• Ít nhất 11 người thiệt mạng và 31 người đã được giải cứu trong vụ lật tàu gần Puerto Rico mới đây.

    Vụ lật tàu xảy ra ở gần Puerto Rico vào ngày 12/5 (giờ địa phương). Các nhà chức trách cho biết lực lượng cứu hộ đã giải cứu được khoảng 31 người và xác nhận ít nhất 11 người đã thiệt mạng. Theo người phát ngôn lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ Ricardo Castrodad, hiện vẫn chưa rõ trêu tàu có bao nhiêu người vào thời điểm xảy ra vụ việc. Ông nói thêm rằng nỗ lực cứu hộ vẫn đang được thực hiện.

    Ông Castrodad chia sẻ: "Chúng tôi đang nỗ lực để tìm kiếm và giải cứu được càng nhiều người càng tốt".

    lat tau cho nguoi di cu o my
    Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ phát hiện con tàu gặp nạn ở phía Bắc đảo Desecheo, gần Puerto Rico. Ảnh: AFP 

    Ít nhất 8 người Haiti đã được đưa đến bệnh viện. Tuy nhiên, giới chức cho biết chưa rõ toàn bộ quốc tịch của tất cả những người có mặt trên thuyền. Các nhà chức trách nói thêm rằng những người trên thuyền có thể là những người di cư.

    Đây kà vụ việc mới nhất trong một chuỗi vụ lật tàu liên quan tới những người dân từ Haiti và Cộng hòa Dominica tìm đường di cư khỏi bạo lực và nghèo đói ở đất nước của họ. Một máy bay trực thăng của Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ đã phát hiện ra con thuyền bị lật vào khoảng trưa 12/5. 

    Ông Castrodad nói: "Nếu không phải nhờ phát hiện trên, chúng tôi sẽ không biết về vụ tai nạn cho đến khi ai đó tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào hoặc nhận được báo cáo về vụ mất tích.  Máy bay trực thăng đã phát hiện con tàu gặp nạn đủ sớm để chúng tôi có thể phản ứng kịp thời". 

    Con thuyền được phát hiện cách đảo Desecheo, ngoài khơi bờ biển phía Tây của Puerto Rico, hơn 18 km về phía Bắc. Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đã giải cứu được 20 nam giới và 11 phụ nữ.

    Vụ lật tàu diễn ra chưa đầy một tuần sau khi lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ và hải quân Dominica giải cứu 68 người ở Mona Passage, một khu vực nguy hiểm giữa Puerto Rico và Cộng hòa Dominica, hôm 7/5 vừa qua.

    Đời sống và Pháp luật (Theo The Guardian)

  • Tai nạn xảy ra ngoài khơi mũi Cape Boujdour, Tây Sahara, khi người di cư từ châu Phi cố gắng hướng đến châu Âu trên những chiếc thuyền mong manh.

    Ít nhất 44 người di cư và người tị nạn đã chết đuối hôm 8/5 khi thuyền của họ bị lật ngoài khơi bờ biển khu vực tranh chấp Tây Sahara, cơ quan cứu trợ người di cư Caminando Fronteras cho biết.

    Có 12 người khác sống sót sau thảm kịch xảy ra bên ngoài mũi Cape Boujdour, bà Helena Maleno, chuyên gia về di cư và buôn bán người của Caminando Fronteras đã tweet. 

    lat xuong cho nguoi di cu

    Thi thể của 7 nạn nhân đã được đưa vào bờ, tuy nhiên những trường hợp còn lại chưa vớt được, bà Maleno nói. Chưa có xác nhận từ giới chức Morocco, nơi coi Tây Sahara, một thuộc địa cũ của Tây Ban Nha, là lãnh thổ của mình.

    Không rõ con thuyền đang hướng đến đâu, nhưng thông thường, người di cư rời khu vực trong nỗ lực hướng đến quần đảo Canary, Tây Ban Nha.

    Morocco là địa bàn trung chuyển quan trọng trên các tuyến đường di cư của người châu Phi với hy vọng đến châu Âu để tìm kiếm cuộc sống tốt hơn.

    Hôm 6/5, Morocco và Tây Ban Nha đưa ra tuyên bố chung, cam kết tăng cường hợp tác về vấn đề di cư bất hợp pháp.

    Thống kê của Bộ Nội vụ Morocco nói, trong ba tháng đầu năm nay, lực lượng chức năng nước này ngăn chặn hơn 14.700 trường hợp vượt biên, triệt phá 52 mạng lưới buôn người. Năm ngoái, con số này lần lượt là 63.120 và 256.

    Trong khi theo Bộ Nội vụ Tây Ban Nha, hơn 40.000 người di cư đã đến nước này bằng đường biển vào năm 2021.

    Cùng trong năm này, hơn 4.400 người di cư đã tử nạn hoặc mất tích trên hành trình rủi ro cố gắng đến Tây Ban Nha, theo Caminando Fronteras.

    Theo AFP

  • Mohammad là người hùng trên biển. Khi vào đến đất liền, anh là tội phạm buôn người. Theo các nhóm nhân quyền, rất nhiều người di cư đang bị buộc tội và kết án bất công ở Hy Lạp.

    Khi Hanad Abdi Mohammad sợ sệt đặt tay lên bánh lái của một chiếc thuyền buôn lậu đang chìm ngoài khơi đảo Aegean, Hy Lạp vào tháng 12/2020, anh đã quyết tâm phải cứu được bản thân và 33 người khác trên tàu.

    Sáu tháng sau, Mohammad, 28 tuổi, đến từ Somalia, đang ở trong một nhà tù trên đảo Chios của Hy Lạp sau khi nhận bản án 142 năm vì tội buôn lậu người.

    “Tôi vẫn còn gặp ác mộng về đêm đó”, Mohammad nói trong các bình luận được chuyển tiếp bởi các luật sư của anh từ nhà tù, mô tả chuyến vượt biên định mệnh từ Thổ Nhĩ Kỳ.

    Bản án mà Mohammad phải nhận còn nặng hơn cái chết của 2 người phụ nữ trong cuộc vượt biên ấy. Nhưng anh nói mình không hối tiếc. “Nếu tôi không làm điều đó, tất cả chúng tôi đã chết”.

    cuu nguoi di cu
    Người di cư đổ bộ vào bờ biển của đảo Lesbos, Hy Lạp vào năm 2020. Ảnh: New York Times.

    Từ người hùng hóa phạm nhân

    Theo tờ New York Times, một bản sao của phán quyết từ tòa án hình sự Lesbos ngày 13/5/2021 cho thấy Mohammad đã bị kết án tổng cộng 142 năm 10 ngày tù vì tội buôn lậu người di cư không có giấy tờ vào Hy Lạp.

    Tuy nhiên, theo luật sư của Mohammad, 8 người di cư trên thuyền nói rằng thuyền trưởng – kẻ buôn lậu người Thổ Nhĩ Kỳ – đã bỏ rơi con thuyền giữa hải trình và Mohammad là người đã cố gắng lèo lái nó.

    Mohammad là một trong số những người tị nạn phải nhận các án tù dài hạn vì tội buôn người hoặc tạo điều kiện cho người nhập cảnh bất hợp pháp, bất chấp các phản bác rằng họ chỉ tìm kiếm sự an toàn, theo các nhóm nhân quyền.

    Các nhóm này đã xác định được hàng chục trường hợp như vậy trong vài năm qua.

    Theo các chuyên gia pháp lý và các nhóm nhân quyền, việc đưa người di cư ra xét xử vì tội buôn lậu bắt đầu từ cuộc khủng hoảng di cư năm 2015-2016, khi hơn một triệu người tị nạn tràn qua Hy Lạp, khiến nước này rơi vào quá tải.

    Những bản án khó tin

    Trong cùng nhà tù với Mohammad là 2 người đàn ông Afghanistan, 24 và 26 tuổi, cả 2 đều nhận án tù 50 năm vì tạo điều kiện cho người nhập cảnh trái phép vào Hy Lạp trong các chuyến đi biển vào mùa thu năm ngoái.

    Theo các luật sư bào chữa cho Mohammad và những người khác, trong 2 năm qua, những kẻ buôn lậu ngày càng hạn chế thời gian đi tàu, chúng bỏ rơi tàu hoặc chỉ người di cư cách điều khiển tàu khi đến gần vùng biển Hy Lạp.

    Khi tàu thuyền đến bờ biển Hy Lạp, một người di cư thường bị các quan chức chọn ra để kết tội.

    Nhưng quyết định thường được đưa ra mà không có bằng chứng xác thực. Một người di cư Afghanistan thậm chí đã phải đối mặt với cáo buộc buôn lậu chỉ vì bật chế độ định vị GPS trên điện thoại.

    Clio Papapadoleon, một luật sư nhân quyền nổi tiếng, cho rằng không có nỗ lực nào được thực hiện để truy tìm những kẻ buôn người thực sự.

    “Không có trường hợp nào trong số những trường hợp này được cảnh sát và cơ quan tư pháp điều tra để truy tìm những kẻ buôn lậu”, cô nói.

    “Những người bị bắt không bao giờ được hỏi ai đã giao cho bạn chiếc thuyền, ai đã bỏ rơi bạn trên biển?”

    Tuy nhiên, Papapadoleon cũng thừa nhận rằng những người di cư đôi khi có thể đồng ý cầm lái để đổi lại một khoản tiền nhỏ, hoặc để không phải trả tiền cho chuyến đi, vì những kẻ buôn lậu thường lợi dụng tình hình tài chính tuyệt vọng của họ.

    Không rõ có bao nhiêu trong số hàng trăm người di cư có thể đã bị kết án oan. Theo một báo cáo được công bố bởi một tổ chức từ thiện của Đức tháng 11 năm ngoái, riêng ở Chios và Lesbos đã có ít nhất 48 trường hợp người di cư bị kết tội trong khi “không thu lợi theo bất kì cách nào từ đường dây buôn lậu”.

    Theo Valeria Hänsel, một trong những tác giả của bản báo cáo, con số đó có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, vì hầu hết vụ bắt giữ đều diễn ra trên thuyền, nên rất khó để theo dõi.

    Ioannis Ioannidis, Chủ tịch Liên đoàn Nhân quyền Hellenic cho biết: “Các bản án cao một cách khó tin là một phương thức đe dọa. Họ muốn nhắn nhủ với người tị nạn rằng: “Bạn sẽ phải đối mặt với hàng nghìn khó khăn và rủi ro để đến được đây và nếu bạn đến được đây, cuộc sống của bạn sẽ là địa ngục”.

    Chiến lược lớn

    Về phần mình, Hy Lạp khẳng định rằng tòa án nước này công bằng và họ có nghĩa vụ bảo vệ biên giới của mình.

    “Ở Hy Lạp cũng như Hoa Kỳ và toàn bộ thế giới phương Tây, công lý mạnh mẽ và độc lập, xét xử dựa trên các dữ kiện được trình bày trong các phiên điều trần”, Bộ trưởng Di trú Notis Mitarachi tuyên bố khi được yêu cầu bình luận về các bản án.

    Ông nói thêm: “Hy Lạp sẽ tiếp tục bảo vệ biên giới trên bộ và trên biển theo, cũng là biên giới của châu Âu, tôn trọng luật pháp quốc tế và châu Âu”.

    Cảnh sát Hy Lạp cũng tuyên bố rằng mọi trường hợp bị nghi ngờ đều được điều tra công bằng dưới sự giám sát của công tố viên, và tất cả các hành vi phạm tội đều bị truy tố theo luật pháp Hy Lạp.

    Tuy nhiên theo ông Alexandros Konstantinou, thành viên Hội đồng Người tị nạn Hy Lạp, việc kết tội người tị nạn là những kẻ buôn lậu là một phần của chiến lược lớn nhằm ngăn chặn người nhập cư.

