• Điều tồi tệ được dự báo có thể sẽ xảy ra khi vụ mùa khoai tây gần đây của Vương quốc Anh dự kiến ​​​​xuống mức thấp kỷ lục.

    Khi lễ Giáng sinh và năm mới 2024 sắp tới, người dân khắp thế giới đang tất bật mua sắm để chuẩn bị cho sự kiện trọng đại nhất trong năm. Trong bối cảnh lạm phát, suy thoái kinh tế, người dân đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính.

    Nhưng mới đây, người dân Anh đón nhận thêm một tin không mấy tích cực nữa khi lễ Giáng sinh của người dân nước này có nguy cơ bị "hủy hoại" vì thiếu thứ quan trọng - đó chính là rau củ tươi.

    het khoai tay 1
    Người dân Anh lo ngại phải chứng kiến cảnh tượng các kệ bày bán rau củ tươi phải trống trơn do thiếu nguồn cung.

    Ảnh hưởng từ thiên tai

    Nguyên nhân bắt nguồn từ điều kiện thời tiết, bão lũ ảnh hưởng đến vụ mùa của nông dân, những người đang phải vật lộn với một trong những vụ thu hoạch khó khăn nhất từng được ghi nhận.

    Tờ The Sun ngày 27/11 đưa tin vụ mùa khoai tây gần đây của Vương quốc Anh dự kiến sẽ đạt mức thấp kỷ lục 4,1 triệu tấn. Theo Fresh Product Journal, các nhà bán lẻ buộc phải bổ sung nguồn cung từ kho lạnh.

    Người mua cũng có thể sẽ phải nhìn thấy các kệ hàng trống rỗng sau khi vụ thu hoạch bông cải xanh và súp lơ trắng bị ảnh hưởng nặng nề do bão lũ.

    het khoai tay 1

    Vụ khoai tây gần đây của Vương quốc Anh dự kiến xuống mức thấp kỷ lục 4,1 triệu tấn khiến các nhà bán lẻ buộc phải bổ sung nguồn cung từ kho lạnh trước Giáng sinh vào ngày 25 tháng 12.

    Nguồn cung các mặt hàng được yêu thích trong lễ hội như rau mầm và rau mùi tây cũng bị ảnh hưởng nhưng dự kiến vẫn đủ để phục vụ cho các đĩa thức ăn của các gia đình trong dịp Giáng sinh.

    Lượng mưa chưa từng có, gần gấp đôi lượng mưa trung bình trong tháng 10, bao gồm các cơn bão Agnes, Babet và Ciarán, khiến các trang trại ngập trong nước. Những người nông dân phải vật lộn để sản xuất đủ rau cho dịp Giáng sinh.

    Ông Martin Tate, một nông dân ở hạt Lincolnshire, người quản lý 18.000 mẫu đất, cho biết: "Sẽ không có đủ bông cải xanh để cung cấp cho nhu cầu bữa tối Giáng sinh. Có sự thiếu hụt bông cải xanh trên toàn nước Anh. Thậm chí, trên thực tế, có sự thiếu hụt rau ở toàn châu Âu.

    Súp lơ vẫn là một vấn đề và bạn có thể thấy các kệ để súp lơ trống trơn ở các siêu thị trong tới vài tuần tới nhưng có thể trở lại bình thường trước Giáng sinh. Sau một số vấn đề ban đầu, nguồn cung cải Bruxen có vẻ sẽ ổn".

    Tuy nhiên, Hiệp hội Bán lẻ (BRC) của Anh đã hạ thấp những lo ngại này và nói rằng các nhà bán lẻ có đủ nguồn cung cho mùa lễ.

    Andrew Opie, giám đốc quản lý thực phẩm và tính bền vững tại BRC, cho biết: "Lượng mưa lớn đã gây ra những điều kiện khó khăn cho nông dân ở Vương quốc Anh. Tuy nhiên, các nhà bán lẻ thực phẩm rất giỏi trong việc quản lý sự gián đoạn nguồn cung và có tất cả rau, khoai tây cũng như các thực phẩm khác mà mọi gia đình cần cho một Giáng sinh tuyệt vời".

    Cố vấn nông nghiệp của Hiệp hội Đất đai Anh, Jerry Alford, cho biết: "Lũ lụt có tác động tàn phá đối với ngũ cốc mùa đông và tất yếu sẽ khiến năng suất thu hoạch vào mùa xuân thấp hơn. Những nông dân bị ảnh hưởng đã đầu tư trồng trọt trong năm nay sẽ phải đối mặt với tác động thảm khốc và tổn thất tài chính đáng kể vào thời điểm khủng hoảng thực sự.

    Các vùng trồng trọt của Vương quốc Anh rất dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và những năm gần đây đã chỉ ra rằng tác động của biến đổi khí hậu tàn phá mùa màng. Chỉ có cách là chúng ta phải hành động ngay bây giờ để xây dựng khả năng phục hồi của các trang trại, xem xét việc sử dụng đất và xây dựng kế hoạch trồng trọt nhằm giải quyết những vấn đề này".

    Vấn đề thiếu nhân lực

    Mối lo ngại về sự thiếu hụt rau củ tươi xuất hiện sau các báo cáo tháng trước cho rằng thịt vịt và các loài chim khác có thể bị loại khỏi thực đơn vào Giáng sinh này của nước Anh.

    Nguyên nhân của vấn đề bắt nguồn từ việc các nhà cung cấp gặp khó khăn trong khâu... tìm kiếm nhân viên lành nghề.

    Khoảng 55 triệu gà lôi và gà gô, cộng với 2,6 triệu con vịt trời được nuôi nhốt mỗi năm trước khi thả vào tự nhiên. Sau đó chúng bị săn bắt lại trước khi được chế biến thành thực phẩm.

    Tuy nhiên, việc săn bắt lại chúng đang trở nên khó khăn hơn do thiếu những người thợ có tay nghề cao ở các vùng nông thôn.

    Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn Anh đã thực hiện đánh giá lại về tình trạng thiếu lao động trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

    Kênh 14 (Nguồn: The Sun, Birmingham Mail)

  • Thủ tướng Anh Rishi Sunak nói: 'Lạm phát đã giảm một nửa và tốc độ tăng trưởng đang mạnh mẽ hơn. Chúng ta có thể bắt đầu giai đoạn tiếp theo và chuyển hướng chú ý sang việc cắt giảm thuế.'

    cat giam thue
    Người dân mua sắm tại một chợ ở London

    Theo hãng tin Reuters, Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết Chính phủ của ông sẽ chuyển sang cắt giảm thuế sau khi lạm phát đã hạ nhiệt.

    Ông Sunak đưa ra phát biểu trên trước bản cập nhật ngân sách tuần này - khi Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt dự kiến công bố việc ông sẽ đẩy nhanh nền kinh tế đang trì trệ như thế nào.

    "Hiện lạm phát đã giảm một nửa và tốc độ tăng trưởng đang mạnh mẽ hơn, nghĩa là doanh thu cao hơn, chúng ta có thể bắt đầu giai đoạn tiếp theo và chuyển hướng chú ý sang việc cắt giảm thuế" - ông Sunak - người dự kiến sẽ kêu gọi bầu cử vào năm 2024 - cho biết trong bài phát biểu hôm 20/11.

    Dưới áp lực từ Đảng Bảo thủ có “truyền thống thuế thấp,” Thủ tướng Sunak cho biết Chính phủ cần ưu tiên giảm gánh nặng thuế nhưng nhấn mạnh rằng ông sẽ không lặp lại kế hoạch cắt giảm thuế không được tài trợ mà người tiền nhiệm Liz Truss công bố năm ngoái - kế hoạch đã gây ra tình trạng hỗn loạn trên thị trường trái phiếu.

    Thủ tướng Sunak cho biết Chính phủ sẽ cắt giảm thuế theo thời gian và sẽ không làm bất cứ điều gì khiến lạm phát tăng thêm. "Các bạn có thể tin tưởng khi tôi nói rằng chúng ta có thể bắt đầu cắt giảm thuế một cách có trách nhiệm" - ông nói.

    Dữ liệu tuần trước cho thấy lạm phát đã giảm xuống còn 4,6% trong tháng 10, cho phép ông Sunak tuyên bố rằng ông đã thực hiện lời hứa với các cử tri là giảm một nửa mức tăng giá trong năm nay ngay cả khi phần lớn nguyên nhân giảm là do hiệu ứng so sánh của đợt tăng giá khí đốt hồi năm ngoái.

    Các nhà lập pháp bảo thủ đã từ lâu đã kêu gọi ông Sunak cắt giảm thuế nhằm giúp thu hẹp khoảng cách với Đảng Lao động đối lập trong các cuộc thăm dò dư luận trước cuộc bầu cử dự kiến vào năm tới.

    Nhưng lời hứa của ông Sunak hôm thứ Hai có thể không đoàn kết được đảng bất đồng của ông sau khi một trong những cam kết quan trọng khác của ông - đó là giải quyết vấn đề nhập cư bất hợp pháp - gần như bị hủy bỏ bởi phán quyết của Tòa án Tối cao vào tuần trước, vốn bác bỏ thỏa thuận chuyển những người xin tị nạn đến Rwanda.

    Trong bài phát biểu của mình, ông Sunak đã tìm cách phản đối kế hoạch vay thêm hàng tỷ bảng Anh mỗi năm của Đảng Lao động để tài trợ cho các khoản đầu tư “net zero” (tạm hiểu: phát thải ròng bằng 0) của Anh.

    "Điều này gây ra sai lầm kinh tế tương tự như ngân sách ‘mini’ năm ngoái. Việc chi hàng chục tỷ bảng cho các khoản chi tiêu không được cấp vốn cũng nguy hiểm như việc chi hàng chục tỷ bảng cho việc cắt giảm thuế không được cấp vốn” - ông nói.

    Thủ tướng Sunak từ chối bình luận về loại thuế mà Chính phủ của ông có khả năng cắt giảm.

    Ông cũng cho biết Chính phủ sẽ tập trung khắc phục các vấn đề được gọi là “phía nguồn cung” vốn đang đè nặng lên nền kinh tế, trong đó chủ yếu là tình trạng thiếu lao động để “lấp chỗ trống.”

    "Hiện có khoảng 2 triệu người trong độ tuổi lao động không có việc làm. Đó là một ‘vụ bê bối quốc gia’” - ông Sunak nói và cho biết thêm rằng ông muốn thay đổi hệ thống phúc lợi của đất nước dành cho người lớn trong độ tuổi lao động để thu hút nhiều người trong số họ đi làm.

    Ông Sunak cho biết việc xây dựng một mạng lưới năng lượng bền vững và một hệ thống giáo dục "đẳng cấp thế giới" là những yếu tố quan trọng khác trong kế hoạch tăng trưởng kinh tế dài hạn của ông.

    Bộ trưởng Tài chính Hunt dự kiến sẽ cập nhật ngân sách trong Tuyên bố Mùa thu, trong bài phát biểu của ông trước Quốc hội vào ngày 22/11.

    Liên quan tình hình kinh tế Anh, Văn phòng Thống kê Quốc gia mới đây cho biết doanh số bán lẻ trong tháng 10 của nước này đã giảm 0,3% so với tháng trước và giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là doanh số bán lẻ thấp nhất tại Anh kể từ tháng 2/2021.

    Mức giảm trong tháng 10 trái với dự báo tăng trưởng 0,3%, cho thấy lạm phát khiến chi tiêu hộ gia đình đang yếu đi ngay trước mùa mua sắm Giáng sinh, được coi là mùa bận rộn nhất trong năm đối với các nhà bán lẻ ở Anh.

    Chuyên gia kinh tế tại công ty kiểm toán RSM UK, Thomas Pugh, nhận định doanh số bán lẻ giảm là một trong những dấu hiệu cho thấy nguy cơ suy thoái kinh tế vào cuối năm.

    Theo Vietnamplus

  • Một chai 'rượu whisky Scotch được săn lùng nhiều nhất' trên thế giới đã được bán với giá hơn 2,1 triệu bảng Anh (2,7 triệu USD) vào ngày 18-11 tại nhà đấu giá Sotheby's ở London.

    ruou scotch 4

    Theo nhà đấu giá, Macallan 1926 là một trong 40 chai được sản xuất sau khi ủ trong thùng rượu sherry trong 60 năm, khiến nó trở thành chai rượu Macallan cổ điển lâu đời nhất từng được sản xuất.

    Sotheby's đã kỳ vọng nó sẽ huy động được từ 750.000 đến 1,2 triệu bảng Anh (934.274 đến 1,4 triệu USD), nhưng đã bị sốc khi chai rượu được bán với giá lên tới 2.187.500 bảng Anh (2.724.967 USD), khiến nó trở thành “kỷ lục mới cho bất kỳ chai rượu mạnh nào” hoặc “rượu vang được bán đấu giá” trên Thế giới, nhà đấu giá nói với hãng tin AFP.

