• Quan chức EU bày tỏ lo ngại rằng chiếc ô an ninh của Mỹ có thể khó bảo vệ cho khu vực mọi lúc, đồng thời cảnh báo về kịch bản "chiến tranh cường độ cao ở châu Âu".

    tin chien tranh toan dien
    Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell (Ảnh: Reuters).

    Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cảnh báo kịch bản một cuộc xung đột quân sự toàn diện ở châu Âu có nhiều khả năng xảy ra do căng thẳng với Nga.

    Ông đồng thời cho rằng các quốc gia thành viên không chỉ nên dựa vào Mỹ để bảo vệ an ninh cho chính họ.

    Một số quan chức châu Âu khác đã cảnh báo về mối đe dọa quân sự ngày càng gia tăng trong những tháng gần đây. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps tuần trước nói rằng thế giới đang chuyển từ trạng thái "hậu chiến sang tiền chiến".

    Trong khi đó, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk hồi tháng 3 cảnh báo châu Âu đang trong thời kỳ "trước cuộc chiến tranh".

    Phát biểu tại một cuộc họp ở Bỉ ngày 9/4, ông Borrell nói rằng "khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh thông thường cường độ cao ở châu Âu không còn là điều viển vông" và EU phải "làm mọi cách để tránh kịch bản đó".

    Nhà ngoại giao hàng đầu của EU cáo buộc Nga đặt ra mối đe dọa ngày càng tăng đối với lục địa này, viện dẫn cuộc xung đột với Ukraine, đồng thời cáo buộc Moscow đang tìm cách gây bất ổn cho liên minh.

    Theo ông Borrell, mặc dù xung đột quân sự ở châu Âu chưa thể xảy ra "vào ngày mai", nhưng người dân ở lục địa này nên hiểu rằng "chiếc ô an ninh của Mỹ từng bảo vệ chúng ta trong Chiến tranh Lạnh và sau đó, giờ đây có thể không phải lúc nào cũng mở ra".

    Ông nói: "Nó có thể, nhưng tùy thuộc vào người đứng đầu chính quyền Washington. Chúng ta không thể chỉ dựa vào sự hỗ trợ của người Mỹ và khả năng của Mỹ để bảo vệ cho chúng ta".

    Ông cho rằng EU đang bị bao quanh bởi một "vòng lửa" và sự bất ổn. Ông Borrell kêu gọi các quốc gia thành viên tự chủ hơn về an ninh và tăng cường chi tiêu quốc phòng.

    Ông nói thêm rằng mặc dù NATO là "không thể thay thế", nhưng châu Âu nên bắt đầu xây dựng "cột trụ" của riêng mình trong liên minh do Mỹ lãnh đạo.

    Trong thời gian qua, giới chức NATO nhiều lần cảnh báo về nguy cơ Nga mở cuộc tấn công các thành viên trong khối. Nga nhiều lần bác bỏ điều này, nhấn mạnh kịch bản Moscow tấn công NATO sẽ không mang lại bất cứ lợi ích gì.

    Trong khi đó, vào tháng trước, Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO, cho biết liên minh đã chuẩn bị cho kịch bản một cuộc đụng độ trực tiếp tiềm tàng với Nga.

    Đô đốc Bauer cho biết NATO đã ý thức được sự thay đổi trong tình hình an ninh năm 2014, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Năm 2019, NATO bắt đầu thay đổi chiến lược phòng thủ, kế hoạch tác chiến và lực lượng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tới an ninh tập thể.

    Mặt khác, Moscow cho rằng các hoạt động của NATO ở Đông Âu và khu vực Biển Đen tạo thêm mối đe dọa đối với an ninh của nước này. Nga nhận định, diễn biến cho thấy NATO đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm tàng với Moscow. 

    Theo Dân Trí

  • Ngày 31/3, tổ chức thăm dò dư luận và nghiên cứu thị trường tại Anh Survation công bố kết quả thăm dò ý kiến cử tri cho thấy nếu tổ chức tổng tuyển cử trong năm 2024, nhiều khả năng đảng Bảo thủ cầm quyền của Thủ tướng Rishi Sunak chỉ giành được chưa đến 100 ghế Hạ viện tại xứ England, đồng thời mất toàn bộ ghế nghị sĩ tại Scotland và Wales.

    dang bao thu that the
    Thủ tướng Anh Rishi Sunak phát biểu trước Quốc hội tại London. (Ảnh minh họa. Nguồn: AFP)

    Cuộc khảo sát được tiến hành đối với 15.029 cử tri từ ngày 8-22/3. Nếu kịch bản trên xảy ra, đó sẽ là thất bại bầu cử nặng nề nhất trong lịch sử của đảng Bảo thủ.

    Thông tin thăm dò mới nhất được các báo của Anh như Telegraph, Sky News và Guardian đăng tải cùng ngày cho thấy Công đảng đối lập của nhà lãnh đạo Keir Starmer có thể sẽ giành chiến thắng vang dội với 468 ghế nghị sĩ.

    Cũng theo kết quả khảo sát, Công đảng có thể giành được 45% phiếu bầu, đảng Bảo thủ đứng thứ 2 với 26% số phiếu. Trong khi đó, đảng Dân tộc Scotland có thể được 41 ghế, đảng Dân chủ Tự do có 22 ghế và số ghế còn lại được chia cho các đảng nhỏ khác.

    Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2019, đảng Bảo thủ nhận được 365 ghế, Công đảng có 203 ghế, đảng Dân tộc Scotland có 48 ghế, đảng Dân chủ Tự do có 11 ghế và đảng Plaid Cymru có 4 ghế.

    Theo quy định bầu cử của Anh, nếu Thủ tướng không kêu gọi tổ chức bầu cử trước thời hạn, Quốc hội hiện tại của nước này sẽ tự động giải tán vào ngày 17/12/2024 và ngày muộn nhất để tổ chức tổng tuyển cử là 23/1/2025.

    Trước đó, ngày 21/7/2023, Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Sunak đã kém Công đảng đối lập 20 điểm trong các cuộc thăm dò dư luận, với hàng loạt vấn đề như lạm phát cao, dịch vụ công quá tải và những bất ổn trong nhiệm kỳ của những nhân vật tiền nhiệm. Thủ tướng Sunak khẳng định ông vẫn có thể xoay chuyển tình thế và giành chiến thắng thứ 5 liên tiếp cho đảng trong cuộc tổng tuyển cử tới, cam kết đưa nước Anh trở lại với tầm nhìn dài hạn mới.

    Theo Baoquocte

  • Việc hai bộ trưởng từ chức là diễn biến mới nhất trong xu hướng rút lui của các chính trị gia đảng Bảo thủ cầm quyền khi đảng này có nguy cơ thất bại lớn trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới.

    bau cu thu tuong anh
    Thủ tướng Anh Rishi Sunak. (Ảnh: AFP/TTXVN)

    Ngày 26/3, Bộ trưởng Giáo dục Anh Robert Halfon và Bộ trưởng Lực lượng vũ trang James Heappey đã thông báo từ chức, buộc Thủ tướng nước này Rishi Sunak phải cải tổ đội ngũ của mình.

    Cả hai bộ trưởng cũng sẽ từ chức nghị sỹ tại cuộc tổng tuyển cử tiếp theo, dự kiến diễn ra trước tháng 1/2025.

    Phóng viên TTXVN tại London dẫn thông báo của Chính phủ Anh cho biết nước này đã bổ nhiệm nhân sự thay thế gồm nghị sỹ Leo Docherty làm Bộ trưởng Lực lượng vũ trang và nghị sỹ Luke Hall làm Bộ trưởng giáo dục.

    Ông Heappey, nghị sỹ đại diện cho xứ Wells ở Somerset từ năm 2015, đã tuyên bố ý định từ chức nghị sỹ và từ chức bộ trưởng vào đầu tháng này.

    Ông Heappey cũng đảm bảo với ông Sunak về "cam kết đầy đủ" của ông cho đến khi Quốc hội khóa này kết thúc.

    Dư luận cho rằng lý do từ chức của cựu quân nhân là ông không hài lòng với mức chi tiêu quân sự của Chính phủ trong gói ngân sách mùa Xuân và đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp để Anh đạt mục tiêu chi tiêu quốc phòng chiếm 2,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

    Bên cạnh đó, ông cũng được cho là không hài lòng vì đã bị tuột mất chức vụ Bộ trưởng quốc phòng vào tay Grant Shapps trong cuộc cải tổ Nội các vào năm ngoái.

    Trong khi đó, ông Halfon, với tư cách là Bộ trưởng giáo dục, chịu trách nhiệm về việc học nghề và kỹ năng, là nghị sỹ Đảng Bảo thủ của khu vực Harlow kể từ năm 2010.

    Ông từng giữ Phó Chủ tịch đảng Bảo thủ khi ông David Cameron còn là Thủ tướng và là cựu Chủ tịch Ủy ban giáo dục Hạ viện.

    Việc hai bộ trưởng từ chức là diễn biến mới nhất trong xu hướng rút lui của các chính trị gia đảng Bảo thủ cầm quyền khi đảng này có nguy cơ thất bại lớn trong cuôc tổng tuyển cử sắp tới.

    Trong số 98 nghị sỹ tuyên bố sẽ không tham gia cuộc bầu cử tiếp theo, hầu hết nghị sĩy là thành viên đảng Bảo thủ. Một số người như Theresa May và Dominic Raab, là những chính khách kỳ cựu trong khi những người khác, như Dehenna Davison và Nicola Richards, còn khá trẻ và mới gia nhập Hạ viện.

    Theo Vietnamplus

  • chien tranh the gioi iii 1
    Bản đồ cho thấy những địa điểm có khả năng trở thành mục tiêu của Putin. Ảnh: Metro

    Nga vừa mới thêm 2 địa điểm vào danh sách những mục tiêu mà ông Putin sẽ bỏ bom nếu chiến tranh nổ ra. Đó là 2 thị trấn ở miền nam England nhưng tên chưa được tiết lộ.

    Một nguồn tin cho hay trong 2 thị trấn này, 1 thị trấn có liên quan tới quân sự nhưng thị trấn kia thì không.

