• tien tich thu tai birmingham 1
    Tiền tịch thu tại hiện trường.

    3 người đàn ông đã bị bắt ở Birmingham, đây là một phần trong chiến dịch của Cục chống Tội phạm Quốc gia (NCA) nhằm truy quét các vụ nô lệ hiện đại và buôn người.

    Cả 3 đã bị bắt giam vào sáng ngày 17-8-2022, theo sau hàng loạt vụ truy quét ở trung tâm Birmingham và khu vực Nechells, tất cả đều có liên quan đến một trại cần sa bị Cảnh sát Cleveland phát hiện vào năm 2021.

    Tại một địa chỉ trên đường Essex Street, Birmingham, một người đàn ông 35 tuổi đã bị bắt vì tình nghi giam giữ một người khác trong điều kiện nô lệ, ngoài ra còn bị cáo buộc sản xuất và cung cấp một loại chất cấm, và tội trồng cần sa. Một người đàn ông 26 tuổi bị bắt vì tàng trữ chất cấm và rửa tiền. Một khoản tiền mặt 25,000 bảng đã bị tịch thu tại ngôi nhà này.

    Tại một ngôi nhà khác trên đường Nechells Park Road, một người đàn ông 51 tuổi đã bị bắt vì nghi ngờ sắp xếp việc đi lại cho một người khác với ý định bóc lột người đó (buôn người).

    Điều tra viên cấp cao của NCA, ông Paul Boniface, cho biết: ''Cuộc điều tra của chúng tôi nhắm vào một nhóm tội phạm buôn người Việt Nam vào UK bất hợp pháp. Các nạn nhân sẽ được vận chuyển hàng trăm dặm đến nhiều nơi ở UK để làm việc trong các trại cần sa''.

    tien tich thu tai birmingham 1
    Một bọc tiền bị phát hiện.

    ''Loại hình phạm tội này thường được che đậy rất tinh vi. Chúng tôi đã phát hiện rất nhiều trại cần sa trên các con phố dân cư đông đúc, hoặc những trung tâm buôn bán sầm uất. Tôi kêu gọi bất kì ai phát hiện hành vi đáng ngờ liên quan đến nô lệ hiện đại, hãy nhanh chóng báo cảnh sát'', ông nói.

    Ông Rob Richardson từ Đơn vị chống Buôn người và Nô lệ hiện đại của NCA cho biết: ''Nhiều nạn nhân nô lệ hiện đại ở UK được đưa đến đây từ hải ngoại, thường từ các nước đông Âu, Đông Nam Á và châu Phi. Họ đã bị bóc lột từ khi bắt đầu cuộc hành trình''.

    ''Nhiều người ban đầu không hề bị ép buộc hay bị lừa, họ thậm chí sẵn sàng tham gia vào đường dây để được đưa đến UK. Tuy nhiên sau đó, họ sẽ nhanh chóng bị kiểm soát, bị điều khiển''.

    Các nạn nhân có thể bị bạo hành về thể chất hoặc tinh thần, trông ốm đói hay nhếch nhác, thường xuyên chỉ mặc 1 vài bộ đồ. Họ có thể đang chịu sự kiểm soát của người khác, ít khi được đi ra ngoài một mình.

    Nếu bạn nghi ngờ ai là nạn nhân nô lệ hiện đại, hãy liên hệ đến đường dây nóng 24/7 Modern Slavery Helpline tại số 0800 0121 700, hoặc gọi cảnh sát địa phương ở số 101. Thông tin của bạn có thể cứu sống 1 mạng người. Số điện thoại khẩn cấp luôn là 999.

    Viethome (theo nationalcrimeagency)

  • Việt Nam và Anh tổ chức Đối thoại Di cư và Xuất nhập cảnh lần thứ nhất, nhằm cải thiện hợp tác di cư và phòng chống buôn bán người.

    "Phòng chống di cư trái phép và mua bán người là nội dung hợp tác quan trọng mang lại lợi ích chung cho Việt Nam và Anh", Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ Anh Matthew Rycroft phát biểu hôm nay, khi cùng Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đồng chủ trì Đối thoại Di cư và Xuất nhập cảnh Việt Nam - Vương quốc Anh lần thứ nhất tại Hà Nội, theo thông cáo của Đại sứ Anh tại Việt Nam.

    hop tac chong buon nguoi
    Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ Anh Matthew Rycroft (trái) bắt tay Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang tại Đối thoại Di cư và Xuất nhập cảnh Việt Nam - Vương quốc Anh lần thứ nhất tại Hà Nội hôm nay. Ảnh: Đại sứ quán Anh.

    Đối thoại là một phần trong chuyến thăm hai ngày đến Việt Nam của Quốc vụ khanh Rycroft. Ông nhấn mạnh Việt Nam và Anh là đối tác chiến lược quan trọng, với các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực thương mại, giáo dục, nghiên cứu, đổi mới khoa học công nghệ, biến đổi khí hậu và phòng chống buôn bán người.

    "Chúng tôi cam kết làm việc cùng nhau để đảm bảo các tuyến đường nhập cư an toàn và hợp pháp vào Anh, bảo vệ nạn nhân của nạn mua bán người, chấm dứt loại hình tội phạm này", ông Rycroft nhấn mạnh.

    Đối thoại nhằm cải thiện hợp tác di cư, phát huy tiềm năng của quan hệ đối tác di cư giữa Việt Nam và Anh. 4 trụ cột chính được hai bên thảo luận trong vấn đề này gồm có truyền thông về xuất nhập cảnh và di cư an toàn, hồi hương, vấn đề giả mạo giấy tờ và chính sách mới về xuất nhập cảnh, phòng chống mua bán người.

    Quốc vụ khanh Rycroft cũng gặp quan chức Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để thảo luận về hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức, đặc biệt là tội phạm mua bán người, cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác trong đào tạo nâng cao năng lực, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bị mua bán.

    Đại sứ quán Anh cho biết Việt Nam là một trong ba quốc gia có số người chờ xác minh là nạn nhân của mua bán người được đưa vào Cơ chế Chuyển tuyến Quốc gia của Anh nhiều nhất vào năm 2021. Điều này cho thấy người Việt có nguy cơ bị bóc lột cao khi sang Anh bất hợp pháp.

    Việt Nam và Anh cũng có quan hệ hợp tác chặt chẽ về các vấn đề di cư và xuất nhập cảnh, từ phối hợp điều tra vụ 39 người chết trong container tại Essex, đến tổ chức thành công các chuyến bay hồi hương năm 2021. Hai bên đều mong muốn tiếp tục mối quan hệ hợp tác tốt đẹp này, dù vẫn còn một số thách thức, khó khăn cần cùng nhau tháo gỡ.

    Theo VnExpress

  • Trên thế giới có nhiều cặp vợ chồng cùng nhau xây dựng thành công các doanh nghiệp tỷ USD và trở thành tỷ phú.

    1. Ông Phạm Nhật Vượng và vợ Phạm Thu Hương

    Quốc gia: Việt Nam

    vo chong ty phu 1
    Vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong lễ trao giải VinFuture. Ảnh chụp màn hình

    Ông Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thu Hương quen nhau trong thời gian du học tại Nga (trước đây là Liên Xô). Sau khi tốt nghiệp, ông Vượng cùng vợ ở lại Matxcơva để lập nghiệp. Một thời gian sau, họ chuyển đến Ukraina kinh doanh trước khi trở về Việt Nam và thành lập Tập đoàn Vingroup. Dưới sự lãnh đạo của vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Vingroup đã phát triển thành tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.

    Ông Vượng hiện là Chủ tịch Vingroup trong khi bà Hương giữ vai trò Phó Chủ tịch. Theo thống kê của Forbes, ông Vượng hiện sở hữu khối tài sản trị giá 7,6 tỷ USD và là tỷ phú giàu nhất Việt Nam.

    2. Zhang Yong - Shu Ping

    Quốc gia: Singapore

    vo chong ty phu 1
    Vợ chồng ông chủ Haidilao. Ảnh: Getty Images

    Tỷ phú Zhang là người gốc Trung Quốc. Ông tốt nghiệp một trường nghề ở Thành Đô, từng có 6 năm làm việc ở nhà máy máy kéo và vài lần thất bại trong kinh doanh. Sau đó, ông bắt đầu kinh doanh nhà hàng với bạn gái Shu Ping (bây giờ là vợ) và vài người bạn, với tổng số vốn góp được ban đầu chưa đến 10.000 nhân dân tệ (khoảng 1.400 USD). Chuỗi nhà hàng Haidilao của vợ chồng ông Zhang chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 9/2018.

    Haidilao hiện một trong những chuỗi nhà hàng lẩu thành công nhất tại Trung Quốc với hàng trăm nhà hàng và nhiều cơ sở khác tại Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Singapore... Forbes ước tính ông Zhang Yong hiện sở hữu khối tài sản trị giá 6,6 tỷ USD trong khi bà Su Ping có 1,6 tỷ USD.

    3. Dennis Anthony Uy và vợ Maria Grace

    Quốc gia: Philippines

    Tháng 9 năm ngoái, Dennis Anthony Uy và vợ Maria Grace lần đầu tiên lọt vào Top 50 người giàu nhất Philippines của Forbes với khối tài sản trị giá 2,8 tỷ USD. Phần lớn tài sản của Dennis Anthony Uy và vợ đến từ cổ phần tại Converge ICT Solutions – nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng do hai vợ chồng đồng sáng lập. Công ty này chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào tháng 10/2020, huy động được 522 triệu USD.

    vo chong ty phu 1
    Dennis Anthony Uy và vợ Maria Grace. Ảnh: Converge ICT Solutions

    Dennis Anthony Uy rời Trung Quốc năm 11 tuổi để chuyển đến sống với một người chú ở Philippines. Sau khi học kỹ thuật điện, ông bắt đầu kinh doanh truyền hình cáp trước khi thành lập công ty viễn thông ComClark Network & Technology vào năm 1997.

