• Theo Tạp chí The Economist của Anh, dù hiện nay đa số người dân Scotland ủng hộ vùng lãnh thổ này độc lập khỏi Vương quốc Anh, song Scotland vẫn chưa có cơ chế, công cụ để thực hiện.

    scotland ly hon anh
    Chặng đường để Scotland tách ra khỏi Vương quốc Liên hiệp Anh sẽ còn gập ghềnh và nhiều thách thức. (Nguồn: Financial Times)

    Nước Anh trước nguy cơ tan rã 

    Ngày 28/1, khi Thủ tướng Anh Boris Johnson đáp máy bay đến Scotland để cố gắng thuyết phục người dân xứ này về giá trị của Vương quốc Liên hiệp Anh, mảnh đất dưới chân ông dường như đã sẵn sàng tách ra.

    Nhiều người theo chủ nghĩa hợp nhất cho rằng Vương quốc Anh chắc chắn sẽ tan rã. Brexit đã khiến mối quan hệ giữa 4 vùng ngày càng thêm lỏng lẻo.

    Số người Anh nghĩ rằng Scotland sẽ giành được độc lập trong 10 năm nữa nhiều gấp đôi số người cho rằng đất nước sẽ vẫn gắn kết. Chưa đến một nửa số người Anh nói rằng họ sẽ buồn nếu Scotland tách ra.

    Đảng Dân tộc Scotland (SNP) dự kiến sẽ giành đa số trong cuộc bầu cử Quốc hội Scotland vào tháng 5 tới, và đảng này sẽ tận dụng cuộc bầu cử đó để tìm kiếm một cuộc trưng cầu ý dân lần hai về độc lập. Trong cuộc trưng cầu ý dân đầu tiên năm 2014, người dân Scotland đã bỏ phiếu ở lại Vương quốc Anh, nhưng hiện nay đa số bày tỏ muốn độc lập.

    Bà Nicola Sturgeon, lãnh đạo SNP, có tỷ lệ ủng hộ cao, trong khi ông Boris Johnson không có được điều đó.

    Brexit đang tàn phá ngành đánh bắt cá của Scotland. Người Scotland hiểu rằng độc lập sẽ khiến họ nghèo hơn, nhưng giống như Brexit, đó là chiến thắng của lý tưởng lập hiến trước lợi ích kinh tế.

    Cơ hội mong manh cho Scotland

    Tuy nhiên, đối với những người theo chủ nghĩa dân tộc Scotland, Vương quốc Anh dường như rất mạnh mẽ. Dù người Scotland ủng hộ độc lập, cơ chế phá vỡ Vương quốc Anh vẫn nằm ngoài tầm với.

    Hôm 24/1, ông Michael Russell, Bộ trưởng chịu trách nhiệm về lập hiến của SNP, đã trình bày với các thành viên thiếu kiên nhẫn của mình một kế hoạch mới để thúc đẩy một cuộc trưng cầu ý dân. Cơ hội thành công của kế hoạch này rất mong manh.

    Lý do chính là Hiến pháp Anh. Luật pháp Anh không có điều khoản nào tương đương với Điều 50 của Liên minh châu Âu (EU), điều khoản mà bất kỳ quốc gia nào có thể kích hoạt để tách ra độc lập. Đúng hơn, Đạo luật Scotland, đạo luật giúp thành lập Quốc hội Scotland, quy định lập pháp thuộc thẩm quyền của Westminster (Quốc hội Anh).

    Chính phủ của ông David Cameron từng cấp phép cho cuộc trưng cầu ý dân năm 2014 bằng một chỉ thị theo Mục 30, theo đó cho phép Quốc hội Scotland thông qua điều luật thông thường thuộc thẩm quyền của Westminster.

    Thủ tướng đương nhiệm Johnson tuyên bố ông sẽ không đưa ra một chỉ thị như vậy và khoảng thời gian chờ đợi giữa 2 cuộc trưng cầu ý dân ở Anh về châu Âu năm 1975 và 2016 là “một điều tốt” - hàm ý rằng sẽ không có cuộc trưng cầu ý dân tại Scotland cho đến năm 2055.

    Tuy nhiên, chính phủ vẫn lo lắng về sự ủng hộ độc lập và đang vạch ra một chiến lược để củng cố Liên hiệp. Trong chuyến thăm Scotland, ông Johnson đã ca ngợi vai trò của Whitehall (chính phủ Anh) và Quân đội Anh trong việc cung cấp vaccine Covid-19 cho Scotland.

    Ông không phải đối mặt với áp lực trong nội bộ đảng cầm quyền phải tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân như người tiền nhiệm Cameron đã làm về vấn đề châu Âu. Rạn nứt kéo dài về vấn đề độc lập ở Scotland sẽ cho phép những người Bảo thủ lấy được phiếu bầu của những người Scotland ủng hộ thống nhất.

    Nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc biết điều này. Những lo ngại của phe dân tộc chủ nghĩa rằng độc lập có thể tuột khỏi tay họ nếu Thủ tướng Johnson giữ vững lập trường của tổ chức “Tất cả dưới một khẩu hiệu” (All Under One Banner) - một hội nhóm đã tổ chức các cuộc tuần hành đòi độc lập.

     

  • Một trong số họ được cho là có liên quan gián tiếp tới cái chết của 5 vạn lính Pháp và bị đồn là đã khỏa thân lúc bị xử bắn. 

    gian diep vi dai 1
    Mata Hari. Ảnh: Getty

    Mata Hari

    Theo Daily Star, Mata Hari (1876 - 1917), nữ gián điệp sinh ra ở Hà Lan, không trực tiếp giết hại 5 vạn lính Pháp trong Thế chiến I nhưng lại góp phần dẫn đến cái chết của họ. 

    Mata Hari, tên thật là Margaretha MacLeod, được mệnh danh là "nữ gián điệp vĩ đại nhất thế giới" khi là điệp viên 2 mang cho Đức và Pháp. Bà trải qua một cuộc hôn nhân bị bạo hành và đau khổ tột bậc trước cái chết của con trai. Năm 1905, bà quyết định trở thành một vũ công và thường cặp kè với những người đàn ông có gia đình ở châu Âu. 

    Năm 1914, khi Thế chiến I nổ ra, Hari đến Berlin (Đức) lưu diễn và nhận lời làm gián điệp cho Cục Tình báo Đức, với nhiệm vụ moi thông tin tuyệt mật từ quân Đồng minh thông qua những người tình của bà Hari. 

    Năm 1916, Hari gặp Ladou, sĩ quan Cục Phản gián Pháp, và bất ngờ nhận lời hợp tác với cơ quan tình báo Pháp. Nhiệm vụ của Hari là đến Brussels, Bỉ - nơi đang bị quân Đức chiếm đóng -  để thu thập tin tức cho người Pháp.

    Trên đường đến Bỉ, Hari bị cảnh sát Anh bắt nhầm. Sau khi thẩm tra, họ thả Hari nhưng báo cho Pháp biết bà là điệp viên của Đức. Ladou yêu cầu Hari trở về Pháp nhưng bà lại đến Madrid, Tây Ban Nha. Ở đây, Hari làm quen với hai tùy viên quân sự Pháp và Đức. Hari tìm cách lợi dụng cả hai. Những thông tin mà bà khai thác được từ viên tùy viên quân sự Đức được thông báo cho tùy viên quân sự Pháp và ngược lại.

    Năm 1917, Hari trở về Pháp và bị bắt. Cùng năm đó, bà bị kết tội gián điệp và bị xử bắn. Theo Daily Star, có tin đồn cho rằng, Hari đã cởi quần áo và đứng khỏa thân trước đội bắn để khiến họ phân tâm. Tuy nhiên, điều đó cũng không giúp nữ gián điệp thoát chết. 

    Idoia Lopez Riano

    gian diep vi dai 1
    Idoia Lopez Riano. Ảnh: Shutterstock

    Lopez, sinh năm 1964 ở Tây Ban Nha, được mệnh danh là La Tigresa (Hổ Cái) dựa trên khả năng tình dục và ham ăn của người phụ nữ này. 

    Lopez là một nữ sát thủ và thành viên của ETA - nhóm ly khai xứ Basque, Tây Ban Nha. 

    Gia nhập ETA năm 18 tuổi, nữ sát thủ đã giết chết ít nhất 23 người. Lopez cũng tham gia vào vụ thảm sát 12 sĩ quan ở thủ đô Madrid năm 1986. Ngoài ra, nữ sát thủ còn bị cáo buộc có hành vi quyến rũ các nhân viên an ninh trước khi sát hại họ.

    Năm 1994, Lopez bị bắt ở Pháp và dẫn độ về Tây Ban Nha, nơi nữ sát thủ chịu án 23 năm tù giam. Hiện tại, ở tuổi 56, Lopez sống ở Barcelona. Năm ngoái, mẹ của Lopez tiết lộ, con gái bà đang làm việc cho tổ chức từ thiện nhân đạo Chữ thập đỏ. 

    Brigitte Mohnhaupt

    gian diep vi dai 1
    Brigitte Mohnhaupt. Ảnh: PA Images

    Từng được mô tả là người phụ nữ nguy hiểm và ác độc nhất nước Đức, Mohnhaupt, sinh năm 1949, đã tham gia vào 9 vụ sát hại các nhân vật hàng đầu ở Tây Đức những năm 1970. 

    Người phụ nữ này là thành viên cộm cán của Baader-Meinhof, một nhóm phiến quân cực đoan gây ra làn sóng khủng bố ở Đức những năm 1970. Tổng cộng, nhóm Baader-Meinhof đã gây ra hơn 30 vụ giết người và cướp một máy bay. 

    Mohnhaupt còn bị cáo buộc bắn chết một nhân viên ngân hàng ở cự ly gần sau khi trao hoa cho nạn nhân, đồng thời liên quan tới vụ ám sát một chỉ huy Mỹ và vợ người này bằng súng chống tăng. 

    Sau khi "sa lưới" năm 1982, Mohnhaupt bị kết án 5 lần tù chung thân nhưng được ân xá đầy tranh cãi vào năm 2007 dù chưa bao giờ thể hiện sự hối hận về tội ác đã gây ra. 

    Maria Jimenez

    gian diep vi dai 1
    Maria Jimenez biệt danh La Tosca. Ảnh: Daily Star

    Với biệt danh La Tosca (Kẻ cứng đầu), Jimenez được xem là nữ sát thủ khét tiếng nhất nhì ở Mexico. 

    Jimenez điều hành nhóm sát thủ, gồm phụ nữ, đàn ông và thiếu niên -hoạt động dưới quyền băng đảng Zetas có "số má" tại Mexico, chuyên thực hiện các vụ giết người ở các thành phố miền bắc Mexico.

    Nữ sát thủ khét tiếng này bị bắt cùng 3 người đàn ông năm 2012 ở tuổi 26. Jimenez thừa nhận đã giết hại 20 người cho băng đảng Zetas và được trả khoảng 2.000 USD mỗi tháng để thực hiện các phi vụ giết người, bao gồm cả giết đối thủ và cảnh sát. Nữ sát thủ bị buộc tội giết người, trộm xe và bắt cóc.

  • Một người phụ nữ nghi là gián điệp Trung Quốc bị bắt quả tang trốn trong tủ quần áo tại một căn cứ Hải quân Anh, nơi có một số khí tài quân sự sẽ được triển khai đến Biển Đông.

    diep vien trung quoc
    Trực thăng quân sự Merlin MK3 tại căn cứ Hải quân RNAS Yeovilton ở Hạt Somerset, vùng South West England (Anh). Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG ANH

    Tờ The Sun (Anh) ngày 22.1 loan tin “nữ điệp viên Trung Quốc” đã ở cùng bạn trai là kỹ thuật viên máy bay suốt 2 tuần ngay tại căn cứ Hải quân RNAS Yeovilton ở Hạt Somerset, vùng South West England (Anh). Người phụ nữ này đã trốn trong tủ quần áo của người yêu để tránh bị phát hiện.

