• Phương Mai, 40 tuổi, hoảng hốt khi biết mình đã tiêu hơn 200 triệu đồng trong một tháng về Việt Nam thăm gia đình.

    Trước khi về nước, người phụ nữ quê Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã lường trước vật giá sẽ tăng nhưng không nghĩ mọi thứ tốn kém đến mức "tiêu như mất trộm".

    Năm 2018, chị Phương Mai kết hôn với người đàn ông Hàn Quốc và theo chồng về làm dâu ở TP Hwaseong. Cuối năm 2024 chị về nước lần đầu tiên nên có nhiều khoản phải chi như mời gia đình đi ăn, mua quà cho mẹ, con gái, vợ chồng em trai. Trung bình mỗi ngày chị chi từ một đến ba triệu đồng, ngày cao nhất là 10-18 triệu "để bù đắp khoảng thời gian xa nhà".

    Đó là những món mua ở trung tâm thương mại. Mai nhớ ngày đầu về Việt Nam, chị sang tạp hóa cạnh nhà mua hộp sữa tươi giá 9.000 đồng. "Tôi giật mình bởi nhớ ngày xưa chỉ 5.000 đồng", chị nói. "Mọi thứ đã đắt đỏ hơn rất nhiều".

    "Tôi tự cho mình thoải mái trong lần đầu về thăm nhà", Hiền nói. "Nhưng những lần sau phải tiết kiệm lại, nếu không lại rơi vào tình trạng kiếm củi ba năm đốt một giờ".

    viet kieu ve nuoc 200tr
    Chị Hồng Phước cùng các con trong chuyến du lịch ở Hà Nội, tháng 12/2024. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    "Giá cả một số hàng hóa, dịch vụ ở Việt Nam giờ không khác Mỹ, thậm chí đắt hơn", Quang Vinh, 39 tuổi, CEO một công ty công nghệ ở California, Mỹ nói.

    Trong lần về Việt Nam tháng 11/2024, Vinh nói "sốc" khi nhiều nhà hàng ở TP HCM có mức giá tương đương với những nơi đắt đỏ nhất ở San Francisco (Mỹ). Anh lấy ví dụ tô phở 50 USD ở Landmark, quận Bình Thạnh.

    Hàng chục năm định cư ở nước ngoài, Quang Vinh đã về Việt Nam khoảng 20 lần, mỗi lần kéo dài từ hai đến bốn tuần. Anh dự trù chi phí khoảng 5.000 USD bao gồm tiền khách sạn, ăn uống và di chuyển, không mua sắm. Phần lớn chi tiêu dành cho ăn uống. Do phải tiếp khách, anh thường đến các quán cà phê, nhà hàng nơi giá cả không khác gì ở Mỹ như Runam, Starbucks.

    "Mọi người nên từ bỏ suy nghĩ 'giá cả ở Việt Nam rẻ'. Sự chênh lệch giá giữa Việt Nam và Mỹ không lớn, nhất là hàng hóa, dịch vụ dành cho giới trung lưu và thượng lưu", Vinh nói.

    Phương Mai và Quang Vinh nằm trong số khoảng hai triệu Việt kiều về thăm quê hàng năm, theo Tổng cục Thống kê. Trên các diễn đàn dành cho người Việt xa xứ, chủ đề "Việt Nam giờ đã đắt đỏ hơn" nhận nhiều ý kiến tán đồng.

    Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tài chính Maybank Investment Bank, cho rằng chuyện Việt kiều "sốc" vì giá cả ở Việt Nam là điều dễ hiểu. Sự thay đổi rõ rệt của nền kinh tế Việt Nam trong 10 năm qua là một trong những nguyên nhân chính.

    Chuyên gia dẫn chứng, tăng trưởng GDP của Việt Nam liên tục đạt 6-7% trong giai đoạn 2010-2023. Cùng với đó, mức thu nhập bình quân đầu người tăng hơn ba lần, từ 1.300 USD năm 2013 lên hơn 4.700 USD năm 2024. "Thu nhập tăng dẫn đến mức sống và giá trị hàng hóa cũng tăng cao, đặc biệt tại các thành phố lớn như TP HCM và Hà Nội", ông Khánh nói. Ví dụ, theo số liệu của Tổng cục Thống kê đầu năm 2024, giá nhiều mặt hàng thiết yếu bao gồm lương thực, thực phẩm đều tăng cao so với các năm trước. Trong năm 2023 và quý I/2024, giá nhóm hàng ăn - dịch vụ ăn uống tăng khá mạnh, lần lượt là 3,44% và 3,53%.

    Hiện tượng "sốc giá" xảy ra phổ biến đối với những người đã lâu không về nước, đặc biệt là khi họ thấy sự chênh lệch giá hàng hóa giữa trong nước và quốc tế. Họ thường bỏ quên khái niệm PPP (sức mua ngang giá) thường dùng trong kinh tế học để so sánh tương quan giá cả giữa các nền kinh tế.

    "Vật giá và lạm phát có xu hướng tăng qua các năm, ở nước ngoài cũng như thế", ông Khánh nói. "Nhưng khi sống ở đâu quen đó, bạn sẽ bất ngờ khi đến nơi mới".

    Tâm lý tiêu dùng "xả hơi" cũng là lý do khiến Việt kiều lạm chi khi về nước. Khi sống lâu dài ở nước ngoài, họ thường lập kế hoạch chi tiêu lâu dài và tiết kiệm. Tuy nhiên, khi về Việt Nam nhiều người có tâm lý "mấy khi mới về" và có xu hướng tiêu tiền thoải mái hơn.

    Đồng thời, họ thường cũng tranh thủ sử dụng các dịch vụ y tế, làm đẹp khi về nước bởi giá còn thấp hơn khá nhiều các nước châu Âu, Mỹ, Canada. "Dù rẻ hơn nhưng những khoản này cũng tốn số tiền lớn", ông Khánh nói.

    Lần đầu về Việt Nam sau 6 năm ở Canada, chị Hồng Phước, 46 tuổi, đổi tiền được 50 triệu đồng, nghĩ sẽ tiêu được cả tuần nhưng chỉ vài ngày đã hết sạch.

    Phần lớn chi tiêu của chị là vào việc mua sắm do "thấy gì cũng thích và muốn mua". Đồng thời, mỗi chuyến về thăm quê, chị chi 100-200 triệu đồng cho dịch vụ làm đẹp.

    Vài lần sau, Hồng Phước nhờ chị họ giữ tiền, khi ra ngoài mới lấy. "Tôi nhận ra 10 triệu thì không đủ, 5 triệu thấy thiếu và hai triệu thì càng có cảm giác chưa tiêu gì đã hết", chị nói. "Không biết mình xài thế nào mà nhanh đến vậy". Trong khi đó ở Canada, trung bình mỗi ngày gia đình chị chi khoảng 100 CAD (1,8 triệu đồng), thấp hơn đáng kể ở Việt Nam.

    "Mỗi lần bốn mẹ con về nước, chi phí không dưới 20.000 CAD (350 triệu đồng) chưa bao gồm vé máy bay", Phúc kết luận.

    Ông Khánh cho rằng để tránh bị "sốc giá", Việt kiều cần lập kế hoạch tài chính ngắn hạn. Ví dụ ngân sách cho đợt về nước này là bao nhiêu, quà cáp cho ai, chi tiêu gì, đi đâu chơi, khoản ăn uống là bao nhiêu để chọn lựa hàng quán cũng như các dịch vụ phù hợp. Kế hoạch này cần dư ra một phần dự phòng, không lo "cháy túi" dẫn đến tình huống sau một kỳ nghỉ lại gánh nợ hoặc vất vả kiếm tiền để cho năm sau.

    Tết Nguyên đán 2025, chị Phước lại đưa các con về Việt Nam chơi, du lịch 19 ngày với chi phí 30.000 CAD (530 triệu đồng). Chị cho các con thưởng thức quán vỉa hè hoặc nhà hàng bình dân để chúng có nhiều trải nghiệm.

    "Chủ yếu là rẻ và vui", chị nói. "Phần mua sắm cũng hạn chế nên xài tiền thoải mái hơn".

    Theo VnExpress

  • Một nhà hàng tại Anh đã bị nhóm kẻ xấu chấm một sao, để lại các bình luận tiêu cực và yêu cầu người chủ phải trả 13.000 USD nếu muốn lấy lại hình ảnh.

    Nikolas Lemmel, chủ công ty đánh giá trực tuyến Maximatic Media tại Anh, đã nhận cuộc gọi cầu cứu từ một nhà hàng ở London. Theo đó, nhà hàng giấu tên trên nhận được hàng loạt đánh giá tiêu cực và bình luận một sao sau một đêm, khiến tổng điểm của họ bị kéo từ 4,9 trên 5 sao xuống còn 2,3 sao.

    Những kẻ xấu này tự xưng đến từ băng đảng "mafia AI", liên tục để lại các bình luận nhằm bôi nhọ cửa hàng như chê nơi này phân biệt chủng tộc, khiến khách bị ngộ độc thực phẩm cũng như dịch vụ kém. Sau khi bị hạ bậc sao, chủ nhà hàng nhận được email của nhóm mafia AI, yêu cầu chuyển cho chúng số Bitcoin tương đương 13.000 USD. Đổi lại, những kẻ này sẽ xóa bình luận xấu cũng như ngừng tấn công nhà hàng.

    nha hang bi cham diem 1 sao
    Nhiều kẻ xấu đã lợi dụng bình luận và chấm sao trên mạng để tống tiền nhà hàng. Ảnh: Foodics

    Nikolas Lemmel giải thích những kẻ tấn công đã sử dụng bot farm, mạng lưới các chương trình chạy bằng AI, giả mạo là khách hàng. Bằng cách này, chúng đã lừa Google nghĩ rằng đây là những khách hàng hợp pháp, đang viết đánh giá về nhà hàng trên điện thoại thông minh.

    Lemmel liên hệ với Google để xóa các đánh giá giả mạo cũng như kêu gọi các khách hàng trung thành của nhà hàng viết đánh giá tích cực để "kéo" lại sao. Sau một tháng, nhà hàng đã tăng hạng sao lên 4,8.

    Nhóm "mafia AI" vẫn tiếp tục đăng các bình luận xấu nhưng đều bị Google chặn lại. Theo thời gian, các bình luận này giảm dần, không còn xuất hiện.

    Lemmel nói "đang chứng kiến sự gia tăng một cách đáng sợ" các cuộc tấn công trực tuyến thông qua hình thức để lại bình luận xấu, nhằm hạ uy tín các nhà hàng. Trước đây, sử dụng phương pháp này chỉ có các nhà hàng muốn chơi xấu đối thủ. Nhưng hiện tại, đây là "bên thứ ba", thực hiện với mục đích đòi tiền.

    Các chuyên gia cho biết cách để nhận biết nhà hàng đang bị tấn công chính là trong một thời gian ngắn nhận liên tiếp các bình luận xấu với số lượng lớn, như hàng trăm bình luận xấu xuất hiện chỉ trong một giây. Khi gặp tình huống này, các chủ quán thay vì thỏa hiệp trả tiền cho kẻ xấu để được yên thân, hãy báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền, đăng bài thông báo với khách về việc đang bị tấn công.

    Đại diện Google cho biết công ty sẽ kết hợp công nghệ, các chuyên gia và báo cáo của cộng đồng để theo dõi nội dung gian lận, bình luận sai. Khi phát hiện kẻ lửa đảo, Google sẽ thực hiện các hành động như xóa nội dung, đình chỉ tài khoản và thậm chí khởi kiện.

    Chủ quán ở London cho biết khi gặp sự cố, các nhà hàng khác nên kêu gọi các khách hàng trung thành hoặc từng đến ăn viết thêm những bình luận tích cực để kéo lại sao đã bị đánh hạ.

    "Bạn không thể làm gì hơn ngoài cầu nguyện sẽ không phải là nạn nhân tiếp theo của trò tống tiền này", chủ nhà hàng ở London nói.

    VnExpress (theo Daily Mail)

  • pho vn the gioi 1

    Nhắc tới những món ăn nổi danh của Việt Nam trên bản đồ ẩm thực thế giới không thể thiếu phở. Món ăn "quốc dân" này luôn được du khách quốc tế đánh giá cao bởi hương vị đậm đà, cùng sự đa dạng trong việc kết hợp các loại nguyên liệu.

    Ngày nay, phở Việt Nam đã hiện diện trong thực đơn của nhiều nhà hàng trên khắp thế giới. Hãy cùng điểm qua những nhà hàng phở Việt ở nước ngoài đã ghi được dấu ấn đậm nét trong lòng nhiều du khách quốc tế, cũng như người dân địa phương.

    pho vn the gioi 1

    Mở cửa từ những năm 1980, xuất phát điểm của Phở Bình là một quán ăn gia đình với hương vị phở chuẩn miền Bắc.