    Năm 2007, vợ chồng ông thành lập Converge, một công ty con của ComClark (Dennis là CEO của Converge còn Maria là chủ tịch). Năm 2019, công ty được Warburg Pincus đầu tư 250 triệu USD, giúp họ mở rộng mạng lưới cáp quang để phủ sóng 25% hộ gia đình Philippines.

    4. Fan Hongwei - Chen Jianhua

    Quốc gia: Trung Quốc

    vo chong ty phu 1
    Bà Fan Hongwei. Ảnh: QQ.com.

    Theo thống kê của Forbes, bà Fan hiện sở hữu khối tài sản trị giá 20,2 tỷ USD còn chồng bà có 7,2 tỷ USD.Fan Hongwei là Chủ tịch Hengli Petrochemical, một nhà cung cấp sợi hóa học. Chồng bà Fan, Chen Jianhua là Chủ tịch công ty mẹ của Hengli và cũng là một tỷ phú. Năm 1995, vợ chồng bà Fan đã mua lại một nhà máy dệt may thua lỗ bằng một khoản vay 500.000 USD. Họ hồi sinh và phát triển nó thành công ty lớn trong lĩnh vực hóa dầu và sợi hóa học, chính là Hengli Petrochemical.

    5. Tom - Judy Love

    Quốc gia: Mỹ

    vo chong ty phu 1
    Vợ chồng Tom và Judy Love. Ảnh: Bizbilla

    Vợ chồng Tom và Judy Love mở trạm xăng đầu tiên ở Watonga (Oklahoma) vào năm 1964 bằng khoản vay 5.000 USD. Hiện nay, công ty Love's Travel Stops & Country Stores của họ có hơn 550 cửa hàng ở 41 tiểu bang với doanh thu ước tính khoảng 20 tỷ USD.

    Tom, Judy và ba trong số bốn đứa con của cặp vợ chồng này đều làm việc cho công ty. Cặp đôi đã trao tặng 5 triệu USD cho trường kinh doanh của Đại học Oklahoma vào tháng 1/2018. Tom và Judy Love sở hữu khối tài sản trị giá 9,3 tỷ USD.

    6. Stewart - Lynda Resnick

    Quốc gia: Mỹ

    vo chong ty phu 1
    Stewart - Lynda Resnick. Ảnh: Wonderful Company

    Cặp vợ chồng Stewart và bà Lynda Resnick đứng sau đế chế snack và giải khát Wonderful, nổi tiếng với các sản phẩm nước ép, trái cây và nước khoáng Fiji. Ông Steward mua nông trại riêng năm 1978 như công cụ phòng vệ rủi ro lạm phát, nhưng từ đó đặt nền móng cho đế chế nông phẩm của mình.

    Trong khi đó bà Lynda là một người rất giỏi marketing. Bà bỏ đại học năm 19 tuổi và tự mở agency quảng cáo. Stweward từng là khách hàng của Lynda. Theo Forbes, hiện gần một nửa dân số Mỹ mua ít nhất một mặt hàng của nhà Resnick. Tài sản của cặp vợ chồng này ước tính khoảng 8 tỷ USD.

    Theo Cafebiz

  • Sir Mo Farah 1

    Nhà vô địch Olympic đã thú nhận sự thật với giáo viên thể chất của mình, người đã giúp anh nộp đơn xin quyền công dân Anh.

    Trong một bộ phim tài liệu do BBC thực hiện, Sir Mo Farah thú nhận anh được đưa bất hợp pháp đến UK dưới tên của một đứa trẻ khác. Anh nói: ''Tôi không phải là người mà các bạn vẫn luôn biết''.

    Vận động viên 4 lần vô địch Olympic, được phong tước hiệp sỹ vào năm 2017, mong muốn được nói lên sự thật về cuộc đời mình, ''bất chấp cái giá phải trả''.

    Trong bộ phim tài liệu với tựa đề The Real Mo Farah (Chân dung thật của Mo Farah), anh cho biết tên khai sinh của mình là Hussein Abdi Kahin. Cha của anh bị giết hại ở Somaliland. Anh bị chia cắt với mẹ.

    Hiện tại Sir Mo Farah 39 tuổi và có 4 người con. Anh mới đây đã tuyên bố rút lui khỏi giải marathon Great Manchester Run vì lý do phong độ. 

    ''Tôi sinh ra ở Somaliland, phía bắc Somalia, với tên khai sinh là Hussein Abdi Kahin. Bố mẹ tôi chưa từng sống ở UK. Khi tôi 4 tuổi, bố tôi đã bị giết trong cuộc nội chiến, tôi bị chia cắt với mẹ và được đưa đến UK dưới tên của một đứa trẻ khác. Từ đó tôi được gọi là Mohamed Farah''.

    Sir Mo Farah là vận động viên điền kinh Anh quốc đầu tiên giành được 4 huy chương vàng Olympic. Anh cho biết chính các con là động lực thôi thúc anh nói lên sự thật về thân thế của mình. 

    Sir Mo Farah 1
    Sir Mo Farah và vợ, Tania (Ảnh: PA)

    Lúc đó, Mo Farah nghĩ rằng anh được đưa đến châu Âu để sống với họ hàng. Anh sở hữu một tấm hộ chiếu UK với tên giả là Mohamed. Lúc đó anh được 9 tuổi. 

    ''Tôi mang theo tất cả thông tin liên lạc đến nhà họ hàng. Nhưng khi tôi bước vào nhà, người phụ nữ đã giựt lấy giấy tờ này và xé nó đi, vứt vào sọt rác''. 

    Mo Farah cho biết tuổi thơ của anh ở Hounslow không êm đẹp lắm. Anh không được đối xử như một thành viên trong gia đình. ''Nếu muốn được no bụng, tôi phải chăm sóc lũ trẻ, tắm cho chúng, nấu ăn và dọn dẹp cho chúng. Người phụ nữ đó nói: ''Nếu mày muốn gặp lại gia đình thì không được hé răng nói gì. Mày mà nói lung tung người ta sẽ bắt mày đi''.

    Mo Farah sợ hãi và nảy sinh ý định bỏ trốn.

    Sir Mo Farah 1
    Bộ phim tài liệu sẽ phát sóng vào thứ Tư, ngày 13/7. Ảnh: PA

    Cuối cùng, Mo Farah thú nhận sự thật với giáo viên thể chất của mình là thầy Alan Watkinson. Sau đó, anh được chuyển tới sống cùng với gia đình một bạn học cùng lớp. Họ đã chăm sóc anh rất tốt và anh ở đó tới 7 năm. 

    Chính thầy Watkinson là người đã nộp hồ sơ xin quyền công dân cho Mo Farah, ông nói đó là một ''quá trình rất dài''. Mãi tới ngày 25/7/2000, Mo Farah mới được công nhận là công dân Anh. Bộ phim tài liệu cũng nhắc đến người mẹ của anh ở Somaliland, bà Aisha. 

    Mo Farah đã đặt tên con trai mình là Hussein, theo tên thật của anh. ''Tôi thường nghĩ đến đứa trẻ tên Mohamed Farah, đứa trẻ mà tôi đã lấy danh tính để lên máy bay. Tôi hy vọng người đó sống tốt''.

    Trong bộ phim tài liệu, một luật sư nói với Mo Farah rằng, dù anh bị buôn người đến đất nước này khi còn nhỏ, và anh đã công khai sự thật, nhưng anh vẫn có nguy cơ bị tước quốc tịch Anh. 

    Sir Mo Farah 1
    Sir Mo và mẹ của mình, bà Aisha, trong quá trình quay phim tài liệu tại Somaliland. Ảnh: PA

    Tuy nhiên, xét đến hiện tại, có thể hiểu là Bộ Nội Vụ sẽ không có hành động gì chống lại anh và anh sẽ không bị tước quốc tịch. Hướng dẫn của Bộ Nội Vụ có nói rõ rằng, một đứa trẻ sẽ không bị xem là đồng lõa đối với hành vi làm giả hộ chiếu. Quy định này nói: ''Nếu một người vẫn còn là trẻ em vào thời điểm hành vi lừa dối diễn ra, thì người đó sẽ không bị xem là đồng lõa với hành vi của bố mẹ hoặc người bảo hộ''.

    Kết thúc bộ phim tài liệu là hình ảnh Sir Mo Farah nói chuyện với Mohamed Farah thật, người mà anh đã lấy danh tính để đến UK. Sir Mo Farah sẽ tiếp tục dùng tên này trong suốt cuộc đời còn lại của mình.

    Bộ phim tài liệu The Real Mo Farah (Chân dung thật của Mo Farah) sẽ phát sóng vào lúc 6h sáng trên BBC iPlayer và 9h tối trên BBC One vào ngày 13 tháng 7/2022.

    Viethome (theo Manchester Evening News)

  • Một tổ chức tội phạm đưa trái phép người Việt vào châu Âu vừa bị triệt phá, theo kết quả của các cuộc điều tra song song được thực hiện tại 5 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU).

    Với sự hỗ trợ của Trung tâm chống buôn người di cư châu Âu (EMSC) thuộc Europol, 9 người bị cho là thuộc băng nhóm nói trên đã bị bắt giữ. Ngoài ra, trong suốt quá trình tiến hành chiến dịch truy quét, 9 tài sản đã bị kiểm tra cùng một số phương tiện và vài trăm ngàn CZK tiền mặt đã bị thu giữ, theo trang Sschengenvisa hôm nay 9.7 dẫn lại thông báo từ Europol.

    dua nguoi di cu vao chau au

    Những cuộc đột kích phối hợp trên được thực hiện từ ngày 20-22.6 trên lãnh thổ của CH Czech, Đức, Hungary, Ba Lan và Bỉ, với hoạt động quốc tế do Europol và Eurojust, cơ quan Hợp tác tư pháp của EU, điều phối.

    “Những cuộc điều tra song song đều nhằm vào cùng một nhóm tội phạm có tổ chức đưa người di cư bất hợp pháp từ Việt Nam ít nhất kể từ tháng 3.2021. Những người di cư sẽ đến châu Âu bằng máy bay theo thị thực lao động để đến một quốc gia cụ thể. Sau khi đến châu Âu, họ được đưa trái phép khắp châu Âu để đến điểm đến cuối cùng, thường là Pháp hoặc Anh”, Europol cho hay trong thông báo.

