• Chuỗi cửa hàng giảm giá Wilko của Anh thông báo rơi vào trạng thái bị giám sát - biện pháp nhằm bảo vệ các chủ nợ đã cho Wilko vay vốn để duy trì hoạt động, nhưng cũng có nguy cơ khiến 12.000 người mất việc.

    cua hang pha san
    Wilko chuyên bán đồ gia dụng. Ảnh: news.sky.com

    Giám đốc điều hành (CEO) Wilko, Mark Jackson, cho biết dù công ty đã nỗ lực thử mọi biện pháp để duy trì hoạt động nhưng cuối cùng vẫn phải chấp nhận bị giám sát. Đây là tình cảnh khi các cửa hàng vay mượn để duy trì hoạt động nhưng không thể hoàn trả nợ hay không thể vay được nữa, sẽ có một đội đặc biệt tiếp quản hệ thống cửa hàng với nhiệm vụ chính là cứu công ty khỏi cảnh phá sản.

    Quyết định được Wilko đưa ra sau khi không thể xoay xở thêm vốn duy trì trong bối cảnh hoạt động kinh doanh giảm sút. Đơn vị giám sát là Công ty kiểm toán PwC chưa có phản hồi về thông tin này.

    Wilko, xuất phát từ một cửa hàng đồ gia dụng ở Leicester, miền Trung xứ England, hoạt động từ năm 1930. Chuỗi cửa hàng này bán nhiều loại mặt hàng từ hàng hóa gia dụng đến các sản phẩm vệ sinh và đồ chơi, với hệ thống 400 cửa hàng trên toàn nước Anh, doanh thu thường niên khoảng 1,2 tỷ bảng (1,53 tỷ USD).

    Đây là chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn nhất của Anh gặp khủng hoảng, sau vụ chuỗi cửa hàng tiện ích McColl's rơi vào tình cảnh tương tự hồi tháng 5/2022. McColl's đã được tập đoàn siêu thị Morrisons mua lại sau đó.

    Với quyết định nêu trên, Wilko cũng là "ông lớn" bán lẻ đầu tiên lâm nạn trong bối cảnh kinh tế ngày càng khó khăn tại Anh. Ngân hàng trung ương ước này đã tăng lãi suất liên tiếp 14 lần kể từ tháng 12/2021 để kiềm chế lạm phát nhưng đổi lại là cái kết đắng cho các doanh nghiệp nặng nợ. Dù vậy, nhiều chuỗi cửa hàng tại Anh vẫn báo cáo kết quả kinh doanh ổn định từ đầu năm 2023.

    Theo TTXVN

  • Người mua sắm ở Anh đang thờ ơ với mặt hàng xà phòng và các sản phẩm vệ sinh cá nhân khác.

    mua sam o anh
    Người dân Anh cắt giảm mua sắm các sản phẩm vệ sinh cá nhân. Ảnh: Getty

    Người mua sắm ở Anh đang thờ ơ với mặt hàng xà phòng và các sản phẩm vệ sinh cá nhân khác, khi hàng loạt siêu thị hàng đầu nước này báo cáo doanh số bán các mặt hàng này giảm, trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sinh hoạt vẫn đang tiếp diễn tại “xứ sở sương mù”.

    Số liệu từ các chuỗi siêu thị hàng đầu của Anh cho thấy nhu cầu về xà phòng đã giảm 48% trong sáu tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số bán nước rửa tay đã giảm 23% trong cùng giai đoạn. Doanh số bán sữa tắm bồn tạo bọt giảm 35% và gel tắm giảm 1%. Chỉ có nước rửa tay đi ngược xu hướng, với doanh số tăng 29%.

    Reapp, công ty tổng hợp dữ liệu kinh doanh của các siêu thị, cho rằng doanh số bán xà phòng và các sản phẩm vệ sinh cá nhân giảm là do giá bán sản phẩm tăng. Một bánh xà phòng màu hổ phách Pears hiện có giá 3 bảng Anh (3,86 USD) tại chuỗi siêu thị Tesco trong khi một bánh xà phòng Dove có giá 3,5 bảng (4,5 USD).

    James Lamplugh, Giám đốc thương mại của Reapp, cho biết: “Phân tích của chúng tôi về dữ liệu bán hàng siêu thị gần đây cho thấy người mua sắm trên toàn quốc vẫn đang phải đưa ra quyết định khó khăn trong việc lựa chọn mua các nhu yếu phẩm gia đình. Chúng tôi đang thấy doanh số bán hàng thuộc danh mục chăm sóc sức khỏe cá nhân giảm đáng kể, mặc dù các sản phẩm này đang được giảm giá. Điều này cho thấy người tiêu dùng đang cắt giảm các sản phẩm không được coi là thiết yếu khi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt vẫn tiếp diễn”.

    Năm nay Unilever, công ty hóa mỹ phẩm đứng sau các thương hiệu như xà phòng Marmite và Dove, đã cảnh báo rằng giá bán các sản phẩm vệ sinh cá nhân sẽ tiếp tục tăng vào năm 2023 nhưng phủ nhận việc họ đang kiếm được “lợi nhuận trời cho” trong cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

    Theo phân tích của Trolley.co.uk, giá kem đánh răng tăng trung bình 29 xu/tuýp so với tháng Bảy năm ngoái. Giá xà phòng tăng 18 xu, từ mức trung bình 2,06 bảng Anh/bánh lên 2,24 bảng Anh/bánh và dầu gội đầu tăng 25 xu lên mức trung bình 3,87 bảng Anh/chai trong cùng khoảng thời gian.

    Năm ngoái, một báo cáo cho thấy 3,2 triệu người trưởng thành ở Vương quốc Anh bị ảnh hưởng bởi tình trạng “thiếu thốn đồ dùng vệ sinh”, với 12% nói rằng họ đã tránh tiếp xúc gần với đồng nghiệp. Sự cân nhắc của họ khi mua các mặt hàng cơ bản như xà phòng và chất khử mùi đang có tác động tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của họ.

    Giám đốc điều hành của Trolley.co.uk, Ruth Brock, cho biết đây là một cuộc khủng hoảng tiềm ẩn. Bà nói: “Cuộc khủng hoảng này lan rộng hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ và đang gia tăng, ảnh hưởng không đồng đều đến những người dễ bị tổn thương nhất”.

    Ngân hàng Hygiene đã được thành lập nhằm mục đích cung cấp các mặt hàng vệ sinh cá nhân như chất khử mùi, bột giặt, tã lót, dầu gội đầu, xà phòng và kem đánh răng,...cho các ngân hàng thực phẩm, nơi tạm trú cho người vô gia cư, trường học và các tổ chức khác.

    BNews (theo Guardian)

  • Ngày 16-7, Chính phủ Anh ký nghị định thư trở thành nền kinh tế thứ mười hai tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đánh dấu chặng đường mới của London sau 2 năm xin gia nhập và cũng là thỏa thuận thương mại lớn nhất mà nước này tham gia hậu Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu - EU). Sự kiện cũng cho thấy bước chuyển quan trọng của CPTPP từ khối thương mại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sang khuôn khổ kinh tế toàn cầu.

    CPTPP
    Lễ ký kết đưa Anh trở thành thành viên thứ 12 của CPTPP tại New Zealand sáng 16-7. Ảnh: Reuters

    Thúc đẩy chiến lược “nước Anh toàn cầu” ở châu Á

    Theo Reuters, ngày 16-7, Bộ trưởng Kinh doanh và Thương mại Anh Kemi Badenoch ký văn kiện trên tại New Zealand, đưa Anh trở thành thành viên mới đầu tiên và quốc gia châu Âu đầu tiên tham gia CPTPP kể từ khi khối thành lập năm 2018. Giới chức Anh ca ngợi thỏa thuận là cú hích lớn cho cộng đồng doanh nghiệp nước này, mở ra cơ hội giao thương chưa từng có với thị trường hơn 500 triệu dân và khả năng tiếp cận các khu vực rộng lớn hơn.

    “Chúng tôi đang sử dụng vị thế là quốc gia thương mại độc lập để tham gia vào khối thương mại năng động, phát triển và hướng tới tương lai. Khối này sẽ giúp đẩy mạnh kinh tế Anh và tạo hàng trăm nghìn cơ hội việc làm”, Bộ trưởng Badenoch nói. Thủ tướng Anh Rishi Sunak nhận định, gia nhập CPTPP sẽ đưa Anh vào vị trí trung tâm của nhóm các nền kinh tế năng động và đang phát triển mạnh tại Thái Bình Dương. Sữa, ô-tô, socola, máy móc và rượu whisky sẽ nằm trong số hơn 99% hàng hóa xuất khẩu hiện tại của Anh sang các nước CPTPP đủ điều kiện được miễn thuế sau khi chính thức gia nhập khối. Bên cạnh đó, GDP hằng năm của Anh sẽ tăng thêm khoảng 2,36 tỷ USD trong 15 năm và còn tăng tiếp nếu có thêm nhiều nước gia nhập khối.

    Chính phủ Anh sẽ bắt đầu quá trình phê chuẩn tại Nghị viện, dự kiến có hiệu lực từ năm 2024. Các thành viên khác của CPTPP cũng sẽ hoàn thiện quy trình nội luật hóa của riêng mình trong thời gian này. Anh nghiên cứu khả năng gia nhập CPTPP từ năm 2018 để kích thích xuất khẩu hậu Brexit và nộp đơn xin gia nhập CPTPP năm 2021.

    Việc tham gia CPTPP thể hiện Anh cam kết tăng cường quan hệ ở Thái Bình Dương. Theo Sky News, cái bắt tay với CPTPP càng cho thấy Anh đang “hướng ra thế giới”, đặc biệt có xu hướng ngả về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong chiến lược “nước Anh toàn cầu” kể từ khi rời “mái nhà chung” EU, khối thương mại và nền kinh tế tập thể lớn nhất thế giới, sau hơn 50 năm. CPTPP là thỏa thuận bổ sung bên cạnh các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Anh đang có với hầu hết các nước thành viên. Sau Brexit năm 2020, Anh đạt thỏa thuận thương mại mới với Úc, New Zealand và Nhật Bản, và đang xem xét ký kết với Malaysia.

    Bước chuyển quan trọng của CPTPP

    Giới quan sát nhận định, ngày 16-7 cũng được xem là “ngày lịch sử” trên chặng đường phát triển của CPTPP. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, với sự góp mặt của Anh sẽ giúp nâng tổng dân số của khối từ 510 triệu lên 580 triệu với tổng GDP ước tính hơn 15.700 tỷ USD và nâng mức đóng góp từ 12% lên 15% GDP toàn cầu.

