• Mỹ-Một nữ y tá mới tốt nghiệp đã chia sẻ những bức ảnh trước và sau tám tháng làm việc đầu tiên đầy kinh hoàng giữa đại dịch.

    kathryn horz

    Nữ y tá 27 tuổi, người chỉ muốn tiết lộ tên cô là Kathryn, đã đăng tải một bức ảnh với khuôn mặt tươi tắn được chụp ngay trước khi tốt nghiệp vào tháng 4 năm nay, bên cạnh là hình ảnh gần đây về khuôn mặt đầy vết hằn do thiết bị bảo hộ gây ra.

    Tấm ảnh của Kathryn sau đó nhận được gần 52.000 lượt chia sẻ trên Twitter, với nhiều ý kiến ​​cho rằng đây là bằng chứng cho những áp lực mà bác sĩ và y tá điều trị Covid-19 phải đối mặt.

    kathryn

    Kathryn lúc mới tốt nghiệp

    Kathryn hiện làm việc tại một bệnh viện ở Tennessee. Cô cho biết vết hằn tồi tệ nhất trên mũi thường biến mất ngay trước khi ca làm việc 12 tiếng rưỡi tiếp theo bắt đầu.

    Kathryn nói: "Lúc đó là tối thứ Bảy, tôi đang ở giữa ca làm việc, vừa ra khỏi phòng bệnh nhân và tháo hết thiết bị bảo hộ ra”.

    “Chợt nhớ đến hình ảnh khi tốt nghiệp, tôi muốn cho thấy sự khác biệt mà vài tháng có thể tạo ra, cũng như sự thật về việc làm một y tá giữa đại dịch”.

    "Nói chung hầu hết các vết hằn mờ dần trong vòng vài giờ, nhưng vết trên mũi tôi chỉ biến mất ngay trước khi bắt đầu ca làm việc tiếp theo".

    1 a000 e1606207288793

    Sau 8 tháng làm việc không ngơi nghỉ....

    Bệnh viện nơi nữ y tá làm việc đang ghi nhận số bệnh nhân Covid-19 tăng mạnh. Tuy nhiên, Kathryn dự đoán mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn khi người dân được phép tiếp xúc trong lễ Giáng sinh và Lễ Tạ ơn, và đã chuẩn bị tinh thần để đương đầu với đợt bùng nổ số ca bệnh lớn nhất.

    Nữ y tá giải thích: "Chúng tôi đã ở trong chế độ thảm họa từ khi tôi bắt đầu làm việc. Tôi không biết làm y tá một cách bình thường sẽ như thế nào”.

    "Chúng ta đang đối mặt với quá nhiều thông tin sai lệch, quá nhiều thuyết âm mưu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày”.

    "Hiện nay bác sĩ, y tá và công chúng đang có sự đối lập giữa chưa từng thấy".

    kathryn1

    Bác sỹ và y tá thường phải giải quyết cả những câu chuyện bịa đặt về đại dịch trên mạng lẫn vi-rút ngoài đời thật

    Kathryn và các đồng nghiệp đã nhiều lần cố gắng chiến đấu với thông tin sai lệch về Covid, nhưng không thu lại được kết quả. Bệnh viện của cô hiện bắt đầu có dấu hiệu quá tải và gần đây đã phải trưng dụng không gian văn phòng để kê thêm giường bệnh.

    Giải thích về nỗi kinh hoàng mình phải đối mặt hàng ngày, Kathryn nói: "Tại thời điểm này trong đại dịch, các bên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã biết rõ quá trình lâm sàng một bệnh nhân phải trải qua, nhưng chúng tôi vẫn chưa thể làm được gì nhiều".

    “Chúng tôi phải ngồi nhìn độ bão hòa oxy của bệnh nhân giảm xuống và không thể làm gì khác. Đây là một việc rất khó khăn khi biết nhiều người rất khỏe mạnh trước Covid nhưng bây giờ chúng ta chỉ còn cách chứng kiến những giờ phút cuối cùng của họ”.

    "Có những gia đình mà các thành viên tử vong cách nhau vài tuần, những người còn trẻ và lẽ ra nên được sống tiếp. Chúng tôi cũng có những bệnh nhân rất cao tuổi được giữ trong tình trạng lơ lửng giữa sống và chết, trên người chằng chịt dây dợ và ống thông. Có những thứ còn tồi tệ hơn cả cái chết và đây mới chỉ là một trong số đó".

    Kathryn làm việc ba ca, mỗi ca 12 tiếng rưỡi trong ba đêm liền và nghỉ ba đêm kế tiếp. Nữ y tá thích vẽ và đi chơi với bạn trai trong thời gian rảnh, nhưng cực kỳ thận trọng và cố gắng giảm thiểu rủi ro cho anh ấy.

    Bất chấp những ảnh hưởng đến khuôn mặt của mình, Kathryn cho biết cô vẫn yêu nghề - và làm y tá là cách tốt nhất để đối phó với sự căng thẳng Covid-19 gây ra.

    Vào thời điểm phỏng vấn ngày 23/11, Hoa Kỳ có ​​gần 12.3 triệu ca mắc Covid và 257,000 người tử vong. Bang Tennessee - quê hương của Kathryn, đã ghi nhận ​​334,000 trường hợp nhiễm và 4,220 ca tử vong.

    Viethome (Theo Metro)

  • Nhiều nơi phát hiện các đường dây cung cấp kết quả xét nghiệm Covid-19 giả nhằm đối phó với yêu cầu cung cấp khi nhập cảnh.

    thi truong cho den covid
    Sân bay Charles de Gaulle ở Pháp là một trong những nơi phát hiện kết quả xét nghiệm giả. Ảnh: AFP

    Thị trường chợ đen cung cấp kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính bùng phát do nhiều nước buộc cung cấp kết quả này trước khi nhập cảnh, theo AP.

    Tại Pháp, cơ quan chức năng vừa tạm giữ 7 người bị cáo buộc chào bán các kết quả xét nghiệm Covid-19 giả tại sân bay quốc tế Charles de Gaulle với giá lên đến 360 USD (8,3 triệu đồng).

    Cơ quan điều tra sau đó phát hiện một người đàn ông định đón chuyến bay đến Ethiopia và sử dụng kết quả xét nghiệm giả. Vụ việc đang được điều tra và những kẻ bán kết quả giả đối diện mức án lên đến 5 năm tù.

    Tại Nam Mỹ, cơ quan chức năng Brazil cũng đã tạm giữ 4 du khách cung cấp kết quả xét nghiệm giả, sau khi những người này bay đến 1 chuỗi đảo yêu cầu khách phải cung cấp kết quả xét nghiệm âm tính đối với Covid-19.

    Tại Anh, một người đàn ông cho biết ông ta đã bay đến Pakistan bằng cách sử dụng kết quả Covid-19 âm tính của một người bạn và thay tên.

    “Bạn có thể đơn giản lấy kết quả xét nghiệm âm tính đối với Covid-19 và thay đổi họ tên, ngày tháng năm sinh. Bạn cũng có thể ghi ngày trong thời gian quy định”, tờ Lancashire Telegraph dẫn lời người đàn ông ẩn danh cho biết.

    Bệnh viện nhiều nước quá tải vì Covid-19

    Tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp ở Mỹ, Ý cùng nhiều quốc gia khác, với số ca nhiễm mới tăng vọt hằng ngày, khiến hệ thống bệnh viện quá tải, theo Reuters.

    Ở Mỹ, số ca nhiễm mới được ghi nhận hôm 11.11 ở mức cao kỷ lục là 142.279 người.

    Trong 8 ngày liên tiếp vừa qua, Mỹ đều ghi nhận hơn 100.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Số bệnh nhân Covid-19  nhập viện tăng nhanh ở Mỹ, với ít nhất 64.939 người trong ngày 11.11, cao nhất từ trước đến nay.

    Ý đối diện tình trạng tương tự. Liên đoàn bác sĩ nước này kêu gọi chính phủ phong tỏa toàn quốc để ngăn nguy cơ hệ thống y tế sụp đổ.

    Tính đến ngày 11.11, 52% giường bệnh ở Ý phục vụ bệnh nhân Covid-19, cao hơn ngưỡng báo động 40% do Bộ Y tế đặt ra.

     

  • Các chuyên gia về y tế công cộng ở Mỹ xác nhận nước này vừa lập kỷ lục có 160.000 ca nhiễm virus corona chủng mới tính đến hết ngày 12-11. Đây là ngày có số ca nhiễm mới cao nhất kể từ khi đại dịch xảy ra ở Mỹ.

    mo lai nha xac
    Y tá Tanna Ingraham điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện United Memorial ở Houston, bang Texas ngày 12-11 - Ảnh: REUTERS

    Theo báo New York Times, tỉ lệ lây nhiễm là đáng báo động vì chỉ hơn một tuần trước, nước Mỹ còn xem mốc 100.000 ca nhiễm một ngày là đáng báo động. 

    Tính đến nay, theo trang web thống kê worldometers, Mỹ có hơn 10 triệu ca nhiễm và 248.000 người tử vong do COVID-19. 

    Đại dịch đã tăng lên mức khủng hoảng ở hầu hết các bang, đặc biệt là vùng Trung Tây, khi các bệnh viện đều cảnh báo về tình trạng tăng số bệnh nhân nhập viện, các bệnh viện có nguy cơ quá tải và đã phải triển khai các nhà xác di động.

    Kể từ ngày 4-11, mỗi ngày nước Mỹ có hơn 100.000 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới và có 6 trong 9 ngày qua số ca bệnh mới của ngày sau lại cao hơn ngày trước.

    Tỉ lệ nhập viện vì COVID-19 cũng lập kỷ lục trong ngày 12-11 khi số bệnh nhân cần điều trị lên đến 67.096 người ở Mỹ. Đây là ngày thứ hai liên tiếp số bệnh nhân nhập viện tăng kỷ lục và con số này gấp đôi số bệnh nhân nhập viện 5 ngày trước đó.

    Tỉ lệ chết cũng tăng lên với trung bình hơn 1.000 người chết mỗi ngày do COVID-19 ở Mỹ.

    Tại bang Illinois - nơi có hơn 75.000 trường hợp nhiễm mới trong tuần qua, thống đốc bang J.B. Pritzker cho biết ông có thể sẽ sớm yêu cầu người dân ở nhà để phòng dịch.

    "Chúng ta đang không có đủ thời gian và các sự lựa chọn", ông Pritzker cho biết và rất không hài lòng về tình trạng coi thường các quy định hạn chế của các cơ sở kinh doanh và việc không đeo khẩu trang của người dân.

    Có đến 31 trong số 50 bang ở Mỹ, rải rác từ bờ tây tới bờ đông, có số lượng ca nhiễm tăng cao nhất trong một tuần kể từ đầu dịch, đáng lo ngại nhất là sự bùng phát số ca nhiễm ở các bang Pennsylvania, Indiana và Minnesota. Cả ba bang này đều có hơn 1.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. 

    Trong khi đó, thống đốc Mike DeWine của bang Ohio cho biết lượng người nhập viện tăng kỷ lục ở bang này.

    Bác sĩ Anthony S. Fauci - chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm ở Mỹ - đã phải kêu gọi người Mỹ tăng gấp đôi các biện pháp phòng dịch cơ bản để phòng virus corona chủng mới trước sự trỗi dậy của dịch bệnh.

    Xuất hiện trên chương trình Chào buổi sáng (Good Morning America) ngày 12-11, bác sĩ Fauci cho rằng khó có khả năng Mỹ sẽ đóng cửa toàn quốc vì "người Mỹ không có hứng thú với biện pháp phong tỏa". 

    Ông tin tưởng các ca nhiễm có thể giảm bớt mà không cần biện pháp quyết liệt và đau đớn này nếu người Mỹ "tăng gấp đôi" các bước phòng ngừa cơ bản, như giữ khoảng cách an toàn và đeo khẩu trang.

  • Sóng Covid-19 thứ hai vẫn tiếp tục tấn công châu Âu khi số ca nhiễm mới nCoV chưa có xu hướng giảm.

    Toàn cầu ghi nhận 50.709.834 ca nhiễm và 1.261.630 ca tử vong do nCoV, trong khi 35.770.996 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.

    Châu Âu đang là tâm Covid-19 của thế giới khi ghi nhận 12.145.825 ca nhiễm và 217.518 ca tử vong do nCoV. Hàng loạt quốc gia châu Âu đã áp phong tỏa cùng các biện pháp hạn chế quyết liệt hơn chống dịch, khiến nhiều người đổ xuống đường phản đối.

    xu li ca nhiem
    Một nhân viên y tế chuyên xử lý các ca nhiễm Covid-19 tại Bỉ. Ảnh: AFP.

    Pháp ghi nhận thêm 38.619 ca nhiễm và 270 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.787.324 và 40.439. Pháp cấm người dân tự ý rời khỏi nhà từ ngày 30/10. Các quán bar, nhà hàng cũng sẽ đóng cửa cho đến ít nhất tháng 12 và việc đi lại giữa các khu vực sẽ bị hạn chế.

    Các nhà máy, trang trại và một số dịch vụ công sẽ tiếp tục hoạt động nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế. Học sinh từ cấp tiểu học đến trung học sẽ tiếp tục đến trường nhưng trẻ em dưới 6 tuổi sẽ phải đeo khẩu trang. Các trường đại học, vốn là điểm nóng virus từ tháng 9, sẽ chỉ giảng dạy trực tuyến.

    1/5 số người xét nghiệm cho kết quả dương tính, tăng từ mức 1/20 hồi đầu tháng 9. Số người xét nghiệm Covid-19 đã tăng theo cấp số nhân trong vài tuần qua.

    Tây Ban Nha hiện vẫn ghi nhận 1.388.411 ca nhiễm và 38.833 ca tử vong.

    Quốc hội Tây Ban Nha hôm 29/10 thông qua quyết định gia hạn thêm 6 tháng tình trạng khẩn cấp, chính phủ Thủ tướng Pedro Sanchez trước đó chỉ ban bố tình trạng khẩn cấp đến này 9/11.

    Việc gia hạn các biện pháp hạn chế đã khiến người dân khắp Tây Ban Nha đổ xuống đường biểu tình phản đối, trong đó nhiều cuộc biểu tình đã trở nên bạo lực. Thủ tướng Sanchez đã lên án các cuộc biểu tình và yêu cầu người dân "đoàn kết, trách nhiệm" để cùng ngăn Covid-19.

    Đức báo cáo tổng cộng 672.507 ca nhiễm và 11.505 ca tử vong, tăng lần lượt 14.026 và 70 so với một ngày trước đó. Quốc gia này từng xử lý tốt làn sóng Covid-19 đầu tiên, song ca nhiễm bất ngờ tăng vọt trong những tuần gần đây, giống như các nước châu Âu khác.

