• Iceland thông báo chuẩn bị đón khách du lịch quốc tế trong khoảng một tháng nữa và có thể sớm hơn. Du khách sẽ phải tuân thủ một số quy định để đảm bảo an toàn giữa COVID-19 và có thể không cần cách ly 14 ngày.

    du lịch iceland
    Iceland là một trong những quốc gia thưa dân nhất thế giới. Nước này có khí hậu rất lạnh giá, có biệt danh là "Vùng đất của lửa và băng. Chim hải âu rụt cổ ở vách đá Latrabjarg." 

    Trong khi nhiều nước châu Âu vẫn còn đóng cửa biên giới và mới chỉ nới lỏng dần các biện pháp hạn chế trong nước, Iceland - một đảo quốc có dân số hơn 364.000 người - đang sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế trong vòng một tháng nữa.

    Tạp chí Forbes ngày 13-5 cho biết nữ Thủ tướng Katrín Jakobsdóttir của Iceland vừa thông báo du khách quốc tế sẽ được hoan nghênh đến quốc gia châu Âu này "không trễ hơn ngày 15-6".

    Dù bất kỳ ai nhập cảnh đều được yêu cầu cách ly trong 14 ngày, du khách vẫn có một lựa chọn để bỏ qua bước bất tiện này: xét nghiệm COVID-19 ngay khi đến Iceland và kết quả sẽ có cùng ngày.

    Những người có kết quả âm tính sẽ không cần phải cách ly và có thể tiếp tục chuyến du lịch. Du khách cũng có thể chọn một phương án khác, đó là cung cấp giấy chứng nhận y tế từ chính quyền nước họ cho thấy họ không mắc COVID-19.

    Tuy nhiên, các thủ tục xét nghiệm sẽ được tiến hành như thế nào tại sân bay Keflavík, sân bay quốc tế duy nhất của Iceland, vẫn chưa rõ. Kế hoạch này sẽ có sự hỗ trợ từ Bệnh viện Đại học quốc gia của Iceland. 

    Ngoài ra, mọi du khách đến Iceland đều sẽ được yêu cầu tải ứng dụng truy vết COVID-19 trên điện thoại di động có tên Rakning C-19, giúp chính quyền truy ra nguồn gốc lây nhiễm. Các yêu cầu chi tiết khác sẽ được công bố thêm.

    Hiện ngày tạm thời đặt ra để đón du khách quốc tế là 15-6, nhưng Thủ tướng Iceland cho biết các quy định mới có thể được công bố sớm hơn, nếu công tác chuẩn bị suôn sẻ và số ca nhiễm COVID-19 vẫn ở mức thấp.

    Forbes đánh giá việc đến Iceland du lịch khi biên giới mở lại sắp tới là chuyện không đơn giản, vì nhiều hãng hàng không toàn cầu vẫn cho máy bay của họ gần như "nằm đất". Hãng Norwegian Air vẫn trong trạng thái "ngủ đông" đến năm 2021, trong khi British Airways cho biết sẽ không nối lại các dịch vụ cần thiết trước tháng 7.

    Do đó, phần nhiều sẽ phụ thuộc vào Hãng hàng không Icelandair của Iceland. Hiện hãng này chỉ vận hành 3 tuyến đến Boston, London và Stockholm. Nhu cầu du lịch tăng lại sẽ đòi hỏi hãng này tăng thêm nhiều chuyến bay hơn.

    Khoảng 1/3 trong số 364.000 dân của Iceland hiện sống ở thủ đô Reykjavik. Đến nay nước này ghi nhận 1.802 ca bệnh COVID-19, trong đó có 10 ca tử vong và có tới 1.780 ca đã hồi phục (theo số liệu cập nhật của trang Worldometers sáng 14-5).

    Hiện tại những người nước ngoài không phải là công dân các nước trong Khu vực Schengen đều không được phép đến Iceland. Những người từ khu vực Schengen vẫn được đến nhưng phải cách ly bắt buộc trong 14 ngày.

    Tuy nhiên, theo tường thuật của trang SchengenVisaInfo.com, từ ngày 15-5, người dân từ quần đảo Faroe và Greenland sẽ được phép tới Iceland mà không cần cách ly.

    Trong khi đó, "không sớm hơn ngày 25-5" và cũng "không trễ hơn ngày 15-6", sẽ có các thay đổi mới và du khách quốc tế không thuộc các quốc gia trong khu vực Schengen có thể đến đảo quốc Iceland.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Thiệt hại về người, suy thoái kinh tế và tiến trình rời Liên minh châu Âu (EU) đầy mông lung là ba chướng ngại lớn chờ đợi London sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc.

    Thiệt hại về người

    Đến ngày 13/5, khoảng 226.500 người đã mắc Covid-19 ở Vương quốc Anh, khiến gần 33.000 người tử vong. Số ca nhiễm mới giảm rõ rệt và đạt mức thấp nhất kể từ đầu tháng Tư. Tuy nhiên, khả năng dịch bùng phát trở lại còn đó và vẫn còn sớm để nói rằng Anh đã kiểm soát tình hình.

    Từng đứng vững trước những đợt tấn công dồn dập của phát xít Đức trong Thế chiến II, song London đã ít nhiều thất thủ trước làn sóng lây lan mạnh mẽ của virus SARS-CoV-2. Điều gì đã dẫn đến kết quả tai hại này? Theo một số chuyên gia, nước Anh đã không hành động kịp thời sau khi đại dịch bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc và dành quá nhiều thời gian để tranh cãi về hiệu quả của miễn dịch cộng đồng.

    Các biện pháp hạn chế di chuyển chỉ được đưa ra vào ngày 23/3, hai tháng sau khi những ca nhiễm đầu tiên được phát hiện tại York; xét nghiệm hàng loạt hay bổ sung thiết bị y tế không được triển khai kịp thời và đồng bộ.

    Thiếu vắng sự chuẩn bị, Hệ thống Chăm sóc sức khỏe Quốc gia (NHS) đã rơi vào thế bị động khi phải đối phó đại dịch có quy mô lớn và tốc độ lây lan nhanh. Số ca lây nhiễm trong cộng đồng tăng mạnh, khiến nước Anh phải hứng chịu hậu quả nặng nề về người.

    Đáng ngại hơn, hệ quả này sẽ tác động tiêu cực tới nước Anh thời gian tới. Đại dịch sẽ ảnh hưởng lớn tới niềm tin của người dân vào Chính phủ và làm lu mờ kết quả trước đó trong tiến trình thông qua Brexit đầy dai dẳng tại Hạ viện.

    Đáng ngại hơn, Covid-19 có thể đẩy nhanh tiến trình già hóa dân số và thu hẹp lực lượng lao động trẻ tại Anh. 12/66 triệu người Anh nằm trong độ tuổi từ 65 trở lên, đối tượng dễ chịu tác động nhất của Covid-19. Người trẻ mắc bệnh cũng có nguy cơ chịu di chứng nặng nề, gây suy giảm sức khỏe và hạn chế khả năng vận động.

    brexit hau

    Nguy cơ suy thoái

    Nền kinh tế Anh cũng sẽ chịu tác động nặng nề từ đại dịch khi suy thoái kỷ lục 5,8% trong tháng Ba. Các ngành công nghiệp sản xuất lớn suy thoái 4,2%, con số chưa từng thấy kể từ cuộc biểu tình của công nhân mỏ những năm 70 và “Mùa Đông bất mãn” tháng 1/1979.

    Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS), sự sụt giảm này “đánh dấu những tác động trực diện đầu tiên của Covid-19 tới nền kinh tế”.

    May mắn thay, một số ngành công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, phần nhiều đến từ bối cảnh đại dịch như công nghệ thông tin do nhu cầu làm việc trực tuyến, dược phẩm hay sản xuất các sản phẩm vệ sinh cá nhân như xà phòng, chất tẩy rửa nhằm phòng, chữa bệnh. Những ngành công nghiệp mũi nhọn của Anh như tài chính và bảo hiểm giữ mức tăng trưởng khiếm tốn 0,1% trong quý, nhưng ngành dịch vụ như khách sạn và nhà hàng sụt giảm tới 10%.

    Những người lạc quan khẳng định các gói cho vay lớn, trợ cấp và hỗ trợ những người nghỉ dài hạn sẽ giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng có thể kéo dài nhiều năm. Tuy nhiên, phần đông nhà kinh tế cho rằng các con số nêu trên cho thấy Anh đang đứng trong một cuộc suy thoái kinh tế sâu sắc.

    Ngoài ra, người dân đang tỏ ra hoang mang khi các biện pháp nhằm hỗ trợ người thất nghiệp vì đại dịch chưa rõ ràng. Triển vọng nền kinh tế Anh tháng Tư và quý II là không mấy sáng sủa.

    Mông lung chuyện Brexit

    Đại dịch Covid-19 khiến khả năng tiến hành Brexit đúng thời hạn một lần nữa mông lung hơn bao giờ hết. Cuộc thảo luận ngày 20/4 giữa các nhà đàm phán của Anh và EU không đạt kết quả tích cực: London từ chối kéo dài giai đoạn chuyển tiếp Brexit, lo rằng Brussels sẽ buộc họ phải chia sẻ chi phí khổng lồ nhằm giảm thiểu tác động của Covid-19.

    Thêm vào đó, quyết định của ông Johnson là có thể hiểu được, khi cam kết tiến hành Brexit đúng thời hạn đã giúp ông giành lá phiếu cử tri, sự ủng hộ nội bộ đảng Bảo thủ và đưa ông lên đỉnh cao quyền lực.

    Tuy nhiên, một số nhà bình luận chính trị cho rằng khi đại dịch chưa được kiểm soát hoàn toàn và tác động tiêu cực đang ngày một hiện hữu, chính quyền của Thủ tướng Boris Johnson cần phải thay đổi, kéo dài giai đoạn chuyển tiếp sang 2021 hoặc xa hơn.

    Điều này là hoàn toàn có cơ sở: Trong bối cảnh Covid-19 đã khiến Olympic Tokyo 2020 và Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu toàn cầu COP 26 trì hoãn, Anh hoàn toàn có thể xem xét thảo luận với EU về bổ sung điều khoản trong thỏa thuận Brexit, đẩy hạn chót tiến hành Brexit thêm một, hai năm nữa.

