• Không tiêm vắc xin và không thừa nhận bị COVID-19, võ sĩ kickboxing vô địch thế giới Frederic Sinistra đã qua đời vì biến chứng của COVID-19 chỉ vài ngày sau khi một mực đòi rời bệnh viện.

    Frederic Sinistra qua doi vi covid 19
    Võ sĩ Frederic Sinistra trên giường bệnh - Ảnh: Instagram

    Võ sĩ 41 tuổi người Bỉ Frederic Sinistra, được biết đến với biệt danh Undertaker, đã qua đời tại nhà riêng ở Ciney (Bỉ) sau khi quyết định tự điều trị "virus nhỏ" tại nhà.

    Theo truyền thông châu Âu, Frederic Sinistra bị biến chứng của COVID-19 sau khi anh ta từ chối thừa nhận mình bị nhiễm virus SARS-CoV-2 và tự ý đòi xuất viện.

    Võ sĩ từng 3 lần vô địch thế giới này từng được trợ giúp y tế vào tháng 11 sau khi bị HLV của mình là Osman Yigin "cưỡng bức" đến bệnh viện. Khi đó, Frederic Sinistra chia sẻ hình ảnh đang nằm trên giường bệnh và "vật lộn" để giữ hơi thở bằng ống oxy trong tình trạng chăm sóc đặc biệt.

    Nhưng sau đó, Frederic Sinistra được cho là đã đòi xuất viện để tự điều trị bằng bình dưỡng khí tại nhà. Chỉ vài ngày sau, thông tin sự qua đời của anh đã được người bạn đời chia sẻ trên mạng xã hội Facebook.

    Frederic Sinistra đã thắng 39 trận trong 48 lần thượng đài chuyên nghiệp của mình và từng được coi là "người đàn ông mạnh nhất nước Bỉ". Trong sự nghiệp của mình, võ sĩ người Bỉ đã từng 3 lần lên ngôi vô địch thế giới.

    Có lẽ vì vậy mà Frederic Sinistra tự tin vào sức khỏe của mình và là một trong những người không chịu tiêm vắc xin. Anh thường xuyên chia sẻ rằng "virus nhỏ" sẽ không ngăn cản mình phản đối các biện pháp phòng chống COVID-19.

    Theo Tuổi Trẻ

     

  • Sau khi khỏi Covid-19, nhiều người bị rối loạn khứu giác, thường xuyên ngửi thấy mùi hôi thối ở xung quanh.

    Đây là một di chứng không mong muốn, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, gây trầm cảm và sụt cân. Hiện tượng có tên gọi parosmia, nghĩa là rối loạn khứu giác.

    "Với người mắc parosmia, một bông hoa hồng vẫn có mùi khét như mẩu giấy bị cháy", giáo sư Brent A. Senior, khoa tai mũi họng và phẫu thuật thần kinh tại Đại học Bắc Carolina, cho biết. Người bị rối loạn khứu giác hậu Covid-19 thường xuyên ngửi thấy mùi cao su cháy, rác, nước thải, bùn và cảm giác thức ăn có vị như xăng.

    mui nguoi thay mui hoi thoi sau nhiem covid
    Một cô gái cởi bỏ khẩu trang để ngửi hoa tại Skopje, Bắc Macedonia, tháng 3/2020. Ảnh: Reuters

    Thực tế, Covid-19 không phải là căn bệnh duy nhất dẫn đến tình trạng này. Hội chứng parosmia xuất hiện sau cảm lạnh, cúm và nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. Theo tổ chức từ thiện Fifth Sense chuyên hỗ trợ người rối loạn khứu giác và vị giác, khoảng 12% trong số các trường hợp parosmia từng nhiễm virus. Đây cũng là di chứng của viêm xoang, chấn thương đầu, sau khi tiếp xúc với chất độc hoặc bị rối loạn thần kinh.

    Trong phân tích tổng hợp công bố trên tạp chí Rhinology vào tháng 10, 47% bệnh nhân Covid-19 có vấn đề về khứu giác. Tiến sĩ Senior ước tính khoảng một nửa người nhiễm virus bị sai lệch mùi hương nói chung.

    Hiện chưa có dữ liệu đầy đủ về chứng parosmia, song nghiên cứu vào tháng 6 năm ngoái chỉ ra rằng dưới 8% người nhiễm nCoV gặp tình trạng này. Nói cách khác, nó khá hiếm. Parosmia phổ biến hơn ở người mất khứu giác trong thời gian dương tính. Đây là triệu chứng thường gặp, đôi khi là biểu hiện duy nhất ở người bệnh.

    Parosmia thường kéo dài rất lâu, khoảng 14 ngày sau khi người bệnh đã âm tính nCoV. Theo nghiên cứu hồi tháng 2 trên tạp chí Nature, bệnh nhân bắt đầu rối loạn khứu giác sau hai tháng rưỡi kể từ khi có triệu chứng đầu tiên.

    Chưa ai biết chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Song một số nhà khoa học phỏng đoán nó là hệ quả của tổn thương dây thần kinh khứu giác.

    "Covid-19 thường liên kết với các thụ thể ở ruột non và phổi, nhưng cũng tồn tại ở cả dây thần kinh khứu giác. Virus làm tổn hại đến các tế bào ở cơ quan đó", tiến sĩ Dennis Cunningham, giám đốc Hệ thống Y tế Henry Ford ở Michigan, giải thích.

    Dù vậy, parosmia có thể là dấu hiệu cho thấy khứu giác của người bệnh đang dần khoẻ lại. "Điều này khá bình thường. Người bệnh đang khoẻ hơn, dây thần kinh đang phục hồi và tái tạo", tiến sĩ Senior nói.

    Các chuyên gia cho biết triệu chứng này sẽ biến mất theo thời gian. Tổ chức Fifth Sense khuyến nghị người bị rối loạn khứu giác rửa mũi, ngửi nhiều thứ khác nhau khi cảm thấy mùi khó chịu và không chính khác. Người bệnh nên ăn thức ăn nguội, không ăn cay, tránh đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.

    Người bị parosmia cũng có thể thực hiện các bài tập khứu giác. Liệu pháp là ngửi 4 mùi hương khác nhau hai lần một ngày, gồm hoa hồng, bạch đàn, chanh và đinh hương. Điều này được chứng minh là hiệu quả với những người mất khứu giác tạm thời do Covid-19.

    "Nó giống như vật lý trị liệu dành cho mũi. Nghĩa đen là bạn buộc bản thân phải ngửi một số mùi nhất định trong vài phút mỗi ngày và tự nhắc nhở: ‘Đây là hoa hồng, tôi biết đây là hoa hồng’. Có thể với bạn, mùi hương đó không giống hoa hồng, nhưng bạn cần nhắc nhở bộ não mình về điều này", tiến sĩ Senior nói.

    Theo VnExpress

  • da tiem 2 mui van tu vong 1

    Tới cuối tháng 9, có 35 người được tiêm chủng đầy đủ đã tử vong vì Covid-19 trong đợt bùng phát ở bang New South Wales (Australia). Số ca không may chiếm 11% trong tổng số 316 người chết. Các chuyên gia cho biết, các yếu tố nguy cơ bao gồm tuổi tác và bệnh nền.

    Tony Cunningham, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Virus tại Viện Nghiên cứu Y khoa Westmead, đánh giá, những con số này không nói lên toàn bộ câu chuyện.

    “Trong các cuộc thử nghiệm, chúng ta biết những loại vắc xin này có hiệu quả chống tử vong khoảng 97%. Về bản chất, tỷ lệ tử vong ở người đã tiêm đầy đủ rất nhỏ”, Giáo sư Cunningham giải thích.

    Ông cũng thông tin, những bệnh nhân được tiêm chủng có nguy cơ tử vong cao nhất là người bị suy giảm miễn dịch hoặc nhóm cao tuổi.

    da tiem 2 mui van tu vong 1
    Tỷ lệ trở nặng và tử vong ở các nhóm

    Ngành y tế bang New South Wales không phải lúc nào cũng công bố thông tin chi tiết một người chết vì Covid-19 có bệnh nền hay không. Theo dữ liệu tới ngày 11/9, trong 21 người đã tiêm vắc xin đầy đủ vẫn tử vong có 20 người trên 70 tuổi.

    Theo Giáo sư Cunningham, những người đang hóa trị ung thư, dùng thuốc ức chế miễn dịch sau khi cấy ghép, có thể bị giảm phản ứng miễn dịch với vắc xin.

    Ông nói: “Chỉ khoảng 55% những người bị suy giảm miễn dịch sẽ có mức kháng thể đầy đủ sau khi chủng ngừa. Do đó, họ có thể cần đến liều tăng cường để tăng thêm khoảng 25% mức kháng thể nữa”.

    da tiem 2 mui van tu vong 1
    Nguy cơ tử vong theo nhóm tuổi

    Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người trên 80 tuổi có nguy cơ tử vong do Covid-19 gấp 20 lần.

    Theo dữ liệu của bang New South Wales, những người được chủng ngừa đầy đủ có nguy cơ trở nặng do Covid-19 thấp hơn 70-95% so với những người không tiêm. Tuy nhiên, họ lưu ý, một tỷ lệ nhỏ những người được tiêm chủng đầy đủ vẫn có thể mắc bệnh.

    Khi tỷ lệ dân số được chủng ngừa tăng lên, số trường hợp đã tiêm vẫn nhiễm bệnh cũng sẽ tăng nhưng điều này không có nghĩa vắc xin không hiệu quả. 75% số ca trở nặng phải nhập viện chưa tiêm vắc xin hoặc mới tiêm mũi 1.  

    Chỉ có 9 trong số 472 bệnh nhân ở trong khu hồi sức cấp cứu đã tiêm đủ 2 mũi.

    Theo Vietnamnet

  • Hôm 3/12, Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) cho biết sự gia tăng số ca mắc Covid-19 ở nước này gần đây chủ yếu vẫn do biến chủng Delta gây ra.

    “Cho đến nay, chúng tôi chưa xác định được ca nhiễm biến chủng Omicron nào trong số những người được chúng tôi khảo sát”, ONS cho biết.

    Tỷ lệ mắc Covid-19 ở Anh đã tăng từ một trên 65 người lên khoảng một trên 60 người trong tuần kết thúc vào ngày 27/11, ONS cho biết. Đồng thời, cơ quan này cho biết ca nhiễm chủng Delta vẫn chiếm 99%.

    Trong khi đó, giới chức y tế Anh xác nhận 134 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron đến nay, theo Reuters. Ca nhiễm Omicron đầu tiên ở Anh được thông báo hôm 27/11.

    so ca nhiem o anh tiep tuc tang
    Số ca mắc Covid-19 ở Anh chủ yếu vẫn do biến chủng Delta gây ra. Ảnh: AFP.

    Tuy nhiên, theo Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA), kể từ đó, nước này tăng cường xét nghiệm hiển thị một số đột biến có thể giúp phân biệt chủng Omicron với Delta. Song, chúng cũng có thể xuất hiện ở các biến chủng khác.

    Vào ngày 2/12, Anh báo cáo số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất kể từ tháng 7. ONS cho biết các ca nhiễm cao nhất nằm ở nhóm trẻ em.

    Thủ tướng Boris Johnson đã đưa ra các hạn chế đi lại để làm giảm lây lan của Omicron cho đến khi có thể tìm hiểu rõ ràng hơn về biến chủng này.

    Tiến sĩ Soumya Swaminathan - trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - cho biết Omicron có thể thay thế Delta để trở thành biến chủng thống trị trên toàn cầu. Song bà nói điều này khó có thể dự đoán được.

    Đến nay, Delta - biến chủng có khả năng lây lan nhanh - vẫn khiến số ca mắc Covid-19 ở mức cao.

