Câu chuyện của A:
“Chúng tôi đã trả 16 nghìn bảng Anh cho một công ty lữ hành để đến Anh.
Chúng tôi đã làm việc chăm chỉ ở nhiều công trường khác nhau trong một năm. Công việc nặng nhọc và tẻ nhạt. Vợ tôi bị thương ở vùng eo và lưng. Cô ấy không muốn tìm nơi chữa trị vì cả hai chúng tôi đều lo bị trục xuất.”
Sau một năm làm việc vất vả, tôi bàng hoàng khi người chủ chỉ trả một nửa lương vì chúng tôi không có tư cách pháp nhân. Chúng tôi vô cùng tức giận nhưng bất lực. Là người lao động bất hợp pháp, tôi nhận ra mình không có tư cách để đấu tranh vì quyền lợi của mình.
“Chúng tôi đã quyết định trở về nhà vào năm 2020. Hiện tại, cơ hội việc làm của tôi tại quê nhà bị hạn chế vì tôi phải chăm sóc vợ. Giờ tôi đang làm việc tại một nhà hàng ở một tỉnh khác.”
Kinh nghiệm việc lại tại Anh của tôi có thể tóm gọn như sau: thời gian làm việc rất dài, công việc khó khăn và mệt mỏi, bất an, không có hoạt động xã hội. Chúng tôi không kiếm được gì cả. Bạn bè và hàng xóm không tin những gì chúng tôi đã trải qua. Họ nghĩ là chúng tôi không muốn chia sẻ thông tin.
“Làm việc ở nước ngoài không đáng. Vừa mất tiền, vợ lại mất sức khỏe. Chúng tôi vẫn đang nợ 5.500 bảng cho chuyến đi tới Anh.”
Câu chuyện của K:
“Tôi đã quyết định thực hiện hành trình đến Anh để có thể làm việc và gửi tiền về quê nhà. Tôi đã làm việc nhiều nơi ở Châu Âu và nghĩ rằng mình biết được hành trình sẽ như thế nào.
Tôi biết mình sẽ không được phép ở lại Anh một cách hợp pháp và có thể bị đuổi về nước, nhưng tôi sẵn sàng tận dụng cơ hội để kiếm chút tiền.
Bọn môi giới bảo chúng tôi là vượt biển từ Pháp tới Anh bằng thuyền hơi sẽ an toàn và dễ dàng. Trải nghiệm thực tế vô cùng khác. Tôi đến cảng Calais và ngủ ở lều trại khoảng 5 ngày. Nơi này vô cùng đông đúc, chủ yếu là người Albania và người Trung Đông.”
Tôi được phân vào một nhóm cùng với 32 người đàn ông khác và nhiệm vụ là khiêng một chiếc thuyền hơi. Chúng tôi phải khiêng thuyền khoảng một tiếng đồng hồ trong khi dây thừng quất vào mặt và chân.
“Nhóm tổ chức đưa người vượt biên có vẻ là người Kurd và họ được trang bị súng để đe dọa khi chúng tôi phàn nàn hay tranh cãi. Chúng tôi dựng thuyền trên bờ, đi bộ khoảng 500m xuống biển rồi cùng nhảy lên. Chúng tôi lênh đênh trên thuyền khoảng năm giờ thì đến được Anh.
Khi đến gần bờ biển nước Anh, chúng tôi bị cảnh sát chặn lại và đưa đến một trại tập trung gần đó. Họ ghi lại thông tin cơ bản của chúng tôi nhưng không hỏi tại sao chúng tôi quyết định đến Anh.
Có cho vàng thì tôi cũng sẽ không bao giờ liều mạng trên một chiếc thuyền hơi nữa.”
Theo https://immigrationfacts.campaign.gov.uk/