• Trong năm ngoái, có gần 6,000 nạn nhân nô lê hiện tại ở Anh không muốn nhận hỗ trợ từ chính phủ. 

    Các luật sư cho biết, hàng ngàn nạn nhân buôn người đã từ chối những hỗ trợ của chính phủ, vì họ dè chừng chính quyền hoặc sợ bị trục xuất. 

    Theo một báo cáo của Đại học Oxford, trong năm ngoái có gần 6,000 nạn nhân buôn người đã từ chối sự hỗ trợ của Cơ chế Giới thiệu Quốc gia - National Referral Mechanism (NRM) dành cho họ.

    Có khá nhiều lý do cho khuynh hướng này. Có thể họ sợ bị bọn buôn người trừng phạt, có thể họ đã nhận được hỗ trợ ở chỗ khác, có thể họ không muốn nhớ về quá khứ là nạn nhân buôn người nên mới từ chối hợp tác với chính quyền. 

    Trong năm ngoái có hơn 19,000 nạn nhân buôn người được chuyển tới hệ thống hỗ trợ NRM. Số lượng nạn nhân từ chối NRM đã tăng 290% trong 2 năm, từ 12% năm 2022 lên 47% năm 2024. 

    Một nghiên cứu khác cho thấy chỉ 133 người trong số 51,193 trường hợp nô lệ trong giai đoạn từ tháng 1/2021 - 5/2024 nộp đơn nhận bồi thường với tư cách nạn nhân. 

    Hàng ngàn nạn nhân buôn người đến từ Albania và Vietnam, đã được trao trả về quốc gia của họ sau khi làm việc với NRM. Một số tự nguyện trở về, một số bị trục xuất. 

    Từ tháng 1/2020 - 9/2024, có 2,427 nạn nhân buôn người đã được trả về cho 2 quốc gia trên. Có rất nhiều lý do rõ ràng chứng minh họ là nạn nhân buôn người. 

    Bộ Nội Vụ khẳng định rằng: "Nạn nhân nô lê hiện đại sẽ luôn được chúng tôi quan tâm nếu họ muốn xin tị nạn tại UK. Chúng tôi sẽ không bao giờ trục xuất họ nếu có bằng chứng rõ ràng cho thấy họ sẽ bị tổn hại nghiêm trọng nếu buộc phải trở về.

    tu choi su giup do
    Đa phần nạn nhân không tin tưởng chính quyền. 

    Viethome (theo Guardian)

  • Đường dây này đã tổ chức hàng chục chuyến vận chuyển người nhập cư từ Maroc qua Romania tới Tây Ban Nha trong hai năm qua.

    Ngày 13/4, cảnh sát Tây Ban Nha thông báo đã triệt phá thành công một đường dây buôn người chuyên đưa người di cư bất hợp pháp từ Maroc vào châu Âu thông qua Romania. Chiến dịch có sự phối hợp của Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) và Cơ quan Bảo vệ Biên giới và Bờ biển châu Âu (Frontex).

    Theo thông tin từ lực lượng chức năng, các nghi phạm bị bắt giữ tại tỉnh Murcia, miền Đông Nam Tây Ban Nha, với cáo buộc tham gia tổ chức tội phạm và tiếp tay cho hoạt động nhập cư trái phép. Các đối tượng này đã thiết lập một "trạm trung chuyển" tại Romania, từ đó đưa người di cư tới Tây Ban Nha bằng xe tải.

    Những người di cư, chủ yếu đến từ Maroc, được đưa bằng đường hàng không sang Romania, sau đó tiếp tục hành trình sang Tây Ban Nha với mức phí khoảng 3.000 Euro mỗi người. Trong vòng 2 năm, đường dây này đã thực hiện khoảng 50 chuyến vận chuyển, mỗi chuyến từ 20 đến 50 người, tổng cộng đưa trái phép từ 1.000 đến 2.500 người vào Tây Ban Nha.

    buon nguoi quy mo chau au
    Có 108 người di cư trên tàu đến từ nhiều nơi. (Ảnh: AFP)

    Cảnh sát cho biết hoạt động buôn người này mang tính chất có tổ chức, được tiến hành nhiều lần một cách trót lọt trong thời gian dài.

    Tình trạng di cư trái phép vào châu Âu vẫn đang gia tăng, phần lớn xuất phát từ bất ổn tại khu vực Sahel ở châu Phi, tình trạng thất nghiệp kéo dài, cùng tác động của biến đổi khí hậu lên đời sống người dân. Maroc hiện là điểm trung chuyển lớn của người di cư châu Phi tìm đường sang châu Âu, thông qua cả đường biển Địa Trung Hải, Đại Tây Dương hoặc vượt hàng rào biên giới tại các vùng lãnh thổ Ceuta và Melilla của Tây Ban Nha.

    Theo VTV

  • buon nguoi trong tap lo 1
    Một phụ nữ Việt Nam được nhét trong hộc đựng đồ của một chiếc ô tô. Ảnh: MEN Media

    Các thành viên của một đường dây buôn người đang phải đối mặt án tù sau khi bị phát hiện giấu một phụ nữ trong hộc đựng đồ (glovebox) của xe hơi để băng qua eo biển Anh.

    Những người đàn ông đến từ Yorkshire là thành viên của một băng đảng tội phạm có tổ chức, chuyên giấu người trong những không gian nguy hiểm của phương tiện để đưa lậu họ vào Vương quốc Anh. 

    Âm mưu của đường dây này đã bị vạch trần khi lực lượng biên phòng phát hiện ra một phụ nữ Việt Nam bị nhét trong hộc đựng đồ xe ô tô vào tháng 6/2022. 

    5 thành viên cư trú tại UK thuộc đường dây này đã bị bắt và truy tố. Cả 5 đều đã thừa nhận tội buôn người, bao gồm Dlawar Omar đến từ Hull, và Yassen Jalal Mohammed đến từ Huddersfield. 3 thành viên còn lại vẫn đang bị xét xử.

    Đường dây này cũng cung cấp giấy tờ giả cho phép công dân ngoài EU đi du lịch đến UK hoặc châu Âu bằng đường hàng không.

    Cảnh sát mô tả đây là một mạng lưới tội phạm tinh vi, đã buôn người vào UK từ năm 2022 - 2024. Giấy tờ giả mà bọn chúng sử dụng là do một cơ sở giả mạo ở Hy Lạp thực hiện. 

    Omar, 40 tuổi, đã thừa nhận 1 tội hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp. Trong khi Mohammed, 43 tuổi, đã thừa nhận 3 tội liên quan đến hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp,.

    buon nguoi trong tap lo 1
    Dlawar Omar là 1 thành viên của đường dây buôn người. Ảnh: MEN Media

    Trong khi đó, Mukhlis Jamal Hamadamin, 43 tuổi, cư trú tại Stockport, đã thừa nhận 4 tội danh tương tự, thêm 1 tội danh làm giả và tội sở hữu giấy tờ giả với mục đích không chính đáng. 

    Muhamad Jamal Hamadamin, 27 tuổi, cư trú tại Stockport, đã thừa nhận 2 tội làm giả và 1 tội sở hữu giấy tờ giả với mục đích không chính đáng. 

    Emily Etherington, 37 tuổi, đến từ Kennington, đã thừa nhận 1 tội hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp.

    Redar Curtis, 30 tuổi, đến từ Kennington; Jozef Kadet Kadet, 25 tuổi, đến từ Manchester; và Khales Akram Jabar, 44 tuổi, đến từ Middlesborough, đều bị truy tố tội hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp.

    Đội Điều tra Hình sự và Tài chính của Bộ Nội Vụ đã phanh phui hoạt động của đường dây này vào tháng 6/2022 khi Jozef Balog (cư trú tại Manchester) bị dừng xe tại biên giới Anh trên đường từ Pháp trở về.

    Khi tiến hành lục soát phương tiện, các sĩ quan phát hiện một phụ nữ Việt Nam được giấu trong hộc đựng tiền chật chội phía dưới táp-lô. Balog đã thừa nhận tội hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp và bị bỏ tù 2 năm rưỡi hồi tháng 1/2024. 

    Một tháng sau, tức tháng 7/2022, đến lượt Emily Etherington bị dừng xe ở biên giới cũng vì giấu một phụ nữ trong táp-lô.

    Khi tiến hành thẩm tra Etherington, các sĩ quan phát hiện ra chồng của cô này là Redar Curtis cũng liên quan tới hoạt động buôn người.

    Sau khi liên kết 2 vụ việc, các sĩ quan mở rộng quy mô điều tra và đã phát hiện ra một mạng lưới tội phạm. 7 lệnh khám xét đã được tiến hành ở nhiều địa chỉ khắp UK, rất nhiều giấy tờ giả bị phát hiện cùng với hơn 20,000 điếu thuốc lá lậu và 6,000 bảng tiền mặt.

    Vào ngày 19/11/2023, lực lượng biên phòng bắt Mukhlis Jamal Hamadamin, nghi phạm chính, tại Sân bay Manchester. Trước đó các sĩ quan đã đánh chặn một gói hàng từ Hy Lạp, chứa một bằng lái xe giả của Hy Lạp. Gói hàng này được gửi tới một địa chỉ ở Bolton với số điện thoại của Mukhlis Jamal Hamadamin.

    Khi rà soát điện thoại của tên này, các sĩ quan phát hiện ra hàng trăm ảnh chụp hộ chiếu và vé máy bay, các tin nhắn liên quan tới việc làm giả và phân phối giấy tờ giả, các video được cho là ghi lại hình ảnh trong cơ sở tại Hy Lạp.

    Viethome (theo ITV News)

  • Trong nỗ lực ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp qua eo biển Manche, ngày 8/1, Chính phủ Anh thông báo sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào tội phạm buôn người.

    trung phat kinh te
    Người di cư được lực lượng chức năng cứu trên eo biển Manche về tới bờ biển ở Dungeness, phía Đông Nam vùng England. Ảnh tư liệu: Getty Images

    Theo đó, Chính phủ Anh cho biết đây sẽ là "cơ chế trừng phạt độc lập" đầu tiên trên thế giới đối với những kẻ buôn người, trong đó có cả các cá nhân và thực thể tham gia vào việc tạo điều kiện cho các chuyến vượt biên nguy hiểm.

    Theo Bộ Ngoại giao Anh, các biện pháp trừng phạt mới, dự kiến có hiệu lực trong năm nay sau khi được Quốc hội thông qua, sẽ nhắm vào "các mạng lưới nhập cư có tổ chức". Chính phủ sẽ phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật để cắt đứt các nguồn tài chính cung cấp cho các đường dây tội phạm này.

    Thông báo được đưa ra trong bối cảnh Chính phủ Anh đang chịu áp lực trong bối cảnh số lượng người di cư từ Pháp vượt qua eo biển Manche đến Anh bằng thuyền nhỏ tăng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2024, ước tính có khoảng 36.800 người đã vượt eo biển Manche để đến vùng Đông Nam England của Vương quốc Anh, tăng 25% so với năm 2023. Các chuyến đi này trở nên phổ biến từ năm 2018, thường thực hiện bằng những chiếc thuyền bơm hơi quá tải và kém chất lượng.

    Vấn đề nhập cư trái phép đã trở thành chủ đề chính trong cuộc tổng tuyển cử năm ngoái và góp phần vào chiến thắng của Công đảng. Kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Keir Starmer đã hủy bỏ kế hoạch gửi người di cư đến Rwanda và thay vào đó tuyên bố sẽ trấn áp các băng nhóm buôn người. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải triệt phá các băng nhóm tội phạm để bảo vệ biên giới và chống lại tình trạng nhập cư bất hợp pháp.

    Theo TTXVN

  • dover buon nguoi 1
    Hình ảnh từ CCTV cho thấy Radu có hành động đáng ngờ khi đang xếp hàng chờ rời cảng Dover. Ảnh: Home Office

    Một người đàn ông Romani đã bị bỏ tù sau khi cố gắng đưa lậu 4 người nhập cư trong thùng xe tải vào UK. Theo sau cuộc điều tra của Bộ Nội Vụ, người đàn ông 23 tuổi này đã bị bỏ tù 2.5 năm sau khi nhận tội buôn 4 người Việt Nam. 

    Vào tháng 9/2024, Marian-Marius Radu bị Lực lượng Biên phòng chặn xe tại cảng Dover. Đúng lúc này, các cán bộ phát hiện có 4 người đi bộ qua làn đường dành cho xe. 

    Sau khi thẩm vấn, cán bộ biên phòng nhận ra 4 người này đều mang quốc tịch Việt Nam và họ vừa mới bước xuống từ chiếc xe tải nặng 3.5 tấn do Radu cầm lái. 

    dover buon nguoi 1
    Marian-Marius Radu đối diện với việc bị trục xuất sau khi mãn hạn tù. Ảnh: Home Office

    Hình ảnh từ CCTV cho thấy Radu có hành động đáng ngờ khi đang xếp hàng chờ rời cảng Dover. Hắn sử dụng điện thoại, quét mắt toàn khu vực và điều chỉnh gương chiếu hậu để nhìn xung quanh mà không bị phát hiện. 

    Kiểm tra hình ảnh từ CCTV cho thấy, Radu vén chiếc rèm phía sau lưng và ra tín hiệu cho 4 người nhập cư xuống xe, đinh ninh không có ai phát hiện.

    Ngay sau đó Radu bị lực lượng biên phòng chặn xe. Tiến hành lục soát, cán bộ biên phòng phát hiện một bộ biển số xe phía dưới ghế ngồi của hành khách, tương ứng với thông tin đăng kí biển số xe mà Radu đã sử dụng để đặt lên phà.

    4 người Việt Nam đã bị giam giữ để bàn giao cho bộ phận di trú. 

    dover buon nguoi 1
    Radu vén chiếc rèm sau lưng để ra tín hiệu cho 4 người nhập cư xuống xe. Hắn đinh ninh không có ai nhìn thấy. Ảnh: Home Office

    Số người nhập cư bất hợp pháp tại Anh cao nhất châu Âu

    Theo một nghiên cứu mới do các chuyên gia của Đại học Oxford dẫn đầu thực hiện, Anh là điểm đến của nhiều người di cư bất hợp pháp nhất trong số các quốc gia châu Âu. Theo đó, tại Anh hiện có khoảng 745.000 người nhập cư bất hợp pháp, vượt con số 700.000 người tại Đức và cao hơn gấp đôi so với 300.000 người ở Pháp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cứ 100 người đang ở Anh thì có một người sống bất hợp pháp.

    Con số 745.000 người nói trên bao gồm những người nước ngoài đã quá hạn thị thực, người bị từ chối tị nạn nhưng hiện đang mất tích và những người vượt eo biển Manche từ Pháp sang Anh.

    Chính phủ Anh cũng đang chịu áp lực lớn trong việc trấn áp các băng nhóm buôn người và trấn áp tội phạm do người di cư gây ra ở quốc gia này. Tờ Telegraph tiết lộ rằng cứ 50 người Albania ở Anh thì có 1 người đang ngồi tù.

    Bộ trưởng Nội vụ Anh James Cleverly khẳng định cần ngăn chặn những người di cư bất hợp pháp đến Anh. Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Di trú Robert Jenrick cho rằng an ninh nước Anh đang bị đe dọa.

    Đảng Lao động đã cam kết xóa sổ các băng nhóm buôn người bằng cách thành lập Bộ Tư lệnh An ninh Biên giới để làm việc với các đối tác châu Âu và G7, trao cho các cơ quan thực thi pháp luật và tình báo của Anh những quyền hạn mới theo kiểu chống khủng bố.

