• Thị trường chứng khoán London đang trên đà hoàn tất năm tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008-2009 khi chứng hàng loạt doanh nghiệp niêm yết rút đi...

    lan song niem yet
    Bên ngoài tòa nhà của sàn chứng khoán London - Ảnh: Getty Images

    Giới tài chính lo ngại rằng sẽ ngày càng nhiều doanh nghiệp thành viên chỉ số FTSE 100 – thước do gồm 100 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất trên sàn chứng khoán London – sẽ rời Anh để tới Mỹ.

    Theo thống kê từ London Stock Exchange Group, từ đầu năm đến nay, có tổng cộng 88 công ty hủy niêm yết hoặc chuyển niêm yết chính khỏi sàn này. Đây là số lượng doanh nghiệp rút khỏi Sở giao dịch chứng khoán London lớn nhất kể từ năm 2009. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp niêm yết mới chỉ là 18, con số gần thấp nhất trong 15 năm.

    Làn sóng rút khỏi thị trường vẫn tiếp diễn bất chấp những nỗ lực cải cách quy định thị trường của chính phủ Anh cũng như sàn chứng khoán London.

    Mới nhất, công ty cho thuê thiết bị Ashtead, với vốn hóa 23 tỷ bảng Anh (29 tỷ USD), đầu tháng này đã đề nghị chuyển niêm yết chính từ sàn chứng khoán London sang New York. Đây là một trong 6 công ty trong FTSE 100 đã rời khỏi sàn này để niêm yết ở nước ngoài kể từ năm 2020 đến nay. Tính cả Ashtead, tổng giá trị vốn hóa của các công ty rời đi này là gần 280 tỷ bảng Anh (gần 354 tỷ USD) – chiếm khoảng 14% tổng giá trị vốn hóa của FTSE 100.

    Trong số các doanh nghiệp rút khỏi London còn có công ty cá cược thể thao và trò chơi Flutter (vốn hóa 39 tỷ bảng Anh) và tập đoàn vật liệu xây dựng CRH (55 tỷ bảng Anh). Cả hai công ty này đều đã chuyển niêm yết chính sang sàn chứng khoán New York.

    Một loạt vụ thâu tóm của các nhà đầu tư vốn cổ phần tư nhân cũng ảnh hưởng tới số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn London. Tập đoàn an ninh mạng Cybersecurity và nền tảng đầu tư Hargreaves Lansdown là hai trong số các doanh nghiệp niêm yết trên sàn này đã đồng ý bán mình trong năm nay.

    “Chúng ta không thể duy trì vị trí là một trung tâm tài chính hàng đầu thế giới nếu không có thị trường vốn phát triển mạnh”, ông Charles Hall, giám đốc nghiên cứu công ty môi giới chứng khoán Peel Hunt, nhận xét. “Thị trường Anh không có những lợi thế tự nhiên để trở thành một địa điểm niêm yết hàng đầu, nhưng cần được ‘nuôi dưỡng’ và hỗ trợ để đạt được điều đó trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ như hiện nay”.

    Ông Hall dự báo sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp niêm yết rời khỏi Anh nếu nhà chức trách nước này không có hành động.

    Những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp chuyển niêm yết chính từ London sang New York là lực lượng nhà đầu tư hùng hậu và nhiều tiền hơn cùng triển vọng thanh khoản cổ phiếu cao hơn ở Mỹ.

    Với một số doanh nghiệp, việc chuyển đi bắt nguồn từ sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh ở khu vực Bắc Mỹ. Khoảng 98% lợi nhuận của Ashtead hiện đến từ Mỹ. Trong khi đó, tỷ lệ này của công ty ống nước Ferguson là 99%. Ferguson chuyển niêm yết chính khỏi sàn chứng khoán London sang New York vào năm 2022.

    Theo dữ liệu từ ngân hàng Bank of Amerca, trong FTSE 100, 9 công ty có hơn 50% doanh thu đến từ thị trường Mỹ.

    Theo một phân tích của tờ báo Financial Times vào năm ngoái, sàn chứng khoán London là sàn có nguy cơ lớn nhất chứng khiến làn sóng dịch chuyển của doanh nghiệp niêm yết lớn sang Mỹ. Theo đó, 18 công ty lớn niêm yết trên sàn chứng khoán London có nguy cơ sẽ rút khỏi sàn này gồm có Rio Tinto và British American Tobacco. Hai công ty này thời gian qua chịu áp lực từ cổ đông về việc chuyển niêm yết chính lần lượt sang Australia và Mỹ.

    “Ngày càng nhiều doanh nghiệp đang niếm yêt tại Anh cân nhắc việc chuyển sang Mỹ. Khoảng cách vốn hóa giữa Anh và Mỹ đang ngày càng lớn hơn”, ngân hàng Goldman Sachs nhận định trong một báo cáo hôm thứ Sáu tuần trước.

    FTSE 100, chủ yếu định hướng theo nền kinh tế truyền thống như năng lượng và khai khoáng, tăng gần 8% trong năm nay. Con số này thấp hơn nhiều so với mức tăng 27% của chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500.

    Theo một chuyên gia ngân hàng ở London, năm 2025 sẽ chứng kiến nhiều doanh nghiệp Anh niêm yết lần đầu ở Mỹ, đặc biệt là doanh nghiệp tăng trưởng nhanh.

    “Mỹ là thị trường vốn lớn nhất thế giới và mọi người đều có cảm giác rằng họ sẽ có được thương vụ IPO tốt hơn ở Mỹ”, người này nhận định.

    Theo ông Sharon Bell, chiến lược gia về chứng khoán châu Âu tại Goldman Sachs, nhiều doanh nghiệp Anh cảm thấy buộc phải niêm yết ở nước ngoài bởi sự hời hợt của nhà đầu tư trong nước.

    “Điều này thật buồn”, giám đốc của một công ty trong FTSE 100 chia sẻ sau thông báo chuyển niêm yết của Ashtead. “Tuyên bố ‘nước Mỹ trên hết’ của Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng có thể là một cú huých để các công ty đẩy nhanh kế hoạch hủy niêm yết ở Anh để chuyển sang Mỹ”.

    Theo VnEconomy

  • Ashtead, một trong những công ty hàng đầu về giá trị vốn hóa thị trường của Anh, đang chuẩn bị chuyển niêm yết từ London sang New York, gây thêm một cú sốc cho thị trường chứng khoán của nước này.

    london exchange
    Ashtead, một trong những công ty hàng đầu về giá trị vốn hóa thị trường của Anh, đang chuẩn bị chuyển niêm yết từ London sang New York, Ảnh minh họa: A.N/BNEWS

    Ashtead, tập đoàn lớn trong chỉ số FTSE 100, chuyên cho các công ty xây dựng thuê thiết bị, cho biết sự thay đổi này là vì lợi ích tốt nhất của doanh nghiệp và các cổ đông, đồng thời giúp tập đoàn tiếp cận thị trường vốn của Mỹ tốt hơn.

    Theo Ashtead, việc điều chỉnh địa điểm niêm yết là để phù hợp với phần lớn hoạt động kinh doanh của tập đoàn và quá trình này dự kiến sẽ mất từ 12 đến 18 tháng. Tập đoàn có 98% lợi nhuận là từ Bắc Mỹ và hầu hết nhân viên làm việc tại khu vực này.

    Ashtead sẽ vẫn niêm yết ở Anh trong phân khúc công ty quốc tế tại Sàn giao dịch chứng khoán London.

    Với giá trị vốn hóa thị trường 27 tỷ bảng Anh (34,4 tỷ USD), kế hoạch rời đi của Ashtead đánh dấu một trong những sự kiện lớn nhất tại Square Mile, trung tâm thương mại, tài chính của Anh, trong năm qua, vài ngày sau khi Just Eat Takeaway cho biết sẽ hủy niêm yết tại thị trường thứ cấp ở London.

    Sàn giao dịch chứng khoán London trong nhiều năm đã chứng kiến tình trạng các công ty chuyển đến Mỹ để tìm kiếm thêm nguồn đầu tư. Mối lo ngại lên đến đỉnh điểm vào năm ngoái khi nhà thiết kế chip Arm có trụ sở tại Cambridge lựa chọn việc niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq thay vì London.

    Flutter, chủ sở hữu Paddy Power và Tui, công ty du lịch lớn nhất châu Âu, đã rời London để đến các thị trường chứng khoán khác ở nước ngoài, trong khi tập đoàn an ninh mạng Darktrace đã được tư nhân hóa vào đầu năm nay.

    Số công ty rời khỏi Sàn giao dịch chứng khoán London do bị thâu tóm cũng lên mức cao nhất trong 14 năm.

    Ashtead nằm giữa tập đoàn ngân hàng Lloyds và Tesco trên chỉ số FTSE 100 về giá trị vốn hóa thị trường. Đây là công ty cho thuê thiết bị lớn thứ hai ở Mỹ, kinh doanh dưới thương hiệu Sunbelt Rentals.

    BNews (theo Telegraph)

  • Kinh tế Anh bị nhận xét đang đối diện những khó khăn nghiêm trọng và khó lòng vượt qua.

    London là một đô thị có nền kinh tế hùng mạnh khiến nhiều quốc gia phải ghen tị. Nếu là một quốc gia riêng biệt, nó sẽ nằm trong số 25 nền kinh tế lớn nhất thế giới, vượt qua các quốc gia như Argentina và Thụy Điển.

    Tuy nhiên phần còn lại của Vương quốc Anh, ngoại trừ vùng Đông Nam, đang phải đối mặt với những vấn đề kinh tế xã hội nghiêm trọng. Gần một nửa GDP của đất nước đến từ thủ đô và vùng phụ cận, đồng thời mức sống ở các khu vực khác thấp hơn đáng kể.

    Những khó khăn kinh tế, càng trở nên trầm trọng hơn do một loạt cuộc khủng hoảng, đã dẫn đến sự sụt giảm thu nhập thực tế của người Anh và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại.

    Kể từ năm 2008, khi Vương quốc Anh áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng, từ bỏ các khoản đầu tư lớn vào nhiều chương trình xã hội, thu nhập thực tế khả dụng của người dân hầu như không tăng và sức mua giảm đáng kể.

    Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn do năng suất lao động vẫn ở mức thấp nhất trong số các nước G7. Sự trì trệ này về cơ bản đã trở thành “thập kỷ mất mát” đối với Vương quốc Anh.

    Nhưng vấn đề của Vương quốc Anh không dừng lại ở đó. Ba cú sốc lớn - Brexit, đại dịch COVID-19 và cuộc chiến ở Ukraine - đã khiến nền kinh tế Anh thêm bất ổn, khiến nước này rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.

    Đặc biệt, Brexit đã cắt giảm 1/4 đầu tư nước ngoài trong 5 năm và việc chia tay Liên minh châu Âu đã làm phức tạp triển vọng kinh tế.

    Chính phủ đã huy động được 280 tỷ bảng Anh để hỗ trợ người dân trong thời kỳ đại dịch, nhưng cuộc khủng hoảng năng lượng sau đó do các lệnh trừng phạt chống Nga gây ra đã khiến chi phí sinh hoạt tăng mạnh và nợ công thậm chí còn cao hơn.

    Với lãi suất ngày càng tăng và chi phí trả nợ lên cao đáng kể (từ 40 tỷ bảng lên 100 tỷ bảng), Vương quốc Anh đang rơi vào tình thế cực kỳ khó khăn.

    kinh te nuoc thu 3
    Kinh tế Anh đối diện nhiều vấn đề ở mức nghiêm trọng.

    Cuối cùng, một vấn đề nghiêm trọng khác đối với nước Anh là sự suy giảm lực lượng lao động. Khoảng 11 triệu công dân nước này không được coi là thất nghiệp chính thức, nhưng cũng không được tham gia thị trường lao động, điều này làm giảm nguồn thu thuế và tăng áp lực lên phúc lợi xã hội.