    Bên cạnh đó, sự kiện cũng cho thấy sức hút ngày càng gia tăng trên trường quốc tế của CPTPP khi khối thương mại này không chỉ gồm các nước vành đai Thái Bình Dương mà còn hứa hẹn chào đón thêm nhiều nền kinh tế ngoài khu vực. Ông Osamu Tanaka, chuyên gia kinh tế trưởng tại Dai-ichi Life Research Institute Inc., cho biết: “Với sự gia nhập của Anh, CPTPP có tiềm năng trở thành khuôn khổ toàn cầu”. Đồng quan điểm này, Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins nói: Việc có một nền kinh tế lớn như Anh bên trong CPTPP đã đưa Đại Tây Dương xích đến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương theo cách củng cố hệ thống thương mại dựa trên quy tắc trong khu vực và mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu, giúp cải thiện chuỗi cung ứng khu vực”.

    Theo Japan News, dù các bên tham gia rất đa dạng và trải rộng trên nhiều khu vực địa lý phát triển nhanh nhất thế giới, các thành viên CPTPP chia sẻ cam kết chung về hệ thống thương mại dựa trên quy tắc, vượt ra ngoài thương mại hàng hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế kỹ thuật số và thương mại dịch vụ. CPTPP yêu cầu các nước loại bỏ hoặc cắt giảm đáng kể thuế quan, cam kết mạnh mẽ mở cửa thị trường dịch vụ và đầu tư, đồng thời có các quy định về cạnh tranh, quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ các công ty nước ngoài.

    Trung Quốc và nhiều nước thúc đẩy gia nhập CPTPP
    Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Ecuador Costa Rica, Uruguay, và Ukraine đã lần lượt nộp đơn xin tham gia CPTPP. “Các thành viên CPTPP đang thu thập thông tin về việc liệu các nền kinh tế này có thể đáp ứng các tiêu chuẩn cao của CPTPP hay không, có tính đến các cam kết thương mại”, tuyên bố chung của CPTPP ngày 16-7 nêu. Trung Quốc đang chủ động điều chỉnh các tiêu chuẩn thương mại của mình theo các ngưỡng cao của khối này và sẽ cung cấp động lực thương mại tự do mới cho khu vực. Trong khi đa số các nước ủng hộ Trung Quốc thì Úc và Nhật Bản tỏ ra thận trọng. Tư cách thành viên CPTPP cần có sự chấp thuận của tất cả nước thành viên, gồm Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Úc, Brunei, Singapore, Malaysia, Việt Nam, Nhật Bản và Anh.

    Theo Baodanang

  • Kinh tế Anh mặc dù ghi nhận mức tăng trưởng nhẹ nhưng khó khăn vẫn ở phía trước.

    Số liệu thống kê vào tháng 5 cho thấy vào quý I năm 2023, nền kinh tế Anh đã tăng trưởng ở mức tượng trưng 0,1%. Nhưng vấn đề là trong 2 năm tới, dự báo triển vọng kinh tế Anh là vô cùng tồi tệ - đất nước đang chờ đợi sự trì trệ hơn nữa và điều này xảy ra trong bối cảnh lạm phát vẫn còn cao.

    Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất cơ bản lên mức kỷ lục 15 năm là 5% - nhưng ngay cả điều này cũng không giúp ích gì nhiều cho việc chống lại lạm phát.

    kinh te anh suy thoai 9

    Bây giờ chúng ta đang nói về sự tăng trưởng của lãi suất lên mức tối đa kể từ những năm 1970 là 6 - 7%. Mặc dù điều này có nguy cơ dẫn đến thực tế là thị trường thế chấp vốn đã khủng hoảng, sẽ sớm có nguy cơ đổ vỡ.

    Lãi suất tăng đã dẫn đến chi phí trả nợ công bật vọt - năm nay, khoản tiền kỷ lục 120 tỷ bảng sẽ được chi để trả lãi cho khoản nợ này. Và bản thân khoản nợ quốc gia lần đầu tiên sau 60 năm đã vượt quá quy mô của nền kinh tế Anh.

    Nhưng liệu tình trạng nói trên có còn tồn tại trong thời gian dài hay không - ở đây các dự báo hoàn toàn ảm đạm. Với tốc độ này, trong 50 năm nữa, nợ công của Anh có thể lên tới 450% GDP, sẽ đơn giản là không thực tế để thực hiện nghĩa vụ trả nợ do thiếu động lực tăng trưởng kinh tế thực sự, đó là sự thiếu hụt lao động và dân số già.

    London hiện đang thu hút một số lượng người di cư kỷ lục từ Trung Đông và Afghanistan. Nhưng nhiều người trong số họ từ chối làm việc - hoặc thậm chí tệ hơn là phạm tội.

    Theo các chuyên gia, kinh tế Anh vẫn chưa thể đạt mức trước đại dịch năm 2019 - họ đang "cạnh tranh gay gắt" với Đức cho danh hiệu "kẻ ốm yếu" của châu Âu.

    Nếu vấn đề lạm phát không được giải quyết và một cuộc khủng hoảng mới từ Hoa Kỳ lan đến Cựu lục địa, thì châu Âu bị lôi kéo vào cuộc chiến kinh tế với Nga và sắp tới là Trung Quốc, họ sẽ phải đối mặt với bất ổn thực sự, khiến tình hình tồi tệ thêm.

    Giaoducthoidai (theo Business Insider)

  • HSBC sẽ giảm một nửa quy mô trụ sở chính toàn cầu và rời khỏi Canary Wharf, một khu thương mại được xây dựng tại phía Đông London vào những năm 1980.

    HSBC canary wharf
    Trụ sở ngân hàng HSBC tại London, Anh. Ảnh: Reuters

    Ngân hàng lớn nhất châu Âu đã xác nhận hôm 26/6 rằng họ sẽ từ bỏ hợp đồng thuê tòa tháp 8 Canada Square (còn gọi là Tháp HSBC) để chuyển sang một tòa nhà nhỏ hơn, gần trung tâm thành phố hơn. Quyết định trên được HSBC công bố sau những động thái tương tự của các công ty lớn khác đang từ bỏ không gian văn phòng đắt đỏ trên khắp thế giới.

    Theo thông báo, trong ba năm, HSBC có kế hoạch chuyển từ 8 Canada Square đến Panorama St. Paul's, một công trình mới đang được xây dựng tại khu trung tâm tài chính London (City of London).

    HSBC hy vọng sẽ có thể hoàn thành việc chuyển địa điểm vào cuối năm 2026, vài tháng trước khi hợp đồng thuê tòa 8 Canada Square hết hạn vào đầu năm 2027.

    Ngân hàng từ lâu đã là "trụ cột" của Canary Wharf, nơi họ thuê khu văn phòng có tổng diện tích lên tới 1,1 triệu ft2 (khoảng 102.000 m2). Trụ sở mới của HSBC sẽ chỉ rộng 556.000 f2 (khoảng 51.654 m2).

    Vào năm 2021, Giám đốc điều hành Noel Quinn cho biết ngân hàng đã lên kế hoạch cắt giảm 40% số lượng bất động sản thuê trên toàn cầu trong vài năm tới. Đồng thời, HSBC muốn áp dụng mô hình làm việc kết hợp (nhân viên sẽ phân chia thời gian ở văn phòng và nhà). Dựa trên những thông tin này, nhiều nhà quan sát cho rằng HSBC sẽ từ bỏ nhiều hợp đồng thuê địa điểm ở trung tâm thành phố dự kiến sẽ hết hạn trong những năm tới.

    HSBC là một khách hàng quan trọng tại Canary Wharf. Vì vậy, kế hoạch rời đi của HSBC đặt ra câu hỏi liệu các công ty, ngân hàng khác có nghĩ đến việc tương tự hay không. Canary Wharf Group, công ty quản lý bất động sản trong khu vực đã từ chối bình luận về vấn đề này.

    Trong lĩnh vực tài chính, các ngân hàng khác, trong đó có Lloyds và Standard Chartered những năm gần đây đều công bố kế hoạch loại bỏ hàng loạt không gian văn phòng đắt tiền và cho phép nhân viên được sắp xếp làm việc linh hoạt.

    Năm ngoái, Barclays cũng đã từ bỏ một trung tâm cũ dành cho nhân viên bộ phận ngân hàng đầu tư và doanh nghiệp của mình tại Canary Wharf, rồi tập hợp tất cả nhân viên vào một tòa nhà trong cùng một khu vực. Lý do chính được Barclays đưa ra là nhằm đảm bảo hiệu quả trong danh mục bất động sản của ngân hàng này.

    BNews (theo CNN)

  • Giám đốc điều hành công ty cung cấp nước lớn nhất Anh Thames Water đã từ chức trong bối cảnh ngày càng nhiều quan ngại về khoản nợ lên tới gần 14 tỷ bảng Anh mà công ty này đang gánh.

    Ngày 28/6, truyền thông Anh đưa tin chính phủ nước này đang cân nhắc các biện pháp "giải cứu" Công ty nước Thames Water trong bối cảnh nhà cung cấp nước lớn nhất cả nước đang ngập trong nợ nần.

    Thông tin mới được đưa ra chỉ một ngày sau khi Giám đốc điều hành (CEO) Sarah Bentley của Thames Water từ chức. Quyết định từ chức của CEO Sarah Bentley có hiệu lực ngay lập tức trong bối cảnh ngày càng nhiều quan ngại về khoản nợ lên tới gần 14 tỷ bảng Anh (18 tỷ USD) mà công ty đang gánh còn ngành cấp, thoát nước nói chung đang đối mặt với chi phí xử lý nước thải cao ngất ngưởng.

    Thames Water cung cấp nước cho khoảng 15 triệu hộ gia đình và doanh nghiệp ở thủ đô London cũng như nhiều nơi khác ở phía Nam của xứ England.

    Quỹ lương hưu Ontario Mincipal của Canada là cổ đông lớn nhất của công ty với gần 1/3 cổ phần. Anh đã cho phép tư nhân hóa ngành cấp, thoát nước quốc gia vào năm 1989 dưới thời Thủ tướng Margaret Thatcher.

    thames water

    Theo một kết quả điều tra của báo The Guardian, các công ty cấp, thoát nước của Anh gánh tổng giá trị nợ cộng dồn lên tới 54 tỷ bảng Anh kể từ khi quá trình tư nhân hóa được thực hiện, chủ yếu để dành cho các khoản đầu tư và chia lợi tức cho các cổ đông.

    Truyền thông Anh đưa tin các bộ trưởng đang thảo luận về khả năng tạm thời đưa Thames Water trở lại diện công ty thuộc sở hữu nhà nước theo Cơ chế quản lý đặc biệt (SAR).

