• phi cong my 1

    Theo Daily Star, một bà mẹ đơn thân đến từ Vương quốc Anh đã bị một kẻ lừa đảo giả danh phi công Mỹ ép cô bán chiếc xe hơi, tivi và chiếc nhẫn của bà ngoại.

    Cụ thể, Julie Price, 35 tuổi, đã dành 12 tháng để nói chuyện với một người lạ trên WhatsApp. Trong hồ sơ của mình, người này đã sử dụng ảnh của một người lính có tên Jonathan Ramos, và cũng tự gọi mình là Jonathan.

    phi cong my 1
    Hình ảnh được kẻ lừa đảo dùng để lừa bà mẹ đơn thân đến từ Vương quốc Anh. (Ảnh: John.ramos)

    Kẻ lừa đảo này đã lừa người phụ nữ trả tiền cho các thẻ quà tặng iTunes và Amazone, những thứ này được kẻ lừa đảo nói là cần thiết để truy cập Internet tại một căn cứ quân sự ở Afghanistan.

    Tổng cộng, Price đã gửi cho kẻ lừa đảo 5.000 bảng Anh, 1.000 trong số đó được dành để mua vé máy bay đến Anh cho kẻ lừa đảo, nơi cặp đôi được cho là sẽ gặp nhau. Để có được số tiền này, người phụ nữ buộc phải bán nữ trang và xe hơi của mình.

    phi cong my 1
    Chân dung người phụ nữ lỡ dại.

    Khi người phụ nữ Anh bắt đầu nghi ngờ về vụ lừa đảo và cô đã gọi điện cho bạn trai, cô nghe thấy giọng nói của kẻ giả danh phi công Mỹ và nhận ra đầu dây bên kia là một người Mỹ gốc Phi. Hóa ra kẻ lừa đảo đã đánh cắp ảnh từ tài khoản của người khác có tên Ramos, tài khoản này có 104 nghìn người đăng ký.

    Bài liên quan: Người phụ nữ U50 mất sạch tiền nghỉ hưu vì bị lừa tình qua mạng

    Kathy, nạn nhân của vụ lừa đảo, không hề biết mình bị lừa tiền cho đến khi xem được bộ phim về kẻ lừa tình trên Netflix và nhận ra kịch bản tương tự đang diễn ra với người tình qua mạng của mình. Bà đã bị người đàn ông mình yêu lừa 92.000 USD và không thể nghỉ hưu vì đã rỗng túi.

    “Tôi cứ ngỡ như mình đang yêu khi nghe những lời đường mật của anh ta. Cảm giác khi ấy rất phấn khích, khiến tim tôi như vỡ òa trong hạnh phúc”, người phụ nữ tâm sự với ABC7.

    tinder swindler 08
    Người phụ nữ bị người tình trên mạng lừa toàn bộ số tiền nghỉ hưu của mình và thậm chí phải thế chấp căn nhà. Ảnh: New York Post

    Trắng tay vì người tình ảo

    Theo Kathy, bà gặp người đàn ông này trên SilverSingles, một ứng dụng hẹn hò cho đối tượng U50. Lúc ấy, vì quá cô đơn sau giãn cách xã hội đại dịch Covid-19 nên bà muốn thử mạo hiểm một lần.

    Sau đó, bà được ghép đôi với một người đàn ông bí ẩn và mối quan hệ của hai người phát triển rất nhanh chóng. Ông ta gọi bà bằng những tên gọi ngọt ngào và liên tục động viên, khích lệ Kathy.

    Mọi chuyện cứ thế diễn ra và đến một ngày người đàn ông này bắt đầu có dấu hiệu lừa đảo. Vì quá tin tưởng nên bà không hề nhận ra và bị lừa tiền dù họ chưa bao giờ gặp nhau.

    “Tôi muốn gặp ông ấy nhưng ông ta bảo có việc gấp phải đi làm ở Toronto”, Kathy nhớ lại. Vài tuần sau, người đàn ông đột nhiên nhắn với bà: “Anh cần 5.000 USD để xin một số thủ tục làm việc ở đây”.

    Lúc bấy giờ, bà nghĩ mình nên giúp đỡ người yêu và đã chuyển 5.000 USD cho ông ta. Sau đó, bà thậm chí còn cho ông mượn tiền thêm nhiều lần để giải quyết tai nạn hay đi phẫu thuật.

    Kathy nói bà chẳng có nhiều tiền, nhưng người tình mạng cứ liên tục khuyên nhủ và đề xuất cho bà nhiều sự lựa chọn khác. Cuối cùng, người phụ nữ này đã đi vay nợ và thậm chí là thế chấp căn nhà để có tiền cho người yêu mượn.

    Chia sẻ với ABC7, Kathy cho biết ông ta còn chụp màn hình tài khoản ngân hàng của mình với số dư khổng lồ nhằm trấn an bà rằng ông ta sẽ sớm trả lại tiền.

    Hy vọng đó của bà bỗng sụp đổ chỉ trong một buổi tối khi vô tình xem bộ phim Người tình Tinder (The Tinder Swindler) Bộ phim nói về một chàng trai người Israel đã kiếm hơn 10 triệu USD thông qua việc lừa đảo những mối tình ảo được mai mối bằng ứng dụng hẹn hò.

    “Chúa ơi, mọi thứ đều trùng khớp”, Kathy không khỏi thảng thốt khi nhận ra sự thật này. Người phụ nữ này sau đó đã bị ngân hàng khóa tài khoản vì sợ đây là một vụ rửa tiền.

    Tổng cộng, bà đã bị người tình ảo lừa tổng cộng 92.000 USD và thậm chí là không thể nghỉ hưu vì phải giải quyết nợ nần trước mắt. “Ông ta đã khiến trái tim tôi vỡ vụn, xé nát cuộc đời tôi thành trăm mảnh”, Kathy tâm sự.

  • lua dao ai la trieu phu 1

    Một vụ lừa đảo vụng về, xuẩn ngốc nhằm đánh cắp 1 triệu bảng Anh ngay trên sóng truyền hình của Thiếu tá Charles Ingram.

    Ngày 9/9/2001, Thiếu tá Charles Ingram là người ngồi trên "ghế nóng" của game show "Ai là triệu phú" phiên bản Anh. Ông cũng đang thực hiện một trong những hành vi phạm tội vụng về, kém hiệu quả nhưng thú vị nhất của thế kỷ 21.

    Ingram trả lời từng câu hỏi được người dẫn chương trình Chris Tarrant đưa ra với sự trợ giúp của hai kẻ đồng lõa ngồi dưới hàng ghế khán giả. Một trong số đó chính là vợ của ông ta.

    Viethome charles ingamVợ chồng Charles Ingram

    "Ai là triệu phú" lần đầu được phát sóng tại Anh vào năm 1998 và mau chóng trở thành một hiện tượng. Đỉnh điểm vào năm 1999, một đêm phát sóng đã thu hút 19 triệu người xem, gần một phần ba dân số Anh.

    Ingram tham gia game show vào năm 2001 nhưng vợ ông, Diana, cũng từng tham gia hồi đầu năm và giành được 32,000 bảng Anh. Thậm chí, anh trai Diana là Adrian Pollock cũng từng xuất hiện trên game show này hồi tháng 12/2000.

    Sau scandal, người ta phát hiện ra ở thời điểm tham gia chương trình, Ingram đang nợ 50,000 bảng Anh. Ingram khởi đầu khá tệ, ông ta vượt qua câu hỏi mức 4,000 bảng Anh một cách chật vật, mất 2 quyền trợ giúp. Phần chơi của Ingram kết thúc giữa chừng bởi chương trình hết thời lượng phát sóng và chẳng ai tin rằng ông ta có thể tiếp tục đi sâu hơn trong tuần sau.

    Thế nhưng, một điều kỳ diệu đã xảy ra. Trong buổi quay cho phần tiếp theo, Thiếu tá Ingram lại trở thành người chiến thắng, giành được 1 triệu bảng Anh.

    viethome charles ingram 3Gương mặt dằn xé của Ingram khi giành chiến thắng 1 triệu bảng Anh.

    Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu xem Ingram đã gian lận như thế nào để có thể chiến thắng 1 triệu bảng Anh. Trước buổi quay cuối, một kế hoạch đã được lập ra để Ingram giành chiến thắng. Diana Ingram đã tìm tới Tecwen Whittock, một giảng viên đại học ở Cardiff.

    Bộ ba này hợp tác với nhau để tạo ra hệ thống "nhắc bài" giúp Ingram giành được 1 triệu bảng Anh. Khi mỗi câu hỏi được đưa ra, Thiếu tá sẽ đọc bốn đáp án và Whittock sẽ ho khi nghe thấy đáp án đúng. Và khi nghe tiếng ho, Ingram sẽ chốt câu trả lời của mình. 

    Vì không thực sự biết đáp án và luôn chờ nhắc nên Ingram khá bối rối trên "ghế nóng". Ban đầu, Ingram chia sẻ rằng không biết đáp án là gì hoặc chưa từng nghe thấy đáp án nhưng rồi đột ngột chốt rằng đó là đáp án đúng.

    Hoặc ban đầu ông ta nghĩ rằng một đáp án là đúng nhưng sau đó lại chốt đáp án khác chẳng liên quan đến những gì ông ta nói. Các câu hỏi có giá trị càng cao thì Ingram càng có những hành vi bất thường. Trong khi đó, hội trường thình thoảng lại xuất hiện tiếng ho của Whittock.

    Điện thoại di động và nhiều tài liệu có lẽ cũng được sử dụng cho âm mưu gian lận trị giá 1 triệu bảng. Cũng giống như luật chơi của "Ai là triệu phú?", thủ đoạn gian lận này dường như đơn giản đến phi lý, nhưng nó đã phát huy tác dụng - hay ít nhất là công chúng Anh nghĩ như vậy vào năm 2001.

    Câu cuối định mệnh

    Trong câu cuối cùng, Ingram chọn "Googol" và chiến thắng 1 triệu bảng Anh. Nhưng xem đoạn video dưới đây, bạn sẽ thấy tâm trạng giằng xé của ông ta. Ông ta biết đáp án nhưng cũng hiểu rằng mình đang thực hiện hành vi lừa đảo, gian lận trước một đống máy quay và hàng triệu khán giả Anh. Ingram luôn cúi mặt xuống, ánh mắt căng thẳng, lo lắng và chẳng có vẻ vui mừng gì dù biết chắc mình sắp có 1 triệu bảng Anh.

    "Một chữ số 1 theo sau bởi một trăm chữ số 0 thì được gọi là gì?", MC đặt câu hỏi

    "Tôi không chắc" - thiếu tá nói với MC tại trường quay. "Tuy nhiên...".

    Ban đầu, Ingram nói rằng đáp án có thể là "nanomole" (một phần tỷ), tuy nhiên ông ta đã thay đổi ý định một cách nhanh chóng để chuyển sang câu trả lời "googol", dù chưa từng nghe đến khái niệm này. Nếu cho đáp án sai, Ingram sẽ mất đi số tiền 468,000 bảng đã kiếm được cho 14 câu hỏi trước đó.

    Trong giây phút thót tim đúng phong cách của "Ai là triệu phú?", MC Chris Tarrant xé nát tờ séc trị giá 500,000 bảng đã viết sẵn cho Ingram. Bởi vì nó không cần thiết nữa. MC tuyên bố người chơi của mình đã chính thức trở thành triệu phú!

    "Anh chính là thí sinh đáng kinh ngạc nhất mà chúng tôi từng có" - MC Tarrant thông báo với người vừa chiến thắng phần thưởng 1 triệu bảng, và ôm chầm lấy vị thiếu tá.

    "500,000 bảng, anh không có nó nữa. Anh đã trở thành triệu phú!!!"

    lua dao ai la trieu phu 1
    Charles nhận tấm séc 1 triệu bảng từ MC Chris Tarrant

    Phiên tòa và hàng loạt tranh cãi dai dẳng

    Tất nhiên, chẳng bao lâu sau Ingram bị bắt. Khoản tiền thưởng 1 triệu bảng Anh bị thu hồi và sau một phiên tòa kéo dài 4 tuần, Diana Ingram, Tecwen Whittock và Thiếu tá Charles Ingram đã bị kết tội lừa đảo và bị kết án tù treo 2 năm. Ingram bị kết án 18 tháng, Whittock 12 tháng và bị đình chỉ chức vụ, và bị phạt 115,000 bảng Anh. Sau đó, Thiếu tá Ingram đã bị tước quân hàm dù đã phục vụ 17 năm.

    Tuy nhiên, cho tới tận năm 2016 Ingram vẫn khẳng định mình vô tội. Ông khẳng định mình chưa hề nghe thấy 192 tiếng ho trong suốt nửa sau chương trình, bao gồm 19 "tiếng ho lớn đáng kể". Công tố viên từng cáo buộc 19 tiếng ho đó thuộc về Tecwen Whittock để "nhắc bài" cho người chơi. Tuy nhiên ông này phủ nhận và nói mình mắc bệnh ho mãn tính.

