• Tính đến nay đã có tổng cộng 10 đối tượng bị buộc tội liên quan đến thảm kịch 27 người di cư chết đuối tại eo biển Anh, trong đó có 5 đối tượng đang bị giam giữ với tội danh ngộ sát.

    27 nguoi chet o eo bien anh
    Người di cư được lực lượng chức năng Pháp giải cứu tại eo biển Anh và đưa về cảng Calais, miền Bắc nước này, ngày 18/10/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

    Ngày 1/7, cơ quan công tố Pháp đã buộc tội 9 đối tượng có liên quan đến vụ 27 người di cư chết đuối tại eo biển Manche hồi tháng 11/2021, trong đó có 1 người Việt Nam.

    Như vậy, tính đến nay đã có tổng cộng 10 đối tượng bị buộc tội liên quan đến thảm kịch này, trong đó có 5 đối tượng đang bị giam giữ với tội danh ngộ sát.

    Đây là thảm kịch tồi tệ nhất xảy ra tại eo biển Manche kể từ năm 2018 - thời điểm eo biển này trở thành tuyến đường vượt biên chính của người di cư từ châu Phi, Trung Đông và châu Âu đang tìm cách di chuyển từ Pháp tới Anh.

    Có 27 người là công dân Iraq, Afghanistan, Ethiopia,… thiệt mạng trong thảm kịch này. Các nạn nhân nằm trong độ tuổi từ 7 đến 47. Chỉ có hai người sống sót. Liên quan đến vụ việc này, cơ quan chức năng Pháp đã bắt giữ tổng cộng 15 nghi can, sau đó đã phóng thích 5 đối tượng không có bất cứ buộc tội nào.

    Trong phiên tòa ngày 29/6, cơ quan công tố đã buộc tội một đối tượng. Các tội danh mà 10 đối tượng phải đối mặt gồm ngộ sát, gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác, buôn người...

    Bài liên quan: 1 người Việt thiệt mạng trong vụ lật xuồng khiến 27 người chết ở eo biển Manche

    Liên quan đến vụ lật thuyền khiến 27 người chết đuối tại eo biển Manche nối Pháp với Anh ngày 24/11 vừa qua, Viện Công tố thành phố Paris Pháp ngày 16/12 công bố đã xác định được nạn nhân cuối cùng mang quốc tịch Việt Nam.

    Trong thông cáo đưa ra, Viện công tố thành phố Paris không công bố danh tính nhưng cho biết nạn nhân là nam giới, 29 tuổi và có thời gian sống trong các lều trại của người di cư dọc bờ biển phía Bắc nước Pháp.

    Nạn nhân người Việt Nam là 1 trong 27 người xấu số đã thiệt mạng khi chiếc thuyền hơi chở họ bị lật trên đường di chuyển từ Pháp sang Anh ngày 24/11 vừa qua.

    1 nguoi viet thiet mang trong vu lat xuong 27 nguoi chet
    Hình ảnh hàng chục người ra khơi trong cùng ngày 24/11

    26 nạn nhân còn lại được xác định mang nhiều quốc tịch khác nhau như Iraq, Iran, Ethiopia, Somalia, Afghanistan và Ai Cập, trong đó có 7 phụ nữ và 2 trẻ em. Chỉ có hai người sống sót nhờ sự can thiệp của lực lượng bảo vệ biển của Pháp.

    Trước đó, chiều tối ngày 24/11 vừa qua, cảnh sát Pháp đã phát hiện một vụ lật thuyền chở khoảng 30 người tại eo biển Manche, ngoài khơi phía Bắc nước Pháp khiến 27 người thiệt mạng. Đây được xem là vụ lật thuyền khiến người di cư thiệt mạng nhiều nhất từ trước đến nay tại eo biển Manche và gây chấn động châu Âu. Đến nay, cảnh sát Pháp đã bắt giữ 5 người bị tình nghi tổ chức đường dây đưa người di cư bất hợp pháp.  

    Giới chức hai nước Pháp và Anh đã chì trích lẫn nhau về trách nhiệm kiểm soát dòng người di cư qua eo biển Manche sau khi xảy ra thảm kịch. Được biết, eo biển Manche là một đoạn eo biển dài thuộc Đại Tây Dương xen giữa đảo Anh và bờ biển phía Bắc của Pháp, liền với Bắc Hải và dòng chảy rất mạnh. Những chiếc thuyền nhỏ quá tải thường khó trụ nổi trước tác động của sóng.

    Bài liên quan: Cảnh sát Anh, Pháp bị tố không cứu người trong vụ 27 nạn nhân chìm xuồng

    Người sống sót sau thảm kịch chìm xuồng chở ở eo biển Manche nói những người di cư gọi điện cho cả cảnh sát Anh, Pháp nhưng bị phớt lờ.

    "Chúng tôi đã gọi cảnh sát Anh, họ không giúp chúng tôi. Chúng tôi gọi cho cảnh sát Pháp thì họ bảo: 'Mọi người đang trong lãnh thổ Anh'", Mohammed Ibrahim Zada, 21 tuổi, một trong hai người sống sót sau thảm kịch, hôm 28/11 cho biết.

    Theo Zada, 33 người di cư lên xuồng cao su, nhưng nó bắt đầu bị ngấm nước gần như ngay lúc hành trình bắt đầu từ bờ biển Pháp đêm 23/11. Họ "chiến đấu với tử thần" suốt nhiều giờ, bám vào xác xuồng để trôi nổi trong đêm.

    "Trên xuồng có các gia đình và tôi nhớ có một đứa trẻ khoảng 3-4 tuổi. Chúng tôi nắm tay nhau và mọi việc vẫn ổn cho đến bình minh. Sau đó, hầu hết mọi người đều chết. Cả đêm không ai chết nhưng đến rạng sáng, nhiều người buông tay khỏi những gì còn lại của chiếc xuồng và ra đi", anh nói thêm.

    Các thi thể được tìm thấy trôi nổi trên eo biển Manche 12 giờ sau khi khởi hành, cách bờ biển vài km trong vùng biển của Pháp. Một ngư dân Pháp đã phát tín hiệu khẩn cấp sau khi phát hiện thi thể.

    canh sat phot lo 27 nan nhan vu chim xuong
    Xác chiếc xuồng bơm hơi chở người di cư trôi dạt trên biển sau thảm kịch khiến 27 người chết ở eo biển Manche hôm 24/11. Ảnh: Sky.

    Zada nói rằng anh cố vượt biên đến Anh để kiếm tiền gửi về quê nhà chữa bệnh cho em gái. Theo thanh niên này, tính mạng anh hiện gặp nguy hiểm vì những bằng chứng anh có thể giao cho cảnh sát. "Những kẻ buôn người đe dọa tôi. Họ nói sẽ giết tôi nếu bắt được", anh cho hay.

    Khi nước bắt đầu rò vào xuồng, nhóm người di cư thấy tàu lớn đi qua nhưng quyết định không vẫy tay cầu cứu vì vẫn hy vọng có thể đến được Anh.

    Zada, người lao động đến từ vùng người Kurd ở Iran, đã khóc khi nhận ra bức ảnh chụp một gia đình trên truyền hình. Anh khẳng định họ đã đi xuồng cùng anh khi vượt eo biển.

    Một tuần trước thảm kịch, gia đình Rzgar, đến từ vùng tự trị của người Kurd ở Iraq, nói về ước mơ bắt đầu cuộc sống mới ở Anh, khi trả lời phỏng vấn tại trại di cư tạm bợ ở Dunkirk, Pháp. Thành viên nhỏ tuổi nhất của gia đình là Hasta Rzgar, 7 tuổi.

    Anh trai của bé là Mubin Rzgar, 16 tuổi, bày tỏ khao khát được học ở Anh. Hadya Rzgar, 22 tuổi, và em trai Twana Rzgar, 19 tuổi, cũng có mặt trên xuồng và được cho là đã thiệt mạng cùng người mẹ Kazhal Hama Salih.

    Mubin tiết lộ có họ hàng ở Birmingham và cố đến Anh để có cuộc sống tốt đẹp hơn. "Nước Pháp cũng tốt, nhưng mẹ cháu không thích Pháp. Ngôn ngữ khó quá. Tiếng Anh dễ hơn và chúng cháu cũng có họ hàng ở Birmingham", Mubin nói.

    Hadya, học nghệ thuật tại trường đại học ở quê nhà, nói rằng ở Iraq họ không có tiền, trong khi cuộc sống ở Anh rất tốt. Cô mong muốn trở thành nghệ sĩ hoặc diễn viên sau khi đã ổn định ở Anh.

    Người cha, vốn là cảnh sát, không tham gia hành trình đến châu Âu cùng vợ con vì bận công việc."Vợ con tôi khăng khăng muốn đi nên tôi đồng ý sẽ tham gia nếu họ đến được. Nếu không, họ có thể quay lại. Tôi chưa bao giờ biết việc đó mạo hiểm. Vợ con tôi lên xuồng, sau đó, tôi không nhận được tin gì nữa", ông nói, thêm rằng lần liên lạc cuối cùng giữa họ vào 22h ngày 23/11.

    Theo Telegraph, người mẹ và những đứa con lớn trong gia đình Rzgar tham gia nhóm chat với một kẻ bị cáo buộc buôn người, hiện đã trốn sang Italy. Họ thảo luận về khoản tiền 2.500 bảng Anh (hơn 3.300 USD) cho mỗi thành viên gia đình muốn vượt biên đến Anh bằng xuồng bơm hơi.

    Tổng cộng 10 người, đều là người Kurd, tham gia nhóm chat này. Tất cả họ được cho là đã chết trong thảm kịch.

    27 người được xác nhận đã chết khi chiếc xuồng chìm ở eo biển Manche sáng 24/11 và 4 người khác vẫn mất tích. Giới chức Pháp đang nỗ lực xác định danh tính 27 thi thể. Họ cho biết có thể mất một tuần nữa danh tính các nạn nhân mới được công bố. Xét nghiệm ADN sẽ được thực hiện và đối chiếu chéo với các thành viên trong gia đình.

    Quãng đường vượt biển từ Pháp tới Anh chỉ dài 33 km, nhưng là một trong những vùng biển nhộn nhịp và nguy hiểm nhất thế giới, khiến nó được coi là "eo biển tử thần" với người di cư. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người mạo hiểm vượt qua nó để tới được nước Anh. Người nhiều tiền dùng xuồng bơm hơi, trong khi người không có tiền dùng ván chèo, thuyền kayak hoặc phao cao su.

    Bài liên quan: Cuộc gọi cuối cùng của nạn nhân vụ 27 người chìm xuồng 

    Lại thêm 40 người tị nạn đổ bộ đến Anh bất chấp hàng chục người vừa chết

    Kẻ buôn người bắn vào đầu gối thanh niên không chịu lên xuồng

    Theo Vietnamplus / Viethome

  • Một tổ chức nhân đạo kiện cảnh sát biển Pháp và Anh tội ngộ sát vì không giúp đỡ người di cư trong vụ lật xuồng ở eo biển Manche.

