• mat ma cua diep vien anh 2

    London (Anh) không chỉ là điểm đến hút khách số một thế giới, nó là còn nơi đấu trí giữa KGB và MI6.

    Ngoài những lâu đài cổ kính, thủ đô nước Anh còn có các địa điểm bí mật - nơi ám sát, gặp gỡ, để lại ám hiệu của các điệp viên Nga. Nhiều người tin rằng, những nơi này đều liên quan đến cuộc chiến tình báo không hồi kết giữa Anh - Nga, theo News. Với du khách, khi lần đầu nghe đến những địa điểm liên quan đến vấn đề tình báo này, họ đều tỏ ra tò mò, thích thú.

    Tại Mayfair, bạn có thể tìm thấy cột đèn trên quảng trường Audley từng là chỗ gặp mặt của những điệp viên xuất sắc nhất KGB (Ủy ban An ninh quốc gia thời Liên Xô). 

    mat ma cua diep vien anh 2
    Chiếc cột đèn nơi từng là điểm trao đổi thông tin của điệp viên Nga trên đất Anh. Ảnh: News.

    Cột đèn này đơn giản và giống như bất kỳ chiếc cột đèn nào khác ở London. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy nó có một khoang trống sau bản lề ở phía dưới thân.

    Trong nhiều năm, các điệp viên KGB đã bí mật nhận các ghi chú, mệnh lệnh được mã hóa bên trong khoang này. Các ghi chú này được gọi là "các bức thư chết". Mọi người sẽ tới đây để nhận nhiệm vụ mới từ cấp trên. Khi một lời nhắn được đặt vào bên trong, các điệp viên sẽ để lại một dấu phấn ở bên ngoài. 

    Các cơ quan tình báo của Anh, MI5 (trong các tác phẩm điện ảnh, tiểu thuyết, điệp viên 007 làm việc cho MI5) và MI6 không hề biết về sự tồn tại của hoạt động tình báo này. Chỉ đến khi điệp viên người Nga Oleg Gordievsky đào tẩu sang Anh vào thập niên 1970 tiết lộ, mọi việc mới được sáng tỏ.

    Khách sạn Millennium tại Knightsbridge cũng là một điểm đến quen thuộc với cụm từ "tình báo" hay "gián điệp". Một cựu tình báo Nga được cho là đã chết do bị hạ độc bằng chén trà tại khách sạn năm 2006.

    mat ma cua diep vien anh 2
    Đầu năm 2018, hai điệp viên khác của Nga cũng bị nghi ám sát bằng việc hạ độc tại khách sạn Millennium. Ảnh: News.

    Blue Bridge, cây cầu ở St James Park cũng từng được MI5 và MI6 chọn làm nơi gặp gỡ các gián điệp của mình. Đi giữa đám đông, các tình báo Anh sẽ tìm cách trao đổi thông tin cho nhau một cách bí mật bằng cách bình thường nhất để đánh lạc hướng mọi người. Họ có thể là những người đàn ông, phụ nữ đứng trò chuyện vui vẻ với nhau trên cầu như thể bạn bè, người thân thiết. 

    Đối với các fan của 007, quán rượu nhỏ Red Lion cũng là một địa điểm thú vị. Đây là nơi mà Frank Bossard, một điệp viên Anh, đã vô tình tiết lộ bí mật quốc gia cho một thành viên của KGB.

    Tại quán rượu này, Bossard khi đó gặp gỡ rồi làm quen với một người bạn. Họ thân nhau vì có chung sở thích sưu tầm tiền xu. Trong các cuộc trà dư tửu hậu sau đó, Bossard đã để lộ các thông tin nhạy cảm về hệ thống tên lửa quân sự Anh. Bossard khi đó đã không hề biết rằng, người bạn vô tình quen đó là một điệp viên Nga.

    London còn nhiều câu lạc bộ tư nhân trá hình. Nơi này vẻ ngoài được thành lập là điểm tụ tập vui vẻ của các chính trị gia, chuyên gia giàu có, doanh nhân thành đạt. Mọi người đến đây, gặp gỡ và thư giãn bên những ly cocktail. 

    mat ma cua diep vien anh 2
    Trụ sở cũ của MI6. Ảnh: News.

    Ba câu lạc bộ điệp viên như thế chỉ cách Red Lion vài phút đi bộ, và nó do MI5 và MI6 điều hành. Tại những nơi này, MI5 và MI6 sẽ cài người để tìm ra những tân binh điệp viên tiềm năng từ những người nổi tiếng, có ảnh hưởng kia.

    Cách nơi này khoảng một km về phía nam, du khách có thể tìm thấy hai tòa nhà từng là căn cứ bí mật của những người kiệt xuất nhất của tình báo Anh. Một trong hai nơi đó ngày nay được gọi với cái tên đơn giản là 54 Broadway. Đó cũng chính là trụ sở của MI6 trong gần 40 năm, cho tới năm 1964.

    Ban đầu, MI6 cố gắng che giấu sự hiện diện của mình. Do vậy, nơi này ban đầu được đăng ký là Công ty Bình chữa cháy Minimax. Qua nhiều năm, địa điểm của họ trở nên nổi tiếng mà ai cũng biết.

    Cách đó 100 m là khách sạn St Ermin. Một cơ sở tình báo quan trọng của MI6 và các đơn vị tình báo khác của Anh trong thế chiến thứ hai. Nhiệm vụ gián điệp luôn được hình thành và phát đi từ tòa nhà này.

    Ngoài ra, London còn rất nhiều các địa điểm để dân tình báo hoạt động nhưng chúng vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Có thể đôi khi, du khách vừa vô tình đi qua một cuộc giao dịch mà không biết và đến nay, London vẫn mãi là thành phố thu hút bậc nhất du khách thế giới.

    Theo VnExpress

  • Hơn một phần tám nghị sĩ đã tuyển dụng một thành viên gia đình hoặc bạn đời vào làm ở Hạ viện vào năm ngoái. Tổng cộng, 86 trong số 650 nghị sĩ đã thuê một người họ hàng, chi khoảng 2.5 triệu bảng tiền thuế để trả lương cho họ.

    Không có ý kiến ​​cho rằng các nghị sĩ đã phá vỡ quy tắc của quốc hội. Tuy nhiên, hiện các nghị sĩ đang bị giám sát chặt chẽ về các thỏa thuận tài chính và bị cáo buộc “tham nhũng”. Trong số các nghị sĩ tuyển dụng vợ hoặc chồng có 45 nghị sĩ nam của đảng Bảo thủ.

    Tổng cộng, 54 nghị sĩ đảng Bảo thủ có thành viên gia đình trong đội ngũ nhân viên quốc hội vào năm 2020, với các vị trí như quản lý văn phòng, nghiên cứu, trợ lý và thư ký. 24 nghị sĩ đảng Lao động đã tuyển vợ hoặc chồng và các thành viên gia đình thân thiết làm việc cho họ.

    12mpMột số gương mặt nổi bật trong danh sách này

    Ông Robert Buckland, Bộ trưởng Trại giam, Simon Hart - Ngoại trưởng Wales, và Sir Graham Brady - chủ tịch Ủy ban có ảnh hưởng năm 1922, là một trong số những nghị sỹ tuyển dụng người thân.

    Vợ của nghị sĩ đảng Bảo thủ - Ngài Christopher Chope được trả lương cao nhất - bà kiếm được từ 55,000 đến 60,000 bảng vào năm 2020.

    Quy định Quốc hội về việc tuyển dụng “các bên có liên quan” đã thay đổi sau năm 2010. Cơ quan Tiêu chuẩn Nghị viện Độc lập (IPSA) lần đầu tiên triển khai luật mới, theo đó các nghị sĩ chỉ có thể tuyển dụng một người quen biết và phải trả lương trong khung do ISPA quy định.

    Từ năm 2017, IPSA đã ngừng tài trợ hoàn toàn cho các bên có liên quan - mặc dù những người đã được tuyển dụng được phép tiếp tục công việc của họ. Do vậy, các nghị sĩ mới được bầu sau năm 2017 không được phép tuyển dụng thành viên gia đình.

    Đảng Bảo thủ đã bị cáo buộc tham nhũng vì cố gắng trì hoãn quyết định đình chỉ cựu bộ trưởng Owen Paterson vì vi phạm các quy tắc vận động hành lang.

    Các chính trị gia sau đó bị chỉ trích vì kiếm được số tiền lớn nhờ thu nhập “tay trái”, bao gồm cả cựu tổng chưởng lý, Sir Geoffrey Cox. Ông Cox được trả hàng nghìn đô la vì đã đại diện cho Quần đảo Virgin thuộc Anh trong cuộc điều tra tham nhũng.

    Ông cho biết mình không vi phạm quy tắc cấm các nghị sĩ sử dụng chức vụ trong quốc hội của họ để kinh doanh bên ngoài.

    Viethome (Theo Metro)

  • Các trang tin khẳng định Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) từng lên kế hoạch ám sát người sáng lập WikiLeaks Julian Assange ngay tại London - Anh.

    Dẫn nguồn từ nhiều cựu quan chức giấu tên, một nhóm các nhà điều tra của Yahoo News khẳng định dưới sự chỉ đạo của ông Mike Pompeo và bà Gina Haspel, CIA đã lên kế hoạch ám sát ông Assange.

    Trước khi ông Pompeo và bà Haspel được bổ nhiệm chức vụ giám đốc CIA, các kế hoạch của cơ quan gián điệp hàng đầu của Mỹ chỉ giới hạn trong việc xếp ông Assange và nhiều phóng viên khác vào mục "người môi giới thông tin" để mở rộng khả năng giám sát họ.

