• Rob Savage đã mở một trong những cửa hàng cà phê nhỏ nhất Anh trong nhà để xe của mình.

    Người đàn ông 51 tuổi nói cho biết quán coffee đang giúp gắn kết cộng đồng địa phương. Ông Rob - ở Bristol, bán bánh ngọt, cà phê và trà từ gara 1.7m2 của mình.

    Ông bắt đầu sửa sang gara trong quá trình phong tỏa. Quán coffee bắt đầu hoạt động vào tháng trước. Được đặt tên là “3ft 6” theo kích thước của nó, Rob khẳng định đây là một trong những quán coffee nhỏ nhất ở Anh.

    Mặc dù có diện tích tương đối khiêm tốn, nhưng ông Rob cho biết mình khá đắt hàng. Để bù đắp cho việc thiếu không gian, Rob đã bắt đầu cung cấp chỗ ngồi trên các lối đi.

    Quán cà phê mở cửa vào cuối tuần từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Ông Rob - một nghệ sĩ và nhà thiết kế, đã xây dựng quán cà phê nhỏ bên trong nhà để xe, cũng là workshop của mình.

    26cfQuán coffee đặc biệt của ông Rob

    quan cafe nho trong gara

    Tuy nhiên, ông chỉ có nguồn lực hạn chế: "Nó giống với việc trở thành một quán cà phê trong khu phố. Tôi làm việc này để đáp ứng nhu cầu trong thời gian phong tỏa khi không có cửa hàng nào xung quanh hoạt động. Tôi nhận ra khu vực dành cho cộng đồng địa phương còn thiếu một thứ gì đó. Chúng tôi nảy ra ý tưởng làm một quán nhỏ takeaway bán cà phê và bánh.

    Rob đã dành khoảng một năm để nghiên cứu việc chuyển đổi và mô tả việc đứng sau quầy là “hơi giống trò xếp hình Tetris”: "Tôi ở đây gần 20 năm và đã thấy sự thay đổi lớn. Nó đem lại cảm giác về cộng đồng, về khu phố”.

    Viethome (Theo Essex Live)

  • Fillet cá tra đông lạnh Asian Choice (một thương hiệu Việt Nam) đã bị thu hồi toàn quốc vì chứa lượng chlorate vượt mức cho phép. Chính quyền khuyến cáo nếu ai đã mua sản phẩm này thì không nên ăn mà cần trả lại cửa hàng nơi bạn đã mua để nhận lại tiền.

    Pangasius trong tiếng Anh có nghĩa là cá tra. Các túi fillet cá tra đông lạnh premium 800g của Asian Choice có hạn sử dụng đến ngày 9/11/2022. 

    Nếu thường xuyên tiếp xúc hoặc hấp thụ chlorate có thể gây nguy hiểm lâu dài. Theo Hiệp hội An toàn Thực phẩm châu Âu (European Food Safety Authority - EFSA), chlorate có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị thiếu i-ốt nhẹ hoặc trung bình. 

    ca tra dong lanh asian choi bi thu hoi 3
    Hình ảnh cá tra đông lạnh Asian Choice được bán tại Pháp.

    Cá tra đôi khi bị lầm tưởng là cá nước ngọt hoặc thuộc họ catfish (cá trê). Nguồn gốc cá này là từ sông Mê Kông ở Đông Nam Á. Cá tra chủ yếu được nuôi ở Việt Nam trước khi xuất khẩu đi toàn thế giới. 

    Cá tra nổi tiếng nhờ vị thanh, rất dễ ăn đối với trẻ em hoặc những người không thích vị tanh của cá. Về mặt dinh dưỡng, cá tra thuộc họ cá nhiều nạc. Tuy nhiên, nó cũng rất giàu các axit béo bão hòa, chứa ít protein và omega-3 so với các loại cá khác (theo một bài viết đăng trên trang tin rtbf.be).

    Việt Nam chi phối nhập khẩu cá tra vào thị trường châu Âu. Hiện tại, không có đối thủ cạnh tranh đáng kể đối với Việt Nam trên thị trường EU. Hầu hết các sản phẩm cá tra xuất khẩu sang Liên minh châu Âu đều có xuất xứ từ Việt Nam. Bangladesh và Trung Quốc là những quốc gia khác xuất khẩu sản phẩm cá tra sang Liên minh châu Âu, nhưng với khối lượng thấp hơn nhiều.

    Liên minh Châu Âu và Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại Tự do vào tháng 6/2019. Hiệp định này có hiệu lực vào tháng 8/2020. Theo hiệp định này, khoảng 99% thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ. Việt Nam sẽ trở nên cạnh tranh hơn khi sản phẩm cá tra xuất khẩu sang Liên minh châu Âu với mức thuế suất 0%.

    Ở châu Âu, cá tra cạnh tranh với các loài cá trắng khác, chẳng hạn như cá rô phi và cá minh thái Alaska. Tuy nhiên, các sản phẩm thay thế quan trọng nhất cho cá tra lại khác nhau ở khắp Châu Âu.

    Ở các nước như Đức và Ba Lan, cá minh thái Alaska là đối thủ cạnh tranh chính của cá tra, trong khi ở Vương quốc Anh, người tiêu dùng ưa chuộng các loài cá tuyết và cá hake, thường được sử dụng cho cá và khoai tây chiên truyền thống. Ở các nước Nam Âu, cá hake, cá minh thái Alaska và các loài cá trắng khác cạnh tranh với cá tra. Là một nhà cung cấp cá tra, hãy lưu ý những khác biệt này ở thị trường châu Âu.

    Bạn có thể tìm thấy cá tra Việt Nam tại siêu thị Tesco, giá khoảng 6.66 bảng/fillet 600g đông lạnh, hoặc 11.20 bảng cho fillet 350g hun khói, hoặc 10.57 bảng cho fillet 265g rã đông tự nhiên. Phi lê cá tra đã rã đông có giá bán lẻ cao hơn. Cá tra đã rã đông có thể được bán lẻ với giá gấp đôi cá tra đông lạnh.

    Kiểm soát hàm lượng Chlorate

    Hàm lượng chlorate quá cao trong thực phẩm có thể gây ra các nguy cơ sức khỏe cho người tiêu dùng, đặc biệt là đối với những nhóm có nguy cơ. Chlorate là một sản phẩm phụ của các sản phẩm gốc clo. Các chlorate này làm sạch nước uống hoặc được sử dụng như một chất khử trùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Do đó, thủy hải sản đông lạnh, và các sản phẩm có thêm nước, có nhiều khả năng có hàm lượng chlorate cao hơn nhiều.

    Liên minh Châu Âu vẫn chưa thiết lập mức dư lượng tối đa cụ thể (MRL) đối với chlorate trong thực phẩm và MRL mặc định là 0,01 miligam/kg được áp dụng. Liên minh châu Âu đang nỗ lực tăng cường quy định về mức dư lượng trong thực phẩm và nước.

    Ngay cả ở MRL mặc định, sản phẩm thường bị vi phạm vì có hàm lượng chlorate cao hơn. Hồi cuối tháng 10/2019, một số lô hàng philê cá tra đông lạnh có thêm nước từ Việt Nam bị phát hiện có hàm lượng chlorate cao hơn và bị đưa vào cảnh báo nhanh RASFF. Hàm lượng chlorate cao có thể gây hại cho danh tiếng của sản phẩm, nhà sản xuất và người bán cá tra (theo vasep, trích báo cáo của CBI).

    Viethome (theo planet.fr)

    Bài gốc: https://www.planet.fr/conso-poisson-contamine-les-magasins-ou-il-faut-le-ramener-imperativement.2451636.1404.html

  • Từ Paris tới Praha và London, dưới đây sẽ là 20 nhà hàng Việt ở châu Âu bạn nhất định phải thử.

    Những khu vực như quận 13, quận 18, quận 19 tại Paris đều nổi tiếng là nhiều người Việt nhập cư – hiện đã lên tới hơn 400,000 người. Không chỉ ở Pháp, cộng đồng Việt Kiều còn có mặt tại Vương quốc Anh, Đức, Ba Lan và Cộng hòa Séc.

    Hiện tại các thành phố ở Châu Âu có nhiều khu người Việt nổi tiếng như Shoreditch ở London (Anh), Sapa ở Praha (Cộng hòa Séc), Lichtenberg ở Berlin (Đức). Tại đây, bạn có thể tìm thấy siêu thị Việt, nhà hàng Việt và nhiều hơn thế nữa. Có một sự thật thú vị là Nguyễn – họ Việt phổ biến nhất – nay thậm chí đã đứng thứ 9 về độ phổ biến ở Cộng hòa Séc.

    Cộng đồng người Việt nhập cư đang dần trở thành một phần quan trọng của xã hội Châu Âu hiện đại, và nhờ đó ẩm Thực Việt cũng ngày càng được ưa chuộng ở khắp các châu lục trong suốt những thập kỷ qua.

    Một số nhà hàng Việt như Song Que ở London hay Pho Tai ở Paris là những điểm đến có tiếng vang. Bên cạnh đó, thế hệ những người Việt-Âu thứ nhất và thứ hai tại đây đã góp phần tăng độ nhận diện cho ẩm thực quê hương qua những phương hướng hiện đại hơn và qua mạng xã hội.

    Nào, bạn đã sẵn sàng khám phá ẩm thực Việt tuyệt nhất Châu Âu chưa? Dưới đây là danh sách 20 quán và nhà hàng Việt đáng thử nhất Châu Âu với quy mô từ nhỏ đến lớn, phong cách từ truyền thống đến hiện đại.

    1. VƯƠNG QUỐC ANH

    Aobaba (London)

    nha hang viet o anh va chau au 2

    Chi nhánh Aobaba đầu tiên được thành lập năm 2011 tại khu Kingston-upon-Thames. Sau này đã có thêm ba chi nhánh khác tại London ở đường Walworth, khu Camden Town và đường Kingsland, cùng một chi nhánh ở Dublin, Ai-len.

    Tuy cộng đồng người Việt chỉ chiếm khoảng 0.1% dân số Anh nhưng quán trà sữa và ăn vặt Việt này vẫn nhận được nhiều sự đón nhận. Bằng chứng là Aobaba luôn không ngừng mở rộng thương hiệu. Thực đơn ở đây có chả giò, mì, bún, phở, bánh mì và rất nhiều loại trà sữa trân châu.

    Banh Banh (London)

    nha hang viet o anh va chau au 2 

    Để tri ân người bà vốn là một đầu bếp ở Sài Gòn những năm 1940, năm anh chị em nhà Nguyễn người Anh gốc Việt đã mở Banh Banh vào năm 2016.

    Ban đầu, quán chỉ là một quầy ở Bussey Building. Sau này quán phát triển thành một không gian tinh tế cố định ở đầu khu Peckham Rye và tiếp đó mở thêm một chi nhánh ở Brixton. Món “đinh” của quán là bánh khọt, nhưng quán cũng thường xuyên thay đổi thực đơn tùy nguyên liệu theo mùa nhằm tăng độ hào hứng cho thực khách.

    Banh Banh còn có thực đơn cocktail. Bạn có thể thử món cà phê đá pha rượu gồm cà phê Việt Nam, sữa đặc và vodka. Để tôn vinh truyền thống ăn chay của Việt Nam, mỗi thứ Hai ở Bánh Bánh sẽ phục vụ thực đơn chay.

    Cay Tre Soho (London)

    nha hang viet o anh va chau au 2

    Đường phố nhộn nhịp khu Soho tô điểm thêm cho không khí đầy màu sắc ở Cay Tre. Hơn 20 năm về trước, Hieu Trung Bui chuyển từ Sài Gòn sang London và cảm thấy bức bối khi không thể tìm thấy ẩm thực Việt Nam chuẩn vị. Từ đó, Hieu quyết định mở Cay Tre Soho – là một phần của gia đình Nhà hàng Bếp Việt cùng Cay Tre Shoreditch nổi tiếng, Keu Banh Mi Deli và Viet Grill.

    Cay Tre Soho được biết tới với món gỏi cuốn và phở bò kho, cùng món gỏi bò tái chanh tuyệt ngon. Cách bài trí tối giản với tranh tường bằng tre tại Cay Tre Soho giúp tăng thêm nét đẹp cho không gian ẩm thực thân thương.

    Go Viet (London)

    nha hang viet o anh va chau au 2

    Năm 2020, Go Viet được BBC vinh danh là một trong những nơi đáng ăn nhất tại London. Nhà hàng thư thái này phục vụ những món Việt được Âu hóa với những nguyên liệu cao cấp nhất.

    Nhà sáng lập Go Viet là đầu bếp Jeff Tan, chuyên gia ẩm thực đã đem về cho Hakkasan một sao Michelin. Go Viet cũng được điểm tên trong cẩm nang Michelin năm 2019 nhờ thực đơn tinh tế, đậm đà của mình. Bữa trưa tại Go Viet có các món kinh điển như phở và bún, còn bữa tối sẽ là một trải nghiệm tao nhã hơn với những món ăn ngon miệng được biến tấu hiện đại.

    Hanoi Bike Shop (Glasgow)

    nha hang viet o anh va chau au 2

    Hanoi Bike Shop được coi là hàng ăn Việt tiên phong ở Glasgow và đã được Michelin giới thiệu. Không gian ở đây đậm chất Việt, từ đèn lồng lụa đủ màu, ghế nhựa đỏ đến phụ tùng xe đạp cổ và tất nhiên là cả những lá cờ Việt Nam nho nhỏ.

    Món chính của nhà hàng là món phở đậm đà hương vị - món duy nhất được phục vụ từ thứ Hai đến thứ Tư. Những ngày khác sẽ có thực đơn rộng hơn, và một trong những điểm nhấn tại đây là đậu hũ hữu cơ ép bằng tay được làm thủ công ngay tại quán.

    Song Que Cafe (London)

    nha hang viet o anh va chau au 2

    Song Que Cafe được thành lập năm 2002 bởi gia đình nhập cư họ Phạm, và đã dần trở thành một trong những quán ăn Việt Nam hàng đầu tại London. Nhà hàng được tạp chí Time Out ưu ái gọi là “ngôi sao của cộng đồng Việt tại đường Kingsland”.

    Chỉ ba tháng sau ngày khai trương tháng Tư, Song Que đã đón cả hàng dài khách chờ và từ đó đến nay vẫn không hề giảm nhiệt. Song Que tự hào về món phở tuyệt hảo trong thực đơn của mình, với công thức gia truyền từ nữ chủ nhân dòng họ là bà Pham Thi Phuoc Anh. Ngoài phở, bạn cũng rất nên thử món cua lột hay gỏi cuốn tươi mát tại quán.

    2. BỈ

    Bun Bar & Restaurant (Antwerp)

    nha hang viet o anh va chau au 2

    Bun Bar & Restaurant (Antwerp) ở Antwerp, Bỉ là “em” của quán Little Bun, với những món Việt giao thoa giữa truyền thống và sáng tạo. Những món ăn đường phố của Sài Gòn, của Hà Nội được biến tấu công phu hơn tại Bun Bar & Restaurant, xứng đáng với danh hiệu Bib Gourmand từ Michelin. Bun đưa hương vị Việt vào những nguyên liệu chất lượng hàng đầu từ Bỉ và Hà Lan.

