Khu vực đầu tiên ở Anh quốc có thu nhập bình quân hộ gia đình lên tới £100,000

Đây là địa bàn tập trung nhiều chuyên gia trẻ tuổi, là một trong những khu vực giàu nhất England. 

Bạn đang chắt bóp từng đồng xu để đóng tiền thuê nhà tháng này? Đây là tình trạng chung của đa phần mọi người ở UK, nhưng không phải ai ở London cũng bị đồng tiền hành hạ. Thực tế, một khu vực ở London dường như thu hút những cư dân giàu có hơn bất kì nơi nào khác trên toàn quốc.

Khu phố đầu tiên ở Vương Quốc Anh chứng kiến thu nhập bình quân hộ gia đình vượt quá £100,000 là Clapham Common. Theo dữ liệu mới nhất từ Cục Thống kê Quốc gia (ONS), thu nhập bình quân hộ gia đình ở Clapham Common West là £108,100 vào cuối năm 2020.

Năm 2020 nghe có vẻ xa vời, nhưng đây là dữ liệu gần nhất được ONS công bố. Những con số chỉ được thu thập vài năm 1 lần, khảo sát thu nhập của từng khu vực nhỏ ở England và Wales. Những khu vực được khảo sát chỉ có dân số trên dưới 5,000 người.

West London là khu vực giàu nhất ở England, về nhì là City of London với thu nhập bình quân hộ gia đình vào khoảng £101,800. 

clapham common

Vậy tại sao Clapham lại thu hút nhiều người giàu như vậy? Đây là khu trung tâm và có giao thông thuận tiện tới City of London. Nơi đây từ lâu đã quy tụ nhiều chuyên gia trẻ tuổi (từ 25-34 tuổi). Họ chia sẻ không gian làm việc và có mức lương cao tương tự nhau.

Mức thu nhập ở Clapham Common cao gấp 3 lần thu nhập bình quân cả nước và cao gần gấp 5 lần nơi nghèo nhất Anh quốc. Đó là Grimsby East Marsh & Port, khu vực này có thu nhập bình quận hộ gia đình chỉ £22,200/năm.

Tuy thu nhập cao nhưng người dân ở Clapham Common lại không phải là đối tượng có thu nhập khả dụng cao nhất. Sau khi trừ chi phí nhà ở, thuế cũng như số nhân khẩu trong mỗi hộ gia đình, thì thu nhập còn lại nhét túi không phải là Clampham Common. Mà là Hans Town ở Kensington & Chelsea. Đây mới là khu vực giàu có thực sự.

Bài liên quan: Nơi nghèo nhất nước Anh, thu nhập £22.200 thì sống thế nào?

Những người dân ở thị trấn Grimsby (North East Lincolnshire) có một cuộc sống tồi tệ khi thực phẩm dần cạn kiệt, sống trong bóng tối và thậm chí phải lục thùng rác nhà nhau vào ban đêm để kiếm thêm vài bảng.

Cheryl Smith (44 tuổi) là mẹ của một bé trai 9 tuổi mắc chứng tự kỷ và một bé gái 2 tuổi. Ban đầu, cô chọn sống ở đây vì giá nhà rẻ, nhưng sau đó phải đối mặt với cuộc sống không có điện và gas trong 6 tháng trời. Sau khi trở về từ ngân hàng thực phẩm - tổ chức từ thiện chuyên phân phát thực phẩm, Cheryl xem lại và nhận ra mọi thứ đều đã hết hạn.

Là mẹ đơn thân, Cheryl không thể tìm kiếm một công việc và cũng không thể cho đứa con trai 9 tuổi đến trường vì cậu bé mắc chứng tự kỷ.

“Nếu con tôi có thể đến trường, nó sẽ có bữa ăn miễn phí và tôi cũng có thể đi kiếm việc làm. Có rất nhiều gia đình như tôi đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn và con cái phải nghỉ học. Tôi khiếu nại với cơ quan giáo dục nhưng họ chỉ nói rằng họ phải làm theo thủ tục”, cô nói.

