• Một trang trại cần sa khổng lồ có thể sớm được xây dựng trên một hòn đảo nhỏ giữa Anh quốc và Ireland.

    Peel Group - một công ty bất động sản của tỷ phú 79 tuổi John Whittaker - chủ tịch và cổ đông lớn nhất, muốn xây dựng một cơ sở trồng cần sa trị giá 100 triệu bảng (136 triệu USD) trên đảo Man.

    Theo tập đoàn này, cơ sở trồng nằm ở rìa thủ phủ Douglas, và sẽ được sử dụng để sản xuất cần sa y học, sau đó phân phối trên khắp thế giới và kê đơn cho bệnh nhân.

    Tuy nhiên, đảo Man vẫn chưa hợp pháp hóa cần sa làm thuốc, do đó số cần sa này sẽ không thể được mua để sử dụng tại chính nơi làm ra chúng.

    Nằm giữa biển Ireland, nền kinh tế của Đảo Man chủ yếu dựa vào tài chính, trong khi du lịch và nông nghiệp cũng là những ngành then chốt.

    Ông Chris Eves - giám đốc tài chính của Peel Group, cho biết cần sa có thể là một ngành công nghiệp mới sinh lợi cho hòn đảo. Hình ảnh máy tính mô phỏng cho thấy khu trồng có khoảng 10 tòa nhà bao gồm nhà kho và văn phòng.

    Ông Eves nói: “Tôi nghĩ cần sa dược phẩm và y tế là cơ hội tiếp theo để hòn đảo này cạnh tranh với phía bên kia của Đại Tây Dương”. Theo ông Eves, Mỹ và Canada đã có một bước khởi đầu mạnh mẽ.

    Ông Eves nói: “Những gì chúng tôi đang lên kế hoạch phát triển ở đây là các cây trồng được bảo quản và đảm bảo chất lượng tối đa của sản phẩm”.

    Về vần đề giấy phép

    2canĐảo Man hiện vẫn chưa hợp pháp hóa cần sa

    Cần sa hiện vẫn chưa được hợp pháp hóa để sử dụng cho mục đích giải trí ở Anh hoặc đảo Man. Theo kế hoạch này, cần sa sẽ được trồng trong một số nhà kho lớn, theo đó Peel Group sẽ cho một hoặc nhiều người thuê và những người này sẽ cần giấy phép trước.

    Giấy phép sản xuất cần sa vẫn chưa được chính quyền Đảo Man cấp nhưng một số bên đã nộp đơn xin cấp phép. Ông Eves cho biết những người có kỹ năng trồng cần sa có thể được tuyển dụng từ nước ngoài.

    Doanh số bán cần sa dự kiến ​​sẽ tăng cao trong vài năm tới khi nhiều quốc gia trên thế giới hợp pháp hóa loại cây này để sử dụng cho mục đích giải trí. Peel Group từ chối đưa ra nhận định về đề xuất hợp pháp hóa cần sa giải trí ở Đảo Man hoặc nước ngoài.

    “Tại thời điểm này, những gì chúng tôi đang tìm kiếm ở đây hoàn toàn là về mặt dược phẩm”, ông Eves nói, “Chúng tôi hoàn toàn có thể kinh doanh mà không cần phải phát triển cần sa cho mục đích giải trí. Tuy nhiên, đối với tôi điều đó là sự tiến triển tự nhiên. Tôi nghĩ rằng các xã hội nói chung đang chấp nhận hướng đi đó”.

    Các phát triển chính khác

    Peel Group cho biết Media City ở Salford, Anh, trung tâm mua sắm Trafford Centre ở Manchester là hai trong số các dự án lớn nhất, và dự định sẽ nộp đơn đăng ký quy hoạch cho trang trại cần sa trong vài tháng tới.

    Hiện tập đoàn đang tiến hành tham vấn cộng đồng trên Đảo Man, dự kiến ​​kéo dài đến ngày 7 tháng 3. Mặc dù kế hoạch của Peel Group đã nhận được sự ủng hộ từ người dân địa phương và các nhà lập pháp, nhưng một số lo ngại nhà máy sẽ phá hỏng cảnh quan, trong khi những người khác nghĩ nó sẽ tiêu hao quá nhiều năng lượng.

    “Các yêu cầu về năng lượng đáng lo ngại và hiện không tương thích với nguồn cung cấp và lưới điện”, một công chức đảo Man nói với CNBC, yêu cầu được giấu tên vì họ không được phép nói công khai về vấn đề này.

    Tập đoàn Peel cho biết sẽ thiết lập một lưới điện năng lượng mặt trời để cung cấp năng lượng cho nhà máy cần sa. Tuy nhiên, họ cũng nói: "Năng lượng mặt trời bị hạn chế trên đảo trừ khi họ có kế hoạch đầu tư lớn vào việc lưu trữ pin - điều đó sẽ rất tuyệt".

    Andrew Newton, lãnh đạo đảng Xanh tại Đảo Man, nói với CNBC rằng trang trại cần sa này đặt ra một số vấn đề về tính bền vững. Ông Andrew cho biết: “Các vấn đề bao gồm nguy cơ gia tăng nhựa sử dụng một lần tại khu vực này và nhu cầu năng lượng cao. Đáng chú ý là Peel NRE đề xuất lắp đặt 11MW [megawatt] năng lượng tái tạo để hỗ trợ cung cấp năng lượng. Đây là lượng năng lượng khổng lồ; chiếm 15% tổng công suất phát điện hiện tại của Đảo Man”.

    Nếu được chấp thuận, khu trồng cần sa sẽ được hoàn thành trong hai hoặc ba giai đoạn, với giai đoạn đầu tiên có thể hoàn thành trong vòng ba năm sau khi được phê duyệt.

    “Trong vòng 5 năm, đặt ra mục tiêu xây dựng một nhà máy hoàn chỉnh không phải là viển vông”, ông Eves nói.

    Đảo Man có hệ thống thuế thuận lợi cho những cá nhân có tài sản cao, không bao gồm thuế thu nhập vốn hoặc thuế thừa kế. Tuy nhiên, một số tỷ phú đã bị chỉ trích trong nhiều năm vì không đầu tư nhiều tiền hơn cho hòn đảo.

    Viethome (Theo CNBC)

  • Một người đàn ông và 5 thiếu niên đã bị bắt sau khi đột nhập một trang trại cần sa ở thị trấn Smethwick thuộc quận Sandwell, West Midlands.

    Cảnh sát cho biết một băng nhóm che mặt và mang theo vũ khí đã cố gắng đột nhập vào một ngôi nhà trên đường Oxford lúc gần 1h30 sáng ngày 23/2.

    Một số cây cần sa đã được đưa vào chiếc ô tô gần đó - chiếc xe này sau đó đâm vào một số ô tô đang đậu khi tăng tốc bỏ chạy. Những người trong xe cố gắng chạy trốn nhưng đã bị bắt nhanh gọn vì tình nghi trộm cắp và gây thiệt hại hình sự.

    Cảnh sát West Midlands cho biết các nghi phạm - một thanh niên 19 tuổi, ba người 17 tuổi và hai người 15 tuổi - vẫn bị tạm giữ để thẩm vấn vào ngày 23/02. Một khẩu súng BB cũng đã được thu hồi, trong khi các cây cần sa sẽ bị phá hủy.

    26oxfordĐường Oxford

    Người phát ngôn của cảnh sát West Midlands cho biết: "Sáu người đã bị bắt ở Smethwick vào sáng nay sau một vụ trộm tại một trang trại trồng cần sa. Cảnh sát được gọi đến đường Oxford ngay trước 1h30 sáng sau khi nhận tin về một ngôi nhà bị nhóm người che mặt và mang vũ khí đột nhập. Một số cây cần sa đã được di dời khỏi nhà và cho vào xe ô tô chờ sẵn. Khi bỏ chạy, chiếc xe đã đâm vào những chiếc ô tô đang đậu trên đường phố".

    "Những người trên xe đã bỏ chạy nhưng nhanh chóng bị bắt vì tình nghi trộm cắp và gây thiệt hại hình sự nghiêm trọng. Một thanh niên 19 tuổi, hai thiếu niên 15 tuổi và ba thanh niên 17 tuổi vẫn bị cảnh sát giam giữ. Tất cả đã được thẩm vấn vào cuối ngày 23/2. ''Một khẩu súng BB cũng đã được thu hồi. Số cần sa từ ngôi nhà sẽ bị tiêu hủy''.

    ''Nếu bạn có thể trợ giúp cuộc điều tra hoặc biết người có liên quan đến tội phạm chất cấm trong khu vực, hãy báo tin ẩn danh cho Crimestoppers ngay hôm nay theo số 0800 555 111, trích dẫn tham chiếu số 163 ngày 23 tháng 2”.

    Bài liên quan: 1 người bị bắt trong vụ trộm cần sa ở Wolverhampton

    Cảnh sát đã được gọi tới một ngôi nhà nằm trên đường Bradley Lane vào lúc 6h tối ngày 13/2/2022 vì tình nghi có trộm. Tại đây, cảnh sát phát hiện một trại cần sa bên trong nhà.

    Một người đàn ông 34 tuổi đã bị bắt giữ vì tình nghi trồng cần sa. Người này sau đó đã bị giữ lại để thẩm vấn. Ai có thông tin liên quan đến vụ việc, vui lòng liên hệ Cảnh sát Wolverhampton qua Live Chat trên website, trích dẫn mã số vụ việc 20/168307/22."

    trai can sa Wolverhampton 1

    trai can sa Wolverhampton 1
    Trại cần sa ở Wolverhampton.

    Viethome (Theo Birmingham Live)

  • Cảnh sát West Midlands cho biết hơn 3,000 cây cần sa đã bị tịch thu tại một cơ sở trên đường Bradford Street, Deritend. 

    3 người Việt đã bị truy tố sau khi một trại cần sa khổng lồ trị giá 3 triệu bảng bị đột kích ở Birmingham. Đây là một trong những trại cần sa lớn nhất bị triệt phá trong lịch sử của Cảnh sát Birmingham.

    3 người đàn ông ở độ tuổi 26, 36 và 36, sống ở Anh bất hợp pháp. Tất cả bị bắt tại xưởng cần sa trên đường Bradford Street, Deritend vào sáng ngày 6/1/2022. 

    Các đối tượng này sau đó bị truy tố tội sản xuất cần sa và đã xuất hiện tại tòa án Birmingham Magistrates Court. Cảnh sát đã phát hiện ra trại cần sa tại một kho hàng bỏ hoang nhờ tin chỉ điểm.

    trai can sa 3 trieu bang o birmingham
    Cảnh sát phát hiện ra trại cần sa tại một kho hàng bỏ hoang trên đường Bradford Street, Birmingham (Ảnh: WMP)

    Trong thông báo của mình, cảnh sát cho biết: ''Chúng tôi vừa phát hiện ra một xưởng chất cấm khổng lồ do một băng nhóm tội phạm có tổ chức thực hiện, tại một kho hàng không sử dụng ở Birmingham. 

    ''Cảnh sát đã đột kích vào cơ sở này vào lúc 9h45 sáng ngày 6/1/2022 và phát hiện một số lượng lớn cần sa trải khắp 3 tầng lầu. Tổng cộng 3,112 cây đã bị phát hiện với tổng giá trị ước tính khoảng 3 triệu bảng Anh.

    ''Đây là một trong những vụ triệt phá lớn nhất trong những tháng gần đây, và chúng tôi nghi ngờ rằng số tiền kiếm được sẽ được dùng để tài trợ cho các hoạt động phạm tội có tổ chức''. 

    ''3 người đàn ông Việt Nam đã bị bắt giữ. Họ được cho là sống bất hợp pháp ở Anh và đã bị truy tố tội sản xuất cần sa tại tòa án Birmingham Magistrates' Court vào ngày 7/1/2022. Ba người này trong độ tuổi 26, 36 và 36. 

    ''Chúng tôi cũng phát hiện hệ thống cung cấp điện đã bị câu trộm và một ''địa đạo'' đã được đào xuống đường để che giấu hệ thống cáp điện''. 

    Trưởng đội Phá dỡ Cần sa, ông Mike Hall cho biết: ''Đây là một hệ thống vô cùng tinh vi với quy mô khá lớn. Chúng tôi nhận được tin chỉ điểm cho rằng kho hàng này đã bị chuyển đổi thành xưởng chất cấm. Chúng tôi sau đó đã nhanh chóng xin được lệnh đột kích. 

    Chúng tôi đánh giá cao thông tin chỉ điểm từ người dân và sẽ luôn xem xét cẩn thận từng thông tin. Nếu bạn nghi ngờ một ngôi nhà nào đó đang được sử dụng để trồng chất cấm, hãy liên hệ với chúng tôi. 

    ''Các xưởng cần sa như thế này luôn có liên quan tới các tổ chức tội phạm bạo lực, các hành vi chống đối xã hội và có thể gây hỏa hoạn nghiêm trọng. Bất cứ ai có thông tin hãy liên hệ website cảnh sát qua Live Chat hoặc gọi ẩn danh đến Crimestoppers ở số 0800 555 111''.

    Viethome (theo Birminghammail)

     

     

  • 2 nguoi viet bi bat trong trai can sa o essex 1
    Một căn phòng được sử dụng làm nơi ngủ trong trại cần sa.

    Hai người đàn ông Việt Nam vừa bị bắt khi cảnh sát điều tra và phát hiện khoảng 500 cây cần sa được trồng tại một khu nhà ở phố Colchester High, quận hạt Essex, Anh Quốc.

    Ông Nguyen Ph., 22 tuổi và ông Nguyen Ta., 26 tuổi, sẽ ra hầu tòa ở thành phố Colchester vào 4/2 với cáo buộc sản xuất ma túy loại B. Hai người đàn ông này bị bắt sau khi cảnh sát đột kích một khu nhà trên con phố đông đúc Colchester High và phát hiện ở đây có trồng khoảng 500 cây cần sa hôm 1/2.

    Thông Tấn Xã Việt Nam hôm 4/2 cho biết hai người này là công dân Việt Nam. Cảnh sát quận Essex cho biết thêm rằng hai người đàn ông khác ở độ tuổi 39 và 58 cũng bị bắt. Một người vẫn đang bị cảnh sát giam giữ và người còn lại đã được thả trong khi chờ điều tra thêm.

    2 nguoi viet bi bat trong trai can sa o essex 1
    Cần sa bị cảnh sát tịch thu tại phố Colchester High.

    Cảnh sát cho biết giá trị thị trường của số cần sa bị thu giữ ước tính là ‘rất đáng kể’. Chánh thanh tra Rob Huddleston, chỉ huy trưởng quận Colchester, cho biết: “Các sĩ quan đặc nhiệm sẽ lưu lại hiện trường khi chúng tôi thu thập bằng chứng để xác định danh tính tất cả những người liên quan đến vụ trồng cần sa này”.