    Viethome (theo ITV News)

  • Tình trạng đói nghèo, các cuộc xung đột và khủng hoảng khí hậu khiến người dân ở nhiều quốc gia dễ bị tổn thương hơn và trở thành 'con mồi' của những kẻ buôn người. Chỉ rõ thực trạng đáng lo ngại này trong báo cáo công bố gần đây, Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) nhấn mạnh, cuộc chiến chống nạn buôn người đòi hỏi sự chung tay của cộng đồng quốc tế.

    Báo cáo toàn cầu về nạn buôn người năm 2024 của UNODC thu thập dữ liệu từ 156 quốc gia ở hầu hết các khu vực và tiểu vùng. Theo báo cáo, tổng số nạn nhân của nạn buôn người trên thế giới năm 2022 là hơn 69.600 người, tăng 43% so với mức của năm 2020, thời điểm số trường hợp được ghi nhận giảm mạnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

    Theo báo cáo, tổng số nạn nhân của nạn buôn người trên thế giới năm 2022 là hơn 69.600 người, tăng 43% so với mức của năm 2020, thời điểm số trường hợp được ghi nhận giảm mạnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

    Con số này thậm chí còn vượt mức trước khi dịch bệnh bùng phát tới 25%. Dữ liệu sơ bộ của năm 2023 cho thấy, xu hướng này còn tiếp diễn. Điều này chứng tỏ, nạn buôn người đang len lỏi đến mọi ngóc ngách của thế giới.

    the gioi buon nguoi

    Báo cáo của UNODC lần này dành trọn một chương về châu Phi. Là nơi chịu nhiều tác động của các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, châu Phi thường bị bỏ qua trong các nghiên cứu về nạn buôn người do công tác thu thập dữ liệu gặp đầy trắc trở. Với sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và khu vực, cũng như các cơ quan chức năng của nhiều quốc gia châu Phi, UNODC cung cấp những thông tin chi tiết về vấn nạn nhức nhối này. Theo đó, khu vực phía nam Sahara ở châu Phi chiếm phần lớn nhất trong tổng số nạn nhân của tội phạm buôn người trên thế giới, tới 26%.

    UNODC chỉ ra rằng, phụ nữ vẫn là đối tượng bị những kẻ buôn người nhắm đến nhiều nhất, sau đó là nam giới, trẻ em gái và trẻ em trai. Tuy nhiên, số lượng nạn nhân là trẻ em đang tăng ở mức đáng báo động.

    Giám đốc điều hành UNODC Ghada Waly quan ngại rằng, các nạn nhân thường bị cưỡng bức lao động, bao gồm cả đi ăn xin hoặc phải tiếp tay cho các vụ lừa đảo, gian lận trực tuyến. Theo bà Waly, phụ nữ và trẻ em gái còn phải đối mặt nguy cơ bị lạm dụng tình dục và bạo lực giới.

    Không chỉ vẽ lại bức tranh u ám nêu trên, các chuyên gia của Liên hợp quốc cũng đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả ngăn chặn nạn buôn người. Theo đó, hệ thống pháp luật cần được hoàn thiện nhằm đối phó những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, táo tợn của các băng nhóm buôn người. Các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ trẻ em nên được tích hợp vào các cơ chế chống buôn người, cùng với đó là các nỗ lực chấm dứt lao động trẻ em. Công tác phòng ngừa là một phần không thể thiếu, trong đó cần cải thiện chất lượng của các báo cáo và nâng cao nhận thức của người dân về nạn buôn người. Các chuyên gia cũng cho rằng cần ưu tiên bảo vệ sự an toàn và phẩm giá của nạn nhân thay vì đổ lỗi và chỉ trích họ đã nhẹ dạ cả tin.

    Thực tế cho thấy, nỗ lực đấu tranh phòng, chống nạn buôn người không chỉ ngày càng nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế mà còn đang được đẩy mạnh.

    Tại một hội nghị của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL) ở thành phố Glasgow, Thủ tướng Anh Keir Starmer mô tả các mạng lưới buôn người đang trở thành mối đe dọa an ninh toàn cầu, đồng thời khẳng định, London sẽ áp dụng cách tiếp cận chống khủng bố để đối phó thách thức này. Việc Anh thời gian qua tăng cường hợp tác với các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhằm đẩy lùi các băng nhóm buôn người di cư cho thấy đây không chỉ là lời nói suông. Trong năm nay, chiến dịch truy quét tội phạm buôn người quy mô lớn do INTERPOL thực hiện đã bắt giữ hàng nghìn đối tượng tình nghi. Hàng nghìn nạn nhân và những người có nguy cơ bị những kẻ buôn người nhắm tới được giải cứu.

    Tình hình thế giới đang đầy biến động càng dấy lên những lo ngại về sự gia tăng của các tổ chức tội phạm, cũng như số phận của những người bị trở thành món hàng trong các đường dây xuyên biên giới.

    Báo cáo của UNODC hay nhiều lời kêu gọi được đưa ra thời gian qua nhấn mạnh trách nhiệm chung của các quốc gia trong việc tăng cường hành động nhằm buộc những kẻ cầm đầu các mạng lưới buôn người đứng trước vành móng ngựa, đồng thời thúc đẩy giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của vấn nạn này.

    Theo baobinhphuoc

  • Trong chiến dịch truyền thông mới, Chính phủ Anh đưa ra thông điệp cảnh báo người nhập cư những rủi ro và thực tế khi di cư vào Anh bất hợp pháp. Thông điệp đăng tải trực tuyến trên mạng xã hội tập trung vào những người dùng mạng xã hội từ Việt Nam và người Kurd từ Iraq.

    Theo tin từ Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, tiếp nối thành công của Chiến dịch truyền thông toàn cầu hồi tháng 3, từ tuần thứ 3 của tháng 12, Chính phủ Anh tiếp tục thực hiện chiến dịch truyền thông với mục tiêu vạch trần chi tiết các thủ đoạn của tội phạm vận chuyển người di cư trái phép, nhằm đẩy lùi nạn nhập cư trái phép bằng thuyền hơi, kết hợp với các biện pháp tăng cường an ninh biên giới.

    truyen thong buon nguoi 1
    Thông điệp truyền thông mới của Chính phủ Anh cảnh báo người nhập cư những rủi ro và thực tế khi di cư vào Anh bất hợp pháp.

    Đồng thời, Chính phủ Anh cũng tăng cường hợp tác với các nước Đức, Bỉ, Pháp và Hà Lan trong công tác truyền thông, trên cơ sở thực hiện kế hoạch 5 điều về phòng, chống tội phạm vận chuyển người di cư trái phép mà các nước thuộc Nhóm làm việc Calais đã đồng thuận gần đây.

    Cụ thể, Bộ Nội vụ Anh sử dụng mạng xã hội đưa các thông điệp tới người Việt và người Kurd từ Iraq, cảnh báo hậu quả khi nhập cư vào Anh trái phép và phơi bày sự thật đằng sau những lời hứa của các nhóm tội phạm. Thông điệp sử dụng những câu chuyện có thật để cảnh báo về hậu quả khi tin vào những nhóm tội phạm đưa người di cư trái phép. Các thông điệp cũng theo sát hành trình của người di cư nhằm cảnh báo, tác động đến quyết định và thay đổi hành vi. Những người nhập cư hiện đang ở Anh cũng được cảnh báo về những hiểm nguy mà gia đình và bạn bè của họ có thể đối mặt và ngăn chặn lan truyền thông tin sai lệch.

    Thứ trưởng phụ trách an ninh biên giới và tỵ nạn, Bộ Nội vụ Anh Angela Eagle nhấn mạnh: “Chiến dịch truyền thông này tập trung vào những đối tượng mua bán người, vạch trần thủ đoạn của chúng và cắt đứt nguồn cung. Chúng tôi cảnh báo những người di cư về hành trình nguy hiểm khi vào Anh bất hợp pháp, sử dụng các câu chuyện có thật. Việc hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế giúp chúng tôi đẩy lùi các nhóm tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và góp phần thực hiện Kế hoạch cải tổ của Thủ tướng Anh. Dưới bàn tay của bọn tội phạm, đã có quá nhiều người đã thiệt mạng trong hành trình di cư vượt biển, và chúng ta cần làm hết sức để đưa những kẻ phạm tội ra trước công lý”.

    Còn Tổng tư lệnh An ninh Biên giới Anh Martin Hewitt cho hay: “Chúng tôi đang thực hiện những biện pháp mới trong kế hoạch bảo vệ biên giới và tăng cường hợp tác quốc tế. Truyền thông là một mắt xích quan trọng. Những người di cư cần cần nhận thức được rằng các đối tượng tội phạm đều không đáng tin cậy. Các băng nhóm tội phạm phải chịu trách nhiệm về cái chết của những người vô tội. Chúng tôi sẽ đập tan những băng nhóm này, đưa chúng ra trước công lý và ngăn chặn chúng làm giàu từ các thủ đoạn bóc lột và lừa dối”.

    truyen thong buon nguoi 1
    Những người di cư nhảy xuống nước từ một chiếc thuyền gỗ đông đúc khi họ được các thành viên của một tổ chức phi chính phủ giúp đỡ trong một hoạt động cứu hộ ở Biển Địa Trung Hải, cách Sabratha, Libya khoảng 20 km về phía Bắc. Ảnh chụp ngày 29/8/2016.

    Trước đó, tại hội nghị của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL) ở thành phố Glasgow (Anh), Thủ tướng Anh Keir Starmer đã mô tả các mạng lưới buôn người đang trở thành mối đe dọa an ninh toàn cầu, đồng thời khẳng định, London sẽ áp dụng cách tiếp cận chống khủng bố để đối phó thách thức này.

    Việc Anh thời gian qua tăng cường hợp tác với các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhằm đẩy lùi các băng nhóm buôn người di cư cho thấy đây không chỉ là lời nói suông. Trong năm nay, chiến dịch truy quét tội phạm buôn người quy mô lớn do INTERPOL thực hiện đã bắt giữ hàng nghìn đối tượng tình nghi. Hàng nghìn nạn nhân và những người có nguy cơ bị những kẻ buôn người nhắm tới được giải cứu.

    Trong khi đó, theo nhận định của Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), tình hình thế giới đang đầy biến động càng dấy lên những lo ngại về sự gia tăng của các tổ chức tội phạm, cũng như số phận của những người bị trở thành món hàng trong các đường dây xuyên biên giới.

    Báo cáo toàn cầu về nạn mua bán người năm 2024 của UNODC thu thập dữ liệu từ 156 quốc gia ở hầu hết các khu vực và tiểu vùng cho thấy, tổng số nạn nhân của nạn mua bán người trên thế giới năm 2022 là hơn 69.600 người, tăng 43% so với mức của năm 2020, thời điểm số trường hợp được ghi nhận giảm mạnh trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Dữ liệu sơ bộ của năm 2023 cho thấy, xu hướng này còn tiếp diễn. Điều này chứng tỏ, nạn mua bán người đang len lỏi đến mọi ngóc ngách của thế giới.

    Theo cand

  • Theo Sunday Times ngày 17-11, Vương quốc Anh sẽ ký thỏa thuận với một số quốc gia nhằm ngăn chặn hàng nghìn người di cư bất hợp pháp đến nước này.

    ki thoa thuan chong bn
    Những người di cư trên những chiếc thuyền cao su của kẻ buôn người tại bãi biển Ecault ở Saint-Etienne-au-Mont, gần Neufchatel-Hardelot, miền Bắc nước Pháp. Ảnh: Arabnews

    Các thỏa thuận này sẽ tương tự như các thỏa thuận mà Italia đã ký với một số quốc gia, với nguồn viện trợ được rót vào quốc gia đó để đổi lấy việc ngăn chặn người di cư.

    Những nước đang thảo luận với Anh về vấn đề này có Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực bán tự trị người Kurd ở miền Bắc Iraq. Các thỏa thuận dự kiến ​​sẽ được ký kết vào cuối năm.

    Italia đã cố gắng giảm 62% số lượng người di cư bất hợp pháp vào nước này sau khi Thủ tướng Giorgia Meloni đạt được thỏa thuận với Tunisia và Libya.

    Tunisia đã nhận được tàu tuần tra và 100 triệu euro (105,4 triệu USD) để đầu tư vào giáo dục, năng lượng và các công ty được thuê để ngăn chặn người di cư, trong khi lực lượng bảo vệ bờ biển của Libya sẽ được Rome đào tạo và trang bị tương tự.

    Tuy nhiên, cả hai thỏa thuận đều bị các tổ chức nhân quyền chỉ trích về cách xử lý của chính quyền địa phương với người di cư ở Tunisia và Libya.

    Thủ tướng Anh Keir Starmer đã gặp người đồng cấp Meloni vào tháng 9, trong đó ông ca ngợi "công tác thượng nguồn" của Italia ở Bắc Phi. Ông cho biết: “Tôi luôn cho rằng việc ngăn chặn người dân rời khỏi quê hương họ ngay từ đầu sẽ tốt hơn nhiều so với việc cố gắng đối phó với những người đã đến”.

    Vương quốc Anh liên tục chứng kiến ​​sự gia tăng về số lượng người nhập cảnh bất hợp pháp, trong khi chính phủ Đảng Lao động cam kết sẽ "đập tan các băng đảng" điều hành hoạt động buôn người qua eo biển Manche.

    Tính đến ngày 11-11, tổng số người di cư bất hợp pháp đến Anh là 32.900 người, trong khi năm 2023 là 29.437 người. Theo số liệu thống kê của chính phủ Anh, số người vượt biển bằng thuyền nhỏ trong năm (tính đến tháng 6) là: Afghanistan 5.730 người (chiếm 18%), Iran với 3.844 người (13%), Thổ Nhĩ Kỳ với 2.925 người (10%) và Syria với 2.849 người (9%)...

    Trước đây, Anh và Pháp đã ký kết một thỏa thuận, theo đó, London trao cho Paris 500 triệu bảng Anh (630,9 triệu USD) để ngăn chặn các cuộc di cư. Tương tự, Anh sẽ trao cho Thổ Nhĩ Kỳ một khoản viện trợ đáng kể để ngăn chặn người di cư đến châu Âu.

    Chính phủ Anh mong muốn đạt được thỏa thuận với người Kurd ở Iraq, nơi có nhiều băng nhóm buôn người hoạt động. Đầu năm nay, trùm buôn người khét tiếng Barzan Majeed, được biết đến với biệt danh The Scorpion, đã bị bắt tại thành phố Sulaymaniyah, Iraq.

    Bộ trưởng Nội vụ Anh Yvette Cooper đã cử các chuyên gia điều tra đến khu vực này để đánh giá tính khả thi của một thỏa thuận theo kiểu Italia. Bất kỳ thỏa thuận nào cũng sẽ liên quan đến việc tài trợ và đào tạo cho các dịch vụ an ninh địa phương, cũng như các điều khoản hồi hương cho những người di cư đến Vương quốc Anh.

    Theo Báo Điện Biên Phủ

  • Đức đã thực hiện một loạt cuộc đột kích nhằm vào một mạng lưới bị cáo buộc buôn người di cư đến Anh bằng việc sử dụng thuyền hơi chất lượng thấp.

    triet pha buon nguoi xuong nho 9
    Người di cư nỗ lực vượt eo biển Manche sang Anh. (Ảnh minh họa)

    Rạng sáng 4/12, lực lượng cảnh sát đặc nhiệm Đức đã thực hiện một loạt cuộc đột kích nhằm vào một mạng lưới bị cáo buộc buôn người di cư đến Anh.