    Ravi Gupta, giáo sư vi sinh lâm sàng tại đại học Cambridge, cho biết không thể khẳng định Omicron sẽ thay thế hoàn toàn Delta - vốn có thể tiếp tục lây lan ở nhóm người chưa được tiêm chủng như trẻ em.

    Theo Zing

  • Hơn 150 hành khách đã bị phạt 200 bảng trong hôm thứ Tư ngày 1/12 khi Bộ Giao thông Vận tải London sử dụng luật mới để kiểm soát những hành khách không đeo khẩu trang.

    Trước đó, chính phủ đã tái áp dụng các quy tắc bắt buộc đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và trong cửa hàng.

    Hành khách sử dụng dịch vụ của TfL phải đeo khẩu trang kể từ tháng 6 năm 2020 - nhưng tới tháng 7 năm nay, lực lượng chức năng đã không thể viết vé phạt khi phong tỏa kết thúc. Điều này đã thay đổi vào thứ Tư 1/12, khi các sĩ quan TfL được trao quyền phạt tiền khi người dân không đeo khẩu trang.

    Dữ liệu từ TfL cho thấy hơn 5,000 người đã bị nhân viên TfL chặn lại và yêu cầu đeo khẩu trang vào ngày đầu tiên luật được tái áp dụng trên các phương tiện giao thông công cộng trên toàn quốc.

    125 người khác được yêu cầu rời khỏi các dịch vụ của TfL, trong khi 127 người bị cấm sử dụng các dịch vụ vận tải hành khách London.

    4londontubeNhiều hành khách đã bị phạt trong ngày đầu tiên áp dụng luật mới

    Chỉ trong một ngày, cơ quan giao thông đã yêu cầu nhiều người không đeo khẩu trang rời khỏi các dịch vụ của TfL như xe buýt và tàu điện ngầm. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với ba tháng gần đây.

    Kể từ khi TfL mất khả năng phạt những người không đeo khẩu trang vào tháng 7/2021, chỉ có 364 người bị ngăn cản lên tàu hoặc vào ga TfL và 119 người được yêu cầu rời khỏi ga hoặc tàu.

    TfL cho biết họ đang áp dụng các luật mới, đi kèm với một loạt các biện pháp an toàn, bao gồm nâng cao công tác vệ sinh với các chất khử trùng cấp bệnh viện.

    Tất cả mọi người trên xe taxi và xe thuê cá nhân cũng phải đeo khăn khẩu trang trong suốt hành trình của họ. Các trường hợp miễn trừ bao gồm người khó thở, trẻ em và những ai không gặp khó khăn khi đeo khẩu trang (phải giải trình lý do hợp lý).

    500 nhân viên thực thi mặc đồng phục của TfL và các đối tác cảnh sát của TfL đang hoạt động trên toàn mạng lưới vận tải để đảm bảo khách hàng tuân thủ các quy tắc về khẩu trang.

    Thị trưởng London - Sadiq Khan, cho biết hôm thứ Tư ngày 1/12: “Bằng chứng cho thấy đeo khẩu trang là biện pháp sức khỏe cộng đồng hiệu quả nhất để đối phó với Covid... Được cung cấp quyền hạn thực thi thích hợp, TfL giờ đây đã có thể làm việc với các đối tác để tăng cường sự tuân thủ trên mạng lưới giao thông. Một số ít người ích kỷ không chịu đeo khẩu trang sẽ đối mặt với án phạt, thay vì chỉ bị từ chối quyền sử dụng các dịch vụ vận chuyển hành khách”.

    Viethome (Theo My London)

  • ''Tôi đến England chỉ mang theo vài bộ đồ, vì vậy tôi phải bắt đầu bằng con số 0''.

    Bà Diane Vennix hiện nay đã sẵn sàng để bay về nhà đoàn tụ cùng chồng ở Úc, sau gần 2 năm mắc kẹt ở Salford vì các quy định phong tỏa liên tục và lệnh cấm bay tới Melbourne. 

    Bà đã bị mắc kẹt ở Anh quá lâu đến nỗi bà quyết định mua một căn nhà ở Eccles, đồng thời kiên nhẫn xem tin tức mỗi ngày, để chờ cơ hội mua vé máy bay về nhà. 

    mua nha o manchester 1
    Diane Vennix, 64 tuổi, chụp ảnh cùng 2 cháu nội.

    Bà sống cùng chồng, ông Martin 71 tuổi, tại bang Victoria ở Úc. Đây là một trong những nơi có lệnh phong tỏa gắt gao và kéo dài nhất thế giới. 

    Bang Victoria chỉ mới mở cửa biên giới hồi đầu tháng 11/2021. Vậy là cuối cùng bà Diane đã có thể đặt chuyến bay trở về Melbourne (thủ phủ của Victoria) vào ngày hôm nay 30/11 sau 22 tháng kẹt ở UK. 

    Bà Diane đã bay đến Manchester vào tháng 2/2020, để chuẩn bị đón 2 đứa cháu sắp sinh và giúp vợ chồng con trai Christopher chăm sóc lũ trẻ. Hai bé Jacob và Amber chào đời chỉ cách nhau vài giờ vào ngày 27 và 28/2/2020. 

    Khi UK bắt đầu áp lệnh phong tỏa vào tháng 3/2020, bà Diane bị mắc kẹt bởi lệnh giới nghiêm và lệnh cấm bay ở cả 2 nước. Vậy là bà phải ở lại với con cháu lâu hơn dự tính. 

    mua nha o manchester 1
    Bà Diane Vennix, chụp ảnh cùng vợ chồng con trai Christopher.

    Vài tháng đầu tiên bà không lo lắng lắm, nhưng thời gian cứ thế kéo dài không biết đến bao giờ biên giới mới mở cửa. Bà chia sẻ: ''Tôi luôn muốn ở gần bạn bè và người thân, nhưng dần dần tôi cảm thấy mình đã làm phiền mọi người quá lâu nên tôi quyết định phải tìm mua một căn nhà. Ý định này nghe thật sốc vì giá nhà lúc đó rất cao. Nhưng cuối cùng tôi đã mua được một căn hộ bán liền kề 3 phòng ngủ ở Eccles vào tháng 10/2020''. 

    ''Tôi đến England chẳng mang theo gì ngoài vài bộ quần áo, nên giờ tôi phải bắt đầu mọi thứ từ con số 0. Vì lệnh phong tỏa nên tôi phải đặt mua đồ nội thất online mà phải tới tháng 3/2021 tôi mới nhận được. Vì thế tôi dọn vào nhà mới chỉ với một bộ chăn gối mà con dâu cho tôi mượn, với 1 cái ghế tôi cố gắng mua từ Dunelm. Bạn bè và người thân cho tôi mượn thêm một ít đồ đạc đến khi nhà cơ bản đầy đủ''. 

    mua nha o manchester 1
    Diane trong căn bếp của ngôi nhà 3 phòng ngủ ở Eccles.

    Bà Diane đã bỏ mất 2 sinh nhật của chồng mình, nhưng tuần tới họ sẽ được đoàn tụ cùng nhau. Bà sẽ bay về Úc trong tuần này, sau đó cách ly 72 giờ tại nhà. Giờ bà chỉ muốn nhìn thấy nắng ấm ở Melbourne. Thời tiết ở Melbourne hiện tại là 32 độ C, khá là nóng nực cả ngày lẫn tối. Bà hy vọng cả hai có thể lái xe caravan đi du lịch để xả stress.

    mua nha o manchester 1
    Trong khi bà Diane bị phong tỏa ở Anh thì chồng bà cũng bị phong tỏa ở Victoria.

    Bà cũng hy vọng vào năm sau, hai vợ chồng có thể quay lại Anh để thăm 2 đứa cháu, đồng thời ông Martin có thể ở lại ngôi nhà mà bà đã mua ở Eccles. Họ dự tính đi lại giữa Eccles và Australia. 

    Diane là một nhân viên bán lẻ về hưu. Bà có 3 đứa cháu ở Úc và thêm 2 cháu ở UK. Bà cũng phần nào biết ơn lệnh phong tỏa vì nhờ đó mà bà được chứng kiến 2 đứa cháu của mình lớn lên.  

    mua nha o manchester 1
    Bà Diane đi chợ Giáng sinh ở Manchester trước khi trở về Úc.

    Khi bà không có ở Anh, con trai Christopher sẽ thay bà trông coi ngôi nhà tại Eccles cho đến khi bà và ông Martin có thể quay lại vào kì nghỉ tới.

    Viethome (theo Manchestereveningnews)

  • Chính phủ Anh khuyến khích người dân cứ 1 tiếng thì mở cửa sổ 10 phút để ngăn chặn COVID-19 lây lan khi mùa đông đang đến gần.

    Theo báo Guardian, Chính phủ Anh lập một chiến dịch tuyên truyền trên các nền tảng truyền thông với sự tham gia của các bác sĩ và các nhà khoa học, nhằm khuyến khích người dân thông gió trong nhà để giảm nồng độ tập trung virus trong không khí.

    Chiến dịch bao gồm một đoạn phim ngắn cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể từ một người nhiễm xâm nhập vào không khí, "quanh quẩn" ở đó rồi lây sang người khác.

    "Có những hành động nhỏ nhưng quan trọng có thể bảo vệ chúng ta trước COVID-19", bác sĩ Thomas Waite, phó giám đốc y tế Vương quốc Anh, cho biết. 

    "Tiêm phòng, che mặt trong không gian kín và xét nghiệm thường xuyên có thể tạo ra sự khác biệt, nhưng chúng ta cũng không được bỏ qua tầm quan trọng của việc thông gió", ông tiếp.

    phong dich covid
    Nhiều người Anh không biết tầm quan trọng của việc thông gió trong phòng dịch COVID-19 - Ảnh: ALAMY

    "Khi mùa đông đến và mọi người ở trong nhà nhiều hơn, điều quan trọng là mọi người hiểu tầm quan trọng của việc thông gió, như thường xuyên mở cửa sổ, dù chỉ vài phút, để giữ cho không khí lưu thông và ngăn ngừa lây nhiễm", bác sĩ Waite nói thêm.

    Theo Bộ Y tế và chăm sóc xã hội, một cuộc khảo sát trên 3.000 người Anh cho thấy 64% người tham gia không biết rằng mở cửa sổ giúp hạn chế lây lan COVID-19 và chỉ 29% người mở cửa sổ khi có khách đến nhà.

    "Chúng tôi tin rằng cần thiết lập các tiêu chuẩn rõ ràng về thông gió ở không gian công cộng - bác sĩ Chaand Nagpaul, lãnh đạo Hiệp hội Y khoa Anh, cho biết - Cũng cần có hướng dẫn cho các doanh nghiệp để họ thay đổi".

    Theo Tuổi Trẻ

  • romani

    Trong đợt bùng phát dịch nguy hiểm chưa từng thấy, Romania cũng phải đối phó với làn sóng phản đối vaccine của người dân trong nước.

    “(Thi thể) tăng không ngừng”, y tá Claudiu Ionita nói khi đứng trước một hàng người trong nhà xác của Bệnh viện Đại học Bucharest, Romania.

    Nhà xác của Bệnh viện Đại học Bucharest có sức chứa 15 thi thể, nhưng vào ngày CNN đến thăm, căn phòng này đã có 41 thi thể. Bệnh viện Đại học Bucharest, cơ sở y tế điều trị cho bệnh nhân Covid-19 lớn nhất Romania, đang trong tình trạng báo động, giữa lúc vật lộn với làn sóng dịch bệnh thứ tư của đất nước.

    “Khi bắt đầu công việc này, tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ trải qua tình huống như vậy”, y tá Ionita nói. "Tôi chưa bao giờ nghĩ một thảm họa như vậy có thể xảy ra, đến nỗi có lúc chúng tôi phải đưa tiễn cả gia đình (bệnh nhân)”.

    Ở một số tầng trên, tất cả giường, trừ các phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) được mở rộng của bệnh viện, hiện đã kín chỗ.