    Vẫn ông Huddleston nói tiếp: “Tất nhiên, sẽ có một số lo ngại trong cộng đồng của chúng ta sau phát hiện này, nhưng tôi biết cuộc điều tra này đang tiến triển nhanh chóng. Chúng tôi cũng đang theo dõi một số nguồn điều tra khác”.

    “Việc buôn bán ma túy bất hợp pháp có mối liên hệ chặt chẽ với bạo lực và số tiền thu được từ ma túy gây ra nhiều hoạt động tội phạm hơn, dẫn đến nỗi sợ hãi và khốn khổ cho các cá nhân và cộng đồng”.

    “Việc ngăn chặn những kẻ đứng sau việc trồng và bán cần sa là rất quan trọng trong việc giải quyết tội phạm bạo lực và giúp giữ an toàn cho cộng đồng của chúng ta”, chánh thanh tra Huddleston cho biết thêm.

    Hơn 10 năm qua, nạn trồng cần sa trở thành phổ biến ở các nước châu Âu và các nhóm người Việt bị chính quyền cho là có nhiều dính líu, với việc hàng loạt người Việt bị phát hiện đi lậu vào Anh và trở thành “thành nô lệ ở các tiệm móng tay và trại cần sa”.

    2 nguoi viet bi bat trong trai can sa o essex 1
    500 cây được tìm thấy trong nhà.

    Bài liên quan: 2 năm tù cho người đàn ông Việt ''nhiều vợ'' trồng cần sa ở Hull 

    T. Nguyen - 1 người Việt nhập cư bất hợp pháp và “có nhiều vợ”, đã nhận án tù sau khi bị phát hiện đang chăm sóc gần 200 cây cần sa với giá trị khoảng 100,000 bảng.

    Những người vợ của T. Nguyen đã quyên góp tiền để chồng đến Vương quốc Anh trong thùng một chiếc xe tải. Sau đó, T. Nguyen được đưa đến Hull để chăm sóc trang trại cần sa.

    Trang trại trồng cần sa do T. Nguyen phụ trách rất tinh vi và "được xây dựng một cách chuyên nghiệp" để có được "tỷ suất lợi nhuận thương mại" lớn. T. Nguyen - 52 tuổi, sống ở phố Tavistock Street, Hull, đã nhận tội sản xuất cần sa vào ngày 12/9/2021.

    Theo công tố viên Nigel Clive, cảnh sát được người dân trên phố Tavistock báo tin về hai người đang cố đột nhập vào một ngôi nhà. Các sỹ quan không thể tìm thấy những kẻ đột nhập nhưng phát hiện dấu vết của hoạt động trồng cần sa nên đã tiến hành lục soát.

    Ông Clive nói: “Ngôi nhà đã được sử dụng để trồng cần sa. Đèn, máy biến áp và điện đã được mắc nối. Bị cáo bị cảnh sát phát hiện khi đang trốn trong nhà”.

    6tnnT. Nguyen nhận án 2 năm tù 

    Có gần 200 cây cần sa với giá trị khoảng 100,000 bảng. Bị cáo khai với cảnh sát mình đã bị một người đàn ông không biết tên đưa từ London đến Hull.

    T. Nguyen được hướng dẫn phải làm gì với những cây cần sa và được đề nghị mức lương 500 bảng một tháng. Tuy nhiên, T. Nguyen cho biết mình không nhận một đồng nào. Bị cáo đã định gửi tiền về cho gia đình ở Việt Nam.

    Luật sư Cathy Kioko-Gilligan nói 500 bảng là khoản tiền khá nhỏ so với giá trị ước tính 100,000 bảng của số cần sa.

    Bà Kioko-Gilligan nói: “Thân chủ của tôi không nhận được tiền... Anh ấy chỉ được bảo phải làm gì. Anh ấy đã hành động theo chỉ đạo. Có rất ít khả năng bị cáo biết trước về hoạt động trồng cần sa. Thân chủ của tôi đến Anh để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn. Theo tục lệ, anh ấy có nhiều hơn một người vợ và chính họ đã đảm bảo có đủ tiền cho bị cáo đến Vương quốc Anh”.

    "Anh ấy không biết cách mình đến Anh là bất hợp pháp. Do đó, thân chủ của tôi đến Vương quốc Anh mà không có việc làm. Anh ấy đã chấp nhận đề nghị do nghĩ đó là việc làm hợp pháp và được đưa đến căn nhà ở Hull. Thân chủ của tôi hối hận về quyết định của mình và rất buồn khi khiến bản thân và gia đình xấu hổ. Động lực của anh ấy chỉ đơn giản là chu cấp cho các cô vợ và 3 con. Bị cáo không có bất kì thông tin liên lạc gì của người nhà và điều đó khiến anh ấy rất lo lắng”.

    Thẩm phán Michael Fanning nói:  "Mặc dù tôi không nghi ngờ gì về việc bị cáo đã bị lợi dụng khi là người nhập cư bất hợp pháp và không thể làm việc hợp pháp ở Anh. Nhưng dù bị cáo bị sai khiến về những gì phải làm, thì bị cáo vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình trồng cần sa. Bị cáo đã điều hành trang trại này và đảm bảo cây cần sa phát triển. Đây là khu trồng cần sa được xây dựng rất tinh vi. Bị cáo hiểu quy mô của vườn cần sa và rõ ràng nó được xây dựng để liên tục trồng và thu hoạch chất cấm. Đây không phải hoạt động một lần. Trang trại này có thể tạo ra số cần sa trị giá 100,000 bảng. Đây là nhà máy lớn nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận thương mại".

    T. Nguyen nhận án tù hai năm. Thẩm phán Fanning cho biết sau khi T. Nguyen chấp hành bản án, anh ta sẽ bị tạm giam để chờ quyết định trục xuất. "Đó không phải là do tôi quyết định, mà là của cơ quan quản lý nhập cư”, thẩm phán nói.

    Theo VOA News

  • Cảnh sát Ealing đã bắt giữ một người đàn ông vào tối thứ Sáu, ngày 7/1/2022 sau khi cần sa bị phát hiện tại một ngôi nhà ở Greenford, Ealing. Lực lượng West Area Violence Suppression Unit đã đóng cửa xưởng cần sa này sau khi tịch thu một lượng lớn chất cấm. 

     xuong can sa ealing 2
    Cần sa bị tịch thu ở Greenford, Ealing.

     xuong can sa ealing 2
    Cần sa bị tịch thu ở Greenford, Ealing.

    Trong một diễn biến khác, một người đàn ông 63 tuổi đã bị bắt sau khi một trại cần sa trị giá 300,000 bảng bị phát hiện trong một ngôi nhà ở Rainham, East London vào hôm thứ Hai, ngày 24/1/2022. 

    Tại đây, cảnh sát đã tịch thu 3 khẩu súng, bao gồm một khẩu súng trường AK47 đã lên đạn, một khẩu súng lục và một khẩu súng ngắn ổ xoay. 

    Trong nhà còn có nhiều đạn dược, băng đạn, 2 cái nỏ, tiền mặt và một lượng lớn các loại chất cấm nhóm B khác. Người đàn ông sau đó đã được bảo lãnh chờ điều tra. Cảnh sát đã tiến hành lục soát 3 xưởng trong khu công nghiệp ở New Road, Rainham. 

    cansa ealing 1

    cansa ealing 1
    Cần sa và vũ khí bị tịch thu ở Rainham.

    Ở một vụ án khác, một người đàn ông đã bị bắt vì tình nghi sở hữu với ý định buôn bán chất cấm. Việc bắt giữ được tiến hành sau một cuộc rượt đuổi tại khu vực SE28 ở Greenwich vào ngày thứ Sáu, 21/1/2022. 

    Lục soát nhà của người đàn ông này, cảnh sát phát hiện một lượng lớn cocaine, cần sa và tiền mặt. Tổng giá trị vào khoảng hơn 10,000 bảng. 

    polar pak
    Các gói ma túy được tìm thấy tại nhà người đàn ông.

    Cũng trong ngày 21/1, cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông khác vì tội danh tương tự tại postcode SE18. Cảnh sát đã dừng một phương tiện và tiến hành lục soát, cần sa và cocaine bị phát hiện giấu sau trục lái vô lăng.

    Sở hữu với ý định phân phối ma túy sẽ bị truy tố mà không cần phải diễn ra hành vi. Tội buôn bán chất cấm nhất A có thể bị kết án tới mức chung thân và tiền phạt không giới hạn. 

    Viethome (theo myLondon)

  • Khi đang điều tra một vụ trộm, các sĩ quan đã tìm thấy xưởng sản xuất cần sa lớn trong một ngôi nhà ở Cardiff.

    Các sĩ quan đã được gọi đến một ngôi nhà trên đường Tarwick Drive, Rumney, vào ngày 17 tháng Giêng. Người phát ngôn của Sở Cảnh sát South Wales cho biết họ đã nhận được báo cáo về một "vụ trộm" và nhận thấy ngôi nhà không an toàn.

    Cảnh sát ập vào và phát hiện 130 cây cần sa cũng như "một số" khay trồng cây non. Các sĩ quan cũng tìm thấy một con dao rựa.

    Trung sĩ Holly Price nói: "Chúng tôi lo ngại những cá nhân liên quan đến hoạt động này sở hữu vũ khí nhưng may mắn con dao đã bị thu giữ và trang trại đã bị đóng cửa. Chúng tôi quyết tâm loại bỏ chất cấm và bắt giữ những người tham gia vào hoạt động buôn bán cần sa. Chúng tôi cũng rất biết ơn sự ủng hộ của công chúng dành cho hoạt động của cảnh sát”.

    6canẢnh chụp tại hiện trường

    Theo dịch vụ tư vấn chất cấm Allen Morgan Associates, một cây cần sa thường được định giá 840 bảng trong các phiên tòa hình sự, ngay cả khi cây chưa trưởng thành. Theo đó, tổng giá trị số cần sa bị thu giữ ở Rumney có thể lên tới 109,200 bảng.

    Cảnh sát vẫn đang cố gắng xác định danh tính những người có liên quan đến xưởng sản xuất cần sa này. Người dân có thông tin được yêu cầu liên hệ với cảnh sát bằng cách bấm số 10 trên điện thoại, trích dẫn số tham chiếu 2200017459.

    Bài liên quan: Plymouth: 7 tháng tù cho người tưới cây tại trại cần sa 200,000 bảng

    Một người Albani đã bị bỏ tù vì chăm sóc trang trại trồng cần sa trị giá 200,000 bảng ở Plymouth.

    Tòa án đã xét xử người nhập cư gốc Albania tên Teslim Muhmutag - 29 tuổi, vì tội chăm sóc vườn cần sa để trả khoản nợ 23,000 bảng cho các đối tượng buôn người.

    Muhmutag bị bắt quả tang đang chạy trốn khỏi một trang trại cần sa chứa 108 cây trưởng thành tại ngôi nhà ở đường Kingsley, Mutley. Thêm nhiều cây cần sa được tìm thấy tại ngôi nhà thứ hai ở Đại lộ Warleigh, Keyham.

    Ba người đàn ông khác đã ra hầu tòa với các cáo buộc liên quan đến sản xuất cần sa. Số cần sa ở Mutley có thể mang lại từ 16.5 đến 21kg cụm hoa cái, với giá trị từ 164,000 đến 212,000 bảng.

    13canẢnh chụp hiện trường

    Muhmutag nhận án tù bảy tháng tại tòa án Truro Crown Court. Thẩm phán Robert Linford tuyên bố: "Bị cáo được mô tả là người làm vườn trong vụ trồng cần sa nghiêm trọng, có khả năng tạo ra lợi nhuận phi pháp cao".

    Muhmutag - không có địa chỉ cố định, trước đó đã bị kết tội sản xuất chất cấm loại B. Ông Piers Norsworthy thuộc Cơ quan Công tố Hoàng gia, cho biết cảnh sát đã đột kích ngôi nhà vào ngày 26 tháng 8 năm 2021.

    Muhmutag bị phát hiện đang chạy trốn nhưng đã bị bắt trong một khu vườn gần đó. Theo công tố viên, Muhmutag nói với cảnh sát mình đến Anh bằng xe tải để kiếm tiền chữa bệnh cho người chú bị ốm. Thế nhưng anh ta bị buộc phải trồng cần sa để trả khoản nợ 23,000 bảng cho những kẻ buôn người.

    Bị cáo nói thêm mình mới chăm sóc các cây cần sa trong một tháng. Luật sư cho biết bị cáo không thể nêu tên các thành viên của băng nhóm vì gia đình mình đang gặp nguy hiểm.

    Bài liên quan: Hackney: Người đàn ông tử vong do trại cần sa phát hỏa

    Một người đàn ông đã tử vong do bị ''mắc kẹt trong garage khóa trái'', sau khi một đám cháy bùng phát tại một xưởng cần sa ở Hackney, London.

    Hàng xóm cho biết nạn nhân trên 30 tuổi, đã bị khóa trong một xưởng workshop khi lửa bùng phát vào đêm Giao thừa. 6 xe cứu hỏa và khoảng 40 lính cứu hỏa từ Stoke Newington, Homerton, Tottenham, Hornchurch, Islington và  Holloway đã tham gia dập tắt đám cháy vào lúc 4h chiều trên đường Southwold Road, Clapton.

    Lính cứu hỏa phát hiện một người đàn ông bên trong ngôi nhà và đã kéo anh ta ra khỏi đó. Anh này được xe cứu thương đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch và đã chết sau đó vào ngày 2/1/2022. Gia đình nạn nhân đã được liên lạc.

    chay trai can sa hackney 1
    Cháy trại cần sa trên đường Southwold Road, Clapton, Hackney.

    chay trai can sa hackney 1
    40 lính cứu hỏa đã tham gia chữa cháy.

    Nguyên nhân hỏa hoạn đang được Cảnh sát Thủ đô và Lữ đoàn Cứu hỏa London điều tra. Một người hàng xóm cho biết: ''Chúng tôi được thông báo là có người chết. Điện đóm trong khu vực đều bị cúp hết và có rất nhiều khói bốc ra từ nhà xưởng đó. Cảnh sát nói garage đó đã bị khóa từ bên ngoài nên anh ấy không thể thoát ra được. Thật buồn khi có người ra đi như vậy vào đầu Năm mới''.

    Cảnh sát tuyên bố họ đang điều tra một vụ hỏa hoạn tại một nhà xưởng nghi trồng cần sa ở Clapton. Một người đàn ông đã bị bắt vào ngày 31/12 vì tình nghi liên quan đến vụ hỏa hoạn, nhưng sau đó đã được phóng thích chờ điều tra. Một người đàn ông khác 26 tuổi đã bị bắt vào ngày 7/1/2022 vì tình nghi ngộ sát, giam cầm người khác với mục đích trồng cần sa. Người này hiện vẫn bị cảnh sát giam giữ.

