• Mới đây, báo chí phương Tây dẫn nguồn tin từ Moscow nói rằng, cựu vận động viên thể dục dụng cụ Alina Kabaeva vừa sinh đôi con trai. Người phụ nữ 36 tuổi từ lâu được đồn đoán là người tình bí mật của ông Putin, nhưng không có bằng chứng nào xác thực.

    Alina Kabaeva vô cùng xinh đẹp và bị nghi là người tình của ông Putin.

    Theo nguồn tin, cả khu VIP của một bệnh viện được dành riêng cho Kabaeva. Hai tuần trước khi sinh, các nhân viên thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga được cho là đã “kiểm tra mọi ngóc ngách của bệnh viện”.

    “Alina Kabaeva sinh đôi hai bé trai”, nguồn tin cho biết. Sergei Kanaev, nhà báo điều tra Nga thân cận với cơ quan tình báo, chia sẻ trên Facebook cá nhân rằng một bác sĩ Italia được gọi tới để mổ cho cựu vận động viên thể dục dụng cụ. 

    Tuy nhiên, tờ The Times cho biết nguồn tin Nga đưa thông tin về cuộc sống riêng tư của Tổng thống Putin lập tức bị gỡ bỏ. Điều này khiến nhiều người suy đoán điện Kremlin đã can thiệp để bảo vệ quyền riêng tư của tổng thống Nga. Năm 2008, một tờ báo phải dừng hoạt động khi loan tin ông Putin sắp cưới Kabaeva.

    Tờ Daily Star cho biết, ông Putin giữ im lặng về thông tin người tình tin đồn sinh đôi con trai. Điều này được cho là xuất phát từ thói quen giữ bí mật từ thời ông còn công tác tại Ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô (KGB).

    Ngoại lệ hiếm hoi ông Putin công khai chuyện đời tư là lần tổng thống Nga xuất hiện cùng người vợ Lyudmila năm 2013 để tuyên bố cả hai đã ly hôn. Sau khoảng 3 thập kỷ chung sống, ông Putin và bà Lyudmila được cho là có 2 con gái là Maria và Katerina.

    Điện Kremlin không bàn luận hay xác nhận về đời tư của Tổng thống Putin, nhất là tin đồn về Kabaeva. Ông Putin hiếm khi xuất hiện trước công chúng với cựu vận động viên thể dục dụng cụ Nga. Trước đây khi được hỏi về Kabaeva, ông chủ điện Kremlin trả lời thẳng thắn: "Tôi không thích việc mọi người soi mói và tưởng tượng thái quá về đời sống riêng tư của người khác".

    Theo The Time, tổng thống Nga gặp Kabaeva khi cô này còn là một vận động viên thể dục dụng cụ nổi tiếng với biệt danh "người phụ nữ dẻo dai nhất nước Nga". Kabaeva giành huy chương đồng tại Thế vận hội Sydney và huy chương vàng ở Thế vận hội Athens năm 2004.

    Sau đó, cô chuyển hướng làm người mẫu và thường xuất hiện trên trang bìa của tạp chí thời trang Vogue Russia. Người phụ nữ 36 tuổi sau đó thử sức ở lĩnh vực ca hát và chính trị. Cô từng chiến thắng trong cuộc bầu cử với tư cách nghị sĩ đảng Nước Nga Thống Nhất.

    Kabaeva không xuất hiện trước công chúng kể từ tháng 10, sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

    Viethome (theo Dân Việt)

  • Người đàn ông ném sữa lắc vào Nigel Farage cho biết ông rất hối hận về hành động của mình và muốn xin lỗi nhà lãnh đạo Đảng Brexit.

    Paul Crowther đã quăng một ly sữa chuối và trà caramel mặn có giá 5.25 bảng vào ông Farage khi ông đang đi vận động ở trung tâm thành phố Newcastle trước cuộc bầu cử châu Âu hồi tháng trước.

    Người đàn ông 32 tuổi này đã nhận tội tấn công và gây tổn hại tại Tòa án sơ thẩm Bắc Tyneside và bị phạt 520 bảng, bao gồm khoản bồi thường 350 bảng cho ông Farage.

    Phát biểu với LBC, Crowther nói rằng cuộc tấn công không được lên kế hoạch từ trước và đó “không phải là hành động đúng đắn.”

    Nhớ lại vụ việc, anh nói với người dẫn chương trình Nick Ferrari: “Tôi đi mua sữa. Tôi đang trên đường trở về. Tôi đã thấy một cuộc biểu tình Brexit. Rồi ông ấy xuất hiện giữa đám đông.

    “Khi đó tôi chẳng nghĩ ngợi gì. Tôi đã đánh mất hoàn toàn lý trí.

    “Tôi lấy làm tiếc vì hành động của mình và tôi muốn xin lỗi ông Farage vì những gì tôi đã làm.”

    Crowther, người đã mất việc vì hành vi tấn công, nói tiếp: “Dù tôi có nghĩ gì về ông ấy, liệu tôi có thể nói rằng hành động đó là đúng đắn không? Không, không thể nào.

    “Tôi là một người rất tin tưởng vào nền dân chủ và tự do ngôn luận và tôi hoàn toàn hối hận về những gì mình đã làm.

    “Tôi không uống rượu trước đó, lúc đó là 12 giờ! Thứ duy nhất tôi đã uống là sữa lắc.”

    Công tố viên James Long trình bày với tòa án rằng ông Farage “không biết liệu đó có phải là một chất lỏng vô hại hay không.”

    Một trang gây quỹ trực tuyến để hỗ trợ Crowther chi trả chi phí tòa án đã thu được hơn 1.700 bảng.

    Graeme Rayner, người lập trang, cho biết Crowther ủng hộ việc gây quỹ.

    Ông Rayner nói thêm: “Theo tôi, ném một ly sữa vào người khác là tương đối vô hại.”

    Hiện lãnh đạo đảng Brexit chưa đưa ra bình luận về lời xin lỗi của anh Crowther.

    VietHome (Theo Evening Standard)

  • Đối lập với ánh đèn rực rỡ suốt đêm ngày - biểu trưng cho sự phồn thịnh của Hong Kong - là những mảng màu u tối của đói nghèo, những phận người vô gia cư sống lay lắt tạm bợ trên hè phố.

    hong kong vo gia cu 1

    Sự tương phản nghiệt ngã ở Hong Kong hoa lệ, giá đất đắt đỏ nhất hành tinh

    Với những "rừng" cao ốc tráng lệ cùng ánh đèn quảng cáo rực rỡ suốt đêm ngày, đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) là một thành phố hoa lệ đúng nghĩa. Hong Kong cũng nổi tiếng với thị trường bất động sản sôi động và đắt đỏ bậc nhất thế giới, nơi đây cả khi chi trả tới hàng ngàn USD tiền thuê nhà, người ta cũng không thể có được một nơi ở tử tế, tiện nghi.

    Đối lập với nhịp sống hào nhoáng ở nơi được mệnh danh là "thành phố không ngủ" này là những mảng màu u tối của đói nghèo, những phận người vô gia cư sống lay lắt tạm bợ trên hè phố. Ngày càng nhiều người bị đẩy ra lề đường, sống cuộc sống "màn trời chiếu đất", cũng không ít người chủ động lựa chọn sống vô gia cư thay vì trú ngụ trong những căn nhà "quan tài" siêu nhỏ và thiếu các điều kiện sống tối thiểu.

    hong kong vo gia cu 1
    Ánh sáng biểu trưng cho sự phồn thịnh ở Hong Kong hoa lệ.

    Theo số liệu chính thức năm 2018, có 1.127 người vô gia cư ở Hong Kong, tuy nhiên các tổ chức từ thiện cho rằng con số thực tế lên tới gần 2.000 người và có thể tiếp tục tăng mạnh theo thời gian.

    hong kong vo gia cu 1
    Người vô gia cư sống lay lắt trong một công viên ở Sham Shui Po.

    Hơn một nửa trong số 1.127 người vô gia cư được khảo sát cho biết họ đã sống như vậy hơn 5 năm. Trong số này, có tới 244 người thừa nhận họ đã ngủ trên hè phố hơn một thập kỷ. Số liệu khảo sát cũng chỉ ra, hơn một nửa số người vô gia cư ngủ trong công viên, sân chơi và bãi đỗ xe. Các địa điểm khác được họ lựa chọn bao gồm gầm cầu vượt, nhà vệ sinh công cộng, trạm xe buýt và cửa hàng thức ăn nhanh mở cửa 24/24.

    Phần lớn người vô gia cư cho biết, họ không có khả năng trả tiền thuê nhà do thất nghiệp. Những người khác buộc phải sống "không nhà" do không thể tìm được nhà ở giá cả phải chăng, hoặc không tìm được nơi ở sau khi ra tù hay sau khi rời các cơ quan khác. Một số khác lại khẳng định đó là cuộc sống họ chủ động lựa chọn.

    Cuộc sống của người đàn ông gốc Việt ở nơi nghèo nhất Hong Kong

    Ông Nguyễn Văn Sơn là một trong số 17 người vô gia cư sống ở cây cầu bộ hành trên phố Yen Chow tại Sham Shui Po, quận nghèo nhất Hong Kong.

    hong kong vo gia cu 1
    Ông Sơn sống ở cây cầu bộ hành thuộc phố Yen Chow tại Sham Shui Po, quận nghèo nhất Hong Kong.

    Ông Sơn rời Việt Nam sang Hong Kong từ năm 1981-1982 rồi làm công việc tháo dỡ nhà cũ. Thời điểm đó, Hong Kong đang phát triển với tốc độ chóng mặt, hàng loạt nhà cao tầng mọc lên. Được một thời gian, đến khoảng những năm 2000, ông không tìm được nhiều công việc tay chân như hồi trẻ nên buộc phải lao vào con đường đi bán thuốc lá lậu và 5 lần 7 lượt bị bắt. Vợ con cũng bỏ ông mà đi, ông phải dọn ra ngoài ở, không tiền, không công việc, ông buộc phải sống vất vưởng ở cây cầu suốt thời gian dài.

    Ông kể: "Vào buổi sáng, tôi dọn dẹp khu một chút. Tôi tưới nước cho những cái cây của tôi, cứ phải tưới 3 lần 1 ngày vì ở đây giờ nóng lắm. Tôi thường ăn bánh mì hoặc mì gói, đôi khi nhịn 1-2 bữa cũng chẳng sao".

    hong kong vo gia cu 1

    Là người vô gia cư và đã trên 60 tuổi, ông Sơn chỉ nhận được trợ cấp 3.485 đô la Hong Kong mỗi tháng. "Nếu tôi chi tiêu tằn tiện hết mức thì cũng đủ. Tôi có vài công việc tạm thời, chẳng hạn dọn dẹp, nhưng lúc làm, lúc không. Khi còn trẻ và còn sức lực, tôi làm việc chăm chỉ hơn, giờ tôi già yếu rồi không đủ sức nữa. Tôi có vấn đề cá nhân. Tôi từng suy nghĩ rất nhiều, về việc gia đình chia ly, mỗi lần nghĩ đến chuyện đó tôi lại đau đầu, nên giờ tôi không bận tâm nữa. Nếu có việc thì tôi làm, có thức ăn thì tôi ăn, có bao nhiêu tiền thì tôi tiêu bấy nhiêu", ông Sơn nói.