    Trước những thông tin này, Chính phủ Anh ra thông báo nêu rõ tình hình hiện nay của Thames Water là vấn đề của công ty và các cổ đông.

    Ngành cấp, thoát nước Anh nói chung vẫn ổn định về mặt tài chính. Cơ quan quản lý ngành là Ofwat vẫn không ngừng theo dõi tình hình tài chính của tất cả các công ty cấp, thoát nước chủ chốt.

    Tháng trước, các công ty nước tư nhân ở xứ England đã cam kết tăng đầu tư cho các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng bơm nước thải chưa qua xử lý ra các nguồn nước trong môi trường.

    Các công ty nước ở Anh chịu nhiều chỉ trích trong những năm qua vì xả nước chưa qua xử lý ra sông và ra biển, đe dọa hệ dinh thái và gây bệnh tật cho con người, khiến nhiều bãi biển phải đóng cửa.

    Tạp chí Times ngày 28/6 ước tính hóa đơn tiền nước của các hộ gia đình có thể tăng 40% vào năm 2030 để bù đắp chi phí cho các hoạt động nâng cấp cơ sở hạ tầng nước.

    Theo TTXVN

  • Theo nhật báo Telegraph, nước Anh dự kiến sẽ có đợt giảm giá nhà nhiều nhất khi lãi suất tăng cao, tạo rào cản cho thị trường thế chấp.

    kinh te anh gap kho khan
    Kinh tế Anh đang gặp khó. (Nguồn: BBC)

    Lạm phát tại đất nước này ở mức 8,7% trong tháng 5/2023. Dự báo, việc tăng lương sẽ thúc đẩy lãi suất tăng cao. Theo Văn phòng thống kê quốc gia Anh, tiền lương đã tăng 7,2% trong năm qua để hỗ trợ người tiêu dùng. Tuy nhiên, giá hàng hóa vì thế cũng tăng theo.

    Ông Max Mosley, nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu kinh tế và xã hội quốc gia Anh nhận định, lạm phát kéo dài cũng ăn mòn số tiền các hộ gia đình chi cho tài sản, gây áp lực giảm giá nhà trong thời gian dài.

    Trong tháng 6, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5%, lên mức 5%.

    Viện Nghiên cứu kinh tế và xã hội quốc gia Anh ước tính, đợt tăng lãi suất nói trên sẽ khiến 1,2 triệu hộ gia đình ở Anh (4% hộ gia đình trên toàn quốc) cạn kiệt tiền tiết kiệm vào cuối năm nay do trả nợ thế chấp cao hơn.

    Theo nghiên cứu, tỷ lệ hộ gia đình đang thế chấp nhà sẽ vỡ nợ lên đến gần 30% (khoảng 7,8 triệu hộ), tác động lớn nhất sẽ xảy ra ở Xứ Wales và vùng Đông Bắc nước Anh.

    Ông Max Mosley giả thích: “Việc tăng lãi suất lên 5% sẽ đẩy hàng triệu hộ gia đình có các khoản thế chấp đến bờ vực mất khả năng thanh toán".

    Theo Baoquocte

  • Vương quốc Anh thu hút nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn trong năm tài chính 2022/23 so với năm trước, nhưng các dự án này lại tạo ra ít việc làm mới hơn.

    nguon von FDI
    Lao động làm việc tại một nhà máy sản xuất ô tô của Vương quốc Anh. Ảnh: AFP

    Vương quốc Anh thu hút nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn trong năm tài chính 2022/23 so với năm trước, nhưng các dự án này lại tạo ra ít việc làm mới hơn, số liệu của chính phủ vừa công bố cho thấy.

    Bộ Kinh doanh và Thương mại cho biết, trong khi tổng số dự án FDI tăng từ 1.589 lên 1.654 dự án, các dự án mới này đã tạo ra 79.549 việc làm, giảm nhẹ so với mức 84.759 việc làm được tạo ra trong năm tài chính 2021/22.

    Trong khi hầu hết tất cả các khu vực ở nước Anh đều có ít dự án FDI mới hơn trong năm tài chính 2022/23, thì West Midlands đã đi ngược lại xu hướng đó, với 181 dự án so với 143 dự án của năm trước.

    West Midlands, trong đó có Birmingham, là khu vực duy nhất ở nước Anh cùng với London chứng kiến sự tăng trưởng về số lượng dự án FDI mới. Scotland (Xcốt-len), Xứ Wales và Bắc Ireland (Ai-len) cũng có nhiều dự án hơn so với năm trước.

    BNews (theo Reuters)

  • Nhà bán lẻ dược phẩm Boots đã thông báo kế hoạch đóng cửa 300 cửa hàng. Như vậy, số lượng chi nhánh của Boots sẽ giảm từ 2,200 xuống 1,900 cửa hàng. 

    Đông thái này nhằm mục đích tăng cường tính hiệu quả, bởi vì khá nhiều chi nhánh Boots nằm gần nhau. Dù trong 3 tháng vừa qua tính đến tháng 5/2023, doanh thu bán lẻ của Boots đã tăng 13.4%, so với cùng kì năm ngoái. 

    Đánh giá về tình hình hoạt động trong quý đầu tiên của năm nay, công ty cho biết: "Trong năm tới, Boots sẽ tiếp tục giải thể các cửa hàng có vị trí địa lý quá gần nhau. Tiết kiệm được chi phí mặt bằng giúp chúng tôi tập trung phát triển đội ngũ nhân viên và tăng thêm đầu tư cho các cửa hàng hoạt động tốt".

    boots dong cua 1
    Việc đóng cửa chi nhánh sẽ đẩy hàng ngàn người lao động vào rủi ro. Hiện Boots có khoảng 52,000 nhân viên. 

    James Kehoe, tổng giám đốc tài chính toàn cầu tại công ty mẹ của Boots, tập đoàn Walgreens Boots Alliance, cho biết: "Chúng tôi đang lên kế hoạch đóng cửa 300 chi nhánh ở UK và 150 chi nhánh ở Mỹ".

    Hiện tại công ty chưa có kế hoạch cho nhân viên nghỉ việc. 300 chi nhánh sẽ lần lượt đóng cửa trong năm tới. Hiện tại công ty có khoảng 52,000 nhân viên. 

    Trước đó vào năm 2019, Boots từng tuyên bố đóng cửa hơn 200 chi nhánh trong vòng 18 tháng. Nguyên nhân do doanh thu yếu kém, nhưng 2/3 các chi nhánh bị đóng cửa là do chúng quá gần nhau, chỉ cách vài phút đi bộ.

    Năm 2020, Boots cũng thông báo đóng cửa 48 chi nhánh nhãn khoa khiến 4,000 người mất việc. Các hệ thống bán lẻ lớn khác như Argos và Lloyds Pharmacy cũng vừa thông báo đóng cửa chi nhánh. 

    Ở North East, 17.5% các cửa hàng trên phố lớn đã bị đóng cửa. Con số này ở Wales là 16.5% và ở West Midlands là 15.8%. Trái ngược, số cửa hàng trống ở London chỉ là 11.1%, ở South East là 11.3% và ở East là 12.8%. 

    Các thị trấn như Wigan chứng kiến vô số chuỗi cửa hàng đóng cửa như Marks & Spencer, Debenhams, BHS, H&M và Next...

    Ở North East, Hartlepool, Newcastle và South Shields, tình hình cũng không khá hơn. Stockton-on-Tees ở County Durham có tới 20% cửa hàng bỏ trống, mặc dù con số này đang giảm xuống. Ở Margate (Kent), nhiều cửa hàng trống đã được chuyển đổi thành lớp học.

    Viethome (theo DailyMail)

  • Các nhà sản xuất bia ở Anh quyết định chỉ cắt giảm hàm lượng cồn nhưng không cắt giảm giá của một số loại bia phổ biến trong bối cảnh vương quốc này đối mặt tình trạng lạm phát dai dẳng.

    Giảm cồn không giảm giá

    Hãng tin CNN cho biết, Greene King, một nhà sản xuất bia lớn của Anh đang giảm hàm lượng cồn trong dòng bia nhạt Old Speckled Hen nổi tiếng của hãng từ 5% xuống 4,8%.

    Hay vào tháng 3, nhà sản xuất bia lâu đời nhất nước Anh Shepherd Neame đã giảm hàm lượng cồn của bia Spitfire và Bishops Finger đóng chai lần lượt từ 4,5% và 5,4% xuống 4,2% và 5,2%.

    Theo tờ Mail on Sunday, các nhà sản xuất bia đã giữ nguyên kích thước của chai/lon với lượng chất lỏng như cũ nhưng cắt giảm lượng cồn.

    Truyền thông Anh nhận định, tình trạng "lạm phát đồ uống" này phản ánh tình trạng "lạm phát thu nhỏ" trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống của Anh: Nhiều nhà sản xuất thực phẩm và siêu thị tuy giảm quy mô nhưng không giảm giá thành sản phẩm.

    Vì theo luật của Vương quốc Anh, các nhà sản xuất bia sẽ phải trả ít thuế cho loại đồ uống có nồng độ cồn thấp hơn. Vì thế có ý kiến cho rằng, các công ty sản xuất đã bỏ túi khoản tiền này thay vì chuyển nó cho khách hàng thông qua mức giá thành thấp hơn.

    lam phat nganh bia
    Nhà sản xuất bia Greene King đã cắt giảm nồng độ cồn trong bia nhạt Old Speckled Hen từ 5% xuống 4,8%. Ảnh: CNN

    Tuy nhiên, theo người phát ngôn của Greene King, việc giảm hàm lượng cồn chỉ nhằm mục đích bù đắp một số chi phí gia tăng sau nhiều năm chịu áp lực lạm phát đối với nguyên liệu thô, chi phí đóng gói và giá năng lượng.

    Người này khẳng định, việc cắt giảm hàm lượng cồn không ảnh hưởng đáng kể đến hương vị của bia.

    Người phát ngôn của Shepherd Neame thì tiết lộ, hãng hạ thấp hàm lượng cồn trong các dòng bia để "tăng sức hấp dẫn" vì người tiêu dùng "ngày càng chọn đồ uống có nồng độ cồn thấp hơn như một phần của lối sống lành mạnh".

    Ngoài ra, do chi phí nguyên liệu thô như năng lượng và thủy tinh tăng cao nên hãng đã tăng giá tất cả các loại bia của mình.

    Lạm phát dai dẳng

    CEO Hiệp hội Bia và Quán rượu Anh Emma McClarkin cho biết mặc dù lạm phát ở Anh đã hạ nhiệt nhưng các doanh nghiệp "vẫn cảm thấy rất khó khăn" và chỉ đơn giản là tìm cách giảm chi phí cho các mặt hàng.

