• Bộ trưởng Y tế và Tài chính Anh ngày 5/7 nộp đơn xin từ chức vì không hài lòng với cách điều hành chính quyền của Thủ tướng Boris Johnson.

    "Với tôi, từ chức trong lúc thế giới đang đối mặt với những hậu quả kinh tế của đại dịch, cuộc xung đột ở Ukraine cùng những thách thức nghiêm trọng khác không phải một quyết định dễ dàng", Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak cho hay. "Công chúng thực sự mong đợi chính phủ được điều hành một cách đúng đắn, hợp lý và nghiêm túc. Tôi nhận ra đây có thể là chức bộ trưởng cuối cùng của mình, nhưng tôi tin rằng những tiêu chuẩn này đáng để đấu tranh và đó là lý do tôi từ chức".

    2 bo truong tu chuc 1
    Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak tại Phố Downing ở London hồi năm 2020. Ảnh: Reuters.

    Bộ trưởng Sunak được cho là có nhiều bất đồng với Thủ tướng Anh Boris Johnson về chi tiêu chính phủ. Ông nhận được nhiều lời khen ngợi vì cách phản ứng với tình trạng bất ổn kinh tế do đại dịch Covid-19, nhưng bị tổn hại uy tín nặng nề vì thông tin rằng vợ ông đã trốn một số loại thuế ở Anh.

    Bộ trưởng Y tế Sajid Javid trong khi đó cho biết nhiều nhà lập pháp Anh và công chúng đã mất niềm tin vào năng lực điều hành chính phủ vì lợi ích quốc gia của Thủ tướng Johnson.

    "Rõ ràng tình hình này sẽ không thay đổi dưới sự lãnh đạo của ngài và do đó ngài cũng đã đánh mất niềm tin của tôi", ông viết trong đơn từ chức gửi Thủ tướng Anh.

    Sau quyết định của Bộ trưởng Sunak và Javid, Thủ tướng Johnson đã lập tức bổ nhiệm Bộ trưởng Giáo dục Nadhim Zahawi làm Bộ trưởng Tài chính mới. Chánh văn phòng Nội các Anh Steve Barclay được điều động giữ chức Bộ trưởng Y tế.

    2 bo truong tu chuc 1
    Bộ trưởng Y tế Sajid Javid rời nhà riêng ở London hồi tháng 6/2021. Ảnh: Reuters.

    Ngoài Sunak và Javid, các bộ trưởng khác trong nội các của Thủ tướng Anh vẫn thể hiện ủng hộ ông. Ngoại trưởng Liz Truss, được coi là ứng viên hàng đầu thay thế Johnson, cho biết bà "ủng hộ Thủ tướng 100%".

    Thủ tướng Johnson đang đối mặt hàng loạt bê bối, đối mặt chỉ trích vì mở tiệc giữa lúc Anh phong tỏa vì Covid-19 hồi năm 2020. Các nhà kinh tế dự đoán Anh có nguy cơ bước vào thời kỳ suy thoái vì những bất ổn hiện nay liên quan đến tình trạng tăng giá và khủng hoảng nhiên liệu toàn cầu.

    VnExpress (theo Reuters)

  • Nga triệu đại sứ Anh để "phản đối quyết liệt" những tuyên bố mang tính công kích của London, bao gồm bình luận khả năng Moskva tấn công hạt nhân.

    Bộ Ngoại giao Nga hôm 30/6 cho biết đã bày tỏ phản đối với đại sứ Deborah Bronnert về "những tuyên bố thô lỗ của các quan chức Anh" liên quan đến lãnh đạo và người dân Nga.

    Bộ Ngoại giao Nga đã trao cho đại sứ Bronnert một bản ghi nhớ nhấn mạnh "lời lẽ xúc phạm từ những quan chức đại diện cho nước Anh là không thể chấp nhận được. Trong xã hội tử tế, người ta thường xin lỗi vì những phát biểu như vậy".

    Cơ quan ngoại giao Nga cũng nói với bà Bronnert rằng họ phản đối các tuyên bố từ phía Anh chứa "thông tin cố tình sai lệch, đặc biệt về 'các mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân' mà Nga bị cáo buộc". Bộ Ngoại giao Anh hiện chưa bình luận về thông tin trên.

    dai su anh tai nga
    Đại sứ Anh tại Nga Deborah Bronnert tham gia lễ đặt vòng hoa tại Lăng Chiến sĩ vô danh ở Moskva hồi tháng 2. Ảnh: Reuters.

    Động thái được Bộ Ngoại giao Nga thực hiện sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace trong cuộc phỏng vấn đầu tuần này nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin mắc "hội chứng người đàn ông nhỏ mọn", còn phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova "giống diễn viên hài kịch, tuần nào cũng dọa tấn công hạt nhân tất cả mọi người".

    Quan hệ giữa Nga và Anh leo thang căng thẳng sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. London cung cấp vũ khí cho Kiev và nhiều lần tuyên bố sẽ ủng hộ Ukraine đến cùng.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 26/6 nói với các lãnh đạo G7 tại phiên họp đầu tiên hội nghị thượng đỉnh của nhóm ở Đức rằng "tất cả chúng ta phải chứng tỏ mạnh mẽ hơn ông Putin" và đùa rằng họ nên "cởi đồ" để chụp ảnh.

    Trong cuộc họp báo tại Turkmenistan hôm 29/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin được yêu cầu bình luận về những phát biểu của Thủ tướng Anh. "Tôi không biết họ muốn cởi đồ như thế nào, có phải từ thắt lưng trở lên hay không, nhưng tôi nghĩ đó sẽ là cảnh tượng không dễ chịu", Tổng thống Nga mỉa mai.

    "Tuy nhiên, để mọi thứ được cân đối, người ta phải từ bỏ việc uống rượu quá nhiều và bỏ các thói quen xấu khác, bắt đầu tập thể dục và chơi một môn thể thao nào đó", ông Putin nói thêm, dường như đề cập bê bối tiệc tùng trong thời gian phong tỏa ngăn Covid-19 của chính quyền Thủ tướng Anh.

    Ông Putin cũng được đề nghị bình luận về phát biểu khác của Thủ tướng Johnson, rằng nếu Tổng thống Nga là "nữ lãnh đạo, ông ấy sẽ không phát động cuộc chiến" ở Ukraine. Ông Putin trả lời bằng cách nhắc đến chiến dịch quân sự chống lại Argentina liên quan đến tranh chấp chủ quyền quần đảo Falkland mà Anh phát động năm 1982, dưới thời cố thủ tướng Margaret Thatcher.

    "Bà ấy là một phụ nữ và cũng quyết định phát động chiến dịch quân sự. Quần đảo Falkland nằm ở đâu, trong khi Anh ở đâu? Điều này được quyết định bởi không gì khác ngoài tham vọng đế quốc", ông Putin nói. "Bởi vậy, phát biểu như trên của một Thủ tướng Anh đương nhiệm không phải nhận xét chính xác về những gì đang xảy ra ngày nay".

    Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov sau đó nói rằng một số bình luận của ông Johnson là "khác thường".

    VnExpress (theo Reuters)

  • Nếu được Tòa án Tối cao Vương quốc Anh chấp thuận, Chính quyền Scotland (thuộc Vương quốc Anh) sẽ tiến hành tổ chức trưng cầu ý dân về việc tác khỏi Vương quốc Anh vào ngày 19/10/2023.

    scotland tach khoi uk
    Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon. (Nguồn: news.sky.com)

    Chính quyền Scotland (thuộc Vương quốc Anh) ngày 28/6 đã công bố kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về độc lập vào ngày 19/10/2023, nếu sự kiện này được Tòa án Tối cao Vương quốc Anh chấp thuận.

    Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon thừa nhận rằng chính quyền của bà thiếu quyền lực để kêu gọi tiến hành một cuộc bỏ phiếu, nếu không được London đồng ý.

    Để đảm bảo sự rõ ràng về tính pháp lý, Scotland sẽ xin ý kiến từ Tòa án Tối cao Vương quốc Anh trước khi tổ chức trưng cầu ý dân về độc lập. 

    Cách đây 8 năm, một cuộc trưng cầu ý dân tương tự cũng đã được tổ chức, với kết quả người dân Scotland bỏ phiếu để ở lại Vương quốc Anh. Các cuộc thăm dò ở thời điểm hiện tại cho thấy người dân Scotland vẫn chia rẽ về vấn đề này.

    Mặc dù vậy, đảng Dân tộc Scotland (SNP) của bà Sturgeon cho biết việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sau cuộc trưng cầu ý dân năm 2016 đã làm thay đổi cục diện, khi hầu hết cử tri Scotland đều phản đối Brexit.

    Trong một phát biểu ngày 28/6, khi đang trên đường từ Đức tới dự hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Tây Ban Nha, Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết sẽ xem xét kỹ lưỡng kế hoạch của Thủ hiến Nicola Sturgeon.

    Mặc dù vậy, ông cũng nhấn mạnh: "Tôi tin rằng, cùng với nhau, chúng ta sẽ có một nền kinh tế mạnh mẽ hơn và một quốc gia hùng mạnh hơn".

    Theo Vietnamplus

  • Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng mối quan hệ Nga - Anh khó có thể đạt đến mức đối đầu trực tiếp.

    Theo hãng tin TASS, tuyên bố trên được Thủ tướng Anh đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với các phóng viên Anh, được kênh truyền hình Sky News phát sóng hôm 28/6.

    "Tôi không nghĩ mọi chuyện sẽ đến như vậy và rõ ràng là chúng tôi đang làm việc rất chăm chỉ để đảm bảo rằng chúng tôi giới hạn rõ ràng điều này với Ukraine", ông Johnson nói khi được hỏi liệu Anh có đang chuẩn bị cho chiến tranh với Nga hay không. Đồng thời, Thủ tướng Anh cũng cho rằng Anh phải tăng chi tiêu quốc phòng khi các mối đe dọa thay đổi.

    boris johnson noi ve ct nga anh

    Hiện nay, Ukraine đang trong tình trạng cạn tiền và phải bán trái phiếu chiến tranh để duy trì hoạt động. Các đồng minh của Ukraina đã gửi vũ khí hạng nặng và đồ bảo hộ để giúp quân đội nước này chống lại các lực lượng Nga đang tiến công. Tuy nhiên, nếu không có tiền để tiếp tế cho quân đội, thì cuộc chiến có thể đã nhanh chóng sụp đổ. Lời kêu gọi quyên góp tiền điện tử đã giúp chính phủ đứng vững. Ngoài ra, theo tờ Washington Post, Kiev cũng dựa trên một công cụ lỗi thời mà các quốc gia thường sử dụng trong thời kỳ nguy khốn: Trái phiếu chiến tranh. 

    Trái phiếu chiến tranh đã giúp duy trì hoạt động của chính phủ sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự vào tháng 2 khiến nền kinh tế Ukraina rơi tự do. Không thể vay với lãi suất có thể trả được, Bộ Tài chính đã đổi tên trái phiếu trong nước thông thường thành "trái phiếu quân sự" để được bán với giá 1.000 hryvnia (34 USD). 

    Trái phiếu kỳ hạn một năm có lãi suất là 11%. Đối với người mua, bao gồm các ngân hàng địa phương và hơn 70.000 công dân và doanh nghiệp, khoản đầu tư là một bước nhảy vọt về niềm tin. Lạm phát đang diễn ra với tốc độ hàng năm là 16%, nhưng chính phủ vẫn bán được số trái phiếu tương đương 3,1 tỉ USD trong 38 cuộc đấu giá từ tháng 3 đến tháng 5. Kiev cũng cân nhắc việc bán cái gọi là trái phiếu hòa bình để huy động ngoại tệ khi nước này vận động các nhà tài trợ quốc tế cung cấp tới 50 tỉ USD tài trợ khẩn cấp.