    Các địa điểm khác trong danh sách bao gồm Aldershot, Colchester và Portsmouth – cả 3 địa điểm này đều có liên quan tới Lực lượng Vũ trang. Những địa điểm còn lại là Chatham, Tidworth và Salisbury.

    Một gián điệp Nga đã gửi danh sách này cho một sĩ quan tình báo Anh tại Đông Âu. Đây được xem là danh sách đầy đủ nhất mà tình báo Anh có được.

    Nguồn tin còn cho biết số lượng máy bay chiến đấu được phân bổ cho từng mục tiêu, cũng như các sân bay quân sự mà máy bay ném bom Nga sẽ xuất kích.

    Một nguồn tin từ chính phủ Anh nói với tờ The Express: "Thông tin bao gồm các chi tiết về một cuộc không kích cấp độ cao cùng với các cuộc tấn công cấp độ thấp. Một cuộc không kích trên lãnh thổ Anh chính là lời tuyên chiến, không chỉ tuyên chiến với Anh mà với toàn bộ NATO".

    chien tranh the gioi iii 1
    Một cuộc không kích trên lãnh thổ Anh chính là lời tuyên chiến về chiến tranh thế giới. Ảnh: AFP via Getty Images

    Một bản đồ khác được tiết lộ vào tuần trước cho thấy những thành phố ở Anh và Mỹ có thể bị ảnh hưởng bởi vũ khí hạt nhân Nga. Những địa điểm này bao gồm London, Birmingham, Manchester, New York và Washington DC.

    Nguy cơ chiến tranh đang ngày càng hiện hữu khi một tướng cấp cao quân đội cảnh báo công dân có thể bị buộc phải nhập ngũ sau khi NATO thừa nhận họ đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh toàn diện với Nga.

    Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO, ông Rob Bauer cảnh báo, công dân nên chuẩn bị tâm lý cho khả năng họ có thể bị điều động vào quân đội.

    Ông Bauer cho rằng công dân khối NATO phải chuẩn bị cho một cuộc chiến khốc liệt với Nga trong 20 năm tới, có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống trên hành tinh này.

    chien tranh the gioi iii 1
    Tướng Patrick Sanders cảnh báo Vương quốc Anh có thể xảy ra chiến tranh với Nga trong tương lai.

    Tổng tham mưu trưởng quân đội Anh, Sir Patrick Sanders cảnh báo Vương quốc Anh có thể phải lao vào một cuộc chiến với Nga. Từ lâu ông đã chỉ trích tình trạng thiếu thốn nhân sự trong quân đội, và ông tin rằng nên có nhiều hoạt động tuyên truyền để thay đổi hệ tư tưởng của công chúng, khiến người dân sẵn sàng đứng lên bảo vệ tổ quốc.

    Trước đó các lãnh đạo NATO đã yêu cầu các quốc gia thành viên phải chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến chống lại Nga. Ông Putin vừa dành chiến thắng trong vòng bầu cử mới nhất, và ông ăn mừng bằng cách tuyên bố Chiến tranh thế giới thứ III có nguy cơ xảy ra.

    Viethome (theo Metro)

  • Anh có kế hoạch cấm chính phủ nước ngoài sở hữu các đơn vị báo chí trong nước, động thái này diễn ra trong bối cảnh London muốn ngăn Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) sở hữu Tập đoàn Truyền thông Telegraph (TMG).

    telegraph uae
    Anh ra sức bảo vệ hệ thống báo chí nước nhà khỏi sự can thiệp của chính phủ nước ngoài. (Nguồn: Bloomberg)

    Ngày 13/3, phát biểu trước Thượng viện Anh, Bộ trưởng Bộ Truyền thông Stephen Parkinson cho biết, Chính phủ Đảng Bảo thủ sẽ sửa đổi dự thảo luật nhằm ngăn chính phủ nước ngoài sở hữu các tập đoàn truyền thông trong nước.

    Anh công bố quyết định trên trong bối cảnh dư luận dấy lên lo ngại về việc công ty liên doanh của Phó Tổng thống UAE Mansour bin Zayed Al Nahyan muốn sở hữu 75% cổ phần của tờ Daily Telegraph và tạp chí Spectator.

    RedBird IMI, liên doanh giữa công ty RedBird Capital của Mỹ và International Media Investments của UAE, đã đạt thỏa thuận trị giá 1.2 tỷ Bảng Anh với chủ sở hữu của TGM hồi tháng 11 năm ngoái.

    Theo thỏa thuận, RedBird IMI sẽ trả hết nợ ngân hàng của TMG để đổi lấy quyền kiểm soát tập đoàn này. Thông báo trên gây náo động giới truyền thông Anh, các nhân viên của Telegraph lên tiếng phản đối đề xuất này, thậm chí chính quyền London còn nhanh chóng mở cuộc điều tra vụ việc.

    Baoquocte (theo The South China Morning Post)

  • Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho rằng thời bình ở châu Âu đã qua và khu vực này đang sống trong thời kỳ tiền chiến tranh.

    Theo RT, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho rằng thời kỳ hòa bình ở châu Âu đã qua từ lâu và phía trước là một tương lai ảm đạm của lục địa này trong bối cảnh căng thẳng tiếp diễn với Nga.

    “Thời bình đã qua. Thời kỳ hậu chiến đã kết thúc”, ông Tusk tuyên bố tại cuộc họp của Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) ở Thủ đô Bucharest của Romania, ngày 8/3. “Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời kỳ tiền chiến tranh”.

    Ông nói: “Cuộc chiến chống lại xu hướng toàn trị, tham nhũng và dối trá đang diễn ra trên nhiều mặt trận. Minh họa rõ nét nhất cho điều này là những gì đang xảy ra trong cuộc xung đột ở Ukraine”.

    Thủ tướng Ba Lan cho biết thêm: “Chúng ta đang phải đối mặt với một lựa chọn đơn giản: hoặc chúng ta chiến đấu để bảo vệ biên giới, lãnh thổ và các giá trị của mình cũng như bảo vệ công dân và thế hệ tương lai của mình, hoặc chấp nhận lựa chọn thay thế là thất bại”.

    Ông Tusk đưa ra bình luận của mình trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine bước sang năm thứ ba vào tháng trước, cùng việc nhiều nguyên thủ quốc gia EU đổi mới cam kết tiếp tục viện trợ quân sự và tài chính cho Kiev.

    thoi binh o chau au
    Một tòa nhà bị hư hại ở vùng Nikolaev của Ukraine. (Ảnh: Getty Images)

    Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hồi tháng 2 cho biết, khối này nên chuẩn bị cho “một cuộc đối đầu có thể kéo dài hàng thập kỷ”.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang 8/3, rằng Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine và cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin “gieo rắc hỗn loạn khắp châu Âu và hơn thế nữa”.

    Moskva đổ lỗi cho phương Tây đã "kích động" căng thẳng hiện nay, cho rằng việc NATO mở rộng về phía đông là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.

    Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh Moskva không có ý định tấn công các quốc gia thành viên NATO trừ khi nước này bị tấn công trước.

    Theo VTC News

  • Chính quyền được quốc tế công nhận của Yemen cho biết, tàu chở hàng Rubymar từng bị tấn công vào tháng trước đã chìm ở phía nam Biển Đỏ.

    tau cho hang cua anh bi tan cong 1
    Hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu Rubymar ở Biển Đỏ vào ngày 1/3, trước khi được Yemen tuyên bố đã chìm (Ảnh: Maxar Technologies / Reuters).

    Tuyên bố của chính quyền Yemen nói rằng Rubymar - tàu chở hàng thuộc sở hữu Vương quốc Anh, mang cờ Belize - đã chìm vào tối 1/3, đồng thời cảnh báo sự việc sẽ gây ra "thảm họa môi trường".

    Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ trước đó cho biết, Rubymar đang chở hơn 41.000 tấn phân bón khi bị tấn công. Con tàu đã bị hư hại đáng kể, gây ra vết loang dầu dài 29km.

    Hôm 26/2, một nhóm nhân viên của chính phủ Yemen đã thăm tàu Rubymar. Họ khi ấy cho biết con tàu đã bị ngập một phần và có thể chìm trong vòng vài ngày tới.

    Nếu được xác minh, đây sẽ là con tàu đầu tiên bị tên lửa bắn chìm kể từ khi lực lượng Houthi bắt đầu tấn công tuyến đường vận chuyển thương mại từ tháng 11/2023, theo Reuters.

    tau cho hang cua anh bi tan cong 1
    Tàu chở hàng Rubymar ở Biển Đen ngoài khơi Kilyos gần Istanbul vào tháng 11/2022 (Ảnh: Reuters).

    Trong 2 bản báo cáo riêng biệt hôm 2/3, cơ quan Điều hành Thương mại Hàng hải Vương quốc Anh (UKMTO) nói đã nhận thông tin về một con tàu bị tấn công cách cảng Mokha của Yemen 15 hải lý về phía tây.

    "Thủy thủ đoàn đã đưa tàu về neo đậu và được giới chức quân sự sơ tán", UKMTO cho biết.

    Trong một báo cáo khác, UKMTO nói rằng đã nhận tin về một vụ chìm tàu.

    Các bản báo cáo đều không nêu tên Rubymar, dù cả 2 sự cố đều xảy ra ở khu vực gần nơi con tàu hàng được nhìn thấy lần cuối.

    Chính quyền Yemen được quốc tế công nhận hoạt động tại cảng Aden phía nam, trong khi phía Houthi kiểm soát phần lớn miền bắc và các trung tâm lớn khác.

    Lực lượng Houthi nói rằng họ tấn công các tàu thương mại ở khu vực Biển Đỏ để thể hiện sự đoàn kết với người Palestine ở Gaza. Đáp trả, Mỹ và Anh bắt đầu tấn công các mục tiêu của Houthi từ tháng 1.

    Lực lượng Houthi tại Yemen hôm qua (3/3) tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì các cuộc tấn công nhằm vào các tàu của Anh trên Biển Đỏ. Trong một thông báo trên mạng xã hội, Thứ trưởng Ngoại giao trong chính phủ tự xưng của Houthi, ông Hussein Al-Ezzi tuyên bố rằng nhóm này sẽ khiến thêm nhiều tàu khác của Anh bị chìm trên Biển Đỏ trong thời gian tới. 