    Thông tin cập nhật mới nhất cho biết nạn nhân là Ermal Qosea, 35 tuổi, người Albani, không có địa chỉ cư trú ở Anh quốc. 

    Một tuần sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra, cảnh sát đã quay lại nơi xảy ra hỏa hoạn để tìm thêm chứng cứ. Điều tra viên DCI Mark Rogers cho biết: ''Ermal Qosea đã mất mạng vì bị nhốt trong garage khóa trái. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn đến gia đình nạn nhân''.

    Bất cứ ai có thông tin vụ việc, hãy gọi 020 8345 4128 hoặc gọi 101, trích dẫn vụ việc Operation Woodford hoặc cung cấp thông tin ẩn danh tại crimestoppers-uk.org

    Viethome (Theo Wales Online)

  • T. Nguyen - 1 người Việt nhập cư bất hợp pháp và “có nhiều vợ”, đã nhận án tù sau khi bị phát hiện đang chăm sóc gần 200 cây cần sa với giá trị khoảng 100,000 bảng.

    Những người vợ của T. Nguyen đã quyên góp tiền để chồng đến Vương quốc Anh trong thùng một chiếc xe tải. Sau đó, T. Nguyen được đưa đến Hull để chăm sóc trang trại cần sa.

    Trang trại trồng cần sa do T. Nguyen phụ trách rất tinh vi và "được xây dựng một cách chuyên nghiệp" để có được "tỷ suất lợi nhuận thương mại" lớn. T. Nguyen - 52 tuổi, sống ở phố Tavistock Street, Hull, đã nhận tội sản xuất cần sa vào ngày 12/9/2021.

    Theo công tố viên Nigel Clive, cảnh sát được người dân trên phố Tavistock báo tin về hai người đang cố đột nhập vào một ngôi nhà. Các sỹ quan không thể tìm thấy những kẻ đột nhập nhưng phát hiện dấu vết của hoạt động trồng cần sa nên đã tiến hành lục soát.

    Ông Clive nói: “Ngôi nhà đã được sử dụng để trồng cần sa. Đèn, máy biến áp và điện đã được mắc nối. Bị cáo bị cảnh sát phát hiện khi đang trốn trong nhà”.

    6tnnT. Nguyen nhận án 2 năm tù 

    Có gần 200 cây cần sa với giá trị khoảng 100,000 bảng. Bị cáo khai với cảnh sát mình đã bị một người đàn ông không biết tên đưa từ London đến Hull.

    T. Nguyen được hướng dẫn phải làm gì với những cây cần sa và được đề nghị mức lương 500 bảng một tháng. Tuy nhiên, T. Nguyen cho biết mình không nhận một đồng nào. Bị cáo đã định gửi tiền về cho gia đình ở Việt Nam.

    Luật sư Cathy Kioko-Gilligan nói 500 bảng là khoản tiền khá nhỏ so với giá trị ước tính 100,000 bảng của số cần sa.

    Bà Kioko-Gilligan nói: “Thân chủ của tôi không nhận được tiền... Anh ấy chỉ được bảo phải làm gì. Anh ấy đã hành động theo chỉ đạo. Có rất ít khả năng bị cáo biết trước về hoạt động trồng cần sa. Thân chủ của tôi đến Anh để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn. Theo tục lệ, anh ấy có nhiều hơn một người vợ và chính họ đã đảm bảo có đủ tiền cho bị cáo đến Vương quốc Anh”.

    "Anh ấy không biết cách mình đến Anh là bất hợp pháp. Do đó, thân chủ của tôi đến Vương quốc Anh mà không có việc làm. Anh ấy đã chấp nhận đề nghị do nghĩ đó là việc làm hợp pháp và được đưa đến căn nhà ở Hull. Thân chủ của tôi hối hận về quyết định của mình và rất buồn khi khiến bản thân và gia đình xấu hổ. Động lực của anh ấy chỉ đơn giản là chu cấp cho các cô vợ và 3 con. Bị cáo không có bất kì thông tin liên lạc gì của người nhà và điều đó khiến anh ấy rất lo lắng”.

    Thẩm phán Michael Fanning nói:  "Mặc dù tôi không nghi ngờ gì về việc bị cáo đã bị lợi dụng khi là người nhập cư bất hợp pháp và không thể làm việc hợp pháp ở Anh. Nhưng dù bị cáo bị sai khiến về những gì phải làm, thì bị cáo vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình trồng cần sa. Bị cáo đã điều hành trang trại này và đảm bảo cây cần sa phát triển. Đây là khu trồng cần sa được xây dựng rất tinh vi. Bị cáo hiểu quy mô của vườn cần sa và rõ ràng nó được xây dựng để liên tục trồng và thu hoạch chất cấm. Đây không phải hoạt động một lần. Trang trại này có thể tạo ra số cần sa trị giá 100,000 bảng. Đây là nhà máy lớn nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận thương mại".

    T. Nguyen nhận án tù hai năm. Thẩm phán Fanning cho biết sau khi T. Nguyen chấp hành bản án, anh ta sẽ bị tạm giam để chờ quyết định trục xuất. "Đó không phải là do tôi quyết định, mà là của cơ quan quản lý nhập cư”, thẩm phán nói.

    Viethome (Theo Hull Daily Mail)

  • Cảnh sát đã tiến hành vụ bắt giữ tại một ngôi nhà ở Hednesford, thuộc quận Cannock Chase, Staffordshire.

    Một thanh niên 19 tuổi đã bị bắt sau khi 1.5kg cần sa tổng hợp được đưa vào lãnh thổ. Đội Cảnh sát Khu vực Cannock đã gõ cửa một ngôi nhà gần đường Pye Green, Hednesford vào hôm thứ Tư ngày 19/1 trong một chuyên án kết hợp cùng Lực lượng Biên phòng UK. 

    Cần sa bị tịch thu và sau đó một thiếu niên 19 tuổi đã bị bắt vì tình nghi nhập khẩu mặt hàng bị cấm. Người này sau đó đã được phóng thích chờ điều tra. 

    canh sat tich thu can sa
    Cảnh sát tịch thu cần sa từ thanh niên 19 tuổi. Ảnh: Staffordshire Police

    Chuyên gia nói gì về kế hoạch phi hình sự hóa cần sa của ông Sadiq Khan?

    Mới đây, Thị trưởng London được cho là đang xem xét một kế hoạch thử nghiệm ở các quận Lewisham, Greenwich và Bexley, theo đó người dưới 25 tuổi sử dụng một lượng nhỏ cần sa sẽ được chuyển hướng đến các dịch vụ giáo dục hoặc tư vấn thay vì bị bắt giữ.

    Kế hoạch này đã vấp phải phản ứng dữ dội từ các thành viên đảng Bảo thủ. Theo một số dự đoán, Sir Keir Starmer - lãnh đạo đảng Lao động, cũng sẽ không đồng tình, do trước đây ông Keir từng nói mình không ủng hộ phi hình sự hóa chất cấm ở England.

    Trong khi đó, các chuyên gia trong lĩnh vực tư pháp hình sự và y tế công cộng đã hoan nghênh động thái này.

    Tuy nhiên, giáo sư Alex Stevens - giáo sư tư pháp hình sự tại Đại học Kent, đã kêu gọi Thị trưởng London làm rõ hơn các đề xuất của mình.

    Giáo sư Stevens, một chuyên gia trong lĩnh vực phi hình sự hóa chất gây nghiện, cho biết: “Tôi ủng hộ các chính sách giúp giảm tác hại việc hình sự hóa những người sở hữu chất gây nghiện, nhưng chính sách của ông Khan có vẻ hơi kỳ quặc. Đã có những chính sách cho phép cảnh sát không lập hồ sơ tội phạm đối với những người tàng trữ cần sa. Vì vậy, tôi muốn nghe thêm về kế hoạch của ông Khan. Tôi cũng cho rằng Chính phủ nên làm theo lời khuyên của Ủy ban Y tế và Chăm sóc Xã hội và Hiệp hội Y tế Công cộng Hoàng gia, đó là việc sở hữu chất gây nghiện với số lượng nhỏ sẽ không còn là tội hình sự”.

    8khanKế hoạch của ông Khan đã gặp phải nhiều ý kiến trái chiều

    Ông Alex Stevens nói thêm rằng, trong khi phần lớn ý kiến ​​phản đối phi hình sự hóa “dựa trên nỗi sợ hãi về những gì chất gây nghiện có thể gây ra”, “có rất ít bằng chứng cho thấy phi hình sự hóa làm tăng tình trạng sử dụng chất gây nghiện cũng như tác hại của chúng”.

    Giáo sư Stevens trước đó đã có mặt tại Tòa thị chính để đưa ra lời khai trước ủy ban sức khỏe của Quốc hội London, trong cuộc họp về giảm tác hại của chất cấm.

    Theo đó, giáo sư Stevens nói rằng Thị trưởng London “có thể” giới thiệu quá trình phi hình sự hóa ở London bằng cách làm việc với Ủy viên Metropolitan để thực hiện một chương trình “chuyển hướng” ở thủ đô.

    Các chương trình như vậy được sử dụng bởi hơn một chục lực lượng cảnh sát ở England cũng như cảnh sát Scotland, trong đó người bị phát hiện tàng trữ một lượng nhỏ bất kỳ chất bất hợp pháp nào sẽ được chuyển đến một dịch vụ tư vấn hoặc giáo dục thích hợp hơn là bị bắt.

    Cảnh sát Tây Midlands và Cảnh sát Thung lũng Thames là một trong những lực lượng sử dụng chính sách theo hướng này, áp dụng cho tất cả chất cấm và người ở mọi lứa tuổi.

    Martin Powell - người đứng đầu quan hệ đối tác của nhóm cải cách chính sách chất gây nghiện Transform, nói rằng những gì Sadiq Khan đang đề xuất là "thực sự khá nhỏ" so với các kế hoạch đã được thực hiện ở những khu vực khác tại Anh quốc.

    Ông Powell, người đã làm việc với lực lượng cảnh sát để tư vấn về chính sách chất cấm, cho biết: “Có hơn một chục lực lượng cảnh sát đã có sẵn các kế hoạch chuyển hướng tương tự đối với tất cả các loại chất gây nghiện, không chỉ cần sa. Nó thực sự được Chính phủ ủng hộ trong chiến lược chống chất cấm mới được công bố trước Giáng sinh”.

    “Xu hướng chuyển đổi đang nhanh chóng xảy ra trên khắp Vương quốc Anh, dựa trên bằng chứng rõ ràng. Bên trong Anh quốc cũng như các quốc gia khác như Úc từ lâu đã thực hiện chính sách này, để giúp chúng ta không hủy hoại cuộc sống của những người trẻ tuổi bằng cách khiến họ mang tiền án, đạt được kết quả tốt hơn về mặt sức khỏe và giảm nguy cơ tái phạm”.

    Các chương trình tương tự trong các khu vực khác đã được Chính phủ đánh giá cao, với Bộ trưởng Chính sách Kit Malthouse đã gọi kế hoạch chuyển hướng ở Durham là “dự án hoàn toàn đáng tuyên dương” vào năm 2019.

    Tuy nhiên, lời cam kết tranh cử năm 2021 của ông Khan về việc thành lập một "ủy ban chất cấm" ở London để xem xét khả năng phi hình sự hóa cần sa đã bị Chính phủ chỉ trích vì "không phải việc của văn phòng thị trưởng".

    Nghị viên Đảng Xanh tại London Caroline Russell - kiêm chủ tịch ủy ban sức khỏe của Quốc hội London, nói rằng các đề xuất của ông Khan là "bước đi đúng hướng" nhưng kêu gọi thị trưởng "chấm dứt sự trì hoãn" trong việc thành lập ủy ban chất gây nghiện, để Hội đồng có cơ hội xem xét kỹ lưỡng cách tiếp cận của ông Khan.

    Người phát ngôn của Tòa thị chính đã phủ nhận rằng kế hoạch được thử nghiệm trong ba quận sẽ dẫn đến việc hợp pháp hóa - điều Thị trưởng không có quyền lập pháp để thực hiện.

    Viethome (Theo Evening Standard)

  • 6 nguoi viet bi bat trong trai can sa o uc 0

    6 người đã bị bắt sau khi cảnh sát khám phá ra một trại cần sa khổng lồ gần 20,000 cây tại một mảnh đất hoàn toàn cô lập và tách biệt ở miền tây New South Wales, Australia. Số cần sa này trị giá kỉ lục 67 triệu đô-la Úc (tương đương 35.5 triệu bảng Anh). 

    Biệt đội Strike Force Harthouse được thành lập vào năm 2019 để điều tra hoạt động sản xuất và cung cấp cần sa ở bang New South Wales. Họ đã khám phá ra một trại cần sa quy mô lớn ở vùng nông thôn Dandry, cách Coonabarabran 35km về phía Bắc. Cảnh sát mô tả đây là một băng nhóm người Việt Nam có "các mối liên hệ quốc tế". 

    Các điều tra viên đã thực hiện lệnh khám xét tại khu đất nằm ven đường cao tốc Newell Highway vào lúc 8h sáng thứ Ba, ngày 18/1/2022. Có 19,082 cây cần sa đã bị tịch thu. Số cần sa này có giá trị đường phố ước tính là 66.8 triệu đô-la Úc (khoảng 35.5 triệu bảng Anh). Những ngày này cảnh sát vẫn không ngừng điều tra mở rộng.

    6 nguoi viet bi bat trong trai can sa o uc 0
    6 người đã bị bắt sau khi cảnh sát phát hiện 1 trại cần sa gần 20,000 cây ở New South Wales. Ảnh: NCA NewsWire

    6 nguoi viet bi bat trong trai can sa o uc 0
    Số cần sa có giá trị ước tính 67 triệu đô-la Úc. Ảnh: NCA NewsWire

    Trưởng đội Drug and Firearms Squad, ông John Watson cho biết lượng cần sa bị tịch thu là một con số kỷ lục quốc gia. Trong 6 tháng qua, việc điều tra chủ yếu diễn ra ở miền tây New South Wales. Khu đất này vô cùng tách biệt với 90,000 mét vuông được sử dụng cho mục đích trồng cần sa.

    5 nam giới và 1 phụ nữ, tuổi từ 23 đến 42, đã bị bắt đưa đến Sở cảnh sát Dubbo and Coonabarabran. Tất cả 6 người đều bị truy tố tội sản xuất chất cấm với số lượng lớn và tham gia băng đảng tội phạm có tổ chức. 

    6 người này không được bảo lãnh và phải xuất hiện tại tòa Coonamble Local Court vào ngày hôm sau, 19/1/2022. Bộ Nội vụ Úc đang xem xét tình trạng visa của nhóm người này. 

    Trưởng thanh tra John Watson cho biết 90,000 mét vuông đã bị "dọn sạch bất hợp pháp" để thiết lập 22 nhà kính trồng cần sa. Các cây đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau.

