• Sáu đứa trẻ đang xin tị nạn ở Anh đã trải qua những tháng mùa đông băng giá mà không có máy sưởi hoặc nước nóng. Gia đình giấu tên đã chạy trốn đến Vương quốc Anh từ Iraq do mối nguy hiểm họ đối mặt.

    Sau cuộc hành trình dài và đầy nguy hiểm qua Trung Đông và sau đó là châu Âu, bao gồm cả giai đoạn phải ngủ trong Rừng nhiệt đới Calais, họ đã vượt qua eo biển Manche vào đầu năm nay và được Bộ Nội vụ chuyển tới chỗ ở dành cho người xin tị nạn.

    Tất cả những đứa trẻ: 17 tuổi, 15, 11, 7, 3 tuổi và 3 tháng tuổi - phải nằm trên những tấm ga trải giường bám đầy rệp của khách sạn London.

    Việc thiếu trang thiết bị giặt giũ đã khiến cha mẹ các em gặp khó khăn trong chỗ ở chật chội. Đồ đạc bám bụi bẩn có thể cạo được cả lớp bụi khi họ đến.

    tre em ti nan bi rep can
    Các bé bị rệp cắn

    Từ tháng 10 đến giữa tháng 12, gia đình không có nhà vệ sinh, nước nóng hoặc máy sưởi, khiến nhiệt độ bên trong giảm mạnh và sàn phòng trở nên trơn vì nước ngưng tụ. Tất cả đều phải ra đường trong bộ quần áo ngủ khi một người khác đốt lửa sưởi ấm trong phòng.

    Do ngày càng khó thở trong thời tiết lạnh và ẩm ướt, đứa bé ba tháng tuổi được đưa đến bệnh viện để hồi phục trong bốn ngày. Bé trở về ngôi nhà chìm trong bóng tối bởi đợt cắt điện kéo dài 4 ngày.

    Một tình nguyện viên đã chia sẻ với chúng tôi về điều kiện sống của gia đình này: “Họ sợ hãi khi đi ngủ vào ban đêm và đều đang bị căng thẳng, chấn thương và kiệt sức. Những đứa trẻ quấy khóc liên tục gây áp lực lên sức khỏe tinh thần của cả gia đình. Rệp ở khắp mọi nơi và ngày càng nhiều. Cả nhà đều bị cắn. Họ đang cầu xin tôi giúp đỡ".

    Khi một nhân viên nhà ở đến thăm gia đình ngay trước Giáng sinh và phát hiện ra điều kiện sống của họ, anh ngay lập tức gọi taxi và đưa họ đến chỗ ở thay thế.

    Tuy nhiên, dù ngôi nhà mới có nhiều cải thiện hơn, những đứa trẻ lại ở cách khá xa trường học.

    Đây là lần thứ hai họ được chuyển đi kể từ khi đến UK - mái ngôi nhà thứ ba nằm giữa một đường ống nước vỡ.

    Nơi ở ảm đạm là ví dụ thực tế về cuộc sống ở Vương quốc Anh của những người xin tị nạn - nhiều người trong số họ đang phải chịu đựng những chấn thương tinh thần dữ dội.

    13asylum3Gia đình phải sống trong cảnh mất điện

    Vào tháng 6 năm 2020, 54,073 người đang chờ đợi trong “chỗ ở dự phòng” sau khi nộp đơn vi tị nạn. Trong số này, 72% không thể làm việc trong hơn sáu tháng, tăng từ 57% so với cùng thời điểm năm trước, theo Hội đồng Người tị nạn.

    64% số đơn đăng ký ban đầu được chấp thuận trong khi một nửa số đơn bị từ chối được chấp thuận kháng cáo.

    Care4Calais, tổ chức giúp người chạy trốn khỏi các tình huống nguy hiểm ở nước ngoài, đã lên án sự chậm trễ này: "Chúng tôi thường xuyên nhìn thấy hậu quả thực tế của việc xử lý chậm trễ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người xin tị nạn. Những người xin tị nạn phải đối mặt với căng thẳng và lo lắng kéo dài trong khoảng thời gian yêu cầu của họ được xử lý. Yêu cầu xin tị nạn thường là vấn đề sống chết đối với những người cần nó".

    Care4Calais lên án việc sử dụng các khách sạn và doanh trại làm nơi ở cho những người xin tị nạn, cho rằng đây là "chỗ ở vốn dĩ không phù hợp" do thiếu phương tiện nấu nướng và giặt giũ, cùng các vấn đề khác.

    "Hiểu rằng những người chúng tôi làm việc cùng đã sống sót những cuộc xung đột, họ đã vượt qua sa mạc Sahara, sống sót sau khi bị tra tấn ở Libya và chứng kiến ​​những người đồng hành chết đuối khi băng qua Địa Trung Hải, thật khủng khiếp khi thấy rằng chính tại Vương quốc Anh, họ đã mất hy vọng".

    13asylum3Việc vệ sinh đồ dùng cũng gặp rất nhiều khó khăn

    Người phát ngôn của Bộ Nội vụ nói: “Chúng tôi đang đối phó với những áp lực chưa từng có đối với hệ thống tị nạn, nhưng bất chấp điều này, chúng tôi vẫn tiếp tục đảm bảo cung cấp chỗ ở an toàn, thoải mái. Trên thực tế, Vương quốc Anh nhận được gần một nửa số đơn xin tị nạn của người từ các nước EU tới Anh. Số lượng đơn đăng ký năm nay có thể sẽ bằng một nửa số lượng nhận được vào năm 2004”.

    “Dự luật Quốc tịch và Biên giới chúng tôi đang giới thiệu sẽ thực hiện cuộc cải cách toàn diện nhất trong nhiều thập kỷ để sửa chữa hệ thống tị nạn. Những người đang chờ quyết định về đơn xin tị nạn của đủ điều kiện để nhận được nhiều hỗ trợ, bao gồm miễn phí chăm sóc sức khỏe trong hệ thống NHS và tiếp cận giáo dục cho trẻ em".

    Clearsprings, công ty điều hành chỗ ở, cho biết: "Chúng tôi rất coi trọng những khiếu nại..  người xin tị nạn có điều kiện có thể đề cập mọi vấn đề hoặc mối lo ngại với nhân viên hoặc qua đường dây nóng Trợ giúp Di cư 24/7. Sau đó, chúng tôi sẽ điều tra vấn đề và giải quyết theo các yêu cầu của hợp đồng. Chúng tôi cam kết cung cấp chỗ ở an toàn, phù hợp với mục đích cho cư dân và chúng tôi hiện đang điều tra các vấn đề đã được nêu rõ trong email của các bạn".

    "An toàn và phúc lợi của những người chúng tôi tiếp nhận là điều tối quan trọng. Clearsprings đang hợp tác với các cư dân để đảm bảo họ được cung cấp sự hỗ trợ thích hợp và mọi khiếu nại hoặc vấn đề sẽ được giải quyết ngay lập tức”.

    "Chúng tôi đánh giá cao phản hồi mang tính xây dựng và cam kết cải tiến liên tục các dịch vụ được cung cấp cho người xin tị nạn. Rất tiếc, do các ràng buộc về mặt pháp lý, chúng tôi sẽ không bình luận về các trường hợp riêng lẻ".

    Viethome (Theo My London)

  • Anh quốc sẽ tìm cách ngăn người lớn đóng giả trẻ em khi xin tị nạn bằng cách đưa ra các đánh giá khoa học mới để giúp xác định tuổi của người nộp đơn, chính phủ cho biết hôm thứ Tư 5/1.

    Chính phủ Anh cho biết người lớn đóng giả là trẻ em chiếm hai phần ba đơn khiếu nại về tuổi, trích dẫn dữ liệu từ 1.696 trường hợp trong năm tính đến tháng 9 năm 2021.

    Trong số 1.696 trường hợp tranh chấp về độ tuổi được kết luận trong năm tính đến tháng 9, 1.118 trường hợp được phát hiện là từ 18 tuổi trở lên - con số cao nhất kể từ khi số liệu có vào năm 2006.

    chup x quang xac dinh do tuoi nguoi ti nan

    "Hành vi của những người đàn ông trưởng thành độc thân, giả dạng trẻ em xin tị nạn là một sự lạm dụng đáng sợ đối với hệ thống của chúng tôi mà chúng tôi sẽ chấm dứt", Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel cho biết.

    Một ủy ban mới sẽ xem xét các phương pháp khoa học để xác định tuổi và đánh giá độ chính xác và độ tin cậy cũng như xem xét vấn đề y tế và đạo đức.

    Anh quốc nói các cuộc kiểm tra mới sẽ giống với các quốc gia châu Âu khác sử dụng tia X và phương pháp y tế khác để giúp đánh giá tuổi của một người.

    Năm ngoái, Hiệp hội Nha khoa Anh cho biết việc chụp X-quang bệnh nhân không có mục đích y tế là 'không phù hợp và trái đạo đức'. Họ cho rằng các nha sĩ thậm chí có thể bị buộc tội là 'tội phạm' nếu họ làm như vậy.

    Bài liên quan: Bộ Nội vụ muốn chụp X-quang để xác định tuổi trẻ em xin tị nạn

    Thứ Ba tuần này, Quốc hội Anh tiếp tục thảo luận Bộ luật Biên giới và Quốc tịch (Nationality and Borders Bill) do Bộ Nội vụ trình lên. Trong những đề xuất mới mà Bộ Nội vụ đệ trình, có một vài phương pháp mà bộ này muốn sử dụng để xác định độ tuổi trẻ em xin tị nạn. 

    Cụ thể, Bộ Nội vụ muốn chụp X-quang răng của trẻ xin tị nạn cũng như kiểm tra (đo đạc) các bộ phận trên cơ thể. Đồng thời phân tích nước bọt, tế bào, các mẫu thử khác cùng với ADN. 

    Tuy nhiên, liên minh các tổ chức bảo vệ quyền trẻ em như Refugee and Migrant Children’s Consortium (RMCC), Coram, Children’s Society và Unicef UK tỏ ra khá lo lắng về đề xuất này. 

    Họ cho rằng hành động này sẽ không giúp chính phủ bảo vệ trẻ em khỏi tệ nạn tội phạm. Việc đưa ra những phương pháp "không chính xác'' và ''có tính phá hoại" cũng như đòi hỏi ''các bằng chứng ngày càng chuyên sâu'' sẽ làm gia tăng nguy cơ trẻ bị sắp xếp nhầm vào nơi ở dành cho người trưởng thành.

    Đầu năm nay, nhiều trẻ em xin tị nạn đã bị xếp ở chung với người lớn trong trại cấm túc, và bị đe dọa trục xuất sau khi các em bị xác định nhầm là trên 18 tuổi. Nhiều tháng nay đã xuất hiện thêm nhiều báo cáo cho thấy trẻ em bị đánh giá nhầm là người lớn. 

    Bộ luật Biên giới và Quốc tịch của Bộ Nội vụ cũng tước mất quyền của chính quyền địa phương và nhân viên chăm sóc xã hội, khiến họ không thể tiếp cận để chăm sóc trẻ em xin tị nạn. Ngược lại, Bộ Nội vụ lại được ban thêm quyền để buộc nhân viên chăm sóc xã hội phải tiến hành kiểm tra tuổi của trẻ. 

    Việc áp dụng các phương pháp khoa học để xác định tuổi trẻ em từ lâu đã bị đánh giá là thiếu chính xác và phi đạo đức. Stewart MacLachlan, nhân viên chính sách và pháp lý cấp cao ở Trung tâm Pháp lý trẻ em Coram cho biết:

    ''Nhiều trẻ không có giấy tờ xác minh danh tính tuổi tác, có thể là chúng chưa từng được làm giấy khai sinh hay hộ chiếu. Có thể chúng đã đánh mất trên đường trốn chạy, hoặc là đã bị bọn người tịch thu giấy tờ. Nhiều trẻ bị buôn bán với giấy tờ giả''.