    McRefugees – Những người "tị nạn" tại cửa hàng thức ăn nhanh

    Khi chi phí sinh hoạt ở Hong Kong không ngừng tăng lên, ngày càng nhiều người đổ xô tới các cửa hàng McDonalds, không phải vì đồ ăn nhanh giá rẻ mà là để kiếm chỗ ngủ. Thuật ngữ "McRefugee" cũng từ đó mà ra đời (refugee là từ tiếng Anh, nghĩa là "tị nạn"). "McRefugee" dùng để chỉ những người ngủ qua đêm tại cửa hàng thức ăn nhanh và bị đuổi ra ngoài trước khi cửa hàng phục vụ bữa sáng.

    Theo Tổ chức vì Cộng đồng Hong Kong (SoCO), năm 2018 có ít nhất 384 người ngủ qua đêm tại McDonalds, trong khi con số này là 256 người vào năm 2015 và 57 người vào năm 2013. Số lượng người tìm đến chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh phục vụ 24/7 này cũng đang tăng ngoài tầm kiểm soát.

    hong kong vo gia cu 1
    Cửa hàng thức ăn nhanh trở thành ngôi nhà thứ hai của người vô gia cư ở Hong Kong.

    So – từng là một người bán cá - bắt đầu chọn McDonalds như ngôi nhà thứ hai của mình từ năm 2017 sau khi mất việc.

    Suốt nhiều tháng, anh đứng bên ngoài cửa hàng McDonald chờ đợi những thực khách cuối cùng kết thúc bữa ăn đêm của mình. Vào một ngày đẹp trời, anh nhớ lại, nhân viên McDonald để cho các McRefugees vào trong vào khoảng 11h30 đêm. Mỗi người sẽ tìm một chỗ nằm cho mình và chợp mắt trước khi bị đánh thức vào khoảng giữa 5-7 giờ sáng hôm sau bởi mùi trứng xúc xích McMuffins thơm nức mũi tràn ngập cửa hàng.

    "Tôi không cảm thấy sợ", So nói, "Khi không có một xu dính túi, bạn chẳng còn gì để sợ cả".Người đàn ông 39 tuổi bộc bạch, cuộc đời anh đã trượt dài do nghiện ma túy. Anh rơi vào nợ nần và dần xa lánh gia đình.

    Tháng 11/2017, anh được Ng – một nhân viên xã hội của tổ chức SoCO phát hiện và giúp anh vào một trung tâm tạm trú dành cho người vô gia cư.

    Không thể trở lại công việc bán cá do một vết thương ở cánh tay sau nhiều năm cầm dao, So cho biết anh vẫn tích cực tìm việc và đã xin việc ở hệ thống đường sắt MTR.

    "Nếu tìm được việc thì tôi sẽ có thể tính đến việc tìm nơi ở. Dù chỗ đó nhỏ như một cái nhà lồng cũng chẳng sao vì tôi chỉ ở một mình thôi. Khi nào tìm được việc, tôi mới có thể đối mặt với gia đình mình", So ngậm ngùi.

    Từ cuộc sống ngột ngạt trong nhà lồng đến cuộc sống bấp bênh trên hè phố

    Mật độ dân cư đông đúc với quỹ đất gần như đã hết, giá nhà đất cũng như chi phí thuê nhà ở không ngừng tăng lên đã dồn ép nhiều người thu nhập thấp, buộc họ phải tìm đến những căn nhà lồng, nhà "quan tài" – loại căn hộ siêu nhỏ có giá thuê từ 1.000-4.000 đô la Hong Kong (tương đương 127-510 USD) mỗi tháng.

    Dù giá thuê cao ngất ngưởng nhưng các khu nhà này vô cùng chật chội, thường nhỏ hơn một chỗ đậu xe, cực kỳ bất tiện, đông đúc, kém thông thoáng và ngột ngạt, chưa kể đến nguy cơ hỏa hoạn.

    Có những nơi nhà bếp và nhà vệ sinh được gộp thành một, người sống phải o ép mình trong diện tích không gian chỉ từ 1,3 - 4,6 m2 không khác gì một chiếc lồng.

    Ước tính có tới 200.000 người ở Hong Kong phải sinh tồn trong những căn nhà như vậy.

    hong kong vo gia cu 1
    Các tình nguyện viên phát thức ăn và nước uống bên ngoài khu lều tạm bợ trên cầu ở Mong Kok.

    Với những người không thể chi trả tiền thuê nhà, chân cầu, gầm cầu vượt và cầu tàu là những lựa chọn tiếp theo dù cuộc sống ở những nơi như thế rất bấp bênh với nỗi lo bị trục xuất luôn thường trực.

    Cứ vài ba tháng họ lại bị yêu cầu rời đi và phải chuyển tới các nhà tạm trú do chính quyền quản lý, nơi thời gian lưu trú bị giới hạn vỏn vẹn 6 tháng, đôi khi chỉ 3 tháng.

    Ở Sham Shui Po - quận nghèo nhất Hong Kong, một lối đi có mái che trở "nhà" của khoảng 15 người đàn ông vô gia cư.

    hong kong vo gia cu 1
    Ông Lee Tim-choi khoe nơi ngủ của mình giữa đống khăn bẩn lùng nhùng.

    Người nào may mắn thì có giường gấp. Những người khác như Lee Tim-choi (70 tuổi) thì tự chế nệm ngủ bằng vài chiếc khăn bẩn.

    Lee là người vô gia cư đã 30 năm nay. Thời trẻ, ông làm những công việc lặt vặt để trả tiền thuê nhà. Không may, một tai nạn giao thông vào năm 1989 đã tước đi khả năng lao động của Lee và buộc ông phải gắn bó với chiếc xe lăn kể từ đó.

    Lee từng đến ở nhà tạm trú nhiều lần. Gần đây nhất, ông sống trong một viện dưỡng lão nhưng sau đó quyết định rời đi, nói rằng ông rất buồn với cách đối xử của các nhân viên ở đó.

    Lee hoài nghi về những nỗ lực giúp đỡ của chính quyền và cho rằng cơ hội để ông thoát khỏi cuộc sống màn trời chiếu đất hiện tại là rất hy hữu.

    "Tôi không sống được bao lâu nữa. Nhưng chỉ cần bạn có một trái tim hướng thiện, bạn sẽ chẳng có gì phải sợ cả", Lee nói.

    Bên cạnh số đông người vô gia cư bất đắc dĩ, vẫn có những người gọi cuộc sống vất vưởng nơi hè phố là "lựa chọn cá nhân". Trong số đó có Simon Lee - người vô gia cư hạnh phúc nhất ở Hong Kong.

    hong kong vo gia cu 1
    Simon Lee có lẽ là người vô gia cư hạnh phúc nhất Hong Kong.

    Người đàn ông 52 tuổi này đã từ bỏ tầng lớp trung lưu để trở thành một người vô gia cư không một xu dính túi, sống qua ngày nhờ thức ăn thừa của cửa hàng McDonald và các suất ăn thiện nguyện phát tại một đền thờ đạo. Simon Lee coi đó là cách giúp xã hội tiết kiệm các nguồn lực.

    "Tôi duy trì cuộc sống ở mức tối thiểu. Tôi không tiêu tiền nên cũng không cần phải kiếm tiền. Tôi không ham hư danh và vật chất. Mọi người thường mặc định là người vô gia cư bẩn thỉu, rách nát và thô lỗ. Nhưng những người vô gia cư cũng có cách sống của riêng mình. Chúng tôi sống rất đàng hoàng", ông nói.

    Simon Lee cũng không kết hôn và chủ động cắt đứt mọi liên hệ với gia đình. Với ông, cuộc sống không nhà cửa là cách giải thoát ông khỏi gánh nặng vật chất và nỗi đau do các mối quan hệ mang lại.

    Những nỗ lực thất bại của chính quyền Hong Kong

    Những người chủ động lựa chọn cuộc sống vô gia cư và hài lòng với nó chỉ là con số rất nhỏ. Phần lớn người vô gia cư ở Hong Kong vẫn đang phải chật vật từng ngày với cuộc sống thiếu thốn đủ đường, không được chăm sóc về y tế.

    Theo Ng - một nhân viên xã hội của Tổ chức Cộng đồng (SoCO), tình trạng vô gia cư diễn ra vì chính quyền Hong Kong không muốn đối phó với nó.

    Khi giá bất động sản và chi phí cho thuê tăng vọt, chính quyền đã cam kết xây thêm nhà ở công cộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong khi ngày càng nhiều người dân bị đẩy xuống dưới mức nghèo khổ. Nhưng quỹ đất hạn chế đã buộc các quan chức thừa nhận không thể đạt được mục tiêu.

    Khi tình trạng thiếu hụt ngày càng trầm trọng, thời gian chờ đợi để được ở nhà trợ cấp đã tăng lên lâu nhất trong gần hai thập kỷ. Để có được một suất trong nhà ở trợ cấp, thời gian đợi trung bình là 5 năm 1 tháng đối với hộ gia đình và 2 năm 9 tháng đối với người cao tuổi.

    Đối với những người không thuộc hai diện này, thời gian đợi có thể lâu hơn nhiều. Có người chờ đợi tới 20 năm kể từ khi đăng ký mà vẫn chưa được xét duyệt. Cuối cùng, nhiều người chẳng buồn đăng ký vì thời gian chờ đợi quá mệt mỏi.

    hong kong vo gia cu 1
    Nhà lồng chật chội đã trở thành biểu tượng của Hồng Kông.

    hong kong vo gia cu 1

    Chính quyền Hong Kong cũng cố gắng cung cấp các nơi tạm trú cho người vô gia cư nhưng theo các tổ chức xã hội, nỗ lực này chỉ mang tính chất ngắn hạn. Ng nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng giới hạn lưu trú tại các nhà tạm trú này từ 3-6 tháng, lên ít nhất là 1 năm.

    Các tổ chức phi chính phủ Hong Kong cũng thúc giục chính quyền địa phương áp dụng chính sách thân thiện với người vô gia cư. Nhiều trường hợp người vô gia cư bị trục xuất đột ngột mà chính quyền không hề thương lượng hay thông báo trước.

    Việc chính quyền buộc 8 người vô gia cư tại cầu tàu Kwun Tong phải rời đi giữa tiết trời lạnh giá hồi tháng 1/2018 từng khiến dư luận dậy sóng phẫn nộ.