    Dù thời hạn chót cho giai đoạn chuyển tiếp là ngày 31/12, việc gia hạn cần được thương thảo và nhất trí trong những tuần tới, muộn nhất là tháng Sáu, dù diễn biến trước đó cho thấy triển vọng này là không khả quan.

    Chính phủ đã nới lỏng giãn cách xã hội. London có thể sớm đông đúc trở lại. Song, mọi thứ hậu Covid-19 sẽ rất khác, khi nước Anh đối mặt với ba câu hỏi lớn, với không nhiều đáp án.

    Theo baoquocte

  • Mỗi sáng, Ojala Agarwal đều bị đánh thức khi con trai cô hét vọng từ phòng bên cạnh: "Mẹ ơi, virus đi chưa? Hôm nay mình có đến trường không?"

    Phần lớn học sinh ở Anh ngừng đến trường từ hồi tháng 3 trong nỗ lực ngăn nCoV lây lan. Tuy nhiên, các lớp học vẫn mở cửa cho hàng nghìn trẻ em dễ bị tổn thương, bao gồm những em có nhân viên xã hội giám sát hoặc thuộc chương trình bảo vệ, cùng con của người lao động làm việc trong lĩnh vực thiết yếu.

    Aarav, con trai của Agarwal, nằm trong số những trẻ em thuộc diện trên. Vài năm qua, Agarwal được các giáo viên, cũng như bạn bè của Aarav tại ngôi trường phía đông London giúp đỡ nhiều, do cậu bé 9 tuổi gặp khó khăn nghiêm trọng trong quá trình học tập, liên quan đến việc bị người cha nghiện rượu bạo hành hồi thơ ấu.    

    Dù không mong gì hơn việc con trai được đi học trở lại, Agarwal tới nay vẫn phải trả lời "không" trước câu hỏi của Aarav mỗi sáng. Người phụ nữ 37 tuổi lo ngại nếu quay lại trường, Aarav có nguy cơ nhiễm nCoV và mang mầm bệnh về nhà.

    o nha mua dich
    Phòng nghệ thuật không bóng người tại trường học dành cho trẻ em dễ bị tổn thương ở phía đông London, Anh. Ảnh: NY Times.

    "Tôi biết cách làm mẹ, nhưng không có kỹ năng dạy con học tại nhà. Aarav thuộc diện trẻ em có nhu cầu đặc biệt. Mỗi ngày tôi đều cảm thấy con mình đang bỏ lỡ điều gì đó và tôi đã khiến bé thất vọng. Nhưng nếu Aarav đến trường và mắc bệnh nặng thì sao?", Agarwal cho hay.

    Agarwal không phải phụ huynh duy nhất mang nỗi lo ngại này. Theo nghiên cứu được Bộ Giáo dục Anh tiến hành hồi tháng 4, chỉ khoảng 5% trẻ em được chính phủ xếp vào diện dễ bị tổn thương, cùng 2% trẻ em là con của người lao động thiết yếu, đến trường học kể từ khi Anh ban lệnh phong tỏa toàn quốc.

    Theo bình luận viên Ceylan Yeginsu của NY Times, xu hướng này có khả năng đặt ra nhiều vấn đề đối với chính phủ Anh trong những tháng tới. Thủ tướng Boris Johnson hôm 10/5 cho biết các trường tiểu học có thể tái mở cửa cho hầu hết học sinh vào đầu tháng 6, nhưng chưa chắc các em sẽ quay lại trường.

    Tình trạng ít trẻ em sử dụng quyền đặc cách đến trường còn làm dấy lên lo ngại với các nhân viên xã hội và giáo viên, khi họ phải vất vả liên lạc với những bé mà họ cho rằng đang đối mặt nguy hiểm. Anne Longfield, Ủy viên Hội đồng Trẻ em Anh, ước tính khoảng 2 triệu trẻ em nước này đang mắc kẹt trong môi trường gia đình ẩn chứa rủi ro cao.

    "Việc chính phủ quyết định duy trì các lớp học cho hầu hết trẻ em dễ bị tổn thương rất đáng hoan nghênh, nhưng điều đáng buồn là đa số các em không đến trường. Các em có thể thiếu thực phẩm tại nhà, sống trong điều kiện tù túng, bị bỏ mặc, thậm chí gặp những khó khăn lớn hơn do bạo lực gia đình hay vấn đề sức khỏe tâm lý", bà nói.

    Vào một buổi sáng gần đây, Astrid Schon, giáo viên chủ nhiệm tại một ngôi trường dành cho trẻ em dễ bị tổn thương phía đông London, đã chờ học sinh cả ngày. Cô tha thiết mong học sinh quay lại trường để có thể mang tới sự trợ giúp mà các em cần, nhưng hôm đó chỉ duy nhất một học sinh 14 tuổi xuất hiện.

    "Nhiều học sinh của chúng tôi phải đối mặt với hàng loạt vấn đề. Các em nằm trong kế hoạch bảo vệ trẻ em, chịu đựng bạo lực gia đình, có những bậc phụ huynh nghiện ma túy không đoái hoài gì tới con. Tuy nhiên, phần lớn các em là thiếu niên, không tự nhận thức được sự dễ tổn thương của mình. Vì vậy, khi nghe tin tất cả trường học đóng cửa, các em chọn cách ở nhà", Schon giải thích.

    Giáo viên cùng những nhân viên khác tại trường học cố gắng liên lạc với học sinh mỗi ngày qua điện thoại, nhưng thường khó lòng kiểm soát các em. Vài tuần gần đây, họ tập trung vào một số em dễ bị tổn thương nhất và cố gắng thuyết phục hai đến ba em đến trường mỗi ngày. "Hầu hết những đứa trẻ đó thức tới 3 giờ sáng chơi điện tử rồi trưa mới dậy", Schon cho hay.  

    Ngay cả những học sinh tiếp tục đến trường giữa lệnh phong tỏa cũng phải vật lộn giữ tập trung và thích nghi với môi trường mới. Cressida Long, hộ lý 55 tuổi làm mẹ đơn thân, cho biết bà không còn lựa chọn nào khác ngoài đưa hai con gái đến trường để có thể tiếp tục công việc.

    "Các con tôi chỉ ngồi trong thư viện cả ngày với hai hoặc ba đứa trẻ khác, thường nhìn vô định vào không gian, cảm giác như bị giam. Chúng ghen tỵ với những người bạn được ở nhà, ngồi trong phòng ngủ và trò chuyện qua video mà không bị giám sát", Long nói.

    Do không trực tiếp gặp những đứa trẻ thuộc diện cần bảo vệ, nhiệm vụ với các nhân viên xã hội trở nên khó khăn hơn. "Rất nhiều điều bạn không thể đánh giá qua video, như mùi cần sa. Việc xử lý tình huống cũng rất khó khi không gặp được chúng", Eve Joy Wilson, một nhân viên xã hội ở London, cho hay.

    Năm ngoái, khi Agarwal bị viêm thận và không thể tham gia các buổi chăm sóc xã hội tại trường của Aarav, nhân viên xã hội chịu trách nhiệm giám sát Aarav phát hiện cậu bé trở nên cởi mở hơn về những vấn đề gây phiền muộn.

    "Trường học là nơi duy nhất Aarav cảm thấy hoàn toàn yên tâm và hạnh phúc", Agarwal cho biết, nói thêm rằng có những ngày con trai cô nhớ lớp đến mức mặc đồng phục của trường trong nhà.

    "Lúc nào thằng bé cũng muốn đến trường, nhưng tôi có thể làm gì đây? Nếu con tôi ốm hay gặp bất cứ chuyện gì, tôi sẽ không thể sống nổi", cô nói.

    VnExpress (theo NY Times)

  • Tình trạng người dân đổ tới các nhà ga tàu điện ngầm sau lời kêu gọi quay trở lại làm việc đã khiến Thủ tướng Anh Boris Johnson trở thành tâm điểm chỉ trích.

    Theo Guardian, hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô London hôm 13/5 đã chứng kiến lượng lớn người sử dụng, sau khi Thủ tướng Boris Johnson phát đi thông điệp kêu gọi người dân quay trở lại làm việc.

    Một số người dân ở thủ đô London, đặc biệt là thành viên công đoàn, đã phản ứng tức giận với việc Thủ tướng Johnson kêu gọi người dân trở lại làm việc quá sớm.

    Các công nhân tàu điện ngầm cho biết một phần tuyến tàu điện ngầm Victoria đông đúc đã bị đóng cửa sau khi có báo cáo về một hành khách đổ gục tại nhà ga.

    tau dien dong duc hau covid 1
    Tàu điện ngầm chạy qua tuyến trung tâm ở thủ đô London chật kín hành khách. Ảnh: BBC

    "Giãn cách xã hội trong thời gian cao điểm chỉ là trò đùa. Lưu lượng hành khách của chúng tôi rất lớn khi có lệnh đóng cửa (một phần). Tình trạng sẽ còn tồi tệ hơn", một thành viên công đoàn tàu điện ngầm cho biết.

    Hình ảnh ghi lại tại trạm dừng Finsbury Park, tuyến Victoria, cho thấy đa phần hành khách đứng rất sát nhau khi cửa tàu điện ngầm đóng lại. Không nhiều hành khách đeo khẩu trang dù đây là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh đã được khuyến cáo.

    Trong khi đó, các tuyến xe bus tại thủ đô London được miêu tả là đông đúc hơn thường lệ.

    Tổng thư ký Công đoàn Vận tải, tàu hỏa và hàng hải Mike Cash tuyên bố lời kêu gọi lời kêu gọi trở lại làm việc của chính phủ Anh "chứa đầy sự nguy hiểm" trong bối cảnh đại dịch vẫn đang hoành hành.

    tau dien dong duc hau covid 1

    tau dien dong duc hau covid 1

    tau dien dong duc hau covid 1

    tau dien dong duc hau covid 1

    "Một vụ việc đã xảy ra, và chúng tôi nhận được những báo cáo về việc giãn cách xã hội là bất khả thi khi các toa tàu chật kín người", ông Cash nói.