    Thủ tướng Angela Merkel ra lệnh áp các biện pháp hạn chế ở mức độ nhẹ từ ngày 2/11 đến 30/11. Người Đức không bị giới hạn trong nhà, nhưng được yêu cầu tránh tất cả hoạt động đi lại không cần thiết, chỉ cho phép lưu trú qua đêm vì "mục đích phi du lịch".

    Các quán bar, quán cà phê, nhà hàng, nhà hát và rạp chiếu phim phải đóng cửa. Các giải đấu thể thao chuyên nghiệp được tiếp tục diễn ra nhưng không được đón khán giả. Tuy nhiên, trường học và cửa hàng được phép mở cửa.

    Anh báo cáo thêm 20.572 ca nhiễm và 156 người chết, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.192.013 và 49.044.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 31/10 thông báo tái áp đặt phong tỏa toàn quốc trong bối cảnh số ca nhiễm nCoV vượt một triệu và nguy cơ hệ thống y tế vỡ trận.

    Đây là một trong những lệnh giới hạn nghiêm ngặt nhất từ sau Thế chiến II, trong đó người dân được yêu cầu ở nhà và chỉ ra đường vì những lý do nhất định như đi học, đi làm, mua sắm nhu yếu phẩm thiết yếu và thuốc men, cũng như chăm sóc những người dễ tổn thương trong xã hội.

    Các cửa hàng thiết yếu và trường học vẫn được mở cửa. Những giải đấu thể thao chuyên nghiệp như Ngoại hạng Anh vẫn diễn ra nhưng không có khán giả, trong khi các hoạt động thể thao nghiệp dư sẽ phải đình chỉ. Nhà hàng và quán bar không được tiếp khách và chỉ được bán đồ mang đi, công dân Anh được khuyến cáo hạn chế xuất cảnh trừ trường hợp vì công việc. Mọi cửa hàng không thiết yếu sẽ phải đóng cửa.

    Ca nhiễm tại M, vùng dịch lớn nhất thế giới, cũng tăng mạnh trở lại. Nước này ghi nhận 10.278.766 ca nhiễm và 243.731 ca tử vong sau khi báo cáo thêm lần lượt 93.346 và 474.

    Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden cho biết Covid-19 sẽ là mối quan tâm hàng đầu của ông. Biden ngày 9/11 dự định thông báo thành lập một đội đặc nhiệm chống Covid-19, theo hai nguồn tin am hiểu vấn đề.

    Nhóm này sẽ được dẫn dắt bởi cựu tổng y sĩ Vivek Murthy, cựu ủy viên Cơ quan Kiểm soát Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) David Kessler và tiến sĩ Marcella Nunez-Smith từ Đại học Yale.

    Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 46.661 ca nhiễm và 491 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 8.553.864 và 126.653.

    Đại dịch đã lây lan rộng khắp đất nước 1,3 tỷ dân, từ các thành phố lớn như thủ đô New Delhi và trung tâm tài chính Mumbai, đến những vùng nông thôn và địa phương khác. Nhiều quan chức cấp cao nước này cũng nhiễm virus, như Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah hay Thống đốc Ngân hàng Trung ương Shaktikanta Das.

    Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 111 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 162.397. Số người nhiễm nCoV tăng 10.554 trong 24 giờ qua, lên 5.664.115.

    Thống kê cho thấy số liệu về nCoV của Brazil đang trên đà giảm sau khi tăng vọt hồi giữa năm. Dù vậy, quá trình giảm này diễn ra chậm hơn so với các nước châu Âu và châu Á, đồng nghĩa với việc Brazil có thể chưa vượt qua đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên.

    Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho biết xử lý đại dịch sẽ dễ dàng và bớt tốn kém hơn nếu đầu tư vào thuốc chữa thay vì vaccine, đồng thời tiếp tục quảng bá thuốc chống sốt rét chloroquine, bất chấp nhiều bằng chứng cho thấy nó không hiệu quả.

    Nga ghi nhận thêm 286 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 30.537, trong khi số ca nhiễm tăng 20.498, lên 1.774.334. Chính quyền Tổng thống Nga Putin hôm 27/10 đã yêu cầu người dân cả nước phải đeo khẩu trang tại những nơi công cộng trong bối cảnh số ca nhiễm nCoV đang tăng cao.

    Giới chức Nga cũng khuyến cáo chính quyền địa phương cấm các hoạt động giải trí, bao gồm cả nhà hàng và quán bar, từ 23h tới 6h sáng hôm sau, cũng như tăng cường giãn cách trên các phương tiện giao thông công cộng, taxi, hàng quán và các địa điểm vui chơi.

    Nam Phi, vùng dịch lớn thứ 12 thế giới và là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 737.278 ca nhiễm và 19.809 ca tử vong, tăng lần lượt 1.372 và 20 ca.

    Nền kinh tế phát triển nhất châu Phi bắt đầu nới lỏng hạn chế xuống mức thấp nhất hồi tháng 9, sau khi tỷ lệ ca nhiễm mới giảm, đồng thời mở cửa biên giới cho hành khách quốc tế từ đầu tháng 10 sau lệnh cấm kéo dài 6 tháng. Tình trạng đóng cửa khiến Nam Phi mất hơn 2 triệu việc làm trong quý II, nền kinh tế sụt giảm kỷ lục.

    Iran, vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 38.291 người chết, tăng 459, trong tổng số 682.486 ca nhiễm, tăng 9.236. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV ở Iran có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 9, với tình trạng gia tăng được báo cáo tại gần như toàn bộ 31 tỉnh.

    Chính phủ Iran hôm 31/10 cho biết sẽ ra lệnh hạn chế đi lại đến các thành phố bị Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Biện pháp mới sẽ có hiệu lực từ ngày 2/10 tới hết ngày 6/10.

    Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 437.716 ca nhiễm, tăng 3.880 so với hôm trước, trong đó 14.614 người chết, tăng 74 ca.

    Jakarta bắt đầu áp đặt hạn chế nhằm ngăn nCoV từ hồi đầu tháng 4 rồi dần nới lỏng vào tháng 6. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới ở thủ đô vài tuần sau tăng vọt. Chính quyền Jakarta cho biết sẽ kéo dài các biện pháp hạn chế trên diện rộng nhằm kiềm chế virus cho tới ngày 8/11.

    Philippines báo cáo 396.395 ca nhiễm và 7.539 ca tử vong, tăng lần lượt 2.442 và 54 ca.

    Tổng thống Rodrigo Duterte hôm 29/10 cho biết ông ủng hộ thỏa thuận mua vaccine Covid-19 giữa hai chính phủ nhằm đề phòng nguy cơ tham nhũng, nhấn mạnh Manila không cầu xin quyền tiếp cận vaccine từ quốc gia khác mà sẽ trả tiền. Ông nói thêm rằng bất cứ quốc gia nào đưa ra đề nghị tốt nhất đều có thể được chọn.

    (Theo Reuters, AFP, CNN)

  • Thủ tướng Anh Boris Johnson đã tuyên bố phong tỏa toàn quốc, khi các chuyên gia y tế cảnh báo mức lây nhiễm tăng nhanh hơn dự đoán.

    Hãng Sputnik đưa tin, Thủ tướng Johnson hôm 31/10 (giờ Anh) tuyên bố chỉ có các cửa hàng bán đồ thiết yếu hàng ngày, trạm xá, công trường đang xây dựng, trường học và trường đại học được mở cửa trong thời gian phong tỏa kéo dài bốn tuần. “Từ ngày 5/11 tới đầu tháng 12, người dân phải ở nhà, bạn chỉ được rời khỏi nhà với lý do cụ thể”, ông Johnson nói.

    Reuters trích lời giáo sư Calum Semple thuộc Nhóm tư vấn khoa học cho các trường hợp khẩn cấp (SAGE) nhận định, làn sóng dịch thứ hai là một ‘hiện thực’. “Và nó không giống với làn sóng thứ nhất, khi chúng ta áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc nhằm bảo vệ ‘một nhóm xã hội’ khổng lồ, đợt bùng dịch này đang gây ra sự hỗn loạn cho tất cả các nhóm tuổi từ thiếu nhi tới người già”, ông Semple nói.

    phong toa toan quoc tuan toi
    Thủ tướng Anh Boris Johnson tại cuộc họp báo về Covid-19 ở số 10 phố Downing hôm 22/10. Ảnh: AFP.

    Số liệu từ Worldometers tính tới hết ngày 31/10 cho thấy, Anh đã ghi nhận hơn 1 triệu ca nhiễm kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở nước này, trong đó có 46.555 người đã tử vong.

    Tình hình dịch trên toàn cầu

    Dịch Covid-19 đã lây nhiễm cho hơn 46,3 triệu người khắp thế giới, trong đó gần 1,2 triệu người tử vong. Số liệu trên được Worldometers cập nhật lúc 6h sáng nay (1/11). Ngoài ra, số ca hồi phục trên thế giới đạt hơn 33,4 triệu người.

    Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới, với tổng số người nhiễm và thiệt mạng kể từ đầu dịch Covid-19 đến nay là 8.398.005 và 236.057. Ổ dịch lớn thứ hai thế giới là Ấn Độ với 8.182.881 người nhiễm và 122.149 ca tử vong. Kế đó là Brazil với 5.535.460 người bệnh, bao gồm 159.883 người trong đó đã tử vong.

    Hy Lạp phong tỏa một số vùng đông dân nhất do dịch

    Theo Reuters, một số khu vực đông dân nhất Hy Lạp như Attica với 3,9 triệu dân và miền bắc nước này với 1,5 triệu dân là những khu vực chịu ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa đợt này.

    Hàng loạt nhà hàng, quán bar, quán cà phê, rạp chiếu phim, bảo tàng và phòng tập gym sẽ đóng cửa từ ngày 3/11 tới trong vòng một tháng trên khắp miền bắc Hy Lạp, bao gồm cả thủ đô Athens. “Những quy định mới tập trung vào hai nguồn mà chúng tôi tin rằng ‘có lợi’ cho sự lây lan của virus. Đó là sự giải trí và việc di chuyển của người dân”, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis phát biểu hôm 31/10.

    Số liệu từ Worldometers tính tới hết ngày 31/10 cho thấy, Hy Lạp đã ghi nhận 39.251 ca nhiễm kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, trong đó có 626 người đã tử vong.

    Iran áp đặt thêm hàng loạt biện pháp phòng dịch ngặt nghèo

    Hãng thông tấn IRNA của Iran cho biết, các lệnh hạn chế nhằm ngăn dịch bệnh mới sẽ có hiệu lực từ ngày 4/11 tới tại 25/31 tỉnh thành của nước này trong vòng 10 ngày. Ngoài ra, cơ quan cảnh sát thủ đô Tehran sẽ kéo dài lệnh đóng cửa các salon làm đẹp, phòng trà, rạp chiếu phim, thư viện và câu lạc bộ thể hình thêm một tuần nữa.

    Quan chức cảnh sát Nader Moradi trả lời phỏng vấn IRNA nói rằng, cảnh sát sẽ tiến hành đi kiểm tra bất chợt một số tụ điểm có nguy cơ lây nhiễm cao, và bất kỳ nơi nào vi phạm các quy định y tế sẽ bị buộc phải đóng cửa.

    Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Sima Sadat Lari nói rằng, tổng số người nhiễm và thiệt mạng do Covid-19 tính tới hết ngày 31/10 ở nước này là 612.772 và 34.864.

    Theo Telegraph

  • Nhiều nước như Anh, Áo và Bồ Đào Nha tái áp đặt phong tỏa toàn quốc trong bối cảnh số ca nhiễm nCoV tăng mạnh trở lại.

    Toàn cầu ghi nhận 46.348.858 ca nhiễm và 1.199.398 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 475.776 và 6.369 ca sau 24 giờ, trong khi 33.446.874 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.

    Khoảng 14 quốc gia châu Âu ghi nhận số ca nhập viện vì Covid-19 kỷ lục trong tuần này. Ca nhiễm mới ở châu Âu tuần này cao hơn tuần trước 41%.

    Pháp ghi nhận thêm 35.641 ca nhiễm và 223 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.367.625 và 36.788. Pháp cấm người dân tự ý rời khỏi nhà từ ngày 30/10. Các quán bar, nhà hàng cũng sẽ đóng cửa cho đến ít nhất tháng 12 và việc đi lại giữa các khu vực sẽ bị hạn chế.

    Các nhà máy, trang trại và một số dịch vụ công sẽ tiếp tục hoạt động nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế. Học sinh từ cấp tiểu học đến trung học sẽ tiếp tục đến trường nhưng trẻ em dưới 6 tuổi sẽ phải đeo khẩu trang. Các trường đại học, vốn là điểm nóng virus từ tháng 9, sẽ chỉ giảng dạy trực tuyến.

    tai phong toa
    Một người phụ nữ chạy ngang các sĩ quan cảnh sát ở Marseille, Pháp, hôm 31/10. Ảnh: AFP.

    Tây Ban Nha chưa công bố số liệu mới, hiện vẫn ghi nhận 1.264.517 ca nhiễm và 35.878 ca tử vong.

    Quốc hội Tây Ban Nha hôm 29/10 thông qua quyết định gia hạn thêm 6 tháng tình trạng khẩn cấp, chính phủ Thủ tướng Pedro Sanchez trước đó chỉ ban bố tình trạng khẩn cấp đến này 9/11. Điều này có nghĩa 17 chính quyền tỉnh của Tây Ban Nha có thể áp đặt các biện pháp hạn chế người dân di chuyển, bao gồm lệnh giới nghiêm vào ban đêm và đóng cửa ranh giới tỉnh.

    Tây Ban Nha đã đóng cửa biên giới với Pháp và Bồ Đào Nha vào giữa tháng 3, áp đặt một trong những lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất trên thế giới trong hơn 6 tuần, người dân thậm chí không được phép đi dạo hàng ngày hoặc tập thể dục.

    Đức báo cáo tổng cộng 531.790 ca nhiễm và 10.583 ca tử vong, tăng lần lượt 14.070 và 60 so với hôm qua.

    Thủ tướng Angela Merkel ra lệnh áp dụng các biện pháp hạn chế ở mức độ nhẹ từ ngày 2/11 đến 30/11. Người Đức không bị giới hạn trong nhà, nhưng được yêu cầu tránh tất cả hoạt động đi lại không cần thiết, chỉ cho phép lưu trú qua đêm vì "mục đích phi du lịch".

    Các quán bar, quán cà phê, nhà hàng, nhà hát và rạp chiếu phim phải đóng cửa. Các giải đấu thể thao chuyên nghiệp được tiếp tục diễn ra nhưng không được đón khán giả. Tuy nhiên, trường học và cửa hàng được phép mở cửa.

