Bạn đã từng có kinh nghiệm làm vườn, nhưng chưa từng nghĩ tới việc ''trồng cỏ''? Trồng cần sa là bất hợp pháp ở đa phần các quốc gia, do đó trước khi tiến hành thử nghiệm mới mẻ này, hãy đảm bảo bạn đang sống ở nơi mà việc trồng và hút cần sa giải trí là hợp pháp.
Trồng và hút cần sa có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, nếu bị phát hiện có thể bị phạt tiền và ngồi tù. Do đó hãy suy nghĩ thật khôn ngoan trước khi tìm mua hạt giống đầu tiên. Dưới đây là 10 bước trồng cần sa trong nhà (indoor) như một thú tiêu khiển lành mạnh:
1. Chọn giống cần sa tốt nhất
Cây cần sa có thể là cây đực hay cây cái. Bạn nên chọn mua loại hạt giống cái, bởi vì cây đực cho ra hoa rất nhỏ. Hoa cần sa là thành quả lao động cuối cùng của bạn, do đó hãy chọn lựa khôn ngoan. Hoa của cây đực thường bị vứt bỏ vì không có giá trị sử dụng.
Khi chọn hạt giống cái để gieo trồng, thành quả cuối cùng sẽ là những bông hoa mập mạp thơm nồng mùi hương và chứa nhiều THC.
Tuy nhiên, nếu bạn không rành về gieo trồng, vậy hãy chọn mua những cành chiết (clone). Cành chiết thường được cắt từ cây cái. Cành chiết dễ trồng, nhanh thu hoạch và giúp tiết kiệm thời gian.
Bạn chỉ cần ghăm một vài cành chiết trong đất, và bạn sẽ thu được thật nhiều hoa khi cây tới thời điểm thu hoạch. Nhưng mỗi cành bạn nên trồng trong một chậu riêng. Nếu bạn trồng thẳng xuống đất trong vườn, cây cần sa sẽ phát triển mạnh mẽ và rậm rạp như cây dại.
Bạn chỉ nên trồng cây trong chậu, để trên kệ bếp và chờ 1 tuần rồi đem cây ra phơi nắng. Trồng ở kệ bếp sẽ giúp bạn giới hạn chiều cao và kiểm soát sự phát triển của cây.
2. Tạo không gian hoàn hảo cho cây phát triển
Bạn không cần diện tích quá rộng, chỉ cần một kệ bếp là đủ trồng khoảng chục cây. Bạn cũng có thể trồng trong nhà kho, trong ngăn tủ, trên gác xép...
Bạn nên bắt đầu với 1-2 cây, sau khi thành thục rồi thì trồng khoảng 10 cây. Hạt giống cần sa rất nhạy cảm trong suốt quá trình nảy mầm. Nhưng khi cây đủ trưởng thành, nó sẽ tự phát triển với tốc độ khá nhanh.
Khi hạt giống bắt đầu nảy mầm hoặc cành chiết bắt đầu mọc rễ, không lâu sau cây sẽ đạt đến thời điểm ra hoa. Khi giai đoạn ra hoa bắt đầu, mỗi mùa bạn sẽ có thêm nhiều đợt thu hoạch. Bạn sẽ nhìn thấy những chùm hoa mọc ra mỗi ngày.
Nên đảm bảo không gian xung quanh sạch sẽ và không bị ô nhiễm. Trong phòng nên có hệ thống lọc không khí để không khí luôn luân chuyển tươi mới trong phòng, không có côn trùng hay chất nhiễm khuẩn.
Bạn cũng phải thường xuyên dọn dẹp xung quanh cây cần sa để vi khuẩn và nấm không hình thành. Mỗi tuần nên dọn dẹp sạch sẽ toàn bộ không gian trồng trọt và tỉa lá.
Bạn cũng có thể xịt thuốc diệt côn trùng hữu cơ tự chế. Chỉ dùng phân bón hữu cơ vì cần sa có thể hấp thụ những kim loại độc hại. Hơn nữa, đừng bao giờ dùng phân bón hóa học hay thuốc kích thích tăng trưởng vì những chất độc này sẽ thấm vào thân cây cần sa. Do đó bạn nên kiểm tra nguồn đất và độ pH trước khi gieo trồng.
