• Một băng nhóm có tổ chức đã nộp hàng ngàn đơn xin trợ cấp Universal Credit trong suốt 4 năm rưỡi trước khi bị bắt vào năm 2021, theo báo cáo của ITV News.

    lua dao universal credit 1

    Đây là vụ lừa đảo trợ cấp quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở Vương quốc Anh, với số tiền lên đến 50 triệu bảng.

    5 tên lừa đảo người gốc Bulgari, bao gồm Galina Nikolova 38 tuổi, Stoyan Stoyanov 27 tuổi, Tsvetka Todorova 52 tuổi, Gyunesh Ali 33 tuổi và Patritsia Paneva 26 tuổi. 

    Tại tòa án Wood Green Crown Court, 5 tên này đã thừa nhận các tội liên quan đến gian lận và rửa tiền. Từ giữa tháng 10/2016 - 05/2021, băng nhóm đã nộp hàng ngàn đơn xin trợ cấp Universal Credit, sử dụng người thật hoặc ăn cắp danh tính. 

    Những đơn xin này được kèm theo hàng loạt giấy tờ ngụy tạo, bao gồm hợp đồng thuê nhà giả, phiếu lương giả, thư từ do các chủ nhà, chủ lao động, phòng khám GP... gửi đến toàn bộ đều là ngụy tạo. Nếu đơn xin trợ cấp của chúng bị từ chối, chúng sẽ thử lại nhiều lần cho đến khi được duyệt. 

    Cuộc điều tra đã xác định được 3 "công xưởng trợ cấp" ở London, nơi liên tục xuất phát các đơn xin trợ cấp sai sự thật. 

    3 doanh nghiệp này đều khẳng định rằng họ chỉ muốn người dân có được số bảo hiểm Naitonal Insurance và các phúc lợi mà họ đủ điều kiện nhận. 

    Nhưng sau khi người dân nộp đơn xin trợ cấp thông qua băng nhóm này, số tiền trợ cấp không đến được tay họ mà rơi vào tay băng nhóm, sau đó được rửa tiền thông qua chuyển khoản giữa các tài khoản. Sau đó bọn chúng sẽ rút tiền mặt. 

    Sau 4 năm rưỡi lừa đảo, 5 tên tội phạm đã bị bắt vào ngày 5/5/2021. Khi tiến hành lục soát nhà của những tên này, giới chức phát hiện ra hàng trăm hồ sơ xin trợ cấp chứa giấy tờ giả. 

    Những cọc tiền mặt nhét đầy trong các túi nylon và vali, một chiếu siêu xe và nhiều mặt hàng xa xỉ như đồng hồ, áo khoác, mắt kính...được phát hiện trong quá trình lục soát.

    Sau khi được tại ngoại chờ điều tra, một tên trong nhóm này là Gyunesh Ali đã trốn về Bulgari. Nhưng hắn đã bị dẫn độ về Anh vào ngày 25/2/2023 để chờ ra tòa. 

    lua dao universal credit 2
    Gyunesh Ali trốn về Bulgari nhưng đã bị dẫn độ về Anh. Ảnh: CPS

    Bộ Việc làm và Lương hưu (DWP) là đơn vị tiến hành điều tra. Bộ đã đối chất với các bị cáo, trình bày những bằng chứng bao gồm các tin nhắn được mã hóa, hình ảnh CCTV, giấy tờ làm giả, các thiết bị điện tử và sao kê tài khoản ngân hàng... Bằng chứng rõ ràng, cả 5 tên phải cúi đầu nhận tội.

    Công tố viên tuyên bố: "Trong nhiều năm, các bị cáo đã âm mưu lừa đảo hệ thống Universal Credit trên quy mô lớn, khiến người đóng thuế tổn thất hơn 50 triệu bảng. Các bị cáo đã làm giàu trên nguồn công quỹ vốn dùng để giúp đỡ những người nghèo khó trong xã hội".

    lua dao universal credit 2
    Galina Nikolova và Stoyan Stoyanov. Ảnh: CPS

    lua dao universal credit 2
    Tsvetka Todorova và Patritsia Paneva. Ảnh: CPS

    Viethome (theo ITV News)

  • Người phụ nữ đủ tiền mua một căn nhà mới nhưng lại lừa đảo tiền trợ cấp Universal Credit. 

    lua dao tien tro cap 1
    Marshall nhận 2 lỗi vi phạm do không cập nhật hoàn cảnh của mình. Ảnh: FB

    Bà mẹ 3 con Amber Marshall ở Gillingham đã nhận được khoản thừa kế khổng lồ sau cái chết bất ngờ của người bố cách đây 3 năm. Thế nhưng người phụ nữ 47 tuổi này vẫn tiếp tục nhận tiền trợ cấp nhà ở và Universal Credit. 

    Sau khi bán ngôi nhà của người bố với giá £400,000 vào năm 2021, Marshall đã không thông báo với Hội đồng Medway cũng như Bộ Việc làm và Lương hưu (DWP)

    Vào thời điểm bí mật bị phanh phui, Marshall đã xin được hơn £10,000 tiền trợ cấp, trong khi vẫn có hàng trăm ngàn bảng để mua một căn nhà mới, cũng như thường xuyên chiêu đãi gia đình và bạn bè. Tính đến tháng 1/2023, cô ta chỉ còn lại £5,000 từ khoản tiền thừa kế. 

    Marshall đã thừa nhận 2 tội "không thông báo về sự thay đổi hoàn cảnh" từ giữa tháng 9/2021 tới tháng 5/2022. 

    Luật sư của Marshall nói trước tòa: "Thân chủ của tôi có đủ điều kiện xin trợ cấp, cô ấy chỉ bất ngờ nhận được khoản thừa kế nên cô ấy không nhớ ra việc phải thông báo với chính quyền".

    Marshall vẫn tiếp tục nhận trợ cấp £590/tháng nhưng sau khi chi trả các khoản thiết yếu, cô chỉ còn lại £60. Hiện tại Marshall đã hoàn trả lại khoản tiền Universal Credit lừa đảo, nhưng còn tiền trợ cấp nhà ở thì cô ta phải trả góp. 

    Dù không bị bỏ tù nhưng Marshall vẫn bị phạt 120 giờ lao động công ích và 18 tháng cải tạo. 

    lua dao tien tro cap 1
    Marshall bỏ túi hơn £10,000 tiền trợ cấp trước khi bị phát hiện. Ảnh: Facebook

    Bài liên quan: Bố mẹ bắt con gái khỏe mạnh ngồi xe lăn để lấy tiền trợ cấp

    Một đôi vợ chồng đã buộc con gái của họ phải ngồi xe lăn suốt 4 năm để lừa tiền trợ cấp. Bé gái được 7 tuổi thì bắt đầu bị ngược đãi, bị bố mẹ bắt đi khám bệnh và nằm viện vô số lần dù em hoàn toàn khỏe mạnh. 

    Cô bé bị bắt nạt và tổn thương tâm lý nghiêm trọng, bị "suy thoái vô cớ" vì phải ngồi xe lăn. Mục đích của đôi vợ chồng Louise và Martin Law là hưởng trợ cấp từ sự tàn tật của con. Họ được hưởng trợ cấp để thuê xe dành cho người tàn tật, đồng thời được hưởng các trợ cấp dành cho người tàn tật. 

    Louise Law, 50 tuổi, thường trú tại đường Harvest Way ở Rawcliffe Bridge, gần Goole (Yorkshire), đã thừa nhận tội ngược đãi trẻ em tại Tòa án Hull Crown Court.

    Chồng cũ của bà ta là Martin Law, 54 tuổi, từng sống trên đường Marshfield Road ở Goole, không đủ sức khỏe để tham dự phiên tòa, nhưng bồi thẩm đoàn cho rằng ông ta phạm tội ngược đãi trẻ em.

    Đứa trẻ đang gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng và mất đi tuổi thơ vì những căn bệnh không hề tồn tại. Công tố viên cho biết tình trạng ngược đãi kéo dài từ năm 2012 - 2017.

    ep con gai ngoi xe lan
    Louise Law bị tuyên án 9 năm 6 tháng tù giam vì tội ngược đãi trẻ em. Ảnh: MEN

    Công tố viên cho biết: "Cô bé bị bố mẹ biến thành một đứa trẻ bệnh hoạn và tàn tật, mất đi tuổi thơ bình thường như bao trẻ em khác. Em phải tiến hành các thủ thuật y khoa không cần thiết, được kê nhiều loại thuốc, bao gồm ibuprofen và paracetamol. Mục đích nhằm để xin thêm tiền phúc lợi". 

    Tình trạng của bé gái bắt đầu được các nhân viên xã hội và đội ngũ y tế chú ý khi họ nghi ngờ đôi vợ chồng "bịa đặt và phóng đại" các triệu chứng của con gái. 

    Nạn nhân được thẩm vấn vào tháng 9/2022, lúc em được 18 tuổi. Em cho biết hành vi ngược đãi của bố mẹ bắt đầu khi em được 5-6 tuổi. Bố mẹ bắt em phải nói với bác sĩ những điều bịa đặt, hoặc bọn họ sẽ tự nói dối với bác sĩ. 

    Ngôi nhà của họ được lắp đặt các tay vịn và gia đình cũng xin được một chiếc xe ô tô cho người khuyết tật nhờ vào trợ cấp đi lại. Bố mẹ khiến cô bé nghĩ mình không thể đi đứng bình thường. Cô bé phải ngồi xe lăn đến trường, dù chân em hoàn toàn bình thường.

    Vì ngồi xe lăn nên em trở thành đối tượng bị bắt nạt. Em không thể ra chơi đùa như các bạn, chiếc xe lăn trở thành rào cản khiến em không thể kết bạn. 

    Đến năm 12 tuổi em được giao cho dịch vụ xã hội chăm sóc. Đến lúc này, chỉ trong 1 đêm, em dường như hồi phục kì diệu và không cần phải dùng đến xe lăn nữa. Em ngừng uống thuốc và bắt đầu sống như mọi đứa trẻ khỏe mạnh khác. 

    Em chạy lên xuống cầu thang như bình thường, tham gia học kì quân sự, tham gia mọi hoạt động ngoại khóa tại trường. Khi được cách ly khỏi cha mẹ, em hoàn toàn khỏe mạnh, không hề đau đớn hay mệt mỏi.

    Em nhận ra mình có thể làm những thứ mà bố mẹ nói em không làm được. Tuy nhiên hàng đêm em vẫn gặp ác mộng và phải liên tục đấu tranh với cảm giác "tủi hổ bao trùm".

    Em bị ngược đãi trong thời gian dài dẫn đến "suy thoái vô cớ" và tổn thương tâm lý nghiêm trọng. 

    Người chồng cũ Martin Law từng 2 lần bạo hành vợ. Công tố viên nói rằng đây là một cuộc hôn nhân rắc rối và độc hại, để lại những hậu quả suốt đời cho cô con gái. 