    Nếu chính quyền Hong Kong không có những giải pháp toàn diện, lâu dài và cách tiếp cận chủ động hơn, số người vô gia cư tại đây sẽ còn tiếp tục tăng và ánh sáng phồn thịnh của đảo ngọc này sẽ mãi không thể chiếu sáng góc khuất u tối của những phận người nghèo đói không nhà cửa.

    Viethome (theo Helino)

  • Ông Boris Johnson đang vạch ra kế hoạch tăng ngưỡng thuế thu nhập 40p lên 80.000 bảng.

    Mức thuế thu nhập cao hơn hiện đang được áp dụng đối với người có thu nhập trên 50.000 bảng ở Anh và động thái giảm thuế này có thể mang lại lợi ích cho hơn ba triệu người.

    Cựu ngoại trưởng tin rằng chi phí của chính sách này có thể được trang trải nhờ vào lượng ngân sách vốn được dành cho kế hoạch Brexit không thỏa thuận.

    Trong chuyên mục trên Daily Telegraph của mình, ông nói: “Chúng ta nên cắt giảm thuế doanh nghiệp và các loại thuế kinh doanh khác. Chúng ta nên tăng ngưỡng thuế thu nhập.

    “Chúng ta có thể kỳ vọng tăng trưởng kinh tế lớn hơn nhiều - và vẫn là xã hội sạch nhất, xanh nhất trên trái đất này.”

    Theo kế hoạch do ông vạch ra, những người kiếm được 60.000 bảng có thể được giảm 1.000 bảng tiền thuế thu nhập.

    Động thái này sẽ tiêu tốn khoảng 9,6 tỷ bảng mỗi năm và sẽ được tài trợ từ 26,6 tỷ bảng hiện đang được Bộ Tài chính dành riêng cho việc chuẩn bị viễn cảnh Brexit không thỏa thuận.

    Nó cũng sẽ được bù đắp một phần nhờ các đóng góp của Bảo hiểm Quốc gia.

    Tuy nhiên, một nguồn tin thân cận với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây cho hay việc không thanh toán hóa đơn Brexit trị giá 39 tỷ bảng khi Anh rời Liên minh châu Âu sẽ dẫn đến tình trạng vỡ nợ.

    Nguồn tin cho biết: “Không tôn trọng nghĩa vụ thanh toán của bạn là sự thất bại trong việc đảm bảo các cam kết quốc tế và việc này sẽ dẫn đến các hậu quả hiển nhiên.”

    VietHome (Theo Metro)

  • Ông Boris Johnson sẽ không phải ra tòa trước những cáo buộc lừa dối công chúng trong chiến dịch Brexit.

    Cựu ngoại trưởng đã kháng nghị thành công yêu cầu xuất hiện tại tòa án sau khi nhà vận động Marcus Ball tiến hành một cuộc truy tố cá nhân nhắm đến ông.

    Ông Johnson, người đứng đầu trong chiến dịch Vote Leave, đã bị buộc tội danh hành vi sai trái trước công chúng do những tuyên bố mà ông đưa ra trong chiến dịch trưng cầu dân ý Brexit, khẳng định Anh gửi 350 triệu bảng mỗi tuần cho EU.

    Ở phiên tòa tại High Court hôm 7/6, luật sư của ông Johnson nói với các thẩm phán cấp cao rằng ông phủ nhận hành động không đúng hoặc không trung thực trong chiến dịch năm 2016.

    Họ đã kháng nghị lệnh triệu tập yêu cầu ông Johnson hầu tòa của Tòa án Westminster về ba cáo buộc hành vi sai trái trước công chúng do ông Ball đưa ra. Trước đó, ông Ball đã gây quỹ 300.000 bảng thông qua một chiến dịch trực tuyến phục vụ quá trình truy tố.

    Ông Johnson, người được yêu thích trong cuộc đua thay thế Theresa May làm lãnh đạo Tory và thủ tướng, giờ đây sẽ không phải đối mặt với một vụ truy tố hình sự sau khi high Court bác bỏ lệnh triệu tập.

    Trao đổi với luật sư của ông Johnson, Adrian Darbishire QC, quan tòa Rafferty nói: "Chúng tôi đã bị thuyết phục, ông Darbishire, vì vậy ông đã thành công và chúng tôi cấp quyết định hủy bỏ lệnh triệu tập."

    Ông Darbishire trước đó đã nói với tòa án rằng con số 350 triệu bảng mỗi tuần đã vấp phải tranh cãi "ngay khi được phát ngôn ra" và vẫn là chủ đề của các cuộc tranh luận công khai.

    Ông nói: "Đó chỉ là một tuyên bố chính trị mở và sẵn sàng trở thành chủ đề tranh luận.”

    Ông Darbishire tuyên bố nỗ lực truy tố ông Johnson là "có động cơ chính trị" và ''rất đáng lo ngại".

    Các luật sư của ông Ball, trong các bản đệ trình bằng văn bản, lập luận rằng vụ truy tố là "một vấn đề mang tính lợi ích chính trị'' để hạ bệ uy tín của ông Boris Johnson.

    Đề cập đến con số 350 triệu bảng mỗi tuần, đại diện của ông Ball nói thêm: "Có nhiều bằng chứng cho thấy ông Johnson đã biết đó là một con số sai lệch."

    Phát biểu bên ngoài Tòa án Công lý Hoàng gia sau phiên xét xử, ông Ball cho biết ông sẽ xem xét các bước tiếp theo sau khi tòa án đưa ra lý do cho quyết định của mình.

    Ông Johnson không bị bắt buộc phải xuất hiện tại Tòa án tối cao và không tham dự phiên tòa.

    Một phát ngôn viên cho biết ngài nghị sĩ sẽ không bình luận về vụ việc.

    VietHome (Theo Sky News)

  • Trong khi các lãnh đạo thế giới khác ký tên ở cuối văn bản, Tổng thống Trump chọn cách ký ở ngay phần đầu trang giấy.

    Chữ ký của các lãnh đạo thế giới trong tuyên bố D-Day. Ảnh: AFP

    Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/6 có mặt tại Portsmouth, Anh, cùng các lãnh đạo thế giới dự lễ kỷ niệm 75 năm cuộc đổ bộ Normandy (D-Day) thời Thế chiến II. Các lãnh đạo đã cùng ký vào tuyên bố D-Day để "khẳng định rằng những hy sinh trong quá khứ không bao giờ là vô ích và sẽ không bao giờ bị lãng quên".

    15 lãnh đạo thế giới, bao gồm cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel, đều ký vào văn bản bằng mực xanh phía cuối trang giấy. Tuy nhiên, riêng Tổng thống Trump lại ký tên mình trên đầu trang giấy.

    Bức ảnh chụp vị trí chữ ký của các lãnh đạo thế giới trong tuyên bố D-Day lập tức thu hút sự chú ý trên các trang mạng xã hội. "Đoán xem lãnh đạo thế giới nào ký tên trên đầu khi tất cả những người khác đều ký ở phần dưới văn bản", Stig Abell, biên tập viên tạp chí Times Literary Supplement, viết trên Twitter.

    Chữ ký của các lãnh đạo thế giới trong tuyên bố D-Day. Ảnh: AFP

    Một người khác cho rằng vì phần dưới cùng trang giấy đã kín chỗ nên Tổng thống Mỹ mới phải ký "một mình một kiểu" như vậy.

    D-Day là cuộc đổ bộ của quân đội Đồng minh vào các bãi biển do phát xít Đức kiểm soát ở vùng Normandy, Pháp ngày 6/6/1944, còn gọi là "Trận chiến vì nước Pháp". Thắng lợi Normady vào tháng 7/1944 đã tạo nên bước ngoặt lớn cho Thế chiến II, góp phần dẫn tới sự sụp đổ của phát xít Đức và chấm dứt chiến tranh.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Dù vấp phải sự phản đối không nhỏ từ người dân, hoàng gia và chính phủ Anh vẫn tổ chức nghi thức chào đón chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump vô cùng long trọng.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng phu nhân Melania Trump ngày 3/6 bắt đầu chuyến thăm kéo dài ba ngày tại Anh. Đây là một trong những chuyến công du mà "gia đình đệ nhất" của nước Mỹ tham dự với nhiều thành viên nhất. Đi cùng Tổng thống Trump còn có bốn trong số năm người con của ông, theo Guardian. Ảnh: Getty.

    Tuy nhiên, khởi đầu chuyến thăm này, truyền thông quốc tế lại chú ý đến màn "chào sân" London trên mạng xã hội của nhà lãnh đạo Mỹ. Ngay khi chuyên cơ Air Force One vừa hạ cánh, Tổng thống Trump đã khiêu khích và chỉ trích Sadiq Khan, thị trưởng thành phố. Ông gọi Khan là "kẻ thua cuộc", đáp trả thái độ không chào đón của thị trưởng London. Ảnh: Getty.

    Tổng thống Mỹ cho biết ông dự kiến chuyến thăm ba ngày của mình sẽ "rất quan trọng" và "rất thú vị". Tổng thống Mỹ và phu nhân sau đó đến Cung điện Buckingham cho buổi tiếp đãi với Nữ hoàng, Thái tử xứ Wales và Nữ công tước xứ Cornwall. Ảnh: Getty.

    Trực thăng Marine One của Tổng thống Trump hạ cánh trên thảm cỏ bên trong cung điện Buckingham. Ảnh: AFP.

    Thái tử Charles ra tận trực thăng để đón tổng thống Mỹ cùng phu nhân. Ống kính truyền thông ghi nhận ông Trump nắm tay vị Thái tử xứ Wales khoảng 10 giây khi sánh bước trên thảm cỏ của cung điện Buckingham. Con gái ông Trump là Ivanka cùng chồng, Jared Kushner, đã đến cung điện từ trước. Ảnh: PA.

    Truyền thông Anh nhận định Tổng thống Trump từ khi nhậm chức vào năm 2017 luôn mong muốn có một chuyến thăm đúng quy chuẩn hoàng gia, tuy nhiên điều đó bị trì hoãn nhiều năm qua một phần vì những phản đối từ dư luận nước này mỗi lần ông Trump viếng thăm. Ảnh: Reuters.

    Tổng thống Trump duyệt đội hình Vệ binh Hoàng gia Anh. Các thành viên trong đội hình chào đón Tổng thống Trump thuộc Đại đội Nijmegen. Tổng thống Trump sau đó diện kiến Nữ hoàng Elizabeth II trước khi nghe quốc ca Mỹ được trình diễn bởi dàn quân nhạc. Ảnh: Getty.

    Cái "bắt tay" đầu tiên của Tổng thống Trump với nữ hoàng Anh ở Điện Buckingham lại khiến nhiều người bàn luận vì phong cách bắt tay khác thường của nhà lãnh đạo Mỹ. Ảnh: Reuters.