    Bên cạnh việc cố gắng duy trì công thức truyền thống của Việt Nam, các đầu bếp ở đây cũng có những thay đổi để phù hợp hơn với thói quen ăn uống của người dân bản địa như phục vụ suất ăn lớn và nhiều thịt hơn.

    Nhận được sự ủng hộ của đông đảo người Việt tại Houston, Mỹ cũng như du khách từ khắp nơi, cho tới nay, quán đã có tổng cộng 9 chi nhánh trong thành phố. Thực đơn có 17 món phở khác nhau với giá từ 7,75 USD (196.000 đồng)/bát nhỏ cho tới 9 USD (228.000 đồng)/bát to.

    pho vn the gioi 1
    Ảnh: PhoBinh.com

    Nhận xét trên chuyên trang du lịch Trip Advisor, thực khách Jame W cho biết: "Tôi đã thưởng thức phở Việt ở một số tiểu bang nhưng đây là quán bán món ăn này ngon nhất. Một suất đủ no với một người ăn khỏe. Nhân viên rất thân thiện".

    pho vn the gioi 1

    Từ đầu những năm 1980, Phở Tàu Bay đã có mặt trên đường John, nằm trong khu phố sầm uất nhất ở vùng ngoại ô Sydney, Cabramatta. Phở của quán được đánh giá là có nước dùng đậm đà, cân bằng giữa các hương vị và vô cùng vừa miệng. Bánh phở dai mềm cùng những lát thịt mỏng.

    Quán chuyên phục vụ các loại phở bò tái, nạm, gầu và phở gà với giá trung bình là 9,5 AUD (khoảng 153.000 đồng).

    Nhận xét trên chuyên trang du lịch Trip Advisor, thực khách Oboist cho biết: "Đây là một trong những nhà hàng phở ngon nhất ở Cabramatta. Vào cuối tuần, quán thường rất đông nên sẽ phải xếp hàng. Nhưng hoàn toàn xứng đáng với thời gian chờ đợi".

    pho vn the gioi 1

    Nhà hàng Cây Tre được mở tại London (Anh) bởi Bùi Trung Hiếu, một người con Sài Gòn lập nghiệp ở nước ngoài. Nước dùng phở ở đây được đun nhỏ lửa liên tục trong 24 giờ trước khi được nêm nếm các loại gia vị. Nhà hàng nằm ở phố Dean Street, Soho. 

    Ngoài ra, Cây Tre còn có 2 thương hiệu chị em là quán Viet Grill ở Kingsland Road và quán Bánh mì Kêu với 3 chi nhánh ở London.

    pho vn the gioi 1

    Có tới 4 chi nhánh ở trung tâm Paris (Pháp), các quán phở 14 đa phần có cả chỗ ngồi bên trong và ngoài vỉa hè. Vào những giờ cao điểm, quán thường chật kín khách nên sẽ không nhận đặt chỗ. Khi gọi phở, mọi người sẽ được phục vụ kèm theo một đĩa giá đỗ, rau sống, ớt.

    pho vn the gioi 1
    Ảnh: Tripadvisor

    Thực khách nhận xét, dù nước phở ngon nhưng thịt bò ở quán chưa được mềm, không gian tương đối chật chội.

    pho vn the gioi 1

    Được mở từ năm 2013 bởi hai vợ chồng ông Võ Văn Phước, nhà hàng Miss Saigon ở Sao Paulo (Brazil) chuyên phục vụ các món ăn Việt như phở, bánh mì và bún bò Huế.

    Vì người Brazil thích ăn mặn, công thức nước dùng đã được thay đổi để vị đậm đà hơn. Một trang web ẩm thực nổi tiếng ở Brazil đánh giá, món phở tại đây rất giàu dinh dưỡng, lại không gây cảm giác quá no. 

    pho vn the gioi 1

    Một trong những nhà hàng phục vụ đồ ăn Việt được yêu thích nhất ở "đảo quốc sư tử" là Long Phụng. Thực đơn của quán có đa dạng các món như bún thang, bún riêu, gỏi cuốn và phở. Quán có diện tích nhỏ nhưng luôn đông khách vì món ăn ngon.

    Ở đây phục vụ phở bò với nước dùng đậm đà, thịt bò tái mềm, không dai. Mỗi bát có giá 7 SGD (khoảng 131.000 đồng). Quán mở cửa từ 11h tới 24h hàng ngày.

    pho vn the gioi 1

    Phở Việt là món ăn được nhiều người dân Hàn Quốc, trong đó bao gồm cả những ngôi sao nổi tiếng như Rosé (Blackpink), Bi (Rain), Junsu (JYJ)... ưa chuộng.

    Một trong những quán phở được yêu thích nhất ở "xứ sở kim chi" là Pham Thi Chinh. Quán chuyên phục vụ phở bò tái chín, với giá từ 7.000 - 10.000 Won (123.000 - 176.000 đồng). Quán còn có chả giò và bún chả.

    Theo Vietnamnet

  • Phil Hong cho biết nhà hàng của vợ chồng anh là độc đáo khác biệt trong thành phố.

    le viet social 1
    Nhà hàng nằm ở trung tâm thành phố. Ảnh: Phil Hong

    Đôi vợ chồng Phil và Krissy Hong hy vọng nhà hàng của mình sẽ lấp đầy khoảng trống ẩm thực ở Liverpool. Hai vợ chồng sống gần trung tâm thành phố, vào tháng 10/2024, họ đã khai trương nhà hàng Le Viet Social trong cao ốc dân cư Parliament Square. 

    Nhà hàng phục vụ các món ăn đã được kế thừa qua nhiều thế hệ trong gia đình Hong. Trong khi anh Phil, 42 tuổi và xuất xứ từ Manchester, làm nhiệm vụ tiếp đón khách thì vợ anh, chị Krissy, 44 tuổi và đến từ Israel, làm nhiệm vụ nấu các món ăn Việt truyền thống. 

    Thực đơn nhà hàng khá đa dạng, chẳng hạn các món chả nem chay, chả giò truyền thống, thịt heo quay, phở gà, phở bò... Phil cho rằng chẳng có nhà hàng nào trong thành phố phục vụ những món này.

    Bố mẹ của Phil đều là người Việt Nam. Anh kể với tờ Liverpool Echo rằng: "Krissy tìm được tất cả các loại nguyên liệu mà gia đình tôi đã sử dụng trong suốt nhiều năm. Đó chính là cội nguồn của chúng tôi, và điều này vô cùng quan trọng. Chúng tôi phục vụ những món ăn mà ông bà, bố mẹ đã từng nấu. Những món ăn này đã nuôi dưỡng chúng tôi trưởng thành. Tất cả những hương vị này chúng tôi đã quen thuộc trong suốt cuộc đời".

    le viet social 1
    Cặp vợ chồng Phil và Krissy Hong. Ảnh: Phil Hong

    Cho dù đây là một nhà hàng nguyên bản, nhưng Phil lại thích khám phá khía cạnh xã hội của ẩm thực. Anh giải thích rằng khách hàng được chào đón ghé đến đây vào buổi trưa để cùng ăn trưa hoặc thưởng thức cà phê. 

    "Không nhiều nhà hàng Việt có quy mô lớn như nhà hàng của chúng tôi ở Liverpool. Những tuần đầu khai trương lượng khách tới khá đông, và chúng tôi muốn tiếp tục phát triển", anh nói. 

    "Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một không gian thanh lịch, nhưng mọi người không cần ăn mặc đẹp khi đến đây. Tôi nghĩ chúng tôi đang lấp đầy chỗ trống còn thiếu ở Liverpool, một nơi vừa thanh lịch vừa bình dân", anh nói.

    le viet social 1
    Một món ăn trong thực đơn nhà hàng. Ảnh: Phil Hong

    le viet social 1

    le viet social 1

    Le Viet Social mở cửa hàng ngày trừ thứ Hai, từ 11h sáng đến 10-11h tối.

    Địa chỉ: Cao ốc Parliament Square, Parliament Street, Liverpool, L1 0BS

    Website: https://www.levietsocial.co.uk/

    https://www.instagram.com/levietsocial/

    Viethome (theo Liverpool Echo)

  • Nhà hàng 18 chỗ ở London nhận nhiều chỉ trích vì khiến khách cảm thấy xấu hổ nếu họ không gọi nhiều món.

    Quán Yellow Bittern 18 chỗ ngồi mở gần một tháng tại London, nhưng đã nhanh chóng gây "tiếng vang" vì thái độ không tốt với khách. Quán phục vụ bữa trưa vào các ngày trong tuần, không chấp nhận thanh toán bằng thẻ hoặc tiếp khách vãng lai. Thực khách muốn có bàn phải đặt chỗ trước.

    Trong bài đăng trên Instagram, đầu bếp Hugh Corcoran tuyên bố nhiều khách hàng không hiểu rõ khái niệm ăn quán. Đầu bếp gợi ý khách đã "mất công" đặt bàn ở một nơi đẹp như Yello Bittern thì tối thiểu nên gọi một món chính hoặc kèm thêm món khai vị, tráng miệng và uống rượu vang cho xứng đáng với sự phục vụ của quán. Tuy nhiên, phần lớn khách đến quán đặt một bàn cho 4 người, chỉ gọi hai đĩa khai vị, hai món chính rồi chia sẻ cùng nhau và uống nước lọc.

    "Chúng tôi mất công trang trí bàn, hái và cắm hoa, rửa ly sạch bóng và giữ chỗ trong hai tiếng chỉ để phục vụ các vị khách tiêu tốn 31 USD một bữa", đầu bếp quán chia sẻ. Người này nói thêm, nếu cứ tiếp tục đón các vị khách như vậy thì quán không đáng để mở và nhắn nhủ khách nên đến quán khi đói và gọi một bữa đầy đủ.

    nha hang chanh 1
    Món coddle gồm xúc xích, khoai tây có giá 20 USD tại quán. Ảnh: DM

    "Nhà hàng không phải băng ghế công cộng, bạn đến đây để tiêu tiền", đầu bếp nói thêm.

    Tuyên bố của Hugh gây tranh cãi vì nhiều người cho rằng, họ muốn đến ăn gì là quyền của mỗi người. Nếu quán muốn khách phải gọi đầy đủ, hãy công bố quy tắc để ai có điều kiện sẽ vào ăn, ai không đáp ứng được điều kiện sẽ qua quán khác. Số khác cho rằng "tâm thư" của chủ quán là đúng đắn, vì khách tiêu quá ít sẽ khiến nhà hàng bị lỗ.

    Hai thực khách Anh Jonh James và Jon Brandy quyết định đặt bàn tại quán để xem tin đồn quán khiến khách xấu hổ khi gọi ít món có đúng hay không. Ấn tượng đầu tiên của họ về quán là "trang trí đơn giản". Cả hai phải bấm chuông để đợi một trong ba nhân viên quán dẫn vào bàn. Hugh chào khách và chỉ cho họ đến chiếc bàn vẫn còn đầy đĩa chén của người dùng trước. Trong lúc đợi nhân viên lau vội chiếc bàn, hai thực khách đứng lóng ngóng giữa lối đi chật chội.

    Thoạt nhìn, quán nhỏ nhưng chứa rất nhiều sách và các tác phẩm nghệ thuật được John đánh giá "khó hiểu" cùng tấm bản đồ Ireland đã cũ và chân dung Lenin. Để có chỗ ngồi, một trong hai vị khách phải ngồi ở ghế kẹt cứng giữa bàn và tường. Nếu muốn dùng nhà vệ sinh trong bữa ăn, họ phải lách người di chuyển qua lối đi hẹp và đi xuống tầng dưới.

    nha hang chanh 2
    Đầu bếp Hugh Corcoran chụp ảnh bên cạnh bảng ghi thực đơn quán. Ảnh: DM

    Thực đơn ngày John đến được đánh giá "có nhiều món ngon" như bánh mì soda giá 7,5 USD, món coddle (gồm xúc xích thái mỏng, thịt xông khói, khoai tây và hành tây thái lát, muối, tiêu, thảo mộc) giá 25 USD, bánh táo giá 11 USD. Giá mỗi chai rượu vang từ 100 đến 126 USD, mỗi ly khoảng 13 USD. John đánh giá thực đơn "hơi đắt" nhưng không đến mức "đắt lố bịch" như nhiều nhà hàng khác tại London. Quán mời hai thực khách uống rượu nhưng họ chọn nước lọc thay thế.

    Sau khi ngồi gần 20 phút, hai thực khách gọi một chai bia giá 6 USD chia làm hai cốc, một đĩa bánh mì và món củ cải bơ giá gần 8 USD, món chính là coddle và salad xanh. Phục vụ đặt bia lên bàn của hai thực khách "rất thô bạo", theo John.