    Louise Law bị kết án 6 năm 9 tháng tù giam. Còn Martin Law sẽ bị theo dõi trong thời gian ít nhất 6 tháng, sau đó sẽ tiếp tục được đánh giá và theo dõi.

    Viethome (theo ITV News)

    Viethome (theo The Sun)

  • ITALY - Bà Barbara Ioele, 50 tuổi, vừa bị phạt 20 tháng tù vì tội lừa đảo, khi giả mạo 17 lần mang thai trong 24 năm để nhận 110.000 Euro tiền trợ cấp thai sản.

    Bản án được tòa án tại Roma tuyên tuần trước, cho thấy bị cáo đã vờ mang thai 17 lần, trong đó 12 lần bị sảy và sinh non. 5 đứa trẻ được sinh ra khỏe mạnh tên là Benedetta, Angelica, Abramo, Letizia và Ismaele, chỉ có điều không có hồ sơ nào về việc chúng từng được chứng sinh, hay khai sinh và cũng chưa ai thực sự nhìn thấy chúng.

    vo mang thai

    Bà Barbara khai đã sinh con út vào tháng 12 năm ngoái, nhưng theo hồ sơ theo dõi ngầm của cảnh sát suốt 2 năm qua bà chưa bao giờ mang thai. Bà bị cáo buộc thông qua 17 lần mang thai giả để nhận hơn 110.000 Euro trợ cấp thai sản của Viện An sinh Xã hội Quốc gia INPS và được nghỉ làm.

    Ở Italy, các bà mẹ được nghỉ thai sản 5 tháng, trong đó 2 tháng trước khi sinh và 3 tháng sau khi sinh, hưởng 80% tiền lương và được đóng bảo hiểm xã hội.

    Vụ án của bà Barbara Ioele gần đây đã gây xôn xao dư luận khắp Italy. Các công tố viên tuyên bố rằng vụ lừa đảo tinh vi của bà trong hai thập kỷ qua liên quan đến việc đánh cắp giấy khai sinh từ phòng khám ở Rome, các tài liệu giả mạo khác cũng như chữ ký của bác sĩ. Để ra vẻ mang bầu, bà đã nhét những chiếc gối vào trong áo và luyện tập dáng đi bộ nặng nề.

    Không ai nghi ngờ bất cứ điều gì trong suốt 24 năm cho đến đầu năm 2023, khi các thanh tra bắt đầu theo dõi lần mang thai gần đây nhất của bà và kết quả cho thấy bà không thực sự mang thai. Việc này là sự khởi động cuộc điều tra về 16 lần bầu bì trước đây của Barbara Ioele.

    Ông Davide Pizzinato, bạn trai 55 tuổi của bà Barbara, thú nhận trong cuộc thẩm vấn, đồng thời khẳng định đã biết về hành vi lừa đảo của bà từ năm 2012, khi mối quan hệ của họ bắt đầu. Ông ta bị buộc tội là đồng phạm nhưng đã làm chứng chống lại bạn gái để đổi lấy một bản án nhẹ hơn.

    VnExpress (Theo ODD, Metro)

  • ep con gai ngoi xe lan
    Louise Law bị tuyên án 9 năm 6 tháng tù giam vì tội ngược đãi trẻ em. Ảnh: MEN

    Một đôi vợ chồng đã buộc con gái của họ phải ngồi xe lăn suốt 4 năm để lừa tiền trợ cấp. Bé gái được 7 tuổi thì bắt đầu bị ngược đãi, bị bố mẹ bắt đi khám bệnh và nằm viện vô số lần dù em hoàn toàn khỏe mạnh. 

    Cô bé bị bắt nạt và tổn thương tâm lý nghiêm trọng, bị "suy thoái vô cớ" vì phải ngồi xe lăn. Mục đích của đôi vợ chồng Louise và Martin Law là hưởng trợ cấp từ sự tàn tật của con. Họ được hưởng trợ cấp để thuê xe dành cho người tàn tật, đồng thời được hưởng các trợ cấp dành cho người tàn tật. 

    Louise Law, 50 tuổi, thường trú tại đường Harvest Way ở Rawcliffe Bridge, gần Goole (Yorkshire), đã thừa nhận tội ngược đãi trẻ em tại Tòa án Hull Crown Court.

    Chồng cũ của bà ta là Martin Law, 54 tuổi, từng sống trên đường Marshfield Road ở Goole, không đủ sức khỏe để tham dự phiên tòa, nhưng bồi thẩm đoàn cho rằng ông ta phạm tội ngược đãi trẻ em.

    Đứa trẻ đang gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng và mất đi tuổi thơ vì những căn bệnh không hề tồn tại. Công tố viên cho biết tình trạng ngược đãi kéo dài từ năm 2012 - 2017.

    Công tố viên cho biết: "Cô bé bị bố mẹ biến thành một đứa trẻ bệnh hoạn và tàn tật, mất đi tuổi thơ bình thường như bao trẻ em khác. Em phải tiến hành các thủ thuật y khoa không cần thiết, được kê nhiều loại thuốc, bao gồm ibuprofen và paracetamol. Mục đích nhằm để xin thêm tiền phúc lợi". 

    Tình trạng của bé gái bắt đầu được các nhân viên xã hội và đội ngũ y tế chú ý khi họ nghi ngờ đôi vợ chồng "bịa đặt và phóng đại" các triệu chứng của con gái. 

    Nạn nhân được thẩm vấn vào tháng 9/2022, lúc em được 18 tuổi. Em cho biết hành vi ngược đãi của bố mẹ bắt đầu khi em được 5-6 tuổi. Bố mẹ bắt em phải nói với bác sĩ những điều bịa đặt, hoặc bọn họ sẽ tự nói dối với bác sĩ. 

    Ngôi nhà của họ được lắp đặt các tay vịn và gia đình cũng xin được một chiếc xe ô tô cho người khuyết tật nhờ vào trợ cấp đi lại. Bố mẹ khiến cô bé nghĩ mình không thể đi đứng bình thường. Cô bé phải ngồi xe lăn đến trường, dù chân em hoàn toàn bình thường.

    Vì ngồi xe lăn nên em trở thành đối tượng bị bắt nạt. Em không thể ra chơi đùa như các bạn, chiếc xe lăn trở thành rào cản khiến em không thể kết bạn. 

    Đến năm 12 tuổi em được giao cho dịch vụ xã hội chăm sóc. Đến lúc này, chỉ trong 1 đêm, em dường như hồi phục kì diệu và không cần phải dùng đến xe lăn nữa. Em ngừng uống thuốc và bắt đầu sống như mọi đứa trẻ khỏe mạnh khác. 

    Em chạy lên xuống cầu thang như bình thường, tham gia học kì quân sự, tham gia mọi hoạt động ngoại khóa tại trường. Khi được cách ly khỏi cha mẹ, em hoàn toàn khỏe mạnh, không hề đau đớn hay mệt mỏi.

    Em nhận ra mình có thể làm những thứ mà bố mẹ nói em không làm được. Tuy nhiên hàng đêm em vẫn gặp ác mộng và phải liên tục đấu tranh với cảm giác "tủi hổ bao trùm".

    Em bị ngược đãi trong thời gian dài dẫn đến "suy thoái vô cớ" và tổn thương tâm lý nghiêm trọng. 

    Người chồng cũ Martin Law từng 2 lần bạo hành vợ. Công tố viên nói rằng đây là một cuộc hôn nhân rắc rối và độc hại, để lại những hậu quả suốt đời cho cô con gái. 

    Louise Law bị kết án 6 năm 9 tháng tù giam. Còn Martin Law sẽ bị theo dõi trong thời gian ít nhất 6 tháng, sau đó sẽ tiếp tục được đánh giá và theo dõi.

    Viethome (theo ITV News)

  • nhan nham tien tro cap
    Joanne Conway. Ảnh: Hull Daily Mail/MEN Media

    Một phụ nữ ở East Yorkshire đã đút túi gần £30,000 một cách bất hợp pháp, vì bà đã không báo với chính quyền mình không còn thuộc diện hưởng trợ cấp Universal Credit.

    Joanne Conway, 50 tuổi, đã thừa nhận tội không thông báo với Bộ Việc làm và Lương hưu (DWP) những thay đổi về hoàn cảnh cá nhân.

    Tại tòa án Hull Crown Court, công tố viên cho rằng Joanne nhất định phải nhận ra mình không được quyền hưởng trợ cấp nữa, nhưng bà ta vẫn không báo cáo với chính quyền. 

    Joanne thường trú tại đường Knedlington Walk ở Howden, East Yorkshire. Từ ngày 15/10/2020 đến 14/7/2022, bà này đã chiếm dụng khoản tiền nhiều hơn khoản trợ cấp hợp pháp mà bà được nhận. 

    Ban đầu Joanne phủ nhận mọi tội trạng nhưng tòa án vẫn phán quyết bà có tội. Joanne sau đó thừa nhận mình đã không thông báo với Hội đồng East Yorkshire về hoàn cảnh thay đổi của mình. Cụ thể bà ta đã được giảm thuế hội đồng từ ngày 15/10/2020 đến ngày 14/11/2022, nghĩa là bà ta đã chiếm dụng tiền vượt mức trợ cấp cho phép.

    Nhưng luật sư biện hộ của bà nói rằng: "Đó hoàn toàn là sai sót ngẫu nhiên. Thân chủ của tôi không cố tình làm như vậy, bà ấy hoàn toàn thành thật. Ngay sau khi nhận ra mình được cho tiền dư, bà ấy đã trả lại tiền".

    Thẩm phán John Thackray KC tuyên bố rằng nếu Joanne nhận tội, bà ấy sẽ không bị bỏ tù. 

    Luật sư biện hộ cho biết khoản tiền "nhận nhầm" là £28,922 nhưng đã được bà Joanne trả lại vào ngày 28/11/2022, tức chỉ 2-3 tuần sau khi bà bị gọi lên điều tra.

    Luật sư biện hộ nói rằng vụ việc không phải là một trường hợp gian dối. Bà Joanne hiện vừa tự doanh vừa đi làm cho công ty. Bà có 2 con đang ở tuổi vị thành niên. Từ ngày 6/11/2020, bà bắt đầu làm việc full-time. 

    Thẩm phán cho rằng bà không cố ý gian dối, nhưng suốt quảng thời gian 2 năm đó, lẽ ra phải đến một lúc nào đó bà nhận ra mình đã nhận lố tiền trợ cấp.

    Vì Joanne đã hoàn lại tiền, nên thẩm phán chỉ tuyên phạt bà 6 tháng tù treo và 50 giờ lao động công ích. "Nếu tôi tống giam bị cáo thì gia đình bà ấy sẽ rất khổ sở", thẩm phán nói.

    Viethome (theo ITV News)

  • Danielle Muirhead khai rằng mình vẫn là người chăm sóc chính cho các con dù bọn trẻ đã bị Bộ Xã hội bắt đi.

    Một bà mẹ đã lừa đảo nhà nước hàng chục ngàn bảng bằng cách tiếp tục khai gian phúc lợi của con mình sau khi chúng bị nhân viên xã hội bắt đi.