    6 nguoi viet bi bat trong trai can sa o uc 0
    6 người đã bị bắt. Ảnh: NCA NewsWire

    6 nguoi viet bi bat trong trai can sa o uc 0
    Bộ Nội vụ đang kiểm tra tình trạng visa của 6 người này. Ảnh: NCA NewsWire

    "Rất nhiều tiền của đã được bọn tội phạm đổ vào đầu tư cho mảnh đất này", thanh tra John Watson nói, "Đây là một trong những trại cần sa lớn với tiềm năng lợi nhuận cao nhất mà chúng tôi từng nhìn thấy. Kết cấu hạ tầng rất công phu, bao gồm 2 con đập lớn, nhiều máy phát điện thương mại, máy đào đất...Hoạt động ở đây phải được trông coi 7 ngày/tuần".

    Thanh tra Watson mô tả đây là một tổ chức tội phạm người Việt có đường dây quốc tế. Họ đang khai thác tài nguyên của khu vực. "Hoạt động của họ không đem lại lợi ích gì cho cộng đồng, họ đang tàn phá môi trường. Lượng cần sa này sẽ được tuồn ra nước ngoài và chuyển hóa vào các hoạt động phi pháp khác", ông nói. 

    Cảnh sát cho rằng hoạt động trồng cần sa ở đây đã diễn ra khoảng 6 tháng. Trang trại được cho là phức tạp với hệ thống đập tưới tiêu công phu. 

    6 nguoi viet bi bat trong trai can sa o uc 0
    Có 22 nhà kính trồng cần sa tại mảnh đất này. Ảnh: NCA NewsWire

    6 nguoi viet bi bat trong trai can sa o uc 0
    Cảnh sát tiến hành kiểm kê đánh giá trại cần sa. Ảnh: NCA NewsWire

    Mỗi nhà kính dài khoảng 75m và rộng hơn 25m, "đầy cần sa thu hoạch bất hợp pháp". Hơn 65 nhân viên cảnh sát và đội chó nghiệp vụ đã tham gia vào chuyên án trong ngày 18/1/2022. 

    Trồng cần sa là "con gà đẻ trứng vàng" vì vòng sinh trưởng của cần sa rất ngắn, giúp các tổ chức tội phạm tối đa hóa lợi nhuận. Chỉ riêng trại này có thể thu hoạch 11.5 tấn cần sa cao cấp. 

    Lượng tiền mặt thu về có thể tiếp tục được chuyển hóa vào các máy chơi poker trong các quán rượu, câu lạc bộ và sòng bài ở bang New South Wales, đồng thời được chuyển ra nước ngoài để phục vụ cho các hoạt động phi pháp. 

    Viethome (theo perthnow)

  • Những cư dân gần vụ hỏa hoạn đã được lính cứu hỏa di tản sau khi đám cháy bùng phát trên đường Rood End vào lúc 6h30 sáng ngày thứ Sáu, ngày 14/1/2022.

    Một trại cần sa đã phát hỏa trong một căn hộ, sau đó nó sụp xuống tiệm pizza bên dưới khi lửa lan rộng quanh một khu nhà liền kề ở Oldbury. Cư dân sống quanh đó đã được lính cứu hỏa di tản vì mục đích an toàn.

    Căn hộ đã bị thiêu rụi 100% và khu nhà cũng bị tổn hại 25%, lính cứu hỏa cho biết. Tổng cộng 25 lính cứu hỏa đã được điều động tới hiện trường. 

    can ho can sa chay o oldbury 1
    Lính cứu hỏa tại hiện trường.

    Đại diện Lực lượng cứu hỏa West Midlands cho biết: ''Vào lúc 6h32 sáng ngày thứ Sáu, 14/1/2022, chúng tôi đã nhanh chóng có mặt để xử lý vụ cháy trong một căn hộ nằm phía trên 1 dãy cửa hàng trên đường Rood End, Oldbury''.

    ''4 xe cứu hỏa và 1 thang nâng đã tham gia chữa cháy và cứu người. Đội đầu tiên của chúng tôi đã có mặt chỉ trong vòng 4 phút và đám cháy đã được kiểm soát trong vòng 20 phút''.

    ''Lửa bùng phát dữ dội trong một căn hộ và phần mái phía trên một tiệm pizza của một dãy nhà liền kề. Căn hộ ở tầng một đã sụp xuống tiệm pizza ở tầng trệt''.

    ''Nguyên nhân vụ hỏa hoạn là do hoạt động trồng cần sa. 2 người dân đã được lính cứu hỏa di tản khỏi đám cháy, và 2 người khác sống ở tòa nhà tách biệt gần đó cũng được yêu cầu di dời vì lý do thận trọng''.

    Một đạn đường giữa Cemetery Road và Tat Bank Road đã bị phong tỏa. Một phụ nữ sống gần đó đã nghe một tiếng ''bang'' lớn và nói ''tôi rất hoảng sợ''. Một người khác nói: ''Khi thức dậy, tôi nghe một tiếng bang và thấy lính cứu hỏa rất đông. Tôi nghĩ vụ cháy này ảnh hưởng cả con đường''. 

    can ho can sa chay o oldbury 1
    Đám cháy bùng phát tại một căn hộ trồng cần sa ở Oldbury.

    Bài liên quan: Thiết bị mới giúp dò ra trại cần sa từ rác thải bị vứt trộm ven đường

    Bradford sắp trở thành khu vực đầu tiên ở UK thử nghiệm một thiết bị mới giúp chống lại nạn đổ trộm rác thải cần sa. Một báo cáo của hội đồng địa phương cho biết các vụ vứt trộm rác thải cần sa ngày càng gia tăng tăng, bao gồm các cây chết, phân bón và thiết bị chiếu sáng

    Sắp tới đây, những cảnh sát đi càn quét các trại cần sa có thể xịt Smart Water (SmartWater) lên các thiết bị và vật dụng bị bỏ lại trong trại. SmartWater là một chất lỏng vô hình nhưng lại phát ra ánh sáng xanh dưới đèn tia cực tím. Bất cứ rác thải gì bị vứt đi sẽ dễ dàng bị truy ngược trở lại vị trí trại cần sa. SmartWater không mùi, có khả năng bám dính tốt suốt nhiều tháng trên vật thể và không bị giặt sạch hay rửa trôi.

    rac thai can sa
    Rác thải cần sa vứt ven rừng sau khi một trại cần sa bị dở bỏ.

    Báo cáo này có đoạn: ''Đây là một phương pháp tiếp cận mới mà chúng tôi cho rằng chưa từng được sử dụng tại UK''. Từ năm 2019, đội bảo vệ môi trường của thành phố đã báo cáo 9,000 vụ đổ trộm rác tại Bradford. Nhưng rác thải cần sa chỉ mới xuất hiện gần đây. 

    Theo báo cáo vào hôm 11/1/2022: ''Khi mở các túi rác, chúng tôi phát hiện trong túi là cây cần sa đã chết, đèn chiếu, dây điện và các thùng phân bón''.

    Thậm chí họ còn phát hiện dụng cụ tiêm chích ma túy bị vứt ven một con suối dùng để cung cấp nguồn nước cho thành phố, và rất nhiều rác thải làm vườn vứt dọc trên các con đường quê.

    Có thể những người vứt rác không phải đều là những kẻ trồng cần sa, mà là chủ cho thuê các căn nhà này. Sau khi tội phạm trồng cần sa trả lại nhà với một đống rác thải thủy canh, chủ nhà phải tự dọn dẹp hết. Dưới luật mới, chủ nhà được yêu cầu phải đổ rác đúng nơi quy định, nếu không họ sẽ bị phạt.

    Viethome (theo Birminghammail)

  • Cảnh sát đã tịch thu 189 cây cần sa tại một ngôi nhà trên đường Sherwood's Lane ở Fazakerley, ngoại ô bắc Liverpool.

    Vào lúc 9h sáng thứ Tư, ngày 5/1/2022, cảnh sát đã đột nhập một ngôi nhà trên đường Sherwood's Lane và phát hiện một trại cần sa ở đây. Các cây cần sa trải rộng khắp 5 căn phòng trong nhà. Cảnh sát hiện đang truy lùng những kẻ liên quan. 

    trai can sa o liverpool
    189 cây cần sa đã bị tịch thu tại một ngôi nhà ở Fazakerley (Ảnh: Merseyside Police)

    Trưởng đội Triệt phá Cần sa, anh Matt Brown, cho biết: ''Nhờ những nỗ lực của cảnh sát mà một nông trại cần sa lớn đã không còn gây ra những rủi ro về hỏa hoạn và ngập lụt cho các hộ dân xung quanh, cũng như làm đứt gãy nguy cơ gây bạo lực trong cộng đồng. Không có ai muốn sống gần những cái bẫy chết người và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp đường phố an toàn hơn''. 

    Bài liên quan: Cocaine, cần sa và dao bị tịch thu trong các vụ triệt phá mới nhất 

    Vũ khí, cocaine và cần sa đã được tìm thấy tại hai ngôi nhà trong vụ vây bắt mới nhất thuộc chuyên án Operation Pelican. Chuyên án do Cảnh sát Merseyside thực hiện, đánh mục tiêu vào các tổ chức buôn bán ma túy ở Sefton. 

    Vào ngày 10/1/2022, một trại cần sa lớn đã bị triệt phá tại một căn hộ ở Maghull. Cảnh sát đã xin lệnh khám ngôi nhà này sau khi người dân báo ngửi thấy mùi nồng nặc phát ra từ căn nhà. Cảnh sát đã phát hiện ra một lượng cần sa khổng lồ cùng với tiền mặt, ma túy và bộ dụng cụ sử dụng ma túy.

    Vào ngày 11/1/2022, cảnh sát tiếp tục tịch thu nửa kg cocaine cùng một lượng lớn cần sa, một lượng lớn vũ khí bao gồm một bộ dao tại một ngôi nhà ở Waterloo, bắc Liverpool. Việc điều tra vẫn đang tiếp tục. 

    trai can sa o liverpool
    Dao bị tịch thu tại một ngôi nhà ở Waterloo, bắc Liverpool (Ảnh: Merseyside Police)

    Bài liên quan: 12 người bị bắt trong trại cần sa khủng trị giá 5 triệu bảng ở Liverpool

    Trại cần sa quá lớn khiến cảnh sát phải làm việc cực lực suốt 5 ngày mới dở bỏ được. 12 người đã bị bắt trong trại cần sa trị giá 5 triệu bảng này. 

    Một trại cần sa khổng lồ đã bị đột kích tại một kho hàng ở Bootle. Nó lớn đến nỗi cảnh sát phải mất 5 ngày để dở bỏ. Cảnh sát đếm được tới 5,000 cây cần sa, trải rộng khắp 23 căn phòng. 

    Vụ đột kích diễn ra vào khoảng 8h35 sáng ngày 13/11/2021. Tổng cộng 12 người đã bị bắt, trong đó 7 người đàn ông bị phát hiện bên trong kho hàng. 5 người khác bị bắt trên đường M6. Tất cả bị đưa về Merseyside để thẩm tra.

    trai can sa 5 trieu bang o Liverpool 1
    Cảnh sát mất 5 ngày mới dọn dẹp xong trại cần sa. 

    Kho hàng này nằm trên đường Goldsmith Street. Tổng cộng 5,860 cây và cành giâm đã bị tịch thu, ước tính giá trị đường phố vào khoảng 5 triệu bảng. Tiền mặt và nhiều thiết bị cũng được tìm thấy. 

    Những người bị bắt trong độ tuổi từ 18-54, đều là nam. Hiện họ đang bị điều tra, cảnh sát cũng đang xem xét CCTV và kiểm tra pháp y.

    Sĩ quan Matt Brown thuộc Đội Dẹp trại cần sa, sở Cảnh sát Merseyside cho biết: ''Chúng tôi đã ở đó từ hôm thứ 7 (13/11) đến giờ. Quy mô của vụ này thật sự rất lớn, đây là một trong những vụ lớn nhất ở Merseyside''.

    ''Lượng cần sa khổng lồ này có thể gây hỏa hoạn lớn và ngập lụt. Nếu bị tung ra thị trường, chúng sẽ làm gia tăng tình trạng tội phạm bạo lực ở Merseyside''.

    ''Những kẻ trồng cần sa ngay giữa cộng đồng của chúng ta, chúng chỉ quan tâm đến tiền và không ngại gây hỏa hoạn cho nhà hàng xóm. Chúng cũng không quan tâm đến sự gia tăng tội phạm ở khu vực quanh trại cần sa mà chúng dựng lên''.

    trai can sa 5 trieu bang o Liverpool 1
    Hơn 5,000 cây bị phát hiện.

    ''Chúng cũng thoải mái bóc lột những người dễ bị tổn thương, những người bị ép làm việc trong các trang trại này. Điều then chốt để chiến thắng cuộc chiến này, chính là thông tin từ người dân, những người sống gần những cái bẫy chết người này''.

    Cảnh sát kêu gọi những người nghi ngờ có hoạt động cần sa trong khu vực, hoặc có camera hành trình ghi lại được hình ảnh khả nghi...hãy liên hệ với Cảnh sát Merseyside ở số 101, hoặc gửi tin nhắn tới Twitter, @MerPolCC.

    Viethome (theo Liverpoolecho)

  • rac thai can sa
    Rác thải cần sa vứt ven rừng sau khi một trại cần sa bị dở bỏ.

    Bradford sắp trở thành khu vực đầu tiên ở UK thử nghiệm một thiết bị mới giúp chống lại nạn đổ trộm rác thải cần sa. Một báo cáo của hội đồng địa phương cho biết các vụ vứt trộm rác thải cần sa ngày càng gia tăng tăng, bao gồm các cây chết, phân bón và thiết bị chiếu sáng

    Sắp tới đây, những cảnh sát đi càn quét các trại cần sa có thể xịt Smart Water (SmartWater) lên các thiết bị và vật dụng bị bỏ lại trong trại. SmartWater là một chất lỏng vô hình nhưng lại phát ra ánh sáng xanh dưới đèn tia cực tím. Bất cứ rác thải gì bị vứt đi sẽ dễ dàng bị truy ngược trở lại vị trí trại cần sa. SmartWater không mùi, có khả năng bám dính tốt suốt nhiều tháng trên vật thể và không bị giặt sạch hay rửa trôi.

    Báo cáo này có đoạn: ''Đây là một phương pháp tiếp cận mới mà chúng tôi cho rằng chưa từng được sử dụng tại UK''. Từ năm 2019, đội bảo vệ môi trường của thành phố đã báo cáo 9,000 vụ đổ trộm rác tại Bradford. Nhưng rác thải cần sa chỉ mới xuất hiện gần đây. 

    Theo báo cáo vào hôm 11/1/2022: ''Khi mở các túi rác, chúng tôi phát hiện trong túi là cây cần sa đã chết, đèn chiếu, dây điện và các thùng phân bón''.

