• trai can sa nottingham
    Hình ảnh tại hiện trường

    Một phụ nữ đã bị bắt khi cảnh sát tiến hành truy quét một trại cần sa ở Nottingham. Vào ngày 29/2/2024 tại ngôi nhà trên đường Mays Avenue ở Bakersfield, cảnh sát đã phát hiện có hơn 250 cây được trồng và hong khô trong phòng khách, các phòng ngủ và gác xép. 

    Điện đã bị câu trộm. Ngoài ra cảnh sát còn tìm thấy cocaine, một số điện thoại và nhiều cọc tiền mặt. Người phụ nữ 42 tuổi đã bị bắt vì tội sản xuất chất cấm nhóm B. 

    Tất cả cần sa đã bị tịch thu để tiêu hủy, dụng cụ trồng trọt được dỡ bỏ. Cảnh sát Nottingham cho biết: "Điều kiện trong nhà rất khủng khiếp và bằng chứng cho thấy có người sống ở đây. Điện đã bị câu trộm và lắp đặt rất nguy hiểm. Tôi khẩn thiết yêu cầu người dân nếu phát hiện trong khu phố của mình có dấu hiệu của việc sản xuất cần sa, hãy nhanh chóng báo cảnh sát".

    Bài liên quan: Phát hiện trại cần sa 2,800 cây ở Telford

    Một trại cần sa khổng lồ với giá trị đường phố ước tính 2.5 triệu bảng vừa bị phát hiện hồi tháng 2/2024 ở Telford. Trước đó cảnh sát nhận được tin báo về một vụ đột nhập ban đêm tại một nhà xưởng bỏ hoang gần đường High Street ở Newport.

    Khi cảnh sát có mặt tại tòa nhà, họ phát hiện 2,800 cây cần sa trưởng thành. Số lượng cây có thể nhiều hơn vì việc tìm kiếm vẫn đang tiếp tục.

    Bằng chứng tại hiện trường cho thấy một vụ mùa đã được thu hoạch, và có nhiều người đã sống ở đây. Điện trong tòa nhà đã bị câu trộm. Không có ai bị phát hiện và cũng chưa có ai bị bắt. 

    trai can sa 25 trieu bang 1
    Không có ai trong tòa nhà, và chưa có ai bị bắt. Ảnh: West Mercia Police

    trai can sa 25 trieu bang 1
    2,800 cây cần sa được phát hiện tại một nhà xưởng bỏ hoang ở Telford. Ảnh: West Mercia Police

    Trưởng thanh tra Richard Bailey cho biết: "Những trại cần sa như thế này thường liên quan đến những băng nhóm tội phạm có tổ chức nguy hiểm, thứ chất cấm mà họ bán gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với cộng đồng và có thể dẫn tới những hành vi phạm tội khác. Việc trông coi những trại cần sa này sẽ dẫn tới tình trạng bóc lột, hành hạ những người cơ nhỡ. Dập tắt trại cần sa này chứng tỏ chúng tôi sẽ không dung thứ cho những tội ác trong cộng đồng".

    trai can sa 25 trieu bang 3
    Một trại cần sa với giá trị đường phố ước tính 2.5 triệu bảng bị phát hiện ở Newport, Telford. Ảnh: West Mercia Police

    Viethome (theo ITV News)

  • trai can sa 25 trieu bang 1
    Không có ai trong tòa nhà, và chưa có ai bị bắt. Ảnh: West Mercia Police

    Một trại cần sa khổng lồ với giá trị đường phố ước tính 2.5 triệu bảng vừa bị phát hiện ở Telford. Trước đó cảnh sát nhận được tin báo về một vụ đột nhập ban đêm tại một nhà xưởng bỏ hoang gần đường High Street ở Newport.

    Khi cảnh sát có mặt tại tòa nhà, họ phát hiện 2,800 cây cần sa trưởng thành. Số lượng cây có thể nhiều hơn vì việc tìm kiếm vẫn đang tiếp tục.

    Bằng chứng tại hiện trường cho thấy một vụ mùa đã được thu hoạch, và có nhiều người đã sống ở đây. Điện trong tòa nhà đã bị câu trộm. Không có ai bị phát hiện và cũng chưa có ai bị bắt. 

    trai can sa 25 trieu bang 1
    2,800 cây cần sa được phát hiện tại một nhà xưởng bỏ hoang ở Telford. Ảnh: West Mercia Police

    Trưởng thanh tra Richard Bailey cho biết: "Những trại cần sa như thế này thường liên quan đến những băng nhóm tội phạm có tổ chức nguy hiểm, thứ chất cấm mà họ bán gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với cộng đồng và có thể dẫn tới những hành vi phạm tội khác. Việc trông coi những trại cần sa này sẽ dẫn tới tình trạng bóc lột, hành hạ những người cơ nhỡ. Dập tắt trại cần sa này chứng tỏ chúng tôi sẽ không dung thứ cho những tội ác trong cộng đồng".

    trai can sa 25 trieu bang 3
    Một trại cần sa với giá trị đường phố ước tính 2.5 triệu bảng bị phát hiện ở Newport, Telford. Ảnh: West Mercia Police

    Bài liên quan: Phát hiện 2 nô lệ hiện đại trong các trại cần sa ở Middlesbrough

    Hai người bị nghi ngờ là nô lệ hiện đại đã được bảo vệ an toàn. Hai trại cần sa trị giá hơn £360,000 đã bị tịch thu ở Middlesbrough vào ngày 11/1/2024.

    Hội đồng Middlesbrough đã cảnh báo Sở Cảnh sát Cleveland về một mùi đáng ngờ, sau đó cảnh sát xác định được mùi này xuất phát từ một cơ sở trong một khu công nghiệp trên đường Lorne Street. 

    Một trại cần sa 212 cây với giá trị chợ đen ước tính £178,000 đã bị phát hiện. Một người đàn ông ngoài 30 tuổi đã được tìm thấy trong cơ sở này. Anh ta được xem là nạn nhân nô lệ hiện đại. Anh này đã được đưa vào bệnh viện để kiểm tra. 

    Sau đó, cảnh sát phát hiện thêm một trại cần sa thứ 2 nằm tại một khu công nghiệp khác trên đường Greta Street. Cảnh sát đã phá cửa vào và tìm thấy một người đàn ông ngoài 40 tuổi trong trại. Người này cũng được xem là nạn nhân buôn người và đã được hỗ trợ bởi lực lượng cảnh sát. Bên trong trại này có 225 cây với giá trị chợ đen ước tính là £189,000.

    trai can sa no le 1
    Một trại cần sa nằm trên đường Lorne Street, và một trại khác nằm trên đường Greta Street. Ảnh: Celveland Police

    trai can sa no le 1
    Có 225 cây trong một trại cần sa trên đường Greta Street. Ảnh: Cleveland Police

    Cảnh sát đã ngay lập tức bảo vệ những nạn nhân tiềm năng của nô lệ hiện đại, và các chuyên gia từ Đội chống bóc lột (Complex Exploitation Team) thuộc Sở Cảnh sát Cleveland đang tiến hành điều tra. 

    Thanh tra cảnh sát John Sproson cho biết: "Vụ việc này một lần nữa nhấn mạnh mối liên quan giữa hoạt động sản xuất cần sa và nô lệ hiện đại, cũng như nguồn tài chính cho các tội phạm có tổ chức. Những kẻ lợi dụng bóc lột người khác để phạm tội sẽ bị đưa ra ánh sáng công lý. Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi thông tin trình báo trong dân chúng. Nếu bạn cảm thấy có hoạt động ma túy đáng nghi trong khu vực của mình, hãy liên hệ với Sở Cảnh sát Cleveland hoặc Crimstoppers".

    Viethome (theo ITV News)

  • trai can sa no le 1
    Một trại cần sa nằm trên đường Lorne Street, và một trại khác nằm trên đường Greta Street. Ảnh: Celveland Police

    Hai người bị nghi ngờ là nô lệ hiện đại đã được bảo vệ an toàn. Hai trại cần sa trị giá hơn £360,000 đã bị tịch thu ở Middlesbrough vào ngày 11/1/2024.

    Hội đồng Middlesbrough đã cảnh báo Sở Cảnh sát Cleveland về một mùi đáng ngờ, sau đó cảnh sát xác định được mùi này xuất phát từ một cơ sở trong một khu công nghiệp trên đường Lorne Street. 

    Một trại cần sa 212 cây với giá trị chợ đen ước tính £178,000 đã bị phát hiện. Một người đàn ông ngoài 30 tuổi đã được tìm thấy trong cơ sở này. Anh ta được xem là nạn nhân nô lệ hiện đại. Anh này đã được đưa vào bệnh viện để kiểm tra. 

    Sau đó, cảnh sát phát hiện thêm một trại cần sa thứ 2 nằm tại một khu công nghiệp khác trên đường Greta Street. Cảnh sát đã phá cửa vào và tìm thấy một người đàn ông ngoài 40 tuổi trong trại. Người này cũng được xem là nạn nhân buôn người và đã được hỗ trợ bởi lực lượng cảnh sát. Bên trong trại này có 225 cây với giá trị chợ đen ước tính là £189,000.

    trai can sa no le 1
    Có 225 cây trong một trại cần sa trên đường Greta Street. Ảnh: Cleveland Police

    Cảnh sát đã ngay lập tức bảo vệ những nạn nhân tiềm năng của nô lệ hiện đại, và các chuyên gia từ Đội chống bóc lột (Complex Exploitation Team) thuộc Sở Cảnh sát Cleveland đang tiến hành điều tra. 

    Thanh tra cảnh sát John Sproson cho biết: "Vụ việc này một lần nữa nhấn mạnh mối liên quan giữa hoạt động sản xuất cần sa và nô lệ hiện đại, cũng như nguồn tài chính cho các tội phạm có tổ chức. Những kẻ lợi dụng bóc lột người khác để phạm tội sẽ bị đưa ra ánh sáng công lý. Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi thông tin trình báo trong dân chúng. Nếu bạn cảm thấy có hoạt động ma túy đáng nghi trong khu vực của mình, hãy liên hệ với Sở Cảnh sát Cleveland hoặc Crimstoppers".