    Phán quyết lúc đó khiến nhiều người hả hê nhưng sự thật liệu có đơn giản như vậy? Rõ ràng cách đây gần hai thập kỷ, người ta không có di động để tra Google cho mọi câu hỏi. Vậy tại sao Ingram lại tin tưởng vào trí tuệ và sự trợ giúp của Whittock ở hàng ghế khán giả?

    Mặt khác, chiến thuật gian lận 1 triệu bảng cũng tồn đọng rất nhiều uẩn khúc. "Công tố viên cho rằng, Ingram sẽ nói rằng mình không chắc chắn đáp án. Đầu tiên, ông nói vài câu bông đùa hài hước, sau đó lần lượt đọc lên từng đáp án và lắng nghe tiếng ho từ hàng ghế khán giả" - biên kịch Graham chỉ ra.

    "Vụ việc chỉ thành công khi Ingram có thể xác định đúng tiếng ho của Whittock và đảm bảo rằng đồng phạm biết hết tất cả mọi câu trả lời. Điều thú vị là Whittock cũng từng tham gia 'Ai là triệu phú?' ngay sau Ingram và ra về với 1,000 bảng Anh. Trong nhiều gameshow câu đố khác, vị giảng viên cũng thể hiện khá xoàng xĩnh".

    lua dao ai la trieu phu 1
    Tecwen Whittock

    Đáng chú ý, vợ chồng Ingram chưa từng quen biết Tecwen trước đó. Những bằng chứng với nhiều lỗ hổng khiến 3 bị cáo chỉ nhận mức án treo, và bản thân họ cũng chưa bao giờ thừa nhận cấu kết để gian lận.

    "Tôi nên nói cho rõ ràng và tôi chỉ nói 1 lần thôi, rồi tiếp tục cuộc sống. Chúng tôi không gian lận trong game đó. Không có kế hoạch gì hết. Tôi đã chiến thắng số tiền một cách thành thật" - Ingram phát biểu trong một talkshow trên truyền hình Anh.

    Hậu họa 19 năm sau

    Từ khi bị kết án, cuộc sống của Ingram cũng trở nên khó khăn hơn. Ông và vợ không thể kiếm được việc làm bởi ai cũng nhận ra họ, hai kẻ lừa đảo ngay trên sóng truyền hình. 

    Ngay khi tòa án có phán quyết, thiếu tá Charles đã buộc phải viết đơn từ chức sau 17 năm phục vụ trong quân ngũ. Về sau, ông còn tham gia nhiều show truyền hình thực tế khác và kiếm được một khoản tiền nhờ việc này.

    Tuy vậy, hai vợ chồng đã trả lại toàn bộ giải thưởng "Ai là triệu phú?", đóng thêm khoản phí 1.240 bảng Anh cho phiên tòa xét xử năm 2003. Họ không tìm được công việc cố định do mang ô danh sau "vụ lừa đảo chấn động nước Anh". Cặp đôi đã bán trang sức do Diana tự chế tác tại khu chợ địa phương để kiếm sống. Ngoài ra họ tuyên bố phá sản 4 lần và còn ra tòa 1 lần do nghi ngờ lừa đảo bảo hiểm, song không bị buộc tội.

    lua dao ai la trieu phu 1
    Charles bán nhà giá 450.000 bảng do nhiều năm mang tai tiếng, không kiếm được việc làm

    Vào năm 2020, khán giả Anh Quốc lại xôn xao với bộ phim truyền hình "Quiz" (Câu đố), lấy bối cảnh vụ gian lận vào năm 2001. Charles lại một lần nữa được chú ý, và ông vừa tung hứng với nam diễn viên chính Matthew Macfadyen.

    "Matthew quá điển trai đến nỗi tôi mất ngủ luôn" - Charles viết trên Twitter. "Tôi còn tự lừa bản thân mình là 19 năm trước mình cũng đẹp như vậy, nhưng kết quả là thất bại thảm hại".

    Dù tỏ ra hài hước nhưng dòng tweet của Charles lại có phần cay đắng, dựa trên những sóng gió liên hoàn mà vợ chồng ông phải gánh chịu suốt 19 năm qua. Trong khi đó, luật sư của hai vợ chồng ông cho biết họ có thể chuẩn bị kháng cáo lại bản án năm 2003.

    Luật sư Rhona Friedman nói với báo chí: "Năm 2003 chưa có công nghệ phân tích âm thanh tiếng ho... Tôi không muốn thổi phồng (công nghệ hiện nay), nhưng chúng ta đã có thể xác định được tiếng ho của những cá nhân khác nhau".

    "Nếu quen biết Charles và Diana, bạn sẽ thấy họ không phải là những người đủ khả năng dàn dựng nên âm mưu phạm tội kiểu như vậy - kiểu mà người ta phải đánh cược tất cả mọi thứ".

    Ngược lại, Phil Davies - nhân viên sản xuất chương trình có mặt tại trường quay "Ai là triệu phú?" vào ngày xảy ra sự việc - bày tỏ: "Đến những người thông minh nhất còn ra về với 16,000; 32,000 hay 64,000 bảng. Như tất cả chúng tôi đều nói suốt thời gian sau này, nếu ông ta dừng lại ở 250,000 bảng thì vụ việc đã trót lọt. Ông ta chắc chắn có tội và Tecwen cũng vậy.".

    Câu hỏi "Vụ việc Ai là triệu phú năm 2001 liệu có phải là hành vi gian lận?" không có đáp án A, B, C, D để lựa chọn. Thực tế là, nó vẫn chưa có một đáp án nào hoàn toàn thuyết phục dù đã 19 năm trôi qua.

    Được và mất 1 triệu bảng Anh trong vài ngày, may mắn biến thành xui xẻo, và phước lành đã trở thành lời nguyền đeo đuổi hai vợ chồng này suốt gần hai chục năm.

    Viethome (theo Kenh14)

  • Quân đội Anh hiện đang điều tra cách kẻ mạo danh xâm nhập căn cứ an ninh cao, giao lưu cùng các cận vệ của Nữ hoàng.

    Quân đội Anh hôm 3/5 cho biết đang tiến hành một cuộc điều tra sau khi nhận được báo cáo về việc một người đàn ông tìm cách xâm nhập vào doanh trại của Coldstream Guards, trung đoàn lâu đời nhất liên tục phục vụ chính quy trong Quân đội Anh.

    Theo RT, kẻ này sau đó còn giao du với những người lính ưu tú bảo vệ Nữ hoàng Elizabeth II, thậm chí còn qua đêm tại Doanh trại Victoria gần Lâu đài Windsor.

    "Quân đội coi đây là hành vi vi phạm an ninh cực kỳ nghiêm trọng và sẽ ưu tiên tiến hành điều tra kỹ lưỡng", người phát ngôn Bộ Quốc phòng Anh từ chối bình luận thêm vì "vụ  việc vẫn đang trong quá trình điều tra".

    mao danh thay tu
    Coldstream Guards, trung đoàn lâu đời nhất liên tục phục vụ chính quy trong Quân đội Anh. Ảnh: The Independent

    Theo tin tức từ The Sun, người đàn ông này xuất hiện ở cổng doanh trại và xâm nhập thành công mà không cần xuất trình bất kỳ giấy tờ tùy thân hay thông tin xác thực nào. "Ông ta giới thiệu bản thân là Cha Cruise và tự nhận là bạn của Mục sư Matt, thầy cả trong tiểu đoàn Coles, sau đó được mời vào trong", The Sun đưa tin.

    Cũng theo The Sun, thầy tu giả mạo này nhanh chóng kết giao với những bảo vệ tại đây, dành nhiều giờ đồng hồ uống rượu trong quán bar với các sĩ quan, chiêu đãi họ bằng những câu chuyện khó hiểu về đồ uống, khoe khoang 'chiến tích' từng phục vụ trong Chiến tranh Iraq, thậm chí còn tuyên bố nhận được huy chương vì lòng dũng cảm.

    "Ông ta kể rất nhiều câu chuyện cao siêu và các chàng trai tỏ ra thích thú với trò đùa của hắn", The Sun khẳng định. "Chỉ tới khi ông ta chuyển sang nói về quá trình làm việc với tư cách là một phi công thử nghiệm ghế phóng và 'nhảy việc' ở một số cơ quan thì những người trong cuộc mới bắt đầu nghi ngờ".

    Tuy tỏ ra hoài nghi nhưng vị "thầy tu rởm" vẫn được mời ngủ lại tại doanh trại. Tới sáng ngày tiếp theo, kẻ mạo danh mới bị kiểm tra, sau đó bị cảnh sát "tống cổ" khỏi doanh trại. Mặc dù vậy, cho tới nay, hắn vẫn không bị bắt giữ. 

    Theo The Sun

  • Một kẻ lừa đảo ở Vương quốc Anh đã kiếm được 1.8 triệu bảng tiền trợ cấp của chính phủ cho 188 đứa trẻ giả mạo.

    Daily Star đưa tin, một kẻ lừa đảo đã thuyết phục được nhà chức trách rằng hắn là cha của 188 đứa trẻ và lừa đảo nhận 1.8 triệu bảng từ chính phủ. Sau đó, vụ việc bị vỡ lở, tên này cùng đồng bọn nhận cái kết đắt giá.

    Theo đó, các thám tử Anh đã khám phá ra một vụ án lừa đảo kéo dài 9 năm. Ali Bana Mohamed (40 tuổi) đã thông qua bạn bè và gia đình để nhận các khoản tín dụng thuế và trợ cấp cho 188 đứa trẻ chưa từng tồn tại.

    Trước đó, có hàng trăm đơn xin trợ cấp cho những đứa trẻ “không tồn tại” đã được đệ trình lên chính phủ trong suốt 9 năm thay mặt cho 70 người nuôi dưỡng các trẻ em này, nhưng bản thân Mohamed hoặc đồng bọn đã che giấu tất cả những cái tên đó.

    Vụ lừa đảo bị phanh phui khi các quan chức nhận thấy rằng nhiều bằng chứng được cho là không liên quan đến nhau. Có 2 số điện thoại bàn dược dùng để gọi tới trung tâm thuế nhiều lần, liên quan tới các trường hợp khác nhau. 

    Ali Bana Mohamed
    Ali Bana Mohamed nhận làm cha của 188 đứa trẻ để lừa đảo tiền chính phủ. (Ảnh: TeessideLive)

    Sau đó, cuộc tìm kiếm người đàn ông lừa đảo bắt đầu. Trong quá trình điều tra, 6 đồng phạm của kẻ lừa đảo gốc Somali sống ở Manchester, Birmingham và London đã bị bắt giữ và thụ án tổng cộng 13 năm.

    Một cuộc khám xét đã được tiến hành trong nhà của Mohamed, trong đó cảnh sát tìm thấy những cuốn sổ ghi tên và ngày tháng năm sinh của những đứa trẻ không tồn tại, cũng như danh sách những người đã nộp đơn thay mặt những cái tên này.

    Mohamed cũng có các tài khoản ngân hàng đứng tên hắn hoặc tên giả của hắn, và tiền trợ cấp sẽ được trả vào các tài khoản này. Hắn cũng chuyển tiền thẳng vào tài khoản của những đồng phạm.

    Trong một số trường hợp, Mohamed có thể hành động một mình. Trong những trường hợp khác, hắn cần sự trợ giúp của đồng phạm để cùng thực hiện hành vi lừa đảo.

    Tổng cộng, những tên này đã lừa của chính phủ £1,766,594.87. Bao gồm £345,642.80 tiền trợ cấp child benifit và £1,420,952.07 tiền tax credit.

    “Tất cả 188 đứa trẻ khác nhau, chúng hoàn toàn là hư cấu, nhưng đã được yêu cầu trợ cấp”, một điều tra viên cho biết. Tất cả những tên tội phạm này đều đến từ Somali, nhưng thuộc một địa phương có ngôn ngữ riêng là Bravenese. Do đó phiên tòa đã diễn ra dưới sự trợ giúp của một phiên dịch viên tiếng Bravenese duy nhất ở Vương quốc Anh.

    Sau khi có đủ chứng cứ, hồi tháng 1/2022 tòa án đã kết tội Mohamed 3,5 năm tù giam sau khi thừa nhận 29 tội làm giả. Vì Mohamed đang phải thụ án 16 năm tù vì tội buôn bán ma túy và nhập cư trái phép nên thời hạn mới sẽ được bổ sung vào thời hạn cũ.

    Nguồn: DailyStar

  • tru tri lua dao 1
    Bị can Phạm Văn Cung khi còn đi tu (trái) và khi ở đời thường

    Một nữ nạn nhân kể, lúc vay tiền thì cựu trụ trì cam kết "cho nhà chua vay tiền, sao mất được mà sợ", nhưng khi bị đòi đã lảng tránh, không nghe điện thoại.

    Ông Phạm Văn Cung (SN 1982, ngụ tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) có pháp danh Thích Phước Ngọc, là cựu trụ trì chùa Phước Quang, tỉnh Vĩnh Long bị cáo buộc cùng đồng phạm dùng nhiều thủ đoạn để lừa đảo nhiều người hàng chục tỷ đồng.