    Căn cứ RNAS Yeovilton là nơi đóng quân của Lực lượng Trực thăng Commando, bao gồm trực thăng Merlin và trực thăng Wildcat. Lực lượng Trực thăng Commando sẽ tham gia nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth (Nữ hoàng Elizabeth) dự kiến được triển khai đến Biển Đông trong năm nay, theo tờ Daily Mail.

    Kỹ thuật viên thuộc Lực lượng Trực thăng Commando đã báo cáo với cấp trên rằng người phụ nữ là bạn gái của anh ta và đã gặp cô lần đầu tiên trong kỳ nghỉ phép năm 2019. Người đàn ông này còn khẳng định bạn gái không phải là gián điệp Trung Quốc.

    Theo kỹ thuật viên, người bạn gái có thể lẻn vào căn cứ RNAS Yeovilton nhờ vào nấp trong cốp xe hơi của anh ta.

    Tờ The Sun cho rằng “nữ điệp viên Trung Quốc” có hộ chiếu Hà Lan đã rời khỏi Anh ngay sau khi bị bắt quả tang.

    Các nguồn tin an ninh cho The Sun biết kỹ thuật viên có thể đã trở thành nạn nhân trong âm mưu “bẫy tình” của gián điệp Trung Quốc nhằm thu thập thông tin bí mật. Một nguồn tin từ Hải quân Anh mô tả vụ việc là “một hành động vi phạm đáng sửng sốt”.

    Vụ việc xảy ra giữa lúc căng thẳng Anh-Trung Quốc gia tăng vì nhiều vấn đề, bao gồm vấn đề Hồng Kông và lệnh cấm tập đoàn Huawei tham gia dự án mạng điện thoại di động thế hệ mới (5G) của Anh.

    Hồi tháng 12.2020, hãng tin AP dẫn lời nguồn tin tiết lộ hải quân Anh sẽ điều nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tham gia tập trận chung với Mỹ, Nhật Bản ở Biển Đông và biển Hoa Đông vào đầu năm 2021, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng trong khu vực. 

  • Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon ngày 2.1 bày tỏ hy vọng sẽ sớm tái gia nhập EU với tư cách một quốc gia độc lập.

    thu hien scotland doi doc lap

    “Là một thành viên độc lập của EU, Scotland sẽ là đối tác và là cầu nối. Ngày càng nhiều người dân Scotland tin rằng khát khao của chúng tôi có thể được đáp ứng tốt nhất khi được tiếp tục đóng góp với sự nỗ lực chung và đoàn kết mà EU đại diện”, Thủ hiến Sturgeon viết trên website của đảng SNP ngày 2.1.

    Theo bà Sturgeon, người Scotland đang phải rời khỏi EU trái với ý muốn, giữa thời điểm tồi tệ nhất là đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế.

    Năm 2014, Scotland thực hiện cuộc trưng cầu dân ý để rời khỏi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland với kết quả là đa số vẫn muốn ở lại thay vì tách thành quốc gia độc lập.

    Tuy nhiên, Vương quốc Anh năm 2016 trưng cầu dân ý rời khỏi EU (Brexit) dù Scotland bỏ phiếu ở lại. Theo bà Sturgeon, việc này tạo ra điều kiện mới để Scotland rời khỏi Anh.

    “Từ quá lâu, các chính phủ liên tiếp tại Anh đã đưa Scotland đi sai hướng, đỉnh điểm là Brexit. Không ngạc nhiên khi rất nhiều người Scotland cảm thấy quá đủ”, bà Sturgeon nhấn mạnh.

    “Chúng tôi không muốn rời khỏi (EU) và chúng tôi hy vọng sẽ sớm gia nhập với các bạn một lần nữa như một đối tác bình đẳng”, Thủ hiến Sturgeon viết.

    Để có thể rời khỏi Anh, Scotland sẽ cần có sự đồng ý của Thủ tướng Boris Johnson cho một cuộc trưng cầu dân ý. Theo AFP, nếu đảng SNP thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử địa phương sắp tới, bà Sturgeon có thể gây sức ép để đạt được ý nguyện.

    Những cuộc khảo sát gần đây cho thấy tỷ lệ người ủng hộ việc Scotland trở thành nước độc lập duy trì ở mức đa số, với việc đại dịch Covid-19 đã gây thêm bất hòa giữa chính quyền các xứ và London.

  • Bà Allegra Stratton, phát ngôn viên mới được thủ tướng Anh bổ nhiệm, đã rơi nước mắt trước những bình luận tiêu cực từ người tiền nhiệm Lee Cain.

    Hôm 14/11, người phát ngôn của chính phủ Anh Allegra Stratton đã “khóc cả buổi sáng” khi biết rằng bà bị người tiền nhiệm Lee Cain nói xấu trong các cuộc họp báo trước đó, tờ Guardian dẫn các nguồn thạo tin.

    Cụ thể, ông Lee Cain đã tiết lộ với báo giới rằng bà Allegra Stratton không phải là lựa chọn hàng đầu cho vị trí người phát ngôn. Ông Lee Cain từng là phát ngôn viên của chính phủ Anh song mới từ chức hồi tuần trước. Ông Cain còn là đồng minh thân cận của cố vấn cấp cao Dominic Cummings, người cũng mới nộp đơn từ chức.

    khoc vi bi che bai
    Bà Allegra Stratton, phát ngôn viên mới được thủ tướng Anh bổ nhiệm. Ảnh: Telegraph.

    Bà Allegra Stratton, từng làm việc cho tờ Guardian, khá đau lòng khi nghe những lời bình tiêu cực này. Trước khi có quyết định bổ nhiệm, bà Stratton đã bày tỏ chỉ muốn trợ giúp và khôi phục trật tự ở số 10 phố Downing, cơ quan làm việc chính thức của Thủ tướng Anh Boris Johnson.

    Một người bạn thân của bà Stratton cho biết: “Bà ấy rất khó chịu. Chính thủ tướng đã nhiều lần yêu cầu bà ấy nhận công việc này. Bà Stratton không hề chủ động ứng tuyển vào vị trí phát ngôn viên song Thủ tướng Johnson đã khơi gợi ý thức và nghĩa vụ cộng đồng từ bà ấy”.

    Sau tin tức này, bà Allegra Stratton chia sẻ với tờ Observer: “Vâng, tôi rất phiền lòng (với những bình luận như vậy) vì tôi chỉ cố gắng làm điều đúng đắn cho đất nước. Người dân không muốn sống dưới sự lãnh đạo của những quan chức chính phủ thiếu lịch sự và không công bằng”.

    Trong khi đó, các đồng minh của ông Lee Cain bác bỏ tin tức này, khẳng định ông Cain “chưa bao giờ chống đối ai” và “luôn thể hiện rằng bà Allegra Stratton là sự lựa chọn đầu tiên của Thủ tướng Johnson”.

    Theo những người ủng hộ ông Cain và ông Cummings, bà Allegra Stratton đã không thể hiện tốt trong các cuộc phỏng vấn cho vị trí phát ngôn viên. Bà Stratton cũng được cho là không để lại nhiều ấn tượng so với các ứng viên tiềm năng khác.

  • Câu chuyện voi và lừa trở thành biểu tượng cho đảng Cộng hòa và Dân chủ bắt đầu từ 192 năm trước, trong chiến dịch tranh cử của Andrew Jackson.

    bieu tuong dang dan chu va cong hoa 1
    Biểu tượng voi của đảng Cộng hòa và lừa của đảng Dân chủ. Ảnh: CNN.

    Cố tổng thống Mỹ Andrew Jackson là một đảng viên Dân chủ theo chủ nghĩa dân túy đầy xông xáo, với khẩu hiệu tranh cử năm 1828 là "Hãy để người dân nắm quyền". Jackson cam kết gạt bỏ giới tinh hoa mà ông cho rằng đang hủy hoại nền dân chủ Mỹ.

    Khi đó, các đối thủ đảng Cộng hòa gọi Jackson bằng biệt danh "jackass", từ vừa có nghĩa là kẻ khờ, vừa có nghĩa là con lừa. Tuy nhiên, Jackson lại tỏ ra khá yêu thích biệt danh này và quyết định đưa hình ảnh con lừa vào áp phích tranh cử, nhằm thúc đẩy tiếng tăm về lòng quyết tâm. Ông đã đánh bại tổng thống đương nhiệm John Quincy Adams và trở thành tổng thống Dân chủ đầu tiên của nước Mỹ.

    Vài năm sau đó, hình ảnh con lừa vẫn được sử dụng để chỉ Jackson, như trong bức tranh biếm họa "Hãy để mọi người tự lo" năm 1833 của tác giả Anthony Imbert. Tác phẩm này mỉa mai những nỗ lực của Jackson nhằm trao cho Ngân hàng Mỹ quyền tái phân bổ ngân sách tới các ngân hàng chi nhánh ở nhiều bang.

    bieu tuong dang dan chu va cong hoa 1
    Tranh biếm họa "Hãy để mọi người tự lo" năm 1833. Ảnh: Anthony Imbert.

    Trong bức tranh, Jackson bị mô tả là con lừa gây hỗn loạn với việc lao vào đàn gà con, đại diện cho hệ thống tài chính Mỹ. Jackson vốn luôn kiên quyết đối đầu với Ngân hàng Mỹ, tổ chức sau này trở thành Bộ Tài chính, bởi ông cho rằng đây là một cơ quan tham nhũng, cáo buộc họ cản trở đầu tư vào kế hoạch mở rộng về phía tây của Mỹ.

    Người đã khiến biểu tượng con lừa của đảng Dân chủ, và cả con voi đại diện cho đảng Cộng hòa, trở nên phổ biến là họa sĩ gốc Đức Thomas Nast, một đảng viên Cộng hòa. Hình ảnh con voi xuất hiện lần đầu tiên trong bức tranh biếm họa năm 1874 có tên "Cơn hoảng loạn nhiệm kỳ ba", được đăng trên tạp chí Harper’s Weekly.

    Bức tranh vẽ một con lừa đội lốt sư tử, đang hù dọa muông thú xung quanh, trong khi con voi to lớn đại diện cho lá phiếu của đảng Cộng hòa đứng bên miệng một hố sâu.

    Nast vẽ bức tranh này để châm biếm bài xã luận trên tạp chí New York Herald cáo buộc Ulysses Grant, tổng thống thuộc đảng Cộng hòa khi đó, đang cố "giữ ghế" một cách bất hợp pháp bằng việc chuẩn bị vận động tranh cử nhiệm kỳ thứ ba.

    bieu tuong dang dan chu va cong hoa 1
    Tranh biếm họa "Cơn hoảng loạn nhiệm kỳ ba" năm 1874. Ảnh: Thomas Nast.

    Tuy nhiên, điều gây khó hiểu là con lừa mặc đồ sư tử trong bức tranh đại diện cho tờ New York Herald, còn đại diện của phe Dân chủ là con cáo đang thu mình bên miệng hố. Mặc dù vậy, trong những bức tranh biếm họa khác, Nast đã mô tả đảng Dân chủ là con lừa, gợi lại biểu tượng phần lớn bị lãng quên sau khi Jackson rời nhiệm sở.

    Góc nhìn riêng của Nast về chính trị được đánh giá đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mỗi đảng gắn liền với hình ảnh con vật nào. Trong bài viết trên tạp chí Smithsonian hồi năm 2017, nhà báo văn hóa Kat Eschner chỉ ra rằng Nast là một đảng viên Cộng hòa trung thành.

    "Đây có lẽ là lý do đảng Dân chủ bị gắn với hình ảnh con lừa, biểu tượng phổ biến mà họ chưa bao giờ chính thức chấp nhận. Trong khi đó, đại diện của phe Cộng hòa là con voi lớn và khá cao quý, được đảng này chính thức công nhận là một biểu tượng", bài viết có đoạn.

