• Ước tính có khoảng 50.000 người biểu tình chống chủ nghĩa bài Do Thái đã tuần hành ở London ngày 26/11, để phản đối sự gia tăng tội ác nhắm vào người Do Thái kể từ cuộc tấn công của nhóm Hamas vào Israel vào tháng 10.

    nguoi do thai
    Những người biểu tình tuần hành phản đối sự trỗi dậy của chủ nghĩa bài Do Thái ở Vương quốc Anh, trong thời gian đình chiến tạm thời giữa nhóm Hồi giáo Palestine Hamas và Israel, tại London, Anh ngày 26/11/2023. (Ảnh: REUTERS)

    Những người biểu tình mang theo những tấm biểu ngữ có thông điệp "Sát cánh với người Do Thái ở Anh" và những bức ảnh các con tin Israel bị nhóm Hamas bắt giữ.

    Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson đã cùng gia đình tham gia cuộc tuần hành, bắt đầu từ Tòa án Công lý Hoàng gia Anh (RCJ), rồi qua trụ sở Văn phòng Chính phủ Anh (Whitehall) và kết thúc ở Quảng trường Quốc hội (phía Tây Bắc Cung điện Westminster) trong khoảng thời gian từ 1h30 đến 3h chiều.

    Cùng tham gia với ông Johnson có một số nhân vật cấp cao trong Chính phủ Anh, như: Giáo sĩ trưởng Giáo đoàn Do Thái Thống nhất của Khối thịnh vượng chung Sir Ephraim Mirvis, và một số người nổi tiếng khác, bao gồm nữ diễn viên Anh gốc Do Thái Tracy-Ann Obermann, nữ MC Rachel Riley, diễn viên hài David Baddiel và luật sư hình sự Robert Rinder.

    Cảnh sát Thủ đô London đã nhận được báo cáo về 554 vụ phạm tội chống Do Thái từ ngày 1/10 đến ngày 1/11, tăng so với 44 vụ một năm trước đó (gấp hơn 10 lần). Các báo cáo về hành vi phạm tội kỳ thị người Hồi giáo gần như tăng gấp ba lên 220 vụ trong cùng thời kỳ.

    Cảnh sát đã bắt giữ một nhà hoạt động cực hữu, Tommy Robinson, khi bắt đầu cuộc tuần hành hôm Chủ nhật sau khi anh ta từ chối rời khỏi khu vực theo yêu cầu của cảnh sát. Những người tổ chức cuộc biểu tình đã yêu cầu Robinson không tham dự vì sự hiện diện của anh ta có thể gây rắc rối. Cảnh sát cũng bắt giữ một người đàn ông đã đưa ra những bình luận chống Do Thái.

    Cuộc tuần hành hôm Chủ nhật diễn ra một ngày sau cuộc biểu tình mới nhất ở thủ đô nước Anh của những người biểu tình ủng hộ Palestine kêu gọi ngừng bắn vĩnh viễn ở Dải Gaza.

    Cảnh sát ước tính 45.000 người đã tuần hành trong cuộc biểu tình vào thứ Bảy (25/11)trong khi họ cho biết 50.000 người đã tham gia cuộc biểu tình vào Chủ nhật (26/11).

    Chiến dịch chống chủ nghĩa bài Do Thái, tập trung vào mối quan tâm của người Do Thái ở Anh, cho biết đây là cuộc tuần hành lớn nhất kể từ cái gọi là Trận chiến phố Cable năm 1936 khi phát xít Anh đụng độ với những người phản đối ở một khu vực phía Đông London, nơi có nhiều người Do Thái sống vào thời đó.

    Theo Congly

  • Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã thực hiện cuộc cải tổ nội các lần thứ hai kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 10-2022. Đây được xem là động thái bất ngờ của người đứng đầu 'xứ sở Sương mù'.

    Trong rất nhiều vị trí thay đổi nhằm phục hồi uy tín đang có dấu hiệu đi xuống, việc bổ nhiệm cựu Thủ tướng David Cameron vào chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao được đánh giá là bước ngoặt trong một loạt biến động của đảng Bảo thủ cầm quyền thời gian gần đây.

    Quyết định cải tổ nội các được đưa ra sau khi Thủ tướng Anh Rishi Sunak sa thải Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman trước sức ép dư luận và nội bộ do bị chỉ trích về cách xử lý của cảnh sát trước các cuộc biểu tình ủng hộ người dân Palestine trong cuộc xung đột Israel - Hamas.

    Thủ tướng Rishi Sunak đã điều chuyển Ngoại trưởng James Cleverly thay thế bà Suella Braverman. Một loạt vị trí chủ chốt khác trong nội các cũng có sự thay đổi như: Bộ trưởng Y tế Steve Barclay thay thế bà Therese Coffey làm Bộ trưởng Môi trường; bà Victoria Atkin được bổ nhiệm vào chức Bộ trưởng Y tế; bà Laura Trott thay thế ông John Glen làm Bộ trưởng Ngân khố; ông Ridchard Holden thay thế ông Gregs Hands làm Chủ tịch đảng Bảo thủ...

    cai to noi cac

    Việc bà Suella Braverman bị cách chức gây không ít bất ngờ cho dư luận Anh bởi lâu nay, nữ chính trị gia thiên về cánh hữu này được xem là cánh tay phải đắc lực của Thủ tướng Rishi Sunak và đóng vai trò quan trọng trong việc ủng hộ ông lên nắm quyền vào năm ngoái. Tuy nhiên, dù được nhiều nghị sĩ theo chủ nghĩa dân túy trong đảng Bảo thủ ủng hộ, song bà Suella Braverman được nhận định là “ngòi nổ” trong nội các bởi thường xuyên đưa ra những quan điểm gây tranh cãi, nhất là vấn đề người nhập cư. Trong bối cảnh chỉ còn 6 tháng nữa là tới cuộc bầu cử quốc hội, việc ông Rishi Sunak đưa bà Suella Braverman ra khỏi chính phủ là bước đi nhằm củng cố lại sự đoàn kết nội bộ.

    Tính tới thời điểm này, đảng Bảo thủ đã nắm quyền được 13 năm. Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy, đảng này đang bị đảng Lao động dẫn điểm với khoảng cách khá xa. Tại cuộc thăm dò dư luận mới nhất, đảng Bảo thủ cầm quyền chỉ giành được 23% số phiếu bầu, trong khi tỷ lệ ủng hộ dành cho đảng Lao động lên tới 47%. Nếu xu hướng này không bị đảo ngược, đảng Lao động sẽ giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử dự kiến được tổ chức vào ngày 2-5-2024.

    Theo các nhà phân tích, việc đưa cựu Thủ tướng David Cameron với trường phái trung dung trở lại chính phủ sẽ giúp ông Rishi Sunak cân bằng được các bên trong nội bộ đảng Bảo thủ. Bản thân tân Ngoại trưởng Anh đã khẳng định: “6 năm làm thủ tướng, 11 năm lãnh đạo đảng Bảo thủ mang lại cho tôi một số kinh nghiệm cũng như các mối quan hệ và kiến thức hữu ích để có thể giúp Thủ tướng Rishi Sunak bảo đảm việc xây dựng các liên minh, quan hệ đối tác và giữ cho đất nước vững mạnh”. Ông David Cameron cũng cam kết sẽ ủng hộ người đứng đầu nội các để giúp đảng Bảo thủ giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào năm tới.

    Tuy thế, cũng không ít ý kiến cho rằng, Thủ tướng Rishi Sunak đang mạo hiểm khi mời một nhà lãnh đạo từng góp phần tạo nên câu chuyện chia rẽ nhất nước Anh mà “di chứng” vẫn còn kéo dài đến hiện tại. Đó là việc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) năm 2016 với sự tự tin rằng người dân "xứ sở Sương mù" sẽ bỏ phiếu để ở lại khối. Tuy nhiên, thực tế đã diễn ra hoàn toàn trái ngược buộc ông David Cameron phải rời bỏ vị trí thủ tướng và thôi làm nghị sĩ từ đó đến nay.

    Ngày 14-11, Thủ tướng Rishi Sunak đã gặp nội các mới của mình. Hiện, chưa rõ cuộc cải tổ mạnh mẽ này sẽ giúp đảng Bảo thủ thu hút được sự ủng hộ của các cử tri để lật ngược “thế cờ” hay không. Song, chắc chắn con đường bảo vệ vị trí hàng đầu trong cuộc bầu cử sắp tới sẽ không dễ dàng đối với Thủ tướng Rishi Sunak.

    Theo Hanoimoi

  • Cựu Thủ tướng David Cameron bất ngờ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao Anh trong cuộc cải tổ nội các sâu rộng của Thủ tướng đương nhiệm Rishi Sunak.

    Reuters cho biết đã nhìn thấy ông Cameron bước vào dinh thự Thủ tướng Anh tại số 10 phố Downing, thủ đô London, để gặp ông Sunak hôm 13-11.

    Ông Cameron giữ chức thủ tướng Anh từ năm 2010 – 2016. Ông đã buộc phải từ chức người đứng đầu chính phủ sau cuộc trưng cầu ý dân về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) vào năm 2016.

    Kể từ đó, vị cựu thủ tướng 57 tuổi hầu như không có hoạt động chính trị. Vì thế, quyết định bổ nhiệm ông Cameron giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao đã gây ngạc nhiên lớn trong dư luận và chính giới Anh.

    david cameron bo truong ngoai giao
    Tân Bộ trưởng Ngoại giao Anh David Cameron rời số 10 phố Downing hôm 13-11-2023. Ảnh: Bloomberg

    Ông Cameron trở lại chính trường Anh trong cuộc cải tổ nội các sâu rộng của Thủ tướng Sunak.

    Thủ tướng Sunak vừa sa thải Bộ trưởng Bộ Nội vụ Suella Braverman trước sức ép dư luận và nội bộ liên quan việc bà chỉ trích cách cảnh sát xử lý các cuộc biểu tình ủng hộ người dân Palestine trong cuộc xung đột Hamas-Israel.

    Sa thải bà Suella, thủ tướng Anh đã bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao James Cleverly làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ rồi đưa ông Cameron vào vị trí mà ông James để lại. 

    CNBC cho hay thời còn làm thủ tướng Anh, ông Cameron được coi là người nhiệt thành ủng hộ quan hệ với Trung Quốc. Thậm chí, ông đã có gắng thành lập một quỹ đầu tư Anh – Trung trị giá 1 tỉ USD nhưng kế hoạch sau đó bị gác lại.

    Hiện vẫn chưa rõ quan điểm đối ngoại của ông Cameron sẽ thích ứng thế nào trong bối cảnh các quốc gia phương Tây tỏ ra dè dặt về Trung Quốc cũng như xung đột đang diễn ra ở Ukraine và Trung Đông.

    Đáng chú ý, Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt vẫn tại vị trong đợt cải tổ này, dù bất đồng với Thủ tướng Sunak về vấn đề ngân sách.

    Cải tổ lần này được đánh giá là biện pháp vừa mang tính đối phó vừa là chiến lược của Thủ tướng Sunak.

    Mục đích của ông Sunak nhằm thu hút các đồng minh và loại bỏ một số bộ trưởng mà Văn phòng Thủ tướng Anh cho rằng không đáp ứng kỳ vọng.

    Theo NLĐ

  • Thất bại trong 2 cuộc bầu cử bổ sung là tín hiệu xấu đối với Thủ tướng Rishi Sunak và triển vọng của đảng Bảo thủ cầm quyền tại cuộc tổng tuyển cử tiếp theo, dự kiến diễn ra trước tháng 1/2025.

    rishi sunak that bai

    Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 20/10, đảng Bảo thủ cầm quyền đã thất bại nặng nề trước Công đảng đối lập trong 2 cuộc bầu cử bổ sung ở Tamworth và Mid Bedfordshire, miền Trung nước Anh.

    Đây là tín hiệu xấu đối với Thủ tướng Rishi Sunak và triển vọng của đảng cầm quyền tại cuộc tổng tuyển cử tiếp theo, dự kiến diễn ra trước tháng 1/2025.

    Điều bất ngờ là cả hai khu vực trên đều là khu vực bầu cử có truyền thống ủng hộ đảng Bảo thủ. Trước khi cuộc bầu cử diễn ra, Công đảng không đặt kỳ vọng cao vào khả năng giành được 2 ghế được coi là “siêu an toàn” với đảng Bảo thủ này.