    Thông báo của cảnh sát nêu rõ mạng lưới này bị cáo buộc "buôn người di cư bất hợp pháp từ Trung Đông và Đông Phi đến Pháp và Anh bằng cách sử dụng thuyền hơi chất lượng thấp".

    Cảnh sát cho biết hơn 500 cảnh sát Đức phối hợp với hơn 20 điều tra viên người Pháp và 3 quan chức Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) đã tiến hành cuộc lục soát các địa điểm tại nhiều thành phố của Đức gồm Essen, Gelsenkirchen, Grevenbroich, Bochum và các thành phố khác, trong đó có một khu nhà cho người tị nạn ở Essen.

    Các cuộc đột kích diễn ra sau cuộc điều tra của chính quyền Bỉ, Pháp và Đức về một mạng lưới buôn người khác dẫn đến 19 vụ bắt giữ trong năm nay.

    Theo Europol, các nghi phạm, tất cả đều ở Đức, đã tổ chức mua, lưu trữ và vận chuyển thuyền bơm hơi để đưa người di cư từ các bãi biển gần thành phố Calais của Pháp đến Anh một cách trái phép.

    Tình trạng buôn người di cư bằng thuyền nhỏ đã gia tăng kể từ năm 2019 và 2 năm sau đã chuyển sang hoạt động giấu người ở sau xe tải. Số liệu do Europol cung cấp cho biết năm 2023, khoảng 30.000 người di cư và 600 chiếc thuyền đã đến Anh.

    Theo Vietnamplus

  • tripadvisor 1
    Dilshad Shamo và Ali Khdir bị kết tội vì tham gia tổ chức buôn người xuyên châu Âu

    Hai người đàn ông đã nhận tội trong phiên xử với cáo buộc buôn người. Dilshad Shamo, 41 tuổi, và Ali Khdir, 40 tuổi, đã bị kết án vì vai trò của mình trong một đường dây hoạt động xuyên châu Âu được ví như "Tripadvisor dành cho những kẻ buôn người".

    Họ đã đưa khoảng 100 người di cư bất hợp pháp đến châu Âu mỗi tuần, trong khoảng thời gian hai năm.

    Hai người này - đặt "đại bản doanh" tại một tiệm rửa xe ở thị trấn Caerphilly, miền nam xứ Wales - đã cung cấp cho những người di cư các gói đồng, bạc, vàng và bạch kim, tùy thuộc vào mức độ rủi ro.

    tripadvisor 1
    Những kẻ buôn người xứ Wales yêu cầu người di cư đánh giá xếp hạng hành trình của họ

    Gói dịch vụ bạch kim có thể giúp một người có được một chuyến bay, trong khi gói bạc có thể mang lại một “chuyến đi thoải mái” ở thùng sau của một xe tải.

    Những người di cư từ Trung Đông đến châu Âu đã đánh giá hành trình của họ trong các video quay bên trong xe tải, thuyền và thậm chí trên máy bay.

    “Lộ trình chuyến đi thế nào, các cậu?” một người đàn ông hỏi trong một đoạn clip, khi một người ở thùng sau xe tải giơ ngón tay cái ra hiệu hài lòng.

    Các nhà điều tra đã tìm thấy những video đánh giá này trên điện thoại của chính những kẻ buôn người, dường như được tạo ra để quảng cáo.

    tripadvisor 1
    "Cầu trời phù hộ, chúng tôi rất biết ơn," một gia đình người Iran được đưa lậu đến châu Âu chia sẻ khi họ tạo dáng để chụp ảnh bên ngoài sân bay

    Theo Cơ quan Phòng chống Tội phạm Quốc gia (NCA) của Vương quốc Anh, hầu hết những người sử dụng dịch vụ nói trên đến từ Iran, Iraq và Syria để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn ở Tây Âu.

    Nhiều người được cho là đã đến Vương quốc Anh.

    Trong một video, một người di cư nói: "Lộ trình di chuyển bằng xe tải được thỏa thuận với sự hợp tác của tài xế; ở đây chúng tôi có đàn ông, phụ nữ và trẻ em – tạ ơn Thượng đế, lộ trình dễ dàng và tốt đẹp."

    Một video khác cho thấy những người đàn ông mỉm cười trước máy quay khi họ chỉ vào ít nhất khoảng hơn một chục người khác trên một chiếc thuyền đang di chuyển nhanh qua mặt nước.

    Những kẻ buôn người 'giống như đại lý du lịch'

    Derek Evans, từ NCA, cho biết hai người này hoạt động "giống như một đại lý du lịch".

    “Giống như Tripadvisor, họ đang xếp hạng dịch vụ của mình trong cộng đồng đó,” ông nói.

    Gói cao nhất được cung cấp - bạch kim - sẽ giúp người di cư có được hộ chiếu giả và vé máy bay, với chi phí từ 10.000 đến 25.000 bảng Anh.

    Gói vàng sẽ di chuyển bằng tàu thủy, với chi phí khoảng 8.000-10.000 bảng Anh, trong khi gói đồng, gói dịch vụ nguy hiểm nhất - từ 3.000 đến 5.000 bảng Anh - sẽ là hành trình trong một xe tải vận chuyển hàng hóa hạng nặng.

    tripadvisor 1
    Khdir tại tiệm rửa xe ở Caerphilly, nơi diễn ra hoạt động buôn người

    NCA đã lần ra dấu vết của những kẻ buôn người sau khi nhận được thông tin từ một nguồn tin và ghi âm lén một số cuộc gọi điện thoại.

    "Từ thứ Sáu tuần trước đến tối qua, tôi đã vận chuyển người," Shamo nói trong một cuộc trò chuyện.

    "Mỗi ngày một chuyến, người Kurd từ Thổ Nhĩ Kỳ... vậy là tuần này tôi đã vận chuyển sáu đến bảy chuyến."

    tripadvisor 1
    "Tôi đang ở trong xe tải... chúng tôi đã thỏa thuận và chúng tôi đang di chuyển," một người di cư nói, trong một video khác được tìm thấy trên điện thoại của kẻ buôn người này

    Lợi nhuận khó có thể thu hồi được

    Ông Evans nói với chương trình BBC Wales Investigatesrằng họ hy vọng sẽ "phá bỏ và phá vỡ" một phần ngành buôn người này.

    Nhưng ông cho biết "chắc chắn" sẽ có người khác tiếp quản vì đây là một "mô hình kinh doanh béo bở".

    Ông cho biết Shamo và Khdir đã kiếm được hàng trăm ngàn, nếu không muốn nói là hàng triệu bảng Anh, nhưng số tiền này khó có thể thu hồi được.

    Nguyên nhân là do họ sử dụng một hệ thống được gọi là ngân hàng hawala, không yêu cầu thông tin chi tiết từ người sử dụng.

    Cá nhân có thể gửi tiền cho một người môi giới hawala ở một nước và người nhận có thể rút tiền từ một nhà môi giới ở một nước khác bằng cách sử dụng một mã.

    Điều này có nghĩa là tiền được chuyển mà không cần phải chuyển tiền mặt. Không cần phải xác minh danh tính của những người sử dụng.

    Mặc dù có những mục đích sử dụng hợp pháp và thậm chí là "cần thiết" - chẳng hạn như những người không có tài khoản ngân hàng gửi kiều hối về cho gia đình ở nước ngoài - nhưng đây cũng là một hệ thống "hấp dẫn đối với hoạt động tội phạm", Claire Healy, từ Văn phòng về Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), cho biết.

    Lần theo dấu vết của các băng nhóm buôn người

    tripadvisor 1
    Nhóm điều tra BBC Walesđã đến Erbil, khu vực người Kurd ở Iraq, để tìm hiểu hệ thống hawala đang bị những kẻ buôn người lợi dụng

    Chúng tôi biết rằng từ tiệm rửa xe của họ ở miền nam xứ Wales, Shamo và Khdir có các mối quan hệ ở Iraq là một phần quan trọng trong hoạt động buôn người của họ.

    Vì vậy, chúng tôi đã đến thành phố Erbil và nhờ sự giúp đỡ của một người đàn ông địa phương, người biết về các băng nhóm buôn người, để tìm hiểu thêm về ngành công nghiệp buôn người mờ ám nhưng béo bở này.

    Ông ta nhanh chóng tìm thấy quảng cáo trên TikTok cung cấp dịch vụ tương tự như của những người đàn ông từ Caerphilly, nhưng họ không muốn công khai nói về các hoạt động bất hợp pháp này.

    Vì vậy, chúng tôi đã đóng giả, đưa người của chúng tôi vào vai một người Iraq muốn đến Vương quốc Anh.

    Một kẻ buôn người nói rằng hắn có thể sắp xếp để chúng tôi được đưa từ Pháp sang Vương quốc Anh trong thùng xe tải với giá 5.000 USD.

    tripadvisor 1
    Video của "Bawar" trên TikTok, quảng cáo dịch vụ buôn người của ông ta

    Một người đàn ông khác, tự xưng là Bawar, nói rằng ông ta có trụ sở tại Cardiff và cung cấp một chuyến đi thoải mái hơn, với hộ chiếu giả.

    "Người anh em, chúng tôi có chuyến bay từ Pháp sang Anh... Chúng tôi đảm bảo không bị chặn lại hay lấy dấu vân tay," ông ta nói với chúng tôi.

    "Số tiền là 8.000 USD và anh có thể dễ dàng chuyển số tiền này tại bất kỳ văn phòng chuyển tiền nào anh muốn."

    Để hoàn tất thỏa thuận, Bawar yêu cầu chúng tôi gửi tiền đặt cọc tại một hawala ở Erbil.

    Khi phóng viên ngầm của chúng tôi đến đó, người chịu trách nhiệm hoạt động của hệ thống hawala tại đó có vẻ đã biết và hiểu rõ về cách thức giao dịch này.

    Chúng tôi xác nhận rằng chúng tôi sẽ đi bằng máy bay với các giấy tờ do Bawar cung cấp.

    "Được rồi, ổn. Phí của [hawala] là 400 bảng Anh," ông ta trả lời.

    Chúng tôi không thực hiện thỏa thuận, nhưng điều này dường như cho thấy cách hệ thống ngân hàng hawala bị các kẻ buôn người lợi dụng một cách dễ dàng thế nào.

    tripadvisor 1
    Hai người di cư xếp hạng dịch vụ họ nhận được, khi họ được đưa đi bằng thuyền

    Khi BBCtiếp cận Bawar để yêu cầu bình luận, ông ta phủ nhận liên quan đến buôn người, khẳng định mình là một người chăn cừu không có tiền.

    Chủ sở hữu hawala ở Erbil cũng phủ nhận việc đã đề nghị nhận tiền để giúp phóng viên ngầm của chúng tôi đến Vương quốc Anh với hộ chiếu giả.

    Ông Evans, từ NCA, cho biết chỉ một số ít hawala đăng ký với các cơ quan tài chính ở Vương quốc Anh, trong khi nhiều chi nhánh khác đang hoạt động trong một mạng lưới tội phạm.

    Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Healy, công tác xác định và ngăn chặn những kẻ buôn người và tội phạm khác lợi dụng hệ thống ngân hàng hawala vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ hoặc hiệu quả.

    tripadvisor 1
    Tiến sĩ Claire Healy từ Liên Hợp Quốc cho biết hệ thống hawala có nhiều ứng dụng quan trọng và hợp pháp đối với những người không tiếp cận được dịch vụ của ngân hàng, nhưng hầu hết các quốc gia lại "không hiểu rõ".

    "Tôi nghĩ rằng rất nhiều quốc gia đang gặp khó khăn trong việc ứng phó vì họ thực sự không hiểu hệ thống này."

    "Thường chỉ có người lái thuyền hoặc lái xe bị bắt… đây là những người dễ dàng bị thay thế.

    Tiến sĩ Healy nói rằng cần có nhiều chuyên gia về tài chính hơn để xác định những kẻ tội phạm kiếm được lợi nhuận lớn, và cần nỗ lực hơn nữa để quản lý các hệ thống hawala nhằm phát hiện các giao dịch đáng ngờ, đồng thời đảm bảo các hoạt động kinh doanh hợp pháp vẫn có thể tiếp tục.

    “Điều này cũng vô cùng cấp bách - chúng ta đã thấy trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Anh, hoạt động buôn lậu diễn ra trong những điều kiện hết sức nguy hiểm và nhiều người đã thiệt mạng."

    tripadvisor 1

    Người phát ngôn của TikTok nói với BBCrằng nền tảng này có "chính sách không khoan nhượng đối với nội dung quảng bá buôn người" và sẽ xóa các tài khoản vi phạm quy tắc của mình.

    TikTok cho biết họ đã hợp tác với NCA để "xác định và chống lại tội phạm di cư có tổ chức trên mạng cũng như ứng phó với các phương thức hoạt động ngày càng tinh vi của tội phạm."

    Chính phủ Anh, sau khi cam kết đóng băng tài khoản ngân hàng của những kẻ buôn người, tuyên bố rằng họ sẽ "làm mọi cách để xóa sổ các băng nhóm buôn người tàn ác."

    Chính phủ cũng cho biết NCA đang làm việc chặt chẽ với các đối tác quốc tế để phát triển nguồn tin tình báo nhằm phá vỡ hoạt động của những tội phạm sử dụng hệ thống hawala để rửa tiền thu lợi bất chính.

    Theo BBC News Tiếng Việt

  • Ngày 14/11, Cơ quan tư pháp châu Âu Eurojust thông tin về việc cảnh sát Hà Lan bắt giữ một nghi phạm cung cấp thuyền cho nhiều đối tượng buôn người.

    Cụ thể, cảnh sát Hà Lan bắt giữ nghi phạm cung cấp thuyền nhỏ cho nhiều đối tượng buôn người ở Bỉ và miền Bắc nước Pháp nhằm đưa người qua eo biển Manche vào Vương quốc Anh.

    bat doi tuong ban xuong
    Thuyền buôn người vào Anh qua eo biển Manche năm 2022 - Nguồn ảnh: AFP.

    Nghi phạm mang quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ, 44 tuổi, bị bắt vào thứ tư ngày 14/11 khi vừa hạ cánh tại sân bay Schiphol của Amsterdam. Theo thông tin từ Eurojust, nghi phạm sẽ đối mặt với cáo buộc tham gia vào hoạt động buôn người như một phần của tổ chức tội phạm.

    Vụ bắt giữ trên do cảnh sát Bỉ, Anh phối hợp với cảnh sát Eurojust và Europol thực hiện. Theo thông tin từ Eurojust, nghi phạm cung cấp nhiều thuyền nhỏ và động cơ thuyền cho nhiều đối tượng buôn người ở khu vực miền Bắc nước Pháp và Bỉ để buôn người qua eo biển Manche. Cơ quan Tội phạm Quốc gia Anh thông tin thêm nghi phạm vận chuyển thuyền nhỏ từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Đức cất giấu, khi cần sử dụng sẽ mang tới phía Bắc Pháp.

    Eo biển Manche là một trong những tuyến vận chuyển đông nhất thế giới, có dòng chảy rất mạnh, do vậy việc vượt biển bằng thuyền nhỏ rất nguy hiểm. Chỉ riêng năm 2024 đã có hơn 50 người thiệt mạng khi cố gắng vượt biển. Theo số liệu từ chính phủ Vương quốc Anh, trong 7 ngày qua, có 1.300 người đến Anh bằng thuyền nhỏ.

