• Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia thăng hạng nhanh nhất và vào danh sách top 10 nước thu hút nhiều nhân tài nhất thế giới.

    Anh đã trở thành quốc gia thăng hạng nhanh nhất trong danh sách thu hút nhân tài thế giới kể từ năm 2019 nhờ những thay đổi trong quy định di trú thời kỳ hậu Brexit, sau khi rời Liên minh châu Âu (EU). Trong khi đó, một số quốc gia đã tụt hạng do chậm trễ trong xét duyệt hồ sơ hoặc có tỷ lệ từ chối cao trong xét đơn xin thị thực và tăng học phí đối với sinh viên.

    Theo OECD, Anh đã tăng hạng sau khi bãi bỏ hạn ngạch trước đây đối với lao động tay nghề cao. Nước này cũng áp dụng chế độ thị thực hào phóng đối với sinh viên quốc tế, cho phép họ ở lại để tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. OECD cho biết, những thay đổi này có thể tạo nên sự khác biệt lớn khi những người lao động tay nghề cao "ngày càng có khả năng lựa chọn điểm đến tốt nhất cho bản thân và gia đình."

    lao dong chat luong cao

    Cơ chế di trú của Anh thời kỳ hậu Brexit - được một nghiên cứu công bố trong tuần này mô tả là "sự thay đổi lớn nhất trong nửa thế kỷ" của hệ thống - nhằm tạo điều kiện cho việc tuyển dụng lao động trình độ cao từ khắp thế giới. 

    Năm ngoái, lượng nhập cư ròng vào Anh đạt mức cao kỷ lục, mặc dù điều này một phần do dòng người tị nạn, số lượng sinh viên tăng mạnh và xu hướng tăng tuyển dụng người nước ngoài của hệ thống y tế  quốc gia (NHS) và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

    Số lượng người nhập cư có trình độ đại học làm việc tại Anh đã tăng gấp đôi, lên 3,4 triệu người kể từ năm 2010, chiếm 23% lực lượng lao động có trình độ đại học, tăng 7%, theo bộ phận di trú quốc tế tại OECD. 

    Bất chấp kế hoạch gây tranh cãi được chính phủ công bố trong tuần này nhằm giải quyết vấn đề người nhập cư bất hợp pháp vượt biển đến Anh bằng thuyền nhỏ, dư luận tỏ ra ủng hộ việc nhập cư ngay cả khi số lượng người nhập cư tăng, theo một báo cáo của tổ chức nghiên cứu Vương quốc Anh trong một châu Âu thay đổi. 

    Tuy nhiên, quy định di trú mới của Anh sau Brexit, người sử dụng lao động trước đây được tự do thuê lao động từ EU có ít quyền tiếp cận đối với thị thực dành cho những công việc cần lao động trình độ thấp hơn.

    Hiện nay, chính phủ Anh đang xem xét việc nới lỏng quy định về thị thực đối với lao động trình độ trung bình trong ngành xây dựng và một số các ngành khác trong bối cảnh nước này đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trên diện rộng sau đại dịch. Việc Anh mở rộng loại thị thực dành cho người lao động trình độ trung bình phù hợp với những thay đổi chính sách ở một số quốc gia OECD khác, trong đó có Đức và Tây Ban Nha.

    Theo doanhnhansaigon

  • Các hãng bán lẻ tại xứ sở sương mù cảm thấy lo ngại khi Anh bãi bỏ việc miễn thuế mua sắm cho du khách nước ngoài từ cuối năm 2020.

    London từng được coi là điểm đến hàng đầu để mua sắm hàng xa xỉ của các du khách quốc tế mỗi khi tìm tới châu Âu. Tuy nhiên, sức hút này hiện đã sụt giảm đáng kể sau khi Anh bãi bỏ việc miễn thuế mua sắm cho du khách nước ngoài từ cuối năm 2020.

    Việc không còn được ưu đãi về thuế đang khiến các du khách quốc tế có xu hướng lựa chọn các địa điểm khác tại châu Âu như Paris, Madrid hay Milan để mua sắm thay vì London. Tình hình này đang khiến các hãng bán lẻ tại xứ sở sương mù cảm thấy lo ngại và kêu gọi các giải pháp hỗ trợ từ chính phủ.

    trung tam mua sam london giam suc hut
    Trung tâm mua sắm London giảm dần sức hút vì thuế. Ảnh minh họa: Unsplash

    Dữ liệu từ công ty hoàn thuế quốc tế Global Blue cho thấy, chi tiêu của du khách Mỹ và Trung Đông tại Anh trong năm ngoái chỉ mới hồi phục về mức của năm 2019, trong con số này tại Pháp, Italy và Tây Ban Nha đều đã ghi nhận mức tăng khoảng 2 lần.

    Đáng lo ngại hơn cả, một khảo sát thực hiện với 10 nghìn du khách Trung Quốc cũng cho thấy, số người dự kiến đến Anh đã giảm từ mức 70% hồi năm 2019 xuống còn 42%. Theo các hãng bán lẻ, sự bãi bỏ việc miễn thuế mua sắm cho du khách nước ngoài từ cuối năm 2020 là nguyên nhân chính khiến London có dấu hiệu hụt hơi so với các đối thủ tại châu Âu như Paris, Madrid hay Milan.

    "Nếu du khách có thể đến châu Âu và được giảm giá 20% khi mua sắm, tại sao họ lại không làm điều đó? Rõ ràng là nếu du khách có một chuyến đi nhiều điểm đến tới châu Âu, họ sẽ mua sắm ở Paris hay Milan", bà Sarah Jaconelli - Giám đốc truyền thông, hãng bán lẻ New West End cho biết.

    Ông Steve Medway - Giám đốc điều hành Hiệp hội Knightsbridge and King's Road Partnerships nói: "Mọi người vẫn muốn đến London và trải nghiệm những dịch vụ tại đây sau quãng thời gian nhu cầu bị dồn nén vì đại dịch. Tuy nhiên, họ không ở đây lâu và chi tiêu nhiều như trong quá khứ, đặc biệt là khi đi mua sắm. Trước đây, một gia đình du khách Mỹ có thể dành 7 ngày ở đây để trải nghiệm mọi thứ. Hiện họ sẽ chỉ ở đây 5 ngày và sau đó đi tàu tới Paris để mua sắm ở đó trong 2 ngày còn lại".

    Các doanh nghiệp hiện đang kêu gọi Chính phủ Anh cần sớm khôi phục các biện pháp ưu đãi thuế để duy trì khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ London với các đối thủ khác tại châu Âu.

    "Tác động dài hạn đối với London là sự thiếu đầu tư so với phần còn lại của châu Âu. Một số thương hiệu đã cho biết rằng, tình hình doanh số khiến họ đang ưu tiên đầu tư vào các cửa hàng ở Paris hơn, ngay cả với những thương hiệu chỉ vừa mới mở cửa tại London", ông Steve Medway - Giám đốc điều hành Hiệp hội Knightsbridge and King's Road Partnerships cho biết.

    Theo các chuyên gia, nếu các giải pháp không sớm được đưa ra, tình hình sẽ càng trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới không chỉ ngành bán lẻ Anh, mà còn cả hệ sinh thái du lịch, bao gồm các nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vận chuyển, bảo tàng và nhà hát.

    Theo VTV

  • Ngân hàng trung ương Anh đã tiếp tục tăng lãi suất bất chấp khủng hoảng hệ thống ngân hàng, dự báo rằng kinh tế Anh sẽ tránh được suy thoái và lạm phát vẫn là rủi ro chính.

    BoE đã tăng lãi suất từ 4% lên 4.25%, mức cao nhất kể từ năm 2008, đồng thời để ngỏ khả năng tiếp tục thắt chặt nếu lạm phát dai dẳng. Các quan chức bỏ phiếu 7-2, với 2 thành viên còn lại bỏ phiếu giữ nguyên lãi suất.

    Thống đốc Andrew Bailey và các cộng sự vẫn đang nỗ lực kiềm chế áp lực lạm phát giữa khủng hoảng hệ thống tài chính. BoE bỏ qua lo ngại về hệ thống ngân hàng sau khi 2 định chế tài chính quốc tế được cứu, cho thấy rằng các quan chức vẫn coi lạm phát là ưu tiên chính.

    bank of england tang lai suat

    Theo biên bản cuộc họp, “nếu có nhiều dấu hiệu cho thấy áp lực lạm phát kéo dài, sẽ cần thắt chặt thêm chính sách,” một bình luận giống với những gì ngân hàng đã nói từ tháng 2. Các nhận xét đã xoa dịu suy đoán rằng BOE đã sẵn sàng tạm dừng việc thắt chặt nhanh nhất trong ba thập kỷ.

    Các nhà đầu tư tuần trước đã bắt đầu đặt cược vào việc ngân hàng tạm dừng tăng lãi suất nhưng đã nhanh chóng đảo ngược kỳ vọng sau số liệu lạm phát cao bất ngờ vào thứ Tư.

    Biên bản cuộc họp không đưa ra bình luận mới nào về tình trạng hỗn loạn đã nhấn chìm Credit Suisse và Ngân hàng Silicon Valley. Ủy ban Chính sách Tài chính của BOE nói với các quan chức rằng hệ thống ngân hàng Anh vẫn có nguồn vốn tốt và “sức mạnh” để hấp thụ các cú sốc. Điều đó củng cố việc BOE sẽ điều hành chính sách tiền tệ của mình một cách độc lập với các hành động giải quyết rắc rối trong hệ thống ngân hàng.

    Thống đốc Bailey có thể nhắc về vấn đề này vào tuần tới trong phát biểu thứ Hai và buổi điều trần trước Quốc hội vào thứ Ba. Đối với 7/9 thành viên của Ủy ban Chính sách Tiền tệ, lạm phát cao hơn 0.6% so với dự báo vào tháng trước và thị trường lao động thắt chặt đã làm dấy lên lo ngại về vòng xoáy lương-giá cả.

    Họ cũng lưu ý rằng nền kinh tế mạnh hơn nhiều so với dự đoán vào tháng trước, đến mức các quan chức không còn dự báo thu hẹp trong quý II như trước. Biên bản cuộc họp cũng cho biết: “Triển vọng nhu cầu trong nước và toàn cầu mạnh mẽ hơn cũng được thúc đẩy bởi các yếu tố ngoài giá năng lượng giảm.”

    Silvana Tenreyro và Swati Dhingra là 2 quan chức bỏ phiếu không thay đổi lãi suất, cho rằng rằng các lần tăng lãi suất trước đây vẫn đang dần ảnh hưởng lên nền kinh tế. Họ cho biết lãi suất chính sách hiện tại đủ hạn chế để BoE có thể sớm phải đảo ngược những lần tăng đó.

    BoE cũng cho biết nền kinh tế toàn cầu đang mạnh mẽ hơn kỳ vọng. Họ kỳ vọng GDP Anh sẽ tăng nhẹ trong quý II, điều chỉnh tăng mạnh từ dự báo thu hẹp 0.4% trong cuộc họp tháng 2. Gói kích thích từ Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt tuần trước sẽ giúp GDP tăng 0.3% trong các năm tới.

    Dù lạm phát liên tục vượt dự báo, BoE vẫn kỳ vọng giá cả hạ nhiệt nhanh chóng trong những tháng tới. Hỗ trợ năng lượng hào phóng từ chính phủ và giá xăng bán buôn liên tục giảm sẽ khiến lạm phát hạ nhiệt từ mức 2 con số.

    Các nhà hoạch định chính sách cho biết thị trường lao động vẫn thắt chặt nhưng họ cũng nhận thấy các dấu hiệu cho thấy tăng trưởng tiền lương sẽ giảm nhanh hơn so với trước đây. Thất nghiệp không còn được dự báo tăng từ quý II. 

    Dubaotiente (theo Bloomberg)

  • Tuần trước, Sàn giao dịch Kim loại London (LME) đã gặp phải một tình huống dở khóc dở cười tại một nhà kho thuộc thành phố cảng Rotterdam của Hà Lan.

    Cụ thể, khi kiểm tra nhà kho lẽ ra đang lưu giữ 54 tấn nickel tại đây, họ phát hiện ra các bao đựng toàn là đá, theo WSJ. Chủ nhân kém may mắn của những bao đá này không ai khác chính là ngân hàng JPMorgan Chase.

    Theo thị giá hiện tại, 54 tấn nickel này có trị giá khoảng 1,3 triệu USD. Điều này đồng nghĩa sự cố hy hữu này không gây tác động lớn đến thị trường kim loại nhưng nó cũng làm dấy lên nghi vấn về tính an toàn của các hợp đồng giao dịch với LME. “Trong một ngành công nghiệp đầy rẫy những vấn đề, hợp đồng với LME đang bị xem là không an toàn”, Bloomberg viết.

    mua nickel thanh bao da
    JPMorgan Chase nghĩ mình đang sở hữu số nickel trị giá 1.3 triệu USD, hóa ra chỉ toàn là đá. Ảnh: Getty

    LME lần đầu công bố về sự cố này vào ngày 17/3 nhưng giữ bí mật danh tính của chủ sở hữu cũng như địa điểm nhà kho nơi lưu trữ lô nickel. Tuy nhiên, những người thân quen với vấn đề này cho hay nhà kho nói trên do một hãng logistic có tên Access Word sở hữu và điều hành, theo WSJ.