    Phòng công tố Paris hôm nay thông báo nhận được đơn kiện từ tổ chức nhân đạo Utopia 56 của Pháp, trong đó cáo buộc cảnh sát biển Manche và Biển Bắc, Trung tâm điều hành giám sát khu vực và cứu hộ Gris-Nez ở Pas-de-Calais của Pháp và cảnh sát biển bờ biển Anh đã không ngăn chặn thảm kịch 27 người di cư chết đuối.

    anh bi kien vi vu 27 nguoi chet
    Cảnh sát tuần tra bãi biển Wimereux ở miền bắc nước Pháp ngày 20/12. Ảnh: AFP

    Utopia 56 cho biết "dự định điều tra xác định trách nhiệm của các cơ quan cứu hộ Pháp và Anh" trong thảm kịch này, đồng thời khẳng định các nạn nhân đã bị bỏ rơi dù cơ quan cứu hộ Anh và Pháp nhận được thông báo. Nikolai Posner, phát ngôn viên Utopia 56, thêm rằng tổ chức này khởi kiện nhằm "nhắc nhở các chính phủ rằng cần xem xét lại chính sách biên giới".

    Các bên bị kiện chưa bình luận. Giới chức Anh và Pháp từng tranh cãi xem bên nào phải chịu trách nhiệm và cần làm gì trong tương lai để ngăn thảm kịch tái diễn.

    Xuồng cao su chở 34 người nhập cư bị lật khi cố vượt eo biển Manche hôm 24/11, khiến 27 người thiệt mạng, trong đó có một người Việt.

    Hai người sống sót kể rằng đã gọi cho lực lượng cứu hộ khi xuồng bị xì hơi nhưng bị phớt lờ. Theo đó, giới chức Anh tuyên bố xuồng đang trong vùng biển Pháp, còn Pháp nói ngược lại. Thông tin cũng được gia đình các nạn nhân xác nhận.

    Eo biển Manche từ Pháp tới Anh chỉ rộng 33 km nhưng là một trong những vùng biển nhộn nhịp và nguy hiểm nhất thế giới, khiến nó được coi là "eo biển tử thần" với người di cư.

    Ngày càng nhiều người mạo hiểm vượt qua nó để tới được nước Anh, bất chấp hiểm nguy rình rập với hy vọng xin tị nạn hoặc tìm được cơ hội đổi đời ở Anh. Các nhóm buôn người thường dùng xuồng cao su gắn động cơ để đưa người di cư vượt eo biển. Số vụ vượt biên trong năm nay đã tăng gấp ba lần so với năm 2020.

    Bài liên quan: Cảnh sát Anh, Pháp bị tố không cứu người trong vụ 27 nạn nhân chìm xuồng

    Tin nhắn cuối của người đàn ông Nghệ An tử vong trên eo biển Manche

    Kế hoạch ''vô nhân đạo'' của Priti Patel bị chính nhân viên UKBA chống đối

    Kẻ buôn người bắn vào đầu gối thanh niên không chịu lên xuồng

    VnExpress (theo AP)

  • * Bài viết thể thiện văn phong và quan điểm riêng của cựu đạo diễn Song Chi, người hiện sống ở thành phố Leeds, miền Bắc nước Anh.

    Thảm kịch 27 người chết đuối ngoài khơi Calais do thuyền bị đắm khi tìm cách vượt biển vào Anh hôm 24/11, trong đó có phụ nữ, bà bầu và trẻ em, một lần nữa, lại làm rúng động lương tâm thế giới về nạn buôn lậu người, nạn nhập cư lậu và bi kịch của những người sẵn sàng liều chết rời bỏ quê hương ra đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn ớ nước khác.

    Từ nhiều năm nay, các nước châu Âu đã phải đối phó với tình trạng nhập cư lậu, trong đó vương quốc Anh được nhiều di dân bất chấp hiểm nguy tìm đến. Dùng thuyền nhỏ, thuyền cao su vượt qua eo biển hẹp English Channel (trong tiếng Pháp là La Manche), giữa Anh và Pháp, là một trong những cách mà những kẻ buôn lậu người sử dụng để đưa người nhập cư lậu vào nước Anh.

    Còn đối với người Việt, thảm kịch này gợi nhớ lại thảm kịch hai năm trước, với 39 đồng bào người Việt chết trong chiếc container đông lạnh tại một khu công nghiệp ở Grays, hạt Essex, London, vào ngày 23/10/2019, cũng đang trong hành trình tìm cách nhập cư bất hợp pháp vào nước Anh.

    nguoi viet tim moi cach o lai anh
    Một phụ nữ người Việt mang thai được cứu trợ ở Calais, Pháp sau khi chiếc xuồng chở 60 người gặp nạn trên biển khi tìm đường vượt sang Anh, tháng 4/2021.

    Nhập cư lậu và buôn người - câu chuyện cũ đã hàng chục năm nay

    Ngoài con đường "xuất khẩu lao động", sau này, người lao động Việt lại lũ lượt rủ nhau tìm đường đi lao động "chui". Các tổ chức buôn lậu người trong đó có cả người Việt tham gia hoặc cầm đầu, ngày càng hoạt động tinh vi, mức độ quy mô, với những đường dây nối dài từ Nga hay Trung Quốc sang các nước châu Âu.

    Từ năm bảy năm trước, nước Anh và thế giới đã được biết đến những câu chuyện bi thảm về "người rơm" (người nhập cư lậu), những con người đã phải trải qua những hành trình dài gian khổ, nguy hiểm rồi ăn chực nằm chờ ở trong những khu rừng của thành phố cảng Calais, Pháp trước khi tìm đường vào nước Anh. Chính phủ Pháp đã cố gắng càn quét, dẹp sạch khu vực này vào tháng 10/2016 nhưng cho đến bây giờ, vẫn có những lán trại người Việt và người nước khác tìm cách nhập cư lậu vào Anh ở đây.

    Sau thảm kịch chết trong container, người Việt vẫn tiếp tục tìm đường nhập cư lậu vào Anh. Tờ Telegraph hồi tháng 8/2021 có bài "Vietnamese migrants fueling record rises in Channel crossing" ("Người Việt di cư góp phần đẩy tỷ lệ người vượt Kênh cao kỷ lục"). Sau vụ 39 người chết, các tuyến đường quen thuộc bị kiểm soát gắt gao hơn, các băng nhóm người Việt có mạng lưới buôn người mở rộng khắp châu Âu được cho là đã chuyển từ xe tải sang các chuyến hành trình bằng ô tô nhằm tránh bị phát hiện, hoặc cho người nhập cư lậu đi bằng thuyền bơm hơi.

    Số liệu của Hội đồng di dân Anh cho biết, trong top 10 quốc gia có số người đến Anh bằng thuyền nhỏ từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2021, Việt Nam đứng thứ 5 - sau Iran, Iraq, Sudan, Syria.

    Tại sao nhiều người Việt muốn đến Anh?

    Tôi không rõ lý do của các sắc dân khác khi họ nhất quyết muốn đến Anh, ngay cả khi được Pháp và các quốc gia EU khác cung cấp một nơi an toàn để xin tị nạn, là gì. Nhưng với người Việt, việc lựa chọn Anh ngoài yếu tố ngôn ngữ-tiếng Anh dù khó, vẫn phần nào quen thuộc và tương đối dễ học với người Việt hơn tiếng Pháp, tiếng Đức, các thứ tiếng Đông Âu, Bắc Âu…, thì là vì tìm việc làm chui (cho đồng bào) dễ hơn.

    So với các quốc gia Bắc Âu như Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển… dân số ít-chỉ có chừng 5-8 triệu, thị trường lao động nhỏ, người nhập cư khó tìm việc làm, một phần vì phải vượt qua rào cản ngôn ngữ, phần khác các ngành kinh doanh, dịch vụ tư nhân nhỏ cũng không phát triển, trong khi đó ở Anh dân số khoảng 66-67 triệu, thị trường kinh doanh buôn bán nhỏ tràn lan như nấm (chưa kể thị trường lao động "chui"), người nhập cư dễ tìm việc hơn nhiều.

    Cũng cần phải thấy rằng những quốc gia nào mà cộng đồng người Việt đông đảo, làm ăn nhiều, như Anh, Đức, Ba Lan, Tiệp…thì càng thu hút đồng bào trong nước tìm đến vì họ có thể làm việc cho người Việt, không cần học ngôn ngữ. Không hiếm người sống ở Anh nhiều năm, thậm chí 30 năm, nhưng vẫn không sử dụng được tiếng Anh ở mức độ đơn giản.

    Vì sao nhiều người Việt làm nails và kinh doanh nghề nails ở Anh và nhiều nước khác? Với một người không giỏi ngoại ngữ, làm nails là một nghề không nặng nhọc lại dễ học, dễ làm, không cần phải sử dụng ngôn ngữ nhiều, học bằng thực tế, không cần phần lý thuyết. Trong khi đó nếu học nghề cắt uốn tóc, thời gian kéo dài 1-2 năm, học và thi cả lý thuyết lẫn thực hành. Học trang điểm, massage, hay chăm sóc da, cái gì cũng có phần lý thuyết, thi lấy giấy chứng nhận, hoặc có bằng mới làm được. Không có nhiều chủ người Việt kinh doanh mở tiệm tóc hay làm đẹp, vì nhiều người trong số họ cũng không giỏi tiếng Anh, không "điều khiển" thợ bản xứ được, nên tốt nhất là cứ mở tiệm nails, thuê người Việt.

    Báo chí trong nước từng có những bài viết về "mặt tối" của thị trường làm móng tay của người Việt ở Anh, rằng thợ Việt bị trả lương rất thấp, vài chục bảng một tuần, sống chen chúc trong những căn nhà chật hẹp, lao động 6 ngày/tuần, mỗi ngày có khi 10 tiếng, như nô lệ. Những cảnh tượng đó nếu có chắc là hiếm, xin khẳng định là người Việt làm nails ở Anh kiếm sống rất khá.

    Một thợ nails người Việt tùy theo tay nghề, kinh nghiệm sẽ được trả từ £1,800-£2,800, thậm chí £3,000/tháng, trước thuế. Mức lương này phải nói là quá cao, nếu so với nhiều người có bằng đại học, đi làm công chức, cũng chỉ chừng £1,800-2000/tháng trước thuế.

    Nếu như mặt tốt là vì người Việt nổi tiếng với nghề nails nên các tiệm nails Việt thường là đông khách, nhưng mặt khác, những người kinh doanh cũng biết tìm đủ cách để lách thuế, để có thể có lời. Mà chuyện này thì không chỉ người Việt. Các cộng đồng nhập cư đến từ các quốc gia đang phát triển khác cũng vậy thôi.

    Bên cạnh các tiệm nails người Việt làm ăn hoàn toàn đúng luật, một số tiệm nails và thợ Việt đã nằm trong "tầm ngắm" của cảnh sát Anh và các tổ chức nhân quyền vì họ biết người Việt mở tiệm nails thường tìm nhiều cách để lách thuế và sử dụng một số thợ không có giấy phép lao động ở Anh - những việc mà theo luật Anh là bất hợp pháp và bóc lột sức lao động.

    Nhưng với người Việt, cho dù có phải ở chật chội, làm nhiều giờ, ngày Chủ nhật còn lại chỉ dành để giặt giũ, dọn dẹp và ngủ, thì mức lương đó vẫn là quá tuyệt vời.