    Bun Bar & Restaurant phục vụ fine dining gọi món và các món đặc biệt của đầu bếp như nộm rau muống thịt lợn cùng bún. Khi đến đây, bạn đừng quên thử các món cocktail lấy rượu đế làm nền như saketini hay mule Quy Nhơn.

    Le Nénuphar (Brussels)

    nha hang viet o anh va chau au 2

    Trong tiếng La-tinh, “nenuphar” nghĩa là hoa súng. Và quả thực, sự thanh cảnh, tao nhã từ các món ăn đến cách bài trí tại Le Nénuphar rất xứng với cái tên này. Nép mình trong một con hẻm tại Woluwe-Saint-Lambert ở Brussels, nhà hàng này từng xuất hiện trong cẩm nang ẩm thực Michelin.

    Từ năm 1982 khi mới mở đến giờ, các món Việt tuyệt vời tại nhà hàng đã trở nên quen thuộc với cả cộng đồng người Việt ở thủ đô Bỉ lẫn người bản xứ. Tại Le Nénuphar, bạn có thể tìm thấy đa dạng những món Việt kinh điển như phở hay bánh cuốn, nhưng món vịt quay cuốn bánh tráng là một trong những món bán chạy nhất. Hãy đến đây và tận hưởng Bia Saigon trong sân vườn giữa những mảng xanh mướt mắt.

    3. PHÁP

    Pho Tai (Paris)

    nha hang viet o anh va chau au 2

    Pho Tai nhận danh hiệu Bib Gourmand của Michelin vào năm 2021. Đây là một cái tên nổi bật tại quận 13 – khu Châu Á lớn nhất ở Paris. Thực khách tại đây sẽ không tiếc lời khen món Bún Bò Huế hay món phở miền Nam về cả hương vị lẫn sự đầy đặn của khẩu phần. Bạn nên gọi kèm một ly sữa lắc sầu riêng nữa nhé.

    4. ĐỨC

    District Mot (Berlin)

    nha hang viet o anh va chau au 2

    Quán ăn đầy màu sắc và sống động District Mot với những chiếc ghế nhựa nho nhỏ tại quận Mitte đã lọt vào danh sách Gault et Millau năm nay nhờ hương vị đúng chuẩn ẩm thực đường phố Việt.

    Ở Đức, đây là một trong số ít những nơi cho bạn được trải nghiệm ẩm thực Việt Nam đa dạng khi không chỉ dừng lại mỗi món phở hay chả giò. Không gian ngoài trời, ống cắm đũa và hộp khăn giấy tại District Mot sẽ đưa thẳng thực khách về những con đường nhộn nhịp ở Việt Nam.

    Madame Ngo (Berlin)

    nha hang viet o anh va chau au 2

    Tuy là một trong những nơi có cộng đồng người Việt hải ngoại lớn nhất, ở Berlin không có nhiều quán Việt thành công mang phong cách hiện đại. Quán bia Madame Ngo như viên ngọc quý trong số quán xá tại Berlin, với câu chuyện di sản ẩm thực đặc trưng của ông chủ Duc Ngo, người Hà Nội.

    Năm 1999, Duc đã đi tiên phong với một nhà hàng phục vụ sushi kiểu California cùng các món Việt. Sau đó vào năm 2005, anh tạo cơn sốt ramen tại Berlin với nhà hàng Cocolo Ramen của mình.

    Madame Ngo là “biểu hiện tình yêu” của Duc dành cho bố mẹ, gia đình và cho quê hương. Hiện món phở Bắc là món đặc sắc nhất trong thực đơn.

    Monsieur Vuong (Berlin)

    nha hang viet o anh va chau au 2

    Từ khi còn trẻ, Dat Vuong đã rời Saigon đến Đức cùng bố mẹ. Năm 1999, vì nhớ hương vị quê nhà — mùi thơm của sả, của mè rang, và nhớ các món ăn đường phố truyền thống của Việt Nam — Dat đã mở một quán nhỏ tên Indochina Café tại quận Scheunenviertel cổ kính ở Berlin.

    Quán sau đó dời sang đường Alte Schönhauser và đổi tên thành Monsieur Vuong. Bạn có thể đến đây để tận hưởng không gian thoải mái, các món Việt tuyển chọn, công phu và cà phê Việt thơm ngậy.

    Không như những nơi khác giữ nguyên thực đơn quen thuộc, cứ hai lần một tuần, Monsieur Vuong thay đổi thực đơn để khuyến khích thực khách thử những món mới lạ mỗi lần ghé quán. Monsieur Vuong có bàn chung, bàn ngoài trời. Toàn bộ không gian theo phong cách trẻ trung, thời thượng. Monsieur Vuong cũng nhận đặt tiệc cho các sự kiện vừa và nhỏ.

    5. Ý

    Vietnamonamour (Milan)

    nha hang viet o anh va chau au 2

    Ai cũng biết Milan là địa điểm lãng mạn nhất ở Châu Âu, và Vietnamonamour chính là nhà hàng lãng mạn nhất ở đây cho những tín đồ của ẩm thực Việt Nam.

    Không gian nhà hàng là một căn nhà cổ cải tạo lại với gác lửng và một khu vườn tĩnh lặng tạo không gian thanh lịch cho những bữa ăn lãng mạn. Cả tường và sàn quán đều lát tre.

    Chi nhánh thứ hai của quán ở Pestalozza cũng là một tòa nhà với kiến trúc thuộc địa đẹp tương tự. Ngoài gọi món riêng, tại Vietnamonamour, bạn cũng có thể thưởng thức thực đơn ba món Earth (món mặn) hoặc Sky (món chay).

    6. TÂY BAN NHA

    Distrito 1 (Madrid)

    nha hang viet o anh va chau au 2

    Hàng rào gỗ màu vàng, tranh tường ấn tượng kể câu chuyện về Việt Nam, Distrito 1 nổi bật giữa thật nhiều hàng quán ở khu Calle Delicias tại Madrid, Tây Ban Nha.

    Ra đời năm 2019, Distrito 1 mang đến cho các tín đồ ẩm thực Việt tại Tây Ban Nha hương vị truyền thống như nhà làm. Bao bun cha, món “đinh” của quán rất nổi tiếng với thực khách bản địa, và các thực đơn cố định gồm khai vị, món chính, món tráng miệng và thức uống cũng có giá cả rất vừa vặn, chỉ 24.5 euro.

    7. Thụy Sĩ

    Les Rues de Saigon (Lausanne)

    nha hang viet o anh va chau au 2

    Les Rues de Saigon (Lausanne) ra đời vào tháng 11 năm 2018, mang đến không gian hiện đại và ấm cúng cho những người yêu ẩm thực Sài Gòn. Thực đơn của quán đậm chất “mẹ nấu”, bởi chính người chủ và quản lý quán – đầu bếp Cuc - cũng là một người mẹ ba con.

    Những món bán chạy nhất tại quán là phở bò, phở đậu hũ, bún bò. Những món còn lại cũng đáng để thử vì độ tươi ngon, chất lượng luôn đồng nhất. Thực khách đến đây sẽ không chỉ được thưởng thức món ngon Việt Nam mà còn được trải nghiệm dịch vụ xuất sắc: những người phục vụ luôn sẵn sàng giải thích hay gợi ý cho bạn các món ăn.

    L’Indochine (Lausanne)

    nha hang viet o anh va chau au 2

    Từ những ngày đầu mở cửa ở thành phố Lausanne, Thụy Sĩ vào năm 2000, L’Indochine đã muốn mang đến những món ăn đơn giản, thơm ngon và chuẩn vị theo từng vùng miền ở Việt Nam.

    Sau 20 năm, nay L’Indochine đã là cái tên được biết đến và ưu tiên lựa chọn bởi những thực khách muốn tìm hiểu về cách nấu và văn hóa ẩm thực Việt. Ngoài món phở, thực khách bản địa cũng rất thích món gà băm ngò, gỏi cuốn và miến. Khi đến đây, bạn có thể chọn thư giãn trong không gian sang trọng bên trong hay tận hưởng không gian ngoài trời sôi động và thoải mái.

    8. Hà Lan

    Deli Tasty (Rotterdam)

    nha hang viet o anh va chau au 2

    Dù bạn đang cần một bữa sáng, bữa trưa nhanh gọn hay một bữa tối đầy đặn, bạn đều nhất định phải thử ghé Deli Tasty ở Rotterdam – thành phố cảng nổi tiếng về ẩm thực.

    Nhà hàng bài trí đậm chất quê hương, với những chụp đèn hình nón lá, bàn ghế gỗ, và ảnh Việt Nam đầy màu sắc. Thực đơn tại đây đa dạng với các món Việt kinh điển như bánh mì hay bún riêu. Khách quen của quán đều nói rằng Deli Tasty là một trong những nơi có chất lượng đáng tiền nhất trong khu vực

    Hanoi Old Quarter (Amsterdam)

    nha hang viet o anh va chau au 2

    Năm 2000, Feng Doan đến Hà Lan cùng ước mơ mang những hương vị sôi nổi của Hà Nội. Vậy là Hanoi Old Quarter ra đời ngay giữa lòng thành phố trên con đường cổ kính Nieuwezijds Voorburgwal.

    Bên cạnh ngôi sao của thực đơn là món phở Hà Nội, nhà hàng còn được biết đến với đa dạng món chay như nem chay hay phở chay với đậu hũ và nấm.

    Kimmade (Utretch)

    nha hang viet o anh va chau au 2

    Món Việt truyền thống nổi tiếng vì tươi độ tươi ngon và cân bằng dinh dưỡng. Tất cả điều đó cũng là hai thế mạnh của Kimmade. Bạn có hai lựa chọn tại Kimmade: đặt chỗ tại nhà hàng Food Village hoặc dùng bữa tại Street Food Cafeteria với những món Việt ngon nhất, lành nhất ở Hà Lan.

    Nhà hàng Village có không gian mở thư giãn thích hợp để trải nghiệm ẩm thực cao cấp theo nhóm. Nếu bạn không biết chọn món nào, hãy gọi “mâm cơm Việt Nam” gồm sáu món Việt.

    Little V (Den Hagg)

    nha hang viet o anh va chau au 2

    Little V ra đời năm 2006 tại The Hague từ tôn chỉ duy nhất của ông chủ Tan Do: phục vụ các món ăn khơi gợi cảm xúc. Tan bắt đầu từ một quầy nhỏ để có thể tự tay phục vụ những thực khách muốn khám phá hương vị Việt Nam.

    Với hơn mười năm phát triển và mở rộng (với một chi nhánh được mở năm 2009 ở Rotterdam), Little V đề cao văn hóa ăn uống quây quần của Việt Nam qua những món ăn khẩu phần lớn phục vụ giữa bàn để tất cả ăn chung.

    Bánh xèo tôm tươi hay phở truyền thống sẽ là những món lý tưởng để gia đình cùng thưởng thức.

    Theo Vietcetera

  • Hai nhà hàng tại Mỹ của cô gái 9X Tôn Thị Hồng Như luôn lọt top nhà hàng Việt ngon nhất New York và có doanh thu tăng 40% sau Covid-19.

    Sau 8 năm sống nơi xứ người, Tôn Thị Hồng Như - cô gái trẻ sinh năm 1990 tại Đắk Lắk đã hoàn thành ước mơ gây dựng nhà hàng Việt tại Mỹ. Hiện Cơm Tấm Ninh Kiều của cô lọt Top 5 nhà hàng Việt tốt nhất thành phố New York theo Michelin Guide. Mặc dù nằm giữa tâm bão Covid -19 nhưng nhà hàng của cô vẫn "sống tốt" trong suốt mùa dịch.

    nguoi viet mo nha hang o my 1
    Như Tôn đang ở nhà hàng tại Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Sang Mỹ với 100 USD trong túi

    Như là em út trong gia đình có 4 anh chị em. "Từ nhỏ, Như đã luôn biết yêu thương các thành viên trong gia đình, nhất là mẹ", Tôn Thị Huỳnh Giang, chị gái Như nhận xét.

    Giang cho biết, nhà nghèo, mẹ cô nhờ gánh hàng nhỏ tại xóm chợ mà nuôi 4 anh chị em ăn học. Hàng ngày, đi học về, Như đều phụ giúp mẹ buôn bán. Ngày nhận tin đậu đại học tại Sài Gòn, Giang cho biết em gái mình vừa vui lại vừa buồn vì sợ mẹ đã già lại không có ai phụ giúp bán hàng.

    Trong khi đó, ba là người hay vun vén cho các con về trí tuệ, tinh thần. Ông thường mua sách cho các con đọc hàng ngày. Như giống ba nên từ nhỏ đã luôn ôm ấp khát vọng lớn lao, được khám phá những miền đất mới. Những năm tháng sinh viên, cô ấp ủ giấc mơ du học nhưng hoàn cảnh gia đình không cho phép.

    Đến tận năm cuối đại học (năm 2012), Như mới biết đến chương trình thực tập ở Mỹ. Cô đã nộp đơn và vượt qua các vòng phỏng vấn để có cơ hội thực tập tại Crowne Plaza. Như vay mượn khắp nơi để có đủ tiền mua vé máy bay. Quyết định rời Việt Nam sang Mỹ khi trong túi chỉ còn 100 USD quả thực điên rồ nhưng chứa đầy hoài bão với cô gái trẻ.

    Ngày ấy, khi đặt chân tới Baton Rouge – một vùng đất xa xôi, hẻo lánh thuộc tiểu bang Louisiana của Mỹ, mọi thứ trong tầm mắt khiến cô sinh viên trẻ hoang mang vô cùng. Đây không phải "miền đất hứa" như trong mơ cô vẫn thấy. Để được ở lại học và sinh tồn nơi xa lạ, Như đã làm đủ mọi việc với mức lương ít ỏi khoảng 35 USD. Dù vậy, cô không cho phép mình gục ngã.

    Trong những ngày tháng trôi dạt qua rất nhiều bang khác nhau trên đất Mỹ, Như có cơ hội tìm hiểu về văn hóa và con người nơi đó. Cô phát hiện ra những món ăn chốn quê nhà rất ngon nhưng lại hiếm hoi nơi xứ lạ, ít người biết đến. Nếu có thì hương vị cũng "lai căng", không còn thuần chất. Nên khi ấy, niềm khát khao đưa nguyên vẹn hương vị ẩm thực Việt ra thế giới trong Như trỗi dậy.

    Sau 4 năm tích góp vốn liếng và kinh nghiệm, đến tháng 11 năm 2017, Như mua lại một nhà hàng Việt vắng khách tại quận Bronx. Cô quyết định giữ nguyên tên nhà hàng là Cơm Tấm Ninh Kiều như ban đầu.

    "Mình đã dành 6 năm để học và làm ở tất cả vị trí của nhà hàng: đón khách, phục vụ bàn, pha chế, rửa chén, phụ bếp, nấu bếp và ngay cả dọn toilet.... Việc gì mình cũng không từ chối và mỗi ngày đều làm việc 14-19 giờ", Như chia sẻ.

    Thời gian đầu khởi nghiệp, cô bận bịu với những đêm không ngủ, vừa mày mò, thử nghiệm các công thức nấu ăn, đào tạo nhân sự, vừa tìm hiểu các kiến thức kinh doanh. Nhưng lúc ấy là tuổi trẻ, là sự chăm chỉ nên không khó khăn nào đấu lại được. Như cho rằng, có lẽ điều này cô được học từ mẹ.