    Những nghi phạm trên bị cho là đã đưa nạn nhân lên xe của họ và trong một số trường hợp, họ đã sử dụng thuyền bơm hơi để đến chặng cuối cùng của cuộc hành trình, khiến tính mạng của nạn nhân gặp nguy hiểm.

    Hôm 7.7, cảnh sát cũng đã bắt giữ 39 người ở 5 quốc gia châu Âu trong một chiến dịch xuyên biên giới, triệt phá một trong những mạng lưới tội phạm hoạt động mạnh nhất trong việc đưa người di cư trái phép từ EU đến Anh qua eo biển Manche.

    Theo Thanh Niên

  • Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) ngày 6/7 cho biết trong chiến dịch xuyên biên giới chống nạn buôn người di cư diễn ra từ ngày 5/7, lực lượng cảnh sát của 5 nước châu Âu gồm Anh, Bỉ, Đức, Hà Lan và Pháp đã bắt giữ 39 đối tượng liên quan.

    bat doi tuong buon nguoi
    Một trong các nghi phạm bị cảnh sát bắt giữ.

    Europol cho biết mạng lưới này có thể đã đưa khoảng 10.000 người di cư bất hợp pháp đến Anh trong một năm rưỡi qua và thu về 15 triệu euro từ hoạt động phạm pháp này.

    Phát biểu trong một cuộc họp báo, phó giám đốc điều hành Europol Jean-Philippe Lecouffe nêu rõ: "Đây là chiến dịch lớn nhất từ trước tới nay chống lại hoạt động buôn bán người di cư qua eo biển Manche, đặc biệt là bằng việc sử dụng những chiếc thuyền nhỏ."

    Các quan chức cảnh sát cho biết băng nhóm này là một trong những mạng lưới tội phạm hoạt động mạnh nhất buôn lậu người từ Pháp sang Anh bằng những chiếc thuyền nhỏ. Lực lượng cảnh sát Anh, Pháp, Bỉ, Đức và Hà Lan đã tham gia vào chiến dịch này.

    Một trong những nghi phạm chính, một người đàn ông người Kurd gốc Iran, 26 tuổi, đã bị bắt ở Anh cùng với 5 người khác. Đức đã bắt giữ 18 người, cảnh sát Pháp 9 người và cảnh sát Hà Lan 6 người bị tình nghi là thành viên băng đảng.

    Cảnh sát cũng thu giữ hơn 1.200 áo phao, khoảng 150 thuyền cao su và khoảng 50 động cơ cũng như hàng chục nghìn euro tiền mặt, súng cầm tay và ma túy, Europol cho biết.

    Số liệu chính thức cho thấy trong năm qua đã có hơn 28.500 người di cư được phát hiện đã vượt eo biển Manche tới Anh bằng những chiếc thuyền nhỏ và chính phủ nước này hiện đang phải chịu áp lực lớn từ công chúng do chưa giải quyết được vấn nạn trên./.

    Hanoimoi (theo Reuters)

  • Chiến dịch có sự tham gia của hàng trăm nhân viên cảnh sát được thực hiện tại thành phố Osnabrueck, phía Tây Bắc nước Đức - nơi được xem là sào huyệt của các đường dây buôn người.

    Lực lượng cảnh sát của 5 nước châu Âu gồm Anh, Bỉ, Đức, Hà Lan và Pháp đã tiến hành một chiến dịch xuyên biên giới chống nạn buôn người và bắt giữ nhiều đối tượng.

    5 nuoc chau au chong buon nguoi
    Người di cư được lực lượng cứu hộ giải cứu và đưa về bờ biển phía Đông Nam nước Anh, sau khi băng qua eo biển Manche ngày 24/11/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

    Giới chức Đức cho biết chiến dịch có sự tham gia của hàng trăm nhân viên cảnh sát thuộc cả Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) và cơ quan Tư pháp Liên minh châu Âu (Eurojust), đã được thực hiện tại thành phố Osnabrueck, phía Tây Bắc nước Đức - nơi được xem là sào huyệt của các đường dây buôn người.

    Tại đây, lực lượng cảnh sát của các nước đã phối hợp tiến hành lục soát và bắt giữ tại một số đối tượng. Theo tờ Der Spiegel (Đức), chiến dịch này nhắm vào các nhóm tội phạm có tổ chức chuyên đưa người sang England (Anh).

    Báo dẫn nguồn tin cảnh sát Osnabrueck cho biết mạng lưới buôn người tại đây đã đưa 10.000 người vượt biên qua Eo biển Manche trong 12 đến 18 tháng qua.

    Lực lượng đặc nhiệm cũng được huy động tham gia chiến dịch này do lo ngại các băng nhóm tội phạm có vũ trang và nguy hiểm.

    Mặc dù không còn là thành viên của Liên minh châu Âu, Anh vẫn tham gia chiến dịch này bởi quốc gia này là đích đến của số đông người di cư khi vào châu Âu thông qua Eo biển Manche nối với Pháp. Quan hệ giữa Anh và Pháp theo đó cũng xấu đi liên quan đến vấn đề người di cư.

    Theo Bộ Nội vụ Pháp, bất chấp cam kết hợp tác giữa hai nước, số người di cư tìm cách vượt Eo biển Manche từ Pháp vào Anh tăng mạnh trong nửa đầu năm 2022.

    Cụ thể, tính đến ngày 13/6, có 777 vụ vượt biên trái phép liên quan đến 20.132 người được ghi nhận tại đây, tức tăng 68% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Trong một chính sách gây tranh cãi, Anh dự kiến trục xuất những người di cư bất hợp pháp, bao gồm cả những người nhập cảnh qua Eo biển Manche, đến Rwanda theo một thỏa thuận với quốc gia châu Phi này.

    Tuy nhiên, chuyến bay đầu tiên dự kiến diễn ra vào tháng trước đã bị hủy sau sự can thiệp vào phút cuối của Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR) có trụ sở tại Strasbourg./.

    Theo Vietnamplus

  • Bất kỳ cá nhân nào bị bắt khi đang lái xuồng nhỏ chở người di cư trái phép vào Anh có thể sẽ chịu án chung thân.

    Vương quốc Anh tăng hình phạt với đối tượng đưa người di cư trái phép vào Anh từ ngày 28.6. Theo đó, bất kỳ cá nhân nào bị bắt khi đang lái xuồng nhỏ chở người di cư trái phép qua eo biển Manche có thể sẽ chịu án tù chung thân. Đây là một phần của cuộc cải tổ hệ thống tiếp nhận người tị nạn lớn nhất trong nhiều thập kỷ - Đại sứ quán Anh cho hay. 

    Một số biện pháp của Đạo luật Quốc tịch và Biên giới (NABA) đã có hiệu lực, trao cho Chính phủ các quyền hạn mới để phòng chống tội phạm, bảo vệ biên giới, và ngăn chặn thực hiện những hành trình nguy hiểm tới tính mạng. 

    buon nguoi chung than
    Anh tăng hình phạt cho đối tượng đưa người di cư trái phép vào nước này. Ảnh minh hoạ của ĐSQ Anh

    Đạo luật Quốc tịch và Biên giới - được Hoàng gia Anh phê chuẩn vào tháng 4 - sẽ cải cách hệ thống cũ để có thể hỗ trợ tốt hơn những người thật sự có nhu cầu tị nạn qua lộ trình an toàn và hợp pháp, từ đó triệt phá mô hình kinh doanh của các mạng lưới mua bán người. 

    Kể từ ngày 28.6, các biện pháp có hiệu lực bao gồm: Tăng hình phạt cho các đối tượng lái xuồng nhỏ hoặc đưa người di cư trái phép vào Vương quốc Anh bằng thủ đoạn nguy hiểm hoặc bất hợp pháp, với hình phạt nặng nhất là tù chung thân.

    Tăng hình phạt nặng nhất cho đối tượng di chuyển bất hợp pháp tới Vương quốc Anh hoặc lưu trú quá hạn thị thực từ 6 tháng lên 4 năm tù. 

    Giới thiệu một hướng tiếp cận mới, theo đó người tới Vương quốc Anh qua một nước thứ ba, mà không trình báo ngay, hoặc không đưa ra được lý do thỏa đáng về việc nhập cảnh hoặc hiện diện bất hợp pháp, có thể sẽ được cấp các quyền lợi khác với những người đã tuân thủ các yêu cầu này, bao gồm việc chỉ được cấp quyền lưu trú ngắn hạn với thời hạn ngắn hơn (tối thiểu 30 tháng thay vì 5 năm). 

    Trao quyền cho cán bộ xuất nhập cảnh được lục soát container trên tàu thủy hoặc máy bay dành cho người nhập cư trái phép. 

    Trục xuất tội phạm người nước ngoài đang ngồi tù tại Vương quốc Anh sớm hơn bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn khắt khe hơn với người từng có tiền án tiền sự và xin tị nạn, nghĩa là tội phạm có thể bị trục xuất sớm nhất là 12 tháng trước khi kết thúc thi hành án. 

    Có thể ban hành các hình phạt về thị thực - nghĩa là làm chậm hoặc dừng các dịch vụ cấp thị thực cho các quốc gia có nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền hòa bình và an ninh thế giới và quốc gia từ chối tiếp nhận các công dân nước mình mà không có tư cách lưu trú tại Vương quốc Anh. 

    Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Anh Priti Patel chia sẻ: “Đây là một trong các cột mốc quan trọng nhất nhằm việc thực hiện lời hứa của Bộ Nội vụ tới công chúng Vương quốc Anh nhằm giành quyền kiểm soát biên giới. Khi không có một giải pháp duy nhất để chống lại khủng hoảng di cư toàn cầu, các cải cách có hiệu lực từ ngày 28.6 sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cải tổ hệ thống tiếp nhận người tị nạn cũ khi chúng ta bắt đầu thực hiện kế hoạch xuất nhập cảnh mới”.