    Viethome (theo Sky)

  • danh mat laptop
    Các thiết bị công nghệ chứa thông tin nhạy cảm đã bị nhiều nghị sĩ và nhân viên của họ làm mất trong năm qua. Ảnh: Getty

    Gần 100 thiết bị công nghệ do các nghị sĩ và nhân viên quốc hội sử dụng đã bị mất vào năm ngoái. Các sự việc xảy ra tại ga tàu, sân bay, quán rượu... Thực tế này đã làm dấy lên hồi chuông cảnh báo về bí mật thông tin trong chính phủ. 

    Một nhân viên IT thuộc chính phủ đã bị trộm lấy cắp laptop trên tàu điện ngầm. Ngoài ra còn có 2 thiết bị bị đánh cắp trên xe hơi. 8 trong số các thiết bị mất tích ở quán rượu và quán bar có thể chứa thông tin nhạy cảm.

    Các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo về thực trạng sử dụng và bảo quản thiết bị công nghệ tại nơi làm việc và chốn công cộng, vì những người không phân sự có thể tiếp cận với bí mật quốc gia. 

    Trong một sự việc xảy ra gần đây nhất, một chiếc laptop đã bị đánh cắp từ nhà của một nghị sĩ (hoặc nhân viên của người này) vào ngày 17/12/2023.

    Hai ngày trước đó, một chiếc laptop của một nhân viên điều hành ở Hạ Viện đã bị đánh cắp khi anh này đang ở trên tàu. 1 ngày trước đó, một nhân viên khác bị giật iPhone ở ga tàu.

    Đầu tháng 12, một chiếc laptop khác bị đánh cắp trong quán rượu. Chủ nhân của nó là một nhân viên điều hành làm việc tại Hạ Viện. 

    Vào tháng 8/2023 đã diễn ra 8 vụ trộm, trong đó chiếc laptop của một nghị sĩ (hoặc nhân viên) đã bị đánh cắp. Cùng tháng, một thành viên thuộc phòng công nghệ của quốc hội, bị mất laptop trên tàu điện ngầm. 

    Trong một số trường hợp, 2 thiết bị bị mất cùng lúc. Một chiếc laptop và máy tính bảng thuộc một văn phòng nghị sĩ bị đánh cắp tại sân bay vào ngày 11/9/2023. Một số người thậm chí không biết họ đã đánh mất đồ ở đâu. 

    Tổng cộng, trong năm 2023 có 94 vụ thất lạc hoặc trộm cắp thiết bị, một số thiết bị sau đó đã tìm lại được. 

    Những thiết bị này có thể chứa nhiều thông tin quan trọng của quốc gia, do đó bộ phận an ninh của chính phủ đang tìm cách giảm thiểu những tác hại khi một thiết bị bị thất lạc. Cách tốt nhất chính là thiết lập mạng lưới đăng nhập phức tạp hơn nếu muốn mở các thiết bị này. Cách thứ hai là dùng biện pháp quản lý từ xa để xóa sạch các dữ liệu trên thiết bị một khi nó bị đánh cắp. 

    Viethome (theo Metro)

  • Sau Thế Chiến II, Anh chiếm đảo Heligoland, một lãnh thổ của Đức nằm ở biển Baltic.

    Thời điểm đó, Đức Quốc xã đã xây dựng các cơ sở quân sự và quân đội Anh tiến hành phá hủy chúng trong một chiến dịch có tên là "Big Bang". 

    Chiến dịch này gây ra một vụ nổ khủng khiếp, vụ nổ phi hạt nhân mạnh nhất từng được thực hiện cho đến năm 1985. Đây cũng là một chiến dịch quân sự ít được biết đến. 

    Trong bài viết trên tạp chí National Geographic của Mỹ, nhà báo người Anh, Tom Metcalfe đã hé lộ những thông tin về chiến dịch Big Bang. Trong đó quân đội Anh đã cho nổ hàng nghìn tấn đạn dược của Đức Quốc xã trên đảo Heligoland, ngoài khơi bờ biển nước Đức. 

    chien dich big bang
    Chiến dịch Big Bang đã phá hủy hàng nghìn tấn đạn dược trên đảo (Ảnh: National Geographic).

    Vụ nổ phi hạt nhân lớn

    Chiến dịch "Big Bang" thể hiện tham vọng của Anh rất rõ ràng, chính là phá hủy các cơ sở quân sự trên đảo. Quân đội Đức đã xây dựng một hệ thống căn cứ địa ở đó trong Thế chiến II, nhằm thiết lập sự thống trị của mình ở Biển Baltic. 

    Đây được coi là một chiến dịch quân sự tuyệt mật của Anh, nhưng những thông tin rò rỉ đã khiến nhiều người phản đối, các nhà khoa học lo ngại vụ nổ sẽ làm thay đổi địa chất học trên đảo Heligoland và có thể phá hủy hoàn toàn hòn đảo. 

    Bất chấp sự phản đối, Chính phủ Anh vẫn quyết định tiến hành chiến dịch. Gần 7.000 tấn đạn dược được đặt trên đảo cùng phát nổ đã tạo ra một vụ nổ kinh hoàng.

    Nhà sử học Jan Rüger, Đại học Birbeck (Anh) giải thích: "Mục đích của người Anh không phải là phá hủy hòn đảo mà chính là phá hủy các cơ sở của hải quân Đức. Chiến dịch này cũng thể hiện một khía cạnh mang tính biểu tượng: Đức đã thua trong cuộc chiến và sức mạnh quân sự nước này bị tiêu diệt". 

    Ngày 18/4/1947, Anh bắt đầu chiến dịch. Sức mạnh của vụ nổ tương đương với 3,7 kiloton, chỉ kém 5 lần so với quả bom hạt nhân Fat Man mà Hoa Kỳ thả xuống thành phố Nagasaki (Nhật Bản) vào tháng 8/1945. 

    May mắn thay, hòn đảo Heligoland không biến mất sau cuộc tấn công. Gần như phần lớn các tòa nhà, bao gồm cả nhà ở, đã bị phá hủy bởi vụ nổ. Hiện trên đảo chỉ còn lại một tháp phòng không, dấu tích cuối cùng của các cuộc đụng độ trong Thế chiến thứ hai.

    Một thành trì của Đức ở Biển Baltic

    Dấu vết đầu tiên của con người về sự chiếm đóng đảo Heligoland có từ thời Trung cổ, họ đến để khai thác quặng. Sau này, hòn đảo được quân đội Đức coi là khu vực địa lý chiến lược từ những năm 1930. 

    Hải quân Đức đã xây dựng một cảng quân sự trên đảo nhằm mục đích tiếp tế cho lực lượng hải quân, tàu ngầm, tàu chiến trong các cuộc chiến tranh? 

    Năm 1952, Vương quốc Anh trả lại đảo Heligoland cho Đức. Hiện nay có hơn 1.000 người sinh sống trên đảo hàng ngày, khu vực này cũng được hưởng lợi từ nền kinh tế dựa trên đánh bắt cá và du lịch. 

    Chiến dịch "Big Bang" tuy không phá hủy được hòn đảo nhưng đã làm thay đổi sâu sắc địa chất, địa hình và để lại dấu ấn lâu dài về cuộc chiến tranh.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Cảnh sát Anh thành lập đơn vị phản gián mới chống lại mối đe dọa từ đối phương và tránh can thiệp bầu cử và gián điệp.

    doi phan giac
    Anh sẽ lập đơn vị mới chống lại mối đe dọa từ Nga, Iran, Trung Quốc.

    Cảnh sát Anh tuyên bố thành lập một đơn vị phản gián mới nhằm chống lại các mối đe dọa từ các quốc gia thù địch của London.

    Matt Jukes, người đứng đầu cơ quan cảnh sát chống khủng bố của Vương quốc Anh cho biết, các mối đe dọa từ những quốc gia trên là đã trở nên lớn hơn kể từ thời Chiến tranh Lạnh.

    Đơn vị phản gián mới sẽ thực hiện các cuộc điều tra chuyên môn liên quan đến các thách thức từ nước ngoài nhằm can thiệp bầu cử, đánh cắp bí mật thương mại và gián điệp.

    Đơn vị cảnh sát mới sẽ thực thi các quyền hạn được quy định trong đạo luật an ninh quốc gia được thông qua năm ngoái. Đạo luật này được đưa ra nhằm chống lại những nỗ lực của một số quốc gia nước ngoài nhằm can thiệp vào các vấn đề chính trị của Vương quốc Anh.

    “Chúng tôi sẽ là bộ phận công khai nhất trong cộng đồng an ninh Vương quốc Anh thực hiện các phản ứng trước hành động thù địch của nước ngoài" - ông Matt Jukes nhấn mạnh.

    Đầu tháng 11/2023, Trung tâm phân tích mối đe dọa (MTAC) của Microsoft đã báo cáo một số nước có thể sẽ lên kế hoạch tác động đến cuộc bầu cử sắp tới ở Mỹ và các quốc gia khác vào năm 2024.

    Microsoft cảnh báo: “Cơ sở hạ tầng bầu cử, các chiến dịch và cử tri” dự kiến sẽ là mục tiêu".

    Mặc dù chưa ấn định ngày chính xác cho cuộc tổng tuyển cử tiếp theo ở Vương quốc Anh nhưng dự kiến, cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào nửa cuối năm 2024.

    Trong cuộc bầu cử sắp tới, cử tri sẽ chọn ra các thành viên Hạ viện, từ đó quyết định chính phủ tiếp theo.

    Khối lượng thông tin sai lệch trực tuyến đã xuất hiện ở mức "chưa từng có" đã gây lo ngại cho các quan chức an ninh Anh trước cuộc bầu cử.

    Ông Jukes cũng mô tả cuộc xung đột đang diễn ra giữa Israel và Hamas là một “thời điểm cực đoan hóa” có thể khiến một số người hướng tới chủ nghĩa khủng bố.

    Vào tháng 10 năm 2023, Ken McCallum, Tổng giám đốc MI5, cơ quan an ninh của Vương quốc Anh, tuyên bố rằng trong bối cảnh cuộc chiến giữa Hamas được Iran hậu thuẫn và Israel, Cộng hòa Hồi giáo có thể đang khám phá những cách mới để đe dọa an ninh của Anh.