    "Bà làm việc từ mờ sáng cho đến tối mịt suốt 364 ngày trong năm trừ mùng một Tết. Vì thế, mình luôn cố gắng chăm chỉ, kiên trì hơn bất kỳ ai, dù có thể lúc đầu không có kỹ năng hay kinh nghiệm", Như cho hay.

    Thực đơn tại Cơm Tấm Ninh Kiều giới thiệu những món ăn truyền thống Việt Nam, nhưng không chỉ có phở và bánh mì mà còn có những món đa dạng theo vùng miền như bún bò Huế, bún chả giò, gỏi cuốn, đậu hũ ky...

    Đồ ăn tươi ngon, giữ trọn hương vị Việt, giá cả phải chăng, dịch vụ vui vẻ và không gian nhà hàng độc đáo là những yếu tố giúp quán của Như thu hút đông đảo thực khách và ngày càng được nhiều người biết đến.

    Trong vòng 9 tháng, Như và cộng sự đã biến một nhà hàng "sắp phá sản" thành một trong những nhà hàng hot nhất Bronx, New York City với doanh số tăng gấp đôi. Có những ngày cuối tuần, khách phải đợi 15-30 phút mới được vào chọn món. Trung bình mỗi khách sẽ chi 25-50 USD chưa bao gồm đồ uống.

    nguoi viet mo nha hang o my 1
    Khách dùng món tại nhà hàng của Như. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Khó khăn chồng chất bởi dịch bệnh

    Khi mọi thứ dần đi vào quỹ đạo, Như quyết định mở thêm nhà hàng thứ hai Banh Vietnamese Shop House. Nhưng đó lại là thời điểm dịch Covid-19 bất ngờ càn quét New York. Khó khăn ập đến, cô cũng như nhiều người kinh doanh khác cảm thấy hoang mang, lo sợ.

    Giai đoạn cuối tháng 9, đầu tháng 10 năm 2020, dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng, tỷ lệ người tử vong ở New York cao nhất toàn nước Mỹ, thậm chí có thời gian đạt đỉnh điểm toàn thế giới.

    Khi lệnh đóng cửa toàn thành phố được ban hành, nhà hàng ăn uống nằm trong các dịch vụ hoạt động thiết yếu nên được phép bán đồ mang về. Thế nhưng, hầu hết nhân viên của Cơm Tấm Ninh Kiều là những người lớn tuổi, để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho mọi người, Như đã quyết định tạm đóng cửa nhà hàng. Cô vẫn trích ra một khoản tiền để giúp đỡ từng nhân viên. Tuy không nhiều nhưng cũng đủ để họ mua lương thực dùng cho khoảng 2 tuần đến 1 tháng.

    Nhà hàng tạm nghỉ hoạt động nhưng Như vẫn phải gánh vác các khoản chi trả lớn như tiền thuê mặt bằng, thuế, bảo hiểm... Trong khi đó, nhà hàng Banh Vietnamese Shop House vẫn đang thi công lỡ dở chưa biết ngày nào hoàn thành. Tất cả trở thành áp lực nặng nề cho Như và cả nhóm.

    Sẵn sàng "vượt bão"

    Sau những sợ hãi ngắn ngủi, Như không cho phép bản thân nghỉ ngơi thêm nữa, vì nguồn tiền gần như đã cạn kiệt. Cô ngồi lại để phân tích tình hình, tìm kiếm giải pháp giúp nhà hàng vượt qua giai đoạn khó khăn này.

    Đối với Cơm Tấm Ninh Kiều, vấn đề đặt ra là làm cách nào để giữ an toàn cho nhân viên và khách khi nhà hàng mở cửa trở lại. Đối với Banh Vietnamese Shop House, tiến độ thi công cần được đẩy nhanh hết mức có thể cho kịp ngày khai trương. Nhưng bài toán cân đối chi phí vẫn là một thách thức lớn trong lúc này. Vì thế, Như đã quyết định thay đổi kế hoạch kinh doanh, tập trung 100% vào chất lượng sản phẩm, cắt giảm tối đa những phát sinh không cần thiết, hoàn thành các thủ tục pháp lý kinh doanh khi chính phủ mở cửa lại.

    Trước dịch, Như đã trả tiền thuê một đơn vị thiết kế nội thất nhưng do chi phí thi công quá cao, cô và đồng nghiệp quyết định bỏ bảng thiết kế này và tự thi công toàn bộ không gian nhà hàng.

    Thay vì thuê vài công ty truyền thông làm marketing với giá cao ngất ngưởng, Như đã tìm cách quảng cáo các món ăn qua mạng xã hội, chủ yếu là Instagram.

    Trong thời điểm đó, Chính phủ Mỹ kịp thời tung ra các gói hỗ trợ và hoàn tiền thuế quỹ lương (Payroll Tax) cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Banh Vietnamese Shop House không nằm trong đối tượng được hỗ trợ vì thành lập trước năm 2019 (giai đoạn trước dịch) nhưng không vận hành cho tới gần cuối năm 2020.

    Giữa bộn bề công việc, cô cũng không quên dành thời gian thử nghiệm công thức các món ăn mới tại nhà để xây dựng thực đơn tốt nhất cho Banh Vietnamese Shop House.

    Như quyết định mở cửa nhà hàng Cơm tấm Ninh Kiều trở lại ngay trước ngày Haloween, còn Banh Vietnamese Shop House khai trương đúng ngày đầu tiên của năm 2020.

    Đây là thời điểm tâm dịch diễn biến nặng nên việc tìm kiếm nhân viên là rất khó. Không những vậy, số tiền còn lại đã sắp hết nên nhà hàng chỉ có thể cố gắng duy trì hoạt động vào 3 ngày cuối mỗi tuần. Số tiền lãi thu được từ Cơm Tấm Ninh Kiểu được đẩy sang để hỗ trợ Banh Vietnamese Shop House tiếp tục hoạt động. Bù lại, khi mở cửa hai nhà hàng vào dịp cuối tuần, lượng khách ghé tới sẽ đông hơn, đồng thời khách hàng từ những quận khác hay các khu vực xa xôi sẽ có đủ thời gian tìm tới.

    Việc xây dựng chiến lược kinh doanh linh hoạt đã giúp hai nhà hàng của Như thu hút khách khá hiệu quả. Sau ngày toàn thành phố mở cửa trở lại, khách hàng đến khá đông, thường xuyên phải xếp hàng gần hai tiếng để vào ăn, thậm chí lượng đơn đặt hàng mang về tăng nhiều hơn hẳn khách ăn tại chỗ. Với Banh Vietnamese Shop House, có những lúc, Như phải thức nguyên đêm vào bếp vẫn không làm đủ đồ ăn để bán.

    Hiện nay, sau khi dịch bớt căng thẳng, doanh thu nhà hàng của Như đã tăng lên 35-40%, những ngày thường có trên 150 lượt khách mỗi ngày. Còn cuối tuần có gần 1.000 lượt khách trong ngày.

    Hai nhà hàng của Như cũng được Pete Wells – chuyên gia đánh giá ẩm thực hàng đầu New York review chi tiết trên trang đinh (Feature) của New York Times và nhiều tờ báo giấy nổi tiếng khác đang bài. Nhà phê bình ẩm thực Adam Platt của New York Magazine cũng là một trong những người review và dành nhiều lời khen ngợi cho Banh Vietnamese Shop House. Nhiều người nổi tiếng cũng thích thú và tìm tới để thưởng thức các món ăn đậm chất Việt Nam, chẳng hạn như Alexander Wang, Ali Wong,...

    "Đối với mình, ngành ẩm thực có một cái may mắn là dù xảy ra chuyện gì thì ăn uống vẫn là nhu cầu cơ bản nhất của con người. Nếu mô hình kinh doanh thay đổi linh động, kịp thời, giá cả phải chăng, doanh nghiệp luôn có cơ hội để phát triển. Nhưng để đi đường dài, kinh doanh cần có tâm và sự kiên trì bền bỉ", Như chia sẻ.

    Với những gì đạt được trong suốt hành trình dài 4 năm xây dựng, phát triển nhà hàng Việt tại New York, Như cũng được vinh danh trong cuốn sách Rạng danh tài trí Việt năm châu cùng 20 gương mặt trẻ còn lại đang trở thành niềm tự hào cho giới trẻ Việt Nam trên khắp thế giới. Hành trình đưa ẩm thực Việt ra với bạn bè quốc tế đã và đang được Như miệt mài theo đuổi với một tình yêu lớn với quê nhà.

    Theo VnExpress

  • Doris Hồ-Kane là người Mỹ gốc Việt đầu tiên mở một tiệm bán bánh ngọt tại thành phố New York, lấy tên gọi "Bạn bè", nơi bạn có thể tìm thấy hàng trăm các loại bánh ngọt khác nhau với nhiều màu sắc ấn tượng.

    banh ngot viet o new york 1
    Doris-Hồ-Kane, người Mỹ gốc Việt đầu tiên mở tiệm bánh ngọt Việt Nam tại thành phố New York. Ảnh: Cortua.com

    Bạn bè là cách gọi dân dã của người Việt Nam, lấy tên quán là "Bạn bè", người chủ của nơi này muốn mang tới một không khí Á Đông giữa lòng thành phố xa hoa bậc nhất nước Mỹ. Có thể nói, Hồ-Kane đã lớn lên cùng với những món ăn đa dạng của người Việt.

    Tuy nhiên, với nền tảng về thời trang và một con mắt thẩm mỹ, cô đã trở thành một phù thủy biến hóa những loại bánh của mình với sự pha trộn màu sắc hài hòa và một sự quyến rũ khó tả. Phóng viên của tờ Something Curated đã may mắn có một buổi phỏng vấn với người thợ làm bánh tài năng này.

    Chị có thể cho biết điều gì đã mang chị đến với nghề làm bánh không?

    Tôi là một người Mỹ gốc Việt. Tôi sống tại Texas và sau đó chuyển tới thành phố New York để học về nghệ thuật. Nhớ lại hồi nhỏ, những thứ còn vương lại trong ký ức của tôi đều xoay quanh những món ăn. Cha mẹ tôi mở một nhà hàng đồ ăn Việt Nam khi tôi 11 tuổi. Tất cả những đứa trẻ trong nhà đều phải phụ giúp cha mẹ tại quán ăn.

    Một trong những kỷ niệm đang nhớ nhất của tôi là trốn cùng em gái trong một góc nhỏ gần bếp, ngắm nhìn dòng người hối hả và ăn vụng một chút đồ ăn của lấy từ trong bếp. Nói chung, ẩm thực luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi. Nhưng phải đến mãi sau này tôi mới nhận ra việc làm bánh ngọt còn thú vị hơn gấp nhiều lần. Ngay từ khi bắt đầu tôi đã có một tình yêu nồng cháy với nó. Tuy vậy, có thể nói tôi và nghề làm bánh đã tới với nhau một cách rất tự nhiên và chính tôi cũng không lý giải được.

    banh ngot viet o new york 1
    Doris Hồ-Kane đã gửi tình yêu ẩm thực Việt Nam của mình vào những chiếc bánh. Ảnh: SomethingAcurate

    Ý tưởng của chị khi mở tiệm bánh "Bạn bè" là gì?

    Sống tại New York gần 20 năm nay, tôi chưa từng thấy một tiệm bánh nào chuyên bán các món tráng miệng của Việt Nam. Nhiều người đã nói với tôi rằng Bạn bè là tiệm bánh Việt đầu tiên ở New York. Tôi chợt cảm thấy áp lực. Tôi muốn đưa các món ăn khác của Việt Nam vượt xa những gì mà phở và bánh mì đã làm.

    Món bánh tráng miệng của người Việt vẫn chưa giành được vị trí lẽ ra nên thuộc về nó. Tôi đặt tên tiệm bánh của mình là "Bạn bè" vì nó sẽ tạo ra một cảm giác ấm cúng, thân thuộc mà dân dã như cách mà nhiều người Việt vẫn gọi nhau.

    Nếu chọn một món ăn để giới thiệu về những tinh túy của ẩm thực Việt Nam, chị sẽ chọn món nào?

    Có quá nhiều lựa chọn, có thể là chè, bánh bò, bánh trung thu hay thạch nhiều màu hoặc bánh rán. Rất tiếc là tôi không thể giới thiệu cho bạn một món nào đó đặc biệt vì với tôi tất cả các món đều ngon theo cách của riêng nó. Và tôi muốn các bạn hãy thử hết các món ăn của Việt Nam.

    banh ngot viet o new york 1
    >Hồ-Kane muốn mọi người có thể thử hết các món ăn tráng miệng của Việt Nam. Ảnh: SomethingAcurate

    Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của chị như thế nào?

    Covid-19 là một rào chắn lớn khiến cho tôi không thể mở rộng phần việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên nó lại cho tôi cơ hội để tập trung hơn vào các sản phẩm và cải tiến quy trình sản xuất. Tôi sẽ bán cho bạn và mọi người những loại bánh quy thơm ngon hơn và dễ dàng mua hơn.

    Cảm ơn chị Hồ-Kane về những chia sẻ rất thú vị cũng như quan điểm của chị đối với ẩm thực tráng miệng của người Việt Nam. Hi vọng rằng chị sẽ thực hiện được ước muốn của mình, đưa bánh trung thu, bánh rán lên đài vinh quang sánh vai với Phở và Bánh mì, khiến bạn bè quốc tế phải ngưỡng mộ.

    Chắn chắn là như vậy. Cảm ơn bạn!

    Theo Dân Việt

  • Bài post đăng trên Facebook Ly Qui Trung (doanh nhân, diễn giả và giảng viên đại học. Ông là thành viên sáng lập Tập đoàn Nam An Group).

    Một trong những tờ báo lớn của Úc là The Daily Telegraph sáng nay vừa đưa tin tiệm bánh mì thịt nổi tiếng nhất của Sydney là Marrickville Pork Roll vừa bị chính quyền địa phương phạt lần thứ 7 trong vòng 18 tháng nay, cũng cùng một tội là không đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh về an toàn thực phẩm.

    Hình ảnh ổ bánh mì thịt nổi tiếng của VN một lần nữa được đưa lên mặt báo lớn, nhưng lần này với nội dung đầy tiêu cực. Tội nghiệp cho cái món ăn mang tầm cỡ đại sứ hình ảnh của đất nước, vì ở nước ngoài đứng ngay sau món phở chắc phải là món bánh mì thịt này, kế đó mới đến bún bò Huế, bún chả và ly cà phê sữa đá.

    1502245980582

    “Ngon mà không được vệ sinh cho lắm” là cái mác vô hình gắn cho các tiệm ăn nói chung của người Việt mình ở Úc, tuy không phải tiệm nào cũng bê bối như vậy.

    Mà thiệt, đi ăn ở tiệm ăn VN hôm nào kẹt lắm mới muốn đi nhờ toilet, vì băng ngang dãy hành lang khu vực nội bộ nhà bếp, kho bãi thường là nhếch nhác, không thơm tho tí nào. Còn bản thân cái toilet thì thôi khỏi nói.

    Nên thức ăn dù sạch cách mấy mà mấy thứ xung quanh không sạch thì cũng như không, vì khả năng lây nhiễm chéo rất dễ xảy ra. Trước mắt là trong đầu thực khách đã bị nhiễm rồi.