    "Các nhà sản xuất bia đã phải đối mặt với việc tăng giá ngày càng tăng trong các chuỗi cung ứng trong hai năm qua và trong khả năng có thể, họ đã giảm bớt chi phí để tránh việc khách hàng phải trả quá nhiều tiền cho bia của họ", bà McClarkin nói với CNN.

    Tuy lạm phát ở Anh đã giảm trong những tháng gần đây nhưng vẫn ở mức cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong Nhóm G7. Lạm phát giá tiêu dùng ở Anh vẫn ở mức cao đạt 8,7% trong tháng 4.

    Cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Mark Carney nói với tờ The Daily Telegraph hôm 16/6 cho rằng, Brexit chính là nguyên nhân khiến lạm phát ở Anh kéo dài chưa hồi kết.

    Theo Toquoc

  • Nhà máy địa nhiệt mới khai thác năng lượng thu được từ việc khoan vào lớp đá granite - loại đá tự nhiên nằm ở sâu trong lòng đất và phân phối thông qua đường ống dẫn nhiệt chính dài 3,8km.

    nha may dia nhiet
    Anh khánh thành nhà máy địa nhiệt đầu tiên trong gần 4 thập kỷ. (Nguồn: Shutterstock)

    Ngày 19/6, nhà máy địa nhiệt sâu đầu tiên của Anh trong 37 năm đã bắt đầu đi vào hoạt động, giúp cho nước này bắt kịp châu Âu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

    Địa nhiệt là một nguồn tài nguyên tái tạo được khai thác từ sâu bên dưới lớp vỏ Trái Đất. Nhà máy này sẽ cung cấp năng lượng cho khu du lịch thiên nhiên Eden Project ở phía Tây Nam nước Anh.

    Ông Tim Smit, người đồng sáng lập khu Eden Project, ví địa nhiệt như một “gã khổng lồ đang ngủ yên” của năng lượng tái tạo.

    Ông cho biết nước Anh mới chỉ đứng ở vị trí 29 trong số các quốc gia châu Âu về lắp đặt các cơ sở năng lượng địa nhiệt, trong khi ở Hà Lan, Đức và Pháp - những quốc gia có chung địa chất cơ bản - công nghệ này được phát triển tốt và tạo ra hàng nghìn việc làm mới.

    Nhà máy địa nhiệt mới khai thác năng lượng thu được từ việc khoan vào lớp đá granite - loại đá tự nhiên nằm ở sâu trong lòng đất và phân phối thông qua đường ống dẫn nhiệt chính dài 3,8km.

    Ngoài ra, giếng địa nhiệt sâu nhất dưới lòng đất tại Anh - ở độ sâu hơn 5km - sẽ được sử dụng nhằm tiếp cận nguồn nước nóng có thể sưởi ấm cho cả khu Eden Project và dự án vườn ươm tân tiến Growing Point.

    Ông Smit đánh giá việc có một vườn ươm tại chính khu du lịch có thể giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vận hành, do cây trồng có thể được thu hoạch khi có nhu cầu.

    Theo TTXVN

  • Ngày 18/6, hãng tin Sputnik đưa tin tỉ phú Nga Roman Abramovich - người hiện đang đối mặt các lệnh trừng phạt của phương Tây - đang từ chối ký thỏa thuận chuyển 2,3 tỉ bảng Anh (2,9 tỉ USD) cho quỹ từ thiện hỗ trợ các nạn nhân chiến tranh ở Ukraine.

    Nguyên nhân là do ông Abramovich muốn một phần số tiền này được chuyển đến "những người Nga bị ảnh hưởng bởi chiến tranh". Đây là số tiền thu được từ thương vụ bán câu lạc bộ bóng đá Chelsea.

    Tuy nhiên, báo Daily Mail (Anh) cho rằng, cả chính phủ Anh và Ủy ban Châu u (EC) sẽ không đồng ý với yêu cầu đó trong lúc các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vẫn còn hiệu lực.

    Ông Roman Abramovich là tỉ phú dầu mỏ người Nga gốc Do Thái, từng sở hữu câu lạc bộ bóng đá Chelsea tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh.

    Vào đầu tháng 3/2022, tỉ phú Abramovich cho biết, ông đã rao bán câu lạc bộ bóng đá Chelsea khi biết rằng Vương quốc Anh sẽ trừng phạt ông vì chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.

    Roman Abramovich

    Anh sẽ là quốc gia đầu tiên tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga

    Luật mới của Vương quốc Anh cho phép nước này giữ nguyên tài sản bị đóng băng của Nga cho đến khi Ukraine được nhận bồi thường.

    Truyền thông Anh hôm 19/6 đưa tin, Vương quốc Anh đã ra luật cho phép lưu giữ và thanh lý các tài sản bị phong tỏa của Nga bị tịch thu, qua đó tạo tiền lệ cho các nước phương Tây.

    Theo các cơ quan truyền thông Anh, luật này sẽ đảm bảo rằng các tài sản bị đóng băng thuộc về nhà nước và cá nhân của Nga có thể bị tịch thu. Vương quốc Anh trở thành chính phủ châu Âu đầu tiên thực hiện một bước đi như vậy.

    Ngoại trưởng Anh James Cleverly khẳng định: “Thông qua các biện pháp mới, chúng tôi đang củng cố cách tiếp cận trừng phạt của chính quyền London, khẳng định rằng Vương quốc Anh sẵn sàng sử dụng các biện pháp trừng phạt đảm bảo Nga phải trả tiền để tái thiết đất nước Ukraine”.

    Nhiều chính phủ phương Tây, bao gồm cả Thụy Sĩ, cho đến nay vẫn chưa tiến hành việc tịch thu tài sản của Nga, bất chấp áp lực ngày càng tăng từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Có lo ngại rằng điều đó sẽ tạo tiền lệ cho các tài sản phương Tây nắm giữ ở nước ngoài cũng bị tịch thu, và do đó tác động tiêu cực lên niềm tin của các nhà đầu tư vào hệ thống ngân hàng châu Âu.

    Trong suốt thời gian qua, Brussels và các đồng minh đang xem xét những biện pháp nhằm tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga. Hội đồng Châu Âu gần đây đã thiết lập một sổ đăng ký kỹ thuật số về thiệt hại ở Ukraine - một động thái được xem là bước đầu tiên hướng tới việc tạo ra một “cơ chế bồi thường quốc tế”.

    Các biện pháp mới cũng sẽ bắt buộc bất kỳ cá nhân nào bị chỉ định theo lệnh trừng phạt phải khai báo tất cả tài sản được nắm giữ ở Anh. Việc không tuân thủ quy định sẽ bị phạt hoặc tịch thu tiền.

    Theo Ngân hàng Trung ương Nga, Anh đã đóng băng 26 tỷ bảng Anh (32,1 tỷ USD) tài sản thuộc về nhà nước Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine.

    Trong khi đó, EU mới đây bày tỏ lo ngại vị thế đồng euro gặp nguy hiểm do hành vi lợi dụng ngoại tệ Nga bị đóng băng.

    Tờ Financial Times trích dẫn một dự thảo lưu ý nội bộ từ Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết, ngày 16/6, ECB cảnh báo riêng với Ủy ban châu Âu về việc khai thác tiền lãi từ các tài sản bị đóng băng của Nga.

    Cơ quan quản lý tài chính của EU được cho là lo ngại động thái này có thể gây nguy hiểm cho niềm tin vào đồng euro với tư cách là một loại tiền tệ toàn cầu.

    Các nhà lập pháp EU đang cân nhắc cách thức sử dụng một phần số tiền lãi từ ngoại tệ bị đóng băng của Nga để tái thiết Ukraine sau khi cuộc xung đột với Nga kết thúc.

    Theo Financial Times, ECB lo ngại rằng những hành động như vậy có thể khuyến khích các ngân hàng trung ương nắm giữ dự trữ ngoại hối lớn “quay lưng” với đồng euro, đặc biệt nếu EU quyết định hành động đơn phương và không tham gia cùng các nước G7.

    Một nhà ngoại giao EU giấu tên nói với tờ Financial Times rằng Ủy ban châu Âu đang hoàn thiện các đề xuất về khả năng khai thác tài sản bị đóng băng của Nga, dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng này.

    Các kho lưu ký chứng khoán của EU đã phong tỏa khoảng 196,6 tỷ euro (215 tỷ USD) tài sản của Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột. Trong đó, riêng Euroclear có trụ sở tại Bỉ trong quý I/2023 đã có 734 triệu euro (805 triệu USD) tiền lãi từ số tiền bị đóng băng của Nga.

    Tổng cộng, các chính phủ phương Tây đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng trung ương Nga kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, và tịch thu tài sản trị giá hơn 80 tỷ USD thuộc về các công dân và doanh nghiệp Nga.

    Điện Kremlin nhiều lần cảnh báo rằng Nga sẽ trả đũa bằng biện pháp tương tự nếu thấy cần thiết.

    Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) hôm 16/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin mô tả những hành động này là “thời trung cổ”.

    “Nhiều doanh nhân kinh ngạc khi thấy tài khoản của họ ở phương Tây bị đóng băng. Không ai có thể tưởng tượng được. Họ phong tỏa tài khoản, lấy đi và thậm chí không giải thích tại sao. Thật sốc, hành động đó giống như thời trung cổ vậy” - Tổng thống Nga nói.

    Theo Kinhtedothi

  • Các cơ quan thực phẩm và logistics Anh cho biết, phí kiểm tra sản phẩm từ Liên minh châu Âu (EU) sẽ ảnh hưởng đến các công ty nhỏ hơn và các gia đình ở Anh.

    chi phi kiem tra bien gioi
    Các biện pháp kiểm soát mới hậu Brexit sẽ được áp dụng từ tháng 1/2024 sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng Anh. Ảnh minh họa: dailymail

    Ngành công nghiệp thực phẩm và logistics Anh đã đưa ra cảnh báo rằng, các biện pháp kiểm soát mới hậu Brexit sẽ được áp dụng từ tháng 1/2024 sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng Anh bằng cách đẩy giá thực phẩm lên cao và có nguy cơ làm gián đoạn chuỗi cung ứng.

    Những lo ngại xuất hiện sau khi Chính phủ Anh vừa công bố các đề xuất tính phí kiểm tra theo tỷ lệ cố định lên tới 43 bảng (54,21 USD) đối với mỗi lô hàng thực phẩm đến từ EU.

    Kể từ khi thỏa thuận thương mại giữa EU và Anh có hiệu lực vào tháng 1/2021, Chính phủ Anh đã không áp dụng các biện pháp kiểm tra toàn diện tại biên giới đối với thực phẩm nhập khẩu từ khối này, nhưng đã tuyên bố “ ý định chắc chắn” sẽ tăng cường kiểm soát từ tháng Mười năm nay.

