• Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mong muốn bà con cộng đồng người Việt Nam tại Anh chấp hành pháp luật và hội nhập tốt hơn nữa với nước sở tại, tiếp tục vượt qua khó khăn để đạt được thêm nhiều thành công.

    Theo đặc phái viên TTXVN, bắt đầu chương trình tham dự Lễ Đăng quang của Nhà vua Anh Charles III tại Vương quốc Anh, chiều tối 5/5 (giờ địa phương), ngay sau khi đến thủ đô London, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tới thăm cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Vương quốc Anh.

    Dự cuộc gặp mặt có đông đảo bà con đại diện các hội đoàn người Việt tại Anh như: Hội người Việt Nam tại Anh, Hội trí thức Việt Nam tại Anh, Hội gia đình Việt và Hội sinh viên Việt Nam tại Anh…

    Đại sứ Việt Nam tại Anh Nguyễn Hoàng Long cho biết có khoảng 100.000 người Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập tại Anh; phân bố ở khắp các vùng, miền của Vương quốc Anh nhưng đại đa số là ở London.

    chu tich nuoc dai su quan anh 1
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Anh (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

    Hầu hết bà con đều có tinh thần dân tộc, yêu nước, đoàn kết, luôn hướng về xây dựng quê hương. Bà con cũng phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với kiều bào; có nhiều đóng góp tích cực và quan trọng trong quá trình xây dựng cộng đồng người Việt Nam tại Anh.

    Năm 2023, kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Anh, Đại sứ quán và các hội, đoàn đang triển khai nhiều kế hoạch, chương trình giới thiệu Việt Nam tại London và nhiều thành phố lớn trên khắp Vương quốc Anh.

    Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Anh Phạm Trung Kiên cho hay thời gian qua, Hội tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật, tăng cường trao đổi, nắm bắt thông tin liên lạc trong bà con; thường xuyên tổ chức các hoạt động hướng về Tổ quốc.

    Đặc biệt, Hội cũng phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức những hoạt động nhằm kết nối và thắt chặt tình hữu nghị giữa người Việt Nam và người dân bản địa.

    Ngoài ra, Hội cũng duy trì các sự kiện văn hóa, thể thao, nghệ thuật, Tết Cổ truyền dân tộc và hỗ trợ người mới đến định cư tại Anh hòa nhập nhanh hơn với quốc gia sở tại.

    Chủ tịch Hội trí thức Việt Nam tại Anh Nguyễn Xuân Huấn bày tỏ hội mong muốn mang tri thức đã học tập, nghiên cứu tại nước ngoài đóng góp và cống hiến cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của quê hương, đất nước.

    Ông Hoàng Việt Phương - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Vương quốc Anh - bày tỏ vui mừng được đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến London; đánh giá Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước, qua đó góp phần nâng cao kim ngạch thương mại song phương.

    Cũng thông qua các chương trình, dự án hợp tác giữa khối doanh nghiệp Việt-Anh, góp phần đưa quan hệ hai nước ngày càng thiết thực, hiệu quả.

    Đại diện cho hơn 14.000 du học sinh Việt Nam tại Anh, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Anh Hà Phương Anh đã thông tin về những kết quả hoạt động hết sức ý nghĩa của hội, đặc biệt là việc hỗ trợ hoạt động học tập của sinh viên Việt Nam khi sang Anh du học; hỗ trợ các bạn sinh viên trong giao lưu, hội nhập với môi trường mới, nâng cao kết quả học tập.

    chu tich nuoc dai su quan anh 1
    Cán bộ các cơ quan đại diện và du học sinh Việt Nam tại Anh đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (Ảnh: TTXVN).

    Đặc biệt, Hội cũng đã tổ chức nhiều cuộc vận động, quyên góp, trao tặng những phần quà cho các cơ sở giáo dục còn nhiều khó khăn ở trong nước.

    Đại diện các hội, đoàn người Việt tại Anh cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát huy hơn nữa hiệu quả của những hoạt động kết nối cộng đồng, đóng góp tích cực hơn nữa cho tình hữu nghị và quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.

    Chia sẻ với bà con tình cảm ấm áp của quê hương, đất nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bày tỏ vui mừng vì trong chuyến công tác nước ngoài thứ hai trên cương vị Chủ tịch nước, được chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ của cộng đồng người Việt Nam tại Anh.

    Các hội đoàn được tổ chức chặt chẽ, khoa học, tạo ra môi trường thuận lợi cho bà con trao đổi thông tin, hỗ trợ kịp thời trong cuộc sống.

    Chủ tịch nước cho rằng hoạt động của các hội đoàn góp phần tích cực vào việc nâng cao vai trò, vị thế người Việt tại Anh, đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và vun đắp cho quan hệ hữu nghị hai nước.

    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao những hoạt động hướng về quê hương của đồng bào người Việt tại Anh, nhất là trong thời gian đại dịch COVID-19 vừa qua, và đóng góp cho các chương trình thiện nguyện trong nước.

    Thông tin với bà con về tình hình trong nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định Đảng, Nhà nước nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và rộng mở.

    Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào công việc chung của cộng đồng quốc tế; xây dựng môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước trên các kênh ngoại giao: kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, giao lưu nhân dân… ở cả cấp độ song phương và đa phương.

    chu tich nuoc dai su quan anh 1
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tặng quà lưu niệm cho Hội Người Việt Nam tại Anh (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN).

    Đề cập đến tầm quan trọng đặc biệt mối quan hệ Việt Nam-Anh, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết hai bên đang nỗ lực đẩy mạnh hợp tác trên mọi lĩnh vực, hướng đến nâng tầm quan hệ trong thời gian tới. Vương quốc Anh có nhiều lĩnh vực là thế mạnh và cũng là tiềm năng lớn để thúc đẩy hợp tác như: công nghiệp, giáo dục, tài chính, tiền tệ, dược phẩm… vốn là những lĩnh vực Việt Nam mong muốn học hỏi, phát triển.

    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh đến mục tiêu chuyến tham dự Lễ Đăng quang của Nhà vua Anh Charles III lần này nhằm củng cố và tăng cường nền tảng quan hệ và tin cậy chính trị hai nước Việt Nam - Anh; đồng thời nâng cao quan hệ hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực giữa hai nước ngày càng thiết thực và hiệu quả.

    Khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn coi cộng đồng người Việt Nam là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mong muốn bà con cộng đồng người Việt Nam tại Anh chấp hành pháp luật và hội nhập tốt hơn nữa với nước sở tại, tiếp tục vượt qua khó khăn, trở ngại để đạt được thêm những thành công nối tiếp.

    Đặc biệt, cần duy trì chặt chẽ tình đoàn kết, kết nối cộng đồng, hướng về quê hương, gìn giữ bản sắc, văn hóa dân tộc.

    Ghi nhận những đề nghị, mong muốn của bà con, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Anh, các bộ, ngành, cơ quan hữu quan trong và ngoài nước quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hội đoàn người Việt tại Anh phát huy hiệu quả hoạt động, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Anh trong tương lai.

    Theo TTXVN

  • Những phụ huynh nào muốn để con ở nhà để đi làm thì nên đọc thông báo mới nhất của NSPCC (National Society for the Prevention of Cruelty to Children - Cơ quan xã hội ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em).

    Vừa trông con vừa đi làm trong 6 tuần nghỉ hè quả là một thách thức không nhỏ đối với các bậc cha mẹ. Do đó NSPCC đã đưa ra các lời khuyên và giải pháp cho bố mẹ.

    Pháp luật không quy định độ tuổi mà bố mẹ có thể để trẻ em ở nhà một mình, vì mỗi đứa trẻ sẽ có sự trưởng thành khác nhau bất kể độ tuổi. Nhưng sẽ là vi phạm pháp luật nếu việc để trẻ ở nhà một mình khiến chúng rơi vào nguy hiểm. 

    Năm ngoái, đường dây nóng của quỹ từ thiện NSPCC đã phải thực hiện 566 cuộc kết nối đến các đơn vị hỗ trợ ở West Midlands sau khi nhận được tin trẻ em bị bỏ ở nhà mà không có người lớn giám sát. Con số này đã tăng 23% so với năm trước đó. 

    tre o nha mot minh

    NSPCC dự báo năm nay con số này sẽ còn tăng cao hơn nữa. "Nếu trẻ tỏ ra sợ ở nhà một mình, vậy người lớn không nên buộc trẻ phải ở nhà một mình. Trẻ dưới 12 tuổi chưa đủ trưởng thành để xử lý các tình huống khẩn cấp và không nên bị để ở nhà một mình trong thời gian dài. Trẻ dưới 16 tuổi không nên ở nhà một mình vào ban đêm". 

    Mùa hè này, NSPCC và hệ thống cửa hàng bán lẻ SPAR Blackemore Retail, có trụ sở tại Midlands, đã hợp tác với nhau để giúp đỡ các gia đình có con nhỏ. Đây là một phần trong chiến dịch "Home or Out Alone". 

    Mục tiêu của chiến dịch là giúp đỡ phụ huynh quyết định xem con của bạn đã sẵn sàng để ở nhà một mình, hoặc đi ra ngoài một mình mà không cần người lớn giám sát chưa. Chương trình cung cấp thông tin, hướng dẫn, bảng quiz. Bạn có thể truy cập nspcc.org.uk/homealone để biết thêm chi tiết. 

    Đường dây nóng The NSPCC Helpline cũng sẵn sàng hỗ trợ các phụ huynh gặp khó khăn về việc trông nom con cái trong mùa hè. Bạn có thể gọi 0808 800 5000 hoặc emailhelp@nspcc.org.uk.

    Viethome (theo oxfordmail)

  • Phố Renshaw đại diện cho một thế hệ mới của cộng đồng người Đông Á, trong khi Chinatown với chiếc cổng chào biểu tượng đã trở nên lỗi thời.

    renshaw street liverpool 9
    Jimmy, Ko, Nguyet và Jennifer Ly là chủ của nhà hàng món Việt Doux Chaton trên phố Renshaw Street. Ảnh: Iain Watts

    "Hồi nhỏ tôi từng đến phố Renshaw và thắc mắc vì sao người ta không đến đây", Jimmy Ly kể. Lúc này đang vào giờ trưa và nhà hàng Doux Chaton gần như kín chỗ. Mọi người thích ăn phở hoặc bánh mì thịt nướng. 

    Tiếng nhạc điện tử nhanh chóng bị tiếng ồn của thực khách nhấn chìm. Chủ nhà hàng, anh Jimmy ngồi ở chiếc bàn duy nhất còn lại trong quán. Em gái của anh là chị Jennifer Ly 27 tuổi, đang phục vụ ở quầy tiếp tân. Trong khi bố mẹ họ là ông Ko và bà Nguyet đang bận rộn trong nhà bếp. 

    "Bố mẹ tôi đến England vào những năm 1980, họ không có bằng cấp gì", Jimmy 33 tuổi cho biết, "Gia đình chúng tôi là người Việt gốc Hoa. Chúng tôi kiếm sống bằng cách mở nhà hàng, thường là ẩm thực Anh hoặc Tàu. Nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi mở nhà hàng món thuần Việt".

    "Vào thời điểm phong tỏa, tôi đã suy nghĩ rất nhiều và cho rằng những người khác cũng đang đánh giá lại điều gì là quan trọng với họ. Đam mê của gia đình chúng tôi chính là món ăn ngon và những di sản mà chúng tôi đã gầy dựng. Tất cả thực đơn nhà hàng đều do mẹ tôi thiết kế".

    Chỉ trong vòng 1 năm, nhà hàng đã trở thành điểm dừng chân hàng đầu đối với người yêu ẩm thực trong thành phố. Jimmy cho rằng nguyên nhân thành công là nhờ vị trí đắc địa trên phố Renshaw.

    "Vị trí ở đây rất lý tưởng vì nó gần Bold Street. Đầu đường là Nhà thờ Bombed Out Church và cuối đường giao với phố Lime Street. Tôi nghĩ Renshaw giống như một cây cầu nối giữa các trường đại học và thành phố. 

    "Renshaw Street đại diện cho một thế hệ mới của cộng đồng người Hoa, còn Chinatown với cổng chào biểu tượng giờ đây đã trở nên cũ kỹ. Đó cũng là đặc điểm của nhà hàng chúng tôi. Bố mẹ tôi mang đến ẩm thực và di sản truyền thống, còn anh em tôi chăm chút cho thương hiệu của nhà hàng". 

    Hiện tại phố Renshaw được xem là "Chinatown mới". Sự gia tăng số lượng sinh viên Đông Á tại các trường đại học ở Liverpool đã giúp các doanh nghiệp sinh sôi khắp trung tâm thành phố. 

    renshaw street liverpool 1
    Renshaw St ở trung tâm thành phố Liverpool. Ảnh: Iain Watts

    Các ký túc xá sinh viên được xây dựng quanh khu Knowledge Quarter đã khiến nhiều người đặt chân đến Renshaw. Nơi đây có rất nhiều doanh nghiệp Trung Hoa và Đông Á, chẳng hạn siêu thị Misu Supermarket, nhà hàng Hibiki Sushi and Ramen, nhà hàng Miss Pho, chợ hải sản Seagulls Choice Seafood Market.

    Đối lập với "new Chinatown", Chinatown cũ từng nổi tiếng ở Liverpool đã trở nên xuống dốc trong những năm gần đây. Sự thay đổi thói quen ăn uống về đêm, sự thiếu hụt các tiện ích cơ bản và các dự án đình trệ đã khiến khu vực xung quanh phố Nelson Street trở nên kém hấp dẫn. 

    Rất nhiều cửa hàng ở "old Chinatown" đã đóng cửa. Hành khách chỉ đến đây để chụp ảnh với cổng chào và rồi ra đi. Không có gì níu giữ họ ở lại. 

    Sự suy yếu của "old Chinatown" càng khiến Renshaw trở nên quan trọng với cộng đồng người châu Á ở Liverpool. Đáng kể nhất chính là trung tâm thương mại Renshaw Street Food Market vừa đi vào hoạt động vài tháng gần đây. Khu ẩm thực này có bề ngoài khá bắt mắt, bên trong quy tụ ẩm thực tứ phương. Nơi đây rất nhộn nhịp vào giờ trưa. Sinh viên và người lao động đều muốn tới đây dùng bữa. Renshaw Street Food Market nằm ở ngay đầu đường phố Renshaw, giao với Berry, Bold và Lee Street. 

    renshaw street liverpool 1
    Renshaw St Food Market ở trung tâm thành phố Liverpool. Ảnh: Iain Watts

    Tọa lạc kế bên nhà hàng của Jimmy Ly là nhà hàng của anh Xiaoyu 'Joe' Zhou. Anh Zhou cho rằng giao lộ này là địa điểm lý tưởng để làm ăn buôn bán vì có rất đông người qua lại. Anh đã từng mở nhiều tiệm trà sữa trong thành phố nên hiểu tầm quan trọng của vị trí đặt quán, càng có nhiều người qua lại càng tốt. 

    Zhou cho rằng cộng đồng sinh viên là nguồn khách hàng quan trọng đối với doanh nghiệp. Các khu ẩm thực cực kỳ đông khách vào dịp Tết Nguyên Đán. 

    Ngoài ra, trên phố Renshaw cũng có một số cửa hàng Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ làm ăn phát đạt. Chẳng hạn như cửa hàng đồ cổ 69a, tiệm bán nhạc cụ Curly Music, tiệm bán đĩa than vinyl 81 Renshaw. 

    Đời sống về đêm ở đây cũng rất thú vị với nhiều quán bar hoạt động. 

    renshaw street liverpool 1
    Tiệm đĩa Eighty One Renshaw. Ảnh: Colin Lane

    Anh AI Clark, trợ lý quản lý của 81 Renshaw cho biết: "Renshaw Street là con phố của những cửa hàng độc lập. Chúng tôi có rất nhiều khách quen. Rất nhiều người đi qua con đường này mỗi ngày, nó sẽ khiến những con đường khác như Bold Street trở nên vắng hơn. Nhiều cửa hàng đã rút khỏi Bold Street để chuyển đến đây. 

    Viethome (theo Liverpool Echo)

  • Là một người con đất Việt vươn mình khởi nghiệp tại Anh Quốc và gặt hái không ít thành công rực rỡ, Việt Thắng là hình mẫu lí tưởng cho rất nhiều bạn trẻ tại xứ người mạnh mẽ theo đuổi ước mơ. 

    viet thang nail artist o anh 1

    Việt Thắng – Chuyên gia người Việt giảng dạy Nail Art với mô hình chuyên nghiệp bậc nhất Anh Quốc

    Khởi nghiệp chắc chắn sẽ là hai từ khóa được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm. Sự mông lung trước muôn vàn định hướng và ngã rẽ của cuộc đời. Nhưng mấy ai trong số đó lại kiên định và sẵn sàng theo đuổi đam mê của chính mình để kiến tạo nên những trang sách tương lai đầy hào quang. Nguyễn Việt Thắng – nam chuyên gia ngành nail người Việt sinh năm 1995, hiện tại đang sinh sống và làm việc tại Bradford, United Kingdom cũng có một hành trình khởi nghiệp đầy gian nan. Việt Thắng cũng vậy xuất ngoại từ khi còn là một cậu thanh niên vừa tròn tuổi đôi mươi mang trên mình giấc mộng đổi đời và có một cuộc sống đủ đầy, trọn vẹn. 

    viet thang nail artist o anh 1
    Việt Thắng nam chuyên gia người Việt tại Anh Quốc

    Khi được hỏi về cơ duyên đưa anh đến với lĩnh vực nail art, Việt Thắng chia sẻ: “ Để nói về cơ duyên đưa Thắng đến với nghề này thì có lẽ là do nghề chọn mình. Mình chưa từng nghĩ mình sẽ là một nail artist hay thậm chí là một giáo viên dạy nail. Trước khi đến với nghề thì Thắng làm nghề lái xe. Bởi mình là người sở hữu một đôi bàn tay thô cứng và đầy vụng về lại càng không có hoa tay. Chính vì thế việc theo đuổi một bộ môn yêu cầu sự khéo léo và tỉ mẫn từ đôi tay là điều mình không dám nghĩ đến. Nhưng từ khi đặt chân đến Anh Quốc nghề chọn mình và dẫn lối mình đến tận bây giờ”. 