    Có một người bạn kể hồi trẻ anh ta từng làm thêm trong một nhà hàng Ý khá lớn và cao cấp tại Sydney, hôm đó người quản lý vì tức giận với nhân viên về vấn đề vệ sinh nên đã kêu mọi người lại la rầy và phán một câu nhắc nhở nghe thật mích lòng: “Mọi người nên nhớ, chúng ta là nhà hàng Ý chứ không phải nhà hàng Việt Nam!”.

    Rồi sực nhớ ra mình có một nhân người VN đang có mặt ngay đó nên bối rối xin lỗi hết lời, là không có ý xúc phạm. Dĩ nhiên người ta phải nói như vậy, và dĩ nhiên là người bạn của mình đã phải vô cùng hổ thẹn, nhưng biết nói gì đây khi đó là một câu vô tình nhưng hiện hữu thật sự trong đầu của thực khách bản xứ.

    Không phải họ phân biệt chủng tộc mà là phân biệt đẳng cấp của thương hiệu quốc gia.

    Biết rằng để ẩm thực Việt trên thế giới cần thời gian để phát triển và bắt kịp đẳng cấp các nền ẩm thực khác của Châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Thái, nhưng vẫn thấy sốt ruột và tiếc tiếc, buồn buồn.

    Facebook Lý Quí Trung

  • nha hang noodle tree
    Courtesy, Mike Nguyen

    Khi phát giác ra bàn ngoài sân và cửa kiếng nhà hàng Noodle Tree của mình  tại San Antonio đầy những những dòng chữ sơn màu đỏ sặc mùi kỳ thị vào sáng Chủ nhật, Mike Nguyễn biết ngay nguyên nhân từ đâu. 

    Kể từ khi Nguyễn 33 tuổi vào tuần trước lên truyền hình quốc gia chỉ trích việc gỡ bỏ lệnh bắt buộc mang khẩu trang của Thống đốc Texas Greg Abbott (Cộng hoà), anh nhận được nhiều đe doạ giết chết, nhận xét 1 sao và những tin nhắn quấy rối. 

    “Tôi biết chắc chắn 100% việc này liên quan đến cuộc phỏng vấn,” Nguyễn nói. “Khi lần đầu tiên trông thấy, tôi sốc, và rồi nhận ra chuyện này là thật. Cơn giận bắt đầu dâng lên. Tôi giận đến nỗi đi lại bồn chồn, cố hiểu mọi chuyện.” Trong số những dòng chữ sơn màu đỏ trên cửa kiếng có “Kung flu” – cụm từ kỳ thị mà cựu Tổng thống Donald Trump đã phổ biến trong những cuộc vận động tranh cử và tại những sự kiện khác. 

    Nguyễn chuyển từ California về San Antonio vào năm 2016, và hai năm qua, anh mở nhà hàng Noodle Tree đối diện với trường Đại học Texas ở San Antonio. 

    Anh đang được điều trị ung thư hạch, đợt thứ hai. Tình hình sức khoẻ và bị suy giảm miễn dịch buộc Nguyễn phải đóng cửa nhà hàng 6 tháng vào năm ngoái. Chính vì vậy, khi Abbott chấm dứt lệnh mang khẩu trang trên toàn tiểu bang vào tuần trước – bước đi bị các viên chức y tế phản đối, Nguyễn vẫn buộc tất cả thực khách ở bên trong nhà hàng phải mang khẩu trang trừ phi họ dùng bữa. Thực khách nào không đồng tình, họ có thể chọn ngồi bên ngoài hoặc mang về, anh cho hay. 

    Vài giờ trước khi lên chương trình “The Newsroom” của CNN vào thứ Tư tuần trước, người đàn ông gốc Việt cân nhắc, liệu việc lên án quyết định của Abbott có đáng để “lãnh đạn” hay không, nhưng anh biết mình cần phải lên tiếng. Nguyễn tố cáo Thống đốc đã đặt anh và hàng triệu người dân Texas vào nguy hiểm khi nhấc bỏ lệnh mang khẩu trang. “Quyết định bỏ lệnh bắt buộc mang khẩu trang của ông ấy ích kỷ và hèn nhát. Không có lý do gì làm như vậy cả,” Nguyễn chia sẻ trên CNN. “Nhiều người trong chúng tôi cảm thấy ông ấy đang đặt chúng tôi vào nguy hiểm.” 

    Gần cuối cuộc phỏng vấn gần 6 phút, anh cho rằng, tình trạng gia tăng tấn công và quấy rối người Mỹ gốc Á gây thêm quan ngại và lo lắng cho anh cũng như cơ sở thương mại của mình. “Vì tôi là người Mỹ gốc Á, chúng tôi chứng kiến nhiều vụ tấn công chống lại người Mỹ gốc Á, và điều này gây quan ngại rất nhiều đối với tôi,” Nguyễn nói. “Chúng tôi chứng kiến tất cả những sự việc như vậy, và đây là một cơ hội. Nó mở ra cơ hội đó.” 

    Vào Chủ nhật, Nguyễn bị đánh thức bởi những tin nhắn báo động anh nhà hàng bị viết vẽ bậy. Đến nơi, anh đếm được ít nhất 7 dòng sơn, trong đó có “Go back 2 China – Cút về Trung Quốc” và “Hy vọng mày chết.”  

    “Bọn họ cố tình xịt sơn lên cửa kiếng để mọi người chạy xe ngang đều có thể trông thấy,” người đàn ông bày tỏ. “Điều đáng buồn cười ở chỗ tôi không phải là người Trung Quốc. Tôi mang dòng máu Việt và Pháp.” 

    Nguyễn cho hay, vụ phá hoại làm anh thất kinh, và không chắc liệu có nên mở cửa nhà hàng hay không. Nhưng sau khi nói chuyện với nhân viên xem họ có cảm thấy thoải mái tiếp tục đi làm hay không, Nguyễn quyết định sẽ mở trễ một tiếng muộn hơn thường lệ. “Tất cả chúng tôi quyết định, cho dù động cơ của họ là gì đi nữa, chúng tôi sẽ không để họ thắng,” ông chủ nhà hàng nói. 

    Từ những ngôn từ viết bậy, Nguyễn tin những gì xảy ra là tội phạm thù ghét. Anh kêu gọi cảnh sát điều tra theo hướng này. 

    Khi khách hàng đầu tiên đến lấy đồ ăn, Nguyễn vừa mới bắt đầu cầm xô nước và miếng bọt biển lau sơn trên bàn ngoài sân. Vị khách thấy vậy bảo, “nếu anh có miếng bọt biển khác, tôi sẽ giúp,” anh kể. Khoảng hơn chục người lạ nghe tin tức cũng đến phụ giúp chùi rửa sơn. 

    Đến cuối ngày, cửa kiếng trước sạch bóng trở lại. “Những chuyện như vậy rất cảm động và xúc động vì một ngày của tôi bắt đầu với đầy giận dữ, thù hằn, và tổn thương,” Nguyễn chia sẻ. “Và chứng kiến sự ủng hộ và tình cảm của cộng đồng, nó sẽ giúp làm lành chút ít. Người dân San Antonio và Texas sẽ không dung thứ điều này.” 

    Giới chức địa phương lên án vụ phá hoại, trong khi cảnh sát mở cuộc điều tra. Sáng thứ Hai nhà hàng đóng cửa, nhưng trên cửa kiếng dán những tấm giấy hình trái tim đầy những dòng chữ chia sẻ, động viên. 

    “Nhà hàng đóng cửa, nhưng những trái tim đã mở ra,” một người đăng trên Twitter. 

    Baocalitoday (Theo Washington Post) 

  • Chủ nhà hàng của Tank Noodle, ở Chicago buộc phải trả gần 700.000 USD cho nhân viên sau khi một cuộc điều tra gần đây cáo buộc nhà hàng này không trả lương cố định và chỉ làm việc để nhận tiền tips, ngoài ra nhà hàng này không trả tiền làm thêm giờ cho một số nhân viên.

    TANK NOODLE 1 1 696x392

    Bộ Lao động Hoa Kỳ cho biết nhà hàng này phải trả gần 700.000 USD tiền lương  cho 60 nhân viên, một số người có thể nhận hơn 10.000 USD.

    “Cuộc điều tra này đã thu hồi một số tiền đáng kể để trả lại cho 60 nhân viên ” Giám đốc Bộ phận Tiền lương Thomas Gauza ở Chicago cho biết trong một tuyên bố.

    Các nhà điều tra cho biết Tank Noodle Inc., một nhà hàng Việt Nam ở khu phố Uptown của Chicago, đã thuê một số nhân viên chỉ làm việc để nhận tiền Tip, từ chối trả lương tối thiểu cho họ, theo quy định của pháp luật. Cuộc điều tra cũng cáo buộc nhà hàng gộp tiền tip mỗi ngày và chia đều cho tất cả nhân viên, bao gồm cả quản lý một cách bất hợp pháp.”

    Theo bộ phận lao động, Tank Noodle cũng vi phạm các yêu cầu về thời gian làm thêm giờ , bất kể số giờ làm việc, đôi khi không trả tiền làm thêm giờ cho những nhân viên đó.

    Bộ cho biết lần đầu tiên họ thông báo cho nhà hàng về các vi phạm vào ngày 14 tháng 10 và Tank Noodle Inc. “đã ký thỏa thuận trả lại khoản tiền lương mà họ nợ” vào ngày 7 tháng 12. Vào ngày 3 tháng 3, những khoản lương đó đã được thanh toán, bộ phận cho biết .

    Tank Noodle đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận về cuộc điều tra.

    Nhà hàng này trước đó đã bị phát tán trên mạng xã hội vào đầu năm nay sau khi một số thành viên của gia đình sở hữu Tank Noodle tham dự một cuộc biểu tình bên ngoài Tòa Bạch ốc trước vụ hỗn loạn tại Điện Capitol Hoa Kỳ.

    Thiên Lý, tổng giám đốc nhà hàng và là con trai của chủ sở hữu, cho biết trong một tuyên bố rằng các thành viên gia đình của anh đã rời khỏi cuộc biểu tình ngay sau khi cuộc biểu tình kết thúc và không tham gia “vào những hành động đáng hổ thẹn diễn ra tại Capitol.”

    Nhưng nhà hàng và chủ sở hữu nhanh chóng bị nhắm mục tiêu trên mạng xã hội sau khi xuất hiện những bức ảnh cho thấy họ hướng đến Washington, DC, để tham dự cuộc biểu tình. Ly cho biết gia đình anh đã đến DC để ủng hộ tổng thống, nhưng “không bao giờ có mặt ở Capitol.”

    Ly cho biết vào thời điểm đó, các thành viên trong gia đình, bạn bè và nhân viên của anh đã bị đe dọa, quấy rối và dọa giết sau khi vụ việc xảy ra.

    Theo Baocalitoday

  • Khi các nhân viên gốc Á trong nhà hàng ở Canada yêu cầu khách đeo khẩu trang, nhóm người địa phương đã chửi rủa một cách thậm tệ và cáo buộc họ mang virus đến nước này.

    Video quay cảnh một người đàn ông chửi rủa nhân viên trong một nhà hàng ở Saskatoon, Canada khiến nhiều người bị sốc, nhưng đối với người nhập cư, đó là một thực tế rõ ràng, Global News cho biết.

    Vụ việc xảy ra vào tối 3/2, khi các nhân viên tại nhà hàng Mai's Kitchen Vietnamese Cuisine yêu cầu một nhóm khách hàng đeo khẩu trang khi họ vào bên trong.

    “Họ không chỉ từ chối đeo khẩu trang mà còn la hét những lời tục tĩu về chủng tộc và điều đó thật kinh khủng”, Quang Pham, quản lý nhà hàng cho biết. Một người đàn ông trong nhóm buông những lời phân biệt chủng tộc khó nghe, cáo buộc các nhân viên gốc Á mang virus đến đất nước họ và yêu cầu quay trở lại Trung Quốc.

    Brandon Lai là bạn của Pham và các nhân viên khác của nhà hàng. Lai đã quay lại đoạn video người đàn ông chửi bới nhân viên gốc Á. Lai nói rằng điều quan trọng là phải ghi hình lại những hành vi như vậy để người khác xem được.

    “Pham có chút lo lắng về những phản hồi tiêu cực mà anh ấy có thể nhận khi đăng đoạn video, nhưng tôi đã nói với anh ấy rằng những người khác cần phải xem điều này”, Lai nói.

    thuc khach pbct
    Nhóm khách hàng phương Tây đã phản ứng mạnh khi các nhân viên gốc Á yêu cầu họ đeo khẩu trang. Ảnh minh họa: Global News.

    Lai cho biết vụ việc nhắc nhở rằng sự phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại cho đến hôm nay. “Trong thế hệ này, chúng ta thậm chí không nên nhìn thấy điều đó. Mọi người cần phải chấm dứt sự phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á về virus corona”, Lai nói.Lai là người gốc Hoa, cho biết gia đình anh chuyển đến Canada năm 1897. Anh đã cho bố mẹ xem đoạn video và họ nói rằng không ngạc nhiên về điều đó. Họ cho biết đã trải qua quá nhiều những điều như thế trong thời gian sống ở đây.

    Bài đăng của Lai trên Facebook đã thu hút hàng nghìn lượt xem và khiến nhiều người bị sốc: “Tôi thực sự bị sốc và kinh hoàng. Tôi đã ủng hộ nhà hàng này trong một thời gian dài và ẩm thực ở đó rất ngon. Các nhân viên ở đó rất xuất sắc và tôi nghĩ những gì xảy ra thật bất công với họ”, một khách hàng nói.

    Thị trưởng Saskatoon đã lên mạng xã hội bày tỏ mối quan tâm của mình và thể hiện sự ủng hộ đối với nhà hàng Mai. Các nhà hàng trong khu vực đã thể hiện sự ủng hộ đối với nhà hàng Mai bằng cách kêu gọi mọi người ở Saskatoon đặt đồ ăn từ nhà hàng này.

    Theo Zing

  • Xin Chào - nhà hàng thứ 2 của đầu bếp Mỹ gốc Việt Christine Hà - quán quân MasterChef Mỹ mùa 3 đã khai trương vào tháng cuối tháng 9 vừa qua tại Houston, Mỹ. Đây là dự án kết hợp với một đầu bếp gốc Việt nổi tiếng khác.

    nha hang xin chao 1
    Nhà hàng Xin Chào của vua đầu bếp Mỹ Christine Hà.

    Sau thành công của nhà hàng The Blind Goat, vua đầu bếp Mỹ Christine Hà vừa quyết định khai trương thêm một nhà hàng với tên gọi Xin Chào tại Houston, Mỹ. Trong dự án mới này, cô hợp tác cùng Tony J. Nguyen, đầu bếp nhà hàng Saigon House vốn nổi tiếng từ lâu.

    Nói về màn song kiếm hợp bích với đầu bếp gốc Việt Tony J. Nguyen, Christine Hà chia sẻ với Thanh Niên: “Trước đây tôi từng đến nhà hàng của Tony một vài lần và rất thích những món ăn của anh. Thế nhưng cho đến khi The Blind Goat mở cửa, tôi và Tony mới bắt đầu kết bạn, trò chuyện và tâm sự về những khó khăn mà chúng tôi gặp phải. Cũng nhờ sự giúp đỡ của Tony mà nhà hàng đầu tiên của tôi lúc bấy giờ có thể đi vào hoạt động một cách trơn tru”.

    nha hang xin chao 1
    Các món ăn Việt Nam tại Xin Chào là sự kết hợp giữa ẩm thực truyền thống và hiện đại.

    nha hang xin chao 1

    Đều là những người Việt thuộc thế hệ thứ hai sinh sống trên đất Mỹ, Tony và Christine cùng theo đuổi lý tưởng về việc tôn vinh, nâng tầm những món ăn dân tộc nên họ quyết định hợp tác mở nhà hàng Xin Chào.

    nha hang xin chao 1
    Đầu bếp Mỹ gốc Việt Christine Hà.