    Sau khi trở thành giám đốc CIA, ông Pompeo đã đề nghị gọi WikiLeaks là một "cơ quan tình báo thù địch phi nhà nước". Yahoo News khẳng định đây không phải là cụm từ ngẫu nhiên vì nếu WikiLeaks bị tái phân loại, điều này cho phép CIA xem tổ chức này như một cơ quan tình báo nước ngoài và chống lại nó mà không cần bất kỳ sự giám sát nào.

    wikileaks 1
    Hai cựu giám đốc của CIA từng lên kế hoạch ám sát ông Julian Assange. Ảnh: Reuters

    Mọi thứ đã thay đổi sau khi WikiLeaks phát hành Vault 7, một bộ công cụ đặc biệt được CIA sử dụng trong các hoạt động tấn công mạng. Các nguồn tin của Yahoo khẳng định sau đó ông Pompeo và bà Haspel muốn ám sát ông Assange.

    Vào năm 2017, họ được cho là đã tìm nhiều cách thực hiện một "màn trình diễn" để bắt người sáng lập WikiLeaks từ Đại sứ quán Ecuador ở London, đưa ông ta đến một nước thứ ba rồi mang về Mỹ.

    "CIA đã thảo luận với Anh về việc không phản kháng hoặc làm ngơ nếu có một nhóm đặc vụ lọt vào trong và ra tay. Tuy nhiên, phía Anh trả lời: 'Không được, quý vị không được làm như vậy trên lãnh thổ của chúng tôi. Điều đó sẽ không xảy ra" - một trong các nguồn tin kể lại.

    wikileaks 1
    Cựu giám đốc CIA Mike Pompeo. Ảnh: Reuters

    Sau đó, các kế hoạch của CIA còn trở nên tinh vi hơn nữa khi cơ quan này cố tình tiết lộ việc Nga có ý định giải thoát ông Assange khỏi Anh. Lúc này, cơ quan tình báo Mỹ bắt đầu tìm cách ngăn chặn Moscow, ví dụ như đâm vào xe ngoại giao chở ông Assange của Nga, bắn thủng lốp chiếc máy bay có ông Assange bên trong hoặc đấu súng với các đặc vụ của Điện Kremlin trên đường phố London.

    "Nó còn hơn cả hài hước khi tất cả những người trong vòng bán kính 3 tòa nhà quanh Đại sứ quán Ecuador đều làm việc cho 1 trong những cơ quan tình báo, cho dù họ là người quét đường, cảnh sát hay nhân viên bảo vệ" - một cựu quan chức giấu tên nói với Yahoo. Các nguồn tin của trang tin này khẳng định CIA thậm chí còn có kế hoạch ám sát ông Assange ngay lập tức chỉ để ngăn ông ta rơi vào tay Nga và thoát khỏi sự truy tố của Mỹ.

    Tuy nhiên, Yahoo khẳng định có rất nhiều lý do khiến những kế hoạch động trời của CIA không bao giờ được thực hiện. Một số quan chức Mỹ cực lực phản đối việc bắt ông Assange theo cách này, đặc biệt là những người trong Hội đồng An ninh Quốc gia. Một quan chức tình báo đánh giá đó là âm mưu "lố bịch" và chỉ ra rằng "đó không phải Pakistan hay Ai Cập, chúng ta đang nói đến London".

    Về phần mình, chính phủ cựu Tổng thống Donald Trump lo ngại rằng trong trường hợp thất bại, các hoạt động trên sẽ khiến họ không thể truy tố ông Assange theo luật của Mỹ, gây bất lợi cho vụ kiện chống lại ông này.

    Cuối cùng, những kế hoạch do Yahoo News đưa tin đều không thành hiện thực, kể cả kế hoạch giải thoát ông Assange của Nga. Thay vào đó, ông Assange vẫn còn ở Anh và phản kháng các nỗ lực dẫn độ của Mỹ.

    Theo NLD

  • Bắc Kinh và London đang vướng căng thẳng mới khi ngày 14/9, các chủ tịch hai viện của Quốc hội Anh cùng can thiệp để ngăn Đại sứ Trung Quốc Trịnh Trạch Quang tham dự một sự kiện trong tòa nhà của cơ quan lập pháp này.

    trinh trach quang
    Đại sứ Trung Quốc Trịnh Trạch Quang.

    Theo tờ Daily Telegraph, hồi mùa Hè, ông Richard Graham, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ liên đảng về Trung Quốc (APPG China) tại Quốc hội Anh, đã mời ông Trịnh Trạch Quang phát biểu tại hội nghị của nhóm này.

    Tuy nhiên, ngày 14/9, một người phát ngôn của Thượng viện Anh cho biết, Chủ tịch Hạ viện Lindsay Hoyle và Chủ tịch Thượng viện John McFall đã can thiệp để ngăn không cho ông Trịnh Trạch Quang vào phát biểu tại sự kiện trong tòa nhà Quốc hội. Theo đó, hội nghị của Nhóm APPG China đã bị yêu cầu dời đến địa điểm khác

    Động thái của các nghị sĩ Anh đối với Đại sứ Trung Quốc tại Lon don Trịnh Trạch Quang được cho là đáp trả việc Bắc Kinh áp đặt trừng phạt đối với một số nghị sĩ quốc gia châu Âu này.

    Phát biểu tại buổi họp báo thường nhật, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố, nước này "kịch liệt lên án hành động này và sẽ phải đưa ra những hành động đáp trả cần thiết”.

    Theo ông Triệu Lập Kiên, các biện pháp trừng phạt của Bắc Kinh đối với một nhóm nghị sĩ theo đường lối chống Trung Quốc của Anh là hoàn toàn chính đáng và hợp lý.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, cần phải đáp trả những nghị sĩ này - các nhân vật tuyên truyền các tin đồn mang tính chất vu khống và giả, cũng như các biện pháp trừng phạt đơn phương do phía Anh áp đặt.

    Quan chức này nói: “Đối với bất kỳ lời nói và hành động nào gây hại cho các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, Bắc Kinh luôn đáp trả một cách cương quyết và không bao giờ tha thứ cho những bước đi sai lầm”.

    Hiện chính phủ Anh chưa bình luận gì về những căng thẳng mới giữa cơ quan lập pháp của nước này với Trung Quốc.

    Theo baoquocte

  • Chiều 15/9, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã tiến hành cải tổ sâu rộng nội các lần thứ hai kể từ khi lên nắm quyền nhằm có được một đội ngũ lãnh đạo mới, có năng lực và đoàn kết hơn, hướng tới mục tiêu lớn là tái thiết nước Anh hùng mạnh hơn sau đại dịch COVID-19 cũng như mục tiêu xa hơn trong tương lai là cuộc tổng tuyển cử vào năm 2024.

    Kể từ khi chính thức trở thành nhà lãnh đạo nước Anh tháng 12/2019, Thủ tướng Johnson đã tiến hành hai cuộc cải tổ lớn, điều chỉnh lại nhân sự nội các để đạt được mục tiêu khác nhau. Trong lần cải tổ đầu tiên vào tháng 2/2020, trong bối cảnh Anh đã đạt được mục tiêu rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), Thủ tướng Johnson cần sắp xếp một số vị trí bộ trưởng để phù hợp với tầm nhìn chính sách phát triển thời kỳ hậu Brexit.

    Tuy nhiên, trong lần cải tổ thứ hai này, nước Anh đang trong một bối cảnh hoàn toàn khác: trải qua hơn một năm chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19, tiếp tục đối mặt với nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại vào mùa Đông tới cũng như loay hoay giải quyết các thách thức đối ngoại như vấn đề Afghanistan, quan hệ song phương với Mỹ, Trung Quốc...

    tai thiet anh 1
    Thủ tướng Anh Boris Johnson

    Điều này đặt Thủ tướng Johnson vào tình thế khó khăn hơn, buộc phải thay thế các nhân vật không đáp ứng kỳ vọng để xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ hơn, đoàn kết hơn, đảm bảo biến các khẩu hiệu của chính phủ hiện nay thành các chương trình hành động, đưa đất nước thoát khỏi đại dịch, khôi phục phát triển kinh tế cũng như đảm bảo vai trò dẫn dắt của Anh trong các vấn đề quốc tế, mà trước mắt là vai trò đồng Chủ tịch Hội nghị các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), dự kiến diễn ra tháng 11 tới tại Glasgow. Và sau cùng, việc cải tổ nội các lần này có lẽ nằm trong kế hoạch để hướng đến mục tiêu xa hơn của Thủ tướng Johnson cho tham vọng tái đắc cử trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2024.

    Trong danh sách nội các mới được công bố, có tới 10/30 vị trí được thay đổi, trong đó một số vị trí chủ chốt được thay thế và điều chuyển sang vị trí khác, một số sẽ rời khỏi nội các. Ba nhân vật đầu tiên rời khỏi nội các là Bộ trưởng Giáo dục Gavin Williamson Gavin, Bộ trưởng Tư pháp Robert Buckland và Bộ trưởng Nhà ở, Cộng đồng và chính quyền địa phương Robert Jenrick. Ông Gavin Williamson được chính giới Anh đánh giá có uy tín thấp nhất trong số các thành viên chính phủ do công tác điều hành yếu kém ngành giáo dục trong cuộc khủng hoảng COVID-19, đặc biệt liên quan đến các chính sách hỗ trợ việc học trực tuyến cũng như việc xét chuyển cấp cho học sinh khiến nhiều giáo viên, phụ huynh và học sinh bức xúc. Ông Nadhim Zahawi, Thứ trưởng phụ trách chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thành công của Anh sẽ đảm nhiệm chức vụ này.