    Bộ trưởng Patel cho biết, Anh sẽ tiếp tục làm việc không ngừng để đảm bảo việc bảo vệ và hỗ trợ cho những người thực sự có nhu cầu tị nạn; nhưng các biện pháp mới này cho phép trấn áp việc lợi dụng hệ thống tiếp nhận người tị nạn cũng như những kẻ mua bán người - giờ chúng sẽ phải chịu mức án tối đa là tù chung thân khi luật này có hiệu lực. 

    Thêm vào đó, Đạo luật Quốc tịch và Biên giới sẽ khắc phục những bất cập của luật quốc tịch Vương quốc Anh khi từ chối cấp Quốc tịch Anh cho con cái của công dân lãnh thổ Hải ngoại thuộc Anh.

    Ví dụ, trẻ em sinh trước ngày 1.1.1983 có mẹ là công dân lãnh thổ Hải ngoại thuộc Anh mà không sinh ra trên lãnh thổ Vương quốc Anh hoặc lãnh thổ Hải ngoại thuộc Anh sẽ không được cấp quốc tịch Anh. Tương tự, con của một người cha chưa kết hôn là công dân lãnh thổ Hải ngoại thuộc Anh được sinh trước ngày 1.7.2006 cũng sẽ không  được cấp quốc tịch Anh.

  • Anh thông báo bắt nghi phạm là thủ lĩnh đường dây tội phạm quốc tế chuyên cung cấp thuyền buôn lậu người qua eo biển Manche.

    Cục Tội phạm Quốc gia Anh (NCA) hôm qua thông báo bắt Hewa Rahimpur, người gốc Iran, tại nơi làm việc ở phía đông London trong chiến dịch hiệp đồng với các cơ quan thực thi pháp luật Anh và Bỉ.

    NCA cho biết Rahimpur, 29 tuổi, đang bị truy nã ở Bỉ vì là nghi phạm đứng đầu mạng lưới ", đồng thời công bố ảnh đặc vụ còng tay nghi phạm ngồi trên ôtô màu đen.

    "Rahimpur bị cáo buộc là kẻ đóng vai trò chủ chốt tại một trong những mạng lưới tội phạm lớn nhất liên quan tới cung cấp thuyền cho những kẻ buôn lậu người. Nhiều băng nhóm tội phạm liên quan tới buôn lậu người qua biển có trụ sở ngoài nước Anh nhưng chúng tôi sẽ lập tức hành động nếu phát hiện dấu vết của chúng tại Anh", phó giám đốc điều tra NCA Jacque Beer nói.

    Hewa Rahimpur bi bat 1
    Khoảnh khắc cảnh sát bắt Hewa Rahimpur ở phía đông London hôm 4/5.

    Rahimpur bị cáo buộc tìm nguồn cung cấp thuyền ở Thổ Nhĩ Kỳ và vận chuyển tới Đức, Bỉ và Hà Lan. Nghi phạm cũng bị cáo buộc đã trực tiếp chỉ đạo các thành viên trong tổ chức đưa thuyền tới bờ biển Manche ở miền bắc nước Pháp để đưa người di cư qua biển. Rahimpur sẽ hầu tòa ở London ngày 5/5 để bắt đầu thủ tục dẫn độ.

    NCA cho hay đã hợp tác chặt chẽ với Trung tâm chống buôn lậu người nhập cư Europol và các đối tác của trung tâm tại Bỉ trong chiến dịch bắt Rahimpur.

    "Cảnh sát và giới tư pháp Bỉ bỏ rất nhiều công sức vào cuộc chiến chống buôn lậu người. Chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động này trên cơ sở hợp tác với đối tác ở các nước láng giềng", công tố viên Frank Demeester phát biểu tại Tây Flanders, Bỉ.

    Eo biển Manche từ Pháp tới Anh chỉ rộng 33 km nhưng là một trong những vùng biển nhộn nhịp và nguy hiểm nhất thế giới, khiến nó được coi là "eo biển tử thần" với người di cư. Ngày càng nhiều người mạo hiểm vượt qua nó để tới được nước Anh, bất chấp hiểm nguy rình rập. Các nhóm buôn người thường dùng xuồng cao su gắn động cơ để đưa người di cư vượt eo biển.

    Theo AFP

  • M.V.N đã bị cơ quan chống tội phạm quốc gia bắt giữ vì bị tình nghi là thành viên cấp cao trong đường dây buôn lậu người.

    M.V.N - 32 tuổi, sống tại Birmingham, đã bị giam giữ trong chiến dịch ở khu vực Woolton của Liverpool vào sáng thứ Ba 8/2. Sau khi bị các nhà điều tra thẩm vấn, M.V.N đã bị buộc tội nhiều tội danh.

    Các cáo buộc bao gồm âm mưu hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp và rửa tiền. Vụ bắt giữ nằm trong cuộc điều tra buôn lậu người di cư từ Việt Nam vào Vương quốc Anh bằng xe tải vào tháng 8, tháng 9 và tháng 10 năm 2020.

    15ncaNCA là cơ quan chuyên điều tra hoạt động buôn người tại Anh

    Trong số những người bị bắt, hai người đã bị buộc tội. H.S.Q - 22 tuổi, ở Handsworth, Birmingham, bị bắt vào tháng 9/2021 và sẽ phải hầu tòa tại tòa án Hoàng gia Birmingham vào ngày 28 tháng Hai.

    Karzan Mohammed - một tài xế taxi ở Bolton, bị cáo buộc làm việc trong cùng mạng lưới với H.S.Q và bị buộc tội buôn lậu người. Karzan - 32 tuổi, sẽ ra hầu tòa ở Wigan. Anh ta bị các sĩ quan bắt vào tháng 9 năm ngoái.

    Sĩ quan cấp cao Paul Boniface cho biết: “Đây là giai đoạn mới nhất trong cuộc điều tra về hoạt động của một mạng lưới buôn lậu người lớn. Các đối tượng đưa người vào Vương quốc Anh bất hợp pháp và sau đó rửa tiền thu được. Những nhóm tội phạm này coi con người như một thứ hàng hóa và khá vui vẻ khi đặt tính mạng người khác vào tình thế nguy hiểm. Chúng tôi quyết tâm làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn họ”.

    NCA là cơ quan đứng đầu trong việc điều tra các băng nhóm tội phạm có tổ chức liên quan đến buôn người. Trong khi phần lớn sự chú ý tập trung vào cuộc khủng hoảng di cư tại eo biển Manche, hàng nghìn người vẫn bị đưa lậu vào Vương quốc Anh bằng xe tải mỗi năm.

    Viethome (Theo GBP News)

  • 8 người Thổ Nhĩ Kỳ được phát hiện trong hộp gỗ gắn dưới gầm xe tải Schwechat (Áo), một số trong tình trạng tính mạng bị đe dọa.

    Cảnh sát Áo hôm 9/2 ra tuyên bố cho hay nhóm người bị đưa lậu từ Romania qua Hungary. Khi được phát hiện, vài người bị hạ thân nhiệt vì thời tiết lạnh giá, số khác ngất xỉu vì hít phải khói xe suốt nhiều giờ.

    buon nguoi bang xe tai
    Trạm dừng ở Schwechat, nơi cảnh sát phát hiện nhóm người nhập cư trong thùng gỗ gắn dưới xe tải tháng trước. Ảnh: Arab News

    Giới chức phát hiện 8 người bị đưa lậu vào Áo sau khi kiểm tra một xe tải tại trạm dừng cao tốc Schwechat, đông nam Vienna tháng trước, nhưng giữ kín thông tin tới nay. Nhóm người Thổ Nhĩ Kỳ mô tả nơi trốn của họ dưới gầm xe tải như "hộp tử thần".

    Lái xe là một người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ, 39 tuổi, thừa nhận đã chở 40 người tới Áo trong 8 chuyến xe. Mỗi người di cư phải trả 15.000-16.000 Euro (17.000-18.000 USD) cho hành trình nguy hiểm này. Một người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ khác, 56 tuổi, bị cáo buộc là đồng phạm, đã bị bắt ở Graz, thành phố miền nam nước Áo.

    "Vụ án một lần nữa cho thấy tội phạm buôn người có tổ chức hành động phi nhân tính thế nào", Bộ trưởng Nội vụ Áo Gerhard Karner nói."Chúng ta phải thực thi các biện pháp bảo vệ quyết liệt để loại tội phạm này không thể xâm nhập vào biên giới Liên minh châu Âu".

    Bài liên quan: Kẻ buôn người bắn vào đầu gối thanh niên không chịu lên xuồng

    Một kẻ buôn người độc ác đã bắn vào 2 đầu gối của người thanh niên sau khi anh này từ chối lên một chiếc xuồng đến Anh.

    Những tình nguyện viên ở trại tập trung Calais (Pháp) đã lao đến cấp cứu cho nạn nhân 20 tuổi, người đang mất máu nghiêm trọng. Các nhân viên y tế đã nhanh chóng đưa thanh niên anh đến bệnh viện điều trị, trong khi kẻ gây án đã tẩu thoát.

    Được biết, gã buôn người đã nổi cơn điên khi người thanh niên không chịu lên xuồng. Hắn sợ mình sắp tuột mất những ''đồng tiền dễ kiếm''. Những kẻ buôn người trên eo biển Anh thường chỉ nhận được đủ tiền khi người di cư đã tới Anh an toàn. 

    nguoi di cu chen chuc ra di
    Hình ảnh những người di cư chen chúc ra đi.

    Lãnh đạo vùng đất tự trị của người Kurd tại Iraq, ông Masrour Barzani, đã bày tỏ lòng tiếc thương khi nghe tin về 27 nạn nhân chết đuối khi vượt eo biển Anh. Khu vực này đang rầm rộ trào lưu di cư. Người ta ra đi vì thất nghiệp, không có bất kì cơ hội nào và chính quyền thì tham nhũng nghiêm trọng.

    Một sinh viên vừa tốt nghiệp tại một đại học ở thành phố Sulaymaniyah (thuộc khu tự trị người Kurd) cho biết: ''Tôi phải đi. Nếu ở lại tôi sẽ bị nhấn chìm trong nợ nần''. 