    “Access World xác nhận đang điều tra về những lô nickel được lưu trữ ở tất cả địa điểm và tìm kiếm cả sự hỗ trợ từ bên ngoài. Qua kiểm tra ban đầu, chỉ có 1 trường hợp cá biệt kể trên tại khu vực nhà kho ở Rotterdam”, Access World nói với Business Insider.

    Có vẻ như Access World sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường cho sự cố nói trên bởi trách nhiệm của họ là bảo vệ các lô hàng bên trong kho của mình.

    JP Morgan Chase được cho đã mua lô hàng này từ vài năm trước và là một trong những nhà đầu tư kim loại lớn trên thị trường.

    JP Morgan Chase và LME chưa có thêm bình luận về sự việc.

    Nhịp sống Thị trường (theo Metro)

  • Binance, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới, đã bắt đầu dừng các giao dịch gửi và rút tiền bằng đồng bảng Anh, sau 1 tháng có động thái tương tự với đồng USD.

    Một người phát ngôn của Binance cho biết công ty đã nhận được thông báo từ đối tác chuyển khoản Paysafe về việc đơn vị này sẽ dừng dịch vụ chuyển khoản bằng đồng bảng Anh từ ngày 22/5 đối với tất cả khách hàng hiện nay của Binance. Với các khách hàng mới, quy định này có hiệu lực từ ngày 13/3.

    binance ngung giao dich bang dong bang anh

    Theo người phát ngôn của Binance, sự điều chỉnh này ảnh hưởng đến 1% khách hàng của công ty, song không nêu rõ con số cụ thể. Binance cam kết đảm bảo những người dùng bị ảnh hưởng vẫn sẽ sử dụng được số dư bằng đồng bảng Anh (GBP) Binance là nền tảng tiền điện tử lớn nhất thế giới với hơn 128 triệu khách hàng.

    Paysafe - công ty cung cấp dịch vụ chuyển khoản thông qua mạng lưới thanh toán Faster Payments của Anh, chưa ra bất cứ bình luận nào liên quan đến thông tin trên.

    Trong khi đó, người phát ngôn Skrill - đơn vị thuộc Paysafe có hợp tác với Binance cho biết môi trường quy định của Anh liên quan đến tiền kỹ thuật số có quá nhiều thách thức và rất khó khăn để cung cấp dịch vụ ở thời điểm hiện tại nên công ty buộc phải thận trọng với quyết định được đưa ra.

    Năm ngoái, Cơ quan giám sát tài chính của Anh cho biết không đủ quyền hạn để ngăn chặn Binance tiếp cận hệ thống thanh toán nhanh hơn qua PaySafe. Cơ quan này thậm chí còn cảnh báo người dùng Anh rằng nền tảng này không có bất cứ dịch vụ nào được cơ quan chức năng Anh quản lý và cấp phép.

    Trước đó, ngày 7/2, Binance đã tạm ngừng các giao dịch gửi và rút tiền bằng đồng USD. Sau động thái của Binance, dòng tiền chảy ra từ ví tiền mã hóa của công ty này tăng đột biến. Hàng triệu USD được chốt bằng stablecoin (tiền ổn định) như Tether và USDC đã đổ vào vào các sàn giao dịch đối thủ hoặc ví cá nhân.

    Viethome (theo Metro)

  • Các cửa hàng bán lẻ trên phố lớn đang chịu nhiều áp lực trong năm nay, nhiều cửa hàng đã quyết định đóng cửa vĩnh viễn. 

    Hơn 15,000 cửa hàng được dự báo sẽ đóng cửa trong năm nay, bao gồm hàng trăm cửa hàng thuộc sở hữu của các chuỗi thương hiệu lớn. 

    Các nhà bán lẻ đang chịu áp lực lạm phát cao, tháng 12 vừa rồi lạm phát đã ở mức 10.5%. Con số này cao gấp 5 lần mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương Anh công bố. 

    Giá thực phẩm đã tăng 16.8% vào năm 2022. Những thực phẩm thiết yếu như sữa, phô mai và trứng là tăng giá nhiều nhất. Chi phí năng lượng và nhiên liệu cũng bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch, chiến sự Ukraine và sự thiếu hụt lao động cũng khiến đa phần các doanh nghiệp rơi vào lao đao. 

    Dưới đây là danh sách cửa hàng dự kiến sẽ đóng cửa trong năm nay:

    cac cua hang o Anh dong cua
    Ảnh minh họa: Matt Crossick

    1. Paperchase

    Dù chưa có thông tin chính thức về việc đóng cửa, nhưng Paperchase đã bắt đầu được đưa vào diện giám sát và cải tổ. Doanh nghiệp đang tiến hành thương lượng để đạt được một gói hỗ trợ quản trị. Do đó hàng trăm cửa hàng trên phố có nguy cơ bị đóng cửa. 

    Nhưng các báo cáo gần đây cho thấy Tesco có thể sẽ giải cứu doanh nghiệp văn phòng phẩm này. Hiện chưa có thông tin nào được xác nhận, các cửa hàng và website online vẫn hoạt động bình thường.

    2. M&Co

    Doanh nghiệp thời trang này trước đây có lên là Mackays. Từ tháng 12 năm ngoái, nó đã 2 lần rơi vào tình thế phải giải cứu. Hiện doanh nghiệp này đang được bán đấu giá.

    Mới đây, thương hiệu M&Co đã được Yours Clothing mua lại, nhưng cửa hàng thì không được mua. Một nguồn tin của The Sun cho biết 170 cửa hàng của M&Co có thể bị đóng cửa vĩnh viễn, khiến 1,910 người có nguy cơ thất nghiệp.

    3. H&M

    H&M đã bắt đầu đóng cửa nhiều chi nhánh khắp Anh quốc, bao gồm các chi nhánh ở Burton và Maidenhead. Hai cửa hàng khác ở Hartlepool và Isle of Wight cũng sắp đóng cửa. Chưa rõ nhân viên ở các cửa hàng này có bị cho thôi việc hay không.

    4. Argos

    Argos sẽ đóng tất cả cửa hàng ở Cộng hòa Ireland trong năm nay. Họ có khoảng 580 nhân viên ở 34 cửa hàng khắp Ireland. Việc đóng cửa sẽ diễn ra vào ngày 24-6-2023, nhưng các cửa hàng ở UK không bị ảnh hưởng. Argos thuộc sở hữu của Sainsbury's. 

    5. Wetherspoon

    Wetherspoon đang rao bán 39 quán rượu, trong khi 2 quán khác đã phá sản. So với trước đại dịch, doanh số bán hàng của thương hiệu này đã giảm 1.1% trong 5 tuần tính đến ngày 6-11-2022. 

    Trong số các chi nhánh bị rao bán, có 11 quán rượu nằm ở London, những quán còn lại nằm ở những thành phố lớn như Southampton và Derby. Bạn có thể xem danh sách các cửa hàng Wetherspoon bị rao bán tại đây.

    6. Stonegate

    Stonegate, gã khổng lồ đứng sau chuỗi quán bar Slug & Lettuce và Be At One, đang tìm cách bán bớt các cửa hàng của họ để trả nợ. 

    Thương hiệu Stonegate thuộc sở hữu của Công ty tư nhân TDR Capital. Công ty này đang mắc nợ 2.6 tỉ bảng và đang có kế hoạch bán 1,000 tiệm rượu để thu về 800 triệu bảng nhằm trả nợ. Thương hiệu này có 4,492 quán rượu, bar và hộp đêm khắp cả nước. 

    7. Các ngân hàng

    Hiện nay ngân hàng số đang lên ngôi, do đó nhiều chi nhánh trên phố lớn sẽ dần đóng cửa. Có 296 chi nhánh ngân hàng đã lên kế hoạch đóng cửa trong năm 2023,. 

    HSBC dự định đóng 114 chi nhánh. Natwest sẽ đóng 66 chi nhánh. Lloyds Bank đóng 36 chi nhánh, Barclays đóng 41 chi nhánh. TSB, Halifax, Santander và Nationwide cũng đã có kế hoạch đóng bớt một số chi nhánh.

    Bạn có thể xem lịch đóng cửa các chi nhánh ngân hàng tại đây.

    8. Các tiệm thuốc

    Mới đây, Lloyds Pharmacy đã tuyên bố rút khỏi hơn 200 chi nhánh của Sainsbury's. 

    Boots cũng sẽ đóng cửa 3 chi nhánh ở Salford Shopping Centre (Greater Manchester); Church Street (Malvern) và The Port Arcades Shopping Centre (Ellesmere).

    Viethome (theo The Sun)

  • Bất chấp “cơn gió ngược” ảm đạm của nền kinh tế, nước Anh vẫn kiên định với tham vọng biến nước này trở thành “siêu cường khoa học”.

    nuoc anh sieu cuong khoa hoc 1

    Có sẵn ý niệm bảo vệ môi trường, cậu thanh niên 20 tuổi Ross Hendron quyết tâm cứu rỗi hành tinh vốn đang bị ô nhiễm, theo Financial Times. Cựu nghiên cứu sinh khoa học thực vật trường Oxford này đã khởi nghiệp, với tham vọng tạo ra một điều gì đó khác biệt cho hệ sinh thái.

    Ước mơ của anh vẽ nên dưới ánh đèn tím từ phòng thí nghiệm ngoài ngoại ô, nơi cây lúa mì biến đổi gen đang được nghiên cứu và sắp đưa vào thử nghiệm. Ý tưởng cho startup Wild Bioscience ra đời từ bộ môn toán học và sinh học phân tử, xác định rõ các gen riêng lẻ trong lúa mì, sau đó kích hoạt cho ra giống mới phát triển nhanh và cần ít nước, chất dinh dưỡng hơn.

    “Nông dân là những người ở tuyến đầu biến đổi khí hậu. Vậy nên, chúng tôi cung cấp cho họ công cụ để nuôi sống 8 tỷ người trên hành tinh một cách bền vững nhất”, Ross Hendron nói.

    Wild Bioscience, được tạo ra bởi 12 triệu bảng Anh vốn huy động vào tháng 8/2021, chỉ là một trong số hàng trăm công ty công nghệ sinh học và khoa học đời sống ra đời từ cơ sở hàn lâm hùng mạnh. Đó chính xác là nơi chính phủ Anh đặt kỳ vọng, rằng một ngày nào đó, những startup có thể giúp nước này trở thành “siêu cường khoa học” được công nhận trên toàn cầu.

    Nằm trong số những trụ cột chính trong chính sách tăng trưởng kinh tế của Thủ tướng Jeremy Hunt, tham vọng này được ví như “sứ mệnh” lớn lao của chính phủ khi muốn biến nước Anh từ một “cường quốc học thuật” trở thành “siêu cường khoa học”, theo George Freeman, Bộ trưởng Khoa học, Nghiên cứu và Đổi mới Anh.

    nuoc anh sieu cuong khoa hoc 1
    Ross Hendron quyết tâm cứu rỗi hành tinh vốn đang bị ô nhiễm.

    Tuy nhiên, nhiều câu hỏi đang được đặt ra xoay quanh quy định và các vấn đề tài chính, rằng liệu nước này có thể hiện thực hóa một tham vọng quá lớn lao.

    “Vương quốc Anh rất giỏi trong việc xây dựng doanh nghiệp”, Alexis Dormandy, một nhà đầu tư khởi nghiệp kiêm cựu Giám đốc điều hành Oxford Science Enterprises, nói. “Tuy nhiên, thắc mắc đang được đặt ra, là liệu nước này có thể xây dựng cả một ngành công nghiệp?”.

    Theo Sir John Bell, giáo sư thuộc đại học Oxford, Vương quốc Anh chưa làm đủ nhiều để nắm bắt cơ hội. Được biết, ông Bell là người hỗ trợ quá trình phát triển vaccine AstraZeneca kiêm tác giả chiến lược công nghiệp khoa học đời sống năm 2017.

    “Hầu hết các sản phẩm mới chỉ ở thời kỳ đầu phát triển. Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta chưa thể đạt đến level như Boston hay San Francisco?”, ông Bell nói khi đề cập đến các trung tâm khoa học đời sống khổng lồ của Mỹ. “Nếu cộng tất cả các công ty ở Oxford, Cambridge và London, số lượng có thể gần bằng Boston. Tuy nhiên, khi xét về vốn hóa thị trường, chúng chỉ đóng góp một phần nhỏ”.

    Thách thức trong việc biến các startup nhỏ trở thành những “kỳ lân” trị giá hàng tỷ USD là rất khó bởi đòi hỏi dòng vốn đầu tư dài hạn, khả năng tiếp cận nhân tài và chất lượng cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như phòng thí nghiệm, nơi đào tạo…

    Quyết định thu hẹp quy mô chương trình tín dụng thuế nghiên cứu và phát triển của chính phủ mới đây nhận về không ít ý kiến trái chiều, đặc biệt từ ngành công nghệ sinh học - lĩnh vực vốn rất cần nhiều ngân sách mới có thể phát triển.

    nuoc anh sieu cuong khoa hoc 1
    Tập đoàn Canary Wharf đã cam kết xây dựng phòng thí nghiệm ướt lớn nhất châu Âu.

    Dormandy, người gọi Vương quốc Anh là “cửa hàng bán đồ công nghệ” giá rẻ cho thế giới, cho biết hiện tại, có quá nhiều công ty khởi nghiệp sụp đổ ngay cả khi họ bắt đầu có doanh thu để chứng minh tiềm năng.

