muốn làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của họ. Nhưng nhìn chung, chị em cô ở lại Ý trong chưa đầy 48h.

    "Ở thời điểm ấy, chẳng ai nói gì về virus cả." - cô chia sẻ. Phải đến ngày 20/2, ca nhiễm virus đầu tiên mới được ghi nhận tại Lombardy.

    Show diễn của Gucci tại Milan.

    Ngày 25/2, họ tới Paris để dự show thời trang của Saint Laurent. Lúc này, Ý đã được xác định là trung tâm bùng phát dịch virus corona tại châu Âu, nhưng chưa có lệnh phong tỏa. Cuối tuần ấy, em gái cô bay về nước.

    "Chúng tôi vẫn hoàn toàn bình thường suốt thời gian đó. Tôi còn đi làm, đi tập gym nữa," - Nga Nguyễn cho biết.

    Ngày 2/3, Nga có một chuyến đi công tác. Thế rồi cơn ho bắt đầu, và ngày hôm sau cô biết mình dương tính với virus corona chủng mới.

    "Tôi thực sự đã rất bối rối," - Nga chia sẻ. "Bạn nghĩ xem, tôi bị từ lúc nào và tại sao nó lại xảy ra?" Những câu hỏi ấy chưa thể trả lời, nhưng kể từ đó cô đã bị cách ly. Triệu chứng ho rất nhiều, thân nhiệt tăng lên rất cao - có lúc tới 39 độ C - rồi lại hạ.

    Nga cho biết cô đã nhanh chóng báo tin cho đại diện Gucci và Saint Laurent, cũng như danh sách bạn bè, người thân, nhân viên trang điểm và nhiếp ảnh đã dự sự kiện cùng (chưa ai có dấu hiệu nhiễm). Hai công ty trên cho biết các nhân viên cũng không cho thấy dấu hiệu nhiễm Covid-19, và nói rằng họ sẽ thông báo cho những người đã ngồi cùng với Nga trong buổi sự kiện.

    Saint Laurent từ chối bình luận khi phóng viên NY Times liên hệ, vì lý do bảo mật riêng tư. Đại diện của Gucci thì trả lời như sau: "Dù đã qua 21 ngày kể từ ngày show diễn được tổ chức, khi biết về thông tin của cô Nguyễn, chúng tôi đã thông báo cho tất cả khách hàng ngồi cùng cô Nguyễn ngày hôm đó."

    Hiện tại, Nga cho biết cô đang hy vọng buổi xét nghiệm kế tiếp vào ngày 16/3 sẽ cho kết quả tốt, dù cô vẫn dự tính ở lại bệnh viện để xét nghiệm thêm lần nữa cho chắc chắn. Bản thân Nga cũng ý thức được rằng tình trạng của mình cho phép cô đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm dịch và cách ly tốt hơn so với người khác.

    Về mạng xã hội, Nga tạm thời ngưng hoạt động. "Sau khi hồi phục và quay trở lại cuộc sống bình thường, tôi sẽ tiếp tục làm," - cô chia sẻ thêm.

    Vào lúc này, những tin đồn trong giới thời trang vẫn rất sôi động. Các tin đồn đổ dồn vào Met Gala - một sự kiện thời trang lớn khác dự tính diễn ra vào 4/5 ở New York, do bảo tàng Metropolitan tổ chức. Hiện tại, bảo tàng vẫn chưa có dự tính hoãn sự kiện, ít nhất là vào lúc này.

    Còn Nga, cô hiện cũng chưa có ý định tham gia.

    Trí Thức Trẻ (dịch từ NY Times)

  • Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý việc tạm dừng đơn phương miễn thị thực đối với 8 nước châu Âu gồm Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha để ngăn chặn bùng nổ dịch Covid-19 tại Việt Nam.

    Tin từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, Chính phủ đã quyết định tạm thời đình chỉ chương trình đơn phương miễn thị thực cho công dân từ các nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

    Quyết định trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố tại cuộc họp về phòng chống và kiểm soát Covid-19, vừa tổ chức tại Hà Nội sáng 9.3. Cùng với đó, Việt Nam cũng sẽ tạm thời không cử cán bộ đi học tập, công tác nước ngoài trừ trường hợp đặc biệt được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ.

    <pTrước đó, Chính phủ cũng đã quyết định tạm thời miễn thị thực đơn phương cho công dân từ Ý (ngày 2.3) và Hàn Quốc (ngày 28.2) nhằm ngăn chặn sự lây lan virus sang Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng và có dấu hiệu mất kiểm soát tại các quốc gia này.

    Cũng trong sáng nay (11.3), Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đã tiếp tục họp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Phân tích diễn biến dịch bệnh tại châu Âu, bên cạnh việc đơn phương tạm dừng chính sách miễn visa đối với 8 nước châu Âu, các thành viên Ban Chỉ đạo cũng bàn thảo vấn đề có nên báo cáo cấp thẩm quyền cho phép tổ chức cách ly tập trung đối với những người đến từ khu vực này hay không.

    Theo các chuyên gia y tế, hiện nay diễn biến dịch bệnh ở khu vực này rất phức tạp, số ca mắc bệnh và tử vong tăng nhanh; khí hậu ở châu Âu mùa này cũng thuận lợi cho virus SARS-CoV-2 phát triển; người dân châu Âu có thói quen tự do đi lại, không đeo khẩu trang… nên nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh khu vực này rất cao.

    Các ý kiến đại diện Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng nhấn mạnh bài học chiến thắng chiến dịch mở màn là thực hiện tốt công tác rà soát, ngăn chặn, phát hiện các trường hợp nghi ngờ để tổ chức cách ly. Do vậy việc tổ chức cách ly tập trung đối với người nhập cảnh từ khu vực châu Âu là cần thiết. Tuy nhiên, một số ý kiến cũng đề nghị cân nhắc kỹ giải pháp này.

    Ban Chỉ đạo cho rằng bản chất việc tổ chức cách ly là sàng lọc, phát hiện những người có nguy cơ lây nhiễm để thực hiện biện pháp ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Chúng ta cũng không cực đoan cho rằng tất cả mọi người đến từ các nước châu Âu đều là người có nguy cơ. Chúng ta chỉ cách ly những người có nguy cơ lây nhiễm bệnh, đó là những người đã đi qua vùng dịch, ổ dịch, có tiếp xúc gần với người đã đi qua vùng dịch... Ban Chỉ đạo giao Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao thống nhất các địa điểm được coi là vùng dịch, ổ dịch Covid-19 để báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

    Theo Thanh Niên

  • Trên khắp thế giới, hiện có hơn 110,000 ca nhiễm bệnh và 3,800 người đã tử vong, nhưng 62,000 đã bình phục. Một nghiên cứu ở Trung Quốc còn chỉ ra rằng 81% những người nhiễm bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ. Nhưng chúng ta không vì thể mà chủ quan. Dưới đây là mô tả chân thật của những người từng trải qua căn bệnh này:

    Xoang của tôi đau nhức, màng nhĩ như bị đâm thủng


    Thầy giáo Connor Reed, 25 tuổi, được các bác sĩ Vũ Hán chẩn đoán nhiễm virus corona.

    Connor Reed, một người ở Bắc Wales nhưng vào thời điểm xảy ra dịch bệnh, anh đang ở Vũ Hán. Anh là một trong những công dân Anh đầu tiên nhiễm virus corona. 

    Anh mắc bệnh vào tháng 11/2019, một tháng trước khi chính quyền Trung Quốc chính thức tuyên bố dịch bệnh. Lúc đó anh tưởng mình bị cúm. 

    Nhưng sau 24 ngày mệt mỏi, những ngày mà anh đã ghi chép lại trong nhật ký, bệnh viện cuối cùng thông báo anh là một trong những bệnh nhân đầu tiên nhiễm một loại virus hoàn toàn mới, đó chính là corona.

    Trong nhật ký, giáo viên tiếng Anh 25 tuổi này mô tả ban đầu anh chỉ bị sụt sịt, và anh cố tự chữa bằng cách uống whisky ấm và mật ong. Sau một tuần thì anh chắc mình đã nhiễm cúm. 

    ''Không chỉ là cảm lạnh thông thường. Tôi đau nhức toàn thân, đầu tôi muốn nổ tung, mắt của tôi nóng rát, cổ họng sưng'', anh viết. Anh nói xương khớp đau đớn và ho từng cơn''.


    Connor ban đầu từ chối dùng kháng sinh và muốn bệnh tự hết. Ảnh: Facebook

    Đến ngày thứ 11, anh nghĩ bệnh tình đã thuyên giảm. Nhưng sang ngày hôm sau, bệnh còn trở nặng hơn. ''Tôi đổ mồ hôi, người nóng như lửa, chóng mặt và run cầm cập. Tivi vẫn mở nhưng tôi không nghe thấy gì. Đó là cơn ác mộng''.

    ''Tôi hít thở khó khăn. Khi tôi thở ra, phổi của tôi nghe như một túi giấy bị vò nát. Tôi phải đi khám thôi''. 

    Sau nhiều giờ kiểm tra, anh được chẩn đoán mắc viêm phổi. Vài ngày sau, viêm phổi biến mất nhưng anh cảm thấy đau đớn như bị một chiếc xe lu cán qua. 

    ''Xoang mũi đau nhức, màng nhĩ như bị đâm thủng. Tôi dùng tăm bông massage lỗ tai hy vọng làm dịu cơn đau''. May mắn vài ngày sau, anh cảm thấy đỡ hơn. 

    ''Tôi bị sốc, mệt mỏi và không thể ăn uống gì''


    Bà Jaimuay Sae-ung, công dân Thái đầu tiên nhiễm virus corona.

    Bà Jaimuay Sae-ung, 73 tuổi, đã trở thành người Thái Lan đầu tiên nhiễm bệnh vào tháng 12/2019. Dù mắc nhiều bệnh nền, bao gồm cả bệnh tim, nhưng bà vẫn sống sót sau khi được các bác sĩ cho cách ly điều trị tại một bệnh viện ở Thái. 

    Triệu chứng cua bà bao gồm sốt và ho nhiều, bà bị viêm phổi trong thời gian cách ly và gia đình đã tưởng bà không qua khỏi. 

    ''Tôi chỉ biết mình bị nhiễm virus corona sau khi đến bệnh viện'', bà mẹ 7 con nói với Sky News. ''Tôi hơi buồn, hơi sốc, mệt mỏi và kiệt sức, tôi không nuốt nổi món gì''.  

    Bà Jaimuay đã cãi nhau với các bác sĩ và y tá ở bệnh viện, vì bà nghĩ mình không cần phải ở lại đó. Sau 10 ngày, sức khỏe của bà cải thiện và được xuất viện sau 2 lần kiểm tra âm tính. 

    ''Không ho, không sụt sịt - chỉ bị sốt'' 

    Một người đàn ông trẻ tuổi giấu tên nói với Irish Mirror rằng anh nhập viện sau khi đi du lịch ngắn ngày và bị sốt. Kết quả xét nghiệm lần đầu cho thấy anh nhiễm virus corona.

    ''Triệu chứng duy nhất xuất hiện là sốt. Tôi không bị vấn đề về hô hấp, viêm phổi hay ho, hắt hơi gì cả''.

    ''Tôi chỉ bị sốt vài ngày là hết, vì vậy tôi chỉ đến xét nghiệm ở bệnh viện và không phải cách ly''.