Cung cấp ánh sáng mặt trời cho cây. Ánh sáng mặt trời là yếu tố quan trọng nhất giúp cây phát triển. Bạn phải thường xuyên kiểm tra xem cây nhận được bao nhiêu ánh sáng và trong thời gian bao lâu.
Nếu trồng trong nhà, cây sẽ cần 12 tiếng đồng hồ liên tục được chiếu sáng. Sau đó, cây sẽ cần nghỉ ngơi trong không gian tối hoàn toàn. Đây là lúc cây sản sinh hoa để tạo thành chùm hoa.
Giống như bất kì sinh vật sống nào khác, cây cần sa phải được nghỉ ngơi trong bóng tối hoàn toàn. Nếu có ánh sát lọt vào, hoa sẽ ra đầy hạt. Hoa sẽ không tạo thành các chùm hoa có thể hút được, vì thế bạn phải lên lịch phơi nắng cho cây.
Cần sa là loại thực vật đòi hỏi lịch quang học nghiêm ngặt. Do đó bạn phải sắp xếp một chu kỳ thắp sáng đều đặn trong suốt giai đoạn nảy mầm và tăng trưởng.
3. Lắp đặt hệ thống đèn để nuôi cây cần sa
Nguồn sáng tốt nhất là ánh sáng mặt trời, nhưng không phải ai cũng có thời gian mang cây ra ngoài phơi nắng rồi lại đem cất vào 1-2 lần mỗi ngày. Do đó chúng ta cần lắp đặt hệ thống ánh sáng nhân tạo.
Cách này có thể hơi tốn tiền đầu tư một chút, nhưng khi hệ thống đi vào hoạt động, bạn có thể sử dụng lâu dài. Đèn LED là lý tưởng nhất để trồng cây, và cũng rất tiết kiệm điện vì nó tiêu hao ít năng lượng. Ánh sáng từ đèn LED thực ra là ánh sáng lạnh. Chi phí đầu tư ban đầu đắt hơn các loại đèn khác, nhưng dùng lâu dài thì lại lợi hơn. Do đó bạn nên chọn loại đèn LED chất lượng tốt, đừng mua loại rẻ tiền.
Một số người khác thì lại chọn đèn cảm ứng (induction lamp). Đây là loại đèn cường độ cao, tiết kiệm năng lượng nhưng chúng phả ra nhiều nhiệt và bạn phải bật máy thông gió thường xuyên.
Một số khác thì chọn đèn HID (high-intensity discharge) kích thích cây tăng trưởng nhanh. Đèn này cũng rẻ tiền hơn, tuy nhiên chúng cần nhiều phụ kiện. Do đó nếu bạn mua một package đèn HID thì cũng khá tốn kém.
Có 2 loại đèn HID là đèn MH (metal halide) hoặc đèn HPS (high-pressure sodium). MH thường dùng trong giai đoạn cây tăng trưởng. Còn đèn HPS thường dùng trong giai đoạn ra hoa và phát triển rể cái. HPS đắt tiền hơn, nhưng hiệu quả hơn.
Đèn HID có thể tỏa ra rất nhiều nhiệt, do đó không tiết kiệm điện, bạn phải mở máy thông gió thường xuyên để tản nhiệt.
Đèn huỳnh quang (fluorescent light) đôi khi cũng được sử dụng cho những cây non sản lượng thấp. Đèn này có công suất thấp, không tỏa nhiều nhiệt, do đó ít tốn điện, không ảnh hưởng nhiệt độ phòng. Đèn huỳnh quang ít có tác dụng với những cây lớn hơn, tuy nhiên đây vẫn là lựa chọn kinh tế nếu bạn chỉ trồng ''chơi chơi'' ở nhà.
4. Không khí trong lành
Bạn cần có một hệ thống thông gió tốt, để đảm bảo không khí lưu thông nhưng lại không bị gió mạnh. Hệ thống thông gió giúp cây thụ phấn dễ dàng mà không cần hỗ trợ.