    Để giải quyết tình trạng thiếu lao động, nước này đã tiếp nhận một lượng lớn người di cư. Bước đi trên giúp hỗ trợ nền kinh tế nhưng cũng gây ra căng thẳng xã hội và các cuộc biểu tình chống nhập cư ở nhiều thành phố lớn.

    Ngày nay, tình hình ở Vương quốc Anh giống như một mớ hỗn độn phức tạp của các cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội. Những quyết định sai lầm trong nhiều năm qua, hậu quả của Brexit và đại dịch, khủng hoảng năng lượng và thị trường lao động bất ổn... đều tạo ra gánh nặng lớn cho đất nước.

    Kết quả là nền kinh tế Anh đã trở nên tương tự như các nước thế giới thứ ba, nơi thành công và sự giàu có tập trung ở thủ đô, còn phần còn lại của đất nước phải gánh chịu vô vàn vấn đề kinh tế và xã hội.

    Giáo dục & Thời đại (theo Reporter)

  • Chính phủ Công đảng (đảng Lao Động) đã trình bày kế hoạch đưa nước này thoát khỏi tình trạng tăng trưởng trì trệ nhiều năm bằng cách tăng thuế và mở rộng quy mô của đầu tư công.

    Một quyết định không dễ dàng

    Trình bày kế hoạch ngân sách tại Quốc hội giữa tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Rachel Reeves cho biết Chính phủ Anh sẽ tăng thuế thêm 40 tỷ bảng (khoảng 51,9 tỷ USD), một trong những mức tăng thuế lớn nhất trong một thế hệ và vay hàng tỷ bảng trong những năm tới để đầu tư công.

    fksdfkdshfkjdsf
    Bộ trưởng Tài chính Rachel Reeves đã trình bày bản ngân sách đầu tiên của bà lên Quốc hội Anh. Ảnh: New York Times.

    Theo bà Reeves, đợt tăng thuế này được hiệu chỉnh để chủ yếu đánh vào các doanh nghiệp và người giàu. Sẽ có một khoản thuế bổ sung đối với thuế tiền lương do các doanh nghiệp trả (tăng mức đóng góp vào bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động) để huy động 25 tỷ bảng một năm và một khoản thuế tăng đối với thu nhập từ đầu tư vốn, tức là lợi nhuận thu được từ việc bán cổ phiếu. Những khoản tăng khác bao gồm thuế thừa kế, thuế khi mua nhà thứ hai và thuế với hành khách đi lại bằng máy bay tư nhân, trong khi thuế VAT sẽ được thêm vào học phí trường tư từ tháng 1/2025.

    Cùng với tăng thuế, chính phủ Công đảng đang đặt cược rằng một khoản tiền nhà nước “bơm” vào có thể chấm dứt một thập kỷ tăng trưởng thấp bằng cách thúc đẩy đầu tư trong khi các khoản thuế bổ sung được sử dụng để “vá” các dịch vụ công của Anh. “Cách duy nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là đầu tư, đầu tư, đầu tư”, Bộ trưởng Reeves nói, đồng thời cam kết tăng đầu tư thêm 100 tỷ bảng (khoảng 130 tỷ USD) trong 5 năm tới.

    Đây là ngân sách đầu tiên do Công đảng trình bày sau 14 năm không nắm quyền. Đây cũng là cơ hội đầu tiên để đất nước thấy đảng này thực sự sẽ thực hiện lời hứa “thay đổi” như thế nào. Sau khi nhậm chức vào tháng 7, Thủ tướng Keir Starmer đã lập luận rằng đến lúc phải thực tế về quy mô nguồn lực cần thiết để duy trì nhà nước phúc lợi của Anh khi nước này quản lý dân số già hóa và nhu cầu ngày càng tăng về chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe, quốc phòng.

    Chính phủ đảng Bảo thủ trước đây đã đưa ra các khoản cắt giảm lớn với dịch vụ công trong những năm tới để cân bằng sổ sách. Nhưng, thay vì thực hiện toàn bộ các biện pháp cắt giảm đó, chính phủ Công đảng quyết định tăng thuế để có đủ số tiền lấp đầy "hố đen" của các cam kết chi tiêu chưa được tài trợ của đảng Bảo thủ, giúp chuyển thêm nguồn lực vào các dịch vụ công.

    Trong nhiều tháng qua, bà Reeves đã cảnh báo rằng ngân sách mới sẽ bao gồm những lựa chọn “khó khăn”, ám chỉ rằng người Anh sẽ phải chịu đau đớn ngay bây giờ để có được phần thưởng lớn hơn sau này. Các quan chức chính phủ cho biết những lựa chọn này sẽ giúp đạt được mục tiêu đưa Anh trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong Nhóm G7.

    “Bất kỳ bộ trưởng tài chính có trách nhiệm nào cũng cần phải đưa ra những quyết định khó khăn ngay hôm nay để tăng doanh thu cần thiết để tài trợ cho các dịch vụ công của chúng ta”, bà Reeves nói. “Những lựa chọn mà tôi đưa ra hôm nay là những lựa chọn đúng đắn cho đất nước chúng ta. Điều đó không có nghĩa là những lựa chọn này dễ dàng”.

    Những rủi ro tiềm tàng và áp lực phản đối

    Kế hoạch này không phải là không có nhược điểm và rủi ro. Việc phần lớn trong số tiền tăng thuế đến từ tăng đóng góp bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động có nguy cơ ảnh hưởng đến tiền lương của những người được trả lương thấp nếu người sử dụng lao động đối phó thông qua mức lương thấp hơn. Các nhóm doanh nghiệp vì thế đã cảnh báo rằng mức thuế cao hơn, chủ yếu đổ lên vai người sử dụng lao động, có thể cản trở việc tuyển dụng và đầu tư.

    Các nhà kinh tế cũng không kỳ vọng tác động lớn đến tăng trưởng trừ khi đầu tư của khu vực tư nhân cũng tăng. Một cơ quan giám sát ngân sách độc lập, Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách, dự báo nền kinh tế Anh sẽ tăng trưởng 1,1% vào năm 2024 và 2% vào năm 2025. Tăng trưởng sẽ vẫn dưới 2% cho đến năm 2029, cơ quan này nhận định. Trong khi đó, ông Chris Turner, Giám đốc thị trường toàn cầu tại Tập đoàn ngân hàng ING, cho biết dự báo về tăng trưởng và lạm phát cao hơn cũng khiến các nhà đầu tư giảm kỳ vọng về việc Ngân hàng Trung ương Anh cắt giảm lãi suất.

    Chiến lược của Anh đang đi ngược lại xu hướng chung ở châu Âu, nơi các quốc gia thường thắt lưng buộc bụng để chi trả cho nhiều năm chi tiêu lớn sau đại dịch và cuộc khủng hoảng giá năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra. Chính phủ Pháp đã công bố cắt giảm chi tiêu lớn trong ngân sách cho năm tới, trong khi Chính phủ Đức cũng đang cắt giảm chi tiêu mặc dù có khoản nợ nhỏ hơn nhiều so với các nước khác. Chính phủ Mỹ thì lựa chọn phương án vay nợ quy mô lớn mà không tăng thuế.

    Những tiếng nói phản đối đã sớm xuất hiện sau khi Bộ trưởng Tài chính Reeves công bố ngân sách mới. Những người chỉ trích cho rằng người lao động sẽ phải chịu gánh nặng lớn hơn vì bà Reeves sẽ gia hạn lệnh “đóng băng” ngưỡng thuế thu nhập, hiện dự kiến kết thúc vào tháng 4/2028, và khiến mọi người phải trả mức thuế suất cao hơn. Phát biểu với BBC, lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Ed Davey phê phán rằng chính phủ đảng Bảo thủ trước đây “chắc chắn đã khiến nền kinh tế của chúng ta tan hoang... nhưng chính phủ mới không thể để gánh nặng giải quyết tình trạng hỗn loạn này đè lên các gia đình và doanh nghiệp nhỏ vốn đã phải chịu đựng do các đợt tăng thuế của đảng Bảo thủ trong quá khứ”.

    Việc chính phủ Công đảng mở rộng thuế thừa kế cho các trang trại gia đình cũng đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Các trang trại có giá trị 1 triệu bảng trở lên (ước tính ở Anh có khoảng 70.000 trang trại như vậy) sẽ phải chịu thuế thừa kế 20%. Thuế này được cho rằng sẽ khiến khó khăn của nông dân trở nên trầm trọng hơn. Cựu Chủ tịch Liên minh Nông dân Quốc gia (NFU), bà Minette Batters nói: “Nông dân Anh đã phải vật lộn vì Brexit đã chấm dứt Chính sách Nông nghiệp Chung (CAP) và các chính sách trợ cấp mới của chính phủ không hiệu quả. Nông dân giàu tài sản nhưng lại nghèo tiền mặt. Vì vậy, khoản thuế này sẽ có tác động tiêu cực với họ”.

    Bộ trưởng Reeves cũng đang phải đối mặt với khả năng bị Unite, công đoàn và là nhà tài trợ lớn cho Công đảng, thách thức pháp lý khi cho biết họ đang có kế hoạch tiến hành đánh giá tư pháp. Unite đã gửi một lá thư trước khi hành động tới Liz Kendall, Bộ trưởng Bộ Công trình và Lương hưu (DWP), yêu cầu chính phủ hủy bỏ việc xóa bỏ khoản thanh toán nhiên liệu mùa đông và bãi bỏ các quy định được ban hành vào tháng 8/2024.

    Lựa chọn dũng cảm và cần thiết

    Bất chấp những thách thức, kế hoạch ngân sách của Bộ trưởng Rachel Reeves báo hiệu sự thay đổi đáng hoan nghênh so với quá khứ và nhấn mạnh quy mô của những thách thức mà nước Anh đang phải đối mặt.

    Các nhà kinh tế từ lâu đã chỉ ra mức đầu tư công và tư yếu kém là lý do chính khiến Anh tăng trưởng chậm chạp. Phần lớn động lực tăng trưởng kinh tế của nước này trong 16 năm qua được thúc đẩy bằng cách tăng thêm lao động, một phần thông qua nhập cư, thay vì làm cho lao động hiện tại năng suất hơn. Sản lượng bình quân đầu người của Anh chỉ tăng 5,6% trong giai đoạn 2007-2023, quá thấp nếu so với con số 20% ở một quốc gia G7 khác là Mỹ.

    Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), kinh tế Anh chỉ tăng trưởng 2,9% trong 3 tháng tính đến tháng 6 so với trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, tụt hậu xa so với mức tăng trưởng 10,7% mà Mỹ ghi nhận trong cùng kỳ. Trong số các nước ngang hàng với Anh trong nhóm G7, chỉ có Đức có sự phục hồi yếu hơn sau đại dịch.

    Do đó, kế hoạch ngân sách mà bà Reeves vừa đưa ra là lựa chọn cần thiết. Ngân sách này sẽ cho phép bà phân bổ các nguồn lực thiết yếu cho trường học, bệnh viện và tăng mức đầu tư công để đảm bảo tăng trưởng trong tương lai. Bộ trưởng Reeves đã chọn nới lỏng quy tắc tài chính đối với nợ công để tăng mức đầu tư theo kế hoạch trong 5 năm tới, một điều mà ông Paul Johnson, Giám đốc Viện Nghiên cứu tài chính có trụ sở ở London, gọi là "một động thái dũng cảm và là sự tập trung đáng hoan nghênh vào dài hạn”.

    Và, để xoa dịu sự lo lắng của các nhà đầu tư, Bộ trưởng Reeves cũng đã công bố một quy tắc mới: rằng khoản vay sẽ không trang trải các khoản chi tiêu hằng ngày của chính phủ. Bà cho biết khoản vay này sẽ giúp tài trợ cho chính sách công nghiệp dài hạn của Công đảng, mà theo bà sẽ giúp phá vỡ chu kỳ đã gây khó khăn cho các chính phủ ở châu Âu: tăng trưởng chậm khiến các chính phủ thiếu tiền để duy trì các dịch vụ công.