    Một phần quan trọng của buổi lễ chào đón hoành tráng dành cho Tổng thống Trump còn bao gồm nghi thức 41 phát đạn đại bác danh dự. Ảnh: AFP.

    Sau phần lễ vào buổi sáng, vợ chồng Tổng thống Donald Trump cùng Nữ hoàng Anh, Hoàng tử Charles và Công nương Camilla, Hoàng tử Harry và nhiều thành viên khác trong hoàng gia Anh dùng bữa trưa thân mật. Tham dự sự kiện này cũng có Ivanka Trump cùng người chồng Jared Kushner. Nữ hoàng Anh đã tặng cho ông Trump một quyển sách viết về Thế chiến thứ hai, bản in đầu tiên, được thực hiện bởi cựu thủ tướng Winston Churchill. Ông Trump cũng được tặng thêm một cây bút có huy hiệu hoàng gia. Ảnh: AFP.

    Tổng thống Trump sau đó đi cùng Hoàng tử Andrew đến nhà thờ Westminster Abbey nổi tiếng của London. Ông cùng phu nhân đã đặt vòng hoa tại bia tưởng niệm các liệt sĩ không tên. Ảnh: Getty.

    Có khoảng 170 thượng khách tham dự buổi tiệc chào đón Tổng thống Trump đến thăm nước Anh, tổ chức tại cung điện Buckingham. Bốn người con của ông Trump là Ivanka, Tifany, Donald Jr. và Eric Trump đều góp mặt. Buổi tiệc còn có sự tham gia của Thủ tướng Anh Theresa May, nhiều chính trị gia và doanh nhân nổi tiếng cùng các thành viên hoàng gia. Ảnh: AFP.

    Buổi tiệc chào đón Tổng thống Trump cũng là lần thứ 113 Nữ hoàng Elizabeth II chủ trì một buổi quốc yến. Ảnh: AFP.

    Viethome (theo Zing)

  • Một số nghi lễ truyền thống như qua đêm tại Điện Buckingham, lễ nghênh đón hoàng gia với màn diễu hành của kỵ binh và đoàn rước bằng xe ngựa mạ vàng đều "vắng bóng".

    Nước Anh đang tiếp đón Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến thăm cấp nhà nước của ông tại vương quốc. Chương trình bao gồm lễ đón chính thức tại Điện Buckingham, bữa tiệc xa hoa với Nữ hoàng Elizabeth II, màn đại bác chào mừng từ Công viên Xanh và Tháp London. Những hình ảnh sẽ được lên trang nhất của các mặt báo.

    Tuy nhiên, có thể thấy rằng các quan chức Anh hơi kém nhiệt tình trong chuyến thăm lần này, theo Washington Post.

    Tổng thống Trump, đệ nhất phu nhân Melania gặp Nữ hoàng Anh Elizabeth II hôm 3/6. Ảnh: AP.

    Bỏ qua nhiều nghi lễ

    Một số nghi lễ truyền thống như qua đêm tại Điện Buckingham, lễ nghênh đón hoàng gia với màn diễu hành của kỵ binh không được đưa vào chương trình. Ngoài ra, nghi lễ đoàn rước bằng xe ngựa mạ vàng cũng không có. 

    "Khi chuyến thăm kéo dài với những kế hoạch cụ thể, bạn muốn cảm thấy hào hứng và vui mừng với nó. Nhưng tôi nghĩ mọi người phần nào đang coi đây là điều gì đó phải vượt qua", bà Leslie Vinjamuri, người đứng đầu chương trình châu Mỹ của Viện Quan hệ Quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House) cho biết. Đồng thời, bà nói rằng vẫn có sự quan tâm mạnh mẽ từ công chúng Anh.

    "Bất cứ khi nào một tổng thống Mỹ đến thủ đô đều thú vị, không nhất thiết phải có lý do chính đáng, nhưng chắc chắn mọi người đều ý thức được điều gì sẽ xảy ra, ít nhất là tắc đường", bà Vinjamuri ám chỉ các cuộc biểu tình rầm rộ đã được lên kế hoạch.

    Chính phủ Anh, vốn đang rối bời vì tình trạng hỗn loạn trong nước, dường như từ lâu đã thận trọng về việc tiếp đón Tổng thống Trump thăm cấp nhà nước. Một lý do là hai bên đã mất rất nhiều thời gian mới có thể định ngày cho chuyến thăm.

    Các sĩ quan cảnh sát và vệ binh cưỡi ngựa đi qua quốc kỳ Mỹ và Anh dọc theo con đường dẫn về Điện Buckingham ở London ngày 2/6, một ngày trước chuyến thăm của Tổng thống Trump. Ảnh: Reuters

    Chuyến thăm khó khăn trong quá khứ

    Thủ tướng Theresa May từng gửi lời mời của nữ hoàng Anh vào năm 2017, khi Tổng thống Trump nhậm chức tròn một tuần. Chính phủ Anh bị bất ngờ như bất kỳ ai trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, đã cố để giành được "sự chiếu cố" của vị tổng thống mới. Lời mời của nữ hoàng vào thời điểm đó có dụng ý như vậy.

    Song ý tưởng này đã bị người Anh từ gần như mọi thành phần phản đối, những người tự hỏi tại sao ông Trump lại nhận được vinh dự mà các nhà lãnh đạo thế giới khác phải chờ đợi đến cả năm. Đây cũng là điều hầu hết tổng thống Mỹ chưa từng nhận được. Nói tóm lại, Tổng thống Trump không nhận được sự chào đón của người dân Anh.

    Một năm trước, quốc hội Anh đã đi xa đến mức tiến hành một cuộc tranh luận chính thức về việc có nên cấm ông Trump đặt chân lên đất Anh hay không. Trong 3 giờ đồng hồ, các nghị sĩ Anh đã phàn nàn về "một kẻ phân biệt chủng tộc, kỳ thị phụ nữ và kẻ ngốc nguy hiểm".

    Sau lời mời, Chủ tịch Hạ viện John Bercow nói rằng ông Trump sẽ không được các nghị sĩ tại Điện Westminster chào mừng như họ đã làm với các tổng thống khác.

    "Việc chúng tôi phản đối sự phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, ủng hộ sự bình đẳng trước pháp luật và một nền tư pháp độc lập là những điều được cân nhắc cẩn thận tại Hạ viện", ông nói.

    Người biểu tình tuần hành phản đối tại London sau lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: PA.

    Hàng chục nghị sĩ khác đã vận động rút lại lời mời Tổng thống Trump và một bản kiến nghị phản đối chuyến thăm đã thu được 1,9 triệu chữ ký của công dân Anh.

    Gần mùa xuân năm nay, một chiến dịch rầm rộ đã được thực hiện bởi các nghị sĩ Anh để buộc chính phủ không tiếp tục mời nhà lãnh đạo Mỹ.

    Bất chấp điều này, vào tháng 4, Điện Buckingham tuyên bố chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 3 ngày của ông Trump sẽ diễn ra.

    Thị trưởng London Sadiq Khan, người ông Trump không ưa, hôm 31/5 tuyên bố: "Sai lầm khi trải thảm đỏ (đón TT Trump)". Ông Khan là người từng cho phép thả quả bóng bay khổng lồ khắc họa ông Trump như một đứa trẻ ở Westminster trong chuyến thăm đầu tiên.

    Lần này, dự kiến 250.000 người biểu tình sẽ xuống đường ở London và quả bóng bay mang hình "Trump baby" mặc tã lót, cầm điện thoại sẽ được thả lên bầu trời thủ đô Anh.

    Bóng bay hình "em bé Trump" có thể xuất hiện trở lại trên bầu trời London trong chuyến thăm lần này. Ảnh: AP.

    Trước đây, 8 tổng thống Mỹ đã đến diện kiến nữ hoàng Anh, trong đó có Tổng thống Dwight D. Eisenhower vào năm 1959. Ông Trump là nhà lãnh đạo Mỹ thứ ba có chuyến thăm cấp nhà nước đến Vương quốc Anh, sau các tổng thống George W. Bush và Barack Obama.

    Điều đặc biệt khác với những người tiền nhiệm của mình, ông Trump sẽ không qua đêm tại Điện Buckinham. Thay vào đó, ông sẽ ở lại Winfield House, biệt thự oai nghiêm của Đại sứ Mỹ Woody Johnson, nơi có khu vườn lớn thứ hai ở London sau Điện Buckingham. Ông Trump cũng từng ở lại đây trong chuyến thăm Anh vào mùa hè năm ngoái.

    Điện Buckingham không thể là nơi đón tiếp Tổng thống Trump vì đang trong quá trình tu sửa, bắt đầu từ năm 2016. Theo trang web chính thức của Hoàng gia, Điện Buckingham có 775 phòng, bao gồm 52 phòng hoàng gia và phòng ngủ của khách.

    Nhiều điều bất ngờ chờ đợi

    Ông Trump được biết đến là người rất tôn trọng nữ hoàng Anh. Có lần ông nói với tờ Times ở London rằng người mẹ gốc Scotland của ông "kính yêu nữ hoàng". "Bà yêu thích lễ nghi và vẻ đẹp, vì không ai làm được điều đó như người Anh. Và bà ấy cũng rất tôn trọng nữ hoàng", ông nói.

    Khi diện kiến Nữ hoàng Elizabeth II vào năm ngoái, ông Trump đã gây ra vài sự lộn xộn. Ông đã rảo bước trước và không cúi chào nữ hoàng khi cả hai duyệt đội danh dự. Trước đó, ông để nữ hoàng đợi hơn 10 phút vì đến Điện Windsor muộn. Điều này đã đặt ra câu hỏi về khả năng nắm bắt các nghi lễ ngoại giao của tổng thống Mỹ.

    Chuyến thăm chính thức Vương quốc Anh của Tổng thống Trump sẽ diễn ra từ ngày 3 đến ngày 6/6. Ông sẽ gặp gỡ một số thành viên hoàng gia, nhưng không có Công nương Meghan, cựu diễn viên người Mỹ nay là vợ hoàng tử Harry.

    Trong cuộc gặp đầu tiên với nữ hoàng Anh hồi năm 2018, ông Trump đã gây ra vài sự lộn xộn. Ảnh: AP.

    Theo lịch trình, ông Trump dự định dùng bữa trưa riêng với nữ hoàng và uống trà với Thái tử Charles cùng phu nhân Camilla nhân dịp kỷ niệm 75 năm cuộc đổ bộ D-Day (cuộc đổ bộ vào Normandy tại Phápđánh dấu chiến thắng của khối Đồng minh trong Thế chiến II).

    Những điều gì xảy ra trong vài ngày tới vẫn còn là bất ngờ.