    Các biện pháp khác bao gồm hình sự hóa việc nhập cảnh bất hợp pháp từ năm 2020, áp dụng cho những người di cư tại biên giới đất liền Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ và quyết định gần đây của Hy Lạp khi gọi tên Thổ Nhĩ Kỳ là nơi an toàn dành cho người xin tị nạn. Động thái này nhằm gây áp lực buộc Thổ Nhĩ Kỳ nhận lại những người di cư đang ở Hy Lạp và khiến những người di cư khó xin tị nạn ở Hy Lạp hơn.

    Theo Zing

  • Ngày 8/5, Lực lượng bảo vệ bờ biển của Hy Lạp thông báo đã giải cứu 106 người di cư, trong đó có nhiều trẻ em, trên một chiếc thuyền sắp chìm ở vùng biển Aegean.

    Tuyên bố của lực lượng bảo vệ bờ biển của Hy Lạp cho biết những người di cư đã được tìm thấy vào cuối ngày 7/5 gần đảo Kos ở phía Đông Nam, cách không xa bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Nhóm người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, trong đó có 14 phụ nữ và 20 trẻ em.

    Theo thống kê của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), trong năm 2021 có 3.077 người thiệt mạng hoặc mất tích ở Địa Trung Hải và Đại Tây Dương trong hành trình di cư bất hợp pháp đến châu Âu.

    giai cuu nguoi di cu

    Con số này cao gấp hai lần so với năm 2020, đòi hỏi phải có hành động khẩn cấp để giải quyết tình trạng gia tăng số người thiệt mạng trong quá trình di cư bất hợp pháp này.

    UNHCR cho rằng đại dịch Covid-19 và việc các nước đóng cửa biên giới khiến hoạt động di cư khó khăn hơn và điều này khiến người di cư tìm kiếm những đường dây đưa người vượt biên trái phép, khiến hành trình di cư trở nên nguy hiểm hơn.

    Bất chấp hiểm nguy, người di cư vượt biển đến Anh tiếp tục tăng

    Theo Bộ Quốc phòng Anh, trong ngày 1/5, nước này đã phát hiện 7 chiếc thuyền chở 254 người di cư vượt eo biển Manche trong khi khoảng 100 người khác đã được đưa vào bờ tại Dover khi vượt biển đến Anh bằng đường này vào sáng 2/5.

    Đây là các vụ vượt eo biển Manche đến Anh sau 11 ngày không ghi nhận các trường hợp di cư bất hợp pháp bằng con đường này do biển động và gió mạnh.

    Là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động di cư bất hợp pháp từ tháng 4, Bộ Quốc phòng Anh cho hay, việc gia tăng các vụ vượt biển “nguy hiểm” đến nước này là không thể chấp nhận được.

    Theo bộ trên, những người vượt biển không chỉ vi phạm luật nhập cư của Anh, ảnh hưởng tới những người đóng thuế ở đây, mà còn gây rủi ro cho tính mạng của chính họ cũng như khả năng của London trong việc giúp đỡ người di cư thông qua các con đường an toàn và hợp pháp.

    Kể từ đầu năm đến nay, ước tính có gần 6.950 người di cư vượt biển đến Anh bằng thuyền nhỏ, cao gấp hơn 3 lần con số được ghi nhận vào cùng thời điểm này năm ngoái (2.004) và hơn 6 lần so với con số cùng kỳ năm 2020 (1.006).

    Theo số liệu mới nhất của Bộ Nội vụ Anh, 28.526 người đã vượt eo biển Manche đến nước này vào năm 2021, so với 8.466 người vào năm 2020.

    Số người vượt biển bất hợp pháp đến Anh vẫn tiếp tục gia tăng mặc dù chính phủ tháng trước đã công bố kế hoạch gửi những người di cư bất hợp pháp tới Rwanda, nơi họ sẽ được phép nộp đơn xin định cư.

    Theo thỏa thuận được ký vào tháng trước giữa London và Kigali, được Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel mô tả là “đầu tiên trên thế giới”, quốc gia Đông Phi sẽ tiếp nhận những người được coi là nhập cảnh bất hợp pháp vào Anh theo luật nhập cư mới của nước này.

    Theo Baoquocte

     

  • nguoi ti nan bi giam giu 9 nam 1
    Mehdi đã cô đơn trong phòng khách sạn suốt 9 năm qua.

    Mặc dù chính thức được công nhận là người tị nạn, Mehdi vẫn chưa được tự do. Anh đã bị giam giữ 9 năm và đang ở tại khách sạn Park, nơi tay vợt Novak Djokovic được đưa đến gần đây.

    “Bây giờ tôi đã 24 tuổi, và tôi vẫn ở đây”, anh chia sẻ, đồng thời nhắc đến khoảng thời gian 9 năm bị giam giữ.

    Cuộc sống của Mehdi chỉ gói gọn trong một căn phòng đơn sơ của một khách sạn do chính phủ trưng dụng để giam giữ người tị nạn, theo Guardian.

    “Tôi cố gắng tìm cách lấp đầy thời gian trong ngày. Tôi ngủ nhiều nhất có thể, còn không thì hút thuốc, xem phim, đọc sách. Tuy nhiên, thông thường, tôi không làm gì cả và chỉ nằm trên giường”, Mehdi nói.

    Vào đêm trước sinh nhật của mình, anh đã có một người hàng xóm mới ở tầng dưới của khách sạn Park (bang Victoria): Tay vợt số một thế giới Novak Djokovic. Tuy nhiên, anh không thể nhìn thấy nhà đương kim vô địch Australian Open vì các quy định cách ly. Bảo vệ cũng được bố trí ở mọi tầng. 

    Tay vợt số một thế giới đang bị giam giữ ngắn hạn ở đây vì không chịu tiêm chủng khi nhập cảnh Úc. Anh có nguy cơ bị trục xuất và không thể tham gia Giải Quần vợt Úc mở rộng.

    "Mọi người đều hỏi về Djokovic"

    “Có một sự thất vọng: Mọi người đều muốn hỏi tôi về Novak. Song họ không hỏi về chúng tôi. Chúng tôi đã bị giam giữ ở nơi này trong nhiều tháng, nhiều năm”, anh cho biết.

    “Tôi chưa bao giờ thấy nhiều máy ảnh và sự chú ý đến vậy. Tôi hy vọng Novak Djokovic biết về tình hình của chúng tôi ở đây, và hy vọng anh ấy sẽ nói về điều đó”.

    Khi đến Australia để tìm kiếm nơi an toàn, Mehdi chỉ là một đứa trẻ 15 tuổi. Là một thành viên của nhóm thiểu số Arab Ahwazi bị đàn áp ở quê nhà Iran, gia đình đã thúc giục anh chạy trốn. Họ hy vọng anh sẽ tìm kiếm được tự do ở bên kia của địa cầu.

    nguoi ti nan bi giam giu 9 nam 1
    Đương kim vô địch Australian Open bị hủy visa do không chứng minh được tình trạng tiêm chủng. Ảnh: New York Times

    Yêu cầu của Mehdi nhanh chóng được công nhận. Australia có nghĩa vụ pháp lý phải bảo vệ anh. Tuy nhiên, những quy định về tị nạn đã không mang lại cho Mehdi sự an toàn hay một khởi đầu mới. Anh đã bị giam giữ ở nhiều nơi, và giờ đây là khách sạn Park.

    Mehdi đã chứng kiến những người bạn cùng thuyền của mình rời khỏi khu giam giữ để bắt đầu cuộc sống mới ở Australia. Tuy nhiên, anh cũng chứng kiến ​​những người khác tự thiêu chết trong tuyệt vọng. Medhi đã bị đánh đập, lạm dụng và giam giữ không lý do.

    Mehdi chưa bao giờ bị buộc tội, cũng như không vướng bất kỳ cáo buộc nào, song anh vẫn chưa biết đến một ngày tự do ở Australia. Ngày 6/1 đánh dấu sinh nhật thứ 9 của anh trong khu giam giữ.

    Sự kết nối của anh với thế giới bên ngoài chỉ làm trầm trọng thêm nỗi đau đó.

    “Tôi thấy những người trẻ đang có khoảng thời gian vui vẻ và đăng hình lên Instagram. Và tôi vẫn ở đây, mỗi ngày”, anh cho biết.

    “Những ngày sinh nhật là buồn nhất”, anh cho biết. “Tôi dành cả ngày để nghĩ về tất cả năm tháng tôi đã đánh mất”.

    Mỗi ngày là một câu hỏi về việc tự bảo vệ của bản thân, Mehdi cho biết. “Tôi phải nghĩ ra phương pháp tốt nhất để sống sót. Đôi khi, tôi cảm thấy như thể nếu giao tiếp với những người khác trong cùng hoàn cảnh, sự thất vọng của họ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của tôi”.

    Việc cố chấp thu hút sự chú ý của công chúng đến hoàn cảnh của mình cũng mang mục đích sinh tồn. Theo anh, đó là cách để không bị lãng quên.

    Mehdi đã được chấp thuận tái định cư ở Mỹ theo thỏa thuận hoán đổi của Australia với Mỹ. Theo đó, Mỹ đồng ý tái định cư những người tị nạn do Australia giam giữ ở ngoài khơi. Tuy nhiên, việc thực thi thỏa thuận này diễn ra rất chậm chạp.

    Niềm tin đang mất dần

    Mehdi đang mất niềm tin về ngày được tự do. “Không có cập nhật, không có thời hạn. Tôi không thể dựa vào nó, tôi không cảm thấy nó sẽ sớm xảy ra, và không có gì đảm bảo rằng nó sẽ xảy ra cả”.

    Mehdi đã chứng kiến nhiều người bạn bước ra khỏi nơi giam giữ để lên chuyến bay đi đến tự do. "Thật tốt khi thấy mọi người thoát khỏi đây, nhưng mặt khác, tại sao không phải là tôi, tại sao không phải là những người còn lại?”.

    Mehdi cho biết anh thấy sự mâu thuẫn trong chính sách của chính phủ Australia đối với những người tị nạn đến bằng thuyền. Chính phủ tiếp tục khẳng định không có người tị nạn nào đến bằng thuyền được tái định cư ở Australia, nhưng Mehdi nói rằng anh biết có hàng chục người được phép làm vậy.

    “Tại sao chính phủ trả tự do cho hàng nghìn người đến bằng thuyền, nhưng lại giam giữ một số ít người tị nạn. Chúng tôi có phải là người hy sinh vì lợi ích của chính sách không?”.

    Khách sạn Park của Melbourne, Australia, chẳng có gì khác ngoài sự đơn độc. Mehdi dành cả ngày trong sự cô đơn của căn phòng khách sạn.

    nguoi ti nan bi giam giu 9 nam 1
    Khách sạn Park tại Melbourne, nơi tay vợt Djokovic và Mehdi đang bị giam giữ. Ảnh: AAP

    Ngay cả ban công nhỏ xíu, nơi từng mang đến cơ hội “ngắm bầu trời, cảm nhận không khí trong lành”, cũng đã bị bịt kín.

    Trước khi là một trung tâm giam giữ, khách sạn Park được sử dụng để cách ly. Nơi đây cũng chứng kiến 90% ca mắc trong tiểu bang (vào đợt dịch thứ hai) vì “không đáp ứng tiêu chuẩn phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh".

    Sau đợt bùng phát thứ hai, khách sạn không còn được dùng để cách ly. Nó bị bán, đổi tên và sau đó được chính phủ trưng dụng để làm nơi giam giữ cho người tị nạn, chủ yếu là những người mắc bệnh hiểm nghèo đến từ Nauru và Papua New Guinea.

    nguoi ti nan bi giam giu 9 nam 1
    Mehdi (phải) cùng thông điệp yêu cầu bộ trưởng Nội vụ Australia trao trả tự do. Ảnh: Adnan Choopani/Guardian.

