• Chính phủ đang ra sức thực thi kế hoạch trả tiền cho các TikToker nổi tiếng ở các nước, nhằm mục tiêu giảm số người nhập cư qua eo biển.

    Bộ Nội Vụ sẽ trả tiền cho các TikToker có lượng người theo dõi lớn ở các nước, đề nghị họ đăng tải những nội dung khuyến khích người dân không vượt biển đến Anh quốc.

    Các TikToker này sẽ được trả tới hàng ngàn bảng để đăng tải nội dung cảnh báo và khuyên lơn người dân ở những quốc gia có nhiều người di cư nhất, chẳng hạn Albani. Họ có thể nói về các luật nhập cư hà khắc và nguy cơ bị trục xuất sang Rwanda. 

    Đại diện Bộ Nội Vụ nói rằng Bộ sẽ sử dụng mọi phương pháp có thể để ngăn chặn xuồng nhỏ và cứu sống các sinh mạng. "Các đường dây buôn người thường dùng MXH để nói dối về một nước Anh màu hồng cho người nhập cư. Do đó chúng ta cũng phải dùng các nền tảng tương tự để người nhập cư nhận ra sự thật. Nhờ những nổ lực không mệt mỏi, số lượng người nhập cư bằng xuồng nhỏ đã giảm 36% vào năm ngoái, dù thời tiết năm ngoái cũng tương tự năm kia".

    tiktok albani

    Bộ Nội Vụ đã thuê một công ty tư vấn thị trường ở Albani giúp Bộ lọc ra một danh sách các TikToker có tầm ảnh hưởng ở đất nước này. Danh sách này gồm 1 rapper, 2 diễn viên hài, 1 blogger phong cách sống, 1 nhân vật truyền hình, 1 blogger du lịch. 

    Bộ Nội Vụ có ngân sách khoảng £30,000 để trả cho các TikToker Albani, những người được cho là có sức thu hút các thanh niên trẻ ở đất nước này. Chi phí tối đa cho mỗi TikToker vào khoảng £5,000.

    Trong năm 2024, hơn 1.000 người nhập cư đã đến Anh bằng xuồng nhỏ. TikTok là một nền tảng chia sẻ video thuộc sở hữu của Công ty Trung Quốc ByteDance. Nền tảng này đã bùng nổ mạnh mẽ trong những năm gần đây, với lượng người dùng ước tính 1 tỉ người. 

    Một đặc điểm của chính sách này là giúp Bộ Nội Vụ tránh né được lệnh cấm sử dụng TikTok của chính phủ Anh, vì lo ngại rò rỉ thông tin cá nhân. Lệnh cấm đồng nghĩa Bộ Nội Vụ, cũng như các ban ngành khác, không được phép quảng cáo trực tiếp trên TikTok. 

    Trong 3 năm qua Bộ Nội Vụ đã tổ chức nhiều chiến dịch ở Albani, Pháp và Bỉ nhằm ngăn chặn xuồng nhỏ. Hoạt động có trả phí của Bộ Nội Vụ trên MXH ở Albani đã tiếp cận được hơn 946,000 người.

    Với ngân sách 1 triệu bảng, Bộ không chỉ tuyên truyền về những rủi ro của hành trình di cư, cuộc sống khốn khổ khi cập bến, mà Bộ cũng ca ngợi những tấm gương vượt khó tích cực và các cơ hội việc làm ngay tại Albani. 

    Viethome (ITV News)

  • trai ti nan essex 1
    Trung tâm tị nạn mới có phòng chơi thể thao, phòng khám GP và mọi chức năng thiết yếu.

    Căn cứ không quân cũ Wethersfield Airfield ở Essex đã được chuyển đổi thành trại tị nạn. 46 người xin tị nạn đầu tiên đã được chuyển về đây vào tháng 7 vừa qua. Bộ Nội Vụ cho biết đến mùa thu này, trại sẽ được trang bị đầy đủ mọi công năng thiết yếu để tiếp đón 1,700 nam giới tị nạn. 

    Hình ảnh cho thấy các khu nhà mà người tị nạn sẽ ở, có vẻ giống 1 khách sạn. Mỗi phòng có 3 giường ngủ, 1 toilet và phòng tắm. Dưới canteen có phòng ăn riêng. Ở đây cũng có một phòng khám GP. 

    Các tiện ích giải trí bao gồm một sân đa chức năng trong nhà để mọi người chơi bóng rổ hoặc cầu lông, một phòng gym với các máy tập và dụng cụ tập luyện. 

    Khi đến đây, người xin tị nạn sẽ nhận được một chiếc túi chứa đồ vệ sinh cần thiết, một bảng hướng dẫn "các nguyên tắc sống tập thể" với nhiều ngôn ngữ.

    trai ti nan essex 2
    View nhìn từ một phòng ngủ ở Trại tị nạn Wethersfield Airfield. Ảnh: Pool

    Cheryl Avery, giám đốc bộ phận nhà ở cho người tị nạn thuộc Bộ Nội Vụ, cho biết "có đầy đủ tiện ích để đảm bảo mọi người không thấy thiếu thốn. Ngoài ra còn có hệ thống CCTV hoạt động 24/7". Người xin tị nạn sẽ không ở đây quá 9 tháng.

    Các kế hoạch biến căn cứ không quân cũ thành trại tị nạn đã dấy lên nhiều tranh cãi suốt thời gian qua. Người dân đã tiến hành biểu tình chống đối, họ không muốn sống gần quá đông người tị nạn như vậy. Hội đồng quận Braintree muốn dập tắt kế hoạch này nhưng lại thua trước Tòa án tối cao và thua cả phiên tòa kháng cáo. 

    Hiện có 51,000 người xin tị nạn đang sống trong khách sạn, gây thiệt hại 6 triệu bảng mỗi ngày cho người đóng thuế, tương đương 2.3 tỉ tiền thuế/năm. 

    Chính phủ hy vọng việc chuyển họ đến các trại tị nạn này sẽ giúp cắt giảm chi phí. 

    trai ti nan essex 1
    Cửa vào phòng gym.

    trai ti nan essex 1
    Một số máy tập gym.

    trai ti nan essex 1
    Mỗi phòng ngủ có 3 giường.

    trai ti nan essex 1
    Phòng y tế.

    trai ti nan essex 1
    Mỗi người xin tị nạn được cấp 1 chiếc túi cá nhân khi đến nơi.

    trai ti nan essex 1
    Hội trường.

    trai ti nan essex 1
    Canteen.

    Viethome (theo ITV News)

  • Một bảng phân tích các số liệu mới nhất của chính phủ cho thấy, 3/4 những người đến Anh bằng xuồng nhỏ trong năm nay sẽ được xem là người tị nạn sau khi hồ sơ của họ được duyệt.

    Khảo sát do Hội đồng Tị nạn (Refugee Council) tiến hành. Kết quả cho thấy, một khi Bộ luật Chống Nhập cư Bất hợp pháp (Illegal Migration Act) đi vào thực thi toàn diện, cũng chỉ 3.5% số người đến Anh bất hợp pháp bị trả lại quê nhà mỗi năm. Trong khi hàng chục ngàn người khác sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, họ sẽ bị bỏ lay lắt bên lề xã hội. 

    Bộ luật này đã có hiệu lực từ ngày 20/7/2023, nhưng lại không có khung thời gian bắt buộc phải hoàn thành các yêu cầu chính của luật. Chẳng hạn, không có quy định rõ ràng về thời điểm trục xuất người nhập cư bất hợp pháp khỏi UK và cấm họ xin tị nạn.

    3 phan tu xuong nho

    Mặc dù các bộ trưởng cho rằng phần lớn những người nhập cư bất hợp pháp đều là di cư vì kinh tế và không cần sự bảo vệ từ Chính phủ Anh, nhưng báo cáo cho thấy hầu hết họ đều được cấp tị nạn.

    74% những người đến Anh bằng xuồng nhỏ (tương đương 14.618 người) sẽ được cấp tị nạn sau khi hồ sơ của họ được xử lý. Trong đó, 100% người Eritrea (châu Phi) sẽ được cấp tị nạn, kế tiếp là người Syria với 99%, kế nữa là người Afghanistan với 97%. 

    Tổng cộng, hơn phân nửa những người di cư bất hợp pháp đều đến từ các quốc gia với tỉ lệ đậu tị nạn khá cao. 

    Năm nay, tổng số người di cư bằng xuồng nhỏ đến Anh đã giảm 20%, phần lớn là giảm người Albani. Từ khi chính phủ Anh ký thỏa thuận cam kết trục xuất người di cư trở về Albani, thì người dân nước này cũng giảm nhu cầu đến Anh. Số lượng người Albani đến Anh đã giảm từ 35% trong năm ngoái xuống chỉ còn 3% trong năm nay. 

    Tuy nhiên, số lượng người Ấn Độ đến Anh lại tăng gấp 5 lần trong năm 2023, còn người Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam đã tăng gấp 3 lần.

    Hội đồng Tị nạn cho rằng sau khi Bộ luật Chống Nhập cư Bất hợp pháp đi vào thực thi toàn diện, chi phí sẽ bị đội lên rất lớn. Theo luật này, nếu một người nộp đơn xin tị nạn, họ chỉ bị trục xuất về quê hương nếu đó là 1 trong 27 nước thành viên EU, hoặc Iceland, Na Uy, Thụy Sỹ, Liechtenstein và Albani. Còn những người thuộc quốc tịch khác, thì sẽ bị đưa đến quốc gia thứ 3 an toàn.

    Chỉ 660 người trong tổng số 19.441 người vượt eo biển trong năm nay bị đưa về quê hương. Tất cả họ đều là người Albani. 

    Hội đồng Tị nạn ước tính, nếu như quốc tịch của những người đến Anh vẫn duy trì như vậy, thì chỉ có 3.5% số này bị trục xuất về cố quốc mỗi năm. 

    Hàng chục ngàn người còn lại sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan vì thỏa thuận với các nước thứ 3 (chẳng hạn Rwanda) vẫn còn vướng thủ tục pháp lý. Những người này sẽ phải sống chui rúc trong cộng đồng, dễ bị bóc lột và lạm dụng, làm gia tăng chi phí xử lý các vấn đề liên quan đến họ.

    Viethome (theo ITV News)

  • ki tuc xa dai hoc huddersfield
    Khu kí túc xá HD1 được mô tả là một "dãy nhà xa xỉ". Ảnh: Google Maps

    168 sinh viên đại học đã được yêu cầu tìm chỗ ở mới sau khi một dãy kí túc xá bị Bộ Nội Vụ thuê để làm chỗ ở cho người xin tị nạn. 

    Dãy căn hộ studio HD1 ở Huddersfield vốn sẽ trở thành nơi cư trú của 168 sinh viên trong niên học mới, theo Công ty quản lý Nhà ở Sinh viên Prestige Student Living. 

    Tuy nhiên, Bộ Nội Vụ đã quyết định dùng dãy nhà 405 giường ngủ này để chứa những người xin tị nạn. Dãy nhà này chỉ cách trường đại học một quãng đi bộ ngắn. 

    Người phát ngôn của Prestige Student Living cho biết: "Hudd Student Management, chủ sở hữu của dãy nhà HD1, đã thông báo rằng tòa nhà sẽ không mở cửa cho sinh viên vào tháng 9 này. Quyết định này vượt ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi. Chúng tôi đã ngay lập tức thông báo với sinh viên và giúp các em tìm chỗ ở khác tại Huddersfield, cũng như hoàn trả số tiền mà các em đã đóng. Chúng tôi vô cùng thông cảm với những sinh viên bị ảnh hưởng và sẽ cố hết sức hỗ trợ". 

    Hiện chủ sở hữu tòa nhà HD1 vẫn chưa phản hồi phóng viên ITV News. 

    Chính phủ đã phải thuê khách sạn và các tòa nhà khác để làm chỗ ở khẩn cấp cho người xin tị nạn giữa lúc số hồ sơ xin tị nạn tồn đọng tăng cao kỉ lục. 

    Người phát ngôn Bộ Nội Vụ cho biết: "Chúng tôi luôn cố gắng đi trước để sẵn sàng cho những áp lực khủng khiếp đè nặng lên hệ thống tị nạn, do số lượng người di cư bất hợp pháp đến UK không ngừng tăng. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với chính quyền địa phương để tìm kiếm thêm những chỗ ở mới".