    Vào thời kỳ của Nast, các họa sĩ tranh biếm họa nắm quyền lực lớn, với vai trò chắt lọc những chi tiết mâu thuẫn chính trị phức tạp thành bức tranh cho hàng triệu độc giả. Mặc dù những chi tiết này phần lớn có thể bị lãng quên, biểu tượng voi và lừa của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ vẫn tồn tại đến ngày nay.

    Theo Business Insider, History

  • Anh đã đề nghị trở thành đối tác đối thoại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong bối cảnh nước này tìm cách tăng cường các mối quan hệ hậu Brexit tại khu vực này.

    ngoai truong dominic
    Ngoại trưởng Anh Dominic Raab. (Nguồn: Reuters)

    Chính phủ Anh ngày 5/6 cho biết Anh đã đề nghị trở thành đối tác đối thoại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong bối cảnh nước này tìm cách tăng cường các mối quan hệ hậu Brexit - tên gọi tắt chỉ việc Anh tách khỏi Liên minh châu Âu (EU) - tại khu vực này.

    ASEAN hiện có 10 đối tác đối thoại, trong đó bao gồm EU, Australia, Canada, Nhật Bản và Mỹ.

    Anh bày tỏ hy vọng có được mối quan hệ đối tác với ASEAN, qua đó đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và hợp tác tại khu vực Đông Nam Á, mang lại cho London thêm những cơ hội mới trong nhiều lĩnh vực như thương mại, giáo dục, khoa học và an ninh...

    Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nêu rõ: "Trong bối cảnh tầm quan trọng của châu Á ngày một tăng cao, một nước Anh với tầm nhìn toàn cầu sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với những người bạn tại khu vực này. Bằng cách trở thành một trong những đối tác đối thoại của ASEAN, chúng tôi có thể tăng cường khả năng hợp tác trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, như một hình mẫu tốt đẹp về tất cả các vấn đề, từ biến đổi khí hậu cho tới ổn định tại khu vực."

    Nước Anh hiện đã có một đại sứ tại ASEAN, và việc trở thành một đối tác đối thoại của ASEAN sẽ cho phép Anh tham dự các hội nghị cấp cao thường niên và cuộc họp cấp bộ trưởng của khối này./. 

    Theo TTXVN

  • Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ đề xuất thông qua dự luật ngăn chặn những trường hợp nước ngoài mua lại công ty trong nước có thể đe dọa an ninh quốc gia trong lúc quan ngại gia tăng về sự ảnh hưởng của Trung Quốc.

    ngan chan thau tom doanh nghiep
    Thủ tướng Anh Boris Johnson chuẩn bị công bố dự thảo mới nhằm ngăn chặn Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại nước này. 

    Báo The Times hôm 8.6 đưa tin Thủ tướng Johnson muốn thúc đẩy dự luật buộc các hãng Anh phải báo cáo những trường hợp nước ngoài tìm cách nắm quyền kiểm soát công ty gây nguy cơ cho an ninh quốc gia, và kèm theo các biện pháp trừng phạt cụ thể.

    Bất kỳ lãnh đạo công ty nào không báo cáo hoặc phớt lờ các điều khoản yêu cầu phải thực thi sau khi mua lại doanh nghiệp sẽ đối mặt với các chế tài từ bị giam, mất chức hoặc bị phạt, theo The Times.

    Cách tiếp cận mới, do cố vấn của thủ tướng là Dominic Cummings đề xuất, đã nhận sự ủng hộ của Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak và sẽ yêu cầu các doanh nghiệp phải báo cáo với nhà chức trách khi một công ty nước ngoài tìm cách thu mua hơn 25% cổ phần, mua tài sản hoặc bất động sản.

    Thủ tướng Johnson cũng muốn bao gồm các quan hệ đối tác học thuật và những dự án nghiên cứu vào dự luật này.

    Dự luật vẫn đang được soạn thảo, mà theo The Times có thể được đệ trình sau vài tuần nữa, và được đưa ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng trong quan hệ Anh và Trung Quốc. Anh vào tháng 1 đã đưa Huawei vào danh sách “nhà cung cấp có nguy cơ cao” và bày tỏ quan ngại về cách Trung Quốc xử lý tình hình Hồng Kông.

    Thủ tướng Johnson cũng đang đối mặt với áp lực từ Mỹ và các nghị sĩ của đảng Bảo thủ, những người cho rằng các thiết bị của Huawei có thể trở thành công cụ gián điệp của Trung Quốc. Tập đoàn công nghệ Trung Quốc luôn bác bỏ những cáo buộc này.

    Theo Times

  • Các nghị sĩ Anh đã cảnh báo cho Thủ tướng Boris Johnson về sự tham gia của Trung Quốc vào nhà máy điện hạt nhân Sizewell C sẽ là "Huawei tiếp theo" đồng thời kêu gọi chính phủ suy nghĩ lại về chính sách năng lượng để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.

    nha may dien hat nhan 1
    Thủ tướng Boris Johnson đã được cảnh báo về sự tham gia của Trung Quốc vào 1 dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Vương quốc Anh.

    Cụ thể, công ty năng lượng EDF của Pháp hôm 27/5 vừa đệ trình kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân tiếp theo tại Suffolk, nước Anh. EDF dự định hợp tác với công ty năng lượng quốc doanh Trung Quốc là Tập đoàn năng lượng hạt nhân Trung Quốc (CGN) để thực hiện dự án này. Trước đó, 2 công ty này đã hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point C ở Somerset (Anh). CGN đã  tài trợ 1/3 chi phí xây dựng trong tổng số 20 tỷ bảng chi phí.

    Tuy nhiên, vào năm 2016, CGN bị chính phủ Mỹ cáo buộc vì tham gia vào hoạt động gián điệp có từ những năm 1990 để đánh cắp công nghệ của Mỹ - một cáo buộc mà CGN phủ nhận.

    Năm ngoái, chính quyền Trump đã đưa công ty này vào danh sách thực thể bị trừng phạt theo đó cấm các công ty Mỹ làm ăn với CGN.

    Trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng trong giới chính khách Anh về quyền sở hữu tài sản chiến lược quốc gia của Trung Quốc, các nghị sĩ cấp cao đã thúc giục Thủ tướng Boris Johnson sửa chữa chính sách năng lượng của đất nước để tránh sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

    Cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ Iain Duncan-Smith đã cảnh báo nhà máy điện này là "Huwaei tiếp theo" và sẽ làm tăng sự phụ thuộc của Anh vào Trung Quốc.

    "Với Huawei, với Sizewell C, từng cái một sẽ cho thấy quy mô phụ thuộc của chúng ta vào Trung Quốc và chúng ta cuối cùng phải giải quyết vấn đề. Tôi nghĩ rằng toàn bộ chính sách năng lượng của chúng ta cần được xem xét lại liên quan dến vấn đề của chúng ta với Trung Quốc", ông Duncan-Smith nói.

    nha may dien hat nhan 1
    Trung Quốc đã tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point C ở Anh.

    Tuyên bố của ông Duncan-Smith đã nhận được sự ủng hộ từ một nghị sĩ khác là Bob Seely.

    Ông Seely từng là một phần của một nhóm nghị sĩ phản đối sự tham gia của gã khổng lồ công nghệ Huawei vào hệ thống mạng 5G của Vương quốc Anh.

    Ông cảnh báo rằng Vương quốc Anh có thể sẽ hối tiếc nếu ngày càng phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng do Trung Quốc xây dựng.

    Ông Seely nhấn mạnh, chính phủ cần tiến hành rà soát kỹ lưỡng về cách thức Anh và liên minh phương Tây tương tác với Trung Quốc trước khi đưa ra những quyết định quan trọng.

    Theo Express

  • Theo Nikkei Asian Review, với việc chính phủ Anh hạn chế vai trò của Huawei trong dự án phát triển mạng 5G, mối quan hệ "vàng son" giữa Anh và Trung Quốc có thể sẽ sụp đổ.

    Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Anh hồi năm 2016, báo chí Trung Quốc rầm rộ nói về "thời kỳ vàng son" của quan hệ ngoại giao - thương mại giữa hai quốc gia.

    Tuy nhiên, trong vài năm qua, gió đã đổi chiều khi khủng hoảng chính trị nổ ra ở Hong Kong, Huawei Technologies gây tranh cãi khi được giao dự án phát triển mạng 5G ở Anh, và việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gây sức ép đòi các đồng minh ở châu Âu và châu Á phải tẩy chay Huawei.

    Theo Nikkei, dịch Covid-19 càng đẩy nhanh xu hướng này. Tại Anh, nhiều chính trị gia công khai đặt câu hỏi về trách nhiệm của Trung Quốc trong việc dịch Covid-19 lan rộng và sự phụ thuộc trầm trọng của Anh vào nguồn vốn cũng như dòng hàng hóa từ Trung Quốc.

    kowtow

    "Ngừng khấu đầu"

    Đồng thời, Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng mong muốn ký một thỏa thuận thương mại tự do với Mỹ theo chiến lược "nước Anh toàn cầu". Giới chuyên gia nhận định chính quyền Tổng thống Trump sẽ đưa những yếu tố hạn chế Trung Quốc vào thỏa thuận thương mại này.

    Tuần trước, Anh lên tiếng chỉ trích Trung Quốc vì việc Bắc Kinh dự kiến ban hành luật an ninh tại Hong Kong. Nguồn tin báo chí Anh cho biết chính quyền Thủ tướng Johnson đang thực hiện "Dự án Bảo vệ" để xác định những điểm yếu của Anh trước một số "mối đe dọa từ nước ngoài", bao gồm nguồn cung thuốc men và thiết bị bảo hộ y tế. Khi dịch virus corona chủng mới lan rộng tại Anh, chính quyền ông Johnson buộc phải đặt mua ồ ạt thiết bị bảo hộ y tế từ Trung Quốc.

    Đối mặt với sức ép từ chính nội bộ đảng Bảo thủ, Thủ tướng Johnson cũng phải hạn chế vai trò của Huawei trong dự án phát triển hạ tầng 5G tại Anh. ông Johnson cam kết sẽ loại bỏ hoàn toàn tập đoàn Trung Quốc ra khỏi dự án này vào năm 2023 bất chấp nguy cơ triển khai mạng 5G muộn hơn 1-2 năm so với kế hoạch ban đầu.

    Trên Daily Telegraph, nhà bình luận chính trị nổi tiếng Charles Moore viết đã đến lúc Anh cần ngừng "khấu đầu" trước Trung Quốc và kết nối với các đồng minh truyền thống. "Tại sao chúng ta không thiết lập quan hệ đối tác công nghệ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Phần Lan và Thụy Điển, thay vì vỗ béo doanh nghiệp Trung Quốc?", ông đặt câu hỏi.

    "Đặt cược sai lầm"

    Trước đó, trong nhiều năm, chính phủ Anh nỗ lực xây dựng quan hệ ngoại giao và thương mại thân cận với Trung Quốc. Cựu Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne từng tuyên bố London có thể trở thành thị trường giao dịch đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc.

    Một thập kỷ qua, đầu tư từ Trung Quốc ồ ạt đổ vào Anh, không chỉ tới những dự án hạ tầng quan trọng như nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point mà còn tràn ngập thị trường bất động sản và bóng đá (những CLB như Aston Villa, Southampton và Wolverhampton Wanderers).

    Việc Trung Quốc phát triển "quyền lực mềm" với những khoản đầu tư vào trường đại học ở Anh cũng gây nhiều quan ngại. Huawei hỗ trợ tài chính cho hơn 15 đại học Anh, bao gồm trường Imperial College danh tiếng.

    Ông Tom Tugendhat, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh, cho rằng việc Anh "đặt cược" vào Trung Quốc trong quá khứ có thể được coi là hợp lý, nhưng những diễn biến vừa qua, đặc biệt là dịch Covid-19, cho thấy đây là chiến lược sai lầm.

    Theo Nikkei, mọi dấu hiệu cho thấy cú "xoay trục sang Trung Quốc" của chính phủ Anh đã hạ nhiệt nghiêm trọng. Và thời kỳ "vàng son" của quan hệ Anh - Trung có lẽ đã chấm dứt.

