• Hàng chục nghi can bị bắt giữ sau khi cảnh sát Tây Ban Nha triệt phá một đường dây tội phạm đưa bất hợp pháp ít nhất 730 công dân Việt Nam vào nước này.

    Tờ The Local đưa tin, cảnh sát Tây Ban Nha đã bắt giữ 37 nghi can trên khắp cả nước với cáo buộc móc nối đưa trái phép 730 người Việt vào Tây Ban Nha. Các nghi phạm được cho là đã thu 18.000 Euro/người, sau đó ép các nạn nhân buôn người làm việc trong các tiệm làm móng khi tới Tây Ban Nha.

    Trong số những đối tượng bị bắt có một công chức nhà nước làm ở vùng Huelva. Người này bị nghi đã làm giả giấy phép lao động và giấy tờ cư trú.

    Tổ chức tội phạm này đã nộp đơn xin tị nạn cho các công dân Việt Nam theo “Luật sửa đổi liên quan đến các biện pháp bảo vệ cho các đối tượng trẻ em không có người đi kèm’’. Đường dây này được cho là đã làm giả giấy tờ rồi đưa người vào qua các sân bay ở Madrid và Barcelona.

    Các công dân Việt Nam trước tiên được đưa đến nhiều địa điểm ở Nam Mỹ sau đó vờ như chỉ bay trung chuyển qua các sân bay của Tây Ban Nha. Khi đã đến được Tây Ban Nha, họ xin tị nạn.

    Cơ quan tình báo Tây Ban Nha bắt đầu điều tra mạng lưới này vào năm ngoái khi hồ sơ xin tị nạn của các đối tượng trẻ em không có người đi kèm ở Madrid và Barcelona tăng đột biến.

    Chỉ tính riêng từ đầu năm 2018, đường dây buôn người đã kiếm được 13 triệu Euro từ các hoạt động này. Theo báo cáo của cảnh sát Tây Ban Nha, mỗi công dân Việt Nam phải trả 18.000 Euro để đến được Tây Ban Nha. Một số người trả bằng tiền mặt, một số người trả bằng việc thế chấp đất đai, tài sản hoặc đi vay mượn ở Việt Nam sau đó sang đến nơi thì làm việc để trả nợ dần.

    Cùng đường dây buôn người, hơn 100 tiệm làm đẹp do người Việt thành lập đã mọc lên ở khắp Tây Ban Nha. Cảnh sát đã tiến hành điều tra và đột kích các địa điểm ở Sevilla, Granada, Murcia, Almería, Cádiz, Málaga, Madrid, Valencia, San Sebastián, Girona, Lérida, Tarragona, León, Huelva, Córdoba và Barcelona, thu giữ hàng nghìn Euro tiền mặt và tài sản.

    Theo cảnh sát, nhiều nạn nhân buôn người đã bị ép phải làm việc theo ca 12 giờ/ngày trong các tiệm làm móng, phải sống trong các điều kiện tồi tàn và không được tự do đi lại. Họ bị những kẻ buôn người quản thúc từ nơi ở đến chỗ làm việc.

    Viethome (theo Dân Trí)

  • Cơ quan cảnh sát Châu âu cho biết giới chức Tây Ban Nha vừa bắt giữ 37 người bị tình nghi tham gia vào một đường dây buôn người từ Việt Nam với khoản tiền kiếm được lên đến 13 triệu euro (14.8 triệu USD).

    Europol cho biết băng nhóm này thu của mỗi người nhập cư Việt Nam 18,000 euro (20,500 USD) và đưa lậu họ tới Châu âu thông qua đường từ Nam Mỹ.

    Mỗi nhóm có khoảng 12 người nhập cư và được một kẻ buôn lậu biết nói tiếng Anh dẫn đường và hỗ trợ trong quá trình di chuyển.

    Cảnh sát Tây Ban Nha đã tiến hành lục soát 10 căn nhà và hơn 100 salon làm đẹp trên khắp đất nước sau khi được biết đường dây buôn người này chủ yếu hoạt động ở Barcelona.

    Băng nhóm này cũng trang bị giấy tờ tùy thân giả cho những người nhập cư trái phép.

    VietHome (Theo Daily Mail)

  • Bà May từng miêu tả nạn nô lệ hiện đại là “vấn đề nhân quyền nghiêm trọng nhất trong thời đại của chúng ta” và cam kết sẽ “biến việc đưa thế giới thoát khỏi tội ác dã man này trở thành sứ mệnh quốc gia và quốc tế”.