    Bộ trưởng nhập cư bên phía Đảng Lao Động, ông Stephen Kinnock, cho rằng giờ đây đến lượt sinh viên phải "trả giá cho sự phụ thuộc của chính phủ vào loại hình nhà ở khẩn cấp".

    "Số lượng hồ sơ xin tị nạn đã tăng bùng nổ từ 19,000 vào năm 2010 lên đến 175,000 hồ sơ ở thì hiện tại. Chi phí nhà ở hàng năm đã tăng gấp 8 lần lên tới 4 tỉ bảng", ông nói.

    Chính phủ sắp tốn đến 5 tỉ bảng mỗi năm để sắp xếp chỗ ở cho người xin tị nạn

    Chi phí cung cấp chỗ ở cho người xin tị nạn sẽ tăng lên hơn 5 tỉ bảng/năm tính đến cuối nhiệm kì chính phủ tới, giữa lúc chính sách chống nhập cư mới của chính phủ sẽ làm tăng thêm hàng ngàn trường hợp người xin tị nạn phải chờ đợi vô thời hạn. 

    Bên cạnh áp lực phải chặn cơn lũ xuồng nhỏ tràn vào UK, chính quyền Rishi Sunak còn phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lan rộng do Bộ Luật chống Nhập cư Bất hợp pháp (Illegal Migration Act) gây ra. 

    Các Chuyên gia nghiên cứu Chính sách công (IPPR) cho rằng số lượng người chưa bị buộc rời khỏi UK sẽ tăng lên, nhưng không có gì bảo đảm họ sẽ đậu tị nạn và được quyền làm việc. 

    Báo cáo được công bố chỉ vài giờ sau khi ông Sunak nói rằng ông không thể ngăn chặn hết xuồng nhỏ trước kì bầu cử sắp tới, mặc dù số lượng xuồng nhỏ vượt eo biển đã giảm so với năm ngoái. 

    5 ti nguoi ti nan
    Thủ tướng Rishi Sunak tuyên bố ông không thể chặn hết xuồng hơi trước kì bầu cử sắp tới. Ảnh: Dan Kitwood/Getty Images

    Ông Sunak cho rằng "Thật bất công khi những người đóng thuế ở UK phải chịu cảnh bị móc túi hàng tỉ bảng để cung cấp chỗ ở cho những người nhập cư bất hợp pháp".

    Trong một báo cáo, IPPR nói rằng số người đến UK bằng xuồng đã tăng chóng mặt trong 5 năm qua, lên tới hàng trăm ngàn người. Hiện số hồ sơ tị nạn tồn đọng lên tới 130,000 hồ sơ. Chi phí trợ cấp cho người tị nạn lên tới 3.5 tỉ bảng/năm và sẽ còn tăng cao hơn.

    Theo Bộ luật Chống nhập cư Bất hợp pháp, người nhập cư tới UK bằng hình thức bất hợp pháp sẽ không qua được ải xét duyệt, nhưng luật quốc tế không cho phép trục xuất họ về quê hương, do đó họ sẽ bị trục xuất tới Rwanda hoặc một nước thứ ba. Tuy nhiên các thẩm phán lại cho rằng chính sách này là trái luật. "Đi không xong, ở cũng không được", đó là tình hình chung của người nhập cư bất hợp pháp.

    Dù chính phủ có dự tính trục xuất được 500 người mỗi tháng đến các lãnh thổ hải ngoại, thì chi phí chỗ ở hàng tháng cho người tị nạn cũng vẫn hơn 5 tỉ bảng mỗi năm trong 5 năm tới. Con số này có thể tăng lên hơn 6 tỉ bảng mỗi năm nếu số người bị trục xuất chỉ dưới 50 người/tháng.

    Thực tế có rất ít người bị trục xuất đến quốc gia thứ 3, dù chính sách Rwanda có được công nhận hợp pháp. 

    Marley Morris thuộc IPPR cho biết: "Thậm chí khi Luật chống Nhập cư Bất hợp pháp được thực thi đầy đủ, thì số người đến bằng xuồng nhỏ vẫn áp đảo số người bị trục xuất. Nghĩa là sẽ ngày càng nhiều người bị rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, gia tăng áp lực khổng lồ lên bộ máy nhà ở và trợ cấp của Bộ Nội Vụ. Hơn nữa, hàng ngàn người có nguy cơ mất tích khỏi nơi ở, bị bóc lột và áp bức".

    Viethome (theo ITV News)

  • Thông báo từ Bộ trưởng Bộ Nội vụ liên bang Đức Nancy Faeser dự định thắt chặt luật trục xuất người tị nạn khỏi Đức.

    Hiện Bộ này đang đưa ra nhiều đề xuất, trong đó có việc kéo dài thời hạn giam giữ chờ trục xuất, trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với các trường hợp vi phạm quy định nhập cảnh và cư trú cũng như đẩy mạnh việc trục xuất các trường hợp xin tị nạn là tội phạm hoặc bị từ chối tị nạn ở Đức.

    Theo đó, quy định mới được đề xuất nâng thời hạn giam giữ tối đa người tị nạn vi phạm từ 10 ngày hiện nay lên 28 ngày. Người tị nạn sau đó có thể bị giam giữ tại khu vực quá cảnh của sân bay hoặc nơi ở nếu bị nghi ngờ sẽ trốn lệnh trục xuất. Các trường hợp vi phạm lệnh cấm nhập cảnh và cư trú sẽ là một trong những lý do bị giam giữ. Điều này được thực hiện khi chính quyền chỉ định nơi lưu trú cho người xin tị nạn và họ không được phép ra khỏi khu vực này.

    that chat ti nan

    Bên cạnh đó, cảnh sát cũng sẽ được tạo điều kiện rộng hơn về pháp lý để tìm kiếm những người tị nạn vi phạm luật nhập cảnh và cư trú.

    Bộ Nội vụ Đức cũng muốn cho phép lực lượng thực thi công vụ đọc dữ liệu từ điện thoại thông minh hoặc dịch vụ đám mây nếu người tị nạn không thể xuất trình hộ chiếu, gây khó khăn cho việc xác định danh tính của người đó.

    Bộ trên cho biết, các biện pháp này cùng nhiều quy định nghiêm ngặt khác hiện đang được thảo luận với các bang và chính quyền địa phương, sau khi thống nhất sẽ chuyển sang thủ tục lập pháp.

    Một dự thảo khác đang được Bộ Nội vụ Đức chuẩn bị là việc cải thiện truyền dữ liệu tới các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và xã hội. Trong tương lai, hệ thống đăng ký người nước ngoài trung tâm (AZR) cũng sẽ chứa thông tin về việc liệu những trường hợp liên quan có được nhận trợ cấp hay không, cơ quan nào chịu trách nhiệm cấp và được cấp trong khoảng thời gian nào.

    Các sở ngoại kiều, cơ quan phúc lợi và việc làm sẽ được giải tỏa khối lượng công việc bằng cách loại bỏ các truy vấn thủ công về phúc lợi xã hội như hiện nay.

    Số người tới Đức xin tị nạn gần đây đã tăng mạnh trở lại. Trong nửa đầu năm 2023, giới chức nước này ghi nhận gần 150.200 đơn xin tị nạn lần đầu, tăng 77,5% so cùng kỳ năm ngoái. Nhiều bang ở biên giới phía đông và phía nam nước Đức cảnh báo có thể tự thực hiện kiểm soát biên giới nghiêm ngặt nếu chính phủ liên bang không siết chặt quy định đối với việc tiếp nhận và trục xuất người tị nạn.

    Trong khi đó, ngày 6/8, Chính phủ Anh công bố một thỏa thuận đối tác mới giữa cơ quan thực thi pháp luật nước này và các công ty truyền thông xã hội nhằm ngăn chặn các nội dung đăng tải trực tuyến khuyến khích di cư bất hợp pháp. Văn phòng Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận giữa Cơ quan phòng, chống tội phạm quốc gia và các công ty gồm Meta, TikTok và X (Twitter trước đây) sẽ giúp hạn chế các nội dung liên quan đến hỗ trợ di cư trái phép như cung cấp giấy tờ giả, giảm chi phí đối với di cư theo nhóm, hay thông tin sai về việc di cư an toàn.

    Theo Người Đưa Tin

  • Chính phủ đang tìm kiếm những giải pháp thay thể để giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư giữa lúc kế hoạch Rwanda đang bị kiềm hãm bởi các thách thức pháp lý. 

    Các bộ trưởng hiện đang cân nhắc trục xuất người tị nạn đến đảo Ascension Island nếu kế hoạch Rwanda thất bại. Đây là hòn đảo thuộc lãnh thổ hải ngoại của Anh, nằm ở phía Nam Đại Tây Dương. Nơi đây có thể xây dựng một trung tâm tị nạn trong khi chờ đợi hồ sơ của họ được xử lý. 

    Ascension Island là hòn đảo núi lửa nhỏ cách Vương quốc Anh 4,000 dặm. Ý định này của chính phủ có thể là một "đòn phủ đầu" khiến người tị nạn không còn muốn liều mình vượt biển để rồi lại bị đẩy ra đảo.  

    dao nguoi ti nan
    Ascension Island là một hòn đảo cách UK 4,000 dặm thuộc Nam Đại Tây Dương. Ảnh: Getty

    Kế hoạch xây dựng trung tâm tị nạn trên đảo từng được chính quyền Boris Johnson đề xuất nhưng đã bị bác bỏ cách đây 3 năm. Hiện tại nó đang được ông Rishi Sunak cân nhắc trở lại nếu kế hoạch Rwanda bị bỏ rơi. 

    Chính phủ Anh cũng đang thương lượng với ít nhất 5 quốc gia khác ở châu Phi để tìm chỗ trục xuất người tị nạn. 

    "Chúng tôi vẫn tự tin rằng kế hoạch Rwanda của chúng tôi là tuân thủ pháp luật, dù vậy chúng tôi vẫn cần những kế hoạch dự phòng khác nếu vấn đề pháp lý tiếp tục vướng mắc. Cuộc khủng hoảng di cư đang trở nên rất khẩn cấp, chúng tôi phải xem xét mọi lựa chọn", Bộ trưởng Quốc phòng Sarah Dines cho biết. 

    Trong các kế hoạch biến Vương quốc Anh thành nơi kém hấp dẫn với người nhập cư, chính phủ Anh sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc phạt nặng hàng chục ngàn bảng với những người chủ nhà hoặc chủ lao động chứa chấp người nhập cư bất hợp pháp.

    Chủ lao động sẽ bị phạt tới 45,000 bảng cho mỗi người nhập cư họ thuê mướn. Con số này đã tăng gấp 3 so với trước đây là 15,000 bảng. Nếu chủ lao động đã từng bị phạt vì thuê mướn người không giấy tờ, lần tái phạm sau họ sẽ bị phạt tới 60,000 bảng/người.

    Chủ nhà cho người không giấy tờ thuê trọ sẽ bị phạt 10,000 bảng. Ngoài ra chủ nhà còn bị phạt 5,000 bảng trên mỗi người không giấy tờ sống trong ngôi nhà đó. Mức phạt sẽ tăng gấp đôi nếu tái phạm.

    Trước đây mức phạt đối với chủ nhà là £1,000/mỗi người thuê và £80/mỗi người sống trong ngôi nhà.

    Từ năm 2018 đến nay đã có 4,000 chủ doanh nghiệp bị phạt, nhưng chỉ có 230 chủ nhà bị phạt vì tội cho phép người không giấy tờ thuê nhà. 

    Viethome (theo Express)

  • Hơn 100 người dân đã tham gia vào một cuộc biểu tình bên ngoài 1 khu căn cứ quân sự cũ. Khu này đã được lên kế hoạch chuyển đổi thành trung tâm tị nạn.

    bieu tinh phan doi nguoi ti nan 1

    Theo kế hoạch của Bộ Nội Vụ, khoảng 1.700 nam giới tị nạn có thể được chuyển tới căn cứ Wethersfield Airfield ở Essex. Nơi này trước đây từng là căn cứ quân đội.

    Những người tị nạn này hiện vẫn đang sống trong khách sạn, và dự kiến trong tuần này sẽ được chuyển tới đây, chậm nhất là trong vòng 180 ngày việc ổn định chỗ ở phải được giải quyết xong xuôi. 

    Những người dân trong khu vực nói rằng việc chuyển hàng nghìn người tị nạn tới đây sẽ khiến dân số ở làng quê này tăng lên gấp 3 lần. 