    Vào ngày 27/12/2021, những người tị nạn tại khách sạn đã đăng tải hình ảnh về những con giòi được tìm thấy trong thức ăn mà họ được phục vụ.

    Một tuần trước đó, một đám cháy đã xảy ra ở các tầng trên của khách sạn. Khi những người tị nạn chạy đến sảnh tầng trệt, họ đã bị lính canh chặn lại.

    Ngôi nhà thời thơ ấu của Mehdi ở Iran đã bị thiêu rụi trong một đám cháy, “và điều đó khiến tôi bị tổn thương nặng nề", anh cho biết. Khi vụ hỏa hoạn này xảy ra, anh đã rất lo lắng và gặp vấn đề về hô hấp.

    “Tôi nghĩ mình chỉ cần được trả tự do để tận hưởng tuổi trẻ của mình. Thời gian đang bị lãng phí vào việc giam giữ”, anh cho biết.

    Theo Zing

  • Đây là thảm họa hàng hải thứ ba liên quan đến người di cư xảy ra trong tuần này với ít nhất 27 người tử vong ở vùng biển Hy Lạp.

    Lực lượng tuần duyên Hy Lạp vừa cho biết, có ít nhất 16 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn lật thuyền ngoài khơi đảo Paros của Hy Lạp, ở miền trung Biển Aegean. Đây là thảm họa hàng hải thứ ba liên quan đến người di cư xảy ra trong tuần này với ít nhất 27 người tử vong ở vùng biển Hy Lạp.

    Hy Lạp là một trong những tuyến đường chính vào Liên minh châu Âu cho người di cư và tị nạn đến từ châu Phi, Trung Đông và nhiều khu vực khác. Mặc dù số lượng người di cư tiến vào châu Âu qua khu vực này đã giảm đáng kể trong 2 năm trở lại đây, tuy nhiên đây vẫn là con đường mà người di cư thường xuyên di chuyển trái phép. Theo thông tin ban đầu của hãng thông tấn Hy Lạp, đã trục vớt được thi thể của 12 người đàn ông, 3 phụ nữ và một trẻ sơ sinh tại khu vực này.

    nguoi di cu tu vong o hy lap
    Người di cư vượt biển trái phép bằng đường biển. Ảnh minh họa: Independent

    Nhà chức trách Hy Lạp cũng cho biết, 5 tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển, 9 tàu tư nhân, 1 máy bay trực thăng và máy bay vận tải quân sự đã tiếp tục tìm kiếm thêm những người sống sót. Cơ quan chức năng cho hay, số lượng người thiệt mạng có thể còn nhiều hơn và thông tin ban đầu đã có khoảng 80 người có mặt trên con tàu để đi từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Italy.

    Ông Giannis Plakiotakis, Bộ trưởng Vận tải biển của Hy Lạp nói rằng, các băng nhóm buôn người phải chịu trách nhiệm về thảm họa này, khi hàng chục người đã có mặt trên tàu không được đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn.

    Trước đó, nhà chức trách Hy Lạp thông tin họ đã trục vớt được 11 thi thể từ hiện trường của một vụ đắm tàu ​​khác, bị chìm ngoài khơi một hòn đảo hoang ở miền nam Hy Lạp trong ngày 23/12, đã có 90 người khác đã được giải cứu trong chiến dịch này.

    Tunisia giải cứu 487 người di cư ngoài khơi

    Bộ Quốc phòng Tunisia cho biết, 487 người di cư, bao gồm 93 trẻ em, đã được giải cứu hôm thứ Sáu 24/12 ngoài khơi bờ biển của quốc gia Bắc Phi khi họ cố gắng băng qua Biển Địa Trung Hải để đến châu Âu trên một chiếc thuyền quá tải.

    nguoi di cu tunisia
    Tunisia giải cứu 487 người di cư trên chiếc thuyền đông đúc ngoài khơi bờ biển (Ảnh: Arabnews).

    Trong số những người di cư có 162 người Ai Cập, 104 người Bangladesh, 81 người Syria, 78 người Maroc và những người khác đến từ Pakistan, Palestine và một số quốc gia châu Phi. Con tàu đã rời từ nước láng giềng Libya. Hoạt động cứu hộ do một tàu tuần tra Tunisia và các tàu của lực lượng hải quân, lực lượng bảo vệ quốc gia Tunisia gần đảo Kerkennah ngoài khơi thành phố Sfax thực hiện.

    Chỉ trong năm nay, Liên Hợp Quốc ước tính đã có 1.600 người di cư chết hoặc mất tích ở Địa Trung Hải. Tuyến đường di cư nhộn nhịp nhất và nguy hiểm nhất đến châu Âu là trung tâm Địa Trung Hải, nơi nhiều người di chuyển bằng thuyền từ Libya và Tunisia hoặc từ Thổ Nhĩ Kỳ để đến Italia.

    Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn, khoảng 60.000 người đã đến Italia bằng đường biển trong năm nay và khoảng 1.200 người đã chết hoặc mất tích trên hành trình vượt biên tới châu Âu./.

     

    Theo VOV

  • Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết, 160 người di cư đã thiệt mạng trong 2 vụ chìm tàu ngoài khơi Lybia trong tuần qua.

    nguoi di cu chet duoi tren dia trung hai
    Lực lượng tuần duyên Libya ngăn chặn một tàu chở người di cư trái phép. Ảnh Getty Images. 

    Safa Msehli, phát ngôn viên của IOM, ngày 21/12 cho biết, ít nhất 102 người di cư chết đuối sau khi chiếc tàu chở những người này bị lật ngoài khơi Libya cuối tuần trước. Chỉ có 8 người may mắn được cứu sống, Al Jazeera đưa tin. 

    Một vụ chìm tàu khác diễn ra ngày 18/12, lực lượng tuần duyên Libya đã vớt được ít nhất 62 thi thể người di cư. Cùng ngày, cơ quan chức năng Libya cũng phát hiện một tàu khác chở 210 người di cư bất hợp pháp.

    Đây là những vụ chìm tàu gây thương vong lớn mới nhất tại khu vực Địa Trung Hải, có liên quan đến người di cư. Bà Msehli cho biết số người chết trong hai vụ việc mới này đã đưa tổng số người di cư thiệt mạng trên tuyến đường biển Địa Trung Hải trong năm nay lên hơn 1.500.

    Số người vượt biên từ Libya tăng vọt trong những tháng gần đây khi các nhà chức trách đẩy mạnh chiến dịch trấn áp người di cư ở thủ đô Tripoli.

    Theo IOM, khoảng 31.500 người di cư đã bị phát hiện và buộc phải trở về Libya trong năm 2021, so với gần 11.900 người di cư vào năm trước. Ngoài ra theo IOM, khoảng 980 người di cư đã chết hoặc được cho là đã chết vào năm 2020.

    Libya trong thời gian qua nổi lên như một điểm trung chuyển lớn cho những người ở châu Phi và Trung Đông chạy trốn chiến tranh và đói nghèo. Những kẻ buôn người đã lợi dụng sự hỗn loạn ở quốc gia giàu dầu mỏ này và đưa người di cư qua đường biên giới dài của Libya.

    Theo CAND

  • Tới Nhật Bản để thực hiện ước mơ nhưng Wishma Rathnayake đã chết một cách đau đớn. Cái chết của cô để lộ nhiều lỗ hổng về sự yếu kém trong hệ thống quản lý di trú của Nhật Bản.

    Khi còn nhỏ, Wishma Rathnayake đã rất thích Oshin - bộ phim truyền hình Nhật Bản nổi tiếng những năm 1980 kể về cuộc đời của một cô gái nghèo vươn lên để trở thành chủ một chuỗi siêu thị Nhật Bản.

    Rathnayake bắt đầu học tiếng Nhật với mong ước được chuyển đến Nhật Bản. Cô tốt nghiệp đại học, thuyết phục mẹ rằng cô có thể trở thành giáo viên tiếng Anh ở nước ngoài để kiếm tiền.

    Wishma Rathnayake 1
    Wishma Rathnayake tới Nhật Bản để thực hiện ước mơ nhưng mãi vẫn là một ước mơ dang dở. Ảnh: CNN.

    Năm 2017, gia đình đã thế chấp căn nhà để Rathnayake từ Sri Lanka đến Narita, ngoại ô Tokyo, Nhật Bản, theo diện du học. Nhưng vào ngày 6/3, cô ấy qua đời ở tuổi 33, khi đã quá hạn visa, trong một trung tâm giam giữ người nhập cư tại Nhật Bản.

    Trường hợp của Rathnayake đã làm dấy lên tranh cãi về quy tắc ứng xử với người nước ngoài tại Nhật Bản, nơi có 27 người nhập cư bị giam giữ đã chết từ năm 1997. Cái chết của cô gái Sri Lanka đã cho thấy sự thiếu minh bạch trong một hệ thống quản lý người nước ngoài yếu kém từ lâu tại Nhật Bản, theo CNN.

    Giấc mơ dang dở

    Rathnayake mới 29 tuổi khi đến Narita, trang Facebook của cô tràn ngập hình ảnh du lịch và những người bạn mới. Từ Sri Lanka, các em gái của cô, Wayomi và Poornima, đều thấy yên tâm với cuộc sống của chị mình.

    Điều mà họ không biết là Rathnayake đã nghỉ học và bị đuổi học vào tháng 5/2018. Sau đó, cô làm việc trong một nhà máy trước khi xin tị nạn vào tháng 9/2018. Yêu cầu của cô bị từ chối vào tháng 1/2019, và từ đó cô bị coi là một người nhập cư bất hợp pháp.

    Wishma Rathnayake 1
    Wishma Rathnayake (giữa) cùng hai em gái Poornima Rathnayake (trái) và Wayomi Rathnayake (phải). Ảnh: CNN.

    Các cuộc gọi về nhà thưa dần. Tháng 8/2020, Rathnayake tới một đồn cảnh sát ở quận Shizuoka xin giúp đỡ để thoát khỏi người bạn trai của mình. Rathnayake nói rằng visa của cô đã hết hạn, cô muốn đến Cục Di trú Nagoya nhưng không có đủ tiền để đến đó, theo lời ông Yasunori Matsui, Giám đốc của START, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên giúp đỡ công dân nước ngoài bị giam giữ tại Nhật Bản.

    Ban đầu, Rathnayake đồng ý quay về Sri Lanka, nhưng cô đã thay đổi sau khi bị người bạn trai viết thư hăm dọa sẽ truy tìm và tấn công nếu cô có ý định đó.

    Gia đình Rathnayake không ai biết điều này. Vào tháng 3, Đại sứ quán Sri Lanka ở Tokyo gọi điện thông báo về gia đình rằng Rathnayake đã chết. Gia đình đã yêu cầu được cung cấp báo cáo và hình ảnh bằng chứng, nhưng không được hồi đáp.

    Tháng 5, hai người em gái của Rathnayake đến Nhật Bản để xác minh nguyên nhân cái chết. Họ thấy thi thể Rathnayake nằm trong quan tài ở Nagoya. Trong 7 tháng bị giam giữ, cô đã sụt 20 kg, nên rất khó nhận ra. Họ muốn xem đoạn video quay lại những tuần cuối cùng của chị gái trong thời gian bị giam giữ, nhưng đã bị từ chối.

    Một hệ thống bị buông lỏng

    Trong vòng 3 tháng, 2 cô gái và nhóm luật sư đã cùng nhau kêu gọi, yêu cầu công bố video. Lời kêu gọi của họ đã được những người ủng hộ và các chính trị gia ủng hộ quyền của công dân nước ngoài ở Nhật Bản hưởng ứng.