    "Những trẻ bị coi là người lớn sẽ bị xếp ở chung hoặc cấm túc chung với người lớn, thậm chí bị đi tù. Điều này khiến sự an toàn của các em bị đe dọa nghiêm trọng''.

    ''Chúng tôi kêu gọi Bộ Nội vụ cân nhắc kỹ đề xuất này. Thật phi đạo đức khi phán quyết số phận của một đứa trẻ dựa vào những bài kiểm tra thiếu chính xác, không được khoa học thừa nhận''.

    Patricia Durr, giám đốc điều hành tại Ecpat UK, một thành viên của RMCC, cho rằng: ''Việc bảo vệ trẻ em ở đất nước này còn rất nhiều bất cập. Chúng ta cần những phương pháp tiếp cận nhân đạo và an toàn hơn''.

    ''Những trẻ nhập cư bị buôn bán, vốn dĩ tuổi của các em đã không còn chính xác do giấy tờ đều bị bọn buôn người làm giả để vận chuyển các em như người trưởng thành. Nhờ đó các em không bị soi xét ở các bến cảng và biên giới''.

    Trong khi đó, Bộ Nội vụ phản bác rằng đề xuất của họ sẽ giúp chấm dứt tình trạng lạm dụng quyền trẻ em để trục lợi, nhờ đó mà có thể bảo vệ trẻ em tốt hơn.

    Viethome (theo Independent)

  • phu nu ti nan mang thai
    Người tị nạn cập bến Anh quốc. (Ảnh: PA/Ferrari Press)

    Một nghị sĩ Đảng Lao Động cho biết một số phụ nữ tị nạn đã đến Vương Quốc Anh trong tình trạng bụng mang dạ chữa nhưng không được đi khám thai. Trong khi chờ đợi đơn xin tị nạn của mình được xử lý, những người tị nạn không được phép làm việc hay nhận trợ cấp chính phủ.

    Lúc trước Bộ Nội Vụ có thuê 3 khách sạn ở Hove để chu cấp chỗ ở cho những người nhập cư trái phép bằng xuồng đến Anh. Nhưng nghị sĩ Đảng Lao Động, ông Peter Kyle, đã báo cáo rằng có ít nhất 5 phụ nữ mang thai không được thăm khám bác sĩ suốt nhiều tuần sau khi đến Anh, theo Guardian. 

    Một chuyên gia y tế cũng tố cáo các nhân viên an ninh của Bộ Nội Vụ chỉ cho những người phụ nữ này uống nước thay vì cho thức ăn.

    Ông Kyle cho biết một phụ nữ người Kurd-Iraq, mang thai 38 tuần, cuối cùng cũng gặp được một nữ hộ sinh cộng đồng, người đã thông báo tình hình bất cập cho ông Kyle. 

    Nữ hộ sinh này cho biết người mẹ đã cảm thấy rất lo lắng khi đưa cho cô xem kết quả siêu âm của em bé. Hình ảnh cho thấy đứa bé dường như sẽ chui mông hoặc chân ra ngoài thay vì thò đầu ra trước.

    Tình trạng thai nhi ngôi mông có thể gây nguy hiểm cho quá trình chuyển dạ, và người mẹ thường phải chọn phương án sinh mổ thay vì sinh thường. Do đó người mẹ này cần được bác sĩ phụ sản thăm khám định kỳ, đặc biệt vào thời điểm cuối thai kỳ.

    Bộ Nội Vụ vẫn hùng hồn tuyên bố rằng họ đặt sức khỏe của người xin tị nạn lên hàng đầu và đã cung cấp hướng dẫn cụ thể cho nhân viên khách sạn về việc chăm sóc người phụ nữ mang thai này. Nhưng vị nữ hộ sinh lại tiếp tục báo cáo có 4 phụ nữ khác cũng cần được chăm sóc tiền sản.

    Ông Kyle cũng nói rằng những phụ nữ mang thai này không hề có một căn phòng riêng tư khi người nữ hộ sinh tiến hình thăm khám bộ phận nhạy cảm của họ. Người nữ hộ sinh được yêu cầu tác nghiệp trong một không gian cộng đồng chứ không được lên phòng riêng.

    Chưa hết, một chuyên gia sức khỏe khác đã viết một lá thư khiếu nại gửi đến Bộ Nội Vụ, tố cáo rằng nhân viên an ninh không chịu cung cấp thực phẩm cho những bà mẹ này. ''Đôi khi những bà mẹ này chỉ được cho uống nước'', vị chuyên gia này nói. 

    Hiệp hội Người tị nạn (Refugee Council), một dịch vụ hỗ trợ an cư cho người di cư ở UK, báo cáo rằng hồi tháng 4/2001, những người tị nạn không được tiếp cận các quyền chăm sóc sức khỏe cơ bản. Hiệp hội này đã kêu gọi Bộ Nội vụ hãy giúp họ đăng ký khám bác sĩ gia đình. 

    Phản hồi của Bộ Nội Vụ về vụ này như sau: ''Những người xin tị nạn được chăm sóc y tế khi họ có nhu cầu. Dịch vụ Migrant Help của chúng tôi hoạt động 24/7 và sẵn sàng hỗ trợ người xin tị nạn bất cứ vấn đề gì mà họ cần''.

    "Tất cả người xin tị nạn đều là dân cùng khổ, do đó chúng tôi cung cấp nơi ăn chốn ở và mọi chi phí sinh hoạt miễn phí cho họ. Họ được cung cấp 3 bữa ăn tự chọn mỗi ngày đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng của NHS, và nước uống thì luôn luôn có sẵn''.

    Viethome (theo Metro)

  • Bộ Nội Vụ yêu cầu tất cả địa phương phải cung cấp chỗ ở và hỗ trợ những trẻ em tị nạn không có người thân đi cùng. Do đó, trong năm tới chính quyền Cornwall sẽ cung cấp nhà ở và giúp đỡ 74 trẻ em xin tị nạn.

    Bà Barbara Ellenbroek thuộc Hội đồng Cornwall cho biết đã nhận được đề nghị của Chính phủ. ''Chúng tôi được giao nhiệm vụ chăm sóc cho 23 trẻ tị nạn tính đến cuối tháng 1/2022, và thêm 51 trẻ khác trong những tháng sau đó. Chúng tôi đang làm việc với một số đối tác để đảm bảo có thể cung cấp nhà ở đầy đủ tiện nghi, phù hợp với trẻ em'', bà nói. 

    Vài tháng gần đây, Bộ Nội vụ đã yêu cầu các chính quyền địa phương hỗ trợ cho trẻ em xin tị nạn. Tình thế đang ngày càng trở nên cấp bách và vào tháng trước, Bộ đã phải thúc giục vấn đề này một cách gay gắt hơn. 

    cornwall cung cap cho o cho tre em ti nan
    Người tị nạn Afghanistan đến UK.

    Mọi địa phương đều phải tham gia giúp đỡ, trừ khi hội đồng đã có 0.07% dân số trẻ em là trẻ xin tị nạn. Chính phủ sẽ trả 143 bảng/trẻ/đêm cho Hội đồng trang trải chi phí.

    Enver Solomon, giám đốc điều hành tổ chức vì người tị nạn Refugee Council nói: ''Những trẻ em đến UK một mình luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Các em cần được chính quyền chăm sóc ngay lập tức. Và tất cả hội đồng cần phải gánh vác trách nhiệm với nhau''.

    ''Nỗ lực này sẽ giảm thiểu tình trạng trẻ em tị nạn phải chịu cảnh vật vờ, không nơi nương tựa. Sự trợ giúp kịp thời cũng giúp ổn định sức khỏe tinh thần của trẻ, đặc biệt sau khi các em đã trải qua những hành trình nguy hiểm và bị bóc lột bởi các tổ chức buôn người''.

    Bài liên quan: Hàng trăm trẻ em tị nạn biến mất khỏi nhà Tây

    Chính quyền đang lo sợ rằng hàng trăm trẻ em tị nạn có lẽ đã rơi vào tay bọn buôn người và các tổ chức tội phạm khác sau khi đến Anh. Một cuộc điều tra cho thấy chỉ trong năm nay, đã có hơn 700 trường hợp trẻ em bị báo cáo mất tích.

    Trước đó, nhiều trẻ em đã phải trải qua hành trình nguy hiểm để băng qua eo biển Anh. Một số khác thì đến từ các quốc gia như Việt Nam, Afghanistan, Sudan, Iran, Eritrea. Những trẻ chỉ mới 9 tuổi cũng đã mất tích khỏi nhà hội đồng (người Việt thường gọi là nhà Tây). Số liệu thống kê lên đến 744 vụ. 

    Trong một trường hợp, một bé trai Việt Nam 15 tuổi nhiều khả năng đã bị ép làm nô lệ hiện đại sau khi cậu bé được Bộ Nội vụ sắp xếp cho ở một mình trong khách sạn. Đêm đó, cậu bé đã biến mất. Một đứa trẻ nhập cư khác cũng được báo cáo mất tích tới 159 lần trong 12 tháng. 

    Các chuyên gia cho rằng có 2 lý do khiến trẻ tị nạn biến mất. Một số bị buôn lậu tới UK và các em nhanh chóng được bọn buôn người đón lỏng ngay khi tới Anh. Sau đó các em sẽ phải làm việc bất hợp pháp trong các trại cần sa.  

    Một số em khác tới Anh với hy vọng bắt đầu một cuộc đời mới, nhưng các em lại không được giúp đỡ, chẳng hạn như bị sắp xếp ở một mình trong khách sạn suốt mấy tháng trời mà không ai ngó ngàng. Điều này khiến các em chán nản và liều lĩnh rời khỏi khách sạn và rơi vào tay bọn tội phạm.

    tim nguoi viet mat tich o anh 1
    Người biểu tình giương biểu ngữ ''Chào đón người nhập cư'' để chống lại đạo luật biên giới Nationality and Borders Bill (Ảnh: Getty)

    Chính quyền địa phương cho biết khả năng cung cấp chỗ ở và dịch vụ cho trẻ em tị nạn đã cạn kiệt. Áp lực đã gia tăng gấp bội sau khi quân đội Anh rút khỏi Afghanistan khiến hàng người dân nước này ồ ạt chạy tới Anh, chưa kể số lượng người dùng xuồng hơi băng qua eo biển ngày càng tăng kỷ lục.

    Hầu hết các hội đồng chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ em tị nạn đều báo cáo các trường hợp trẻ em mất tích. 

    Hội đồng hạt Kent hiện đang phải chăm sóc số lượng trẻ tị nạn gấp đôi so với chỉ tiêu, bởi vì đây là điểm cập bến đầu tiên của hầu hết người tị nạn. Hội đồng này cho biết từ năm 2015, đã có 727 trẻ tị nạn không người thân bị báo cáo mất tích. 

    Quỹ từ thiện Chống buôn lậu trẻ em Every Child Protected Against Trafficking đang kêu gọi chính phủ và địa phương cung cấp nhiều sự bảo vệ hơn cho trẻ em. Bộ Nội vụ nói rằng họ đã rất cố gắng.

    Vào năm ngoái, có ít nhất 5,000 trẻ tị nạn được chính quyền chăm sóc. Con số này đã tăng gấp đôi chỉ sau 9 năm.  