Bạn có thể lắp đặt máy quạt, không cần nhiều quạt, chỉ cần vừa đủ để tạo ra gió nhẹ. Bạn có thể chọn quạt hộp (box fan), quạt treo tường (bracket fan, wall-mounted oscillating fan)... đều được. Hãy đặt ở những vị trí hợp lý để gió lưu thông thông suốt, đồng thời đảm bảo nhiệt độ không tăng do tích tụ khí CO2.
Không khí nóng thường nhẹ hơn do đó nó dễ bay lên cao. Hệ thống máy quạt sẽ giúp xua không khí nóng và phả ra không khí mát. Vì thế, bạn nên chọn mua quạt treo tường, gắn ở vị trí cách mặt đất khoảng 60cm.
Nên đảm bảo cân bằng nhiệt độ trong phòng để luôn có khí CO2 và oxy tươi mới lưu thông. Nhiệt độ trong phòng nên dao động từ 23.5 - 29C để giúp cây ra hoa. Đây là nhiệt độ khi đèn thắp sáng. Tuy nhiên, một số loại cần sa như indica lại tăng trưởng tốt trong bóng tối, ở nhiệt độ từ 12 - 23C, khi bạn tắt đèn và để cây nghỉ ngơi.
5. Lắp đặt hệ thống tự động hóa
Hệ thống này sẽ phát huy hiệu quả nếu bạn cần đi xa vài ngày, bao gồm máy điều nhiệt, quạt, đèn cảm ứng, đèn LED, hệ thống xả thải:
- Bạn nên lắp máy điều nhiệt (Thermostat) để liên tục điều hòa nhiệt độ trong phòng. Thermostat sẽ tự động bật hệ thống thông gió, kiểm soát độ ẩm. Cách này giúp tiết kiệm năng lượng và chi phí sản xuất.
- Hệ thống tưới tiêu: Bạn nên định giờ tưới nước tự động, đặc biệt khi cây vào giai đoạn tăng trưởng. Nước nên được tưới vào những giờ mà cây cần nước nhất. Tưới nước quá nhiều có thể khiến lá biến màu vàng hoặc xanh đen.
- Hệ thống đèn cảm ứng hoặc đèn radar: Nếu không có thời gian mang cây ra ngoài mỗi ngày, bạn có thể lắp đặt mái trượt tự động (self-sliding roof). Mái này như một dạng giếng trời, giúp ánh nắng lọt vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
Cây cần sa phải được phơi nắng ít nhất 15-18 tiếng/ngày trong giai đoạn tăng trưởng. Khi đủ lớn và tới giai đoạn ra hoa, cây cần được nghỉ ngơi 12 tiếng trong bóng tối.
- Hệ thống kiểm soát độ pH của đất: Cây cần sa rất nhạy cảm với độ pH, do đó bạn phải kiểm tra chất lượng nguồn nước. Nếu dùng đất thường, bạn phải duy trì độ pH từ 6-7. Nếu bạn dùng máy đo độ pH, thì độ pH từ 6.2 - 6.5 là lý tưởng. Nếu bạn dùng hệ thống thủy canh, thì độ pH từ 5.8 - 6 là lý tưởng.
6. Chọn hình thức trồng cây cần sa
Bạn có thể trồng cần sa trong nhà hoặc ngoài trời. Nếu trồng trong nhà, bạn cần đất thông thường (ordinary soil), hoặc lắp đặt hệ thống thủy canh (hydroponic system). Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn chỉ nên dùng đất thông thường, vì hệ thống thủy canh khá phức tạp và rủi ro.
Nên chọn loại đất giàu dưỡng chất gần bờ sông hoặc hồ nước ngọt. Nên chắc chắn là đất không bị nhiễm chất xả thải công nghiệp. Mùn xơ dừa (coco peat) chất lượng cao sẽ tốt hơn đất thông thường, vì nó thoáng khí hơn. Mùn xơ dừa cũng nhiều dưỡng chất và giúp hạt nảy mầm, phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng mùn xơ dừa, bạn phải thường xuyên bón phân cho nó.