    Bên cạnh những lời chỉ trích, cũng có nhiều tiếng nói khen ngợi bà Reeves. Trong bài bình luận mới nhất, tờ Guardian viết: “Việc ngân sách này đan xen với rủi ro không phản ánh năng lực của bà Reeves, nó chỉ phản ánh di sản tồi tệ của đảng Bảo thủ mà bà thừa hưởng. Bỏ qua tiếng kêu than của những kẻ giàu có về thuế thừa kế và thuế thu nhập từ vốn, đây một ngân sách dũng cảm và cho thấy Công đảng hiểu được quy mô thực sự của thách thức kinh tế mà nước Anh phải đối mặt”.

    Trong một bài viết khác cũng trên tờ Guardian, Phó Thủ tướng Anh, bà Angela Rayner nhấn mạnh đây là “một ngân sách dành cho người lao động”. “Ngân sách này không chỉ là một tập hợp các chính sách mà còn là một tầm nhìn chính trị táo bạo, phá vỡ quá khứ và bắt đầu một chương mới”, bà Rayner nói. “Đây là một khoảnh khắc định hình kỷ nguyên được thúc đẩy bởi các giá trị của Công đảng”.

    Theo CAND

  • Ngày 31/10, tình trạng bán tháo trái phiếu Chính phủ Anh vẫn diễn ra, khi các nhà đầu tư lo ngại khoản nợ bổ sung trong Ngân sách mùa Thu do Bộ Tài chính công bố một ngày trước.

    trai phieu chinh phu anh
    Trái phiếu chính phủ Anh. Ảnh: Business Recorder

    Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 31/10, tình trạng bán tháo trái phiếu Chính phủ Anh vẫn tiếp tục diễn ra, trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về khoản nợ bổ sung trong Ngân sách mùa Thu do Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves công bố một ngày trước.

    Tâm lý lo ngại của thị trường đã đẩy chi phí vay nợ của Anh lên mức cao nhất trong năm nay, với lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng 0,09 điểm phần trăm lên 4,44%. Trong khi đó, đồng bảng Anh đã giảm 0,8% giá trị, với mức quy đổi còn 1,286 USD, thấp nhất trong hơn 2 tháng.

    Những diễn biến trên tiếp nối các phản ứng tiêu cực ngày 30/10 của thị trường đối với bản Ngân sách mùa Thu năm 2024, khi chính phủ Công đảng có kế hoạch vay thêm 28 tỷ bảng/năm (36,12 tỷ USD/năm) để đảm bảo cải thiện chi tiêu cho các dịch vụ công và nền kinh tế.

    Nhận định về bản Ngân sách đầu tiên của Công đảng sau 14 năm, Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách (OBR), một cơ quan độc lập chịu trách nhiệm dự báo kinh tế và giám sát tài chính công của Anh, cho rằng đây là “một trong những đợt nới lỏng tài chính lớn nhất trong những thập kỷ gần đây”. OBR đã chỉ ra mức độ không chắc chắn cao về lợi tức doanh thu của một số chính sách thuế, như các thay đổi về thuế áp dụng đối với người không cư trú, thuế đối với lãi suất chuyển nhượng và thuế thừa kế đối với tài sản hưu trí.

    Các số liệu từ Văn phòng Quản lý nợ (DMO) cũng cho thấy doanh số bán nợ có khả năng đạt 300 tỷ bảng (387 tỷ USD) trong năm tài chính hiện tại, tăng so với ước tính trước đó là 278 tỷ bảng (359 tỷ USD) và cao hơn một chút so với kỳ vọng của các nhà đầu tư.

    Theo ông Ben Nicholl, nhà quản lý quỹ cấp cao tại công ty quản lý quỹ đầu tư Royal London Asset Management, một số nhà đầu tư hiện lo ngại rằng các giả định trong Ngân sách của Bộ trưởng Reeves là quá lạc quan và chính phủ Công đảng có thể sẽ phải một lần nữa vay thêm tiền và tăng thuế vào tháng 4 tới.

    Việc tăng lợi suất trái phiếu chính phủ đã khiến chi phí đi vay 10 năm của Anh tiến gần đến mức đỉnh 4,63%, sau khi bản ngân sách vào tháng 9/2022 của Thủ tướng khi đó là bà Liz Truss đã gây ra khủng hoảng trên thị trường trái phiếu Chính phủ Anh và khiến đồng bảng lao dốc xuống mức thấp kỷ lục.

    Theo chuyên gia tài chính của ngân hàng JPMorgan, quyết định tăng thuế, vay nợ và chi tiêu quy mô lớn của chính phủ Công đảng sẽ thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát trong ngắn hạn, đồng thời ngân sách sẽ làm thay đổi các tính toán về cắt giảm lãi suất. Sau khi ngân sách được công bố, các nhà đầu tư trên thị trường hoán đổi dự báo Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ có 3 lần cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong 12 tháng tới, giảm so với 4-5 lần trong dự báo trước đó.

    Thị trường cổ phiếu Anh đã giảm điểm khi các nhà giao dịch thu hẹp kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất. Chỉ số FTSE 100 đã giảm 0,6%, trong khi FTSE 250 giảm 1,5%.

    Theo TTXVN

  • Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự báo Ngân hàng trung ương Vương quốc Anh (BoE) sẽ cắt giảm lãi suất nhanh hơn nhiều so với dự đoán của thị trường trong năm tới.

    goldman sachs
    Chi nhánh ngân hàng Goldman Sachs ở London

    Các nhà phân tích của Goldman Sachs nhận định lãi suất hiện đang ở mức 5%, và đến tháng 11/2025 sẽ giảm xuống 2,75%, thấp hơn nhiều so với mức 3,5% mà thị trường tiền tệ dự đoán. Giải thích cho dự báo này, Goldman Sachs cho biết lãi suất sẽ giảm xuống thấp hơn mức mà thị trường tiền tệ dự đoán trước sự suy giảm nhanh chóng của lạm phát và lập trường có xu hướng ủng hộ nới lỏng chính sách của Ủy ban Chính sách tiền tệ (MPC).

    Theo số liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS), lạm phát trong tháng 9/2024 của nước Anh đã bất ngờ giảm xuống 1,7%, đánh dấu lần đầu tiên số liệu này giảm xuống dưới mức mục tiêu 2% của BoE kể từ tháng 4/2021.

    Theo các nhà kinh tế, lạm phát giảm sẽ tạo thêm áp lực buộc MPC phải xem xét cắt giảm lãi suất sau khi số liệu được công bố trước đó cho thấy sự giảm tốc của thị trường việc làm. Thống đốc BoE Andrew Bailey đã từng nhận định MPC sẽ "quyết liệt hơn" trong việc giảm lãi suất.

    Dự báo nói trên của Goldman Sachs sẽ là một động lực tích cực đối với những người vay thế chấp, khi họ phải đối mặt với chi phí vay tăng vọt sau khi lãi suất được nâng lên 5,25% vào tháng Tám năm ngoái để kiềm chế lạm phát. Lạm phát của Anh từng đạt mức đỉnh 11,1% vào tháng 10/2022 do giá năng lượng tăng và thực phẩm tăng mạnh.

    Nếu dự đoán của Goldman Sachs chính xác, BoE sẽ cắt giảm lãi suất liên tục tại cả chín cuộc họp tiếp theo, với mức giảm 0,25 điểm phần trăm mỗi lần.

    Trước đó, giới chuyên gia cảnh báo Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves về nguy cơ nợ công trở nên “không bền vững” nếu không có hành động khẩn cấp để bảo vệ nền kinh tế trong bối cảnh nợ công đang trên đà tiến đến mốc 3.000 tỷ bảng (khoảng 3.939 tỷ USD), và hiện đã gần tương đương mức 100% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

    Theo ONS, tính đến tháng 7/2024, nợ công của Anh ở mức khoảng 2.650 tỷ bảng, tương đương 98,5% GDP. Dù con số nợ công này giảm nhẹ so với mức 2.730 tỷ bảng Anh được ghi nhận vào cuối tháng 5/2024, nhưng điều này là do một số yếu tố, chủ yếu là sự điều chỉnh trong phương pháp ghi nhận nợ và tác động của lạm phát đối với trái phiếu liên kết chỉ số, vốn dao động theo sự thay đổi của Chỉ số giá bán lẻ (RPI).

    BNews (theo Telegraph)

  • Theo số liệu chính thức công bố ngày 16-10, lạm phát tại Vương quốc Anh đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn ba năm qua. Sự sụt giảm này đã củng cố kỳ vọng của thị trường rằng Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ hạ lãi suất tại cuộc họp chính sách tiếp theo vào tháng 11.

    lam phat o anh giam sau
    Lạm phát giảm sâu tạo kỳ vọng BoE sẽ tiếp tục giảm lãi suất trong cuộc họp tới. Ảnh: Kin Cheung

    Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh cho biết giá tiêu dùng tăng 1,7% trong tháng 9, giảm so với mức 2,2% của tháng trước, chủ yếu do giá vé máy bay và xăng dầu giảm. Tuy nhiên, áp lực giá đã giảm trên diện rộng, kể cả trong lĩnh vực dịch vụ - vốn khiến các nhà hoạch định chính sách lo ngại do chiếm khoảng 80% nền kinh tế Anh.

    Mức giảm này vượt xa dự báo 1,9% của giới chuyên môn, đưa lạm phát về dưới mức mục tiêu 2% mà ngân hàng trung ương đặt ra lần đầu tiên kể từ năm 2021. Với kết quả khả quan này, hội đồng hoạch định lãi suất của ngân hàng dự kiến sẽ tiếp tục giảm lãi suất chính xuống 4,75% từ mức 5% trong cuộc họp đầu tháng 11 tới. Trước đó, ngân hàng đã có động thái giảm lãi suất vào tháng 8, đánh dấu lần giảm đầu tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020...

    Với kỳ vọng kiềm chế đà tăng của giá cả, các ngân hàng trung ương giờ đây đang có xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ. Cụ thể, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giảm lãi suất cơ bản trong kỳ họp gần đây. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm trong cuộc họp ngày 17-10 tới.

    Ngân hàng Trung ương được dự báo sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay tại cuộc họp tới vào tháng 11, đặc biệt khi họ nắm được chi tiết ngân sách của chính phủ vào ngày 30-10. Chính phủ Công đảng mới nhậm chức đã tuyên bố cần bù đắp khoản thâm hụt 22 tỷ bảng Anh (tương đương 29 tỷ USD) trong ngân sách công. Họ cũng cho biết có thể phải tăng thuế và cắt giảm chi tiêu, điều này nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và góp phần làm giảm áp lực lạm phát.

    Song song với đó, đây lại là giai đoạn đầy khó khăn đối với nhiều gia đình yếu thế tại Vương quốc Anh. Bởi lẽ, các khoản trợ cấp được tính dựa trên tỷ lệ lạm phát đo lường vào tháng 9. Nếu chúng được gắn với tỷ lệ của tháng 10 - thời điểm lạm phát được dự đoán sẽ tăng cao do sự gia tăng hóa đơn năng lượng trong nước - thì các hộ gia đình này đã có thể nhận được nhiều hơn.

    Bà Lalitha Try, chuyên gia kinh tế tại Quỹ Resolution, nhận định: "Sự sụt giảm tạm thời này xảy ra vào thời điểm không mấy thuận lợi đối với hàng triệu gia đình có thu nhập từ thấp đến trung bình, vì sẽ dẫn đến việc họ nhận được ít trợ cấp hơn trong năm tới".

    Theo Hanoimoi

  • Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS), tính đến tháng 7/2024, nợ công của Anh ở mức khoảng 2.650 tỷ bảng, tương đương 98,5% GDP.

