• Sống trong sợ hãi vì nghi ngờ mình nhiễm COVID-19, cặp vợ chồng người Anh càng thất vọng hơn khi chẳng có một nhân viên y tế nào được cử đến để xét nghiệm cho họ.

    Ngày 4/3, phát hiện mình bắt đầu có dấu hiệu đau họng, thắt ngực và khó thở, Gary Wells gọi điện báo cho cơ quan chức năng thì nhận được tin sẽ có nhân viên y tế đến lấy mẫu xét nghiệm trong vòng 72 giờ tới. Người đàn ông đến từ Liverpool (Anh) tin rằng mình bị lây COVID-19 sau khi tiếp xúc với một người bạn vừa trở về từ Trung Quốc. Thế nhưng, mãi đến khi thời hạn trên kết thúc, anh vẫn đợi chờ trong vô vọng.


    Gary Wells đã chủ động tự cách ly ngay khi nghi ngờ mình nhiễm COVID-19.

    Sau 10 ngày mỏi mòn chờ đợi, hôm 13/3, Gary đánh liều đến Bệnh viện Aintree để yêu cầu được xét nghiệm COVID-19, bất chấp chính phủ đã khuyến nghị người dân nên ở yên trong nhà nếu phát hiện mình nhiễm virus SARS-CoV-2. Suốt thời gian ra đường, người đàn ông 34 tuổi vẫn không quên đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người khác.

    Thế nhưng, mọi chuyện lại trở nên tồi tệ với Gary khi anh buộc phải ra về do chờ đợi quá lâu. “Hai tuần trước, tôi có gặp một người bạn vừa quay về từ Trung Quốc. Chỉ vài ngày sau đó, thấy tôi bắt đầu bị đau họng, vợ tôi đã gọi 111”, anh nói. “Họ nói với tôi nhân viên y tế sẽ đến để lấy mẫu xét nghiệm, nhưng thực sự chẳng có ai. Tôi chỉ muốn biết tình trạng cơ thể mình, tôi không cần lời nói gió bay của họ”.


    Thế nhưng, suốt 10 ngày chờ đợi, anh không thấy nhân viên nào đến lấy mẫu bệnh phẩm.

    Nỗi sợ hãi và lo âu ngày càng lớn hơn trong Gary khi vợ anh – cô Leanne McFerran (37 tuổi) – cũng bắt đầu biểu hiện triệu chứng tương tự. Hiện tại, vợ chồng anh vẫn tự cách ly trong nhà, chờ đợi một câu trả lời rõ ràng cho tình huống của họ. Song, Gary không dám nói với mọi người mình đã tiếp xúc với người trở về từ vùng dịch vì sợ gây nên hoảng loạn.


    Vợ chồng Gary phải chờ được xét nghiệm trong vô vọng.

    Chính phủ Anh đề nghị người dân nghi nhiễm COVID-19 nên tự cách ly tại nhà trong vòng 7 ngày. Nếu có triệu chứng sốt cao hoặc ho liên tục, họ cũng cần ở trong nhà, không nên đến chỗ bác sĩ gia đình hay nhà thuốc, bệnh viện để thăm khám. Dịch vụ y tế quốc gia (NHS) cho biết mọi người chỉ nên gọi đường dây nóng 111 nếu không thể tự xử lý tại nhà, các triệu chứng ngày càng nặng hoặc không thuyên giảm sau 7 ngày cách ly.

    Theo Saostar

  • Người cao tuổi ở Anh có thể bị cách ly 4 tháng theo kế hoạch chống dịch COVID-19 của chính phủ.

    Kế hoạch cách ly 4 tháng đối với người trên 70 tuổi, nhóm có nguy cơ cao nhất nếu mắc COVID-19, là một trong số các giải pháp “thời chiến” được chính phủ của Thủ tướng Anh Boris Johnson xem xét - theo Reuters.

    Robert Peston, biên tập viên chính trị của đài truyền hình Anh ITV cho biết, việc cách ly người cao tuổi đã được nêu ra cùng với các đặc biệt khác để đối phó với sự bùng phát của dịch COVID-19.

    Trưng dụng khách sạn và các tòa nhà khác làm bệnh viện dã chiến, cũng như trưng dụng các bệnh viện tư nhân cũng nằm trong số các động thái được đề xuất. 

    Chính phủ Anh cũng kêu gọi các nhà sản xuất tăng cường sản xuất máy thở. Văn phòng Thủ tướng Số 10 phố Downing cho biết hôm 14.3 rằng Thủ tướng Boris Johnson dự định sẽ nói chuyện với các nhà sản xuất về việc hỗ trợ sản xuất bộ dụng cụ y tế thiết yếu.

    Các kỹ sư được yêu cầu tìm cách nhanh chóng sản xuất nhiều máy thở và chính phủ sẽ mua.

    Tờ Sunday Telegraph cho biết các công ty bao gồm Rolls-Royce cũng đã được ông Johnson yêu cầu chuyển đổi dây chuyền để sản xuất máy thở, góp một phần vào "nỗ lực quốc gia" chống dịch COVID-19.

    Chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson đã bị chỉ trích vì không thực hiện các bước quyết liệt hơn khi đối mặt với tình trạng khẩn cấp về sức khỏe do COVID-19 gây ra. Cách tiếp cận của Anh đối với đại dịch chỉ ở mức độ vừa phải so với các biện pháp được thực hiện ở các nước Châu Âu khác.

    Cơ quan y tế ở Anh tuyên bố thêm 10 trường hợp tử vong do do COVID-19, gần như tăng gấp đôi kể từ ngày 13.3, lên 21 ca, và số người nhiễm virus SARS-CoV-2 là hơn 1.140.

    "Tất cả 10 trường hợp tử vong này đều thuộc nhóm có nguy cơ" - Chris Whitty, giám đốc y tế của Anh, cho biết trong một tuyên bố.

    Tuần tới, chính phủ Anh cũng có kế hoạch cấm các cuộc tụ họp đông người và bồi thường cho các tổ chức.

    Theo Lao Động

  • Nữ hoàng Elizabeth II đã rời khỏi Cung điện Buckingham vì lo ngại Covid-19, sau khi Anh ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 vượt mốc 1.000 và số người tử vong tăng gần gấp đôi, từ 11 lên 21 người trong 24 giờ.

    Nữ hoàng Elizabeth II đã rời khỏi cung điện Buckingham tại London để đến lâu đài Windsor, thành phố Berkshire, sau khi chính phủ Anh khuyến cáo những người trên 70 tuổi của nước này nên ở nguyên trong nhà để tránh dịch Covid-19, ngay cả khi họ không biểu hiện triệu chứng.

    Đây là biện pháp mới nhất nằm trong chính sách “bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất” trong dịch Covid-19 của chính phủ Anh.

    Nữ hoàng Anh hiện đã ở tuổi 93 và chuẩn bị đón sinh nhật lần thứ 94 vài tuần tới. Theo khuyến cáo của chính phủ Anh, những người cao tuổi và mắc bệnh nền rất dễ gặp phải biến chứng nặng nếu nhiễm Covid-19.

    Nữ hoàng Anh dự một buổi lễ cầu nguyện tại nhà thờ hôm 8.3 (ảnh: Daily Mail)

    “Nữ hoàng vẫn có sức khỏe tốt nhưng việc rời khỏi Cung điện Buckingham là cần thiết. Nhiều nhân viên phục vụ Nữ hoàng khá lo lắng về tình hình hiện tại. Nữ hoàng đã gặp rất nhiều khách trong thời gian gần đây. Bà sắp đón sinh nhật lần thứ 94 và các cố vấn hoàng gia cho rằng, việc di chuyển là cách tốt nhất để Nữ hoàng tránh bị tổn hại”, nguồn tin từ hoàng gia Anh cho biết. 

    Nữ hoàng Anh cũng đã hủy các sự kiện được tổ chức tại khu vườn hoàng gia vào tháng 5 và tháng 6 hằng năm do lo ngại Covid-19 lây lan.

    Trước đó, Nữ hoàng Elizabeth II từng tuyên bố, bà sẽ không để dịch bệnh ảnh hưởng tới nhiệm vụ hoàng gia và sẽ tự mình làm gương bằng cách “giữ bình tĩnh và tránh hoảng loạn”.

    Sau khi Nữ hoàng rời khỏi, một số khu vực thuộc cung điện Buckingham sẽ được khử trùng và lau dọn sạch sẽ.

    “Dựa trên hoàn cảnh hiện tại, những biện pháp phòng ngừa hợp lý và một số lịch trình của Nữ hoàng sẽ được thay đổi trong vài tuần tới”, người phát ngôn hoàng gia Anh cho biết.

    Ở một diễn biến khác, ngày 14.3, Nội các Anh đã có kế hoạch triển khai quân đội tại một số đường phố, siêu thị và bệnh viện của các thành phố lớn nhằm giữ gìn trật tự và đề phòng tình trạng hỗn loạn của người dân.

    Quân đội xuất hiện trên đường phố Anh nhằm bảo đảm trật tự (ảnh: Daily Mail)

    Theo tờ Daily Mail, sáng ngày 15.3 theo giờ địa phương, một số nhóm binh sĩ quân đội đã có mặt tại các đường phố để đảm bảo trật tự trong khi dịch Covid-19 bùng phát.

    Cùng ngày 15.3, Tổng thống Mỹ - ông Donald Trump, cũng đã bổ sung nước Anh vào lệnh cấm di chuyển tới Mỹ.

    Theo Dân Việt

  • Khi đại dịch Covid-19 đang càn quét cả thế giới, với ngày càng nhiều người phải tự cách ly để bảo vệ cộng đồng, các nhóm tình nguyện viên ở Anh đang quyết tâm lan toả lòng tốt để phản hồi trước tốc độ lây lan chóng mặt của virus.

    87 nhóm tình nguyện đã được thành lập vòng quanh nước Anh để hỗ trợ những người đang tự cách ly, báo cho họ bằng cách thả những tấm thiệp vào hòm thư. Những nhóm “hỗ trợ chung” này liên hệ với nhau bằng các nhóm chat trên nền tảng Whatsapp và Facebook, tổ chức họp online và ngoài ra cũng thả tờ rơi trên các con phố.

    Cô Anna Vickerstaff, một trong những nhà điều hành của Mạng lưới Hỗ trợ chung Covid-19 tại Anh cho biết: “Cho dù chúng ta có thuộc màu da nào, chúng ta sống ở đâu, hay chúng ta có bao nhiêu tiền, chỉ đến lúc ốm đau mới nhắc cho chúng ta nhớ rằng trong thâm tâm, chúng ta đều chỉ là con người”.

    “Và ở tất cả các quốc gia, những người già yếu và bệnh tật, và những người trước đó đã gặp khó khăn, sẽ là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Đó là lý do chúng tôi thiết lập mạng lưới này – bởi vì chúng tôi muốn đảm bảo rằng không có ai trong các cộng đồng của chúng tôi bị bỏ rơi và phải đối mặt với cuộc khủng hoảng này một mình, và bởi vì chúng tôi muốn đề cập đến những sự bất bình đẳng mà dịch bệnh này sẽ vạch trần”.

    Cô Becky Wass đã cùng chồng mình nghĩ ra ý tưởng về chiến dịch "Lòng tốt lan tỏa"

    Các nhóm tình nguyện này làm theo một chiến dịch có tên “Lòng tốt lan toả”, khi các tấm thiệp ghi dòng tin nhắn: “Xin chào! Nếu bạn đang tự cách ly, tôi có thể giúp đỡ”, được thả ngoài bậc cửa của các ngôi nhà vòng quanh nước Anh, và ý tưởng này đang lan truyền sang nhiều nước châu Âu, thậm chí là ở những nơi xa như Australia.

    Trên tấm thiệp này là các dòng ghi tên và thông tin liên lạc của các tình nguyện viện, sau đó có các ô để người cần giúp đỡ tích vào, bao gồm các nhu cầu như “lấy đồ mua sắm”, “gửi thư”, “các nhu yếu phẩm khẩn cấp”, hay thậm chí chỉ là “một cuộc điện thoại hỏi thăm”. Đi kèm bên dưới là dòng nhắn nhủ: "Hãy nhắn tin hoặc gọi điện cho tôi và tôi sẽ làm hết sức để giúp đỡ". Các tấm thiệp này được đăng trên mạng để những người muốn tham gia chiến dịch có thể tải về và in ra tại nhà. 

    Tấm thiệp của chiến dịch "Lòng tốt lan tỏa" tại Anh

    Chiến dịch được khởi động khi số ca nhiễm ở Anh đã lên trên 1.000 ca, và chính phủ đang đề nghị tất cả những ai có triệu chứng – bao gồm ho và sốt cao – tự cách ly ở nhà trong 7 ngày. Những người có triệu chứng nhẹ sẽ không được xét nghiệm.

    Ý tưởng về tấm thiệp được khởi xướng bởi cô Becky Wass, một giảng viên của Đại học Falmouth ở Cornwall. Cô cho biết đã cảm thấy rất bất lực trước cơn đại dịch và cảm thấy thôi thúc làm một việc gì đó để giúp đỡ. “Tôi đã nói chuyện với chồng tôi John rằng những tin tức thì quá nặng nề và chúng ta thì không làm được gì nhiều để tạo ra một sự khác biệt mang tính tích cực”.