    Viethome (theo ITV News)

  • Do sử dụng cần sa nên nam thanh niên này thường có suy nghĩ hoang tưởng và hành động bất thường. Vào lúc rạng sáng, anh ta đã đốt trạm biến áp ở huyện Gia Lâm, Hà Nội.

    Ngày 17/1, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Long (SN 1999, ở Gia Lâm, Hà Nội) mức án 13 năm tù về tội "Hủy hoại tài sản".

    Nguyễn Đức Long vốn là đối tượng nghiện ma túy, không có công việc ổn định. Do sử dụng cần sa nên Long thường có suy nghĩ hoang tưởng, hành động bất thường.

    Đầu tháng 12/2022, do Long không đóng tiền điện nên Công ty điện lực Gia Lâm đã cắt điện sinh hoạt của gia đình Long.

    Khoảng 3h45 ngày 4/1/2023, Long khó chịu khi thấy ánh đèn đường chiếu vào trong nhà và vào bàn thờ nhà mình nên nảy sinh ý định đốt Trạm biến áp Đông Dư 7 (ở thôn 3, xã Đông Dư, huyện Gia Lâm). Trạm biến áp này thuộc quản lý của Công ty Điện lực Gia Lâm, cách nhà Long khoảng 100m.

    phong hoa tram bien ap 1
    Ảnh minh họa

    Theo cáo buộc, Long đã lấy chiếu trong phòng ngủ mang xuống bếp rồi bật bếp gas, đốt cháy chiếu. Sau đó, tiếp tục mang chiếu đang cháy ra Trạm biến áp Đông Dư 7, vứt vào chân trạm biến áp để đốt.

    Khi thấy lửa cháy, Long tiếp tục về nhà lấy các thanh thang giường bằng gỗ mang đến ném vào đám cháy để lửa cháy to hơn. Ngọn lửa đã cháy bùng lên dây điện và phát nổ. Mọi người thấy lửa cháy đã vội đến dập lửa và quát mắng Long.

    Bị mắng, Long quay về nhà ngủ. Đến ngày 16/2/2023, Công an xã Đông Dư phối hợp UBND xã Đông Dư đưa Nguyễn Đức Long vào Bệnh viện tâm thần Hà Nội chữa bệnh.

    Đến ngày 21/4/2023, Nguyễn Đức Long bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Gia Lâm bắt tạm giam.

    Theo kết luận định giá tài sản, giá trị của toàn bộ tài sản, thiết bị thiệt hại của Trạm biến áp Đông Dư 7 là hơn 800 triệu đồng.

    Về phía Long, ngày 14/7/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Gia Lâm ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với bị can.

    Bản kết luận giám định pháp y tâm thần ngày 9/11/2023 cho thấy: “Trước, trong khi thực hiện hành vi phạm tội và tại thời điểm giám định, bị can Nguyễn Đức Long có hội chứng nghiện cần sa, theo Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 năm 1992 bệnh có mã F12.2. Tại các thời điểm trên, bị can đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi”.

    Về trách nhiệm dân sự, phía Công ty Điện lực Gia Lâm yêu cầu bị cáo bồi thường, khắc phục hậu quả cho công ty số tiền hơn 800 triệu đồng.

    Theo Vietnamnet

  • Gazmend Jaupaj là một người nhập cư bị bỏ tù 2 năm vì tội trồng cần sa. Nhưng sau đó anh ta đã thoát lệnh trục xuất vì điều đó sẽ vi phạm luật nhân quyền đối với vợ anh ta. Lệnh trục xuất khiến vợ chồng anh ta phải chọn lựa giữa việc cả hai cùng về Albani hoặc sẽ phải chia tay. 

    Thẩm phán cho rằng điều này là quá tàn nhẫn đối với người vợ Philippines của anh ta. Cô bị buộc phải chia tay chồng, hoặc là phải cùng chồng chuyển đến Albani. 

    Tòa án đã bác bỏ quyết định trục xuất của Bộ Nội Vụ đối với Jaupaj, 38 tuổi, vì làm như vậy sẽ vi phạm nhân quyền của cả hai vợ chồng. Điều 8 Hiệp ước Nhân quyền Châu Âu (European Convention on Human Rights - ECHR) quy định ai cũng có quyền được tôn trọng cuộc sống riêng tư và gia đình.

    "Việc trục xuất Jaupaj là quá tàn nhẫn đối với vợ của anh ấy. Việc cô ấy phải dọn đến Albani sống cùng chồng là không thực tế, còn nếu buộc họ phải chia cắt thì điều đó sẽ gây tổn thương tâm lý nặng nề cho cô ấy", tòa án phán quyết.

    ton thuong tinh than truc xuat

    Bị bỏ tù vì trồng 600 cây cần sa

    Jaupaj đến Anh bất hợp pháp vào ngày 1 tháng 9 năm 2012. Anh ta gặp vợ vào tháng 2/2018, làm đám cưới vào ngày 17/4/2021. Một tháng sau đó anh ta bị bắt vì tội trồng cần sa sau khi cảnh sát phát hiện 600 cây cần sa trong một ngôi nhà ở làng Thurmaston, Leicestershire.

    Anh trai của Jaupaj là Naim, cùng một người đàn ông thứ 3 đã tiến hành câu điện trái phép cho ngôi nhà. Hành vi này đã khiến hàng xóm nghi ngờ. Cảnh sát được gọi tới điều tra vào ngày 19/5/2021. Ban đầu họ không thể vào nhà vì cánh cửa rất kiên cố. Tuy nhiên, hàng xóm đã báo động cảnh sát về hai người đàn ông trên mái nhà. Cảnh sát cuối cùng đã trèo được vào nhà bằng đường gác mái và bắt cả 3 tên. 

    Họ phát hiện 600 cây với tiềm năng sản xuất ra 33kg cần sa với giá trị đường phố ước tính vào khoảng 1 triệu bảng. Cảnh sát cũng phát hiện một lô hàng 15kg đã được hút chân không đóng gói, sẵn sàng đem bán. Riêng số cần sa thành phẩm này có giá trị ước tính £500,000.

    Jaupaj bị bỏ tù 2 năm vì tội sản xuất chất cấm. Ngày 13/9/2021, anh ta nhận được lệnh trục xuất nhưng các luật sư của anh ta đã tiến hành kháng cáo. 

    Sức khỏe tâm lý của người vợ sẽ bị tác động mạnh nếu anh ta bị trục xuất về Albani

    Người vợ không có người thân ở UK. Cô này có bệnh về tâm thần và đang phải uống thuốc. Đơn kháng cáo có kèm theo những ghi chú về bệnh tình của cô này, và một nhân viên xã hội xác nhận rằng việc trục xuất người chồng sẽ khiến tinh thần cô suy sụp.

    Các luật sư cho biết người vợ không biết tiếng Albani và sẽ rất khó hòa nhập vào xã hội Albani. Chưa kể cô đã ổn định cuộc sống ở UK, là thành viên tích cực của một nhà thờ, có công việc được trả lương ổn định. Nguồn động viên duy nhất của cô là người chồng. 

    Luật sư của Bộ Nội Vụ phản bác, nói rằng tòa án không đưa ra được bằng chứng cho thấy việc trục xuất là "tàn nhẫn", và tại sao người vợ không thể được hỗ trợ tinh thần bởi các dịch chăm sóc sức khỏe tâm lý ở ngay tại nước Anh. Hiện phiên tòa vẫn đang tiếp tục.

    Viethome (theo Telegraph)

  • Luật sư của Clirim Kujaj nói rằng anh ta không thể tái hòa nhập xã hội Serbia. 

    Một người nhập cư đã bị bỏ tù vì tội trồng cần sa. Nhưng sau đó anh ta lại tránh được lệnh trục xuất khỏi Anh quốc với lý do anh ta không còn nói được tiếng mẹ đẻ.

    Clirim Kujaj, 30 tuổi, là một người gốc Albani lớn lên ở Serbia. Anh ta chuyển đến sống ở Anh quốc vào năm 13 tuổi. Anh ta viện lý do mình không thể giao tiếp với bất kì ai nếu bị trục xuất trở về Serbia vì anh ta không còn nói được tiếng Serbia. 

    Các luật sư của anh ta khẳng định nếu bị trục xuất, anh ta sẽ không thể tái hòa nhập xã hội, và như vậy là vi phạm luật nhân quyền. 

    Thẩm phán nhập cư Fiona Lindsley đã cho phép Kukaj kháng cáo dựa trên luật nhân quyền. Tuy nhiện, việc anh ta mất khả năng nói tiếng mẹ đẻ làm dấy lên một câu hỏi. 

    quen tieng me de 1
    Clirim Kujaj là người gốc Albani, lớn lên ở Serbia và chuyển đến Anh quốc vào năm 13 tuổi. Ảnh: Cambridgeshire Constabulary

    Bộ Nội Vụ nói rằng Kujaj sống với anh trai mình, cũng là một người Serbia. Và Kujaj đã nói tiếng Serbia tới năm 13 tuổi. "Tiếng Albani cũng là một ngôn ngữ được sử dụng ở Serbia, do đó anh ta hoàn toàn có thể tái hòa nhập cộng đồng", Bộ Nội Vụ cãi. 

    Phán quyết này có thể sẽ làm dấy lên những lời kêu gọi khôi phục luật nhân quyền. Một nghị sĩ cấp cao của Đảng Bảo Thủ nói với tờ Telegraph: "Đó là lý do chúng ta phải khẩn cấp cải cách hệ thống tị nạn và luật nhân quyền, để hỗ trợ việc trục xuất hiệu quả những tội phạm nguy hiểm".

    Kujaj đến Vương quốc Anh bất hợp pháp vào năm 13 tuổi. Anh ta được cấp quyền định cư vĩnh viễn 7 năm sau đó. Vào tháng 5/2020, anh ta bị bắt tại một trại cần sa ở Cambridgeshire. Cảnh sát đã tịch thu 580 cây cần sa với giá trị chợ đen vào khoảng £500,000.