    Đó là lý do tại sao nhiều người Việt tìm đến Anh và nhiều quốc gia phát triển có cộng đồng đang ăn nên làm ra khác, bất chấp cái giả phải trả không chỉ là hàng chục ngàn bảng mà có khi còn cả tính mạng! Và cũng không ít trường hợp rơi vào tay bọn buôn người, bị bán vào các trang trại trồng cần sa hoặc buôn bán tình dục ở Anh, điều cũng xảy ra với người Việt nhập cư lậu ở một số quốc gia khác từ Malaysia cho tới Đông Âu.

    Tìm mọi cách để ở lại

    Tìm mọi cách để ra đi, nhiều người Việt mình cũng tìm mọi cách để ở lại Anh và một số nước châu Âu khác. Nếu không đủ điều kiện để ở lại một cách hợp pháp, có người sẽ "chạy" để có thể ở lại một cách hợp pháp. Ví dụ bỏ tiền ra làm giấy tờ kết hôn giả, bỏ tiền ra "thuê" một ông bố có quốc tịch nước ngoài để làm giấy khai sinh cho đứa con sinh ra ở nước ngoài, khai là nạn nhân buôn người để được tỵ nạn nhân đạo, thậm chí khai là nhà hoạt động dân chủ bị nhà nước cộng sản Việt Nam truy lùng, gây khó khăn nên xin tỵ nạn chính trị v.v…

    Ở Anh này chẳng hạn, có nhiều trường hợp các cô gái Việt qua Anh làm việc, chưa có giấy tờ chính thức nhưng vẫn mang bầu, sinh con, được chăm sóc y tế trong điều kiện tốt. Người ta có thể thắc mắc tại sao đang đi làm thuê, đời sống bấp bênh, giấy tờ chưa có mà còn sinh con làm gì cho khổ, sau mới biết nhiều người sinh con xong sẽ tìm cách khai sinh cho con với một người có quốc tịch Anh, để đứa trẻ sinh ra sẽ có quốc tịch Anh. Cứ người này làm trước rồi vẽ đường cho người sau.

    Cô nào sinh con cũng có một kịch bản như nhau, là mẹ đơn thân, ông bố của đứa trẻ chỉ đứng tên, khai nhận con trên khai sinh còn mọi việc là người mẹ phải tự lo nên các nhân viên xã hội lại động lòng trắc ẩn. Mới đây, ngày 14/9, ở Đức, cảnh sát Berlin đã phá được một đường dây "nhận cha giả" cho các phụ nữ VN có thai để họ được quyền lưu trú tại Đức.

    Bài liên quan: Bắt người Việt cầm đầu băng nhóm tổ chức 80 vụ nhận cha con giả mạo

    Một kịch bản giống nhau nữa là khai mình là nạn nhân của một đường dây buôn người. Nhưng một người Việt sống ở Anh lâu năm từng nói với người viết bài này rằng chỉ có khoảng 1% thực sự là nạn nhân buôn người, còn lại toàn tự nguyện bỏ tiền sang đi làm việc "chui", nhưng khai như vậy để xin tỵ nạn nhân đạo.

    Con gái tôi đi làm phiên dịch part-time cho người Việt ở Leeds cũng nói rằng, trong bao nhiêu trường hợp, chỉ có một, hai trường hợp có vẻ là nạn nhân buôn người thật, có dấu hiệu bị đánh đập và kể cả bị ảnh hưởng về sức khỏe, thần kinh.

    Việc khai là nhà hoạt động dân chủ cũng thế, không phải không có một số trường hợp khi ở VN người đó không hề có bất cứ hoạt động gì phản kháng lại nhà cầm quyền, nhưng sau khi đặt chân đến nước khác thì khai là bị nhà nước VN truy cùng giết tận, nếu về là sẽ bị cầm tù, bị giết, đi kèm theo là những bằng chứng ngụy tạo cách này cách khác.

    Có những người lên tiếng chỉ trích những người tìm cách nhập cư lậu, cho rằng họ tham tiền nên mới đi, và họ chưa chắc đã nghèo khổ, bởi nếu nghèo đã không có hàng chục ngàn bảng Anh để trả cho bọn buôn lậu người như thế. Nhưng thật ra chỉ trích như thế cũng không hẳn công bằng. Chẳng ai muốn liều mình ra đi, sống và làm việc vất vả, cực nhọc ở xứ người nếu như có thể sống tốt ở VN. Và số tiền đó thường là họ phải vay mượn lãi suất cao hoặc cầm cố sổ đỏ, bán đất … và đi làm quần quật nhiều năm sau mới trả hết.

    * Bài viết thể thiện văn phong và quan điểm riêng của cựu đạo diễn Song Chi, người hiện sống ở thành phố Leeds, miền Bắc nước Anh.

    Theo BBC Tiếng Việt

  • Trong những cuộc video mà chồng gọi về từ Pháp, chị Thảo không kìm nổi nước mắt khi nhìn thấy cuộc sống tạm bợ, những bữa ăn kham khổ của chồng và những người cùng cảnh ngộ chờ vượt biên qua Anh.

    Gần 1 tháng nay, căn nhà lụp xụp của ông Lê Văn Châu (57 tuổi), ở xóm 6, xã Văn Thành (Yên Thành), luôn chìm trong  u ám. Vài ngày nay, khi cơ quan chức năng đã chính thức xác thực con trai ông - anh Lê Văn Hậu (29 tuổi), là 1 trong 27 người thiệt mạng trong vụ tai nạn chìm xuồng tại eo biển Manche khi vượt biển từ Pháp sang Anh, gia đình đã làm bàn thờ vọng. 

    nguoi dan ong nghe an tu vong trong vu 29 nguoi chet 1

    "Giờ chỉ muốn đưa tro cốt anh ấy về càng sớm càng tốt. Chứ để anh ấy một mình nơi đất khách như thế lại càng thương, lạnh lẽo", người vợ trẻ của anh Hậu, chị Nguyễn Thị Phương Thảo nói. 

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Hậu mang theo hoài bão của tuổi trẻ đi khắp nhiều tỉnh phía Nam để lập nghiệp. Sau nhiều năm không thành công, Hậu quyết định về quê lấy vợ. Đến nay, hai vợ chồng có với nhau 1 cô con gái 4 tuổi. "Chúng nó cưới nhau đã 5 năm rồi. Nhưng vì nhà không có tiền nên chưa xây nhà ra riêng được, vẫn phải ở chung với bố mẹ trong căn nhà cũ kỹ này", bố Hậu, ông Lê Văn Châu nói trong tiếng nấc nghẹn. 

    Vài tháng trước, Hậu quyết định sang châu Âu để làm thuê. Hai vợ chồng sau đó vay mượn gần 300 triệu đồng chi phí. Chị Thảo kể rằng, thông qua một môi giới ở xã Hoa Thành gần đó, anh Hậu đóng tiền cho một công ty ở Hà Nội để làm thủ tục để đi Ba Lan. Ngày 18/11, anh lên máy bay ở Hà Nội để sang Ba Lan.

    nguoi dan ong nghe an tu vong trong vu 29 nguoi chet 1
    Người vợ trẻ kể về những cuộc gọi cuối cùng của chồng. Ảnh: T.H

    "Chỉ mới một tháng trước, gia đình vẫn còn quây quần bên nhau. Làm mâm cơm chúc mừng con lên đường bình an, ai ngờ giờ đã ở bên kia thế giới", ông Châu không kìm nổi nước mắt. 

    Sau khi tới Ba Lan, Hậu gọi điện về cho gia đình và thông báo đang trên đường tới Pháp trong cùng ngày hôm đó. Sau khi tới được Pháp, Hậu thường xuyên gọi video về cho vợ. Trong những cuộc gọi cuối cùng ấy là hình ảnh cuộc sống tạm bợ của những người chờ vượt biên qua Anh. "Họ sống trong những lều bạt chật chội, ăn uống cũng rất kham khổ", chị Thảo kể. 

    nguoi dan ong nghe an tu vong trong vu 29 nguoi chet 1
    Tin nhắn cuối cùng chị nhận được từ chồng. Ảnh: T.H

    Hơn 1h sáng 24/11 (giờ Việt Nam), chị Thảo nhận được tin nhắn từ anh Hậu với nội dung "chồng bắt đầu đi đây". Tuy nhiên, lúc đó chị Thảo đã đi ngủ, chưa kịp trả lời tin nhắn. Sáng ngủ dậy, chị liên tục gọi cho chồng thì đã không còn liên lạc được. 

    Một ngày sau, truyền thông bắt đầu đưa tin vụ chìm xuồng khiến 27 người vượt biên qua Anh thiệt mạng, cả gia đình đã nghĩ đến kịch bản tồi tệ nhất. Những ngày sau đó, gia đình thấp thỏm chờ một cuộc gọi của anh Hậu, nhưng chìm trong vô vọng. Hơn 20 ngày sau, gia đình liên lạc được với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, biết người bị nạn là anh Hậu.

    "Bây giờ gia đình cũng chẳng biết lấy đâu ra tiền để gửi qua Anh lo hỏa táng cho chồng rồi mang tro cốt. Rất mong nhận được sự hỗ trợ của cơ quan chức năng cũng như cộng đồng", chị Thảo nói.

    nguoi dan ong nghe an tu vong trong vu 29 nguoi chet 1
    Gia cảnh của nạn nhân ở quê rất khó khăn. Mẹ Hậu đang chống chọi với ung thư. Ảnh: T.H

    Trước đó, ngày 24/11 đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 1 xuồng cao su bị lật tại khu vực ngoài khơi tỉnh Pas de Calais của Pháp, làm 27 người thiệt mạng. Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ tai nạn, Đại sứ quán Việt Nam đã chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng sở tại để tìm hiểu thông tin, danh tính và quốc tịch các nạn nhân.

    Sau quá trình điều tra và xác minh, ngày 16/12, cảnh sát Pháp thông báo, 1 nạn nhân là công dân Việt Nam, sinh năm 1992, nguyên quán Nghệ An. Nạn nhân là 1 trong 27 người xấu số đã thiệt mạng khi chiếc thuyền hơi chở họ bị lật trên đường di chuyển từ Pháp sang Anh ngày 24/11. 26 nạn nhân còn lại được xác định mang nhiều quốc tịch khác nhau: Iraq, Iran, Ethiopia, Somalia, Afghanistan và Ai Cập, trong đó, có 7 phụ nữ và 2 trẻ em. Chỉ có 2 người sống sót nhờ sự hỗ trợ của lực lượng bảo vệ biển của Pháp.

    Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã liên hệ với gia đình công dân để phối hợp xác minh thông tin, động viên, tìm hiểu nguyện vọng và hướng dẫn các thủ tục cần thiết.

    Theo Báo Nghệ An

  • nguoi viet chet chim o eo bien anh
    Nghĩa trang ở Calais nơi những người di cư được chôn cất. Ảnh: Jonathan Buckmaster

    Ngày 17/12, thông báo của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cho biết, ngày 24/11 (giờ địa phương) đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng khiến một xuồng cao su bị lật tại khu vực ngoài khơi tỉnh Pas de Calais của Pháp, làm 27 người thiệt mạng.

    Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ tai nạn, Đại sứ quán Việt Nam đã chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng sở tại để tìm hiểu thông tin, danh tính và quốc tịch các nạn nhân.

    Sau quá trình điều tra và xác minh, ngày 16/12, cảnh sát Pháp thông báo, một nạn nhân là công dân Việt Nam, sinh năm 1992, nguyên quán Nghệ An.

    Nạn nhân là một trong 27 người xấu số đã thiệt mạng khi chiếc thuyền hơi chở họ bị lật trên đường di chuyển từ Pháp sang Anh ngày 24/11. 26 nạn nhân còn lại được xác định mang nhiều quốc tịch khác nhau như Iraq, Iran, Ethiopia, Somalia, Afghanistan và Ai Cập, trong đó có 7 phụ nữ và 2 trẻ em. Chỉ có hai người sống sót nhờ sự hỗ trợ của lực lượng bảo vệ biển của Pháp.

    Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã liên hệ với gia đình công dân nói trên để phối hợp xác minh thông tin, động viên, tìm hiểu nguyện vọng và hướng dẫn các thủ tục cần thiết.

    Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại, các cơ quan chức năng trong nước hỗ trợ gia đình nạn nhân xử lý các vấn đề hậu sự trong thời gian sớm nhất.

    Giảm giá 1,000 euro để trừ rủi ro tử vong

    Chi phí trung bình cho 1 người vượt 21 dặm biển sang Anh là 3,000 euro. Các băng nhóm buôn người nay đang ra mức giảm giá 1,000 euro xem như chi phí rủi ro tử vong. Cũng bởi mức giá ''khuyến mãi'' này mà sẽ càng nhiều người đánh liều lên xuồng.

    ''Mức giá này vẫn đắt, nhưng tôi vẫn sẽ thử lên xuồng vào một ngày nào đó'', Hassan, người đã trả 2,500 euro để đến bờ biển Pháp cho biết.

    Số người vượt biên trái phép vào EU cao kỷ lục

    Ngày 15/12, Cơ quan bảo vệ biên giới châu Âu (Frontex) thông báo trong tháng 11 vừa qua đã ghi nhận 22.450 trường hợp vượt biên trái phép vào Liên minh châu Âu (EU) trên những tuyến di cư chính.

    Đây là số người vượt biên trái phép cao nhất vào EU trong một tháng kể từ năm 2015.

    Tính cả 11 tháng từ đầu năm 2021, giới chức EU đã bắt giữ hơn 184.000 người di cư tìm cách vượt biên trái phép vào khối này.

    Tuyến đường di cư có tên Biên giới phía Đông đã ghi nhận số trường hợp vượt biên trái phép thấp nhất (7.371 người), nhưng lại có tốc độ tăng theo năm cao nhất so với các tuyến khác (1.099%).

    Tuyến đường này đang chứng kiến cuộc khủng hoảng người di cư tại ở khu vực biên giới giữa các nước thành viên EU và Belarus trong nhiều tháng qua.

    Các tuyến di cư khác được đề cập là tuyến Tây Balkan với gần 8.000 lượt người nhập cư trái phép, tuyến Tây Phi ghi nhận 20.183 người và hơn 100.000 người đi theo tuyến Địa Trung Hải./.

    Theo Tiền Phong

  • Liên quan đến vụ lật thuyền khiến 27 người chết đuối tại eo biển Manche nối Pháp với Anh ngày 24/11 vừa qua, Viện Công tố thành phố Paris Pháp ngày 16/12 công bố đã xác định được nạn nhân cuối cùng mang quốc tịch Việt Nam.

    Trong thông cáo đưa ra, Viện công tố thành phố Paris không công bố danh tính nhưng cho biết nạn nhân là nam giới, 29 tuổi và có thời gian sống trong các lều trại của người di cư dọc bờ biển phía Bắc nước Pháp.

    Nạn nhân người Việt Nam là 1 trong 27 người xấu số đã thiệt mạng khi chiếc thuyền hơi chở họ bị lật trên đường di chuyển từ Pháp sang Anh ngày 24/11 vừa qua.

    1 nguoi viet thiet mang trong vu lat xuong 27 nguoi chet
    Hình ảnh hàng chục người ra khơi trong cùng ngày 24/11

    26 nạn nhân còn lại được xác định mang nhiều quốc tịch khác nhau như Iraq, Iran, Ethiopia, Somalia, Afghanistan và Ai Cập, trong đó có 7 phụ nữ và 2 trẻ em. Chỉ có hai người sống sót nhờ sự can thiệp của lực lượng bảo vệ biển của Pháp.

    Trước đó, chiều tối ngày 24/11 vừa qua, cảnh sát Pháp đã phát hiện một vụ lật thuyền chở khoảng 30 người tại eo biển Manche, ngoài khơi phía Bắc nước Pháp khiến 27 người thiệt mạng. Đây được xem là vụ lật thuyền khiến người di cư thiệt mạng nhiều nhất từ trước đến nay tại eo biển Manche và gây chấn động châu Âu. Đến nay, cảnh sát Pháp đã bắt giữ 5 người bị tình nghi tổ chức đường dây đưa người di cư bất hợp pháp.  

    Giới chức hai nước Pháp và Anh đã chì trích lẫn nhau về trách nhiệm kiểm soát dòng người di cư qua eo biển Manche sau khi xảy ra thảm kịch. Được biết, eo biển Manche là một đoạn eo biển dài thuộc Đại Tây Dương xen giữa đảo Anh và bờ biển phía Bắc của Pháp, liền với Bắc Hải và dòng chảy rất mạnh. Những chiếc thuyền nhỏ quá tải thường khó trụ nổi trước tác động của sóng.

    Bài liên quan: Cảnh sát Anh, Pháp bị tố không cứu người trong vụ 27 nạn nhân chìm xuồng

    Người sống sót sau thảm kịch chìm xuồng chở ở eo biển Manche nói những người di cư gọi điện cho cả cảnh sát Anh, Pháp nhưng bị phớt lờ.

    "Chúng tôi đã gọi cảnh sát Anh, họ không giúp chúng tôi. Chúng tôi gọi cho cảnh sát Pháp thì họ bảo: 'Mọi người đang trong lãnh thổ Anh'", Mohammed Ibrahim Zada, 21 tuổi, một trong hai người sống sót sau thảm kịch, hôm 28/11 cho biết.

    Theo Zada, 33 người di cư lên xuồng cao su, nhưng nó bắt đầu bị ngấm nước gần như ngay lúc hành trình bắt đầu từ bờ biển Pháp đêm 23/11. Họ "chiến đấu với tử thần" suốt nhiều giờ, bám vào xác xuồng để trôi nổi trong đêm.

    "Trên xuồng có các gia đình và tôi nhớ có một đứa trẻ khoảng 3-4 tuổi. Chúng tôi nắm tay nhau và mọi việc vẫn ổn cho đến bình minh. Sau đó, hầu hết mọi người đều chết. Cả đêm không ai chết nhưng đến rạng sáng, nhiều người buông tay khỏi những gì còn lại của chiếc xuồng và ra đi", anh nói thêm.

    Các thi thể được tìm thấy trôi nổi trên eo biển Manche 12 giờ sau khi khởi hành, cách bờ biển vài km trong vùng biển của Pháp. Một ngư dân Pháp đã phát tín hiệu khẩn cấp sau khi phát hiện thi thể.

    canh sat phot lo 27 nan nhan vu chim xuong
    Xác chiếc xuồng bơm hơi chở người di cư trôi dạt trên biển sau thảm kịch khiến 27 người chết ở eo biển Manche hôm 24/11. Ảnh: Sky.

    Zada nói rằng anh cố vượt biên đến Anh để kiếm tiền gửi về quê nhà chữa bệnh cho em gái. Theo thanh niên này, tính mạng anh hiện gặp nguy hiểm vì những bằng chứng anh có thể giao cho cảnh sát. "Những kẻ buôn người đe dọa tôi. Họ nói sẽ giết tôi nếu bắt được", anh cho hay.

    Khi nước bắt đầu rò vào xuồng, nhóm người di cư thấy tàu lớn đi qua nhưng quyết định không vẫy tay cầu cứu vì vẫn hy vọng có thể đến được Anh.

    Zada, người lao động đến từ vùng người Kurd ở Iran, đã khóc khi nhận ra bức ảnh chụp một gia đình trên truyền hình. Anh khẳng định họ đã đi xuồng cùng anh khi vượt eo biển.

    Một tuần trước thảm kịch, gia đình Rzgar, đến từ vùng tự trị của người Kurd ở Iraq, nói về ước mơ bắt đầu cuộc sống mới ở Anh, khi trả lời phỏng vấn tại trại di cư tạm bợ ở Dunkirk, Pháp. Thành viên nhỏ tuổi nhất của gia đình là Hasta Rzgar, 7 tuổi.

    Anh trai của bé là Mubin Rzgar, 16 tuổi, bày tỏ khao khát được học ở Anh. Hadya Rzgar, 22 tuổi, và em trai Twana Rzgar, 19 tuổi, cũng có mặt trên xuồng và được cho là đã thiệt mạng cùng người mẹ Kazhal Hama Salih.

    Mubin tiết lộ có họ hàng ở Birmingham và cố đến Anh để có cuộc sống tốt đẹp hơn. "Nước Pháp cũng tốt, nhưng mẹ cháu không thích Pháp. Ngôn ngữ khó quá. Tiếng Anh dễ hơn và chúng cháu cũng có họ hàng ở Birmingham", Mubin nói.

    Hadya, học nghệ thuật tại trường đại học ở quê nhà, nói rằng ở Iraq họ không có tiền, trong khi cuộc sống ở Anh rất tốt. Cô mong muốn trở thành nghệ sĩ hoặc diễn viên sau khi đã ổn định ở Anh.

    Người cha, vốn là cảnh sát, không tham gia hành trình đến châu Âu cùng vợ con vì bận công việc."Vợ con tôi khăng khăng muốn đi nên tôi đồng ý sẽ tham gia nếu họ đến được. Nếu không, họ có thể quay lại. Tôi chưa bao giờ biết việc đó mạo hiểm. Vợ con tôi lên xuồng, sau đó, tôi không nhận được tin gì nữa", ông nói, thêm rằng lần liên lạc cuối cùng giữa họ vào 22h ngày 23/11.

    Theo Telegraph, người mẹ và những đứa con lớn trong gia đình Rzgar tham gia nhóm chat với một kẻ bị cáo buộc buôn người, hiện đã trốn sang Italy. Họ thảo luận về khoản tiền 2.500 bảng Anh (hơn 3.300 USD) cho mỗi thành viên gia đình muốn vượt biên đến Anh bằng xuồng bơm hơi.

    Tổng cộng 10 người, đều là người Kurd, tham gia nhóm chat này. Tất cả họ được cho là đã chết trong thảm kịch.

    27 người được xác nhận đã chết khi chiếc xuồng chìm ở eo biển Manche sáng 24/11 và 4 người khác vẫn mất tích. Giới chức Pháp đang nỗ lực xác định danh tính 27 thi thể. Họ cho biết có thể mất một tuần nữa danh tính các nạn nhân mới được công bố. Xét nghiệm ADN sẽ được thực hiện và đối chiếu chéo với các thành viên trong gia đình.