    Nếu tìm hiểu thông tin hình ảnh về thành phố Sulaymaniyah trên Youtube, chúng ta dễ thấy đây là một thành phố khá phát triển. Vậy tại sao những người này lại bất chấp ra đi. Họ nói rằng họ bị bót lột, bị đàn áp, chèn ép. Nhưng thực tế không hề có.

    Hầu hết những người ra đi là do bị bọn buôn người (hay gọi là đại lý du lịch) dụ dỗ. Lãnh đạo Masrour Barzani nói những người này liều lĩnh đếu châu Âu không phải vì tuyệt vọng.

    Ông nói: ''Họ bỏ đi không phải vì bị áp lực gì cả. Họ không hề bị chèn ép hay áp bức gì, họ tự do đi lại và họ muốn đi theo ý thích. Họ rời khỏi đất nước bằng các con đường chính thống như máy bay. Họ muốn đến châu Âu để tìm kiếm cơ hội, nhưng đó không phải là một chuyến bay vì tuyệt vọng. Tôi muốn thế giới biết rằng những người Kurd trở thành di dân tới châu Âu vì họ muốn nhìn thấy cơ hội từ một thế giới khác. Nhưng bất khi nào muốn quay về, họ đều có thể tự do trở về''.

    Vậy những gì người di cư nói về một quê nhà bị chèn áp, áp bức và nô lệ...đều là giả dối ư? Họ ra đi vì kinh tế nhưng mọi cái xấu đều đổ lên đầu quê hương của mình. Họ đã lựa chọn một hành trình nguy hiểm, không ai ép họ bước vào hành trình đó. Nhưng việc mưu cầu kinh tế của họ đã khiến xã hội của các nước châu Âu, đặc biệt là Anh, trở nên xáo trộn nghiêm trọng. 

    Viethome (theo Metro)

  • ke buon nguoi dang clip tren tiktok 1
    Mohammed Fiate, Sharam Shorsh và Ali Hardin vừa bị bỏ tù tại Pháp vào hôm thứ 2.

    Một nhóm 3 kẻ buôn người đã bị bắt sau khi các đoạn clip quay cảnh người di cư vượt eo biển Manche được đăng trên tài khoản TokTok của 1 tên trong nhóm này. 

    Mohammed Fiate 22 tuổi đến từ Syria, Sharam Shorsh và Ali Hardin đều 25 tuổi là người Kurd ở Iraq. Cả 3 tên đã bị bỏ tù tại Pháp vào hôm thứ Hai 27/12/2021 vì liên quan đến các phi vụ buôn người đem lại lợi nhuận 1.1 triệu bảng.

    Những tên này đã giúp 545 người vượt biển vào England bất hợp pháp chỉ trong vòng 5 tuần của mùa hè vừa rồi. Mỗi đợt xuất phát có trung bình 83 người di cư bị nhồi nhét trên những chiếc xuồng hơi bé xíu.

    3 tên này bị bắt khi cảnh sát giao thông thổi xe của bọn chúng lại để kiểm tra theo thủ tục thông thường hồi tháng 8/2021 tại Calais. Cảnh sát đã tìm thấy những chiếc phao hơi trong cốp xe. 

    Một cuộc điều tra của Cảnh sát Anh - Pháp được tiến hành sau khi cảnh sát phát hiện chúng mang theo sổ tay ghi tên của 151 người di cư. Ngoài ra còn có điện thoại chứa thẻ SIM của những tên tội phạm mà cảnh sát đã quen mặt trong những cuộc điều tra trước. 

    Các đoạn clip quay cảnh những người di cư xuất phát từ một bờ biển ở Pháp được tìm thấy trên tài khoản TikTok của 1 trong 3 tên này. 

    ke buon nguoi dang clip tren tiktok 1
    Mohammed Fiate khai rằng mình tổ chức buôn người vì bị khống chế, vì vợ đang nằm trong tay kẻ khác và có nguy cơ bị hiếp dâm.

    ke buon nguoi dang clip tren tiktok 1
    Trong điện thoại của Fiate có chứa những đoạn clip và hình ảnh chụp lại những người di cư đã vượt biên thành công.

    Trong điện thoại của Fiate có chứa những đoạn clip và hình ảnh chụp lại những người di cư đã vượt biên thành công. Khi Fiate bị cảnh sát bắt giữ, điện thoại của hắn vẫn tiếp tục nhận được các đoạn clip cám ơn từ những người di cư. Một đoạn video cho thấy Fiate khoe một xấp tiền giấy loại €200 trên một chiếc bàn đầy những loại đồng hồ xa xỉ. 

    Công tố viên Adeline Depardon nói với các bị cáo tại tòa: ''Các bị cáo đều xem thường tính mạng của người khác, xem con người chỉ như một loại hàng hóa. Các bị cáo không quan tâm chuyện người di cư có thể chết chìm giữa biển, mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận của mình''.

    3 kẻ này đã đòi mỗi người di cư phải trả từ €2,000 (£1,700) đến €3,000 (£2,500), nhưng cảnh sát chưa thể thu hồi số tiền này vì tiền đã được chuyển cho bọn tội phạm cấp cao hơn.

    ke buon nguoi dang clip tren tiktok 1
    Sharam Shorsh khai rằng hắn ta làm nghề sửa chữa xuồng để kiếm tiền chữa bệnh cho bố.

    Cả 3 bị cáo đều phủ nhận cáo buộc, khai rằng mình không biết gì hết và chỉ đóng vai trò nhỏ dưới áp lực của một ''bố già'' bí ẩn có biệt danh Souca. 

    Shorsh khai hắn ta là một thợ máy và đồng ý sửa chữa 3 chiếc xuồng hơi để kiếm €1,500 (£1,260) về chữa bệnh cho bố. Shorsh cũng nói y hối hận về việc làm của mình. 

    Hardin thì nói hắn chỉ sửa một chiếc xe van khi ghé qua khu vực. Y khai tại tòa: ''Những chuyện này không liên quan gì tới tôi''.

    Fiate khai rằng y bị buộc phải vận chuyển người di cư từ rừng Calais đến bãi biển Merlimont vì vợ mình đang bị đe dọa hãm hiếp. Tuy nhiên các nguồn tin cho biết hành vi của hắn giống một kẻ đầu sỏ hơn là bị ép buộc. 

    Fiate bị kết án 4 năm tù, Shorsh bị 2 năm tù và Hardin bị 1 năm tù. Cả 3 tên này đều bị cấm bén mảng đến lãnh thổ Pháp trong vòng 10 năm. 

    Viethome (theo Metro)

  • Gia đình Dragoi không chịu trả tiền cho những nạn nhân của mình và tạo ra những khoản nợ giả tạo.

    Một gia đình đã bị kết tội lừa những nạn nhân của mình đến Đông London, với lời hứa rằng họ sẽ được làm công việc xây dựng có trả lương. Tuy nhiên khi đến nơi, những người này bị giam cầm trong điều kiện tồi tàn, không được trả lương và cũng không thể ra ngoài.

    'Big boss' Vasile Dragoi Senior, 61 tuổi, và 4 thành viên trong gia đình Dragoi bị kết tội buôn người vào hôm 2/12/2021 tại tòa án Southwark Crown Court sau 16 tuần tạm giam. 

    no le hien dai east london 1
    Vasile Dragoi Senior (trái) được gọi là ''big boss'', kiểm soát cả gia đình.

    Cơ quan công tố Crown Prosecution Servie (CPS) cho biết: gia đình Dragoi hứa sẽ trả cho mỗi nô lệ £50/ngày để làm việc trong lĩnh vực xây dựng, được bao ăn bao ở miễn phí. 

    Nhưng khi những người này từ Romania bay đến UK, giấy tờ của họ đều bị tịch thu, khiến họ phải phụ thuộc vào sự kiểm soát của gia đình Dragoi. Gia đình Dragoi cũng viện ra những lý do không trả lương, bịa ra những khoản nợ mà các nô lệ hiện đại phải chịu. 

    no le hien dai east london 1
    Vasile Dragoi, Marian Podianu, Florinel Bobi Dragoi, Ion Bogdan Dragoi, và Alexandra Ciocodan (từ trái sang) bị buộc tội buôn người. (Ảnh: CPS)

    16 người này bị giam lỏng trong 4 ngôi nhà nằm trên đường Dickens Road, Ladysmith Avenue và Mitcham Road, trong điều kiện chật chội. Những ngôi nhà liền kề có lúc phải chứa tới 26 người. 

    Những chiếc giường tầng được giấu trên gác mái để che giấu số lượng người thực sự sống ở đây, nhằm trốn tránh những lần kiểm tra của hội đồng địa phương. 

    no le hien dai east london 1
    Điều kiện sống tồi tàn trong những ngôi nhà trên đường Mitcham. Ảnh: CPS

    Vasile Dragoi Senior nắm quyền kiểm soát gia đình và tuyển dụng công nhân, sắp xếp việc đưa họ đến UK. Trong khi các con trai của y thì uy hiếp những nô lệ, tìm việc làm cho họ và bắt buộc làm việc để cấn nợ. Khi các nạn nhân truy hỏi nhà Dragoi, gia đình này liền đe dọa họ. 

    Mọi thành viên trong gia đình đã bị bắt tại nhà ở Upton Park Road vào ngày 26/11/2019. Vasilie Dragoi Senior bị buộc tội buôn người với mục đích bóc lột trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10/2017. Ngoài ra, người đàn ông này còn bị buộc tội chuyển đổi tài sản phạm tội trong khoảng thời gian năm 2017.

    Các con trai của y bao gồm Marian Podianu 44 tuổi, Florinel Bobi Dragoi 33 tuổi, Ion Bogdan Dragoi 25 tuổi, và vợ của Ion là Alexandra Ciocodan 27 tuổi, đều bị buộc cùng các tội danh trên.

    Bên công tố đã sử dụng bằng chứng bao gồm lời khai của các nạn nhân, bằng chứng từ cảnh sát Romani, phân tích các dữ liệu thuế và tài chính, các giao dịch và chuyến bay để tiến hành khởi tối các bị cáo. 