    Việt Thắng: “ Khó khăn hay khổ đau đều là chất liệu cấu thành nên sự thành công của bạn”

    Khởi nghiệp nơi trời Tây có lẽ sẽ là một cơn ác mộng đối với nhiều người, bởi mọi khó khăn tưởng chừng như nhân đôi. Từ vấn đề trở ngại về ngôn ngữ, tài chính, cho đến những thứ được gọi là “lần đầu tiên” tất cả đã tạo nên những áp lực và bộn bề xoay quanh cuộc sống của Việt Thắng. Nhưng với anh chàng hoài bão và ước mơ là hai định nghĩa đánh gục được những khó khăn ở thời điểm ấy. Việt Thắng vượt qua mọi khó khăn bằng chính sự nỗ lực, quyết tâm và mạnh mẽ đương đầu với tất cả để viết nên những trang vở tươi sáng hơn cho chính mình. 

    viet thang nail artist o anh 1
    Việt Thắng đầu tư toàn bộ thời gian, tài chính của mình vào việc học nghề Nail

    Nail là một bộ môn nghệ thuật và nghệ thuật thì không ngừng đổi mới và phát triển. Nghệ thuật mà đứng một chỗ chính là nghệ thuật chết. Hiểu được điều đó Việt Thắng đầu tư toàn bộ thời gian, tài chính của mình vào việc học. Đối với anh việc đầu tư cho kiến thức và bản thân là những khoản đầu tư không bao giờ lỗ. Không cho phép bản thân mình bị thụt lại phía sau, anh chàng hăng say luyện tập và trau dồi kiến thức chuyên môn cho bản thân từ nhiều thầy cô giáo, những chuyên gia quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực này. 

    Trên hành trình chinh phục sự nghiệp của mình tại trời Tây Việt Thắng đã xuất sắc đạt được những giải thưởng lớn phải kể đến như: 

    viet thang nail artist o anh 1

    • Nailympia DLV1 một cuộc thi uy tín nhất trên thế giới về ngành nails
    • UK NEXT TOP NAILS 2021 - Nhà vô địch đầu tiên của cuộc thi quy mô lớn nhất tại UK do người Việt tổ chức
    • Giải nhất International Championship Nail SAFARI 2021
    • Brilliant Cup Online: 2 giải nhất 2 giải nhì
    • Nails League Barcelona giải nhất 2020,2021
    • Giám khảo Cuộc thi Kingdom Beauty Crown 2021
    • Giám khảo Cuộc thi Nails League 2022
    • Giám khảo Cuộc thi UK Next Top Nails 2022
    • Giải nhất Cuộc thi online Dubai International (?)

    viet thang nail artist o anh 1

    Việt Thắng – Giảng viên quốc tế ngành Nail người Việt bậc nhất Anh Quốc

    Trong suốt những năm tháng xây dựng sự nghiệp và tầm sư học đạo không chỉ UK mà còn từ nhiều giảng viên nước ngoài. Việt Thắng được đánh giá cao về sự tiếp thu nhanh, bản tính cầu toàn và nhạy bén trong việc cập nhật xu hướng và có tố chất trở thành một giảng viên ngành nail chuyên nghiệp. Từ đó anh chàng điên cuồng lao vào đi học và quyết tâm thi bằng được bằng giảng viên quốc tế (educator international). Cuốn vào vòng xoáy của việc ngày đi làm, tối đi học và tái đầu tư vào việc thu nạp kiến thức. Cứ như vậy đến nay Việt Thắng đã có 5 năm kinh nghiệm giảng dạy với số lượng lên đến hàng nghìn học viên. 

    Cái tên Việt Thắng được nhiều người biết đến, yêu thích và ngưỡng mộ bắt nguồn từ chính chữ tâm, nhiệt huyết và sự cố gắng không ngừng nghỉ của anh. Là một người cầu toàn và yêu sự hoàn mỹ đến từng tiểu tiết, điều mà Việt Thắng quan tâm đầu tiên chính là học viên sẽ nhận được gì sau mỗi lớp học của mình. Và vì thế trong tất cả những lớp học của anh chàng luôn mang phong cách chuyên nghiệp, cả về chất lượng giảng dạy dến chất lượng đầu tư lớp học. 

    viet thang nail artist o anh 1
    Việt Thắng là giảng viên quốc tế ngành Nail.

    Việt Thắng luôn cố gắng mang nhiều nhất những kiến thức vào bài giảng của mình để truyền tải đến học viên. Chính nhờ cái tâm và sự nghiêm túc với nghề đó mà anh luôn được học viên tin tưởng yêu thương trong suốt những năm qua. 

    Những giá trị tuyệt vời cho ngành nail bên cạnh sự thành công của Việt Thắng

    Với mong muốn kiến tạo nên giá trị tuyệt vời cho ngành nail, những cố gắng của Việt Thắng được ghi nhận bằng chính sự thành công của mỗi thế hệ học viên được rèn dũa bởi anh. Đầu ra chất lượng học viên đối với Việt Thắng phải đảm bảo được những hành trang kiến thức vững vàng và tự tin tỏa sáng với nghề. Phương châm hàng đầu trong việc đào tạo học viên của Việt Thắng là chất lượng hơn số lượng, không vì tiền tài mà đánh mất đi giá trị của bản thân và lương tâm nghề nghiệp. Anh chàng khẳng định vị trí của bản thân bằng chất riêng và giá trị riêng biệt của mình. 

    viet thang nail artist o anh 1
    Việt Thắng và những học viên của mình.

    Đã và đang là người đi đầu trong việc giảng dạy và đào tạo học viên ngành Nail chuyên nghiệp tại UK. Việt Thắng sẽ tiếp tục giữ gìn và phát triển càng ngày càng mạnh mẽ hơn nữa bằng dự định sẽ mở trường đào tạo nghề trong tương lai. Đây là nơi cho mọi người học tập và giao lưu những kiến thức, tinh hoa trong lĩnh vực Nail. Sẽ không chỉ có Việt Thắng là giảng viên chính mà anh sẽ mời những giảng viên quốc tế hàng đầu cùng đứng lớp, nhằm tạo nên một môi trường học với đa dạng những kiến thức chuẩn mực và hàng đầu.

    Việt Thắng là một hình mẫu lí tưởng về sự nỗ lực, không ngại gian khó và cố gắng hết mình trong việc xây dựng sự nghiệp. Với mục đích góp một phần nhỏ bé để phát triển ngành Nail Việt Nam tại UK ngày càng lớn mạnh hơn nữa. Khẳng định được vị thế của ngành nails Việt Nam trên bản đồ ngành Nail thế giới. Tin rằng Việt Thắng sẽ hoàn thành được sứ mệnh của mình một cách xuất sắc và trọn vẹn nhất.

    viet thang nail artist o anh 1
    Việt Thắng và một lớp học ở Birmingham.

    Theo Kenhnguoinoitieng

  • DJ CoLondon 0

    Sau hơn 5 năm hoạt động nghệ thuật với vai trò là một DJ tại Anh, đầu tháng 3 vừa qua, DJ Phùng Trung Nghĩa (nghệ danh DJ CoLondon) đã có chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn ở Việt Nam và nhận được sự đón chào nồng nhiệt của khán giả nước nhà.

    Mở đầu chuyến lưu diễn, CoLondon đã chọn biểu diễn tại chính quê hương đất Cảng của mình, sau đó là ở rất nhiều thành phố lớn khác như Quảng Ninh, Nha Trang… Dù rất bận rộn với lịch trình biểu diễn dày đặc nhưng CoLondon đã dành chút thời gian rảnh rỗi ít ỏi để chia sẻ về chuyến lưu diễn đặc biệt sau 11 năm xa quê cũng như những trải nghiệm khi lựa chọn công việc “sống về đêm”.

    DJ CoLondon 0
    DJ CoLondon vừa có chuyến lưu diễn hoành tráng tại Việt Nam.

    Chào CoLondon, lý do nào khiến anh quyết định thực hiện chuyến lưu diễn này sau hơn 10 năm xa quê?

    Mình muốn về quê hương để thăm hỏi người thân, bạn bè và quan trọng là học hỏi về âm nhạc. Rất may mắn là mình được khán giả, bạn bè, đặc biệt là anh em DJ tiếp đón nhiệt tình.

    Lịch trình lưu diễn khá dày, đi qua nhiều thành phố ở Việt Nam, CoLondon có bị quá tải, có sức khỏe để “cháy” hết mình cùng những người yêu nhạc?

    Dù di chuyển từ Anh về Việt Nam có sự thay đổi về thời tiết, rồi lại đi khắp các tỉnh ở Việt Nam với lịch trình đi lại dày đặc nhưng với niềm đam mê âm nhạc, lại được khán giả đón chào nồng nhiệt, anh em đồng nghiệp hết mình hỗ trợ nên CoLondon không có lý do gì để không “cháy” hết mình.

    DJ CoLondon 0
    DJ CoLondon (thứ 2 từ trái sang) nhận được sự ủng hộ lớn từ bạn bè và người hâm mộ trong nước.

    CoLondon có gặp khó khăn gì trong chuyến lưu diễn ở Việt Nam lần này?

    Trong chuyến lưu diễn này, rất may mắn là mọi chuyện với mình đều rất thuận lợi, thành công ngoài mong đợi luôn. Đi đến đâu cũng được hỗ trợ nhiệt tình nên không gặp bất cứ khó khăn gì cả.

    Trở lại quá khứ một chút nhé, tại sao CoLondon lại chọn theo nghề DJ?

    Ngay từ khi còn trẻ chưa đến 20 tuổi, mình đã được xem các anh chị DJ biểu diễn và đã nuôi ước mơ sau này khi có điều kiện sẽ trở thành DJ, đứng trên sân khấu điều chỉnh nhạc cho tất cả khán giả nghe và hòa mình theo những bài nhạc của mình. Sau này khi có điều kiện, mình đã thực hiện ước mơ này và cho đến thời điểm hiện tại, mình đã hoạt động trong nghề được hơn 5 năm rồi.

    DJ CoLondon 0
    Theo CoLondon, nghề DJ thực sự rất tốn kém.

    Khó khăn nhất với CoLondon khi làm nghề DJ là gì?

    Khó khăn nhất của mình khi làm nghề là từ khi lập gia đình, nhiều lúc muốn dành nhiều thời gian cho vợ và con nhưng vì công việc thường xuyên phải đi diễn buổi tối, buổi đêm nên việc chăm sóc vợ - con sẽ khó khăn hơn. May mắn là vợ cùng gia đình 2 bên đều hiểu cho công việc của mình nên cũng thông cảm và chia sẻ cùng.

    Giữa thị trường âm nhạc có thể coi là bão hòa như hiện nay, CoLondon chọn theo đuổi phong cách làm nhạc gì và làm thế nào để làm nghề “nightlife” một cách nghiêm túc?

    Đi ngược với số đông anh em DJ hay lựa chọn những bài “hot hit” thì mình lại chọn những bài chỉ riêng mình có và được các nhà sản xuất âm nhạc viết riêng cho mình. Đây có lẽ cũng là điểm đặc biệt tạo ra nét riêng của CoLondon.

    Những năm qua, DJ được coi là nghề “hot” và được đông đảo bạn trẻ lựa chọn vì nhiều lý do trong đó có lý do liên quan đến thu nhập “khủng”. Là một người làm nghề lâu năm, anh thấy điều này có đúng không?

    Theo mình thấy thì điều này không đúng rồi. Nghề DJ thực sự rất tốn kém khi phải đầu tư nhiều, đặc biệt là tiền mua nhạc độc quyền rất đắt đỏ nên mình nghĩ rằng những ai phải thực sự đam mê với nghề mới có thể theo đuổi và duy trì lâu dài được.

    DJ CoLondon 0
    Dự định, DJ CoLondon (bên phải) sẽ có chuyến lưu diễn tiếp theo tại Việt Nam vào cuối năm nay.

    Trong năm mới này, ngoài chuyến lưu diễn hoành tráng tại Việt Nam, CoLondon còn có những dự định gì tiếp theo?

    Sau chuyến lưu diễn này mình đã học hỏi được rất nhiều điều thú vị về nghề. Thời gian tới mình sẽ trở về Anh, dành nhiều thời gian cho gia đình nhỏ hơn và đến cuối năm sẽ lại quay trở lại Việt Nam để thực hiện tour lưu diễn ở nhiều nơi hơn nữa. Chuyến lưu diễn cuối năm hứa hẹn sẽ dài ngày và hoành tráng hơn vì khi đó mình có nhiều thời gian chuẩn bị hơn. Hy vọng sẽ lại được anh em đồng nghiệp và khán giả ủng hộ.

    Cảm ơn CoLondon về những chia sẻ này!

    Theo Người Đưa Tin

  • So anh Anh quoc va Thai Lan 1
    Cao ốc nhìn từ công viên Benchakitti, Bangkok

    Cuối tháng 1 vừa qua tôi có dịp làm việc hơn ba tuần ở Bangkok, một thời gian không phải là dài nhưng đủ để ghi nhận ít nhiều vấn đề liên quan đến Anh và Thái Lan.

    Cảm giác chỉ sau vài ngày ở Bangkok của tôi là rất nhiều thứ thay đổi hay, đẹp, nhanh gọn, tiện lợi hơn ở London. Vừa bước vào Văn phòng BBC ở Bangkok, một đồng nghiệp người Anh làm việc ở đó đã lâu chào tôi, hỏi đùa: "Sao, nước Anh đình công đến đâu rồi?"

    Ngoài chuyện nước Anh quê hương biểu tình, đình công liên miên, còn một điều nữa khiến người "thân Anh" ở Thái Lan than thở: Brexit.

    Tôi ngồi ăn tối với một đồng nghiệp VN và nhà báo thuộc tầng lớp trí thức Tây học của Bangkok, Pravit Rojanaphruk. Anh đã từng có học bổng Chevening để sang Anh học và còn là cựu fellow của Khoa báo chí Reuters Institute, ĐH Oxford trước tôi mấy năm, nên rất yêu nước Anh. Nay anh than thở: "Đến giờ không hiểu sao người Anh vẫn tranh cãi về Brexit?"

    Tôi đồng ý với anh rằng sáu, bảy năm qua, Brexit (bỏ phiếu năm 2016), vẫn như miếng gân gà nuối vào không nổi, nhả ra không được, đã hạ bệ bốn thủ tướng Anh và còn đang đe dọa sự nghiệp của tân thủ tướng Rishi Sunak. Nếu ông không vượt qua được vụ Nghị định thư Bắc Ireland với EU (vừa ký tuần này) về chế độ thuế quan cho hàng Anh vào đảo Ireland, một di sản của Brexit thì sự nghiệp chính trị có thể gặp nguy.

    Mới nhất đây, tuần này, khi tôi đã về lại London, tin tức nói hàng loạt siêu thị Anh chỉ bán hai quả dưa chuột và hai trái cà chua cho một khách hàng, vì thiếu nguồn rau quả. Có báo giải thích là giá điện cao khiến các trại trồng rau trong nhà kính phải giảm hoạt động. Có lời giải thích khác từ một bộ trưởng là "vì thời tiết xấu ở Bắc Ireland nên Anh thiếu rau".

    Vâng, miền đất Bắc Ireland nhỏ tẹo vậy mà gần tám năm sau Brexit vẫn ở cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng đang đè nặng lên tâm trí...và bữa ăn hàng chục triệu công dân Anh, gồm cả tôi. Cộng thêm gánh nặng cuộc chiến Ukraine nữa, bức tranh chung của Anh và EU đang thiếu trầm trọng ánh nắng mùa xuân.

    Tôi viết ra không phải như một "phóng viên ghế bành" ở một văn phòng London của BBC đang bị thu hẹp, cắt giảm nhân sự, mà qua quan sát rất kỹ từ các chuyến đi.

    Trong năm 2022, tôi đã đi thăm một loạt nước châu Âu: Ba Lan, CH Czech, Đức, Hà Lan, Pháp, Bỉ và tất nhiên là lên cả vùng Bắc England. Đến đâu tôi cũng có dịp nói chuyện, trao đổi với người dân bản xứ chứ không chỉ lượn phố như du khách.

    Cảm giác chung của tôi là Đông Âu đang nhiều sinh khí hơn Tây Âu, nhưng bị ám ảnh cuộc chiến Ukraine khá nặng nề. Còn ở phần Tây của EU, các nước "đế quốc già" như Pháp, Anh, mọi thứ đều khá cũ kỹ và đắt đỏ, xã hội đang nhiều xung khắc nội bộ, về bản sắc, về giới tính, về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, thể hiện trên mặt báo, trong giảng đường đại học và trong tâm trí con người.

    Cùng thời gian đó, Thái Lan, và vùng Đông Nam Á nói chung - trừ Myanmar - đã vươn lên, tăng tốc kinh tế, hội nhập và giàu lên nhanh từ đủ các nguồn, kể cả từ cuộc chiến Ukraine.