    Các cơ quan trong ngành lập luận rằng các khoản phí được đề xuất, dao động từ 20-43 bảng, sẽ ảnh hưởng đến các công ty nhỏ hơn và các gia đình ở Anh vào thời điểm đang phải vật lộn với lạm phát giá thực phẩm tăng cao.

    Bà Nichola Mallon, người đứng đầu bộ phận thương mại tại Logistics UK, cơ quan thương mại vận tải Anh, cho biết khoản phí này "rất đáng lo ngại" do áp lực giá cả hiện tại. Bà nói: “Mức này quá cao và nếu được đưa ra, sẽ gây thêm áp lực lạm phát và có khả năng dẫn đến sự méo mó của thị trường trong việc luân chuyển hàng hóa”.

    Ông Shane Brennan, Giám đốc Liên đoàn chuỗi cung ứng lạnh của Anh, nói thêm rằng, các đề xuất này không có ý nghĩa gì vào thời điểm chính phủ đang tích cực thảo luận về việc áp dụng các biện pháp kiểm soát giá đối với các siêu thị ở Anh để giảm chi phí thực phẩm thiết yếu.

    Ông Brenna cho rằng: “Một tuần trước, chính phủ Anh tổ chức một cuộc họp khủng hoảng ở Phố Downing để thảo luận về tình trạng lạm phát thực phẩm ngoài tầm kiểm soát và tuần tiếp theo lại sẵn sàng gật đầu thông qua một khoản thuế nhập khẩu mới trị giá hàng triệu đô la đối với thực phẩm nhập khẩu của EU”.

    Lạm phát giá thực phẩm và đồ uống của Anh đã đạt mức kỷ lục 45 năm là 19,2% vào tháng Ba và vẫn ở mức cao trong tháng Tư ở mức 19,1% - cao hơn gấp đôi tỷ lệ lạm phát chung của quốc gia - ngay cả khi các nước láng giềng châu Âu thấy tỷ lệ này đã giảm đáng kể.

    Ở Đức, lạm phát lương thực đã giảm từ 17,2% trong tháng Tư xuống 14,9% trong tháng Năm, trong khi ở Hà Lan, tỷ lệ này giảm từ 15,6% xuống 14,8%.

    Lạm phát cao bất thường của Anh một phần là do các thỏa thuận biên giới hậu Brexit. Theo nghiên cứu của Đại học Kinh tế London (LSE), tác động của Brexit đối với giá lương thực đã khiến mỗi hộ gia đình phải trả 250 bảng Anh kể từ tháng 12/2019, tương đương 6,95 tỷ bảng Anh cho toàn Vương quốc Anh. Hiện khoảng 28% thực phẩm tiêu thụ ở Anh đến từ EU.

    Các nhóm ngành này cũng cảnh báo rằng, các khoản phí cố định, theo đề xuất của chính phủ, sẽ được đánh vào “từng mặt hàng đủ điều kiện được liệt kê trong tờ khai hải quan”, sẽ phân biệt đối xử với các doanh nghiệp nhỏ hơn.

    Ông William Bain, người đứng đầu bộ phận thương mại tại Phòng Thương mại Anh cho biết, đối với hàng chục nghìn nhà nhập khẩu và nhà cung cấp EU của họ, khoản phí mới này sẽ tạo thành một loại “thuế nhập cảnh” mới đối với các sản phẩm thực phẩm hàng ngày khi được đưa vào Anh. "Với lạm phát giá thực phẩm đang tăng nhanh trước tỷ lệ lạm phát chung, đây sẽ là một loại thuế sai lầm đối với doanh nghiệp không đúng thời điểm. Tác động của nó sẽ đặc biệt nghiêm trọng đối với các nhà nhập khẩu nhỏ hơn mang đến những lô hàng nhỏ hơn, giá trị thấp hơn", ông Bain nói .

    DEFRA, cơ quan phụ trách nông nghiệp của Chính phủ Anh, cho biết mức phí cố định được thiết kế để tránh các khoản phí cao đổ vào các doanh nghiệp cá nhân và mô hình của chính phủ đã gợi ý rằng, phí người dùng sẽ có tác động rất thấp đến lạm phát. “Chúng tôi hiện đang tham khảo ý kiến của ngành và các doanh nghiệp để đảm bảo rằng chúng tôi thực hiện phương pháp tiếp cận công bằng nhất phù hợp với họ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa vào trong nước và bảo vệ an toàn sinh học của chúng tôi,” một phát ngôn viên của chính phủ Anh cho biết thêm.

    Theo Bnews

  • Theo ông Stephen Pickford, thành viên tư vấn cao cấp thuộc Chương trình Tài chính và kinh tế toàn cầu của Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh Chatham House, Anh đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong nước trong phạm vi hạn chế sử dụng các biện pháp can thiệp tài chính để giải quyết các vấn đề này.

    nuoc anh vuot qua suy thoai
    So với dự báo chỉ một tháng trước rằng, nước Anh sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay, IMF hiện dự báo mức tăng trưởng khiêm tốn 0,4% vào năm 2023. (Nguồn: Shutterstock)

    Một tình thế tiến thoái lưỡng nan về chính sách sẽ trở nên trầm trọng hơn bởi các lực lượng địa kinh tế và địa chính trị rộng lớn.

    Những thách thức chính

    Đánh giá mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong tháng 4/2023 về nền kinh tế Anh có một số tin tốt đáng hoan nghênh. So với dự báo chỉ một tháng trước rằng, nước Anh sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay, IMF hiện dự báo mức tăng trưởng khiêm tốn 0,4% vào năm 2023.

    Nhưng điều quan trọng là phải đặt tin tốt này trong dài hạn. Trong ngắn hạn, hiệu quả kinh tế của Anh được cho là vẫn ở mức thấp nhất trong số các nước công nghiệp hóa. Lạm phát vẫn ở mức cao và dai dẳng. Và về lâu dài, năng suất thấp sẽ vẫn là lực cản đối với tăng trưởng và mức sống.

    Một số vấn đề ngắn hạn này đã trở nên trầm trọng hơn do các vấn đề quốc tế, chẳng hạn như xung đột ở Ukraine và hậu quả là giá năng lượng và lương thực tăng cao, cũng như sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu trong đại dịch Covid-19. Trong khi đó, tại Anh, mặc dù tỷ lệ di cư ròng vào nước này tiếp tục tăng, nhiều doanh nghiệp báo cáo rằng, họ vẫn không thể tuyển dụng đủ lao động có kỹ năng.

    Cũng có những dấu hiệu cho thấy lạm phát đã trở nên nghiêm trọng hơn ở Anh so với những nơi khác. Trái ngược với kỳ vọng của thị trường, lạm phát cơ bản của Anh đã tăng trong tháng Tư. BoE đã cảnh báo, sự cạnh tranh ít hơn từ các công ty châu Âu đang cho phép các công ty Anh tăng giá. Người lao động yêu cầu tăng lương để phù hợp với mức lạm phát cao, làm trầm trọng thêm áp lực gia tăng từ tình trạng thiếu lao động.

    Cuối cùng, các biện pháp trong “ngân sách nhỏ” (mini budget) của chính phủ cựu Thủ tướng Liz Truss vào mùa Thu năm 2022 đã gây thêm căng thẳng và bất ổn cho nền kinh tế Anh. Phản ứng của thị trường đối với chiến lược cắt giảm thuế được công bố trong “ngân sách nhỏ” là tức thì và dữ dội.

    Mặc dù các biện pháp của “ngân sách nhỏ” bị đảo ngược và các biện pháp củng cố hơn nữa được đưa ra trong ngân sách tháng 3/2023, nhưng nợ công được Văn phòng Trách nhiệm ngân sách Anh (OBR) dự báo sẽ tiếp tục tăng trong 4 năm tới, thể hiện sự thiếu hụt dư địa tài chính mà chính phủ phải đối mặt.

    Tiến thoái lưỡng nan về chính sách

    Ưu tiên hiện tại của chính phủ Anh là giảm lạm phát xuống mục tiêu 2% và bắt đầu giảm thâm hụt ngân sách và nợ công. Những mục tiêu này nhằm giúp nền kinh tế phát triển nhanh hơn bằng cách tăng số người có việc làm. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp so với tiêu chuẩn lịch sử, nhưng điều này phản ánh sự gia tăng số lượng người không tham gia vào lực lượng lao động và tăng trưởng năng suất rất thấp.

    Tình thế tiến thoái lưỡng nan về chính sách trong ngắn hạn là làm thế nào để giảm lạm phát mà không làm tổn hại đến tăng trưởng. Ưu tiên của “ngân sách nhỏ” mùa Thu năm 2022 là tăng trưởng, được tạo ra thông qua cắt giảm thuế, nhưng nỗ lực này đã bị trật bánh do phản ứng tiêu cực của thị trường. Ưu tiên hiện tại là nhanh chóng giảm lạm phát, điều này có nghĩa là cả chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ phải thắt chặt trong một thời gian.

    Thách thức dài hạn là năng suất lao động thấp. Cải thiện điều này là chìa khóa để tăng trưởng kinh tế bền vững theo thời gian, nhưng IMF ước tính tốc độ tăng trưởng của Anh chỉ là 1,5%/năm.

    Hai động lực chính của tăng trưởng năng suất là cải thiện chất lượng của lực lượng lao động và nâng cao số lượng và chất lượng đầu tư sản xuất. Nhưng cả hai điều này đều không dễ thực hiện và cũng không thể đạt được nhanh chóng.

    Tăng cường lực lượng lao động cũng đòi hỏi thời gian đào tạo và giáo dục, và có thể mất nhiều năm để mang lại kết quả. Tăng cường đầu tư có thể đạt được tiến bộ nhanh hơn, nhưng do phải “thắt lưng buộc bụng” trong nước (đặc biệt là các nguồn lực công), đầu tư có thể bị hạn chế trong hoàn cảnh hiện tại.

    Một con đường nhanh hơn là thu hút vốn nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Điều này cũng có thể hiệu quả hơn, vì đầu tư nước ngoài thường mang theo công nghệ tiên tiến nhất và tăng cường cạnh tranh, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước hoạt động hiệu quả và năng suất hơn.

    Một môi trường toàn cầu phân mảnh

    Anh có nhiều điểm hấp dẫn với tư cách là điểm đến của FDI, nhưng việc Anh rời khỏi EU (Brexit) khiến nước này trở thành một lựa chọn kém hấp dẫn hơn do những hạn chế xuất khẩu sang EU.