    Món củ cải hầm bơ được đánh giá không có gì đặc biệt, nhưng vẫn có thể ăn được. Salad là một đĩa rau sống, phết thêm một ít giấm. Món coddle được đánh giá "thảm họa" với hai chiếc xúc xích và một ít khoai tây. Hai thực khách chỉ có thể ăn được một chiếc xúc xích vì vị quá chán. Khi dùng nhà vệ sinh, thực khách phải đẩy bàn ra ngoài lối đi, làm đổ ly nước và cọ vào lưng người ngồi đối diện mới có thể di chuyển. Phục vụ bày tỏ sự khó chịu và cho biết lần sau muốn đi vệ sinh, nên giơ tay báo hiệu và ngồi đợi họ tới trợ giúp. John miêu tả điều này giống như trong trường học, khi trẻ con muốn đi vệ sinh phải giơ tay xin phép giáo viên. "Ít nhất thì bữa trưa ở trường học cũng rẻ hơn ở đây", nam thực khách nói.

    Cuối bữa ăn, mỗi người phải chi khoảng 30 USD, số tiền mà theo đánh giá của đầu bếp Hugh, nó "không đáng để phục vụ". Nhưng với Jon và John, trải nghiệm ăn tại quán này không đáng để trả tiền.

    VnExpress (Theo DailyMail)

  • Một số khách quốc tế nhận xét bún bò Huế không "kém cạnh" phở về hương vị, xứng đáng có vị trí ngang hàng món phở trên bản đồ thực thế giới.

    Trong nhóm chia sẻ kinh nghiệm du lịch Việt Nam hơn 100.000 thành viên trên Facebook, nhiều du khách quốc tế tranh luận về hai món ăn nổi tiếng là phở và bún bò Huế. Một thành viên từng đến Việt Nam nhiều lần đưa ra quan điểm phở đang được "tâng bốc" quá đà và khuyên mọi người nên thử bún bò Huế - một món ăn xứng đáng đại diện cho ẩm thực Việt. Người này nhận xét hương vị bún bò cá tính hơn phở, đậm đà, vị cay nổi bật, sử dụng nhiều gia vị dậy mùi.

    pho va bun 1
    Món bún bò mỡ nổi của một quán bình dân ở TP HCM được Michelin gợi ý. Ảnh: Quỳnh Trần

    Các thực khách quốc tế đưa ra quan điểm khác nhau. Kelly Maher, đến từ New South Wales, Australia dành nhiều lời khen cho hương vị bún bò - món ăn yêu thích nhất của cô khi đến Việt Nam. "Vị phở nhạt nhẽo", Kelly nói. Lani, đến từ Dallas, Mỹ cho rằng bún bò là "họ hàng với phở nhưng quyến rũ hơn".

    Một số thực khách cho rằng việc so sánh món ăn ngon hay dở mang tính cá nhân và phụ thuộc khẩu vị mỗi người. Jéli Lopes, du khách Brazil, cho rằng thực khách đến từ các quốc gia quen sử dụng nhiều gia vị như ở Nam Mỹ, sẽ thích bún bò Huế vì món ăn tổng hòa nhiều gia vị mạnh như sả, mắm ruốc, ớt, sa tế.

    Các chuyên gia ẩm thực đánh giá phở và bún bò đều xứng đáng là đại diện ẩm thực Việt, được truyền thông quốc tế ca ngợi và có mặt trong các bảng xếp hạng ẩm thực uy tín. Tuy nhiên, độ phủ sóng và sức ảnh hưởng của phở hiện "nhỉnh" hơn bún bò Huế.

    Tháng 10, Taste Atlas công bố bảng xếp hạng 100 món canh súp ngon nhất Đông Nam Á, phở xếp vị trí thứ 6 và bún bò Huế đứng thứ 18. Tháng 1, phở bò được CNN vinh danh là một trong 20 món ăn có nước ngon nhất thế giới năm 2024. Ngày 9/8, Bộ VHTTDL công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, phở Hà Nội và phở Nam Định cùng được công nhận. Phở còn có tên gọi chính thức trong từ điển tiếng Anh giản lược Oxford (Shorter Oxford English Dictionary) từ tháng 9/2007.

    pho va bun 1
    Tô phở tại quán Thìn chi nhánh Melbourne, Australia. Ảnh: Melbeatout

    pho va bun 1
    Thực đơn tại quán phở Bình ở Mỹ. Ảnh: Ginger and Scotch

    pho va bun 1
    Thực khách check in tại quán phở Thìn ở Nhật Bản. Ảnh: Phở Thìn Tokyo

    Bún bò Huế cũng thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế nhờ hương vị vùng miền đặc trưng. Anthony Bourdain, cố đầu bếp và nhà phê bình ẩm thực nổi tiếng người Mỹ, đã dành nhiều lời khen cho món ăn miền Trung. Trong chương trình truyền hình "Parts Unknown" của CNN, ông gọi bún bò Huế là "một trong những món súp ngon nhất thế giới". Taste Atlas giới thiệu bún bò Huế là món ăn sáng phổ biến của người Việt, ngon và rẻ. Món ăn có hương vị đậm đà và phức tạp, với vị cay chủ đạo cùng hương thơm đặc trưng từ mắm ruốc.

    Khảo sát trên Google Trends phạm vi toàn thế giới trong 12 tháng qua cho thấy sự chênh lệch đáng kể về mức độ quan tâm, tìm kiếm từ khóa phở và bún bò Huế. Mức độ quan tâm của phở đạt điểm trung bình 77/100, bún bò Huế là 4/100. Độ phủ sóng của từ khóa phở tại các quốc gia cũng áp đảo bún bò Huế. Tại Hàn Quốc, tỷ lệ tìm kiếm từ phở chiếm 90%, bún bò Huế là 10%.

    pho va bun 1
    Mức độ phủ sóng của phở và bún bò Huế trên toàn cầu trong 12 tháng qua, theo Google Trends. Ảnh chụp màn hình

    Tiến sĩ Daisy Kanagasapapathy, Giảng viên ngành Quản trị du lịch và khách sạn tại Đại học RMIT Việt Nam, cho rằng các thực khách quốc tế đặt bún bò và phở lên bàn cân so sánh là "hợp lý". Cả hai đều là món nước biểu tượng của Việt Nam, hài hòa khẩu vị, hàm chứa ý nghĩa về văn hóa và tính vùng miền đặc trưng. Phở có nguồn gốc từ miền Bắc, được biết đến rộng rãi trên thế giới; bún bò Huế, đến từ miền Trung và đậm hương vị vùng miền. Phở có nước dùng vị thanh nhẹ, thường có hương hồi và quế. Bún bò đậm đà hơn, với nước dùng cay nồng. Về giá trị văn hóa, cả hai đều đại diện cho sự đa dạng ẩm thực của Việt, phản ánh lịch sử và bản sắc vùng miền khác nhau, khiến những món ăn này trở nên độc đáo theo cách riêng.

    Theo bà Daisy Kanagasapapathy, hương vị tương đối nhẹ nhàng và tính linh hoạt khiến phở dễ tiếp cận với nhiều khẩu vị khác nhau, giúp món ăn có được chỗ đứng trên trường quốc tế. Bún bò Huế có tiềm năng đạt được mức độ ảnh hưởng tương tự, khi thực khách ngày càng cởi mở hơn với việc khám phá các đặc sản vùng miền.

    "Hương vị phức tạp, cay nồng khiến bún bò dần thu hút những tín đồ ẩm thực đang tìm kiếm sự đang dạng của các món ăn thuần Việt", bà Daisy nói và cho rằng vị đậm đà cũng là thách thức của bún bò, không dễ tiếp cận trên toàn thế giới như phở.

    Dù vậy, với nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu đối với các trải nghiệm ẩm thực, bún bò Huế có thể tiếp bước phở nếu được giới thiệu một cách chiến lược trên thị trường quốc tế.

    Tiến sĩ Justin Matthew Pang, Phó chủ nhiệm bộ môn Quản trị du lịch và khách sạn thuộc Đại học RMIT, nhận định bún bò nổi tiếng trong nước, nhưng trên bản đồ ẩm thực quốc tế vẫn thiếu sự đặc trưng so với "người họ hàng" phở. Để tăng sức hấp dẫn toàn cầu, ông cho rằng cần có chiến lược hai nhánh: phát triển tự nhiên và có kế hoạch cụ thể.

    Phát triển tự nhiên có nghĩa là nhu cầu của du khách đối với món ăn này ở nước ngoài tăng lên, tức ngày càng nhiều khách du lịch (cả người nước ngoài và người Việt Nam) muốn ăn bún bò khi ra nước ngoài. Kế hoạch cụ thể là việc Cục Du lịch Việt Nam quảng bá bún bò như một hình thức du lịch ẩm thực tại các hội chợ ẩm thực quốc tế nhằm nâng cao khả năng tiếp cận.

    "Chiến lược này đang được các nước hàng xóm như Singapore và Malaysia sử dụng nhất quán tại các sự kiện quốc tế", ông Justin Matthew Pang nói.

    Theo VnExpress

  • Phở hay bất kỳ món ăn nào trên thế giới đều không thể đăng ký bảo hộ, doanh nghiệp đăng ký độc quyền nhãn hiệu, độc quyền tên món ăn là sai quy định, theo chuyên gia.

    Tháng 10, chuỗi nhà hàng đồ Việt tên Pho Holdings, do Stephen và Jules Wall thành lập năm 2005, đệ đơn lên Cục Sở hữu Trí tuệ Anh, từ bỏ đăng ký bản quyền từ "Phở" trong thương hiệu. Động thái này kết thúc "cuộc chiến phở" từ năm 2013 với Mơ Phở, một nhà hàng phía đông London.

    Trước đó, Pho Holdings hứng chỉ trích trên mạng xã hội vì đòi "độc quyền sử dụng từ 'phở'" làm tên thương hiệu cho hàng chục nhà hàng ở Anh. Sau khi thừa nhận mắc sai lầm và tuyên bố dừng chống lại Mơ Phở, chuỗi nhà hàng tiếp tục hứng bão tẩy chay vì lời xin lỗi "không chân thành".

    Trên các nền tảng mạng xã hội đăng tải lại câu chuyện của Pho Holding, nhiều người dùng đặt ra câu hỏi về việc đăng ký bảo hộ cho một món ăn.

    bao ho pho holdings
    Một nhà hàng của chuỗi Pho Holdings tại London. Ảnh:Pho Holdings

    Tiến sĩ Nguyễn Phương Thảo, Trường Đại học Luật TP HCM, khẳng định không thể đăng ký bảo hộ cho một món ăn, mà chỉ có thể đăng ký nhãn hiệu là tên món ăn kèm một danh từ riêng, ví dụ "phở ABC".

    "Mỗi quốc gia có món nổi tiếng thế giới, không thể đăng ký bảo hộ cho món sushi, món pizza hay nhãn hiệu tên sushi, pizza", bà Thảo nói.

    Bà cho hay ở Việt Nam cũng có quy định về đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu. Theo điểm B, khoản 2, điều 74 của Luật sở hữu trí tuệ, những tên gọi thông thường của hàng hóa sẽ được xếp vào nhóm không có khả năng phân biệt. Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ phải đạt yêu cầu về khả năng phân biệt.

    Tiến sĩ Thảo nhận định cơ quan có thẩm quyền ở Anh cấp văn bằng bảo hộ cho "Pho" của thương hiệu Pho Holding là sai quy định. Biện pháp duy nhất trong vụ việc này là khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền. Với các vụ việc tương tự ở bất kỳ nước nào, doanh nghiệp chỉ cần khiếu nại, yêu cầu cơ quan cấp văn bằng bảo hộ hủy đăng ký bản quyền.

    Bà Thảo giải thích thêm, khi đăng ký bảo hộ thương hiệu hay nhãn hiệu cần có chủ sở hữu. "Nếu đăng ký độc quyền từ 'phở', không lẽ toàn bộ dân Việt Nam là chủ sở hữu của nhãn hiệu phở, điều này là vô lý", bà Thảo nói.

    Tiến sĩ Matt Kim, giảng viên ngành Quản trị du lịch và khách sạn, Đại học RMIT Việt Nam cho rằng việc phát sinh các vấn đề về tranh chấp nhãn hiệu cho thấy sự thiếu độc đáo trong tên gọi. Bất kể quyền sở hữu pháp lý, tên nhà hàng không nên giống với các bên khác để đảm bảo tính riêng biệt.

    Ông Kim đưa ra những gợi ý để doanh nghiệp kinh doanh ăn uống F&B tránh các tranh chấp thương hiệu không đánh có. Hầu hết nhà hàng đều chia sẻ tên của mình trên nhiều nền tảng thông tin để quảng bá, vì vậy khi bắt đầu mở nhà hàng, việc kiểm tra trùng tên không mất nhiều thời gian. Tiến sĩ Kim cũng cho rằng nên tham khảo ý kiến pháp lý để có đảm bảo rõ ràng về vấn đề nhãn hiệu.