    Zing (dịch từ https://www.telegraph.co.uk/politics/2020/05/22/government-must-stop-kowtowing-china-side-true-allies/)

  • Venezuela đã đệ đơn kiện Ngân hàng trung ương Anh (BOE) vì không trả lại số vàng trị giá 1 tỷ USD mà Caracas đã gửi trong bối cảnh Venezuela cần tiền để đối phó đại dịch Covid-19.

    vang cua venezuela
    Ảnh minh họa

    Theo đơn kiện gửi lên Tòa thượng thẩm London hồi tuần trước, Ngân hàng trung ương Venezuela nói rằng, Ngân hàng trung ương Anh đã "từ chối xác nhận" cho Venezuela tiếp cận số vàng trị giá 930 triệu Euro (khoảng 1 tỷ USD) mà ngân hàng này giữ hộ.

    Công ty luật Zaiwalla & Co ở London cho biết, phía Venezuela đã đề nghị Ngân hàng trung ương Anh chuyển đổi số vàng này thành thanh khoản và chuyển vào các quỹ của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP). Số tiền đó sẽ giúp cơ quan này mua trang thiết bị y tế, thuốc men và lương thực phẩm thiết yếu hỗ trợ Venezuela trong cuộc chiến ứng phó đại dịch Covid-19.

    Sarosh Zaiwalla, đối tác cấp cao tại công ty luật Zaiwalla & Co, bình luận: "Với việc giữ số vàng dự trữ của Venezuela, Ngân hàng trung ương Anh đang đặt hàng nghìn mạng người trước mối đe dọa".
    Giới chức ngân hàng trung ương Anh và Venezuela hiện từ chối bình luận.

    Venezuela vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, nay tiếp tục phải đối mặt với các thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra. Mặc dù số ca mắc Covid-19 ở Venezuela vẫn tương đối thấp so với khu vực, nhưng bắt đầu xu hướng tăng mạnh.
    Venezuela từ lâu đã nỗ lực hồi hương số vàng gửi các ngân hàng trung ương trên thế giới trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái bởi giá dầu lao dốc và bởi bất ổn chính trị.

    Tuy nhiên, năm ngoái, những nỗ lực này gặp trở ngại khi giới chức Mỹ đề nghị Anh ngăn chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro hồi hương số vàng trị giá hơn 1 tỷ USD gửi tại Ngân hàng trung ương Anh.

    Theo Dân Trí

  • Covid-19 đã làm dấy lên một trong những cuộc tranh luận chính trị gay gắt nhất về việc liệu Vương quốc Anh (UK) có thể tồn tại qua đại dịch. 

    Tối 10/5, Thủ tướng Anh Boris Johnson có bài phát biểu trên truyền hình từ số 10 phố Downing để thông báo kế hoạch nới phong tỏa. Ông kêu gọi hàng triệu người dân quay trở lại làm việc và đưa ra lộ trình sơ bộ về thời điểm trường học và các địa điểm kinh doanh có thể mở cửa trở lại. 

    Thủ tướng Johnson cũng biến thông điệp cốt lõi của chính phủ, "Hãy ở nhà, bảo vệ dịch vụ y tế quốc gia, bảo vệ tính mạng mọi người", trở thành một lời khuyên mơ hồ hơn "Hãy cảnh giác, kiểm soát virus, bảo vệ tính mạng mọi người".

    Nhưng thậm chí trước khi thông điệp của Thủ tướng Anh được phát đi, Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon đã có bài phát biểu riêng. Bà tiết lộ một thực tế khá đáng lo rằng ông Johnson nắm rất ít quyền lực thực sự đối với người dân Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland, 3 thành viên còn lại của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (hay Vương quốc Anh - United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland - gọi tắt là UK).

    lien hiep anh 1

    Nói về kế hoạch của Thủ tướng Johnson, bà Sturgeon cho biết "chưa từng thấy bản chi tiết của kế hoạch này, nên không thể áp dụng nó cho Scotland", đồng thời thêm rằng đã yêu cầu Phố Downing "không triển khai thông điệp 'Hãy cảnh giác' ở đất nước này". Thông điệp ở Scotland rõ ràng vẫn là "Hãy ở nhà". Tất nhiên, Thủ hiến Sturgeon hoàn toàn có quyền làm như vậy.

    "Trong khoảng 20 năm qua, chính phủ Anh (England) chỉ nắm quyền điều hành Vương quốc Anh trong các lĩnh vực lớn", John Denham, từng là nghị sĩ đảng Lao động và giáo sư về bản sắc Anh tại Đại học Southampton, cho hay.

    Từ cuối những năm 1990, Westminster trao phần lớn quyền lực cho các cơ quan lập pháp ở Scotland, Wales và Bắc Ireland, cho phép các chính phủ thành viên tự thiết lập các chính sách đối nội trong các lĩnh vực như y tế và giáo dục. 

    Do đó, việc bà Sturgeon thấy bối rối khi Thủ tướng Johnson nhắc tới việc mở cửa trường học trong kế hoạch của mình tối 10/5 không phải là điều gì quá bất ngờ. 

    "Khi thảo luận về việc mở cửa trường học, ông Johnson sử dụng những thuật ngữ về độ tuổi của học sinh khá khó hiểu. Những hướng dẫn mà ông đưa ra hoàn toàn không rõ cái nào được áp dụng ở cả UK, cái nào chỉ riêng ở England", Nicola McEwen, giáo sư tại Đại học Edinburgh, nói.

    Nhiều nguồn tin ở Phố Downing cho biết bản thân Johnson cũng thấy thông điệp này khó hiểu. "Buổi ghi hình đó là một cơn ác mộng hoàn toàn. Ông ấy liên tục dừng lại, yêu cầu thay đổi chỗ này chỗ kia, phàn nàn về độ dài và nói rằng nó quá phức tạp", một nguồn tin chính phủ giấu tên cho biết.

    Theo Luke McGee, nhà phân tích của CNN, dù điều này có thể mang tới một chút an ủi cho người Scotland, Wales và Bắc Irleland, thường có cảm giác là "người thừa", nó đã đặt ra câu hỏi liên minh này có thể kéo dài bao lâu, cũng như cần thiết tới mức nào. Cả ba chính quyền thành viên đều đi chệch hướng với Westminster trong cuộc chiến với đại dịch, mặc dù họ hiểu rằng Thủ tướng Johnson và Phố Downing đang chèo lái cả UK.

    Minh chứng nổi bật nhất cho điều này là hình ảnh hệ thống giao thông công cộng chật ních hành khách tràn ngập trên mạng xã hội sáng 13/5, khi phần lớn người dân England trở lại làm việc. Ngược lại, ba quốc gia thành viên vẫn tiếp tục khuyến nghị người dân ở nhà và phong tỏa nền kinh tế.

    "Bạn giờ có thể gặp gỡ người khác ở nơi công cộng tại England, nhưng ở những nơi khác trong UK thì không", McGee cho biết.

    Giáo sư Denham nghĩ rằng đại dịch là hồi chuông cảnh tỉnh về sự khác biệt của bốn thành viên Vương quốc Anh. "England ở trong tình thế khó khăn hơn ba quốc gia thành viên, nhưng có quyền lực tập trung hơn. Covid-19 đã cho thấy trong một số vấn đề, những quốc gia thành viên khác không thể hoặc không muốn làm việc với England và với cách điều hành của nước này", Denham nói.

    McEwen đồng ý rằng đại dịch phơi bày sự không cân xứng về sức mạnh chính trị ở Vương quốc Anh, nơi đã bị tàn phá trong bốn năm qua với cuộc tranh luận về Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu (hay Brexit).

    "Mối quan hệ căng thẳng giữa England và các quốc gia thành viên trong những năm qua đã trở nên trầm trọng hơn bởi thực tế rằng bốn thành viên được điều hành bởi các đảng chính trị khác nhau, với hệ tư tưởng và suy nghĩa khác nhau về tương lai của Vương quốc Anh", McEwen nhận định.

    lien hiep anh 1
    Thủ tướng Anh và Thủ hiến Scotland không cùng chung tiếng nói.

    Tất cả những điều này đã tạo ra vấn đề chính trị đau đầu cho Johnson, người vừa là Thủ tướng Anh, vừa là lãnh đạo Đảng Bảo thủ và Liên hiệp. Năm ngoái, không lâu sau khi đặt chân vào Phố Downing, Johnson tự bổ nhiệm là Thủ tướng Vương quốc Anh với cam kết tăng cường mối quan hệ bền chặt giữa bốn quốc gia thành viên sau những thiệt hại do Brexit gây ra.

    Nhiều thành viên cấp cao của liên minh cho biết mục đích của Johnson là để bảo vệ lợi ích đảng của ông, hơn là thực sự bảo vệ Vương quốc Anh. Điều họ lo ngại không phải là Thủ tướng Johnson muốn liên minh này tan vỡ, mà ông muốn England nắm vai trò trung tâm với sự điều hành trực tiếp từ London.

    Vấn đề ở đây là nhiều người dân England không thực sự coi trọng vai trò của liên minh. "Cử tri England có xu hướng ưu tiên bản sắc của họ và muốn đặt lợi ích của England trên của liên minh. Đó không có nghĩa là họ chống đối liên minh, mà quan điểm về liên hiệp Anh là sự mở rộng của bản sắc và lợi ích của England. Nếu hai bên xảy ra xung đột, họ sẽ ưu tiên cho lợi ích của England", Denham nói.

    Quan điểm England là trung tâm của liên minh đã khiến những thành viên khác thấy phẫn nộ. "Người xứ Wales có cảm giác rằng Westminster không hiểu hoặc không thực sự tôn trọng sự chia sẻ quyền lực cho các nước thành viên", Roger Awan-Scully, giáo sư về chính trị tại Đại học Cardiff và là chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu Chính trị, cho hay. "Khi có vấn đề gì quan trọng, họ xem các quốc gia thành viên như 'đồ thừa'. Covid-19 đã cho thấy rõ hơn điều đó".

    Dù không ai tin rằng Covid-19 có thể đặt dấu chấm hết cho Vương quốc Anh, nhưng cách xử lý khủng hoảng của Johnson đã làm trầm trọng thêm rạn nứt giữa bốn nước thành viên, vốn xuất hiện từ cuộc khủng hoảng Brexit. 

    "Nếu Vương quốc Anh muốn liên minh này tồn tại, họ cần xây dựng nó dựa trên quan hệ hợp tác giữa tất cả quốc gia thành viên", Denham nói.

    VnExpress (theo CNN)

  • Hành vi giấu giếm của Trung Quốc trong đại dịch sẽ giúp "gọt giũa quan điểm" tại Anh về với quan hệ an ninh với Bắc Kinh, theo chủ tịch ủy ban quốc phòng tại quốc hội Anh.

    Chính phủ Anh đang trải qua "sự thay đổi tư duy" liên quan đến Bắc Kinh "không chỉ vì thái độ, hành vi của Trung Quốc trong Covid-19", ông Tobias Ellwood, chủ tịch ủy ban quốc phòng Hạ viện Anh, nói, theo Politico.

    Ông nói thêm rằng Trung Quốc đã "không minh bạch khi ban đầu phủ nhận chuyện này bắt đầu như thế nào [và] không phải là quốc gia mà chúng ta nên thân thiết để cùng thực hiện các thỏa thuận an ninh dài hạn".

    "Tôi thực sự nghĩ rằng kinh nghiệm từ Covid-19 và hành vi giấu giếm của Trung Quốc ở đây sẽ giúp gọt giũa quan điểm", ông nói.

    0 tu duy ve trung quoc
    Ông Tobias Ellwood, chủ tịch ủy ban quốc phòng Hạ viện Anh. Ảnh: Getty.

    Bình luận từ cựu bộ trưởng quốc phòng theo đường lối bảo thủ gợi lại những lời chỉ trích gay gắt của Washington đối với Bắc Kinh, trong đó Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cuối tuần qua tuyên bố dịch bệnh bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc. Dù vậy, ông không đưa ra bằng chứng và các đánh giá của tình báo Mỹ đến nay không đi đến kết luận như vậy.

    Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump và các đồng minh của ông đã leo thang chỉ trích sau khi cáo buộc Bắc Kinh chậm trễ trong việc cảnh báo cộng đồng quốc tế về sự bùng phát của virus.

    Giờ đây, các nhà lãnh đạo châu Âu đang có giọng điệu tương tự. Josep Borrell, cao ủy về đối ngoại và chính sách an ninh của EU, cho biết trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải hôm 3/5 rằng châu Âu đã "hơi ngây thơ" trong mối quan hệ với Trung Quốc, nhưng cách tiếp cận của họ đã trở nên thực tế hơn.

    "Châu Âu chúng ta ủng hộ chủ nghĩa đa phương hiệu quả trong đó Liên Hợp Quốc ở vị trí trung tâm", ông Borrell nói, cho rằng Trung Quốc áp dụng "cơ chế đa phương có chọn lọc".

    Ông Ellwood lặp lại những quan điểm đó.

    "Trung Quốc sẽ trở thành một siêu cường nhưng họ không muốn nhận lấy trách nhiệm đi kèm với vai trò đó", ông nói. "Họ đã tiếp nhận vai trò chủ tịch Hội đồng Bảo an [Liên Hợp Quốc] vào tháng trước và đã không tổ chức lấy một cuộc họp về Covid-19 - điều này thật đáng kinh ngạc".

    Theo một bài viết trên Telegraph, Nhà Trắng đã xem xét lại quan hệ tình báo với London sau khi Anh quyết định cho phép tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei xây dựng hạ tầng mạng 5G tại Anh. Nhà Trắng không lập tức phản hồi yêu cầu bình luận.

    Ủy ban của Ellwood giám sát công việc của Bộ Quốc phòng và đã thực hiện cuộc điều tra về chính sách an ninh viễn thông, tập trung vào 5G, kể từ tháng 3. Thủ tướng Boris Johnson đã phê duyệt việc sử dụng thiết bị do Huawei sản xuất nhưng đã hạn chế quyền tiếp cận của công ty này đối với các "phần lõi nhạy cảm" của hệ thống 5G.

    Đề cập đến các cuộc thảo luận về an ninh 5G, ông Ellwood nói: "Tranh cãi về Huawei đang phơi bày có lẽ là một cuộc thảo luận rộng hơn, rất khó khăn về mối quan hệ giữa chúng ta với Trung Quốc, mà ngày nay chúng ta có lẽ đã có chút phủ nhận".

    Zing (theo politico)

  • Một bộ trưởng Đảng Lao động đang phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức sau khi ông ta cáo buộc Đảng Bảo thủ có âm mưu sát hại người dân Anh.

    Lloyd Russell-Moyle, Bộ trưởng Môi trường đảng đối lập, đã đưa ra những bình luận này trước những người ủng hộ đảng trong chiến dịch vận động tổng tuyển cử vào năm ngoái.

    lloyd russell moyle

    “Tôi không nghĩ đó là một sự cường điệu khi chúng ta nói đảng Bảo thủ có âm mưu giết người và để mặc người dân Anh chết đi,” ông nói. “Đó là những gì họ đã làm và họ sẽ tiếp tục làm như vậy.”

    Một video ghi lại lời nói trên cũng cho thấy nghị sĩ Brighton Kemptown này thề sẽ “đuổi cổ” người theo Đảng Bảo thủ ra khỏi khu vực bầu cử của mình, nói thêm: “Chúng ta biết họ sống ở đâu.”

    Lãnh đạo đảng Lao động Sir Keir Starmer hiện đang chịu áp lực phải sa thải nghị sĩ ủng hộ Corbyn này.

    Người phát ngôn của Sir Keir nói: “Những ý kiến ​​này là không thể chấp nhận được và chúng tôi sẽ nói chuyện với ông Lloyd về việc này. Chúng ta cần có một ranh giới rõ ràng với loại hành vi như thế này và thực hiện những cuộc tranh luận có tính tôn trọng hơn.”

    Nghị sĩ Lao động thuộc khu vực Wapondsey, ông Neil Coyle, đã kêu gọi ông Russell-Moyle từ chức. “Việc sử dụng ngôn ngữ cực đoan là một phần lý do khiến nhiều cử tri không ủng hộ Đảng Lao động hồi tháng 12," ông nói.

    "Những lời buộc tội giết người hay các thuyết âm mưu không nên được sử dụng để khích động hận thù và chia rẽ."

    Nghị sĩ Bảo thủ Jonathan Gullis cho rằng những lời nhận xét trên thật “đáng ghê tởm.” Ông tweet: "Đã đến lúc phải hành động và sa thải Lloyd Russell-Moyle ngay bây giờ Sir @Keir_Starmer.

    “Lời hứa ‘đuổi cổ’ người thuộc Đảng Bảo thủ của nghị sĩ cánh tả ủng hộ Corbyn này khiến tôi nhận được những lời đe dọa sát hại và email gửi tới sếp cũ của tôi yêu cầu sa thải tôi chỉ vì tôi là một giáo viên và là người của Bảo thủ.”

    Ông Rusell-Moyle, người bước chân vào Quốc hội từ năm 2017, cũng đã bị phản đối kịch liệt vào năm ngoái khi ông tóm lấy biểu tượng quyền lực của Nữ hoàng từ tay Hạ viện trong một cuộc biểu tình chống lại Brexit.

    Hiện ông Russell-Moyle chưa đưa ra bất cứ bình luận nào.

    VietHome (Theo Evening Standard)

  • Chiếc váy lệch vai gây tranh cãi mà một Nghị sĩ Lao động từng mặc khi xuất hiện tại Hạ viện đã được trả giá đến 13.000 bảng trong một cuộc đấu giá từ thiện.

    Bà Tracy Brabin, 58 tuổi, đã gây ra nhiều phẫn nộ sau khi xuất hiện trong chiếc váy lệch vai không tay màu đen tại bục phát biểu. Bộ trưởng văn hóa đảng đối lập đã bị cư dân mạng chỉ trích vì trang phục nghị viện 'không phù hợp'.

    Nhưng giữa cơn náo động, Nghị sĩ khu vực Batley and Span đã quyết định đưa chiếc váy ASOS trị giá 35 bảng lên eBay để quyên góp tiền từ thiện, và giá đấu giá đến nay đã lên tới 13.000 bảng.

    Món đồ đăng bởi bà Brabin, người từng là một nữ diễn viên trong bộ phim Coronation Street, có đoạn: 'Chiếc váy đen được mặc bởi MP Tracy Brabin trong vụ bê bối "vai trần" đang phủ sóng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.

    'Đây là một chiếc váy ASOS đã cháy hàng sau vụ việc!

    'Toàn bộ số tiền bán được sẽ được quyên góp cho tổ chức Girlguiding UK để hỗ trợ công việc của họ, giúp các cô gái xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng, với hy vọng rằng lớn lên họ sẽ trở thành nhà lãnh đạo.'

    Chiếc váy đã nhận được 136 lời chào giá cho đến nay.

    Bà Brabin, người giành được ghế trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ do cái chết vì bị sát hại của nghị sĩ Jo Cox, đã thừa nhận chiếc váy có dáng lệch vai nhưng nó đã tuột thêm xuống khi bà dựa vào bục phát biểu để lên tiếng.

    Bà khẳng định vì mắt cá chân bị vỡ nên bà phải hơi khom lưng, và tư thế này khiến cánh tay bà bị lộ.

    Một người dùng Twitter đã chia sẻ bức ảnh bà mặc váy và đặt câu hỏi: 'Đây có phải là trang phục thực sự thích hợp cho quốc hội?'

    Những người phê bình, bao gồm MC Piers Morgan, cũng gọi trang phục này là 'không phù hợp với Hạ viện'.

    Bình luận viên truyền hình Carole Malone nói thêm: 'Nó không chỉ trễ vai mà hoàn toàn rớt khỏi vai.

    'Có một quy định về trang phục trong Quốc hội. Nếu một nam nghị sĩ xuất hiện trong bộ đồ chạy bộ, ông ta cũng sẽ bị chỉ trích và đáng bị như vậy. Khi bạn mặc một món đồ như thế, nó sẽ làm mất đi ý nghĩa của những gì bạn đang nói. '

    Chiếc váy đã trở thành một chủ đề thảo luận trên chương trình Question Time của BBC, trong đó một khán giả mô tả nó là "trang phục vũ trường".

    Trong một phản ứng đáp trả gay gắt, bà Brabin, người đóng vai Tricia Armstrong trong Corrie từ năm 1994 đến 1997, đã trả lời: 'Xin lỗi tôi không có thời gian để trả lời tất cả bình luận nhưng tôi có thể xác nhận rằng tôi không phải là... .

    'Con mụ lẳng lơ, say xỉn, con đ.iếm, chuẩn bị cho con bú, vừa tông đầu vào thùng rác. Ai biết mọi người có thể thái quá như vậy chỉ vì một bờ vai. '

    Sau đó, bà nói với MC Lorraine Kelly trong một chương trình của ITV: 'Tôi đã tham gia một sự kiện với UK Music và về vấn đề chỉnh tề, bạn không phải lúc nào cũng sẵn sàng xuất hiện trước camera khi bạn tham gia chính trường.

    'Chiếc váy đã trượt nhẹ, vì tôi bị gãy mắt cá chân và tôi phải dựa một chút vào bục phát biểu.'

    Ứng cử viên lãnh đạo đảng Lao động Rebecca Long-Bailey đã bảo vệ bà Brabin và chỉ trích sự săm soi nhắm đến các nữ chính trị gia về ngoại hình của họ.

    Cô nói với BBC Breakfast: 'Phụ nữ có xu hướng phải chịu thái độ soi xét kỹ lưỡng hơn nhiều so với đàn ông. Thật bất công cho phụ nữ trong chính trường và trong cuộc sống, thật không may.'

    VietHome (Theo Daily Mail)

  • Đảng Sinn Fein (gắn với tổ chức IRA trước đây) đã bất ngờ giành chiến thắng lịch sử trong bầu cử Ireland. Sự kiện này sẽ có nhiều tác động lớn.

    Theo kết quả ban đầu cuộc bầu cử lập pháp tại Cộng hòa Ireland vừa diễn ra hôm 8/2, đảng Sinn Fein, vốn là cánh chính trị của tổ chức bán quân sự Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA) trong quá khứ, đã giành chiến thắng lịch sử với 24,1% số phiếu ủng hộ.

    Đây được đánh giá là kết quả rất bất ngờ với cả Ireland và khu vực châu Âu, dự báo sẽ có nhiều tác động đến mối quan hệ Anh - Liên minh châu Âu (EU) thời “hậu Brexit”.

    Đảng Sinn Fein giành chiến thắng ở Ireland. Ảnh: AP.

    Nhận định về chiến thắng của đảng Sinn Fein

    Kết quả này được coi là lịch sử vì hai lí do. Thứ nhất, từ trước đến nay, lịch sử chính trường CH Ireland là lịch sử lưỡng đảng, tức là có hai đảng phái chính trị truyền thống lớn nhất là đảng Fianna Fail và đảng Fine Gael. Hai đảng này đã thay nhau cầm quyền trong suốt nhiều thập kỷ qua tại CH Ireland, kể từ khi quốc gia này tuyên bố chính thức độc lập cách đây gần 100 năm.

    Trước đây thì Công đảng cũng từng có thời gian được xem là một đảng lớn thứ 3 tại CH Ireland nhưng chưa khi nào Công đảng nắm được quyền lực mà chỉ có thể tham gia với tư cách liên minh. Vì thế, việc một đảng khác ngoài hai đảng Fianna Fail và Fine Gael giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử lập pháp và có thể sẽ là đảng chính đứng ra thành lập chính phủ là một sự kiện lịch sử, đánh dấu việc lần đầu tiên cả Fianna Fail lẫn Fine Gael đều thất bại.