    Tại tòa án Cambridge Crown Court, anh ta bị bỏ tù 18 tháng sau khi nhận tội sản xuất cần sa. 

    quen tieng me de 1
    Cảnh sát tịch thu 580 cây cần sa trị giá gần £500,000. Ảnh: Cambridgeshire Constabulary

    Trang trại này là một phần trong một mạng lưới tội phạm có tổ chức. Điều tra viên Josh Coe cho biết: "Những băng nhóm tội phạm có tổ chức có thể kiếm được rất nhiều tiền và không hề quan tâm tới những người bị đẩy vào con đường trồng cần sa, cũng không quan tâm tới những chủ nhà cho thuê, khi mà nhà của họ đã bị hư hại nghiêm trọng sau khi bị biến thành trại cần sa". 

    Sau khi Kujaj thụ án 3 tháng tù, Bộ trưởng Nội vụ lúc đó là bà Priti Patel đã gửi cho anh ta một thông báo, nói rằng anh ta sẽ bị trục xuất về Serbia. Tuy nhiên, các luật sư của anh ta ngay lập tức khiếu nại dựa trên luật nhân quyền. Ban đầu đơn khiếu nại bị bác bỏ, nhưng 1 năm sau đó anh ta đã kháng cáo thành công. 

    Viethome (theo gbnews)

  • Ông trùm của một băng nhóm buôn bán chất cấm đã dựng lên một công ty bất động sản bù nhìn, tạo ra một chuỗi hợp đồng thuê nhà giả tạo, sau đó chuyển các căn nhà trống thành trại cần sa.

    van phong bat dong san can sa 1

    Jeremy Southgate thậm chí còn xin được trợ cấp của chính phủ để cách nhiệt cho các ngôi nhà mà hắn dùng trồng cần sa. Trị giá của những trang trại này lên tới hàng triệu bảng Anh. 

    Gã đàn ông 63 tuổi đến từ Brough ở East Yorkshire, bị truy tố tội sản xuất chất cấm nhóm B, rửa tiền và giả mạo. Cảnh sát đã tiến hành một cuộc điều tra vào tháng 1/2021 sau khi phát hiện số chất cấm trị giá £74,000 trong một ngôi nhà trên đường Anlaby Road. 

    Cảnh sát đã theo dõi một sinh viên làm việc cho Công ty bất động sản Anderson Estates sau khi nghi ngờ công ty này chỉ là vỏ bọc cho một hoạt động tội phạm. 

    Jeremy Southgate bị phát hiện đã mua những bất động sản giá rẻ và làm giả giấy tờ của người thuê nhà, như thể những căn nhà này có người thuê. Sau khi giấy tờ đã được làm giả, đồng phạm của hắn là Florjan Kasaj sẽ quản lý các ngôi nhà này. 

    Hai tên khác là Dardan Mrishaj và Evris Mrishaj quản lý việc xây dựng các trại cần sa. Bọn chúng được làm hồ sơ tuyển dụng bằng các giấy tờ nhập cư bất hợp pháp.

    van phong bat dong san can sa 1
    Ervis Mrishaj, Dardan Mrishaj và Florjan Kasaj. Ảnh: Humberside Police

    Cảnh sát phát hiện Southgate đã nhận được một số khoản trợ cấp của chính phủ để lắp đặt thiết bị cách nhiệt cho các ngôi nhà. Điều này giúp các trại cần sa không bị phát hiện. 

    Cảnh sát đã phát hiện các trại cần sa nằm tại một ngôi nhà trên đường Huntingdon Street, khách sạn Pines Hotel trên đường Spring Bank cùng 4 ngôi nhà khác trên đường Worthing Street, Newland Avenue, Bacheler Street và Auckland Avenue.

    Hơn £50,000 tiền mặt đã bị tịch thu trên một con thuyền mà Southgate sở hữu. Hơn £320,000 bị tịch thu tại nhà của hắn. Dardan Mrishaj, Evris Mrishaj và Florjan Kasaj cũng bị kết tội đồng phạm với Southgate.

    Thanh tra cảnh sát Karen Smith, người chỉ huy cuộc điều tra kéo dài 3 năm, cho biết: "Sớm muộn gì chúng tôi cũng phanh phui mạng lưới tội phạm này. Có thể chúng tôi không hành động ngay lập tức, nhưng công chúng có thể yên tâm là những tin tức mà người dân trình báo đều được chúng tôi xem xét cẩn thận để hình dung ra một bức tranh lớn hơn, và tiến hành diệt cỏ tận gốc khi thời cơ chín mùi".

    Viethome (theo ITV News)

  • trai can sa south yorkshire
    Hơn 100 cây cần sa và thuốc lá điện tử giả trị giá 1,400 bảng đã bị tịch thu trong Chuyên án Bubbles. Ảnh: South Yorkshire

    Hàng chục người đã bị bắt và hàng ngàn bảng đã bị tịch thu khi cảnh sát truy quét các tiệm rửa xe, tiệm nail và nhà thổ tự phát ở South Yorkshire. 

    Cảnh sát đã bắt tổng cộng 48 người vì tình nghi liên quan đến tội phạm nhập cư có tổ chức và lao động bất hợp pháp. Cảnh sát cũng tịch thu số lượng thuốc lá điện tử giả trị giá £1,400 và hơn 100 cây cần sa, £3,000 tiền mặt và 4 phương tiện. Tất cả đều có liên quan đến bóc lột nô lệ hiện đại.

    4 tiệm rửa xe đã bị đóng cửa ở Barnsley, Rotherham và Sheffield. Một chủ lao động đã bị phạt, mức phạt có thể lên tới £60,000.

    Trong Chuyên án Bubbles này, tổng cộng cảnh sát đã "thăm hỏi" 40 tiệm rửa xe, tiệm nail và nhà thổ, lục soát 60 ngôi nhà và phương tiện, bao gồm xe tải.

    Cảnh sát đã làm việc với Cơ quan di trú, Bộ Việc làm và Lương hưu, Cơ quan phòng chống Tội phạm có tổ chức khu vực Yorkshire và Humberside, Cơ quan chống bóc lột lao động và tổ chức băng đảng

    Cảnh sát tuyên bố: "Chúng tôi thừa biết các tiệm rửa xe thường có liên quan đến băng nhóm tội phạm có tổ chức, và liên quan đến việc sản xuất ma túy, buôn người, rửa tiền, bóc lột trẻ em, tổ chức nhập cư bất hợp pháp. Bóc lột tồn tại dưới nhiều hình thức, không có nạn nhân tiêu biểu cho nạn nô lệ hiện đại. Nạn nhân có thể là nam, nữ hoặc trẻ em thuộc mọi lứa tuổi từ nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nạn nhân hầu hếu đều là những người thuộc nhóm dân tộc thiểu số, hoàn cảnh sống thiếu thốn, dễ thỏa hiệp để bị chèn ép, lợi dụng".

    Bài liên quan: Người phụ nữ cố tuồn 7 tờ giấy A4 thấm cần sa vào tù

    Một phụ nữ đã bị tuyên án 9 tháng tù giam, sau đó chuyển thành 2 năm tù treo, sau khi cố buôn lậu chất cấm vào một nhà tù ở Wiltshire. 

    Ishmai Williams cố tuồn gần 200g cần sa và 7 tờ giấy A4 tẩm MDMB (còn có tên gọi khác là Spice - một loại cần sa tổng hợp) vào Nhà tù Erlestoke vào ngày 5/5/2022. 

    tuon can sa vao tu
    Cần sa và những tờ giấy thấm cần sa tổng hợp, bị các nhân viên nhà giam tịch thu. Ảnh: Wiltshire Police.

    Người phụ nữ 30 tuổi đã lái xe từ nhà ở thành phố Birmingham đến nhà tù gần Devizes. Nhưng cô ta đã bị nhân viên nhà tù chặn lại ngay khi đến nơi vì họ ngửi thấy mùi cần sa.

    Cô ta viện lý do mình là đại diện pháp lý của tù nhân để được qua cổng an ninh nhưng không thể qua mặt được các nhân viên an ninh.

    Vào ngày 27/11/2023 tại Tòa án Winchester Crown Court, Williams bị buộc 2 tội sở hữu chất cấm nhóm B với ý định buôn bán, và 2 tội vận chuyển trái phép chất cấm nhóm B. 

    Cô ta bị tuyên án 9 tháng tù giam cho mỗi tội trạng, nhưng được hưởng án treo 2 năm và tham gia 20 ngày cải tạo, đồng thời trả £156 phụ phí nạn nhân.

    Viethome (Theo ITV News)

  • Dù có một luật nhất định để hạn chế ma túy, Ba Lan vẫn là quốc gia có quy định lỏng lẻo về việc sử dụng cần sa. DW dự đoán quốc gia này sẽ mở cửa cần sa trong tương lai.

    "Tôi đã chờ rất lâu để được hút thuốc hợp pháp", Piotr cười toe toét nói với DW, cho biết tại Ba Lan tồn tại 2 loại cần sa: chính thức và không chính thức.

    Trong một cuộc thăm dò năm 2020 được thực hiện cho Cục Phòng chống Ma túy Quốc gia, 7,8% người Ba Lan dưới 34 tuổi cho biết họ đã tiêu thụ cần sa ít nhất một lần trong 12 tháng qua. Con số này có thể cao hơn nếu xét trường hợp nhiều người sử dụng cần sa bất hợp pháp tại Ba Lan.

    ba lan can sa
    Nhiều người trưởng thành tại Ba Lan sử dụng cần sa ít nhất một lần trong 12 tháng qua. Ảnh: Nur Photo.

    Piotr được một người bạn giới thiệu đến một trong số các phòng khám ở Ba Lan chuyên sử dụng cần sa y tế. Trong đơn khám bệnh trực tuyến của mình, anh đã cố tình nói quá triệu chứng của mình lên bao gồm đau đầu, đau nửa đầu, đau lưng, mất ngủ, căng thẳng liên quan đến công việc. Thực tế, anh chỉ bị đau đầu nhẹ.