    Ngoài việc bán trái phiếu chiến tranh trong nước, Ukraina đã quyên góp được hơn 60 triệu USD tiền mặt và tiền điện tử nước ngoài nhờ các chiến dịch truyền thông xã hội thu hút sự đồng cảm trên toàn thế giới.

    Bằng cách quyên góp Bitcoin, Ether và Tether cùng với tiền thông thường và bằng cách dựa vào các nhà cung cấp thiết bị để chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử, Kiev đã có thể nhanh chóng tìm được nguồn cung cấp áo chống đạn, mũ bảo hiểm và thuốc mà không cần dựa vào hệ thống ngân hàng địa phương - vốn hỗn loạn và dễ bị tổn thương bởi các cuộc tấn công mạng. 

    Một nền tảng huy động vốn cộng đồng chuyên dụng cho phép các nhà tài trợ xem số tiền của họ đã được sử dụng như thế nào để làm cho quy trình trở nên minh bạch hơn. Các trang web được thiết lập để bán các NFT (nonfungible token - tạm dịch token không thể thay thế, là một loại tiền mã hoá độc nhất) với số tiền thu được sẽ được chuyển vào ví tiền điện tử của chính phủ.

    Theo Lao Động

  • Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel vừa phê chuẩn lệnh dẫn độ Julian Assange, người sáng lập trang web chuyên tiết lộ các tin mật WikiLeaks, sang Mỹ để đối mặt với các cáo buộc hình sự của Washington.

    Ông Assange đang bị Mỹ truy nã vì 18 tội danh, bao gồm cả cáo buộc vi phạm Luật Gián điệp của nước này, liên quan đến việc WikiLeaks năm 2010 cho công bố hàng loạt hồ sơ quân sự bí mật cũng như các bức điện ngoại giao của Washington, được cho khiến nhiều người "bị đe dọa sinh mạng". Ông Assange có thể bị phạt tù tới 175 năm nếu bị kết tội.

    anh dan do nguoi sang lap wikileaks
    Ông Julian Assange trên xe cảnh sát sau khi bị bắt giữ tại London, Anh ngày 11/4/2019. Ảnh: Reuters

    Tuy nhiên, những người ủng hộ ông Assange lại cho rằng, người sáng lập WikiLeaks là nạn nhân bị trả đũa vì đã vạch trần các hành động sai trái của Mỹ trong các cuộc xung đột ở Afghanistan và Iraq. Họ tin việc truy tố ông mang động cơ chính trị.

    Reuters trích dẫn lời Bộ Nội vụ Anh cho biết, Bộ trưởng Patel đã ký duyệt lệnh dẫn độ ông Assange sang Mỹ hôm nay, 17/6, nhưng ông Assange vẫn có thể kháng cáo. 

    "Trong trường hợp này, các tòa án của Anh không nhận thấy việc dẫn độ ông Assange là áp bức, bất công hay lạm dụng quy trình. Họ cũng không thấy việc đó đi ngược lại các quyền con người của ông ấy, bao gồm cả quyền được xét xử công bằng và quyền tự do ngôn luận. Trong khi ở Mỹ, ông ấy sẽ được đối xử thích hợp, kể cả về sức khỏe cá nhân", trích thông cáo của nhà chức trách xứ sở sương mù.

    Ban đầu, một thẩm phán Anh từng ra phán quyết phản đối việc dẫn độ ông Assange, với lí do ông có thể tự sát nếu bị giam biệt lập tại một cơ sở của Mỹ trong điều kiện an ninh tối đa. Tuy nhiên, phán quyết bị đảo ngược sau khi Mỹ đưa ra một loạt cam kết, kể cả hứa sẽ không chuyển ông sang Australia để chịu án tù.

    Ông Assange, 50 tuổi, từng bị cảnh sát Thụy Điển điều tra các cáo buộc quấy rối tình dục. Từ năm 2019, ông bị giam giữ tại London do vi phạm các điều kiện bảo lãnh. Trước đó, ông có 7 năm trú ẩn tại Đại sứ quán Ecuador ở London để tránh bị dẫn độ sang Thụy Điển. Tuy nhiên, chính phủ mới tại Ecuador đã hủy bỏ quy chế bảo vệ ngoại giao.

    Theo Reuters, quyết định mới của Bộ trưởng Nội vụ Anh không đồng nghĩa với dấu chấm hết cho cuộc chiến pháp lý kéo dài hơn một thập niên qua, liên quan đến số phận ông Assange. Ông hiện có thể kháng cáo lên Tòa thượng thẩm London hoặc Tòa tối cao Anh để ngăn chặn việc thực thi sắc lệnh của Bộ Nội vụ Anh. Song, nếu đơn xin kháng cáo bị bác bỏ, người sáng lập WikiLeaks sẽ bị dẫn độ sang Mỹ trong vòng 28 ngày.

    Bà Stella, vợ ông Assange, tuyên bố họ sẽ tiếp tục chiến đấu và đây chỉ là "sự khởi đầu cho một cuộc chiến pháp lý mới".

    Theo Vietnamnet

  • Trung Quốc lâu nay nói rằng sự cai trị của Anh với Hong Kong không tước đoạt được chủ quyền của họ với vùng lãnh thổ này

    Sách giáo khoa mới cho các trường học ở Hong Kong sẽ tuyên bố lãnh thổ này chưa bao giờ từng là thuộc địa của Anh, truyền thông địa phương đưa tin.

    Thay vào đó, các sách tuyên bố người Anh "chỉ thực hiện quyền cai trị thực dân" ở Hong Kong - một sự khác biệt được đưa ra để làm nổi bật các tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền liên tục.

    Trung Quốc luôn khẳng định họ không bao giờ từ bỏ chủ quyền và việc họ đầu hàng trao Hong Kong cho Anh là do các hiệp ước bất bình đẳng của cuộc Chiến tranh Nha phiến vào những năm 1800.

    Vương quốc Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc vào năm 1997 sau hơn 150 năm cai trị. Trong suốt thời gian cai trị, Anh nhắc đến Hong Kong - một cảng biển sâu đã trở thành một thành phố phát triển vượt bậc, và là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới - như một thuộc địa, cũng như một lãnh thổ phụ thuộc.

    Vương quốc Anh quản lý khu vực này từ năm 1841 đến 1941, và từ năm 1945 đến 1997, sau đó thành phố được trao trả cho Trung Quốc.

    hong kong trao tra cho trung quoc
    Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc năm 1997, thời điểm được chỉ định theo các yêu cầu của hiệp ước

    Khuyến khích 'bản sắc Trung Quốc'

    Phân tích của nhà báo Jeff Li, BBC Tiếng Trung: Trung Quốc duy trì quan điểm rằng Hong Kong luôn là lãnh thổ của họ - mà người Anh chỉ chiếm đóng sau năm 1842.

    Và trong khi chính phủ nhà Thanh vào thời điểm đó đã ký các hiệp ước liên tiếp nhượng và cho thuê các phần của lãnh thổ cho Anh, Trung Quốc lập luận rằng những hiệp ước đó được ký kết "dưới sự ép buộc" và họ không bao giờ chấp nhận chúng.

    Chính quyền Hong Kong đã tuân theo lời lẽ hoa mỹ của Bắc Kinh kể từ khi được bàn giao vào năm 1997. Họ không bao giờ nói rằng chủ quyền đã được "chuyển giao" cho Trung Quốc, mà chỉ nói là Hong Kong đã "trở về với đất mẹ".

    Các bảo tàng của chính phủ từng mô tả Hong Kong là "thuộc địa của Anh", nhưng những từ đó đã bị xóa vào năm 2020 - một động thái mà người dân địa phương cho rằng là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang tăng cường sự kiểm soát tại thành phố bán tự trị này.

    Động thái mới nhất này thống nhất với nỗ lực của Bắc Kinh trong những năm gần đây để khơi dậy "bản sắc Trung Quốc" trong giới sinh viên Hong Kong - nhằm gieo rắc ý tưởng rằng Hong Kong luôn là một phần của Trung Quốc, nhưng đã bị tước đoạt trong một thời gian dưới sự cai trị của Anh.

    Sách giáo khoa mới dành nhiều phần để giải thích sự khác biệt giữa thuộc địa và cai trị thực dân - với các nội dung tuyên bố rằng để một quốc gia gọi một lãnh thổ bên ngoài là thuộc địa thì quốc gia đó cần có chủ quyền cũng như quyền quản lý đối với lãnh thổ đó.

    Trong trường hợp của Hong Kong, người Anh "chỉ thực hiện sự cai trị thực dân... vì vậy Hong Kong không phải là thuộc địa của Anh", theo như nội dung trong sách giáo khoa mới được truyền thông địa phương đưa tin.

    Các cuốn sách được biên soạn cho một khóa học cụ thể để được sử dụng cho giảng dạy trong các trường học ở Hong Kong, tập trung vào lý tưởng công dân, luật pháp và lòng yêu nước.

    Môn học này thay thế cho một khóa học nghiên cứu về chủ nghĩa tự do nhằm dạy cho học sinh sinh viên kỹ năng tư duy phản biện tốt hơn và các ý tưởng về sự tham gia của công dân.

    Trung Quốc đã chỉ trích trực tiếp khóa học này trong thời gian xảy ra các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ hàng loạt của thành phố này vào năm 2019, và nói rằng giáo dục như vậy đã "cực đoan hóa" giới trẻ và cho họ những ý tưởng sai lầm.

    Truyền thông địa phương cho biết, sách giáo khoa mới - chưa được in, và đang chờ chính quyền Trung Quốc phê duyệt lần cuối - cũng phản ánh việc xây dựng quan điểm của Bắc Kinh về các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ hàng loạt vào năm 2019 như một mối đe dọa an ninh.

    Tờ South China Morning Post đưa tin một trích đoạn về các cuộc biểu tình có nội dung: "Ly khai và lật đổ chính phủ được cổ vũ trong một số hoạt động đe dọa chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia."

    Trong khi các vụ bạo lực đã xảy ra trong các cuộc biểu tình năm 2019, phần lớn các cuộc biểu tình chủ yếu diễn ra trong hòa bình. Các nhóm nhân quyền cũng đưa ra cáo buộc về sự tàn bạo và ngược đãi của cảnh sát với những người biểu tình ôn hòa trong thời gian này.

    Timothy Lee, một nhà cựu lập pháp ủng hộ dân chủ ở Hong Kong hiện đang sống lưu vong, nằm trong số các nhà phê bình bày tỏ lo ngại về việc "viết lại" lịch sử.

    Điều gì đã xảy ra kể từ khi trao trả Hong Kong?

    Sau khi trao trả Hong Kong vào năm 1997, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc đã phân loại thành phố là một đặc khu hành chính với hệ thống quản lý và kinh tế riêng, cho phép các cá nhân có nhiều quyền tự do hơn so với trong đại lục.

    Sau các cuộc biểu tình lớn năm 2019, Trung Quốc đã đàn áp các quyền tự do dân sự vốn được cho phép trước đây ở Hong Kong. Năm 2020, Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia mà đã có hiệu lực cấm hầu hết các hình thức chỉ trích chính trị.

    Theo BBC Tiếng Việt

  • Nga thông báo đưa 49 công dân Anh vào danh sách cấm nhập cảnh

    Danh sách gồm 20 nhân vật trong lĩnh vực quốc phòng và 29 nhân vật trong giới truyền thông Anh, trong đó có Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng và một số nhà báo của BBC, Financial Times và The Guardian.

