• Tuần này, chiếc xà lan Bibby Stockholm đã cập bến Portland ở Dorset, nội thất bên trong đã được nâng cấp hiện đại sẵn sàng phục vụ 500 người xin tị nạn. 

    Xà lan Bibby Stockholm đã được lắp đặt nội thất ở Falmouth trước khi di chuyển đến cảng Portland. Dự kiến nó sẽ neo ở cảng trong 18 tháng. 

    Chiếc xà lan này đã gây ra nhiều tranh cãi, các nhà phê bình cho rằng việc "nuôi" ngươi xin tị nạn trên xà lan là phương pháp độc ác và vô nhân đạo. Cư dân ở Portland cũng lo sợ sự hiện diện của chiếc xà lan này sẽ phá hủy ngành du lịch và tạo thêm gánh nặng cho các dịch vụ công cộng.

    Bộ Nội Vụ lại cho rằng việc sử dụng xà lan thay cho khách sạn là một liệu pháp kinh tế, giúp giảm gánh nặng cho người đóng thuế, và cũng giảm thiểu đến mức tối đa những phiền toái mà người tị nạn có thể gây ra đối với người dân khu vực.

    xa lan portland cho nguoi ti nan 1

    Phóng viên của ITV News, anh Bob Cruwys, đã có mặt trên xà lan để chiêm ngưỡng tận mắt điều kiện sống của người xin tị nạn. Được biết, mỗi khi lên xà lan, người tị nạn sẽ được kiểm tra an ninh như ở sân bay, CCTV có mặt khắp mọi nơi. 

    Phần lớn các phòng đều có 1 chiếc giường tầng và một phòng tắm nhỏ. Một số phòng có đủ giường tầng cho 4 đến 6 người. 

    Mỗi phòng có 1 TV, nhưng TV này sẽ không bật được. Chỉ có TV trong khu sinh hoạt chung là được bật để khuyến khích mọi người giao tiếp với nhau. Ngoài ra còn có các trò chơi bàn cờ. 

    xa lan portland cho nguoi ti nan 1
    Khu vực căn-tin trên xà lan Bibby Stockholm. Ảnh: PA

    Mọi người sẽ ăn trong căn-tin, phục vụ 3 bữa ăn mỗi ngày. Bánh mì và súp có sẵn 24/7. Có một phòng gym nhỏ với một số máy tập và tạ. Ngoài ra còn có lớp học tiếng Anh, phòng IT và phòng y tế có nhân viên y tế túc trực 5 ngày/tuần. 

    xa lan portland cho nguoi ti nan 1
    Ai có nhu cầu sẽ được tham gia lớp học tiếng Anh trên tàu. Ảnh: PA

    Bob Cruwys cho biết: "Chuyến thăm hôm nay được kiểm soát nghiêm ngặt. Vào lúc 9h45 phút sáng, tôi lên một chiếc minibus cùng với các nhà báo khác. Họ trao cho tôi một tờ hướng dẫn tham quan xà lan Bibby Stockholm. Chuyến tham quan kéo dài khoảng nửa giờ". 

    xa lan portland cho nguoi ti nan 1
    Hình ảnh từ cửa sổ 1 phòng ngủ trên xà lan. Ảnh: PA

    "Họ cho chúng tôi xem một số phòng ngủ và các tiện ích trên tàu. Họ nói rằng vẫn còn một số thứ cần chuẩn bị, và tất cả sẽ sẵn sàng vào thứ Hai tới. Khi người xin tị nạn lên tàu, họ sẽ đi qua một cổng an ninh (giống như ở sân bay). Có một máy quét để kiểm tra hành lý. Mỗi khi xuống tàu và lên tàu, họ sẽ phải làm các thủ tục này".

    xa lan portland cho nguoi ti nan 1
    Người xin tị nạn sẽ đi qua máy quét an ninh trước khi lên tàu. Ảnh: PA

    "Mỗi người xin tị nạn được cấp chìa khóa phòng và thẻ an ninh, họ sẽ phải quét thẻ mỗi khi lên xuống tàu. Không có khu vực hút thuốc, kể cả thuốc lá điện tử. Nhưng trên bến cảng sẽ có 1 khu vực hút thuốc. 

    "Hầu hết phòng ngủ dành cho 2 người ở. Phòng nhỏ, có 1 chiếc giường tầng, 1 cái bàn và 1 cái ghế. Có 1 tủ quần áo và 1 phòng tắm, có toilet và bồn rửa mặt. Ở khu vực hành lang có một số toilet chung, đôi khi có cả phòng tắm". 

    xa lan portland cho nguoi ti nan 6
    Phần lớn phòng ngủ chỉ dành cho 2 nam giới. Ảnh: PA

    "Ngoài ra còn có 20 phòng dành cho 4 người ở, và 2 phòng cho 6 người ở. Những phòng này sẽ được sắp xếp cuối cùng. Nếu những người tị nạn quen biết nhau, họ có thể xin ở chung các phòng lớn. Mỗi phòng ngủ đều có 1 TV nhưng không được kết nối, nhưng nó có cổng USB để bạn có thể kết nối thiết bị. Trên tàu có WiFi miễn phí.

    xa lan portland cho nguoi ti nan 6
    Phòng tắm en suite trong phòng ngủ. Ảnh: PA

    "Phòng IT có máy tính để bàn, người tị nạn có thể sử dụng 30 phút mỗi lần. Cứ 20 người sẽ có 1 máy tính để bàn. Có ổ cắm điện khắp mọi nơi, ổ điện theo phong cách EU nhưng bạn có thể chuyển thành ổ điện UK với các bộ chuyển đổi được cung cấp miễn phí. Không có CCTV trong phòng ngủ, nhưng hành lang và phòng sinh hoạt chung thì có. Trên tàu có phòng an ninh để theo dõi những camera này". 

    xa lan portland cho nguoi ti nan 6
    Phòng gym. Ảnh: PA

    "Có 2 phòng tiêu khiển với sofa, ghế bành, TV, đủ rộng cho 12 người sinh hoạt. TV chiếu các kênh miễn phí, bao gồm các kênh phim". 

    "Có tổng cộng 5 khu vực ngồi thư giãn, một số khu nhỏ hơn và không có tivi. Có 2 sân ngoài trời nơi bạn có thể chơi bóng. Sắp tới, 1 trong 2 sân này sẽ được thi công cỏ nhân tạo. Người tị nạn có thể góp ý xem họ muốn chơi môn thể thao nào, hoặc trò chơi bàn cờ nào".  

    xa lan portland cho nguoi ti nan 6
    Phòng sinh hoạt chung. Ảnh: PA

    Người tị nạn sẽ được phân bổ thời gian rời tàu, họ có thể tham gia các sự kiện cộng đồng và festival gần đó. 

    "Trên tàu còn có một phòng dành cho những người theo các tín ngưỡng khác nhau có thể cầu nguyện hoặc xin tội. Hiện phòng này vẫn chưa hoàn thiện và sẽ được lắp đặt theo nhu cầu của người xin tị nạn".

    xa lan portland cho nguoi ti nan 6
    Phòng tín ngưỡng cho những ai có nhu cầu. Ảnh: PA

    "Có các lớp học tiếng Anh 2 buổi mỗi tuần. Ngoài giờ học, giáo viên có thể hỗ trợ thêm cho những ai có nhu cầu. Trên bến cảng có 1 tòa nhà với khu vực sảnh rộng lớn, đủ chứa 60 người. Sảnh ngồi này được dùng để tổ chức các cuộc họp, nhằm giải quyết các khiếu nại và đề nghị của người xin tị nạn. Ở đây cũng có 1 cửa hàng với những mặt hàng được quyên góp, nơi người tị nạn có thể đổi điểm khi họ quyên góp quần áo hoặc những mặt hàng khác".

    xa lan portland cho nguoi ti nan 6
    Một y tá chuyên môn sâu sẽ túc trực ở phòng y tế 5 ngày/tuần. Ảnh: PA

    "Có một phòng y tế với 1 y tá chuyên môn sâu túc trực 5 ngày/tuần. Vào buổi sáng sẽ có 12 người được khám, buổi chiều có 12 người khác được khám. Ai đến trước được phục vụ trước. Có sẵn phiên dịch. Y tá có thể sắp xếp cho bạn hẹn gặp trực tiếp hoặc trực tuyến với bác sĩ GP. Nhưng vị bác sĩ GP này cũng có tới 1,500 người xin tị nạn đang xếp lịch chờ khám. Dịch vụ khám tâm thần và phụ khoa cũng được cung cấp. 

    xa lan portland cho nguoi ti nan 6
    Căn-tin phục vụ 3 bữa ăn mỗi ngày. Bánh mì và súp luôn có sẵn 24/7. Ảnh: PA

    "Căn-tin khá rộng phục vụ 3 bữa mỗi ngày. Mỗi bữa ăn kéo dài 2 tiếng để tránh đông đúc. Thực đơn phù hợp với nhiều nền văn hóa, nhân viên phục vụ có thể nói nhiều ngôn ngữ, chẳng hạn tiếng Pháp và tiếng Ả-rập. Ngoài giờ ăn chính, người tị nạn có thể ăn bánh mì và súp bất kể lúc nào. Trên tàu có 28 nhân viên lo về vấn đề ăn uống, được tuyển dụng ngay tại địa phương. Họ lấy nguồn thực phẩm từ các nhà cung cấp địa phương". 

    Phòng tập gym đã có sẵn máy tập và tạ tập. Thiết bị sẽ được order thêm. Phòng gym mở cửa từ 7h sáng đến 8h tối mỗi ngày. 

    xa lan portland cho nguoi ti nan 6
    Thiết bị trong phòng tập đang được order thêm. Ảnh: PA

    "50 người tị nạn đầu tiên sẽ được đưa lên tàu sớm, số lượng sẽ tăng dần dần. Bộ Nội Vụ dự tính có thể sắp xếp cho 500 người ở. Có xe minubus đưa người tị nạn ra khỏi cảng đến Weymouth. Mỗi người tị nạn sẽ ở trên tàu từ 3-9 tháng".

    Viethome (theo ITV News)

  • Vào tối ngày 17/7/2023, những vấn đề tồn đọng của Dự thảo Luật chống Nhập cư Bất hợp pháp (Illegal Migration Bill) đã được Thượng viện thông qua. Như vậy, dự thảo luật này sẽ trở thành Luật (Act). Đây là một chiến thắng to lớn của chính quyền Rishi Sunak kể từ khi luật được giới thiệu vào ngày 7 tháng 3/2023. 

    Theo Luật Illegal Migration Bill, người đến Vương quốc Anh bất hợp pháp sẽ không được phép ở lại UK, và sẽ bị trả về quốc gia của họ hoặc nước thứ 3 an toàn. Họ sẽ không được phép lợi dụng luật nô lệ hiện đại hay đưa ra các thách thức giả tạo để cản trở việc trục xuất. 

    luat The Illegal Migration Bill duoc thong qua

    UK có đủ cơ sở tạm giam để thực thi luật này không?

    Hội đồng Nhập cư nói rằng Luật Chống Nhập cư Bất hợp pháp - Illegal Migration Bill sẽ khiến hàng trăm ngàn người nhập cư bị cấm túc. Chi phí cho việc giam giữ họ có thể lên tới 219 triệu bảng mỗi năm nếu họ bị giam trong 28 ngày. Nếu họ bị giam 6 tháng thì chi phí lên tới 1.4 tỉ bảng.