    Theo Congly

  • 2 người đàn ông điều hành một đường dây buôn người núp bóng tiệm rửa xe ở Wales vừa bị bắt. 

    Dilshad Shamo 41 tuổi, và Ali Khdir 40 tuổi, đều cư trú tại Caerphilly, bị truy tố tội buôn hàng trăm người khắp châu Âu. Hai kẻ này sắp xếp cho người nhập cư từ Iraq, Iran, Syria lên xuồng, lên xe tải HGV và xe ô tô.

    Khdir sinh ra ở Iran, và Shamo xuất xứ từ Iraq, thành lập tiệm rửa xe Fast Track Hand Car Wash ở Caerphilly, nơi che giấu hoạt động buôn người.

    Cảnh sát đã ghi lại được nhiều tin nhắn của bọn buôn người, trong đó bọn chúng có đề cập đến việc "kinh doanh buôn người". Cả hai đều phủ nhận 5 tội danh liên quan đến buôn người nhập cư ở Italy, Romania, Croatia và Đức. Được biết hoạt động phạm tội diễn ra từ tháng 9/2022 - 4/2023. 

    buon nguoi tiem rua xe 1
    Ali Khdir phủ nhận việc buôn người vào châu Âu. Ảnh: Wales News Service

    Các tin nhắn thoại và tin nhắn chữ cho thấy Khdir và Shamo đã trao đổi với nhiều người khắp châu Âu, Thổ Nhĩ Kì và Iraq. Chúng bàn bạc các lộ trình, hộ chiếu và tiền trao tay. 

    Cảnh sát còn có được các đoạn clip ghi lại hình ảnh những người nhập cư đi theo nhiều lộ trình khác nhau vào châu Âu. Ngoài ra cảnh sát đã gắn thiết bị nghe lén vào xe của bọn tội phạm để theo dõi.

    Một tin nhắn cho thấy một người đàn ông tên "Chomani" nói với Khdir: "Này Chú có người ở Istanbul không?"

    Một đoạn tin nhắn thoại cho thấy Khdir trả lời rằng hắn đang bận rộn tại "tiệm rửa xe" và có những người cần visa Thổ Nhĩ Kỳ. Hắn nói: "Anh biết việc kinh doanh buôn người là như thế nào mà". 

    Các tin nhắn đã được cảnh sát tải xuống từ điện thoại của các bị cáo và những người tiếp xúc gần với chúng. Trong một cuộc gọi được cảnh sát ghi lại trên xe của Shamo, hắn hỏi một người tên "Chú Andam" rằng chú có người nhập cư ở Croatia hay Italy để buôn không.

    buon nguoi tiem rua xe 1
    Dilshad Shamo phủ nhận tội buôn người tại Italy, Romania, Croatia và Đức. Ảnh: Wales News Service

    Shamo nói rằng có sẵn xe ở Croatia, Slovenia và Italy. Hắn nói: "Cứ giao họ cho tôi và tôi sẽ đưa họ qua biên giới, cứ nói rằng Dilshad đã bố trí sẵn xe ở cả hai bên". 

    Trong một đoạn thoại khác, Shamo nói: "Tôi có đầu mối khắp mọi nơi, cả ở Bosnia, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy và Slovenia. Chúng tôi có xe và nếu họ băng qua biên giới tới Thổ Nhĩ Kỳ, tôi sẽ lo hết. Nhưng tôi không thể đưa thể họ đến Anh ngay".

    Khi bắt giữ và áp tải bọn tội phạm đến đồn cảnh sát vào ngày 13/04/2023, cảnh sát đã ghi lại được một đoạn nói chuyện giữa Shamo và Khdir khi chúng ngồi sát nhau trên xe. Chúng nói chuyện bằng tiếng Kurd. 

    Nội dung được dịch ra cho thấy Shamo nói với Khdir "cứ nói với cảnh sát là chúng ta không hỗ trợ bất kì ai nhập cư bất hợp pháp. Họ chỉ hỏi vài câu thôi, nói chúng ta không biết gì hết".

    Điện thoại của cả hai đều bị cảnh sát tịch thu. Khdir đã giao nộp mật khẩu điện thoại cho cảnh sát, nhưng Shamo lại cố tình cho sai số. 

    Shamo hỏi Khdir về số tiền trong tài khoản ngân hàng của hắn, nói rằng: "Vậy là tất cả tiền đều ở trong tài khoản của mày à? Mày biết phải làm gì không? Cứ nói chúng ta mua bán xe, cứ nói chúng ta chuyển tiền từ đất nước của mình".

    Viethome (theo ITV News)

  • bay buon nguoi duc 2

    "Trọn gói" tốn khoảng 15.000 euro, bao gồm một chiếc xuồng bơm hơi có gắn động cơ ngoài và 60 áo phao, để vượt qua biển Manche vào Anh. Đó là những gì chúng tôi được cho biết.

    Đây là "giá hời" - hai kẻ buôn người sở hữu hai thuyền nhỏ nói với phóng viên nhập vai của BBC ở Essen.

    Essen là một thành phố ở tây Đức - nơi có rất nhiều người di cư sinh sống hoặc đi qua.

    Một cuộc điều tra kéo dài năm tháng của BBC đã vạch trần mối liên hệ đặc biệt giữa Đức và hoạt động buôn người chết chóc này qua biển Manche.

    Do chính phủ mới của Anh hứa "quét sạch các băng nhóm này", Đức đã trở thành địa điểm chính để tập kết các thuyền và động cơ mà cuối cùng sẽ được sử dụng để vượt biển Manche - Cơ quan Tội phạm Quốc gia Anh xác nhận với BBC.

    Trong quá trình quay phim với máy quay giấu kín, những kẻ buôn người đã tiết lộ với chúng tôi rằng chúng cất giữ thuyền trong các nhà kho bí mật - khi chơi trò mèo vờn chuột với cảnh sát Đức.

    Năm nay là năm có nhiều người thiệt mạng nhất khi vượt biển Manche vào Anh, theo số liệu của Liên Hợp Quốc, và đến nay đã có hơn 28.000 người bất chấp tính mạng để vượt biển trong những chiếc thuyền nhỏ chật cứng người.

    Phóng viên nhập vai của BBC đợi bên ngoài nhà ga trung tâm của Essen.

    Ông mang theo một camera bí mật và đóng giả làm một người di cư Trung Đông, sẵn sàng vượt biển Manche để đến Anh cùng với gia đình và con cái của ông.

    Ông cần phải giữ danh tính bí mật, vì sự an toàn của ông, nhưng chúng tôi gọi ông là Hamza.

    Ông tiếp cận một người đàn ông. Đó là một người mà Hamza đã giữ liên lạc trong nhiều tháng qua, thông qua các cuộc gọi WhatsApp, sau khi có được số điện thoại của người này trong cộng đồng người di cư - nhưng đây là lần đầu chúng tôi gặp mặt.

    Tên của người đàn ông này - hoặc ít nhất là cái tên mà ông ta đưa cho chúng tôi - là Abu Sahar.

    bay buon nguoi duc 2
    Người đàn ông này đã gặp phóng viên nhập vai của chúng tôi tại nhà ga trung tâm Essen, Đức

    Kể từ khi Hamza liên hệ với người đàn ông này, họ đã bàn bạc về cách Sahar có thể giúp cung cấp một xuồng phao để đến bờ biển miền nam nước Anh.

    Hamza nói với ông ta rằng do từng trải qua chuyện tồi tệ với các băng đảng buôn người ở vùng Calais nên ông cùng gia đình và bạn bè tìm cách tự vượt biển - một bước đi bất thường.

    Sahar đã gửi video về chiếc xuồng phao mà, theo ông ta, còn "mới", có sẵn và đang được cất tại một nhà kho ở Essen.

    Ông ta tiếp tục gửi video về những chiếc thuyền khác, trông tương tự như vậy, với hình ảnh động cơ gắn ngoài đang được khởi động.

    bay buon nguoi duc 2
    Phóng viên bí mật của chúng tôi được gửi video về các loại xuồng nhỏ

    Hamza đã nói rằng ông muốn tự mình kiểm tra chất lượng của các mặt hàng được chào và đó là lý do tại sao ông khăng khăng đòi gặp mặt trực tiếp.

    Một đội ngũ của BBC đang ở gần đó, theo dõi các hoạt động của Hamza, trong trường hợp có bất kỳ sự cố nào xảy ra hoặc chúng tôi cần đưa ông ra ngoài một cách nhanh chóng.

    Khi cả hai bước về phía trung tâm Essen, Sahar đã nói rằng quá việc vào nhà kho xem thuyền là "quá mạo hiểm", dù ông ta nói rằng nó chỉ cách đó 15 phút lái xe.

    Khi Hamza hỏi tại sao những chiếc thuyền ấy lại được cất giữ tại vùng này của Đức, Sahar nói về "an toàn" và "hậu cần".

    Essen chỉ cách Calais bốn đến năm giờ chạy xe - đủ gần để lấy thuyền và đưa đến đó một cách nhanh nhất, nhưng không quá gần với các bãi biển bị giám sát chặt của Pháp.

    Dù vẫn có các buộc bố ráp của cảnh sát, về mặt kỹ thuật, hành vi tạo điều kiện cho hoạt động buôn người không phải là bất hợp pháp ở Đức nếu mục đích là đến một quốc gia thứ ba bên ngoài EU, tức bây giờ là Vương quốc Anh - sau Brexit.

    Bộ trưởng Nội vụ Đức lập luận rằng, do Đức và Anh không phải là hàng xóm về mặt địa lý, "không có hoạt động buôn người trực tiếp" nào diễn ra - nhưng một nguồn tin ở Bộ Nội vụ Anh nói với BBC rằng họ "thất vọng" về khung pháp lý của Đức.

    Sahar đưa Hamza đến một quán cà phê, họ gọi cà phê và hút thuốc lá, sau đó chuyển sang bàn khác vì có những người nói tiếng Ả Rập ngồi gần đó và Sahar không muốn họ nghe thấy câu chuyện.

    Chỉ 35 phút sau, Sahar đứng dậy và nói với Hamza: "Nói nhỏ thôi, ông ta đang đến đấy."

    bay buon nguoi duc 2
    Người đàn ông này được giới thiệu là “al-Khal”, nghĩa là "ông chú" - một từ hàm ý kính trọng trong tiếng Ả Rập

    Một người đàn ông ăn mặc chỉnh tề đội mũ bóng chày tiến đến. Ông ta được gọi là "al-Khal", có nghĩa là "ông chú" - một từ tiếng Ả Rập ám chỉ một người rất được kính trọng.

    Al-Khal đi cùng một người đàn ông khác, người này gần như luôn im lặng, nhưng có vẻ là vệ sĩ của ông "ông chú".

    Họ bắt tay trước khi Khal nói chuyện với cô hầu bàn bằng tiếng Đức rồi chuyển sang tiếng Ả Rập, tiếng mẹ đẻ của ông ta.

    Hamza được yêu cầu đưa điện thoại của mình ra, điện thoại được đặt trên một chiếc bàn riêng.

    Người vệ sĩ ngồi cạnh Hamza và dành phần lớn thời gian trong 22 phút tiếp theo để nhìn ông chằm chằm.

    Trong cuộc gặp, do luật pháp nghiêm ngặt của Đức, BBC chỉ có thể ghi lại video chứ không thể ghi lại âm thanh.

    Do đó, việc chúng tôi đưa tin về cuộc gặp này một phần dựa trên trí nhớ lập tức của nhà báo điều tra của chúng tôi - một phương pháp đã được thiết lập trong báo cáo điều tra của Đức.

    Phương pháp này được hỗ trợ bởi các tin nhắn, hồ sơ cuộc gọi và ghi âm giọng nói giữa Hamza và những kẻ buôn người.

    "Đừng nói to," Khal nói khi ông ta hướng dẫn Hamza giải thích mình là ai và muốn gì.

    Hamza lặp lại câu chuyện của mình, rõ ràng là rất thuyết phục.

    Ông cũng nói rằng việc mua thuyền mà họ đang thảo luận có thể không phải là bất hợp pháp vì có những vùng xám trong luật pháp Đức.

    Nhưng al-Khal bác bỏ ý đó.

    "Ai nói với ông như vậy?" al-Khal hỏi. "Nó không hợp pháp".

    Ngay cả khi có những lỗ hổng pháp lý ở Đức xung quanh nạn chuyển lậu người bằng thuyền, thì có vẻ như những người đàn ông này biết rằng họ có liên quan đến một mạng lưới tội phạm rộng lớn hơn.

    Trong lúc uống cà phê, đôi khi al-Khal ấn ngón tay vào ngực Hamza khi những kẻ buôn người tiết lộ rằng họ có khoảng 10 nhà kho ở khu vực Essen.

    Điều đó, ngụ ý, là một cách để phân tán hàng hóa trong trường hợp cảnh sát đột kích - như đã xảy ra "vài ngày trước".

    Đôi khi, người ta cho rằng, những kẻ buôn người này nhận được tin cảnh sát sắp đến. Chúng đưa ra "mồi nhử" - nghĩa là cố tình để một số hàng hóa cho cảnh sát tịch thu, nhưng không đủ để phá vỡ hoạt động của chúng.

    Những kẻ buôn lậu nói về khả năng vận chuyển thiết bị đến Calais trong vòng "ba, bốn giờ", điều này cho thấy chúng đủ can đảm để sử dụng đường cao tốc thay vì các con đường mòn.

    Vị trí của Essen có nghĩa là thuyền có thể được giao trong vòng một buổi sáng hoặc buổi chiều, nếu dự báo thời tiết tốt thúc đẩy sự gia tăng các nỗ lực vượt biển và do đó, làm tăng nhu cầu vượt biển.

    Theo nghiên cứu của Sáng kiến ​​Toàn cầu Chống Tội phạm Có Tổ chức Xuyên Quốc gia, thuyền thường được vận chuyển bằng xe tải hoặc ô tô từ Đức, Bỉ hoặc Hà Lan đến bờ biển Pháp, với Đức là "điểm trung chuyển đặc biệt quan trọng".

    Họ phát hiện ra rằng hầu hết các thuyển đều được sản xuất tại Trung Quốc trước khi được vận chuyển bằng container đến Thổ Nhĩ Kỳ và sau đó được chuyển vào châu Âu.

    Một trong những tác giả của báo cáo, Tuesday Reitano, cho biết vai trò của Đức như một điểm trung chuyển đã tăng lên vì nhiều lý do bao gồm "các biện pháp kiểm soát chống buôn lậu" chặt chẽ ở Pháp, điều này đã thúc đẩy các băng nhóm có tổ chức tìm kiếm các tuyến đường dài hơn qua Đức.

    Bà cũng tin rằng chính quyền Đức ít quan tâm đến vấn đề vượt eo biển Manche vì "Đó không phải là vấn đề xảy ra ở biên giới của họ".

    bay buon nguoi duc 2
    Trong cuộc họp, Abu Sahar và al-Khal đã nói về tiền bạc và hậu cần

    Trở lại quán cà phê, Khal dường như hài lòng rằng Hamza là người đáng tin cậy và bắt đầu nói về tiền bạc.

    Ông ta thích việc Hamza nhận "gói" có giá 15.000 euro.

    Gói này bao gồm việc nhận thuyền gần Calais, cùng với một động cơ, nhiên liệu, máy bơm và 60 áo phao - nhiều hơn những gì Hamza nói rằng ông cần, nhưng đó là gói cố định, và gói này có nhiều khả năng sẽ được dành cho một kẻ buôn người khác đang trực tiếp tổ chức các chuyến vượt biên ở Pháp.