    Ngày 14/6, Nga thông báo đưa vào danh sách đen 49 công dân Anh, theo đó cấm các nhân vật này nhập cảnh vào Nga. Danh sách trên bao gồm 20 nhân vật liên quan lĩnh vực quốc phòng và 29 nhân vật trong giới truyền thông.

    Trong số này có Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Anh Jeremy Quin và một số nhà báo thuộc hãng BBC, tờ Financial Times và tờ The Guardian.

    Theo Bộ Ngoại giao Nga, động thái trên nhằm đáp trả các biện pháp chính phủ Anh áp đặt đối với các nhà báo hàng đầu của Nga và những người đứng đầu các công ty quốc phòng của nước này.

    Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: "Các nhà báo Anh trong danh sách này liên quan đến việc cố tình phổ biến thông tin sai lệch và phiến diện về Nga cũng như các sự kiện tại Ukraine và Donbass."

    Tuyên bố cho rằng những đánh giá thiên lệch của các nhà báo này góp phần gây ác cảm đối với Nga trong xã hội Anh. Trong khi đó, 20 nhân vật "có liên quan tới ngành công nghiệp quốc phòng Anh đã tham gia vào việc đưa ra các quyết định cung cấp vũ khí cho Ukraine.".

    bo ngoai giao nga
    Trụ sở Bộ Ngoại giao Nga (trái) ở Moskva. (Ảnh: AFP/TTXVN)

    Nga thông báo bổ sung 61 công dân Mỹ vào danh sách trừng phạt

    Bộ Ngoại giao Liên bang Nga ngày 6/6 thông báo nước này đã đưa 61 công dân Mỹ vào danh sách trừng phạt, trong đó có Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm. Theo đó, 61 công dân này bị cấm nhập cảnh vào Liên bang Nga.

    Động thái này được coi là biện pháp đáp trả hành động tương tự trước đó của Mỹ.

    Bộ Ngoại giao Nga cho biết để đáp lại các lệnh trừng phạt ngày càng mở rộng của Mỹ đối với các nhân vật chính trị và công chúng của Nga, cũng như đại diện của các doanh nghiệp trong nước, Moskva đã đưa 61 công dân Mỹ là những người đứng đầu các tập đoàn công nghiệp quân sự hàng đầu, các nền tảng truyền thông và cơ quan xếp hạng tín nhiệm, hãng hàng không và các công ty đóng tàu, vào danh sách trừng phạt.

    Bộ Ngoại giao Nga cho biết thêm danh sách nêu trên cũng có tên các quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ, cùng nhiều nhân vật khác như Chủ tịch hãng hàng không United Airlines Brett Hart, Chủ tịch hãng phim Universal Pictures Peter Kramer, Giám đốc điều hành cấp cao của hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s Rob Fauber, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq Adena Friedman, người đứng đầu Cục chính sách kỹ thuật số và an ninh mạng của Bộ Ngoại giao Mỹ Jennifer Bacchus, và Giám đốc truyền thông của Nhà Trắng Katherine Bedingfield.

    Kể từ sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng Hai, Mỹ và các nước phương Tây đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt nhằm vào các quan chức Nga, cô lập các lĩnh vực tài chính và kinh tế của nước này.

    Để đáp trả, Nga cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt tương tự./.

    Theo Vietnamplus

  • Các địa điểm bỏ phiếu trên khắp Vương quốc Anh đã được mở trong ngày thứ Năm để cử tri đi bỏ phiếu cho các vị trí trong chính quyền địa phương và khu vực.

    Đáng chú ý, cuộc tranh đua cho các vị trí trong cơ quan lập pháp của Bắc Ireland lần này có thể dẫn tới thắng lợi của một chính đảng dân tộc chủ nghĩa thân Ireland. Sự kiện này sẽ là chiến thắng lần đầu tiên trong lịch sử của một chính đảng dân tộc chủ nghĩa tại đây.

    Kết quả cuộc bỏ phiếu, dự kiến sẽ được công bố trong thứ Sáu, có thể có ý nghĩa hiến pháp rất lớn đối với tương lai của bốn địa phương thuộc Liên hiệp Anh. Tại Bắc Ireland, chính đảng chiến thắng được dự đoán là Sinn Fein – bên đã cam kết sẽ mở một cuộc bầu chọn về việc đưa nơi này quay về với Ireland.

    nuoc anh bo phieu 1

    Khó khăn cho đảng cầm quyền và Thủ tướng Johnson

    Các địa điểm bỏ phiếu đã mở lúc 06:00 GMT để chọn ra các vị trí trong cơ quan lập pháp ở Scotland, xứ Wales và phần lớn các địa phương của nước Anh. Và nếu kết quả lần này không tốt cho đảng bảo thủ cầm quyền, sự bất mãn âm ỉ trong đảng này sẽ bùng lên về khả năng lãnh đạo của Thủ tướng Boris Johnson sau một loạt các vụ bê bối gần đây.

    Ông Johnson, 57 tuổi, đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2019 với tuyên bố đưa Anh ra khỏi Liên minh châu Âu và đảo ngược tình trạng bất bình đẳng giữa các khu vực.

    nuoc anh bo phieu 1
    Cuộc bỏ phiếu có thể dấy lên một cuộc cạnh tranh nội bộ trong đảng Bảo thủ nhằm thay thế ông Johnson sau loạt bê bối gần đây. Ảnh: AFP.

    Mặc dù thực hiện tốt cam kết Brexit, đại dịch Covid-19 đã khiến các kế hoạch trong nước của ông Johnson bị trì hoãn. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang leo thang, những thông tin về việc nhà lãnh đạo này tiệc tùng giữa các đợt phong tỏa đang khiến dư luận tức giận. Và nếu kết quả bỏ phiếu lần này đi theo chiều hướng xấu, các nghị sĩ trong đảng cầm quyền có thể dấy lên cuộc cạnh tranh nội bộ nhằm lật đổ ông Johnson khỏi vị trí lãnh đạo đảng và thủ tướng.

    "Mọi người trên khắp đất nước sẽ tập trung vào chính phủ nào, đảng phái nào, sẽ làm việc cho họ", ông Johnson nói trong tuần này.

    Kết quả bỏ phiếu lần này cũng là một phép thử cho thấy ảnh hưởng hiện tại của đảng Lao động đối lập chính khi đã nỗ lực vận động tranh cử khắp nước Anh. Theo hãng tin AFP, đảng Bảo thủ được dự đoán sẽ mất hàng trăm ghế ủy viên hội đồng và thậm chí quyền kiểm soát các 'thành trì' lâu đời ở London vào tay đảng Lao động.

    Tại Scotland, đảng Lao động đang tìm cách vượt qua đảng Bảo thủ để nắm giữ vị trí thứ hai, đứng sau đảng Dân tộc Scotland (SNP) ủng hộ độc lập và tại Wales, đảng Lao động cũng muốn duy trì vị thế dẫn đầu.

    Tại Scotland, lãnh đạo SNP Nicola Sturgeon đang hy vọng sẽ đạt được kết quả tốt trong cuộc bỏ phiếu bầu 32 cơ quan lãnh đạo địa phương – điều có thể mở ra một cuộc trưng cầu dân ý khác về độc lập của khu vực này.

    Ông Johnson đã nhiều lần từ chối thúc đẩy một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai tại Scotland sau khi cuộc bỏ phiếu đầu tiên vào năm 2014 đã cho ra tỷ lệ 55% người Scotland muốn ở lại khối Liên hiệp Anh.

    Xoay chuyển tình hình tại Bắc Ireland?

    Trong khi đó, cuộc bỏ phiếu tại Bắc Ireland đang thu hút nhiều sự chú ý sau khi các cuộc thăm dò trước bỏ phiếu cho thấy đảng Sinn Fein đang dẫn trước.

    Một cuộc thăm dò của Đại học Liverpool hôm thứ Ba cho thấy đảng này có thể giành chiến thắng thoải mái với hơn một phần tư số phiếu bầu.

    Kết quả thăm dò tại Bắc Ireland đang cho thấy Sinn Fein đang giữ vị trí cách biệt đáng kể. Ảnh: AFP.

    Còn đảng Liên minh Dân chủ ủng hộ Vương quốc Anh (DUP) và Đảng SLDP cũng theo lập trường dân tộc chủ nghĩa đang được xếp ở vị trí thứ hai.

    Deirdre Heenan, giáo sư về chính sách xã hội tại Đại học Ulster, Bắc Ireland, cho biết người dân đang cảm thấy cuộc bầu cử "thực sự rất quan trọng".

    Bà Deirdre Heenan nói với hãng tin AFP: "Sẽ là một sự thay đổi lớn nếu một người theo chủ nghĩa dân tộc trở thành bộ trưởng (Bắc Ireland-pv) đầu tiên".

    Sinn Fein đã hạ thấp lời kêu gọi đoàn tụ với Ireland trong quá trình vận động tranh cử, nói rằng họ chưa ấn định thời điểm tổ chức một cuộc bầu chọn về vấn đề này, thay vào đó tập trung vào chi phí sinh hoạt tăng cao và các vấn đề cục bộ khác.

    Phó chủ tịch đảng Michelle O'Neill khẳng định các cử tri đang "hướng tới tương lai" với chủ nghĩa thực tế hơn là chủ nghĩa giáo điều từ lâu đã trở thành dấu ấn của nền chính trị Bắc Ireland.

    "Họ hướng tới những người có thể làm việc cùng nhau thay vì những người không muốn làm việc cùng nhau," bà Michelle O'Neill nói.

    Theo Guardian

  • Một nam nghị sĩ của Đảng Bảo Thủ đã bị cáo buộc xem phim khiêu dâm trên điện thoại tại Hạ viện.

    Một cuộc điều tra đã được khởi động trong Đảng Bảo thủ sau khi cáo buộc được công bố vào hôm qua 27/4. Nghị sĩ được cho là đã ngồi cạnh một nữ bộ trưởng - vị bộ trưởng này hoảng hốt khi phát hiện đồng nghiệp xem video người lớn.

    Một bộ trưởng khác cũng nói đã bắt gặp nghị sĩ “tái phạm” khi xem phim khiêu dâm cả trong Hạ viện lẫn cuộc họp của ủy ban. Một người khác cho biết đã cố gắng chụp ảnh để làm bằng chứng nhưng không thành công.

    Đảng Bảo Thủ được cho là đã triệu tập một “cuộc họp gay gắt” về vấn đề này. Khoảng một chục nữ nghị sĩ cũng đã “lên tiếng vì bị phân biệt giới tính và quấy rối” bởi các đồng nghiệp.

    Khoảng 40 đến 50 nghị sĩ Bảo Thủ trong “Nhóm 2022” đã lên tiếng đòi bình đẳng cho phụ nữ. Cựu thủ tướng Theresa May được cho là đã rất tức giận.

    Một nghị sĩ nói: “Mọi người đang chia sẻ những câu chuyện khủng khiếp về những gì đã xảy ra với họ ở Hạ viện do các nghị sĩ nam gây ra".

    2toryNghị sỹ này bị cáo buộc đã tái phạm nhiều lần

    Trưởng ban kiểm điểm Chris Heaton-Harris cảm thấy “kinh hoàng” trước các tuyên bố, trong khi chủ tịch đảng Bảo thủ Oliver Dowden và lãnh đạo Hạ viện Mark Spencer được cho là đã tham dự phiên họp.