    Paul Goddard, công tố viên từ CPS, nói: “Các bị cáo đã sử dụng vị thế của mình để săn tìm và bóc lột những người không có khả năng bảo vệ bản thân. Các bị cáo hứa hẹn trả lương cao để thuyết phục họ đến UK, nhưng sau đó lại bắt các nạn nhân làm công nhân xây dựng không lương để trả nợ''.

    ''Bóc lột nô lệ hiện đại là một vấn đề nhức nhối và CPS sẽ tiếp tục làm việc để lôi những kẻ phạm tội ra ánh sáng''.

    Viethome (theo myLondon)

  • Theo cảnh sát Pháp, mỗi tháng băng đảng này tổ chức đưa ít nhất 250 người vượt biên sang Anh với giá 6.000 euro/người. Chúng sử dụng các thuyền cỡ nhỏ để vượt biển, mỗi chuyến chở khoảng 60 người.

    Thông báo ngày 23-11 của cảnh sát Pháp cho biết có 15 người tình nghi thuộc băng đảng trên đã bị bắt vào tuần trước, sau cuộc điều tra bắt đầu từ tháng 10-2020. Nhà chức trách thu giữ khoảng 40.000 euro, một phần nhỏ so với lợi nhuận mà băng đảng này thu về.

    Nhóm bị bắt có người Kurd ở Iraq, người Romania, người Pakistan và người Việt Nam. Theo nhà chức trách, những người này đã tìm cách tiếp cận người muốn vượt biên sang Anh đang tập trung tại Grande-Synthe, ngoại ô Dunkirk, miền bắc Pháp.

    Những người muốn đi lậu sang Anh phải trả cho băng đảng này 6.000 euro (khoảng 6.800 USD), nhờ đó chúng thu lợi ít nhất 3 triệu euro (khoảng 3,4 triệu USD). Chúng sử dụng các thuyền cỡ nhỏ để vượt biển, mỗi chuyến chở khoảng 60 người.

    bang dang nguoi viet dua nguoi vuot bien
    Một nhóm người đi lậu đến Anh bằng thuyền nhỏ bị phát hiện và được cảnh sát Pháp bàn giao cho Anh tại Dover - Ảnh: AFP

    Theo cảnh sát Pháp, đường dây vượt biên trái phép này hoạt động rất chuyên nghiệp và có tổ chức. Chúng nhận được sự phối hợp của các tài xế và những người giữ vai trò cảnh giới, báo động khi có cảnh sát.

    Nhà chức trách Pháp ước tính khoảng 31.500 người đã cố gắng vượt biển sang Anh kể từ đầu năm nay, trong đó 7.800 người đã được cứu vì đi trên những chiếc thuyền nhỏ, nguy hiểm.

    Ở Anh, Đảng Bảo thủ cầm quyền của Thủ tướng Boris Johnson đang chịu áp lực dữ dội, bao gồm từ cả những người ủng hộ chính đảng vì số người đi lậu vào nước này đang gia tăng, bất chấp các nỗ lực giám sát của chính quyền.

    Con số thống kê của London cho thấy có hơn 25.000 người đến Anh bằng cách vượt biển bất hợp pháp, tăng gấp ba lần so với con số được ghi nhận vào năm 2020.

    Vượt biên lậu là một trong những vấn đề đang làm gia tăng căng thẳng giữa Anh và Pháp giai đoạn hậu Brexit, theo Hãng thông tấn AFP.

    Theo Tuổi Trẻ

  •  buon nguoi bang tau ca Svanic 1
    Tàu cá cũ Svanic bị camera của lực lượng tuần tra bờ biển Anh ghi lại vào đêm trước khi bị chặn bắt ngoài biển

    Tòa án Anh vừa xử vụ 'chủ tàu cá Svanic' đưa lậu gần 70 người từ Albania vào Anh hồi tháng 11/2020 .

    Thành viên của băng đảng buôn người có tổ chức gồm các công dân Ukraine, Latvia, Lithuania, Albania và cả một người có quốc tịch Israel.

    Họ mua lại một chiếc tàu cá cũ với giá 16 nghìn bảng Anh, biến nó thành tàu chở di dân lậu vào Anh với giá 15 nghìn bảng một người. Tổng số tiền thu về từ 69 người Albania giúp băng đảng 'đa quốc gia' này thu được trên 1 triệu bảng Anh.

    Các thành viên của băng này gồm hai công dân Ukraine sống ở Anh là Igor Kosyi, 56 tuổi, Volodymyr Mykhailov, 49 tuổi, một công dân Latvia là Aleksandrs Gulpe 44 tuổi, hai người Lithuania là Arturas Jusas, 34 tuổi và Sergejs Kuliss, 39 tuổi. Công dân Israel Kfir Ivgi, 32 tuổi cũng bị bắt trong vụ việc.

    Mua thuyền 20 nghìn để kiếm bạc triệu

     buon nguoi bang tau ca Svanic 1
    Cảng Harwich ở Essex là nơi tàu Svanic bị áp tải tới hồi tháng 11/2020.

     buon nguoi bang tau ca Svanic 1
    Con tàu cũ chỉ có 21 áo phao cho 72 người trên khoang.

    Nhóm tội phạm đã mua một chiếc tàu cá cũ bán dạng sắt vụn tại CH Latvia với giá chỉ 20 nghìn euro. Các cơ quan hàng hải châu Âu sau đó phát hiện ra tàu bị mắc cạn ở Thụy Điển và bắt đầu theo dõi nó.

    Sau đó, chiếc tàu được chuyển tới Ostend, Bỉ và ngày 17/11/2020, Biên phòng Anh thấy nó trôi vào bờ biển Norfolk, đoạn gần Great Yarmouth.

    Nhà chức trách Anh phát hiện ra chiếc tàu cá hoàn toàn không có giấy phép đánh bắt, nhiều bộ phận đã hư hại nặng, gần như trôi vào bờ lúc nửa đêm.

    Nhưng họ còn ngạc nhiên hơn khi phát hiện ra 69 'thuyền nhân từ Albania', đa số bị say sóng nặng và trong số họ có cả thành viên băng đảng ma tuý và một tay sát nhân đã có án tù.

    Tàu của tuần duyên Anh và cảnh sát đã hộ tống chiếc thuyền cá về trung tâm di dân tại Harwich, hạt Essex và trao lại 69 'hành khách' cho cơ quan di trú. Các nhân vật điều khiển tàu đã bị bắt và một số khác bị truy nã, bắt giữ nửa năm sau đó. Các bị cáo đã bị xử tại tòa Chelmsford Crown Court, hạt Essex hôm 17/11/2021.

     buon nguoi bang tau ca Svanic 1
    Jusas, Kosyi, Kuliss, Gulpe và Ivgi bị xử tù hôm 17/11.

    Buôn người có tổ chức và di dân tự phát

    Hoạt động xuyên quốc gia của băng đảng này là một bằng chứng nữa cho thấy các tuyến buôn người vào Anh rất táo tợn, và đưa người lậu có vẻ không quá khó mà đem lại món lời khủng.

    Sau vụ 39 người Việt chết ở hạt Essex, phía Đông London tháng 11/2019, một năm trước vụ tàu Svanic, toà án Anh đã xử các bị cáo người Ireland, Romania và Việt Nam phạm tội buôn người và ngộ sát.

    Mới đây nhất, một trùm băng là Ngô Sỹ Tài bị toà án Anh bác đơn chống dẫn độ về Bỉ, nơi người này từng lo việc tổ chức nhà trọ cho các tuyến buôn người.

    Những tháng qua, số người di dân bằng thuyền vào Anh trái phép từ Pháp tăng đều, có ngày lên tới trên 1000 người, gây ra căng thẳng Anh - Pháp.

    Các báo Anh đăng bài và hình video cho thấy cảnh sát Pháp đứng nhìn nhiều đoàn người khuân thuyền phao ra bãi biển ở Pháp để bơi sang Anh.

    Hoạt động có vẻ là 'tự phát' này, ít ra là tại chặng cuối cùng bằng đường biển sang Anh, nở rộ tới mức có những nhóm người suốt ngày đi lùng mua thuyền đua (kayak), và thuyền phao.

    Vì sức ép của dư luận, siêu thị thể thao Decathlon ở vùng Calais, Pháp mới đây tuyên bố họ không bán thuyền và phao to cho người không có thẻ cư trú trong vùng.

    Trong một ngày cao điểm của tuần đầu tháng 11/2021, có 1.185 di dân đã vượt biển từ Pháp sang Anh 'thành công', nhờ thời tiết tốt. Từ đầu năm 2021 đến giữa tháng 11, chừng 40 nghìn người đã bơi thuyền nhỏ, phao cao su vào Anh.

    Giới chức hai nước đều cảnh báo cách làm đó rất nguy hiểm nhưng xem ra không khiến người di dân lùi bước. Đa số họ là người Iraq, Iran, Syria, châu Phi, Nam Á, nhưng cũng có người các nước nghèo ở Nam Âu như Albania, Kosovo, và cả người Việt Nam.

    Theo BBC Tiếng Việt

  • Hàng chục nạn nhân đang làm việc tại các công trường xây dựng ở London đã được xác định danh tính sau các cuộc đột kích của cảnh sát nhằm vào một băng nhóm buôn người Romani vào cuối tuần qua.

    Tám đối tượng bị cáo buộc là cầm đầu đường dây buôn người đã bị bắt. Các sỹ quan cũng tịch thu một khẩu súng và số lượng lớn tiền mặt.

    Cảnh sát tìm thấy 55 nạn nhân là nam giới bị buôn bán, một trong số đó là trẻ em, đang ở trong những ngôi nhà đông đúc với điều kiện sống khắc nghiệt. Các tầng được trải hoàn toàn bằng nệm để có thể nhồi nhét nhiều người nhất có thể.

    29romanTang vật vụ án

    Sĩ quan cấp cao của Cảnh sát Metropolitan cho biết ông tin rằng mọi quận của thủ đô đều có nạn nhân nô lệ hiện đại và kêu gọi người dân London báo cáo những trường hợp khả nghi.

    Đây là kết quả của cuộc điều tra kéo dài 18 tháng nhằm vào một băng đảng người Romani hoạt động ở Anh.