    Theo Sáng kiến ​​Toàn cầu, những kẻ buôn người đó có thể kiếm được khoản tiền "phi thường" nếu biết rằng người lớn bị tính phí khoảng 2.000 euro cho một chuyến đi duy nhất với hàng chục người trên tàu.

    Nếu thỏa thuận được thống nhất ngay bây giờ, Khal tuyên bố ông ta có thể đưa một chiếc thuyền đến một địa điểm chỉ cách bờ biển Pháp 200m, sớm nhất là vào ngày mai.

    Khal và Sahar cũng nhắc đến một "điểm vượt biên mới", cho thấy họ đã tìm thấy một nơi ít bị chính quyền Pháp để mắt đến, mặc dù họ không tiết lộ vị trí của nó.

    Có một lựa chọn thứ hai, rẻ hơn, mà Hamza đã được quảng cáo nói từ lâu.

    Với khoảng 8.000 euro, Hamza có thể tự mình lấy thuyền, tại một nhà kho ở Essen, và tự lái đến miền bắc nước Pháp.

    Nếu ông bị bắt, những kẻ buôn lậu nói với ông, chúng tôi không chịu trách nhiệm.

    Cuộc trò chuyện chuyển sang cách Hamza sẽ trả tiền cho nhóm này như thế nào, sau khi ông quyết định phải làm gì.

    Khal muốn tiền mặt được trả ở Thổ Nhĩ Kỳ, vì "tất cả mọi thứ" đều đến từ đó.

    Ông ta gợi ý, số tiền có thể được gửi thông qua hệ thống Hawala - một phương thức thanh toán tránh ngân hàng chính thức và thay vào đó dựa vào mạng lưới các môi giới để chuyển tiền mặt qua biên giới.

    Sau đó, Hamza được gửi một tên tài khoản trên WhatsApp.

    Các tin nhắn và tin nhắn thoại bằng tiếng Ả Rập cũng được gửi sau cuộc họp ở quán cà phê, bao gồm tin nhắn trong đó Sahar nói về các thương hiệu động cơ gắn ngoài. Ông ta “thích” những chiếc Mercury mặc dù “nếu có Yamaha, tôi thích Yamaha hơn”.

    Ông ta nói về cách họ có thể “giao và chôn” thiết bị, ngụ ý rằng nó có thể được giấu dưới lòng đất gần một điểm vượt biên. Boulogne là lựa chọn tốt hơn vì, “Calais, khó lắm”.

    bay buon nguoi duc 2

    Trong chiến thuật gây sức ép bán hàng, Hamza cũng được thông báo rằng những kẻ buôn lậu có "số lượng" hàng có hạn nhưng có rất nhiều người mua.

    Khal cẩn thận hơn trong giao tiếp, nhưng trong một tin nhắn thoại do Sahar chuyển tiếp, đã bày tỏ sự lo lắng sau khi gặp Hamza, nói rằng: "Bạn của anh, anh ta có vẻ không ổn."

    Tuy nhiên, ông ta hướng dẫn Sahar để Hamza đưa ra quyết định về việc ông có muốn mua thuyền hay không: "Hỏi anh ta trong một hoặc hai giờ tới."

    Cuối cùng, Hamza nói với họ rằng ông không thể tiếp tục giao dịch này nữa.

    BBC không trả tiền cho những người đàn ông này, những người mà chúng tôi không thể xác định được danh tính thực sự của họ một cách chắc chắn.

    Chúng tôi đã chiếu đoạn phim chúng tôi nhận được về những chiếc thuyền cho Chủ tịch Hiệp hội xuồng cứu sinh độc lập quốc gia, Neil Dalton, người nói rằng ông sẽ không xuống "ao vịt" trên những chiếc thuyền như vậy.

    So sánh với "bẫy tử thần", ông cho biết sẽ "vô cùng nguy hiểm" khi nhồi nhét hàng chục người lên những chiếc thuyền này để vượt eo biển Manche, vì thiết kế có vẻ "cực kỳ mong manh".

    Trong khi đó, các nhà ngoại giao nhấn mạnh rằng sự hợp tác giữa Đức và Anh trong việc giải quyết các băng nhóm này đã được cải thiện.

    Các vụ bắt giữ và đột kích kho hàng đã diễn ra ở Đức, hợp tác với các quốc gia khác - trong khi cái gọi là "tội phạm phát sinh", chẳng hạn như bạo lực hoặc rửa tiền, có thể bị truy tố tại Đức.

    Trong tháng Hai đã có một cuộc đột kích lớn, trong đó thuyền, động cơ, áo phao và thiết bị nổi cho trẻ em đã bị tịch thu tại Đức với 19 vụ bắt giữ - nhưng những vụ này được thực hiện theo lệnh của tòa án Bỉ và Pháp. Một phiên tòa, sau một cuộc truy quét tương tự vào năm 2022, đang được thực hiện tại Pháp.

    bay buon nguoi duc 2
    Bờ biển Pháp ngổn ngang những mảnh vỡ của những chuyến vượt biển thất bại

    Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Anh nói với BBC rằng chính phủ đang "nhanh chóng đẩy nhanh" việc hợp tác với các quốc gia, bao gồm Đức, để "trấn áp các băng nhóm buôn lậu tội phạm", nhưng "luôn có nhiều việc phải chung tay hành động".

    Một kế hoạch hành động chung đang được xây dựng với Đức, trong khi Bộ Tư lệnh An ninh Biên giới mới của Anh sẽ đóng vai trò "thiết yếu" trong việc phá vỡ các mạng lưới tội phạm, họ nói thêm.

    Quan điểm đó cũng được giới chức Pháp hưởng ứng.

    "Điều quan trọng là phải chứng minh với người Đức rằng những chiếc thuyền này có liên quan đến các hành vi phạm tội trên bờ biển của chúng ta, điều này sẽ cho phép họ can thiệp," Pascal Marconville, một công tố viên ở miền bắc nước Pháp, nói với BBC vào đầu tháng này.

    Bộ Nội vụ Berlin nói với BBC rằng hợp tác song phương "rất tốt" và giới chức Đức có thể hành động theo yêu cầu của Vương quốc Anh.

    Một phát ngôn viên nói thêm rằng mặc dù hỗ trợ buôn người từ Đức sang Anh không phải là bất hợp pháp, nhưng hỗ trợ buôn người đến Bỉ hoặc Pháp, nơi diễn ra các cuộc vượt eo biển Manche, là hành vi bị trừng phạt.

    Dọc theo bờ biển đông bắc nước Pháp, bạn có thể tìm thấy tàn tích của những nỗ lực vượt biển không thành công trên những chiếc thuyền mà theo Cơ quan Tội phạm Quốc gia, đang trở nên "ngày càng nguy hiểm và không đủ khả năng đi biển".

    Những chiếc xuồng hơi xẹp lép và áo phao bị bỏ lại trên những bãi biển này có vẻ vô giá trị, nhưng ai đó đã phải trả số tiền lớn cho thứ mà họ hy vọng là con đường dẫn đến cuộc sống tốt đẹp hơn.

    Đó là một thương vụ đau khổ, tuyệt vọng và trong trường hợp tệ nhất là cái chết - nhưng những thương vụ như vậy vẫn tiếp tục diễn ra và ngày ngày diễn ra nhiều hơn sâu trong lòng châu Âu.

    BBC News Tiếng Việt /Jessica Parker (phóng viên Thường trú tại Berlin, tường thuật từ Essen)

    Tường thuật bổ sung của Kostas Kallergis

  • Một kẻ vận chuyển người trái phép lão luyện người Việt, người đã vượt biên trái phép vào Anh bằng một con thuyền nhỏ vào năm nay, nói với BBC rằng ông ta đang làm giả giấy tờ thị thực cho những người Việt có ý định vượt biên tương tự.

    Người đàn ông này, chúng tôi gọi là Thanh, đang xin tị nạn tại Anh và nói với chúng tôi rằng ông ta đã dành 20 năm - toàn bộ phần đời trưởng thành - trong ngành vận chuyển người trái phép.

    Ông ta từng đi tù, cầm đầu một băng đảng hoạt động ở bờ biển miền bắc nước Pháp, và tuyên bố đã giúp hơn 1.000 người mạo hiểm mạng sống để vượt biển Manche.

    Kẻ tội phạm tự thú đã có cuộc gặp với BBC tại một địa điểm bí mật nhằm chia sẻ thông tin chi tiết về cơ chế hoạt động của ngành buôn lậu người quốc tế.

    tay buon nguoi viet lao luyen 2
    Thanh nói với BBC rằng cuộc sống của mình sẽ tốt hơn nhiều nếu vẫn ở Việt Nam

    ‘Một công việc vô cùng béo bở’

    Thanh cẩn trọng bước vào phòng, cặp mắt đen láo liên như thể đang tìm sẵn đường tẩu thoát. Một thân hình nhỏ bé, mảnh khảnh, điềm đạm nhưng uy nghiêm trong chiếc áo cổ lọ màu đen.

    Chúng tôi bắt tay và ông ta nói “xin chào” một cách nhỏ nhẹ, khẩu âm đặc trưng của người nước ngoài. Sau câu xã giao, chúng tôi chủ yếu giao tiếp thông qua một thông dịch viên tiếng Việt.

    Sau hàng tháng trời gọi điện và một lần gặp gỡ ngắn, buổi phỏng vấn diễn ra vào một ngày âm u trong một căn phòng khách sạn nhỏ tại một thị trấn ở miền bắc nước Anh mà chúng tôi sẽ không nêu tên.

    Chúng tôi tin rằng công chúng sẽ có lợi ích lớn khi biết về cuộc đời của Thanh trong ngành vận chuyển người trái phép. Và để có được điều này, chúng tôi phải giữ bí mật về danh tính của ông ta.

    Ông ta sợ sẽ bị nhận ra không chỉ bởi chính quyền Anh mà cả bởi những kẻ tội phạm người Việt ở Anh.

    Trong những tháng đầu năm nay, Việt Nam – một cách đột ngột và không ngờ tới – đã trở thành nguồn di dân lớn nhất tìm cách vượt biển Manche vào Anh trái phép trên những con thuyền nhỏ.

    Nhiều di dân người Việt nêu lý do họ tìm việc ở Anh là vì đã thất bại trong kinh doanh và gánh nặng nợ nần ở quê nhà.

    Bước đầu tiên của họ thường là tìm cách tới châu Âu thông qua hệ thống thị thực lao động hợp pháp của Hungary và một số quốc gia Đông Âu khác, theo các chuyên gia.

    Đó là lúc chiến dịch làm giả giấy tờ của Thanh vào cuộc, ông ta nói.

    Ông ta giúp làm giả giấy tờ cần thiết để xin thị thực lao động hợp pháp.

    “Tôi không thể biện minh hành vi phạm pháp của mình. Nhưng đó là một công việc béo bở,” Thanh điềm nhiên nói, khẳng định rằng ông ta không làm giả giấy tờ cho những ai muốn xin thị thực của Anh.

    Qua các cuộc phỏng vấn với những kẻ buôn người người Việt và khách hàng của họ, chúng tôi biết rằng mọi người phải trả từ 15.000 USD (hơn 380 triệu VND) tới 20.000 USD (hơn 507 triệu VND) để đi từ Việt Nam tới châu Âu lục địa và rồi vượt biển Manche.

    Đây là một việc nguy hiểm. Từ đầu năm đến nay, hơn 50 người đã chết khi cố vượt biển Manche trên những con thuyền nhỏ, biến 2024 thành năm chết chóc nhất từng được ghi nhận.

    Lần đầu tiên có một người Việt thiệt mạng. 

    Trong lần đầu tiếp xúc với Thanh vào đầu năm nay ở châu Âu lục địa, chúng tôi đã biết rằng ông ta sẽ tìm cách tới Anh cùng một số di dân người Việt khác.

    Sau này Thanh kể với chúng tôi rằng ông ta đã vượt biển Manche thành công trên một con thuyền nhỏ từ miền bắc nước Pháp.

    Thanh nói rằng đầu tiên ông ta đi từ Việt Nam tới Hungary bằng thị thực hợp pháp – dù rằng ông ta đã sử dụng giấy tờ giả để xin thị thực.

    Sau đó, ông ta bay tới Paris và ở vài ngày trong một “căn nhà trú ẩn” do một băng vận chuyển người trái phép người Việt bố trí ở ngoại ô thành phố.

    Không lâu sau, ông ta được đưa lên một chiếc xe van, nhập bọn với một toán người khác, và cuối cùng được giao cho một băng đảng người Kurd kiểm soát hoạt động vượt biển bằng thuyền nhỏ.

    “Lên thuyền thì ai cũng bị đối xử như nhau,” ông ta nói.

    “Thuyền chở quá tải.”

    Nhưng khách người Việt trả nhiều hơn gấp ba hoặc bốn lần cho những băng nhóm lo việc vượt biển, ông ta kể với chúng tôi, “nên chúng tôi được xếp chỗ nhanh hơn”.

    Trên thực tế, các nguồn tin của chúng tôi nói rằng những người Việt này trả gấp hai lần giá thông thường.

    Lộ trình ông Thanh miêu tả giờ đây đã trở thành một lộ trình phổ biến để đi từ Việt Nam đến Anh – một tuyến đường được những kẻ vận chuyển lậu người quảng bá rầm rộ trên Facebook. Chi phí được tính cho việc làm giấy tờ giả, vé máy bay, vé xe buýt, và một suất trên một chiếc thuyền cao su ọp ẹp.

    Việc thanh toán cho một lần vượt biển Manche thành công chỉ được thực hiện khi khách hàng đã tới được Anh.

    Thanh nói rằng mình đã gặp may khi thoát được cảnh sát Pháp tuần tra trên bãi biển gần thành phố Calais và vượt biển thành công trên một con thuyền hơi ngay trong lần đầu tiên.

    Cũng có thể ông ta đã thử nhiều lần.

    Trong thời gian vài tháng liên lạc với chúng tôi, ông ta đã vài lần thay đổi chi tiết của câu chuyện – có lẽ nhằm xóa dấu vết và tránh tiết lộ bất kỳ manh mối nào về danh tính của ông ta cho chính quyền Anh.

    'Đúng. Nói dối đó. Tôi không phải là nạn nhân buôn người.'

    Trong cuộc phỏng vấn với một quan chức nhập cư của Anh, Thanh nói lý do rời khỏi Việt Nam là vì đã mắc nợ các băng đảng do kinh doanh thất bại.

    Ông ta nói rằng tính mạng của mình bị đe dọa.

    Thanh nói với quan chức này rằng ông bị buôn qua Anh để làm việc cho một băng đảng nhằm trả nợ.

    Chúng tôi đã nghe những câu chuyện tương tự từ những người Việt chúng tôi gặp ở miền bắc nước Pháp.

    Khi chúng tôi mới liên lạc với Thanh, ông ta tỏ ra là một người di cư tuyệt vọng, lúc đầu bị mắc kẹt ở Pháp, rồi sau đó bị bó buộc trong hệ thống tị nạn của Anh, phải sống trong một khách sạn đông đúc, không có việc làm, và phải chờ đợi lá bài số phận.

    Dần dà, chúng tôi biết được sự thật. Đúng hơn là Thanh bắt đầu tiết lộ về cách mà những lời dối trá tinh vi, thậm chí lố bịch, đã thêu dệt nên câu chuyện đời phi thường của ông ta.