    Trước cuộc bán đấu giá, người đứng đầu bộ phận rượu whisky của Sotheby, Jonny Fowle, nói với AFP rằng ông đã thử một mẫu nhỏ.

    ruou scotch 1
    Cận cảnh chai rượu được bán đấu giá

    “Tôi đã nếm một giọt nhỏ - một giọt nhỏ - thứ này. Nó rất đậm đà, có rất nhiều trái cây sấy khô như bạn mong đợi, rất nhiều gia vị, rất nhiều mùi gỗ” - ông nói, đồng thời gọi nó là một loại rượu whisky “đáng kinh ngạc” và không nên bị xem nhẹ.

    Trong số 40 chai được sản xuất vào năm 1986, không có chai nào có sẵn để mua, thay vào đó một số chai được cung cấp cho các khách hàng hàng đầu của nhà sản xuất rượu The Macallan.

    Năm 2019, Sotheby's đã bán một chai The Macallan 1926 với giá 1,5 triệu bảng Anh (1,9 triệu USD). Vào thời điểm đó, nó trở thành chai rượu mạnh đắt nhất từng được bán đấu giá.

    ruou scotch 4

    Theo congan

  • Trong cuộc họp chính sách hôm thứ Năm (2/11), Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25%, nhưng chính sách tiền tệ có thể sẽ cần phải thắt chặt trong một 'thời gian dài'.

    “Các dự báo mới nhất của Ủy ban Chính sách tiền tệ (MPC) chỉ ra rằng chính sách tiền tệ có thể cần phải hạn chế trong một thời gian dài. Sẽ cần phải thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ nếu có bằng chứng về áp lực lạm phát dai dẳng hơn”, MPC cho biết.

    Lạm phát của Anh đã giảm xuống còn 6,7% trong tháng 9 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương. Trong khi đó, hoạt động kinh tế đã dịu lại đáng kể và thị trường lao động có dấu hiệu nới lỏng.

    MPC cũng lưu ý rằng lạm phát đã giảm xuống dưới mức mong đợi được đưa ra trong báo cáo tháng 8. Ngân hàng trung ương hiện kỳ vọng chỉ số giá tiêu dùng sẽ đạt trung bình khoảng 4,75% trong quý IV/2023 trước khi giảm xuống khoảng 4,5% trong quý I/2024 và 3,75% trong quý II/2024.

    duy tri lai suat cao

    “Kể từ quyết định lãi suất trước đó của MPC, có rất ít tin tức về các chỉ số chính về tình trạng lạm phát kéo dài ở Anh. Tiếp tục có những dấu hiệu về tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt hơn đối với thị trường lao động và động lực của nền kinh tế thực nói chung”, MPC cho biết.

    Ngoài ra, MPC cho biết chính sách tiền tệ sẽ cần phải “đủ hạn chế trong thời gian đủ dài” để đưa lạm phát về mục tiêu 2% một cách bền vững.

    Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt cho biết, quốc gia này đã “kiên cường hơn nhiều so với mong đợi của nhiều người, nhưng cách tốt nhất để mang lại sự thịnh vượng là thông qua tăng trưởng bền vững”.

    “Tuyên bố này sẽ đề ra cách chúng ta sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách giải phóng đầu tư tư nhân, thu hút nhiều người Anh trở lại làm việc hơn và mang lại một nhà nước Anh năng suất hơn”, ông cho biết thêm.

    George Buckley, nhà kinh tế trưởng khu vực đồng Euro và Anh tại Nomura cho biết: “Lợi suất trái phiếu quốc tế ngày càng tăng và những lo ngại về địa chính trị (bất chấp tác động tiềm tàng đến giá năng lượng) cũng gợi ý không nên tăng lãi suất…Chúng tôi cho rằng chúng tôi đã nhìn thấy giai đoạn cuối cùng của chu kỳ tăng lãi suất và kỳ vọng lãi suất sẽ giảm vào quý III năm sau”.

    Hôm thứ Tư (1/11), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng đã quyết định giữ nguyên lãi suất và nâng dự báo đánh giá tăng trưởng kinh tế. Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh rằng, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) sẽ không thảo luận về việc cắt giảm lãi suất vào thời điểm này.

    Tuy nhiên, thị trường cho rằng bình luận Chủ tịch Fed tại cuộc họp báo sau đó là ôn hòa, khiến lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn ngắn đã giảm đáng kể và lan sang châu Âu và Anh.

    Theo VTC

  • Từ sau khủng hoảng tài chính 2008, tăng trưởng kinh tế của eurozone đã chậm hơn so với Mỹ, và càng tụt lại bởi Covid-19, xung đột Nga - Ukraine.

    Hôm 31/10, cơ quan thống kê thuộc liên minh châu Âu (EU) thông báo GDP quý III của 20 nước eurozone giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Quý trước đó, khối này tăng 0,6%.

    Số liệu này trái ngược với mức tăng 4,9% của Mỹ trong cùng kỳ. Theo đó, quý III, Mỹ tăng trưởng nhanh gấp đôi quý II.

    Lạm phát của châu Âu cũng đang đi xuống, trong khi lạm phát Mỹ đi lên. Số liệu công bố hôm qua cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 2,9% so với cùng kỳ 2022. Đây là mức thấp nhất hai năm. Lạm phát lõi (không tính giá năng lượng và thực phẩm), giảm từ 4,5% tháng 9 về 4,2% tháng 10.

    Từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, tăng trưởng kinh tế của eurozone đã tụt lại so với Mỹ. Khoảng cách này càng nới rộng khi Covid-19 xuất hiện đầu năm 2020.

    Chênh lệch càng thêm rõ rệt khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine năm 2022, khiến giá năng lượng và lương thực tăng vọt, gây sức ép lên người tiêu dùng tại châu Âu. Do phải nhập khẩu phần lớn năng lượng tiêu thụ, châu Âu chịu áp lực lớn khi giá khí đốt và điện tăng vọt. Ngược lại, Mỹ - nước xuất khẩu năng lượng lớn của thế giới - lại hưởng lợi phần nào.

    kinh te chau au
    Người dân đi lại trên đường phố Cologne (Đức). Ảnh: Reuters

    Trên toàn cầu, người tiêu dùng đang chuyển từ mua hàng hóa sang dịch vụ, trong bối cảnh ngoại thương đi xuống do căng thẳng địa chính trị. Điều này khiến các nước sản xuất và xuất khẩu lớn, như Đức, chịu tác động mạnh. Chính phủ các nước châu Âu cũng kém hào phóng hơn so với Mỹ trong chính sách hỗ trợ nhu cầu.

    "Kinh tế Đức đang trì trệ. Rào cản từ lãi suất tăng, giá năng lượng cao và nhu cầu ngoại thương yếu là quá lớn", Geraldine Dany-Knedlik - đồng giám đốc phụ trách chính sách tại Viện nghiên cứu Kinh tế DIW Berlin - nhận định.

    Khoảng cách về tăng trưởng và lạm phát giữa châu Âu với Mỹ cho thấy việc nâng lãi của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang có tác động lớn đến nền kinh tế vốn đã đối mặt nhiều thách thức.

    "Các đợt nâng lãi trước của chúng tôi vẫn đang tác động mạnh đến tình hình tài chính. Nhu cầu đang ngày càng bị ghìm lại", Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết trong một cuộc họp báo tuần trước.

    ECB đã nâng lãi suất 10 lần liên tiếp và chỉ mới dừng lại trong phiên họp tuần trước. Cơ quan này cho rằng lãi suất ở mức kỷ lục hiện tại sẽ tiếp tục gây sức ép lên nền kinh tế, ít nhất là trong quý I năm sau.

    Nhiều người chỉ trích việc ECB muốn bắt kịp chính sách thắt chặt với Mỹ, trong khi kinh tế đối mặt các thách thức lớn hơn, đã khiến khoảng cách giữa hai bên ngày càng rộng. "Chúng ta đã tụt lại sau Mỹ 15 năm qua. Giờ đây, tôi lo rằng chúng ta có thể chứng kiến thêm chênh lệch về thu nhập bình quân, do các chính sách sai lầm", Erik F. Nielsen - cố vấn kinh tế tại UniCredit Bank (Italy) nhận xét.

    Việc eurozone yếu đi cũng ghìm chân nhiều nền kinh tế khác trên thế giới. Trong 8 tháng đầu năm, nhập khẩu của EU từ Trung Quốc giảm 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu từ Anh cũng giảm 13,7%. Nhập khẩu từ Mỹ gần như không đổi, do châu Âu chọn Mỹ là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên thay Nga.

    Sau xung đột Nga - Ukraine, giá nhiên liệu và thực phẩm tại châu Âu tăng mạnh hơn Mỹ, khiến sức mua của các hộ gia đình giảm sút. Trên thế giới, người tiêu dùng giảm mua hàng hóa để chi cho dịch vụ sau khi đại dịch qua đi. Tuy nhiên, biến động này tại châu Âu lại quá lớn. Hồi tháng 8, doanh số bán lẻ tại eurozone giảm 7,5% so với đầu năm 2022. Trong khi đó, mức giảm ở Mỹ chỉ là 1,8%.

    Tiêu dùng tại Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - giảm 0,5% trong quý II. Ngược lại, con số này ở Mỹ tăng 1,8%. Sang quý III, tiêu dùng tại Mỹ tiếp tục tăng tốc, còn Đức lại đi xuống.

    Chi phí tăng cao của các nhà máy sử dụng nhiều nhiêu liệu cũng khiến các ngành công nghiệp tại Đức giảm sản xuất. Sản lượng công nghiệp nước này trong tháng 8 giảm 2,2% so với trước chiến sự. Trong khi đó, sản xuất tại Mỹ tăng 2,3%.

    Không có nhiều tín hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế tại eurozone sẽ lên cao trong các tháng tới. Một khảo sát do S&P Global thực hiện tuần trước cho thấy hoạt động của các doanh nghiệp khu vực này hiện giảm mạnh nhất 3 năm. Số đơn hàng mới giảm mạnh. Các bộ phận mua hàng cũng giảm nhân lực lần đầu tiên kể từ đầu năm 2021. Ngược lại, số liệu mới nhất cho thấy hoạt động sản xuất tại Mỹ tăng tốc trong tháng 10.

    Lương nhân công tại eurozone cũng đang tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, các hộ gia đình vẫn cảm thấy mức tăng này không đủ bù lạm phát.

    Nhiều khu vực tại châu Âu đang đối mặt với thách thức lớn hơn. Đức phải vật lộn với việc liệu có thể duy trì ngành hóa chất đủ lâu để tìm các nguồn năng lượng mới, sạch và rẻ hơn hay không. Ngành này hiện tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu.

    BASF - hãng hóa chất lớn nhất châu Âu - hôm 31/10 thông báo doanh thu 9 tháng đầu năm giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Vì thế, họ sẽ giảm đầu tư mới.

    "Tôi không ủng hộ trợ giá, nhưng ở thời điểm nào đó, tôi cho rằng chính phủ nên đưa ra mức giá điện phù hợp cho đến khi chúng tôi tìm được năng lượng thay thế. Khi đó, các ngành công nghiệp tốn nhiên liệu mới có cơ hội tồn tại", Martin Brudermüller - CEO BASF kết luận.

    VnExpress (theo WSJ)

  • Đây là địa bàn tập trung nhiều chuyên gia trẻ tuổi, là một trong những khu vực giàu nhất England. 

    Bạn đang chắt bóp từng đồng xu để đóng tiền thuê nhà tháng này? Đây là tình trạng chung của đa phần mọi người ở UK, nhưng không phải ai ở London cũng bị đồng tiền hành hạ. Thực tế, một khu vực ở London dường như thu hút những cư dân giàu có hơn bất kì nơi nào khác trên toàn quốc.

    Khu phố đầu tiên ở Vương Quốc Anh chứng kiến thu nhập bình quân hộ gia đình vượt quá £100,000 là Clapham Common. Theo dữ liệu mới nhất từ Cục Thống kê Quốc gia (ONS), thu nhập bình quân hộ gia đình ở Clapham Common West là £108,100 vào cuối năm 2020.

    Năm 2020 nghe có vẻ xa vời, nhưng đây là dữ liệu gần nhất được ONS công bố. Những con số chỉ được thu thập vài năm 1 lần, khảo sát thu nhập của từng khu vực nhỏ ở England và Wales. Những khu vực được khảo sát chỉ có dân số trên dưới 5,000 người.