    Anh cho biết mình ''hơi lo lắng'' nhưng ''không sợ'' và sau 2 lần kiểm tra âm tính thì anh được cho về. ''Tôi chỉ thấy chán. Quanh quẩn đọc tin và xem phim''. 

    ''Tất cả mọi lỗ chân lông trên người tôi đều nở rộng và tôi phải ngồi xe lăn''

    David và Sally Abel, đến từ Oxfordshire, đã trở thành những anh hùng mạng sau khi đăng tải hành trình của họ trên tàu Diamond Princess ở Nhật Bản. Cả hai được điều trị tại bệnh viện ở Nhật và nhiễm bệnh khi cách ly trong cabin trên tàu. 

    Ban đầu cả hai nghi ngờ về kết quả xét nghiệm nhưng sau đó, ông David 74 tuổi, bắt đầu cảm thấy không khỏe trên đường đến bệnh viện. Ông gần như ngất xỉu. ''Các lỗ chân lông trên người tôi phình to và tôi phải ngồi xe lăn''.

    Cả hai đều bị viêm phổi và cả virus corona. 

    Sau thời gian điều trị và 3 lần xét nghiệm thì bà Sally đã khỏi bệnh, nhưng ông David vẫn bị một lần dương tính, nghĩa là ông vẫn chưa thể trở về Anh.

    ''Tôi vẫn có thể đi làm như bình thường''


    Ông Carl Goldman đã phải cách ly. Ảnh: Fox News

    Ông Carl Goldman đến từ Santa Clarita (Hoa Kỳ), cũng là một bệnh nhân trên tàu Diamond Princess và cho biết bệnh tình của mình không có gì nghiêm trọng. Trong một bài báo trên The Washington Post, ông cho biết mình bị sốt và bị ho một chút trong suốt chuyến bay trở về Mỹ. Do đó ông đã tự cách ly. 

    ''Tôi đã gần 70 tuổi, và lần bệnh nặng nhất là lúc tôi bị viêm phế quản cách đây 7 năm. Còn lần này thì không đến nỗi nặng, không đau nhức, không ớn lạnh. Tôi còn không bị nghẹt mũi. Ngực tôi hơi căng tức và tôi bị ho nhẹ''.

    ''Bình thường mà bị như vậy thì tôi vẫn đi làm''.

    ''Tôi nghĩ mình bị jetlag và không gì hơn''.

    Bridget Wilkins bay từ London đến Brisbane, quá cảnh tại Singapore, và được xét nghiệm dương tính với virus corona. Tuy nhiên, cô thậm chí không nhận ra là mình đã nhiễm bệnh.

    Cô khuyên mọi người nên bình tĩnh vì so với cảm lạnh dài ngày, thì căn bệnh corona này cũng không có gì ghê gớm hơn.

    ''Thông điệp mà tôi muốn gửi đến thế giới là có thể bạn đã nhiễm virus, và nó chỉ gây ra những triệu chứng rất thông thường, như đau đầu, đau họng hoặc chỉ mệt mỏi. Tôi cứ tưởng mình bị như vậy là do đã bay suốt 30 tiếng''. 

    Viethome (theo Mirror)

  • Tổng số người dương tính với virus corona hiện nay là 456, sau khi 83 ca nhiễm mới được phát hiện, biến 11/3 thành ngày có số lượng bệnh nhân tăng cao nhất từ trước đến nay. Dưới đây là một số tin chính:

    - Thứ trưởng Bộ Y tế Nadine Dorries đã trở thành nghị sĩ đầu tiên nhiễm Covid-19. Bà đã cách ly và các văn phòng của quốc hội đang bị niêm phong. Tuy nhiên, phủ Thủ tướng cho biết ông Boris Johnson không có triệu chứng nhiễm bệnh, do đó không cần phải xét nghiệm. Được biết, ngài Thủ tướng không có ''tương tác gần'' với bà Dorries. ''Tương tác gần'' nghĩa là đứng gần bệnh nhân trong phạm vi 2m.


    Một số văn phòng quốc hội bị niêm phong.

    - Sáng nay, một phụ nữ Anh 53 tuổi nhiễm virus corona và đã tử vong ở Bali, Indonesia. Người này tới Bali vào hôm 29/2 và 3 ngày sau thì bị sốt. Bà có tiểu sử bệnh tiểu đường và cao huyết áp, cùng một số bệnh khác. 

    - Quân đội sẽ phân phối thực phẩm cho các siêu thị nếu dịch bệnh tệ hơn.

    - Ireland ghi nhận ca tử vong đầu tiên do virus corona. Đó là một phụ nữ lớn tuổi và có nhiều bệnh nền. Chưa rõ bà bị nhiễm bệnh từ đâu.

    - Trụ sở Barclays ở Canary Wharf có một nhân viên nhiễm Covid-19. Nhân viên này làm việc tại tầng thứ 9 của tòa nhà Barclays tại số 5 North Colonnade. Các đồng nghiệp ngồi gần người này đã cách ly, tuy nhiên tòa nhà và cả tầng 9 này đều mở cửa bình thường sau khi khử trùng.


    Trụ sở Barclays ở Canary Wharf.

    - Bộ trưởng tài chính Rishi Sunak tuyên bố sẽ chi 30 tỉ bảng để đẩy lùi dịch bệnh. 

    - Cả gia đình phải chờ 9 ngày mà vẫn chưa được xét nghiệm Covid-19 sau chuyến du lịch từ bắc Italy. Anh Phillip Meyer đến từ Kent cho biết con mình bắt đầu ho sau vài ngày từ Italy trở về, cậu bé đã bị nhà trường cho nghỉ ở nhà. Khi gọi 111 vào ngày 2 tháng 3, anh được thông báo là hai cha con cần phải xét nghiệm. Sau đó ngày nào anh cũng gọi cho NHS mà vẫn chưa thấy ai tới xét nghiệm cho anh và con.

    Anh nhận xét: ''Tôi thấy chính phủ làm không tốt lắm trong việc xét nghiệm người dân'', anh nói. Khi anh Meyer hết kiên nhẫn và đề xuất sẽ tự đến bệnh viện Maidstone để xét nghiệm, thì nhân viên tổng đài bảo ''không có gì đảm bảo anh sẽ được xét nghiệm tại bệnh viện và anh có thể không được xếp hàng chờ xét nghiệm cùng những người khác''. Hiện mọi người ở trường của con trai anh đang rất lo lắng. 


    Gia đình anh Mayer

    - Một nhân viên của Cục thống kê Quốc gia đã bị nhiễm Covid-19. Người này làm tại văn phòng ở Newport. Văn phòng vẫn mở cửa bình thường.

    - Jeremy Corbyn cảnh báo việc cách ly có thể làm tăng bạo lực gia đình. 

    - Disneyland Paris có 2 nhân viên nhiễm Covid-19. Hai người này thuộc bộ phận bảo trì và không tiếp xúc với du khách.

    - Đội cricket của tuyển England bị cấm chụp ảnh selfie với fan khi du đấu ở Sri Lanka. Họ cũng không được bắt tay đồng đội và cả đối thủ mà chỉ được chạm nắm đấm vào nhau thay màn chào hỏi.

    Viethome (theo Mirror)

  • Trung Quốc chi trả toàn bộ phí xét nghiệm và điều trị, một số nước khác chỉ miễn phí điều trị cho công dân mình hoặc miễn phí xét nghiệm.

    Chính phủ Trung Quốc chi trả toàn bộ chi phí điều trị cho bệnh nhân nhiễm nCoV. Nước này dành ngân sách 110,48 tỷ nhân dân tệ (15,6 tỷ USD) để trả chi phí điều trị, trợ cấp cho nhân viên y tế và mua sắm trang thiết bị y tế đối phó với Covid-19.

    Mỗi lần xét nghiệm nCoV tại Trung Quốc có giá khoảng 53 USD, chi phí điều trị trung bình rơi vào 806 USD đối với thanh niên và 3.309 USD đối với người có tuổi. Một số phương pháp điều trị tốn kém cũng được miễn phí như phương pháp trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể, dùng để hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp khi hai hệ thống này của cơ thể không hoạt động.

    Mỹ không thu phí xét nghiệm nCoV tại các phòng thí nghiệm song việc điều trị tại các bệnh viện có thể tốn hơn 3.200 USD. Nhóm vận động hàng lang Các chương trình bảo hiểm Mỹ khuyến cáo khách hàng cần hỏi nhà cung cấp bảo hiểm để biết mức chi trả liên quan đến Covid-19.

    Phó Tổng thống Mike Pence trong cuộc họp với CEO các công ty bảo hiểm ngày 10/3 nói sẽ đảm bảo dân Mỹ được xét nghiệm nCoV và "chi phí sẽ không còn là rào cản". Các công ty bảo hiểm lớn của Mỹ đồng ý chi trả phí điều trị từ xa, Pence cho biết.

    Nhân viên y tế Hàn Quốc ngày 10/3 lấy mấu xét nghiệm cho người lao động tại một tòa nhà ở Seoul, nơi phát hiện 46 ca nhiễm nCoV. Ảnh: AFP

    Hàn Quốc hồi tháng 1 thông báo chính phủ và các công ty bảo hiểm sẽ chi trả chi phí liên quan đến khám bệnh, cách ly và điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV, kể cả bệnh nhân nước ngoài. Hàn Quốc triển khai nhiều trạm xét nghiệm với khả năng tiếp nhận 15.000 người/ngày, trong đó có nhiều nơi cho phép lấy mẫu từ người ngồi trên xe ôtô.

    Nhật Bản công bố Covid-19 là bệnh truyền nhiễm vào tháng 2. Chính phủ Nhật Bản sẽ thanh toán các hóa đơn nội trú lên quan đến Covid-19.

    Khoảng 18.000 người tại Anh được xét nghiệm miễn phí từ tháng 2 và hơn 370 người trong số này dương tính với nCoV.

    Chi phí cho mỗi lần xét nghiệm nCoV tại Đức lên đến khoảng 282 USD. Các công ty bảo hiểm sẽ thanh toán chi phí nếu bác sĩ quyết định cho bệnh nhân xét nghiệm nCoV. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đề nghị bác sĩ cho xét nghiệm nCoV, các công ty bảo hiểm sẽ không thanh toán chi phí.

    Singapore ngày 7/3 áp dụng chính sách thu phí điều trị và miễn phí xét nghiệm đối với người nước ngoài nhiễm nCoV có thị thực nhập cảnh ngắn ngày. Công dân Singapore và người có thị thực nhập cảnh dài ngày sẽ được chính phủ nước này chi trả tiền điều trị và xét nghiệm tại các bệnh viện công.

    Việt Nam miễn phí xét nghiệm cho những người thuộc diện nghi nhiễm nCoV và có chỉ định xét nghiệm. Nếu kết quả dương tính với nCoV và phải điều trị tiếp, toàn bộ chi phí điều trị và xét nghiệm do ngân sách nhà nước chi trả.

    Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Tính tới trưa 11/3, Covid-19 xuất hiện tại 119 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 119.000 ca bệnh, 4.300 ca tử vong và hơn 66.500 người đã hồi phục. Trung Quốc, Italy, Iran và Hàn Quốc là những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất từ Covid 19.

    Theo VnExpress

  • Covid-19 đang làm đình trệ nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh ở châu Âu, tiềm ẩn nguy cơ khiến khu vực rơi vào suy thoái nghiêm trọng.

