• nguoi viet di chui vao anh nhieu nhat
    Một thuyền cao su chở người di cư trái phép vượt eo biển Manche vào Anh hôm 6/3/2024

    “Số lượng người di cư Việt Nam vượt biển vào Anh ngày càng tăng”, người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho biết hôm 14/4, theo Telegraph.

    Ông nói đây là lý do tại sao Dự luật Rwanda của chính phủ cần được quốc hội thông qua càng sớm càng tốt “để cứu mạng sống của những người bị những băng đảng buôn người bóc lột”.

    Số người Việt Nam vượt eo biển Manche đã tăng gấp đôi năm ngoái, từ 505 năm 2022 lên 1.323 năm 2023. Theo thống kê, trong số người vượt biển trái phép vào Anh, người Việt đứng đầu về số lượng trong năm 2024.

    The Telegraph đưa tin rằng làn sóng này được cho là nguyên nhân chính khiến con số người di cư trái phép vào Anh tăng kỷ lục vào năm nay.

    Chỉ riêng hôm Chủ nhật (14/4), 534 người đã vượt biển vào Anh – mức cao nhất tính trong một ngày trong năm nay – nâng con số người vượt biển vào Anh lên 6.265 trong năm 2024, cao hơn 28% cùng thời điểm năm ngoái vào cao hơn 7% so với năm 2022.

    Cũng trong ngày 14/4, các nghị sĩ Anh đã phủ quyết bảy thay đổi đối với Dự luật Rwanda do Hạ viện đề xuất.

    Việc này khiến dự luật được gửi trở lại Hạ viện nơi Công đảng và các thành viên độc lập của Hạ viện sẽ tiếp tục một nỗ lực mới để Quốc hội thông qua và gửi dự luật tới Thượng viện.

    Thảm kịch 39 người không ngăn nổi làn sóng di cư từ Việt Nam

    Năm 2019, 39 người Việt đi lậu vào Anh đã chết trong một thùng xe tải đông lạnh ở Essex, trong đó có 31 nam và 8 nữ. Tuy nhiên, thảm kịch này không làm làn sóng di cư trái phép giảm xuống.

    Ngày càng có nhiều người di cư Việt Nam mạo hiểm vượt eo biển Manche bằng những chiếc thuyền chở tối đa 20 người, thay vì đến Vương quốc Anh bằng đường bộ.

    Người di cư Việt Nam thường bị các băng đảng chuyển lậu sang Anh để làm việc bất hợp pháp trong các tiệm nail và nhà hàng. Họ cũng bị phát hiện làm việc trong các đường dây tình dục và trại trồng cần sa.

    Đây là lý do tại sao các tay chủ thường thích nhận người di cư đi bằng xe tải hơn so với đường biển – nơi họ có nhiều khả năng bị Tuần duyên Anh bắt giữ.

    Một số người vào châu Âu qua cửa ngõ Serbia hoặc Romania thông qua hộ chiếu lao động, chủ yếu làm những việc lương thấp, trong điều kiện tồi tệ.

    Nhiều người ở Việt Nam đã phải trả từ 15.000 đến 20.000 bảng (từ 470 đến 630 triệu đồng) cho các băng đảng buôn người.

    Bộ trưởng Tô Lâm nói gì?

    Hôm 15/4, ông James Cleverly, Ngoại trưởng Anh, đã điện đàm với Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam, về vấn đề người di cư Việt Nam tăng vọt.

    Báo Công an Nhân dân đưa tin về buổi điện đàm, cho biết hai bên "thường xuyên trao đổi thông tin" và "triển khai có hiệu quả" “Bản ghi nhớ về các vấn đề di cư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Anh”; “Bản ghi nhớ về về hợp tác phòng, chống tội phạm mua bán người”…

    Ông Tô Lâm tái khẳng định việc "không có nạn nhân mua bán người trực tiếp từ Việt Nam sang Anh, công dân Việt Nam là người bị hại trong hoạt động tội phạm có tổ chức tại châu Âu".

    Báo Telegraph của Anh viết rằng phía Anh đã đạt được một thỏa thuận mới với Việt Nam trong nỗ lực hạn chế dòng người di cư bất hợp pháp từ Việt Nam sang Anh.

    Bộ Nội vụ Anh tháng trước đã tung ra một chiến dịch truyền thông mới trên mạng xã hội nêu bật những rủi ro của việc thực hiện hành trình bất hợp pháp như vậy.

    Đối thoại Di cư Anh-Việt lần thứ hai sẽ được tổ chức ngày 17/4 tại London.

    Theo BBC Tiếng Việt

  • camridge 6 nguoi
    6 người đàn ông được phát hiện trong thùng một chiếc xe tải. Ảnh: Policing East Cambridgeshire/Facebook

    6 nam giới đã được tìm thấy trong thùng xe tải đông lạnh sau khi cảnh sát nhận được một cuộc gọi cầu cứu đến số 999. Người gọi nói: "Chúng tôi không thở được".

    Cảnh sát Cambridgeshire cho biết họ đã nhận được cuộc gọi khẩn cấp từ một người trên chiếc xe tải đông lạnh di chuyển trên đường M11 hướng đến Cambridge vào ngày 9 tháng 4/2024. Người này chỉ kịp nói "Chúng tôi không thở được" trước khi điện thoại mất kết nối.

    Tổng đài đã dùng một ứng dụng đặc biệt để dò tìm vị trí của chiếc xe tải đang chuyển động. Cảnh sát đã đuổi kịp chiếc xe này trên đường A142, đoạn giữa Ely và Soham. 

    6 người đàn ông đã được tìm thấy trên xe, họ đã xuất phát từ Pháp vào sáng sớm. Cả 6 người đã được đội ngũ y tế kiểm tra sức khỏe, sau đó được đưa tới trại giam giữ nhập cư. Cơ quan Biên phòng Vương quốc Anh đang tiến hành điều tra. 

    Bài liên quan: Xe tải đông lạnh được sử dụng để đưa người vào Anh như thế nào?

    Các nhân viên biên phòng được trang bị camera dò nhiệt, dùng để dò tìm những người đi lậu. Nhưng các máy dò này chỉ có tác dụng với các container truyền thống chứ không phải container đông lạnh. 

    Một nhân viên biên phòng giấu tên cho biết: ''Thiết bị dò ảnh nhiệt mất tác dụng với container đông lạnh. Vì chúng quá lạnh, nên bạn không thể dò ra bất kỳ hơi nóng nào để xác định là có ai đang trốn trong đó''. 

    tron thung xe 1
    Hình ảnh dò được trong một xe container ở cảng Dover, cho thấy nhiều người nhập cư đang ngồi trên các thùng hàng trong một container truyền thống. Ảnh: Dailymail

    tron thung xe 1
    Các máy dò đang quét hình ảnh 3D của xe tải, nhưng quá trình này có thể mất tới 1 tiếng mới xong, nghĩa là rất nhiều xe tải được thông quan mà không bị kiểm tra. Ảnh: Getty

    ''Các băng đảng buôn người chắc chắn biết điều này, vấn đề là bọn chúng khôn khéo tới đâu. Bọn chúng luôn tìm kiếm các sơ hở và đáng buồn là, khi bọn chúng thành công cũng là lúc những người này thiệt mạng'', nhân viên này nói.

    Một nhân viên an ninh nói: ''Họ có thể qua được cổng an ninh vì thiết bị dò nhiệt không cảm ứng được những người trong xe đông lạnh. Nhưng những người này không có cơ hội sống sót nào cả. Dù chiếc thùng đông lạnh có bị tắt máy đông, thì họ cũng bị thiếu dưỡng khí và bất cứ ai ở trong đó quá lâu cũng sẽ chết ngạt. Những chiếc rương hòm còn có nhiều dưỡng khí hơn là chiếc xe đông lạnh này''.

    Các nhân viên an ninh cho biết họ không thể kiểm tra hết mỗi thùng container đi qua cảng mà chỉ kiểm tra ngẫu nhiên. Và những container đông lạnh ít khi bị mở ra kiểm tra vì lo sợ hư hại hàng hóa bên trong.  

    ''Đây là một nơi rất bận rộn và bạn không thể kiểm tra hết mọi xe được. Chúng tôi không có nhiều thiết bị, nhân sự hay thời gian. Những cảng lớn hơn như Dover thì họ có nhiều nguồn lực hơn'', một người nói.

    Viethome (theo ITV News)

  • Tiếp tục nhắm vào người nhập cư trái phép, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump gọi người nhập cư liên quan các vụ án hình sự là những "con vật" phi pháp và "không phải người".

    trump nhap cu
    Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Michigan ngày 2-4 - Ảnh: AFP

    Trong chiến dịch vận động ở Michigan khi 4 bang của Mỹ bỏ phiếu bầu cử sơ bộ ngày 2-4, trong đó có bang chiến địa Wisconsin, ông Trump tiếp tục miệt thị người nhập cư trái phép ở Mỹ.

    Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa đã liệt kê một số vụ án hình sự liên quan đến nghi phạm là người nhập cư bất hợp pháp và cảnh báo rằng bạo lực và hỗn loạn sẽ tàn phá nước Mỹ nếu ông không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 5-11 tới.

    Khi nói về Laken Riley, một sinh viên 22 tuổi ở Georgia nghi bị một người nhập cư Venezuela sát hại, ông Trump nói rằng một số nghi phạm nhập cư là "hạ nhân".

    "Đảng Dân chủ nói 'xin đừng gọi họ là động vật, họ là con người'. Tôi nói, 'Không, họ không phải là con người, họ không phải là con người, họ là động vật'", Hãng tin Reuters dẫn lời ông Trump.

    Trong các bài phát biểu của mình, ông Trump thường xuyên tuyên bố nhiều người đã trốn khỏi các nhà tù, trại tị nạn ở quê nhà đã vượt biên giới Mỹ - Mexico trái phép và đang thúc đẩy tội phạm bạo lực ở Mỹ. Ông cũng cảnh cáo rằng các quốc gia Mỹ Latin đang cố tình đưa tội phạm của họ vào Mỹ.

    Mặc dù dữ liệu hiện có về tình trạng tội phạm nhập cư còn ít, các nhà nghiên cứu cho biết những người sống ở Mỹ bất hợp pháp không có tỉ lệ phạm tội bạo lực cao hơn so với người bản xứ.

    Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đổ lỗi cho ông Trump vì đã khuyến khích Đảng Cộng hòa tẩy chay đạo luật tại Quốc hội trong năm nay nhằm tăng cường an ninh ở biên giới phía nam và giảm nhập cư bất hợp pháp.

    "Donald Trump đang tham gia vào những lời lẽ cực đoan nhằm thúc đẩy sự chia rẽ, thù hận và bạo lực ở đất nước chúng ta. Ông ta khuyến khích những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng và cổ vũ hành vi kinh tởm của phe cực hữu", ông Michael Tyler, giám đốc truyền thông chiến dịch tranh cử của ông Biden, nói ngày 2-4.

    Các vụ phạm tội liên quan đến người nhập cư đã tạo cơ hội cho chiến dịch tranh cử của ông Trump xoáy vào lo ngại của một số người Mỹ về tội phạm bạo lực và nhập cư.

    Khoảng 38% đảng viên Đảng Cộng hòa và 1/4 cử tri độc lập cho rằng nhập cư là vấn đề hàng đầu của đất nước trong cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos công bố vào cuối tháng 2-2024.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Bằng cách nào đó, Thanh - một công nhân 30 tuổi - liên lạc được với tôi và đề nghị tư vấn cách thức đưa cô sang Pháp “lao động”.

    Tôi từ chối, nói đây không phải lĩnh vực hoạt động của mình. Tôi chỉ hỗ trợ, hướng dẫn các du học sinh tới Pháp và một số nước châu Âu. Nhưng Thanh khăng khăng muốn tôi nghe qua câu chuyện của cô. Ở quê Thanh, nhiều thanh niên phải vay mượn hàng trăm triệu để sang châu Âu rồi tiếp tục tới Anh lao động, kiếm hàng nghìn bảng mỗi tháng. Một đồng hương của cô nằm trong số 39 nạn nhân thiệt mạng trong xe tải đông lạnh trên đường sang Anh vào tháng 10/2019. Ngoài ra, một người chị họ xa của Thanh, tuy may mắn được giải cứu trước khi ngộp thở trong một chuyến xe tải đông lạnh khác vào tháng 9/2023 trên đất Pháp, nhưng đã mất hết cả vốn đầu tư khi không thể sang đến Anh làm việc.

    Thanh muốn tìm một con đường khác ít rủi ro hơn.

    Từ 25/3, Bộ Nội vụ Vương quốc Anh đồng loạt cho đăng tải một video clip bằng tiếng Việt trên các nền tảng xã hội như YouTube hay Facebook. Đối tượng của đoạn video này là người Việt Nam có ý định vượt eo biển Manche trên các thuyền nhỏ để đi từ Pháp sang Anh. Thông điệp của video là "bạn sẽ bị biển nuốt gọn", hy vọng đánh vào nỗi sợ hãi của những người có ý định vượt biên bằng đường biển. Theo thống kê, số người Việt Nam nhập cư lậu sang Anh bằng thuyền nhỏ trong năm nay đã tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Eo biển này là một phần của Đại Tây Dương, nơi hẹp nhất khoảng 34 km nhưng thường xuyên có sóng to và bão. Thuyền nhỏ dùng để vượt biên thường là các loại thuyền hơi thể thao dùng để giải trí, không phải dùng để vận chuyển người trên biển.

    Người nhập cư bất hợp pháp sẽ không có quyền gì ở Anh, không được tiếp cận các dịch vụ công hay nguồn trợ cấp nào. Tất cả những điều này ngược lại với những gì những người muốn nhập cư lậu sang Anh được tuyên truyền.

    bien dong 2

    Nước Anh - từ trước và sau khi ra khỏi Liên minh châu Âu - vẫn là nền kinh tế phát triển nhất với tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất và chính sách nhập cư mềm mỏng nhất. Thị trường lao động chui được ước tính chiếm đến 10% GDP của xứ sở này. Cạnh đó, tiếng Anh với thế mạnh là ngôn ngữ được dạy và học khắp thế giới nên hầu như người nhập cư nào cũng có thể "tự tin" có được một số từ vựng nhất định để sinh tồn. Ngoài ra, dòng người nhập cư bất hợp pháp tại Anh kéo dài hàng chục năm qua đã cho phép những người nhập cư lậu mới có được "căn cứ" bước đầu khi đặt chân tới Anh. Vì thế, xứ sở sương mù là miền đất hứa của người nhập cư lậu - trong đó có người Việt Nam.

    Đó cũng là những gì mà Thanh được những kẻ môi giới giải thích và kêu gọi. Không chỉ Thanh mà rất nhiều người đã tin vào điều đó, ước mong đổi đời để thoát cảnh làm công nhân các khu công nghiệp ở miền Nam với lương chỉ hơn mười triệu đồng mỗi tháng. Câu chuyện 39 nạn nhân người Việt thiệt mạng trong thùng xe tải đông lạnh và câu chuyện các cô gái được giải cứu trong tình trạng sắp ngạt thở cũng trong thùng xe tải vẫn chưa đủ để thức tỉnh dòng người ôm giấc mơ vượt biển.

    Chiến dịch truyền thông của Bộ Nội vụ Anh nhắm vào người Việt, cũng như câu chuyện của Thanh có thể gợi ra những suy nghĩ gì?

    Di dân kinh tế luôn là một nhu cầu có thật, không chỉ ở Việt Nam mà xuất hiện khắp nơi trên thế giới, kể cả các quốc gia phát triển. Vấn đề chỉ thực sự đáng ngại nếu di dân kinh tế diễn ra dưới hình thức nhập cư lậu. Họ là miếng mồi béo bở của các tổ chức buôn người với những hoạt động tội phạm mại dâm, cướp bóc và ma túy. Kèm theo đó, phương tiện vận chuyển đặt ra một dấu hỏi lớn với độ rủi ro tính mạng lên tới mức cực đại.