    Giới chuyên gia cảnh báo Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves về nguy cơ nợ công trở nên “không bền vững” nếu không có hành động khẩn cấp để bảo vệ nền kinh tế trong bối cảnh nợ công đang trên đà tiến đến mốc 3.000 tỷ bảng (khoảng 3.939 tỷ USD), và hiện đã gần tương đương mức 100% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

    Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS), tính đến tháng 7/2024, nợ công của Anh ở mức khoảng 2.650 tỷ bảng, tương đương 98,5% GDP. Dù con số nợ công này giảm nhẹ so với mức 2.730 tỷ bảng Anh được ghi nhận vào cuối tháng 5/2024, nhưng điều này là do một số yếu tố, chủ yếu là sự điều chỉnh trong phương pháp ghi nhận nợ và tác động của lạm phát đối với trái phiếu liên kết chỉ số, vốn dao động theo sự thay đổi của Chỉ số giá bán lẻ (RPI).

    Tình trạng tài chính công chắc chắn sẽ là mối quan tâm lớn đối với Bộ trưởng Reeves, người đã nhiều lần cảnh báo về "hố đen" tài chính 22 triệu bảng Anh mà chính phủ tiền nhiệm để lại.

    no cong chinh phu anh

    Báo cáo mới đây của Ủy ban Kinh tế Thượng viện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng nợ công của Anh. Mở đầu báo cáo có đoạn: "Nợ công của Anh đã tăng nhanh trong những năm gần đây và tiến gần đến mức 100% GDP vào tháng 9/2020 khi chi tiêu của chính phủ giá tăng để ứng phó với đại dịch COVID-19". Theo dự báo của Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách (OBR), nợ công của Anh sẽ tiếp tục tăng.

    Ủy ban Kinh tế Thượng viện cho biết một mức nợ công có nguy cơ trở nên “không bền vững” nếu không có đủ biện pháp để hấp thụ các cú sốc kinh tế trong tương lai, hoặc nếu cách tiếp cận của chính phủ đối với chính sách tài khóa khiến chi phí trả nợ gia tăng trong dài hạn.

    Chính vì thế, Ủy ban kết luận nếu không có một chính sách tài khóa phù hợp để giải quyết những thách thức mà Anh đang phải đối mặt, nợ công của nước này có nguy cơ trở nên “không bền vững”, hay nói cách khác là mất khả năng kiểm soát.

    Mới đây, trả lời phỏng vấn tờ Financial Times, Bộ trưởng Reeves cam kết sẽ đưa ra các biện pháp bảo vệ để đảm bảo rằng việc vay nợ thêm để đầu tư trong ngân sách đầu tiên của bà sẽ không quá mức, nhằm xoa dịu lo ngại về đà tăng của nợ công.

    TTXVN (theo express.co.uk)

  • Dù đã chuẩn bị cho khả năng cắt giảm nguồn tài trợ và tăng thuế trong ngân sách sẽ được công bố vào cuối tháng 10, Thủ tướng Starmer vẫn khẳng định sẽ không 'đi theo con đường thắt lưng buộc bụng.'

    that lung buoc bung
    Thủ tướng Anh Keir Starmer phát biểu tại London ngày 27/8/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

    Thủ tướng Anh Keir Starmer đã cam kết sẽ bảo vệ các dịch vụ công và loại trừ khả năng áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng trong bối cảnh Đại hội thường niên của Công đảng Anh bắt đầu diễn ra vào ngày 22/9.

    Được tổ chức tại Liverpool, đại hội kéo dài 4 ngày này diễn ra gần 3 tháng sau khi Công đảng giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử trước đảng Bảo thủ, song chính phủ mới đang phải đối mặt với áp lực từ nhiều phía.

    Trong bối cảnh nền kinh tế Anh đang gặp khó khăn, Phó Thủ tướng Angela Rayner đã có bài phát biểu khai mạc với tầm nhìn lạc quan, cam kết chính phủ mới sẽ "khôi phục các nền tảng để đưa Anh trở lại con đường tăng trưởng."

    Trong bài phát biểu, bà Rayner đã công bố kế hoạch cải cách "lịch sử" về quyền lợi của người lao động, bao gồm lệnh cấm hợp đồng không có giờ làm việc cố định và tăng mức lương tối thiểu.

    Bà cũng nêu rõ các biện pháp về nhà ở, đặc biệt sau các báo cáo về thảm họa cháy tòa tháp Grenfell Tower ở London năm 2017 khiến hơn 70 người thiệt mạng.

    Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh David Lammy đã thu hút sự chú ý với bài phát biểu sôi nổi, nhấn mạnh rằng "nước Anh đã trở lại."

    Ông thể hiện sự tập trung vào sứ mệnh đưa Anh trở lại vị thế toàn cầu, nhấn mạnh sự cần thiết phải "thiết lập lại" mối quan hệ với châu Âu và bảo vệ luật pháp quốc tế.

    Cũng tại đại hội, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã khẳng định cam kết "tái thiết nước Anh" sau 14 năm dưới sự lãnh đạo của đảng Bảo thủ, đồng thời cảnh báo về "những quyết định khó khăn."

    Bà Reeves cho biết sẽ xây dựng một ngân sách nhằm vực dậy nước Anh, đồng thời xác định sự phát triển kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu của chính phủ nước này.

    Trước thềm đại hội, Thủ tướng Starmer đã có cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Observer, trong đó ông đề cập đến các mục tiêu lớn về xây dựng nhà ở, thành lập cơ quan đầu tư năng lượng xanh do nhà nước sở hữu và tuyển dụng thêm cảnh sát cũng như giáo viên.

    Mặc dù đã chuẩn bị cho khả năng cắt giảm nguồn tài trợ và tăng thuế trong ngân sách sẽ được công bố vào cuối tháng 10 tới, Thủ tướng Starmer vẫn khẳng định sẽ không "đi theo con đường thắt lưng buộc bụng."

    Ông tuyên bố sẽ thực hiện "những việc khó khăn trước tiên," nhưng vẫn đảm bảo rằng các dịch vụ công hoạt động hiệu quả và bảo vệ người lao động khỏi việc tăng thuế.

    Chính phủ của Thủ tướng Starmer đã quy kết trách nhiệm cho chính phủ tiền nhiệm của đảng Bảo thủ đã để lại khoản thâm hụt ngân sách lên tới 22 tỷ bảng Anh (28 tỷ USD).

    Văn phòng thống kê quốc gia Anh cho biết nợ ròng trong khu vực công của nước này đã lên mức kỷ lục vào cuối tháng Tám, bằng đúng quy mô của nền kinh tế.

    Đây là lần thứ hai nợ ròng của Anh lên tới con số tương đương Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) kể từ sau lần đầu tiên xảy ra những năm 1960./.

    Theo TTXVN/Vietnam+

  • Với quyết định chấm dứt cấp phép khoan dầu mới và tăng thuế đối với các công ty dầu khí, Chính phủ Anh đang đặt cược vào một tương lai năng lượng sạch, bất chấp những phản đối từ ngành dầu khí và các bên liên quan.

    anh rut lui khoi dau mo
    Kế hoạch ngừng hoạt động khoan dầu của Anh không phải là động thái đầu tiên trong số các quốc gia sản xuất dầu mỏ. Ảnh: THX/TTXVN

    Theo tờ Politico ngày 11/9, trong nhiều thập kỷ, Anh đã khai thác dầu khí từ các mỏ ngoài khơi bờ biển Scotland, đặc biệt là tại Biển Bắc, nơi từng là nguồn thu nhập chính cho quốc gia. Tuy nhiên, với việc Đảng Lao động lên nắm quyền, chính phủ mới đã ngay lập tức báo hiệu một sự thay đổi lớn, chuyển từ sự phụ thuộc vào nguồn dự trữ đang cạn kiệt sang một tương lai với công nghệ sạch và năng lượng tái tạo.

    Thủ tướng Anh Keir Starmer và Bộ trưởng Năng lượng Ed Miliband đã tuyên bố ngừng cấp giấy phép mới cho các hoạt động khoan dầu và khí đốt ngoài khơi bờ biển Scotland, thay vào đó là các chính sách nhằm phát triển năng lượng xanh. Bộ Tài chính Anh cũng chuẩn bị tăng thuế đối với các công ty dầu khí, dùng nguồn thu này để đầu tư vào các trang trại năng lượng mặt trời và tua-bin gió. Trong một động thái mang tính bước ngoặt, Chính phủ Anh đã từ bỏ việc bảo vệ một thách thức pháp lý liên quan đến dự án khai thác dầu ở Biển Bắc, khiến tương lai của dự án này trở nên bấp bênh.

    Mặc dù vẫn còn tới 4 tỷ thùng dầu nằm dưới Biển Bắc và Bộ trưởng Miliband đã thừa nhận rằng Anh sẽ tiếp tục phụ thuộc vào các mỏ dầu và khí đốt hiện có trong "nhiều thập kỷ tới", nhưng các dự án năng lượng sạch đang được đẩy mạnh với việc phê duyệt bốn trang trại năng lượng mặt trời lớn từ tháng 7 vừa qua và kế hoạch thành lập công ty năng lượng sạch nhà nước, Great British Energy.

    Chính sách mới của Đảng Lao động đã gây ra những lo ngại trong ngành dầu khí và các nghị sĩ đối lập, những người cho rằng các biện pháp này có thể tước mất việc làm và khiến Anh phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu năng lượng. Tại Scotland, nơi có ngành công nghiệp dầu khí phát triển mạnh mẽ, các nghị sĩ và công đoàn đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ.

    Cựu Bộ trưởng Năng lượng Andrew Bowie đã chỉ trích quyết định này, coi đây là "một quyết định vô cùng tồi tệ", đặc biệt là khi nó ảnh hưởng đến khu vực Aberdeen, nơi tập trung nhiều công nhân dầu khí. Đảng Dân tộc Scotland (SNP) cũng đã tận dụng lập trường của đảng Lao động để thu hút sự ủng hộ từ các cử tri, hứa hẹn bảo vệ việc làm của công nhân Biển Bắc.

    Sharon Graham, Tổng thư ký của công đoàn Unite, đã yêu cầu đảng Lao động dừng lệnh cấm cấp giấy phép mới cho đến khi có thể đưa ra "kế hoạch khả thi để thay thế việc làm ở Biển Bắc".

    Kế hoạch ngừng hoạt động khoan dầu của Anh không phải là động thái đầu tiên trong số các quốc gia sản xuất dầu mỏ. Đan Mạch đã từ bỏ các hoạt động khoan mới ở Biển Bắc từ năm 2020, và New Zealand cũng đã cấm các giấy phép khai thác ngoài khơi từ năm 2019. Chính phủ Anh sẽ công bố hướng dẫn môi trường mới cho các công ty dầu khí vào cuối năm nay.

    Mặc dù vậy, các lãnh đạo ngành dầu khí cảnh báo rằng các chính sách này có thể gây ra sự trì trệ kinh tế. Robin Allan, Chủ tịch Hiệp hội các công ty thăm dò độc lập của Anh, cho rằng chính phủ nên lắng nghe các nhà lãnh đạo ngành để duy trì tăng trưởng kinh tế.

    Vũ Thanh/Báo Tin tức (Theo Politico.eu)

  • sau rieng cafe 1
    LINH PHAM/BLOOMBERG/GETTY IMAGES

    Người dân Việt Nam ưu tiên trồng sầu riêng hơn cà phê do sự vượt trội về giá trị kinh tế mà loại trái cây này mang lại. Đó là một trong những tác nhân khiến giá cà phê thế giới tăng.

    Giá bao nhiêu là quá cao cho một tách cà phê?

    Mức giá 5 bảng Anh (161.000 đồng ở London hay 7 USD (171.000 đồng) ở New York cho một tách cà phê có thể là mức không tưởng đối với nhiều người. Tuy nhiên, điều này sẽ sớm thành hiện thực vì các yếu tố về kinh tế và môi trường ở các vùng sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.

    Nhà phân tích Judy Ganes cho biết giá của hạt cà phê chưa rang được giao dịch trên thị trường toàn cầu hiện đang ở "mức cao kỷ lục".

    Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân đến từ sự cộng hưởng của nhiều yếu tố như mất mùa, các tác nhân thị trường, kho dự trữ cạn kiệt - và cả loại trái cây có "mùi khó ngửi" là sầu riêng.

    Vì sao giá cà phê lại cao vào lúc này và điều đó ảnh hưởng đến tách cà phê sáng của bạn ra sao?

    Năm 2021, một đợt sương giá bất thường đã quét sạch các vụ mùa cà phê ở Brazil - nhà sản xuất hạt arabica lớn nhất thế giới - loại hạt thường được sử dụng trong cà phê pha chế.

    Sự thiếu hụt hạt này khiến người mua chuyển sang các quốc gia như Việt Nam - nhà sản xuất chính của hạt robusta, loại hạt thường có trong các loại cà phê hòa tan.

    Nhưng nông dân Việt Nam đã phải đối mặt với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ trong khu vực.

    Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cà phê, từ đó tác động đến sản lượng hạt, theo ông Will Firth - một nhà tư vấn cà phê làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

    Sau đó, nông dân Việt Nam chuyển sang trồng sầu riêng. Sầu riêng bị cấm mang lên phương tiện công cộng ở Thái Lan, Nhật Bản, Singapore và Hong Kong nhưng lại rất được yêu thích ở Trung Quốc. Và nông dân Việt Nam đang dần trồng sầu riêng thay cà phê để kiếm tiền từ thị trường mới nổi này.

    sau rieng cafe 1
    Lượng cà phê tồn kho của Việt Nam "gần cạn" trong khi còn hai tháng nữa mới đến thời điểm thu hoạch tiếp theo

    Thị phần sầu riêng của Việt Nam tại Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi từ năm 2023 đến năm 2024 và một số người ước tính rằng loại cây trồng này có lợi nhuận cao gấp năm lần so với cà phê.

    "Nông dân Việt Nam thường thay đổi nhanh chóng theo sự biến động của giá thị trường, trồng trọt quá mức khiến sản lượng bị dư thừa," ông Firth nói.

    Khi họ ồ ạt xuất sầu riêng sang Trung Quốc, xuất khẩu cà phê robusta của Việt Nam đã giảm 50% vào tháng 6/2024 so với tháng 6/2023 và lượng tồn kho hiện đang "gần cạn kiệt", theo Tổ chức Cà phê Quốc tế.

    Các nhà xuất khẩu ở Colombia, Ethiopia, Peru và Uganda đã tăng cường sản lượng nhưng vẫn chưa đủ để bù vào nguồn cung cà phê bị thu hẹp.

    "Khi nhu cầu cho hạt robusta gia tăng cũng là lúc thế giới tranh nhau nguồn cung," nhà phân tích Ganes giải thích.

    Điều này có nghĩa là giá hạt cà phê robusta và arabica hiện được giao dịch ở mức cao gần kỷ lục trên thị trường hàng hóa.

    Cơn bão thị trường pha chế

    Liệu nền kinh tế cà phê toàn cầu đang thay đổi thực sự ảnh hưởng đến giá tách cà phê bạn uống trên đường phố không? Câu trả lời ngắn gọn là "có thể".

    Nhà bán sỉ Paul Armstrong tin rằng những người thích cà phê có thể sớm phải đối mặt với viễn cảnh "điên rồ" là phải trả tận 5 bảng Anh (161.000 đồng) tại Vương quốc Anh cho một "liều caffeine".

    “Hầu như mọi tác nhân đều hội tụ vào lúc này,” ông Armstrong nói.

    Ông Armstrong - người điều hành cơ sở rang cà phê Carrara Coffee Roasters ở vùng East Midlands (Vương quốc Anh) - nhập khẩu hạt cà phê từ Nam Mỹ và châu Á, sau đó rang và gửi đến các quán cà phê trên khắp đất nước.

    Ông nói với BBC rằng gần đây ông đã tăng giá cà phê của mình và hy vọng điều đó sẽ bù đắp cho chi phí đầu vào tăng cao. Tuy nhiên, ông cho biết kể từ đó, các chi phí chỉ tiếp tục tăng chứ không giảm.

    Ông cho biết thêm rằng với một số hợp đồng sắp kết thúc trong vài tháng tới, các quán cà phê mà ông phục vụ sẽ sớm phải quyết định liệu có nên tăng giá bán cà phê đối với khách hàng của họ hay không.

    Tuy nhiên, ông Firth từ Thành phố Hồ Chí Minh nhận định một số phân khúc của ngành sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn những phân khúc khác.

    "Cà phê bán đại trà sẽ bị tác động nhiều nhất. Cà phê hòa tan, cà phê trong siêu thị, đồ uống tại trạm xăng - tất cả đều tăng giá," ông Firth nói.

    Các số liệu trong ngành cho thấy giá hạt cà phê trên thị trường cao hơn không hẳn sẽ khiến giá bán lẻ cao hơn.

    Ông Felipe Barretto Croce, giám đốc điều hành của FAFCoffees tại Brazil, đồng ý rằng người tiêu dùng đang "cảm thấy khó khăn" khi giá tiêu dùng tăng.

    Nhưng ông lập luận rằng "chủ yếu do lạm phát nói chung", chẳng hạn như tiền thuê nhà và nhân công, chứ không phải chi phí hạt cà phê. Công ty tư vấn Allegra Strategies ước tính hạt cà phê chỉ chiếm chưa đến 10% giá của một tách cà phê.

    "Cà phê vẫn rất rẻ nếu bạn tự pha ở nhà," ông Croce nói.

    Ông cũng nhận định rằng giá hạt cà phê chất lượng thấp tăng cao có thể giúp cho loại cà phê chất lượng cao được nhìn nhận tốt hơn.

    "Nếu bạn mua một ly ở một quán cà phê đặc sản tại London và một ly ở chuỗi Costa Coffee, độ chênh lệch về giá giữa hai ly cà phê đang nhỏ hơn rất nhiều so với trước đây," ông Croce nói.

    Tuy nhiên, vẫn có hy vọng về việc giá sẽ giảm trong thời gian tới.

    Mất đất trong tương lai

    Vụ mùa xuân sắp tới ở Brazil, nơi sản xuất một phần ba cà phê của thế giới, hiện "rất quan trọng", theo ông Croce.

    "Mọi người đang quan sát xem khi nào có mưa trở lại," ông nói.

    "Nếu có mưa sớm, cây sẽ đủ khỏe và sẽ đơm hoa tốt."

    Ông Croce nói thêm rằng nếu mưa đến muộn, chẳng hạn như vào tháng 10, thì năng suất vụ mùa năm sau được dự báo sẽ giảm và căng thẳng thị trường sẽ tiếp tục.

    Về lâu dài, biến đổi khí hậu đặt ra những thách thức nghiêm trọng cho ngành công nghiệp cà phê toàn cầu.

    sau rieng cafe 1
    Cây cà phê ở Sao Paolo, Brazil bị một đợt sương giá bất thường vào năm 2021 tàn phá

    Một nghiên cứu từ năm 2022 kết luận rằng ngay cả khi chúng ta giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính, diện tích thích hợp nhất để trồng cà phê có thể giảm 50% vào năm 2050.

    Một biện pháp để bảo vệ tương lai cho ngành này được ông Croce ủng hộ là "phí xanh" - một khoản thuế nhỏ đánh vào cà phê và trao cho nông dân để đầu tư vào các hoạt động nông nghiệp tái tạo, giúp bảo vệ và duy trì khả năng tồn tại của đất nông nghiệp.

    Do đó, trong khi sầu riêng phần nào khiến giá cà phê tăng lên hiện nay thì biến đổi khí hậu có thể khiến người tiêu dùng hao tiền hơn cho cà phê trong những năm tới.

    Theo BBC Tiếng Việt

  • Anh vừa tuyên bố sẽ tái khởi động đàm phán về các hiệp định thương mại tự do (FTA) với hàng loạt đối tác. Trong bối cảnh Chính phủ Thủ tướng Keir Starmer đang nỗ lực phục hồi nền kinh tế, các FTA được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa hợp tác mới, qua đó đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư và giải quyết bài toán thất nghiệp tăng cao tại Anh.

    eu hop tac kinh te

    Sau khi chia tay Liên minh châu Âu (EU), việc thúc đẩy đàm phán FTA nhằm mở rộng hợp tác kinh tế với các đối tác ngoài Liên minh Cờ xanh là một trong những mục tiêu trọng tâm của Anh. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm kể từ ngày chính thức rời EU, tiến trình đàm phán nhiều thỏa thuận thương mại vẫn chưa thể cán đích.

    Trong nỗ lực khắc phục tình trạng này, Chính phủ Anh vừa tuyên bố sẽ tái khởi động đàm phán các FTA với Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) cùng một loạt nước. Vòng đàm phán đầu tiên dự kiến diễn ra ngay trong tháng 8 này.

    Giới phân tích nhận định, tái khởi động đàm phán các FTA là bước đi cần thiết, phù hợp ưu tiên của Chính phủ Thủ tướng Keir Starmer. Ông Keir Starmer từng nhiều lần nhấn mạnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là trọng tâm trong chương trình nghị sự của chính phủ mới.

    Theo số liệu thống kê chính thức, Anh là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới. Vì vậy, mở rộng cánh cửa hợp tác kinh tế thông qua FTA sẽ mang đến những “cơ hội vàng” cho giới doanh nghiệp của xứ sở sương mù.

    Bộ trưởng Kinh doanh và Thương mại Anh Jonathan Reynolds khẳng định, các thỏa thuận thương mại chất lượng cao không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế, tạo thêm nhiều việc làm mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển bền vững.

    Để hiện thực hóa mục tiêu nêu trên, London coi ký kết FTA với GCC, gồm các nước Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), là ưu tiên hàng đầu.

    Giới chức Anh kỳ vọng, được khởi động từ năm 2022, đàm phán sẽ cán đích vào cuối năm nay, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho hợp tác thương mại giữa hai bên.

    Theo ước tính của London, FTA giữa Anh với GCC sẽ giúp tăng GDP của Anh thêm từ 1,6 đến 3,1 tỷ bảng Anh vào năm 2035. Các ngành được hưởng lợi nhiều nhất gồm sản xuất, nông nghiệp, hóa chất, dệt may và dịch vụ.

    Sớm tháo gỡ những nút thắt cuối cùng trong đàm phán FTA với Ấn Độ cũng là ưu tiên của Chính phủ Anh. Hai nước chính thức khởi động đàm phán đầu năm 2022, với kỳ vọng tăng giá trị thương mại song phương lên khoảng 100 tỷ USD vào năm 2030.

    Tuy nhiên, mục tiêu đạt thỏa thuận vào cuối năm 2022 đã bị lỡ, một phần do những bất đồng chưa thể giải quyết liên quan vấn đề thuế quan và tiếp cận thị trường. Bộ Kinh doanh và Thương mại Anh khẳng định, các cuộc đàm phán sẽ được khởi động lại sớm nhất.

    FTA với Ấn Độ không chỉ giúp doanh nghiệp Anh tiếp cận nền kinh tế phát triển nhanh hàng đầu thế giới với thị trường hơn 1,4 tỷ dân, mà còn giúp London tiến một bước lớn trong chiến lược tăng cường quan hệ với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

    Cùng với GCC và Ấn Độ, Anh cũng có kế hoạch nối lại đàm phán thương mại với Israel, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.

    Giới phân tích nhận định, ký kết các FTA là bước đi cần thiết để London đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó thúc đẩy phục hồi kinh tế. Xuất khẩu được xem là động lực quan trọng của nền kinh tế Anh, nhưng nhu cầu toàn cầu yếu đã khiến Anh chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

    Năm 2023, kinh tế Anh chỉ tăng trưởng 0,1%, mức thấp nhất kể từ năm 2009. Mặc dù ghi nhận những tín hiệu khởi sắc hơn vào năm 2024, song đà phục hồi còn chậm. Ngân hàng trung ương Anh (BoE) dự báo, tăng trưởng kinh tế nước này năm 2024 đạt 1,25% và chỉ đạt lần lượt 1% và 1,25% vào hai năm tiếp theo.