    Sau khi điền vào phiếu khám bệnh trực tuyến, Piotr được gặp bác sĩ và nghe hướng dẫn sử dụng cần sa y tế. Theo đó, anh được hướng dẫn dùng vape hóa hơi cần sa ở nhiệt độ cụ thể để giải phóng các chất có lợi cho sức khỏe thay vì các chất gây ung thư.

    Tuy nhiên, sau khi nhận 10 g cần sa từ tiệm thuốc, anh đã hút nó như để thư giãn thay vì trị bệnh. Người đàn ông này thậm chí còn cho hay đây là "loại thuốc tốt nhất so với tất cả loại thuốc anh từng mua".

    Quản lý cần sa không chặt

    Từ năm 2000, Ba Lan là một trong những quốc gia có luật ma túy gay gắt nhất châu Âu. Cá nhân nào sở hữu cần sa đều có nguy cơ bị bắt giữ, truy tố và kết án.

    Dữ liệu của cảnh sát Ba Lan công bố vào năm 2018 cho thấy 89% trong số tất cả các vụ án ma túy được xử lý là tàng trữ ở mức độ thấp. Phân tích sâu hơn, Giáo sư Tội phạm học Krzysztof Krajewski từ ĐH Jagiellonen (Ba Lan) cho hay 79% trong số tất cả các vụ bắt giữ là do sở hữu dưới 3 g cần sa. Từ khi siết chặt luật ma hồi năm 2000 đến nay, các thẩm phán Ba Lan cũng đã đưa ra một triệu bản án tội tàng trữ ma túy.

    Theo DW, cảnh sát Ba Lan không tập trung vào việc bắt giữ những kẻ buôn bán hoặc triệt phá các băng nhóm tội phạm mà tập trung nhiều hơn vào việc truy lùng những người mua cần sa bất hợp pháp cho mục đích cá nhân.

    Từ năm 2017, việc phân phối và sử dụng cần sa cho mục đích y tế đã trở thành hợp pháp ở Ba Lan. Đến năm 2021, các bác sĩ trên khắp Ba Lan đã kê khoảng 3.000 đơn thuốc cần sa/tháng.

    Tuy nhiên, theo ông Andrzej Dolecki, Chủ tịch của phong trào Free Hemp, một trong những tổ chức lâu đời nhất tại Ba Lan đấu tranh cho sự hợp pháp hóa cần sa, số lượng cần sa y tế được phân bổ cho bệnh nhân thực sự cần là khó có thể tính toán do "quy định đối với cần sa y tế rất tự do".

    Ở Đức và Cộng hòa Czech, để được nhận cần sa y tế, bệnh nhân phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Tuy nhiên, Ba Lan không quy định rõ ràng danh mục bệnh tật; giới hạn tuổi bệnh nhân, liều lượng cần sa cũng như mục đích sử dụng chúng.

    "Kết quả là người ta có thể kê cần sa cho một đứa trẻ bị đau răng tại Ba Lan. Điều này là hợp pháp", ông Dolecki nói.

    Tuy nhiên, theo một tìm kiếm nhanh trên Internet, các bác sĩ tại Ba Lan có xem xét các yếu tố tâm lý cũng như tuổi tác trước khi kê đơn cần sa y tế.

    Cần sa sẽ phổ biến tại Ba Lan?

    Hình ảnh về cần sa đã thực sự thay đổi trong nhiều năm. Các sản phẩm dầu, kem và trà chiết xuất từ cây gai dầu tự nhiên ngày một phổ biến hơn. Những chế phẩm này có hàm lượng THC rất thấp và rất giàu cannabidiol (CBD). Được đóng gói trong các hộp nhỏ, những chế phẩm này thường chỉ được bán tại hiệu thuốc thay vì một cửa hàng thương mại.

    Sở hữu cần sa để tiêu dùng cá nhân cũng nhận được sự ủng hộ của đa số công dân Ba Lan. Trong hai cuộc thăm dò lớn trên toàn quốc vào năm 2020, khoảng 60% công dân cho biết họ ủng hộ việc hợp pháp hóa cần sa.

    Quốc hội Ba Lan cũng đã thành lập một nhóm làm việc để hợp pháp hóa cần sa. Nhóm này đang soạn thảo luật cần sa tương tự với luật hiện hành tại Đức, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, luật này khó được thông qua nhưng tình hình có thể thay đổi sau bầu cử quốc hội năm 2024.

    Theo người đề xuất hợp pháp hóa Andrzej Dolecki, điều quan trọng nhất mà các nhà lãnh đạo Ba Lan cần hiểu được là sự phụ thuộc và tiêu thụ quá mức cần sa liên quan đến "sức khỏe xã hội" chứ không phải là vấn đề "hình sự".

    Theo Zing

  • Cảnh sát Tây Ban Nha đã bắt giữ một băng đảng buôn lậu ma túy Ba Lan sử dụng xế sang để buôn lậu cần sa vào Anh.

    Theo Daily Mail vào ngày 25-1-2020, băng đảng nói trên sử dụng những chiếc xe bị đánh cắp có giá trị cao tại Anh để thực hiện hành vi bất hợp pháp.

    Cảnh sát Tây Ban Nha cho biết chúng "được huấn luyện quân sự". Trong số các phương tiện dùng để vận chuyển có 10 ô tô hạng sang và 1 xe máy. Tất cả bị đánh cắp tại Anh vào tháng 10 và tháng 11 năm 2019. Riêng thủ lĩnh băng đảng đi một chiếc xe bị đánh cắp tại thành phố Manchester.

    can sa quan su 1
    Trong số các phương tiện dùng để vận chuyển có 10 ô tô hạng sang và 1 xe máy. Ảnh: Solarpix

    can sa quan su 1
    Tang vật bị thu giữ. Ảnh: Solarpix

    Hầu hết trong số 13 tên bị bắt - là công dân Ba Lan – từng ngồi tù ở quê nhà. Một số tên là cựu quân nhân. Chúng làm việc cho băng đảng chuyên sản xuất và chỉnh sửa gen cần sa. Những tên khác là những kẻ hâm mộ bóng đá quá khích bị cấm vào các sân vận động ở địa phương chúng cư trú.

    Ngoài số xế sang vừa nêu, cảnh sát Tây Ban Nha còn tịch thu 3.000 cây cần sa và 3 khẩu súng ngắn gắn bộ phận giảm thanh sau 11 cuộc đột kích. Băng đảng bị bắt được cho là dùng các kỹ thuật tiên tiến để theo dõi các băng đảng đối thủ để tìm cách cướp ma túy.

    can sa quan su 1
    Cảnh sát Tây Ban Nha tịch thu 3.000 cây cần sa. Ảnh: Solarpix

    Loại cần sa mà băng đảng này tự trồng thường là các chủng loại mới. Chúng được bán qua mạng internet và nhập lậu ở nước ngoài dưới dạng dầu cần sa, theo đường nhập khẩu trái cây, đồ uống hoặc bưu điện (qua công ty chuyển phát nhanh uy tín).

    Theo Daily Mail, bọn tội phạm xem Anh là một trong những điểm đến lý tưởng để vận chuyển ma túy bên cạnh Hà Lan, Pháp và Ba Lan.

    can sa quan su 1
    Bộ đàm được băng đảng buôn cần sa sử dụng. Ảnh: Solarpix

    Theo NLĐ

  • trai can sa 800 cay 1
    "Căn cứ tinh vi" được thiết lập trong một hộp đêm cũ trên đường Silver Street. Ảnh: South Yorkshire Police

    Một trại cần sa tinh vi trị giá khoảng £800,000 đã được phát hiện trong một hộp đêm bỏ hoang. 800 cây cần sa trải rộng khắp 6 căn phòng trong hộp đêm cũ trên đường Silver Street, Doncaster. 

    Cảnh sát đã đột kích tòa nhà sau khi nhận được tin báo về tình trạng điện bị câu trộm. Trong nhà có thức ăn tươi và dụng cụ nấu nướng, chứng tỏ có người sống trong nhà. Một số báo cáo ghi nhận có 2 người đàn ông đã trốn khỏi nhà bằng cách đu dây cáp từ cửa sổ tầng một.

    trai can sa 800 cay 1
    Cảnh sát cho rằng có người sống trong hộp đêm để chăm sóc các cây cần sa. Ảnh: South Yorkshire Police

    Cảnh sát Doncaster cho biết: "Địa điểm này đã được cải tạo một cách tinh vi cho mục đích trồng cần sa. Tại các căn phòng có những cây cần sa ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Một số người có thể nghĩ rằng cần sa là vô hại nhưng nó có liên quan mật thiết đến tội phạm có tổ chức. Những tổ chức này là mầm móng của bạo lực, buôn bán cũ khí và ma túy. Nó đẩy những con người yếu thế vào ngõ cụt bị bóc lột và giam cầm".

    "Tôi muốn mọi người dân đều cảm thấy an toàn trong chính ngôi nhà của mình. Bằng cách dập tắt các trại cần sa, chúng ta sẽ từng bước loại bỏ băng đảng ra khỏi cộng đồng".

    Mặc dù cần sa bị coi là phạm pháp ở Anh từ năm 1928, nhưng đây vẫn là thứ ma túy thông dụng nhất ở nước này hiện nay. Có tới 2,7 triệu người tiêu thụ hơn 1.000 tấn cần sa với giá trị ước tính khoảng 9,2 triệu USD mỗi năm. Theo Hiệp hội Các Cảnh sát Trưởng Vương quốc Anh (Association of Chief Police Officers), hầu hết cần sa tiêu thụ ở Anh được trồng trong nước.

    Những điểm trồng cần sa này nằm rải rác trên khắp nước Anh, cách xa các khu thị tứ hoặc thành phố lớn để không bị lọt vào tầm ngắm của giới chức quản lý địa phương và cảnh sát.