    Một số điểm chính trong Luật Chống Nhập cư Bất hợp pháp - Illegal Migration Bill

    - Theo luật này, Bộ trưởng Nội vụ sẽ có toàn quyền sắp xếp việc trục xuất một người nhập cư bất hợp pháp. Nhập cư bất hợp pháp bao gồm việc người đó đã đi qua 1 quốc gia thứ 3 an toàn nhưng không xin tị nạn tại đó mà tiếp tục đến UK. Người không có visa nhập cảnh hay visa ở lại cũng sẽ bị trục xuất. 

    - Những người hội đủ các yếu tố bị trục xuất, thì người thân của họ, bao gồm con cái, cũng phải bị trục xuất "vào thời điểm thích hợp". Trừ khi Bộ trưởng Nội vụ chấp nhận rằng có những "yếu tố ngoại lệ" giúp người thân này không bị trục xuất. 

    - Bộ trưởng Nội vụ không có quyền trục xuất trẻ em không có người thân đi cùng. Tuy nhiên, ngay khi những trẻ em này đủ 18 tuổi, Bộ sẽ có quyền sắp xếp việc trục xuất đối với họ.

    - Nếu một người thỏa mãn các điều kiện để bị trục xuất, Bộ trưởng Nội vụ sẽ từ chối xử lý các hồ sơ xin tị nạn mà họ đã nộp, cũng như các đơn khiếu nại nói rằng việc trục xuất họ về quốc gia ban đầu là vi phạm nhân quyền.

    - Nếu người xin tị nạn muốn kháng cáo lên tòa án chống lại việc bị trục xuất, thì việc này cũng chỉ được tiến hành SAU KHI họ đã bị trục xuất khỏi Vương quốc Anh. Nội dung kháng cáo có thể là vì lý do nhân quyền hoặc nhân đạo.

    - Người tị nạn sẽ bị giam giữ trong thời gian chờ quyết định trục xuất. Sau 28 ngày giam giữ, các thẩm phán nhập cư mới có quyền bảo lãnh họ. Nhưng việc bảo lãnh có thể không được thông qua, nghĩa là họ sẽ tiếp tục bị giam giữ lâu hơn. 

    - Những người được cho là nạn nhân buôn người hoặc nô lệ hiện đại, sẽ không còn được bảo vệ bởi những luật này nữa. Họ vẫn sẽ bị trục xuất, không được cấp visa ở lại, trừ khi họ phối hợp với cảnh sát điều tra những hành vi phạm tội. 

    - Nếu một người khai báo rằng họ là trẻ em, nhưng lại từ chối các thủ thuật kiểm tra độ tuổi (chẳng hạn chụp X-quang xương hoặc răng), thì Bộ trưởng Nội vụ có quyền quyết định sẽ đối xử với họ như người trên 18 thay vì dưới 18. 

    - Những người đã bị trục xuất khỏi UK, sẽ bị cấm vĩnh viễn quay trở lại UK, không được cấp visa ở lại hay quốc tịch (trừ những hoàn cảnh vô cùng đặc biệt liên quan tới nhân quyền). Con cái của những người này dù sinh ra ở UK cũng sẽ không được cấp quốc tịch. 

    Luật Illegal Migration Bill sẽ được triển khai như thế nào?

    Theo luật này, những người đến UK bất hợp pháp sẽ bị trục xuất trở lại quốc gia quê hương của họ (nếu quốc gia đó an toàn), hoặc nước thứ 3 an toàn. Luật này đã đề cấp đến 57 quốc gia mà những người tị nạn có thể bị trục xuất tới, bao gồm cả những nước EU. Có 8 quốc gia châu Phi được xác nhận là chỉ an toàn cho nam giới. 

    Tuy nhiên, đến hiện tại UK chưa hề đạt được thỏa thuận với quốc gia thứ 3 nào trừ Rwanda. Vương quốc Anh cũng không có hiệp định song phương với bất kì nước EU nào về việc trao trả người tị nạn đến các quốc gia này, xét yếu tố họ đã đi qua các quốc gia này trên đường đến UK. 

    Dự thảo Luật Chống Nhập cư Bất hợp pháp (Illegal Migration Bill) vẫn bị Tòa án Nhân quyền châu Âu và Liên Hiệp Quốc, cùng nhiều tổ chức nhập cư và từ thiện phản đối. Nhưng sau khi qua được cửa ải của Thượng Viện, dự thảo này sẽ trở thành luật trong nay mai.

    Viethome (theo UK In A Changing Europe)

  • Hơn 100 người dân đã tham gia vào một cuộc biểu tình bên ngoài 1 khu căn cứ quân sự cũ. Khu này đã được lên kế hoạch chuyển đổi thành trung tâm tị nạn.

    bieu tinh phan doi nguoi ti nan 1

    Theo kế hoạch của Bộ Nội Vụ, khoảng 1.700 nam giới tị nạn có thể được chuyển tới căn cứ Wethersfield Airfield ở Essex. Nơi này trước đây từng là căn cứ quân đội.

    Những người tị nạn này hiện vẫn đang sống trong khách sạn, và dự kiến trong tuần này sẽ được chuyển tới đây, chậm nhất là trong vòng 180 ngày việc ổn định chỗ ở phải được giải quyết xong xuôi. 

    Những người dân trong khu vực nói rằng việc chuyển hàng nghìn người tị nạn tới đây sẽ khiến dân số ở làng quê này tăng lên gấp 3 lần. 

    Ông David Price đã sống ở Wethersfield suốt 20 năm. Ông cho biết vị trí của căn cứ này cách trục đường chính 9 dặm, xung quanh là thôn làng và rất ít tiện ích. Ông cho rằng việc chuyển họ tới đây là 1 sai lầm.

    bieu tinh phan doi nguoi ti nan 5
    Các bộ trưởng muốn đưa 1,700 nam giới tị nạn đến khu căn cứ cũ ở Essex. Ảnh: PA

    "Chính quyền không lắng nghe chúng tôi. Chẳng hạn tuần trước, nhiều xe chở nhà lắp ghép đã bị mắc kẹt vì đường xá ở đây quá tệ. Ở đây không có vỉa hè, đây không phải là nơi an toàn. Đây là một vùng quê cách biệt ở Essex, thật sai lầm khi nhét cả ngàn người xuống đây", ông nói. 

    Chính phủ muốn dùng khu căn cứ không quân cũ để chuyển đổi thành chỗ ở tạm thời cho người xin tị nạn, nhằm giảm số người sống trong các khách sạn, vì chi phí thuê khách sạn cho người xin tị nạn lên tới 6 triệu bảng/ngày. 

    Chính phủ hiện đang làm việc với các bên liên quan để giải quyết các mối lo của họ và giảm thiểu tác động của cộng đồng người tị nạn đến cuộc sống người dân. 

    Hầu hết người dân đều không muốn người tị nạn đến sống vì lo ngại an toàn. Cách đây 2 tuần, Hội đồng Braintree đã kháng cáo thua trong việc chống lại kế hoạch này của Bộ Nội Vụ. 

    Viethome (theo ITV News)

  • Ngày 26/6, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đưa ra cảnh báo có hơn 2,4 triệu người tị nạn trên toàn cầu sẽ phải tái định cư trong năm 2024, tăng 20% so với năm 2023.

    nguoi ti nan dinh cu
    Trẻ em tị nạn Syria chơi ngoài những lán trại tị nạn Domiz. (Nguồn: UNHCR)

    Trong báo cáo của UNHCR có tiêu đề “Đánh giá nhu cầu tái định cư toàn cầu dự kiến cho năm 2024”, châu Á đứng đầu trong danh sách có nhu cầu nêu trên trong năm 2024, với gần 730.000 người tị nạn cần hỗ trợ tái định cư. Đây cũng là mức chiếm 30% số lượng nhu cầu trên toàn cầu.

    Báo cáo chỉ ra rằng với cuộc khủng hoảng ở Syria bước sang năm thứ 13 và là vấn đề gây ra tình trạng về người tị nạn lớn nhất, người tị nạn Syria tiếp tục có nhu cầu tái định cư cao trong năm thứ 8 liên tiếp. Hiện có khoảng 754.000 người Syria trên toàn cầu cần được hỗ trợ ngay lập tức.

    Báo cáo cũng cho biết Afghanistan là quốc gia có tỷ lệ người tị nạn cần hỗ trợ tái định cư cao thứ 2, sau đó là Nam Sudan, Myanmar và CHDC Congo.

    Bên cạnh đó, UNHCR cho biết vào năm 2022, trong khoảng 116.000 đơn đăng ký, chỉ có 58.457 người tị nạn được chấp thuận tái định cư.

    Theo UNHCR, tái định cư mang lại hy vọng về cuộc sống và giúp bảo vệ những người gặp hiểm nguy, bằng cách đưa ra giải pháp bền vững, trong khi giảm sức ép lên các quốc gia tiếp nhận.

    Người đứng đầu UNHCR Filippo Grandi nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ chứng kiến sự gia tăng số lượng nhu cầu tái định cư của người tị nạn trong năm 2024. Tái định cư vẫn là giải pháp quan trọng cho những người đang gặp rủi ro cao nhất”.

    Baoquocte (theo UNHCR)

  • Rời Syria năm 2015 vì cuộc nội chiến, 6 năm sau Imad Alarnab trở thành đầu bếp và sở hữu nhà hàng riêng ở London (Anh).

    Kể lại câu chuyện với CNN, Imad Alarnab cho biết anh từng điều hành 3 nhà hàng nổi tiếng và một vài quán cà phê ở Damascus (Syria). "Năm 2015, sự nghiệp của tôi tiêu tan, toàn bộ nhà hàng, quán cà phê bị phá hủy vì Syria xảy ra nội chiến. Tôi rời quê hương và trở thành dân tị nạn từ đó", Imad Alarnab nhớ lại.

    Những ngày mới đến châu Âu với Alarnab là khởi đầu đầy gian truân. Anh làm thêm đủ công việc liên quan đến nghề ẩm thực. Alarnab luôn ấp ủ mở một nhà hàng ở trung tâm London (Anh). Trải qua 6 năm khó khăn, người đàn ông Syria này đã khai trương nhà hàng của riêng mình vào tháng 5 vừa rồi ở Soho, London. Nhà hàng phục vụ các món kiểu Trung Đông, món truyền thống Syria như Kabab Hindi...

    Mở nhà hàng thời dịch như một canh bạc

    Mở một nhà hàng trong thời kỳ dịch bệnh có nhiều rủi ro. Những lần Anh phong tỏa vì Covid-19, các nhà hàng được yêu cầu đóng cửa, không ít người phải vật lộn để tồn tại.

    Alarnab chia sẻ với CNN rằng tiền thuê mặt bằng ở London rẻ hơn do tác động của dịch bệnh, nhưng khai trương một nhà hàng trong năm 2021 sẽ đối mặt nhiều khó khăn.

    chu nha hang o chau au 1
    Sau 6 năm rời xa quê hương, Alarnab mở một nhà hàng ở London.

    "Đó là một canh bạc, tôi muốn thử vận may. Tôi luôn nắm lấy mọi cơ hội, bây giờ hoặc không bao giờ", Alarnab nói.