    Quãng đường vượt biển từ Pháp tới Anh chỉ dài 33 km, nhưng là một trong những vùng biển nhộn nhịp và nguy hiểm nhất thế giới, khiến nó được coi là "eo biển tử thần" với người di cư. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người mạo hiểm vượt qua nó để tới được nước Anh. Người nhiều tiền dùng xuồng bơm hơi, trong khi người không có tiền dùng ván chèo, thuyền kayak hoặc phao cao su.

    Bài liên quan: Cuộc gọi cuối cùng của nạn nhân vụ 27 người chìm xuồng 

    Lại thêm 40 người tị nạn đổ bộ đến Anh bất chấp hàng chục người vừa chết

    Kẻ buôn người bắn vào đầu gối thanh niên không chịu lên xuồng

  • Người sống sót sau thảm kịch chìm xuồng chở ở eo biển Manche nói những người di cư gọi điện cho cả cảnh sát Anh, Pháp nhưng bị phớt lờ.

    "Chúng tôi đã gọi cảnh sát Anh, họ không giúp chúng tôi. Chúng tôi gọi cho cảnh sát Pháp thì họ bảo: 'Mọi người đang trong lãnh thổ Anh'", Mohammed Ibrahim Zada, 21 tuổi, một trong hai người sống sót sau thảm kịch, hôm 28/11 cho biết.

    Theo Zada, 33 người di cư lên xuồng cao su, nhưng nó bắt đầu bị ngấm nước gần như ngay lúc hành trình bắt đầu từ bờ biển Pháp đêm 23/11. Họ "chiến đấu với tử thần" suốt nhiều giờ, bám vào xác xuồng để trôi nổi trong đêm.

    "Trên xuồng có các gia đình và tôi nhớ có một đứa trẻ khoảng 3-4 tuổi. Chúng tôi nắm tay nhau và mọi việc vẫn ổn cho đến bình minh. Sau đó, hầu hết mọi người đều chết. Cả đêm không ai chết nhưng đến rạng sáng, nhiều người buông tay khỏi những gì còn lại của chiếc xuồng và ra đi", anh nói thêm.

    Các thi thể được tìm thấy trôi nổi trên eo biển Manche 12 giờ sau khi khởi hành, cách bờ biển vài km trong vùng biển của Pháp. Một ngư dân Pháp đã phát tín hiệu khẩn cấp sau khi phát hiện thi thể.

    canh sat phot lo 27 nan nhan vu chim xuong
    Xác chiếc xuồng bơm hơi chở người di cư trôi dạt trên biển sau thảm kịch khiến 27 người chết ở eo biển Manche hôm 24/11. Ảnh: Sky.

    Zada nói rằng anh cố vượt biên đến Anh để kiếm tiền gửi về quê nhà chữa bệnh cho em gái. Theo thanh niên này, tính mạng anh hiện gặp nguy hiểm vì những bằng chứng anh có thể giao cho cảnh sát. "Những kẻ buôn người đe dọa tôi. Họ nói sẽ giết tôi nếu bắt được", anh cho hay.

    Khi nước bắt đầu rò vào xuồng, nhóm người di cư thấy tàu lớn đi qua nhưng quyết định không vẫy tay cầu cứu vì vẫn hy vọng có thể đến được Anh.

    Zada, người lao động đến từ vùng người Kurd ở Iran, đã khóc khi nhận ra bức ảnh chụp một gia đình trên truyền hình. Anh khẳng định họ đã đi xuồng cùng anh khi vượt eo biển.

    Một tuần trước thảm kịch, gia đình Rzgar, đến từ vùng tự trị của người Kurd ở Iraq, nói về ước mơ bắt đầu cuộc sống mới ở Anh, khi trả lời phỏng vấn tại trại di cư tạm bợ ở Dunkirk, Pháp. Thành viên nhỏ tuổi nhất của gia đình là Hasta Rzgar, 7 tuổi.

    Anh trai của bé là Mubin Rzgar, 16 tuổi, bày tỏ khao khát được học ở Anh. Hadya Rzgar, 22 tuổi, và em trai Twana Rzgar, 19 tuổi, cũng có mặt trên xuồng và được cho là đã thiệt mạng cùng người mẹ Kazhal Hama Salih.

    Mubin tiết lộ có họ hàng ở Birmingham và cố đến Anh để có cuộc sống tốt đẹp hơn. "Nước Pháp cũng tốt, nhưng mẹ cháu không thích Pháp. Ngôn ngữ khó quá. Tiếng Anh dễ hơn và chúng cháu cũng có họ hàng ở Birmingham", Mubin nói.

    Hadya, học nghệ thuật tại trường đại học ở quê nhà, nói rằng ở Iraq họ không có tiền, trong khi cuộc sống ở Anh rất tốt. Cô mong muốn trở thành nghệ sĩ hoặc diễn viên sau khi đã ổn định ở Anh.

    Người cha, vốn là cảnh sát, không tham gia hành trình đến châu Âu cùng vợ con vì bận công việc."Vợ con tôi khăng khăng muốn đi nên tôi đồng ý sẽ tham gia nếu họ đến được. Nếu không, họ có thể quay lại. Tôi chưa bao giờ biết việc đó mạo hiểm. Vợ con tôi lên xuồng, sau đó, tôi không nhận được tin gì nữa", ông nói, thêm rằng lần liên lạc cuối cùng giữa họ vào 22h ngày 23/11.

    Theo Telegraph, người mẹ và những đứa con lớn trong gia đình Rzgar tham gia nhóm chat với một kẻ bị cáo buộc buôn người, hiện đã trốn sang Italy. Họ thảo luận về khoản tiền 2.500 bảng Anh (hơn 3.300 USD) cho mỗi thành viên gia đình muốn vượt biên đến Anh bằng xuồng bơm hơi.

    Tổng cộng 10 người, đều là người Kurd, tham gia nhóm chat này. Tất cả họ được cho là đã chết trong thảm kịch.

    27 người được xác nhận đã chết khi chiếc xuồng chìm ở eo biển Manche sáng 24/11 và 4 người khác vẫn mất tích. Giới chức Pháp đang nỗ lực xác định danh tính 27 thi thể. Họ cho biết có thể mất một tuần nữa danh tính các nạn nhân mới được công bố. Xét nghiệm ADN sẽ được thực hiện và đối chiếu chéo với các thành viên trong gia đình.

    Quãng đường vượt biển từ Pháp tới Anh chỉ dài 33 km, nhưng là một trong những vùng biển nhộn nhịp và nguy hiểm nhất thế giới, khiến nó được coi là "eo biển tử thần" với người di cư. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người mạo hiểm vượt qua nó để tới được nước Anh. Người nhiều tiền dùng xuồng bơm hơi, trong khi người không có tiền dùng ván chèo, thuyền kayak hoặc phao cao su.

    VnExpress (theo Telegraph)

  • Bộ trưởng Nội vụ đang chịu nhiều sức ép khi chính nhân viên của bà đoàn kết với nhau để chống lại chính sách xua đuổi người băng qua eo biển.

    Liên đoàn đại diện cho Lực lượng Biên phòng UKBA thông báo họ sẽ tiến hành một thách thức pháp lý chống lại kế hoạch đẩy lùi thuyền di cư của bà Priti Patel. 

    Bị chính nhân viên của mình ngáng chân, đây chắc hẳn sẽ là một cú sốc lớn đối với bà Patel. Hiện bà cũng đang bị các đồng minh Bảo thủ chỉ trích nặng nề vì đã không thể xử lý tốt cuộc khủng hoảng di cư. 

    Liên đoàn Thương mại và Công cộng (Public and Commercial Services union - PCS) đã hợp tác với Care4Calais và một tổ chức khác để tiến hành thách thức pháp lý, nhằm ngăn chặn kế hoạch xua đuổi thuyền của bà Patel. 

    ba pritil patel bi phan doi chinh sach nhap cu

    Sự kiện 27 người chết trên eo biển Manche đang gây sức ép lớn, buộc chính phủ phải cân nhắc kế hoạch xua đuổi những chiếc xuồng yếu ớt quay trở về điểm xuất phát ở Pháp. 

    Ngày hôm nay (29/11) chính phủ sẽ phải đưa ra câu trả lời. Nếu chính quyền vẫn kiên quyết triển khai chính sách này, PCS và các tổ chức từ thiện khác sẽ tiến hành lôi vụ này ra tòa án pháp lý. Các tổ chức Channel Rescue và Freedom from Torture cũng đã tiến hành những thách thức pháp lý riêng lẽ nhằm chống lại đạo luật. 

    Khả năng chiến thắng của một thánh thức pháp lý là dưới 30%, tuy nhiên nếu nhiều bên cùng phối hợp đệ đơn thì chưa biết kết quả sẽ như thế nào.

    Thứ Bảy vừa rồi, bà Patel cảnh báo sự thất bại trong việc hợp tác với EU sẽ khiến nhiều người phải chết trên biển hơn. Bà thề sẽ tiếp tục tiến hành việc xua đuổi tàu thuyền, dù Pháp đã không thèm mời bà đến dự cuộc họp với EU để bàn về cuộc khủng hoảng di cư. 

    Bộ trưởng Nội vụ các nước Pháp, Hà Lan, Bỉ và Ủy ban châu Âu đã gặp nhau vào hôm Chủ Nhật. Tại đây, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Margaritis Schinas tuyên bố nước Anh phải tự giải quyết các vấn đề liên quan đến người di cư sau khi nước này đã rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.

    Phát biểu với báo chí trên đảo Kos ở Tây Nam Hy Lạp nhân sự kiện mở lại một trại tập trung người di cư, ông Margaritis Schinas nói: “Anh đã rời khỏi EU. Nên từ giờ Anh phải tự quyết định việc tổ chức kiểm soát, quản lý biên giới của mình như thế nào. Như tôi nhớ không lầm thì khẩu hiệu chính cho chiến dịch trưng cầu ý dân (về Brexit) là ‘chúng ta giành lại quyền kiểm soát’.”

    Trước đó, ngày 24/11, 27 người di cư, trong đó có 3 trẻ em, đã thiệt mạng trong một vụ lật thuyền trên vùng biển giữa Anh và Pháp. Đây là thảm kịch tồi tệ nhất kể từ khi eo biển Manche trở thành một tuyến đường của người di cư trốn chạy khỏi nghèo đói và xung đột tại Afghanistan, Iraq và nhiều quốc gia khác khi họ tìm cách sang Anh.

    Thảm kịch này đang làm leo thang căng thẳng giữa Anh và Pháp tại thời điểm hai nước vẫn đang bất đồng trong các quy định thương mại và các quyền đánh bắt cá hậu Brexit.

    Căng thẳng lại được "đổ thêm dầu vào lửa" khi Tổng thống Pháp Emanuel Macron nhận được bức thư của Thủ tướng Anh Boris Johnson trong ngày 25/11. Phía Pháp cho rằng nội dung bức thư đổ lỗi cho Paris trong thảm kịch 27 người di cư chết đuối nói trên. Tổng thống Emmanuel Macron chỉ trích Thủ tướng Anh là “thiếu nghiêm túc”.