    Ngồi trên chiếc sofa đối diện tôi, Thanh thú nhận rằng ông ta không bị buôn tới Anh.

    Ông ta bịa ra câu chuyện đó để xin tị nạn. Hơn thế nữa, ông ta nói rằng tất cả di dân người Việt ông ta biết đều được dặn kể một câu chuyện dối trá na ná vậy.

    “Đúng. Nói dối đó. Tôi không bị buôn tới đây,” ông ta nói.

    Các chuyên gia về di trú và các tổ chức phi chính phủ có nhiều quan điểm khác nhau về quy mô của nạn buôn người từ Việt Nam.

    Một công tố viên Pháp nói với tôi rằng rất nhiều di dân người Việt nợ tiền những kẻ vận chuyển người trái phép và phải làm việc trong các trại trồng cần sa ở Anh.

    Nhưng ông không cho rằng có một chuỗi cung ứng được tổ chức bài bản, khẳng định rằng hệ thống vận chuyển người trái phép giống như một loạt các bước đi ngẫu nhiên hơn, với mỗi giai đoạn được kiểm soát bởi những băng đảng khác nhau.

    Theo ông, một công việc ở Anh sẽ dành cho ai may mắn và biết chớp thời cơ.

    Những chuyên gia khác lại cho rằng hầu hết, nếu không phải tất cả, di dân người Việt là nạn nhân buôn người, và những người bị đưa qua biển Manche thực chất là một nguồn lao động dễ kiếm và rẻ mạt cho các tổ chức tội phạm ở Anh.

    Dữ liệu của chính phủ Anh thống kê những người được cho là nạn nhân của nạn nô lệ thời hiện đại thường xuyên cho thấy số lượng lớn người Việt.

    “Việc xác định một người được đưa vào Anh trái phép hay bị buôn lậu thường không khả thi, hoặc không có ích gì, đặc biệt là khi việc bóc lột có thể xảy ra bất cứ lúc nào,” ông Jamie Fooke, người phụ trách vận động ở Anh và châu Âu của Tổ chức Chống Nô lệ Quốc tế (Anti-Slavery International), nói.

    “Những người vượt biển thường phải trả tiền thông qua việc bị tống tiền, hoặc bị bóc lột bằng một hình thức lao động cưỡng bức hoặc tham gia hoạt động phạm pháp [ở Anh].”

    Xây dựng lộ trình di trú an toàn là cách duy nhất để ngăn chặn những kẻ buôn lậu người lợi dụng nỗi tuyệt vọng của mọi người, ông nói thêm.

    tay buon nguoi viet lao luyen 2
    Các bài đăng trên Facebook mà chúng tôi thấy về dịch vụ vận chuyển trái phép thường sử dụng mã điện thoại quốc tế để đánh dấu điểm đến - bài đăng này ghi "44" - tức là Anh

    Nhưng Thanh khẳng định rằng hầu hết di dân người Việt không phải nạn nhân buôn người, và đó chỉ là một vỏ bọc để xin tị nạn.

    “Đó là cách để đạt được mục đích. [Việc mọi người nói dối là nạn nhân buôn người] là để khiến quá trình xin tị nạn suôn sẻ,” ông nói.

    Thanh rõ ràng là có động cơ để nói dối về việc này.

    Nếu ông ta bị bắt quả tang làm giả giấy tờ cho nạn nhân buôn người, mức phạt sẽ nặng hơn rất nhiều so với việc chỉ vận chuyển trái phép những người (tự nguyện) vào Anh.

    Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã tìm cách liên kết những chi tiết trong câu chuyện của Thanh lại với nhau. Chúng tôi đã thành công trong nhiều trường hợp.

    Tuy vậy, không tránh khỏi việc vẫn có một đám mây mù phía trên những chi tiết trong câu chuyện.

    ‘Tôi nói mình vẫn còn là trẻ con"

    Thanh nói rằng ông ta rời Việt Nam lần đầu vào năm 2007.

    Lúc bấy giờ, ông ta hoặc đang ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc chớm đôi mươi. Thanh đã bỏ học để làm việc trong một nhà máy dệt ở miền nam Việt Nam. Nhưng gia đình của Thanh muốn ông ta ra nước ngoài, tới châu Âu, để có thu nhập cao hơn.

    “Tôi đi vay khoảng 6.000 USD (hơn 152 triệu VND) từ họ hàng và hàng xóm [để chi trả cho chuyến đi]. Đã có nhiều người đi trước tôi rồi. Người Việt chúng tôi đều đi như vậy – đi tới bất cứ nơi đâu kiếm tiền dễ hơn,” ông ta nói với tôi.

    Thoạt tiên, chuyến đi đưa Thanh tới một trang trại ở ngoại ô thủ đô Prague của Cộng hòa Séc. Ông ta dành hơn một năm để thu hoạch hành lá và các loại rau củ khác trước khi quyết định rằng cuộc sống sẽ tốt hơn ở Đức.

    Vượt biên trái phép qua Đức trên một chiếc xe van, Thanh kể rằng đã vứt bỏ hộ chiếu và các giấy tờ khác, đồng thời lấy cho mình một cái tên mới.

    Ông ta sau đó đã đi thêm một bước nữa.

    Khi tới Berlin, ông ta nói với chính quyền rằng mình mới 14 tuổi.

    Những kẻ vận chuyển người trái phép đã thu của Thanh 1.000 USD (hơn 25 triệu VND) để đưa ông ta vào Đức và khuyên rằng mọi chuyện sẽ thuận lợi hơn nếu Thanh nói rằng mình dưới 16 tuổi.

    “Lúc đó tôi nhìn trẻ lắm. Chả ai thắc mắc gì cả.”

    Và thế là chính quyền Đức gửi người đàn ông mà họ tưởng là một cậu bé tới một cơ sở chăm sóc trẻ em cách thủ đô Berlin khoảng 45 phút lái xe, nơi Thanh nhanh chóng làm công việc bán thuốc lá lậu tại một thị trấn địa phương.

    Thanh nói rằng ông ta đã ở Đức khoảng hai năm. Sau khi rời cơ sở nói trên, Thanh có bạn gái và lên chức cha không lâu sau đó.

    Nhưng các cuộc truy quét của cảnh sát đã làm ảnh hưởng tới thu nhập từ việc bán thuốc lá lậu của Thanh.

    Thế là, vào năm 2010, ông ta quyết định tìm cách tới Anh.

    Bỏ lại gia đình, Thanh tới Pháp, vứt bỏ giấy tờ ở Đức và một lần nữa tạo ra một vỏ bọc danh tính mới, ông ta kể với chúng tôi.

    Lúc bấy giờ, hàng ngàn người di cư đang tìm cách vượt biển Manche vào Anh bằng cách trốn trong các xe tải và container.

    Thanh nói rằng đã thử cách này vài lần nhưng đều thất bại.

    “Tôi không gặp may. Họ kiểm tra rất kĩ và sử dụng chó để phát hiện những người trốn trong container như chúng tôi.”

    Ông ta kể rằng có lúc đã tới được cảng Dover (Anh), nhưng rồi chiếc xe tải đã bị trả ngược trở lại khi ông và những người di cư khác vẫn ở bên trong.

    tay buon nguoi viet lao luyen 2
    Những chiếc thuyền nhỏ và động cơ gắn ngoài tại Cảng Dover ở đông nam nước Anh, được cho là đã được sử dụng để vượt biển Manche trái phép, ảnh chụp ngày 21/9/2024.

    Mắc kẹt ở Pháp và cắm trại trong một khu rừng gần Dunkirk, Thanh được những kẻ vận chuyển người trái phép kêu đi làm. Đó là một công việc mà chẳng mấy chốc ông ta đã thành thạo, Thanh kể.

    “Tôi phải cung cấp thức ăn, nhu yếu phẩm và sắp xếp việc đưa người tới các xe tải vào những thời điểm cụ thể. Tôi không đi kiếm người, nhưng tôi được trả 300 euro (hơn 8,2 triệu VND) cho mỗi người vượt biển thành công,” Thanh nói và khẳng định rằng không có khách hàng nào của ông ta bị buôn lậu hay bóc lột.

    “Chúng tôi chỉ cung cấp dịch vụ. Chẳng ai bị bắt ép ở đây cả. Việc đó là phạm pháp, nhưng vô cùng, vô cùng béo bở.”

    Sau đó vài năm, chính băng nhóm đó – mà Thanh nói rằng mình không còn dính dáng tới – liên quan tới 39 di dân người Việt được phát hiện đã chết do nghẹt thở trong một chiếc container ở Essex, Anh.

    Chúng tôi phải bỏ qua một số chi tiết trong những gì Thanh nói đã xảy ra với bản thân vào những năm sau đó để tiếp tục giữ kín danh tính của ông ta.

    Ông ta đã thăng tiến và trở thành thành viên cốt cán trong một băng đảng.

    Nhưng cuối cùng, sau khi bị bắt, xét xử và giam tù vài năm ở châu Âu, Thanh đã quay về Việt Nam.

    Lúc đó, ông ta đã có thể bỏ thế giới vận chuyển người trái phép lại sau lưng.

    Nhưng, như cách mà ông ta bây giờ mô tả, danh tiếng của bản thân đã khiến ông ta quay lại.

    “Những người ở châu Âu liên lạc và nhờ tôi giúp đỡ,” ông ta kể.

    “Tôi đã giúp khoảng 1.000 người tới Anh thành công, nên tôi khá có tiếng.”

    Vào năm 2017, Thanh quay lại ngành vận chuyển người trái phép, chỉ khác là lần này ông ta không vận chuyển người, mà làm giả giấy tờ cho họ.

    Sao kê ngân hàng, bảng lương, hóa đơn thuế, bất cứ thứ gì mà các đại sứ quán của châu Âu yêu cầu để chứng minh những người đang xin thị thực du học, hoặc lao động, hoặc doanh nghiệp, có đủ số vốn đảm bảo họ có kế hoạch quay lại Việt Nam.

    “Tôi có rất nhiều khách hàng. Tùy vào từng đại sứ quán mà chúng tôi sẽ cung cấp giấy tờ hoặc sao kê ngân hàng giả mạo.

    “Đầu tiên, chúng tôi nộp những giấy tờ này qua mạng. Trong trường hợp một số đại sứ quán cần đối chứng với ngân hàng, chúng tôi sẽ chuyển tiền vào một tài khoản ngân hàng. Chúng tôi có dàn xếp với nhân viên ở một số ngân hàng,” Thanh giải thích.

    “Các khách hàng không thể tiếp cận những khoản tiền này, nhưng nhân viên ngân hàng sẽ cho nhân viên đại sứ quán xem thông tin chi tiết [giả mạo]. Chúng tôi đã làm việc với nhiều dạng ngân hàng Việt Nam khác nhau.”

    Một chuyên gia ở Việt Nam nói với chúng tôi rằng tội phạm ngân hàng “khá phổ biến”, và có những trường hợp nhân viên ngân hàng thông đồng với tội phạm để làm giả giấy tờ.

    Thanh nói rằng ông ta không tự hào về công việc làm giả giấy tờ - rằng ông ta nhận thức được đây là hành vi phạm pháp và ông ta làm việc này chỉ để có thể chu cấp cho gia đình.

    Nhưng đôi khi, ông ta tỏ ra khoác lác khi khoe rằng “mọi người tin tưởng tôi, tôi chưa bao giờ thất bại cả,” đồng thời khẳng định rằng công việc của ông ta “không phải là một tội nặng ở Việt Nam”.

    Giờ đây, Thanh đã có một gia đình mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong năm nay ông ta đã rời đi.

    Không rõ cụ thể lý do là gì. Có lúc thì ông ta nói với chúng tôi là do công việc gặp trục trặc. Ông ta cũng nhắc tới những rắc rối với công an Việt Nam – nhưng nói giảm nói tránh. Có lẽ là để đề phòng. Có lẽ một đời dối trá đã tác động tới khả năng, hoặc mong muốn, tách biệt giữa hiện thực với hư ảo của Thanh.

    Vậy tại sao lại nói chuyện với chúng tôi? Cớ gì mạo hiểm lộ danh tính ở Anh? Và tại sao vẫn tiếp tục làm công việc giả mạo giấy tờ?

    Thanh thể hiện mình là một người biết ăn năn, hối hận về cuộc đời phạm pháp của mình và muốn lên tiếng để ngăn những người Việt khác mắc phải sai lầm tương tự.

    Trên hết, ông ta muốn cảnh báo người Việt về việc nhập cư trái phép vào Anh, rằng việc này không đáng.

    “Tôi chỉ muốn mọi người ở Việt Nam hiểu rằng việc vay tiền để tới Anh là không đáng đâu. Không dễ để những người nhập cư trái phép có thể tìm việc và kiếm tiền [ở Anh].

    “Và nếu có kiếm được thì cũng không bằng hồi trước. Anh chẳng hơn gì Đức hay các quốc gia châu Âu khác. Tôi đã tìm cách kiếm việc ở những thị trường ngầm, nhưng cũng không thành công,” Thanh kể với chúng tôi.

    “Nếu muốn làm ở một trang trại cần sa thì cũng có cơ hội, nhưng tôi không muốn dính líu vào các hoạt động phạm pháp nữa. Tôi không muốn đi tù.”

    Thanh đề nghị chính quyền Anh và châu Âu nỗ lực hơn trong việc quảng bá thông tin rằng ở đây không có việc làm cho di dân bất hợp pháp.

    Ông ta cũng chỉ trích những băng nhóm vận chuyển người trái phép đã nói dối khách hàng về thực tại và cơ hội ở Anh.

    Bộ Nội vụ Anh đã phát động một chiến dịch quảng cáo “dừng thuyền lại” ở Việt Nam.

    Nhưng Thanh nói rằng những người ở Việt Nam rất khó bị thuyết phục, họ nghi ngờ rằng những người đưa ra cảnh báo đừng đến châu Âu “đang ích kỷ và cố gắng giữ cơ hội việc làm cho riêng mình”.

    Khi chúng tôi chất vấn Thanh, nhiều lần, về thói đạo đức giả và việc ông ta vẫn tiếp tục dính líu vào ngành vận chuyển người trái phép, ông ta nhún vai. Chỉ là công việc thôi.

    “Chúng tôi không bắt ép ai cả. Họ nhờ chúng tôi giúp đỡ, tương tự như trong những công việc khác thôi. Không có hành vi buôn lậu người nào cả. Nếu bạn có danh tiếng tốt, khách hàng sẽ tự tới, chẳng cần đe dọa hay bạo lực.”

    Vậy còn những hiểm nguy – số người chết trên biển Manche tăng cao thì sao?

    “Tôi chỉ đóng một vai nhỏ trong một quy trình lớn hơn nhiều.”

    Thanh thừa nhận rằng tính mạng của ông ta, và của gia đình ông ta ở Việt Nam, sẽ bị đe dọa nếu băng đảng vận chuyển người trái phép phát hiện ra ông ta đã nói chuyện với chúng tôi.

    Khi bị gặng hỏi, ông ta thú nhận có những hối hận trong lòng.

    “Nếu có thể bắt đầu lại, tôi sẽ không rời khỏi Việt Nam. Tôi nghĩ cuộc đời tôi sẽ tốt hơn nhiều nếu như tôi vẫn ở quê nhà. Tôi đã gặp rất nhiều biến cố. Tương lai cũng không còn tươi sáng.”

    Liệu ông ta có đang nói thật?

