• Một nhân viên cứu hỏa đã nhờ đến sự giúp đỡ của một người bạn có ngoại hình giống mình để cố gắng rũ bỏ trách nhiệm trả tiền cấp dưỡng cho con ruột.

    Simon Jordan, 33 tuổi, phủ nhận rằng anh là cha của một em bé được một y tá sinh ra và đồng ý làm xét nghiệm quan hệ huyết thống để tránh nộp khoản trợ cấp 16.000 bảng.

    Tuy nhiên, anh ta đã nhờ người bạn Jason Lee Coles, 33 tuổi, giúp đỡ vì hai người trông khá giống nhau. Coles đã cung cấp cho Jordan một mẫu DNA và ID.

    Nhưng người mẹ vẫn kiên quyết cho rằng anh ta là cha đứa trẻ và Cơ quan hỗ trợ trẻ em đã mở một cuộc điều tra.

    Họ đã phát hiện ra vụ lừa đảo và hai người đàn ông đã bị đưa ra Tòa án Tối cao Shrewsbury, nơi họ thừa nhận tội danh âm mưu lừa đảo từ ngày 20 tháng 7 đến ngày 24 tháng 8 năm 2017.

    Jordan (trái) và người bạn có ngoại hình khá giống

    Jordan hiện nợ người phụ nữ số tiền trợ cấp và bị phạt tù 12 tháng, cho hoãn 18 tháng. Anh ta cũng phải thực hiện 200 giờ lao động công ích. 

    Coles được hưởng án tù treo cùng 200 giờ lao động công ích.

    Thẩm phán Peter Barrie nói: ‘Mọi người đều phải chịu trách nhiệm nếu một đứa trẻ được hoài thai, bất kể trong hoàn cảnh nào.

    ‘Nếu bây giờ bị cáo công nhận rằng bị cáo là cha - thì hành vi phạm tội này là một nỗ lực tránh né trả tiền trợ cấp bằng cách lừa dối các cơ quan hỗ trợ trẻ em và cung cấp mẫu xét nghiệm không chứng minh quan hệ cha con.

    'Bị cáo biết rất rõ rằng một xét nghiệm chứng minh tư cách làm cha sẽ dẫn đến các khoản thanh toán hỗ trợ.'

    Ông nói thêm rằng hành vi này là một nỗ lực 'rõ ràng về mặt tài chính' để 'tước đi hỗ trợ dành cho một đứa tr '.

    Andrew Holland, luật sư biện hộ cho Jordan, cho biết thân chủ ông hoàn toàn bất ngờ khi được thông báo anh ta là cha của một đứa trẻ.

    Ông nói thêm: ‘Anh ấy công nhận việc nhờ bạn làm hộ xét nghiệm là một điều hoàn toàn ngu ngốc.’

    VietHome (Theo Metro)

  • Alan Dainton, 47 tuổi, trên thực tế là một người được nhận đầy đủ các trợ cấp của chính phủ nhưng lại đi ăn xin ở Cheltenham, Gloucester để kiếm tiền mua chất cấm.

    Trong một số đoạn video, người đàn ông này còn khoe khoang về chiếc chăn hiệu John Lewis của mình khi ông ta ngồi trên giường trong căn phòng do tổ thức từ thiện YMCAhỗ trợ. Sau đó, ông ta tiếp tục phàn nàn về nỗi nhớ nhung một người bạn của mình vì anh ta bị cấm ở Cheltenham.

    Một phát ngôn viên của hội đồng cho biết: "Gần như ngày nào ông Dainton cũng ngồi và giả vờ vô gia cư rồi ăn xin bên ngoài các cửa hàng ở Cheltenham.

    “Ông ấy sẽ mang theo những món đồ được dùng để khiến ông ta trông giống như một người phải ngủ ngoài đường và thuyết phục mọi người ủng hộ bằng tiền mặt - mặc dù ông ấy đã nhận được đầy đủ trợ cấp bao gồm cả trợ cấp nhà ở."

    Sau một cảnh báo từ chính quyền địa phương, Dainton đã nhận được Lệnh cấm hành vi chống đối xã hội dân sự, ngăn ông ta giả vờ xin ăn.

    Vụ kiện chống lại người đàn ông này được trình lên bởi Solace, một nhóm hợp tác giữa cảnh sát và hội đồng.

    Người đứng đầu Solace, ông Louise Boyle, phát biểu: “Trước khi thực hiện hành động cưỡng chế, chúng tôi đã biết rằng ông Dainton đi ăn xin và nói với mọi người rằng ông ấy vô gia cư.

    "Tuy nhiên, ông ấy có chỗ ở. Chúng tôi cũng biết rằng ông ấy đã sử dụng số tiền kiếm được từ việc ăn xin để thỏa mãn thói quen dùng chất cấm của mình. Chúng tôi đã thực hiện đúng trình tự quy trình, từ cảnh cáo bằng lời nói, thư nhắc nhở tới lá thư cảnh báo cuối cùng yêu cầu ông Dainton dừng hành vi của mình".

    Lệnh dân sự của tòa án cấm ông Dainton thực hiện các hành vi:

    - Ăn xin

    - Đi vào hoặc ở trong khu vực được tô màu đỏ trên bản đồ địa phương

    - Lệnh cấm sẽ được giữ nguyên trong một năm và sẽ hết hạn vào ngày 18 tháng 3 năm 2020.

    VietHome (Theo The Sun)

  • Một người phụ nữ đã lừa đảo tiền trợ cấp bằng cách giả vờ bị liệt do tai nạn xe hơi, nhưng một ngày nọ cô này đã bị CCTV ghi lại cảnh đang đẩy xe hàng dạo quanh một trung tâm mua sắm.