    Alarnab đã huy động vốn từ cộng đồng được 50.000 bảng Anh (khoảng 68.300 USD) vào mùa thu năm 2020 để đảm bảo hợp đồng thuê mặt bằng. Đầu bếp người Syria có kế hoạch quyên góp số tiền này cho Choose Love (Tổ chức viện trợ cho người tị nạn có trụ sở tại Anh).

    "Việc làm từ thiện giúp ích nhiều cho công việc kinh doanh. Tôi không mất gì khi chia sẻ với những người kém may mắn hơn mình cả", Alarnab chia sẻ.

    Alarnab cho biết nhà hàng Imad's Syria Kitchen mới mở tại Anh tương tự các nhà hàng ở Damascus anh từng quản lý. Sự khác biệt chính là không gian bếp nhỏ, thực đơn được thu gọn lại.

    chu nha hang o chau au 1

    chu nha hang o chau au 1
    Nhà hàng của Alarnab phục vụ nhiều món ăn hương vị Trung Đông.

    Nhà hàng phong cách Trung Đông này mang màu sắc sáng sủa, thoáng mát với những mảng gạch màu xanh lam. Thiết kế của nhà hàng đơn giản và mang hơi hướm một ngôi nhà ở Damascus, đầu bếp Alarnab nói.

    "Tôi không mở một nhà hàng Trung Đông điển hình. Thay vào đó, tôi luôn muốn tạo ra một không gian gần gũi hơn, ấm cúng hơn", Alarnab nói về đứa con tinh thần.

    Trên các bức tường của nhà hàng có treo nhiều tấm hình về hành trình của Alarnab từ Syria sang Anh. Các bức hình còn là kỷ niệm của đầu bếp với những người hàng xóm ở Damascus và London.

    Chưa từng nghĩ phải rời xa quê nhà

    "Nếu chiến tranh ở Syria không xảy ra, tôi không bao giờ nghĩ đến việc rời Damascus. Nhưng tôi và gia đình buộc phải rời khỏi đất nước của mình. Trở thành người tị nạn không phải là lựa chọn", đầu bếp người Syria nghẹn ngào.

    Alarnab chia sẻ nhiều người coi dân tị nạn như thể đám người đến từ một hành tinh khác. Những người tị nạn thường được miêu tả là "thiên thần" hoặc "ác quỷ".

    chu nha hang o chau au 1
    Trong nhà hàng treo nhiều bức hình ghi lại hành trình Alarnab từ Syria sang Anh.

    “Những người tị nạn đến từ nhiều nơi, họ có văn hóa riêng, họ khác biệt, nhưng cuối cùng họ vẫn là con người. Những người tị nạn như chúng tôi cũng chỉ là người bình thường", Alarnab xúc động.

    Người đàn ông rời khỏi Syria bày tỏ niềm tự hào và vui mừng trước sự thành công của mình nơi xứ người. Với Alarnab, nhà hàng Imad's Syian Kitchen là trái ngọt sau nhiều gian truân, nhưng chính gia đình mới là người mang lại cho anh nhiều niềm vui nhất.

    Alarnab phải sống xa gia đình một năm trước khi họ theo anh đến Vương quốc Anh. Khoảng thời gian xa cách ấy từng rất khó khăn với anh. Sau mọi sóng gió, những người thân của Alarnab cũng đến London và có cuộc sống tốt.

    “Vợ và các con gái của tôi, họ đang hạnh phúc hơn bao giờ hết. Chúng tôi đang có một cuộc sống viên mãn. Các con tôi được đến trường, hưởng nền giáo dục tốt", đầu bếp nhà hàng Imad's Syian Kitchen nói.

    Alarnab cũng chia sẻ thêm về việc một số quốc gia châu Âu đề xuất đưa người tị nạn trở lại Syria.

    "Trước khi nói rằng Syria an toàn và các nước muốn đưa dân tị nạn trở lại đó, hãy nói chuyện với chúng tôi, chúng tôi hiểu rõ Syria hơn bất kỳ ai khác. Chúng tôi vẫn có bạn bè ở đó, có gia đình ở đó, nhưng đó không còn là vùng đất an toàn", Alarnab nói.

    Theo Zing

  • Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/6 đã đạt được thỏa thuận cho phép các quốc gia thành viên hoặc chấp nhận chia sẻ số người xin tị nạn hoặc đóng góp cho một quỹ chung do Brussels quản lý để chăm sóc người di cư.

    Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Thụy Điển, quốc gia đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, cho biết thỏa thuận này là một “sự cân bằng tốt” về trách nhiệm đối với những người xin tị nạn và thể hiện sự đoàn kết trong EU. Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser gọi thỏa thuận này là một “thành công lịch sử” đối với “lục địa già”.

    chau au chap nhan nguoi ti nan

    Phát biểu tại cuộc họp báo cùng ngày, Bộ trưởng Nội vụ Thụy Điển Maria Stenergard, người chủ trì các cuộc đàm phán, cho biết nếu người nộp đơn không có cơ hội được tị nạn ở EU, sẽ bị trả về ngay lập tức và tất cả các đơn xin tị nạn đều được xử lý tối đa trong vòng 6 tháng. Theo bà Stenergard, các quốc gia không sẵn sàng chấp nhận những người xin tị nạn sẽ phải đóng một khoản hỗ trợ tài chính lên tới 20.000 euro/người vào một quỹ do Brussels quản lý để hỗ trợ những người di cư tìm kiếm sự bảo vệ.

    Tuy nhiên, theo Ủy viên EU về các vấn đề nội vụ, bà Ylva Johansson, vấn đề người xin tị nạn bị từ chối sẽ được gửi trả về đâu vẫn là vướng mắc lớn nhất trong các cuộc đàm phán. Bà Johansson cho biết hiện vẫn chưa có quyết định cụ thể và vấn đề này cần phải được xem xét lại một lần nữa. Bộ trưởng Nội vụ Đức khẳng định: “Chúng ta chỉ có thể giải quyết vấn đề di cư cùng với toàn bộ EU".
    Trong khi cuộc họp của các Bộ trưởng Nội vụ EU đang diễn ra tại Luxembourg, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã có cuộc hội đàm về cải cách vấn đề người di cư tại Rome với người đồng cấp Giorgia Meloni của Italy. Người đứng đầu Chính phủ Italy "tin chắc" rằng khối sẽ đạt được thỏa thuận về chính sách di cư.

    Trước đó, ngày 6/8, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố Kế hoạch hành động của EU nhằm quản lý các tuyến đường Tây Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, nơi người di cư bất hợp pháp coi là lộ trình vượt biên “thuận lợi nhất” với họ. Đây là kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt đối với những quốc gia đang phải vật lộn với tình trạng nhập cư quy mô lớn, không thể kiểm soát.

    Ông Jorge Buxadé, trưởng phái đoàn đảng Tiếng nói (VOX) tại Nghị viện châu Âu, đã chỉ ra rằng làn sóng người nhập cư gia tăng tác động tiêu cực đến các nước láng giềng châu Âu và tình trạng bất ổn về an ninh ngày càng gia tăng.

    Thủ tướng Italy Giorgia Meloni nhấn mạnh, là một trong những quốc gia cửa ngõ vào châu Âu, Italy đã không ngừng nỗ lực chống nhập cư bất hợp pháp và tăng cường bảo vệ biên giới.

    Tuy nhiên, số người di cư vượt biên qua tuyến Địa Trung Hải vào châu Âu không ngừng gia tăng trong những ngày qua. Chỉ trong hai ngày 5 và 6/6, lực lượng bảo vệ bờ biển Italy đã giải cứu gần 1.500 người di cư trên những chiếc thuyền gặp nạn ở biển Ionian.

    Theo báo cáo mới nhất, các vụ bắt giữ người di cư dọc tuyến đường Trung Địa Trung Hải, đã tăng vọt lên gần 42.200 vụ chỉ từ tháng 1 đến tháng 4/2023, tăng 28%. Trong khi một số lộ trình khác, số vụ bắt giữ giảm từ 7% đến 47%. Tính từ đầu năm nay, tuyến đường Trung Địa Trung Hải chiếm hơn một nửa số lượt nhập cảnh bất hợp pháp vào EU.

    Ngoài ra, các vụ vượt biên trái phép qua tuyến đường này trong 4 tháng đầu năm 2023 đã tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2022, đánh dấu mức cao nhất kể từ khi bắt đầu thống kê vào năm 2009.

    Lượng người di cư được dự báo sẽ tiếp tục tăng khi thời tiết khu vực Địa Trung Hải trở nên ấm áp hơn trong giai đoạn chuyển giao từ Xuân sang Hè. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, thời tiết thuận lợi không phải là lý do duy nhất cho sự gia tăng lượng người di cư vào Italy. Khủng hoảng kinh tế, bất ổn chính trị, bạo lực và xung đột gia tăng... là những nguyên nhân chính khiến nhiều người dân ở các nước như Libya, Tunisia, Bờ Biển Ngà,... quyết định rời bỏ quê hương đi tìm miền đất mới.

    Theo TTXVN

  • Tình trạng nhập cư hiện tại có thể khiến dân số Anh quốc tăng lên đến 80 triệu người vào năm 2046, theo một báo cáo được công bố vào ngày 7 tháng 6. 

    Nghiên cứu do Tổ chức giám sát Migration Watch UK thực hiện. Mục tiêu của tổ chức này là thắt chặt an ninh biên giới. Báo cáo cho biết nếu lượng người nhập cư cứ tăng dần không giảm như hiện nay, thì dân số nước Anh sẽ tăng từ 16 - 20 triệu người trong vòng 23 năm tới. Nghĩa là phải xây dựng 15 thành phố với diện tích bằng Birmingham mới đủ cung cấp chỗ ở cho số người này. 

    Số liệu do Migration Watch UK đưa ra cao hơn đáng kể so với dự báo chính thức của Cục thống Kê Quốc gia (Office for National Statistics - ONS). Theo đó, ONS cho rằng dân số UK sẽ chạm ngưỡng 71 triệu người vào năm 2045.

    Báo cáo hôm qua có đoạn: "Dân số hiện tại của Vương quốc Anh là 67 triệu người nhưng dự báo mới nhất của Migration Watch UK ước tính con số này sẽ tăng lên tới 83 - 87 triệu người vào năm 2046, nếu số người nhập cư vẫn tăng cao kỉ lục 600,000 người mỗi năm. Anh quốc sẽ phải xây dựng từ 15 - 18 thành phố với diện tích bằng Birmingham thì mới đủ sức chứa". 

    dan so nuoc anh

    Ông Alp Mehmet, chủ tịch Migration Watch, cho biết: "Tác động của lực lượng nhập cư là rất lớn, và nhà ở chỉ là một trong các phạm trù bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Nhưng nếu số lượng nhập cư giảm xuống dưới 100,000 người mỗi năm, thì áp lực này sẽ được giải quyết ngay lập tức. Giới trẻ sẽ có nhiều cơ hội leo lên nấc thang nhà cửa. Và những vùng miền quê sẽ được gìn giữ cho thế hệ tương lai".

    Các chuyên gia khác cho rằng số lượng người nhập cư trong những năm tới sẽ không cao kỷ lục như năm vừa rồi. Migration Watch đã thiết lập một thỉnh nguyện thư, kêu gọi mọi người đồng ý cắt giảm số lượng người nhập cư thuần hàng năm xuống dưới 100,000 người. 

    * Ở đây đang đề cập tới số người nhập cư thuần (net migration) = số người nhập cư vào UK - số người di cư khỏi UK.