    "Đó là công việc của nữ hoàng, giao thiệp với mọi người dù bà ấy có thích hay không", Robert Lacey, người ghi chép tiểu sử hoàng gia Anh, cho biết. Người này cũng cho rằng nữ hoàng có thể không thích cả 13 thủ tướng Anh trong thời trị vì của bà nhưng vẫn gặp họ hàng tuần.

    "Nữ hoàng giao thiệp với cả quái vật trong thời gian trị vì, từ Idi Amin đến Robert Mugabe", ông Lacey nói.

    Về Tổng thống Trump, ông nhận định đây là cuộc gặp với người đứng đầu nhà nước đồng minh và là người bạn quan trọng nhất của nước Anh. "Đó là công việc của bà ấy", ông nói.

    Viethome (theo Zing)

  • Cựu Thủ tướng David Cameron đang xem xét trở lại chính trường trong vai trò nghị sĩ.

    Một nguồn tin cho biết những người bạn của ông Cameron đã âm thầm tìm hiểu về vai trò nghị sĩ Đảng Bảo thủ khu vực Sevenoaks - một trong những chiếc ghế an toàn nhất trong cả nước.

    Danh sách ứng cử viên sẽ được mở sau khi nghị sĩ hiện tại Sir Michael Fallon nghỉ hưu theo kế hoạch đã vạch trước.

    Các nghị sĩ ủng hộ Brexit được cho là đang lo sợ về khả năng ông Cameron trở lại cùng với cựu Chưởng lý, George Osborne, hiện đang làm biên tập viên cho tờ London Evening Standard. Ông Osborne được cho là đang để mắt tới chiếc ghế nghị sĩ của Kensington, nơi trước đây là một thành trì của Đảng Tory nhưng đã rơi vào tay phe Lao động trong cuộc tổng tuyển cử năm 2017.

    Tuy nhiên, bất kỳ nỗ lực nào để trở lại chiến tuyến chính trị đều có khả năng gây tranh cãi.

    Đảng Tory đã bị chia rẽ kể từ cuộc trưng cầu dân ý ở EU do chính ông Cameron kêu gọi vào năm 2016. Nhưng các đồng minh của ông đã chỉ ra rằng Cameron là nhà lãnh đạo bảo thủ duy nhất bảo đảm đa số ghế trong Hạ viện trong suốt 27 năm.

    Bất chấp những tuyên bố kể trên, ông Cameron đã chối bỏ mọi kế hoạch trở lại đấu trường chính trị.

    Kể từ khi rời nhiệm sở vào năm 2016 sau cuộc trưng cầu dân ý, ông Cameron đã có nguồn thu dồi dào từ các cuộc diễn thuyết kèm bữa tối, với số tiền kiếm được lên tới 120.000 bảng mỗi giờ.

    Ông cũng đang thực hiện cuốn tự truyện For The Record trong khu vườn trị giá 25.000 bảng mà ông đã mua. Cuốn sách sẽ được xuất bản một tháng trước hạn chót Brexit là 31/10.

    VietHome (Theo Metro)

  • Ông Boris Johnson đã bị yêu cầu ra tòa do nói dối về việc Vương quốc Anh đã cung cấp cho EU 350 triệu bảng mỗi tuần.

    Ứng cử viên lãnh đạo Đảng Tory (Bảo thủ) đã bị buộc tội có hành vi sai trái trước công chúng sau khi đưa ra tuyên bố thiếu trung thực trong chiến dịch trưng cầu dân ý năm 2016 của EU.

    Đây là một quy trình truy tố riêng được thực hiện bởi nhà vận động Marcus Ball, người đã gây quỹ 200.000 bảng cho vụ xét xử.

    Một nguồn tin thân cận với ông Johnson gọi vụ việc là "nỗ lực thúc đẩy chính trị nhằm đảo ngược Brexit".

    Phiên tòa sơ thẩm sẽ diễn ra tại Tòa án sơ thẩm Westminster và vụ việc sau đó sẽ được gửi đến Tòa án Tối cao để xét xử.

    Trợ lý biên tập viên mảng chính trị của BBC, Norman Smith, nói rằng các cáo buộc đến vào thời điểm tồi tệ nhất đối với ông Johnson, và những người phản đối ông có thể sẽ sử dụng những cáo buộc này để chống lại ông trong cuộc tranh cử trở thành thủ lĩnh và thủ tướng tiếp theo của Tory.

    Con số 350 triệu bảng đã được nêu ra bởi nhóm Bỏ phiếu ủng hộ Brexit trong suốt thời gian vận động trưng cầu dân ý. Nó cũng được in to trên thân chiếc xe buýt chiến dịch, và đây là một trong những động cơ thúc đẩy Vương quốc Anh "tài trợ tài chính cho NHS" thay vì EU.

    Cựu ngoại trưởng phải đối mặt với ba cáo buộc về hành vi sai trái trước công chúng, từ ngày 21 tháng 2 đến ngày 23 tháng 6 năm 2016 và từ ngày 18 tháng 4 đến ngày 3 tháng 5 năm 2017.

    Giai đoạn đầu tiên bao gồm thời gian ông vận động bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý  EU, trong khi giai đoạn thứ hai bao gồm chiến dịch tổng tuyển cử cùng năm đó.

    Các luật sư của ông Ball đã nộp đơn vào tháng 2 để triệu tập ông Johnson, tuyên bố rằng trong khi ngồi ở vị trí một nghị sĩ và thị trưởng London, ông đã cố tình lừa dối công chúng trong chiến dịch đầu tiên, và lặp lại tuyên bố thiếu trung thực trong lần thứ hai.

    Lewis Power QC, người đại diện cho ông Ball, nói rằng hành vi của ông Johnson là "vô trách nhiệm và không trung thực".

    Nguồn tin thân cận với ông Johnson cho biết quyết định triệu tập ông là "không thể tin nổi" và "có nguy cơ làm suy yếu nền dân chủ của chúng ta".

    "Tham gia vào các phát biểu chính trị không phải là nhiệm vụ của luật pháp", họ nói.

    Việc truy tố cũng bị nghị sĩ bảo thủ Jacob Rees-Mogg chỉ trích, cho rằng sự việc "căn bản bị đánh giá sai và thiếu đúng đắn".

    "Sử dụng quy trình pháp lý để giải quyết các câu hỏi chính trị là một sai lầm nghiêm trọng", ông nói với BBC.

    Nhưng trong phán quyết bằng văn bản của mình, Thẩm phán quận Margot Coleman nói: "Trường hợp này, người nộp đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy người bị tố cáo biết rằng các tuyên bố đó là sai sự thật."

    Bà nói thêm rằng có đủ căn cú để tiến hành một phiên tòa, mặc dù bà cũng nhấn mạnh rằng các cáo buộc hiện chưa được chứng minh.

    Bất cứ ai cũng có thể khởi xướng một vụ truy tố cá nhân - ví dụ, RSPCA luôn theo đuổi các vụ án liên quan đến hành vi tàn ác với động vật.

    Nhưng Giám đốc Cơ quan Công tố (DPP), Max Hill QC, có quyền tiếp quản hoặc ngăn chặn một vụ án.

    Do đó, ông có thể ủy quyền cho Dịch vụ Công tố Hoàng gia (CPS) tiếp quản trường hợp của ông Johnson nếu các cáo buộc của ông Ball vượt qua quá trình kiểm tra bằng chứng của CPS, nếu việc truy tố mang lại lợi ích cho cộng đồng hoặc nếu nó liên quan đến một nhu cầu đặc biệt nào đó.

    DPP có thể ngăn chặn một vụ truy tố nếu ông kết luận nó xuất phát từ sự thù ghét hoặc có thiếu sót vì một loạt các lý do khác.

    Vì vậy, luật sư của ông Johnson có thể đã xem xét làm thế nào để thách thức tính hợp pháp của quyết định từ thẩm phán quận. Và điều đó có nghĩa là vụ án - giống như nhiều vụ truy tố cá nhân khác - trở nên sa lầy trong những hồi tranh luận và kháng cáo pháp lý không hồi kết.

    VietHome (Theo BBC)

  • Cái tên được nhắc đến nhiều nhất là cựu Ngoại trưởng Boris Johnson, người được giới phân tích Anh đánh giá có trên 30% khả năng sẽ là chủ mới của ngôi nhà số 10 phố Downning.

    Theo phóng viên TTXVN tại London, sau khi Thủ tướng Anh Theresa May vừa chính thức tuyên bố sẽ từ bỏ cương vị người đứng đầu đảng Bảo thủ cầm quyền vào ngày 7/6 tới, điều được dư luận quan tâm nhất lúc này là ai sẽ thay thế bà May trên cương vị Thủ tướng Anh sắp tới.

    Cái tên được nhắc đến nhiều nhất là cựu Ngoại trưởng Boris Johnson, người được giới phân tích Anh đánh giá có trên 30% khả năng sẽ là chủ mới của ngôi nhà số 10 phố Downing.

    Tuy nhiên, cơ hội cũng để ngỏ cho 17 gương mặt tên tuổi khác trong đảng Bảo thủ, trong đó phải kể đến cựu Bộ trưởng Brexit Dominic Raab, Bộ trưởng Nội vụ Sajid Javid, Ngoại trưởng Jeremy Hunt, cựu Bộ trưởng Nội vụ Amber Rudd...

    Tuy nhiên bất kỳ ai thay thế bà May cũng sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn là đạt được sự “đồng thuận và nhượng bộ” tại một Quốc hội Anh chưa bao giờ chia rẽ như hiện tại, giữa Đảng Bảo thủ và Công đảng, cũng như giữa các nhóm ủng hộ Ở lại và Ra đi (khỏi EU).

    Ngay cả khi Quốc hội Anh có đạt được một thỏa thuận mới về Brexit, thì vẫn còn câu hỏi lớn về việc liệu EU có đồng ý đàm phán lại hay không thỏa thuận Brexit mà họ đã phải mất gần 2 năm đàm phán mới đạt được với chính phủ của bà May.

    Danh sách những ứng cử viên tiềm năng cho vị trí Thủ tướng Anh.

    Trước đó, trong bài phát biểu ngắn đầy cảm xúc đươc truyền hình trực tiếp từ Văn phòng Thủ tướng số 10 phố Downning tại thủ đô London, bà May đã không kiềm chế được những giọt nước mắt khi thừa nhận lý do khiến bà phải rời bỏ cương vị “vinh dự nhất trong đời” là thất bại trong việc thông qua thỏa thuận đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu mặc dù “đã làm tất cả những gì có thể.”

    Bà May bày tỏ sự tiếc nuối khi đã không thể thực hiện được tiến trình Brexit như đã cam kết với cử tri Anh như ý nguyện được thể hiện qua kết quả cuộc trưng cầu dân ý năm 2016.