    Anh vượt mức một triệu người nhiễm khi báo cáo thêm 21.915 ca nhiễm và 236 người chết, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.011.660 và 46.555. Thủ tướng Boris Johnson hôm 31/10 thông báo tái phong tỏa toàn quốc sau trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm thứ hai đe dọa quá tải dịch vụ y tế nước này

    Mọi nhà hàng và quán bar không được đón khách, chỉ được bán đồ mang đi. Những hoạt động mua bán không thiết yếu cũng phải ngừng lại. Tuy nhiên, các cửa hàng thiết yếu và trường học vẫn được hoạt động, giải bóng đá Ngoại hạng Anh vẫn được tổ chức nhưng không có khán giả.

    Bồ Đào Nha và Áo cũng công bố lệnh phong tỏa toàn quốc, trong bối cảnh hai nước ghi nhận lần lượt 141.279 và 104.925 ca nhiễm. Người dân được yêu cầu ở nhà, chỉ được ra đường khi đi làm, đi học hoặc mua sắm nhu yếu phẩm, các công ty cũng phải chuyển sang làm việc từ xa.

    Liên minh châu Âu (EU) hôm 29/10 quyết định dành 220 triệu Euro để chuyển bệnh nhân Covid-19 từ các quốc gia thành viên bị ảnh hưởng nặng nề đến các nước láng giềng có giường bệnh dự phòng tốt hơn. Lãnh đạo các nước thành viên được yêu cầu không đóng cửa biên giới với nhau, hỗ trợ để chia sẻ biện pháp kiểm soát tốt nhất và chuẩn bị phân phối khi vaccine được lưu hành.

    Ca nhiễm tại Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, cũng tăng mạnh trở lại. Nước này ghi nhận 9.400.395 ca nhiễm và 236.060 ca tử vong sau khi báo cáo thêm lần lượt 91.976 và 994.

    Hơn 40 bang ghi nhận ca nhiễm tăng 10% so với tuần trước. Quan chức Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ nhận định đất nước sẽ sớm ghi nhận 100.000 ca nhiễm mới trong ngày. Theo Dự án Theo dõi Covid, 29 bang Mỹ ghi nhận ca nhiễm mới cao kỷ lục trong tháng 10, 41 bang và thủ đô Washington ghi nhận số ca nhập viện gia tăng.

    New York và các khu vực khác của đông bắc Mỹ, nơi đã kiểm soát được đợt bùng phát Covid-19 sau khi trở thành tâm dịch ban đầu ở nước này, đang chứng kiến ca nhiễm gia tăng đáng lo ngại. Dù ca nhiễm mới còn kém xa các bang Trung Tây hoặc châu Âu, song chúng làm tăng nguy cơ áp dụng trở lại các hạn chế nghiêm ngặt.

    Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 46.715 ca nhiễm và 468 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 8.182.881 và 122.149.

    Đại dịch đã lây lan rộng khắp đất nước 1,3 tỷ dân, từ các thành phố lớn như thủ đô New Delhi và trung tâm tài chính Mumbai, đến những vùng nông thôn và địa phương khác. Nhiều quan chức cấp cao nước này cũng nhiễm virus, như Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah hay Thống đốc Ngân hàng Trung ương Shaktikanta Das.

    Kinh tế Ấn Độ vốn đang chững lại trước khi Covid-19 tấn công, sau đó tiếp tục lao dốc sau nhiều tháng phong tỏa nghiêm ngặt. Từ tháng 4 đến tháng 6, tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ giảm 23,9%. Chính phủ đã nới lỏng các hạn chế nhằm phục hồi hoạt động kinh tế, ngay cả khi số ca nhiễm mới trung bình mỗi ngày vẫn ở mức 50.000.

    Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 321 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 159.883. Số người nhiễm nCoV tăng 15.932 trong 24 giờ qua, lên 5.535.460.

    Thống kê cho thấy số liệu về nCoV của Brazil đang trên đà giảm sau khi tăng vọt hồi giữa năm. Dù vậy, quá trình giảm này diễn ra chậm hơn so với các nước châu Âu và châu Á, đồng nghĩa với việc Brazil có thể chưa vượt qua đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên.

    Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho biết xử lý đại dịch sẽ dễ dàng và bớt tốn kém hơn nếu đầu tư vào thuốc chữa thay vì vaccine, đồng thời tiếp tục quảng bá thuốc chống sốt rét chloroquine, bất chấp nhiều bằng chứng cho thấy nó không hiệu quả.

    Đối lập với bình luận của Bolsonaro, Thống đốc Sao Paulo Joao Doria, người được cho là sẽ chạy đua tổng thống vào năm 2022, đã nỗ lực giúp bang này tiếp cận sớm với vaccine Sinovac của Trung Quốc. Doria dự kiến triển khai kế hoạch tiêm chủng trên diện rộng vào giữa tháng 12.

    Nga ghi nhận thêm 334 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 27.990, trong khi số ca nhiễm tăng 18.140, lên 1.618.116. Các chuyên gia y tế cấp cao Nga cảnh báo số ca nhiễm nCoV mới hàng ngày của nước này sẽ chạm ngưỡng 20.000 trước khi ổn định trở lại và giảm xuống trong hai tuần tới.

    Người Nga bắt buộc phải đeo khẩu trang tại các nơi công cộng gồm phương tiện giao thông đông người, bãi gửi xe, thang máy. Giới chức Nga cũng khuyến cáo chính quyền địa phương cấm các hoạt động giải trí, bao gồm cả nhà hàng và quán bar, từ 23h tới 6h sáng hôm sau, cũng như tăng cường giãn cách trên các phương tiện giao thông công cộng, taxi, hàng quán và các địa điểm vui chơi.

    Dù ca nhiễm và ca tử vong do nCoV đang tăng cao, giới chức Nga tuần trước cam kết không tái áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt trên toàn quốc. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông không có kế hoạch phong tỏa toàn quốc, trong khi phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết đại dịch Covid-19 vẫn trong tầm kiểm soát.

    Nam Phi, vùng dịch lớn thứ 12 thế giới và là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 725.452 ca nhiễm và 19.276 ca tử vong, tăng lần lượt 1.770 và 46 ca. Số ca nhiễm tại nước này chiếm gần một nửa tổng số ca nhiễm ở châu Phi và gần đây tăng mạnh ở tỉnh Tây Cape.

    Nền kinh tế phát triển nhất châu Phi bắt đầu nới lỏng hạn chế xuống mức thấp nhất hồi tháng 9, sau khi tỷ lệ ca nhiễm mới giảm, đồng thời mở cửa biên giới cho hành khách quốc tế từ đầu tháng 10 sau lệnh cấm kéo dài 6 tháng. Tình trạng đóng cửa khiến Nam Phi mất hơn 2 triệu việc làm trong quý II, nền kinh tế sụt giảm kỷ lục.

    Iran, vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 34.864 người chết, tăng 386, trong tổng số 612.772 ca nhiễm, tăng 7.802. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV ở Iran có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 9, với tình trạng gia tăng được báo cáo tại gần như toàn bộ 31 tỉnh.

    Chính phủ Iran hôm 27/10 cho biết tỷ lệ tuân thủ quy định y tế tại nước này quá thấp, chỉ đạt 57,7%. Chính quyền yêu cầu người dân thủ đô Tehran đeo khẩu trang nơi công cộng. Nhiều người lao động trong lĩnh vực công tại đây còn được yêu cầu hai ngày ở nhà một lần. Các doanh nghiệp không thiết yếu bị đóng cửa ở Tehran và hàng chục thành phố khác.

    Trường học, nhà hát, bảo tàng cũng ngừng hoạt động. Các sự kiện văn hóa, xã hội, tôn giáo bị hủy ít nhất một tuần. Giới chức cho biết các biện pháp có thể được gia hạn.

    Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 410.088 ca nhiễm, tăng 3.143 so với hôm trước, trong đó 13.869 người chết, tăng 87 ca.

    Jakarta bắt đầu áp đặt hạn chế nhằm ngăn nCoV từ hồi đầu tháng 4 rồi dần nới lỏng vào tháng 6. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới ở thủ đô vài tuần sau tăng vọt. Chính quyền Jakarta cho biết sẽ kéo dài các biện pháp hạn chế trên diện rộng nhằm kiềm chế virus cho tới ngày 8/11.

    Philippines báo cáo 380.729 ca nhiễm và 7.221 ca tử vong, tăng lần lượt 1.803 và 36 ca.

    Tổng thống Rodrigo Duterte hôm 29/10 cho biết ông ủng hộ thỏa thuận mua vaccine Covid-19 giữa hai chính phủ nhằm đề phòng nguy cơ tham nhũng, nhấn mạnh Manila không cầu xin quyền tiếp cận vaccine từ quốc gia khác mà sẽ trả tiền. Ông nói thêm rằng bất cứ quốc gia nào đưa ra đề nghị tốt nhất đều có thể được chọn.

    Chủ tịch Ủy ban Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Didier Houssin hôm 31/10 cho rằng xét nghiệm Covid-19 cần được sử dụng rộng rãi trong đi lại quốc tế hơn là biện pháp cách ly. Trong khi đó, Mike Ryan, giám đốc phụ trách tình huống khẩn cấp của WHO, cho rằng di chuyển giữa các nước hiện nay "khá an toàn" và có rủi ro "tương đối thấp".

    Theo Reuters

  • Châu Âu đang tái áp đặt biện pháp hạn chế ngăn sóng Covid-19 thứ hai, song người dân lại có biểu hiện thiếu hợp tác vì đã quá mệt mỏi.

    Tâm lý cùng hướng về một mục tiêu chung, đoàn kết với các nhân viên y tế đẩy lùi dịch bệnh khi Covid-19 bùng phát hồi mùa xuân ở châu Âu giờ đây không còn. Thay vào đó, nỗi thất vọng đang bao trùm người dân, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp, khi thiệt hại của họ đã quá lớn và chưa có dấu hiệu dừng lại.

    Các biện pháp phong tỏa mới được đưa ra tháng này hướng tới các đối tượng cụ thể hơn so với hồi mùa xuân, thậm chí còn đi kèm các biện pháp hỗ trợ đáng kể cho những người bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, làn sóng phản đối đang trỗi dậy ở khắp nơi, từ các vụ kiện ở Đức tới những cuộc bạo loạn, biểu tình chống các quy tắc phòng dịch mới ở Italy.

    nha hang paris 2
    Các đầu bếp Italy biểu tình tại Quảng trường Pantheon ở Rome hôm 28/10 phản đối chính phủ thắt chặt các biện pháp hạn chế nhằm chống Covid-19. Ảnh: AFP.

    Theo những biện pháp hạn chế mới, nhà hàng, quán bar, câu lạc bộ đêm và các địa điểm thể thao, giải trí đa phần sẽ bị đóng cửa. Tại Pháp, lệnh giới nghiêm cấm người dân ra ngoài từ 22h tới 6h sáng hôm sau. Đức cấm các khách sạn đón khách du lịch trong vòng một tháng và cấm hoạt động mại dâm hợp pháp.

    "Chính phủ đã lãng phí mùa hè và không chuẩn bị ứng phó với sóng lây nhiễm thứ hai, điều mà ai cũng biết sẽ tới. Bây giờ, họ lại sử dụng biện pháp phong tỏa y hệt trước đây", Antonio Bragato, chủ một nhà hàng ở Berlin, nói. "Nhưng nó không thể chấm dứt dịch bệnh".

    Lần phong tỏa đầu tiên, Bragato đã phải vay 292.000 USD để cải tạo nhà hàng, đầu tư vào hệ thống sưởi ngoài trời và thông gió trong nhà nhằm đáp ứng các yêu cầu phòng dịch. Nhà hàng của Bragato chưa ghi nhận bất kỳ ca nhiễm nCoV nào.

    Hiệp hội Chủ nhà hàng Đức Dehoga cho biết doanh thu từ tháng ba đến tháng 8 đã giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái và họ đang tính kiện chính phủ. 1/3 trong 245.000 cơ sở kinh doanh ẩm thực đang đối mặt nguy cơ đóng cửa.

    Các chủ quán bar ở Berlin hồi đầu tháng đã thành trong trong vụ kiện phản đối chính quyền địa phương ra lệnh đóng cửa tất cả quán bar trong thành phố trước 23h.

    Hàng loạt chủ phòng gym cũng đang dồn dập phản đối những biện pháp hạn chế mới. "Đây thực sự là một thảm họa sau tất cả những gì chúng tôi đã đầu tư vào các biện pháp đảm bảo vệ sinh", Frank Bohme, giám đốc điều hành một chuỗi phòng gym ở Cologne, Đúc, phàn nàn. "Tôi buộc phải có hành động pháp lý chống lại chúng..., nhưng tôi sợ rằng rất nhiều doanh nghiệp sẽ không thể sống sót qua mùa đông".

    Tại thủ đô Paris, Pháp, Eric Hassan hôm 29/10 buồn bã đóng cửa hàng đồ cổ của mình trước Điện Élysée, nơi từng phục vụ vô số khách hàng quốc tế.

    "Chúng tôi trước đây đã sa lầy rồi nhưng giờ thì chắc chắn chìm hẳn", Hassan chia sẻ. "Những gì chúng tôi đã xây dựng cả đời mình đang dần tan biến. Nền kinh tế đang sụp đổ, nhưng những chính trị gia và thượng nghị sĩ ngoài kia, họ vẫn có lương và tiền hưu".

    Hassan còn là chủ một số cửa hàng đồ cổ khác tại Paris. Ông từng nhiễm Covid-19 hồi tháng ba nhưng hiện không còn bệnh. Theo Hassan, tâm lý chung của xã hội đã thay đổi. "Rất nhiều người sẽ không tuân thủ những biện pháp hạn chế. Lúc trước, chúng tôi đều là các chiến binh và làm theo những gì được bảo. Nhưng nay, không còn nữa. Mọi người phải nuôi sống gia đình họ", ông cho hay.

    Tại quán bia Au XV Du Rond Point, Paris, kíp trưởng Josiane Doyhenart cảnh báo "nếu chính phủ cố gắng ngăn mọi người gặp mặt nhau và gia đình họ vào dịp Giáng sinh, sẽ có một cuộc cách mạng xảy ra".

    Các chính trị gia khẳng định những biện pháp hạn chế mới là cần thiết trong bối cảnh bệnh viện sắp quá tải bệnh nhân Covid-19. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 28/10 cho biết tốc độ lây lan của virus đang vượt qua cả những dự đoán tiêu cực nhất.

    Pháp hôm 26/10 ghi nhận hơn 50.000 ca nhiễm nCoV mới và Tổng thống Macron nói rằng biện pháp phong tỏa có thể giảm con số trên xuống còn 5.000 ca vào ngày 1/12.

    Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo Đức đang rơi vào tình cảnh vô cùng nguy hiểm sau khi nước này báo cáo 16.000 ca nhiễm mới ngày 29/10, mức tăng kỷ lục. Các biện pháp hạn chế, bao gồm đóng cửa nhà hàng, quán bar, phòng gym, phòng hòa nhạc và nhà hát, là cần thiết và tương xứng, bà tuyên bố trước quốc hội.