    Nhưng giờ đây, các ứng cử viên của Công đảng Sarah Edwards và Alistair Strathern sẽ đảm nhận vị trí trong Hạ viện, nơi đảng Bảo thủ vẫn chiếm đa số.

    Triển vọng giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới của đảng Bảo thủ ngày càng trở nên ảm đạm sau một loạt thất bại liên tiếp trong các cuộc bầu cử bổ sung gần đây khi các cử tri thể hiện thất vọng về cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt hiện tại và một loạt vụ bê bối nhân sự của đảng cầm quyền.

    Cuộc bầu cử bổ sung ở Tamworth được tổ chức sau khi nghị sỹ Chris Pincher, người giữ ghế tại Hạ viện từ năm 2010, buộc phải từ nhiệm do bê bối quấy rối tình dục.

    Cuộc bầu cử bổ sung ở Mid Bedfordshire được tiến hành sau quyết định từ nhiệm của cựu Bộ trưởng văn hóa Nadine Dorries vì cho rằng Thủ tướng Sunak đã từ bỏ "các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa bảo thủ".

    Trước đó, đảng Bảo thủ đã phải hứng chịu thất bại nặng nề trước Công đảng trong các cuộc bầu cử bổ sung hồi tháng Bảy vừa qua ở Selby và Ainsty, hạt Yorkshire thuộc miền Bắc vùng England - khu vực bầu cử truyền thống của đảng Bảo thủ - với tỷ lệ chênh lệch phiếu 21%.

    Công đảng cũng dẫn đầu các cuộc thăm dò toàn quốc với khoảng cách hơn 10 điểm trong hơn một năm qua.

    Thủ tướng Sunak gần đây đã thực hiện một số thay đổi chính sách, bao gồm hủy bỏ một phần tuyến đường sắt cao tốc tốn kém và trì hoãn các biện pháp thực hiện cam kết đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Anh.

    Tuy nhiên, những biện pháp này ít có tác dụng và tỷ lệ ủng hộ đảng Bảo thủ ít cải thiện thời gian gần đây.

    Theo TTXVN

  • Mỹ có thể tìm cách triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Anh lần đầu tiên kể từ năm 2008, theo các tài liệu ngân sách của Lầu Năm Góc.

    RT đưa tin, Mỹ có thể tìm cách triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Anh lần đầu tiên kể từ năm 2008, theo các tài liệu ngân sách của Lầu Năm Góc được phân tích bởi một tổ chức tư vấn Mỹ và truyền thông Anh.

    Hồ sơ cho thấy các máy bay chiến đấu của Mỹ - loại có khả năng thực hiện các cuộc tấn công ném bom hạt nhân cũng sẽ được triển khai tới căn cứ không quân Anh.

    Trong yêu cầu ngân sách gửi tới Quốc hội, quân đội Mỹ cho biết mong muốn có 50 triệu USD cho một “cơ sở bảo đảm” mới tại căn cứ Không quân Hoàng gia Lakenheath ở Suffolk, phía bắc thủ đô nước Anh, theo Telegraph. 

    trien khai vu khi hat nhan
    Các phi công Mỹ chất một quả bom B61-12 không trong trạng thái hoạt động, có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân, lên máy bay ném bom B-2 Spirit tại Căn cứ Không quân Whiteman, Missouri, Mỹ. (Ảnh: US Air Force)

    Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, thuật ngữ “bảo đảm” (surety) thường được Lầu Năm Góc sử dụng để chỉ “khả năng giữ vũ khí hạt nhân an toàn, bảo mật và được kiểm soát tích cực”. Trong khi tài liệu ngân sách cũng đề cập đến một dự án của NATO nhằm xây dựng “các địa điểm và cơ sở an toàn” để lưu trữ “vũ khí đặc biệt” ở Anh, các quan chức vẫn chưa xác nhận bất kỳ hoạt động triển khai mới nào tại căn cứ được đề cập.

    Căn cứ Lakenheath là một trong ba địa điểm ở Anh chứa vũ khí hạt nhân của Mỹ trong suốt Chiến tranh Lạnh, chứa 110 đầu đạn của Mỹ cho đến khi rút quân vào năm 2008. Washington cũng cung cấp bom nguyên tử cho lực lượng Anh theo một sáng kiến có tên là "Dự án E" cho đến năm 1992, ngay sau đó Liên Xô tan rã.

    Hamish de Bretton-Gordon, cựu chỉ huy Trung đoàn hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân chung Anh-NATO, nói với Telegraph rằng cơ sở bảo đảm mới có khả năng lưu trữ vũ khí hạt nhân.

    “Trong trường hợp này, cơ sở bảo đảm là một hầm trú ẩn dùng để chứa tên lửa hạt nhân và đầu đạn hạt nhân. Nó cần phải được gia cố và có một nơi an toàn – để nếu người Nga muốn ném bom vào họ thì điều đó sẽ không gây ra tai nạn hạt nhân”, ông nói.

    Tài liệu cho biết việc xây dựng cơ sở dự kiến sẽ bắt đầu vào mùa hè năm sau và kết thúc vào đầu năm 2026.

    Yêu cầu ngân sách tương tự của Lầu Năm Góc cũng cho thấy Washington có kế hoạch triển khai hai phi đội máy bay chiến đấu F-35 A – có khả năng thực hiện nhiệm vụ ném bom hạt nhân chiến thuật – tại Lakenheath. Các nguồn tin quân sự giấu tên của Anh mà Telegraph tiếp cận được cho biết 54 chiếc F-35 sẽ được thiết lập để thay thế những chiếc F-15 cũ của Mỹ tại căn cứ này trong những tháng tới.

    Viễn cảnh triển khai hạt nhân mới ở Anh đã gây ra lo lắng cho một số nhà phê bình. Tổ chức Chiến dịch giải trừ vũ khí hạt nhân cho rằng động thái này “vượt quá sự vô trách nhiệm”.

    Tổng thư ký chiến dịch, Kate Hudson, bình luận: “Việc triển khai B61-12 (bom trọng lực) mới tới châu Âu làm suy yếu mọi triển vọng cho hòa bình toàn cầu và đảm bảo Anh sẽ trở thành mục tiêu trong cuộc xung đột hạt nhân giữa Mỹ/NATO và Nga”. Bà nói thêm: “Ngày càng rõ ràng rằng Lakenheath một lần nữa là một bánh răng quan trọng trong cỗ máy hạt nhân ở nước ngoài của Washington".

    Khi được hỏi về khả năng vũ khí hạt nhân quay trở lại căn cứ trong cuộc họp gần đây, Phó thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh cho biết chính sách của Mỹ là “không xác nhận cũng như phủ nhận sự hiện diện hay vắng mặt của vũ khí hạt nhân tại bất kỳ địa điểm chung hay cụ thể nào”.

    VTC (Nguồn: RT )

  • Trung Quốc cáo buộc chính phủ Anh không tuân thủ các nghĩa vụ ngoại giao sau khi kế hoạch di dời đại sứ quán của họ đến một tòa nhà lịch sử ở phía Đông London dường như đang trên bờ vực sụp đổ.

    toa nha royal mint
    Khuôn viên địa điểm lịch sử Royal Mint. Ảnh: Co Star

    Theo báo Mỹ Bloomberg, chính phủ Trung Quốc đã mua lại tòa nhà Royal Mint lịch sử gần Tháp London với giá 255 triệu bảng Anh vào năm 2018 với ý định chuyển đại sứ quán của họ từ quận trung tâm Marylebone đến địa điểm rộng 65.000 m2 này.

    Nhưng kế hoạch này dường như vẫn bị trì trệ trong việc triển khai khi hội đồng quận Tower Hamlets từ chối cấp phép lập kế hoạch cho việc xây dựng trên địa điểm lịch sử vào tháng 12/2022, vài ngày sau khi Thủ tướng Rishi Sunak tuyên bố chấm dứt “kỷ nguyên vàng” của quan hệ Anh-Trung. Người dân địa phương cũng phản đối động thái này, với lý do lo ngại trước cảnh báo của chính phủ Anh về “đồn cảnh sát mật” của Trung Quốc.

    Ngày 10/8 vừa qua là thời điểm Trung Quốc kháng cáo quyết định từ chối của hội đồng. Trung Quốc đã bày tỏ sự thất vọng của mình với chính quyền của Thủ tướng Sunak vì đã không can thiệp.

    “Nghĩa vụ quốc tế của nước chủ nhà là tạo điều kiện và hỗ trợ cho việc xây dựng các cơ sở ngoại giao. Chúng tôi kêu gọi phía Vương quốc Anh thực hiện các nghĩa vụ quốc tế có liên quan của mình”, đại sứ quán Trung Quốc tại London cho biết trong một phản hồi qua email cho Bloomberg, từ chối trả lời liệu nước này có kháng cáo hay từ bỏ.

    Trong một tuyên bố gửi qua email, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ luôn cố gắng tìm giải pháp với Vương quốc Anh “dựa trên các nguyên tắc có đi có lại và đối xử bình đẳng”.

    Về phần mình, chính phủ của Thủ tướng Sunak từ chối bình luận khi được hỏi về vấn đề này. Một quan chức Anh tiết lộ họ không nghĩ rằng Trung Quốc đã quyết định kháng cáo việc từ chối lập kế hoạch và vấn đề này cũng đã không được Bộ trưởng Nhà ở Michael Gove thông qua.

    Hội đồng quận Tower Hamlets cho biết nếu chính phủ Trung Quốc có ý định kháng cáo trước hạn chót, thì họ phải thông báo trước. “Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ thông báo nào như vậy từ người nộp đơn”, đại diện hội đồng phát biểu.

    Sự cố đại sứ quán xảy ra vào thời điểm nhạy cảm đối với Thủ tướng Sunak, người đang cố gắng hàn gắn quan hệ với Bắc Kinh ngay cả khi nhiều người trong đảng Bảo thủ cầm quyền của ông đang gây áp lực buộc thủ tướng phải có lập trường cứng rắn hơn khi xét đến lĩnh vực thương mại.

    Bế tắc ngoại giao có khả năng ảnh hưởng đến tham vọng của chính Vương quốc Anh trong việc mở rộng đại sứ quán tại Bắc Kinh. Theo một nguồn tin, phía Trung Quốc đã nêu vấn đề về việc họ bị từ chối di dời trong các cuộc thảo luận về kế hoạch cải tạo Đại sứ quán Vương quốc Anh ở thủ đô Trung Quốc trong nhiều năm.

    Trả lời các câu hỏi về cơ sở ngoại giao, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh nói rằng giống như Anh, Trung Quốc có nghĩa vụ tuân thủ Công ước Viên. Hiệp định đặt ra những nguyên tắc thống nhất để tiến hành quan hệ ngoại giao.

    Báo Tin tức (Theo Bloomberg)

  • Thủ tướng Anh Rishi Sunak đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng khi Công đảng đối lập giành chiến thắng lớn nhất cho đến nay trong cuộc bầu cử bổ sung vào Quốc hội Anh.

    bau cu nuoc anh
    Thủ tướng Anh Rishi Sunak phát biểu tại một phiên họp Hạ viện ở London. (Ảnh: AFP/TTXVN)

    Theo phóng viên TTXVN tại London, Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Rishi Sunak ngày 21/7 chịu hai thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử bổ sung, song vẫn giữ được ghế tại Uxbridge, khu vực bầu cử cựu Thủ tướng Boris Johnson đại diện trước đó.

    Thủ tướng Sunak đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng khi Công đảng đối lập giành chiến thắng lớn nhất cho đến nay trong cuộc bầu cử bổ sung vào Quốc hội Anh khi giành được ghế ở Selby và Ainsty, hạt Yorkshire thuộc miền Bắc vùng England - khu vực bầu cử truyền thống của Đảng Bảo thủ.

    Trong khi đó, Đảng Dân chủ Tự do đánh bại đảng Bảo thủ với số phiếu áp đảo để có ghế tại Somerton và Frome, hạt Somerset, đặt ra nguy cơ mới đối với đảng cầm quyền tại miền Tây Nam vùng England.