    Thậm chí họ còn phát hiện dụng cụ tiêm chích ma túy bị vứt ven một con suối dùng để cung cấp nguồn nước cho thành phố, và rất nhiều rác thải làm vườn vứt dọc trên các con đường quê.

    Có thể những người vứt rác không phải đều là những kẻ trồng cần sa, mà là chủ cho thuê các căn nhà này. Sau khi tội phạm trồng cần sa trả lại nhà với một đống rác thải thủy canh, chủ nhà phải tự dọn dẹp hết. Dưới luật mới, chủ nhà được yêu cầu phải đổ rác đúng nơi quy định, nếu không họ sẽ bị phạt.

    Bài liên quan: SmartWater: Thiết bị chống trộm độc đáo của cảnh sát Anh

    Nội dung này được đăng tải lần đầu tiên vào năm 2013: Cảnh sát Anh vừa bắt quả tang một tên trộm chuyên khoắng đồ trong ô-tô bằng cách thiết lập một chiếc bẫy công nghệ cao khiến tên trộm “tỏa sáng” dưới đèn cực tím.

    Cảnh sát hạt Brent đang thử nghiệm một loại thiết bị chống trộm mới mang tên SmartWater có khả năng tự động xịt lên người kẻ trộm một luồng chất lỏng không mùi, không màu nhưng lại phát ra ánh sáng xanh dưới đèn cực tím, và tên trộm đầu tiên dính bẫy này là Yafet Askale.

    smartwater 1
    Tên trộm dính bẫy của cảnh sát Anh

    Tên Askale đột nhập vào một chiếc xe đậu ở khu Harlesden phía tây bắc thủ đô London để trộm đồ đạc ở bên trong mà không biết rằng cảnh sát đã bí mật bố trí thiết bị chống trộm này bên trong.

    Sau khi nhận được tín hiệu báo động phát ra từ thiết bị này, cảnh sát đã ập tới và bắt quả tang Askale với tang vật là một số đồ đạc bị trộm, trong đó có một chiếc laptop.

    Sau khi tóm được Askale, cảnh sát ngay lập tức chụp ảnh hắn bằng máy ảnh thường và máy ảnh tia cực tím. Dưới ánh đèn cực tím, toàn bộ khuôn mặt và chiếc áo khoác của tên trộm này phát ra ánh sáng xanh không lẫn vào đâu được.

    Ban đầu tên Askale chối bay chối biến tội trạng của mình, tuy nhiên hắn đã phải cúi đầu nhận tội sau khi cảnh sát đưa ra những bức ảnh này. Tuy không bị kết án trộm cắp ô-tô song Askale vẫn bị phạt lao động công ích 49 giờ và 400 bảng Anh vì tội trộm đồ trong ô-tô.

    smartwater 1
    Askale đã không thể chối cãi được khi nhìn bức ảnh này

    Thiết bị chống trộm SmartWater có thể phát hiện được kẻ xâm nhập và tự đông xịt chất lỏng gồm những hóa chất đặc biệt này lên người kẻ trộm để cảnh sát có thể dễ dàng phát hiện ra những người liên quan đến vụ việc.

    Chất lỏng không màu không mùi này gần như không thể tẩy sạch khỏi quần áo và có thể lưu lại trên da trong nhiều tuần.

    Cảnh sát đã phát miễn phí những thiết bị chống trộm này cho nhiều gia đình ở khu Harlesden với hy vọng sẽ giảm được 40% nạn trấn cướp trên đường phố và 80% số vụ trộm cắp.

    Thám tử Madeline Ryder cho biết: “Đây là một ví dụ nữa về năng lực toàn diện của cảnh sát hạt Brent. Công nghệ chống trộm này là một thứ vũ khí hiệu quả mà chúng tôi thường sử dụng. Chúng tôi sẽ tiếp tục gài bẫy những kẻ vẫn cố tình thực hiện các hành vi trộm cắp.”

    Viethome (theo ITV)

  • Theo báo cáo mới, Cảnh sát Metropolitan đã phát hiện ra gấp đôi số trang trại cần sa trong năm đầu tiên Anh quốc bị phong tỏa.

    Các sỹ quan đã đột kích 455 trang trại cần sa ở thủ đô vào năm 2020, chiếm khoảng một nửa trong số 1,096 trang trại bị phát hiện từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 12 năm 2021.

    Con số này cao gấp đôi tất cả dữ liệu 12 tháng trong giai đoạn 2016-2019. Metropolitan đã công bố dữ liệu cho cựu ứng cử viên thị trưởng thuộc Đảng Bảo Thủ, ông Shaun Bailey.

    14canHơn 1,000 cây cần sa bị phát hiện ở Rainham, phía đông London

    Phát ngôn viên của Thị trưởng London cho biết số liệu thống kê cho thấy cảnh sát đang nỗ lực "truy quét ma túy": "Đây là phần quan trọng trong công việc của các sĩ quan, với mục tiêu giảm thiểu tác hại và bạo lực chất cấm cũng như tội phạm liên quan đến chúng gây ra cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng. Các trang trại cần sa làm tăng tình trạng buôn bán chất cấm ở thủ đô, khiến những người trẻ tuổi yếu thế bị bóc lột. Việc đóng cửa các trang trại này là một phần quan trọng trong cuộc chiến chống chế độ nô lệ hiện đại”.

    Thị trưởng London Sadiq Khan đã công bố kế hoạch thử nghiệm "phi hình sự hóa" các hành vi vi phạm liên quan đến cần sa với những người dưới 24 tuổi.

    Một phát ngôn viên nói thêm: “Đợt thử nghiệm giới hạn này vẫn đang trong quá trình phát triển và chưa được Tòa thị chính thông qua, và được thực hiện trên ba trong số 32 quận của London và chỉ áp dụng cho người từ 18-24 tuổi bị phát hiện tàng trữ một lượng nhỏ cần sa. Thử nghiệm sẽ không áp dụng cho các loại chất cấm khác”.

    14canẢnh minh họa

    “Ý tưởng của kế hoạch, vốn đã được các lực lượng cảnh sát khác trên toàn quốc sử dụng, có mục tiêu chuyển hướng những người trẻ tuổi bị phát hiện tàng trữ một lượng nhỏ cần sa khỏi hệ thống tư pháp hình sự và cung cấp giúp đỡ và hỗ trợ. Điều này đã được chứng minh có tác dụng ngăn chặn hành vi tái phạm. Giảm hoạt động phạm tội là ưu tiên hàng đầu của Thị trưởng và ông Khan sẽ tiếp tục khám phá và thực hiện các giải pháp hiệu quả nhất để giúp chuyển hướng thanh niên tránh xa việc sử dụng chất cấm và phạm tội”.

    Vào tháng 12, hơn 1000 cây cần sa, với giá trị ước tính khoảng 1 triệu bảng và các thiết bị chăm sóc đã bị cảnh sát thu giữ ở Rainham, phía đông London.

    Viethome (Theo Yahoo)

  • Trong bấn loạn, chân tay run rẩy vì thiếu thuốc của ông 'trùm' ma tuý 8 lần vào tù nước Úc khiến tôi luôn trong thế thủ, đề phòng nếu anh ta manh động...

    pha bo trai can sa o uc 1

    Canabis và Marijuana là hai tên gọi tiếng Anh của cần sa, đã có mặt ở Úc từ rất lâu. Theo truyền thông Úc và giới học giả nghiên cứu về tội phạm quốc tế, các băng đảng Mafia Ý đã đưa cần sa đến lục địa này, theo làn sóng nhập cư của người Châu Âu mà dẫn đầu là các tù nhân Anh khai hoang lục địa này vào đầu thế kỷ 18.

    Có thể gặp gỡ người làm nghề liên quan đến cần sa ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ Úc.

    Người Việt có 3 đợt di dân lớn qua Úc. Lần đầu vào 1959, đa số là trí thức, du học sinh. Sau 1975 và khi quan hệ hai nước bình thường hóa vào năm 1991 thì di dân đa số là lao động có tay nghề và du học sinh, trí thức. Hiện nay, về cơ bản người Úc gốc Việt chủ yếu là những người miền Nam di cư theo làn sóng thuyền nhân.

    pha bo trai can sa o uc 1
    Những ngày “chăn mèo” sống trong sự căng thẳng tột độ, tôi luôn phải làm bạn với thuốc lá. Ảnh tác giả trước khi bị bắt

    .

    Ông 'trùm' ma tuý 8 lần vào tù nước Úc

    Ở nhà tù Fulham thuộc tiểu bang Victoria (Úc), nhập trại cùng thời điểm với tôi là anh Chiến. Anh sinh năm 1970, ở Sài Gòn. Vượt biển sang Úc năm 1985, lúc 15 tuổi.

    Từ khi trưởng thành tới giờ, anh đã 8 lần vô tù; tất cả đều là án ma túy.

    Những ngày đầu trong tù, anh Chiến thường xuyên lên cơn vã thuốc, còn nhiều biểu hiện ảo giác, lờ đờ do thời gian chơi ma túy kéo dài. Nhưng mới gặp tôi, anh đã làm luôn một tràng: “Thôi dân miền Trung gặp trong này tao biết vì gì rồi. Mày bị bắt bao nhiêu cây?”

    Câu hỏi cũng là câu khẳng định kiểu chụp mũ của anh khiến tôi khá khó chịu, nhưng cũng khá thán phục vì chính xác. Tôi buông sõng: “Gì cha nội, cây con gì... Thế ông bị bắt ra sao?”

    Anh cười nhạt như không hề hấn gì rồi đáp: “Hai con đồ nóng”.

    Thấy tôi tỏ vẻ ngơ ngác, anh giải thích: “Hai trăm gram heroin thôi mà, tao nói tiếng lóng mày không hiểu gì à? Dân trong nghề mà gà mờ vậy ta!”

    Lại “trong nghề”… Tôi thật không muốn nghe cụm từ này nữa nên vờ vẫn cho qua rồi ngoảnh mặt ngó lơ.

    Mỗi phòng giam có hai giường. Sau khi một người Việt cùng phòng với tôi chuyển đi, anh Chiến xin cán bộ quản giáo cho ở cùng với tôi, người Việt sống với người Việt.

    Vậy là tối đó anh trải lòng trong cơn bấn loạn thiếu thuốc với những cơn nấc cụt liên hồi, chân tay run rẩy nhưng mồ hôi nhễ nhại. Đây cũng là lần đầu tôi chứng kiến cảnh đói thuốc của người nghiện. Nghe thì nghe nhưng tôi luôn ở trong thế thủ, đề phòng nếu anh manh động.

    Bài liên quan: Ngôi nhà trồng đầy cần sa được giấu kín bởi vỏ bọc hoa hồng

    Anh Chiến sang Úc vào những năm Việt Nam đang thiếu lương thực. Anh đi trong một hải trình mịt mờ bằng ghe đánh cá, chở độ 15 người.

    -Đúng là mình liều thật…Nghĩ còn may mắn vì năm người bỏ xác ở biển rồi-Anh cảm khái.

    Hải quân Úc gặp được đoàn sau khi chiếc ghe máy hết dầu và trôi hai ngày vô định.

    Lúc đó, tất cả đều đã đói khát, chỉ còn lại da bọc xương, run rẩy trong cái lạnh tê tái của vùng biển ôn đới thuộc cực nam bán cầu.

    Đến tuổi trưởng thành, anh lang thang du nhập vào các nhóm thanh niên bất hảo, dính vào các băng nhóm làm ăn phi pháp rồi bắt đầu chính thức trồng cần lúc 20 tuổi. Lúc cảnh sát chưa cảnh giác nên những năm đầu anh xem như an toàn. Sau này tham gia làm hàng nóng-lạnh (tiếng lóng của heroin – đá) cứ 2-3 năm là anh bị cảnh sát Úc bắt một lần.

    Nói đến cái thời làm cần sa, mắt anh sáng lên:

    -Thời đó ngon ăn nhất vì lúc đó người Việt chưa mấy ai hay biết đến cần sa là gì chứ đừng nói chuyện sản xuất.

    Anh Chiến nhổm dậy trên chiếc giường tầng sắt, vuốt nhẹ mái tóc dài thõng thượt ra sau rồi quả quyết: “Mày bị bắt vì cần sa là đúng rồi. Đâu có con mẹ gì nữa mà làm! Tụi tao ăn hết rồi. Cần lỗi thời rồi mày ơi!”

    Nói rồi anh buông mình tựa vào bức tường bọc sắt lạnh lẽo. Ánh đèn cao áp của trại giam chiếu qua song cửa sổ hắt bóng tôi và bóng anh đổ dài xuống sàn nhà tạo cảm giác u tịch trong không gian thê lương.

    Có ở trong cảnh mới hiểu rõ sự não nề này, lắm phạm nhân mới bị bắt cứ đâm đầu thùi thụi vào tường vì không vượt qua nỗi đau đớn đang hành hạ. Ở Úc nếu ai lâm cảnh này thì đầu sẽ được đội một chiếc mũ cao su và khóa lại tránh trường hợp tự sát. Trong mỗi buồng giam phạm nhân mới đều có gắn camera theo dõi.

    Anh Chiến tiếp tục chia sẻ với giọng điệu chậm rãi hơi run rẩy của người thiếu thuốc:

    - Quãng đầu thập niên 90 khu vực Victoria này đâu có người miền Trung, chủ yếu là người Nam vượt biên được vào Úc. Để nói một người Việt sở hữu nhà cửa như hiện nay là không có. Anh nằm farm cả mấy năm trời rồi mới về Melbourne theo một ông anh có số má trong giới dân chơi, quen từ trong trại khi mới qua. Lúc đó thuê lại nhà tụi Tây dễ ẹc. Luật pháp đó không ngó ngàng gì đến cần sa như giờ.

    pha bo trai can sa o uc 1
    Cần sa được dân chăn mèo Việt trồng trong một hệ thống nhà kính phức tạp tại một vùng hẻo lánh gần cảng Coffs. Vụ án được phát hiện vào cuối tháng 10/2020 trong một chuỗi phá án của Cảnh sát Úc với trị giá từ năm, bảy triệu AUD trở lên. Dân trồng cần gốc Việt đã mua lại đất của những người nông dân bị mất mùa vì hạn hán với giá rẻ và ngụy trang rồi trồng cần sa ngay trong khu nông trại trồng rau. Nguồn: Dailymail

    .

    Ban đầu làm thuê, sau anh Chiến dựng lên hai căn nhà ở ngay Footscray gần thành phố Melbourne. Chẳng cần thuê ai, thu nhập từ trồng cần của anh đều đặn cho đến hai năm, lợi nhuận dư mua xe, mua luôn hai căn nhà mới để cho thuê. Hiện trị giá cả triệu đô mỗi căn.