    Sau đó, ông nói: “Iran đang là nguồn gây lo ngại ngày càng tăng và là nguồn nhiệm vụ ngày càng tăng đối với MI5 trong khoảng 18 tháng qua”.

    Tờ Times đã cảnh báo vào tháng 10 rằng các đặc vụ Iran đang khuấy động tình trạng bất ổn ở Anh thông qua các cuộc biểu tình ở Gaza.

    Theo Giaoducthoidai

  • Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps vừa tuyên bố Anh sẵn sàng hành động trực tiếp để ngăn chặn các cuộc tấn công của lực lượng Houthi nhằm vào các tàu vận chuyển hàng có liên kết với Israel trên Biển Đỏ.

    Anh đưa ra tuyên bố về Biển Đỏ trong bối cảnh có những đồn đoán cho rằng Mỹ, Anh và một số quốc gia châu Âu khác đang chuẩn bị thực hiện làn sóng không kích nhằm vào lực lượng Houthi do những căng thẳng gia tăng tại vùng biển này.

    Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng việc Anh tham gia vào kế hoạch tấn công Houthi của phương Tây sẽ đặt nước này vào tình thế nguy hiểm, đồng thời khiến cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas ở Trung Đông lan rộng. Vậy vì sao Anh lại “sẵn sàng can thiệp trực tiếp tại Biển Đỏ”, liệu đó chỉ là cách Anh thể hiện sự sát cánh với đồng minh Mỹ trong việc ủng hộ Israel hay do những lợi ích của Anh liên quan đến tuyến vận tải này?

    anh san sang can thiep bien do
    Tàu chở hàng trên Biển Đỏ. Ảnh: Reuters.

    Nước Anh và cảnh báo “sẵn sàng can thiệp trực tiếp”

    Kể từ khi thực hiện lời đe dọa tấn công các tàu thương mại có liên quan đến lợi ích của Israel, phiến quân Houthi đã tiến hành 23 cuộc tấn công nhằm vào các tàu thương mại tham gia giao thông hàng hải ở Biển Đỏ. Và các cuộc tấn công nhằm vào các tàu thương mại ngày càng có xu hướng thường xuyên hơn. Nhiều công ty vận tải biển nhận định việc đi qua Biển Đỏ bao hàm rủi ro quá lớn, nên quyết định tạm ngưng khai thác tuyến đường này. Hơn một tuần qua, các công ty vận tải biển lớn như Maersk, Hapag-Lloyd và Mediterranean Shipping… đều tạm dừng đi qua Biển Đỏ. Tổ chức tư vấn chính sách “Hội đồng Đại Tây Dương” cho biết, có 7/10 công ty vận tải biển lớn trên toàn cầu đã lựa chọn phương án như vậy.

    Trong khi đó, đối với những công ty vận chuyển vẫn còn đang cố gắng duy trì, thì phí bảo hiểm của tàu thuyền đi qua Biển Đỏ đã tăng gấp đôi, chi phí bổ sung cần thiết cho mỗi hải trình có thể lên đến hàng trăm nghìn USD. Nhiều quốc gia có lượng hàng hóa lớn chuyên chở qua khu vực này đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng, trong đó có Vương quốc Anh. Trước tình thế đó, phía Anh đã phái 2 tàu khu trục đến Biển Đỏ nhằm bảo vệ lợi ích cũng như bảo đảm an toàn cho các tàu có liên quan đến nước này. Và hồi trung tuần tháng 12/2023, tàu khu trục HMS Diamond của Anh đã bắn hạ một máy bay không người lái tấn công nhắm vào các tàu vận tải thương mại.

    Tuy nhiên, tình hình tại khu vực vẫn không có nhiều cải thiện khiến Vương quốc Anh phải có những biện pháp mạnh hơn. Mới đây, trong bài viết có tiêu đề “Chúng ta phải bảo vệ Biển Đỏ ”, được đăng trên tờ nhật báo Daily Telegraph hôm 1/1, Bộ trưởng quốc phòng Anh Grant Shapps nhấn mạnh nước này sẽ không ngần ngại thực hiện các biện pháp bổ sung chống lại các mối đe dọa đối với quyền tự do hàng hải ở Biển Đỏ. Điều này càng được củng cố hơn khi một đồng minh lớn của Anh, là Mỹ đã thành lập trước đó không lâu liên minh an ninh và phát động chiến dịch "Người bảo vệ thịnh vượng".

    Với bối cảnh như vậy, các chuyên gia đều cho rằng nhiều khả năng Vương quốc Anh sẽ hiện thực hóa những cảnh báo của mình. Nhưng câu hỏi được đặt ra ở đây là những hành động can thiệp của Anh sẽ diễn ra ở mức độ nào và giới hạn sẽ là ở đâu?

    Trên thực tế, việc các nước điều động tàu của mình đến đảm bảo an toàn cho các tàu chở hàng bằng cách giám sát, áp tải hay bắn hạ những tên lửa, UAV của lực lượng Houthi đều tỏ ra kém hiệu quả. Thứ nhất, điều này yêu cầu một lượng nhân lực, tài lực khổng lồ bởi không một lực lượng nào có thể giám sát 24 trên 24 một vùng biển lớn như vậy. Ngoài ra, khi không có thông tin cụ thể về những vụ tấn công của phiến quân Houthi thì đây chỉ là phương án bị động, đẩy các lực lượng gìn giữ an ninh vào tình thế khó khăn, chịu nhiều rủi ro. Không những thế, việc duy trì điều này cũng không khả thi bởi theo thời gian, các lực lượng này sẽ đều mệt mỏi và buộc phải luân chuyển. Việc dồn tài lực cũng như sức lực vào một khu vực trong bối cảnh thế giới nhiều bất ổn như hiện nay là không khôn ngoan.

    Và nếu Vương quốc Anh quyết định can thiệp bằng các cuộc tấn công trực diện vào lực lượng Houthi thì điều này chỉ là biện pháp nhất thời. Trong ngắn hạn, biện pháp này sẽ có những hiệu quả nhất định như làm giảm tần suất các cuộc tấn công của phe phiến quân. Nhưng về lâu dài, thì đây chỉ có thể được coi là biện pháp đổ thêm dầu vào lửa. Điều này có thể lý giải bởi lực lượng Houthi hoàn toàn có thể lẩn trốn trước các cuộc tấn công. Tất nhiên là sẽ có thương vong nhưng việc xé lẻ lực lượng, lẩn trốn sâu vào đất liền sẽ giúp phía Houthi không phải chịu quá nhiều thiệt hại. Và một khi mọi chuyện qua đi, phiến quân Houthi hoàn toàn có thể quay lại và tổ chức các cuộc tấn công mới nhắm vào tàu bè đi qua Biển Đỏ.

    Tóm lại, đây là một bài toàn khó không chỉ cho Vương quốc Anh mà còn cho cả liên minh an ninh do Mỹ dẫn đầu. Cần nhiều cuộc đàm phán kỹ lưỡng và cụ thể hơn trước khi có thể triển khai một kế hoạch mang tính tổng thể.

    Vì sao Anh lại cứng rắn đến như vậy?

    Anh dần có quan điểm cứng rắn hơn khi các tàu thương mại có liên quan đến nước này đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các cuộc tấn công trên Biển Đỏ. Chúng ta nên nhớ rằng Anh là một quốc đảo, thế nên đại đa số hàng hóa nhập khẩu đến nước này đều đi qua đường biển. Pháp là quốc gia duy nhất có đường hầm thông qua biển nối tới Anh, nhưng chi phí cầu đường rất đắt đỏ, việc vận chuyển đường bộ khá tốn kém và không hiệu quả bằng đường biển. Chưa kể đến, Anh cũng nhập khẩu một lượng lớn hàng hóa, nguyên liệu cũng như nhiên liệu từ châu Á và Trung Đông. Thế nên việc tuyến vận tải biển ngắn nhất kết nối châu Âu và châu Á đi qua kênh đào Suez và Biển Đỏ bị gián đoạn cũng khiến chính phủ Anh quan ngại sâu sắc. Điều này có thể kéo theo nhiều tổn thất kinh tế không thể đong đếm được nếu vấn đề này không được giải quyết.

    Về lâu dài, việc này có thể ảnh hưởng đến mọi tầng lớp người dân Anh và hoàn toàn có thể làm tê liệt nền kinh tế Vương Quốc Anh (bao gồm Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland), một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nhất là trong bối cảnh địa chính trị như hiện nay, các cuộc xung đột Nga - Ukraine hay Israel - Hamas đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến vận chuyển đường bộ kết nối Á – Âu hay Trung Đông với châu Âu.

    Ngoài ra, Anh còn là một đồng minh lớn của Mỹ. Thế nên việc nước này có những biểu hiện quyết liệt ủng hộ các ý tưởng cũng như chiến dịch của Mỹ là điều có thể hiểu được. Tất nhiên là sự ủng hộ này đều dựa trên những lợi ích thiết thực mà hai bên có thể đạt được tại khu vực Biển Đỏ. Chúng ta nên nhớ rằng kênh đào Suez là một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất trên thế giới. Theo số liệu công bố, có khoảng 15% lưu lượng vận tải biển của thế giới đi qua kênh đào này. Việc có thể gia tăng tầm ảnh hưởng hay có thể can thiệp vào khu vực này hoàn toàn có thể đem lại một lợi ích khổng lồ không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt chính trị. Chưa kể đến việc có thể thiết lập được một căn cứ quân sự trong khu vực, dù thuộc về liên minh hay bất kỳ quốc gia nào, cũng sẽ là một thành công lớn và nâng cao tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế.