    Cô Wass, 32 tuổi, nói thêm: “Nếu chỉ một người thôi cảm thấy đỡ đơn độc và bị cô lập hơn, thì tôi đã thấy vui hơn rồi. Virus corona rất đáng sợ. Hãy khiến lòng tốt lan toả như virus nào”.

    Lòng tốt đang được lan toả ở khắp nơi trên cả nước Anh. Cô Polly Cox, người vận hành một cửa hàng bưu điện ở Wiltshire, cũng đang gửi tờ rơi đến những người hàng xóm nhằm “tiếp cận những người thuộc diện dễ bị tổn thương trong cộng đồng của chúng tôi”, những người đang tự cách ly hoặc không dám ra ngoài. Cô nói với BBC Radio: “Chúng tôi đang ghép cặp những ai quen những người già yếu hoặc có rủi ro cao hơn, nếu ai đã biết những người như vậy thì chúng tôi sẽ ghép cặp họ với nhau. Và chúng tôi sẽ đảm bảo rằng những người đó được liên lạc thường xuyên, và đôi khi chỉ là giữ liên hệ với họ để trấn an họ rằng chúng ta đều đang cùng có nhau trong cuộc khủng hoảng này”.

    Trong khi đó, ở Brighton, tinh thần cộng đồng cũng đang lên ngôi khi người dân địa phương chung tay giúp đỡ những người gặp khó khăn. Một nhóm hỗ trợ Covid-19 trên Facebook đang kết nối những người cần giúp đỡ với việc mua thực phẩm, thuốc men hay thậm chí là cho chó đi dạo. Chỉ trong vòng 24 giờ kể từ khi được lập ra hôm 13/2, nhóm này đã có hơn 600 thành viên sẵn sàng thả tờ rơi đề nghị giúp đỡ.

    Tiến sĩ Andrea Brock, 33 tuổi, giảng viên của Đại học Sussex, người đã nghĩ ra ý tưởng này cùng một người bạn, cho biết: “Việc ở trong nhà trong nhiều tuần liền có thể khiến mọi người cảm thấy vô cùng bị cô lập. Chúng ta thường quen với ý nghĩ rằng nhờ giúp đỡ là một việc xấu, và chúng ta thường không được khuyến khích làm việc đó. Vậy nên chúng tôi lập ra nhóm này để mọi người có thể nhờ được hỗ trợ và giúp đỡ. Và việc nhóm đang vận hành hiệu quả chứng tỏ rằng mọi người đều muốn giúp đỡ lẫn nhau”.

    Theo Vietnamnet

  • Trong nhiều ngày, biểu đồ số ca nhiễm mới virus corona tại Hàn Quốc là một đường dốc hướng lên trên, minh họa sự lây lan tưởng chừng không thể ngăn chặn của dịch bệnh Covid-19 tại Hàn Quốc. Thế rồi, đường này dần nằm ngang và đổi hướng.

    Covid-19 bùng phát ở Hàn Quốc và Italy gần như trong cùng một giai đoạn, nhưng diễn biến của dịch ở 2 nước đang chuyển biến theo 2 hướng khác nhau, đặc biệt là số người tử vong.

    Ở Italy, hàng chục triệu người đang phải sống trong lệnh phong toả được áp dụng trên cả nước trong bối cảnh số cả tử vong vì Covid-19 ở nước này đã vượt mốc 1.000. Nhưng ở Hàn Quốc, quốc gia mà thời điểm bùng phát dịch gần giống với Italy, chỉ có vài chục nghìn người bị phong toả và số ca tử vong chỉ là 67.

    Khi virus tiếp tục lan rộng và nhanh chóng trên khắp thế giới, câu chuyện của Hàn Quốc và Italy đã trở thành một minh hoạ rõ nét về vấn đề mà các nước khác sẽ gặp phải, nếu như số ca nhiễm bất ngờ tăng vọt.

    Các nhân viên y tế Hàn Quốc tại một điểm xét nghiệm lưu động, nơi người dân có thể lái xe qua để thực hiện mà không cần phải vào bệnh viện. Ảnh: Reuters.

    Làm gì khi không thể làm như Trung Quốc?

    Sẽ là không thực tế nếu xét nghiệm Covid-19 cho tất cả người tiềm ẩn nguy cơ nhiễm virus, nhưng đối với giới chức y tế các nước, câu trả lời gần đúng nhất là cách ly theo vùng và sau đó xét nghiệm để khoanh vùng sự lây lan của dịch bệnh.

    Italy bắt đầu bằng việc thực hiện phong toả trên quy mô lớn, sau đó thu hẹp vòng vây và tập trung vào những khu vực có mật độ lây nhiễm cao. Điều này sẽ giúp họ không phải xử lý hàng trăm nghìn mẫu xét nghiệm mỗi ngày, nhưng cũng có một điều phải đánh đổi: họ sẽ khiến cả đất nước 60 triệu dân cảm thấy ngột ngạt vì lệnh phong toả này.

    Ngay cả Giáo hoàng Francis, người đang bị cảm lạnh và phải thực hiện các buổi lễ của Vatican trực tuyến, cho biết ông cảm thấy mình như "bị nhốt trong thư viện".

    Cách đó hàng chục nghìn km tại Hàn Quốc, chính quyền có cách tiếp cận tương đối khác đối với một đợt bùng phát Covid-19 với kích cỡ tương tự như của Italy. Hàng trăm nghìn người được xét nghiệm virus corona và những người nghi nhiễm được theo dõi và kiểm soát thông qua công nghệ vệ tinh và điện thoại thông minh.

    Cả hai nước đều phát hiện nhưng ca nhiễm đầu tiên vào cuối tháng 1, và từ đó đến nay Hàn Quốc ghi nhận 67 ca tử vong trong tổng số 8.000 ca nhiễm, sau khi thực hiện xét nghiệm cho hơn 222.000 người. Trong khi đó, Italy đã ghi nhận 1.266 trường hợp tử vong và hơn 17.000 ca nhiễm trong khi mới chỉ xét nghiệm cho 73.000 người.

    Các nhà dịch tễ học cho rằng rất khó để so sánh trực tiếp các con số của hai nước, nhưng sự khác biệt này gợi ý rằng chúng việc xét nghiệm quyết liệt trên quy mô lớn là công cụ hiệu quả để chống lại sự lây lan của virus.

    Không phải quốc gia nào cũng có thể thực hiện biện pháp cách ly mạnh mẽ và triệt để với một vùng rộng lớn như những gì Trung Quốc đã làm với Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: AP.

    Ông Jeremy Konyndyk, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu, một thinktank có trụ sở tại Washington, cho rằng việc xét nghiệm rộng rãi có thể cho các quốc gia một bức tranh toàn cảnh hơn về mức độ bùng phát của dịch. Nhưng nếu năng lực xét nghiệm hạn chế, ông cho rằng chính quyền phải có những hành động táo bạo hơn để hạn chế sự di chuyển của người dân.

    "Tôi cảm thấy không thoải mái với việc bị áp đặt hạn chế di chuyển. Trung Quốc làm điều đó, nhưng Trung Quốc có thể làm điều đó vì người Trung Quốc sẽ tuân thủ điều đó", ông Konyndyk nhận định.

    So với Trung Quốc, Hàn Quốc và Italy là mô hình phù hợp hơn để Mỹ hoặc các nước châu Âu khác có thể học hỏi trong trường hợp Covid-19 bùng phát.

    Hàn Quốc dựa vào công nghệ và dữ liệu lớn

    Hàn Quốc, với dân số 50 triệu người, đang có khoảng 29.000 người tự cách ly. Việc phong toả chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ, với ít nhất một khu dân cư nơi tỷ lệ lây nhiễm ở mức cao. Tới lúc này, chưa có vùng nào của Hàn Quốc bị phong toả hoàn toàn.

    Seoul cho biết chính quyền đã học được bài học từ đợt bùng phát dịch MERS hồi năm 2015 và đã cố gắng để công bố thông tin minh bạch và rộng rãi nhất có thể tới người dân. Hàn Quốc thực hiện xét nghiệm trên quy mô lớn, bao gồm cả những người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

    Chính quyền cũng thu thập và xử lý dữ liệu lớn từ nhiều nguồn: các camera công cộng, GPS từ ứng dụng bản đồ của điện thoại thông minh và xe hơi, lịch sử giao dịch thẻ tín dụng, lịch sử xuất nhập cảm và thông tin cá nhân - sau đó công khai dữ liệu này để người dân chủ động đi xét nghiệm nếu nghĩ mình có khả năng nhiễm bệnh.

    Ngoài việc giúp theo dõi người nhiễm, hệ thống dữ liệu lớn của Hàn Quốc còn giúp các bệnh viện quản lý tốt bệnh nhân. Những người dương tính với Covid-19 sẽ được tự cách ly và theo dõi từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh, và được kiểm tra thường xuyên bằng các cuộc điện thoại từ nhân viên y tế.

    Khi có giường bệnh trống, xe cứu thương sẽ đến đón bệnh nhân và đưa tới bệnh viện cách ly, tất cả đều miễn phí.

    Tuy nhiên cách tiếp cận này cũng phải đánh đổi một thứ đó là quyền riêng tư của công dân. Việc công bố thông tin cá nhân và lịch sử đi lại của người nhiễm để công chúng biết là điều khó chấp nhận ở những xã hội phương Tây. Mặc dù Trung Quốc và Singapore cũng áp dụng biện pháp tương tự, nhiều người dân Hàn Quốc tỏ ra bất bình.

    Hàn Quốc là nước sử dụng hiệu quả năng lực xét nghiệm để kiềm chế sự lây lan của dịch Covid-19. Ảnh: AP.

    "Công bố thông tin về bệnh nhân luôn đi kèm với các vấn đề vi phạm quyền riêng tư", ông Choi Jae Wook, giáo sư y tế dự phòng tại Đại học Hàn Quốc, nhận định.

    Ông Kim Gang Lip, Thứ trưởng Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc cho biết các biện pháp truyền thống như phong toả và cách ly chỉ có hiệu quả ở một mức độ nhất định, và sẽ gây tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Theo ông Kim, cách tiếp cận như vậy là "bảo thủ, mang tính ép buộc và không linh hoạt".

    Italy gặp khó khăn vì năng lực xét nghiệm

    Cách nhau cả chục nghìn km nhưng có nhiều điều tương tự giữa Italy và Hàn Quốc: nơi bùng phát dịch là một cộng đồng dân cư nhỏ, thay vì một siêu đô thị. Vì vậy, hệ thống chăm sóc sức khoẻ tại những thị trấn này sớm bị quá tải.

    Tại Italy, mọi chuyện bắt đầu cách đây một tháng khi người đàn ông 38 tuổi đến bệnh viện với những triệu chứng giống cúm, nhưng các bác sĩ đã không làm xét nghiệm Covid-19 cho người này vì anh ta không tới Trung Quốc - một tiêu chí xét nghiệm trong hướng dẫn của giới chức - thay vào đó cho người này về nhà.

    Khi triệu chứng không giảm, người này trở lại bệnh viện nhưng vẫn không được xét nghiệm, cho tới khi một bác sĩ quyết định bỏ qua các quy định và làm xét nghiệm Covid-19 cho bệnh nhân. Kết quả là người đàn ông này dương tính, và có thể đã lây cho rất nhiều người trong thời gian quý giá đó. Các chuyên gia giờ đây cho rằng anh bị lây Covid-19 từ Đức chứ không phải Trung Quốc.

    Việc quyết định tiêu chí xét nghiệm luôn là điều hết sức khó khăn, trong bối cảnh năng lực xét nghiệm là có hạn và hệ thống y tế thì quá tải. Tại Italy, ban đầu chính quyền các vùng xét nghiệm bắt buộc trên diện rộng, và thống kê tất cả những trường hợp dương tính dù cho bệnh nhân không có triệu chứng.

    Sau đó một thời gian, Italy thay đổi chiến thuật xét nghiệm, chỉ áp dụng và thống kê những trường hợp có triệu chứng. Giới chức cho biết điều này sẽ giúp sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực vì nguy cơ lây nhiễm của người không có triệu chứng là thấp hơn, và việc xét nghiệm ít hơn cũng giúp kết quả được đưa ra nhanh hơn. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất của cách tiếp cận này là những người không có triệu chứng vẫn có thể nhiễm virus và truyền bệnh cho người khác.

    Mặt khác, xét nghiệm càng nhiều thì sẽ ca nhiễm Covid-19 sẽ càng tăng, và điều đó sẽ khiến cho hệ thống y tế quá tải. Mặc dù Italy có hệ thống y tế được đánh giá cao, với mức chi cho y tế công tương đương Hàn Quốc, nhưng hiện tại hệ thống này đang phải hoạt động ngoài công suất thiết kế, đặc biệt là với các phòng chăm sóc đặc biệt.

    Hệ thống y tế bị đẩy tới giới hạn

    Ông Pier Luigi Viale, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Sant'Orsola-Malpighi ở Blogna, đang phải làm việc suốt ngày đêm ở 3 bệnh viện khác nhau. Bệnh viện của ông đang phải chữa trị một loạt các ca nhiễm Covid-19. Các bác sĩ của ông đang tất bật giúp đỡ các bệnh viện và phòng khám khác trong khu vực. Thêm vào đó là các bệnh nhân nguy kịch do các bệnh khác.