    Bà May khẳng định việc tìm kiếm một Thủ tướng mới lúc này sẽ là lựa chọn tốt nhất cho nước Anh, và bày tỏ hy vọng người kế nhiệm của mình sẽ đạt đươc sự “đồng thuận và nhượng bộ” giữa các đảng phái và phe nhóm trên chính trường Anh - điều mà bà thừa nhận mình đã không làm được.

    Quyết định khó khăn nhưng cũng được dự báo từ trước của bà May được đưa ra sau cuộc gặp sớm cùng ngày với ngài Graham Brady, lãnh đạo Ủy ban 1922 - chỉ nhóm nghị sỹ Bảo thủ tại Hạ viện Anh không có ghế trong Chính phủ.

    Việc rời bỏ cương vị Chủ tịch đảng Bảo thủ vào ngày 7/6 của bà May dự kiến sẽ mở đường cho một cuộc chạy đua vào vị trí lãnh đạo đảng này cũng như cương vị Thủ tướng vào ngày 10/6.

    Bà May cho biết đã thông báo với Nữ hoàng Anh về việc mình sẽ tiếp tục đảm đương cương vị Thủ tướng tạm quyền cho đến khi nước Anh hoàn thành quá trình lựa chọn gương mặt mới lãnh đạo chính phủ./. 

    Viethome (theo Vietnamplus)

  • Tân Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky vừa bổ nhiệm một số bạn bè trong giới showbiz vào những vị trí quan trọng trong chính quyền mới.

    Trước khi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Ukraina hôm 20.5, ông Volodymyr Zelensky là diễn viên hài trong nhiều năm. Các bạn của ông được bổ nhiệm lần này cũng đều là những người chưa có kinh nghiệm chính trường như tân Tổng thống.

    Theo đó, tân Phó Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Serhiy Trofimov là nhà sản xuất chương trình trong studio mang tên Kvartal 95 của ông Zelensky.

    Biên kịch Serhiy Shefirm, cựu sáng lập viên phòng thu Yuriy Kostiuk và nhà sản xuất truyền hình Kyrylo Tymoshenko được bổ nhiệm chức cố vấn tổng thống Ukraina.

    Tân Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky chụp ảnh selfie cùng đông đảo người ủng hộ. Ảnh: Reuters

    Tân Tổng thống Zelensky đã tập hợp sự ủng hộ cho cam kết chống tham nhũng của ông, và bổ nhiệm bạn bè vào những vị trí giúp ông thực hiện cam kết này. Ivan Bakanov, người bạn thời thơ ấu sống cùng toà nhà và học cùng trường với ông Zelensky cũng sẽ cùng ông làm việc trong chính phủ - theo RT. 

    Ông Bakanov là người đồng sáng lập chương trình “Kvartal 95” với ông Zelensky giờ giữ chức vụ quan trọng là Phó Giám đốc Cục An ninh Quốc gia (SBU). So với những người còn lại, ông Bakanov có kinh nghiệm hoạt động chính trị hơn cả, ở vai trò là người lập ra đảng của ông Zelensky.

    Ở cương vị mới, ông Bakanov sẽ phụ trách bộ phận chống tham nhũng của SBU, bao gồm cả việc điều tra các quan chức lạm dụng quyền hạn, chức vụ.

    Tuy nhiên cũng có những nhân vật không từ ngành truyền hình và giải trí được trao chức vụ quan trọng trong chính quyền mới.

    Ông Andriy Bohdan, luật sư, người từng làm việc cho tỉ phú Igor Kolomoisky nhưng sau hỗ trợ ông Zelensky trong chiến dịch tranh cử với tư cách cố vấn pháp lý, sẽ là tân Chánh Văn phòng Phủ Tổng thống, nắm bộ máy hành chính.

    Ông Bohdan vừa nêu ra một sáng kiến quan trọng cho quan hệ với Nga, theo đó, Ukraina sẽ đem vấn đề hiệp ước hòa bình với Nga ra trưng cầu dân ý.

    Ông Volodymyr Zelensky đã giành được 73% số phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống Ukraina hồi tháng 4, giành chiến thắng áp đảo trước người tiền nhiệm Petro Poroshenko.

    Viethome (theo Helino)

  • Nhà xuất bản vừa tiết lộ cuốn tự truyện mới của ông David Cameron - For The Record - sẽ được xuất bản vào mùa thu này.

    Cuốn sách sẽ được phát hành vào ngày 19 tháng 9 - chỉ một tháng trước ngày 31 tháng 10, thời điểm EU và Vương quốc Anh đã thống nhất thông qua thỏa thuận Brexit tại Nghị viện.

    Cuốn sách thể hiện “quan điểm của ông về cuộc trưng cầu dân ý EU và về vị thế tương lai của nước Anh trên thế giới dưới ảnh hưởng của Brexit.”

    Nhà xuất bản William Collins đã đăng trên Twitter: “Chúng tôi vui mừng thông báo rằng @WmCollinsBooks sẽ xuất bản cuốn tự truyện của cựu Thủ tướng David Cameron vào mùa thu này.

    “For For Record sẽ được phát hành vào thứ Năm ngày 19 tháng 9, dưới dạng bìa cứng, ebook và audio.”

    Nhà xuất bản cho biết thêm: “Trong For the Record, ông sẽ giải thích cách chính phủ mà ông lãnh đạo đã thay đổi nền kinh tế Anh trong khi thực hiện một chương trình nghị sự hiện đại, bao gồm cải cách giáo dục và phúc lợi, hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, coi trọng cam kết của Anh đối với viện trợ ở nước ngoài và các chính sách môi trường.

    “Ông sẽ làm sáng tỏ các sự kiện thế giới trong giai đoạn nắm quyền của mình - Mùa xuân Ả Rập; sự trỗi dậy của ISIS; cuộc xâm lược ở Ukraine; các cuộc xung đột ở Libya, Iraq và Syria - cũng như các sự kiện trong nước, từ Thế vận hội Olympic năm 2012 đến cuộc trưng cầu dân ý ở Scotland.”

    Cameron được cho là đã mua một căn nhà nhỏ ở Shepherd trị giá 25.000 bảng để có thể tập trung viết cuốn sách trong khu vườn Oxfordshire của mình.

    Tháng trước, có nguồn tin cho rằng ông đã trao đổi riêng với bà Theresa May rằng ông sẽ không xuất bản cuốn tự truyện cho đến khi nước Anh rời Liên minh châu Âu.

    VietHome (Theo ITV)

  • Thị trưởng London Sadiq Khan đã buộc phải để cảnh sát bảo vệ 24 giờ sau khi nhận được hàng trăm lời đe dọa trên các phương tiện truyền thông xã hội.

    Tòa thị chính đã phải báo cáo 17 trường hợp với cảnh sát trong khoảng thời gian ba tháng vào năm ngoái và có tới 237 mối đe dọa được thực hiện trên phương tiện truyền thông xã hội.

    Ông Khan cho biết việc xúc phạm ông đã tăng dần từ "gọi tên, chế giễu rồi đến đe dọa khủng bố".

    Ông nói: “Tôi không muốn bám lấy vấn đề chủng tộc hay tôn giáo, nhưng tôi sẽ buộc phải nhắc đến những yếu tố này bởi vì bây giờ có những người đi từ gọi tên, chế giễu rồi đến đe dọa đến khủng bố. Tôi sẽ không dễ dàng để cho họ bắt nạt, nhưng thực tế là những người thân của tôi đang rất lo lắng.

    “Thật không đúng khi việc tôi là thị trưởng London và đồng thời là người Hồi giáo lại khiến cho cuộc sống của tôi trở nên bất an, cần có cảnh sát túc trực. Đó có phải là cái giá bạn nên trả? Như vậy, con cháu thế hệ sau của tôi, nếu muốn tham gia chính trị, sẽ nhận được thông điệp gì? "

    Ông Khan cho biết ông từng là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc khi còn nhỏ, và nó thậm chí đã leo thang thành một trò chơi “xúc phạm Hồi giáo.”

    Thông tin cho biết một số mối đe dọa mà ông Khan nhận được rất đáng lo ngại, nhân viên của ông đã được hỗ trợ tư vấn đế đối phó với những lời dọa dẫm khủng bố mà họ đọc được mỗi ngày.

    Ông nói thêm: "Mọi việc chỉ bắt đầu với hành động gọi tên, nhưng rồi nó có thể dẫn đến những hành vi phá hoại, vẽ graffiti bôi nhọ và cuối cùng dẫn đến tình huống như trường hợp Jo Cox bị sát hại hoặc một kẻ khủng bố có thể đến London và cố gắng chia rẽ cộng đồng."

    VietHome (Theo Evening Standard)

  • Bà Penny Mordaunt đã trở thành nữ Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Anh. Bà từng làm nhiều nghề từ trợ lý ảo thuật gia cho tới nhân viên cho chiến dịch tranh cử của một cựu Tổng thống Mỹ.

    Bà Mordaunt từng gây chú ý khi tham gia chương trình truyền hình nổi tiếng Splash! và mang số tiền 10.000 bảng Anh nhận được đi làm từ thiện. Ảnh: Sun.

    Chính phủ Anh ngày 1/5 thông báo, bà Penny Mordaunt đã được chỉ định là Bộ trưởng Quốc phòng mới của nước này, thay thế ông Gavin Williamson, vừa bị cách chức do phải chịu trách nhiệm cho vụ rò rỉ thông tin từ Hội đồng An ninh Quốc gia về sự liên quan của Huawei với mạng 5G của Anh.

    Trước đó, Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết, Thủ tướng Theresa May đã yêu cầu ông Gavin Williamson rời chính phủ, do mất lòng tin vào năng lực phụng sự của ông trong vai trò Bộ trưởng Quốc phòng và thành viên của nội các.

    Việc cách chức ông Gavin Williamson tiếp tục là một cú giáng khác vào chính phủ của Thủ tướng Theresa May, vốn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn để đảm bảo tiến trình Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) một cách suôn sẻ.

    Trước khi trở thành nữ Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên trong lịch sử Anh, bà Mordaunt từng làm nghề trợ lý ảo thuật gia. Sau đó, bà theo học tại đại học Reading. Bà từng là ứng viên của đảng Bảo thủ trong cuộc tổng tuyển cử năm 2005 cho khu vực Portsmouth North nhưng không thành công. Bà đã thắng ghế nghị sĩ năm 2010 và tiếp tục được bầu lại trong các năm 2015 và 2017. 

    Bà sở hữu bản lý lịch khá đa dạng khi từng làm tại văn phòng báo chí của cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ Anh William Hague sau khi tốt nghiệp đại học. Bà cũng từng trở thành người đứng đầu bộ phận báo chí quốc tế trong đội ngũ tranh cử năm 2004 của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush.

    Ngoài ra, tân Bộ trưởng cũng là quân nhân dự bị của hải quân Hoàng gia Anh. Bà có cấp bậc quyền trung úy, phục vụ trên tàu HMS King Alfred đóng ở đảo Whale.

