• Hôm 16.2, giới chức Hồng Kông thông báo bắt giữ 7 nghi phạm của một đường dây rửa tiền giá trị lên đến 1,8 tỉ USD, lớn nhất trong lịch sử đặc khu Trung Quốc.

    hk 17080711068071521480038
    Một số hàng hóa bị Hải quan Hồng Kông tịch thu trong quá trình điều tra. Ảnh: HẢI QUAN HỒNG KÔNG

    Phía Hải quan Hồng Kông cho biết nhóm 7 người gồm 5 đàn ông và 2 phụ nữ, tuổi từ 23-74. Một trong số này được cho là kẻ cầm đầu đường dây rửa tiền.

    Theo Reuters hôm 16.2, nhà chức trách sở tại không tiết lộ quốc tịch của các nghi phạm, nhưng cho hay toàn bộ là thường trú nhân của Hồng Kông.

    Trong quá trình điều tra, giới hữu trách tịch thu khối lượng tài sản trị giá tổng cộng 21,2 triệu USD, bao gồm 5 bất động sản và 3 cơ sở kinh doanh.

    Quan chức Yeung Yuk Man thuộc Hải quan Hồng Kông cho biết đã chia sẻ thông tin điều tra cho một số cơ quan hành pháp trong khu vực, bao gồm Ấn Độ.

    Đường dây rửa tiền được cho có liên quan đến những vụ lừa đảo trực tuyến ở Ấn Độ, cũng như các thương vụ mua bán đá quý như kim cương.

    Những kẻ tham gia đường dây đã sử dụng các công ty bình phong và nhiều tài khoản ngân hàng để rửa tiền, trong đó một tài khoản tiếp nhận hơn 50 lượt chuyển tiền/ngày. Giới hữu trách không công bố tên các ngân hàng liên quan.

    Nhóm 7 nghi phạm sau khi bị bắt đã được bảo lãnh tại ngoại trong lúc cuộc điều tra được tiến hành, và cảnh sát Hồng Kông không loại trừ khả năng bắt giữ thêm các nghi phạm khác.

    Theo Thanh Niên

  • Phạm Hùng Tuấn, 34 tuổi, cùng đồng phạm bị xét xử vì mang 538.000 USD giả đến ngân hàng bán, trong đó đổi trót lọt gần 260.000 USD lấy 5,7 tỷ đồng chia nhau.

    Ngày 25/1, Tuấn cùng Néang Sóc Rane, 37 tuổi, người Khơmer; Đỗ Văn Trung, 47 tuổi, và Nguyễn Bảo Duy, 28 tuổi, bị TAND TP HCM xét xử về tội Tàng trữ, lưu hành tiền giả.

    ban tien gia cho ngan hang 1
    Bị cáo Néang Sóc Rane, Phạm Hùng Tuấn, Đỗ Văn Trung và Nguyễn Bảo Duy (từ phải qua) tại tòa. Ảnh: Hải Duyên

    Trả lời HĐXX, Tuấn, Rane và các bị cáo thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố. Tuấn cho biết nhận tổng cộng 538.000 USD tiền USD giả từ Rane và Trung sau đó cùng Duy và một số người mang đi tiêu thụ, song chỉ đổi được 250.000 USD.

    Là người có vai trò chủ mưu trong vụ án, Rane cho biết, khoảng tháng 7/2021 quen Thy (quốc tịch Campuchia, không rõ lai lịch) khi người này sang Việt Nam khám bệnh. Thy đặt vấn đề sẽ cung cấp USD giả cho Rane tiêu thụ tại Việt Nam, đồng thời giới thiệu cho gặp Đỗ Văn Trung để giao dịch và xử lý tiền giả.

    Khi gặp Trung, Rane nói có nguồn tiền USD phát hành năm 2006 (tiền cũ không được phép lưu hành) nếu ai đổi được thì giới thiệu và sẽ chia hoa hồng. Trung sau đó giới thiệu cho Rane liên lạc với Phạm Hùng Tuấn giao dịch. Rane đã liên lạc với Tuấn và hai lần bán USD giả cho người này.

    Cụ thể, ngày 9/8/2021, Rane giao cho Tuấn 258.000 USD giả. Sau khi nhận tiền, Tuấn và Duy mang đến Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tân Bình để bán nhưng bị từ chối do tiền cũ. Tuấn sau đó đưa Duy toàn bộ số USD này và thỏa thuận nếu bán được sẽ được hưởng 65%, Tuấn nhận 35% còn lại.

    Duy nhờ chú ruột là Kiều Bá Sơn mang đến Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh Hoa Việt, đổi thành công 250.000 USD được hơn 5,7 tỷ đồng. Còn 8.000 USD do ngân hàng không đủ tiền nên Sơn mang về trả lại.

    Duy chuyển cho Tuấn gần 2 tỷ đồng, giữ lại 3,7 tỷ đồng như thỏa thuận. Sau khi nhận được tiền bán USD giả từ Duy, Tuấn chuyển cho Rane 1,6 tỷ đồng, trả công cho Trung 90 triệu đồng còn lại chiếm hưởng. Trung được Race trả công thêm 95 triệu.

    Hai hôm sau, ngân hàng phát hiện số USD này có nhiều tờ trùng seri hoặc mờ nên yêu cầu Sơn hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã đổi, hoặc nộp thêm số USD không hợp lệ để bù vào.

    Sơn nói cho Duy biết có nhiều tờ USD "lỗi" và phải làm theo một trong hai phương án ngân hàng đưa ra. Duy sau đó liên lạc với Tuấn để lấy thêm USD bù lại số tờ bị lỗi nhưng không có, đồng thời người này tắt liên lạc. Sơn và Duy phải gom tiền để trả lại cho ngân hàng toàn bộ 5,7 tỷ đồng đã nhận.

    ban tien gia cho ngan hang 1
    Bị cáo Néang Sóc Rane khi được dẫn vào phòng xử. Ảnh: Hải Duyên

    Đến ngày 24/8/2021, thông qua Trung, Tuấn tiếp tục nhận thêm của Rane 280.000 USD cũ. Ngày hôm sau, Tuấn mang số tiền giả này đến một ngân hàng ở quận Tân Bình để đổi nhưng không được.

    Vừa bước ra khỏi ngân hàng, Tuấn bị Tổ tuần tra phòng chống Covid-19 thuộc Công an quận Tân Bình phát hiện có biểu hiện nghi vấn, bắt quả tang tàng trữ 28 xấp tiền USD giả, tổng cộng 280.000 USD (mỗi xấp có 100 tờ mệnh giá 100 USD).