    Mối nguy hiểm đối với nước Anh nếu “can thiệp trực tiếp”

    Việc Anh quyết định “can thiệp trực tiếp” vào Biển Đỏ sẽ mang đến một số rủi ro nhất định. Đầu tiên, Anh hoàn toàn có thể bị lún sâu vào các cuộc giao tranh tại khu vực. Việc chỉ đơn thuần bảo vệ các tàu bè sẽ là phương án kém hiệu quả nhất. Trong khi việc triển khai các cuộc tấn công trực diện vào lực lượng Houthi sẽ có thể gây ra các phản ứng tiêu cực. Đơn cử như việc phiến quân Houthi sẽ tiến hành các biện pháp trả đũa như tấn công vào lực lượng quân đội hay gây ra các cuộc khủng bố đối với người dân Anh cũng như các quốc gia nằm trong Khối Thịnh vượng chung do Anh dẫn đầu. Không những thế, việc can thiệp quá sâu vào khu vực Biển Đỏ có thể khiến các căng thẳng ở Trung Đông leo thang và biến tướng thành một cuộc xung đột cấp khu vực. Khi đó, Anh sẽ ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Không những không giải quyết được vấn đề vận chuyển hằng hải mà còn khiến con đường này không thể sử dụng được. Tiền mất, tật mang.

    Ngoài ra, việc tuyến đường Biển Đỏ bị tê liệt cũng có thể dẫn đến việc giá dầu trên thế giới leo thang, gây ra một cuộc khủng hoảng mới về nhiên liệu cho châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Đây cũng là lý do mà các quốc gia châu Âu hiện vẫn còn “dè dặt” trong nhận định về vấn đề Biển Đỏ. Việc Anh tuyên bố “can thiệp trực tiếp” được nhiều chuyên gia đánh giá là khá liều lĩnh trong bối cảnh hiện tại. Thế nên, điều quan trọng nhất lúc này đối với Vương quốc Anh là phải xác định cụ thể cách thức và cường độ của các biện pháp can thiệp để có thể tìm ra một phương án hài hòa, không khiến quốc gia này bị chịu quá nhiều mất mát về mặt tài chính cũng như quân sự.

    Chưa kể đến, phương án này còn phải tỏ ra bền vững về lâu dài, bởi cuộc xung đột ở Trung Đông hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Chúng ta không loại trừ khả năng các cuộc tấn công của phiến quân Houthi sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian dài và các bên liên quan sẽ phải cắt cử một lực lượng trú đóng thường trực tại khu vực. Và nếu trong tình hình ấy, chính phủ Anh không có những khoản tài chính dự phòng từ trước, thì việc phải huy động một nguồn kinh tế mới để trang trải cho những phát sinh nhiều khả năng sẽ đẩy Thủ tướng Anh, ông Rishi Sunak vào tình huống rối ren khi vấp phải phản đối từ phe đối lập. Nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn toàn cầu hiện nay và chính phủ của Thủ tướng Anh vẫn đang đứng trước thử thách về dự luật cho phép trục xuất người di cư về Rwanda. Việc bị động khi không dự đoán được tình hình sẽ chỉ khiến Vương quốc Anh buộc phải “ngừng cuộc chơi” sớm và tổn thất cả nhân lực cũng như tiền bạc trong khi không đem về bất kỳ lợi ích cụ thể nào cho quốc gia.

    Theo VOV

  • Hình ảnh vệ tinh về các mục tiêu Houthi trước và sau khi quân đội Mỹ, Anh tấn công do Maxar Technologies cung cấp cho thấy chúng đã bị thiệt hại đáng kể.

    chui vo mat may con chia
    Hình ảnh cho thấy các mục tiêu của Houthi ở Yemen đã thiệt hại đáng kể sau các cuộc không kích bằng máy bay và tên lửa hành trình. Ảnh cắt từ clip do hãng tin Reuters phát.

    Hai ngày sau khi lực lượng Houthi thực hiện cuộc tấn công quy mô lớn nhất nhằm vào các tàu buôn trên Biển Đỏ, quân đội hai nước Mỹ và Anh với sự hỗ trợ của nhiều đồng mình, đối tác đã dồn dập tấn công các mục tiêu của Houthi ở Yemen.

    150 tên lửa và bom dẫn đường các loại đã được sử dụng để nhằm vào gần 30 địa điểm của Houthi tại Yemen, bao gồm trung tâm chỉ huy, kho đạn dược, cơ sở sản xuất vũ khí.

    Chính phủ Yemen cho rằng các cuộc không kích của Mỹ và Anh vào các cơ sở của Houthi ở Yemen trong tuần này là phản ứng trước việc Houthi liên tục tấn công tuyến đường vận tải quốc tế trên Biển Đỏ.

    Trong một tuyên bố chung, Chính phủ các nước Anh, Mỹ, Australia, Bahrain, Canada, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, New Zealand và Hàn Quốc nêu rõ mục đích của cuộc không kích là “giảm căng thẳng và khôi phục sự ổn định ở Biển Đỏ”.

    Tuyên bố nhấn mạnh liên minh này sẵn sàng hành động để đảm bảo dòng chảy thương mại tự do tại một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới.

    Trên thực tế, vào sáng 13/1, quân đội Mỹ đã thực hiện thêm một những không kích quy mô nhỏ hơn nhằm vào một trạm radar và căn cứ không quân Al-Dailami ở thủ đô Sanaa của Yemen, nơi nằm dưới sự kiểm soát của Houthi kể từ năm 2014.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định sẽ tiếp tục tấn công nếu lực lượng Houthi còn tấn công tàu hàng ở Biển Đỏ.

    Theo Baotintuc

  • HMS Agincourt là tàu ngầm tấn công hạt nhân (SNA) thứ 7 của Anh dự kiến được Hải quân Hoàng gia Anh hạ thủy và đưa vào sử dụng trong năm nay. Dài 97m và có lượng giãn nước 7.800 tấn khi lặn, HMS Agincourt sẽ được điều khiển bởi 98 thành viên thủy thủ đoàn và có thể di chuyển với tốc độ lên tới 29 hải lý/giờ (53km/giờ).

    Tuy nhiên, tàu HMS Agincourt đang vướng vào một cuộc tranh cãi mang tính chất hài hước hoàn toàn từ phía Anh. Theo Daily Express, các quan chức Hải quân Hoàng gia Anh đang cân nhắc việc đổi tên con tàu này vì “sợ làm phật lòng người Pháp”. Nguyên nhân là bởi từ “Agincourt” hoặc “Azincourt”, được phát âm tùy thuộc vào nước Anh hay Pháp, đều ám chỉ đến trận chiến nổi tiếng vào tháng 10-1415 trong Chiến tranh 100 năm giữa Pháp và Anh. Dưới sự chỉ huy của Vua Henry V của Anh, trận chiến gây ra thất bại nặng nề cho Pháp.

    Năm 2018, khi đặt tên cho tàu HMS Agincourt, Ủy ban chịu trách nhiệm đặt tên cho các con tàu của Hoàng gia Anh không nhận thấy bất kỳ tranh cãi hay bút chiến nào có thể xảy ra, bởi lẽ cái tên Agincourt từng được đặt cho một số con tàu, chẳng hạn như tàu khu trục Agincourt vào năm 1943.

    Các nguồn tin chính phủ cho biết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh Grant Shapps đã phản đối yêu cầu đổi tên tàu HMS Agincourt của lãnh đạo Hải quân Hoàng gia Anh. Bộ trưởng Shapps nói: “Pháp là đồng minh thân cận của Anh. Vì lịch sử chung lâu dài của hai nước, mối quan hệ sẽ không bị ảnh hưởng bởi tên của một con tàu”.

    con ngao
    HMS Artful, một tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Astute của Anh cập cảng Hàn Quốc năm 2021. Chiếc cuối cùng trong cùng loạt-HMS Agincourt-dự kiến được đưa vào hoạt động năm 2024. Ảnh: SIPA

    Tại Pháp, việc đặt tên tàu hải quân được kiểm tra hết sức thận trọng. Việc này được đề xuất dựa trên 5 tiêu chí: Môi trường tự nhiên (gió, các chòm sao), đức hạnh, sự công nhận (những nhân vật nổi tiếng), sự gắn kết giữa hải quân và quốc gia (tên các thành phố hoặc khu vực) và ảnh hưởng từ Pháp.

    Danh sách tên gọi này được chuyển đến Cơ quan Lịch sử Quốc phòng, sau đó đến Tham mưu trưởng Hải quân. Người này có trách nhiệm chuyển danh sách tới Bộ trưởng Bộ Quân đội-là người đưa ra quyết định cuối cùng.

    Tàu ngầm thế hệ đầu tiên của Pháp có tên đá quý là Ruby, Sapphire, Emerald, Amethyst, Pearl, ngoại trừ Casabianca. Tàu ngầm thế hệ thứ hai hiện tại lớp Barracuda mang tên các đô đốc Pháp: Duguay-Trouin, Tourville, De Grasse. Suffren là tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Barracuda được ra mắt vào năm 2019 tại Cherbourg. Đây là sự tri ân dành cho Phó đô đốc Pierre-André de Suffren (1729-1788), người có nhiều thành tích nổi bật, đặc biệt là chống lại... người Anh.

    Theo qdnd

  • Thủ tướng Ukraine cho biết thỏa thuận an ninh được ký kết gần đây giữa Kiev và London sẽ đảm bảo sự hỗ trợ quân sự của Ukraine cho Anh trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga.

    gia tao
    Thủ tướng Anh Rishi Sunak đi cùng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong chuyến thăm dinh tổng thống ở Kiev, Ukraine ngày 12/1 (Ảnh: Reuters).

    Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal ngày 13/1 cho biết thỏa thuận an ninh giữa Ukraine và Anh gần đây là thỏa thuận "song phương" và đảm bảo hỗ trợ lẫn nhau.

    "Do vậy, Ukraine sẽ phải phản ứng bằng cách này hay cách khác để hỗ trợ Anh trong trường hợp Nga có hành động quân sự với bạn bè, đối tác và đồng minh của chúng tôi", ông Shmygal cho biết.

    "Không chỉ Anh phải phản ứng trong vòng 24 giờ nếu có hành động gây hấn chống lại Ukraine, mà Ukraine cũng sẽ bảo vệ đồng minh và đối tác của mình trong vòng 24 giờ", ông Shmygal tuyên bố.

    Ông Shmygal cũng gọi việc ký kết thỏa thuận là một "thời điểm lịch sử" và bày tỏ hy vọng rằng các quốc gia khác sẽ hành động theo.