    Tuy nhiên, mức lương lên tới vài nghìn bảng, tức ít nhất cũng khoảng 40 triệu đồng, so với 10 triệu đồng của công nhân vẫn dễ khiến người ta suy nghĩ. Chỉ cần chưa đầy hai năm, người nhập cư lậu có thể thu hồi vốn và bắt đầu kiếm lời. Không ai nói rõ với họ rằng con số ấy chỉ có ý nghĩa khi họ sống sót, xác suất còn sống bao nhiêu thì không ai dám chắc. Phần chìm của tảng băng không được hé lộ, không được cảnh báo, người dân trong cảnh khốn khó chỉ muốn nhìn thấy, hoặc chỉ có cơ hội nhìn thấy phần nổi: là một số ít gia đình có con em đi châu Âu đã gửi tiền về cho bố mẹ xây nhà, mua xe. Nước mắt, mồ hôi và máu sau những đồng tiền đó cũng không được nhìn thấy.

    Tôi hiểu rằng, giải pháp bền vững lâu dài là phát triển mạnh kinh tế địa phương, tạo ra nhiều công ăn việc làm thu nhập tốt để thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa lao động trong nước với lao động di cư lậu, nhằm kiềm chế sự liều lĩnh đánh cược tính mạng bản thân. Tuy nhiên, giải pháp này có thể phải mất hàng thập kỷ mới đem lại kết quả trong khi mỗi năm vẫn có hàng trăm chuyến vượt biên đầy rủi ro.

    Những câu chuyện đau lòng như trên sẽ vẫn tiếp diễn trước mắt nếu chính quyền các địa phương "có nguy cơ cao" không tự chủ động tuyên truyền cho người dân những rủi ro tính mạng.

    Chính phủ Anh từ lâu đã nhận thấy nguy cơ cao từ người Việt Nam nhập cư lậu sang nước họ và liên tục tiến hành các chiến dịch truyền thông. Tôi nghĩ, ban ngành địa phương trong nước càng nên chủ động tìm cách bảo vệ tính mạng cho dân mình từ sớm.

    Bỏ mạng nơi xứ người với một khoản vay lãi từ trước, gia đình nạn nhân sẽ mất người, mất của và mang theo vết sẹo tinh thần vĩnh viễn.

    Tác giả: Võ Nhật Minh / VnExpress

  • Liên Hợp Quốc chính thức công nhận 180 loại tiền tệ trên toàn thế giới là tiền tệ hợp pháp. Tuy nhiên, mức độ phổ biến và sử dụng rộng rãi không thực sự tương đương với giá trị hoặc sức mạnh mà một loại tiền tệ quy định. Khái niệm sức mạnh tiền tệ xoay quanh sức mua của đồng tiền khi trao đổi lấy hàng hóa, dịch vụ hoặc các loại tiền tệ khác.

    Forbes sẽ tập trung vào mười loại tiền tệ mạnh nhất thế giới, tiết lộ các yếu tố góp phần tạo nên sự nổi bật của chúng.

    10: Đô la Mỹ (USD)

    Tiền tệ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là USD. Đây là loại tiền tệ được giao dịch rộng rãi nhất trên toàn cầu và giữ vị trí là tiền tệ dự trữ chính. Mặc dù phổ biến nhưng nó vẫn đứng thứ 10 trong số các loại tiền tệ mạnh nhất thế giới.

    9: Euro (EUR)

    Đồng Euro (EUR) là tiền tệ chính thức của Khu vực đồng tiền chung châu Âu, bao gồm 19 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu. Đây là loại tiền dự trữ lớn thứ hai và là loại tiền được giao dịch nhiều thứ hai trên toàn thế giới.

    8: Franc Thụy Sĩ (CHF)

    Franc Thụy Sĩ (CHF) đóng vai trò là tiền tệ của Thụy Sĩ và Liechtenstein. Được biết đến với sự ổn định của nền kinh tế, Thụy Sĩ là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới.

    tien te gia tri

    7: Đô la Quần đảo Cayman (KYD)

    Đồng tiền chính thức của Quần đảo Cayman là Đô la Quần đảo Cayman (KYD). Mặc dù đứng thứ 7 trong số các loại tiền tệ mạnh nhất nhưng giá trị của nó lại cao thứ 5 trên toàn cầu. Vốn sử dụng Đô la Jamaica, Quần đảo Cayman đã sử dụng đồng tiền riêng của họ vào năm 1972.

    6: Bảng Gibraltar (GIP)

    Bảng Gibraltar (GIP) là tiền tệ của Gibraltar, được neo theo mệnh giá với đồng bảng Anh (GBP). Là lãnh thổ hải ngoại của Anh, Gibraltar phụ thuộc vào các lĩnh vực như du lịch và trò chơi điện tử. GIP giữ vị trí thứ 6 trong số các loại tiền tệ mạnh nhất.

    5: Bảng Anh (GBP)

    Vương quốc Anh sử dụng Bảng Anh (GBP), đồng tiền này cũng được sử dụng khá rộng rãi ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Là loại tiền tệ mạnh thứ 5 thế giới, nó giữ một vị trí quan trọng trong tài chính toàn cầu. Vị thế của London là một trung tâm tài chính và các hoạt động thương mại rộng khắp của Anh góp phần tạo nên sức mạnh của đồng bảng Anh.

    4: Dinar Jordan (JOD)

    Dinar Jordan (JOD) đã từng là tiền tệ của Jordan kể từ khi nó thay thế đồng bảng Palestine vào năm 1950. Tỷ giá hối đoái cố định và nền kinh tế đa dạng của Jordan đã góp phần nâng cao giá trị đồng tiền của nước này, xếp nước này là đồng tiền mạnh thứ 4 trên toàn cầu.

    3: Rial Oman (OMR)

    Rial Oman (OMR) là tiền tệ của Oman và được giới thiệu sau khi nước này ngừng sử dụng Rupee Ấn Độ làm tiền tệ chính thức. Là một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ đáng kể, nền kinh tế Oman phụ thuộc rất nhiều vào lĩnh vực dầu mỏ. Đồng Rial của Oman được gắn với đồng đô la Mỹ, là loại tiền tệ có giá trị thứ ba trên thế giới.

    2: Dinar Bahrain (BHD)

    Dinar Bahrain (BHD) đóng vai trò là tiền tệ của Bahrain, một quốc đảo ở Vịnh Ả Rập phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ. Với cộng đồng người nước ngoài mạnh mẽ, bao gồm một số lượng đáng kể người Ấn Độ, BHD giữ vị trí là loại tiền tệ mạnh thứ hai trên toàn cầu.

    1: Dinar Kuwait (KWD)

    Đồng tiền có giá trị cao nhất thế giới là Dinar Kuwait (KWD). Kể từ khi được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1960, đồng dinar Kuwait đã liên tục được xếp hạng là loại tiền tệ có giá trị nhất thế giới. Sự ổn định kinh tế của Kuwait, được thúc đẩy bởi trữ lượng dầu mỏ và hệ thống miễn thuế, góp phần làm tăng nhu cầu về đồng tiền của nước này. Trong số những người nước ngoài Ấn Độ, tỷ giá hối đoái INR sang KWD đặc biệt phổ biến.

    Nguoiduatin (theo Forbes)

  • quang cao nhap cu tieng viet 1
    Một trong những quảng cáo của Bộ Nội vụ Anh nhằm vào di dân Việt Nam

    Bộ Nội vụ Anh đã phát động một chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội nhằm vào các công dân Việt Nam để ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp.

    Chính phủ Anh cho biết những quảng cáo được phát trên các nền tảng như YouTube và Facebook sẽ nêu ra rủi ro khi vượt biển bằng thuyền nhỏ, mà phần lớn trong số đó là người Việt Nam.

    Theo thống kê, số người Việt Nam sang Anh bất hợp pháp bằng thuyền nhỏ trong năm nay đã tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính phủ Anh cũng cho biết Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia hàng đầu có thuyền nhân vượt eo biển Manche.

    Các quan chức thông báo rằng những quảng cáo tương tự được phát ở Albania đã góp phần làm giảm 90% lượng người nhập cư bất hợp pháp bằng thuyền nhỏ tới Anh từ quốc gia nam Âu này.

    Bắt đầu được triển khai từ ngày 25/3, các quảng cáo sử dụng hình ảnh kịch tính về những chiếc thuyền nhỏ chở quá tải đang chìm ở eo biển Manche, đồng thời trích lời kể của lực lượng Biên phòng Anh cũng như bản thân những người đã vượt biển bằng tiếng Việt.

    quang cao nhap cu tieng viet 1
    Việt Nam nằm trong số 10 nước hàng đầu có nhiều thuyền nhân vượt eo biển Manche vào Anh một cách bất hợp pháp.

    "Tôi hối hận vì đã mạo hiểm cuộc sống của mình," video trích lời một người nhập cư.

    Một người khác kể lại khảnh khắc nhìn thấy người đi cùng biến mất trên biển.

    “Tôi sẽ không bao giờ mạo hiểm mạng sống của mình trên một chiếc thuyền nhỏ như thế này nữa, ngay cả khi được tiền,” một thuyền nhân có tên viết tắt là K. nói trong đoạn phim quảng cáo. Người này cũng chia sẻ về trải nghiệm ngủ trong trại ở Calais năm đêm dưới sự giám sát của lính canh có vũ trang, trước khi thực hiện hành trình xuyên eo biển Manche từ Pháp sang Anh.

    Bộ Nội vụ Anh cho biết chiến dịch truyền thông này sẽ "phơi bày nguy cơ mắc nợ và bị lợi dụng bởi các băng nhóm buôn người, những kẻ kiếm lợi từ việc tạo điều kiện cho các thuyền nhỏ vượt biển".

    Họ nói thêm rằng sẽ cảnh báo những người nhập cư từ Việt Nam về “thực tế cuộc sống bất hợp pháp ở Anh, không có quyền ở Anh và không được tiếp cận các dịch vụ công hoặc nguồn tài trợ”.

    "Đây là một chiến dịch mạnh mẽ trực tiếp chứng minh rằng cuộc sống của những người đến đây một cách bất hợp pháp khác xa với những lời dối trá mà các băng đảng ở bên kia eo biển Manche hứa hẹn với họ,” Bộ trưởng Nội vụ James Cleverly cho hay.

    Vương quốc Anh được xem là một trong những điểm đến chính của người nhập cư bất hợp pháp từ Việt Nam và cũng là nơi 39 người Việt bị phát hiện tử vong trong một xe tải đông lạnh vào tháng 10/2019.

    Các quan chức cấp cao của Anh và Việt Nam dự kiến sẽ gặp nhau tại London vào ngày 17/4 để “thảo luận về hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong các vấn đề di dân.”

    quang cao nhap cu tieng viet 1
    Các tuyến đường có thể được nhiều nhóm đưa người Việt vào châu Âu sử dụng

    Bộ Nội vụ Anh cho biết những kẻ buôn người tổ chức các chuyến vượt biên đang thay đổi phương pháp, sử dụng những chiếc thuyền lớn hơn và chở thêm nhiều người hơn.

    Thủ tướng Rishi Sunak đã coi việc "chặn thuyền" là một trong những ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ của ông.

    Nội các của ông Sunak có kế hoạch thúc đẩy chính sách đưa một số người xin tị nạn đến Rwanda, bất chấp phán quyết của Tòa án Tối cao rằng điều đó là bất hợp pháp.

    Dự luật Rwanda hiện đang được tranh luận tại Quốc hội Anh, với việc Hạ viện có khả năng bác bỏ những sửa đổi của văn bản được đệ trình trước đó sau kỳ nghỉ lễ Phục sinh.

    Năm ngoái, quan chức phụ trách vấn đề nội vụ của đảng Lao động đối lập Yvette Cooper đã cáo buộc chính phủ "chắp vá" chính sách nhập cư của mình bằng chiến dịch quảng cáo Albania.

    Chiến dịch cũng vấp phải chỉ trích từ các tổ chức từ thiện dành cho người tị nạn, bao gồm Tổ chức Hành động Người tị nạn, cho rằng chiến dịch "vô nghĩa" và "lặp lại quan niệm cho rằng việc di cư của người tị nạn là bất hợp pháp".

    Đảng Lao động Anh cho rằng chính phủ nên "chấm dứt các mánh lới quảng cáo" và "cố gắng kiểm soát".

    Hôm 20/3, hơn 500 người nhập cư bất hợp pháp đã vượt eo biển Manche sang Anh trên những chiếc thuyền nhỏ - con số trong ngày cao nhất từ đầu năm 2024.

    Theo BBC Tiếng Việt

  • nguoi di cu gapn
    Một nhóm người nhập cư được lực lượng cứu hộ đưa vào bờ biển Dover vào ngày 20/3/2024. Ảnh: Gareth Fuller/PA Wire/PA Images

    Một người nhập cư đã bị đâm trên bờ biển Pháp nhưng vẫn cố gắng lên xuồng đến UK. Sự việc xảy ra trong ngày có nhiều xuồng nhỏ cập bến Anh nhất từ đầu năm đến nay. 

    514 người được cho là đã vượt eo biển đến Anh vào thứ Tư ngày 20/3/2024, theo số liệu do Bộ Nội Vụ công bố. Trong đó, một người đàn ông đã bị đâm trên bờ biển gần Calais (Pháp) trước khi lên xuồng đến Anh. 

    Cảnh sát Anh đã được gọi đến bến tàu Dover Western Docks vào lúc 12h52 phút chiều. Người đàn ông với nhiều vết thương đã được đưa đến bệnh viện. Sau khi được đội ngũ y tế chăm sóc, người này đã xuất viện. 

    Cảnh sát Kent cho biết: "Cảnh sát nhận được báo cáo về một người đàn ông bị nhiều vết thương do dao đâm, người này theo xuồng nhỏ nhập cư trái phép vào bến tàu Dover Western Docks. Anh ta cho biết mình bị 2 người đàn ông tấn công trên bờ biển gần Calais. Hai người đàn ông này ở lại Pháp trong khi anh ta ôm vết thương lên xuồng đến Anh. Chi tiết vụ việc đã được gửi cho cảnh sát Pháp để tiến hành điều tra". 

    Hiện tại dự thảo Luật Rwanda đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, các nghị sĩ vẫn chưa lên lịch bàn thảo lại luật này và sẽ chờ đến sau kì nghỉ lễ Phục Sinh. 

    Vấn đề phức tạp hiện nay là số lượng người vượt biển đến Anh có xu hướng tăng trở lại. Trong năm 2024 đã có tổng cộng 4,043 người theo xuồng nhỏ đến UK, cao hơn năm ngoái tới 10% (3,683 vào năm ngoái). Con số này cũng cao hơn 25% so với cùng kỳ năm 2022. 

    Bộ Nội Vụ nhấn mạnh rằng số liệu này chỉ là tạm thời và họ sẽ tổng kết lại vào cuối năm. 

    Viethome (theo ITV News)

  • Ngày 18/3, theo truyền thông Anh, tòa án tại hạt Đông Sussex đã ấn định ngày xét xử vụ việc đưa 7 người Việt Nam di cư bất hợp pháp vào Anh bên trong một chiếc xe tải thiết kế đặc biệt.

    Theo báo Independent, ông Anas Al Mustafa, 42 tuổi ở Heather Crescent, Swansea, bị buộc tội hỗ trợ nhập cảnh bất hợp pháp vào Anh sau khi lực lượng chức năng tiến hành một chiến dịch rà soát trên diện rộng tại bến phà Newhaven, East Sussex, vào ngày 16/2 vừa qua.