    Kết quả bỏ phiếu ngày 21/7 cho thấy Đảng Bảo thủ thắng sít sao Công đảng tại Uxbridge thuộc phía Tây London với mức chênh lệch 495 phiếu, trong khi Công đảng giành được Selly và Ainsty với mức chênh 20.137 phiếu.

    Đảng Dân chủ tự do vượt qua Đảng Bảo thủ tại Somerton và Frome với số phiếu chênh lệch là 11.000 phiếu.

    Thủ tướng Sunak khẳng định chiến thắng của đảng Bảo thủ ở Uxbridge cho thấy kết quả của cuộc tổng tuyển cử sắp tới không phải là "thỏa thuận đã hoàn tất."

    Trước khi cuộc bầu cử bổ sung diễn ra, các cuộc thăm dò đều cho thấy đảng Bảo thủ sẽ mất ghế tại cả 3 khu vực bầu cử.

    Chiến thắng của đảng Bảo thủ ở Uxbridge được cho là do người dân lo ngại về việc mở rộng khu vực phát thải cực thấp ở London theo kế hoạch của Thị trưởng London Sadig Khan, thành viên Công đảng, theo đó các phương tiện gây ô nhiễm sẽ phải trả phí tại khu vực này.

    Bất chấp chiến thắng tại Uxbridge, kết quả chung của cuộc bầu cử bổ sung cho thấy cử tri đang quay lưng với đảng cầm quyền.

    Một số nghị sỹ Đảng Bảo thủ cho rằng những thất bại ở Yorkshire và Somerset là "điềm báo" cho cuộc tổng tuyển cử vào năm tới.

    Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Sunak đang kém Công đảng đối lập 20 điểm trong các cuộc thăm dò dư luận, với hàng loạt vấn đề như lạm phát cao, dịch vụ công quá tải và những bất ổn trong nhiệm kỳ của những nhân vật tiền nhiệm mà Boris Johnson và Liz Truss.

    Thủ tướng Sunak khẳng định ông vẫn có thể xoay chuyển tình thế và giành chiến thắng thứ 5 liên tiếp cho đảng trong cuộc tổng tuyển cử tới, cam kết đưa nước Anh trở lại với tầm nhìn dài hạn mới.

    Theo TTXVN

  • Quần đảo Orkney vốn nằm dưới sự kiểm soát của Na Uy và Đan Mạch trong nhiều thế kỷ cho đến năm 1472 khi các hòn đảo trở thành của hồi môn cho Scotland. Orkney hiện đang xem xét đòi quyền tự trị nhiều hơn, thậm chí là tách ra độc lập.

    orkney orxit
    Quần đảo Orkney có thể tìm kiếm một cuộc "Orxit", tách khỏi chính quyền Scotland và Vương quốc Anh. Ảnh: Washington Post

    Các quan chức trên Quần đảo Orkney, một góc của Scotland, nơi có nguồn gốc Viking cùng tinh thần độc lập, đã nắm bắt được một khoảnh khắc gây chú ý toàn cầu vào ngày 4/7 khi họ tiến hành bỏ phiếu để khám phá những con đường tìm kiếm quyền tự chủ nhiều hơn – hoặc thậm chí là tách ra độc lập – khỏi chính phủ Vương quốc Anh.

    Các nhà báo từ khắp nước Anh và trên khắp thế giới đã theo dõi từ xa khi Hội đồng Quần đảo Orkney bỏ phiếu nghiên cứu “các mô hình quản trị thay thế” cho quần đảo có dân số 22.000 người này.

    Đề xuất trên từ lãnh đạo hội đồng James Stockan đã thu hút sự chú ý của quốc tế khi đề cập đến khả năng khôi phục “các mối quan hệ với Bắc Âu” của Orkney.

    Quần đảo Orkney vốn nằm dưới sự kiểm soát của Na Uy và Đan Mạch trong nhiều thế kỷ cho đến năm 1472 khi các hòn đảo được Scotland lấy làm một phần của hồi môn đám cưới giữa công chúa Margaret của Đan Mạch cho Vua James III của Scotland.

    Ông Stockan cho biết đề xuất của ông “không phải là về việc chúng tôi gia nhập Na Uy,” mà là về việc chống lại “sự phân biệt đối xử đối với cộng đồng này” từ chính phủ Scotland và Vương quốc Anh.

    “Tôi nói rằng đã đến lúc chính phủ phải nghiêm túc với chúng tôi và đã đến lúc chúng tôi xem xét tất cả các lựa chọn mà chúng tôi có", ông Stockan nói.

    Một báo cáo kèm theo kiến nghị của ông Stockan đề xuất Quần đảo Orkney nên xem xét các lựa chọn bao gồm: tình trạng như Quần đảo Faeroe - một lãnh thổ phụ thuộc tự trị của Đan Mạch nằm giữa Scotland và Iceland; Một lựa chọn khác là mô phỏng hình mẫu các vương quốc phụ thuộc của Vương quốc Anh như Quần đảo Channel của Jersey & Guernsey.

    Trước đây từng là một khu vực nghèo khó phụ thuộc vào ngành đánh bắt cá khá bấp bênh, Quần đảo Orkney đã phát triển thịnh vượng sau khi người ta phát hiện ra trữ lượng dầu lớn ngoài khơi vào những năm 1960. Quần đảo nằm cách lục địa Scotland khoảng 16 km về phía bắc này cũng có ngành công nghiệp năng lượng gió và ngành du lịch đang phát triển mạnh.

    Nhưng ông Stockan cho biết Orkney nhận được ít sự hỗ trợ từ chính phủ Scotland hơn so với các cộng đồng đảo khác như Shetland hoặc Hebrides, và đang rất cần những chuyến phà mới để kết nối mạnh mẽ hơn các hòn đảo của họ.

    Một ủy viên hội đồng khác, Duncan Tullock, cho rằng Orkney đang “sống nhờ những mẩu vụn”.

    “Tôi chưa bao giờ vỡ mộng hơn thế trong đời với cả chính phủ Scotland và Vương quốc Anh. Chúng tôi đã nghe hết lời hứa này đến lời hứa khác, tất cả đều trống rỗng", ông Tullock nói.

    Tuy nhiên, bất kỳ thay đổi lớn nào về hiến pháp đều là một chặng đường dài, có khả năng cần phải trưng cầu dân ý và ban hành luật của chính phủ Scotland và Vương quốc Anh.

    Bản thân các chính phủ ở Edinburgh và London cũng đang bất hòa về tham vọng của chính quyền Scotland nhằm biến Scotland thành một quốc gia độc lập bên ngoài Vương quốc Anh.

    Chính phủ ở London cho biết "không có cơ chế" để thay đổi tình trạng của Orkney. Chính phủ Na Uy cũng khẳng định cuộc tranh luận "Orxit" là "vấn đề trong nước và hợp hiến của Anh" mà họ không có quan điểm.

    Tại chính Orkney, Ủy viên Hội đồng David Dawson đã chỉ trích ý tưởng trên là “mơ mộng”, đặc biệt là “ảo tưởng khá kỳ quái về việc trở thành một nước tự trị phụ thuộc của Na Uy".

    Ông cho biết việc Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu đóng vai trò như một lời cảnh báo về những rủi ro nếu tách ra một mình. “Hãy để tôi cảnh báo bạn với một từ. 'Brexit'”, ông Dawson nói.

    Báo Tin tức (Theo Washington Post)

  • Mối quan hệ giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) đang nồng ấm trong những tháng gần đây. Chuyến thăm Trụ sở EU tại Brussels (Bỉ) vừa qua của Bộ trưởng Ngoại giao Anh James Cleverly là minh chứng cho thái độ thiện chí và nỗ lực hàn gắn quan hệ song phương, sau những căng thẳng thời kỳ hậu Brexit.

    quan he giua anh va chau au
    Ngoại trưởng Anh James Cleverly đã đề cập tới các mối quan hệ nồng ấm hơn giữa nước này và Liên minh châu Âu (EU) trong chuyến thăm trụ sở của EU tại Brussels (Bỉ). (Ảnh TTX)

    Phát biểu tại Trụ sở EU, Bộ trưởng Ngoại giao Anh James Cleverly đề cập tới mối quan hệ tích cực hơn giữa Xứ sở Sương mù và EU, đồng thời cam kết duy trì quỹ đạo này. Nhà ngoại giao Anh nêu rõ, dù không chung quan điểm về mọi vấn đề, nhưng Anh và EU có thể giải quyết những khác biệt, tận dụng tối đa các khía cạnh mà hai bên đạt đồng thuận.

    Chuyến công du của ông James Cleverly diễn ra ngay sau chuyến thăm Trụ sở EU tại Brussels của Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt hồi tuần trước, phản ánh sự ấm lên của mối quan hệ giữa hai bờ Eo biển Manche.

    Trong chuyến thăm của ông Jeremy Hunt, EU và Vương quốc Anh đã đạt được một thỏa thuận hợp tác về các dịch vụ tài chính. Giới chức EU nhận định, thỏa thuận này sẽ giúp các dịch vụ tài chính của Anh tái tham gia vào các cuộc thảo luận với EU, vì lợi ích của cả hai nền kinh tế.

    Cuối tháng 2 vừa qua, hai bên đạt được bước tiến đột phá giúp giải quyết những tranh cãi dai dẳng thời kỳ hậu Brexit. Cụ thể, hai bên đã đạt được thỏa thuận thương mại mới mang tên Khuôn khổ Windsor, giúp cắt giảm các thủ tục trong trao đổi thương mại giữa Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

    Khuôn khổ này cũng thiết lập làn xanh tại các cảng biển Ireland dành cho hàng hóa đến từ Vương quốc Anh lưu hành ở Bắc Ireland mà không chịu bất kỳ hạn chế thương mại nào, trong khi làn đỏ sẽ dành cho hàng hóa tiếp tục vào Ireland và thị trường EU.

    Việc vận chuyển các loại hàng hóa như thuốc men, thực vật, xúc xích, bưu kiện giữa Vương quốc Anh và Bắc Ireland cũng trở nên dễ dàng hơn. Tại lễ ký thỏa thuận lịch sử này, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết, Anh và EU là đối tác thân thiết, kề vai sát cánh trong hiện tại và tương lai.

    Ở thời điểm Khuôn khổ Windsor ra đời, các chuyên gia kinh tế đều nhận định văn kiện lịch sử này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho quan hệ giữa Anh và EU. Thực tế đến nay cho thấy, cả hai đều nhận được lợi ích từ khi quyết định chấm dứt những hiềm khích vốn phát sinh từ nhiều năm trước.

    Đặc biệt, về phần nước Anh, mối quan hệ phát triển đúng hướng với EU mang lại những lợi ích kinh tế, trong bối cảnh Xứ sở Sương mù phải chật vật đối phó cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt trầm trọng và khắc phục những thiệt hại từ Brexit. Dư luận nhận định, so với những người tiền nhiệm, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã nỗ lực nhiều hơn để xây dựng các mối quan hệ hữu nghị với EU. Đây cũng là một dấu ấn trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Anh Rishi Sunak, đồng thời góp phần nâng cao uy tín của chính trị gia này ở trong nước.

    Lòng tin giữa Anh và các nước thành viên EU cũng dần được khôi phục. Tại Hội nghị cấp cao Anh-Pháp diễn ra ở Paris hồi tháng 3/2023, hai bên đã tìm được tiếng nói chung trong nhiều vấn đề, góp phần củng cố quan hệ đồng minh để giải quyết các thách thức chung.

    Trong bối cảnh những biến động địa chính trị đang ảnh hưởng mạnh đến tình hình kinh tế, an ninh khu vực, việc Anh và EU tạm gác lại câu chuyện Brexit mệt mỏi, dai dẳng để nêu cao tinh thần hợp tác giải quyết khác biệt, cùng đối mặt các thách thức chung là động thái được mong đợi.

    Theo nhandan

  • Tổng cục An ninh (MI-5) là một bộ phận cốt yếu của mạng lưới thu thập tình báo quốc gia và quốc tế. MI -5 không chỉ có nhiều phần việc cùng cấp độ bí mật như Tổng cục Tình báo (MI-6) mà còn có những điểm chung với các lực lượng cảnh sát quốc gia và quốc tế MI-6.