    Romania là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất châu Âu. Chỉ gần 36% dân số đã được tiêm vaccine, mặc dù chiến dịch tiêm chủng của nước này đã khởi đầu vào tháng 12/2020.

    Tâm lý bài vaccine mạnh mẽ

    Các nhân viên và giới chức y tế đã quy tỷ lệ tiêm chủng thấp về nhiều yếu tố, bao gồm sự ngờ vực, niềm tin tôn giáo đặc thù và thông tin sai lệch tràn lan trên mạng xã hội.

    Khi bác sĩ Alexandra Munteanu, 32 tuổi, đến nhận nhiệm vụ tại một trong những trung tâm tiêm chủng của Bucharest, cô nhận thấy tỷ lệ người đến tiêm rất thấp.

    Một trong những người chống vaccine có tiếng nói nhất của đất nước là Diana Sosoaca, thành viên của Thượng viện Romania. "Nếu bạn yêu con của mình, hãy dừng việc tiêm chủng", bà nói trong một video trên trang Facebook cá nhân.

    Các loại vaccine được cung cấp ở Romania đã được thử nghiệm rộng rãi để sử dụng cho trẻ em, và được chứng minh là an toàn và hiệu quả, song điều đó không ngăn cản bà Sosoaca và những người khác lan truyền những tin đồn sai lệch trên truyền thông.

    Các quan chức và nhân viên y tế rất bức bối khi cho rằng các nhân vật của công chúng đã phá hoại nỗ lực của họ.

    “Hãy nhìn vào thực tế”, Valeriu Gheorghita, một bác sĩ quân y điều hành chiến dịch tiêm chủng quốc gia, cho biết. "Chúng tôi có các ICU đã kín bệnh nhân. Chúng tôi có rất nhiều ca bệnh mới. Thật không may, chúng tôi có hàng trăm ca tử vong mỗi ngày”.

    “Vì vậy, đây là thực tế. Và hơn 90% bệnh nhân tử vong là do không được tiêm chủng”.

    romani
    Biểu ngữ khuyến khích người dân đi tiêm vaccine ở Bucharest. Ảnh: CNN

    Ở Bucharest, một biểu ngữ lớn đã được treo lên mặt tiền của một tòa nhà trên đại lộ lớn. "Họ đang chết ngạt. Họ đang cầu xin chúng tôi. Họ đang hối tiếc", là những cụm từ được in lớn phía trên các bức ảnh đen trắng về các bác sĩ đang vật lộn với bệnh nhân Covid-19 trong một ICU.

    Ở bên dưới, rất ít người đi đường ngước nhìn lên tấm áp phích. Tuy nhiên, chẳng bao lâu nữa, biểu ngữ đó sẽ xuất hiện ở các thành phố lớn khác trong cả nước. "Một số người không tin vào vaccine”, một người phụ nữ tên Claudia nói.

    Ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo

    Không nơi nào sự nghi ngờ về vaccine rõ ràng hơn ở vùng nông thôn Romania, nơi tỷ lệ tiêm ngừa Covid-19 chỉ khoảng 1/2 so với ở khu vực thành thị.

    Hạt Suceava, cách Bucharest một giờ bay về phía đông bắc, có tỷ lệ tiêm chủng gần như thấp nhất cả nước.

    "Quận này rất sùng tôn giáo. Đây là một khu vực có truyền thống tôn giáo mạnh mẽ, và rất nhiều người theo đạo. Rất ít linh mục ủng hộ vaccine, và tôi chắc chắn biết một số người chống vaccine”, bác sĩ Alexandru Calancea, người quản lý của bệnh viện chính, cho biết.

    Ngay bên ngoài Suceava, trong làng Bosanci, một mục sư phản đối vaccine cũng làm trưởng làng. Neculai Miron từng là một trong những nhân vật phản đối vaccine mạnh mẽ nhất trong nước, và ngày nay cũng vậy.

    “Chúng tôi không phản đối việc tiêm chủng, nhưng chúng tôi muốn xác thực để chứng minh những lo lắng của chúng tôi, vì đã có nhiều tác dụng phụ”, ông Miron nói.

    "Chúng tôi không nghĩ rằng các thành phần vaccine là an toàn. Đó không phải là vaccine an toàn”. Dữ liệu y tế cũng không khiến ông thay đổi ý kiến.

    Bác sĩ Daniela Afadaroaie tiêm vaccine cho khoảng 10 người bằng vaccine Johnson & Johnson. Các số liệu chính thức mới nhất cho thấy chỉ có dưới 11% dân số trong làng được tiêm chủng tính đến đầu tháng 11.

    Trong khi bà nói về tình hình trong làng, ông Miron nhìn xuống giấy tờ trên bàn để xem ai đã được chủng ngừa. "Khi nào thì ông đi tiêm phòng", bà Afadaroaie cười hỏi. “Tôi không cần tiêm phòng. Tôi hoàn toàn khỏe mạnh”, ông đáp lại.

    Ở những ngôi làng nông thôn như thế này, nghèo đói và thiếu thông tin khách quan, cùng với ảnh hưởng cá nhân của các nhà lãnh đạo địa phương và niềm tin tôn giáo truyền thống, có thể tạo nên "một sự kết hợp chết người".

    Song mục sư địa phương Dragos Croitoru lại khẳng định ông không biết về bất kỳ trường hợp tử vong nào do Covid-19 trong giáo xứ. "Trong nhà thờ, chúng tôi không ghi nhận bất cứ bệnh nhân nào nhiễm virus corona".

    "Tôi không biết bất kỳ ai đã chết vì Covid-19 trong khu vực của chúng tôi. Và tôi tin những gì tôi thấy, hơn là những gì tôi nghe”, ông cho biết.

    Mặc dù đã nghe về việc thi thể nạn nhân Covid-19 chất đầy nhà xác tại bệnh viện Đại học Bucharest qua CNN, ông Croitoru vẫn không bị thuyết phục.

    Tỷ lệ tử vong chắc chắn cao ở nhiều nơi khác trong quận này. Suceava là quận có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao thứ 3 trên toàn quốc tính đến đầu tháng 11, theo số liệu từ Đơn vị Y tế Cộng đồng Romania.

    Một góc của nghĩa trang chính ở Suceava chứa đầy những ngôi mộ mới đào. Trên ngọn đồi phía sau nhà nguyện, những người đưa tang tập trung để làm lễ. Gần đó, một ngôi mộ khác đang được chuẩn bị.

    Những cây thánh giá bằng gỗ trên mỗi ngôi mộ mới không chỉ ra nguyên nhân cái chết, vì vậy không rõ có bao nhiêu người đã qua đời vì virus. Tuy nhiên, một người đàn ông đang làm việc tại một trong những ngôi mộ cho biết số lượng người được chôn cất cao hơn nhiều so với bình thường.

    Trở lại nhà xác của bệnh viện Đại học Bucharest, một nhân viên y tế đã đóng một chiếc đinh vào chiếc quan tài bằng gỗ.

    “Vaccine đồng nghĩa với sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Mọi người nên hiểu điều đó. Có lẽ trong giờ phút cuối cùng, họ nên hiểu điều đó”, y tá Ionita cho biết.

    Theo Zing

  • deo khau trang bien the omicron
    Nhiều biện pháp đang được triển khai nhằm ngăn chặn biến thể Omicron ngay từ trong trứng nước. Ảnh: Getty Images/Reuters

    Thủ tướng Boris Johnson cho biết quy định đeo khẩu trang trong các cửa hàng và phương tiện công cộng sẽ được thắt chặt. Ông đã ra tuyên bố trong cuộc họp tại số 10 phố Downing trước nguy cơ chủng mới Omicron lây lan tới Anh quốc. 

    Hiện chưa rõ quy định này sẽ được ''thắt chặt'' như thế nào và việc giám sát sẽ tiến hành ra sao. Phóng viên Nick Martin của Sky News thì cho rằng: ''Trọng điểm hiện tại là các cửa hàng bán lẻ và dịch vụ công cộng. Bạn sẽ phải đeo khẩu trang khi vào các cửa hàng và trên tàu xe công cộng. Sắp tới Bộ trưởng Y tế Sajid Javid sẽ công bố chi tiết hơn''.

    Trang Twitter của Thủ tướng có viết: ''Khẩu trang là bắt buộc trên phương tiện công cộng và các shop. Nhưng không bao gồm khách sạn''.

    Ông Johnson cũng yêu cầu bất cứ ai đặt chân đến England phải làm xét nghiệm PCR vào ngày thứ 2 sau khi trở về, và phải tự cách ly cho đến khi nhận được kết quả âm tính. 

    Biến thể Omicron được mô tả là biến chủng nguy hiểm nhất, có chứa rất nhiều đột biến mà các nhà khoa học tin là có khả năng kháng thể và dễ lây lan gấp nhiều lần so với Delta. 

    Trong một nỗ lực chạy đua với thời gian trước khi biến thể này lây lan rộng ở Anh quốc, chính phủ đã liệt 6 quốc gia châu Phi vào danh sách cấm di chuyển đến England. 

    Những ai đến từ các quốc gia này phải cách ly trong những khách sạn được chính phủ chỉ định. Mới đây là 6 quốc gia bao gồm Nam Phi, Botswana, Lesotho, Eswatini, Zimbabwe và Namibia, nhưng hiện nay đã thêm 4 nước Malawi, Mozambique, Zambia và Angola bị liệt vào danh sách đỏ.

    Tuy nhiên, thật đáng buồn khi hôm qua 27/11, đã có 2 trường hợp bị xác định dương tính với Omicron tại UK. 

    "Sau khi giải trình tự bộ gene đêm qua, Cơ quan An ninh Y tế Anh xác nhận hai ca Covid-19 có đột biến phù hợp với biến chủng Omicron", Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid hôm nay cho biết trong một tuyên bố. "Chúng tôi đã hành động nhanh chóng và người bị nhiễm đang tự cách ly, trong khi truy vết tiếp xúc tiếp tục diễn ra".

    Một ca được phát hiện tại thành phố Chelmsford, đông bắc London, và một ca ở thành phố Nottingham, miền trung nước Anh. Hai ca nhiễm liên quan đến nhau, trong đó một người đến từ phía nam châu Phi.

    Tại cuộc họp cấp bách với chính phủ, ông Johnson nói: ''Giai đoạn đầu này còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết về biến chủng mới, vì vậy phải hành động thật nhanh và sớm''.

    ''Mỗi giờ trôi qua các nhà khoa học đều cố gắng hiểu hơn về biến thể này nhưng Omicron lây lan rất nhanh, kể cả ở những người đã tiêm 2 mũi vaccine''.

    ''Điều cấp thiết bây giờ là phải làm chậm tốc độ lây lan của virus, để các nhà khoa học có thêm thời gian nghiên cứu, và giúp nhiều nhiều người được tiêm vaccine hơn. Chúng ta đang chạy đua với thời gian''.

    Dù hiệu quả của các vaccine hiện tại đối với Omicron là chưa rõ, nhưng ông Johnson tin rằng ít nhất chúng ta cũng có một lớp bảo vệ. 

    Hiện Ủy ban tiêm chủng Joint Committee on Vaccination and Immunisation (JCVI) sẽ đẩy mạnh tiêm mũi 3, cũng như rút ngắn thời gian giữa mũi 2 và mũi 3.

    Viethome (theo Metro)

  • bien the omicron 1

    Ông Boris Johnson sẽ công bố nhiều lệnh cấm đi lại vào dịp Giáng sinh nhằm tránh cho Vương quốc Anh bị rơi vào nguy cơ phong tỏa, sau khi có nhiều lo ngại khẩn cấp về biến thể Omicron (tên chính thức của biến thể B.1.1.529)

    Tuần này, Anh quốc đã liệt Nam Phi, Botswana, Lesotho, Eswatini, Zimbabwe và Namibia vào danh sách đỏ cấm đi lại. Tối qua, một trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ở châu Âu đã xuất hiện tại Bỉ.