    Xuất hiện trước tòa Lewes Crown tại hạt Đông Sussex ngày 18/3, Anas Al Mustafa, với sự trợ giúp của phiên dịch tiếng Arab, đã không nhận tội.

    an dinh ngay xet xu
    Bị cáo Anas Al Mustafa bị bắt sau khi 7 người di cư được giải thoát khỏi thùng xe tải ở bến phà Newhaven (Ảnh: dailymail).

    Trước đó, theo cáo trạng trình bày trước Tòa án Brighton Magistrates, trong lúc di chuyển bằng phà, 7 người Việt Nam được giấu trong thùng xe tải. 

    Họ đã tìm cách thoát ra ngoài phương tiện trong khi nhiều người ở ngoài thì tìm cách đưa họ ra. Sau đó, khi thoát được ra khỏi thùng xe, 6 người trong số họ được đưa tới bệnh viện.

    Phiên tòa xét xử vụ việc được ấn định vào ngày 5/8 tới.

    Đơn vị điều hành phà là Công ty DFDS, hoạt động giữa Newhaven và Dieppe ở Normandy, miền bắc Pháp. Công ty này xác nhận những người nhập cư đã được phát hiện trên chiếc phà Seven Sisters.

    Bài liên quan: Xót xa bé gái nhập cư 7 tuổi chết đuối trên đường tới Anh

    Bé gái đi cùng với 3 anh chị em khác, cùng bố và mẹ đang mang thai. Tất cả đều chìm xuống nước chỉ một thời gian ngắn sau khi xuồng xuất phát.

    be gai 6 tuoi tren kenh 1
    Sông (kênh) Aa ở thị xã Watten, Pháp. Ảnh: Google

    Một bé gái 7 tuổi đã chết đuối sau khi một chiếc xuồng di cư bị lật ở miền bắc nước Pháp. Em là 1 trong 16 người trên xuồng. Chiếc xuồng này xuất phát từ sông Aa ở thị xã Watten (Hauts-de-France), cách Calais 20 dặm. 

    Em đi cùng với 3 chị em khác, bố và người mẹ đang mang thai. Những thành viên khác của gia đình may mắn sống sót và được đưa đến bệnh viện ở Dunkirk vào hôm Chủ nhật, ngày 3/3/2024.

    Sông Aa dài 58 dặm và được đào kênh bao bọc, nó dẫn ra Biển Bắc và là tuyến đường thường xuyên được người nhập cư sử dụng để băng qua eo biển tới Anh. 

    be gai 6 tuoi tren kenh 1
    Bản đồ cho thấy vị trí của thị xã Watten, Hauts-de-France.

    Chiếc xuồng nhiều khả năng đã bị "ăn trộm". Trên xuồng còn có một đôi vợ chồng, 2 người đàn ông và 6 trẻ em khác. Những người này sức khỏe ổn định. Một trại khẩn cấp đã được dựng lên ở tòa thị chính Watten để hỗ trợ chỗ trú ngụ và thực phẩm cho những người được cứu. 

    Theo baogiaothong

  • Xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh là một xã nằm ven chân núi Hồng Lĩnh, có 8.200 nhân khẩu, nhưng đã có khoảng 1.340 lao động đang làm ở nước ngoài, trong đó số người tham gia bằng đường không chính thống chiếm tỷ lệ 80% (thống kê của UBND xã Thiên Lộc năm 2020).

    Dù có nhiều lao động làm ăn ở nước ngoài, nhưng thu nhập bình quân đầu người tại Thiên Lộc cũng chỉ đạt 34.7 triệu đồng/1 năm, tỷ lệ hộ nghèo 3,1%, hộ cận nghèo 4,2%. Theo số liệu của xã, trong khoảng 8 năm lại nay trên địa bàn xã Thiên Lộc có khoảng 7 người đi lao động ở nước ngoài bị tử vong trên đường di chuyển, hàng trăm người đang chưa có liên lạc với gia đình, và hàng ngàn người đang cư trú bất hợp pháp tại châu Âu. Trong số đó hầu hết là lao động đi bằng đường bất hợp pháp.

    Dựa trên danh sách người lao động trở về ở Thiên Lộc với điều tra bằng bảng hỏi đối với 60 người lao động đã đi Châu Âu trở về trong vòng 5 năm trở lại đây, có thể thấy hồi ức của người di cư bất hợp pháp ở Châu Âu. 20 người lao động di cư trở về đã chia sẻ thông tin về đời sống khi di cư bất hợp pháp và làm việc tại các nước Châu Âu. Bên cạnh đó, 5 cán bộ của chính quyền trên địa bàn cũng cung cấp thêm thông tin về hoạt động quản lý người dân di cư sang các nước châu Âu trong xã của họ là xã Thiên Lộc.

    Xác định rủi ro của lao động di cư bất hợp pháp khi di cư sang các nước Châu Âu

    Người lao động di cư bất hợp pháp ở Can Lộc, Hà Tĩnh trong mẫu điều tra gặp phải rất nhiều khó khăn trước khi đi, trong khi di chuyển và khi làm việc tại các nước Châu Âu. Trước khi đi họ gặp phải nhiều rủi ro về kinh tế khi mất tiền đặt cọc khi chuyến đi bị hủy, không có khả năng trả tiền lãi hoặc thậm chí bàn giao nhầm tiền cho người môi giới và không đòi lại được.

    Vì chi phí một chuyến sang châu Âu qua rất nhiều công đoạn, thậm chí qua rất nhiều khâu "bắc cầu" mới đưa được người lao động đến miền đất hứa nên chi phí trung bình cho một chuyến đi cách đây 10-15 năm cũng đã 200-300 triệu đồng.

    Sau khi tìm được một "dây" đi tin cậy đâu đó từ bạn bè, hàng xóm từng có người đi Tây Âu thì người lao động di cư bắt đầu "bắt cọc" để có thể đi. Đường dây đưa người thường không phải là người địa phương mà là người ở Yên Thành, hay Cương Gián (Nghi Xuân) sang lấy. Cuộc bàn giao cọc sẽ diễn ra chóng vánh, lúc thì ngoài nghĩa trang, lúc ở ngõ vắng nhá nhem tối, thậm chí, người nhà của người di cư không nhớ rõ, không biết ai lấy, đôi khi, thậm chí họ điều hành qua điện thoại mang tiền đến một nơi đã được chỉ điểm và về.

    Bên cạnh đó trước khi đi xuất khẩu lao động họ cũng không hoặc ít nhận được thông tin chính thức về chuyến đi, thông tin gây hiểu nhầm dẫn đến mất thêm chi phí khi di chuyển trong chuyến đi.

    Do hoạt động đưa người trái phép diễn ra rất phức tạp theo luật ngầm dưới nhiều hình thức nên người lao động di chuyển chỉ có thể thụ động chấp hành theo mà không được quyền hỏi thêm bất kỳ thông tin nào. Thậm chí, họ cũng không thực sự rõ ràng được ai đứng đằng sau tổ chức.

    Thông thường, người lao động qua một mối quan hệ bắc cầu với những người xung quanh tiếp cận với dịch vụ và sử dụng dịch vụ vận chuyển người. Kiến thức không có, trải nghiệm ít và không có ngoại ngữ nên trên đường đi họ cũng chỉ phó mặc cho người làm môi giới. Niềm tin là thứ duy nhất giúp cho người lao động di cư bất hợp pháp kết nối trong suốt chuyến đi và niềm tin về một vùng đất hứa luôn là động lực mãnh liệt thúc đẩy người lao động ra đi.

    Rủi ro của người lao động di cư bất hợp pháp trong quá trình di chuyển và sinh sống làm việc ở Châu Âu

    rui ro nguoi di cu 1
    Bảng: Rủi ro trong hành trình người lao động đi sang Châu Âu

    Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 70% người di cư đã bị bỏ đói, số khác bị hãm hiếp lạm dụng (23.3%), bị bỏ rơi hoặc bị tai nạn giao thông. Đây là một bằng chứng rõ ràng về sự khó khăn và những sự không an toàn của người di cư trên đường di chuyển.

    Người lao động trở về được khảo sát có rất nhiều người sang Anh làm thuê "chui" và nhóm thứ hai là từ Đức trở về đều cùng một lý do chung về là do "bị nước sở tại trục xuất". Hành trình sang châu Âu của người Thiên Lộc có con đường cơ bản: người lao động đi thẳng sang Pháp bằng máy bay dưới danh nghĩa du lịch. Sang Pháp rồi chỉ còn chờ lên xe container chạy thẳng qua eo biển Manche hoặc đi phà qua Dove để sang Anh hoặc đi xe Bus sang Bỉ rồi sang Đức.

    Qua ngả Trung Âu, người vượt biên sẽ đi ngược lên Trung Quốc, sang Nga, vào Ba Lan, qua Hungary, Đức rồi vào Pháp.

    Qua ngả Balkan, từ Trung Quốc đi qua các nước Trung Á, qua Serbia, rồi Rumani, rồi đến Ý, rồi đến Pháp. Giá tiền thì tùy theo gói, gói nào càng nhiều chặng thì càng... ít tiền.

    Hành trình đến nước Anh cũng khá gian nan: từ Nga sang châu Âu có khi phải chờ cả tháng trời để gặp được đúng kíp lực lượng chức năng canh gác biên giới "ăn rơ" với đường dây. Đi được sang Ba Lan nhiều khi phải cuốc bộ băng đường rừng trong cả tuần lễ mới tới được bãi hàng, rồi mới có xe hàng chở vào Pháp. Đây là đoạn gian nan nhất, người vượt biên được yêu cầu xé bỏ hộ chiếu, bỏ lại điện thoại, không hành lý, chỉ mang theo đúng quần áo trên người, ăn uống có người của tổ chức lo... Nhưng không có gì bảo đảm người lao động sẽ đến được nơi họ muốn, chuyện phát sinh chi phí, bị trấn lột, bị hiếp, bị đánh đập là chuyện xảy ra thường xuyên.

    Khi tham gia vào đường dây, có nghĩa là người vượt biên mặc định phó thác tính mạng vào tay mafia quốc tế. Vì hành trình qua rất nhiều quốc gia nên đường dây này có sự tham gia của rất nhiều tổ chức phi pháp nhiều quốc tịch, thậm chí có cả giới tội phạm người Việt.

    "Từ Nga, chúng tôi được đưa lên xe 7 chỗ và bắt đầu chạy sang Ba Lan, Tiệp và sau đó là Đức. Mỗi hành trình ngắn thì tầm một tuần, dài có khi cả tháng mới tới nơi dựa vào mức độ trót lọt qua các biên giới. Người đưa chúng tôi đi hoàn toàn là hội Tây, nói tiếng chúng tôi không xác định được là nước gì, thỉnh thoảng có giao dịch chúng tôi nghe loáng thoáng là tiếng Anh. Chúng tôi được nhét nằm trong cốp xe, cũng có đoạn an toàn thì được ngồi đàng hoàng, nhưng rất khổ cực.

    "Hội chúng tôi đi Anh, được đóng trong thùng xe tải chở hàng có bạt an toàn hơn ở trong container. Tôi được phát một chiếc lưỡi lam, khi qua biên giới Anh thì dùng lưỡi làm rạch bạt xe rồi nhảy xuống. Tôi làm thuê ở Birmingham cho một ông chủ người Việt ba năm thì ra đầu thú sau đó trục xuất về nước. Như vừa rồi các cháu ở quê tôi đi Anh chết trong thùng đông lạnh. Lực lượng biên giới Anh thường sử dụng máy quét nhiệt để phát hiện người trốn qua biên giới. Tuy nhiên, thiết bị quét nhiệt không hoạt động với các thùng container đông lạnh bởi chúng quá lạnh và máy không thể phát hiện thân nhiệt của những người nấp bên trong".

    (Lao động nam, 45 tuổi, người di cư trở về)

    Hành trình bão táp sang châu Âu

    Những góc khuất thể hiện được những sự "không an toàn" của người di cư trong suốt hành trình từ Việt Nam sang châu Âu, đặc biệt là những cuộc di chuyển qua đường bộ xuyên biên giới các quốc gia. Họ không những đối mặt với tình trạng bị bỏ đói, bị nguy hiểm mà còn những nguy cơ về bị hãm hiếp, đánh đập, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng của con người.

    Những cuộc hành trình chui vào container đi phà biển từ Bỉ sang Anh với chi trả vé VIP thêm 3000 đến 5000 bảng Anh so với người bình thường sẽ được tài xế container dặn dò cách đối phó với kiểm tra, được cho nước uống và chỉ cách đi vệ sinh. Người lao động sẽ được chở trên xe taxi từ một căn hộ gần Paris đến một cánh đồng, nơi nhóm người di cư sẽ được yêu cầu ẩn nấp và chờ đợi cho đến khi người lái xe tải nói tiếng Anh đến và đưa cả nhóm vào trong xe.

    "Nếu tài xế gõ bên hông xe, họ phải cùng đứng dậy ở giữa thùng xe và "không được tạo ra tiếng động". Khi cánh cửa container được mở ra, vài người nói tiếng Anh ngữ điệu châu Âu vội kéo chúng tôi ra ngoài và đẩy vào một chiếc xe màu đen.

    Tôi sau đó bị giam trong căn hộ tầng hai của một người tên là Phong cho đến khi gia đình tôi ở Thiên Lộc chuyển 13.000 bảng Anh vào một tài khoản ở Việt Nam. Tôi biết về vụ vượt biên thông qua một người bạn và liên hệ thông qua ứng dụng nhắn tin Viber" - một lao động nam, 46 tuổi, người di cư trở về từ Anh kể lại.

    Rủi ro của người lao động di cư bất hợp pháp trong quá trình làm việc

    Qua quá trình điều tra khảo sát thấy công việc của người di cư Thiên Lộc ở Châu Âu luôn là những nghề lao động chân tay như bán thuốc lá, rửa bát, làm vườn, cắt cỏ thuê, trông trẻ, nghề được các nhà xã hội học xếp vào phần đáy của tháp phân tầng nghề nghiệp. Đồng nghĩa với việc chấp nhận làm những công việc này thì người lao động di cư sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Những rủi ro có thể nhìn thấy được ngay trong điều kiện làm việc của người lao động di cư bao gồm thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, giờ làm việc cho đến tiền thù lao (về cả số lượng và mức độ ổn định) cũng như điều kiện thể chất và nhu cầu tinh thần của người lao động… nhưng cũng có thể là những bấp bênh vô hình tồn tại đằng sau mỗi ngày lao động.

    rui ro nguoi di cu 1
    Bảng: Rủi ro của người lao động trong quá trình làm việc

    Kết quả điều tra cho thấy, có tới 70% người lao động bị ép làm công việc nặng nhọc hơn sức lực, 23.3% người lao động bị làm nhiều hơn giờ thỏa thuận lao động và ngoài ra họ bị trừ lương thậm chí bị đánh đập ngược đãi (16.7%).

    Thực tế, tính chất công việc cũng như môi trường làm việc của những người Thiên Lộc đi các nước châu Âu, đặc biệt là Đức và Anh rất khác nhau. Người lưu trú ở Đức chủ yếu là sống nhờ ở các trại tị nạn và hưởng trợ cấp của chính phủ Đức, họ tìm cách trốn trại ra ngoài theo giờ buôn bán và làm thuê.

    Còn những người đi lao động ở Anh lại không như vậy, bản chất họ là những người đã biết rõ ở Anh trồng cần sa - loại việc cho thu nhập cao gấp ba lần. Đây là hoạt động phi pháp, nếu bị phát hiện sẽ ngồi tù từ 6 tháng đến một năm, nhưng những người lao động không sợ mức phạt này. Họ thông qua người môi giới, tìm đến các ông chủ vườn cần sa người Việt và Anh để xin làm việc. Như thế có nghĩa những rủi ro của họ gặp phải trong công việc của nhóm người lao động Thiên Lộc ở châu Âu rất khác nhau và cần thiết phải có những phân tích trên cả hai đối tượng.