    "Nếu mọi thứ kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng, chúng tôi sẽ cần thêm tiếp viện", ông nói với Reuters.

    Tuần trước, thị trưởng của Castiglione d'Adda, một thị trấn 5.000 dân ở Lombardy, đã phải lên mạng kêu gọi cứu trợ khẩn cấp. Ông cho biết bệnh viện nhỏ ở thị trấn đã phải đóng cửa vì hết công suất, và ông chỉ có 1 bác sĩ điều trị cho hơn 100 bệnh nhân nhiễm Covid-19. Ba trong số bốn bác sĩ của thị trấn đang phải tự cách ly.

    "Bác sĩ và y tá đang ở giới hạn. Nếu bạn phải chăm sóc cho người thở máy, bạn cần phải theo dõi họ liên tục, bạn sẽ không thể chăm sóc cho những bệnh nhân mới", một y tá ở vùng Lombardy cho biết.

    Nghiên cứu cho thấy mỗi trường hợp nhiễm Covid-19 trung bình sẽ lây cho 2 người khác, vì vậy giới chức địa phương ở Lombardy đã cảnh báo về việc hệ thống chăm sóc sức khoẻ ở đây sẽ gặp khủng hoảng nếu xu hướng lây lan tiếp tục như hiện tại. Và nếu như dịch bệnh lan tới vùng phía nam kém phát triển hơn của Italy, tình hình sẽ tồi tệ hơn gấp nhiều lần.

    Áp lực nhất là các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU). Để hoạt động, những cơ sở này cần có bác sĩ chuyên khoa và các thiết bị đắt tiền, và không được thiết kế cho những dịch bệnh lan rộng. Italy có khoảng 5.000 giường chăm sóc đặc biệt, và trong những tháng mùa đông, sẽ có nhiều giường dành cho các bệnh nhân có vấn đề về hô hấp.

    Lombardy và Veneto là hai vùng phát triển nhất đất nước, và có khoảng 1.800 giường bệnh ICU ở đây, gồm cả bệnh viện tư và công.

    Thêm một gánh nặng nữa đối với hệ thống chăm sóc sức khoả của Italy, đó và việc phụ thuộc vào các nhân viên y tế để theo dõi những người có tiếp xúc với người nhiễm Covid-19.

    Một bác sĩ ở Bologna, người yêu cầu giấu tên, chia sẻ với Reuters rằng ông phải dành 12 tiếng mỗi ngày để theo dõi sức khoẻ của những người có liên hệ với bệnh nhân dương tính, để đảm bảo phát hiện kịp thời ca nhiễm tiếp theo.

    "Bạn có thể làm điều đó nếu số ca nhiễm là 2 hoặc 3. Nhưng nếu nó tăng lên, bạn sẽ phải bỏ qua một số thứ. Hệ thống sẽ tan tành nếu chúng tôi tiếp tục chủ động xét nghiệm mọi người rồi làm việc kiểu này", vị bác sĩ chia sẻ.

    Theo Zing

  • Về Việt Nam trên máy bay VN54, ca nhiễm Covid-19 thứ 52 đã tiếp xúc một số người trước khi tự cách ly.

    Ngày 14/3, Bộ Y tế công bố nữ du học sinh trở về từ Anh tên N.T.T. (trú phường Hồng Hải, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) là ca nhiễm Covid-19 thứ 52.

    Theo điều tra dịch tễ, ngày 9/3, T. từ London (Anh) về sân bay Nội Bài (Hà Nội) trên chuyến bay VN54 cùng với nữ tiếp viên nhiễm Covid-19 (tức bệnh nhân thứ 46 nhiễm, trú ở Thanh Xuân Hà Nội).

    Sau khi xuống sân bay, nữ bệnh nhân đi taxi của hãng Mai Linh về Hạ Long cùng em trai và lái xe Đ.T.L. (ở phường Yết Kiêu, TP Hạ Long, Quảng Ninh).

    Khi về nhà, T. tiếp xúc trực tiếp với bố, mẹ và em trai. Khi thấy thông tin về dịch bệnh, cô gái này đã tự cách ly tại nhà và không đi đâu.

    Đêm 13/3, lực lượng chức năng phun khử trùng, tiêu độc khu dân cư nơi T. và tài xế taxi sinh sống. Ảnh: Tuấn Phạm.

    Cơ quan chức năng xác định bố và mẹ T. đều đến cơ quan làm việc bình thường và tiếp xúc với nhiều người.

    Ngày 9/3, em trai của T. cũng gặp nhiều người khi dự đám cưới họ hàng tại trung tâm tiệc cưới hồ Cô Tiên ở phường Bạch Đằng, TP Hạ Long.

    Chiều 13/3, cơ quan chức năng đã đưa T. cùng 4 người thân gồm bố, mẹ, em trai và bà nội đi cách ly tại bệnh viện. Ngoài ra, lái xe taxi chở T. từ sân bay về Hạ Long cũng được đưa đi cách ly.

    Công tác phun tiêu độc, khử trùng nơi ở của những người liên quan được thực hiện ngay trong đêm. Địa phương cũng lập hàng rào giám sát, hạn chế người qua lại những nơi này.

    Trưa 14/3, mẫu bệnh phẩm của những người trong gia đình T. và lái xe taxi có kết quả âm tính. Riêng mẫu xét nghiệm của nữ du học sinh này được gửi lên Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm lại.

    Chiều nay, Bộ Y tế công bố thêm 4 ca nhiễm Covid-19, trong đó có N.T.T. Như vậy Việt Nam đã ghi nhận 53 người mắc Covid-19, trong đó có 16 người đã được chữa khỏi.

    Tính đến nay, có hơn 10 người quốc tịch Anh nhiễm Covid-19 đang được cách ly và điều trị tại VN. 

    Theo Zing

  • Dù dịch Covid-19 vẫn tiếp tục lây lan trên toàn cầu nhưng đến một thời điểm nào đó, dịch bệnh này sẽ kết thúc mặc dù các nhà virus học và các nhà dịch tễ học không biết chính xác việc này sẽ diễn ra như thế nào. Tuy nhiên theo các chuyên gia, dưới đây là một số cách dịch Covid-19 sẽ kết thúc.

    Ngăn chặn thành công

    Các biện pháp ngăn chặn hợp lý có thể chấm dứt dịch Covid-19, Tiến sĩ William Schaffner - giám đốc y khoa thuộc Quỹ Bệnh truyền nhiễm Quốc gia cho biết. Chuyên gia này đã dẫn việc dịch SARS đầu những năm 2000 là một ví dụ.

    "Dịch SARS đã được kiểm soát qua sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà chức trách y tế công cộng và những chuyên gia lâm sàng - những người có thể chẩn đoán các trường hợp, cách ly các bệnh nhân nhiễm bệnh, theo dõi liên lạc của họ và thực hiện các chính sách kiểm soát sự lây nhiễm một cách mạnh mẽ", ông Schaffner cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Fox News.

    Những nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh ở Trung Quốc dường như đang hiệu quả, ít nhất là theo các số liệu chính thức mà nước này công bố. Số ca nhiễm ở Trung Quốc giảm mạnh khi ngày 12/3, lần đầu tiên nước này ghi nhận số ca nhiễm và số ca tử vong trong ngày chỉ có 1 chữ số, thấp hơn nhiều so với con số khoảng vài nghìn ca nhiễm/ngày cách đó một vài tuần.

    Tỉnh Hồ Bắc với thủ phủ là thành phố Vũ Hán - tâm chấn dịch Covid-19, bị phong tỏa đã ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 60 triệu người dân. Những nơi khác trên khắp quốc gia này cũng thực hiện nghiêm túc và mạnh mẽ các biện pháp cách ly và hạn chế đi lại. WHO đã khen ngợi các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh của Trung Quốc trong khi nhiều nước châu Âu hiện nay cũng đang nỗ lực tiến hành các biện pháp cách ly, phong tỏa một số khu vực, đóng cửa trường học, hạn chế tụ tập nơi đông người... với hy vọng ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.

    Thời tiết ấm lên 

    Một khả năng nữa được đưa ra là virus corona chủng mới sẽ yếu dần khi thời tiết ấm lên nhưng hiện nay vẫn chưa rõ liệu thời điểm mùa xuân và mùa hè có khiến dịch Covid-19 chấm dứt hay không.

    Hiện nay, các quốc gia có tỷ lệ truyền nhiễm cao đều là những nước có nhiệt độ từ 10 - 15 độ C hoặc thấp hơn như Hàn Quốc, Italy, và các nước châu Âu khác, cũng như khu vực đông bắc và tây bắc nước Mỹ.

    Trong khi nhiều nước nhiệt đới vẫn có một số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 nhất định thì cho tới nay, các nước này không có sự lây nhiễm rộng trong cộng đồng, có lẽ do thời tiết nóng ẩm giúp ngăn cản sự lây lan nhanh chóng của chủng virus này.

    "Nếu virus SARS-CoV-2 giống như các virus hô hấp khác, chẳng hạn như cúm, thì nó sẽ yếu đi khi thời tiết ấm lên", chuyên gia Schaffner nhận định.

    Nhưng hiện vẫn còn quá sớm để chắc chắn về khả năng này. Các nhà khoa học vẫn đang làm nghiên cứu để hiểu hơn về virus SARS-CoV-2.

    Nếu virus SARS-CoV-2 không nhạy cảm với nhiệt độ, sự lây lan của dịch bệnh sẽ tiếp diễn trên toàn thế giới trong nhiều tháng, ít nhất là cho đến khi có sự miễn dịch cộng đồng. Miễn dịch cộng đồng (còn được gọi là miễn dịch bầy đàn, miễn dịch dân số, hay miễn dịch xã hội) là một hình thức bảo vệ gián tiếp nhằm chống lại một căn bệnh truyền nhiễm nào đó khi một tỷ lệ lớn dân cư đã trở nên miễn dịch với virus gây bệnh, và từ đó tạo nên một lớp bảo vệ cho những người không miễn dịch.

    Các nhà khoa học đang tính toán tỷ lệ dân số nhiễm bệnh sẽ là bao nhiêu trong trường hợp của dịch Covid-19. Với đại dịch H1N1 năm 2009, chúng ta biết rằng tỷ lệ này là khoảng 1/4 dân số sau đợt nhiễm bệnh đầu tiên.

    Chúng ta cũng biết rằng dịch Covid-19 nghiêm trọng hơn cúm thông thường, vì thế, hệ thống chăm sóc sức khỏe, đặc biệt của những quốc gia thu nhập thấp hoặc thu nhập trung bình sẽ bị tác động đáng kể nếu một lượng lớn dân số như vậy nhiễm bệnh.

    "Chúng tôi hy vọng thời điểm mùa xuân sẽ khiến virus này yếu đi nhưng những suy đoán này vẫn chưa rõ ràng. Virus corona chủng mới là một virus hô hấp và chúng tôi biết rằng các loại virus hô hấp thường xuất hiện theo mùa nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Chẳng hạn virus cúm thường xuất hiện theo mùa ở Mỹ nhưng tại một số khu vực trên thế giới, nó xuất hiện quanh năm. Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu biết rõ nguyên nhân tại sao mặc dù chúng tôi đã nghiên cứu về cúm trong nhiều năm. Virus corona chủng mới chỉ vừa được phát hiện vào tháng 12 năm ngoái. Còn quá sớm để biết chắc tác động của thời tiết ấm hơn đến dịch bệnh này sẽ là gì".

    Vaccine

    Một điều quan trọng cần lưu ý là dù các biện pháp điều trị chống virus hoặc vaccine có thể giúp chấm dứt đại dịch này nhưng việc tìm ra một loại vaccine sẽ cần ít nhất tới 18 tháng, WHO cho biết hồi tháng trước.

    Việc phát triển vaccine sẽ cần nhiều nghiên cứu, cũng như thời gian và trong quá trình đó, chúng ta không thể không phòng bị gì trước sự tấn công của chủng virus này.

    Dù vậy, mới đây, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Queensland (Australia) vừa tìm ra loại vaccine có khả năng đối phó với Covid-19 và dự kiến, vaccine này sẽ được đưa vào thử nghiệm trên người vào giữa năm nay, trong khi việc sản xuất với số lượng lớn có thể diễn ra vào cuối năm 2020.

    SARS-CoV-2 trở thành virus theo mùa

    Mặc dù dịch Covid-19 sẽ kết thúc nhưng virus SARS-CoV-2 có thể sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn. Thay vào đó, nó có thể thành một dịch bệnh giống như cảm lạnh thông thường.

    "Nó có lẽ sẽ trở thành một phần trong các loại bệnh cúm mùa và cảm lạnh hàng năm", chuyên gia Schaffner nhận định. Dù vậy, với viễn cảnh này, có thể virus SARS-CoV-2 sẽ có ít tác động hơn so với hiện tại bởi sẽ có nhiều người miễn dịch trước chủng virus này hơn, trang Live Science cho biết./.