    Tuy nhiên, vị trí thu hút được sự quan tâm nhất và đồn đoán nhiều nhất trong lần cải tổ này là chiếc ghế ngoại trưởng Anh, do ông Dominic Rabb nắm. Trước đó, chính khách này đã phải đối mặt với nhiều chỉ trích mạnh mẽ cũng như sức ép kêu gọi từ chức sau khi đi nghỉ tại đảo Crete (Hy Lạp) giữa lúc lực lượng Taliban tiến vào kiểm soát thủ đô Kabul của Afghanistan. Theo đó, ông Rabb được điều chuyển sang vị trí Bộ trưởng Tư pháp, vị trí được cho là ít cấp cao hơn trong chính phủ, nhưng đổi lại ông Rabb sẽ được chính thức đảm nhiệm cương vị Phó Thủ tướng Anh, vị trí ông đang đảm nhiệm không chính thức và bỏ trống từ thời chính quyền Thủ tướng David Cameron. Theo tờ Newstateman, việc ông Rabb trở thành Bộ trưởng Tư pháp được coi như là “sự giáng chức” sau những gì ông đã thể hiện trong cuộc khủng hoảng tại Afghanistan và chức vụ Phó Thủ tướng có lẽ vừa là thỏa hiệp của hai bên, vừa là sự công nhận về thời gian ông Rabb đã sát cánh cùng Thủ tướng Johnson khi nhà lãnh đạo này phải nhập viện điều trị COVID-19 hồi tháng 4 năm ngoái.

    tai thiet anh 1
    Ông Dominic Rabb đảm nhiệm chức vụ Phó thủ tướng.

    Ghế ngoại trưởng được dành cho Bộ trưởng Thương mại quốc tế Liz Truss. Bà Truss là người phụ nữ thứ hai sau bà Margaret Beckett dưới thời chính quyền của Thủ tướng Tony Blair và là phụ nữ đầu tiên thuộc đảng Bảo thủ nắm giữ trọng trách quan trọng này trong Chính phủ Anh. Tờ Financial Times nhận định, tân Ngoại trưởng Anh đã gây ấn tượng mạnh với Thủ tướng Johnson vì sự nhiệt huyết  và cương quyết theo đuổi các cuộc đàm phán thương mại và được chính giới đánh giá là một trong số ít những thành viên nội các vẫn sẵn sàng đấu tranh cho lý tưởng thị trường tự do. Quãng thời gian làm Bộ trưởng Thương mại quốc tế đã mang lại cho bà một nền tảng ngoại giao vững chắc. Là người theo chủ nghĩa Đại Tây Dương và có thái độ cứng rắn với Trung Quốc, bà Truss được kỳ vọng sẽ giúp xây dựng lại các cầu nối quan trọng với Mỹ.

    tai thiet anh 1
    Bà Liz Truss.

    Tuần tới, tân Ngoại trưởng Anh sẽ có màn ra mắt đầu tiên nhân chuyến tháp tùng Thủ tướng Johnson công du New York dự họp khóa họp 76 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc và được cho là sẽ đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực của Chính phủ Anh nhằm đảm bảo tổ chức thành công COP26. 

    Bốn vị trí quan trọng khác là bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng tài chính, bộ trưởng nội vụ và bộ trưởng y tế vẫn được giữ nguyên. Ngoài ra, Thủ tướng Johnson cũng có một động thái quan trọng là điều chuyển ông Michael Gove từ vị trí Bộ trưởng Văn phòng Nội các sang đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Nhà ở, Cộng đồng và chính quyền địa phương với nhiệm vụ giám sát cải cách quy hoạch và chương trình nghị sự “nâng cấp” nhằm giải quyết bất bình đẳng giữa các khu vực tại Anh. Cả hai vấn đề này đều là trọng tâm trong mục tiêu tái cử của Thủ tướng Johnson cho cuộc tổng tuyển cử vào năm 2024. Với việc đặt ông Michael Gove vào vị trí này, tờ Guardian nhận định, Thủ tướng Boris Johnson đã đặt nền móng cho cuộc tổng tuyển cử tiếp theo vào năm 2024 thông qua việc biến chương trình “nâng cấp” từ khẩu hiệu thành hiện thực.

    Trong dòng thông báo trên Twitter sau khi công bố các quyết định, Thủ tướng Anh viết: “Nội các mà tôi đã bổ nhiệm hôm nay sẽ làm việc không mệt mỏi để đoàn kết và thúc đẩy cả đất nước. Chúng tôi sẽ tái thiết nước Anh vững mạnh hơn và thực hiện các ưu tiên  dành cho người dân”.

    Theo giới truyền thông Anh, đây là thời điểm thích hợp nhất để Thủ tướng Anh tuyên bố cải tổ nội các trước khi công du sang Mỹ dự khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc và cũng là thời điểm Quốc hội Anh chuẩn bị nghỉ họp để các đảng tiến hành đại hội. Ngoài ra, việc sắp xếp nhân sự vào thời điểm này cũng giúp chính phủ có thời gian để kịp chuẩn bị cho COP26.

    Cuộc cải tổ lần này đã được các nghị sĩ đảng Bảo thủ hoan nghênh, đồng thời bày tỏ hy vọng các quan chức bổ nhiệm mới sẽ không gây ra tình trạng hỗn loạn trong Chính phủ Anh. Bà Bronwen Maddox, Giám đốc tổ chức tư vấn Institute for Government có trụ sở tại London, nhận định việc Thủ tướng Johnson đưa ra quyết định cải tổ lần này nhằm thay thế các vị trí không đạt được kỳ vọng cũng như trao thêm cơ hội cho các nhân vật quan trọng để hướng tới các mục tiêu xa hơn trong tương lai.

    Trao đổi với phóng viên tờ Financial Times, một nghị sĩ có ảnh hưởng trong Quốc hội Anh cho rằng: “Các lựa chọn nội các có vẻ hợp lý. Họ đã khẳng định được năng lực của mình. Thủ tướng Johnson đã có những lựa chọn tốt." Một nghị sĩ khác bày tỏ "hy vọng về một chính phủ hiệu quả hơn."

    Tuy nhiên, cũng có những ý kiến bất đồng trong nội bộ đảng Bảo thủ về quyết định thay đổi nhân sự. Nghị sĩ Bob Neill, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp  Hạ viện Anh, đã lên tiếng chỉ trích việc sa thải Bộ trưởng Tư pháp Buckland là sai lầm, cho rằng chính khách này đã “làm rất tốt vai trò Bộ trưởng Tư pháp và là người hiểu tầm quan trọng của hiến pháp với tư cách là người bảo vệ hệ thống tư pháp”.

    Thủ tướng Johnson cũng dự kiến tiếp tục cuộc cải tổ nội các với các vị trí thứ trưởng để chuẩn bị cho một cuộc tổng tuyển cử vào năm 2024. Một nhân vật thân cận với Thủ tướng Anh cho biết “đây là một dự án hai giai đoạn”. Với cuộc tổng tuyển cử tiếp theo sẽ diễn ra vào năm 2024 hoặc có thể sớm hơn, bên cạnh việc lãnh đạo đất nước sớm vượt qua đại dịch COVID-19 và tập trung vào cải cách trong nước, Thủ tướng Johnson cũng đang chuẩn bị cho mục tiêu giành được ủng hộ rộng rãi của các cử tri trên cả nước.

    Theo TTXVN

  • Cơ quan quản lý truyền thông Ofcom của Anh đã phạt Công ty Star China Media, chủ sở hữu giấy phép của Đài CGTN (Trung Quốc), với số tiền 200.000 bảng Anh (274.000 USD) vì vi phạm nghiêm trọng các quy định phát sóng.

    rut giay phep dai trung quoc
    CGTN là kênh tiếng nước ngoài của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) - Ảnh: Financial Times

    Ngày 26-8, Cơ quan quản lý truyền thông Ofcom của Anh đã phạt Công ty Star China Media, chủ sở hữu giấy phép của CGTN (kênh tiếng nước ngoài của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc - CCTV), vì không tuân thủ các quy định về tính công bằng và quyền riêng tư khi phát sóng, theo Hãng tin AFP.

    Trước đó, hồi tháng 2, CGTN đã bị tước giấy phép phát sóng tại Anh sau khi một cuộc điều tra của Ofcom kết luận rằng CGTN nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo Hãng tin Reuters.

    Cuộc điều tra của Ofcom phát hiện giấy phép mà CGTN sử dụng thuộc về Công ty Star China Media, nhưng công ty này lại không chịu trách nhiệm biên tập các nội dung phát sóng mà chỉ là bên phân phối chương trình của CGTN tại Anh.

    Trong diễn biến mới nhất, Công ty Star China Media bị phạt tổng cộng 200.000 bảng Anh (274.000 USD) vì "các vụ vi phạm nghiêm trọng quy định về tính công bằng và quyền riêng tư trên Đài CCTV và CGTN".

    Mức phạt này liên quan tới 2 khiếu nại khác nhau về cách đối xử không công bằng với các cá nhân trên những chương trình phát trên CGTN và CCTV trong giai đoạn 2016 - 2019.

    Các khiếu nại này liên quan tới 2 nhân vật bất đồng ý kiến ở Hong Kong là Simon Cheng và Gui Minhai. Họ đều đã bị cảnh sát Trung Quốc bắt và sau đó lên CGTN và CCTV "thú tội" về những hành vi trước đây của họ. Truyền thông phương Tây cho rằng họ đã bị ép buộc lên truyền hình làm điều này.