    West London là khu vực giàu nhất ở England, về nhì là City of London với thu nhập bình quân hộ gia đình vào khoảng £101,800. 

    clapham common

    Vậy tại sao Clapham lại thu hút nhiều người giàu như vậy? Đây là khu trung tâm và có giao thông thuận tiện tới City of London. Nơi đây từ lâu đã quy tụ nhiều chuyên gia trẻ tuổi (từ 25-34 tuổi). Họ chia sẻ không gian làm việc và có mức lương cao tương tự nhau.

    Mức thu nhập ở Clapham Common cao gấp 3 lần thu nhập bình quân cả nước và cao gần gấp 5 lần nơi nghèo nhất Anh quốc. Đó là Grimsby East Marsh & Port, khu vực này có thu nhập bình quận hộ gia đình chỉ £22,200/năm.

    Tuy thu nhập cao nhưng người dân ở Clapham Common lại không phải là đối tượng có thu nhập khả dụng cao nhất. Sau khi trừ chi phí nhà ở, thuế cũng như số nhân khẩu trong mỗi hộ gia đình, thì thu nhập còn lại nhét túi không phải là Clampham Common. Mà là Hans Town ở Kensington & Chelsea. Đây mới là khu vực giàu có thực sự.

    Bài liên quan: Nơi nghèo nhất nước Anh, thu nhập £22.200 thì sống thế nào?

    Những người dân ở thị trấn Grimsby (North East Lincolnshire) có một cuộc sống tồi tệ khi thực phẩm dần cạn kiệt, sống trong bóng tối và thậm chí phải lục thùng rác nhà nhau vào ban đêm để kiếm thêm vài bảng.

    Cheryl Smith (44 tuổi) là mẹ của một bé trai 9 tuổi mắc chứng tự kỷ và một bé gái 2 tuổi. Ban đầu, cô chọn sống ở đây vì giá nhà rẻ, nhưng sau đó phải đối mặt với cuộc sống không có điện và gas trong 6 tháng trời. Sau khi trở về từ ngân hàng thực phẩm - tổ chức từ thiện chuyên phân phát thực phẩm, Cheryl xem lại và nhận ra mọi thứ đều đã hết hạn.

    Là mẹ đơn thân, Cheryl không thể tìm kiếm một công việc và cũng không thể cho đứa con trai 9 tuổi đến trường vì cậu bé mắc chứng tự kỷ.

    “Nếu con tôi có thể đến trường, nó sẽ có bữa ăn miễn phí và tôi cũng có thể đi kiếm việc làm. Có rất nhiều gia đình như tôi đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn và con cái phải nghỉ học. Tôi khiếu nại với cơ quan giáo dục nhưng họ chỉ nói rằng họ phải làm theo thủ tục”, cô nói.

    Grimsby lincolnshire 1
    Ảnh: The Sun

    Cũng theo Cheryl Smith, tình hình ở đây đang tồi tệ đến mức người ta đến và lục thùng rác nhà nhau vào ban đêm để tìm những thứ có thể bán được. Không chỉ vậy, các gia đình hầu hết chỉ còn lại các thùng đựng rác thải sinh hoạt, vì các thùng phân loại rác tái chế đều đã bị lấy cắp và họ phải tốn 25 bảng Anh để mua thùng thay thế. Nhiều người không đủ khả năng để trả tiền điện nên đành sống trong bóng tối và cái rét vì không thể bật đèn hay hệ thống sưởi.

    Hàng xóm của Cheryl, ông Ivan Love (61 tuổi) thì cho biết ông đã sống mà không có hệ thống sưởi suốt 8 năm. 16 năm qua, kể từ khi bị thoát vị đĩa đệm, người đàn ông này sống bằng tiền trợ cấp ít ỏi và cố gắng cân bằng chi tiêu.

    "Tôi sống chủ yếu nhờ những bữa ăn đã được đóng gói sẵn và hâm nóng bằng lò vi sóng, vì tôi không đủ tiền để dùng lò nướng và chỉ đủ tiền sưởi ấm đúng một căn phòng trong nhà vào ban đêm".

    Grimsby lincolnshire 1
    Ivan Love cho biết ông đã không có hệ thống sưởi trong suốt 8 năm. Ảnh: The Sun

    Malcolm Smith (63 tuổi) thì đang phải vật lộn để duy trì hoạt động kinh doanh của cửa hàng sửa chữa điện thoại di động, đồng thời phải chiến đấu với căn bệnh ung thư. Ông vừa quay về tiếp tục công việc ế ẩm sau 25 ngày hóa trị và xạ trị ở bệnh viện.

    Ông nói: "Chúng tôi đã mở cửa hàng này từ năm 2006, nó từng mang lại lợi nhuận lớn nhưng giờ hầu như còn không hòa vốn. Nhiều khách hàng chỉ đến với chúng tôi lúc tuyệt vọng sau khi tìm cách tự sửa điện thoại bằng cách tra Google nhưng không thành công".

    Ngoài ra, còn có Tanya Francis (38 tuổi) - người phải hàng ngày đạp xe đi làm công việc quản gia để kiếm tiền nuôi 3 đứa con nhỏ ở nhà. Mặc dù nhận được trợ cấp để bổ sung vào nguồn thu nhập thấp của mình, nhưng Tanya cho biết số tiền đó vẫn chưa đủ và cô vẫn phải dựa vào ngân hàng thực phẩm.

    Marc Jepson (31 tuổi) làm nghề gác cửa để nuôi một vợ và hai con. Anh nói: “Nơi này thật là tồi tệ, nó chỉ có thể trở nên tồi tệ hơn nữa".

    Tuy nhiên, mặc cho cuộc sống khó khăn, nhiều cư dân cho biết họ vẫn yêu thích nơi đây vì tinh thần cộng đồng hiếm nơi nào bì được và mọi người tồn tại bằng cách đoàn kết lại với nhau.

    Becca Baker, 43 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Grimsby và mặc dù xung quanh là hoàn cảnh nghèo khó nhưng cô cho biết cô sẽ không bao giờ sống ở bất cứ nơi nào khác. Mặc dù mắc bệnh phổi (điều này cũng khiến cô tiêu tốn rất nhiều tiền khi bật hệ thống sưởi) nhưng bà mẹ ba con vẫn cố gắng cho hai trong số ba đứa con đi học.

    "Chúng tôi có thể thiếu tiền nhưng bạn sẽ không tìm thấy tinh thần cộng đồng đoàn kết như thế này ở nơi nào khác đâu. Nếu bạn cần bất cứ điều gì, chỉ cần gõ cửa nhà hàng xóm là sẽ được giúp đỡ", cô nói.

    Theo số liệu mà Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh vừa đưa ra, khu vực cảng và đầm lầy phía đông Grimsby có thu nhập hộ gia đình trung bình hàng năm thấp nhất ở Anh và xứ Wales, chỉ ở mức 22.200 bảng Anh – thấp hơn 10.000 bảng Anh so với mức trung bình quốc gia.

    Grimsby lincolnshire 1
    Những con phố vắng tanh với các cửa tiệm đóng kín cửa do người dân không còn đủ tiền mua sắm. Ảnh: The Sun

    Grimsby lincolnshire 1
    Các thùng rác luôn bị lục vào ban đêm để gom bất cứ thứ gì có thể bán lấy tiền. Ảnh: The Sun

    Viethome (theo Timeout)

  • Những người dân ở thị trấn Grimsby (North East Lincolnshire) có một cuộc sống tồi tệ khi thực phẩm dần cạn kiệt, sống trong bóng tối và thậm chí phải lục thùng rác nhà nhau vào ban đêm để kiếm thêm vài bảng.

    Grimsby lincolnshire 1
    Ảnh: The Sun

    Cheryl Smith (44 tuổi) là mẹ của một bé trai 9 tuổi mắc chứng tự kỷ và một bé gái 2 tuổi. Ban đầu, cô chọn sống ở đây vì giá nhà rẻ, nhưng sau đó phải đối mặt với cuộc sống không có điện và gas trong 6 tháng trời. Sau khi trở về từ ngân hàng thực phẩm - tổ chức từ thiện chuyên phân phát thực phẩm, Cheryl xem lại và nhận ra mọi thứ đều đã hết hạn.

    Là mẹ đơn thân, Cheryl không thể tìm kiếm một công việc và cũng không thể cho đứa con trai 9 tuổi đến trường vì cậu bé mắc chứng tự kỷ.

    “Nếu con tôi có thể đến trường, nó sẽ có bữa ăn miễn phí và tôi cũng có thể đi kiếm việc làm. Có rất nhiều gia đình như tôi đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn và con cái phải nghỉ học. Tôi khiếu nại với cơ quan giáo dục nhưng họ chỉ nói rằng họ phải làm theo thủ tục”, cô nói.

    Cũng theo Cheryl Smith, tình hình ở đây đang tồi tệ đến mức người ta đến và lục thùng rác nhà nhau vào ban đêm để tìm những thứ có thể bán được. Không chỉ vậy, các gia đình hầu hết chỉ còn lại các thùng đựng rác thải sinh hoạt, vì các thùng phân loại rác tái chế đều đã bị lấy cắp và họ phải tốn 25 bảng Anh để mua thùng thay thế. Nhiều người không đủ khả năng để trả tiền điện nên đành sống trong bóng tối và cái rét vì không thể bật đèn hay hệ thống sưởi.

    Hàng xóm của Cheryl, ông Ivan Love (61 tuổi) thì cho biết ông đã sống mà không có hệ thống sưởi suốt 8 năm. 16 năm qua, kể từ khi bị thoát vị đĩa đệm, người đàn ông này sống bằng tiền trợ cấp ít ỏi và cố gắng cân bằng chi tiêu.

    "Tôi sống chủ yếu nhờ những bữa ăn đã được đóng gói sẵn và hâm nóng bằng lò vi sóng, vì tôi không đủ tiền để dùng lò nướng và chỉ đủ tiền sưởi ấm đúng một căn phòng trong nhà vào ban đêm".

    Grimsby lincolnshire 1
    Ivan Love cho biết ông đã không có hệ thống sưởi trong suốt 8 năm. Ảnh: The Sun

    Malcolm Smith (63 tuổi) thì đang phải vật lộn để duy trì hoạt động kinh doanh của cửa hàng sửa chữa điện thoại di động, đồng thời phải chiến đấu với căn bệnh ung thư. Ông vừa quay về tiếp tục công việc ế ẩm sau 25 ngày hóa trị và xạ trị ở bệnh viện.

    Ông nói: "Chúng tôi đã mở cửa hàng này từ năm 2006, nó từng mang lại lợi nhuận lớn nhưng giờ hầu như còn không hòa vốn. Nhiều khách hàng chỉ đến với chúng tôi lúc tuyệt vọng sau khi tìm cách tự sửa điện thoại bằng cách tra Google nhưng không thành công".

    Ngoài ra, còn có Tanya Francis (38 tuổi) - người phải hàng ngày đạp xe đi làm công việc quản gia để kiếm tiền nuôi 3 đứa con nhỏ ở nhà. Mặc dù nhận được trợ cấp để bổ sung vào nguồn thu nhập thấp của mình, nhưng Tanya cho biết số tiền đó vẫn chưa đủ và cô vẫn phải dựa vào ngân hàng thực phẩm.

    Marc Jepson (31 tuổi) làm nghề gác cửa để nuôi một vợ và hai con. Anh nói: “Nơi này thật là tồi tệ, nó chỉ có thể trở nên tồi tệ hơn nữa".

    Tuy nhiên, mặc cho cuộc sống khó khăn, nhiều cư dân cho biết họ vẫn yêu thích nơi đây vì tinh thần cộng đồng hiếm nơi nào bì được và mọi người tồn tại bằng cách đoàn kết lại với nhau.

    Becca Baker, 43 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Grimsby và mặc dù xung quanh là hoàn cảnh nghèo khó nhưng cô cho biết cô sẽ không bao giờ sống ở bất cứ nơi nào khác. Mặc dù mắc bệnh phổi (điều này cũng khiến cô tiêu tốn rất nhiều tiền khi bật hệ thống sưởi) nhưng bà mẹ ba con vẫn cố gắng cho hai trong số ba đứa con đi học.

    "Chúng tôi có thể thiếu tiền nhưng bạn sẽ không tìm thấy tinh thần cộng đồng đoàn kết như thế này ở nơi nào khác đâu. Nếu bạn cần bất cứ điều gì, chỉ cần gõ cửa nhà hàng xóm là sẽ được giúp đỡ", cô nói.

    Theo số liệu mà Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh vừa đưa ra, khu vực cảng và đầm lầy phía đông Grimsby có thu nhập hộ gia đình trung bình hàng năm thấp nhất ở Anh và xứ Wales, chỉ ở mức 22.200 bảng Anh – thấp hơn 10.000 bảng Anh so với mức trung bình quốc gia.