Grimsby lincolnshire 1
Ảnh: The Sun

Cũng theo Cheryl Smith, tình hình ở đây đang tồi tệ đến mức người ta đến và lục thùng rác nhà nhau vào ban đêm để tìm những thứ có thể bán được. Không chỉ vậy, các gia đình hầu hết chỉ còn lại các thùng đựng rác thải sinh hoạt, vì các thùng phân loại rác tái chế đều đã bị lấy cắp và họ phải tốn 25 bảng Anh để mua thùng thay thế. Nhiều người không đủ khả năng để trả tiền điện nên đành sống trong bóng tối và cái rét vì không thể bật đèn hay hệ thống sưởi.

Hàng xóm của Cheryl, ông Ivan Love (61 tuổi) thì cho biết ông đã sống mà không có hệ thống sưởi suốt 8 năm. 16 năm qua, kể từ khi bị thoát vị đĩa đệm, người đàn ông này sống bằng tiền trợ cấp ít ỏi và cố gắng cân bằng chi tiêu.

"Tôi sống chủ yếu nhờ những bữa ăn đã được đóng gói sẵn và hâm nóng bằng lò vi sóng, vì tôi không đủ tiền để dùng lò nướng và chỉ đủ tiền sưởi ấm đúng một căn phòng trong nhà vào ban đêm".

Grimsby lincolnshire 1
Ivan Love cho biết ông đã không có hệ thống sưởi trong suốt 8 năm. Ảnh: The Sun

Malcolm Smith (63 tuổi) thì đang phải vật lộn để duy trì hoạt động kinh doanh của cửa hàng sửa chữa điện thoại di động, đồng thời phải chiến đấu với căn bệnh ung thư. Ông vừa quay về tiếp tục công việc ế ẩm sau 25 ngày hóa trị và xạ trị ở bệnh viện.

Ông nói: "Chúng tôi đã mở cửa hàng này từ năm 2006, nó từng mang lại lợi nhuận lớn nhưng giờ hầu như còn không hòa vốn. Nhiều khách hàng chỉ đến với chúng tôi lúc tuyệt vọng sau khi tìm cách tự sửa điện thoại bằng cách tra Google nhưng không thành công".

Ngoài ra, còn có Tanya Francis (38 tuổi) - người phải hàng ngày đạp xe đi làm công việc quản gia để kiếm tiền nuôi 3 đứa con nhỏ ở nhà. Mặc dù nhận được trợ cấp để bổ sung vào nguồn thu nhập thấp của mình, nhưng Tanya cho biết số tiền đó vẫn chưa đủ và cô vẫn phải dựa vào ngân hàng thực phẩm.

Marc Jepson (31 tuổi) làm nghề gác cửa để nuôi một vợ và hai con. Anh nói: “Nơi này thật là tồi tệ, nó chỉ có thể trở nên tồi tệ hơn nữa".

Tuy nhiên, mặc cho cuộc sống khó khăn, nhiều cư dân cho biết họ vẫn yêu thích nơi đây vì tinh thần cộng đồng hiếm nơi nào bì được và mọi người tồn tại bằng cách đoàn kết lại với nhau.

Becca Baker, 43 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Grimsby và mặc dù xung quanh là hoàn cảnh nghèo khó nhưng cô cho biết cô sẽ không bao giờ sống ở bất cứ nơi nào khác. Mặc dù mắc bệnh phổi (điều này cũng khiến cô tiêu tốn rất nhiều tiền khi bật hệ thống sưởi) nhưng bà mẹ ba con vẫn cố gắng cho hai trong số ba đứa con đi học.

"Chúng tôi có thể thiếu tiền nhưng bạn sẽ không tìm thấy tinh thần cộng đồng đoàn kết như thế này ở nơi nào khác đâu. Nếu bạn cần bất cứ điều gì, chỉ cần gõ cửa nhà hàng xóm là sẽ được giúp đỡ", cô nói.

Theo số liệu mà Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh vừa đưa ra, khu vực cảng và đầm lầy phía đông Grimsby có thu nhập hộ gia đình trung bình hàng năm thấp nhất ở Anh và xứ Wales, chỉ ở mức 22.200 bảng Anh – thấp hơn 10.000 bảng Anh so với mức trung bình quốc gia.

Grimsby lincolnshire 1
Những con phố vắng tanh với các cửa tiệm đóng kín cửa do người dân không còn đủ tiền mua sắm. Ảnh: The Sun

Grimsby lincolnshire 1
Các thùng rác luôn bị lục vào ban đêm để gom bất cứ thứ gì có thể bán lấy tiền. Ảnh: The Sun

Viethome (theo Timeout)