    Khi lao động di cư bất hợp pháp đến Đức, họ phải làm nghề bán thuốc lá lậu tính chất công việc bấp bênh và nguy hiểm. Người lao động di cư trong trại tị nạn, khoảng thời gian họ có thể tham gia làm việc là sau giờ trại tị nạn điểm danh hoặc kiểm tra, họ sẽ tìm cách chạy ra khỏi khu vực sinh sống và tìm kiếm các công việc khác nhau ở các thành phố của nước Đức. Phổ biến nhất và dễ kiếm tiền nhất theo người lao động là "buôn bán thuốc lá" lậu cho dân Đức ngay trên đường phố thường là khoảng từ 8 giờ tối hôm trước cho đến 7 giờ sáng hôm sau khi dân tình họ đi làm về tranh thủ mua hoặc đi bar, đi quán xá.

    Công việc buôn bán thuốc lá đòi hỏi một lượng vận động cơ bắp rất lớn, vừa phải chạy qua lại chào mời khách, rồi tìm địa điểm giấu thuốc và giao dịch toàn bộ bằng sức của chính mình. Trong khoảng thời gian mà với hoạt động sinh học bình thường của con người thì để dành cho ngủ nghỉ và hồi phục sức khỏe thì công việc của những người bán thuốc lá vô cùng căng thẳng và mệt mỏi vì vừa phải kiếm tiền, kiếm khách hàng và… tránh làm sao để không bị cảnh sát Đức bắt.

    Để có thể thấy rõ những ảnh hưởng lên sức khỏe gây ra bởi chế độ làm việc này có lẽ cần phải có một nghiên cứu y học, nhưng qua tự cảm nhận của những người lao động cũng có thể thấy được mức độ nặng nhọc của công việc mà cơ thể họ đang phải chịu đựng.

    Những vấn đề sức khỏe mà người di cư bất hợp pháp gặp phải

    "... Đứng cho đến nỗi xương khớp cứng lại, trời thì lạnh mà chúng tôi phải đứng hàng chục tiếng liền trên hè phố, hết mời chào ngả giá cho đến chạy đi lấy thuốc, mắt thì phải canh chừng làm sao không lọt vào tầm ngắm của cảnh sát, thực sự rất căng thẳng, và hao sức khỏe. Hồi đó tôi gầy rộc cả đi vì vất vả, nhưng vẫn phải cố gắng có vài đồng gửi về cho vợ cho con.

    "…Có lần chạy qua chạy lại trong tuyết tôi vội ngã gãy cả chân, hôm ấy mưa nó trơn nên trượt một cái, đổ hết cả hàng ra đường. Vì mình cũng chả phải công dân Đức nên chẳng có hỗ trợ gì, cái ấy mình phải tự chịu hết, mất cả tháng trời uống thuốc, chăm sóc, nằm nghỉ tiền thì không kiếm được đồng nào sốt hết cả ruột …May có anh em bè bạn bao bọc, chứ ở bên đó, nhiều khi bị cảnh sát thu hết hàng hết tiền, nhẵn hết túi chẳng có mà ăn, nhiều hôm chạy ra ngoài đường bán thuốc mà hoa mắt chóng mặt hết cả, khổ biết bao nhiêu…".

    Lao động nam, 45 tuổi, người di cư trở về

    Chính sự phi chính thức trong cách thức cư trú trái phép tại nước sở tại đã đã tạo ra tính hai mặt của môi trường làm việc của những người lao động nhập cư trái phép ở Đức.

    Một mặt, nó tạo điều kiện dễ dàng cho những người lao động và những người sử dụng lao động có thể thực hiện quá trình giao dịch làm thuê tại các cửa hàng, hay trông trẻ ở nhà riêng của mình. Với người chủ, thay vì ký hợp đồng chính thức dài hạn với người lao động, phải trả lương hàng tháng và đóng bảo hiểm cho họ như những người lao động ở nước sở tại trong khi không phải ngày nào cũng cần đến chừng đó người làm thì lúc nào cần gọi người đến làm thuê, vừa nhanh vừa lại tiết kiệm chi phí, còn với những người di cư chưa có giấy tờ thì thì cũng rất dễ dàng để có thể tham gia làm việc và nhận thù lao ngay lập tức.

    Nhưng mặt khác thì sự phi chính thức tạo ra những hệ quả tiêu cực như cơ hội cho những người sử dụng lao động tránh phải thực hiện những nghĩa vụ đối với người lao động và do đó dẫn đến sự thiếu hụt các bảo hiểm rủi ro và các phúc lợi xã hội cần thiết cho người lao động ở nơi đất khách xứ người khiến số phận của họ đã bấp bênh rồi nay lại bấp bênh hơn. Một hệ quả khác mà tính phi chính thức này tạo ra đó là tạo cơ hội cho việc xảy ra xung đột giữa những người lao động di cư với nhau trong cạnh tranh việc làm.

    Với số lượng lao động ngày càng nhiều người di cư từ các nơi ở Việt Nam sang Đức, họ đều nhận thấy một số nhóm nghề nghiệp có thể dễ kiếm ăn như là bán thuốc lá hay làm thuê ở các quán ăn, tiệm nail của người Việt và cho ông chủ Việt. Khi không có ký kết hợp đồng thì ai cũng có thể có cơ hội nhận việc, vì vậy để được làm việc thì cần phải nhanh tay nhanh chân hơn người khác. Trên thực tế cũng có một giao ước ngầm định giữa những người lao động với nhau làm tốt thì sẵn sàng giữ ai chưa tốt sẵn sàng sa thải, còn trên đường phố việc phân chia ranh giới bán thuốc lá lậu cho khách hàng cũng mong manh bởi nhiều khi để kiếm khách người lao động Việt Nam tại Đức, cứ qua lại trên cùng một con phố và chào mời người dân bản địa mua thuốc, ai đến trước ai đến sau không phải lúc nào cũng có sự thống nhất giữa những người lao động với nhau và đương nhiên những lúc như vậy là sẽ xảy ra xung đột.

    "Bán thuốc ở một khu phố lâu dần cũng có nhiều mối quen nên khách hàng người ta biết mặt rồi thì họ gọi, nhiều lúc họ gọi thì cả mấy người Việt mà toàn người nói giọng Hà Tĩnh, Nghệ An chạy tới, thế là giành nhau, nhiều khi đánh nhau bươu cả đầu chảy cả máu. Có khi cả lũ bị công an tóm cả, cuối cùng ai cũng thiệt thân cả" - lao động nam 45 tuổi, người di cư trở về chia sẻ.

    Công việc của những người Thiên Lộc ở Anh có 2 hoạt động cơ bản là làm thuê cho dịch vụ nhà hàng, làm móng (tiệm nail) và trồng cần sa, trong đó, tỷ lệ người đi trồng cần sa chiếm đa số. Anh cho phép sử dụng cần sa cho mục đích y tế nhưng cấm dùng nó cho mục đích tiêu khiển. Dù vậy, cần sa vẫn được sử dụng rộng rãi trên khắp nước Anh. Chính yếu tố này đã thúc đẩy nhiều người Việt Nam di cư bất hợp pháp sang châu Âu tìm cách vượt biên sang lưu trú ở Anh và trồng cần sa trái phép.

    Nỗi vất cả của những người di cư bất hợp pháp tại Anh

    "Trang trại" cần sa thường là những căn nhà không người ở, nằm trong các khu dân cư, hoặc ở vùng ngoại ô. Nhà nào lớn, nhiều tầng sẽ cần 3-10 lao động, nhà nhỏ chỉ một người. Nơi "làm việc" là ngôi nhà nhỏ ba tầng, có 3 phòng, diện tích mỗi phòng 25m2, cứ một m2 có một bóng đèn 600W, trên trần treo quạt hút gió chạy điện. Để giữ bí mật, nhà được lắp ống thông gió kết hợp với ống khói và gắn vào thùng lọc để giảm mùi thơm của cây cần sa. Khi quạt hút chạy, không khí sẽ theo ống khói thoát lên nóc nhà, bay ra ngoài. Cửa các phòng được căng vải bạt dày để hạn chế ánh sáng lọt ra ngoài. Nếu tất cả bóng đèn được bật lên cùng lúc và tắt quạt hút, nhiệt độ trong nhà có thể lên đến 45 độ C. Cần sa được trồng trong chậu theo hình thức gối vụ. Ba tháng đầu tiên, do phải chuẩn bị mặt bằng nên chỉ thu hoạch một lần. 9 tháng còn lại, cứ 4 tuần thì "gặt" và trồng vụ mới.

    Tôi được giao chăm sóc khoảng 300 cây, mỗi phòng 100 cây. Khi cây còn nhỏ, bóng điện phải bật cả ngày đêm. Lúc thu hoạch, chủ vườn dùng kéo bấm gốc, treo ngược thân cây lên đèn khoảng một ngày để sấy khô rồi hạ xuống, cắt phần bông bán ra thị trường chợ đen. Mỗi ngày tôi làm việc 6 tiếng, còn lại ở lỳ trong nhà, ngủ nghỉ tại chỗ, thỉnh thoảng hết vụ mới được ra ngoài. Hàng tuần, chủ vườn đưa gạo, thức ăn đến bỏ trong tủ lạnh để người làm thuê tự túc nấu nướng.

    Ở một mình rất sợ và cô đơn. Lo nhất là bị cảnh sát đột kích, hoặc bị cướp đột nhập cướp hàng. Nếu gặp cướp vẫn còn may vì chủ mất vốn, mình bị trừ tiền công khi làm vụ mới. Còn để cảnh sát bắt, giấc mơ làm giàu sẽ chấm dứt. Tiền thu về từ trồng cần sa được ăn chia theo thỏa thuận, thông thường người chủ hưởng 70%, lao động 30%. Trung bình một vụ thu hoạch hơn 10 kg bông cần sa, bán được 55.000 bảng Anh. Chủ cơ sở sẽ trừ chi phí vật tư, mặt bằng... hết khoảng 30.000 bảng. Còn lại 25.000 bảng, tôi được chia 7.500 bảng. Việc thu hoạch, bán cần sa chủ lo toàn bộ, người làm thuê không bao giờ biết.

    Đi làm vậy cũng có tiền nhưng cô đơn, chẳng khác nào đi tù cả!"

    Lao động nam 30 tuổi, người di cư trở về

    Chính vì áp lực phải chăm bón cho cây cần sa tăng trưởng thu hoạch đúng hạn nên thời gian làm việc của những người làm thuê không cố định, ngày lao động của họ ngắn hay dài là tùy thuộc vào việc mức độ nhanh chậm cao thấp của cây cần sa họ trồng. Nếu như họ biết chăm cho cây tăng đủ chiều cao trong khoảng thời gian càng ngắn bao nhiêu thì thời gian làm việc và thu nhập họ nhận được cũng tăng thêm bấy nhiêu và ngược lại. Nhưng việc trồng cây cỏ trong điều kiện nhà kính tránh sự săn đuổi gắt cao của cảnh sát lại bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố mà họ không thể kiểm soát hay dự tính được.

    Với những người trồng cần sa, họ không biết rõ thành phẩm họ trồng bán ở đâu và khi nào, cũng không biết trước giá cả vì vậy mỗi lần giao dịch xong sẽ phải hỏi ông chủ và nhiều khi là ông chủ nói bán được sao tin thế, và nếu như ông chủ là người không đủ tin cẩn, họ có thể mất một số tiền lớn. Do đó họ khó có được một nguồn thông tin đủ tin cậy để tính được chính xác số tiền xứng đáng họ được hưởng trong công việc ở Anh. Một điểm quan trọng nữa là những người di cư trái phép họ bị hạn chế tiếp xúc bên ngoài, họ không được chăm sóc sức khỏe để mỗi ngày và hạn chế ra ngoài cũng không cho họ cơ hội tiếp cận với dịch vụ cũng khiến cuộc sống của họ sẽ trở nên khó khăn hơn, như vậy là mức độ rủi ro sẽ tăng lên.

    Sự bấp bênh của công việc bất hợp pháp tại Anh

    "…Bạn của tôi trả 15.000 USD cho những kẻ buôn người để được đưa sang Anh. làm việc cho trang trại cần sa ở Bristol cuộc sống cứ chui lủi buồn chán sinh ra hút cần nên làm thì được nhiều mà tiêu tiến vào tiền cần sa cũng nhiều lắm. Năm ngoái bị đột kích anh ấy nằm trong số 1.600 người Việt Nam bị yêu cầu về nước bằng hình thức ép buộc, giờ đang cai nghiện ở Hà Nội chưa về.

    Sang bên đó các băng đảng trồng cỏ cướp của nhau nhiều lắm, nhiều khi cỏ sắp đến ngày thu hoạch là bị toán cướp người Phi lao đến lấy sạch, chúng tôi thì bị đánh đập dã man thừa sống thiếu chết mà mấy anh em cũng chỉ biết ôm nhau khóc, xong lại trồng lứa mới mà kiếm. Pháp luật sở tại họ cũng ngày càng thắt chặt nên thấy tình hình căng quá, hại sức khỏe mà khổ cực dù đồng tiền cũng có, anh vẫn quyết chí về, về tự nguyện ấy chứ…"

    Lao động nam 40 tuổi, người di cư trở về

    Ngoài những rủi ro và bấp bênh tạo ra bởi tính chất của công việc bất hợp pháp tại Anh, những người di cư bất hợp pháp còn phải đối mặt với chính sách quản lý chặt chẽ của pháp luật Anh. Việc bị phát hiện tại Anh khiến cho mỗi người di cư đối mặt với hai án tù treo lơ lửng là nhập cư trái phép và nhất là tội tham gia vào hoạt động buôn bán ma túy với khung hình phạt khá cao.

    Những sự bất ổn trong tính chất của công việc cũng như không được công nhận của luật pháp đã làm cho những người lao động bất hợp pháp xã Thiên Lộc ở Pháp và Anh vào một tình thế không an toàn. Mỗi ngày thức dậy họ không biết được liệu hôm nay mình có còn được lưu trú ở nước thở tại hay không, hay có bị bắt và tịch thu hàng hóa hay không. Ngoài những rủi ro trong quá trình di chuyển và làm việc tại các nước Châu Âu, người lao động di cư bất hợp pháp còn gặp phải những rủi ro về điều kiện sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe. Họ phải sống trong điều kiện trật trội về nhà ở, môi trường sống thiếu an toàn, thiếu nước sinh hoạt…

    Họ không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế, khi ốm đau họ chủ yếu tự mua thuốc và điều trị ở nhà. Người di cư chọn cách tìm tự chăm sóc sức khỏe hơn là tìm đến các cơ sở y tế một mặt là do tâm lý lo lắng tốn kém, một mặt do bất đồng ngôn ngữ và ngại hòa nhập với môi trường mới khiến lao động gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tương tác với cộng đồng xung quanh.