    Grimsby lincolnshire 1
    Những con phố vắng tanh với các cửa tiệm đóng kín cửa do người dân không còn đủ tiền mua sắm. Ảnh: The Sun

    Grimsby lincolnshire 1
    Các thùng rác luôn bị lục vào ban đêm để gom bất cứ thứ gì có thể bán lấy tiền. Ảnh: The Sun

    Baotintuc (theo The Sun)

  • Mạng lưới ngân hàng thực phẩm lớn nhất nước Anh vừa cảnh báo rằng dự kiến mùa Đông năm nay sẽ tồi tệ nhất từ trước đến nay.

    ngan hang thuc pham anh
    Hơn 60% hộ gia đình ở Anh vẫn thấy thu nhập khả dụng của họ bị giảm trong tháng 8/2023. Ảnh minh họa: Reuters

    Mạng lưới ngân hàng thực phẩm lớn nhất nước Anh vừa cảnh báo rằng dự kiến mùa Đông năm nay sẽ tồi tệ nhất từ trước đến nay, với hơn 600.000 người có thể cần hỗ trợ do cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang diễn ra trong năm thứ hai làm giảm sức chi tiêu của người dân.

    Trussell Trust, nơi hỗ trợ mạng lưới bao gồm 1.300 trung tâm ngân hàng thực phẩm trên khắp Vương quốc Anh, dự kiến sẽ cung cấp hơn một triệu gói thực phẩm khẩn cấp từ tháng 12/2023 đến tháng 2/2024. Đó sẽ là số lượng bưu kiện kỷ lục trong khoảng thời gian này và cao hơn so với 904.000 gói cùng kỳ năm trước.

    Quỹ tín thác này đã kêu gọi mọi người quyên góp nhiều hơn vì nhu cầu tăng cao đồng nghĩa với hầu hết các ngân hàng thực phẩm phải mua hàng dự trữ để bù đắp cho sự thiếu hụt.

    Anh là nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới nhưng người dân nước này đã bị áp lực trong hơn một năm qua do lạm phát tăng cao mà cho đến gần đây vẫn vượt xa mức tăng lương của hầu hết người lao động.

    Trong khi lạm phát đang chậm lại, hơn 60% hộ gia đình ở Anh vẫn thấy thu nhập khả dụng của họ bị giảm trong tháng 8/2023 so với cùng kỳ năm trước, theo công cụ theo dõi thu nhập hàng tháng của tập đoàn siêu thị Asda.

    Lạm phát giá tiêu dùng ở nước Anh đạt mức cao nhất trong 41 năm là 11,1% vào tháng 10/2022. Đến tháng Tám năm nay đã giảm xuống còn 6,7%, nhưng vẫn là tỷ lệ cao nhất ở Tây Âu, với lạm phát thực phẩm ở mức 13,6%.

    Cam kết kinh tế quan trọng của Thủ tướng Anh, Rishi Sunak, là giảm một nửa lạm phát tổng thể trong năm 2023 trước cuộc bầu cử có thể diễn ra vào năm 2024.

    Theo một cuộc khảo sát của PricewaterhouseCoopers (PwC), một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, vừa được công bố, gần 1/3 người trưởng thành ở Anh dự kiến sẽ chi tiêu ít hơn vào dịp Giáng sinh năm nay./.

    BNews (Theo Reuters)

  • Theo trang CNBC, lạm phát kéo dài, dịch Covid-19, chi phí năng lượng cao ngất ngưởng, tình trạng thương mại liên quan đến vấn đề Brexit và diễn biến suy thoái đã gây ra khó khăn đối với kinh tế Anh trong thời gian qua. Ngân hàng Anh đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 4,5% trong tháng 5, đây là lần tăng lãi suất thứ 12 liên tiếp trong nỗ lực chống lại tình trạng giá cả tăng cao.

    Trong khi đó, theo cuộc khảo sát thường kỳ của công ty dữ liệu ECA International mới đây, Vương quốc Anh vẫn là điểm đến đắt đỏ nhất cho người nước ngoài, với mức lương và phúc lợi trung bình của người nước ngoài làm việc tại nước này là 441.608 USD vào năm 2022. Phúc lợi cho nhân viên cũng đã tăng 4% lên 167.594 đô la và đắt nhất thế giới. Người nước ngoài ở Anh hiện đang có xu hướng chuyển đến các quốc gia như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha để tận hưởng chi phí sinh hoạt thấp hơn.

    Trong bối cảnh châu Âu đang trải qua một mùa hè khắc nghiệt, nước Anh đã trở thành một trong những địa điểm hút khách du lịch nước ngoài tìm kiếm một kỳ nghỉ hè mát mẻ hơn. Các doanh nghiệp trong ngành du lịch Anh đang báo cáo lượng khách quốc tế có dấu hiệu tăng lên, nhiều khách sạn và hãng hàng không thông báo lượng đặt phòng hay đặt vé "giờ chót" tăng vọt. Đa phần trong số này là du khách Mỹ - những người dự định đến khu vực phía nam của châu Âu, nhưng đã lựa chọn thay thế bằng Anh hoặc Ireland để tránh nóng.

    du lich anh quoc dat do
    Vương quốc Anh sẽ tiến hành thu phí đối với các đối tượng được cấp ETA vào nước này từ đầu năm 2024.

    Ở chiều ngược lại, kể từ khi các quy định thông hành mới sau Brexit được áp dụng, số lượng du khách Pháp và Đức tới Anh lại bắt đầu giảm mạnh. Các công ty dịch vụ du lịch cũng đang lo ngại về kế hoạch triển khai việc xin trên mạng giấy phép du lịch điện tử (ETA), bắt đầu có hiệu lực kể từ tháng 10/2023. Mô hình này tương tự như hệ thống ESTA của Hoa Kỳ, ngay cả thành phần khách du lịch không cần phải xin thị thực nhập cảnh trước khi tới Anh cũng sẽ phải nộp phí trực tuyến để xin giấy phép du lịch điện tử ETA.

    Trước mắt, theo đánh giá của nghiệp đoàn Tourism Alliance, hệ thống ETA sẽ làm cho mọi thứ càng trở nên rắc rối phức tạp hơn, ít nhất là trong thời gian đầu thiết lập hệ thống này, khi du khách nước ngoài vẫn còn chưa quen với thủ tục mới. Công báo Nhà nước Vương quốc Anh và Bắc Ireland vừa đăng tải thông tin, cho biết sẽ tiến hành thu phí đối với các đối tượng được cấp ETA vào nước này, chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2024 tới.

    “Giấy phép ETA thuộc dạng du lịch miễn thị thực. Tuy nhiên, ETA không chỉ nhằm thu phí mà còn để kiểm soát chặt chẽ những đối tượng vào Vương quốc Anh, cũng là việc cần thiết trong bối cảnh dòng người di cư ngày càng gia tăng - song hành với những nguy cơ của tội phạm và khủng bố”, người phát ngôn Bộ Nội vụ Anh giải thích.

    Các thủ tục mới khiến số lượng du khách tại châu Âu tới Anh giảm mạnh, còn những khách du lịch quốc tế khác thì phàn nàn rằng một số điểm đến hàng đầu của Vương quốc Anh như "con bò sữa" kiếm tiền từ du khách. Từ Lake District đến Stonehenge, Vương quốc Anh có nhiều địa điểm du lịch đáng kinh ngạc, nhưng có một vài điểm nóng khiến du khách giờ đây than phiền "hoàn toàn không xứng đáng với chi phí bỏ ra".

    Một khách du lịch có tài khoản đăng ký mang tên JLaw118 đã viết trên nền tảng Reddit: “Tôi vừa trở về từ Anh trong một chuyến du lịch, và tôi bị vắt kiệt theo đúng nghĩa đen. Bãi đậu xe đắt tiền, quán cà phê, cửa hàng quà tặng đều tăng giá. Thậm chí, mỗi khi tôi muốn dừng lại để chụp một bức ảnh là lại thấy một tấm biển báo muốn tính phí! Tôi đành chụp một bức ảnh lén lút và rời đi. Du lịch như vậy hoàn toàn không đáng tiền”.

    Land's End là một mũi đất ở phía tây Cornwall, điểm cực tây của lục địa Anh. Đây là một trong những địa danh hàng đầu của nước Anh và khách du lịch có thể nhìn thấy Quần đảo Scilly từ đỉnh vách đá vào một ngày đẹp trời. Tuy nhiên, cột mốc chính đã bị du khách xô đổ khi khách du lịch bị thu phí khi chụp ảnh với biển báo. Bên dưới bài đăng, rất nhiều khách du lịch đã đua nhau đề cử một số địa danh khác ở châu Âu như là giải pháp thay thế.

    Chưa hết, một nghiên cứu mới đã tiết lộ sự khác biệt về chi phí giữa việc di chuyển trên một chuyến tàu ít carbon hoặc một chuyến bay thải nhiều khí thải ở Vương quốc Anh cao hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác ở châu Âu. Báo cáo được công bố vào đầu tháng này bởi Tổ chức môi trường quốc tế Hòa bình Xanh (Greenpeace) cho hay các chính phủ châu Âu đang tích cực khuyến khích người dân đi du lịch theo cách ít phát thải nhất có thể, do đó đã khuyến khích tái thiết trở lại nhiều tuyến đường sắt cũng như tour du lịch tàu hỏa. Nhưng không nơi nào ở châu Âu có sự chênh lệch về chi phí giữa đường sắt và đường hàng không rõ rệt hơn ở Anh.

    Theo đó, trên khắp lục địa, giá vé các chuyến tàu đắt gấp đôi so với đi máy bay của các hãng hàng không giá rẻ, nhưng ở Vương quốc Anh, chúng đắt gấp bốn lần. Để đưa ra kết luận của mình, Greenpeace đã so sánh chi phí vé tàu và máy bay cho 112 tuyến đường giữa các thành phố lớn ở 27 quốc gia châu Âu. Các chuyến bay luôn rẻ hơn so với vé tàu trên tất cả 12 tuyến đường của Vương quốc Anh đã được đưa vào nghiên cứu, bao gồm các tuyến nội địa giữa London và Scotland và các tuyến quốc tế đến Paris, Berlin, Barcelona, Marseille và Amsterdam.

    Ví dụ, đi từ Barcelona đến London bằng tàu hỏa trung bình đắt gấp 10 lần so với đi máy bay. Chênh lệch giá còn gia tăng hơn nữa đối với những vé đặt trong thời gian ngắn, với vé tàu trong một số trường hợp đắt gấp 30 lần vé máy bay. Tương tự, hành trình giữa Edinburgh và London cũng được cho là "rẻ hơn một cách có hệ thống nếu lựa chọn máy bay", dẫn đến 3,4 triệu hành khách mỗi năm di chuyển giữa hai thành phố bằng đường hàng không, mặc dù có hàng chục chuyến tàu mỗi ngày.

    Hiện Greenpeace đang kêu gọi Vương quốc Anh cấm các chuyến bay đường ngắn khi có giải pháp thay thế đường sắt hợp lý - một chính sách như vậy đã được áp dụng vào đầu năm nay ở Pháp - và chấm dứt trợ cấp cho các hãng hàng không và sân bay, bắt đầu bằng việc loại bỏ dần việc miễn thuế cho dầu hỏa và việc áp dụng phí khách hàng thường xuyên. Tổ chức này cũng kêu gọi các chính phủ châu Âu ban hành "vé khí hậu" - vé dài hạn đơn giản có giá trị trên tất cả các phương tiện giao thông công cộng ở một quốc gia hoặc khu vực.

    Theo SMoney

  • Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê Quốc gia (ONS) cho hay kinh tế Anh Quốc có tăng trưởng, nhưng rất ít ỏi trong tháng 8 năm nay sau cú sụt giảm tháng 7/2023.

    ONS ghi nhận tăng trưởng kinh tế Anh đạt 0,2% trong tháng 8 năm nay, sau khi GDP sụt giảm 0,6% trong tháng 7, vì thời tiết xấu và làn sóng đình công khắp cả nước, trong nhiều ngành nghề.

    Sự sụt giảm GDP nước Anh trong tháng 7 tệ hơn cả dự báo (0,5%) nhưng nhìn chung kinh tế tạm được coi là có tăng trưởng trong Quý III.

    Dù vậy, viễn cảnh chung của nền kinh tế Anh bị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mô tả trong báo cáo nửa năm của họ là không mấy sáng sủa. Chính phủ Anh phê phán đánh giá của IFM về kinh tế nước này là “quá bi quan” (too gloomy). Nhưng quan chức IMF nói với đài BBC hôm đầu tuần này rằng họ đưa ra đánh giá, dự báo công bằng, hoàn toàn dựa trên số liệu.