    Xin chia sẻ ba câu chuyện cụ thể:

    1. Hệ thống giao thông công cộng Bangkok

    So anh Anh quoc va Thai Lan 1
    Một nhà ga xe điện ngầm ở Bangkok

    So anh Anh quoc va Thai Lan 1
    Hệ thống BTS và MRT của Bangkok sẽ có trên 300 nhà ga vào năm 2029

    Ai qua Bangkok hẳn đã đi hệ thống xe điện trên cao: Bangkok Mass Transit System- BTS. Nó không chỉ tiện lợi, sạch, mát, rẻ mà còn đang vươn ra các tỉnh, kể cả ra tỉnh Samut Prakan sát biển. Tôi đã đi thử tuyến Sukhumvit-Kheha đó, và quá ấn tượng với chất lượng phục vụ, độ tiện lợi, đúng giờ. Cộng thêm hệ thống xe điện ngầm MRT nay đã vươn ra khác điểm xa cả hai bờ sông Chao Phraya và tuyến xe lửa nhanh nối trung tâm Bangkok với sân bay quốc tế Suvarnabhumi, giao thông công cộng Bangkok rất tốt, và rất rẻ.

    Bạn sẽ thấy sự chênh lệch giá vé lớn ở hai thủ đô như thế nào nếu biết tuyến xe lửa Heathrow Express, nối ga Paddington ở London với phi trường Heathrow có vé một chiều là 25 bảng (30 USD). Cũng quãng đường tương đương, 26km từ sân bay Suvarnabhumi về trung tâm Bangkok, bạn trả đúng 45 baht (1,07 bảng = 1,29 USD).

    Tôi không rõ chính quyền Thái Lan họ bao cấp giá vé kiểu gì nhưng giao thông công cộng như thế là một ưu điểm lớn để du lịch Thái Lan thu hút du khách.

    Đọc thêm về dự án của BTS Group tôi thấy họ có tham vọng xây thêm nhiều trạm xe điện trên cao, đạt con số 310 trạm vào năm 2029. Trong khi đó, London Underground thì tạm dừng ở 272 trạm, với rất nhiều nhà ga đã cũ, rất cũ.

    Vẫn chuyện tàu xe, tôi thấy một điều đáng buồn nữa cho Anh Quốc là sự xé lẻ đầu tư công nhân danh chủ nghĩa tự do kinh tế - thứ lý thuyết nghe thật hay là phải để các công ty hỏa xa cạnh tranh tối đa nhưng thực tế chỉ thấy tệ nạn là họ cùng nhau tăng giá vé, đình công, biểu tình liên miên.

    Tôi đã đi cả xe bus và xe lửa ra ngoài xa thủ đô Bangkok và ngạc nhiên thấy độ 'high-tech' của các bến tàu xe. Mọi chỗ đều rất sạch sẽ, có bảng điện tử báo giờ rất cụ thể. Vì còn mới nên mọi thứ trong sáng sủa và sạch hơn giao thông công cộng vùng Đông Nam của London mà tôi đang sống.

    Ở Anh vẫn còn chuyện phi lý như thiếu đồng bộ về vé. Bạn đi tàu từ London về Kent nếu dùng vé điện tử Oystercard thì phải xuống giữa đường mua thêm vé giấy để đi tiếp ở trạm Dartford. Vì tuyến hỏa xa Southeastern không chấp nhận vé, thẻ điện tử quá Zone 6 của giao thông London cộng thêm một ga. Những chuyện như vậy diễn ra bao năm nay rồi không ai giải quyết. Tuyến Elizabeth Line hiện đại nhất, vừa khánh thành chỉ dừng lại ở ba ga trước thị trấn nhà tôi chứ không thể nào vươn xuống quận Kent vì hội đồng quận này bị Bộ Giao thông Anh đánh bại trong việc "xin phép" mở rộng tuyến đường.

    Cùng lúc, Thái Lan vừa khánh thành hub hỏa xa lớn nhất Đông Nam Á,Krung Thep Aphiwat Central Terminal ngay tháng 1 vừa qua, đón các tuyến xe lửa Trung Quốc, Lào, và cả Singapore, Campuchia (chưa xong) tụ về Bangkok.

    Đã nói về phát triển cơ sở hạ tầng thì nói nốt. Người Thái Lan vừa duyệt dự án tháng 6/2022) để xây một Trung tâm Hàng không Quốc tế ở Utapao-Pattaya-Rayong, trị giá 9 tỷ USD, dự kiến khai thác trong vòng 50 năm tới, phục vụ hành lang kinh tế biển phía Đông.

    So anh Anh quoc va Thai Lan 1
    Món ăn Việt ngày càng phổ biến ở các thương xá sang trọng của Bangkok. Khách phải đặt bàn trước hoặc xếp hàng chờ đến lượt vào giờ ăn trưa

    Đây chính là căn cứ quân sự Utapao cũ, nơi Không quân Mỹ cho xuất kích các đợt máy bay ném bom bắn phá Việt Nam thời chiến tranh.

    Người Thái Lan luôn biết biến những di sản chiến tranh thành cơ hội làm ăn lớn chứ không chỉ để chúng thành bảo tàng.

    So sánh một chút nữa thì không phải Anh Quốc không có ý tưởng lớn. Tôi nhớ từ 2008, ông Boris Johnson khi còn làm thị trưởng London đã có viễn kiến đặt hàng xây một phi trường khổng lồ sát biển ở quận tôi. Nhưng các tranh cãi chật vật và kiện cáo liên tục khiến dự án Thames Estuary Airport bị "bắn hạ" ngay trên giấy hồi 2014.

    Anh Quốc vẫn giàu hơn Thái Lan nhiều lần, và vẫn đứng trong top10 thế giới trong nhiều lĩnh vực, nhưng mảng đầu tư công thì rõ ràng đang có vẻ thua kém. Mà đổ hết cho Brexit thì cũng không đúng. Trước và sau Brexit Anh Quốc vẫn giàu hơn Thái Lan nhưng vấn đề sức sản xuất trì trệ (sluggish productivity) và tăng trưởng thấp (low growth - chỉ đạt trung bình 0,5% GDP/năm từ nhiều năm qua) thì đã quá rõ.

    Từ sau thời Margaret Thatcher, đầu tư công của Anh giảm đều. Các số liệu nghiên cứu chính thức của Viện NIESR cho biết từ 1949 đến 1979, đầu tư công (public investment) của Anh đạt trung bình 4,5% GDP/năm, để rồi tụt xuống vỏn vẹn 1,5% GDP/năm từ 1979 tới nay. Đầu tư công chỉ tăng nếu kinh tế tăng trưởng. Hôm vừa qua, đảng Lao động (đối lập) nêu cảnh báo cứ với đà tăng trưởng chỉ 0,5% GDP/năm, thu nhập của người Anh sẽ thua Ba Lan (tăng trưởng 3,4%/năm) vào 2030, và rớt lại sau Hungary, Romania vào năm 2040. (xem thêm trên BBC News). Như thế, nguy cơ Anh tụt hậu là rất thật!

    2. Đồng tiền và công nghệ cùng con người Trung Quốc

    Một chuyện nữa tôi muốn chia sẻ là vấn đề tiền Trung Quốc. Anh Quốc sau thời kỳ Kỷ nguyên Vàng (Golden Era) với Bắc Kinh thời David Cameron nay chuyển thái độ sang lo lắng về sự bành trướng của Trung Quốc. Cùng lúc, Thái Lan cứ điềm nhiên thu hút tiền từ Trung Quốc và đi đầu khu vực Đông Nam Á về việc nhận FDI của nước láng giềng khổng lồ phía Bắc.

    Một thống kể của Macroeconomic Team, Ngân hàng Krungsi cho biết trong giai đoạn 2018-2022, FDI từ Trung Quốc vào Thái Lan đạt 15,3 tỷ USD. Không tính Hong Kong thì Thái Lan nhận FDI Trung Quốc cao nhất khu vực, trên Philippines (13,6 tỷ USD), và Việt Nam (8,9 tỷ USD).

    Việc Việt Nam nhận không ít tiền đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc mà không xây được các công trình như Thái Lan có thể là đề tài cho một bài khác. Nhưng điều dễ thấy là Bangkok có nhiều cao ốc mới toanh, hàng chục tầng, to đẹp, sang trọng mọc lên khắp nơi. Đồng tiền Trung Quốc hẳn đóng vai trò kích cầu mạnh cho kinh tế Thái Lan.

    Còn thái độ với người Trung Quốc? Nhà báo Rojanaphruk, bản thân là người Thái gốc Hoa, giải thích với tôi rằng:

    "Thái Lan không bao giờ e ngại đồng tiền từ Trung Quốc. Văn hóa, chính trị Thái Lan rất khác Trung Quốc nên vào đây thì có thể người Trung Quốc xây nhà máy, sinh sống, buôn bán, khiến chính người Thái gốc Hoa cảm thấy bị lấn lướt, còn với đại đa số dân Thái Lan thì chẳng có vấn đề gì cả."

    Là nhà quan sát Đông Nam Á, anh cũng bình luận thêm về Việt Nam rằng "Chính trị, văn hóa Việt Nam, theo cái nhìn của chúng tôi, rất gần Trung Quốc nên Việt Nam sợ bị Trung Quốc đồng hóa. Còn Thái Lan thì không."

    Nghe anh giới thiệu, tôi cũng đi MRT đến trạm Hua Kwang để xem một khu Phố Tàu mới, khác khu Chinatown -Yaorawat ở gần bờ sông.

    Tuy còn nhỏ, chỉ có các tiệm dán đầy chữ Hán bán tạp hóa, đổi tiền, massage, hút cần xa, các quán bán đồ ăn Tứ Xuyên, Vân Nam, đoạn phố này nhanh chóng thành nơi cho du khách... Trung Quốc đến để hưởng thụ như ở quê nhà. Tôi dạo hai lượt rồi vào một quán ăn, nói tiếng Trung, đặt bát mì thịt bò ninh ăn thử. Quán đơn sơ, trang trí chẳng có gì ngoài mấy chữ phúc, chữ thọ dán trên tường. Mấy phụ nữ vừa ăn vừa tán chuyện rổn rảng như cãi nhau. Lân la hỏi cô gái làm hầu bàn thì mới biết cô ta là người Thái ở Chiangmai, đã sống với người Hán từ lâu và được họ cho về cơ sở này ở Bangkok làm quán. Cô ta nói tiếng Trung và tiếng Thái chứ không biết chút tiếng Anh gì. Từ bếp, một nhóm nam thanh niên, trông như dân nấu nếp, có tay còn cởi trần, đi ra cửa, ngồi cách bàn của tôi chừng ba mét, hút thuốc, gãi bụng và chửi bậy.

    So anh Anh quoc va Thai Lan 1
    Bát mì trong quán Trung Quốc ở khu Hua Kwang, còn gọi là Phố Tàu mới

    So anh Anh quoc va Thai Lan 9
    Tiệm cần sa và quán ăn Hoa ở khu Hua Kwang

    Đây là những di dân Hán kiểu mới, chắc từ vùng Vân Nam, Quảng Tây gì đó, thuộc tầng lớp lao động phổ thông, trông hơi giống một số phim Hong Kong thời đấm đá. Nhưng đằng sau họ là các dòng vốn tư bản tiền tỷ, là các đại công ty công nghệ Trung Quốc với dân Hán hoặc Hoa kiều hải ngoại nói tiếng Anh như gió, những Andy Fung, James Wu mà tôi có gặp trong trụ sở Tencent tại Bangkok một lần trước.

    Sức mạnh Trung Hoa bằng cả low-tech và high-tech, với sự bền bỉ, khôn ngoan bền chặt nhiều đời, đã và đang vươn ra khắp Đông Nam Á, làm thay đổi bộ mặt cuộc sống ở các nước này. Hệ quả của hiện tượng này thế nào thì chúng ta còn phải chờ xem. Một nhà báo Thụy Điển sống ở Thái Lan nhiều năm nói với tôi rằng "Lào và Campuchia đã mất" (lost- hàm ý rơi vào tay Trung Quốc).

    3. Di dân Nga và Myanmar đem tiền sang sống ở Thái Lan, chạy trốn bất ổn

    Cuối cùng, xin nhắc lại một câu chuyện đã được nói đến nhiều: Thái Lan trở thành điểm đến của dân di cư Nga, đa số còn trẻ đem tiền chạy khỏi "chủ nghĩa hiện thực Putin". Một thống kê của ngành địa ốc Thái Lan đầu 2023 trên Bangkok Post cho hay sau người Trung Quốc và Myanmar thì dân Nga đứng thứ ba trong nhóm mua căn hộ cao cấp (condo) ở Bangkok, Phuket và vùng ven biển Thái Lan. Một lần nữa, Thái Lan đã hút được dòng tiền bỏ chạy khỏi nước Nga trong khi một số nước thân Nga về chính trị chẳng kiếm được gì. Ra vùng biển Chonburi, tôi thấy rất nhiều biển hàng ngay có tiếng Nga và Trung, bên cạnh tiếng Thái và Anh.

    Một người bạn Thái Lan còn giải thích cho tôi việc dân trung lưu Myanmar tháo chạy khỏi nước họ đang rơi vào nội chiến để định cư ở Thái Lan, mua nhà, đi làm. Tức là tình hình Myanmar tệ đi nhưng Thái Lan vẫn có lợi.

    Mà các sắc dân khác chọn Thái Lan là chỗ đi du lịch, tạm cư, định cư là đúng rồi. Thống kê của Kiplinger vừa ra nêu Thái Lan là nơi có giá sinh hoạt ăn uống thuộc nhóm 10 nước rẻ nhất thế giới. Tới Thái Lan, bạn chỉ cần chi 15 USD/ngày là đủ ăn ngon ba bữa. Bảng xếp hạng này không hề có VN mà nhắc đến cả Lào (5 USD/ngày) nhưng hẳn dịch vụ ẩm thực Thái Lan đa dạng hơn, gồm cả các quán ăn Việt của Bangkok ngày càng trendy và rẻ hơn nhiều so với ở Anh. Ví dụ một bát phở bò ở Bangkok giá chừng 3 bảng, còn ở London là 12 bảng.

    So anh Anh quoc va Thai Lan 1
    Một khu condo cao cấp và nhà hàng, khách sạn mới mọc lên ở phố Langsuan, Bangkok. Khách TQ, Nga và cả Myanmar mua nhiều bất động sản ở Thái Lan thời gian qua.

    Cuối cùng là câu hỏi về sự thiếu hụt các tiêu chuẩn dân chủ? Một nhà báo người Anh ở Thái Lan nói với tôi về chuyện các tướng lĩnh vẫn nắm quyền sau khi bỏ quân phục, khoác áo dân sự và lập ra các đảng phái trong Quốc hội Vương quốc Thái Lan. Anh nói sau tám năm cầm quyền từ đảo chính năm 2014 các ông tướng sắp "đổi chỗ" để thay nhau làm thủ tướng, nhưng mọi bộ ngành và hệ thống công chức vẫn chạy ro ro, chẳng có vấn đề gì. Thủ đô Bangkok năm 2022 vẫn bầu đô trưởng tự do và ông Chadchart Sittipunt, thuộc một đảng độc lập với phe quân nhân, đã thắng cử. Bảo tàng, phòng tranh ở Bangkok vẫn có triển lãm ủng hộ phong trào đấu tranh dân chủ của giới trẻ Myanmar.

    Nhìn chung, Thái Lan từ lâu nay là nền kinh tế tư bản thứ thiệt đầy hiệu năng. Ví dụ tập đoàn xây dựng toàn bộ hệ thống BTS ở Bangkok là của ông Keeree Kanjanapas, một chủ tư nhân. Ngoài ra, hệ thống công chức, pháp luật Thái Lan không bị cản trở của ý thức hệ (chủ nghĩa Brexit tại Anh) và nằm bên ngoài hệ thống đảng cầm quyền quá sâu sát như ở Việt Nam, Trung Quốc nên mọi thứ ít bị chính trị hóa.

    Đã có nền tảng nên kinh tế, các dịch vụ công, doanh nghiệp tư của họ cứ tiến những bước dài. Tính hiệu quả, chuyên nghiệp của họ là điều tôi rất thích. Hay hơn là họ ít ồn ào, ít nổ, thật đúng như tính cách rất dễ mến của người Thái.

    Phải chăng đây mới là sức mạnh dẻo dai và bền vững của cây tre Đông Nam Á, sống khoẻ trong mọi loại thời tiết?

    Nguyễn Giang / BBC News Tiếng Việt

  • Vào Chủ nhật ngày 5-3-2023, người dân ở Upminster (Havering) đã tập trung bên ngoài một tiệm nail nằm trên đường Corbets Tey Road. Trước đó Đội giải cứu động vật RSPCA (Royal Society for the Prevention of Cruelty to Animals) đã cứu được một chú chó. 

    Được biết, chú chó này đã bị nhốt trong gian nhà kho vì người chủ đi vắng suốt 1 tháng. Các nhân viên tại một cửa tiệm gần đó đã nghe thấy tiếng chó sủa thảm thiết. Họ đã báo cảnh sát và RSPCA. Nhân viên RSPCA đã tới giải cứu chú chó.

    Cũng trong ngày chủ nhật, khoảng 50-100 người đã mang chó của mình tới tập trung bên ngoài cửa tiệm để biểu tình chống ngược đãi động vật. Họ cầm những tấm bảng ghi những dòng chữ giận dữ đối với hành vi của chủ shop nail. 

    tiem nail nguoc dai dong vat upminster 0
    Cuộc biểu tình ôn hòa bên ngoài tiệm nail ở Upminster.

    Người tổ chức sự kiện biểu tình, Kirstie Allen, nói với tờ Havering Daily: "Cộng đồng chúng ta không chấp nhận hành vi ngược đãi động vật. Đây là một cuộc biểu tình ôn hòa. Ngày hôm nay chúng tôi đến đây cùng với chó của mình, để chủ tiệm hiểu rằng chúng tôi không chấp nhận hành vi ngược đãi động vật trong cộng đồng. Chó cũng là một thành viên trong gia đình, không được bị ngược đãi". 