    Nhiều quốc gia khác có thể sẽ bị cấm đi lại với Anh, hàng triệu người có thể bị buộc phải hủy kế hoạch du lịch mùa đông này. 

    ''Giáng sinh năm nay đang xuất hiện một câu hỏi lớn. Danh sách đỏ chắc chắn sẽ mở rộng và đây sẽ là một đòn nặng giáng vào ngành công nghiệp hàng không và du lịch'', một nguồn tin nói với The Times. 

    Giới chức Nam Phi thì cho rằng lệnh cấm bay mà các nước áp đặt là quá vội vã. Tuy nhiên Bộ trưởng Y tế Sajid Javid đã tuyên bố trước Hạ viện rằng Chính phủ sẽ không ''chậm trễ hành động nếu điều đó là cần thiết''. 

    Các bộ trưởng đã thề sẽ ngăn ngừa nguy cơ phong tỏa tại nhà bằng mọi giá, kể cả nếu điều đó buộc họ phải giáng một đòn đau xuống ngành du lịch.

    Những công dân Anh đang mắc kẹt tại các quốc gia Nam Phi kể trên đang gấp rút trở về trước 4h sáng ngày Chủ nhật (28/11) để tránh phải mất hàng ngàn bảng cách ly tại khách sạn trong 10 ngày. 

    bien the omicron 1
    Người trở về từ Nam Phi đang xếp hàng test Covid sau khi bị giữ lại tại đường bay ở sân bay Schiphol, Hà Lan. Ảnh: Reuters

    Châu Âu, Mỹ, Canada và Nga đã áp lệnh cấm bay đối với một số quốc gia châu Phi. Tổng thống Joe Biden tuyên bố: ''Tôi tin rằng chúng ta phải thận trọng do sự lây lan thần tốc của biến thể Omicron''. 

    Trong khi đó, WHO đã cảnh báo các nước không nên hành động thái quá trước biến thể mới, các nhà khoa học cũng khuyên công chúng nên bình tĩnh.

    Biến thể Omicron (tên gọi ban đầu là B.1.1.529) được phát hiện lần đầu tiên ở Nam phi, sau đó lại xuất hiện ở Botswana, Hong Kong, Israel và Bỉ.

    "Lệnh cấm đi lại sẽ không thể ngăn cản Omicron lây lan tới UK", nhà miễn dịch học và thành viên hội đồng vaccine chính phủ, Sir John Bell cho biết, "tuy nhiên các lệnh hạn chế sẽ giúp giảm số ca dương tính trong kỳ nghỉ lễ, giúp bảo vệ NHS''.

    Các hãng dược đang gấp rút chạy đua với thời gian để nâng cấp những vaccine hiện có. Đại học Oxford đang tiến hành nghiên cứu những nơi mà virus được ghi nhận để tiến hành chỉnh sửa AstraZeneca.

    Một số nhà khoa học cảnh báo biến chủng mới có thể chiến thắng hệ miễn dịch, tuy nhiên giới chuyên gia cũng tin rằng Omicron sẽ không thể đẩy nước Anh trở lại bế tắc và quá tải như trước đây, vì phần đông dân chúng đã được tiêm vaccine. Các vaccine hiện có được cho là vẫn hữu hiệu với biến thể mới.

    Bài liên quan: Anh gấp rút áp hạn chế vì biến chủng ''tồi tệ nhất'' hơn cả Delta

    Viethome (theo Metro)

  • Gần một năm kể từ khi lần đầu được xác định ở Ấn Độ vào tháng 12.2020, Delta hiện chiếm 99,5% các kết quả giải trình tự gien SARS-CoV-2 được báo cáo lên WHO, theo Reuters.

    Biến thể “siêu lây nhiễm” này có khả năng nhân lên nhanh chóng, vì vậy người mắc biến thể Delta có tải lượng vi rút gấp 1.200 lần và thể hiện triệu chứng sớm hơn người mắc chủng SARS-CoV-2 ban đầu.

    Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn theo dõi chặt chẽ sự xuất hiện của các biến thể mới để dự đoán hướng đi của đại dịch, để xem liệu Delta đã phải là điểm dừng của Covid-19 hay chưa.

    Báo DER SPIEGEL dẫn lời nhà dịch tễ học Emma Hodcroft của Đại học Bern (Thụy Sĩ), người đang thực hiện dự án thu thập trình tự bộ gien của SARS-CoV-2 trên khắp thế giới Nextstrain, cho biết: “Tôi không nghĩ chúng ta hiểu về SARS-CoV-2 đủ để dự đoán chắc chắn cách vi rút sẽ tiến hóa”.

    Cách biến thể mới xuất hiện

    Một số nhà khoa học cho rằng SARS-CoV-2 vẫn đang đột biến từ từ và sẽ vô hiệu hóa vắc xin sau khoảng 10 năm tới. Tuy nhiên, vẫn có khả năng một biến thể hoàn toàn mới đột ngột xuất hiện và lấn át Delta. Theo The Guardian, Giáo sư vi sinh Ravi Gupta tại Đại học Cambridge (Anh) chắc chắn 80% rằng một “siêu biến thể” như vậy có thể gây rắc rối trong 2 năm nữa.

    dich benh covid da ket thuc

    Vi rút có rất nhiều cách để trở thành siêu biến thể. Các nhà khoa học đã quan sát được hiện tượng tái tổ hợp ở vi rút, tức các biến thể khác nhau trao đổi đột biến và kết hợp lại để tạo thành biến thể mới. Dù hiện tượng này không phổ biến, ông Gupta vẫn cảnh báo nguy cơ xảy ra ở những nơi có tỷ lệ chủng ngừa thấp.

    Một loạt đột biến cũng có thể dẫn đến phiên bản “mạnh mẽ hơn” của biến thể Delta hoặc tạo thành biến thể mới. Tuy các biến thể được ghi nhận gần đây đều là “con cháu” của Delta, giới khoa học nhận định khả năng vi rút tiến hóa là rất cao.

    Dù vậy, ông Gupta chỉ ra rằng vấn đề lớn hiện tại là việc biến thể Delta lây lan giữa những người đã tiêm vắc xin, đặc biệt là tại Anh. “Khi một người bị ức chế miễn dịch mắc Covid-19 sau khi chủng ngừa, hệ miễn dịch của bệnh nhân có thể không đủ khả năng loại bỏ toàn bộ vi rút. Những vi rút còn lại sẽ đột biến để thích nghi với kháng thể rồi sau đó lây cho người khác”, ông Gupta cho biết.

    Cuộc đua giữa biến thể và vắc xin

    Giới khoa học đang cố gắng dự đoán đặc tính của siêu biến thể tiếp theo, vốn là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên. Thời gian qua, biến thể tồn tại là những biến thể lây nhiễm được nhiều người. Tuy nhiên, với việc tỷ lệ tiêm ngừa ngày càng tăng, những chủng thoát được kháng thể có khả năng sẽ chiếm ưu thế.

    Điều này nghe rất đáng sợ, song các chuyên gia cho rằng siêu biến thể mới khó làm vắc xin mất tác dụng hoàn toàn. Theo tạp chí Nature, các nhà sản xuất vắc xin vẫn đang chuẩn bị cho cuộc đối đầu với biến thể chết chóc hơn Delta.

    Tuy vậy, nhà khoa học Mary Bushman của Đại học Harvard cảnh báo về hậu quả tiêu cực nếu chỉ dựa vào vắc xin để kiểm soát Covid-19 và các quy định phòng dịch như bắt buộc đeo khẩu trang bị dỡ bỏ quá sớm. Ông David Peaper, nhà nghiên cứu tại Đại học Yale, có cùng quan điểm: “Cách tốt nhất để ngăn biến thể mới xuất hiện là giảm số ca nhiễm”.

    Theo Thanh Niên

  • WHO cảnh báo số ca tử vong vì Covid-19 ở châu Âu có thể thêm 700.000 người tính đến tháng 3/2022, trong bối cảnh số ca nhiễm tăng vọt.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 23/11 dự báo châu Âu sẽ đối mặt "mùa đông thách thức" trong bối cảnh số ca Covid-19 tăng cao. Tổ chức này cho rằng số ca tử vong do Covid-19 tại châu Âu có thể lên tới 2,2 triệu người tính đến 1/3/2022, tăng thêm 700.000 người nữa, nếu không kiểm soát được xu hướng gia tăng ca nhiễm hiện nay.

    tinh hinh nguy cap o chau au
    Lực lượng giữ gìn trật tự công cộng đi tuần trong khu chợ Giáng sinh ở Cologne, Đức, ngày 22/12. Ảnh: Reuters.

    Trước tình hình nghiêm trọng, một số nước như Hy Lạp, Pháp và Đức đang tiến tới yêu cầu người dân tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ ba. Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo nước này chưa nỗ lực hết mình để ngăn làn sóng đại dịch thứ tư đang vô cùng trầm trọng.

    Giường bệnh trong các khoa chăm sóc tích cực nhanh chóng kín người, tỷ lệ nhiễm hàng tuần ở mức cao nhất từ trước tới nay là 399,9 ca nhiễm mới trên 100.000 người, buộc một số khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Đức phải phong tỏa.

    Quân đội Đức dự kiến bắt buộc binh lính tiêm mũi vaccine Covid-19 tăng cường, theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức, trong bối cảnh quân đội sắp triển khai binh sĩ giúp chính quyền địa phương thực hiện chiến dịch tiêm chủng và xét nghiệm khi tỷ lệ lây nhiễm dự kiến tăng vọt những tuần tới. Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo người dân không đến Đức hoặc Đan Mạch vì số ca nCoV tăng cao.

    Người Đức đang tranh luận gay gắt rằng liệu có nên tái phong tỏa và bắt buộc mọi công dân phải tiêm chủng như Áo hay không. Áo đã đóng các cửa hàng, nhà hàng, chợ lễ hội từ hôm 22/11. Đây là những biện pháp hạn chế mạnh nhất tại Tây Âu trong nhiều tháng.

    Hans Kluge, giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của WHO, kêu gọi châu Âu thực hiện kết hợp các biện pháp tiêm chủng, giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.

    Châu Âu một lần nữa trở thành tâm dịch toàn cầu do tỷ lệ bao phủ vaccine chậm tại một số quốc gia, biến chủng trội Delta dễ lây nhiễm, thời tiết lạnh hơn khiến người dân lui tới các khu vực trong nhà nhiều hơn và nhiều quốc gia nới lỏng lệnh hạn chế.

    67,7% người dân các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã tiêm đủ hai mũi. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm giữa các nước khác nhau, với mức thấp nhất ở các quốc gia Đông Âu. Chỉ 24,2% người dân Bulgaria đã tiêm đầy đủ, trong khi ở Bồ Đào Nha là 86,7%. Theo dữ liệu của WHO, số ca tử vong vì Covid-19 ở châu Âu tuần trước đã tăng gần 4.200 ca một ngày, gấp đôi so với cuối tháng 9.

    VnExpress (theo AFP)

  • Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết châu Âu là khu vực duy nhất trên thế giới ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 tăng tuần qua, ở mức 5%.

    Trong báo cáo hàng tuần về đại dịch Covid-19, được công bố ngày 16/11, WHO cho biết 50.000 ca tử vong vì Covid-19 được ghi nhận trên toàn thế giới trong tuần qua nhưng hầu hết khu vực - trừ châu Âu - đều chứng kiến sự giảm nhẹ hoặc không biến động, theo Tân Hoa xã.

    Châu Âu báo cáo 28.304 ca tử vong vì Covid-19 trong tuần rồi, nâng tổng số ở lục địa này lên 1.480.768 trường hợp. Trong 3,3 triệu ca nhiễm mới trên toàn cầu, 2,1 triệu ca đến từ châu Âu.