    Bà Mordaunt sở hữu bản lý lịch khá đa dạng. Ảnh: Getty

    Bà Mordaunt cho biết bà rất vinh dự khi được quay trở lại Bộ Quốc phòng và đảm nhiệm vị trí đứng đầu vì trước đó bà từng làm Quốc vụ khanh phụ trách lực lượng vũ trang từ tháng 5/2015 tới tháng 7/2016. Sau đó bà tiếp tục trở thành Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề người khuyết tật vào năm 2016.

    Bà Mordaunt là một người ủng hộ Brexit khi bà là một trong những gương mặt hàng đầu vận động tích cực để Anh rời EU.

    Bà Mordaunt từng nắm giữ vị trí Quốc vụ khanh phụ trách Phát triển Quốc tế của Anh vào năm 2017. Sau đó, bà được chỉ định làm Bộ trưởng vì Phụ nữ và Bình đẳng năm 2018.

    Bà Mordaunt được nhận xét là người khá thẳng tính và quyết liệt trong công việc. Trong suốt thời gian làm chính trị, bà Mordaunt đã có nhiều hoạt động nhằm nâng cao quyền lợi và tiếng nói của phụ nữ trong mọi lĩnh vực từ quân sự tới dân sự. 

    Năm 2018 bà gây chú ý khi trở thành Bộ trưởng đầu tiên dùng ngôn ngữ ký hiệu trong Quốc hội Anh, một động thái nhằm nâng cao sự quan tâm của giới chính trị đối với quyền lợi của người khuyết tật.

    Năm 2014, bà Mordaunt từng xuất hiện trên truyền hình khi tham gia vào một chương trình có tên là Splash! và được công chúng yêu thích.

    Đây là chương trình ăn khách thường mời những người nổi tiếng tham gia để trải nghiệm các môn thể thao liên quan tới nước. Dù bị chỉ trích là không tập trung vào lĩnh vực chính trị, nhưng bà Mordaunt đã đóng góp 10.000 bảng Anh cát xê nhận được cho các hoạt động từ thiện.

    Viethome (theo Đời sống & Pháp luật)

  • Giá vé bán cho các khán giả tới xem vợ chồng cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton diễn thuyết tại chặng dừng chân cuối cùng của họ trong chuyến đi 13 thành phố đã giảm sốc tới hơn 50%.

    Tờ New York Post đưa tin, các chỗ ngồi đẹp nhất xem vợ chồng Bill và Hillary Clinton diễn thuyết tại Nhà hát WaMu ở thành phố Seattle hôm 3/5 là 829 USD/vé, giảm tới 54% so với mức 1.785 USD/vé họ công bố khi mới bắt đầu chuyến đi thuyết trình trên khắp nước Mỹ hồi đầu tháng 11/2018.

    Vợ chồng Hillary - Bill Clinton vừa hoàn tất chuyến đi diễn thuyết ở 13 thành phố trên khắp nước Mỹ. Ảnh: AP

    Các nhà tổ chức đã phải giảm giá niêm yết cũng như đưa ra chiết khấu cao nhằm thu hút khán giả và tăng doanh số vé bán ra.

    Theo tờ Seattle Times, mức giá chính thức cho mỗi vé vào xem buổi diễn thuyết của vợ chồng cựu Tổng thống Clinton cách đây 2 ngày dao động trong khoảng từ 66,5 - 519USD. Cho tới nay, hầu hết các buổi thuyết trình của họ đều nhằm chỉ trích Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump cùng các chính sách của chính quyền Washington hiện nay.

    "Tôi thực sự tin rằng chúng ta đang trong một cuộc khủng hoảng, một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Đây là một cuộc sát hạch đối với đất nước của chúng ta", bà Hillary Clinton, cựu Ngoại trưởng và là ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ năm 2016 tuyên bố trong buổi diễn thuyết mới nhất kéo dài 90 phút.

    Nói về chính quyền của Tổng thống Trump, ông Clinton cáo buộc: "Với những người này, họ không tin các nguyên tắc áp dụng với họ cũng được áp dụng với những người khác".

    Viethome (theo vietnamnet)

  • Ông Gavin Williamson bị cách chức bộ trưởng quốc phòng sau cuộc điều tra về vụ rò rỉ thông tin một cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia.

    Downing Street nói thủ tướng "mất tín nhiệm đối với khả năng phụng sự của ông", và ông Penny Mordaunt sẽ thay thế.

    Cuộc điều tra được tiến hành sau khi có các tường thuật về kế hoạch cho phép hãng viễn thông Huawei của Trung Quốc quyền tiếp cận hạn chế nhằm giúp xây dưng mạng lưới 5G mới tại Anh.

    Ông Williamson, người giữ chức bộ trưởng quốc phòng kể từ 2017 tới nay, tiếp tục bác bỏ việc mình đã tiết lộ thông tin.

    Cuộc điều tra về vụ rò rỉ thông tin cuộc họp của Hội đồng Anh ninh Quốc gia được tiến hành sau khi báo Daily Telegraph tường thuật về các cảnh báo trong nội các về khả năng có nguy cơ rủi ro đối với an ninh quốc gia liên quan tới hợp đồng Huawei.

    Hội đồng An ninh Quốc gia gồm các bộ trưởng cao cấp trong nội các và các cuộc họp hàng tuần do thủ tướng chủ trì; các bộ trưởng, quan chức và những gương mặt cao cấp từ các lực lượng có vũ trang, các đơn vị tình báo cũng được mời họp khi cần.

    Đây là nơi bàn thảo mà các tin tức bí mật có thể được các cơ quan tình báo Anh GCHQ, MI6 và MI5 chia sẻ. Tất cả những người này đều tham gia cam kết giữ bí mật theo Đạo luật Giữ Bí mật của Anh.

    Không có xác nhận chính thức về vai trò của Huawei trong mạng lưới 5G, và Số 10 Downing Street nói kết luận cuối cùng sẽ được đưa ra vào cuối mùa xuân.

    Huawei bác bỏ việc có bất kỳ nguy cơ gián điệp hoặc phá hoại nào trong các sản phẩm do hãng cung ứng, và bác bỏ việc hãng bị chính phủ Trung Quốc kiểm soát.

    Viethome (theo BBC)

  • Tuần này, châu Á có hai sự kiện nổi bật đều liên quan đến hai vương triều nổi tiếng, ở Nhật Bản và Thái Lan.

    Tân Nhật hoàng Naruhito vừa đăng quang với niên hiệu Lệnh Hòa, và tân vương Thái Lan, Maha Vajiralongkorn, sẽ chính thức lên ngôi vào dịp cuối tuần.

    Một số báo quốc tế đã tìm hiểu câu chuyện các vương triều "sống sót" ra sao trên thế giới, và quan điểm chung là định chế cổ xưa này "phải thay đổi, trẻ hóa" thì mới không bị thời gian đào thải.

    Sau thế kỷ 20 đầy các cuộc cách mạng xóa sổ vua chúa - tất cả các quốc gia xã hội chủ nghĩa đều bỏ vua - nay trên thế giới chỉ còn trên 50 nước có vua. Trên thực tế, con số này còn ít hơn, chỉ gần 30 nước thực sự có vua của mình.

    Có tới 16 nước thuộc khối Thịnh vượng chung (Commonwealth) nhận vị quốc vương chung là Nữ hoàng Elizabeth II: Liên hiệp Vương quốc Anh, Canada, Australia, New Zealand, Papua New Guinea, Đảo Solomon, Tuvalu, Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize, Grenada, Jamaica, St. Kitts và Nevis, St. Vincent và Grenadines, cùng St. Lucia.

    Nếu như Canada, Úc và New Zealand có liên hệ sắc tộc, văn hóa mật thiết với đế quốc Anh, và do con cháu người Anh, Scotland, Ireland sang định cư thì nhiều đảo quốc nhỏ xíu từng có vua hoặc vị tù trưởng đứng đầu trước khi thực dân Anh sang xâm chiếm.

    Hoàng gia Đan Mạch, thành viên Hoàng tộc Hy Lạp (không còn được công nhận) và Hoàng gia Na Uy tại Oslo.

    Nay độc lập rồi họ vẫn coi Nữ hoàng Anh là nguyên thủ quốc gia, chứng tỏ duy trì mối liên hệ biểu tượng đó cũng có lợi cho họ.

    Trong số các nước có vua, nữ hoàng là người của chính họ, thì châu Phi lại "tiến bộ đi đầu" chỉ còn ba quốc gia có vương triều: Lesotho, Morocco và Swaziland. 

    Nam Mỹ không có nước nào còn vua.

    Châu Á và châu Âu hóa ra lại "bảo hoàng" hơn cả, với mỗi châu có 13 vương quốc.

    Tại châu Âu, ngoài Anh và Tây Ban Nha vẫn có vương triều liên tục hàng trăm năm qua, các nước lớn như Nga, Đức, Pháp, hoặc tầm trung về dân số như Ý, Ba Lan, Romania đều đã lật đổ vua chúa.

    Trong các nước còn lại, Andorra, Bỉ, Đan Mạch, Liechtenstein, Luxembourg, Malta, Monaco, Hà Lan, Na Uy vẫn giữ nền quân chủ.

    Bạn có thể đếm qua và thấy chưa đủ 13 nước.

    Đúng thế, còn một quốc gia nữa, về nguyên tắc cũng là vương quốc: Nhà nước Vatican.

    Giáo hoàng La Mã cũng vua nhưng người lên ngôi không phải cha truyền con nối mà do Giáo hội bầu

    Vatican là biệt lệ vì theo thần quyền, còn Liechtenstein và Luxembourg thực ra không có vua (king) mà chỉ do đại công tước làm chủ.

    Cảnh đẹp Chùa Xieng Thong ở Luang Prabang, Lào. Lịch sử chính thống nước này nay không nhắc đến cái chết trong trại cải tạo của Vị vua cuối cùng, Savang Vatthana.

    Châu Á, gồm Trung Đông, Nam Á và Đông Á, còn 13 vương triều, với quyền lực của vua đôi khi mạnh hơn nhiều so với vua châu Âu.

    Các nước này là Bahrain, Bhutan, Brunei, Campuchia, Nhật Bản, Jordan, Kuwait, Malaysia, Oman, Qatar, Saudi Arabia, UAE và Thái Lan.

    Trong thế kỷ 21, một nước châu Á là Nepal đã bỏ vua, chấm dứt triều đại Gorkhaki.

    Vào thế kỷ trước, các nước Việt Nam, Lào, Trung Quốc...đều xóa hoàng gia.

    Vị vua cuối cùng của Lào, Savang Vatthana, chết trong trại cải tạo sau cuộc cách mạng.

    Nhưng các nước khác thì không hề có dấu hiệu muốn bỏ vua.