    Cơ quan quản lý truyền thông Ofcom đã ủng hộ 2 khiếu nại trên sau khi họ "nhận thấy các cá nhân liên quan đã bị đối xử không công bằng và bị xâm phạm quyền riêng tư một cách không thể chấp nhận được".

    Hồi tháng 2, sau khi bị tước giấy phép phát sóng tại Anh, CGTN đã "bày tỏ sự thất vọng và phản đối" với quyết định của Ofcom. CGTN khẳng định họ "tuân thủ các quy định và pháp luật của mọi quốc gia, đồng thời cung cấp tin tức cho khán giả quốc tế với các quan điểm cân bằng và đa chiều".

    Theo Tuổi Trẻ

  • Đại sứ Myanmar tại Anh, ông Kyaw Zwar Minn cho biết mình không thể vào bên trong đại sứ quán trong ngày 7-4. Ông gọi sự việc giống như "một cuộc đảo chính giữa lòng London".

    dai su myanmar 1
    Đại sứ Myanmar tại Anh Kyaw Zwar Minn đứng nói chuyện với các cảnh sát London bên ngoài tòa đại sứ quán - Ảnh: TWITTER

    Theo ông Kyaw Zwar Minn, các nhân viên tòa đại sứ được tùy viên quân sự Myanmar yêu cầu rời khỏi tòa nhà. Ông cũng được thông báo rằng mình không còn là đại diện của đất nước mình ở Anh.

    "Tôi bị nhốt bên ngoài", ông Kyaw Zwar Minn xác nhận với Hãng tin Reuters và các hình ảnh cũng cho thấy như vậy. Trong nhiều tấm ảnh trên truyền thông, đại sứ đứng ngoài phố Mayfair (bên ngoài đại sứ quán Myanmar ở London) nói chuyện với các cảnh sát.

    Theo Đài BBC, cảnh sát được gọi đến để ngăn cản các nhân viên vào bên trong tòa nhà. Người biểu tình cũng đã tập trung bên ngoài tòa nhà.

    Hôm 1-2, quân đội Myanmar đã bất ngờ đảo chính quân sự, bắt cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và nhiều nhân vật khác trong Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ ở Myanmar. Vụ việc khiến nhiều cuộc biểu tình lớn nhỏ nổ ra khắp cả nước, leo thang bạo lực khiến hơn 500 người tử vong cho đến nay.

    Đại sứ Kyaw Zwar Minn từng lên tiếng trên BBC kêu gọi thả cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi vì cho rằng việc này có thể làm Myanmar bị chia rẽ và tạo ra nguy cơ nội chiến. Mặc dù được xem là đã đưa ra phát biểu can đảm, ông Kyaw Zwar Minn cho biết những lời nói này không mang tính phản bội đất nước và ông trung lập giữa hai bên (chính quyền dân sự và quân sự).

    Ông Kyaw Zwar Minn mô tả sự việc ngày 7-4 là một dạng của đảo chính, ngay giữa London, nhưng ông khẳng định: "Kiểu đảo chính này sẽ không tồn tại".

    dai su myanmar 1
    Đại sứ Myanmar tại Anh Kyaw Zwar Minn (bên phải) đứng với các cảnh sát London bên ngoài tòa đại sứ quán - Ảnh: PA Media

    Theo những thông tin Đài BBC tìm hiểu được với các nhà ngoại giao am hiểu nội tình, phó đại sứ Myanmar tại Anh, ông Chit Win, đang đảm nhận vai trò giải quyết các vấn đề ở London.

    Giới chức Anh cho biết họ đang làm rõ "tình trạng hiện tại của đại sứ Myanmar ở London, phù hợp với nghi thức ngoại giao".

    Theo Tuổi Trẻ

  • Theo thông tin từ phía Trung Quốc, sau khi phát hiện 'bản đồ Trung Quốc có vấn đề' trên trang web của H&M, họ đã yêu cầu công ty Thụy Điển này chỉnh sửa ngay. Tuy nhiên, có liên quan tới 'đường lưỡi bò' hay không thì chưa rõ.

    handm 1
    Cửa hàng H&M trong một khu mua sắm ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 28-3 - Ảnh: REUTERS

    Hôm 2-4, truyền thông và nhiều tài khoản mạng xã hội Trung Quốc đồng loạt lan truyền thông tin: Trên trang web hãng H&M (nhà bán lẻ quần áo thời trang, phụ kiện của Thụy Điển) xuất hiện một "bản đồ có vấn đề" và Trung Quốc đã yêu cầu chỉnh sửa. Còn tại Việt Nam, trên mạng xã hội xuất hiện cả thông tin H&M "đăng tải bản đồ có đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc".

    Vậy rốt cuộc câu chuyện ra sao? "Bản đồ có vấn đề" ở chỗ nào? Và liệu H&M đã đăng bản đồ có đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc?

    Thông tin được Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đăng lên trang web và tài khoản mạng xã hội Weibo của họ như sau:

    "Gần đây, cư dân mạng báo cáo với cơ quan quản lý rằng trên trang web H&M (hm.com) xuất hiện một 'bản đồ Trung Quốc có vấn đề'. Cục Quy hoạch và tài nguyên thiên nhiên thành phố Thượng Hải ngay lập tức thông báo để họ nhanh chóng cải chính.

    Sau khi nhận được thông báo, Công ty TNHH thương mại Haines Morris (Thượng Hải) - công ty vận hành trang web chính thức của H&M - đã sửa chữa sai lầm ngay lập tức. Cục Quy hoạch và tài nguyên thiên nhiên thành phố và Văn phòng thông tin Internet thành phố Thượng Hải đã có cuộc nói chuyện chung với họ.

    Trong cuộc trao đổi, hai cơ quan đã nghiêm túc chỉ ra hành vi vi phạm pháp luật và quy định của H&M, ra lệnh cho họ thiết lập mạng phù hợp với luật, học tập nghiêm túc 'Luật an ninh mạng Trung Quốc', 'Luật đo vẽ bản đồ Trung Quốc', 'Điều lệ quản lý bản đồ'... cùng các luật và quy định khác, xây dựng vững chắc ý thức về bản đồ quốc gia, thực hiện chính xác 'quy phạm sử dụng bản đồ một chút cũng không thể sai'.

    Hai cơ quan yêu cầu và xác định rõ rằng người phụ trách chính của doanh nghiệp phải đi đầu trong công tác chỉnh sửa, chịu trách nhiệm chính quản lý nội dung trang web. Từ nay về sau, cơ quan quản lý sẽ triển khai đốc thúc giám sát việc này. Công ty (H&M) cho biết đã tiếp thu lời nhắc nhở của cơ quan quản lý và sẽ triển khai chỉnh sửa thiết thực”.

    handm 1
    Một tài khoản Weibo của Trung Quốc đăng tin về vụ "bản đồ có vấn đề" trên trang web H&M, đính kèm vào clip ngắn cho thấy bản đồ Trung Quốc có chèn đường lưỡi bò phi pháp - Ảnh chụp màn hình

    Cục Quy hoạch và tài nguyên thiên nhiên Thượng Hải và Văn phòng thông tin Internet thành phố Thượng Hải nhắc nhở nhà vận hành các trang mạng, nền tảng nghiên cứu kỹ và "sử dụng bản đồ biểu thị chính xác lãnh thổ quốc gia" Trung Quốc.

    Nhiều tờ báo khác của Trung Quốc cũng đăng thông tin tương tự như vậy mà không giải thích rõ "bản đồ Trung Quốc có vấn đề" trên trang web H&M là bản đồ ra sao, gặp vấn đề ở chỗ nào khiến Trung Quốc yêu cầu H&M chỉnh sửa.

    Như vậy có thể thấy thông tin về việc yêu cầu chỉnh sửa bản đồ chỉ mới từ phía Trung Quốc đưa ra. Theo hãng tin Reuters và báo Wall Street Journal, H&M vẫn chưa bình luận.

    Vẫn không rõ Trung Quốc yêu cầu H&M sửa gì, phải chăng là thêm "đường lưỡi bò" (đường 9 đoạn) phi pháp, hay tô đúng màu đảo Đài Loan, hay thêm các khu vực tranh chấp như ở phần biên giới với Ấn Độ và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư? Hiện không có thông tin về điều này.

    Và liệu H&M đã đăng bản đồ có đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc? Tính đến 11h30 sáng 3-4-2021, trên trang web của H&M không có bản đồ chỉnh sửa cho thấy đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc như dân mạng nói. Nhiều hình ảnh được người dùng mạng đăng tải chỉ là các ảnh cũ trước đây cho thấy đường lưỡi bò phi pháp được Trung Quốc tuyên truyền.

    Trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc cũng tương tự, nhiều tài khoản mạng xã hội (gồm cả có dấu tích xanh) cũng lan truyền thông tin vụ "bản đồ có vấn đề" trên trang web H&M, đi kèm là bản đồ cho thấy có chèn vào đường lưỡi bò phi pháp.

    Hãng tin Bloomberg đánh giá các công ty nước ngoài thường xuyên gặp rắc rối với Trung Quốc vì các vấn đề chính trị. Tuần trước, dân mạng Trung Quốc đã kêu gọi tẩy chay H&M vì một thông báo không rõ ngày tháng trên trang web của công ty này với nội dung họ sẽ không dùng bông từ Tân Cương.

    "Bản đồ có vấn đề" là gì?

    Cái gọi là "bản đồ có vấn đề" về lãnh thổ Trung Quốc mà Bắc Kinh tự đưa ra là những bản đồ: Thiếu quần đảo Điếu Ngư/Senkaku (đang tranh chấp với Nhật Bản), có phần đảo Đài Loan tô màu khác, mất đường lưỡi bò (phi pháp) trên Biển Đông, và thiếu một số phần lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ.