    Từ lời khai của Tuấn, tối cùng ngày, cảnh sát khám xét nơi ở của Rane tại quận 7, thu giữ xấp tiền gồm 88 tờ có mệnh giá 100 USD (tương đương 8.800 USD) và một số tang vật.

    Cơ quan điều tra chưa truy tìm được Thy. Còn Kiều Bá Sơn và một số người liên quan khác không biết số ngoại tệ được các bị cáo nhờ bán là giả nên không có căn cứ xử lý. Nhà chức trách kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc chấn chỉnh việc tiếp nhận, kiểm tra trong quá trình thu đổi ngoại tệ và thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện ngoại tệ giả, nghi giả.

    Chiều nay, sau nhiều giờ xét xử, HĐXX tuyên phạt bị cáo Rane 20 năm tù, Tuấn 17 năm, Trung 14 năm và Duy 10 năm tù.

    Theo tòa, Rane là người có vai trò chủ mưu trong vụ án nên phải nhận mức án nghiêm khắc nhất. Bị cáo Tuấn, Trung là người giúp sức tích cực nên cũng cần xử lý nghiêm. Bị cáo Duy giúp sức cho Tuấn trong việc tiêu thụ 258.000 USD giả, đã cùng Sơn khắc phục toàn bộ thiệt hại nên xem xét giảm nhẹ một phần trách nhiệm.

    Theo VnExpress

  • Một mạng lưới những 'người giao hàng' bay hạng thương gia để có thêm hành lý miễn cước, vận chuyển hơn 1 triệu USD mỗi lần từ London đến Dubai.

    giau tien qua san bay 1
    Những túi tiền mặt được đóng gói hút chân không trong vali bị thu giữ tại sân bay Heathrow. Ảnh: NCA.

    Họ trông giống như du khách bình thường với những chiếc túi rất lớn. Tuy nhiên, giống như một mạng lưới của loài kiến, những người này đã mang hàng chục triệu USD tiền mặt từ London về Dubai.

    Cơ quan chống Tội phạm Quốc gia của Anh (NCA) triệt phá một mạng lưới rửa tiền được cho là đã chuyển hơn 100 triệu bảng Anh, tương đương 125 triệu USD.

    Tiền được đóng gói hút chân không

    Theo cơ quan này, một tòa án ở London đã xác định thêm hai người đàn ông phạm tội vận chuyển tiền bất hợp pháp hôm 11/1, nâng mức kết án trong mạng lưới chuyển tiền mặt lên 16 người.

    Những “shipper” vận chuyển tiền của mạng lưới, thường đóng giả là khách du lịch, được trả tới 5.000 bảng Anh để chuyển giao những túi tiền mặt.

    Họ bay hạng thương gia để có thêm hành lý miễn cước và mang theo 1 triệu bảng Anh trở lên bằng cách ký gửi ba hoặc bốn chiếc vali.

    Những bức ảnh và video do NCA công bố cho thấy một số người mang tiền trong vali có bánh xe ở sân bay Heathrow và cảnh tượng từ các phòng khách sạn của họ ở Dubai.

    Cuộc điều tra của NCA phát hiện các thành viên của đường dây tội phạm đã đếm và đóng gói chân không số tiền nhận được từ các băng đảng tội phạm khác trong các căn hộ ở London, sau đó cho tiền vào vali khóa kín để “shipper” đến lấy. Khi đặt chân đến Dubai, những người này nhận được hình ảnh một bức thư để trình cho các nhân viên hải quan. Các điều tra viên của NCA cho biết sau đó những người này sẽ lưu trú ở các khách sạn năm sao trong vài ngày.

    giau tien qua san bay 1
    Hình ảnh từ video CCTV do Cơ quan Tội phạm Quốc gia Vương quốc Anh công bố cho thấy một trong những "shipper" vận chuyển tiền tại Sân bay Heathrow ở London. Ảnh: NCA.

    Nước Anh trong nhiều năm đã cố gắng ngăn chặn hoạt động rửa tiền thông qua các ngân hàng và bất động sản, đặc biệt là từ nước ngoài. Các luật sư về tội phạm tài chính cho biết việc thắt chặt các quy định và luật pháp đã khiến nhiều băng nhóm tội phạm gặp khó khăn hơn trong việc rửa tiền theo những cách truyền thống như thông qua các công ty vỏ bọc hoặc doanh nghiệp nhỏ.

    Vận chuyển truyền thống, bao gồm cả việc thuê người chuyển phát với số tiền tương đối nhỏ, đã trở thành một giải pháp thay thế.

    Adrian Searle, giám đốc trung tâm kinh tế quốc gia của NCA, cho biết các nhóm tội phạm đang theo đuổi hình thức chuyển tiền công nghệ thấp này.

    Luồn lách để rửa tiền

    NCA cho biết lần đầu tiên họ bắt gặp mạng lưới này vào năm 2020, khi các nhân viên hải quan phát hiện 500.000 bảng Anh trong một chiếc túi bị thất lạc trên đường đến Dubai. Cuối năm này, nhân viên hải quan đã chặn hai người phụ nữ mang theo vali với lượng lớn tiền mặt.

    Các điều tra viên của NCA đã thu giữ số tiền mặt và cạo tìm ADN cũng như dấu vân tay, đồng thời nghiên cứu cách đóng bao bì, liên hệ với trường hợp một người đàn ông bị tình nghi phạm tội khác.

    Khi khám xét nhà của một trong hai phụ nữ nói trên, các điều tra viên phát hiện ra rằng trước đây cô từng tới Dubai và khai báo với các quan chức hải quan ở đó rằng cô đang mang về hàng triệu bảng Anh cho một công ty địa phương.

    Giới chức điều tra đã liên kết số điện thoại và email được sử dụng để đặt chuyến bay của những người phụ nữ này tới các hãng hàng không khác và với một nhân vật được cho là cầm đầu công ty ở Dubai. Họ phát hiện những đối tượng này đã liên lạc trên các nhóm WhatsApp, trong đó có một nhóm có tên “Ánh nắng và kẹo mút”.

    NCA cho biết các đã có 83 chuyến bay chuyển tiền kiểu này từ tháng 11/2019 đến tháng 10/2020. Các quan chức nước này nghi ngờ phần lớn số tiền đến từ hoạt động buôn bán ma túy và cho rằng tiền bẩn đã tích tụ ở Anh trong thời kỳ đại dịch và cần một lối thoát.