    Wishma Rathnayake 1
    Cuộc tuần hành phản đối luật kiểm soát nhập cư và công nhận người tị nạn diễn ra ở Tokyo hôm 16/5. Ảnh: CNN.

    Vào thời điểm đó, các nhà lập pháp Nhật Bản đang thảo luận về một dự luật sửa đổi các quy định về quản lý người nhập cư bị giam giữ, gồm các điều khoản trục xuất họ sau hai lần bảo lãnh thất bại.

    Mục đích của dự luật là giảm số lượng người nhập cư trong các trung tâm giam giữ, vốn đã tăng lên 1.054 người vào năm 2020, theo dữ liệu từ Cơ quan Di trú Nhật Bản.

    Nhưng các nhóm nhân quyền, trong đó có nhóm chuyên gia của Liên Hợp Quốc, cho rằng dự luật mới sẽ vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Ví dụ, điều khoản về trục xuất có thể vi phạm nguyên tắc trả lại người tị nạn cho một quốc gia mà họ có nguy cơ bị khủng bố. Sau đó, dự luật này đã bị bãi bỏ.

    Năm 2018, các nhà lập pháp đã thông qua một chính sách, tạo ra các loại thị thực mới, cho phép khoảng 340.000 lao động nước ngoài được làm các công việc tay nghề cao và các công việc lương thấp.

    Mới đây, chính phủ Nhật Bản cho phép lao động nước ngoài có tay nghề cao ở lại vô thời hạn, kể từ đầu năm 2022. Nhiều ý kiến cho rằng Nhật Bản còn một chặng đường dài phía trước, và cái chết của Rathnayake vẫn là "nút thắt" cần giải quyết trong vấn đề nhập cư.

    Sanae Fujita, một nhà nghiên cứu tại Khoa Luật, Đại học Essex, cho rằng vấn đề nằm ở cơ quan quản lý di trú của Nhật Bản đã nắm toàn bộ quyền lực trong tay, không ai chịu trách nhiệm, không có sự tham gia của tòa án, khác với các quốc gia khác.

    Fujita cho rằng cái chết của Rathnayake có thể tránh được, nếu chính phủ Nhật Bản lắng nghe thông điệp về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Người phát ngôn của Cơ quan Dịch vụ Di trú từ chối bình luận về những tuyên bố của Fujita.

    Bài liên quan: Nhật xem xét cho lao động Việt Nam ở lại vô thời hạn

    Bị đối xử tệ

    Vào tháng 8, một báo cáo do Cơ quan Dịch vụ Di trú Nhật Bản thực hiện, với sự tham gia của các chuyên gia y tế, cho thấy Cục Di trú Nagoya đã lơ là trong việc chăm sóc y tế cho Rathnayake.

    Wishma Rathnayake 1
    Gia đình Wishma Rathnayake tham dự một phiên họp của Hạ viện Nhật Bản ở Tokyo, ngày 18/5. Ảnh: CNN.

    Những người đứng đầu của trung tâm đã bị khiển trách. Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản và người đứng đầu Cơ quan Dịch vụ Di trú đã đưa ra lời xin lỗi chính thức về cái chết của cô.

    Hai người em của Rathnayake đã được phép xem một đoạn video đã được chỉnh sửa, ghi lại cảnh 2 tuần bị giam giữ cuối cùng của Rathnayake. Họ chỉ được xem một nửa đoạn video.

    Đoạn video khiến Poornima Rathnayake thấy ghê sợ. Còn Wayomi Rathnayake nói với phóng viên rằng chị gái cô ngã khỏi giường, còn bảo vệ phòng giam cười cợt khi thấy sữa trào ra từ lỗ mũi của Wishma.

    "Trong video, bảo vệ phòng giam nói Wishma tự đứng dậy. Chị ấy liên tục xin giúp đỡ nhưng không ai trả lời, họ chỉ tới khi yêu cầu chị ấy quay lại giường. Chị ấy đã cố gắng kêu cứu, nhưng bị phớt lờ", Wayomi Rathnayake nói.

    Một số phần trong đoạn video đã bị can thiệp, cho thấy nhà chức trách đang che giấu sự thật. Tới tận tháng 10, hai chị em mới được xem đoạn video gốc có thời lượng dài hơn.

    Trong đoạn video, nhân viên đang cố gắng cho Rathnayake ăn, mặc dù cô bị nôn ói. Một ngày trước khi cô chết, họ không hề gọi cấp cứu.

    Báo cáo của Cơ quan Dịch vụ Di trú cho thấy Rathnayake có phản ánh về chứng đau dạ dày và các triệu chứng khác trước khi qua đời. Trước đó, cô đã được khám bệnh tổng quát.

    Vào tháng 1 và tháng 2, Matsui đã liên tục yêu cầu các nhà chức trách đưa Rathnayake đến bệnh viện hoặc trả tự do tạm thời để cô ấy được đến bệnh viện. Nhưng tất cả đều bị từ chối mà không có lý do.

    Những bước tiến nhỏ

    Tháng trước, chị em nhà Rathnayake đã đệ đơn tố cáo các lãnh đạo cấp cao tại Cục Di trú Nagoya cố ý sơ suất gây hậu quả nghiêm trọng. Theo Oie, luật sư của gia đình, cuộc điều tra trước đó đã phát hiện ra những khiếm khuyết trong hệ thống, nhưng không xác định được nguyên nhân cái chết và người chịu trách nhiệm.

    Cho đến nay, hành trình đòi công lý của gia đình đã có những chiến thắng nhỏ. Yoichi Kinoshita, cựu cán bộ nhập cư cho biết: “Đây là lần đầu tiên cơ quan di trú cho phép một gia đình xem video và người đứng đầu cơ quan di trú công khai xin lỗi".

    Ông cũng cho rằng cần phải có sự giám sát mạnh mẽ từ phía tòa án khi Cơ quan di trú đang toàn quyền kiểm soát mọi thứ, từ visa, việc giam giữ, trục xuất và việc trả tự do tạm thời cho họ.

    Cơ quan Dịch vụ Di trú đã đề xuất một số thay đổi sau cái chết của Rathnayake. Trong báo cáo tháng 8, họ sẽ tăng cường dịch vụ chăm sóc y tế tại các cơ sở giam giữ người nhập cư, cho phép người bị bệnh được tạm thời trả tự do và trình bày kế hoạch đánh giá hành vi của các nhân viên.

    Đối với nhà Rathnayake, sự việc này đã tạo áp lực tinh thần quá lớn. Wayomi Rathnayake đã trở về Sri Lanka vào cuối tháng 10 do căng thẳng tâm lý sau khi xem đoạn video. Nhưng Poornima Rathnayake vẫn ở lại Nhật Bản, tiếp tục chiến đấu giành công lý.

    "Chúng tôi muốn người phải chịu trách nhiệm với cái chết của Wishma phải bước ra và hy vọng điều này không bao giờ xảy ra thêm với ai nữa", cô nói.

    Bài liên quan: Nhật xem xét cho lao động Việt Nam ở lại vô thời hạn

    Theo Zing

  • Ít nhất 53 người đã thiệt mạng cùng hàng chục người khác bị thương sau khi xe tải chở các nạn nhân đâm vào tường chắn và bị lật úp trên đường cao tốc ở bang Chiapas, miền Nam Mexico.

    Theo báo cáo sơ bộ từ các công tố viên ở bang Chiapas, vụ tai nạn xảy ra khi chiếc xe tải chở hơn 100 người bị lật vào chiều ngày 9/12 (giờ địa phương). Các quan chức cho rằng tài xế chạy quá tốc độ và mất lái trên đường cao tốc nối thành phố Chiapa de Corzo với thủ phủ Tuxtla Gutierrez, AFP đưa tin.

    Cơ quan Bảo vệ Dân sự của bang Chiapas cho biết 58 người bị thương, trong đó có 17 người thương nặng, đang được điều trị. Số người thiệt mạng có thể tiếp tục tăng lên.

    Theo hình ảnh và video chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều thi thể phủ bởi tấm vải trắng nằm trên đường. Hiện quốc tịch của các nạn nhân vẫn chưa được tiết lộ.

    49 nguoi di cu thiet mang
    Hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn. Ảnh: Reuters.

    Thống đốc bang Rutilio Escandón gửi lời chia buồn tới các nạn nhân. "Cơ quan thực thi pháp luật sẽ xác định xem ai là người phải chịu trách nhiệm".

    Sự cố này là một trong những vụ tai nạn nghiêm trọng nhất liên quan tới người di cư trong nhiều thập niên qua, sau cái chết vì tai nạn ôtô của 13 người di cư ở biên giới Mỹ hồi tháng 3.

    Bang Chiapas, nằm ở miền Nam Mexico, là một bang giáp biên giới với Guatemala. Đây được coi là một điểm trung chuyển chính của những người di cư không có giấy tờ tùy thân từ Trung Mỹ cố gắng vào bên trong lãnh thổ Mỹ.

    Những năm gần đây, Mỹ chứng kiến làn sóng di cư ồ ạt từ Trung Mỹ. Hơn 1,7 triệu người đã tìm cách nhập cư bất hợp pháp tới Mỹ trong vòng 12 tháng qua.

    Theo Zing

  • Giữa lúc thế giới đang trong cuộc chiến gian nan chống lại đại dịch COVID-19, có một cuộc khủng hoảng khác vẫn âm ỉ trong suốt thời gian qua, đó là khủng hoảng di cư.

    Dòng người di cư quốc tế trong năm 2021 tăng bất chấp các biện pháp hạn chế do COVID-19. Trong năm 2021, chỉ riêng tại Địa Trung Hải, 1.600 người di cư đã thiệt mạng hoặc mất tích.

    Cuộc khủng hoảng di cư lại một lần nữa nóng trở lại với những vụ tai nạn trên các tuyến đường vượt biên trái phép vào châu Âu, hay làn sóng di cư mới nổi của những người dân Afghanistan tìm đường sang nước láng giềng Iran.

    Tính đến cuối tháng 11/2021, Liên Hợp Quốc ước tính, có đến 2.000 người di cư đang bị mắc kẹt tại Ba Lan. Còn tại khu vực biên giới Belarus, con số này là 7.000 người, chủ yếu là những người từ Iraq, Syria, Iran, Afghanistan, Yemen, Cameroon.

    Trong đó, có rất nhiều phụ nữ và trẻ em. Số người di cư vượt biển bất hợp pháp từ Pháp sang Anh vẫn tiếp tục tăng cao. Số liệu mới nhất của Bộ Nội vụ Anh cho biết, số người di cư đến nước này bằng thuyền từ đầu năm tới nay cao gấp hơn 3 lần so với năm 2020, với hơn 26.000 người di cư vượt eo biển Manche sang Anh.

    di2021221 1638418994016254658177
    Hàng nghìn người di cư đang mắc kẹt tại biên giới giữa Ba Lan và Belarus trong thời tiết giá rét và thiếu thốn. Ảnh: AP

    Chưa bao giờ châu Âu thôi đau đầu với bài toán "người di cư", dù là khi đại dịch lắng dịu hay trong thời điểm hiện tại, làn sóng dịch mới đang bùng phát. Những người di cư chấp nhận mọi cách để có thể đến được cửa ngõ châu Âu cho dù họ phải đánh đổi cả sinh mạng của mình.

    Tổ chức Di cư Quốc tế cho biết, trong hai năm qua, số người thiệt mạng và mất tích trên tuyến đường Đại Tây Dương đã tăng gấp gần 5 lần, lên 937 người đến thời điểm này trong năm nay. Trên thực tế, năm 2021 là một năm đầy bi kịch đối với những người di cư cố gắng đến Tây Ban Nha qua Đại Tây Dương hoặc Địa Trung Hải bằng đường biển.