    Bắc Kinh vẫn theo đuổi yêu sách đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) do nước này tự vẽ ra và tìm cách tuyên truyền với nhiều hình thức thời gian qua, bất chấp phán quyết về Biển Đông năm 2016 của Tòa trọng tài quốc tế.

    Yêu sách này đã bị nhiều nước bác bỏ vì không có cơ sở pháp lý và vô lý khi chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông và chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước khác.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Chiến lược quốc phòng mới của Vương quốc Anh, Brexit và hợp đồng mua công ty vệ tinh OneWeb đều nhằm xây dựng lại Đế quốc Anh. Đây là ý kiến của ông Andrei Ionin, viện sĩ Viện hàn lâm Vũ trụ Nga, chuyên gia phân tích của Hiệp hội Vận tải Kỹ thuật số và Hậu cần (Nga).

    “Một số sự kiện diễn ra ở Vương quốc Anh trong vài năm qua dường như không liên quan đến nhau, nhưng, chúng đều chỉ ra rằng, Anh đang cố gắng tham gia “trò chơi vương quyền” trong địa chính trị hiện đại. Trong khi đó, tham gia trò chơi này hiện có hai người chơi chính đối đầu với nhau - Hoa Kỳ và Trung Quốc”, - chuyên gia Andrei Ionin nói với Sputnik.

    10238020 0 110 3072 1772 1000x0 80 0 1 a132a5412b8af30db8c2948db1cdfbe4.jpg

    Theo ý kiến ​​của ông, nhiều dấu hiệu cho thấy một cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc thực sự đã bắt đầu. Trong điều kiện này, những quốc gia khác muốn chơi trò chơi của họ, muốn thành lập những khối của riêng họ để tạo ra lực lượng thứ ba". 

    Ông Ionin cho rằng: “Brexit không chỉ là ý muốn trở thành người đầu tiên rời khỏi một con tàu đang chìm mà còn là ý muốn bắt đầu một cuộc chơi mới”.

    Ông lưu ý, thông tin gần đây về sự gia tăng ngân sách quân sự, những tuyên bố coi Nga là kẻ thù chính và việc mua công ty OneWeb đều phù hợp với chiến lược này. 

    Khối thịnh vượng chung Anh đang tồn tại

    “Chúng ta biết rằng, Khối thịnh vượng chung Anh vẫn tồn tại cho đến ngày nay, nó bao gồm hầu hết các quốc gia đều từng là lãnh thổ của "đế quốc mặt trời không bao giờ lặn". Đối với những khối lớn như vậy, hệ thống không gian là một yếu tố quan trọng nhằm mục đích kết nối các khu vực vào hệ thống để liên lạc. Dễ hiểu tại sao nước Anh đang tạo ra bộ chỉ huy không gian, xây dựng sân bay vũ trụ trên lãnh thổ của họ, tại sao một năm trước họ đã mua công ty vệ tinh OneWeb”, - chuyên gia Ionin nói.

    Theo ông, nước Anh sẽ thành lập một khối mới bao gồm các nước cựu thuộc địa sử dụng tiếng Anh với văn hóa gần gũi với văn hóa Anh. Ông Ionin nhận xét, nhiệm vụ chính trong quá trình thành lập khối sẽ là thu hút Ấn Độ về phía mình. Trong mấy thập kỷ qua New Delhi có những mâu thuẫn với Bắc Kinh và là đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc ở châu Á. 

    "Trên thực tế, đây là những nỗ lực để hồi sinh Đế chế Anh, nhưng, dưới một lá cờ mới", - ông đưa ra kết luận.

    Chiến lược của Anh

    Hôm thứ Ba, chính phủ Anh đã công bố văn bản toàn diện về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia, trong đó tuyên bố tăng cao chi tiêu quốc phòng và có kế hoạch tăng kho dự trữ đầu đạn hạt nhân lên 260 đầu đạn. 

    Vào thập niên 2010, chính phủ Anh đã hứa sẽ giảm số lượng đầu đạn hạt nhân từ 225 xuống còn 180 đến giữa những năm 2020. Nhưng, trong 4 năm tới, chính phủ sẽ phân bổ thêm 16,5 tỷ bảng Anh cho quốc phòng mà đây là con số kỷ lục trong 30 năm qua. 

    Ngoài ra, nước này còn dự định tạo ra bộ chỉ huy không gian và xây dựng sân bay vũ trụ đầu tiên ở Scotland để thể hiện được khả năng tiếp cận không gian vũ trụ.

    Theo Sputnik

     

  • Trung Quốc ngày 26-3 tuyên bố trừng phạt các tổ chức và cá nhân của Anh vì "những thông tin sai lệch và dối trá" về Tân Cương, vài ngày sau khi Anh áp lệnh trừng phạt Trung Quốc vì vấn đề nhân quyền tại khu vực này.

    bong vai tan cuong
    Một trung tâm đào tạo nghề theo cách gọi của Chính phủ Trung Quốc tại Tân Cương - Ảnh: AFP

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo trừng phạt 4 tổ chức và 9 cá nhân tại Anh, bao gồm các nghị sĩ như cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ Iain Duncan Smith và Ủy ban nhân quyền Đảng Bảo thủ, vì "lan truyền thông tin sai lệch và dối trá một cách ác ý".

    "Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và các lợi ích liên quan, đồng thời cảnh báo phía Anh không nên tiếp tục đi sai hướng. Nếu không, Trung Quốc sẽ có những hành động tiếp theo", Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông tin.

    Các cá nhân bị trừng phạt cùng thành viên trong gia đình họ bị cấm đặt chân vào lãnh thổ Trung Quốc, đồng thời công dân và công ty Trung Quốc cũng bị cấm làm ăn với những người trong danh sách trừng phạt, theo Hãng tin Reuters.

    "Có vẻ như tôi bị Chính phủ Trung Quốc trừng phạt vì đã nói lên sự thật về thảm kịch Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, và vì có lương tâm" - ông Jo Smith Finley, chuyên gia về người Duy Ngô Nhĩ tại ĐH Newcastle (Anh), viết trên Twitter, nhưng khẳng định không hối tiếc vì đã lên tiếng về vấn đề này.

    Đây là động thái Bắc Kinh thực hiện để trả đũa các biện pháp trừng phạt của Mỹ, Liên minh châu Âu, Anh và Canada nhằm vào nước này, liên quan đến cáo buộc Bắc Kinh vi phạm nhân quyền với người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại khu vực Tân Cương.

    Trung Quốc đã áp lệnh trừng phạt trả đũa EU, theo thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 26-3.

    Các nhà hoạt động và chuyên gia nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc ước tính ít nhất 1 triệu người Hồi giáo, phần lớn là người Duy Ngô Nhĩ, đã bị giam giữ trong các trại giam ở Tân Cương. Các nhà hoạt động và một số chính trị gia phương Tây cáo buộc Trung Quốc tra tấn, cưỡng bức lao động và triệt sản những người này.

    Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc trên, nói rằng đó chỉ là những trại đào tạo nghề và là điều cần thiết để chống lại chủ nghĩa cực đoan.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Chính quyền Hong Kong đã gửi công văn tới khoảng một chục tổng lãnh sự quán các nước, trong đó yêu cầu không xử lý các trường hợp sử dụng hộ chiếu hải ngoại Anh (BNO). Công văn nhấn mạnh loại giấy tờ này là "vô hiệu".

    hong kong ho chieu
    Hộ chiếu của đặc khu hành chính Hong Kong (trái) và BNO - Ảnh chụp màn hình

    Công văn mà Hãng tin Reuters tiếp cận được vào ngày 25-3 đề nghị các nước chỉ sử dụng hộ chiếu do chính quyền Hong Kong cấp đối với các trường hợp xin visa chương trình nghỉ phép kết hợp làm việc ở châu Âu, Bắc Mỹ và một số khu vực châu Á.

    Một trang web của chính quyền Hong Kong liệt kê 14 quốc gia nằm trong chương trình "có qua có lại" này bao gồm Nhật Bản, Canada, Đức, Anh, Úc...

    Công văn cũng nhấn mạnh Hong Kong đã không xem BNO (do Anh cấp cho công dân Hong Kong) là giấy thông hành hợp lệ kể từ ngày 31-1 năm nay. Tuy nhiên, một nhà ngoại giao phương Tây (đề nghị không nêu tên) khẳng định chính quyền Hong Kong không có quyền ra lệnh cho nước khác.

    "Hầu hết các nước phương Tây sẽ phớt lờ điều này. Họ chắc chỉ đang thăm dò thôi. Chính quyền Hong Kong không có quyền ra lệnh cho các nước nên chấp nhận và không nên chấp nhận hộ chiếu nào", nhà ngoại giao trên nói với Reuters.

    Một nhà ngoại giao khác thì mô tả động thái của chính quyền Hong Kong có phần "trái với truyền thống". Chính quyền thành phố trước đây thường cân nhắc nhiều đến vị thế Hong Kong trên trường quốc tế trước khi đưa ra các quy định mới, theo Reuters.

    Các quan chức ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Ý và New Zealand xác nhận với Reuters họ vẫn xem BNO như một giấy thông hành hợp lệ.

    Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết cơ quan lãnh sự của nước này ở Hong Kong chưa nhận được công văn. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng xác nhận người có BNO vẫn được chấp nhận khi làm thủ tục xin thị thực đến Mỹ.

    Trước khi trao trả Hong Kong lại cho đại lục năm 1997, chính quyền Anh đã cấp BNO cho nhiều người Hong Kong. Theo ước tính, có khoảng 3 triệu người vẫn còn giữ hoặc đủ điều kiện cấp lại BNO.