    Kết quả nghiên cứu cho thấy người di cư bất hợp pháp sang quốc gia như Đức, Tiệp, Nga, Anh và các nước Li băng. Người lao động di cư bất hợp pháp gặp phải những khó khăn về kinh tế, thông tin trước khi di cư. Những rủi ro trong quá trình di cư như bị bỏ đói, tai nạn, hãm hiếp, cảnh sát bắt giữ…

    Trong thời gian làm việc tại các nước Châu Âu họ cũng gặp nhiều khó khăn như làm việc nhiều giờ, công việc nặng nhọc, bị quỵt tiền công… cùng với đó là những rào cản về tiếp cận y tế tại nước đến. Rủi ro những người lao động di cư bất hợp pháp từ những công việc như trồng cần sa, bán thuốc lá lậu, không có hợp đồng lao động và từ sự cạnh tranh việc làm trong môi trường làm việc phi chính thức ở nước ngoài. Những rủi ro này lại ảnh hưởng nhiều đến an toàn sức khỏe và việc không có nhân quyền công dân. Rủi ro mà những người nhập cư bất hợp pháp găp phải xuất phát từ tính bất hợp pháp trong công việc và sự không được thừa nhận của luật pháp, những rủi ro này liên quan trực tiếp đến an toàn không chỉ về kinh tế mà còn là về sức khỏe và nhân quyền của họ tại điểm đến di cư.

    Tác giả tham khảo tài liệu từ các nguồn: Phụ nữ di cư - hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội; Xuất khẩu lao động một số vấn đề chính sách và thực tiễn; Tác động của xuất khẩu lao động tới đời sống người dân; Di cư lao động tự do và những tiềm ẩn về buôn bán người và bóc lột lao động; Hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay.

    Trần Thanh Hương - Phạm Thị Thu Hà

    Theo congdankhuyenhoc

  • 20 năm trước, tui đi châu Âu với 1 đoàn doanh nghiệp. Trong đoàn, tui ấn tượng với 1 chị người Bắc Ninh, mặc dù cũng mặc vest và trang điểm này nọ nhưng dáng vẻ không giống người làm ăn gì.

    Hôm sau tới Pháp, đoàn ghé khách sạn gửi hành lý rồi đi tham quan thành phố, chiều quay lại lấy phòng. Tui làm biếng đi coi tháp Ép Phen với sông Sen, vì đã coi mấy danh thắng này trước đó rồi. Chị thấy tui ngồi ở sảnh hotel cầm laptop làm việc nên chị cũng ở lại, một lúc thì chị hỏi nhỏ, em cũng trốn ở lại hả.

    Tui ngạc nhiên thì giật mình, mặt biến sắc. Tui nói không sao, chị cứ kể em nghe đi, thật ra qua đây rồi đâu ai kiểm soát được. Chị thấy tui mặt mũi đáng tin nên kể, chị làm tạp vụ lương thấp quá, có đứa em họ ở Hà Nội nó mở doanh nghiệp cho chị rồi lấy pháp nhân đăng ký đi, nó bắt chị làm danh thiếp, mặc vest, bới tóc doanh nhân đồ... để qua trốn rồi đi làm.

    Người trong xóm chị sang làm thu nhập cao lắm, một thời gian có tiền thì mua suất sang Anh, kiếm nhiều tiền hơn nữa. Tui nói ủa chị không biết tiếng, sao dạn dĩ vậy. Chị tặc lưỡi nói kệ, kiếm tiền em ơi. Hàng xóm chị đi gửi tiền về xây nhà to, chị cũng muốn vậy nên để chồng con ở quê, đánh liều 1 phen.

    Đoàn mình ở Pháp 5 ngày, ngày cuối chị sẽ ở lại, có mấy đứa trong xóm nó làm ở đây, sẽ lên Paris đón, đưa chị về 1 tỉnh phía Nam để giúp việc nhà. Tui hỏi hộ chiếu chị anh trưởng đoàn đang cầm mà, chị nói không sao, mấy người xóm đi cũng bỏ luôn hộ chiếu.

    paris
    Ảnh: lovetovisit

    Chị tâm sự một lúc thì nước mắt lã chã. Quê chị doanh nghiệp ít, việc làm ít, dân quê dáo dác lên Hà Nội, vào Sài Gòn Bình Dương xin việc, nhà nào chồng và vợ cũng tha phương cầu thực, bỏ con bỏ cha mẹ già tội lắm. Tui nói hay vậy đi, giờ chị kêu người quen lên đón luôn, xong xuống làm mấy ngày, nếu thấy không ổn thì còn đường quay về, gia nhập đoàn. Chứ ngày cuối mới trốn, lỡ chỗ làm không tốt, lúc đó hối hận, muốn quay về cũng không được.

    Chị thấy hợp lý nên gọi người quen xong đi luôn, nhắn tui báo trưởng đoàn. Đâu 3 ngày sau, thấy chị lò dò xuất hiện trên xe. Chị nói không ổn, nhà đó có người bị tâm thần em ơi, chị vào làm chắc chết. May mà nghe lời em, chị liên hệ lại với đoàn để lên lại.

    Về nước, tui và chỉ vẫn liên lạc. Chị nhờ giúp đỡ cho chị 1 việc gì đó mưu sinh nên tui nói giờ vào nhà em ở Nha Trang đi, giúp việc 2 tháng. Em rảnh sẽ chỉ chị nấu bún mắm miền Tây, bún cá Ninh Hoà, mì Quảng, bún bò Huế, bún đỏ Ban Mê, chè chuối chè thưng các loại, chị thấy OK thì về quê nấu bán. Chị với anh chồng nghe lời nên vô, phụ tưới cây chăm chó, tui rảnh là chở đi ăn đủ thứ rồi về bày cho cách nấu, nêm nếm góp ý miết.

    Sau 2 tháng thì anh chị về quê, ra thị trấn thuê nhà bán. Bỗng dưng Bắc Ninh quy hoạch, khu công nghiệp mọc lên, nhà máy lớn về nhiều, Samsung cũng về, làng lên thành phường, công nhân tới làm đông. Chị nói khi các nhà máy lớn về, doanh nghiệp mở ra càng nhiều, gián tiếp cung cấp đủ thứ cho họ. Các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau trả lương cao thì mới có người lao động, tạp vụ lương cũng cao ngất. Người ta thấy có việc dễ dàng nên tiêu xài nhiều, tối không nấu cơm ăn mà sang quán ra hàng ăn đông nghẹt, chị bán ác liệt, đếm tiền mòn vân tay.

    Tui nói đúng rồi, ai hô hào tiết kiệm là giết chết nền kinh tế. Nhà nhà người người tiết kiệm là kinh tế đóng băng, không ai mua gì của ai, sau đó là không ai làm ra tiền nữa. Đồng tiền bị tắc nghẽn. Còn một tỉnh muốn phát triển, cứ 50 khu công nghiệp và hàng ngàn nhà máy như Bình Dương là dân sẽ giàu nhanh.

    .....Nay chị đưa chồng con đi Pháp chơi sau 20 năm. Chụp lại mấy tấm hình bên đó gửi tui, nói "may mà có em, đời còn dễ thương!""

    Nguồn: Ăn Trưa Cùng Tony

  • Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Anh, ông Ông James Grace, quan chức thuộc Lực lượng chống nhập cư bất hợp pháp trên biển (SBOC), nhấn mạnh ngay khi đến được Anh, người nhập cư bất hợp pháp không có cơ hội ở lại để bắt đầu cuộc sống mới. Ông dẫn Luật Nhập cư bất hợp pháp của Anh quy định, những người đến nước này bằng con đường trái phép sẽ bị giam giữ và trục xuất về nước ngay lập tức, hoặc bị đưa tới một quốc gia thứ ba như Rwanda. Theo luật Anh, những người nhập cảnh từ một quốc gia an toàn và nộp đơn xin tị nạn cũng sẽ không được xét hồ sơ.

    Theo số liệu của Bộ Nội vụ Anh, năm ngoái, đã có hơn 6.300 trường hợp xin tị nạn bị buộc hồi hương và hơn 19.000 trường hợp xin hồi hương tự nguyện, tăng lần lượt 66% và 76% so với năm trước, trong bối cảnh Chính phủ Anh siết chặt luật nhập cư. Ông Grace lưu ý Chính phủ Anh sẽ mạnh tay với những đối tượng tạo điều kiện cho việc nhập cảnh trái phép vào Anh và những nghi phạm theo Luật nhập cư bất hợp pháp sẽ bị điều tra và có thể bị bắt và kết án.

    tu nguyen hoi huong
    Ông James Grace, Phó giám đốc bộ phận Hoạt động quốc tế thuộc Lực lượng chống di cư bất hợp pháp trên biển (SBOC). Ảnh: Hải Vân/PV TTXVN tại Anh

    Anh cũng áp dụng những quy định hình sự mới đối với người nhập cảnh bất hợp pháp với các hình phạt ngày càng cứng rắn. Người nhập cư đến Anh không qua thủ tục nhập cảnh hợp lệ bị coi là phạm tội hình sự với mức án lên đến 4 năm tù, trong khi tội phạm đưa người nhập cư trái phép sang Anh đối mặt với án tù chung thân. Những người bị phát hiện tiếp tay cho đường dây buôn người, như lái thuyền chở người nhập cư bất hợp pháp hoặc giúp người di cư trả tiền cho tội phạm buôn người, sẽ bị truy tố và kết án trước khi bị trục xuất đến một quốc gia khác.

    Từ khi thành lập Cơ quan tình báo chung vào tháng 7/2020, Anh và Pháp đã triệt phá 76 nhóm tội phạm có tổ chức và thực hiện hơn 500 vụ bắt giữ, với 779 người bị kết án tại Anh về các tội liên quan đến nhập cư với tổng hình phạt hơn 900 năm tù, và hơn 340 bản án liên quan đến các vụ đưa người nhập cảnh trái phép.

    Bộ Nội vụ cũng cảnh báo với những người nhập cư trái phép cố tình trốn lại, cuộc sống đầy bất trắc khi họ không có quyền làm việc, thuê nhà, mở tài khoản ngân hàng hay tiếp cận dịch vụ y tế, xã hội tại Anh. Vì vậy, nhiều người nhập cư bất hợp pháp phải phụ thuộc vào chính các đối tượng đưa họ sang Anh để tìm việc làm và nơi ở, và trong nhiều trường hợp bị bóc lột lao động, hoặc buộc phải làm những công việc trái pháp luật, nguy hiểm hoặc tham gia vào các đường dây tội phạm.

    Bất chấp những rủi ro, số người di cư đến Anh - phần lớn bằng đường biển - vẫn cao, cho thấy nhận thức trong cộng đồng về mối nguy hiểm của những tuyến đường di cư bất hợp pháp vẫn còn hạn chế.

    Trao đổi với phóng viên TTXVN, bà Carol Heginbottom, Phó Giám đốc bộ phận Hoạt động quốc tế thuộc SBOC, cho biết thách thức lớn nhất của lực lượng chống nhập cư bất hợp pháp là việc truyền tải thông điệp về mức độ nguy hiểm của hành trình xuyên Eo biển Manche, cũng như việc xử lý vấn nạn bóc lột người di cư. Bà Carol Heginbottom cảnh báo người di cư đang mạo hiểm tính mạng khi vượt biển trên những con thuyền nhỏ kém chất lượng, nhấn mạnh đối tượng duy nhất hưởng lợi là các băng nhóm tội phạm, vốn không quan tâm tới mạng sống của người di cư, trong đó có phụ nữ và trẻ em, sẵn sàng đưa họ vào chỗ chết trong các chuyến đi đầy nguy hiểm.

    Ông Grace cũng đồng tình, nhiều người đã trả cho những kẻ buôn người khoản tiền dành dụm cả đời chỉ để nhận kết cục bị bắt khi vừa đặt chân tới Anh, buộc phải về nước hoặc đến một nước thứ ba. Ông Grace nêu rõ người nhập cư cần tìm hiểu về những tuyến đường an toàn và hợp pháp đến Anh. Từ năm 2015, Anh là nước tiếp nhận người tị nạn lớn thứ ba ở châu Âu sau Đức và Thụy Điển và lớn thứ sáu trên thế giới, với hơn nửa triệu người được nhập cư vào Anh theo các tuyến đường hợp pháp. Ông Grace khẳng định mặc dù hạn chế tình trạng nhập cư bất hợp pháp, Chính phủ Anh sẽ tiếp tục xem xét hỗ trợ những người tị nạn dễ bị tổn thương cũng như nghiên cứu các tuyến đường mới an toàn và hợp pháp cho những người xin tị nạn.

    Năm 2023, Chính phủ Anh thực hiện nhiều biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn làn sóng nhập cư bất hợp pháp, như thành lập lực lượng chuyên trách chống nhập cư bất hợp pháp trên biển, hợp tác với Pháp và các đối tác quốc tế tăng cường giám sát, tuần tra biển, đặc biệt ở các điểm tập trung đưa người vượt biển; tăng cường kiểm soát biên giới đường bộ, sử dụng chó nghiệp vụ và máy quét có thể phát hiện người để khám xét xe tải tại tất cả các trạm kiểm soát của Liên minh châu Âu (EU) trước khi đến Anh; trấn áp tội phạm buôn người có tổ chức; ban hành luật mới nhằm đưa những người nhập cư bất hợp pháp trở về nước hoặc đến nước thứ ba. Mới đây, ngày 23/2, Anh và EU đạt thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo giữa các cơ quan biên giới Anh và Cơ quan biên giới EU (Frontex) nhằm đảm bảo an ninh biên giới và chống tội phạm có tổ chức về nhập cư bất hợp pháp.

    Với những nỗ lực này, số người vượt Eo biển Manche đến Anh giảm 36% trong năm 2023 xuống còn gần 29.440 người, so với 45.780 người trong năm 2022. Cùng với Pháp, Anh cũng ngăn chặn được 26.000 lượt người có ý định vượt biển đến nước này vào năm 2023. Theo ông Grace, nhập cư bất hợp pháp là thách thức quốc tế mà Chính phủ Anh đang nỗ lực giải quyết trên mọi mặt trận, gồm việc hợp tác với các đối tác quốc tế, trong đó có Việt Nam. Ông nhấn mạnh Việt Nam và Anh đang hợp tác chặt chẽ để giải quyết vấn nạn nhập cư bất hợp pháp cũng như các vấn đề khác.

    Bà Heginbottom cũng cho biết Chính phủ Anh đang thực hiện các chiến dịch truyền thông xã hội ở ngước ngoài với hy vọng truyền tải thông điệp cảnh báo tới những người có ý định thực hiện hành trình di cư nguy hiểm đến Anh.

    Minh Hợp (Phóng viên TTXVN tại Vương quốc Anh) / theo Baotintuc

  • Bé gái đi cùng với 3 anh chị em khác, cùng bố và mẹ đang mang thai. Tất cả đều chìm xuống nước chỉ một thời gian ngắn sau khi xuồng xuất phát.

    be gai 6 tuoi tren kenh 1
    Sông (kênh) Aa ở thị xã Watten, Pháp. Ảnh: Google

    Một bé gái 7 tuổi đã chết đuối sau khi một chiếc xuồng di cư bị lật ở miền bắc nước Pháp. Em là 1 trong 16 người trên xuồng. Chiếc xuồng này xuất phát từ sông Aa ở thị xã Watten (Hauts-de-France), cách Calais 20 dặm. 

    Em đi cùng với 3 chị em khác, bố và người mẹ đang mang thai. Những thành viên khác của gia đình may mắn sống sót và được đưa đến bệnh viện ở Dunkirk vào hôm Chủ nhật, ngày 3/3/2024.

    Sông Aa dài 58 dặm và được đào kênh bao bọc, nó dẫn ra Biển Bắc và là tuyến đường thường xuyên được người nhập cư sử dụng để băng qua eo biển tới Anh. 

    be gai 6 tuoi tren kenh 1
    Bản đồ cho thấy vị trí của thị xã Watten, Hauts-de-France.

    Chiếc xuồng nhiều khả năng đã bị "ăn trộm". Trên xuồng còn có một đôi vợ chồng, 2 người đàn ông và 6 trẻ em khác. Những người này sức khỏe ổn định. Một trại khẩn cấp đã được dựng lên ở tòa thị chính Watten để hỗ trợ chỗ trú ngụ và thực phẩm cho những người được cứu. 