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Anh Rishi Sunak ngày 12/1 đã ký một thỏa thuận an ninh song phương. Văn bản mang tên "Thỏa thuận hợp tác an ninh giữa Ukraine với Vương quốc Anh và Ireland" được ký sau cuộc hội đàm tại Cung điện Mariinskyi ở Kiev.

    Các nước nhóm G7 tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Litva hồi tháng 7/2023 đã nhất trí về một tài liệu khung nhằm đảm bảo an ninh cho Ukraine. Các thỏa thuận song phương cụ thể với các quốc gia đồng ý cung cấp nghĩa vụ an ninh dự kiến sẽ được ký kết sau đó.

    Thỏa thuận ngày 12/1 là văn bản đầu tiên về lĩnh vực an ninh thực thi tài liệu khung nói trên dưới dạng hiệp ước song phương.

    Tổng thống Zelensky cho biết các cam kết an ninh của Vương quốc Anh theo tài liệu này sẽ có hiệu lực cho đến khi Ukraine gia nhập NATO. Ông Zelensky cho biết: "Nếu Ukraine đạt được những đảm bảo như vậy vào năm 1991, đặc biệt là với Anh, cuộc chiến hiện tại đã không xảy ra".

    Ông Sunak nhấn mạnh rằng đây là "đảm bảo an ninh đầu tiên được Ukraine ký kết". Thủ tướng Anh nhấn mạnh Anh là nước đầu tiên cung cấp cho Ukraine vũ khí sát thương, xe tăng, tên lửa tầm xa...

    Hai nhà lãnh đạo cũng cho biết, thỏa thuận quy định thời hạn hiệu lực là 10 năm và có khả năng gia hạn. Tuy nhiên, nếu Ukraine gia nhập NATO trước khi hết hạn các cam kết an ninh, thỏa thuận sẽ chấm dứt và được đưa vào hệ thống NATO.

    Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm Kiev, ông Sunak tuyên bố Anh sẽ viện trợ quân sự cho Ukraine 2,5 tỷ bảng Anh (3,1 tỷ USD).

    Gói viện trợ quân sự mới sẽ bao gồm các thiết bị phòng không, vũ khí chống tăng, tên lửa tầm xa và hàng nghìn quả đạn. Thỏa thuận cũng sẽ có khóa huấn luyện cho thêm hàng nghìn binh sĩ Ukraine.

    Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo, Moscow sẽ coi bất cứ hành động nào của Anh triển khai lực lượng quân sự đến Ukraine là tuyên chiến với Nga.

    Dân Trí (theo RT)

  • Chủ tịch Công đảng Anh Keir Starmer nằm trong số những chính khách muốn tránh xa tòa nhà quốc hội Anh, vốn đang trong cảnh dột mái, nhiệt độ lạnh cóng và những miếng kính, vữa rơi xuống.

    toa nha quoc hoi anh 1
    Tòa nhà Quốc hội Anh bên bờ sông Thames. Ảnh: SHUTTERSTOCK

    Hóa ra làm việc trong cung điện, chẳng hạn Cung điện Westminster từ thế kỷ 19, không phải là điều lý tưởng, theo báo Politico hôm 10.1.

    Trong lúc Quốc hội Anh quay lại làm việc tháng 1, các nhân viên ở đây ngán ngẩm trước viễn cảnh phải trải qua những ngày dài lạnh lẽo bên trong những bức tường cung điện cũ kỹ. Thay vào đó, nhiều người chọn chế độ làm việc từ xa kết hợp với tại văn phòng, và càng tránh thời gian ở văn phòng càng nhiều càng tốt.

    Thậm chí Chủ tịch Công đảng đối lập Keir Starmer cũng không muốn đến tòa nhà Quốc hội Anh làm việc, mà chọn ít nhất 2 ngày/tuần ở trụ sở Công đảng hiện đại hơn ở bên kia sông Thames, theo lời bàn tán của các đồng nghiệp của ông.

    "Có vô số vấn đề đang xảy ra cho tòa nhà quốc hội. Tòa nhà đang sụp đổ dưới sức nặng của hàng ngàn con người làm việc tại đây, trong khi những phần cổ kính hơn của kiến trúc này không hề được xây dựng cho mục đích đó", ông Jenny Symmons, Chủ tịch liên đoàn lao động GMB đại diện cho công đoàn ở Quốc hội Anh.

    toa nha quoc hoi anh 1
    Đa phần Cung điện Westminster được xây dựng từ thế kỷ 19. Ảnh: AFP/GETTY

    Đa số Cung điện Westminster có niên đại từ thế kỷ 19, và chưa từng được trùng tu đàng hoàng kể từ trước Thế chiến II.

    Nguy cơ hỏa hoạn và những vụ rơi vật liệu xây dựng, như kính trần nhà, đang gia tăng, nhưng khó có khả năng sẽ trùng tu trước khi tổng tuyển cử Anh kế tiếp được tổ chức vào nửa cuối năm 2024.

    Tình trạng cúp điện, nước vẫn xảy ra, còn hệ thống sưởi thường xuyên gặp trục trặc. Thậm chí tòa nhà còn bị ám ảnh bởi nạn chuột quấy phá.

    Khi trình báo về vụ chuột phá, một nhân viên tại đây nhận được câu trả lời: "Có gì mà nhặng xị lên thế?". "Tôi không muốn có chuột tại nơi làm việc", bà nhớ lại.

    Theo Thanh Niên

  • Tại Vienna, thủ đô của Áo, người thuê nhà chỉ phải trả 1/3 mức giá mà những người thuê nhà ở London (Anh), Paris (Pháp) hoặc Dublin (Ireland) phải trả.

    nha o xa hoi Ao 1
    Khu phức hợp nhà ở xã hội Alterlaa của Vienna chứa 9.000 người trong 3.200 căn hộ - Ảnh: Đài ABC

    Nơi đầu tiên Max Schranz chuyển đến sau khi rời khỏi tổ ấm của gia đình chính là Vienna - nơi nhiều chuyên gia trẻ mơ ước được sinh sống khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp.

    Mới 26 tuổi, Schranz - một học viên sau đại học - sống trong một căn hộ sáng sủa ở tầng 5 với trần cao nhìn ra thủ đô Vienna, cách ga trung tâm 10 phút và có thể đi bộ đến các rạp chiếu phim, nhà hát hoặc quán bar.

    Không cần trúng xổ số hay sự hỗ trợ của phụ huynh để biến giấc mơ đó thành hiện thực: Schranz đang trả 596 euro/tháng cho căn hộ 2 phòng ngủ rộng 54m² của mình - chỉ bằng 1/3 so với giá thuê nhà thông thường ở các thành phố lớn khác của châu Âu.

    Hơn nữa, Schranz không phải đặt cọc và có hợp đồng thuê nhà không giới hạn. 

    “Đó là một cuộc sống khá thoải mái. Bạn bè của tôi ở các thành phố châu Âu khác có chút ghen tị”, anh nói.

    Khi các thành phố khác phải chiến đấu với giá thuê nhà tăng vọt - một phần bị thúc đẩy do các căn hộ nội thành được chủ nhà làm nơi cho thuê ngắn hạn trong kỳ nghỉ hoặc bị các nhà đầu cơ bất động sản bỏ trống chờ giá lên - thủ đô của Áo đi ngược lại xu hướng này.

    nha o xa hoi Ao 1
    Căn hộ đáng sống giá chỉ bằng 1/3 giá thuê ở Paris của anh Schranz tại Vienna - Ảnh: GUARDIAN

    Theo một nghiên cứu gần đây của Công ty kế toán Deloitte, một phần lý do khiến căn hộ của Schranz có giá phải chăng rất đơn giản, bởi nó thuộc sở hữu của thành phố.

    Ở Vienna, nhà nước là chủ sở hữu của khoảng 220.000 căn hộ/nhà ở xã hội cho thuê. Đây là thành phố có lượng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước lớn nhất châu Âu. 

    Nếu kể cả 200.000 ngôi nhà cho thuê giá rẻ thuộc sở hữu hợp tác xã - được xây dựng bằng trợ cấp của chính quyền thành phố - thì có hơn 50% số người sống ở Vienna là những người thuê nhà ở xã hội.

    Năm 2023 Vienna vẫn giữ vương miện là thành phố đáng sống nhất thế giới, theo chỉ số hàng năm của tạp chí Economist.

    Quỹ thu mua đất và đổi mới đô thị

    Khoảng 40 năm trước, Vienna đã khởi động một “quỹ thu mua đất và đổi mới đô thị” để sử dụng số đất này trong thành phố cho quỹ nhà ở xã hội.

    Với 3 triệu m² không gian, bao gồm đất trang trại hoặc đất hoang, đường ray không sử dụng và bệnh viện trống, thành phố gom lại và cho các công ty phát triển nhà ở xã hội đấu thầu xây dựng và quản lý.

    Mở cửa cho tầng lớp trung lưu

    Theo thành phố Vienna, khoảng 75% dân số đủ điều kiện thuê hoặc mua nhà ở xã hội. Điều này có nghĩa "tầng lớp trung lưu cũng được tiếp cận với nguồn cung nhà ở được trợ cấp của Vienna".

    Bà Schranz cho biết có những tiêu chí khi muốn thuê nhà ở xã hội, như "phải chứng minh nhu cầu về nhà ở. Đây là tiêu chí quan trọng nhất". Ngoài ra, cư dân cần phải sống ở Vienna trong 2 năm.

    Và theo tiến sĩ Kadi, với các loại nhà ở xã hội khác nhau, "về tổng thể, người thuê phải trả ít hơn khoảng 1/3 so với thị trường cho thuê tư nhân".

    Điều quan trọng là các hợp đồng nhà ở này không kỳ hạn, ngay cả khi người thuê bắt đầu kiếm được trên mức giới hạn thu nhập.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc cho biết, cơ quan đã phá thành công một đường dây gián điệp của Cục tình báo Mật của Anh tại nước này.

    Reuters dẫn lại thông báo của Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc trên WeChat cho biết, cơ quan này đã phá một đường dây gián điệp của của Cục tình báo Mật của Anh (MI6) thông qua một người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Trung Quốc.