    Theo báo giới, Viện KSND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành cáo trạng truy tố và chuyển hồ sơ sang TAND cùng cấp xét xử Phạm Văn Cung cùng Nguyễn Tuấn Sĩ (54 tuổi, ngụ phường 2, TP Vĩnh Long) cùng tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Từng nổ là "mật vụ", dựng chuyện bị bắt cóc

    Cung bị cáo buộc lừa một số nạn nhân tại TP.HCM, Hà Nội và tỉnh Hưng Yên số tiền hơn 67 tỷ đồng. Trong đó, một nữ ca sĩ có tên tuổi bị chiếm đoạt 13 tỷ đồng, 3 nạn nhân còn lại mỗi người bị chiếm đoạt từ 11 - 26 tỷ đồng.

    Trong các chiêu thức để lừa đảo của Cung, có việc hắn dựng chuyện bị bắt cóc. Tuổi trẻ thuật lại, năm 2015, Phạm Văn Cung thuê công nhân bốc vác ở Lạng Sơn dùng số điện thoại nước ngoài thông báo cho phật tử rằng Cung bị thiếu nợ, bị bắt cóc đưa sang Trung Quốc không cho về Việt Nam. Từ đó, một nữ doanh nhân ngụ TP.HCM bị Cung lừa hơn 18,5 tỉ đồng.

    2 năm sau, Cung lại dựng chuyện mình và các trẻ mồ côi tại trung tâm cô nhi viện bị bắt cóc nhốt trên xe tải đòi tiền chuộc. Cung giao cho Lê Nguyên Khoa (36 tuổi, ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - đang bị công an truy nã) soạn tin nhắn, dựng hiện trường giả vụ bắt cóc gửi cho một nữ phật tử ở TP Hà Nội. Cung lừa được của người này hơn 26 tỷ đồng.

    Nữ nạn nhân H.T.Y. (57 tuổi, ở tỉnh Hưng Yên) bị Cung chiếm đoạt hơn 17 tỷ đồng. Khi quen bà Y. trong thời gian ở nước ngoài, Cung đã tự nhận là "đặc phái viên Quốc tế của Ủy ban Tuyên dương khen thưởng Phật giáo" của nước ngoài.

    Đối tượng Cung còn "nổ" mình là "mật vụ, tình báo của Chính phủ thường đi nước ngoài để hoạt động trong các lĩnh vực tôn giáo rất nhạy cảm", tung tin mình quen biết nhiều quan chức cấp cao.

    VKSND tỉnh Vĩnh Long cho biết, vụ án được bị can Cung và đồng phạm thực hiện từ năm 2015 đến 2020 ở nhiều địa bàn khác nhau.

    tru tri lua dao 1
    Ông Phạm Văn Cung, cựu trụ trì chùa Phước Quang.

    Cung từng nói "cho nhà chùa vay tiền sao mất được"

    Nạn nhân B.T.N. (trú Hà Nội) kể trên báo Dân Việt, bà quen ông Cung vào lễ Phật Đản năm 2017 và cuối năm đó Cung hỏi vay tiền bà với lý do đang nợ tiền xây dựng chùa Phước Quang và cô nhi viện Suối nguồn tình thương. Bà chuyển nhiều lần cho Cung, với tổng 22 tỷ đồng.

    Nhà sư khi đó hứa chỉ vay tạm rồi trong 6 tháng sẽ trả đủ cho bà N., đồng thời mạnh miệng tuyên bố "phải xây chùa quy mô tầm cỡ khu vực".

    "Ông Cung còn nói cho ai vay tiền thì sợ mất chứ cho nhà chùa vay sao mất được mà sợ. Ông Cung còn hứa sẽ đưa tôi gặp gỡ nhiều doanh nhân thành đạt để mai mốt làm ăn thuận lợi. Tin lời ông Cung nên tôi đi vay mượn ở ngoài và bán cả tài sản để có tiền cho ông ta vay.

    Tuy nhiên, khi tôi lâm vào cảnh nợ nần và gặp ông Cung để đòi lại tiền nhưng ông ta chỉ hứa hẹn rồi dần dần lảng tránh, không gặp mặt cũng không nghe điện thoại nữa. Hiện tại tôi vẫn đang phải trả lãi cho khoản tiền đi vay ngoài", bà N. kể hồi tháng 9/2020.

    Một nạn nhân khác là ông N.N.T.S. (thường trú tại quận Thủ Đức, TP.HCM) kể với nguồn trên, vào năm 2012, Cung hỏi vay ông 3 tỷ đồng để trả nợ tiền xây dựng và tiền nuôi trẻ mồ côi. Ông S. thậm chí đã cầm sổ đỏ, được 1,5 tỷ đồng chuyển cho Cung. Đối tượng này sau đó còn viện đủ lý do và vay được của ông S hai lần, tổng 3 tỷ đồng nữa.

    Tới hạn trả tiền, ông S. đi tìm thì nhà sư tắt máy, biệt tăm. Cung chỉ chuyển trả lại ông 53 triệu đồng, chia làm 2 lần.

    Còn bà T.T.A.H. (Việt kiều Đức) nói, sau khi Cung khóc lóc than khóc nói cần tiền lo cho mấy đứa trẻ, bà đã vay hàng tỷ đồng cho hắn mượn. Thậm chí, bà còn cầm cố cả cửa hàng kinh doanh ở Đức, bán nữ trang của mình để lấy tiền gửi cho Cung. Sau này, trong tổng số tiền hơn 7 tỷ đồng, bà đồng ý tặng 1 tỷ đồng cho Cô nhi viện, đòi lại 6 tỷ đồng, nhưng Cung không chịu trả.

    tru tri lua dao 1
    Bị can Phạm Văn Cung bị bắt vào tháng 11/2020.

    Cung được cho hoàn tục từ 2020 sau khi bị tố cáo

    Phạm Văn Cung bị khởi tố và bắt tạm giam vào tháng 11/2020 về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Vào tháng 9/2020, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông báo đã cho hoàn tục với Đại đức Thích Phước Ngọc (trụ trì chùa Phước Quang, kiêm giám đốc cô nhi viện Suối nguồn tình thương, ở Tam Bình, Vĩnh Long) vì bị tố lừa đảo chiếm đoạt số tiền lớn của nhiều người.

    Cơ quan này nhận được nhiều đơn tố giác ông Phạm Văn Cung - tức Đại đức Thích Phước Ngọc. Ban thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khi đó nêu, ông Cung đã ép buộc và lừa đảo chiếm đoạt với số tiền lớn, có kèm các biên lai chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng mang tên Phạm Văn Cung.

    Cùng với việc cho hoàn tục trở về gia thất, đơn vị đã thu hồi chứng điệp thọ giới, chứng nhận tăng ni và xóa danh bộ tăng ni đối với Đại đức Thích Phước Ngọc.

    Trí thức trực tuyến tổng hợp

  • Dexter đã lừa 141,500 bảng của người phụ nữ hắn gặp trên Tinder để tiêu xài.

    Richard Dexter - 38 tuổi, đã thuyết phục Amrita Sebastian rằng cô đang đầu tư vào thương vụ công nghệ dược phẩm sinh học trị giá hàng triệu bảng. Richard sau đó dùng số tiền này để tiêu xài và trả nợ.

    Tên này tán tỉnh nạn nhân bằng lời hứa về cuộc sống có “máy bay phản lực riêng và xe hơi đắt tiền” và cũng tuyên bố đã mua khinh khí cầu “chỉ vì có dư tiền”.

    Bị cáo - có hai con ở Southsea, Hampshire, trước đây đã phạm 7 tội lừa đảo và bị kết án vì tàng trữ các tang vật lừa đảo và tội cản trở luật pháp. Dexter bị kết án tù 4 năm rưỡi hôm 10/2.

    16richardRichard Dexter

    Ông Robert Bryan - công tố viên, cho biết bị cáo đã liên lạc với cô Sebastian lần đầu tiên vào năm 2015 trên Tinder. Ông Robert nói: “Bị cáo tuyên bố mình là doanh nhân thành đạt nhờ bán công nghệ sinh học và có số tài sản trị giá 6.8 triệu bảng. Bị cáo cho biết đã tham gia vào các hãng phim ở Hollywood và khoe khoang về khối tài sản khổng lồ, máy bay phản lực riêng và xe hơi đắt tiền”.

    Dexter đã gửi cho cô Sebastian - một công dân Ấn Độ sống ở Dubai, tin nhắn có nội dung: “Anh 32 tuổi, hầu hết bạn bè đều học đại học và trung học, tất cả họ đều đang mắc nợ, lo lắng trong khi tất cả đều kiếm được từ 40,000 đến 60,000 bảng. Anh đã mua một khinh khí cầu ngày hôm qua chỉ vì có đủ tiền”.

    Cặp đôi gặp nhau trực tiếp vào tháng 10 năm 2015 khi cô Sebastian đến Vương quốc Anh. Dexter nói với nạn nhân Công ty Y tế quốc tế 3M có nhu cầu mua thiết bị công nghệ do tên này nắm bằng sáng chế.

    Tên này nói dối thỏa thuận trị giá 3.6 triệu bảng và cô Sebastian có thể hưởng lợi từ 50% số tiền này và “không mất gì cả”. Trong 15 tháng tiếp theo, cô Sebastian đã nhiều lần gửi tiền cho Dexter, một số lần lên tới 68,000 bảng. Nạn nhân vẫn tiếp tục gửi tiền ngay cả khi bản thân “cực kỳ ốm yếu” và phải nhập viện.

    Ông Robert cho biết cô Sebastian báo cảnh sát vào tháng 4 năm 2017 sau khi bị đơn không trả lại tiền và nói với các sĩ quan: "Vì Dexter cầm rất nhiều tiền của tôi, tôi cảm thấy bị mắc kẹt." Hồ sơ cho thấy Dexter đã sử dụng một phần tiền để thanh toán cho một công ty xe hơi cổ điển.

    John Lucas - luật sư biện hộ, mô tả khách hàng của mình là một "người đàn ông sáng sủa và quyến rũ" và nói thêm: “Anh ấy rất tiếc vì những gì mình đã làm. Anh ấy là một thanh niên được giáo dục tốt, và đã ra một quyết định sai lầm”.

    Dexter - mặc đồ màu xám và đeo cà vạt màu hồng, nói với tòa án: “Tôi rất, rất hối hận đến mức tôi nghĩ về nó mỗi ngày, từ lúc tôi thức dậy cho đến khi đi ngủ. Tôi không thể biện minh cho bản thân hoặc những gì mình đã làm”.

    Dexter cho biết mình có thể dùng số tiền điện tử trị giá 200,000 bảng để trả lại cho nạn nhân. Phiên điều trần sẽ được tổ chức vào ngày 7 tháng 4.

    Thẩm phán Timothy Mousley kết án Dexter và nói: "Có rất ít dấu hiệu cho thấy bị cáo hối hận và chắc chắn theo đánh giá của tôi, bị cáo không hối hận. Bị cáo chưa bao giờ nghĩ cho nạn nhân, bị cáo biết tình trạng sức khỏe của cô ấy nhưng vẫn tiếp tục lấy tiền. Tính không trung thực là một phần tính cách của bị cáo, nó ăn sâu vào máu và bị cáo đã không ngần ngại nói dối một cách trơn tru đến mức đáng kinh ngạc”.

    Viethome (Theo Metro)

  • Những kẻ lừa đảo đang đóng giả làm người trao giải thưởng cho những giỏ quà Giáng sinh “miễn phí” để khai thác thông tin cá nhân của nạn nhân.

    Các đối tượng sử dụng chiêu bài tặng quà lễ hội khi gửi email cho người dân với mục đích lấy họ tên và địa chỉ nhà riêng. Các đối tượng sau đó sẽ gọi điện hoặc nhắn tin cho nạn nhân và giả danh một công ty có uy tín và sử dụng thông tin cá nhân đã có được để lấy lòng tin của nạn nhân.

    Chuyên gia tiền tệ Peter Kimpton từ Family Money cho biết: "Vào thời điểm này trong năm, khi ai cũng bận rộn, chúng ta rất dễ tin tưởng mọi thứ và cho rằng mọi người đều có thiện chí. Thật không may, email dạng này là một trò lừa đảo, nếu nhấp vào liên kết trong mail, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp tên, số điện thoại và địa chỉ bưu điện để nhận Giải thưởng Giáng sinh''.

    ''Những kẻ lừa đảo sau đó sẽ sử dụng thông tin này vào lần tiếp theo chúng liên hệ với bạn, có thể là qua điện thoại, để lấy thêm thông tin trước khi rút tiền từ tài khoản ngân hàng của bạn. Nếu nhận được email dạng này, hãy xóa nó ngay lập tức và không nhấp vào liên kết hoặc chuyển giao thông tin của bạn".

    17scamNhiều tổ chức đã đăng thông báo về những chiêu trò lừa đảo mùa lễ hội

    Các trò lừa đảo khác nhắm vào các bậc phụ huynh qua ứng dụng WhatsApp với tin nhắn "Con chào mẹ" hay "Chào bố". Kẻ lừa đảo sẽ đóng giả là con của nạn nhân và nhắn tin từ một số lạ, nói rằng điện thoại của con bị mất hoặc bị hỏng và nhờ bố mẹ trả tiền để mua điện thoại mới hoặc thanh toán hóa đơn khẩn cấp.