    Từ đầu năm nay, những người di cư từ Iraq, Syria, Afghanistan, Pakistan, châu Phi đã tìm được một con đường vào EU theo một cung đường khác, đó là đường bộ từ Belarus tới Ba Lan, Litva và Latvia. Hầu hết những người vượt biên đều là nạn nhân của đường dây buôn người. Có những người đã mất hết tiền, bị bỏ rơi ở trong những khu rừng ở biên giới Ba Lan, không giấy tờ tùy thân, không thực phẩm và nguy cơ bị chết rét vào bất cứ lúc nào giữa thời tiết ngày một giá lạnh của châu Âu.

    Theo Ủy ban châu Âu (EC), trong nửa đầu năm 2021, đã có 85.700 lượt vượt biên bất hợp pháp vào châu Âu, tăng hơn 66% so với cùng kỳ.

    Giữa cuộc khủng hoảng di cư thế giới, thời gian gần đây nổi lên một làn sóng di cư của người dân Afghanistan. Nhiều người trong số họ chỉ mong muốn đặt chân sang nước láng giềng Iran, chưa dám nghĩ đến "trời Âu". Kể từ khi lực lượng Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan vào giữa tháng 8/2021, hàng trăm nghìn người Afghanistan đã vượt biên trái phép vào Iran. Và con số này vẫn chưa dừng lại, với tỷ lệ khoảng 4.000 - 5.000 người di cư tìm đường vào Iran mỗi ngày.

    Giải pháp cho cuộc khủng hoảng di cư vẫn là một câu hỏi lớn do chưa tìm được tiếng nói đồng thuận giữa các nước. Hiện trục xuất vẫn là một trong những giải pháp đối với dòng người di cư trái phép. Theo Tổ chức Di cư Quốc tế, năm nay, Iran đã trục xuất hơn 1,1 triệu người Afghanistan tính đến ngày 21/11, cao hơn 30% so với tổng số cả năm 2020.

    Tại châu Âu, từ tháng 12/2021, Cơ quan Kiểm soát biên giới của Liên minh châu Âu sẽ triển khai máy bay để theo dõi, kiểm soát tình trạng buôn người di cư ở eo biển Manche. Trong một diễn biến mới nhất, Ủy ban châu Âu đã đề nghị nới lỏng các quy định về người tị nạn nhằm giải quyết tình trạng di cư bất hợp pháp tại châu lục này.

    Theo VTV

  • Có mặt trên một chiếc thuyền buồm hạng sang, nhưng đây là những người di cư vượt biển trái phép vào châu Âu. Tuyến đường được sử dụng là từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Calabria, Italy.

    Tình trạng người di cư trái phép vượt biển vào châu Âu là vô cùng nan giải với nhiều quốc gia, vấn đề này càng trở nên khó khăn hơn khi những kẻ buôn người luôn tìm ra những mánh lới để đưa người trái phép vào châu Âu. Một trong những cách thức mới gần đây là sử dụng thuyền hạng sang trên những tuyến đường ít bị chú ý.

    Những người di cư vượt biển trái phép vào châu Âu có mặt trên một chiếc thuyền hạng sang được cho là kín đáo hơn, lại thêm cái vỏ dễ che mắt của thuyền hạng sang, nên giá không hề rẻ. Trung bình là 8.500 euro cho mỗi người lớn, trẻ em thì giá rẻ hơn khoảng 1 nửa.

    di cu tren tau hang sang
    Chiếc thuyền buồm First Class này chở tới 101 người.

    Anh Hamid - Người di cư Afghanistan chia sẻ: "4,5 ngày đầu chúng tôi có nước uống, ít thôi, nhưng 2 ngày cuối chỉ có cách lấy nước biển, cho ít đường vào để khử bớt mặn rồi uống. Đó là cách duy nhất để chúng tôi có thể sống sót".

    Hành trình này được gọi là những cuộc vượt biên hạng nhất, nhưng người di cư bị nhồi nhét bên dưới boong để trốn tránh các cuộc tuần tra trên không hoặc nơi bờ biển.

    Ông Vittorio Zito - Thị trưởng thị trấn Roccella Jonica, Italy cho biết: "Những kẻ buôn người không có lương tâm, chúng nhồi nhét người di cư để có thể vận chuyển nhiều người nhất có thể. Tuyến đường chúng sử dụng lại khó bị phát hiện, nên rất khó để lực lượng chức năng xử lý".

    Hình ảnh chiếc thuyền buồm tròng trành cập bờ.

    Sau mỗi hành trình, khi mỗi "chuyến hàng" là những con người được giao tới nơi, những chiếc thuyền này bị bỏ lại trên bờ biển. Người dân địa phương gọi chúng là những con tàu ma.

    Còn với những người di cư sử dụng dịch vụ này, họ là những người có học vấn và tài chính cao hơn những người di cư phổ thông khác. Thế nhưng, họ cũng chỉ là những bánh răng nhỏ trong guồng quay của một hoạt động tội phạm lớn. Và điểm đến của họ là những khu tạm giữ để chờ được xử lý đơn xin tị nạn hoặc bị yêu cầu hồi hương.

    Với mỗi chuyến hành trình bằng tàu đánh cắp, bọn buôn người thu về khoảng 500,000 euro. Hội chữ thập đỏ đếm được trên tàu của Hamid có 101 người, đem về cho bọn buôn người khoảng 858,500 euro.

    Theo VTV

  • Vương Quốc Anh có một số trại giam giữ người nhập cư lớn ở nước ngoài, trong đó có 2 trại nằm ở đảo Nauru và Manus thuộc Papua New Guinea, một đất nước thuộc khối thịnh vượng chung. Quốc gia này chịu sự kiểm soát của chính phủ Australia.

    Tuần này, quốc hội Anh sẽ bỏ phiếu việc nhân rộng các trại giam giữ này. Thay mặt cho những người tị nạn bị giam giữ vô thời hạn ở đây, Thanush Selvarasa và Elahe Zivardar, 2 người đã từng bị giam giữ tại những trại này, đã gửi thư đến tờ Guardian, kêu gọi các nghị sĩ không nên bỏ phiếu cho Luật Quốc tịch và Biên giới (Nationality and Borders Bill). 

    Nếu luật này được thông qua vào hôm nay, thứ Tư ngày 8/12/2021, người tị nạn sẽ không còn được bảo vệ gì nữa. Sẽ ngày càng có thêm nhiều trại giam giữ người nhập cư trong khi chờ đợi đơn xin tị nạn của họ được xem xét.

    nguoi ti nan tren dao hoang
    Người tị nạn trong trại giam giữ trên đảo Manus Island.

    4 nhân vật kí tên kháng nghị Luật Quốc tịch và Biên giới

    Thanush Selvarasa là một người tị nạn đã bị giam giữ trên đảo Manus suốt 7 năm, sau đó được đưa vào đất liền (ở Úc) và hiện đang là một nhà vận động cho quyền của người tị nạn. Elahe Zivardar là một họa sĩ người iran, anh bị giam giữ trên đảo Nauru suốt 6 năm trước khi được chuyển đến Mỹ vào năm 2019.

    Hai người cùng với 2 nhân viên từng làm việc trong các trại cấm túc đã viết thư kể về những gì họ đã chứng kiến. Tiến sĩ Nick Martin là một bác sĩ đa khoa và là cựu trung úy quân y chuyên ngành giải phẫu thuộc Lực lượng Hải quân Anh. Ông đã có 9 tháng làm việc tại trại cấm túc Nauru vào năm 2016, và hiện ông đang lên tiếng về tình trạng tồi tệ ở đây. Carly Hawkins là một chuyên gia giáo dục có nhiệm vụ dạy học cho trẻ em trong các trại giam giữ ở Nauru. 

    Tình hình tuyệt vọng trong các trại giam giữ nhập cư của chính phủ Anh

    Lá thư này viết: ''Thay mặt cho những người bị giam giữ vô thời hạn tại đảo Nauru và Manus, chúng tôi vô cùng lo lắng khi chính phủ Anh tiếp tục dùng quyền lực để đưa người xin tị nạn đến những trại giam giữ ngoài khơi. Chúng tôi không thể hiểu sao vì sao một quốc gia, một chính phủ lại muốn nhân rộng mô hình độc ác, tốn kém và vô nghĩa như thế này''. Hành động này chỉ góp phần tô đậm thêm vết nhơ không thể xóa nhà của chính quyền Anh.

    Detention Action cùng nhiều tổ chức vì người tị nạn khác như Amnesty International (UK và Australia), Lancet Migration, Royal College of Psychiatrists, Refugee Council, Human Rights Watch và Doctors of the World đều lên tiếng ủng hộ lá thư này.

    Ủy viên cấp cao của Liên Hiệp Quốc cũng đã lên án kế hoạch này và cảnh báo nếu Luật Quốc tịch và Biên giới được thông qua, nó sẽ mâu thuẫn với Hiệp ước Tị nạn 1951 cũng như hệ thống bảo vệ người tị nạn trên toàn thế giới.

    Thanush Selvarasa nói: ''Tôi đến Úc để xin tị nạn và tìm kiếm sự an toàn. Nhưng không ngờ tôi lại bị giam cầm suốt 7 năm do chính sách thù địch của chính phủ Úc. Năm này qua năm khác, tôi chứng kiến từng người chết đi. Họ mất mạng sống và tương lai vì chờ đợi sự tự do. Phải đối mặt với hoàn cảnh không chắc chắn khiến tinh thần của chúng tôi đều hỗn loạn. Cuộc đời trong trại giam giữ vô thời hạn, sống chẳng bằng chết. Chúng tôi gào thét ngày đêm nhưng chẳng ai nghe thấy''.

    Elahe Zivardar nói: “Tôi rời bỏ Iran để tìm kiếm sự an toàn, nhưng trớ trêu thay tôi lại trở thành tù nhân. Những nhà tù trên đảo hoang này là đại diện cho sự phân biệt giữa người với người, là nơi đã hành hạ và sỉ nhục chúng tôi vô cùng tàn nhẫn. Chúng khiến những con người vô tội, bao gồm hàng trăm phụ nữ và trẻ em, phải lựa chọn trở về đất nước nơi họ đã bỏ ra đi, hoặc là chết dần chết mòn trên đảo.

    Nick Martin nói: “Tôi không thể nói hết những thiệt hại do các trại giam giữ này gây ra. Chúng không chỉ tốn kém về mặt chi phí mà còn hủy hoại danh tiếng của Anh và Úc. Điều quan trọng nhất, chúng hủy hoại sức khỏe tinh thần và thể chất của những con người ra đi mưu cầu hạnh phúc''.

    Phát ngôn viên Bộ Nội vụ tuyên bố: ''Mọi người nên xin tị nạn ở quốc gia an toàn đầu tiên mà họ đến. Chúng tôi không khuyến khích mọi người đến UK và sẽ phối hợp với chính phủ các nước để chấm dứt những chuyến hành trình nguy hiểm đến Anh. Chúng tôi luôn tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế và hiệp ước châu Âu về nhân quyền''.

    Viethome (theo Guardian)

  • Những người di cư sẽ phải trả từ 3.000 tới 7.000 Euro, tùy thuộc vào mạng lưới của những kẻ buôn lậu, để được đưa qua Eo biển Manche tới Anh.

    Theo hãng tin AP, thông thường số tiền trên bao gồm cả tiền thuê lều trong thời gian ngắn tại những cồn cát lộng gió ở miền bắc nước Pháp, tiền thức ăn. Đôi khi, nó còn bao gồm cả tiền áo phao và nhiên liệu.