    Những nước ở lục địa già ghi nhận số ca nhiễm mới theo tuần cao nhất gồm có Nga (275.579 ca), Đức (254.436) và Anh (252.905), theo WHO.

    Giám đốc WHO khu vực châu Âu, tiến sĩ Hans Kluge hồi đầu tháng này cảnh báo rằng châu Âu một lần nữa trở thành "tâm điểm của đại dịch”. Ông cho biết nếu không hành động nhanh để ngăn chặn Covid-19, khu vực có thể ghi nhận thêm 500.000 người chết vì đại dịch vào tháng 2/2022.

    Một số quốc gia tại châu lục này đã bắt đầu tái áp đặt các biện pháp phong tỏa và hạn chế nghiêm ngặt chủ yếu nhằm vào bộ phận cư dân chưa tiêm phòng.

    md europevirus 181121
    Nhân viên y tế tại nhà xác bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 ở Kiev, Ukraine hôm 2/11. Ảnh: AFP.

    Phong tỏa kiểu mới ở châu Âu vì làn sóng Covid-19 thứ tư càn quét

    Đức có thể trở thành quốc gia tiếp theo áp dụng các biện pháp phòng dịch chặt chẽ đối với những người chưa được tiêm chủng đầy đủ.

    Với nỗ lực mở rộng hệ thống “3G” (bao gồm geimpft - đã tiêm chủng, genesen - đã hồi phục và getestet - đã xét nghiệm), các biện pháp mới yêu cầu người dân Đức xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng hoặc giấy xét nghiệm âm tính trước khi lên các phương tiện giao thông công cộng.

    CNN cho biết mới chỉ có khoảng hai phần ba người dân Đức được tiêm chủng đầy đủ. Đây là một trong những tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất tại khu vực Tây Âu. Điều này khiến các chính trị gia phải chuyển sang trạng thái cứng rắn và triển khai các biện pháp hạn chế nhằm kêu gọi người dân đi tiêm vaccine.

    Trong khi đó, tỷ lệ lây nhiễm tại Đức đang gia tăng nhanh chóng.

    "Làn sóng thứ tư đang tấn công tổng lực đất nước của chúng ta", Thủ tướng Angela Merkel nhấn mạnh trong cuộc họp với các lãnh đạo thành phố ở Đức hôm 17/11. Cơ quan y tế công cộng nước này công bố 52.826 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua giữa lúc tỷ lệ lây nhiễm tiếp tục tăng.

    Thêm 294 ca tử vong được ghi nhận trong ngày, nâng tổng số người chết vì Covid-19 tại Đức lên 98.274, theo Viện Robert Koch.

    Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình ARD hôm 14/11, đồng lãnh đạo đảng Xanh Robert Habeck cho biết các biện pháp phòng dịch có hiệu lực “phong tỏa đối với những người chưa được tiêm chủng”. Các quyết định của chính quyền Đức cũng phản ánh sự tức giận ngày càng tăng trên phần lớn châu Âu đối với những người tiếp tục từ chối tiêm vaccine.

    ác biện pháp hạn chế mới đối với những người chưa được tiêm chủng bắt đầu có hiệu lực tại thủ đô Berlin vào ngày 15/11.

    Để vào quán bar, nhà hàng, rạp chiếu phim và các địa điểm giải trí, người dân thành phố cần xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng đầy đủ hoặc đã phục hồi sau khi mắc Covid-19 trong 6 tháng qua. Tuy nhiên, làn sóng lây nhiễm hiện tại chủ yếu ảnh hưởng đến các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp như phía nam và phía đông Đức.

    Liên minh “đèn giao thông” gồm đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh đã đệ trình lên quốc hội Đức một dự thảo kế hoạch nhằm đối phó với Covid-19. Kế hoạch này cần ​​được thông qua trước khi tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh hết hiệu lực vào ngày 25/11.

    Nếu được thông qua, kế hoạch mới sẽ đưa Đức tiến gần hơn với nước láng giềng Áo. Nước này có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn Đức và cũng phải hứng chịu một làn sóng lây nhiễm lan rộng.

    Chính quyền Áo đã triển khai lệnh phong tỏa đặc biệt nhắm vào những người chưa được tiêm chủng kể từ ngày 15/11. Hơn 30% dân số Áo chưa tiêm vaccine bị cấm ra khỏi nhà, trừ một vài lý do cụ thể.

    Tân Thủ tướng Áo Alexander Schallenberg gọi tỷ lệ tiêm chủng của quốc gia này là “thấp đáng xấu hổ”.

    Ông cảnh báo nghiêm khắc những người chưa được tiêm chủng sẽ phải trải nghiệm “chính xác những gì tất cả phải chịu đựng vào năm 2020” và các biện pháp phong tỏa được thực thi bởi các sĩ quan cảnh sát.

    Trước đó, Hà Lan hôm 13/11 đã trở thành quốc gia đầu tiên ở Tây Âu áp đặt lệnh phong tỏa một phần kể từ mùa hè vừa qua. Lệnh phong tỏa cấp độ nhẹ kéo dài 3 tuần được chính phủ Hà Lan đưa ra nhằm hạn chế tiếp xúc xã hội, để đối phó với tình trạng số ca mắc tăng quá cao.

    Tăng cường bảo vệ với vaccine

    Các quốc gia khác ở châu Âu đang áp dụng các biện pháp mới nhằm cải thiện tỷ lệ tiêm vaccine. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã tránh được gánh nặng của đợt dịch mới sau khi có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất châu Âu.

    Ngày 15/11, Thủ tướng Anh Boris Johnson xác nhận rằng trong tương lai gần, người dân cần phải tiêm liều vaccine thứ ba để được chứng nhận là đã tiêm chủng đầy đủ.

    “Rõ ràng việc tiêm ba mũi vaccine sẽ trở thành một điều quan trọng và thực tế. Nó làm cho cuộc sống dễ dàng hơn theo mọi cách. Chúng tôi sẽ phải điều chỉnh quan điểm về những gì tạo nên khái niệm tiêm chủng đầy đủ”, Thủ tướng Johnson nói trong một cuộc họp báo.

    Biện pháp phòng dịch tăng cường cũng được thực hiện ở Pháp. Sau khi số lượng trường hợp Covid-19 có dấu hiệu tăng dần, chính quyền Pháp đã triển khai các quy tắc nhập cảnh chặt chẽ hơn đối với du khách chưa được tiêm chủng từ 16 quốc gia trong EU.

    Căng thẳng đang gia tăng ở một số quốc gia trong khối. Tại Athens, các nhân viên y tế đã biểu tình về tiền lương và điều kiện làm việc trong bối cảnh áp lực bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện ngày càng tăng.

    Hy Lạp đã nhiều lần công bố số ca mắc Covid-19 kỷ lục trong tháng này. Các nhân viên y tế bắt buộc phải tiêm chủng kể từ tháng 7 và chỉ được phép đi làm khi tiêm đầy đủ hai liều. Nhưng những người biểu tình cho biết quyết định đình chỉ đã làm tăng tình trạng thiếu nhân lực, theo Reuters.

    “Cáng tại bệnh viện phải làm nhiệm vụ nhiều gấp hàng chục lần so với trước kia. Trong khi đó, các nhân viên y tế giống như những dải đàn hồi bị kéo giãn, trải dài từ phòng khám này sang phòng khám khác”, Chủ tịch Liên đoàn Công nhân Bệnh viện công Michalis Giannakos cho biết.

    Theo Zing

  • Cuộc khảo sát về tỷ lệ lan truyền virus SARS-CoV-2 cho thấy biến chủng phụ từ Delta đang phát triển ở Anh ít có khả năng dẫn đến các ca mắc Covid-19 có triệu chứng.

    Nghiên cứu REACT-1 của Đại học Hoàng gia London (Anh) được công bố vào ngày 18/11 cho thấy biến chủng phụ của Delta, được gọi là AY.4.2, đã tăng lên gần 12% trong số mẫu được giải trình tự. Tuy nhiên, chỉ 1/3 người mắc có các triệu chứng Covid-19 thông thường, trong khi đó con số này là gần một nửa ở dòng phụ khác của Delta là AY.4, Reuters đưa tin.

    AY.4.2 được cho là biến chủng dễ lây truyền hơn một chút, nhưng chưa có bằng chứng cho thấy nó làm giảm hiệu quả của vaccine hoặc gây bệnh nặng hơn.

    Các nhà nghiên cứu cho biết người mắc Covid-19 ít triệu chứng sẽ có khả năng ít lây lan virus hơn khi ho và cũng giảm nguy cơ bệnh trở nặng.

    “AY.4.2 dường như có vẻ dễ lây truyền hơn nhưng nó cũng ít gây ra các triệu chứng. Đó là một điều tốt", nhà dịch tễ học tại Đại học Hoàng gia London Paul Elliott cho biết.

    Biến chủng AY.4.2 có ba đột biến bổ sung so với biến chủng Delta gốc. Hai trong số đó được gọi là A222V và Y145H, liên quan đến gai protein - "bộ phận" của virus đảm nhận vai trò bám dính vào các tế bào con người.

    bien the covid 19 o anh
    Một phụ nữ được tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại Anh. Ảnh: Reuters.

    Nghiên cứu REACT-1 cũng cho thấy rằng mũi thứ ba giúp giảm 2/3 nguy cơ nhiễm bệnh ở người trưởng thành so với những người tiêm hai mũi.

    Trước đó, Đại học Hoàng gia London đã công bố kết quả tạm thời cho thấy tỷ lệ mắc Covid-19 cao nhất ở Anh được ghi nhận vào tháng 10, đặc biệt là ở trẻ em.

    Kết quả đầy đủ của vòng nghiên cứu mới nhất được thực hiện từ ngày 19/10 đến 5/11 đã xác nhận những trường hợp được ghi nhận hàng ngày và các cuộc khảo sát về tỷ lệ lây lan của virus cho thấy mức độ lây nhiễm đã giảm từ mức đỉnh điểm đó, tương ứng với kỳ nghỉ học vào cuối tháng 10.

    Ông Paul Elliott cho biết sẽ cần đợi thêm vài tuần nữa để xác định xem liệu các ca mắc Covid-19 có tăng khi các trường học mở trở lại hay không.

    Theo Zing

  • Nhật Bản đang xem xét cho lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam, được phép ở lại vô thời hạn và mang theo người thân từ năm 2022.

    Một quan chức Bộ Tư pháp Nhật Bản hôm 18/11 cho biết nước này đang tìm cách cho lao động nước ngoài "cổ cồn xanh", chỉ những người làm công việc tay chân, được phép ở lại nước này vô thời hạn từ năm tài khóa 2022.

    Theo luật lao động Nhật Bản có hiệu lực từ năm 2019, các lao động lành nghề nước ngoài trong 14 lĩnh vực như nông nghiệp, xây dựng và vệ sinh được phép ở lại nước này tới 5 năm, song không được đem theo người thân.

    lao dong viet nam duoc o lai vo thoi han
    Một lao động nước ngoài trong nhà máy sản xuất khẩu trang vải thuộc một công ty may mặc ở tỉnh Gifu, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo.

    Nhiều công ty đã phản đối luật này, cho rằng chính sách chỉ cấp visa 5 năm cho lao động nước ngoài khiến họ do dự khi nhóm nhân công này. Đây được coi là động lực để chính phủ Nhật Bản tìm cách nới lỏng hạn chế về visa cho lao động nước ngoài.

    Nếu Nhật Bản sửa luật, các lao động nước ngoài, gồm nhiều người từ Việt Nam, sẽ được phép gia hạn visa vô thời hạn và được mang theo gia đình.

    Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết chính phủ vẫn xem xét thay đổi này, song lưu ý thêm visa vô thời hạn không có nghĩa là lao động nước ngoài cũng tự động có quyền thường trú nhân.