    Các nạn nhân đã mất £48,356 từ trò lừa đảo này trong 25 vụ việc từ tháng 8 đến tháng 10, Action Fraud cho biết. Santander cho biết từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2021 số vụ lừa đảo đã tăng 532%.

    Chris Ainsley, người đứng đầu bộ phận kiểm soát gian lận của ngân hàng, cho biết: "Những kẻ lừa đảo đang thành công trong việc dụ dỗ mọi người và thuyết phục họ gửi tiền cho chúng. Đừng để chúng chiến thắng - hãy xác minh xem bạn đang nhắn tin với ai trước khi gửi tiền".

    Louise Baxter - người đứng đầu nhóm Tiêu chuẩn chống lừa đảo giao dịch quốc gia và Friends Against Scams nói: “Chúng tôi nhận thấy ngày càng có nhiều báo cáo về các vụ lừa đảo trong những tháng gần đây. Những kẻ lừa đảo gửi tin nhắn giả dạng bạn bè hoặc thành viên gia đình yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tiền hoặc mã PIN sáu chữ số. Các tin nhắn được gửi từ các tài khoản bị xâm nhập của bạn bè, vì vậy chúng trông như của người bạn quen, hoặc từ một số không xác định tự xưng là người thân đã bị mất điện thoại hoặc bị từ chối quyền đăng nhập. Những trò lừa đảo kiểu này đặc biệt tàn nhẫn vì chúng nhắm vào lòng tốt và mong muốn giúp đỡ bạn bè và gia đình của chúng ta”.

    Kathryn Harnett, giám đốc chính sách tại WhatsApp, nói thêm: “Chúng tôi khuyến cáo tất cả người dùng không chia sẻ mã PIN sáu chữ số của họ với người khác, kể cả bạn bè hoặc gia đình và khuyến nghị tất cả người dùng thiết lập xác minh hai bước để tăng cường bảo mật. Nếu nhận được tin nhắn đáng ngờ (ngay cả khi bạn nghĩ mình biết người gửi), gọi điện hoặc yêu cầu để lại lời nhắn là cách nhanh nhất và đơn giản nhất để kiểm tra người gọi đến”.

    Viethome (Theo Birmingham Live)

  • Một người mẹ ở bang Missouri (Mỹ) đang phải đối mặt với án tù sau khi thừa nhận đã giả danh con gái mình để có được các khoản vay cho sinh viên, đăng ký vào trường đại học và hẹn hò những người bạn trai trẻ tuổi.

    Laura Oglesby, 48 tuổi, đã giả danh con gái là Lauren Hays trong hơn 2 năm. Năm 2016, Oglesby đã nộp đơn xin cấp thẻ an sinh xã hội mang tên Hays và đã nhanh chóng nhận được qua đường bưu điện. Kể từ đó, Oglesby đã giả danh con gái mình, nói rằng mình là Lauren Hays và mới 22 tuổi.

    ba me gia danh con gai
    Laura Oglesby đã giả danh con gái là Lauren Hays trong hơn 2 năm. Ảnh: Sở cảnh sát Mountain View

    Bà mẹ Oglesby thậm chí còn hẹn hò với những chàng trai ở độ tuổi 20, những người không biết Oglesby lớn hơn mình gần 20 tuổi.“Mọi người đã tin vào điều đó. Bà ấy thậm chí còn có những người bạn trai tin rằng bà ấy 22 tuổi thật”, Jamie Perkins, Cảnh sát trưởng của Sở cảnh sát Mountain View, nói.

    “Oglesby đã thay đổi phong cách sống trẻ trung hơn với quần áo, cách trang điểm và cá tính khác. Bà ấy hoàn toàn cho rằng mình đã trở thành một người ở độ tuổi 20”, thám tử Stetson Schwien nói.

    Oglesby, người đến từ Arkansas, đã chuyển đến sống cùng với một cặp vợ chồng ở Mountain View, những người tin rằng bà là một phụ nữ trẻ đang chạy trốn khỏi tình trạng bạo lực gia đình. Oglesby nói với hai vợ chồng rằng mình tên là Lauren Hays và tiếp tục sống ở đó trong gần hai năm.

    Trong thời gian đó, Oglesby đã đăng ký giấy phép lái xe mang tên con gái mình và đăng ký vào Đại học Southwest Baptist. Bà mẹ đã nộp đơn xin hỗ trợ tài chính và nhận được 9.400 USD cho khoản vay sinh viên, 5.920 USD từ Pell Grants (khoản trợ cấp chính phủ Mỹ cung cấp cho những sinh viên cần để trang trải cho việc học đại học) và 1.863 USD phí tài chính.

    Oglesby thậm chí còn làm việc tại thư viện Mountain View, nơi người dân địa phương biết bà với cái tên Lauren Hays.

    Tuy nhiên, sau hơn hai năm, hành động sai trái của người mẹ này đã bị phát hiện vào tháng 8/2018. Cảnh sát ở Mountain View đã được chính quyền ở Arkansas thông báo rằng Oglesby đã thực hiện hành vi gian lận tài chính bằng cách sử dụng tên của con gái.

    Ban đầu, Oglesby đã phủ nhận việc đánh cắp danh tính của con gái mình. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng sau đó bà đã suy sụp và thừa nhận hành vi sai trái.

    Oglesby đang phải đối mặt với bản án 5 năm tù và không được ân xá sau khi nhận tội cố ý cung cấp thông tin sai lệch cho Cơ quan An sinh Xã hội.

    Ngoài ra, Oglesby cũng phải trả 17.521 USD tiền bồi thường cho Đại học Southwest Baptist ở Missouri và cho con gái./.

    VOV (theo NY Post)

  • chuoc thuoc me lua dao 1
    Ben Gregory tỉnh dậy và nhận ra điện thoại cùng ví của mình đã biến mất. Anh không nhớ gì về đêm hôm trước. 

    Ben Gregory, 26 tuổi, đi chơi đêm với bạn bè ở Clapham hồi mùa hè vừa rồi. Anh tin rằng mình đã uống phải nước bị bỏ thuốc mê. Bọn lừa đảo đã chuốc thuốc mê để lấy thẻ ngân hàng và thông tin cá nhân của anh. 

    ''Nghĩ lại đêm đó khiến tôi vô cùng băn khoăn lo lắng'', Ben kể với BBC sau khi bọn cướp sử dụng điện thoại của anh để truy cập các ứng dụng tài chính và cướp mất 18,000 bảng.

    ''Tôi chỉ nhớ mình tỉnh dậy mà không có điện thoại hay ví tiền. Đầu óc choáng váng, tôi không nhớ chuyện gì đã xảy ra nhưng rõ ràng là có gì đó sai sai. Tôi không ăn uống được gì và cảm thấy rất xuống sức''.

    Sau đó, anh nhận được thông báo từ người anh trai cho biết có một khoản thấu chi (khoản vay) đã được mở từ tài khoản chung của họ. Chỉ trong vòng vài giờ sau khi Ben bất tỉnh nhân sự, bọn trộm đã thực hiện vài chục giao dịch, chuyển khoản và rút tiền mặt, sử dụng điện thoại và thẻ ngân hàng của anh.

    Bọn lừa đảo còn mở 2 khoản thấu chi. Tất cả các tài khoản American Express, HSBC, Revolut và Monzo của anh đều không còn đồng nào. 

    chuoc thuoc me lua dao 1
    Một số hộp đêm đã cung cấp nắp đậy ly đồ uống.

    Cảnh sát đã thực hiện một số vụ bắt giữ liên quan tới trường hợp của Ben. 4 ngân hàng đều đã hoàn trả lại tiền cho anh. Theo báo cáo của BBC, ngân hàng HSBC và Revolut ban đầu không xử lý yêu cầu hoàn tiền của Ben. Nhưng sau đó họ đã thay đổi quyết định khi chương trình Money Box của kênh BBC Radio 4 tiến hành điều tra vụ của Ben.

    Đại diện HSBC nói: ''Chúng tôi đã xem xét lại thấu đáo vụ việc và quyết định hoàn tiền đầy đủ cho ông Gregory. Chúng tôi có đội ngũ dày dạn kinh nghiệm để dò tìm các trường hợp lừa đảo. Tuy nhiên đáng tiếc trong vụ này, bọn lừa đảo đã dùng một số tiểu xảo để lừa nạn nhân. Tôi kêu gọi khách hàng hãy tự bảo vệ mình''.

    Trong khi đó, Revolut nói: ''Đây là một vụ lừa đảo bất thường bởi giao dịch do chính khách hàng thực hiện. Bây giờ thì mọi sự đã rõ ràng là anh ấy bị chuốc thuốc. Chúng tôi rất tiếc về những bất tiện mà ông Gregory đã trải qua, và chúng tôi đã đền bù cho tổn thất của anh ấy.

    Trước đây, việc bị chuốc thuốc hầu như chỉ xảy ra với phụ nữ, thế nhưng giờ đây nam giới cũng trở thành nạn nhân của những kẻ tội phạm. 

    Do đó Giáng sinh này dù đi chơi ở đâu, bạn cũng nên cẩn trọng. Không ai có thể bảo vệ bạn tốt hơn chính mình. Hãy mua thức uống của riêng mình, nhìn kĩ khi người phục vụ rót đồ uống cho bạn, không chấp nhận rượu mời của ai, và luôn chú ý tới đồ uống của mình. Nếu đồ uống có vị khác thường, hãy bỏ đi đừng luyến tiếc và gọi món khác. Hiện nay các hộp đêm cũng đã cung cấp nắp đậy ly đồ uống, giúp hạn chế tình trạng kẻ xấu lén bỏ thuốc vào ly.

    Viethome (theo myLondon)

  • Tình trạng môi giới “ma” đang gia tăng, khiến mỗi nạn nhân mất hơn 2 nghìn bảng.

    Hiện nay tình trạng các đối tượng bán khống bảo hiểm xe hơi hoặc bảo hiểm không hợp lệ ngày càng gia tăng. Bảo hiểm “ma” thường có giá rẻ hơn và được quảng cáo thông qua mạng xã hội hoặc truyền miệng.

    Các đối tượng tự xưng là môi giới cho các công ty bảo hiểm nổi tiếng và có thể bán bảo hiểm xe hợp pháp với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với thông thường.

    Tuy nhiên, toàn bộ hoặc một phần tài liệu có thể bị làm giả để hạ mức giá cuối cùng. Thường thì nạn nhân không phát hiện mình bị lừa cho đến khi bị cảnh sát kiểm tra hoặc cần yêu cầu bồi thường. Trong trường hợp đó, nạn nhân sẽ phải chi tiền mua bảo hiểm mới, cùng nguy cơ bị phạt, trừ điểm bằng lái.

    Tính trong năm 2021, các đối tượng môi giới “ma” đã thu về 786,700 bảng - trung bình mỗi nạn nhân mất khoảng 2,250 bảng.

    Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2021, Action Fraud - trung tâm chống tội phạm mạng và gian lận quốc gia, đã nhận được 351 báo cáo về "môi giới ma".

    Tổ chức Người tiêu dùng Which? cũng ghi nhận loại lừa đảo này đang gia tăng. Trong nghiên cứu được công bố vào cuối năm ngoái, chỉ riêng Aviva đã vô hiệu hóa hơn 3,100 hợp đồng và báo giá liên quan đến môi giới "ma" và đang điều tra thêm 4,000 trường hợp.

    6brokerNạn nhân thường không biết mình bị lừa cho đến khi bị cảnh sát kiếm tra

    Cục chống gian lận bảo hiểm - tổ chức được các công ty bảo hiểm tài trợ để giải quyết gian lận, cho biết một phần ba số vụ việc họ đang giải quyết là môi giới “ma”. 

    Action Fraud cho biết các đối tượng bán bảo hiểm xe giả thường nhắm tới nam giới trẻ tuổi. Người trong nhóm 17 đến 29 tuổi có nhiều khả năng trở thành nạn nhân nhất với 34% báo cáo đến từ nhóm này. Nguyên nhân của việc này là sinh viên thường có tài chính eo hẹp và quảng cáo lừa đảo thường xuất hiện trên các trang mạng xã hội như Instagram.

    Cục Xử lý Gian lận Bảo hiểm của cảnh sát Thành phố Luân Đôn (IFED) đang kêu gọi người dân cảnh giác với môi giới “ma”.

    Chánh Thanh tra Thám tử Edelle Michaels - người đứng đầu IFED, cho biết: "Nhiều sinh viên sử dụng ô tô có nhu cầu làm mới hoặc mua bảo hiểm sau kỳ nghỉ hè. Chi phí bảo hiểm cao và tài chính sinh viên eo hẹp khiến nhóm này trở thành mục tiêu hàng đầu của môi giới ‘ma’, do đó, điều quan trọng là phải kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng bảo hiểm”.

    "Mức giá rẻ có thể rất hấp dẫn, nhưng về lâu dài hợp đồng lừa đảo sẽ khiến nạn nhân mất nhiều hơn được do bị phạt tiền, trừ điểm bằng lái, bị thu xe, và phải chi tiền mua hợp đồng bảo hiểm mới hợp lệ”.