    Thông thường, "những người làm vườn" bị đưa đi tản mát ở khắp nước Anh, tránh xa các thành phố lớn để tránh tầm ngắm của cảnh sát. Các nhà hoạt động nhân quyền cho biết, khi bị phát hiện, thường là trong các đợt truy quét của cảnh sát, những người lao động trong các khu trồng cần sa này lại bị coi như tội phạm chứ không phải nạn nhân

    Viethome (theo ITV News)

  • lime tree
    Thi thể nạn nhân được phát hiện vài ngày sau khi vụ cháy xảy ra. Ảnh: Google

    Một thi thể đã được phát hiện vài ngày sau khi một vụ cháy xảy ra tại một nhà hàng. Cảnh sát Greater Manchester xác nhận họ đã tìm thấy thi thể người khi lục soát một ngôi nhà trên đường Bolton Road ở Farnworth (Bolton) vào ngày 2/12/2023. 

    Vụ cháy bùng phát tại tầng trệt của nhà hàng takeaway Lime Tree - chuyên về ẩm thực Ấn Độ và Bangladesh. Vụ cháy xảy ra lúc 1h chiều ngày 27/11/2023, cảnh sát tin rằng tầng trệt đã được dùng để trồng cần sa. 

    Cảnh sát cho rằng vụ cháy là đáng ngờ và đang tiến hành điều tra. Hiện họ đang liên hệ với gia đình nạn nhân để nhận diện người chết. Giới tính và tuổi của người này chưa được tiết lộ. Nhà hàng Lime Tree vẫn đang đóng cửa.

    Cảnh sát Greater Manchester tuyên bố: "Vào ngày 2/12/2023, chúng tôi đã phát hiện một thi thể khi đang tiến hành lục soát một ngôi nhà trên đường Bolton Road ở Farnworth, Bolton. Vụ cháy đã diễn ra trước đó vào ngày 27/11. Các lực lượng cứu hộ đã cố gắng đảm bảo an toàn cho ngôi nhà và điều tra nguyên nhân vụ cháy. Chúng tôi tin rằng vụ cháy xuất phát từ tầng trệt, được cho là tầng trồng cần sa".

    "Vụ cháy được xem là đáng ngờ và chúng tôi muốn nghe thông tin từ người dân. Bất cứ ai biết về ngôi nhà, nơi đây đã diễn ra việc gì trước khi vụ cháy xảy ra, bất cứ ai có thông tin, hình ảnh, clip... vui lòng liên hệ đội điều tra Major Incident Team ở số 0161 856 1995, trích dẫn mã số vụ việc "1485 of 27/11/2023", hoặc báo cáo sự việc thông qua website www.gmp.police.uk, hoặc liên hệ ẩn danh tới Crimestoppers ở số 0800 555 111.

    Viethome (theo ITV News)

  • 2 người đàn ông Albani đã bị bỏ tù sau khi một trại cần sa 600 bị phát hiện trong một tòa nhà ở Alnwick (Northumberland).

    trai can sa tu lanh 1
    Klajdi Miraka và Klajdi Shehu đều bị truy tố tội sản xuất cần sa. Ảnh: Northumbria Police

    Một trại cần sa lớn đã bị triệt phá sau khi cảnh sát phát hiện một lối vào bí mật nằm phía sau tủ lạnh nhà hàng xóm. Có 2 người đàn ông Albani đang trông coi trại cần sa này. Một người cho biết bọn buôn người đã ép họ tới đây.

    Cảnh sát đã tiến hành lệnh khám xét tại Clayport Square ở thị trấn Alnwick (Northumberland). Họ phát hiện Klajdi Shehu, 23 tuổi, đang dịch chuyển chiếc tủ lạnh ra khỏi tường. Đằng sau tủ là một lối đi bí mật thông ra đường Clayport Street.

    Khi tiến hành lục soát, cảnh sát phát hiện các căn phòng đã được cải tạo thành nơi trồng gần 600 cây cần sa. Trong lúc đó, người đàn ông còn lại là Klajdi Miraka, 33 tuổi, đã trốn trên gác xép.

    Shehu phủ nhận liên quan đến việc sản xuất cần sa và nói anh ta chỉ ngủ ở đó. Anh ta nói những kẻ buôn người Albani đã bảo anh ta ở lại đây.

    Cả 2 người đàn ông đều chưa từng có tiền án ở Anh. Cả hai sau đó đã nhận tội sản xuất cần sa, mỗi người bị bỏ tù 6 tháng.

    trai can sa tu lanh 1
    Trại cần sa ở Alnwick. Ảnh: Northumbria Police/p

    Luật sư biện hộ nói rằng Miraka mắc chứng ngưng thở khi ngủ, đòi hỏi phải thở oxygen khi anh ta ngủ. Vì nhu cầu này mà anh ta đã chấp nhận trồng cần sa. Ở trong trại giam anh ta không được thở oxy dù đã nhiều lần yêu cầu. Ít ra khi bị trục xuất về Albani, vấn đề oxy của anh ta sẽ được giải quyết.

    Còn luật sư biện hộ của Shehu nói rằng anh ta mong muốn được làm việc hợp pháp khi tới UK. An ta hối hận vì đã phạm tội và khiến mẹ thất vọng. Anh ta mong ước trở về nhà để làm chỗ dựa cho mẹ.

    Viethome (theo chroniclelive)

  • Ông Michael Grieve, 47 tuổi, cho biết ông hiện đang bị buộc phải sống trong tình trạng không ổn định ở nước ngoài, không thể gặp cô con gái tám tuổi của mình và buộc phải bỏ mặc ​công việc kinh doanh thiết kế đồ họa đang phát triển đâm đầu vào ngõ cụt. Tình trạng này cho đến nay đã tiêu tốn của ông khoảng 150.000 bảng.

    Ông nói vợ của mình là cô Reatile, 28 tuổi, đã bị từ chối cấp thị thực mặc dù cặp vợ chồng được bật đèn xanh để kết hôn ở Northumberland hai năm trước sau một loạt các cuộc phỏng vấn với các nhân viên nhập cư.

    Trong tuyệt vọng, cặp vợ chồng quen biết qua mạng này đã chuyển đến Cộng hòa Ireland để tạm sống trong khi chờ giải quyết vấn đề visa.

    Nhưng họ cho biết Bộ Nội vụ đã cố gắng ngăn chặn họ sống cùng nhau bằng cách liên tục tuyên bố các tài liệu hồ sơ đã bị thất lạc hoặc chưa nộp. Họ thậm chí còn đặt câu hỏi liệu Reatile có thể nói tiếng Anh hay không trong khi cô đang làm việc trong một tổng đài ở Ailen.

    Để có đủ kinh phí cho cuộc chiến dài hơi của mình, ông Grieve đã buộc phải cho thuê căn nhà sang trọng năm phòng ngủ của mình ở Morpeth, Northumberland, bằng cách trao quyền cho một công ty quản lý tài sản.

    Nhưng mọi chuyện còn tồi tệ hơn khi ông được biết cặp vợ chồng đáng kính đã thuê căn nhà không phải là những người thuê nhà thực sự.

    Thay vào đó, ngôi nhà ngoại ô sang trọng đã bị biến thành một trang trại cần sa trị giá 1 triệu bảng bởi một băng đảng người Việt đưa người vào Anh bất hợp pháp để trồng chất cấm.

    cho thue nha chay can sa 2
    Căn nhà bị biến thành trại cần sa

    Cảnh sát ước tính rằng tổng giá trị của một vụ thu hoạch sẽ trị giá hơn 250.000 bảng do hầu hết mọi phòng trong nhà đã được dọn sạch để nhường chỗ cho cần sa.

    Nhưng như một trò đùa của số phận, vào tháng 3, căn nhà đã bị hỏa hoạn tàn phá do chập điện sau khi băng đảng câu trộm điện để phục vụ các loại đèn công suất cao được sử dụng để trồng cần sa bất hợp pháp.

    Thiệt hại ước tính vào khoảng 30.000 bảng, nhưng bảo hiểm nhiều khả năng sẽ không thanh toán cho ông Grieve vì những rắc rối trong hợp đồng cho thuê nhà.

    Như thể chưa đủ đen đủi, ông còn phát hiện căn nhà đã mất giá khoảng 70.000 bảng và công việc kinh doanh của ông cũng sụp đổ, khiến ông phải gánh chịu các khoản nợ và nợ thế chấp lớn.

    Ông Grieve nói: “Chúng tôi thực sự tuyệt vọng và không biết làm gì. Bộ Nội vụ cho phép chúng tôi kết hôn ở Anh nhưng để được sống với nhau, chúng tôi quyết định tạm thời chuyển đến Ireland trong thời gian chuẩn bị đơn xin thị thực định cư của cô ấy ở Vương quốc Anh.

    cho thue nha chay can sa 2
    Phòng khách sau khi bị cháy.

    “Điều này sẽ cho phép tôi không phải sống quá xa đứa con gái từ cuộc hôn nhân trước. Tuy nhiên, kể từ khi chúng tôi nộp hồ sơ, Bộ Nội vụ đã tiêu tốn vô cùng nhiều thời gian và tìm mọi cách để ngăn vợ tôi đến Anh sống với tôi và con gái tôi.

    “Chúng tôi đáp ứng tất cả các tiêu chí và tất cả các giấy tờ cần thiết đã được cung cấp nhưng bằng cách nào đó, chúng tôi vẫn bị từ chối, đơn kháng cáo sau đó cũng bị từ chối và chúng tôi buộc phải đấu tranh tại tòa án để có quyền ở Anh cùng nhau. Chúng tôi đã lãng phí 15 tháng cuộc đời và tôi bị đặt vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phải lựa chọn giữa việc ở bên vợ hoặc ở bên con gái mình.”

    Ông Grieve nói thêm: “Hệ thống nhập cư ở Anh và luật pháp chi phối nó là cốt lõi của mọi vấn đề. Những người thành thật và làm việc chăm chỉ đang phải trả quá nhiều tiền cho một dịch vụ hoàn toàn vô dụng và vô vọng".

    “Trong khi đó, hoạt động tội phạm của những kẻ buôn chất cấm người nước ngoài và vụ cháy sau đó tại ngôi nhà xinh đẹp của tôi đã chứng minh rõ ràng rằng Vương quốc Anh là nơi những người đàng hoàng cố gắng tuân thủ luật pháp bị trừng phạt trong khi tội phạm nước ngoài có thể đổ xô đến đây một cách bất hợp pháp và làm bất cứ điều gì họ muốn mà gần như không phải chịu hậu quả nào.”