    Những kẻ thu tiền, lên tới 300.000 Euro cho mỗi chiếc thuyền vượt qua Eo biển Manche, thường không phải là những người bị bắt trong các cuộc đột kích dọc bờ biển. Đó là những đối tượng mà cảnh sát Pháp gọi là “những bàn tay nhỏ”.

    Theo Bộ Nội vụ Anh, tính tới 17/11, có 23.000 người đã vượt qua Eo Manche thành công, Pháp đã chặn được 19.000 người. Như vậy, trong năm nay các tổ chức buôn lậu đã bỏ túi 69 triệu Euro, tương đương 2 triệu Euro/km, để giúp người di cư vượt qua eo biển này.

    Ông Dan O’Mahoney thuộc Bộ Nội vụ Anh tuyên bố trước Quốc hội nước này rằng, số tiền mà bọn tội phạm kiếm được nhiều tới mức Anh sẽ phải cần tới những nỗ lực phi thường để thay đổi.

    chi phi vuot bien

    Mimi Vu, người thường xuyên dành thời gian tại các khu trại phía bắc nước Pháp nhận xét, khoảng thời gian giữa Brexit và đại dịch Covid-19 là thời kỳ hoàng kim cho những kẻ buôn lậu và các nhóm tội phạm có tổ chức.

    Giới chức Áo ngày 27/11 cho biết, nước này đã bắt giữ 15 đối tượng tình nghi đưa lậu người di cư Syria, Lebanon và Ai Cập vào nước này bằng các xe tải chở 12-15 người. Các đối tượng này đã vận chuyển hơn 700 người với tổng chi phí là hơn 2,5 triệu Euro.

    Theo Mimi Vu, những kẻ buôn lậu, từ Moldova, Ukraina và Uzbekistan, được tuyển dụng tại quê hương qua các quảng cáo trên mạng xã hội, và được trả từ 2.000-3.000 Euro để làm lái xe. Các đối tượng này chịu trách nhiệm vận chuyển người di cư ở chặng cuối và nếu bị bắt sẽ được thay thế bằng người khác.

    Cơ quan An ninh biên giới châu Âu (Frontex) cũng đề cập tới thông tin này trong một báo cáo đánh giá rủi ro năm 2021. Theo đó, các ông trùm điều phối hoạt động kinh doanh từ xa, trong khi những kẻ tội phạm cấp thấp liên quan đến vận chuyển và hậu cần mới là những người bị cơ quan thực thi pháp luật phát hiện.

    Trước đây việc vượt biển từ Pháp sang Anh là khá hiếm, song cho tới vài năm gần đây, khi giới chức Anh và Pháp siết chặt an ninh tại khu vực xung quanh lối vào đường hầm qua Eo biển Manche thì tuyến đường này đã được sử dụng nhiều hơn.

    Theo Vietnamnet

  • anh phai tu giai quyet van de di cu
    Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Margaritis Schinas. (Ảnh: AFP/TTXVN)

    Ngày 27/11, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Margaritis Schinas tuyên bố nước Anh phải tự giải quyết các vấn đề liên quan đến người di cư sau khi nước này đã rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.

    Phát biểu với báo chí trên đảo Kos ở Tây Nam Hy Lạp nhân sự kiện mở lại một trại tập trung người di cư, ông Margaritis Schinas nói: “Anh đã rời khỏi EU. Nên từ giờ Anh phải tự quyết định việc tổ chức kiểm soát, quản lý biên giới của mình như thế nào. Như tôi nhớ không lầm thì khẩu hiệu chính cho chiến dịch trưng cầu ý dân (về Brexit) là ‘chúng ta giành lại quyền kiểm soát’.”

    Trước đó, ngày 24/11, 27 người di cư, trong đó có 3 trẻ em, đã thiệt mạng trong một vụ lật thuyền trên vùng biển giữa Anh và Pháp. Đây là thảm kịch tồi tệ nhất kể từ khi eo biển Manche trở thành một tuyến đường của người di cư trốn chạy khỏi nghèo đói và xung đột tại Afghanistan, Iraq và nhiều quốc gia khác khi họ tìm cách sang Anh.

    Thảm kịch này đang làm leo thang căng thẳng giữa Anh và Pháp tại thời điểm hai nước vẫn đang bất đồng trong các quy định thương mại và các quyền đánh bắt cá hậu Brexit.

    Căng thẳng lại được "đổ thêm dầu vào lửa" khi Tổng thống Pháp Emanuel Macron nhận được bức thư của Thủ tướng Anh Boris Johnson trong ngày 25/11. Phía Pháp cho rằng nội dung bức thư đổ lỗi cho Paris trong thảm kịch 27 người di cư chết đuối nói trên. Tổng thống Emmanuel Macron chỉ trích Thủ tướng Anh là “thiếu nghiêm túc”.

    Tuy nhiên, Thủ tướng Anh cho biết trong thư, ông nêu 5 bước mà hai nước có thể thực hiện để tránh có thêm người di cư thiệt mạng khi cố tìm cách vượt eo biển Manche, đồng thời đề nghị Pháp tiếp nhận lại tất cả những người di cư đã vượt qua eo biển này.

    Phản ứng với bức thư của ông Johnson, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin đã hủy các cuộc thảo luận với người đồng cấp Anh Priti Patel được lên lịch vào ngày hôm nay (28/11) và thông báo Bộ trưởng Nội vụ Anh không còn được mời tham dự cuộc họp với các bộ trưởng EU khác.

    Trả lời phỏng vấn BBC News, Bộ trưởng Giao thông Anh Grant Shapps nhấn mạnh không quốc gia nào có thể đơn phương giải quyết vấn đề người di cư bất hợp pháp, do đó London hy vọng Paris cân nhắc lại việc hủy lời mời Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel tham dự một cuộc họp trên.

    Theo baoquocte

  • Hơn 75 người được cho đã thiệt mạng sau khi bị lật thuyền do bão ở ngoài khơi bờ biển Libya. Họ gặp nạn khi đang trong hành trình di cư đến châu Âu.

    Chỉ có 15 người trong số 92 thành viên trên tàu được ngư dân địa phương cứu sống và đưa đến cảng Zuwara ở tây bắc Libya. Hầu hết người thiệt mạng trong vụ đắm tàu hôm 17/11 đến từ khu vực Hạ Sahara ở châu Phi, Guardian đưa tin ngày 22/11.

    Theo các nhân viên cứu hộ, những kẻ buôn người cố gắng đưa hàng trăm người ra khơi vào mùa thu, bất chấp thời tiết mưa bão.

    “Những chuyến đi này rất nguy hiểm, ngay cả khi biển lặng. Việc trì hoãn các hoạt động cứu hộ trong 5 phút cũng có thể tạo ra khác biệt sống chết", ông Flavio Di Giacomo, người phát ngôn Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) của Liên Hợp Quốc (UN), khẳng định.

    dia trung hai nguoi di cu
    Nhiều người từ châu Phi và Trung Đông đã thiệt mạng khi cố gắng đến châu Âu thông qua Địa Trung Hải. Ảnh: AFP

    Tuần trước, 10 người tử vong đã được tìm thấy trên một chiếc thuyền gỗ chở quá tải ở ngoài khơi bờ biển Libya, tổ chức Medecins Sans Frontieres cho biết.

    Dựa trên lời kể của những người sống sót, các nạn nhân đã chết ngạt sau 13 giờ vật lộn dưới sàn tàu với mùi nhiên liệu nồng nặc.

    Theo ước tính, khoảng 1.300 người đã chết hoặc mất tích khi cố gắng vượt qua khu vực trung tâm Địa Trung Hải trong năm nay. Riêng trong một vụ tai nạn hồi tháng 4, 120 người đã thiệt mạng.

    Kể từ đầu tháng 10, gần 170 người từ châu Phi và Trung Đông đã tử vong do sóng dữ hoặc thời tiết giá lạnh khi cố gắng đến châu Âu bằng một số tuyến di cư chủ yếu.

    Theo Zing

  • Các quốc gia cần tăng cường nỗ lực để bảo đảm di cư diễn ra một cách an toàn, hợp pháp và người di cư được hỗ trợ, bảo vệ kịp thời.

    bao ve nguoi di cu 1
    Các đại biểu tham dự Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM) từ đầu cầu Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

    Sáng ngày 22/11, Bộ Ngoại giao VN phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM) theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

    Tham dự hội nghị có khoảng 250 đại biểu đến từ các cơ quan chức năng của các địa phương (tham dự trực tuyến), Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, một số tổ chức quốc tế (Tổ chức Di cư quốc tế, Tổ chức Lao động quốc tế, Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ) tại Hà Nội (tham gia trực tiếp).

    Hội nghị nhằm mục đích rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, thảo luận các giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận GCM, trao đổi về Báo cáo quốc gia của Việt Nam tại Diễn đàn rà soát di cư quốc tế (IMRF) sẽ diễn ra tại New York, Hoa Kỳ vào tháng 5/2022.

    Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng chia sẻ, Kế hoạch được bắt đầu triển khai vào thời điểm hết sức khó khăn khi dịch bệnh Covid-19 bất ngờ bùng phát trên toàn thế giới cũng như trong nước và cho đến nay, sau gần hai năm, tình hình dịch bệnh vẫn hết sức phức tạp, tác động trầm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội và ảnh hưởng ngay lập tức đến di cư quốc tế.

    bao ve nguoi di cu 1
    Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng cho rằng, việc thúc đẩy di cư hợp pháp trong tình hình dịch bệnh hiện nay vẫn là điều không dễ dàng. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

    Mặc dù một số quốc gia đã chuyển dịch sang xu thế mở cửa, trong đó có Việt Nam với chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, nhưng việc thúc đẩy di cư hợp pháp trong tình hình dịch bệnh hiện nay vẫn là điều không dễ dàng.

    Trong khi đó, hoạt động di cư qua các kênh không chính thức, đưa người di cư trái phép, mua bán người qua biên giới vẫn diễn ra dưới các hình thức tinh vi và phức tạp, tạo nhiều thách thức trong công tác quản lý cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của người di cư.

    Đánh giá kết quả triển khai trong suốt gần hai năm qua, Thứ trưởng Tô Anh Dũng khẳng định các bộ, cơ quan, địa phương cơ bản đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện trên cơ sở Kế hoạch riêng của mình dù còn nhiều khó khăn về điều kiện và nguồn lực, đóng góp rất quan trọng vào thành tựu tổng thể của Việt Nam trong triển khai Thỏa thuận GCM.

    Đồng thời, Thứ trưởng cũng đề nghị Hội nghị đánh giá đầy đủ nỗ lực, kết quả của Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp cần thiết để tăng cường hơn nữa việc triển khai Thỏa thuận GCM, qua đó cùng với Bộ Ngoại giao hoàn thiện Báo cáo quốc gia của Việt Nam tại Diễn đàn IMRF.

    Chia sẻ với phát biểu của Thứ trưởng Tô Anh Dũng, bà Park Mi-Hyung, Trưởng Phái đoàn đại diện Tổ chức Di cư quốc tế cho rằng dịch bệnh Covid-19 đặt ra khó khăn cho rất nhiều bên liên quan, đặc biệt là đối với người di cư: họ bị mắc kẹt ở nước gốc, nước quá cảnh và nước tiếp nhận, đồng thời cũng là một trong nhóm dễ bị tổn thương, do vậy, các quốc gia cần phải tăng cường nỗ lực để bảo đảm di cư diễn ra một cách an toàn, hợp pháp và người di cư được hỗ trợ, bảo vệ kịp thời.

    bao ve nguoi di cu 1
    Bà Park Mi-Hyung, Trưởng Phái đoàn đại diện Tổ chức Di cư quốc tế cho rằng dịch bệnh Covid-19 đặt ra khó khăn cho rất nhiều bên liên quan, đặc biệt là đối với người di cư. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

    Bà Park Mi-Hyung đánh giá cao sự đóng góp tích cực của Việt Nam trong quá trình xây dựng, thông qua Thỏa thuận GCM, cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn và trật tự, đồng thời mong muốn Hội nghị tiếp tục rà soát, cập nhật kết quả triển khai, xác định các thách thức và lĩnh vực cần phải hoàn thiện trong thời gian tới để chuẩn bị tham gia Diễn đàn IMRF vào tháng 5/2022 tới đây.