    Để tạo ra thực đơn độc đáo của Xin Chào, hai đầu bếp đã cùng nhau lựa chọn ra những hương vị đặc trưng, ấn tượng nhất trong các món ăn truyền thống của hai gia đình để sáng tạo món mới với kỹ thuật nấu ăn hiện đại. Từ đó tạo nên sự giao thoa, quyện hòa giữa phong cách truyền thống và hiện đại.

    nha hang xin chao 1
    Xin Chào mang đến cho thực khách những món ăn ngon miệng, đẹp mắt.

    Ngoài món chả giò lấy cảm hứng từ công thức truyền thống của gia đình, Xin Chào còn phục vụ gà rán bơ sả, cơm tấm sườn bò hun khói... và các loại cocktail được sáng tạo để có thể kết hợp hoàn hảo với các món ăn.

    Christine Hà cho biết: “Với Xin Chào, tôi và Tony chỉ phục vụ những gì mà chính chúng tôi cũng muốn được thưởng thức. Trước mỗi món ăn, chúng tôi liên tục tự hỏi bản thân phải làm sao có thể nâng tầm chất lượng thêm một bậc nữa”.

    Cô cũng chia sẻ rằng, để có thể khai trương nhà hàng trong thời điểm này, toàn bộ nhân viên của Xin Chào đã làm việc rất chăm chỉ để đảm bảo phòng dịch Covid-19. Nhà hàng chuẩn bị sẵn nước rửa tay, sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cũng như điều chỉnh thực đơn để phù hợp với tình hình hiện tại. Christine Hà cho biết cô cảm thấy rất may mắn được đón nhiều thực khách.

    nha hang xin chao 1
    Xin Chào sử dụng các nguyên liệu cao cấp và áp dụng kỹ thuật nấu ăn hiện đại.

    nha hang xin chao 1

    nha hang xin chao 1
    Nhà hàng phục vụ những loại cocktail được sáng tạo phù hợp với hương vị ẩm thực Việt.

    Theo Thanh Niên

  • Dù đã có động thái sửa sai, Pho King Bon Restaurant (Canada) vẫn gây khó hiểu khi giữ nguyên tên một đồ uống được cho là mang nghĩa chế giễu món phở Việt trong menu mới công bố.

    Pho King Bon Restaurant, nhà hàng tại thành phố Montreal (Canada), thay đổi tên các món ăn mang nghĩa xúc phạm Việt Nam trong thực đơn sau khi bị cộng đồng mạng phản ứng.

    Trong hình ảnh thực đơn mới được đăng tải vào ngày 26/9, nhà hàng này đã loại bỏ tên các món gây tranh cãi trước đó như “Pho Kyu”, “Pho Kme”, “Pho Kit”, "Pho King Good".

    Tuy nhiên, cộng đồng mạng chưa chấp nhận động thái sửa sai này khi trong menu, món cocktail "Pho King Smooth" vẫn được giữ nguyên như ban đầu. Lý do là tên món này khi đọc lệch đi sẽ mang nghĩa văng tục trong tiếng Anh.

    nha hang canada 1
    Trong menu cũ (trái) và menu mới (phải), tên món cocktail "Pho King Smooth" vẫn được giữ nguyên. Ảnh: Restaurant Pho King Bon.

    Ngày 8/9, trên fanpage, phía Pho King Bon Restaurant lên tiếng và nhấn mạnh việc đặt tên không nhằm mục đích xúc phạm bất cứ ai. Đồng thời, nhà hàng này hứa hẹn thay đổi lại tên các món gây hiểu nhầm.

    “Từ giờ trở đi, chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng nghĩa của bất kỳ từ nào mà nhà hàng có ý định đặt tên trong thực đơn để đảm bảo không có yếu tố xúc phạm, phân biệt chủng tộc nào có thể xảy ra”, bài đăng viết.

    Trước đó, Pho King Bon Restaurant bị cộng đồng người Việt tại Canada và dân mạng Việt Nam chỉ trích dữ dội vì cố tình sử dụng tên món phở để xuyên tạc sang những từ ngữ mang nghĩa nhạy cảm.

    Theo đó, các món tên “Pho Kyu”, “Pho Kme”, “Pho Kit”, "Pho King Good", "Pho King Smooth" khi đọc lệch đi sẽ mang nghĩa văng tục, chửi thề trong tiếng Anh. Ngoài ra, nhà hàng còn hướng dẫn thực khách phát âm món “bún thịt nướng” thành cụm từ chỉ bộ phận sinh dục theo tiếng Pháp.

    Sự việc khiến nhiều người tức giận. Đa số đều cho rằng cách chơi chữ này gây phản cảm, không tôn trọng văn hóa và con người Việt Nam.

    nha hang canada 1
    Bị tấn công, đánh giá 1 sao trên nhiều nền tảng, Pho King Bon Restaurant đưa ra lời xin lỗi và hứa sẽ thay đổi tên các món ăn bị cho là khó chịu. Ảnh chụp màn hình.

    Ban đầu, Guillaume Boivin, chủ của nhà hàng này, từ chối khi nhiều người Việt tại Canada yêu cầu đổi tên món ăn.

    “Không có vấn đề gì liên quan đến chuyện thô tục ở đây, tôi đặt tên chỉ nhằm mục đích hài hước”, Boivin nói.

    Người này còn cho biết nhờ lối chơi chữ của mình, tên tuổi của nhà hàng được nhiều khách hàng biết tới và tự tin rằng những cái tên đã được cơ quan đăng ký doanh nghiệp tại địa phương cho phép.

    Sau khi nhận nhiều bình luận phản đối bằng tiếng Việt, Anh và Pháp cùng hàng loạt đánh giá 1 sao, kêu gọi tẩy chay, nhà hàng này mới quyết định đổi tên và xin cộng đồng mạng ngừng tấn công.

  • Thống đốc California Gavin Newsom mới đưa ra những quy định “ngặt nghèo” đối với nhà hàng. Các nhà hàng Việt Nam tại Mỹ đang lên kế hoạch chuẩn bị để đảm bảo phòng dịch Covid-19 tốt nhất khi được phép đón khách trở lại.

    nha hang viet mo cua tro lai 1
    Nhà hàng Nha Trang ở San Jose chỉ bán cho khách mang về trong mùa dịch Covi-19.

    Quy định “ngặt nghèo” 

    Để phòng dịch Covid-19, tiểu bang California đưa ra quy định các nhà hàng phải in thực đơn giấy sử dụng một lần hoặc thực đơn trên mạng để khách có thể xem trên điện thoại. Nếu không, nhà hàng phải khử trùng các quyển thực đơn trước và sau khi khách xem.

    Dao, nĩa, khăn giấy, lọ gia vị, nước sốt và các món tráng miệng như kẹo, bánh không được bày sẵn trên bàn như trước. Nhân viên sẽ đem ra cho khách khi dọn món ăn hay khi khách yêu cầu. Các loại nước sốt phải được đựng trong hộp nhỏ, đủ một phần cho khách. Nếu không làm được điều đó, nhà hàng vẫn có thể để chai lớn dùng chung nhưng phải khử trùng sau khi khách sử dụng.

    nha hang viet mo cua tro lai 1
    Đường phố ở San Jose vắng lặng vì dịch Covid-19. ẢNH: NVCC

    Nhà hàng cũng phải khuyến khích thực khách đặt bàn và món ăn trước. Các món ăn trước đây được nấu hoặc bày biện tại bàn thì nay không được phép thực hiện. Đây là quy định dành riêng cho các nhà hàng dimsum, hibachi kiểu Nhật và sushi băng chuyền. Do đó, thực khách cũng không được lấy thức ăn cùng một nơi như quầy salad, quầy bar hoặc buffet.

    Thêm vào đó, thực khách chỉ ngồi bàn chung với gia đình và bạn bè. Các loại bàn ghép để ngồi chung với người không quen biết sẽ không còn. Thực khách được khuyến khích đeo khẩu trang khi di chuyển trong nhà hàng, trừ khi ngồi vào bàn ăn, uống. Khoảng cách giữa các bàn ăn và người với người là 6 feet (gần 2m).

    Chị Helen Nguyễn (Nguyễn Thị Minh Huyền, chủ nhà hàng Phở Hà Nội ở hạt Santa Clara, bang California) cho biết, hiện ở California vẫn chưa cho mở nhà hàng lại và cũng không biết khi nào được mở. 

    Chuẩn bị cho ngày đón khách trở lại

    Trước những quy định nghiêm ngặt được đưa ra, chia sẻ với Thanh Niên, các chủ nhà hàng Việt tại Mỹ cho biết đang gấp rút chuẩn bị để sẵn sàng mở cửa hoạt động trở lại.

    Chị Nguyễn Xuân Hồng (45 tuổi, định cư ở Mỹ hơn 20 năm và mở nhà hàng Nha Trang ở San Jose, California được 15 năm) cho biết chị đã nhận được thông tin về những quy định khi nhà hàng được phép hoạt động trở lại.

    Chị cho biết hiện tại nhà hàng chị vẫn hoạt động nhưng theo hình thức cho khách mang đi chứ không nhận khách ngồi lại ăn. Để tuân thủ theo quy định, nhà hàng của chị Hồng yêu cầu khách giữ khoảng cách an toàn khi ăn trong tiệm. Nhà hàng cũng lau dọn và khử trùng thường xuyên.

    nha hang viet mo cua tro lai 1
    Trong thời gian tạm nghỉ buôn bán, nhiều nhà hàng Việt Nam trở thành nơi nấu đồ ăn miễn phí cho các bệnh viện. ẢNH: NVCC

    Chị cũng trang bị cho nhân viên nước rửa tay, khẩu trang, huấn luyện cho nhân viên làm việc theo quy định mới. Nhà hàng chuyên về món ăn Việt Nam của chị Hồng khá lớn nhưng chị cho biết sẽ giảm số lượng bàn ghế để đảm bảo khoảng cách giữa khách hàng, bố trí in thực đơn dùng một lần, trang bị thiết bị đo nhiệt độ.

    Chị Hồng hoặc quản lý của nhà hàng sẽ trực tiếp kiểm tra thân nhiệt hàng ngày đối với khách hàng và nhân viên.

    “Bây giờ chưa có thông báo chính thức để hoạt động bình thường trở lại nhưng mình cũng sẽ cố gắng để tuân theo những quy định mà Chính phủ ban hành để phòng dịch Covid-19 được tốt nhất. Tình hình này kéo dài thì lượng thu nhập ít hơn trước rất nhiều nhưng tôi chấp nhận điều đó”, chị nói.

    nha hang viet mo cua tro lai 1
    Chị Xuân Hồng (chủ nhà hàng Nha Trang) cho biết chị đang gấp rút công tác chuẩn bị để nhà hàng đón khách ngồi lại tại quán. ẢNH: NVCC

    Cũng bị thiệt hại doanh thu vì dịch Covid-19, anh Việt Phạm (38 tuổi, chủ nhà hàng The Recess Room) chia sẻ: “Thời gian dịch bệnh diễn ra chúng tôi chỉ được phép làm món ăn và bán mang đi cho thực khách, như vậy nên việc kinh doanh không được thuận lợi như trước đây khiến thiệt hại mỗi tháng là khoảng 200.000 USD. Tôi biết tất cả các nhà hàng không chỉ riêng chúng tôi đang vật lộn vì mất doanh số. Là một người chủ nhà hàng rơi vào tình hình này tôi cũng cảm thấy buồn vui lẫn lộn nhưng luôn đầy hy vọng qua nhanh thời gian dịch”.

    Với anh, điều quan trọng là các biện pháp an toàn tại chỗ cho khách, còn lợi nhuận xếp sau. Khi mở bán, anh phải giữ khoảng cách cho khách, giới hạn công suất chỉ còn 50% so với trước đây. Đặc biệt, đeo khẩu trang là việc không thể thiếu.

    “Về điều mà Chính phủ vừa ban hành, tôi biết phải chú ý đến sự an toàn của khách hàng trước tiên nên tôi sẽ chấp thuận”, anh Việt bày tỏ.

    Chị Helen Nguyễn nhận định với những quy định như phục vụ cho khách mà đứng cách xa 6 feet (hơn 1,8m), bàn kê cách nhau cũng 6 foot, rồi khi nào ăn mới được tháo khẩu trang thì không mở nhà hàng tốt hơn. Vì bán hàng trong tình trạng như vậy không đủ lượng khách đến nhà hàng, làm sao trả tiền thuê nhân viên? Nếu như vậy thì thà đóng cửa hoặc chỉ bán mang đi như hiện nay.

    Trong thời gian dịch bệnh, nhà hàng Phở Hà Nội của chị Helen Nguyễn bán dạng mang đi, hạ giá thật rẻ để nhiều người mua được. Nhà hàng chị cũng được Chính phủ hỗ trợ 10.000 USD và chị cũng đã chia bớt lại cho nhân viên.

    Trước đây, chị đã tặng nhiều suất ăn cho các bác sĩ, y tá ở bệnh viện nên giờ đây, họ đã đặt hàng phần ăn từ nhà hàng chị với 450 suất/tuần do đồ ăn Việt quá ngon. Tuy nhiên, chị vẫn bán giá thật rẻ để hỗ trợ, vì chính các đội ngũ bác sĩ, y tá hiện nay cũng rơi vào khó khăn do bệnh nhân ít.

    Theo Thanh Niên

  • Hàng chục khách hàng tại một tiệm bánh ở vùng ngoại ô Carlton ở Melbourne đã được chẩn đoán bị ngộ độc vi khuẩn đường ruột salmonella.

    ngo doc vi khuan duong ruot 1

    Cửa hàng bánh kiêm tiệm cà phê Lincoln ở Carlton đã phải đóng cửa từ ngày 8/5 sau khi một thực khách phải nhập viện.

    Tổng cộng đã có 36 trường hợp ngộ độc vi khuẩn salmonella có liên quan tới cửa hàng thực phẩm Việt này.

    Bộ trưởng Y tế Jenny Mikakos trả lời các phóng viên vào sáng thứ Bảy rằng tiệm bánh này đã được đóng cửa.

    “Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền thành phố để xác định nguồn gốc lây nhiễm”, bà Mikakos cho hay.

    “Một cuộc điều tra đang được tiến hành, bao gồm xét nghiệm các mẫu thực phẩm và kiểm tra thực hành xử lý thực phẩm tại tiệm bánh.”

    Những người bị ngộ độc đang được phỏng vấn để xác định xem có mối liên hệ nào chung không.

    Một người phụ nữ đã viết trên Facebook rằng cô ấy, con trai cùa mình và một đồng nghiệp đã bị ngộ độc sau khi ăn một miếng chả giò gà từ tiệm bánh vào ngày trước khi nó đóng cửa.