    Bà May đưa ra tuyên bố này khi đang ở trong tháng đầu tiên của nhiệm kỳ thủ tướng, và vào tháng Mười năm ngoái, chính phủ cũng hứa hẹn sẽ “cải thiện triệt để” những hỗ trợ mà nạn nhân buôn người và nô lệ nhận được.

    Bộ trưởng Nội vụ khi đó, bà Sarah Newton, nhấn mạnh “phúc lợi của các nạn nhân và những người có nguy cơ là nạn nhân sẽ là tâm điểm trong mọi hành động của chúng tôi”.

    Vậy thì, vì sao chính phủ lại đang hành động hoàn toàn ngược lại?

    Waleed (không phải tên thật) chỉ mới 19 tuổi và đang mắc chứng căng thẳng hậu chấn thương. Khi còn là một đứa trẻ ở Sudan, chàng trai này tận mắt chứng kiến cha và anh chị em mình bị quân chính phủ giết hại cũng như làng mạc bị thiêu rụi.

    Khi còn là thiếu niên, cậu bị lực lượng an ninh hành hạ. Waleed trốn khỏi Sudan khi được 16 tuổi, để rồi lại bị bắt cóc bởi những kẻ buôn người ở Libya. Chúng giam giữ cậu, đánh cậu bằng thanh sắt, và biến cậu trở thành đối tượng lao động cưỡng ép cũng như tấn công tình dục.

    Sau khi trốn thoát khỏi những kẻ thủ ác, vượt qua Địa Trung Hải giữa muôn trùng hiểm nguy và băng qua châu Âu, Waleed đến được Anh vào năm 2017 khi tròn 17 tuổi.

    Cậu bị chấn thương tâm lý và cần được bảo vệ, nhưng thay vì thế, Waleed bị giam giữ trong trại tạm giữ người nhập cư cùng với người lớn, cho đến khi Bộ Nội vụ quyết định rằng có đầy đủ bằng chứng chứng minh cậu là nạn nhân của nạn buôn người.

    Waleed được cho thời gian để phục hồi và nhận được hỗ trợ tài chính 65 bảng một tuần. Nhưng rồi vào ngày 1 tháng Ba năm nay, không được cảnh báo trước, cũng không có báo cáo đánh giá về tình trạng khó khăn và bệnh tâm lý, khoản hỗ trợ của Waleed bị cắt giảm xuống còn 37.75 bảng.

    Cậu đột ngột bị đẩy vào tình thế phải lựa chọn giữa việc mua thức ăn để bỏ bụng hay trả chi phí di chuyển để đến các buổi tư vấn hoặc cuộc hẹn với luật sư. Cậu cũng không thể trả tiền điện thoại để giữ liên lạc với hệ thống hỗ trợ của mình cũng như với bạn bè. Cậu không đủ tiền để tham gia các hoạt động xã hội và rơi vào cảnh bị cô lập. Trong suốt tám tháng, Waleed mắc thêm nợ, bệnh tâm lý càng trầm trọng, và các chuyên gia đánh giá cậu có nguy cơ tiếp tục trở thành nạn nhân bị bóc lột.

    Trong tháng này, tòa án phán quyết rằng Bộ Nội vụ đã làm trái pháp luật khi cắt giảm khoản hỗ trợ tài chính của Waleed cũng như các nạn nhân nô lệ và buôn người khác. Tòa án yêu cầu Bộ Nội vụ phải trả bù số tiền cho tất cả các cá nhân bị ảnh hưởng. Ước tính có khoảng hơn 1,000 nạn nhân nô lệ và buôn người bị cắt hỗ trợ một cách trái phép, với số tiền tổng cộng hơn 1 triệu bảng.

    Tòa án cũng chỉ trích Bộ Nội vụ vì không cung cấp hướng dẫn cho các nạn nhân theo quy định của Đạo luật Nô lệ Hiện đại năm 2015.

    Động thái cắt giảm vào hồi tháng Ba – quyết định gây ảnh hưởng đến Waleed và rất nhiều nạn nhân nạn nô lệ và buôn người đang xin tị nạn khác – chỉ là phần đầu tiên trong kế hoạch hai giai đoạn của chính phủ nhằm cắt giảm hỗ trợ tài chính đối với tất cả các nạn nhân nô lệ và buôn người. Mức hỗ trợ sau khi cắt giảm được đưa xuống bằng với mức hỗ trợ người xin tị nạn.