    Bài liên quan: Anh sẽ phạt các quốc gia không chịu nhận lại người nhập cư lậu

    Chính phủ Anh sẽ dùng quyền lực mới để áp đặt các lệnh phạt visa lên những quốc gia không chịu nhận người nhập cư bất hợp pháp của họ về. Đây là đạo luật cải cách nhập cư Nationality and Borders Bill. 

    Theo luật mới, Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel sẽ được phép đưa ra những lập trường cứng rắn hơn với các quốc gia không chịu hợp tác. Cụ thể, phía Anh có thể đình chỉ hoàn toàn chính sách cung cấp visa, áp dụng phụ phí 190 bảng Anh cho những đơn xin visa đến UK, hoặc kéo dài thời gian xử lý visa. 

    Bà Patel phát biểu vào tuần trước: ''Vương Quốc Anh có một lịch sử đáng tự hào về việc mở cửa với thế giới, nhưng chúng tôi mong mỏi bạn bè quốc tế hãy hợp tác với chúng tôi, và nhận lại những người không được phép sống ở UK, chẳng hạn những tội phạm nước ngoài nguy hiểm''.

    ''Thật bất công cho người dân Anh và những người đóng thuế, khi mà những người ngoại quốc này đang đè nặng lên dịch vụ công của chúng tôi. Thông qua Kế hoạch Nhập cư mới, tôi sẽ tiếp tục sửa chữa những lổ hổng trong hệ thống tị nạn và cung cấp đến người dân Anh điều mà họ cần - đó chính là quyền kiểm soát hoàn toàn biên giới''.

    Theo báo chí Anh: Pakistan, Iran, Iraq, Sudan, Eritrea và Philippines là một trong những nước gây khó dễ trong việc nhận lại người nhập cư bất hợp pháp. 

    phat quoc gia khong nhan lai nguoi nhap cu

    Chính sách mới nhằm khuyến khích các quốc gia hãy nhượng bộ. Bộ Nội Vụ cho biết luật mới sẽ giúp ngăn ngừa những hành trình nguy hiểm vào UK cũng như đập tan mô hình kinh doanh của các băng nhóm buôn người, và chế độ nô lệ hiện đại. 

    Nhiều tội phạm ngoại quốc cũng sẽ bị trục xuất sớm hơn theo Kế hoạch Trục xuất Sớm. Theo đó các tội phạm sẽ bị trục xuất sớm trước 12 tháng so với thời gian phải thụ án của họ. Quy định hiện hành là 9 tháng. 

    ''Kế hoạch Nhập cư Mới (New Plan for Immigration) cung cấp giải pháp dài hạn để sửa chữa hệ thống tị nạn, và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện cam kết của mình khi Luật Biên giới và Quốc gia (Nationality and Borders Bill) được Quốc hội phê chuẩn'', ông Tom Pursglove, Bộ trưởng Tư pháp Anh và Vấn đề Nhập cư Bất hợp pháp cho biết. 

    ''Chúng tôi muốn đảm bảo rằng hệ thống nhập cư là công bằng đối với người tuân thủ, nhưng nghiêm khắc đối với tội phạm nước ngoài cũng như những người cư trú bất hợp pháp tại Anh''.

    Một số luật mới cũng đang được đệ trình lên Quốc hội bao gồm: phương pháp kiểm tra độ tuổi chính xác để nhận dạng những người đóng giả trẻ em xin tị nạn.

    Ngoài ra còn có luật triển khai hệ thống Cấp phép du lịch Điện tử Electronic Travel Authorisation (ETA) Scheme. Luật này yêu cầu những người muốn đến Anh (trừ công dân Anh và Ireland) phải có thông tin nhận dạng kỹ thuật số. Thông tin kỹ thuật số giúp chính phủ Anh dễ dàng kiểm soát những người ra vào Anh.    

    Viethome (theo Daily Mail)

  • Những người biểu tình cho biết họ phải sống trong tình trạng chen chúc. 

    nguoi ti nan bieu tinh 1
    Những người nhập cư nói rằng họ phải ngủ 4 người trong 1 phòng chật chội. Ảnh: Westminster Council

    Những người nhập cư đã biểu tình bên ngoài một khách sạn ở London vì điều kiện sống quá chật chội. Tuy nhiên Bộ Nội Vụ nói rằng nếu không chịu được thì họ sẽ phải ra đường. 

    Khoảng 20 người đã tụ tập trước cửa khách sạn Comfort Inn ở Pimlico, London, để phản đối cái gọi là "điều kiện sống không phải dành cho người". Trung bình 4 người phải ngủ trong 1 phòng. 

    Họ cũng từ chối lời đề nghị của Bộ Nội Vụ chuyển đến chỗ ở khác. Nhưng Bộ Nội Vụ nói rằng nếu không chấp nhận, họ sẽ phải ra đường. Được biết nhóm nhập cư này có 40 người, một số người trong số này đã chấp nhận chuyển đến chỗ ở khác sau khi nhận được tối hậu thư. Những người còn lại vẫn tiếp tục biểu tình. 

    Một người nhập cư nói rằng anh cảm thấy mình bị đối xử như "hàng hóa". Người đàn ông này từ Syria đến UK cách đây 2 năm. Anh nói: "Tại nơi ở trước của tôi, chúng tôi được ở mỗi người 1 phòng. Nhưng bây giờ chúng tôi phải sống 4 người 1 phòng. Căn phòng chỉ rộng chưa tới 2 mét vuông. Chúng tôi đã trở thành một món hàng của công ty bảo hiểm nhà ở. Họ nói chúng tôi đang phạm luật chỉ vì chúng tôi đòi nhân quyền".

    nguoi ti nan bieu tinh 1
    Khách sạn Comfort Inn chỉ dành cho người nhập cư ở, không nhận khách vãng lai. Ảnh: Adrian Zorzut

    Người đàn ông này đã bỏ lại vợ con ở Syria, nơi anh là một giáo viên tiểu học. Anh cho biết việc ngủ lang bạc là một "trải nghiệm kinh khủng". Anh nói: "Các người, một đất nước phương Tây, luôn nói rằng đây là đất nước tự do dân chủ và truyền bá tư tưởng này đến Ả Rập. Nhưng đây mà là dân chủ và nhân quyền ư? Chúng tôi đã chạy trốn khỏi nỗi sợ hãi và ngục tù, nhưng ở đây cũng chỉ toàn bất công".

    Anh là một trong nhóm những người nhập cư được phân bố chỗ ở tại Khách sạn Comfort Inn vào hôm thứ Tư vừa rồi. Họ được nhập lại từ các khách sạn ở Whitechapel và Ilford. Chưa rõ vì sao họ lại bị chuyển đến đây, nhưng nó trùng hợp với thời điểm Bộ Nội Vụ quyết liệt thay đổi chính sách chỗ ở dành cho người tị nạn. Mục đích của Bộ là muốn biến UK thành điểm đến kém hấp dẫn đối với người nhập cư. 

    Một người đàn ông khác đến từ Erbil (Iraq), nói rằng anh muốn "công lý" và điều kiện sống tốt hơn. Một người khác từ châu Phi, đến UK thông qua Italy và Pháp, nói rằng những người nhập cư khác khuyên anh không nên chấp nhận lời đề nghị sắp xếp chỗ ở của Bộ Nội Vụ.  

    nguoi ti nan bieu tinh 1
    Biểu tình bùng nổ bên ngoài Khách sạn Comfort Inn ở Pimlico, London. Ảnh: Adrian Zorzut

    Anh cho biết nhiều người bị chấn thương tâm lý và căng thẳng. Những người này đến từ Sudan, Somalia, Eritrea, Afghanistan, Iran và Kurdistan.

    Mohammed Abrahim, 50 tuổi, là quản lý một cửa hàng tiện lợi gần đó. Anh cho biết những người nhập cư thường ghé vào tiệm để mua đồ uống. Anh thông cảm với họ. Anh nói: "Thật không công bằng. Tôi hy vọng họ được chuyển đến chỗ ở tốt hơn hoặc vẫn là chỗ này, nhưng đừng nhồi nhét người như thế".

    nguoi ti nan bieu tinh 1
    Mohammad Abrahim, 50 tuổi, nói anh thông cảm với những người biểu tình. Ảnh: Adrian Zorzut

    Ông Adam Hug, lãnh đạo Hội đồng Westminster City, yêu cầu Bộ Nội Vụ giải quyết tình trạng biểu tình ngay lập tức. Bộ Nội Vụ nói rằng họ luôn tích cực làm việc với những nơi cung cấp chỗ ở, để đảm bảo điều kiện sống tốt nhất cho người nhập cư. Nhưng Bộ cũng nói rằng người nhập cư không được phép từ chối nơi ở mà Bộ cung cấp, nếu không họ sẽ bị cắt mọi trợ cấp. 

    Người phát ngôn Bộ Nội Vụ nói: "Dù số lượng người đến UK không ngừng tăng kỷ lục, nhưng chúng tôi vẫn kiên nhẫn cung cấp chỗ ở cho họ, chi phí lên tới 6 triệu bảng/ngày. Chỗ ở mà chúng tôi cung cấp đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn ghi trong Hợp đồng hỗ trợ nơi ở - Asylum Accommodation and Support Contract (AASC) - mà chúng tôi ký với các khách sạn".

    Viethome (theo MyLondon)

  • lam viec bat hop phap trong tiem rua xe 1
    Đoạn clip cho thấy những người xin tị nạn đang làm việc bất hợp pháp. Ảnh: GB News

    Một cuộc điều tra của tờ GB News đã ghi lại được bằng chứng người xin tị nạn đang làm việc bất hợp pháp cho một doanh nghiệp ở Hampshire. 

    Cuộc điều tra được tiến hành dựa trên tin chỉ điểm của người dân địa phương ở Aldershot. Họ nghi nhờ những người tị nạn đang làm việc bất hợp pháp tại một tiệm rửa xe ở trung tâm thị trấn. 

    Việc những người tị nạn đi làm bất hợp pháp đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng khắp Anh quốc, và trường hợp phát hiện ở Hampshire chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm".

    Luật hiện tại quy định người xin tị nạn không được phép đi làm trong thời gian chờ xét duyệt hồ sơ xin tị nạn. Thay vào đó, họ được cung cấp chỗ ở miễn phí, được cung cấp thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác, mỗi tuần còn được cấp tiền để chi tiêu.

    Người dân ở Aldershot cho biết họ thường xuyên nhìn thấy một nhóm nam giới đạp xe từ chỗ ở của những người tị nạn trong thị trấn, đến một tiệm rửa xe cách đó 1 dặm. 

    Phóng viên GB News đã tiến hành quay phim trong nhiều ngày, bắt đầu từ lúc nhóm nam giới rời khỏi chỗ ở (một khách sạn được Bộ Nội Vụ trưng dụng) rồi lái xe đạp đến tiệm rửa xe gần một cây xăng. 

    Phóng viên GB News đã núp trong bãi đỗ xe đối diện gara rửa xe và ghi được hình ảnh 3 người đàn ông này. Họ đã mang đoạn video đến đối chất với 1 trong 3 người này. 

    Anh này cho biết mình là người Iraq. Nhưng khi được hỏi anh có phải là người xin tị nạn, anh có biết rằng làm việc như thế này là bất hợp pháp, thì người đàn ông nói mình không biết nói tiếng Anh. 