    Trước đó, Đảng Bảo Thủ đã ủng hộ Angela Rayner tại cuộc họp sau khi bà bị một nghị sĩ giấu tên cáo buộc là đã cố gắng khiến ông Boris Johnson phải "rướn chân" và cọ qua chân của mình. Cáo buộc này bị chỉ trích là “sự bôi nhọ biến thái và đầy định kiến với nữ giới”. 

    Tổng cộng 56 nghị sĩ đang phải đối mặt với các cáo buộc về hành vi tình dục sai trái - bao gồm ba thành viên trong Nội các của ông Johnson.

    Thủ lĩnh đảng Bảo thủ Chris Heaton-Harris cho biết ông đang điều tra các cáo buộc về việc một nghị sĩ Đảng Bảo Thủ xem phim người lớn trong phòng họp Hạ viện.

    Một tuyên bố từ văn phòng kiểm điểm của Đảng Bảo thủ cho biết: “Trưởng ban kiểm điểm đang xem xét vấn đề này. Hành vi này là không thể chấp nhận được và chúng tôi sẽ có hành động thích đáng".

    Viethome (Theo Metro)

  • Anh công bố lệnh trừng phạt nhằm vào kho vàng dự trữ 2.300 tấn trị giá khoảng 130 tỷ USD của Nga sau khi Mỹ có động thái tương tự.

    anh trung phat vang nga
    Những thỏi vàng nguyên chất 99,99% tại nhà máy kim loại màu Krastsvetmet ở thành phố Krasnoyarsk, Siberia, Nga tháng 11/2018 (Ảnh: Reuters).

    RT đưa tin, Anh hôm 25/3 đã bổ sung lệnh cấm giao dịch vàng Nga vào danh sách lệnh hạn chế London áp lên Moscow vì chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

    Trong văn bản hướng dẫn trừng phạt được cập nhật hôm qua trên trang web của chính phủ Anh, London nêu rõ: "Hướng dẫn được cập nhật để làm rõ rằng việc cấm cung cấp các dịch vụ tài chính để dự trữ ngoại hối và quản lý tài sản, cũng áp dụng cho các giao dịch liên quan đến vàng. Nghiêm cấm cung cấp các dịch vụ tài chính để thực hiện các giao dịch với Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga liên quan đến kho vàng của họ", tài liệu viết.

    Theo RT, động thái của Anh diễn ra sau khi có những quan ngại rằng, Nga có thể sử dụng vàng dự trữ để lách qua lệnh trừng phạt phương Tây.

    Hôm 24/3, Bộ Tài chính Mỹ cũng phát hành thông báo cấm các giao dịch vàng với Nga, nhằm vào kho dự trữ khoảng 2.300 tấn trị giá hơn 130 tỷ USD của Moscow.

    Các lệnh hạn chế này chỉ tác động tới việc giao dịch vàng Nga tại các thị trường ở Anh và Mỹ, và không thể ngăn Moscow bán vàng cho các nước hoặc sàn giao dịch khác.

    Nga hiện có lượng vàng dự trữ lớn thứ 5 thế giới. Họ bắt đầu gia tăng kho vàng từ 8 năm trước kể từ khi bị phương Tây trừng phạt vì sáp nhập bán đảo Crimea.

    Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine từ 24/2, phương Tây đã áp hàng loạt lệnh trừng phạt lên Moscow nhằm gây áp lực lên điện Kremlin.

    Trong một diễn biến khác, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được một thỏa thuận mua ít nhất 15 tỷ m3 khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong nỗ lực giảm phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga. Tuy nhiên, lượng LNG nhập từ Mỹ sẽ chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với nhu cầu năng lượng của toàn châu Âu.

    Theo thỏa thuận, EU và Mỹ sẽ lập ra một nhóm làm việc để theo dõi nhu cầu năng lượng EU.

    Trước đó, Mỹ và Anh đã ban hành lệnh cấm nhập nhiên liệu của Nga. Tuy nhiên, EU lại chia rẽ về vấn đề này vì sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn cung từ phía Nga. Việc cấm dầu khí của Nga có thể sẽ khiến giá nhiên liệu tiếp tục tăng phi mã.

    Trong khi đó, Nga đã thông báo thay đổi hợp đồng khí đốt hiện tại, khi yêu cầu các nước trong danh sách "không thân thiện" phải trả tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp.

    Theo Reuters

  • Trong video, tên lửa siêu thanh có khả năng hạt nhân Zircon Mach 9 "không thể đánh chặn" của Nga được bắn từ khinh hạm Đô đốc Gorshkov ở Biển Trắng, theo Mirror.

    Zircon - hay Tsirkon - đang được quân đội Nga gấp rút đưa vào hoạt động trong năm nay sau các cuộc thử nghiệm thành công đã được Tổng thống Putin nhắc tới.

    Các chuyên gia Nga cho rằng, phương Tây không có bất cứ tên lửa nào chất lượng và ưu việt như tên lửa Zircon này. Zircon đạt tốc độ Mach 9, 11.265 km/h và có tầm hoạt động khoảng 1.046 km, nhưng được cho là có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 1.496 km. Zircon có thể bay tới London, thủ đô nước Anh chỉ trong 5 phút, theo Mirror.

    TV Zvezda - một kênh thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng Nga - bình luận về video Nga bắn tên lửa hạt nhân Zircon trên Biển Trắng vừa được công bố rằng: “Các tính năng tàng hình của tên lửa siêu thanh Zircon của Nga đã được tiết lộ… Tốc độ của tên lửa siêu thanh Zircon cao đến mức các hệ thống phòng không của đối phương không thể phát hiện ra tác động của nó để kịp thời đánh chặn".

    nga ban ten lua den london 1
    Tên lửa siêu thanh Zircon Mach 9 được bắn từ tàu khu trục Đô đốc Gorshkov. Ảnh: TV Zvezda

    "Trên thực tế, đối phương sẽ chỉ biết đến tên lửa Zircon sau khi mục tiêu đã bị bắn trúng", theo TV Zvezda. Kênh truyền hình Nga cũng mô tả, tên lửa siêu thanh này của Nga cũng có "quỹ đạo thay đổi" để tránh bị phát hiện.

    “Sẽ không ai phát hiện vụ phóng tên lửa hoặc đường bay của nó. Họ sẽ chỉ phát hiện ra nó khi tên lửa chạm mục tiêu”, chỉ huy của khinh hạm Đô đốc Gorshkov, hạm trưởng cấp nhất Igor Krokhmal cho biết.

    Mặc dù video về tên lửa hạt nhân Zircon chỉ mới được công bố hôm 14/3, nhưng theo các nhà quan sát, nó có thể đã được quay từ tháng 12, và Nga có thể đã cố tình giữ lại video để công bố vào thời điểm này, nhằm "nắn gân" phương Tây.

    nga ban ten lua den london 1
    Tên lửa siêu thanh Zircon Mach 9 được bắn từ tàu khu trục Đô đốc Gorshkov. Ảnh: TV Zvezda

    Tổng thống Putin hồi tháng 12 tuyên bố “Zircon là tên lửa mới nhất của chúng tôi được bắn từ biển vào các mục tiêu trên biển và đất liền".

    "Các cuộc kiểm tra đã được thực hiện thành công, hoàn hảo. Đây là một sự kiện lớn đối với đất nước chúng tôi, một bước tiến quan trọng trong việc cải thiện an ninh của Nga và trong việc tăng cường khả năng quốc phòng (của chúng tôi)”, ông Putin nói đồng thời gọi Zircon là "tên lửa vô song" trên thế giới.

     Người ta cho rằng quân đội Nga đang sản xuất hàng loạt tên lửa Zircon.

    Nguồn: TV Zvezda

  • cod wars cuoc chien ca tuyet giua Anh va Iceland 2

    Cod Wars - Cuộc chiến cá tuyết là một loạt các cuộc đối đầu trong thế kỷ 20 giữa Vương quốc Anh và Iceland về quyền đánh bắt cá ở Bắc Đại Tây Dương. Tuy nhiên sau mỗi cuộc tranh chấp, phần thắng đều thuộc về Iceland.

    Iceland giáp với Vòng Bắc Cực và là quốc gia có vĩ độ cao nhất ở Châu Âu (tính theo thủ đô). Đây cũng là quốc gia Châu Âu nằm ở vị trí địa lý xa nhất so với lục địa Châu Âu, tạo cho người ta cảm giác đơn độc và biệt lập với thế giới.

    cod wars cuoc chien ca tuyet giua Anh va Iceland 2

    Tuy nhiên, quốc đảo này từ năm 1958 - 1976, chỉ trong vòng 18 năm đã 3 lần xung đột với Anh - lý do của cuộc chiến là vì loài cá tuyết. Mặc dù có trang thiết bị quân sự lạc hậu và không có quân chính quy nhưng Iceland đã thực sự đánh bại Anh trong cả 3 lần diễn ra chiến tranh.

    Vậy làm thế nào mà cá tuyết lại trở thành ngòi nổ cho cuộc chiến giữa Iceland và Anh? Iceland đã "hạ gục" Vương quốc Anh như thế nào?

    cod wars cuoc chien ca tuyet giua Anh va Iceland 2

    1. Lịch sử lợi ích lâu đời

    Mặc dù ngày nay Iceland là một quốc đảo độc lập, nhưng từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 20 Iceland là một phần lãnh thổ của Đan Mạch. Xung đột giữa Iceland và Vương quốc Anh về cá tuyết có thể bắt nguồn từ thời điểm Đan Mạch chiếm đóng Iceland.

    Kể từ khi Đế chế La Mã phương Tây sụp đổ vào thế kỷ thứ 5, Châu Âu đã bước vào thời kỳ trung cổ. Nhà thờ Công giáo La Mã kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc sống Châu Âu. Tòa thánh thậm chí còn ra quy định nghiêm ngặt về việc ăn thịt - trong một năm sẽ có gần sáu tháng không được phép ăn thịt.

    Nhưng cá không được coi là thịt, vì vậy cá trở thành thực phẩm thay thế cho thịt. Đặc biệt, cá tuyết lại là loài được người Châu Âu cực kỳ ưa chuộng.

    cod wars cuoc chien ca tuyet giua Anh va Iceland 2

    Những người Viking sống ở Bắc Âu đã thường xuyên đánh bắt cá ở Bắc Đại Tây Dương kể từ thế kỷ thứ 8 sau Công Nguyên. Và sau đó họ liên tiếp thành lập ba quốc gia: Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy. Người Na Uy là những người Châu Âu đầu tiên đến Iceland vào năm 874 sau Công Nguyên. Năm 995 sau Công nguyên, Na Uy tuyên bố chiếm đóng Iceland.

    Tuy nhiên, trong số ba quốc gia của người Viking, Đan Mạch lại là nước Viking mạnh nhất, và Na Uy là nước Viking yếu nhất. Vào thế kỷ 14, dưới sự hợp nhất của Nữ hoàng Margrethe của Đan Mạch, Đan Mạch cùng với Na Uy và Thụy Điển thành lập Liên minh Kalmar, chống lại Liên đoàn Đức-Hanseatic trên lục địa Châu Âu.

    Sau khi đánh bại Liên đoàn Hanseatic, Thụy Điển cảm thấy không hài lòng với sự dẫn dắt của Đan Mạch nên đã rút khỏi Liên minh vào năm 1523. Để ngăn chặn Na Uy bắt chước Thụy Điển, Đan Mạch đã biến Na Uy thành một tỉnh của mình và Na Uy mất quy chế chủ quyền.