    Kinh tế gia trưởng của IMF, ông Pierre Olivier Gourinchas nói với BBC hôm 11/10 rằng Quỹ này đánh giá tăng trưởng ở Anh cao hơn mức Ngân hàng Anh Quốc nêu ra, nên “không thể nói chúng tôi bi quan”.

    Ông kết luận: "Chúng tôi chỉ cố gắng trung thực khi phân tích số liệu."

    Các số liệu kinh tế không mấy khả quan đang trở thành lập luận để tranh cãi chính trị giữa các đảng tại Anh trước kỳ tổng tuyển cử vào Quốc hội dự kiến sẽ diễn ra hoặc giữa năm 2024, hoặc chậm nhất theo luật là đầu 2025.

    kinh te anh tang nhe 3

    Thêm 5 năm lãi suất cao, tăng trưởng thấp?

    IMF nói Anh Quốc sẽ còn phải sống với “lạm phát cao nhất và tăng trưởng yếu nhất trong nhóm G7 trong năm 2024”.

    Chính phủ Anh sẽ phải chấp nhận tỷ giá lãi suất cao từ nay cho đến 2028 để chống lạm phát, IMF nói. Dù nhìn lại 2023 thì Anh sẽ có tăng trưởng nhỉnh hơn Đức nhưng từ 2024 thì bức tranh các ngành sản xuất, xuất khẩu củ Anh đều xấu đi.

    Trong mấy năm tới, kinh tế Anh cũng bị cho là sẽ thua Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Canada, Ý và Nhật Bản trong quá trình phục hồi.

    Thậm chí, IMF còn dự báo Ngân hàng trung ương Anh sẽ phải đẩy lãi suất lên 6% trong tương lai và giữ mức trung bình 5% trong năm năm tới, tức là tới 2028.

    Lãi suất cơ bản ở Anh hiện là 5,52%.

    Theo BBC Tiếng Việt

  • quan pub pha san
    Ảnh chụp một quán pub, The Crooked House, West Midlands bị kéo đổ vì thay đổi mục đích sử dụng bất động sản đã gây bão trên mạng xã hội ở Anh

    Số liệu của chính phủ Anh cho hay cứ mỗi ngày có hai quán bia (pub) bị xóa sổ ở Anh và Wales trong nửa năm qua.

    Cứ đà này, nhiều pub được người dân yêu thích sẽ không còn nữa, vì tốc độ phá sản của các cơ sở phục vụ bia rượu theo cách truyền thống đang tăng.

    Ảnh chụp một quán pub, The Crooked House, West Midlands bị kéo đổ khi người chủ thay đổi mục đích sử dụng mà không có giấy phép đã gây bão trên mạng xã hội.

    Tuy người dân hay muốn duy trì những điểm tụ họp và thưởng thức bia rượu, đồ ăn, việc kinh doanh này đang ngày càng khó khăn.

    Cả năm 2022, con số pub bị đóng, ngưng hoạt động, thậm chí bị dỡ bỏ hoặc chuyển mục đích sử dụng mặt bằng là 386 ở Anh và Wales.

    Từ tháng 1 đến tháng 6/2023, có 230 quán pub bị xóa sổ, và 153 đóng cửa. Hiện trên cả hai xứ Anh và Wales còn trên 39 nghìn pub, gồm cả một số cơ sở không còn hoạt động, tạm đóng cửa.

    Dù chính phủ Anh đã trợ giúp tài chính như giảm thuế - tính trung bình mỗi pub hay quán bán đồ ăn, bia rượu, được giảm thuế tới 76% trong năm tài khóa 2023-24, giới kinh doanh ngành này vẫn gặp khó khăn.

    Các tin tức trên BBC News cho hay chi phí điện nước tăng 80%, tiền sưởi, lạm phát cao, giá bia rượu thực phẩm không giảm đang đẩy nhiều chủ pub, gồm nhiều quán gia đình, ra khỏi nghề.

    Hiện họ tiếp tục vận động chính phủ giúp đỡ.

    Ông Alex Probyn, chủ tịch hội vận động về thuế bất động sản Altus Group vừa lên tiếng kêu gọi Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt hãy đưa vào kế hoạch ngân sách tháng 11/2023 các biện pháp hỗ trợ quán bia rượu nói riêng và ngành kinh doanh nhà hàng nói chung.

    Mặt khác, hội The Campaign for Pubs cho rằng vì chi phí cao, nhiều chủ pub đã quyết định phá bỏ quán của họ để chuyển thành khách sạn mini hoặc đơn giản là bán đất cho các công ty địa ốc.

    Hiện tượng biến quán thành nhà ở khi giá bất động sản tăng cao này xóa đi di sản văn hóa quan trọng của người Anh.

    Các quán pub, có nguồn gốc từ public ale house, tavern... thời Trung Cổ, là điểm gặp gỡ của các cộng đồng địa phương, nhà trọ của khách bộ hành, và gắn bó mật thiết với lịch sử văn hóa, nghề nấu bia, buôn bán rượu và hàng ăn ở Anh Quốc.

    Theo BBC Tiếng Việt

  • Phóng viên TTXVN tại London dẫn số liệu của Văn phòng thống kê quốc gia Anh cho biết kinh tế nước này tính đến cuối quý 2 năm nay đã tăng trưởng hơn 1,8% so với mức trước khi dịch COVID-19 bùng phát.

    kinh te anh phat trien manh me hon

    Các số liệu chính thức mới được cập nhật cho thấy nền kinh tế Anh đã vận hành tốt hơn Pháp và Đức sau đại dịch COVID-19, tạo thêm động lực cho Thủ tướng Rishi Sunak trước thềm hội nghị của đảng Bảo thủ sau vài ngày tới.

    Phóng viên TTXVN tại London dẫn số liệu của Văn phòng thống kê quốc gia Anh (ONS) cho biết kinh tế Anh tính đến cuối quý 2 năm nay đã tăng trưởng hơn 1,8% so với mức trước khi dịch COVID-19 bùng phát trong khi mức tăng tương ứng của Pháp là 1,7% và Đức là 0,2%.

    Những nghiên cứu trước đây đã xếp Anh là nền kinh tế duy nhất trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) có quy mô bị thu hẹp hơn so với mức trước đại dịch, nhưng những số liệu mới nhất đã giúp Anh đứng ở vị trí thứ 7 trong danh sách này, tiếp sau đó là Pháp và Đức. Hồi tháng 8, ONS ước tính tăng trưởng kinh tế của Anh chỉ ở mức 0,2% so với mức hồi cuối năm 2019.

    ONS đã điều chỉnh đánh giá về nền kinh tế Anh trong 3 tháng đầu năm nay, theo đó GDP của Anh tăng 0,3% so với ước tính trước đó là 0,1%. Tuy nhiên, ONS vẫn giữ nguyên mức tăng trưởng dự báo là 0,2% trong quý 2.

    Đánh giá này được đưa ra sau khi dữ liệu riêng được công bố vào đầu tháng này cho thấy nền kinh tế Anh suy giảm ít hơn và phục hồi nhanh sau thời kỳ đại dịch, sau khi ONS thừa nhận những giả định trước đó của họ là quá ảm đạm.

    Kinh tế Anh đã suy giảm 10,4% trong năm đầu tiên của dịch COVID-19 thay vì suy giảm 11%, và tăng 8,7% chứ không phải 7,6% vào năm 2021.

    Theo TTXVN

  • Anh Benedict Selvaratnam cho rằng cảnh sát thật vô dụng, đôi khi nhân viên của anh còn bị kẻ cắp mắng chửi.

    Chủ một siêu thị mini ở South London cho biết anh chứng kiến 10 vụ trộm cắp mỗi ngày khi tỉ lệ tội phạm ngày càng leo thang. Benedict Selvaratnam điều hành một doanh nghiệp gia đình, đó là siêu thị thực phẩm Freshfields Market ở Croydon. Nhân viên của anh thường xuyên phải đối mặt với bạo lực từ những kẻ trộm vặt. 

    trom cap trong cua hang 2
    Siêu thị Freshfields Market nằm trên đường Church Street ở Croydon. Ảnh: Olivia Beeson

    Vấn đề của anh không phải là trường hợp hiếm, vì đa phần các shop ở UK đều chứng kiến nạn trộm cắp gia tăng. Anh cho rằng cảnh sát đã xem nhẹ những thiệt hại mà anh đang đối mặt. 

    Benedict đã điều hành cửa hàng suốt 8 năm qua và cho biết tình hình ngày càng tồi tệ hơn trong những tháng qua. Anh nói: "Khi tôi bắt đầu tiếp quản doanh nghiệp, mỗi tuần thường có 5 vụ trộm. Nhưng bây giờ có từ 3-10 vụ trộm mỗi ngày".

    "Đám thanh thiếu niên thường vào shop và bọn chúng rất trơ tráo. Chúng lấy sinh tố, nước ngọt và thuốc lá điện tử. Vì khủng hoảng chi phí nên xuất hiện nhiều đối tượng mà bạn không bao giờ nghĩ là họ lại đi trộm cắp. Những người già ăn cắp cá hộp hoặc thịt bò hộp. Những người mẹ sẽ giấu đồ ăn trộm trong xe đẩy trẻ em. Các đối tượng này chỉ mới xuất hiện trong năm nay". 

    Gần đây, 2 nhân viên của anh đã bị những kẻ trộm vặt tấn công. Một người bị đánh bằng "cây mía", còn người kia bị ném đinh sắt vào đầu.

    Benedict nói: "Bọn chúng rất trơ tráo, và vì chúng tôi không thể làm gì được nên bọn chúng không ngừng lặp lại. Một số nhân viên của tôi đã xin nghỉ việc vì không chịu nổi".

    Năm ngoái anh đã lắp đặt màn ngăn ở quầy thu ngân sau khi một kẻ trộm vặt cố với tay qua quầy để ăn cắp tiền mặt. Một nhân viên lớn tuổi đã phải nhập viện vì lên cơn đau tim và không muốn trở lại sau khi xuất viện. 

    trom cap trong cua hang 2
    Những tấm màn ngăn không làm bọn trộm chùn chân, một thiếu niên đã ăn cắp một ống thuốc lá điện tử vào ngày 18/9. Ảnh: Olivia Beeson

    Siêu thị đã phải áp dụng nhiều biện pháp tăng cường an ninh, bao gồm thuê thêm nhân viên. Trong siêu thị có đến 45 camera để quan sát mọi ngóc ngách. 

    Benedict nói: "Rất căng thẳng, vợ tôi không muốn tôi làm việc ở đây, cô ấy muốn tôi bán tiệm. Trộm cắp là một đại dịch mới, chúng tôi ở tuyến đầu và dịch bệnh này xảy ra ở khắp đất nước. Vì không bị bắt nên những kẻ cắp ngày càng lộng hành. Chúng tôi luôn lo sợ một ngày nào đó một bi kịch nào đó sẽ xảy ra". 

    Trong khi đó, đại diện phía Cảnh sát Thủ đô vẫn cho rằng họ đã hoàn thành nhiệm vụ.  

    Viethome (theo MyLondon)

  • Dù phải đối mặt với nhiều vấn đề tương tự, bao gồm dân số già, biến đổi khí hậu và thu nhập của người dân giảm dần, nước Anh dường như đang chật vật nhiều hơn so với các quốc gia phương Tây khác.

    Trong tất cả những cuộc bàn luận không hồi kết về sự suy thoái của các dịch vụ công và chi phí sinh hoạt tăng cao, có một chủ đề thường chỉ được nêu ra một thời gian ngắn trước khi cuộc trò chuyện tiếp tục rẽ hướng; đó là nước Anh ngày nay so với các quốc gia giàu có khác như thế nào?

    Câu trả lời ngày càng đáng lo ngại. Mặc dù phải đối mặt với nhiều vấn đề tương tự, chẳng hạn như dân số già, biến đổi khí hậu và thu nhập trung bình của người dân giảm dần, nước Anh dường như đang chật vật nhiều hơn so với các quốc gia phương Tây khác. Từ cơ sở hạ tầng giáo dục và giao thông yếu kém đến năng suất chậm chạp, lạm phát cao bất thường cho đến sức khỏe cộng đồng suy yếu, nước Anh dường như đang tụt hậu so với các quốc gia vốn ngang tầm như Pháp và Đức, trong khi vẫn đang dần bị bắt kịp bởi các nước trước đây nghèo hơn nhiều như Slovenia và Ba Lan.

    kinh te anh kho phat trien

    So sánh chất lượng cuộc sống với phần còn lại của châu Âu là điều một số người Anh thường làm sau kỳ nghỉ lễ, khi một mùa Hè ảm đạm nữa ở Anh lại sắp kết thúc. Tuy nhiên, thường thì cảm giác này không kéo dài, vì chủ nghĩa dân tộc trên phần lớn các phương tiện truyền thông của Anh đã ngăn cản những suy nghĩ tiêu cực đó. Ngoài ra, sự khác biệt về phong tục, giá trị xã hội và giá trị đồng tiền cũng khiến việc so sánh chính xác giữa các quốc gia khác trở nên khó khăn.