    Nhập cư từ lâu là vấn đề nhạy cảm ở Nhật Bản với lý do "đồng nhất chủng tộc". Tuy nhiên, do dân số ngày càng giảm và già hóa, Nhật Bản ngày càng chịu áp lực tiếp nhận thêm lao động nước ngoài.

    "Trong bối cảnh quy mô dân số ngày càng giảm trở thành vấn đề nghiêm trọng và nếu Nhật Bản muốn được coi là lựa chọn tốt cho lao động nước ngoài, họ cần phải thể hiện là nước có cơ chế phù hợp để chào đón những lao động đó", giám đốc điều hành Trung tâm Giao lưu Quốc tế Nhật Bản Toshihiro Menju nhận định.

    Theo số liệu được Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh Xã hội công bố năm ngoái, Nhật Bản đến năm 2019 đã tiếp nhận hơn 200.000 thực tập sinh Việt Nam và khoảng 30.000 lao động kỹ thuật.

    VnExpress (theo Japan Times)

  • Các chuyên gia nhận định châu Âu chỉ đang đối phó với sự gia tăng đột biến ca nhiễm do biến chủng Delta - tình trạng từng diễn ra ở Anh trước đó. Một lần nữa Vương quốc Anh và châu Âu lại đi theo hai chiều hướng ngược nhau.

    Trong khi số ca mắc Covid-19 ở Anh đang giảm, Pháp, Đức, Áo và một số quốc gia châu Âu khác ghi nhận sự gia tăng đáng kể trong những tuần gần đây.

    Theo Guardian, làn sóng đại dịch thứ tư có nguy cơ bùng phát ở các quốc gia châu Âu này, làm tăng khả năng áp đặt các biện pháp phong tỏa mới.

    Điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng: Liệu Anh có tiếp tục đối mặt với làn sóng mới như các nước khác sau một vài tuần nữa? Hay số lượng ca mắc mới ở châu Âu sẽ đạt đỉnh và bắt đầu giảm như diễn biến từng xảy ra ở Anh?

    buc tranh covid trai nguoc o anh va chau au 1
    Viện Robert Koch ngày 15/11 cho biết tỷ lệ nhiễm nCoV ở Đức tăng cao tới mức kỷ lục trong tuần qua. Ảnh: Shutterstock.

    Giáo sư Mark Woolhouse của Đại học Edinburgh có quan điểm rõ ràng về vấn đề này. Ông nói với Observer: “Tôi nghĩ rằng nước Anh đã đi trước một bước và châu Âu đang theo sau chúng tôi”.

    Theo ông, yếu tố chính dẫn đến tình trạng này là sự xuất hiện của biến chủng Delta.

    “Về cơ bản, Delta nghiêm trọng hơn nhiều so với các biến chủng trước đó. Biến chủng Delta đã tấn công các nước châu Âu muộn hơn nhiều so với Anh", ông nói.

    "Đợt lây nhiễm mới đã xảy ra ở các quốc gia châu Âu vào thời điểm mà khả năng bảo vệ của vaccine - chủ yếu là ở những người dễ bị tổn thương nhất, những người được tiêm vaccine đầu tiên - bắt đầu suy giảm đáng kể”, giáo sư Woolhouse phân tích thêm.

    Quan điểm này nhận được đồng tình của giáo sư Neil Ferguson từ Đại học Hoàng gia London trong chương trình radio 4’s Today của BBC.

    Ông cho rằng nước Anh đang ở trong “một tình huống hoàn toàn khác” so với các quốc gia còn lại ở châu Âu, nơi những giới hạn về sự tự do đang được cân nhắc.

    “Chúng tôi (Anh) đã có hai hoặc ba tuần ghi nhận số ca mắc và trường hợp nhập viện giảm nhưng còn quá sớm để khẳng định. Số ca mắc Covid-19 vẫn rất cao - từ 30.000 đến 50.000 mỗi ngày - trong bốn tháng qua, kể từ đầu tháng 7”, ông cho biết thêm.

    buc tranh covid trai nguoc o anh va chau au 1
    Một trung tâm xét nghiệm và tiêm chủng ở Berlin. Ảnh: AFP.

    “Điều đó rõ ràng đã gây ra nhiều hệ lụy. Nhưng nghịch lý thay, đó cũng là nguyên nhân khiến khả năng miễn dịch của người Anh tốt hơn so với các quốc gia như Đức, Hà Lan và Pháp - những nơi có số ca nhiễm thấp hơn nhiều và chỉ mới tăng lên gần đây”, giáo sư Ferguson nói.

    Chuyên gia Michael Head của Đại học Southampton cũng lập luận rằng các quốc gia châu Âu đang đạt đến đỉnh dịch mà nước Anh đã đi qua từ một vài tháng trước.

    “Vương quốc Anh đã triển khai chương trình tiêm chủng sớm hơn hầu hết quốc gia khác, do đó họ trải qua tác động của tình trạng suy giảm khả năng miễn dịch sớm hơn. Tuy nhiên, các mũi tiêm tăng cường ở Anh rõ ràng đang mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc làm giảm số ca nhập viện và ca mắc mới ở những người lớn tuổi", vị chuyên gia này chỉ rõ.

    Giáo sư Paul Hunter của Đại học East Anglia thậm chí còn nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi không đi sau châu Âu trong làn sóng này. Họ đang theo sau chúng tôi. Hiện nay, chúng tôi không thấy dấu hiệu gia tăng nào ở mức độ tương tự ở châu Âu".

    “Khi một căn bệnh tiến đến trạng thái cân bằng đặc hữu, chúng ta sẽ phải tiếp nhận các dao động xung quanh trạng thái cân bằng cuối cùng. Vì vậy, chúng ta có thể dự kiến sự dao động này diễn ra trên khắp châu Âu trong một năm hoặc lâu hơn. Đôi khi tình trạng ở Anh sẽ tệ hơn châu Âu, nhưng vào những thời điểm khác, châu Âu sẽ tệ hơn nước Anh”, Hunter cho biết thêm.

    Theo Zing

  • vi sao covid bung no o chau au 1

    Chuyên gia cho rằng nhiều yếu tố kết hợp, như tỷ lệ tiêm chủng thấp, hiệu quả vaccine giảm dần và tâm lý chủ quan của người dân, khiến những ngày đen tối nhất đang trở lại châu Âu.

    Tại nhiều thành phố châu Âu, đại dịch lúc này dường như chưa từng tồn tại. Tại Cologne, Đức, hàng nghìn người từng xuống phố dạo chơi để đếm ngược tới 11h ngày 11/11, thời điểm bắt đầu mùa lễ carnival hàng năm, trong khi không khí ở các hàng quán tại Paris và Amsterdam vẫn náo nhiệt như thường lệ.

    Nhưng những ngày này có thể sẽ là tiếng hoan hô cuối cùng trong lúc một làn sóng Covid-19 nữa đang quét qua châu Âu.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca mắc và số ca tử vong khắp lục địa già đã tăng lần lượt 7% và hơn 10% trong tuần qua, khiến đây là khu vực duy nhất trên thế giới có hai chỉ số này đang tăng. Gần 2/3 số ca mắc mới toàn cầu, khoảng 1,9 triệu ca, là ở châu Âu.

    Dù vậy, số ca nhập viện và tử vong ở đây nói chung thấp hơn nhiều so với một năm trước, ngoại trừ ở Trung Âu và Đông Âu - hai vùng có độ phủ vaccine thấp hơn đáng kể.

    Do biện pháp phòng dịch ở mỗi nước khác nhau, khó có thể đưa ra kết luận chung cho cả lục địa, theo Guardian.

    Nhưng các chuyên gia đồng ý rằng nguyên nhân gây ra làn sóng hiện tại là sự kết hợp của tỷ lệ tiêm chủng thấp, hiệu quả vaccine giảm dần ở người tiêm sớm, cùng tâm lý chủ quan của người dân sau khi chính quyền nới lỏng trong mùa hè.

    vi sao covid bung no o chau au 1
    Đồ họa: Guardian.

    Sự trở lại của lệnh phong tỏa

    Độ phủ tiêm chủng của châu Âu cao nhất ở miền Nam, với Bồ Đào Nha, Malta và Tây Ban Nha có tỷ lệ tiêm đủ hai mũi cho hơn 80% người dân, trong khi Italy cách không xa phía sau với tỷ lệ 73%, theo dữ liệu từ Our World in Data.

    Những nước trên cũng có số ca mắc mới trung bình mỗi ngày trong một tuần trở lại thấp nhất trong cả châu Âu, với tỷ lệ 100 ca trên 1 triệu người. Nhưng con số này đang tăng dần, thậm chí là tăng mạnh ở những nơi có độ phủ vaccine thấp.

    Tại Trieste (Italy) - thành phố từng nổ ra nhiều cuộc biểu tình lớn hồi tháng 10 để phản đối yêu cầu trình chứng nhận tiêm chủng hoặc xét nghiệm âm tính (để được vào nơi làm việc), số ca mắc mỗi ngày đã tăng hơn gấp đôi.

    “Chúng ta đã trở lại những ngày đen tối của đại dịch”, người phụ trách một phòng chăm sóc tích cực tại Trieste nói hồi tuần trước, sau khi các ca nhập viện ở đây bùng nổ. 90% trong số ấy là người chưa tiêm chủng và hầu hết liên quan trực tiếp tới các vụ biểu tình.

    Hà Lan, Pháp và Đức - ba nước có độ phủ tiêm chủng chỉ thấp hơn những nước đi đầu một vài điểm phần trăm - cũng bắt đầu chứng kiến số ca mắc gia tăng.

    Dù có 73% dân số đã tiêm chủng đầy đủ, Hà Lan phải phong tỏa một phần trong 3 tuần từ ngày 13/11, sau khi số ca mắc lập kỷ lục mới. Quán bar, nhà hàng và cửa hàng thiết yếu phải đóng cửa từ 22h, dịch vụ không thiết yếu sẽ ngưng hoạt động từ 18h, các buổi gặp gỡ ở nhà riêng chỉ được đón tối đa 4 khách.

    vi sao covid bung no o chau au 1
    Một đám đông phản đối quy định thẻ xanh y tế tại quảng trường chính ở thành phố Trieste, Italy vào tháng 10. Ảnh: Anadolu Agency.

    Từng là nước nới lỏng đa số biện pháp giới hạn trong mùa hè, Hà Lan hiện ghi nhận trung bình 609 ca mắc mới trên một triệu người mỗi ngày trong một tuần trở lại. Điều này khiến chính phủ phải quay lưng lại với cam kết dỡ bỏ mọi quy định giới hạn vào cuối năm.

    Ở Pháp, gần 69% dân số đã tiêm chủng đầy đủ, theo Our World in Data. Từ mùa hè, Pháp yêu cầu người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng, xuất trình thẻ xanh Covid-19 khi vào nhà hàng, quán bar, lên máy bay hoặc tàu điện đường dài. Dù vậy, ca mắc mới ở Pháp vẫn tăng ở mức 2 con số mỗi tuần trong suốt một tháng.

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết từ ngày 1/12, người trên 65 tuổi và người trong nhóm rủi ro chưa tiêm mũi tăng cường sẽ không còn được cấp thẻ xanh y tế; đồng thời chương trình tiêm mũi nhắc lại sẽ được mở rộng cho người từ 50 tuổi trở lên.

    Đức - nơi 66,5% người dân tiêm đầy đủ - đang đứng trước bờ vực làn sóng thứ 4 và có thể là làn sóng nghiêm trọng nhất. 5 ngày qua, Đức chứng kiến tỷ lệ ca mắc mới mỗi ngày chạm mức cao nhất trong 2 năm trở lại, với 48.640 ca mắc mới vào ngày 12/11.