    Viethome (theo cornwalllive)

  • Vương Quốc Anh có một số trại giam giữ người nhập cư lớn ở nước ngoài, trong đó có 2 trại nằm ở đảo Nauru và Manus thuộc Papua New Guinea, một đất nước thuộc khối thịnh vượng chung. Quốc gia này chịu sự kiểm soát của chính phủ Australia.

    Tuần này, quốc hội Anh sẽ bỏ phiếu việc nhân rộng các trại giam giữ này. Thay mặt cho những người tị nạn bị giam giữ vô thời hạn ở đây, Thanush Selvarasa và Elahe Zivardar, 2 người đã từng bị giam giữ tại những trại này, đã gửi thư đến tờ Guardian, kêu gọi các nghị sĩ không nên bỏ phiếu cho Luật Quốc tịch và Biên giới (Nationality and Borders Bill). 

    Nếu luật này được thông qua vào hôm nay, thứ Tư ngày 8/12/2021, người tị nạn sẽ không còn được bảo vệ gì nữa. Sẽ ngày càng có thêm nhiều trại giam giữ người nhập cư trong khi chờ đợi đơn xin tị nạn của họ được xem xét.

    nguoi ti nan tren dao hoang
    Người tị nạn trong trại giam giữ trên đảo Manus Island.

    4 nhân vật kí tên kháng nghị Luật Quốc tịch và Biên giới

    Thanush Selvarasa là một người tị nạn đã bị giam giữ trên đảo Manus suốt 7 năm, sau đó được đưa vào đất liền (ở Úc) và hiện đang là một nhà vận động cho quyền của người tị nạn. Elahe Zivardar là một họa sĩ người iran, anh bị giam giữ trên đảo Nauru suốt 6 năm trước khi được chuyển đến Mỹ vào năm 2019.

    Hai người cùng với 2 nhân viên từng làm việc trong các trại cấm túc đã viết thư kể về những gì họ đã chứng kiến. Tiến sĩ Nick Martin là một bác sĩ đa khoa và là cựu trung úy quân y chuyên ngành giải phẫu thuộc Lực lượng Hải quân Anh. Ông đã có 9 tháng làm việc tại trại cấm túc Nauru vào năm 2016, và hiện ông đang lên tiếng về tình trạng tồi tệ ở đây. Carly Hawkins là một chuyên gia giáo dục có nhiệm vụ dạy học cho trẻ em trong các trại giam giữ ở Nauru. 

    Tình hình tuyệt vọng trong các trại giam giữ nhập cư của chính phủ Anh

    Lá thư này viết: ''Thay mặt cho những người bị giam giữ vô thời hạn tại đảo Nauru và Manus, chúng tôi vô cùng lo lắng khi chính phủ Anh tiếp tục dùng quyền lực để đưa người xin tị nạn đến những trại giam giữ ngoài khơi. Chúng tôi không thể hiểu sao vì sao một quốc gia, một chính phủ lại muốn nhân rộng mô hình độc ác, tốn kém và vô nghĩa như thế này''. Hành động này chỉ góp phần tô đậm thêm vết nhơ không thể xóa nhà của chính quyền Anh.

    Detention Action cùng nhiều tổ chức vì người tị nạn khác như Amnesty International (UK và Australia), Lancet Migration, Royal College of Psychiatrists, Refugee Council, Human Rights Watch và Doctors of the World đều lên tiếng ủng hộ lá thư này.

    Ủy viên cấp cao của Liên Hiệp Quốc cũng đã lên án kế hoạch này và cảnh báo nếu Luật Quốc tịch và Biên giới được thông qua, nó sẽ mâu thuẫn với Hiệp ước Tị nạn 1951 cũng như hệ thống bảo vệ người tị nạn trên toàn thế giới.

    Thanush Selvarasa nói: ''Tôi đến Úc để xin tị nạn và tìm kiếm sự an toàn. Nhưng không ngờ tôi lại bị giam cầm suốt 7 năm do chính sách thù địch của chính phủ Úc. Năm này qua năm khác, tôi chứng kiến từng người chết đi. Họ mất mạng sống và tương lai vì chờ đợi sự tự do. Phải đối mặt với hoàn cảnh không chắc chắn khiến tinh thần của chúng tôi đều hỗn loạn. Cuộc đời trong trại giam giữ vô thời hạn, sống chẳng bằng chết. Chúng tôi gào thét ngày đêm nhưng chẳng ai nghe thấy''.

    Elahe Zivardar nói: “Tôi rời bỏ Iran để tìm kiếm sự an toàn, nhưng trớ trêu thay tôi lại trở thành tù nhân. Những nhà tù trên đảo hoang này là đại diện cho sự phân biệt giữa người với người, là nơi đã hành hạ và sỉ nhục chúng tôi vô cùng tàn nhẫn. Chúng khiến những con người vô tội, bao gồm hàng trăm phụ nữ và trẻ em, phải lựa chọn trở về đất nước nơi họ đã bỏ ra đi, hoặc là chết dần chết mòn trên đảo.

    Nick Martin nói: “Tôi không thể nói hết những thiệt hại do các trại giam giữ này gây ra. Chúng không chỉ tốn kém về mặt chi phí mà còn hủy hoại danh tiếng của Anh và Úc. Điều quan trọng nhất, chúng hủy hoại sức khỏe tinh thần và thể chất của những con người ra đi mưu cầu hạnh phúc''.

    Phát ngôn viên Bộ Nội vụ tuyên bố: ''Mọi người nên xin tị nạn ở quốc gia an toàn đầu tiên mà họ đến. Chúng tôi không khuyến khích mọi người đến UK và sẽ phối hợp với chính phủ các nước để chấm dứt những chuyến hành trình nguy hiểm đến Anh. Chúng tôi luôn tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế và hiệp ước châu Âu về nhân quyền''.

    Viethome (theo Guardian)

  • Những người xem chương trình Good Morning Britain đã thật sự sốc khi nhìn thấy 3 người di cư chật vật băng qua eo biển trên chiếc xuồng kayak. Khán giả đã năn nỉ người dẫn chương trình Jonathan Swain (đang ở hiện trường) tìm cách giúp họ. 

    Số lượng người nhập cư liều lĩnh vượt qua eo biển có thể tăng lên tới 100,000 người mỗi năm trừ khi Anh và Pháp đạt được thỏa thuận kiểm soát tốt hơn vùng biển của mình. Chỉ mới 2 tuần đầu của tháng 11 đã có khoảng 4,000 người băng qua eo biển Anh.  

    Điều này càng được chứng minh qua buổi trực tiếp hiện trường của MC Jonathan Swain. Anh đang ở trên một con tàu giữa biển và nhìn thấy 3 người đàn ông đang vùng vẫy chèo chiếc xuồng Kayak. Sự việc được trực tiếp vào khoảng 7h sáng ngày 16/11/2021.

    Jonathan Swain nói với khán giả: ''Họ đang vật lộn vì rõ ràng là họ đã nhầm đường. Thủy triều sáng nay rất mạnh. Thủy triều hướng từ trái sang phải và xuồng của những người này không hướng tới England. Mục tiêu của họ rõ ràng là England nhưng hiện giờ xuồng của họ lại hướng về bờ biển Pháp. Quả thật là một cảnh tượng nguy hiểm, nhưng chúng tôi phải giữ khoảng cách với họ...''.

    good morning britain cuu nguoi di cu 1
    3 người đàn ông cho biết mình đến từ Eritrea. Ảnh: ITV

    Nhiều khán giả chỉ trích tại sao anh ấy chỉ biết đứng nhìn mà không giúp gì cho họ. Swain giải thích luật hàng hải quy định rõ những giới hạn mà họ có thể giúp đỡ. Tuy nhiên sau đó Swain cũng đồng ý lại gần xem xét. 

    Khi thuyền của anh đến gần, Swain hỏi họ: "Xin chào, các bạn có cần giúp đỡ không?''.

    Sau đó Swain thông báo với khán giả: ''Dịch vụ khẩn cấp và dịch vụ cứu hộ đã được thông báo. Hiện giờ quanh đây không có ai. Chúng tôi không có quyền can thiệp, chúng tôi không thể can thiệp. Có rất nhiều nguyên nhân đằng sau chuyện này...

    ''Nếu họ thật sự rơi vào tình huống nguy hiểm thì chúng tôi sẽ cứu họ, giờ chúng tôi sẽ theo dõi ở khoảng cách này xem họ xoay xở thế nào'', Swain nói.

    good morning britain cuu nguoi di cu 1
    Jonathan Swain giải thích lý do tại sao anh không thể giúp những người di cư. Ảnh: ITV

    Swain xác nhận rằng những người di cư này biết nói tiếng Anh và cho biết họ đến từ Eritrea, đang cố chèo tới England. Tuy nhiên sau đó Swain cập nhật rằng 3 người đàn ông đã bị lùa ngược trở về Pháp vì họ chỉ cách bờ biển Pháp 2 dặm (3km). 

    Một khán giả bình luận: ''Những con người này đang ở trong tình trạng khủng hoảng, họ cần tình yêu, sự chăm sóc, hỗ trợ và lòng tốt. Thật đáng buồn. Khán giả cũng khen ngợi Swain vì đã nỗ lực hết mình. 

    Viethome (theo Metro)

  • Lực lượng Biên phòng (UKBA) có thể được miễn trừ trách nhiệm nếu người tị nạn chết chìm theo kế hoạch ''lùa thuyền di cư'' của Bộ Nội vụ.

    Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel đang cố gắng đưa điều khoản này vào luật biên giới mới Nationality and Borders Bill, nhằm cung cấp cho nhân viên UKBA một sự bảo vệ pháp lý. 

    Hiện đạo luật gây tranh cãi này đang được Quốc hội thảo luận. Luật này viết rằng việc đến UK với tư cách một người xin tị nạn (mà không có sự đồng ý trước) sẽ là hành vi phạm tội. Luật này nếu được thông qua sẽ khiến cho việc đoàn tụ gia đình của người tị nạn trở nên vô cùng khó khăn. 

    Ngoài ra, những người đến Anh theo lộ trình bất hợp pháp, chẳng hạn bằng xuồng hơi, có thể phải chịu án tù lên tới 4 năm và không được hưởng bất cứ trợ cấp xã hội nào. 

    Mục đích của luật mới là ngăn chặn đà gia tăng nhanh chóng việc người di cư bất chấp băng qua eo biển Anh. Năm nay đã có 17.000 người băng qua eo biển Anh, gấp đôi tổng số người trong năm 2020.

    Tháng trước, Bộ Nội vụ cho biết sẽ huấn luyện Lực lượng Biên phòng kỹ năng xua đuổi các xuồng ghe quay trở lại nơi xuất phát, có thể UKBA sẽ sử dụng mô tô nước để làm nhiệm vụ. Chính quyền Pháp cho rằng hành vi này của Anh là vi phạm luật quốc tế và đe dọa Anh sẽ ''lãnh đủ'' nếu thực sự áp dụng. 

    xua duoi nguoi di cu mien tru trach nhiem UKBA
    Bộ Nội vụ đang đối mặt với số lượng người di cư tăng kỷ lục khi mà Pháp không thèm ngăn cản họ nữa.

    Theo pháp luật hiện hành, nhân viên UKBA có thể phải chịu trách nhiệm nếu người di cư chết trong quá trình bị xua đuổi trên biển. Đó là lý do bà Priti Patel muốn Quốc hội thông qua điều khoản miễn trừ trách nhiệm gây chết người cho nhân viên của bà. 

    Tuy nhiên luật sư di cư Colin Yeo cho rằng luật của Bộ Nội vụ là không đủ để bảo vệ UKBA thoát khỏi tội truy tố theo luật UK hoặc luật hàng hải. 