    Trong bài phát biểu toàn quốc hôm 10/5, Thủ tướng Johnson cho biết những người không thể làm việc từ xa có thể quay trở lại làm việc từ ngày 13/5, tuy nhiên ông khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

    Mặc dù vậy, các công đoàn lao động cho biết khuyến cáo của Thủ tướng Johnson không phải là một lựa chọn bởi đa phần người dân ở thủ đô London không có xe cá nhân, hoặc sống rất xa nơi làm việc, khiến việc đi bộ hoặc đạp xe tới chỗ làm là bất khả thi.

    Zing (theo Guardian/Ảnh: CNN)

  • Quan chức của Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, dịch Covid-19 còn lâu mới kết thúc và loài người có thể không bao giờ tiêu diệt nổi virus SARS-CoV-2.

    Lời cảnh báo được Giám đốc điều hành và là người đứng đầu Chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới - WHO, ông Mike Ryan đưa ra trong cuộc họp báo tại trụ sở của tổ chức này tại Geneva, Thuỵ Sỹ.

    Theo ông Mike Ryan, virus SARS-CoV-2 có thể sẽ trở thành một virus tồn tại mãi với con người, như virus HIV xuất hiện cách đây hơn 30 năm.

    “Virus SARS-CoV-2 này có thể sẽ trở thành một loại virus mãn tính trong cộng đồng chúng ta và sẽ không bao giờ biến mất. Virus HIV cũng không biến mất nhưng chúng ta đã hiểu biết về nó và đã tìm ra các phương pháp điều trị, các biện pháp phòng ngừa và mọi người không còn cảm thấy sợ hãi như trước kia. Tôi không muốn so sánh hai loại dịch bệnh, nhưng điều quan trọng là phải thực tế. Tôi nghĩ không có ai và có cách nào dự đoán được khi nào thì dịch bệnh này sẽ biến mất” - ông Mike Ryan nói.

    covid khong bien mat
    WHO cảnh báo virus SARS-CoV-2 có thể không bao giờ biến mất. (Ảnh: AP)

    Đối với diễn biến của đại dịch Covid-19 hiện nay trên thế giới, WHO tiếp tục phát đi cảnh báo kêu gọi các nước vô cùng thận trọng khi gỡ bỏ các biện pháp hạn chế, đồng thời nhận định mức độ rủi ro của Covid-19 hiện nay vẫn là rất cao ở cả cấp độ quốc gia, khu vực và thế giới.

    Giám đốc điều hành WHO, Mike Ryan cũng đánh giá, nếu các nước phải ứng phó với một đợt bùng phát thứ 2 của dịch Covid-19 thì hậu quả sẽ lớn hơn so với đợt bùng phát đầu tiên vì khi đó sẽ kéo theo vòng xoáy khủng hoảng y tế-kinh tế trầm trọng hơn.

    Hiện tại, hầu như tất cả các quốc gia đều đang gỡ bỏ toàn bộ hoặc từng phần các lệnh phong toả để khởi động lại kinh tế, dù diễn biến dịch Covid-19 vẫn đang rất phức tạp, đặc biệt tại các nước châu Âu, Nga và Mỹ./.

    VOV (theo WHO)

  • Khi phải "chung sống với Covid-19", người Anh đã dần quen với việc đạp xe đi lại, tập thể thao tại nhà và làm vườn.

    Chính phủ Anh có khả năng sẽ kéo dài lệnh phong tỏa thêm ít nhất một tuần nữa để ngăn chặn Covid-19. Nhưng số liệu thống kê đã cho thấy, đời sống ở Vương quốc Anh đã có những thay đổi không thể tưởng tượng được trong hai tháng qua. 

    Xe đạp phổ biến hơn

    Những hạn chế khi phải giãn cách xã hội đã khiến giao thông công cộng trở thành phương tiện ít được lựa chọn nhất. Cảnh sát cũng nhiều lần khuyến cáo nên hạn chế việc di chuyển bằng ôtô. Do vậy, mọi người đi lại ít hơn và khi cần, họ chọn cách thân thiện với môi trường hơn.

    Trong thời gian phong tỏa, các nhân viên dịch vụ khẩn cấp ở Anh sử dụng xe đạp đi làm tăng 200%. Nhìn chung, đi xe đạp trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Công ty Halfords cho biết doanh số bán xe đạp của họ tăng mạnh trong tuần đầu tháng 5.

    Các thành phố trên khắp Vương quốc Anh phản ứng với xu hướng này bằng cách có những điều chỉnh để giúp người đi xe đạp dễ dàng và an toàn hơn. Thị trưởng London Sadiq Khan dự định giới thiệu làn đường tạm thời dành cho xe đạp như một phần của chương trình "cảnh quan đường phố" của ông.

    Một cuộc thăm dò gần đây được thực hiện bởi nhà tư vấn về giao thông Systra cho thấy 61% người Anh lo lắng khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau lệnh phong tỏa. Điều này cho thấy xu hướng dùng xe đạp có thể tiếp tục ngay cả khi lệnh phong tỏa được gỡ bỏ.

    nguoi anh thay doi
    Một chiếc xe buýt hiển thị thông điệp cảm ơn Cơ quan Dịch vụ Y tế Anh (NHS) trên Cầu Westminster, London. Trong thời gian giãn cách xã hội, phương tiện giao thông công cộng ít được lựa chọn nhất. Ảnh: Reuters.

    Tập thể thao tại nhà

    Theo công ty thống kê Statista, năm 2019, Vương quốc Anh có khoảng 6.700 câu lạc bộ sức khỏe và thể hình với khoảng 9,7 triệu thành viên, đứng thứ hai ở châu Âu, sau Đức.

    Các câu lạc bộ thể hình của Vương quốc Anh tạo ra doanh thu hàng năm gần 2 tỷ bảng. Khi không thể đến phòng tập nữa, mọi người đã chuyển sang dùng công nghệ để tự giữ gìn vóc dáng và sức khỏe ở nhà.

    Một ứng dụng tập thể dục được phát triển bởi Peloton có số lượt tải tăng 77% so với năm ngoái. Công ty này đang cung cấp thêm các lớp học yoga và tăng cường sức mạnh cơ bắp.

    Tương tự, các ứng dụng bổ trợ như Strava, Nike Training Club và Map My Run đều cũng có lượt tải về cao đột biến.

    Một trong những kênh YouTube phổ biến nhất liên quan đến yoga, Yoga With Adrienne, cũng chứng kiến sự gia tăng lớn về lượng người xem. Số lượt xem hàng ngày của các video tăng gấp ba lần kể từ giữa tháng 3 khi nhiều quốc gia áp dụng lệnh phong tỏa.

    Tự trồng rau và hoa

    Trong những tuần đầu tiên, mọi người tăng mua đồ hộp và đồ khô khiến những mặt hàng này trở nên khan hiếm ở các siêu thị, cửa hàng. Sau đó, khi phải hạn chế ra ngoài, nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm các nguồn thay thế.

    Seeds Co-operative, một nhà sản xuất và cung cấp hạt giống, đã phải giới hạn việc bán hàng trực tuyến chỉ trong hai giờ một tuần do nhu cầu tăng đột biến. "Chúng tôi đang có nhu cầu khổng lồ cùng lúc với khả năng cung cấp bị giảm do những hạn chế để ngăn chặn dịch bệnh", công ty thông báo đồng thời cho biết sẽ chỉ mở hàng bán online từ 19h30 đến 21h30 mỗi Chủ nhật.

    Theo giám đốc David Price, các đơn đặt hàng tăng gấp 6 lần so với cách đây một năm.

    Khi lệnh phong tỏa bắt đầu ở Vương quốc Anh, nhiều người cảm thấy đây là thời điểm hoàn hảo để bắt đầu trồng rau.

    Không chỉ có hạt giống rau, nhu cầu hạt giống hoa cũng gia tăng.

    VnExpress (theo AS)

  • Phụ huynh sẽ không bị phạt khi từ chối cho con đi học vì những lo ngại về an toàn trong thời gian đại dịch coronavirus, Chính phủ cho biết.

    Thông báo này được đưa ra trong bảng hướng dẫn lộ trình chấm dứt phong tỏa Covid-19 của ông Boris Johnson hôm thứ Hai, 11/5.

    Các kế hoạch nới lỏng quy tắc bao gồm cho phép trẻ thuộc lóp Reception, Y1 và Y6 trở lại trường vào tháng 6, với quy mô lớp học nhỏ hơn áp dụng cho nhóm trẻ được coi là đang ở giai đoạn phát triển chính.

    school closed

    Điều này sẽ còn phụ thuộc việc dịch bệnh giảm đều hay tăng trở lại, Downing Street cho biết.

    Khi được hỏi liệu cha mẹ có bị phạt vì giữ con ở nhà nếu họ vẫn không cảm thấy an toàn, người phát ngôn chính thức của Thủ tướng nói với các phóng viên: “Câu trả lời ngắn gọn là không. Mặc dù chúng tôi sẽ không phạt phụ huynh vì giữ trẻ ở nhà khi đã đủ điều kiện để trở lại trường, chúng tôi vẫn sẽ khuyến khích phụ huynh cho trẻ đến trường."

    Chiến lược của Chính phủ cũng nêu rõ mong muốn đưa tất cả trẻ em tiểu học trở lại trường trong một tháng trước kỳ nghỉ hè nếu có khả năng - nhưng điều này sẽ được xem xét.

    Bộ Giáo dục sẽ hợp tác với các trường học và các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học để xây dựng chi tiết và hướng dẫn thêm về phương thức tạo điều kiện thuận lợi đưa trẻ trở lại trường.

    Tài liệu hướng dẫn của Chính phủ bổ sung rằng các trường trung học cơ sở và các cấp học cao hơn nên chuẩn bị bắt đầu giảng dạy trực tiếp (face-to-face-contact) đối với học sinh Lớp 10 và 12, những cấp lớp sẽ có kỳ thi quan trọng vào năm tới.

    Các trường học, cao đẳng và nhà trẻ đã phải đóng cửa suốt bảy tuần qua do sự bùng phát của coronavirus, chỉ mở cho những trẻ em dễ bị tổn thương và con của nhân viên trong lĩnh vực chủ chốt.

    VietHome (Theo Evening Standard)

  • Hi các bạn, cách đây vài tiếng Viethome có đăng bài Chính phủ tài trợ 60% lương lao động cho đến hết tháng 9, nhưng Bộ trưởng Tài chính trong buổi họp trước Quốc hội cách đây nửa tiếng, đã công bố chính sách trợ cấp tiền lương mới, khẳng định người lao động tiếp tục nhận 80% lương nếu họ tiếp tục được cho nghỉ phép, nhưng chi phí sẽ được chia sẻ với chủ lao động từ cuối tháng Bảy (nghĩa là chính phủ không ôm hết).

    Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak nói rằng từ cuối tháng Bảy, hệ thống trợ cấp lương của chính phủ sẽ được chia sẻ với chủ lao động, nhưng người lao động sẽ tiếp tục nhận 80% lương, cao nhất là £2,500.

    Từ tháng 8 đến tháng 10, kế hoạch trợ cấp này sẽ vẫn tiếp tục thực thi ở mọi lĩnh vực và khu vực hành chính ở UK, và chủ lao động có thể đưa người lao động trở lại làm việc part-time, do đó gánh nặng trên vài chính phủ sẽ san bớt qua vai chủ lao động.

    Tổng cộng, 7.5 triệu người đang tạm nghỉ phép có lương.

    Tuần trước, ông Sunak đã nói rằng chi phí trợ cấp đã tiêu tốn của người đóng thuế gần bằng chi phí cho NHS. Và chỉ cách đây vài tiếng, người ta vẫn đinh ninh rằng ông sẽ hạ mức trợ cấp xuống chỉ còn 60% lương. 

    Người lao động đang được khuyến khích trở lại làm việc kể từ ngày mai nếu họ không thể làm việc tại gia.

    thang 10

    Chính phủ đã bị chỉ trích khi nói người lao động ''nghiện'' việc nằm nhà mà vẫn có lương, và rằng họ cần được ''cai'' bớt. Tuy nhiên ông Sunak phủ nhận chuyện ông đã nói như vậy: ''Tôi không có dùng từ 'nghiện', và tôi cũng không nghĩ như vậy. Chẳng ai muốn nằm nhà nhận trợ cấp cả. Mọi người ở đất nước này đều muốn đi làm để kiếm tiền nuôi gia đình. Họ không có lỗi khi phải ở nhà. Do đó tôi đang cố hết sức hỗ trợ họ trong thời điểm sống còn này''. 

    Tuy nhiên, ông Edwin Morgan, giám đốc chính sách doanh nghiệp thuộc Viện Giám đốc (Institute of Directors), đã kêu gọi chính phủ phải vạch rõ hơn, cụ thể là chủ lao động sẽ tham gia vào chính sách này như thế nào. 

    ''Chích sách mới này đặt thêm gánh nặng lên doanh nghiệp. Vô số công ty nhỏ nhận được rất ít hỗ trợ, chính phủ không nên làm ngơ'', ông nói.

    Rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể hoạt động trở lại, và chính phủ cần phải lắng nghe ý kiến của họ nhiều hơn nữa.

    Theo phóng viên Joe Pike của Sky News, ý định ban đầu của ông Sunak là muốn đông lạnh nền kinh tế, đặt nó vào tình trạng đóng băng tạm thời cho đến khi dịch bệnh kết thúc. Nhưng chính phủ cũng đồng thời muốn tránh leo thang tình trạng thất nghiệp.

    Thông báo ngày hôm nay của ông Sunak nhận được đa số sự đồng thuận từ quốc hội, vừa đảm bảo 80% lương cho lao động đến cuối tháng 7, và giảm dần gánh nặng chính phủ cho đến cuối tháng 10.

    Tuy nhiên, việc này sẽ diễn ra với một cái giá khổng lồ. Một số chuyên gia ước tính chính phủ sẽ phải chi thêm 13 tỉ bảng để kéo dài kế hoạch trợ cấp đến cuối tháng Bảy.

    Với niềm tin của người tiêu dùng đang ở mức thấp kỷ lục, những gì ông Sunak đang làm chỉ là trì hoãn cơn đau, chứ không ngăn ngừa được nó.

    Viethome (theo HuffingtonPost)

  • Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak dự kiến sẽ thông báo kéo dài thời gian trợ cấp cho người lao động tạm nghỉ phép vì dịch Covid-19.

    Ít nhất 6.3 triệu lao động ngồi không đang được trả 80% lương nhờ vào tiền thuế của dân. Ông Sunak từng nói ông đang chuẩn bị từng bước để ''cai sữa'' cho các lao động và doanh nghiệp đang phụ thuộc vào hệ thống trợ cấp này. 

    Hệ thống đã tiêu tốn 8 tỉ bảng, nhưng đang được yêu cầu kéo dài. Và dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài hết tháng 9, nhưng khoản tiền trợ cấp sẽ giảm xuống chỉ còn 60% thu nhập. 

    Động thái này nhằm ngăn chặn việc doanh nghiệp bị cắt tiền đột ngột, có thể khiến 1.2 triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp. 

    cat giam tro cap 60

    Thủ tướng Boris Johnson ngụ ý kế hoạch này sẽ được thông báo vào hôm nay. Ông nói vào hôm thứ Hai: ''Kế hoạch trợ cấp lương là một trong những dấu ấn đáng khen ngợi của Chính phủ trong công tác ứng cứu dịch Covid-19 mà không phải nước nào cũng làm được. Gần 6.5 triệu người đang được hỗ trợ. Tôi không muốn nghe ông Sunak điều chỉnh kế hoạch này, nhưng những thay đổi sẽ được trình bày trước Quốc hội vào ngày mai''.

    Bộ trưởng Tài chính dự kiến hạ mức trợ cấp £2,500/tháng, đồng thời cắt trợ cấp tiền công (wage), trong khi lao động tự thuê (self-employed) với thu nhập hơn £30,000 có thể bị cấm đòi trợ cấp chính phủ. Ngưỡng cấm nhận trợ cấp hiện nay là £50,000.

    Torsten Bell, CEO của của tổ chức think tank Resolution Foundation, cho biết kế hoạch sẽ được tiến hành từng bước. Ông nói: ''Việc thay đổi ngay lập tức có thể khiến rất nhiều người mất việc cùng một lúc trong khi tỉ lệ thất nghiệp hiện nay đã thuộc hàng cao nhất trong 25 năm qua. Chính sách này sẽ tạo ra một thay đổi lớn trong cuộc khủng hoảng. Nó cần được thi hành thận trọng để đảm bảo những gì chúng ta đã cố gắng không bị phung phí''.

    Trong khi đó giám đốc quản lý của tập đoàn phức hợp giải trí GLL, ông Mark Sesnan, khuyến nghị rằng việc giảm trợ cấp nên được tiến hành từng bước. Ông nói: ''Các lĩnh vực như vui chơi và du lịch nên được bảo vệ. Vì để tuân thủ giãn cách xã hội, chúng tôi phải giảm đáng kể lượng khách. Vì thế, số lượng nhân viên được phép trở lại làm việc sẽ rất ít''.

    Về vấn đề giao thông công cộng, các bộ trưởng đang vạch ra hướng dẫn để làm sao người dân có thể đi lại an toàn. Ông Johnson nói ông không muốn nhìn thấy mọi người đi làm trở lại quá ồ ạt, nhưng để thực thi điều này không hề đơn giản.

    Viethome (theo Metro)

  • Một cư dân mạng đã đăng tải hình ảnh gây sốc bên trong một cửa hàng thời trang nam tại một trung tâm mua sắm sau 2 tháng không hoạt động.

    Đã gần 2 tháng kể từ khi chính phủ Malaysia áp đặt lệnh Kiểm soát di chuyển (MCO) bắt đầu từ ngày 18/3. Mới đây, Thủ tướng Muhyiddin Yassin thông báo các doanh nghiệp được mở cửa trở lại từ 4/5. Đồng nghĩa với việc các cửa hàng bắt đầu quay trở lại hoạt động kinh doanh, khôi phục kinh tế.

    Tuy nhiên, việc đóng cửa quá lâu không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu của các cửa hàng mà còn khiến các mặt hàng chưa bán được bị hỏng do nấm mốc. Thậm chí, có những mặt hàng không hạn sử dụng cũng bị mốc meo.

    hang hoa moc meo 1
    Những chiếc giày mốc meo sau 2 tháng không có ai chạm vào.

    Ngày 5/5, một cư dân mạng có tài khoản Facebook Nex Nezeum đã đăng tải hình ảnh gây sốc bên trong một cửa hàng thời trang nam tại một trung tâm mua sắm ở bang Sabah (Malaysia).

    Những hình ảnh cho thấy các sản phẩm thời trang như balo, túi xách, thắt lưng, giày nam... đều bị nấm mốc bao phủ nhìn đã thấy rùng mình.

    hang hoa moc meo 1

    Anh chàng đăng tải hình ảnh chụp cận cảnh các sản phẩm với chú thích: "Có thể mở cửa hàng nhưng thế này thì buôn bán gì nữa... Hàng bị hư hỏng sau 2 tháng không ai ngó ngàng tới". Điều đáng nói là giá trị của các sản phẩm này không hề nhỏ.

    Bài đăng của anh chàng đã nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng với 9.400 lượt thích, hơn 40.000 lượt chia sẻ và hàng trăm bình luận bày tỏ sự ngạc nhiên và tiếc cho số hàng bị hỏng này.

    hang hoa moc meo 1

    hang hoa moc meo 1

    hang hoa moc meo 1

    Đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân thực sự dẫn đến tình trạng nấm mốc khủng khiếp như vậy trong cửa hàng thời trang này. Tuy nhiên, nhiều người đã suy đoán rằng độ ẩm có thể tích tụ trong không khí ở trung tâm thương mại sau khi họ tắt điều hòa không khí trong hơn hai tháng. Bên cạnh đó, chủ cửa hàng cũng không quan tâm và không đến lau dọn thường xuyên dẫn đến tình trạng như vậy.

    Không chỉ trung tâm mua sắm, các rạp chiếu phim ở Malaysia cũng mốc meo sau 2 tháng không hoạt động.

    Một số bức ảnh được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy cảnh tượng hoang tàn bên trong một số rạp chiếu phim. Theo đó, những chiếc ghế bám đầy bụi và bị nấm mốc bao vây. Ngay cả các lối đi cũng trong tình trạng không thể tồi tệ hơn.

    hang hoa moc meo 1

    hang hoa moc meo 1

    hang hoa moc meo 00

    Theo WOB, nấm mốc thường phát triển trong môi trường ẩm ướt và các loại vải bọc ghế dùng trong rạp chiếu phim có thể dễ dàng hấp thụ độ ẩm từ không khí, cộng thêm môi trường thuận lợi đã tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển ở trong rạp chiếu phim sau một thời gian không hoạt động.