    Ý nghĩa lịch sử thứ hai, đó là việc đảng chiến thắng lại là Sinn Fein. Đây là đảng trong quá khứ đã từng là cánh chính trị của lực lượng bán quân sự Quân đội Cộng hoà Ireland (IRA), một tổ chức chủ trương đấu tranh vũ trang với chính phủ Vương quốc Anh để thống nhất CH Ireland và Bắc Ireland thành một quốc gia thống nhất.

    Tổ chức này từng đứng sau nhiều vụ tấn công bạo lực, ám sát chính trị gia gây ra cái chết của hàng nghìn người trong hơn 3 thập kỷ bất ổn trên đảo Ireland và bị chính quyền Anh và nhiều nước xếp vào danh sách tổ chức khủng bố. Do đó, Sinn Fein là đảng gắn với một quá khứ rất xấu cùng với IRA. Trong nhiều năm, đảng Sinn Fein với lãnh đạo là ông Gerry Adams được xem là hình ảnh rất tiêu cực tại Ireland, dù từ sau năm 1998, sau khi có thoả thuận hoà bình “Ngày thứ Sáu tốt lành” thì tình hình chính trị trên đảo Ireland đã ổn định, IRA sau đó đã giải giáp vũ khí và Sinn Fein cũng không còn dính đến IRA.

    Do đó, việc Sinn Fein chiến thắng được xem là cột mốc cho thấy tiến trình bình thường hoá các hoạt động chính trị tại CH Ireland đã hoàn tất, Sinn Fein đã gột rửa được hình ảnh của mình và thế lưỡng đảng trên chính trường CH Ireland có thể sẽ bị phá vỡ một cách lâu dài. 

    Đằng sau chiến thắng bất ngờ

    Chiến thắng của Sinn Fein có các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về mặt khách quan, thì cuộc bầu cử này trước hết có thể xem là một sự trừng phạt của cử tri CH Ireland đối với hai đảng Fianna Fail và Fine Gael vì trong suốt bao năm qua, dù hai đảng này thay nhau lãnh đạo nhưng lại không tạo ra được các thay đổi tích cực mà cử tri Ireland mong đợi. Thay đổi ở đây không phải là thành tích kinh tế mà là việc cải thiện đời sống dân chúng, thu hẹp bất công xã hội. Hiện tại, CH Ireland đối mặt với một vấn đề lớn là dù kinh tế tăng trưởng rất ngoạn mục ở mức 5,6% trong năm 2019, thuộc dạng cao nhất châu Âu, nhưng rất nhiều tầng lớp trung lưu, bình dân lại không được hưởng lợi.

    Thống kê cuối năm 2019 cho thấy CH Ireland có 10.500 người vô gia cư, là con số rất lớn với một quốc gia chỉ có khoảng 5 triệu dân và được xem là giàu có. Tiền mua nhà và thuê nhà quá đắt đỏ khiến rất nhiều tầng lớp dân chúng sống hết sức chật vật. Nói cách khác là sự giàu có và thịnh vượng của CH Ireland trong những năm qua không được phân phối một cách hợp lý.

    Trong bối cảnh đó, chiến dịch tranh cử của hai đảng truyền thống là Fianna Fail và nhất là đảng Fine Gael của đương kim Thủ tướng Leo Varadkar lại bỏ qua các chủ đề dân sinh bức xúc của dân chúng. Chiến lược của ông Varadkar tập trung vào Brexit, là chủ đề mà dân chúng CH Ireland quan tâm nhất trong năm 2019 và là lĩnh vực mà ông Varadkar gặt hái được một số thành công, đặc biệt trong việc xử lý biên giới với Bắc Ireland.

    Nhưng đây là một lựa chọn chiến lược sai lầm vì cuộc thăm dò dư luận sau bầu cử hôm 9/2 cho thấy cử tri Ireland bức xúc nhất là về vấn đề y tế (32%), tiếp đến là giá nhà ở (26%) và vấn đề Brexit lại bất ngờ trở nên nguội lạnh, chỉ được 1% cử tri quan tâm, nguyên nhân là vì cuộc tổng tuyển cử tại Anh đã đặt dấu chấm hết cho các hoài nghi về kịch bản Brexit. Ngược lại với Fine Gael và Fianna Fail, đảng Sinn Fein đã đưa ra một chương trình tranh cử thiên tả, với hứa hẹn nếu nắm quyền sẽ cho đóng băng giá thuê nhà, đồng thời xây dựng 100.000 nhà ở xã hội từ nay đến năm 2025. Các hứa hẹn này đã thu hút được cử tri Ireland. Ngoài ra, Sinn Fein cũng là đảng vận động cho nhiều thay đổi khác trong xã hội được cử tri Ireland ủng hộ như hôn nhân đồng tính hay cho phép phá thai. Cuối cùng, một yếu tố khác cần phải nhắc đến, đó là Sinn Fein đã cải thiện được rất nhiều hình ảnh của mình trong vài năm qua nhờ lãnh đạo mới là bà Mary Lou McDonald, một nữ chính trị gia có sức hút với công chúng.

    Tác động lên quan hệ Anh-EU

    Với quá khứ của mình, ngay sau khi Sinn Fein chiến thắng thì câu hỏi về việc thống nhất CH Ireland và Bắc Ireland lại được đặt ra. Thực tế là dù đã dứt bỏ các liên hệ với IRA nhưng Sinn Fein vẫn giữ chủ trương thống nhất hai miền của hòn đảo Ireland, tất nhiên bằng con đường hoà bình. Thăm dò dư luận trong ngày 10/2 tại CH Ireland cho thấy là 57% cử tri Ireland muốn có một trưng cầu dân ý về thống nhất với Bắc Ireland trong vòng 5 năm nữa. Tất nhiên, cũng cần phải có một cuộc trưng cầu ý dân tương tự ở Bắc Ireland, nhưng đó là một vấn đề khác.

    Dù thế nào thì đây cũng là tác động rõ nhất trong quan hệ giữa CH Ireland với Vương quốc Anh. Thực ra thì cũng có những nhà phân tích tại Anh cho rằng, việc Sinn Fein chiến thắng có một phần đóng góp của Brexit bởi sau khi Brexit xảy ra thì những người chủ trương thống nhất CH Ireland và Bắc Ireland nhận thấy rằng họ có cơ hội biến tham vọng này thành hiện thực, do trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2016 thì đa số người dân Bắc Ireland chống lại Brexit. Ngoài ra, các căng thẳng trong việc xử lý vấn đề biên giới giữa Bắc Ireland và CH Ireland trong thoả thuận Brexit cũng làm gia tăng tâm lý ly khai Bắc Ireland khỏi Vương quốc Anh. Những chi tiết này chúng ta sẽ thấy rõ hơn trong thời gian tới.

    Trước mắt, thách thức lớn với Sinn Fein là phải thành lập được một chính phủ liên minh. Thực tế là dù chiến thắng nhưng Sinn Fein có thể không phải là đảng giành nhiều ghế nhất trong Hạ viện có 160 ghế của CH Ireland do đảng này chỉ giới thiệu 42 ứng cử viên ra tranh cử, so với 84 ứng cử viên của Fianna Fail và 82 ứng cử viên của Fine Gael. Vì thế, sức nặng của Sinn Fein trong Hạ viện CH Ireland cũng sẽ bị hạn chế và nếu không liên minh với 1 trong 2 đảng lớn thì Sinn Fein rất khó thành lập chính phủ./.

    Theo VOV

  • Năm 2019 đang dần khép lại với những sự kiện lớn tác động tới nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Sau đây là 10 sự kiện thế giới nổi bật nhất năm 2019 được nhiều báo chí đồng tình bình chọn.

    Trump - Kim họp thượng đỉnh tại Hà Nội

    Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên Kim Jong-un đã chọn thủ đô Hà Nội, Hà Nội để họp thượng đỉnh lần hai vào ngày 26 và 27/2. Cuộc gặp được kỳ vọng tạo đột phá, ra tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên và có bước đi thực chất hướng tới phi hạt nhân. Tuy nhiên, do bất đồng về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt và các cơ sở hạt nhân khiến Trump - Kim ra về trắng tay.

    Sau đó, cuộc gặp ngẫu hứng tại biên giới liên Triều hồi tháng 6 giữa ông Trump và ông Kim nhen nhóm hy vọng "tình bạn" giữa hai lãnh đạo có thể tạo bước đột phá. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận cấp làm việc sau đó không đạt tiến triển.

    Đến cuối năm, Triều Tiên mất kiên nhẫn, tuyên bố chấm dứt đàm phán phi hạt nhân và cảnh báo Mỹ về một "món quà Giáng sinh". Lo ngại Bình Nhưỡng có thể tiếp tục thử tên lửa tầm xa hay thậm chí thử hạt nhân lại gia tăng. Bán đảo Triều Tiên nguy cơ quay trở lại tình trạng "bên miệng hố chiến tranh". 

    Thỏa thuận chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

    Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trở nên căng thẳng kể từ tháng 5, khi Tổng thống Donald Trump nâng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc với cáo buộc Bắc Kinh phá bỏ thỏa thuận đã cam kết. Sau các lần áp thuế, giá trị hàng hóa mà Mỹ và Trung Quốc áp lên nhau lần lượt là 550 tỷ USD và 185 tỷ USD.

    Căng thẳng tiếp tục gia tăng sau khi Canada bắt giữ Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu tại sân bay quốc tế Vancouver theo yêu cầu của Mỹ.

    Chính quyền Trump sau đó tung ra các lệnh cấm nhằm vào gã khổng lồ công nghệ Huawei của Trung Quốc, mở ra một mặt trận mới về công nghệ với Bắc Kinh. Cuộc đối đầu của hai cường quốc hàng đầu thế giới không chỉ xoay quanh vấn đề công bằng thương mại mà còn là cạnh tranh địa chính trị khi Washington muốn đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

    Tuy nhiên, cuối năm nay chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bất ngờ hạ nhiệt khi ngày 13/12 hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận giai đoạn một. Tuy nhiên, giới chuyên gia dự đoán chiến tranh thương mại có thể kéo dài tới sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, do hai bên còn nhiều nghi kỵ.

    Thảm họa cháy rừng Amazon

    Rừng Amazon ở Brazil năm nay đã hứng chịu hàng nghìn đám cháy, khiến khói lan rộng một nửa đất nước, và tràn sang các quốc gia láng giềng Peru, Bolivia và Paraguay đe dọa cuộc sống của hàng chục triệu dân. Gần 79.000 vụ cháy rừng đã được ghi nhận ở Brazil trong năm nay, cao nhất kể từ năm 2013, và một nửa trong đó xảy ra tại rừng mưa Amazon, nơi được coi là "lá phổi xanh" của hành tinh.

    Theo Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia Brazil, riêng hai ngày 23 và 24/8 đã có hơn 1.600 đám cháy mới tiếp tục bùng phát tại Amazon. Các chuyên gia cho hay việc người dân địa phương phá rừng để làm nương rẫy hoặc chăn thả gia súc trong những tháng mùa khô đã khiến tình trạng cháy rừng trở nên nghiêm trọng hơn.

    Thảm họa cháy rừng Amazon thu hút sự quan tâm của cả thế giới trong khi chính phủ của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro bị chỉ trích là phản ứng chậm chạp trước thảm họa.

    Tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở miền nam Pháp cuối tháng 8, các lãnh đạo của nhóm các nước công nghiệp phát triển đã nhất trí giúp Brazil khống chế thảm họa cháy rừng và hỗ trợ càng sớm càng tốt những quốc gia chịu ảnh hưởng do cháy rừng mưa ở Amazon. 

    Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố IS

    Khoảng 5 giờ chiều 26/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng với các cố vấn an ninh cấp cao tập trung tại phòng tình huống của Nhà Trắng để theo dõi hoạt động quân sự có thể coi là đáng chú ý nhất trong nhiệm kỳ qua của ông: Tiêu diệt thủ lĩnh tối cao của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), Abu Bakr al-Baghdadi.