    Sandra Howell, trú tại Marple, Cheshire, đã lừa đảo số tiền lên đến 27,000 bảng bằng cách đăng ký nhận Trợ cấp Đời sống dành cho người khuyết tật.

    Người mẹ đơn thân này bị camera giám sát ghi lại cảnh đang đi dạo quanh trung tâm Trafford ở Manchester, đi làm công việc dọn dẹp và lái xe.

    Howell được đưa ra trước tòa án tối cao Liverpool trên chiếc xe lăn – nhưng bồi thẩm đoàn đã được xem đoạn video cho thấy bà ta đi lại mà không cần sự trợ giúp ở bên ngoài tòa án.

    Sandra Howell ra trước tòa trên chiếc xe lăn.

    Quan tòa David Aubrey buộc người phụ nữ này tội “giả dối một cách trắng trợn” và kết án Howell chín tháng tù.

    Howell từng làm công việc quan tòa tại Tòa án Địa phương Stockport trong khoảng thời gian từ tháng Một năm 2011 đến tháng Bảy năm 2016.

    Quan tòa Aubrey nói: “Bị cáo là người thi hành pháp luật, chủ trì các vụ án và ngồi dự các phiên xét xử, rõ ràng trong nhiều trường hợp bị cáo phải đưa ra quyết định xem các bằng chứng có nghiêm trọng đến mức phải áp dụng bản án tù giam cho một bị cáo nào đó đang đứng trước vành móng ngựa hay không.

    “Rõ ràng trong nhiều trường hợp, bị cáo hẳn đã kết án những bị cáo trước mặt mình vì tội danh mà chính bị cáo đang mắc phải ở đây.

    “Trong phần lớn thời gian mà lẽ ra bị cáo đang phải thực hiện trách nhiệm thi hành pháp luật, bị cáo lại vi phạm pháp luật, liên tục thực hiện hành vi phạm tội bằng cách lừa đảo về tình trạng của mình, lừa tiền trợ cấp khuyết tật bằng hành động giả dối một cách trắng trợn, phóng đại về vấn đề sức khỏe của mình để dành phần trợ cấp mà bị cáo không đủ tư cách để nhận.”

    Trong khoảng thời gian từ tháng Hai năm 2013 đến tháng Mười năm 2016, Howell đã được nhận mức trợ cấp khuyết tật cao hơn và lĩnh tổng cộng số tiền 26,539 bảng.

    Hình ảnh CCTV hồi tháng Sáu năm 2016 cho thấy bà ta có mặt tại trung tâm Trafford và làm công việc lau dọn.

    Quan tòa Aubrey nói thêm: “Trong suốt khoảng thời gian này, bị cáo là một kẻ lừa đảo. Điều bị cáo trình bày trước chính quyền là giả dối và lừa đảo từ đầu đến cuối.

    “Việc bị cáo ngồi trên ghế phán quyết những người khác cũng là giả dối – một hành động vô cùng đạo đức giả.”

    Howell đến tòa án mỗi ngày với một chai morphine lớn cùng rất nhiều loại thuốc khác nhau.

    Bà ta phủ nhận hai tội danh lừa đảo và khăng khăng rằng bà ta không dối trá và thuê người khác đến lau dọn cho mình.

    Công tố viên Martine Snowdon trình bày trước tòa rằng Howell từng nói bà ta cần được chăm sóc 24/7 và gần như không thể đi lại vì quá đau đớn.

    Nhưng bồi thẩm đoàn được nghe lời làm chứng từ những khách hàng thuê dọn dẹp trước đây, bao gồm một hiệu trưởng. Người này cho biết bà đã từng đến dự đám cưới của Howell và nhìn thấy bà ta nhảy nhót.

    Howell đã viết những câu trả lời rất dài vào đơn xin trợ cấp, miêu tả chi tiết các vấn đề sức khỏe của mình.

    Howell nói với cơ quan cấp trợ cấp rằng bà ta không thể làm việc vì thương tật sau một tai nạn giao thông hồi năm 2007.

    Bà ta nói 90% thời gian trong ngày, bà ta cần ai đó giúp đỡ với các sinh hoạt hàng ngày.

    Vào tháng Một năm 2013, khi được hỏi có thể đi lại được bao xa mà không cần trợ giúp, bà ta nói bản thân không đi được quá một phút và hơn 5m.

    Howell cũng cho biết bà ta bị ngã mỗi ngày và cần nhiều sự hỗ trợ khác nhau để đi lại quanh nhà, bao hồm gậy, nạng và ghế ngồi trong phòng tắm. Bà ta còn kể bản thân mất tới một đến hai tiếng để lên và xuống giường và cần người giúp mặc quần áo.

    Luật sư biện hộ Ian Metcalfe cho hay hiện Howell vẫn nhận trợ cấp hỗ trợ công việc. Ngoài ra, Howell cũng đã trả lại một phần tiền cho cơ quan việc làm và lương hưu DWP.

    Phát ngôn viên của DWP nói: “Chỉ có một số rất nhỏ người nhận trợ cấp dối trá về tình trạng của mình, nhưng những vụ việc như thế này cho thấy chúng tôi vẫn đang truy tìm những người lừa đảo hệ thống và ăn chặn tiền thuế của người dân.

    “Chúng tôi quyết tâm bắt hết những người tình nghi lừa đảo trợ cấp bằng cách nhận thông tin tình báo, kiểm tra camera giám sát và làm việc chặt chẽ với hội đồng địa phương.”

    VietHome (Theo Daily Mail)