    Tuy nhiên, các đảng đối lập từng ủng hộ cách phản ứng mà chính phủ của bà đưa ra hồi mùa xuân đang hoài nghi liệu những biện pháp hạn chế mới có tương xứng với thiệt hại mà nền kinh tế phải chịu hay không.

    "Chúng tôi hy vọng các biện pháp hạn chế sẽ giúp ngăn chặn sóng lây nhiễm hiện nay nhưng chuyện gì sẽ xảy ra vào tháng 12", Christian Lindner, lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do đối lập, phát biểu trước quốc hội. "Liệu sẽ có một cuộc phong tỏa khác vào tháng một hay không? Không ai nói về điều đó".

    Chính phủ Đức muốn giảm bớt các tác động đối với nền kinh tế bằng gói viện trợ trị giá gần 11,7 tỷ USD. Dù chi tiết về kế hoạch trên vẫn còn sơ sài, Bộ Kinh tế Đức hôm qua cho hay sẽ nhanh chóng hỗ trợ các công ty lớn, doanh nghiệp nhỏ và người làm tự do bị ảnh hưởng bởi các biện pháp mới.

    nha hang paris 2
    Một nhà hàng ở Paris ngày 29/10. Ảnh: Reuters.

    Một cuộc thăm dò của Forsa thực hiện cho đài truyền hình Đức RTL cho thấy 50% người dân nước này ủng hộ tái áp đặt các biện pháp hạn chế trong khi 1/3 nghĩ rằng chúng quá mức và 16% nói chúng chưa đủ.

    Chính phủ Pháp cho biết sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ phải đóng cửa bằng cách hỗ trợ họ trả lương nhân viên và cung cấp các khoản thanh toán bằng tiền mặt lên đến gần 11.700 USD cho các công ty có dưới 50 lao động.

    Các tổ chức sử dụng người lao động Pháp cho rằng những biện pháp trên không đủ để ngăn chặn làn sóng phá sản.

    Chính phủ Italy đã phê duyệt gói viện trợ trị giá hơn 5,8 tỷ USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sống sót, bao gồm những khoản trợ cấp và miễn thuế.

    Đến nay, những biện pháp này chưa thể xoa dịu làn sóng phản đối ở Italy. Người dân đã xuống đường biểu tình, trong đó một số cuộc còn trở nên bạo lực. Người biểu tình đập phá cửa hàng, tấn công cả cảnh sát.

    Các biện pháp mới nhất của Italy, được công bố hồi đầu tuần và có hiệu lực đến 24/11, bao gồm đóng cửa tất cả các quán bar và nhà hàng từ 18h, đình chỉ nhiều hoạt động thể thao và giải trí, đồng thời nối lại học trực tuyến tại các trường trung học.

    "Những biện pháp mới được đưa ra dựa trên nguyên tắc thận trọng tối đa, tương xứng và đầy đủ", Thủ tướng Italy Giuseppe Conte ngày 29/10 nói trước quốc hội.

    Tuy nhiên, một cuộc thăm dò do SWG công bố ngày 26/10 cho thấy chỉ 28% người được hỏi tại Italy cho rằng các biện pháp mới là phù hợp, 36% tin rằng chúng không đủ và 25% nghĩ chúng quá mức. 11% còn lại không có ý kiến.

    "Họ đã tiêu diệt những người dân bình thường. Họ đang lấy đi tương lai của chúng tôi", Giorgio Perna, chủ một nhà hàng ở thành phố Bologna, phía bắc Italy, nói.

    70% lượng khách của Perna đến sau 18h và ông không có ý định tuân thủ lệnh đóng cửa. Perna đã ba lần bị phạt, mỗi lần gần 470 USD. Ông dán những tấm vé phạt lên tường bên trong nhà hàng.

    "Đây là vấn đề sống còn", Perna cho hay. Tối 28/10, nhà hàng của ông phục vụ 250 suất, một dấu hiệu cho thấy khách hàng đang ủng hộ ông.

    Khách hàng cũng ủng hộ Chiara Casatello, chủ một quán cà phê ở Rovato, thành phố phía tây bắc Italy. Cô vẫn mở cửa quán bar của mình tới 20h và dán biển thông báo trước quán rằng "Tôi không đóng cửa vào 18h. Hãy bắt tôi đi".

    Theo lời Casatello, 4 luật sư đã ngỏ ý sẽ đại diện cho cô nếu cô gặp vấn đề pháp lý. "Tôi rất tức giận", cô nói. "Lần này mọi thứ hoàn toàn khác. Mọi người đơn giản là không thể hiểu chuyện gì đang diễn ra".

    Theo Wall Street Journal

  • Việc các gia đình với đông thành viên sum vầy dịp Giáng sinh có thể bị cấm trong bối cảnh đợt dịch thứ hai dự kiến kéo dài đến tháng Ba năm sau.

    xmasofbigfml

    Các cuộc tụ họp gia đình mùa Giáng sinh với nhiều người tham dự có thể bị cấm

    Bộ trưởng Tư pháp Robert Buckland cho biết do số ca tử vong vì Covid-19 có thể tiếp duy trì ở mức cao, người dân Anh quốc “không thể có được kỳ nghỉ lễ bình thường”.

    Nhận xét của ông Buckland được đưa ra khi mức cảnh bảo của nhiều khu vực trên toàn Anh quốc bị chuyển sang mức 3 - nhóm hạn chế cao nhất. Ngoài ra, vào thứ Tư (28/10), đất nước vừa ghi nhận 24.701 ca mắc mới và 310 trường hợp tử vong.

    Theo bộ trưởng, "tất cả chúng ta đang dần chấp nhận việc sống chung với Covid-19 cho đến hết mùa đông ".

    Đỉnh điểm của làn sóng dịch thứ hai "sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian đáng kể... có thể là đến cuối tháng 3", ông Buckland phát biểu trong chương trình Peston của ITV.

    "Tôi nghĩ chúng ta cần nhận ra rằng nếu tình hình dịch bệnh không thay đổi cho đến hết tháng 12, tất cả người dân Anh quốc sẽ không thể có một Giáng sinh theo nghĩa đầy đủ nhất”, ông Buckland nói, “Và chúng ta nên trực tiếp đối mặt với điều đó”.

    Tuy nhiên, ngài bộ trưởng nhấn mạnh “Anh quốc vẫn có thể đón Giáng sinh”.

    "Nhưng có lẽ những cuộc tụ họp gia đình với các thành viên sống tại nhiều vùng khác nhau của đất nước - chẳng hạn như gia đình của tôi hiện đang ở Wales – sẽ không diễn ra, dựa trên thông tin hiện nay", ông Buckland cảnh báo.

    Vào đầu tuần này, Bộ trưởng y tế của chính quyền xứ Wales cũng đưa ra dự đoán tương tự.

    Ông Vaughan Gething kêu gọi tổ chức "đối thoại trên toàn quốc về các quy tắc mà chúng ta cần tuân theo" để đảm bảo người dân “không trong phải trải qua kỳ nghỉ lễ một mình”.

    Tuy nhiên, ông Gething thừa nhận một số người sẽ phải “chịu thiệt”.

    xmasofbigfml1

    Ở Scotland, người dân được cho là đang chuẩn bị cho một 'Giáng sinh kỹ thuật số'

    Ngoài ra, Giáo sư Jason Leitch – lãnh đạo cao cấp của bộ máy y tế Scotland, cho rằng người dân nên chuẩn bị cho một "Giáng sinh kỹ thuật số".

    Đảng Lao động và nhóm cố vấn khoa học của chính phủ SAGE đang kêu gọi một đợt phong tỏa toàn quốc ngắn hạn để kìm hãm đà tăng số ca mắc và tử vong. Một cuộc thăm dò của Sky News do YouGov thực hiện vào ngày 15 và 16 tháng 10 cho thấy 67% người ủng hộ ý tưởng này, so với 26% phản đối và 8% không có ý kiến.

    Giáo sư Andrew Hayward, thuộc viện dịch tễ học Đại học London kiêm thành viên của SAGE, nói: "Hành động càng sớm thì càng có hiệu quả, chúng ta sẽ cứu được càng nhiều người. Tôi nghĩ điều này cần phải được thực hiện trước Giáng sinh".

    Tuy nhiên, phương án này vẫn chưa nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng. Theo ông Boris Johnson, các biện pháp phạm vi địa phương có hiệu quả và công bằng hơn đối với những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm vi-rút thấp .

    "Đây là cuộc khủng hoảng quốc gia mà chúng ta sẽ vượt qua", ông Johnson nói trong chương trình Câu hỏi dành cho Thủ tướng vào đầu tháng 10, "Tất nhiên, tôi không loại bất kỳ giải pháp nào trong cuộc chiến chống lại vi-rút”.

    "Nhưng Anh quốc sẽ làm việc này với phương pháp cục bộ và theo từng khu vực để ngăn chặn và tiêu diệt Covid-19", ông Johnson khẳng định.

    Ở Wales, người dân đang trải qua quá trình phong tỏa toàn bộ trong 17 ngày. 

    Viethome (Theo Sky News)

  • Số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 10 ngày, lần đầu tiên vượt mốc 200.000 ca nhiễm mới hôm 22-10.

    covid tang cao
    Vùng Lombardy của Ý đã ban hành lệnh giới nghiêm ban đêm trong 3 tuần - Ảnh: REUTERS

    Cho đến nay, châu Âu đã có hơn 7,8 triệu người nhiễm virus corona và hơn 247.000 người chết vì đại dịch này, theo Hãng tin Reuters.

    Các quốc gia như Ý, Áo, Croatia, Slovenia và Bosnia đều báo cáo số ca mắc mới hàng ngày cao nhất hôm 22-10. Châu Âu lần đầu tiên ghi nhận hơn 100.000 ca nhiễm mới hằng ngày là vào ngày 12-10.

    Hãng tin Reuters cho biết châu Âu là khu vực đang ghi nhận nhiều ca nhiễm hằng ngày hơn Ấn Độ, Brazil và Mỹ cộng lại, một phần là do các nước trong khu vực này đã tiến hành nhiều xét nghiệm COVID-19 hơn hồi làn sóng thứ nhất của dịch bệnh.

    Theo thống kê của trang worldometers.info, thế giới ngày 22-10 ghi nhận 478.132 ca mắc mới, trong đó châu Âu chiếm 217.438 ca. Tính đến nay, châu Âu chiếm gần 19% số ca nhiễm toàn cầu và khoảng 22% ca tử vong toàn cầu.

    Tại Tây Âu, Pháp, số ca mắc mới trung bình trong 7 ngày đang ở mức cao nhất châu Âu với khoảng 25.480 ca nhiễm mỗi ngày, riêng ngày 22-10 lên tới hơn 41.500 ca. Để làm chậm sự lây nhiễm của virus corona, Thủ tướng Pháp Jean Castex ngày 22-10 thông báo mở rộng lệnh giới nghiêm, ảnh hưởng tới hơn 2/3 dân số của nước này.

    Một quốc gia khác ở Tây Âu là Hà Lan cũng có hơn 9.000 ca mới trong 24 giờ, một kỷ lục mới của nước này, theo Viện Y tế công cộng quốc gia (RIVM) ngày 22-10. 

    Đức cũng lần đầu tiên ghi nhận hơn 10.000 người nhiễm mới trong ngày 22-10. Nước này đã mở rộng cảnh báo du lịch với Thụy Sĩ, Ireland, Ba Lan, hầu hết các khu vực của Áo và Ý, bao gồm thủ đô Rome.

    Các bệnh viện khắp châu Âu vẫn đang trong tình trạng căng như dây đàn, số ca nhập viện để điều trị COVID-19 cũng đang tăng trở lại.

    Đầu tuần này, một chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói rằng châu Âu và Bắc Mỹ nên noi gương các quốc gia châu Á, kiên trì với các biện pháp chống COVID-19 và cách ly bất cứ người nào nhiễm bệnh.

  • Số người chết sau khi tiêm phòng cúm mùa ở Hàn Quốc đã lên tới 13 người, và giới chức nước này đang cố trấn an người dân.

    Bác sĩ đang dẫn đầu cuộc điều tra cho biết ông tin rằng những ca tử vong trên không liên quan tới vaccine, theo BBC News. Nhưng lòng tin vào chương trình vaccine đã bị sụt giảm, và Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc kêu gọi ngừng chương trình cho tới khi an toàn được đảm bảo.

    Cho tới nay, khoảng 13 triệu người ở Hàn Quốc đã được tiêm vaccine phòng cúm. Hàn Quốc bắt đầu chương trình tiêm phòng cúm miễn phí cho 19 triệu người đủ điều kiện vào tháng trước, với mục đích ngăn dịch cúm bùng phát giữa lúc đang phải đối phó với Covid-19.

    tinh nguyen tiem vaccine
    Cho tới nay, khoảng 13 triệu người ở Hàn Quốc đã được tiêm vaccine phòng cúm. Ảnh: Reuters

    Ca tử vong đầu tiên được giới chức chú ý đến là cậu bé 17 tuổi, tử vong sau khi tiêm phòng cúm được hai ngày.

    Những ca tử vong khác đều là người cao tuổi. Ít nhất 8 người ở tuổi ngoài 70 hoặc 80, có các chứng bệnh nền.

    “Tôi hiểu và lấy làm tiếc rằng một số người đang lo ngại về vaccine”, Bộ trưởng Y tế Park Neung Hoo nói, và xác nhận chương trình tiêm phòng miễn phí vẫn tiếp tục.

    “Chúng tôi đang tìm hiểu nguyên nhân nhưng sẽ một lần nữa rà soát lại toàn bộ quy trình, trong đó nhiều cơ quan chính phủ có tham gia, từ sản xuất đến phân phối”.

    Giáo sư Kim Jun Kon, đang dẫn đầu nhóm điều tra tác hại, đã cố trấn an người Hàn về sự an toàn của chương trình vaccine.

    Ông nói cuộc điều tra cho tới nay đã kết luận những ca tử vong không phải do tiêm phòng cúm. Giám định đang được tiến hành, và sẽ có cả xét nghiệm Covid-19.

    Người đứng đầu cơ quan kiểm dịch Hàn Quốc (CDC) cũng cho biết khả năng tiêm phòng dẫn đến tử vong là thấp.

    Đây là lần thứ hai mà lòng tin vào chương trình tiêm vaccine của Hàn Quốc bị lung lay.

    Trước đó, chương trình này từng bị ngưng trong ba tuần, sau khi 5 triệu liều bị phát hiện ở nhiệt độ phòng khi vận chuyển, trong khi chúng lẽ ra phải được giữ lạnh. Trong 13 người tử vong, không ai được tiêm những liều vaccine đã bị thu hồi này.