    Bài liên quan: Những người dù có ch.ết cũng phải lên xuồng tới Anh

    Baraa Halabieh, 39 tuổi, đã đi xuồng từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Hy Lạp vào năm 2014, đây là một phần trong hành trình của anh. Hiện giờ anh sống ở Hackney, anh từng là diễn viên và đầu bếp. Đã 10 năm trôi qua, anh vẫn còn nhớ rất rõ hành trình ngày đó của mình:

    "Chúng tôi có 40 người, họ sắp xếp cho đàn ông ngồi ở mép xuồng, phụ nữ và trẻ em ngồi chính giữa. Chúng tôi không được mang hành lý vì họ muốn có thật nhiều chỗ để nhét thêm người. Một người trong chúng tôi phải tự lái xuồng vì họ sẽ không lái. Để phòng trường hợp bị cảnh sát biển kiểm tra, họ sẽ không bị bắt.

    Chiếc xuồng chật ních và chúng tôi bắt đầu hành trình. Đảo Hy Lạp cách chúng tôi 5km. Nhưng chưa đi được 1km động cơ xuồng đã bốc khói. Chúng tôi cố gắng giữ cho trẻ em và phụ nữ bình tĩnh. Bọn họ gào khóc. Nhưng may mắn là chúng tôi đã cập bến an toàn khoảng hơn 2 giờ sau đó". 

    phai roi khoi syria 1
    Baraa Halabieh đang kêu gọi những hành trình an toàn cho người xin tị nạn.

    Biển còn an toàn hơn quê nhà của tôi

    "Đó là một khoảnh khắc đáng sợ, chúng tôi không biết liệu có thể đến Hy Lạp với một đầu máy bốc khói hay không. Chúng tôi bắt đầu cảm thấy nước tràn vào xuồng. Đúng lúc chúng tôi gần đến bờ, có rất nhiều tình nguyện viên từ các tổ chức phi chính phủ giúp chúng tôi kéo xuồng vào bờ. 

    Đó là một hành trình đầy căng thẳng, nhưng mỗi khi người ta hỏi tôi vì sao lại liều mạng như vậy? Đối với tôi, câu trả lời rất rõ ràng. Bởi vì đại dương an toàn hơn quê nhà của chúng tôi. Chúng tôi đang chạy khốn khỏi chiến tranh, dù không biết đại dương nguy hiểm như thế nào nhưng đó là cơ hội duy nhất của chúng tôi".

    phai roi khoi syria 1
    Baraa vào ngày anh trở thành công dân Anh năm 2023.

    Trước khi chiến tranh nổ ra ở Syria, Baraa có tài chính ổn định và chưa bao giờ nghĩ tới chuyện ra nước ngoài để tìm việc làm. Nhưng chiến sự ở Syria ngày càng nghiêm trọng và mọi thứ đã thay đổi. "Đột nhiên bạn nhận ra mạng sống của mình còn chẳng đáng giá bằng một viên đạn. Chúng tôi chứng kiến nhiều người bị bắt cóc và giết ở các trạm kiểm soát. Khi đi bộ từ công ty về nhà, tôi biết bất cứ điều gì khủng khiếp cũng có thể xảy ra". 

    "Tôi rời Syria và sử dụng hộ chiếu của mình như bình thường. Lúc đó, chúng tôi vẫn có thể đi đến Thổ Nhĩ Kỳ bằng phà. Từ Thổ Nhĩ Kỳ, tôi lên xuồng để đến Hy Lạp. Và từ Hy Lạp, tôi xuyên qua châu Âu tới trại tị nạn Calais Jungle ở Pháp.

    "Bạn đã đi qua rất nhiều quốc gia an toàn, tại sao bạn không ở đó? - Các chính trị gia và phóng viên báo chí luôn hỏi câu này. Có 2 lý do để tôi chọn Vương quốc Anh. Điều tiên, tôi đã bỏ ra rất nhiều năm để học tiếng Anh, nếu biết tiếng, tôi sẽ hòa nhập nhanh hơn. Thứ hai, tôi có gia đình ở UK. Vào những năm 1970, một người chú của tôi đã đến Anh và kết hôn với một công dân Anh. Đổi lại, tôi chẳng có người thân nào ở châu Âu".

    "Đối với những người khác, lý do của họ cũng vậy thôi. Kết nối gia đình rất quan trọng. Không phải chỉ là vấn đề tài chính, mà ai cũng cần có người thân bên cạnh để bầu bạn. Đó là lý do chính khiến tôi muốn đến UK". 

    Chính phủ Anh nên tạo ra những lộ trình an toàn

    Nói về những người đã chết trên hành trình đến UK, anh cho rằng chính phủ Anh nên tạo ra những lộ trình an toàn cho người nhập cư. Với những lộ trình an toàn, chính quyền có thể kiểm tra được hồ sơ của từng người có thật hay chỉ là bịa đặt. Chính phủ cần hiểu rằng hầu hết người nhập cư đến Anh vì họ có gia đình ở đây.

    "Đó không phải chỉ là trợ cấp, bởi vì người xin tị nạn ở Anh nhận được trợ cấp ít nhất so với các nước châu Âu. Đó không phải vì lợi ích vật chất, mà chúng tôi chỉ muốn đến với gia đình của mình ở Anh sau khi đã liều mạng rời khỏi quê nhà". 

    6 tháng sau khi đến Anh, vào mùa đông năm 2016, tôi được cấp thị thực tị nạn. Nhưng cùng lúc đó, tôi mất đi nguồn trợ cấp ít ỏi từ Bộ Nội Vụ và phải rời khỏi nhà trọ trong vòng 28 ngày. Vào thời điểm đó tôi chưa có số bảo hiểm National Insurance, cũng không có tài khoản ngân hàng. May mắn, một người bạn đã liên hệ giúp tôi một gia đình người Anh. Và họ đã cho tôi ở nhờ cho tới khi tôi đủ khả năng thuê phòng ở riêng. 

    "Gia đình người Anh này đã thật sự thay đổi tôi. Họ chào đón tôi, khiến tôi ngay lập tức cảm thấy như người nhà. Tôi nấu ăn cho họ, họ mời tôi đến tham dự tiệc Giáng sinh. Khi tình hình tài chính của tôi ổn hơn, họ mời tôi ở lại như một người thuê trọ. Tôi cảm thấy đã tìm được một gia đình thật sự", Baraa cho biết.

    Viethome (theo Sky News)

  • tau cua luc luong bien phong
    Một chiếc xuồng nhập cư chở nhiều người đã gặp nạn ở ngoài khơi cảng biển Dover. Ảnh: PA

    Một người chết và 2 người mất tích sau vụ chìm xuồng trên eo biển Anh. Tàu của Lực lượng Biên phòng ở Dover đã hỗ trợ chính quyền Pháp tìm kiếm người mất tích vào chiều ngày 28/2/2024. 

    Một chiếc xuồng di cư chở nhiều người đã gặp nạn ở bờ biển Varne, gần Calais. Người phát ngôn chính quyền Anh cho biết: "Chúng tôi xác nhận có một vụ tai nạn trên eo biển liên quan đến một chiếc xuồng nhỏ ở vùng biển phía Pháp. Chính quyền Pháp đang dẫn đầu cuộc điều tra". 

    Số liệu cho thấy hơn 2,000 người nhập cư đã đến Vương quốc Anh trong năm nay bằng xuồng nhỏ. Vào hôm Chủ nhật tuần rồi, 290 người đã cập bến trên 5 chiếc xuồng, tương đương 58 người mỗi xuồng. Con số này được xem là số lượng người cập bến lớn nhất trong 1 ngày trong hơn 1 tháng qua, sau khi có 358 người cập bến vào ngày 17/1/2024. 

    Bài liên quan: Những người dù có ch.ết cũng phải lên xuồng tới Anh

    Baraa Halabieh, 39 tuổi, đã đi xuồng từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Hy Lạp vào năm 2014, đây là một phần trong hành trình của anh. Hiện giờ anh sống ở Hackney, anh từng là diễn viên và đầu bếp. Đã 10 năm trôi qua, anh vẫn còn nhớ rất rõ hành trình ngày đó của mình:

    "Chúng tôi có 40 người, họ sắp xếp cho đàn ông ngồi ở mép xuồng, phụ nữ và trẻ em ngồi chính giữa. Chúng tôi không được mang hành lý vì họ muốn có thật nhiều chỗ để nhét thêm người. Một người trong chúng tôi phải tự lái xuồng vì họ sẽ không lái. Để phòng trường hợp bị cảnh sát biển kiểm tra, họ sẽ không bị bắt.

    Chiếc xuồng chật ních và chúng tôi bắt đầu hành trình. Đảo Hy Lạp cách chúng tôi 5km. Nhưng chưa đi được 1km động cơ xuồng đã bốc khói. Chúng tôi cố gắng giữ cho trẻ em và phụ nữ bình tĩnh. Bọn họ gào khóc. Nhưng may mắn là chúng tôi đã cập bến an toàn khoảng hơn 2 giờ sau đó". 

    phai roi khoi syria 1
    Baraa Halabieh đang kêu gọi những hành trình an toàn cho người xin tị nạn.

    Biển còn an toàn hơn quê nhà của tôi

    "Đó là một khoảnh khắc đáng sợ, chúng tôi không biết liệu có thể đến Hy Lạp với một đầu máy bốc khói hay không. Chúng tôi bắt đầu cảm thấy nước tràn vào xuồng. Đúng lúc chúng tôi gần đến bờ, có rất nhiều tình nguyện viên từ các tổ chức phi chính phủ giúp chúng tôi kéo xuồng vào bờ. 

    Đó là một hành trình đầy căng thẳng, nhưng mỗi khi người ta hỏi tôi vì sao lại liều mạng như vậy? Đối với tôi, câu trả lời rất rõ ràng. Bởi vì đại dương an toàn hơn quê nhà của chúng tôi. Chúng tôi đang chạy khốn khỏi chiến tranh, dù không biết đại dương nguy hiểm như thế nào nhưng đó là cơ hội duy nhất của chúng tôi".

    phai roi khoi syria 1
    Baraa vào ngày anh trở thành công dân Anh năm 2023.

    Trước khi chiến tranh nổ ra ở Syria, Baraa có tài chính ổn định và chưa bao giờ nghĩ tới chuyện ra nước ngoài để tìm việc làm. Nhưng chiến sự ở Syria ngày càng nghiêm trọng và mọi thứ đã thay đổi. "Đột nhiên bạn nhận ra mạng sống của mình còn chẳng đáng giá bằng một viên đạn. Chúng tôi chứng kiến nhiều người bị bắt cóc và giết ở các trạm kiểm soát. Khi đi bộ từ công ty về nhà, tôi biết bất cứ điều gì khủng khiếp cũng có thể xảy ra". 

    "Tôi rời Syria và sử dụng hộ chiếu của mình như bình thường. Lúc đó, chúng tôi vẫn có thể đi đến Thổ Nhĩ Kỳ bằng phà. Từ Thổ Nhĩ Kỳ, tôi lên xuồng để đến Hy Lạp. Và từ Hy Lạp, tôi xuyên qua châu Âu tới trại tị nạn Calais Jungle ở Pháp.

    "Bạn đã đi qua rất nhiều quốc gia an toàn, tại sao bạn không ở đó? - Các chính trị gia và phóng viên báo chí luôn hỏi câu này. Có 2 lý do để tôi chọn Vương quốc Anh. Điều tiên, tôi đã bỏ ra rất nhiều năm để học tiếng Anh, nếu biết tiếng, tôi sẽ hòa nhập nhanh hơn. Thứ hai, tôi có gia đình ở UK. Vào những năm 1970, một người chú của tôi đã đến Anh và kết hôn với một công dân Anh. Đổi lại, tôi chẳng có người thân nào ở châu Âu".

    "Đối với những người khác, lý do của họ cũng vậy thôi. Kết nối gia đình rất quan trọng. Không phải chỉ là vấn đề tài chính, mà ai cũng cần có người thân bên cạnh để bầu bạn. Đó là lý do chính khiến tôi muốn đến UK". 

    Chính phủ Anh nên tạo ra những lộ trình an toàn

    Nói về những người đã chết trên hành trình đến UK, anh cho rằng chính phủ Anh nên tạo ra những lộ trình an toàn cho người nhập cư. Với những lộ trình an toàn, chính quyền có thể kiểm tra được hồ sơ của từng người có thật hay chỉ là bịa đặt. Chính phủ cần hiểu rằng hầu hết người nhập cư đến Anh vì họ có gia đình ở đây.

    "Đó không phải chỉ là trợ cấp, bởi vì người xin tị nạn ở Anh nhận được trợ cấp ít nhất so với các nước châu Âu. Đó không phải vì lợi ích vật chất, mà chúng tôi chỉ muốn đến với gia đình của mình ở Anh sau khi đã liều mạng rời khỏi quê nhà". 

    6 tháng sau khi đến Anh, vào mùa đông năm 2016, tôi được cấp thị thực tị nạn. Nhưng cùng lúc đó, tôi mất đi nguồn trợ cấp ít ỏi từ Bộ Nội Vụ và phải rời khỏi nhà trọ trong vòng 28 ngày. Vào thời điểm đó tôi chưa có số bảo hiểm National Insurance, cũng không có tài khoản ngân hàng. May mắn, một người bạn đã liên hệ giúp tôi một gia đình người Anh. Và họ đã cho tôi ở nhờ cho tới khi tôi đủ khả năng thuê phòng ở riêng. 

    "Gia đình người Anh này đã thật sự thay đổi tôi. Họ chào đón tôi, khiến tôi ngay lập tức cảm thấy như người nhà. Tôi nấu ăn cho họ, họ mời tôi đến tham dự tiệc Giáng sinh. Khi tình hình tài chính của tôi ổn hơn, họ mời tôi ở lại như một người thuê trọ. Tôi cảm thấy đã tìm được một gia đình thật sự", Baraa cho biết.

    Viethome (theo ITV News)

  • Điều tra của báo Anh cho thấy nhiều người Việt xin visa du học tới Malta, để rồi trở thành nạn nhân trong các đường dây buôn người phức tạp vào châu Âu.

    Truyền thông Anh đưa tin giới chức nước này hôm 16/2 phát hiện 7 người nhập cư được cho là công dân Việt Nam trong thùng xe tải ở bến phà Newhaven, thị trấn Newhaven thuộc quận Lewes, hạt East Sussex.

    Sự việc diễn ra chỉ một ngày sau khi tòa án Anh tuyên án tù với Valeriu Iordatii, tài xế Romania đã đưa nhóm 7 người, trong đó có 6 công dân Việt Nam, nhập cảnh trái phép vào Anh bằng khoang chứa chật hẹp trên nóc xe tải. Những sự việc này cho thấy dòng người nhập cư trái phép vào Anh chưa chấm dứt, bất chấp thảm kịch 39 người Việt chết trong thùng xe containe hồi năm 2019.

    Trong cuộc điều tra được tiến hành cuối năm 2023, phóng viên đài ITV News của Anh tiếp cận một thanh niên Việt Nam trên đảo Malta, điểm đến du lịch nổi tiếng yên bình ở Địa Trung Hải, để tìm hiểu về hành trình người Việt tìm đường tới châu Âu và hướng tới Anh.

    malta nhap cu bat hop phap 1
    Quảng cáo du học Malta của đại lý nơi thanh niên đã sử dụng dịch vụ. Ảnh: ITV News

    Người này cho hay đã phải vay 16.000 USD nộp cho đại lý ở Việt Nam để được cấp visa du học hợp pháp tới Malta. Anh cùng hàng trăm người khác ở Malta dường như có chung mục đích khi đến hòn đảo: để tới các quốc gia khác ở châu Âu như Đức, Anh tìm việc.