    "Thêm một từ riêng biệt trước thuật ngữ chung "phở" trong tên nhà hàng có thể là cách duy nhất để bảo vệ nhãn hiệu nhà hàng, vừa duy trì quyền tự do kinh doanh vừa bảo tồn ý nghĩa văn hóa của món ăn", ông Matt Kim nói.

    Để xây dựng thương hiệu độc đáo cho quán phở mà vẫn giữ gìn sự đa dạng ẩm thực, chủ quán nên thêm tên riêng phản ánh bản sắc của mình vào "phở". Ví dụ, dùng tên của người sáng lập, biệt danh hoặc tên địa danh nơi quán bắt đầu hoạt động, khiến khách hàng kỳ vọng vào một công thức riêng mang dấu ấn của chủ quán hoặc khu vực đó. Điều này không chỉ cho thấy loại món ăn mà quán phục vụ, mà còn giúp quán nổi bật và dễ dàng để khách hàng gắn liền tên gọi với những điểm độc đáo của quán.

    Một cách khác là kết hợp "phở" với một từ nêu bật công thức đặc trưng riêng của quán. Chẳng hạn, phở của quán có sử dụng bột ớt paprika, tên gọi "Phở paprika" sẽ đem lại thông tin chính xác và giúp quảng bá nhà hàng hiệu quả.

    Theo VnExpress

  • Pho Holdings không tiếp tục đòi độc quyền sử dụng từ "Phở" trong thương hiệu ở Anh, sau khi hứng chỉ trích từ mạng xã hội.

    Pho Holdings, chuỗi nhà hàng đồ ăn Việt do Stephen và Jules Wall thành lập năm 2005, vừa đệ đơn lên Cục Sở hữu Trí tuệ Anh, từ bỏ đăng ký bản quyền từ "Phở" trong thương hiệu của mình sau khi hứng chỉ trích trên mạng xã hội.

    Tranh cãi tăng nhiệt sau khi Yen, người Việt sống ở London và có tài khoản iamyenlikethemoney trên TikTok, ngày 12/10 đăng video chỉ trích Pho Holdings vì đòi độc quyền sử dụng từ "Phở" làm tên thương hiệu cho hàng chục nhà hàng ở Anh.

    "Là người Việt Nam, mỗi lần đi qua nhà hàng của Pho Holdings là tôi lại sôi máu. Chuỗi nhà hàng này không phải người Việt Nam làm chủ, họ còn đăng ký nhãn hiệu cho từ 'Phở' tại Anh. Phở là quốc thực của Việt Nam, thật điên rồ, giống như đăng ký bản quyền kebab hay sushi vậy", Yen lập luận.

    pho holdings tu bo thuong hieu 1
    Một nhà hàng của chuỗi Pho Holdings tại London. Ảnh: Pho Holdings

    "Cuộc chiến phở" bắt đầu từ năm 2013, Pho Holdings gửi thư đòi kiện Mơ Phở, một nhà hàng nhỏ ở phía đông London.

    Trong thư, Pho Holdings tuyên bố đã đăng ký nhãn hiệu "Phở" từ 6 năm trước và độc quyền dùng tên này. Mơ Phở đã phải tạm thời gỡ bảng hiệu.

    Khi hứng chỉ trích trên mạng xã hội, Pho Holdings khẳng định không đăng ký thương hiệu cho món ăn mà là tên công ty và chỉ đang bảo vệ lợi ích kinh doanh, nhưng sau đó thừa nhận mắc sai lầm và tuyên bố dừng chống lại Mơ Phở.

    Cuộc tranh luận lắng xuống sau đó. Nhà hàng Mơ Phở đã đóng cửa vài năm sau, còn Pho Holdings tiếp tục phát triển lên 45 chi nhánh trên toàn quốc, bán hàng nghìn bát phở mỗi tuần.

    Video lật lại sự việc của Yen lan truyền, thu hút 2,6 triệu lượt xem, nhiều người bình luận tỏ ý định tẩy chay chuỗi nhà hàng Pho Holdings.

    Trước làn sóng chỉ trích mới, Pho Holdings cho biết luôn yêu mến văn hóa, ẩm thực Việt Nam và đã lắng nghe các bình luận trong tuần qua, nhưng câu chuyện thương hiệu này "đã bị hiểu lầm".

    pho holdings tu bo thuong hieu 1
    Món phở bò của nhà hàng Mơ Phở ở London, năm 2013. Ảnh: Mơ Phở

    "Chúng tôi tái khẳng định không đăng ký thương hiệu cho món ăn và tin rằng phở không thuộc về bất kỳ ai khác ngoài người dân Việt Nam. Đúng là chúng tôi sở hữu nhãn hiệu này, nhưng không hạn chế bất kỳ doanh nghiệp nào sử dụng từ 'phở' trong tên gọi. Hơn 50 doanh nghiệp khác tại Anh cũng có từ 'phở' trong thương hiệu", tuyên bố có đoạn.

    Nhiều người dùng mạng xã hội coi đây là lời giải thích "không chân thành" và tiếp tục kêu gọi tẩy chay chuỗi nhà hàng, tìm đến "các quán phở chính thống".

    Đại diện Pho Holdings cho biết đã quyết định đệ đơn yêu cầu hủy đăng ký bản quyền từ "phở" trong tên gọi lên Cục Sở hữu Trí tuệ Anh, hy vọng sẽ sớm được phê duyệt và chấm dứt "cuộc chiến phở" kéo dài hơn một thập kỷ.

    VnExpress (theo Guardian, Independent, Telegraph)

  • Câu chuyện của 'Phở' một lần nữa lại gây xôn xao mạng xã hội Tiktok và cộng đồng người Việt tại châu Âu.

    Khi người Anh đăng ký nhãn hiệu "Phở"

    Gần đây, một loạt video trên TikTok đã gây xôn xao dư luận về việc một cặp vợ chồng người Anh, Stephen và Juliette Wall, đăng ký nhãn hiệu từ "Pho" tại Vương quốc Anh.

    Việc này đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi nhiều người cho rằng đây là hành vi chiếm đoạt văn hóa vì Phở là món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam.

    Đặc biệt, một video của người sáng tạo nội dung gốc Việt đã thu hút hơn 2,4 triệu lượt xem, khiến câu chuyện trở thành đề tài tranh luận gay gắt.

    Sự việc bắt đầu từ năm 2007 khi Stephen và Juliette Wall, sau chuyến du lịch tới Việt Nam vào năm 2005, đã quyết định mang món phở về Anh và thành lập chuỗi nhà hàng "Pho" dưới sự điều hành của công ty Pho Holdings Ltd.

    nhan hieu pho 1
    Hình ảnh một cửa hàng Pho tại Anh. Ảnh: The Lincolnite UK.

    Họ đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu từ "Pho" và cho rằng việc sở hữu bản quyền nhãn hiệu sẽ giúp họ bảo vệ thương hiệu và xây dựng danh tiếng cho chuỗi nhà hàng. Tuy nhiên, điều này đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ cộng đồng người Việt và các nhà hàng Việt Nam tại Anh.

    Được biết, hiện tại chuỗi "Pho" đang sở hữu 45 cửa hàng trên khắp nước Anh.

    Sau khi câu chuyện này được chia sẻ "chóng mặt" trên các trang mạng xã hội, làn sóng chỉ trích và áp lực đã khiến chủ sở hữu của chuỗi "Pho" phải lên tiếng xin lỗi và thanh minh.

    Trên Instagram, cửa hàng cho biết: "Những người sáng lập mở nhà hàng Pho để tôn vinh món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam, sau khi họ phải lòng nó trong chuyến du lịch của mình. Chúng tôi xin khẳng định rằng mình không bao giờ có ý định đăng ký và độc chiếm nhãn hiệu cho món ăn này. Chúng tôi tin rằng phở không thuộc về ai khác ngoài người dân Việt Nam".

    Đúng là chúng tôi có đăng ký nhãn hiệu liên quan đến nhận diện thương hiệu và logo của mình, nhưng điều này không hạn chế bất kỳ doanh nghiệp nào khác sử dụng từ phở trong tên của họ. Hiện tại, có hơn 50 doanh nghiệp khác tại Vương quốc Anh cũng nắm giữ nhãn hiệu liên quan đến từ này".

    "Phở thuộc về văn hóa và người dân Việt Nam"

    Dù đã có những phản hồi, song doanh nghiệp vẫn bị phản đối kịch liệt khi sở hữu nhãn hiệu "Pho".

    Theo khảo sát, cộng đồng mạng và người dùng TikTok đã có phản ứng rất mạnh mẽ về câu chuyện Stephen và Juliette Wall. Những người chỉ trích cho rằng việc một món ăn phổ biến như phở không nên thuộc sở hữu của bất kỳ cá nhân hay công ty nào.

    Trong các bình luận và video, nhiều người bày tỏ sự bất bình với hành động đăng ký nhãn hiệu này, coi đó là một sự thiếu tôn trọng đối với văn hóa Việt Nam. Một số người so sánh hành động này với việc đăng ký nhãn hiệu cho các từ thông dụng khác như "burger" hay "pizza", điều mà họ cho là không thể chấp nhận được.

    nhan hieu pho 1
    Những người chỉ trích cho rằng một món ăn phổ biến như phở không nên thuộc sở hữu của bất kỳ cá nhân hay công ty nào vì nó thuộc về văn hóa và người dân Việt Nam.

    Phản ứng trên TikTok và các nền tảng mạng xã hội vẫn không dừng lại, nhiều người kêu gọi Pho Holdings Ltd. từ bỏ quyền sở hữu nhãn hiệu "Pho", cho rằng nó thuộc về văn hóa và người dân Việt Nam.

    Thậm chí, cộng đồng người Việt tại Anh và châu Âu còn phẫn nộ hơn nữa khi biết việc vào năm 2013, Pho Holdings Ltd. đã gây áp lực lên một nhà hàng Việt nhỏ tên là Mo Pho Viet Cafe.

    Sự việc xảy ra khi Pho Holdings gửi một thông báo pháp lý đến Mo Pho Viet Cafe, yêu cầu nhà hàng này ngừng sử dụng từ "Pho" trong tên thương hiệu của họ, với lý do doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu từ này tại Vương quốc Anh.

    Được biết, Mo Pho Viet Cafe thuộc sở hữu của một người gốc Việt. Đây là một nhà hàng nhỏ tại London, chuyên phục vụ các món ăn Việt Nam, bao gồm món phở truyền thống.

    Thời điểm đó, chỉ đến khi vụ việc này dẫn đến sự chú ý rộng rãi của công chúng và truyền thông, Pho Holdings mới phải rút lại yêu cầu.

    Theo luật pháp của Vương quốc Anh, nếu một doanh nghiệp bị kiện vì vi phạm bản quyền nhãn hiệu và thua kiện, mức phạt có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ vi phạm, quy mô thiệt hại gây ra cho bên thắng kiện và các yếu tố liên quan khác.

    Trong một số vụ kiện về nhãn hiệu tại Anh, các mức bồi thường thường dao động từ vài ngàn bảng Anh đối với các vụ nhỏ đến hàng triệu bảng trong các trường hợp lớn liên quan đến các công ty có quy mô kinh doanh lớn. Luật về nhãn hiệu của EU (Regulation (EU) No 2017/1001) cũng có những quy định tương tự, yêu cầu người vi phạm phải bồi thường tương xứng với thiệt hại đã gây ra.

    Tuy nhiên, trong các vụ tranh chấp liên quan đến các từ thông dụng như "Phở", tòa án có thể cân nhắc các yếu tố văn hóa và tính phổ biến của từ để quyết định mức phạt phù hợp hoặc thậm chí từ chối yêu cầu bồi thường từ bên nguyên đơn.

    Theo Baogiaothong

  • Chè ba màu là đại diện duy nhất của Việt Nam trong danh sách 100 món tráng miệng ngon nhất châu Á do Taste Atlas công bố.

    Chè ba màu đứng thứ 82, được đánh giá 4,1/5 điểm trong top 100 món tráng miệng ngon nhất châu Á.

    Theo Taste Atlas, chè ba màu là món ăn nhiều màu sắc, thường là xanh - vàng - đỏ, là món tráng miệng phổ biến ở Việt Nam. Thành phần gồm trân châu, hạt sen, đậu đỏ, hạt dẻ, thạch. Món chè không thể thiếu nước cốt dừa và trang trí thêm với chuối, đậu phộng nghiền hoặc các loại topping khác. Món ăn được phục vụ cả nóng và lạnh.

    che ba mau
    Chè ba màu với lớp đậu đỏ, đậu xanh tán và thạch rau câu. Ảnh: Authentic food quest

    Nhiều người cho rằng món tráng miệng Quảng Đông có tên "tong sui" là tiền thân của chè ba màu. Món ăn thường được gọi là chè cầu vồng do thành phần có ba lớp riêng biệt: màu vàng (đậu xanh), màu đỏ (đậu đỏ) và màu xanh lá cây (thạch lá dứa).