    “Thường chúng sẽ được mua lại với giá hàng trăm triệu USD bởi các công ty tại Mỹ và Châu Á. Các đối tác của công ty đầu tư mạo hiểm nhận séc, còn họ cùng nhau ăn mừng. Tuy nhiên, đó chính xác là thời điểm chúng ta cần đặt ra câu hỏi, rằng làm thế nào để xây dựng được những công ty trị giá hàng tỷ USD”, Giám đốc điều hành Sở giao dịch chứng khoán London Julia Hoggett nói. “Chúng tôi có rất nhiều động lực khởi nghiệp nhưng lại không chịu chạy động cơ”.

    Bất chấp “cơn gió ngược” ảm đạm, nước Anh vẫn kiên định với tham vọng biến nước này trở thành “siêu cường khoa học”. Tại một cuộc họp nội các mới đây, các bộ trưởng đã được yêu cầu đưa ra các chiến lược về khoa học và đổi mới, theo FT. Nhiều người cũng bày tỏ nỗi thất vọng, rằng chính phủ thiếu các chính sách cụ thể và thường nói giỏi hơn làm.

    Trước đó, cựu Thủ tướng Anh Vladimir Johnson nhiều lần nhấn mạnh khoa học đời sống là ưu tiên hàng đầu của nền kinh tế hậu Brexit. Theo dữ liệu của chính phủ, ngành này đã tuyển dụng 268.000 nhân sự phục vụ trên 6.330 doanh nghiệp, đồng thời tạo ra doanh thu 88,9 tỷ bảng Anh vào năm 2020. 80% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy, chiến lược mở rộng quy mô toàn ngành là vô cùng quan trọng, ngay cả khi các công ty dược phẩm lớn trên toàn cầu có trụ sở tại Anh vẫn chiếm tỷ trọng lớn nếu xét về doanh thu và lượng nhân lực.

    Jonathan Symonds, Chủ tịch của GSK, đã hỗ trợ quá trình xây dựng chiến lược khoa học đời sống của chính phủ vào năm ngoái. Trọng tâm là tạo ra một môi trường kinh doanh nơi các công ty có thể tiếp cận nguồn tài chính phục vụ quá trình đổi mới và phát triển.

    nuoc anh sieu cuong khoa hoc 1
    Jonathan Symonds, Chủ tịch của GSK.

    Symonds, đồng Chủ tịch, cho biết Vương quốc Anh cần tập trung mở rộng quy mô vốn để giúp các công ty khởi nghiệp đạt mức tăng trưởng cần thiết. Đây cũng chính là cách giúp họ tồn tại và phát triển tại Anh.

    Gordon Sanghera, Giám đốc điều hành Oxford Nanopore Technologies, một doanh nghiệp niêm yết tại London trị giá 2 tỷ bảng Anh có công nghệ giải trình tự DNA cho biết, áp lực bán mình của các công ty mới thành lập là rất lớn.

    Thương vụ bán công ty giải trình tự gen Solexa có trụ sở tại Cambridge cho công ty Illumina của Mỹ vào năm 2007 với giá 600 triệu USD là một ví dụ điển hình. Thời điểm đó, đây được coi là thắng lợi lớn cho toàn ngành, song đối với Sanghera và Giám đốc công nghệ Clive Brown, thương vụ chẳng khác nào một sự thất bại.

    “Một công ty được đề nghị mua lại với giá 500 triệu bảng Anh bởi một công ty Mỹ và ai nấy đều ăn mừng. Tại sao chúng ta không nói 'không', đi tìm những nhân tài hàng đầu khác và biến nó trở thành một công ty trị giá 5 tỷ bảng Anh”, Sanghera nói.

    Dẫu vậy, Sanghera buộc phải thừa nhận rằng điều đó không hề dễ dàng và ví đây giống như việc “băng qua sa mạc”. Rất dễ dàng để huy động vốn thời kỳ đầu song đảm bảo vận hành trơn tru sau đó lại là một chuyện khác.

    nuoc anh sieu cuong khoa hoc 1
    Trụ sở của công ty dược phẩm sinh học Genentech ở San Francisco.

    Theo FT, hầu hết tiền đầu tư mạo hiểm tại Mỹ, Canada và Australia đều sẵn sàng đặt cược vào các công ty khởi nghiệp, song các nhà đầu tư tại Anh lại không chấp nhận rủi ro ở giai đoạn đầu.

    “Gần như 100% vốn đầu tư mạo hiểm đến từ Mỹ. Điều đó có nghĩa là các quyết định lớn sau đó được dẫn dắt bởi người Mỹ”, Symonds cho biết.

    Theo FT, chính phủ Vương quốc Anh cam kết tăng ngân sách cho R&D lên 22 tỷ bảng mỗi năm trong giai đoạn 2024-2025, trong đó phần lớn dành cho lĩnh vực khoa học đời sống. Vào năm 2021, các bộ trưởng cũng chấp thuận thỏa thuận đầu tư dài hạn của công ty Mubadala, Abu Dhabi, với cam kết đầu tư 800 triệu bảng vào lĩnh vực khoa học đời sống trong vòng 5 năm.

    “Rất nhiều công ty tuyệt vời đang ở đây. Lĩnh vực này đang phát triển. Chúng ta nên tiếp cận nó. Tầm nhìn của chúng tôi là xây dựng một khuôn viên khoa học đời sống quan trọng tại Canary Wharf”, Shobi Khan, Giám đốc điều hành Canary Wharf Group nói, đồng thời cam kết xây dựng một phòng thí nghiệm lớn nhất châu Âu tại khu đất phía đông London.

    Còn với chàng trai trẻ Hendron, anh mong muốn có thể ở lại Vương quốc Anh và phát triển một doanh nghiệp có khả năng tạo ra nhiều sự khác biệt. Được biết, startup Wild Bioscience được thành lập trong cụm công nghệ nông nghiệp Bỉ xung quanh Viện Công nghệ sinh học Flanders - hệ sinh thái thu hút những người giỏi nhất thế giới. Hendron quyết định ở lại Vương quốc Anh, mang nhân tài từ VIB và Mỹ về Wild Bioscience để phát triển gen lúa mới.

    Không biết liệu Wild Bioscience có vượt qua được “sa mạc”, khi mà rất nhiều công ty khởi nghiệp tham vọng đã chết chìm. Dẫu vậy, với giáo sư Bell, những công ty tiềm năng như Wild Bioscience vẫn có thể tạo ra sự khác biệt.

    Nhịp sống Thị trường (theo Financial Times)

  • Trong quá khứ, Anh từng có ngành công nghiệp ô tô hàng đầu trên thế giới tuy nhiên giờ đây, họ đang bị nhấn chìm trong những ánh hào quang cũ của chính mình.

    Kể từ đầu thế kỷ 20 cho tới trước cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, Anh từng là ngành công nghiệp ô tô thứ 2 trên thế giới với sản lượng sản xuất chỉ sau Mỹ.

    Sau cuộc đại chiến kết thúc, ô tô Anh vẫn trên đỉnh cao của danh vọng suốt thập niên 1950 – 1960. Những chiếc ô tô mang sự sang trọng và tinh tế từ xứ sở sương mù lan tỏa đến mọi ngóc ngách trên thế giới.

    cong nghiep o to anh 1
    Land Rover, thương hiệu ô tô Anh hiếm hoi đang tạm có kết quả kinh doanh tốt. Ảnh: Land Rover. 

    Đáng tiếc, đó chỉ là những "hào quang" của quá khứ. Ngành xe hơi Anh quốc đã tuột dốc không phanh trong 1/4 cuối thế kỷ 20. Nguyên nhân được chỉ ra là do sự quản lý lỏng lẻo, đầu tư thiếu thốn, cơ sở vật chất cũ kỹ và tình trạng bất ổn về nguồn lao động nội địa trong nhiều năm liên tục.

    Hậu quả đến hiện tại, nền công nghiệp xe hơi Anh quốc đang đứng thứ 19 thế giới về số sản lượng xe hơi được chế tạo mỗi năm, ít hơn cả Canada hay Slovakia, những đất nước non trẻ trên thị trường ô tô.

    Không những vậy, sản lượng bán ô tô trong năm 2022 của Anh đã đạt mức kỷ lục thấp nhất trong suốt 4 thập kỷ. Một thống kê vô cùng đáng thất vọng.

    Jaguar Land Rover, hãng xe hơi nổi tiếng nhất của ngành ô tô Vương quốc Anh, đã trở thành công ty con của hãng Tatar Ấn Độ sau khi hãng này dang tay cứu giúp trong cơn cùng quẫn suýt phá sản. Dẫu vậy, với các thiết kế bảo thủ, thiếu đột phá sáng tạo khiến cho tình hình kinh doanh của Jaguar cực kỳ ảm đạm. May thay, Land Rover đang kinh doanh ổn và tốt trở lại giúp cho Jaguar cũng có thể phần dựa dẫm phần nào.

    Tuy nhiên, những hãng ô tô đồng hương khác như Aston Martin và McLaren nổi tiếng với người yêu xe thế giới bằng những mẫu xe thể thao sang trọng và đắt tiền đang phải “trầy trật” để tìm kiếm các khoản đầu tư tài chính trước cơn suy thoái.

    cong nghiep o to anh 1
    Aston Martin, hãng xe thể thao siêu sang tới từ Anh cũng rất khó khăn khi bán những đứa con cưng của mình.

    Ở khía cạnh đầu tư nước ngoài, nước Anh cũng không còn là điểm đến hấp dẫn ở thị trường Châu Âu.

    Ford đã từng ngừng sản xuất ô tô con tại Anh từ năm 2002, và ngừng dây chuyền sản xuất xe tải từ năm 2016. Mới đây, Ford cũng vừa thông báo sẽ chuẩn bị ngừng phân phối dòng Ford Fiesta, một trong những dòng xe bán cực chạy ở thị trường Anh.

    Năm 2021, Honda đã đóng cửa nhà máy sản xuất của mình ở Swindon, miền nam nước Anh.

    Duy chỉ có Toyota tới từ Nhật Bản vẫn còn đang duy trì 2 nhà máy tại Anh trong khi ở Sunderland, Nissan cũng đang vận hành nhà máy chế tạo một số mẫu xe bao gồm Qashqai và Juke.

    Như thường lệ, một phần lớn nguyên nhân đi xuống của ngành công nghiệp ô tô Anh, lại được đổ lỗi cho Brexit (Sự kiện Anh rút lui khỏi Liên minh châu Âu). Brexit đã khiến cho các hãng xe Anh quốc phải gánh thêm hàng loạt các chi phí, chậm trễ giao hàng và tăng các rủi ro thương mại.

    Vietnamnet (theo caranddriver)

  • Theo thống kê của chính quyền thành phố London, hiện có 100 tỷ phú và 5.000 triệu phú (có khối tài sản lớn hơn 20 triệu Bảng) sinh sống tại thủ đô nước Anh. Ngoài ra có thêm khoảng 350.000 cư dân London sở sữu số tài sản lớn hơn 700.000 Bảng.

    Theo những con số này thì London quả là một trong các thành phố giàu có nhất thế giới, nhưng điều gì đã kéo các tỷ phú trong và ngoài nước Anh đến với London?

    Những khoảng tối

    London trên thực tế không phải là một thành phố dễ chịu để sống. Cuộc “đại tu” lớn nhất tại London diễn ra sau đại chiến thế giới thứ hai khi thành phố được xây lại gần như hoàn toàn. Thủ đô nước Anh vì thế không được quy hoạch cho cuộc sống hiện đại. Việc thiếu nhà ở, cơ sở hạ tầng điện – nước xuống cấp, tắc đường, ô nhiễm, v.v… là “chuyện thường” tại thành phố đang quá tải dân số này. Kể cả người giàu cũng phải chịu bất tiện khi sống tại London khi sân bay Farnborough ở ngoại ô thành phố đang phải “vật lộn” tìm chỗ đậu máy bay mới vì có quá nhiều người đang sở hữu chuyên cơ riêng.

    goc khuat nuoc anh 1
    Khó có ai phủ nhận được mặt tối của London.

    Vậy tại sao người giàu lại cứ muốn chuyển đến London? Tỷ phú Bjorgolfsson người Iceland, Chủ tịch công ty đầu tư Novator Partners LLP. nổi tiếng, đã sống tại London gần 20 năm, giải thích: “Tựu chung lại thì ai cũng muốn “hưởng” chế độ thuế cực kỳ ưu đãi của London. Các khách hàng hay hàng xóm của tôi khi sống tại London thì chỉ phải chịu mức thuế bằng 10-15% so với mức ở tổ quốc họ”.

    Nhưng thuế có phải câu trả lời duy nhất? Interpol và Europol từng không ít lần cảnh báo về nạn rửa tiền tràn lan tại London. Năm 2018, hai tổ chức này đã cộng tác với cảnh sát Anh điều tra nữ tỷ phú Zamira Shirali qizi Hajiyeva. Bà Zamira là vợ của Jahangir Hajiyev, nguyên Chủ tịch Ngân hàng Quốc tế Azerbaijan. Trong khi Jahangir phải vào tù vì các vi phạm tài chính, vợ ông ta vẫn sống một cuộc đời vương giả ở London. Có thông tin rằng chỉ riêng khoản tiền bà Zamira chi cho việc mua sắm tại cửa hàng bách hóa Harrods đã lên tới 16,3 triệu bảng.