Nếu bạn dùng phân động vật để làm phân bón, thì hãy cẩn thận vì trong phân có thể chứa vi khuẩn và mầm bệnh. Do đó, những người trồng cần sa nhiều kinh nghiệm thường chọn hình thức thủy canh. Nghĩa là bạn trồng cây trong một hỗn hợp nước giàu dưỡng chất, đảm bảo cây tăng trưởng nhanh và ra nhiều hoa. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo tuân thủ đúng quy tắc, không được sai chút nào.
7. Chọn dụng cụ trồng cây
Để đáp ứng nhu cầu cá nhân, bạn chỉ nên trồng 5 cây là đủ. Bạn bắt đầu trồng trong một chiếc tách, rồi sau đó dời cây qua chậu cao khoảng 15cm.
Để kiềm chế kích cỡ của cây, bạn nên dùng một tờ giấy ăn ẩm và bọc hạt giống lại. Sau đó, bạn vùi nó vào than bùn hữu cơ trong một chiếc chậu nhỏ.
Bạn cần 3.8kg đất cho mỗi 30cm chiều dài của cây. Hãy đảm bảo đất thoát nước tốt. Bạn có thể mua đất trồng cây ở các tiệm (pre-filled soil kit). Loại đất này lưu thông không khí và thoát nước, thẩm thấu nước và dưỡng chất tốt hơn loại đất mà bạn tự ý đào ở đâu đó về.
8. Cung cấp dưỡng chất cho cây cần sa
Các chất dinh dưỡng đa lượng (macronutrient) quan trọng bao gồm nitơ, kali, phốt pho, canxi, magie, đồng, sắt. Phân bón này bạn có thể dễ dàng mua ngoài tiệm, hoặc bạn mua đất đã được trộn đầy đủ các loại dưỡng chất này. Định kỳ, bạn vẫn cần bổ sung thêm dưỡng chất cho đất.
9. Cung cấp nước vừa đủ
Cây không hấp thụ nhiều nước như con người, cây cần sa cũng không cần nhiều nước như cây lúa. Cây cần sa có thể tự tích trữ nước trong thân của nó.
Nếu tưới quá nhiều nước, thì việc lưu thông không khí ở rể cây có thể gặp nguy hiểm, ảnh hưởng quá trình ra hoa. Lượng nước tưới tùy thuộc vào kích cỡ cây, giai đoạn phát triển, tốc độ phát triển, mùa trong năm. Nếu là mùa hè, cây đương nhiên cần nhiều nước hơn.
Chậu cây cần có đủ lổ để thoát nước, cũng như ngăn ngừa mầm bệnh sinh sôi. Bạn nên lắp đặt bộ lọc RO (reverse osmosis - thẩm thấu ngược) để lọc nước nhằm ngăn clo hay hóa chất dư thừa thâm nhập vào cây.
Nên đồng bộ chu kỳ tưới nước phù hợp với nhiệt độ và độ ẩm, để bạn biết được khi nào thì đất bị khô. Cách này vừa tiết kiệm nước vừa giúp cây phát triển tối ưu.
10. Những điều cần lưu ý khi trồng cần sa
Thời điểm tốt nhất để trồng cần sa ngoài trời là từ tháng 4 đến tháng 10. Do đó nếu đợi tới mùa thu mới gieo hạt thì cây sẽ ra ít hoa, vòng đời cây ngắn.
Bạn có thể lắp đặt thêm máy phát điện để đề phòng trường hợp bị cắt điện. Để tiết kiệm, bạn có thể lắp thêm tấm pin năng lượng mặt trời.
Nên loại bỏ những cây đực. Cây đực có phấn họa mọc thành chùm như hoa chuối. Còn cây cái có đài hoa, nhìn giống như sợi tóc trắng.
Bạn cũng nên tập cho cây thích nghi với các điều kiện khắc nghiệt, chẳng hạn mưa.
Viethome (theo The Island Now)