    Ngoài chè ba màu, Taste Atlas còn gợi ý một số loại chè khác như chè bắp, bà Ba, đậu đen ở Việt Nam.

    Đứng đầu top 100 món tráng miệng châu Á là Dondurma - kem Thổ Nhĩ Kỳ, món ăn được cho là có nguồn gốc từ thành phố Maraş. Món kem ngoài thành phần cơ bản là hỗn hợp sữa đặc, đường còn có thêm kẹo cao su Arab và salep - loại bột làm từ rễ của hoa lan tím nên có kết cấu dẻo, đặc, chống tan chảy. Món kem cũng đặc biệt khi ăn do phải dùng cả dao và nĩa.

    Được thành lập năm 2015, Taste Atlas kết nối 9.000 nhà hàng địa phương, giới thiệu hàng chục nghìn món ăn đến với độc giả. Danh sách được công bố dựa trên hàng nghìn đánh giá, nghiên cứu của các chuyên gia ẩm thực, đầu bếp trên toàn thế giới.

    Theo VnExpress

  • Đúng là bánh mì ngon nhưng quanh quẩn trong nước, khó phổ biến ra thế giới như hamburger, kimbap, sushi...?

    Cách đây chưa lâu, tôi có dịp trò chuyện với một bạn người Pháp và hỏi về món bánh mì Việt Nam. Hỏi người Pháp về món bánh mì, cũng như hỏi người Hàn về món kimchi.

    Thế nhưng họ trả lời rất khách sáo và lịch sự, nào là bánh mì Việt ngon, đa dạng, tuyệt vời... Khi hỏi người nước ngoài về phở và về các món ăn khác nữa, họ cũng sẽ trả lời rằng ngon.

    Tôi không biết có sự khách sáo nào ở đây không, khi gần đây liên tục các món ăn này được vinh danh là "ngon nhất thế giới".

    Về vị giác, đúng là nó ngon, ngon nhất thế giới kia mà? Nhưng tại sao nó lại không phổ biến trên thế giới?

    banh mi viet ngon

    Tôi lấy ví dụ những món tương đồng, như bánh mì kebap của Thổ Nhĩ Kỳ, bánh Hamburger... cũng đều là những món có vỏ bánh bằng bột ở ngoài, trong có nhân thịt ăn kèm rau, sốt...

    Lúc này, người bạn nước ngoài nói với tôi, đại loại, đúng là bánh mì Việt ăn lần đầu thì nó ngon thật, nhưng thấy không thoải mái với lớp vỏ giòn. Trong khi nhiều người chúng ta thích bánh mì giòn, thì họ lại không thích vì hai nguyên nhân:

    Thứ nhất, khi cắn, có những lớp vỏ giòn cứng, mỏng và sắc như những miếng vảy cá, có thể làm tổn thương nướu răng.

    Thứ hai, khi ăn thì những miếng giòn này bị bể, rơi rớt ra sàn nhà. Khi nhai thì nghe "rạo rạo" trong khi việc nhai không phát ra tiếng động, theo một số quốc gia thì đó là phép lịch sự.

    Theo số liệu từ năm 2023, ẩm thực Việt Nam ở vị trí cao trong bản đồ ẩm thực thế giới TasteAtlas. Với số điểm trung bình 4,44/5 do các chuyên gia ẩm thực, đầu bếp và khách quốc tế đánh giá, ẩm thực Việt Nam đứng thứ 22 trong bảng xếp hạng 100 nền ẩm thực ngon nhất thế giới 2023 của chuyên trang ẩm thực danh tiếng.

    Tôi không phủ định cái sự ngon, nhưng vì sao ngon mà không thể phổ biến ra toàn cầu, như sushi của Nhật, kimbap của Hàn...?

    Theo VnExpress

  • Quyết định nghỉ hưu sớm dù mức lương khi đó khoảng 200 triệu đồng/tháng, chị Trang dành thời gian làm những điều mình thích, trong đó có bán phở online. Món phở được chị nấu theo khẩu vị riêng, giá 500.000 đồng/bát.

    Chị Trang Lastella (SN 1985, đến từ TPHCM) sinh sống tại Geneva, Thụy Sĩ từ năm 2016. Sau hơn 11 năm làm giám sát hậu cần tại các công ty đa quốc gia lớn ở TPHCM và Geneva với mức lương cao, năm 2020, chị quyết định nghỉ hưu sớm, bắt đầu cuộc sống mới và làm những gì bản thân yêu thích.

    Chị Trang tiết lộ guồng quay công việc khiến bản thân bận rộn cả ngày, thiếu thời gian nghỉ ngơi và khó có thể tận hưởng cuộc sống như mong muốn. Dù mức lương ở Thụy Sĩ của chị thời điểm đó khoảng 7.100 Franc/tháng (tương đương 200 triệu đồng) song người phụ nữ Việt thấy ngột ngạt, không còn hứng thú với việc đi làm mỗi ngày.

    nguoi viet o thuy sy 1
    Chị Trang và người chồng ngoại quốc hiện sinh sống tại Geneva, Thụy Sĩ

    Khi công ty ở Thụy Sĩ chuyển trụ sở về Pháp, chị suy nghĩ và quyết định nghỉ hưu sớm để làm những điều mình mong muốn, trong đó có việc bán phở bò online – ước mơ mà chị ấp ủ thực hiện từ lúc còn làm việc cho các công ty lớn ở Việt Nam.

    “Tôi nghĩ không làm lúc này thì còn làm lúc nào nữa. Thời gian và cuộc sống không ai nói trước được gì. Nếu làm phải làm ngay nên tôi quyết định nghỉ hưu sớm và làm điều mình thích. Tôi chọn mô hình bán phở online vì thấy phù hợp với điều kiện và khả năng hiện tại của bản thân. Đầu tiên là để đáp ứng nhu cầu được ăn ngon của bản thân, sau là hiện thực hóa ước mơ làm người bán phở, đồng thời vơi bớt nỗi nhớ quê hương”, chị Trang kể.

    nguoi viet o thuy sy 1
    Chị Trang bán phở để thỏa mãn nhu cầu ăn ngon của bản thân, hiện thực hóa ước mơ và lan tỏa văn hóa ẩm thực Việt tới bạn bè quốc tế

    nguoi viet o thuy sy yi 3
    Gần đây chị còn nhận dạy nấu các món Việt cho khách nước ngoài

    Theo chị, việc nấu được một nồi phở ngon khá cực mà nấu ít thì không bõ công. Vì vậy, chị vừa bán vừa ăn, ban đầu chỉ làm khoảng 20 suất. Bạn bè, người quen ăn thấy ngon, truyền tai và giới thiệu nhau nên món phở của chị dần được nhiều người ở Thụy Sĩ biết đến hơn. Từ đó, chị làm số lượng tăng lên, mỗi lần khoảng 100 suất.

    “Tôi chỉ bán phở vào cuối tuần và suốt 4 năm nay vẫn giữ nguyên khẩu phần như vậy. Tôi không chạy theo số lượng vì muốn giữ được chất lượng cho món ăn, đảm bảo thực khách thưởng thức xong đều thấy hài lòng, thích thú”, người phụ nữ 39 tuổi cho hay.

    Món phở bò được chị Trang nấu theo công thức riêng, “nhà ăn thế nào bán thế đó”. Tuy nhiên, để phù hợp với khẩu vị của người địa phương, chị cũng nêm nếm và điều chỉnh gia vị sao cho cân đối.

    “Người Việt thường nêm nước dùng với chút mắm cho đậm đà nhưng người Thụy Sĩ lại không thích gia vị đó. Vì vậy, tôi cũng thử nghiệm nhiều lần để làm sao ra được phần nước dùng có độ trung hòa, hợp khẩu vị đa số khách hàng”, nàng dâu Việt chia sẻ.

    nguoi viet o thuy sy 1
    Món phở bò được nàng dâu Việt kỳ công chuẩn bị nguyên liệu và nấu nướng suốt nhiều giờ đồng hồ

    Để làm món phở ngon, chị Trang đến siêu thị châu Á ở khu vực gia đình sinh sống để tìm mua các loại thực phẩm, gia vị Việt Nam. Phở được sử dụng là loại phở khô, có độ dai mềm, khi nấu không bị nhão.

    Thịt bò phải tuyển chọn từ thịt tươi, có nguồn gốc từ Thụy Sĩ và đảm bảo chất lượng.

    Với nước dùng, chị mua phần xương đuôi và xương tủy bò, đem về sơ chế sạch, khử mùi, hầm trong khoảng 8 tiếng rồi nêm nếm gia vị. Ngoài xương, chị cũng cho thêm gừng, hành khô nướng, hoa hồi, quế,… để nước dùng có độ ngọt thanh tự nhiên, dậy mùi thơm hấp dẫn.

    “Món phở được nấu sao cho có hương vị chuẩn Việt nhất có thể, song vẫn phải điều chỉnh thêm để phù hợp khẩu vị, sở thích của người địa phương. Tôi cũng mua thêm các loại rau như húng quế, rau ngò, hành lá, hành tây và chanh để thực khách ăn kèm phở như ở Việt Nam”, chị Trang cho hay.

    Trung bình, người phụ nữ Việt dùng hết khoảng 30kg nguyên liệu mỗi lần, gồm xương đuôi bò, xương tủy, bắp bò và thịt mông (rumsteak), mỗi loại khoảng 7kg. Còn lại là phở khô, rau, gia vị kèm theo.

    Theo chị Trang, giá cả nguyên vật liệu và chi phí nhân công ở Thụy Sĩ rất đắt đỏ. Thỉnh thoảng, chị phải thuê thêm người làm, còn chồng phụ giúp một vài công hoặc đi giao hàng khi cần thiết.

    Một tô phở bò được chị bán với giá khoảng 17 Fr (Franc, khoảng 500.000 đồng).

    nguoi viet o thuy sy yi 3
    Tùy món phở chế biến kiểu tái hoặc chín mà chị Trang lựa loại thịt bò khác nhau

    Người phụ nữ này thừa nhận việc kinh doanh phở ở châu Âu nếu biết tính toán hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao, tạo nguồn thu nhập ổn định đáng kể. Ví dụ, giờ bán hàng cố định, “không cần làm nhiều nhưng vẫn đạt năng suất cao”.

    “Tính tôi rất cẩn thận, cân đo đong đếm từng suất ăn sao cho đúng tiêu chuẩn nhất. Đến giờ nhìn lại, tôi không nghĩ mình đã bán phở online ở Thụy Sĩ được 4 năm rồi. Ước mơ đã thành hiện thực và còn mang lại cho tôi nguồn thu nhập tốt. Từ số tiền kiếm được, tôi đã dành dụm và mua được 4 mảnh đất to nhỏ khác nhau ở một số tỉnh như Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng”, người phụ nữ Việt tiết lộ.

    nguoi viet o thuy sy yi 3
    Nàng dâu 39 tuổi mong muốn có thể giới thiệu và quảng bá văn hóa, ẩm thực Việt Nam tới bạn bè quốc tế

    Anh Owen (sống ở Geneva) - một khách quen cho biết, bản thân ăn phở bò do chị Trang nấu suốt nhiều năm nay.

    “Theo cảm nhận của tôi, phở của Trang là ngon nhất ở Geneva. Tôi từng phải trả mức giá gấp đôi ở các nhà hàng trong thành phố chỉ để thưởng thức món ăn tương tự phở nhưng hương vị và chất lượng thua xa. Món phở của Trang có hương vị giống như món phở tôi từng ăn hồi nhỏ. Nước dùng rất ngon, phở được trang trí đẹp mắt với phần ăn đầy đặn, nhiều bánh phở, thịt bò và rau thơm. Nếu là người sành ăn phở hay thích các món ăn Việt Nam thì bạn nhất định phải nếm thử món phở online của Trang”, anh Owen nhận xét.

    Theo Vietnamnet

  • Nhà hàng Khue's Kitchen trên đường University Avenue ở Minneapolis (Mỹ) đã bị hỏa hoạn gần ngày khai trương. Hiện tương lai của nhà hàng không chắc chắn.

    khue kitchen 1
    Một vụ hỏa hoạn xảy ra vào tối Chủ nhật ngày 11/8/2024 khiến một tòa nhà không thể sử dụng được. Ảnh: Joy Summers/Star Tribune

    Lính cứu hỏa đã được gọi tới số nhà 799 University Avenue W ở thành phố St. Paul vào đêm Chủ nhật 11/8/2024. Khi đến nơi, họ nhìn thấy khói bốc ra dày đặc và ngọn lửa đã bao trùm tòa nhà, nơi trước đây là nhà hàng Ngon Bistro.