    Metropolitan đã làm việc với cảnh sát ở Bucharest - các sỹ quan Romani đã tiến hành các cuộc đột kích cùng lúc vào các nhóm tổ chức buôn người trong nước.

    Tám đối tượng là nam giới đã bị đưa đến đồn cảnh sát bắc London vì bị cáo buộc buôn người sau khi bốn ngôi nhà ở Harrow và Brent bị khám xét.

    Các đối tượng có độ tuổi từ 22 đến 49, đang phải đối mặt với cáo buộc theo Đạo luật chống nô lệ hiện đại. Năm kẻ cầm đầu khác đã bị bắt ở Romania. Cảnh sát cũng thu về 250,000 euro và vàng.

    Cảnh sát thám tử Dec Wilson nói: “Thường thì ban đầu các nạn nhân không lường trước mình sẽ bị bóc lột sức lao động. Nhiều người bị ép buộc vào con đường này để kiếm tiền cho mạng lưới tội phạm có tổ chức".

    "Chúng tôi tin rằng mọi quận trên khắp London đều có nạn nhân nô lệ hiện đại và công chúng có thể gặp họ hàng ngày nhưng không nhận ra. Ngoài việc bị bóc lột sức lao động, nạn nhân còn phải làm việc trong các nhà máy xây dựng, giúp việc gia đình, nông nghiệp, cần sa và ở những nơi chúng ta thường lui tới, chẳng hạn như tiệm rửa xe, cắt tóc và làm móng tay. Các đối tượng thường nói với nạn nhân rằng cảnh sát và nhà chức trách ở Anh không đáng tin cậy và với vốn tiếng Anh hạn chế, các nạn nhân không thể tìm kiếm sự giúp đỡ, ngay cả khi họ muốn”.

    Viethome (Theo Metro)

  • Cảnh sát đã thực hiện 2 vụ bắt giữ khi phát hiện có người bị buôn vào UK ở trong thùng xe tải.

    Một tài xế taxi ở Bolton đã bị bắt giữ trong quá trình cảnh sát điều tra một vụ buôn người Việt vào UK bằng xe tải. Người đàn ông 32 tuổi này là 1 trong 2 tài xế taxi bị Cục Tội phạm Quốc gia (NCA) bắt giữ trong tuần này.

    Cảnh sát tin rằng 2 người này có mối quan hệ làm ăn với một băng nhóm tội phạm có tổ chức người Việt. Băng nhóm này đã bị kết tội buôn người từ Việt Nam đến UK hồi tháng 8 và tháng 9/2020.

    Vào hôm 22/9/2021, NCA đã bắt giữ được tài xế taxi kể trên tại nhà hắn ở Bolton. Tên này bị tinh nghi tiếp tay cho hoạt động nhập cư bất hợp pháp. Cảnh sát cũng tịch thu được £15,000 tiền mặt tại địa chỉ này.

    Tài xế thứ hai là một người đàn ông 40 tuổi sống ở Chatham, Kent, bị bắt vào ngày 23/9/2021 vì cùng tội danh. Sau khi trả lời các câu hỏi thẩm tra của cảnh sát, cả hai đã được cho về chờ điều tra thêm. 

    nca

    Hai vụ bắt giữ này có liên quan tới một vụ án khác tại Birmingham vào tuần trước. Một người đàn ông Việt Nam 21 tuổi đã xuất hiện tại tòa án Birmingham vào hôm 14/9/2021, bị kết tội hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp. Người này hiện đang bị giam giữ để chờ ra tòa lần sau. 

    Paul Boniface, giám đốc điều hành chi nhánh NCA cho biết: "Các băng nhóm tội phạm nhập cư đã thiết lập một cơ sở hạ tầng rất tinh vi, từ vận chuyển đến tài chính và quảng cáo. Chúng tôi sẽ làm mọi cách để ngăn chặn những điều này".

    "Những kẻ buôn người xem người di cư như một món hàng và sẵn sàng đẩy mạng sống của họ vào những hành trình nguy hiểm trong thùng xe tải hay những chiếc xuồng hơi. Bảo vệ mạng người và ngăn chặn tình trạng bốc lột là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi''.

    NCA là lực lượng chuyên điều tra các vụ án buôn người. Hiện NCA đang tổ chức 50 chuyên án điều tra các mạng lưới của tội phạm buôn người đến UK. 

    Viethome (theo manchestereveningnews)

  • Nhiều tội phạm Albania ở Anh đấu tranh để không bị dẫn độ về châu Âu mặc dù đã bị kết tội buôn người ở đó.

    ezgif.com gif maker 1Người nhập cư Albania trong thùng xe tải.

    Hôm Chủ nhật 1/8, tờ Sun phát hiện ra một số đối tượng ở Anh vẫn được phép tại ngoại - mặc dù đã bị kết tội và kết án dài hạn ở nước ngoài.

    Nhiều bên đã chỉ trích quy trình pháp lý chậm chạp của Vương quốc Anh - điều khiến cảnh sát Pháp và Bỉ thất vọng. Cảnh sát ở những quốc gia châu Âu này đang kêu gọi dẫn độ các đối tượng để thi hành án, trong khi chính Anh lại phàn nàn các nước khác thiếu hành động để ngăn chặn những người di cư vượt biển.

    Số liệu được công bố vào tuần trước cho thấy hơn 9,000 người di cư đã đến Anh tính đến hiện tại - nhiều hơn tổng số của cả năm 2021.

    Mặc dù phần lớn đến bằng thuyền, vẫn có hàng trăm người trốn vào Anh bằng xe tải và xe van. Trong đó, các đối tượng người Albania vẫn nắm chắc quyền kiểm soát thị trường.

    Các đối tượng tính phí 20,000 bảng để đưa người vào Anh và công khai chào hàng trên TikTok, Facebook và các mạng xã hội khác.

    Một cuộc khám xét thông qua các phiên điều trần dẫn độ trước tòa án Westminster ở London cho thấy hàng chục người Albania đang chờ dẫn độ đến Pháp, Bỉ và Đức để tham dự phiên tòa hoặc thụ án.

    Nhiều người trong số này đang lợi dụng quy trình kháng cáo chậm chạp có tiếng tại Tòa án Tối cao để tránh bị trục xuất.

    Nghị sĩ Peter Bone của đảng Bảo thủ nói: "Những người này là tội phạm và không có quyền ở lại Anh. Họ nên được đưa lên máy bay ngay lập tức và trục xuất về đất nước của mình. Đây là những kẻ tồi tệ nhất trong xã hội - những kẻ không mảy may quan tâm đến những người họ đã buôn lậu vào Anh".

    Một nguồn tin cho biết: “Chúng ta đang yêu cầu Pháp cứng rắn hơn với nạn buôn người. Nhưng khi các đối tượng ở Anh nhận được phán xét của tòa châu Âu, chúng lại sử dụng hệ thống pháp luật của chúng ta để tránh việc bị dẫn độ”.

    ezgif.com gif makerAlket Dauti người Albania, 35 tuổi - 1 trong những đối tượng đã trì hoãn lệnh dẫn độ ở Anh trong thời gian dài.

    Trong số các trường hợp đang được xử lý, có Alket Dauti - người Albania, 35 tuổi. Dauti bị cảnh sát Metropolitan giam giữ năm 2018 cùng với những người anh em họ của mình là Kujdesi Dauti, 36 tuổi và Sabah Zaka, 37 tuổi, theo yêu cầu của chính quyền Bỉ.

    Cả ba đều bị kết tội buôn lậu người di cư vào Anh bằng xe tải chạy qua Bỉ. Alket nhận án 12 năm, nhưng đã kháng lệnh dẫn độ trong hai năm trước khi bị đưa trở lại nhà tù Bỉ.

    Kujdesi, ở Romford, Essex và Zaka, sống tại Bromley, Đông Nam London, mỗi người nhận án 8 năm, cũng làm thủ tục chống lại lệnh dẫn độ cho đến nay. Đáng kinh ngạc, cả hai người này hiện đang được tại ngoại và Kujdesi thậm chí còn nhận được trợ giúp pháp lý của Anh.

    Một nguồn tin phía công tố của Bỉ nói: "Thật điên rồ. Những người này đã bị kết tội và kết án hai năm trước và họ vẫn chưa phải vào tù. Họ đang lợi dụng hệ thống tư pháp của Anh”.

    Phía Bộ Nội vụ cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các quốc gia khác đưa các đối tượng ra trước công lý và đảm bảo một số cá nhân không thể trốn tránh luật pháp bằng cách trốn ra nước ngoài”.

    Viethome (Theo Sun)

  • Một chuyên gia người Pháp về phòng chống buôn bán người ở Việt Nam nói với BBC ông cho rằng cách tốt nhất để phòng chống tình trạng buôn bán người là qua giáo dục con người.

    Những đường dây tổ chức đưa người lậu từ Việt Nam sang Anh đã ‘đổi đường đi’, ‘đổi kỹ thuật’ trong những năm gần đây, khiến những báo cáo mới nhất về phòng chống buôn bán người thành ‘chuyện cũ’, ông Georges Blanchard, Người sáng lập Liên minh Phòng chống Mua bán người (Alliance Anti Traffic – AAT) bình luận trong chương trình Bàn tròn Thứ Năm của BBC News Tiếng Việt.

    chong buon nguoi o vietnam

    Những người đi lậu có phải là ‘nạn nhân’?

    “Theo Liên Hiệp Quốc thì nạn nhân của buôn bán người đã bị ép hay bị bắt cóc hay phải đi mà không muốn đi,” chuyên gia người Pháp cho biết.

    Để nói rõ vì sao những người đi lậu không được coi là nạn nhân, ông giải thích về các từ ‘smuggling’ và traffickinghay được dùng để nói về những người ‘đi lậu’:

    “Smuggling là [nói về] những người muốn đi vào nước Anh, hay đi nước ngoài nói chung, khi họ tự muốn đi, có nghĩa là cầm hộ chiếu để qua biên giới.”

    Ông Blanchard cho rằng nên có sự thông cảm với những người đã đi với hy vọng đổi đời.