    Kết thúc cuộc phỏng vấn, ông ta đứng dậy và chuẩn bị rời đi, và lần đầu tiên, một tia lo lắng, hoặc có lẽ là sự bồn chồn, thoáng xuất hiện trên khuôn mặt.

    Có lẽ ông ta đã nói quá nhiều.

    BBC News Tiếng Việt (theo Andrew Harding, Khuê Lưu và Patrick Clahane)

  • nhet nguoi vao cop xe 1
    Hai cô gái bị nhét vào cốp một chiếc xe ô tô. Ảnh: Home Office

    Hai nữ sinh người Việt đã được phát hiện trong cốp một chiếc xe ô tô khi một người đàn ông cố gắng buôn họ qua eo biển vào Vương quốc Anh.

    Hai cô gái 14 và 20 tuổi, có rất ít không gian để nhúc nhích và hít thở trong cốp xe. Lực lượng Biên phòng đã chặn chiếc xe ở Coquelles, Pháp, và tình cờ phát hiện ra 2 người này.

    Một người đàn ông 30 tuổi tên Leon Lorenzo Leslie, cư trú tại Edgbaston, Birmingham, đã bị bắt vì tình nghi hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp. Anh ta không trả lời lý do vì sao hai cô gái lại bị nhét vào cốp xe.

    Tờ ITV News ngày 26/9/2024 đưa tin, tại Tòa án Canterbury Crown Court, Leslie đã bị tuyên án 3 năm tù giam.

    nhet nguoi vao cop xe 1
    Leon Lorenzo Leslie cố gắng vận chuyển chui 2 người Việt từ Pháp vào Anh. Ảnh: Home Office

    Điều tra viên của Bộ Nội Vụ, Nadia Kehayova, cho biết: "Người đàn ông này đã nhét một phụ nữ và một bé gái vào trong không gian nhỏ hẹp là cốp xe, hoàn toàn không quan tâm đến sự an toàn của họ. Ưu tiên hàng đầu của loại hình phạm tội này là tiền. Bọn chúng kiếm tiền từ tính mạng của người khác, với những lời hứa hẹn về một cuộc sống tốt đẹp ở Vương quốc Anh".

    "Tôi rất vui mừng vì đội của tôi đã ngăn chặn thành công vụ việc lần này. Chúng tôi sẽ không ngừng làm việc để đảm bảo an ninh biên giới và tiêu diệt những kẻ máu lạnh kiếm tiền từ an nguy của người khác".

    Bài liên quan: ‘Việt Nam, Việt Nam’: Người phụ nữ liên tục hét khi được giải cứu khỏi xe đông lạnh

    Một nhóm bảy người được giải cứu ra khỏi một xe tải đông lạnh. Hai người trong đó đã bất tỉnh do thiếu ôxy. Một người phụ nữ, với biểu hiện “hốt hoảng”, liên tục hét “Việt Nam, Việt Nam”, báo The Independent dẫn lời kể của một người có mặt tại hiện trường.

    Đó là những gì đã xảy ra vào ngày 16/2/2024 và được tiết lộ trong phiên tòa xét xử vụ buôn người được mở vào đầu tuần này.

    Mở đầu phiên tòa tại Tòa án Lewes Crown (hạt Đông Sussex, Anh), công tố viên Nick Corsellis KC nói rằng chiếc xe tải có một khoang ẩn có chiều rộng và cao khoảng 2 mét, chiều sâu 37cm, khiến nhóm bảy người phải chen chúc trong một không gian chật hẹp và không thể di dịch quá nhiều.

    Anas Al Mustafa (43 tuổi), tài xế xe tải, bị cáo buộc buôn lậu nhóm bảy người vào Anh bằng một chiếc xe được thiết kế đặc biệt. Tại tòa, Mustafa phủ nhận cáo buộc trên.

    7 nguoi viet nhap cu bat hop phap 1
    Con phà chở chiếc xe tải đông lạnh có nhóm bảy người nhập cư

    Gào thét cầu cứu

    Theo lời khai tại tòa, mọi chuyện bắt đầu khi tiếng đập và gào thét cầu cứu do thiếu ôxy của nhóm người nhập cư phát ra từ một chiếc xe tải lạnh trên một con phà ở biển Manche đang đi từ Diepe (Pháp) đến Newhaven (Anh).

    Sau đó, nhân viên phà đã dùng rìu để phá vỡ vách ngăn bên trong xe và đưa nhóm người nói trên ra ngoài.

    Theo Công tố viên Corsellis, nhóm người nhập cư trên không được cung cấp nước uống.

    “Nhiệt độ thoát ra từ cơ thể của bảy người trong một không gian nhỏ, thiếu không khí và ôxy đã tạo ra một tình huống vô cùng nguy hiểm,” ông nói.

    “Rõ ràng là tình huống quá khẩn cấp đã buộc họ phải cầu cứu trong tuyệt vọng.”

    Theo báo The Independent, nhóm người nhập cư được giải cứu lúc 9 giờ 20 sáng ngày 16/2 (giờ Anh).

    Khi đó, hai người đã bất tỉnh, công tố viên Corsellis cho biết.

    Theo lời khai trước tòa, hành khách trên phà cũng đã giúp đỡ nhóm người nhập cư. Một y tá người Úc tên là Sari Gehle đã giúp cung cấp ôxy và giám sát y tế.

    Theo thông tin từ The Independent, bà Gehle kể rằng bà đã đáp lại lời kêu gọi giúp đỡ của nhân viên phà. Bà kể rằng có một phụ nữ có biểu hiện “hốt hoảng”, ôm chặt lấy cánh tay của bà và liên tục la lên: “Việt Nam, Việt Nam”. Do đó, bà Gehle cho rằng những người nhập cư này đến từ Việt Nam.

    Những người đàn ông khác nằm la liệt trên sàn. Một người đang nôn ọe, một người khác thì bị thương ở vai, bà Gehle nhớ lại.

    Tất cả mọi người đều được phát mặt nạ dưỡng khí.

    Nhóm người nhập cư sau đó đã được đưa tới bệnh viện, theo lời khai tại tòa.

    Ông Corsellis dẫn lời bà Gehle rằng khi đó bà để ý thấy có một người “trông hơi lạ”.

    Theo mô tả của bà Gehle, đó là một người đàn ông châu Á mặc áo khoác phao và “ngồi bệt dưới đất, có vẻ là đang ‘lướt’ điện thoại và trông vô cùng bình tĩnh”.

    Công tố viên Corsellis cho biết người này chính là bị cáo Mustafa.

    Theo lời khai tại tòa, thuyền trưởng phà đã khai với cảnh sát rằng người tài xế “có vẻ không hiểu chuyện gì đang xảy ra”, nhưng cũng không có động thái hỗ trợ những người đang tham gia cứu nạn, trong khi cứ ngồi dán mắt vào điện thoại.

    “Ông ta có vẻ ngạc nhiên. Ông ta ngồi im trong hầm phà và không nói gì cả. Sau đó cảnh sát đã đưa ông ta đi,” Thuyền trưởng Xavier Fontenit nói thêm.

    Theo lời khai tại tòa, khi bị cảnh sát tra hỏi, ông Mustafa khai rằng mình đã được giới thiệu với một người đàn ông được gọi là Badr khi còn ở Syria vào tháng Một.

    Badr đã nhờ Mustafa lái chiếc xe tải trong vụ việc lần này.

    Ông Mustafa cho biết mình đã từng làm việc này trước đây với mức thù lao 500 bảng Anh (khoảng hơn 16 triệu đồng) để lái một chiếc xe tới thành phố Liverpool (Anh) để thực hiện cuộc kiểm tra thường niên của Bộ Giao thông vận tải Anh (MOT test).

    Nhưng lần này, mức thù lao lên tới 5.000 bảng Anh (hơn 160 triệu đồng) cho việc lái một chiếc xe tải lạnh từ Bỉ tới Anh.

    Mức thù lao đột biến

    7 nguoi viet nhap cu bat hop phap 1
    Anas Al Mustafa bị cáo buộc buôn lậu nhóm bảy người vào Anh

    Theo thông tin được công bố với bồi thẩm đoàn, Mustafa đã khai với cảnh sát rằng ông ta không biết có người ở bên trong thùng xe, nhưng mức thù lao 5.000 bảng Anh đã khiến ông ta nghĩ “có thể lần này có người bên trong”.

    Khi cảnh sát hỏi tại sao mức thù lao lên tới 5.000 bảng cho việc lái một chiếc xe tải trống, Mustafa đáp:

    “Tôi đã nói sự thật. Tôi nghĩ là có người ở bên trong.”

    “Tại sao lần này ông ta [Badr] trả 5.000 bảng ấy hả? Chắc là cùng với lý do tại sao ông ta giao xe chỉ một giờ trước khi tôi tới. Có lẽ là vì có người ở trong xe.”

    Ông Corsellis đề nghị bồi thẩm đoàn suy xét rằng liệu đây có được tính là một lời thú tội.

    “Chúng tôi cho rằng bị cáo không tiết lộ toàn bộ sự thật về sự liên quan của ông ta trong vụ buôn người,” ông nói thêm.

    Phiên tòa vẫn đang tiếp diễn

    Tình hình nhập cư của người Việt

    Tổ chức Đánh giá Di cư Cưỡng bức (Forced Migration Review - FMR) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Người tị nạn của Đại học Oxford (Vương quốc Anh) vào khoảng đầu năm 2024 cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu về số lượng người nhập cư lậu vào châu Âu.

    Theo FMR, những kẻ vận chuyển người trái phép và các băng nhóm tội phạm sử dụng bẫy nợ để kiểm soát người di cư trong suốt hành trình, thường ép họ vào làm việc trong các xưởng bóc lột sức lao động hoặc đi bán thuốc giả.

    Sau khi nhập cư thành công, nhiều người bị bóc lột, lạm dụng.

    “Vương quốc Anh là nơi diễn ra tình trạng bóc lột nặng nề nhất. Họ bị đánh đập và bắt làm nô lệ.

    Họ bị nhốt và không được phép đi đâu cả. Có rất nhiều vụ lạm dụng tình dục đối với phụ nữ và các bé gái," bài viết ngày 19/7 của Sky News dẫn lời bà Mimi Vu, một chuyên gia phòng chống nạn buôn người.

    Ngoài hoạt động nhập cư bằng xe tải, nổi cộm nhất là vụ việc năm 2019 khi có 39 người chết trong container, người Việt cũng vượt biển trái phép vào Anh.

    Theo thống kê, số người Việt Nam sang Anh bất hợp pháp bằng thuyền nhỏ trong khoảng ba tháng đầu năm nay đã tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Chính phủ Anh cho biết Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia hàng đầu có thuyền nhân vượt biển Manche.

    “Số lượng người di cư Việt Nam vượt biển vào Anh ngày càng tăng,” người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho biết vào ngày 14/4, theo Telegraph.

    Số người Việt Nam vượt biển Manche đã tăng gấp đôi vào năm ngoái, từ 505 năm 2022 lên 1.323 năm 2023.

    Theo thống kê, trong số người vượt biển trái phép vào Anh, người Việt đứng đầu về số lượng trong năm 2024, tính tới giữa tháng Tư.

    Viethome (theo ITV News)

  • trum buon nguoi viet 1
    Muhammed Zada bị tuyên án vắng mặt tại Tòa án Newcastle Crown Court. Ảnh: National Crime Agency

    Cảnh sát đang cố gắng xác định vị trí của tên trùm băng đảng buôn người vừa bị kết án 20 năm tù giam. Tên này được cho là đã đưa hàng trăm người nhập cư đến Vương quốc Anh.

    Muhammad Zada, 43 tuổi, bị tuyên án vắng mặt tại Tòa án Newcastle Crown Court sau khi hắn bỏ trốn vào đầu năm 2024. Cục phòng chống Tội phạm Quốc gia (NCA) cho biết việc truy nã hắn đang tiếp tục.

    Zada từng cư trú lâu dài ở Middlesbrough. Hắn cùng với 5 đồng bọn đã đưa nhiều người vào Vương quốc Anh bằng xe tải và xe đông lạnh. Theo NCA, Zada đã tham gia chỉ đạo ít nhất 5 vụ buôn người, đưa 35 người Kurd và người Việt Nam đến UK từ Pháp, Bỉ và Hà Lan vào năm 2017.

    NCA tin rằng hắn đã đưa thành công hàng trăm người nhập cư vào Anh trước cả 5 vụ việc này. Mỗi người nhập cư bị tính phí £5,000 - £10,000. Họ được giấu trong phương tiện để đưa vào UK.

    Đầu năm 2024, Zada cùng với hai đồng phạm là Pareiz Abdullah 41 tuổi, và Marek Sochanic 40 tuổi, bị kết tội vi phạm luật nhập cư.

    trum buon nguoi viet 2 1
    Pareiz Abdullah và Marek Sochanic đều bị kết tội vi phạm luật nhập cư. Ảnh: NCA

    Gurprit Khalon 67 tuổi, Bestoon Moslih 41 tuổi, và Khalid Mahmud 50 tuổi, đều đã nhận tội vi phạm luật nhập cư.

    Zada, Khalon, Sochanic và Pareiz đều đã bị tuyên án vào ngày 20/9/2024, còn Moslih và Mahmud sẽ bị tuyên án sau.

    Giống như Zada, Sochanic cũng bị tuyên án vắng mặt sau khi bỏ trốn trước phiên tòa đầu tiên hồi tháng 7/2024. Cảnh sát cũng đang truy lùng tên này.

    NCA cho biết Zada sử dụng một chiếc xe van, bên ngoài thân xe dán hình ảnh của công ty xây dựng Milan Builders, và sắp xếp cho người nhập cư núp trong những thùng xe cắm trại, trốn giữa các thùng chứa xe đạp hay các tấm nệm giường. NCA đã thu được hình ảnh Zada kiểm tra thùng xe cắm trại được Khalon ngụy trang để đưa người nhập cư từ Pháp vào UK.

    trum buon nguoi viet 1
    Khalid Mahmud, Bestoon Abdullah Moslih và Gurprit Singh Peter Khalon đều đã nhận tội. Ảnh: National Crime Agency

    Trong một trường hợp khác, bọn chúng tổ chức cho người nhập cư đi từ Pháp và Hà Lan đến UK trong xe đầu kéo đông lạnh chứa rau củ quả. Nhưng cảnh sát Hà Lan đã phát hiện 12 người nhập cư Việt Nam, bao gồm cả trẻ em chỉ mới 4 tuổi, đang chuẩn bị chui lên xe đông lạnh.

    Các thành viên cộm cán của băng đảng đã bị bắt trong một chuyên án lớn năm 2018. Chuyên án này huy động 350 cảnh sát NCA, cùng với Đội chống Tội phạm có tổ chức khu vực Đông Bắc, và lực lượng cảnh sát các khu vực Cleveland, Durham và Northumbria.

    Zada bị bắt tại nhà ở Wynyard, gần Middlesbrough. Chiếc xe Range Rover màu trắng trị giá £100,000 của hắn lúc này đang đậu ngay trước nhà.

    Trong một vụ việc riêng rẻ, vào tháng 10/2018, Zada đã bị tuyên án 5 năm rưỡi tù giam vì vai trò đầu sỏ trong một vụ buôn lậu hơn 2 triệu điếu thuốc lá vào UK. Hắn giấu số hàng lậu giữa một lô hàng tủ lạnh.

