Anh trục xuất 3 gián điệp Trung Quốc trong năm 2020

Ngày 4/1, báo The Telegraph dẫn nguồn chính phủ Anh đưa tin nước này đã trục xuất 3 gián điệp Trung Quốc trong năm 2020.

Theo bài báo, 3 gián điệp trên thuộc Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc và làm việc cho 3 cơ quan truyền thông khác nhau của Trung Quốc ở Anh với thị thực nhà báo.

Những người này đã bị buộc phải trở lại Trung Quốc sau khi nhân dạng thật của họ bị Cơ quan Tình báo Nội địa Anh (MI5) phát hiện.

Cũng trong ngày 4/2, cơ quan quản lý truyền thông Anh cũng đã thu hồi giấy phép của một kênh truyền hình Trung Quốc vì cho rằng có dính dáng đến nhà nước Trung Quốc chịu trách nhiệm biên tập kênh này.

Anh rút giấy phép Đài CGTN, Trung Quốc lập tức nói BBC đưa tin giả

Cơ quan quản lý truyền thông của Anh (Ofcom) ngày 4-2 rút giấy phép hoạt động tại Anh của CGTN, kênh tiếng nước ngoài của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, sau khi kết luận Bắc Kinh nắm quyền biên tập nội dung của kênh này.

dai cctv nuoc ngoai
Một biên tập viên của CGTN trong giờ làm việc - Ảnh: AFP

Theo tuyên bố mới nhất của Ofcom, tại Anh, luật phát sóng quy định tổ chức được cấp phép phát sóng phải kiểm soát dịch vụ được cấp phép, bao gồm quyền biên tập các chương trình họ trình chiếu.

Bên cạnh đó, luật của Anh cũng quy định các tổ chức chính trị không được phép sở hữu giấy phép này.

Ofcom cho biết giấy phép hoạt động tại Anh của CGTN hiện do Công ty truyền thông Star China Media Limited (SCML) nắm giữ. Tuy nhiên, SCML không đáp ứng đủ yêu cầu pháp lý để sở hữu giấy phép của họ.

"Điều tra của chúng tôi cho thấy tổ chức nắm giữ giấy phép hoạt động của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc không có quyền biên tập đối với các chương trình của đài. Chúng tôi không thể cấp phép để SCML chuyển giao giấy phép này cho Tổng công ty CGTN vì kênh này thuộc kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc", Ofcom thông báo.

Cụ thể, sau quá trình điều tra, Ofcom nhận định SCML chỉ là "nhà phân phối dịch vụ", không có quyền kiểm soát nội dung. Ngoài ra, họ cũng phát hiện không một nhân viên nào của CGTN có quyền ra quyết định hoặc chịu trách nhiệm vận hành kênh mỗi ngày là nhân viên của SCML.

Theo Hãng tin Reuters, Anh và Trung Quốc đã liên tục tranh cãi trong nhiều tháng qua về nhiều vấn đề, từ luật an ninh quốc gia mới tại Hong Kong, Huawei cho đến người Duy Ngô Nhĩ.

Chỉ vài phút sau khi Ofcom công bố quyết định mới nhất, Trung Quốc thông báo đã gửi "các tuyên bố nghiêm khắc" đến Đài BBC (British Broadcasting Corp) của Anh. Bắc Kinh cáo buộc BBC đã tung "tin giả" về đại dịch COVID-19, đồng thời yêu cầu Đài BBC xin lỗi công khai.

Theo Hãng tin Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khiếu nại bản tin ngày 29-1 về COVID-19 của BBC là đã "liên hệ đại dịch với chính trị" và "nhấn mạnh các giả thuyết về việc Trung Quốc giấu dịch".

Trung Quốc cũng yêu cầu BBC "ngừng nuôi dưỡng ý thức hệ thiên vị, ngừng bôi nhọ Trung Quốc, đề cao đạo đức nghề nghiệp, đồng thời đưa tin khách quan và công bằng về Trung Quốc".