    Tờ tiền mệnh giá lớn nhất ở Vương quốc Anh là tờ 50 bảng, mặc dù Scotland - nơi phát hành tiền giấy riêng - có tờ 100 bảng. Khu vực đồng euro đã loại bỏ dần tờ 500 euro vì chúng có khả năng được sử dụng vào mục đích phạm tội và nhiều người kêu gọi điều tương tự đối với tờ 100 USD.

    NCA cho biết Ali Al-Nawab, một trong những người đàn ông bị kết án hôm 11/1, đã vận chuyển hơn 11 triệu bảng Anh tiền mặt cho mạng lưới. Người còn lại, Mehdi Amrollahbibiyouki, vận chuyển về 3,2 triệu bảng Anh trong hai chuyến đi.

    giau tien qua san bay 1

    giau tien qua san bay 1
    Ali Al-Nawab (trên) và Mehdi Amrollahbibiyouki (dưới). Ảnh: NCA.

    Nhiều người vận chuyển tiền lậu bị kết án đã nhận được án treo và một hình thức phục vụ cộng đồng.

    Kẻ cầm đầu bị kết án 9 năm tù vào tháng 7/2022. NCA cho biết người này bị bắt khi đang đi thăm London cùng gia đình vào tháng 12/2021 để xem ngắm đèn Giáng sinh. Dữ liệu trên ba chiếc điện thoại người này mang theo đã giúp làm sáng tỏ mạng lưới. NCA cho hay mức thù lao của người này trong mỗi phi vụ chuyển tiền là 10%.

    Người này đã tích lũy điểm trên thẻ hãng hàng không Emirates của mình cho tất cả chuyến bay thương gia trong các phi vụ chuyển tiền, từ đó có được các chuyến bay hạng nhất cho bản thân. Giới chức trách nói rằng số dặm bay thường xuyên của người này đã giúp họ theo dõi mạng lưới hoạt động.

    Theo Znews

  • Từ sản phẩm để đi dưới chân, những đôi giày Nike đã trở thành công cụ đầu cơ, đa cấp và rửa tiền trong kinh doanh online như thế nào?

    Vào một ngày tháng 5/2022, một máy bay tư nhân đáp xuống Eugene-Mỹ với 2 người đàn ông. Đây là hai trong số những thành viên mạng lưới buôn giày đa cấp của Michael Malekzadeh (Zadeh), ông chủ của hãng Zadeh Kicks, một trong những hệ thống bán giày lớn nhất trên thị trường thứ cấp của Mỹ.

    Thế nhưng với 2 người đàn ông đến Eugene và nhiều thành viên khác, họ tập trung lại ở kho chứa gần 60.000 đôi giày của Zadeh chỉ để đòi lại tiền, hoặc ít nhất là những đôi giày chưa được nhận của mình sau quãng thời gian dài chờ hàng. Cảnh sát được gọi đến để giải quyết và mọi người phải ra về trong nỗi bực tức bị lừa đảo.

    Tất cả những đôi giày trong kho ở Eugene đã bị sang tên đổi chủ và đang bị thanh lý nhằm trả các khoản nợ của hãng, và chẳng ai làm gì nổi Zadeh nữa ngoài việc kiện ra tòa.

    buon giay nike 1

    Rửa tiền và đa cấp

    Hãng tin Bloomberg cho hay trong vòng 4 năm, Zadeh đã nhận đặt hàng trước những đôi giày Nike còn chưa được ra mắt với mức giá rẻ hơn nhiều so với thị trường. Câu chuyện này khiến nhiều người tò mò vì chẳng hiểu tại sao Zadeh làm được điều đó với số lượng lớn đến như vậy.

    Chiến lược của Zadeh là làm mọi cách để đẩy giá giày lên cao, thu mua số lượng lớn để tạo nên sự khan hiếm và kích cầu trên thị trường thứ cấp. Thế nhưng nguồn giày từ đâu lại thành câu đố.

    Trong khi đó giới chơi giày lại tò mò, đồn đoán rằng Zadeh hưởng lợi từ việc mua hàng số lượng lớn được giảm giá, hoặc nhờ mối quan hệ từ người vợ cũ đang làm giám đốc chuỗi bán giày Foot Locker Inc.

    Tuy nhiên sự thật có là gì thì Zadeh cũng nhanh chóng trở thành ông lớn trên thị trường bán giày thứ cấp khi vô số người mua đổ tiền vào đây để bán lại tiếp cho người đến sau, tạo nên một mạng lưới đa cấp. Nhiều nhà bán lẻ trực tuyến nhỏ đã trở thành quân bài của Zadeh trong việc tiêu thụ hàng hóa.

    Mặc dù vậy, nguồn tin giấu tên của Bloomberg cho hay chẳng có bí mật gì ở đây cả, Zadeh chỉ đơn giản là chờ cho đến khi mẫu giày ra mắt và mua lại trên thị trường, sau đó bán lại cho các nhà phân phối thứ cấp trong mạng lưới. Chính điều này khiến thời gian đợi hàng của người mua giày Zadeh lâu hơn, thậm chí đến cả năm trời.

    buon giay nike 1
    Michael Malekzadeh

    Trong bản cáo trạng tháng 7/2022, các công tố viên liên bang đã cáo buộc Zadeh rửa tiền, lừa đảo khi thường xuyên bán giày với mức giá lỗ. Nếu không có đủ hàng thì đôi khi Zadeh sẽ chi tiền bồi thường khoản đặt trước của khách hàng nhưng nguồn tiền từ đâu thì lại không rõ ràng.

    Bởi vậy, các công tố viên đã nhận định mô hình kinh doanh bán giày kiểu đa cấp trị giá 85 triệu USD của Zadeh không chỉ mang tính chất lừa đảo người tham gia, mà còn có dấu hiệu rõ ràng của việc rửa tiền, biến những đồng tiền phạm pháp thành hợp pháp thông qua kinh doanh bán giày.

    Biên bản tòa án ghi rõ rằng Zadeh đã quảng cáo, nhận đơn hàng và thu tiền từ khách hàng đặt mua giày dù biết rõ bản thân chẳng thể đáp ứng được hết những thỏa thuận này. Thậm chí người vợ Bethany Mockerman làm quản lý tài chính cho mạng lưới này cũng bị cáo buộc thông đồng với chồng. Nếu bị buộc tội, cặp đôi này sẽ phải lãnh án 30 năm tù.

    Đáp trả, phía luật sư của Zadeh cho rằng họ chỉ đơn giản là không đáp ứng kịp nhu cầu quá lớn của khách hàng khi thị trường bùng nổ trong và hậu đại dịch.