    FTA không phải con đường duy nhất để Anh tăng cường mở rộng thương mại với các nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, giới chức Anh khẳng định, cơ hội mà những FTA mang lại sẽ giúp London rút ngắn chặng đường tiến tới hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế.

    Theo Nhân Dân

  • Quyết định hạ lãi suất được đưa ra trong bối cảnh lạm phát ở Anh đã giảm về mức mục tiêu 2% của BOE vào tháng 5 và duy trì ở mức này trong tháng 6...

    boe tang lai suat
    Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) ngày 1/8 quyết định hạ lãi suất 1 điểm phần trăm xuống còn 5% - Nguồn: Financial Times

    Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) ngày 1/8 đã có lần hạ lãi suất đầu tiên trong hơn 4 năm sau cuộc biểu quyết sát nút tại Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) – cơ quan quyết định lãi suất ngắn hạn của BOE.

    Theo tờ Financial Times, với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, Ủy ban này quyết định hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm xuống còn 5%. Động thái này được xem một cú huých cho cam kết hồi sinh tăng trưởng kinh tế của đảng Lao động cầm quyền.

    Quyết định hạ lãi suất được đưa ra trong bối cảnh lạm phát ở Anh đã giảm về mức mục tiêu 2% của BOE vào tháng 5 và duy trì ở mức này trong tháng 6, dù lạm phát dịch vụ vẫn cao dai dẳng.

    Thông báo về quyết định, thống đốc Andrew Bailey của BOE nhấn mạnh rằng động thái này sẽ không mở màn cho một loạt chu kỳ hạ lãi suất nhanh chóng.

    “Áp lực lạm phát đã được giải tỏa ở mức đủ để chúng tôi có thể hạ lãi suất ngày hôm nay”, ông Bailey, một trong những quan chức BOE bỏ phiếu ủng hộ việc hạ lãi suất. “Nhưng chúng tôi cũng cần đảm bảo rằng lạm phát sẽ dùy trì ở mức thấp và thận trọng để không hạ lãi suất quá nhanh hoặc quá mạnh”.

    Giới đầu tư hiện kỳ vọng rằng từ nay tới cuối năm, BOE sẽ thực hiện thêm 1 hoặc 2 lần giảm lãi suất.

    Lợi suất trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn 2 năm – một thước đo kỳ vọng lãi suất của nhà đầu tư – đã giảm 0,12 điểm phần trăm xuống còn 3,69%. Đây là mức thấp nhất trong vòng hơn 1 năm trở lại đây. Giá đồng bảng Anh cũng giảm xuống mức thấp nhất 4 tuần với 1,1272 bảng Anh đổi một USD, giảm 0,6% so với ngày 31/7.

    Theo các nhà phân tích, quyết định hạ lãi suất của BOE là một động lực quan trọng cho Bộ trưởng Tài chính Rachel Reeves trong bối cảnh bà đang thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế và giải quyết quyết vấn đề mà đảng Lao động gọi là “lỗ hổng trị giá 22 tỷ bảng” trong bảng cân đối tài chính công.

    Bà Reeves có phản ứng thận trọng với quyết định của BOE ngày 1/8.

    “Dù việc giảm lãi suất hôm nay là đáng hoan nghênh, nhưng hàng triệu gia đình Anh vẫn đang đối mặt với mức lãi suất vay thế chấp mua nhà cao sau gói ngân sách ngắn hạn (mini-budget)”, bà Reeves nói, đề cập tới gói chính sách do Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng - người đã bị sa thải - đưa ra năm 2022 dưới thời Thủ tướng Liz Truss.

    “Đó là lý do chính phủ đang phải đưa ra các quyết định khó khăn để ổn định lại các yếu tố nền tảng của nền kinh tế sau nhiều năm tăng trưởng thấp, để chúng ta có thể xây dựng lại nước Anh, đưa mọi miền đất nước trở nên thịnh vượng hơn”, nữ Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Anh nhấn mạnh.

    Theo ông Ruth Gregory, phó kinh tế trưởng tại Anh của Capital Economics, MPC dường như đang muốn tìm kiếm thêm bằng chứng rằng áp lực lãi suất đã giảm thực sự trước khi bắt đầu cắt giảm lãi suất thêm nữa.

    Còn ông James Smith, nhà kinh tế tại ING, nhận xét “BOE đang rất thận trọng để thị trường từ bỏ kỳ vọng rằng lần hạ lãi suất này là khởi đầu cho một chu kỳ giảm lãi suất nhanh”.

    Quyết định của BOE là tín hiệu mới nhất cho thấy các ngân hàng trung ương trên thế giới đang ngày càng tin tưởng rằng lạm phát dai dẳng sau đại dịch Covid-19 đã hạ nhiệt. Vào đầu mùa hè, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) là ngân hàng trung ương lớn đầu tiên trên thế giới hạ lãi suất.

    Ngày 31/7, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng phát tín hiệu rằng cơ quan này có thể hạ lãi suất cho vay sớm nhất vào tháng 9 tới.

    BOE ngày 1/8 dự báo lạm phát toàn phần tại Anh sẽ tăng từ 2% lên 2,7% trong năm nay, trước khi giảm dần. Cơ quan này cũng dự báo lạm phát giá tiêu dùng sẽ giảm xuống còn 1,7% vào năm 2026 và tiếp tục giảm còn 1,5% vào năm 2027. BOE nâng dự báo tăng trưởng GDP của Anh năm nay lên 1,25%, từ mức dự báo chỉ 0,5% trước đó.

    Tuy vậy, quyết định hạ lãi suất ngày 1/8 cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của Anh. Nằm trong số những quan chức BOE không ủng hộ quyết định này là nhà kinh tế trưởng Huw Pill của BOE. Ông Pill cảnh báo rằng áp lực lạm phát vẫn rất lớn và dai dẳng.

    Theo VnEconomy

  • Make UK kêu gọi chính phủ áp dụng một chiến lược công nghiệp chính thức, theo đó tập trung và hỗ trợ các lĩnh vực thế mạnh của Anh như hàng không vũ trụ, dược phẩm, sản xuất ôtô hạng sang.

    kinh te san xuat anh
    Công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất thép ở Port Talbot, Wales, Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN)

    Phân tích số liệu chính thức của Make UK, tổ chức đại diện các nhà sản xuất Vương quốc Anh, cho hay với sản lượng 259 tỷ USD/năm, nước này đã tụt xuống vị trí thứ 12 trong bảng xếp hạng các nhà sản xuất lớn nhất thế giới.

    Đây là lần đầu tiên Anh không đứng trong top 10 các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Năm 2000, Anh đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng.

    Với thứ hạng này, Anh xếp sau Mexico, quốc gia vươn lên vị trí thứ 7 với sản lượng 316 tỷ USD; cũng như Nga (287 tỷ USD), Italy (283 tỷ USD), và Pháp (265 tỷ USD). Đài Loan (Trung Quốc) cũng vượt Anh nhờ sự thống trị toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất chip.

    Trung Quốc vẫn đứng đầu bảng xếp hạng với sản lượng trị giá 5.060 tỷ USD, chiếm gần 1/3 sản lượng toàn cầu. Mỹ đứng thứ 2 với 2.700 tỷ USD.

    Giám đốc điều hành Make UK, ông Stephen Phipson cảnh báo số liệu mới nhất cho thấy chính phủ cần hành động khẩn cấp nếu Anh muốn giữ vững vị trí trên bảng xếp hạng các quốc gia sản xuất hàng đầu.

    Make UK kêu gọi chính phủ áp dụng một chiến lược công nghiệp chính thức, theo đó tập trung và hỗ trợ các lĩnh vực thế mạnh của Anh như hàng không vũ trụ, dược phẩm, sản xuất ôtô hạng sang và các công nghệ tiên tiến như Trí tuệ Nhân tạo, lò phản ứng module hạt nhân nhỏ (SMR), máy tính lượng tử và turbine gió nổi ngoài khơi.

    Tỷ trọng sản xuất trong nền kinh tế Anh đã giảm mạnh trong ba thập kỷ qua khi nước này tập trung nhiều hơn vào dịch vụ. Sản xuất chiếm 17% nền kinh tế Anh trong năm 1990, nhưng hiện chỉ chiếm 9,4%, theo số liệu chính thức.

    Phân tích của Make UK dựa trên số liệu chính thức của các quốc gia năm 2022 (năm mới nhất có số liệu), cho thấy thách thức mà Thủ tướng Keir Starmer phải đối mặt khi ông tìm cách cải tổ ngành sản xuất và thu hút đầu tư vào các công nghệ tương lai như ôtô điện, pin và turbine gió, cũng như các lĩnh vực truyền thống như thép và quốc phòng.

    Tân thủ tướng Anh cam kết sẽ thực hiện cách tiếp cận can thiệp nhiều hơn với một chiến lược công nghiệp và đầu tư vào cơ sở hạ tầng như cảng và các tổ hợp nhà máy sản xuất pin thông qua Quỹ tài sản quốc gia trị giá 7 tỷ bảng (khoảng 9 tỷ USD).

    Là một phần trong “sứ mệnh” của chính phủ mới, ông Starmer cam kết đưa Anh trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).

    Tuy nhiên, để đạt mục tiêu này, chính phủ sẽ phải cải thiện năng suất cơ bản của nền kinh tế để có thể tăng sản lượng bình quân đầu người.

    Tăng trưởng năng suất của Anh giảm mạnh kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, chỉ đứng ở mức 0,4%/năm kể từ năm 2007 so với mức trung bình 2,3%/năm trong ba thập kỷ trước đó.

    Theo tổ chức tư vấn Resolution Foundation, nước Anh chưa từng trải qua giai đoạn tăng trưởng chậm như vậy kể từ năm 1826.

    Theo TTXVN

  • Hệ thống rạp chiếu phim hàng đầu thế giới Cineworld vừa thông báo sẽ đóng cửa 6 rạp trên khắp nước Anh để cắt giảm chi phí. Cineworld đang ngập trong nợ nần khi liên tục phải đối mặt với những 'cơn gió ngược' của ngành công nghiệp điện ảnh.

    cineworld loughborough
    Cineworld Loughborough

    Các rạp sẽ phải đóng cửa nằm tại Glasgow, Bedford, Hinckley, Loughborough, Yate và Swindon.

    Trong một tuyên bố, Cineworld cho biết mục tiêu của họ là có lợi nhuận trở lại và "đảm bảo một tương lai lâu dài bền vững tại Anh". Đầu tháng này, có thông tin cho rằng chuỗi rạp của Cineworld đang xem xét đóng cửa 25 trong tổng số 100 rạp chiếu phim do những khó khăn về nợ và tác động lâu dài của đại dịch COVID-19.

    Tuy nhiên, Cineworld ngày 27/7 cho biết họ không có ý định đóng cửa rạp ở địa điểm nào khác ngoài 6 nơi đã công bố. Theo Cineworld, 6 địa điểm kể trên đã trở nên "không khả thi về mặt thương mại" và quyết định đóng cửa được đưa ra "trong bối cảnh chi phí hoạt động ngày càng cao và không bền vững".

    Chuỗi rạp chiếu phim hàng đầu Vương quốc Anh cho biết kế hoạch tái cấu trúc sẽ "cho phép họ giải quyết danh mục các hợp đồng thuê và điều khoản cho thuê với chủ nhà tại Anh" cũng như tìm kiếm thêm nguồn vốn tài trợ.

    Cineworld cho biết sẽ tham vấn ý kiến nhân viên tại 6 địa điểm bị ảnh hưởng và đề nghị bố trí lại công việc tại các địa điểm gần đó cho càng nhiều người càng tốt. Họ cho biết tổng số địa điểm bị ảnh hưởng sẽ không được xác nhận cho đến khi kế hoạch tái cấu trúc được tòa án phê duyệt.