    Trên FB của một người tên Clair Tretton, người này cho biết đã nghe thấy tiếng chó sủa suốt 12 ngày. Cảnh sát và RSPCA đã phải phá cửa vào giải cứu con vật tội nghiệp. Hiện chú chó đang được chăm sóc và RSPCA đang tiến hành điều tra. 

    tiem nail nguoc dai dong vat upminster 0
    Bài đăng của Clair Tretton kêu gọi tẩy chay tiệm nail.

    tiem nail nguoc dai dong vat upminster 0
    Hình ảnh nhà kho lúc chú chó được giải cứu. Trong ảnh là túi nylon màu cam (không phải con vật).

    tiem nail nguoc dai dong vat upminster 0
    Trong ảnh là túi nylon màu cam (không phải con vật). Nhà kho đầy phân vì chú chó bị nhốt suốt 12 ngày. 

    tiem nail nguoc dai dong vat upminster 0
    Cuộc biểu tình ôn hòa bên ngoài tiệm nail ở Upminster.

    tiem nail nguoc dai dong vat upminster 0
    Cuộc biểu tình ôn hòa bên ngoài tiệm nail ở Upminster.

    tiem nail nguoc dai dong vat upminster 0
    Cuộc biểu tình ôn hòa bên ngoài tiệm nail ở Upminster.

    Kirstie Allen tiếp tục đăng tải hình ảnh một chú chó đang bị chủ tiệm nail trói chân. Những hình ảnh này đã được chụp cách đây 12 năm (2011) và đăng tải trên FB của chủ tiệm nail. Chú chó trong ảnh dưới không phải là chú chó bị nhốt mới đây.

    Những hình ảnh gây sốc này đã được treo bên ngoài tiệm, hình ảnh lấy từ profile của chủ tiệm trên MXH.

    tiem nail nguoc dai dong vat upminster 0
    Con chó bị trói và bị giẫm lên bụng.

    tiem nail nguoc dai dong vat upminster 0
    Con chó bị trói cả 4 chân kèm xích cổ.

    Được biết chủ tiệm nail là người Việt Nam và chú chó vừa được giải cứu thuộc giống Frenchy nhỏ 2 tuổi. Theo bình luận của những khách hàng thường xuyên ghé tiệm nail, họ cho biết chủ tiệm nuôi chó với mục đích xua đuổi trộm cắp. Và con chó chưa bao giờ được đưa về nhà mà luôn bị bỏ lại trong tiệm. Khách tới đây thường xuyên nghe tiếng chó sủa từ nhà kho.

    Khách hàng của tiệm cho rằng đôi vợ chồng chủ tiệm nail chỉ nuôi chó để nhân giống và đem bán. Và chú chó Frenchy 2 tuổi đã bị bỏ bê từ lâu.

    Hiện có người đã báo cáo tiệm nail lên Trading Standards Office and Government Dept. vì tội làm giả và trốn thuế, vì tiệm chỉ chấp nhận tiền mặt.  

    Viethome (theo thehaveringdaily)

  • BTC Viet Festival hân hạnh được giới thiệu tới quý cộng đồng chương trình ca nhạc Party In The Park - Lần đầu tiên được tổ chức ngoài trời với quy mô rộng lớn và hoành tráng dành cho người Việt tại UK.

    party in the park event

    Sân khấu, âm thanh và ánh sáng được chuẩn bị kỹ lưỡng, hứa hẹn sẽ là một Show diễn bùng cháy, sôi động, mang đến cho khán giả những trải nghiệm âm nhạc thăng hoa đầy cảm xúc.

    Với sự góp mặt của những tên tuổi đình đám trên thị trường âm nhạc mà khó có thể kết hợp lại lần thứ hai, chắc chắn sẽ làm hài lòng tất cả những trái tim yêu nhạc, đến từ Việt Nam, Singapore và UK

    ⭐️ Ca sĩ 𝐁𝐀̉𝐎 𝐀𝐍𝐇🇻🇳

    ⭐️ DJ 𝐖𝐔𝐊𝐎𝐍𝐆🇸🇬

    ⭐️ Rapper 𝐁𝐈𝐍𝐇 𝐆𝐎𝐋𝐃🇻🇳

    ⭐️ DJ 𝐌𝐈𝐄🇻🇳

    ⭐️ DJ 𝐄𝐌𝐌𝐀🇻🇳

    ⭐️ MC 𝐊𝐄𝐍🇻🇳

    ⭐️ MC 𝐇𝐀𝐈 𝐃𝐈𝐍𝐇, DJ 𝐓𝟏, DJ 𝐓𝐇𝐀𝐍𝐆 𝐇𝐎𝐀𝐍𝐆, DJ 𝐁𝐄𝐀𝐑𝐇𝐄𝐀𝐃, DJ 𝐃𝐔𝐘 𝐍𝐆𝐔𝐘𝐄𝐍,

    ⭐️ DJ 𝐓-𝐊𝐄𝐍𝐓🇬🇧🇬🇧🇬🇧🇬🇧🇬🇧🇬🇧.

    ☎️ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞:

    Mr Vũ. 07888 74 6666

    Ms Quỳnh. 078 6450 8945

    👉 Mua vé online: https://partyinthepark.co/buy-tickets

    FB BTC: https://www.facebook.com/profile.php?id=100088519212655

    party in the park

    🏅Các bạn hãy nhanh tay book cho mình những tấm vé sớm nhất vì dàn 𝐋𝐢𝐧𝐞 𝐮𝐩 hơn cả trong mơ sẽ làm bùng nổ sân khấu của 𝐏𝐚𝐫𝐭𝐲 𝐈𝐧 𝐓𝐡𝐞 𝐏𝐚𝐫𝐤.

    🏆 𝐓𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐈𝐍 𝐆𝐈𝐀́ 𝐕𝐄́:

    🔔Lưu ý: Vé sẽ không bán tại cửa.

    🥇 FIRST RELEASE: 28.02-27.03.2023

    £80/ Ticket

    🥈 SECOND RELEASE: 28.03-27.04.2023

    £90/ Ticket

    🥉 FINAL RELEASE: 28.04-27.05.2023

    £100/ Ticket

    👉 48 Stand VIP table gần sân khấu và có không gian chơi riêng, khu vệ sinh riêng.

    👉 £550/ 1 bàn( 1 whisky, 10 bia, 10 nước, 2 mixer. Không có vé đi kèm)

    - Vì số lượng bàn có hạn nên chúng tôi ưu tiên cho các nhóm mua từ 7-12 vé ( Đặc biệt sẽ có lối đi riêng)

    📞Book bàn vui lòng gọi 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞.

    💠𝐃𝐀𝐍𝐇 𝐒𝐀́𝐂𝐇 𝐂𝐀́𝐂 Đ𝐈𝐄̂̉𝐌 𝐁𝐀́𝐍 𝐕𝐄́💠

    1. Phuc Loc

    39 Herbert Road, Woolwich, London SE18 3SZ

    Ms Kiều 07727 643717

    2. Nhà thờ Việt Nam

    117 Bow Common Lane, Bow, London E3 4AU

    (Thời gian: 11am-2pm Sunday only)

    ( Quán nước chị Thúy & Hương )

    3. Phở Thúy Tây

    1B Rotherhithe Old Road, London SE16 2PP

    Tel 077 8810 2988

    4. Nón restaurant

    39 Holloway Road, London N7 8JP

    Mr Đức 074 9144 9999

    079 3397 9339

    5. Vietnam Supermarket

    193 Mare Street, Hackney, London E8 3QE

    Tel 0208 525 1655

    6. Bao Long Supermarket

    218-220 Deptford High Street, London SE8 3PR

    Tel 0208 691 6668

    7. London Nails Supply

    Unit B Gwen Morris, Wyndham Road, Camberwell, London SE5 0AD

    Tel 0207 701 4627

    8. Nottingham

    616 Mansfield Road, Nottingham, NG5 2GA

    Ms Julie 074 4687 0551

    9. Hoang Yen Supermarket

    18 Holyhead Road, Handsworth, Birmingham B21 0LT

    Tel 01215 151 236

    10. Manchester

    497 Bury New Road, Prestwich, Manchester M25 1AD

    Tel 074 322 56789

    11. Hai Ha Restaurant

    206 Mare Street, Hackney, London E8 3RD

    Tel 0208 985 5388

    📣 𝐀̂̉𝐌 𝐓𝐇𝐔̛̣𝐂:

    ⚡️Có đồ ăn Việt Nam và đồ ăn nhanh của tây⚡️

    ❤️ Ban tổ chức chúng tôi sẽ có khu vực riêng để giúp đỡ, giải quyết mọi vấn đề trong thời gian diễn ra sự kiện.

    ❤️ Sẽ có thời gian và địa điểm để khán giả giao lưu, chụp ảnh cùng các nghệ sĩ 📸📸📸

    ☎️ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞:

    Mr Vũ. 07888 74 6666

    Ms Quỳnh. 078 6450 8945

    👉 Mua vé online: https://partyinthepark.co/buy-tickets

    FB BTC: https://www.facebook.com/profile.php?id=100088519212655

    📍Address: 𝐅𝐨𝐫𝐞𝐬𝐭 𝐑𝐨𝐚𝐝 𝐏𝐥𝐚𝐲𝐢𝐧𝐠 𝐅𝐢𝐞𝐥𝐝𝐬, 𝐅𝐨𝐫𝐞𝐬𝐭 𝐑𝐨𝐚𝐝, 𝐇𝐚𝐢𝐧𝐚𝐮𝐥𝐭, 𝐋𝐨𝐧𝐝𝐨𝐧 𝐈𝐆𝟔 𝟑𝐇𝐉🇬🇧

  • Sau nhiều năm làm viên chức, Hà Thiên quyết định chuyển hướng, xa con 6 tháng để du học, và trở thành thủ khoa thạc sĩ Giảng dạy tiếng Anh tại Đại học Nottingham Trent.

    Nguyễn Phước Hà Thiên, sinh năm 1992 tại Đà Nẵng, nhận bằng tốt nghiệp tại Vương quốc Anh hồi cuối năm 2022, với điểm trung bình cao nhất khóa - 13.7/14. Ngoài ra, Thiên cũng giành giải thưởng cho thành tích xuất sắc (Outstanding Achievement Award) của Viện Ngôn ngữ và Giao tiếp liên văn hóa Nottingham.

    Từng theo học và có 7 năm làm trong lĩnh vực quản lý dự án của thành phố, Thiên bước vào khóa học khi chưa có nền tảng về sư phạm cũng như kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ học. Vì thế, cô nói thành tích thủ khoa là "ngoài sức mong đợi".

    ba me du hoc anh 1
    Nguyễn Phước Hà Thiên trong ngày tốt nghiệp ở Đại học Nottingham Trent, Vương quốc Anh, tháng 12/2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Được bố mẹ cho đi học thêm tiếng Anh từ năm lớp 5, Thiên thường tự đến sân bay Đà Nẵng, xin phép vào sảnh check-in để bắt chuyện, giao lưu với khách du lịch quốc tế.

    Năm 2007, Hà Thiên thi đỗ lớp chuyên Anh của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và ba năm liền giành giải nhất thi học sinh giỏi thành phố ở môn học này. Cô cũng đạt giải nhì trong kỳ thi toàn quốc năm 2010.

    Hà Thiên sau đó nhận học bổng toàn phần du học 4 năm tại Đại học Lancaster, Vương quốc Anh hồi năm 2011, theo Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (đề án 922) của thành phố Đà Nẵng. Tốt nghiệp loại xuất sắc chuyên ngành Quản lý dự án, Thiên trở về làm việc tại Ban quản lý khu công nghệ cao thành phố. Ngoài giờ đi làm, cô dạy thêm một số lớp tiếng Anh cùng bạn bè.

    Sau 7 năm làm việc, nhận thấy vẫn đam mê và có khả năng phát triển tốt nhất ở lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ, Thiên quyết định chuyển hướng.

    Nhưng dù tốt nghiệp đại học ở Anh, lại có kinh nghiệm dạy thêm IELTS, SAT, Hà Thiên nói mình gần như phải bắt đầu từ số 0 vì chưa có bằng cấp chính quy trong lĩnh vực này. Khi tìm cơ hội học thạc sĩ ở nước ngoài, băn khoăn lớn nhất của Thiên là con trai mới 14 tháng tuổi.

    Thời điểm đó, Thiên được chồng và gia đình động viên, cho rằng giảng dạy tiếng Anh rất phù hợp với cô, việc có bằng cấp chính quy là cách để theo đuổi con đường này lâu dài.

    "Hơn nữa, cô Hương, Viện trưởng Viện nghiên cứu đào tạo Việt - Anh, Đại học Đà Nẵng, cũng khuyên tôi nên đi học. Cô từng làm tiến sĩ khi con còn nhỏ, đây là động lực để tôi cố gắng", Hà Thiên nhớ lại.

    Cuối cùng, Thiên quyết định theo học chương trình thạc sĩ Giảng dạy tiếng Anh (MA TESOL) liên kết giữa Đại học Đà Nẵng với Đại học Nottingham Trent. Theo Hà Thiên, chương trình có một kỳ ở Đà Nẵng và hai kỳ ở Anh, học phí gần 9.000 euro (khoảng 225 triệu đồng) nên cô chỉ phải xa nhà 6 tháng, trong khi chi phí rẻ một nửa so với ra nước ngoài toàn thời gian.

    Thiên cho biết vì chương trình thạc sĩ ở Anh kéo dài một năm, thay vì hai năm như ở nhiều nước khác nên khối lượng kiến thức và bài tập rất nặng. Với mỗi bài tập, sinh viên thường phải đọc ít nhất 40-50 đầu sách, tài liệu mới có đủ tư liệu để đạt kết quả tốt.

    Nhờ sở thích đọc sách từ nhỏ, Thiên không gặp khó khăn nhiều. Để viết bài luận cho từng môn học, Hà Thiên thực hiện theo 8 bước: Nghiên cứu tổng quát, chọn chủ đề, nghiên cứu cụ thể hơn về chủ đề đã chọn, lập dàn ý chung, nghiên cứu chuyên sâu về từng ý nhỏ, lập dàn ý chi tiết, viết và chỉnh sửa. Nhờ vậy, các bài luận của cô phần lớn đạt điểm tuyệt đối.

    Luận văn thạc sĩ của Thiên có chủ đề "Nghiên cứu tính chuẩn xác về nội dung của bài thi nghe IELTS thông qua công cụ chuỗi từ vựng". Thiên cho biết đề tài thuộc lĩnh vực Ngôn ngữ học khối liệu (Corpus linguistics).

    Trong nghiên cứu này, các chuỗi từ vựng được trích xuất tự động nhờ phần mềm máy tính, sau đó được phân tích theo đặc điểm về sự phân bổ, cấu trúc và chức năng. Nghiên cứu cho thấy bài thi nghe IELTS sử dụng ít chuỗi từ vựng hơn ngôn ngữ ngoài đời thật, cách sử dụng từ cũng có nhiều khác biệt.

    Theo Hà Thiên, kết quả của luận văn giúp đánh giá năng lực nghe hiểu tiếng Anh của học sinh cho mục tiêu học tập ở đại học. Luận văn này đã được hội đồng chấm điểm xuất sắc, được đề cử đại diện trường Nottingham Trent tham gia giải thưởng Luận văn tốt nghiệp 2022-2023 do Hội đồng Anh tổ chức.

    ba me du hoc anh 1
    Nguyễn Phước Hà Thiên mặc áo cử nhân tốt nghiệp ở Đại học Nottingham Trent, Anh, hồi tháng 12/2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Thầy Sam Barclays, giảng viên cao cấp Đại học Nottingham Trent, đánh giá Thiên là sinh viên xuất sắc, thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. "Quan trọng hơn cả, Thiên rất nghiêm túc, đam mê với việc học. Em luôn đặt câu hỏi, đưa ra các quan điểm phản biện và áp dụng lý thuyết vào thực hành", thầy Sam Barclays nói.

    Thiên nói mình đã cố gắng hoàn thành nhiều đầu việc nhanh nhất có thể, với mong muốn sớm được về với con. Bà mẹ trẻ sắp xếp công việc thật khoa học, tự đặt ra kỷ luật cho bản thân, từ những việc nhỏ như dậy đúng giờ, ăn đúng bữa. Thiên gọi điện về nhà hàng ngày để gặp con, nói chuyện với bà ngoại về sinh hoạt, ăn uống của bé.

    Trở về Việt Nam, Thiên mong muốn ứng dụng các phương pháp giảng dạy ngôn ngữ hiện đại vào công việc của mình, như giảng dạy ngôn ngữ giao tiếp, dạy ngôn ngữ dựa trên nhiệm vụ, tổ chức lớp học đảo ngược...

    Với Thiên, thành công không đến từ một bộ óc xuất sắc hơn người mà đến từ thái độ nghiêm khắc, trách nhiệm với bản thân. "Nếu không có tính kỷ luật, mình đã không thể đi được lâu dài trên con đường chinh phục các mục tiêu", Thiên nói.

    Theo VnExpress

  • Để vận chuyển container 5.000 quả bưởi sang đến London (Anh) phải mất gần 70 ngày. Trong khi, thời gian vận chuyển của Thái Lan chưa đến 40 ngày, hoa quả vẫn còn tươi roi rói. Điều này khiến nông sản Việt hiện rất khó cạnh tranh.

    Ông Phạm Ngọc Thức - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp hữu cơ Fusa, Hải Dương - cho biết, nông sản Việt đang gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các nước khác do rất yếu trong khâu vận chuyển.

    buoi viet xuat khau sang anh

    Theo ông Thức, ngày 20/11/2022, công ty thu mua quả bưởi đỏ từ tỉnh Hòa Bình để xuất khẩu sang châu Âu. Đây là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường châu Âu. Tuy vậy, quá trình xuất khẩu lô hàng này khiến doanh nghiệp rất lo lắng.