    “Vì có người khác đã gặp những người này và hứa rằng sẽ có khả năng đổi đời sớm, sẽ có khả năng làm ra tiền cho gia đình được tốt, cũng có thể cho con được đi học đại học v.v…

    “Người ta đi thì tất nhiên người ta phải hy vọng là sẽ tốt, không bao giờ nghĩ ra là sẽ có vấn đề cả”.

    ‘Đâm lao thì phải theo lao’

    Tổ chức AAT do ông Blanchard sáng lập đã giúp đỡ hơn 5500 người đi nước ngoài bất hợp pháp, trong đó có hơn 200 người đi Anh, trở về Việt Nam từ năm 1995, ông Blanchard cho biết.

    Từ năm 2013, AAT bắt đầu làm việc với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam để hỗ trợ nạn nhân từ Anh trở về và hội nhập cộng đồng ở Việt Nam

    Đã trực tiếp giúp giải cứu nhiều trường hợp người Việt gặp hoạn nạn khi đi nước ngoài lậu, ông nói về lý do người Việt đã ra đi không muốn hay khó trở lại Việt Nam:

    “Thứ nhất tôi muốn nói về người đi nước Anh rằng gia đình của họ không phải là gia đình nghèo lắm.

    “Thứ hai, người ta cũng phải trả một số tiền cao [cho đường dây] nên nhiều khi người ta sẽ bán nhà bán đất và gia đình sẽ có đi vay nợ, nên cũng phải nói là khi đã bị nợ thì người ta không trở lại được.”

    Nhiều người đã hòa nhập cộng đồng rất thành công, nhưng cũng nhiều người vẫn hy vọng có cơ hội thì lại đi.

    Vấn đề đã có từ lâu, bắt đầu bằng nữ và trẻ em

    Ông Blanchard cho biết ông bắt đầu quan tâm về phòng chống buôn bán người từ năm 1995 vì ông tổ chức lớp học tình thương cho trẻ em, và “một ngày đã có hai trẻ em bị bắt và bán vào Campuchia”

    “Lúc đó Việt Nam chưa chấp nhận là có vấn đề xã hội này đang tồn tại nên mất nhiều thời gian, đến năm 2001 tôi mới mở được trung tâm đầu tiên để giúp đỡ cho nạn nhân ở Việt Nam,” ông Blanchard kể.

    “Phải tới năm 2013 chính phủ Việt Nam công nhận là Việt Nam có nạn buôn bán người và cũng đồng ý sẽ coi nạn nhân là nạn nhân, còn trước đây nạn nhân sẽ bị bắt vào tù hay vào trường giáo dưỡng trong ba năm.”

    Tới năm 2006, ông được biết thông tin trẻ em Việt Nam bị bán sang Anh và bắt đầu làm việc với Bộ Nội vụ Anh và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam về vấn nạn này.

    “Lần đó chúng tôi giúp có đến 300 trẻ em gái và sau đó là 100 trẻ em trai, từ đó biết nạn nhân hay thích đi châu Âu. Nói là đi nước Anh thôi nhưng người Việt Nam cũng được thấy nhiều nơi tại châu Âu.

    “Như mấy năm trước, chúng tôi tìm được 16 gia đình đang sống ở dưới gầm của thành phố Amsterdam. Tổ chức ECPAT của Đức cũng báo là số trẻ em người Việt trong mạng lưới mại dâm trẻ em đã tăng lên.

    “Ở Phần Lan cũng có nhiều người Việt Nam đến. Phần Lan có biên giới với Nga nên hồi xưa nạn nhân hay đi từ sân bay Nha Trang bay thẳng đến Moscow vì từ Moscow có nhiều cửa.

    “Nói chung trong việc của tôi đã cứu được 5576 nạn nhân đến giờ và cứu từ 22 nước chứ không phải là chỉ có Trung Quốc và nước Anh thôi. Malaysia cũng có nhiều nhưng hay bị giấu. Ngoài ra còn Hàn Quốc, Nhật, Ả rập Saudi và các nước khác.

    “Theo kinh nghiệm của tôi, đa số phụ nữ và trẻ em sẽ vào mạng lưới mại dâm còn nam là lao động,” ông Blanchard nói.

    Đường đi và cách nhập cư lậu vào Anh đã thay đổi

    Được hỏi về các biện pháp chống buôn bán người của Việt Nam và Anh, ông Blanchard nhận xét đường đi và kỹ thuật đưa đi của các tổ chức buôn người từ Việt Nam sang Anh đã thay đổi trong thời gian qua.

    Trước đây Anh Quốc thường kiểm tra rất kỹ các chuyến bay đến từ Việt Nam, nhưng bây giờ “người ta đổi hộ chiếu và sẽ đi như người Trung Quốc vì bên nước Anh kiểm tra người Việt Nam là nhiều hơn.”

    “Vì thế, báo cáo mới nhất của IMO (Tổ chức Di dân Quốc tế) chứng minh đường buôn bán từ Việt Nam sang Anh đã là chuyện cũ.

    “Người ta sẽ đổi kỹ thuật đi. Có thể tương lai là sẽ thấy người Việt Nam mang hộ chiếu Nhật, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan chẳng hạn.”

    Ông nói thêm trước năm 2013, chính phủ Việt Nam khó chấp nhận các nạn nhân buôn người trở về Việt Nam vì “chính phủ nói người ta muốn đi thì cho đi, không cho về. ”

    “Nhưng theo luật quốc tế, điều đó là không được, vì “nếu ai có làm gì sai trái hay có vấn đề gì thì nước ngoài sẽ cho đi về luôn. Luật nước ngoài người ta làm vậy là đúng rồi,” ông nhận xét.

    ‘Không có gì tốt hơn giáo dục con người’

    Từ 2014 tới nay, chính phủ Anh Quốc và Việt Nam đã quan tâm đến chuyện phòng chống buôn bán người và nhìn nhận đây là vấn đề lớn. Hai chính phủ đã phối hợp với nhau.

    Tuy nhiên, theo ông Blanchard, “không có gì có thể tốt hơn là giáo dục cộng đồng, giáo dục phòng ngừa ở cộng đồng.”

    Tổ chức AAT của ông Georges Blanchard từ 2014 đã xin chính phủ Anh có hỗ trợ đặc biệt để có các lớp tập huấn tại cộng đồng về buôn bán người, di cư không an toàn, nói về các chiêu lừa gạt để dạy cho cộng đồng có khả năng biết tự bảo vệ.

    Các chương trình tập huấn cho chính phủ, cho công an, không có chỉ có ở Việt Nam được thực hiện nhiều được trên thế giới, ông cho biết.

    “Trên thế giới ai cũng thấy không có gì tốt hơn là giáo dục con người,” ông Blanchard nói trong một chương trình Bàn tròn Thứ năm của BBC.

    Theo BBC tiếng Việt

  • Cảnh sát liên bang Đức ngày 18/1 cho biết đang tăng cường hợp tác xuyên biên giới ở châu Âu để chống nạn mua bán người Việt, trong bối cảnh Berlin thành tâm điểm của các đường dây.

    Nhằm tìm kiếm việc làm ở châu Âu, người Việt Nam di cư bất hợp pháp qua các đường dây buôn người, đi qua Trung Quốc hoặc Nga, ông Carsten Moritz, người đứng đầu đơn vị chống mua bán người ở Văn phòng Cảnh sát Tội phạm Liên bang (BKA) nói với đài RBB ở Đức.

    Những người đến từ Việt Nam thường làm việc trong “điều kiện bóc lột” để trả các khoản đã vay đường dây đưa người, có thể lên tới 12.000-24.000 USD mỗi người, theo AFP.

    Theo BKA, “một mạng lưới khổng lồ” và “đang hoạt động trên khắp châu Âu” đứng đằng sau nạn mua bán người từ Việt Nam, đem lại “lợi nhuận khổng lồ” cho giới tội phạm.

    Một chiến dịch toàn châu Âu sẽ được tiến hành trong năm nay để trấn áp các hoạt động tội phạm này, do BKA dẫn đầu và có sự hỗ trợ của cảnh sát từ Ba Lan, Anh, Hà Lan, Áo, Thụy Sĩ, Cộng hòa Czech, Bỉ và cơ quan cảnh sát EU (Europol).

    buon nguoi o duc
    Cảnh sát áp giải nghi phạm sau một vụ bắt giữ ở Berlin ngày 3/3/2020, trong một đợt trấn áp tội phạm mua bán người Việt Nam. Ảnh: dpa.

    Theo ông Moritz, một khu vực quan trọng là quận Lichtenberg, phía đông Berlin, nơi có chợ Đồng Xuân của người Việt.Cảnh sát từng phát hiện người di cư, bao gồm trẻ em, làm việc bất hợp pháp trong các tiệm massage, tiệm làm móng, nhà hàng, các công việc dệt may và lau dọn.

    Tháng 3/2020, cảnh sát Đức có đợt kiểm tra, bắt giữ những người nghi tham gia mua bán người Việt Nam, và đã bắt giữ 6 người liên quan tới việc đưa 155 người Việt tới Đức.

    Chuyến đi châu Âu của người di cư không hợp thức từ Việt Nam thường đầy rẫy hiểm nguy, trong những điều kiện khổ ải. Năm 2019, 39 người di cư Việt Nam tử vong trên xe tải đông lạnh ở Anh, sau khi được đưa tới từ châu Âu.

    Cầm đầu đường dây là Gheorghe Nica, bị bắt giữ ở Frankfurt tháng 1/2020, sau đó bị kết án ở London với 39 tội danh giết người.

    Một nghi phạm cầm đầu khác có biệt danh “Duke Hói”, 29 tuổi, bị bắt giữ ở Đức hồi tháng 5/2020, theo AFP.

    Có khoảng 188.000 người gốc Việt ở Đức, theo thống kê chính thức. Nhiều người Việt tới đây từ thời xuất khẩu lao động cho Đông Đức, và ở lại sau khi Bức tường Berlin sụp đổ. Một số người khác sang Tây Đức sau thời kỳ chiến tranh chống Mỹ.