    Những tác động không mong muốn từ quyết định chưa từng có tiền lệ của Italy khi phong tỏa toàn quốc nhằm ngăn Covid-19 và viễn cảnh những quốc gia khác sẽ nối gót Rome được dự đoán sẽ tạo ra thách thức lớn với giới chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách châu Âu, đặc biệt về kinh tế.

    Các quan chức Liên minh châu Âu (EU), những người đã dành nhiều năm đối phó với cuộc suy thoái kinh tế năm 2008, đang cân nhắc sử dụng những công cụ tương tự cách đây hơn một thập kỷ, tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng chúng chưa đủ để đối phó với cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra.

    Một nhà hàng ở Quảng trường St Mark, Milan, Italy, ngày 9/3, sau khi chính phủ áp lệnh phong tỏa toàn quốc. Ảnh: AFP

    Chẳng hạn, biện pháp cắt giảm lãi suất và khuyến khích ngân hàng cho vay sẽ không có kết quả nếu người lao động không làm việc và người tiêu dùng không mua sắm.

    Sụp đổ hoạt động kinh doanh là tác động tức thì của lệnh phong tỏa mà Italy vừa ban hành. Khi dòng tiền bốc hơi, các công ty đứng trước nguy cơ không thể trả hóa đơn, lương nhân viên, nợ ngân hàng và tiền thuế. Lãnh đạo doanh nghiệp cùng chính trị gia ở Italy và các nước khác trong khu vực đang kêu gọi chính phủ cũng như các nhà hoạch định chính sách EU nới lỏng những quy định tài chính nhằm giúp các công ty duy trì sự sống chờ ngày dịch bệnh đi qua và hoạt động thương mại trở lại bình thường.

    "Mọi thứ đều bị đình trệ và điều này có thể dẫn tới những thiệt hại nghiêm trọng", Massimo Perrella, giám đốc điều hành Poliform Lucernari, công ty sản xuất cửa sổ mái nhà tại tỉnh Parma, phía bắc Italy, cho hay.

    Theo ông, tình hình hiện tại tồi tệ hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính năm 2008. "Công ty tôi đang bị bao trùm bởi nỗi lo sợ và tâm lý bất an", Perrella nói. Công ty của ông có 24 nhân viên, hầu hết đều là người trong gia đình.

    Richard Kozul-Wright, giám đốc Phòng Chiến lược và Toàn cầu hóa tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), đánh giá gần như chắc chắn châu Âu "sẽ rơi vào suy thoái trong những tháng tới".

    "Nền kinh tế Đức đặc biệt mong manh nhưng kinh tế Italy và các khu vực khác ở ngoại vi châu Âu cũng đang đối mặt những căng thẳng rất nghiêm trọng do hậu quả của tình hình thời gian qua", ông nói, đề cập tới Covid-19.

    Một số nhà kinh tế nhận định những biện pháp điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) không giúp ích nhiều ở giai đoạn hiện nay, song số khác lại cho rằng chúng cũng mang tới những lợi ích nhất định và rằng việc không hành động gì còn truyền đi tín hiệu gây hoang mang hơn tới thị trường.

    "ECB về cơ bản không thể hóa giải cú sốc từ dịch bệnh nhưng họ có thể giảm bớt tác động của nó, đồng thời ngăn chặn cú sốc lan ra, trở thành một cuộc suy thoái nghiêm trọng hơn", Seamus Mac Gorain, cựu quan chức Ngân hàng Trung ương Anh, bình luận.

    Các công ty lớn của Italy với tiềm lực tài chính mạnh và hoạt động toàn cầu đang thích nghi với lệnh phong tỏa. Nhà sản xuất lốp xe Pirelli & Co. và nhà sản xuất xe hơi Fiat Chrysler Automobiles cho biết họ vẫn duy trì hoạt động nhưng sẽ giảm thiểu các cuộc họp và những chuyến công tác. Song các công ty nhỏ đang chật vật.

    4 nhà hàng thuộc công ty Mammina Holding của Antonio Viola luôn vắng khách kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Italy dù chúng đều nằm cách xa những khu vực bị cách ly. Tại một nhà hàng khác ở Milan, doanh thu hai tuần qua đã giảm 70%.

    "Cuộc khủng hoảng mang đến những tác động khủng khiếp", giám đốc công ty Viloa cho hay và thêm rằng trong những ngày tới, anh có thể phải đóng cửa tất cả các nhà hàng, nơi 100 nhân viên đang làm việc, nếu tình hình tiếp tục ảm đạm. "Đây thực sự là một thảm họa".

    Các chuyên gia kinh tế đang thúc giục chính phủ những quốc gia trong khu vực đồng euro tăng chi tiêu để hỗ trợ nền kinh tế và giảm áp lực đè nặng lên ECB.

    Hồi tháng 10 năm ngoái, Chủ tịch ECB Christine Lagarde gọi đích danh Đức và Hà Lan. Theo bà, hai quốc gia này nên sử dụng thặng dư ngân sách để gia tăng các khoản đầu tư giúp kích thích nền kinh tế eurozone.

    Nhưng dù Đức đã công bố một số biện pháp tài khóa hạn chế trong những ngày gần đây, các quan chức Đức vẫn phản đối việc chi tiêu thâm hụt và đang cố gắng làm dịu những biến động trong chu kỳ kinh doanh.

    Đảng Bảo thủ CDU của Thủ tướng Đức Angela Merkel, bên đặc biệt hoài nghi về các biện pháp kích thích tài khóa, đang ở giữa một cuộc chiến nhằm quyết định người kế nhiệm Merkel trước cuộc bầu cử quốc gia vào năm tới. Điều này càng khiến chính phủ Đức thận trọng hơn trong việc tiến hành các biện pháp tài khóa.

    Trong bối cảnh những động thái chính sách mang tính quyết định khó có thể được thực hiện, các nhà quản lý và quan chức chính quyền hiện quan tâm nhất đến việc ngăn suy thoái kinh tế tác động tới hệ thống ngân hàng vốn đã mong manh của eurozone và giảm thiểu tác động của nó đối với các ngân hàng bị ảnh hưởng.

    Tại Brussels, các cuộc thảo luận đang diễn ra chủ yếu xoay quanh việc làm thế nào để đảm bảo các công ty, đặc biệt là những công ty nhỏ, có đủ nguồn vốn nhằm đối phó với tình trạng sụt giảm mạnh doanh số cũng như hoạt động kinh doanh.

    Khi số ca nhiễm nCoV tiếp tục tăng, các chính trị gia dân túy châu Âu lại đang cố gắng lợi dụng cuộc khủng hoảng y tế để phục vụ cho những mục tiêu của riêng họ.

    Với Matteo Salvini, cựu bộ trưởng nội vụ Italy, lãnh đạo đảng Liên minh cực hữu, dịch bệnh là cơ hội để thuyết phục người dân rằng chính phủ thân châu Âu của họ đang thất bại.

    "Nếu (Thủ tướng Giuseppe) Conte không thể bảo vệ đất nước và người dân Italy, ông ấy nên đứng sang một bên", Salvini nói hồi cuối tháng hai. "Dịch bệnh đang lây lan. Tôi muốn hỏi chính phủ ai đã đến và đi khỏi nước ta. Chúng ta phải đóng cửa biên giới ngay bây giờ".

    Khách du lịch đi bộ gần kim tự tháp kính Lourve ở Paris ngày 28/2. Ảnh: AFP

    Trong khi làn sóng kỳ thị Trung Quốc đang lan rộng trên toàn cầu, Salvini tiếp tục làm dấy lên nỗi lo sợ về những người xin tị nạn châu Phi đang từ Libya đổ tới Italy. "Để người di cư đến Italy từ châu Phi, nơi đã được xác nhận có virus, là hành động vô trách nhiệm", ông tuyên bố hồi tháng trước.

    Thời điểm đó, Ai Cập là quốc gia duy nhất ở châu Phi ghi nhận ca nhiễm nCoV. Đến nay, virus đã xuất hiện tại hàng loạt quốc gia tại khu vực.

    Tại Pháp, Marine Le Pen, lãnh đạo đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (RN), hồi đầu tháng chỉ trích chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron vì đã cho phép fan hâm mộ bóng đá Italy vào sân xem một trận đấu ở Lyon. Bà khẳng định "một biên giới được dựng lên là để bảo vệ người dân, bất kể tình hình như thế nào".

    Các đảng cực hữu ở Đức và Tây Ban Nha đã kêu gọi đình chỉ hiệp ước Schengen, thỏa thuận cho phép đi lại miễn hộ chiếu tại 26 quốc gia thành viên EU. Họ lên án các lãnh đạo châu Âu ưu tiên "những giáo điều" về biên giới mở hơn là sức khỏe của dân chúng.

    Song giám đốc Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) Andrea Ammon khẳng định đình chỉ hiệp ước Schengen là "không hợp lý từ góc độ khoa học".

    Những quy định trong hiệp ước Schengen cho phép các quốc gia khôi phục kiểm tra biên giới nếu có các mối đe dọa đặc biệt đối với chính sách công hoặc an ninh nội bộ. Áo, Đan Mạch, Pháp, Na Uy và Thụy Điển đã thực hiện kiểm tra biên giới từ năm 2015, khi cuộc khủng hoảng tị nạn mới bùng phát.

    "Đã có những tiếng nói thúc giục đóng cửa biên giới ở một số quốc gia và những người như Salvini sử dụng nó để tuyên truyền rằng người di cư không nên được tiếp nhận", Andrea Mammone, giảng viên về lịch sử châu Âu hiện đại tại Đại học London, nói. "Nhưng điều đó không hoàn toàn đúng bởi hầu hết các ca nhiễm tập trung ở bắc Italy".

    "Ở cấp độ EU, chiến lược quan trọng nhất là ngăn hoảng loạn lây lan", ông nói.

    Theo VnExpress

  • Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) vừa bất ngờ hạ lãi suất cơ bản thêm 0,5%, nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang bị gián đoạn vì dịch bệnh.

    "Dù mức độ ảnh hưởng từ cú sốc kinh tế do Covid-19 gây ra còn chưa chắn chắn, các hoạt động tại Anh vài tháng gần đây đã suy yếu rõ rệt", BoE cho biết trong thông báo.

    Lãi suất cơ bản tại Anh hiện còn 0,25%. Đây là mức thấp kỷ lục từng đạt sau cuộc bỏ phiếu khiến Anh rời châu Âu năm 2016.

    Bên ngoài trụ sở Ngân hàng trung ương Anh tại London. Ảnh: Reuters

    Đây cũng là lần đầu tiên BoE điều chỉnh lãi suất bất thường kể từ khủng hoảng tài chính 2008 và là lần đầu tiên hạ lãi suất kể từ tháng 8/2016. Hôm nay, Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak cũng sẽ công bố ngân sách năm nay. Giới quan sát cho rằng ngân sách sẽ có thêm khoản cho y tế để đối phó Covid-19, đồng thời bổ sung kích thích kinh tế.

    BoE không thông báo thêm bất kỳ chương trình mua lại trái phiếu nào, nhưng đã hạ tỷ lệ dự phòng vốn cho các ngân hàng từ 1% xuống 0%, đồng thời thực hiện chính sách mới hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cả hai động thái này đều nhằm duy trì dòng chảy tín dụng.

    Đồng bảng Anh đã yếu đi so với đôla Mỹ sau thông tin trên. Tuần trước, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng trung ương Canada cũng đã hạ lãi suất. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được dự báo có động thái tương tự ngày mai (12/2).