    Đây là một khía cạnh của sự phân mảnh địa kinh tế. Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất nêu bật một số sự kiện gần đây liên quan đến thương mại, đầu tư và công nghệ đa phương. Thay vào đó, có những áp lực buộc các nước phải chú trọng hơn vào "tự lực cánh sinh" và quan hệ tốt đẹp với các quốc gia có liên kết địa chính trị, cái gọi là “kết bạn”.

    Brexit, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và xung đột Nga-Ukraine là những ví dụ về xu hướng này, đặt ra thách thức đối với các mối quan hệ kinh tế và chính trị quốc tế. Nói rộng hơn, sự bất mãn ngày càng tăng của công chúng với toàn cầu hóa đang khuyến khích các chính sách hướng nội hơn.

    Một ví dụ quan trọng là sự ra đời gần đây của Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) và Đạo luật CHIPS và khoa học ở Mỹ, cung cấp hơn 400 tỷ USD tín dụng thuế, trợ cấp và cho vay để hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn trong nước và sản xuất công nghệ sạch.

    Mục tiêu chính là chống lại tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc trong các lĩnh vực chiến lược, chẳng hạn như chất bán dẫn và xe điện, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài và việc làm. EU cũng đang phát triển gói trợ cấp của riêng mình.

    IMF kết luận rằng, sự phân mảnh này sẽ dẫn đến thiệt hại lớn về sản lượng và tác động lan tỏa tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đối với các quốc gia bị thiệt hại do đầu tư bị chuyển đi nơi khác.

    Anh phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong nước với phạm vi hạn chế sử dụng các biện pháp can thiệp tài chính để giải quyết chúng. Nếu tình trạng phân mảnh địa kinh tế kéo dài và tăng cường, nó sẽ tác động ngày càng lớn đến quan hệ quốc tế, đảo ngược quá trình toàn cầu hóa và tác động tiêu cực đến mức sống của nhiều quốc gia.

    Là một nền kinh tế mở, Anh có khả năng bị ảnh hưởng đặc biệt bởi các lực lượng này. Nước này có thể cần phải đi theo sự dẫn dắt của Mỹ, EU và cung cấp thêm các khoản trợ cấp công nghiệp - ví dụ như đối với các nhà máy sản xuất pin - hoặc thua cuộc trong cuộc cạnh tranh để thu hút và duy trì các ngành công nghệ cao và năng lượng sạch.

    Với nguồn tài chính hạn chế, có nghĩa là Anh phải xây dựng liên minh với các đối tác lớn hơn - bao gồm hợp tác chặt chẽ hơn với EU và Mỹ về các vấn đề khoa học, công nghệ và quy định - hoặc có nguy cơ thua cuộc trong một môi trường toàn cầu đang phân mảnh.

    Theo Baoquocte

  • Vào hôm 6/6, gã khổng lồ năng lượng Shell (Vương quốc Anh) đã công bố dự định bán những tài sản thuộc danh mục bán lẻ điện và khí đốt tại Vương quốc Anh, Đức và Hà Lan, sau khi thực hiện đánh giá chiến lược vào tháng 1/2023.

    Shell cho biết trong một tuyên bố với AFP: “Chúng tôi đã hoàn thành công việc xem xét, và theo đó, chúng tôi dự định sẽ tách rời khỏi loại hình hoạt động này.” Theo Shell, tiến trình rao bán đã bắt đầu, và tập đoàn có kế hoạch ký thỏa thuận chuyển nhượng với người mua tiềm năng trong những tháng sắp tới.

    Shell không tiết lộ giá rao bán. Đánh giá chiến lược tháng 1/2023 của Shell cho thấy, “điều kiện thị trường đã thay đổi”.

    Từ vài năm nay, các nhà phân phối năng lượng đã phải chịu nhiều áp lực. Nhất là trong hai năm gần đây, hàng loạt các nhà cung cấp ở Vương quốc Anh đã tuyên bố phá sản, còn những nhà cung cấp khác thì bị mua lại, hoặc lệ thuộc vào viện trợ của chính phủ.

    Khi nền kinh tế mở cửa trở lại trong giai đoạn hậu COVID-19 và cuộc chiến Nga - Ukraine, giá bán buôn năng lượng đã tăng vọt, nhưng các nhà cung cấp không thể nhanh chóng điều chỉnh biểu giá bán theo mức tăng này, vì chính phủ đã ra quyết định áp trần giá năng lượng, nhằm bảo toàn chất lượng sống của người dân châu Âu.

    shell ban tai san o anh

    Dù vậy, Shell bảo đảm “sẽ không có thay đổi gì trong chính sách bán hàng.” Gã khổng lồ này cũng muốn bảo vệ càng nhiều nhân viên càng tốt trong quá trình chuyển giao tài sản, trong khi thông báo về đánh giá chiến lược đã gây lo ngại cho hàng nghìn việc làm.

    Shell Energy hiện có khoảng 2.000 nhân viên phụ trách công việc cung cấp năng lượng cho 1,4 triệu hộ gia đình ở nước Anh.

    Mặt khác, hoạt động kinh doanh bán buôn và cung cấp năng lượng cho loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ dưới thương hiệu Shell Energy, cũng như hoạt động bán năng lượng cho những cá nhân bên ngoài châu Âu sẽ không bị ảnh hưởng từ hoạt động chuyển giao tài sản.

    Theo AFP, Shell không muốn tiết lộ tên những người mua tiềm năng. Thế nhưng, vào cuối tháng 3, Sky News đã cho biết đã có những đề nghị mua khả thi từ những nhà cung cấp như Ovo Energy, Octopus hoặc Centrica - công ty mẹ của British Gas.

    Octopus cho biết không muốn bình luận với AFP. Khi được liên lạc, hai công ty năng lượng khác được nêu trên cũng đã không trả lời ngay lập tức.

    Theo petroltimes

  • Tình hình lạm phát của Anh năm 2023 có vẻ đang trở nên giống với thực trạng của những năm 1970 khi người ta nói về một 'căn bệnh Anh' khiến nước này được ví như 'bệnh nhân' của châu Âu.

    Báo The Financial Times (Anh) có bài viết nhận định rằng tình hình lạm phát của Anh năm 2023 có vẻ đang trở nên giống với thực trạng của những năm 1970 khi người ta nói về một “căn bệnh Anh” khiến nước này được ví như “bệnh nhân” của châu Âu.

    Lạm phát cao kéo dài làm lu mờ vấn đề lãi suất ở các quốc gia khác. Các hợp đồng tương lai gắn với chỉ số chứng khoán càng làm gia tăng áp lực về giá. Các cơ quan chức năng đang chật vật kiểm soát chi tiêu hộ gia đình trong khi vòng xoáy lương-giá leo thang cao hơn.

    Số liệu công bố ngày 24/5 cho thấy tỷ lệ lạm phát tháng Tư là 8,7%, cao hơn so với mức 8,4% mà Ngân hàng trung ương Anh (BoE) dự báo, cho thấy nước Anh dường như gặp phải một vấn đề riêng. Nước này không những chịu tác động của việc chi tiêu mạnh tay của chính phủ vào thời điểm thị trường lao động bị cắt giảm, điều mà Mỹ cũng đang phải đối mặt, mà còn cả những tác động còn lại của việc giá khí đốt bán buôn ở châu Âu tăng mạnh vào năm ngoái.

    vat gia leo thang o anh

    Tuy nhiên, với việc lạm phát ở Anh cao hơn đáng kể so với hầu hết các quốc gia khác ở Tây Âu và BoE liên tục đưa ra những dự đoán lạc quan quá mức, thì những lời bào chữa ngày càng ít đi.

    Stephen King, cố vấn kinh tế cấp cao của ngân hàng HSBC và là tác giả của cuốn “We Need to Talk About Inflation” (tạm dịch: Chúng ta cần bàn về lạm phát), đã tỏ ra gay gắt sau khi Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) công bố số liệu hôm 24/5. Ông cho rằng số liệu do BoE công bố nêu đậm một loạt thực trạng đáng lo ngại, đó là tăng trưởng suy giảm, lực cản tiền lương thực tế, lạm phát cơ bản cao nhất trong nhiều thập kỷ. BoE thừa nhận rằng họ đã sử dụng một mô hình không hoạt động tốt trong thời gian gần đây. Lãi suất chính sách vẫn rất thấp so với mức lạm phát cơ bản 6,8%.

    Lạm phát của Anh hiện cao hơn nhiều so với mức trung bình 7% của khu vực sử dụng đồng tiền chung euro. Hai quốc gia Tây Âu duy nhất khác có tỷ lệ lạm phát trên 8% là Italy - nơi lạm phát ngang bằng với Anh - và Áo. Giá thực phẩm vẫn tăng vọt với tỷ lệ 19,1% trong tháng 4/2023.

    Anh có vẻ như đang gặp khó khăn lớn hơn khi Đại học London School of Economics and Political Science (LSE) ngày 24/5 công bố nghiên cứu mới cho thấy các rào cản thương mại của Brexit đã đóng góp 8 điểm phần trăm vào mức tăng 25% của giá thực phẩm từ năm 2019 đến tháng 3/2023.

    Trong ba tháng liên tiếp, BoE cũng đã thất bại khi không hiểu được các động lực ngắn hạn của giá cả. Vào tháng Hai, BoE dự báo lạm phát sẽ giảm xuống 9,2% vào tháng Ba nhưng trên thực tế vẫn ở mức 10,1%. Khi BoE điều chỉnh các dự báo của mình trong tháng này, ngân hàng trung ương đã thiết kế các biên độ sai số mới để cải thiện độ chính xác. Các quan chức cho biết ngân hàng trung ương đã thử mọi cách để đảm bảo các dự báo không quá lạc quan một lần nữa.

    Thống đốc BoE, ông Andrew Bailey, ngày 23/4 thừa nhận rằng ngân hàng đã có “những bài học rất lớn” về kiểm soát lạm phát và dự báo lạm phát. Ông cho biết việc không hiểu được áp lực giá ngay lập tức đối với thực phẩm một phần là do thời tiết bất lợi ở Morocco mà BoE không thể dự đoán được và đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng các mặt hàng dễ hỏng như dưa chuột và cà chua.

    Tuy nhiên, ông Bailey cũng thừa nhận BoE đã không nhận ra rằng các nhà sản xuất thực phẩm đã chốt các hợp đồng bán buôn dài hạn về giá hàng hóa thực phẩm toàn cầu, sát với mức đỉnh của năm ngoái.