    Điều này dẫn tới tình trạng có hai hộ chiếu cùng tồn tại song song ở Hong Kong là BNO do chính quyền Anh cấp và hộ chiếu mới do đặc khu hành chính Hong Kong cấp.

    Tranh cãi liên quan BNO nổ ra hồi tháng 1 năm nay khi London tuyên bố mở chương trình thị thực mới cho những người có hộ chiếu BNO muốn rời khỏi Hong Kong. Chương trình này cho phép những người giữ BNO được dẫn thêm người phụ thuộc sang Anh sinh sống và làm việc, vạch ra lộ trình giúp họ trở thành công dân Anh.

    Quyết định được Anh đưa ra sau khi Trung Quốc thông qua Luật đảm bảo an ninh CHND Trung Hoa tại Hong Kong hồi tháng 7-2020, một động thái bị phương Tây cho là can thiệp và làm suy yếu mức độ tự trị của Hong Kong.

    Chính quyền Trung Quốc đại lục và Hong Kong đã phản đối động thái của Anh. Bộ Ngoại giao Trung Quốc khi đó tuyên bố BNO và các giấy tờ khác do Anh cấp cho người Hong Kong sẽ trở nên vô hiệu kể từ sau ngày 31-1.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Thủ tướng Anh cân nhắc đưa Pháp vào "danh sách đỏ" hạn chế đi lại và thắt chặt kiểm soát biên giới do nguy cơ lây lan biến chủng mới.

    Khi được các nghị sĩ quốc hội hỏi tại sao không đưa Pháp vào "danh sách đỏ" hạn chế di chuyển, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết đây là "điều chúng tôi sẽ phải cân nhắc", đồng thời cảnh báo nó sẽ gây gián đoạn giao thương giữa hai nước, đặc biệt là thương mại ở eo biển Anh, hay còn gọi là eo biển Manche.

    Du khách đến từ những quốc gia nằm trong danh sách đỏ không được phép nhập cảnh vào Anh trừ phi mang quốc tịch Anh hay Ireland hoặc có quyền cư trú tại Anh và trong trường hợp này, họ phải trả phí cách ly tại khách sạn.

    "Chúng tôi phải cân nhắc tình hình ở eo biển", Johnson nói. "Chúng tôi không thể loại trừ các biện pháp cứng rắn hơn và sẽ áp dụng nếu cần thiết".

    di lai voi phap
    Thủ tướng Anh trả lời câu hỏi của nghị sĩ trong phiên chất vấn tại quốc hội ở London hôm 24/3. Ảnh: AFP

    Nước Pháp đang vật lộn với làn sóng Covid-19 thứ ba và hôm 24/3 buộc phải mở rộng lệnh phong tỏa tới ba khu vực nữa, bao gồm thành phố Lyon. Số ca Covid-19 do biến chủng Nam Phi và Brazil ở Pháp tăng nhanh, gây quan ngại đặc biệt.

    Khi được hỏi về siết chặt các biện pháp kiểm soát như xét nghiệm tài xế xe tải lái xe đến cảng ở eo biển, ông cho rằng cần cân bằng các nguy cơ "gián đoạn nghiêm trọng" tới luồng phân phối hàng hóa như thực phẩm và thuốc men.

    Johnson cho hay các hãng vận tải đang được miễn cách ly và xét nghiệm, cảnh báo nguồn cung ứng có thể bị ảnh hưởng nếu điều này thay đổi. Nhiều lái xe tải từ miền nam nước Anh đã mắc kẹt, xếp hàng dài tại cửa khẩu, khi Pháp áp dụng xét nghiệm bắt buộc với tài xế xe tải đến từ Anh hồi tháng 12/2020.

    "Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định dù khó khăn thế nào, dù buộc phải gián đoạn giao thương, dòng chảy cung ứng hàng hóa, nếu chúng tôi nghĩ rằng nó là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ngăn chặn biến chủng mới xâm nhập", Johnson nói. "Có thể là chúng tôi sẽ phải sớm ra quyết định".

    Trưởng cố vấn y tế Anh Chris Whitty và cấp phó của ông là Jonathan Van-Tam được cho là đã gây áp lực lên Johnson để đưa ra biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn.

    VnExpress (theo AFP)

  • Một nội dung trọng tâm trong điều chỉnh chính sách đối ngoại, an ninh, quốc phòng và phát triển vừa được Anh công bố là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific).

    Kể từ sau Thế chiến 2 đến nay, chưa thủ tướng nào ở Anh điều chỉnh các phương diện chính sách nói trên sâu rộng và cơ bản như thủ tướng đương nhiệm Boris Johnson.

    Ông Johnson làm việc ấy vì hai lý do chính. Thứ nhất, nước Anh đã ra khỏi EU và phải cấu trúc lại toàn bộ môi trường chính trị an ninh, đối ngoại và kinh tế đối ngoại. Thứ hai, người này theo đuổi mục tiêu đầy tham vọng phát triển “nước Anh toàn cầu” sau khi rời khỏi EU.

    boris johnson thpp

    Trong văn kiện mới, phía Anh nhìn nhận Indo-Pacific là sân khấu chính của diễn biến tình hình thế giới trên mọi phương diện trong thời gian tới. Những vấn đề lớn đặt ra cho nước Anh tại khu vực này là đối phó Trung Quốc, đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông, gây dựng mạng lưới đối tác kinh tế và thương mại với các nước trong khu vực và tham gia định hình cấu trúc chính trị an ninh cũng như trật tự kinh tế thương mại cho cả khu vực.

    Để có chân và chiếm phần trong cuộc chơi lớn này, chính phủ Anh đưa ra những chủ trương như tăng cường tiềm lực quân sự nói chung, đặc biệt về vũ khí hạt nhân, và tăng cường hiện diện quân sự trực tiếp ở khu vực nói riêng, tranh thủ và liên kết với Mỹ và Ấn Độ, ký kết thỏa thuận thương mại tự do song phương, tham gia các thỏa thuận thương mại đa phương...

    Cuộc chơi lớn nơi xa làm mối quan hệ với châu lục gần không còn được ưu tiên nữa.

    Theo Thanh Niên

  • Ngoại trưởng Anh Dominic Raab giải thích rằng London vẫn cần hợp tác với Trung Quốc trong một số lĩnh vực, sau khi công bố chính sách ‘xoay trục’ sang Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

    ngoai truong d
    Ngoại trưởng Anh Dominic Raab - Ảnh: REUTERS

    Sau khi Anh công bố sách lược mới, tờ Global Times cho rằng London "xoay trục" sang Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một quyết định "thiếu chín chắn". 

    "Việc này bắt nguồn từ ảo tưởng của London về việc lấy lại hào quang siêu cường thế giới trong quá khứ, không chỉ tự hạ mình thành một kẻ bợ đỡ Mỹ, mà còn cho thấy sự lạc quan quá mức của Vương quốc Anh về vị thế quốc tế hiện tại của mình", tờ này viết.

    Còn phía đại sứ quán Trung Quốc tại Anh ngày 17-3 nói rằng Bắc Kinh là đối tác chứ không phải mối đe dọa của Anh. "Các nước lớn như Anh và Trung Quốc không nên đối đầu. Trung Quốc không sợ đối đầu nhưng không bao giờ kích động điều đó", tờ Sky News dẫn lời Yang Xiaoguang, quan chức đại sứ quán Trung Quốc, nói.

    Phát biểu ngày 17-3, Ngoại trưởng Raab nói rằng Anh sẽ có cách tiếp cận phù hợp với Trung Quốc. "Trung Quốc vẫn ở đó. Chúng tôi không nghĩ rằng quay trở lại trạng thái tâm lý Chiến tranh lạnh. Vẫn có những mặt tích cực, và chúng tôi đang tìm những lĩnh vực hợp tác mang tính xây dựng, rõ ràng là thương mại và kinh doanh", Hãng tin AFP dẫn lời ông Raab giải thích.

    Báo cáo đánh giá tổng hợp, đánh giá lại các chính sách ngoại giao và quốc phòng của Anh kể từ những năm 1990, được London công bố ngày 16-3. 

    Báo cáo cũng đặt ra những đối sách ngoại giao trong thập niên tới nhằm tăng sức ảnh hưởng của Anh tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đối phó với sự thống trị của Trung Quốc. Về quốc phòng, Anh cũng sẽ nâng cấp các căn cứ tại Cyprus, Đức, Gibraltar, Kenya, Oman và Singapore, cho phép các lực lượng phản ứng nhanh trước các mối đe dọa.

    Tuy nhiên chính sách này được cho là còn mập mờ về việc đối phó với Trung Quốc và chính quyền Thủ tướng Boris Johnson bị chỉ trích là đặt thương mại lên trước an ninh và nhân quyền. Chủ tịch Ủy ban An ninh và tình báo Anh Julian Lewis nói sách lược quá "ngây thơ", trong khi một số khác cho rằng không đối phó cẩn thận với Bắc Kinh ngược lại sẽ khiến Anh dễ bị tổn thương.

    Ngoại trưởng Anh cũng nói rằng London có thể hợp tác với Bắc Kinh về chống biến đổi khí hậu. Ông Raab cam kết Anh sẽ vẫn bảo vệ các lợi ích quốc gia và phản đối Trung Quốc trong các vấn đề Hong Kong, Tân Cương và Biển Đông.