    Chủ tiệm rửa xe nói rằng anh không biết những người này là người xin tị nạn. Khi được hỏi liệu anh đã kiểm tra thông tin cư trú và ID của họ chưa, thì người chủ tiệm nói: "Họ bảo tuần sau sẽ mang giấy tờ đến. Nhưng từ nay họ không cần phải tới nữa". 

    lam viec bat hop phap trong tiem rua xe 1
    Người xin tị nạn làm việc trong tiệm rửa xe. Ảnh: GB News

    Chính phủ đang đặt trọng tâm giải quyết vấn đề nhập cư và làm việc bất hợp pháp. Đảng Bảo Thủ ước tính có 1.2 triệu người đang làm việc trong "khu vực kinh tế đen".

    Năm ngoái, Bộ Nội Vụ đã tiến hành hơn 4,000 cuộc truy quét những cơ sở bị tình nghi thuê người không có giấy tờ. Đại diện Bộ Nội Vụ tuyên bố: "Hành vi làm việc bất hợp pháp làm tổn hại đến cộng đồng của chúng ta, khiến những lao động chân chính bị mất việc, khiến những người yếu thế bị đẩy vào rủi ro, làm thâm thủng ngân khố. Chính phủ đang giải quyết vấn đề này bằng cách trục xuất những người không được phép ở lại UK".

    Hiện GB News đã chuyển bằng chứng cuộc điều tra cho Bộ Nội Vụ.

    Viethome (theo gbnews)

  • Gần 70% các doanh nghiệp ở Anh ủng hộ quan điểm cho người xin tị nạn đi làm càng sớm càng tốt. Họ tin rằng điều này sẽ thúc đẩy tích cực đến nền kinh tế.

    Gần 70% trong số hơn 2,000 doanh nghiệp tham gia khảo sát tin rằng Bộ Nội Vụ nên cho phép người nhập cư được phép đi làm 6 tháng sau khi nộp đơn xin tị nạn. Cuộc khảo sát trên YouGov do Ủy ban Giải cứu Quốc tế (IRC) tiến hành.

    64% doanh nghiệp tin rằng điều này sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế Anh quốc. Hiện tại, sau khi nộp đơn xin tị nạn, những người nhập cư phải đợi 12 tháng mới được nộp đơn xin việc.

    Kenny Mayorga, 25 tuổi, từng là một nhà báo, nhưng anh đã rời bỏ quê hương vào tháng 10-2022. Phải sống trong khách sạn suốt 3 tháng ròng, anh cho rằng nếu được phép làm việc, cuộc đời anh sẽ hoàn toàn thay đổi. 

    "Chúng tôi sẽ đóng thuế, sẽ trở thành một phần trong lực lượng lao động và giúp nền kinh tế hồi phục. Không được làm việc khiến sức khỏe và tinh thần của chúng tôi đều suy sụp", anh nói. 

    nguoi ti nan nen duoc phep lam viec
    Có rất nhiều người nhập cư thực sự đứng giữa làn ranh sống chết.

    Trưởng ban Hành động của IRC, bà Emery Igiraneza, cho rằng việc tạo điều kiện cho người xin tị nạn đi làm sớm sẽ giúp nhà nước tiết kiệm được hàng triệu bảng tiền thuê khách sạn. 

    Hiện tại, chính phủ đang tiêu tốn 7 triệu bảng mỗi ngày để thuê khách sạn cho người xin tị nạn. Chi phí này có thể còn tăng cao hơn. 

    "Nhiều người tị nạn rất giỏi tiếng Anh, những người khác đều là chuyên gia có kỹ năng trong lĩnh vực mà UK đang thiếu, chẳng hạn y tá, bác sĩ và kỹ sư. Tất cả những tài năng này đều đang ngồi bó gối trong khách sạn, trong khi đó nếu nhà nước cho phép, họ có thể ngay lập tức gia nhập lực lượng lao động mà không cần tốn công sức đào tạo, vì tiếng Anh của họ rất tốt. Khi được trả lương, họ sẽ có tiền thuê nhà", bà Emery nói.

    Hiện tại, người xin tị nạn có thể xin vào làm những công việc đang nằm trong danh sách thiếu nhân lực, với điều kiện đơn xin tị nạn của họ phải quá 12 tháng. 

    Nhưng Bộ Nội Vụ lại nói việc cho phép họ đi làm sớm sẽ "hủy hoại chính sách nhập cư và nền kinh tế ở quy mô sâu rộng".

    "UK có một lịch sử đáng tự hào về việc cung cấp sự bảo vệ cho những người thực sự cần đến nó. Gần đây chúng ta đã chào đón hàng trăm người di cư từ Hong Kong, Afghanistan và Ukraine", đại diện Bộ Nội Vụ cho biết. 

    Tuy nhiên, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp London cho biết, về cả phương diện đạo đức và kinh tế chúng ta cần một lối ứng xử linh hoạt hơn. 

    Trưởng phòng Chính sách và Tác động Công chúng, ông James Watkin, nói: "Nếu như bỏ phí những lao động tài năng này, các doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động tốt nhất. Điều này có thể đánh gục nền kinh tế".

    Bộ Nội Vụ cho biết họ đang tập trung vào việc đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn xin tị nạn, để ngăn ngừa việc người xin tị nạn phải chờ đợi quá lâu. 

    Hiện tại Bộ Nội Vụ đang thuê 1,280 nhân viên để xử lý hồ sơ xin tị nạn. Đến mùa hè, con số này dự kiến sẽ tăng lên 1,800 nhân viên, và lên tới 2,500 nhân viên vào tháng 9, nhằm giải quyết hồ sơn tồn đọng. 

    Viethome (theo Evening Standard)

  • Ông Boris Johnson đã bảo vệ kế hoạch gắn vòng điện tử cho một số người xin tị nạn đến Anh trên thuyền nhỏ hoặc xe tải.

    Bộ Nội vụ đang khởi động kế hoạch thí điểm kéo dài 12 tháng nhằm đánh giá khả năng "cải thiện và duy trì liên lạc" với người xin tị nạn. Các tài liệu cũng gợi ý chính phủ muốn thu thập dữ liệu về người xin tị nạn bỏ trốn.

    Các nhà vận động đã chỉ trích rằng cách làm hà khắc này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến những người tị nạn. Tuy nhiên, Thủ tướng nhận định điều cốt yếu là người dân không thể "biến mất" trên đất Anh.

    Phát biểu tại RAF Brize Norton sau khi trở về từ chuyến đi đến Kyiv (Ukraine), ông Johnson nói: "Anh là một đất nước chào đón mọi người và rất, rất hào phóng. Điều này khá đúng. Tôi tự hào về điều đó, nhưng khi nhiều người đến Anh bất hợp pháp, khi họ vi phạm pháp luật, điều quan trọng là chúng ta phân biệt được điều đó.  Đây là những gì chúng tôi đang làm với chính sách Rwanda để đảm bảo người xin tị nạn không thể biến mất trên đất Anh”.

    Trước đó, tòa án Nhân quyền Châu Âu (ECHR) ở Strasbourg đã ban hành lệnh ngừng trục xuất những người xin tị nạn từ Anh đến Rwanda. Chuyến bay được lên kế hoạch khởi hành vào thứ Ba vừa rồi.

    Nhưng Thủ tướng đảm bảo chính phủ sẽ tiếp tục thúc đẩy kế hoạch Rwanda và khẳng định điều này là hợp pháp: "Mọi tòa án trên đất Anh đều nói họ không nhìn thấy trở ngại. Không có tòa án nào ở Anh phán quyết chính sách là bất hợp pháp - điều này rất, rất đáng khích lệ. Có trục trặc kỳ lạ vào phút cuối với Strasbourg. Hãy xem việc này tiến triển ra sao. Chúng tôi rất tin tưởng vào tính hợp pháp của kế hoạch và sẽ theo đuổi chính sách này”.

    19borisÔng Johnson cho biết tất cả tòa án ở Anh không phản đối kế hoạch Rwanda

    “Vô cùng tai tiếng”

    Bà Priti Patel cho biết việc ngừng chuyến bay đầu tiên là động thái "vô cùng tai tiếng". Trong cuộc phỏng vấn với Daily Telegraph, bà Patel đã tuyên bố sẽ "tìm cách lật ngược" quyết định.

    "Quý vị phải nhìn vào động lực. Làm thế nào và tại sao họ lại đưa ra quyết định đó? Nó có động cơ chính trị không? Câu trả lời của tôi là chắc chắn. Cách thức hoạt động không rõ ràng của tòa án là vô cùng tai tiếng. Điều đó cần phải bị nghi ngờ”.

    "Chúng tôi không biết ban thẩm phán là ai, danh sách hội thẩm, chúng tôi thực sự chưa có phán quyết - chỉ là một thông cáo báo chí và lá thư nói rằng chúng tôi không thể di chuyển người theo Quy tắc 39. Họ không sử dụng phán quyết này trước đây, điều này khiến mọi người nghi ngờ về động cơ và sự thiếu minh bạch".

    Vương quốc Anh sẽ rời khỏi ECHR?

    Tờ Daily Telegraph cho rằng những cáo buộc của bà Patel về sự "không rõ ràng" của ECHR cho thấy bà mong muốn Anh thoát khỏi quyền tài phán của tổ chức này.

    Các thẩm phán người Anh tại Tòa phúc thẩm đã ra phán quyết hôm thứ Hai 13/6 rằng chuyến bay có thể được triển khai sau thách thức pháp lý của các nhà vận động. Các bộ trưởng đã bảo vệ chính sách và cho biết phải ngăn chặn những kẻ buôn người ở eo biển Manche.

    Phán quyết của ECHR khiến một số nghị sĩ đảng bảo thủ kêu gọi Anh rời Công ước Châu Âu về Nhân quyền. Bộ trưởng Tư pháp Dominic Raab thì gợi ý Anh sẽ tiếp tục tham gia công ước nhưng cần có luật mới đảm bảo Anh có quyền không thực thi một số phán quyết tạm thời của tổ chức này.

    Hiện Anh vẫn tham gia ECHR - đảm bảo các nghĩa vụ nhân quyền trong điều ước quốc tế bao gồm Thỏa thuận Thứ Sáu Tốt lành và Thỏa thuận Brexit.

    Đảng Lao động nói gì?

    Sir Keir Starmer - Lãnh đạo đảng Lao động, cho biết: "Điều tôi muốn là phản ứng nghiêm túc nhằm chấm dứt nạn vượt eo biển. Ai cũng muốn triệt phá các băng đảng tội phạm. Điều đó đòi hỏi nỗ lực nghiêm túc với chính quyền Pháp và phải triệt hạ từ gốc, như vậy sẽ giảm tại được gánh nặng cho Cục chống Tội phạm Quốc gia".

    Viethome (Theo Sky News)

  • Cuộc khủng hoảng tị nạn từ Trung Đông và châu Phi đang diễn ra ở thủ đô với "hàng nghìn người" vẫn phải ở trong các khách sạn vì chưa tìm được nhà ở xã hội.

    Một nhân chứng cho biết bất chấp việc những người tị nạn từ Afghanistan đã không còn là tâm điểm của giới truyền thông, nhiều người vẫn được đưa đến các khách sạn ở Heathrow và đã ở đó trong "nhiều tháng".

    Ít nhất 4,000 người vẫn sử dụng các khách sạn ở sân bay, đến Anh trong khi "hầu như không có gì" và phải ở lại khách sạn vô thời hạn.