    Theo đó, ngày 24/12/2022, doanh nghiệp xếp hàng lên container tại Hòa Bình. Sau đó, xe di chuyển từ Hòa Bình xuống khu vực cảng Hải Phòng hết 3 ngày. Tuy vậy, phải đến tận ngày 3/2/2023 lô hàng mới tới được London (Anh).

    “Lúc đầu, chúng tôi ký kết với doanh nghiệp logistics sau 45 ngày sẽ vận chuyển hàng đến Anh. Nhưng thực tế để đưa container 5.000 quả bưởi này sang đến London phải mất gần 70 ngày”, ông Thức nói.

    Theo ông Thức, với số ngày vận chuyển như thế, doanh nghiệp không thể cạnh tranh được với hàng các nước và phải đổ bỏ hàng vì hư hỏng. Điển hình, so với Thái Lan, thời gian xuất hàng sang châu Âu chưa đến 40 ngày, hoa quả tươi roi rói.

    "Lô hàng trên chúng tôi may mắn được cơ quan chức năng hỗ trợ tích cực trong khâu bảo quản nên còn vớt vát được. Nhưng với tình hình này, doanh nghiệp rất lo. Chưa kể, doanh nghiệp nông nghiệp đang phải đối mặt nhiều thách thức như khó tiếp cận vốn vay với lãi suất ưu đãi; kiểm tra chuyên ngành còn nhiêu khê; thiếu cơ sở sơ chế, bảo quản sản phẩm…", ông Thức chia sẻ.

    Bà Ngô Tường Vy - Phó giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu - cho biết, không chỉ thị trường châu Âu, cước vận chuyển trái cây tươi sang thị trường Mỹ của Việt Nam bằng đường biển đang cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực, điều này khiến nhiều loại trái cây Việt chưa thể vươn tới các thị trường xa. Trong khi nếu trái cây xuất khẩu đường hàng không, chi phí rất đắt đỏ, mất sức cạnh tranh.

    Bà Vy cho rằng, trong bối cảnh xuất khẩu là hoạt động quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần phải có những giải pháp đột phá để cải thiện vấn đề vận chuyển, logistics để xuất khẩu nông sản được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo chất lượng.

    TS. Phạm Hoài Chung - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải - cho hay, chi phí logistics ở Việt Nam khoảng 17,8% GDP (trong khi nhiều nước trên thế giới con số này dưới 10%-PV), tương đương khoảng 60 tỷ USD. Do đó, việc cắt giảm chi phí trong các khâu của hoạt động logistics, trong đó có vận tải hàng hóa là rất cấp bách.

    “Để xử lý vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải đang tính toán và triển khai các quy hoạch để phục vụ việc kết nối giao thông một cách tốt nhất. Trong đó có việc xây dựng hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam phía đông để kết nối vào hệ thống hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc… góp phần thúc đẩy tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu”, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải nhấn mạnh.

    Theo Tiền Phong

  • Các công ty Anh đang quan tâm nhiều hơn đến gạo Việt Nam do nhu cầu ngày một tăng và các ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do Anh - Việt Nam (UKVFTA).

    gao viet nam xuat khau sang anh
    Gạo Việt Nam ở Anh chủ yếu được bán cho cộng đồng người Việt Nam và một phần cộng đồng người Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines - Ảnh: VINASEED

    "Gạo Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng gốc Việt tại Anh ưa chuộng, nhất là từ khi gạo ST25 của ông Hồ Quang Cua được giải thưởng Gạo ngon nhất thế giới năm 2019" - ông Nguyễn Cảnh Cường, tham tán công sứ Thương vụ Việt Nam tại Anh, cho biết trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ.

    Ông Cường giải thích tiềm năng xuất khẩu gia tăng do thuế nhập khẩu gạo thơm theo hạn ngạch giảm từ 17,4% xuống 0% nhờ UKVFTA. Tận dụng ưu đãi đó, các công ty Anh đang điều chỉnh cơ cấu mua hàng theo hướng tăng dần tỉ lệ mua gạo từ Việt Nam.

    Giá trị gạo Việt Nam ngày một tăng

    Số liệu của Thương vụ Việt Nam tại Anh cho thấy tổng giá trị nhập khẩu gạo từ Việt Nam đã tăng trong các năm 2020 và 2021.

    Năm 2020, trước khi UKVFTA có hiệu lực, gạo Việt Nam xuất sang Anh tăng gấp đôi, từ 1.296 tấn năm liền kề trước đó lên 3.396 tấn (trị giá 2.670.000 USD). Trong năm 2021, khối lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam giảm 20% trong bối cảnh chung nhiều nước cũng vậy.

    Tuy nhiên, giá trị năm 2021 lại tăng 4% so với năm 2020 nhờ đơn giá gạo Việt Nam tăng, đạt 2.764.000 USD.

    Theo ông Cường, Việt Nam đứng thứ 15 trong các nước xuất khẩu gạo sang Anh với thị phần còn khiêm tốn, chỉ 0,42%.

    "Tuy nhiên dư địa cho gạo Việt Nam tại Anh còn có thể mở rộng nhờ cộng đồng gốc Việt 100.000 người và nhờ Quy chế hạn ngạch thuế quan trong UKVFTA", đại diện Thương vụ Việt Nam tại Anh khẳng định.

    Trong thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Anh đã phối hợp tổ chức nhiều phiên tư vấn trực tuyến về xuất khẩu nông sản cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các sự kiện có sự tham gia của nhiều chuyên gia thị trường sở tại và chuyên gia Global G.A.P..

    Thương vụ cũng phối hợp với các hội doanh nghiệp và cộng đồng người Việt tại Anh, các siêu thị có chủ là người Việt Nam để quảng bá nông sản, hàng hóa Việt Nam và vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

    Không chỉ gạo Việt Nam

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh nhờ UKVFTA, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Anh đã có những tăng trưởng rất tốt.

    Số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Anh đạt hơn 8 tỉ USD trong năm 2022. Hiện Việt Nam đang đạt thặng dư thương mại trên 5 tỉ USD.

    Theo ông Tiến, nông lâm thủy sản Việt Nam đang có lợi thế khi xuất khẩu sang Anh, bởi việc thực thi UKVFTA giúp 94% trong tổng số 547 dòng thuế các sản phẩm nông nghiệp được hưởng ưu đãi thuế suất 0%.

    Nhờ vậy, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Anh năm 2022 đạt gần 1 tỉ USD, tăng trưởng 25%. Hiện Anh nằm trong tốp những thị trường xuất khẩu thủy hải sản và xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Cùng với đó là hạt điều, cà phê và gạo, những mặt hàng truyền thống có thế mạnh của Việt Nam.

    Theo Thứ trưởng Tiến, để tăng cường thương mại sản phẩm chăn nuôi, phía Anh sẽ xem xét mở cửa đối với sản phẩm thịt heo, thịt gia cầm chế biến và trứng gia cầm các loại (tươi sống, chế biến), sữa và sản phẩm sữa của Việt Nam vào thị trường Anh.

    Ở chiều ngược lại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ xem xét cho một số sản phẩm thịt heo và thịt gà… vào được thị trường Việt Nam. Như vậy, dư địa để hai nước khai thác tiềm năng của UKVFTA còn rất lớn.

    Theo ông Tiến, Chính phủ Anh đã chủ động thực hiện chiến lược thương mại "Global Britain" nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Anh cũng sẵn sàng mở cửa thị trường nội địa theo phương thức "có đi có lại" với đối tác nước ngoài thông qua các FTA.

    Ngoài ra, Anh cũng đang quyết tâm gia nhập CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương).

    Điều đó đồng nghĩa Anh sẵn sàng mở cửa thị trường cho nhiều sản phẩm của 11 nước thành viên CPTPP để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường ưu đãi cho các sản phẩm xuất khẩu của Anh. Khi đó, nhiều sản phẩm Việt Nam tại thị trường Anh sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh đến từ các nước CPTPP.

    "Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ UKVFTA mang lại. Trong đó, doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn Anh, châu Âu. Đặc biệt, phải chủ động được công nghệ bảo quản và vận chuyển nông sản bằng đường biển", ông Tiến lưu ý.

    Quan chức Anh: Việt Nam đang tiến lên chuỗi giá trị

    Trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho Tuổi Trẻ ngày 1-2, Quốc vụ khanh Anh phụ trách thương mại Greg Hands cho biết doanh nghiệp hai nước đang tận dụng tốt UKVFTA.

    "Tôi chưa nghe chủ doanh nghiệp Anh nào phàn nàn về hiệp định này. Họ đang tận dụng nó rất tốt và hiểu rõ cách thức nó vận hành ra sao", ông nói.

    Ngoài gạo Việt Nam, nhiều loại nông sản, đồ điện tử và giày dép "Made in Vietnam" cũng đã có mặt tại thị trường Anh.

    "Việt Nam đang dần tiến lên chuỗi giá trị, ngày càng nhiều sản phẩm phức tạp hơn, nhiều dịch vụ hơn, nhiều sản phẩm công nghệ tiên tiến hơn có mặt tại Anh", ông Hands nói thêm.

    Năm 2023 đánh dấu tròn 50 năm Việt Nam và Anh thiết lập quan hệ. Theo Quốc vụ khanh Anh, trải qua ngần ấy thời gian, hai nước đã xây dựng được nền tảng hợp tác vững chắc trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại đến giáo dục, dịch vụ tài chính, thực phẩm và đồ uống…

    Với nền tảng đó, ông Hands tin tưởng Việt Nam và Anh sẽ có thêm 50 năm phát triển quan hệ mạnh mẽ hơn nữa.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Một trong những công việc bất hợp pháp làm giàu nhanh nhất trên đất Anh là tổ chức đưa người từ Việt Nam sang Anh. Nhiều người đã giàu sụ nhờ vào việc đưa hàng ngàn người Việt Nam sang Anh bằng con đường bất hợp pháp.

    buon nguoi vao anh giau su
    Một người VN đến Anh bằng con đường bất hợp pháp làm việc tại nhà hàng bán thức ăn Việt - Ảnh: D.B.

    Hào - quê ở Nghệ An - là một trong số hàng ngàn người VN sang Anh bằng con đường bất hợp pháp. Hào cho biết anh đã trả gần 40.000 USD để có thể đặt chân đến nước Anh.

    Hành trình “nhớ đời”

    Rắn rỏi, nhanh nhẹn và tháo vát - đó là những ấn tượng của chúng tôi về chàng thanh niên sinh ra tại huyện Quỳnh Lưu. Hào khoe anh là một trong những người có nhiều kinh nghiệm lao động ở nước ngoài nhất, từng sang Libya và Hàn Quốc làm việc nhiều năm trước khi đến Anh bằng con đường bất hợp pháp.

    Hào kể: “Sau khi trở về VN từ Hàn Quốc, do ở nhà không có việc làm nên tôi quyết định đến Anh tìm việc. Một người bạn của tôi nói anh có quen một thành viên trong băng nhóm đưa người từ VN sang. Anh bảo tôi chuẩn bị tiền và hộ chiếu, chờ ngày lên đường. Thế là tôi vét hết tiền để dành sau hai chuyến lao động ở Libya và Hàn Quốc dồn cho cuộc hành trình đến Anh”.

    Đến ngày hẹn, Hào được dẫn mối gặp người trong tổ chức đưa người từ VN sang châu Âu. Họ cầm trước của Hào 10.000 USD, 30.000 USD còn lại sẽ được gia đình của Hào ở VN đưa sau khi Hào bắn tin về báo đã đến Anh thành công. Theo lộ trình mà nhóm đưa người qua Anh vạch ra, hộ chiếu của Hào được đóng visa đến Hungary theo tour du lịch, khi máy bay dừng ở sân bay Charles de Gaulle (Paris, Pháp), anh ra ngoài và có người đón. Từ Paris, đường dây đưa người sang Anh sẽ đưa Hào vượt biên giới qua Anh.

    Sau khi thoát khỏi sân bay Charles de Gaulle, Hào chờ mãi không thấy người đón. Trong cái lạnh tê tái của mùa đông châu Âu, lại không biết ngoại ngữ, Hào bơ vơ cả ngày trời giữa thủ đô Paris. May mà anh gặp được một tài xế taxi tốt bụng, giúp anh thuê tạm chỗ ở. Đến tận nửa đêm Hào mới nhận được cuộc điện thoại báo tin do đường dây bị động nên người được cử ra đón không thể xuất hiện tại sân bay Charles de Gaulle. Họ bảo anh tạm ở Paris vài ngày, chờ nhận thông tin mới.

    Vài ngày sau, Hào nhận được cuộc gọi báo chuẩn bị hành lý lên đường. Nhưng đêm đó anh được đưa sang Đức để từ Đức vượt biên sang Anh, thay vì từ Pháp sang thẳng Anh như kế hoạch định trước. Lý do anh được báo là đường dây tại Anh bị lộ. Trục trặc xảy ra khi chiếc xe chở Hào vượt biên sang Đức bị cảnh sát Đức bắt. Anh bị tống vào trại tị nạn. Hào kể: “Cảnh sát Đức sau khi thẩm tra đã đối xử với tôi khá tốt. Họ cho ăn uống, chỗ nghỉ đàng hoàng, cho phép tôi đi lại thoải mái và tự do liên lạc. Nhờ vậy, tôi có cơ hội liên lạc với đường dây. Họ bảo tôi cứ ở tạm trong trại tị nạn vài ngày, chờ báo tin mới”.

    Chừng một tuần sau, Hào được người của đường dây đến đón ở điểm hẹn. Nhưng họ không thể đưa Hào thẳng đến Anh mà đi qua Đan Mạch, từ đây tìm cách đi đường biển sang Anh. Hai ngày trước chuyến vượt biển sang Anh, Hào nhận được cuộc gọi nói anh chuẩn bị những đồ dùng cần thiết. Họ căn dặn anh mọi chuyện, kỹ càng nhất là đêm trước chuyến đi không được ăn uống vì suốt hành trình vượt biên anh sẽ không có cơ hội ra ngoài vệ sinh cá nhân.

    Khi tàu cập cảng Dover của nước Anh và chiếc container có chứa Hào vừa lọt qua cổng hải quan, ngay lập tức anh thoát ra ngoài theo yêu cầu của người dẫn đường. Việc đầu tiên Hào làm là nhanh chân tìm một chỗ nấp, ít người chú ý và sử dụng điện thoại liên lạc báo vị trí của mình. “Tôi lao vào bụi cỏ rậm rạp, nằm đó gần ba giờ. Người dẫn đường bảo tôi đi thẳng ra đường ray xe lửa gần đó. Tôi đến nơi, giơ hai ngón tay hình chữ V báo ký hiệu an toàn. Họ chạy xe đến, đưa tôi đến TP Birmingham” - Hào kể lại. Sau khi đến Birmingham, Hào đã liên lạc với người thân tại VN đưa 30.000 USD còn lại. Đến đây, xem như công việc của đường dây chấm dứt, mọi thứ còn lại trên đất Anh sẽ do chính Hào định đoạt.

    Những người chúng tôi gặp sau khi đến Anh từ đường dây “buôn người” đều cho biết có thể cả cuộc đời còn lại họ không bao giờ quên cơn ác mộng với chuyến hành trình kinh hoàng trải qua. Anh Bốn - quê ở Thanh Hóa - tâm sự: “Bạn chẳng khác một con vật được chở từ nước này sang nước khác. Điều khác biệt duy nhất là bạn nói được, còn con vật thì không. Nhưng con vật thì chẳng biết lo âu, nghĩ ngợi gì...”. Nhóm của anh Bốn gồm năm người, trong đó có bốn người vượt biên thành công đã đưa tổng cộng 140.000 USD. Anh Bốn cho biết trong ba tháng qua, chỉ riêng ở xã anh có hơn mười người đặt chân đến Anh bằng cách này.

    Giàu sụ nhờ đưa người

    Ngồi trước mặt chúng tôi là Mạnh - một chân rết trong đường đây đưa người từ VN sang châu Âu. Mạnh nói đường dây của anh có thể đưa người VN đến bất cứ mảnh đất nào ở châu Âu như Nga, CH Czech, Đức... Nhưng những năm gần đây người VN chỉ thích sang Anh lao động bất hợp pháp vì luật lệ ở Anh không quá hà khắc đối với người nhập cư bất hợp pháp so với một số nước khác tại châu Âu.

    Mạnh giơ chiếc điện thoại di động lên: “Cuộc đời tôi gắn với chiếc điện thoại này. Tôi không biết người đứng đầu đường dây, chỉ biết duy nhất người hằng ngày trực tiếp sai tôi làm việc. Nhiệm vụ của tôi là đón “hàng (người)” và giao “hàng” đến nơi yêu cầu. Nếu bị cảnh sát bắt, tôi chỉ nói đơn giản là do không biết nên vô tình cho người di cư bất hợp pháp đi xe nhờ”.

    Mạnh nói đã đón thành công hàng trăm “con hàng” và chưa một lần bị cảnh sát bắt. Khi được hỏi “kỷ niệm” nào khó quên nhất trong những lần đón “hàng” của mình, Mạnh kể: “Đó là một ngày vào cuối năm 2011. Tôi được lệnh ra cảng Dover đón ba người VN đi từ ngả Pháp sang. Khi ba người lên xe thì một người trong số này run cầm cập, miệng lầm bà lầm bầm suốt đường đi. Khi xe dừng đèn đỏ, anh ta tung cửa thoát ra ngoài, đứng giữa trời đông rét buốt hét to như thằng điên... Sau khi tìm mọi cách kéo anh ta vào xe không được, tôi đành bỏ chạy vì sợ bị cảnh sát phát hiện. Tôi nghĩ anh ta bị hoảng loạn sau chuyến hành trình “kinh dị” đến đất Anh”.