    "Trước đó tôi thậm chí không biết Malta ở đâu. Đại lý nói rằng xin visa du học vào Malta là lựa chọn tốt để tạo hành lang đưa chúng tôi đến châu Âu", thanh niên này nói với phóng viên ITV News. "Họ nói tôi sẽ đến Malta, học tiếng Anh trong vài tháng, sau đó có thể dễ dàng di chuyển đến một nước châu Âu khác để làm việc và gửi tiền về nhà".

    Anh cho biết đã phải thế chấp tài sản, đất đai để vay tiền nộp cho đại lý, với đảm bảo rằng sẽ trả hết nợ nần chỉ sau vài năm làm việc ở Anh.

    Trên mạng, đại lý này đăng quảng cáo về dịch vụ cung cấp visa du học Malta. Quá trình này diễn ra hợp pháp, nhưng sẽ là trái pháp luật nếu bị lợi dụng để người xin visa tìm đường đến các nước châu Âu.

    Trong hai năm qua, Malta đã cấp visa cho 265 người Việt Nam để theo học tại MCAST, trường cao đẳng ở địa phương. Trong số này, chỉ có hai người trở về nước, 263 người còn lại đã "biến mất".

    Một số có thể đến Bỉ hoặc Thụy Sĩ, nhưng nguồn tin của ITV News cho biết nhiều người đã tới Anh. Trường MCAST đã ngừng cấp visa cho du học sinh Việt.

    Malta cùng Hungary, Romania, Latvia được xem là các điểm trung chuyển bị các nhóm buôn người sử dụng để đưa người Việt vào châu Âu trái phép.

    Phóng viên đài Anh đã phát hiện các thành viên băng đảng tham gia hoạt động đưa người Việt đi qua các nước châu Âu, với điểm đến là Pháp, nơi được xem là điểm tập kết của những người vượt biên trước khi qua eo biển Manche để vào Anh.

    "Có ai biết chúng ta đang ở nước nào không?", giọng nói bằng tiếng Việt trên một chiếc xe chở người nhập cư trái phép vang lên trong video do phóng viên ITV News bí mật ghi hình. "Không biết", một người khác đáp.

    Phóng viên điều tra lắng nghe cuộc trao đổi bằng tiếng Nga phương ngữ miền đông Ukraine của hai kẻ buôn người trên buồng lái và nhận ra họ đang bàn luận về phương tiện tiếp theo sẽ sử dụng để đến Pháp.

    Từ đây, người di cư sẽ vượt eo biển Manche để đến Anh. Nhiều người lựa chọn vượt biển trên những chiếc thuyền nhỏ tồi tàn. Tình trạng thuyền bè chở người di cư bị lật tại vùng biển này thường xuyên xảy ra.

    Các băng nhóm buôn người được cho là thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ, khi cung cấp nguồn nhân lực giá rẻ cho các tiệm nail, nhà hàng, sòng bạc ở Anh, nơi người vượt biên phải làm việc suốt nhiều giờ với mức lương thấp hơn mức tối thiểu được luật pháp sở tại quy định.

    Tại Anh, họ thường bị nhồi nhét cùng nhiều người di cư bất hợp pháp khác trong những căn hộ chật hẹp. Tiền nhà sẽ trừ vào lương. Do không có giấy tờ tùy thân, họ cũng không thể sử dụng các dịch vụ chính thức để chuyển tiền về Việt Nam.

    Các thành viên băng đảng sẽ tính một khoản phí đáng kể trong số tiền người nhập cư gửi về nước. Với hàng nghìn người Việt gửi tiền mỗi tuần, thành viên băng đảng thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ để vận hành mạng lưới tội phạm có tổ chức.

    malta nhap cu bat hop phap 1
    Vị trí Anh, Pháp và Eo biển Manche. Đồ họa: Britannica

    Tại Malta, hòn đảo nằm trong đường dây đưa người Việt đến châu Âu, giới chức chưa chuẩn bị cho tình huống này, Mark Micallef, chuyên gia tại Sáng kiến Phòng chống Tội phạm Có tổ chức Xuyên quốc gia Toàn cầu (GITOC), cho biết.

    "Đây có thể lần đầu tiên quốc đảo chứng kiến thực trạng như vậy", ông Micallef, người có 20 năm nghiên cứu về tình trạng buôn người ở biên giới Malta, nói. "Đây là định nghĩa chính xác nhất cho hình thức tội phạm buôn người có tổ chức, xuyên quốc gia".

    Trong năm 2023, cảnh sát Malta đã truy quét, bắt một số người Việt Nam mang hộ chiếu giả, thậm chí hộ chiếu "mượn". Chi Diaz, người Việt Nam sống tại Malta tham gia hỗ trợ những người bị bắt, đã gặp một thiếu nữ trong tù.

    "Cô ấy muốn đến Anh làm việc, bởi có anh trai hoặc chị gái đang làm nail ở đó. Ngay cả khi bị trục xuất, những người này chắc chắn sẽ quay lại và tìm đường khác vào Anh, bởi họ cần kiếm tiền gấp để trả nợ", bà Chi nói.

    malta nhap cu bat hop phap 1
    Bến cảng Valletta ở Malta, ngày 29/9/2023. Ảnh: AFP

    Món nợ ở quê nhà bị coi là gánh nặng khiến nhiều người Việt di cư không thể quay lại, bởi điều đó đồng nghĩa với việc họ có thể mất ngôi nhà hoặc tài sản thế chấp khi không có tiền trả nợ.

    Một số đại lý ở Việt Nam cho biết đang nỗ lực ra con đường di cư hợp pháp đến Anh. Theo họ, Anh là nước nghiêm ngặt và khó tiếp cận nhất để đưa lao động đến làm việc, nhưng cũng là miền đất hứa, chỉ thiếu một con đường hợp pháp.

    "Thực tế là nhiều người di cư vẫn tìm cách tới Anh bất chấp rủi ro. Tại sao không tạo những con đường hợp pháp để họ đi lại an toàn? Chúng tôi biết Anh đang thiếu nhân lực trong lĩnh vực chăm sóc xã hội khi dân số già hóa. Chúng tôi có thể làm những công việc này", đại diện một đại lý nói.

    "Thiếu đi các cơ hội pháp lý chỉ đẩy họ đến với những cung đường tử thần của các băng đảng buôn người. Với họ, ra nước ngoài làm việc là cơ hội đổi đời, nên nếu phải lên thuyền vượt eo biển Manche là lựa chọn duy nhất, họ sẽ bước lên không chút do dự", phóng viên Peter Smith của ITV News nhận định.

    VnExpress (theo ITV News)

  • Những kẻ buôn người Việt vào Anh gọi gói dịch vụ tiêu chuẩn thấp là "CO2", để phân biệt với gói "VIP".

    "CO2" là chỉ những chuyến đi chui ngột ngạt, thiếu không khí trong các thùng container hoặc xe tải. Nếu đi theo "gói VIP", người di cư được ở khách sạn hoặc lên ngồi cùng cabin với tài xế. Còn với CO2, người di cư sẽ phải chịu đựng nhiều giờ trong các container chứa hàng hoá, nên còn được gọi là "thùng nhân".

    Những người di cư thường phải chờ đợi hàng tháng trời trong các trại nhập cư ở miền bắc nước Pháp, trước khi lẻn vào xe tải. "Đầu rắn", tức các băng đảng buôn người, thường đánh đập các nạn nhân là đàn ông, tấn công t.ình d.ục phụ nữ, theo các nhóm viện trợ, luật sư và chính người di cư chia sẻ.

    Đi "gói CO2" cũng đồng nghĩa phải cuốn mình trong chăn giữ nhiệt hoặc chịu đựng hàng giờ trong container lạnh chở hàng hoá nhằm tránh bị cơ quan chức năng phát hiện. Nhưng những gì các "thùng nhân" phải chịu đựng trên container kinh hoàng đó vẫn chưa phải chặng cuối của hành trình di cư đến Anh. Nếu sống sót, họ có thể bị đối xử tệ bạc ở cơ sở trồng cần sa chui, hoặc rất khó tìm việc trong các tiệm nail, nhà hàng của người Việt.

    Ước tính, người Việt trả cho những kẻ buôn người để tới châu Âu với mức giá từ 10.000 đến 50.000 USD. Quá trình Brexit, tức rời Liên minh châu Âu (EU), làm Anh suy giảm nguồn nhân công từ Đông Âu. Người di cư Việt trông chờ vào một đất nước thiếu nguồn nhân công giá rẻ có thể trả gấp 5 lần số tiền họ kiếm được ở quê nhà.

    tiem lam nail o tottenham
    Người Việt làm trong một tiệm nail ở Tottenham, London năm 2017. Ảnh: New York Times.

    Phần lớn các "ông trùm" đưa người Việt đến Pháp, Hà Lan rồi chuyển giao cho các băng đảng người Kurd và Albania, gần đây là người Ireland hoặc Bắc Ireland làm nốt phần việc còn lại.

    Nhiều người Việt di cư đến từ Nghệ An và Hà Tĩnh, hai tỉnh nghèo ở miền trung Việt Nam. Khi chứng kiến hàng xóm có người "đi làm" ở Anh đột nhiên đổi đời, tân trang nhà cửa bằng vật liệu đắt tiền hơn, mua sắm xe tốt hơn, khát khao về một tương lai tương tự cho gia đình lại trỗi dậy. 

    Nhưng khi đến Anh, họ hoàn toàn "vỡ mộng", sống trong tình trạng bấp bênh, không thể tìm kiếm sự giúp đỡ trong hệ thống nhập cư nghiêm ngặt. Chưa kể, họ phải đối mặt với sự kìm kẹp của một hệ thống buôn người với những "ông chủ" bóc lột sức lao động của họ.

    "Tôi luôn khuyên họ hãy ở lại quê hương", linh mục Simon Nguyen Duc Thang tại một nhà thờ Công giáo ở phía đông London, nơi có nhiều giáo dân là người di cư, từng nói. "Ở quê, dù nghèo, bạn có thể được sống. Còn ở đây, bạn có tiền, nhưng có thể mất mạng", ông nói. 

    Trong ước tính 20.000 - 35.000 người Việt đang sống không giấy tờ tại Anh, không phải tất cả đều trải qua những chuyện kinh hoàng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho hay, nhiều người tới đây sẵn sàng làm việc cực khổ, mong có được thu nhập cao.

    "Nghiên cứu của tôi chỉ ra rằng không phải tất cả những người di cư đều bị bóc lột và buôn bán", Tamsin Barber, giảng viên tại Đại học Oxford Brookers cho hay. "Nhưng các di dân đến đây sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao, làm việc bất hợp pháp và có khả năng kiếm được số tiền lớn bằng buôn bán cần sa".

    Số di dân Việt bị buôn sang Anh cũng không ngừng tăng, với năm 2018 cao gấp 5 lần năm 2012. 

    Trên hành trình từ Trung Quốc đến Nga và Tây Âu, một trong những đoạn đường khủng khiếp nhất người nhập cư Việt phải trải qua là đi bộ qua các khu rừng ở Belarus đến biên giới Ba Lan.

    Trong một cuộc khảo sát năm 2017 do Pháp thực hiện về người nhập cư Việt Nam, một thanh niên tên Anh, 24 tuổi, cho hay anh và 5 người đàn ông khác, dưới sự dẫn dắt của kẻ buôn người, bị bắt nhiều lần ở Belarus. Khi được thả ở biên giới Nga, họ vượt biên thành công và lên được một chiếc xe tải ở Ba Lan. "Chúng tôi lạnh cóng", Anh kể. "Chúng tôi không có gì bỏ vào bụng trong suốt hai ngày, chỉ uống nước từ tuyết tan".

    Nhiều kẻ đưa người vượt biên bằng cách bố trí cho nạn nhân đến các quầy thủ tục ở sân bay khoảng 10 phút trước khi máy bay đóng cửa. Với khoảng thời gian ngắn ngủi này, các nhân viên sân bay thường không đủ thời gian để kiểm tra giấy tờ.

    Những chuyến đi tới Anh có thể mất vài tháng, nhưng cũng có thể là vài năm. Một thanh niên 20 tuổi ban đầu muốn đến Pháp để tìm việc làm, đỡ đần gia đình 7 anh em. Nhưng khi đến được Nga, visa du lịch của anh quá hạn và bị giam 6 tháng. Sau đó, anh sang Ukraine và Pháp làm bồi bàn, trước khi quyết định sang Anh để làm cho tiệm nail.

    Hành trình đến Anh của người Việt bị gián đoạn là chuyện thường tình, bởi họ bị giam giữ hoặc hết tiền. Một số người phải kiếm việc làm trên đường đi trong các nhà máy may ở Nga hoặc các nhà hàng trên khắp châu Âu. Một số phụ nữ thậm chí phải bán d.âm, theo các nhà nghiên cứu.

    Những kẻ buôn người thường nói dối hoặc bưng bít thông tin về địa điểm với di dân, nhằm kiểm soát họ hoàn toàn. Năm 2017, khi giới chức Ukraine bắt 16 người Việt Nam ở Odessa, các nạn nhân nghĩ rằng họ đang ở Pháp.

    Nếu không nghe lời những kẻ buôn người, các nạn nhân có thể nhận hậu quả rất khốc liệt. "Muốn không bị cảnh sát phát hiện, họ buộc phải nghe lời chúng", linh mục Simon nói. "Nếu không, họ có thể bị đánh, phụ nữ thì bị lạm dụng tình d.ục".

    Với những trường hợp đến được Anh, họ thường "vỡ mộng", theo luật sư Sulaiha Ali. Người Việt từng được hứa hẹn làm việc hợp pháp tại một nhà hàng hay công trường xây dựng sẽ bị bắt đi trồng cần sa bất hợp pháp trong các ngôi nhà hoang. Họ bị nhốt trong nhà nhiều ngày liền, với 15 người bị dồn vào một phòng, phải đối mặt với nguy cơ hoả hoạn do chập cháy điện hoặc các vấn đề sức khỏe do hóa chất độc hại.

    Các băng đảng buôn người thường "nắm thóp" nạn nhân bằng cách đe dọa họ sẽ bị bắt, trục xuất hoặc ngồi tù, do không có giấy tờ hợp pháp. 

    VnExpress (Theo NYTimes)

  • bo tron den an do
    Ảnh minh họa

    Một chuyên viên giám sát cấp cao ở British Airways hiện đang lẩn trốn ở Ấn Độ. Người này bị buộc tội tổ chức lừa đảo nhập cư trong suốt 5 năm, thu lợi bất chính 3 triệu bảng. Những hành vi phạm tội đều được thực hiện ngay tại văn phòng của anh ta ở Heathrow.

    Nghi phạm 24 tuổi, làm việc tại ga Terminal 5, đã lợi dùng một lỗ hổng trong hệ thống để vận chuyển hành khách tùy ý bằng máy bay British Airways dù họ không hề có visa. Với mỗi khách hàng, anh ta tính phí £25,000.

    Hiện cảnh sát Anh đang làm việc với cảnh sát Ấn Độ để truy bắt người đàn ông này. Trước đó anh này đã bị bắt và sau đó được bảo lãnh tại ngoại. Nhưng anh ta đã bỏ trốn cùng với bạn gái là một nhân viên dịch vụ mặt đất ở British Airways.

    Trong phi vụ phạm pháp của mình, khách hàng của anh ta chủ yếu đến từ Ấn Độ. Họ bay đến UK theo diện visa thăm thân ngắn hạn. Nhưng anh ta lại sắp xếp cho họ bay đến nước khác.

    Ngoài ra, anh ta còn có khách hàng là những người đang xin tị nạn ở UK. Họ sợ bị trục xuất về nước nên nhờ anh ta giúp đỡ.

