• Không ngờ ở trời Tây, những món ăn Việt Nam cũng được lòng thực khách đến vậy.

    Ẩm thực Việt Nam giờ đây không chỉ gói gọn ở phạm vị quốc gia, khu vực mà hương vị nước nhà đã được các nước phương Tây yêu thích. Bởi thế mà ở nhiều quốc gia, món ăn Việt đã được "toả sáng" trong nhiều nhà hàng, quán ăn. Minh chứng cho điều này chính là những nhà hàng Việt tại London dưới đây.

    Cây Tre Soho

    Vinh dự được Telegraph và Dailymail ca ngợi, đồng thời tờ Bloomberg cũng đã chấm điểm là một trong 10 nhà hàng ăn tối ngon nhất ở London, Cây Tre Soho đã giúp ẩm thực Việt Nam "tỏa sáng" tại xứ người. Không gian được thiết kế sang trọng, tinh tế nhưng những món ăn trong menu ở đây vẫn mộc mạc với nhiều hương vị đặc trưng của ba miền.

    Cây Tre Soho

    Bạn có thể tìm thấy những cái tên quen thuộc như gỏi cuốn, chả giò, phở, cơm tấm, bún cá... Bên cạnh đó, nếu đi gia đình thì đây lại là gợi ý lý tưởng để tìm về bữa cơm tối ấm cúng với thịt kho trứng, cá kho tộ, rau kho quẹt, canh chua... Điểm nhấn trong menu tại đây là món chả cá Lã Vọng mang đúng hương vị truyền thống của Hà Nội.

    Cây Tre Soho2

    Tờ Bloomberg đã đánh giá: "Đây là nhà hàng Việt Nam ngon nhất ở London và thậm chí món ăn còn vượt qua những nhà hàng chuyên nghiệp".

    Cây Tre Soho3

    Địa chỉ: 42 - 43 Dean St, Soho, London

    Giờ mở cửa: 11h - 23h

    Giá: 2.5GBP - 10GBP (khoảng 75k - 300k)

    Cô Ba Restaurant

    Đây là quán ăn của một đầu bếp gốc Việt đang sinh sống tại Anh - Damon Bui. Không gian nhà hàng mang hơi hướng Á Đông nhưng lại được sắp xếp gọn gàng và trang nhã hơn. Lấy cảm hứng từ mẹ là người Việt, những món ăn ở đây đều mang đậm truyền thống ẩm thực nước nhà và chủ yếu là những món nướng.

    Cô Ba Restaurant

    Nổi bật trong menu tại nhà hàng này là bún thịt nướng, gỏi cuốn, tôm chiên bột... Món ăn được trang trí tỉ mỉ, tinh tế và cách nêm nếm đều đậm đà hương vị Việt Nam. Bởi thế mà đây là địa chỉ được nhiều thực khách yêu thích mỗi khi nhung nhớ quê nhà.

    Cô Ba Restaurant2 

    Địa chỉ: 244 York Way, London

    Giở mở cửa: 12h - 15h và 18h - 22h

    Giá: 4GBP - 7GBP (khoảng 120k - 210k)

    Ngon

    Một quán nhỏ xinh với không gian ấm cúng có tên là Ngon, ngay từ khi khai trương đã nhận được nhiều sự quan tâm của thực khách London. Những món ăn ở đây đã góp phần giới thiệu ẩm thực Việt đến với người địa phương. Menu đa dạng đi từ khai vị gồm gỏi ngó sen, gỏi cuốn... đến những món đặc trưng như phở, bánh mì, cơm thịt kho trứng...

    Ngon

    Tất cả nguyên liệu và công thức chế biến tại Ngon đều giữ nguyên hương vị truyền thống. Đặc biệt là các món phụ kèm như dưa chua, rau củ muối, giá đỗ và chén nước mắm đậm đà vẫn xuất hiện để góp vị cho bữa ăn. Cửa hàng này hiện đang là địa điểm ẩm thực được yêu thích tại London.

    Ngon2 

    Địa chỉ: 195 Chiswick High Rd, Chiswick, London

    Giờ mở cửa: 11h - 20h

    Giá: 3GBP - 7GBP (khoảng 90k - 210k)

    Banh Mi Bay

    Banh Mi Bay là một trong những quán Việt tại London xuất hiện lâu nhất và được lòng thực khách. Điểm nổi bật trong menu tại đây là những chiếc bánh mì đậm chất Việt Nam. Bạn có thể lựa chọn từ bánh mì pate, bánh mì thịt nướng, bánh mì chà bông...