    Cũng theo thông báo trên, gián điệp của MI6 được xác định là người đàn ông mang họ Huang thường xuyên đến Trung Quốc kể từ năm 2015 và làm việc cho một công ty tư vấn nước ngoài. Tình báo Anh đã tiếp cận và thiết lập mối quan hệ hợp tác với Huang nhằm thu thập thông tin tình báo.

    tru so MI6
    Trụ sở MI6 bên bờ sông Thames

    Sau đó M16 đã chỉ thị cho Huang vào Trung Quốc nhiều lần và hướng dẫn anh ta sử dụng danh tính công khai của mình làm vỏ bọc để thu thập thông tin tình báo liên quan đến Trung Quốc cho hoạt động gián điệp của Anh.

    MI6 cũng tiến hành đào tạo tình báo chuyên nghiệp cho Huang ở Anh và những nơi khác, đồng thời cung cấp thiết bị gián điệp đặc biệt để truyền tải các dữ liệu tình báo ra bên ngoài.

    “Sau khi điều tra cẩn thận, các cơ quan an ninh nhà nước đã nhanh chóng phát hiện ra bằng chứng cho thấy Huang có liên quan đến các hoạt động gián điệp và thực hiện các biện pháp truy tố hình sự đối với người đàn ông này”, thông báo của Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc nêu rõ.

    Phía Trung Quốc không tiết lộ công ty Huang đang làm việc hay công ty này có liên quan đến MI6 hay không.

    Việc cơ quan an ninh Trung Quốc phá đường dây gián điệp của Anh trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và các phương Tây chưa dấu hiệu hạ nhiệt. Điều này thể hiện một phần các hoạt động tình báo giữa hai bên.

    Trong khi đó, chính phủ Anh cũng lên tiếng cáo buộc tình báo Trung Quốc đang nhắm mục tiêu vào các quan chức của họ ở những vị trí nhạy cảm trong chính phủ, quốc phòng và kinh tế một phần của hoạt động gián điệp ngày càng tinh vi của Bắc Kinh nhằm tiếp cận các bí mật từ London.

    Gần đây, một nhà nghiên cứu tại quốc hội Anh bị cáo buộc hợp tác với tình báo Trung Quốc nhưng ông này đã lên tiếng phủ nhận.

    Phía Trung Quốc cũng liên tục lên án những cáo buộc này và người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết phía Anh không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào.

    Khi được hỏi tại cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mao Ninh cho biết: “Chúng tôi kêu gọi Anh ngừng truyền bá thông tin sai lệch và ngừng thao túng chính trị cũng như vu khống ác ý chống lại Trung Quốc”.

    Trung Quốc được cho đang trấn áp các mối đe dọa được cho là đối với an ninh quốc gia của nước này, đồng thời tiết lộ một số trường hợp gián điệp mà nước này bắt được trong những năm gần đây.

    Chính phủ Trung Quốc cũng đưa ra cảnh báo cho công dân trong và ngoài nước về mối nguy hiểm khi vướng vào các hoạt động gián điệp. Nó đã khuyến khích mọi người tham gia công việc phản gián, bao gồm việc tạo các kênh để báo cáo hoạt động đáng ngờ.

    Trung Quốc cũng đã tiến hành một cuộc kiểm tra sâu rộng đối với các công ty tư vấn và thẩm định nước ngoài vì các mối đe dọa tiết lộ bí mật nhà nước. Hoạt động này khiến các công ty nước ngoài hoạt động tại nước này bị đưa ra tầm ngắm.

    Theo VTC

  • Người Anh đã chịu thua trước quyết tâm của Trung Quốc, chấp nhận trả lại Hong Kong trong một cuộc thương thảo bí mật trước năm 1997 và không có mặt người Hong Kong.

    Trong đêm 30/6/1997 mưa như trút, lá cờ Vương quốc Anh được kéo xuống lần cuối cùng tại Hong Kong, nhường chỗ cho quốc kỳ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Những người Anh rời khỏi thuộc địa lớn cuối cùng, kết thúc một thế kỷ “mặt trời không bao giờ lặn trên Vương quốc Anh”.

    Buổi lễ chuyển giao quyền lực và số phận Hong Kong được định đoạt vào ngày 19/12/1984, trong khi những cuộc đàm phán bí mật của Anh và Trung Quốc bắt đầu từ trước thập niên 1980.

    anh trao tra hong kong cho trung quoc
    Cờ Trung Quốc được kéo lên vào nửa đêm 30/6/1997, kết thúc 156 năm cai trị của người Anh tại Hong Kong.

    Hợp đồng thuê đất hết hạn

    Vùng đất ngày nay là Đặc khu Hành chính Hong Kong của Trung Quốc được đặt dưới quyền cai trị của Vương quốc Anh thông qua 3 hiệp ước vào các năm 1842, 1860 và 1898.

    Sau khi nhà Thanh bại trận trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất và thứ hai, đảo Hong Kong và đảo Cửu Long lần lượt được cắt nhượng cho Anh. Đến năm 1898, nhà Thanh tiếp tục cho Vương quốc Anh thuê vùng đất sẽ trở thành Tân Giới (Hong Kong) với thời hạn 100 năm.

    Khác với đảo Hong Kong và Cửu Long, Tân Giới luôn được định trước sẽ trở về với Trung Quốc vào ngày 30/6/1997.

    Khi thập niên 1990 cận kề, những người Anh biết rằng họ sẽ phải tính toán về tương lai Hong Kong.

    Như số phận của phần lớn thuộc địa nước Anh, tương lai của Hong Kong không bao gồm việc được độc lập. Sau khi gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm 1971, Trung Quốc đã vận động thành công để đẩy Hong Kong khỏi danh sách “Các Vùng lãnh thổ Chưa Tự trị”.

    Đây là nhóm đối tượng mà Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố sẽ “thúc đẩy các biện pháp nhằm mang lại tự do và độc lập hoàn toàn”.

    Ban đầu, chính phủ Anh mong muốn và tự tin họ có thể tiếp tục quản lý Hong Kong dù chủ quyền được trả về Trung Quốc. Theo các tài liệu được chính phủ Anh giải mật về sau này, vào cuối thập niên 1970, nội các của Thủ tướng Thatcher muốn kéo dài vô hạn thời gian thuê Tân Giới để “tiếp tục sự nắm quyền của Anh sau năm 1997 nếu người Trung Quốc chấp nhận”, hoặc ít ra họ muốn giữ lại đảo Hong Kong và đảo Cửu Long.

    Bắc Kinh bác bỏ đề nghị đó.

    Vấp ngã ở Bắc Kinh

    Tháng 4/1982 tại Bắc Kinh, trong cuộc gặp với ông Edward Health, khi đó là cựu thủ tướng Anh, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đề xuất ý tưởng “Một Quốc gia, Hai Chế độ”, cho phép Hong Kong giữ lại nền kinh tế “tư bản” và các quyền tự do trong khi chủ quyền được trao trả về Bắc Kinh.

    Cuối năm 1982, Thủ tướng Anh Thatcher đến Bắc Kinh, trở thành thủ tướng Anh đầu tiên đến thăm Trung Quốc và chính thức bắt đầu quá trình đàm phán về Hong Kong. Ngày 23/9 năm đó, bà gặp Thủ tướng Triệu Tử Dương tại Đại lễ đường Nhân dân.

    Ghi chép từ cuộc gặp cho biết bà Thatcher đã cảnh báo rằng việc đưa Hong Kong về với Trung Quốc, khi ấy là một nền kinh tế vừa bắt đầu mở cửa, sẽ là “thảm họa” đẩy các nhà đầu tư ra xa và gây nên sự sụp đổ của một trung tâm tài chính của thế giới như Hong Kong.

    Ông Triệu nói rằng có 2 yếu tố cần cân nhắc khi thương thảo về tương lai Hong Kong, 1 là chủ quyền, 2 là sự ổn định và thịnh vượng của thành phố. “Nếu phải chọn một, Trung Quốc sẽ đặt chủ quyền lên trên ổn định và thịnh vượng”, bản ghi chép kể lại lời thủ tướng Trung Quốc.

    Ngày hôm sau, Đặng Tiểu Bình, người đàn ông nhỏ bé nắm giữ quyền lực tối cao tại Trung Quốc thời bấy giờ, cảnh báo bà Thatcher rằng “chỉ một hoặc hai năm tới, Trung Quốc sẽ chính thức tuyên bố lấy lại Hong Kong”. Đó cũng là ngày Margaret Thatcher bị vấp và suýt ngã trước Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

    Quá trình đàm phán tiếp tục sau khi bà Thatcher rời Anh và kết thúc bằng Tuyên bố chung Anh — Trung năm 1985, theo đó Hong Kong được trả về Trung Quốc dưới quy chế “Một Quốc gia, Hai chế độ”, kết thúc 156 năm cai trị của người Anh.

    Ý chí của Đặng Tiểu Bình

    Thông tin về cuộc thương thảo Hong Kong chủ yếu được tiết lộ thông qua các tài liệu của chính phủ Anh, được công khai dựa trên quy định các tài liệu nội các phải giải mật sau 20 — 30 năm. Các tài liệu này thường không trích dẫn trực tiếp lời của quan chức Trung Quốc, chủ yếu là các ghi chép từ phía người Anh.

    Percy Cradock, Đại sứ Anh tại Bắc Kinh từ năm 1978 — 1983, miêu tả các lãnh đạo Trung Quốc là “những ông già với tư tưởng cứng nhắc, đầy giáo điều và niềm tự hào dân tộc”.

    Trong cuốn sách The End of Hong Kong: The Secret Diplomacy of Imperial Retreat (tạm dịch: Sự kết thúc của Hong Kong: Ngoại giao Bí mật về Sự rút lui của Đế quốc), Robert Cottrell đã miêu tả như sau về những tính toán của ông Đặng Tiểu Bình:

    “Nếu ông ấy đồng ý để người Anh ở lại Hong Kong sau năm 1997, Đặng nói, ông ấy sẽ không khác gì những kẻ phản quốc nhà Thanh cắt đất cho Anh dưới những hiệp ước bất hợp pháp và vô giá trị. Ông ấy không thể làm vậy. Trung Quốc phải khôi phục chủ quyền đối với Hong Kong. Và chủ quyền phải bao gồm sự quản lý. Lá cờ Anh phải ra đi. Thống đốc người Anh phải ra đi”.