    Ngộ độc Salmonella là do một loại vi khuẩn gọi là salmonella và thường lây truyền qua thực phẩm chưa nấu chín hoặc thực hành vệ sinh kém.

    ngo doc vi khuan duong ruot 1
    Menu tiệm bánh

    Các triệu chứng của ngộ độc bao gồm co thắt dạ dày, tiêu chảy, sốt, ớn lạnh, nôn mửa và đau dạ dày.

    Bất cứ ai đã đến ăn tại quán này và có triệu chứng ngộ độc salmonella đều được khuyến khích liên hệ với Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Victoria.

    Lincoln Bakery Cafe được biết đến với các món ăn Việt như bánh mì, gỏi cuốn và phở.

    Theo Báo Úc

  • Chủ nhân gốc Việt của hai tiệm bánh ở Orlando, Florida, đang tranh chấp nhau vì hai tiệm trùng tên và có thể ra tòa.

    Theo báo Orlando Sentinel, chủ của tiệm Paris Bánh Mì Cafe Bakery và tiệm Paris Bánh Mì & Tea Cafe đang tranh chấp nhau vì ai cũng cho rằng mình nghĩ ra tên này đầu tiên.

    Hai quán Paris Bánh Mì & Tea Cafe và Paris Bánh Mì Cafe Bakery Ảnh: Chụp màn hình Orlando Sentinel

    Hai vợ chồng ông Hiền Trần và bà Đoan Nguyễn là chủ tiệm Paris Bánh Mì Cafe Bakery, khai trương hồi Tháng Năm. Tiệm này nằm trên đường Colonial ở khu Mills 50 và gần Little Saigon của Orlando.

    Chỉ vài tuần sau khi hai vợ chồng này khai trương tiệm bánh, một tiệm bánh khác có cái tên gần giống hệt đang được xây dựng.

    Tiệm bánh đó là Paris Bánh Mì & Tea Cafe do ông Bruce Trần làm chủ và sẽ khai trương vào Tháng Chín năm nay. Tiệm này cũng nằm trên đường Colonial, nhưng gần xa lộ 408 ở phía Đông thành phố Orlando.

    Báo Orlando Sentinel cho biết tiệm bánh này đã có bảng hiệu và gây ra tranh chấp giữa hai bên.

    Ông Hiền Trần cho biết: “Ông ta lấy cái tên Paris Bánh Mì sau đó chỉ thêm phần Tea Cafe ở phía sau. Ông không được quyền làm vậy vì đây là bảng hiệu của chúng tôi. Ông ấy biết quán chúng tôi khá nổi tiếng nên cố đặt tên giống nhau”, Hien Tran nói. “Đó là ý tưởng của tôi, chính xác 100%”, Bruce Tran phản ứng.”

    Tiệm Paris Bánh Mì Cafe trên đường Colonial, gần Little Saigon ở Orlando, Florida. (Hình: Google Maps)

    Ông Hiền còn cho rằng tiệm bánh của ông làm ăn được nên ông Bruce muốn nhái tên tiệm của ông. Điều này khiến một số thực khách hỏi ông đang mở chi nhánh thứ hai hay sao.

    Trong khi đó, ông Bruce Trần cho biết ông từng có ý định hợp tác với hai vợ chồng ông Hiền nhưng không thành công.

    Ông cho rằng cái tên “Paris Bánh Mì” là do ông nghĩ ra và cho phép hai vợ chồng ông Hiền dùng tên đó. Ông còn cho hay có ý định mở thương hiệu này ở khắp Florida và muốn có 300 chi nhánh. Chủ quán Paris Bánh Mì & Tea Cafe còn chỉ ra rằng hai biển hiệu có phông chữ khác nhau. “Logo khác, tên đầy đủ cũng khác. Ai nói gì thì kệ họ. Tôi biết điều gì tôi làm là hợp pháp và điều gì là không”, Bruce Tran cho hay.

    Cả hai bên đều chưa ra tòa, nhưng nhiều chuyên gia pháp lý cho biết đây sẽ là một vụ kiện rất dễ giải quyết.

    Luật Sư Suzannne Meehle nói: “Việc ai cho rằng cái tên đó là của mình không quan trọng. Tiệm bánh ở khu Mills 50 khai trương trước nên họ được quyền dùng cái tên này.”

    Bà cho rằng ông Hiền có thể ra tòa và đề nghị ông Bruce đổi tên tiệm. Đến khi khai trương vào Tháng Chín, nếu ông Bruce vẫn dùng tên “Paris Bánh Mì,” ông Hiền có thể ra tòa kiện vi phạm bản quyền.

    Hai quán Paris Bánh Mì & Tea Cafe sắp trai trương.

    Giáo Sư Elizabeth Rowe của đại học University of Florida cho rằng hai thương hiệu không thể đặt cùng tên, nhất là khi ở cùng một thành phố và bán cùng một sản phẩm. Theo bà, nếu tên của hai thương hiệu giống nhau và làm khách hàng nhầm lẫn, cách giải quyết tốt nhất là ra tòa

    Ông Bruce cho rằng mình vẫn có thể dùng tên “Paris Bánh Mì” vì tên đầy đủ và phông chữ của bảng hiệu hai tiệm khác nhau. 

    Viethome (theo Người Việt)

  • Người đàn ông gốc Việt tên Minh Tsai được biết đến là "vua đậu phụ" trên đất Mỹ, làm nên thương hiệu Hodo Soy với những sản phẩm chất lượng, được người tiêu dùng yêu thích.

    Bỏ ngân hàng để đi bán đậu phụ

    Minh Tsai (48 tuổi) sinh ra ở Việt Nam và chuyển tới Mỹ sinh sống vào năm 1981. Người đàn ông đã có bằng cử nhân và thạc sĩ tại Đại học Columbia. Trước khi chuyển sang kinh doanh đậu phụ, ông từng làm việc trong lĩnh vực tài chính tại ngân hàng JPMorgan Chase & Co và Charles Schawab.

    Minh Tsai từng tâm sự rằng, tại Mỹ, ông không thể tìm thấy loại đậu phụ nào có thể ngon bằng hương vị quê nhà. Nỗi nhớ về những miếng đậu phụ thơm ngon ở Việt Nam đã thôi thúc ông có một quyết định táo bạo đó là nghỉ làm việc ở ngân hàng để chuyển sang kinh doanh đậu phụ.

    Ông nhận ra cơ hội kinh doanh có thể phát triển từ món ăn này tại Mỹ, nơi mà phần lớn các nhà sản xuất châu Á tạo ra loại đậu phụ ngon nhưng không phải là hữu cơ, còn các công ty Mỹ làm theo dạng hữu cơ thì lại không ngon. Đậu phụ hữu cơ ở Mỹ dường như là "một khối cứng, trắng bệch và không có mùi thơm của đậu nành".

    Minh Tsai bỏ việc ngân hàng để tạo ra miếng đậu phụ chuẩn vị quê nhà.

    Nghĩ là làm, Minh Tsai đã cất công tìm kiếm những cách thức làm đậu phụ ở quê hương và phải rất kỳ công ông mới tìm ra được công thức của riêng mình phù hợp với loại đậu nành trồng trên đất Mỹ và tạo ra miếng đậu phụ có hương vị gần giống với ký ức tuổi thơ của ông.

    Trong suốt 2 năm, ông Minh tự tay làm ra những miếng đậu phụ thơm mềm và bán cho người người nông dân tại các chợ ở Palo Alto. Sau khi nhận được phản hồi tích cực từ người mua, nhận thấy rằng họ đặc biệt quan tâm tới những sản phẩm hữu cơ và đủ thu nhập để chi trả cho chúng, Minh quyết định dồn hết tài sản của mình để khởi nghiệp Holo Soy vào năm 2004.

    Trở thành triệu phú từ đậu phụ

    Sản phẩm đầu tiên của Hodo Soy là "yuba" – một loại sợi mềm như mỳ từ đậu nành và một số nguyên liệu khác. Năm 2005, doanh nhân Minh Tsai hợp tác cùng John Notz – người sau này trở thành Giám đốc tài chính của Hodo Soy. Notz đã giúp công ty gọi vốn để xây dựng nhà xưởng. Nhà máy sản xuất đậu phụ Hodo được đặt tại khu công nghiệp ở Oakland, California (Mỹ).

    Trung bình một ngày, Hodo Soy sử dụng khoảng 15 tấn đậu nành hữu cơ Mỹ để sản xuất ra 20 tấn các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ nguyên chất, sữa đậu nành, các món đã được nấu chín, ăn liền với nhiều vị khác nhau.

    Người đàn ông gốc Việt khởi nghiệp từ chính món đậu phụ dân dã ở Việt Nam.

    Nhà xưởng của Minh Tsai hiện sản xuất ra hàng tá sản phẩm và mỗi năm lại cho ra đời vài sản phẩm mới. Trong năm 2018, công ty tạo ra một dòng đậu phụ có hương vị Morocco và Địa Trung Hải đóng trong các gói khoảng gần 4kg và bán với giá 6 USD.

    Các sản phẩm của Hodo Soy được bán trên khắp nước Mỹ, từ các khu chợ cho người sành ăn tại San Francisco tới các cửa hàng thực phẩm sạch tại Brooklyn. Sản phẩm của Hodo cũng được dùng trong các chuỗi cửa hàng đạt sao Michelin như Sweetgreen và Bird Provision tại San Francisco.

    Vào mùa thu năm 2018, nhà xưởng Hodo cũng được mở rộng từ 2.300m2 lên 3.700m2, nâng công suất chế biến lên hơn 31 tấn đậu nành mỗi ngày. Tính đến tháng 8/2018, sản phẩm của Hodo có mặt ở 450 cửa hàng Whole Foods tại Mỹ.

    Ban đầu, tên công ty được gọi là Hodo Soy, nhưng sau đó nó đã được rút ngắn và giờ được gọi tên là Hodo. Tsai giải thích rằng, công ty của ông đang tìm cách mở rộng phạm vi các sản phẩm dựa trên protein thực vật khác không chỉ là đậu nành. "Chúng tôi sẽ thử tất cả khả năng với sản phẩm thực vật, từ đồ sẵn để ăn, uống tới snack", Minh cho hay.

    Theo một báo cáo vào tháng 6/2018 của Nielsen, Hodo là một trong những công ty tăng trưởng nhanh nhất trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn từ thực vật. Doanh thu của Hodo hiện đạt 15 triệu USD và tăng trưởng gần 36% mỗi năm.

    Từ món ăn truyền thống đơn giản ở quê nhà, ông Minh Tsai đã tạo ra một cuộc "cách mạng hóa" ngành công nghiệp đậu phụ và những loại thực phẩm từ thực vật. Hodo đã thành công trong việc tạo ra những sản phẩm chất lượng, tốt cho sức khỏe và luôn đem đến hương vị thơm ngon nhất, khiến người tiêu dùng thay đổi suy nghĩ về món đậu phụ truyền thống trước kia.

    Viethome (theo Helino)

  • Tôm hùm Alaska siêu to khổng lồ đang được rao bán tràn ngập thị trường, song, nhiều người sẽ giật mình vì loại tôm có giá bạc triệu ở thị trường Việt Nam lại có giá siêu rẻ khi nhập về.

    Cách đây vài năm, tôm hùm Alaska trở thành mặt hàng được ưa chuộng tại Hà Nội. Không chỉ bởi chúng gắn mác “hàng ngoại” mà tôm này còn có trọng lượng khá lớn, trung bình từ 1-3 kg/con, có con nặng tới 5kg, kỷ lục có con tôm nặng tới 7kg. Đặc biệt, tôm có cặp càng siêu to khổng lồ khiến nhiều người thích thú.

    Tuy nhiên, loại tôm hùm này khi ấy thường xuất hiện tại các nhà hàng sang trọng hay khách sạn 5 sao. Chúng được xếp vào những món ăn có giá đắt đỏ bậc nhất. Một số cửa hàng hải sản nhập khẩu cũng có rao bán, song hàng khá hiếm và khách thường phải đặt trước với giá khoảng 1,3-1,5 triệu đồng/kg.

    Không những giá đắt đỏ, dân giàu Việt muốn ăn tôm hùm Alaska vào thời điểm đó còn phải đợi cả tuần, thậm chí cả tháng để được thưởng thức.


    Loại tôm này hiện có giá từ 0,5-1 triệu đồng/kg 

    Nhưng gần đây, tôm hùm Alaska được rao bán tràn ngập các cửa hàng hải sản, trên khắp “chợ mạng” với số lượng rất lớn. Người tiêu dùng không còn phải chờ đợi cả tuần, cả tháng như trước. Muốn ăn loại tôm này chỉ cần đặt hàng, khoảng 15-30 phút sau tôm sẽ được giao đến tận nhà, đảm bảo tôm còn tươi sống.

    Một đầu mối chuyên đổ sỉ tôm hùm Alaska ở Lào Cai tên Nhung tiết lộ, số lượng chị đổ buôn lên đến đầu tấn mỗi tuần.

    Đầu mối này cũng cho biết, tôm hùm Alaska nhập về rất nhiều loại nên có nhiều mức giá khác nhau. Đơn cử, loại tôm Alaska sống cỡ 500-900 gram/con có giá bỏ sỉ là 700.000 đồng/kg; tôm Alaska sống cỡ 1-4 kg/kg/con có giá giá 830.000 đồng/kg; tôm Alaska mới ngất cỡ 1-4 kg/con giá  570.000 đồng/kg; tôm Alaska ngộp cỡ 1-4 kg/con giá 480.000 đồng/kg,...

    Trên thị trường giá bán lẻ của loại tôm này chỉ dao động từ 550.000-1 triệu đồng/kg tùy loại. 

    Với mức giá này, tôm hùm Alaska đang được khách hàng cực kỳ ưa chuộng, bởi so với giá tôm hùm Việt Nam, loại tôm hùm nhập khẩu này có giá rẻ hơn rất nhiều.


    Tôm hùm Alaska được rao bán tràn ngập trên thị trường.

    Hiện trên thị trường, một số cửa hàng bán loại tôm hùm tươi của Việt Nam nuôi rẻ nhất giá cũng lên tới 700.000 đồng/kg, tôm hùm baby 1,1 triệu đồng/kg, tôm hùm tre 1,2 triệu đồng/kg và đắt đỏ nhất là tôm hùm bông sống 2,3 triệu đồng/kg (đắt gấp khoảng 2,5 lần loại tôm hùm Alaska sống có trọng lượng từ 1-4 kg/con).

    Song, với thông tin mà cơ quan Hải quan tiết lộ sẽ khiến nhiều người giật mình vì tôm hùm Alaska nhập về Việt Nam có giá siêu rẻ.

    Tổng cục Hải quan cho biết, số liệu thống kê thực tế được lấy chi tiết theo tên hàng nhập khẩu “tôm Alaska” có mã HS 030611 và mã HS 030617. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể khai báo nhiều tên hàng khác nhau như tôm hùm đá, tôm hùm bông, tôm hùm Homarus,...

    Theo đó, thống kê sơ bộ 6 tháng đầu năm 2019, có khoảng 3.785 kg tôm được nhập khẩu về dưới tên “tôm hùm Alaska”, giá trị ước tính là 27.526 USD. Số lượng tôm này có xuất xứ từ Nhật Bản và Indonesia.