    Theo VOV

  • Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, thậm chí có dấu hiệu vượt ngoài tầm kiểm soát tại nhiều nước châu Âu.

    Sau một thời gian bị nhận định là không đánh giá đúng về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và không có các biện pháp phản ứng kịp thời, đến nay châu Âu đã có thay đổi về cách tiếp cận trong phòng chống cũng như ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

    Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp.

    Thêm nhiều nước phong tỏa lãnh thổ, đóng cửa biên giới

    Ngày 14/3 đã có quốc gia châu Âu thứ 2 sau Italy thực hiện biện pháp phong toả toàn bộ lãnh thổ là Tây Ban Nha. Nước này buộc phải hành động khi số ca nhiễm và ca tử vong gia tăng chóng mặt mỗi ngày. Nhiều khả năng trong một vài tuần tới, hoặc một vài ngày tới, chúng ta còn được chứng kiến nhiều quyết định phong toả khác.

    Nhiều nước khác như Áo, Đan Mạch, Na Uy, CH Séc… đã đóng cửa biên giới. Những nước chưa đóng cửa biên giới thì cắt bỏ hầu như toàn bộ các chuyến bay đến các điểm dịch và hạn chế tối đa việc di chuyển của người dân trong nội địa hoặc ra quốc tế. Ở trong nước, các hoạt động bị hạn chế tối đa. Nhiều nước chỉ cho phép mở cửa các cửa hàng, dịch vụ thiết yếu như hiệu thuốc, siêu thị còn ra lệnh đóng cửa tất cả nhà hàng, quán bar, câu lạc bộ, nhà hát, rạp chiếu phim. Tất cả các sự kiện thể thao và văn hoá lớn bị huỷ, chỉ có những sự kiện nhỏ dưới 100 người thì vẫn đang được phép hoạt động, ngoại trừ tại Italy và Tây Ban Nha. Có thể nói, ở thời điểm này, châu Âu đang tê liệt.

    Thực tế này cho thấy là sau một thời gian chần chừ, thậm chí là xem nhẹ dịch Covid-19, các nước châu Âu đã buộc phải hành động. Các nước này có thể nghi ngờ các thông tin phát đi từ Trung Quốc nhưng hiện thực quá khắc nghiệt ở Italy khiến họ không thể chủ quan được nữa.

    Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì sự thay đổi này mang nặng tính bị động. Các nước châu Âu đã hơn 1 tháng, thậm chí gần 2 tháng để nhìn vào dịch ở Trung Quốc mà có sự chuẩn bị nhưng đến cách đây 2 tuần, các nước gần như không có biện pháp quyết liệt nào. Đó là chưa kể mỗi nước châu Âu lại có những cách ứng phó với dịch rất khác nhau. Chúng ta đã thấy Italy và Tây Ban Nha phải quyết liệt phong toả giống như Trung Quốc, hoặc các nước Bắc Âu, Trung Âu thì đã sớm đóng cửa biên giới nhưng một số nước như Pháp, Anh vẫn bị chỉ trích là phản ứng chậm.

    Cần phải nhìn nhận một thực tế đó là các nước châu Âu cũng gặp nhiều cản trở nếu muốn thực thi các biện pháp quyết liệt như tại Trung Quốc. Lí do là vì xã hội châu Âu rất tôn trọng quyền tự do cá nhân nên các chính phủ rất e ngại khi phải ra các quyết định thu hẹp quyền tự do của người dân, dù trong các đợt khủng hoảng có tính chất toàn cầu như thế này thì đôi khi buộc phải có những biện pháp mạnh.

    Những tác động 

    Hiện nay, nhiều nước châu Âu đã bắt đầu áp dụng những biện pháp quyết liệt giống như ở một số châu Á, trong đó có phong toả các địa bàn, hạn chế đi lại, huỷ bỏ các sự kiện quan trọng, đóng cửa hàng quán… - những biện pháp được nhận định là “chấp nhận đánh đổi tăng trưởng kinh tế để phòng chống dịch bệnh”.

    Hiện chỉ còn những hoạt động cực kỳ thiết yếu được duy trì. Du lịch đã đóng băng từ 2 tháng qua, các ngành sản xuất chắc chắn sẽ bị đình trệ vì người dân được kêu gọi ở lại trong nhà, không ra đường trừ việc khẩn cấp. Hàng không cũng coi như tê liệt. Trong những ngày qua, toàn bộ cuộc sống đang chậm lại. Paris là thủ đô của nước Pháp, là một trong những thành phố lớn nhất châu Âu và cũng là nơi giao thông đông đúc, tắc đường thường xuyên. Nhưng vài ngày qua thì đường phố rất vắng vẻ. Các cửa hàng đóng cửa rất nhiều vì thiếu vắng khách. Các trung tâm thương mại lớn hoặc các điểm du lịch cũng hầu như vắng bóng du khách.

    Một loạt các doanh nghiệp châu Âu bắt đầu phá sản hoặc phải sa thải nhân viên, như hãng hàng không Flybe của Anh, ngân hàng ABN Ambro của Hà Lan, hay hãng Lufthansa của Đức. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt trong các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, tổ chức sự kiện… thì doanh số tụt giảm khủng khiếp. Như tại thủ đô Paris, các khách sạn mất 80-90% lượng khách đặt phòng.

    Tác động khủng khiếp của dịch Covid-19 cũng có thể cảm nhận qua cách đối phó của chính phủ các nước. Tại Italy, chính phủ nước này quyết định chi 25 tỷ euro để cứu nền kinh tế dù Italy đang là nước có số nợ công lớn thứ hai ở châu Âu. Tây Ban Nha dự định tung gói cứu trợ 18 tỷ euro. Anh dự định chi 30 tỷ bảng. EU đã quyết định lập một Quỹ đầu tư 35 tỷ euro và tuyên bố nới lỏng mọi quy định về kỷ luật ngân sách của khối, tức cho phép các nước thâm hụt ngân sách trên 3%. Pháp tuy chưa công bố gói cứu trợ nhưng quyết định chi trả toàn bộ thiệt hại cho các doanh nghiệp có nhân viên không thể đi làm hay phải làm việc từ xa. Số tiền này cũng lên tới gần 10 tỷ euro. Pháp cũng cho các doanh nghiệp hoãn nộp thuế mà không cần bất cứ lí do gì.

    Và đặc biệt là Đức, nền kinh tế số 1 châu Âu, đã quyết định tung ra gói cứu trợ khẩn cấp trị giá ít nhất lên tới 550 tỷ euro, tức là gấp hơn 2 lần một nền kinh tế hạng trung ở châu Âu. Đây là số tiền lớn nhất mà nước Đức chi ra kể từ sau Thế chiến 2, cao hơn cả những gì mà Đức đã chi ra trong đợt khủng hoảng kinh tế 2008. Tại Pháp, các chính trị gia nước này cũng đang kêu gọi nước Pháp phải tung ra một gói cứu trợ có tầm cỡ như Đức vì như Tổng thống Pháp Macron tuyên bố, Covid-19 là đại dịch nghiêm trọng nhất với nước Pháp trong 1 thế kỷ qua.

    Hệ quả nhãn tiền

    Đây là một đại dịch nên hệ quả đầu tiên, dĩ nhiên là về mặt sức khoẻ, tính mạng của người dân. Ngoài ra, đại dịch này cũng làm đảo lộn mọi tổ chức và sinh hoạt của cộng đồng, tạo nên các sang chấn tâm lý cho nhiều thế hệ.

    Các nước châu Âu chưa khi nào rơi vào một cuộc khủng hoảng y tế, kinh tế-xã hội nghiêm trọng như thế trong gần 1 thế kỷ qua, có lẽ là từ sau Thế chiến 2. Không ai dám chắc hệ quả của sự biến động lần này lớn đến mức nào nhưng nếu nó diễn biến xấu thì châu Âu chắc chắn sẽ không còn bao giờ được như trước kia nữa.

    Về mặt kinh tế, chưa ai tính toán được các thiệt hại của châu Âu nhưng Uỷ ban châu Âu đã thừa nhận là gần như chắc chắn khối này sẽ tăng trưởng âm trong năm nay vì dịch có lẽ phải mất vài tháng nữa mới suy yếu. Trong một thập kỷ qua châu Âu đã liên tiếp phải đối mặt với những thách thức cực kỳ lớn, từ khủng hoảng kinh tế 2008, khủng hoảng nợ công từ 2012, khủng hoảng tị nạn 2015, Brexit 2016 nhưng dịch Covid 19 này là thách thức sống còn nghiêm trọng nhất với châu Âu.

    Đã có những phân tích lo ngại rằng nếu hậu quả của Covid 19 quá lớn, Liên minh châu Âu có thể tan vỡ. Ít nhất đến thời điểm này, khi các nước ồ ạt đóng cửa biên giới thì chúng ta có thể thấy là Hiệp ước Schengen về tự do đi lại mang tính biểu tượng của châu Âu trên thực tế đã không còn giá trị./.

    Theo VOV

  • Nước Anh bắt đầu chứng kiến các thiệt hại tăng vọt của dịch Covid-19 khi số bệnh nhân tử vong trong ngày 14/3 đã tăng gấp đôi so với trước đó.

    Nước Anh ngày 14/3 chứng kiến số ca tử vong và ca mắc Covid-19 cao nhất trong một ngày kể từ thời điểm dịch bùng phát khi đã có thêm 10 bệnh nhân thiệt mạng và 350 ca nhiễm mới. Tổng cộng, nước này hiện có 1.140 ca mắc Covid-19 và 21 người tử vong.

    Con số tăng rất nhanh này phản ánh đúng thông tin được các quan chức chính phủ Anh, trong đó có cả Thủ tướng Boris Johnson, đưa ra cách đây 2 ngày rằng trên thực tế nước Anh có thể đã có tới 10.000 ca mắc bệnh và việc tăng số lượng xét nghiệm mỗi ngày sẽ đẩy con số tăng vọt.

    Một thông tin rất đáng chú ý liên quan đến dịch Covid-19 tại Anh là trong ngày 14/3, một trẻ sơ sinh vừa chào đời tại thủ đô London trong ngày đã mắc Covid-19. Người mẹ trước đó đã được xét nghiệm dương tính với virus Sars-CoV-2.

    Hiện giới chức y tế Anh đang cho kiểm tra kỹ và xét nghiệm lại nhiều lần để xem liệu có nhầm lẫn hay không bởi nếu không, đây là sẽ trường hợp đầu tiên trên thế giới ghi nhận việc virus Sars-CoV-2 truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. 

    Cụ thể, người mẹ đã nhập viện trong tình trạng nghi là viêm phổi. Sau đó cô và con được điều trị ở 2 bệnh viện khác nhau. Cô được xét nghiệm tại Bệnh viện North Middlesex và cho kết quả dương tính với Covid-19. 

    Tuy nhiên, trong hai ngày qua, việc gia tăng các ca nhiễm bệnh và tử vong vì Covid -19 không phải là điều khiến dư luận Anh bức xúc nhất mà là chiến lược đối phó với đại dịch của chính phủ Anh.

    Trong ngày 14/3, 362 nhà khoa học Anh trong các lĩnh vực toán học và khoa học hành vi đã cùng ký tên vào 2 bức thư gửi đến chính phủ Anh đề nghị xem xét lại chiến lược ngăn dịch Covid-19 dựa trên quan điểm “miễn dịch tập thể”.

    Theo các nhà khoa học này, chiến lược của chính phủ Anh không đáng tin cậy trong thời điểm này và tạo ra quá nhiều rủi ro sinh mạng cho người dân Anh. Các nhà khoa học khuyến cáo chính phủ Anh ngay lập tức áp dụng các biện pháp quyết liệt nhất nhằm chặn đà bùng phát của Covid-19.

    Theo chiến lược được Cố vấn trưởng khoa học của chính phủ Anh, ông Patrick Vallance công bố sáng ngày 13/03, chính phủ Anh sẽ chấp nhận để khoảng 60% dân số Anh, tức hơn 40 triệu người mắc bệnh- Covid 19 qua đó sẽ tạo nên “miễn dịch tập thể” để dập dịch và ngăn dịch này quay lại trong tương lai. Tuy nhiên, theo tính toán, chiến lược này có thể khiến hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu người Anh thiệt mạng.

    Người phát ngôn của Tổ chức Y tế thế giới, bà Margaret Harris ngày 14/3 cũng lên tiếng hoài nghi chiến lược của chính phủ Anh vì cho rằng virus Sars-CoV-2 vẫn còn nhiều điều bí ẩn chưa được khoa học khám phá hết./.

    Theo VOV

  • Italy tiếp tục có thêm 175 người thiệt mạng và hơn 3.500 ca mắc mới trong ngày 14/3, nhiều bệnh viện kêu gọi sự hỗ trợ khẩn cấp từ chính phủ.

    Lời kêu cứu đáng chú ý nhất trong ngày 14/3 được phát đi từ vùng Lombardy, nơi chịu tổn thất nghiêm trọng nhất của dịch Covid-19 tại Italy. Uỷ viên Y tế vùng này, ông Giulio Gallera cảnh báo, hiện các bệnh viện tại vùng Lombardy sắp vượt qua ngưỡng chịu đựng khi phải tiếp nhận hàng trăm ca nhập viện mỗi ngày trong khi chỉ còn chưa đến 20 giường điều trị tăng cường.