    Tuy nhiên, Thủ tướng Anh cho biết trong thư, ông nêu 5 bước mà hai nước có thể thực hiện để tránh có thêm người di cư thiệt mạng khi cố tìm cách vượt eo biển Manche, đồng thời đề nghị Pháp tiếp nhận lại tất cả những người di cư đã vượt qua eo biển này.

    Phản ứng với bức thư của ông Johnson, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin đã hủy các cuộc thảo luận với người đồng cấp Anh Priti Patel được lên lịch vào ngày hôm nay (28/11) và thông báo Bộ trưởng Nội vụ Anh không còn được mời tham dự cuộc họp với các bộ trưởng EU khác.

    Trả lời phỏng vấn BBC News, Bộ trưởng Giao thông Anh Grant Shapps nhấn mạnh không quốc gia nào có thể đơn phương giải quyết vấn đề người di cư bất hợp pháp, do đó London hy vọng Paris cân nhắc lại việc hủy lời mời Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel tham dự một cuộc họp trên.

    Viethome (theo Guardian)

  • nguoi di cu chen chuc ra di
    Hình ảnh những người di cư chen chúc ra đi.

    Vào tháng 11/2021, một kẻ buôn người độc ác đã bắn vào 2 đầu gối của người thanh niên sau khi anh này từ chối lên một chiếc xuồng đến Anh. Sự việc xảy ra sau vụ 27 người chết cho chìm xuồng trên eo biển Manche.

    Những tình nguyện viên ở trại tập trung Calais đã lao đến cấp cứu cho nạn nhân 20 tuổi, người đang mất máu nghiêm trọng. Các nhân viên y tế đã nhanh chóng đưa thanh niên anh đến bệnh viện điều trị, trong khi kẻ gây án đã tẩu thoát.

    Được biết, gã buôn người đã nổi cơn điên khi người thanh niên không chịu lên xuồng. Hắn sợ mình sắp tuột mất những ''đồng tiền dễ kiếm''. Những kẻ buôn người trên eo biển Anh thường chỉ nhận được đủ tiền khi người di cư đã tới Anh an toàn. 

    Lãnh đạo vùng đất tự trị của người Kurd tại Iraq, ông Masrour Barzani, đã bày tỏ lòng tiếc thương khi nghe tin về 27 nạn nhân vụ chìm xuồng trên biển Anh. Khu vực này đang rầm rộ trào lưu di cư. Người ta ra đi vì thất nghiệp, không có bất kì cơ hội nào và chính quyền thì tham nhũng nghiêm trọng.

    Một sinh viên vừa tốt nghiệp tại một đại học ở thành phố Sulaymaniyah (thuộc khu tự trị người Kurd) cho biết: ''Tôi phải đi. Nếu ở lại tôi sẽ bị nhấn chìm trong nợ nần''. 

    Nếu tìm hiểu thông tin hình ảnh về thành phố Sulaymaniyah trên Youtube, chúng ta dễ thấy đây là một thành phố khá phát triển. Vậy tại sao những người này lại bất chấp ra đi. Họ nói rằng họ bị bót lột, bị đàn áp, chèn ép. Nhưng thực tế không hề có.

    Hầu hết những người ra đi là do bị bọn buôn người (hay gọi là đại lý du lịch) dụ dỗ. Lãnh đạo Masrour Barzani nói những người này liều lĩnh đếu châu Âu không phải vì tuyệt vọng.

    Ông nói: ''Họ bỏ đi không phải vì bị áp lực gì cả. Họ không hề bị chèn ép hay áp bức gì, họ tự do đi lại và họ muốn đi theo ý thích. Họ rời khỏi đất nước bằng các con đường chính thống như máy bay. Họ muốn đến châu Âu để tìm kiếm cơ hội, nhưng đó không phải là một chuyến bay vì tuyệt vọng. Tôi muốn thế giới biết rằng những người Kurd trở thành di dân tới châu Âu vì họ muốn nhìn thấy cơ hội từ một thế giới khác. Nhưng bất khi nào muốn quay về, họ đều có thể tự do trở về''.

    Vậy những gì người di cư nói về một quê nhà bị chèn áp, áp bức và nô lệ...đều là giả dối ư? Họ ra đi vì kinh tế nhưng mọi cái xấu đều đổ lên đầu quê hương của mình. Họ đã lựa chọn một hành trình nguy hiểm, không ai ép họ bước vào hành trình đó. Nhưng việc mưu cầu kinh tế của họ đã khiến xã hội của các nước châu Âu, đặc biệt là Anh, trở nên xáo trộn nghiêm trọng. 

    Bài liên quan: Vụ 27 người chết trên eo biển Anh, trong đó có 1 người Việt

    Viethome (theo Metro)

  • Một người di cư sợ xuồng chìm đã gọi điện nói với bạn: ''Không được, động cơ rất yếu... Tôi không biết có đến được đó không''.

    Mohammad Aziz, 31 tuổi, vẫn còn mất tích sau khi hoảng loạn gọi điện cho người bạn của mình, Peshraw Aziz. Khoảng 1 tiếng sau đó thì xuồng chìm. Peshraw Aziz đã kể với Daily Mail từ trại di cư ở Calais: ''Anh ấy sợ xuồng sẽ chìm. Anh ấy hối hận vì đã lên xuồng để thử vậy may về một cuộc sống mới. Anh ấy nói rằng không ổn, động cơ xuồng rất yếu. Anh ấy không tin mình có thể đến nơi an toàn''.

    Trong khi đó, những người di cư ở trại Calais cũng đang lo lắng cho tính mạng của 4 thanh thiếu niên người Afghanistan đã mất tích từ sau thảm họa hôm 24/11. Riaz Mohammed 12 tuổi, người anh họ Share Mohammed 17 tuổi cùng 2 thanh niên Palowan 16 tuổi và Shinai 15 tuổi, nằm trong số những người cố gắng vượt biển hôm thứ Tư. Vẫn chưa có ai liên lạc được với 4 thanh thiếu niên này. 

    cuoc goi cuoi cung cua 27 nan nhan chim xuong
    Riaz Mohammed, 12 tuổi, và người anh họ Share Mohammed, 17 tuổi, mặc áo phao trước khi leo lên chiếc xuồng chết chóc. 

    Người đàn ông mất vợ trên chiếc xuồng định mệnh

    Một người nhập cư Kurdish đã rất háo hức chờ đợi vợ mình đến Anh. Thế nhưng giờ anh đang lo sợ vợ là một trong số 27 nạn nhân của vụ chìm xuồng.

    Người đàn ông cho biết anh đã theo dõi hành trình của vợ mình bằng ứng dụng định vị GPS. Tuy nhiên tín hiệu đột ngột biến mất. Người đàn ông giấu tên nói với Daily Telegraph: ''Tôi liên tục liên lạc với vợ và theo dõi hành trình của cô ấy qua GPS. Khoảng 4 giờ 18 phút sau khi cô ấy lên xuồng, tôi nghĩ họ đang ở giữa biển khơi, thì tôi đột ngột mất liên lạc với cô ấy''.

    Anh đã liên tục nói chuyện với vợ qua điện thoại. Vợ anh bảo có khoảng 30 người chen chúc trên xuồng, trong đó có 1 bé gái 9 tuổi. Chủ yếu là người Afghan và một số phụ nữ Kurd. 

    Khi nghe tin về vụ lật xuồng, anh đã gọi điện cho bọn buôn người. Tuy nhiên, bọn họ chỉ trả lời rằng không thể liên lạc với bất cứ ai từng lên xuồng. 

    Biển chưa bao giờ yên bình

    Hôm qua, một người cứu hộ tình nguyện tên Charles Devos đã hỗ trợ vớt 6 thi thể lên bờ. Anh miêu tả hiện trường như một bộ phim thảm họa: ''Giống như phim Titanic vậy. Họ bị sóng quăng quật trên biển rồi chìm xuống nước, không có gì bám víu hay chống đỡ được. Thật tiếc là chúng tôi chỉ vớt được xác chứ không cứu được người sống''.

    Anh nói thêm: ''Tôi nhìn thấy chiếc xuồng đã hoàn toàn xì hơi, một chút hơi còn sót lại giúp nó nổi trên mặt nước. Có phải do nắp van khí bị lỏng hay nó đã va phải một vật thể nào? Tôi nghĩ nguyên nhân thuyền lật là do quá tải.''

    ''Đừng quên rằng, bạn nhìn mặt biển và thấy nó thật yên bình. Nhưng biển không bao giờ yên bình, nó luôn luôn nhấp nhô. Tôi không biết có trẻ em hay không, nhưng chúng tôi vớt được xác một phụ nữ mang thai và một nam thanh niên khoảng 18-20 tuổi''. 

    2 người duy nhất sống sót trong thảm kịch (1 người Iraq và 1 Somali) nói với cảnh sát Pháp rằng chiếc xuồng đã đụng phải một tàu chở hàng container, khiến cho lớp thân bằng vỏ cao su bị thủng và làm xuồng chìm. 

    Đội cứu hộ bờ biển Pháp đã thực hiện cuộc gọi khẩn cấp sau khi phát hiện một chiếc xuồng trôi nổi cách bờ biển Calais khoảng 7 dặm (11km). Một tấm ảnh chụp được cho thấy chiếc xuồng bé tẹo yếu ớt chẳng khác gì bể bơi phao ở nhà. 

    Cảnh sát Pháp chưa công bố danh tính những nạn nhân tử vong. Hôm qua họ cho biết trên xuồng có những người Kurd từ miền mắc Iraq và người Afghanistan, Iran. Tất cả đã từng tá túc ở trại Calais, ngủ ở ga tàu trước cái đêm lên xuồng. Họ đã trốn gần một kênh đào. 

    Một người nhập cư ở trại, anh Hassan 30 tuổi đến từ Kabul, từng bị từ chối tị nạn ở Anh vào tháng 7/2012 nhưng giờ lại muốn thử lần nữa. Anh nói: ''Hai người bạn của tôi là Palowan và Shinai đã lên chiếc xuồng đó. Ngày hôm trước, họ gửi cho tôi 2 tin nhắn vào buổi sáng và buổi tối, bảo tôi đi với họ. Người Afghan chúng tôi gọi chuyện vượt biển là The Game, họ giục tôi Come on The Game nhưng tôi chưa đi. Giờ tôi vẫn chưa nhận được tin tức gì của họ. Tôi nghĩ họ chết cả rồi. Nhưng tôi vẫn sẽ thử (vượt biên). Họ đã thử vượt biển rất nhiều lần. England quá gần chúng tôi không thể bỏ lở''.

    Một nữ bác sĩ đã bật khóc khi tiếp nhận những cái xác tại kho hàng Quai Paul ở Calais. Không nạn nhân nào mang hộ chiếu hay bất kì giấy tờ tùy thân nào. Đây là thủ thuật mà người di cư dùng để tránh bị trục xuất về quê hương. Cũng vì thế mà sẽ mất rất lâu mới xác định được danh tính 27 nạn nhân này. 