    Người xin tị nạn chỉ nhận được mức hỗ trợ tài chính tối thiểu để chống chọi với cảnh nghèo nàn. Tuy nhiên, nạn nhân nạn buôn người và nô lệ có nhu cầu cao hơn: các nạn nhân được quyền nhận hỗ trợ trong “giai đoạn phục hồi” kéo dài tối thiểu 45 ngày. Trong suốt giai đoạn này, các nạn nhân được cung cấp chỗ ở an toàn, hỗ trợ tài chính và hỗ trợ tâm lý cũng như pháp lý.

    Mục đích của quy định này là giúp các nạn nhân thoát khỏi ảnh hưởng của những kẻ buôn người, bắt đầu giai đoạn hồi phục, quyết định xem có nên hỗ trợ việc điều tra của cảnh sát hay không, và chuẩn bị tâm lý để công khai những trải nghiệm của mình trước khi quyết định cuối cùng về tình trạng của họ được đưa ra.

    Nạn nhân buôn người và nô lệ đã phải chịu đựng sự bóc lột về thể xác, tâm lý và tình dục khủng khiếp nhất. Trong giai đoạn đầu, họ có nguy cơ cao bị bắt trở lại, và đó chính là lý do tại sao họ cần được hỗ trợ đầy đủ.

    Chính phủ không kháng nghị quyết định của tòa án, nhưng cũng chưa công bố việc liệu họ có loại bỏ kế hoạch cắt hỗ trợ tài chính cho nạn nhân nô lệ và buôn người hay không.

    Rõ ràng từ cách đối xử thiếu công bằng của chính phủ đối với các nạn nhân trong suốt tám tháng qua, có thể kết luận rằng Bộ Nội vụ không hề nhận ra nhu cầu của các nạn nhân hay mong muốn bảo vệ an toàn cho họ. Nếu chính phủ thực sự nghiêm túc trong việc bảo vệ và hỗ trợ các nạn nhân, việc đưa ra quyết định không nên chỉ nằm trong tay Bộ Nội vụ mà cần được quy định trong pháp luật.

    VietHome (Theo Guardian)

  • Gần đây người Việt nam ta bị bắt giữ ở biên giới Nga-Ukraina rất nhiều. Có đến 700 người trong năm vừa rồi. Đó là cả một vấn đề lớn.

    Ở Việt nam ít ai biết được rằng, vì giữa Nga và Ukraina đang có chiến tranh nên khu vực biên giới này được phía Ukraina kiểm soát rất chặt chẽ, gồm nhiều tầng nhiều lớp. Phía Nga thì họ thả cho đi, nhưng sang Ukraina là bị bắt giữ.

    Cảnh sát Nga kiểm tra một người nước ngoài.

    Có cả những trường hợp 30 người vào bên trong rồi, đang ở trong căn hộ chung cư vẫn bị tóm. Thế nhưng, từ trước đến nay những trường hợp vi phạm này chỉ bị xử lí hành chính và phía chính quyền Ukraina cho phép “tái hồi hành chính” – tức là cho phép hồi hương về Việt nam.

    Từ nay trở đi họ có thể bị xử lí hình sự theo quy phạm mới là bắt giam người vượt biên trái phép và người tổ chức đưa đón thời hạn từ từ 3-8 năm tù. Xin đề nghị mọi người chia sẻ và phổ biến thông tin này rộng rãi, cho các gia đình Việt nam có con đi qua, hoặc sang Ukraina nắm được mức độ nghiêm trọng của hành vi vượt biên trái phép này.

    Từ ngày 10 tháng 11, bộ luật về trách nhiệm hình sự đối với hành vi vượt biên giới nhập cảnh Ukraina trái phép của công dân bắt đầu có hiệu lực. Bây giờ, những người vi phạm có thể đối mặt với ba năm tù giam.

    Biên giới Nga - Ukraina.

    Luật này liên quan đến những ai vượt biên giới bất hợp pháp làm tổn hại đến lợi ích quốc gia hoặc đối với người bị cấm nhập cảnh vào lãnh thổ Ukraina… Người xâm nhập lãnh thổ Ukraina bằng bất kỳ cách nào ngoài các trạm kiểm soát biên giới của Ukraina, hoặc tại các trạm kiểm soát biên giới quốc gia Ukraina mà không có đủ giấy tờ hợp lệ, hoặc có giấy tờ nhưng không đầy đủ, không hợp lệ.