    Ông Colin Yeo nói: ''Nhìn ai đó chìm ngoài biển khơi, hoặc bắt họ quay trở lại bờ biển khi mà xuồng của họ không đủ nhiên liệu. Điều này rất vô lý''.

    Theo quy ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển Law of the Sea: mỗi quốc gia phải có trách nhiệm giúp đỡ bất cứ ai gặp nạn trên biển. Luật này cũng nói rõ nhân viên cứu hộ phải tiến hành với tốc độ nhanh nhất để cứu người có nguy cơ bị nước biển cuốn trôi. 

    Bài liên quan: Anh sẽ phạt các quốc gia không chịu nhận lại người nhập cư lậu

    Chính phủ Anh sẽ dùng quyền lực mới để áp đặt các lệnh phạt visa lên những quốc gia không chịu nhận người nhập cư bất hợp pháp của họ về. Đây là đạo luật cải cách nhập cư Nationality and Borders Bill. 

    Theo luật mới, Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel sẽ được phép đưa ra những lập trường cứng rắn hơn với các quốc gia không chịu hợp tác. Cụ thể, phía Anh có thể đình chỉ hoàn toàn chính sách cung cấp visa, áp dụng phụ phí 190 bảng Anh cho những đơn xin visa đến UK, hoặc kéo dài thời gian xử lý visa. 

    Bà Patel phát biểu vào tuần trước: ''Vương Quốc Anh có một lịch sử đáng tự hào về việc mở cửa với thế giới, nhưng chúng tôi mong mỏi bạn bè quốc tế hãy hợp tác với chúng tôi, và nhận lại những người không được phép sống ở UK, chẳng hạn những tội phạm nước ngoài nguy hiểm''.

    ''Thật bất công cho người dân Anh và những người đóng thuế, khi mà những người ngoại quốc này đang đè nặng lên dịch vụ công của chúng tôi. Thông qua Kế hoạch Nhập cư mới, tôi sẽ tiếp tục sửa chữa những lổ hổng trong hệ thống tị nạn và cung cấp đến người dân Anh điều mà họ cần - đó chính là quyền kiểm soát hoàn toàn biên giới''.

    Theo báo chí Anh: Pakistan, Iran, Iraq, Sudan, Eritrea và Philippines là một trong những nước gây khó dễ trong việc nhận lại người nhập cư bất hợp pháp. 

    phat quoc gia khong nhan lai nguoi nhap cu

    Chính sách mới nhằm khuyến khích các quốc gia hãy nhượng bộ. Bộ Nội Vụ cho biết luật mới sẽ giúp ngăn ngừa những hành trình nguy hiểm vào UK cũng như đập tan mô hình kinh doanh của các băng nhóm buôn người, và chế độ nô lệ hiện đại. 

    Nhiều tội phạm ngoại quốc cũng sẽ bị trục xuất sớm hơn theo Kế hoạch Trục xuất Sớm. Theo đó các tội phạm sẽ bị trục xuất sớm trước 12 tháng so với thời gian phải thụ án của họ. Quy định hiện hành là 9 tháng. 

    ''Kế hoạch Nhập cư Mới (New Plan for Immigration) cung cấp giải pháp dài hạn để sửa chữa hệ thống tị nạn, và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện cam kết của mình khi Luật Biên giới và Quốc gia (Nationality and Borders Bill) được Quốc hội phê chuẩn'', ông Tom Pursglove, Bộ trưởng Tư pháp Anh và Vấn đề Nhập cư Bất hợp pháp cho biết. 

    ''Chúng tôi muốn đảm bảo rằng hệ thống nhập cư là công bằng đối với người tuân thủ, nhưng nghiêm khắc đối với tội phạm nước ngoài cũng như những người cư trú bất hợp pháp tại Anh''.

    Một số luật mới cũng đang được đệ trình lên Quốc hội bao gồm: phương pháp kiểm tra độ tuổi chính xác để nhận dạng những người đóng giả trẻ em xin tị nạn.

    Ngoài ra còn có luật triển khai hệ thống Cấp phép du lịch Điện tử Electronic Travel Authorisation (ETA) Scheme. Luật này yêu cầu những người muốn đến Anh (trừ công dân Anh và Ireland) phải có thông tin nhận dạng kỹ thuật số. Thông tin kỹ thuật số giúp chính phủ Anh dễ dàng kiểm soát những người ra vào Anh.    

    Viethome (theo The Week)

     

    Viethome (theo Metro)

  • Nhiều người trong chúng ta sẽ phải vật lộn khi chuyển đến một đất nước mới , nhưng chị Razan Alsous - người Syria, đã vươn lên giữa hoàn cảnh khó khăn nhất.

    2razanChị Razan Alsous

    Sau khi chạy trốn khỏi cuộc nội chiến ở Syria cùng chồng Raghid và ba con, Razan buộc phải bắt đầu lại. Chị hiện là một thợ làm pho mát danh tiếng và từng đoạt giải thưởng sau khi định cư ở Yorkshire.

    Chị cũng giống như nhiều người trong số năm triệu người Syria buộc phải chạy trốn quê hương, gia đình Toous đến Yorkshire, với không một xu dính túi và chỉ có một số đồ dùng thiết yếu. Mặc dù không muốn rời quê hương, nhưng một quả bom phát nổ bên ngoài văn phòng của Raghid đã khiến cả gia đình quyết định tới Anh.

    Razan, trước đây làm nghề tiếp thị thiết bị phòng thí nghiệm, đã phải bỏ lại hầu hết đồ đạc của mình - cùng lối sống và địa vị của tầng lớp trung lưu ở Syria, nói lời tạm biệt với những người thân yêu vì tương lai lũ trẻ.

    Sau khi rời Damascus năm 2012, cả gia đình chuyển đến Huddersfield, 5 người họ ở chung một phòng trong nhà của anh rể Razan. Gần như mọi thứ họ cần, từ quần áo đến đồ chơi, đều là đồ từ thiện. Mặc dù Razan có bằng dược, nhưng tìm việc làm ở West Yorkshire rất khó khăn. Do vậy, chị bắt đầu kinh doanh riêng.

    Chị Razan chia sẻ: “Ban đầu, tôi muốn kiếm việc nhưng mặc dù có bằng dược và đã làm việc trong ngành khoa học, tôi không có tài liệu tham chiếu và lịch sử làm việc ở Anh khiến mọi việc vô cùng khó khăn. Sau một thời gian, tôi bắt đầu xem xét các lựa chọn khác".

    "Tôi có ba đứa con và rất muốn xây dựng một tương lai tươi sáng cho chúng. Vì vậy, tôi bắt đầu nghĩ về những gì mình có - kiến ​​thức chuyên môn mà tôi có thể khai thác, các nguồn hỗ trợ và các cơ hội khác”.

    Cuối cùng, chị Razan tìm ra giải pháp phù hợp. Khi còn ở Syria, cả gia đình sẽ ăn halloumi vào bữa sáng nhưng ở Anh, chị phải vật lộn để tìm một thương hiệu tốt.

    “Vì tôi không thể tìm thấy một loại pho mát có chất lượng tốt trong các siêu thị hoặc cửa hàng trang trại độc lập tại địa phương, tôi suy nghĩ: tại sao không tạo ra một doanh nghiệp và tự làm pho mát Syria từ sữa tươi chất lượng cao của Anh?”, chị Razan nói, “Cuộc hành trình của chúng tôi bắt đầu - với một ý tưởng và khoản vay khởi nghiệp chỉ 2,500 bảng từ Cơ quan Doanh nghiệp địa phương. Chúng tôi phải làm quen với các thiết bị và cuối cùng đã được phép sản xuất pho mát vào tháng 6 năm 2014. Chỉ sau bốn tháng sản xuất, chúng tôi đã giành được huy chương Đồng trong cuộc thi Pho mát Thế giới 2014/15".

    2razan1Công ty bắt đầu với số vốn 2,500 bảng

    Công ty của chị Razan - Yorkshire Dama Cheese, ban đầu hoạt động ở Linthwaite, trong Thung lũng Colne của Huddersfield, nhưng hiện có trụ sở tại Sowerby Bridge sau khi mở rộng.

    Kể từ đó, công ty đã giành được nhiều giải thưởng và Razan đã gặp gỡ nhiều người có ảnh hưởng, bao gồm cả ngôi sao Hollywood Cate Blanchett - người đã phỏng vấn chị trong vai trò Đại sứ thiện chí cho Cơ quan tị nạn của Liên hợp quốc UNHCR.

    Phạm vi sản phẩm đã được mở rộng đều đặn, bao gồm sữa chua sữa cừu, bơ Yorkshire Dama, ricotta và Labneh (sữa chua phết).

    Thông điệp của chị Razan gửi đến những người đang suy nghĩ về việc thành lập doanh nghiệp là tìm kiếm lời khuyên từ những người có thể giúp đỡ. "Phương châm của tôi là không có gì là không thể, đặc biệt là khi có những người có thể giúp bạn", chị Razan nói.

    Razan cho biết Yorkshire bây giờ là nhà của mình: “Người dân địa phương thật tuyệt vời. Họ đã khiến tất cả chúng tôi cảm thấy được chào đón nhiệt tình, tôi chưa bao giờ cảm thấy mình đang xa nhà. Tôi tự hào khi sống ở đây và tôi muốn ở lại đây mãi mãi".

    Viethome (Theo Metro)

  • Khảo sát của Hội Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ cho thấy các quốc gia trên thế giới đang áp dụng các chính sách triển khai ngày càng rộng rãi, nhưng cần phải làm nhiều hơn để đảm bảo người tị nạn và di cư đều được bảo vệ chống lại coronavirus.

    Theo khảo cứu mới được công bố do Red Cross Red Crescent Global Migration Lab thu thập tại 52 quốc gia khác nhau, những người tị nạn và di cư tiếp tục đối mặt với những trở ngại lớn trong việc chủng ngừa Covid.

    Tác giả của phúc trình bà Nicole Hoagland cho biết mặc dù người di cư được chích ngừa, nhưng thực tế có thể khác vì nhiều lý do, khách quan có, chủ quan có.

    "Một ​​số rào cản chính được báo cáo bao gồm 90% người được hỏi cho biết họ chỉ nhận thức hoặc có được thông tin hạn chế về địa điểm và cách thức tiêm vắc-xin. Trong cuộc khảo sát chúng tôi cũng thấy rằng có sự lưỡng lự trong các cộng đồng di cư do lo ngại tác dụng phụ của vắc-xin. Nhưng cũng có những rào cản liên quan đến việc thiếu giấy tờ cần thiết - và một số nhóm người di cư nhất định không nhất thiết có những giấy tờ đó. Một trong những điểm đáng quan ngại khác là có người không dám ra mặt vì nỗi lo bị bắt, giam giữ hoặc trục xuất."

    Bên cạnh đó là do nguồn cung cấp vắc-xin hạn chế và thủ tục đăng ký để được tiêm chích khá phức tạp.

    Theo Vicki Mau, người đứng đầu Chương trình Hỗ trợ Di cư của Hội Chữ thập Đỏ Úc, dữ liệu cho thấy riêng tại Úc có sự thay đổi tích cực trong việc phân phối vắc-xin công bằng.

    "Ngay từ đầu, chúng tôi đã chứng kiến ​​những bước quan trọng của các tiểu bang để có một chính sách tiếp cận rất đơn giản mà mọi người bất kể tình trạng thị thực đều có thể được tiêm vắc-xin miễn phí."