     Ngoài ra, các đồ bảo hộ y tế, đặc biệt là khẩu trang chuyên dụng, cũng vô cùng thiếu thốn khiến các y bác sỹ phải đối mặt với rủi ro cực kỳ cao khi chữa trị cho các bệnh nhân.

    Điểm kiểm tra Covid-19 ở Italy. Ảnh: REX.

    Giám đốc Cơ quan phòng vệ dân sự Italy, Angelo Borrelli thừa nhận, nước này đang có nhu cầu khẩn cấp với khẩu trang và đồ bảo hộ. Ông Borrelli cho biết trong tuần qua Italy đã đặt hàng 55 triệu khẩu trang từ tất cả các nhà sản xuất trên thế giới, đồng thời kêu gọi sự trợ giúp khẩn cấp từ các nước Liên minh châu Âu.

    Tuy nhiên, chỉ sau khi Uỷ ban châu Âu gây sức ép, hiện mới chỉ có Đức chấp nhận viện trợ cho Italy 1 triệu khẩu trang còn hầu như tất cả các nước châu Âu khác đều im lặng. Việc các nước ồ ạt đóng cửa biên giới cũng khiến việc vận chuyển hàng hoá y tế sang Italy gặp rất nhiều khó khăn.

    Thực trạng này khiến sự bùng phát của Covid-19 tại Italy chưa hề có dấu hiệu suy giảm. Trong ngày 14/3, Italy ghi nhận thêm 175 ca tử vong và tới trên 3.500 ca nhiễm mới, cao nhất từ đầu dịch. Tổng cộng, nước này hiện đã có 1.441 bệnh nhân thiệt mạng và 21.157 ca nhiễm.

    Thông tin khả quan là số bệnh nhân hồi phục bắt đầu tăng. Trong ngày 14/03, 1.966 bệnh nhân đã khỏi bệnh, tăng hơn 527 trường hợp so với ngày hôm trước. Các video phát trên các mạng xã hội cho thấy người dân Italy đang dần bình tĩnh và lạc quan trở lại khi rủ nhau ra ban công ca hát nhằm động viên tinh thần lẫn nhau. 

    Trong lúc này, các nước khác tại châu Âu tiếp tục ráo riết đưa ra các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan.

    Tại Đức, chính quyền thủ đô Berlin và thành phố Cologne đã ra quyết định đóng cửa ngay lập tức toàn bộ các quán bar, câu lạc bộ, các rạp hát, rạp chiếu phim, bảo tàng. Trước đó, các trường học đã được lệnh đóng cửa từ đầu tuần tới cho đến ít nhất là đầu tháng 4.

    Theo số liệu được Viện Robert Koch của Đức công bố ngày 14/3, Đức hiện có 3.062 ca nhiễm Covid-19 và đã có 5 bệnh nhân tử vong, dù theo nhiều nguồn tin con số thực tế cao hơn. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn yêu cầu toàn bộ những người trở về từ Italia, Thuỵ Sỹ, Áo tự cách ly ở nhà trong vòng 2 tuần.

    Bộ trưởng Giao thông Đức, Andreas Scheuer cho biết, quân đội Đức có thể được huy động nhằm bảo đảm việc tiếp tế cho các siêu thị cũng như vận chuyển hàng hoá trong trường hợp thiếu nguồn tài xế. Thủ tướng Đức, Angela Merkel tiếp tục kêu gọi người dân Đức hạn chế tiếp xúc và thực hiện cách ly xã hội.

    Các nước Đan Mạch và Na Uy chính thức tuyên bố đóng cửa biên giới để chặn dịch. Một loạt các nước châu Âu khác nhiều khả năng sẽ buộc phải áp dụng biện pháp này trong vài ngày tới./.

    Theo VOV

  • Theo nhận định của phóng viên hàng đầu của Bồ Đào Nha Eunice Goes với BBC Dateline, cả Italy lẫn Bồ Đào Nha có thể buộc phải rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) giữa lúc những bất hòa ngày càng gia tăng trong nội bộ châu Âu xung quanh vấn đề viện trợ trong cuộc khủng hoảng dịch Covid-19.

    Bồ Đào Nha, cũng như Italy, vốn sở hữu nền kinh tế mong manh trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. (Nguồn: Getty)

    Italy và Bồ Đào Nha đã gây sốc cho Liên minh châu Âu (EU) sau khi bày tỏ sự giận dữ trước việc các nền kinh tế hàng đầu của khối này là Pháp và Đức từ chối giúp đỡ họ trong đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Lời đe dọa đáng báo động của cả Italy lẫn Bồ Đào Nha về việc rời eurozone càng khiến cho khu vực đồng tiền chung này thêm hỗn loạn, nhất là khi người đứng đầu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde từ chối tiết lộ liệu bà có hành động để ngăn các nền kinh tế trượt vào suy thoái hay không.

    Ngày 13/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố châu Âu hiện là "tâm chấn" của đại dịch Covid-19, khi dịch bệnh này đã khiến cho Italy và Tây Ban Nha phải phong tỏa toàn quốc. Các nước bị tác động nặng nề của Covid-19 như Italy, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vốn đã sở hữu những nền kinh tế mong manh từ trước khi đại dịch bùng phát. Do đó, sự hỗ trợ của eurozone đối với những nước này là cần thiết, nếu không họ có thể buộc phải rời khu vực đồng tiền chung này.

    Phóng viên Goes viết: "Ở châu Âu, các nước cần phải phối hợp hành động, đây là điều thực sự rất cần thiết và cấp bách, thế nhưng hiện giờ sự phối hợp hành động đó gần như vắng bóng. Hãy nhìn vào sự can thiệp của Lagarde trong tuần này. Thật bất hạnh khi bà ấy không làm gì để trấn an các thị trường. Liệu ECB có ở đó để giúp nền kinh tế Italy vốn đang vô cùng khốn đốn hay không?

    Chúng ta đã nghe thấy chính phủ Đức tuyên bố ngày hôm qua rằng sẽ hỗ trợ mạnh mẽ giới doanh nghiệp Đức, cung cấp cho họ bất kỳ sự giúp đỡ nào mà họ cần. Chính phủ Pháp cũng đưa ra những tuyên bố tương tự để giúp tất cả các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

    Thế nhưng những nước nhỏ hơn trong eurozone thì sao? Họ bị ràng buộc bởi các quy định quản trị của eurozone. Họ phải để mắt tới các khoản thâm hụt và nợ công của mình. Chúng tôi hiểu rằng trong tuyên bố của mình, bà Lagarde muốn bóng gió nói rằng việc giữ Italy và Bồ Đào Nha, hay bất kỳ nền kinh tế dễ bị tổn thương nào khác, ở lại eurozone không phải là việc của chúng ta"

    Bà Goes khẳng định "Đây thực sự là một vấn đề nghiêm trọng và tôi hy vọng sẽ có thêm những hành động tập thể bởi tác động đối với những nền kinh tế thuộc châu Âu này sẽ vô cùng thảm khốc". 

    Những nhà kinh tế học có uy tín như cựu Tổng Giám đốc Bộ Tài chính Italy Lorenzo Codogno và Giáo sư Ashoka Mody (Đại học Princeton) đều cho rằng Italy - nền kinh tế lớn thứ 3 của eurozone nên yêu cầu sự hỗ trợ ngay lập tức từ quỹ cứu trợ của eorozone.

    Claus Vistesen, nhà kinh tế trưởng về eurozone của tổ chức Pantheon Macroeconomics, đánh giá những phát biểu của bà Lagarde “sẽ bị coi là một sự bất lực mang tính thảm họa” còn nhà kinh tế Liam Halligan cho rằng cuộc đấu tranh để "ngăn chặn" sự sụp đổ của eurozone là “vấn đề kinh tế lớn nhất trên thế giới" hiện giờ.

    Theo baoquocte

  • Hơn 200 nhà khoa học tại Anh đã viết thư ngỏ cho chính phủ để kêu gọi có những biện pháp cứng rắn hơn trong việc ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. 

    Hôm 13/3, ông Patrick Vallance, cố vấn khoa học của chính phủ Anh, đã đề nghị một cách nhằm quản lý sự lây lan của dịch Covid-19 bằng cách để một số người dân bị nhiễm bệnh như một phần chiến lược của chính phủ.

    Việc này được gọi là "miễn dịch cộng đồng", có nghĩa là một cộng đồng người được bảo vệ gián tiếp trước nguy cơ nhiễm bệnh. Miễn dịch cộng đồng xảy ra khi tỷ lệ lớn cộng đồng ấy đã trở nên miễn dịch với bệnh, từ đó trở thành "lá chắn sống" cho những người chưa bị nhiễm.

    Ước tính cho thấy, khả năng miễn dịch cộng đồng đối với dịch Covid-19 sẽ đạt được khi khoảng 60% dân số nhiễm bệnh. Những người đã nhiễm bệnh này sau khi được chữa khỏi sẽ che chắn và bảo vệ cho 40% những người chưa nhiễm bệnh còn lại.

    Tuy nhiên, ý kiến này đã vấp phải nhiều sự phản đối và chỉ trích của nhiều nhà khoa học tại Anh.

    Ông Patrick Vallance (trái)

    Sau đó, 229 nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, đến từ các trường Đại học nổi tiếng ở Anh đã cùng ký tên vào một bức thư ngỏ, đề nghị chính phủ xem xét lại phương pháp miễn dịch cộng đồng và có những biện pháp cứng rắn hơn trong việc quản lý sự lây lan của dịch Covid-19. 

    Họ tin rằng cách tiếp cận với dịch bệnh hiện tại của chính phủ Anh có thể khiến Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) trở nên căng thẳng hơn và "nguy cơ mất nhiều mạng sống hơn cần thiết".

    Bức thư ngỏ được công bố vào tối 14/3, ngày mà chính phủ Anh thông báo thêm 10 trường hợp tử vong vì nhiễm Covid-19, nâng tổng số người tử vong tại nước này lên con số 21 người.

    Các nhà khoa học này đã chỉ trích những nhận định của ông Patrick Vallance về việc để dịch bệnh lây lan nhằm "tăng miễn dịch cộng đồng". Trong thư, các nhà khoa học cũng đặt câu hỏi về quan điểm của chính phủ rằng người dân sẽ thất vọng nếu họ bị áp đặt quá sớm.

    Nhóm 229 nhà khoa học này lập luận rằng các "biện pháp cách ly xã hội" mạnh mẽ hơn sẽ làm chậm đáng kể tốc độ phát triển của dịch bệnh tại Anh và sẽ "cứu sống được hàng nghìn người". 

    Nhóm các nhà khoa học này cho rằng những biện pháp hiện tại của chính phủ là chưa đủ, nên áp dụng những biện pháp phong tỏa và hạn chế ngay lập tức giống như những quốc gia khác đang làm.

    229 nhà khoa học trên lại cho rằng phương pháp "miễn dịch cộng đồng" của ông Patrick Vallance trong thời điểm này là không khả thi.

    Theo Giáo sư Willem van Schaik thuộc Đại học Birmingham, một trong những người ký lá thư ngỏ trên, nhược điểm lớn nhất của miễn dịch cộng đồng là sẽ làm tăng số lượng người nhiễm bệnh và tử vong. Nếu muốn miễn dịch cộng cồng xảy ra ở Anh, ít nhất 36 triệu người cần phải bị nhiễm bệnh và được chữa khỏi.

    "Không thể đoán được điều này có ý nghĩa gì về sinh mạng con người, nhưng chúng tôi đang thận trọng khi nhìn vào việc hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn người có thể tử vong do quá tải hệ thống y tế", ông Willem van Schaik nói.

    Ngay sau đó, Bộ Y tế Anh đã phản bác lại lá thư của 229 nhà khoa học, nói rằng ý kiến của ông Sir Patrick Vallance đã bị hiểu sai. Ông Patrick Vallance và Cố vấn y tế trưởng Vương quốc Anh, Giáo sư Chris Whitty, cho biết họ có ý định xây dựng một mô hình chiến lược để đối phó với dịch bệnh. 

    Phát ngôn viên của Bộ Y tế Anh cho biết: "Miễn dịch cộng đồng không phải một phần trong kế hoạch của chúng tôi nhưng là sản phẩm tự nhiên của dịch bệnh. Mục đích của chúng tôi là cứu người, bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất và giảm áp lực lên hệ thống y tế. Mọi biện pháp của chúng tôi sẽ dựa trên những bằng chứng khoa học đúng đắn nhất. Nhận thức của chúng tôi về mức độ miễn dịch sẽ đảm bảo kế hoạch của chúng tôi hiệu quả và chính xác nhất có thể".

    Hiện tại, Anh là quốc gia có cách tiếp cận với dịch Covid-19 khác hẳn với các quốc gia còn lại. Toàn bộ nước Ý đã phong tỏa từ hôm 10/3, Ba Lan chuẩn bị đóng cửa biên giới trong 2 tuần, Pháp đóng cửa mọi địa điểm công cộng không thiết yếu, còn Tây Ban Nha tuyên bố phong tỏa quốc gia trong 2 tuần. Tuy nhiên, Anh vẫn chưa áp dụng bất cứ biện pháp cứng rắn nào.