    Ông Gareth Shaw - quản lý tiền tệ tại Which?, cho biết: “Chúng tôi đã ghi nhận nhiều câu chuyện từ những nạn nhân của môi giới ‘ma’, đôi khi bị lừa hàng trăm bảng hoặc phát hiện ra danh tính của mình bị làm giả thành hợp đồng bảo hiểm của người lạ. Nếu nhận được thư đáng ngờ từ công ty bảo hiểm liên quan đến hợp đồng bạn không sở hữu, có thể các đối tượng đã sử dụng một số thông tin cá nhân của bạn. Đừng hoảng sợ, nhưng hãy liên hệ với công ty bảo hiểm và Action Fraud. Chúng tôi cũng khuyến nghị mọi người nên theo dõi tài khoản của mình và kiểm tra báo cáo tín dụng để phát hiện các điểm bất thường”.

    "Nếu cho rằng mình là nạn nhân của hoạt động môi giới 'ma', bạn nên báo cáo cho Action Fraud tại actionfraud.police.uk hoặc theo số 0300 123 2040".

    Dấu hiệu nhận biết môi giới “ma”

    Nếu bạn không chắc liệu một công ty bảo hiểm có hợp pháp hay không, hãy để ý những dấu hiệu sau:

    - Họ sử dụng trang web so sánh để báo giá: Một nhà môi giới hợp pháp sẽ không sử dụng trang web so sánh. Môi giới phải có báo giá trực tiếp và chính thức của công ty bảo hiểm.

    Ngoài ra, việc này đi ngược lại với điều khoản và điều kiện của hầu hết các trang web so sánh vì chỉ khách hàng mới được quyền sử dụng so sánh mức giá.

    - Bạn không thể liên hệ với họ trên điện thoại cố định: Nạn nhân của môi giới “ma” thường chỉ có thể liên hệ với các đối tượng qua điện thoại di động, mạng xã hội hoặc nhắn tin. Một công ty bảo hiểm chính hãng phải có điện thoại cố định.

    - Họ không có trang web: Nếu không thể tìm thấy môi giới ở bất kỳ đâu ngoài một hồ sơ mạng xã hội sơ sài, bạn không thể kiểm tra tính hợp pháp của công ty. Đây phải là dấu hiệu cần cảnh giác lớn.

    - Bạn không thể tìm thấy công ty trên trang web của Cơ quan quản lý tài chính FCA: Nếu nhà môi giới hợp pháp, họ sẽ xuất hiện trên sổ đăng ký Dịch vụ Tài chính trên trang web của FCA.

    Viethome (Theo Sun)

  • Một nữ tiếp viên hàng không đã mất hơn 10,000 USD trong tài khoản sau khi bấm vào đường link từ tin nhắn mạo danh ngân hàng.

    mao danh ngan hang lua dao
    Irish Geronimo trở thành nạn nhân của trò lừa đảo qua tin nhắn ngân hàng (Ảnh: SCMP).

    Irish Geronimo, 29 tuổi, tiếp viên hàng không Cathay Pacific, hoảng sợ khi ngân hàng gửi tin nhắn cho biết khoảng 83,000 đô la Hong Kong (10,640 USD) trong số tiền tiết kiệm của cô đã được chuyển cho một người lạ.

    Vài giờ trước đó, Geronimo đã bấm vào một đường link được gửi kèm trong một tin nhắn điện thoại, có vẻ như từ ngân hàng HSBC - nơi cô gửi tiền. Tuy nhiên thực chất, tin nhắn này đã được gửi bởi một kẻ lừa đảo.

    Geronimo cho biết cô đã bị lừa vào khoảng nửa đêm ngày 10/6/2021, khi đang cách ly tại một khách sạn ở Lantau sau một chuyến bay từ Mỹ.

    Nữ tiếp viên hàng không nhận được một tin nhắn, trông giống như được gửi từ ngân hàng HSBC, với nội dung: "Một người nhận thanh toán mới đã được thêm vào hôm nay. Nếu đó không phải là bạn, hãy truy cập đường link sau".

    Geronimo không thêm bất kỳ người nhận thanh toán mới nào trong ngày hôm đó, nên cô rất bối rối và đã bấm vào đường link.

    Geronimo sau đó nhận ra rằng cô đã trở thành nạn nhân của một trò lừa đảo trực tuyến. "Tôi vẫn còn bị sốc. Lúc đó tôi không biết phải làm gì", nữ tiếp viên hàng không cho biết.

    Sau đó, Geronimo được yêu cầu nhập thông tin cá nhân, bao gồm thông tin đăng nhập ngân hàng điện tử, mật khẩu và mã xác nhận.

    Tuy nhiên, vào khoảng 13 giờ ngày hôm đó, HSBC thông báo với Geronimo rằng 83,000 đô la Hong Kong đã được chuyển từ tài khoản của cô cho một người lạ thông qua 2 giao dịch trực tuyến.

    "Tôi ngay lập tức gọi cho HSBC, nhưng phải mất 20 phút tôi mới liên lạc được với bên đó và khi ấy đã quá muộn", Geronimo nói.

    Nhân viên ngân hàng nói với cô rằng các giao dịch gian lận đã được chấp thuận và không thể làm gì được. Nhân viên này khuyên cô nên gọi cảnh sát.

    "Tôi đã vô cùng tức giận. Tôi đã khóc một mình trong khách sạn", Geronimo kể lại.

    Cô đã đến ngân hàng ngay sau khi thời gian cách ly kết thúc, nhưng được thông báo rằng một cuộc điều tra đang được tiến hành và sẽ mất vài tuần.

    Mãi đến ngày 13/7, ngân hàng mới cho Geronimo biết đối tượng lừa đảo một chủ tài khoản HSBC khác. Ngân hàng đã đóng băng tài khoản này và cảnh sát đang điều tra vụ việc.

    Chỉ kiếm được khoảng 12,000 đô la Hong Kong mỗi tháng trong bối cảnh Covid-19, Geronimo cho biết cô vẫn đang phải trả một khoản vay sinh viên, cùng với số tiền thuê nhà 5,000 đô la Hong Kong mỗi tháng.

    Geronimo là một trong số các nạn nhân bị những kẻ lừa đảo yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân và sau đó chúng sử dụng để lấy cắp tiền từ tài khoản ngân hàng của họ.

    Theo Cơ quan Tiền tệ Hong Kong, 111 khách hàng của các ngân hàng đã mất tổng cộng 22 triệu đô la Hong Kong trong nửa đầu năm 2021, trong khi không có trường hợp nào như vậy vào năm ngoái.

    Tính đến ngày 18/6, cảnh sát đã nhận được 51 đơn trình báo về các vụ lừa đảo liên quan đến các trang web ngân hàng giả mạo, dẫn đến thiệt hại 10 triệu đô la Hong Kong. Trong vụ việc gây thiệt hại lớn nhất, nạn nhân mất 880,000 đô la Hong Kong.

    Các ngân hàng cũng phát hiện 169 trang web, ứng dụng di động và tin nhắn và email lừa đảo trong nửa đầu năm nay, tăng 145% so với 69 trường hợp trong nửa đầu năm ngoái.

    Cơ quan quản lý tiền tệ khuyến cáo người dân nên cẩn trọng với bất kỳ đường link nào được gửi bởi các ngân hàng, đồng thời giữ an toàn mật khẩu và thông tin đăng nhập ngân hàng trực tuyến.

    Viethome (Theo SCMP)

  • Qua mạng xã hội, nhóm này chủ động nhắn tin, gọi điện làm quen với nhiều phụ nữ đứng tuổi ở các tỉnh, thành để lừa đảo với số tiền hàng chục tỷ đồng; đặc biệt có một "quý bà" bị lừa hơn 13 tỷ đồng.​

    Ngày 5/4, tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam nhóm 6 đối tượng (trong đó có 3 người nước ngoài) để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Qua mạng xã hội, nhóm này chủ động nhắn tin, gọi điện làm quen với nhiều phụ nữ đứng tuổi đề lừa đảo chiếm đoạt hàng tỷ đồng ở nhiều tỉnh, thành; đặc biệt có một "quý bà" bị lừa hơn 13 tỷ đồng.

    Theo Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai, mặc dù thời gian qua lực lượng công an phối hợp với báo, đài nhiều lần tổ chức tuyên truyền, cảnh báo cho người dân biết rõ về các thủ đoạn của tội phạm lừa đảo trên mạng xã hội, nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác với kẻ gian. Đặc biệt là các phụ nữ đứng tuổi, có nhu cầu “tình cảm”, xuất ngoại... liên tiếp rơi “bẫy” dẫn đến gia đình tan nát, tiền mất tật mang mà không dám thổ lộ cùng ai.

    Điển hình là một số trường hợp dưới đây.

    Sau nhiều đêm đắn đo, suy nghĩ, vào khoảng cuối tháng 6-2020, bà N.T.K (52 tuổi, ngụ P.Phước Tân, TP.Biên Hòa) mới mạnh dạn đến Công an tỉnh Đồng Nai kêu cứu rồi trình báo bị lừa mất 2,9 tỷ đồng. Cụ thể, trong những lần dạo chơi trên mạng xã hội Zalo, tình cờ bà làm quen với một đối tượng người nước ngoài có tên M.Anderson, tự nhận là quốc tịch Mỹ. Chỉ sau thời gian ngắn trò chuyện qua lại, người đàn ông này giới thiệu là lính Mỹ đang chiến đấu ở chiến trường Afghanistan, có một khoản tiền lớn gần 1 triệu USD sau thời gian nhập ngũ nhưng hiện tại chưa biết phải làm gì, có nhã ý muốn gửi tặng bà K. để thể hiện tấm chân tình. Nhưng do là người khác quốc gia, để nhận được món quà này bà K. phải đóng một khoản phí và thuế “bôi trơn” để nhân viên hàng không tận tình giúp đỡ chuyển trót lọt về Việt Nam.

    quen trai tay qua mang 2
    Các đối tượng bị bắt.

    Trong lúc đang khát khao tình cảm, bà K. bỗng có cảm giác cứ như lâng lâng trong người, vì vừa được tình lại được tiền mà không chút cảnh giác gì về trò lừa đảo cũ rích này. Chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy 1 tuần, bà K. đã nhiều lần chuyển số tiền gần 2,9 tỷ đồng đến các tài khoản của một người tự xưng là “nhân viên hàng không” để được "bôi trơn" thủ tục. Nhưng sau khi tiền đã gửi mà chờ mãi không thấy quà đến, hết gọi điện rồi gửi mail vào chàng lính Mỹ và nhân viên hải quan thì không nhận được bất cứ một phản hồi nào. Đến lúc này bà K. mới tỉnh ngộ ra rằng mình đã bị lừa.

    Cũng giống như bà K., vào khoảng tháng 8-2020, bà N.T.H (ngụ TP.Biên Hòa) được người thân đưa đến cơ quan công an trình báo bị một nhóm đối tượng lừa gửi tiền vào tài khoản riêng chiếm đoạt hơn 1,6 tỷ đồng. Trong phi vụ này, các đối tượng trên tự xưng là người Anh, người Mỹ có số tiền lớn trong ngân hàng nhưng đang vướng thủ tục để nhận, cần một khoảng tiền để “bôi trơn”. Các đối tượng này yêu cầu bà H. chuyển tiền vào tài khoản rồi sẽ được trả lãi suất cao. Sau khoảng một tháng nộp tiền vào nhiều tài khoản khác nhau do các đối tượng cung cấp, bà H. đem câu chuyện này khoe một người bạn thân thì mới phát hiện đã bị lừa.

    trai tay lua dao 1
    Đối tượng Emeka cầm đầu tại Việt Nam.

    Theo cơ quan công an, trong những vụ lừa đảo với thủ đoạn trên, số tiền bị chiếm đoạt lớn nhất là phải kể đến trường hợp của bà L. (ngụ P.Tân Phong, TP.Biên Hòa). Vào tháng 4-2020, trong lúc lên Facebook chơi, bà L. được một số đối tượng chủ động làm quen rồi tự xưng là các doanh nhân thành đạt ở nước ngoài. Không biết họ nói chuyện với nhau như thế nào, nhưng chỉ khoảng thời gian ngắn họ bảo bà L. chuyển hơn 13 tỷ đồng để thực hiện dự án tại nước ngoài với lời hứa sẽ trả lại tiền cùng lãi suất cao rồi “hô biến” cả một tập đoàn.

    Sau khi Công an tỉnh Đồng Nai liên tiếp nhận được nhiều đơn tố giác của các "quý bà", nhận thấy thủ đoạn lừa đảo này không mới, nhưng vẫn có nhiều phụ nữ nhẹ dạ cả tin “sập bẫy” mất đi khoảng tiền khá lớn nên Ban giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo Phòng cảnh sát hình sự chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ và các điều tra viên thuộc Đội phòng chống tội phạm công nghệ cao vào cuộc điều tra, truy tìm theo dấu vết để bắt cho bằng được các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Sau thời gian vào cuộc, CQĐT nhận định phần lớn các đối tượng lừa đảo đều ở nước ngoài, sử dụng mạng xã hội để kết nối với các nạn nhân nên quá trình điều tra gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, toàn bộ số tiền các đối tượng chiếm đoạt của các nạn nhân đã nhanh chóng được chuyển qua nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau và sau đó được rút ra từ nước ngoài bằng thẻ visa. Nhưng CQĐT đã lưu ý đến một số trường hợp các đối tượng rút tiền tại Việt Nam.