    Hãng tin Bloomberg cho hay thị trường giàu thứ cấp trên thế giới đã bùng nổ mạnh những năm gần đây. Số liệu của hãng TD Cowen cho thấy tổng giá trị thị trường giày mua đi bán lại này tại Bắc Mỹ đã vượt 2 tỷ USD với vô số nhà đầu cơ và những chân rết bán hàng.

    Dù người sưu tập giày hay cá nhân mua sử dụng khá nhiều nhưng chính những kẻ đầu cơ, bán hàng trong các mạng lưới đa cấp mới là tay chơi chính khi bỏ hàng trăm nghìn USD mua những lô giày lớn và thao túng giá trị thị trường.

    Phần lớn các đôi giày như của Nike trên thị trường này thuộc những bộ sưu tập hiếm hoặc mới ra mắt, chưa có nhiều trên các cửa hàng phân phối chính thức, tạo cơ hội cho những kẻ như Zadeh trục lợi.

    Theo Bloomberg, mô hình của Zadeh khiến vô số những nhà đầu cơ chỉ với 1.000 USD cũng có thể kiếm lời từ buôn giày độc. Thế nhưng khi mạng lưới đổ bể thì hàng nghìn người khác trong hệ thống phải lao đao với hàng triệu USD tiền nợ bốc hơi. Sự tức giận của mọi người khiến Zadeh thậm chí phải đi trốn dù đã cố gắng bán tháo hàng tồn kho để trả nợ.

    Làm giàu không khó?

    Những người quen của Zadeh cho biết tên này tốt nghiệp đại học Oregon và đã bắt đầu bán giày trực tuyến trên eBay từ năm 2010. Ban đầu Zadeh bán những thương hiệu giày nổi tiếng như của Nike nhưng gặp khó vì cạnh tranh gay gắt.

    Thế rồi kể từ khi sáng lập nên Zadeh Kicks năm 2013, mô hình kinh doanh của Zadeh thay đổi với việc thu hút khách hàng đặt cọc mức giá họ cảm thấy có lời, mua với số lượng lớn và chờ đợi lúc các hãng giày ra mắt sản phẩm với giá cao hơn.

    Trò chơi này đem lại lợi nhuận cho vô số người tham gia bán giày trực tuyến và thu hút thêm nhiều người ham làm giàu nữa tham gia với lời quảng cáo: “Ngồi nhà bán giày cũng giàu”.

    Khi đại dịch diễn ra năm 2020, lượng khách hàng mua giày trực tuyến và trên thị trường thứ cấp bùng nổ, Zadeh được cho là đã kiếm hàng triệu USD mỗi tháng. Kẻ buôn giày đa cấp này bắt đầu sống cuộc đời xa hoa với xe sang và biệt thự.

    Thế nhưng cuộc chơi của Zadeh lại chấm dứt khi Nike tung ra sản phẩm “Air Jordan 11 Cool Grey” vào Giáng sinh năm 2021 với giá 225 USD ngoài cửa hàng. Trong khi đó Zadeh bán đôi giày này chỉ với 115 USD.

    Thông thường Zadeh sẽ bán giày lại cho mạng lưới và bù lỗ bằng nguồn tiền không rõ ràng cho những trường hợp không có đủ hàng. Thế nhưng trong ngày ra mắt, Zadeh nợ tới hơn 600.000 đôi giày trên tổng số 1,2 triệu đôi được tung ra thị trường. Hậu quả là Zadeh không kiếm được hàng cho quá nhiều hợp đồng đã thanh toán, đẩy mức bồi thường vượt quá giới hạn chịu đựng.

    Tệ hơn, Zadeh vẫn còn nợ hàng chục nghìn đôi “Air Jordan 4 Retro Military Black” đã nhận tiền, được Nike ra mắt trong tháng 5/2022. Hậu quả là Zadeh quyết định chấm dứt mạng lưới đa cấp này vào đầu năm 2022 bằng cách sang tên đổi chủ cho người khác.

    Đến khi phiên tòa diễn ra vào tháng 7/2022, vô số người đã mất tiền khi tham gia mạng lưới của Zadeh, từ những cá nhân chỉ mua nhỏ với 200 USD cho đến những nhà đầu cơ chi hẳn 1 triệu USD mua hàng.

    CafeF (nguồn: Bloomberg)

  • Đây là một "cái bẫy" mà bất kỳ ai cũng có thể rơi vào, dù tỉnh táo hay không.

    Đó là tình huống mà Ebony King (hiện 32 tuổi) gặp phải vào cuối năm cuối thời trung học, năm 2010. Và nó dẫn đến một loạt sự kiện đáng kinh ngạc khiến cuộc đời cô thay đổi mãi mãi.

    Ở tuổi 19, với số điểm cao nhất ở trường đã giúp Ebony có được suất học tại một trường đại học ở London để theo học ngành tâm lý học. Một người bạn hỏi vay Ebony số tiền 50 bảng Anh. Cô vui vẻ cho mượn mà không nghĩ xa xôi. 2 tháng sau đó, bạn của Ebony đã trả nợ như đã hứa bằng cách chuyển tiền vào tài khoản của cô. Nhưng khi cô đi rút tiền thì phát hiện anh ta đã trả thừa cho cô vài trăm bảng Anh.

    ket toi rua tien
    Ebony King vô tình tham gia vào một hoạt động rửa tiền khi cô đề nghị cho một người bạn vay 50 bảng.

    “Tôi đã gọi cho anh ta ngay lập tức để báo cho anh ta biết”, Ebony kể. "Anh ta nói rằng đó chắc chắn là một sự cố nhầm lẫn và nhờ tôi rút tiền mặt từ ngân hàng để trả lại cho anh ta. Tôi không thắc mắc gì cả. Tôi đưa tiền mặt cho anh ta và nghĩ rằng mọi chuyện thế là xong".

    6 tháng trôi qua mà không có sự cố nào xảy ra. Nhưng rồi, bất ngờ, cảnh sát đột ngột gõ cửa vào nhà Ebony ở thị trấn Dagenham, Đông London (Anh).

    "Tôi rất sốc và bối rối", Ebony nói. "Cảnh sát nói rằng họ sẽ bắt tôi và đưa tôi về đồn nhưng tôi không biết để làm gì".

    Được biết, số tiền gửi vào tài khoản của Ebony là tiền thu được từ một vụ lừa đảo trực tuyến. Việc Ebony cho phép tiền nằm trong tài khoản của mình và rút tiền ra khiến cô trở thành kẻ rửa tiền.