    Hội nghị gồm 2 phiên chính, tập trung vào các nội dung: cập nhật tình hình di cư của công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài trong giai đoạn 2020-2021, rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM, giới thiệu Báo cáo của Việt Nam về rà soát tự nguyện kết quả triển khai Thỏa thuận GCM tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương; trao đổi các giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận GCM. Đại diện Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Tổ chức Di cư quốc tế trình bày tại Hội nghị.

    Sau hơn 3 tiếng trao đổi, Hội nghị đã rà soát cụ thể tình hình triển khai Thỏa thuận GCM trong năm 2021 cũng như những tiến triển đã đạt được kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch. Các đại biểu cũng đã nêu một số vấn đề Việt Nam cần quan tâm thúc đẩy (tăng cường công tác phối hợp, đẩy mạnh thống kê, tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền của người di cư, đặc biệt là phụ nữ,...), đóng góp tích cực đối với phương hướng triển khai trong thời gian tới nhằm triển khai một cách toàn diện, hiệu quả các nhiệm vụ của Kế hoạch.

    Đây là cơ sở quan trọng để Bộ Ngoại giao tiếp tục rà soát, đánh giá việc triển khai, nghiên cứu, đề xuất những giải pháp phù hợp, bổ sung, hoàn thiện Báo cáo quốc gia tại Diễn đàn IMRF 2022.

    Theo baoquocte

  • Các số liệu cho thấy lực lượng tuần duyên Vương quốc Anh đã cùng lúc giải cứu 80 người di cư khỏi eo biển Anh trong năm kỷ lục về các vụ vượt biển.

    Theo dữ liệu mới được công bố, lực lượng tuần duyên đã hỗ trợ hàng nghìn người cố gắng vượt biển trong năm nay. Người di cư phải đối mặt với nguy hiểm khi cố gắng vượt qua một trong những tuyến đường nhộn nhịp nhất thế giới bằng những chiếc thuyền nhỏ, phao và xuồng.

    Cuộc giải cứu lớn nhất trong 3 năm tính đến mùa hè này được ghi nhận khi 80 người được đưa vào đất liền vào ngày 19 tháng 7 năm 2021.

    Sự cố đã xảy ra trên biển Manche, giữa Dungeness ở Kent và cảng cá Boulogne-sur-Mer của Pháp, theo dữ liệu mới được công bố theo Đạo luật Tự do Thông tin.

    Đây là vụ việc có số người được giải cứu cao nhất kể từ tháng 11 năm 2018 - ngày đầu tiên trong dữ liệu được công bố. Vài tuần trước đó, vào ngày 8 tháng 7, lực lượng tuần duyên đã hỗ trợ 71 người sau một cuộc gọi đến lãnh hải của Pháp.

    Vị trí được đưa ra là ở Biển Bắc, cách Dunkirk vài dặm về phía bắc. Lực lượng tuần duyên cũng được điều động sau báo động về 62 người trên biển Manche giữa Eastbourne và thị trấn ven biển Le Touquet vào ngày 28 tháng 6.

    Tính đến ngày 26 tháng 7, tổng cộng, 9,062 người đã được giải cứu trong năm 2021. Con số này nhiều hơn tổng số của cả năm 2020 là 8,334.

    21immigrants1Những người di cư được đưa vào cảng Dover trên thuyền cứu hộ của Lực lượng Biên phòng vào tháng 11 năm 2021

    Ông Enver Solomon - Giám đốc điều hành của Hội đồng Người tị nạn, cho biết: "Chúng ta không được quên rằng những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em được Cảnh sát biển cứu sống đã phải chạy trốn khỏi đàn áp, chiến tranh và khủng bố để đến được nơi an toàn ở Vương quốc Anh. Không có các tuyến đường an toàn thay thế, họ không có lựa chọn nào khác ngoài thực hiện những chuyến đi nguy hiểm, vì vậy điều quan trọng là Anh tuân theo những gì mà các Thủ tướng đảng Bảo thủ, kể từ thời kỳ Winston Churchill, đã luôn làm và lắng nghe người tị nạn một cách công bằng trên đất Anh quốc. Tìm cách đẩy họ trở lại, trừng phạt hoặc gửi họ đến một quốc gia khác là tàn nhẫn và đi ngược lại với truyền thống chào đón những người tị nạn cần được bảo vệ của chúng ta".

    Andy Pettit, thuộc nhóm vận động Chống phân biệt chủng tộc, đã hỗ trợ những người xin tị nạn ở Coventry - một thành phố tôn nghiêm và là trung tâm cho những người muốn hòa nhập vào Vương quốc Anh.

    Ông Andy nói: "Nếu không thể đi theo các tuyến đường hợp pháp thông thường, người tị nạn sẽ chuyển sang các tuyến đường bất hợp pháp. Thay vì kìm hãm những kẻ buôn lậu người có tổ chức, Priti Patel đang đẩy người dân vào tay chúng. Người di cư đang chạy trốn tàn dư của nhiều năm chiến tranh, nạn đói và hạn hán và nhiều người đang đến Anh vì có người thân ở đây và có thể giúp họ. Họ không nghĩ tới Vương quốc Anh là một tấm vé dễ dàng".

    Hiện Vương quốc Anh vẫn tiếp nhận một lượng rất nhỏ người tị nạn. Dịch vụ 999 thuộc của Cơ quan Hàng hải và Cảnh sát biển, hoạt động để ngăn chặn thiệt hại về nhân mạng và trên biển.

    Dòng người qua biển Manche đã khiến Bộ trưởng Nội vụ đổ lỗi cho EU về “cuộc khủng hoảng di cư hàng loạt”. Phát biểu trong chuyến đi đến Mỹ, bà Patel nói: "Đừng quên vấn đề thực sự đối với dòng người di cư bất hợp pháp là EU không có biện pháp bảo vệ biên giới".

    Bà Patel cũng cho biết đã nhận được sự đảm bảo từ chính phủ Pháp rằng họ sẽ sử dụng nhiều công nghệ hơn để theo dõi đường bờ biển phía bắc.

    21immigrantsMảnh vỡ thuyền nhỏ trên bãi biển ở Wimereux gần Calais 

    Số lượng người di cư đã đạt mức cao kỷ lục trong năm nay. Con số này bao gồm 1,185 người vượt biển vào thứ Năm tuần trước - con số lớn nhất trong một ngày. Nhìn chung, hơn 24,500 người đã vượt biển trong năm 2021, tăng mạnh so với mức 8,420 của cả năm 2020.

    Người phát ngôn của Cảnh sát biển cho biết: “Chúng tôi cam kết bảo vệ nhân mạng trên các vùng biển và ven biển của đất nước. Chúng tôi không thường xuyên đi vào vùng biển của Pháp trừ khi được Pháp yêu cầu hỗ trợ tìm kiếm và cứu nạn, nhưng thường được thông báo về các tàu có khả năng đi vào vùng biển của Vương quốc Anh. Nếu một tàu trong vùng biển của Vương quốc Anh cần hỗ trợ tìm kiếm và cứu nạn, chúng tôi sẽ ứng phó và giải cứu những người gặp nguy hiểm. Chúng tôi chỉ quan tâm đến việc bảo toàn tính mạng, giải cứu người gặp nạn và đưa họ trở lại bờ an toàn. Sau đó, họ sẽ được bàn giao cho các cơ quan chức năng hoặc dịch vụ khẩn cấp có liên quan".

    Người phát ngôn nói thêm các địa điểm xảy ra sự cố được ghi lại không nhất thiết là nơi Cảnh sát biển can thiệp. Bộ Nội vụ khẳng định đang làm việc với Pháp và ngăn chặn được 19,000 vụ vượt biên, dẫn đến 17 hoạt động buôn lậu bị triệt phá.

    Ông Dan O’Mahoney, Chỉ huy Đe doạ trên biển, cho biết: “Chúng ta đang đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư toàn cầu và số lượng người đến các bờ biển của Vương quốc Anh là không thể chấp nhận được. Chúng ta phải hợp tác chặt chẽ với các đối tác châu Âu và quốc tế, nhắm vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức tàn nhẫn đằng sau những vụ vượt biển chết người".

    "Chúng tôi hoan nghênh cam kết của Chính phủ Pháp trong việc đẩy mạnh hành động ngăn chặn vượt biên, bao gồm tăng cường giám sát, chia sẻ thông tin tình báo và triển khai các hoạt động tiền tuyến. Kế hoạch Nhập cư Mới sẽ sửa chữa hệ thống tị nạn, phá vỡ mô hình kinh doanh chết người của những kẻ buôn lậu và ngăn ngừa thiệt hại về nhân mạng".

    Viethome (Theo Metro)

  • Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak ngày 12/11 cho biết, một đội lính công binh Anh đã được điều đến Ba Lan để giúp nước này củng cố biên giới với Belarus.

    Ông Blaszczak viết trên trang Twitter: "Hoạt động trinh sát đã bắt đầu... binh sĩ của chúng ta sẽ hợp tác với Anh để củng cố hàng rào ở biên giới Ba Lan-Belarus”.

    Theo thông tin của Bộ Quốc phòng Ba Lan, các binh sĩ Anh đang xác định các hoạt động cụ thể để hỗ trợ Ba Lan trong cuộc khủng hoảng người di cư. Theo đó, hướng hành động của quân đội Anh là “thể hiện của sự đoàn kết với đồng minh”.

    Quân đội Ba Lan cho biết, đến nay đã xây dựng hơn 180 km hàng rào trên biên giới với Belarus để ngăn người di cư từ Trung Đông và nhấn mạnh hàng rào này "ngăn cản hiệu quả các nỗ lực bất hợp pháp để vượt biên giới”.

    Vuong quoc anh doan ket voi ba lan 3
    Lực lượng an ninh Ba Lan canh gác ở biên giới với Belarus. Ảnh: AP

    Nguồn cơn cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Ba Lan - Belarus

    Liên minh châu Âu (EU) cáo buộc Belarus hỗ trợ người tị nạn vượt biên bất hợp pháp vào Ba Lan để trả đũa các lệnh trừng phạt của EU. Tổng thống Belarus - Alexander Lukashenko phủ nhận cáo buộc này.

    Phía sau cuộc khủng hoảng

    Mỹ và EU đã tăng cường các lệnh trừng phạt lên chính quyền Tổng thống Lukashenko sau sự cố hồi tháng 5, khi Minsk yêu cầu một máy bay chở khách của hãng hàng không Ryanair (Ireland) phải hạ cánh khẩn cấp để bắt giữ một nhà hoạt động đối lập.

    Tổng thống Lukashenko đáp trả bằng cách tuyên bố sẽ không tuân thủ thỏa thuận ngăn chặn di cư bất hợp pháp, với lý do các lệnh trừng phạt của EU đã tước đi của Minsk các khoản tiền cần thiết để chặn dòng người di cư. Máy bay chở người di cư từ Iraq, Syria cũng nhiều quốc gia Trung Đông khác bắt đầu đổ về Belarus. Và họ nhanh chóng tìm đến biên giới Belarus với Ba Lan, Litva, Latvia.