    Tòa nhà này đã từng là nhà hàng Việt của nhiều đời chủ khác nhau trong suốt 30 năm. Theo kế hoạch, nơi này sẽ khai trương một thương hiệu mới có tên gọi là Khue's Kitchen. 

    Sau một thời gian dài hoạt động dưới dạng pop-up, những tưởng Khue's Kitchen sắp có một nơi chốn cố định. Chủ nhà hàng kiêm đầu bếp, anh Eric Pham đang trong giai đoạn đào tạo nhân viên và hoàn tất các thủ tục giấy tờ để có thể khai trương nhà hàng vào ngày Lễ Lao Động 2/9. 

    "Cả tòa nhà bốc cháy", Pham nói với tờ Star Tribune, "Chẳng còn gì để cứu chữa". 

    Vào sáng thứ Hai, kính vỡ vương vãi trên đường xung quanh nhà hàng. Cửa kính tầng trên bị vỡ, các bức tường đã cháy đen. Mùi khói lơ lửng trong không khí. Theo lính cứu hỏa, không có ai bị thương và nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra. 

    Eric Pham đã nhiều lần mở nhà hàng và anh đã trải qua nhiều thăng trầm trong lĩnh vực ăn uống. Mẹ của anh là bà Khue Pham, chủ nhà hàng Quang Restaurant ở Minneapolis.

    Bố mẹ bà Khue Pham đã rời Việt Nam để đến Mỹ với 6 đứa con. Họ cuối cùng đã chọn Minnesota để lập nghiệp. Bà Lung Tran chỉ mới 36 tuổi khi chồng là ông Quang qua đời. Bà Tran đã xây dựng di sản của gia đình đặt theo tên ông. 

    Khue Pham và các anh chị em vẫn tiếp tục điều hành nhà hàng Quang Restaurant thân yêu trên đường Nicollet Avenue. 

    khue kitchen 1
    Ảnh: Khue's Kitchen/Star Tribune

    Tuy nhiên, Eric Pham không được nuôi dạy để trở thành đầu bếp. Anh được kỳ vọng sẽ vào đại học. Nhưng anh lại quyết định bỏ đại học vì thấy hứng thú với lĩnh vực ẩm thực. Eric Pham đã xin việc làm trong nhà hàng Spoon and Stable của Gavin Kaysen.

    Anh tiếp thu mọi kiến thức nhỏ nhất trước khi mở nhà hàng Khue's Kitchen dưới dạng nhận đơn đặt hàng online. Nhà hàng được yêu thích nhờ món sandwich gà cay. Từ đây, anh mở một địa điểm lâu dài tại quán Bar Brava. Nhưng vào cuối năm ngoái, anh kết thúc ở nơi này để đứng ra mở một địa điểm độc lập. 

    Tin tức nhanh chóng lan truyền việc Pham sẽ mở nhà hàng tại tòa nhà từng là Ngon Bistro (đóng cửa vào mùa hè năm ngoái). Nhà hàng Ngon Bistro đã hoạt động suốt 16 năm tại vị trí này. Trước đó, đây từng là nhà của quán Pho Anh. 

    Sau vụ hỏa hoạn, chưa rõ tương lai của Khue's Kitchen sẽ đi về đâu. Pham cho biết anh chưa mua bảo hiểm cho doanh nghiệp của mình. Một quỹ Go Fund Me đã được lập để hỗ trợ gia đình. 

    "Tôi rất sốc và suy sụp vì nhà hàng đã gần đến ngày khai trương. Con đường phía trước thật quá gập ghềnh", anh buồn nói.

    Viethome (theo Startribune)

  • Bánh tráng Việt Nam quả thực là một nguyên liệu đầy bất ngờ và sáng tạo. Dù chỉ là một chiếc bánh đơn giản, nhưng bánh tráng lại có thể biến hóa thành vô vàn món ngon, làm say lòng biết bao người. Từ gỏi cuốn trứ danh, nhẹ nhàng thanh mát, cho đến những biến tấu mới lạ như bánh gạo, há cảo, bánh tráng luôn biết cách làm hài lòng mọi thực khách.

    Đặc biệt, chiếc bánh tráng tưởng chừng như giản dị này còn được dùng để làm nên món bánh sừng bò giòn xốp – một sáng tạo đầy bất ngờ. Chiếc bánh Croissant được làm từ bánh tráng không chỉ giòn rụm mà còn đẹp mắt, và trào lưu làm bánh sừng bò kiểu mới này đang khiến hội yêu bếp cả thế giới đu trend.

    banh croissant 1 horz
    Cả thế giới phát cuồng vì trend làm bánh sừng bò từ bánh tráng Việt Nam

    Croissant, hay còn gọi là bánh sừng bò, với nguồn gốc từ Áo và nổi tiếng ở Pháp, đã trở thành biểu tượng ẩm thực trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đầu tháng 8 vừa qua, một phiên bản mới của món bánh này đã xuất hiện, khiến cả thế giới phát sốt: bánh sừng bò làm từ bánh tráng Việt Nam. Sáng kiến độc đáo này được khởi xướng bởi Tuệ Nguyễn, một đầu bếp kiêm nhà sáng tạo nội dung (content creator) người Mỹ gốc Việt, và nhanh chóng trở thành một trào lưu trên mạng xã hội.

    banh croissant 2

    banh croissant 2
    Món bánh sừng bò bánh tráng được Tuệ Nguyễn - một đầu bếp kiêm nhà sáng tạo nội dung (content creator) người Mỹ gốc Việt khởi xướng.

    Để làm được món bánh này thì tất nhiên nguyên liệu không thể thiếu bánh tráng Việt Nam, bạn có thể sử dụng loại bánh tráng nào cũng được như bánh tráng cuốn chả giò, bánh tráng làm gỏi cuốn… tuy nhiên bánh tráng cần dày một chút sẽ đạt được độ ngon và giòn hơn. 

    banh croissant 2

    banh croissant 2

    banh croissant 2

    banh croissant 2
    Có thể sử dụng bất kỳ loại bánh tráng để làm bánh sừng bò. (Ảnh: TikTok)

    Bên cạnh đó còn có các nguyên liệu như bơ, đường, sữa tươi, trứng gà, bột quế, bột nổi, vani… được trộn đều với nhau sau đó nhúng lớp bánh tráng vào hỗn hợp trên. Bánh tráng sau khi nhúng sẽ được cắt làm 3 phần hơi hơi chéo và cuộn thành hình bánh sừng bò. Cuối cùng, sản phẩm được nướng trong khoảng 30 phút, tạo ra một món bánh có hình dáng giống như croissant nhưng mang hương vị độc đáo của bánh tráng.

    banh croissant 2

    banh croissant 2

    banh croissant 2

    banh croissant 2
    Cách chế biến và tạo hình bánh sừng bò rất đơn giản.

    Cách làm này không chỉ khiến mọi người ngạc nhiên mà còn mở ra một hướng đi mới cho việc tận dụng nguyên liệu truyền thống trong nền ẩm thực hiện đại. Chiếc bánh sừng bò từ bánh tráng có lớp vỏ giòn tan, bên trong mềm mại, điểm đặc biệt của phiên bản này là vị bánh giống như mochi, dẻo dẻo còn hương vị thơm ngon chẳng kém gì những chiếc bánh sừng bò chính hiệu.

    banh croissant 2

    banh croissant 2

    banh croissant 2

    banh croissant 2
    Bánh sừng bò phiên bản bánh tráng vẫn có thể kết hợp đủ loại nhân khác nhau. (Ảnh: @sy.flavor, @frosted.fantasties)

    Với nguyên liệu đơn giản, công thức và cách chế biến cũng không quá phức tạp vậy nên bánh sừng bò từ bánh tráng này khiến hội mê ăn uống đu trend rần rần. Ai nấy đều bất ngờ và cảm thấy vô cùng thú vị khi món ăn vặt yêu thích lại có thể được làm từ nguyên liệu quen thuộc. Để giờ đây bánh croissant phiên bản bánh tráng này mang đậm dấu ấn của ẩm thực Việt được cả thế giới ngợi khen.

    Theo Phunuthudo

  • Sau màn trình diễn xuất sắc tại Thế vận hội Paris, Suni Lee cho biết thèm một tô phở lớn nghi ngút khói.

    Sunisa Lee 1
    Suni Lee là một trong những VĐV được chú ý nhất tại Olympic Paris nhờ những thành tích nổi bật, ngoại hình quyến rũ và độ nổi tiếng trên mạng xã hội. Ảnh: @sunisalee

    Suni Lee (Sunisa Lee, 21 tuổi), nữ vận động viên thể dục dụng cụ người Mỹ gốc H'Mông (Lào), giành thêm 3 huy chương tại kỳ Thế vận hội năm nay, nâng tổng số huy chương Olympic của cô lên 6.

    Hôm 5/8, Suni Lee chính thức khép lại hành trình đáng nhớ cùng tuyển thể dục dụng cụ Mỹ ở Thế vận hội Paris sau phần thi chung kết cầu thăng bằng.

    Sau buổi biểu diễn, khi được hỏi cô dự định ăn gì để chúc mừng chiến thắng, Lee nói: "Tôi muốn ăn phở. Tôi đúng là một người châu Á khi thèm phở và luôn cố gắng tìm kiếm món này hoặc một loại súp nào đó tương tự ở mọi nơi tôi đặt chân đến nhưng vẫn chưa tìm thấy", theo Today.

    Sunisa Lee 1
    Suni Lee đạt thành tích đáng ngưỡng mộ tại Olympic Paris 2024 với 6 huy chương. Ảnh: Suni Lee.

    Người hâm mộ của Lee nhanh chóng tập hợp trên mạng xã hội để giúp cô tìm kiếm một quán phở ngon ở Paris.

    Trên nền tảng X xuất hiện nhiều bài đăng như "Có một số quán phở ngon ở Paris, ai đó hãy mang đến cho cô ấy".

    "Paris có một số quán phở ngon nhất thế giới, hãy đến thăm cộng đồng người Việt ở đó",... một người khác chia sẻ.

    Sunisa Lee 1
    Phở Việt Nam với hương vị đăng trưng để lại nhiều thương nhớ cho thực khách gần xa. Ảnh: Linh Huỳnh.

    "Ai đó ở Paris hãy giúp Suni Lee tìm quán phở ngon!!! Điều này thật không thể chấp nhận được!", một người khác viết.

    "Tôi đã tìm được một nơi và đã tweet cho @sunisalee_ và @USAGym với hy vọng sẽ có người mang phở đến cho cô ấy!" người dùng X có tên @iloveparis viết, gắn tên quán Pho Bobun ở quận 9 Paris.

    Ngoài ra, quận 13 là khu vực được nhiều người gợi ý cho thực khách đang tìm kiếm ẩm thực Việt. Tờ Vietnam Times cũng gợi ý về các nhà hàng trong quận, bao gồm các quán chuyên về phở và bánh mì.

    underwater 25
    Một người dùng đăng tải gợi ý lên nền tảng X.

    Trong khi đó, một người hâm mộ đã nhìn lại hành trình tham dự Olympic của Suni Lee và chú ý rằng khi tham gia Olympic Tokyo, nữ vận động viên đã thèm Pizza, giờ là phở.

    Tại Thế vận hội Tokyo năm 2021, Lee cho biết cô sẽ đi ăn pizza sau để ăn mừng chiến thắng ở nội dung toàn năng nữ. Sau đó, cô đã thỏa mãn cơn thèm của mình khi đăng một bức ảnh cô đang nằm trên giường trong bộ đồ Olympic, trên tay là một chiếc pizza pepperoni.

    Theo TripAdvisor, có khoảng 61 nhà hàng phục vụ phở ở Paris, vì vậy chúng ta hy vọng sớm được chứng kiến một bức ảnh hấp dẫn tương tự về Lee đang húp một bát phở Việt Nam.

    Theo Zing

  • bon bon va giam 1
    Một con ruồi giấm đậu trên quả nho trong một trang trại ở miền trung nước Đức

    Một chủ doanh nghiệp ở thành phố San Jose, bang California (Mỹ) đã bị kết án tù vì tội nhập khẩu trái cây trái phép từ Việt Nam.

    Số trái cây này được cho là nhiễm ấu trùng một loại ruồi giấm gây hại.

    Ông Jeff Rosen - Công tố viên quận Santa Clara - cho biết vào hôm 31/7 (giờ Mỹ) rằng bà Hanh Hong Huynh đã nhận bản án ba tháng tù giam, CBS News - đối tác của BBC tại Mỹ - đưa tin.