    Bản án cuối cùng dành cho Zada và các đồng phạm trong vụ án buôn người như sau:

    - Zada, cư trú tại Applecross Grove, Wynyard, bị tuyên án 20 năm tù

    - Sochanic, cư trú tại Leyburn Street, Hartlepool, bị tuyên án 6 năm tù.

    - Abdullah, cư trú tại St Barnabus Road, Middlesbrough, bị tuyên án 6 năm tù.

    - Khalon, cư trú tại Stainton Way, Middlesbrough, bị tuyên án 7 năm tù.

    - Moslih, cư trú tại Tulip Close, Middlesbrough, và Mahmud, cư trú tại Kings Avenue, London, sẽ bị tuyên án sau.

    Viethome (theo ITV News)

  • Ngày 6/9/2024, một tòa án ở Anh đã kết án một lái xe tải gốc Syria 10 năm tù vì tội buôn người.

    Anas Al Mustafa 1
    Nghi phạm Anas Al Mustafa và chiếc xe mà hắn sử dụng. Ảnh: Sky News

    Anas Al Mustafa, 43 tuổi, đã bị buộc tội đưa 7 người nhập cư trái phép vào Anh trên xe tải có khoang chứa bí mật. Theo hồ sơ tòa án, tháng 2/2023, nhà chức trách phát hiện 6 người đàn ông và một người phụ nữ chen chúc bên trong khoang chứa nóng bức và chật chội của xe tải.

    Vụ việc bị phát giác sau khi thủy thủ đoàn trên một con tàu di chuyển giữa Dieppe, miền Bắc nước Pháp, và Newhaven trên bờ biển phía Nam nước Anh, nghe thấy tiếng kêu cứu bên trong xe tải. Họ đã dùng rìu phá vách ngăn để giải cứu những người di cư. Khi được giải cứu, hai người đã bất tỉnh và không ai trong số họ được cung cấp nước.

    Theo các công tố viên, những người di cư trẻ tuổi đã hồi phục, nhưng người phụ nữ bị tổn thương thận cấp tính trong khi một người đàn ông đã phải nhập viện trong tình trạng hôn mê và đột quỵ.

    Điều tra viên của Bộ Nội Vụ cho biết bọn họ bị ép chặt trong một cái lỗ chỉ bé đủ cho 1 người, không ai có thể nhúc thích một li. 

    Thiếu oxi và thiếu nước khiến họ phải kêu gào cầu cứu khi xe đang di chuyển bằng phà. Một người đàn ông khác cũng nghi ngờ bị đột quỵ.

    Anas Al Mustafa, 43 tuổi, đã bị kết tội hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp khi chở lậu 7 người vào Anh bằng một phương tiện cải tiến. Chiếc xe tải này đã lên phà di chuyển giữa Dieppe (Pháp) và Newhaven (East Sussex). Sự việc xảy ra vào ngày 16/2/2024.

    Lực lượng phản ứng bao gồm xe cứu thương, cảnh sát và biên phòng đã nhanh chóng có mặt. Cả 7 người được đưa vào bệnh viện. 

    Tại Tòa án Lewes Crown Court vào hôm ngày 29/8/2024, công tố viên cho biết những người trẻ chỉ bị mất nước, sốc nhiệt và đã nhanh chóng hồi phục. Còn 1 người đàn ông lớn tuổi hơn thì nghi bị đột quỵ, 1 phụ nữ bị tổn thương thận cấp tính. Còn 1 người đàn ông nhập viện trong trạng thái đột quỵ dẫn tới hôn mê.

    Nhân viên điều tra của Bộ Nội Vụ, ông Chris Foster, cho biết: "Thật kì lạ là đã không có ai chết. Họ quá may mắn. Nhưng Al Mustafa vẫn phải chịu trách nhiệm vì hành vi phạm tội của mình".

    Ông Foster cho biết 6 người đã hồi phục hoàn toàn, nhưng người đàn ông đột quỵ thì đang phải chịu những biến chứng có thể ảnh hưởng tới cuộc sống về sau.

    "Chúng tôi tin rằng anh ta đột quỵ do bị chèn ép trong xe tải. 6 tháng đã trôi qua nhưng anh ta vẫn chưa thể đi lại bình thường và bị mất trí nhớ. Cuộc sống của anh ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng", Foster nói. 

    7 nạn nhân được phát hiện ẩn náu ở phía trong chiếc xe tải. Họ được che giấu bằng một tấm panel, họ đã chui vào khe hẹp ấy thông qua 1 cái lỗ nhỏ xíu chỉ rộng 55cm. 

    Cả khe hẹp chỉ rộng 2 mét, khiến 6 nam giới và 1 phụ nữ bị chẹt chặt vào nhau mà không thể cục cựa. Người ở bên ngoài đã nghe thấy tiếng họ gõ vào thành xe và tiếng kêu cứu vọng từ trong xe. Lúc này xe đang ở trên phà, họ bị thiếu oxy và bị sốc nhiệt nghiêm trọng. 

    Hình ảnh khoang trốn bí mật bên trong xe.

    Mustafa bị bắt vì tội buôn người. Khi bị bắt, hắn đã điên cuồng xóa nhiều nội dung trên điện thoại. Nhưng cảnh sát đã khôi phục được những dữ liệu bị xóa, tội ác của hắn ta hoàn toàn bị phơi bày. 

    6 trong số 7 nạn nhân đã nộp đơn xin tị nạn ở UK. Một cuộc điều tra đang được tiến hành để tìm kiếm những kẻ khác có liên quan đến phi vụ này. 

    Angela Eagle, Bộ trưởng an ninh biên giới và tị nạn, cho biết: “Vụ việc này có thể đã kết thúc trong bi kịch, họ đã vô cùng may mắn khi tất cả đều còn sống". 

    Vấn đề di cư trái phép đã trở thành chủ đề chính trong cuộc bầu cử tại Anh hôm 4/7 vừa qua. Sau khi Công đảng chiến thắng với số phiếu áp đảo, Thủ tướng Anh Keir Starmer đã nhanh chóng hủy bỏ kế hoạch gây tranh cãi của chính quyền đảng Bảo thủ tiền nhiệm về việc trục xuất những người di cư bất hợp pháp đến Rwanda. Thay vào đó, ông Starmer cam kết sẽ nhắm vào các mạng lưới tội phạm đứng sau những cuộc vượt biên này, vốn đang thu lợi bất chính hàng nghìn euro từ mỗi người di cư.

    Các cuộc thăm dò cho thấy vấn đề kiểm soát nhập cư đang ngày càng trở nên nhức nhối tại Anh, nhất là sau khi các cuộc bạo loạn nhắm vào cộng đồng người Hồi giáo và người di cư liên quan đến vụ đâm dao tại một lớp học khiêu vũ dành cho trẻ em ở thị trấn Southport, Tây Bắc vùng England hôm 29/7.

    Viethome (theo Sky News)

  • Chính quyền Bulgaria thông báo vừa triệt phá một nhóm tội phạm chuyên buôn người di cư qua vùng Balkan và vào châu Âu.

    Sau một loạt các cuộc đột kích, chính quyền Bulgaria đã bắt giữ tám thành viên bị cáo buộc là thành viên của đường dây buôn người di cư. Đại diện Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) cho biết cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành và có thể sẽ bắt giữ thêm các đối tượng khác.

    bulgari buon nguoi
    Ảnh theo occrp

    Cơ quan điều tra cho biết băng đảng buôn người này tính chi phí lên đến 6.000 euro cho mỗi người di cư để đưa trái phép vào châu Âu. Tới nay có hơn 130 người đã sử dụng dịch vụ của đường dây buôn người này để di chuyển từ Thổ Nhĩ Kỳ vào Bulgaria, trước khi tiếp tục đi đến các quốc gia châu Âu khác bằng ô tô.

    Cơ quan cảnh sát châu Âu cho biết những kẻ cầm đầu đường dây này đến từ Syria và Jordan, đã phối hợp với những kẻ buôn lậu khác dọc theo tuyến đường ở Tây Balkan để tạo điều kiện cho các đối tượng di cư vượt biên trái phép. Việc vận chuyển sẽ do công dân Bulgaria phụ trách, những đối tượng này đã mua xe ô tô đã qua sử dụng và sau đó đăng ký chúng dưới những cái tên khác nhau.

    Các nhà chức trách cho biết băng đảng này cũng sử dụng tài xế người Moldova được tuyển dụng qua internet để vận chuyển những người di cư từ Bulgaria vào Serbia hoặc Romania.

    Báo cáo của cơ quan cảnh sát Bulgaria đã xác định và đột kích 15 địa điểm liên quan đến đường dây buôn lậu tại thành phố Plovdiv. Ngoài tám vụ bắt giữ, cảnh sát còn thu điện thoại di động, vũ khí và các tài liệu liên quan tới hoạt động tội phạm của nhóm này.

    Đại diện cơ quan cảnh sát châu Âu cho biết trọng tâm của các chuyên án được thực hiện từ tháng 9 năm 2023 nhằm phá vỡ các mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia tham gia vào hoạt động buôn lậu người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ, qua Balkan vào Tây Âu. Europol cho biết kể từ tháng 4 năm 2024, các nhà chức trách đã xác định được 17 mạng lưới buôn người di cư hoạt động theo cách thức như vậy.

    Theo VOV

  • 3 ten xe tai 1
    Ngoài xe tải, bọn chúng còn mua xuồng hơi để đưa người qua eo biển Anh. Ảnh: Alan Thorton/Getty Images

    3 người đàn ông ở East London đã bị bỏ tù vì tội buôn người nhập cư vào Vương quốc anh bằng xe tải. Jalal Tarakhail 25 tuổi, cư trú tại Ilford, Najib Khan 39 tuổi, cư trú ở Ilford, và Waqas Ikram 41 tuổi, cư trú ở Dagenham, đã bị bỏ tù tổng cộng 22 năm tại Tòa án Oxford Crown Court vào ngày 2/8/2024.

    Bọn chúng là thành viên của một đường dây tội phạm có tổ chức, tính phí £7,000 trên mỗi người nhập cư đưa đến Anh. Bộ 3 tên này dùng GPS để theo dõi các phương tiện chứa người nhập cư núp bên trong.

    Tarakhail cũng xây dựng một khoang kín trong xe tải, nơi cảnh sát phát hiện 16 người. 11 trong số này là trẻ em. Còn Ikram và Khan thì mua 1 chiếc xuồng hơi để buôn người nhập cư qua eo biển.

    Vào tháng 3/2021, Ikram bị phát hiện đang cố đột nhập vào một chiếc xe container để đưa 4 người nhập cư vào bên trong mà tài xế không biết. Tên này đã bị Cục phòng chống Tội phạm quốc gia (NCA) giam giữ. 

    3 ten xe tai 3
    3 gã đàn ông bị bỏ tù vì tội buôn người nhập cư trong xe tải. Ảnh: NCA

    Vào thời điểm bị bắt giữ, Ikram đang làm việc cho một băng nhóm tội phạm do Mokter Hossain chỉ huy. Tên Hossain này sau đó đã bị kết án 10 năm tù. 

    Từ manh mối là Ikram, cảnh sát đã lần ra Tarakhail và Khan trong một vụ buôn người khác. Cảnh sát phát hiện ra bọn chúng đã tính phí hàng ngàn bảng cho mỗi người nhập cư đưa vào Anh.

    Tarakhail bị bắt vào tháng 8/2023 tại London Gatwick, khi hắn vừa trở về từ Dubai.

    Vào ngày 2/8/2024, Ikram và Khan mỗi tên bị bỏ tù 9 năm. Tarakhail bị tù 4 năm. Bằng chứng cho thấy bọn chúng đã liên quan đến nhiều vụ buôn người trót lọt hoặc bất thành kể từ năm 2019.

    NCA cũng đã chứng minh được bọn chúng có liên quan đến 2 vụ buôn 32 người bất thành trước đó. Các tài xế và một giám đốc vận tải cũng đã bị bỏ tù ở Hà Lan và Pháp.

    Viethome (theo MyLondon)

  • Nhóm này làm giả giấy tờ, cho người dân cạo trọc đầu đóng giả nhà sư để đưa người sang Úc trái phép.

    Chiều 2-7, Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Ngọc Hằng về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Đậu Thị Khuyên về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài và Nguyễn Văn Khánh về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

    gia nha su 1
    Bị can Hằng và Khuyên.

    Từ cuối 2023, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an Hà Tĩnh) nắm được thông tin một số người lợi dụng việc các cơ sở Phật giáo tại Australia thường xuyên tổ chức các khóa “tu học” để móc nối, tổ chức cho nhiều công dân trên địa bàn cả nước (Nghệ An, Hà Tĩnh, Bạc Liêu, Trà Vinh, TP Hồ Chí Minh…) trốn sang Úc lao động trái phép. Nhóm này làm giả hồ sơ xin cấp thị thực du lịch dưới danh nghĩa giả mạo nhà sư, phật tử với chi phí 300 triệu đồng/người.

    gia nha su 1
    Nguyễn Văn Khánh.

    Phòng quản lý xuất nhập cảnh đã phối hợp với Cơ quan An ninh điều tra (Công an tỉnh Hà Tĩnh) Công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) và các đơn vị liên quan tiến hành các biện pháp điều tra. Qua điều tra xác định đầu năm 2024, Khuyên và Hằng đã liên hệ với nhau, bàn bạc, thống nhất để tổ chức cho anh Hồ Văn Thìn (36 tuổi, ngụ xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, Nghệ An) sang Australia lao động dưới vỏ bọc tu hành phật giáo. Theo thỏa thuận, nếu khi anh Thìn nhập cảnh vào Australia thành công, Hằng sẽ bố trí người đón và bố trí công việc nghề nông nghiệp.

    Đến tháng 2-2024, Hằng và Khuyên trực tiếp bố trí cho anh Thìn cạo trọc đầu, mặc đồ tu hành đến Chùa Kim Quang (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) để “chụp ảnh” nhằm giả tham gia các hoạt động của chùa để cho vào hồ sơ xin cấp thị thực Australia. Sau đó, Hằng liên hệ với các cơ sở tôn giáo tại Australia để xin thư mời tham gia các hoạt động Phật giáo - Vesaka ở chùa Quan Âm Thiền Tịnh (Australia) cho anh Thìn dưới danh nghĩa là nhà sư đang tu tập tại chùa Kim Quang (Đà Nẵng) với pháp danh Thích Giác Ngộ.

    Đồng thời, anh Thìn cũng được Hằng hướng dẫn cách thức trả lời phỏng vấn tại Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin Thị thực Canada VAC. Hằng liên hệ, trao đổi, thống nhất với Khánh để làm thay đổi hình ảnh chân dung trên căn cước công dân của anh Thìn thành phật tử theo đạo Phật giáo.

    Hằng còn bố trí người chỉnh sửa ảnh chân dung của Thìn thành hình ảnh người tu hành Phật giáo (cạo tóc, mặc áo tu hành) và sử dụng ảnh này rồi điền thông tin nghề nghiệp là “nhà sư” khi khai nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu trực tuyến cho lao động trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an.

    Tối 4-5, tại căn hộ của mình, Hằng nhận 300 triệu đồng của anh Thìn rồi giao thị thực du lịch Australia, vé máy bay, CCCD giả cho anh Thìn.

    Khi anh Thìn đang làm thủ tục để xuất cảnh thì bị Công an Hà Tĩnh phối hợp Đồn Công an Cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất phát hiện, ngăn chặn và tiến hành xác minh làm rõ các nội dung liên quan.

    Theo Plo