  • Cộng đồng người gốc Á ở San Francisco là nhóm tử vong nhiều nhất do Covid-19. Phân biệt chủng tộc và định kiến gương mẫu gán cho cộng đồng này khiến họ mong manh hơn trước virus.

    Mandy Rong vô cùng hoảng sợ khi đứa con gái 12 tuổi của cô mắc Covid-19. 2h sáng, con gái cô vẫn sốt dữ dội và ho liên tục. Vài loại thuốc có ở nhà đã hết hạn.

    Hai mẹ con cô Rong cùng với cha mẹ cô sống trong căn phòng rộng khoảng 7m2, không có cửa sổ, trong tòa nhà nhiều người nhập cư châu Á nghèo khó khác cư trú. Hành lang tòa nhà chật chội. Họ phải dùng phòng tắm và bếp chung, điều kiện lý tưởng để virus corona lây lan.

    Đêm đầu tháng ba đó như dài vô tận. Cô Rong, 42 tuổi, liên tục chạm vào trán Amy Rong và tự hỏi liệu con mình có chết trong căn gác xép nhỏ hai người ở chung hay không.

    nguoi goc a o mi 1
    Khu phố người Nhật ở San Francisco, California đông đúc vào dịp lễ hội. Ảnh: Getty.

    Người nhà Rong không thể xét nghiệm Covid-19. Họ nghe nói việc xét nghiệm rất tốn kém. Cô Rong cũng sợ phản ứng từ những người hàng xóm.Đến sáng, Amy hết sốt. Tuy nhiên, cô bé lại tiếp tục phát bệnh một tuần sau đó.

    “Nếu bạn dương tính, mọi người sẽ sợ bạn”, cô Rong nói với USA Today. "Mọi người sẽ nghĩ bạn là ma quỷ".

    Cộng đồng vô hình

    Rất dễ nhầm San Francisco với một thiên đường thịnh vượng của người Mỹ gốc Á. Nơi đây có khu phố Tàu nhộn nhịp và khu của người gốc Nhật Bản. Người Hawaii bản địa, người dân đảo ở Thái Bình Dương, người Việt, người Ấn và người Philippines cũng xem nơi đây là nhà. Tổng cộng, người châu Á ở San Francisco đến từ trên 20 quốc gia khác nhau.

    Tuy nhiên, nhiều người Mỹ gốc Á nhập cư có cuộc sống mong manh và thậm chí còn bấp bênh hơn trong đại dịch. Cho đến nay, 38% trong số 123 ca tử vong do Covid-19 được Sở Y tế Cộng đồng San Francisco ghi nhận là người Mỹ gốc Á, nhiều hơn bất kỳ sắc tộc nào.

    Các chuyên gia lo ngại tỷ lệ dương tính của người Mỹ gốc Á ở San Francisco có thể cao hơn nhiều so với con số 12% được báo cáo. Đây là một trong những kết quả của nhiều thập kỷ cộng đồng này bị gán cho hình mẫu thành công về tài chính, thể chất khỏe mạnh và năng động. Niềm tin này khiến cộng đồng người Mỹ gốc Á bị bỏ qua khi nói đến phúc lợi xã hội về nhà ở, việc làm và y tế.

    nguoi goc a o mi 1
    Nhiều lá cờ khác nhau được treo ở khu phố Tàu, San Francisco vào ngày 28/9. Ảnh: USA Today

    San Francisco là một trong số ít nơi theo dõi số ca tử vong do Covid-19 ở người Mỹ gốc Á. Trong khi đó, ở nơi khác, các quan chức không biết sắc tộc của gần một nửa trong số 7,8 triệu ca nhiễm virus corona trên toàn quốc. Khoảng 17 triệu người Mỹ là người gốc Á, chiếm 5,6% dân số, theo USA Today.

    Người Mỹ gốc Á ở San Francisco nhận được thông tin không chính xác hoặc không phải trong ngôn ngữ mẹ đẻ của họ về xét nghiệm, biện pháp an toàn, nhà ở và các dịch vụ chăm sóc quan trọng khác trong thời kỳ đại dịch. Đồng thời, cộng đồng này không được tiếp cận đầy đủ dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, không thể tiếp tục đi làm và các trình báo về hành vi tội phạm vì thù ghét người châu Á ngày càng gia tăng.

    “Định kiến người thiểu số gương mẫu này không giống chúng tôi”, Judy Young, Giám đốc Trung tâm Phát triển Đông Nam Á - tổ chức phi lợi nhuận ở San Francisco chuyên giúp đỡ cư dân đến từ Việt Nam, Lào và Campuchia, cho biết. Bà nói 80% khách hàng của tổ chức đã mất việc làm giữa đại dịch.

    “Cộng đồng chúng tôi rất nhỏ nhưng có rào cản ngôn ngữ. Thành phố không nghĩ chúng tôi có bất kỳ vấn đề gì trong khi thực sự là có".

    Nguy cơ từ việc không được chú ý này còn tăng cao hơn trong đại dịch. Giới chức y tế thành phố chỉ thống kê số liệu Covid-19 của “người Mỹ gốc Á”, vì vậy, người ủng hộ các cộng đồng nhỏ hơn chỉ có thể đoán mò. Có bao nhiêu người tử vong? Những người đó có phải là người Mỹ gốc Nhật? Gốc Việt? Gốc Triều Tiên? Gốc Philippines? Không ai biết cả.

    “Tỷ lệ tử vong cao ở người Mỹ gốc Á nghĩa là họ không được xét nghiệm hoặc phải chờ quá lâu để được chăm sóc y tế”, Jeffrey Caballero, Giám đốc Hiệp hội các Tổ chức Y tế Cộng đồng Châu Á Thái Bình Dương, nói.

    Khốn khổ vì định kiến

    Với nhiều người Mỹ gốc Á ở San Francisco, tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao có liên quan trực tiếp đến tác động của định kiến thiểu số gương mẫu, ông Tung Nguyen, giáo sư y khoa của Đại học California, San Francisco, cho biết.

    Ông Nguyen là đồng tác giả một báo cáo vào tháng 5 của Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Người Mỹ gốc Á. Báo cáo chỉ ra thực tế 50% trong số 31 ca tử vong do Covid-19 ở San Francisco vào thời điểm đó là người Mỹ gốc Á, tỷ lệ không cân xứng khi họ chỉ chiếm hơn 1/3 dân số.

    Mặc dù tỷ lệ đã giảm xuống, ông Nguyen nói việc thiếu dữ liệu chi tiết về người Mỹ gốc Á nghĩa là quỹ của thành phố không được phân bổ cho cộng đồng này.

    Chắc chắn tài sản và đóng góp của nhiều người Mỹ gốc Á đã tăng vọt trong những thập kỷ qua. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, thu nhập trung bình hàng năm của 22 triệu gia đình người Mỹ gốc Á là 73.060 USD, cao hơn so với con số 53.600 USD của tất cả hộ gia đình Mỹ.

    nguoi goc a o mi 1
    Người dân mua sắm trong một khu chợ ở khu phố Tàu vào ngày 29/9. Ảnh: USA Today

    Tuy nhiên, những câu chuyện thành công này làm lu mờ thực tế đáng lo ngại nhiều người Mỹ gốc Á phải đối mặt.

    Xem xét kỹ hơn, 20 nhóm người gốc Á khác nhau ở San Francisco đang gặp khó khăn về tài chính. Khoảng 43% trong số đó không nói tiếng Anh, theo USA Today.

    “Với người Mỹ gốc Á, mức trung bình luôn được những người rất thành công kéo lên. Điều này nghĩa là bạn bỏ lỡ những nhóm rõ ràng không phải như vậy”, Margaret Simms, thành viên trung tâm nghiên cứu The Urban Institute ở Washington, D.C, cho biết. Tổ chức này phát hiện gần 13% người Mỹ gốc Á cao tuổi sống trong cảnh nghèo đói, trong khi mức trung bình của cả nước là 9%.

    Phân biệt đối xử cũng khiến một số người Mỹ gốc Á không được xét nghiệm Covid-19. Trang web Stop AAPI Hate đã ghi lại hơn 2.500 vụ phân biệt đối xử trên khắp nước Mỹ với người gốc Á và các đảo Thái Bình Dương từ giữa tháng 3. Họ bị tấn công bằng lời nói đến bạo lực thể xác.

    “Định kiến ​​về chúng tôi rất rộng, từ quan điểm tất cả chúng tôi đều hiếu học, chúng tôi không phạm tội và ngay cả những người nghèo cũng không gặp vấn đề về sức khỏe”, Ellen Wu, giáo sư lịch sử tại Đại học Indiana ở Bloomington, cho biết.

    Bà Wu cũng là tác giả của quyển sách “The Color of Success: Asian Americans and the Origins of the Model Minority” (tạm dịch Màu sắc của thành công: Người Mỹ gốc Á và nguồn gốc của định kiến thiểu số kiểu mẫu). “Quan điểm đó thay đổi hoàn toàn so với trước Thế chiến II, nhiều người gốc Á bị coi là dơ bẩn và dễ mắc bệnh”.

    Người Mỹ gốc Á ở San Francisco nói nhiều ngôn ngữ như tiếng Quan Thoại, tiếng Quảng Đông, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Tagalog, tiếng Lào, tiếng Samoan, tiếng Tongan, tiếng Việt và tiếng Hindi. Trong khi đó, thông tin về Covid-19 trên trang web của thành phố chỉ có tiếng Anh, Trung Quốc, Philippines và Tây Ban Nha.

    Những nỗ lực của giới chức y tế thành phố nhằm thông báo cho người gốc Á về xét nghiệm và các biện pháp phòng ngừa Covid-19 bằng ngôn ngữ mẹ đẻ đôi khi dẫn đến bản dịch khó hiểu hoặc sai hoàn toàn.

    Chờ ngày tiếp tục giấc mơ Mỹ

    Rong không biết liệu con gái mình có bị nhiễm Covid-19 hay không, nhưng cô vẫn phải sống từng ngày trong sợ hãi.

    Vài tháng qua, gia đình cô hầu như không có tiền ăn hoặc trả tiền thuê nhà, đến 750 USD một tháng. Đôi khi, hàng xóm cho họ thức ăn. Những lần khác, cô Rong đến tổ chức từ thiện địa phương.

    Hiện tại khác xa so với cuộc sống cô đã tưởng tượng. Ở Quảng Đông, Trung Quốc, Rong có công việc ổn định ở cửa hàng quần áo. Theo sự thúc giục của cha mẹ chồng cũ, 12 năm trước, cô di cư đến California và làm người gác cổng. Từ khi đại dịch xảy ra, cô phải nhận bảo hiểm thất nghiệp.

    Gia đình cô không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ở lại căn hộ tại khu phố Tàu.

    nguoi goc a o mi 1
    Căn bếp chung chật chội của những người dân trong một tòa nhà ở khu phố Tàu. Ảnh: USA Today

    Rong không biết ai đã nhiễm virus. Với những người hàng xóm của cô, xét nghiệm là một nỗi sợ hãi chung.

    Giờ đây, Rong đếm từng ngày đợi dịch qua đi, ngày mà cô có thể ra ngoài an toàn, ngày giấc mơ Mỹ của cô có thể tiếp tục.

    Nguồn: Zing

  • Sau nhiều tháng dừng hẹn hò do Covid-19, Harrison Forman, một nhà sản xuất phim hài ở New York, cô đơn đến mức sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

    Thông qua một người bạn, nam diễn viên 28 tuổi này gặp một phụ nữ trên Zoom. Cả hai bắt đầu nhắn tin, sau đó Harrison đưa ra khung câu hỏi trong thời kiểm dịch: "Bạn đang sống với ai? Có đeo khẩu trang không? Gần đây bạn có tụ tập với nhóm nào không? Bạn đã được xét nghiệm chưa?"...

    Các bức ảnh trên Instgram cho thấy cô vẫn tham gia các cuộc gặp gỡ khiến Harrison có đôi chút lo lắng, tuy nhiên khi cô trả lời một cách thỏa đáng, chàng trai cảm thấy thoải mái hơn để đi dạo cùng cô. Sau vài giờ bên nhau, anh mời cô đến căn hộ của mình. Tòa nhà ở Manhattan của Harrison có quy định không cho người lạ vào nên chàng trai phải "nói khéo" với người bảo vệ: "Đây là người bạn mới của tôi. Yên tâm đi, cả hai chúng tôi đều an toàn".

    Khi vào trong căn hộ của Forman, những chiếc khẩu trang biến mất và khá nhanh chóng, những bộ quần áo cũng vậy.

    tinh mot dem

    Harrison không phải là người duy nhất vẫn theo đuổi tình dục bình thường trong đại dịch. Một cuộc khảo sát do Shagbook - một dịch vụ hẹn hò trực tuyến - thực hiện cho thấy 24,3% trong số 1.000 người thừa nhận vẫn làm "chuyện ấy" bình thường với người mà họ gặp trên mạng Internet kể từ khi bùng phát dịch Covid-19.

    Martin Valderruten, người đồng tính 25 tuổi làm nghề tổ chức sự kiện ở New York cho biết, nếu như trước đây những người đồng tính sẽ hỏi nhau về lần cuối đi khám bệnh lây lan qua đường tình dục, thì bây giờ câu hỏi của họ là: "Bạn đã cách ly chưa? Martin đã cẩn trọng vài tháng qua, nhưng anh vẫn sex khi thấy thoải mái. "An toàn với tôi luôn là chìa khóa", anh nói.

    Đối với một số người độc thân đang cách ly một mình, nhu cầu về sự kết nối là điều đáng để phơi bày. Như Krista, một phụ nữ 44 tuổi ở San Francisco, nói: "Tôi sẵn sàng mạo hiểm sức khỏe của mình để trải nghiệm tình dục hơn là cắt tóc".

    Còn Sarah H., một phụ nữ 31 tuổi ở Philadelphia, cảm thấy hôn môi là một rủi ro lớn, vì vậy "nếu bạn định hôn ai đó, bạn cũng có thể ngủ với họ".

    Anna Muldoon, cựu cố vấn chính sách khoa học tại Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, đang nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và các cuộc khủng hoảng xã hội tại Đại học Bang Arizona, cảnh báo cần phải cẩn trọng trong thời điểm này: "Đây là lúc mọi người cần suy nghĩ kỹ về tình một đêm trước khi thực hiện", cô nói.

    Có thể nhiều người nghĩ hôn có khả năng lây truyền nCoV cao hơn qua đường tình dục. Tuy nhiên Anna cho biết bản chất của tình dục là tiếp xúc gần gũi. Bạn đang thở vào nhau, hy vọng đụng chạm nhiều nhất có thể. Vì vậy, không có cách nào để sex mà không có nguy cơ lây nhiễm.