    Với việc Na Uy mất chủ quyền, các vùng đất do Na Uy chiếm đóng cũng sẽ do Đan Mạch thống trị. Và lúc này, chủ quyền của Iceland được chuyển từ Na Uy cho Đan Mạch.

    cod wars cuoc chien ca tuyet giua Anh va Iceland 2

    Nguồn tài nguyên cá tuyết dồi dào gần Iceland không chỉ mang lại khối tài sản khổng lồ cho Đan Mạch mà còn thu hút sự chú ý của Vương quốc Anh. Vì lúc đó chưa có định nghĩa rõ ràng về lãnh hải. Các tàu đánh cá của Anh đã hướng đến Iceland với số lượng lớn để đánh bắt cá tuyết. Do đó, xung đột giữa Anh và Đan Mạch cũng dần được hình thành và ngày càng gay gắt.

    Đến thế kỷ 17, Anh đã đánh bại Hà Lan qua ba cuộc Chiến tranh Anh-Hà Lan và thiết lập vị thế tối cao về hàng hải của mình. Ngược lại, Đan Mạch mất quyền bá chủ với Thụy Điển và mất dần quyền bá chủ Bắc Âu. Với sự trỗi dậy của Anh và sự suy tàn của Đan Mạch, Đan Mạch ngày càng bất lực trước việc các tàu đánh cá của Anh tiến vào vùng biển xung quanh Iceland để đánh cá.

    Vào thế kỷ 19, với sự tiến bộ của cuộc Cách mạng Công nghiệp, việc phát minh và sử dụng tàu hơi nước, công nghệ làm lạnh, số lượng tàu của Anh đánh bắt ở vùng biển gần Iceland tiếp tục tăng lên. Việc đánh bắt cá tuyết ồ ạt đã dẫn đến một cuộc cách mạng về thực phẩm ở Anh. Cá và khoai tây chiên trở thành thực phẩm quốc gia của Vương quốc Anh, và đây cũng chính là biểu hiện của sự gia tăng số lượng cá tuyết trên thị trường.

    cod wars cuoc chien ca tuyet giua Anh va Iceland 2

    Năm 1893, để bảo vệ nguồn dự trữ cá tuyết, Đan Mạch đã công bố giới hạn đánh bắt là 50 hải lý ngoài khơi bờ biển Iceland. Động thái này gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của Vương quốc Anh, trong hai năm 1896 và 1897, nước này đã nhiều lần đưa hải quân tới Iceland để buộc Đan Mạch phải phục tùng.

    Năm 1901, trước sự đe dọa vũ lực của Anh, Đan Mạch phải ký một hiệp định với Vương quốc Anh, trong đó quy định giới hạn lãnh hải 3 hải lý. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, với sự hoàn thiện của luật pháp quốc tế, giới hạn lãnh hải 3 hải lý mà Vương quốc Anh và Đan Mạch ký kết đã trở thành một sự đồng thuận quốc tế.

    Kể từ đó, vùng nước khoảng 50 hải lý xung quanh Iceland đã trở thành vùng biển quan trọng đối với hoạt động đánh bắt cá tuyết của Anh. Từ năm 1919 đến năm 1938, người Anh đánh bắt ở vùng biển xung quanh Iceland nhiều gấp đôi so với các vùng biển khác.

    2. Lợi ích lãnh hải

    Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã tạo cơ hội cho Iceland giành độc lập, Iceland tách khỏi Đan Mạch và trở thành một quốc gia độc lập có chủ quyền. Sau khi độc lập, dân số Iceland chỉ có 150.000 người và nền quốc phòng lúc này vô cùng yếu kém, do đó, để có thể bảo vệ được mình, Iceland đã gia nhập khối NATO.

    Sau khi Iceland ly khai khỏi Đan Mạch, nước này gặp khó khăn về phát triển kinh tế. Hầu như toàn bộ Iceland là sông băng và lãnh nguyên, thiếu đất nông nghiệp và không có hệ thống công nghiệp phát triển như Đan Mạch. Điều duy nhất có thể dựa vào là ngành đánh bắt cá tuyết - được coi như huyết mạch kinh tế của người Iceland.

    Do đó, Iceland hy vọng sẽ phát triển kinh tế thông qua việc đánh bắt, chế biến và xuất khẩu cá tuyết.

    cod wars cuoc chien ca tuyet giua Anh va Iceland 2

    Nhưng tài nguyên cá tuyết xung quanh vùng biển Iceland không chỉ dành riêng cho Iceland. Theo một thỏa thuận được ký kết giữa Đan Mạch và Vương quốc Anh, lãnh hải của Iceland là 3 hải lý, và khi vượt qua phạm vi đó, sẽ có tàu thuyền của các nước khác cùng đánh bắt. Tuy nhiên, so với các nước Châu Âu, thiết bị tàu đánh cá của Iceland còn lạc hậu, số lượng đánh bắt thua xa các nước khác.

    cod wars cuoc chien ca tuyet giua Anh va Iceland 2

    Và với việc đánh bắt quá mức cá tuyết Đại Tây Dương, quần thể cá tuyết đã giảm đi đáng kể. Năm 1948, Iceland ban hành Đạo luật Hạn chế Nghề cá nhằm hạn chế việc đánh bắt quá mức cá tuyết trong vùng lãnh hải của mình do sự xuất hiện của số lượng lớn tàu nước ngoài và sự suy giảm nguồn đánh bắt.

    Tuy nhiên điều này cũng chẳng giải quyết được gì với vùng lãnh hải quá nhỏ bé. Năm 1949, Iceland bắt đầu đàm phán với Vương quốc Anh, với hy vọng xóa bỏ giới hạn lãnh hải 3 hải lý mà Đan Mạch và Vương quốc Anh đã ký kết trước đó.

    Yêu cầu mở rộng lãnh hải của Iceland sau đó đã giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Năm 1949, Na Uy đề nghị mở rộng lãnh hải của mình từ 3 đến 4 hải lý, theo đó Vương quốc Anh và Na Uy đã đưa vụ tranh chấp lên Tòa án Công lý Quốc tế.

    Năm 1951, Tòa án Công lý Quốc tế chấp nhận yêu cầu của Na Uy. Năm 1952, Iceland tuyên bố viện dẫn quy định này để mở rộng lãnh hải của mình lên 4 hải lý. Để trả đũa Iceland, Vương quốc Anh đã ban hành sắc lệnh hạn chế nhập khẩu các sản phẩm cá tuyết của Iceland.

    cod wars cuoc chien ca tuyet giua Anh va Iceland 2

    Động thái này đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Iceland, vì Anh là thị trường xuất khẩu chính của Iceland thời điểm đó.

    Tuy nhiên, xung đột giữa Anh và Iceland đã tạo cơ hội cho Liên Xô. Với việc nâng cấp cơ cấu ngành thủy sản của Iceland, tăng cường đa dạng hóa xuất khẩu và giảm sự phụ thuộc vào Vương quốc Anh, Liên Xô đã trở thành một nước xuất khẩu quan trọng các sản phẩm cá tuyết của Iceland.

    Từ năm 1953 đến năm 1955, Iceland đã xuất khẩu 35.000 tấn cá tuyết đông lạnh sang Liên Xô để đổi lấy các nguồn tài nguyên cơ bản như dầu mỏ và xi măng từ Liên Xô.

    Sự xâm nhập của Liên Xô tại Iceland đã gây ra sự hoảng sợ ở phương Tây - Iceland nằm ở vị trí chiến lược từ Đại Tây Dương đến Bắc Băng Dương, để tránh Iceland rơi vào vòng tay của Liên Xô, Mỹ đã can thiệp vào cuộc tranh chấp của Iceland. Năm 1956, Vương quốc Anh miễn cưỡng công nhận yêu sách lãnh hải 4 hải lý của Iceland.

    Tuy nhiên, việc mở rộng từ 3 hải lý lên 4 hải lý thực tế là không đủ đối với Iceland. Tháng 5 năm 1958, Iceland tuyên bố mở rộng lãnh hải từ 4 hải lý lên 12 hải lý, đồng thời yêu cầu các tàu nước ngoài rời Iceland trước ngày 30 tháng 8 cùng năm. Lúc này Iceland và Liên Xô đã có quan hệ kinh tế mật thiết, nên các nước Tây Âu đều rời khỏi vùng biển 12 hải lý mà Iceland yêu cầu. Và cũng chính lúc này, cuộc chiến cá tuyết giữa hai nước sắp bắt đầu.

    3. Cod Wars - Chiến tranh Cá Tuyết

    Ngày 1 tháng 9 năm 1958, trước sức ép của Liên minh Ngư dân Anh, Hải quân Anh cử 37 tàu hộ tống các tàu cá Anh đến vùng biển gần Iceland, và Chiến tranh cá tuyết lần thứ nhất nổ ra.

    Iceland, với dân số dưới 200.000 người vào thời điểm đó, chỉ có bảy tàu tuần tra pháo binh cỡ nhỏ và một thủy phi cơ. Nhưng ngay cả khi thực lực không phải là đối thủ "nặng ký" với Vương quốc Anh, Iceland vẫn chọn cách chống trả cứng rắn.

    Xét về thực lực tuyệt đối, Anh được đánh giá mạnh hơn rất nhiều so với Iceland. Để ngăn chặn quân Anh mở rộng chiến tranh, Iceland chỉ bắn vào tàu và ngư lưới cụ để tránh làm thủy thủ đoàn Anh bị thương. Theo đó, Anh bị mất cảnh giác trước cuộc pháo kích của Iceland, và hoạt động đánh bắt cá đã bị dừng lại.

    cod wars cuoc chien ca tuyet giua Anh va Iceland 2

    Mặc dù Vương quốc Anh sở hữu sức mạnh, nhưng thực tế, họ không muốn mở rộng chiến tranh. Đồng thời, Mỹ cũng lo ngại rằng chiến tranh mở rộng sẽ khiến Iceland phải nhờ Liên Xô giúp đỡ nên đã ra sức thuyết phục hai nước làm hòa. Theo đó, hai quốc gia đã trở lại bàn đàm phán.

    Sau nhiều vòng đàm phán, vào năm 1961, Vương quốc Anh chấp nhận quy chế vùng lãnh hải 12 hải lý mới của Iceland. Quy định vùng lãnh hải 12 hải lý mới sau đó cũng đã trở thành một sự đồng thuận quốc tế. Đổi lại, Iceland cho phép các tàu của Anh đánh bắt cá tuyết trong phạm vi 6-12 hải lý trong vùng biển Iceland với thời gian ba năm tới, nhưng sản lượng khai thác bị hạn chế nghiêm ngặt.

    Tuy nhiên, với sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, bùng nổ dân số và sự phát triển của công nghệ đánh bắt trong những năm 1960 và 1970, nguồn lợi thủy sản của Đại Tây Dương đã bị đánh bắt quá mức. Năm 1971, Iceland tuyên bố mở rộng lệnh cấm đánh bắt cá lên 50 hải lý. Vương quốc Anh một lần nữa cử bảy tàu chiến tiến vào vùng biển 50 hải lý mà Iceland yêu cầu, và chiến tranh cá tuyết lần thứ hai đã nổ ra.

    cod wars cuoc chien ca tuyet giua Anh va Iceland 2

    Lần này Iceland vẫn sử dụng phương pháp tấn công cũ. Tuy nhiên, trước sự uy hiếp của tàu chiến Anh, Iceland vẫn cương quyết không nhượng bộ, thậm chí còn đe dọa cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vương quốc Anh và ly khai khỏi NATO để buộc Vương quốc Anh phải lùi bước.