    Hai đứa con nhỏ nhất của Danielle Muirhead đã được chuyển cho Bộ Xã hội chăm sóc vào ngày 29/3/2018. Nhưng thời gian sau đó, bà mẹ 32 tuổi vẫn tiếp tục khai xin một số phúc lợi mà không thông báo với Bộ Việc làm và Lương hưu (DWP) rằng con đã không còn sống chung với mình nữa.

    Vào hôm 23/11/2023 tại Tòa án Liverpool Crown Court, công tố viên cho biết Muirhead đã nhìn thấy cơ hội trục lợi tiền trợ cấp. Từ ngày 06/04/2018 - 29/05/2023, cô ta đã xin các trợ cấp Universal Credit, Child Benefit và Child Tax Credit.

    Muirhead xin được £19,234 tiền trợ cấp Universal Credit, £9,258 tiền Child Benefit và £8,602 tiền Child Tax Credit. Tổng cộng là hơn £36,000.

    gian lan tro cap 5 nam
    Danielle Muirhead, 32 tuổi, thường trú ở Walton. Ảnh: Merseyside Police

    Công tố viên cho rằng Muirhead biết việc mình đang làm là sai trái. Ít nhất 2 lần cô ta đã xin thêm trợ cấp để mua quần áo cho trẻ em mặc dù cô ta không còn chăm sóc chúng.

    DWP đã không biết gì về các hành vi trục lợi của Muirhead trong suốt 5 năm. Trước đó, từ năm 2006 trở về trước, Muirhead đã từng vi phạm 12 tội khác, bao gồm tội trộm cắp và sản xuất cần sa. Từ năm 2007 - 2022, Muirhead đã 6 lần tái phạm tội.

    Luật sư biện hộ của Muirhead nói rằng cô ta khá ngạc nhiên, không biết số tiền xin trợ cấp sai trái lại lớn đến thế. Ngay từ đầu cô ta đã biết việc mình làm là sai, nhưng cô không hề lên kế hoạch gì cả.

    Luật sư cho rằng Muirhead không hề dùng tiền trợ cấp để tiêu xài phung phí, và cô ta vẫn đang mắc nợ. Dù Muirhead từng có một quá khứ sốc nổi, nhưng cô ta vẫn tích cực chăm sóc các con. Đứa con nhỏ nhất không còn phải ở chỗ của Bộ Xã hội nữa mà cô ta đã thuê bảo mẫu chăm sóc, và cô ta gặp con 2 tuần 1 lần.

    Vào tháng 10/2023, chú của Muirhead, người chịu trách nhiệm chăm sóc con trai lớn nhất của cô ta, đã qua đời do bạo bệnh. Cậu bé hiện đang sống với bà ngoại, và Muirhead gặp con hầu như mỗi ngày.

    Luật sư biện hộ yêu cầu tòa án chỉ đưa ra mức tù treo cho Muirhead, nhằm giúp cô ta thay đổi tốt hơn sau các khóa cải tạo.

    Muirhead đã thừa nhận 3 tội gian dối. Thẩm phán đồng ý rằng Muirhead đã không dùng tiền trợ cấp để sống hoang phí, cô ta không có công việc và đang mắc nợ. Thẩm phán nhận thấy ra cô ta đã ăn năn, nhưng với lịch sử phạm tội và nhiều lần tái phạm như vậy, thẩm phán không đồng ý mức án treo.

    Cuối cùng, Muirhead bị kết án 16 tháng tù giam và phải trả phí tòa án. Không thấy quan tòa đề cập đến việc Muirhead có phải đền bù khoản tiền trợ cấp gian lận hay không.

    Viethome (theo LiverpoolEcho)

  • Mùa đông đang dè dặt kéo đến, các gia đình đều phải bật máy sưởi để giữ ấm. Mỗi hộ gia đình có thể nhận được hàng ngàn bảng tiền trợ cấp trong các tháng mùa đông. Với chi phí năng lượng của mỗi gia đình vào khoảng £1,834/năm, những khoản trợ cấp này sẽ giúp bạn vượt qua mùa đông khắc nghiệt.

    1. Tín dụng khẩn cấp (Emergency credit) - £10

    Nếu bạn sử dụng công tơ trả trước và không đủ tiền để nạp vào tài khoản, bạn có thể nộp đơn cho nhà cung cấp xin "tín dụng khẩn cấp". Bạn nhận được bao nhiều tùy thuộc vào nhà cung cấp, thường tối đa là £10. Tuy nhiên bạn phải trả lại số tiền này. 

    Nếu bạn gặp vấn đề sức khỏe hoặc đang trong hoàn cảnh khánh kiệt, khó khăn, khoản tín dụng này có thể nhiều hơn.

    2. Hỗ trợ tiền thuê nhà (Discretionary Housing Payment - DHP)  - £965

    DHP là khoản tiền hội đồng giúp bạn trả tiền nhà. Ai đang hưởng Housing Benefit hoặc Housing Element của Universal Credit thì sẽ đủ điều kiện nhận DHP. 

    Nhưng số tiền bạn được nhận tùy thuộc vào nơi bạn sống. Trung bình DHP là £965, nhưng số tiền tối đa có thể lên tới £32,000. 

    tro cap mua dong 3 thang nay

    3. Trợ cấp thời tiết lạnh (Cold Weather Payment) - £25/tuần

    Chính sách Trợ cấp thời tiết lạnh sẽ bắt đầu vào tháng 11, và kéo dài đến ngày 31/3/2024. Nếu đủ điều kiện, bạn sẽ nhận được £25 cho mỗi giai đoạn 7 ngày khi nhiệt độ giảm xuống dưới 0 độ C tại khu vực của bạn. Để nhận khoản tiền này, bạn phải đang hưởng 1 trong 6 loại trợ cấp sau:

    • Trợ cấp lương hưu - Pension Credit
    • Trợ cấp thu nhập thấp - Income Support 
    • Trợ cấp tìm việc - Jobseeker’s Allowance (JSA)
    • Trợ cấp sức khỏe cho người lao động - Employment and Support Allowance (ESA)
    • Universal Credit
    • Trợ cấp lãi suất vay thế chấp - Support for Mortgage Interest 

    Tiền sẽ tự động chuyển vào tài khoản của bạn trong vòng 14 ngày làm việc. Bạn có thể nhận được nhiều đợt thanh toán Cold Weather nếu nơi bạn ở trải qua nhiều đợt thời tiết đóng băng. Để biết địa phương mình có được hưởng trợ cấp thời tiết hay không, bạn vào link https://coldweatherpayments.dwp.gov.uk/search.php, nhập 3 chữ cái đầu trong postcode của bạn để tìm kiếm.

    Hiện ở Scotland không còn chính sách Cold Weather nữa, thay vào đó, người dân Scotland có thể xin trợ cấp Sưởi ấm mùa đông (Winter Heating Payment) trị giá £50.

    4. Trợ cấp chi phí sống (Cost of living payment) - £300

    Đợt trợ cấp chi phí sống lần 2 sẽ được chuyển vào tài khoản của bạn trong mùa thu này. Đối tượng được nhận là những người đang hưởng: 

    • Trợ cấp tìm việc - Jobseeker’s Allowance (JSA)
    • Trợ cấp sức khỏe cho người lao động - Employment and Support Allowance (ESA)
    • Trợ cấp cho người thu nhập thấp - Income Support
    • Trợ cấp lương hưu - Pension Credit
    • Universal Credit
    • Trợ cấp trẻ em - Child Tax Credit
    • Trợ cấp thuế cho người lao động - Working Tax Credit

    Vẫn chưa rõ ngày nào tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của bạn, có thể là tháng 11. Vào năm ngoái, ngày chuyển tiền được thông báo trong tháng 10 và tiền được chuyển đi từ ngày 8/11 đến 23/11. 

    5. Trợ cấp hộ gia đình (Household Support Fund) - £400

    Chính phủ đã tung ra gói hỗ trợ Household Support Fund trị giá 842 triệu bảng. Mỗi gia đình nhận được bao nhiêu tùy thuộc vào nơi bạn sống, điều kiện là bạn phải đang hưởng các loại trợ cấp khác hoặc bạn có thu nhập thấp. 

    Bạn nên liên hệ với hội đồng địa phương để xem mình nhận được bao nhiêu. Chẳng hạn người dân ở West Devon đã nhận được £400 hồi đầu năm nay.

    6. Trợ cấp năng lượng (Energy grant) - £1,500

    Một số công ty năng lượng đã tung ra gói hỗ trợ cho khách hàng. Chẳng hạn British Gas hỗ trợ lên tới £1,500 - trong khi Scottish Power hỗ trợ tới £750. Khách hàng của Octopus Energy có thể xin trợ cấp £500 thông qua quỹ Assist Fund.

    7. Trợ cấp nhiên liệu mùa đông (Winter Fuel Payment) - £600

    Hàng triệu người lớn tuổi đủ điều kiện nhận trợ cấp nhiên liệu mùa đông, với điều kiện là bạn sinh trước ngày 25/9/1957. Bạn cũng phải sống ở UK ít nhất 1 ngày trong tuần lễ xét trợ cấp.

    Tuần lễ xét trợ cấp là từ ngày 18 - 24/9/2023. Bạn sẽ nhận được một lá thư ghi rõ số tiền trợ cấp bạn được nhận và ngày ước tính tiền về. 

    Số tiền trợ cấp tối đa là £300, tùy thuộc vào hoàn cảnh sống của bạn. Một số hộ gia đình có thể nhận được lên tới £600. 

    Thông thường tiền sẽ được chuyển trong tháng 11 hoặc 12. Một số gia đình sẽ phải tiến hành thao tác nộp đơn xin trợ cấp, hạn nộp đơn kéo dài tới cuối tháng 3 năm sau. 

    8. Voucher nhiên liệu (Fuel voucher) - £50

    Nếu đang sử dụng công tơ trả trước, bạn có thể được tặng một voucher nhiên liệu để top-up. Voucher này do Quỹ từ thiện Fuel Bank Foundation tài trợ, thông qua các tổ chức như ngân hàng thực phẩm (food bank) và Citizens Advice.

    Bạn nên hỏi hội đồng để biết mình có thể nhận voucher ở đâu. Voucher này sẽ giúp bạn chống chọi 2 tuần sử dụng điện miễn phí.

    9. Trợ cấp sưởi ấm nhà (Warm home discount) - £150

    Đây không phải là trợ cấp tiền mặt mà tiền sẽ được nhà cung cấp điện trừ vào tài khoản năng lượng của bạn. Nếu bạn dùng công tơ trả trước, bạn sẽ nhận được 1 voucher top-up. 

    Bạn chỉ nhận được trợ cấp nếu nhà cung cấp của bạn có tham gia vào Chương trình Warm Home Discount. Kiểm tra xem nhà cung cấp của bạn có tham gia chương trình hay không, tại đây https://www.gov.uk/the-warm-home-discount-scheme/energy-suppliers.