    Nhà tâm lý học Scott Lyons ở New York, cho biết do nhờ đại dịch mà "có cơ hội để nhận ra giá trị mối quan hệ giữa con người với nhau, đó là sự mong manh của việc cần giao tiếp và kết nối với những con người khác; đồng thời đại dịch cũng cho thêm không gian để nuôi dưỡng con người bên trong. Chúng ta sẽ quay lại với một cuộc tán tỉnh kéo dài - tìm hiểu ai đó nhiều hơn trước khi tiếp xúc cơ thể", ông nói.

    Tiến sĩ Lyons cho biết thời gian tìm hiểu nhau kéo dài này sẽ dẫn đến các mối quan hệ sâu sắc hơn, có ý nghĩa hơn và cũng làm ít "tình một đêm" hơn. "Khi mọi người biết nhau lâu hơn, có nhiều khả năng sẽ có một kết nối lâu hơn một lần gặp gỡ tình dục", chuyên gia này nói thêm.

    Với chàng đạo diễn Harrison, sau lần đầu anh tiếp tục gặp gỡ cô gái ấy lần hai. Nhưng sau đó cô nàng chặn mọi liên lạc, khiến Harrison thất vọng, bởi anh đã dành nhiều sức lực để sàng lọc. Hơn nữa ở hiện tại anh cũng không thể đến quán bar tìm một ai khác.

    "Tôi đã thất bại. Nó giống như bạn đi bộ đường dài qua sa mạc, bạn tìm thấy cái giếng nhưng nó khô cạn", anh chàng nói.

    (Theo Washingtonpost, Dailymail)

  • Hàng nghìn người Anh đang tình nguyện mắc Covid-19 để các nhà khoa học có thêm cơ hội nghiên cứu virus SARS-CoV-2 và rút ngắn thời gian điều chế vaccine.

    Alex Greer, sinh viên ngành hóa học của Đại học Durham, muốn chủ động mắc Covid-19 thay vì vô tình mắc bệnh trong một buổi tụ tập với bạn bè. Đối với nhiều người trẻ tuổi giống như Greer, chuyện cố tình mắc bệnh đang trở nên phổ biến hơn, theo Bloomberg.

    Trong thời gian gần đây, hàng nghìn người Anh đã tham gia một cuộc thử nghiệm đặc biệt với mong muốn tìm ra chiến lược chống dịch mới. Cụ thể, việc người dân chủ động mắc Covid-19 sẽ cung cấp thêm cơ hội nghiên cứu cho các nhà khoa học, từ đó rút ngắn thời gian điều chế một loại vaccine an toàn và hiệu quả.

    mien dich cong dong o anh 1
    Tấm biển hiệu cổ động tinh thần người dân chống dịch trên đường phố London. Ảnh: Euro News

    Open Orphan, đơn vị khởi xướng ra cuộc thử nghiệm đặc biệt, đang thuyết phục các tình nguyện viên tiềm năng trên khắp nước Anh. Dù vậy, giới chuyên gia đánh giá dự án nghiên cứu này tiềm ẩn nhiều rủi ro và là “con dao hai lưỡi”.

    Một mặt, nó có khả năng tăng tốc việc điều chế vaccine, cung cấp nhiều thông tin và dữ liệu mới mẻ cho các nhà khoa học. Mặt khác, nó cũng khiến sức khỏe của hàng nghìn tình nguyện viên gặp nguy hiểm trong bối cảnh nhân loại chưa tìm ra cách chữa trị Covid-19.

    Quyết định mạo hiểm

    “Tôi không thể nói dối rằng tôi không lo lắng chút nào. Đến nay, tác động lâu dài của đại dịch vẫn chưa được làm rõ”, anh Alex Greer, 20 tuổi, chia sẻ về quyết định chủ động mắc Covid-19. “Song tôi nghĩ một cuộc thử nghiệm thành công sẽ đáng để tôi mạo hiểm và nhận lấy rủi ro”.

    Trái với suy nghĩ tích cực của Greer, nhiều chuyên gia y tế đã đưa ra cảnh báo về cuộc thử nghiệm đầy mạo hiểm này. Chuyên gia sinh học Sheema Shah của Bệnh viện Nhi Lurie thuộc Đại học Northwestern và Chicago, cho biết các bệnh nhân trẻ khỏe có thể gặp biến chứng nghiêm trọng sau nhiều tháng mắc bệnh.

    “Tiến hành thử nghiệm như vậy sẽ thật sự vượt qua ranh giới về mặt đạo đức”, bà Shah nhận xét. “Khác với nhiều dịch bệnh trong quá khứ, Covid-19 vẫn là một điều bí ẩn mà chúng ta không hề hiểu rõ”.

    mien dich cong dong o anh 1
    Biển hiệu nhắc nhở người dân giãn cách xã hội tại Leicester. Ảnh: Guardian

    Nhiều tập đoàn dược phẩm hàng đầu như Pfizer hay AstraZeneca đều không có ý định thực hiện dự án mạo hiểm như trên. Các nhà sản xuất vaccine khác như Johnson & Johnson cũng tỏ ra hết sức thận trọng với việc thử nghiệm lâm sàng.

    Trong khi đó, Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Mỹ, đối tác hàng đầu của công ty công nghệ sinh học Moderna, đang bắt tay vào sản xuất một chủng virus chuyên dùng trong thử nghiệm, có đặc điểm tương đồng với virus SARS-CoV-2 nhưng an toàn hơn.

    Công ty công nghệ sinh học Valvena SE của Pháp cũng đang tiến hành các cuộc thử nghiệm, trong đó tình nguyện viên khỏe mạnh sẽ chủ động phơi nhiễm virus SARS-CoV-2.

    Giám đốc công ty, ông Thomas Lingelbach, chia sẻ: “Chúng tôi chỉ thực hiện thử nghiệm nếu các thông số và dữ liệu y tế đảm bảo tính minh bạch cũng như đảm bảo sự an toàn cho tình nguyện viên”.

    Ý tưởng làm “chuột bạch”

    Ý tưởng chủ động mắc Covid-19 đang dần trở nên phổ biến trong cộng đồng. 1DaySooner, tổ chức chuyên ủng hộ các tình nguyện viên muốn làm “chuột bạch” mắc Covid-19, đã tiếp nhận hơn 38.000 đơn đăng ký.

    “Tôi chắc chắn các cuộc thử nghiệm mạo hiểm sẽ diễn ra”, ông Robin Shattock, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Hoàng gia London, cho biết. “Vấn đề ở đây là các cuộc thử nghiệm sẽ đạt mục tiêu đã đề ra hay làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn”.

    Trên thực tế, giới khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên cơ thể người suốt nhiều thế kỷ. Dù vậy, những quy chuẩn về mặt đạo đức và tính an toàn mới chỉ được áp dụng trong khoảng 50 năm gần đây. Nhìn chung, thử nghiệm lâm sàng thường là phương pháp hữu hiệu, giúp phát triển thành công các loại vaccine chống lại dịch bệnh như dịch tả, sốt rét hay thương hàn.

    Trong nhiều thập kỷ qua, lịch sử thế giới không ghi nhận trường hợp tử vong nào vì thử nghiệm lâm sàng. Các nghiên cứu trên cơ thể người thường đáp ứng nhiều quy chuẩn đạo đức, tiêu chí an toàn, đồng thời nhận được sự đồng thuận từ hàng chục nghìn tình nguyện viên.

    mien dich cong dong o anh 1
    Tính đến ngày 13/10, Anh ghi nhận 617.688 ca mắc và 42.875 ca tử vong vì Covid-19. Ảnh: AP

    Chuyên gia Shah từ Đại học Nortwestern và Chicago nhận định thử nghiệm lâm sàng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn các nhà khoa học đang nỗ lực điều chế loại vaccine chống Covid-19 đầu tiên. “Bằng thử nghiệm trên cơ thể người, các chuyên gia có thể nghiên cứu đối chiếu, từ đó phát triển phương án tối ưu nhất nhằm giải quyết dịch bệnh”, bà Shah chia sẻ.

    Dù vậy, chuyên gia này nghi ngại khả năng tạo ra “điểm khác biệt” trong công cuộc điều chế vaccine vốn đang gặp nhiều khó khăn. Ở thời điểm hiện tại, khi các lựa chọn vaccine vẫn còn đang hạn chế, bà Shah đặt ra câu hỏi rằng “việc mạo hiểm sức khỏe của nhiều người có chính đáng hay không”.

    Vương quốc Anh vẫn phải đối mặt nhiều rào cản từ các cơ quan quản lý và một ủy ban đạo đức độc lập trước khi thực hiện bất kỳ kế hoạch thử nghiệm lâm sàng nào trên diện rộng. Tính đến ngày 13/10, Anh ghi nhận 617.688 ca mắc và 42.875 ca tử vong vì Covid-19, dẫn số liệu từ Worldometers.

    Theo Zing

  • Covid-19 đang hoành hành trở lại khắp châu Âu, khiến các quan chức đưa ra hạn chế giống như hồi mùa xuân, nhưng lần này công chúng không còn hợp tác.

    Vẫn bị ám ảnh với những thiệt hại kinh tế, thể chất và tâm lý sau thời gian dài phong tỏa toàn quốc, công chúng không còn dễ dàng chấp nhận tuân thủ các hạn chế. "Lần này sẽ khó khăn hơn rất nhiều", Cornelia Betsch, Giáo sư về Truyền thông Y tế tại Đại học Erfurt, Đức, nói, gọi đây là "chứng chán ngấy đại dịch".

    Khi khủng hoảng ngày càng sâu sắc, sự đồng lòng từng vững chắc ở nhiều quốc gia để chống Covid-19 đang có dấu hiệu rạn nứt. Các quy tắc mới bị thách thức tại các tòa án. Chính quyền trung ương và địa phương bất đồng quan điểm.

    nguoi dan chau au
    Người dân đi qua Đấu trường La Mã ở Rome, Italy ngày 8/10. Ảnh: Reuters.

    Tại Tây Ban Nha, chính quyền trung ương ngày 9/10 ban hành tình trạng khẩn cấp ở khu vực Madrid, mặc dù động thái bị các chính trị gia địa phương phản đối gay gắt. Lãnh đạo phe đối lập còn yêu cầu Thủ tướng bảo vệ luận điểm trước quốc hội.

    Căng thẳng ở Tây Ban Nha phản ánh sự phản kháng lớn mà nhiều lãnh đạo thế giới đối mặt.

    Các nhóm doanh nghiệp đưa ra cảnh báo nghiêm trọng rằng toàn bộ ngành công nghiệp có thể sụp đổ nếu các hạn chế đi quá xa. Một số cuộc biểu tình nổ ra. Tại nhiều quốc gia, hoài nghi của công chúng tăng cao do chính phủ không thực hiện được những lời hứa lớn về các biện pháp như truy vết tiếp xúc hay xét nghiệm.

    Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy nhiều người đang bối rối hoặc không nghe theo các chỉ dẫn là số ca nhiễm mới tiếp tục tăng mạnh, kể cả ở những nơi đã thắt chặt quy định.

    Bồ Đào Nha đã áp đặt hạn chế mới vào tháng trước, nhưng hôm 8/10 họ lần đầu tiên ghi nhận hơn 1.000 ca mới trong một ngày kể từ tháng 4. Ở miền bắc nước Anh, quy tắc mới được đặt ra rồi lại gạt đi, khiến người dân bối rối thay vì làm chậm sự lây lan. Giới chức cảnh báo các bệnh viện có thể phải đối mặt với làn sóng bệnh nhân ồ ạt hơn so với đỉnh điểm đại dịch vào tháng 4.

    Khuyết điểm của việc áp đặt biện pháp mới chặt chẽ hơn được thể hiện ở Israel, quốc gia duy nhất ra lệnh phong tỏa toàn quốc lần hai. Hỗn loạn và một loạt cuộc biểu tình xảy ra.

    "Mọi người coi quyết định này là mang tính chính trị thay vì y tế", Ishay Hadas, nhà tổ chức biểu tình ở Israel, nói. Ông cho rằng có rất ít rủi ro nếu đeo khẩu trang khi tụ tập ngoài trời. "Vấn đề chính là sự thiếu tin tưởng của công chúng".

    Trong khi các vấn đề về đeo khẩu trang và các biện pháp khác ít bị chính trị hóa ở châu Âu hơn nhiều nơi khác, đặc biệt là so với Mỹ, viễn cảnh về một mùa đông với những hạn chế khắt khe hoặc thậm chí phong tỏa đang gây ra lo âu và chia rẽ các đảng phái chính trị.

    Anh dự kiến công bố các biện pháp khắt khe hơn vào 12/10, nhiều trong số đó tập trung vào hạn chế với các cơ sở bán rượu. Lãnh đạo Công đảng Keir Starmer đã thách thức chính phủ đưa ra bằng chứng khoa học cho thấy việc đóng cửa quán rượu sớm giúp giảm lây nhiễm.

    Ngay cả các cố vấn cho chính phủ Anh cũng lúng túng trong việc giải thích một số biện pháp. "Mọi người đang rất bối rối", Robert West, thành viên tiểu ban SAGE, cơ quan khoa học tư vấn cho chính phủ, nói. "Tôi không thể đặt tay lên tim và thề rằng tôi nhớ hết các quy định", ông nói.

    Tại một phần của khu vực đồng tiền chung châu Âu mà nhóm của WHO đã nghiên cứu chi tiết, khoảng một nửa dân số đang "phát ngấy đại dịch", Betsch nói. Họ tìm kiếm ít thông tin hơn về virus, ít quan tâm đến rủi ro và ít sẵn sàng tuân theo các chỉ dẫn hơn.

    Nỗ lực làm chậm sự lây lan của virus vẫn phụ thuộc vào việc các cá nhân thay đổi hành vi của họ. "Lựa chọn khác duy nhất là tái phong tỏa", Francesca Del Gaudio, 24 tuổi, cho biết khi cô và một người bạn đeo khẩu trang đi qua quảng trường Piazza Trilussa của Rome hôm 9/10, ngày đầu tiên Italy thắt chặt thêm biện pháp phòng dịch. "Chúng tôi không muốn điều đó".

    Khảo sát tại các quốc gia trên khắp châu Âu cho thấy phần lớn người dân sẵn sàng tuân thủ các quy định nếu chúng được giải thích rõ ràng và dễ làm theo. Betsch cho rằng mọi người cũng sẵn sàng tuân theo các hạn chế mới hơn nếu họ thấy bệnh viện phải tiếp nhận nhiều bệnh nhân và tỷ lệ tử vong tăng cao.

    Tuy nhiên, một số quy định bị chỉ trích. Ở Tây Ban Nha, các nhà hàng ở Madrid phải ngừng tiếp thêm khách sau 22h và đóng cửa trước 23 giờ, trong khi bình thường đó là giờ nhiều người bắt đầu đến ăn.