    Tamzin Doggart cho biết vì không thể tìm được nhà, nhiều người đã phải ở hàng tháng trời trong một phòng khách sạn cùng với gia đình. Tamzin - sống gần Heathrow, đã giúp những người xin tị nạn có được nhu yếu phẩm như quần áo và đồ vệ sinh cá nhân.

    21taminjpgNhững người tị nạn từ Afghanistan chờ được xử lý sau khi đáp chuyến bay sơ tán xuống sân bay Heathrow vào năm ngoái

    Bất chấp chiến tranh ở Ukraine, chị Tamzin cho biết người tị nạn trong các khách sạn Heathrow đến từ nhiều nơi khác nhau vì người Ukraine có quy trình tị nạn khác với người Afghanistan.

    Chị Tamzin đến thăm khoảng 6 khách sạn ở khu vực Heathrow, cung cấp mọi thứ từ văn phòng phẩm cho đến thực phẩm.

    Tamzin cho biết: "Vẫn còn rất nhiều người tị nạn trong các khách sạn tạm trú, đặc biệt là xung quanh Heathrow. Tôi chăm sóc rất nhiều người trong số này và có rất nhiều mạnh thường quân đang cố gắng giúp đỡ họ. Gần đây nhất, chúng tôi đã cung cấp văn phòng phẩm cho trẻ em và túi bánh kẹo Eid goody”.

    "Người tị nạn ở trong các khách sạn không phải từ Ukraine mà từ châu Phi và Trung Đông. Trong khi chờ đợi đơn xin tị nạn được thông qua, họ vẫn ở đây. Một số trẻ đã ở khách sạn lâu đến mức phải bắt đầu đi học ở địa phương. Về cơ bản, họ không có gì cả và chúng tôi cung cấp đồ dùng miễn phí để các em học tập và sinh hoạt. Chúng tôi hiện đang tìm kiếm 100 máy tính xách tay để giúp trẻ cần máy tính cho việc học ở trường. Gần đây, không có nhiều sự chú ý cho những người tị nạn thuộc nhóm này. Việc kêu gọi đóng góp cũng khó khăn hơn".

    Hệ thống của Ukraine trái ngược với hệ thống dành cho những người xin tị nạn khác – nhóm này phải chờ xem đơn của họ có được chấp nhận hay không trước khi được tìm nhà. Người Ukraine được phép đến và bắt đầu làm việc ngay lập tức.

    Chị Tamzin nói: "Hiện đang thiếu nhà ở cho họ và bây giờ tất cả họ đều ở đây. Trường học đang có nhiều tranh chấp nhưng hầu hết đều cho phép người xin tị nạn ngay cả bên ngoài khu vực trở thành sinh viên. “Thậm chí có một vài khách sạn đã đóng cửa vĩnh viễn không cho du khách bình thường vào chỉ để dành chỗ cho người tị nạn.”

    Viethome (Theo My London)

  • Khoảng 2,000 người xin tị nạn đã thực hiện cuộc vượt biên đầy nguy hiểm từ Pháp đến bờ biển Kent kể từ khi Bộ trưởng bộ Nội vụ công bố thỏa thuận Rwanda ba tuần trước

    Kế hoạch đưa người đến Rwanda của bà Priti Patel đã thất bại trong việc ngăn chặn dòng người xin tị nạn vượt biển với số lượng ngày càng tăng - một quan chức cấp cao của Lực lượng Biên phòng cho biết.

    Gần 2,000 người đã đến Anh kể từ khi Bộ trưởng bộ Nội vụ công bố thỏa thuận với Rwanda, theo đó người vượt eo biển Manche sẽ nhận được tấm vé một chiều đến quốc gia miền nam châu Phi.

    Một số bên tuyên bố những kẻ buôn người đang sử dụng thỏa thuận này để khuyến khích người xin tị nạn vượt biển ‘trước khi mọi thứ thay đổi”  - mặc dù trên thực tế, chính sách này được áp dụng cho tất cả người đến Anh kể từ ngày 1 tháng 1 năm nay.

    Lucy Moreton, thuộc lực lượng biên phòng ISU, cho biết: "Tác động duy nhất của kế hoạch này là làm gia tăng số lượng người tìm cách vượt biển, chứ không phải giảm chúng".

    Kể từ đầu năm 2022, đã có 7,240 người đến Anh bằng thuyền nhỏ. Hơn 500 người vượt biển trong hai ngày đầu tiên của tháng Năm. Con số này gấp hơn ba lần số lượng người được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2021 (2,390) và hơn bảy lần số liệu năm 2020 (1,006).

    8aslyNgười tị nạn ở Kent

    Theo bà Moreton, thay vì làm nản lòng những người di cư, chính sách Rwanda của bà Patel đã khuyến khích các băng nhóm tội phạm buôn người: “Những thông báo này được bọn tội phạm sử dụng để tống tiền và nạp thêm người vào để họ đến Anh ''trước khi mọi thứ thay đổi''. Điều kiện thời tiết bất lợi đã làm giảm số người vượt biển trong hơn một tuần, nhưng khi thời tiết thay đổi, các con số đang trở lại mức cao”.

    Kể từ khi công bố thỏa thuận Rwanda khiến Anh quốc tiêu tốn bước đầu 120 triệu bảng, 1,972 người đã vượt biển trong 11 ngày khi điều kiện thời tiết cho phép.

    Thời tiết trên eo biển Manche dự kiến ​​sẽ vẫn ổn định trong mười ngày tới, dẫn đến việc số người tị nạn tới Anh tăng sau khi thỏa thuận Rwanda được thông báo.

    Người sáng lập Care4Calais, Clare Moseley chỉ trích chính sách "bắt nạt những người cực kỳ dễ bị tổn thương" và kêu gọi chương trình thị thực tương tự như dành cho người tị nạn Ukraine: “Đây là chính sách dựa trên sự răn đe và người tị nạn đến từ những nơi tồi tệ nhất trên thế giới. Họ đã gặp phải nhiều điều khủng khiếp. Vì vậy, tất cả các lý thuyết về người tị nạn đều cho thấy phương pháp ngăn chặn sẽ không có tác dụng”.

    Zoe Gardner - giám đốc chính sách và vận động tại Hội đồng chung về phúc lợi cho người nhập cư, cho biết “kế hoạch Rwanda tàn nhẫn và phân biệt chủng tộc của bà Patel phải khuất phục trước lòng trắc ẩn và chào đón của nhiều người muốn đưa người tị nạn tới Anh”: “Chúng ta biết kế hoạch không chỉ trái đạo đức. Chúng thậm chí không đáp ứng các mục tiêu đã nêu ra. Mọi người liều mạng trên những tuyến đường nguy hiểm vì tương lai của họ phụ thuộc rất nhiều vào nó. Kế hoạch chống người tị nạn của bà Patel sẽ không xóa bỏ nhu cầu đó”.

    Mặc dù Bộ Nội vụ không đưa ra bình luận, nhưng có thể hiểu Chính phủ không tin số người vượt biển sẽ thay đổi ngay lập tức. Tuy nhiên, bà Patel vẫn tin tưởng kế hoạch Rwanda sẽ ngăn cản người xin tị nạn.

    Bộ trưởng Nội vụ đã nhận trách nhiệm cá nhân trong việc thúc đẩy chính sách sau khi bị các quan chức cảnh báo không có đủ bằng chứng cho thấy giá trị của kế hoạch.

    Viethome (Theo iNews)

  • Đan Mạch đang đàm phán với Rwanda về kế hoạch chuyển người xin tị nạn sang quốc gia Đông Phi này - tương tự động thái của Anh vào tuần trước.

    Thỏa thuận với Rwanda sẽ khiến Đan Mạch trở thành thành viên Liên minh châu Âu đầu tiên làm trái hệ thống tị nạn và di cư của liên minh.

    Bộ trưởng Nhập cư Mattias Tesfaye của Đan Mạch nói: "Cuộc đối thoại của chúng tôi với chính phủ Rwanda bao gồm cơ chế chuyển giao người xin tị nạn".

    Thỏa thuận nhằm "đảm bảo cách tiếp cận an toàn hơn so với mạng lưới tội phạm buôn người - vốn tạo nên đặc trưng của việc di cư qua Địa Trung Hải ngày nay".

    Đan Mạch đã đưa ra các chính sách nhập cư ngày càng khắc nghiệt trong thập kỷ qua. Cụ thể, vào năm ngoái, quốc gia này đã thông qua luật cho phép đưa người tị nạn đến các trung tâm tị nạn ở một quốc gia đối tác.

    Động thái này đã vấp phải sự chỉ trích từ các bên ủng hộ nhân quyền, Liên Hợp Quốc và Ủy ban châu Âu. Tuy nhiên, Đan Mạch không tìm được quốc gia đối tác vào thời điểm đó.

    29denmarkBộ trưởng Nhập cư Mattias Tesfaye của Đan Mạch

    Tuần trước, Anh thông báo có kế hoạch chuyển người xin tị nạn đến Rwanda nhằm đập tan các mạng lưới buôn người và ngăn chặn dòng người di cư.

    Năm ngoái, Đan Mạch đã tiếp cận các quốc gia trong và ngoài Liên minh châu Âu để đạt được thỏa thuận tị nạn, bao gồm Tunisia và Ethiopia. Đan Mạch cũng đã ký một thỏa thuận ngoại giao với Rwanda trong năm 2021 về các vấn đề chính trị và tị nạn.

    Ủy ban EU cho biết việc tái định cư người tị nạn ở bên ngoài châu Âu là "không thể" theo các quy tắc hiện hành của EU. Tuy nhiên, Đan Mạch lại được miễn một số quy định của EU, bao gồm cả tiêu chuẩn tị nạn.

    Các nước EU trước đây đã thảo luận về việc thiết lập các trung tâm ngoại quốc để tiếp nhận người tị nạn trong giai đoạn 2016-18, sau khi lượng người đến Địa Trung Hải tăng đột biến, nhưng những lo ngại về luật pháp, nhân đạo, chính trị, an toàn và tài chính đã làm lu mờ các đề xuất hồi đó.

    Theo một tổ chức phi chính phủ của Hội đồng Người tị nạn Đan Mạch, đưa người xin tị nạn ra nước ngoài để xử lý là "vừa thiếu trách nhiệm vừa thiếu đoàn kết".

    Ông Tesfaye cho biết Đan Mạch vẫn chưa đạt được thỏa thuận với Rwanda, nhưng Quốc hội sẽ được triệu tập về vấn đề này vào thứ Năm tuần này. Chính phủ cần sự ủng hộ của Quốc hội cho một thỏa thuận tiềm năng với Rwanda.

    Viethome (Theo USN)

  • Ba mươi chín trẻ không có người đi kèm đến Ireland xin tị nạn đã biến mất không dấu vết và vị trí hiện tại của các em vẫn chưa được xác định.

    Thống kê từ Tusla - cơ quan gia đình và trẻ em quốc gia, cho thấy 58 trẻ em đang xin tị nạn mất tích từ năm 2017 đến năm 2021, trong đó 39 trẻ vẫn chưa được tìm thấy.

    Cảnh sát và các cơ quan nhà nước hiện bày tỏ lo ngại cho số phận của những đứa trẻ. Năm ngoái, ba trẻ đã mất tích. Trong năm 2019, con số này là 19 trẻ.