    Điều này có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bất kỳ ai nếu đến những nơi không được làm sạch hoàn toàn. Một số chuyên gia y tế cho hay, việc tiếp xúc với nấm mốc có thể gây kích ứng mắt, da, mũi, họng và phổi. Một số người nhạy cảm với nấm mốc có thể bị dị ứng, phát ban da. Chính vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh rạp chiếu phim sẽ phải đau đầu nghĩ cách làm thế nào để thu dọn không gian bên trong rạp.

    Nhịp Sống Việt (nguồn: WOB)

  • Trên trang gov.uk của chính phủ vừa đăng thông tin hướng dẫn thi hành luật phong tỏa, có hiệu lực từ ngày 13/5. Ngoài một số điều mà chúng ta đã biết, thì Viethome xin dịch thêm các thông tin khác, về những điều chúng ta được phép làm.

    1. Sân tennis, golf, sân bóng rổ có mở cửa không?

    Có, nhưng bạn chỉ được vào sân một mình, hoặc với người sống cùng hộ gia đình, hoặc với chỉ 1 người khác hộ gia đình. Và phải giữ giãn cách xã hội. Nên cẩn thận khi sử dụng toilet chung. 

    Không nên đến sân chơi nếu bạn hoặc người trong hộ gia đình có triệu chứng coronavirus, hoặc đang tự cách ly.

    2. Tôi có được gặp bạn bè và gia đình trong công viên không?

    Nếu ra ngoài, bạn được phép gặp 1 người khác hộ gia đình. Tụ tập trên 2 người thuộc các hộ gia đình khác nhau là phạm luật. Những người sống cùng nhà được quyền tụ tập trong công viên bất kể số lượng (thành viên).

    Bạn có thể đi tập thể dục nhiều lần trong ngày, đi bao xa cũng được, và nhớ giữ khoảng cách nếu đi cùng người khác (chẳng hạn đạp xe cùng nhau). 

    3. Sinh viên được phép trở về nhà của mình, nếu họ trở về luôn (permanently).

    4. Những điều không được làm

    - Đến chơi nhà người khác.

    - Tập thể dục ở sân thể thao trong nhà, phòng gym hay trung tâm giải trí, kể cả phòng gym hay sân chơi ngoài trời.

    - Đi bơi ở hồ bơi công cộng.

    - Đi đến địa điểm du lịch tư nhân hoặc có bán vé.

    - Không dùng chung xe với người khác hộ gia đình (trừ phương tiện công cộng).

    - Tụ tập nhiều hơn 2 người (trừ người cùng hộ gia đình). Tuy nhiên, được phép tập trung nhiều hơn 2 người khi dự đám tang, chuyển nhà, đi làm, giúp đỡ người dễ tổn thương, các trường hợp khẩn cấp hoặc khi phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý. Nếu có thế, hãy giữ khoảng cách 2m, rửa tay ít nhất 20 giây, hoặc dùng nước rửa tay khô.

    - Đi ra ngoài chơi bằng xe riêng, rồi về nhà trong ngày thì được. Nhưng không được ở qua đêm tại nhà của người khác, hoặc nhà khác của bạn.

    - Khách sạn vẫn chưa được mở cửa, và chỉ mở cho những lao động thiết yếu có lý do chính đáng phải ở khách sạn.

    - Từ ngày 1/6, chính phủ sẽ xem xét việc cho phép tổ chức lễ cưới nhỏ.

    Nên ở nhà nếu bạn hoặc người trong hộ gia đình có triệu chứng coronavirus, hoặc đang tự cách ly.

    Xem tiếp phần 2: https://viethome.co.uk/tin-tuc/tin-tuc-o-anh/57752-nhung-dieu-nguoi-anh-duoc-phep-lam-trong-giai-doan-nay-p2

    JA Mark Titchner A202 8

    Viethome (theo Gov.uk) Còn tiếp.

  • Viethome xin tiếp tục chia sẻ với các bạn những quy định mới của chính phủ trong giai đoạn nới lỏng phong tỏa, áp dụng từ ngày 13 tháng 5. Ai chưa xem phần 1 thì đọc ở đây nhé.

    Tiếp theo là phần 2:

    5. Sếp yêu cầu tôi đi làm nhưng tôi sợ

    Chủ và nhân viên nên đàm phán và đồng ý với nhau về kế hoạch làm việc. Chủ nên tạo điều kiện để nhân viên làm việc tại nhà. Nếu không thể, chủ nên thực hiện các bước cẩn thận để bảo vệ nhân viên và tạo điều kiện làm việc an toàn, như chia ca làm việc. 

    Nếu bạn thấy chủ không tạo được môi trường làm việc an toàn cho mình, vậy thì hãy báo với chính quyền địa phương hoặc Ban An toàn Sức khỏe (Health and Safety Executive), họ sẽ tới hướng dẫn cho chủ của bạn.

    Vậy làm thế nào để tạo môi trường an toàn, tham khảo tại đây: https://www.gov.uk/guidance/working-safely-during-coronavirus-covid-19.

    Chủ có thể sa thải nếu tôi không chịu đi làm? Nếu như bạn và chủ bất đồng chính kiến, thì bạn nên liên hệ ACAS để họ tư vấn về việc khiếu nại chủ.

    6. Quy định với người dễ tổn thương, người trên 70 tuổi, các trung tâm chăm sóc...

    Những người trên 70 tuổi, dù có khỏe mạnh cũng nên hạn chế tiếp xúc cho tới cuối tháng Sáu.

    Các trung tâm chăm sóc, trại dưỡng lão nên tuân theo hướng dẫn kiểm soát an toàn dịch bệnh của chính phủ, tham khảo tại đây: https://assets.publishing.service.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/881329/COVID-19_How_to_work_safely_in_care_homes.pdf

    7. Mức phạt đối với người vi phạm

    Ở lần vi phạm đầu tiên, cảnh sát sẽ viết biên bản nộp phạt 100 bảng (giảm 50 bảng nếu nộp trong vòng 14 ngày). Những lần vi phạm tiếp theo sẽ tăng gấp đôi tiền phạt. Cụ thể:

    - Lần đầu: £100

    - Lần hai: £200

    - Lần ba: £400

    - Lần bốn: £800

    - Lần năm: £1,600

    - Mức phạt tối đa: £3,200

    Đối với cả cá nhân và doanh nghiệp, nếu không đóng phạt đúng hạn, bạn sẽ bị thưa ra tòa và lúc này mức phạt là không giới hạn.

    Những quy định ở Phần 1 và Phần 2 này được áp dụng ở England. Nếu sống ở Scotland, Wales và Bắc Ailen, bạn có thể tham khảo bộ quy định tại đây:

    - Scotland

    - Wales

    - Bắc Ailen

    Xem lại phần 1: Những điều người Anh được phép làm từ ngày 13 tháng Năm

    gettyimages 1209295170 612x612

    Viethome (theo Gov.uk)./.

  • Ngày 10/5, Bộ trưởng Nhà ở Anh Robert Jenrick cho biết chính phủ nước này muốn tái khởi động nền kinh tế một cách "chậm rãi và thận trọng".

    Grant Shapps
    Cảnh vắng vẻ tại một tuyến phố ở London, Anh khi lệnh phong tỏa được ban bố do dịch COVID-19. Ảnh: THX/TTXVN

    Phát biểu với Sky News, Bộ trưởng Jenrick nêu rõ thông điệp yêu cầu người dân ở nhà cần phải được sửa đổi vì Chính phủ Anh muốn dần dần và thận trọng mở cửa trở lại đất nước cũng như nền kinh tế. Ông nhấn mạnh quyết định nới lỏng lệnh phong tỏa sẽ phụ thuộc vào việc kiểm soát sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Nếu tỷ lệ lây nhiễm bắt đầu gia tăng ở một số khu vực, Chính phủ Anh có thể sẽ áp dụng trở lại các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

    Phát biểu của Bộ trưởng Nhà ở Anh được đưa ra trong bối cảnh Thủ tướng Boris Johnson dự kiến cùng ngày có bài phát biểu trên truyền hình về kế hoạch nới lỏng phỏng tỏa do dịch COVID-19 sau gần 7 tuần áp đặt. Theo đó, Thủ tướng Johnson sẽ công bố một hệ thống cảnh báo để thông báo về cách thức và những nơi có thể được nới lỏng phong tỏa.

    Hệ thống cảnh báo gồm 5 cấp độ - tương tự hệ thống cảnh báo mức độ đe dọa khủng bố, giúp người dân và các nhà hoạch định chính sách nắm được tình hình dịch COVID-19 trên toàn quốc. Hệ thống này ban đầu sẽ chỉ được triển khai ở vùng England nhưng Chính phủ Anh hy vọng có thể mở rộng ra các vùng Wales, Bắc Ireland và Scotland. 

    Ngày 9/5, trong cuộc họp báo hàng ngày về tình hình dịch COVID-19, Bộ trưởng Giao thông vận tải Anh Grant Shapps đã công bố kế hoạch trị giá 2 tỷ bảng Anh nhằm khuyến khích người dân “xứ sở sương mù” đi làm bằng xe đạp và đi bộ. Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Anh cân nhắc dần nới lỏng các biện pháp phong tỏa song vẫn duy trì giãn cách xã hội.

    Bộ trưởng Giao thông vận tải Anh cho biết, với quy định giãn cách xã hội tối thiểu 2 mét thì hệ thống giao thông công cộng của Anh chỉ đáp ứng được một phần mười nhu cầu, ngay cả khi trở lại hoạt động toàn phần.

    Ông Shapps kêu gọi người dân Anh tiếp tục làm việc từ nhà nếu có thể, đồng thời hối thúc mọi người sử dụng xe đạp hoặc đi bộ trong trường hợp bắt buộc phải đến nơi làm việc. Theo ông, hành động này sẽ giúp giảm sức ép đối với hệ thống giao thông công cộng, trong khi việc hạn chế sử dụng ô tô cá nhân cũng góp phần giảm ùn tắc giao thông.