    "Mọi người đều biết rằng người Tây Ban Nha chúng tôi dùng bữa muộn hơn nhiều so với các quốc gia khác, vì vậy việc không thể mở cửa đến nửa đêm là điều quá ngớ ngẩn về kinh tế", Florentino Pérez del Barsa, chủ nhà hàng ở Madrid, cho biết.

    Trong khi công chúng thường tập trung chú ý vào những người lớn tiếng nhất, như hàng nghìn người đã biểu tình gần đây bên ngoài Tòa nhà Reichstag ở Berlin và Quảng trường Trafalgar của London gọi đại dịch là một trò lừa bịp và âm mưu do chính phủ dàn dựng, họ chỉ đại diện khoảng 10% công chúng, theo một nghiên cứu của Đức.

    Khoảng 20% người dân chống lại các quy định, có thể vì lý do cá nhân, tâm lý và tài chính. Nhưng Betsch cho biết cần chú ý hơn vào khoảng một nửa dân số "lưỡng lự". Họ có thể tiếp nhận các quy định nhưng cần được lắng nghe và giáo dục. Tuy nhiên, các chính sách mới rời rạc của các chính phủ chỉ gây ra sự thất vọng.

    Các chính phủ đang đối mặt lựa chọn khó khăn. Pháp lo lắng khi thấy các giường bệnh đang bị lấp đầy. Họ đã đặt nhiều khu vực đô thị lớn vào tình trạng báo động tối đa, bao gồm Lyon, Grenoble, Lille và Saint-Etienne cùng với Paris, Marseille và Aix-en-Provence . Cư dân Toulouse đã biểu tình vào ngày 9/10, lo sợ thành phố của họ cũng bị áp đặt tương tự.

    Xavier Lencou, sinh viên kỹ thuật tại Paris, nói rằng ngày càng có nhiều người xung quanh anh tuân thủ các biện pháp như đeo khẩu trang, không giống như vào mùa xuân. Nhưng anh lo lắng các biện pháp nghiêm ngặt hơn sẽ vượt quá giới hạn chịu đựng của nhiều người.

    "Nếu lệnh phong tỏa mới được ban hành, tình hình có thể tồi tệ hơn, vì mọi người sẽ không tuân thủ", anh nói.

    Jerome Fourquet, nhà phân tích chính trị tại viện thăm dò IFOP của Pháp, nói rằng việc cân bằng giữa thúc đẩy kinh tế và chống dịch "quá khó". So với hồi tháng ba, chính phủ Pháp hiện có ít ngân sách để hỗ trợ các doanh nghiệp hơn và người dân ít sẵn sàng chấp nhận bất kỳ hạn chế nào mới.

    Tại Đức, lo ngại rằng phong tỏa lần hai sẽ phá hủy sự phục hồi kinh tế mong manh đã dẫn đến sự phản đối ngày càng gay gắt từ người dân và doanh nghiệp.

    Thủ tướng Merkel tuần trước nói rằng bà không "muốn một tình huống như hồi mùa xuân lặp lại" - ám chỉ lệnh phong tỏa toàn quốc. Hôm 9/10, bà cảnh báo 10 ngày tới sẽ rất quan trọng.

    Tờ Bild đã phản ánh cảm xúc của nhiều người Đức trong bài xã luận hôm 9/10, cảnh báo phong tỏa sẽ dẫn đến thất nghiệp hàng loạt, phá sản và tạo gánh nặng cho các gia đình.

    "Đó không phải là điều Merkel muốn, bà phải chung sức cùng các bang, thị trấn và thành phố ngăn chặn phong tỏa lần hai!", các biên tập viên của Bild cảnh báo. "Ở một đất nước tự do, phần lớn người dân không thể bị buộc phải trả giá cho hành vi của một vài kẻ ngốc".

    Ở Đức cũng như các nước khác, trọng tâm là thay đổi hành vi của giới trẻ. "Các bạn kiên nhẫn một chút không được sao?", bà Merkel nói. "Mọi thứ sẽ trở lại - tiệc tùng, vui chơi mà không có các hạn chế phòng dịch. Nhưng hiện tại, có vấn đề khác quan trọng hơn".

    Nhưng sự kiên nhẫn của công chúng ở Đức và các nơi khác đang suy yếu. June Nossin, nhà trị liệu người Bỉ 32 tuổi, cho biết điều quan trọng là phải tuân theo các quy tắc như đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên. Nhưng sức chịu đựng của con người có giới hạn.

    "Nếu mọi thứ đều bị cấm, mọi người sẽ phát điên", cô nói.

    (Theo NYTimes)

  • Anh đang ở đỉnh điểm của khủng hoảng đại dịch COVID-19 và nước này cần hành động ngay lập tức để ngăn chặn lặp lại kịch bản xấu như hồi tháng 3.

    Cố vấn y tế hàng đầu của Chính phủ Anh đã cảnh báo rằng, đất nước đang ở giai đoạn quan trọng trong làn sóng dịch COVID-19 thứ hai. Hiện tại, hàng triệu người dân ở miền Bắc nước Anh đang chờ Chính phủ đưa ra các quy định hạn chế mới được thắt chặt hơn.

    covid dinh diem o anh
    Anh cần hành động ngay để ngăn chặn lặp lại kịch bản xấu như hồi tháng 3 (Ảnh: AP)

    Phó Giám đốc y tế của Anh, Giáo sư Jonathan Van-Tam, cho biết, nước này đang đối mặt với "thời điểm tương tự như vào tháng 3" sau khi số ca mắc COVID-19 mới tăng mạnh. Ông Jonathan Van-Tam nói: "Tuy nhiên, chúng ta có thể ngăn chặn tình trạng này nếu tất cả chúng ta hành động ngay từ bây giờ. Chúng ta nhận thức rõ tình hình dịch bệnh hiện nay và phải làm thế nào để giải quyết nó, do đó hãy nắm bắt cơ hội này và ngăn lịch sử lặp lại".

    Dữ liệu của Chính phủ Anh cho thấy, ngày 11/10, nước này đã ghi nhận trên 12.800 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 mới, giảm so với hơn 15.100 ca được báo cáo một ngày trước đó. Ngày 11/10, Anh ghi nhận thêm 65 ca tử vong, được xác định là những bệnh nhân tử vong trong vòng 28 ngày sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.

    Với số ca mắc mới tăng nhanh và tình trạng lây nhiễm từ nhóm thanh niên sang những người lớn tuổi hơn, Chính phủ Anh đang cân nhắc đưa ra một loạt quy định chống dịch mới, trong đó bao gồm cả việc trao nhiều quyền nhiều hơn cho các lãnh đạo địa phương nhằm theo dõi và truy vết những ca nhiễm mới. Ngoài ra, chính quyền nước này kêu gọi người dân thực hiện những quy định phòng chống dịch như rửa tay, đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc xã hội.

    Các nước châu Âu, bao gồm cả Vương quốc Anh, đã ghi nhận mức tăng cao số trường hợp nhiễm COVID-19 trong vài tuần qua sau khi những khu vực lớn của nền kinh tế cũng như các trường học và trường đại học mở cửa trở lại. Mức độ lây nhiễm và số ca tử vong ở Anh đang tăng nhanh với tốc độ cao nhất trong nhiều tháng qua.

    Theo VTV

  • Từng nổi tiếng và được nhiều người yêu thích vì sở hữu gương mặt xinh đẹp và thân hình quyến rũ, nữ tiếp viên hàng không đã sa vào con đường buôn bán ma túy sau khi bị mất việc do Covid-19. Nhiều người tỏ ra tiếc nuối và cho rằng cô là “nạn nhân” của đại dịch.

    Alexandra Dobre
    Cô Alexandra Dobre sẽ không thể quay lại làm tiếp viên hàng không vì hành vi buôn bán ma túy (ảnh: Daily Mail)

    Alexandra Dobre, 27 tuổi, từng là tiếp viên hàng không làm việc cho các hãng Ryan Air và Wizz Air tại London, Anh. Vào nằm 2020 cô này đã bị bắt giữ vì buôn bán ma túy.

    Rơi nước mắt khi bị tuyên án 2 năm tù giam, Alexandra Dobre nói cô không còn lựa chọn nào khác vì bị mất công việc yêu thích do công ty cắt giảm nhân viên trong bối cảnh dịch Covid-19 lây lan.

    Đang trong cảnh thất nghiệp, Dobre làm quen với một người đàn ông trên ứng dụng hẹn hò. Sau khi chuyển tới hạt Staffordshire sống cùng người yêu, cô Dobre nhận lời giao cocaine để kiếm tiền.

    Vào ngày 7/8/2020, cảnh sát Staffordshire chặn xe ô tô của Dobre và phát hiện 6 gói cocaine trong ví của cô gái xinh đẹp.

    Cảnh sát sau đó lục soát căn hộ của cô Dobre và người tình, tiếp tục phát hiện thêm 81 túi cocaine khác giấu kỹ trong chiến bàn cạnh giường ngủ.

    Cocaine ở Anh được xếp vào nhóm ma túy loại A và bị nghiêm cấm sử dụng. Cựu nữ tiếp viên hàng không sau đó thừa nhận hành vi của mình.

    “Cô ấy đã từng nổi tiếng, có người hâm mộ và từng là tiếp viên hàng không cho các hãng khác nhau. Khi làm tiếp viên, cô ấy được trả lương rất cao. Tuy nhiên, Dobre mất việc cách đây vài tháng trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cô ấy không biết xoay xở ra sao”, Paul Cliff – luật sư của cô Dobre – nói.

    Sau khi Dobre bị bắt, gã nhân tình của cô cũng bỏ trốn biệt tăm. Cảnh sát cho biết, người đàn ông này đã chỉ đạo cô Dobre mua bán và vận chuyển cocaine cho hắn.

    “Kể cả khi dịch Covid-19 được kiểm soát, cô Dobre cũng không bao giờ có thể quay lại làm tiếp viên hàng không được nữa. Đó là công việc mà cô ấy yêu thích”, luật sư Paul Cliff nói.

    Thẩm phán David Fletcher – người tuyên án đối với cựu nữ tiếp viên hàng không – cho rằng, cô Dobre phải nhận thức được hành vi nguy hiểm của mình và không thể đổ lỗi hoàn toàn do dịch bệnh.

    Tuy nhiên, vị thẩm phán cũng nói thêm rằng, nhiều người ở Anh đang gặp khó khăn, mất việc làm khi kinh tế rơi vào trì trệ do Covid-19.

    Theo Dân Việt

  • Trên thực tế, chúng ta có thể làm gì để kiểm soát COVID-19 tốt hơn ở Anh?

    Tiến sĩ Julian Tang, giáo sư khoa hô hấp tại Đại học Leicester, giải thích những gì chúng ta nên làm trong vấn đề phong tỏa, các biện pháp chống dịch nếu không gặp phải những ràng buộc chính trị và kinh tế.

    Tình huống 1: Kiểm soát biên giới ngay lập tức với các biện pháp theo dõi, cách ly và kiểm dịch (tương tự như New Zealand)

    whatifcovid1

    New Zealand đã nhanh chóng kiểm soát biên giới

    Ngay khi xác định trường hợp “siêu lây lan" - một doanh nhân người Anh vào cuối tháng 1 năm 2020, chúng ta đáng nhẽ nên đóng cửa biên giới ngay lập tức và cách ly tất cả những du khách trở về từ châu Âu và châu Á - tương tự như cách tiếp cận của New Zealand, để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ Covid-19 xâm nhập vào Vương quốc Anh.

    Tuy nhiên, trên thực tế việc này khó có thể xảy ra, với số lượng người Anh đi nghỉ ở nước ngoài vào thời điểm đó là rất lớn. Chúng ta cũng không kịp sắp xếp và tổ chức tự cách ly và cách ly tập trung trong thời điểm đó- ngay cả khi tất cả người dân đồng ý.

    Trong trường hợp tốt nhất, chúng ta đã có thể ngăn chặn phần lớn các trường hợp COVID-19 xâm nhập vào Vương quốc Anh, do  hầu hết các ca bệnh trở về Anh từ khoảng giữa tháng Hai trở đi.

    Vấn đề của việc này là việc đóng cửa biên giới không thể kéo dài và vi-rút vẫn có thể đe dọa Anh quốc thông qua việc nhập khẩu hàng hóa.

    Tình huống 2: Sống chung với virus với các chính sách giống Đài Loan và Hong Kong

    whatifcovid2

    Hong Kong và Đài Loan kiểm soát dịch trên quy mô toàn dân số

    Hồng Kông và Đài Loan đã phản ứng nhanh chóng để giảm sự lây truyền của vi-rút.

    Nhờ kinh nghiệm từ đợt bùng phát dịch SARS năm 2003, họ đã đẩy mạnh việc đeo khẩu trang của người dân, tiến hành kiểm tra nhanh, truy tìm ca bệnh và tự cách ly cũng như cách ly tập trung trên quy mô toàn đất nước.

    Với việc phần lớn người dân rất tuân thủ luật lệ, Hong Kong và Đài Loan không cần tiến hành phong tỏa trong thời gian dài.

    Cách tiếp cận này khó có thể phát huy tác dụng ở Vương quốc Anh, các quốc gia với dân số lớn hơn ở Châu Âu, Bắc Mỹ, chủ yếu là do sự khác biệt về văn hóa, vì nhiều biện pháp trong số này bị coi là vi phạm nhân quyền và quyền tự do cá nhân.

    Tuy nhiên, nếu Chính phủ nhanh chóng hành động và hành động một cách hiệu quả, toàn diện, chúng ta có thể kiểm soát được  vi-rút. Tỷ lệ lây nhiễm và tử vong có thể giảm, tránh được tình trạng phong tỏa và suy thoái kinh - tế xã hội mà chúng ta đã thấy ở Anh.

    Kết 

    Suy cho cùng, chúng ta không thể kiểm soát sự lây lan của vi-rút mà không hy sinh quyền tự do cá nhân và lợi nhuận kinh doanh.

    Ngay cả khi chúng ta có thể đến giai đoạn Covi-19 chỉ giống như bệnh cúm mùa, tỷ lệ tử vong do cúm hàng năm vẫn tăng đáng kể - ngay cả với vắc-xin và thuốc kháng vi-rút tiên tiến.

    Trên thực tế, chúng ta thường quyết định ngó lơ việc kiểm soát dịch cúm vào mỗi mùa đông để duy trì cách sống của mình.

    Không hề có luật yêu cầu đeo khẩu trang, giãn cách xã hội hoặc giới nghiêm hoặc phong tỏa trong mùa cúm, ngay cả những năm tình trạng đặc biệt tồi tệ.

    Phòng vị điều trị tích cực ICU của bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân cúm và hàng nghìn người chết vì bệnh này mỗi năm nhưng chúng ta đã chấp nhận và học cách sống chung với điều này.