    15childĐồ đạc của người di cư trên một bãi biển

    Một nguồn tin cho biết: “Mối quan tâm lớn nhất là một số trẻ em có thể đã bị buôn bán. Các đối tượng có thể bảo trẻ đăng ký xin tị nạn. Các em sau đó biến mất khỏi tầm nhìn của nhà nước và phải làm việc trong ngành công nghiệp tình d.ục. Những trẻ khác có thể bị ép làm việc và một số có khả năng là người trên 18 tuổi giả vờ là trẻ em. Có những trẻ chỉ đơn giản là đã bỏ trốn và chúng tôi không biết điều gì đã xảy ra với chúng. Nhưng thực sự chúng tôi rất sốc và lo lắng cho sự an toàn của các em khi không biết tình trạng hiện tại của các em”.

    Tất cả trẻ vị thành niên không có người lớn đi kèm khi đến Ireland đều được giới thiệu đến nhóm Tìm kiếm sự bảo vệ quốc tế dành cho trẻ em bị tách biệt (SCSIP) của Tusla. Tusla hợp tác chặt chẽ với các cơ quan khác để đảm bảo trẻ có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc.

    Người phát ngôn tổ chức này cho biết: “Khi được giới thiệu đến SCSIP của Tusla, trẻ sẽ được cung cấp đánh giá về nhận thức / sở thích tốt nhất để khám phá danh tính, gia đình, các vấn đề sức khỏe, hành trình các em đến Ireland, sự kiện quan trọng trước khi di cư cũng như sàng lọc các chỉ số buôn người".

    "Ưu tiên cho những trẻ em ly tán khi đến Ireland là đoàn tụ các em với gia đình. Nếu không thể, trẻ sẽ được cung cấp hỗ trợ thích hợp với trải nghiệm và nhu cầu riêng biệt của từng em ở Ireland. Tất cả trẻ tị nạn không có người đi kèm đều được hỗ trợ".

    Tusla sẽ thông báo cho cảnh sát khi trẻ vị thành niên không có người đi kèm biến mất: “Lực lượng chấp pháp sẽ được thông báo sau khi một trẻ được coi là mất tích cũng như khi Tusla và những người chăm sóc đã thực hiện mọi nỗ lực để xác định vị trí của các em. Nhân viên xã hội và người chăm sóc tiếp tục thu thập thông tin từ những người có thể hỗ trợ điều tra”.

    Viethome (Theo Independent)

  • Hung thủ đâm 6 người tại khách sạn Park Inn ở Glasgow đã liên hệ Bộ Nội Vụ các tác tổ chức nhà ở hơn 70 lần.

    Badreddin Abadlla Adam đã chết sau khi bị cảnh sát bắn vào ngày 26/6/2020. Người đàn ông 28 tuổi là một trong số hàng trăm người xin tị nạn phải chuyển đến sống trong khách sạn vào thời gian đầu phong tỏa.

    6 người, bao gồm 1 sĩ quan, đã bị thương trong vụ việc quy tụ một lực lượng lớn cảnh sát đến trung tâm Glasgow. 

    BBC đã tường thuật một báo cáo của Bộ Nội Vụ cho thấy Badreddin Abadlla Adam đã liên hệ Bộ Nội Vụ, Tổ chức nhà ở Mears và Tổ chức Migrant Help tổng cộng 72 lần trong khoảng thời gian trước vụ tấn công.

    ti nan glasgow 1
    Người đàn ông đã liên hệ Bộ Nội Vụ và các tổ chức nhà ở 72 lần trước cuộc đâm dao ở Glasgow

    ti nan glasgow 1
    Badreddin Abadlla Adam

    Tổ chức nhà ở Mears cam đoan những người xin tị nạn vẫn dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ phúc lợi, còn nhân viên Mears thì không phải di chuyển nhiều trong điều kiện dịch bệnh. Lập luận này nghe có vẻ thỏa đáng. 

    Tuy nhiên, việc đưa người xin tị nạn vào khách sạn đã ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe tinh thần của họ, chưa kể những chấn thương tâm lý trong quá trình trốn chạy khỏi quê nhà, cũng như các giới hạn phong tỏa. 

    Và số lần mà Badreddin Abadlla Adam đã cố gắng liên hệ với chính quyền có thể xem là ''một dấu hiệu báo động''. 

    Bộ Nội Vụ thừa nhận rằng việc biến khách sạn thành nơi cư trú lâu dài là ''không thể chấp nhận được'', và nhấn mạnh rằng nhiều thay đổi đã được thực hiện.

    Bộ Nội Vụ nói rằng: ''Vì lý do đại dịch, Bộ Nội Vụ đã phải chuyển rất nhiều người xin tị nạn vào khách sạn, bao gồm các khách sạn ở Glasgow. Việc sử dụng khách sạn thay nhà ở là không thể chấp nhận được, và chúng tôi đang cố gắng hết sức để tìm nơi ở phù hợp cho họ. Tuy nhiên, chính quyền của mỗi địa phương cũng phải hỗ trợ cung cấp nơi cư trú lâu dài cho họ''.

    Sau cuộc tấn công đó, người xin tị nạn đã được cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý. Các khách sạn tạm thời cũng được cam kết là sạch sẽ, đáp ứng đủ tiêu chuẩn. 

    ''Kế hoạch mới của chúng tôi dành cho người nhập cư, hiện đang được Quốc hội phê duyệt, sẽ giải quyết được những lổ hỏng trong hệ thống tị nạn. Luật mới sẽ cho phép chúng tôi bảo vệ tốt hơn những người được quyền ở lại nước Anh, đồng thời nhanh chóng loại bỏ những người không có quyền ở lại Anh'', phát ngôn viên Bộ Nội Vụ nói.

    Viethome (theo heraldscotland)

  • dua nguoi ti nan toi chau phi

    Người đại diện Bộ Nội Vụ đã nói với Sky News: ''Theo Kế hoạch Nhập cư Mới, chúng tôi cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế trong quá trình khắc phục những lỗ hỏng trong hệ thống tị nạn''.

    Một số nguồn tin cho rằng Thủ tướng Boris Johnson sắp thông báo kế hoạch gửi người nhập cư tới Cộng hòa Rwanda (Châu Phi) trong khi chờ xử lý hồ sơ tị nạn. Bộ Nội Vụ không phủ nhận thông tin này, người đại diện của Bộ nói rằng: ''Theo Kế hoạch Nhập cư Mới, chúng tôi cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế trong quá trình khắc phục những lỗ hỏng trong hệ thống tị nạn''.

    Tuy nhiên, Bộ trưởng Tị nạn, ông Lord Harrington thì nói rằng sẽ không có chuyện người nhập cư bị gửi tới Rwanda, vì điều đó có thể khiến chính phủ Anh tốn hàng triệu bảng. 

    Hiện thông tin vẫn thiếu nhất quán, giữa lúc làn sóng nhập cư qua eo biển Anh không ngừng gia tăng, khiến chính phủ Anh rất căng thẳng trong việc hoạch định chính sách. Hiện các bộ trưởng vẫn đang chờ Dự luật Quốc tịch và Biên giới được Thượng viện thông qua.

    Luật Quốc tịch và Biên giới bị tẩy chay

    Luật này bị các nhà phê bình đánh giá là ''dã man''. Tháng trước nó đã bị trả lại Hạ viện với yêu cầu sửa chữa rất nhiều điều khoản. Có 3 nghị sĩ Đảng Bảo Thủ kiêm cựu bộ trưởng là ông David Davis, Andrew Mitchell và Simon Hoare, chống lại kế hoạch gửi người xin tị nạn ra nước ngoài (offshore: có 2 nghĩa, hoặc gửi người tị nạn ra ngoài đảo, hoặc gửi tới 1 quốc gia khác)

    Nhưng nỗ lực của họ đã không thành công. Ông Andrew Mitchell thắc mắc chính sách này sẽ tốn kém tới mức nào, ông cho rằng gửi người tị nạn ra đảo còn tốn kém hơn là cho họ ở trong khách sạn 5 sao The Ritz hay Kí túc xá Eton.

    Ông David Davis mô tả ý tưởng này của Bộ Nội Vụ chẳng khác nào tạo ra một ''nhà tù Guatanamo kiểu Anh'', và đó là quyết định tốn kém, không thực tiễn và vô nhân đạo.

    Hiện Luật Quốc tịch và Biên giới lại tiếp tục được trình lên Thượng viện chờ thông qua.

    Vấn đề tị nạn hải ngoại có thể được đề cập trong Diễn văn của Nữ hoàng

    Một thông báo về việc gửi người tị nạn ra nước ngoài có thể được đề cập trong Diễn văn của Nữ hoàng vào Buổi lễ Mở màn hoạt động Quốc hội khóa mới (ngày 10/5/2022). 

    Ít nhất 4,550 người nhập cư đã cập bến Vương quốc Anh trên những chiếc xuồng hơi chỉ tính riêng trong năm nay, theo dữ liệu do Sky News thu thập. Năm ngoái phải tới giữa tháng Sáu mới đạt được con số này. 

    Hiện Bộ Nội Vụ vẫn chưa thông báo sẽ gửi người xin tị nạn tới nước nào. Trước đó, Bộ đã từng cố đưa người xin tị nạn tới Albani và Ghana nhưng không thành.

    Đảo Ascension là một lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Anh, cách xa 4,000 dặm. Dường như đảo này cũng được đưa vào danh sách chọn lựa, dù tháng trước một đại diện cấp cao của Bộ Nội Vụ đã bác bỏ thông tin này. 

    Hồi tháng Một, bà Patel đã yêu cầu Bộ Quốc Phòng sắp xếp lực lượng Hải quân Hoàng gia xử lý các xuồng nhỏ muốn vượt qua eo biển. Kế hoạch này có tên là điệp vụ Operation Big Dog, được vẽ ra để cứu vãn thể diện cho Thủ tướng Boris Johnson, trong bối cảnh ông đang bị kêu gọi từ chức vì scandal tiệc tùng mùa dịch bệnh. 

    Viethome (theo Sky News)

  • 10 nam xin ti nan

    Đám cưới là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi, nhưng khi nhìn xuống đám đông, chẳng người thân nào có mặt. Họ không thể đến chung vui vì tôi đang xin tị nạn tại Vương quốc Anh, nghĩa là tôi chưa từng được trở về quê hương trong suốt 10 năm qua. 

    Tôi sinh ra tại một thành phố bảo thủ tôn giáo, nơi phụ nữ và trẻ em gái dường như vô hình. Nhưng tôi không muốn như vậy. Tôi học hành chăm chỉ ở trường và trở thành một giảng viên văn học. Tôi nhận ra đất nước mình đầy tham nhũng và không có nhân quyền, vì vậy tôi viết bài chỉ trích chính quyền, kêu gọi nhân quyền. Tôi tập hợp cộng đồng và làm việc với nhiều phụ nữ để đứng lên đấu tranh. Từ đó tôi và gia đình bị đe dọa.

    Cùng lúc đó tôi có một suất học cao học ở UK. Tôi chưa từng có ý định xin tị nạn ở Anh, nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác. Để cứu đời mình, bảo vệ bố mẹ và các anh chị em, tôi nhận ra mình không thể quay về quê hương. 

    Tôi tưởng Bộ Nội vụ sẽ hiểu hoàn cảnh của tôi, nhưng 10 năm trôi qua, tôi đã triệt để mất hy vọng. Bộ Nội vụ chuyển tôi hết chỗ này đến chỗ khác, từ khách sạn đến nhà hội đồng, từ nơi này đến nơi khác, chưa bao giờ có cơ hội ổn định cuộc sống. 