    Mới đây, Money Mail tiết lộ mức độ nghiêm trọng của việc nhiều người trẻ tuổi đang được tuyển dụng để thực hiện các hoạt động giao dịch qua ngân hàng tưởng như vô hại nhưng là tiếp tay cho bọn tội phạm.

    Nạn nhân bị những kẻ lừa đảo tiếp cận, sử dụng các thủ đoạn thông minh để truy cập vào tài khoản ngân hàng của họ nhằm rửa tiền bất hợp pháp.

    Những khoản tiền chuyển vào tài khoản nạn nhân có thể bắt nguồn từ hành vi lừa đảo, buôn bán ma túy hoặc buôn người. Trong nhiều trường hợp, các nạn nhân không hề nghi ngờ khi được thông báo rằng nếu họ cho phép tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng của mình và rút tiền ra hoặc gửi vào tài khoản khác, họ sẽ có "hoa hồng".

    Nhưng có những trường hợp khác, chẳng hạn như tình huống của Ebony, nạn nhân chỉ đơn giản tin rằng họ đang giúp đỡ một người bạn.

    Ngay cả khi bạn không biết số tiền bạn đang chuyển có nguồn gốc bất hợp pháp, bạn vẫn có thể bị truy tố về tội rửa tiền.

    Ebony trở thành kẻ có tiền án tiền sự và bị kết tội che giấu, chuyển đổi và chuyển giao tài sản phạm tội. Người bạn của cô đã biến mất và không bao giờ bị buộc tội hay kết án.

    "Bản án ấy đã hủy hoại cuộc đời tôi. Họ dùng tôi làm vật tế thần và hành động như thể tôi là kẻ chủ mưu đằng sau chiến dịch này. Khi đó tôi vẫn còn là một thiếu niên", cô nói. 'Tôi bị từ chối việc làm và bị xếp hạng tín dụng rất tệ trong một thời gian rất dài. Tôi thật may mắn khi vẫn tìm được những nhà tuyển dụng lắng nghe câu chuyện của tôi và hiểu chuyện gì đã xảy ra”.

    Ebony, giờ đây đã dũng cảm kể câu chuyện của mình lần đầu tiên. Người phụ nữ cho biết giờ đây cô đã có đủ tự tin để lên tiếng vì hồ sơ tội phạm của cô cuối cùng đã được xóa bỏ sau 12 năm. Cô tìm được công việc cố vấn bệnh nhân tại NHS và đã có 3 đứa con.

    Nhưng Ebony nói rằng cô đã không thể tin tưởng những người bạn thân trong một thời gian dài.

    Cô nói: “Tôi thực sự khó có thể tin tưởng bất cứ ai sau khi chuyện đó xảy ra và tôi thậm chí không muốn có tài khoản ngân hàng”.

    Năm 2019, Ebony thành lập tổ chức từ thiện ElevateHer ở Barking và Dagenham, Đông London, để hỗ trợ những cô gái tuổi teen và phụ nữ trẻ dễ bị tổn thương.

    Hiện cô đã hợp tác với Snapchat và Barclays (một công ty của Anh quốc chuyên điều hành dịch vụ tài chính trên toàn thế giới) để nâng cao nhận thức về những kẻ lừa tiền và sẽ trực tiếp đến trường học để giảng dạy học sinh về những rủi ro. Những tội danh tham ô tiền có thể dẫn đến án tù lên tới 14 năm trong những trường hợp nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, hầu hết các nạn nhân không biết mình tham gia vào việc gì đều không bị kết án.

    Ross Martin, người đứng đầu bộ phận an toàn kỹ thuật số tại Barclays, nói: "Thật đáng buồn là câu chuyện của Ebony lại quá phổ biến. Đừng bao giờ nhận tiền vào tài khoản của bạn nếu bạn không biết nó đến từ đâu. Nếu bạn đã nhận được tiền và không chắc chắn về nguồn gốc của nó, đừng gửi nó cho bất kỳ ai khác và hãy liên hệ ngay với ngân hàng của bạn".

    Ebony tiếp tục theo học ngành tâm lý học và tư vấn tại Đại học East London và cuối cùng đã tốt nghiệp. "Tôi đã không để sự việc năm đó ngăn cản bước tiến tôi. Và tôi biết rất nhiều người trẻ ngày nay đang phải đối mặt với nguy cơ này nên tôi muốn giúp đỡ họ", cô nói.

    Kênh 14 (Nguồn: Daily Mail)

  • Băng nhóm 6 tên đã tránh được án tù nhưng phải chịu sự quản thúc từ xa. 

    van chuyen tien phi phap 1
    Beatrice Auty, thường trú tại Fulham, đã thực hiện nhiều chuyến đi đến Dubai và nhét tiền mặt phi pháp vào vali. Ảnh: NCA

    Một băng nhóm buôn lậu đã thoát án tù sau khi vận chuyển 104 triệu bảng tiền bẩn từ Sân bay Heathrow đến Dubai (thủ đô của Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống Nhất). 6 tên này đóng vai trò là những "con la vận chuyển". Đây đều là tiền phi pháp của các băng nhóm tội phạm buôn ma túy. 

    Tại Tòa án Isleworth Crown Court, Jonathan Johnson 55 tuổi, Amy Harrison 27 tuổi và Jo-Emma Larvin 44 tuổi đã bị tuyên 24 tháng tù treo. Beatrice Auty 26 tuổi bị kết án 42 tháng tù giam. 

    Muhammed Ilyas 31 tuổi, và Nicola Esson 57 tuổi, thừa nhận tội rửa tiền và cũng chịu mức án 24 tháng tù treo.

    van chuyen tien phi phap 1
    Jonathan Johnson và Emma Larvin bước ra khỏi tòa sau khi bị kết án tội buôn tiền. Ảnh: Phil Harris / Daily Mirror

    Johnson, Harrison, Auty và Larvin đã thực hiện nhiều chuyến đi đến Dubai với những vali đầy tiền. Theo công tố viên, những tên này hẳn phải biết đây là tiền phi pháp. Khi nhận tội, cả 4 bị cáo đều thừa nhận mình có liên quan đến hoạt động phi pháp. 

    Abdulla Alfalasi 47 tuổi là đầu sỏ. Hắn đã sắp xếp 83 chuyến đi thành công trong vòng 18 tháng với tổng số tiền vận chuyển là 104 triệu bảng. Thông thường, mỗi vali sẽ chứa lên tới £500,000. Các bị cáo sẽ nhận được £3,000 cho mỗi chuyến đi.