    Xung đột lại một lần nữa gây ra sự bất an tại Hoa Kỳ và Cộng đồng Châu Âu (EU). Cuối cùng, dưới sự điều phối của NATO và Hội đồng An ninh Châu Âu do Cộng đồng Châu Âu đứng đầu, vào tháng 11 năm 1973, Vương quốc Anh đã đồng ý rút khỏi khu vực hạn chế đánh bắt 50 hải lý của Iceland.

    Ngược lại, Iceland trao cho các tàu đánh cá của Anh quyền đi vào khu vực hạn chế vùng biển để đánh bắt cá tuyết, nhưng số lượng tàu đánh cá và trọng tải bị hạn chế.

    Trong những năm 1970, với sự độc lập của Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, các nước thuộc thế giới thứ ba đã trở thành một lực lượng quan trọng trong cộng đồng quốc tế. Năm 1975, các nước thế giới thứ ba đưa ra khái niệm về vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý để bảo vệ các quyền hàng hải của họ.

    Iceland đã lợi dụng "làn sóng" này để mở rộng vùng cấm đánh cá 50 hải lý cách đây 2 năm lên 200 hải lý. Tháng 12 năm 1975, Vương quốc Anh lại cử tàu chiến hộ tống và đâm vào tàu tuần tra của Iceland, Iceland đáp trả bằng cách đâm trực diện vào tàu đánh cá của Anh, và chiến tranh cá tuyết lần thứ ba nổ ra. Trong năm tháng tiếp theo, đã có 55 cuộc xung đột xảy ra giữa Anh và Iceland.

    Lần này Iceland quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao và rút khỏi NATO để buộc Mỹ phải ra mặt. Trên thực tế, Iceland tuy nhỏ bé nhưng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Mỹ. Do đó, Hoa Kỳ một lần nữa gây sức ép lên Vương quốc Anh.

    Vào tháng 5 năm 1976, Vương quốc Anh công nhận vùng cấm đánh cá 200 hải lý của Iceland. Sau gần 20 năm đấu tranh, người Iceland cuối cùng đã thành công trong công cuộc lấy trứng chọi đá và kiểm soát được nguồn tài nguyên cá tuyết trong tay của mình.

    Trong những năm 1970, một nửa dự trữ ngoại hối của Iceland được tạo ra từ việc xuất khẩu hải sản như cá tuyết. Thông qua lợi nhuận kinh tế do xuất khẩu thủy sản mang lại và sự phát triển của các ngành công nghiệp cấp ba như tài chính và du lịch, Iceland đã hoàn thành quá trình chuyển đổi kinh tế chỉ trong hơn 30 năm và trở thành một trong những quốc gia giàu có trên thế giới.

    Sau khi hai nước chấm dứt tranh chấp, quan hệ hai nước ngày càng được khôi phục và phát triển. Năm 1990, Nữ hoàng Anh có chuyến thăm cấp nhà nước tới Iceland.

    Tuy nhiên, do cường độ thấp và quy mô nhỏ nên chiến tranh cá tuyết không thể được gọi là cuộc chiến thực sự khi so với các cuộc chiến tranh sau Thế chiến thứ hai hay Chiến tranh Falklands giữa Anh và Argentina.

    Theo Soha

  • Sau tuyên bố sẽ trừng phạt các cá nhân, thực thể có lợi cho 'cỗ máy chiến tranh của Nga', Thủ tướng Anh Boris Johnson khởi động bằng việc nhắm vào 5 ngân hàng, 3 nhà tài phiệt Nga được cho là thân cận Tổng thống Putin.

    anh trung phat nga
    Các nhà tài phiệt Nga nằm trong danh sách trừng phạt của Anh (từ trái qua): Gennady Timchenko, Igor Rotenberg và Boris Rotenberg - Ảnh chụp màn hình

    "Đây là đợt trừng phạt đầu tiên mà nước Anh chuẩn bị áp đặt", Thủ tướng Johnson nói trước Quốc hội Anh ngày 22-2. Trước đó cùng ngày, ông Johnson tuyên bố sẽ trừng phạt những cá nhân và thực thể hỗ trợ "cỗ máy chiến tranh của Nga", theo Hãng thông tấn Tass.

    Theo danh sách được Chính phủ Anh công bố, 5 ngân hàng Nga bị trừng phạt gồm Rossiya, IS, Genbank, Promsvyazbank và Ngân hàng Biển Đen.

    London nêu cụ thể lý do trừng phạt các ngân hàng này là hỗ trợ việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga. 

    Một số ngân hàng có liên quan đến các cá nhân được cho là có quan hệ mật thiết với giới lãnh đạo cấp cao hoặc cấp vốn cho các tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga.

    Gennady Timchenko, Boris Rotenberg và Igor Rotenberg - các tỉ phú bị cáo buộc "thân thiết" với Tổng thống Nga Vladimir Putin - cũng bị đưa vào danh sách trừng phạt.

    Chẳng hạn theo phía Anh, ông Timchenko là một cổ đông lớn của Ngân hàng Rossiya bị cáo buộc đang ủng hộ "các chính sách gây bất ổn của Nga ở bán đảo Crimea".

    Tỉ phú Rotenberg thì "có quan hệ gia đình thân thiết với Tổng thống Putin" và nằm trong ban quản trị một tập đoàn vận tải có ý nghĩa chiến lược với Chính phủ Nga. 

    Theo Thủ tướng Johnson, tài sản của những người bị trừng phạt sẽ bị đóng băng và cấm nhập cảnh Anh. Một số nhà lập pháp Anh yêu cầu ông Johnson cứng rắn hơn với dòng tiền từ Nga, theo Hãng tin Reuters. Họ thậm chí yêu cầu trục xuất các nhà tài phiệt khác có quốc tịch Nga và chấm dứt dòng tiền đổ vào London.

    Khi được hỏi liệu có trục xuất con của những nhà tài phiệt Nga, ông Johnson lập tức bác bỏ và tuyên bố sẽ không vội đi xa đến như vậy.

    Phương Tây đang khởi động đợt trừng phạt Nga theo sau việc Tổng thống Putin công nhận độc lập của hai vùng ly khai ở miền đông Ukraine là Donetsk và Lugansk (hay Luhansk).

    Ở chiều ngược lại, Matxcơva giải thích việc công nhận là do chính quyền Kiev đã leo thang căng thẳng, vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Điện Kremlin cũng bác bỏ cáo buộc Nga đã đưa quân tới miền đông Ukraine như một số nhà ngoại giao Mỹ nêu.

    Theo Tuổi trẻ

  • Quyền sở hữu của Anh đối với quần đảo Chagos chính thức bị thách thức vào ngày 14/2, khi đại sứ Mauritius tại Liên Hợp Quốc dựng cờ nước này trên rạn san hô vòng Peros Banhos.

    Tại buổi lễ vào 10h30 sáng 14/2 (giờ địa phương), lá cờ đỏ, xanh dương, xanh lá và vàng được Đại sứ Jagdish Koonjul kéo lên cột cờ trên rạn san hô vòng Peros Banhos, thuộc quần đảo Chagos, trong lúc giới chức Mauritius hát vang quốc ca, Guardian đưa tin.

    “Chúng tôi thực hiện hành động kéo cờ mang tính biểu tượng này, như hành động mà người Anh đã thực hiện nhiều lần khi thiết lập thuộc địa. Nhưng lúc này, chúng tôi đang lấy lại thứ luôn thuộc về mình”, Đại sứ Koonjul nói.

    Trả lời Guardian ít lâu sau khi lá cờ được dựng, Thủ tướng Mauritius Pravind Jugnauth nói đây là thời khắc “cảm động” và “lịch sử” vì “chúng tôi có thể dựng cờ trên lãnh thổ của mình”.

    “Cộng đồng và thể chế quốc tế đã quyết định đây là lãnh thổ của chúng tôi. Điều chúng tôi làm là chính đáng”, ông nói. Khi được hỏi liệu quan chức Anh sau đó có kéo cờ Mauritius xuống hay không, ông Jugnauth nói không biết. “Nếu họ tháo cờ, đó sẽ bằng với việc khiêu khích. Vương quốc Anh đang không tuân thủ phán quyết tòa quốc tế”, ông nói.

    quan dao Chagos

    Quần đảo Chagos có 7 rạn san hô vòng với tổng cộng 60 đảo, cách Maldives 500 km về phía nam. Đây là vùng tranh chấp lãnh thổ giữa Vương quốc Anh và Mauritius - quốc đảo từng là thuộc địa Anh tại trung tâm biển Ấn Độ Dương.

    Cuối tháng 1/2021, tuyên bố chủ quyền của Vương quốc Anh đối với quần đảo Chagos đã bị tòa quốc tế về luật biển của Liên Hợp Quốc ở Hamburg bác bỏ toàn diện, theo Guardian. Tuy nhiên, Anh luôn bác bỏ phán quyết.

    Khi còn là thuộc địa Anh, lãnh thổ Mauritius bao gồm quần đảo Chagos. Năm 1965, Anh tách quần đảo Chagos ra khỏi Mauritius để lập ra vùng lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh (BIOT), theo hồ sơ tòa án. Ba năm sau, khi Mauritius giành độc lập, Anh vẫn giữ quần đảo Chagos.

    Trong đầu thập niên 1970, khoảng 1.500-2.000 người dân quần đảo Chagos bị trục xuất để Anh có thể cho Mỹ thuê hòn đảo lớn nhất Diego Garcia làm căn cứ không quân, theo Guardian. Những người này chưa từng được phép hồi hương. Mauritius đã hứa sẽ để binh sĩ Mỹ đóng tại đây theo hợp đồng cho thuê dài hạn.

    Theo Zing

  • Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cảnh báo quan hệ Moskva - London đang ở mức rất thấp, trước khi gặp người đồng cấp Anh.

    "Không may là mức độ hợp tác của chúng ta gần bằng 0, sắp qua ngưỡng này và tụt xuống âm. Đó là điều không mong muốn", Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu ngày 11/2 nói trước thềm cuộc gặp người đồng cấp Anh Ben Wallace tại Moskva để thảo luận về căng thẳng Ukraine.

    Shoigu bày tỏ mong muốn các cuộc đàm phán với Wallace "sẽ không xảy ra bất cứ diễn biến leo thang nào làm gia tăng thêm căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và NATO", đồng thời cáo buộc phương Tây đang "nhồi vũ khí cho Ukraine".

    "Số vũ khí đó tới từ mọi phía, được thực hiện một cách công khai và mang tính phô trương mà không có lý do rõ ràng", Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói.

    Sergey Shoigu
    Bộ trưởng Sergey Shoigu.

    Bộ trưởng Quốc phòng Anh Wallace và Tham mưu trưởng quân đội Anh, đô đốc Tony Radakin, đang có mặt ở Moskva để hội đàm với Bộ trưởng Shoigu cùng Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, đại tướng Valery Gerasimov, để tìm cách tháo gỡ căng thẳng liên quan tới vấn đề Ukraine.

    Chuyến thăm của Wallace và Radakin diễn ra một ngày sau cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Anh Liz Truss và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Cuộc hội đàm giữa hai ngoại trưởng dường như không mang lại kết quả và kết thúc trong bầu không khí căng thẳng khi Lavrov ví cuộc gặp như "nói chuyện với người điếc".

    Quan hệ giữa Nga và Anh được cho là đang ở mức thấp nhất từ trước tới nay, trong đó Moskva coi London có thái độ đặc biệt thù địch trong tất cả quốc gia phương Tây. Lần gần nhất bộ trưởng quốc phòng Nga và Anh gặp nhau là vào năm 2013.