    Lãnh đạo cơ quan kiểm soát dịch bệnh Đức cảnh báo các phòng chăm sóc tích cực (ICU) đang gặp áp lực chưa từng có. Các bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất cũng đang cân nhắc lệnh phong tỏa.

    So với phần lớn Tây Âu, Áo có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất (62,8%) và tỷ lệ ca mắc cao nhất (hơn 1.000 ca trên một triệu người/ngày). Từ 15/11, Áo chính thức áp lệnh phong tỏa đối với người chưa tiêm chủng ở hai vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và có thể đưa ra quy định tương tự trên phạm vi toàn quốc.

    vi sao covid bung no o chau au 1
    Nhân viên kiểm tra thẻ xanh y tế của khách hàng tại một quán cafe ở Paris vào tháng 9. Ảnh: New York Times.

    Ngày 12/11, Thủ tướng Áo Alexander Schallenberg cho biết người chưa tiêm chủng ở vùng Thượng Áo và Salzburg sẽ chỉ được ra khỏi nhà với lý do thiết yếu, như mua tạp hóa hoặc đi khám.

    Áo, Thụy Sĩ và Đức có tỷ lệ người chưa tiêm chủng cao nhất Tây Âu, nhưng nguyên nhân cụ thể không rõ ràng, theo Guardian. So với các nước ở miền Nam châu Âu như Italy hoặc Tây Ban Nha, làn sóng Covid-19 ở ba nước này đến nay đều tương đối nhẹ.

    Yếu tố chính trị có thể liên quan tới tỷ lệ tiêm chủng thấp, theo Marco Wanderwitz, Ủy viên đặc biệt phụ trách Đông Đức, nhận định. “Có mối liên hệ rõ ràng giữa việc ủng hộ đảng cực tả Giải pháp khác cho nước Đức (AfD) và tâm lý bài vaccine”, ông Wanderwitz nói. Tư tưởng bài vaccine cũng được đảng Tự do cực tả (FPO) ở Áo đón nhận.

    Tiêm chủng cần đi cùng biện pháp phòng ngừa

    Trong khi đó, tại miền Trung Âu và Đông Âu, các yếu tố như sự nghèo túng, giáo dục y tế yếu kém, tin giả và thái độ hoài nghi chính quyền đã khiến tỷ lệ tiêm chủng ở hai vùng này ở mức thấp nhất châu Âu. Vì thế, trong số 10 nước có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 mỗi ngày cao nhất EU có tới 9 nước Trung và Đông Âu.

    Trong các nước Trung và Đông Âu, Romania và Bulgaria có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất, ở mức 22 người trên một triệu dân, cao hơn 30 lần so với Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Bất chấp lượng vaccine dồi dào, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở Romania và Bulgaria thấp nhất trong 27 nước EU, lần lượt chỉ là 34,5% và 23,04%.

    vi sao covid bung no o chau au 1
    Người dân xếp hàng bên ngoài một bệnh viện tại Bulgaria để tiêm vaccine ngừa Covid-19 vào đầu năm nay. Ảnh: AFP.

    Cả hai nước nói trên gần đây phải siết chặt hơn nữa biện pháp chống dịch, trong khi Latvia - một nước cũng có tỷ lệ tiêm chủng thấp - đã phải phong tỏa bốn tuần từ giữa tháng 10. Cộng hòa Czech, Slovakia và Nga cũng phải siết chặt giới hạn chống dịch.

    Tại Tây Âu, câu hỏi lúc này là liệu các nước trong khu vực này có thể kiểm soát làn sóng trước mắt mà không cần ban bố lệnh phong tỏa toàn diện hay không. Theo các chuyên gia, câu trả lời nhiều khả năng là có, nhưng mấu chốt nằm ở các biện pháp giãn cách xã hội, lệnh đeo khẩu trang và bắt buộc tiêm chủng.

    “Nếu một trong những phương diện này yếu kém, chúng ta sẽ chứng kiến tình hình như những gì đang xảy ra ở nhiều nước châu Âu”, giáo sư miễn dịch học Antonella Viola thuộc Đại học Padua của Italy, nói.

    Hans Kluge, Giám đốc WHO của khu vực châu Âu, tuần trước từng yêu cầu nhà chức trách các nước cần đẩy nhanh triển khai tiêm chủng, bao gồm tiêm cho trẻ em và mũi tiêm nhắc lại cho nhóm rủi ro. “Đa số người nằm viện và tử vong vì Covid-19 hiện nay là người chưa tiêm chủng đầy đủ”, ông nói.

    “Vaccine đã làm được những gì chúng hứa hẹn: Ngăn ngừa bệnh nặng và đặc biệt là giảm ca tử vong”, ông Kluge nhận định. “Nhưng chúng chỉ là vũ khí mạnh nhất nếu được dùng kết hợp với các biện pháp phòng ngừa”.

    Theo ông Kluge, nếu được áp dụng “đúng đắn và thống nhất”, các biện pháp phòng ngừa “cho phép chúng ta tiếp tục sống cuộc sống bình thường”. Ông ước tính 200.000 người có thể sẽ được cứu sống nếu 95% người dân châu Âu đeo khẩu trang.

    “Các biện pháp phòng ngừa không những không tước đoạt quyền tự do của con người mà còn bảo đảm các quyền đó”, ông Kluge nói.

    Theo Zing

  • Các chuyên gia có chung nhận định diễn biến tiếp theo của dịch bệnh sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ tiêm chủng ở mỗi nước, cũng như mức độ hiệu quả của vaccine được sử dụng.

    Số người chết vì Covid-19 được ghi nhận chính thức trên phạm vi toàn cầu đã tới mốc 5 triệu chỉ sau chưa đầy 2 năm. Không chỉ các nước nghèo, ngay cả những nước phát triển với hệ thống chăm sóc y tế hàng đầu cũng lao đao vì virus SARS-CoV-2, theo South China Morning Post.

    Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh và Brazil - tất cả thuộc nhóm thu nhập cao và trung bình cao - chiếm 1/8 dân số thế giới nhưng ghi nhận gần 50% số ca tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu. Riêng nước Mỹ có 740.000 người chết, cao nhất thế giới.

    Ca tử vong lớn gấp nhiều lần thống kê

    Con số người chết vì Covid-19 thực sự được cho là cao hơn nhiều so với mức 5 triệu - vốn được tổng hợp dựa trên báo cáo hàng ngày từ cơ quan y tế các quốc gia.

    Dựa trên số ca tử vong bất thường liên quan tới Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính số người chết vì dịch bệnh có thể cao gấp 2-3 lần so với thống kê chính thức.

    Theo ước tính của tạp chí uy tín The Economist, số người chết vì Covid-19 thực sự có thể lên đến 17 triệu. "Với tôi, số liệu này đáng tin hơn", giáo sư Arnaud Fontanet, chuyên gia dịch tễ học của Viện Pasteur, cho biết.

    5 trieu nguoi chet vi covid 1
    Nghĩa trang Yastrebkovskoe chôn người chết vì Covid-19 ở ngoại ô Moscow, Nga. Ảnh: AP

    Về mặt số liệu, số người tử vong do Covid-19 thấp hơn nhiều so với các đại dịch trước đây. Trong đại dịch cúm Tây Ban Nha, số người chết vào năm 1918-1919 là 50-100 triệu. Đại dịch AIDS, do virus HIV gây ra, khiến 36 triệu người chết trong thời gian 40 năm.

    Dù vậy, Covid-19 đã gây ra nhiều cái chết trong khoảng thời gian ngắn, chuyên gia virus Jean-Claude Manuguerra của Viện Pasteur, nhận định.

    "Nếu không có các biện pháp phòng dịch như đã được triển khai đặc biệt là hạn chế đi lại và tiêm chủng, tình hình có thể tồi tệ hơn nhiều", giáo sư Fontanet nói.

    Theo ông Fontanet, các loại virus thường xuất hiện theo hai giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn "đại dịch bùng nổ", khi virus lan rộng ở những người chưa từng tiếp xúc với virus trước đó.

    Giai đoạn hai là "ổn định", đây là thời điểm ngày càng nhiều người được miễn dịch, đại dịch dần trở thành một căn bệnh đặc hữu.

    "Với Covid-19, lần đầu tiên trong lịch sử dịch bệnh, có một nỗ lực ở quy mô toàn cầu đẩy nhanh sự chuyển đổi giữa hai giai đoạn này", ông Fontanet nói.

    Theo các nhà khoa học, chuyển giao giữa hai giai đoạn của virus được đẩy nhanh nhờ sự xuất hiện của các loại vaccine.

    "Vaccine cho phép người dân đạt được miễn dịch nhân tạo, hoàn thành quá trình miễn dịch chỉ trong 18 tháng thay vì từ 3-5 năm, giảm số người tử vong", ông Fontanet nói.

    Bởi vậy, những giai đoạn dịch bệnh tiếp theo sẽ có sự khác biệt giữa các nước, tùy thuộc vào tỷ lệ tiêm chủng ở mỗi quốc gia, cũng như mức độ hiệu quả của loại vaccine được sử dụng.

    "Vẫn cần thêm nhiều tháng nữa trước khi thế giới trở nên an toàn. Vấn đề là chúng ta cần biết vaccine có đủ hiệu quả hay không. Lúc này, virus vẫn tiếp tục lây lan. Mục tiêu hiện nay không còn là xóa sổ virus mà là tránh để người mắc bệnh diễn tiến nặng", ông Fontanet nói.

    Dịch bệnh sẽ tiếp diễn như thế nào?

    Diễn biến dịch bệnh đang dần thay đổi. Tại các nước công nghiệp phát triển, Covid-19 không còn là vấn đề quá lớn khi đa phần người dân đã được chủng ngừa. Những ca mắc mới chủ yếu tập trung vào nhóm chưa tiêm vaccine.

    "Tại các nước phát triển, tôi tin rằng Covid-19 đang trên đà trở thành căn bệnh đặc hữu theo mùa, có thể nặng hơn cúm một chút trong vài năm đầu tiên, và sau đó sẽ dần ổn định", ông Fontanet nói.

    Khả năng miễn dịch trên phạm vi toàn cầu sẽ ngày càng được tăng cường. Vaccine có thể giúp làm tăng số người miễn dịch trước Covid-19, bên cạnh những người nhiễm virus tự nhiên.

    Các nước ngoài nhóm công nghiệp phát triển, nhưng có năng lực tiêm chủng mạnh như Ấn Độ, cũng sẽ trải qua những giai đoạn dịch bệnh tương tự.

    5 trieu nguoi chet vi covid 1
    Một người được tiêm vaccine Covid-19 ở Moscow. Ảnh: New York Times

    Trong khi đó, những nước theo đuổi chiến lược Zero Covid-19 sẽ đối mặt thất bại khi xuất hiện những biến chủng virus siêu lây nhiễm như Delta. 

    Australia và New Zealand, ban đầu theo đuổi Zero Covid-19, đã phải thay đổi chiến lược chống dịch và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng. Với các nước khả năng chủng ngừa cho người dân hạn chế như phần lớn châu Phi, sẽ có những kịch bản khó đoán hơn và rất khác so với các nước giàu.

    Việc dịch bệnh tái bùng phát dữ dội tại Đông Âu là bằng chứng cho thấy, chừng nào mức độ bao phủ vaccine còn chưa đủ, người dân có nguy cơ đối mặt dịch bệnh nghiêm trọng, gây áp lực lớn cho hệ thống chăm sóc y tế.

    Các chuyên gia lưu ý việc các nước Âu - Mỹ đạt tỷ lệ tiêm chủng cao không có nghĩa đại dịch đã qua, bởi cần tính tới tình hình chung trên toàn cầu.

    Một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất hiện nay là nguy cơ xuất hiện các biến chủng mới có khả năng kháng vaccine. Khi biến chủng siêu lây nhiễm Delta xuất hiện, các biến chủng phổ biến trước đây như Alpha biến mất, các biến chủng mới như Mu hay Lambda không thể lan rộng.