    Giới chức trách Anh kết luận bà Zamira đang nắm trong tay một khối tài sản khổng lồ chồng bà ta bòn rút được từ chính quyền và người dân Azerbaijan. Những khoản tiền “bẩn” này đã được “rửa” thông qua hệ thống tài chính London để rồi sau đó “biến hóa” thành tài sản thật ngoài đời. Tuy đã ra kết luận rõ ràng như vậy nhưng phía Anh vẫn gặp khó khăn trong việc trục xuất bà Zamira về Azerbaijan. Bà ta không những sẵn sàng trả hàng triệu bảng cho các khoản tại ngoại mà còn chi ra từng đấy để thuê luật sư kéo dài vụ kiện trước tòa.

    Tổ chức Minh bạch quốc tế mới đây đã ra báo cáo cho biết tổng số bất động sản tại Anh được mua bởi những khoản tiền “khả nghi” đã lên tới 4,4 tỷ bảng. Phần lớn số bất động sản này có liên quan đến những cá nhân được cấp visa hạng 1. London cấp visa hạng 1 cho những người nước ngoài đầu tư tối thiểu 2 triệu bảng vào nước Anh. Cá nhân đầu tư càng nhiều tiền, visa và các thủ tục giấy tờ khác của họ càng được ưu tiên xử lý, và người đó cùng gia đình sẽ sớm được trở thành công dân Anh. Vấn đề là không ai quan tâm điều tra nguồn gốc của các khoản tiền đầu tư nói trên.

    Phát ngôn viên của tổ chức Minh bạch quốc tế phát biểu trong buổi họp báo: “Cả xã hội và chính phủ Anh đều đồng thuận việc không được để “tiền bẩn” xâm nhập vào hệ thống tài chính quốc gia. Chúng tôi kêu gọi các nhà chức trách hãy tiến những bước đầu tiên để đạt được mục tiêu này. Đã từ quá lâu rồi những cá nhân và tổ chức tội phạm tại các quốc gia khác được mời chào tiêu tiền vào thị trường tài chính, bất động sản và hàng hóa xa xỉ ở Anh. Nhiều thành phố lớn mà nghiêm trọng nhất là London đã trở thành cái “két sắt” cho tội phạm nước ngoài… Chúng tôi kêu gọi chính phủ Anh xem xét việc cải cách ngay quá trình cấp visa hạng 1”.

    Nhà báo điều tra Oliver Bullough giải thích cách mà nhiều đối tượng tội phạm nước ngoài rửa tiền tại Anh: “Đa số ngân hàng phương Tây không cho phép xử lý những giao dịch chuyển tiền từ các nước như Nga, Kazakhstan, Colombia, v.v… vì sợ gặp phải tiền “bẩn”. Số tiền này trước hết phải qua một loạt các công ty bình phong, quỹ đầu tư, v.v… mà nhiều trong số đó đặt tại lãnh thổ hải ngoại của Anh như Anguilla, Bermuda, quần đảo Cayman, v.v… Công dân Anh có mặt trong mọi bước của quá trình này, từ kế toán viên hay nhân viên ngân hàng “ngoảnh mặt đi” trước những giao dịch khả nghi đến luật sư sẵn sàng bào chữa cho tội phạm có tổ chức”.

    “Sau khi tiền đã nằm trong tài khoản tại Anh, sẽ có những “chuyên gia” xử lý hộ cho các ông chủ nước ngoài. Họ có thể thành lập công ty bình phong hay mua bán bất động sản để “che đậy” những khoản tài sản phi pháp. Hay họ cũng có thể ủng hộ số tiền trên cho một trường đại học hay tổ chức từ thiện nhằm “mua danh” cho những kẻ tội phạm”.

    Năm 2018, Chính phủ Anh quyết định thành lập Trung tâm Tội phạm kinh tế quốc gia trực thuộc Cục Tội phạm quốc gia. Sau bốn năm trung tâm đi vào hoạt động, ngay cả những người trong cuộc cũng thừa nhận tệ nạn rửa tiền tại London vẫn còn là vấn đề nghiêm trọng. Ông Graeme Biggar, Giám đốc trung tâm, cho biết: “Chúng tôi mới chỉ chạm đến “bề nổi” của tảng băng. Vấn đề lớn nhất là chính sách quản lý thị trường tài chính quá lỏng lẻo của London. Chúng tôi từng phát hiện ra một căn gác dưới gầm cầu thang chung cư được đăng ký là trụ sở của 5 công ty khác nhau. Đấy là kết quả của việc đăng ký doanh nghiệp mới quá dễ dàng. Các đối tượng rửa tiền tùy tiện lập công ty bình phong, rồi lại có những đối tượng khách cho chúng thuê địa chỉ giả để đi đăng ký doanh nghiệp”.

    Nói vậy không có nghĩa rằng Trung tâm Tội phạm kinh tế không làm việc của họ. Hồi tháng 6 năm nay trung tâm đã phạt ngân hàng Commerzbank 38 triệu bảng vì tội lơ là các biện pháp chống rửa tiền. Trước đó họ cùng nhà chức trách Mỹ phạt ngân hàng Standard Chartered 1,1 tỷ USD do để xảy ra hoạt động rửa tiền và vi phạm lệnh cấm vận Iran.

    Cuộc chiến giấy tờ

    Trong cuộc chiến chống rửa tiền, báo chí đóng vai trò rất quan trọng. Nhưng trên mặt trận này chính luật pháp Anh lại đang tạo điều kiện để bị những đối tượng tội phạm lợi dụng. Jho Low là một đối tượng chủ chốt trong vụ đại án tham nhũng  ở Malaysia. Trước khi Interpol phát lệnh truy nã toàn cầu với Jho Low, tờ Wall Street Journal có đăng một bài điều tra về các hoạt động tham nhũng của hắn. Tòa soạn báo ngay lập tức bị công ty luật Schillings ở London kiện ra tòa. Các luật sư Schillings cáo buộc hai tác giả bài báo là Tom Wright và Bradley Hope đã qua mặt báo và cuốn sách “Billion Dollar Whale” của họ mà xúc phạm danh dự của Jho Low.

    Tại sao Jho Low lại đi kiện tờ Wall Street Journal của Mỹ tại Anh? Nhà báo Bradley Hope hiện đang điều hành tổ chức hỗ trợ báo chí điều tra Project Brazen ở Anh, giải thích: “Luật báo chí, luật bảo mật thông tin cá nhân và luật sở hữu trí tuệ ở Anh và xứ Wales “nổi tiếng” là được làm ra để bảo vệ những kẻ đi kiện. Chỉ cần phía nguyên đơn có đủ tiền và kiên nhẫn là có thể khiến bên bị đơn sạt nghiệp. Bất kỳ tòa soạn nào ở Anh cũng lo việc bị kiện vì tội “bôi nhọ người khác” chỉ vì họ dám nói ra sự thât”.

    Các công ty luật London liên tiếp phủ nhận việc họ đang tấn công quyền tự do báo chí. Họ một mực cho rằng tất cả các khách hàng của họ có quyền được bảo vệ trước tòa. Không có nhiều người tin vào lời lẽ của họ. Một nhóm các hạ nghị viên của cả hai đảng Lao động và Bảo thủ từng ra tuyên bố chung chỉ trích những công ty luật như Carter-Rick, CMS và Harbottle & Lewis vì lợi nhuận mà đứng ra bảo vệ cho các đối tượng tội phạm nước ngoài. Trước đó các công ty này đã đâm đơn kiện nhà báo điều tra Catherine Belton sau khi bà xuất bản một series phóng sự về hoạt động tham nhũng của các tỷ phú Nga sống ở London.

    goc khuat nuoc anh 1
    Những căn nhà đắt tiền ở trung tâm London luôn được đặt vào tầm ngắm của tội phạm nước ngoài.

    Nhiều người còn nhớ vụ ám sát nữ nhà báo Malta lão thành Daphne Caruana Galizia. Bà là một huyền thoại trong ngành báo chí Malta vì đã “lật tẩy” không biết bao nhiêu vụ án buôn lậu, rửa tiền, hối lộ xuyên quốc gia. Bà bị ám sát bởi một quả bom xe vào năm 2017.

    Con trai bà, nhà báo Paul Caruana Galizia, nói về vai trò của các công ty luật ở Anh trong cái chết của mẹ mình: “Khi đó mẹ tôi có tới 47 đơn kiện khác nhau từ các công ty luật ở Anh trong khi bà chưa bao giờ viết gì về Anh quốc cả. Họ còn thường xuyên gọi điện đe dọa đến cả gia đình… Đến khi cảnh sát điều tra ra những kẻ đứng sau vụ ám sát đều là người từng bị mẹ tôi chỉ trích thì các công ty luật kia đều “phủi sạch” trách nhiệm khỏi tay họ, thậm chí còn từ chối cung cấp thông tin về khách hàng cho nhà chức trách”.

    Nỗi sợ bị kiện khiến các nhà báo Anh không dám nói gì chắc chắn cả. Một nhà báo giấu tên nhận xét với hãng tin Al Jazeera: “Chúng tôi không bao giờ viết “bản báo cáo cho thấy”. Thay vì vậy chúng tôi viết “Bản báo cáo gợi ý rằng”. Mục đích là để có bị kiện ra tòa thì phía bên kia cũng không thể dùng lời lẽ của mình làm bằng chứng”.

    Nhà báo điều tra Tom Burgis, một nạn nhân thường xuyên của những công ty luật London, giải thích: “Trong công ty họ không chỉ có luật sư. Họ còn có chuyên gia quan hệ công chúng, thám tử điều tra, v.v… sẵn sàng làm mọi chuyện để đạt được mục đích của mình. Có một lần tôi gặp “tay trong” của mình tại bãi đậu xe. Tôi đã kiểm tra chắc chắn rằng trong bãi đậu xe không có người. Vậy mà ngay ngày hôm sau tôi nhận được bức thư của một công ty luật miêu tả từng chi tiết của cuộc gặp. Tôi nghi rằng bằng cách nào đó họ đã lấy được cuộn băng ghi hình camera giám sát ở bãi đậu xe”.

    Đã hơn 20 năm nay các tổ chức báo chí như Project Brazen tìm cách kêu gọi chính phủ sửa những luật liên quan đến trung thực thông tin và bảo vệ danh tiếng. Mục tiêu của các tổ chức này là loại trừ được việc các cá nhân, tổ chức nước ngoài kiện được phóng viên ngoại quốc tại tòa án Anh, trong khi sự việc được đưa tin không liên quan gì đến Anh quốc.         

    Theo cand

  • Tài chính công của Anh đã xấu đi kể từ tháng Ba, sau khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine, khiến triển vọng kinh tế yếu hơn, chi phí đi vay cao hơn và chi tiêu công tăng.

    anh roi vao suy thoai

    Ngày 17/11, Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt cho biết Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách Anh (OBR) đã xác nhận rằng kinh tế Anh hiện đang trong tình trạng suy thoái.

    Phát biểu trước Hạ viện trong phần công bố kế hoạch tài chính trung hạn của Anh (Tuyên bố mùa thu), Bộ trưởng Hunt cho biết OBR đánh giá rằng Anh cũng như nhiều nước khác, hiện đang trong tình trạng suy thoái.

    Nhìn chung trong năm nay, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh vẫn dự báo tăng trưởng khoảng 4,2%. Tiếp đó, GDP sẽ giảm 1,4% vào năm 2023 trước khi tăng 1,3%, 2,6% và 2,7% trong 3 năm tiếp đó. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát của Anh sẽ ở mức 9,1% trong năm nay và khoảng 7,4% vào năm tới.

    OBR cũng dự đoán tỷ lệ thất nghiệp tại Anh sẽ tăng từ 3,6% hiện nay lên 4,9% vào năm 2024 trước khi giảm xuống 4,1%.

    Tài chính công của Anh đã xấu đi kể từ tháng Ba, sau khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine, khiến triển vọng kinh tế yếu hơn, chi phí đi vay cao hơn và chi tiêu công tăng.

    OBR ước tính tỷ lệ nợ cơ bản/GDP - số tiền được vay theo thời gian so với quy mô của nền kinh tế, sẽ tăng lên 97,3% vào năm tài chính 2027-2028.

    Trong năm tài chính 2025-2026, con số này ước tính là 97,6%, cao hơn nhiều so với dự báo OBR đưa ra hồi tháng Ba là 80,9%.

    Khoản vay của khu vực công ước đạt 7,1% GDP trong năm tài chính hiện tại, tăng từ mức 3,9% dự báo hồi tháng 3/2022.

    Trong năm tài chính tiếp theo, thâm hụt ngân sách được dự báo ở mức 5,5%, tăng từ 1,9% trong dự báo của OBR trước đó./.

    Theo TTXVN

  • Tân Thủ tướng Rishi Sunak đang nỗ lực bình ổn thị trường với kế hoạch tăng thuế cho dự thảo ngân sách công bố ngày 17/11 ngay cả khi việc làm này có thể gây tổn hại thêm cho nền kinh tế Anh.

    ngan hang trung uong anh tang lai suat thang 11

    Ngày 3/11, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, mức tăng lớn nhất trong 33 năm, để kiểm soát lạm phát dự báo tăng cao kỷ lục lên khoảng 11%.

    Quyết định này đưa lãi suất của Anh lên 3%, mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. BoE cho biết nước Anh đang rơi vào tình trạng suy thoái dự báo kéo dài đến giữa năm 2024.

    Tăng lãi suất là giải pháp mà nhiều ngân hàng trung ương thực hiện đề kiềm chế tốc độ tăng lạm phát hiện đã lên mức kỷ lục ở nhiều nước.

    Tại Anh, lạm phát đã vượt 10% - cao nhất trong 40 năm qua do giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao, trong khi nước này vừa trải qua đợt khủng hoảng của thị trường tài chính do kế hoạch ngân sách của cựu Thủ tướng Liz Truss.