    Viễn - một tay có số má ở khu China Town (London) - cho biết tại Anh có rất nhiều đường dây đưa người bất hợp pháp từ VN sang: “Các đường dây hoạt động khép kín, có mặt ở hầu hết quốc gia châu Âu. Mỗi đường dây có thể thu về hàng triệu bảng/năm. Có dạo báo chí đưa tin cảnh sát Anh đã phá nhiều vụ đưa người sang, nhưng tôi nghĩ khó mà dẹp hết nổi...”.

    Viễn và Mạnh có cùng nhận xét là ở Anh rất nhiều người Việt làm giàu nhờ nghề đưa người sang Anh. “Họ kiếm nhiều tiền và tìm cách rửa tiền vì rất khó cho bạn đưa tiền mặt ra khỏi nước Anh. Họ mở shop bán hàng hay tiệm làm móng... để tìm cách hợp thức hóa số tiền mình kiếm từ nghề đưa người sang Anh” - Viễn nói.

    Viễn cho biết thêm kẻ thù số 1 của những người này không phải là cảnh sát mà chính là các “đồng nghiệp”. Vì những người có nguồn thu nhập này không thể gửi tiền ở ngân hàng, họ buộc phải giấu ở nhà hoặc một nơi khác được cho là an toàn. Tuy nhiên, các “đồng nghiệp” sau khi có thông tin đã cấu kết với các băng nhóm xã hội đen. Họ canh thời điểm thích hợp, bịt mặt lao vào nhà cướp. Kẻ cướp ung dung lấy tiền, sau đó bình yên vô sự vì người bị cướp có gan trời cũng không dám khai báo với cảnh sát bởi lẽ tất cả tiền bị mất đều bất hợp pháp!

    Phát hiện nhiều vụ chuyển tiền bất hợp pháp

    Một kênh truyền hình Anh cho biết từ khi Hãng hàng không Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng từ Hà Nội và TP.HCM đi London và ngược lại vào cuối năm 2011, cảnh sát biên phòng sân bay Gatwick đã bắt rất nhiều vụ người VN hoặc người Anh gốc Việt mang tiền lên máy bay không khai báo. Những người này đã tìm cách giấu tiền trong người hoặc hành lý ký gửi.

    Sau khi bị phát giác, hầu hết những người bị phát hiện giấu tiền mang về VN đều không thể chứng minh nguồn gốc số tiền mình có. Vì thế, cảnh sát đã tịch thu hầu hết lượng tiền vi phạm. Cảnh sát nghi ngờ tiền bị tịch thu có nguồn gốc từ những băng đảng người Việt làm ăn bất hợp pháp tại Anh, chủ yếu nhờ trồng cần sa và buôn người.

    Ngoài các phương tiện “soi” tiền hiện đại, cảnh sát biên phòng Anh còn được hỗ trợ từ chó nghiệp vụ. Hơn 50% các vụ giấu tiền trên chuyến bay từ London đến VN ở sân bay Gatwick là nhờ chó nghiệp vụ phát hiện.

    Nhiều người VN nhập cư trái phép

    Trợ lý giám đốc Cơ quan biên giới Anh Dave Smith cho biết trong những năm gần đây người nước ngoài nhập cư trái phép vào Anh ngày càng nhiều, trong đó có người VN. Họ được đưa vào Anh qua một quốc gia trung gian và đến Anh bằng xe tải từ những thành phố cảng dọc duyên hải phía bắc nước Pháp. “Cơ quan biên giới Anh quyết tâm trừng phạt nạn buôn người. Chúng tôi sử dụng những kỹ thuật hiện đại để phát hiện người nhập cư trốn trong xe và sẽ ngăn chặn mọi sự nhập cư trái phép vào Anh” - báo Daily Mail (Anh) dẫn lời ông Dave Smith cho biết.

    Theo Daily Mail, việc đưa người nhập cư trái phép vào Anh còn có sự tham gia của một bộ phận người VN đang sống và làm việc ở Anh. Năm 2011, nhà cầm quyền Anh đã tuyên phạt Nguyen K. D., người VN, 3 năm tù vì tội đã đưa trót lọt 62 người VN nhập cư trái phép vào Anh. Nguyen K. D. còn có biệt danh là “ông Phong” đã kiếm được gần 40.000 USD mỗi tháng từ việc buôn người này.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Nước Anh là nơi tôi học bài học thắt dây an toàn khi ngồi trên xe hơi, sau bốn năm có bằng. Từ bữa lái xe ở đây, tôi không còn kiểu thích là lượn phố như ở nhà.

    nguoi viet lai xe o anh 1
    Một chiếc Rolls-Royce chạy trên đường phố London - Ảnh; BMW Blog

    Tất cả được “quy ra thóc”

    Năm đó, 2004, mặc dù đã lái xe bốn năm ở Việt Nam, tôi chả bao giờ thắt dây an toàn, khi học lái xe thầy không dạy, khi đi thi thầy không nhắc, xung quanh lúc đó mọi người lái xe hình như cũng đều thế cả. Đến khi qua Anh chơi, lần nào lên xe, dù ngồi băng sau, cũng luôn luôn được nhắc thắt dây an toàn, kèm theo lời dọa: 70 bảng tiền phạt đấy!

    Thế là sau đúng một tuần, lên xe nếu không thắt dây an toàn là thấy chống chếnh, không yên. Nhất là ở vị trí lái, dây không thắt đố đi được.

    Đó là một bài học đánh thẳng vào cái ví của tư bản và rất hiệu quả. Đến lần này trở lại, thực hiện chuyến lái xe xuyên Anh lần đầu tiên, lại được dạy bài học mới: bài học thu tiền đường của người Anh.

    Cũng như Đức, khắp nước Anh không có trạm thu phí (Toll Gate) nào dù là đường quốc lộ, tỉnh lộ hay cao tốc. Phí này đã nằm trong đăng ký lưu hành của xe. Giao thông - giao thương vì thế mà thông thoáng, không có nút thắt hay chốt chặn nào.

    Nghe tôi kể chuyện lái xe xuyên Việt phải qua hơn 20 trạm soát vé, người bạn ở đây tròn mắt bảo thế xe mày chắc chẳng lên tới số 6 đâu nhỉ! (6 là số cao nhất của hộp số sàn, khi xe duy trì tốc độ trên 60km/h).

    Nhưng đó là khi xe lưu thông, chứ khi đỗ lại (dừng, đậu) thì chuẩn bị trả phí ngay. Những vị trí đậu xe thường xuyên (trước cửa nhà, khu vực riêng...), muốn đậu phải có thẻ, mà thẻ này thì đóng tiền tùy theo thời gian yêu cầu.

    Còn với khách lái xe vãng lai như tôi, thì chỉ còn cách đậu xe trả tiền trong bãi hoặc khu vực đậu xe trả tiền ngoài đường.

    Điểm này thì cũng tương tự nhiều quốc gia châu Âu khác, nhưng ở Anh quy định ngặt nghèo hơn. Đậu xe trong bãi (Parking) thì còn đỡ (tính tiền theo giờ, từ 5-6 giờ trở lên trả mức tối đa, khoảng 15-16 bảng tương đương 450.000-480.000 đồng), đậu xe ngoài đường (tiện cho nơi đến) thì rất nhiều nơi quy định tối đa chỉ được đậu hai tiếng, sau đó phải dời qua chỗ khác (trả tiền tiếp)!

    nguoi viet lai xe o anh 1
    Biển nhắc nhở không đậu xe quá 2 giờ ở khu vực dịch vụ bên đường cao tốc -Ảnh: Thủy Phạm

    Có một số nơi cho phép đậu xe miễn phí, như tại các khu vực dừng chân nghỉ ngơi, đổ xăng... dọc đường, cũng chỉ cho đậu tối đa hai tiếng, nếu muốn đậu lâu hơn thì xin mời trả phí.

    Tất cả đều đánh vào túi tiền và cả sự bất tiện của người đi xe hơi để hạn chế tối đa việc xe cá nhân chiếm dụng không gian công cộng, chứ không đánh vào việc người dân sử dụng xe.

    Sử dụng xe ư, tha hồ, giá xe ở đây rẻ cỡ 1/2 ở Việt Nam, nhưng chiếm dụng không gian thì mời trả phí, càng chiếm dụng lâu tiền phí càng cao.

    Việc kiểm soát lượng xe vào các “điểm nóng giao thông” như vùng 1 ở London, các khu vực trung tâm những thành phố lớn cũng rất... thực tế. Để hạn chế lượng xe cá nhân đổ vào vùng 1, vùng lõi London, chính quyền thành phố áp dụng luật 12 bảng, tức từ 8h30 sáng tới 6h chiều, xe từ các vùng 2, 3, 4 vào vùng 1 (tương tự ở các quận Hà Nội đổ vào quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, hay ở TP.HCM dồn vào quận 1, 3) đều bị đánh phí 12 bảng/lần.

    Việc thu phí này thực hiện bằng camera đặt ở các khu vực cửa ngõ vào vùng 1, kèm theo tấm bảng lớn ghi rõ: Vùng tính phí.

    Camera chụp bảng số xe và gửi thông báo tới tài khoản, chủ xe cứ thế mà trả, chậm vài ngày tiền phí sẽ tự động tăng dần. Ở các trung tâm thành phố lớn thì duy trì khu vực “Kiểm soát lưu thông theo giờ” (cũng từ 8h30 sáng đến 6h chiều từ thứ hai tới thứ sáu hoặc thậm chí cả thứ bảy, chỉ “xả giàn” chủ nhật), tức chỉ những xe có giấy phép (đóng phí theo thời gian nhất định) mới được phép đi vào. Nếu cố tình sẽ bị phạt rất nặng. Tất cả đều được “quy ra thóc”.

    nguoi viet lai xe o anh 1
    Biển báo cấm ôtô vào một số tuyến đường trung tâm thành phố.- Ảnh: Thủy Phạm

    Cốt lõi của thu phí

    Điều hay là, để khuyến khích người dân sử dụng xe buýt vào nội thành, ở Anh có một hình thức trung chuyển rất hợp lý và nghe khá hấp dẫn là Park & Ride.

    Tức là cách trung tâm thành phố chừng 10km, có những bãi đậu xe lớn hoàn toàn miễn phí và từ đây có xe buýt vào thành phố, với mức giá chỉ bằng 1/10 giá đậu xe trong trung tâm.

    Thu phí đường kiểu Anh suy cho cùng là thu phí ý thức sử dụng xe của người dân. Từ bữa lái xe ở đây, tôi không còn kiểu thích là lượn phố như ở nhà.

    Đi đâu, chọn thời điểm nào, có nhất thiết phải lái xe riêng không... đã trở thành những lập trình mới, y như 13 năm trước tôi được lập trình việc thắt dây an toàn khi lên xe vậy.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Người Việt vốn nổi tiếng làm Nail ở Mỹ, nhưng người Nghệ An thì lựa chọn châu Âu để xây dựng sự nghiệp cho riêng mình.

    van sy hoang art 0

    Anh Văn Sỹ Hoàng (Quê Yên Thành, Nghệ An) là một chàng trai 9x đã có 7 năm lập nghiệp trong ngành Nail và đang có nhiều tiệm, trung tâm đào tạo nghề Nail tại Anh cho biết, hầu hết những bậc thầy về Nail ở châu Âu là người Nghệ An.

    Anh Vănsỹhoàng Art chia sẻ: "Từ xa xưa, người dân xứ Nghệ đã phải vật lộn với thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Từ trong khắc khổ ấy họ phải cần cù lao động, nên ai gắn bó với nghề Nail cũng rất chịu khó, nhiều người thành đạt".

    Được biết, năm 2016 anh Hoàng quyết định sang Anh học nghề. 2 năm sau, anh đã làm chủ tiệm Nail đầu tiên ở TP. Sheffield và thêm trung tâm dạy ở Birmingham, Manchester, London. Đến năm 2020, anh tiếp tục mở trung tâm đào tạo nghề lớn ở Thành phố Sheffield.

    van sy hoang art 0
    Anh Văn Sỹ Hoàng là một trong số những người Việt đạt được thành tựu ở Anh. 

    van sy hoang art 0

    van sy hoang art 0

    van sy hoang art 0Các học viên tốt nghiệp lớp nail của anh Văn Sỹ Hoàng.

    van sy hoang art 0

    Bước sang năm 2023, anh Hoàng đang xây dựng thêm một shop Nail và trung tâm đào tạo nghề đạt tiêu chuẩn 5 sao, với diện tích 140m2 để làm nail và dạy nghề cho những người Việt xa xứ tại Anh.

    van sy hoang art 0

    van sy hoang art 0
    Những bộ nail cầu kỳ của anh Văn Sỹ Hoàng.

    Nghề nail và câu chuyện kết nối cộng đồng người Việt ở Anh

    Hơn một thập kỷ không phải là một khoảng thời gian quá dài trong quá trình hình thành và phát triển của một cộng đồng, nhưng trong hơn 10 năm qua, cộng đồng người Việt ở Anh đã trải qua một sự chuyển mình mạnh mẽ và vươn lên khởi sắc với đóng góp không nhỏ từ sự du nhập của nghề nail vào Anh Quốc.

    Dù muốn hay không chúng ta đều phải thừa nhận rằng, nghề nail đến với Anh Quốc là một giải pháp kinh tế phù hợp cho cuộc sống của một bộ phận đông đảo người Việt đã và đang sống tại đất nước này. Rào cản về khác biệt ngôn ngữ và văn hóa, những đòi hỏi khắt khe về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và những yếu tố khác tạo ra những khó khăn lớn cho phần đông người Việt ở nước ngoài nói chung và ở Anh Quốc nói riêng trong việc hòa nhập vào cuộc sống bản địa, và đặc biệt là tìm kiếm sinh kế để tồn tại và phát triển. Nghề nail đã đến góp phần giúp người Việt giải quyết được những khó khăn đó.

    Đánh giá một cách khách quan nhất cho thấy rằng hiện nay cộng đồng người Việt đã và đang chiếm giữ thị phần lớn nhất trong ngành nail tại Anh Quốc, và sự hiện diện rộng khắp của các shop nail người Việt trên mọi vùng miền đã cho thấy một sự lớn mạnh không ngừng. Ngành nail cũng đứng đầu trong danh sách những nguồn việc làm lớn nhất (job-generating industry) cho cộng đồng. Và nhìn chung, sự hiện diện của những shop nail cũng đồng nghĩa với sự hiện diện cho một cuộc sống ngày càng sung túc và đầy đủ hơn cho người Việt, không những thế còn đóng góp cho sự phát triển của quê hương Việt Nam.

    Tuy nhiên, khi một ngành nghề càng phát triển tốt thì đồng nghĩa là áp lực cạnh tranh ngày một lớn hơn. Và ngành nail của người Việt ở Anh cũng không là ngoại lệ. Đông đảo ý kiến của những người trong ngành cho rằng nghề nail của người Việt đang đi vào giai đoạn thoái trào.Tuy nhiên, cũng chưa ai cố công tìm hiểu nguyên nhân vì sao mà chỉ dừng lại ở một quan điểm chung “Ngày càng có nhiều shop mới mở ra, cạnh tranh dữ dội hơn.” Trong khuôn khổ bài này, người viết chỉ xin mạn phép thực hiện một phân tích sơ lược nhỏ để mọi người cùng thấy được hiện trạng cạnh tranh của ngành nail hiện nay dưới góc nhìn của khoa học quản lý và cùng suy ngẫm.

    Theo mô hình đánh giá mức độ cạnh tranh ngành của GS Micheal.E.Porter (1979) Đại học Havard (Hoa Kỳ), sự cạnh tranh của hầu hết các ngành kinh tế đều được cấu thành bởi năm yếu tố tác động.

    - Quyền mặc cả của nhà cung cấp (Bargaining Power of Suppliers): Hiện nay mạng lưới các nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị cho ngành nail ở Anh Quốc ngày càng phát triển hơn. Những loại nguyên liệu đầu vào hoàn toàn không khan hiếm và dễ tiếp cận với mức độ chênh lệch về giá là không quá lớn; do đó phạm vi lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu là rất rộng và có thể dễ dàng chuyển đổi mà không tổn thất. Một tác nhân khác là giới chủ cho thuê địa điểm (landlords) cũng ít gây ảnh hưởng đến hoạt động cạnh tranh bởi lẽ các hợp đồng cho thuê (lease) thường là dài hạn và tương đối ổn định. Nhìn chung, đây chưa phải là yếu tố tác động lớn đến ngành nail tại thời điểm hiện nay.

    - Quyền mặc cả của khách hàng (Bargaining Power of Buyers): Đối tượng khách hàng chủ yếu của ngành nail là nữ giới với độ tuổi, nghề nghiệp, và mức thu nhập vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, phần đông khách hàng có xu hướng thường xuyên sử dụng dịch vụ tại một shop nhất định trong nhiều năm liền mà chúng ta vẫn thường quen gọi đây là lượng khách trung thành (loyal customers). Trong điều kiện chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng là tốt và nhất quán, lượng khách hàng này ít có sự biến động lớn mà còn đóng vai trò là kênh marketing hiệu quả nhất. Do đó, đây là yếu tố đáng kể tác động đến cạnh tranh giữa các shop.

    - Nguy cơ từ đối thủ tiềm năng (Threats of New Entrants): Về bản chất, ngành nail là một ngành không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trình độ kỹ thuật cũng không yêu cầu quá cao, nhà cung cấp và nguồn nhân lực lại sẵn có và quan trọng nhất tỷ suất lợi nhuận và khả năng thu hồi vốn cao, tỷ lệ rủi ro thấp, do vậy, hiện tượng các shop nail mới ồ ạt xuất hiện là điều dễ hiểu, đồng nghĩa là áp lực cạnh tranh tăng lên cao. Khách hàng dễ dàng chuyển sang sử dụng dịch vụ tại các shop mới. Chính vì thế, những đối thủ cạnh tranh chưa xuất hiện cũng là mối lo ngại không hề nhỏ.