    Vietnamnet (theo BBC)

  • Quan niệm thả nổi đỉnh dịch COVID-19 được các chuyên gia đánh giá là nguy hiểm và nếu áp dụng sẽ phải trả giá cực kỳ đắt.

    Hôm 12-3 (giờ địa phương), Thủ tướng Anh Boris Johnson đã gọi dịch COVID-19 là “cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng tồi tệ nhất trong thế hệ gần đây” khi số người tử vong vì dịch ở nước này đã lên con số 12, bao gồm hai người ở nước ngoài, theo hãng tin Reuters.

    Nhà lãnh đạo Anh công bố nhiều biện pháp mới để làm chậm sự lây lan của virus gây dịch COVID-19, trong đó khuyến cáo những ai có triệu chứng nên ở trong nhà ít nhất bảy ngày. Việc xét nghiệm sẽ bị hạn chế và chỉ ưu tiên cho người đã nhập viện với các triệu chứng nặng.

    Ông Johnson lập luận nếu có thể đẩy đỉnh dịch COVID-19 ra xa thêm khoảng 20%, sẽ có nhiều giường hơn cho người bệnh, nhiều thời gian hơn cho các nghiên cứu y tế và xã hội sẽ đối phó tốt hơn. “Trì hoãn đỉnh dịch là cách chúng ta có thể giảm bớt tác động của dịch bệnh” - ông Johnson lập luận.

    Dù vậy, trên thực tế, tạp chí Wired cho rằng những lãnh đạo chống dịch dưới quyền của Thủ tướng Johnson lại có cách tiếp cận hoàn toàn khác về phòng, chống dịch. Đó là thả nổi đỉnh dịch trong nước và xây dựng miễn nhiễm cộng đồng đối với virus.

    Thả nổi đỉnh dịch là gì?

    Theo Wired, hôm 11-3, ông David Halper, một thành viên thuộc Nhóm cố vấn khoa học cho các tình huống khẩn cấp thuộc chính phủ Anh, tuyên bố chiến lược cho tình hình dịch hiện tại là chủ động để virus lây lan trên diện rộng đến khi đủ người nhiễm sẽ tự hình thành cơ chế miễn nhiễm cộng đồng và chặn đứng virus, hay còn gọi là thả nổi đỉnh dịch. Song song với quá trình này là các cơ quan y tế sẽ triển khai các biện pháp nhằm bảo vệ những nhóm có nguy cơ tử vong cao như người cao tuổi để virus chỉ lây lan trong những nhóm đủ sức khỏe hình thành kháng thể.

    “Đến khi không còn ai có thể nhiễm bệnh được nữa, sẽ không có thêm ca nhiễm mới và chúng ta coi như đã đánh bại được dịch” - ông Halper cho biết.

    Trong tương lai gần vẫn không rõ chính phủ Anh sẽ áp dụng biện pháp nào trong dài hạn để hạn chế ảnh hưởng của COVID-19. Trước mắt, London đang bị chỉ trích vì vẫn chưa đưa ra các biện pháp mạnh tay, chẳng hạn đóng cửa trường học. Trong số những người bày tỏ quan ngại này có cựu bộ trưởng Y tế Anh Jeremy Hunt.

    Ngoài ra, trên thế giới cũng chưa có quốc gia nào áp dụng chiến lược này và biện pháp ngừa dịch phổ biến nhất vẫn là cách ly, phong tỏa trên diện rộng các khu vực bị ảnh hưởng, điển hình như Trung Quốc (TQ) và Hàn Quốc.

    Ở châu Âu, Ý là nước được cho là đang tiến hành thả nổi đỉnh dịch một phần và có giới hạn nhưng hiệu quả đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Giới chức Pháp cũng tránh lệnh phong tỏa quy mô lớn như ở Ý do lo ngại kinh tế thiệt hại nặng. Đức, nơi số người nhiễm đã vượt mốc 3.000 người, cũng chưa áp lệnh bắt buộc hủy hoặc hoãn các sự kiện quy mô lớn trên toàn quốc, mà chỉ dừng lại ở mức kêu gọi.

    Kết quả không đáng kể, nguy cơ cao

    Trên thực tế, Wired khẳng định đây là một chiến lược quá nhiều rủi ro và nguy hiểm. Cụ thể, để đạt mức miễn nhiễm cộng đồng thì virus phải lây nhiễm ít nhất 50% dân số Anh, hơn 33 triệu người, để đảm bảo một ca nhiễm COVID-19 không thể lây cho nhiều hơn hai người bình thường. Hiện tỉ lệ tử vong trên tổng số ca đóng (tức là số ca được chữa lành hoặc đã tử vong) của nước này vào khoảng 35,71% tính đến tối 13-3, tức để chiến lược thả nổi đỉnh dịch thành công thì giới chức London phải chấp nhận có thể hy sinh có thể lên đến gần 12 triệu người.

    Ngoài ra, việc thả cho virus lây lan tự do cũng sẽ đặt một gánh nặng cực kỳ lớn cho hệ thống y tế Anh trong các vấn đề như số lượng giường bệnh và khả năng giữ an toàn cho các nhóm có nguy cơ cao.

    “Tôi nghĩ rằng chỉ cần cách ly tập trung và phong tỏa diện rộng cũng đã đủ chặn đứng virus trước khi dịch lây hơn 50% dân số Anh rồi như thành công không thể chối cãi ở Hàn Quốc và TQ. Thậm chí việc để dịch hoành hành trong gần một tháng tiếp theo đã là một đề nghị không thể chấp nhận được. Chúng ta không cần thiết phải làm thế khi hệ thống giám sát và cách ly của Anh đang hoạt động hiệu quả” - GS Jeremy Rossman thuộc ĐH Kent (Anh) nhận định.

    Đồng quan điểm, TS Brandon Brown thuộc ĐH California (Mỹ) cũng cho rằng hệ thống y tế của một nước sẽ phải đối diện với thách thức lớn khi nhiều người nhập viện cùng lúc khi dịch đạt đỉnh. Ông cho rằng mỗi quốc gia cần tính toán nguồn lực của mình hết sức thận trọng để đáp ứng nhu cầu của một lượng lớn bệnh nhân.

    Chuyên gia này cũng cảnh báo một nhược điểm khác của việc thả nổi đỉnh dịch là bên cạnh virus lây lan trong nước, chính phủ mỗi quốc gia cũng phải đề phòng khả năng COVID-19 tràn ngược từ bên ngoài, làm gia tăng tổng số ca nhiễm.

    “Nếu thực hiện các biện pháp kiềm chế dịch, chúng ta sẽ kiểm soát được số người bị nhiễm. Khi đó các bệnh viện và phòng khám sẽ hoạt động dễ dàng hơn, vì không rơi vào tình trạng quá tải trong một khoảng thời gian ngắn” - chuyên gia nói, đồng thời ủng hộ các quốc gia siết chặt biện pháp chống dịch COVID-19.

    Theo Plo

  • Những người vận động chiến dịch đang kêu gọi bộ trưởng nội vụ giải phóng bớt người trong các trại tạm giam, trước rủi ro dịch bệnh Covid-19 sẽ bùng phát ở đây.

    Những người tình nghi nhiễm bệnh đang được cách ly tại trung tâm trục xuất người nhập cư ở Colnbrook, gần Heathrow. Ảnh: Peter Macdiarmid/AP

    Các luật sư và những người vận động chiến dịch đang kêu gọi giải phóng hàng trăm người đang bị giam giữ tại các trại nhập cư, vì e ngại dịch bệnh sẽ bùng phát trong nhà giam. 

    Tâm thư từ 10 tổ chức nhân quyền và quyền của người nhập cư đã được gửi đến Bộ Nội vụ. 

    Động thái này xuất hiện sau khi chính phủ vạch những kế hoạch khẩn cấp nhằm duy trì hoạt động bình thường trong các nhà tù ở England. Theo đó, những tù nhân đã tiếp xúc với người nhiễm virus corona nên được cách ly trong khu nhà giam riêng biệt. Nhân viên nhà tù sẽ được thưởng nếu làm tăng ca.

    Kế hoạch của chính phủ là đảm bảo hoạt động bình thường của tù nhân, đảm bảo họ vẫn được liên lạc với gia đình, cung cấp sách và tạp chí cho những người bị cách ly để giải khuây. Chưa rõ những tù nhân sức khỏe yếu có được ra tù sớm hay không.

    Hiện có từ 1.500-2.000 người bị tạm giam trong 7 trung tâm chờ trục xuất ở UK. Bộ Nội vụ cũng có những trung tâm tạm giam ngắn hạn.

    Lá thư thỉnh nguyện kêu gọi chính phủ phóng thích những người bị giam giữ ngay lập tức, vì sức khỏe cộng đồng.

    ''Chúng tôi lo rằng nếu chính phủ không hành động ngay, những người này sẽ tiếp tục bị giam giữ gần nhau trong một môi trường nguy cơ cao, dẫn tới sự lây lan khó lòng ngăn chặn''.

    Các tổ chức Bail For Immigration Detainees, Medical Justice, Detention Action, Right To Remain, Immigration Law Practitioners Association, Women for Refugee Women, Joint Council for the Welfare of Immigrants, Liberty, Migrants Organise and Medact đã đồng loạt ký tên vào lá thư.

    Một cuộc chiến pháp lý cũng đang rục rịch được chuẩn bị để khẩn cấp yêu cầu Bộ Nội vụ ngừng ngay những vụ bắt giữ mới, ngừng các trường hợp sắp trục xuất và giải phóng ngay những người có khả năng bị bệnh nặng hoặc tử vong nếu họ nhiễm virus. Các luật sư lo ngại rằng chính sách giam giữ hiện nay không chỉ làm tăng rủi ro cho người bị giam giữ mà còn cho cộng đồng nói chung.

    Bộ Nội vụ cho biết sẽ tiếp tục trục xuất người, nhưng việc cấm bay giữa các nước có thể khiến việc trục xuất trở nên khó khăn. 

    Nhiều người tình nghi nhiễm corona đang bị cách ly tại trại giam chờ trục xuất Colnbrook gần Heathrow.

    Những người từng được xét nghiệm âm tính với corona virus đã tỏ ra lo ngại trước các phương pháp kiểm tra dịch bệnh ở đây. Họ nói: ''Ban đầu tôi bị ho và sốt, tôi thấy đau toàn thân. Tôi đến phòng chăm sóc sức khỏe và báo với họ là tôi bị ốm. Họ không cho tôi cách ly mà chỉ bảo tôi uống nước. Sau đó tôi được cho xét nghiệm nhưng 5 ngày sau mới có kết quả. Tôi đã lo lắng suốt thời gian đó. Tôi không nghĩ các trung tâm tạm giữ này sẵn sàng đối phó với dịch bệnh''.

    Đại diện Bộ Nội vụ nói: ''Sức khỏe của những người tại các trung tâm này là mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi, và chúng tôi đã có kế hoạch dự phòng cho mọi tình huống theo hướng dẫn của Cơ quan Y tế Cộng đồng Anh. Chúng tôi tiếp tục cam kết trục xuất những người nước nước ngoài phạm tội hoặc người vi phạm luật nhập cư. Vẫn chưa có trường hợp nào bị lây nhiễm virus corona trong các trung tâm giam giữ nhập cư''.

    ''Vệ sinh là yếu tố cơ bản để ngăn ngừa virus. Các khu vực rửa tay có mặt ở khắp mọi nơi và chúng tôi luôn làm việc với các nhà cung cấp để đã bảo không thiếu xà phòng và các dụng cụ tẩy rửa''.

    Viethome (theo Guardian)

  • Từ một người khỏe mạnh, thường xuyên tập gym lại phải thở oxy vì nhiễm Covid-19, vị giáo sư tỏ ra hối hận và hi vọng mọi người đừng phạm vào sai lầm như mình.

    Park Hyan là giáo sư 48 tuổi ở một trường đại học thuộc thành phố Busan, Hàn Quốc. Ông thường đến phòng gym 5 ngày/tuần và duy trì thói quen vệ sinh rất tốt, bao gồm rửa tay thường xuyên và "dùng hơi quá" nước sát khuẩn. Do vậy, ông không nghĩ mình sẽ nhiễm Covid-19. Park nói bản thân "đã quá ngây thơ và dại dột khi cho rằng dịch bệnh này không thành vấn đề đối với mình".

    "Phải, như thường lệ, tôi đã chủ quan một cách ngu ngốc" - giáo sư Park chia sẻ trên Facebook ngày 8/3 sau khi đã bình phục, với hi vọng có thể giúp bạn bè và người thân phòng chống virus corona một cách chủ động hơn.

    Giáo sư Park Hyun từng nằm trong phòng điều trị tích cực vì nhiễm Covid-19 (Ảnh: Facebook)

    Thành phố Busan - nơi sinh sống của Park - đã ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên vào ngày 21/2. Cùng hôm đó, ông bắt đầu đau họng và ho dù các triệu chứng rất nhẹ.

    Trong 2 ngày sau, ông cảm thấy mệt mỏi, tức ngực và quyết định ở nhà, không đi tập gym như thường lệ. Lí do không chỉ vì sức khỏe suy yếu mà do đã có nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 được xác nhận gần khu nhà của Park.