    Hiện Tân Thủ tướng Rishi Sunak đang nỗ lực bình ổn thị trường với kế hoạch tăng thuế cho dự thảo ngân sách công bố ngày 17/11 ngay cả khi việc làm này có thể gây tổn hại thêm cho nền kinh tế Anh.

    Khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020, BoE đã giảm lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục 0,1% và cũng "bơm" một lượng lớn tiền mặt mới để kích thích kinh tế. Tháng 12/2021, BoE bắt đầu tăng lãi suất và đến nay ngân hàng này đã điều chỉnh tăng lãi suất 7 lần liên tiếp.

    Theo TTXVN

  • Thủ tướng Rishi Sunak đang tái xem xét việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công ở mức lớn sau khi tình hình tài chính của Anh đã được cải thiện đáng kể, tờ Telegraph cho hay.

    ong sunak lai tang thue
    Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt (trái) và ông Rishi Sunak.

    Tờ Telegraph đưa ra thông tin trên sau khi ông Sunak thông báo trì hoãn công bố kế hoạch tài chính. Ông sẽ dời quyết định này tới ngày 17/11, chậm hơn 2 tuần so với kế hoạch trước đó, Reuters đưa tin.

    Theo phân tích của nhóm nghiên cứu Resolution Foundation, việc trì hoãn 2 tuần so với dự kiến thu nhỏ quy mô “lỗ đen” trong tài chính công lên tới 11,6-17,4 tỷ USD.

    Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt cảnh báo “một số loại thuế sẽ tăng lên”, trong khi số khác “sẽ không được cắt giảm nhanh chóng như kỳ vọng”. Tuần trước, Telegraph đưa tin ông Hunt đang xem xét tăng khoản thuế lên tới 20 tỷ bảng Anh trong gói ngân sách dự kiến ​​được đưa ra vào ngày 31/10.

    Việc trì hoãn kế hoạch mới đồng nghĩa với việc Ngân hàng Trung ương Anh sẽ thiết lập lãi suất vào ngày 3/11 mà không biết tới chính sách thuế và chi tiêu mới.

    Cùng ngày 26/10, ông Sunak nói với nội các mới rằng thời kỳ kinh tế đầy thách thức đang ở phía trước.

    “Thủ tướng nói với nội các rằng ổn định kinh tế và tài khóa bền vững sẽ là trọng tâm trong sứ mệnh của chính phủ”, người phát ngôn văn phòng thủ tướng cho hay. “Ông ấy nhấn mạnh điều này đòi hỏi một số quyết định rất khó khăn, nhưng chính phủ sẽ hành động với lòng trắc ẩn, bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương nhất và tiếp tục tìm kiếm sự tăng trưởng dài hạn”.

    Kế hoạch tài chính của chính quyền Thủ tướng Sunak được chờ đợi bởi nó sẽ cho biết London làm thế nào để bù đắp khoản thâm hụt ngân sách lên đến 46 tỷ USD.

    Zing (theo Telegraph)

  • Sự ra đi của Thủ tướng Liz Truss càng làm gia tăng tình trạng bất ổn của chính trường nước Anh kể từ sau BREXIT (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu).

    Việc bà Truss từ chức cũng khiến vị trí lãnh đạo nước này rơi vào thế bấp bênh trong bối cảnh Anh đối mặt với cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt và suy thoái kinh tế.

    Đảng Bảo thủ cầm quyền sẽ gấp rút bầu lãnh đạo mới tuần tới để tìm ra ứng viên thay thế bà Truss, người có thời gian giữ chức thủ tướng ngắn nhất trong lịch sử Anh chỉ với 45 ngày. Bà Truss cho biết bà sẽ tiếp tục tại vị cho đến khi chọn được người thay thế. Người kế vị bà Truss sẽ trở thành thủ tướng thứ 3 của Anh trong năm nay. 

    tuong lai mo mit cua nuoc anh
    Người kế nhiệm bà Truss cần phải có các chính sách tập trung vào ổn định kinh tế. Ảnh: Reuters

    Các ứng cử viên tiềm năng thay thế bà bao gồm cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak, người thua bà Truss trong cuộc đua vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ vừa qua, chủ tịch Hạ viện Penny Mordaunt, Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace và ông Boris Johnson, cựu thủ tướng từ chức hồi tháng 7.

    Các ứng viên thủ tướng cần có ít nhất chữ ký ủng hộ của 100 nghị sĩ trong số 357 nhà lập pháp đảng Bảo thủ, như vậy chỉ có tối đa 3 ứng viên tranh cử. Trong trường hợp có 3 ứng viên, các nghị sĩ Bảo thủ sẽ bỏ phiếu để chọn ra hai người có kết quả cao nhất vào ngày 24-10. Tiếp đến, 172.000 nghị sĩ Bảo thủ sau đó sẽ bỏ phiếu trực tuyến và danh tính tân thủ tướng dự kiến được thông báo vào ngày 28-10.

    Tờ Telegraph (Anh) hôm 20-10 cho biết ông Boris Johnson kêu gọi các nghị sĩ ủng hộ mình trở lại ghế thủ tướng với lời hứa dẫn dắt đảng Bảo thủ tới chiến thắng trong tổng tuyển cử. Việc ông Johnson tái tranh cử được cho đang gây chia rẽ trong đảng Bảo thủ. Đảng Bảo thủ cho biết các điều luật của đảng cũng không có điều khoản có thể ngăn ông làm vậy.

    Bà Bronwyn Maddox, giám đốc tổ chức tư vấn về các vấn đề quốc tế Chatham House (Anh), nhận định: "Vị thế của Anh trên thế giới chắc chắn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi diễn biến mới này và việc thay Thủ tướng liên tục".

    Người kế nhiệm bà Truss cần phải có các chính sách tập trung vào ổn định kinh tế nhưng cũng phải bao gồm một giải pháp về mối quan hệ với châu Âu cũng nhưng giải quyết những bất ổn là hậu quả nặng nề của BREXIT.

    Ông Paul Dales tại Công ty nghiên cứu Capital Economics (Anh) cho rằng: “Nhìn chung, việc bà Truss từ chức là một bước cần thiết để chính phủ Anh tiến xa hơn trên con đường khôi phục sự tín nhiệm trong mắt thị trường tài chính. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều phải làm và tân thủ tướng có nhiệm vụ lớn là định hướng nền kinh tế vượt qua cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt, khủng hoảng chi phí vay thế chấp mua nhà và cuộc khủng hoảng tín nhiệm. Rõ ràng tình hình đang tiến triển rất nhanh".

     Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) gần đây đã hạ triển vọng kinh tế Anh và dự báo một cuộc suy thoái nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra và tăng trưởng kinh tế Anh có thể sẽ còn giảm thêm sau thông báo hồi đầu tuần của tân bộ trưởng Tài chính.

    Với việc các cuộc thăm dò mới đây cho thấy sự ủng hộ dành cho đảng Bảo thủ giảm mạnh, vòng xoáy hỗn loạn trong chính trường Anh được dự báo sẽ còn kéo dài thời gian tới.

    Theo Người Lao Động

  • Tân Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt đang xúc tiến thành lập Hội đồng Cố vấn Kinh tế, nhằm dẫn dắt nền kinh tế nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng niềm tin của các nhà đầu tư.

    bo truong tai chinh moi Jeremy Hunt

    Trong một tuyên bố ngày 17/10, Bộ trưởng Hunt nêu rõ Hội đồng Cố vấn Kinh tế sẽ đưa ra những tư vấn hữu ích từ góc độ của các chuyên gia độc lập.

    Trước mắt, các thành viên hội đồng gồm ông Rupert Harrison - người từng là trợ lý của Bộ trưởng Tài chính George Osborne trước đây, các ông Gertjan Vlieghe và Sushil Wadhwani - từng làm việc tại Ủy ban Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và ông Karen Ward - trưởng nhóm chiến lược gia thị trường châu Âu tại JPMorgan Asset Management. 

    Thông báo đăng trên trang web của Bộ Tài chính Anh nêu rõ: "Hội đồng Cố vấn Kinh tế sẽ hoạt động như một diễn đàn tham vấn cho chính phủ về kinh tế của Vương quốc Anh, cũng như kinh tế quốc tế".

    Theo đó, hội đồng không có quyền hoạch định chính sách hoặc ra quyết định thực hiện chính sách. Các thành viên của hội đồng này sẽ do Bộ trưởng Hunt lựa chọn hoặc bãi nhiệm và sẽ được đánh giá năng lực sau mỗi 6 tháng. 

    Cũng trong ngày 17/10, Thủ tướng Anh Liz Truss đã xin lỗi vì “những sai lầm” trong chính sách của bà đã khiến niềm tin của nhà đầu tư giảm và mức độ tín nhiệm trong các cuộc thăm dò của bà sụt giảm. Mặc dù vậy, bà  khẳng định sẽ không từ chức Thủ tướng Anh.

    Trong một phát biểu trên đài BBC, Thủ tướng Truss cho biết: “Tôi thực sự muốn nhận trách nhiệm và nói xin lỗi về những sai lầm đã gây ra. Tôi đã muốn hỗ trợ người dân giải quyết hóa đơn năng lượng trong bối cảnh thuế cao, nhưng chúng tôi đã đi quá xa và quá nhanh”.  Bà đồng thời nêu rõ đã chỉ định ông Jeremy Hunt làm Bộ trưởng Tài chính mới của Anh sau khi nhận ra rằng mình "cần phải thay đổi hướng đi".

    Trước đó, trong một đánh giá ngày 15/10, tân Bộ trưởng Hunt cũng cho rằng Chính phủ của Thủ tướng Truss đã mắc sai lầm khi thực hiện kế hoạch cắt giảm thuế gây tranh cãi dẫn đến tình trạng hỗn loạn trên thị trường tài chính nước này.

    Theo TTXVN

  • Ngày 10/10, Chính phủ Anh bổ nhiệm một quan chức giàu kinh nghiệm làm người đứng đầu kho bạc, sau khi thị trường trải qua những ngày đầy hoảng loạn.

    tong truong ngan kho
    Ông James Bowler trở thành tổng trưởng ngân khố mới của Anh.

    Ông James Bowler sẽ trở thành tổng trưởng ngân khố, sau khi người tiền nhiệm Tom Scholar phải ra đi, chỉ ít ngày sau khi ông Kwasi Kwarteng được bổ nhiệm làm bộ trưởng tài chính.

    Việc sa thải ông Scholar phá vỡ quy ước của Anh rằng các quan chức phi đảng phái sẽ tiếp tục giữ vị trí của họ sau khi có thay đổi về lãnh đạo chính trị. Quyết định được đưa ra trước khi Bộ trưởng Kwarteng thông báo hàng loạt chính sách giảm thuế, khiến thị trường trải qua những ngày hỗn loạn.

    Sáng 10/10, ông Kwarteng cho biết sẽ rời ngày thông báo chính sách tài khoá từ 31/10 đến 23/11, chủ yếu để phản hồi băn khoăn của thị trường khi đang thiếu những dự báo chính thức về tăng trưởng và vay nợ.

    Trong lúc vận động tranh cử, Thủ tướng Liz Truss nói rằng bà muốn chấm dứt tình trạng “chính thống ngân khố” mà bà cho là cản trở những cải cách triệt để.

    Việc bổ nhiệm ông Bowler gây ngạc nhiên, vì tuần trước bà Truss nói rằng bà muốn gương mặt mới cho vị trí cao nhất của kho bạc.

    Ngày 10/10, Financial Times đưa tin rằng Thủ tướng Anh đã thay đổi quan điểm về việc bổ nhiệm người ngoài, vì bà muốn bình ổn thị trường tài chính.

    Trong thông cáo, ông Kwarteng nói rằng kinh nghiệm dày dạn của ông Bowler sẽ “đóng vai trò quan trọng khi chúng ta thực hiện sứ mệnh kích thích tăng trưởng và nâng cao tiêu chuẩn sống của mọi người trên khắp Vương quốc Anh”.

    Mel Stride, chủ tịch Uỷ ban ngân khố thuộc Hạ viện Anh, hoan nghênh việc bổ nhiệm này, cho rằng sẽ có tác dụng trấn an giới đầu tư.

    “Điều chúng ta cần vào thời điểm này là những bàn tay an toàn. Chúng ta cần dựa vào những định chế vững chắc. Chúng ta không cần gây xáo trộn theo bất kỳ cách nào”, ông Stride nói với BBC.

    Chính phủ Anh cũng bổ nhiệm 2 cấp phó cho ông Bowler, gồm Cat Little và Beth Russell, đều là quan chức cấp cao của kho bạc.

    Tiền Phong (theo Reuters)

  • Ngân hàng trung ương Anh đã phải tuyên bố sẵn sàng bơm 73 tỷ USD nhằm bình ổn thị trường này.

    Theo hãng tin CNN, những quỹ hưu trí thường phải đem lại sự ổn định và tin tưởng để phục vụ sứ mệnh cao nhất, đó là đảm bảo kiếm đủ thu nhập cho những người lao động nghỉ hưu trong 30-50 năm tới.

    tien luong huu
    Người đàn ông đứng trước cửa trụ sở Bank of England (BoE).

    Thế nhưng câu chuyện tại Anh đang ngày càng trở nên phức tạp khi hàng trăm quỹ hưu trí ở đây lâm vào khủng hoảng, buộc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) phải vào cuộc để ổn định tình hình nhằm giữ an toàn cho hệ thống tài chính.