    Đối với các trường hợp tái phạm hoặc trường hợp vi phạm của cả một nhóm người có tổ chức – sẽ bị phạt tù từ ba đến năm năm, nếu kèm theo bạo lực hoặc sử dụng vũ khí – phạt tù từ năm đến tám năm.

    Viethome (theo Nguoivietukraina - Liga)

  • Vụ cô gái Việt không may bị phát hiện khai gian tuổi trong hồ sơ xin tị nạn đang là vấn đề nóng được nhiều người quan tâm.

    Theo thông tin từ các cơ quan chức năng thì họ có người báo thông tin này nên mới tiến hành điều tra. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của VietHome, đây là 1 câu cửa miệng mang tính chất tạo sự hoài nghi trong cộng đồng, đặc biệt là những người liên quan. Trong các vụ bắt người nhập cư, cảnh sát và cơ quan Nhập Cư luôn nhắc tới vấn đề có người chỉ điểm và báo thông tin, tuy nhiên, việc quyết định điều tra hay bắt 1 ai đó ở Anh nó không hề đơn giản vì nó liên quan tới rất nhiều người và ban ngành khác nhau. 

    VietHome xin được tổng hợp những lý do có thể khiến cho  cơ quan chức năng nghi ngờ và tập trung tìm ra được tuổi thật của những người xin tị nạn khai tên và tuổi giả. 

    Sử dụng Facebook

    Ngày nay muốn biết tiểu sử, cuộc sống của 1 ai đó thì cứ lên FB là ra. Chỉ cần 1 chút thông tin, VietHome cũng đã dễ dàng tìm ra được FB của bất kì ai. Nếu chúng tôi có thể tìm ra được thì các cơ quan chức năng ở Anh cũng thừa sức để tìm và theo dõi cuộc sống, các mối quan hệ của mọi người. Tuy đã dùng tên giả, nhưng hình ảnh, cuộc sống và các mối quan hệ của những người khai tên tuổi giả trên FB lại là thật.

     

    FB vẫn đang dính phải scandal thu thập quá nhiều thông tin cá nhân của người dùng và bị người dùng ở Châu Âu và Mỹ đang tẩy chay , tuy nhiên người Việt thì lại ít quan tâm tới việc này cho tới khi gặp phải các sự cố đáng tiếc.  

    Bạn nghĩ sao khi dưới đây là 1 đứa trẻ bị buôn người sang UK và bóc lột làm nô lệ: 

     - Có nhiều bạn bè người thân ở Anh Quốc (cũng như ở VN)

     - Cuộc sống đầy đủ, luôn vui vẻ, mặc hàng hiệu và đắt tiền. 

     - Hay đi sàn, uống các chất kích thích, phong cách sống như 1 người trưởng thành hơn là 1 đứa trẻ.

    Trốn khỏi nhà Tây

    Hầu như ngày nào VietHome cũng nhận được tin có trẻ em Việt bị mất tích ở Anh và được cảnh sát nhờ đăng lên cộng đồng để tìm giúp. 

    Những người không có giấy tờ khi sang UK đều với mục đích đi kiếm tiền, chính vì thế khi bị Bộ Xã Hội quản lý, cho vào ở nhà Tây và bắt đi học thì những người này luôn muốn trốn ra để được phép đi làm , kiếm thêm tiền. Trẻ em ở nhà Tây có thể có những sinh hoạt bất thường, làm cho người bảo hộ lo lắng và họ báo lại với Bộ Xã Hội & cảnh sát để điều tra. Trẻ em ở Anh Quốc thường phải về nhà trước 9-10h tối, đặc biệt là những trẻ em bị coi là nô lệ thời hiện đại thì càng được để ý vì họ sợ những người này sẽ bị bắt, bị trả thù trở lại. ( Sự thật có thể không có việc này, nhưng chúng ta phải nghĩ từ phương diện của chính phủ Anh)

    Ăn chơi hàng hiệu, đi sàn và uống chất kích thích

    22 tuổi là độ tuổi “chơi” đối với hầu hết các thanh niên Việt Nam sang Anh. Nhưng trong con mắt của những người đang phải bảo hộ và trông nom thì những thanh niên xin tị nạn 16 tuổi này sẽ không thể có tiền tiêu xài nhiều. Vì thế cuộc sống xa hoa, sắm toàn đồ hiệu, đi chơi sàn thường xuyên (và đăng lên Facebook) sẽ là những tín hiệu cho thấy các thanh niên này có cuộc sống thứ 2 hoàn toàn khác. Có thể họ đi làm chui, họ làm việc phạm pháp để kiếm tiền , hoặc có thể họ có người thân ở Anh Quốc chu cấp, lo toan cho. Đôi khi các cơ quan chức năng chỉ là lo ngại cho sự an nguy của những đứa trẻ bị bóc lột, làm nô lệ này, nên họ vào cuộc điều tra để tìm hiểu sự thật.