    Trong khi đó, thủ tướng Anh cho rằng Bắc Kinh không phải là mối đe dọa lớn. "Bản đánh giá là về việc chúng ta thúc đẩy quan hệ đồng minh, củng cố năng lực, tìm hướng mới cho các giải pháp và học lại cách đối phó với những nước có tiêu chuẩn ngược lại", ông Jonson nói.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Bắc Kinh đã phát động một cuộc tấn công mới nhằm vào Đại sứ của Anh tại Trung Quốc Dame Caroline Wilson sau khi bà lên tiếng bảo vệ các tuyên bố về vai trò độc lập của báo chí nước ngoài.

    a 16154612698561500379587
    Đại sứ của Anh tại Trung Quốc Dame Caroline Wilson

    Sau khi triệu tập bà Dame Caroline Wilson đến Bộ Ngoại giao, Trung Quốc cáo buộc bà đã liều lĩnh vượt quá vai trò ngoại giao của mình. Một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cáo buộc Đại sứ của Anh "kiêu ngạo" và thúc đẩy ý thức hệ chống lại Trung Quốc sau khi bà đưa ra những lo ngại về hoạt động của báo chí nước ngoài ở Trung Quốc, theo Express. 

    Bắc Kinh cũng cảnh báo bà Dame Caroline "hãy suy nghĩ về các nhiệm vụ của mình" và hiểu vị trí của mình "một cách chính xác" để thúc đẩy quan hệ giữa hai nhà nước tốt hơn.

    "Với tư cách là đặc phái viên hàng đầu của Vương quốc Anh tại Trung Quốc, bà ấy đã cố tình nhầm lẫn việc bôi nhọ với việc giám sát thông tin bằng cách bênh vực một số phương tiện truyền thông nước ngoài bị trừng phạt vì đưa tin giả và sai sự thật", Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc. 

    "Hành động này hoàn toàn trái với vai trò ngoại giao của bà ấy và các nhiệm vụ của cơ quan ngoại giao. Phía Trung Quốc yêu cầu bà Caroline phản ánh sâu sắc nhiệm vụ của mình, hiểu đúng vị trí của mình và làm nhiều việc có lợi hơn nữa cho sự phát triển của quan hệ song phương", tuyên bố của Bộ viết.

    Bà Dame Caroline đã bị triệu tập đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau khi bà ủng hộ vai trò của báo chí nước ngoài như một cơ quan giám sát đối với Bắc Kinh trong một bài viết trên tài khoản WeChat chính thức của đại sứ quán Anh có tiêu đề "Truyền thông nước ngoài có ghét Trung Quốc không?".

    Bài viết của bà đã gây ra phản ứng dữ dội trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc và từ Bắc Kinh. 

    Theo Dân Việt

  • Con gái Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) – Tiểu vương Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum đã tuồn ra ngoài một đoạn ghi âm bí mật tiết lộ cô đang bị bắt giữ trong một “biệt thự kín bưng như nhà tù” mà không được hỗ trợ về y tế.

    cong chua dubai
    Công chúa Latifa trong đoạn video kêu cứu.

    Sheikha Latifa bint Mohammed Al Maktoum - con gái của Thủ tướng UAE được nhìn thấy công khai lần cuối cùng vào tháng 3/2018 trên một du thuyền ngoài khơi Ấn Độ. Sau đó, một cuộc đột kích bởi lực lượng Ấn Độ và UAE đã đưa Latifa trở lại Dubai.

    Đó là lần thứ hai Latifa tìm cách trốn ra nước ngoài, sau khi cô từng cố gắng rời UAE vào năm 2002 khi còn là một thiếu niên.

    Mới đây, trong đoạn phim tài liệu có nhan đề “Công chúa mất tích” phát sóng tối 16/2, Latifa tiết lộ: “Tôi là con tin. Biệt thự này đã bị chuyển thành nhà tù. Tất cả các cửa sổ đều bị đóng. Tôi không thể mở bất kì cánh cửa nào. Tôi đã ở một mình, bị biệt giam. Không được trợ giúp y tế, không xét xử, không bị buộc tội, không có gì cả.”

    Latifa đã bí mật tự quay video bằng điện thoại di động khi trốn trong phòng tắm bị khóa, theo BBC. Cô cho biết mình đã bị biệt giam hơn 1 năm.

    Bộ phim tài liệu cho biết khoảng một năm sau khi Latifa được đưa trở lại Dubai, một người bạn là Tiina Jauhiainen đã được một người hỗ trợ kết nối liên lạc với Công chúa.

    Jauhiainen đã tìm cách lấy điện thoại cho Latifa. Kể từ đó công chúa đã ghi lại nhiều đoạn video tin nhắn "mô tả việc cô bị giam cầm trong một biệt thự được chuyển thành nhà tù với các cửa sổ bị đóng chặt", theo thông cáo báo chí của BBC.

    "BBC Panorama đã xác minh độc lập các chi tiết về nơi Latifa bị bắt làm con tin. Cô ấy được bảo vệ bởi khoảng 30 cảnh sát, cả bên trong và bên ngoài biệt thự. Vị trí chỉ cách bãi biển vài mét. Không biết cô ấy có còn ở đó hay không.”

    Trong một video khác, Latifa cho biết cô cảm thấy lo lắng về tương lai của mình. “Họ đe dọa rằng tôi sẽ không bao giờ nhìn thấy mặt trời nữa. Tôi không an toàn ở đây.”

    Năm ngoái, một thẩm phán tại Tòa Tối cao London (Anh) tuyên bố Thủ tướng UAE Sheikha Mohammed đã tiến hành một "chiến dịch đe dọa" đối với vợ cũ là Công chúa Jordan – Haya, và tổ chức bắt cóc 2 con gái của mình 3 lần, bao gồm một lần từ thành phố Cambridge (Anh) và một lần bắt cóc Công chúa Latifa từ vùng biển quốc tế ngoài khơi Ấn Độ.

    "Đối với cả Shamsa và Latifa, người ta khẳng định rằng sau khi họ trở về với quyền giám hộ của gia đình người cha, họ đã bị tước quyền tự do", bản án cho biết.

    Vào thời điểm đó, Thủ tướng Sheikha Mohammed khẳng định đánh giá của tòa án Anh không mang tính khách quan.

    "Vụ việc này liên quan đến những vấn đề cá nhân và riêng tư của chúng tôi. Với tư cách là người đứng đầu chính phủ, tôi không thể tham gia vào quá trình tìm hiểu sự thật của tòa án. Tôi yêu cầu các phương tiện truyền thông tôn trọng quyền riêng tư của con cái chúng tôi và không xâm phạm vào cuộc sống của chúng”, ông Sheikha Mohammed nói.

    Công chúa Latifah là một trong khoảng 30 người con của ông Sheikha Mohammed, 71 tuổi.

    Theo CNN

  • Gần 200 viện sĩ tại hơn 12 trường đại học ở Vương quốc Anh đang bị điều tra bởi các hành vi bị cho là giúp Chính phủ Trung Quốc chế tạo vũ khí.

    Theo các nguồn tin giấu tên được The Times trích dẫn, những viện sĩ bị điều tra đã vô tình vi phạm các đạo luật xuất khẩu được thiết lập để ngăn chặn việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ ở các đối tượng đặc biệt nhạy cảm cho nước ngoài.

    Tờ báo này cũng cho biết, Chính phủ Anh đang chuẩn bị gửi các thông báo cưỡng chế thi hành luật tới các viện sĩ bị tình nghi đã chuyển giao những nghiên cứu về các công nghệ quân sự tiên tiến, như máy bay, thiết kế tên lửa và vũ khí trên không gian mạng cho Trung Quốc. Các cá nhân này có thể phải đối mặt với án tù tối đa là 10 năm nếu bị phát hiện vi phạm Lệnh kiểm soát xuất khẩu tại Anh, có hiệu lực từ năm 2008.

    Một nguồn tin nói với The Times rằng, hàng chục viện sĩ có thể phải hầu tòa trong thời gian tới. "Thậm chí, nếu quá trình truy tố chỉ cần thành công được 10%, thì khoảng 20 học giả sẽ vào tù vì giúp Trung Quốc chế tạo vũ khí”, nguồn tin cho biết.

    che tao vu khi
    Tên lửa siêu thanh DF-17 được trình làng nhân kỷ niệm 70 Quốc khánh nước CHND Trung Hoa. Ảnh: Reuters

    Một người phát ngôn của Chính phủ Anh cũng nhấn mạnh: "Các nhà xuất khẩu hàng hóaTên lửa siêu thanh DF-17 được trình làng nhân kỷ niệm 70 Quốc khánh nước CHND Trung Hoa. Ảnh: Reuters quân sự và những người tham gia vào việc chuyển giao công nghệ quân sự, theo quy định trong Lệnh kiểm soát xuất khẩu 2008, bị yêu cầu phải có giấy phép xuất khẩu hoặc chuyển giao từ Vương quốc Anh."

    Trong khi đó, một nghiên cứu từ tổ chức xã hội Civitas, có trụ sở tại London, đã cáo buộc 20 trường đại học của Anh đã có giao dịch với 29 trường đại học tại Trung Quốc và 9 công ty có mối liên kết với các tập đoàn sản xuất vũ khí của Bắc Kinh.

    Radomir Tylecote, tác giả chính của nghiên cứu và là một cựu quan chức Bộ Tài chính Anh, bày tỏ lo ngại rằng những nghiên cứu do các tổ chức tại Trung Quốc tài trợ có thể "vô tình tạo ra tác dụng kép" đối với tiềm lực quân sự của nước này. Ông Tylecote cũng nêu rõ những vấn đề tiềm ẩn đối với việc nghiên cứu công nghệ siêu thanh vào thời điểm Bắc Kinh đang tìm cách phát triển tên lửa siêu thanh, cùng những nghiên cứu vật liệu graphene mà nước này đang sử dụng cho các loại trực thăng bọc thép .