    Tuy nhiên, vào mùa Hè năm nay, sự bất an về tình hình của đất nước đã trở nên công khai hơn tại Anh. Tờ Sunday Times vào tháng Bảy vừa qua đã đặt câu hỏi: “Tại sao nước Anh lại trở nên nghèo như vậy?”, và nói thêm rằng: “Ngay cả Đông Âu cũng đang bắt kịp tốc độ tăng trưởng GDP chậm chạp của Anh”. Trong khi đó vào tháng trước, nhà báo kinh tế Tim Harford đã viết trên tờ The Financial Times sau khi đến thăm Đức rằng: “Sự thịnh vượng là phải như thế này, và Vương quốc Anh thì không có được điều đó”. Trong cùng một bài báo, một nhà báo kỳ cựu khác là John Burn-Murdoch, đã tính toán rằng nếu không có London, Vương quốc Anh sẽ nghèo hơn, xét về GDP bình quân đầu người.

    Đối với một quốc gia châu Âu được cho là hiện đại và quan trọng hàng đầu châu Âu, việc bị so sánh như vậy là một cú sốc khá lớn. Trên thực tế, sự suy yếu của kinh tế Anh lần đầu tiên được nêu ra cách đây 9 năm, trong một bài báo trên Telegraph của nhà báo Tory Fraser Nelson, chỉ ra sự lạc hậu của Anh so với hầu hết các khu vực trên nước Mỹ.

    Những người theo chủ nghĩa suy tàn hiện nay mô tả những rắc rối của nước Anh chủ yếu là về mặt kinh tế. Và trong những giới hạn đó, họ tập trung vào những mối quan tâm cổ điển của chủ nghĩa tư bản về năng suất, tăng trưởng và của cải, thay vì phân phối tài sản và thu nhập, hay mức độ hài lòng của người Anh đối với công việc của họ.

    Các khía cạnh khác về tình hình hoạt động của đất nước như xã hội, văn hóa, môi trường – hầu như không được đưa vào các đánh giá tình trạng ảm đạm của quốc gia này. Cuộc sống của người Anh chỉ còn là một phần trong cuộc cạnh tranh không ngừng nghỉ giữa các quốc gia.

    Khái niệm coi nước Anh là một nền kinh tế hơn là một xã hội có vẻ như là một bước lùi. Mười bốn năm trước, trong cuốn sách nổi tiếng The Spirit Level xuất bản năm 2009, tác giả Richard Wilkinson và Kate Pickett đã mô tả một cách chi tiết đầy thuyết phục “sự tương phản giữa thành công vật chất và thất bại xã hội ở nhiều nước giàu”. Họ giải thích: “Khi các xã hội giàu có trở nên giàu có hơn, tỷ lệ lo lắng, trầm cảm và nhiều vấn đề xã hội khác cũng gia tăng trong thời gian dài”.

    Sự hồi sinh về mặt kinh tế của Anh mà những người theo chủ nghĩa suy tàn đang khao khát gần như chắc chắn sẽ mang đến những vấn đề mới, giống như sự bùng nổ của thập niên 80 đã tạo ra một quốc gia khắt khe và mang chủ nghĩa cá nhân hơn, sau khi chứng kiến một nước Anh kém năng động hơn nhưng bình đẳng hơn của thập niên 70. Một quốc gia có thể được giới truyền thông, nhiều người dân và các nhà quan sát nước ngoài coi là một biểu tượng thành công trong khi cuộc sống của một số người dân ở đó trở nên tồi tệ hơn, chẳng hạn như hàng triệu người thất nghiệp trong thập niên 80 để nước Anh có thể trở nên “cạnh tranh hơn”.

    Sau đó, một lần nữa, có lập luận cho rằng hiện nay chúng ta đang sống trong thời kỳ khó khăn - khó khăn hơn nhiều so với thập niên 70 hoặc 80 - rằng phục hồi kinh tế phải là ưu tiên quốc gia. Nếu kinh tế không đủ mạnh, sẽ không có đủ tiền để khắc phục những thiệt hại mà đảng Bảo thủ đã gây ra đối với các dịch vụ công và tài chính cá nhân của người Anh. Về bản chất, điều này đã trở thành quan điểm của Công đảng dưới thời ông Keir Starmer, vì đảng này đã dần từ bỏ ý tưởng rằng có thể tạo ra một nước Anh tốt đẹp hơn một phần bằng cách tăng thuế đối với giới tinh hoa.

    Ngay cả khi chính phủ của Công đảng đưa nước Anh trở lại vị trí quen thuộc trong số các nền kinh tế hàng đầu châu Âu, thì mối quan ngại về sự thụt lùi của nước này so với các nước khác sẽ không bao giờ hoàn toàn biến mất. Là quốc gia đầu tiên có Cách mạng Công nghiệp và là một trong những đế chế toàn cầu đầu tiên, đồng thời là một nơi có dân số và tài nguyên khiêm tốn, Anh sẽ không bao giờ duy trì được vị thế vượt trội của mình khi các quốc gia khác tất yếu phải tiến hành hiện đại hóa.

    Những người theo chủ nghĩa hiện thực đã hiểu điều này từ rất lâu. Năm 1835, sau khi đến thăm Mỹ, doanh nhân và nhà cải cách kinh tế người Anh Richard Cobden đã viết: “Cơ hội thịnh vượng duy nhất của Anh nằm ở việc kịp thời tái cơ cấu hệ thống, sao cho nó tương đương nhất có thể với hệ thống đã được cải thiện của nước Mỹ”. Ông Cobden nói thêm: "Kinh tế suy yếu so với một số cường quốc khác là điều khó thay đổi. Chúng ta cần phải chấp nhận điều này và thay vào đó hãy lo lắng nhiều hơn về tình trạng xã hội của chúng ta".

    BNews (theo Guardian)

  • Thành phố lớn thứ hai của Anh đã tuyên bố phá sản vào ngày 5/9, ngừng tất cả các khoản chi tiêu không cần thiết sau khi bị yêu cầu trả số tiền lương bình đẳng có tổng giá trị lên tới 760 triệu bảng Anh.

    birmingham pha san
    Hội đồng thành phố Birmingham. Ảnh: AFP

    Theo kênh CNN, động thái chưa từng có tiền lệ này đã gây sốc cho hệ thống quản lý thành phố Birmingham, gây lo ngại về tương lai các dịch vụ thiết yếu của thành phố.

    Theo đó, do khủng hoảng tài chính, Hội đồng Thành phố Birmingham, nơi cung cấp dịch vụ cho hơn một triệu người, đã gửi thông báo theo Mục 114 để tạm dừng mọi khoản chi tiêu ngoại trừ các dịch vụ thiết yếu.

    Thông báo cho biết mức thâm hụt phát sinh do khó khăn trong việc thanh toán khoản tiền 650 - 760 triệu bảng Anh cho các yêu cầu thanh toán lương bình đẳng.

    Thành phố Birmingham dự kiến ​​bị thâm hụt 87 triệu bảng Anh trong năm tài chính 2023 - 2024.

    Ngày 5/9, bà Sharon Thompson, Phó chủ tịch Hội đồng Thành phố Birmingham, nói với các ủy viên hội đồng rằng họ phải đối mặt với các vấn đề tồn tại từ lâu, trong đó có cả những lo ngại về trách nhiệm trả lương bình đẳng.

    Bà Thompson cũng đổ lỗi một phần cho đảng Bảo thủ cầm quyền của Anh, nói rằng Birmingham đã bị các chính phủ Bảo thủ liên tiếp tước mất khoản tiền 1 tỷ bảng Anh.

    Bà nói: “Chính quyền địa phương đang phải đối mặt với tình huống tồi tệ. Giống như các hội đồng trên khắp nước Anh, rõ ràng hội đồng này phải đối mặt với những thách thức tài chính chưa từng có, như gia tăng nhu cầu chăm sóc xã hội dành cho người trưởng thành, sụt giảm đáng kể nguồn thu từ thuế kinh doanh, tác động của lạm phát tràn lan”.

    Bà nói thêm: “Mặc dù hội đồng thành phố đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể, nhưng thành phố vẫn rất đón nhận các hoạt động kinh doanh và chúng tôi luôn chào đón mọi người”.

    Trong khi đó, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Rishi Sunak phát biểu: “Rõ ràng các hội đồng được bầu ở địa phương sẽ quản lý ngân sách của chính họ… Chính phủ đã thường xuyên hợp tác với các hội đồng để đạt được mục tiêu đó, đã bày tỏ lo ngại về cách quản lý, và đã yêu cầu lãnh đạo hội đồng đảm bảo sử dụng tốt nhất tiền của người nộp thuế”.

    Chủ tịch Hội đồng Thành phố Birmingham, ông John Cotton, phát biểu với BBC rằng hội đồng sẽ đưa vào một mô hình việc làm mới để giải quyết vấn đề yêu cầu trả lương bình đẳng.

    Khó khăn tài chính của Hội đồng Thành phố Birmingham bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng liên quan vấn đề lương bình đẳng và khoản thâm hụt ngân sách 87 triệu bảng Anh. Birmingham là thành phố đa văn hóa lớn nhất ở miền Trung nước Anh. Nơi đây đã tổ chức Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung năm 2022, một sự kiện thể thao lớn dành cho các quốc gia Khối thịnh vượng chung và dự kiến tổ chức Giải vô địch Điền kinh châu Âu năm 2026.

    Mặc dù tình hình khó khăn của Hội đồng Thành phố Birmingham có quy mô chưa từng có, nhưng đây không phải là chính quyền địa phương đầu tiên ở Anh áp dụng thông báo theo Mục 114. Hội đồng Hackney đã đưa ra thông báo tương tự vào năm 2000, tiếp theo là Hội đồng Quận Northamptonshire vào năm 2018. Hội đồng Croydon và Thurrock ở Essex cũng phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính và có động thái tương tự. Hội đồng Woking tiếp tục ra thông báo phá sản vào tháng 6/2023 với lý do thiếu nguồn tài chính cực kỳ nghiêm trọng.

    Theo Báo Tin Tức

  • Theo hãng CNN, Vương quốc Anh đã trì hoãn đợt kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu từ Liên minh châu Âu lần thứ năm trong 3 năm qua do lo ngại các biện pháp kiểm soát bổ sung sẽ đẩy giá thực phẩm tăng cao và làm gián đoạn nguồn cung quan trọng.

    Sự chậm trễ mới nhất chứng tỏ rằng nước Anh vẫn đang phải vật lộn để đối mặt với những hậu quả từ việc rời Liên minh châu Âu từ tháng 1/2020. Điều này đã gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp Anh và đè nặng lên thương mại, đầu tư và cuối cùng là tăng trưởng kinh tế.

    anh hoi phuc hau brexit
    Hàng dài phương tiện tại cảng Dover ở Anh vào tháng 7. Ảnh: CNN

    Brexit là một trong những yếu tố khiến Anh rơi vào tình trạng lạm phát cao hiện nay, cụ thể là tạo ra xích mích trong mối quan hệ thương mại quan trọng nhất của đất nước và làm giảm giá trị đồng bảng Anh, khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.

    Một nghiên cứu gần đây của Trường Kinh tế Luân Đôn cho thấy Brexit là nguyên nhân gây ra 1/3 lạm phát giá thực phẩm ở Anh kể từ năm 2019.

    Chính phủ Anh vẫn nỗ lực hết sức nhằm giải quyết vấn đề này. Thông báo hôm 29/8 cũng nêu bật những lo ngại lâu nay rằng việc kiểm tra biên giới đối với thực phẩm nhập khẩu từ EU - nơi cung cấp 28% lượng thực phẩm tiêu thụ ở Anh - có thể làm giảm nguồn cung.

    Chiều ngày 29/8, Chính phủ Anh cho biết lần trì hoãn này sẽ "giúp các bên liên quan có thêm thời gian để chuẩn bị cho các đợt kiểm tra mới".

    Theo kế hoạch sửa đổi, chứng nhận y tế đối với các sản phẩm động thực vật "có nguy cơ cao" và "nguy cơ trung bình", trước đây dự kiến được áp dụng vào cuối tháng 10 năm nay thì giờ tiếp tục được lùi lại. Bên cạnh đó, các biện pháp kiểm soát cuối cùng đối với hàng nhập khẩu của EU, trong đó có các quy định về an toàn và an ninh, sẽ được hoãn lại đến tháng 10/2024.