    Để đảm bảo phản ứng COVID đến với tất cả mọi người, bà Nicole Hoagland của Hội Chữ thập đỏ nói rằng việc nói chuyện trực tiếp với công chúng là rất quan trọng.

    "Trong số những người được khảo sát, 87% cho biết họ trực tiếp tham gia vào các hoạt động chia sẻ thông tin và nâng cao nhận thức cho người di cư về địa điểm và cách tiếp cận vắc xin. Gần 80% đang hỗ trợ người di cư đăng ký hoặc tham dự các cuộc hẹn tiêm chủng tại nơi họ đang gặp khó khăn. Và 70% trực tiếp tham gia vận động trực tiếp với các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách về việc bao gồm người di cư trong chương trình chủng ngừa Covid. Và một số khác cũng đang làm việc, tôi nghĩ là khoảng 60%, những người đang làm việc để giải quyết vấn đề còn do dự về việc tiêm phòng."

    Các tổ chức địa phương đang làm việc với các cộng đồng di cư để đảm bảo họ không bị bỏ rơi, bằng cách xác định và giải quyết những lỗ hổng trong việc chia sẻ thông tin.

    Chủ tịch Hội đồng Cộng đồng Châu Phi Queensland, Beny Bol, cho biết có tới 95% các ngôn ngữ Châu Phi được sử dụng, nhưng trên toàn tiểu bang không có bất kỳ phiên dịch viên chính thức nào. Ông Bol nói, điều đó có nghĩa là phần lớn các cộng đồng châu Phi của Queensland không được phục vụ.

    nguoi ti nan vaccine

    "Chúng tôi phải bảo đảm rằng mọi người trong cộng đồng đều nhận được thông tin, bất kể có bao nhiêu người thực sự nói ngôn ngữ đó. Miễn là những người ở đây ở Úc, họ có quyền nhận được thông tin kịp thời, chính xác và đáng tin cậy. Vì vậy, chúng tôi đã tự nguyện dịch các thông điệp chính và chúng tôi cộng tác với một trong các cơ quan y tế địa phương để giúp đơn giản hóa ngôn ngữ để chúng tôi có thể dịch và phổ biến cho cộng đồng trong địa phương của mình."

    Những gì ông Bol đang làm cũng là một phần của sáng kiến ​​chung giữa Hội Chữ thập đỏ, Mạng lưới Y tế Người tị nạn của Queensland và Dự án Tương tác Y tế COVID-19 Đa dạng về Văn hóa và Ngôn ngữ.

    Ông Bol muốn chia sẻ những thất vọng của cộng đồng, nhưng nói đây cũng là cơ hội để hợp lý hóa và đơn giản hóa các thông điệp tiếp cận người tị nạn và người di cư.

    "Mọi người hoang mang. Trước hết về mặt tư vấn y tế, đã có nhiều thông điệp lẫn lộn đến từ chính phủ và các quan chức y tế đây đó. Mọi người không rõ về độ tuổi để được chích ngừa và rủi ro liên quan đến từng loại vắc xin, và điều đó khiến mọi người cảm thấy khó khăn trong việc quyết định liệu họ có nên tiêm phòng hay không và tác động của việc chích ngừa là gì."

    Vicki Mau từ Hội Chữ thập đỏ cho biết còn nhiều việc phải làm - đặc biệt là khi nói đến những người không có giấy tờ và những người đang di chuyển.

    "Từ quan điểm toàn cầu, chúng tôi chỉ ra một loạt các nhóm dễ bị tổn thương và trong trường hợp này là nhóm người di cư này, và chỉ ra nhu cầu tiếp cận và hỗ trợ liên tục, và không nghĩ rằng công việc đã hoàn thành. Đây thực sự không dễ dàng để tiếp cận những nhóm di cư có nhiều rủi ro nhất nhưng lại gặp khó khăn để tiếp cận vắc-xin."

    Chủ tịch Hội đồng Cộng đồng Châu Phi Queensland, Beny Bol đang kêu gọi các nhà làm chính sách hãy nắm bắt thông tin mà các lãnh đạo cộng đồng đang chia sẻ, nhưng đó là con đường hai chiều khi nói đến mục tiêu vượt qua đại dịch.

    "Tất cả chúng ta đều có thể học hỏi và cải thiện. Tôi coi đó là trách nhiệm tập thể và miễn là chúng ta lắng nghe lẫn nhau - chính quyền đang lắng nghe cộng đồng và cộng đồng hợp tác với chính phủ, tôi nghĩ đó là điều tốt nhất. Vì vậy, vấn đề không phải là trách ai và ai đang làm gì, tôi nghĩ điều quan trọng nhất là cộng tác và chấn chỉnh bất kỳ lỗi nào đã mắc phải."

    Theo SBS

  • Nhiều trẻ em tị nạn tại Thụy Điển rơi vào trạng thái hôn mê một cách bí ẩn và không tỉnh dậy trong nhiều năm, y học chưa thể lý giải.

    Tình trạng này khiến các bác sĩ lúng túng vì quá trình kiểm tra não của trẻ cho thấy các em vẫn có phản ứng với việc thức giấc và ngủ, mặc dù trông như đang bất tỉnh. Hầu như các em không có bất cứ hành vi phản ứng nào ngay cả với kích thích đau đớn. Việc ăn uống được thực hiện qua ống thông.

    Theo các báo cáo, căn bệnh bí ẩn lần đầu được phát hiện ở Thụy Điển những năm 1990, phát triển nhanh chóng vào giữa những năm 2000. Từ năm 2003 đến 2005, có 424 trường hợp được báo cáo. Điều kỳ lạ là bệnh chỉ xảy ra ở trẻ em tị nạn tại một quốc gia.

    Nhà thần kinh học Suzanne O’Sullivan đã đến Stockholm để nghiên cứu hai chị em mắc chứng bệnh này. Cô Suzanne O’Sullivan kể, ban đầu, trẻ bị lo lắng và trầm cảm. Hành vi của chúng dần thay đổi. Chúng không còn chơi với những đứa trẻ khác, thu mình lại và không thể đi học. Những bệnh nhân ngày càng ít nói, cho đến một ngày chẳng còn cất tiếng nữa.

    "Cuối cùng, ở giai đoạn nặng nhất, trẻ không thể ăn hay mở mắt. Chúng hoàn toàn bất động", Suzanne O’Sullivan cho biết.

    Theo bác sĩ O’ Sullivan, những đứa trẻ này bị sang chấn tâm lý từ lâu trước khi ngã bệnh. Hầu hết các em đều khép mình lại trong quá trình xin tị nạn, đối mặt với khả năng phải quay trở lại quê hương bị chiến tranh tàn phá. Trẻ thường tỉnh dậy sau khi gia đình chúng được phép ở lại. Các gia đình xin tị nạn ở Thụy Điển thường bị chất vấn thay vì được lắng nghe, còn những đứa trẻ thì phải ngồi im. Bất chấp một số cáo buộc rằng chúng chỉ giả vờ ốm, các bác sĩ khẳng định trẻ tầm 7 tuổi không thể duy trì trạng thái bất động lâu đến như vậy.

    nguoi ti nan
    Djeneta (phải), một bé gái tị nạn từ Roma, đã bất động trong hai năm rưỡi. Chị gái của cô bé, Ibadeta, cũng gặp tình trạng tương tự trong hơn sáu tháng ở Horndal, Thụy Điển, năm 2017. Ảnh: Times.

    Một bé gái sau khi tỉnh dậy kể rằng em như sống trong một giấc mơ và không muốn thức giấc. Một bé trai lại có trải nghiệm đáng sợ hơn. Cậu bé cảm thấy như bị kẹt trong một chiếc hộp thủy tinh, sâu trong lòng đại dương. Cậu sợ rằng nếu nói hoặc cử động, hộp sẽ vỡ tan, nước sẽ tràn vào và giết chết cậu.

    Các giả thuyết lý giải căn bệnh vẫn chưa hoàn thiện. Các bác sĩ nhận thấy một số bệnh nhân có tim đập nhanh và nhiệt độ cơ thể cao - dấu hiệu của sự căng thẳng.

    Một nghiên cứu khác ghi nhận sự thiếu hụt hormone căng thẳng cortisol, củng cố cho giả thuyết trên. Bệnh cũng được so sánh với PRS - một chứng rối loạn tâm lý khiến người bệnh im lặng, không chịu ăn, nói hoặc đi lại.

    O’Sullivan tin rằng tình trạng này có thể liên quan đến trải nghiệm tiêu cực ở quê hương của bệnh nhân. "Có vẻ như chấn thương tâm lý trong quá khứ là yếu tố quan trọng gây bệnh", chuyên gia này nhận định.

    Các bác sĩ cho biết hội chứng cam chịu (resignation) nói trên chỉ xảy ra ở những người xin tị nạn từ Đông Âu - nơi chuẩn mực cộng đồng và gia đình xếp trên nhu cầu cá nhân. Một báo cáo của chính phủ Thụy Điển cho rằng những đứa trẻ bị hôn mê có thể đang làm theo quy tắc ngầm của xã hội nơi chúng từng ở, theo đó việc từ bỏ lẽ sống của bản thân có thể sẽ cứu được gia đình. Vì thế, nhiều nhà tâm lý tin rằng trẻ sẽ tỉnh lại khi gia đình được quyền lưu trú mà không cần can thiệp y tế.

    Mặt khác, trẻ sẽ mắc hội chứng cam chịu khi gia đình chúng không được phép ở lại. Tình trạng này vẫn chưa được hiểu rõ. Một số bác sĩ phản đối việc cứ để những đứa trẻ hôn mê như thế cho tới khi gia đình được quyền định cư. Theo Karl Sallin, bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Karolinska, một cách khác để gieo hy vọng cho trẻ là chăm sóc chúng tốt và không để mặc chúng nằm liệt giường với chiếc ống thở trong một thời gian dài.

    Trước áp lực từ công chúng, Thụy Điển đã sửa đổi quy định để đảm bảo trẻ em không bị trục xuất và duyệt hồ sơ tị nạn cho hàng trăm gia đình.

    VnExpress (Theo Times, New York Post)

  • Nhờ một vài bức ảnh chụp bởi người qua đường, cuộc sống của 2 cha con Abdul đã có một sự thay đổi khó tin.

    Thời đại công nghệ kỹ thuật số, mạng xã hội phát triển với tốc độ chóng mặt, có thể biến một người vô danh trở thành ngôi sao chỉ trong chớp mắt nhưng cũng mang đến không ít rắc rối. Dù vậy, vẫn không thể phủ nhận nhờ có mạng xã hội mà nhiều mảnh đời khó khăn được tìm thấy và giúp đỡ. Đó là câu chuyện xúc động của người đàn ông có tên là Abdul Halim al-Attar, một người tị nạn đến từ Syria.

    Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2016, bức ảnh Abdul bế con gái đang ngủ gật trên tay đi khắp đường phố để bán bút bi kiếm sống. Biểu cảm gương mặt của Abdul khi đó gây chú ý vì nó thể hiện sự tuyệt vọng, cùng với đôi mắt rưng rưng sắp khóc như thể đống bút bi trên tay là tất cả những gì mà 2 cha con anh có.

    nguoi ti nan ban but bi 1

    Đối với Abdul, bức ảnh đã lấy đi một thứ cuối cùng của anh: Lòng tự trọng.

    "Tôi thật sự tuyệt vọng, chúng tôi không hề khốn khổ thế này ở Syria. Làm sao tôi nỡ bế con gái lang thang khắp đường phố như vậy cơ chứ? Đáng lẽ ra tôi phải cho con bé đến trường học hành chứ không phải lôi nó đi khắp nơi kiếm sống cùng tôi. Tôi đã đau xé lòng khi nhìn thấy bức ảnh ấy" - Abdul chia sẻ.