    Năm 2019, quân đội Trung Quốc đã cho ra mắt DF-17, một tên lửa đạn đạo siêu thanh mới, trong cuộc diễu binh khổng lồ nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Loại vũ khí này được cho là có khả năng chọc thủng mọi lá chắn phòng thủ tên lửa mà Mỹ và các đồng minh hiện đang sở hữu.

    Theo Vietnamnet

  • Anh đã trục xuất 3 gián điệp Trung Quốc về nước sau khi phát hiện họ đóng giả nhà báo, nhập cảnh vào nước này bằng thị thực nhân viên truyền thông, theo The Telegraph.

    tiep can binh
    Anh vừa phát hiện và trục xuất 3 gián điệp Trung Quốc

    Theo Express, một nguồn tin cấp cao của Whitehall tiết lộ với truyền thông rằng, những điệp viên này được cho là sĩ quan tình báo của Bộ An ninh Nhà nước (MSS) Trung Quốc nhưng giả vờ “làm việc cho 3 cơ quan truyền thông Trung Quốc khác nhau” để nhập cảnh vào Anh.

    Theo báo cáo, các điệp viên Trung Quốc “đều đến Vương quốc Anh” trong năm qua.

    Họ chưa được nêu tên, nhưng MI5 đã xác định được họ và trục xuất họ trở về Trung Quốc.

    Theo Express, phố Downing được cho là đang xem xét để thực hiện các luật mới nhằm ngăn chặn hoạt động gián điệp trong kỳ họp quốc hội sắp tới bắt đầu vào tháng 5.

    Báo cáo được đưa ra sau khi các chuyên gia cảnh báo Trung Quốc đã phóng ba vệ tinh do thám vào không gian có khả năng được sử dụng để khảo sát hạm đội hải quân của các nước đối thủ.

    Vào thứ Sáu tuần trước, ngày 29/1, 3 vệ tinh quân sự Yaogan đã được phóng lên không gian nhờ một tên lửa Long March 4C thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc.

    Các vệ tinh đã được triển khai một khi tên lửa đạt hơn 1.000 km trên bề mặt Trái đất.

    China Aerospace Science and Technology Corp (CASC), nhà thầu vũ trụ chính của Trung Quốc, cho biết quỹ đạo bay của tên lửa có độ nghiêng 63 độ.

    Điều này có nghĩa là chúng có thể vươn xa tới tận phía nam Alaska và quay trở lại khu vực ngang với Trái đất - Quần đảo Nam Shetland, ngay phía bắc Bán đảo Nam Cực.

    Spaceflight Now tuyên bố các vệ tinh này có nhiều khả năng được sử dụng để khảo sát lực lượng hải quân của các nước mà Trung Quốc xem là đối thủ.

    Theo Dân Việt

  • Chính phủ Anh đang điều tra hàng chục đại học bị nghi có giao dịch không phù hợp với công ty có mối quan hệ mật thiết với chính quyền, quân đội Trung Quốc, vi phạm luật bảo vệ an ninh quốc gia.

    dai hoc tinh bao
    Các binh sĩ Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh ở thủ đô Bắc Kinh. Ảnh: REUTERS

    Cơ quan tình báo Anh MI6 cùng Văn phòng Đối ngoại đang phối hợp điều tra và quyết định không công khai danh tính những đại học vì lý do an ninh quốc gia, theo tờ Daily Mail ngày 7.2.

    Cuộc điều tra được tiến hành vì chính phủ Anh lo ngại các học giả, đại học âm thầm ký kết thỏa thuận với chính quyền Trung Quốc liên quan đến những công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ mục đích quân sự hoặc do thám người dân của Bắc Kinh.

    Một người phát ngôn của chính phủ Anh cho biết: “Theo luật kiểm soát xuất khẩu năm 2008, trường đại học và học viện phải xin giấy phép nếu muốn xuất khẩu hoặc chuyển giao công nghệ phục vụ mục đích quân sự. Họ phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định”.

    Hồi tuần rồi, Đại học Manchester (Anh) đã hủy bỏ thỏa thuận với Công ty Công nghệ Điện tử Trung Quốc sau khi nhận được cảnh báo từ chính phủ rằng công ty này cung cấp những nền tảng và ứng dụng công nghệ cho lực lượng an ninh Trung Quốc để giám sát người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ thiểu số ở khu tự trị Tân Cương.

    Ông Tom Tugendhat, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh, cảnh báo Anh đang mắc sai lầm khi các trường đại học quá cởi mở, có nguy cơ bàn giao những bí mật công nghệ tiên tiến cho nước ngoài.

    Chính phủ Anh mở cuộc điều tra các trường đại học sau khi tổ chức nghiên cứu Henry Jackson Society công bố báo cáo hồi tháng 10.2020, chỉ trích chính phủ đã không truy cứu trách nhiệm những học giả vi phạm quy định kiểm soát xuất khẩu.

    Một báo cáo của tổ chức Civitas (Anh) cũng đã phơi bày mức độ hợp tác đáng kinh ngạc đang diễn ra giữa các đại học Anh với những cơ sở nghiên cứu Trung Quốc có mối liên hệ mật thiết với quân đội Trung Quốc.

    Báo cáo của Civitas cho rằng 14 trong số 24 đại học hàng đầu ở Anh có mối quan hệ với những công ty vũ khí và trung tâm nghiên cứu Trung Quốc liên quan đến chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và công nghệ quân sự tương lai.

    Civitas cảnh báo những nghiên cứu của các trường đại học Anh có nguy rơi vào tay Bắc Kinh, giúp Trung Quốc tăng cường năng lực quân sự và giành ưu thế trong chương trình phát triển tên lửa siêu thanh, hệ thống gây nhiễu radar, robot, tàu vũ trụ và máy bay tàng hình.

    Theo Thanh Niên

  • Ngày 4/1, báo The Telegraph dẫn nguồn chính phủ Anh đưa tin nước này đã trục xuất 3 gián điệp Trung Quốc trong năm 2020.

    Theo bài báo, 3 gián điệp trên thuộc Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc và làm việc cho 3 cơ quan truyền thông khác nhau của Trung Quốc ở Anh với thị thực nhà báo.

    Những người này đã bị buộc phải trở lại Trung Quốc sau khi nhân dạng thật của họ bị Cơ quan Tình báo Nội địa Anh (MI5) phát hiện.

    Cũng trong ngày 4/2, cơ quan quản lý truyền thông Anh cũng đã thu hồi giấy phép của một kênh truyền hình Trung Quốc vì cho rằng có dính dáng đến nhà nước Trung Quốc chịu trách nhiệm biên tập kênh này.

    Anh rút giấy phép Đài CGTN, Trung Quốc lập tức nói BBC đưa tin giả

    Cơ quan quản lý truyền thông của Anh (Ofcom) ngày 4-2 rút giấy phép hoạt động tại Anh của CGTN, kênh tiếng nước ngoài của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, sau khi kết luận Bắc Kinh nắm quyền biên tập nội dung của kênh này.

    dai cctv nuoc ngoai
    Một biên tập viên của CGTN trong giờ làm việc - Ảnh: AFP

    Theo tuyên bố mới nhất của Ofcom, tại Anh, luật phát sóng quy định tổ chức được cấp phép phát sóng phải kiểm soát dịch vụ được cấp phép, bao gồm quyền biên tập các chương trình họ trình chiếu.

    Bên cạnh đó, luật của Anh cũng quy định các tổ chức chính trị không được phép sở hữu giấy phép này.

    Ofcom cho biết giấy phép hoạt động tại Anh của CGTN hiện do Công ty truyền thông Star China Media Limited (SCML) nắm giữ. Tuy nhiên, SCML không đáp ứng đủ yêu cầu pháp lý để sở hữu giấy phép của họ.

    "Điều tra của chúng tôi cho thấy tổ chức nắm giữ giấy phép hoạt động của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc không có quyền biên tập đối với các chương trình của đài. Chúng tôi không thể cấp phép để SCML chuyển giao giấy phép này cho Tổng công ty CGTN vì kênh này thuộc kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc", Ofcom thông báo.

    Cụ thể, sau quá trình điều tra, Ofcom nhận định SCML chỉ là "nhà phân phối dịch vụ", không có quyền kiểm soát nội dung. Ngoài ra, họ cũng phát hiện không một nhân viên nào của CGTN có quyền ra quyết định hoặc chịu trách nhiệm vận hành kênh mỗi ngày là nhân viên của SCML.

    Theo Hãng tin Reuters, Anh và Trung Quốc đã liên tục tranh cãi trong nhiều tháng qua về nhiều vấn đề, từ luật an ninh quốc gia mới tại Hong Kong, Huawei cho đến người Duy Ngô Nhĩ.

    Chỉ vài phút sau khi Ofcom công bố quyết định mới nhất, Trung Quốc thông báo đã gửi "các tuyên bố nghiêm khắc" đến Đài BBC (British Broadcasting Corp) của Anh. Bắc Kinh cáo buộc BBC đã tung "tin giả" về đại dịch COVID-19, đồng thời yêu cầu Đài BBC xin lỗi công khai.

    Theo Hãng tin Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khiếu nại bản tin ngày 29-1 về COVID-19 của BBC là đã "liên hệ đại dịch với chính trị" và "nhấn mạnh các giả thuyết về việc Trung Quốc giấu dịch".

    Trung Quốc cũng yêu cầu BBC "ngừng nuôi dưỡng ý thức hệ thiên vị, ngừng bôi nhọ Trung Quốc, đề cao đạo đức nghề nghiệp, đồng thời đưa tin khách quan và công bằng về Trung Quốc".