    Viethome (theo DailyMail)

  • 27 nguoi chet eo bien anh 10
    Hình ảnh còn lại của chiếc xuồng hơi. Ảnh: Sky News

    Trong vụ lật xuồng ngày 24/11/2021 trên eo biển Anh, thông tin cập nhật cho thấy có 27 người đã tử vong. Trong đó có 17 nam giới, 7 phụ nữ (bao gồm 1 thai phụ) và 3 trẻ em. Thông tin trước đó cho rằng có 31 người tử vong là sai.

    Hôm qua đã có 4 người bị bắt vì tình nghi buôn người. Đến sáng nay, cảnh sát cho biết đã có thêm 1 người nữa bị bắt. Đây là vụ thiệt hại nhân mạng lớn nhất trên eo biển Anh từ khi Tổ chức Di cư Thế giới (IOM) bắt đầu ghi nhận dữ liệu vào năm 2014.

    Hiện tại, Trưởng đội cứu hộ cho rằng nguyên nhân khiến xuồng lật úp có thể là do nó đã va phải một tàu chở hàng. Tàu chở hàng container được xem là "bẫy tử thần trên biển". 

    27 nguoi chet tren eo bien anh
    Chiếc xuồng có khả năng đã va phải một tàu hàng container. Ảnh: Stefan Rousseau/PA Wire

    Anh Bernard Barron, chủ tịch Dịch vụ cứu hộ SNSM ở Calais, nói rằng chiếc xuồng này chỉ chở được tối đa 10 người và đã hoàn toàn xẹp hơi khi được tìm thấy.

    Chỉ 2 người sống sót trong thảm họa, đó là một người Somali và một người Iraqi Kurd. Cả hai đều trong tình trạng hạ thân nhiệt và đã được đội ngũ y tế chăm sóc. 

    Công tố viên khu vực đang tiến hành điều tra vụ việc theo dạng ngộ sát nghiêm trọng. Công tác khám nghiệm tử thi sẽ được tiến hành tại thành phối Lille (pháp) trong vài ngày tới.  

    Hiện tại Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đồng ý là hai nước cần gia tăng hợp tác để ngăn chặn dòng người vượt biển. 

    Kỷ lục người di cư đến Anh

    Vào hôm 11/11, đã có tới 1,185 người vượt biển tới Dover, trong đó có rất nhiều trẻ em. Lực lượng biên phòng bận rộn túi bụi để đưa những người này trở lại cảng Kent.

    Dù ngày hôm qua 24/11 đã có 27 người chết, nhưng ngay sau đó những chiếc xuồng vẫn tấp nập tới Anh bất chấp điều kiện thời tiết. Một số chiếc xuồng chở 40-60 người đã đến Anh an toàn trong ngày 25/11.

    Những người di cư đã tạo một gánh nặng khủng khiếp lên hệ thống tị nạn ở Anh. Hệ thống tị nạn của Anh đang hỗn loạn với kỷ lục 55,000 đơn xin tị nạn tồn đọng có thời gian chờ ba năm. Cứ mỗi tháng, sẽ có thêm 100 người di cư được ghi nhận phải đợi ba năm nhưng chưa được xử lý yêu cầu xin tị nạn.

    Hàng ngàn người khác vẫn ở lại Vương quốc Anh nhưng bị từ chối quy chế tị nạn vì bộ phận nhập cư không biết họ đến từ đâu. Nhiều người tiêu hủy giấy tờ của họ trước khi đến, tạo ra khó khăn cho các quan chức trong quá trình trục xuất.

    Tuần trước, có thông tin chỉ 5 trong số hơn 23,000 người vượt biển trong năm nay bị trả về châu Âu. Số người đã sử dụng hết các con đường kháng nghị và đang chờ bị trục xuất hiện ở mức 39,510, tăng 68% so với năm 2015.

    Bài liên quan: Lại thêm 40 người tị nạn đổ bộ đến Anh bất chấp hàng chục người vừa chết

    Viethome (theo Metro)

  • nguoi di cu khong ngung toi anh 1
    Những người cập bến Dover sáng nay được cho chăn mền để giữ ấm. Ảnh: PA/EPA

    Khoảng 40 người tị nạn đã được đội cứu hộ Dover đưa lên bờ vào sáng nay trong cái lạnh cắt da cắt thịt. Họ đã vượt qua tầm quan sát của cảnh sát Pháp để giông xuồng ra khơi, mặc dù hôm trước đó vừa mới có 27 người chết chìm.

    (Đính chính: Thông tin vào hôm 24/11 Metro cho hay là 31 người chết, nhưng tin tức sáng nay (25/11) các báo đều đính chính có 27 người chết chứ không phải 31).

    Trong số những người tử vong có 3 trẻ em, 17 nam giới và 7 phụ nữ, 1 trong số này đang mang thai. Chiếc xuồng ghe chở những người này đã lật úp gần cảng Calais.

    Hành trình vượt biển vô cùng nguy hiểm, vì bọn buôn người thường nhồi nhét những người tị nạn lên những chiếc xuồng bé xíu yếu ớt nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Biết thế nhưng những con người đang chạy trốn chiến tranh và đàn áp ở quê nhà vẫn sẵn sàng chấp nhận hiểm nguy, kể cả 40 người này.

    40 người được chia ra trên 2 chiếc xuồng ghe và đã bị phía Anh chặn lại vào sáng nay. Tất cả được đưa lên cảng Dover bằng tàu cứu hộ vào khoảng 5h sáng ngày 25/11. Chăn mền được cấp phát để giúp họ chống lại cái lạnh và gió rét.

    nguoi di cu khong ngung toi anh 1
    Dù hôm qua đã có thông tin về 27 người chết, nhưng những người tị nạn này vẫn không chùn bước. Ảnh: PA

    nguoi di cu khong ngung toi anh 1
    Lực lượng cứu hộ bờ biển RNLI đã cứu 2 chiếc xuồng và đưa người tị nạn lên bờ an toàn. Ảnh: PA

    nguoi di cu khong ngung toi anh 1
    Người di cư bỏ lại chiếc xuồng hư hỏng và túi ngủ trên bãi biển Wimereux, Pháp. Ảnh: EPA

    nguoi di cu khong ngung toi anh 1
    Nhiều người được cứu ở eo biển Anh vào sáng nay. Ảnh: Reuters

    Tại Pháp, một nhóm khác có ý định ra khơi đã bị chính quyền bắt giữ ngay khi họ còn đang ngồi trên xe buýt và xe lửa tại Calais. Tuy nhiên căng thẳng giữa Anh và người hàng xóm vẫn không ngừng tăng. 

    Thủ tướng Boris Johnson khẩn thiết yêu cầu Pháp phải làm nhiều hơn để ngăn chặn người di cư. Ông đề nghị đội tuần tra hai nước kết hợp với nhau và chặn người di cư ngay tại bờ biển Pháp. Yêu cầu này đã được đề xuất trước đây, nhưng bị Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phớt lờ. Sau đó chính phủ Anh đã phải đề xuất chi cho Pháp 54 triệu bảng để tăng cường an ninh ở Calais giai đoạn 2021-22. 

    nguoi di cu khong ngung toi anh 1
    Người di cư được đưa lên xe buýt sau khi nói chuyện với Lực lượng biên phòng (Ảnh: Reuters)

    nguoi di cu khong ngung toi anh 1
    Pháp báo cáo rằng có 31,500 người di cư đã rời Pháp đến Anh từ đầu năm đến nay (Ảnh: AFP/Getty Images)

    Tuy nhiên Pháp lại cho rằng đất nước Anh là một thị trường lao động quá béo bở đối với người di cư. Bộ trưởng Nội vụ Pháp, ông Gerald Darmanin, nói rằng những người di cư được bọn buôn người hứa hẹn về ''một thiên đường ở England''. 

    Ông nói: ''Đó là vì nước Anh quá hấp dẫn, bao gồm cả thị trường lao động. Ai cũng biết có tới 1.2 triệu người nhập cư đang sống bất hợp pháp tại Anh. Giới kinh doanh Anh sử dụng họ để tạo ra những thứ cho chính người Anh tiêu thụ''.

    Ông nói rằng bọn buôn người ta tội phạm trục lợi trên sự thống khổ của người khác, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em: "Hôm qua đã có 27 người chết, bao gồm cả phụ nữ mang thai và trẻ em. Họ đã mất hàng ngàn euro và giờ mất cả mạng sống vì lời hứa về một thiên đường ở England''. Phía Pháp muốn Anh tìm cách giảm bớt sức hấp dẫn về kinh tế đối với người di cư.

    Nghị sĩ Calais, ông Pierre-Henri Dumont cho rằng Tổng thống Macron phải từ chối lời đề nghị hợp tác của Anh. Ông nói: ''Chuyện đó chẳng giải quyết được cái gì cả. Phải có hàng ngàn binh lính Anh tới đây thì mới giải quyết được. Đó là vấn đề chủ quyền. Tôi chắc người Anh cũng sẽ không chấp nhận nếu quân đội Pháp tuần hành trên bờ biển của mình''.

    Viethome (theo Metro)

  • Hàng chục người đã tử nạn trong vụ chìm xuồng trên eo biển Manche khi họ cố gắng vượt biển đến Vương quốc Anh vào ngày thứ Tư, 24/11/2021.

    Những người di cư đã chen chúc trên chiếc xuồng ghe đi từ Calais, 31 người đã tử vong bao gồm 5 phụ nữ và 1 bé gái. Đây được cho là vụ tai nạn nghiêm trọng nhất theo hình thức vượt biên đến Anh bằng đường biển.

    Ông Boris Johnson đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp Cobra để thảo luận về tình hình này. Thủ tướng cho biết ông rất sốc và đau buồn. 

    Bộ trưởng Nội vụ Pháp, ông Gerald Darmanin, nói trong cuộc họp báo rằng chiếc xuồng bị chìm là do nó quá yếu, yếu giống như một chiếc xuồng nhỏ mà người ta thường dùng chơi đùa ở hồ bơi trong vườn.

    Thông tin cho hay có khoảng 34 người trên xuồng. Chính quyền đã tìm được 31 thi thể, 2 người sống sót, 1 người mất tích. Nguyên nhân do thuyền bị lật úp. Phía Pháp đã bắt giữ 4 kẻ tình nghi buôn người.

    truc vot nguoi di cu
    Tàu cứu hộ làm việc thâu đêm để trục vớt thi thể.

    Ông Gerald Darmanin bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc tới tai nạn thương tâm này. Bản chất của việc tổ chức đưa người trên những hành trình như thế này là một tội ác nghiêm trọng. 

    Một ngư dân đã báo động cho đội cứu hộ sau khi nhìn thấy các thi thể nổi trên mặt biển vào lúc 2h chiều ngày 24/11. Một nhiệm vụ cứu hộ ngay lập tức được tiến hành để trục vớt thi thể và cứu người, 2 người được cứu trong tình trạng bất tỉnh. 

    Nghị sĩ Dover, bà Natalie Elphicke, nói: ''Đây là một tấn bi kịch. Đó là lý do chúng ta phải ngăn chặn họ ngay tại điểm xuất phát thay vì để họ đánh cược mạng sống ngoài khơi. Mùa đông đang đến, biển thường động dữ dội, nước lạnh ngắt, tính mạng con người càng trở nên mong manh''.