    Một số nhóm ngành công nghiệp của Vương quốc Anh bày tỏ sự hoan nghênh động thái mới nhất này. Ông Shane Brennan, Giám đốc điều hành của Liên đoàn Chuỗi cung ứng lạnh khẳng định những cuộc kiểm tra liên quan đến Brexit chỉ khiến giá thực phẩm gia tăng và do đó, các biện pháp này nên được trì hoãn càng lâu thì càng tốt.

    Ngoài ra, đơn vị này cũng lo ngại rằng một số nhà cung cấp nhỏ hơn ở EU có thể ngừng xuất khẩu sản phẩm của họ sang Vương quốc Anh vì những rắc rối trong thủ tục.

    Các nhóm ngành công nghiệp cũng kêu gọi Chính phủ Anh chắc chắn về các quyết định mới. Hầu hết các doanh nghiệp đã nhiều lần chuẩn bị cho việc kiểm tra nhưng thời hạn áp dụng liên tục bị hoãn lại.

    Mặc dù sự chậm trễ là "quyết định đúng đắn" nhưng ông Brennan lưu ý đây cũng là "một đòn giáng tiếp theo" vào uy tín của những tuyên bố trước đó".

    "Chúng ta cần sự chắc chắn và đảm bảo cho các nhà xuất khẩu EU, những người đã nhiều lần thấy nước Anh trì hoãn kiểm tra", ông Andrew Opie, Giám đốc thực phẩm và bền vững tại Hiệp hội bán lẻ Anh, nói.

    Lo ngại về nguồn cung

    Các nhà sản xuất thực phẩm của Vương quốc Anh đã phải chịu sự kiểm soát biên giới hoàn toàn đối với các sản phẩm nhập khẩu vào EU kể từ tháng 1/2021 khi Anh rời khỏi khối này.

    Trong khi đó, việc kiểm tra thực phẩm EU nhập khẩu vào Vương quốc Anh lẽ ra sẽ có hiệu lực cùng thời điểm nhưng đã bị trì hoãn giữa đại dịch. Nền kinh tế Anh vẫn ở trong tình trạng khó khăn hậu đại dịch Covid-19 và đang tiếp tục rơi vào khủng hoảng kép là lạm phát cao và lãi suất tăng.

    Tỷ lệ lạm phát ở Anh cao nhất trong nhóm các nước G7, với giá tiêu dùng tăng 6,8% trong tháng 7 so với năm ngoái.

    Trong tuyên bố ngày 29/8, Chính phủ Anh cho biết kế hoạch mới nhất về kiểm soát biên giới đã tính đến "tác động tiềm tàng đối với lạm phát" và "cam kết chắc chắn của chính phủ trong việc giảm lãi suất".

    Ngoài lạm phát, sự gián đoạn nguồn cung thực phẩm vẫn là mối lo ngại kéo dài ở nước này. Đầu năm nay, các siêu thị lớn ở Anh đã thiếu một số loại trái cây và rau quả sau khi thời tiết xấu ở các khu vực trồng trọt trọng điểm và số lượng nhập khẩu sụt giảm.

    Người phát ngôn của Liên đoàn Thực phẩm và Đồ uống Vương quốc Anh - cho biết sự chậm trễ mới nhất trong việc kiểm tra biên giới là "cần thiết để đảm bảo có cơ sở hạ tầng phù hợp, mang lại nguồn cung cấp thực phẩm từ EU không bị thiếu hụt hay bị gián đoạn.

    Theo CafeF

  • Các ngân hàng thực phẩm ở Hodge Hill, hạt Birmingham cho biết nhu cầu đang tăng vọt trong bối cảnh nơi đây có tỷ lệ đói nghèo cao nhất cả nước.

    Khu vực bầu cử của Hodge Hill, hạt Birmingham là một nơi đông dân cư nhưng có tỷ lệ khan hiếm nhiên liệu cao nhất, tỷ lệ nghèo ở trẻ em cao nhất, tỷ lệ thất nghiệp cao thứ hai và xếp hạng thấp thứ hai về chỉ số thiếu thốn.

    Khi xảy ra khủng hoảng về chi phí sinh hoạt, chính họ là những người cảm thấy cuộc sống ngày càng chồng chất gánh nặng nhất.

    Hodge Hill 1
    Hodge Hill. Ảnh: Guardian

    Đón sinh nhật với chiếc tủ lạnh trống không

    Một tình nguyện viên tại ngân hàng thực phẩm của nhà thờ Ward End Elim tên Pat Woolridge cho biết: “Chúng tôi đã mở cửa được 10 năm rồi và đây là thời điểm khó khăn nhất. Đến cuối ngày là chúng tôi kiệt sức. Chúng tôi đang dành khá nhiều thời gian để tập hợp mọi người lại và chứng minh rằng chúng tôi hiểu họ đang thiếu thốn thế nào.”

    Vào tháng 11, ngân hàng thực phẩm đã cung cấp thức ăn cho 608 người, tăng từ 369 người vào tháng 11 năm 2021.

    Woolridge cho biết hơn 80% những người sử dụng ngân hàng thực phẩm hiện nay vốn chưa từng đến bất cứ một ngân hàng thực phẩm nào trước kia và hầu hết bọn họ đều đang đi làm. “Họ có thể trả tiền thuê nhà nhưng chẳng còn đồng nào để mua thức ăn hay nhiên liệu. Chúng tôi đã phải đưa kẹo cho một số người ăn ngay lập tức vì lượng đường trong máu của họ quá thấp,” cô nói.

    Vào một buổi chiều thứ Tư lạnh giá của tháng 12, Colin đã trở thành người lần đầu tiên đến xếp hàng ở một ngân hàng thực phẩm. Người đàn ông 62 tuổi ấy vừa mới mất việc tại một nhà hoả táng.

    “Tôi đã phải làm đến mức này vì tôi chưa có tiền từ an sinh xã hội và mọi thứ đang đắt đỏ hơn nhiều. Tôi sống một mình, vì vậy tôi có thể quấn chăn và mặc thêm áo len để tiết kiệm được các chi phí khác. Mối bận tâm chính của tôi là làm thế nào để trả được tiền thuê nhà,” ông cho biết.

    “Tủ lạnh của tôi trống rỗng, ngăn đông lạnh cũng không còn gì. Vì thế, tôi chẳng còn lựa chọn nào khác. Cuối tuần này là sinh nhật tôi nên tôi không muốn đến ăn cũng không có mà ăn,” ông nói thêm.

    Ngân hàng thực phẩm nhận thấy mọi người đang có nhu cầu ngày càng tăng đối với những thực phẩm có thể nấu được chỉ bằng một cái ấm đun nước. Những thứ này chủ yếu dành cho những người đang cố gắng cắt giảm việc sử dụng các thiết bị năng lượng cao như lò nướng chẳn hạn. Thế nhưng, còn có nhiều trường hợp các gia đình bị đuổi khỏi nhà và được đưa vào các khách sạn - nơi họ chỉ có một cái ấm đun nước.

    Woolridge nói: “Đã có khá nhiều người nói rằng họ nấu ăn và sử dụng lò nướng mỗi tuần một lần bởi vì đó là tất cả những gì họ có thể mua được.”

    Hơn nữa, ngân hàng thực phẩm đã chứng kiến ​​sự sụt giảm mạnh trong các khoản đóng góp vì mọi người có ít tiền hơn nên không phải ai cũng có thể cho đi được nữa.

    Tìm đến cộng đồng để giảm chi phí cá nhân

    Suzi Lea là điều phối viên ngân hàng thực phẩm của khu vực. Cô cho biết: “Năm nay số lượng quyên góp được ít hơn rất nhiều so với trước đây. Một số trường họ đã nói với chúng tôi rằng họ không yêu cầu các em học sinh đóng góp gì trong năm nay, bời bố mẹ các em cũng không có khả năng làm điều đó.”

    Nghị sĩ Liam Byrne cho biết ông đã phải thay đổi các dịch vụ mà đội ngũ của mình cung cấp và hiện có một số nhân viên phải dành toàn bộ thời gian để đi thu thập cho các ngân hàng thực phẩm.

    Hodge Hill 1
    Food Bank ở Hodge Hill. Ảnh: Guardian

    Ông nói: “Chúng tôi hiện có đội ngũ nhân viên chuyên trách làm công việc thu nợ ngân hàng thực phẩm và hiện đang phải tổng hợp vô số những lời khuyên về hỗ trợ tài chính. Bình thường thì chúng tôi đã luôn cần đến sự giúp đỡ ở mức cao rồi, nhưng giờ thì còn cần hơn nhiều. Nếu là 20 năm trước đây, nếu một vị nghị sĩ nào đó tuyên bố sẽ dành nhiều thời gian tập trung để giữ ấm và giữ cho mọi người đủ ăn thì hẳn tôi sẽ ngạc nhiên lắm đấy.”

    Gần đây, ông đã phát động “Chiến dịch Lòng trắc ẩn” để tập hợp sự ủng hộ trong khu vực địa phương. Vào một buổi sáng thứ Sáu, ông đến thăm một trường tiểu học đã quyên góp được 3 thùng thực phẩm. Ông nói: “Vào những thời điểm khó khăn như thế này, tôi vẫn mong sự sẻ chia có thể được lan toả nhiều hơn nữa từ những người có khả năng về tài chính của quốc gia này.”

    Ở đầu bên kia của khu vực bầu cử là Shard End. Nhiệt độ đã đóng băng vào một buổi sáng thứ Tư khắc nghiệt. Một số cư dân đã tập trung tại trung tâm cộng đồng Welcome Change để ăn trưa. Với 5 bảng Anh, họ có thể nhận được bữa sáng, đồ uống nóng, bữa trưa đã được nấu chín và tham gia một vài hoạt động buổi sáng.

    Joanne Cook cho biết nơi này đã mang đến cơ hội để cô được ấm áp vào mùa đông này. Người phụ nữ 48 tuổi ấy không có hệ thống sưởi ấm trung tâm ở nhà mà chỉ có một lò sưởi bằng gas. Nhưng cô cũng phải ngừng bật nó để giảm thiểu chi phí.

    Cook sống với người bạn đời đang làm nghề thợ mộc của mình. “Hóa đơn của tôi đang tăng chóng mặt, chúng tôi gần như không thể trả nổi nữa. Hai vợ chồng không dám đổ xăng và chỉ có thể ở trong chăn mà thôi. Ngay cả con chó cũng phải vào chăn với tôi. Tôi đang cố cắt giảm lượng thực phẩm và có khi còn không có mà ăn.”

    Victoria Shread là quản lý dịch vụ cộng đồng của tổ chức từ thiện. Bà cho biết tổ chức nhận thấy nhu cầu hỗ trợ tài chính đã tăng vọt. “Trong 4-5 tháng qua, có những người muốn được giúp đỡ để thanh toán hoá đơn trong khi những người khác bị đuổi ra khỏi nhà vì họ chưa trả được tiền thuê nhà,” bà nói.

    CafeF (nguồn: The Guardian)

  • Chính phủ Anh dự kiến sẽ sớm xác nhận lần trì hoãn thứ năm việc thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới hậu Brexit, chỉ việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), đối với thực phẩm và các sản phẩm tươi sống đến từ khối này.

    hang nhap khau tu chau au

    Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt ủng hộ việc trì hoãn do lo ngại các thủ tục hành chính mới sẽ đẩy giá thực phẩm tăng cao trong bối cảnh khủng hoảng lạm phát, trong khi các thương nhân cũng cần thêm thời gian để sẵn sàng cho hệ thống mới.

    Việc trì hoãn đồng nghĩa các thủ tục giấy tờ mới, bao gồm chứng nhận y tế đối với sản phẩm nhập khẩu có độ "rủi ro trung bình", trước đó dự kiến được áp dụng từ ngày 31/10/2023, sẽ được lùi sang tháng 1/2024, trong khi việc kiểm tra thực tế hàng nhập khẩu từ EU tại các cảng sẽ chỉ bắt đầu từ tháng 4/2024. Việc triển khai đầy đủ chế độ kiểm soát mới sẽ được áp dụng từ tháng 10/2024.

    Văn phòng Nội các Anh cho biết chế độ mới và thời gian thực hiện sẽ được thông báo muộn nhất trong tuần tới.

    Các doanh nghiệp cho biết việc trì hoãn sẽ giúp các cảng và các công ty vận tải có thêm thời gian chuẩn bị, trong khi việc trì hoãn kiểm tra thực tế hàng hóa đến tháng 4/2024 sẽ giảm tải gánh nặng cho doanh nghiệp vào mùa Đông, thời gian bận rộn nhất trong năm khi các siêu thị của Anh phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm nhập khẩu.