    Cô Reatile bày tỏ: “Tôi đã từ bỏ mọi thứ để ở bên người đàn ông tôi yêu. Tôi đã có một sự nghiệp tốt và làm việc chăm chỉ. Nhưng tôi cảm thấy như mọi thứ của chúng tôi đã bị tước đi cách tàn nhẫn vì những lý do mà tôi không thể hiểu được.”

    cho thue nha chay can sa 2
    Anh Michael Grieve và vợ Reatile

    Ông Grieve nói rằng trường hợp của ông cho thấy chính sách môi trường thù địch với mục tiêu cắt giảm số người nhập cư đã không chỉ ảnh hưởng đến những người nhập cư bất hợp pháp mà còn gây ra đau khổ cho những người vô tội.

    Ông nói thêm: “Hiện tại tôi sắp mất nhà. Tôi không có người thuê nhà, do đó không có cách nào trả tiền thế chấp tài sản và ngôi nhà cũng không thể ở được vì tôi không có cách nào để sửa chữa.

    “Tôi phải đối mặt với các khoản nợ chồng chất do kết quả trực tiếp của việc không thể quay trở lại đất nước của mình và việc phá sản gần như là không thể tránh khỏi đối với tôi.

    “Tôi cũng đã trải qua tình trạng lo lắng và trầm cảm gần một năm nay vì điều này. Những điều này sẽ không xảy ra nếu Bộ Nội vụ đối xử công bằng với chúng tôi, cung cấp dịch vụ mà chúng tôi đã trả tiền và thực hiện nhiệm vụ của họ với sự chuyên cần, trung thực và đúng năng lực.

    “Nếu chúng tôi trở về nhà trong khoảng thời gian được thông báo ban đầu, chúng tôi đã có thể sống trong nhà của mình và phần lớn bi kịch này có thể tránh được hoàn toàn.”

    Nghị sĩ Ian Lavery MP cho biết: “Khi xử lý vụ việc của ông Grieve trong suốt 12 tháng qua, tôi đã vô cùng thất vọng vì Bộ Nội vụ liên tục làm rắc rối một quy trình lẽ ra nên đơn giản. Dù không nên đổ lỗi cho ai ngoài những tên tội phạm trong bi kịch của vụ hỏa hoạn tại nhà của ông Grieves, nhưng sự chậm trễ của Bộ Nội vụ và chính sách nhập cư thù địch rõ ràng đang gây ra nỗi khốn khổ cho cử tri của tôi và gia đình ông ấy.”

    Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ cho biết họ không thể bình luận về vụ việc trong khi kháng cáo đang diễn ra nhưng khẳng định không có tài liệu nào bị mất.

    Phát ngôn viên nói thêm: “Tất cả các đơn xin thị thực định cư đều được xem xét cẩn thận, phù hợp với các quy tắc nhập cư và dựa trên bằng chứng được cung cấp bởi người nộp đơn.”

    VietHome (Theo Express)

  • Ma túy là một vấn đề nan giải ở khu vực. 

    duong ngap can sa 1
    Đường Old Park Road ở Wednesbury.

    Người dân sống ở một khu phố xuống cấp cho biết họ đã không còn ngạc nhiên khi cảnh sát phát hiện một trại cần sa trị giá 2 triệu bảng. Cảnh sát West Midlands đã phát hiện 2,000 cây cần sa trong một căn nhà trên đường Old Park Road, Wesnesbury, vào ngày 19/9/2023 sau khi nhận được tin chỉ điểm từ người dân. 

    Lính cứu hỏa West Midlands cũng đã có mặt để hỗ trợ dẹp bỏ trại cần sa. Bên trong nhà là nhiều quạt hút và dụng cụ trồng trọt. Không có ai bị bắt.

    Người dân sống trên con phố dài 0.8 dặm, nằm giữa biên giới Walsall và Sandwell, cho biết ma túy là một vấn đề hiện hữu ở khu vực suốt nhiều năm qua.

    Một người đàn ông 69 tuổi sống trên đường Old Park Road cho biết: "Ở đây rất kinh khủng. Tôi lớn lên ở đây nhưng cách đây 4 năm đã chuyển đến Cannock. Nhưng vợ tôi không vui, vì thế chúng tôi quay lại đây. Nhưng sau 4 năm mọi thứ càng tồi tệ hơn. Đi đến đâu bạn cũng phải nhìn trước ngó sau. Kim tiêm ở khắp mọi nơi".

    "Bạn có thể ngửi thấy nó, đó là mùi cần sa. Tôi không ngạc nhiên nếu ở đây có trại cần sa. Người ta có thể hút cần sa thoải mái chỉ cần đừng ảnh hưởng đến tôi. Tôi có quan tâm cũng chẳng làm gì được", ông nói.

    duong ngap can sa 1
    Từ đường Birmingham Street đi đến Old Park Road.

    Ông cũng than phiền đường Old Park Road thường bị lạm dụng như một đường đua, nhiều tài xế rồ ga phóng xe trên đường. Tuy nhiên một tài xế giao hàng cho biết, điều đặc biệt ở Old Park Road là bạn sẽ không thấy người say xỉn. 

    Trong khi đó, một phụ nữ cho biết: "Tệ nạn cần sa ở đây rất nghiêm trọng. Khu phố này có đủ mọi thứ mà một con phố xuống cấp thường có. Nơi đây ngày càng xuống dốc. Học sinh rời ghế nhà trường không tìm được việc làm".

    Nơi đây từng là một khu phố an cư lạc nghiệp  nhưng hiện tại tội phạm tràn lan với rất nhiều hoạt động phi pháp.

    Một phụ nữ cho biết: "Tuần trước có một vụ truy đuổi. Vài chiếc xe bị dí đến ngõ cụt, chúng vứt ma túy ra cửa sổ. Nhưng cảnh sát nói đây không được xem là bằng chứng, vì họ không biết số ma túy này bị vứt ra từ xe nào. Ở đây có rất nhiều vụ đột nhập và tội phạm liên quan đến ma túy".

    Cảnh sát West Mindlands đã đột kích ngôi nhà kể trên vào lúc 8h20 sáng ngày 19/9/2023. Số cần sa trị giá 2 triệu bảng được tìm thấy ở tầng 2 của ngôi nhà.

    Viethome (theo Birmingham Live)

  • Buôn thuốc lá lậu và "trồng cỏ" là 2 "nghề" từng "tạo công ăn việc làm" và đem lại thu nhập cao cho khá nhiều người Việt "đi Tây", nhất là những người vượt biên sang, không có giấy tờ, phải liều lĩnh để trả nợ.

    trong can sa du muc
    Hình ảnh tại một trại trồng cần sa trong nhà (Nguồn: internet)

    Năm 2012, tôi ở chung phòng với một cậu sinh viên người Ba Lan, tên là Kasper. Cậu ta rất vui vẻ, nhiệt tình, mỗi tội nghiện Cần sa nên lười tắm và nhác làm vệ sinh nên tôi đề nghị “chuyển”. Sau đó mới biết, thanh niên Châu Âu hút cần sa rất nhiều.

    Tôi từng nghe nhiều về nghề “trồng cỏ” của người Việt tại EU nhưng mãi đến khi sang Amsterdam (Hà Lan) năm 2014, nhìn thấy nhiều cửa hàng buôn bán hạt giống và các loại phân bón, dụng cụ trồng và hút cần sa công khai, mới bắt đầu tò mò, tìm hiểu. Tại các cửa hàng này, họ hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho khách rất tỉ mỉ, tùy theo từng loại giống.

    Ở Hà Lan, nếu bạn đăng ký trồng cần sa để cung cấp cho các hãng dược, đóng thuế đầy đủ thì nó là nghề làm nông hợp pháp. Việc bắt gặp các cánh đồng trồng cần sa lớn ven đường không hề hiếm. Nhưng làm vậy lợi nhuận thấp, lại khó cạnh tranh với dân bản xứ nên người Việt không khoái, chỉ thích trồng “đen”.

    Nghề trồng Cần sa chui tại Châu Âu “phát triển” từ đầu thập niên 1990 tại British Columbia (B.C) – Canada, dưới sự tổ chức của băng đảng Hell Angel – hội motor giang hồ người Mỹ khét tiếng, để tuồn vào thị trường “chợ đen” Mỹ. Lợi nhuận từ nghề này từng đạt tới khoảng 6,5 tỉ USD/năm, chỉ xếp sau lợi nhuận của hai ngành dầu mỏ và khí đốt ở B.C.

    Người Việt ban đầu làm thuê cho băng nhóm Hell Angel, sau thạo nghề nhảy ra làm riêng. Khi nghề trồng cần sa chui tại đây bị truy quét, việc canh tác trên các cánh đồng dễ bị máy bay trinh thám phát hiện, chính người Việt đã “sáng tạo” ra nghề trồng chui trong nhà.

    Cây cần sa trồng ngoài tự nhiên một năm chỉ được hai vụ. Khi trồng trong nhà kính với những bóng đèn công suất lớn mở 24/24 giờ giúp tăng thời gian quang hợp, với hệ thống quạt thông gió chạy liên tục cùng với phân bón, chất kích thích tăng trưởng và hệ thống tưới tiêu khép kín,..., nên mặc dù kích thước cây bé hơn nhưng tăng trưởng nhanh, do đó, một năm có thể làm 4 vụ, chưa kể hàm lượng chất marijuana cao nên càng được thị trường đen ưa chuộng.

    Ở Canada thời đó, vùng Vancouver, nơi có khu phố tàu sầm uất nhất thế giới, là lãnh địa bất khả xâm phạm của gia tộc Madame Lee (Bà Lý) - một bà trùm của Hội Tam Hợp. Còn tại Toronto và Ottawa, một “nữ doanh nhân” Việt kiều giàu có, tên Lê Thị P.M, quê Hải Phòng, năm sinh thật là 1966 (hồ sơ ghi 1977) đã bắt tay với cộng sự Ze Wai Wong (Hà Thế Hoàng) để thâu tóm toàn bộ 2 thị trường này.