    Video được quay bằng máy bay không người lái ghi lại cuộc đột kích cho thấy quân đội Mỹ đã tiếp cận từ nhiều phía xung quanh nơi ẩn náu của al-Baghdadi. Quân đội Mỹ đã tiến hành cuộc không kích phá hủy nơi ẩn náu của trùm khủng bố IS và tiêu diệt những kẻ tay chân bên ngoài khu nhà của al-Baghdadi trước khi truy bắt tên này. Bị dồn vào đường cùng, thủ lĩnh tối cao IS chạy trốn vào một đường hầm và kích nổ áo vest tự sát cùng 2 con.

    Mỹ rút quân khỏi Syria, mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd

    Thổ Nhĩ Kỳ ngày 9/10 phát động chiến dịch Mùa xuân Hòa bình nhằm đẩy lùi lực lượng dân quân người Kurd (YPG) khỏi biên giới phía bắc Syria, sau khi Mỹ đột ngột rút quân theo lệnh của Tổng thống Trump. Sự kiện này khiến Mỹ bị chỉ trích là bỏ rơi đồng minh người Kurd vốn đã “kề vai sát cánh” cùng Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) suốt nhiều năm.

    Chiến dịch Mùa xuân Hòa bình sau đó kết thúc nhờ thỏa thuận được ký kết giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ 2 tuần sau đó. Theo thỏa thuận, dân quân người Kurd được Mỹ hậu thuẫn phải rút khỏi vành đai rộng 30 km dọc biên giới phía bắc Syria. Biên phòng Syria quay lại tiếp quản nhiều khu vực biên giới, trong khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức các đợt tuần tra chung ở khu vực.

    Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là đã làm thay đổi cán cân trong bàn cờ chính trị ở Syria. Thổ Nhĩ Kỳ và Syria dường như đều đạt được mục đích chính trị. Còn Nga thể hiện vai trò trung gian tại Syria cũng như gia tăng đáng kể ảnh hưởng của mình tại quốc gia này. Sau khi Mỹ rút đi, Nga dường như là bên duy nhất có thể đàm phán với tất cả các bên liên quan ở Syria. Trong khi đó, Mỹ đánh mất vị thế xây dựng suốt nhiều năm qua tại Syria nói riêng cũng như ở Trung Đông nói chung.

    39 người Việt chết trong xe container ở Anh

    Cảnh sát Anh hôm 23/10 tìm thấy 39 thi thể trong thùng container tại khu công nghiệp Grays, hạt Essex, đông bắc thủ đô London. Các nạn nhân sau đó được xác định đều là công dân Việt Nam nhập cư trái phép vào Anh bằng container trên phà xuất phát từ Bỉ.

    Anh đã bắt 4 nghi phạm, một trong số đó bị truy tố tội ngộ sát, tham gia âm mưu buôn người và hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp. Việt Nam cũng bắt 11 nghi phạm liên quan đến đường dây môi giới đưa lao động sang Anh trái phép.

    Cuối tháng 11, Anh và Việt Nam đã phối hợp đưa toàn bộ thi thể, tro cốt của các nạn nhân về nước và bàn giao cho các gia đình.

    Biểu tình Hong Kong bùng phát

    Sau "phong trào ô dù" năm 2014, từ đầu tháng 6 năm nay Hong Kong lại rung chuyển bởi các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ cho phép Hong Kong đưa nghi phạm tới xét xử tại những khu vực thành phố chưa có hiệp ước dẫn độ, bao gồm Trung Quốc đại lục. Dự luật khiến nhiều người Hong Kong lo ngại họ sẽ phải chịu hệ thống pháp lý hoàn toàn khác và Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng với đặc khu.

    Cuộc biểu tình ôn hòa dần trở nên bạo lực khi cảnh sát sử dụng hơi cay, đạn cao su thậm chí đạn thật để trấn áp người biểu tình. Sau gần ba tháng Hong Kong tê liệt, Trưởng đặc khu Carrie Lam hồi tháng 9 đã nhượng bộ, rút dự luật. Tuy nhiên, người biểu tình tiếp tục xuống đường đòi đáp ứng 4 yêu cầu khác. Trong 6 tháng, Hong Kong chứng kiến 900 cuộc biểu tình, tuần hành và tụ tập công khai. Gần 6.000 người bị bắt, hơn 30% ở độ tuổi 21-25.

    Cuối tháng 11, phe dân chủ thắng áp đảo trong cuộc bầu cử cấp quận, giành hơn 90% số ghế. Kết quả không có tác động lớn nhưng được xem là một cuộc trưng cầu dân ý về tình trạng bất ổn hiện nay, cho thấy người dân Hong Kong tin vào dân chủ, pháp quyền và nhân quyền.

    Trump bị luận tội

    Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/12 trở thành tổng thống thứ ba trong lịch sử Mỹ bị xem xét bãi nhiệm sau khi Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát đã bỏ phiếu thông qua việc luận tội ông với cáo buộc lạm quyền và cản trở quốc hội.

    Nếu Thượng viện Mỹ thông qua các cáo buộc, Trump sẽ phải rời Nhà Trắng. Tuy nhiên, viễn cảnh này khó xảy ra bởi Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát. Trump có thể thêm lợi thế trong cuộc chạy đua tái tranh cử 2020. Tuy nhiên, việc xem xét bãi nhiệm Trump cùng với cáo buộc Nga can thiệp bầu cử, hay xây tường biên giới cho thấy nước Mỹ vẫn chia rẽ sâu sắc ba năm sau khi ông Trump lên nắm quyền.

    Vùng Vịnh ngấp nghé chiến tranh

    Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngày 13/7 bắt tàu Riah treo cờ Panama trên eo biển Hormuz, cho rằng con tàu đang buôn lậu dầu. Một tuần sau, Iran bắt thêm tàu dầu Stena Impero của Anh với cáo buộc không tôn trọng quy tắc hàng hải quốc tế. Đây được coi là hành động đáp trả việc Anh bắt tàu dầu Grace 1 của Iran ở Địa Trung Hải với cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu.

    Những vụ bắt giữ trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ - Iran đang ngấp nghé miệng hố chiến tranh. Hồi tháng 5, Washington đã triển khai nhóm tàu sân bay Abraham Lincoln tới Vùng Vịnh, còn Tehran bắn hạ máy bay không người lái trị giá 200 triệu USD của hải quân Mỹ hồi giữa tháng 6. Tổng thống Mỹ Trump ra lệnh không kích đáp trả Iran nhưng hủy vào phút chót.

    Các tàu dầu sau đó được Iran và vùng lãnh thổ Gibraltar của Anh trả tự do.

    Căng thẳng ở eo Hormuz phản chiếu cuộc đối đầu địa chiến lược tại Vùng Vịnh. Mỹ và đồng minh Arab Saudi, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) nhiều lần cáo buộc Iran tranh giành ảnh hưởng bằng các lực lượng ủy nhiệm ở Yemen, Syria và Iraq. Ngược lại, Tehran cho rằng Washington đe dọa hòa bình khu vực khi triển khai tàu sân bay, oanh tạc cơ và nhiều khí tài quân sự tới Vùng Vịnh.

    Máy bay Boeing 737 MAX chở 157 người gặp nạn

    Máy bay Boeing 737 MAX của hãng hàng không Ethiopian Airlines gặp nạn hôm 10/3, vài phút sau khi cất cánh từ thủ đô Addis Ababa của Ethiopia. 149 hành khách và 8 thành viên tổ bay đã thiệt mạng. Đây là tai nạn thứ hai của phi cơ 737 MAX trong chưa đầy 6 tháng.

    Vụ tai nạn khiến toàn bộ máy bay 737 MAX trên toàn thế giới bị cấm bay suốt hơn 9 tháng qua, đẩy Boeing vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử và chịu thiệt hại ít nhất 8 tỷ USD.

    Boeing hôm 15/12 buộc phải ngừng sản xuất dòng máy bay 737 Max. Đây là lần đầu tiên trong 20 năm Boeing ngừng sản xuất mẫu phi cơ bán chạy nhất. Động thái có thể tác động đáng kể tới nền kinh tế Mỹ bởi Boeing không chỉ nắm giữ lĩnh vực hàng không dân sự mà còn đóng góp quan trọng vào các ngành công nghiệp quốc phòng và vũ trụ nước này. Các hãng hàng không, công ty bảo hiểm và các nhà cung cấp linh kiện trên khắp thế giới cũng bị ảnh hưởng. 

    Theo Dân Việt

  • Được biết, Nữ hoàng đã bày tỏ sự thất vọng về giới lãnh đạo chính trị Anh và "năng lực điều hành thiếu chính xác" của họ.

    Người đứng đầu Hoàng gia 93 tuổi được cho là đã thể hiện sự tức giận với tầng lớp chính trị trong cuộc trao đổi cá nhân tại một sự kiện ngay sau khi Anh bỏ phiếu rời EU và ông David Cameron từ chức thủ tướng vào năm 2016.

    Một nguồn tin hoàng gia tuyên bố, từ đó đến nay Nữ hoàng đã "thực sự mất tinh thần" trước tình hình hiện tại và không hài lòng với "chất lượng" của các chính trị gia Anh trong bối cảnh hỗn loạn Brexit.

    Sự thất vọng của bà dường như chỉ tăng lên khi các nghị sĩ hiện đang đe dọa sẽ kéo bà vào vòng xoáy Brexit, và khi Vương quốc Anh đang tiến gần hơn đến Brexit không thỏa thuận dưới thời Thủ tướng mới, ông Boris Johnson.

    Nguồn tin tiết lộ: "Tôi nghĩ rằng bà ấy thực sự mất tinh thần. Tôi đã nghe bà ấy nói về sự thất vọng của mình với giai cấp chính trị hiện tại và năng lực điều hành thiếu chính xác của họ."

    Nguồn tin nói thêm: “Bà đã bày tỏ sự bực tức và thất vọng về chất lượng lãnh đạo chính trị của chúng ta, và sự thất vọng đó sẽ chỉ tăng lên.”

    Nữ hoàng luôn đứng ngoài các vấn đề chính trị của đất nước và được biết đến với quan điểm trung lập tuyệt đối trong thời gian trị vì của mình.

    Quan điểm của bà hiếm khi được công khai và đây được cho là một trong những tuyên bố chính trị rõ ràng nhất mà bà từng đưa ra, gây ngạc nhiên cho các cận thần.

    Cung điện Buckingham từ chối bình luận về thông tin này.

    Tiết lộ được đưa ra khi những thành viên có xu hướng nổi loạn trong nội bộ Đảng Tory và các nghị sĩ Lao động có ý định kêu gọi Nữ hoàng can thiệp nếu ông Johnson từ chối từ chức sau khi Hạ viện bỏ phiếu bất tín nhiệm.

    Bộ trưởng Tài chính đảng đối lập John McDonnell phát biểu hồi tuần trước rằng ông sẽ đáp trả bằng cách đưa lãnh đạo đảng Lao động Jeremy Corbyn đến Cung điện Buckingham "trong một chiếc taxi" để nói với Nữ hoàng rằng đảng của ông đã sẵn sàng lấy lại quyền lực.

    Tuy nhiên, ông nói rằng bản thân thực sự không muốn "kéo" Nữ hoàng vào chuyện đó.

    Ông Boris đã đồng ý gặp Thủ tướng Ireland Leo Varadkar để thảo luận về Brexit và Bắc Ailen.

    "Vương quốc Anh đã chấp nhận đề nghị gặp gỡ của ông Varadkar và ngày chính thức đang được thảo luận", một nguồn tin của Anh cho hay.

    Ông Johnson đã nói với Liên minh châu Âu rằng những cuộc đàm phán mới là vô nghĩa trừ khi các nhà đàm phán sẵn sàng hủy bỏ mọi thỏa thuận trước đây của người tiền nhiệm Theresa May.