     Banh Mi Bay

    Nếu muốn ngồi lại thưởng thức thì vẫn còn những cái tên như cơm sườn, bún thịt nướng, phở, gỏi cuốn... để làm đa dạng cho bữa ăn. Quán có không gian nhỏ, phục vụ vào giờ trưa nên thường được người dân ghé đến vào những lúc nghỉ giữa giờ.

    Banh Mi Bay2

    Địa chỉ: 4 - 6 Theobald Rd, Holborn, London

    Giờ mở cửa: 11h - 16h

    Giá: 5GBP - 7.5GBP (khoảng 150k - 220k)

    VietHome(Theo Kênh 14)

  • Các cửa hàng quy mô nhỏ tại Anh và xứ Wales có thể mở cửa vào bất cứ ngày nào và giờ nào. Không có quy định về giờ mở và đóng cửa hàng tại Scotland.

    thoi gian mo va dong cua

    Thế nào là cửa hàng quy mô nhỏ?

    Một cửa hàng được coi là có quy mô nhỏ nếu tổng diện tích không quá 280 mét vuông. Diện tích này bao gồm tất cả các khu vực của cửa hàng như khu vực bày hàng và phục vụ khách. Các cửa hàng không thể thay đổi diện tích cửa hàng bằng cách tự đóng cửa các khu vực thuộc cửa hàng để “lách” điều luật này.

    Thế nào được coi là cửa hàng quy mô lớn?

    Các cửa hàng có diện tích lớn hơn 280 mét vuông được coi là quy mô lớn. Các cửa hàng này có thể mở cửa vào Chủ nhật nhưng chỉ trong 6 tiếng liên tiếp, từ 10h sáng đến 6h chiều.

    Bắt buộc phải đóng cửa vào ngày Phục sinh chủ nhật. Bắt buộc phải đóng cửa vào ngày Giáng sinh.

    Các ngoại trừ

    - Các cửa hàng tại nhà ga và sân bay được mở cửa không giới hạn thời gian vào ngày Chủ nhật.

    - Các hiệu thuốc đã đăng kí giấy phép kinh doanh và chỉ bán dược phẩm cũng như dụng cụ phẫu thuật y tế cũng được mở cửa không giới hạn giờ.

    - Các cửa hàng bán xe moto, xe đạp và phụ tùng.

    - Các cửa hàng cung cấp hàng hóa tại các cảng biển, cửa khẩu, sân bay.

    - Các triển lãm bán hàng.

    Bên cạnh đó, các hoạt động bốc dỡ, vẫn chuyển hàng hóa không bị tính vào thời gian mở cửa, nhưng các chủ cửa hàng cần kiểm tra lại với chính quyền địa phương nếu cần bốc dỡ hàng hóa trước 9h sáng ngày Chủ nhật.

    Các án phạt

    Các cửa hàng vi phạm thời gian mở cửa cho phép có thể sẽ bị phạt tiền.

    Quyền lợi của nhân viên lao động

    Các nhân viên làm việc vào Chủ nhật có thể được hưởng các quyền lợi đặc biệt. 

    Tuy vậy, không có điều khoản tự động nào cho phép các nhân viên được nghỉ làm vào các ngày lễ đặc biệt, bao gồm cả lễ Giáng sinh và ngày lễ Phục sinh chủ nhật, trừ khi điều này được quy định trong hợp đồng lao động của họ.

    Trả thêm lương khi làm việc vào những ngày nghỉ lễ đặc biệt là điều khoản tùy chọn, trừ khi điều này đã được quy định trong hợp đồng giữa công ty và nhân viên.

    VietHome (Theo gov.uk)

  • banhmi

    "Trước hết, cứ làm đi đã. Bởi quan trọng hơn tất cả, đây là công việc mà tôi yêu thích. Và… nếu không phải là tôi thì ai sẽ làm việc này" là lời chia sẻ của một cô gái Việt Nam mang tên Vân Trần với tác giả cuốn sách "Tương lai nghề nghiệp của tôi" - Kim Rando.

    Thương hiệu độc nhất vô nhị mang tên "TÔI"

    Và "công việc mà tôi yêu thích" được Vân Trần - người tốt nghiệp khoa kinh tế học, Đại học Oxford danh giá của Anh nhắc đến kể trên là… bán bánh mì. Sẽ có nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng, Vân từng bước trên một con đường bằng phẳng, rộng mở và là mơ ước của bất cứ ai trước khi cô quyết định rẽ sang một lối đi gồ ghề, sỏi đá hơn rất nhiều là mở một tiệm bánh mang tên Bánh Mì 11 cùng một người bạn cùng học tại Oxford là Thùy Anh giữa thủ đô London sôi động.