    Nền quân chủ, đôi khi chỉ hình thức, hoặc luân phiên như các vị sultan của Malaysia, nhưng được cho là tạo sự ổn định.

    Trong một thế giới nhiều thay đổi, việc duy trì một sợi dây tinh thần với truyền thống văn hóa dân tộc cũng có ý nghĩa tốt.

    Sau khi khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa tan rã, có các nhóm bảo hoàng vận động để phục hồi vua cho Bulgaria, Serbia, Romania...

    Họ lập luận rằng lịch sử là rất quan trọng, và chế độ cộng sản đã bắn súng vào quá khứ nhưng không xây dựng được tương lai tốt hơn.

    Phục hồi vai trò quốc vương sẽ giúp kết nối quá khứ với hiện tại, làm khởi sắc các giá trị cũ tốt đẹp.

    Vị quốc vương còn có thể đứng trên chính trị đảng phái, làm điểm tựa cho quốc gia khi gặp thiên tai, nguy biến.

    Giới bảo hoàng cũng tin rằng khác tổng thống, thủ tướng, vua vì trị vị suốt đời nên không tham nhũng bởi chẳng cần tăng sự giàu có và kiếm chác theo nhiệm kỳ.

    Bulgaria có vẻ hào hứng nhất với ý tưởng gần như là phục hồi vương triều, và năm 2001, cựu vương Simeon II đã được bầu làm thủ tướng.

    Quốc vương 16 của Malaysia, vị Sultan của bang Pahang, Al-Sultan Abdullah Ri'ayatuddin Al-Musta'in Billah, cùng Hoàng hậu Hajah Azizah Alallah Sultan Iskandar Al-Haj trong lễ hồi tháng 1/2019. Các sultan của Malaysia luân phiên nhau làm vua.

    Nhưng sau một nhiệm kỳ không mấy ấn tượng, vị cựu vương cao tuổi, đã mất chức.

    Sang năm 2018, ông còn dính vào việc kiện cáo đòi lại lâu đài Vrana ở Sofia và bị chính quyền Bulgaria đuổi khỏi tòa nhà mà dòng ông làm chủ từ 1892.

    Việc phục hồi hoàng gia như vậy không phải chuyện dễ.

    Tồn tại trong khiêm tốn

    Chưa kể phái chống vua chúa luôn nói rằng nền quân chủ không còn lý do tồn tại ở thời hiện đại, và tốn kém.

    Nepal hồi 2008 đã phế truất vua và lập ra nước cộng hòa.

    Các hoàng gia đều biết họ thuộc về quá khứ nên phải tự hiện đại hóa, phải không gây tốn kém, phiền toái cho quốc dân và giới chính khách cầm quyền.

    Hoàng tử Bỉ hồi cuối 2017 đã bị chính phủ dọa cắt trợ cấp 308.000 euro vì dự sự kiện do Trung Quốc tổ chức, ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia.

    Trên thực tế, ai xem lễ thoái vị của Nhật hoàng Akihito đều thấy nó quá giản dị, chỉ gồm vài động tác chào hỏi, cảm ơn, chúc tụng và trao 'báu vật', trong 10 phút.

    Vua George VI và Hoàng hậu Elizabeth, cùng hai công chúa Elizabeth và Margaret.

    Vì cả niên hiệu Bình Thành của Nhật hoàng Akihito là thời gian chuộc lỗi cho quá khứ Thế Chiến 2, nên sự tồn tại của họ càng ít xa hoa càng tốt.

    Riêng tại Anh, việc cắt giảm chi tiêu tối đa và để chứng tỏ mình không gây tốn kém cho quốc gia đã khiến Hoàng gia vẫn được nhiều ủng hộ.

    Trong các năm 1996 và 2012, Nữ hoàng Elizabeth II hai lần cắt số con cháu có tư cách 'thành viên hoàng tộc', xuống còn chưa đến 20 người hiện nay.

    Anh có Crown Estate, một dạng Hoàng triều Cương thổ mà nhà Nguyễn ở Việt Nam từng có, gồm điền sản, địa ốc của vương triều.

    Crown Estate đem lại một năm trên 300 triệu bảng tiền lãi từ kinh doanh.

    Mỗi năm, Nữ hoàng Elizabeth II chỉ nhận 43 triệu bảng để chi cho các hoạt động của bà và Hoàng gia, và số tiền còn lại nộp vào ngân sách nhà nước Anh.

    Crown Estate, hiện trị giá 12 tỷ bảng, cũng không phải tài sản riêng của Hoàng gia hiện hành mà thuộc về vương triều Anh, tức là quốc gia, không ai được quyền chuyển nhượng, bán đi cho bất cứ ai khác.

    Việc duy trì Hoàng gia hóa ra không tốn gì mà còn đem lại lợi nhuận lớn cho Anh Quốc.

    Viethome (theo BBC)

  • Ông Boris Johnson đã tiếp tục lợi dụng các quy tắc đối với các khoản thu nhập bên ngoài của nghị sĩ, vốn lỏng lẻo hơn so với các bộ trưởng, để kiếm hơn 160.000 bảng cho hai bài phát biểu vào tháng trước.

    Johnson, người đã rời bỏ nội các vào tháng 7 năm ngoái để phản đối các kế hoạch Brexit của bà Theresa May đã được trả 122.899,74 bảng cho một bài phát biểu tại India Today vào ngày 2 tháng 3, chưa tính đến chi phí đi lại và chỗ ở cũng được cung cấp.

    Con số này cao hơn nhiều so với số tiền 51.250 bảng mà Johnson nhận được từ công ty Pendulum Events của Ireland cho một bài phát biểu tại Dublin vào tháng Hai.

    Thông tin đăng ký lợi nhuận mới nhất, được công bố hôm thứ Năm (25/4), cho thấy 10 ngày sau bài phát biểu tại Ấn Độ, Johnson, một nhân vật quan trọng trong chiến dịch Bỏ phiếu rời EU, đã có bài phát biểu trước Citigroup tại Canary Wharf và được trả 38.250 bảng.

    Vào tháng 1, giám đốc điều hành của Citigroup, Michael Corbat, cho biết gã khổng lồ ngân hàng sẽ buộc phải chuyển ít nhất một phần ba hoạt động kinh doanh hiện đang được tiến hành ở Anh sang EU sau Brexit. Công ty hiện có khoảng 9.000 nhân viên ở Anh.

    Năm 2016, công ty cũng đã trả cho George Ostern 85.000 bảng cho hai bài phát biểu sau khi ông bị sa thải khỏi nội các.

    Vào tháng 11 năm ngoái, Johnson đã nhận được 94.507,85 bảng Anh từ GoldenTree Asset Management có trụ sở tại New York để tham gia phát biểu.

    Johnson được trả gần 23.000 bảng mỗi tháng cho chuyên mục riêng trên Daily Telegraph hàng tuần. Vào tháng 12, ông đưa ra lời xin lỗi chính thứ trước Hạ viện về chậm kê khai 52.000 bảng thu nhập từ chuyên mục báo và sách xuất bản.

    Ủy viên quốc hội về các tiêu chuẩn, bà Kathryn Stone, cho biết vị cựu ngoại trưởng thừa nhận ông đã không kê khai thu nhập đúng hạn đến chín lần trong 12 tháng trước.

    Báo cáo đăng ký lợi nhuận cũng cho thấy Johnson, người được ủng hộ trở thành lãnh đạo đảng Bảo thủ tiếp theo, đã nhận được khoản đóng góp 8.000 bảng vào tháng trước từ JCB, được sở hữu bởi Anthony Bamford, một nhà tài trợ và đồng nghiệp ủng hộ Brexit. JCB trước đây quyên góp cho Johnson 15.000 bảng vào tháng Hai.

    Vào tháng 1, công ty này cũng trả cho ông 10.000 bảng ba ngày trước khi ông phát biểu tại trụ sở công ty, trong đó ông liên tục ca ngợi sự nhạy bén trong kinh doanh của cơ sở kinh doanh này. Sau đó, ông đã đăng ký thêm 4.000 bảng quyên góp bằng hiện cho việc sử dụng địa điểm và các chuyến bay trực thăng cho Johnson và một thành viên của đội ngũ nhân viên của mình.

    Bản đăng ký mới nhất cho thấy vào tháng 3, người ủng hộ Brexit Jacob Rees-Mogg, đồng nghiệp của Johnson, đã được trả tiền bằng rượu sâm banh cho một bài phát biểu tại  Global Media and Entertainment, công ty sở hữu các đài phát thanh bao gồm Heart, Classic FM và Capital. Công ty nói rằng Rees-Mogg “đã nhận được mười hai chai rượu sâm banh với tổng giá trị £ 323,52 bảng.”

    VietHome (Theo Guardian)

  • Chiều cao của Barron Trump dường như lại tăng đáng kể trong vài tháng qua và đã vượt bố, người tuyên bố rằng mình cao tới 1,9 mét.

    Gia đình Trump về tới Nhà Trắng sau tuần nghỉ dưỡng ở Mar-a-Lago hôm 3/2. Ảnh: USA Today 

    Trong bức ảnh chụp gia đình Tổng thống Mỹ Donald Trump trở về Nhà Trắng từ khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago tại Florida hồi đầu tháng 2, cậu út Barron Trump, học sinh lớp 7 trường tư thục St.Andrew, có chiều cao nhỉnh hơn một chút so với bố, theo Inquisitr.

    Trong ảnh, cậu bé cao hơn hẳn mẹ, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump, cựu người mẫu có chiều cao 1,8 mét. Hiện chưa rõ chiều cao chính xác của cậu bé 12 tuổi, vì Donald Trump cho biết ông cao 1,9 mét nhưng rõ ràng ông thấp hơn Thủ tướng Canada Justin Trudeau cao 1,88 mét.

    Barron đang là người cao thứ hai trong nhà, nhờ "gene tốt" mà bố cậu vẫn hay khoe. Trong gia đình, chị út Tiffany Trump là người thấp nhất với chiều cao 1,73 mét, tiếp theo là mẹ và chị cả Ivanka Trump đều cao 1,8 mét, anh cả Donald Trump Jr. cao 1,85 mét và anh hai Eric Trump cao 1,96 mét.

    Gia đình Trump về tới Nhà Trắng sau tuần nghỉ dưỡng ở Bedminster vào ngày 18/9/2018.

    Barron sẽ tròn 13 tuổi vào ngày 20/3. Cậu bé đột ngột cao lên nhiều trong 6 tháng qua, bởi khi xuất hiện tại khu nghỉ dưỡng và đánh golf Bedminster mùa hè năm 2018, Barron đã cao hơn mẹ nhưng vẫn thấp hơn bố một chút.

    Cùng xem một vài hình ảnh cho thấy chiều cao đáng nể của cậu bé tuổi teen này nhé:

    Viethome (theo VnExpress)