    Mục tiêu chính của  MI-5 là bảo vệ an ninh và phúc lợi kinh tế quốc gia, chống lại các mối đe dọa ngầm có tổ chức. Các mối đe dọa này đến từ chủ nghĩa khủng bố, gián điệp và vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng MI-5 cũng có trách nhiệm ngăn ngừa và phát hiện tội phạm trong nước bên cạnh nhiều cơ quan luật pháp của Anh và quốc tế.

    Công việc của MI-6, hoàn toàn giống với thế giới gián điệp của James Bond, nhưng các chiến dịch của MI-6 hoàn toàn tuyệt mật. Khác với các hoạt động tương đối công khai của MI-5, MI-6 thu thập thông tin tình báo nước ngoài theo một phương pháp hết sức bí mật.

    Theo luật của Anh, vai trò của của MI-6 là “thu thập và cung cấp thông tin liên quan đến các hoạt động hay mưu toan của những người bên ngoài nước Anh”, và phải hành động vì các lợi ích an ninh, quốc phòng, ngoại giao và kinh tế trong khuôn khổ do Ủy ban Tình báo kết hợp (JIC) và các bộ trưởng quy định.

    mi6
    Tòa nhà SIS Building ở Vauxhall Cross là trụ sở của MI6.

    Trong cuộc chiến chống tội phạm và phản gián

    Để chống lại các lại các mối đe dọa từ bên ngoài, như một tổ chức khủng bố, MI-5 luôn cố gắng chiếm thế thượng phong hơn “đối tượng” hay “mục tiêu” của họ bằng việc tập hợp các thông tin tình báo chiến lược về đối phương. Từ các thông tin có được, MI-5 có thể dựng nên một hồ sơ về tổ chức hay cá nhân cần điều tra để nắm rõ mối đe dọa có thể xảy ra cho nước Anh. MI-5 không là “cảnh sát mật” vì họ không có quyền hành pháp để khởi tố một tổ chức hay một cá nhân, do đó họ cần phải cộng tác với cảnh sát hay các cơ quan thuế quan.

    Khác với MI-5, MI-6, luôn tiến hành các chiến dịch tình báo mật trên toàn thế giới, từ Bắc Ireland, Trung Đông, châu Phi và mới đây nhất là Afghanistan, Iraq. Vai trò của MI-6 đã thay đổi đáng kể sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, do nhu cầu phản gián đối với Liên Xô không còn tính cấp bách nữa. Tuy nhiên, mối đe dọa của khủng bố quốc tế đang đặt ra cho MI-6 một trách nhiệm mới.

    Quá trình hình thành MI-5 và MI-6

    Tổng cục An ninh Anh ban đầu được thành lập nhằm mục đích chống lại tình báo Đức vào năm 1909, nhưng sau đó cơ quan này được tách ra thành hai nhánh gọi là MI-5 và MI-6 dưới quyền chỉ huy của Vernon Kell (hay còn gọi là ngài “K”) và Mansfield Cumming (hay ngài “C”). Dưới sự chỉ huy của “C”, MI-6 chịu trách nhiệm thu thập thông tin tình báo hải ngoại, trong khi đó MI-5 do “K” lãnh đạo, chống lại các đe dọa an ninh bên trong nước Anh. Hiện nay lãnh đạo của MI-5 và MI-6 đều ký tên vào các văn kiện chính thức bằng ký hiệu “K” hay “C”.

    mi6
    Thames House ở Millbank (đối diện cầu Lambeth) là trụ sở của MI5.

    Sự tiết lộ văn khố của MI-5 sau này cho phép người ta thấy được các hoạt động của cơ quan này trong Thế chiến I và II, nhưng mọi thông tin về hoạt động tình báo của MI-6 đều được giữ kín. Sau khi Thế chiến II kết thúc, xung đột giữa MI-6 và KGB của Liên Xô càng thêm căng thẳng và từ đó ra đời các điệp viên hai mang nguy hiểm cho cả hai phía. Như trường hợp của Kim Philby sau này được tiết lộ là thành viên trong mạng lưới điệp viên của KGB hoạt động bên trong MI-6. Sau vụ bê bối này, MI-6 phát hiện thêm 4 điệp viên hai mang nằm trong tổ chức của họ - đó là Guy Burgess, Donald MacLean và Sir Anthony Blunt. Riêng danh tính của “Người thứ 5” vẫn nằm trong bí ẩn cho đến năm 1991 mới được một cựu đại tá KGB tiết lộ đó là John Caimcross.

    Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, mối đe dọa gián điệp đã giảm đáng kể, nhưng các hoạt động khủng bố ngày càng tăng cao. Do đó, vào năm 1992,  MI-5 lãnh phần trách nhiệm chống lại mối đe dọa khủng bố vào Anh từ phía Ireland. Mới đây nhất là công tác của  MI-5 chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan như là mạng lưới Al-Qaeda.

    Theo CAND

  • Thủ hiến Scotland Humza Yousaf cho biết vùng lãnh thổ này sẽ tìm cách tái gia nhập Liên minh châu Âu (EU) nếu giành được độc lập khỏi Vương quốc Anh.

    scotland quay tro lai eu
    Thủ hiến Scotland Humza Yousaf. Ảnh: Getty Images

    Trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm 2014, phần lớn người dân Scotland bỏ phiếu muốn ở lại khối EU. “62% người Scotland đã bỏ phiếu ở lại Liên minh châu Âu vào năm 2016. Nhưng thật không may, chúng tôi đã bị đưa ra khỏi EU”, Thủ hiến Yousaf trả lời phỏng vấn báo Mỹ Politico ngày 28/6.

    Khi nhậm chức từ đầu năm nay, Thủ hiến Yousaf, lãnh đạo Đảng Dân tộc Scotland (SNP), đã nói rõ mong muốn thúc đẩy một cuộc trưng cầu dân ý về về việc tách khỏi Vương quốc Anh lần thứ hai của Scotland.

    Tuy nhiên, mặc dù nhiều người Scotland mong muốn tổ chức một cuộc bỏ phiếu lần thứ hai nhưng bất kỳ động thái nào để làm như vậy đều cần có sự chấp thuận của London và điều đó là không thể vào ngay lúc này.

    “Nếu những người ở năm 2014 biết một Brexit sẽ xảy ra vào năm 2016, tôi chắc chắn mọi người sẽ bỏ phiếu cho Scotland trở thành một quốc gia độc lập”, Thủ hiến Yousaf nhấn mạnh.

    Scotland là vùng lãnh thổ thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (gồm England, xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland). Các chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc Scotland, đơn cử là đảng SNP, đã bày tỏ mong muốn tuyên bố tách khỏi Vương quốc Anh. Năm 2014, Scotland đã tổ chức cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề này. Khi đó, Scotland đã ở lại Vương quốc Anh do kết quả bỏ phiếu cho thấy 55% người dân ủng hộ điều này và chỉ 45% muốn tách ra độc lập. Thủ hiến Scotland lúc đó là bà Nicola Sturgeon đã nỗ lực thúc đẩy tiến hành cuộc trưng cầu ý dân lần thứ hai nhưng không thành.

    Tháng 11/2022, Tòa án Tối cao Anh đã ra phán quyết bác bỏ yêu cầu của Scotland tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân nữa về việc tách khỏi Vương quốc Anh. Tòa cho rằng Nghị viện Scotland không có thẩm quyền tổ chức cuộc trưng cầu đòi độc lập mà không có sự phê chuẩn của Quốc hội Anh.

    Hiện những nỗ lực tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý của ông Yousaf đang gặp khó khăn bởi một cuộc điều tra của cảnh sát về tài chính đảng SNP, trong đó Sturgeon và chồng bà là Peter Murrell đã bị bắt trong những tuần gần đây. Cả hai đều được trả tự do mà không bị buộc tội, nhưng cuộc điều tra đang diễn ra khiến độ tín nhiệm của đảng đã giảm 10 điểm.

    Mặc dù Thủ hiến Yousaf thừa nhận những khó khăn mà SNP phải đối mặt, nhưng ông cho rằng đây là một vấn đề riêng biệt với những nỗ lực giành độc lập khỏi nước Anh.

    Báo Tin tức (Theo RT)

  • Mới đây, Lãnh đạo Công đảng Anh Keir Starmer yêu cầu tổ chức tổng tuyển cử, sau khi 3 nghị sĩ của đảng Bảo thủ cầm quyền từ chức, liên quan đến cuộc điều tra về bê bối tổ chức tiệc tùng trong lúc nước Anh phong tỏa vì Covid-19 vào năm ngoái.

    Vòng xoáy hỗn loạn mới

    Trên Twitter, ông Starmer cho rằng đã đến lúc Thủ tướng Anh Rishi Sunak chứng minh sự can đảm. Ông yêu cầu tổ chức tổng tuyển cử sớm và “để người dân lên tiếng về 13 năm thất bại của đảng Bảo thủ”. Thủ tướng Sunak từng được kỳ vọng sẽ mang lại ổn định nhất định cho đảng Bảo thủ khi đảm nhận vị trí lãnh đạo đảng và Thủ tướng vào mùa Thu năm ngoái sau nhiều tháng hỗn loạn. Song đảng Bảo thủ lại đang rơi vào vòng xoáy hỗn loạn mới, bắt nguồn từ động thái mới đây của cựu Thủ tướng Boris Johnson.

    anh tong tuyen cu 2023
    Lãnh đạo Công đảng Anh, ông Keir Starmer mới đây yêu cầu tổ chức tổng tuyển cử. Nguồn: Andy Bailey/UK Parliament

    Ông Johnson vướng mắc với Chính phủ và một Ủy ban của Hạ viện trong nhiều tuần liên quan đến cuộc điều tra về việc ông vi phạm các hạn chế Covid-19 và yêu cầu xuất trình tài liệu cho cuộc điều tra công khai về cách xử lý đại dịch của Chính phủ. Căng thẳng bùng lên vào ngày 9.6 khi ông Johnson đột ngột tuyên bố từ chức nghị sĩ tại Hạ viện. Thông báo của ông diễn ra trước báo cáo của Ủy ban, dự kiến sẽ kết luận rằng ông đã nói dối Quốc hội về các vi phạm, đồng thời kêu gọi đình chỉ tư cách nghị sĩ của ông.

    Trong tuyên bố dài của mình, ông Johnson đả kích cuộc điều tra của Ủy ban, gọi đó là “cuộc săn phù thủy”, “âm mưu chính trị”, “sặc mùi định kiến và nhiều điểm không chính xác”, cũng như nỗ lực trừng phạt ông nhằm trả thù vụ Brexit và muốn đảo ngược kết quả trưng cầu dân ý năm 2016. “Mục đích của họ ngay từ đầu là kết tội tôi, bất kể sự thật ra sao”, “quyết tâm sử dụng các thủ tục tố tụng chống lại tôi, để đuổi tôi ra khỏi Hạ viện”, ông nói. Ông cũng chỉ trích Thủ tướng đương nhiệm Sunak là đã lãng phí phần lớn những gì ông giành được vào năm 2019, bằng cách đi chệch khỏi các nguyên tắc cơ bản của đảng Bảo thủ như giảm thuế và theo đuổi các thỏa thuận thương mại tự do.

    “Khi tôi rời nhiệm sở vào năm ngoái, Chính phủ chỉ kém một số điểm trong các cuộc thăm dò. Khoảng cách đó hiện đã được mở rộng nhanh chóng”, vì vậy “đảng Bảo thủ cần khẩn trương lấy lại động lực và niềm tin vào những gì đất nước có thể làm được”, ông nhấn mạnh. Cựu Thủ tướng Anh cũng ám chỉ, ông có thể sẽ sớm trở lại Quốc hội và bỏ ngỏ khả năng tranh cử vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ.

    Phe Bảo thủ đau đầu

    Sự ra đi đột ngột của ông Johnson sẽ khiến Thủ tướng Sunak và đảng Bảo thủ phải đau đầu, vốn đang kém xa Công đảng trong các cuộc thăm dò dư luận gần đây. Cuối tuần trước, hai nghị sĩ đảng Bảo thủ khác là ông Nigel Adams và bà Nadine Dorries, cả hai đều rất thân cận với ông Johnson - cũng tuyên bố rút lui khỏi Hạ viện.