    Alfalasi đến từ Dubai. Hắn đã bị tuyên án hơn 9 năm tù vì vai trò của hắn trong vụ án này. Tara Hanlon 32 tuổi, và Zdenek Kamaryt 39 tuổi, lần lượt bị tuyên án 34 và 31 tháng tù giam.

    van chuyen tien phi phap 1
    Cựu người mẫu Emma Larvin từng hẹn hò với tay đấm bốc người Anh, Joe Calzaghe. Ảnh: NCA

    Công tố viên (CPS) cho biết: "Các bị cáo đã đóng vai trò vận chuyển một trong những phi vụ rửa tiền lớn nhất Anh quốc. Một lượng tiền bẩn khổng lồ lên đến 104 triệu bảng đã được vận chuyển đến Dubai. Các bị cáo chắc hẳn phải biết hoặc nghi ngờ số tiền này là lợi nhuận từ các hoạt động phi pháp. 

    "Rửa riền là một khía cạnh thiết yếu của hoạt động tội phạm có tổ chức, làm giàu cho các tên tội phạm, hỗ trợ cho các hành vi phạm tội trong tương lai. Rửa tiền làm suy yếu nền kinh tế Anh và đe dọa an ninh quốc gia. Hoạt động rửa tiền ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. CPS đã tiến hành các thủ tục tố tụng để truy thu những khoản tiền bất chính này".

    van chuyen tien phi phap 1
    Jonathan Johnson đã thực hiện nhiều chuyến đi đến Dubai, thu lợi £3,000 mỗi chuyến đi. Ảnh: NCA

    Điều tra viên cấp cao của Cục chống Tội phạm Quốc gia, ông Ian Truby cho biết: "Những kẻ vận chuyển tiền bẩn là những bánh răng quan trọng trong bánh xe rửa tiền. Chúng được thuê mướn bởi một băng nhóm tội phạm có tổ chức, âm mưu tuồn những khoản tiền phi pháp khổng lồ ra khỏi Vương quốc Anh. Việc rửa tiền ra nước ngoài sẽ không thể tiến hành nếu không có những kẻ tham lam sẵn sàng đánh đổi cuộc đời cho một kì nghỉ đầy nắng hay một chút lợi vặt".

    "Tiền mặt là máu của các băng nhóm tội phạm có tổ chức, giúp chúng tiếp tục tái đầu tư vào các hoạt động phi pháp, chẳng hạn buôn ma túy. Tiền bẩn gây ra bạo lực và mất an ninh trên toàn thế giới. Đó là lý do chúng tôi sẽ tiếp tục chặn đứng những "con la vận chuyển này"".

    Viethome (theo MyLondon)

  • 'Tỷ phú bậc thầy Gucci' thường xuyên khoe khoang cuộc sống thượng lưu lên mạng xã hội bị tòa án Mỹ kết án 11 năm tù vì hành vi rửa tiền và lừa đảo xuyên quốc gia.

    Một nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội người Nigeria thường xuyên khoe khoang cuộc sống xa hoa bên cạnh những chiếc phi cơ riêng và xế sang đã bị tòa án Mỹ kết án 11 năm tù giam trước cáo buộc lừa đảo hàng tỉ USD của các công ty ở Mỹ và tại nhiều quốc gia khác. 

    CNN đưa tin, Ramon Abbas (40 tuổi) nổi tiếng có hàng triệu người theo dõi trên Instagram với nghệ danh Ray Hushpuppi. Vào tháng 4/2021, Abbas đã thừa nhận tội rửa tiền. 

    ty phu bac thay gucci rua tien 1
    "Tỷ phú" lừa đảo trên mạng bị kết án 11 năm tù giam vì hành vi rửa tiền. (Ảnh: CNN)

    Ngoài bản án 11 năm tù giam được tòa án Mỹ công bố hôm 7/11, Thẩm phán quận Otis D. Wright II còn yêu cầu bị cáo Abbas trả 1,7 triệu USD cho 2 nạn nhân bị lừa đảo. 

    Hành vi lừa đảo của Abbas bị phanh phui sau khi nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội bị bắt giữ vào tháng 6/2020 tại Dubai. Trước khi bị tuyên án, Abbas bị giam giữ ở nhà tù Los Angeles. Dù không đăng tải bất cứ thông tin nào mới lên tài khoản mạng xã hội sau khi bị bắt giam, nhưng Abbas vẫn có thêm 500.000 người mới đăng ký theo dõi. 

    Trước đó, trên mạng xã hội, Abbas đã cho đăng nhiều video về cuộc sống ngập trong tiền, và tự nhận bản thân là một nhà phát triển bất động sản. Nhưng các nhà điều tra liên bang Mỹ xác định cuộc sống thượng lưu mà Abbas trưng trên mạng có được là nhờ hoạt động tấn công mạng, rửa tiền và lừa đảo nhằm vào nhiều công ty và tổ chức với số tiền lên tới 24 triệu USD. 

    Những nạn nhân của Abbas gồm một công ty luật ở Mỹ, một ngân hàng nước ngoài, và một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp tại Anh được giấu tên cùng nhiều tổ chức khác. 

    Theo các tài liệu của cơ quan điều tra Mỹ, Abbas và các đồng phạm đã phạm phải tội lừa đảo trên mạng với số tiền cực lớn như lừa một công ty luật ở New York số tiền gần 923.000 USD. Bản thân New York cũng thú nhận đã lừa một doanh nhân người Qatar hơn 1 triệu USD. 

    ty phu bac thay gucci rua tien 1

    Kể từ sau khi bị bắt giữ, Abbas cho biết bản thân đã có thời gian để sám hối. 

    "Hành động của tôi là không thể tha thứ, và tôi phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nếu được quay ngược lại thời gian, tôi sẽ đưa ra những quyết định hoàn toàn khác, và cẩn trọng hơn trong sự lựa chọn và kết bạn", Abbas viết trong bức thư gửi tới thẩm phán.

    Một trong những đồng phạm của Abbas cũng đã nhận tội vào tháng 11/2020 liên quan tới hành vi rửa tiền. Người này bị phạt 11 năm tù giam, và phải trả lại số tiền hơn 30 triệu USD. 

    Các nhà điều tra miêu tả trang mạng xã hội của Abbas chính là kho tài liệu để điều tra về hành vi lừa đảo xuyên quốc gia của đối tượng này. Theo đó, Abbas được miêu tả là đối tượng siêu rửa tiền lợi dụng nền tảng mạng xã hội để lấy danh tiếng và kiếm tiền. 