    Tôi đã nộp đơn rất nhiều lần nhưng đều bị từ chối. Tôi đã gửi đi hàng đống chứng cứ, bao gồm những bài viết và bài báo tôi đã xuất bản, và những lá thư từ các tổ chức quốc tế bảo vệ quyền của tôi. Nhưng mọi thứ đều bị từ chối. Họ không tin trường hợp của tôi.

    Tôi bị cấm làm việc, không thể đăng ký những thứ đơn giản như thi bằng lái xe. Tôi đã từ bỏ mọi thứ ở quê hương để có được tự do và an toàn, nhưng Chính phủ Anh đã lấy hết chút tự do nhỏ nhoi còn sót lại của tôi. 

    Cuộc đời thật khó khăn, nhưng may mắn sau đó tôi đã gặp được người chồng tương lai của mình thông qua tổ chức City of Sanctuary, một mạng lưới giúp đỡ những người phải rời bỏ quê nhà. 

    Tuy nhiên những lá thư từ chối của Bộ Nội vụ vẫn không ngừng hành hạ tôi, cả về thể chất lẫn tinh thần. Cả tôi và chồng đều có sức khỏe yếu. Chồng tôi bị bệnh máu trắng còn tôi bị ung thư. Chúng tôi mong mỏi được sống trong yên bình, nhưng ngày nào cũng nơm nớp lo sợ người của Bộ Nội vụ sẽ tới để trục xuất tôi.

    Chúng tôi cũng không thể đăng ký kết hôn, mà chỉ có thể tổ chức một buổi lễ chung vui với bạn bè từ tổ chức City of Sanctuary. Quyền được sống như một con người của tôi đã hoàn toàn bị tước đoạt.

    Nay Luật Quốc tịch và Biên giới (Nationality and Borders Bill) đã được thông qua, tình thế của những người tị nạn như tôi sẽ càng trầm trọng hơn. Thay vì xem tôi là một mối đe dọa, chính phủ nên cho phép chúng tôi làm việc, cho phép tôi dùng kỹ năng của mình để tự nuôi sống bản thân, để tôi được sống bình yên với chồng mà không lo sợ một ngày phải chia lìa.

    Viethome (theo Metro)

  • Người từ Afghanistan đến Anh sẽ không còn nhận được 5 bảng để mua đồ ăn nhẹ, thuốc men và đồ vệ sinh cá nhân và thay vào đó sẽ được cấp Universal Credit.

    Những người chạy trốn khỏi Taliban, một số từng làm việc cho quân đội hoặc chính quyền Anh, cảm thấy động thái này cho thấy Chính phủ “không quan tâm” đến họ nữa.

    Trước đó, đã có tin Bộ Nội vụ đang chi 4.7 triệu bảng mỗi ngày cho người xin tị nạn trong các khách sạn - ước tính khoảng 127 bảng mỗi người.

    Anh Faiz Mohammad Seddeqi - cựu bảo vệ tại Đại sứ quán Anh ở Kabul, đã ở tại một trong những khách sạn này được gần sáu tháng. Anh Faiz được sơ tán cùng vợ và con trai trong thời gian Taliban tiếp quản Afghanistan vào tháng 8.

    "Khi chúng tôi thấy phản ứng và quyết định này từ bộ Nội Vụ, điều đó có nghĩa là” ‘từ giờ trở đi, chúng tôi không quan tâm đến các bạn - các bạn cần phải tự mình xoay xở mọi thứ'", anh Faiz nói.

    10afhAnh Faiz cho biết khách sạn mình đang ở không sạch sẽ

    Người đàn ông 30 tuổi cho biết khách sạn tại Watford mà anh và gia đình đang ở "không được sạch sẽ cho lắm" và đồ ăn họ nhận được "không ngon".

    Bức thư anh Faiz nhận được, được gửi từ Dự án Tái định cư Afghanistan tại Bộ Nội vụ, có nội dung: “Cho đến nay, ngoài các khoản thanh toán Universal Credit, chỗ ở và bữa ăn được cung cấp tại các khách sạn, chúng tôi còn cung cấp thêm một số mặt hàng. Chúng tôi viết thư này để thông báo rằng kể từ ngày 11 tháng 2, chúng tôi sẽ không cung cấp các mặt hàng bổ sung nữa và bạn cần tự mua những mặt hàng này bằng cách sử dụng trợ cấp Universal Credit”.

    Bức thư nêu rõ người xin tị nạn tiếp tục nhận được "bữa ăn chính", bao gồm "thức ăn và sữa trẻ em" nhưng sẽ không còn nhận được "đồ ăn nhẹ, đồ vệ sinh cá nhân miễn phí (ngoài đồ vệ sinh cá nhân cơ bản) hoặc thuốc không kê đơn".

    Thông báo cho biết thêm: "Bạn sẽ cần trả tiền đi lại hoặc tiền taxi”. Anh Faiz cho biết những người tị nạn khác đang ở trong khách sạn cũng nhận được thư với nội tương tự.

    Anh trai của Faiz cũng chạy trốn khỏi Afghanistan và yêu cầu được giấu tên. Anh cho biết mình hy vọng những người xin tị nạn có thể cảm thấy  được Chính phủ chăm sóc “nhiều hơn một chút”: “Việc rời đất nước và đến đây đều rất khó đối với mỗi người Afghanistan, bởi vì mọi thứ đã bị phá hủy ở đất nước của chúng tôi - cơ sở hạ tầng, mục tiêu của chúng tôi… mọi thứ vừa sụp đổ”.

    “Họ đến Vương quốc Anh … không có nơi nào khác an toàn để đi và đạt được ước mơ của mình. Hầu hết những người đến đây đã rời bỏ gia đình ở Afghanistan, giống như tôi - tôi đã bỏ lại hai con trai, vợ và cha mẹ tôi. Vì vậy, về cơ bản yêu cầu khiêm tốn của chúng tôi đối với Chính phủ Vương quốc là họ cần chăm sóc những người Afghanistan xin tị nạn hoặc những người sơ tán nhiều hơn một chút vì tình hình hiện đang diễn ra ở Afghanistan là kịch bản tồi tệ nhất".

    10afhBức thư bộ Nội vụ gửi cho anh Faiz.

    Theo Bộ Nội vụ, hiện có 25,000 người xin tị nạn và 12,000 người tị nạn Afghanistan trong các khách sạn.

    Tại phiên họp của ủy ban hôm thứ Tư 2/2, Chính phủ cho biết họ “lạc quan” sẽ tìm ra phương pháp mới để làm việc với các hội đồng "nhằm quản lý những chi phí này".

    Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel cho biết chính sách là "hoàn toàn không phù hợp” và nói thêm: "Chúng tôi không muốn mọi người ở trong khách sạn".

    Bà Patel cũng cho biết Chính phủ và chính quyền địa phương đang “đấu tranh” để chuyển những người tị nạn Afghanistan đến nơi ở lâu dài, phù hợp hơn vì đất nước không có đủ cơ sở hạ tầng.

    Người phát ngôn của Bộ Nội vụ nói: "Sử dụng các khách sạn làm nơi ở cho người tái định cư từ Afghanistan là giải pháp ngắn hạn và chúng tôi đang làm việc với chính quyền địa phương để tìm chỗ ở lâu dài thích hợp cho họ. Vì các cư dân tại khách sạn hiện đang nhận được Universal Credit để trang trải chi phí cho các mặt hàng thiết yếu, chúng tôi cho rằng khoản tài trợ bổ sung không còn cần thiết. Tất cả cư dân của khách sạn tiếp tục nhận được chỗ ở đầy đủ tiện nghi, bao gồm lựa chọn ba bữa ăn mỗi ngày, quyền sử dụng nước uống liên tục, đồ vệ sinh cá nhân cơ bản và chi phí tiện ích của họ được đài thọ".

    Viethome (Theo Metro)

  • Thi thể 12 người di cư chết cóng được phát hiện tại khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp, cửa ngõ vào châu Âu, khiến hai nước khẩu chiến.

    Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu hôm qua cáo buộc lính Hy Lạp đã cố tình đẩy người di cư muốn vào châu Âu trở lại lãnh thổ nước này.

    Soyla cho hay 12 nạn nhân nằm trong nhóm 22 người bị đẩy lại Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời chia sẻ ảnh đã làm mờ của 8 thi thể, cho thấy ba người chỉ mặc quần đùi và áo phông, một số người có dấu vết bị cước. Nhiệt độ ở Ipsala, nơi tìm thấy thi thể, là 3-11 độ C hôm 2/2.

    "Họ hành xử như côn đồ", ông nói khi đề cập tới lực lượng biên phòng Hy Lạp và cáo buộc Liên minh châu Âu (EU) "bất lực, nhu nhược và vô nhân đạo".

    chet cong o cua ngo chau au
    Nhân viên y tế khiêng xác người di cư ở Ipsala, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp, hôm 2/2. Ảnh: Anadolu Agency.

    Bộ trưởng Di trú Hy Lạp Notis Mitarachi phủ nhận thông tin rằng các đơn vị biên phòng nước này đã cưỡng ép trục xuất người tị nạn.

    "Cái chết của 12 người di cư tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ gần Ipsala là thảm kịch, nhưng sự thật không giống với những thông tin tuyên truyền sai lệch mà người đồng cấp của tôi đưa ra. Những người này chưa bao giờ tới được biên giới. Bất kỳ đồn đoán nào cho rằng họ đã tới biên giới, hay bị đẩy ngược lại Thổ Nhĩ Kỳ, đều hoàn toàn vô nghĩa", ông nói.

    Mitarachi cho rằng Ankara nên duy trì cam kết ngăn chặn những hành trình nguy hiểm tương tự, nhắc tới tới thỏa thuận ngăn dòng người di cư mà EU và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký kết. "Thổ Nhĩ Kỳ nên thực thi trách nhiệm của mình nếu chúng ta muốn ngăn chặn những thảm kịch tương tự xảy ra lần nữa", ông nói.

    Thông tin về quê quán của người tị nạn hay làm cách nào mà họ xuất hiện tại khu vực biên giới không được tiết lộ.

    Đây không phải lần đầu Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp tranh cãi về số phận những người di cư vượt qua biên giới chung đất liền và biển giữa hai nước. Mâu thuẫn về vấn đề này ngày càng tồi tệ hơn từ đầu năm 2020, khi khủng hoảng biên giới nổ ra sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khuyến khích hàng nghìn người xin tị nạn vào châu Âu thông qua Hy Lạp.

    Khoảng 3,7 triệu người tị nạn Syria tới Thổ Nhĩ Kỳ mỗi năm. Quốc gia này trở thành con đường trung chuyển chính của những người chạy trốn nghèo đói và chiến tranh ở châu Phi, châu Á và Trung Đông, trong khi Hy Lạp được coi là cửa ngõ vào châu Âu dễ dàng nhất.

    Athens đã tăng cường tuần tra biên giới trên biển sau khủng hoảng năm 2020, khiến ngày càng nhiều người tị nạn xâm nhập thông qua ranh giới đất liền phía đông bắc với Thổ Nhĩ kỳ, dù chính quyền Hy Lạp đã dựng bức tường thép dài 40 km dọc biên giới năm ngoái.

    VnExpress (theo Guardian)