    Cũng tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Giao thông vận tải Anh Grant Shapps công bố kế hoạch trị giá 2 tỷ bảng Anh nhằm khuyến khích người dân sử dụng xe đạp và đi bộ, coi đây là trung tâm trong chính sách giao thông của nước Anh thời gian tới. Mục tiêu của kế hoạch là tăng gấp đôi số người sử dụng xe đạp và số người đi bộ trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.

    Giai đoạn đầu tiên trong kế hoạch này là gói đầu tư trị giá 250 triệu bảng để thực thi một loạt biện pháp khẩn cấp nhằm đảm bảo cho người đạp xe và đi bộ an toàn hơn. Các biện pháp sẽ sớm được thực hiện gồm mở các làn đường dành riêng cho xe đạp, mở rộng vỉa hè, các tuyến phố chỉ dành cho xe buýt và xe đạp.

    Báo Tin Tức (theo BBC)

  • Thủ tướng Boris Johnson đã vạch ra một lộ trình để nới lỏng cách ly xã hội. Downing Street nhấn mạnh sẽ không gỡ bỏ mọi hạn chế cùng một lúc, trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Dominic Raab nói rằng mọi người sẽ phải làm quen với "một cuộc sống bình thường mới" do coronavirus – trong đó các biện pháp giãn cách xã hội mới sẽ được duy trì "một thời gian".

    Nhưng cuộc sống “bình thường mới” này sẽ ra sao?

    Các cửa hàng và cơ sở kinh doanh không thiết yếu

    Việc dỡ bỏ các hạn chế hiện tại sẽ bao gồm biện pháp tiếp tục duy trì giãn cách xã hội.

    Ông Raab đã đề nghị các doanh nghiệp và nhà máy thay đổi cách làm việc và áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội tương tự như ở các doanh nghiệp thiết yếu, giữ cho nhân viên và khách hàng cách nhau hai mét.

    Điều này bao gồm các hàng đợi có khoảng cách 2m, giống như bên ngoài các siêu thị và cửa hàng DIY, hệ thống di chuyển một chiều, sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) cũng như quầy ngăn cách bằng nhựa tại các nhà máy để đảm bảo không có sự tiếp xúc vật lý giữa nhân viên và người mua hàng.

    Các văn phòng cũng đã phải thực thi các quy tắc tương tự bằng cách thay đổi bố trí không gian làm việc hoặc giới hạn số lượng nhân viên trong văn phòng để đảm bảo quy tắc 2m, cùng với việc bày sẵn nhiều lọ khử trùng tay và các sản phẩm làm sạch.

    Các ca làm việc được sắp xếp so le và những nhân viên có thể làm việc tại nhà sẽ được yêu cầu tiếp tục làm như vậy trong nhiều tháng tới.

    Các cửa hàng quần áo có thể mở cửa lại theo cách tương tự, theo hướng dẫn được công bố bởi Hiệp hội Bán lẻ Anh, trong đó các nhà bán lẻ được khuyên nên xem xét việc hạn chế khách hàng đi vào nhà vệ sinh và phòng thay đồ.

    Các biện pháp khác bao gồm lối vào và lối ra riêng biệt, không khuyến khích thanh toán bằng tiền mặt và tăng thói quen vệ sinh.

    Các biện giãn cách xã hội tương tự cũng sẽ áp dụng cho các cửa hàng bán lẻ ngoài trời, chẳng hạn như trung tâm bán lẻ trong các vườn hoa.

    skynews social distancing graphic 4985484

    Nhà máy

    Các nhà sản xuất xe hơi bao gồm Jaguar Land Rover, Aston Martin và Nissan đã tuyên bố dần nối lại sản xuất tại các nhà máy, và cũng áp dụng các quy tắc giãn cách vật lý tại chỗ.

    Tại Đức, Volkswagen đã tuyên bố năng suất tại nhà máy Wolfsburg của họ chỉ ở khoảng 10 - 15% ban đầu và sau một tuần sẽ đạt khoảng 40% so với mức trước khủng hoảng.

    Các nhà sản xuất ô tô đã áp dụng những thay đổi lớn trong dây chuyển sản xuất của mình và bổ sung thêm các biện pháp bảo vệ. Công nhân đã được yêu cầu đo nhiệt độ và thay quần áo ở nhà để tránh tình trạng chen chúc trong phòng thay đồ của nhà máy.

    Các ký hiệu được vẽ trên sàn nhà máy để công nhân có thể tuân thủ quy tắc khoảng cách xã hội 1,5m (có thể là 2m ở Anh) và nhân viên được cho thêm thời gian để khử trùng dụng cụ và bề mặt nơi họ làm việc.

    Nhà hàng, quán café và quán rượu

    Thiết kế lại các phòng ăn, nhà bếp và vườn bia có thể là lối thoát cho các doanh nghiệp này, sao cho họ có thể đảm bảo khách hàng và nhân viên tuân thủ quy tắc giãn cách xã hội 2m.

    Các quốc gia bao gồm Áo và Ý đã tuyên bố mở lại các cơ sở này lần lượt vào tháng Năm và tháng Sáu.

    Trường học

    Việc mở lại trường học theo từng giai đoạn có thể áp dụng cùng với giới hạn về quy mô lớp học, như đề xuất của chính phủ Scotland vào tháng trước.

    "Các lớp học có thể phải được bố trí lại để cho phép giữ khoảng cách xã hội, vì vậy không phải tất cả trẻ em đều có thể quay lại trường cùng một lúc", Bộ trưởng đứng đầu Scotland Nicola Sturgeon nói.

    "Liệu chúng ta có phải chia các lớp học thành hai, trong đó một nửa lớp học một tuần và nửa còn lại học vào tuần tiếp theo không?" bà nói. "Hay một nửa vào buổi sáng và nửa kia vào buổi chiều?"

    Các hướng dẫn tương tự - khoảng cách giữa các bàn, giờ giải lao vào các thời điểm khác nhau, các khu vực rửa tay và cung cấp đầy đủ chất khử trùng - cũng đã được các quan chức ở Đức áp dụng để mở lại các trường học từ ngày 4 tháng Năm. Một số bang đã mở lại trường học, theo báo cáo phương tiện truyền thông Đức.

    Những sửa đổi như vậy cũng được áp dụng ở Đan Mạch, nơi trẻ em ở một số cấp lớp nhất định đã trở lại trường mẫu giáo và trường học, trong khi các học sinh khác phải tiếp tục học ở nhà.

    Gặp gỡ người thân

    Bà Sturgeon đã đề nghị các quy định nới lỏng có thể bao gồm khả năng cho phép mọi người tham gia một "bong bóng" xã hội, trong đó các nhóm nhỏ bạn bè và gia đình từ các hộ gia đình khác nhau có thể tụ tập, gặp gỡ ngoài trời.

    Bước đầu tiên áp dụng ngay lập tức có thể cho phép mỗi hai hộ gia đình kết hợp với nhau trong một "bong bóng" như vậy.

    Tuy nhiên, Giám đốc y tế Anh, Giáo sư Chris Whitty, cho biết những người già và dễ bị tổn thương có thể cần phải tiếp tục được bảo vệ khỏi virus, nghĩa là họ không nên tham gia tiếp xúc đông người như thế này.

    Tóc và làm đẹp

    Một số quốc gia như Thụy Sĩ và Đan Mạch đã cho phép các tiệm làm tóc, làm đẹp và tiệm xăm hình tiếp tục kinh doanh - nhưng phải thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang và găng tay trong khi phục vụ khách.

    Chính quyền Thụy Sĩ cho biết các công ty phải cung cấp cho khách hàng cá nhân không gian trung bình ít nhất 10 mét vuông trong các cửa hàng và văn phòng của họ, tạo hàng đợi bên ngoài tòa nhà và thường xuyên làm sạch thiết bị và các bề mặt.

    Thợ làm tóc, thợ cắt tóc và nhân viên mát xa tiếp xúc với khách hàng trong khoảng cách từ hai mét được khuyên nên đeo khẩu trang và tấm chắn mặt bằng nhựa trong suốt, rửa hoặc khử trùng tay trước và sau khi gặp một khách hàng.

    Một số quy trình tương tự đã được áp dụng tại các salon ở Anh khi đại dịch bắt đầu xuất hiện, với nước khử trùng tay, khăn lau tay thay thế bằng giấy dùng một lần, không để tạp chí ở khu vực chờ, và tất cả áo choàng, khăn, máy tạo kiểu, dụng cụ làm tóc, ghế, tay nắm cửa và tay vịn được làm sạch sâu sau mỗi lần sử dụng.

    Làm sạch kỹ lưỡng và làm việc theo ca là yếu tố quan trọng để được mở cửa trở lại, Bộ trưởng kinh doanh của Đan Mạch Simon Kollerup nói thêm: "Rõ ràng bạn không thể tránh tiếp xúc với nhân viên mát xa hoặc thợ làm tóc. Nhưng những hướng dẫn mới cần nhằm mục đích giảm tối đa lây nhiễm."

    Các phòng khám đa khoa, nhãn khoa, nha khoa và thú y

    Các biện pháp giãn cách xã hội và vệ sinh tương tự có khả năng cũng được áp dụng bởi các phòng khám mắt, bệnh viện thú y, phòng khám răng và phòng khám đa khoa.

    Các cơ sở thú y đang thực hiện chính sách hạn chế phục vụ và có các biện pháp để bàn giao vật nuôi một cách an toàn mà không cần tiếp xúc.

    Các chuỗi cơ sở y tế như Vision Express, Boots và Specsavers hiện chỉ cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt thiết yếu, các trung tâm nha khoa khẩn cấp (UDCs) đã được thiết lập cho các trường hợp khẩn cấp và hầu hết các bác sĩ đa khoa hiện chỉ thực hiện cuộc hẹn với bệnh nhân qua điện thoại hoặc tổ chức tư vấn video.

    Việc nới lỏng phong tỏa không nhất thiết dẫn đến gia tăng các cuộc hẹn trực tiếp. Một số người có thể tiếp tục được chăm sóc từ xa sau khi các hạn chế được dỡ bỏ vì công nghệ hiện đại dần được sử dụng trong đại dịch.

    Công trình xây dựng

    Một số công ty và cơ sở xây dựng đã bắt đầu mở lại các công trường hoặc thông báo thời điểm hoạt động trở lại trong tháng Năm.