    Để đủ điều kiện nhận trợ cấp, bạn phải thuộc 1 trong 2 nhóm chính ở England và Wales trong ngày xét trợ cấp. Hiện ngày xét trợ cấp chưa được công bố. 2 nhóm đang được đề cập là:

    - Nhóm 1: Nếu bạn đang hưởng trợ cấp tín dụng đảm bảo Guarantee Credit thuộc trợ cấp lương hưu Pension Credit, bạn sẽ được nhận Warm Home Discount.

    - Nhóm 2: Nếu bạn có thu nhập thấp, và đang hưởng các loại trợ cấp sau, bạn cũng sẽ được Warm Home Discount: 

    • Income-based Jobseeker’s Allowance
    • Income-related Employment and Support Allowance
    • Income Support
    • Pension Credit
    • Tax Credits (Child Tax Credit và Working Tax Credit)
    • Housing Benefit
    • Council Tax Support
    • Social Fund (Sure Start Maternity Grant, Funeral Payment, Cold Weather Payment)
    • Universal Credit.

    10. Trợ cấp tiết kiệm năng lượng - £15

    2 công ty năng lượng đang giảm giá cho khách hàng nếu họ giảm sử dụng năng lượng vào mùa đông này.

    Từ nay đến hết tháng 12, British Gas sẽ giảm giá 50% cho phần điện năng tiêu thụ vào Chủ nhật, từ 11h sáng đến 4h chiều. Đây là chương trình PeakSave Sundays, mục đích là để khuyến khích người dân dồn việc nấu nướng, giặt giũ...vào khung giờ này và tránh những khung giờ cao điểm.

    Trong khi đó, OVO Energy tặng một số gia đình £15/tháng nếu họ giảm tiêu thụ năng lượng xuống còn 13.5% từ 4pm - 7pm mỗi ngày. Chương trình áp dụng tới 31/12. 

    Viethome (theo The Sun)

  • Bộ Việc làm và Lương hưu (DWP) đã cắt trợ cấp việc làm và nhà ở khi Liz, một người mẹ đơn thân, vô tình tiết lộ cô làm việc 16 tiếng. 

    bo viec lam va luong huu
    Liz cho biết cô mất £1,200/tháng tiền trợ cấp, bao gồm £717.84 tiền ESA và £495 tiền nhà ở. Ảnh: Dave Rushen/Sopa Images/Rex/Shutterstock

    Liz (tên đã được thay đổi) cho biết cô đã bị DWP cắt trợ cấp việc làm (ESA) khi vô tình tiết lộ số giờ làm việc nhiều hơn mức cho phép. 

    ESA là trợ cấp trả cho người không thể làm việc full-time vì lí do bệnh tật, khuyết tật hay một tình trạng khác liên quan đến sức khỏe. Để nhận trợ cấp này, bạn chỉ được phép làm việc dưới 16 tiếng/tuần. 

    Liz được nhận trợ cấp ESA vì cô mắc nhiều bệnh như viêm túi thừa, đau xơ cơ và viêm xương khớp. Cô là mẹ đơn thân có 2 đứa con trong độ tuổi teen.

    Một ngày nọ, người chủ lao động quyết định thay đổi hình thức trả lương cho cô, từ bao lương sang làm bao nhiêu trả bấy nhiêu. Lúc này, Liz phải tự điền 1 tờ form khai báo từ Cơ quan thuế và Hải quan (HMRC). Khi được hỏi 1 tuần làm việc bao nhiêu tiếng, cô đã viết "16" mà không hề nhận ra con số này vượt mức cho phép.

    Liz chỉ nhận ra trợ cấp ESA của mình đã bị cắt khi cô đi mua sắm và phát hiện tài khoản không đủ tiền do trợ cấp chưa về.

    Một vài ngày sau, cô nhận được 1 lá thư từ DWP, trong đó nói: "Chúng tôi đã xem xét hoàn cảnh của bạn và quyết định bạn sẽ không còn nhận được trợ cấp việc làm từ ngày 3/8/2023. Chúng tôi nhận thấy trung bình bạn làm việc 16 tiếng/tuần".

    Sau đó cô nhận được 1 lá thư từ Hội đồng Somerset thông báo rằng trợ cấp nhà ở của cô sẽ bị ngưng, tiền thuế hội đồng được giảm giờ đây cũng không được giảm nữa. Hội đồng thông báo trong thư: "DWP nói với chúng tôi rằng thu nhập của bạn đã thay đổi".

    Tổng cộng Liz đã mất £1,200/tháng tiền trợ cấp, bao gồm £717.84 tiền ESA và £495 tiền trợ cấp nhà ở. 

    Liz cho biết cô chỉ còn £30 trong ngân hàng và không biết phải lấy gì để cầm cự hết tháng này. "Tôi biết, mọi người cứ việc gọi tôi là đứa ngốc, nhưng tôi tin rằng có hàng chục ngàn người cũng mắc lỗi giống tôi. DWP vẫn luôn ở đó chờ đợi để gõ đầu chúng ta khi bạn đột nhiên bất cẩn", cô nói với Guardian. Điều mỉa mai là, khi Liz thực sự ngồi đếm số giờ làm việc của mình, cô nhận ra mình chỉ làm có 15 tiếng rưỡi/tuần.

    Người đại diện DWP cho biết: "Bất cứ ai làm việc từ 16 tiếng trở lên sẽ không đủ điều kiện nhận trợ cấp ESA. Nếu bạn điền nhầm lẫn thông tin trong tờ form khai báo, bạn có thể yêu cầu DWP xem xét lại. Những người không đủ điều kiện nhận ESA có thể xin trợ cấp Universal Credit".

    Viethome (theo Guardian)

  • Một phụ nữ đã lừa tiền trợ cấp bằng cách giả vờ rằng mình là mẹ đơn thân. Người này đã thu lợi bất chính £72,000 tiền nhà nước. Cô ta bị bại lộ thân phận do những bức ảnh trên MXH, trong ảnh cô đang hôn bạn trai lâu năm của mình.

    Trong suốt 5 năm, Andrea Lawner đã xin tiền trợ cấp làm việc (working tax credit), trợ cấp trẻ em (child tax credit), trợ cấp thu nhập (income support) và trợ cấp nhà ở (housing benefit). Cô khai rằng mình là mẹ đơn thân phải nuôi 2 đứa con với thu nhập thấp.

    me don than lua tien tro cap 1
    Một phụ nữ tóc vàng xinh đẹp chụp ảnh selfie với bạn trai. Ảnh: Cavendish Press (Manchester) Ltd

    Nhưng người phụ nữ 35 tuổi đã bị bắt quả tang sau khi các điều tra viên nhận được chỉ điểm, sau đó họ xem xét kỹ lưỡng Facebook của cô. Tại đây, họ nhìn thấy hàng loạt tấm ảnh selfie lãng mạn cho thấy bà mẹ 2 con đang ôm ấp người bạn trai tên Scott Bennoch.

    Anh Scott Bennoch là bố ruột của đứa con út của Andrea Lawner. Thanh tra viên tiếp tục tra soát các tài liệu bao gồm sao kê ngân hàng, hồ sơ xin vay nợ. Chứng cứ cho thấy cặp đôi đang sống cùng nhau ở Neston, Wirral, Cheshire. Sau đó Lawner đã xóa tài khoản Facebook của mình. 

    Tại Tòa án Chester Magistrates Court, Lawner khóc lóc thừa nhận 4 tội lừa tiền trợ cấp, bao gồm tội không cung cấp thông tin việc cô đang sống cùng bạn trai. Bennoch hiện là một thợ sơn và làm nghề trang trí nội thất. 

    Công tố viên Alan Currums cho biết: "Bị đơn phải ra tòa vì cô đã xin một loạt các trợ cấp mà cô không xứng đáng được hưởng. Những trợ cấp này được trả dựa trên điều kiện cô là mẹ đơn thân nuôi 2 con với thu nhập thấp".

    "Nếu có bất cứ thay đổi nào về hoàn cảnh sống, mà thay đổi đó ảnh hưởng đến trợ cấp, thì cô phải có trách nhiệm báo với Bộ Việc làm và Lương hưu. Nhưng cô đã không thực hiện nghĩa vụ này vào thời điểm ngày 6-4-2014, cô đã không khai báo rằng mình đang sống với bạn trai như vợ chồng. Bạn trai của cô là Scott Bennoch. Anh này có việc làm và có lương".

    "Hình ảnh từ Facebook cho thấy cả hai đang sống với nhau như vợ chồng. Những trợ cấp mà cô đã hưởng là một số tiền lớn. Bộ Việc làm và Lương hưu sẽ tiến hành đòi lại số tiền này".

    Lawner trước đây chưa từng phạm tội. Luật sư Steve Coupe đã xin giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ. Anh cho biết Lawner đã tự điều hành việc kinh doanh từ năm 2012-2014. Vấn đề nảy sinh khi con trai út của cô, hiện tại 10 tuổi, được chẩn đoán mắc một căn bệnh "đòi hỏi sự chăm sóc liên tục". 

    "Điều này khiến điều kiện sống của Lawner thay đổi. Cô phải ngừng việc kinh doanh và bắt đầu xin trợ cấp. Cô ấy và bạn trai có mối quan hệ hợp - tan. Cô ấy đồng ý rằng họ đã từng sống chung một thời gian, nhưng không ổn định".

    "Mối quan hệ của họ không hòa hợp, anh ta thường bỏ đi rồi lại quay về. Lawner thừa nhận là anh có đóng góp một chút tài chính cho gia đình, và điều này lẽ ra cô phải khai báo. Bản thân cô luôn túng thiếu tiền bạc, nhưng cô cũng đã nhanh chóng nhận tội".

    "Lawner đã trả lại £20,467 tiền trợ cấp nhà ở. Số tiền còn lại, cô cũng đã trả được £3,434. Việc bỏ tù cô Lawner là không nên vì cô còn phải chăm sóc con trai út mắc bệnh. Nếu bé bị tách mẹ, điều đó vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của bé".

    Thẩm phán Jane Hamilton đã phán quyết Lawner 12 tháng tù treo và 120 giờ lao động công ích, phải trả £220 tiền phí tòa án và phụ phí nạn nhân. 

    Thẩm phán nói: "Lawner đã bỏ túi £72,000 tiền thuế của người dân. Tất cả những người đang ngồi trong căn phòng này đều phải đóng thuế để giúp đỡ những người thất nghiệp. Và cô đã cướp khoản tiền đó từ túi họ. Tôi đánh giá cao việc cô đã hoàn trả lại một phần tiền, nhưng tôi nhận thấy lý do cô mắc nợ là không chính đáng".

    "Tội của cô rất nghiêm trọng và đáng bị tống giam, nhưng tôi sẵn sàng cho cô hưởng án treo để về chăm sóc con trai út khuyết tật. Nhà ở của cô đã được thiết kế cho phù hợp với nhu cầu của bé và bé có thể cần phải phẫu thuật trong thời gian tới".