    Làn sóng từ chức mới nhất gây thêm rắc rối cho Thủ tướng Rishi Sunak, người mới nắm quyền được 8 tháng, khi mà giờ đây ông phải chuẩn bị cho các cuộc bầu cử phụ sắp diễn ra ở 3 khu vực bầu cử và đối mặt với viễn cảnh thua Công đảng hoặc đảng Dân chủ Tự do, cả hai đều từng rất thành công trong các cuộc bầu cử địa phương gần đây. Cụ thể là, trong cuộc bầu cử địa phương vào tháng 5, đảng Bảo thủ đã mất 48 hội đồng và mất ròng 1.061 ủy viên hội đồng, trong khi Công đảng hiện là đảng lớn nhất của chính quyền địa phương, lần đầu tiên giành lấy danh hiệu từ đảng Bảo thủ kể từ năm 2002. Mặc dù, việc mất cả ba ghế Hạ viện mới nhất sẽ không gây nguy hiểm cho phe Bảo thủ chiếm đa số trong Hạ viện, song nó sẽ tạo động lực cho phe đối lập vươn lên dẫn đầu trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào cuối năm tới.

    Ở xứ sở sương mù, các cuộc tổng tuyển cử phải được tổ chức cách nhau không quá 5 năm, bất kể có bao nhiêu Thủ tướng trong thời gian đó. Theo luật, nhiệm kỳ tối đa của Quốc hội là 5 năm kể từ ngày họp lần đầu. Quốc hội Anh hiện tại họp lần đầu vào ngày 17.12.2019. Vì vậy, nó sẽ tự động giải tán vào 17.12.2024, trừ khi bị Nhà Vua giải tán trước đó. Theo gov.uk, cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra sau đó 25 ngày. Sau khi Luật Quốc hội có thời hạn bị bãi bỏ, quyền giải tán Quốc hội được trao lại cho Nhà Vua theo lời khuyên hoặc yêu cầu của Thủ tướng, thay vì được thực hiện bởi đa số 2/3 trong Quốc hội.

    Tình trạng hỗn loạn hiện nay khơi lại những căng thẳng nội bộ đảng khiến những người trung thành với ông Johnson phản đối Thủ tướng đương nhiệm. Nhiều người ở phe ông Johnson từng bất bình với ông Sunak vì cho rằng, ông đóng vai trò quan trọng khiến ông Johnson phải từ chức. Họ đa phần giữ im lặng trong những tháng gần đây, nhưng việc ông Johnson ra khỏi Hạ viện và “cuộc chiến” của ông với Ủy ban Hạ viện đã làm dấy lên nhiều căng thẳng mới. Năm 2022, cảnh sát Anh phạt tiền ông Johnson vì tham gia một cuộc tụ họp ở phố Downing trong thời gian nước Anh phong tỏa vì Covid-19. Sự việc khiến ông Johnson trở thành Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Anh bị kết tội vi phạm pháp luật. Sau khi vụ việc bị phanh phui, ông Johnson nhận nhiều chỉ trích. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến ông từ chức Thủ tướng Anh vào tháng 7.2022.

    Liệu có khả năng bầu cử sớm?

    Hiện nay, theo giới phân tích, mặc dù Thủ tướng Rishi Sunak có thể yêu cầu Nhà vua giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử, song ông khó có thể làm như vậy, trừ khi tin rằng điều đó sẽ giúp củng cố vị trí của mình hoặc giúp ích cho đảng Bảo thủ. Đảng Bảo thủ đang tụt lại phía sau trong các cuộc thăm dò, nên rất khó có khả năng ông Sunak sẽ chọn kêu gọi tổ chức tổng tuyển cử trước năm 2024, vì ông sẽ thu được rất ít lợi ích từ việc làm đó. Nhiều nhà quan sát dự đoán, Công đảng có khả năng trở thành đảng lớn nhất và có thể giành được đa số tổng thể khi cuộc bầu cử tiếp theo được tổ chức.

    Một cuộc bỏ phiếu sớm cũng có thể được kích hoạt nếu các nghị sĩ thông qua kiến nghị bất tín nhiệm đối với Chính phủ theo đa số đơn giản, mặc dù vậy điều này khó xảy ra vì đảng Bảo thủ đang chiếm đa số trong Hạ viện và ngay cả những đảng viên bất bình nhất của phe bảo thủ cũng không muốn hạ bệ toàn bộ Chính phủ. Ngoài ra, về mặt lý thuyết, Nhà Vua cũng có thể giải tán Quốc hội và kêu gọi tổng tuyển cử mà không cần sự cho phép của Thủ tướng, nhưng hiếm khi quyền lực đó được sử dụng. Chưa hết, cuộc chiến công khai giữa các phe phái trong đảng Bảo thủ cũng bất lợi cho việc tiến hành chiến dịch bầu cử. Phố Downing đặt hy vọng vào khả lạm phát chững lại và sự phục hồi kinh tế rộng hơn vào tháng 10 tới để nắm trong tay lợi thế, do vậy khả năng kêu gọi bầu cử sớm lại càng nhỏ.

    Theo Đại biểu Nhân dân

  • Thế kỷ thứ 19, Mỹ và Vương quốc Anh chuẩn bị chiến tranh, mà nguyên nhân chỉ do… một con lợn bị giết.

    Vào thế kỷ thứ 19, một cuộc tranh chấp liên quan đến phân định biên giới xảy ra giữa bang Washington của Mỹ và đảo Vancouver ở British Colombia, Canada (thuộc địa của Anh lúc đó). Căng thẳng lên đến đỉnh điểm, hai nước chuẩn bị chiến tranh, mà nguyên nhân chỉ do… một con lợn bị giết.

    anh va my chien tranh 1

    Bối cảnh cuộc xung đột

    Căn nguyên của cuộc xung đột được cho là từ vụ tranh chấp ranh giới đầu thế kỷ 19 giữa Vương quốc Anh và Mỹ. Năm 1818, một hiệp ước được ký kết hy vọng sẽ tránh được xung đột, bằng cách cho phép công dân của cả hai quốc gia tự do đi lại tại khu vực chồng lấn và các tuyến đường thủy quan trọng.

    Tuy nhiên, tình hình căng thẳng giữa hai bên vẫn không hề giảm. Năm 1846, một thỏa thuận khác được ký kết, có tên là “Hiệp ước Oregon”, xác định ranh giới mở rộng qua đường vĩ tuyến 49 của vĩ độ Tây, cho đến “giữa kênh phân tách lục địa khỏi đảo Vancouver”. Theo đó, biên giới sẽ đi về phía Nam tới eo biển Juan De Fuca trước khi đổ ra biển.

    Tuy nhiên, nhiều vấn đề đã nảy sinh sau đó, như chủ quyền của quần đảo San Juan nằm giữa hai eo biển Rosario và Haro không được đề cập. Không có gì ngạc nhiên khi cả hai bên đều chọn eo biển phù hợp với lợi ích của họ để giải thích hiệp ước. Người Mỹ chọn eo biển Haro, trong khi người Anh chọn eo biển Rosario. Điều này có nghĩa là mỗi bên đều cho rằng quần đảo San Juan thuộc sở hữu của mình.

    Trước khi vấn đề được giải quyết rốt ráo, người Anh đã ra tay trước. Họ tiến hành thiết lập trên quần đảo San Juan một trạm thu mua cá hồi, thông qua Công ty Hudson's Bay vào năm 1851. Đến thời điểm người Mỹ tuyên bố chủ quyền trên vùng đất này, năm 1853, người Anh đã thành lập tại đây một trang trại nuôi cừu quy mô lớn.

    Không dễ dàng chấp nhận thực trạng trên, Mỹ bắt đầu di dân đến đảo và vào năm 1859, đã có khoảng 30 người Mỹ sinh sống nơi đây. Cả hai bên đều coi sự hiện diện của bên kia là bất hợp pháp, nhưng mọi chuyện vẫn yên ổn. Cho đến một hôm…

    anh va my chien tranh 1
    Đảo San Juan, nơi suýt nổ ra chiến tranh giữa Anh và Mỹ.

    Chỉ vì con lợn

    San Juan là một quần đảo nằm về phía Tây Bắc Mỹ, thuộc tiểu bang Washington. Nó bị ngăn cách khỏi lục địa Mỹ bởi eo biển Rosario, ngăn cách khỏi đảo Vancouver (Canada) bởi eo biển Haro và eo biển Boundary. Đảo có diện tích 142,59 km2, dân số là 6.822 người (theo cuộc điều tra dân số năm 2000).

    Mùa Hè năm 1859, vào ngày 15 tháng 6, một con lợn thuộc sở hữu của người Anh đã đi vào khu vực trồng rau của một nông dân Mỹ, Lyman Cutler. Đây không phải lần đầu tiên điều này xảy ra, vì lũ lợn thường lang thang tìm kiếm những củ khoai tây ngon để ăn vặt dưới cái nắng như thiêu đốt.

    Tuy nhiên, lần này lại khác. Bực tức vì hoa màu bị phá hại, Lyman mang súng ra bắn con lợn chết tươi. Không may cho ông, con lợn này thuộc về Charles Griffin, một nhân viên của Công ty Hudson's Bay.

    Ông ta tìm đến thủ phạm đòi bồi thường. Cutler chấp nhận đền bù 10 USD cho mạng của con lợn nhưng Griffin không chịu mà đòi nhiều hơn nữa, đồng thời báo cáo vụ việc lên nhà chức trách Anh. Cutler bị đe dọa bắt giữ nếu không chịu bồi thường thỏa đáng.

    Không chấp nhận người dân của mình bị đối xử theo cách như vậy, chính quyền ở Oregon đã điều một chỉ huy quân sự cùng với 64 binh sĩ đến để bảo vệ những người định cư Mỹ trên quần đảo San Juan. Chính phủ Anh coi đây là một hành động gây hấn, họ lập tức cử James Douglas, Thống đốc đảo Vancouver cùng với tàu khu trục Tribune đến đảo để xử lý vụ việc. Ngay sau đó, các tàu chiến khác cũng được lệnh tham gia.

    Không chịu kém cạnh, quân đồn trú của Mỹ đã yêu cầu sự hỗ trợ từ đất liền và một đội quân hơn 400 binh sĩ đã có mặt trên đảo cùng 8 khẩu đại bác. Xung đột dường như không thể tránh khỏi, lực lượng Mỹ cấp tốc xây dựng các công sự còn người Anh thì tiến hành các cuộc diễn tập pháo binh.

    Tuy nhiên, khi Thống đốc Douglas ra lệnh cho lực lượng hải quân Anh đổ bộ lên đảo, thuyền trưởng của tàu Tribune, Geoffrey Phipps Hornby, không chấp hành và chờ Đô đốc Robert L. Baynes đến. Mãi cho đến cuối tháng 8, cuộc đổ bộ mới diễn ra và Baynes được cho là vô cùng bối rối khi được biết sự leo thang quân sự xảy ra chỉ liên quan đến một con lợn bị giết.

    Đàm phán hòa bình

    Thông tin về tình trạng đối đầu trên đảo được báo cho Tổng thống Mỹ, James Buchanan. Ông hoàn toàn sửng sốt trước tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát, lập tức ra lệnh cho tướng Winfield Scott tiến hành đàm phán với Thống đốc Douglas để tháo ngòi nổ cuộc xung đột sắp xảy ra. Đây là một bước đi khôn ngoan vì Scott đã từng tham gia vào các cuộc thương thuyết về biên giới từ những năm 1830.

    Đến tháng 10 năm 1859, cuộc đàm phán bắt đầu. Cả hai bên đều không muốn khơi mào một cuộc xung đột vũ trang toàn diện nhưng cũng không chấp nhận từ bỏ chủ quyền lãnh thổ của mình. Cuối cùng, hai nhà thương thuyết đồng ý giảm số lượng binh sĩ, súng và tàu chiến, nhưng không giải trừ hoàn toàn khỏi vùng tranh chấp.

    Mỗi bên sẽ có một lực lượng gồm 100 người và làm việc cùng nhau để chia sẻ trách nhiệm đối với hòn đảo, cho đến khi một giải pháp chính thức được đưa ra. Người Anh lập trại đồn trú ở phía Bắc, trong khi người Mỹ đóng quân ở phía Nam.

    Trong thời gian này, lực lượng của hai bên đều kiềm chế, cư xử ôn hòa, thường đến thăm và tham dự kỷ niệm các ngày quốc lễ của nhau. Họ không ngờ rằng tình trạng bế tắc này kéo dài đến 12 năm nữa.