    Ông David Price đã sống ở Wethersfield suốt 20 năm. Ông cho biết vị trí của căn cứ này cách trục đường chính 9 dặm, xung quanh là thôn làng và rất ít tiện ích. Ông cho rằng việc chuyển họ tới đây là 1 sai lầm.

    bieu tinh phan doi nguoi ti nan 5
    Các bộ trưởng muốn đưa 1,700 nam giới tị nạn đến khu căn cứ cũ ở Essex. Ảnh: PA

    "Chính quyền không lắng nghe chúng tôi. Chẳng hạn tuần trước, nhiều xe chở nhà lắp ghép đã bị mắc kẹt vì đường xá ở đây quá tệ. Ở đây không có vỉa hè, đây không phải là nơi an toàn. Đây là một vùng quê cách biệt ở Essex, thật sai lầm khi nhét cả ngàn người xuống đây", ông nói. 

    Chính phủ muốn dùng khu căn cứ không quân cũ để chuyển đổi thành chỗ ở tạm thời cho người xin tị nạn, nhằm giảm số người sống trong các khách sạn, vì chi phí thuê khách sạn cho người xin tị nạn lên tới 6 triệu bảng/ngày. 

    Chính phủ hiện đang làm việc với các bên liên quan để giải quyết các mối lo của họ và giảm thiểu tác động của cộng đồng người tị nạn đến cuộc sống người dân. 

    Hầu hết người dân đều không muốn người tị nạn đến sống vì lo ngại an toàn. Cách đây 2 tuần, Hội đồng Braintree đã kháng cáo thua trong việc chống lại kế hoạch này của Bộ Nội Vụ. 

    Viethome (theo ITV News)

  • lam viec bat hop phap trong tiem rua xe 1
    Đoạn clip cho thấy những người xin tị nạn đang làm việc bất hợp pháp. Ảnh: GB News

    Một cuộc điều tra của tờ GB News đã ghi lại được bằng chứng người xin tị nạn đang làm việc bất hợp pháp cho một doanh nghiệp ở Hampshire. 

    Cuộc điều tra được tiến hành dựa trên tin chỉ điểm của người dân địa phương ở Aldershot. Họ nghi nhờ những người tị nạn đang làm việc bất hợp pháp tại một tiệm rửa xe ở trung tâm thị trấn. 

    Việc những người tị nạn đi làm bất hợp pháp đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng khắp Anh quốc, và trường hợp phát hiện ở Hampshire chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm".

    Luật hiện tại quy định người xin tị nạn không được phép đi làm trong thời gian chờ xét duyệt hồ sơ xin tị nạn. Thay vào đó, họ được cung cấp chỗ ở miễn phí, được cung cấp thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác, mỗi tuần còn được cấp tiền để chi tiêu.

    Người dân ở Aldershot cho biết họ thường xuyên nhìn thấy một nhóm nam giới đạp xe từ chỗ ở của những người tị nạn trong thị trấn, đến một tiệm rửa xe cách đó 1 dặm. 

    Phóng viên GB News đã tiến hành quay phim trong nhiều ngày, bắt đầu từ lúc nhóm nam giới rời khỏi chỗ ở (một khách sạn được Bộ Nội Vụ trưng dụng) rồi lái xe đạp đến tiệm rửa xe gần một cây xăng. 

    Phóng viên GB News đã núp trong bãi đỗ xe đối diện gara rửa xe và ghi được hình ảnh 3 người đàn ông này. Họ đã mang đoạn video đến đối chất với 1 trong 3 người này. 

    Anh này cho biết mình là người Iraq. Nhưng khi được hỏi anh có phải là người xin tị nạn, anh có biết rằng làm việc như thế này là bất hợp pháp, thì người đàn ông nói mình không biết nói tiếng Anh. 

    Chủ tiệm rửa xe nói rằng anh không biết những người này là người xin tị nạn. Khi được hỏi liệu anh đã kiểm tra thông tin cư trú và ID của họ chưa, thì người chủ tiệm nói: "Họ bảo tuần sau sẽ mang giấy tờ đến. Nhưng từ nay họ không cần phải tới nữa". 

    lam viec bat hop phap trong tiem rua xe 1
    Người xin tị nạn làm việc trong tiệm rửa xe. Ảnh: GB News

    Chính phủ đang đặt trọng tâm giải quyết vấn đề nhập cư và làm việc bất hợp pháp. Đảng Bảo Thủ ước tính có 1.2 triệu người đang làm việc trong "khu vực kinh tế đen".

    Năm ngoái, Bộ Nội Vụ đã tiến hành hơn 4,000 cuộc truy quét những cơ sở bị tình nghi thuê người không có giấy tờ. Đại diện Bộ Nội Vụ tuyên bố: "Hành vi làm việc bất hợp pháp làm tổn hại đến cộng đồng của chúng ta, khiến những lao động chân chính bị mất việc, khiến những người yếu thế bị đẩy vào rủi ro, làm thâm thủng ngân khố. Chính phủ đang giải quyết vấn đề này bằng cách trục xuất những người không được phép ở lại UK".

    Hiện GB News đã chuyển bằng chứng cuộc điều tra cho Bộ Nội Vụ.

    Viethome (theo gbnews)

  • Suella Braverman
    Tân Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman cấm "thuyền nhân" xin tị nạn. Ảnh: PA

    Những người di cư băng qua eo biển Anh bằng thuyền nhỏ sẽ đối mặt với lệnh cấm xin tị nạn ở UK, đây là dự thảo luật mới vừa được Bộ Nội vụ công bố.

    Tân Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman vào sáng ngày 4/10 tuyên bố ''giấc mơ của tôi là được nhìn thấy một chuyến bay chở đầy di dân đến Rwanda''.

    Nhưng chỉ vài giờ sau đó, bà thắt chặt chính sách nhập cư hơn nữa bằng cách đưa ra những dự thảo mới, cụ thể là bất cứ ai đến UK bất hợp pháp sẽ bị cấm xin tị nạn. Dự thảo này còn khắt khe hơn cả bộ Luật Biên giới và Quốc tịch vừa đi vào thực thi hồi tháng Sáu.

    Tuyên bố của bà Suella Braverman đã khiến nhiều tổ chức vì người tị nạn căm phẫn. Họ cho rằng bà đang vi phạm trắng trợn luật người tị nạn quốc tế do chính Vương quốc Anh đồng sáng lập nên. 

    Tại cuộc họp của Đảng Bảo Thủ ở Birmingham, bà Braverman đảm bảo chính sách nhập cư UK sẽ không bị trật bánh bởi luật nô lệ hiện đại, Luật Nhân Quyền hay trái với tôn chỉ của Tòa án Nhân quyền Châu Âu.

    ''Chúng ta phải chặn những chiếc xuồng có ý định đến Vương quốc Anh. Họ đã đi quá giới hạn. Đây là vấn đề kinh niên nên việc giải quyết cần rất nhiều thời gian. Những người này chỉ có thể quay về nước của họ hoặc bị đưa đến Rwanda''.

    Bà cho rằng luật hiện tại không hiệu quả vì chúng bị bọn buôn người lạm dụng, cũng như những đơn khiếu nại trục xuất được thông qua vào phút chót''. Bà Braveman đưa ra những ''ví dụ nghiêm trọng'', cho thấy những kẻ tội phạm đang tìm cách nói dối để có cửa vào UK. 

    Trong năm nay đã có hơn 33,500 người di cư đến được UK bằng xuồng nhỏ. Bà Braverman mới chỉ thay thế bà Priti Patel 1 tháng trước. Bà muốn thiết lập một chính sách nhập cư giúp khơi dậy nền kinh tế. Nhưng bà cảnh báo rằng có rất nhiều thế lực sẽ cản trở bà.

    "Đảng Lao Động sẽ tìm cách ngăn chặn luật của tôi. Đảng Dân Chủ Tự do sẽ phát điên, Guardian sẽ chia rẽ, chưa kể đám luật sư''. Màn thuyết trình của bà Braverman đã nhận được 2 tràng pháo tay vang dội.

    Bài liên quan: Bộ Nội vụ "cài" nhân viên nhập cư vào chính quyền địa phương

    Bộ Nội vụ đã bố trí cán bộ nhập cư vào bộ phận dịch vụ xã hội trẻ em và hàng chục cơ quan chính quyền địa phương khác. Đây là một hành động gây lo ngại về khả năng tìm kiếm hỗ trợ của những người dễ bị tổn thương nhất.

    Theo hồ sơ thu được nhờ quyền tự do thông tin (FoI), các viên chức nhập cư đã được cài vào 25 chính quyền địa phương. Họ có thể chuyển thông tin chi tiết của người không có giấy tờ và quyền làm việc của người nhập cư về cho Bộ Nội vụ.

    Các cán bộ này làm việc trong các dịch vụ dành cho người dễ bị tổn thương, bao gồm trẻ em, người vô gia cư, dịch vụ chăm sóc xã hội và cung cấp sức khỏe tâm thần. Một số cũng làm việc cho Sở giao thông vận tải London và Cơ quan đường ray xe lửa HS2.

    4childẢnh minh họa

    Tiết lộ về việc Bộ Nội vụ "thuê" cán bộ nhập cư để thực thi chính sách thù địch đã vấp phải sự phản đối từ nhiều phía, khiến nhiều chính quyền địa phương sa thải các cán bộ này và Bộ Nội vụ xóa thông tin về dịch vụ khỏi các trang web. Tuy nhiên, chính sách này vẫn tiếp tục hoạt động.

    Hồ sơ được công bố theo yêu cầu của FoI và tiết lộ vào cuối năm 2021, 12 chính quyền địa phương, với HS2 và TfL, vẫn có các nhân viên nhập cư làm việc thay mặt Bộ Nội vụ, trong đó có năm viên chức được bố trí trong dịch vụ dành cho trẻ em.

    Stephen Kinnock - Bộ trưởng nhập cư của đảng đối lập, cho biết: “Giữ an toàn cho trẻ em là ưu tiên cao nhất và không nên có bất kỳ hành động nào gây nguy hiểm cho trẻ.

    Bộ Nội vụ phải giải thích chính xác những gì các viên chức này làm và cách họ đảm bảo công việc của mình, không từ chối hỗ trợ hoặc cung cấp sự bảo vệ cần thiết dành cho trẻ dễ bị tổn thương”.

    Mary Atkinson - nhân viên chiến dịch tại Hội đồng chung về phúc lợi cho người nhập cư, cho biết: “Thật ớn lạnh khi biết chính phủ đã cài cắm sự thù địch vào các dịch vụ mà các gia đình dựa vào để được giúp đỡ và bảo vệ. Cũng giống như sự thù địch trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chúng ta biết hoạt động này làm lan truyền nỗi sợ hãi trong cộng đồng và ngăn cản mọi người tìm kiếm sự hỗ trợ. Đã đến lúc chính phủ chấm dứt cách tiếp cận nguy hiểm và phân biệt đối xử này - mọi người dân cần có thể tin tưởng vào các hội đồng địa phương trong những lúc cần thiết”.

    Colin Yeo, luật sư luật di trú tại Garden Court Chambers, cho biết: “Các hội đồng không có nghĩa vụ pháp lý phải hợp tác với cơ quan quản lý nhập cư theo cách này và thật thất vọng khi họ tự nguyện tạo ra môi trường thù địch cho những người di cư dễ bị tổn thương. Việc trục xuất bắt buộc và tự nguyện về nước hiếm khi xảy ra, vì vậy tất cả những gì chính sách này làm là buộc những người cần sự giúp đỡ và hỗ trợ phải tự giải quyết vấn đề”.

    Thỏa thuận giữa bộ Nội vụ và chính quyền địa phương tiết lộ mức độ các quan chức nhập cư làm việc trong các dịch vụ của hội đồng.

    Tài liệu - được đánh dấu là "nhạy cảm", nêu rõ: “Nhân viên sẽ làm việc với các nhóm trong tổ chức của khách hàng trong danh sách sau; nhu cầu nhà ở; vô gia cư và nhập cư; dịch vụ chăm sóc trẻ em; dịch vụ chăm sóc xã hội cho người lớn; các dịch vụ sức khỏe tâm thần cho người trưởng thành… viên chức sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng nhập cư theo thời gian thực để hỗ trợ việc đưa ra quyết định của khách hàng liên quan, về mức độ phù hợp của cá nhân hoặc gia đình để cung cấp hỗ trợ hoặc trợ cấp, tư vấn về tác động của hoạt động kiểm tra”.