    "Tất cả là nhờ có con mà cô không phải vào tù ngay lập tức", thẩm phán kết luận. Lawner đã cảm ơn thẩm phán và nói rằng mình rất may mắn đã không bị tống giam. 

    Viethome (theo MSN)

  • anita boaitey
    Anita Boaitey dùng tiền cho thuê nhà để chi trả chi phí sinh hoạt và trường tư cho con cái.

    Một bà mẹ hai con thường xuyên đưa gia đình đi du lịch và gửi hai con sinh đôi tới trường tư nhờ vào việc cho thuê trái phép ngôi nhà hội đồng được cấp trong suốt cả thập kỷ.

    Anita Boaitey, 43 tuổi, đã nói dối và lừa đảo có hệ thống khi giả vờ sắp có đứa con thứ ba để được chuyển tới một ngôi nhà to hơn, sau đó cho thuê căn nhà trong lúc sinh sống ở một nơi khác. Boaitey sử dụng một loạt các tài khoản ngân hàng để che giấu khoản thu nhập bất hợp pháp này.

    Boaitey khóc lóc trước vành móng ngựa tại Tòa án Hoàng gia London vào ngày 15-5-2018 khi quan tòa Nigel May đưa ra mức án 18 tháng tù giam.

    “Bị cáo đã nhận được một ngôi nhà ba phòng ngủ bằng cách giả vờ rằng bị cáo sinh con thứ ba, một đứa con trai, trong khi đó chỉ là cháu của bị cáo,” ông nói. “Sau khi được cấp nhà, ngôi nhà lẽ ra nên dành cho một ai khác thực sự cần nó, bị cáo đã lợi dụng hệ thống khi không sống ở đó mà cho một vài người khác thuê lại trong khi bản thân đi du lịch ra nước ngoài.

    “Chúng tôi có thông tin các chuyến bay cho thấy bị cáo đã bay tới khắp nơi trên thế giới. Bị cáo còn có khả năng gửi các con đến một trường tư. Bị cáo đã nói dối quá nhiều trong suốt phiên tòa này, thật khó để biết thông tin nào là thật.”

    Sau khi chuyển đến từ Ghana và có được quốc tịch Anh, Boaitey, làm nghề tạp vụ khách sạn, đã xin hội đồng Lambeth cấp cho một ngôi nhà ở Streatham vào năm 2002.

    Quan tòa cho biết những lời nói dối của Boaitey đồng nghĩa với việc các nhà điều tra “sẽ không bao giờ biết được điều gì đã thực sự xảy ra. Bị cáo đã lên kế hoạch cho một loạt những lời nói dối và lừa đảo phức tạp để xóa dấu vết phạm pháp của mình.”

    Boaitey bắt đầu cho thuê căn nhà hội đồng của mình từ năm 2005, và tiếp tục cho tới 5 người thuê cùng lúc cho đến tận khi bị phát hiện vào năm 2014.

    Vào thời điểm ra tòa, Boaitey đang học năm đầu khóa học quản lý khách sạn tại trường London College of Contemporary Arts, nói trước tòa rằng bà ta hy vọng có thể trở thành người quản lý khách sạn và cầu xin tòa cho hoãn thi hành án bởi các con bà ta mới vừa bắt đầu giai đoạn học GCSE.

    Quan tòa yêu cầu bà ta hoàn thành 180 giờ lao động công ích để không phải ngồi tù. Quan tòa cũng bác bỏ tuyên bố chỉ có 5 bảng thu nhập một tháng của bà ta và yêu cầu Boaitey thanh toán phí tòa án 5,000 bảng.

    Boaitey sau đó phải đối mặt với quy trình thu hồi nhà của hội đồng.

    VietHome (Theo Evening Standard)

  • Mới đây, một người phụ nữ đã giả mạo bị ung thư buồng trứng, để lừa đảo hàng nghìn người trên MXH với số tiền lên đến hàng chục nghìn bảng Anh.

    aNicole Elkabbas, 44 tuổi, cho biết cô cần tiền để điều trị ung thư ở Tây Ban Nha (Ảnh: SWNS / PA)

    Theo Metro, Nicole Elkabbas, 44 tuổi, đã nói dối về việc trải qua sáu đợt hóa trị và ba cuộc phẫu thuật sau khi được chẩn đoán ung thư buồng trứng.

    Sau đó, cô đã đăng tải lên GoFundMe, với dòng kêu gọi ‘Nicole Needs Our Help Treatment’ (Nicole cần sự giúp đỡ của các bạn để điều trị ung thư). Trong đó, cô miêu tả rằng mình đang vừa phải điều trị ung thư, vừa là bà mẹ đơn thân. Đặc biệt, cô không quên đăng tải bức hình mình đang nằm trên giường bệnh với vẻ mặt vô cùng yếu ớt.

    Chỉ trong một thời gian ngắn, Nicole đã quyên góp được 45,000 bảng Anh từ hơn 700 cư dân mạng và thêm nhiều người đến từ Broadstairs, nơi cô sinh sống. 

    bBức ảnh chụp Nicole trên giường bệnh mà bên công tố cho rằng đã được "dàn dựng để thuyết phục mọi người rằng cô ấy bệnh tật nghiêm trọng" (Ảnh: PA)

    Thay vì dùng tiền chữa bệnh, Nicole bị cáo buộc đã vung tiền cho những chuyến du lịch tới Ý và Tây Ban Nha. Ăn chơi ở câu lạc bộ bóng đá Tottenham Hotspur, đánh bạc và ăn uống xa hoa tại các nhà hàng sang trọng. Hiện tại, Nicole đã bị bắt sau khi vị bác sĩ đã điều trị cho cô trước đó phát hiện ra hành vi lừa đảo.

    Theo Metro, trong phiên xét xử đầu tiên vào tháng 11/2020, Nicole đã kiên quyết không nhận tội bởi cô thực sự tin rằng mình bị ung thư. Tuy nhiên, cô vẫn phải lãnh án 2 năm, 9 tháng tù vào năm 2021 cho tội danh lừa đảo.

    cGiờ đây, Nicole không còn đồng nào để trả lại số tiền mà cô đã lừa đảo.

    Sự thật được Tòa án Canterbury Crown vạch trần từ chính bức ảnh mà Nicole đăng tải đang nằm trên giường bệnh trên GoFundMe. Theo điều tra, tấm ảnh trên là từ một cuộc phẫu thuật trước đó để cắt bỏ túi mật của Nicole vào năm 2017. 

    Hiện tại, Nicole Elkabbas được yêu cầu hoàn trả chỉ 5 bảng Anh vì cô không còn bất kỳ tài sản nào.

    Viethome (theo Metro)

  • Các quan chức tại cục Lao động và Lương hưu (DWP) sẽ được cấp thêm quyền lực mới để bắt giữ, khám xét và thu giữ trong chiến dịch trấn áp gian lận trợ cấp Universal Credit.

    Các biện pháp mới bao gồm tăng khả năng truy cập vào dữ liệu ngân hàng và thiết lập hình phạt dân sự mới đối với hành vi gian lận. Theo một số nguồn tin, hai triệu trường hợp nộp đơn xin Universal Credit sẽ bị điều tra trong vòng 5 năm tới theo quy định của pháp luật.

    Trong thời gian tới, nhân viên DWP sẽ đi đầu trong việc giải quyết gian lận trợ cấp, thay vì cảnh sát. Hình phạt mới cũng có thể khiến các cá nhân bị trừng phạt ngay cả khi vụ việc không được đưa ra tòa. Các quyền hạn mới sẽ giống như quyền lực của các nhân viên Cục Thuế và Hải quan HMRC.

    Hơn 600 triệu bảng đang được Chính phủ phân bổ để "củng cố chiến tuyến chống gian lận", với 2,000 chuyên gia được giao nhiệm vụ ngăn chặn 2 tỷ bảng gian lận tiền trợ cấp trong ba năm tới.

    23dwpẢnh minh họa

    Kế hoạch “Chống Gian lận trong Hệ thống Phúc lợi” đã được Bộ trưởng Lao động và Lương hưu Thérèse Coffey tiết lộ hôm 19/5.

    Bà Coffey nói: "Hệ thống phúc lợi là để giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất. Hệ thống này không phải cỗ máy rút tiền cho những tên tội phạm nhẫn tâm và điều quan trọng là chính phủ phải đảm bảo tiền được chi tiêu một cách chính xác”.

    “Gian lận là mối đe dọa luôn hiện hữu. Trước đại dịch, những nỗ lực của chúng tôi đã giữ tình trạng gian lận và sai sót xuống mức thấp kỷ lục. Kế hoạch sẽ vạch ra những gì chúng ta cần để chống lại gian lận trong năm 2022 và trong tương lai. Hàng nghìn chuyên gia được đào tạo, kết hợp với các công cụ và quyền hạn mới, sẽ giúp chúng ta có thể bắt kịp với tình trạng gian lận trong thời đại kỹ thuật số và ngăn chặn, phát hiện những kẻ có ý định vi phạm”.

    DWP cho biết mục đích của kế hoạch là "đảm bảo tiền được chi tiêu tốt" và tạo cho người nộp thuế "niềm tin rằng trợ cấp đang đến tay những người thực sự cần chúng".

    Một người phát ngôn nói: "Các biện pháp bao gồm một số quyền lực mới giúp DWP có khả năng hành động tương tự các cơ quan chính phủ khác bao gồm HMRC. Kế hoạch mới trao quyền hạn cho các nhân viên để thực hiện việc bắt giữ, ban hành lệnh truy nã, khám xét và thu giữ bằng chứng - tất cả đều để tăng khả năng giải quyết các vụ án lừa đảo nghiêm trọng nhất. Kế hoạch cũng đề xuất đưa ra hình phạt dân sự mới để đảm bảo những kẻ gian lận phải đối mặt với hình phạt thích đáng”.

    “Ngoài ra, các biện pháp bao gồm quyền yêu cầu các tổ chức, chẳng hạn như ngân hàng, chia sẻ dữ liệu một cách an toàn trên quy mô lớn hơn. Hiện tại, chúng tôi chỉ có thể thu thập dữ liệu về những cá nhân có thể nhận dạng được. Thay đổi này sẽ cho phép chúng tôi chủ động xác định các khiếu nại có khả năng gian lận - chẳng hạn như biết liệu người nộp đơn có quá nhiều tiền tiết kiệm hoặc đang sống ở nước ngoài - khiến họ không đủ điều kiện nhận trợ cấp hay không”.

    Theo DWP, các quyền lực mới dự kiến ​​sẽ được phê duyệt bởi quốc hội.

    Bộ trưởng Bộ Hoạt động Hiệu quả Chính phủ Jacob Rees-Mogg MP cho biết điều quan trọng là phải lấy lại số tiền gian lận, cũng như đảm bảo niềm tin của công chúng: “Người nộp thuế có quyền tin tưởng tiền phúc lợi sẽ đến tay những người thực sự cần. Kế hoạch được xây dựng dựa trên thông báo của Cơ quan Chống Gian lận Khu vực Công mới và sẽ phân tích dữ liệu để thu hồi số tiền bị đánh cắp từ người đóng thuế”.