    Chính quyền Canada đã lên tiếng cảnh báo suốt nhiều năm về những chuyến bay British Airways đến Toronto hoặc Vancouver. Bởi vì những hành khách xuống máy bay liền ngay lập tức được chấp nhận tị nạn. 

    Cuộc điều tra cho thấy những người này đều được kiểm tra bởi một nam nhân viên. Nam nhân viên này đã cố tình xác nhận sai rằng họ có eTA - một loại giấy thông hành điện tử - để vào Canada.

    Bạn chỉ có thể nộp đơn xin eTA từ quốc gia xuất xứ của mình. Và đơn của bạn có thể bị từ chối nếu không có sự giúp đỡ từ nhân viên British Airways.

    Anh ta đã lợi dụng lỗ hổng, vì anh ta biết việc kiểm tra visa ở sân bay không còn thuộc trách nhiệm của Lực lượng di trú nữa mà được giao cho nhân viên hãng bay. 

    Do đó anh ta đã cố tình nhập những thông tin sai về hành khách, và xác nhận họ đã có visa eTA. Rồi anh ta đưa họ lên máy bay tới  những quốc gia mà họ không hề có giấy phép nhập cảnh.

    Tại điểm đến, những hành khách này sẽ hủy hết giấy tờ của mình rồi xin tị nạn. Nhiều người đã bay tới UK nhờ anh ta đưa đến Canada. 

    Một số người khác bị mắc kẹt trong hệ thống nhập cư ở Anh suốt 10 năm, và sợ sẽ bị trục xuất về quốc gia quê hương.

    Đây là một kế hoạch thông minh giúp anh ta kiếm được hàng triệu bảng trong 5 năm. Không ai biết chính xác quy mô kế hoạch này như thế nào, tổng cộng anh ta đã giúp bao nhiêu người xin tị nạn. 

    Anh này bị bắt vào ngày 6/1/2024 nhưng đã được bảo lãnh chờ điều tra. Nhưng sau đó anh ta từ Heathrow bỏ trốn đến Ấn Độ, nơi anh ta mua vài căn nhà. Hiện cảnh sát Anh và Ấn Độ đang phối hợp điều tra.

    Viethome (theo The Sun)

  • 777 nguoi vn newhaven 1
    Bến phà Newhaven. Ảnh: PA Wire/PA Images

    Một người đàn ông đã phải ra hầu tòa sau vụ 7 người nhập cư VN được phát hiện trên xe van ở bến phà Newhaven, East Sussex. 

    Anas Al Mustafa, cư trú trên đường Heather Crescent, Swansea, bị truy tố tội hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp sau khi có 7 người Việt bị phát hiện trên xe van do anh này điều khiển vào ngày 16/2/2024.

    Dịch vụ khẩn cấp bao gồm xe cứu thương, xe cảnh sát và Lực lượng biên phòng đều nhanh chóng có mặt. 6 trong số 7 người nhập cư đã được đưa vào bệnh viện.

    Tại tòa án Brighton Magistrates’ Court vào hôm 19/2/2024, Anas Al Mustafa 42 tuổi được hỗ trợ bởi một thông dịch viên tiếng Ả-rập. Anh ta chỉ xác nhận tên tuổi tại tòa.

    777 nguoi vn newhaven 1
    Lực lượng khẩn cấp có mặt tại hiện trường. Ảnh: ITV Meridian

    Công tố viên cho biết, 7 người quốc tịch VN bị nhốt phía sau xe van khi xe này đang đi trên phà. 7 người này tìm cách thoát ra ngoài bằng cách phá vỡ thành xe. 

    Họ tìm cách thoát ra khỏi xe, còn những người ở bên ngoài thì cố gắng phá thành xe để đưa họ ra ngoài. 4 trong số 7 người nhập cư vẫn phải nằm viện, 1 người trong tình trạng nguy kịch. 

    Đơn vị điều hành phà là Công ty DFDS, hoạt động giữa Newhaven và Dieppe ở Normandy, miền bắc Pháp. Công ty này xác nhận những người nhập cư đã được phát hiện trên chiếc phà Seven Sisters. Dịch vụ y tế đã ngay lập tức hỗ trợ.

    Anas Al Mustafa vẫn đang bị giam và sẽ ra Tòa Lewes Crown Court vào ngày 18/3 tới.

    Bài liên quan: Phát hiện xe đông lạnh chở người nhập cư, 2 kẻ tình nghi bị bắt

    Xác minh thông tin 7 người nhập cư được cho là công dân VN ở bến phà Newhaven

    Viethome (theo ITV News)

  • 7 người nhập cư được cho là công dân Việt Nam được phát hiện ở bến phà Newhaven, thị trấn Newhaven thuộc quận Lewes, hạt East Sussex.

    Ngày 23-2, thông tin từ TTXVN, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại để xác minh thông tin về việc giới chức Anh phát hiện 7 người nhập cư được cho là công dân Việt Nam ở bến phà Newhaven, thị trấn Newhaven thuộc quận Lewes, hạt East Sussex.

    ben pha newhaven 7 ng
    Bến phà Newhaven ở thị trấn Newhaven thuộc quận Lewes, hạt East Sussex. Ảnh: PA.

    Ngay sau khi nắm bắt thông tin, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh đã chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng Anh như Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Cảnh sát đô thành London (Metropolitan Police), thị trưởng thành phố Newhaven, Lực lượng Biên phòng Anh… đề nghị phối hợp, cung cấp thông tin.

    Trước đó, ngày 11-1-2024, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến thông tin ngày 10-1, cảnh sát Ireland đã mở cuộc điều tra về nạn buôn người sau khi 14 người nhập cư lậu, trong đó có ba người Việt Nam được cho là tìm thấy trong một container đông lạnh ở cảng.

    Ngay sau khi nhận được thông tin này, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh và Bắc Ireland liên hệ các cơ quan sở tại phối hợp tìm hiểu thông tin và theo sát tiến trình điều tra về việc này.

    “Thông tin mới nhất của Đại sứ quán Việt Nam tại Anh vừa cung cấp, các cơ quan chức năng sở tại đã thông báo có ba người được cho là công dân Việt Nam trong vụ việc này” - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói.

    Theo chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương Quốc Anh và Bắc Ireland đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại để xác minh nhân thân sẵn sàng có các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.

    Theo Plo

  • phai roi khoi syria 1
    Baraa Halabieh đang kêu gọi những hành trình an toàn cho người xin tị nạn.

    Baraa Halabieh, 39 tuổi, đã đi xuồng từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Hy Lạp vào năm 2014, đây là một phần trong hành trình của anh. Hiện giờ anh sống ở Hackney, anh từng là diễn viên và đầu bếp. Đã 10 năm trôi qua, anh vẫn còn nhớ rất rõ hành trình ngày đó của mình:

    "Chúng tôi có 40 người, họ sắp xếp cho đàn ông ngồi ở mép xuồng, phụ nữ và trẻ em ngồi chính giữa. Chúng tôi không được mang hành lý vì họ muốn có thật nhiều chỗ để nhét thêm người. Một người trong chúng tôi phải tự lái xuồng vì họ sẽ không lái. Để phòng trường hợp bị cảnh sát biển kiểm tra, họ sẽ không bị bắt.

    Chiếc xuồng chật ních và chúng tôi bắt đầu hành trình. Đảo Hy Lạp cách chúng tôi 5km. Nhưng chưa đi được 1km động cơ xuồng đã bốc khói. Chúng tôi cố gắng giữ cho trẻ em và phụ nữ bình tĩnh. Bọn họ gào khóc. Nhưng may mắn là chúng tôi đã cập bến an toàn khoảng hơn 2 giờ sau đó". 

    Biển còn an toàn hơn quê nhà của tôi

    "Đó là một khoảnh khắc đáng sợ, chúng tôi không biết liệu có thể đến Hy Lạp với một đầu máy bốc khói hay không. Chúng tôi bắt đầu cảm thấy nước tràn vào xuồng. Đúng lúc chúng tôi gần đến bờ, có rất nhiều tình nguyện viên từ các tổ chức phi chính phủ giúp chúng tôi kéo xuồng vào bờ. 

    Đó là một hành trình đầy căng thẳng, nhưng mỗi khi người ta hỏi tôi vì sao lại liều mạng như vậy? Đối với tôi, câu trả lời rất rõ ràng. Bởi vì đại dương an toàn hơn quê nhà của chúng tôi. Chúng tôi đang chạy khốn khỏi chiến tranh, dù không biết đại dương nguy hiểm như thế nào nhưng đó là cơ hội duy nhất của chúng tôi".

    phai roi khoi syria 1
    Baraa vào ngày anh trở thành công dân Anh năm 2023.

    Trước khi chiến tranh nổ ra ở Syria, Baraa có tài chính ổn định và chưa bao giờ nghĩ tới chuyện ra nước ngoài để tìm việc làm. Nhưng chiến sự ở Syria ngày càng nghiêm trọng và mọi thứ đã thay đổi. "Đột nhiên bạn nhận ra mạng sống của mình còn chẳng đáng giá bằng một viên đạn. Chúng tôi chứng kiến nhiều người bị bắt cóc và giết ở các trạm kiểm soát. Khi đi bộ từ công ty về nhà, tôi biết bất cứ điều gì khủng khiếp cũng có thể xảy ra". 

    "Tôi rời Syria và sử dụng hộ chiếu của mình như bình thường. Lúc đó, chúng tôi vẫn có thể đi đến Thổ Nhĩ Kỳ bằng phà. Từ Thổ Nhĩ Kỳ, tôi lên xuồng để đến Hy Lạp. Và từ Hy Lạp, tôi xuyên qua châu Âu tới trại tị nạn Calais Jungle ở Pháp.

    "Bạn đã đi qua rất nhiều quốc gia an toàn, tại sao bạn không ở đó? - Các chính trị gia và phóng viên báo chí luôn hỏi câu này. Có 2 lý do để tôi chọn Vương quốc Anh. Điều tiên, tôi đã bỏ ra rất nhiều năm để học tiếng Anh, nếu biết tiếng, tôi sẽ hòa nhập nhanh hơn. Thứ hai, tôi có gia đình ở UK. Vào những năm 1970, một người chú của tôi đã đến Anh và kết hôn với một công dân Anh. Đổi lại, tôi chẳng có người thân nào ở châu Âu".

    "Đối với những người khác, lý do của họ cũng vậy thôi. Kết nối gia đình rất quan trọng. Không phải chỉ là vấn đề tài chính, mà ai cũng cần có người thân bên cạnh để bầu bạn. Đó là lý do chính khiến tôi muốn đến UK". 

    Chính phủ Anh nên tạo ra những lộ trình an toàn

    Nói về những người đã chết trên hành trình đến UK, anh cho rằng chính phủ Anh nên tạo ra những lộ trình an toàn cho người nhập cư. Với những lộ trình an toàn, chính quyền có thể kiểm tra được hồ sơ của từng người có thật hay chỉ là bịa đặt. Chính phủ cần hiểu rằng hầu hết người nhập cư đến Anh vì họ có gia đình ở đây.

    "Đó không phải chỉ là trợ cấp, bởi vì người xin tị nạn ở Anh nhận được trợ cấp ít nhất so với các nước châu Âu. Đó không phải vì lợi ích vật chất, mà chúng tôi chỉ muốn đến với gia đình của mình ở Anh sau khi đã liều mạng rời khỏi quê nhà". 

    6 tháng sau khi đến Anh, vào mùa đông năm 2016, tôi được cấp thị thực tị nạn. Nhưng cùng lúc đó, tôi mất đi nguồn trợ cấp ít ỏi từ Bộ Nội Vụ và phải rời khỏi nhà trọ trong vòng 28 ngày. Vào thời điểm đó tôi chưa có số bảo hiểm National Insurance, cũng không có tài khoản ngân hàng. May mắn, một người bạn đã liên hệ giúp tôi một gia đình người Anh. Và họ đã cho tôi ở nhờ cho tới khi tôi đủ khả năng thuê phòng ở riêng. 

    "Gia đình người Anh này đã thật sự thay đổi tôi. Họ chào đón tôi, khiến tôi ngay lập tức cảm thấy như người nhà. Tôi nấu ăn cho họ, họ mời tôi đến tham dự tiệc Giáng sinh. Khi tình hình tài chính của tôi ổn hơn, họ mời tôi ở lại như một người thuê trọ. Tôi cảm thấy đã tìm được một gia đình thật sự", Baraa cho biết.

    Viethome (theo MyLondon)

  • Bộ Nội Vụ đã thông báo kế hoạch tiếp theo trong nỗ lực truy đuổi các băng đảng tội phạm núp sau các doanh nghiệp độc lập trên phố lớn. 

    Các tiệm làm tóc đang bùng nổ trên khắp Vương quốc Anh, là công cụ cho bọn tội phạm rửa tiền và bóc lột người nhập cư bất hợp pháp. 

    Vào ngày 14/2/2024 tại Oxford, Bộ trưởng phụ trách mảng nhập cư bất hợp pháp, ông Michael Tomlinson đã tham gia cùng lực lượng di trú tiến hành đột kích một tiệm làm tóc bị tình nghi thuê người không giấy tờ. 

    Họ tình nghi có một người xin tị nạn Albani làm việc trái phép tại đây. Nhưng khi đến tiệm tóc ở Cowley, Oxford, họ không tìm thấy dấu vết của người này. Tuy nhiên, họ lại phát hiện có một người xin tị nạn Colombia đang làm việc bất hợp pháp tại đây. Người này đã bị đưa đi thẩm vấn. 

    tiem lam toc 1
    Nhân viên di trú tìm kiếm người nhập cư ở tiệm làm tóc. Ảnh: GB News

    Chủ của tiệm tóc là một người gốc Albani, hiện đang đối mặt với một án phạt nặng vì tội thuê người nhập cư bất hợp pháp. Mức phạt tối đa đối với doanh nghiệp thuê mướn người nhập cư bất hợp pháp đã tăng từ £15,000 lên £45,000.

    Hầu hết các tiệm làm tóc trên phố là hợp pháp và cung cấp dịch vụ giá trị cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, có một số lý do đáng lo ngại đằng sau sự bùng nổ nhanh chóng số lượng các tiệm làm tóc. 

    Có gần 18,000 tiệm làm tóc trên khắp cả nước, tăng 50% trong chỉ 5 năm. Chỉ riêng năm ngoái đã có 1,000 tiệm mở mới. Một số lượng lớn tiệm làm tóc trở thành bình phong cho hoạt động tội phạm. 

    Tiệm làm tóc bị đột kích ở Oxford

    Một số người nhập cư làm trong các tiệm này được cho là nạn nhân nô lệ hiện đại, họ bị ép buộc và đe dọa phải làm việc mà không được trả công hoặc chỉ nhận được rất ít.

    Trong những năm gần đây, các tiệm nail và tiệm rửa xe là những dạng doanh nghiệp tiêu biểu chứa chấp người nhập cư bất hợp pháp, là bình phong cho các hoạt động phạm tội. Nhưng hiện nay tiệm làm tóc đang có phần áp đảo và đây là mô hình được bọn tội phạm ưa chuộng nhất. 

    Rửa tiền vẫn là mối lo ngại lớn ở Vương quốc Anh. Ước tính 150 tỉ bảng tiền bẩn được rửa ở UK mỗi năm. Hầu hết số tiền này đến từ hải ngoại, chẳng hạn Nga, và được rửa thông qua hệ thống tài chính tinh vi cũng như tiền điện tử. 

    Tuy nhiên, hàng tỉ bảng cũng được rửa thông qua các doanh nghiệp nhỏ trên đường phố. Theo nhiều nguồn tin, các băng nhóm tội phạm đứng sau tiệm làm tóc thường là người gốc Albani, Thổ Nhĩ Kỳ và Kurd. 

    Viethome (theo gbnews)