    Lời khuyên do nhân viên di trú cung cấp bao gồm cung cấp thông tin về quyền được làm việc và khả năng tiếp cận các dịch vụ hội đồng.

    Theo chính sách “không sử dụng quỹ công”, người không có quyền ở lại Anh bị từ chối tiếp cận với một loạt các dịch vụ công, chẳng hạn như nhà ở.

    Viên chức cũng có thể tư vấn về "hồi hương tự nguyện", theo đó người di cư trở về quốc gia theo quốc tịch của họ.

    Chính quyền địa phương đã bố trí các nhân viên nhập cư trong các dịch vụ trẻ em, bao gồm ở Enfield, Sutton, Thurrock, Slough và Barnet.

    Vào cuối năm 2021, 12 chính quyền địa phương vẫn có các nhân viên nhập cư làm việc thay mặt cho Bộ Nội vụ là: Barking & Dagenham, Barnet, Bexley, Enfield, Essex, Greenwich, Hertfordshire, Hillingdon, Slough, Sutton, Thurrock và Newham.

    Người phát ngôn của Bộ Nội vụ cho biết: “Chính quyền địa phương có thể yêu cầu hỗ trợ tận tình về các vấn đề liên quan đến nhập cư, với lời khuyên về các trường hợp cụ thể nếu thích hợp, nhưng điều này là tự nguyện và nhằm mục đích giúp người di cư dễ bị tổn thương, đặc biệt là mẹ đơn thân và các gia đình có con nhỏ, giải quyết tình trạng của họ. Quy trình thường được sử dụng để giúp người nghèo khó tiếp cận sự hỗ trợ thích hợp. Các quyết định được đưa ra bởi chính quyền địa phương, không phải nhân viên nhập cư và đề xuất điều ngược lại là sai”.

    Viethome (theo Metro)

  • tim nguoi viet mat tich o anh 1
    Một số trẻ em mới 9 tuổi cũng đã biến mất khỏi nhà chăm sóc của hội đồng (Ảnh: PA)

    Chính quyền đang lo sợ rằng hàng trăm trẻ em tị nạn có lẽ đã rơi vào tay bọn buôn người và các tổ chức tội phạm khác sau khi đến Anh. Một cuộc điều tra cho thấy chỉ trong năm nay, đã có hơn 700 trường hợp trẻ em bị báo cáo mất tích.

    Trước đó, nhiều trẻ em đã phải trải qua hành trình nguy hiểm để băng qua eo biển Anh. Một số khác thì đến từ các quốc gia như Việt Nam, Afghanistan, Sudan, Iran, Eritrea. Những trẻ chỉ mới 9 tuổi cũng đã mất tích khỏi nhà hội đồng (người Việt thường gọi là nhà Tây). Số liệu thống kê lên đến 744 vụ. 

    Trong một trường hợp, một bé trai Việt Nam 15 tuổi nhiều khả năng đã bị ép làm nô lệ hiện đại sau khi cậu bé được Bộ Nội vụ sắp xếp cho ở một mình trong khách sạn. Đêm đó, cậu bé đã biến mất. Một đứa trẻ nhập cư khác cũng được báo cáo mất tích tới 159 lần trong 12 tháng. 

    Các chuyên gia cho rằng có 2 lý do khiến trẻ tị nạn biến mất. Một số bị buôn lậu tới UK và các em nhanh chóng được bọn buôn người đón lỏng ngay khi tới Anh. Sau đó các em sẽ phải làm việc bất hợp pháp trong các trại cần sa.  

    Một số em khác tới Anh với hy vọng bắt đầu một cuộc đời mới, nhưng các em lại không được giúp đỡ, chẳng hạn như bị sắp xếp ở một mình trong khách sạn suốt mấy tháng trời mà không ai ngó ngàng. Điều này khiến các em chán nản và liều lĩnh rời khỏi khách sạn và rơi vào tay bọn tội phạm.

    tim nguoi viet mat tich o anh 1
    Người biểu tình giương biểu ngữ ''Chào đón người nhập cư'' để chống lại đạo luật biên giới Nationality and Borders Bill (Ảnh: Getty)

    Chính quyền địa phương cho biết khả năng cung cấp chỗ ở và dịch vụ cho trẻ em tị nạn đã cạn kiệt. Áp lực đã gia tăng gấp bội sau khi quân đội Anh rút khỏi Afghanistan khiến hàng người dân nước này ồ ạt chạy tới Anh, chưa kể số lượng người dùng xuồng hơi băng qua eo biển ngày càng tăng kỷ lục.

    Hầu hết các hội đồng chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ em tị nạn đều báo cáo các trường hợp trẻ em mất tích. 

    Hội đồng hạt Kent hiện đang phải chăm sóc số lượng trẻ tị nạn gấp đôi so với chỉ tiêu, bởi vì đây là điểm cập bến đầu tiên của hầu hết người tị nạn. Hội đồng này cho biết từ năm 2015, đã có 727 trẻ tị nạn không người thân bị báo cáo mất tích. 

    Quỹ từ thiện Chống buôn lậu trẻ em Every Child Protected Against Trafficking đang kêu gọi chính phủ và địa phương cung cấp nhiều sự bảo vệ hơn cho trẻ em. Bộ Nội vụ nói rằng họ đã rất cố gắng.

    Vào năm ngoái, có ít nhất 5,000 trẻ tị nạn được chính quyền chăm sóc. Con số này đã tăng gấp đôi chỉ sau 9 năm.  

    tim nguoi viet mat tich o anh 1
    Một bé trai tị nạn được Lực lượng Biên phòng chăm sóc sau khi cập cảng Dover. (Ảnh: Getty)

    3 lý do có thể khiến người xin tị nạn bị lộ tuổi và tên thật

    VietHome xin được tổng hợp những lý do có thể khiến cho  cơ quan chức năng nghi ngờ và tập trung tìm ra được tuổi thật của những người xin tị nạn khai tên và tuổi giả. 

    Sử dụng Facebook

    Ngày nay muốn biết tiểu sử, cuộc sống của 1 ai đó thì cứ lên FB là ra. Chỉ cần 1 chút thông tin, VietHome cũng đã dễ dàng tìm ra được FB của bất kì ai. Nếu chúng tôi có thể tìm ra được thì các cơ quan chức năng ở Anh cũng thừa sức để tìm và theo dõi cuộc sống, các mối quan hệ của mọi người. Tuy đã dùng tên giả, nhưng hình ảnh, cuộc sống và các mối quan hệ của những người khai tên tuổi giả trên FB lại là thật. 

    Bạn nghĩ sao khi dưới đây là 1 đứa trẻ bị buôn người sang UK và bóc lột làm nô lệ: 

     - Có nhiều bạn bè người thân ở Anh Quốc (cũng như ở VN)

     - Cuộc sống đầy đủ, luôn vui vẻ, mặc hàng hiệu và đắt tiền. 

     - Hay đi sàn, uống các chất kích thích, phong cách sống như 1 người trưởng thành hơn là 1 đứa trẻ.

    Trốn khỏi nhà Tây

    Hầu như ngày nào VietHome cũng nhận được tin có trẻ em Việt bị mất tích ở Anh và được cảnh sát nhờ đăng lên cộng đồng để tìm giúp. 

    Những người không có giấy tờ khi sang UK đều với mục đích đi kiếm tiền, chính vì thế khi bị Bộ Xã Hội quản lý, cho vào ở nhà Tây và bắt đi học thì những người này luôn muốn trốn ra để được phép đi làm, kiếm thêm tiền. Trẻ em ở nhà Tây có thể có những sinh hoạt bất thường, làm cho người bảo hộ lo lắng và họ báo lại với Bộ Xã Hội & cảnh sát để điều tra. Trẻ em ở Anh Quốc thường phải về nhà trước 9-10h tối, đặc biệt là những trẻ em bị coi là nô lệ thời hiện đại thì càng được để ý vì họ sợ những người này sẽ bị bắt, bị trả thù trở lại. (Sự thật có thể không có việc này, nhưng chúng ta phải nghĩ từ phương diện của chính phủ Anh)

    Ăn chơi hàng hiệu, đi sàn và uống chất kích thích

    22 tuổi là độ tuổi “chơi” đối với hầu hết các thanh niên Việt Nam sang Anh. Nhưng trong con mắt của những người đang phải bảo hộ và trông nom thì những thanh niên xin tị nạn 16 tuổi này sẽ không thể có tiền tiêu xài nhiều. Vì thế cuộc sống xa hoa, sắm toàn đồ hiệu, đi chơi sàn thường xuyên (và đăng lên Facebook) sẽ là những tín hiệu cho thấy các thanh niên này có cuộc sống thứ 2 hoàn toàn khác. Có thể họ đi làm chui, họ làm việc phạm pháp để kiếm tiền, hoặc có thể họ có người thân ở Anh Quốc chu cấp, lo toan cho. Đôi khi các cơ quan chức năng chỉ là lo ngại cho sự an nguy của những đứa trẻ bị bóc lột, làm nô lệ này, nên họ vào cuộc điều tra để tìm hiểu sự thật.

    Tôi còn nhớ có lần đi phiên dịch hộ một vài người xin tị nạn ở Anh. Buổi phỏng vấn đầy nước mắt, với việc người xin tị nạn kể lể về gia cảnh bố mẹ mất, người thân không còn. Người phỏng vấn đã cười phá lên và quả quyết nói rằng: “Tôi đảm bảo rằng cái ngày cô gái này nhận sổ đỏ, sẽ có 1 đống người mang hoa tới sân bay tặng cô ấy”. Tuy nhiên, ở Anh Quốc, biết thôi thì chưa đủ, họ cần bằng chứng để chứng minh cho cái giả định của mình. Đó là lý do vì sao nhiều người Việt khai man tuổi tác mà không bị phát hiện.

    Số đen vì trở thành con bài chính trị

    Các cơ quan chức năng ở Anh đều biết rằng những lời khai tên tuổi của người tị nạn chỉ xuất phát từ 1 phía, họ rất muốn kiểm định lại nhưng hoàn toàn không có quyền và cơ sở. Chính vì thế tình trạng này diễn ra như cơm bữa và nó trở thành 1 công thức đối với hầu hết người tị nạn muốn ở lại Anh: Bị bắt , khai tên tuổi nhỏ đi, được chăm sóc và được xin tị nạn ở lại, sau vài năm sẽ có giấy tờ vĩnh viễn. 

    Tuy nhiên, thỉnh thoảng các cơ quan chức năng ở Anh có 1 chiến dịch nào đó, họ sẽ cố tìm ra được 1 trường hợp điển hình để điều tra thật kĩ và báo cáo lên cấp cao hơn để thay đổi chính sách, hay viết lên báo cho công chúng biết rõ tình hình nhập cư.

    Mới đây trong năm 2021, một số luật mới cũng đang được đệ trình lên Quốc hội bao gồm: phương pháp kiểm tra độ tuổi chính xác để nhận dạng những người đóng giả trẻ em xin tị nạn. Ngoài ra còn có luật triển khai hệ thống Cấp phép du lịch Điện tử Electronic Travel Authorisation (ETA) Scheme. Luật này yêu cầu những người muốn đến Anh (trừ công dân Anh và Ireland) phải có thông tin nhận dạng kỹ thuật số. Thông tin kỹ thuật số giúp chính phủ Anh dễ dàng kiểm soát những người ra vào Anh.    

    Viethome (theo Metro)

  • Những gia đình Afghanistan trốn được đến Anh trong cuộc đảo chính của Taliban nay lại xin được đưa về quê nhà. 

    Hàng trăm người tị nạn đã được đưa đến Anh trong Chiến dịch Warm Welcome. Đây là chương trình tái định cư của chính phủ dành cho họ sau khi quân đội Anh và Mỹ rút khỏi đất nước. 

    Nhưng việc các hội đồng thiếu nhà ở khiến cho những gia đình này phải sống trong khách sạn, xem như đây là giải pháp khẩn cấp tạm thời. 

    Chính phủ đã thiết lập một quỹ trị giá 400 triệu bảng để tái định cư cho các gia đình này trong tháng 9, nhưng Bộ Nội vụ thừa nhận rằng kế hoạch này không thể hoàn thành đúng thời gian đã định, và một vài gia đình Afghanistan sẽ phải sống trong khách sạn thêm nhiều tháng nữa. 

    nguoi ti nan afghanistan muon ve que nha
    Người tị nạn Afghanistan khi vừa mới được di tản tới Anh.