    Cuộc đàm phán nhiều lần bị đẩy đến bờ vực sụp đổ khi quan chức hai bên sử dụng những lời lẽ thẳng thừng để chỉ trích nhau. Dù vậy, Anh luôn lo lắng Trung Quốc sẽ rút khỏi việc thương thảo.

    Các tài liệu được giải mật cho thấy người Anh sợ rằng nếu Đặng “không thể đạt được một thỏa thuận đáng hài lòng với chính quyền Anh, ông ấy có thể quyết định việc sớm đoạt lại Hong Kong”.

    Trong một cuộc phỏng vấn năm 2007, cựu thủ tướng Thatcher lần đầu tiên thừa nhận nỗi hối tiếc của bà khi đối mặt với tình thế “bất khả kháng” trong cuộc thương lượng Hong Kong. Cựu thủ tướng thú nhận bà đã buồn bã nhìn cờ Anh được hạ xuống tại Hong Kong năm 1997.

    “Tôi muốn tiếp tục sự nắm quyền của người Anh. Nhưng khi việc đó trở nên bất khả thi, vào hoàn cảnh của chúng tôi, tôi chỉ còn cơ hội giữ lại những nét độc đáo của Hong Kong thông qua việc chấp nhận ý tưởng của ông Đặng”, bà nói.

    Dù vậy, “kiến trúc sư trưởng” của mô hình “Một Quốc gia, Hai Chế độ” không thể đợi để thấy ý tưởng của ông thành hiện thực. Ông Đặng Tiểu Bình qua đời ngày 19/2/1997, chỉ 5 tháng trước ngày Hong Kong trở về với Trung Quốc.

    Người Hong Kong bên lề

    Hơn 5 triệu người dân Hong Kong khi đó hầu như không có tiếng nói trong suốt quá trình thương thảo của chính phủ Anh và Trung Quốc. Emily Lau, cựu chủ tịch đảng Dân chủ Hong Kong, nói người Hong Kong biết rằng “tất cả những gì họ (người Anh) quan tâm là thương mại. Số phận người Hong Kong chỉ là thứ yếu”.

    Lau chỉ ra rằng trong cuộc thương lượng giữa Anh và Argentina về Falklands, cư dân của hòn đảo “có 1.800 người và hàng trăm nghìn con cừu” này vẫn có 1 ghế trên bàn đàm phán. Trong khi đó, người Hong Kong không hề được tham gia vào cuộc đàm phán giữa Anh và Trung Quốc.

    Những nỗ lực cuối cùng của một nhóm nghị sĩ trong Hội đồng Lập pháp Hong Kong nhằm trình bày quan điểm của người dân thành phố đều không có kết quả.

    “Cả chính phủ Anh và Trung Quốc đều công khai kêu gọi người dân đóng góp ý kiến cho quá trình đàm phán. Nhưng làm sao họ bày tỏ quan điểm nếu họ không biết hoặc biết quá ít về những gì đang diễn ra?”, nghị sĩ Wong Lam nói trong một phiên điều trần của Hội đồng Lập pháp Hong Kong năm 1984.

    Dù vậy, người dân Hong Kong sau đó được tham gia vào quá trình soạn thảo Luật Cơ bản, tương tự một hiến pháp thu nhỏ, bộ khung pháp lý để Hong Kong vận hành dưới mô hình “Một Quốc gia, Hai Chế độ”. Thống đốc cuối cùng của Hong Kong, Chris Patten cũng cải cách hệ thống bầu cử Hội đồng Lập pháp để tăng số lượng nghị sĩ được bầu cử trực tiếp.

    Theo Dân Việt

  • Ngày 27/12, Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt khiến cho những đồn đoán về một cuộc tổng tuyển cử sớm trở nên có cơ sở hơn bao giờ hết, sau khi đề nghị Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách Anh (OBR) chuẩn bị những dự báo về nền kinh tế và tình trạng tài chính công của nước này để trình bày trước hạ viện, đồng thời ấn định thời điểm công bố 'Kế hoạch chính sách tài khóa mùa xuân' (spring budget) vào ngày 6/3/2024.

    tong tuyen cu anh
    Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt trong một cuộc thảo luận (Ảnh: Sky).

    Trong bối cảnh Chính phủ Anh vẫn đang gặp phải những áp lực lớn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt, bài phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt trước Hạ viện nước này về gói chính sách tài khóa mới trong năm 2024, được coi là một trong những cơ hội cuối cùng để đưa ra những thay đổi đáng kể về thuế và chính sách chi tiêu công, trước khi cuộc tổng tuyển cử tiếp theo diễn ra.

    Ông Hunt cũng chịu áp lực không hề nhỏ từ phía cánh hữu của đảng Bảo thủ cầm quyền trong việc đưa ra một gói cắt giảm thuế sâu rộng nhằm thu hút cử tri và củng cố cơ hội cho Thủ tướng Anh Rishi Sunak trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Thời gian qua đã có những suy đoán rằng Phố Downing đang xem xét cắt giảm, hoặc thậm chí bãi bỏ thuế thừa kế.

    Bên cạnh những áp lực liên quan đến việc chưa hoàn tất các cam kết mà Chính phủ Anh đã đặt ra từ đầu năm 2023, cùng với đó là nguy cơ dự luật đưa người nhập cư trái phép đến Rwanda vẫn đang “treo lơ lửng”, ông Sunak cũng phải đối mặt với viễn cảnh nền kinh tế quốc gia tiệm cận tình trạng suy thoái và nợ công ngày càng tăng, dù chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã giảm xuống mức 3.9% trong tháng 11 vừa qua.

    Bất chấp việc đang bị Công đảng đối lập bỏ xa về tỉ lệ ủng hộ ở các cuộc thăm dò trong gần như cả năm 2023, ông Sunak đã bày tỏ ý định sẽ kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử trong năm 2024, tuy nhiên dư luận ở đảo quốc sương mù đang “chia làm hai nửa” giữa hai luồng quan điểm tổ chức vào mùa xuân (tháng 5-6) hoặc mùa thu (tháng 9-10).

    Trong trường hợp tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 2/5/2024, trùng với thời điểm tổ chức bầu cử các hội đồng địa phương trên toàn nước Anh, điều này đồng nghĩa với việc Quốc hội nước này sẽ được giải tán từ tháng 3.

    Quy định hiện tại ở Vương quốc Anh, sau khi bãi bỏ điều luật về nhiệm kì cố định 5 năm của Quốc hội, cho biết cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức sau 25 ngày làm việc kể từ khi cơ quan lập pháp giải tán.

    Một số nghị sĩ trong đảng Bảo thủ cầm quyền nhận định mốc thời gian trên là thời điểm lý tưởng nhất để tổ chức tổng tuyển cử, đồng thời tránh một “thảm họa” khi chính đảng này dự kiến sẽ tiếp tục có những kết quả “đáng quên” trong các cuộc bầu cử cấp địa phương vào năm tới.

    Tờ The Guardian cũng cho biết lãnh đạo Công đảng Keir Starmer trong tuần này đã yêu cầu các thành viên trong “nội các bóng tối” (shadow cabinet) sớm hoàn tất các đề xuất chính sách, với mục tiêu công bố cương lĩnh tranh cử hoàn chỉnh của chính đảng này vào đầu tháng 2/2024, nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất trước những đồn đoán về một cuộc tổng tuyển cử sớm.

    Tiền Phong (theo Guardian)

  • Hai tổ chức an ninh hàng hải cho biết một con tàu thuộc sở hữu của Anh đang đi qua Biển Đỏ đã bị trúng rocket, nghi từ phiến quân Houthi.

    Công ty an ninh hàng hải Ambrey cho hay chiếc tàu chưa rõ tên mang cờ Bahamas đã bị rocket bắn trúng khi đang di chuyển về hướng nam, cách bờ biển phía tây Yemen khoảng 65 km.

    Theo công ty có trụ sở tại Anh này, "con tàu phát đi các cuộc gọi khẩn cấp liên quan đến cướp biển, tấn công bằng tên lửa". Nó lưu ý rằng "một khí tài hải quân quốc tế ở khu vực lân cận" có thể đang tiến đến vị trí con tàu.

    tau hang trung rocket
    Tàu thương mại cập cảng Hodeidah, Yemen, hồi tháng hai. Ảnh: Reuters

    Cơ quan Điều hành Thương mại Hàng hải Vương quốc Anh (UKMTO), do hải quân Hoàng gia Anh điều hành, trong khi đó thông báo họ đã nhận được "báo cáo về hoạt động của máy bay không người lái (UAV), trong đó có khả năng xảy ra một vụ nổ, bắt nguồn từ hướng Yemen".

    UKMTO khuyến cáo tàu thuyền đi lại trong khu vực "đề cao cảnh giác". Ambrey cho biết con tàu mục tiêu, đang trên đường từ Mỹ đến Singapore, đã đi qua kênh đào Suez 5 ngày trước.

    "Tàu chở hàng được cho là đã bị rocket tấn công và thủy thủ đoàn phải lui về nơi trú ẩn", công ty cho hay. "Hôm nay, nhiều tàu đã đi qua địa điểm xảy ra sự cố nhưng không quan sát thấy hành động bất thường nào".

    Theo Ambrey, quyền sở hữu và quản lý con tàu bị tấn công có liên quan đến Dan David Ungar, công dân mang quốc tịch Anh được mô tả là cư dân Israel trong danh bạ các công ty lớn của Anh.

    Sự việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đỏ và các vùng biển lân cận sau khi phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn hồi tháng trước bắt tàu hàng Galaxy Leader có mối liên hệ với Israel.

    Trong vòng vài ngày, hai tên lửa đạn đạo cũng được phóng từ khu vực do phiến quân Houthi ở Yemen kiểm soát, rơi xuống vị trí cách tàu khu trục USS Mason của Mỹ khoảng 19 km, theo Lầu Năm Góc.

    Houthi đã thực hiện một loạt cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa nhắm vào Israel kể từ khi xung đột giữa Hamas và Israel nổ ra hồi đầu tháng 10.

    VnExpress (theo AFP)