    DWP cho biết những kẻ gian lận đã khai thác hệ thống trong hai năm đại dịch. DWP đã phải thực hiện các can thiệp để "xác định và ngăn chặn việc lạm dụng hệ thống phúc lợi" -  nhờ đó ngăn hàng tỷ bảng "rơi vào tay kẻ xấu".

    Các chiến thuật bao gồm ngăn chặn đánh cắp danh tính, xem xét lại các khiếu nại và giới thiệu Dịch vụ Kiểm tra Nâng cao.

    Các biện pháp khác được chính phủ công bố bao gồm thành lập nhóm Tư vấn Phòng chống Gian lận - "tập hợp các chuyên gia trong và ngoài chính phủ để xác định và phát triển các cách thức gian lận”.

    Người phát ngôn của Chính phủ cho biết các đề xuất nằm trong cam kết "cắt giảm tội phạm và mang lại cho người dân niềm tin rằng hệ thống phúc lợi đang hoạt động hiệu quả nhất có thể để hỗ trợ những người cần giúp đỡ”.

    Viethome (Theo Birmingham Mail)

  • Bộ Việc làm và Lương hưu (DWP) có thể đang theo dõi mạng xã hội và đến trước cửa nhà bạn. DWP chịu trách nhiệm giám sát một số phúc lợi và thanh toán bao gồm Universal Credit, PIP.

    Theo Express, chính phủ đã công bố kế hoạch chi thêm 150 triệu bảng cho DWP vào đầu năm 2022 để đối phó với tình trạng gian lận Universal Credit.

    Trước đó, số liệu cho thấy DWP đã ngăn chặn ít nhất 1.9 tỷ bảng gian lận trong năm đại dịch đầu tiên. Theo Daily Record, chính phủ sẽ sử dụng tiền để cải thiện khả năng của Bộ trong việc phát hiện gian lận trợ cấp và bắt người vi phạm.

    7dwpẢnh minh họa

    Khoảng 2,000 chuyên gia được đào tạo đang xem xét các đơn xin trợ cấp, trong khi các bộ trưởng hy vọng sẽ thu hồi nhiều tiền bị gian lận hơn. Nhiệm vụ của Bộ là đảm bảo trợ cấp và khoản thanh toán được chi tiêu một cách công bằng.

    Trong phần lớn các trường hợp, người nộp đơn xin trợ cấp số tiền một cách chính xác và hợp pháp. Tuy nhiên, có một số trường hợp người nộp đơn không trung thực về lý do nhận trợ cấp hoặc nhận quá nhiều tiền. 

    Do đó, DWP sẽ hành động nếu cảm thấy có hành vi gian lận. Các điều tra viên của DWP sẽ tiến hành kiểm tra tài sản, theo dõi kê khai thu nhập của người nộp đơn và kiểm tra chi tiết ngân hàng.

    Định nghĩa của DWP về gian lận lợi ích là khi “người nhận được phúc lợi nhà nước mà họ không được hưởng hoặc cố tình không báo cáo thay đổi về hoàn cảnh cá nhân”.

    Hình thức gian lận phổ biến nhất là nhận trợ cấp thất nghiệp trong khi vẫn có việc làm. Các gian lận bao gồm không báo cáo thay đổi hoàn cảnh cá nhân hoặc cung cấp thông tin sai lệch.

    Ví dụ, người nộp đơn có thể giả ốm hoặc bị thương để nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc tàn tật, hoặc không báo cáo thu nhập. Một trường hợp khác là khi người nộp đơn tuyên bố họ sống một mình, nhưng thực ra họ được hỗ trợ tài chính bởi bạn đời hoặc vợ / chồng.

    Nhiều điều tra viên của DWP mặc thường phục và có thể xuất hiện tại nhà hoặc nơi làm việc của người nộp đơn bất cứ lúc nào. Trong mỗi trường hợp, DWP sẽ cần bằng chứng đầy đủ cho thấy người nộp đơn đang gian lận.

    Các điều tra viên chống gian lận có nhiều quyền hạn để thu thập bằng chứng, bao gồm giám sát, phỏng vấn và truy tìm tài liệu. DWP có phương tiện tinh vi để phát hiện hoạt động gian lận - có nghĩa là mọi người nhận trợ cấp từ DWP đều có thể bị điều tra bất cứ lúc nào.

    Nếu bị điều tra, người nhận trợ cấp sẽ được thông báo bằng văn bản, email hoặc điện thoại. Các điều tra viên được phép thu thập nhiều loại bằng chứng chống lại một người nộp đơn có khả năng gian lận.

    DWP có thể sử dụng quyền hạn đặc biệt để thu thập các chi tiết liên quan theo Đạo luật Quản lý An sinh Xã hội, bao gồm:

    • Bản ghi âm
    • Báo cáo Ngân hàng
    • Ảnh hoặc video
    • Bản sao thư từ
    • Phỏng vấn
    • Bằng chứng được cung cấp bởi người nghi ngờ có hành vị gian lận

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc xem xét mạng xã hội của người nộp đơn cũng có thể được thực hiện. Nếu cuộc sống trên mạng xã hội không phù hợp với lời khai trợ cấp, đây có thể là bằng chứng quan trọng.

    Viethome (Theo Hertfordshire Mercury)

  • Một gia đình đã lừa hội đồng địa phương gần 800 nghìn bảng bằng cách giả mạo bệnh thần kinh trong 12 năm.

    Married Laura - 44 tuổi và Philip Borrell - 47 tuổi, đã lừa hội đồng hạt Hertfordshire hàng trăm nghìn bảng tiền chăm sóc sức khỏe.

    Frances Noble - mẹ của Laura, khai rằng bà bị bệnh thần kinh, trong khi thực tế Laura và Borrell bị buộc tội rửa tiền của hội đồng. Người phụ nữ 66 tuổi này có nhiều người chăm sóc và được chính quyền địa phương gửi tiền mặt hỗ trợ vì vấn đề sức khỏe tâm lý.

    Phil và Laura -  từ Hitchin, Herts, đã xuất hiện trên chương trình This Morning để thảo luận về chẩn đoán chứng mất trí nhớ của Laura vào năm 2017. Cặp đôi tuyên bố Laura là một trong những người trẻ nhất được chẩn đoán mắc chứng bệnh này, nhưng chi tiết này được cho là không liên quan đến tội lừa đảo của hai người.

    5lauraLaura cùng chồng là Philip Borell

    Bộ ba đã nhận tội gian lận khi lừa hội đồng 733,936.20 bảng từ năm 2005 đến năm 2018 và giữ tiền để tiêu xài. Hai người hầu tòa tại St Albans vào tuần trước, nhưng đã thay đổi lời nhận tội vào phút cuối và sẽ bị kết án vào ngày 24 tháng 6.

    Đây được cho là một trong những vụ lừa đảo chính quyền địa phương lớn nhất. Các gói chăm sóc sức khỏe được dành cho người bệnh để chi trả dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ họ.

    Nhưng gia đình này đã giữ tiền để tiêu xài. Vụ việc chỉ bị phát hiện khi một người hàng xóm phát sinh nghi ngờ sau khi nhìn thấy một lượng lớn các gói hàng được gửi đến nhà họ.

    Một người dân nói: "Xe tải giao hàng cả ngày... đặt hàng rất nhiều thứ, như thể tiền không phải vấn đề với họ”.

    Một người khác bình luận: “Có xe tải Amazon đến mỗi ngày. Và sau đó chiếc Volvo đắt tiền mới tinh được giao. Tôi bắt đầu nghĩ, họ kiếm tiền thế nào?”

    Hội đồng Hạt Hertfordshire đã tiến hành điều tra sau khi người chăm sóc nghi ngờ Noble đang phóng đại về mức độ khó khăn của gia đình.

    Con gái và con rể của bà Nobel sau đó bị buộc tội hỗ trợ mẹ bằng cách rửa tiền thu lợi bất chính. Cả ba đều chuyển đến Đức, nhưng đã trở về Anh trước phiên tòa của họ.

    Tuy nhiên, bà Nobel vẫn ở Berlin và tiếp tục phủ nhận mọi cáo buộc, cho rằng việc nhận tội là để kết thúc vụ việc vì họ đang hết tiền.

    5lauraLaura và chồng bị cáo buộc đã giúp đỡ bà Nobel rửa tiền

    Laura và chồng đã tham gia chương trình ITV This Morning vào năm 2017 cùng với Holly Willoughby và Philip Schofield để thảo luận về chứng mất trí nhớ của Laura.

    Trong chương trình, Laura cho biết mình được chẩn đoán mất trí nhớ nghiêm trọng nhưng ban đầu, gia đình mất rất nhiều công sức để thuyết phục bác sĩ chẩn đoán một cách nghiêm túc.

    Borrell cho biết các bác sĩ bối rối trước tình trạng của Laura, vì họ cho rằng cô còn quá trẻ để mắc chứng sa sút trí tuệ, và nói Laura bị "cuồng loạn".

    Laura tuyên bố gia đình bắt đầu gây quỹ để mình có thể có chuyến đi cuối cùng với chồng trước khi những ký ức “mất đi”.

    Unan Choudhury - luật sư đại diện cho Laura, cho biết thân chủ của mình phủ nhận mọi cáo buộc về hành vi sai trái liên quan đến chứng sa sút trí tuệ: “Cô ấy bị bệnh thần kinh nghiêm trọng trong quá khứ và bây giờ vẫn tiếp tục phải chống chọi với bệnh tật. Cô ấy đang được điều trị chuyên khoa vì các tình trạng bệnh lý khác nhau”.

    Viethome (Theo Sun)

  • Claire Finney khai rằng mình đang sống một mình, không có việc làm mà phải nuôi 4 đứa con. Nhờ đó, người phụ nữ này đã chiếm đoạt £97,000 tiền trợ cấp trong khi vẫn bí mật sống với người tình và cùng nhau nuôi con.

    Claire Finney, 41 tuổi, sống ở Eccles, đã nhận được trợ cấp £97,000 trong suốt 5 năm. Số tiền giúp cô ta có cuộc sống thoải mái, thậm chí dư dả để thực hiện chuyến du lịch 5 sao đến Cyprus. 

    Nhưng cô ta đã bị vạch trần bởi Cơ quan Thuế và Hải quan (HMRC), kết hợp cùng Bộ Việc làm và Lương hưu (DWP) cùng Hội đồng thành phố Salford. 

    Xuất hiện tại tòa án Manchester Crown Court, Finney bị buộc 4 tội không cung cấp thông tin trung thực tới những cơ quan liên quan. Hôm 23/11/2021, cô đã bị kết án tù treo.