    Như vậy, tính bình quân mỗi 1kg tôm hùm Alaska nhập về Việt Nam chỉ khoảng 170.000 đồng. Với mức giá này, tôm hùm Alaska còn rẻ hơn tôm càng xanh hay tôm rảo... bán ngoài chợ.

    Viethome (theo Vietnamnet)

  • WESTMINSTER, California, Mỹ (NV) – Giới trẻ tại Orange County không mấy xa lạ với tiệm kem Afters Ice Cream bởi các vị kem đặc sắc, lạ miệng.

    Nhưng ít ai biết được, đứng sau thành công này là một chàng trai gốc Việt có tên Andy Nguyễn. Andy là một trong hai người đồng sáng lập Afters Ice Cream, và với đôi “bàn tay” kỳ diệu của mình, ngoài tiệm kem, anh còn mở nhiều nhà hàng, tạo ra nhiều xu hướng ăn uống mới tại Nam California.

    Anh Andy Nguyễn, một trong hai người đồng sáng lập tiệm kem Afters Ice Cream. (Hình: Andy Nguyễn cung cấp)

    Andy sinh ra và lớn lên tại Fountain Valley, thuộc miền Nam California. Năm 19 tuổi, Andy quyết định dừng việc học hành và thử sức trong nhiều lĩnh vực khác nhau trước khi mở tiệm kem Afters Ice Cream đầu tiên vào năm 2014 tại Fountain Valley.

    Từ một tiệm, lên hai tiệm, mà nay là cả một hệ thống với nhiều chuỗi nhà hàng phục vụ các món ăn lạ, “độc đáo,” thu hút nhiều thực khách trẻ tuổi. Trong hệ thống nhà hàng này, chính là bước khởi đầu dẫn đến sự thành công của Andy.

    Đủ loại kem của Afters Ice Cream. (Hình: Andy Nguyễn cung cấp)

    Điều đặc biệt của Afters Ice Cream là thực khách có cơ hội ăn kem theo “phong cách mới” khi những viên kem lạnh được “gói” trong chiếc bánh donut nóng hổi bên ngoài. Khi cắn vào chiếc kem-donut, có thể cùng người ăn thưởng thức được vị mát lạnh của kem và mùi thơm nóng của bánh donut.

    Chỉ sau vài năm, từ tiệm Afters Ice Cream đầu tiên ở Fountain Valley, đến nay, bảng hiệu này đã phát triển thành hàng chục chi nhánh tại Chino Hills, Irvine, Long Beach, Cerritos, Costa Mesa, và nhiều thành phố khác.
    Không chỉ thành công ở món kem, Andy còn “đào sâu” thêm vào lĩnh vực ăn uống khi sở hữu thêm tiệm trà sữa Milkbox, cửa hàng thức ăn chuyên về thịt heo Pig Pen Delicacy, và nhiều quán ăn khác. Mới đây nhất, anh còn mở thêm quán Portside Fish tại Irvine, và Wingman Chicken tại Santa Ana.

    Cuộc phỏng vấn của Người Việt với chàng trai sinh năm 1984 này cho thấy tuổi trẻ gốc Việt có những suy nghĩ, những đam mê, và cách thức hành động để biến ước mơ thành hiện thực là như thế nào.

    Afters Ice Cream cũng lấy ý tưởng cho vị kem từ nhân vật hoạt hình Spongebob. (Hình: Instagram Aftersicecream)

    Khoa Lại (Người Việt): Được biết, anh Andy Nguyễn và anh Scott Nghiêm, một người cộng sự, là đồng sáng lập của tiệm kem Afters Ice Cream. Vì sao anh quyết định “đào sâu” vào lĩnh vực món ăn tráng miệng, đặc biệt là kem?

    Andy Nguyễn: Lớn lên tại Orange County, tôi và bạn bè thấy rằng không có nhiều thứ mới mẻ và đặc sắc xung quanh đây. Orange County có một số tiệm kem như Baskin Robbins, Thrifty, và Cold Stone. Tuy nhiên những mùi vị tại đây không mấy đặc sắc. Hơn thế nữa, những nơi cho giới trẻ tụ tập tại Orange County thường đóng cửa lúc khoảng 9-10 giờ tối. Thế nên, chúng tôi muốn mở một tụ điểm cho giới trẻ với những vị kem độc đáo, đóng cửa trễ, cùng lúc bắt kịp với những trào lưu thịnh hành của giới trẻ hiện nay. Đó là hình ảnh mà chúng tôi muốn hướng đến khi lập nên Afters Ice Cream.

    Người Việt: Afters Ice Cream khác biệt thế nào với những tiệm kem khác? Nghe nói cửa hàng có một loại bánh donut nóng bên ngoài nhưng vẫn giữ được độ lạnh của phần kem bên trong, anh có thể cho biết thêm về nét độc đáo của món ăn này?

    Andy Nguyễn: Có hai thứ khá gần gũi với người Mỹ, đó là donut và kem, thế nên chúng tôi quyết định kết hợp chúng lại với nhau để tạo ra một “phiên bản” mới và đậm chất riêng của mình. Thực khách có thể kêu thêm những “topping” giòn giòn bỏ lên trên, cùng lúc tận hưởng phần bánh nóng từ donut, và phần kem lạnh bên trong. Kết hợp ba thứ này sẽ mang lại mùi vị đặc sắc cho người ăn kem.

    Người Việt: Thực đơn của tiệm có nhiều tên gọi độc đáo như “Cookie Monster,” “Milk & Cereal,” và “Triple C’s,” thay vì tẻ nhạt, theo cách truyền thống như “Vanilla,” hay “Chocolate.” Anh lấy ý tưởng cho những mùi vị này từ đâu và vị kem anh thích nhất là gì?
    Andy Nguyễn: Chúng tôi lấy ý tưởng từ những kinh nghiệm sống và từ những món ăn chúng tôi yêu thích. Ví dụ điển hình, chúng ta thường tới “Trader’s Joe” để mua “Cookie Butter,” một món khá thân thuộc với người Mỹ. Thế là chúng tôi tạo ra vị kem Cookie Butter, một mùi vị ít ai nghĩ tới cho kem. Một ví dụ khác, chúng ta hay uống cà phê Việt Nam, nên chúng tôi tạo vị kem “Vietnamese Coffee.” Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp “Vanilla,” và “Cookie & Cream,” để tạo một cái tên mới là “Cookie Monster” và dùng màu xanh dương thay vì màu trắng, để tạo điểm nhấn cho món kem này. Còn vị kem hiện tại mà tôi thích nhất là “Milk & Cereal.”

    Nhiều vị kem lạ và độc đáo để thực khách lựa chọn. (Hình: Instagram Aftersicecream)

    Người Việt: Ngoài những vị kem độc đáo, anh còn đem niềm vui đến cho thực khách ăn kem khi có sự kết hợp những hình ảnh thân thuộc như “Hello Kitty,” và “Spongebob” vào sản phẩm của mình. Anh có thể cho biết thêm những sáng kiến độc đáo này khởi nguồn như thế nào?

    Andy Nguyễn: Chúng tôi làm việc cùng những công ty này để tạo thêm cảm hứng cho những vị kem mới từ những hình ảnh gần gũi đó. Ngoài ra, chúng tôi hiểu rõ khách hàng của mình cần gì và nhận thấy đây là một cơ hội cho chúng tôi phát triển. “Hello Kitty” là một nhân vật mà nhiều khách hàng nữ yêu thích, nên chúng tôi hy vọng có thể thu hút nhiều khách nữ đến tiệm kem hơn bằng hình ảnh của Hello Kitty. Hoặc với “Spongebob,” là một nhân vật hoạt hình mà tôi ưa thích, chúng tôi muốn dùng những yếu tố trong phìm hoạt hình để tạo mùi vị cho kem. Vì nhân vật này sống trong ngôi nhà bằng quả thơm, nên chúng tôi làm ra kem vị thơm và thêm một số nét riêng cho bắt mắt và hấp dẫn hơn.

    Người Việt: Trong một số cửa tiệm của anh có câu “Ăn kem rẻ hơn đến bác sĩ.” Anh giải thích ý nghĩa của câu nói đó như thế nào?

    Andy Nguyễn: Đối với tôi, ăn kem là một niềm vui vì dù bạn có đang vui hay buồn, bạn luôn có thể ăn kem để tinh thần vui vẻ hơn. Đây là một “liệu pháp tâm lý” chỉ tốn vài đô la, trong khi đến bác sĩ lại tốn đến hàng trăm đô la.

    Người Việt: Qua mạng xã hội, anh biến Afters Ice Cream thành một trong những tiệm kem độc đáo và khá phổ biến tại Orange County. Vậy anh có thể chia sẻ tầm quan trọng của việc sử dụng mạng xã hội để phát triển công ty trong môi trường ngày càng cạnh tranh?

    Andy Nguyễn: Tôi nghĩ hình ảnh là một “ngôn ngữ” mà ai cũng hiểu được dễ dàng. Tôi nghĩ trong thời buổi công nghệ hiện đại, hình ảnh đóng một vai trò quan trọng trong cách sống của giới trẻ ngày nay, nhất là khi họ ra ngoài ăn uống hay vui chơi cùng bạn bè. Thế nên, chúng tôi dùng hình ảnh trên mạng xã hội để kết nối với khách hàng, nói về sản phẩm của mình, và chia sẻ giá trị của công ty. Đó là lý do vì sao sử dụng mạng xã hội rất quan trọng và phương thức này giúp chúng tôi thành công như ngày hôm nay.

    Loại bánh donut nóng giòn bên ngoài, nhưng vẫn giữ được độ lạnh bên trong của kem. (Hình: Instagram Aftersicecream)

    Người Việt: Trước khi trở thành một nhà kinh doanh thành đạt, anh từng thử sức trong nhiều lĩnh vực như bất động sản và “food-truck.” Ngoài ra, anh từng mở một thương hiệu thời trang và mở một công ty quảng cáo. Điều đáng nói là anh từng bỏ học từ khi mới 19 tuổi để tích lũy kiến thức qua những trải nghiệm cuộc sống thay vì qua sách vở. Anh có thể chia sẻ những khó khăn, suy nghĩ, và trải nghiệm của mình khi ấy?

    Andy Nguyễn: Bỏ học vào năm 19 tuổi là một điều khác lạ và hiếm thấy khi bạn là người Việt Nam. Đây là một điều quá mới với lối sống và cách suy nghĩ của cha mẹ gốc Châu Á. Nhưng tôi dùng cơ hội này để làm một điều gì khác biệt với cuộc sống của mình, và tìm những gì khiến tôi đam mê. Thế là tôi quyết định chọn con đường ấy cho mình. Khi bắt đầu, tôi không có kinh nghiệm gì và gặp nhiều khó khăn.

    Tôi gặp rất nhiều thất bại trước khi thành công, và mỗi ngày tôi đều học hỏi được thêm điều mới. Một số thử thách tôi từng trải qua là không biết cách lập nhóm làm việc, không biết về sổ sách hay những vấn đề liên quan đến pháp luật. Đây là những điều mà phải qua bao nhiêu thời gian, tôi mới dần học được. Thay vì đến lớp học, tôi trau dồi kiến thức bằng việc đọc sách và trải nghiệm thực tế.

    Trong nhiều năm, ba mẹ luôn hỏi tôi, “Tại sao con không tiếp tục việc học?” Nhưng tôi nghĩ, sau một thời gian, ba mẹ bắt đầu nhìn thấy hướng đi và góc nhìn của tôi khi thấy tôi thành công. Nay ba mẹ rất mừng cho tôi.

    Người Việt: Anh vui lòng cho biết, nguồn gốc người Việt đóng vai trò thế nào trong anh?

    Andy Nguyễn: Tôi nghĩ là một người Việt Nam, nhưng sinh ra và lớn lên tại Mỹ là hai yếu tố đóng vai trò lớn trong quá trình trưởng thành của tôi. Điều tuyệt vời là cả hai yếu tố này kết hợp lại đã giúp tôi thành công trên con đường sự nghiệp.

    Là một người gốc Việt, tôi học được cách vượt khó qua những câu chuyện ba mẹ kể lại khi chỉ đến đây với hai bàn tay trắng. Tôi cũng học cách bắt lấy cơ hội khi thời điểm đến bằng cách áp dụng những bài học này cho nền văn hóa của người Mỹ. Tôi nghĩ, qua những kỹ năng sống học được từ cha mẹ, và những giá trị của riêng mình, tôi và đội ngũ của mình mới thành công được như ngày hôm nay.

    Milkbox cũng là một tiệm trà sữa do anh Andy và bạn bè sở hữu. (Hình: Instagram Milkboxbar)

    Người Việt: Anh còn có một tổ chức từ thiện mang tên “Passion Chasers,” xin anh cho biết thêm về tổ chức này?

    Andy Nguyễn: Tổ chức “Passion Chasers” là một cách tôi đóng góp cho xã hội. Tổ chức này dành cho giới trẻ, và cho những ai muốn theo đuổi ước mơ của mình hay những gì khiến họ hứng thú trong cuộc sống. Tôi luôn nói với mọi người rằng, thất bại là chuyện bình thường. Hơn cả thế, bạn không thất bại, mà qua những thử thách mà bạn chiến thắng hay học được điều mới. Tôi cũng đến nhiều buổi hội thảo tại nhiều trường học và chia sẻ câu chuyện của mình để thúc đẩy mọi người.Người Việt: Ngoài Afters Ice Cream, anh còn có những cơ sở kinh doanh khác như tiệm trà sữa Milkbox, cửa hàng chuyên về thịt heo Pig Pen Delicacy, và nhiều chuỗi nhà hàng khác cũng rất thành công tại Orange County. Vậy đối với anh, thành công là gì?

    Andy Nguyễn: Tôi nghĩ thành công không đồng nghĩa với việc có nhiều tiền bạc, mà thành công là khi bạn dùng hành động của mình để giúp ai đó. Tôi giúp một số người bạn, và thậm chí một số người làm việc dưới tôi mở công ty riêng và theo đuổi ước mơ của riêng họ. Với tôi đó mới chính là định nghĩa của thành công. Bạn không những phát triển bản thân, mà còn giúp những người xung quanh vươn lên cùng bạn.

    Người Việt: Anh có những dự tính cá nhân, hay mục tiêu cho công ty trong thời gian tới?

    Andy Nguyễn: Tôi hy vọng mình sẽ có những sáng tạo mới, đẩy mạnh ranh giới và tiếp tục phát triển theo cách riêng. Tôi cũng hy vọng là người đi tiên phong trong những lĩnh vực mới ngoài thức ăn, thời trang, và bất động sản. Và tiếp tục thử sức trong những lĩnh vực khác.

    Người Việt: Nếu có cơ hội để đưa ba lời khuyên cho bản thân anh vài năm trước, thì những lời khuyên đó là gì?

    Andy Nguyễn: Ba điều đó là “Đừng quá khó khăn với bản thân khi bạn thất bại,” hãy học từ sai lầm và đứng dậy sau mỗi thất bại trong cuộc sống; “Đừng bận tâm những gì mọi người xung quanh bàn tán,” mà hãy tập trung vào những mục tiêu bạn đề ra; và “Luôn nhớ giúp đỡ mọi người,” chia sẻ kiến thức giúp mọi người suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, điều tốt sẽ luôn đến với bạn.