    Cuối cùng, vào năm 1871, Hiệp ước Washington được ký kết, không chỉ giải quyết vấn đề quần đảo San Juan mà còn nhiều bất đồng khác giữa hai quốc gia.

    Đến năm 1872, quần đảo San Juan đã được tuyên bố là lãnh thổ của Mỹ, nông dân và thủy quân lục chiến Anh rời khỏi đảo. “Chiến tranh lợn” kết thúc sau 15 năm căng thẳng. Hai bên không thiệt hại gì, ngoài con lợn của người Anh bị giết.

    Soha (theo Historicmysteries)

     

  • Bất chấp việc Thủ tướng Rishi Sunak tiếp tục thành công với những tin tức kinh tế tốt đẹp, các đồng minh của Thủ tướng Anh nói rằng họ đang nhìn thấy lâu đài của ông được xây trên cát.

    Trong bài báo với tựa đề “Rishi Sunak vẫn có thể chịu chung số phận với Boris Johnson”, tờ The Guardian của Anh đưa ra những bình luận có vẻ tiêu cực nhiều hơn những gì được thể hiện.

    Tờ báo này viết: “Đầu tiên là tin tốt. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết trong tuần này rằng Anh không còn đi theo hướng suy thoái nữa. Lạm phát và giá năng lượng đang giảm, mặc dù chậm hơn ông Sunak mong muốn. Tuy mọi thứ vẫn chưa đến mức tuyệt vời, nhưng với mớ hỗn độn mà ông Sunak thừa hưởng từ người tiền nhiệm Liz Truss - với canh bạc kinh tế lớn đã khiến đồng bảng Anh giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ so với đồng USD - có thể nói ông Sunak đã ổn định con tàu kinh tế Anh ở một mức độ nào đó”.

    Còn đây là tin xấu: “Đảng Bảo thủ của ông vẫn còn chia rẽ và đầy những cá nhân có “ân oán” để giải quyết với nhau. Cách đây chưa tròn 1 năm, ông Boris Johnson vẫn còn là thủ tướng, cố gắng hết sức để bám lấy quyền lực mặc dù chìm trong những bê bối do chính mình tạo ra. Chính ông Sunak, khi đó là Bộ trưởng Tài chính của ông Johnson, đã giáng đòn chí mạng bằng cách từ chức khỏi nội các của ông Johnson vì những vụ bê bối”.

    thu tuong rishi sunak lung lay

    Các đồng minh quyết liệt nhất của ông Johnson đã không tha thứ cho sự phản bội của ông Sunak. Tất cả họ đều tập hợp lại phía sau bà Truss khi bà này đấu tay đôi với ông Sunak để tiếp quản chiếc ghế do ông Johnson để lại. Chỉ 49 ngày sau, chính bà Truss cũng bị buộc phải từ chức, nhờ đó ông Sunak về cơ bản không cần ứng cử cũng trở thành Thủ tướng Anh vào ngày 25/10 và ngay lập tức bắt đầu “trả thù” bà Truss.

    Trong chính sách cầm quyền của mình, ông Sunak đã làm dịu đi mối quan hệ với châu Âu và tránh xa chủ nghĩa bảo thủ như 2 người tiền nhiệm Johnson và Truss từng làm. Đối với một số người theo phe bảo thủ, ông Sunak về cơ bản là một sự “bán tháo”. Điều này khiến ông dễ bị thương tổn trước chính trị nội bộ hỗn loạn của đảng Bảo thủ.

    Có 2 chuyện đã xảy ra nhắc nhở một số đảng viên Bảo thủ rằng mọi thứ có thể đi xuống nhanh thế nào. Đầu tiên, ông Sunak phải đưa ra quyết định làm gì với Bộ trưởng Nội vụ của mình, bà Suella Braverman, sau khi có thông tin tiết lộ rằng bà này đã nhờ các công chức giúp mình tránh bị phạt quá tốc độ bằng cách tổ chức một khóa học nâng cao nhận thức lái xe riêng.

    Ông Sunak khẳng định rằng hành động của bà Braverman không vi phạm Bộ luật Bộ trưởng (nếu vi phạm sẽ buộc phải từ chức theo quy định). Ông Sunak ngay lập tức bị buộc tội đã để bà Bộ trưởng Nội vụ thoát tội vì ông quá mềm yếu khi đối mặt với một thành viên kiên quyết của đảng, khiến nhiều người trong đảng coi thường ông.

    Vụ việc diễn ra chỉ 1 tuần sau khi bà Braverman có bài phát biểu tại một hội nghị chống ông Sunak ở London. Ông Sunak không chỉ cho bà này quyền tự do phát biểu tại hội nghị mà trong bài phát biểu của mình, bà Braverman còn tuyên bố rõ ràng về mục tiêu giành quyền lãnh đạo của mình vào một thời điểm nào đó trong tương lai.

    Vụ việc thứ hai, ông Johnson đã lại lên mặt báo sau khi có người báo cáo với cảnh sát rằng ông đã nhiều lần vi phạm các quy định về phòng chống COVID. Các đồng minh của ông Johnson đã tận dụng cơ hội để buộc tội ông Sunak đứng sau tất cả những điều này.

    Một số đồng minh của ông Sunak chỉ trích ông vì đã đưa bà Braverman vào nội các của mình. Bà này đã từng phải từ chức khỏi chính phủ của bà Truss vì vi phạm Bộ luật Bộ trưởng một lần. Tham vọng của bà Braverman đã được nhiều người biết đến và bà đứng đầu danh sách các bộ trưởng nội các tự mình “hy sinh” trước cuộc bầu cử sắp tới nhằm ra ứng cử cho vị trí lãnh đạo nếu đảng Bảo thủ mất quyền lực. “Ông ấy bước vào Số 10 phố Downing với suy nghĩ rằng mình yếu hơn ông Boris Johnson và bà Liz Truss”, một nghị sĩ cấp cao của đảng Bảo thủ nhận xét.

    Một cựu cố vấn của đảng Bảo thủ cho biết “rủi ro đối với ông Rishi sẽ đến nếu các kết quả thăm dò dư luận không được cải thiện”. Một khi các nghị sĩ bắt đầu nghĩ rằng cuộc bầu cử tiếp theo sẽ thất bại, một số người trong số họ sẽ quyết định ra đi.

    Một đảng đoàn kết thống nhất là rất quan trọng nếu đảng đó muốn tìm cách giành chính quyền. Về mặt lịch sử, đảng Bảo thủ đã làm tốt điều này hơn nhiều so với các đảng khác của Anh. Tuy nhiên, một cố vấn chiến dịch cấp cao của đảng Bảo thủ nói rằng cuộc bầu cử sắp tới cũng sẽ có vô vàn khó khăn đang chờ đón đảng Bảo thủ.

    Nhiều đảng viên Bảo thủ quyết định trò chơi đã kết thúc. Danh sách các nghị sĩ quyết định không tham gia cuộc bầu cử sắp tới đang tăng lên và những người đứng sau hậu trường, cần thiết để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, đang tìm kiếm công việc thay thế.

    Ông Rishi Sunak lên nắm quyền hứa hẹn một cách tiếp cận chính phủ chuyên nghiệp hơn so với những gì nước Anh đã thấy trong 3 năm trước. Phong cách quản lý chậm rãi và ổn định của ông đã cải thiện những vấn đề khủng khiếp mà ông được thừa hưởng. Và, ngay bây giờ, chưa ai nghĩ đến việc sẽ tìm cách loại ông khỏi chiếc ghế ông đang ngồi. Cụ thể hơn: không ai nghĩ rằng mọi thứ sẽ đột nhiên bùng phát hoặc rằng ông Boris Johnson sẽ gây ra “cơn bão” nào đó để quay trở lại nắm quyền. Hầu hết đều chấp nhận rằng họ sẽ gắn bó với ông Sunak cho đến cuộc bầu cử tiếp theo và hy vọng nền kinh tế sẽ cải thiện để mọi người cảm thấy giàu có hơn.

    Theo ANTG

  • Chính phủ Anh thông báo sẽ chuyển hàng trăm máy bay không người lái tấn công tầm xa với phạm vi hoạt động hơn 200 km cho Ukraine.

    "Hôm nay, Thủ tướng Rishi Sunak sẽ xác nhận việc Anh cung cấp thêm hàng trăm tên lửa phòng không và các hệ thống máy bay không người lái (UAV), trong đó có hàng trăm UAV tấn công tầm xa mới với phạm vi hoạt động hơn 200 km", chính phủ Anh ngày 15/5 cho hay.

    Tuyên bố được đưa ra ngay trước khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đến nước này để hội đàm với Thủ tướng Sunak.

    "Tất cả khí tài này sẽ được chuyển giao trong những tháng tới, khi Ukraine chuẩn bị tăng cường khả năng chống lại lực lượng Nga", tuyên bố nêu thêm. Chính phủ Anh chưa nêu rõ tên hệ thống họ sẽ chuyển giao.

    anh chuyen ten lua tam xa cho ukraine
    Tên lửa Storm Shadow/SCALP EG tại triển lãm ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất tháng 11/2005. Ảnh: AFP

    Ông Zelensky đến London sau điểm dừng chân tại Berlin, Rome và Paris cuối tuần qua để gặp các lãnh đạo châu Âu nhằm tìm cách tăng cường hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine trước thềm cuộc phản công được dự đoán từ lâu. Tuần trước, Anh trở thành quốc gia đầu tiên bắt đầu cung cấp tên lửa hành trình tầm xa cho Ukraine, loại vũ khí sẽ cho phép Kiev tấn công lực lượng Nga và các cơ sở tiếp tế nằm sâu phía sau chiến tuyến.

    "Anh dẫn đầu trong việc mở rộng khả năng của chúng tôi trên mặt đất và trên không. Sự hợp tác này sẽ tiếp tục vào hôm nay", ông Zelensky viết trên Twitter trên đường tới Anh. "Tôi sẽ gặp người bạn Rishi và tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp cũng như đàm phán theo phái đoàn".

    Chính phủ Anh cho biết cuộc gặp giữa hai lãnh đạo sẽ diễn ra tại Chequers, dinh thự nghỉ dưỡng miền quê của các đời thủ tướng Anh.

    "Đây là thời điểm quan trọng trong cuộc chiến của Ukraine", ông Sunak nêu trong tuyên bố được đưa ra trước hội đàm. "Ukraine cần sự hỗ trợ lâu dài của cộng đồng quốc tế để chống lại loạt cuộc tấn công bừa bãi không ngừng đã trở thành hiện thực hàng ngày của họ hơn một năm qua".

    Anh là một trong những nước cung cấp viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine, với khoản hỗ trợ 2,3 tỷ bảng Anh (2,9 tỷ USD) năm ngoái và đã cam kết khoản hỗ trợ trị giá tương tự trong năm nay.

    Zing (theo Reuters, AFP)

  • bau cu dan chu o anh 1
    Nhà hoạt động của đảng Dân chủ Xã hội Anh, George Blundell, 22 tuổi, vừa trúng cử vào hội đồng quận Windsor và Maidenhead

    Trong cuộc tranh tài mang tính dân chủ cơ sở ở Anh, một đảng viên Dân chủ Xã hội còn trẻ tuổi vừa "hạ bệ" lãnh đạo của đảng Bảo thủ đương quyền ở hạt Windsor có lâu đài của vua Anh.

    Năm nay 22 tuổi, anh George Blundell vừa loại ông Andrew Johnson trong cuộc bầu cử các hội đồng địa phương ở xứ Anh hôm qua 04/05/2023.

    Anh Blundell vui mừng nói "đam mê của tôi là chính trị, và tôi mong sớm bắt đầu công việc".

    Còn ông Andrew Johnson, người cho đến nửa đêm hôm thứ Năm là chủ tịch Hội đồng Windsor và Maidenhead thì cho rằng "các vấn đề cấp toàn quốc đã tác động đến cử tri ở cuộc bầu cử địa phương".

    Ông nói ông chịu trách nhiệm hoàn toàn về thất bại và đảng bộ Bảo thủ tại đây "sẽ rút ra bài học".

    Nơi giành phiếu của họ là Windsor và Maidenhead, phía Tây Nam thủ đô London và là quận có Lâu đài Windsor, một trong các trụ sở chính của Hoàng gia.