    Rõ ràng là vị Thống đốc này cũng không nhận ra giá cả tại Anh đã tăng 1,2% trong tháng gần nhất. Ông cũng không cho rằng việc tăng giá sẽ lan rộng như vậy, do giá ô tô cũ tăng và phí điện thoại di động tăng mạnh, rồi đến sách, thiết bị thể thao và đồ làm vườn cũng như các sản phẩm dành cho thú cưng. Phí điện thoại di động tăng một phần là do các hợp đồng tương lai gắn với chỉ số chứng khoán, một nét đặc trưng của những năm 1970 và vẫn là lý do khiến lạm phát kéo dài cho đến ngày nay.

    Ngay cả trước khi phạm phải những lỗi dự báo mới nhất, các quan chức của BoE đã chịu sức ép khi trực tiếp giải trình với các nghị sĩ tại Ủy ban Tài chính của Hạ viện vào ngày 23/5. Mặc dù ông Bailey cho biết BoE đã dựa trên đánh giá của mình để đẩy dự báo của mình lên mức cao hơn, nhưng ông đã bị Chủ tịch Ủy ban Tài chính Hạ viện - nghị sỹ Harriett Baldwin chỉ trích vì sử dụng một mô hình chỉ dựa trên dữ liệu phản ánh 30 năm ổn định giá tương đối.

    Huw Pill, nhà kinh tế trưởng của BoE, cho biết ngân hàng này đang nghiên cứu dữ liệu lịch sử một cách cẩn thận để có cái nhìn toàn diện về cách kiểm soát lạm phát. Ông nói: “Chúng tôi đang cân nhắc liệu có tiếp tục sử dụng các mô hình hiện có hay sẽ xây dựng lại các khuôn khổ đã được áp dụng cho dữ liệu của những năm 1970 và 1980 hay không”.

    Tuy nhiên, ông Huw Pill cũng nói thêm rằng trên thực tế cũng có thể những sự kiện vừa qua không liên quan trực tiếp đến nhau. Theo ông, lạm phát vẫn dai dẳng trong những thập kỷ trước bởi vì các công ty và nhân viên lúc đó mặc định rằng lạm phát sẽ vẫn ở mức cao, đồng thời định giá và yêu cầu tăng lương tương ứng.

    Mặc dù Thống đốc Bailey đã chấp nhận rằng vòng xoáy giá-lương đang khuếch đại lạm phát, nhà kinh tế trưởng của ông cho biết, tình hình hiện tại khác với những năm 1970. Ông Pill cho hay: “Cấu trúc của thị trường lao động rất khác biệt và đặc biệt là chế độ thực thi chính sách tiền tệ rất khác nhau”. BoE đã nhấn mạnh phần lớn lạm phát đến từ việc giá xăng và thực phẩm tăng mạnh, những mặt hàng mà Anh nhập khẩu và ngân hàng trung ương không kiểm soát được.

    Như các nhà kinh tế đã chỉ ra, việc BoE đổ lỗi tình trạng lạm phát cho giá năng lượng và lương thực nhập khẩu ngày càng trở nên không phù hợp với dữ liệu.

    Lạm phát cơ bản đã tăng từ 6,2% trong tháng Ba lên 6,8% trong tháng Tư khi mức trung bình mà các nhà kinh tế dự đoán vẫn y nguyên. Các số liệu chính thức cũng cho thấy hàng hóa và dịch vụ ít liên quan nhập khẩu đang ngày càng gia tăng đóng góp vào tỷ lệ lạm phát chung.

    ONS cho biết, trong tháng Tư, các hạng mục có tỷ lệ nhập khẩu dưới 10%, chẳng hạn như tiền thuê nhà ở, đã đóng góp 1,76 điểm phần trăm vào tỷ lệ lạm phát 8,7%. Con số này tăng từ 1,38 điểm phần trăm vào tháng Ba và là mức cao nhất kể từ khi hệ thống số liệu được công bố lần đầu tiên vào năm 2006.

    Allan Monks, chuyên gia kinh tế Anh tại ngân hàng JP Morgan Chase Bank, cho biết, đây là điều đáng báo động và sẽ khiến BoE tăng lãi suất thêm nữa. Ông Monks nói rằng: “Dữ liệu không thể được nhìn nhận là sản phẩm một lần hoặc đơn giản là một sản phẩm phụ gián tiếp của việc tăng giá năng lượng và thực phẩm, như BoE và những người ủng hộ có xu hướng đề cập gần đây.”

    Dư âm của quá khứ đã gây hoảng sợ trên thị trường tài chính, làm tăng kỳ vọng về việc tăng lãi suất trong tương lai. Thị trường tài chính dự đoán lãi suất sẽ tăng lên 5,3% vào cuối năm nay.

    Theo Sandra Horsfield, chuyên gia về kinh tế Anh tại công ty dịch vụ tài chính Investec, đây có thể là vấn đề rất nghiêm trọng và lãi suất có thể tăng thêm 0,25 điểm phần trăm lên 4,75% vào tháng Sáu. Theo bà Horsfield, trong thời kỳ lạm phát đình trệ theo kiểu những năm 1970, với tăng trưởng thấp và lạm phát cao, cần tự hỏi liệu việc "hãm phanh" đà tăng lạm phát mạnh hơn nữa có cần thiết hay không.

    Theo TTXVN

  • Hàng triệu người Anh liên tục chậm trả tín dụng hoặc không trả được phí sinh hoạt trong 6 tháng tính đến tháng 1.2023, trong bối cảnh giá cả tăng vọt và lãi suất cao hơn, theo khảo sát của cơ quan quản lý tài chính Anh (FCA).

    sieu thi o anh
    Các hộ gia đình Anh đối mặt lạm phát 2 con số từ tháng 9.2022. Ảnh: REUTERS

    Các nhà dự báo ngân sách Anh cho biết nước này đang trên đường lao dốc kỷ lục về các tiêu chuẩn sống trong 2 năm tính đến tháng 3.2024.

    Reuters hôm nay 17.5 dẫn số liệu của FCA cho biết số người trưởng thành ở Anh bị nợ hóa đơn sinh hoạt hoặc không đáp ứng được các cam kết tín dụng trong 6 tháng tính đến tháng 1.2023 đã tăng lên 5,6 triệu người so với 4,2 triệu người vào tháng 5.2022.

    Ông Sheldon Mills, Giám đốc phụ trách khách hàng và cạnh tranh của FCA, nhận xét cuộc nghiên cứu nêu bật “ảnh hưởng thực sự” của tình trạng gia tăng giá cả sinh hoạt ở Anh.

    FCA bắt đầu thu thập dữ liệu vào tháng 5.2022, sau khi giá năng lượng và thực phẩm tăng vọt vì diễn biến ở Ukraine.

    Trong cuộc khảo sát mới, từ ngày 6.12.2022 đến ngày 16.1.2023, cơ quan Anh tiếp nhận 5.286 phản hồi từ những người đã tham gia cuộc khảo sát vào tháng 5.2022.

    Kết quả cuộc khảo sát gần đây nhất cũng phản ánh tình trạng ngày càng có thêm nhiều người chật vật hơn trong việc chi trả hóa đơn, khoản vay thế chấp. Cứ mỗi 5 người trưởng thành ở Anh lại có 1 người lâm vào tình cảnh này.

    Với Ngân hàng trung ương Anh tăng mạnh lãi suất để đối phó lạm phát, 29% số người được hỏi có khoản thế chấp vào tháng 5.2022 cho hay số tiền họ phải trả hàng tháng đã tăng lên trong 6 tháng tính đến tháng 1. Trong khi đó, 34% số người thuê nhà phải đối mặt giá thuê tăng.

    Số liệu chính thức cho thấy tỷ lệ lãi suất ở Anh giảm nhẹ hồi tháng 4, nhưng vẫn trên mức 10%, với giá thực phẩm và đồ uống ở mức cao kỷ lục trong vòng 45 năm, theo Hãng tin RT.

    Nhà kinh tế trưởng Huw Pill của Ngân hàng trung ương Anh vào cuối tháng 4 nói rằng các hộ gia đình và người kinh doanh ở Anh cần phải chấp nhận thực tế là họ đang nghèo đi và không nên đòi tăng lương nếu không muốn giá cả mọi thứ tăng theo.

    Đến ngày 16.5, ông Pill bày tỏ sự hối tiếc với phát ngôn cứng rắn như trên, nhưng đó là thực tế mà Anh đang phải đối mặt, theo Sky News.

    Thanh Niên (theo Sky News)

  • Với xu hướng sống lành mạnh hơn so với những thế hệ trước, GenZ đang tạo ra thách thức cho Bộ Tài chính Vương quốc Anh.

    Khi thế hệ trẻ quay lưng với thuốc lá và rượu, Bộ Tài chính Vương quốc Anh đã mất 14 tỷ bảng Anh (tương đương 17,1 tỷ USD) do sự sụt giảm nguồn thu “thuế tội lỗi”. Đây là loại thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng với một số hàng hóa, dịch vụ được cho là gây hại cho xã hội.

    Theo ước tính của Bloomberg, nếu khoản thuế này được duy trì ổn định từ năm 2002, chính phủ đã có thể thu thêm 11,5 tỷ USD từ thuốc lá và 5,8 tỷ USD từ rượu.

    Thực tế này buộc Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt và những người tiền nhiệm phải tăng các loại thuế khác nhằm ổn định tài chính công.

    Những con số này tô đậm các thách thức mà ông Hunt phải đối mặt trong một xã hội thay đổi nhanh chóng với thế hệ mới. Ngoài thuế thuốc lá và rượu, ông Hunt cũng phải đảm nhận nhiệm vụ giúp Bộ Tài chính Anh thoát khỏi sự phụ thuộc vào thuế nhiên liệu, khi ngành công nghiệp ôtô chuyển từ xe chạy bằng xăng và dầu diesel sang xe điện.

    gioi tre Anh quoc song ngoan ngoan
    Một người đàn ông hút thuốc lá điện tử bên ngoài quán rượu ở quận Soho, London. Ảnh: Jose Sarmento Matos/Bloomberg

    Giới trẻ quay lưng với thuốc lá

    Thuế thuốc lá hiện chỉ chiếm 1% tổng doanh thu thuế từ khu vực công, giảm so với tỷ lệ 1,9% vào hai thập kỷ trước. Trong cùng thời kỳ, nguồn thu thuế từ cũng giảm từ 1,7% xuống 1,3%.

    Kết quả này đã tạo thêm gánh nặng cho những người nộp thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp - những người đang gánh vác thách thức khôi phục tiềm lực tài chính của đất nước.

    Theo Bloomberg, khoản lỗ do sự thay đổi lối sống đủ chi trả cho cả khoản trợ cấp chăm sóc trẻ em và ưu đãi đầu tư kinh doanh mà ông Hunt đã công bố trong ngân sách.