    Trong số đó có Taylor Wimpey. Công ty tuyên bố họ đang sử dụng "các giao thức chi tiết vận hành công trường mới, được xây dựng để tuân thủ các yêu cầu giãn xa cách xã hội nghiêm ngặt".

    Giám đốc điều hành Pete Redfern cho biết vào tuần trước: "Chúng tôi hiện tự tin rằng chúng tôi có kế hoạch và quy trình rõ ràng để bắt đầu mở cửa các công trường một cách an toàn theo từng giai đoạn."

    Tuy nhiên, công đoàn xây dựng Unite đã kêu gọi Ban điều hành An toàn và Sức khỏe tăng cường các chuyến kiểm tra hiện trường để bảo đảm việc thực thi giãn cách xã hội.

    Hướng dẫn mới từ Hội đồng Lãnh đạo Xây dựng nêu rõ, ở những nơi công nhân bắt buộc phải làm việc trong phạm vi cách nhau hai mét, họ nên "đứng cạnh nhau, hoặc quay lưng với nhau, thay vì đối mặt".

    Khi không thể đảm bảo điều này, công nhân nên "giữ vị trí gần tối đa 15 phút hoặc ít hơn nếu có thể".

    Unite đã viết thư cho Bộ trưởng Kinh doanh Alok Sharma, tuyên bố các quy trình đã bị "hạ thấp" so với các phiên bản trước đó và nói rằng điều này "làm giảm sự an toàn của công nhân trên các công trường xây dựng và thậm chí có thể trở thành yếu tố góp phần vào sự lây lan của COVID-19 trong cộng đồng".

    Tòa án

    Bộ trưởng Tư pháp Robert Buckland đã đặt ra các quy định cho phép tòa án áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội.

    "Ví dụ, chúng tôi sẽ phải sử dụng hai phòng xử (thông nhau) thay vì một. Điều này cho phép bồi thẩm đoàn có thể ngồi trong một không gian an toàn, giữ khoảng cách với tòa", ông nói.

    "Chúng tôi sẽ bắt đầu tiến hành áp dụng trong vài tuần tới, nhưng nó sẽ là một quá trình chậm rãi."

    Các chuyến bay

    EasyJet cho biết họ có kế hoạch giữ trống ghế giữa trên các máy bay để duy trì khoảng cách xã hội khi các chuyến bay tiếp tục được khai thác.

    Hãng hàng không giá rẻ đang cân nhắc các kế hoạch quay trở lại dịch vụ sau phong tỏa, hiện đang tiêu tốn tới 40 triệu bảng mỗi tuần.

    Máy bay của hãng - hiện tại tất cả đều không hoạt động - hầu hết có thiết kế ba chỗ ngồi sát nhau ở hai bên lối đi.

    Thay đổi được đề xuất sẽ giúp hành khách ở cửa sổ và lối đi có một ghế trống bên cạnh họ.

    Tuy nhiên, ông chủ của hãng hàng không đối thủ Ryanair nói rằng nếu biện pháp này trở thành điều kiện bắt buộc để các hãng hàng không được tiếp tục kinh doanh, chính phủ phải chịu trách nhiệm thanh toán.

    Michael O'Leary cho biết ông hy vọng hãng hàng không của mình sẽ khai thác khoảng 40% dịch vụ vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7.

    Du lịch toàn cầu

    Ông Raab cho biết các quan chức cũng đang xem xét khả năng kiểm tra an ninh trên biển và sân bay, theo đó hành khách đến Anh bắt buộc phải cách ly trong 14 ngày. Điều này sẽ áp dụng cho cả khách du lịch nước ngoài và công dân Vương quốc Anh.

    Người ta tin rằng nó có thể là một phần của chính sách "kiểm tra, theo dấu và theo dõi" của chính phủ nhằm cách ly các trường hợp mắc bệnh mới, hạn chế sự lây lan.

    Heathrow sắp thử nghiệm công nghệ đo thân nhiệt của những người di chuyển qua sân bay để tìm dấu hiệu của virus.

    Giao thông

    Giao thông công cộng vẫn hoạt động, nhưng thói quen di chuyển của người dân có thể đã thay đổi đáng kể trong thời gian phong tỏa.

    Cụ thể, các tài xế xe con hẳn đã nhận ra chi phí của phương tiện này - và có thể sẽ tiếp tục cắt giảm chi tiêu, thay vào đó chuyển sang giao thông công cộng hoặc đi xe đạp.

    Thủ tướng đã cam kết "một kế hoạch quy mô" để giúp mọi người đi làm bằng các các phương tiện khác "hơn là liên tục đổi phương tiện công cộng".

    Bộ Giao thông vận tải đang khuyến khích nhiều người sử dụng xe đạp để đi làm nhằm giữ khoảng cách an toàn.

    Thủ tướng cũng đã nói về một dịch vụ London Underground "lớn hơn và mở rộng hơn" để "mọi người có thể tuân thủ giãn cách xã hội".

    Người Anh có thể được khuyến khích che mặt, đặc biệt là trên các phương tiện giao thông công cộng.

    Thể thao

    Các trận đấu bóng đá có thể được phép tiếp tục – nhưng không có người hâm mộ.

    Premier League sẽ tổ chức các cuộc đàm phán tiếp theo trong tuần này với mục tiêu trở lại thi đấu vào tháng Sáu.

    Bộ trưởng Văn hóa Oliver Dowden nói: "Cá nhân tôi đã nói chuyện với Premier League, với mục đích đưa bóng đá trở lại càng sớm càng tốt để hỗ trợ toàn bộ cộng đồng bóng đá.

    "Nhưng, tất nhiên, bất kỳ động thái nào như vậy sẽ phải phù hợp và tuân thủ hướng dẫn y tế công cộng." 

    Trung tâm tái chế

    Các bãi rác trên khắp đất nước đang bắt đầu mở cửa trở lại sau khi một số hội đồng ghi nhận sự gia tăng tình trạng đổ rác trộm trong thời gian phong tỏa.

    Cơ quan Tái chế và Xử lý chất thải Mer Jerseyide cho biết trên trang web của mình rằng các trung tâm tái chế của họ sẽ mở cửa vào tháng 5 với các hướng dẫn nghiêm ngặt.

    Chỉ có ô tô mới được phép đi vào bãi và người dùng được cảnh báo thời gian xếp hàng sẽ "dài hơn đáng kể".

    Chỉ được phép có một người trên mỗi xe (ngoại trừ chủ sở hữu Blue Badge) và quy tắc khoảng cách xã hội tối thiểu 2m sẽ được áp dụng. Nhân viên sẽ không thể hỗ trợ dỡ hàng.

    "Nếu các hộ gia đình có triệu chứng COVID-19 thì chất thải phải được để lại ít nhất 72 giờ trước khi xử lý và chất thải cá nhân nên được bỏ trong 2 lớp bọc để đảm bảo an toàn ", MRWA nói.

    VietHome (Theo Sky News)

  • Salon làm đẹp, tiệm làm tóc ở Ireland được dự kiến mở cửa vào ngày 20/7, nhiều người đang tự hỏi liệu UK có học hỏi kế hoạch của Ireland.

    Thủ tướng Ireland, Taiseach Leo Varadkar, đã thông báo lộ trình nới lỏng các lệnh phong tỏa vào hồi đầu tháng 5. Lộ trình này gồm 5 giai đoạn, bắt đầu từ ngày 18/5. Mỗi giai đoạn kéo dài 3 tuần.

    Các tiệm làm tóc, làm đẹp được dự kiến mở cửa vào ngày 20/7, vì đây là loại hình dịch vụ ''nguy cơ cao'', tiếp xúc trực tiếp giữa thợ và khách, thợ và thợ...

    Suốt quá trình nới lỏng phong tỏa, tỉ lệ lây nhiễm virus sẽ được theo dõi sát sao để nếu thực tế diễn ra không như dự kiến, thì chính quyền sẽ sửa đổi kịp thời. 

    Thủ tướng Boris Johnson dự kiến sẽ công bố lộ trình nới lỏng phong tỏa ở UK vào cuối tuần này, nhiều người đều cùng chung câu hỏi: Khi nào thì các tiệm làm đẹp ở UK mới được mở cửa?

    S

    5 GIAI ĐOẠN NỚI LỎNG PHONG TỎA CỦA IRELAND:

    Giai đoạn 1: Từ ngày 18/5

    - Cho phép người dân từ các hộ gia đình khác nhau được phép gặp gỡ bên ngoài nhà. 

    - Mở cửa các dịch vụ trông trẻ cho nhân viên y tế.

    - Công nhân lao động ngoài trời được phép trở lại làm việc.

    - Cho phép mở cửa đối với các shop bán lẻ kinh doanh chủ yếu ở ngoài trời, hoặc những tiệm vốn được phép mở trong giai đoạn đầu phong tỏa (như shop bán kính mắt).

    - Mở cửa một số cơ sở, dịch vụ công cộng ngoài trời.

    Giai đoạn 2: Từ ngày 8/6

    - Cho phép ghé thăm nhà của nhau.

    - Lên kế hoạch mở cửa doanh nghiệp với các phương pháp bảo vệ an toàn cho nhân viên và khách hàng.

    - Cho phép mở các cửa hàng bán lẻ nhỏ và trung tâm bán lẻ, tuy nhiên phải giữ giãn cách xã hội.

    - Mở cửa thư viện công.

    Giai đoạn 3: Từ ngày 29/6

    - Cho phép tụ tập ít người.

    - Cho phép mở cửa từng đợt với các nhà trẻ, trường dự bị tiểu học dành cho nhân viên tuyến đầu.

    - Cho phép những công việc ít tiếp xúc được hoạt động trở lại

    - Cho phép mở các cửa tiệm bán lẻ không thiết yếu 

    - Cho phép sân chơi hoạt động

    Giai đoạn 4: Từ ngày 20/7

    - Cho phép mở cửa dần dần đối với các nhà trông trẻ, trường mầm non và trường dự bị tiểu học cho con em của tất cả mọi người dân.

    - Những người không thể làm việc tại nhà, sẽ được cho phép đi làm.

    - Nới lỏng hạn chế đối với các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao (chẳng hạn tiệm làm đẹp, tiệm làm tóc)

    - Mở cửa bảo tàng, phòng trưng bày, nơi thờ cúng.