    Sự thất bại của đảng Bảo thủ ở bầu cử cấp địa phương còn nổi bật hơn tại địa hạt này vì Maidenhead là nơi bà Theresa May, cựu thủ tướng Anh thuộc phe Bảo thủ, trúng cử vào Hạ viện trong tổng tuyển cử trước.

    Nhưng có vẻ sau nhiều năm cầm quyền, gió đã đổi chiều và đảng Bảo thủ đang phải "trả giá" trước cử tri ở cấp địa phương, điều khiến Thủ tướng đương nhiệm Rishi Sunak đánh giá là "rất đáng thất vọng".

    Nền kinh tế Anh hiện chưa rơi vào suy thoái nhưng tăng trưởng yếu, chi tiêu công giảm và lạm phát vẫn trên 10%.

    Tín hiệu cho tổng tuyển cử 2025

    Lãnh đạo đảng Lao động trên toàn quốc, Sir Keir Starmer phấn khởi tuyên bố đảng của ông "trên đà thắng lợi để giành lại Hạ viện" (vào năm 2024). Nếu điều này xảy ra thì chính phủ Anh sẽ chuyển sang tay đảng Lao động.

    Trên cả xứ Anh, 230 hội đồng địa phương (council) đã bầu chọn lại hoặc bầu bổ sung các vị trí dân biểu cấp quận, thành phố.

    Làn sóng mới cho thấy đảng Lao động Anh đang có đà thu nhiều phiếu cử tri và đảng Bảo thủ, cầm quyền ở cấp trung ương, bị thua nặng.

    Các đảng thường xếp thứ ba và thứ tư cùng khối ứng viên độc lập cũng "chiếm phiếu" của Bảo thủ.

    bau cu dan chu o anh 1
    Nhận hòm phiếu và đếm phiếu ở Stoke on Trent, xứ Anh tối 04/05

    Các nhà bình luận đánh giá rằng bầu cử cấp địa hạt là tín hiệu cho xu hướng bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử vào Quốc hội Anh, dự kiến tổ chức vào tháng 5/2024, hoặc muộn nhất là tháng 1 năm 2025.

    Kết quả sơ bộ cho từ hơn 60 địa phương đã cho thấy đảng Lao động giành thêm ít nhất 119 ghế dân cử (councillor), còn đảng Bảo thủ mất đi 228 ghế.

    Tại quận Kent ở phía Đông Nam của London, vốn là "lãnh địa màu xanh dương", màu cờ của đảng Bảo thủ, lần đầu tiên sau 22 năm, đảng này mất quyền kiểm soát hội đồng thành phố Medway về tay đảng Lao động.

    Đảng Dân chủ Xã hội (Liberal Democrats) cũng giành thêm 61 ghế, và đảng Xanh cùng khối ứng viên độc lập đều tăng số dân biểu cấp địa phương của họ.

    Tuy thế, vì việc đếm phiếu còn đang tiếp tục, phải tới cuối ngày thứ Sáu tuần này thì kết quả cuối cùng mới được công bố.

    Chủ tịch Hội đồng địa phương (leader of the council) tại Anh là quan chức hành chính cao nhất của một khu vực dân cư, có nhiệm vụ điều hành, giám sát bộ máy công chức trong vùng của mình và phân bổ ngân sách cho các dự án công.

    Tại Anh, theo chế độ tản quyền, các hội đồng cũng quyết định chính sách giáo dục và một số khoản thuế trong địa hạt của họ.

    Gọi chung là 'council' nhưng thực ra hệ thống chính quyền địa phương ở Anh gồm các hội đồng cấp quận hạt (county council), các thị trấn (district, borough council) và hội đồng thành phố (city council).

    Theo BBC Tiếng Việt

  • Financial Times đưa tin, Anh vừa ngăn chặn thành công việc bán Newport Water Fab cho Nexperia do Trung Quốc sở hữu vì lý do an ninh sau nhiều tháng tranh cãi.

    Nexperia thuộc sở hữu của Wingtech Technology của Trung Quốc, sẽ phải thoái 86% vốn tại công ty Newport Water Fab, theo lệnh được chính phủ công bố hôm 16/11/2022. Như vậy Nexperia chỉ còn nắm giữ 14% cổ phần Newport Water Fab, bằng với trước khi thực hiện thâu tóm vào năm 2021.

    Hồi tháng 5, Cựu Thủ tướng Kwasi Kwarteng, năm ngoái là Bô trưởng Tài chính, cho biết ông phê duyệt thương vụ Nexperia mua Newport theo Đạo luật Đầu tư và An ninh Quốc gia. Theo đạo luật này chính phủ có thể hạn chế hoặc ngăn chặn các giao dịch liên quan đến các tài sản quốc gia.

    nexperia new port

    Nexperia, trở thành cổ đông lớn thứ hai của Newport Wafer Fab vào năm 2019, đã tiến hành tiếp quản nhà máy hai năm sau đó, khi công ty xứ Wales đang gặp khó khăn trong việc trả nợ và có nguy cơ phá sản. Kể từ đó, nhà máy này đã bán độc quyền các sản phẩm của mình cho Nexperia, làm dấy lên lo ngại về việc chuyển giao công nghệ từ Anh sang Trung Quốc.

    Quyết định này sẽ đặt ra câu hỏi về tương lai việc làm của 550 công nhân tại Newport cũng như của 1000 người khác tại một cơ sở của Nexperia ở Stockport.

    "Chúng tôi bị sốc với các quyết định này. Các nhân viên cũng sốc,” Toni Versluijs, người đứng đầu Nexperia tại Anh cho biết. “Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu. Chúng tôi tin rằng về bản chất, quyết định này là sai.”

    Nhà máy bán dẫn của Anh – nơi sản xuất các tấm bán dẫn silicon đã có các sản phẩm trở thành tiêu chuẩn khi chứa những thành phần phức tạp và quan trọng nhất trong mọi công nghệ tiên tiến hiện đại.

    Dù không phải là một công ty quy mô đặc biệt lớn, Newport Wafer Fab hiện vận hành cơ sở sản xuất chip lớn nhất tại Anh, xuất xưởng khoảng 32.000 tấm wafer silicon mỗi tháng.

    Khi các quốc gia trên thế giới tìm cách củng cố chuỗi cung ứng chip trong nước, việc bán một trong những tài sản bán dẫn chiến lược duy nhất của Anh cho một công ty Trung Quốc đã vấp phải phản ứng dữ dội từ các chính trị gia và các giám đốc điều hành của Anh.

    Quyết định về việc liệu giao dịch có bị hủy bỏ hay không đã bị trì hoãn nhiều lần kết từ tháng 5.

    Công ty đã đề xuất hướng giải quyết?

    Ông Versluijs nói: “Thời gian vừa qua không ai trong số 3 bộ trưởng sẵn sàng nói chuyện với chúng tôi để giải quyết các vấn đề. Chúng tôi đã trình bày các biện pháp khắc phục sâu rộng đối với rủi ro bảo mật. Đây không phải là hành động nâng cấp độ bảo mật mà thậm chí còn là “giảm cấp”.”

    Chính phủ Anh xác định rằng nguy cơ đối với an ninh quốc gia bắt nguồn từ “khả năng tái triển khai các hoạt động bán dẫn phức hợp tại Newport”.

    Nexperia bác bỏ những căn cứ này, nói rằng họ đã giải quyết những lo ngại của chính phủ bằng cách đưa ra các biện pháp khắc phục loại trừ mọi hoạt động phát triển chất bán dẫn trong tương lai tại địa điểm New Port Wader.

    Quyết định cũng cho thấy rằng, địa điểm này có thể tạo điều kiện cho Nexperia “tiếp cận với chuyên môn công nghệ” có thể ngăn các nhà sản xuất khác tham gia vào các dự án tương lai liên quan đến an ninh quốc gia”.

    Peter Lu, người đứng đầu công ty luật Baker & McKenzie's China ở Anh, cho biết: “Ảnh hưởng tiếp theo mà điều này gây ra đối với việc đầu tư của Trung Quốc sẽ rất đáng kể: các nhà đầu tư (đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước) sẽ nghiêm túc xem xét lại những đánh giá ngắn hạn và dài hạn của họ.

    Công ty hiện đang có tên gọi là Nexperia Newport, sản xuất chip được sử dụng để quản lý năng lượng trong các thiết bị điện tử. Nexperia có trụ sở tại Hà Lan nhưng thuộc sở hữu của công ty Wingtech của Trung Quốc.

    Trong thị trường sản xuất chip toàn cầu, Nexperia Newport không lớn, doanh thu của công ty này là 31 triệu bảng Anh trong năm tài chính được báo cáo gần đây nhất, so với 36 tỷ bảng Anh doanh thu của Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan TSMC. Tuy nhiên, việc tiếp quản đã làm dấy lên lo ngại về tương lai của ngành công nghiệp chip của Anh.

    Các quốc gia trên thế giới đã tìm cách thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của họ trong bối cảnh lo ngại về sự phụ thuốc vào các nhà sản xuất ở Đài Loan, Trung Quốc. Hoa Kỳ có kế hoạch đầu tư 52 tỷ đô la (44 tỷ bảng Anh) vào ngành công nghiệp chip của mình, trong khi EU cho biết họ sẽ đầu tư 43 tỷ euro (38 tỷ bảng Anh).

    Trung Quốc nói gì?

    Bloomberg đưa tin, Trung Quốc cáo buộc phía Anh đã vượt quá thẩm quyền của mình và vi phạm các quyền của Nexperia Holiding BV khi chính phủ quyết định đảo ngược quyết định để công ty này tiếp quản nhà máy bán dẫn.

    “Anh đã phóng đại khái niệm an ninh quốc gia và lạm dụng quyền lực nhà nước để can thiệp trực tiếp vào hợp tác đầu tư bình thường của một công ty Trung Quốc tại Anh,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning nói trong cuộc họp báo thường kỳ.

    “Điều này vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công ty có liên quan cũng như các nguyên tắc kinh tế thị trường và quy tắc thương mại quốc tế.”

    Theo Nhịp sống Thị trường

  • bieu tinh manchester 1
    Một người biểu tình bị kéo ở cổng lãnh sự quán TQ tại Manchester hôm 16/10- tổng lãnh sự được cho là đeo khẩu trang và đội mũ (ngoài cùng bên trái)

    Trung Quốc đã đưa sáu quan chức ngoại giao của họ ra khỏi Vương quốc Anh - bao gồm một trong những nhà ngoại giao cấp cao nhất - hai tháng sau bạo lực tại lãnh sự quán Manchester.

    Vương quốc Anh đã yêu cầu các quan chức này từ bỏ quyền miễn trừ ngoại giao của họ để cho phép các nhà điều tra thẩm vấn họ về vụ việc hồi tháng 10.

    Bộ trưởng Ngoại giao James Cleverly bày tỏ sự thất vọng khi không ai trong số sáu người này phải đối mặt với công lý.

    Những người này bao gồm tổng lãnh sự Trịnh Hy Nguyên (Zheng Xiyuan), người đã phủ nhận việc đánh một người biểu tình.

    Người biểu tình ủng hộ dân chủ gốc Hong Kong, Bob Chan, bị thương sau khi bị kéo vào khuôn viên lãnh sự quán và bị những người đàn ông đánh đập vào ngày 16/10.

    Ông Trịnh, người phụ trách lãnh sự quán Trung Quốc ở Manchester, đã phủ nhận việc tấn công ông Chan sau khi danh tính của ông được xác định trong các bức ảnh và bị một nghị sĩ cấp cao của Đảng Bảo thủ Anh buộc tội đã có hành vi như vậy.

    Nhưng sau đó, ông nói với các phóng viên rằng ông đã cố gắng bảo vệ các đồng nghiệp của mình, và nói thêm rằng ông Chan đang "sỉ nhục đất nước của tôi, lãnh đạo của tôi. Tôi nghĩ đó là nghĩa vụ của mình".

    Quyết định của Trung Quốc đưa các nhà ngoại giao ra khỏi Anh được coi là một nỗ lực nhằm giảm leo thang tranh chấp và tránh có thêm ăn miếng trả miếng giữa nước này và Vương quốc Anh.

    Các quan chức Vương quốc Anh nói rõ rằng Đại sứ quán Trung Quốc tại London hoàn toàn nhận thức được rằng nếu các nhà ngoại giao không đồng ý tham gia vào cuộc điều tra của cảnh sát, thì sẽ có thêm hậu quả.