    Trước khi bị bắt giữ, Abbas tự nhận mình là "tỷ phú bậc thầy Gucci" trên Snapchat với những hình ảnh và video về cuộc sống thượng lưu khiến nhiều người ngưỡng mộ. 

    “Bắt đầu một ngày mới với món sushi ở nhà hàng Nobu tại Monte Carlo của Monaco, sau đó đặt trực thăng để đi chăm sóc mặt tại spa của Christian Dior ở Paris, và kết thúc ngày bằng ly champagne trong bộ quần áo của Gucci”, nam công dân người Nigeria từng khoe trên Instagram hồi năm 2020.

    Những bức ảnh được Abbas trưng lên mạng còn có sự xuất hiện của hàng loạt chiếc ô tô hạng sang đến từ nhiều thương hiệu như Bentley, Ferrari, Mercedes Benz và Rolls-Royce kèm theo hashtag #AllMine. Nhiều người hẳn không khỏi ghen tỵ khi Abbas còn khoe đứng chụp ảnh cùng các ngôi sao thể thao và người nổi tiếng quốc tế. 

    ty phu bac thay gucci rua tien 1

    Vào tháng 6/2020, các nhà điều tra của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đã tiến hành lục soát căn nhà của Abba nằm trong khu nghỉ dưỡng hạng sang Palazzo Versace ở Dubai để bắt giữ đối tượng, và  sau đó chuyển cho các đặc vụ FBI để đưa về Mỹ điều tra. 

    Cảnh sát Dubai cho biết trong quá trình lục soát căn nhà của Abba, lực lượng chức năng đã tịch thu gần 41 triệu USD tiền mặt, 13 chiếc ô tô hạng sang trị giá 6,8 triệu USD, cùng điện thoại và máy tính chứa thông tin địa chỉ email của gần 2 triệu nạn nhân. 

    Dù tham gia vào nhiều vụ rửa tiền, nhưng Abbas khẳng định bản thân không biết có bao nhiêu người là đồng phạm cùng tham gia âm mưu phạm pháp. Ngoài ra, luật sư của Abbas biện hộ thân chủ của mình tham gia đường dây lừa đảo chỉ vì cả tin và phán đoán kém.

    Theo Infonet

  • Ở nhà thuê giá rẻ và thu nhập chỉ hơn 1.000 USD/tháng, song đối tượng lại sở hữu 15 tài khoản ngân hàng và có hàng nghìn giao dịch ngân hàng đáng ngờ.

    Giới chức hải quan đặc khu hành chính Hong Kong, Trung Quốc đã bắt giữ một người đàn ông (38 tuổi) sống trong nhà ở công cộng giá rẻ dành cho người thu nhập thấp trước nghi ngờ tham gia đường dây rửa tiền trong 19 tháng. Dù thu nhập hàng tháng chỉ là 10.000 đô la Hong Kong (1.270 USD), nhưng người đàn ông sở hữu tới 15 tài khoản ngân hàng. Chi tiết đáng ngờ này đã khiến cơ quan chức năng phải chú ý. 

    Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), số tiền 7 triệu đô la Hong Kong thuộc 1 trong số hàng loạt tài khoản ngân hàng mà người đàn ông sở hữu đã bị phong tỏa. Những tài khoản được người đàn ông sử dụng để nhận tiền và tiến hành rửa tiền từ tháng 11/2019 – 5/2022. 

    doi tuong rua tien
    Đối tượng nghi tham gia đường dây rửa tiền bị bắt. (Ảnh: SCMP)

    Thanh tra cao cấp Marcus Lui Wing-chun tại Cục điều tra các tổ chức tội phạm thuộc cơ quan hải quan Hong Kong, cho hay các sĩ quan bắt đầu tiến hành điều tra đối tượng từ đầu năm nay sau khi phát hiện các giao dịch tài chính bất thường trong hàng loạt tài khoản ngân hàng mà người đàn ông (38 tuổi) sở hữu. 

    Thậm chí, đối tượng còn cho thành lập một công ty thương mại và mở 7 tài khoản doanh nghệp tại 3 ngân hàng vào tháng 12/2019. 

    “Chỉ trong một năm, 7 tài khoản doanh nghiệp đã nhận được 290 triệu đô la Hong Kong từ hàng chục tài khoản ngân hàng của các công ty ma sau hơn 500 giao dịch”, ông Lui cho hay giao dịch lớn nhất được thực hiện là 15 triệu đô la Hong Kong. 

    Cũng theo ông Lui, số tiền 290 triệu đô la Hong sau đó được chuyển khỏi 7 tài khoản doanh nghiệp chỉ trong một thời gian ngắn. 

    Nghi phạm cùng với bố mẹ sống trong căn hộ thuê giá rẻ Sha Tin do chính quyền Hong Kong quản lý. Người này được biết chỉ làm công việc lặt vặt để kiếm sống. 

    Cuộc điều tra cũng cho thấy nghi phạm đã lập 8 tài khoản cá nhân tại 4 ngân hàng vào giữa năm 2019. 

    “Anh ta tận dụng các tài khoản cá nhân để nhận số tiền 80 triệu đô la Hong Kong từ 140 tài khoản cá nhân của bên thứ 3. Số tiền này sau đó lại được chuyển tới 120 tài khoản bên thứ 3 khác”, ông Lui nói. 

    Trong quá trình này, nghi phạm đã thực hiện khoảng 1.000 giao dịch, và số tiền lớn nhất được chuyển trong một lần là 2,5 triệu đô la Hong Kong. 

    Cục Hải quan và Thuế Hong Kong cho hay công ty mà nghi phạm lập lên thực chất chỉ là công ty ma và không có bất cứ hoạt động kinh doanh nào, không có hồ sơ thuế, và không có hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hóa. 

    “Lịch sử giao dịch ngân hàng của nghi phạm hoàn toàn không tương xứng với tình hình tài chính của người này”, ông Lui nhấn mạnh.

    Các nhân viên hải quan đã tiến hành lục soát nhà của nghi phạm và bắt giữ người này vào lúc 9h sáng ngày 27/9. Một điện thoại di dộng, một máy tính, cùng nhiều hồ sơ ngân hàng đã bị tịch thu để phục vụ cuộc điều tra. 

    Theo ông Lui, cơ quan điều tra sẽ tìm hiểu nguồn gốc của số tiền đã được giao dịch, những người nhận tiền và các hoạt động phạm tội liên quan.  