    Mọi chuyện bắt đầu từ kế hoạch cải tổ nền kinh tế được công bố ngày 23/9/2022 của Bộ trưởng tài chính Kwasi Kwarteng, qua đó Anh sẽ tăng cường nợ công để thực hiện chính sách giảm thuế, qua đó kích thích nền kinh tế.

    Tuy nhiên, quyết định vay nợ thêm để hỗ trợ kinh tế đã khiến các nhà đầu tư bán ra ồ ạt đồng Bảng Anh cũng như trái phiếu chính phủ. Sự mất giá của trái phiếu khiến tài sản này trở nên rủi ro hơn, qua đó đẩy lợi suất lên cao với tốc độ nhanh chưa từng có.

    Đà tăng lợi suất này khiến hàng loạt quỹ hưu trí ở Anh lâm vào khủng hoảng do họ thực hiện chiến lược Đầu tư thâm dụng nợ (Liability Driven Investment-LDI).

    Vòng luẩn quẩn

    Cụ thể, các quỹ hưu trí cần đảm bảo có đủ tiền để trả cho người lao động nghỉ hưu trong tương lai. Họ sẽ phải vạch kế hoạch trong 30-50 năm tới và để có đủ tiền thanh toán trong khoảng thời gian đó, các quỹ hưu trí thường mua trái phiếu có niên hạn dài.

    Đồng thời, những quỹ hưu trí này sẽ mua các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho khoản đầu tư này bởi chúng có thời gian rất dài. Trong quá trình này, các quỹ hưu trí sẽ phải đưa ra tài sản để thế chấp.

    Nếu trái phiếu mất giá đẩy lợi suất lên cao mạnh thì các quỹ hưu trí sẽ phải đổ thêm tài sản thế chấp cho công cụ phái sinh.

    Theo BoE, thị trường LDI tại Anh đã phát triển và đạt tổng giá trị đến 1 nghìn tỷ Bảng, tương đương 1,1 nghìn tỷ USD.

    Nếu lợi suất trái phiếu tăng chậm thì điều này không ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư LDI của các quỹ hưu trí. Thế nhưng với đà tăng quá mạnh như hiện nay thì tình hình lại trở nên phức tạp.

    Hãng tin CNN cho biết khi giá trái phiếu giảm đẩy lợi suất tăng nhanh, các quỹ hưu trí buộc phải bơm thêm hàng tỷ Bảng tài sản thế chấp cho công cụ phái sinh.

    Trong bối cảnh thiếu tiền, những quỹ hưu trí này buộc phải bán bất cứ thứ gì họ có, bao gồm cả trái phiếu chính phủ. Điều này lại càng khiến giá trái phiếu hạ xuống, đẩy lợi suất lên cao hơn nữa, tạo thành vòng luẩn quẩn.

    “Nó bắt đầu trở thành vòng luẩn quẩn. Mọi người đều bán ra mà chẳng có ai chịu mua vào”, chuyên gia đầu tư Ben Gold của hãng tư vấn hưu trí XPS Pensions cảnh báo.

    Chống khủng hoảng

    Ngay lập tức, BoE đã đặt trong tình trạng chống khủng hoảng. Sau buổi làm việc xuyên đêm ngày 27/9, BoE đã tuyên bố sẽ mua vào đến 65 tỷ Bảng, tương đương 73 tỷ USD trái phiếu nếu cần thiết để ổn định thị trường.

    Tuyên bố trên đã tạm thời trì hoãn đà khủng hoảng gây bất ổn cho hệ thống tài chính.

    Trong cuộc họp với quốc hội, BoE đã thừa nhận nếu họ không phản ứng nhanh, nhiều quỹ hưu trí sẽ phá sản và tạo nên một cuộc khủng hoảng dây chuyền cho hệ thống tài chính.

    Hiện các quỹ hưu trí đang cố gắng chạy đua kiếm đủ tiền trước khi chương trình mua lại trái phiếu của chính phủ kết thúc vào ngày 14/10.

    Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn khá nghi ngại khi lãi suất trên toàn cầu đều đi lên, điều lần đầu tiên diễn ra trong lịch sử. Tình hình này khiến mọi người cảm thấy sợ hãi khi nắm giữ những tài sản mang tính rủi ro cao.

    “Khi thị trường đi lên thì việc đầu tư khá dễ dàng. Thế nhưng mọi thứ sẽ trở nên khó khăn khi thị trường đi xuống và bạn phải điều chỉnh lại sao cho thích nghi với tình hình mới”, giám đốc đầu tư Barry Kenneth của quỹ hưu trí Pension Protection Fund cảnh báo.

    Thiếu tiền

    Báo cáo của BoE cho thấy động thái tăng lợi suất mạnh gần đây của trái phiếu là quá bất ngờ. Lợi suất bình quân của trái phiếu Anh kỳ hạn 30 năm trong thời gian qua thậm chí còn cao hơn so với thời điểm căng thẳng nhất của đại dịch Covid-19.

    “Đà tăng lợi suất quá mạnh đang khiến nhà đầu tư sợ hãi rời bỏ thị trường”, giám đốc Barry Kenneth của Pension Protection Fund nhận định.

    Hiện Pension Protection đang thiếu hụt 1,6 tỷ Bảng tiền mặt cho tài sản thế chấp. Về lý thuyết họ có thể bán bớt tài sản để bù số tiền này nhưng mọi nhà đầu tư trên thị trường đều hiểu tình hình và chẳng ai chịu mua. Hầu hết các quỹ hưu trí tại Anh hiện nay đều đang bị buộc phải điên cuồng bán ra trái phiếu, cổ phiếu để gom đủ tiền mặt.

    Trong khi đó, chuyên gia Gold của XPS nhận định ít nhất một nửa trong số 400 quỹ hưu trí được tư vấn bởi hãng đang đối mặt với thách thức thiếu tiền mặt cho tài sản thế chấp. Ước tính của Gold cho thấy tổng cộng thị trường thiếu khoảng 100-150 tỷ Bảng tiền mặt cho tài sản thế chấp.

    “Khi bạn bị buộc có động thái lớn như vậy thì việc hệ thống tài chính đổ vỡ là điều dễ hiểu”, chuyên gia chiến lược Rohan Khanna của UBS nói.

    Sợ hãi

    Theo CNN, không riêng gì các quỹ hưu trí mà nhiều doanh nghiệp lẫn những cá nhân vay tiền mua nhà thế chấp cũng đang cực kỳ lo lắng bởi nếu hệ thống tài chính khủng hoảng thì sẽ gây ra ảnh hưởng dây chuyền.

    Cho đến thời điểm hiện tại, BoE mới mua vào khoảng 3,8 tỷ Bảng trái phiếu, thấp hơn rất nhiều so với khả năng của họ. Thế nhưng tín hiệu này đã giúp lợi suất trái phiếu giảm mạnh, tuy nhiên chúng lại bắt đầu tăng trở lại gần đây trước sự lo lắng của nhà đầu tư.

    “Những gì BoE làm chỉ là mua thêm thời gian cho các quỹ hưu trí gom tiền”, giám đốc Kenneth cho biết.

    Đồng quan điểm, chiến lược gia trưởng Danieta Russell của HSBC chi nhánh Anh nhận định tình hình còn rất phức tạp, nhất là nếu BoE thực hiện bán ra lượng trái phiếu mà họ đã mua vào trong mùa dịch theo đúng kế hoạch trước đó vào cuối tháng này.

    Với mức lạm phát kỷ lục và nền kinh tế gặp nhiều thách thức, BoE đã phải nâng lãi suất nhanh nhất trong nhiều thập niên qua khiến doanh nghiệp, nhà đầu tư và cá nhân mua bất động sản thế chấp lo lắng. Ngày càng nhiều người Anh bán bớt tài sản để giữ tiền hoặc đổ vào các tài sản trú ẩn, qua đó làm giảm sức thanh khoản của thị trường, qua đó làm khó các quỹ hưu trí vốn đang cần tiền.

    Nhịp sống thị trường (Nguồn: CNN)

  • Thủ tướng Anh Liz Truss vừa mới nhậm chức được một tháng, và các chính sách kinh tế cấp tiến của bà đã đẩy thị trường tài chính Anh rơi vào tình trạng hỗn loạn nghiêm trọng.

    thi truong chung khoan boc hoi 1

    Hãng tin Bloomberg ngày 6/10 đưa tin, trong tháng đầu tiên nắm quyền của nữ Thủ tướng Liz Truss, tổng giá trị thị trường cổ phiếu và trái phiếu của Anh đã "bốc hơi" ít nhất 300 tỷ bảng Anh.

    Bloomberg chỉ ra rằng, niềm tin của các nhà đầu tư vào chính phủ Anh đã bị lung lay, điều này có liên quan mật thiết đến một loạt chính sách kinh tế mới được chính phủ của bà Truss thúc đẩy.

    Ngày 23/9, Chính phủ Anh công bố các đợt cắt giảm thuế mạnh tay nhất kể từ năm 1972, bao gồm việc loại bỏ mức thuế thu nhập cao nhất 45% và giảm mức thuế cơ bản từ 20% xuống 19%. Việc loại bỏ mức thuế thu nhập 45% cũng được coi là động thái cắt giảm thuế đối với những người giàu có.

    Nhưng chính sách này ngay lập tức gây ra sự phản đối ở Anh. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng chỉ trích những kế hoạch này là "không có mục tiêu", vào thời điểm nước Anh phải đối mặt với cuộc khủng hoảng giá cả sinh hoạt, việc cắt giảm thuế không chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong nước Anh mà còn có thể làm suy yếu chính sách tiền tệ.

    thi truong chung khoan boc hoi 1
    Thị trường trái phiếu và cổ phiếu của Vương quốc Anh đã lao dốc nhanh chóng kể từ khi bà Truss lên nắm quyền. Nguồn: Bloomberg

    Theo Bloomberg, những lo ngại về chính sách mới đã nhanh chóng gây ra những làn sóng chấn động trên các thị trường tài chính của Vương quốc Anh. Sau khi chính sách mới được công bố, các nhà đầu tư đã nhanh chóng bán tháo trái phiếu chính phủ Anh khiến đồng bảng Anh giảm nhanh so với đồng USD, thậm chí có thời điểm đạt mức thấp kỷ lục 1 bảng Anh đổi 1,035 USD.

    Joachim Klement - chiến lược gia tại ngân hàng đầu tư Liberum Captial (Anh) – cho biết, phản hồi từ các nhà đầu tư cho thấy, chừng nào chính phủ Anh vẫn còn duy trì chính sách như vậy, họ không nghĩ rằng Vương quốc Anh là nơi thích hợp để đầu tư.

    Mặc dù bị mọi tầng lớp xã hội phản đối mạnh mẽ và Bộ trưởng Tài chính Anh Kwasi Kwarteng đã thông báo từ bỏ kế hoạch cắt giảm thuế triệt để vào ngày 3/10, nhưng chính sách kinh tế cấp tiến đã làm lung lay niềm tin của thế giới bên ngoài vào thị trường Anh.

    Hãng tin Reuters của Anh đưa tin rằng, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đã hạ xếp hạng triển vọng của Vương quốc Anh từ "ổn định" xuống "tiêu cực" vào ngày 5/10, trong khi vẫn duy trì xếp hạng tín dụng "AA-".

    Fitch Ratings cho biết, độ tin cậy của khung chính sách là yếu tố chính ảnh hưởng đến xếp hạng, và việc thiếu dự toán ngân sách độc lập trong gói chính sách của chính phủ Anh mâu thuẫn với chiến lược kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Trung ương Anh, ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của thị trường tài chính và sự không chắc chắn của khung chính sách.

    Fitch Ratings cũng chỉ ra rằng, là một phần trong kế hoạch tăng trưởng của chính phủ mới tại Anh, gói tài khóa lớn nhưng chưa được cấp vốn này có thể dẫn đến thâm hụt nghiêm trọng tài khóa trung hạn. Fitch Ratings dự đoán, thâm hụt tài khóa của chính phủ Anh sẽ lên tới 7,8% GDP trong năm nay, và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, có thể đạt mức 8,8% vào năm 2023.

    Theo Nhịp sống thị trường

  • Quần đảo British Virgin Islands (BVI) là nơi 400.000 công ty khắp thế giới đặt văn phòng để né thuế. Các doanh nghiệp này sở hữu hơn 1.500 tỷ USD tài sản.

    Theo Bloomberg, sẽ chẳng ai nghĩ đến hàng nghìn tỷ USD khi đi dạo quanh Road Town, thủ phủ của quần đảo xứ Caribbean. Trên con phố chật hẹp Main Street, gà qué cạnh tranh làn xe với ôtô. Các hãng luật lập ra và vận hành hàng nghìn công ty ở những tòa nhà tồi tàn, bên cạnh các tiệm làm đẹp rẻ tiền và cửa hàng quần áo.

    Nhiều con đường tại đây thậm chí không có tên hay được đánh số. Các doanh nghiệp và 32.000 cư dân BVI sử dụng hộp thư bưu điện (PO box) làm địa chỉ. Do đó, một PO box tại Road Town có thể trở thành địa chỉ của hàng nghìn công ty trên toàn thế giới.

    quan dao british virgin islands 1
    Quang cảnh Road Town thuộc quần đảo British Virgin. Ảnh: Marinas.