    Điều này có thể bao gồm việc những người này bị tuyên bố là người không được hoan nghênh và bị trục xuất khỏi Vương quốc Anh.

    Thay vào đó, Trung Quốc đã chọn cách tránh kết quả đó bằng việc triệu hồi các nhà ngoại giao.

    Ông Cleverly cho biết việc Trung Quốc triệu hồi ông Zheng và năm quan chức khác chứng tỏ mức độ nghiêm trọng trong phản ứng của Vương quốc Anh đối với vụ việc.

    “Chúng tôi sẽ tiếp tục trên trường quốc tế và trong nước để tuân thủ luật pháp và chúng tôi mong các nước khác cũng làm như vậy,” ông nói.

    Ông nói thêm trong một tuyên bố bằng văn bản trước Hạ viện: "Tôi thất vọng vì những người này sẽ không bị phỏng vấn hoặc đối mặt với công lý.

    "Tuy nhiên, đó là điều đúng đắn khi những người chịu trách nhiệm về những cảnh tượng đáng hổ thẹn ở Manchester đã - hoặc sẽ sớm không còn là - nhân viên lãnh sự được công nhận tại Vương quốc Anh."

    Chính phủ Vương quốc Anh đã thông báo cho Trung Quốc rằng sáu quan chức đó cần phải từ bỏ quyền miễn trừ ngoại giao của họ, một quyền dành riêng cho các nhà ngoại giao nước ngoài, vào tuần này.

    Điều đó là theo yêu cầu của Cảnh sát Greater Manchester, ông Cleverly nói.

    Ông Chan nói về sự ra đi của các quan chức này: “Đã hai tháng kể từ khi tôi bị các nhân viên của Lãnh sự quán Trung Quốc tấn công ở Manchester.

    "Hôm nay, tôi nghe nói rằng một số thành viên từ Lãnh sự quán đó đã được gửi trở lại Trung Quốc. Mặc dù có thể mất hai tháng để điều này xảy ra, nhưng tôi tin rằng đây là một cách để giải quyết vấn đề ngoại giao phức tạp này.

    "Tôi chuyển đến đất nước này cùng gia đình để sống tự do. Chuyện xảy ra vào ngày 16/10/2022 là không thể chấp nhận được và bất hợp pháp, và việc các nhà ngoại giao Trung Quốc này bị rút về nước khiến tôi có cảm giác sự việc đã kết thúc."

    Về lý thuyết, quyền miễn trừ ngoại giao có nghĩa là các quan chức và gia đình họ không thể bị bắt hoặc truy tố vì bất kỳ tội phạm hoặc vụ án dân sự nào.

    Trung Quốc lúc đầu tuyên bố rằng đã có những nỗ lực xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh sự quán.

    bieu tinh manchester 1
    Ảnh từ video cho thấy vụ ẩu đả bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở Manchester

    Cảnh sát cho biết vào thời điểm đó có tới 40 người biểu tình tập trung bên ngoài lãnh sự quán - một cơ quan ngoại giao nhỏ hơn thuộc lãnh thổ Vương quốc Anh nhưng không thể vào nếu không có sự đồng ý.

    Cảnh sát Greater Manchester cho biết một nhóm người đàn ông "ra khỏi tòa nhà và một người đàn ông bị lôi vào khuôn viên lãnh sự quán và bị hành hung".

    "Do lo ngại cho sự an toàn của người đàn ông, các cảnh sát đã can thiệp và đưa nạn nhân ra khỏi khuôn viên lãnh sự quán", một tuyên bố cho biết.

    Cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ, Sir Iain Duncan Smith, cho biết Vương quốc Anh nên chính thức tuyên bố các nhà ngoại giao này là những người không được hoan nghênh.

    "Vụ tấn công trắng trợn nhằm vào một nhà vận động dân chủ ôn hòa ở Manchester cần nhiều hơn là việc cho phép những kẻ chịu trách nhiệm rời Vương quốc Anh mà không bị buộc tội và ngẩng cao đầu. Để Trung Quốc đưa họ trở lại không phải là công lý", ông nói.

    "Đáng lẽ chúng ta nên đuổi họ đi từ nhiều tuần trước."

    Theo BBC Vietnamese

  • Không di chuyển bằng 2 chân như bình thường, tất cả người dân ở ngôi làng này từ người lớn đến trẻ em đều bò bằng 2 tay và 2 chân. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?

    Thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng con người được tiến hóa từ loài vượn cổ đại. Trải qua hàng trăm năm, một số gen không cần đến dần được "xóa sổ" và chuyển từ chạy bằng 4 chân sang đi bằng 2 chân.

    Trong thế giới ngày nay, đi thẳng dường như là dấu hiệu của sự trưởng thành, chứng tỏ con người văn minh hiện đại. Tất cả những thứ hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta đều được thiết kế phù hợp với hình dáng cơ thể con người di chuyển bằng 2 chân.

    Tuy nhiên tại một ngôi làng hẻo lánh ở Thổ Nhĩ Kỳ người dân không thể đứng hoặc đi thẳng. Họ di chuyển bằng cách bò bằng 2 tay, 2 chân. Họ bò rất nhanh và không có gì khác biệt về tốc độ so với cách di chuyển của người bình thường.

    di bang 4 chi 1

    Một số đơn vị truyền thông đã đến đây để đưa tin về vấn đề này. Họ quay lại cảnh người dân trong làng di chuyển bằng cách bò sát dưới đất. Điều này đã khiến ngôi làng trở thành tâm điểm của sự chú ý ở thời điểm đó.

    Nhiều người lần đầu xem những video về cảnh tượng này cho rằng đây chỉ là một chiêu trò để thu hút du khách nhằm phát triển du lịch địa phương. Song nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đã đến để kiếm chứng. Kết quả cho thấy người dân nào cũng có vết chai dày trên tay. Điều này cho thấy họ đã di chuyển bằng cách này trong suốt nhiều năm mà không sử dụng các thiết bị bảo hộ.

    Do phải bò thường xuyên trên mặt đất nên cơ thể người dân sống tại đây không giống như người bình thường. Xương lưng và eo của họ bị biến dạng, hông cũng rộng hơn.

    Ngoài sự khác biệt về hình dáng cơ thể, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra tuổi thọ của người dân nơi đây ngắn hơn người bình thường. Người có thể lực tốt trong làng sẽ có tuổi thọ ngắn hơn người di chuyển bình thường khoảng 10 năm.

    di bang 4 chi 1

    Theo Sohusau khi đến để tìm hiểu về ngôi làng này, nhiều chuyên gia đã tiến hành các cuộc điều tra lấy mẫu nghiêm ngặt từ nguồn nước cho đến thực phẩm tại địa phương. Kết quả cho thấy không có bất kỳ hiện tượng lạ gì trong thức ăn được sử dụng hàng ngày.

    Một số chuyên gia đã cố gắng giao tiếp với dân làng và nhận thấy họ nói và trả lời không rõ ràng. Phản ứng trong giao tiếp cũng rất chậm. Người dân trong làng hầu như không nói chuyện hay giao tiếp với thế giới bên ngoài. Vì thế hôn nhân chủ yếu là cận huyết, người dân trong làng kết hôn với nhau. Hiện tượng này gây ra hậu quả nghiêm trọng là sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh, mất khả năng nhận thức và đi lại.

    Ngoài ra nhiều chuyên gia còn nhận thấy, một số người dân địa phương mắc chứng mất điều hòa tiểu não. Theo đó, trưởng nhóm nghiên cứu Liza J. Shapiro của Đại học Texa khẳng định trên Washington Post rằng căn bệnh này làm phức tạp cảm giác cân bằng của họ. Để thích nghi, người dân nơi đây phải di chuyển bằng 4 chi.

    Theo Washington Post, một nghiên cứu khác cho biết đây là cách thức di chuyển ưa thích của họ ngay cả khi leo lên và xuống bậc thang. Họ di chuyển một cách dễ dàng, và dường như không có cảm giác khó chịu. Điều này hoàn toàn trái ngược với những người bình thường nếu thử dáng đi này.

    di bang 4 chi 1

    Theo Sohu, các chuyên gia nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi tại sao một số trẻ em sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh và không mắc căn bệnh này nhưng vẫn di chuyển bằng 2 tay và 2 chân? Nhóm nghiên cứu cho rằng do ngôi làng nằm ở vùng hẻo lánh, giao thông kém phát triển nên tách biệt với thế giới bên ngoài. Nhóm trẻ khỏe mạnh chưa từng nhìn thấy cách đi lại bằng 2 chân của người bình thường. Vì thế chúng chỉ học theo bố mẹ, di chuyển bằng 2 tay và 2 chân. Lâu dần, cách di chuyển này trở thành thói quen của người dân nơi đây.

    Trong giai đoạn tiến hành nghiên cứu tại ngôi làng này, các nhà khoa học đã cố gắng giải thích cho họ hệ quả của kết hôn cận huyết. Tuy nhiên họ đều phớt lờ ý kiến của chuyên gia. Điều khiến nhiều người cảm thấy đáng thương ở ngôi làng này đó là những đứa trẻ sinh ra với cơ thể bình thường nhưng lại chỉ được bố mẹ dạy cách bò. Thế hệ lớn tuổi trong làng đã để họ hình thành việc di chuyển bằng 2 tay, 2 chân là cách đi đúng đắn vậy nên sẽ rất khó để thay đổi điều này khi đã được giáo dục từ nhỏ.

    Theo Kênh 14

  • Giới chức London bác kế hoạch xây trụ sở đại sứ quán của Trung Quốc vì nhiều lý do, trong đó có lo ngại về an ninh khu vực.

    Hội đồng khu Tower Hamlets của London ngày 1/12 từ chối thông qua kế hoạch xây dựng dại sứ quán mới của Trung Quốc. Các ủy viên hội đồng cho biết lý do của quyết định đến từ lo ngại về an ninh của các cư dân, tác động tới lực lượng cảnh sát địa phương và mối đe dọa đối với di sản của khu vực.

    Trung Quốc tháng 5/2018 mua lại Royal Mint Court, từng là xưởng sản xuất tiền xu của Anh, với số tiền khoảng 311 triệu USD và lên kế hoạch xây dựng đại sứ quán mới thay thế trụ sở tại khu Marylebone của London. Cơ sở này dự kiến trở thành trụ sở đại sứ quán Trung Quốc lớn nhất ở châu Âu.

    dai su quan trung quoc
    Phối cảnh trụ sở mới của đại sứ quán Trung Quốc tại Anh ở khu Tower Hamlets, London. Đồ họa: Hội đồng khu Tower Hamlets.

    Tuy nhiên, kế hoạch xây dựng trụ sở mới của đại sứ quán Trung Quốc tại Anh vấp phải phản đối và tranh cãi xung quanh vấn đề quyền riêng tư, cũng như an ninh đối với cư dân sống gần địa điểm này.

    Trong tài liệu công bố trước cuộc họp, Hội đồng khu Tower Hamlets đã nhận 51 đơn kiến nghị lo ngại của dân chúng về việc khu vực này "có thể trở thành mục tiêu của những kẻ khủng bố", cũng như trở thành nơi có hệ thống camera an ninh dày đặc.

    Giới chức Trung Quốc chưa bình luận về quyết định của Hội đồng khu Tower Hamlets.

    Quyết định được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Anh - Trung Quốc rơi vào trạng thái lạnh nhạt. Thủ tướng Anh Rishi Sunak ngày 28/11 nhận định "kỷ nguyên vàng" trong quan hệ giữa hai nước đã kết thúc.

    Ông Sunak cho biết Anh cần phát triển cách tiếp cận với Trung Quốc trong bối cảnh nước này "cạnh tranh để giành ảnh hưởng toàn cầu bằng cách sử dụng tất cả đòn bẩy quyền lực nhà nước".

    Tháng 10/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu thủ tướng Anh David Cameron từng dự báo về "kỷ nguyên vàng" trong quan hệ song phương. Tuy nhiên, quan hệ Anh - Trung Quốc liên tục lao dốc vì vấn đề Hong Kong và căng thẳng thương mại, đặc biệt sau cáo buộc Bắc Kinh không minh bạch thông tin Covid-19.

    VnExpress (theo Bloomberg)