    EU cho biết họ chưa sẵn sàng mở lại thỏa thuận ly khai từng được bà May thông qua.

    Thỏa thuận của bà May, từng bị quốc hội Anh từ chối ba lần, quy định rằng Vương quốc Anh sẽ vẫn ở trong một liên minh hải quan "trừ khi và cho đến khi" các thỏa thuận thay thế được thiết lập để tránh đường biên giới cứng.

    Ông Johnson cho biết Anh sẽ rời EU vào ngày 31 tháng 10 dù có hay không có thỏa thuận.

    Ông đã tăng cường chuẩn bị cho sự ra đi của Vương quốc Anh mà không có thỏa thuận nếu Brussels từ chối đàm phán lại, khiến một số nhà lập pháp nghi ngờ Brexit không có thỏa thuận là mục tiêu chính của ông.

    Telegraph cho biết họ hy vọng cuộc gặp giữa ông Johnson và Varadkar có thể diễn ra trước hội nghị thượng đỉnh G7 ở Pháp vào cuối tháng 8.

    Trong khi đó, cựu thủ tướng của Đảng Lao động Gordon Brown bày tỏ quan điểm rằng Vương quốc Anh, trước đây được cả thế giới ngưỡng mộ vì tinh thần đồng lòng và phương châm hướng ngoại, giờ đây lại trưng ra một bức tranh về sự chia rẽ, không khoan dung và hướng nội.

    VietHome (Theo Mirror)

  • Ông Sajid Javid đã được trao chức vụ Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ của tân thủ tướng Boris Johnson.

    Cựu Bộ trưởng nội vụ là quan chức đầu tiên được ông Johnson bổ nhiệm khi bắt tay vào một cuộc cải tổ nội các đầy gay cấn, trong đó các nhân vật ủng hộ Brexit đang chiếm nhiều ưu thế.

    Người thay thế ông Javid tại Bộ Nội vụ là bà Priti Patel, người theo trường phái Brexit cứng rắn. Như vậy, bà Patel đã được đưa trở lại nội các sau khi bị buộc từ chức vào năm 2017 vì tiến hành những cuộc gặp gỡ không chính thức và không công khai với các nhân vật chính trị cấp cao của Israel.

    Ông Javid được nhiều người ủng hộ cho chức vụ Bộ trưởng Tài chính, nhưng vị trí dành cho bà Patel, một đồng minh lâu năm của ông Johnson, hẳn sẽ gây nhiều tranh cãi hơn do trước đây bà này từng bày tỏ những quan điểm cực hữu như ủng hộ án tử hình.

    Một người ủng hộ Brexit khác là ông Dominic Raab được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng để thay thế Jeremy Hunt, người đã quyết định nghỉ việc sau khi được đề nghị một chức không tương xứng.

    Ông Raab cũng được trao danh hiệu đứng đầu các bộ trưởng, có nghĩa là ông sẽ thay mặt cho ông Johnson trong các phiên chất vấn thủ tướng khi thủ tướng đi nghỉ, hoặc đi xa.

    Ông Michael Gove, đối tác cũ trong chiến dịch Vote Leave của ông Johnson, và là đối thủ trong cuộc chạy đua năm 2016, được bổ nhiệm chức Bộ trưởng phụ trách Công quốc Lancaster, trước đây do ông David Lidington nắm giữ.

    Ông Gavin Williamson trở lại làm Bộ trưởng Giáo dục chỉ vài tuần sau khi bị chính phủ sa thải vì cáo buộc làm rò rỉ thông tin từ cuộc họp của Hội đồng Bảo an Quốc gia về vai trò của Huawei trong kế hoạch cơ sở hạ tầng 5G của Anh.

    Trong quyết định bổ nhiệm ấn tượng nhất của một ngày đầy kịch tính, nhân vật tiên phong trong chiến dịch Brexit, ông Jacob Rees-Mogg đã gia nhập chính phủ với tư cách lãnh đạo Hạ viện.

    Một trong những người ủng hộ lâu năm nhất của Johnson, ông Ben Wallace, đã được thăng chức từ Bộ trưởng An ninh lên Bộ trưởng Quốc phòng để thay thế bà Penny Mordaunt, người bị sa thải một cách bất ngờ khỏi nội các sau khi bà ra mặt ủng hộ ông Hunt trong cuộc đua lãnh đạo đảng Tory.

    Bộ trưởng Brexit Stephen Barclay, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock và Bộ trưởng Lao động và Lương hưu Amber Rudd may mắn giữ được công việc của mình vào một buổi tối căng thẳng khi 17 đồng nghiệp của họ, bao gồm Hunt, Mordaunt, và cựu Bộ trưởng Thương mại Liam Fox đều bị sa thải hoặc tự rời khỏi nội các.

    Những nhân vật cấp cao khác rời nhiệm sở bao gồm cựu Bộ trưởng Giao thông Chris Grayling và cựu Bộ trưởng Kinh doanh Greg Clark, người phản đối Brexit không thỏa thuận.

    Bà Liz Truss, một người ủng hộ ông Johnson từ những ngày đầu đã được chỉ định thay thế ông Fox làm Bộ trưởng Thương mại Quốc tế.

    Những người quay lại chính phủ bao gồm Nicky Morgan - Bộ trưởng Văn hóa, và Andrea Leadsom - Bộ trưởng Kinh doanh.

    Ông Robert Buckland, Bộ trưởng Tư pháp, và Robert Jenrick, Bộ trưởng Nhà ở và Chính quyền địa phương, là hai trong số những người được thăng chức trong hàng ngũ bộ trưởng.

    Dân biểu Rishi Sunak được chỉ định là Bộ trưởng phụ trách Ngân khố.

    Grant Shapps thay thế Grayling làm Bộ trưởng Giao thông sau khi chiến lược dữ liệu của ông góp phần giúp Johnson bước vào vòng đua hai người cuối cùng trong cuộc tranh cử vị trí lãnh đạo đảng Tory.

    James Cleverly, phó chủ tịch đảng Tory, đã được bổ nhiệm làm bộ trưởng không bộ (bộ trưởng trong Nội các không chịu trách nhiệm về một bộ nào) kiêm chủ tịch đảng.

    Nghị sĩ độc lập Nick Boles, người từng giữ chức bộ trưởng thuộc đảng Bảo thủ dưới thời David Cameron, cho biết đảng đã bị những thành viên theo đường lối cứng rắn tiếp quản.

    Ông nói: “Những người theo đường lối cứng rắn đã nắm quyền trong đảng Bảo thủ. Những thành viên theo trường phái Thatcher, những người theo chủ nghĩa tự do và những người ủng hộ Brexit không thỏa thuận đang kiểm soát tổ chức đảng từ trên xuống dưới. Những thành viên theo phái Liberal One Nation đã bị tiêu diệt một cách tàn nhẫn.

    Chỉ một vài nhân vật trung lập được giữ lại với vai trò bù nhìn. Việc tiếp quản bắt đầu tại các đảng cử tri địa phương giờ đây đã hoàn tất. Đảng Brexit đã giành chiến thắng trong cuộc chiến mà không bầu một nghị sĩ cụ thể nào. Boris Johnson không phải là thủ tướng mới của chúng tôi; người chúng tôi chọn lựa là ông Nigel Farage''.

    Đảng Lao động đã lên tiếng chỉ trích việc bổ nhiệm những thành viên Bảo thủ cứng rắn trong nội các của ông Johnson.

    Chủ tịch đảng Ian Lavery cho biết: “Động thái đầu tiên của Boris Johnson với tư cách thủ tướng là chỉ định một nội các toàn những người bảo thủ theo đường lối cứng rắn, những người sẽ chỉ đại diện cho một số ít nắm đặc quyền.

    “Một Bộ trưởng Tài chính liên tục kêu gọi cắt giảm thuế cho các tập đoàn lớn, một Bộ trưởng Giáo dục và Bộ trưởng Nhà ở từng bị sa thải vì vi phạm an ninh quốc gia và một Ngoại trưởng không hiểu nổi tầm quan trọng của các bến cảng.

    “Nội các thiếu hiểu biết này đẩy chúng ta vào 9 năm khắc khổ, trong khi yêu cầu cắt giảm thuế cho các tập đoàn lớn siêu giàu. Chúng tôi cần một cuộc tổng tuyển cử và một chính phủ Lao động sẽ mang lại thay đổi thực sự cho nhiều người, chứ không phải một số ít có đặc quyền, mà chính ông Johnson và nội các của ông ta là đại diện.”

    Các nghị sĩ Tory trung lập cũng bày tỏ sự ngạc nhiên đối với phong thái lèo lái chính phủ của ông Johnson.

    Nhiều người kêu gọi bổ nhiệm ông Hunt vào một vị trí cấp cao sau khi ông này đã điều hành một chiến dịch lãnh đạo hết sức thành công và được tán dương, nhưng ông đã từ chức Ngoại trưởng sau khi ông Johnson cố gắng giao cho ông một công việc khác.

    Một nghị sĩ bày tỏ chính phủ đã “mất đi một số người tốt,” trong khi một nghị sĩ khác chỉ đơn giản than “ôi trời.”

    Tuy nhiên, một nghị sĩ Brexit cho biết “thay đổi lớn đòi hỏi những thay đổi lớn.”

    Trong khi đó, một nguồn tin khác từ đảng Bảo thủ mô tả cuộc cải tổ của ông Johnson là một hành động “bất ngờ và mạo hiểm” nhưng đồng thời đặt câu hỏi liệu nó có được thiết kế để cho EU thấy rằng ông Johnson hoàn toàn nghiêm túc về một Brexit không thỏa thuận hay không.

    VietHome (Theo Huffington Post)

     

  • Đại sứ quán Anh xác nhận 4 công dân nước này bị bắt sau khi cảnh sát Trung Quốc phá đường dây ma túy liên quan nhiều người nước ngoài.

    Một sĩ quan Trung Quốc đứng gần xe cảnh sát. Ảnh: AFP

    4 công dân Anh bị bắt tại thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. "Chúng tôi đang liên hệ với nhà chức trách Trung Quốc và sẽ hỗ trợ lãnh sự cho các công dân này", người phát ngôn đại sứ quán Anh nói.

    Hai ngày trước, cảnh sát thành phố Từ Châu cho biết họ đã bắt 19 nghi phạm trong vụ án ma túy tại một trường ngoại ngữ ở địa phương. Trong những người bị bắt có 7 giáo viên và 9 học viên người nước ngoài, nhưng cảnh sát không cung cấp danh tính cũng như quốc tịch của các nghi phạm.

    Truyền thông nhà nước Trung Quốc tiết lộ một số nghi phạm là giáo viên tại trung tâm dạy tiếng Anh thuộc EF Education First, tổ chức giáo dục quốc tế có trụ sở ở Thụy Sĩ và hiện hoạt động trên 114 quốc gia. Tổ chức này hôm 10/7 bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc về sự việc và đang hợp tác với chính quyền.

    Vụ bắt diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và Anh đang căng thẳng xung quanh vấn đề Hong Kong. Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt đề nghị Trung Quốc tuân thủ Tuyên bố chung Trung - Anh về phương án quản lý Hong Kong, sau khi nhiều người dân tại đặc khu biểu tình chống dự luật dẫn độ cho phép đưa tội phạm tới Trung Quốc đại lục. Đáp lại, Bắc Kinh khẳng định London "không có bất kỳ trách nhiệm nào với Hong Kong" và yêu cầu nước này ngừng can thiệp nội bộ. 

    Hong Kong được Anh trao trả cho Trung Quốc đại lục từ năm 1997, nhưng vẫn được phép duy trì hệ thống luật pháp, tư pháp riêng theo mô hình "một quốc gia, hai chế độ". Trung Quốc hồi năm 2017 khẳng định Tuyên bố chung Trung - Anh về phương án quản lý Hong Kong sau khi đặc khu này được trao trả là "tài liệu của quá khứ" và không còn nhiều giá trị thực tế.

    Viethome (theo VnExpress)