    Tác giả: Khoa Lại

    Viethome (theo Người Việt)

  • 7 năm sau ngày bỏ công việc văn phòng để kinh doanh cafe, anh em Sonny Nguyễn sở hữu 22 cửa hàng 7 Leaves tại nhiều bang của Mỹ.

    Sonny Nguyễn đứng bên ngoài cửa hàng 7 Leaves ở thành phố Garden Grove, quận Cam. Ảnh: LA Times

    Khi mở cửa hàng cafe 7 Leaves đầu tiên vào năm 2012, 4 anh em Sonny Nguyễn đã không dám kể với bố mẹ vì sợ làm họ thất vọng. Bố mẹ của Sonny sang Mỹ định cư ở Little Saigon, quận Cam, bang California, từ những năm 1990 và luôn mong ước những cậu con trai lớn lên trở thành các chuyên viên văn phòng sơmi quần âu, chứ không phải là những người bán trà đậu xanh, trà hoa nhài và cà phê kiểu châu Á.

    Họ sẽ không bao giờ hiểu tại sao 4 cậu con trai yêu quý của mình là Vinh, 42 tuổi, Quang, 41 tuổi, Sơn - còn gọi là Sonny, 39 tuổi và Hà, 38 tuổi, lại bỏ ngang công việc chuyên gia công nghệ, kỹ sư phần mềm, nhân viên ngân hàng và luật sư để theo đuổi giấc mơ kinh doanh đầy rủi ro.

    "Họ đã hy sinh rất nhiều vì sự an toàn của chúng tôi và họ rất vui khi các con trai tiến bộ", Sonny, người sôi nổi hơn so với 3 anh em còn lại, nói. "Chúng tôi không thể để họ thất vọng".

    Vì thế, 4 anh em đã giữ bí mật khi Quang khai trương cửa hàng 7 Leaves đầu tiên rộng hơn 100 m2 ở một trung tâm thương mại lâu đời của thành phố Westminster và tiếp tục im lặng khi mở cửa hàng thứ hai 2 năm sau đó tại thành phố lân cận Garden Grove. Mãi đến khi 4 anh em chuẩn bị mở quán cafe thứ 5 vào năm 2015, bố mẹ họ mới biết thật sự các con đang làm gì.

    Một nhóm nữ khách hàng gốc Việt tại cửa hàng 7 Leaves ở thành phố Garden Grove, quận Cam. Ảnh: LA Times

    Kể từ đó, chuỗi cafe 7 Leaves không ngừng phát triển và hiện đã có 22 cửa hàng ở California, Nevada và Texas. Tại California, khách hàng của họ phần lớn là sinh viên từ các trường đại học địa phương, những người có thể ngồi hàng giờ trong cửa hàng, chăm chú nhìn vào màn hình laptop và thưởng thức một trong những thức uống có giá 4,5 USD.

    Với 700 nhân viên, chuỗi cafe của 4 anh em gốc Việt bán được tới hơn một triệu đồ uống mỗi quý, trong đó các cửa hàng đông khách nhất ở Garden Grove và Santa Clara bán ra hơn 3.000 cốc mỗi ngày.

    Tham vọng của họ là tạo ra một phiên bản Mỹ gốc Việt của Starbucks, chuỗi cafe nổi tiếng có mặt khắp mọi nơi. "Chúng tôi có chịu ảnh hưởng của Starbucks không ư? Chắc chắn là có", Sonny nói. "Chúng tôi hay tự hỏi mình rằng 'Starbucks sẽ làm gì? Starbucks làm thế này hay thế kia? Đó là kim chỉ nam của chúng tôi".

    Gia đình Sonny từng trải qua cuộc sống khó khăn ở California. Có thời gian, mẹ của anh làm nghề rửa bát còn bố anh cắt cỏ thuê. Vinh Nguyễn nhớ lại năm 8 tuổi, gia đình anh sống chen chúc trong một gara tại thành phố El Monte và người anh cả được giao nhiệm vụ trông các em để bố mẹ đi làm. Cứ thế họ lớn lên, người này chăm sóc người kia, chia nhau giường ngủ, balô, quần áo.

    "Tôi sẽ không bao giờ quên khi anh em chúng tôi ngủ và sống chung phòng cho đến khi tôi lấy vợ. Đó là mối gắn kết của chúng tôi", Vinh nói. "Chúng tôi có những khác biệt nhưng chúng tôi tôn trọng nhau. Đó là những phẩm chất bạn cần có để điều hành một doanh nghiệp".

    Khi mỗi người tốt nghiệp đại học, hoàn thành một trong những mục tiêu mà bố mẹ mong mỏi nhất, họ vẫn giữ quan hệ thân thiết và tiếp tục sống chung nhà. Sau đó, trong khi những người anh em thăng tiến, Quang lại quyết định nghỉ việc và thực hiện một chuyến đi cùng mẹ.

    Điểm đến đầu tiên của anh là Thái Lan. Từ một phòng khách sạn cao tầng ở Bangkok, Quang vô tình nhìn thấy một người đàn ông trung niên đang bán trà và cafe Thái Lan. Cách pha chế của ông rất đơn giản, đổ đồ uống vào một chiếc túi và cắm ống hút rồi bán với giá khoảng 1 USD, nhưng ngày nào cũng có rất đông người xếp hàng dài chờ mua.

    "Thành công đáng kinh ngạc của một người bán hàng bình thường trên phố thực sự ám ảnh tôi", Quang kể. "Tôi nghĩ rằng thật tuyệt khi bạn có thể kiếm sống bằng một thứ đơn giản nhưng lại mang cho mọi người nhiều niềm vui như thế".

    Quản lý Adam Alvarez đang pha chế cafe đen ở quán 7 Leaves, thành phố Garden Grove, quận Cam. Ảnh: LA Times

    Tại điểm đến tiếp theo là Việt Nam, khi anh lần đầu tiên quay lại quê hương sau hàng chục năm xa cách, Quang cùng một người bạn say mê khám phá hết quận này đến quận khác và cố gắng tìm ra quán cafe sữa đá ngon nhất Sài Gòn. Anh đã tự hỏi mình rằng liệu có thể mang loại cafe này về Mỹ và điều đó sẽ tuyệt vời như thế nào.

    Năm 2011, trở về Mỹ, Quang đã ký hợp đồng thuê lại một nhà hàng ở Westminster dù "không biết chúng tôi sẽ làm gì và không dám nói với cha mẹ". Anh cùng Mai Lý, người khi đó là bạn gái và sau này là vợ, bắt đầu vẽ ra kế hoạch mở một quán cafe với sự giúp sức của em trai cô là Denny Lý. Hai chị em nhà họ Lý trở thành các đối tác thứ 5 và 6 đứng sau 7 Leaves, cùng Triết Hồ, bạn của anh em họ từ thời thơ ấu.

    Ban đầu, họ không có kế hoạch gì ghê gớm. Khi cửa hàng đầu tiên mở cửa vào tháng 1/2012 với bảng hiệu quảng cáo về cafe, nước trái cây và bánh mỳ, họ vẫn đang thử nghiệm các món đồ uống. Họ đề cao kỹ thuật pha chế thủ công tồn tại hàng thế kỷ nay để chiết xuất hương vị từ các nguyên liệu thô như lá dứa tươi, đậu xanh, khoai môn và chanh leo.

    Cái tên 7 Leaves xuất phát từ 7 nguyên liệu được dùng trong món trà thảo mộc của chuỗi cửa hàng. Hà Nguyễn cho biết anh và các anh trai đã thử nghiệm logo của cửa hàng suốt nhiều tháng. "Chúng tôi muốn một cái tên không quá kỳ quặc hay quá phổ biến", anh nói.

    Một buổi sáng thứ 7 của tháng ba, lễ khai trương cửa hàng cafe 7 Leaves tại khách sạn resort Venetian, nằm trên con phố lộng lẫy nhất của Las Vegas, dự kiến bắt đầu lúc 10h nhưng trước đó đã có một nhóm sinh viên và du khách chen chúc bên trong, tranh nhau thử những đồ uống được pha chế thủ công mang hương vị châu Á.

    "Chúng tôi đến đây vì muốn so sánh nó với hương vị ở quê nhà", Don Hua, 24 tuổi, một cử nhân ngành khoa học lớn lên ở Đài Loan và rất nghiện boba, món trà sữa trân châu của Đài Loan, nói. Anh đã gọi một cốc trà hoa nhài phủ kem và trà sữa đậu xanh được ủ qua 5 bước.

    Sonny Nguyễn lấy bánh ngọt ở quán 7 Leaves, thành phố Garden Grove, quận Cam. Ảnh: LA Times

    Năm nay, 4 anh em Sonny tham gia vào thị trường nhượng quyền với các cửa hàng 7 Leaves mọc lên từ Nam California đến Houston, Santa Clara và Las Vegas. Thương hiệu cafe của họ không dùng đến quảng cáo mà chỉ quảng bá hoạt động qua mạng xã hội.

    Các chuyên gia cho rằng để tạo nên thành công, anh em gốc Việt phải tập trung vào mô hình đã được những người đi đầu trong ngành công nghiệp cafe hoàn thiện.

    "Những sản phẩm này được yêu thích đến độ trở thành một thói quen. Bất cứ thứ gì nếu không có nền tảng tốt, không vượt qua được sự hứng thú ban đầu, thì sẽ không tồn tại được", Alex Susskind, giáo sư về quản lý thực phẩm và đồ uống, trường Quản lý Khách sạn, đại học Cornell, nói.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Một cửa hàng baguette mới đã được mở tại Trung tâm mua sắm Cascades - nhưng bạn sẽ không tìm được ham và phô mai trong thực đơn của nó.

    Boba Baguette Bar sẽ mang hương vị ẩm thực Việt Nam đến Portsmouth và chủ sở hữu của nó tin chắc rằng khách hàng sẽ rất phấn khích.

    “Tôi yêu Portsmouth”, ông Thanh Trần, 51 tuổi, người gốc Việt nhưng đã sống ở thành phố được 30 năm, bày tỏ.

    “Ở London, Úc và Mỹ, đồ ăn Việt Nam khá phổ biến và tôi muốn mang nó đến nơi đây. Nó mang đến hương vị mới và và ngon lành mà người dân ở đây ít khi được thử.”

    Boba Baguette Bar bán một loạt các loại bánh mì Việt Nam bao gồm nhân thịt lợn nướng, gà nướng và bánh mì thịt lợn truyền thống của Việt Nam với thịt nguội và paté. Quầy đồ ăn cũng cung cấp các loại bánh mì kẹp mùa hè có tôm và thịt lợn.

    Ông Trần cho biết món khoái khẩu của ông là gà nướng.

    Ông nói: “Thịt tươi nướng ngay tại chỗ, sau đó ăn kèm với dưa chua, cà rốt và dưa chuột muối cùng rau mùi của Việt Nam. Món ăn rất tốt và có ích cho sức khỏe.”

    Ông Trần điều hành quán ăn cùng vợ Cindy và đối tác kinh doanh Hải. Ông cũng có một tiệm nail ở Cascades và phải phân chia thời gian giữa hai nơi.

    Ông Trần và bà Cindy muốn thử bán bánh mì baguette Việt Nam cách đây 2 năm sau khi thấy sự thành công của món ăn Việt Nam ở London, nhưng đã không có không gian để mở quán.

    Cuối cùng, một không gian nhỏ được rao bán ở Kingswell Path và họ đã mở tiệm ăn cách đây 6 tuần.

    Ông Trần nói: “Đó là công việc vất vả và rất nhiều căng thẳng nhưng bây giờ thì chúng tôi đã có một không gian sạch sẽ, đáng yêu và tôi thật sự rất hạnh phúc.”

    Ông Trần và bà Cindy nấu mọi thứ ngay tại chỗ và ông nói rằng chìa khóa của hương vị chính là sự tươi ngon của các nguyên liệu.

    Boba Baguette Bar cũng bán trà sữa trân châu, thức uống của Đài Loan với trân châu khoai mì.

    Ông Trần kêu gọi mọi người hãy thử một lần.

    Ông nói: “Ẩm thực Việt Nam rất tuyệt và những chiếc bánh mì này rất ngon, bạn chắc chắn sẽ quay trở lại.”

    Viethome (Theo Portsmouth News)

  • Hanoi 75 là tên của nhà hàng Việt Nam do một cô gái Anh thiết kế, nằm trong chiếc xe buýt đã hơn 20 năm tuổi.

    Chủ nhân của chiếc xe bánh mì này là Cat O’Brien, 26 tuổi. Cô đã phủ lên xe buýt một lớp sơn màu xanh hải quân, trang trí bằng những cây xanh giả và bóng đèn vàng.

    Sau khi từ bỏ công việc truyền thông tại một doanh nghiệp, cô gái Anh bắt đầu du lịch vòng quanh Đông Nam Á. “Mọi thứ đã rất khó khăn, tôi thực sự không biết phải làm gì với chính mình. Trong quãng thời gian ở Hà Nội, tôi giảng dạy và sống trong căn hộ xinh xắn. Cũng từ đó, giấc mơ có thể nấu tất cả món ăn châu Á của tôi đã biến thành tình yêu mãnh liệt đối với các món Việt”, Cat O’Brien nói. Với cô gái Anh này, Việt Nam là nơi có “thức ăn đường phố rẻ và rất ngon”.

    Trở về Anh sau hành trình dài, cô mua chiếc xe buýt cũ trên một website bán hàng trực tuyến. “Tôi đã thực sự cân nhắc khi biết chiếc xe đã 20 tuổi”, cô nói. 

    O’Brien đã tự tay dọn dẹp chiếc xe, lên ý tưởng và thi công. Cô gái 26 tuổi đã được truyền cảm hứng bởi từ “skoolies” trong tiếng Mỹ. Đây là một thuật ngữ tiếng lóng để chỉ xe buýt trường học đã được chuyển đổi, thường thành nhà hàng hoặc chỗ ở. “Chúng thật tuyệt nhưng ở Anh, chúng tôi có xe buýt hai tầng và mát hơn nhiều”, O’Brien chia sẻ.

    Cô chọn nội thất làm bằng gỗ, đồ trang trí đặc trưng như ở Việt Nam. Vải và gạch nhiều màu sắc được cô mua từ Hà Nội.

    Trên cầu thang dẫn lên tầng 2 là những bức hình O’Brien chụp khi sinh sống ở Việt Nam. Cô muốn không gian thật gần gũi, và cho thực khách biết nhiều hơn về đất nước hình chữ S.

    Gian bếp với đầy đủ vật dụng được đặt ở tầng dưới của chiếc xe. Cô cũng là đầu bếp chính làm các món ăn cho khách. “Có một vài địa chỉ ẩm thực Việt rất tuyệt ở Manchester, Northenden… nhưng không nơi nào làm ra được hương vị ổ bánh mì mà tôi biết”, cô nhận xét.

    Vì vậy, những chiếc bánh mì kẹp là món chính trong thực đơn của Hanoi 75. O’Brien cho biết ổ bánh mì có các nguyên liệu gần giống ở Việt Nam, từ thịt heo xông khói, dưa leo đến rau mùi. Bánh mì trứng cũng là loại được nhiều khách ưa thích khi ngồi lên chiếc xe buýt của cô. Mỗi ổ bánh mì có giá từ 7 Bảng (khoảng 210.000 đồng). Khách có thể gọi thêm một số món ăn kèm như khoai tây chiên, salad.

    Viethome (theo VnExpress)