    Tính đến nay đã gần 2 tháng kể từ khi thoát khỏi Kabul, những người tị nạn này nói rằng họ chán cảnh chờ đợi một ngôi nhà đàng hoàng. 

    Một bác sĩ chịu trách nhiệm chăm sóc cho những người tị nạn, đã chia sẻ với The Guardian rằng: ''Một số bệnh nhân nói với tôi họ muốn về nhà. Một bệnh nhân 67 tuổi nói: ''Tôi không thể chịu nổi nữa. Tôi muốn thoát khỏi căn phòng (khách sạn này)''. Một người khác nói: ''Tôi chỉ muốn được tự do khỏi khách sạn này''.

    Vị bác sĩ cho biết có hai vợ chồng bệnh nhân bị sa sút tinh thần tới mức anh phải kê cho họ uống thuốc. 

    Chính phủ Anh đã di tản hơn 15.000 người Afghanistan kể từ ngày 13/8/2021, trong đó có 8.000 đã làm việc với quân đội Anh. Vào cuối tháng 8, Bộ trưởng Nội vụ đã tới Heathrow và gặp gỡ những người tị nạn vừa mới bước xuống từ những chuyến máy bay di tản.  

    Đại diện Bộ Nội vụ nói: ''Chiến dịch di tản nhanh nhất với quy mô lớn nhất trong lịch sử đã giải cứu 15.000 người đến nơi an toàn. Khách sạn là giải pháp tạm thời để chúng tôi ổn định chỗ ở cho những người này''.

    ''Cần phải có thời gian mới sắp xếp được nhà ở lâu dài cho tất cả mọi người, nhưng chúng tôi đang cố gắng hết sức. Mục tiêu của chúng tôi là giúp mọi người đến đây đều được tái định cư và có một cuộc sống hoàn hảo ở Anh''. 

    ''Hiện tại chúng tôi đã cung cấp cho những người ở khách sạn mọi nhu cầu thiết yếu, kể cả chăm sóc sức khỏe, giáo dục và trợ cấp Universal Credit''.

    Viethome (theo DailyMail)

  • Trong một chương trình thời sự có tên Victoria Derbyshire của đài BBC, các chuyên gia từng đi đến kết luận rằng việc đệ đơn kháng cáo tị nạn ở Anh bây giờ cũng mang tính may rủi giống như việc chơi xổ số vậy.

    Asylum seekers face appeals
    Đệ đơn kháng cáo tị nạn ở Anh có phải là trò xổ số may rủi?

    Theo thống kê, số lượng những người đệ đơn kháng cáo tị nạn thành công tại một số địa điểm nhất định lại cao hơn gấp đôi so với những khu vực khác. Số liệu trên được công bố nhờ vào áp lực từ Luật tự do thông tin ở Anh. Nó cũng cho thấy việc đệ đơn kháng cáo tị nạn của bạn có được chính phủ thông qua hay không cũng phụ thuộc khá nhiều vào tòa án mà bạn nộp chúng.

    Sau khi nhận được thông tin về kết quả điều tra này, nghị sĩ Shami Chakrabarti đã nhanh chóng kêu gọi chính phủ Anh thực hiện một cuộc điều tra diện rộng để làm sáng tỏ vấn đề mờ ám trên. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ tư pháp lại từ chối đưa ra bất kỳ một bình luận nào về vấn đề nhạy cảm này khi ông nhận được hàng chục công hỏi dồn dập từ phía báo giới Anh quốc.

    Một giám sát viên pháp lý về vấn đề xin quyền tị nạn thậm chí còn cho biết tình hình nghiêm trọng đến nỗi, có những lúc họ nghe ngóng được rằng một số luật sư của người xin tị nạn đã phải nói dối về địa chỉ của thân chủ để đơn từ của họ được xem xét ở một địa điểm khác có cơ hội thành công cao hơn.

    Số liệu thống kê được công bố dựa trên những dữ liệu từ hơn 36,000 đơn kháng cáo tị nạn gốc được đệ trình vào khoảng từ tháng Một năm 2013 đến tháng Chín năm 2016. Sự chênh lệch về số lượng đơn kháng cáo thành công thể hiện vô cùng rõ ràng tại hai khu vực đông đúc ở London đó là Harmondsworth với 24% lá đơn được chấp thuận và ở Taylor House là 47%.

    Tỷ lệ đệ đơn kháng cáo tị nạn thành công năm 2013-2016:

    Tòa án Tỷ lệ kháng cáo thành công Số trường hợp đệ đơn kháng cáo
    Belfast 24% 292
    Birmingham 34% 4,177
    Bradford 41% 2,903
    Glasgow 28% 1,979
    Harmondsworth 24% 1,196
    Hatton Cross 40% 6,414
    Hendon 39% 72
    Manchester 34% 4,428
    Newport 44% 3,083
    North Shields 30% 1,848
    Nottingham 39% 140
    Richmond 43% 299
    Stoke 36% 1,923
    Taylor House 47% 7,488
    Yarl's Wood 21% 125

    Những con số thống kê ở trên không bao gồm các đơn khiếu nại được ưu tiên xử lý dưới dạng fast – track. Người ta cho rằng cơ hội tiếp cận với những người đại diện có chuyên môn tốt và được làm việc với các trung tâm tiếp nhận có chất lượng ở các địa điểm khác nhau là những lý do chính khiến cho sự chênh lệch lớn về tỉ lệ đơn từ kháng cáo tị nạn thành công đang diễn ra hiện nay.

    Tình trạng khan hiếm dịch vụ tư vấn pháp lý ở Anh

    Bà Laura Smith – một giám sát viên pháp lý thuộc văn phòng luật sư Duncan Lewis, cho biết bà “không hề thấy ngạc nhiên chút nào” về kết quả điều tra trên.

    Bà cho biết thêm: "Đó là một hệ thống ra quyết định mang tính tùy ý may rủi nhất mà tôi từng thấy. Thậm chí nếu có hai trường hợp đệ đơn kháng cáo giống hệt nhau, nếu được giải quyết ở những địa điểm khác nhau thì kết quả cũng có thể sẽ rất khác. Quyết định cuối cùng về các đơn từ kháng cáo của bạn phụ thuộc rất nhiều vào việc người thẩm phán đó là ai và cơ sở xã hội tiếp nhận đơn từ của bạn nằm ở đâu.”

    Bà Smith cũng tiết lộ thêm rằng bà đã khuyến khích các khách hàng của mình nên nộp đơn tại các khu vực thuộc Taylor House nếu họ có thể.

    Bên cạnh đó, cũng theo điều tra thì hai trung tâm có số lượng đơn kháng cáo thành công rất thấp: Harmondsworth và Yarl's Wood, lại chính là hai địa điểm mà phần lớn những người xin tị nạn tại đây không hề có đại diện pháp lý đi cùng tới tòa. Có tới khoảng 32% số người đệ đơn tại Harmondsworth là không có người đại diện pháp lý đi kèm, trong khi đó con số này ở Yarl's Wood là 23%.

    Bà Catriona Jarvis, một thẩm phán đã về hưu sau 12 năm “cầm cân nảy mực” các phiên tòa lớn nhỏ trên khắp Anh quốc, cho biết: “Có một tình trạng đang diễn ra tại Anh đó là: khan hiếm các hỗ trợ về pháp lý”.

    Việc cắt giảm trợ cấp cho các dịch vụ hỗ trợ pháp lý của chính phủ bắt đầu từ năm 2013 đã khiến cho các luật sư chẳng còn thấy “mặn mà” gì với vấn đề người nhập cư nữa. Điều này cũng khá dễ hiểu khi mà các luật sư thường phải dành rất nhiều thời gian để theo đuổi một vụ kháng cáo tị nạn trong khi số tiền công mà họ nhận được từ phía chính phủ lại chẳng đáng là bao.

    Bà Jarvis cho biết thêm: "Việc này thậm chí còn bất cập hơn tại một số vùng của đất nước, nơi mà các công ty luật tư nhân không cung cấp bất kỳ một dịch vụ tư vấn nào liên quan tới các vấn đề về tị nạn hay nhập cư. Đây đặt ra một vấn đề nan giải đối với một số người tị nạn bị chính phủ đưa đến sinh sống tại một địa điểm nhất định.”

    Nhiều người cho rằng việc đệ đơn kháng cáo thất bại do sinh sống ở một nơi khan hiếm đại diện pháp lý là một điều “hoàn toàn không thể chấp nhận được trong một nền dân chủ nhân văn như ở Anh quốc.”

    Về vấn đề này, một phát ngôn viên của cơ quan pháp lý cho biết tất cả các thẩm phán đã đưa ra quyết định cuối cùng về các lá đơn khiếu nại sau khi xem xét kỹ từng trường hợp và dựa trên các thông tin liên quan cũng như luật pháp hiện hành.

    VietHome (Theo BBC News)

  • Đoạn video trên mạng cho thấy tuần duyên Hi Lạp đã nã súng về một chiếc xuồng cao su chật ních di dân và lấy sào đẩy một chiếc xuồng khác khi nó đến gần tàu tuần tra của lực lượng này.

    Người di cư Afghanistan liều mình vượt biển Aegea tới đảo Lesbos của Hi Lạp bằng xuồng cao su. Một em bé được xác nhận đã chết sau khi thuyền chở em và những người lớn lật úp trên biển ngày 2-3 - Ảnh: REUTERS

    Đoạn video xuất hiện ngày 2-3, ngay sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố các binh sĩ Hi Lạp đã bắn chết 2 người di cư tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hi Lạp và làm bị thương nặng một người khác.

    Theo tờ Independent của Anh, đoạn video được một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ công bố "một cách có chủ đích". Video cho thấy các sĩ quan tuần duyên Hi Lạp đã bắn 2 phát súng trường về phía một chiếc xuồng cao su đang chở đầy người di cư.

    Một sĩ quan khác thì dùng sào đẩy một chiếc xuồng cao su khác khi nó áp sát tàu tuần tra của Hi Lạp. Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định đây không phải là sào thông thường là gậy kim loại có đầu nhọn. "Họ muốn đâm chìm xuống", ông này cáo buộc.

    Người phát ngôn chính phủ Hi Lạp Stelios Petsas ngày 2-3 đã lên Twitter khẳng định không có ai bị bắn chết, nhấn mạnh những gì chính quyền Ankara đưa ra là tin giả. Tuần duyên Hi Lạp từ chối bình luận về sự việc.

    Đoạn video do Thổ Nhĩ Kỳ công bố tổ tuần duyên Hi Lạp bắn xuồng cao su chở người di cư - Nguồn: YOUTUBE

    Châu Âu đang đặt trong tình trạng báo động cao sau khi Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới để hàng trăm ngàn người di cư/tị nạn tiến vào lục địa già. Hi Lạp và Bulgaria, hai quốc gia tiếp giáp với phần châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ, nhanh chóng cầu cứu khi phải căng mình đối phó với dòng người tị nạn.

    Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố hơn 117.000 người tị nạn đã tràn vào châu Âu. Trong khi đó Hi Lạp khẳng định sau các nỗ lực căng thẳng, chưa tới 1.000 người lọt qua hàng rào biên giới nước này.

    Hôm 1-3, bất chấp các áp lực và chỉ trích từ những tổ chức nhân quyền, Hi Lạp tuyên bố ngừng chương trình bảo vệ người xin tị nạn, viện dẫn lý do an ninh quốc gia. Liên minh châu Âu (EU) đã họp khẩn vì vấn đề này trong ngày 2-3 và nhấn mạnh hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là "không thể chấp nhận được".

    Ankara đã đe dọa nhiều lần trong quá khứ rằng sẽ mở cửa biên giới để người di cư tràn vào EU như mở cửa xả lũ nếu không nhận được thêm tiền. Theo thỏa thuận năm 2016, EU sẽ cung cấp 6,6 tỉ USD để Thổ Nhĩ Kỳ ngăn dòng người tị nạn/di cư tới châu Âu.

    "Họ nói với chúng ta là sẽ gởi sang đây 1 tỉ euro. Họ đang cố lừa ai vậy? Chúng ta không cần số tiền đó", Tổng thống Erdogan nói thẳng trong một cuộc họp báo tại Ankara ngay sau đó, nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa nhận được đủ tiền như EU đã hứa.