    Sau ba năm trồng cần sa thành công nhưng chán cái cảnh hàng ngày phải chăm sóc tưới tắm đám cây, anh Chiến quyết định “giải nghệ”. Con đường tiếp theo của anh là buôn ma túy loại nặng hơn. Ban đầu là heroin, sau có cả đá, cocaine. Rồi anh lại dính vào ma túy đá. Sẵn “hàng”, mỗi ngày anh chơi đều đặn, nghiện lúc nào không hay.

    Đang đều đều kể chuyện, đột nhiên anh Chiến đổ người ra phía trước khiến cái bóng trên sàn nhà méo mó dễ sợ. Tiền của như núi lúc nào không biết, giờ nhìn anh hốc hác, mắt sâu hoắm, tóc dài rũ rượi trông thật thảm hại.

    -Đời tao vậy đó mày ơi! Cứ ghiền nặng rồi lại vô tù cai. Tù riết thành quen. Cái xứ này tù nó sướng thấy bà! Cho nên tao không sợ. Làm thì có tiền vợ con xài đã tay. Bị bắt thì nằm giỏi lắm một năm tẩy sạch ma túy trong người rồi ra làm lại.

    Anh cười vang cùng lúc với tiếng ho khùng khục:

    -Đó mày thấy chưa, phổi bắt đầu thải độc rồi đó. Thôi ngủ đi đừng buồn nữa! Cái kiếp dân chơi mấy ai không tù tội đâu.

    pha bo trai can sa o uc 1
    Vài thủ phạm người Việt bị bắt trong vụ đột kích nói trên. Nguồn: Dailymail

    .

    Anh cất tiếng kéo gỗ luôn trong sự vô tư và lãnh đạm của bốn bức tường bọc sắt kiên cố khiến tù nhân mất hết ý định vượt ngục. Đêm đó tôi trằn trọc trắng đêm.

    Thương người.

    Thương mình.

    Thương cuộc đời hẩm hiu này.

    Ôi! Kiếp chăn mèo viễn xứ…

    Xin tạm gác lại những câu chuyện buồn ở trại giam để cùng tôi quay lại với những giấc mơ không bao giờ bình yên, những cuộc viễn chinh của dân chăn mèo.

    Danh “khùng” - cái tên làm Mafia Ý kiêng nể

    Nói về thế hệ đầu tiên người Việt trồng cần tại Úc, tôi nhớ đến anh Danh. Anh Danh vượt biên qua Úc đã trên 30 năm, tiếng Anh như người bản xứ nhưng mọi thứ khác vẫn chân chất y nguyên một lãng tử miền Tây. Danh là người đàn ông miền Tây có đặc tính vùng này nổi trội nhất mà tôi từng biết. Dễ gần, chân thành, không chơi cà chớn.

    Tính cách, lối sống của những người miền Tây làm tôi thấy gần gũi trong hành trình viễn xứ cô đơn của mình.

    Khi đã trở thành dân chăn mèo chuyên nghiệp, tôi tình cờ quen anh Danh tại bữa tiệc cuối tuần cùng một tay trùm cần sa ở Melbourne.

    Gặp là quý ngay.

    Có thời gian hầu như ngày nào tôi cũng qua anh Danh để chuyện trò dăm ba câu. Dân miền Tây Nam bộ thuộc thế hệ người Việt qua đây đầu tiên, hầu hết chất phác, thật thà, quý trọng nghĩa tình. Chính vì vậy nếu có dính dáng vào kỹ nghệ cần sa thì đa phần đều chỉ là dạng “chấm mút”, làm thuê thời vụ chứ không làm boss.

    Đã từng làm đủ nghề, được mafia Ý thuê chăm trang trại cần sa trong rừng, từng yêu gái bản xứ nhưng tất cả những mối tình đó đều trôi đi vì không phù hợp, nay anh Danh vẫn đơn độc trong một căn caravan (giống rơ moóc kéo nhưng thiết kế giống căn phòng), sống bằng trợ cấp chính phủ cho người thất nghiệp.

    pha bo trai can sa o uc 1
    Nhiều người ở Úc lựa chọn cuộc sống tự do trong những chiếc caravan. Nguồn: abc

    Đặc điểm của anh là nghiện bia VB (Victoria Bitter), loại bia phổ biến ở Úc, nắp chai có thể vặn mở bằng tay dễ dàng. Năm ấy độ 52 tuổi nhưng anh Danh vẫn vạm vỡ. Anh sống bất chấp, lang thang xứ này đụng độ nhiều nhưng không hề e sợ.

    Vào năm 1990, anh cùng với một thanh niên gốc Hải Phòng nữa canh trang trại cần sa cho tụi Ý tại New South Wales gần thành phố Sydney. Một lần nọ có chuyện đụng độ. Hai thằng Ý bắt nạt, chèn ép người bạn kia. Danh tức tối đánh cả hai một trận nhừ tử. Khi đó anh mình trần tả xung hữu đột, quát tháo vang trời lại múa may cây xẻng nữa nên tụi tây sợ, gọi anh là “crazy Danh” (Danh khùng). Cũng từ đó anh có biệt danh là Danh khùng. Và thế là mọi thứ dễ dàng hơn với anh em Việt.

    Người bạn gốc Việt được anh bênh vực sau này trở thành trùm sò cần sa ở Sydney. Vì ân nghĩa cứu giúp và tính cách khí khái của Danh nên ông trùm này luôn mở rộng cửa đón Danh. Nhưng sau khi hôn nhân đổ vỡ, Danh không màng đến tiền nữa. Đặc biệt anh rời xa kiếp “dân chăn mèo” luôn sống trong bóng tối, đầy rẫy thủ đoạn không phù hợp với khí chất con người mình.

    Anh tham gia với mafia Mafia Ý phát triển cần sa vào năm 1990 - thuộc chu kỳ cuối cùng của họ. Sau đó, hầu như người Ý rửa tay gác kiếm với cần sa vì giới chức trách Úc đã để ý đến các hoạt động của họ.

    Điều đó cho thấy sự lọc lõi của các ông trùm Ý trong nền kinh tế đen. Họ luôn đi đầu và rút sớm.

    Khi đó người Việt vừa chân ướt chân ráo tới Úc đã nhào luôn vào thị trường trồng cần cho đến ngày hôm nay. Hầu như bắt bớ liên tục xảy ra nhưng số lượng người Việt sang Úc với mục đích trồng cần vẫn tăng.

    Ngày cuối tuần, Danh mời tôi đến thưởng thức món bò nhúng giấm do anh tự chế biến theo kiểu miền Tây. Dùng bàn tay hộ pháp mở nắp bia bằng một động tác nhẹ nhàng rồi tu một hơi hết sạch sành sanh chai VB, anh cao hứng: “Lúc đầu thấy tụi nó nói đi trồng trang trại rồi làm lấy tiền chứ đâu biết đến cần sa là cây gì đâu! Tụi Ý nó cũng quái, nó lừa mình như lừa gà vậy. Mãi về sau xảy ra đụng độ, tay người Hải Phòng phát giác về cây cần sa thì tụi Ý mới đánh bài ngửa ăn chia theo tỉ lệ phần trăm”.

    Lợi nhuận có được sau hai năm trồng cần quy mô trang trại với người Ý dư độ 100 ngàn đô Úc những năm 90, anh mua cái nhà ở trung tâm thành phố Sydney mà giá nay cả chục triệu đô. Thế nhưng cô du học sinh người Hà Nội sau khi lấy anh để có quốc tịch Úc đã đẩy anh ra khỏi nhà với bản án bạo hành gia đình- mà chính cô gọi điện cảnh sát tới gô cổ anh. Rồi tòa án phán quyết anh không được bén mảng tới cô trong vòng 100 m.

    Khổ nỗi, Danh không minh bạch được số tiền bẩn khi mua nhà nên cô vợ phải nhờ người thân đứng tên hộ vì người này có thể chứng minh nguồn thu nhập của mình. Vậy là Danh mất luôn căn hộ đó.

    Tứ cố vô thân, anh lang thang khắp Úc rồi trở về Melbourne sống trong căn caravan rẻ tiền này.

    Khi ngấm men, anh bộc bạch: “Mày giúp anh kiếm vợ nhà quê ở Việt Nam. Về cưới rồi rước qua, chớ người bên này khôn quá không sống nổi!”

    Anh nói rồi ngó lơ ra cánh cửa caravan nhỏ hẹp với vòm trời xanh vời vợi thật dịu dàng. Tôi nhìn Danh “khùng” thuở nào giờ không còn thấy một dấu tích nào của dân chơi lừng lẫy một thời. Chỉ thấy cuộc sống anh thật đơn giản và tạm bợ nhưng cũng thật an lành bởi sự quy ẩn không bon chen. Chứng kiến anh sống thảnh thơi, không làm cũng có ăn, vô lo cũng không phải làm việc gì, tôi nghĩ với hoàn cảnh này, Úc thực sự là nơi đáng sống.

    Từ dân chăn mèo thành doanh nhân cung ứng nhà cần sa

    Cũng như anh Chiến và anh Danh, Thông đen là thuyền nhân. So với thế hệ đàn anh thì Thông đen sang muộn hơn, phải đến 1995 anh mới qua Úc. Anh siêng năng, tháo vát nên sớm có công việc ổn định là làm handyman - nghề sửa chữa tất tần tật về nhà cửa, ruộng vườn. Với công việc của mình, anh gặp rất nhiều căn nhà sau khi không trồng cần sa nữa thì được sửa lại như cũ. Giá nhận sửa những căn nhà này thường khá hậu hĩnh. Nếu trung bình sơn sửa lại nhà có giá một ngàn đô thì nhà cần sa phải gấp đôi. Đó là chưa tính công dọn dẹp đống cây cần sa vứt bỏ vì đưa thứ này đi cũng nhạy cảm (tôi sẽ đề cập về một số nghề hợp pháp xoay quanh trục cần sa trong các kỳ sau).

    Anh Thông quen với các boss cần sa khi sửa chữa nhà cho họ.

    Phần vì thấy cứ căn nhà này rụng là có căn khác mọc lên, tiền họ tiêu như nước mà không hề hấn gì, phần thấy mình sẵn kinh nghiệm và tay nghề sửa chữa, anh liều lĩnh về dựng luôn trong ngôi nhà đang thuê một “trang trại” 120 cây cần sa.

    pha bo trai can sa o uc 1
    Theo Cảnh sát Úc, mỗi cây cần sa có giá trị 2.500 AUD và mỗi nhà cần của người Việt trung bình trồng 100 cây suốt 4 vụ/năm, thu 1 triệu AUD. Điện là chi phí tốn kém nhất trong các nhà cần, và dân chăn mèo đối phó với điều này bằng cách ăn cắp điện của dân cư xung quanh. Mỗi ngày họ ăn cắp khoảng 1.000 AUD tiền điện. Nguồn: theage

    .

    Thời gian này người Việt cũng rục rịch trồng cần sa nên không lấy gì làm lạ là đã xảy ra một số vụ triệt phá của cảnh sát.

    Để làm giàu từ cần sa đòi hỏi người làm phải siêng năng, coi cây cần sa như con, theo dõi chúng hàng ngày, nếu có bệnh lập tức chữa trị. Nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất bông thu được. Sản lượng nhích tí là tiền tăng kinh khủng. Bằng không thì chỉ đủ chi tiêu và chi phí vì nước Úc đắt đỏ và chi phí cho các dịch vụ cần sa cũng tỉ lệ thuận với lợi nhuận từ việc trồng.

    Anh Thông cần mẫn vun trồng trong căn nhà nhỏ nhoắng cái đã hai năm. Một mình tự làm, không chia chác cho ai, gặp lúc cần sa lên giá anh có tiền mua luôn hai ngôi biệt thự vườn ở vùng Springvale, tiểu bang Victoria. Với hai ngôi nhà này, anh bắt đầu thu nhận thêm hai môn đồ “chăn mèo” cũng dân Sài Gòn.

    Sau một năm thành công, anh tính nước chơi lớn. Đó là mở thêm một công xưởng sản xuất cần sa quy mô lớn. Đây là ý định vô cùng táo bạo vì người Việt lúc này chủ yếu trồng tại nhà khoảng 100-200 cây cần sa mỗi căn. Nếu trồng dạng nhà xưởng thì phải đến 2.000-3.000 cây.

    8 người trên tổng số 14 người toàn bộ là người Việt Nam bị bắt trong vụ trồng cần bị Cảnh sát Úc bắt giữ vào cuối tháng 10/2020 tại vùng New South Wales. Đây là một trong những vụ lớn nhất Úc kể từ 1970 tới nay, với hơn 13 ngàn cây cần sa có giá trị khoảng 40 triệu đô Úc. Ảnh: Truyền thông Cảnh sát NSW.

    Thuyền to - sóng lớn - cá to

    Từ mối quen biết trong nghề nghiệp hợp pháp, anh thuê được một công xưởng ở vùng ngoại ô Melbourne. Để bảo đảm hoạt động kín kẽ lâu dài, bên trong anh ngăn vách kín mít, trồng thủy canh cây cần sa. Phía mặt tiền vẫn các loại nguyên liệu, vật liệu chế biến bao bì. Có cả xe tải, xe nâng. Lẫn trong đó còn có cả máy tạo ra tiếng động như công trường sản xuất ồn ào. Thỉnh thoảng những chiếc xe tải chở đống đồ đi rồi chở những thùng hàng về. Có để ý cũng không thể biết rằng bên trong nhà là 2.500 cây cần sa đang vươn mình cho ra hàng triệu đô la.

    Cảnh sát đốt hết hơn 13.000 cây cần sa bị bắt trong vụ án cuối tháng 10/2020, lớn nhất kể từ năm 1970 đến nay tại Úc. Nguồn: Cảnh sát bang New South Wales.

    Bằng cách thức như thế xưởng cần sa khổng lồ của anh hoạt động an toàn trọn một năm, từ đầu năm 2004 đến 2005. Khi tiền quá nhiều, rủi ro sẽ bắt đầu ập đến. Anh Thông quyết định rất lạnh lùng: Dọn sạch và chấm dứt hoạt động trồng cần sa trong công xưởng vì đêm dài lắm mộng. Một người bạn anh thấy tiếc bèn ngỏ ý thuê lại. Anh trả hợp đồng thuê, người ấy tự thuê lại, vẫn áp dụng bài “chăn mèo” cũ của anh Thông.

    Sự cẩn thận và ra đi trên đống tiền của anh Thông thật ngọt ngào nhưng cay đắng ngay lập tức lại đến với người bạn anh. Khi lớp cần sa của người này sắp thu hoạch thì trộm ghé thăm hốt sạch chỉ còn lại những bông cần sa lép.

    Sau năm đại thắng nhờ “nhà máy sản xuất tiền”, anh Thông mở doanh nghiệp chuyên kinh doanh các thiết bị cho sản xuất nông nghiệp. Công ty anh và nhà kho nằm ngay trung tâm thị tứ Springvale - Vic sầm uất, khách chủ yếu vẫn là dân “chăn mèo”.