    Vuong quoc anh doan ket voi ba lan
    Người tị nạn tập trung ở biên giới Ba Lan - Belarus. Ảnh: AP

    EU cáo buộc Tổng thống Lukashenko tận dụng dòng người di cư để chống lại 27 quốc gia của khối này, trả đũa các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, ông Lukashenko phủ nhận việc khuyến khích dòng người di cư, và cho rằng EU đang vi phạm quyền của người di cư bằng cách từ chối tạo cho họ một hành lang đi lại an toàn.

    Đại diện Mátxcơva – đồng minh thân cận của Belarus – cho biết cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu đã kéo dài nhiều năm, một phần do châu Âu và các nước đồng minh khác như Mỹ can thiệp vào công việc của các quốc gia có chủ quyền. Mátxcơva viện dẫn sự sụp đổ của nhà nước Iraq, “Mùa xuân Ả Rập”, chiến dịch của NATO chống lại Libya…

    Đồng quan điểm, Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Vladimir Makei cho biết những người tị nạn – phần lớn là người Kurd – “đều đến từ các quốc gia có vấn đề, đã trải qua sự can thiệp của phương Tây”.

    Belarus cảnh báo cuộc khủng hoảng có thể leo thang thành một cuộc đối đầu quân sự, trong khi Litva, Estonia và Latvia cho rằng Belarus là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh châu Âu.

    Phản ứng của EU

    Vài tháng gần đây, các nhóm nhỏ người xin tị nạn đã cố gắng lẻn vào Litva, Ba Lan và Latvia trong đêm bằng những con đường rừng cách xa các khu vực đông dân cư. Tuần này, các nhóm người tị nạn với quy mô hàng nghìn người đã tụ tập công khai tại biên giới Ba Lan, với hy vọng được vào Tây Âu.

    Để đối phó, Ba Lan đã triển khai cảnh sát chống bạo động và các lực lượng khác để hỗ trợ lực lượng biên phòng. Số quân nhân Ba Lan tập trung ở biên giới với Belarus đã lên tới 15.000 người.

    Tại Litva, tình trạng khẩn cấp đã được ban bố và áp dụng từ đêm 9/11 ở khu vực biên giới với Belarus, nơi tập trung nhiều trại tị nạn. Ukraine – dù không phải là thành viên EU – cũng tuyên bố sẽ triển khai thêm 8.500 quân nhân tới biên giới với Belarus để đề phòng tình hình trở nên phức tạp.

    Dự kiến, các quan chức EU sẽ thảo luận về các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Belarus. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết khối sẽ xem xét khả năng chi tiền cho việc cải tạo hệ thống bảo vệ ở biên giới.

    Dưới sức ép từ phương Tây, ngày 12/11, hãng hàng không Belavia (Belarus) tuyên bố sẽ tạm dừng vận chuyển công dân Iraq, Syria và Yemen trên các chuyến bay từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Minsk để tránh làm trầm trọng thêm tình hình.

    Theo Tiền Phong

  • Theo nhận định của tờ Le Monde (Pháp), sau khi làn sóng di cư được nối lại, các bài học về lao động thiết yếu và người nhập cư có tay nghề cao trong giai đoạn này sẽ rất hữu ích.

    Khi các đường biên giới bị đóng cửa, các máy bay nằm “chết” trên mặt đất và tàu thuyền không thể rời bến, khi các nền kinh tế gần như ngừng hoạt động và các cơ quan công quyền cấp giấy phép cư trú không làm việc, đi lại trở nên rất khó khăn.

    Sự sụt giảm kỷ lục các dòng di cư sang phương Tây được ghi nhận trong năm đầu tiên của đại dịch Covid-19, cùng với tỷ lệ tử vong gia tăng, tỷ lệ sinh giảm và các chỉ số kinh tế lao dốc.

    Theo nhận xét của Giáo sư François Héran, chuyên gia về vấn đề di cư và xã hội tại Collège de France, đây là "một sự gián đoạn lớn". Thế giới luôn chuyển động của thế kỷ XXI, với động lực di cư gia tăng trong 10 năm qua, đột nhiên bị "đóng băng".

    Năm 2020, số người nhập cư vào các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tập hợp các nền kinh tế tiên tiến, đã giảm một nửa so với năm 2019.

    Ông Jean-Christophe Dumont, người đứng đầu bộ phận di cư quốc tế tại OECD, đề cập một "cú sốc lịch sử, với những thay đổi đáng kể tùy thuộc vào từng quốc gia".

    Tại Mỹ, nơi hiệu ứng Covid-19 kết hợp với hiệu ứng Donnald Trump đã đem đến sự tác động rất mạnh: tất cả các kênh nhập cư đã bị đóng cửa, ngoại trừ những lao động nông nghiệp thời vụ.

    Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đóng cửa tất cả. Các quốc gia dựa vào nhập cư như Canada và Australia đã ghi nhận tỷ lệ nhập cư giảm lần lượt 45% và 70%.

    Để bù đắp tác động tiêu cực này đối với nền kinh tế của mình, Ottawa đã khởi động một chương trình tuyển dụng 400.000 người nhập cư trong năm 2021, và dự kiến mức độ tương tự - điều chưa từng xảy ra trước đây - vào các năm 2022 và 2023.

    bien dong nguoi di cu

    Tỷ lệ này cũng đáng chú ý ở các nước châu Âu. Tại Pháp, nhập cư vì lý do kinh tế đã giảm 30%, số sinh viên nước ngoài giảm 20%, việc cấp thị thực du lịch giảm 80%, số đơn xin tị nạn giảm 40%.

    Bên ngoài OECD, các nước vùng Vịnh, nơi đón nhận khoảng 5 triệu người nhập cư từ châu Á, đã phải chịu tác động kép của đại dịch và giá dầu giảm do hoạt động toàn cầu chậm lại.

    Hiện tượng này chắc chắn có tác động tiêu cực đến các quốc gia có nhiều gia đình sống bằng thu nhập do người di cư gửi về.

    Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo mức chuyển giao tài chính từ những lao động này về quê hương trong năm nay giảm từ 11% đến 20%. Đối với những người tị nạn, việc di chuyển của họ cũng bị cản trở.

    Vậy sự biến động di cư này cho chúng ta biết điều gì?

    Theo ông Jean-Christophe Dumont, ở các nước giàu có, nhiều lĩnh vực không thể hoạt động nếu không có lao động nhập cư.

    Số lao động này được đánh giá là "thiết yếu" từ các mùa vụ thu hoạch nông nghiệp cho đến các khu vực bệnh viện, đặc biệt trong khối OECD, nơi 1/4 nhân viên đến từ nơi khác.

    Đặc biệt, Anh đã gia hạn thị thực cho lao động nhập cư trong lĩnh vực y tế cho đến cuối năm 2021.

    Theo các chuyên gia, ngoài cuộc khủng hoảng y tế, cuộc khủng hoảng kinh tế liên quan đến đại dịch, sau năm 2021, sẽ ảnh hưởng lâu dài đến dòng người di cư, như cuộc khủng hoảng 2007-2008 đã ảnh hưởng lớn đến di cư nội khối châu Âu.

    Một bài học khác từ đại dịch cần theo dõi chặt chẽ liên quan đến vấn đề người nhập cư có tay nghề cao. Trước thời Covid-19, nhu cầu đối với những lao động này rất cao, và trình độ học vấn của những người di cư đang được cải thiện.

    Tuy nhiên, đại dịch đã cho thấy hệ thống làm việc từ xa có thể được mở rộng. Sự phát triển này chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả đối với sự di chuyển của nhóm dân cư có trình độ cao.

    Sinh viên, kỹ sư, nhà nghiên cứu, chuyên gia y tế hàng đầu… các quốc gia giàu có đang cạnh tranh khốc liệt để có được những “chất xám” này.

    Tác động của đại dịch đối với phương thức làm việc từ xa có thể làm thay đổi sâu sắc các điều kiện tuyển dụng cũng như tổ chức giáo dục đại học.

    Ông Jean-Christophe Dumont đưa ra nhiều câu hỏi về triển vọng này: có nên cấp giấy phép cư trú để làm việc từ xa không? Tình trạng thuế của những lao động nhập cư có trình độ cao nhưng làm việc từ xa sẽ như thế nào?

    Chiến dịch tiêm chủng trên diện rộng cũng sẽ ảnh hưởng đến việc nối lại các dòng người di cư.

    Tuy nhiên, một xu hướng từng xuất hiện trên thế giới trước đây đã khẳng định rõ ràng: khi tình trạng giảm sinh tăng cao sau đại dịch, đến một thời điểm nào đó, nhập cư sẽ trở thành cần thiết hơn bao giờ hết đối với dân số già ở các nước giàu.

    Theo baoquocte

  • Hầu hết số người này đến từ Haiti và hy vọng đến Mỹ, nhưng họ lại bị bỏ rơi trong một container ở biên giới giáp Honduras.

    Người dân địa phương đã báo với chính quyền sau khi nghe tiếng la hét phát ra từ bên trong container trên một xe rơ-moóc bị bỏ trên đoạn đường nằm giữa hai thị trấn Nueva Concepcion và Cocales, phía nam Guatemala. Cảnh sát nhanh chóng có mặt tại hiện trường để điều tra.

    "Chúng tôi nghe thấy tiếng la khóc và đập cửa từ bên trong container. Chúng tôi đã mở nó ra và phát hiện 126 người không có giấy tờ, gồm 106 người Haiti, 11 người Nepal và 9 người Ghana", báo DW dẫn lời phát ngôn viên cảnh sát Jorge Aguilar cho biết.

    Nhóm người này hy vọng tới được Mexico rồi sang Mỹ, nhưng những kẻ đưa lậu người đã bỏ mặc họ.

    hang tram nguoi di cu trong container khoa chat

    Cảnh sát đã cung cấp sự trợ giúp ban đầu rồi đưa các nạn nhân tới một điểm trú ẩn do Viện Di cư Guatemala quản lý. Sau đó, họ sẽ được đưa tới biên giới Honduras và được trao cho các nhà chức trách vì đây là nơi họ tiến vào Guatemala.

    Do bất ổn chính trị, động đất và lụt lội, nhiều người Haiti đã liều mạng tìm cách vượt biên sang Mỹ để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Nhiều người đã thiệt mạng trước khi đến được "miền đất hứa. Phía Mỹ cũng đã trục xuất hàng nghìn người trở lại Haiti.

    Mexico: Giải cứu 800 người di cư trong 6 container đông lạnh

    Khoảng 22h ngày 7/10, nhà chức trách Mexico đã phát hiện 3 xe kéo đang vận chuyển trái phép 6 container đông lạnh tại bang Tamaulipas, phía Đông Bắc Mexico.

    Sau khi tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng đã tìm thấy hơn 800 người di cư chủ yếu đến từ Honduras, El Salvador và Guatemala, tất cả đều không có giấy tờ hợp lệ. Trong khi đó, các lái xe đã bỏ trốn.

    Nhiều nguồn tin chính thức xác nhận đoàn người trên đang hướng đến bang Monterrey, thuộc miền Đông Bắc Mexico, với hy vọng vào lãnh thổ Mỹ thông qua cửa khẩu biên giới ở Del Río, bang Texas.

    Sau khi được các nhân viên Viện Di trú Quốc gia Mexico (INM) tiếp nhận, số người di cư nói trên đã được đưa về Viện Kiểm sát Thành phố Victoria để điều tra tình trạng nhập cư.

    Trước đó, hôm 17/9 vừa qua, nhà chức trách Mexico đã chặn một nhóm gồm ít nhất 550 người di cư Haiti tại một trạm kiểm soát quân sự trên đường cao tốc Victoria-Reynosa/Matamoros, gần thành phố San Fernando, cũng thuộc bang Tamaulipas.

    Theo Baoquocte