    Bà Huynh, 43 tuổi, bị kết tội âm mưu nhập khẩu và bán trái cây vi phạm luật nông nghiệp liên bang và tiểu bang.

    Một đồng phạm trong vụ án, Thanh Tuyen Huynh, 38 tuổi, trước đó đã nhận tội tham gia âm mưu và bị kết án lao động công ích. Hai bị cáo không có quan hệ họ hàng với nhau.

    Công tố viên Rosen nói đây là vụ truy tố tội phạm đầu tiên của văn phòng ông về việc nhập khẩu trái cây vi phạm Bộ luật Thực phẩm và Nông nghiệp.

    Các công tố viên cho biết hai người này đã sắp xếp vận chuyển trái cây từ Việt Nam vào năm 2022, khai báo sai các mặt hàng là cá khô, cà phê hoặc trà để tránh kiểm tra. Mặt hàng bất hợp pháp trong đó là những quả bòn bon.

    bon bon va giam 1
    Những quả bòn bon được các đối tượng nhập từ Việt Nam. Ảnh: Văn phòng công tố quận Santa Clara

    “Đây là hành vi nghiêm trọng và khinh suất. Nếu lây lan, những con ruồi này có thể phá hủy mùa màng. Các trang trại của quận và giá thực phẩm ở đây đều bị ảnh hưởng,” ông Jeff Rosen nói vào tháng 8/2023.

    Theo thông tin trên trang web chính thức của Văn phòng Công tố quận Santa Clara, vào tháng 5/2022, giới chức địa phương yêu cầu Thanh Tuyen Huynh ngừng bán trái cây bất hợp pháp như trái bòn bon.

    Tuy nhiên, bà vẫn tiếp tục quảng cáo trên mạng xã hội và bán. Mặt hàng này sau đó bị thu giữ và kiếm tra thì phát hiện đã bị nhiễm ấu trùng ruồi giấm.

    Cũng trong tháng 5/2022, bà Hanh Hong Huynh nhờ một người thân đến một cơ sở vận chuyển ở quận Alameda để lấy khoảng 90kg bòn bon.

    Lô hàng được gửi đến cửa hàng của bà - Tracy's Gift Shop, nằm ở đông thành phố San Jose. Hóa đơn và bao bì bên trong ghi là cá khô, cà phê và trà.

    Các quan chức cảnh báo người thân của bà rằng việc nhập khẩu như vậy vi phạm pháp luật và số bòn bon đã bị tiêu hủy.

    Theo CBS News, loại ruồi giấm được phát hiện trong những trái bòn bon bị xem là "mối đe dọa nghiêm trọng" đối với ngành nông nghiệp của bang California.

    Theo Bộ Nông nghiệp Thực phẩm California (CDFA), loài ruồi này có thể gây hại cho hơn 230 loại cây trồng, bao gồm cam quýt và các loại trái cây khác cũng như với các loại quả mọng, hạt và rau.

    Ruồi giấm xâm hại cũng là chủ đề của các lệnh kiểm dịch gần đây ở các quận Santa Clara và Contra Costa (bang California), CBS thông tin.

    Theo BBC Tiếng Việt

  • Nhà hàng Phin Belfast khai trương vào hồi tháng 4/2024 trên đường Ormeau Road.

    phin vietnamese coffee belfast 1
    Anh William Chan bên ngoài nhà hàng Phin Vietnamese Coffee trên đường Ormeau Road ở Belfast. Ảnh: Justin Kernoghan/Belfast Live

    Chủ của nhà hàng cafe Việt Nam mới mở tại Belfast đã không thể giấu nổi niềm tự hào vì đã có thể đem hương vị truyền thống VN đến Belfast, cũng như tầm quan trọng của việc tạo ra một cộng đồng cafe mạnh mẽ ở thủ phủ Bắc Ailen.

    Anh William Chan, 38 tuổi, khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ trước khi chuyển qua lĩnh vực nhà hàng khách sạn. Anh mở nhà hàng đầu tiên tên Madame Pho ở Belfast. Sau khi bán nhà hàng này vào năm 2022, anh chuyển sự quan tâm qua một khía cạnh đặc thù của văn hóa ẩm thực Việt Nam - đó là trải nghiệm thưởng thức cafe. 

    Vào tháng 4/2024, William khai trương nhà hàng Phin Vietnamese Coffee trên đường Ormeau Road, nhằm mục đích mang hương vị và không khí thư giãn kiểu Việt Nam đến Belfast. 3 tháng đầu tiên hoạt động, nhà hàng kinh doanh rất tốt. MXH ngập tràn hình ảnh quán cafe độc đáo của anh, và người ta xếp hàng để thử hương vị mới.

    PHIN được đặt tên theo chiếc phin pha cafe nổi tiếng ở Việt Nam và Đông Nam Á. Các món uống được ưa thích ở đây bao gồm cafe trứng Hà Nội, cafe muối, cafe dừa, cafe dừa lá dứa.

    Niềm cảm hứng của anh bắt nguồn từ quá khứ làm việc suốt 5 năm ở châu Á. Anh cho biết: "Tôi đã rất nhiều lần du lịch đến Việt Nam khi còn sống ở châu Á, và tôi nhận ra văn hóa cafe ở đây phát triển mạnh mẽ đến mức nào. Tôi rất muốn mang văn hóa ấy về Belfast.

    phin vietnamese coffee belfast 1
    Các món uống được yêu thích ở Phin Vietnamese Coffee. Ảnh: Justin Kernoghan/Belfast Live

    "Việt Nam là quốc gia sản xuất cafe lớn thứ 2 trên thế giới. Tôi rất muốn mang nền văn minh cafe ở VN về đây và hướng dẫn mọi người cách thưởng thức một tách cafe. Chúng tôi nhập khẩu hạt cafe từ VN. Những loại cafe này rất mạnh với hàm lượng caffeine rất cao. Đó là lý do mà mỗi tách cafe thường được pha khá ngọt để cân bằng độ đắng của hạt cafe".

    "Chúng tôi muốn làm sống lại không khí uống cafe như ở VN, nơi mọi người thư giãn và trò chuyện. Ở đây có du khách, dân địa phương, thú cưng...cùng nhau thưởng thức bầu không khí cafe. Tôi muốn mang hương vị đó đến đây và hy vọng mọi người thích nó".

    phin vietnamese coffee belfast 1
    Tách cafe trứng Hà Nội ở Phin Vietnamese Coffee. Ảnh: Justin Kernoghan/Belfast Live

    "MXH đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của chúng tôi. Các món uống của chúng tôi được chia sẻ rất nhiều trên Instagram, giúp chúng tôi bán được nhiều hơn so với mặt bằng chung", William nói. 

    Anh cho biết lĩnh vực nhà hàng ở Bắc Ailen đã phát triển mạnh mẽ và đa dạng trong những năm gần đây, và anh rất vui khi được đóng góp vào thành tựu này. Lúc anh còn nhỏ, gia đình sở hữu một nhà hàng Trung Quốc tên Furama ở hạt Antrim (Bắc Ailen). Nhà anh đã kinh doanh ăn uống trong suốt 30 năm. 

    "Điều thú vị nhất của ngành ẩm thực đó là mọi người đều muốn thử món mới. Họ thích món ăn mới lạ. Khi tôi chuyển đến sống ở Hong Kong trong 5 năm, tôi tiếp xúc với rất nhiều món ăn khác nhau. Khi trở về Belfast năm 2018, tôi không thể tìm thấy những món đó nữa. Vì thế khi có cơ hội, tôi quyết định tự mình làm lấy. Là một người châu Á, nhìn thấy khách hàng đến thưởng thức món ăn của mình, tôi vô cùng tự hào. Hiện giờ ở Belfast rất nhộn nhịp. Nhà hàng Việt là nhiều nhất, kế đến là nhà hàng Thái, Hàn Quốc và Philippine", anh nói. 

    phin vietnamese coffee belfast 1
    Bên trong nhà hàng Phin Vietnamese Coffee trên đường Ormeau Road ở Belfast. Ảnh: Justin Kernoghan/Belfast Live

    Mỗi tháng anh đều tổ chức họp câu lạc bộ cộng đồng, kết nối với các doanh nghiệp địa phương khác, đem lại một không gian gặp gỡ cho cộng đồng địa phương. 

    "Chúng tôi không chỉ muốn kinh doanh cafe, mà còn muốn tạo ra một cộng đồng phía sau thương hiệu. Chúng tôi kết nối với người dân địa phương và doanh nghiệp để chia sẻ giá trị và mục tiêu chung", William giải thích. 

    "Gần đây chúng tôi đã lần đầu tiên tổ chúc họp câu lạc bộ, có 70 người đã đến tham gia và điều đó thật tuyệt vời. Chúng tôi muốn dùng chính không gian quán cafe này để kết nối với các doanh nghiệp khác. Chẳng hạn tuần sau chúng tôi sẽ họp câu lạc bộ ăn tối với nhà hàng KUBO, chuyên về món Philippine. Chúng tôi cũng sẽ tham gia lễ hội Ormeau food tour sắp tới, và chúng tôi cung cấp cafe cho các sự kiện sách địa phương", anh nói. 

    Trong tương lai, William Chan muốn mở thêm nhiều chi nhanh Phin nữa. "Nhất định là như vậy, tôi sẽ tìm địa điểm tốt và mở thêm chi nhánh trong vài năm tới". 

    Địa chỉ: 300 Ormeau Rd, Ormeau, Belfast BT7 2GE, United Kingdom

    Website: https://www.phinbelfast.com/

    Instagram: https://www.instagram.com/phin.belfast/

    Viethome (theo Belfast Live)

  • Đường Oldham Road ở Manchester từng được gọi là Little Italy, tuy nhiên giờ đây nó đã trở thành Little Vietnam với món phở và bánh mì nổi tiếng. 

    wow banh mi 1
    Bên trong tiệm Wow Bánh Mì trên đường Oldham Road ở ngoại ô Ancoats. Ảnh: Kenny Brown | Manchester Evening News

    Đối diện kho bưu phẩm của Royal Mail và siêu thị Wing Yip trên đường Oldham Road là một loạt các quán ăn gia đình, phục vụ những món ăn ngon nhất thành phố. 

    Trước đây, khu vực này có biệt danh là Little Italy, do dòng người nhập cư Italy đổ xô về Manchester định cư vào cuối thế kỷ 19. Ngày nay, nó đã trở thành khu phố nhỏ của các doanh nghiệp Đông Nam Á, với biệt danh mới là "Little Vietnam".

    Tại đây, ở rìa Ancoats, bạn sẽ được phục vụ phở, bánh mì thịt nguội, cà phê với sữa đặc có đường. Các quán ở đây chủ yếu là quán Việt, có cả một siêu thị Việt, bên cạnh đó cũng có các cơ sở kinh doanh của người Hoa. 

    wow banh mi 1
    Wow Bánh Mì với mặt tiền bắt mắt. Ảnh: Kenny Brown | Manchester Evening News)

    Nằm giữa một tiệm takeaway Tàu và cửa hàng giày patin là quán Wow Bánh Mì với mặt tiền bắt mắt. Đây là một quán ăn gia đình với những món Việt truyền thống bên cạnh trà sữa, bánh phô mai xúc xích (corndog)...

    Chủ của nhà hàng là anh chị Susan và Michael Diep, họ đã cố gắng dung hòa ẩm thực và văn hóa Việt. Khi chúng tôi bước vào quán, Susan vui mừng chào đón, đưa chúng tôi đến bàn và phục vụ nước trà xanh trong những chiếc cốc sứ nhỏ xíu. Kể cả bạn không yêu cầu thì vẫn được phục vụ trà.

    wow banh mi 1
    Susan, Michael và các nhân viên tại Wow Bánh Mì trên đường Oldham Road. Ảnh: Kenny Brown | Manchester Evening News

    Susan đã luôn mơ về một nhà hàng của riêng mình. Sau nhiều năm điều hành một cơ sở kinh doanh khác, cô mới đủ điều kiện biến ước mơ thành sự thật khi tuổi đã gần 60. Là người gốc miền nam Việt Nam, Susan đến Anh vào năm 1978 nhưng cô cảm thấy mình chịu ảnh hưởng bởi phong cách Anh nhiều hơn. 