    Hàng trăm luật sư, nhân viên kế toán và đại diện công ty làm việc ở các tòa nhà trên đảo Tortola. Tại một số thiên đường thuế như Luxembourg, Monaca hay một vài nơi thuộc quần đảo Cayman, sự giàu có hiển hiện rõ.

    Nhưng ở BVI, hàng nghìn tỷ USD tài sản lướt qua mà không để lại dấu vết gì.

    Cơ sở dữ liệu về 600.000 người

    Khi đến Road Town hồi tháng 4, phóng viên Bloomberg tới Tobacco Wharf, một khu nhà bình thường gần Main Road. Đây là nơi một công ty kiểm toán toàn cầu có tên BDO Ltd đặt văn phòng. Phóng viên Bloomberg gặp Ryan Geluk, một kế toán làm việc dưới quyền Neil Smith, Giám đốc Kinh doanh toàn cầu của chính quyền BVI.

    Geluk khoe với phóng viên Bloomberg cơ sở dữ liệu BOSS, được BVI xây dựng hồi năm 2017 để theo dõi hoạt động của hàng trăm nghìn công ty đặt văn phòng trên quần đảo. BOSS lưu trữ thông tin chi tiết về 600.000 người sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp các công ty ở BVI.

    Ước tính khoảng 30% công ty toàn cầu đăng ký hoạt động tại BVI. Và chỉ 2 nhân viên bí mật thuộc Cơ quan Điều tra Tài chính (FIA) của chính quyền BVI có thể tiếp cận toàn bộ thông tin trong hệ thống BOSS.

    Geluk nói BOSS sử dụng mã hóa không thể bị xâm nhập. “Nếu có ai tìm cách truy cập hệ thống từ xa, ví dụ như Triều Tiên, nó sẽ tự động đóng lại”, Geluk khẳng định. Toàn bộ dữ liệu của hệ thống được lưu trữ trong máy chủ ở một quốc gia G7 (không phải là Mỹ).

    quan dao british virgin islands 1
    Cơ sở hạ tầng yếu kém tại thiên đường thuế nghìn tỷ USD. Ảnh: Bloomberg.

    Sự thay đổi đang diễn ra ở BVI dù các chính trị gia và doanh nhân nơi đây không hề muốn. Năm 2018, Quốc hội Anh thông qua luật buộc BVI và 13 Lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh (BOTs) phải minh bạch hóa hoạt động.

    Một điểm quan trọng của luật này là mỗi BOTs phải xây dựng một hệ thống như BOSS và công khai nó.

    Mây đen bủa vây đảo ‘thiên đường’

    Vai trò thiên đường né thuế bị tung hê năm 2016 Vai trò “thiên đường né thuế” của BVI bị công khai hồi năm 2016 khi Liên đoàn Nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) tung lên mạng “Hồ sơ Panama”, bao gồm 11,5 triệu trang tài liệu lấy từ hãng luật Mossack Fonseca, buộc nhiều quốc gia mở các cuộc điều tra chống trốn thuế và rửa tiền. Hơn 50% công ty bị bêu tên trong “Hồ sơ Panama” đăng ký hoạt động tại BVI.

    Tài liệu đó cho thấy rõ rằng việc quản lý tài chính ở BVI là cực kỳ lỏng lẻo. Năm ngoái, các điều tra viên của chính quyền BVI chỉ tổ chức kiểm tra 4 công ty tài chính hoạt động trên quần đảo này. Rất nhiều người BVI phủ nhận cáo buộc quần đảo này là một thiên đường né thuế. BVI chống cự quyết liệt làn sóng minh bạch tài chính toàn cầu.

    Đi dạo trên đường phố Road Town, sẽ không ai hiểu vì sao người dân địa phương chống lại làn sóng minh bạch. Các công ty đăng ký ở BVI không đóng thuế. Đại gia đến từ nước khác mua đứt nhiều hòn đảo thuộc BVI. Và có rất ít dấu hiệu cho thấy nhà giàu nước ngoài đầu tư để thúc đẩy nền kinh tế địa phương.

    quan dao british virgin islands 1
    Người dân BVI quyết phản đối các yêu cầu minh bạch. Ảnh: Bloomberg.

    Thiệt hại do bão Irma gây ra hồi tháng 9/2017 vẫn còn hiển hiện tại nhiều khu vực ở BVI. Nhưng người dân đảo khẳng định nếu không có ngành công nghiệp tài chính, BVI sẽ còn nghèo hơn thế nhiều. Chi phí thành lập một công ty có ít hơn 50.000 cổ phiếu là 450 USD. Và phí duy trì đăng ký cũng là 450 USD.

    Những con số nhỏ bé đó có ý nghĩa to lớn với nền kinh tế BVI. Dịch vụ tài chính đóng góp khoảng 62% vào nguồn thu 372 triệu USD của chính quyền BVI. Và con số này chắc chắn sẽ giảm mạnh nếu BVI đón nhận làn sóng minh bạch.

    “Cuộc chiến chống Anh”

    Trong vài năm qua, EU đã nhiều lần đe đọa đưa BVI vào sổ đen nếu chính phủ quần đảo không chịu thông qua luật ngăn chặn các tập đoàn toàn cầu né thuế bằng cách chuyển lợi nhuận đến các công ty bình phong tại đây, nơi thuế thu nhập doanh nghiệp gần như bằng 0.

    Thủ đoạn chuyển lợi nhuận khiến các nước trên thế giới thiệt hại 600 tỷ USD tiền thuế mỗi năm, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

    Theo quy định mới có hiệu lực từ năm 2019, công ty đăng ký tại BVI phải lập văn phòng ở địa phương, có nhân viên và phải có hoạt động tốn chi phí. BVI lập tức bị ảnh hưởng đáng kể. Hàng nghìn công ty đã rút khỏi Road Town. Nhiều người dân địa phương lo ngại phần lớn các công ty sẽ tìm đến thiên đường thuế khác.

    Nhưng luật minh bạch của Anh là mối đe dọa lớn nhất. Nó đe dọa vai trò trọng yếu của BVI trong hoạt động che giấu thân phận của chủ sở hữu tài sản, qua đó gây khó khăn cho việc điều tra dòng tiền trong các tranh chấp kinh tế, chiến dịch điều tra trốn thuế và rửa tiền.

    Luật này buộc các BOTs phải công khai cơ sở dữ liệu tài chính vào năm 2020. Tuy nhiên, chính quyền Anh lo ngại các BOTs “nổi loạn” nên cho các lãnh thổ này thêm thời gian, tới năm 2023. Hơn 1.000 người đổ ra đường biểu tình ở Road Town hồi tháng 5/2018 để phản đối chính phủ Anh.

    Phó thủ tướng BVI khi đó là Kedrick Pickering tuyên bố “mở cuộc chiến chống Vương quốc Anh”. Tân Thủ tướng Andrew Fahie thắng cử hồi tháng 2/2019 với chiến dịch kêu gọi trao cho các BOTs quyền phủ quyết luật do Quốc hội Anh thông qua.

    Ông Fahie nói rằng BVI sẽ chỉ công khai BOSS nếu quy định này được áp dụng trên phạm vi toàn thế giới.

    Cha đẻ mô hình offshore là ai?

    Người sáng tạo ra mô hình “offshore” là luật sư 81 tuổi Michael Riegels, từng học tại Đại học Oxford. Ông chuyển đến BVI vào đầu thập niên 1970 sau khi rời Tanzania. Ở thời điểm đó, Anh và Mỹ có một hiệp ước thuế được áp dụng ở cả BVI.

    Nếu một công ty Mỹ được lập ra ở BVI, hiệp ước giảm mức thuế doanh nghiệp này phải chịu từ 30% xuống còn 15%. Cộng với ưu đãi thuế 15% của BVI, mức thuế mà doanh nghiệp này phải chịu chỉ còn là 0%. Luật sư Riegels đã giúp Bob Marley, Cat Stevens và nhiều nhạc sĩ nổi tiếng lập công ty ở BVI để né thuế.

    quan dao british virgin islands 1
    Luật sư 81 tuổi Michael Riegels, cha đẻ mô hình offshore. Ảnh: Bloomberg.

    Năm 1981, chính phủ Mỹ công bố báo cáo về các thiên đường thuế, khẳng định hiệp ước với Anh khiến ngân sách nước này thiệt hại hàng trăm triệu USD và quyết định hủy bỏ nó. “Chúng tôi đã rất thất vọng”, luật sư Riegels kể.

    Sau đó, luật sư Paul Butler thuộc hãng Shearman & Sterling ở New York đề xuất BVI sửa luật để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Năm luật sư, bao gồm ông Riegels và Tổng chưởng lý BVI Lewis Hunte viết ra luật dựa trên bộ quy định của bang Delaware (Mỹ).

    Chính quyền BVI thông qua Luật công ty kinh doanh quốc tế (IBCA) vào năm 1984. Các quần đảo Bahamas và Cayman thông qua luật tương tự sau đó. “Đoàn tàu chuyển bánh nhanh như chớp”, ông Riegels mô tả. “Chỉ trong 2 năm, hàng trăm công ty được lập ra mỗi tháng, vượt xa tất cả những gì chúng tôi mong đợi”.

    Nhiều công ty quốc tế đến BVI không chỉ để né thuế mà còn để né các quy định tài chính ngặt nghèo. Nhưng một số chủ công ty có ý đồ mờ ám hơn. Luật sư Riegels còn nhớ một người đàn ông đến văn phòng của ông hồi thập niên 1980, mang theo túi chứa 300.000 USD để mua du thuyền cho một khách hàng.

    Sau này, luật sư Riegels phát hiện chiếc du thuyền này bị nhà chức trách Mỹ thu giữ vì bị bọn tội phạm dùng để vận chuyển ma túy. “Khi đọc được tin đó, tôi cảm thấy hối hận. Lẽ ra chúng tôi cần sớm nhận ra rằng hệ thống này sớm muộn cũng bị những kẻ vô đạo đức lợi dụng. Chúng tôi quá ngây thơ khi nghĩ rằng tất cả khách hàng đều là doanh nhân”, ông thừa nhận.

    Thời kỳ bùng nổ và scandal

    Cuối thập niên 1980, BVI trở thành điểm đến yêu thích của nhiều công ty toàn cầu. Việc Mỹ đưa lực lượng đến Panama năm 1989 buộc nước này phải di dời ngành công nghiệp offshore tới BVI. Cũng ở thời điểm đó, các nhà đầu tư Hong Kong như tỷ phú Lý Gia Thành cũng sử dụng công ty ở BVI để giữ tài sản trước khi Hong Kong được chuyển giao cho Trung Quốc vào năm 1997.

    Đến thập niên 1990, công ty của ông Riegels tiếp đón 1.000 công ty mỗi tháng và đối tượng khách hàng quan trọng nhất là các đại gia Trung Quốc. “Thập niên 1990 là giai đoạn bùng nổ”, ông khẳng định.

    Trong vòng 10 năm qua, nhiều vụ scandal xảy ra gây chấn động BVI. Một số quỹ có dính líu tới hoạt động của trùm lừa đảo đa cấp Bernie Madoff đặt trụ sở ở BVI. Một số công ty khác bị phát hiện có liên quan tới vụ lừa đảo thuế 230 triệu USD ở Nga.

    quan dao british virgin islands 1
    Tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành cũng từng sử dụng các công ty ở BVI để giữ tài sản trước năm 1997. Ảnh: CNBC

    Năm 2013, ICIJ bắt đầu tung ra các bài báo dựa trên 2,5 triệu trang tài liệu về ngành công nghiệp tài chính offshore. Cuộc điều tra Offshore Leaks cho thấy BVI là địa chỉ ưa thích của các hoạt động trốn thuế và rửa tiền. Từ những kẻ buôn vũ khí cho đến nhà giàu Mỹ và tỷ phú Indonesia đều có công ty ở BVI.

    Sau đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) áp dụng hệ thống chia sẻ thông tin tài chính để các nước dễ dàng theo dõi dòng tiền hơn. Và khi vụ “Hồ sơ Panama” bùng nổ, BVI đối mặt với áp lực lớn.

    Thậm chí lãnh đạo Công đảng Anh Jeremy Corbyn tuyên bố Anh nên trực tiếp quản lý BOTs nếu các vùng lãnh thổ này tiếp tục hỗ trợ né thuế “trên phạm vi công nghiệp”.

    Con gà đẻ trứng vàng đang ốm yếu

    Chính quyền BVI đối mặt với sức ép phải cứu ngành công nghiệp tài chính trong khi vẫn làm hài lòng các nhà điều tra tài chính toàn cầu. Tháng 6/2017, BIV thực thi luật buộc các công ty phải đưa thông tin về chủ sở hữu vào một cơ sở dữ liệu riêng.

    Phần lớn công ty đăng ký tại BVI kể từ năm 2016 phải có người đại diện hợp pháp, có tên tuổi, địa chỉ, thông tin hộ chiếu đầy đủ. Nhà chức trách Anh có quyền tiếp cận các thông tin này. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều lỗ hổng để các công ty đăng ký ở BVI tiếp tục né thuế.

    Khi Quốc hội Anh thông qua luật buộc các BOTs công khai cơ sở dữ liệu tài chính, quần đảo này vẫn còn quằn quại với những hậu quả do bão Irma gây ra. Mục sư nổi tiếng John Cline chỉ trích Anh làm tổn thương nền kinh tế BVI trong thời điểm quần đảo này đang yếu ớt nhất. “Đó là chủ nghĩa thực dân hiện đại”, mục sư Cline mô tả.

    quan dao british virgin islands 1
    Hoạt động thương mại, du lịch còn hạn chế ở BVI. Ảnh: Bloomberg.