    Ông William Bain, Trưởng bộ phận chính sách thương mại tại Phòng Thương mại Anh, cho biết việc lùi lại một số mốc quan trọng sẽ giúp các doanh nghiệp và nhà cung cấp có thêm thời gian chuẩn bị và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong bối cảnh lạm phát giá lương thực lên đến đỉnh điểm.

    Ông nhấn mạnh để áp dụng các quy định mới, điều quan trọng giờ đây là đảm bảo sự sẵn sàng về cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật số tại Dover, Holyhead và các cảng nhập cảnh trên khắp đất nước.

    Chế độ kiểm soát biên giới hậu Brexit đối với hàng hóa nhập khẩu từ EU ban đầu dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2021 song đã bị trì hoãn nhiều lần. Trong khi đó, EU đã áp dụng quy định kiểm tra toàn diện đối với hàng xuất khẩu của Anh từ tháng 1/2021.

    Hồi tháng 4/2023, chính phủ tuyên bố sẽ triển khai mô hình kiểm soát biên giới từ ngày 31/10/2023. Tuy nhiên, việc triển khai này sẽ làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp, vốn đã bị trì hoãn do Thủ tướng Rishi Sunak và Bộ trưởng Jeremy Hunt ưu tiên giải quyết lạm phát và sẵn sàng chấp nhận đánh đổi quyền kiểm soát biên giới để cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

    Trước đó, ngày 1/8, Chính phủ Anh cũng trì hoãn không thời hạn yêu cầu dán nhãn chất lượng sản phẩm UKCA của Anh thay vì nhãn CE của EU sau khi các doanh nghiệp cảnh báo các thủ tục này gây khó cho các công ty.

    Hồi tháng 6/2022, ngành công nghiệp thực phẩm cảnh báo kế hoạch tính phí kiểm tra theo tỷ lệ cố định lên tới 43 bảng đối với mỗi lô hàng thực phẩm đến từ EU sẽ đẩy giá thực phẩm tăng cao. Chính phủ ước tính tổng chi phí bổ sung cho các biện pháp kiểm soát hàng hóa từ EU là 420 triệu bảng mỗi năm.

    Theo quy định mới, các nhà xuất khẩu thực phẩm của EU sang Anh sẽ phải nộp chứng nhận y tế có chữ ký của bác sĩ thú y với chi phí vài trăm euro cho một giấy xác nhận.

    Ông Shane Brennan, Chủ tịch Liên đoàn chuỗi cung ứng thực phẩm lạnh, cho biết việc trì hoãn quy định mới là "điều đúng đắn nên làm" do áp lực lạm phát và sự thiếu nhận thức ở EU về các biện pháp kiểm soát sắp tới.

    Một khảo sát với các doanh nghiệp của Liên đoàn Chuỗi cung ứng thực phẩm lạnh vào tháng 7/2022 cho thấy 40% khách hàng và nhà cung cấp có trụ sở tại EU của các doanh nghiệp này không biết về các yêu cầu sắp tới.

    Tuy nhiên, ông Nick von Westenholz, Giám đốc thương mại, Hiệp hội Nông dân Quốc gia Anh, cho rằng việc trì hoãn thực hiện quy định mới khiến nông dân Anh bất bình bởi họ phải đối mặt với các rào cản khi xuất khẩu hàng sang Anh trong khi hàng nhập khẩu từ EU lại không chịu sự kiểm soát tương tự.

    Mặc dù thừa nhận chính phủ cần bảo vệ người tiêu dùng khỏi lạm phát, ông cho rằng chính phủ phải nhanh chóng đặt ra một thời gian biểu rõ ràng và cụ thể đối với việc thực hiện kiểm soát hàng nhập khẩu từ EU để đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho những người trồng trọt và sản xuất ở Anh.

    Theo TTXVN

  • Kể từ khi Covid-19 trở thành đại dịch vào tháng 3/2020, nợ chính phủ Anh đã tăng hơn 40%...

    Chính phủ Anh đã quyết liệt bơm tiền vào nền kinh tế để cứu tăng trưởng trong đại dịch Covid-19 và giai đoạn khi chiến tranh Nga-Ukraine mới bắt đầu. Giờ đây, chương trình kích cầu đó bắt đầu gây áp lực lên ngân sách quốc gia.

    Hãng tin CNN dẫn số liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) ngày 22/8 cho biết tháng 7 vừa qua, Chính phủ nước này phải trả số tiền lãi kỷ lục 7,7 tỷ Bảng, tương đương 9,8 tỷ USD. Số tiền lãi nợ chính phủ này tương đương 11% ngân sách quốc phòng của Anh trong cả năm tài khóa hiện tại.

    no chinh phu anh

    NỢ CÔNG CỦA ANH NHIỀU RỦI RO VÌ MỘT LÝ DO

    Kể từ khi Covid-19 trở thành đại dịch vào tháng 3/2020, nợ chính phủ Anh đã tăng hơn 40%, lên mức khoảng 2,6 nghìn tỷ Bảng, tương đương 3,3 nghìn tỷ USD - mức cao nhất kể từ đầu thập niên 1960 và ngang với tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng năm của nước này.

    Một số quốc gia khác có tỷ lệ nợ công/GDP thậm chí còn cao hơn so với của Anh, trong số đó phải kể đến Mỹ, nhưng Anh vẫn là một trường hợp đáng lưu tâm bởi một lý do. Đó là khoảng 1/4 số nợ của Chính phủ Anh là nợ có áp dụng chỉ số trượt giá (index-linked), nghĩa là có tính đến yếu tố lạm phát.

    Tỷ trọng trên của Anh gấp đôi mức của Italy - quốc gia có mức độ phụ thuộc vào nợ áp dụng chỉ số trượt giá cao thứ hai trong số các nền kinh tế phát triển, theo số liệu từ Fitch Ratings.

    Giá cả ở Anh đã tăng mạnh trong 18 tháng qua, dẫn tới các khoản phải trả, gồm cả tiền gốc và tiền lãi, từ nợ chính phủ Anh tăng mạnh theo. Lạm phát đã đẩy lãi nợ chính phủ của nước này lên mức cao nhất trong hơn 4 thập kỷ trong năm tài khóa này, nếu xét đến tỷ trọng so với GDP. Gánh nặng nợ nần này gây sức ép lớn lên nền tài chính công của Anh, giữa lúc nước này chật vật xoay sở với tốc độ tăng trưởng kinh tế èo uột trong bối cảnh một cuộc tổng tuyển cử đang đến gần.

    Theo Fitch, trong số các nền kinh tế phát triển hiện nay, Anh là nước phải trả nhiều tiền lãi nợ công nhất nếu tính theo tỷ trọng so với thu ngân sách của chính phủ.

    “Thập niên 2020 hóa ra lại là một thời kỳ đầy rủi ro đối với nền tài chính công”, Văn phòng Trách nhiệm ngân sách - một cơ quan giám sát tài khóa của Chính phủ Anh - nhận định trong một báo cáo hồi tháng trước. “Chỉ trong vòng 3 năm, 3 thách thức lớn liên tiếp xảy đến, gồm đại dịch Covid vào đầu năm 2020, cuộc khủng hoảng năng lượng và sinh hoạt phí từ giữa năm 2021, và lãi suất tăng mạnh trong năm 2022”.

    Trong một chỉ báo cho thấy nợ nần đã lớn tới mức nào, Chính phủ Anh dự kiến chi 116 tỷ Bảng, tương đương 148 tỷ USD, để trả lãi trong năm tài khóa hiện tại. Hạng mục này chỉ đứng sau chi cho an sinh xã hội (341 tỷ Bảng), y tế (245 tỷ Bảng) và giáo dục (131 tỷ Bảng).

    NGUY CƠ BỊ HẠ ĐIỂM TÍN NHIỆM

    Gánh nặng nợ nần của Chính phủ Anh đặt nước này vào tình thế rủi ro trước thềm cập nhật đánh giá của ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn. Nếu Anh bị hạ điểm tín nhiệm, nước này sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn cho việc vay nợ, dù ảnh hưởng của một động thái như vậy có thể chỉ ở mức giới hạn.

    “Rõ ràng các tổ chức đánh giá tín nhiệm đang gia tăng mức độ giám sát đối với tỷ lệ nợ/GDP trong quá trình đưa ra quyết định của họ”, nhà kinh tế Ellie Henderson của công ty Investec ở London nhận định trong một báo cáo.

    Bà Henderson nhấn mạnh rằng khi Fitch hạ một bậc điểm tín nhiệm của Mỹ từ mức cao nhất AAA hồi đầu tháng này, Fitch đã đề cập đến tỷ lệ nợ công so với GDP ở mức cao ngất ngưởng của Washington như một lý do. Fitch gần đây đã đặt Anh vào triển vọng tiêu cực, đồng nghĩa với việc London đối mặt rủi ro cao bị hạ điểm tín nhiệm về A từ mức AA- hiện tại. Định hạng tín nhiệm như vậy phản ánh chất lượng tín dụng “cao” thay vì “rất cao”.

    Theo dự kiến, Moody’s và S&P sẽ công bố báo cáo cập nhật của mỗi tổ chức về xếp hạng tín nhiệm của Anh vào ngày 20/10, tiếp đó là Fitch vào ngày 1/12.

    “Chúng tôi không dự báo rằng Anh sẽ bị hạ điểm tín nhiệm”, nhà kinh tế Ruth Gregory của công ty nghiên cứu Capital Economics cho biết. Bà Gregory nói rằng cơ sở để tin như vậy là nền kinh tế và nền tài chính công của Anh đang tốt lên nhiều hơn so với dự báo.

    Ngay cả khi Anh có bị hạ điểm tín nhiệm, “những hệ quả có thể sẽ không lớn lắm”, vị chuyên gia nói thêm. “Đối với bất kỳ nền kinh tế phát triển nào, lợi suất trái phiếu đều không tăng sau khi nước đó bị hạ điểm tín nhiệm”.

    Dù vậy, tình trạng tổng thể của ngân sách chính phủ Anh hiện nay đặt chính quyền Đảng Bảo thủ trước những lựa chọn khó khăn trước thềm cuộc tổng tuyển cử tiếp theo, phải được tổ chức trước tháng 1/2025.

    Với lãi suất còn tăng và nền kinh tế có thể rơi vào một cuộc suy thoái nông, Chính phủ Anh “sẽ khó đưa ra được một gói cắt giảm thuế vĩnh viễn với quy mô lớn” trong kế hoạch ngân sách dự kiến được công bố vào mùa thu này - bà Gregory nói thêm.

    Trong một tuyên bố ra ngày 22/8, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Jeremy Hunt nói: “Với lạm phát giảm tốc, điều vô cùng quan trọng là chúng ta không thay đổi định hướng và tiếp tục hành động một cách có trách nhiệm với ngân sách quốc gia. Chỉ cần giữ vững kế hoạch, chúng ta sẽ giảm được một nửa tốc độ lạm phát, đưa nền kinh tế tăng trưởng và giảm nợ”.

    VnEconomy

  • Vượt qua Nhật Bản, Pháp đứng vào vị trí thứ ba quốc gia có nhiều triệu phú USD nhất, sau Mỹ và Trung Quốc.

    Ngày 16/8, Ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse và UBS Bank đã công bố báo cáo mới nhất về các triệu phú trên toàn cầu năm 2023. Theo đó, Pháp hiện có 2,8 triệu triệu phú USD, vượt qua Nhật Bản với 2,7 triệu triệu phú USD.

    trieu phu USD anh
    Theo bảng xếp hạng này, thế giới mất đi ít nhất trên 3 triệu triệu phú USD năm 2022

    Tuy nhiên, Pháp vẫn còn cách xa hai quốc gia đầu tiên trong bảng xếp hạng là Mỹ và Trung Quốc. Mỹ hiện có tới 22,7 triệu triệu phú USD, chiếm tới 38,2% số triệu phú USD trên toàn thế giới. Còn Trung Quốc có 6,2 triệu, tương đương 10,5% tổng số triệu phú USD trên thế giới.

    Trong bảng xếp hạng này, Pháp vượt qua cường quốc khác trong Liên minh châu Âu là Đức, đứng ở vị trí thứ năm với 2,6 triệu triệu phú USD. Vương quốc Anh đứng kế tiếp với 2,5 triệu triệu phú USD, tiếp theo là Canada. Các quốc gia khác như Australia, Italia, Hàn Quốc, Hà Lan, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ, mỗi quốc gia có từ 1 đến 2 triệu triệu phú USD./.

    Hanoionline (Nguồn: Le Figaro)