    Bà trùm P.M thường kiêm luôn việc chuyển tiền về tận tay cho các thân nhân người làm "nông dân" cho mình ở quê, với giá cả hợp lý và rất uy tín. Khi bà P. M dự định đầu tư về xây dựng 1 khu du lịch ở Khánh Hòa để rửa tiền thì bị FBI sờ gáy. Toàn bộ đường dây của bà trùm sụp đổ, cảnh sát phát hiện ra đường dây này đã “bén rễ” tới 16 thành phố lớn của Mỹ và doanh thu mỗi tuần lên đến 5 triệu USD.

    Đến cuối những năm 1990, Canada truy quét mạnh tay và tăng án phạt lên cao, nghề “trồng cỏ” của người Việt di chuyển dần sang Hà Lan, rồi sang Đức và tầm năm 2004 thì lan tới nước Anh. Một số quốc gia khác cũng có trồng rải rác những không nhiều.

    Một người có thâm niên hơn 10 năm trong nghề cho biết, người Việt thường lựa chọn những nước có mức án phạt thấp với tội danh này và thị trường đen tốt, lợi nhuận cao, việc truy quét không quá gắt gao để đến “canh tác”. Do đó hiện nay chủ yếu chỉ trồng nhiều ở Hà Lan (luật xử nhẹ) và Anh (lợi nhuận cao, án chỉ tầm 5 năm).

    Qua tìm hiểu được biết, với “kỹ xảo trong nghề trồng cỏ” hiện nay, các biện pháp nghiệp vụ truy quét như dùng máy bay do thám mức độ phủ tuyết trên mái nhà vào mùa Đông, dùng máy quét nhiệt dò qua cửa sổ và việc theo dõi lượng điện tiêu dùng hàng tháng,…đều "không còn hiệu quả". Chỉ có sự giám sát, nghi ngờ rồi báo lên cơ quan chức năng của hàng xóm bản xứ và nạn “đầu đen chơi bẩn” lẫn nhau là chưa thể đối phó được. Do đó, “người trong nghề” thường chọn cách di chuyển vị trí “canh tác” thường xuyên để hạn chế “rủi ro” này. Làm nghề "trồng cỏ", sự hợp tác với các băng đảng đen tại bản xứ cũng là điều tất yếu.

    Hiện nay tại hầu hết các nước EU, nếu bạn có hút Cần sa thì có thể mang theo trong người một lượng nhất đinh. Tại Hà Lan, bạn được phép mang theo trong người tới 100g, các nước khác thì thấp hơn - thường là 10 – 20g. Do có sự khác biệt này nên người di chuyển từ Hà Lan sang các nước chung quanh, nhất là mấy anh chàng da đen thường bị kiểm tra, lục soát rất kỹ. Bạn cũng có thể trồng một vài cây trong nhà để tự phục vụ mà không bị phạt.

    Tại Anh từ sau 2004, người Việt vượt biên sang Anh chủ yếu là dân Nghệ Tĩnh. Người Nghệ có tính cục bộ địa phương cao, thường tương trợ lẫn nhau, chịu cực khổ tốt lại máu me làm giàu, biết “che đậy”, dám liều lĩnh và chấp nhận trả giá nếu bị bắt. Do đó, số người theo “nghề” này không ít. Một đồng hương khi ra đón tôi bằng một chiếc xe hạng thường thường, dù cậu ấy là một đại gia trong nghề này, giải thích rằng “Làm nghề này không dám chưng diện, vì rất dễ bị “chó” (cảnh sát) theo dõi, bắt bớ anh ạ!”.

    Tuy nhiên, thực tế hầu hết người Việt tại EU nếu không làm việc trong các nhà máy, công xưởng thì đánh hàng, buôn bán quần áo và dày dép, làm Nails, nhà hàng, bán hoa,... Số người làm nghề "trồng cỏ" chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, ngay cả tại Anh và Hà Lan. Cho nên, một số nhà báo hoặc facebooker nổi tiếng không tìm hiểu kỹ, nhận định và phán xét thiên kiến, viết bài phê phán theo lối "vơ đũa cả nắm" là rất thiếu trách nhiệm với cồng đồng kiều bào tại Châu Âu.

    Nguyễn Thức Tuấn / Nguoivienxu24h

  • Khoảng 1,000 cây cần sa đã bị tịch thu khi cảnh sát đột kích một nhà kho ở Wales. 

    may bay tam nhiet 1
    Máy bay tầm nhiệt phát hiện trang trại cần sa quy mô lớn. Ảnh: South Wales Police

    Một trại cần sa trị giá hơn 1 triệu bảng đã bị máy bay tầm nhiệt phát hiện trong một khu công nghiệp ở Wales. Khoảng 1,000 cây đã bị tịch thu vào ngày 27/10/2023 khi cảnh sát tiến hành lệnh khám xét một nhà xưởng trong Khu công nghiệp Treforest ở Pontypridd (South Wales).

    Nguồn gốc của cuộc khám xét này là do trước đó cảnh sát đã nhìn thấy hình ảnh bất thường do máy bay tầm nhiệt ghi lại. Nhà kho này đã được chuyển đổi thành 2 phòng lớn trồng 956 cây cần sa. Ngoài ra còn có những phòng khác được cải tạo sẵn sàng để trồng cần sa.

    Cảnh sát ước tính số cần sa này trị giá hơn 1 triệu bảng. 4 người đàn ông cố gắng ẩn nấp trên gác xép nhưng đã bị chó nghiệp vụ đánh hơi thấy. 

    Thanh tra cảnh sát Dean Taylor thuộc Sở Cảnh sát South Wales cho biết: "Đây là một vụ càn quét lớn. Máy bay tầm nhiệt thông minh đã dẫn chúng tôi tới đây. Bằng cách cắt đứt đường dây cung cấp cần sa và bắt giữ những người có liên quan, chúng tôi hy vọng các cộng đồng ở South Wales sẽ an toàn hơn. 

    may bay tam nhiet 1
    1,000 cây bị tịch thu vào ngày 27/10. Ảnh: South Wales Police

    Bài liên quan: Căn phòng trồng cần sa quá nóng khiến camera tầm nhiệt dò ra

    Cảnh sát cho biết họ đã đột kích một căn phòng trồng cần sa, có hàng trăm cây bên trong. Nhiệt độ phòng quá nóng cảnh sát phải nhanh chóng di tản ra ngoài.

    Trại cần sa có giá trị thị trường ước tính vào khoảng £700,000, được tìm thấy ở Hartlepool vào ngày 16-2-2023. Cảnh sát mô tả trại cần sa có quy mô công nghiệp, lượng điện tiêu thụ ở đây đạt mức vô cùng nguy hiểm. 

    may tam nhiet do can sa
    Cảnh sát cho biết căn phòng tỏa nhiệt quá nóng họ không thể ở lại trong phòng được mà phải nhanh chóng di tản ra ngoài. 

    Đại diện Sở Cảnh sát Cleveland cho biết: "Có một lượng điện cực kì nguy hiểm được lắp đặt trong ngôi nhà này, một căn phòng quá nóng cảnh sát không dám đứng bên trong. Căn phòng đó có thể nhìn thấy rõ ràng trên bảng đồ nhiệt do drone cảnh sát quay lại".

    Các chuyên gia điện đã được gọi tới để xử lý điện đóm trong tòa nhà, trước khi cảnh sát vào trong tiếp tục khám xét. Họ đã tịch thu và tiêu hủy các cây cần sa. 

    Bài liên quan: Máy bay tầm nhiệt dò ra trại cần sa trị giá £211,000 ở Dudley

    Một trại cần sa đã bị đột kích sau khi drone của cảnh sát phát hiện một nguồn nhiệt lớn tỏa ra từ mái nhà. Hơn 200 cây cần sa đã bị tịch thu tại một ngôi nhà hai tầng ở Junction Street, Dudley. Ước tính giá thị trường của số cần sa này là £211,000. Không có ai trong ngôi nhà này tại thời điểm bị đột kích. Lúc đó là 10h30 sáng ngày 28/10/2021.

    drone tam nhiet phat hien trai can sa 1
    Một căn phòng khổng lồ trồng đầy cần sa bị cảnh sát đột kích tại Dudley (Ảnh: West Midlands Police)

    Các cây cần sa cần rất nhiều nhiệt và ánh sánh để phát triển. Và cảnh sát sẽ dùng máy bay không người lái được lắp công nghệ chụp ảnh nhiệt để tìm kiếm chứng cứ. Các trại cần sa sẽ phát sáng như đèn hiệu dưới góc nhìn của camera tầm nhiệt.

    drone tam nhiet phat hien trai can sa 1
    Lượng cần sa có giá trị khoảng £211,000 (Ảnh: West Midlands Police)

    drone tam nhiet phat hien trai can sa 1
    Ảnh chụp từ drone cho thấy có 8 cảnh sát chuẩn bị đột kích ngôi nhà ở Dudley. (Ảnh: West Midlands Police)

    drone tam nhiet phat hien trai can sa 1
    Trại cần sa phát ánh sáng đỏ như đèn hiệu dưới góc nhìn của camera tầm nhiệt. (Ảnh: West Midlands Police)

    Viethome (theo Dailypost)

  • 7 người đàn ông đã bị truy tố tội sản xuất cần sa, liên quan đến một trại cần sa 1,100 cây ở trung tâm thị trấn Rugby, Warwickshire. 

    Trang trại được thiết lập bên trong một tòa nhà ngân hàng cũ nằm trên đường North Street. Khi cảnh sát nhận được tin chỉ điểm về mùi cần sa phát ra từ ngôi nhà và tiến hành đột kích vào ngày 8/3/2023, 5 tên trong nhà đã bỏ trốn nhờ một nắp mở trên gác mái.

    Ban quản lý hệ thống CCTV đã báo cảnh sát khi nhìn thấy những gã đàn ông chạy trên mái tòa nhà đối diện. Nhiều cảnh sát được điều động tới để tiến hành truy đuổi và bắt gọn các nghi phạm. 2 tên còn lại bị bắt bên trong tòa nhà. 