    Trong quá trình điều tra, công an xác minh trong vụ lừa 1,6 tỷ đồng của bà H. thì xác định được có một tài khoản mang tên Nguyễn Thị Hương (ngụ tại TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương) đã tiếp nhận số tiền 300 triệu đồng. Từ tài khoản này, các điều tra viên đã lần tìm ra được nơi ở của chủ nhân tài khoản và tiến hành bắt giữ để bắt đầu cho cuộc điều tra mở rộng.

    Qua đấu tranh làm rõ thì Hương chính là người có liên quan đến đường dây lừa đảo này. Cụ thể, sau khi lập tài khoản cá nhân, Hương đã cho một số đối tượng mượn để dùng vào việc nhận tiền từ các nạn nhân để lấy tiền hoa hồng. Mặc dù biết rõ hành vi trên là không đúng, vi phạm pháp luật, nhưng Hương vẫn tiếp tay cho các đối tượng lừa đảo là vì muốn tìm cơ hội lấy lại số tiền mà bà đã từng bị các đối tượng lừa trước đó cùng với thủ đoạn tương tự.

    Sau khi Hương bị bắt giam, lần lượt Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt giữ 5 đối tượng, gồm: Daillo Micheal (29 tuổi, quốc tịch Giunea), Samuel (28 tuổi, quốc tịch Nigeria), Emeka (29 tuổi, quốc tịch Nigeria), Bùi Thị Nghi (30 tuổi, quê tỉnh An Giang) và Cáp Xuân Thùy (23 tuổi, quê tỉnh Sóc Trăng).

    Để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các đối tượng này đã thuê 1 căn hộ chung cư ở TPHCM làm “đại bản doanh” để thực hiện các phi vụ. Hai đối tượng Nghi và Thùy đã sống chung với Daillo Micheal và Samuel như vợ chồng để cùng thực hiện hành vi lừa đảo.

    Ngoài ra, CQĐT cho biết, trong đường dây lừa đảo này có một đối tượng cầm đầu ở nước ngoài đứng ra điều hành. Phương châm lừa đảo của nhóm này là nhắm vào những phụ nữ có tiền nhưng đứng tuổi, sống đơn thân, không có chồng… chúng nắm rõ được yếu điểm của những người này là khát khao tình cảm nên chủ động làm quen rồi cùng đồng bọn giăng bẫy lừa. Hai đối tượng Nghi và Thùy luôn đóng vai trò là “nhân viên hải quan”, đối tượng Emeka nói chuyện trực tiếp và cho tài khoản để các nạn nhân chuyển tiền.

    Để có được các tài khoản và thẻ ATM, Emeka đã đặt mua từ nhiều người hoặc thuê với giá từ 10-20 triệu đồng/thẻ/tháng. Sau khi bắt giữ, công an đã thu giữ của đối tượng này hơn 10 thẻ ATM mang tên của nhiều người khác nhau.

    Sau khi vừa nhận được tiền, ngay lập tức 4 đối tượng Daillo Micheal, Samuel, Nghi và Thùy có nhiệm vụ sử dụng các thẻ ATM mà Emeka cung cấp đến các ngân hàng ở khu vực TPHCM rút tiền rồi nhanh chóng chuyển vào tài khoản cho đối tượng ở nước ngoài. Cứ mỗi phi vụ thành công, nhóm đối tượng này được các đối tượng ở nước ngoài trả tiền công từ 1-3%/tổng số tiền giao dịch.

    Trong quá trình lừa đảo các đối tượng chỉ liên hệ qua tin nhắn Zalo, Facebook. Bước đầu điều tra, từ lời khai của các đối tượng, cơ quan công an xác định có rất nhiều nạn nhân “sập bẫy” băng nhóm này, có nhiều vụ số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng. Nhưng do các đối tượng này chỉ liên lạc với các nạn nhân qua mạng xã hội nên CQĐT khó tìm ra được các bị hại từng là nạn nhân để liên lạc làm việc.

    Qua Báo CATP, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đề nghị những ai từng là nạn nhân của nhóm đối tượng trên hãy nhanh chóng đến Đội phòng chống tội phạm công nghệ cao (Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai) để làm việc.

    Bài liên quan: Lại một phụ nữ Việt bị ''bạn trai từ Syria'' lừa 2,5 tỉ đồng với trò ''đóng phí nhận quà''

    Theo congan

  • Kẻ gian mạo danh ngân hàng nhắn tin tới nhiều chủ tài khoản, yêu cầu họ gọi lại để rồi "cho vào bẫy".

    Ayman Touhami, 25 tuổi, vừa bị Tòa án Nội bộ Hoàng gia London tuyên phạt 18 tháng tù treo kèm 200 giờ lao động cộng đồng về tội Nhận hối lộ. Trước đó hai tháng, đồng bọn của Ayman là Quin Huang, 37 tuổi và Clarke Morgan-Findlay, 27 tuổi lĩnh án 2 năm 6 tháng tù về tội Rửa tiền.

    Vụ lừa đảo gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho hai ngân hàng lớn nhất Vương quốc Anh, khoảng 30 triệu bảng, tương đương 42 triệu USD.

    Cảnh sát xác định, nhóm này nhắm vào các cá nhân và công ty sử dụng tin nhắn SMS, dụ nạn nhân tiết lộ thông tin tài khoản ngân hàng. Trong hầu hết các trường hợp, nạn nhân sẽ nhận được một tin nhắn văn bản trông giống như từ ngân hàng, yêu cầu gọi lại để làm rõ về "một khoản thanh toán bất thường".

    mao danh ngan hang 1
    Từ trái qua: Ayman Touhami, Huang và Clarke khi bị bắt. Ảnh: Metropolitan Police

    Số điện thoại chúng cung cấp không phải là số tổng đài ngân hàng. Những kẻ lừa đảo sẽ trực tiếp cầm máy, tự xưng nhân viên ngân hàng, moi thông tin chi tiết cần thiết để truy cập vào tài khoản ngân hàng của nạn nhân.

    Sau đó, tiền của nạn nhân bị bọn chúng "rút ruột", chuyển vào các tài khoản trung gian đã được thiết lập sẵn cho kế hoạch này. Clarke đảm nhận việc "tuyển dụng" những người "sẵn sàng nhận vài đồng" để mở tài khoản ngân hàng thuê cho hắn.

    Sau khi tiền đã về tài khoản, số tiền cần được "rửa sạch", Huang và Clarke được giao đến các cửa hàng cao cấp mua các mặt hàng xa xỉ như túi xách hàng hiệu, đồ trang sức và thẻ quà tặng. Sau đó, họ sẽ gửi những hàng hóa này đến tổ chức đầu não.

    Cảnh sát London cho biết, vụ án này chỉ là một phần của đại án vô cùng phức tạp, liên quan Mạng lưới Tội phạm có Tổ chức (OCN).

    Điện thoại di động của ba tên này có hàng nghìn tin nhắn liên quan những hành vi phạm tội cũng như hình ảnh, ảnh chụp màn hình và video về tài khoản ngân hàng và thẻ ngân hàng trung gian. Không thể xác định con số chính xác những lần chúng thực hiện các vụ rửa tiền, nhưng cảnh sát cho biết lên đến hàng trăm.

    Do đó, việc truy tố chỉ giới hạn trong tổng số 15 lần vào khoảng thời gian giữa năm 2017 và cuối năm 2019 với tổng số tiền nạn nhân bị lừa khoảng 250.000 bảng, tương đương 350.000USD.

    Cảnh sát London bắt đầu điều tra sau khi được Liên minh Phòng thủ Mạng (CDA) cảnh báo về một tài khoản Facebook, "dường như được sử dụng cho mục đích duy nhất là tuyển người đi lập tài khoản ngân hàng thuê". Đó là tài khoản của Clarke. Các thám tử sau đó cũng vào cuộc, tiến hành điều tra bổ sung.

    Trong quá trình điều tra, các thám tử phát hiện Huang có "tay trong" là nhân viên ngân hàng. Người này tên Touhami. Các cảnh sát đã tìm thấy tin nhắn đã được trao đổi trên WhatsApp giữa họ. Hai người cũng bị bắt gặp trên nhiều camera an ninh khắp thành phố.

    mao danh ngan hang 1
    Tang vật được thu giữ gồm nhiều tiền mặt và các xa xỉ phẩm. Ảnh: Metropolitan Police

    Touhami bị bắt ngày 5/8/2019. Trong cuộc thẩm vấn, Touhami nói đã giúp Huang mở 2 hoặc 3 tài khoản ngân hàng với những tên khác nhau. Huang đã đề nghị tặng một khoản tiền nhưng anh ta từ chối, khẳng định không nhận được bất kỳ lợi lộc gì từ việc này.

    Tuy nhiên, các tin nhắn WhatsApp trên điện thoại của Touhami mâu thuẫn với lời khai, cho thấy anh ta đã nhận tiền và quà từ Huang để mở và truy cập tài khoản ngân hàng. Các cuộc điều tra sâu hơn cho thấy Touhami đã mở hoặc truy cập 12 tài khoản cho Huang bằng các tài liệu giả. Ngày 27/8/2020, Touhami thừa nhận, khai đã nhận nhiều quà và tiền mặt để làm việc này.

    Thám tử Constable Angelina Pitorri, sĩ quan điều tra từ Đơn vị tội phạm Công nghệ cao của cảnh sát London cho biết: "Đây là một cuộc điều tra dài và phức tạp. Cảnh sát làm việc suốt ngày đêm trong gần 3 năm để đưa 3 tên này ra công lý. Rửa tiền thường được xem như tội ác không có nạn nhân, song thực tế mỗi xu đều được lấy từ một công dân vô tội".

    VnExpress (theo Metropolitan Police)

  • Quen nhau qua Facebook được hai tháng, vị quân nhân ở Syria nói gửi cho người phụ nữ thùng quà bên trong có 700.000 USD.

    dong phi nhan qua

    Ngày 12-3, Công an huyện Hóc Môn, TP.HCM lập hồ sơ, phối hợp với Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM điều tra vụ một phụ nữ trình báo về việc bị lừa đảo 2,5 tỉ đồng.

    Theo trình báo, chị H. (46 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) quen biết với một người đàn ông xưng là Mayvvss R.Raut, quân nhân ở Syria.

    Hai bên nói chuyện hồi lâu thì nảy sinh tình cảm. Đầu tháng 3, vị quân nhân đang chiến đấu ở chiến trường nói rằng sẽ gửi cho chị H. một thùng quà bên trong có 700.000 USD là tiền lương hưu.

    Người đàn ông nhờ chị H. giữ dùm để sau này qua Việt Nam làm đám cưới và người phụ nữ đồng ý.

    Đến ngày 3-3, chị H. nhận được điện thoại của một phụ nữ muốn xác nhận thông tin gửi hàng từ Syria và yêu cầu chuyển khoản vào một tài khoản cá nhân để hoàn tất thủ tục nhận hàng.

    Đến chiều, người này tiếp tục thông báo việc thùng hàng đã bị hải quan sân bay giữ lại và yêu cầu chị H. phải chuyển các khoản thuế phí, tiền lót tay… Do đó, trong vòng mấy ngày tiếp, chị H. đã 12 lần chuyển khoản gần 2,5 tỉ đồng để mong nhận được hàng.

    Khi tiền đã kiệt, kèm thêm nghi ngờ, chị H. đến công an trình báo và biết mình bị lừa. Vào cuộc điều tra, công an xác định được hai chủ tài khoản Vietinbank nhận tiền và đang điều tra làm rõ.

    Đây không phải là trường hợp cá biệt, Công an TP.HCM, Bộ Công an từng nhiều lần phát đi các cảnh báo về các hình thức lừa đảo tương tự.

    Theo đó, nạn nhân thường là các phụ nữ trung tuổi, sống đơn thân… Các đối tượng sẽ làm quen, tạo mối quan hệ tình cảm và thông báo sẽ gửi quà rồi yêu cầu nộp các loại thuế phí nhỏ.

    Khi người dân tin lời, chuyển tiền thì các đối tượng tiếp tục tạo ra các tình huống như bị hải quan giữ lại, yêu cầu nộp thêm các loại tiền “lót tay”… Nạn nhân thiếu cảnh giác, do đã đóng tiền nên sẽ tiếp tục đóng để nhận quà.

    Ngoài ra, một hình thức khác là thông báo nợ cước điện thoại, dính líu đến đường dây mua bán ma túy, rửa tiền… yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng… để chuyển tiền đến tài khoản của các đối tượng lừa đảo nói rằng kiểm tra tiền có “sạch” hay không.