    Các cuộc đàm phán được Nga và Anh tổ chức trong bối cảnh căng thẳng liên quan tới Ukraine leo thang sau khi Mỹ cùng đồng minh cáo buộc Nga tập trung hơn 100.000 quân sát Ukraine với ý định tấn công nước này.

    Nga nhiều lần bác cáo buộc, khẳng định mọi hoạt động quân sự sát biên giới phía tây là vấn đề nội bộ và chỉ nhằm mục tiêu diễn tập trước mối đe dọa từ kịch bản NATO mở rộng sang phía đông, đồng thời chỉ trích Mỹ và đồng minh phóng đại nguy cơ chiến tranh.

    Trước đợt điều quân của Nga, Mỹ điều chiến hạm và oanh tạc cơ B-1B tham gia "diễn tập ngoài kế hoạch" của NATO tại Biển Đen, với hai thành viên của liên minh là Thổ Nhĩ Kỳ và Romania cùng Ukraine.

    Ngoài ra, Mỹ và một số đồng minh NATO tiếp tục bán và viện trợ vũ khí cho Ukraine. Với ủng hộ từ Mỹ, Ukraine leo thang chiến sự với phe ly khai ở miền đông sau nhiều năm giao tranh hạ nhiệt.

    VnExpress (theo AFP)

  • Ngoại trưởng Nga Lavrov cáo buộc phái đoàn ngoại giao Anh tới Moskva "không chuẩn bị", khiến cuộc đàm phán "như nói với người điếc".

    "Tôi thật sự thất vọng vì cuộc đàm phán giống như đang nói chuyện với người điếc. Họ trông có vẻ lắng nghe chúng tôi nhưng không vào tai được điều gì", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bình luận về cuộc đàm phán với người đồng cấp Anh Liz Truss ở Moskva hôm 10/2.

    Ngoại trưởng Nga cũng cáo buộc các nhà ngoại giao Anh tới Moskva đàm phán "không chuẩn bị gì". Ông cũng khẳng định Nga sẽ không lùi bước, nhấn mạnh rằng "các biện pháp tác động quan điểm, tối hậu thư hay răn đe" với Moskva đều không có kết quả.

    cang thang ukraina
    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) và người đồng cấp Anh Liz Truss ở Moskva hôm 10/2. Ảnh: Reuters.

    Tuyên bố của Lavrov được đưa ra ngay sau cuộc họp với Ngoại trưởng Anh Truss, trong đó bà cảnh báo "bất cứ hành động tấn công Ukraine nào của Nga đều phải chịu hậu quả lớn".

    "Thực tế là chúng tôi không thể làm ngơ chuyện Nga điều hơn 100.000 quân tới biên giới Ukraine và những nỗ lực nhằm phá hoại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine", Ngoại trưởng Anh nói.

    Trong cuộc họp báo sau đó, Truss tiếp tục nói Anh và các đồng minh sẽ đưa ra biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhắm vào các cá nhân, tổ chức Nga nếu nước này tấn công Ukraine.

    Đây không phải lần đầu Ngoại trưởng Anh trở thành mục tiêu chỉ trích của các quan chức Nga. Truss tuần trước bị Bộ Ngoại giao Nga chế giễu sau khi phát biểu "Anh sẽ gửi viện trợ tới các nước đồng minh Baltic trên Biển Đen".

    "Bà Truss, kiến thức lịch sử của bà chưa là gì khi so với kiến thức địa lý. Cần giải cứu thế giới khỏi sự ngu xuẩn và thiếu hiểu biết của các chính trị gia Anh", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Maria Zakharova đăng trên mạng xã hội. Zakharova lưu ý rằng các quốc gia Baltic như Estonia, Latvia và Litva nằm bên biển Baltic, không phải Biển Đen.

    Trang ITN của Anh sau cuộc họp báo cho rằng bà Truss đã "phải nhận sự tiếp đón lạnh nhạt từ người đồng cấp Nga", đồng thời chỉ trích Lavrov đã "rời khỏi cuộc họp báo chung, bỏ mặc Ngoại trưởng Anh một mình trên bục phát biểu".

    Emma Burrows, biên tập viên tin tức của ITN, cũng viết trên Twitter rằng Lavrov "nhanh chóng rời đi, để lại Truss một mình trên bục". Burrows đăng kèm bức ảnh Truss đứng trên bục một mình, trong khi người đồng cấp Nga không xuất hiện trong ảnh.

    Bài đăng Twitter của Burrows nhận được hàng trăm lượt thích, khiến Đại sứ quán Nga tại London phải lên tiếng, cáo buộc nhà báo này tung tin giả.

    "Ngoại trưởng Lavrov không phải nhanh chóng rời đi. Họp báo kết thúc, hai người thu dọn và bước ra cửa, Lavrov chỉ đơn giản là ở gần cửa hơn. Thực tế, ông đã mở cửa cho bà Truss và mời bà vào", đại sứ quán Nga đăng Twitter, đồng thời kêu gọi Burrows "làm ơn đừng phát tán tin giả".

    Video trong bài đăng của ITN dường như phù hợp với giải thích của đại sứ quán Nga. Trong video, Ngoại trưởng Lavrov rời bục và bước tới cánh cửa phía sau, trong khi Truss gập tập tài liệu và đi theo ông.

    Cuộc gặp giữa hai Ngoại trưởng Lavrov và Truss là cuộc hội đàm đầu tiên giữa các quan chức ngoại giao hàng đầu của Nga và Anh sau khi quan hệ hai nước trở nên căng thẳng sau cái chết của Sergei Skripal ở Anh hồi tháng 3/2018.

    Căng thẳng về vấn đề Ukraine dâng cao sau khi Mỹ cùng đồng minh cáo buộc Nga tập trung hơn 100.000 quân sát sườn Ukraine với ý định tấn công nước này. Nga nhiều lần khẳng định mọi hoạt động quân sự sát biên giới phía tây là vấn đề nội bộ và chỉ nhằm mục tiêu diễn tập trước mối đe dọa từ kịch bản NATO mở rộng sang phía đông, đồng thời chỉ trích Mỹ và đồng minh phóng đại nguy cơ chiến tranh.

    Trước đợt điều quân của Nga, Mỹ điều chiến hạm và oanh tạc cơ B-1B tham gia "diễn tập ngoài kế hoạch" của NATO tại Biển Đen, với hai thành viên của liên minh là Thổ Nhĩ Kỳ và Romania cùng Ukraine. Ngoài ra, Mỹ và một số đồng minh NATO tiếp tục bán và viện trợ vũ khí cho Ukraine. Với ủng hộ từ Mỹ, Ukraine leo thang chiến sự với phe ly khai ở miền đông sau nhiều năm giao tranh hạ nhiệt.

    VnExpress (theo iNews)

  • Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng tình báo Anh "xem quá nhiều phim 007" khi cảnh báo các nghị sĩ về đặc vụ Trung Quốc can thiệp chính trị.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 14/1 phủ nhận nước này tham gia "các hoạt động can thiệp" vào Anh, cho rằng cáo buộc là "tuyên bố gây hoang mang dựa trên giả định chủ quan của một số người".

    "Có lẽ một số người đã xem quá nhiều phim 007, dẫn đến những suy diễn không cần thiết", ông Uông nói, đề cập đến bộ phim nổi tiếng về điệp viên giả tưởng James Bond thuộc Cục Tình báo Mật (MI6) của Anh.

    uong van ban
    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hồi tháng 7/2020. Ảnh: Reuters.

    Tuyên bố được phát ngôn viên Bộ Ngoại giao đưa ra sau khi Cơ quan An ninh Anh (MI5) gửi cảnh báo đến quốc hội nước này và cáo buộc Christine Lee, luật sư làm việc ở London, nhận lệnh từ Ban công tác Mặt trận Thống nhất (UFWD) của Trung Quốc và "cố tình can thiệp hoạt động chính trị" tại Anh.

    Lee được cho là thay mặt Trung Quốc tạo ảnh hưởng qua các khoản quyên góp, Văn phòng Chủ tịch Hạ viện Anh Lindsay Hoyle cho biết. Lee từng đóng góp khoảng 275.000 USD cho Barry Gardiner, chính trị gia Công đảng. Cựu thủ tướng Anh Theresa May, thành viên đảng Bảo thủ cầm quyền, từng tặng Lee bằng khen vào năm 2019, ghi nhận những đóng góp của nữ luật sư này cho quan hệ Trung - Anh.

    Ngoài ra, một số hình ảnh cho thấy Lee từng gặp cựu thủ tướng Anh David Cameron tại một sự kiện vào năm 2015. Trong một dịp khác, cô đã tiếp cận cựu lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbyn.

    CHRISTINE LEE
    Christine Lee, luật sư tại London, bị cáo buộc hỗ trợ Trung Quốc can thiệp chính trị Anh. Ảnh: MI5.

    Theo cáo buộc từ MI5, Lee dàn xếp quyên góp tài chính nhằm lôi kéo các nghị sĩ Anh theo yêu cầu "từ những cá nhân nước ngoài ở đặc khu Hong Kong và Trung Quốc". Cơ quan an ninh Anh cho biết những khoản tiền được thực hiện bí mật để che giấu nguồn gốc.

    Anh đưa ra cáo buộc trên một tuần sau cuộc tranh luận trên mạng giữa hãng thông tấn Xinhua của Trung Quốc và lãnh đạo MI6 Richard Moore.

    Xinhua trước đó đăng video nhái theo phim 007 nhằm chế nhạo tình báo phương Tây quá tập trung vào Trung Quốc. Moore cảm ơn Xinhua vì "quảng bá miễn phí" bộ phim, đồng thời đăng kèm đường link tới bài phát biểu hồi tháng 11/2021 của ông, trong đó lãnh đạo MI6 cảnh báo Trung Quốc đang tìm cách "bóp méo dư luận toàn cầu".

    Theo VnExpress

  • Nghị sĩ Chris Evans, 56 tuổi nói dối gái mại dâm là nữ đồng nghiệp khi cả 2 bị bắt quả tang "vui vẻ" trong ô tô ở Newport, Gwent. Nhưng cảnh sát đã biết rõ "nữ đồng nghiệp" của ông Evans chính xác là ai.

    Theo Daily Mail, công tố viên Natasha Roberts cho biết, cảnh sát phát hiện ô tô của nghị sĩ Evans và một phụ nữ ở khu vực bến tàu Pillgwenlly của Newport, Gwent khi đang tìm kiếm một người đàn ông khác đang bị truy nã.

    Chris Evans MP
    Chân dung nghị sĩ Chris Evans, 56 tuổi. Ảnh Daily Mail

    Viên cảnh sát sau đó đã tiến lại gần để kiểm tra chiếc ô tô xem người đàn ông bị truy nã có phải là tài xế hay không. Nhưng cảnh sát đã nhận ra tài xế là một nghị sĩ vì đã từng tham gia các cuộc họp có sự tham dự của ông này. Viên cảnh sát cũng biết người phụ nữ ngồi cùng trong xe với ông Evans là một gái mại dâm trong khu vực. 

    Khi cảnh sát hỏi ông Evans về người phụ nữ trên xe, nghị sĩ Anh bối rối trả lời: "Ồ, tôi làm việc với cô ấy".

    Theo Daily Mail, công tố viên Natasha Roberts cho biết, cảnh sát phát hiện ô tô của nghị sĩ Evans và một phụ nữ ở khu vực bến tàu Pillgwenlly của Newport, Gwent khi đang tìm kiếm một người đàn ông khác đang bị truy nã.