    Tại Tòa án Warwick Crown Court, 7 tên đã bị tuyên án từ 25 - 33 tháng tù giam sau khi thừa nhận tội sản xuất cần sa. 4 tầng lầu trong nhà đã được cải tạo thành không gian trồng cần sa, hệ thống điện bị câu trộm một cách tinh vi.

    trai can sa warwickshire

    Cảnh sát đếm được hơn 1,100 cây ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau với giá trị đường phố ước tính vào khoảng 2.8 triệu bảng. 

    Điều tra viên Matt Rapkins thuộc Đội phản ứng Rugby Proactive CID cho biết: “Đây là một chuyên án lớn, 4 tầng nhà đã được chuyển đổi cho mục đích canh tác cần sa ở quy mô công nghiệp. Chúng tôi phát hiện ra trang trại này nhờ tin chỉ điểm của cộng đồng. Nếu bạn nghi ngờ có hoạt động cần sa trong khu phố của bạn, hãy báo ngay cho cảnh sát để chúng tôi lôi những kẻ liên quan ra vành móng ngựa".

    - Arlind Nezaj 20 tuổi, không có địa chỉ cố định, và Benard Leshi 23 tuổi, cư trú tại Newton St Cyres ở Devon, bị tuyên án 33 tháng tù giam.

    - Ismail Deda 30 tuổi, và Esmir Selmani 28 tuổi, không có địa chỉ cố định, bị tuyên án 32 tháng tù giam.

    - Aleks Frroku 22 tuổi, và Serian Vata 26 tuổi, không có địa chỉ cố định, bị tuyên án 31 và 26 tháng tù giam.

    - Arsen Sejdia 31 tuổi, cư trú tại Peyto Close, Coventry, bị tuyên án 25 tháng tù giam.

    Viethome (theo rugbyobserver)

  • Hai chị em người Việt Nam liên quan đến việc điều hành 40 trại cần sa. Họ nói rằng mình là nạn nhân buôn người và nô lệ trẻ em, nhưng cảnh sát phát hiện hình ảnh họ đi tiệc tùng.

    chi em can sa
    Hình ảnh một trại cần sa. Ảnh: Getty

    Một phụ nữ đã bị bắt vì liên quan đến một băng nhóm tội phạm Việt Nam. Băng nhóm này điều hành tới 40 trại cần sa. Thông qua luật sư nhân quyền, cô nói rằng mình là nô lệ trẻ em, nhưng cảnh sát phát hiện hình ảnh của cô này tại một lễ hội xà phòng Thái Lan (foam party) vào thời điểm cô nói rằng mình đang bị buôn người ở châu Âu.

    H. Nguyen, 24 tuổi, đã chụp ảnh ở Viễn Đông. Trong khi em gái của cô là T. Nguyen, 23 tuổi, cũng nói mình bị buôn người nhưng ảnh chụp cho thấy cô đang uống bia.

    Hình ảnh được cảnh sát tìm thấy trên Facebook của họ sau khi hai cô gái khai rằng mình bị buôn bán từ Nga qua Pháp, rằng họ chứng kiến những người khác bị hành quyết. Tuy nhiên, các điều tra viên tin rằng đây chỉ là những lời bịa đặt để trốn tránh lệnh truy tố.

    Trong biên bản gửi tới Ủy ban Nội vụ, Cảnh sát Lancashire viết rằng: "Đầu sỏ của băng nhóm này là J. Nguyen, 35 tuổi, và vợ là T. Nguyen. Cả hai bị cảnh sát chặn trên đường M6 ở Cumbria. T. Nguyen đã cố vứt 70,000 bảng tiền mặt nhưng cảnh sát sau đó đã tìm lại được".

    "T. Nguyen nói mình mới 15 tuổi, còn J. Nguyen nói rằng mình cũng là nạn nhân buôn người. Sau đó T. Nguyen và chị gái H. Nguyen đã cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn về việc họ là nô lệ trẻ em và nạn nhân buôn người. Nhưng hình ảnh trên tài khoản FB lại phản chủ, vào thời điểm đó họ đang ở một châu lục khác, cụ thể là Thái Lan trong một bữa tiệc xà phòng".

    Chị em nhà Nguyen nói mình mới 15 tuổi khi bị bắt vào năm 2018. Một bà mẹ hai con trong băng nhóm cũng khai mình mới 15 tuổi khi bị bắt, nhưng thực tế đã 30 tuổi. Chỉ 24 giờ sau khi được đưa vào trung tâm chăm sóc xã hội, người này đã trốn mất. 

    K. Tran, giờ đã 35 tuổi, bị bắt 2 tháng sau tại một trại cần sa do băng nhóm quản lý ở Blackpool. Cả 4 người này cùng bị bỏ tù với 12 thành viên khác sau khi thừa nhận tội sản xuất cần sa và rửa tiền.

    Viethome (theo Express)

  • xe transit cho can sa
    Vụ tai nạn xảy ra tại đường A110 Kings Head Hill. Ảnh: Google

    Một con đường ở East London đã bị phong tỏa vào sáng ngày 17/10/2023 sau khi xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng vào lúc sáng sớm. Theo đó, một chiếc xe van Transit "chở đầy cần sa" đã lao vào một ngôi nhà, làm chảy xăng khắp nơi.

    Đường A110 Kings Head Hill ở Chingford đã bị chặn ở cả hai hướng vào lúc 2h12 phút sáng khi cảnh sát được gọi tới hiện trường nằm giữa đoạn A112 Sewardstone Road và College Gardens.

    Một người đàn ông ngoài 60 tuổi đã được dịch vụ cấp cứu hỗ trợ sức khỏe do bị sốc. Lực lượng cứu hỏa cũng tham gia đảm bảo an toàn sau khi xăng rò rỉ khỏi chiếc xe. 

    Khi tiến hành điều tra, cảnh sát phát hiện một lượng lớn cần sa bên trong. Tài xế xe van đã bỏ trốn ngay từ đầu, nhưng cảnh sát đã bắt một thanh niên ngoài 20 tuổi ở gần hiện trường vì tình nghi tội tàng trữ ma túy với ý định buôn bán.

    Vụ tai nạn khiến đường Lea Valley Road bị tắc nghẽn, các tuyến xe buýt 313, 379 và 385 buộc phải chuyển hướng.

    Bài liên quan: Chủ nhà tốn £5k dọn dẹp sau khi ngôi nhà bị đôi vợ chồng biến thành trại cần sa

    Anh Mohammad Hossain ở Newcroft Grove, Anh có một căn nhà cho thuê. Sau khi thống nhất và thương thảo hợp đồng, một cặp vợ chồng đã thuê lại căn nhà này. Tuy nhiên, sau khi thuê, cặp đôi đã biến nó thành cơ sở trồng cần sa và bị cảnh sát phát hiện. Những đối tượng thuê nhà bỏ trốn, để lại đống ngổn ngang phải mất nhiều ngày mới dọn dẹp để ở được.

    Anh Hossain cho hay, hãy cẩn thận khi cho thuê nhà, cần kiểm tra các giấy tờ một cách kỹ lưỡng. "Tôi đã cho thuê nhà được 14 năm nhưng chưa bao giờ gặp rắc rối nào như vậy", anh Hossain lắc đầu nói.

    nha trong can sa 1
    Căn nhà bị biến thành trại trồng cần sa

    Lúc anh đăng quảng cáo cho thuê, nhiều người cũng hỏi và muốn thuê. Tuy nhiên, anh quyết định cho một cặp vợ chồng thuê căn nhà. Người vợ khoảng 30 tuổi, còn người chồng 35 tuổi. Người vợ nói làm việc tại quán rượu còn người chồng làm việc tự do. Anh tin những lời nói đó là thật nên không kiểm tra kỹ.

    "Họ có vẻ tốt bụng, không có cảm giác gì cho thấy họ là người xấu", anh Hossain bày tỏ.

    Tháng 3/2022, cặp vợ chồng chuyển đến căn nhà và thanh toán tiền thuê hàng tháng đúng hạn. Giữa bên thuê và bên cho thuê không có vấn đề gì khúc mắc cho đến khi cư dân địa phương phát hiện một vụ trộm và báo cảnh sát.

    nha trong can sa 1
    Ngổn ngang đồ đạc trong phòng tắm

    Qua kiểm tra khu vực này, căn nhà được phát hiện bị biến thành nơi trồng cần sa. Khi cặp đôi đã chạy trốn, anh Hossain đối diện với vô số vấn đề như đồ đạc bị hỏng, phải sơn lại, làm sạch, quét dọn, vứt rác... Tổng chi phí phải bỏ ra khoảng 5000 bảng Anh (150 triệu đồng).

    Việc thuê nhà rồi biến thành nơi trồng cần sa ở Anh không phải là hiếm. Điều đáng chú ý là hơn 2,1 triệu người trưởng thành thừa nhận dùng cần sa hồi năm 2020 và 10 triệu người thừa nhận đã thử cần sa ít nhất một lần trong đời.

    Kể từ đầu những năm 2000, có xu hướng gia tăng trồng cần sa trong các khu nhà ở. Những đối tượng trồng cần sa thường thuê nhà chứ không phải căn hộ do chúng cần không gian rộng và thường chọn nơi vắng vẻ, ít người cùng xe cộ qua lại

    Để tránh những trường hợp như vậy, chủ nhà cần kiểm tra kỹ nhân thân người thuê, liên hệ với chủ nhà trước đây đã cho thuê hoặc công ty nơi người thuê làm việc để tìm hiểu. Cảnh giác với những người thuê nhà quan tâm quá nhiều đến hệ thống điện (do các đối tượng trồng cần sa sẽ cần điện để chiếu sáng cho các cây cần sa), cảnh giác với khách thuê muốn dọn đến nhanh.

    Điều quan trọng là chủ nhà không nên phó mặc nhà cho người thuê mà cần thường xuyên đến kiểm tra, trao đổi và giữ liên lạc với hàng xóm, nhờ hàng xóm chú ý giúp, nắm số điện thoại của người thuê để liên lạc khi phát hiện các vấn đề bất thường.

    Vietnamnet (Theo Birminghammail)

    Viethome (theo MyLondon)