    Người di cư/tị nạn tràn ngập đảo Lesbos của Hi Lạp - Ảnh: REUTERS

    Theo Tuổi Trẻ

  • Ngày 28/11, cảnh sát Pháp bắt đầu di dời người di cư từ một khu trại bất hợp pháp nằm ở phía Bắc thủ đô Paris, một phần trong nỗ lực chứng tỏ chính phủ nước này đang có lập trường cứng rắn hơn trong việc giải quyết vấn đề nhập cư bất hợp pháp.

    Cảnh sát Pháp tháo dỡ lều trại của người di cư trái phép tại cảng Calais ngày 21/2/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

    Cảnh sát địa phương tuyên bố họ sẽ di chuyển khoảng 200 - 300 người di cư từ khu vực Porte d’Aubervilliers tới các khu nhà tạm. Kể từ khi đóng cửa trại tị nạn lớn ở Calais năm 2016, ngày càng có thêm nhiều người tị nạn di chuyển tới Paris. Chính quyền thành phố đã nhiều lần dẹp bỏ các lều trại song chỉ sau vài tháng các khu trại này lại xuất hiện tại nhiều địa điểm khác nhau.

    Đầu tháng này, chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron cam kết đóng cửa các trại tị nạn, áp đặt hạn ngạch đối với người lao động nhập cư và hạn chế tiếp cận chăm sóc y tế không khẩn cấp cho những người xin tị nạn mới đến nhằm đáp lại sự quan ngại của cử tri về vấn đề người nhập cư. 

    Cuộc sống chui lủi của những người tị nạn ở Pháp

    Thời gian gần đây, bất chấp những nguy hiểm, nhiều người di cư vẫn từ Pháp tìm đường sang Anh. Từ đầu năm, lực lượng tuần tra bờ biển cả Anh và Pháp đã giải cứu hơn 1.400 người tị nạn, cao gấp đôi số lượng của năm 2018.

    Bên cạnh đó, vào ngày 20/11, giới chức Hy Lạp cũng ra thông báo sẽ đóng cửa 3 trại tạm giữ người di cư lớn nhất nước này trên các hòn đảo ở vùng biển Aegean, đối diện với Thổ Nhĩ Kỳ.

    Người di cư đợi lên tàu tại cảng Mytilene trên đảo Lesbos, Hy Lạp, ngày 2/9. Ảnh: AFP/TTXVN

    Trong thông báo, Chính phủ Hy Lạp khẳng định sẽ đóng của các trại tị nạn đông đúc và tồi tàn hiện nay trên các đảo Lesbos, Chios và Samos. Những khu trại này sẽ được thay bằng các cơ sở mới có sức chứa 5.000 người mỗi trại.

    Thống kê cho thấy tại Hy Lạp, hơn 32.000 người di cư đang phải sống trong điều kiện khó khăn ở các khu trại vốn chỉ có sức chứa tổng cộng khoảng 6.200 người. Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đánh giá tình trạng hiện nay ở các trung tâm tiếp nhận ở Lesvos, Samos và Kos là “khẩn cấp”.

    Tại trung tâm Moria ở Lesvos, số người tị nạn ở đây đã quá tải gấp 5 lần với tổng số người tị nạn lên tới 12.600 người, trong khi tại một khu tiếp nhận không chính thức gần đó bình quân 100 người phải chung một nhà vệ sinh. Ở Samos, trung tâm Vathy có 5.500 người tị nạn, quá tải gấp 8 lần và ở Kos, khoảng 3.000 người chen chúc trong một khu chỉ dành cho khoảng 700 người.    

    Để giảm bớt gánh nặng cho các trại tị nạn, đầu tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis thông báo sẽ đưa khoảng 20.000 người di cư từ đảo vào đất liền vào cuối tháng 12 tới.

    Theo TTXVN

  • Công chúa Haya xin tị nạn tại Đức và đệ đơn ly hôn Thủ tướng Mohammed sau khi mang số tiền lớn rời khỏi đất nước.

    Thủ tướng Mohammed và vợ Haya. Ảnh: AFP

    Truyền thông Anh hôm 30/6 đưa tin Công chúa Haya Al Hussein, 45 tuổi, vợ của Phó tổng thống kiêm Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid al-Maktoum, đã bỏ trốn cùng con gái Al Jalila, 11 tuổi, và con trai Zayed, 7 tuổi.

    Bà Haya trốn tới London, sau đó sang Đức và nộp đơn xin tị nạn tại nước này, đồng thời đệ đơn ly hôn chồng. Bà được cho là chọn Đức để xin tị nạn vì cho rằng chính quyền Anh sẽ trục xuất bà về nước. Một nhà ngoại giao Đức đang hỗ trợ bà Haya các thủ tục xin tị nạn.

    Thủ tướng Mohammed, cũng là tiểu vương Dubai, đã yêu cầu nhà chức trách Đức trả lại hai con, song bị từ chối. Ba mẹ con bà Haya đang được các nhân viên an ninh Đức bảo vệ và điều này có thể dẫn tới khủng hoảng ngoại giao giữa Đức và UAE.

    Bà Haya được cho là mang theo 31 triệu bảng (gần 40 triệu USD) khi bỏ trốn. Ông Mohammed đã trút giận trong một bài đăng trên Instagram, trong đó cáo buộc vợ mình "phản bội", chạy theo người đàn ông khác.

    Hình ảnh năng động của bà Haya.

    Cuộc sống của phu nhân Thủ tướng UAE trước khi bỏ trốn cùng hai con

    Công chúa Haya Bint Al Hussein, 45 tuổi, là con gái cố vương Jordan Hussein, em gái cùng cha khác mẹ của Vua Jordan Abdullah II. Bà tốt nghiệp đại học Oxford của Anh chuyên ngành chính trị, triết học và kinh tế nhưng đam mê thể thao và có cuộc sống năng động.

    Haya từng đại diện Jordan tham dự Thế vận hội Olympics Sydney năm 2000 ở bộ môn cưỡi ngựa vượt chướng ngại vật và là người phụ nữ duy nhất giành huy chương trong Thế vận hội toàn Arab. Theo trang web của Haya, bà gắn bó với môn thể thao này từ thuở nhỏ, từng là chủ tịch Liên đoàn Cưỡi ngựa Quốc tế và thành viên của Ủy ban Olympic quốc tế.

    Thủ tướng Mohammed và vợ Haya. Ảnh: AFP

    "Được tự mình trải nghiệm sức mạnh của thể thao trong đời, bà đã nỗ lực không biết mệt mỏi để mang lại cho những người khác, đặc biệt là các bé gái, cơ hội tương tự", trang web viết và cho hay bà tin rằng cưỡi ngựa là môn thể thao giúp cải thiện cuộc sống, nâng cao sức mạnh cho phụ nữ, phá vỡ rào cản giữa các quốc gia và dân tộc.

    Mất mẹ từ năm 3 tuổi, bà Haya dành nhiều tâm huyết để giúp đỡ trẻ em mồ côi và gặp khó khăn trong cuộc sống. Bà là chủ tịch Trung tâm Nhân đạo Quốc tế của Dubai, trung tâm hậu cần viện trợ nhân đạo lớn nhất thế giới.

    Năm 2004, bà kết hôn và trở thành vợ thứ hai của phó tổng thống, Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) kiêm Tiểu vương của Dubai Mohammed bin Rashid al-Maktoum. Ông Mohammed cũng là người sáng lập chuồng ngựa đua lớn nhất Anh Godolphin và là một trong những người giàu nhất thế giới với khối tài sản lên tới 16 tỷ USD.

    Trong một cuộc phỏng vấn 3 năm trước trên tạp chí Emirates Woman, Công chúa Haya cho hay bà "luôn muốn trở thành một nhà báo" vì rất thích các tờ báo và tạp chí.

    "Tôi thích nuôi chim săn mồi, bắn súng và tất cả các môn thể thao dưới nước. Tôi cũng thích lái các siêu xe", bà nói thêm. Haya là phụ nữ duy nhất ở Jordan có bằng lái xe tải hạng nặng.

    Bà cũng tự hào giới thiệu về con gái Al Jalila và con trai Zayed, cho hay chúng "rất yêu sa mạc" và "mọi việc bố làm". Bà nhắc đến ông Mohammed với "ánh mắt lấp lánh" và tỏ rõ sự ngưỡng mộ với chồng.

    "Mỗi ngày, tôi đều ngạc nhiên trước những điều mà ông ấy làm. Mỗi ngày, tôi đều tạ ơn Chúa trời vì đã cho tôi may mắn được ở cạnh ông ấy", bà nói.

    Tuy nhiên, từ cuối tháng 5, Haya biến mất trước công chúng và cũng không đồng hành cùng chồng đến sự kiện đua ngựa ở Ascot, Anh, hồi tháng 6. Các tài khoản mạng xã hội mà bà thường xuyên đăng tải hình ảnh về hoạt động từ thiện của mình im ắng suốt 4 tháng nay.

    Bà Haya và 2 con.

    Hôm qua, truyền thông Anh bất ngờ đưa tin Công chúa Haya đã bỏ trốn khỏi Dubai cùng hai con, mang theo gần 40 triệu USD. Bà đến Anh rồi sang Đức xin tị nạn và đã đệ đơn ly hôn, nhưng không rõ hiện trú ngụ ở đâu. 

    Giới chức Dubai, chính quyền UAE và Đức không phủ nhận thông tin trên nhưng từ chối bình luận. Hiện chưa rõ nguyên nhân khiến Công chúa Haya ly hôn chồng và bỏ trốn khỏi Dubai.

    Từ khi Công chúa Haya bỏ đi, Thủ tướng Mohammed đã viết hai bài thơ bằng tiếng Anh và Arab, bày tỏ tâm trạng mất mát. Trong một bài thơ, ông mô tả về ánh mắt hờn trách của một người nào đó, dường như là vợ mình, và cầu xin "hãy để quá khứ qua đi, xoa dịu trái tim của em, tha thứ cho những lỗi lầm của tôi".

    Hôn nhân tan vỡ là đòn mới giáng vào tiểu vương Dubai sau khi con gái ông là Latifa bin Mohammed Maktoum, 33 tuổi, bỏ trốn năm ngoái và bị bắt trên một con thuyền ngoài khơi Ấn Độ. Các nhóm nhân quyền nói rằng cô đang bị giam ở Dubai, song UAE sau đó đăng những bức ảnh của công chúa để bác bỏ "những cáo buộc sai trái".

    Viethome (theo VnExpress)

  • Chính phủ Anh có thể thu lợi hơn 5 triệu bảng bằng cách thu phí xin nhập quốc tịch Anh từ những đứa trẻ chạy trốn khỏi chiến tranh ở Syria.

    Thông tin dựa trên dữ liệu riêng của Bộ Nội vụ này đã làm dấy lên những cáo buộc rằng chính phủ đang trục lợi từ những đứa trẻ dễ bị tổn thương và kiếm lợi nhuận bằng cách đẩy các gia đình dễ bị tổn thương vào cảnh nợ nần.

    Các nhà vận động chỉ ra rằng chính phủ sẽ thu lợi dù hồ sơ xin quốc tịch của trẻ em của Syria có thành công hay không: nếu hồ sơ bị từ chối, người nộp đơn sẽ không được hoàn trả phí nộp hồ sơ. Nếu đứa trẻ nộp lại đơn xin quyền công dân, các em sẽ tiếp tục phải đóng phí.

    Valerie Peay, giám đốc Cơ quan quan sát nhân quyền quốc tế, đã kêu gọi thủ tướng kế nhiệm chấm dứt “hành vi trục lợi từ những đứa trẻ dễ bị tổn thương.”

    Vương quốc Anh tính phí công dân trẻ em cao hơn gấp 10 lần so với bất kỳ quốc gia châu Âu nào khác, ở mức 1.012 bảng / trẻ em, cộng với 19,20 bảng để cung cấp thông tin sinh trắc học. Người nộp hồ sơ phải nộp thêm £80 nếu họ tròn 18 tuổi trong quá trình nộp đơn. Chi phí xử lý hồ sơ là £372.

    Các khoản phí đã tăng 51% trong 5 năm qua, trong khoảng thời gian Bộ Nội vụ dưới thời bà Theresa May bắt đầu áp dụng chính sách “môi trường không thân thiện” để giảm số lượng người nhập cư.