    Abdul cho biết anh đã chạy trốn khỏi các cuộc giao tranh ác liệt giữa quân nổi dậy và quân đội Syria ở trại Yarmouk.

    "Tên lửa dội xuống mà chúng tôi không biết chúng đến từ đâu. Tôi lo sợ cho tính mạng của con gái. Mỗi khi nghe thấy tiếng máy bay, con bé lại trở nên hoảng loạn. Tôi không còn cách nào khác là rời khỏi trại tị nạn" - Abdul nói.

    Được biết, Abdul từng làm việc tại một nhà máy sản xuất kẹo ở Damascus, Syria. Anh đã phải vật lộn để tìm việc ở thủ đô Beirut, Lebanon, một thành phố cũng đang bị bão hòa dân tị nạn, những người cũng đang tuyệt vọng tìm cách kiếm sống nuôi gia đình hệt như anh.

    "Tôi không thể bỏ con gái nhỏ lại một mình. Tôi đã cố gắng nộp đơn ở nhiều nơi nhưng họ không nhận tôi bởi vì tôi cứ bế theo con bé. Vì vậy nên cách duy nhất để 2 cha con tôi được ở bên nhau là đi bán bút bi trên đường" - Abdul chia sẻ.

    Công việc bán bút bi này chỉ mang đến nguồn thu nhập vài đô la một ngày cho 2 cha con Abdul. Người chụp lại bức ảnh giúp thay đổi cuộc đời của 2 cha con Abdul cho biết dù trong hoàn cảnh vất vả, người đàn ông này cũng không bao giờ từ bỏ nụ cười trên môi, tay thì bế con gái, Reem, đi khắp nơi suốt nhiều giờ đồng hồ.

    "Mọi người cứ hỏi vì sao tôi cười hoài. Tôi trả lời rằng: 'Vậy thì anh muốn tôi phải làm gì bây giờ? Hay tôi phải khóc? Chúa đã ban cho tôi nụ cười thế này mà'" - Abdul chia sẻ.

    Thời điểm đó, Abdul không khác gì những đứa trẻ bán hoa dạo trên đường hay những người ăn xin không khó bắt gặp trên đường phố Beirut, cho đến một ngày nọ, một người lạ đã chụp lại hình ảnh của anh.

    "Tôi không hề biết mình được chụp ảnh. Tôi rất bất ngờ khi được nhiều người tìm đến với chiếc điện thoại chứa ảnh của tôi. Tôi đã hỏi họ muốn gì" - Abdul thật thà trải lòng.

    Điều mà tất cả những người này muốn là mang đến cho 2 cha con Abdul một cái kết thật đẹp.

    nguoi ti nan ban but bi 1

    Việc bức ảnh trở nên viral khắp các trang mạng xã hội đã khiến cho không ít người, bao gồm cả cánh nhà báo, bất ngờ. Họ không hiểu được lý do vì sao bức ảnh chụp 2 cha con Abdul lại đặc biệt đến như vậy. Bản thân Abdul thì tin rằng tất cả là bởi con gái anh, Reem. Chính gương mặt ngây thơ, say ngủ trên vai cha của đứa trẻ đã chạm đến trái tim của mọi người.

    Gissur Simonarson, một nhà hoạt động đến từ Oslo, Na Uy và Carol Malouf, một nhà báo người Lebanon, đã kêu gọi các nhà hảo tâm đóng góp, gây quỹ giúp đỡ gia đình Abdul, gồm anh và 2 con. Số tiền khi đó thu về được là 5.000 USD (hơn 115 triệu đồng theo tỷ giá hiện tại) chỉ trong vòng nửa tiếng. Con số cuối cùng mà họ nhận được là 190.000 USD (4,3 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại). Số tiền này đủ cho Abdul bắt đầu một cuộc sống mới, đầy đủ hơn với 2 con. Cả gia đình giờ đã có một căn nhà khang trang, các con của Abdul thì được đến trường học tập.

    Câu chuyện không dừng lại ở đây. Abdul còn quyết tâm giúp đỡ những người tị nạn có hoàn cảnh như anh. Chỉ trong vòng 4 tháng, anh đã mở 2 nhà hàng ở Beirut, cung cấp việc làm cho 24 người tị nạn. Đồng thời, Abdul còn gửi tiền về cho người thân ở Yarmouk để họ kinh doanh và giúp đỡ cộng đồng.

    nguoi ti nan ban but bi 1

    nguoi ti nan ban but bi 1

    nguoi ti nan ban but bi 1
    Cuộc sống của 2 bố con Abdul đã thay đổi ngoạn mục

    Nhờ có sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm mà cuộc đời của Abdul đã thay đổi, thậm chí còn giúp anh trở thành người hùng trong chính câu chuyện của mình. Không chỉ biết nhận về, Abdul còn lan tỏa lòng tốt của mọi người đến với những người gặp khó khăn.

    "Tôi không phải là người ăn xin. Tôi cũng chẳng đi khắp nơi để xin xỏ. Tôi chỉ là một người bán bút bi và cả thế giới đã nhìn thấy tôi" - Abdul tự mô tả về mình.

    Kênh 14 (Nguồn: CNN)

  • Một người Sudan đâm chết giám đốc một trung tâm tiếp nhận đơn xin tị nạn ở thành phố Pau, miền Nam nước Pháp ngày 19/2, sau khi đơn xin tị nạn chính trị của người này bị từ chối.

    Reuters dẫn nguồn tin cảnh sát cho biết người Sudan trên đã giết chết giám đốc trung tâm (46 tuổi), sau khi đâm liên tục vào cổ. Hung thủ đến Pháp 5 năm trước và từng có hành vi bạo lực bằng dao vào năm 2017, theo nguồn tin.

    “Đây là bi kịch kinh khủng, càng đau buồn hơn vì nạn nhân đã dành cả sự nghiệp của mình để giúp đỡ người nhập cư và người xin tị nạn”, Thị trưởng thành phố Pau Francois Bayrou nói trên đài phát thanh France Bleu.

    nguoi ti nan pham toi
    Cảnh sát đứng bên ngoài trung tâm xử lý đơn tị nạn ở Pau. Ảnh: AFP

    “Đơn xin tị nạn của người này đã bị từ chối, và với lý do đúng đắn. Sau đó, anh ta tấn công giám đốc của trung tâm, một hành vi bạo lực vô lý và cực đoan”, ông nói thêm, và cho biết nghi phạm từng có thời gian ngồi tù.

    Nguồn tin cảnh sát cho biết đơn xin tị nạn của hung thủ (38 tuổi) đã bị từ chối, nhưng chưa rõ đó có phải là động cơ gây án hay không. Cũng chưa rõ liệu giám đốc trung tâm có phải là người báo với hung thủ rằng đơn đã bị từ chối hay không.

    Truyền thông Pháp cho biết hung thủ đã bị bắt giữ.

    Theo Zing

  • Dù muốn hay không, Brexit đã thực sự diễn ra sau gần bốn năm tranh luận sau khi hoàn cảnh của những người tị nạn, điển hình là ở Calais, được dùng làm vũ khí thuyết phục người dân bỏ phiếu. Vì vậy, giờ đây khi nó đã đến, Brexit sẽ gây ảnh hưởng thế nào đến những người tị nạn Calais?

    Mọi người đều sai lầm nếu cho rằng Brexit giúp giảm số lượng người tị nạn tìm kiếm sự an toàn trên bờ biển của chúng ta. Trên thực tế, tác động lớn nhất của Brexit sẽ dồn lên đối tượng người di cư đến từ các quốc gia trong EU, như Ba Lan hoặc Romania, trong khi những người tị nạn ở Calais đến từ bên ngoài châu Âu, chủ yếu từ châu Phi và Trung Đông.

    Điều này có nghĩa là bất kỳ hạn chế mới nào đối với người di cư EU muốn đòi trợ cấp hoặc đến làm việc tại Vương quốc Anh không hề ảnh hưởng đến người tị nạn Calais, đơn giản là vì họ chưa bao giờ có thể yêu cầu những lợi ích này hoặc đến làm việc dễ dàng ở đất nước chúng ta.

    Người tị nạn ở Calais sẽ bị ảnh hưởng khi một số luật nhất định của EU ngừng áp dụng cho Vương quốc Anh. Điều này có thể xảy ra khi ‘giai đoạn chuyển tiếp’ kết thúc vào tháng 12 năm 2020.

    Có hai yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến người tị nạn Calais:

    Yếu tố đầu tiên liên quan đến trẻ em tị nạn không có người đi cùng ở châu Âu. Luật pháp hiện hành của Vương quốc Anh cho phép một đứa trẻ đơn độc ở châu Âu được đoàn tụ với cha mẹ ở Anh nhưng không cho phép các em tìm đến bất kỳ người thân nào khác.

    Luật pháp EU linh hoạt hơn và sẽ cho phép một đứa trẻ sống cùng họ hàng bao gồm ông bà, anh chị em, dì hoặc chú. Nếu không có thay đổi nào, đến cuối năm 2020, chúng ta sẽ chỉ còn lại các quy tắc của Vương quốc Anh liên quan đến cha mẹ.

    Hàng trăm trẻ em tị nạn đang vất vưởng một mình ở châu Âu, nhiều trong số đó có thể là trẻ mồ côi. Điều này có nghĩa là các em sẽ không thể đoàn tụ được với gia đình duy nhất còn lại của mình ở Anh. Tổ chức từ thiện đang làm việc để khuyến khích chính phủ thay đổi điều luật này và đã khởi động một kiến ​​nghị.

    Thứ hai là nguyên tắc mà ông Sajid Javid đã trích dẫn rất nhiều lần từ khi ông còn là Bộ trưởng Nội vụ: một người tị nạn nên xin tị nạn tại ’quốc gia an toàn đầu tiên’ ở EU nơi họ đặt chân đến.

    Mặc dù điều này không hoàn toàn chính xác, ‘nguyên tắc Dublin’ là một phần quan trọng của luật tị nạn EU. Trừ khi chúng ta đạt được một thỏa thuận mới với EU, Vương quốc Anh có thể không còn là một phần của hệ thống này và sẽ không còn có thể ‘đưa người trở lại’ sau khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc.

    Tuy nhiên, bất chấp sự khoa trương của ông Javid khi đưa ra vấn đề này, Vương quốc Anh chỉ thực sự đưa trở lại 209 người vào năm 2018. Lý do là bởi các quy tắc thực sự phức tạp hơn so với những gì ông Javid khiến chúng ta tin.

    Nhìn chung, phản ứng của chính phủ Vương quốc Anh đối với tình hình ở Calais tập trung vào việc tăng cường an ninh và tính răn đe. Chỉ trong một tuần trước thời điểm Brexit, rất nhiều hàng rào đã được dựng lên và xuất hiện một số vụ trục xuất đặc biệt mạnh tay ở những khu vực tập trung người ngủ tạm.

    Những con người gần như không có gì trong tay đã thức dậy vào đầu giờ sáng và buộc phải lên đường, tài sản ít ỏi của họ bị phá hủy, và nhiều người đứng chơ vơ trong cơn mưa.

    Cách tiếp cận này dựa trên niềm tin của chính phủ rằng nếu bạn làm cho cuộc sống đủ khó khăn với mọi người, họ sẽ ngừng đến. Điểm sai lầm trong lý thuyết này là những thứ người tị nạn đang chạy trốn - chiến tranh, tra tấn, bắt bớ - đều sẽ luôn tồi tệ hơn bất cứ thứ gì bạn có thể tạo ra.