    Tôi quen anh qua những lần qua mua đất, các loại hóa chất và thiết bị để lắp hệ thống điện cao áp phục vụ cho ngôi nhà cần sa của mình. Ngôi nhà này tôi đặt tên là “Ngôi nhà hoa hồng” trong tự truyện Đường xanh viễn xứ.

    Các cửa hiệu bán thiết bị, phân bón và hóa chất nông nghiệp mọc lên ở khắp Úc mà nhiều nhất là Melbourne, Sydney, Perth, Queensland. Nguồn: fanpage grow.

    Sở thích chung của tôi và anh Thông là trà xanh loại sấy búp. Anh có loại trà hảo hạng trồng ở các cao nguyên của đất nước Nam Á- Sri Lanka. Loại trà này thơm và chỉ cần ít búp là cho một ấm trà ngon. Nghe đâu một lạng có giá cả trăm đô.

    Anh Thông nhìn lạnh lùng nhưng cũng rất niềm nở khi trà thuốc. Lúc đã đủ thân, anh bảo tôi: “Mày cứ ra lấy đồ. Kể cả xây dựng nguyên căn nhà (nhà trồng cần),cần gì anh cung cấp tất. Cứ ghi sổ lúc nào thu hoạch thanh toán cũng chả sao. Đợt này nhiều nhà mọc lắm. Mày thấy đấy, anh bán kinh khủng, toàn cho tụi mình không. Cứ đều đặn ngày một là xe tải lớn vận chuyển hàng tiếp vận cho anh.”

    Nói vậy nhưng anh hay khuyên tôi sớm chấm dứt việc “chăn mèo” luôn vì bị chủ lợi dụng và trả lương thấp.

    -Dân tụi mình qua đây lợi dụng nhau nhiều lắm. Cứ người mới qua là bị chăn dắt. Mày làm cả căn nhà lớn 3 pha điện, lãi một vụ phải đến trăm ngàn mà thằng chủ đồng hương với mày chỉ trả mày 15 ngàn. Trong lúc đó công lao là của mày. Rủi ro mày chịu. Luật dân chơi là 50/50 mày hiểu không? Chờ đó anh lấy nhà đưa mày làm nhé. Anh không còn liên quan gì nữa. Làm thế này an toàn và ổn. Cảnh sát Úc cũng không mặn mà với mấy vụ cần tép riu này nên cũng sống được cả đời.

    Cho đến mãi tận hôm nay cần sa ở phương Tây, đặc biệt ở Úc vẫn là mục tiêu của rất nhiều người Việt như một lối thoát nghèo dễ dàng nhất. Không ít những người vẫn đang mê say với tiền và nhảy nhót trên con đường ma quái này mà pháp luật nước sở tại khó sờ tới.

    Tôi hiểu ý tốt của anh, nhưng lúc đó công việc đang ổn nên không muốn xáo trộn.

    Anh Thông là một trong những người trồng cần có con đường lùi hay nhất mà ít người làm được. Sau một thời gian, nghe đâu cảnh sát thỉnh thoảng cũng rình mò công ty của mình nhưng anh Thông kinh doanh hợp pháp nên không sợ. Miễn sao anh không chứa chấp cây cần sa. Cũng từ khi biết tin này tôi không dám ra công ty anh uống trà nữa bởi có tật giật mình, tôi sợ bị cảnh sát để ý.

    Thế hệ đầu của dân chăn mèo là vậy. Nhiều người vẫn mộc mạc, không xảo quyệt thủ đoạn như sau này. Có người “may mắn” như anh Thông, cũng có người rủi như bạn anh. Cũng có người vào tù ra tội như anh Chiến. Lại có người phó mặc sự đời, tiền bạc sống đơn giản trong căn caravan như anh Danh khùng. Tuy nhiên, về cơ bản hậu vận những người trồng cỏ thường không sáng sủa. Nếu ở càng lâu trong nghề, càng tiếp xúc với âm mưu, lừa mị, sau này họ luôn hoài nghi cuộc sống và đánh mất hết ý nghĩa của nó.

    Cho đến mãi tận hôm nay cần sa ở phương Tây, đặc biệt ở Úc vẫn là mục tiêu của rất nhiều người Việt như một lối thoát nghèo dễ dàng nhất. Không ít những người vẫn đang mê say với tiền và nhảy nhót trên con đường ma quái này mà pháp luật nước sở tại khó sờ tới.

    Trong kỳ tiếp theo tôi sẽ đề cập cụ thể đến cách thức vận hành của các băng nhóm cần sa do người Việt điều hành và ông trùm cũng như các trục vệ tinh cung ứng cho kỹ nghệ cần sa tại Úc.

    *Các nhân vật trong bài đã được đổi tên.

    Bài liên quan: Ngôi nhà trồng đầy cần sa được giấu kín bởi vỏ bọc hoa hồng

    Đường xanh viễn xứ - tự truyện về ác mộng cần sa nơi xứ người

    Theo tác giả Tô Giang (Cafebiz)

     

  • Một người Albani đã bị bỏ tù vì chăm sóc trang trại trồng cần sa trị giá 200,000 bảng ở Plymouth.

    Tòa án đã xét xử người nhập cư gốc Albania tên Teslim Muhmutag - 29 tuổi, vì tội chăm sóc vườn cần sa để trả khoản nợ 23,000 bảng cho các đối tượng buôn người.

    Muhmutag bị bắt quả tang đang chạy trốn khỏi một trang trại cần sa chứa 108 cây trưởng thành tại ngôi nhà ở đường Kingsley, Mutley. Thêm nhiều cây cần sa được tìm thấy tại ngôi nhà thứ hai ở Đại lộ Warleigh, Keyham.

    Ba người đàn ông khác đã ra hầu tòa với các cáo buộc liên quan đến sản xuất cần sa. Số cần sa ở Mutley có thể mang lại từ 16.5 đến 21kg cụm hoa cái, với giá trị từ 164,000 đến 212,000 bảng.

    13canẢnh chụp hiện trường

    Muhmutag nhận án tù bảy tháng tại tòa án Truro Crown Court. Thẩm phán Robert Linford tuyên bố: "Bị cáo được mô tả là người làm vườn trong vụ trồng cần sa nghiêm trọng, có khả năng tạo ra lợi nhuận phi pháp cao".

    Muhmutag - không có địa chỉ cố định, trước đó đã bị kết tội sản xuất chất cấm loại B. Ông Piers Norsworthy thuộc Cơ quan Công tố Hoàng gia, cho biết cảnh sát đã đột kích ngôi nhà vào ngày 26 tháng 8 năm 2021.

    Muhmutag bị phát hiện đang chạy trốn nhưng đã bị bắt trong một khu vườn gần đó. Theo công tố viên, Muhmutag nói với cảnh sát mình đến Anh bằng xe tải để kiếm tiền chữa bệnh cho người chú bị ốm. Thế nhưng anh ta bị buộc phải trồng cần sa để trả khoản nợ 23,000 bảng cho những kẻ buôn người.

    Bị cáo nói thêm mình mới chăm sóc các cây cần sa trong một tháng. Luật sư cho biết bị cáo không thể nêu tên các thành viên của băng nhóm vì gia đình mình đang gặp nguy hiểm.

    Bài liên quan: Hackney: Người đàn ông tử vong do trại cần sa phát hỏa

    Một người đàn ông đã tử vong do bị ''mắc kẹt trong garage khóa trái'', sau khi một đám cháy bùng phát tại một xưởng cần sa ở Hackney, London.

    Hàng xóm cho biết nạn nhân trên 30 tuổi, đã bị khóa trong một xưởng workshop khi lửa bùng phát vào đêm Giao thừa. 6 xe cứu hỏa và khoảng 40 lính cứu hỏa từ Stoke Newington, Homerton, Tottenham, Hornchurch, Islington và  Holloway đã tham gia dập tắt đám cháy vào lúc 4h chiều trên đường Southwold Road, Clapton.

    Lính cứu hỏa phát hiện một người đàn ông bên trong ngôi nhà và đã kéo anh ta ra khỏi đó. Anh này được xe cứu thương đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch và đã chết sau đó vào ngày 2/1/2022. Gia đình nạn nhân đã được liên lạc.

    chay trai can sa hackney 1
    Cháy trại cần sa trên đường Southwold Road, Clapton, Hackney.

    chay trai can sa hackney 1
    40 lính cứu hỏa đã tham gia chữa cháy.

    Nguyên nhân hỏa hoạn đang được Cảnh sát Thủ đô và Lữ đoàn Cứu hỏa London điều tra. Một người hàng xóm cho biết: ''Chúng tôi được thông báo là có người chết. Điện đóm trong khu vực đều bị cúp hết và có rất nhiều khói bốc ra từ nhà xưởng đó. Cảnh sát nói garage đó đã bị khóa từ bên ngoài nên anh ấy không thể thoát ra được. Thật buồn khi có người ra đi như vậy vào đầu Năm mới''.

    Cảnh sát tuyên bố họ đang điều tra một vụ hỏa hoạn tại một nhà xưởng nghi trồng cần sa ở Clapton. Một người đàn ông đã bị bắt vào ngày 31/12 vì tình nghi liên quan đến vụ hỏa hoạn, nhưng sau đó đã được phóng thích chờ điều tra. Một người đàn ông khác 26 tuổi đã bị bắt vào ngày 7/1/2022 vì tình nghi ngộ sát, giam cầm người khác với mục đích trồng cần sa. Người này hiện vẫn bị cảnh sát giam giữ.

    Thông tin cập nhật mới nhất cho biết nạn nhân là Ermal Qosea, 35 tuổi, người Albani, không có địa chỉ cư trú ở Anh quốc. 

    Một tuần sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra, cảnh sát đã quay lại nơi xảy ra hỏa hoạn để tìm thêm chứng cứ. Điều tra viên DCI Mark Rogers cho biết: ''Ermal Qosea đã mất mạng vì bị nhốt trong garage khóa trái. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn đến gia đình nạn nhân''.

    Bất cứ ai có thông tin vụ việc, hãy gọi 020 8345 4128 hoặc gọi 101, trích dẫn vụ việc Operation Woodford hoặc cung cấp thông tin ẩn danh tại crimestoppers-uk.org

    Viethome (Theo Plymouth Herald)

  • chay trai can sa hackney 1
    Cháy trại cần sa trên đường Southwold Road, Clapton, Hackney.

    Một người đàn ông đã tử vong do bị ''mắc kẹt trong garage khóa trái'', sau khi một đám cháy bùng phát tại một xưởng cần sa ở Hackney, London.

    Hàng xóm cho biết nạn nhân trên 30 tuổi, đã bị khóa trong một xưởng workshop khi lửa bùng phát vào đêm Giao thừa. 6 xe cứu hỏa và khoảng 40 lính cứu hỏa từ Stoke Newington, Homerton, Tottenham, Hornchurch, Islington và  Holloway đã tham gia dập tắt đám cháy vào lúc 4h chiều trên đường Southwold Road, Clapton.

    Lính cứu hỏa phát hiện một người đàn ông bên trong ngôi nhà và đã kéo anh ta ra khỏi đó. Anh này được xe cứu thương đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch và đã chết sau đó vào ngày 2/1/2022. Gia đình nạn nhân đã được liên lạc.

    chay trai can sa hackney 1
    40 lính cứu hỏa đã tham gia chữa cháy.

    Nguyên nhân hỏa hoạn đang được Cảnh sát Thủ đô và Lữ đoàn Cứu hỏa London điều tra. Một người hàng xóm cho biết: ''Chúng tôi được thông báo là có người chết. Điện đóm trong khu vực đều bị cúp hết và có rất nhiều khói bốc ra từ nhà xưởng đó. Cảnh sát nói garage đó đã bị khóa từ bên ngoài nên anh ấy không thể thoát ra được. Thật buồn khi có người ra đi như vậy vào đầu Năm mới''.

    Cảnh sát tuyên bố họ đang điều tra một vụ hỏa hoạn tại một nhà xưởng nghi trồng cần sa ở Clapton. Một người đàn ông đã bị bắt vì tình nghi liên quan đến vụ hỏa hoạn, nhưng sau đó đã được phóng thích chờ điều tra.

    Bước đầu xác nhận thông tin nạn nhân

    Thông tin cập nhật mới nhất cho biết nạn nhân là Ermal Qosea, 35 tuổi, người Albani, không có địa chỉ cư trú ở Anh quốc. Một người đàn ông 33 tuổi đã bị bắt vào đêm 31/12/2021 vì tình nghi giam cầm người khác trong nhà xưởng với mục đích trồng cần sa.

    Một người đàn ông khác 26 tuổi đã bị bắt vào ngày 7/1/2022 vì tình nghi ngộ sát, giam cầm người khác với mục đích trồng cần sa. Người này hiện vẫn bị cảnh sát giam giữ.

    Một tuần sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra, cảnh sát đã quay lại nơi xảy ra hỏa hoạn để tìm thêm chứng cứ. Điều tra viên DCI Mark Rogers cho biết: ''Ermal Qosea đã mất mạng vì bị nhốt trong garage khóa trái. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn đến gia đình nạn nhân''.

    Bất cứ ai có thông tin vụ việc, hãy gọi 020 8345 4128 hoặc gọi 101, trích dẫn vụ việc Operation Woodford hoặc cung cấp thông tin ẩn danh tại crimestoppers-uk.org

    Viethome (theo Evening Standard)

  • Thị trưởng London được cho là đang có kế hoạch chấm dứt truy tố người sử dụng cần sa ở thủ đô.

    Ông Sadiq Khan đang chuẩn bị triển khai một kế hoạch mới cho phép người sử dụng cần sa dưới 25 tuổi tham gia các lớp học hoặc tư vấn.

    Theo tờ Telegraph, cảnh sát sẽ được yêu cầu không bắt giữ người trẻ tuổi sở hữu một lượng nhỏ cần sa, và cố gắng cung cấp những biện pháp can thiệp tích cực hơn.

    Mặc dù ông Khan không có quyền lập pháp để hợp pháp hóa hoặc thay đổi phân loại cần sa, nhưng ông có quyền đưa ra các biện pháp xử lý tích cực hơn đối với người trẻ dùng cần sa. Thử nghiệm sẽ diễn ra tại các quận Lewisham, Greenwich, Bexley ở London và có thể được mở rộng nếu thành công.

    Người phát ngôn của thị trưởng London cho biết: "Thị trưởng tin tưởng chắc chắn rằng việc sử dụng chất cấm và các tội phạm liên quan đến nó là có thể ngăn ngừa được và có thể tránh khỏi. Đó là lý do cách tiếp cận của ông Khan để giải quyết những vấn đề này bắt nguồn từ việc răn đe và can thiệp sớm".