    “Cần phải nói rõ điều này,” bà Peay nói. “Không giống như bất kỳ quốc gia EU nào khác, chính phủ Anh đang chọn cách thu lời 640 bảng cho mỗi trẻ em muốn đăng ký quốc tịch Anh.

    “Hành động này gây áp lực rất lớn cho các gia đình. Thật sai trái khi một gia đình có ba đứa con phải trả đến 5.448 bảng để cố gắng bảo đảm cho chúng một tương lai an toàn, và thực tế cũng không có kết quả đảm bảo nào.

    “Thay vì đẩy các gia đình vào nợ nần để kiếm lợi nhuận, chúng tôi đang kêu gọi chính phủ Anh chấm dứt quy định này và hành động giống như phần còn lại của EU trong cách tiếp cận hỗ trợ nhân đạo.”

    Những trẻ em đến Vương quốc Anh từ tháng 1 năm 2014 chưa thể nộp đơn xin quyền công dân: các em phải chờ suốt sáu năm mà không được tiếp cận với hầu hết các phúc lợi trước khi được nộp đơn xin quốc tịch.

    Phát ngôn viên của Bộ Nội vụ cho biết: “Những số liệu này chỉ mang tính suy đoán và giả thuyết. Thực tế, bạn không buộc phải nộp đơn xin quyền công dân để có thể sống, học tập và làm việc tại Vương quốc Anh. Không có lệ phí cho việc xin định cư với tư cách là người tị nạn hoặc người được bảo vệ nhân đạo.”

    Nhưng bà Peay nói: “Không có quyền công dân, bạn không có quyền bỏ phiếu. Bạn phải trả mức học phí của sinh viên quốc tế cho giáo dục nâng cao nhưng không đủ điều kiện đăng ký các khoản vay sinh viên. Bạn cũng phải đối mặt với việc bị rút quyền lưu lại Anh nếu rời Vương quốc Anh lâu hơn hai năm.”

    VietHome (Theo Guardian)

  • Khi tuần lễ World Refugee Week bắt đầu, ông Sajid Javid xác nhận kế hoạch của Vương quốc Anh giúp tái định cư 5.000 người tị nạn dễ bị tổn thương nhất thế giới trong năm đầu tiên của chương trình mới, ngay sau khi Kế hoạch tái định cư Vulnerable Person’s Resettlement kết thúc vào năm tới.

    Vương quốc Anh sẽ đặt mục tiêu tái định cư người tị nạn ở cấp độ hiện tại, thêm vào con số gần 16.000 người tị nạn đã được an toàn ở đất nước này kể từ năm 2015 theo Chương trình Vulnerable Person’s Resettlement và hàng ngàn người tái định cư theo các chương trình khác.

    Bộ trưởng Nội vụ Sajid Javid nói:

    “Kể từ năm 2016, Anh đã giúp tái định cư nhiều người tị nạn từ bên ngoài châu Âu hơn bất kỳ quốc gia EU nào khác - và điều quan trọng là chúng tôi tiếp tục làm tất cả những gì có thể để giúp những người dễ bị tổn thương nhất.

    “Theo kế hoạch mới của chúng tôi, hàng ngàn người chạy trốn khỏi xung đột và đàn áp sẽ có cơ hội xây dựng một cuộc sống mới ở Anh.

    “Tôi tự hào về công việc dẫn đầu mà chúng tôi đã thực hiện ở Trung Đông và Châu Phi cho đến nay - nhưng còn rất nhiều việc phải làm.”

    Bà Rossella Pagliuchi-Lor, Đại diện Vương quốc Anh cho UNHCR, Cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc, cho biết:

    “Chúng tôi rất vui mừng trước thông báo này từ Vương quốc Anh, một đất nước đang mở rộng cam kết bảo vệ quốc tế cho những người tị nạn từ bất cứ nơi nào có nhu cầu cấp thiết nhất.

    “Tái định cư là một cấu phần quan trọng của tình đoàn kết quốc tế đối với những quốc gia mang gánh nặng lớn nhất và mang đến cho người tị nạn khả năng xây dựng lại cuộc sống của họ.

    “Chúng tôi hy vọng điều này có thể trở thành tín hiệu cho các quốc gia khác, thúc đẩy họ tạo thêm nhiều con đường dẫn đến sự bảo vệ an toàn hơn cho những người bị buộc phải chạy trốn trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang hành động để biến chương trình tị nạn an toàn thành hiện thực.”

    Tổng giám mục Canterbury, Justin Welby, nói:

    “Việc tái định cư hàng ngàn người tị nạn trong bốn năm qua là điều mà Vương quốc Anh có thể tự hào. Tôi rất vui khi biết rằng chính phủ dự định tiếp tục chương trình cứu sinh này.

    “Tôi rất vui vì chính phủ nhận ra giá trị của việc các cộng đồng chào đón người tị nạn thông qua tài trợ cộng đồng, một kế hoạch mà tôi vinh dự được tham gia.

    “Từ năm 2020, những người tị nạn tái định cư thông qua tài trợ cộng đồng sẽ được bổ sung vào cam kết của chính phủ. Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo đức tin và cộng đồng tận dụng tối đa cơ hội này để thay đổi cuộc sống của nhiều người tị nạn hơn nữa và thay đổi cộng đồng trong quá trình này.”

    Bộ trưởng Nội vụ đã phác thảo các kế hoạch mới tại một hội nghị bàn tròn với các nhà lãnh đạo tôn giáo về tái định cư, tị nạn và đàn áp dựa trên đức tin tại Quốc hội vào ngày 17/6. Bộ trưởng di trú cũng đã gặp gỡ những người tị nạn tái định cư ở Lambeth và những người ủng hộ sự hòa nhập của họ vào cộng đồng.

    Từ năm 2020, chương trình tái định cư mới sẽ hợp nhất Chương trình Vulnerable Person’s Resettlement, Chương trình tái định cư cho trẻ em dễ bị tổn thương và chương trình bảo vệ cửa ngõ thành một chương trình toàn cầu.

    Chương trình mới sẽ vận hành đơn giản hơn và có tính nhất quán cao hơn trong cách chính phủ Anh tái định cư người tị nạn. Nó sẽ mở rộng trọng tâm địa lý vượt ra ngoài Trung Đông và Bắc Phi.

    Một quy trình mới cho tái định cư khẩn cấp cũng sẽ được phát triển, cho phép Vương quốc Anh phản ứng nhanh với các trường hợp khi có nhu cầu bảo vệ cao, cung cấp một lộ trình nhanh hơn để tái định cư nơi có những người đang phải đối mặt với nguy hiểm đến tính mạng.

    Chương trình tài trợ cộng đồng, cho phép các nhóm cộng đồng trực tiếp chào đón và hỗ trợ người tị nạn ở Anh, sẽ được tiếp tục. Người tị nạn tái định cư theo chương trình mới do cộng đồng lãnh đạo sẽ được bổ sung vào cam kết của chính phủ.

    Chương trình tái định cư ở Anh đã đạt được thành công khi hợp tác với hơn 300 chính quyền địa phương đang tham gia cung cấp các chương trình hiện tại.

    Nhu cầu nhân đạo toàn cầu tiếp tục gia tăng với hơn 68,5 triệu người trên khắp thế giới bị buộc phải rời bỏ nhà cửa và gần 25,4 triệu người phải đi tị nạn, hơn một nửa trong số họ dưới 18 tuổi. Giống như người tiền nhiệm, kế hoạch tái định cư toàn cầu sẽ dựa trên nhu cầu. Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với UNHCR để xác định những người tị nạn dễ bị tổn thương nhất từ ​​khắp nơi trên thế giới.

    VietHome (Theo Gov.uk)

  • Sau khi hồ sơ của bạn được tiếp nhận, nó sẽ được chuyển tới một chuyên viên xử lý hồ sơ (caseworker). Đồng thời, một chiếc Thẻ đăng ký Tị nạn (ARC) cũng sẽ được gửi tới địa chỉ của bạn ở UK. Tuy nhiên, bạn sẽ không nhận được thẻ này nếu đang bị tạm giữ.

    Bạn sẽ được sắp xếp một cuộc gặp với chuyên viên xử lý hồ sơ. Họ sẽ ra quyết định về hồ sơ của bạn. Họ cũng sẽ giải thích về quá trình xử lý hồ sơ và tư vấn những việc bạn nên làm trong khi chờ đợi, chẳng hạn như thường xuyên có mặt tại văn phòng xin tị nạn khi đến lịch. Bạn có thể bị cấm túc nếu không trình diện theo yêu cầu. 

    Hãy nói với chuyên viên xử lý hồ sơ những nhu cầu của bạn về mặt y tế, thuốc thang...

    viethome trung tam giam giu nguoi ti nanBạn có thể bị tạm giam tại Trung tâm giam giữ người nhập cư.

    Thẻ đăng ký Tị nạn (ARC - Asyslum Registration Card)

    Bạn dùng thẻ này để:

    - Cho người khác biết bạn là ai, và bạn đã nộp đơn xin tị nạn. 

    - Cho người khác biết bạn có được phép làm việc hay không.

    - Bạn có được những phúc lợi giáo dục và y tế nào.

    Bạn phải mang thẻ này mỗi khi đến văn phòng xin tị nạn. Nếu bạn không nhận được thẻ ARC hoặc bị mất, hãy gọi điện vào số 0808 800 0630, từ thứ 2 đến thứ 6, từ 9h30 - 3h chiều. Bạn phải cung cấp cho họ số Home Office number hoặc số nhập cảnh Port Reference number. 

    Bạn có thể bị tạm giam tại trung tâm giam giữ người nhập cư trong thời gian chờ nhận quyết định được ở lại hay bị trục xuất. Bạn cũng có thể bị giam giữ rồi trục xuất nếu một nước thứ 3 có trách nhiệm cho bạn tị nạn. Bạn có thể khiếu nại quyết định này. 

    Bạn sẽ không bị tạm giam nếu bạn/các bạn là:

    - Trẻ em hoặc người lớn tuổi

    - Một gia đình có con cái

    - Mang thai

    - Thừa nhận mình là nạn nhân của bọn buôn người

    -  Cung cấp được bằng chứng cho thấy bạn bị tra tấn, hành hạ

    - Có vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc thể chất khiến bạn không thể kiểm soát hành vi, có thể gây họa cho những người khác trong trại tạm giam.

    Phỏng vấn xin tị nạn

    Hồ sơ của bạn thường bị từ chối nếu bạn không tới buổi phỏng vấn này. Những người phụ thuộc có thể phải trình diện. Trước khi tới buổi phỏng vấn, bạn có thể gửi một văn bản bằng tiếng Anh đến chuyên viên xử lý hồ sơ. Nội dung văn bản nhằm liệt kê ra những điều bạn muốn khẳng định để chuyên viên xử lý hồ sơ không hiểu lầm ý của bạn trong buổi phỏng vấn. Văn bản này phải đính kèm số Home Office reference number của bạn. 

    Bạn có thể yêu cầu người phiên dịch. Thông tin bạn cung cấp là tuyệt mật và sẽ không bị tiết lộ cho chính quyền ở quê hương bạn. Hãy dùng buổi phỏng vấn để giải thích:

    - Bạn bị bức hại ở quê nhà cụ thể là như thế nào.

    - Tại sao lại e sợ quay về nước.

    Có thể bạn sẽ bị hỏi những câu hơi khó, nhưng căn bản là bạn phải nói rõ chuyện gì đã xảy ra với bạn và gia đình. Khi đến, hãy mang giấy khai sinh, hộ chiếu và sổ khám bệnh (nếu có). Bạn có thể bị yêu cầu cung cấp thêm bằng chứng. 

    Bạn sẽ nhận được một bản ghi chú những gì mà cả hai đã trao đổi trong buổi phỏng vấn. Nhớ đọc kĩ để không có sự hiểu nhầm nào xảy ra. 

    Đại diện pháp lý

    Bạn có thể đưa luật sư đến buổi phỏng vấn. Nếu không có đại diện pháp lý, bạn có thể yêu cầu được ghi âm buổi phỏng vấn. Nhưng hãy nêu yêu cầu này với chuyên viên xử lý hồ sơ trước khi diễn ra buổi phỏng vấn nhé. Bạn có thể vào đây để kiểm tra xem mình có thuộc diện được hỗ trợ thanh toán phí luật sư không nhé.