    Anh hiện ghi nhận hơn 380 ca nhiễm nCoV, trong đó có 6 trường hợp tử vong. Thứ trưởng Y tế Anh Nadine Dorries ngày 10/3 cũng thông báo đã nhiễm nCoV. Truyền thông địa phương đưa tin bà đã tiếp xúc với hàng trăm người, trong đó có cả Thủ tướng Anh Boris Johnson.

    Anh cho đến nay không thực hiện bất kỳ biện pháp quyết liệt nào để ngăn virus lây lan, trong khi giới chức bày tỏ tin tưởng rằng họ có thể ngăn chặn dịch bệnh. Các chuyên gia y tế lo ngại tình hình ở Anh đang diễn biến theo đúng quỹ đạo cuộc khủng hoảng Covid-19 đang làm tê liệt Italy.

    "Những gì vừa xảy ra với chúng tôi giống như một quả bom phát nổ", giáo sư Giacomo Grasselli, người điều phối mạng lưới đơn vị chăm sóc đặc biệt ở vùng Lombardy, miền bắc Italy, nói về Covid-19 bùng phát ở nước này. "Tôi sẽ rất cẩn thận trong giai đoạn này bởi nó lây lan rất nhanh, như một đám cháy".

    Bệnh nhân Covid-19 được đặt nằm sấp để dễ hô hấp hơn tại bệnh viện Cremona ở miền bắc Italy hôm 9/3. Ảnh: Reuters

    Trước dịch bệnh làm tê liệt Italy, cựu bác sĩ người Anh Adam Kat cảnh báo trong bài đăng Twitter rằng Anh sẽ chứng kiến tình hình như Italy hiện nay trong "hai tuần tới". Anh hiện mới ghi nhận gần 400 ca nhiễm nCoV.

    "Quỹ đạo của dịch bệnh ở Anh gần như tương đương với miền bắc Italy, chỉ chậm hơn khoảng 2-3 tuần", Francis Balloux, giáo sư sinh học Đại học London, cảnh báo. Theo ông, trong chưa đầy một tháng tới, Anh có thể phải đối mặt với lệnh phong tỏa như những gì Italy đang áp dụng.

    Giáo sư Mark Handley thuộc Đại học London đã xây dựng một biểu đồ cho thấy Covid-19 ở Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ và Thụy Sĩ đều đang đi theo cùng một quỹ đạo như Italy. Các quốc gia này đều chứng kiến mức tăng ca nhiễm mới hàng ngày khoảng 33%.

    Giáo sư Handley so sánh các nước này với Nhật Bản, nơi tốc độ tăng thấp hơn đáng kể và trường hợp được chẩn đoán lâu hơn. "Các nước khác sẽ giống Italy trong thời gian 9-14 ngày", ông nói.

    Biểu đồ Covid-19 ở các nước do giáo sư Handley xây dựng. Ảnh: Mark Handley/Twitter.

    Phó giám đốc Cơ quan Y tế Công cộng Anh Jenny Harries dự đoán hàng nghìn người sẽ bị nhiễm nCoV. Hầu hết mọi người chỉ bị nhẹ và không cần trợ giúp y tế, trong khi một số người khác có thể phải nhập viện và một tỷ lệ nhỏ sẽ bị viêm phổi, dẫn đến tử vong.

    "Chúng ta hiện ghi nhận khá ít ca nhiễm, đó là lý do chúng ta vẫn trong giai đoạn ngăn chặn (bước đầu tiên trong kế hoạch hành động của chính phủ)", ông nói. "Nhưng rồi chúng ta sẽ có số ca nhiễm lớn chưa từng thấy, ngay cả với những người được đào tạo chuyên nghiệp như chúng tôi".

    Ông cho rằng rất đông dân số Anh sẽ bị nhiễm vì họ không hiểu rõ về nCoV và chưa ai có kháng thể với loại virus này. "Chúng ta sẽ thấy hàng nghìn người bị nhiễm nCoV như đang thấy ở các quốc gia khác. Điều quan trọng là đảm bảo rằng chúng ta kiểm soát tốt các ca lây nhiễm đó".

    Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 9/3 phải đối mặt với phản ứng dữ dội sau khi ông không quyết định nâng cấp phản ứng của chính phủ đối với Covid-19, bất chấp khuyến cáo Anh có thể đối mặt với một đợt bùng phát dịch đáng kể. Phát ngôn viên của Thủ tướng Anh cho rằng nước này vẫn đang trong giai đoạn ngăn chặn dịch, chưa chuyển sang giai đoạn ngăn ngừa lây nhiễm trong cộng đồng.

    Người phát ngôn của Johnson nói rằng phản ứng của chính phủ Anh dựa trên các khuyến cáo khoa học. "Từ khi dịch bùng phát, tất cả các quyết định của chúng tôi đều dựa trên những thông tin khoa học tốt nhất hiện có và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy", ông nói.

    Tuy nhiên, cựu bộ trưởng Phát triển Quốc tế Anh Rory Stewart cho biết dựa trên tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc và dịch Ebola ở châu Phi mà ông từng trải nghiệm, Thủ tướng Johnson không thể chờ đợi thêm nữa. "Chính phủ cuối cùng cũng sẽ phải ra lệnh đóng cửa trường học. Chúng ta nên làm điều đó vào ngày mai", Stewart cho biết hôm 10/3.

    Theo VnExpress

  • Con trai của bệnh nhân cầu xin người dân hãy tuân theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, bởi vì mẹ của anh, mới đây còn rất khỏe mạnh, nhưng nay đã hôn mê trong bệnh viện sau khi nhiễm virus Covid-19.

    Người phụ nữ đang được điều trị tại Bệnh viện Quận South Tyneside. Ảnh: Newcastle Chronicle

    Người phụ nữ trên 60 tuổi, sống tại Sunderland. Con trai của bà sợ rằng bà sẽ sớm trở thành nạn nhân kế tiếp của căn bệnh chết người này.

    6 ca tử vong trước đó ở UK đều là người lớn tuổi với nhiều bệnh lý mãn tính, tuy nhiên, người phụ nữ này dường như không có vấn đề gì về sức khỏe. ''Ngoài nhức mỏi đầu gối ra thì mẹ tôi rất khỏe mạnh, vì thế tất cả chúng tôi đều sốc khi bệnh tình của mẹ chuyển biến nguy kịch'', anh nói với Chronicle Live. 

    Người phụ nữ trên 60 tuổi đang hôn mê vì viruscorona. Ảnh: Newcastle Chronicle

    ''Chúng tôi nghĩ mẹ chỉ bị cảm lạnh và nhiễm trùng phổi nhẹ, nhưng hôm thứ Năm tuần trước mẹ cảm thấy khó thở. Mẹ nhập viện vào thứ Sáu và tình hình chuyển biến tệ hơn.

    ''Lúc đó chúng tôi vẫn không nghĩ mẹ bị nhiễm virus corona, bởi vì mẹ chẳng mấy khi ra khỏi nhà. Trong 2 tuần qua, lần duy nhất mẹ ra khỏi nhà là khi đi khám bác sĩ, vì thế tôi không biết mẹ đã mắc bệnh lúc nào và ở đâu''. 

    Người con trai cho biết mẹ anh không có bệnh lý nền. Ảnh: Newcastle Chronicle

    Đây là ca thứ 6 nhiễm bệnh được xác định ở Tyne and Wear. Ông Gillian Gibson, giám đốc Sở Y tế thuộc Hội đồng thành phố Sunderland, cho biết chính quyền đang làm mọi thứ có thể để ngăn chặn virus.

    ''Chúng ta vẫn đang giải mã loại virus này, tuy nhiên Chính phủ tin rằng phần lớn những người mắc bệnh thường sẽ chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ và sớm hồi phục. Cách tốt nhất để tự bảo vệ mình và những người xung quanh là chăm chỉ rửa tay bằng xà phòng và nước, hoặc dùng gel rửa tay khô, ho hoặc hắt hơi, hỉ mũi vào khăn giấy, bỏ vào thùng rác và rửa tay''. 

    Người con trai kể trên cầu xin công chúng hãy tuân theo lời khuyên của chính phủ để kiềm chế nạn dịch, để không gia đình nào phải trải qua cơn ác mộng giống vậy nữa.

    ''Mọi người nên rửa tay và tắm rửa sạch sẽ vì virus đầy ngoài kia. Tôi nghĩ trong tuần tới tình hình sẽ rất tệ bởi vì làm sao chúng ta ngăn được một thứ vô hình?''.

    Viethome (theo Mirror)

  • Thứ trưởng Y tế Anh Nadine Dorries ngày 10/3 thông báo bà đã nhiễm nCoV, làm dấy lên lo ngại thêm nhiều quan chức chính phủ khác có thể bị lây bệnh.

    "Tôi có thể xác nhận tôi đã dương tính nCoV và đang tự cách ly tại nhà", Thứ trưởng Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh Dorries cho biết. Giới chức y tế Anh đang cố gắng xác định bà lây virus từ nguồn nào và đã tiếp xúc với những ai.

    Theo Reuters, bà Dorries đã gặp hàng trăm người tại Quốc hội trong tuần qua và từng tham dự tiệc chiêu đãi với Thủ tướng Anh Boris Johnson. 

    Thông tin ban đầu được đăng tải trên tờ Times cho biết bà đang được điều trị và sẽ sớm có tuyên bố đầy đủ về sự việc này.

    Thứ trưởng Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh Nadine Dorries. Ảnh: Standard.

    Anh hiện ghi nhận hơn 380 ca nhiễm nCoV, trong đó có 6 trường hợp tử vong. Thứ trưởng Dorries là chính trị gia đầu tiên của Anh được xác nhận nhiễm virus.

    Thứ trưởng Dorries cảm thấy không khỏe từ hôm 6/3 khi đang ký một văn bản tuyên bố Covid-19 là một dịch bệnh cần lưu tâm. Tình hình sức khỏe của bà được cho là đang tiến triển tốt.

    "Tôi muốn cảm ơn các nhân viên tuyệt vời của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) vì đã mang đến cho tôi nhiều lời khuyên và hỗ trợ", bà nói.

    Tất cả các lãnh đạo Bộ Y tế, bao gồm cả Bộ trưởng Matt Hancock, cùng với những quan chức khác từng tiếp xúc với Thứ trưởng Dorries đang được xét nghiệm virus.

    Hancock cho biết Dorries đã "làm điều đúng đắn" khi tự cách ly tại nhà. Ông đồng thời chúc bà "mau chóng bình phục". "Tôi biết lý do mọi người lo lắng về dịch bệnh này. Chúng tôi sẽ làm hết sức để giữ an toàn tối đa cho người dân, dựa trên khoa học", ông nói thêm.

    Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak ngày 11/3 dự kiến công bố kế hoạch ngân sách hậu Brexit đầu tiên của chính phủ Anh. Mọi chú ý đang đổ dồn vào các biện pháp khẩn cấp nhằm giảm thiểu tác động kinh tế từ dịch bệnh.

    Ông được dự đoán sẽ cung cấp cho NHS mọi nguồn lực cần thiết để chống lại dịch bệnh, đồng thời đưa ra những biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp gặp phải vấn đề về dòng tiền.

    Đại diện Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey tuần trước cho hay các công ty ở nước này hiện rất cần sự giúp đỡ trong bối cảnh họ phải đối mặt với tình trạng gián đoạn nguồn cung do Covid-19 gây ra.