    Về vấn đề này, ông Chris Etherington, đối tác và chuyên gia về thuế tại RSM, nhận định khi giới trẻ ở Anh thay đổi thị hiếu, nguồn thu từ các loại thuế tiêu thụ đặc biệt trong tương lai sẽ bị đe dọa.

    “Những người trẻ tuổi đang có xu hướng dùng thuốc lá điện tử (vape) nhiều hơn thay vì thuốc lá và xì gà. Tương tự, mọi người cũng không uống nhiều rượu như trước đây”, ông nói.

    Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách Vương quốc Anh (OBR) dự kiến doanh thu thuế từ thuốc lá sẽ giảm trong những năm tới khi tỷ lệ hút thuốc tiếp tục giảm. Trong dự báo tháng 3, cơ quan này đã cắt giảm trung bình 987 triệu USD/năm với khoản thuế thuốc lá dự kiến thu trong 5 năm tới.

    Trong thập kỷ qua, Vương quốc Anh đã ghi nhận tỷ lệ hút thuốc giảm ở tất cả nhóm tuổi, trong đó GenZ từ bỏ thói quen này nhiều nhất.

    Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh, vào năm 2021, chỉ 13% thanh niên 18-24 tuổi hút thuốc lá, giảm một nửa so với con số 26% một thập kỷ trước đó. Song nhóm này có thể đã chuyển sang sử dụng thuốc lá điện tử, vì vậy chính phủ Anh đang xem xét đánh thuế vape.

    Trong khi đó, OBR dự kiến số thuế thu được từ rượu sẽ tăng vào năm 2027-2028, nhưng với tốc độ chậm hơn tổng số thuế. Trong thời gian tới, khoản thuế từ rượu thậm chí sẽ giảm khi ông Hunt tăng cường trợ cấp các sản phẩm bia và rượu táo nhằm hỗ trợ các quán rượu đang gặp khó khăn.

    Lợi ích lâu dài

    Dù Bộ Tài chính Anh thu được ít thuế hơn từ các "thói hư tật xấu" như thuốc lá và rượu, số liệu cho thấy các loại thuế này đang hỗ trợ thay đổi hành vi người dùng.

    Thuế tiêu thụ đặc biệt khiến những hành vi không lành mạnh hoặc gây hại cho môi trường trở nên đắt đỏ hơn. Về lâu dài, điều đó có thể giảm bớt gánh nặng cho Dịch vụ Y tế Quốc gia, từ đó giúp Bộ Tài chính Anh tiết kiệm tiền.

    “Nếu mọi người hút thuốc và uống rượu ít đi, (Vương quốc Anh) có thể sẽ trở thành đất nước khỏe mạnh hơn và tiết kiệm được một khoản tiền trong thời gian dài”, Clive Gawthorpe, chuyên gia từ tập đoàn UHY Hacker Young, cho biết.

    Nguồn thu thuế từ thuốc lá và rượu ngày càng giảm đã không ngăn cản chính phủ Anh áp dụng các loại thuế tiêu thụ đặc biệt khác trong những năm gần đây, chẳng hạn thuế đường và túi nylon.

    Cả hai được chứng minh là có ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy các nhà sản xuất nước giải khát giảm lượng đường trong công thức và hạn chế người mua sử dụng túi nylon.

    Theo trang thông tin của chính phủ Anh, các công ty đồ uống đã cắt giảm lượng đường trong công thức tương đương với việc loại bỏ 45 triệu kg đường khỏi các loại nước giải khát mỗi năm. Tỷ lệ đồ uống có hàm lượng đường cao trong siêu thị cũng giảm.

    Theo Zing

  • Những hình ảnh đối lập được tờ DailyMail đăng tải hồi tháng 3 cho thấy thực tế các biện pháp trừng phạt, vốn được ca ngợi nhiều của phương Tây đối với Nga vì cuộc chiến ở Ukraine, không tạo ra nhiều ảnh hưởng.

    nuoc anh thieu hut thuc pham 1
    Các kệ siêu thị hết hàng ở TP Bristol, phía Tây thủ đô London, Vương Quốc Anh. Nguồn: DailyMail

    Tờ DailyMail ngày 6/3 đăng tải những bức ảnh được chụp tại một khu ăn uống, hai siêu thị và một cửa hàng ở góc phố ở Perm - TP có dân số tương đương TP Birmingham của Anh, nằm ở vùng núi Ural cách xa thủ đô Moscow của Nga. Tại đó, các kệ hàng luôn đầy ắp thực phẩm tươi sống.

    Trong khi đó, cũng theo phản ánh của DailyMail, các siêu thị ở Vương quốc Anh đang ở trong tình trạng phải chia khẩu phần cà chua, dưa chuột, ớt và rau diếp đối với các đơn hàng, khi nông dân nước này phải vật lộn với chi phí năng lượng cao hơn khiến họ không thể sử dụng nhà kính vào mùa Đông để trồng trọt. Các loại quả mềm, bao gồm cả quả mâm xôi, cũng trở nên khan hiếm tại Anh.

    Tony Montalbano, Giám đốc của Green Acre Salads ở Roydon, hạt Essex, từng sản xuất được một triệu kg dưa chuột non mỗi năm, nhưng hiện các nhà kính của ông đã bị bỏ trống hoàn toàn kể từ tháng trước, vì không gánh nổi hóa đơn nhiên liệu tăng vọt lên tới 500.000 bảng mỗi tháng. Ông dự báo sản lượng của mình sẽ sụt giảm tới một nửa trong năm nay.

    Nguồn cung trứng gà cũng trở nên khan hiếm vì nông dân Anh không đủ khả năng chi trả chi phí giữ ấm cho gà đẻ trong chuồng trại vốn ngốn nhiều năng lượng. Và kết quả là nhiều mặt hàng chủ lực ở Anh đang đắt hơn nhiều so với ở Nga.

    Theo các bức ảnh được cư dân địa phương chụp lại và gửi cho DailyMail, đồ ăn ở Perm và nhiều nơi khác ở Nga rất rẻ. Năng lượng chi phí thấp ở một quốc gia giàu khí đốt giúp rau củ có thể được trồng trong nhà kính suốt mùa Đông khắc nghiệt. Nga cũng có thể nhập khẩu số lượng lớn trái cây từ các quốc gia đồng minh, chẳng hạn như Iran, nơi có khí hậu ấm áp hơn. Người Nga cũng không phải lo lắng về việc đổ xăng hoặc dầu diesel cho phương tiện vận tải, đi lại.

    nuoc anh thieu hut thuc pham 1
    Chợ thực phẩm ở thành phố Perm, Nga. Nguồn: DailyMail

    Ngoài ra là nhiều lợi thế khác: Thuế thu nhập ở Nga chỉ là 13% đối với những người có thu nhập dưới mức tương đương 163.000 bảng Anh - so với 40 - 45% đối với những người có thu nhập cao hơn ở Anh. Thuế địa phương, hay thuế hội đồng, cũng góp một phần trong chi phí người dân phải trả ở Vương quốc Anh.

    Các cư dân ở một tỉnh lẻ như Perm cũng khẳng định rằng các bệnh viện công của Nga "vẫn tuyệt vời", khi việc đăng ký khám chữa bệnh của người dân tại quốc gia này chủ yếu được bảo hiểm cho người lao động chi trả.

    Để thấy, một năm kể từ khi chiến sự nổ ra ở Ukraine, người dân Nga bình thường dường như không phải đối mặt với sự thiếu thốn nào trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Như chia sẻ của John, 67 tuổi, sinh ra ở Anh và có vợ là người Nga, nói với DailyMail từ căn hộ của họ ở Perm: "Khủng hoảng gì cơ? Chúng tôi đang sống cuộc sống bình thường bất chấp chiến tranh ở Ukraine. Chúng tôi đang ở Nga, làm việc ở đây và không chịu bất cứ sự trừng phạt nào của phương Tây".

    Ông nói thêm: "Điểm mấu chốt là tiền vẫn chảy vào đất nước nhiều hơn là chảy ra ngoài. Nhập khẩu từ châu Âu giảm nhưng trớ trêu thay, sản xuất của Nga lại tăng lên khi nước này trở thành một quốc gia tự cung tự cấp hơn".

    Thực tế này diễn ra ngay cả khi tiền lương ở Nga chỉ bằng một phần nhỏ so với ở Anh. Thu nhập trung bình mỗi người tính ra chưa đến 14.000 bảng, so với 33.000 bảng ở Anh - theo số liệu năm 2022 của Văn phòng Thống kê Quốc gia. Anh vẫn là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, trong khi Nga, thậm chí với dân số hơn gấp đôi, đã tụt xuống vị trí thứ 11.

    Các phương tiện truyền thông cánh tả của Anh đã cố đổ lỗi cho Brexit về tình trạng khan hàng. Nhưng các chuyên gia nông nghiệp khẳng định với DailyMail rằng đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm cả cuộc chiến của Nga ở Ukraine, thời tiết khắc nghiệt ở Tây Ban Nha và Ma-rốc đã gây ra tình trạng mất mùa...

    Từ đó, tờ báo của Anh đặt câu hỏi đáng suy ngẫm: Tất cả những điều này khiến chúng ta tự hỏi, ai đang chiến thắng trong cuộc chiến kinh tế này?

    Theo kinhtedothi

  • Dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh cho thấy nền kinh tế nước này giậm chân tại chỗ trong tháng 2.

    kinh te anh
    Cả lĩnh vực dịch vụ và sản xuất của Anh đều giảm, nhưng được bù đắp một phần bởi mức tăng kỷ lục 2,4% trong lĩnh vực xây dựng. Ảnh: Bloomberg

    Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh, sản lượng kinh tế tháng 2 của Anh đã không thay đổi so với tháng 1 trước đó. Sự sụt giảm trong lĩnh vực dịch vụ và sản xuất được bù đắp bằng tăng trưởng của lĩnh vực xây dựng.

    Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế trong tháng 1 của Anh đạt 0,4%, sau khi được điều chỉnh tăng 0,1 điểm phần trăm so với ước tính sơ bộ.

    Trong 3 tháng gần nhất tính đến tháng 2, GDP của Anh tăng trưởng tổng cộng 0,1%.

    Bình luận về các dữ liệu kinh tế mới nhất, ông Jeremy Hunt - Bộ trưởng Tài chính Anh - cho rằng triển vọng của đất nước "tươi sáng hơn mong đợi". Ông khẳng định Anh "sắp tránh được một cuộc suy thoái nhờ các bước đi của mình".

    Tuy nhiên, các nhà kinh tế không lạc quan như ông Hunt, nhất là khi ngân hàng trung ương vẫn mạnh tay tăng lãi suất để kìm hãm lạm phát dai dẳng, vốn đã đột ngột tăng vọt lên mức 10,4% vào tháng 2.

    Theo Zing