    Đến sáng sớm ngày 24/2, Park cảm thấy khó thở, lại càng lo sợ khi biết thông tin về ổ dịch nhà thờ Oncheon cách nhà mình không xa. Ông gọi điện cho cơ quan y tế nhưng được khuyên nên ở nhà vì các điểm xét nghiệm Covid-19 tại Busan hiện đang đông đúc, dễ tạo ra nguy cơ lây nhiễm chéo.

    Tuy vậy, Park không cảm thấy khỏe hơn chút nào. Sau 3 cuộc điện thoại, giới chức quyết định cho ông đi làm xét nghiệm. Park đến viện ngay vào sáng hôm đó nhưng thấy rất nhiều người đã xếp hàng từ trước. Ông được thông báo phải chờ khoảng 4 tiếng đồng hồ.

    "Sau khoảng 30 phút xếp hàng, tôi lại thấy khó thở và ngã đập đầu xuống sàn" - Park kể lại. Kế đó, ông được băng bó vết thương, ưu tiên cho làm xét nghiệm trước rồi về nhà chờ kết quả.

    Là người có sức khỏe tốt, Park không nghĩ mình sẽ mắc bệnh dù cư ngụ gần một ổ dịch của thành phố Busan (Ảnh: Facebook)

    Qua hôm sau, Park được xác nhận dương tính với virus, tình trạng nghiêm trọng nên phải nhập viện. Đến tối 25/2, ông được chuyển vào phòng áp lực âm thuộc khoa điều trị tích cực của Bệnh viện Gospel.

    Park được chụp CT và cho thở oxy. Nhờ đó, ông cảm thấy khá hơn vào ngày 26/2, nhưng tình trạng đau tức ngực vẫn rất nghiêm trọng. "Tôi cảm thấy đau rát ở ngực và bụng, dù không biết đó là do virus hay do thuốc" - Park nói.

    Ông cũng bị sốt nhẹ và tình trạng bệnh thay đổi liên tục. "Ban đầu tôi cảm thấy như có một cục sắt đè lên ngực. Cơn đau kinh khủng đó chỉ được xoa dịu khi dường như ai đó đang ép mạnh lên ngực mình... Đôi khi tôi lại cảm thấy đói bụng. Tôi cũng biết mình cần ăn để sống sót, nhưng rất khó để nuốt thức ăn vì tình trạng khó thở".

    May mắn là giáo sư Park đã bình phục và được cho xuất viện sau 9 ngày điều trị. Ngoài ra, những người từng tiếp xúc với ông cũng có kết quả âm tính với virus.

    Trong bài viết của mình, Park cho rằng mọi người không bao giờ được chủ quan, "phải vô cùng cảnh giác trước dịch bệnh nhưng cũng tránh hoảng loạn". Ngoài ra, vị giáo sư gửi lời cảm ơn đến y bác sĩ đã chăm sóc mình "như người thân ruột thịt". Ông ca ngợi những anh hùng áo trắng "luôn cố gắng để giảm thiểu cơn đau khi tiêm thuốc, ngoài ra họ còn tự tay mang thức ăn và dọn vệ sinh cho các bệnh nhân của mình".

    Hiện tại, Hàn Quốc đã có tổng cộng 8.086 ca nhiễm Covid-19 và 72 người tử vong. Tình hình dịch đã bắt đầu được kiểm soát nhưng giới chức vẫn cảnh giác với một số ổ dịch trên cả nước.

    Theo Báo Dân Sinh

  • Sau cuộc họp khẩn của Thủ tướng Boris Johnson vào hôm 12/3, người ta hy vọng chính phủ sẽ ra thông báo tạm thời đóng cửa trường học. Nhưng không!

    Mặc dù ngài thủ tướng đã cảnh báo rằng những biện pháp mới nhằm kiềm chế dịch bệnh sẽ khiến tình hình đất nước rơi vào đình trệ nặng nề trong nhiều tháng, tuy nhiên ông nhấn mạnh rằng chính phủ sẽ không làm điều đó quá sớm.

    Hiện tại, trường học chỉ đóng cửa nếu có học sinh hoặc nhân viên nhiễm Covid-19. Động thái của chính phủ Anh hoàn toàn trái ngược với các nước như Ireland, Lithuania, Slovakia và Đan Mạch. Các nước này đã cho đóng cửa trường học để ngăn ngừa dịch bệnh leo thang.

    Điều này đã gây ra những phản ứng trái chiều, một số nhà khoa học cho rằng các biện pháp mới không đủ hiệu quả, trong khi một số nhà khoa học khác cho rằng một phương pháp tiếp cận ''cân bằng'' sẽ giúp nhiều người được an toàn.

    Ông Johnson làm theo hướng dẫn của các nhà khoa học. Và hướng dẫn của họ là: Việc đóng cửa trường học chỉ gây hại chứ không có lợi.

    Các trường học được khuyên hủy các chuyến đi ngoại khóa ở nước ngoài, bất cứ học sinh nào có triệu chứng ho sốt phải ở nhà trong 7 ngày, kể cả khi triệu chứng chỉ nhẹ.

    Thủ tướng cho rằng từng phương pháp phòng vệ phải được áp dụng đúng thời điểm thì mới đem lại hiệu quả cao nhất, và giai đoạn nguy hiểm nhất phải vài tuần nữa mới tới.

    Ông giải thích: ''Nhiệm vụ quan trọng nhất là bảo vệ người già, người sức khỏe yếu trong những tuần đỉnh dịch vì lúc đó NHS sẽ quá tải''.

    ''Vì thế giai đoạn nguy hiểm nhất không phải bây giờ mà là vài tuần tới, tùy thuộc vào tốc độ lây lan dịch bệnh''. 

    Thủ tướng tin chắc những gì chính phủ đang làm là phù hợp.

    Giáo sư dịch tễ học Keith Neal thuộc Đại học Nottingham, cho rằng việc đóng cửa trường học sẽ khiến nhiều nhân viên NHS phải nghỉ phép để ở nhà trông con. Điều này cũng sẽ gây nguy hiểm cho những bậc ông bà, những người có thể phải giúp trông cháu.

    Ông cũng cho rằng trẻ em khi nhiễm Covid-19 thường không bị nặng, vì thế chúng ta chưa hiểu rõ vai trò của học sinh trong việc phát tán virus. 

    Ông Neal cũng nhấn mạnh nước Anh không nên cảm thấy áp lực vì động thái của các nước khác. ''Mỗi quốc gia đang ở những giai đoạn khác nhau của dịch bệnh, chúng ta không cần phải làm giống họ mà nên tuân theo khoa học và tình hình địa phương'', ông nói.

    Ông cũng cho rằng còn quá sớm để khẳng định các bước của Ireland là hợp lý, hay chỉ là ''phản ứng thái quá''.

    Tiến sĩ Thomas House, một chuyên gia toán học thống kê thuộc Đại học Manchester, làm rõ hơn mối nguy hiểm đối với người già. ''Nếu việc đóng cửa trường học không được triển khai thận trọng, trẻ em sẽ tiếp xúc thường xuyên hơn với ông bà, gây ra nhiều rủi ro cho những người già có nhiều tiền sử bệnh tật''. 

    ''Mặc dù việc đóng cửa trường học có thể kiềm chế sự lây nhiễm, nhưng nó lại tạo ra những vấn đề rộng hơn trong xã hội, chẳng hạn như việc các em lỡ mất các bài giảng, chậm trễ chuyện học hành thị cử''.

    Jimmy Whitworth, giáo sư chuyên ngành sức khỏe cộng đồng quốc tế tại trường London School of Hygiene and Tropical Medicine, nghi ngờ việc đóng cửa trường học. Ông nói: ''Tôi không tìm thấy một lý do chính đáng nào cho thấy trẻ em là nguyên nhân lây lan dịch bệnh, và việc đóng cửa trường học có thể gây ra nhiều đình trệ trong xã hội''.  

    Viethome (theo SkyNews)

  • Cặp vợ chồng người Ý đã qua đời vì Covid-19 chỉ cách nhau vài giờ sau 60 năm chung sống.

    Bà Severa Belotti, 82 tuổi và ông Luigi Carrara, 86 tuổi đã trải qua những ngày cuối đời khi bị phong tỏa tại thị trấn Albino, tỉnh Bergamo, miền bắc nước Ý.

    Con trai họ, ông Luca Carrara nói rằng bố mẹ mình đã bị giam tại nhà mà không có sự trợ giúp y tế, bị sốt tới 39 độ. Sau đó, ông Luigi được đưa đến bệnh viện Bergamo vào ngày 7/3 còn bà Severa nhập viện ngay hôm sau. Một người qua đời lúc 9h15 sáng 10/3, người kia đi lúc 11h, tức là chưa đầy 2 tiếng sau đó.

    Hai vợ chồng cụ ông Carrara đã qua đời vì Covid-19 chỉ cách nhau chưa đầy 2 giờ. Ảnh: Luca Carrara

    Ông Luca cho biết mình đã không được gặp bố mẹ trước khi họ qua đời. "Họ đã ra đi cô độc, đó là cách mà virus này hoạt động. Những người thân yêu của bạn bị bỏ lại một mình và bạn thậm chí còn không thể gặp để nói lời vĩnh biệt, để ôm họ, cố gắng an ủi họ, kể cả là một lời nói dối tốt đẹp như "mọi thứ rồi sẽ ổn".

    Ông Luca hiện đang bị cách ly với gia đình và đã phàn nàn về bệnh viện Bergamo. "Họ không biết để bệnh nhân ở đâu, có lẽ vì các bác sĩ đang lựa chọn và để người già ra đi".

    Ông nói rằng bố mình không có bệnh nền, không biết đến bác sĩ là gì và "sự thật thì đây không giống như bệnh cúm thông thường, nó là một loại cúm kinh khủng và nếu bạn không đến bệnh viện, bạn không biết sẽ sống hay chết".

    Người con trai nói rằng ông không thể nhìn thấy thi thể bố mẹ mình sau khi họ qua đời bởi họ đã được đưa đến nghĩa trang và sẽ được hỏa táng trong vài ngày tới vì "có quá nhiều người chết".

    Hiện các bệnh viện ở vùng Lombardy đã quá tải về nhân lực và trang thiết bị. Bệnh nhân mới được chuyển đến khu vực tạm thời bên ngoài khi số ca nhiễm tăng cao.

    Đến ngày 14/3, Italy đã có thêm 250 ca tử vong mới, nâng tổng số người chết vì Covid-19 ở nước này lên 1.266. Đây là mức tăng kỷ lục số người chết trong vòng 24 giờ ghi nhận ở tất cả các nước, chỉ thua con số 252 ca tử vong Trung Quốc ghi nhận hôm 13/2.

    Số người chết và nhiễm virus của nước này đang bỏ xa các nước trên thế giới. Tỷ lệ tử vong là 7%, cao hơn hẳn so với trung bình thế giới. Các bệnh viện ở vùng đỏ nước này đang bị quá tải vì số bệnh nhân tăng vọt. “Vùng đỏ” là khu vực phong tỏa ban đầu hôm 8/3 ở vùng Lombardy.

    Giuseppe Remuzzi, Giám đốc viện y tế Mario Negri, nói với tờ Corriere della Sera rằng mọi người ngày càng “sợ tới bệnh viện” và không gọi cấp cứu cho tới khi gần như không thở được.

    Theo Zing

  • Hầu hết nước Ý hiện đang trong tình trạng phong tỏa, và số các ca tử vong tại đây đã lên quá 1.000. Tình trạng bùng phát bệnh dịch đang khiến cho ngành y tế nước này bị căng thẳng. Liệu nước Anh có rơi vào thế tương tự?

    Hôm thứ Năm, trưởng cố vấn khoa học của Thủ tướng Boris Johnson, Sir Patrick Vallance, nói rằng Anh Quốc đi chậm hơn Italy bốn tuần "xét về quy mô bùng phát", chưa nói đến "cách thức phản ứng".

    Điều đó liệu có thể hiểu thành nước Anh chỉ còn bốn tuần nữa là sẽ có số phận tương tự như nước Ý?

    Không hẳn. Và dưới đây là ba lý do khiến các chuyên gia tin rằng trận dịch ở Anh có thể sẽ khác ở Ý, và vì sao số các ca nhiễm virus tại đây lại có ý nghĩa khác.

    1. Sự truyền nhiễm thời kỳ đầu là khác

    Biểu đồ cho thấy tình hình nhiễm bệnh ở Anh (đường màu xanh) và Ý (màu cam) kể tù ngày 1/2/2020, theo đó cho thấy Anh đi sau Ý trong việc có các ca nhiễm bệnh.

    Số các ca được xác nhận là nhiễm virus thì khác với các ca thực sự đã nhiễm. Nó phụ thuộc vào việc có bao nhiêu người bị nhiễm được phát hiện ra.

    Trận dịch ở cả hai nước có thể hiện đang tăng với tỷ lệ như nhau, nhưng lúc đầu, Anh Quốc có nhiều ca được chẩn đoán hơn Ý.

    Con số của Italy tăng vọt trong ngày 23/2, khiến cho các khoa học gia tin rằng đã có một giai đoạn virus lây lan mà không bị phát hiện.