    Tôi còn nhớ có lần đi phiên dịch hộ một vài người xin tị nạn ở Anh. Buổi phỏng vấn đầy nước mắt, với việc người xin tị nạn kể lể về gia cảnh bố mẹ mất, người thân không còn. Người phỏng vấn đã cười phá lên và quả quyết nói rằng: “Tôi đảm bảo rằng cái ngày cô gái này nhận sổ đỏ, sẽ có 1 đống người mang hoa tới sân bay tặng cô ấy”. Tuy nhiên, ở Anh Quốc, biết thôi thì chưa đủ, họ cần bằng chứng để chứng minh cho cái giả định của mình. Đó là lý do vì sao nhiều người Việt khai man tuổi tác mà không bị phát hiện, Cô Gái Việt vừa bị truy tố có lẽ là trường hợp đầu tiên họ có bằng chứng chính xác để khởi tố. 

    Số đen vì trở thành con bài chính trị

    Các cơ quan chức năng ở Anh đều biết rằng những lời khai tên tuổi của người tị nạn chỉ xuất phát từ 1 phía, họ rất muốn kiểm định lại nhưng hoàn toàn không có quyền và cơ sở. Chính vì thế tình trạng này diễn ra như cơm bữa và nó trở thành 1 công thức đối với hầu hết người tị nạn muốn ở lại Anh: Bị bắt , khai tên tuổi nhỏ đi, được chăm sóc và được xin tị nạn ở lại, sau vài năm sẽ có giấy tờ vĩnh viễn. 

    Tuy nhiên, thỉnh thoảng các cơ quan chức năng ở Anh có 1 chiến dịch nào đó , họ sẽ cố tìm ra được 1 trường hợp điển hình để điều tra thật kĩ và báo cáo lên cấp cao hơn để thay đổi chính sách, hay viết lên báo cho công chúng biết rõ tình hình nhập cư.

    Vụ người chủ shop Việt bị phạt tù mấy tháng trước vì liên quan tới bóc lột Nô lệ thời hiện đại là một trường hợp được lên kế hoạch bài bản, các cơ quan chính phủ, tổ chức từ thiện và báo chí ở Anh liên kết lại với nhau để phổ biến vụ án này. 

    Việc tìm ra tuổi thật và khởi tố ở Anh Quốc là chuyện hiếm gặp. Vụ án này có thể tạo tiền lệ để sau này cơ quan chức năng có thêm quyền hạn, được phép đi kiểm tra tuổi của người xin tị nạn. Nó cũng có thể là “cái tát” vào tình trạng khai nhỏ tuổi để được ở lại Anh Quốc. 

    VietHome

  • Một phụ nữ Việt vừa bị kết án 8 tháng tù vì khai gian tuổi để xin tị nạn tại Anh. D Trinh, bị nhân viên nhập cư bắt giữ khi đang trốn trong toilet của 1 tiệm nails ở Cheadle vào tháng 3 năm 2017. Cô đã khai mình sinh ngày 17 tháng 10 năm 2000 ( 16 tuổi) . D Trinh đã được Bộ Xã Hội ở Staffordshire County Council nhận về chăm sóc vì dưới tuổi vị thành niên.

    D Trinh sau đó làm đơn xin tị nạn với các thông tin giả, nói rằng mình là nạn nhân của Nạn Nô Lệ Thời Hiện Đại

    Tuy nhiên, không may cho cô là cơ quan điều tra nhận được tin báo cô 22 tuổi. Họ đã tìm cách xác nhận dấu vân tay, ảnh của cô với các cơ quan chức năng Việt Nam. Ngày sinh thật của cô là 10 tháng 7 năm 1994.

    nguoi viet khai gian tuoi xin ti nan

    Trong tuần qua vụ việc này đã được Toà Án mang ra xử, D Trinh nhận tội lừa dối luật pháp Anh Quốc và lĩnh án tù 8 tháng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là D Trinh sẽ bị trục xuất ngay sau đó. Luật tự động trục xuất chỉ áp dụng với các án trên 1 năm tù. D Trinh sau khi hết hạn tù sẽ được các cơ quan khác xử lý và xác định xem có bị trục xuất ra khỏi Anh Quốc hay không. 