    Covid-19 khởi phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, hồi tháng 12/2019, đã xuất hiện tại 118 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với gần 119.000 người mắc bệnh, gần 4.300 ca tử vong và hơn 65.000 trường hợp bình phục.

    Theo VnExpress

  • Chỉ trong 2 tuần, dịch bệnh corona ở UK đã đạt 2 cột mốc mới. Các chuyên gia y tế lo ngại hàng nghìn người Anh đang bắt đầu xuất hiệu triệu chứng nhiễm Covid-19.

    Tính đến hôm nay ngày 10/3, ở UK đã có 373 ca nhiễm, 6 người đã tử vong. Trong vòng 24 giờ qua đã phát hiện thêm 54 ca dương tính. 

    Dưới đây là một số tin chính:

    - England có số ca nhiễm nhiều nhất với 324 người, bao gồm 91 người ở London. Tiếp theo là Scotland với 27 người nhiễm bệnh, Bắc Ailen với 16 ca dương tính và Wales là 6 người. 

    - British Airways và Ryanair đã hủy tất cả chuyến bay đến và đi khỏi Italy sau khi nước này ban lệnh phong tỏa toàn quốc, khiến nhiều hành khách bị mắc kẹt.

    2 người đeo khẩu trang ở London. Ảnh: Getty Images

    - Trường hợp tử vong mới nhất là một người đàn ông trên 80 tuổi ở Watford. Ông đã bị nhiễm bệnh ngay tại nước Anh và nhiều người tiếp xúc với ông đang được NHS truy tìm. Ông vốn mắc nhiều căn bệnh nền, giống như 5 trường hợp tử vong trước đó. Ông được khám chữa tại bệnh viện West Hertfordshire Hospitals NHS Trust. 

    Thống kê chi tiết tình hình dịch bệnh theo vùng.
    Bảng chỉ dẫn Coronavirus tại Bệnh viện Whiston ở Merseyside. Ảnh: PA

     - Một nam nhân viên của Bệnh viện Đại học Aintree ở Liverpool đã phải cách ly vì nhiễm Covid-19. Anh này là một bác sĩ tư vấn phẫu thuật vừa trở về từ Italy. Bệnh viện hiện vẫn mở cửa như bình thường. 

     - Đại học Oxford có sinh viên thứ 2 nhiễm bệnh, nhưng trường vẫn mở cửa hoạt động bình thường. 

    - Cumbria có ca 3 ca nhiễm mới, trong đó có một ca dương tính tại trường trung học Trinity School ở Carlisle. Tuy nhiên Cơ quan Y tế Cộng đồng Anh khuyên trường vẫn nên mở cửa bình thường, học sinh (và phụ huynh) không cần phải làm gì. Hai ca còn lại ở South Lakeland. Hiện Cumbria đã có 8 ca nhiễm bệnh. 

    Các cửa hàng cố gắng cung cấp nước rửa tay và xà phòng cho người dân. Ảnh: SWNS

    - Một trung tâm tổng đài của Halifax tại Belfast đã cho 1000 nhân viên làm việc tại nhà sau khi một nhân viên dương tính với Covid-19. 

    - Hiện Bắc Ailen có 4 ca nhiễm mới, tất cả đều là người trưởng thành. Một người vừa từ bắc Italy trở về, 3 người còn lại bị lây nhiễm từ một người đã từng đến bắc Italy.

    - Scotland có thêm 4 ca mới: 2 ca ở Grampian và 2 ở Lothian.

    Gel rửa tay khô có sẵn cho những người tham gia Cheltenham Festival tại Cheltenham Racecourse. Ảnh: PA

    - Tại England, một nhóm người nhập cư bất hợp pháp đã được xét nghiệm coronavirus ở Grimsby sau khi được đưa lậu vào UK trong một container hàng hóa từ Italy.

    - Chính quyền Mỹ đang sắp xếp một chuyến bay hồi hương cho các du khách Anh đang mắc kẹt trên tàu Grand Princess ở cảng Oakland, California.

    - Evangelos Marinakis, ông chủ của câu lạc bộ bóng đá Nottingham Forest, đã nhiễm Covid-19. Ông mới đi xem một trận bóng trong thành phố vào hôm thứ Sáu. 

    Các kệ hàng trống rỗng ở Cardiff khi người dân vơ vét từ giấy vệ sinh đến pasta. Ảnh: WalesOnline/Rob Browne

    - Tiến sĩ Harries cho rằng không cần phải hủy các sự kiện ngoài trời (chẳng hạn bóng đá) vì virus corona không sống lâu ngoài trời. ''Hầu hết các hoạt động ngoại trời là tương đối an toàn'', bà nói với Sky News.

    - Bà cũng cho rằng bác sĩ gia đình không nên đến khám tại nhà bệnh nhân đang cách ly, trừ trường hợp rất nặng. Bà cho rằng hầu hết các bệnh nhân sẽ khỏe dần ở nhà, chỉ những ai bị nặng mới cần đi bệnh viện.

    - Giáo sư Whitty khuyên người nào bị cảm lạnh, cúm và sốt thì nên sớm cách ly ở nhà. Đối với nhiều người, corona virus chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ hoặc trung bình, như sốt và ho. Tuy nhiên đối với người già hay người có bệnh nền, thì loại virus này sẽ gây ra nhiều triệu chứng nặng nề, bao gồm viêm phổi.

    - Sẽ ngày càng có nhiều người nhiễm corona hơn là cúm mùa thông thường hay các bệnh lây qua đường hô hấp khác. Những người nhiễm virus corona phải 5 ngày sau mới xuất hiện triệu chứng. 

    Viethome (theo Mirror)

  • Italy ban hành lệnh cấm di chuyển toàn quốc ngày 9/3 nhằm ngăn Covid-19, tuy nhiên biện pháp phong tỏa của nước này không quyết liệt như Trung Quốc.

    Thủ tướng Italy Giuseppe Conte ký thông qua luật yêu cầu dân chúng ở nhà đến ngày 3/4, dừng di chuyển trên toàn quốc trừ lý do khẩn cấp hoặc vấn đề sức khỏe. Mọi hoạt động tập trung đông người bị cấm và toàn bộ trường học phải lập tức đóng cửa.

    Khoảng 60 triệu người Italy bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa. Trước đó, Italy ban hành lệnh phong tỏa toàn bộ vùng Lombardy và một phần vùng Veneto, Piedmont, Emilia-Romagna và Marche để ngăn Covid-19.

    Các biện pháp của Conte phần nào được mô tả là giống với lệnh phong tỏa gần 50 thành phố và 4 tỉnh để ngăn Covid-19 phát tán của giới chức Trung Quốc. Vũ Hán bị phong tỏa ngày 23/1, toàn bộ các chuyến bay đi và đến thành phố bị hủy, giao thông công cộng bị dừng và dân bị hạn chế đi lại. Lệnh hạn chế đi lại của Trung Quốc vẫn còn hiệu lực trên toàn quốc.

    Khác biệt lớn nhất giữa lệnh phong tỏa tại Trung Quốc và Italy là việc cho phép người nước ngoài ra vào khu vực bị ảnh hưởng. Những nơi áp lệnh phong tỏa ở Trung Quốc cấm các chuyến bay, chuyến tàu và xe khách đường dài đi tới và rời khỏi địa phương. Giới chức Hồ Bắc cấm người nước ngoài rời tỉnh trừ khi quốc gia của họ tổ chức các chuyến bay đưa công dân rời khỏi đây như Mỹ, Đức và Anh.

    Cảnh sát và binh sĩ Italy kiểm tra hành khách lên tàu rời Milan ngày 9/3. Ảnh: AP

    Trong khi đó, chưa rõ Italy sẽ ban hành lệnh phong tỏa thế nào khi nước này vẫn cho phép người có lý do công việc, nhu cầu y tế hoặc trong trường hợp khẩn cấp di chuyển. Những người cần di chuyển cần điền vào đơn giải thích lý do và mang bên mình. Nếu bị phát hiện gian dối, họ có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù.

    Italy đã triển khai lực lượng quân cảnh (Carabinieri), cảnh sát địa phương để giám sát lệnh cấm di chuyển trên cao tốc và các tuyến đường nhỏ hơn. Cảnh sát đường sắt, nhân viên y tế và nhân viên phòng vệ dân sự giám sát thực hiện lệnh cấm đi lại trên đường sắt. Tuy nhiên, nhiều chuyến bay vẫn đến và đi từ thành phố Milan thuộc vùng Lombardy bất chấp lệnh cấm.

    Tại các địa phương Trung Quốc bị phong tỏa, những địa điểm đông người như rạp chiếu phim, chợ trung tâm và các cơ sở giải trí khác phải đóng cửa. Giới chức một số nơi như thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang chỉ cho phép một thành viên trong mỗi gia đình ra ngoài sau hai ngày để mua nhu yếu phẩm.

    Trong khi đó, Italy vẫn cho phép các nhà hàng hoặc quán bar có thể mở cửa từ 6h-18h nếu đảm bảo khách hàng ở cách nhau ít nhất một mét. Các trung tâm thương mại vừa và lớn phải đóng cửa vào cuối tuần, các cửa hàng thực phẩm không bị hạn chế thời gian mở cửa.

    Chính sách của Thủ tướng Conte cho lãnh đạo các địa phương quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa nào. Điều này khác với Trung Quốc khi lãnh đạo trung ương điều phối các chính sách toàn quốc và chỉ đạo cấp dưới ở các địa phương thi hành lệnh phong tỏa.

    Các địa phương Italy nằm trong "vùng đỏ" bị hạn chế đi lại  trước lệnh phong tỏa toàn quốc hôm 9/3. Đồ họa: CNN

    Hệ thống y tế tại Italy có dấu hiệu khủng hoảng vì Covid-19. Các ca phẫu thuật không khẩn cấp và hoạt động kiểm tra y tế thông thường ở "vùng đỏ", nơi bị cách ly từ trước, đã bị ngừng lại. Người đứng đầu đơn vị ứng phó khủng hoảng vùng Lombardy, Antonio Pesenti, cảnh báo tình hình "chỉ còn cách ngưỡng sụp đổ một bước chân".

    Giới chức các địa phương miền nam Italy, nơi có thu nhập thấp hơn khu vực miền bắc, lo ngại hệ thống y tế có nguy cơ bị Covid-19 áp đảo. Thống đốc Sicily Nello Musumeci cảnh báo hệ thống y tế của vùng không thể đối phó tốt với Covid-19 như các địa phương phía bắc, yêu cầu bất cứ ai từ "vùng đỏ" tới hòn đảo đều phải thông báo cho bác sĩ và tự cách ly.

    Chưa rõ dân Italy sẽ chịu đựng lệnh phong tỏa toàn quốc để chống dịch Covid-19 thế nào và họ sẽ hợp tác với chính quyền ra sao. Nhiều người tháo chạy khỏi vùng Lombardy khi nghe tin chính phủ Italy áp lệnh phong tỏa hơn 16 triệu dân.

    "Dân Italy quan tâm nhiều đến tự do cá nhân trong khi người Trung Quốc có tính kỷ luật. Dân Italy chưa có ý thức cộng đồng cao, ngay cả ở vùng dịch phía bắc đất nước. Không ai coi trọng vấn đề, không ai đeo khẩu trang và không có dung dịch vệ sinh tay tại nơi công cộng", doanh nhân Pietro Borsano nói.

    Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán từ tháng 12/2019, đã xuất hiện tại 115 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 114.000 ca nhiễm, hơn 4.000 ca tử vong và hơn 64.000 người đã hồi phục.