    “Tòa thị chính đang hợp tác chặt chẽ với các nhóm cộng đồng trên khắp London, cung cấp cho họ nguồn lực cần thiết để giải quyết tình trạng nghèo đói, bị xa lánh và thiếu cơ hội, nhằm mang lại sự thay đổi lâu dài trong khu vực địa phương. Trọng tâm cốt lõi của kế hoạch này là điều tra nhiều cách khác nhau, theo đó giúp thanh niên ngừng sử dụng chất cấm ở mức độ thấp bằng việc cung cấp thông tin về tác hại của nó. Văn phòng Chính sách và Tội phạm của Thị trưởng đang tích cực tham gia vào các cuộc thảo luận xung quanh kế hoạch này”.

    6khanNgười hút cần sa tại công viên Hyde trong ngày 420

    “Chúng tôi biết việc bắt giữ sẽ không phải cách giải quyết tốt nhất, do đó chúng tôi đang xây dựng các kế hoạch cung cấp hỗ trợ và giáo dục cho những người trẻ tuổi, thay vì đẩy họ vào hệ thống tư pháp hình sự - nhằm mục đích chuyển hướng họ khỏi việc sử dụng chất cấm và hành vi phạm tội”.

    Người phát ngôn nhấn mạnh việc tài trợ cho thử nghiệm vẫn chưa nhận được sự chấp thuận từ Văn phòng Chính sách và Tội phạm của Thị trưởng.

    Kế hoạch của thị trưởng London được đưa ra chỉ một tháng sau khi thủ tướng Boris Johnson tuyên bố cuộc trấn áp lớn đối với chất cấm trong kế hoạch 10 năm để giải quyết tội phạm liên quan đến chất gây nghiện. Ông Johnson thậm chí còn cảnh báo sẽ tước bằng lái và hộ chiếu của người sử dụng.

    Bài liên quan: Người sử dụng chất cấm có thể bị tước hộ chiếu và bằng lái

    Ông Johnson cho biết vào tháng 12: “... Chúng ta sẽ không ngồi yên khi còn những người sử dụng chất cấm loại A để giải trí và chúng ta sẽ xử lý họ nghiêm khắc hơn”.

    "Tất cả nhu cầu về chất cấm đều tạo ra tệ nạn. Vấn đề là 300,000 người sử dụng chất cấm, chúng ta phải đối phó với tệ nạn này, và phải đảm bảo họ được đưa vào trại cai nghiện... Chúng ta cũng phải suy nghĩ về nhu cầu, lợi ích kinh tế mà những người sử dụng chất cấm để giải trí mang lại cho các băng đảng”.

    6khanNgười đứng đầu đảng Lao động cho biết Anh không nên phi hình sự hóa cần sa

    Nếu được chấp thuận tài trợ, quá trình thí điểm - được khởi xướng bởi thị trưởng Lewisham Damien Egan, người đã tiếp cận văn phòng thị trưởng London, dự kiến ​​sẽ được công bố vào cuối tháng này.

    Kế hoạch của ông Khan dựa trên nghiên cứu cho thấy cảnh sát nên tập trung giải quyết tội phạm nghiêm trọng và bạo lực hơn là bắt giữ người trẻ dùng cần sa.

    Mục đích của kế hoạch này là chuyển hướng những người phạm tội ở mức độ thấp ra khỏi hệ thống tư pháp hình sự, cung cấp cho họ các dịch vụ hỗ trợ cùng biện pháp can thiệp tích cực.

    Các kế hoạch tương tự trước đây đã được cảnh sát và ủy viên tội phạm ở Somerset, Durham và West Midlands thử nghiệm.

    Sir Keir Starmer - Lãnh đạo đảng Lao động, người từng là công tố viên trưởng trước khi trở thành nghị sĩ, cho biết ông không nghĩ rằng phi hình sự hóa là việc Anh nên theo đuổi.

    Vào tháng 4 hàng năm, nhiều người đổ xô đến Công viên Hyde để hút cần sa công khai trong lễ kỷ niệm được gọi là “ngày 420”.

    Viethome (Theo Metro)

  • Cảnh sát Merseyside và Cảnh sát West Yorkshire đã phối hợp trong một chuyên án điều tra băng đảng người gốc Albani.

    6 thành viên gốc Albani của một băng đảng buôn cần sa đã bị bắt. Số cần sa bị tịch thu có giá trị đường phố lên tới 1 triệu bảng. Tại Tòa án Liverpool Crown Court, 6 người này đã bị tuyên án tổng cộng 21 năm tù giam.

    Băng nhóm bị bắt trong Chuyên án Medaka do Sở Cảnh sát Merseyside phối hợp cùng Sở Cảnh sát West Yorkshire hồi tháng 12/2020. Gần 900 cây cần sa đã bị tịch thu. Ngoài ra còn có một khẩu súng ngắn và đạn dược.

    Chuyên án Medaka được lập ra để theo dõi tổ chức tội phạm người Albani - Albanian Organised Crime Group (OCG). Băng đảng này chuyên sản xuất cần sa quy mô lớn ở Anfield và Bradford.

    cansa anfield
    Thành viên băng đảng Rixhers Shehi tạo dáng với một khẩu súng. Ảnh: Merseyside Police

    Mức án dành cho 6 tên tội phạm

    - Jurgen Miha 25 tuổi, không có chỗ ở cố định, bị tuyên án 5 năm 8 tháng tù giam vì tội sản xuất cần sa.

    - Arber Disha 26 tuổi, cư trú tại đường High Road, Tottenham, London, bị tuyên án 3 năm 6 tháng tù giam vì tội sản xuất cần sa.

    - Arjan Canamehti 36 tuổi, bị bỏ tù 22 tháng vì tội sản xuất cần sa.

    - Rixhers Shehi 20 tuổi, bị bỏ tù 6 năm vì sở hữu súng đạn trái phép, cộng thêm 22 tháng tù vì tội sản xuất cần sa. 

    - Ergys Koleci 25 tuổi, cư trú tại Anfield, bị tuyên án 9 tháng tù giam vì tội sản xuất cần sa.

    - Eran Zekaj 27 tuổi, cư trú tại Anfield, bị tuyên án 12 tháng tù vì tội sản xuất cần sa.

    Tuyên bố từ cảnh sát

    Sau khi tòa tuyên phán quyết, Điều tra viên Chris Lowe cho biết: ''Đây là một chuyên án vô cùng phức tạp. Băng đảng này do Cara và Miha cầm đầu, đã sản xuất cần sa quy mô lớn trên khắp khu vực Merseyside và West Yorkshire''.

    ''Một số ngôi nhà ở Anfield (Liverpool) đã bị bọn tội phạm sử dụng để lắp đặt hệ thống thủy canh và nhiều công cụ trồng trọt tự chế khác. Vào ngày 11/12/2020, cảnh sát vũ trang đã đột kích một nhà máy bỏ hoang trên đường Filey Street ở Bradford. Tại đây chúng tôi phát hiện một trại cần sa tinh vi với 876 cây bị tịch thu''. 

    “Một khẩu súng bán tự động Tokarev 8mm cùng đạn dược cũng đã bị tịch thu. Các vụ bắt giữ lần lượt được tiến hành trên khắp Anfield. Những loại vũ khí này tiềm ẩn nguy cơ gây hại rất lớn cho cộng đồng. Shehi còn ngạo mạn đến mức chụp ảnh selfie với khẩu súng, cảnh sát chúng tôi rất cảm ơn. Bằng chứng pháp lý sau đó cho thấy Shehi là người sở hữu khẩu súng này''. 

    "Việc trồng trọt và tàng trữ cần sa tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho cộng đồng. Buôn bán cần sa là thủ phạm gây ra nạn bạo lực giết chóc. Bằng cách diệt trừ những trang trại này, chúng ta đang góp phần giúp cộng đồng an toàn hơn''.

    Viethome (theo Liverpoolecho)

  • Các sỹ quan và đội pháp y có mặt tại hiện trường vào đêm 23/12 sau khi nhận được tin báo của người dân. Ảnh chụp cho thấy cảnh sát đang phá dỡ một trang trại trồng cần sa trị giá 1.5 triệu bảng ở Rhyl.

    Các nhân chứng cho biết một nhóm người đã xông vào ngôi nhà trước khi nhanh chóng rời khỏi hiện trường, mang theo nhiều túi “căng phồng”.

    Cảnh sát Bắc Wales đang kêu gọi người dân cung cấp thêm thông tin để hỗ trợ điều tra. Hình ảnh chụp tại hiện trường cho thấy các sĩ quan mang theo túi màu nâu chứa bằng chứng và các chuyên gia pháp y chuẩn bị tìm manh mối.

    28rhylẢnh chụp tại hiện trường

    28rhylCảnh sát xử lý thông tin ở trung tâm thị trấn Rhyl

    Cảnh sát cho biết trong một tuyên bố: "Vào khoảng 6 giờ tối ngày 23 tháng 12 năm 2021, Cảnh sát Bắc Wales nhận được báo cáo về một nhóm người ập vào cơ sở Bingo Hall bỏ hoang ở East Parade, Rhyl. Có thông tin cho rằng những người đàn ông không rõ lai lịch này đã cố gắng đột nhập bằng cách đập vỡ kính phía trước và xách theo nhiều túi đựng khi rời khỏi hiện trường”.

    28rhylCác chuyên gia pháp y cũng có mặt

    Thanh tra thám tử Kris Williams cho biết: “Một nhà máy trồng cần sa quy mô lớn, với giá trị ước tính khoảng 1.5 triệu bảng, đã bị phát hiện bên trong khuôn viên cơ sở chơi Bingo bỏ hoang. Không có người bị hại trong vụ việc, nhưng chúng tôi kêu gọi người dân có thông tin liên hệ với cảnh sát qua số 101 hoặc sử dụng dịch vụ LiveChat, trích dẫn tham chiếu 21000885519”.

    Bài liên quan: Thu giữ 600 cây cần sa ở Brighton hôm 23/12

    Cảnh sát West Yorkshire xác nhận đã thu giữ khoảng 600 cây cần sa tại một ngôi nhà ở Brighouse vào hôm 23/12. Các sỹ quan đã thực hiện lệnh lục soát chất cấm tại một ngôi nhà trên Đường Bradford vào khoảng 1h30 chiều. Một tòa nhà trống đã bị cô lập để phục vụ công tác điều tra.

    Hôm nay, một phát ngôn viên của Cảnh sát West Yorkshire cho biết: “Các sỹ quan đã phát hiện khoảng 600 cây cần sa khi thực hiện lệnh lục soát tại một ngôi nhà trên đường Bradford, Brighouse vào ngày hôm qua (thứ Năm)".

    "Hiện trường bị cô lập và chúng tôi vẫn đang trong quá trình thu thập thông tin".

    28canẢnh chụp tại hiện trường

    Ở khu vực Bradford gần đó, một bà mẹ người Việt hơn 60 tuổi đã nhận án hơn 2 năm tùsau khi bị bắt vì có liên quan đến hoạt động buôn bán cần sa cũng vào ngày 23/12.

    Viethome (Theo Daily Post)

  • Cảnh sát tìm thấy khoảng 600 cây cần sa sau khi khám xét một ngôi nhà ở Brighton hôm 23/12.

    Cảnh sát West Yorkshire xác nhận đã thu giữ khoảng 600 cây cần sa tại một ngôi nhà ở Brighouse vào hôm 23/12.

    Các sỹ quan đã thực hiện lệnh tìm kiếm chất cấm tại một ngôi nhà trên Đường Bradford vào khoảng 1h30 chiều. Một tòa nhà trống đã bị cô lập để phục vụ công tác điều tra.

    Hôm nay, một phát ngôn viên của Cảnh sát West Yorkshire cho biết: “Các sỹ quan đã phát hiện khoảng 600 cây cần sa khi thực hiện lệnh lục soát tại một ngôi nhà trên đường Bradford, Brighouse vào ngày hôm qua (thứ Năm)".

    "Hiện trường bị cô lập và chúng tôi vẫn đang trong quá trình thu thập thông tin".

    28canẢnh chụp tại hiện trường

    Ở khu vực Bradford gần đó, một bà mẹ người Việt hơn 60 tuổi đã nhận án hơn 2 năm tùsau khi bị bắt vì có liên quan đến hoạt động buôn bán cần sa cũng vào ngày 23/12.

    Một bà mẹ 3 con người Việt khai rằng mình đã bị buôn lậu sang Anh và buộc phải làm "người giữ trẻ", tuy nhiên đã phải nhận án tù sau khi một trang trại cần sa lớn bị triệt phá ở Bradford.

    me viet trong can sa bradford
    G.Nguyen bị tuyên án 25 tháng tù.

    Câu chuyện của G.Nguyen đã bị thẩm phán bác bỏ do người phụ nữ 61 tuổi này từng có tiền án ở Manchester vì liên quan đến trồng cần sa.

    Vào tháng Bảy, những người hàng xóm đã nghi ngờ và báo tin cho cảnh sát về ngôi nhà không an toàn trên phố Ewart. Khi các cảnh sát đến kiểm tra, họ phát hiện một chiếc giường gấp, quần áo và vali trong nhà bếp.

    Công tố viên Austin Newman cho biết ba phòng ngủ đã bị biến thành khu vực trồng cần sa và đồng hồ đo điện đã bị thao túng để ăn cắp điện cho hoạt động trồng trọt.

    155 cây cần sa đã bị thu giữ và ông Newman cho biết các đối tượng có thể thu hoạch 8.53 kg cần sa dòng skunk. Theo ông Newman, số cần sa này có thể có giá trị lên tới 85,000 bảng trên thị trường chợ đen.

    G.Nguyen đã bị cảnh sát bắt sau khi đi mua đồ ăn và quần áo rồi trở lại ngôi nhà. G.Nguyen có một chiếc điện thoại di động và hơn 100 bảng tiền mặt. Ông Newman nhấn mạnh bị cáo có quyền tự do ra vào ngôi nhà.

    Sau khi bị bắt, G.Nguyen khai với cảnh sát mình đã làm “bảo mẫu” tại nhiều địa điểm khác nhau tại UK vì nợ tiền ở Việt Nam. Vào năm 2015, G.Nguyen đã bị bỏ tù ở Manchester trong 15 tháng vì có liên quan đến một trang trại cần sa khác.

    280510824.galleryHình ảnh trại cần sa của G.Nguyen

    Phiên tòa xét xử diễn ra hôm 23/12/2021. Tuyên án 25 tháng, thẩm phán Peter Hampton nói: “Bị cáo nói rằng mình đến đó để trông trẻ. Đó là một lời nói dối. Thực tế là theo quan điểm của tôi, bị cáo đã tham gia vào hoạt động phạm tội có tổ chức một cách tự nguyện và bị cáo đã làm như vậy trong quá khứ”.

    "Bị cáo góp phần tạo nên giao dịch cần sa cũng như gây tổn thương cho những người sử dụng".

    Viethome (Theo Telegrapgh & Argus)