    "Tôi bước chân vào nghề ngay trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra. Có lẽ vì tốt nghiệp Đại học Oxford nên tôi nhận được rất nhiều lời đề nghị làm việc của các công ty hàng đầu cho những vị trí lương cao có cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, lúc đó tôi muốn tìm kiếm một công việc mà mình thực sự yêu thích, thay vì chỉ chọn những công việc có điều kiện hấp dẫn. Và vào làm việc cho một công ty nào đó có lẽ là một con đường quá bằng phẳng".

    Xuất phát từ suy nghĩ đó, cộng thêm với sở thích tự nấu ăn của một cô gái Việt xa quê, Vân đã nảy ra ý tưởng đưa món bánh mì của Việt Nam tới Anh Quốc.

    "Cách đây 4 năm, khi lần đầu tiên tôi bán bánh mì ở London thì vẫn chưa có ai bán loại sandwich giống như vậy. Khi đó, thậm chí còn chưa ai từng được nghe đến món ăn mang tên 'bánh mì'. Thế nhưng đến bây giờ thì ngay cả trong siêu thị cũng có bán bánh mì. Trước đây, khách hàng thường nói là 'bán cho tôi sandwich Việt Nam', còn bây giờ, họ sẽ nói là 'bánh mì' mỗi khi gọi món.

    Tôi không hề tạo ra một món ăn hoàn toàn mới. Bánh mì là một món ăn đã xuất hiện ở Việt Nam từ cách đây rất lâu và tôi chỉ là người giới thiệu nó đến mọi người. Tôi nghĩ rằng không nhất thiết phải tạo ra thứ gì đó hoàn toàn mới thì mới có thể thành công".

    Có lẽ đối với Vân, bánh mì không chỉ là một món ăn truyền thống của Việt Nam, mà còn là "thương hiệu của riêng mình" đã cùng Vân trưởng thành và chứa đựng câu chuyện của riêng cô. Cô gái ấy đã mang giá trị của một món ăn dân dã như vậy đến với một thành phố lớn như London và biến nó thành một thương hiệu mới của chính nơi đây.

    Công thức 1 + 1 = 11

    Giải thích cho cái tên Bánh mì 11, Vân cắt nghĩa: "Đó là bởi vì có 2 cô gái thích bánh mì và cả 2 đều muốn mình là số 1 nên 1 + 1 = 11".

    Hiện tại, Bánh mì 11 đã mở rộng với chuỗi 3 cửa hàng và một nhà hàng mang tên Bếp Haus ở London. Ngoài ra, Vân còn có dịch vụ cung cấp thức ăn cho các sự kiện với sản phẩm Việt Nam như gia vị, các loại nước sốt, café, chocolate… Điều đáng nói là cô gái Việt nhỏ bé đó vẫn chưa hề có ý định dừng lại.

    "Có đôi khi những điều thuần khiết, đơn giản lại trở nên có ích. Bởi không ai biết mình sẽ phải làm việc chăm chỉ đến đâu cho đến khi thực sự bắt tay vào làm việc. Tôi không muốn nói rằng việc mình đang làm tốt hơn những công việc khác. Tôi đã trải nghiệm cuộc sống ở nhiều vùng đất khác nhau. Có lẽ vì thế nên tôi không qua lo lắng, sợ hãi khi bắt tay vào làm một công việc mới".

    Dù chưa biết tương lai liệu mọi người có còn tiếp tục yêu thích món bánh mì hay không, thế nhưng "trước hết, cứ làm đi đã. Bởi quan trọng hơn tất cả, đây là công việc mà tôi yêu thích", Vân nói.

    Câu chuyện về lựa chọn nghề nghiệp táo bạo của Vân kể trên là bài học đắt giá dành cho thế hệ trẻ. Đối với vấn đề nghề nghiệp mà nói, giá trị đặc biệt của riêng bạn chỉ xuất hiện khi bạn theo đuổi "sự khác biệt" thay vì "sự tương đồng".

    Thương hiệu có một không hai trên đời không nằm trên giá trưng bày mà nằm ở chính bạn. Chính vì thế, câu chuyện của những người tự mình làm nên thương hiệu có một không hai mới được xã hội trân trọng như vậy.

    Theo NĐH