    Rất nhiều người Anh sau khi biết vụ việc này đã lên án, kêu gọi trục xuất D Trinh ngay, bởi cô đã làm tiêu tốn rất nhiều tiền phúc lợi của chính phủ. Được biết mỗi tuần họ phải chi ra hơn £500 để cung cấp và bảo vệ cho D Trinh. 

    Một người trên Facebook viết: "và đây là lý do vì sao đất nước bị hỗn loạn. Cô ta đáng bị trục xuất. 

    Dave Perry cũng đồng tình và nói: "Bỏ tù cô ta chỉ tốn thêm tiền, sau không trục xuất ngay lập tức"

    Trong khi đó, Pauline Salt nói: "Tôi đã 71 tuổi, làm việc từ khi 15 tuổi. Tôi chỉ ước mình kiếm được £500 một tuần mà thôi"

    Ông Uỷ Viên Hội Đồng Councillor Mark Sutton, cho biết: "Khi chúng tôi tìm thấy trẻ em lưu lạc sang Anh Quốc mà không có người lớn đi cùng, chúng tôi có nghĩa vụ phải chăm sóc và cung cấp nơi ở cho họ. Tại thời điểm chúng tôi tìm ra D Trinh, chúng tôi đã làm 1 số bài kiểm tra xác nhận tuổi nhưng không có thông tin nào khả nghi cả. Tuy nhiên, ngay khi chúng tôi nhận được thông tin về tuổi thật của D Trinh, chúng tôi đã tìm mọi cách để xác minh lại. 

    Theo VietHome được biết, việc người Việt đi chui sang đây rồi khi bị bắt thì khai nhỏ tuổi diễn ra đã được nhiều năm nay. Các cơ quan chức năng ở Anh đã sử dụng cách này để liệt họ vào danh sách Nô Lệ Thời Hiện Đại và dùng các hình thức khác nhau để quay lại - truy tố những người chủ shop vì tội bóc lột sức lao động, bắt ép người khác làm nô lệ.

    Tuy nhiên, với những người xin tị nạn theo diện này, nếu có cơ hội thì chính phủ Anh luôn tìm cách xác minh lại thông tin chứ không dễ dàng cho ngay quyền tị nạn, giấy tờ ở lại Anh Quốc. D Trinh là một ví dụ điển hình khi họ có đủ dấu vân tay, thông tin để đi xác minh lại.  

    VietHome (Theo Stock On Trend)

  • Sau khi phát hiện có 29 người Việt Nam ở phía sau, chiếc xe tải bị cảnh sát dừng lại trên đường M5 nước Anh, bốn người đàn ông quốc tịch Anh đã bị buộc tội buôn người.

    Đài BBC cho hay, cảnh sát ở hai quận Devon và Cornwall miền Tây Nam nước Anh đã bắt giữ một nhóm đối tượng là nam giới ở độ tuổi từ 55 đến 72 khi di chuyển cùng một chiếc xe tải theo hướng từ cảng Newlyn ở quận Cornwall.


    Chiếc xe tải chở 29 người Việt Nam là nạn nhân của hành vi buôn người bị bắt tại Anh . Ảnh: BBC

    Chiếc xe đã bị dừng lại kiểm tra gần Cullompton ở quân Devon, vào hôm 12-4 lúc khoảng 09:00 giờ địa phương. 29 người Việt Nam bị phát hiện ở phía trong xe tải.

    Cảnh sát Anh cho biết, trong số 29 người Việt là nạn nhân của buôn người trái phép có cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em.

    Sau quá trình điều tra, được biết nhóm đối tượng buôn người gồm: Frank Walling, 72 tuổi, từ Colne, Lancashire; Glen Martin Bennett, 55 tuổi, từ Burnley, Lancashire; Jon Ransom, 63, từ Kent; và Keith Royston Plummer, 62 tuổi, từ Sheiness.

    Nhóm đối tượng buôn người này sẽ ra tòa ở Truro, Cornwall vào hôm 15-4.

    Tất cả họ đều bị buộc tội buôn người theo Đạo luật nô lệ hiện thời. Họ cũng bị buộc tội hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp.

    Một phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát cho biết các công dân nước ngoài đã được đưa đến một trung tâm chăm sóc đặc biệt.

    Viethome (theo Plo)