    Nhận quyết định

    Bạn thường nhận được quyết định trong vòng 6 tháng, hoặc lâu hơn nếu:

    - Những bằng chứng bạn cung cấp cần được xác minh.

    - Bạn phải trả lời thêm một số cuộc phỏng vấn.

    - Hoàn cảnh của bạn cần được xem xét, chẳng hạn nếu bạn là tội phạm hoặc đang bị truy tố.

    Được ở lại làm người tị nạn

    Bạn và gia đình có thể được ở lại UK trong 5 năm nếu đậu hồ sơ. Trường hợp này được gọi là "leave to remain". Sau 5 năm, bạn có thể nộp đơn để định cư ở UK.

    Được ở lại vì lý do nhân đạo

    Nếu không đủ điều điện để làm người tị nạn, bạn vẫn có thể được ở lại vì lý do nhân đạo. Nghĩa là bạn phải ở lại UK vì sự an toàn tính mạng của bản thân. Bạn và gia đình có thể ở lại UK trong 5 năm. Trường hợp này được gọi là "leave to enter" hoặc "leave to remain". Sau 5 năm, bạn có thể nộp đơn xin định cư ở UK.

    Được ở lại vì lí do khác

    Tùy tình hình hồ sơ mà bạn sẽ được phép ở trong bao lâu. Khi khoảng thời gian này kết thúc, bạn có thể nộp đơn gia hạn hoặc nộp đơn xin định cư ở Anh.

    Không được phép ở lại

    Bạn sẽ bị trục xuất nếu chuyên viên xử lý hồ sơ quyết định bạn chẳng có lý do gì để ở lại UK. Bạn có thể khiếu nại quyết định này. Nếu hết thời gian cho phép mà bạn vẫn không khiếu nại, bạn sẽ buộc phải rời khỏi UK. 

    Bạn có thể tự mình rời khỏi UK (hãy yêu cầu được hỗ trợ chi phí về nước), hoặc bị cưỡng chế giam giữ và trục xuất. 

    Xem bài trước: Điều kiện nộp đơn xin tị nạn

    Viethome (theo UKBA)

  • "Khi nước tràn vào thuyền, mọi người đều la hét, trẻ em khóc. Tôi thấy tử thần đang tới và tất cả sắp chết đuối", một người di cư Iraq kể lại chuyến vượt biển nguy hiểm.

    Viethome tre em ti nanNhiều gia đình phải rời Iraq để tới châu Âu vì cuộc chiến sắc tộc tại quê hương. (Ảnh minh họa)

    Ibthal Aljryan, 26 tuổi, cùng chồng Haydar Bakli, 33 tuổi, và hai con gái là Omayma, 5 tuổi, và Amna, 3 tuổi, vượt biên từ Thổ Nhĩ Kỳ tới đảo Kos của Hy Lạp. Họ là công dân của thủ đô Baghdad, Iraq nhưng phải chạy khỏi đất nước vì bạo lực sắc tộc giữa người Shiite và Sunni đang ngày càng tồi tệ, theo Daily Mail.

    Sau khi tới thành phố Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ, gia đình Aljryan gặp một nhóm buôn lậu. Những người đó nói rằng họ có thể đưa gia đình cô tới Hy Lạp. Aljryan và Bakli đồng ý. Họ đưa gia đình Aljryan tới một ngôi nhà. Nhiều người khác cũng chờ ở đó để lên thuyền tới Hy Lạp.

    Vào một đêm, những kẻ vận chuyển thông báo chuyến hành trình vượt biên sắp bắt đầu. Gia đình Aljryan cùng những người cùng cảnh ngộ khời hành lúc 4h. Họ phải trốn trong thùng sau của xe tải. Nó hoàn toàn đóng kín. Dù phải ngồi trong đó khoảng 30 phút nhưng họ cảm giác quãng thời gian ấy kéo dài nhiều giờ.

    Sau khi xuống xe tải, những kẻ dẫn đường yêu cầu nhóm di cư mặc áo phao và nói họ phải lội qua những con sóng để tới thuyền. "Tôi và chồng đều lo cho các con. Đó là một xuồng cao su có chiều dài khoảng 8 m và chiều rộng 2 m. Tổng cộng 48 người lên tàu", Aljryan nói.

    Theo người phụ nữ, đây là lần thứ hai gia đình cô tìm cách vượt biên để tới châu Âu. Họ dự tính tới Italy trên một thuyền từ Thổ Nhĩ Kỳ khoảng một tuần trước. Nhưng kế hoạch bất thành. Sau khi nhóm người di cư trả tiền cho những kẻ dẫn đường, chúng đưa họ lên một thuyền lớn. Họ lênh đênh trên biển trong 28 tiếng.

    "Hai con gái của tôi đều rất sợ hãi. Chúng đổ bệnh và khóc. Cảnh tượng bên trong thuyền rất khủng khiếp. Nó chật chội, bẩn và có nhiều người ốm. Chúng tôi không có nước và nhà vệ sinh", Aljryan nhớ lại.

    viethome tre em ti nan 2Bất chấp nguy hiểm, hàng trăm người chen chúc trên một chiếc xuồng vượt biển Địa Trung Hải để tới châu Âu. Ảnh: Reuters

    Trong cuộc hành trình, nhóm tị nạn gặp cảnh sát biển Thổ Nhĩ Kỳ và họ yêu cầu thuyền quay lại điểm xuất phát. Mọi người đều cảm thấy suy sụp bởi họ đã trả khoảng 1.000 USD mỗi người cho chuyến đi. Tuy nhiên, ở Thổ Nhĩ Kỳ, tên buôn người nói rằng trong trường hợp gặp lực lượng bảo vệ bờ biển, anh ta sẽ đưa họ lên một thuyền khác và mọi người không phải trả thêm tiền.

    Nhóm di cư lên thuyền khác, nhưng chỉ một lúc sau, động cơ hỏng. Họ lênh đênh trên biển trong hai tiếng. "Khi nước biển tràn vào thuyền, mọi người đều hét lên còn trẻ em bật khóc. Nhiều người chỉ biết cầu nguyện. Cảnh tượng thật tồi tệ. Tôi thấy tử thần đang tới gần và mọi người sắp chết đuối. Chúng tôi cảm thấy rất sợ hãi", Aljryan kể.

    Đột nhiên nhóm người di cư trông thấy tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển. Các nhân viên trên tàu thấy họ và sơ tán mọi người lên tàu. "Lực lượng trên tàu nói chuyện với chúng tôi bằng tiếng Anh và yêu cầu mọi người ngồi yên tại chỗ, không đứng lên đề phòng thuyền lật. Họ đưa trẻ em và phụ nữ lên tàu trước. Những người đó rất tốt và mọi người đều vui mừng vì được cứu, dù một số người vẫn còn lo lắng", người phụ nữ Iraq nói.

    Khi nhóm người đặt chân tới Hy Lạp, cảnh sát dẫn họ tới trại. Đó vốn là một khách sạn bỏ hoang. Nó dơ bẩn với những nệm ố vàng và hoàn toàn không hợp vệ sinh. "Chúng tôi thấy rất nhiều thanh niên đi xung quanh trại. Họ tới từ các nước như Afghanistan, Pakistan. Đây rõ ràng không phải là một nơi an toàn cho các con gái tôi. Chồng tôi quyết không thể ở lại đó nên tôi đã thuê một căn phòng. Chúng tôi có khoảng 100 Euro để thuê nó trong vài đêm", Aljryan nói.

    Hộ chiếu của cả 4 người hiện ở đồn cảnh sát tại đảo Kos. Gia đình Aljryan đang chờ để lấy giấy tờ và hy vọng sớm rời khỏi trại để tới Athens. Tuy nhiên, gia đình Aljryan không biết phải đi đâu sau đó bởi họ cảm thấy hoang mang. "Tôi muốn tới nơi mà các con tôi có một cuộc sống tốt đẹp. Nơi ấy phải có bệnh viện, trường học - nơi mà chúng có tương lai. Cuộc sống của tôi và chồng đã quá khổ nên chỉ muốn các con có tương lai tươi sáng. Tôi có hai người cô đang sống tại Anh hoặc có lẽ là Đức. Tôi không biết chính xác tung tích của họ", Aljryan tâm sự.

    Viethome (theo Zing)

  • Đây là những thông tin chính thức được lấy từ trang của Bộ Nội Vụ UKBA. Bạn có thể vào website https://www.gov.uk/claim-asylum để tìm hiểu thêm. viethome don xin ti nan

    Khi nào cần nộp đơn xin tị nạn?

    - Bạn phải nộp đơn xin tị nạn (apply for asylum) nếu bạn muốn sống ở Anh với tư cách là người tị nạn (refugee). - Điều kiện để được nộp đơn là bạn phải rời khỏi quê hương và không thể quay trở lại vì sợ bị bức hại.

    - Bạn nên nộp đơn ngay khi đặt chân đến UK, hoặc ngay khi cảm thấy việc trở về của mình là không an toàn. Nhiều khả năng bạn sẽ bị từ chối nếu bạn để lâu mới chịu nộp đơn.

    - Sau khi nộp đơn, bạn sẽ được gặp một nhân viên di trú để kiểm tra hồ sơ, và sau đó sẽ là một cuộc phỏng vấn xin tị nạn. Trong vòng 6 tháng (hoặc hơn), bạn sẽ được thông báo kết quả.

    - Bạn có thể bị tù 2 năm hoặc bị trục xuất nếu cung cấp thông tin giả.

    - Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ không được làm việc và định kì phải báo cáo với nhân viên sở di trú. Nếu tình hình của bạn có gì thay đổi thì cũng phải báo với họ. 

    - Nếu đang ở tuổi vị thành niên, bạn vẫn có thể nộp đơn với tư cách cá nhân không cần người bảo hộ.  

    Điều kiện để được cấp quyền tị nạn

    Để được trở thành refugee và sống ở Anh, bạn phải ở trong tình trạng không thể trở về và sống an toàn ở bất cứ nơi nào trên quê hương, vì sợ bị bức hại. Nguyên nhân bức hại có thể vì lí do phân biệt chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, quan điểm chính trị hoặc bất cứ lí do gì về xã hội, văn hóa, chính trị... khiến cuộc sống của bạn trở nên rủi ro. Chẳng hạn như giới tính hay xu hướng tính dục. Bạn cũng không nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền.  

    Đơn của bạn có thể bị bác, nếu bạn đến từ một quốc gia trong khối EU, hoặc bạn có mối liên kết với một quốc gia khác mà bạn có thể nộp đơn xin tị nạn, chẳng hạn bạn đã xin tị nạn ở một nước EU trước khi đến Anh.  

    Trong đơn, bạn có thể kèm theo vợ/chồng và con cái dưới 18 tuổi nếu họ cũng ở Anh với bạn. Vợ con bạn cũng có thể nộp đơn riêng, trong trường hợp này họ sẽ không được xem là người phụ thuộc.  

    Những giấy tờ cần chứng minh

    Bạn cần trình giấy tờ của bản thân và người phụ thuộc trong bộ hồ sơ xin tị nạn. Giấy tờ bao gồm:

    - Hộ chiếu và các loại giấy thông hành khác (nếu có)

    - Lý lịch tư pháp (Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự)

    - Giấy chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, giấy kết hôn, thẻ sinh viên...

    - Bất kì giấy tờ nào khác mà bạn có

    Giấy tờ chứng minh địa chỉ của bạn ở UK: Nếu bạn đang ở UK, bạn và người phụ thuộc phải có giấy tờ chứng minh địa chỉ của mình. Bạn sẽ cần nhiều loại giấy tờ khác nhau, tùy thuộc vào việc bạn có chỗ ở riêng hay ở chung với người khác. 

    - Nếu bạn có nơi ăn chốn ở riêng, giấy tờ cần chứng minh là: sao kê tài khoản ngân hàng, sổ trợ cấp nhà ở, thông báo thuế council, hợp đồng thuê nhà, hóa đơn tiền điện, ga...

    - Nếu bạn ở chung với người khác, giấy tờ cần cung cấp là: một lá thư của người đó xác nhận bạn được quyền ở trong nhà (thư mới viết dưới 3 tháng); giấy tờ có hiển thị tên và địa chỉ người đó (thông báo thuế council, hợp đồng thuê nhà hoặc hóa đơn điện, ga...)

    Bài tiếp: Những trường hợp đơn xin tị nạn của bạn bị từ chối