    Viên cảnh sát sau đó đã tiến lại gần để kiểm tra chiếc ô tô xem người đàn ông bị truy nã có phải là tài xế hay không. Nhưng cảnh sát đã nhận ra tài xế là một nghị sĩ vì đã từng tham gia các cuộc họp có sự tham dự của ông này. Viên cảnh sát cũng biết người phụ nữ ngồi cùng trong xe với ông Evans là một gái mại dâm trong khu vực. 

    Khi cảnh sát hỏi ông Evans về người phụ nữ trên xe, nghị sĩ Anh bối rối trả lời: "Ồ, tôi làm việc với cô ấy".

    Theo Dân Việt

  • Sau khi Mỹ khởi xướng tẩy chay ngoại giao Olympic Bắc Kinh, các nước trong nhóm Ngũ Nhãn bao gồm Úc, Anh rồi Canada đồng loạt hưởng ứng. New Zealand cũng từ chối cử quan chức tới Bắc Kinh.

    Anh và Canada đã trở thành những quốc gia mới nhất tuyên bố tẩy chay ngoại giao Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, dự kiến ​​được tổ chức vào tháng 2.2022.

    Như đã đưa tin hôm qua, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết sẽ không có bộ trưởng nào tham dự Olympic 2022 do các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, điều mà Bắc Kinh phủ nhận mạnh mẽ.

    Theo tin mới nhất, ngay rang sáng nay 9.12, Canada đã quyết định làm theo cũng với lý do quan ngại về nhân quyền. Quyết định của Anh và Canada được đưa ra sau những thông báo tương tự của Mỹ và Úc vào đầu tuần này.

    Tuyên bố của Thủ tướng Anh Johnson được đưa ra sau khi cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ Iain Duncan Smith kêu gọi "tẩy chay ngoại giao" đối với sự kiện thể thao lớn này. Ông Johnson nói với các nghị sĩ rằng ông thường không ủng hộ "tẩy chay thể thao".

    olympic bac kinh 2022

    Tại Ottawa, Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói với các phóng viên rằng việc nước này tẩy chay sẽ không "gây bất ngờ cho Trung Quốc". "Chúng tôi đã rất rõ ràng trong nhiều năm qua về những lo ngại sâu sắc của chúng tôi xung quanh các vi phạm nhân quyền".

    Thomas Bach, chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), đã nói rằng, mặc dù ngày càng có nhiều cuộc tẩy chay chính trị, IOC hài lòng rằng các vận động viên vẫn có thể tham gia.

    Ông Bach nói: “Sự hiện diện của các quan chức là một quyết định chính trị của mỗi chính phủ nên nguyên tắc trung lập của IOC sẽ được áp dụng.

    Trong những năm gần đây, căng thẳng đã gia tăng giữa Trung Quốc và một số nước phương Tây, gây ra một số vấn đề ngoại giao. Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc diệt chủng trong việc đàn áp thiểu số người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi chiếm đa số ở khu vực Tân Cương - một cáo buộc mà Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ.

    Quan hệ giữa Canada và Trung Quốc trở nên hỗn loạn sau vụ bắt giữ giám đốc điều hành hàng đầu của tập đoàn công nghệ khổng lồ Huawei là bà Mạnh Vãn Châu ở Canada vào năm 2018 theo yêu cầu của các quan chức Mỹ. Sau đó Bắc Kinh đã bắt giữ hai người Canada ở Trung Quốc. Cả ba đều được thả trên nguyên tác có qua có lại vào đầu năm nay nhưng căng thẳng giữa 2 nước vẫn còn đó.

    Trong khi đó, Úc ngày càng coi Trung Quốc là một mối đe dọa an ninh trong bối cảnh có những cáo buộc rằng Bắc Kinh đã can thiệp vào chính trị và xã hội Úc. Việc Úc thành lập liên minh AUKUS cùng Anh và Mỹ thật sự khiến Bắc Kinh khó chịu và cho rằng Úc theo chân Mỹ chống lại Bắc Kinh

    Tại cuộc họp thường kỳ ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân chỉ trích chính quyền Úc với những từ khá nặng nề vì tẩy chay Olympic. Ông Uông nói: Chúng tôi đã nhắc lại nhiều lần rằng Thế vận hội Olympic Mùa đông không phải là một sân khấu để lợi dụng và thao túng chính trị. Trung Quốc đã không mời bất kỳ quan chức chính phủ Úc nào tham dự Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh. Trên thực tế, không ai quan tâm đến việc họ có đến hay không, và việc các chính trị gia Úc mượn chính trị vì lợi ích ích kỷ sẽ không ảnh hưởng gì đến sự thành công của Thế vận hội do Bắc Kinh tổ chức.

    Tôi cần chỉ ra rằng Úc luôn có lý do để tìm lỗi với Trung Quốc và việc nước này không cử quan chức chính phủ đến Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vì cái gọi là vấn đề nhân quyền ở Tân Cương là một trường hợp khác. Hoạt động của Úc vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc trung lập chính trị được ghi trong Hiến chương Olympic, đi ngược lại phương châm của Olympic là “đoàn kết”, và chính phủ Úc đã đứng về phía đối chọi với các vận động viên và người hâm mộ thể thao toàn cầu. Nó cũng hoàn toàn cho thấy sự thật rằng chính phủ Úc đã mù quáng theo đuôi một số quốc gia nhất định đến mức không thể phân biệt giữa đúng và sai. Trung Quốc kiên quyết phản đối hành động của phía Úc và đã đưa ra các cảnh báo nghiêm khắc với họ”.

    Trước đó, Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng đưa ra phản ứng tương tự khi chính quyền Mỹ quyết định tẩy chay với Olympic 2022. Do vậy, sẽ không ngạc nhiên khi buổi họp báo chiều nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại có dịp chỉ trích quyết định của Anh và Canada. Riêng trường hợp của New Zealand thì hơi khó xử khi Wellington chơi bài không nói tẩy chay mà lại làm như tẩy chay.

    New Zealand đã xác nhận họ sẽ không cử quan chức đến Bắc Kinh chủ yếu vì đại dịch coronavirus, nhưng họ cũng bày tỏ lo ngại về các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. Nhưng động thái của Wellington là đủ thấy họ hưởng ứng và làm theo hành động của các thành viên còn lại trong nhóm Ngũ nhãn, chỉ có điều là không nói ra mà thôi.

    Theo Phó đại sứ Trung Quốc tại New Zealand là ông Wang Genhua, Úc đang theo chân Mỹ và nỗ lực của hai nước nhằm “khuấy động cuộc đối đầu ý thức hệ chống lại Trung Quốc”, đồng thời nói thêm rằng New Zealand chắc chắn sẽ làm theo “bởi vì New Zealand phải theo chân Úc”.

    Ngoài nhóm Ngũ nhãn thì một đồng minh quan trọng khác của Mỹ ở châu Á là Nhật Bản - cũng được cho là đang cân nhắc tẩy chay ngoại giao Thế vận hội nhưng nhiều khả năng thì họ sẽ học theo New Zealand.

    Riêng Hàn Quốc dù là đồng minh Mỹ nhưng không những không tẩy chay mà còn gửi lời chúc. Ngày 7.12, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết Seoul ủng hộ một Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh thành công và hy vọng Thế vận hội có thể đóng góp vào hòa bình và ổn định của Đông Bắc Á và toàn thế giới cũng như sự phát triển của quan hệ liên Triều.

    Được dịp, ông Uông Văn Bân phát biểu: Chúng tôi đã ghi nhận và hoan nghênh những nhận xét của Hàn Quốc. Phía Hàn Quốc đã đăng cai Thế vận hội Olympic mùa đông Pyeongchang vào năm 2018 và sẽ tổ chức Thế vận hội thanh niên mùa đông Gangwon 2024. Trung Quốc và Hàn Quốc đã và đang hỗ trợ nhau đăng cai tổ chức Thế vận hội, điều này thể hiện mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước và phương thức của một đại gia đình Olympic.

    Theo Một Thế Giới

  • Thời gian tới, Bộ Công an VN và Bộ Nội vụ Anh sẽ tăng cường chia sẻ thông tin nghiệp vụ, dữ liệu tội phạm, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao.

    Theo thông tin từ Bộ Công an, ngày 1/11, Đại tướng Tô Lâm dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam đã có buổi làm việc với bà Priti Patel, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh.

    Phát biểu trong buổi hội đàm, Bộ trưởng Nội vụ Anh bày tỏ vui mừng được đón, làm việc với Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam và khẳng định, chuyến thăm Anh của Đại tướng Tô Lâm có ý nghĩa quan trọng, góp phần tăng cường và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác song phương nhằm giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, đặc biệt là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia như tội phạm kinh tế, di cư bất hợp pháp, mua bán người, rửa tiền, tội phạm công nghệ cao...

    bo noi vu anh hop tac bo cong an 1
    Đại tướng Tô Lâm Bộ trưởng Bộ Công an và bà Priti Patel, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (Anh).

    Bà Priti Patel khẳng định, Anh cam kết tăng cường gắn kết lợi ích tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; tăng cường quan hệ hợp tác với ASEAN trên tất cả các lĩnh vực và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong việc duy trì cấu trúc an ninh khu vực. Khẳng định Anh sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải tại Biển Đông theo quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

    Bộ trưởng Tô Lâm chúc mừng Vương quốc Anh chính thức trở thành đối tác đối thoại thứ 11 của ASEAN và sẵn sàng làm cầu nối thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Anh và ASEAN, ủng hộ việc Anh tham gia CPTPP; Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển quan hệ với Anh, luôn coi Anh là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới.

    Việt Nam đánh giá cao Anh đã đạt Thỏa thuận hậu Brexit với EU trên nhiều lĩnh vực, đưa ra chiến lược "nước Anh toàn cầu”, công bố báo cáo tổng hợp về chính sách an ninh, quốc phòng, đối ngoại và phát triển từ nay đến 2025, tầm nhìn 2030, trong đó đạt mục tiêu trở thành một trong những quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn thế giới, tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế, khu vực, trọng tâm gia tăng kết nối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

    Đại tướng Tô Lâm cho rằng, mối quan hệ hợp tác giữa hai Bộ ngày càng phát triển hiệu quả, thực chất và đi vào chiều sâu trên nhiều lĩnh vực như chia sẻ thông tin nghiệp vụ, dữ liệu tội phạm, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, nhất là tội phạm mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao... Tuy nhiên, kết quả hợp tác vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục được khắc phục trong thời gian tới.

    bo noi vu anh hop tac bo cong an 1
    Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: N.L

    Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Tô Lâm đưa ra 5 điểm để hai bên cùng phối hợp triển khai trong thời gian tới gồm: trao đổi đoàn các cấp, chia sẻ thông tin mà hai bên cùng quan tâm; đề nghị phía Anh hỗ trợ Việt Nam tiếp cận vắc xin và các loại thuốc điều trị COVID-19; hợp tác phòng chống di cư trái phép; tạo điều kiện để công dân Việt Nam được cấp thị thực, nhập cảnh, cư trú, học tập, lao động hợp pháp tại Anh và coi đó là giải pháp quan trọng để phòng ngừa di cư trái phép...

    Hai Bộ trưởng vui mừng trước các bước phát triển mới của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Anh, đặc biệt sau khi hai nước ký Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Anh: Định hướng phát triển trong 10 năm tới vào tháng 9/2020; Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Anh (UKVFTA) ngày 31/12/2020.

    Kết thúc cuộc hội đàm, Bộ trưởng Nội vụ Anh cho biết, đã có kế hoạch sang thăm, làm việc tại Việt Nam vào Quý I/2022 để bàn bạc các kế hoạch hợp tác song phương giữa Anh và Việt Nam.

    Theo Tiền Phong