    Một số vụ điều tra cho thấy, các đối tượng lừa đảo thường tinh vi, hoạt động trên không gian mạng và do người nước ngoài cầm đầu, cấu kết với người Việt. Các tài khoản ngân hàng nhận tiền có thể là do mua lại hoặc thuê người mở để tránh để lại dấu vết.

    Nguồn: Plo

  • Ngày 8-6, Công an huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang cho biết vừa phối hợp với ngân hàng ở địa phương ngăn chặn kịp thời vụ một người dân chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo qua mạng.

    Qua làm việc với cơ quan công an, chị Bùi Thị Thu C. (41 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao) cho biết, chị có người em gái đang đi lao động tại Nga, quen một người đàn ông qua Facebook với tên là Mohan Singh Mohan Singh, tự xưng là phi công đang sống ở nước Anh.

    Tuy chưa gặp mặt nhưng qua những lần nhắn tin qua lại nên em gái của chị đã phải lòng người đàn ông này. Để tạo lòng tin gã còn hứa sẽ chuyển số tiền 7 tỷ đồng Việt Nam về cho cha mẹ em gái chị C. để cất nhà. Sau đó, hai người sẽ tiến đến hôn nhân.

    Thế nhưng, phi công người Anh không quên dặn vợ tương lai, để nhận số tiền trên thì bên nhận phải 22 triệu đồng đóng phí. Tin lời nên người em gái đã gọi điện thoại về cho chị C. để kết nối với người yêu ở Anh quốc để nhờ nhận tiền và nộp 22 triệu đồng qua một tài khoản ngân hàng ở Việt Nam với tên là Phạm Ngọc Thạch.

    lua dao tinh cam 1
    Chị C. đang trình báo với cơ quan công an

    Chị C. nhận lời, sau đó có một phụ nữ gọi điện thoại (bằng số di động 0939.768656) báo cho chị có số tiền 07 tỷ đồng ở nước ngoài gửi đã về tới Hà Nội. Người phụ nữ trên hối chị C. chuyển tiền phí thì mới nhận được quà từ Anh quốc. Tưởng thật nên vào ngày 14-5, chị C. đem tiền đến Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Gò Quao để chuyển tiền.

    Phát hiện tài khoản lạ, có dấu hiệu lừa đảo nên nhân viên ngân hàng ngừng việc giao dịch và báo với Công an huyện Gò Quao kịp thời đến ngăn chặn. Nhân viên nhân hàng và công an địa phương giải thích cho chị C., đó hành vi lừa đảo qua mạng nên chị C. tá hỏa nhận ra mình đã bị lừa. Biết công an đã vào cuộc, tên em “rể hụt” của chị C. ở Anh quốc từ đó cũng bặt tăm.

    lua dao tinh cam 1
    Facebook của đối tượng lừa đảo trên mạng.

    Qua vụ án này mong mọi người cần tỉnh tảo khi kết bạn làm quen với người lạ qua mạng. Đừng quá vội tin người để rồi tiền mất hận mang.

    Theo congan

  • Trong khi đất nước vật lộn với loại virus nguy hiểm, những kẻ lừa đảo coi đó là một cơ hội để lừa gạt mọi người. Các nạn nhân đã mất hơn 4.6 triệu bảng trong các vụ lừa đảo liên quan đến coronavirus vào thời gian phong tỏa.

    Hơn 2.000 nạn nhân bị mất tiền qua các giao dịch bán hàng trực tuyến giả mạo, các cuộc gọi chào hàng ảo, các kế hoạch lương hưu không có thật và nhiều trò lừa bịp khác.

    11.206 người khác tiết lộ mình là nạn nhân của email và tin nhắn lừa đảo nhằm dụ dỗ họ cung cấp thông tin cá nhân.

    Các con số trên do Actionfraud, Trung tâm trực tuyến báo cáo gian lận và tội phạm mạng của Vương quốc Anh, công bố.

    06.06.skynews online crime scams 4954444

    Kể từ khi phong tỏa, cảnh sát đã cảnh báo về nhiều vụ lừa đảo liên quan đến đại dịch coronavirus, bao gồm bán khẩu trang, bộ dụng cụ xét nghiệm, và các phương thuốc trị bệnh nhái” hoặc không có thật.

    Một số người khác vướng vào hình thức lừa đảo thú cưng, trong đó các cơ sở phối giống giả mạo thu tiền đặt cọc từ những khách hàng không được phép rời khỏi nhà để đi xem tận mắt những chú chó con và mèo con mà họ nghĩ rằng mình đang mua.

    Những kẻ lừa đảo khác cung cấp các khoản vay lãi suất thấp không có thật, hứa hẹn sẽ đẩy nhanh tiến trình giải quyết hồ sơ xin vay sau khi nhận được một khoản phí trả trước.

    Actionfraud nói: "Để giảm thiểu tối đa con số này, chúng tôi muốn mọi người nắm được các bước rất đơn giản mà họ có thể thực hiện để bảo vệ bản thân khỏi việc giao tiền hoặc thông tin cá nhân cho tội phạm."

    Trong tháng trước, 260 nạn nhân đã báo cáo việc nhận email quảng cáo giảm giá phí bản quyền TV.

    "Các email thông báo với người nhận rằng thẻ ghi nợ của họ đã bị lỗi và họ cần phải trả tiền ngay để tránh bị truy tố. Người nhận được biết họ đủ điều kiện nhận gói “Ưu đãi cá nhân mùa COVID19” miễn phí trong sáu tháng.

    "Các tin nhắn chứa liên kết đến các trang web yêu cầu xác thực, được thiết kế để đánh cắp thông tin cá nhân và thông tin tài chính.

    "Hãy luôn đặt nghi vấn đối với các yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc thông tin tài chính của bạn đề phòng bị lừa đảo. Không bao giờ tự động nhấp vào liên kết trong email hoặc văn bản không rõ nguồn gốc."

    Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA) cảnh báo về các trò gian lận khác, bao gồm đề nghị đầu tư vào các dự án “có mục tiêu lý tưởng” như sản xuất nước rửa tay diệt khuẩn hoặc thuốc chữa bệnh COVID-19, cổ phiếu thị trường chứng khoán lợi nhuận cao và trợ giúp bồi thường cho kỳ nghỉ và chuyến bay.

    FCA khuyên người dân nên kiểm tra thông tin của các doanh nghiệp đã đăng ký với FCA hoặc PRA (tại đây: Financial Services Register) và Danh sách cảnh báo các công ty giả mạo (Warning List of companies).

    VietHome/ Theo Sky News

  • Cục An toàn Công nghệ Quốc gia (NCSC) cho biết chỉ trong tháng trước, họ đã triệt phá hơn 2.000 vụ lừa đảo online liên quan đến coronavirus. Trong đó, có 471 shop online bán các vật tư y tế giả mạo (chẳng hạn khẩu trang...)

    Thông tin này được công bố cùng với các lời khuyên cảnh giác từ NCSC, đây là một phần trong chiến dịch tuyên truyền chống giả mạo toàn quốc.

    NCSC cũng công bố một dịch vụ report thông qua email, để người dân có thể báo cáo khi phát hiện những trường hợp đáng nghi.

    ban hang gia 1

    Nhiều website giả mạo (phishing) hoặc chứa mã độc (malware) đã bị đánh sập. Gần 900 vụ lừa đảo tiền lệ phí (advance-fee scam) bị phát hiện, trong đó nạn nhân được cam kết sẽ nhận một khoản tiền lớn sau khi đóng 1 khoản phí tham gia nhỏ.

    Bọn tội phạm đang lợi dụng việc mọi người sử dụng internet nhiều hơn trong mùa dịch để trục lợi. 

    ''Bọn tội phạm đang khai thác việc chúng ta sử dụng email, hội nghị video và các công nghệ khác để lừa đảo. Chúng dùng đại dịch để ngụy tạo và lừa đảo mọi người'', Bộ trưởng An ninh James Brokenshire nói.

    Người dân nên forward các email đáng ngờ về địa chỉ report@phishing.gov.uk. Một hệ thống tự động sẽ kiểm tra website và email này, đồng thời chặn các thành phần được kết luận là đáng ngờ. Các loại hình lừa đảo này luôn bắt đầu từ 1 email.

    Dịch vụ Report Email Đáng ngờ của NCSC cung cấp một cách giúp bạn report những tin nhắn lừa đảo. Vấn đề là người dùng không biết đó là trò lừa đảo.

    ban hang gia 1
    Giờ đây bạn có thể report thông tin giả đến chính phủ.

    Chẳng hạn chúng ngụy tạo một email từ WHO với lời lẽ gọn gàng súc tích, logo chính xác, chữ ký rõ ràng giống hệt một thông điệp do chính WHO gửi.

    Và nếu bạn tải bất cứ tài liệu nào từ email này (chẳng hạn lời khuyên giữ vệ sinh...), đồng nghĩa bạn đã trao cho hacker quyền kiểm soát dữ liệu tài chính cá nhân của bạn.

    NCSC khuyên người dân cảnh giác cao độ. Đừng download hoặc click vào bất cứ thứ gì trừ khi bạn biết rõ về người gửi. Nếu lời đề nghị là quá hời, quá tốt đến mức khó tin, thì chắc chắc đó là scam.

    Nhiều gã khổng lồ công nghệ cũng đã cam kết sẽ trừng trị việc lan truyền những thông tin sai sự thật liên quan tới Covid-19.

    Một số kẻ lừa đảo sau khi bị chặn bán hàng trên eBay và Amazon, đã chuyển qua sử dụng LinkedIn để bán hàng giả, đặc biệt là vật tư y tế.

    Viethome (theo BBC)

  • Thân Đức Tài, công dân Việt Nam sống tại Moskva, bị cảnh sát Nga bắt vì quảng cáo và rao bán thảo dược tự chế "chữa Covid-19". 

    Thanh tra y tế và cảnh sát Nga hôm 27/4 ập vào kiểm tra phòng khám Đông y "Doktor Tai" ở ngoại ô Moskva và bắt ông Tài, theo kênh truyền hình Moskva-24. 

    Tờ MK, báo của Đoàn Thanh niên Cộng sản Moskva, cho hay ông Tài không phủ nhận việc mình đang bán một loại thuốc có công dụng "kỳ diệu" chống lại nCoV, mà còn khoe rằng ông ta từng chữa khỏi bệnh cho Tổng thống của Abkhazia, một nước cộng hòa thuộc vùng Kavkaz, cũng như nhiều bệnh nhân ở Moskva.   

    than duoc tri covid 1
    Thanh tra y tế và cảnh sát kiểm tra phòng khám của ông Tài hôm 27/4. Video: Moskva-24

    Tại phòng khám của ông, giới chức tìm thấy nhiều sừng động vật, các loại cây cỏ không rõ nguồn gốc, bộ dụng cụ vận chuyển chất lỏng và một lượng nước mà ông này giải thích là "đã tích điện".

    Các "thảo dược" được ông ta chế biến và đóng gói trực tiếp tại đây, rồi rao bán với giá 7.000-9.000 rouble (122 USD). Tuy nhiên, ông Tài chỉ có bằng về xoa bóp bấm huyệt được cấp từ năm 2009. Giới chức đã tịch thu số thảo dược ở phòng khám trên để xác minh, còn ông Tài có thể bị truy tố vì bán thuốc giả.

    Clip ông Tài bị cảnh sát bắt.

    0 than y than duc tai
    Chân dung ông Thân Đức Tài.

    Chân tướng ''thần y'' Thân Đức Tài

    Theo thông tin từ Hội Y - Dược Việt Nam tại LB Nga, năm 1993, ông Thân Đức Tài ở tại Trung tâm triển lãm quốc gia toàn LB Nga. Từ 1995, chuyển sang ở Saliut 2, có 1 gian số 627 ở Saliut 3 làm phòng mạch. Năm 1997, khi Trung tâm thương mại Bến Thành Saliut yêu cầu kiểm tra giấy tờ, ông Tài không có bằng cấp nào nên không được tiếp tục hành nghề tại đây. Từ năm 1997, ông Tài chuyển ra chợ Vòm. Năm 2003, phái đoàn Ban công tác cộng đồng người Việt Nam tại Mát-xcơ-va đi kiểm tra bằng cấp, ông này tiếp tục khất lần, lấy lý do quên ở bên Việt Nam.

    Từ Mát-xcơ-va, TS Lò Văn Xanh, Chủ tịch Hội Y - Dược Việt Nam tại LB Nga cho biết: “Từ năm 2000, do không đủ tư cách, Tài đã không được sinh hoạt trong Hội Y - Dược Việt Nam tại LB Nga”. “Từ năm 1993 tới nay, Tài không đi học gì cả. Bằng cấp Tài có đều là mua”, ông Xanh khẳng định.

    Về thông tin đã từng đăng tải trên một số báo là Thân Đức Tài tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội khóa 44, ông Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội khẳng định: "Bất cứ một sinh viên nào đã từng học ở Đại học Y Hà Nội đều biết cách gọi tên theo năm vào học và năm ra trường, không tồn tại cách gọi khóa kèm theo số thứ tự".