    Giai đoạn 5: Từ ngày 10/8 

    - Cho phép tụ tập đông người

    - Cho phép tất cả mọi người đi làm

    - Theo từng giai đoạn, bắt đầu mở cửa trường học cho niên khóa 2020/2021, mở cửa trường tiểu học, trung học và cấp 3, đại học.

    - Các dịch vụ bán lẻ rủi ro cao được nới lỏng. 

    Bên cạnh lộ trình 5 giai đoạn, chính phủ Ireland còn chi 2 tỉ euro để hỗ trợ các doanh nghiệp.

    Viethome (theo professionalbeauty.co.uk)

  • Không thể phủ nhận rằng vì coronavirus, cuộc sống thường ngày sẽ có nhiều khác biệt trong một khoảng thời gian nhất định.

    Mặc dù các hạn chế cách ly xã hội hiện tại sẽ không kéo dài mãi mãi, nhưng chúng ta chắc chắn sẽ không còn thấy cuộc sống ở London giống như trước kia.

    Vì các mục đích kinh tế và xã hội, tinh thần và thể chất, nhiều người sẽ háo hức trở lại với những sinh hoạt bình thường trong cuộc sống hàng ngày – và một trong những hoạt động quan trọng nhất là đi lại hàng ngày.

    Việc dỡ bỏ phong tỏa coronavirus sẽ khiến London Underground trở nên "quá tải nhanh chóng", theo Nhóm Điều phối Chiến lược London. Nhóm các nhà hoạch định khẩn cấp, dẫn đầu là Cảnh sát Metropolitan và các hội đồng, cũng cảnh báo sẽ có nhiều khó khăn trong việc duy trì khoảng cách xã hội trên hệ thống tàu ngầm.

    Để giảm rủi ro cho hành khách, một số thay đổi lớn có thể được áp dụng - nhiều trong số đó đã được Chính phủ khuyến khích.

    Tuần này, Thủ tướng sẽ đưa ra một "lộ trình" chi tiết về cách mọi người có thể đi làm và làm thế nào trẻ em có thể trở lại trường học hoặc nhà trẻ.

    Ông Boris Johnson nói ông muốn "làm cho nền kinh tế của chúng ta thay đổi" nhưng có những lo ngại rằng việc quay trở lại làm việc có thể khiến virus lây lan trên phương tiện giao thông công cộng.

    Ông phát biểu: “Tôi sẽ lên kế hoạch toàn diện vào tuần này để giải thích làm thế nào chúng ta có thể đưa nền kinh tế chuyển động trở lại, đưa con cái trở lại trường học và nhà trẻ, và thứ ba là làm thế nào chúng ta có thể đi làm và giúp nơi làm việc an toàn hơn''.

    “Nói tóm lại, làm thế nào chúng ta có thể tiếp tục ngăn chặn căn bệnh và đồng thời khởi động lại nền kinh tế.”

    Tương lai cho TfL

    Việc làm của 7.000 nhân viên TfL, tương đương một phần tư lực lượng lao động của hệ thống, đã bị xáo trộn khi công ty đang mất một khoản doanh thu khổng lồ do số lượng hành khách và quảng cáo giảm mạnh.

    Các hành trình trên toàn tuyến London Underground đã giảm 95% kể từ khi cuộc khủng hoảng coronavirus bắt đầu. Hành trình xe buýt giảm 85%, nhưng việc sử dụng xe buýt hiện đã dần dần tăng lên.

    Người đứng đầu công đoàn tài xế và lái tàu, ông Finn Brennan, nói rằng có những trở ngại rất lớn trong quá trình đưa TfL trở lại bình thường.

    Nhà tổ chức ASLEF cho biết TfL phải đối mặt với sự thiếu hụt kinh phí rất lớn do mất một số lượng hành khách. Liên minh đã kêu gọi Chính phủ hỗ trợ hàng triệu bảng cho TfL để giữ  xe buýt và tàu điện hoạt động.

    “Chính phủ sẽ phải tài trợ cho TfL nhiều hơn, cả ngắn hạn và dài hạn,” ông Brennan nói.

    “Rõ ràng mục đích là nới lỏng phong tỏa, nhưng có rất nhiều khó khăn trong quá trình đó và chưa rõ nó sẽ diễn ra như thế nào,” ông phát biểu.

    “Tại thời điểm này, các tài xế xe lửa sẽ đến và đi từ cùng một trạm để hạn chế tương tác với các đồng nghiệp.

    “Rõ ràng chúng tôi sẽ phải làm điều đó trong suốt thời gian các quy tắc xã hội được áp dụng.

    Với tất cả những yếu tố trên, chúng tôi đã tổng hợp năm thay đổi lớn mà chúng ta có thể thấy ở London Underground khi phong tỏa được dỡ bỏ.

    0 commuters1

    1. Không còn giờ cao điểm

    Các ông chủ lớn của ngành vận tải đã bắt đầu thảo luận về nhu cầu bố trí việc di chuyển của hành khách vào các thời điểm so le để đảm bảo duy trì khoảng cách xã hội an toàn.

    Sir Peter Hendy, chủ tịch của Network Rail, cho biết số lượng hành khách đi tàu có thể bị hạn chế khi dỡ bỏ phong tỏa nhằm tiếp tục duy trì giãn cách xã hội.

    Theo tờ The Times, ông Hendy cho biết mạng lưới đường sắt có lẽ sẽ không thể phục vụ số lượng hành khách thường xuyên như trước đây.

    Ông nói có khả năng nhiều hành khách sẽ phải di chuyển ngoài giờ cao điểm và các dịch vụ đường dài có thể phải được đặt trước - chỉ để đảm bảo mọi người đều có chỗ ngồi.

    Mặc dù London Underground khó có thể áp dụng biện pháp tương tự, nhưng có khả năng các ông chủ sẽ được kêu gọi cho phép nhân viên của họ đi làm với thời gian linh hoạt hơn để tránh tạo thành các đám đông trong giờ cao điểm.

    Các công ty yêu cầu nhân viên của họ làm việc tại nhà vĩnh viễn hoặc thường xuyên hơn cũng có thể sẽ giúp giảm số lượng hành khách.

    2. Đo thân nhiệt

    Hành khách có thể được yêu cầu đo nhiệt độ trước khi bắt đầu hành trình.

    Những người có nhiệt độ cao, một trong các triệu chứng của Covid-19, dự kiến sẽ được yêu cầu ​​ở nhà để giảm khả năng lây lan virus sang những hành khách khác.

    Một nguồn tin từ chính phủ đã xác nhận các kế hoạch đang được xem xét nhưng nhấn mạnh rằng từ chính sách đến thực tế là cả một “chặng đường dài.”

    3. Đeo khẩu trang

    Ngày càng có nhiều khả năng Chính phủ sẽ chính thức khuyến khích việc đeo khẩu trang khi đi lại nơi công cộng.

    Thị trưởng London Sadiq Khan đã kêu gọi mọi người đeo khẩu trang trong nhiều tuần, và Thủ tướng hiện đang đề nghị các quan chức chính phủ cấp cao làm điều tương tự.

    Kể từ khi Vương quốc Anh bị phong tỏa vào ngày 23 tháng 3, lời khuyên của Chính phủ, được WHO hậu thuẫn, luôn là không cần đeo khẩu trang vì nó có thể tạo ra "cảm giác an toàn sai lầm" và dẫn đến mọi người bỏ qua các biện pháp bảo vệ khác.

    Giám đốc khoa học Sir Patrick Vallance trước đây đã tuyên bố rằng không có nhiều bằng chứng cho thấy khẩu trang giúp ngăn ngừa lây lan.

    Nhưng ông Johnson dường như đang nghiêng về việc sử dụng khẩu trang như một biện pháp thúc đẩy nới lỏng cách ly xã hội.

    4. Tăng cường khử trùng các đoàn tàu

    Biện pháp này rất có khả năng sẽ trở thành thông lệ, như một phương pháp thiết yếu để giảm nguy cơ lây lan giữa các hành khách.

    Ở các quốc gia như Hàn Quốc và Trung Quốc, việc làm sạch sâu hiện được áp dụng chặt chẽ để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

    Bắt đầu từ tuần thứ hai của tháng Năm, tàu điện ngầm ở Thành phố New York sẽ ngừng hoạt động trong đêm để "làm sạch sâu hàng ngày" trong nỗ lực bảo vệ những người lao động thiết yếu và loại bỏ coronavirus khỏi hệ thống giao thông công cộng, Fox News đưa tin.

    “Tăng cường vệ sinh” hiện đang diễn ra trên các hệ thống giao thông công cộng ở London, theo TfL.

    Trang web của TfL tuyên bố: "Chúng tôi đang sử dụng chất tẩy rửa để diệt virus và vi khuẩn ở các bề mặt tiếp xúc trên tất cả các dịch vụ của chúng tôi."

    Các biện pháp vệ sinh do Hiệp hội Giao thông Công cộng Quốc tế (UITP) nêu ra bao gồm "làm sạch sâu và khử trùng thường xuyên các phương tiện / nơi làm việc / trạm giao thông công cộng và vật dụng mà người sử dụng giao thông công cộng thường đụng chạm (như thiết bị bán vé, cột, ghế, v.v.) và cung cấp các chất khử trùng có sẵn cho hành khách."

    5. Cảnh sát chịu trách nhiệm hạn chế hành khách vào nhà ga

    Tất nhiên, trong khi việc đảm bảo các toa xe an toàn và áp dụng giãn cách xã hội là rất quan trọng, an toàn trong toàn bộ thời gian di chuyển của hành khách, bao gồm di chuyển tại các nhà ga, cũng quan trọng không kém.

    Cảnh sát Giao thông Anh đã và đang tuần tra tại nhiều nhà ga trên khắp London để đảm bảo mọi người chỉ sử dụng các dịch vụ cho việc đi lại thiết yếu.

    Và sự hiện diện của họ có thể trở nên phổ biến hơn nhiều trong tương lai, trong đó nhiều cảnh sát và nhân viên nhà ga sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ và đảm bảo số lượng người nhất định có thể vào ga tại một thời điểm.

    Điều này sẽ giúp ngăn chặn quá tải cả trong nhà ga và trên các chuyến tàu.

    VietHome (Theo My London)