    Italy là quốc gia chịu ảnh hưởng từ Covid-19 nặng thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. 21 vùng tại Italy đã ghi nhận Covid-19 với hơn 9.100 ca nhiễm, hơn 460 ca tử vong và hơn 720 ca đã hồi phục.

    Theo VnExpress

  • Bridget Wilkins bay từ London đến Brisbane, quá cảnh tại Singapore, vào tuần trước và hiện đang ở bệnh viện sau khi được xét nghiệm dương tính với virus corona. Tuy nhiên, cô thậm chí không nhận ra là mình đã nhiễm bệnh.

    Cô khuyên mọi người nên bình tĩnh vì so với cảm lạnh dài ngày, thì căn bệnh corona này cũng không có gì ghê gớm hơn.

    Cô Bridget Wilkins về quê nhà Úc để dự đám cưới, và hiện đang bị cách ly tại một bệnh viện ở Brisbane.

    Người phụ nữ 29 tuổi nhận thức rất rõ về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, tuy nhiên khi thực sự trải qua, cô mới nhận ra rằng dường như mọi người đang làm thái quá lên. 

    ''Thông điệp mà tôi muốn gửi đến thế giới là có thể bạn đã nhiễm virus, và nó chỉ gây ra những triệu chứng rất thông thường, như đau đầu, đau họng hoặc chỉ mệt mỏi. Tôi cứ tưởng mình bị như vậy là do đã bay suốt 30 tiếng''. 

    Bridget đoán rằng mình bị nhiễm bệnh trên hành trình từ London đến Brisbane. Ảnh: Facebook

    ''Tôi vẫn đang phải chịu đựng những triệu chứng này, nhưng không có gì trầm trọng hơn. Nó thực sự không khủng khiếp như cách mà báo chí nói. Tôi còn không nghĩ là mình đã bị nhiễm bệnh. Tôi cứ tưởng mình bị jet lag (cảm giác mệt mỏi sau một hành trình dài)''.

    Bridget đã lỡ mất đám cưới của bạn thân và nói với 7NEWS rằng cô không biết mình đã nhiễm bệnh ở đâu, khi nào và như thế nào. Cô hy vọng sẽ được ra viện trong tuần này và tin rằng mọi người hầu hết sẽ khỏi bệnh. 

    Triệu chứng của cô bao gồm đau họng, đau đầu và mệt mỏi. Ảnh: Facebook

    ''Có rất nhiều tin tức cường điệu xung quanh coronavirus. Điều đó cũng tốt, vì virus này rất nguy hiểm đối với người già hoặc người có bệnh nền. Nhưng tôi nghĩ chúng ta cần bình tĩnh, vì đối với hầu hết mọi người, như tôi chẳng hạn, thì đó chỉ là một ca nhiễm lạnh và rồi chúng ta sẽ khỏi. Còn nhiều căn bệnh nghiêm trọng cần sự quan tâm và nên xuất hiện nhiều hơn trên mặt báo'', cô nói.

    Tính đến thời điểm này, số ca nhiễm ở UK là 321. NHS vẫn khuyên mọi người thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước nóng trong ít nhất 20 giây, hoặc dùng gel rửa tay khô nếu thuận tiện.

    Bộ Ngoại Giao yêu cầu công dân Anh hạn chế tất cả các chuyến bay không cần thiết đến Italy, sau khi số người tử vong ở đây đã tăng lên 366 và cả nước này đã bị phong tỏa.

    Bộ trưởng Y tế Matt Hancock hôm qua trấn an dư luận rằng dù trong hoàn cảnh tệ nhất, UK vẫn không thiếu thực phẩm. ''Chúng tôi đã bàn thảo chuyện này với các siêu thị rồi, mọi người không phải lo'', ông nói trước Hạ viện.

    Viethome (theo Mirror)

  • Các bộ trưởng Anh nói chưa cần hủy các sự kiện tập trung đông người.

    Dịch Covid-19 đang lan nhanh ở châu Âu, với số ca nhiễm và ca tử vong tăng chóng mặt, đặc biệt là ở Ý nơi hơn 60 triệu người đang sống trong điều kiện phong tỏa.

    Nhiều người Việt ở sinh sống và học tập ở Anh ngạc nhiên và có phần bức xúc trước cách đối phó với dịch bệnh của chính phủ cũng như người dân Anh.

    "Anh toang rồi", "Bọn Tây chủ quan quá, không biết sợ"... là quan sát của không ít người Việt đang sống tại Anh.

    Vậy cách nhìn nhận về dịch bệnh của chính phủ Anh và người dân Anh ra sao? Có gì khác với Việt Nam?

    Chính phủ Anh đưa ra kế hoạch phòng chống dịch virus corona gồm bốn giai đoạn - contain, delay, research and mitigate:

    - Kiểm soát: phát hiện sớm các ca nhiễm, tìm những người có tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh và ngăn chặn dịch lan tràn rộng trong cả đất nước trong thời gian dài nhất có thể.

    - Làm chậm: làm chậm sự lây lan của dịch ở Anh, nếu dịch lan rộng, làm dịu ảnh hưởng của đỉnh điểm dịch và đẩy đỉnh xa khỏi mùa đông

    - Nghiên cứu: hiểu rõ hơn về virus và các biện pháp làm giảm tác động lên người dân Anh; cải tiến phản ứng với dịch bao gồm chẩn đoán, thuốc điều trị và vaccine; dùng bằng chứng để cung cấp thông tin cho việc phát triển các hình thức chăm sóc người bệnh hiệu quả nhất

    - Giảm nhẹ, chữa trị: chăm sóc những người bị bệnh tốt nhất có thể, hỗ trợ các bệnh viện nhằm duy trì các dịch vụ then chốt và đảm bảo hỗ trợ lâu dài cho những người ốm trong cộng đồng để giảm tác động chung của dịch bệnh lên toàn xã hội, các dịch vụ công và nền kinh tế. 

    Biển điện tử khuyến cáo người dân rửa tay trong 20 giây của NHS tại một ga tàu điện ngầm ở London.

    Virus sẽ lây lan nhưng chưa đến lúc sang giai đoạn hai

    Sáng ngày 9/3, Ủy ban Cobra, cơ chế họp liên ngành cao cấp nhất do thủ tướng chủ trì chuyên đối phó với các tình huống khẩn cấp của chính phủ Anh, vừa họp.

    Đây là cuộc họp lần hai, và trong ngày, chính phủ Anh vẫn tiếp tục các biện pháp trong giai đoạn một - tức là containment - ngăn chặn lây lan.

    Các biện pháp 'giữ khoảng cách trong giao tiếp' của công chúng làm chậm lây lan của dịch đã được bàn tới, nhưng chưa được thực hiện ngay, các bộ trưởng quyết định.

    Tuy nhiên, Phủ Thủ tướng - Số 10 Phố Downing chấp nhận rằng virus 'sẽ lan ra một cách đáng kể'.

    Họ nói thủ tướng Anh "sẽ được hướng dẫn bởi nhứng lời khuyên khoa học tốt nhất" nhưng hiện giờ chưa cần hủy các sự kiện thể thao lớn hay đóng cửa trường học.

    Chính phủ Anh tuần trước tuyên bố chi 46 triệu bảng Anh để nghiên cứu và phát triển vaccine và cách xét nghiệm nhanh.

    Thời điểm cuối mùa đông, đầu xuân ở Anh là khi có nhiều người ốm vì cúm mùa và các bệnh theo mùa khác.

    Trì hoãn thời điểm dịch lên đỉnh điểm (peak) là mục tiêu của giai đoạn I. Anh Quốc hy vọng nếu làm tốt công tác này thì sẽ giảm được áp lực lên hệ thống y tế vốn đã gần như quá tải. Nếu trì hoãn đỉnh của dịch tới mùa hè, tỷ lệ lây nhiễm có thể sẽ giảm nhiều.

    Trong giai đoạn II, chính phủ Anh sẽ khuyến cáo người dân giữ khoảng cách trong giao tiếp, và có thể thực hiện các biện pháp sau:

    - Đóng cửa trường học. Áp dụng luật mới cho phép tăng số lượng học sinh cho mỗi lớp trong tình huống thiếu giáo viên xảy ra.

    - Hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

    - Tăng cường làm việc từ xa

    - Ngừng các hoạt động có tụ tập đông người.

    - Quân đội hỗ trợ các dịch vụ khẩn cấp.

    - Cảnh sát tập trung vào kiểm soát trật tự công cộng và những trường hợp phạm tội nghiêm trọng nhất.

    - Luật mới cho phép chính phủ có quyền bắt người dân đi cách ly

    Dân Anh không 'đồng lòng'

    Ở một xã hội dân chủ với nhiều sắc dân, người dân Anh có quan điểm đa chiều và rất khác nhau về dịch bệnh.

    Đơn cử như chuyện đóng cửa trường học. Trong khi ở Việt Nam, số đông ủng hộ chuyện đóng cửa trường trên diện rộng sau Tết Nguyên Đán, thì ở Anh cho tới thời điểm này, khi số ca nhiễm đã khoảng 321, nhiều người vẫn chưa thấy cần thiết phải làm như vậy.

    Một thực tế là khi trường học đóng cửa, nhiều cha mẹ, trong đó có nhân viên y tế, sẽ phải ở nhà trông con. Nếu vậy, các phòng khám và bệnh viện ở Anh, vốn đang phải đối mặt với áp lực rất lớn vì đông bệnh nhân và thiếu nhân viên, sẽ lại càng khó khăn trong việc đối phó với dịch bệnh.

    Nhiều phụ huynh không muốn nghỉ ở nhà trông con khi chưa thật cần thiết vì lo mất thu nhập hay mất ngày nghỉ phép quý giá.

    Hay như chuyện đưa tin về dịch bệnh. Trong vài tuần qua, những bài viết về corona virus trên trang BBC News tiếng Anh luôn đứng đầu trong những bài được nhiều người đọc nhất.

    Nhưng cũng có không ít người chỉ trích truyền thông Anh đã 'reo giắc nỗi sợ' (scaremongering). Họ cho rằng hàng năm ở Anh có hàng ngàn người chết vì cúm mùa, thì tại sao lại phải quan tâm lo lắng nhiều về dịch Covid-19 đến thế.

    Hãy thử xem các bình luận trong một bài báo về cuộc họp của chính phủ bàn các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

    Tony Goode: Ý đã phong tỏa vùng Lombardy, thế nhưng các chuyến bay từ khu vực này lại được phép hạ cánh xuống sân bay Heathrow mà không có kiểm soát gì. Chính phủ này không biết gì hết.

    Gemma Dowling: Đóng cửa trường sẽ không giúp ích gì, bạn không thể nhốt trẻ con trong nhà ba tuần được. Chỉ còn ba tuần nữa là đến kỳ nghỉ Lễ Phục sinh rồi. Còn những phụ huynh làm việc cho NHS thì sao? Con họ ở nhà và họ không thể đi làm được. Chắc chắn là chúng ta cần họ ở bệnh viện để chữa bệnh cho người khác. Hãy tạm ngưng cho mọi người bay ra hay bay vào nước Anh sẽ là một biện pháp xuất phát điểm tốt để kiểm soát virus.

    Gill Maddock: Dường như BBC chỉ nhăm nhăm làm cho dân tình phát hoảng. Đặt câu hỏi 'Nếu như'? Cứ ném các câu hỏi cho chính trị gia và các chuyên gia mỗi khi họ được phỏng vấn. Hãy thôi đi.