    Trong cuộc gặp tại tòa soạn Báo Thanh Niên tại Hà Nội ngày 27.8, chính ông Tài đã phủ nhận thông tin từng học Đại học Y Hà Nội, đồng thời đổ lỗi cho tác giả bài viết ca ngợi mình là “tự vẽ ra” điều đó.

    Nhưng không hiểu bằng cách nào, ông Tài có đủ mọi loại chức danh “cao quý” mà có phấn đấu suốt đời, cũng không mấy nhà khoa học có được với thành công “nhờ chữa bệnh cho VIP nước Nga và tổng thống một nước cộng hòa thuộc Nga”. Trong 17 năm liên tục tại Nga, thậm chí ông Tài còn kịp “trang bị” cho mình cả chức danh “Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam”, Viện sĩ hàn lâm châu Âu...

    Năm 2019, ông Tài còn bị điều tra về việc ''chế'' ra loại thuốc chữa khỏi dịch tả lợn châu Phi và rao bán ở Hưng Yên.

    Nga hiện là vùng dịch lớn thứ 8 thế giới với hơn 93.000 ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 860 người chết. Khoảng 192.000 người tại Nga đang được theo dõi y tế và hơn 3,1 triệu lượt xét nghiệm nCoV đã được thực hiện. Moskva là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất với hơn 48.000 ca nhiễm, trong đó hơn 540 người chết.

    Theo đại sứ quán Việt Nam tại Moskva, đến ngày 15/4, khoảng 100 người Việt tại Nga nhập viện điều trị bệnh viêm phổi thông thường và viêm phổi do nCoV. Trong số này, ít nhất 80 người Việt tại Moskva tự cho biết đã nhận được kết quả dương tính với nCoV. Nhiều người có sức khỏe ổn định được đề nghị điều trị tại nhà theo khuyến cáo của bác sĩ.

    Theo VnExpress/Thanh Niên

  • Hai người bán vé từng kiếm được hàng triệu bảng từ việc bán lại vé các buổi hòa nhạc pop với giá trên trời đã bị kết án tổng cộng sáu năm rưỡi tù giam.

    Hai kẻ đầu cơ bị kết án trong một phiên tòa mang tính bước ngoặt với sự hỗ trợ của ca sĩ Ed Sheeran và người quản lý của anh sau khi họ phát hiện ra tấm vé 75 bảng cho một chương trình từ thiện của nam ca sĩ được bán với giá lên tới 7,000 bảng.

    Peter Hunter và David Smith, một cặp vợ chồng đồng tính, đã sử dụng phần mềm máy tính và nhiều danh tính giả để tìm kiếm những tấm vé ngay khi chúng được mở bán trên mạng.

    Hunter bị kết án bốn năm sau song sắt, trong khi Smith nhận án tù hai năm rưỡi.

    Việc sử dụng công nghệ của cặp đôi này đồng nghĩa với việc, không giống như những người mua khác, họ không cần thiết phải liên tục refresh trang web mua vé trong thời gian sốt vé  - phần mềm máy tính đã làm điều đó cho họ với tốc độ nhanh hơn rất nhiều.

    Cặp đôi này đã bị kết tội gian lận vì vi phạm quy định cấm bán lại và giới hạn số lượng vé mỗi người hâm mộ được phép mua. Họ đã mua 1.000 vé Ed Sheeran từ các trang web chính thức và bán chúng với giá cao hơn thông qua các trang web thứ cấp.

    Quản lý của Sheeran, ông Stuart Camp, người cung cấp bằng chứng cho vụ truy tố, nói: "Chúng tôi luôn biết đến thị trường bán lại, nhưng 7,000 bảng là mức giá quá đỗi vô lý. Phiên tòa này là bước ngoặt đối với tôi.

    "Tôi không nghĩ có ai thực sự mua những tấm vé đó, nhưng cái chúng tôi đang phải đối mặt là hành vi trục lợi và lòng tham. Đó là vé cho show diễn từ thiện gây quỹ chống ung thư Teenage Cancer Trust tại Royal Albert Hall và chúng tôi đã biểu diễn hoàn toàn miễn phí.

    "Chúng tôi muốn tiền được gửi đến đúng người và nếu ai đó muốn trả 7,000 bảng và trao nó cho tổ chức từ thiện thì tôi rất vui, nhưng bạn biết chuyện không như vậy. Tôi không nghĩ họ có mục đích cao quý như vậy. "

    Để chống lại những đối tượng bán lại vé, ông Camp đã giới hạn vé tour diễn vòng quanh thế giới Sheeran thành tối đa bốn vé cho mỗi khách hàng trên trang web chính và giới hạn giá bán lại thông qua một trang web thứ cấp đáng tin cậy duy nhất.

    Hành động ngăn chặn này đã gây ra một số vấn đề cho Hunter và Smith, nhưng họ đang quay sang kiếm tiền với các nghệ sĩ khác. Bằng cách mua hàng trăm vé, họ khiến số lượng vé có sẵn cho người hâm mộ chân chính giảm đi và, bằng cách đó, gián tiếp làm tăng nhu cầu và giá cả.

    Họ đã mua và bán lại vé cho các buổi diễn của Coldplay, Cliff Richard, Taylor Swift, Queen, Little Mix, Depeche Mode và nhiều nghệ sĩ khác.

    Họ đã mua gần 500 vé khi vở kịch Harry Potter và Đứa trẻ bị Nguyền rủa cực kỳ nổi tiếng khai diễn ở West End, London. Các chương trình khác mà họ nhắm đến bao gồm Last Night Of The PromsEdinburgh Military Tattoo.

    Hunter, 51 tuổi và Smith, 66 tuổi, điều hành một cơ sở mà họ khẳng định là doanh nghiệp hợp pháp tại ngôi nhà liền kề ở bắc London của họ. Họ tự hào có được hàng ngàn đánh giá tích cực và được coi là một nguồn bán vé đáng tin cậy.

    Họ đã chi ra tổng cộng khoảng 4 triệu bảng để mua vé và bán chúng với giá 10.8 triệu bảng, một bồi thẩm đoàn được biết trong một phiên tòa kéo dài ba tháng tại Tòa án Tối cao Leeds.

    Họ đã mua chúng từ các trang web chính thức Ticketmaster, See Tickets và AXS. Sau đó, họ bán chúng trên các trang web thứ cấp Viagogo, StubHub, Getmein! và Seatwave.

    Vụ án này là vụ truy tố đầu tiên được tiến hành kể từ khi đội National Trading Standards eCrime bắt đầu điều tra việc bán lại vé trên internet.

    Tiến sĩ Stephen Davies, thuộc nhóm chuyên gia thị trường tự do Economic Affairs, cho biết việc hai đối tượng lừa dối để mua hàng trăm vé đã bị đánh giá là bất hợp pháp. Nhưng, đổi lại, ông lập luận rằng những người bán lại vé cũng đã thực hiện một chức năng kinh tế quan trọng.

    Ông nói: "Về cơ bản, họ là những người môi giới, những người trung gian và nghề này đã tồn tại hàng trăm năm qua. Việc họ làm là đảm bảo hàng hóa, trong trường hợp này là vé, cuối cùng sẽ đến được tay những người muốn mua chúng nhất và sẵn sàng trả giá cao nhất.

    "Trong thuật ngữ kinh tế, đây được gọi là hiệu quả thị trường. Không ai thực sự bị dí súng vào đầu bắt phải trả 7,000 bảng cho một tấm vé Ed Sheeran."

    Stuart Camp cho biết: "Đây chỉ là việc đầu cơ làm giàu, nó không cung cấp dịch vụ mà chỉ cản trở một dịch vụ thực sự tốt dành cho người tiêu dùng.

    "Tôi luôn cảm thấy hối hận khi bản thân có mong muốn tước đi tự do của ai đó, nhưng tôi nghĩ cần gửi tới mọi người thông điệp rằng đây là một hành vi tội phạm."

    VietHome (Theo Sky News)

     

  • Băng đảng này làm giả vé tàu và chỉ bán nửa giá.

    Một băng nhóm tội phạm có tổ chức điều hành một đường dây làm giả vé tàu London Underground trị giá nhiều triệu bảng nay đã bị bỏ tù.

    Khi các kiểm soát viên phát hiện ra các vé tàu giả vào tháng 10/2017, Sở Cảnh sát Giao thông Anh đã tổ chức một chuyên án điều tra.

    Thực tế mà nói, những chiếc vé giả này hoàn toàn giống vé thật. Chúng có thể giúp bạn qua được hàng rào soát vé, và chúng có cả vé tuần và vé tháng từ zone 1 đến zone 6. Nhưng giá vé chỉ bằng một nửa giá thật. 

    Thiệt hại mà băng nhóm này gây ra cho các tổ chức chủ quản tàu điện ngầm là 8 triệu bảng, từ năm 2016-2019.

    NHỮNG KẺ ĐẦU SỎ

    Một trong những kẻ đầu sỏ là Manuel Da Costa Silva. Hắn trở thành kẻ tình nghi số một vì hắn là kẻ phân phối, và là thành viên của một nhóm tội phạm có tổ chức chuyên sản xuất và bán vé ở London.

    Băng nhóm này hoạt động theo sơ đồ kim tự tháp. Silva sẽ nhận một số lượng lớn vé giả rồi chia cho những kẻ phân phối cấp 1. Những kẻ này sẽ bán lẻ cho khánh hàng hoặc bán sỉ cho những kẻ phân phối cấp 2.

    Silva 29 tuổi đã kiếm chác được khá nhiều tiền từ hệ thống lừa đảo này. Bên công tố cho biết hắn sở hữu nhiều quần áo hàng hiệu và xế sang, một chiếc Porsche Panamera và một chiếc BMW I8.

    Hai anh em Stefan và Sorin Covrig, cùng với Ciprian Buda, là những người sản xuất vé giả.

    Chúng dùng vé trắng, đầu đọc thẻ, phần mềm máy tính và máy in để sản xuất vé giả số lượng lớn. 

    Khi cảnh sát đột kích các ngôi nhà của chúng, họ tìm thấy 60.000 tấm vé trắng. Nếu những chiếc vé này được làm thành vé giả, băng nhóm này có thể kiếm được tới 20 triệu bảng.

    HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CỦA CẢNH SÁT

    Cảnh sát phải mất nhiều tháng để điều tra băng nhóm này, đột kích các ngôi nhà từ London đến Leicester mới bắt được Silva, anh em Covrig và Buda. 

    9 người khác cũng bị bắt vì làm việc cho nhóm này. 

    Tổng cộng 13 người đã phải hầu tòa tại Inner London Crown Court vào ngày 14/2. Tất cả đều bị buộc tội làm giả, trong đó 4 kẻ cầm đầu bị kết án tổng cộng 24 năm.

    Thanh tra viên Nick Barr nói: ''Hoạt động của nhóm này đã làm thất thoát lượng tiền đáng lẽ ra sẽ được dùng để nâng cấp hệ thống an ninh, các đoàn tàu và những dịch vụ khác. 

    Lượng vé trắng mà cảnh sát tịch thu được có thể đem lại 20 triệu bảng nếu chúng được biến thành vé giả.

    ''Tất cả bọn chúng đều được lợi, những tên đầu sỏ kiếm hàng trăm ngàn bảng Anh. Đây không phải là tiền của bọn chúng, và chúng tôi sẽ dựa vào pháp luật để cưỡng chế hết tài sản của chúng''.

    ''Chúng tôi đã siết những ngôi nhà trị giá 300,000 bảng mà Stefan Covrig đã mua ở Romania, chúng tôi cũng đã tịch thu xe của Silva''.

    Ông Siwan Hayward, giám đốc chính sách ở TfL, cho biết: "Tội phạm làm giả có tổ chức thế này rất hiếm gặp và chúng tôi có đủ năng lực kiểm soát để ngăn chặn loại tội phạm này. Đội của chúng tôi có 450 kiểm soát viên làm việc ngày đêm, chưa kể một đội chuyên về phát hiện vé giả trong lưu thông''.

    Danh sách bị cáo và án tù

    Đầu sỏ

    Stefan Covrig, 35 tuổi, 7 năm 6 tháng tù

    Sorin Covrig, 23 tuổi, 4 năm 6 tháng tù

    Ciprian Buda, 42 tuổi, 4 năm 6 tháng tù

    Manuel Da Costa Silva, 29 tuổi, 7 năm 6 tháng tù. Tên này còn bị buộc tội rửa tiền.

    Đồng phạm

    Ciprian Dumitru-Stefan, 39 tuổi, 11 tháng tù.

    Yusuf Bello, 27 tuổi, 15 tháng tù.

    Rodney Capemba, 27 tuổi, 18 tháng tù.

    Mamadu Conte, 31 tuổi, 15 tháng tù.

    Adrian Morarescu, 49 tuổi, 14 tháng tù treo.

    Joao Pedro Martins Garcia, 33 tuổi, 150 giờ lao động công ích.

    Dong Nguyen, 33 tuổi, 120 giờ lao động không được trả lương.

    Joanna Li, 26 tuổi, 11 tháng tù treo và 100 giờ lao động không được trả lương.

    1 bị cáo khác không được nêu tên vì lý do pháp lý, cũng bị 15 tháng tù.

    Viethome (theo My London)