    Được thành lập vào năm 1995, Cineworld vận hành hơn 100 rạp chiếu phim tại Anh và Ireland, tuyển dụng hàng nghìn người. Sau khi mua lại chuỗi rạp của Mỹ Regal Entertainment vào năm 2018, Cineworld đã trở thành chuỗi doanh nghiệp rạp chiếu phim lớn thứ hai thế giới về số lượng phòng chiếu.

    Năm 2023, Cineworld đã rao bán các công ty con tại Mỹ, Anh và Ireland nhưng không thành công. Sau đó cùng năm, công ty đã nộp đơn xin phá sản và ngừng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán London (LSEG), mặc dù vẫn tiếp tục vận hành các rạp chiếu phim như bình thường.

    Những năm gần đây là khoảng thời gian khó khăn đối với toàn bộ ngành công nghiệp điện ảnh. Người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Tim Richards của công ty cổ phần rạp chiếu phim đa quốc gia có trụ sở tại London Vue International, so với thời kỳ trước đại dịch, số lượng phim được phát hành trong năm 2022 ít hơn 35%. Con số này của năm 2023 là 20%.

    Ngược lại, giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 đã chứng kiến ba kỷ lục phòng vé thế giới liên tiếp được thiết lập, ông Richards nói.

    Năm 2023, ngành công nghiệp điện ảnh cũng chịu tác động tiêu cực từ cuộc đình công của các nhà biên kịch và diễn viên Hollywood, khiến nhiều dự án sản xuất phim bị đình chỉ.

    Viethome (theo MyLondon)

  • Một hãng nội thất lớn sẽ đóng 218 cửa hàng trong những ngày tới, dù nó vừa nhận được một gói giải cứu. 

    Thương hiệu nội thất Carpetright đã được hãng đối thủ là Tapi giải cứu một phần, nhưng nó vẫn sẽ đóng hầu hết cửa hàng trên phố lớn và cắt giảm 1,500 việc làm.

    1,500 nhân viên của Carpetright sẽ mất việc vì Tapi chỉ có thể giải cứu 54 cửa hàng và 308 việc làm. Cả 2 nhãn hàng này đều chuyên về thảm trải sàn và gỗ lót sàn. Vào ngày 22/7/2024, Tapi thông báo sẽ mua lại 54 cửa hàng và 2 kho hàng của đối thủ. Tapi cũng mua luôn thương hiệu và sở hữu trí tuệ của Carperight.

    Được biết, Tapi là bên duy nhất đề nghị mua lại Carpetright. Tuy nhiên, thương vụ này sẽ không cứu được toàn bộ doanh nghiệp, bao gồm cả trụ sở của nó ở Purfleet, Essex. 

    Ông Jeevan Karir, giám đốc quản lý của Tapi Carpets & Floors Limited, cho biết: "Mục tiêu ban đầu của chúng tôi là cứu toàn bộ Carpetright. Tuy nhiên khi xem xét kĩ tình hình của doanh nghiệp, chúng tôi nhanh chóng nhận ra việc giải cứu toàn bộ là điều không thể. Doanh nghiệp đã thiệt hại về mặt vật chất trong suốt nhiều năm, và nó cũng có rất nhiều khoản nợ. Vì thế chúng tôi chỉ mua lại một số cửa hàng".

    carpetright

    Sự sụp đổ của Carpetright

    Carpetright đang thuê hãng kiểm toán PwC xử lý việc thanh lý doanh nghiệp và cố gắng cứu một số khoản đầu tư. Lúc đầu ban điều hành của Carpetright không muốn tiếp xúc với Tapi vì sợ bị lộ các thông tin giao dịch nhạy cảm.

    Carpetright là một trong những nhà bán lẻ thảm và gỗ lót sàn lớn nhất cả nước. Họ cho biết một cuộc tấn công mạng vào tháng 4/2024 đã khiến việc buôn bán bị đình trệ, dẫn tới những áp lực về tài chính. 

    Thương hiệu này do Lord Harris sáng lập vào năm 1988 ở Peckham. Tới năm 2019, nhà đầu tư lớn nhất của thương hiệu này là quỹ Meditor đã rút Carpetright khỏi thị trường chứng khoán. 

    Tuy nhiên, gia đình Harris đã trở thành trở ngại lớn nhất của Carpetright khi người con trai Martin Harris thành lập Tapi - hãng đối thủ trong cùng lĩnh vực. 

    Vào đầu năm nay, Carpetright đã thuê chuyên gia tái cấu trúc Teneo nghiên cứu các phương pháp cắt giảm chi phí. Nhu cầu chi tiêu của khách hàng giảm và cạnh tranh tăng lên là lý do chính khiến Carpetright thua lỗ. 

    Vào thời điểm phá sản, Carpetright có 272 cửa hàng. Trong khi đó Tapi có 170 cửa hàng khắp UK, cùng với 150 showroom di động cung cấp dịch vụ mua sắm tận nhà cho khách hàng.

    Dưới đây là các địa phương có chi nhánh bị đóng cửa:

    • Aberdeen
    • Aberdeen Bridge Of Don
    • Aberystwyth
    • Abingdon
    • Altrincham
    • Andover
    • Ashford
    • Ashington
    • Ashton under Lyne
    • Aylesbury
    • Ayr
    • Banbury
    • Barnstaple
    • Barrow in Furness
    • Bath
    • Bedford
    • Belfast Boucher Road
    • Belfast Newtownabbey
    • Berwick
    • Blackburn
    • Blackpool
    • Blyth
    • Bolton
    • Bolton (FV)
    • Bracknell
    • Braintree
    • Brentford
    • Bridgend
    • Brighton
    • Bristol Cribbs
    • Bristol Eagleswood Hub
    • Bromley
    • Burton upon Trent
    • Bury St Edmunds
    • Caerphilly
    • Cambridge
    • Cannock Orbital
    • Canterbury
    • Cardiff Culverhouse Cross
    • Cardiff Newport Road
    • Carlisle
    • Chadwell Heath
    • Chelmsford
    • Chelmsford (FV)
    • Cheltenham
    • Chester
    • Christchurch
    • Colchester
    • Colindale
    • Coventry Alvis
    • Crawley
    • Crawley (FV)
    • Crewe
    • Croydon (FV)
    • Cwmbran
    • Dartford
    • Derby
    • Devizes
    • Dorchester
    • Dundee
    • Dunfermline
    • Dunstable
    • Durham
    • East Dereham
    • East Grinstead
    • East Kilbride
    • Eastbourne
    • Edinburgh Newcraighall
    • Edinburgh Straiton
    • Edmonton
    • Elgin
    • Enfield (FV)
    • Evesham
    • Exeter
    • Falkirk
    • Fareham
    • Farnham
    • Feltham
    • Frome
    • Gateshead
    • Gerrards Cross
    • Gillingham
    • Glasgow GWR
    • Glastonbury
    • Glenrothes
    • Gravesend
    • Guernsey
    • Guildford (FV)
    • Guiseley
    • Hanley
    • Harlow
    • Hartlepool
    • Harwich
    • Hastings
    • Havant
    • Haverfordwest
    • Hazel Grove
    • High Wycombe Bellfield Rd
    • Horsham
    • Hull Clough Road
    • Hull St Andrews Quay
    • Huntingdon
    • Inverness
    • Ipswich Euro
    • Irvine
    • Isle of Wight
    • Jersey
    • Keighley
    • Kendal
    • Kettering
    • Kingston (FV)
    • Kirkcaldy
    • Leeds Birstall (FV)
    • Leicester
    • Letchworth
    • Lincoln
    • Liverpool Aintree
    • Livingston
    • Llandudno
    • Llanidloes Hafren Furnishers
    • London Beckton
    • London Charlton
    • London Ealing Common
    • London Hammersmith
    • London Old Kent Road
    • London Staples Corner
    • London Streatham
    • London Walworth
    • Lowestoft
    • Manchester Trafford Park
    • Manchester (FV)
    • Market Harborough
    • Merthyr Tydfil
    • Milton Keynes
    • Newhaven
    • Newport
    • Newton Abbot
    • Northallerton (withinBarkers)
    • Northampton
    • Northampton (FV)
    • Norwich Sweet Briar
    • Nottingham Arnold
    • Nottingham Castle Meadow
    • Nuneaton
    • Oldbury
    • Orpington
    • Oswestry
    • Oxford
    • Oxford
    • Paisley
    • Perth
    • Poole Wessex Gate
    • Portsmouth
    • Preston
    • Rayleigh
    • Reading Gate
    • Redditch
    • Reigate
    • Rochdale
    • Romford Gallows Corner
    • Romford Rom Valley
    • Rugby
    • Salisbury
    • Sevenoaks
    • Sheffield Atkinsons Dept
    • Sheffield Drakehouse
    • Sheffield Meadowhall
    • Shrewsbury
    • Sittingbourne
    • Slough
    • Solihull
    • South Ruislip
    • Southampton Nursling
    • Southend
    • Staines
    • Stamford
    • Stevenage
    • Stirling
    • Stockton Storeys
    • Sudbury
    • Sutton
    • Swansea Llansamlet
    • Tamworth
    • Taunton
    • Telford (FV)
    • Thetford
    • Tonbridge
    • Torquay
    • Tunbridge Wells
    • Uddingston
    • Wakefield
    • Wallasey
    • Walton on Thames
    • Warrington Alban
    • Warrington Pinners Brow
    • Washington Hub
    • Waterlooville
    • Watford
    • Wednesbury (FV)
    • Wellingborough
    • Welwyn Garden City
    • West Drayton
    • West Thurrock
    • Whitehaven
    • Winchester
    • Wisbech
    • Wokingham
    • Wolverhampton
    • Worcester
    • Worksop
    • Wrexham
    • York Clifton Moor
    • York (FV)

    Viethome (theo The Sun)

  • Nhà kinh tế Paul Dales nhận định GDP ở mức 0% không có nghĩa là quá trình phục hồi kinh tế đã chững lại nhưng sẽ đặt ra thách thức với chính quyền Thủ tướng Sunak trước thềm cuộc tổng tuyển cử.

    kinh te anh chung lai
    Người dân mua thực phẩm tại siêu thị ở London, Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN)

    Số liệu do Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) công bố ngày 12/6 cho thấy nền kinh tế nước này trong tháng 4 vừa qua có dấu hiệu chững lại, sau khi thoát khỏi suy thoái trong quý đầu tiên của năm nay.

    Theo ONS, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh trong tháng 4 ở mức 0% do hoạt động bán lẻ và xây dựng chững lại vì thời tiết xấu.

    Trước đó, trong tháng 3, GDP của Anh chỉ tăng 0,4%. Dữ liệu cũng cho thấy lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng 0,2%, trong khi ngành sản xuất và xây dựng lần lượt giảm 0,9% và 1,4%.

    Dữ liệu trên được công bố một ngày sau khi ONS công bố tỷ lệ thất nghiệp tại Anh gia tăng, trong bối cảnh tiền lương vẫn tiếp tục tăng mạnh.

    Tuy nhiên, nhà kinh tế Paul Dales thuộc nhóm nghiên cứu Capital Economics nhận định GDP không tăng trưởng không có nghĩa là quá trình phục hồi kinh tế đã chững lại.

    Số liệu không mấy khả quan đặt ra thách thức đối với chính quyền của Thủ tướng Rishi Sunak trước thềm cuộc tổng tuyển cử vào ngày 4/7 tới.

    Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Sunak đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách với Công đảng đối lập - vốn được dự đoán sẽ giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới.

    Ngày 11/6, Thủ tướng Sunak cam kết giảm hơn 17 tỷ bảng (khoảng 22 tỷ USD) tiền thuế, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp và người mua nhà nếu ông tái đắc cử.