    Các chuyên gia cảnh báo bản thân biến chủng Delta có thể tiếp tục đột biến, với những đặc tính nguy hiểm hơn như kháng vaccine. "Delta giờ là virus chủ yếu. Từ Delta, chúng ta có nguy cơ chứng kiến một biến thể của biến chủng này", giáo sư Manuguerra nhận định.

    Hiện nay, nhà chức trách Anh đang giám sát và nghiên cứu biến thể AY.4.2, một nhánh virus phụ của biến chủng Delta. Lúc này, chưa có bằng chứng AY.4.2 có khả năng kháng vaccine mạnh hơn Delta.

    "Giám sát di truyền của virus là điều quan trọng cần làm, cho phép xác định kịp thời sự xuất hiện của các biến chủng mới, giúp chúng ta biết liệu chúng có nguy hiểm hơn hoặc dễ lây nhiễm hơn hay không, cũng như để đánh giá khả năng miễn dịch của con người có hiệu quả hay không", ông Manugerra cho biết.

    Theo Zing

  • Theo báo cáo của Quốc hội Anh, sự chậm trễ của Thủ tướng Boris Johnson trong phong tỏa và xét nghiệm diện rộng đã gây nên cái chết của hàng nghìn người.

    Nước Anh là một trong những quốc gia phương Tây chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19, với hơn 160.000 ca tử vong.

    Khi dịch bệnh mới bùng phát, chính phủ Anh phải đối mặt với bài toán khó: cân bằng giữa quyền tự do cá nhân và các biện pháp phong tỏa, giãn cách để phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, những sai lầm trong điều hành từ cấp cao nhất cũng cản trở nỗ lực chống dịch của đất nước.

    Chính phủ Anh sửa chữa những sai lầm ban đầu bằng chiến dịch tiêm vaccine nhanh chóng. Khi số ca tử vong giảm dần, Anh đã có thể dỡ bỏ hầu hết hạn chế phòng dịch, dù số ca mắc mới vẫn ở mức cao. "Điều tồi tệ nhất đã qua", Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố.

    Tuy vậy, trong bối cảnh ông Johnson bị chỉ trích vì cuộc khủng hoảng xăng dầu mà nước Anh đang đối mặt, bản báo cáo dài 151 trang được Quốc hội Anh công bố hôm 12/10 đã làm bùng lên trở lại những tranh luận về vai trò của chính phủ trong đại dịch, theo New York Times.

    quyet dinh phong dich sai lam cua chinh phu anh
    Bên trong một bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Anh. Ảnh: BBC.

    Chỉ trích từ quốc hội

    Phản ứng của London trước đại dịch Covid-19 "là một trong những thất bại y tế công cộng to lớn nhất mà nước Anh từng chứng kiến". Chính phủ Anh phải chịu trách nhiệm cho "hàng nghìn cái chết có thể tránh được", các nghị sĩ nhận định.

    Theo báo cáo, chính phủ đã thất bại trong triển khai xét nghiệm diện rộng hay các biện pháp phong tỏa một cách nhanh chóng.

    "Đây là chính sách sai lầm", báo cáo nhận xét. Theo các nghị sĩ, nếu chính phủ mạnh tay hơn ngay từ ban đầu, số ca tử vong đã giảm.

    Dù các kết luận được đưa ra không mới, văn bản này nhận được sự chú ý vì đây là báo cáo điều tra chính thức đầu tiên về phản ứng của Anh trước đại dịch Covid-19.

    Đáng chú ý hơn, nhóm nghị sĩ dẫn đầu cuộc điều tra đến từ chính đảng Bảo thủ cầm quyền của Thủ tướng Boris Johnson.

    Dựa trên cuộc phỏng vấn với các quan chức chính phủ và chuyên gia y tế, báo cáo kết luận nước Anh có hệ thống mạnh mẽ nhằm nhận diện và đối phó với các thách thức y tế nghiêm trọng. Tuy vậy, hệ thống này được thiết kế để đối phó với đại dịch cúm, thay vì các căn bệnh hô hấp như Covid-19, MERS hay SARS.

    Với kinh nghiệm của mình, một số quốc gia châu Á nhanh chóng phong tỏa diện rộng, xét nghiệm và truy vết. Trong khi đó, các cố vấn y tế của chính phủ Anh cổ vũ vào cách tiếp cận chậm rãi hơn với niềm tin rằng đây là cách đúng đắn để kiểm soát dịch bệnh.

    Theo báo cáo của quốc hội, quyết định này được đưa ra bởi một nhóm quan chức và cố vấn trong chính phủ, đơn thuần dựa trên các mô hình toán học.

    Nước Anh chỉ tiến hành phong tỏa toàn quốc vào cuối tháng 3/2020, sau Pháp, Italy và Tây Ban Nha ít nhất một tuần.

    "Khoảng thời gian bị mất này đã khiến nhiều người thiệt mạng", báo cáo viết.

    Quyết định trì hoãn phong tỏa còn đến từ nỗi lo gặp phải sự chống đối của người dân. Trên thực tế, một số nghị sĩ đảng Bảo thủ kiên quyết chống việc thi hành các biện pháp này. Tuy vậy, thực tế cho thấy đại đa số người dân Anh sẵn sàng tuân thủ lệnh phong tỏa.

    Thành công và thất bại

    Việc từ bỏ xét nghiệm diện rộng cũng gián tiếp gây ra cái chết của hàng nghìn người, đặc biệt trong các viện dưỡng lão. Trong thời kỳ đầu đại dịch, nhiều người cao tuổi được bệnh viện trả về viện dưỡng lão mà không biết bản thân mắc Covid-19, khiến nhiều cư dân khác lây bệnh và tử vong.

    Ông Peter English, chuyên gia về kiểm soát dịch bệnh, nhận định nhóm cố vấn y tế của chính phủ Anh bao gồm những người thiếu kinh nghiệm về bệnh truyền nhiễm.

    "Họ có khá nhiều chuyên gia mô hình thống kê, nhưng thiếu người có kinh nghiệm đối phó trong thực tế", ông English nói.

    Bên cạnh chỉ trích, báo cáo của quốc hội Anh cũng ca ngợi một số mặt nhất định trong chiến lược chống dịch của chính phủ, đặc biệt là quyết định sớm đầu tư vào vaccine, trong đó có vaccine của Oxford-AstraZeneca.

    Quyết định kéo dài thời gian giữa hai mũi vaccine được đánh giá là "quyết đoán và dũng cảm", giúp nhiều người được tiêm mũi đầu tiên nhất có thể.

    Bản báo cáo lần này của Quốc hội Anh chỉ mang tính sơ bộ. Một nghiên cứu toàn diện về công tác chống dịch của đảo quốc sương mù chỉ có thể được xuất bản trong những năm tới.

    Nghị sĩ Jonathan Ashworth của Công đảng đối lập tuyên bố báo cáo lần này chỉ ra các "sai lầm to lớn" của chính phủ.

    "Các bộ trưởng luôn tự mãn, bỏ qua cảnh báo và phản ứng chậm chạp", ông Ashworth nói. "Chúng ta cần một cuộc điều tra ngay bây giờ để các lỗi lầm nghiêm trọng thế này không lặp lại".

    "Bản báo cáo phơi bày thất bại của chính phủ Anh trong cuộc chiến chống Covid-19, từ việc chậm kiểm soát biên giới, chậm xét nghiệm, thiếu trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên tuyến đầu, cũng như chậm phong tỏa", giáo sư Devi Sridhar tại Đại học Edinburg nhận định.

    "Mong rằng nhiều bài học có thể được rút ra từ đây", bà Sridhar nói.

    Theo Zing

  • Chính quyền thủ đô New Delhi được yêu cầu cho phép chặt cây trong công viên để phục vụ các lò hỏa táng đang hoạt động suốt ngày đêm ở Ấn Độ.

    27india

    Giàn hỏa thiêu tập thể tại Ấn Độ

    Số thi thể nạn nhân Covid-19 tại thủ đô New Delhi hiện nhiều đến mức, các nhà chức trách đã nhận được yêu cầu về việc cho phép chặt cây trong công viên để lấy củi thiêu xác. Ước tính tại New Delhi, trung bình 4 phút có 1 người chết vì Covid-19.

    Các lò hỏa táng tại New Delhi và một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 tại Ấn Độ vẫn đang hoạt động hết công suất cả ngày lẫn đêm để xử lý số thi thể ngày càng tăng.

    Trong một tuần trở lại đây, số ca tử vong do Covid-19 ở Ấn Độ liên tiếp lập kỷ lục. Số ca nhiễm mới cũng lập kỷ lục thế giới ngày thứ 5 liên tiếp với gần 353.000 ca chỉ riêng trong ngày 26/4.

    Cho đến nay, Ấn Độ ghi nhận tổng cộng hơn 17,3 triệu ca mắc Covid-19, trong đó hơn 195.000 người đã tử vong.

    Ấn Độ hiện là vùng dịch lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ. Trung bình cứ 1 giờ trôi qua sẽ có 117 người tại Ấn Độ chết vì Covid-19. Viện nghiên cứu Đo lường và Đánh giá Y tế (IHME) có trụ sở tại Washington, Mỹ, dự đoán Ấn Độ sẽ có thêm khoảng 200.000 người chết vì Covid-19 trong vòng 3 tuần tới trước khi tốc độ chậm lại. Theo IHME, đỉnh dịch ở Ấn Độ có thể rơi vào giữa tháng 5 với số ca tử vong lên đến hơn 13.000 ca/ngày. Con số này gấp hơn 4 lần số người chết trong ngày hiện nay (xấp xỉ 3.000 ca).

    27india1

    Ấn Độ liên tiếp ghi nhận kỷ lục mới đáng lo ngại

    Tại các nghĩa trang ở New Delhi, nơi hiện có số ca tử vong trong ngày cao nhất Ấn Độ, xe cứu thương nối đuôi nhau xếp hàng để chờ đưa thi thể đi hỏa táng. Các khu đất để chôn người chết đang dần cạn kiệt ở nhiều thành phố, trong khi những lò hỏa táng đỏ lửa suốt ngày đêm. Để tiết kiệm diện tích và thời gian cho gia đình các nạn nhân Covid-19, các giàn hỏa thiêu tập thể được dựng lên tại các khu đất trống. Do thiếu nhân viên y tế và nhân viên hỏa táng, người nhà bệnh nhân cũng tham gia vào quá trình hỏa táng. Nhiều người trong số họ không được trang bị đồ bảo hộ. Những nghĩa trang và lò hỏa táng chất đầy thi thể đã trở thành biểu tượng kinh hoàng cho cuộc khủng hoảng dịch bệnh tại Ấn Độ.Các nhân viên tại các khu hỏa táng cho biết họ tiếp nhận số thi thể cao gấp nhiều lần so với thông thường. Phần khung sắt của các giàn thiêu thậm chí bị nung chảy vì không kịp nguội lại.

     

    Giàn thiêu tập thể ở Ấn Độ

    Ở trung tâm thành phố Bhopal, các lò hỏa táng phải bổ sung thêm các giàn thiêu. Do số lượng thi thể quá lớn, các lò hỏa táng buộc phải bỏ qua các nghi lễ của người theo đạo Hindu. Những lò hỏa táng chật cứng giàn thiêu đã cho thấy sự sụp đổ của hệ thống y tế vốn đã kiệt quệ của Ấn Độ. Nhiều bệnh viện từ chối tiếp nhận bệnh nhân vì không còn giường.Các bệnh viện tại Ấn Độ bị quá tải khi có tới hai hoặc ba bệnh nhân nằm trên một giường, thậm chí phải nằm ngoài hành lang. Các nhà chức trách đang chạy đua để bổ sung thêm giường, máy thở và ôxy để giúp người bệnh.

    Viethome (Theo Dân trí)