    Thẩm phán Nicholas Dean QC nói: “Đôi khi xã hội khinh thường những người sống bằng trợ cấp, đó là vì có những người chiếm đoạt công sức lao động của người khác, giống như bị đơn''.

    lua tien tro cap 99
    Claire Finney rời tòa án Manchester Crown Court

    Công tố viên cho biết Finney sống cùng nhà với người tình Joseph Perry từ tháng 4/2014 đến tháng 7/2019. Trong đơn xin các khoản trợ cấp Tax Credit đầu tiên, cô khai mình là mẹ đơn thân nhưng lại không khai mình đang sống cùng Perry. Hành động khai gian dối này vẫn tiếp tục cho đến năm 2018/2019. 

    Khi bị thẩm tra, cô thừa nhận rằng các đơn xin trợ cấp hàng năm của mình là gian dối vì cô vẫn sống với Perry. Cô cũng thừa nhận rằng mình không hề đi làm kể từ khi xin trợ cấp vào năm 2009, và cô đã ''thổi phồng chi phí nuôi con'' để có thể xin thêm tiền.

    Điều tra cho thấy, cả Finney và Perry đều đứng chung tên để đóng Thuế hội đồng tại địa chỉ mà họ đang sống từ năm 2011. 

    Finney lẽ ra chỉ nhận được £38,007.27 tiền trợ cấp Tax Credit, nhưng vì khai gian dối nên cô ta được lãnh tới £117,871.68 tiền trợ cấp. Nghĩa là cô ta đã chiếm đoạt £79,864.61 tiền trợ cấp.

    Từ tháng 3/2016, Finney lại đi xin tiền trợ cấp thu nhập (Income Support), khai với DWP rằng cô không còn đi làm, chia tay người yêu và là mẹ đơn thân. Nhờ đó cô được nhận dôi dư £8,406.40 tiền trợ cấp Income Support.

    Finney cũng đi xin tiền Trợ cấp Nhà ở (Housing Benefit) tại hội đồng thành phố Salford City Council, lại khai rằng cô là mẹ đơn thân. Nhờ đó cô đã chiếm đoạt được £3,446.25 dôi dư.

    Vào ngày 19/2/2019, cô nộp đơn xin trợ cấp Universal Credit, nhưng lại không báo DWP rằng cô đang nhận những khoản trợ cấp khác. Cô lẽ ra chỉ được nhận £1,132.51 tiền Universal Credit, nhưng thực tế lại được trả tới £5,310.00.

    Công tố viên nói trước tòa: ''Cứ mỗi khi tái tục hồ sơ xin trợ cấp của mình, bị đơn lại khai mình là mẹ đơn thân. Thực tế, bị đơn vẫn sống với Perry và họ đã đi nghỉ dưỡng ở khách sạn 5 sao tại Cyprus. Khi bị đơn đăng tin bán nhà vào năm 2017, cả Finney và Perry đều đứng tên trên hợp đồng. Bị đơn đã có vô cố cơ hội để thông báo với HMRC, DWP và Salford City Council rằng mình không phải là mẹ đơn thân, nhưng bị đơn vẫn tiếp tục gian dối''.

    Tổng cộng Finney đã được nhận trợ cấp £136,168.02, số tiền hợp pháp được hưởng là £39,139.78, khoản tiền chiếm đoạt là £97,028.24.

    Tính đến nay, Finney mới hoàn trả lại £362.25 tiền Income Support. Cô phải thanh toán xong nợ Income Support thì mới có thể tiếp tục hoàn trả các món nợ khác. 

    Viethome (theo Manchestereveningnews)

  • Một điều luật mới đang được gấp rút trình ra trước Quốc hội để ban hành hình phạt cho người sử dụng lao động gian lận quy định về nghỉ phép có lương do đại dịch coronavirus.

    Chính phủ dự kiến cho các công ty 30 ngày để kiểm điểm lại việc cố tình không tuân thủ các quy định về nghỉ phép.

    14.06.image

    Hơn 1.900 đơn khiếu nại đã được gửi tới đường dây nóng tố cáo vi phạm quy định nghỉ phép và các cuộc gọi tới tổ chức từ thiện Whistleblower Charity Protect cũng ngày càng gia tăng.

    Những người lao động liên tục gọi điện báo cáo về việc chủ lao động gian lận trong hệ thống nghỉ phép. Hành vi lạm dụng này bao gồm việc thay mặt người lao động yêu cầu trợ cấp mà không được sự đồng ý của họ hoặc mong muốn người lao động đang nghỉ phép tiếp tục làm việc.

    Giờ đây, HMRC đã cảnh báo người sử dụng lao động rằng họ có thể bị phạt vì vi phạm các quy tắc liên quan đến nghỉ phép khi điều luật mới được thông qua.

    Luật mới dự kiến ​​sẽ có hiệu lực vào tháng tới, nhắm vào những yêu cầu trợ cấp không đúng quy định hoặc gian lận.

    Gần chín triệu lao động được nghỉ phép có lương theo Chương trình Duy trì Việc làm trong đại dịch coronavirus kể từ tháng 3, với chi phí 19.6 tỷ bảng. Khoảng 7.5 tỷ bảng nữa đang được trả cho 2.6 triệu người tự doanh (self-employed).

    Chương trình này được thiết kế để giúp người lao động không bị các doanh nghiệp sa thải do những bất ổn kinh tế mà đại dịch coronavirus gây ra.

    Chính phủ đã hỗ trợ chi trả 80% tiền lương của nhân viên. Đây là một nỗ lực nhằm bảo vệ công ăn việc làm cho người dân.

    Nhưng ngày càng có nhiều lo ngại rằng một số chủ lao động đã trục lợi từ chương trình và chính phủ hiện muốn trấn áp những hành vi này.

    "Rõ ràng là bây giờ, HMRC đang chuẩn bị rà soát lại các đơn yêu cầu không chính xác và hành vi gian lận đối với các khoản thanh toán hỗ trợ Covid-19. Đối với những người mà HMRC nghi ngờ vi phạm, chúng ta có thể trông đợi các cuộc điều tra nghiêm túc", ông Dawn Register, công ty thuế DBO, cho biết.

    Luật mới dự kiến ​​sẽ được phổ biến 30 ngày trước khi thực thi để người sử dụng lao động "tự kiểm điểm" và thông báo cho HMRC về các đơn đòi trợ cấp không chính đáng.

    Sau giai đoạn ''sám hối'' này, HMRC sẽ truy cứu theo các khung luật hình sự và dân sự.

    Các quy định mới sẽ được áp dụng cho những người sử dụng lao động có nhân viên nghỉ phép có lương và những người lao động tự do đã xin trợ cấp theo Chương trình Hỗ trợ Thu nhập cho người Tự thuê (Self-Employment Income Support Scheme).

     VietHome/ Theo Yahoo! Sport

  • Hệ thống trợ cấp tồn tại để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Vì vậy, khi tội phạm bị bắt vì tội lạm dụng các thủ tục trợ cấp để phục vụ lợi ích cá nhân, hành vi của họ thường dẫn đến án tù.

    Trước đây đã có nhiều bài báo về các trường hợp trục lợi tiền trợ cấp gây thiệt hại đáng kể cho những người đóng thuế. Dưới đây là một số vụ việc đã bị phanh phui.

    07.06.0 benefit cheatsNasreen Akhtar, Mohammed Goth, Alan Blacker và Ethel McGill

    Mohammed Goth và Fealu Aw-Isse Sadi

    Vụ bê bối này có thể khiến người đóng thuế mất tới 2 triệu bảng, một thẩm phán cho biết.

    Những kẻ đứng đầu băng nhóm là Mohamed Goth, 66 tuổi, và Fealu Aw-Isse Sadi, 43 tuổi, đã cầm đầu một vụ lừa đảo, thuê một số phụ nữ đóng giả làm tạp vụ tại các trường học để đòi trợ cấp một cách không thỏa đáng.

    Người ta tính toán hành vi tham ô này khiến người nộp thuế phải trả khoảng 1 triệu bảng, thêm vào đó là 1 triệu bảng phí luật sư, người phiên dịch cũng như án phí tại toà.

    07.06.1 GOTHJPGFeisal Aw-Isse Sadi, bên trái, và Mohamed Goth (Ảnh: DWP)

    Goth và Sadi, người điều hành hai trường học ở Rusholme, sau khi chạy trốn khỏi đất nước đã bị kết án vắng mặt lần lượt tám và năm năm tù giam.

    Và 21 phụ nữ từ cộng đồng người Somalia ở Manchester cũng bị giam giữ, sau năm phiên tòa hình sự.

    Có tới 20 'nhân viên tạp vụ' được tuyển dụng ở cả hai trường. Thay vì dọn dẹp, những người phụ nữ chỉ cần ngồi trong phòng chờ lũ trẻ kết thúc giờ học. Trong khi các môn Tiếng Anh, toán và khoa học được dạy bởi những giáo viên non trẻ thiếu kinh nghiệm, thường là những người bỏ đại học giữa chừng.

    Vụ tham ô đã cho phép Goth và Sadi tạo ra các khoản tín dụng thuế và bồi thường trợ cấp, để cặp đôi có thể nhận được các khoản thanh toán 'hoàn toàn không có thực' cho các công ty của họ.

    Alan Blacker

    Vào tháng 1, cựu luật sư Alan Blacker, 47 tuổi, đã khai trước Tòa án hình sự Minshull  Street rằng anh ta hầu như không thể đi lại và thường xuyên bị ngã.

    Nhưng các điều tra viên của Phòng Việc làm và Hưu trí đã nhìn thấy anh ta đi bộ không cần trợ giúp và leo lên cầu thang hoàn toàn thoải mái.

    07.06.0 P1010574JPG

    Có người chứng kiến Blacker, còn có tên là Lord Harley, đang giúp xây dựng một tuyến đường sắt kiểu mẫu, hoàn thành khóa đào tạo sơ cứu và ​​đi bộ quanh trung tâm thị trấn Rochdale và trong một quán cà phê mà không cần hỗ trợ.

    Cùng với việc xuất hiện 'đặc biệt thoải mái' trong phiên xét xử tại Tòa án Hình sự Cardiff, các công tố viên cho biết anh đã di chuyển 'một cách dễ dàng' xung quanh tòa nhà.

    Sau phiên toà, Blacker bị kết tội không trung thực khi nhận 60,280 bảng Anh cho những khoản thanh toán vượt quá mức trợ cấp sinh hoạt của người tàn tật.

    Anh ta bị kết án tù 9 tháng, hoãn thi hành án để thử thách trong hai năm.

    Thẩm phán nói rằng ông tạm hoãn phạt tù Blacker vì yêu cầu trợ cấp ban đầu của anh ta là hợp pháp, hành vi phạm tội của anh ta đã chấm dứt từ năm năm trước và cho đến nay anh ta không phạm tội nữa, và tình trạng khuyết tật sẽ gây khó khăn cho anh ta nếu bị tống vào tù.

    Ethel McGill

    Trước khi Ethel McGill bị tống giam, thẩm phán đã nói với bà: "Một phần vấn đề của bị cáo là không ai, kể cả tôi, tin rằng bà bị bệnh, và bị cáo đã lạm dụng điều này trong nhiều năm."