    Họ không muốn đến; họ chỉ đơn giản là không có sự lựa chọn nào khác. Rất nhiều bằng chứng cho thấy tác động duy nhất của việc tăng cường an ninh và trục xuất là nỗi đau mà những người vốn đã bị tổn thương phải chịu đựng. Đối với cá nhân tôi, nó giống như hành động bắt nạt.

    Và hiệu quả cuối cùng và thực tế nhất của Brexit là gì? Các công ty vận tải đã cảnh báo về tình trạng tắc nghẽn quanh các bến cảng khi chúng ta rời Liên minh Hải quan vào tháng 12 năm 2020. Đã có nhiều cuộc tranh luận về việc điều này sẽ tồi tệ đến mức nào, nhưng với 2,5 triệu xe tải đi qua cảng mỗi năm, những hàng dài chờ đợi sẽ sớm xuất hiện.

    Không ai muốn nhập cư bất hợp pháp, nhưng ngay lúc này, họ cảm thấy họ không có lựa chọn nào khác. Một trong vài cách để làm điều đó: trốn trong thùng một chiếc xe tải. Thời gian tốt nhất để thử: khi xe tải đang đứng yên.

    Vấn đề lớn nhất mà chúng ta gặp phải ở Calais là thiếu một lộ trình an toàn và hợp pháp để mọi người xin tị nạn ở Anh. Đã đến lúc chính phủ Anh đưa ra một số giải pháp thiết thực và cho thấy rằng chúng ta là một quốc gia nhân từ và có khả năng giúp đỡ một số người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

    Ghi lại từ ý kiến của bà Clare Moseley, giám đốc tổ chức từ thiện chuyên hỗ trợ người nhập cư Care4Calais

    VietHome (Theo Metro)

  • Bà Diane Abbott đã kêu gọi một "lộ trình an toàn và hợp pháp" cho những người tị nạn vào Vương quốc Anh sau khi 39 người được tìm thấy đã chết trong một chiếc xe tải đông lạnh ở Essex.

    Bộ trưởng Nội vụ đảng đối lập đã đưa ra lời kêu gọi sau khi cảnh sát mở một cuộc điều tra sát nhân liên quan đến vụ việc. 

    Bà nói: "Bất kỳ cái chết nào trong hoàn cảnh này đều thực sự khủng khiếp. Thực tế đã có 39 trường hợp tử vong được báo cáo trong vụ việc này. Đây là một thảm kịch khủng khiếp." 

    Cảnh sát chưa xác nhận liệu các nạn nhân bị buôn bán tới Anh hay có ý định tị nạn ở đây, nhưng bi kịch của họ đã làm nổi bật vấn đề nghiêm trọng đang diễn đối với những con người tuyệt vọng cố gắng tìm kiếm an toàn ở Anh.

    Bà Abbott nói thêm: "39 con người bất hạnh đáng thương này là nạn nhân trong vụ việc. Họ bị bắt cóc bởi những kẻ tham lam, vô đạo đức và những kẻ coi thường cuộc sống của người khác.

    "Nhưng chúng ta nên xem xét bối cảnh rộng lớn hơn. Không ai bất chợt rời khỏi nhà của mình trên một hành trình rất nhiều rủi ro và sợ hãi như thế này. Họ thường làm điều đó bởi vì đã thực sự tuyệt vọng."

    Bà kêu gọi vẫn phải đảm bảo tinh thần hợp tác chặt chẽ với 27 nước EU trong quá trình ngăn chặn nạn buôn người sau khi Vương quốc Anh rời khỏi EU.

    Bà nói rằng nên có "lộ trình an toàn và hợp pháp" để những người tị nạn "thực sự" có thể đến Vương quốc Anh.

    Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel cho biết Anh sẽ luôn "hợp tác quốc tế" và hợp tác với các nước EU và các nước khác trên thế giới để ngăn chặn nạn buôn người bất hợp pháp.

    Bà nói rằng Vương quốc Anh phải "làm điều đúng đắn với tư cách một quốc gia". Điều này có nghĩa là đảm bảo tất cả những người chạy trốn khỏi khu vực chiến tranh và xung đột sẽ được tị nạn "theo cách đúng đắn".

    Trước đó, ông Jeremy Corbyn đã yêu cầu các nghị sĩ xem xét và thấu hiểu "tình thế tuyệt vọng" khiến mọi người phải mạo hiểm mạng sống của họ.

    Nhà lãnh đạo đảng Lao động nói với các nghị sĩ: "Chúng ta nên suy nghĩ về những hậu quả phi nhân tính mà người khác đang phải hứng chịu vào thời điểm khủng khiếp này."

    Ông Corbyn đã bày tỏ sự biết ơn đối với các dịch vụ khẩn cấp hiện đang giải quyết vụ việc, sau khi cảnh sát mở cuộc điều tra vụ án giết người.

    Thủ tướng Anh cho biết thủ phạm cần phải "bị truy lùng và đưa ra công lý".

    Nghị sĩ Thurrock Jackie Doyle-Price nói: "Nhốt 39 người vào một thùng kim loại khóa trái cho thấy sự khinh miệt đối với cuộc sống của con người. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm để tưởng nhớ những nạn nhân đó là tìm ra thủ phạm và mang chúng ra trước công lý. "

    Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết vụ việc cho thấy sự thất bại của các chính sách nhập cư của Vương quốc Anh.

    Ông Steve Valdez-Symonds, thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế, cho biết: “Đây là một sự cố đau lòng và kinh hoàng.

    "Những người bị buộc phải thực hiện các cuộc hành trình nguy hiểm và đôi khi chết người để đến Vương quốc Anh thường có lựa chọn mạo hiểm như vậy vì các chính sách nhập cư hiện tại không thể mang đến cho họ các lựa chọn an toàn và hợp pháp."

    VietHome (Theo Mirror)

  • Mới đây, một người phụ nữ gốc Hoa đã bị bắt khi đến phỏng vấn và bổ sung giấy tờ tại Sở Di trú Mỹ, sau đó bị trục xuất về nước.

    Một người phụ nữ gốc Hoa xin tị nạn chính trị đã đến Sở Di trú Hoa Kỳ (USCIS) để bổ sung giấy tờ theo yêu cầu và rồi mất liên lạc với gia đình. 2 ngày sau, cuối cùng người thân cũng nhận được điện thoại của cô thì biết được cô đã bị nhân viên chấp pháp áp giải đến sân bay và sắp bị trục xuất. Điều này khiến gia đình cô cảm thấy như ‘sét đánh giữa trời quang’ và họ không biết phải làm thế nào.


    (Ảnh minh họa)

    Người phụ nữ gốc Hoa xin tị nạn chính trị bị bắt giữ khi đến bổ sung giấy tờ

    Theo tờ Secret China, cô Trương (gốc Hoa, ở New York) nhiều năm trước từ Quảng Đông nhập cư trái phép vào Mỹ. Sau đó, cô đã kết hôn và sinh con cùng một người chồng cũng nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ, hiện nay hai vợ chồng cô đã có 2 con nhỏ. Để có thể cư trú và sinh sống hợp pháp tại đây, cô Trương đã xin được tị nạn chính trị.

    Vào ngày 20/8 vừa qua, cô đã cùng luật sư và hai con đến Sở Di trú để bổ sung giấy tờ theo thông báo của Sở Di trú, không ngờ lại bị bắt giữ. Sau đó, luật sư đành phải một mình đưa hai con của cô về nhà. Chồng cô biết tin thì vô cùng lo lắng, anh luôn gọi vào số điện thoại của vợ nhưng không liên lạc được. Đến ngày 21, cô Trương vẫn bặt vô âm tín, người nhà hết sức lo lắng không yên.

    Sáng sớm ngày 22, cuối cùng chồng cô đã nhận được cuộc gọi từ vợ mình và được biết cô bị nhân viên của Sở Di trú đưa đến sân bay và sẽ mau chóng bị trục xuất. Trước khi đi, cô được cho phép gọi một cuộc điện thoại cho người thân. Chồng cô cảm thấy như sét đánh ngang tai sau khi nhận được điện thoại của vợ, anh không tin nổi vợ mình lại bị trục xuất chỉ trong vòng 48 giờ đồng hồ. Đồng thời, anh cũng rất lo lắng cho bản thân, bởi vì anh cũng đang xin tị nạn chính trị, thân phận của anh cũng chưa rõ ràng, hơn nữa anh còn có 2 con nhỏ. Anh rất lo không biết liệu mình có chịu chung số phận giống như vợ hay không.

    Nhiều luật sư làm giả giấy tờ tị nạn chính trị

    Nhiều năm trước, có rất nhiều người Hoa bị ĐCS Trung Quốc bức hại do nhiều nguyên nhân như tôn giáo, tín ngưỡng, chính sách một con v.v…, họ buộc phải trốn đến Mỹ để tránh bị đàn áp. Đa số những người này đều được phê duyệt khi xin tị nạn chính trị. Vì vậy, có một số luật sư đã làm giả giấy tờ, dựng nên một số câu chuyện bị bức hại chính trị khi làm hồ sơ cho khách hàng của mình nhằm tăng cơ hội được xét duyệt thành công.

    Sở Di trú Hoa Kỳ sau khi điều tra thì phát hiện giấy tờ của họ quá giống nhau nên nghi ngờ là do luật sư làm giả từ một bản mẫu. Họ bắt đầu điều tra luật sư làm giả và kết quả là năm đó do tìm ra những đơn xin làm giả nên có rất nhiều người bị hủy thẻ xanh cũng như thân phận tị nạn chính trị.

    Anh Trần ở New York cũng là một trong những người nhận được thông báo bị hủy thẻ xanh. Sau đó, vào tháng 6/2018, anh Trần đã thuê luật sư làm giấy tờ xác minh thân phận, sau đó bị Sở di dân Mỹ hủy thẻ xanh vì đây là luật sư làm giả. Anh Trần đã tiến hành kháng án, sau một năm hầu tòa, cuối cùng vụ án này đã được lật lại.

    Anh Trần cho hay, những gì trong giấy tờ xin tị nạn chính trị của anh đều là sự thật, anh từng bị ĐCS Trung Quốc bức hại, gây tổn thương về thể xác và tinh thần: “Sao có thể vì luật sư làm giả mà nghi ngờ tôi làm giả chứ? Tôi không quay về Trung Quốc sau khi nhận được thẻ xanh vì sợ lại bị bức hại. May mà tòa án đã trả lại sự trong sạch cho tôi.”

    Trên thực tế có những luật sư làm giả, nhưng không có nghĩa là tất cả hồ sơ xin tị nạn chính trị đều là giả. Chỉ cần tài liệu của bạn là thật thì có thể tiến hành kháng cáo. Ngoài ra, một khi bạn lấy được thẻ xanh theo diện tị nạn chính trị, thì tuyệt đối không được về nước. Bởi vì hễ bạn về nước, hải quan sẽ có lý do nghi ngờ bạn ban đầu xin tị nạn chính trị là giả, họ sẽ có quyền thu hồi thẻ xanh, thậm chí là buộc bạn hồi hương.

     Viethome (theo tinnuocmy)

  • Bộ Nội vụ đang lên kế hoạch chấm dứt hệ thống đoàn tụ gia đình dành cho trẻ em xin tị nạn trong trường hợp Vương quốc Anh rời EU mà không có thỏa thuận.

    Chính phủ đã thông báo riêng với cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc UNHCR và các tổ chức phi chính phủ khác rằng các trường hợp hiện tại vẫn sẽ được giải quyết, nhưng Brexit không thỏa thuận đồng nghĩa với việc không có đơn đăng ký yêu cầu đoàn tụ mới nào được nhận sau ngày 1 tháng 11. Ngay cả khi có một thỏa thuận, tương lai của chương trình đoàn tụ gia đình cũng không còn chắc chắn.