    Thị trưởng London, ông Sadiq Khan nói: ''Đây là một tấn bi kịch. Không ai phải liều mạng như vậy. Những người tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp, họ cần một hành trình an toàn hơn. Chính phủ Anh và Pháp cần phải có giải pháp an toàn dành cho họ''.

    Nguồn tin từ cảnh sát cho hay: ''Một nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ đang được tiến hành ở ngoài khơi bờ biển Calais, Pháp. Tôi nghĩ nhiều người đã chết đuối ngay khi xuồng chìm''. Hải quân Pháp và đội cứu hộ bờ biển cùng trực thăng đều tham gia tìm kiếm. 

    Bộ trưởng Pháp, ông Jean Castex, nói vụ chìm xuồng là một bi kịch: ''Trái tim tôi hướng về những người bị thương, mất tích, các nạn nhân của bọn buôn người đã trục lợi trên nổi tuyệt vọng của người khác''. 

    Nghị sĩ Calais, ông Pierre-Henri Dumont, nói: ''Cả Pháp và Anh nên ngừng tranh cãi và nhanh chóng tìm ra giải pháp. Eo biển Manche giờ đây đang trở thành một Địa Trung Hải mới, nó chẳng khác gì một nấm mồ giữa biển khơi. 

    Bài liên quan: Địa Trung Hải trở thành nghĩa địa trên biển đối với người di cư

    Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel cho rằng dự Luật Quốc tịch và Biên giới (Nationality and Borders Bill) của bà sẽ ngăn chặn người di cư cố tình vượt biển. Bà bày tỏ sự cảm thông đến những gia đình có người thân vừa mất mạng và nói: ''Kế hoạch nhập cư mới của Chính phủ sẽ khắc phục sự yếu kém của hệ thống tị nạn hiện nay, dập tắt những yếu tố khuyến khích người di cư đến Anh bằng mọi giá. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với Pháp và các nước châu Âu để chấm dứt tình trạng vượt biên nguy hiểm này''.

    31 nguoi chet tren eo bien anh 1
    Một nhóm khoảng 40 người di cư vác xuồng hơi chuẩn bị vượt biển từ Pháp hôm 24/11/2021. Ảnh: Reuters/Getty

    nguoi di cu xuat phat tu phap 1
    Nhóm người này cầu nguyện khi chuẩn bị ra khơi. Có một xe cảnh sát Pháp chứng kiến cảnh này nhưng không làm gì để ngăn chặn.

    nguoi di cu xuat phat tu phap 1
    Có rất nhiều trẻ em trong số 40 người lên xuồng. Đây không phải là chiếc xuống gặp nạn. Thảm kịch xảy ra vài tiếng sau đó với một chiếc xuồng chở 34 người khác.

    Ông Mike Adamson, Giám đốc điều hành Hội chữ thập đỏ Anh, cho biết: ''Sự kiện hôm nay khiến người ta vô cùng đau đớn. Những cái chết đến quá nhanh khi trước đó đã có một số người khác tử vong cũng trên hành trình này. Chúng tôi xin gửi lời tiếc thương đến gia đình các nạn nhân, những người có thể còn chưa biết chuyện gì đã xảy ra''.

    ''Chẳng có ai lại đặt bản thân vào nguy hiểm nếu như họ không quá tuyệt vọng và không còn lựa chọn nào khác. Ai cũng có quyền được sống trong điều kiện an toàn, và thật khó chấp nhận khi nhiều người không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bước chân vào nguy hiểm để mưu cầu một cuộc sống tốt hơn''. 

    ''Không có câu trả lời đơn giản nào cho vấn đề nhức nhối này. Chúng tôi nghĩ Chính phủ nên cân nhắc kĩ về kế hoạch biến Anh thành một thiên thường khó đặt chân. Họ nên vạch ra những lộ trình an toàn cho người di cư và cam kết tái định cư cho 10,000 người mỗi năm''.

    Trước vụ tai nạn này, trong năm nay đã có 14 người chết đuối khi cố đến Anh. Tháng 10 năm ngoái, một gia đình 5 người Kurd-Iran cũng đã thiệt mạng. Năm nay đã có 27,000 vượt biển đến Anh.

    Viethome (theo Metro)

  • Khoảng 200 người đã tập trung ở Calais vào hôm thứ Năm 25/11 để tỏ lòng tiếc thương tới (ít nhất) 27 người di cư chết trên eo biển Anh.

    Họa sĩ Louise Druelle cho biết hành động tưởng nhớ này giúp an ủi linh hồn những người đã mất, rằng họ sẽ không bị lãng quên. Tại Anh, khoảng 200 người cũng đã biểu tình bên ngoài trụ sở Bộ Nội vụ ở London vào tối ngày 25/11 để tưởng nhớ các nạn nhân, cũng như chỉ trích chính sách thù địch của Vương quốc Anh.

    Vụ lật xuồng vào hôm 24/11 là vụ tai nạn vượt biển chết chóc nhất trên tuyến đường chia cắt Pháp và Anh. Tuy nhiên, đây lại không phải là tình trạng hiếm thấy ở Địa Trung Hải. Chỉ riêng năm nay đã có 1,600 người chết hoặc mất tích khi cố vượt biển đến một thiên đường tốt hơn. 

    tuong nho 27 nguoi chet
    Người dân thắp nến tại Công viên Richelieu ở Dunkerque, Pháp vào hôm 25/11. Ảnh: Reuters

    tuong nho 27 nguoi chet 1
    Người biểu tình hòa bình tụ tập bên ngoài tòa nhà Bộ Nội vụ ở London.

    tuong nho 27 nguoi chet 1
    Họ giương cao biểu ngữ Chào mừng người nhập cư.

    tuong nho 27 nguoi chet 1
    Biên giới đã chia rẽ thế giới.

    tuong nho 27 nguoi chet 1
    Người dân kêu gọi một lộ trình an toàn hơn cho người xin tị nạn.

    Người đàn ông mất vợ trên chiếc xuồng định mệnh

    Một người nhập cư Kurdish đã rất háo hức chờ đợi vợ mình đến Anh. Thế nhưng giờ anh đang lo sợ vợ là một trong số 27 nạn nhân của vụ chìm xuồng.

    Người đàn ông cho biết anh đã theo dõi hành trình của vợ mình bằng ứng dụng định vị GPS. Tuy nhiên tín hiệu đột ngột biến mất. Người đàn ông giấu tên nói với Daily Telegraph: ''Tôi liên tục liên lạc với vợ và theo dõi hành trình của cô ấy qua GPS. Khoảng 4 giờ 18 phút sau khi cô ấy lên xuồng, tôi nghĩ họ đang ở giữa biển khơi, thì tôi đột ngột mất liên lạc với cô ấy''.

    Anh đã liên tục nói chuyện với vợ qua điện thoại. Vợ anh bảo có khoảng 30 người chen chúc trên xuồng, trong đó có 1 bé gái 9 tuổi. Chủ yếu là người Afghan và một số phụ nữ Kurd. 

    Khi nghe tin về vụ lật xuồng, anh đã gọi điện cho bọn buôn người. Tuy nhiên, bọn họ chỉ trả lời rằng không thể liên lạc với bất cứ ai từng lên xuồng. 

    Anh, Pháp hục hặc vì 27 người chết ở 'eo biển tử thần'

    Giới chức Anh và Pháp tranh cãi xem ai phải chịu trách nhiệm trong vụ 27 người di cư chết đuối tại eo biển Manche và cần làm gì trong tương lai.

    Trong thư gửi người đồng cấp Pháp Jean Castex, Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi tổ chức các cuộc tuần tra chung giữa hai nước hoặc thuê các nhà thầu an ninh tư nhân làm việc này. Johnson cũng kêu gọi ký hiệp ước cho phép trục xuất những người di cư trở lại Pháp.

    Các đề xuất của Anh về tuần tra chung làm dấy lên lo ngại về chủ quyền ở Pháp. Paris cáo buộc London thiếu biện pháp trừng phạt những kẻ buôn người. Pháp ngày 25/11 kêu gọi châu Âu và Anh ủng hộ thêm cho nỗ lực chống buôn người trên eo biển Manche.

    Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Johnson ngày 24/11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron "nhấn mạnh trách nhiệm chung" và kêu gọi Anh "kiềm chế sử dụng tình huống chấn động cho các mục đích chính trị", Điện Elysee cho biết trong thông cáo.

    Macron và Johnson đồng ý tăng cường hợp tác và làm mọi việc có thể để ngăn chặn đường dây buôn người. Tuy nhiên, lãnh đạo Anh và Pháp vẫn còn khác biệt trong cách triển khai các biện pháp.

    Các quan chức Pháp từng nhiều lần tuyên bố Anh phải chịu trách nhiệm về lượng người di cư vượt eo biển Manche gia tăng. Bộ trưởng Darmanin cáo buộc các tổ chức phi chính phủ của Anh ở miền bắc nước Pháp "ngăn cản cảnh sát và quân cảnh làm nhiệm vụ".

    Darmanin đổ lỗi cho Anh không xử lý quyết liệt các đường dây buôn người ở nước này, đồng thời thu hút người di cư bằng cách cho phép lao động không giấy tờ làm việc với mức lương thấp.

    Trong khi đó, các tổ chức từ thiện và cơ quan cứu trợ ở cả hai nước từ lâu kêu gọi chính phủ Anh mở các tuyến đường an toàn cho những người xin tị nạn. Nhiều người di cư ở Pháp chỉ có thể xin tị nạn tại Anh khi đã vào lãnh thổ nước này, do đó phải chấp nhận rủi ro chết người khi vượt eo biển Manche trên những con thuyền ọp ẹp của đường dây buôn người.

    Khi phát biểu trước quốc hội ngày 25/11, Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel không đề xuất thay đổi hệ thống nhập cư, đồng thời nhắc lại đề nghị điều động nhiều sĩ quan hơn và làm bất cứ điều gì cần thiết để ngăn di dân mạo hiểm tính mạng khi vượt eo biển Manche "trên những con thuyền không đáng tin cậy". Patel cũng không loại trừ các chiến thuật cứng rắn để buộc thuyền của di dân quay lại Pháp.

    Số người di cư từ Pháp vượt eo biển Manche vào Anh năm nay tăng gấp ba lần so với năm ngoái, do giới chức siết kiểm soát các tuyến đường khác, bao gồm các tuyến vận tải đường sắt và đường bộ.

    Những cuộc vượt biên thành công khiến ngày càng nhiều người di cư thực hiện hành trình qua eo biển Dover, khúc hẹp nhất của eo biển Manche. Tuy nhiên, eo biển Dover nằm trên tuyến đường vận tải đông đúc nhất thế giới và rất nguy hiểm cho những người trên thuyền nhỏ và mỏng manh, đặc biệt khi có gió lớn và dòng chảy mạnh.

    Thảm kịch ngày 24/11 không ngăn cản những người di cư khác tìm cách đến Anh. Hai chiếc thuyền ngày 25/11 vượt eo biển Manche chở 40 người mặc áo phao và quấn chăn, theo quan sát của phóng viên BBC

    Viethome (theo republicworld)