    Ông Sunak cũng cam kết sẽ thực hiện các chính sách nhằm giảm tỷ lệ nhập cư hằng năm, áp mức trần nhập cư hợp pháp, giới hạn số lượng thị thực việc làm và thị thực người phụ thuộc.

    Theo TTXVN

  • Thị trường lao động của Vương quốc Anh tiếp tục cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt trong tháng 4, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng bất chấp tăng trưởng lương mạnh.

    dong bang anh lao doc

    Điều này đặt ra thách thức cho chính quyền Thủ tướng Rishi Sunak trước thềm cuộc tổng tuyển cử vào ngày 4/7 tới. Ngày 11/6, Văn phòng Thống kê quốc gia của Anh cho biết tỷ lệ thất nghiệp trong 3 tháng tính đến tháng 4/2024 đã tăng lên mức 4,4%, mức cao nhất kể từ tháng 9/2021. Số người có việc làm giảm 207.000 người kể từ cuối năm 2023, trong khi nước Anh có thêm 190.000 người thất nghiệp.

    Ông Tony Wilson, Giám đốc Viện Nghiên cứu Việc làm nhận định đây những dữ liệu kém nhất kể từ đại dịch COVID-19. Sau khi số liệu được công bố, giá trị đồng bảng Anh giảm, trong khi giá trái phiếu chính phủ tăng.

    Trong khi đó, chính quyền đảng Bảo thủ của Thủ tướng Sunak cho rằng nền kinh tế đang được cải thiện với mức lương tăng mạnh sau khi được điều chỉnh theo lạm phát. Theo đó, thu nhập trung bình hằng tuần của người dân Anh sau khi được điều chỉnh theo lạm phát, đã tăng 2,3% trong ba tháng tính đến tháng 4 - mức cao nhất trong gần ba năm.

    Tăng trưởng tiền lương, thước đo chính về áp lực lạm phát của với Ngân hàng trung ương Anh (BoE), vẫn tăng đáng kể, với thu nhập danh nghĩa trung bình hàng tuần (không bao gồm tiền thưởng) trong 3 tháng tính đến cuối tháng 4, đã tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tăng trưởng tiền lương ở khu vực tư nhân trong cùng khoảng thời gian trên, đã giảm nhẹ xuống còn 5,8% từ mức 5,9% của năm ngoái.

    Bất chấp các nỗ lực nhằm cải thiện thị trường lao động, tỷ lệ những người thất nghiệp và cũng không tìm kiếm việc làm ở Anh đạt 22,3%, cao nhất kể từ giữa năm 2015. Số người lao động không đi làm do ốm đau kéo dài đã tăng lên mức cao kỷ lục mới là 2,3 triệu người.

    Trước tình hình này, Thủ tướng Sunak đã cam kết thắt chặt các quy định về trợ cấp ốm đau nếu tái đắc cử cho nhiệm kỳ tới. Chính quyền thuộc đảng Bảo thủ tin rằng điều này sẽ giúp tiết kiệm được khoảng 12 tỷ bảng Anh (15,3 tỷ USD) mỗi năm cho ngân sách. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng mục tiêu này rất khó đạt được.

    Theo truyền thông sở tại, Thủ tướng Sunak sẽ sớm tuyên bố việc cắt giảm đóng góp an sinh xã hội thêm 2%, nếu đảng Bảo thủ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới. Mặc dù biện pháp này nhằm khuyến khích thêm nhiều người tham gia vào thị trường lao động, song nhưng những lần cắt giảm tương tự trước đó đã không ngăn được tình trạng ngày càng nhiều người không đi làm hoặc không chủ động tìm kiếm việc làm.

    Theo TTXVN

  • Xung đột Israel-Hamas và các cuộc tấn công của Lực lượng Houthi vào các tàu chở hàng qua Biển Đỏ và kênh đào Suez kéo dài, khiến giá cả tăng.

    nguoi tieu dung anh lao dao
    Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị ở London. (Nguồn: Reuters)

    Tại Anh, các mặt hàng như dầu ôliu, đậu sốt cà và đường đã tăng giá mạnh do thời tiết xấu, những lo ngại về địa chính trị và lạm phát trên toàn cầu.

    Theo báo cáo của BravoVoucher.co.uk, sử dụng số liệu của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh, giá dầu ôliu tăng 113,8% từ tháng 3/2019 đến tháng 3/2024, trong khi giá đậu sốt cà và đường cũng tăng.

    Anh và các nước khác ở châu Âu đã chịu tác động lớn khi sinh hoạt phí gia tăng, trong khi các nước như Zimbabwe, Argentina, Venezuela, Haiti và Liban cũng chứng kiến giá cả tăng mạnh.

    Báo cáo trên cho thấy, giá một chai dầu ôliu 500 ml-1 lít tăng từ khoảng 3,76 euro (4,08 USD) vào tháng 3/2019 lên gần 8,04 euro vào tháng 3/2024.

    Nguyên nhân chủ yếu do các vấn đề về nguồn cung trên toàn cầu, đặc biệt là sau khi nổ ra xung đột Israel-Hamas vào tháng 10/2023.

    Các sự kiện như xung đột Israel-Hamas và các cuộc tấn công của Lực lượng Houthi vào các tàu chở hàng qua Biển Đỏ và kênh đào Suez kéo dài, khiến giá cả tăng.

    Sản xuất dầu ôliu ở các nước như Tây Ban Nha, Italy và Hy Lạp đều bị ảnh hưởng do hạn hán và lũ lụt nghiêm trọng.

    Một loại thực phẩm dinh dưỡng từng có giá rẻ là đậu sốt cà tăng giá 70,5% trong thời gian kể trên, từ 61 xu lên 1,04 euro một hộp.

    Giá nước khoáng tăng 67,7%, với chai 1,5-2 lít hiện có giá trung bình 1,04 euro trong năm 2024, so với mức 62 xu vào năm 2019.

    Các mặt hàng thiết yếu khác như đường cát trắng tăng 67,6%, từ 71 xu/kg vào năm 2019 lên 1,19 euro/kg vào năm 2024. Sản xuất đường chịu ảnh hưởng do thay đổi thời tiết, đặc biệt là hạn hán tại các quốc gia sản xuất chính như Ấn Độ.

    Giám đốc điều hành kiêm nhà đồng sáng lập BravoVoucher, Marco Farnararo, cho rằng nghiên cứu cho thấy áp lực tài chính mà người tiêu dùng đối mặt, khi giá thực phẩm tăng mạnh hơn lạm phát chung.

    Mặc dù lương tối thiểu tăng 9,8% trong năm nay, mức tăng cao nhất kể từ năm 2001, thu nhập của nhiều người không đủ sống do giá thực phẩm tăng, cũng như các yếu tố khác như giá năng lượng, tiền thuê nhà thanh toán các khoản vay thế chấp.

    Theo TTXVN

  • Thành phố này ở châu Á đã được xếp hạng là thành phố giàu có thứ tư trên thế giới, vượt qua London, theo báo cáo của Henley & Partners. Đó chính là Singapore.

    Theo Báo cáo về các thành phố giàu có nhất thế giới năm 2024 của nhà tư vấn di cư đầu tư, chỉ riêng năm 2023 đã có 3.400 cá nhân có giá trị ròng cao (HNWI) đã chuyển đến Singapore.

    Thị quốc này hiện là nơi sinh sống của 244.800 triệu phú thường trú hoặc cá nhân có tài sản có thể đầu tư từ 1 triệu đô la Mỹ (1,35 triệu đô la Singapore) trở lên, 336 triệu phú hàng trăm với tài sản có thể đầu tư của Hoa Kỳ 100 triệu USD trở lên và 30 tỷ phú có tài sản đầu tư từ 1 tỷ USD trở lên.

    Điều này diễn ra sau mức tăng ấn tượng 64% về số lượng triệu phú trong 10 năm qua từ 2013 đến 2023, trong đó Singapore dự kiến sẽ sớm soán ngôi Tokyo để trở thành thành phố giàu có nhất châu Á.

    singapore giau hon london
    Một góc Singapore

    Tokyo, dẫn đầu danh sách thành phố giàu có nhất thế giới cách đây một thập kỷ, đã chứng kiến sự sụt giảm 5% dân số HNWI trong cùng khoảng thời gian 10 năm và hiện đứng ở vị trí thứ ba với 298.300 triệu phú, 267 triệu phú hàng trăm và 14 triệu phú tỷ phú.

    London, thành phố giàu có nhất thế giới trong nhiều năm, tiếp tục tụt hạng và hiện đứng ở vị trí thứ năm với 227.000 triệu phú, 370 triệu phú hàng trăm và 35 tỷ phú, giảm 10% trong thập kỷ qua.

    Trong khi đó, Hồng Kông đã tụt bốn bậc trong khoảng thời gian 10 năm xuống vị trí thứ chín trên toàn cầu, với 143.400 triệu phú, 320 triệu phú hàng trăm và 35 tỷ phú.

    Trung Quốc đã tạo dựng được sự hiện diện đáng chú ý trong bảng xếp hạng mới nhất, với việc Bắc Kinh và 125.600 triệu phú lần đầu tiên lọt vào top 10 sau khi số lượng triệu phú tăng 90% trong thập kỷ qua.

    Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu và Hàng Châu đều ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng triệu phú.

    Ông Andrew Amoils, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của công ty tình báo dữ liệu toàn cầu New World Wealth, người đã làm việc với Henley trong báo cáo, cho biết Thâm Quyến là thành phố phát triển nhanh nhất thế giới dành cho người giàu, với số triệu phú bùng nổ 140% trong 10 năm qua. Hàng Châu cũng chứng kiến lượng cư dân giàu có tăng mạnh 125%, trong khi số triệu phú ở Quảng Châu đã tăng 110% trong thập kỷ qua.

    Thành phố New York vẫn vững vàng ở vị trí hàng đầu trên toàn cầu, với tài sản do người dân nắm giữ vượt quá 3 nghìn tỷ USD, cao hơn tổng tài sản của hầu hết các nước thuộc Nhóm G20.

    Big Apple là nơi sinh sống của 349.500 triệu phú, 744 triệu phú hàng trăm và 60 tỷ phú.

    Đứng ngay vị trí thứ hai là Vùng Vịnh Bắc California, bao gồm thành phố San Francisco và Thung lũng Silicon. Vùng Vịnh chứng kiến dân số triệu phú tăng lên con số khổng lồ 82% trong thập kỷ qua và hiện là nơi sinh sống của 305.700 triệu phú, 675 triệu phú hàng trăm và 68 tỷ phú.

    Tiến sĩ Juerg Steffen, giám đốc điều hành của Henley & Partners, cho biết yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng ở các thành phố giàu có nhất thế giới là hiệu quả hoạt động mạnh mẽ của thị trường tài chính trong những năm gần đây.

    “Mức tăng 24% của S&P 500 trong năm ngoái, cùng với mức tăng 43% của Nasdaq và mức tăng đáng kinh ngạc 155% của Bitcoin, đã nâng cao vận may của các nhà đầu tư giàu có. Ngoài ra, những tiến bộ nhanh chóng trong trí tuệ nhân tạo, robot và công nghệ chuỗi khối đã mang lại những điều mới mẻ, là cơ hội để tạo ra và tích lũy của cải", ông nói.

    Khi nói đến các thành phố đắt đỏ nhất thế giới, Thành phố New York đứng thứ hai sau Monaco. Giá trung bình m2 của một căn hộ cao cấp có diện tích từ 200 m2 đến 400 m2 là 35.500 USD ở Monaco và 28.400 USD ở New York.

    London đứng ở vị trí thứ ba với giá bất động sản cao cấp trung bình là 26.500 USD/m2, tiếp theo là Hồng Kông ở vị trí thứ tư với giá 25.800 USD/m2.

    Singapore xếp thứ 11, với giá bất động sản trung bình thấp hơn đáng kể ở mức 16.300 USD/m2.

    Theo sggp