    - Nguy cơ từ các nhóm sản phẩm/dịch vụ thay thế (Threats of Substitute Products/Services): Ngành nail là một bộ phận nhỏ trong nhóm ngành thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sắc đẹp của khách hàng, cùng nhóm này, còn có thể kể ra: ngành chăm sóc tóc, sunbathing, xăm hình (tattoo), spa – massage,………Do đó, ngân sách chi dùng của một nữ khách hàng dành cho việc chăm sóc sắc đẹp sẽ được cân nhắc và phân chia cho những mục đích khác nhau như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, chăm sóc nail khẳng định được lợi thế của mình trong ngân sách chăm sóc sắc đẹp của khách hàng nữ giới Anh Quốc, khi mà chi phí để chăm sóc nail là đáng kể vì yếu tố thường xuyên, lặp đi lặp lại nhưng phần đông khách hàng vẫn theo đuổi. Vì vậy, không cần quá lo khi thấy một vị khách quen đi vào shop làm tóc bên cạnh hoặc đi sunbath, rất có thể ngay sau đó hoặc ngày hôm sau, họ sẽ vẫn đến shop của bạn.

    - Mức độ Cạnh tranh nội bộ ngành (Competitive Rivalry within an industry): Đây là yếu tố nhức nhối và nóng bỏng nhất trong bức tranh toàn cảnh về mức độ cạnh tranh nghề nail Việt ở Anh Quốc hiện nay. Giữa các shop nail của người Việt làm chủ trên cùng một địa bàn, một khu vực đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ bất kể dưới hình thức lành mạnh hay không lành mạnh. Thực tế đó, tất cả chúng ta đều thấy rõ qua sự sụt giảm đáng kể về giá thành dịch vụ nail, dẫn đến sự sụt giảm về doanh thu của của các shop hiện nay so với những năm trước. Một số anh/chị chọn giải pháp từ bỏ các đô thị lớn để về các vùng ven, tỉnh nhỏ để mở shop mới để tận dụng lợi thế cạnh tranh của người đến trước (first-mover advantage); tuy nhiên lợi thế ấy sẽ nhanh chóng mất đi khi có những người đến sau mở shop trên cùng địa phương đó. Nạn dịch mang tên Phá Giá đang lan rộng từ thành thị tới các thị trấn, và thực tế đang tạo ra sự ảm đạm và tâm lý lo lắng chung cho tất cả những ai đang gửi nồi cơm, tấm áo của bản thân và gia đình vào ngành nail.

    Cạnh tranh là tất yếu trong thực tiễn kinh doanh của mọi ngành, nhưng có lẽ nào người Việt ở Anh đang đi nhầm đường trong việc xây dựng chiến lược cạnh tranh của toàn ngành nail. Nếu như hầu hết chiến lược kinh doanh đều tập trung ở ba nhóm giải pháp lớn nhằm: Cost-cutting (Cắt giảm chi phí), Diversification (Đa dạng hóa), và mức độ cao nhất là Differentation (Khác biệt hóa), thì phương cách cạnh tranh phổ biến mà đại đa số shop nail Việt ở Anh hiện nay áp dụng có vẻ như không thuộc bất kỳ nhóm nào trong ba nhóm chiến lược nêu trên.

    Vì quyền lợi trước mắt để thu hút khách, tăng doanh thu, phần đông các chủ shop trên cùng một vùng, thậm chí trên cùng một con phố chọn cách truyền thống nhất: Phá giá, và có vẻ như họ cũng ít có sự lựa chọn nào khác để tồn tại. Với giả thiết rằng khi các shop có chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng như nhau, giá nguyên vật liệu và nhân công ít biến động thì chính sách phá giá là một hình thức cạnh tranh thiếu lành mạnh, một bước lùi sai lầm trong kinh doanh, và ảnh hưởng tiêu cực đến toàn ngành. Một thực tế phải thừa nhận rằng có lẽ không một ai mong muốn làm điều đó, bởi lẽ chúng ta đều hiểu rằng cách làm đó không những là tự thu hẹp doanh thu hiện tại mà xa hơn còn tổn hại đến tương lai chung của cả cộng đồng nói chung.

    Hơn ai hết, tự thân những người Việt đầu tư vào ngành nail, nhóm lợi ích cốt lõi của ngành là những người muốn chấm dứt điệp khúc phá giá nhất, mọi người đều muốn thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đó, nhưng có lẽ thiếu một điều kiện đủ sẽ được bàn tới trong phần sau của bài viết này. Nói một cách hình ảnh và gần gũi hơn, cách người Việt đang kinh doanh ngành nail ở Anh đang áp dụng cũng tương tự như tập quán canh tác phá rừng làm rẫy mà dân tộc thiểu số một số nơi ở Việt Nam vẫn đang làm, phá rừng trồng cấy vài vụ, đất đai hết màu mỡ rồi lại đi phá những cánh rừng khác, và cứ như thế đi mãi, đi mãi…..cho đến khi hết rừng và người thì cũng hết thóc.

    Có lẽ nào ngành nail Việt không còn con đường nào khác ngoài việc đua nhau giảm giá mãi cho tới khi không còn giảm được nữa? Chưa thể tính toán chính xác được ngày đó là khi nào, nhưng chắc chẳng ai muốn nghĩ đến những điều gì sẽ xảy ra nếu đó là sự thật. Tất nhiên khách hàng hưởng lợi, chủ và người làm công cùng nhau đến bờ vực phá sản khi tỷ suất lợi nhuận/chi phí đi đến tới hạn. Người Việt khi ấy mất nghề, không thạo ngoại ngữ, không chuyên môn và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, cuộc sống sẽ đi về đâu?

    Ước mơ có thực sự xa…………?

    Điều đáng tiếc nhất là chúng ta dự báo được xu hướng tiêu cực của ngành nail trong khi hiện tại người Việt là cộng đồng dẫn đầu với thị phần chi phối và trình độ tay nghề cao hơn hẳn các nhóm cộng đồng khác cùng tham gia như người Iran, Trung Quốc và các nước khác; cũng giống như tình cảnh của một đại gia giàu có biết trước sự sa sút trong tương lai mà bất lực không xoay chuyển được. Tuy nhiên, bài học kinh nghiệm thực tiễn trong các bối cảnh tương tự đã chứng minh rằng có một giải pháp có thể đưa ngành nail Việt ở Anh duy trì tốc độ tăng trưởng hiện tại mà thoát được lối mòn phá giá.

    Ít nhất sẽ có ai đó trong số các anh/chị đang đọc bài viết này đã từng thoáng nghĩ tới ý tưởng về sự ra đời của một tổ chức hội nghề chuyên nghiệp dành riêng nghề nail của người Việt tại Anh Quốc. Có thể và chỉ có thể bằng con đường đoàn kết lại với nhau, chia sẻ với nhau dưới một tổ chức làm việc hiệu quả, ngành nail Việt mới có thể tồn tại và đi lên. Người viết bài đã có dịp quan sát thực tế tính hiệu quả ý tưởng này từ một ví dụ nhỏ của Hội Chủ Cafe Internet ở một khu vực ven đô của thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Một vài năm trước, khi cơn lốc Internet và game online lan sâu vào từng ngõ phố khắp các vùng miền ở Việt Nam, các cửa hàng Internet mọc lên như nấm sau mưa. Các chủ shop Internet ở một quận ngoại thành của thành phố Hải Phòng cũng quyết đua nhau phá giá để thu hút đối tượng khách hàng chủ yếu là học sinh sinh viên, bất chấp các chi phí đầu vào như máy móc thiết bị, cước viễn thông, giá điện…đều tăng cao; việc kinh doanh đã lộ rõ sự lợi bất cập hại sau khi phá giá và buộc mọi người phải ngồi lại với nhau và hình thành nên một hội bán chính quy như đã nêu ở trên. Họ cùng bàn tính lại một phương cách kinh doanh đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong khu vực, đào tạo hỗ trợ nhau về kỹ thuật và công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, cảnh báo về những nguy cơ, thúc giục nhau đầu tư đổi mới, nâng cấp chất lượng dịch vụ, tạo tiếng nói chung để đàm phán với các nhà cung cấp……..Chính những giải pháp đó đã tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, ổn định để tất cả các thành viên tồn tại và phát triển cho và chỉ sau ba tháng, tình trạng hỗn loạn đã chấm dứt và mọi hoạt động kinh doanh Internet trong khu vực đó đã đi vào quỹ đạo tăng trưởng mới.

    Thiết nghĩ, ý tưởng đó có thể được áp dụng trong bối cảnh ngành nail của người Việt ở Anh hiện nay. Với chính sách đoàn kết, hỗ trợ tốt cho nhau về thông tin và kỹ thuật, chuyên nghiệp hóa hoạt động đào tạo và cung ứng nhân lực đồng nhất, tạo tiếng nói chung đối với chính quyền nước sở tại, triển vọng về lợi thế cạnh tranh tuyệt đối và bền vững của cộng đồng nghề nail Việt hoàn toàn không xa xôi; người Việt hoàn toàn có thể tồn tại lâu dài và phát triển cùng với nghề nail ở Anh Quốc.

    Lịch sử luôn minh chứng được chân lý rằng đoàn kết là sức mạnh to lớn nhất, và đối thoại bao giờ cũng ưu việt hơn đối đầu. Cha ông chúng ta đã làm rất tốt điều đó trong quá khứ. Hiện tại, chúng ta đều đang sinh sống, học tập và làm việc tại trái tim của Khối Thịnh Vượng Chung (Common Wealth), và chúng ta hoàn toàn có quyền mơ tới sự thịnh vượng chung của cộng đồng Việt Nam của mình.

    Hoàng Huy - Một người Việt (đã từng) ở Anh

    FB: Nghệ An

  • Thông báo mới về cuộc thi V-Stellar 2023:

    V-Stellar sẽ tổ chức cuộc thi vẽ dành cho trẻ em và thanh thiếu niên người Việt tại Châu Âu vào ngày 02.04.2023 tại London, với chủ đề "Tình hữu nghị Việt-Anh". Trưởng Ban giám khảo là họa sĩ Nguyễn Minh Sơn.

    Tác phẩm thuộc top 20 sẽ được trưng bày tại Chung kết cuộc thi Piano & Hát tiếng Việt. Cuộc thi sẽ gồm 2 hạng mục lứa tuổi, và sẽ trao 2 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba và các giải khuyến khích.

    - Hạng mục Piano 2 sẽ được chia thành Piano 2 chuyên nghiệp và nghiệp dư. Như vậy cuộc thi Piano & Hát tiếng Việt sẽ có 5 giải nhất, 5 giải nhì, 5 giải ba và các giải khuyến khích. Hạn nộp bài vòng 1 sẽ chỉ còn 2 tuần nữa, là ngày 22.2.2023, mong các tài năng mạnh dạn tham gia.  

    Các giải thưởng sẽ bao gồm giấy chứng nhận, tiền mặt và quà lưu niệm.

    Mọi chi tiết xin liên hệ: https://vi.vstellar.eu/ , hoặc https://www.facebook.com/VStellarEU 

    vst2 copy 1

    Đại diện các Quý báo muốn sang London tham dự chung kết ngày 2.7 xin hãy liên hệ với BTC, ghi họ tên đầy đủ để BTC làm thư mời.  

    Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe

    BTC V-Stellar

  • Trên group Hội Mẹ Và Các Con - UK, bạn Vi Cumming vừa chia sẻ những thông tin hữu ích về Quy Trình Thi Bằng Lái Và Các Điểm Lưu Ý Khi Đi Thi, mời các bạn tham khảo để "thi một phát ăn ngay" nhé:

    Trong quá học bằng lái xe, khi đã tin tưởng và chọn được người dạy lái thì hãy làm theo đúng lời chỉ dẫn của họ và đừng có cố cãi là chồng tao dạy vầy, hồi đó ở nước tao chạy vầy, hàng xóm tao chỉ vậy! Thì tuyệt nhiên chỉ có rớt nhé lol, vì người dạy lái họ hướng dẫn các kỹ thuật, các quy định và luật hiện hành để chỉ dẫn cho bạn lái xe an toàn và thi đậu! Có những nguyên nhân sau sẽ làm cho bạn dễ trượt :

    - Quá tự tin vì lái dễ ẹt, đã chạy hơn 10 năm ở nước tui không lẽ không đậu, những thói quen xấu khi lái, mỗi nước có mỗi quy định khác nhau, cho nên học lại và cẩn thận không bao giờ là quá nhiều!

    - Hãy học và nhớ những gì người chỉ hướng dẫn bạn lái xe, đừng học ở chồng/vợ/hàng xóm giúp bạn luyện tập, vì có thể họ chạy rành, họ kg cần phải làm những động tác đó (còn gọi là thói quen xấu) nó sẽ hại bạn trong lúc thi.

    Như đã nói, vào ngày thi thì rất tâm linh, về thời tiết, về traffic, về ngưòi chấm thi, về sự may mắn của bản thân, cho nên nhớ cầu nguyện để lấy tinh thần đi thi. Tâm lý hơi hồi hộp chút thì sẽ dễ làm đúng hơn he he, tự tin quá thì cũng dễ xu cà na lắm, vì khi đọc kết quả xong mình cũng éo biết cãi gì với người chấm thi, nhiều khi cũng quất ức lắm á!

    thi bang lai xe dau

    Quy Trình thi:

    - Thời lượng : 40-45mins ( 20-25 mins phút đầu chạy với satellite, thời gian còn lại chạy theo lời yêu cầu của người chấm thi. Thường phần chạy với satellite cũng áp lực, vì vừa nhìn đường, nhìn gương, nhìn cái satellite, nghe nó nói cái gì, rồi nhìn cái đồng hồ xem mình chạy có quá tốc độ cái chỉ số mà đoạn đường đó cho phép. Cho nên cái này nên luyện với thầy nhiều nhiều để quen cách phân bổ ánh nhìn cho đúng nơi đúng chổ.

    - Car safety check : Hãy nhớ những điều cần thiết khi trả lời câu hỏi và sắp xếp chúng bằng tiếng Anh của chính bạn, không cần phải đúng y chang những từ mà bạn đã học, mà là câu trả lời đúng trọng tâm câu hỏi. Họ sẽ hỏi bạn 2 câu, 1 câu trước khi ngồi vào lái, và 1 câu trong quá trình lái.

    - Khi bắt đầu gặp người chấm thi họ sẽ đọc tên bạn để chắc chắn đọc đúng tên của bạn, sau đó bắt đầu check mắt của bạn có đủ điều kiện để chạy xe, và tiếp theo kiếm tra xe mà bạn dùng để thi, ví dụ như bạn dùng xe nhà đi thi thì nhớ dọn xe sạch sẽ nhé, dơ quá người chấm thi có quyền từ chối không cho bạn thi, mất tiền, đi về mà rất ấm ức.

    * Nếu Tiếng anh của bạn không tốt, thì có thể nói trước với người chấm thi, và nhờ họ dùng từ tiếng Anh đơn giản để nói chuyện với bạn. Sau khi kiểm tra mắt bạn xong họ sẽ giải thích quá trình thi của bạn như thế nào, thời lượng ra sao và bắt đầu hỏi về car safety check, sau đó ngồi vào xe bắt đầu lái với satellite.

    * 20 - 25 mins đầu lái với satellite, người chấm thi có thể yêu cầu bạn stop 3 lần vào lề trái và rời đi, hỏi về car safety check lần 2

    * Thời gian còn lại : chạy theo chỉ dẫn của người chấm thi và MANOEUVRE - có thể là parallel parking (on road), reverse parking (parking bay), hay reverse 2 car lane (on road).

    * Sau đó về lại chổ bắt đầu và gọi instructor lại để đọc kết quả.

    ====> Các điểm lưu ý :

    1. Ngồi vào xe trước gài số chạy, phải nhìn hết tất cả các gương, đặc biệt đó là cái over shoulder bên tay phải, góc chết đó phải cẩn thận, dù đang trong bãi xe rồi mới di chuyển xe, và phải để người chấm thi thấy mình làm điều đó.

    2. Trước khi để xe chạy, bạn phải để cho examiner nói hết câu “…move when you are ready”, đừng làm sớm hơn lời nói của họ hoặc không được lệnh từ họ (nắm chắc rớt nhé, nếu như không thực hiện theo lời họ).

    3. Khi quẹo trái, quẹo phải, phải nhìn gương, nhìn gương và nhìn gương trước khi xi nhan đèn và quẹo! Nhìn gương phải lắc cái đầu sang phải hoặc sang trái để cho examiner thấy không có liếc vì họ không thấy họ cũng cho rớt vì bảo mình không có nhìn gương, lúc đó không cãi được đâu! Lỗi này dễ xảy ra cho các bạn đã có bằng lái xe ở ngoài UK.

    4. Không xi nhan đèn quá sớm hoặc quá muộn khi quẹo trái hoặc phải

    5. Trong bãi xe, quẹo trái quẹo phải để đậu xe thì xi nhan đèn, reverse thì không

    6. Khi Manoeuvre thì phải kiểm tra thường xuyên gương, hướng đi của xe vào nơi cần đi. Không được nhìn chăm chăm vào 1 cái gương! Đặc biệt lùi bên phải về 2 car lane phải nhìn over shoulder bên phải vì nó là lối đi của người đi bộ, đó là điểm quan trọng, khi di chuyển xe đi, chạy lên về bên trái 1 chút , dừng lại, quay đầu check điểm mù bên trái rồi xi nhan đèn trái di chuyển xe qua làn trái và chạy!

    7. Khi được yêu cầu dừng lại bên trái 2-3 lần, trước khi chạy đã check hết tất cả gương 1 lần chạy qua phải 1 chút dừng lại, rồi check over shoulder 1 lần nữa rồi chạy! Phải dừng lại check nhé, lần nào cũng phải giống nhau, đừng có thấy dễ rồi bỏ qua! Họ cũng cho rớt đó !