    Thực trạng phòng chống dịch

    Ở Anh, người dân cho đến thời điểm viết bài là ngày 9/3 vẫn đi lại, sinh hoạt khá bình thường. Gần như không ai đeo khẩu trang, các trường học vẫn mở và đa số người dân vẫn "keep calm and carry on" (bình tĩnh mà sống).

    Người dân Anh được khuyên nếu cảm thấy không khỏe và nghi mình có triệu chứng Covid-19, hãy gọi điện cho đường dây nóng 111 nhưng đừng tự ý đến các phòng khám, hiệu thuốc hay bệnh viện.

    Một số siêu thị có quầy dược phẩm như Tesco, Asda chỉ bán hạn chế thuốc cảm cúm, giảm đau - loại không cần đơn của bác sĩ - cho mỗi người mua để tránh tình trạng đầu cơ, gây khan hiếm.

    Tổng đài 111 không đủ người trực trong tuần đầu mới có dịch ở Anh, và có không ít trường hợp phàn nàn khi họ gọi đến xin xét nghiệm Covid-19 mà không được, hoặc phải mất rất lâu mới được chỉ dẫn.

    Sau khi xét nghiệm, cũng có trường hợp phải chờ tới cả tuần mới được biết kết quả trong khi vẫn tự cách ly ở nhà.

    Nếu muốn đến gặp nhân viên y tế để khám, người ta không vào bệnh viện mà đến các quầy đóng kín (NHS virus pod) gần đó, tự liên lạc rồi sẽ có người ra tiếp xúc qua quần áo bảo hộ và hướng dẫn làm xét nghiệm virus.

    700 nhân viên đã được thuê thêm để trực đường dây nóng này, sau khi số cuộc gọi tăng hơn 30% hồi tuần cuối tháng hai, so với cùng kỳ năm ngoái.

    Chính phủ cũng xem xét việc đưa các nhân viên y tế đã nghỉ hưu quay lại làm việc trong trường hợp dịch bùng phát mạnh.

    Dịch Covid-19 đưa ra thách thức chưa có tiền lệ về y tế cho tất cả các quốc gia, trong đó có Anh quốc.

    Đưa ra biện pháp nào vào lúc nào để tiết kiệm nguồn lực, giảm thiểu thiệt hại đến sức khỏe người dân, giảm tác động kinh tế xã hội là bài toán không dễ cho các chính phủ.

    Theo BBC News Tiếng Việt

  • Lea Inderbitz, cô gái trẻ người Thụy Sĩ dẫn chương trình phát thanh nhạc punk rock đang khiến dư luận phẫn nộ khi liếm thùng rác, máy bán vé, thậm chí liếm tay 1 phụ nữ khác vì muốn nhiễm virus corona.

    Lea Inderbitz, người dẫn chương trình phát thanh nhạc punk rock Thụy Sĩ khiến nhiều người phẫn nộ khi liếm cả thùng rác để nhiễm virus corona.

    Inderbitz đã hứng "cơn bão chỉ trích" của dư luận sau khi tuyên bố cô muốn bị lây nhiễm virus corona chủng mới gây bệnh Viêm phổi cấp (Covid-19). 

    Để thực hiện điều đó, người dẫn chương trình phát thanh nhạc punk rock  "3Fach" đã liếm tay một nữ diễn viên hài người Thụy Sĩ tên là Hazel Brugger tại Giải thưởng Âm nhạc Thụy Sĩ năm nay.

    Inderbitz liếm tay một nữ diễn viên hài.

    Không những vậy, Inderbitz còn đi ra đường, liếm máy bán vé, các nút và tay cầm trên xe buýt công cộng, thậm chí cả thùng rác. Những hành động mất vệ sinh trên đều được Inderbitz ghi hình lại và đăng lên Youtube. 

    rồi liếm máy bán vé
    và thậm chí cả thùng rác.

    Bên dưới bài đăng trên YouTube của Inderbitz, nhiều người đã chỉ trích gay gắt cô gái trẻ.

    "Cô thực sự làm tôi ghê tởm! Tôi hy vọng cô và đài phát thanh của cô bị xử phạt nghiêm khắc", một người viết.

    "Những gì cô đã làm là hoàn toàn kinh tởm và những người phải chạm vào những bề mặt đó cũng sẽ cảm thấy giận dữ", người khác bình luận.

    Trước "bão chỉ trích" của dư luận, người điều khiển chương trình 3Fach David Largeier đã lên tiếng bảo vệ Inderbitz khi cho biết, cô gái trẻ làm như vậy chỉ nhằm mục đích giúp mọi người "thư giãn".

    "Tôi đoán loại hài hước mà chúng tôi có không phải là thứ được mọi người đánh giá cao. Mọi người không nên bắt chước việc làm này trong mọi trường hợp", David Largeier bình luận.

    Lea Inderbitz, cô gái đang hứng "bão chỉ trích".

    Trong khi đó, Inderbitz cũng lên tiếng thanh minh rằng, cô đã bí mật khử trùng mọi thứ mà cô liếm trước đó.

    "Tất cả đã được vệ sinh và đều an toàn", Inderbitz nói.

    Nhưng lời thanh minh trên của cô không được mọi người chấp nhận. Ngay cả các chính trị gia cũng tức giận với hành động của cô gái trẻ. Nhiều độc giả đã khiếu nại với thanh tra đài phát thanh Thụy Sĩ để có biện pháp xử phạt Inderbitz.

    Viethome (theo Dân Việt)

  • Cố vấn hàng đầu về y tế trong chính phủ Anh cảnh báo nước Anh cần phải bước sang giai đoạn 2 của cuộc chiến chống dịch Covid-19 nếu không muốn trở thành “Italia thứ hai”.

    Theo Daily Star, giáo sư Chris Whitty, cố vấn hàng đầu về y tế trong chính phủ Anh, cảnh báo những người có triệu chứng nhiễm Covid-19, dù ở dạng nhẹ, cần phải được cách ly 2 tuần để ngăn dịch bệnh lây lan.

    Tính đến ngày 9.3, Anh có thêm 43 ca nhiễm Covid-19, nâng tổng số người nhiễm lên con số 321 và tổng cộng có 5 ca tử vong.

    Một người đàn ông trên 70 tuổi với nhiều bệnh mãn tính đã qua đời tại Bệnh viện St Helier, xét nghiệm cho thấy ông dương tính với Covid-19.

    Một bệnh nhân khác cũng trên 70 tuổi với nhiều bệnh nền, cũng đã qua đời với xét nghiệm dương tính Covid-19.

    Người Anh bắt đầu đeo khẩu trang khi ra đường. 

    Thủ tướng Anh Boris Johnson đã họp khẩn, khẳng định Anh tiếp tục nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, Anh hiện chưa áp dụng các quy định hạn chế tập trung đông người, tránh sử dụng phương tiện công cộng.

    Nhưng giáo sư Whitty nói nước Anh sớm muộn cũng sẽ phải có các biện pháp cụ thể, bao gồm cách ly người có triệu chứng.

    “Ở thời điểm hiện tại, tỉ lệ người nhiễm Covid-19 tại Anh đang ở mức thấp. Đó là vì virus cần thời gian lây nhiễm. Chúng tôi dự đoán số người nhiễm sẽ tăng rất nhanh trong vài ngày tới”, giáo sư Whitty nói. “Chúng ta phải hành động trước khi điều đó xảy ra”.

    Người Anh hiện vẫn tỏ ra khá thờ ơ với dịch bệnh, nhưng các chuyên gia cảnh báo Anh đang là quốc gia châu Âu có nguy cơ trở thành “Italia thứ hai”. Italia hiện đã phong tỏa cả nước sau khi số ca nhiễm mới vài ngày qua tiếp tục tăng hơn 1.000 người mỗi ngày.

    “Tôi nghĩ chúng ta đang bước vào giai đoạn phải yêu cầu người dân thay đổi thói quen sống như họ thường làm”, giáo sư Whitty nói. Giáo sư Anh nhấn mạnh việc hành động từ sớm là rất quan trọng vì “phải đảm bảo rằng Anh có thể trụ vững khi dịch bệnh đạt đỉnh”.

    Theo Dân Việt

  • Thủ tướng Italy đã kêu gọi người dân hợp tác trong nỗ lực chống Covid-19 quyết liệt nhất ở phương Tây. "Chúng tôi như một Vũ Hán mới", một người dân cho biết.

    2h15 sáng, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte kết thúc cuộc họp báo tuyên bố phong tỏa miền Bắc Italy với một lời kêu gọi mà các nguyên thủ quốc gia khác cảm thấy không cần bắt buộc thực hiện.

    “Phải hiểu rằng tất cả chúng ta phải tuân thủ và không được chống lại các biện pháp này”, ông Conte nói vào sáng sớm ngày 8/3. “Không được thử lách luật”.

    Ông Conte vừa ra lệnh áp dụng một loạt các biện pháp quyết liệt nhất ở phương Tây nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan. Biện pháp ông Conte đưa ra khiến khoảng một phần tư dân số Italy bị hạn chế di chuyển và gây nguy hiểm cho nền kinh tế nước này.

    Một ngày sau đó, lệnh phong tỏa đã được mở rộng ra toàn nước. Thủ tướng Conte yêu cầu người dân ở nhà, cấm tất cả các hoạt động tụ tập công cộng. Số người chịu tác động của lệnh phong tỏa đã lên đến 60 triệu. Hoạt động đi lại giữa các thành phố, xuất nhập cảnh cũng được hạn chế.

    Tuy nhiên, không giống như Trung Quốc, Italy là một quốc gia dân chủ. Nhiều cuộc tranh luận ngay lập tức nổ ra về việc chính phủ có thể thực thi biện pháp này hiệu quả như thế nào và liệu người Italy có thực sự tuân theo chúng hay không.

    Vũ Hán mới

    “Chúng tôi là Vũ Hán mới”, cô Elena Lofino, 39 tuổi, làm việc trong một trung tâm mua sắm ở Lombardy nói với New York Times.

    Cô Lofino nói rằng cô nghĩ các biện pháp này được đưa ra là điều dễ hiểu. “Đây là sự hy sinh rất lớn”, cô nói, “nhưng chúng tôi sẽ chấp nhận nó”.

    Vài giờ sau khi thủ tướng tuyên bố các biện pháp phong tỏa một phần, số người chết vì virus corona ở Italy đã tăng hơn 50% trong một ngày, từ 233 vào ngày 7/3 lên 366. Một ngày sau đó, khi cả nước bị hạn chế đi lại, số người tử vong đã là 463.

    Đây là quốc gia có số ca tử vong nhiều nhất ngoài Trung Quốc. Italy cũng là nơi có tình hình dịch nặng nề nhất châu Âu với hơn 9.172 người bị nhiễm bệnh.

    Những hành khách vào phút cuối tại nhà ga xe lửa Milan hôm 8/3. Ảnh: New York Times.

    Nhiều người, bao gồm cả ông Conte, đã kêu gọi người dân Italy không furbiziaFurbizia là từ người Italy dùng để gọi hành vi láu cá hoặc xảo quyệt nhằm lách luật.

    Furbizia chắc chắn là tính cách điển hình của người Italy được nhiều người dân nước này thừa nhận.