    Điều này khiến cho các biện pháp lần theo dấu vết những người từng tiếp xúc với bệnh nhân và cách ly để chặn tốc độ lan tràn trở nên kém tác dụng.

    Giáo sư y tế cộng đồng quốc tế Jimmy Whitworth nói rằng điều đó khiến hệ thống y tế đi sau tốc độ lây lan trong vấn đề kiểm soát dịch bệnh.

    Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng hệ thống xét nghiệm virus ở Ý đã trở nên quá tải và không theo kịp các vụ mới.

    Điều này có nghĩa là các số liệu được đưa ra ở Ý có thể còn đi sau hơn nữa so với tổng số các ca thực sự nhiễm bệnh.

    Và trong lúc Anh tăng cường năng lực xét nghiệm, Giáo sư Whitworth nói thêm, nước Anh có thể sẽ thấy "tăng vọt về các con số" - không phải chỉ do virus lây lan mạnh hơn, mà còn là do việc phát hiện đạt kết quả tốt hơn.

    2. Nạn dịch ở Ý tập trung vào các điểm hơn

    Bản đồ thể hiện mức độ tập trung các ca nhiễm bệnh ở Ý trong các ngày 27/2, 5/3 và 12/3.

    Áp lực lên ngành y tế cũng phụ thuộc vào việc địa điểm xảy ra và mức độ nghiêm trọng của trường hợp bị bệnh.

    Có những lý do xác đáng để tin rằng các yếu tố này là khác nhau ở hai quốc gia Anh và Ý.

    Kể từ lúc lây lan ban đầu, hầu hết các trường hợp bị bệnh ở Ý đều tập trung tại vùng Lombardy ở phía bắc, nơi chỉ có trên 15% dân số Ý sinh sống. Cứ 100 vụ xảy ra ở Ý thì Lombardy chiếm gần 60 vụ.

    Ở Anh, cho đến nay, mức độ lây lan diễn ra dàn trải hơn.

    Cũng giống như Lombardy, London chiếm 15% tổng dân số Anh. Tuy nhiên, thành phố này có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn: chưa tới 25 vụ trong mỗi 100 vụ mắc virus.

    Cho 15.000 ca nhiễm virus trên toàn nước Anh sẽ không tạo áp lực đối với các bệnh viện như khi hầu như các vụ đều tập trung tại một thành phố hay khu vực.

    Chính phủ Anh vẫn đang lên kế hoạch nhằm tính đến thời điểm khi hệ thống y tế công (NHS) đối diện với các thách thức to lớn. Nhưng điều đó có thể không phải là lúc nước Anh đuổi kịp các con số dương tính đã được xác nhận tại Ý vào thời điểm hiện tại (trên 1.000 ca).

    Bản đồ thể hiện tình trạng phân bố các ca nhiễm bệnh ở Anh, tính đến ngày 12/3.

    3. Các trường hợp được xác định nhiễm bệnh ở Ý có tỷ lệ tử vong cao hơn

    Tỷ lệ tử vong trong số các ca được xác định nhiễm bệnh tại Ý cao hơn so với Anh.

    Tính đến ngày 12/3, con số này tại Anh là 1,4%, và ở Ý là 6,7%.

    Giáo sư Whitworth tin rằng tỷ lệ tử vong cao hơn ở Ý có nghĩa là trong số các trường hợp được theo dõi có nhiều bệnh nhân bị ốm bệnh hơn. Italy có tỷ lệ dân số cao tuổi lớn hơn Anh, và tác động của tình trạng nhiễm Covid-19 sẽ là nghiêm trọng hơn trong trường hợp người cao tuổi.

    Điều đó làm cho ngành y tế càng bị thêm áp lực.

    Có một cách giải thích khác đối với tỷ lệ tử vong cao hơn, đó là ngành y tế Ý đang bị quá tải.

    Chớ vội lơi lỏng

    Mặc dù nạn dịch ở Anh Quốc có lẽ sẽ không theo bước chính xác như những gì đang diễn ra tại Ý, nhưng điều đó không có nghĩa là nước Anh sẽ thoát khỏi những thay đổi nghiêm trọng trong đời sống.

    Nhà nghiên cứu bệnh dịch Adam Kucharski cảnh báo rằng chớ nên so sánh một cách đơn giản về các con số mắc bệnh, và "nếu không có các nỗ lực kiểm soát virus, chúng ta sẽ phải chứng kiến tình thế tương tự như những gì xảy ra tại Ý", cho dù không nhất thiết chuyện đó sẽ diễn ra trong bốn tuần tới.

    Ed Lowther và Lucy Rodgers đóng góp thêm cho bài tường thuật.

    Theo BBC News Tiếng Việt

  • Chính phủ Anh sẽ ban bố các luật khẩn cấp vào tuần tới để cấm các cuộc tụ tập đông người quy mô lớn trong một nỗ lực nhằm chống lại sự bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới virus corona (SARS-CoV-2) gây ra.

    Chính phủ Anh, đứng đầu là Thủ tướng Boris Johnson đang chịu sức ép ngày càng lớn trong việc áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn trong đối phó với đại dịch Covid-19. (Nguồn: gov.uk)

    Một nguồn tin từ chính phủ cho hay: "Chúng tôi đã soạn thảo dự luật khẩn cấp để trao cho chính phủ các quyền lực họ cần nhằm đối phó với Covid-19, trong đó có các quyền cấm tụ tập đông người quy mô lớn và bồi thường cho các tổ chức. Chúng tôi sẽ công bố dự luật này vào tuần tới".

    Theo truyền thông Anh, lệnh cấm này có thể có hiệu lực từ cuối tuần sau và có thể ảnh hưởng tới các sự kiện như lễ hội âm nhạc Glastonbury, giải đấu tennis Wimbledon và giải đua ngựa Grand National.

    Trước đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 12/3 đã chỉ đạo tăng cường các nỗ lực của nước này trong việc đối phó với dịch Covid-19, với trọng tâm là chuyển giai đoạn chống dịch từ “kiềm chế” sang “trì hoãn”, đi kèm khuyến cáo người dân có các triệu chứng nhẹ như ho và sốt tự cách ly tại nhà trong vòng 1 tuần.

    Thừa nhận đây là “cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ nhất trong cả một thế hệ”, người đứng đầu chính phủ Anh nhắc lại cảnh báo rằng Covid-19 là dịch bệnh nguy hiểm hơn cúm thông thường rất nhiều và sẽ còn lan rộng hơn tại Anh trong những ngày tới.

    Tương tự, ông Chris Whitty, Cố vấn y tế trưởng xứ England dự báo dịch Covid-19 tại Anh sẽ đạt đỉnh trong vòng từ 10 đến 14 tuần tới, nên các cơ quan chức năng Anh sẽ phải xem xét hành động phù hợp nhằm bảo đảm nguồn lực đối phó lâu dài.

    Anh hoãn bầu cử cấp địa phương do Covid-19

    Nhật báo Anh The Daily Telegraph đăng tải, do sự lan rộng và diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chính quyền của Thủ tướng Boris Johnson đã quyết định hoãn tổ chức các cuộc bầu cử khu vực và bầu cử thị trưởng tại các địa phương trên toàn bộ đảo quốc sương mù.

    Thủ tướng Boris Johnson nhấn mạnh, cuộc bầu cử được tổ chức trong thời điểm dịch Covid-19 đang trong giai đoạn bùng phát nguy hiểm nhất, nên việc hoãn chúng là cần thiết. Các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức lại vào tháng 5-2021.

    Giới chức Anh đánh giá, tổ chức các hoạt động đại chúng, tập trung đông người ở thời điểm hiện tại mang lại nhiều rủi ro và là điều kiện để Covid-19 lan rộng. Cùng với đó, do dịch bệnh, nhiều người dân Anh sẽ không có cơ hội hoặc sẽ không đi bỏ phiếu.

    Theo baoquocte

  • Giám đốc Y tế England xác nhận thêm 10 ca dương tính với Covid-19 đã qua đời tại England, nâng tổng số người chết ở UK lên con số 21. Số người nhiễm bệnh đã tăng vọt lên 342 người, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.140 ca.

    Tính đến 9h sáng ngày 14/3, đã có 37.746 người được xét nghiệm Covid-19.  

    Giáo sư Chris Whitty nói: ''Tôi rất tiếc phải xác nhận thêm 10 bệnh nhân đã tử vong vì Covid-19 ở England. Tất cả 10 bệnh nhân đều nằm trong nhóm nguy cơ cao. Tôi hiểu rằng con số này sẽ khiến cộng đồng hết sức lo lắng. Chúng tôi đang làm hết sức để cứu càng nhiều sinh mạng càng tốt, đồng thời bảo vệ những người yếu ớt''. 

    ''Mỗi người chúng ta đều là một mắt xích quan trọng giúp nước Anh dập dịch. Nếu bạn ho nhiều và sốt cao, hãy ở nhà trong 7 ngày. Tôi cũng muốn nhấn mạnh mỗi người nên thường xuyên rửa tay trong 20 giây. 

    Vào sớm ngày hôm nay, Wales ghi nhận thêm 22 ca nhiễm, nâng tổng số người nhiễm lên 60. 

    Hôm nay, một người đàn ông 88 tuổi nhiễm Covid-19 đã tử vong tại một bệnh viện ở Manchester. Ông là nạn nhân thứ 12 ở UK. 

    Một em bé mới sinh và mẹ của em đã được xét nghiệm dương tính với Covid-19 ở England. North Middlesex University Hospital NHS Trust thông báo: ''Hôm nay bệnh viện đã xuất hiện 2 trường hợp dương tính với Covid-19. Một bệnh nhân đã được chuyển vào khoa chăm sóc đặc biệt, một người khác đang được điều trị trong phòng cách ly. Chúng tôi đã khử trùng bệnh viện, những nhân viên tiếp xúc với bệnh nhân đã được cách ly''. 

    Một người đàn ông đeo khẩu trang vừa mua được một cây giấy vệ sinh. Ảnh: NEIL HALL/EPA-EFE/Shutterstock

    Hôm nay, những chuyến bay khứ hồi của hàng không Jet2 từ Tây Ban Nha về UK đã bị hủy giữa lưng chừng không khi hãng tuyên bố chấm dứt tất cả các chuyến bay từ nước này. 

    Jet2, hoạt động tại 9 sân bay ở Anh, cho biết hãng hủy tất các các chuyến tới Tây Ban Nha, quần đảo Balearic và quần đảo Canary. Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức. Tất cả những hành khách đang có mặt tại những địa điểm này dường như đang bị mắc kẹt và chưa thể trở về UK.

    Tây Ban Nha ngày 14/3 thông báo có thêm 1.500 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 5.753 ca.

    Nước này đang nhanh chóng trở thành tâm điểm dịch mới ở châu Âu với số ca nhiễm cao thứ 2 ở châu lục, chỉ sau Italy, nước hiện đã có gần 18.000 ca nhiễm.

    Chính quyền nước này dự kiến sẽ công bố tình trạng khẩn cấp trong ngày 14/3 để có thể huy động các nguồn lực chống dịch, hiện đã khiến ít nhất 136 người thiệt mạng ở nước này.

    Một khách hàng mặc đồ bảo hộ toàn thân ở Tesco. Ảnh: Ethan Mees / SWNS

    Đại diện của WHO, bà Margaret Harris đã chất vấn phương án ''miễn dịch cộng đồng'' của UK. Bà nói: ''Chúng ta không biết rõ một cách khoa học về loại virus này. Nó quá mới mẻ và chúng ta không biết nó tác động như thế nào tới hệ miễn dịch. Chúng ta có thể rao giảng lý thuyết, nhưng trong tình hình này thì phải hành động ngay''.

    Trong khi đó, Maria Van Kerkhove, lãnh đạo đơn vị chuyên về bệnh mới nổi của WHO, nhận định thế giới không thể dự báo được hướng phát triển của đại dịch.

    "Nói khi nào đại dịch đạt đỉnh trên toàn cầu là điều bất khả thi. Chúng tôi hy vọng nó sẽ kết thúc sớm chứ không kéo dài", bà cho biết.

    Ông Tedros nhấn mạnh những biện pháp mạnh như đóng cửa trường học và siết chặt kiểm soát biên giới có thể giúm chặn đà lây lan của dịch bệnh, nhưng các nước còn cần có "cách tiếp cận toàn diện".

    "Không chỉ xét nghiệm. Không chỉ truy vết tiếp xúc. Không chỉ cách ly. Không chỉ giãn cách xã hội. Cần phải làm tất cả những biện pháp này", ông nhấn mạnh các nước cần nỗ lực hơn nữa để "phát hiện, bảo vệ và điều trị".

    "Bạn không thể chiến đấu với virus nếu không biết nó đang ở đâu", ông kêu gọi các nước cần đẩy mạnh "tìm kiếm, cách ly, xét nghiệm và điều trị mọi ca bệnh, từ đó phá vỡ chuỗi truyền nhiễm".

    Tổng giám đốc WHO đồng thời cảnh báo những nước nào nghĩ rằng "dịch bệnh sẽ không xảy đến với chúng ta" là họ đang phạm phải sai lầm chết người.

    Viethome (theo Mirror)