    8. Vẫn là câu cuối, rớt không sao lại tiếp tục học cho tiếp rồi đi thi, trước khi đi thi cảm thấy phần nào chưa chắc chắn thì nói người hướng dẫn luyện cho nhé!!

    Vài thông tin hy vọng giúp cho các bạn thêm vững tin mà chiến !!

    Nguồn: Group Hội Mẹ Và Các Con - UK / Vi Cumming

  • Thẻ cư trú (Residence Card) là một dạng ID mà người Việt sử dụng để chứng minh quyền được đi làm hoặc quyền được thuê nhà của mình. Thẻ này được Bộ Nội Vụ cấp cho người nhập cư từ ngày 31/7/2015, có công dụng giúp chứng minh nhân thân, tình trạng nhập cư hợp pháp và các quyền lợi khác.

    Tuy nhiên, vào năm ngoái Chính phủ đã thông qua luật mới với mục đích chuyển đổi thẻ hiện hành sang thẻ điện tử (digital). Từ ngày 6/4/2022, người nhập cư ở Anh sẽ không thể xuất trình thẻ Residence Card để chứng minh quyền đi làm hoặc quyền thuê nhà của mình nữa. 

    THE CU TRU

    Như vậy, căn cứ vào luật mới này, từ ngày 6/4/2022 trở đi, các chủ doanh nghiệp (bao gồm chủ tiệm nail, nhà hàng...) và chủ nhà phải yêu cầu nhân viên hay người thuê nhà cung cấp mã online từ website chính phủ, để chứng minh quyền đi làm hoặc quyền thuê nhà của họ. 

    Người làm thuê và người thuê nhà có thể kiểm tra quyền đi làm và quyền được thuê nhà của mình, sau đó lấy mã online chia sẻ cho chủ doanh nghiệp hay chủ nhà.

    https://www.gov.uk/prove-right-to-work (quyền đi làm)

    https://www.gov.uk/prove-right-to-rent (quyền được thuê nhà)

    Trong khi đó, chủ doanh nghiệp hoặc chủ nhà có thể kiểm tra quyền đi làm của nhân viên hoặc quyền thuê nhà của người đi thuê theo link sau:

     https://www.gov.uk/view-right-to-work (kiểm tra quyền đi làm)

     https://www.gov.uk/view-right-to-rent (kiểm tra quyền thuê nhà)

    Bộ Nội Vụ cũng đang theo lộ trình giới thiệu công nghệ mới cho thẻ di trú vào năm 2024. Đây cũng là lý do mà nhiều người nhập cư được cấp định cư vĩnh viễn hay có thời hạn di trú dài hơn năm 2024, nhưng thẻ di trú lại chỉ có thời hạn đến ngày 31/12/2024.

    Viethome (theo Gov.uk)

  • Là những người con xa xứ, năm nào TẾT ĐẾN XUÂN VỀ ai cũng nhớ ngày Tết cổ truyền và không khỏi nhớ nhà. Mỗi năm cứ đến dịp này, chương trình mừng xuân lại được tổ chức để cộng đồng người Việt ở Anh có nơi để chia sẻ cảm xúc khi xuân sang.

    tet cong cong 7

    Năm nay, vào ngày Chủ nhật 15-1-2023 tại Deptford Lounge, London, đã diễn ra chương trình Tết cộng đồng Xuân Quý Mão. Chương trình doVietnamese Family Partnership, VietSchool London, Hội người Việt Nam tại Vương Quốc Anh phối hợp thực hiện.

     

    hương trình có sự tham gia của các đại sứ hình ảnh từ Hiệp hội phụ nữ các quốc gia VN-UK như: Hoa khôi áo dài Lê Ngọc Hân, Hoa hậu nhí Anna Hoàng, Hoa hậu thanh niên Emily Nguyễn, Á khôi Lê Ý Phương, Người đẹp tài năng Đào Kim Thư... Các người đẹp tham gia trình diễn bộ sưu tập áo dài dành cho nam và nữ được thiết kế bởi Anna Hoàng - đại sứ trẻ của tổ chức . Đây là các mẫu thiết kế nằm trong bộ sưu tập áo dài Sắc Màu Việt Anh sẽ được trình diễn tại tuần lễ thời trang London vào ngày 18/02 sắp tới.

    tet cong cong 7

    Bộ sưu tập mang thông điệp chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa VN và UK và thể hiện tình cảm yêu quê hương, yêu văn hóa cội nguồn dân tộc của thế hệ trẻ gốc Việt tại Anh.Bài hát ÁO DÀI ĐẤT VIỆT sáng tác riêng cho chương trình Vietnam Cultural Show London bởi nhạc sĩ Tuấn Phương và Lisagel UK tôn thêm nét đẹp cho phần trình diễn của người mẫu.

    Và đặc biệt là màn biểu diễn Street Dance “Ngày Xuân Long Phụng Xum Vầy" dành cho tất cả khán giả tham sự kiện với sự hướng dẫn của Anna Hoàng, Lê Ngọc Hân,Emily Nguyễn,Đào Kim Thư, ca sĩ Hoàn Mỹ Piano. Đông đảo khán giả là các cô chú và các em nhỏ đã nhiệt tình tham gia.

    Thực sự rất ấn tượng và đây chính là 1 nét chấm phá mới mang thương hiệu Việt Nam giới thiệu tới người dân bản xứ bởi lực lượng nòng cốt là nhóm Miss Ao Dai Vietnam - UK. 5 phần quà tặng từ ban tổ chức đã được trao tặng cho những khán giả tham gia nhảy tự tin và nhiệt tình nhất!

    Lên ý tưởng dàn dựng màn biểu diễn này là Hiệp hội phụ nữ các quốc gia Việt Nam - Vương quốc Anh Ladies of all nations international Vietnam - United Kingdom ).Năm qua, Hiệp hội phụ nữ các quốc gia Việt Nam - UK đã tổ chức thành công chương trình Vietnam International Awards, Vietnam Cultural Show London và Miss Áo Dài Việt Nam UK.

    Phó thị trưởng quận Lewisham, bà Brenda Dacres đã tham dự Tết Cộng đồng và rất ấn tượng với những hoạt động đầy ý nghĩa của cộng đồng Việt với người dân sở tại. Bà hoan nghênh tinh thần giữ vững truyền thống văn hóa đẹp và cách mà chúng ta chia sẻ giá trị Việt tại Anh. Xin cảm ơn chính quyền sở tại và những trái tim nhiệt huyết của cộng đồng Việt.

    Tiết mục gói bánh chưng được đông đảo chị em quan tâm:

    tet cong cong 7

    tet cong cong 7

    tet cong cong 7

    Hội chợ Xuân còn phục vụ bà con 15 cành Hoa Đào và 2 cành Mai Tuyết từ Việt nam mới sang. Rất đẹp và đầy ý nghĩa cho Tết Việt tại Anh. Ngoài ra chương trình còn có phần quay số trúng thưởng với các quà tặng giá trị đến từ các nhà tài trợ Kim Cương, Vàng, Bạc, cùng các tiết mục múa lân, trò chơi kéo co...

    tet cong cong 7

    tet cong cong 7

    Viethome (nguồn: VietSchool London)

  • Thấy con mê lịch sử La Mã, chị Hằng đưa con sang Rome du lịch để cậu bé tìm hiểu thêm, chị cũng được thưởng thức đồ ăn yêu thích.

    cho con du lich rome 0

    Nguyễn Thu Hằng, 32 tuổi, và con trai 9 tuổi tên gọi thân mật là Kai, đang sống ở London, Anh. Ở trường, Kai đang học lịch sử về đế chế La Mã cổ đại. Cậu nhóc thường xuyên "thao thao bất tuyệt" với mẹ về những điều được học ở trường mọi lúc mọi nơi. Cậu còn tham gia vở kịch liên quan đến thời đại này. Thấy con yêu thích môn học, chị Hằng quyết định đưa con sang Rome, Italy, nơi được coi là một trong những điểm đến quan trọng của nền văn minh La Mã.

    cho con du lich rome 0
    Chị Hằng chụp ảnh cùng con trai trong chuyến du lịch đến Rome từ 26 đến 28/11.

    "Tôi đưa Kai đến Rome để có thể nhìn tận mắt, sờ tận tay những di tích cổ xưa của nền văn minh La Mã. Ngoài ra, tôi cũng tranh thủ ăn thoải mái món tiramisu nổi tiếng, tung đồng xu ở đài phun nước Trevi", chị Hằng nói về chuyến đi 3 ngày.

    Đây là chuyến đi đầu tiên của Kai đến Rome, là lần thứ ba đến Italy và là thành phố thứ 26 trên thế giới. Những lần trước, hai mẹ con đi tự túc. Nhưng với Rome, chị Hằng muốn con nhận được những thông tin lịch sử chính xác và phong phú, nên thuê hướng dẫn viên. Sau khi nghiên cứu, Hằng đặt lịch với chị Trần Ngọc Huyền, sống tại Italy. Chị Huyền cũng là người tư vấn lịch trình, đặt vé tham quan cho hai mẹ con.

    Bà mẹ Việt đặt rõ mục tiêu là muốn con trải nghiệm các điểm đến lịch sử và biết thêm nhiều thông tin về đế chế La Mã. Do đó, chuyến đi này, Kai được mẹ và hướng dẫn viên tập trung dẫn đến các điểm lịch sử cùng thông tin về nơi đó, thay vì chỉ chụp ảnh "sống ảo" hay khám phá ẩm thực.

    Các điểm đến mà Kai ghé thăm là đấu trường Colosseum, đền Pantheon, công trường La Mã (Roman Forum), Altar of the Fatherland (đài tưởng niệm Vittorio Emanuele II, vị vua đầu tiên của đất nước Italy thống nhất), quảng trường Navona, Vatican, nhà thờ St Peter's Basilica... Tại mỗi điểm đến, hướng dẫn viên đều giải thích cặn kẽ về lịch sử, những câu chuyện, sự tích, sự kiện liên quan. "Kai rất thích đề tài này, nên chăm chú lắng nghe không bỏ sót một chi tiết nào", chị Thu Hằng nói. Kai cũng luôn thốt lên những câu cảm thán khi đứng trước các di tích lịch sử như "vĩ đại quá", "tuyệt vời quá"...

    Trong suốt hành trình, Kai luôn cầm theo cuốn sách nói về thành Rome. Tại mỗi điểm đến lịch sử, cậu lại mở sách, so sánh thực tế và trong sách có điểm nào giống - khác nhau. Kai hào hứng vì những điều cậu được thầy cô dạy ở trường hiện giờ có thể chạm vào bằng tay, nhìn thấy bằng mắt. Cậu bé còn nhờ mẹ chụp nhiều bức ảnh với các điểm tham quan lịch sử.

    Điều khiến hướng dẫn viên và chị Hằng bất ngờ nhất là Kai biết nhiều thứ về nền văn minh La Mã, khiến mẹ và hướng dẫn viên bất ngờ. Khi chị Huyền nói đến các nhân vật lịch sử như Romuls - Remus (cặp song sinh trong truyền thuyết sáng lập ra Rome), Gaius Julius Caesar Augustus (hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã), Kai đều có thể đọc vanh vách thông tin về họ.

    cho con du lich rome 0
    Đi đâu, cậu nhóc cũng cầm theo cuốn sách về La Mã cổ đại trong tay.

    "Lịch sử là môn yêu thích nhất ở trường, nên chuyến đi này là chuyến đi đáng nhớ nhất của cháu. Cháu thích nhất Đấu trường La Mã, thành cổ Rome, tượng Romulus...", Kai nói. Còn với chị Huyền, hướng dẫn viên của chuyến đi, chị ấn tượng nhất ở cậu bé 9 tuổi này vì sự galant, lịch sự với phụ nữ, tự lập và "hơn 100 câu hỏi lịch sử Kai chuẩn bị trước để hỏi bác Huyền".

    Với chị Hằng, ngoài việc cảm thấy vui vì chuyến đi mang lại sự thích thú cho cậu con trai, cô còn ấn tượng với những góc phố đầy hoa ở Rome. Cô cũng tung đồng xu ở đài phun nước Trevi nổi tiếng để mong có cơ hội quay trở lại, ăn thỏa thích tiramisu - món bánh nổi tiếng của Italy.

    Hằng tự nhận chuyến đi của hai mẹ con rất may mắn, vì dự báo cả tuần mưa, nhưng cả ba ngày ở Rome trời đều nắng ấm. Hai mẹ con đặt phòng khách sạn ở Bolivar Hotel, cách đài phun nước Trevi 5 phút đi bộ. Từ nơi này đến các điểm tham quan khác đều gần, có thể đi bộ được.

    Hai mẹ con cũng không gặp sự cố liên quan đến trộm cắp hay lừa đảo tại Rome. Chị thấy nơi này yên bình, cảnh sát cũng có mặt ở khắp nơi để đảm bảo an ninh. Ngoài ra, chị không mang theo tiền mặt, tất cả đều thanh toán bằng ứng dụng trên điện thoại nên hạn chế được nhiều rủi ro. Giá đồ ăn ở Italy, theo đánh giá của Hằng ở mức trung bình, 60-100 euro một bữa. "Đang là dịp World Cup nên nhà hàng nào cũng có TV để mọi người cùng xem, không khí rất sôi động", Hằng nói.

    cho con du lich rome 0
    Kai chụp ảnh lưu niệm ở Đấu trường La Mã.

    Hiện là mùa thấp điểm du lịch Italy nên vé máy bay rẻ. Hai mẹ con hết 250 euro tiền vé khứ hồi. Tiền khách sạn khoảng 460 euro hai đêm. Tổng chi phí cho chuyến đi chưa đến 1.000 euro.

    "Chuyến đi rất thành công. Con thì được mở mang tầm mắt về lịch sử, mẹ thì được ăn tiramisu và đồ Italy thoải mái", chị Hằng nói.

    VnExpress/ Ảnh: NVCC

  • Chiều 27/11 (giờ địa phương), Chương trình Văn hóa Việt Nam tại Anh với chủ đề Thời trang và Sắc đẹp đã được tổ chức tại London nhằm tôn vinh, quảng bá nét đẹp văn hoá Việt Nam tới bạn bè Anh và quốc tế, đồng thời góp phần giữ gìn bản sắc của cộng đồng người Việt tại Anh.

    hoa khoi ao dai viet nam 1
    Các người đẹp đạt giải chụp ảnh cùng Ban giám khảo cuộc thi Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Vương quốc Anh năm 2022. Ảnh: Đình Thư/TTXVN

    Theo phóng viên TTXVN tại London, tới dự sự kiện có Tham tán, Phó Đại sứ Việt Nam tại Anh Tô Minh Thu; Giáo sư Caroline Makaka, sáng lập tổ chức Hiệp hội Phụ nữ các quốc gia Việt Nam - Anh (LOAN); bà Robbie Motter, sáng lập tổ chức Nữ doanh nhân toàn cầu Mỹ, cùng 300 khách mời là đại diện các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp và cộng đồng người Việt trên khắp nước Anh.

    Chương trình do công ty Park Pharmacy, tổ chức Anna Foundation và LOAN phối hợp tổ chức, với nhiều hoạt động đa dạng như triển lãm vải áo dài ngũ thân cho vua chúa cung đình Huế của làng nghề La Khê; triển lãm tranh giới thiệu vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam; giới thiệu các món ăn Việt; biểu diễn nghệ thuật các vùng miền... 

    Điểm nhấn của chương trình là cuộc thi Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Anh 2022, với sự tham gia của hơn 50 thí sinh người Việt từ 18 tỉnh thành trên toàn nước Anh.

    Tại đêm chung kết cuộc thi, 20 thí sinh đã tranh tài trong các phần thi Áo dài truyền thống, Áo dài tự chọn, biểu diễn tài năng, và thi ứng xử. Kết thúc cuộc thi, Lê Ngọc Hân, 30 tuổi, nhà sản xuất phim đến từ London giành giải Hoa khôi áo dài Việt Nam tại Anh 2022. Hai Á khôi là Lê Ý Phương, 26 tuổi, sinh viên và Nguyễn Thị Thương, 24 tuổi, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. 

    Ông Minh Hoàng, Trưởng ban tổ chức chương trình, cho biết thông qua việc giới thiệu vẻ đẹp của tà áo dài Việt Nam, các món ăn ngon, các sản phẩm thủ công cũng như những danh lam thắng cảnh của Việt Nam, Chương trình Văn hóa Việt Nam tại Anh nhằm lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam không chỉ tới các thế hệ người Việt tại Anh mà còn tới người dân sở tại và bạn bè quốc tế.

    hoa khoi ao dai viet nam 1
    Thí sinh Nguyễn Thị Thương (giữa) được trao giải Á khôi 2 cuộc thi Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Vương quốc Anh năm 2022. Ảnh: Đình Thư/TTXVN

    Là khách mời danh dự của sự kiện, Tiến sĩ Shellie Hunt cho biết bà rất ấn tượng với Chương trình văn hóa Việt Nam tại Anh, từ những sản phẩm văn hóa được trưng bày, đồ ăn, cộng đồng người Việt tới các hoạt động của sự kiện. Tiến sĩ Hunt cho rằng sự kiện giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về con người và văn hóa Việt Nam, đặc biệt là cuộc thi Hoa khôi Áo dài, tôn vinh vẻ đẹp và sự duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.

    Chương trình Văn hóa Việt Nam tại Anh diễn ra trong không khí sôi nổi, vui tươi với nhiều hoạt động phong phú, là cơ hội để cộng đồng người Việt tại Anh, trong đó có các doanh nghiệp, giao lưu, kết nối, đồng thời tạo sự gắn kết trong cộng đồng người Việt sở tại.

    Theo TTXVN