    Điều này có thể giải thích cho sự đa dạng của thực đơn. Ngoài những món chả giò tôm, phở và bánh mì đặc sản Việt Nam, quán còn phục vụ món bánh ngô xúc xích kiểu Hàn, xúc xích Đức... Trà sữa ở đây có rất nhiều hương vị. Còn cafe thì lại đậm phong cách Việt Nam với phin và sữa đặc. 

    wow banh mi 1
    Nội thất của quán vay mượn từ phong cách của phố cổ Hội An. Ảnh: Kenny Brown | Manchester Evening News

    Một bức tường của tiệm đã được sơn vẽ bằng tay, mô tả hình ảnh quen thuộc của phố cổ Hội An với màu vàng tươi sáng. Bất cứ ai đến thăm thủ đô Hà Nội đều quá quen với sự tấp nập nhộn nhịp của thành phố này, nhưng tại Wow Bánh Mì bạn sẽ luôn cảm thấy thanh bình như ở Hội An.

    wow banh mi 1
    Một bát phở bò, bánh hotdog phô mai Hàn Quốc và bánh mì Việt. Ảnh: Manchester Evening News

    Chúng tôi gọi 1 bát phở bò, 1 bánh hotdog phô mai và 1 ổ bánh mì, nhưng Susan nói như vậy là quá nhiều. Cô mang cho chúng tôi 2 cái bát để chia phở ăn. Phở có mùi thơm nồng nàn, những lát thịt bò tái vừa, vài lát hành. Phở và nước dùng đều vô cùng hấp dẫn.

    wow banh mi 1
    Wow Bánh Mì phục vụ 5 loại bánh mì, bao gồm bánh mì thịt nướng và bánh mì thịt quay. Ảnh: Manchester Evening News

    Bánh mì có giá £6.95 với rất nhiều nguyên liệu như pate, mayonnaise, xúc xích, chà bông, dưa chuột, hành ngò và đồ chua, xì dầu, thịt heo quay. Ổ bánh mì được cắt làm đôi để 2 chúng tôi tiện chia nhau ăn. Quả đúng như Susan nói, chúng tôi đã quá no không thể ăn hết món bánh hotdog phô mai. Lúc này một ly trà sữa trân châu đường đen chính là những gì chúng tôi cần. 

    wow banh mi 1
    Cafe pha phin truyền thống. Ảnh: Manchester Evening News

    Khi chúng tôi ăn xong cũng là lúc Susan trở nên bận rộn vì thực khách lũ lượt kéo vào quán ăn tối. Những tiếng trò chuyện ồn ào chợt im ắng khi món ăn được bày ra bàn. 

    Không khí ở quán ăn này rất đặc biệt. Bước vào quán giống như bước vào nhà của Susan và Michael, ấm áp mà đậm chất riêng. Trong số rất nhiều quán ăn gia đình trên phố Oldham Road, tôi chắc rằng Wow Bánh Mì đã làm tròn sứ mệnh níu chân những thực khách đam mê khám phá ẩm thực Việt Nam.

    Viethome (theo Manchester Evening News)

  • Trong vai một du học sinh Việt Nam đi xin việc, nhà báo mang theo trên mình một camera bí mật tác nghiệp. Được sự chấp thuận của các tác giả và nhật báo The Times-Picayune, xin lược đăng những câu chuyện đang làm dậy sống cộng đồng mạng ở Mỹ.

    Cô gõ cửa nhiều nhà hàng tại phía tây và đông nam New Orleans, Mỹ. Cô hỏi chuyện và bí mật ghi hình các quản lý và chủ người Việt để tìm hiểu “mức giá thị trường” cho tiền lương mà du học sinh Việt Nam được trả khi làm việc ở khu vực này.

    giu tien the chan

    Lương bèo bọt trả cho đồng hương

    Trong số gần 20 chủ nhà hàng và nhân viên mà phóng viên nhật báo The Times-Picayune đã hỏi chuyện, không ai trả mức lương bằng lương tối thiểu của Mỹ, họ trả bằng một nửa lương tối thiểu hoặc có người thì trả hơn chút.

    Đoạn phim ghi hình bí mật của nhật báo The Times-Picayune cho thấy nhiều nhân viên được yêu cầu phải làm việc 12 giờ mỗi ngày với mức lương bèo bọt đó.

    Theo các phóng viên nhật báo The Times-Picayune, các cô thường được chủ lao động đồng hương đưa ra điều kiện là “trả tiền mặt".

    Một quản lý nhà hàng ở New Orleans tỏ ra ngạc nhiên khi nghe “người xin việc” nói rằng cô từng được trả mức lương cao gấp đôi mức lương ông chủ nói (mức lương tối thiểu theo luật định của Mỹ) ở những chỗ làm khác.

    "Bằng thế cơ à ? Tôi không trả được", người quản lý nói thẳng.

    Một chủ nhà hàng Việt khác ở New Orleans đòi giữ một tuần lương của nhân viên như “tiền thế chân”. “Chú sẽ giữ lương con một tuần, tuần sau sẽ trả lương cho tuần trước đó, để tránh tình trạng làm vài bữa nghỉ”, ông chủ nêu giải pháp của nơi mình quản lý.

    Hỏi tiền lương – chuyện kỳ lạ với chủ

    Rồi ông thẳng thừng từ chối nói ra mức lương, đến khi người đi xin việc tiếp tục hỏi về tiền lương, ông nổi giận từ chối không thuê cô nữa: “Nếu mà con hỏi thì chú không nhận đâu. Tại vì chú chưa biết con làm ra sao mà con hỏi lương thì chú không nhận!”

    Hỏi mức lương khi đi xin việc bỗng trở thành một điều gì đó… có phần kỳ lạ ở đây!

    “Người xin việc” của nhật báo The Times-Picayune tiếp tục hỏi lương một chủ nhà hàng Việt khác trong khu vực thì nhận được phản ứng:

    “Trời đất ơi, vô làm thử trước đi, con thử việc cái đi đã”.

    Theo nhóm phóng viên điều tra của The Times-Picayune, cách trả lời về lương của chủ nhà hàng hoặc người quản lý luôn theo kiểu mập mờ vì hẳn họ biết nhiều người cần việc.

    Một quản lý đại diện nhà hàng “trấn an” người xin việc khi hỏi lương “em đừng có lo, cứ làm”. Còn “chân thành” hơn, một nhân viên ở một cửa hàng khác còn nhắc khéo “người xin việc” của nhật báo The Times-Picayune rằng: “Ở đây, đi xin việc cấm kỵ nhất là hỏi lương!”.

    Khi nhật báo The Times-Picayune quay trở lại với máy quay phim và phóng viên xin tác nghiệp công khai, câu trả lời của những chủ nhà hàng được hỏi xin việc trước đó hoàn toàn thay đổi. Họ cho biết “chưa bao giờ nghe đến mức lương đó bao giờ” hay là “không chắc nữa”. Thậm chí có chủ nhà hàng giờ đây khẳng định chỉ nhờ người trong gia đình làm việc, chứ không thuê mướn nhân viên từ bên ngoài.

    Muôn cách đối phó

    Sunny Nguyễn, một du học sinh (đã thay đổi họ tên trong bài điều tra), cho biết chủ nhà hàng của anh dặn dò một cách kỹ lưỡng về cách đối phó với nhân viên sở thuế ở Mỹ khi anh làm việc tại nhà hàng.

    “Theo kinh nghiệm bản thân thì mình thấy để qua mặt cơ quan chức năng, họ sẽ không nói bạn điền vào đơn xin việc, giấy tờ khai thuế. Họ chỉ coi bạn như một người gia đình, phụ giúp trong nhà thôi. Bạn không có quyền lợi gì hết khi đi làm ngoài tiền lương theo giờ. Đó là cách họ giảm chi tiêu cho doanh nghiệp”, Sunny Nguyễn giải thích. “Mình đi làm, chủ nhà hàng dặn nếu có ai vào hỏi, thì mình nói mình là người trong nhà, phụ giúp anh chị trông coi hàng quán thôi chứ không phải nhân viên”, Sunny Nguyễn chia sẻ về những gì anh quan sát được khi đi làm.

    Trong khi đó, Lộc Lâm, một du học sinh Việt Nam khác tiết lộ sâu hơn về chiêu thức mà chủ nhà hàng nơi anh từng làm việc đã áp dụng.

    “Khi tôi làm nhà hàng thấy họ có hai cuốn sổ. Một cuốn sổ chính thức, ghi tên rất ít nhân viên. Ví dụ nhà hàng có 10 nhân viên một ca thì họ chỉ ghi 4 người thôi. Còn với sổ phụ sẽ phân công thời gian làm của 10 người đó”. Lộc Lâm giải thích. “Khi mà tổng hợp nộp thuế, họ chỉ cần nộp sổ chính thôi. Có những người chủ có trí nhớ tốt thì họ còn không cần ghi cuốn sổ phụ nữa”, theo lời của Lộc Lâm.

    Điều tra của nhật báo The Times-Picayune cho thấy nhiều nhà hàng thuê mướn nhân viên có cùng nguồn gốc văn hóa hay sắc tộc với họ. Chẳng hạn hầu hết các nhân viên trong các nhà hàng Việt Nam đều nói tiếng Việt. Chúng tôi chia sẻ bài viết này hi vọng sẽ đến tay người đọc nhiều hơn, và đến tay những chủ người Việt, và hơn nữa sau này các bạn làm chủ thì hãy thay đổi tư duy đối xử với đồng hương của chính mình.

    Theo tinnuocmy

  • Phở là một trong những món Việt nổi tiếng nhất thế giới. Không chỉ được bạn bè quốc tế ưa thích mà ở nhiều quốc gia, phở còn thành món ăn thân thuộc, nhiều nhà hàng đưa phở vào thực đơn hoặc thậm chí là chỉ chuyên bán phở, thu hút đông đảo thực khách. Tuy vậy, không ít lần phở Việt ở nước ngoài đã bị biển đổi thành những phiên bản gây tranh cãi, nhận nhiều “gạch đá” trên MXH.

    Năm 2015, cả thế giới đã sửng sốt khi biết bát phở được bán với giá 5000 USD (hơn 115 triệu VNĐ). Bát phở này được gọi là phở AnQi, là sáng tạo của một nhà hàng Mỹ. Mặc dù lợi nhuận bán phở AnQi của nhà hàng này sẽ được quyên góp cho quỹ trẻ em nhưng vụ việc vẫn gây tranh cãi không ít.

    pho 115 trieu 1
    Bát phở AnQi giá 5000 USD.

    Gần đây, bát phở này bất ngờ được dân mạng “đào” lại trên nhiều fanpage và tạo ra làn sóng tranh cãi. Dù cho nguyên liệu của nó thực sự cao cấp nhưng vẫn khiến nhiều người Việt không hài lòng, mấu chốt nằm ở phần nước dùng của bát phở AnQi. Cụ thể, nhà hàng mô tả nước phở được nấu bằng nước ninh tôm hùm xanh cùng một số loại gia vị, thảo mộc. Trong khi đó thông thường, nước dùng phở chuẩn phải là nước ninh xương ống (xương chân bò). Nhiều người cho rằng việc biến đổi bằng cách thêm hải sản vào món phở là quá kệch cỡm.

    pho 115 trieu 1
    Thay vì nước hầm xương.

    pho 115 trieu 1
    Nước dùng phở AnQi lại được nấu từ tôm hùm xanh.

    Bên cạnh đó, trong bát phở AnQi cũng có gan ngỗng luộc, thịt bò wagyu A5 (loại thịt bò Kobe đắt đỏ nhất hành tinh) và nấm Alba (cũng là một trong những loại nấm đắt tiền). Sợi phở là bánh phở phân tử được biến đổi nhờ ảnh hưởng vật lí và hóa học. 

    Toàn cảnh cuộc tranh cãi về bát phở này gần đây trên MXH:

    - “Bò Kobe ngon đấy, nhưng mọng, có vẻ không hợp ăn phở. Vì tiêu chuẩn thịt bò ở mỗi nơi là khác nhau, không phải cứ tống hết các cái ngon vào một chỗ thì nó ngon”.

    - “Phở nấu nước dùng từ tôm? Lạc đề ngay từ đầu rồi”.

    - “Mấy nguyên liệu đầu thì cũng hợp lý, nhưng đến nước dùng tôm hùm thì thôi… Bye”.

    - “Nguyên liệu thượng hạng thì tất nhiên giá nó khác rồi. Vấn đề nữa là họ có tiền, mua còn là vì danh tiếng, đặt một suất kiểu gì chả phải quay chụp review các thứ, không thì cũng là ăn với đối tác, người yêu. Mỗi người lại có nhiều nhu cầu khác nhau mà”.

    - “Tôi thấy nước dùng tôm hùm cũng khá hợp, nó mặn hơn tôm thường và cũng có vị ngọt. Không quá giống với nước hầm xương nhưng ăn với phở chắc cũng không đến nỗi tệ”.

    Nhìn chung, ngoài những ý kiến phẫn nộ, chỉ trích thì vẫn có một số người cho rằng mức giá của bát phở AnQi là hợp lý, chưa kể còn có mục đích từ thiện. Vậy ý kiến của bạn về bát phở với mức giá này thì sao?

    Theo Pháp luật & Bạn đọc