    Vào ngày 8/3, furbizia dường như nổi lên khi nhiều người vội vã lên tàu ra khỏi Lombardy trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực vào buổi chiều, mặc dù các chuyên gia y tế và quan chức kêu gọi công chúng tuân thủ luật pháp và hành động có trách nhiệm.

    Hôm 8/3, các ca sĩ nổi tiếng và những nhân vật có sức ảnh hưởng xuất hiện khắp mạng xã hội Italy.

    “Bạn cần ở nhà!”, bác sĩ Barbara Balanzoni nói trong một video được lan truyền rộng rãi ở Italy. Cô cho biết không có đủ máy thở để giúp những người bị nhiễm virus.

    “Có rất nhiều người vẫn đi ra ngoài”, bác sĩ Balanzoni phản đối.

    Các bảo tàng trên khắp đất nước cũng bị đóng cửa. Ông Dario Franceschini, Bộ trưởng Văn hóa Italy, đã cảm ơn nhiều nhân vật trong ngành âm nhạc, điện ảnh và chương trình vì đã lan truyền từ khóa “Tôi sẽ ở nhà” trên mạng xã hội.

    “Thông điệp này rất quan trọng đối với giới trẻ”, ông Franceschini viết trên Twitter.

    Biện pháp quyết liệt

    Những người không tuân thủ một số điều khoản của kế hoạch này, bao gồm việc hạn chế sự di chuyển của những người dương tính với virus corona và cấm các cuộc tụ họp, có thể đối mặt với 3 tháng tù.

    Chính quyền Italy đã liên tục thực hiện những biện pháp triệt để nhất để ngăn chặn virus lây lan. Họ đã hủy các chuyến bay từ Trung Quốc vào tháng 1, cách ly toàn bộ nhiều thị trấn vào tháng 2 và đang hạn chế di chuyển trên cả nước.

    Những người chỉ trích ở Italy cho rằng lời kêu gọi tuân thủ nghĩa vụ công dân đã mất tác dụng vì sự hoang mang của người dân mà chúng gây ra.

    Bảo tàng Musei del Castell Sforzesco ở Milan. Hiện tại nó đã đóng cửa, giống như nhiều bảo tàng khác ở Italy. Ảnh: New York Times.

    Họ nói rằng những thông điệp mâu thuẫn từ chính phủ và từ các quan chức của miền Bắc về những gì mọi người có thể làm và nơi họ có thể đi không giúp ích được gì. Họ cũng chỉ trích sự không thống nhất của chính phủ trong việc đưa ra cảnh báo không được chạm vào bất cứ thứ gì nhưng lại trấn an người dân chỉ cần rửa tay.

    Trong khi Thủ tướng Conte nói rằng người dân Italy bắt buộc phải ở lại miền Bắc (lúc lệnh phong tỏa chưa mở rộng), trừ khi họ được phép đi qua các trạm kiểm soát của cảnh sát, thì quan chức phụ trách việc đối phó với cuộc khủng hoảng của Lombardy nói rằng lệnh phong tỏa này không quá nghiêm ngặt.

    Ông Giulio Gallera, quan chức đứng đầu cơ quan y tế của Lombardy viết trên Facebook rằng sắc lệnh được ông Conte ký kết khiến người dân “thắc mắc. Ông Gallera đề nghị rằng để bảo vệ nền kinh tế của đất nước, người dân cần được di chuyển để đi làm. Ông Gallera cũng nói chính phủ Italy nên làm sáng tỏ mọi sự nhầm lẫn về vấn đề này.

    "Furbizia"

    Những ngày trước khi có sắc lệnh, nhiều người đàn ông lớn tuổi bên ngoài thị trấn bị phong tỏa Zorlesco đã nói đùa rằng bạn bè của họ thường trốn các trạm kiểm soát của cảnh sát bằng cách đi qua các con đường quê cũ đến quán bar để uống rượu bên ngoài khu vực bị cách ly.

    Nhưng các quan chức Italy rõ ràng không nghĩ chuyện này buồn cười và họ đã mất kiên nhẫn với bất kỳ hình thức furbizia nào.

    Ông Giuseppe Ippolito, giám đốc của Viện truyền nhiễm quốc gia Lazzaro Spallanzani ở Rome, tuyên bố trên truyền hình Italy rằng “những người bỏ trốn đêm qua là một nguy cơ tiềm tàng cho đất nước”. Ông kêu gọi họ liên hệ với các dịch vụ y tế, báo cáo tình hình của họ và “sẵn sàng cho các biện pháp cách ly”.

    Một số người từng nghĩ rằng họ đang làm điều đúng đắn khi rời Milan đi về phía nam.

    Tại nhà ga xe lửa trung tâm của Milan vào sáng sớm 8/3, cô Giorgia Caredda, một người quản lý mạng xã hội 30 tuổi, đợi chuyến tàu đến Rome để cô có thể giúp chăm sóc người cha có vấn đề về tim “trong trường hợp có điều không hay xảy ra”.

    “Một phần trong tôi cảm thấy thật ngớ ngẩn”, cô nói về ý muốn rời đi vì cảm thấy như sắp chết. “Tôi có cảm giác bị xiềng xích và cần phải thoát ra”.

    Tại Rome, chính quyền cũng khuyến nghị mọi người nên hạn chế di chuyển và chỉ “ra ngoài khi cần thiết”.

    Tuy nhiên, các nhà chức trách ở khu vực Lazio, khu vực miền Trung có người đứng đầu nhiễm virus corona vào hôm 7/3, đã đăng trên Facebook hình ảnh của các quảng trường và đường phố sầm uất ở Rome với chú thích #wecantdothis (chúng ta không thể làm điều này).

    Một trạm kiểm soát ở thị trấn bị phong tỏa Zorlesco. Ảnh: New York Times.

    Trong nghiên cứu kinh điển của Luigi Barzini năm 1964 về những người đồng hương của mình, ông đã lý giải người Italy có furbizia vì lịch sử bị chinh phục và cai trị lâu dài bởi những người nước ngoài mà họ thù ghét, từ Napoleon đến gia tộc Habsburg.

    “Người Italy đã tạo ra những cách để chống lại áp bức”, ông Barzini viết. “Vì họ không thể bảo vệ tự do dân tộc trên chiến trường, họ đã chiến đấu hết mình để bảo vệ quyền tự do của cá nhân và gia đình, dù sao đây cũng là loại tự do duy nhất mà họ hiểu”.

    Barzini đã so sánh các quy tắc mà các nhà lãnh đạo áp đặt như “những hàng rào trong một cuộc thi chạy vượt rào” để người Italy thể hiện tốc độ. Theo ông, luật pháp trở thành thứ không mong muốn nhưng họ phải chấp nhận vì nó việc phá luật đem lại niềm vui.

    “Làm thế nào một người có thể lách luật nếu không có luật?”, Barzini đã viết.

    Đây chính xác là kiểu suy nghĩ mà ông Conte kêu gọi người Italy từ bỏ.

    “Chúng ta phải bảo vệ sức khỏe của mình”, ông Conte nói vào sáng sớm 8/3, “và những người chúng ta yêu quý”.

    Thông điệp này dường như đang được chấp thuận ở những nơi không thể ngờ tới.

    Ông Antonio Ponti, 47 tuổi, một D.J. trong câu lạc bộ Milan, đã lên kế hoạch tổ chức một bữa tiệc bất chấp lệnh cấm tụ tập của thành phố. Để lách quy định cấm những sự kiện tổ chức ở các địa điểm mà người tham gia không thể giữ khoảng cách 1 m với nhau, ông đã lên kế hoạch tổ chức bữa tiệc ngoài trời.

    Nhưng khi số lượng ca nhiễm virus gia tăng và hạn chế di chuyển được áp dụng ở Milan, ông Ponti nói rằng ông không muốn bị coi là “kẻ làm dịch bệnh lây lan”. Ông làm theo lời kêu gọi của những người khác và hủy bữa tiệc.

    “Sẽ sáng suốt hơn nếu chúng ta giúp mọi thứ trở nên tốt hơn”, ông nói.

    Theo Zing

  • Bộ trưởng Y tế đang chuẩn bị triệu tập một đội quân gồm ba triệu tình nguyện viên để củng cố lực lượng NHS trong các trận chiến với coronavirus.

    Tình nguyện viên sẽ dành một vài giờ để hỗ trợ nhân viên y tế tại bệnh viện, viện dưỡng lão và trung tâm cộng đồng trên cả nước.

    Và các tình nguyện viên sẽ được cung cấp các biện pháp bảo vệ bổ sung, cho phép họ rời khỏi công việc chính thức của mình để tạm thời giúp đỡ các hệ thống y tế và xã hội trong trường hợp xảy ra đại dịch.

    Ông Hancock khẳng định Chính phủ sẽ làm ‘mọi thứ trong khả năng của mình’ để ngăn chặn sự bùng phát Covid-19, và ông đã vạch ra các kế hoạch có trong dự luật khẩn cấp để đối phó với tác động của virus.

    Dự luật, có khả năng sẽ được Nghị viện thông qua vào cuối tháng, dự kiến ​​sẽ bao gồm các biện pháp cho phép một số thủ tục tố tụng của tòa án được tiến hành qua điện thoại hoặc video.

     

    Ông Hancock nói: ‘An toàn công là ưu tiên hàng đầu của tôi. Đối phó với coronavirus là một nỗ lực lớn của cả quốc gia và tôi đang làm việc với các đồng nghiệp của chính phủ để đảm bảo chúng tôi có một dự luật khẩn cấp thích hợp, với các biện pháp hiệu quả để đối phó với các tác động của dịch Covid-19 lan rộng.

    ‘Chúng tôi lên kế hoạch cho điều tồi tệ nhất và nhắm đến kết quả tốt nhất, và NHS đang làm việc 24/7 để chống lại virus này. Các cuộc gọi tới NHS 111 đã tăng hơn một phần ba và chúng tôi đã huy động thêm 500 nhân viên để giúp đáp ứng mức tăng này.

    ‘Mọi người dân đều có vai trò trong việc kiểm soát sự lây lan của Covid-19 - cho dù đó có thể chỉ là thói quen rửa tay thường xuyên hơn trong 20 giây hay che miệng khi hắt hơi.’

    Bình luận của ông được đưa ra khi cựu Bộ trưởng Tài chính đảng Bảo thủ Philip Hammond nói rằng sự lây lan của căn bệnh này có khả năng đẩy Vương quốc Anh vào suy thoái, và cho rằng nó thậm chí có thể gây rủi ro lớn hơn cho nền kinh tế so với Brexit không thỏa thuận.

    Vào thứ Hai, ông Boris Johnson đã chủ trì một cuộc họp với ủy ban khẩn cấp của Chính phủ, Cobra, khi các quan chức đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho giai đoạn trì hoãn sự lây lan của coronavirus.

    Trong khi đó, các cơ quan quản lý thể thao và phát thanh viên sẽ tham dự một cuộc họp với Bộ Kỹ thuật, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao để thảo luận về cách xử lý tác động có thể xảy ra đối với lịch trình thi đấu thể thao.

    Chủ tịch Sir Lindsay Hoyle sẽ chủ trì một cuộc họp của Ủy ban Hạ viện để thảo luận về kế hoạch đối phó của Nghị viện.

    Và Bộ trưởng Môi trường George Eustice sẽ tổ chức các cuộc đàm phán tiếp theo với các nhà bán lẻ để thảo luận về hỗ trợ cho các nhóm người dễ bị tổn thương, những người có thể phải tự cách ly.

    VietHome (Theo Metro)