    Các luật sư và các nhà vận động cho biết họ sẽ cố gắng giải quyết càng nhiều yêu cầu càng tốt trong hai tháng tới, cảnh báo rằng tác động đối với trẻ em di cư đang bị mắc kẹt một mình ở các quốc gia như Hy Lạp và Ý có thể sẽ rất nghiêm trọng, nhất là trong bối cảnh tình trạng người di cư liều mình vượt eo biển Anh đang diễn biến bất thường.

    Người phát ngôn của UNHCR cho biết: “[Chúng tôi hiểu rằng] nếu Vương quốc Anh rời EU mà không có thỏa thuận, Quy định Dublin, cho phép trẻ em và người lớn xin tị nạn di chuyển trong khu vực EU để đoàn tụ gia đình, sẽ không còn áp dụng cho Vương quốc Anh.

    “UNHCR kêu gọi chính phủ Anh và các đối tác châu Âu hợp tác để đảm bảo rằng các thỏa thuận phù hợp vẫn được áp dụng cho những người xin tị nạn, người tị nạn và người không quốc tịch.”

    Bộ Nội vụ trước đây đã bị chỉ trích vì gây khó khăn cho trẻ em di cư được đoàn tụ gia đình ở Anh, nhưng giới luật sư cho biết đây vẫn là con đường quan trọng đối với trẻ em di cư, những đối tượng rất dễ bị tổn thương, nhiều trong số đó đang phải lang thang trên các đường phố châu Âu.

    Efi Stathopoulou, điều phối viên dự án tại tổ chức Hỗ trợ Pháp lý cho người Tị nạn ở Athens, cho biết con đường đoàn tụ gia đình là cách duy nhất cô có thể dùng để thuyết phục những người trẻ tuổi dễ bị tổn thương nhận sự hỗ trợ của chính quyền.

    “Trẻ em đến đây trong tình trạng sợ hãi,” cô nói.” Đã có những trường hợp cho thấy rõ ràng các em đang bị bóc lột. Nếu không có cách an toàn để đến Vương quốc Anh, những người trẻ này sẽ đơn giản biến mất trong nỗ lực vượt qua eo biển Anh từ Calais bằng xe tải hoặc thuyền.”

    Cô Stathopoulou cho biết hồi đầu năm nay, chính quyền Hy Lạp đã yêu cầu cô giúp đẩy nhanh xử lý các hồ sợ để phòng trường hợp Brexit không có thỏa thuận, với mong muốn thật nhiều đơn của trẻ em được xử lý trước thời hạn.

    Đoàn tụ gia đình là rất quan trọng vì tình trạng vô gia cư và bóc lột người di cư đang ngày càng lan rộng ở Hy Lạp.

    Cô Stathopoulou nói, “Chúng tôi vừa mới giúp một cậu bé đến Vương quốc Anh sau khi tìm thấy cậu trong tình trạng vô gia cư ở Athens mặc dù cậu bé vốn đã rất dễ bị tổn thương. Cậu bé đã mất toàn bộ gia đình [cùng lúc] vì một quả bom ở Afghanistan. Một cậu bé khác bị hãm hiếp vì không có nơi nào an toàn để ngủ.

    “Tôi có mặt khi các em gọi điện cho người thân ở Anh; Thật khó để khoanh tay đứng nhìn, có rất nhiều cảm xúc, dì và chú họ chỉ muốn cả nhà được ở bên nhau.”

    Bộ Nội vụ xác nhận rằng một khi Vương quốc Anh rời EU, cam kết duy nhất của nước Anh sẽ là giải quyết triệt để các trường hợp chưa được giải quyết vào thời điểm đó.

    Người phát ngôn cho biết: “Thỏa thuận hay không thỏa thuận, việc hợp tác giải quyết các trường hợp tị nạn và đoàn tụ sẽ vẫn được tiếp tục vì đó là lợi ích chung của Vương quốc Anh và EU. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã hành động để đảm bảo rằng trong bất kể hoàn cảnh nào, những yêu cầu ‘Dublin’ liên quan đến đoàn tụ gia đình chưa được giải quyết vào ngày chúng ta rời đi sẽ tiếp tục được xem xét theo các quy tắc hiện hành.”

    Lượng người di cư đến Hy Lạp bằng đường biển đã tăng mạnh trong tháng vừa qua, gây áp lực lên các trung tâm tiếp nhận vốn đã quá đông đúc và nguy hiểm.

    Chỉ trong sáu tháng đầu năm 2019, đã có gần 700 đơn xin bảo lãnh người tị nạn theo luật xin tị nạn ‘Dublin’ gửi tới Vương quốc Anh thông qua các nhà chức trách Hy Lạp. Kể từ năm 2013, tổng cộng có 2.450 yêu cầu như vậy.

    Con đường hợp pháp duy nhất còn lại cho bất kỳ đứa trẻ nào muốn xin tị nạn ở Vương quốc Anh từ châu Âu là chương trình Dubs, được đặt theo tên của Lord Alf Dubs, người đã vận động thông qua nó ở quốc hội.

    Các nghị sĩ và các nhà vận động hy vọng chương trình Dubs sẽ giúp tái định cư khoảng 3.000 trẻ em, nhưng các bộ trưởng đã gây ra nhiều tranh cãi khi bày tỏ mong muốn đặt ra giới hạn 480 em. Cho đến nay, khoảng 270 trẻ em đã được đưa đến Anh, theo Tổ chức từ thiện Safe Passage.

    Beth Gardiner-Smith, giám đốc điều hành của Safe Passage International, phát biểu: “Nếu chính phủ không đảm bảo con đường đoàn tụ gia đình, hậu quả có thể rất nghiêm trọng. Trẻ em thường xuyên phải mạo hiểm cuộc sống của mình trên xe tải và thuyền nhỏ vì ​​quá trình pháp lý mất quá nhiều thời gian. Nếu các em hoàn toàn mất đi quyền đó, những hành trình nguy hiểm này sẽ chỉ tăng lên.

    “Chúng tôi biết rằng nếu có ý chí chính trị kiên định, việc di chuyển người tị nạn nhanh chóng và an toàn là hoàn toàn có thể; Brexit không có thỏa thuận không có nghĩa là việc chuyển giao này phải dừng lại.”

    Nếu Vương quốc Anh rời đi với một thỏa thuận tương tự như thỏa thuận của bà Theresa May, tương lai của hoạt động hợp tác tị nạn sẽ được đàm phán lại như một phần của giai đoạn chuyển tiếp.

    Claude Moraes, nghị sĩ đảng Lao động, bày tỏ ông sẽ đặt câu hỏi với Bộ Nội vụ về các kế hoạch và tin rằng bộ sẽ phải chia sẻ trách nhiệm nếu họ muốn châu Âu nhận lại những người xin tị nạn từ Anh.

    Ông nói: “Nếu [Bộ trưởng Nội vụ] Priti Patel muốn đưa mọi người trở lại châu Âu, thì Vương quốc Anh sẽ phải suy nghĩ về việc chia sẻ trách nhiệm nhân đạo đối với những trẻ em di cư dễ bị tổn thương.”

    VietHome (Theo Guardian)

  • Một gã đàn ông nung nấu mong muốn giết người Anh đã tới một chi nhánh của Tesco và tấn công người dân một cách ngẫu nhiên.

    Samiulahaq Akbari, 32 tuổi, là người Afghanistan và đang xin tị nạn ở Anh. Y được cho là đã rình rập tại các lối đi của Tesco Extra ở Thornton, phía nam London để đưa các nạn nhân vào tầm ngắn.

    Cảnh quay từ CCTV cho thấy hắn ta đi đằng sau anh Nicholas Speight vào ngày 8 tháng 1 sau đó vỗ nhẹ vào vai anh này.

    Bị cáo cố đâm người đàn ông trong siêu thị Tesco.

    Hắn ta hỏi quốc tịch của Speight và khi nhận được câu trả lời anh này là người Anh, kẻ thủ ác vung con dao 10 inch về phía nạn nhân.

    Công tố viên Heidi Stonecliffe trình bày trước tòa án Old Bailey rằng anh Speight hoàn toàn vô tư và không thể nghĩ rằng ‘mọi chuyện lại diễn ra nhanh đến vậy.’

    Công tố viên nói: ‘Vào buổi tối tháng 1 năm 2019, bị cáo này đã cố tình đe dọa, làm hại và giết người dân vô tội chỉ vì quốc tịch của họ, hoặc những gì Akbari cho là quốc tịch của họ - những người Anh.”

    Anh Speight đã cố gắng chống trả và chỉ ‘nhờ may mắn, anh đã thoát hiểm mà không bị thương tích gì. Trong vòng 10 phút, Akbari bị cáo buộc đã rút dao đâm hai người đàn ông khác, một người trong nhà hàng Kebabish gần đó và sau đó là một người tại quán rượu Plough on the Pond ở London Road, Croydon.

    Hắn ta tiếp cận John Hoy khi anh này đang ngồi ăn uống với ba người bạn.

    Các quan tòa được nghe kể lại rằng Akbari đã vô cùng hung hăng và liên tục hỏi anh Hoy từ đâu đến trước khi đi ra sau quầy, tóm lấy con dao lớn màu đỏ và lao vào nạn nhân.

    Chỉ đến khi những người đàn ông này chống trả, Akbari mới bỏ trốn, công tố viên Stonecliffe nói.

    Akbari sau đó tìm đường đến quán rượu nơi hắn ta đối mặt với Barry Watkins, người đang bước ra ngoài.

    Anh Watkins bị đẩy quay vào quán rượu, và Akbari lặp lại yêu cầu được biết quốc tịch của anh.

    Công tố viên Stonecliffe trình bày: ‘Nạn nhân và bạn bè của anh ấy trả lời rằng họ là người Anh, ngay khi đó bị cáo bắt đầu lao vào họ với con dao.’

    Những người này ngay lập tức đẩy một chiếc bàn ngáng trước mặt Akbari khiến hắn một lần nữa phải bỏ chạy.

    Tại tòa, Akbari phủ nhận ý định giết người và hành vi gây thương tích.

    Công tố viên Stonecliffe nghi ngờ Akbari có thể khai là hắn đã quá say rượu nên không thể kiểm soát hành vi, cũng chẳng thể hình thành bất kỳ ý định giết người nào.

    Tuy nhiên, bà cho biết hành động của bị cáo là ‘cố ý và có cân nhắc.’

    Bà nói thêm: ‘Bị cáo biết chính xác những gì mình đang làm và cẩn thận để không bị bắt.’

    Hình ảnh bị cáo bước vào Tesco.

    Một người anh em họ của Akbari đã gọi 999 nói với nhân viên tổng đài rằng: ‘Anh ấy nói rằng muốn giết những người dân Anh. Tôi có thể nhìn thấy điều đó trong đôi mắt của anh ấy, anh ấy nghiêm túc. Anh ấy sẽ làm điều đó. Anh ấy đã chạy đi và sẽ giết một ai đó. Xin hãy đến thật nhanh.’

    Tòa án được biết khi cảnh sát đến nơi thì Akbari đã nhảy qua một loạt hàng rào để cố gắng trốn thoát. Cuối cùng họ tìm thấy y nằm trong một khu vườn phía sau và ‘giả vờ như chẳng có chuyện gì’ để không bị tóm gáy.

    Phiên tòa vẫn đang tiếp tục.

    VietHome (Theo Metro)