    Dù vậy mục sư Cline cũng cho rằng BVI quá phụ thuộc vào ngành tài chính, khiến nền kinh tế suy yếu. Lẽ ra quần đảo cần phải đầu tư xây dựng hạ tầng để thu hút du lịch. “Ngành công nghiệp tài chính là con gà đẻ trứng vàng, và con gà giờ đang bệnh nặng”, ông đánh giá.

    Thủ tướng Fahie cũng cho biết đang có chiến lược mới để cải tổ BVI. Ông muốn đa dạng hóa nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào tài chính, đầu tư phát triển du lịch, thậm chí đầu tư vào tiền ảo.

    Nhưng tất cả còn khá mơ hồ. “Khi bước vào cuộc chiến, bạn chỉ có 2 lựa chọn. Đó là thắng hoặc thua”, Thủ tướng Fahie thừa nhận.

    Theo Zing

  • Thủ tướng Anh Liz Truss đã hủy bỏ quyết định cắt giảm thuế cho những người giàu nhất nước này trước sức ép từ thị trường và các thành viên trong đảng.

    Trong khi Thủ tướng Liz Truss chờ đợi để lên sân khấu tại một sự kiện dành cho các nghị sĩ miền Bắc nước Anh, nằm trong hội nghị của đảng Bảo thủ vào tối 2/10, bà đã được Chủ tịch đảng Jake Berry nhiệt tình giới thiệu là “thủ tướng cắt giảm thuế”.

    Chỉ hơn nửa giờ sau, thủ tướng đã đưa ra triết lý của mình về thuế trước các thành viên đảng trong bữa tiệc cocktail trên tầng 25 của tòa nhà Cube sang trọng ở Birmingham.

    Một số người sau đó so sánh bà với Margaret Thatcher, cựu Thủ tướng Anh được mệnh danh là người đàn bà thép, vì thái độ cứng rắn khi tung ra kế hoạch cắt giảm thuế suất 45% đối với các khoản thu nhập cao.

    Hơn 12 giờ trước đó, bà Truss đã khẳng định với BBC rằng bà giữ vững lập trường của mình, bất chấp phản ứng dữ dội từ thị trường.

    Không dừng lại ở đó, ngay sau khi thủ tướng Anh xuất hiện trên truyền hình, nhóm của Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng cũng hé lộ bài phát biểu trước hội nghị của ông. Theo đó, ông Kwarteng dự kiến ​​nói rằng: “Chúng ta phải tiếp tục đi đến cùng. Tôi tự tin rằng kế hoạch của chúng tôi là đúng đắn”.

    Tuy nhiên, trên thực tế, ở đằng sau hậu trường, các cuộc trao đổi về khả năng “quay đầu” đã diễn ra. Ngay từ hôm 30/9, Thủ tướng Truss và các thành viên trong văn phòng số 10 phố Downing đã gọi cho một số nghị đảng Bảo thủ.

    “Tôi kể với bà ấy rằng tôi vừa được nghe người ta nói thật bất công khi chúng tôi (đảng Bảo thủ) bảo vệ người giàu, trong khi các cử tri lo lắng về việc trả tiền thế chấp”, một cựu bộ trưởng nói.

    nuoc anh doi chinh sach thue 1
    Thủ tướng Anh Liz Truss tham dự hội nghị thường niên của đảng Bảo thủ tại Birmingham. Ảnh: Reuters.

    Các cuộc gọi

    Trước đó, trong kế hoạch “Ngân sách ngắn hạn” được trình bày trước Quốc hội, chính quyền của bà Truss đã đưa ra biện pháp cắt giảm thuế - động thái được cho sẽ có lợi cho những người có thu nhập siêu cao.

    Điều này đã đẩy giá trị đồng bảng Anh xuống mức thấp nhất lịch sử so với đồng USD, và khiến thị trường trái phiếu Anh hỗn loạn, khi London sẽ phải tăng vay để bù đắp nguồn chi phí, theo Wall Street Journal.

    Trong bối cảnh đó, một số người nghi ngờ có điều gì đó đã xảy ra khi nghị sĩ đặc biệt của đảng Bảo thủ - những người hoạt động với tư cách là bên trung gian giữa chủ tịch và các thành viên khác, nhằm đảm bảo đủ số lượng người ở nghị viện bỏ phiếu - không có động thái dò xét thái độ của thành viên như thường lệ.

    “Điều đó có vẻ kỳ lạ, đặc biệt là sau một tuần đầy biến động như vậy”, một nghị sĩ nói. “Nhưng điều đó có thể có nghĩa chính bản thân họ cũng không chắc chắn liệu họ có đủ số lượng người ủng hộ để chính sách được Hạ viện thông qua hay không”.

    Trong suốt những ngày thị trưởng Anh rơi vào cảnh hỗn loạn, Bộ trưởng Kwarteng đã có nhiều cuộc gọi, bao gồm với cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải Grant Shapps, người đã lên tiếng chỉ trích kế hoạch cắt giảm thuế của chính phủ, vào hôm 1/10.

    “Rõ ràng là họ (chính phủ Truss) sẽ không thể vượt qua được cơn bão này”, ông Shapps nói.

    Theo nguồn tin bên trong văn phòng phố Downing, Thủ tướng Truss và bộ trưởng của bà thường xuyên liên lạc vào cuối tuần, và các cuộc gọi tăng lên vào hôm 2/10 khi tiếng nói phản đối ngày càng gia tăng.

    Thủ tướng Anh cũng đã gặp gỡ người phụ trách đảng Wendy Morton và nhận được cảnh báo về một số nguy cơ. Cùng ngày, vào đầu giờ tối, khi Bộ trưởng Kwarteng tham dự bữa tiệc doanh nghiệp trong thời gian ngắn, một người cho biết “ông ấy bắt đầu cảm thấy ít tự tin hơn về hiệu quả của chính sách cắt giảm thuế so với trước đây”.

    Quyết định đảo ngược chính sách

    Ông Kwarteng sau đó có bữa tối nhanh với các nhà báo cấp cao của tờ Sun tại khách sạn Malmaison, trước khi trở lại khu vực hội nghị, nơi vào lúc 22h, ông có mặt cùng Thủ tướng Truss và các trợ lý thân cận nhất trong phòng của bà tại khách sạn Hyatt ở Birmingham.

    Cả hai được cho là có tâm trạng đầy tồi tệ sau khi thảo luận về những gì đã diễn ra trong các cuộc trò chuyện của họ với những nghị sĩ đảng Bảo thủ khác.

    Họ đã gặp lại nhau vào khoảng 23h, sau khi thủ tướng tham gia bữa tiệc cocktail tại Cube và những dòng tiêu đề có tính hủy diệt về cuộc “binh biến” của các nghị sĩ đảng Bảo thủ bắt đầu xuất hiện.

    Theo Guardian, đó là lúc họ biết họ phải làm gì: Hủy bỏ chính sách ngay lập tức.

    Quyết định bộ trưởng sẽ thông báo rút bỏ kế hoạch trong cuộc phỏng vấn sáng hôm sau đã được đưa ra. Nó diễn ra chỉ 24 giờ sau khi bà Truss thừa nhận sai sót trong khâu chuẩn bị, nhưng vẫn muốn chúng được thực thi.

    Tin tức về quyết định được lộ ra ngay sau đó, khiến những người đang có mặt tại quán bar của khách sạn Hyatt vào đêm khuya bất ngờ, dừng cuộc chơi và đưa điện thoại cho nhau xem, trong khi một bộ trưởng thể hiện sự ngán ngẩm.

    Các trợ lý của văn phòng phố Downing sau đó đã buộc phải làm việc từ tờ mờ sáng để chuẩn bị cho thông báo lúc 7h.

    nuoc anh doi chinh sach thue 1
    Chính phủ Anh đã quyết định đảo ngược kế hoạch cắt giảm thuế sau khi nhận được những phản ứng dữ dội từ thị trường. Ảnh: Reuters.

    Trong khi đó, các bộ trưởng trong nội các - những người không đồng ý với chính sách ban đầu - đã được thông báo về “cú quay đầu” chỉ vài phút trước khi ông Kwarteng đăng dòng tweet nói rằng "chúng tôi hiểu và chúng tôi đã lắng nghe" vào lúc 7h30 hôm 3/10.

    Một số cho biết họ tin rằng đó là quyết định đúng đắn. “Tôi nghĩ rằng đó là điều không thể tránh khỏi”, một người nói.

    Bộ trưởng Tài chính Anh sau đó đã tỏ ra bối rối khi được các kênh truyền thông như BBCLBC và Today hỏi ai là người đưa ra quyết định cuối cùng này.

    Ban đầu, ông nói rằng Thủ tướng Truss đã “quyết định dừng xúc tiến kế hoạch bãi bỏ”, nhưng ngay sau đó bổ sung thêm: “Không, chúng tôi đã nói chuyện cùng nhau. Tôi nói đây là điều tôi muốn làm và chúng tôi đã quyết định cùng nhau”.

    Tuy nhiên, nhiều nghị sĩ của đảng Bảo thủ lo sợ rằng, dù ai đưa ra quyết định cuối cùng thì mọi chuyện cũng đã quá muộn.

    "Thiệt hại đã xảy ra", một người nói. “Chúng tôi sẽ luôn hiện lên là một đảng cố gắng cắt giảm thuế cho người giàu và gây bất lợi cho người nghèo. Dù còn lâu mới đến cuộc bầu cử tiếp theo, nhưng điều này sẽ còn đi theo mãi”.

    Và trong khi cả bà Truss và ông Kwarteng đều không trực tiếp đưa ra lời bào chữa, nhiều người “đau đớn” chỉ ra rằng không có nhiều công việc mà dù khiến Ngân hàng Anh phải bơm 65 tỷ bảng để ổn định nền kinh tế nhưng vẫn không mất ghế.

    “Tưởng tượng bạn làm mất 65 tỷ bảng (khoảng 73 tỷ USD) và vẫn được làm việc xem", một người viết trên Twitter.

    Theo Zing

  • Mạng xã hội tại Anh tràn ngập những lời mỉa mai Thủ tướng Liz Truss cùng nhóm ủng hộ cắt giảm mức thuế thu nhập tối đa 45%, sau thông báo dừng kế hoạch này hôm 3/10.

    tan thu tuong va bo truong tai chinh
    Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng và Thủ tướng Liz Truss. Ảnh: Reuters.

    Guardian cho rằng bà Liz Truss nhận ra gói ngân sách ngắn hạn đầu tiên không được đón nhận như kỳ vọng là khi dù bà nhậm chức chưa đầy một tháng, “từ chức” trở thành từ khóa thịnh hành trên Twitter.

    Và ngày 3/10, nữ lãnh đạo đã phải quyết định dừng xúc tiến kế hoạch bãi bỏ mức thuế thu nhập tối đa 45% - động thái được cho sẽ có lợi cho những người có thu nhập cao - trước những phản ứng dữ dội từ thị trường.

    Trên mạng xã hội, nhiều người đăng tải lời chế giễu thủ tướng cùng Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng. Guardian cho rằng đối với một nhà lãnh đạo từng công khai nói bà sẵn sàng thực hiện những kế hoạch trái chiều, thì động thái mới nhất cho thấy “sẵn sàng” của vị lãnh đạo quả là không có giới hạn.

    Trong khi cả bà Truss và ông Kwarteng đều không trực tiếp đưa ra lời bào chữa, nhiều người “đau đớn” chỉ ra rằng hiếm có công việc nào gây họa đến nỗi khiến Ngân hàng Anh phải bơm 65 tỷ bảng để ổn định nền kinh tế nhưng vẫn không bị mất ghế.

    “Tưởng tượng bạn làm mất 65 tỷ bảng (khoảng 73 tỷ USD) và vẫn được làm việc xem", một người viết trên Twitter.

    Người khác ghi: “‘Sai lầm’ của ông Kwarteng khiến chúng ta mất 65 tỷ bảng. Và ông ấy vẫn có thể tiếp tục làm việc? Hãy nói thử tôi nghe có công việc nào khác mà bạn có thể gây họa giống thế ngay trong tuần đầu tiên đi làm, và sếp nói: Cậu tiếp tục nhé?’”.

    Chính phủ Anh đã từ bỏ kế hoạch cắt giảm thuế thu nhập cao nhất 45%, sau phản ứng hỗn loạn từ thị trường quốc tế cùng sự phản đối ngày càng tăng của đảng Bảo thủ. Họ rút kế hoạch chỉ 24 giờ sau khi bà Truss thừa nhận sai sót trong khâu chuẩn bị, nhưng vẫn muốn chúng được thực thi, theo BBC.

    Đề xuất cắt giảm thuế lên tới 45 tỷ bảng Anh (khoảng 50,5 tỷ USD) sẽ là động thái lớn nhất trong 50 năm. Theo bà Truss và ông Kwarteng, biện pháp này sẽ giúp đưa nước Anh thoát khỏi tình trạng trì trệ về kinh tế kéo dài nhiều năm.

    Dù vậy, điều này cũng đẩy giá trị đồng bảng Anh xuống mức thấp nhất lịch sử so với đồng USD, cũng như khiến thị trường trái phiếu Anh hỗn loạn, khi London sẽ phải tăng vay để bù đắp nguồn chi phí. Lãi suất cho vay tăng cao cũng khiến một số quỹ hưu trí gặp khó khăn.

    Theo Zing