    Bệnh cúm cũng biến mất vào mùa xuân và mùa hè, do vậy chúng ta cũng bớt lo lắng hơn.

    Dần dần, thái độ và cách tiếp cận của chúng ta đối với COVID-19 có thể trở nên giống như vậy.

    Viethome (Theo Sky News)

  • Nhiều nhân viên cửa hàng ở Anh phản ánh việc bị hành hung, lạm dụng chỉ vì nhắc khách hàng tuân thủ quy định chống dịch Covid-19.

    Những ngày gần đây, dân mạng Anh bức xúc khi theo dõi clip được cắt ra từ camera giám sát, ghi lại cảnh người phụ nữ đập phá quầy rượu trong siêu thị khi bị nhân viên nhắc nhở thực hiện quy định phòng dịch.

    Theo đó, nữ khách hàng tỏ ra tức giận, đập phá hàng chục chai rượu khi được nhân viên yêu cầu thực hiện quy định "đi một chiều" - biện pháp giãn cách nhằm chống dịch Covid-19.

    Người phụ nữ la hét với nhân viên, sau đó lao lên, xô đẩy khiến hàng chục chai rượu rơi khỏi kệ, mảnh chai vỡ văng tung tóe và rượu đổ thành vũng lớn màu đỏ trên sàn, Insider đưa tin.

    Khi rời đi, cô ta còn xô người vào tấm vách nhựa bảo vệ nhân viên thanh toán và hét lớn: "Tôi đã chẳng làm gì sai hết. Nhưng bây giờ thì có rồi đấy".

    dap pha cua hang 1
    Người phụ nữ đập phá quầy rượu khi bị nhắc tuân thủ quy định giãn cách chống dịch.

    Vụ việc trên được xác định xảy ra tại một chi nhánh của hệ thống siêu thị Co-op ở Surrey, Anh hồi tháng 5 - thời điểm dịch Covid-19 đang căng thẳng buộc quốc gia này phải thực hiện lệnh phong tỏa.

    Video được công khai vào đầu tuần này, trong bối cảnh các cơ sở kinh doanh lo lắng khi nhân viên của họ đối mặt tình trạng bạo lực và lạm dụng vì cố gắng đảm bảo khách hàng tuân thủ quy định giãn cách chống dịch.

    Jo Whitfield, Giám đốc điều hành của Co-op Food, bày tỏ: "Nhân viên cửa hàng tại đất nước chúng ta là những anh hùng, họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo người dân được tiếp cận thực phẩm, đồ gia dụng, thuốc men, dịch vụ tài chính trong thời gian phong tỏa".

    Bà cho rằng việc đối mặt hàng loạt sự lạm dụng bằng lời nói hoặc thể chất không phải là một phần công việc của nhân viên. "Chúng tôi muốn chính phủ thể hiện trách nhiệm trong việc ban hành luật giúp nhân viên cửa hàng cảm thấy an toàn hơn khi đi làm", vị CEO nói.

    Nhân viên bị khách hành hung, chửi bới

    Thực tế, nhiều cuộc xung đột căng thẳng đã xảy ra khi một số ít người mua sắm không hài lòng với các quy định phòng dịch Covid-19 và phản ứng quá khích lúc bị nhân viên cửa hàng nhắc nhở.

    Cuộc khảo sát tội phạm bán lẻ năm 2020 của British Retail Consortium cho thấy hơn 400 nhân viên trong ngành này phải đối mặt với bạo lực và lạm dụng tại nơi làm việc mỗi ngày.

    Đa phần vụ hành hung xảy ra khi người bán hàng cố ngăn kẻ trộm cắp, và lý do phổ biến hơn gần đây là họ yêu cầu khách hàng tuân thủ biện pháp an toàn mùa dịch.

    Trước đó, chính phủ Anh đưa ra thông báo yêu cầu khách hàng phải đeo khẩu trang trong các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại. Những người không thực hiện phải nộp phạt 100 bảng Anh (130 USD).

    Dịch bệnh lan rộng đã tạo ra một thực trạng đáng báo động được gọi là "corona rage" (tạm dịch: cơn thịnh nộ của corona) - phản ánh việc người lao động bị tấn công bởi những kẻ bức xúc trong đại dịch.

    dap pha cua hang 1
    Nhân viên cửa hàng McDonald's bị đánh đập vì nhắc khách đeo khẩu trang.

    Không riêng tại Anh, ở nhiều nơi trên thế giới đều xảy ra tình trạng nhân viên bị khách chửi bới, tấn công khi nhắc nhở tuân thủ quy định chống dịch.

    Hồi tháng 7, sự việc tài xế xe buýt tại Pháp tử vong vì bị nhóm hành khách không đeo khẩu trang tấn công gây rúng động dư luận. Người lái xe là Phillipe Monguillot (59 tuổi) đã bị đánh đập đến chết khi nhắc 3 hành khách trên xe đeo khẩu trang.

    Tháng 8, một thiếu niên 17 tuổi, làm việc tại khu công viên vui chơi dành cho trẻ em tại Pennsylvania (Mỹ), bị hành hung vì nhắc nhở hai người đeo khẩu trang.

    Cảnh sát cho biết sau khi đấm người nhân viên tại khu vui chơi, cả hai người khách cùng bạn bè đã bỏ đi.

    Sự việc nam nhân viên của cửa hàng McDonald's thuộc quận Tuen Mun (Hong Kong, Trung Quốc) bị tấn công chỉ vì nhắc khách hàng đeo khẩu trang, xảy ra ngày 14/7, cũng khiến dân mạng bức xúc.

    Theo đoạn video, người khách lao qua cánh cửa dẫn vào quầy gọi đồ, đấm liên tiếp vào đầu nam nhân viên, đẩy anh này ngã xuống sàn và dùng chân đá vào mặt nạn nhân.

    Người phát ngôn McDonald's đã xác nhận vụ việc, khẳng định rất coi trọng sức khỏe, sự an toàn của khách hàng và nhân viên. "Cửa hàng sẽ tiếp tục từ chối phục vụ những người bị sốt hoặc không đeo khẩu trang".

    McDonald's hy vọng nhân viên của mình sẽ không bị tấn công thêm một lần nào nữa khi họ nhắc nhở khách hàng thực hiện các biện pháp phòng dịch.

    Nguồn: Insider

  • Chính phủ Anh đang có kế hoạch thực thi lệnh phong tỏa toàn xã hội trên phần lớn miền Bắc nước Anh và có thể ở thủ đô London để chống lại làn sóng COVID-19 thứ 2.

    photocatNgười đi bộ đi ngang qua các cửa hàng bán lẻ đã đóng cửa trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 lây lan ở Croydon, Nam London, Anh vào ngày 27/9/2020. Ảnh: Reuters

    Theo các biện pháp phong tỏa đang được chính phủ Anh cân nhắc, tất cả các quán rượu, nhà hàng và quán bar sẽ phải đóng cửa trong 2 tuần đầu tiên. Việc thăm thân của các gia đình sẽ gặp trở ngại và không biết kéo dài đến khi nào. 

    Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết lệnh phong tỏa mới sẽ ảnh hưởng đến việc làm, sinh kế và sự tiếp xúc giữa nhiều người.

    Trong bối cảnh Anh là nước có số ca tử vong do mắc COVID-19 cao nhất tại châu Âu, tuần trước, Chính phủ đã áp dụng các biện pháp mới yêu cầu mọi người làm việc tại nhà (nếu có thể) và các nhà hàng và quán bar đóng cửa sớm hơn. Tuy vậy, các trường học, cửa hàng được phép mở cửa. Một số nhà máy và văn phòng, nơi nhân viên không thể làm việc tại nhà vẫn có thể hoạt động.

    Thế giới đã vượt qua cột mốc đáng buồn khi ghi nhận 1.006.090 trường hợp tử vong vì mắc Covid-19, tính đến ngày 29/9.

    Suốt 9 tháng vừa qua, đại dịch Covid-19 đã tàn phá nền kinh tế toàn cầu, thách thức quyết tâm của các nhà khoa học và các nhà lãnh đạo, đồng thời thay đổi cuộc sống của hàng tỷ người.

    Tính đến ngày 29/9, thế giới ghi nhận 33.542.558 ca mắc Covid-19, trong đó số trường hợp tử vong đã vượt qua mốc 1 triệu người, theo số liệu từ Worldometers.

    “Một triệu không chỉ là một con số. Một triệu là những người mà chúng ta yêu quý”, tiến sĩ Howard Markel, giảng viên lịch sử y khoa tại Đại học Michigan, cho biết. Người mẹ 84 tuổi của ông Merkel cũng nằm trong số 1 triệu bệnh nhân tử vong vì Covid-19.

    Trước tình hình này, giới chuyên gia vẫn khẳng định số liệu thực tế có thể cao hơn do tình trạng thiếu hụt xét nghiệm hoặc thiếu minh bạch thông tin ở một số quốc gia.

    Hiện thế giới ghi nhận thêm trung bình 5.000 bệnh nhân Covid-19 mỗi ngày. Tại châu Âu, nhiều nước đang đối mặt với làn sóng dịch bệnh thứ hai. Các chuyên gia cũng lo ngại “ổ dịch” Mỹ sẽ có số phận tương tự.

    “So với các tác nhân gây tử vong khác, Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đối với cuộc sống của nhân loại”, giáo sư Lawrence Gostin tại Đại học Georgetown nhận xét. Ông lưu ý đại dịch kéo theo tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, trầm cảm và vô số căn bệnh không được điều trị khác.

    Trong những tuần gần đây, số bệnh nhân Covid-19 có xu hướng tăng mạnh ở nhiều quốc gia như Anh, Tây Ban Nha, Nga và Israel. Tại Mỹ, việc học sinh, sinh viên quay trở lại các học khu đang tạo điều kiện cho những đợt bùng phát mới.

    Các nhà khoa học cũng nhận định quá trình phê duyệt và phân phối vaccine chống Covid-19 còn kéo dài nhiều tháng nữa. Tại các quốc gia ở Bắc bán cầu, mùa đông sắp bắt đầu, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho virus SARS-CoV-2.

    “Tất cả chỉ mới bắt đầu. Chúng ta sẽ tiếp tục chịu đựng đại dịch này thêm nhiều tháng nữa”, ông Gostin dự đoán.

  • Việt Nam đã trải qua hơn 2 tuần không ghi nhận bất kỳ ca nhiễm Covid-19 nào. Điều này cho thấy một lần nữa, Việt Nam lại chiến thắng dịch bệnh một cách hiệu quả, tờ ABC News (Úc) nhận xét.

    Tới ngày 24.9, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 1.068 ca mắc Covid-19, trong đó có 35 người tử vong – thấp hơn nhiều so với bang Queensland của Úc.

    Hầu hết các ca nhiễm trong đợt lây lan mới ở Việt Nam đều tập trung ở thành phố Đà Nẵng nhưng chính quyền và người dân đã nhanh chóng kiểm soát và dập dịch, theo ABC News.

    Bí quyết của Việt Nam là tốc độ và sự nghiêm ngặt. Ngay từ khi bắt đầu xảy ra đợt lây lan mới, Việt Nam đã vào cuộc một cách mạnh mẽ để phòng chống dịch bệnh.

    “Niềm tin của người dân là yếu tố then chốt để phòng chống dịch bệnh thành công. Ngay từ đầu, thông tin về virus và chiến lược chống dịch của Việt Nam đều rất minh bạch”, Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF) nhận xét.

    Trong đợt lây lan thứ hai, chính phủ Việt Nam sử dụng một loạt các phương tiện truyền thông theo cách sáng tạo để truyền tải các thông điệp về dịch bệnh. Trước đó, từ giữa tháng 3, Việt Nam đã bắt buộc đeo khẩu trang khi tới nơi công cộng.

    covid o vn 1
    Việt Nam một lần nữa chiến thắng Covid-19, báo Úc nhận xét (ảnh: ABC News)

    Không giống như một số nơi khác trên thế giới, người dân Việt có ý thức rất cao và thực hiện nghiêm túc các quy định kiểm dịch

    “Việt Nam có quá nhiều kinh nghiệm để đối phó sự lây lan của bệnh truyền nhiễm”, Guy Thwaites – chuyên gia y tế tại Đại học Oxford – nhận xét.

    Hôm 31.7, Việt Nam ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên tử vong, là một người đàn ông 70 tuổi có bệnh nền. Trước đó 6 ngày, một cụm dịch đã bùng phát tại Đà Nẵng. Đa số các ca nhiễm mới virus ở Việt Nam đều được ghi nhận trong đợt lây lan thứ hai này.

    Theo Tổ chức Thế giới (WHO), khoảng 98% số ca nhiễm virus trong đợt lây lan thứ hai ở Việt Nam có liên quan tới các bệnh viện lớn ở Đà Nẵng hoặc từng di chuyển tới Đà Nẵng.

    “Việt Nam vẫn thực hiện các biện pháp kiểm dịch giống trong đợt lây lan thứ nhất, nhưng với quy mô lớn hơn”, chuyên gia Guy Thwaites nhận xét.

    Rút kinh nghiệm từ ổ dịch Covid-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc. Trong đợt lây lan thứ hai, Việt Nam sử dụng phương pháp xét nghiệm gộp mẫu.

    Nếu xét nghiệm của 5 – 6 người cho kết quả dương tính, tất cả những người trong mẫu gửi tới đều sẽ được xét nghiệm riêng biệt.

    covid o vn 1
    Một quán bia Việt Nam kinh doanh kiểu mới – thích nghi với dịch Covid-19 (ảnh: ABC News)

    “Mẫu xét nghiệm của cả gia đình được gộp lại để xét nghiệm. Bằng cách đó, có thể kiểm tra 100.000 người chỉ qua 20.000 lần xét nghiệm. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí”, ông Thwaites nói.

    Theo WHO, khoảng 1/3 hộ gia đình ở Đà Năng được xét nghiệm trong giai đoạn từ 3 – 10.9. Tốc độ xét nghiệm này là tương đối nhanh.

    “Trong đợt lây lan mới, Việt Nam thực hiện cách lý xã hội nghiêm ngặt và phản ứng của họ luôn rất nhanh. Người dân Việt Nam còn quyên góp tiền, thực phẩm cho các bệnh viện lớn. Họ rất bình tĩnh và đoàn kết”, Jos Aguiar – một người Úc sống ở Đà Nẵng – nhận xét.

    “Đường phố ở Việt Nam giờ lại đông vui như xưa. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải chịu một số tổn thất về kinh tế, đặc biệt là về du lịch”, chuyên gia Thwaites nói.

    Hầu hết người dân Việt Nam đều biết tự lo cho bản thân trong đại dịch. Đối với các quy định kiểm dịch, họ ủng hộ và nghiêm túc thực hiện, không có cảm giác bị bắt buộc phải làm bất cứ điều gì, ABC News nhận xét.

    Nguồn: ABC News