    Bà McGill “láu cá” đòi 750,000 bảng tiền trợ cấp khi giả vờ cha mình vẫn còn sống và bản thân bà mắc chứng mất trí nhớ.

    07.06.0 JS188966310Bà Ethel McGill, 68 tuổi, đến tòa án Hình sự Liverpool để nghe tuyên án

    Đây là một trong những vụ trục lợi tiền trợ cấp lớn nhất trong lịch sử Vương quốc Anh được đem ra xét xử.

    Vào tháng 7 năm ngoái, McGill đã nhận án tù năm năm và tám tháng sau phiên điều trần tại Tòa án Hình sự Chester.

    Bà McGill, 68 tuổi, đến từ Runcorn, tuyên bố bà 'cần được chăm sóc đặc biệt' và bị suy nhược nặng.

    Nhưng trong đoạn camera giám sát, bà bị phát hiện đi mua sắm, mang vác nhiều vật nặng như giá gỗ và hàng đống hộp cũng như tự làm mọi thứ không cần giúp đỡ.

    Khoản tiền gian lận lên tới 500,000 bảng khi bà tiếp tục lĩnh tiền bồi thường chiến tranh và trợ cấp của cha mình, mặc dù ông đã qua đời vào tháng 4/2004.

    Thẩm phán Steven Everett nói: "Với sự dối trá trắng trợn, bị cáo đã quyết định lợi dụng cái chết của cha mình để trục lợi cá nhân, thật là một điều kinh khủng."

    VietHome/ Theo Manchester Evening News

  • Những kẻ tội phạm có thể đã bỏ túi ít nhất 1.5 tỷ bảng tiền thuế của người dân bằng cách giả mạo hồ sơ xin Universal Credit.

    Giữa đại dịch, quá trình xin trợ cấp đã được nới lỏng để đảm bảo mọi người nhanh chóng nhận được tiền, trong đó nhận dạng cá nhân được thực hiện trực tuyến, thay vì trực tiếp.

    Những thay đổi này đã dẫn đến sự gia tăng hồ sơ giả mạo, có thể dẫn đến khoản lỗ lên tới 1.5 tỷ bảng.

    Đứng đằng sau số đơn xin trợ cấp lừa đảo này là các cá nhân và băng đảng tội phạm có tổ chức.

    download

    Thông tin được tiết lộ trong bối cảnh số người yêu cầu nhận Universal Credit trong tháng 4 tăng vọt 70%, lên tới gần 2.1 triệu người.

    Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS), đã có thêm 850.500 người yêu cầu trợ cấp thất nghiệp vào tháng 4 năm 2020 so với tháng 3.

    Để xử lý các yêu cầu trợ cấp một cách nhanh chóng, nhiều quy trình thông thường đã được nới lỏng do đại dịch coronavirus.

    Một số nới lỏng bao gồm kiểm tra danh tính được thực hiện trực tuyến thay vì phỏng vấn trực tiếp và một số thông tin không được xác minh, chẳng hạn như chi tiêu hàng tháng bao gồm cả tiền thuê nhà.

    Các quan chức nói rằng trong khi phần lớn người nộp đơn đều được kiểm tra xác thực, thì việc nới lỏng kiểm tra đã mở ra cánh cửa cho bọn tội phạm sử dụng hồ sơ giả mạo.

    Người phát ngôn của DWP cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là trao tiền cho những người cần nó và nhờ vào nỗ lực phi thường của các nhân viên, kể từ giữa tháng 3, chúng tôi đã xử lý hơn hai triệu đơn xin mới cho Universal Credit.

    “Chúng tôi tiếp tục theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu gian lận và sẽ bằng cách sử dụng đầy đủ các quyền hạn có sẵn, bao gồm cả việc truy tố qua tòa án, chúng tôi sẽ không ngừng truy đuổi những kẻ cố gắng lợi dụng hệ thống.

    “Hệ thống truy tìm của chúng tôi đang áp dụng các kỹ thuật ngày càng tinh vi để xác định sự khác biệt và ngăn chặn những kẻ tìm cách ăn cắp tiền từ người nộp thuế.”

    Mức độ gian lận trong hệ thống phúc lợi hiện ở mức 1.4%. Nhưng đối với Universal Credit, mức độ gian lận là 7.6%, tăng 27% trong một năm.

    VietHome (Theo The Sun)

  • Hàng trăm người lao động đã tố cáo các ông chủ của họ về hành vi lừa đảo lấy tiền nghỉ việc từ chính phủ.

    Bộ trưởng Tài chính Rish Sunak đã công bố kế hoạch nghỉ việc có lương từ hồi tháng 3 trong nỗ lực giữ việc làm cho người lao động trong đại dịch coronavirus.

    Hiện tại, chương trình trả tới 80% tiền lương của công nhân được tạm cho nghỉ việc. Ít nhất 6.3 triệu người hiện đang được trả lương theo chương trình này với tổng chi phí tính đến nay vào khoảng 8 tỷ bảng Anh.

    Ông Sunak mới đây đã tuyên bố gia hạn chương trình cho đến cuối tháng 10, nhưng những thay đổi sẽ được thực hiện từ tháng 8 và các nhà tuyển dụng sẽ được yêu cầu đóng góp vào tiền lương của nhân viên.

    screenshot 2020 05 12 at 12.39.44

    HMRC xác nhận họ đã nhận được 795 trình báo về các hành vi gian lận liên quan đến Chương trình Duy trì Việc làm do Coronavirus (Coronavirus Job Retention Scheme). Họ cho biết sẽ "đánh giá" những trường hợp này theo quy trình thông thường.

    Một trong những quy định của chương trình là người lao động không được phép làm bất cứ công việc nào thì các đơn vị tuyển dụng mới đủ điều kiện được chi trả.

    Tuy nhiên, nhiều công nhân đã lên tiếng tố cáo chủ vì bắt họ tiếp tục làm việc dù đã đăng ký nhận hỗ trợ từ chính phủ.

    Số liệu mới nhất cho thấy 7.5 triệu nhân viên thuộc 935.000 đơn vị tuyển dụng đã được cho tạm nghỉ kể từ khi chương trình này được đưa ra.

    Một phát ngôn viên cho biết: "HMRC cam kết đảm bảo các hệ thống thuế mà chúng tôi vận hành được sử dụng một cách công bằng và hiệu quả. Chúng tôi đánh giá tất cả các thông tin được người dân cung cấp  để đạt được mục tiêu đó.

    "HMRC coi nhiệm vụ đảm bảo nguồn sống cho những người trình báo gian lận là ưu tiên hàng đầu và chúng tôi có một số cơ chế được đặt ra để đảm bảo an toàn cho những cá nhân đó."

    Nếu bạn nghĩ rằng chủ của mình đang lợi dụng chương trình này, bạn có thể báo cáo gian lận cho HMRC.

    Hiệp hội nghề nghiệp Chartered Institute of Payroll Professionals, khuyên người lao động nên tố cáo nếu chủ thay mặt họ để đòi tiền trợ cấp nhưng sau đó lại không trả cho họ, hoặc chủ yêu cầu họ làm việc trong thời gian họ được nghỉ phép có lương (furlough), hoặc chủ đòi tiền trợ cấp đối với cả khoảng thời gian mà người lao động có đi làm.

    VietHome (Theo Manchester Evening News)

  • Một cậu bé 8 tuổi người Anh đang khởi kiện Bộ Nội vụ lên tòa án tối cao vì lí do chính sách của cơ quan này khiến gia đình cậu bé không được tiếp cận mạng lưới phúc lợi an sinh, và 2 mẹ con buộc phải ra đường ở.  

    The Guardian đưa tin, cậu bé 8 tuổi người Anh (được gọi tên trước tòa là W) đang đưa ra lý lẽ rằng chính sách miễn truy đòi các quỹ công cộng (NRPF - no recourse to public funds) của Bộ Nội vụ là bất hợp pháp và rằng trong đại dịch COVID-19, chính sách này làm tăng nguy cơ khiến các gia đình trở nên túng thiếu, cũng như tăng nguy cơ sức khỏe cộng đồng vì nhiều người buộc phải ở chen chúc trong nhà hoặc phải sống vô gia cư.

    be 8 tuoi di kien
    Tòa án Tối cao Hoàng gia Anh

    Chính sách NRPF ở Vương quốc Anh đã được đưa ra vào năm 2012 như là một phần của cái gọi là "môi trường không thân thiện" của chính phủ. Nó ảnh hưởng đến các nhóm người di cư khác nhau, một số người được cho phép ở lại và một số người thì không. Chính sách có thể ngăn cả hai nhóm này tiếp cận phúc lợi và các hình thức hỗ trợ xã hội khác.

    Mẹ của cậu bé đã đến Vương quốc Anh vào năm 2009 và được cho phép ở lại. Cô làm công việc chăm sóc những người tâm thần với mức lương thấp. Là mẹ đơn thân, cô phải vật lộn để nuôi sống bản thân và con trai. Cậu bé, được sinh ra ở Anh, bị buộc phải chuyển trường 5 lần do tình trạng bấp bênh của người mẹ. Cậu bé đã sống cả cuộc đời trong tình trạng nghèo đói cùng cực.

    Caz Hattam, điều phối viên của Dự án Đoàn kết - một dự án hỗ trợ người di cư không được hưởng quỹ công cộng theo chính sách NRPF ở Anh, cho biết: "Đại dịch đã làm cho tình trạng của những gia đình thuộc chính sách NRPF trở nên cấp bách và tuyệt vọng hơn. Tình trạng nghèo túng của những gia đình này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện các biện pháp phòng ngừa sức khỏe cộng đồng, tăng khả năng phơi nhiễm và lây lan virus".

    Thách thức pháp lý diễn ra cùng ngày khi tổ chức từ thiện mang tên "Hội trẻ em" đã công bố một báo cáo nhấn mạnh hoàn cảnh của các gia đình này và kêu gọi tạm dừng chính sách NRPF trong thời gian đại dịch. Báo cáo chỉ ra rằng nhiều phụ huynh trong tình huống này đang tạm nghỉ việc và một số người đã mất việc do đại dịch nhưng không thể tiếp cận các hỗ trợ như tín dụng toàn cầu hoặc phúc lợi trẻ em.

    Trung tâm hỗ trợ người di cư Haringey cũng đã biên soạn một báo cáo ghi lại những lo ngại về những thất bại trong việc bảo vệ những người di cư không có chỗ trú ngụ và không được nhận hỗ trợ.

    Phát ngôn viên của chính phủ Anh cho biết: "Những người đang tìm cách gây dựng cuộc sống ở Anh chỉ được hỗ trợ trên cơ sở không đặt gánh nặng cho những người nộp thuế, với lí do gia đình và nhân quyền, họ có thể nộp đơn xin được dỡ bỏ các điều kiện để có thể tiếp cập các quỹ hỗ trợ công cộng, và trong trường hợp cụ thể này, các điều kiện đã được dỡ bỏ kể từ năm 2019".

    Theo Independent