    Theo luật của đặc khu hành chính Hong Kong, tội rửa tiền có thể bị phạt tù 14 năm, và nộp phạt 5 triệu đô la Hong Kong. 

    Theo Infonet

  • nam sinh manchester rua tien 1
    Yuming Dong. Ảnh: British Transport Police

    Một sinh viên Đại học Manchester đã tự đầu thú với cảnh sát khi đang mang theo bên mình £255,000 tiền mặt. Người này đã bị bỏ tù.

    Yuming Dong là sinh viên kỹ thuật cơ khí tại Đại học Manchester. Dong đã bị Cảnh sát Giao thông Anh phát hiện đang mang theo một chiếc vali chứa £255,000 tiền mặt. Lúc này, Dong đang trên một chuyến tàu lửa xuất phát từ ga Piccadilly ở Manchester. 

    Dong bị buộc tội rửa tiền tại Tòa án Manchester Crown Court. Hình phạt dành cho Yuming Dong là 18 tháng tù giam và 2 năm tù treo.

    Cựu sinh viên 21 tuổi chỉ là một mắt xích trong ''Hệ thống Ngân hàng ngầm của người Trung Quốc'' tại Đại học Manchester. Các điều tra viên cho biết hoạt động của họ liên quan tới một mạng lưới rửa tiền quy mô lớn. Đóng vai người vận chuyển, Dong sẽ dùng tàu lửa để vận chuyển hàng trăm ngàn bảng tiền phi pháp từ London về Manchester.

    Xuất hiện tại Tòa án Manchester Crown Court, công tố viên cho biết Dong đã thực hiện 2 lần vận chuyển giữa London và Manchester với số tiền phi pháp tổng cộng là £400,000. Tiền mặt đưa về sẽ tập trung tại một chỗ để dễ bề cung ứng cho các hoạt động phi pháp khác.

    Vào năm 2019, Dong đã tự mình đầu thú khi nhắn tin cho Sở Cảnh sát Giao thông Anh, để báo cáo về một kẻ đáng nghi đang xách theo một va li lớn màu vàng trên xe lửa. Cảnh sát ngay lập tức lên tàu tại ga Manchester Piccadilly và phát hiện ra biểu hiện đáng nghi của Dong. Họ nhanh chóng lục soát và tìm thấy £255,000 tiền mặt trong vali của Dong. Chỗ tiền này đã bị tịch thu.

    Tiến hành lục soát tại nhà nghi phạm, cảnh sát phát hiện một cuốn sổ tay ghi chú các hoạt động rửa tiền, cùng với vé xe lửa đã sử dụng trong những lần đi tới London. 

    nam sinh manchester rua tien 1
    Yuming Dong đã tự nộp mình cho cảnh sát, dẫn tới việc bắt giữ Hong Qian Wang. Ảnh: British Transport Police

    Hong Qian Wang, một sinh viên Đại học Manchester khác đóng vai trò đầu não quản lý số tiền này, cũng đã bị bắt. Người này đã bị bỏ tù 2 năm vì tội rửa tiền vào tháng 3/2021.

    Điều tra viên Granville Sellers từ Sở Cảnh sát Giao thông Anh cho biết: “Đây là một cuộc điều tra phức tạp liên quan tới một hoạt động rửa tiền quy mô lớn. Nhưng thật vui mừng khi biết được rằng £255,000 sẽ được đưa vào quỹ hoạt động của cảnh sát, giúp chúng tôi kiên trì tác nghiệp để đảm bảo tình hình giao thông công cộng được an toàn''.

    ''Rửa tiền là một hoạt động phi pháp. Số tiền liên quan thường xuất phát từ hoạt động tội phạm, buôn ma túy hay bóc lột lao động. Chúng tôi sẽ không ngừng cố gắng để đưa những kẻ tình nghi ra trước công lý'', ông nói.

    Bài liên quan: Phát hiện £250,000 dưới gầm giường người đàn ông Trung Quốc

    Viethome (theo Yahoo Finance)

  • Khảo sát mới đây cho thấy trong nửa đầu năm 2022, 1/3 số tài khoản bị sử dụng để chuyển tiền bất hợp pháp là của người từ 17-21 tuổi. Tuy nhiên, thủ thuật lừa đảo này có thể lừa được bất cứ ai.

    barclays canh bao rua tien
    Barclays cảnh báo người dân không nên mắc bẫy lừa đảo chuyển tiền. (Ảnh: PA)

    Trong tiếng Anh có một khái niệm gọi là ''money mule'', tạm dịch là ''con la chuyển tiền''. Đây là những tài khoản được sử dụng bởi bọn tội phạm cho mục đích chuyển tiền phi pháp, và người chủ cho mượn tài khoản có thể không biết họ đang chuyển giùm những đồng tiền bẩn.

    Mới đây, ngân hàng Barclays đã ban hành một cảnh báo về một loại tội phạm khá phổ biến, nhưng rất nhiều người Anh lại không biết. Vì không biết, vì ham cái lợi trước mắt, mà họ vô tình tiếp tay cho hành động phạm tội nguy hiểm. Hậu quả mà họ phải gánh chịu có thể lên tới 14 năm tù. 

    Dù Barclays đang tìm cách bảo vệ những chủ tài khoản ở UK, nhưng loại hình lừa đảo này trông có thể rất vô hại nên dễ khiến người ta mất cảnh giác. Cụ thể, bạn được người ta nhờ chuyển tiền, và họ sẽ trả bạn một ít tiền gọi là ''phí giúp đỡ''.

    Đây là một chiêu ''làm giàu nhanh, làm giàu dễ'' mà rất nhiều người mắc bẫy. Bạn có thể nghĩ rằng mình chỉ đang giúp đỡ một người bạn, hoặc một người lạ đang lâm vào cảnh khó khăn.

    Tuy nhiên, khi chuyển tiền giùm như vậy, bạn sẽ trở thành một ''money mule''. Nghĩa là, bọn lừa đảo sẽ đưa bạn tiền mặt để bạn gửi vào tài khoản của mình, sau đó bạn sẽ chuyển tiền này đến một tài khoản khác. Đây là một hành vi rửa tiền được bọn tội phạm sử dụng, nhưng người thực hiện hành vi này lại chính là bạn. 

    Những người được nhờ sẽ nhận được một khoản tiền công sau khi đã chuyển tiền cho những ''con la'' khác trong dây chuyền. Do đó, nếu bạn được ai đó nhờ chuyển tiền (có trả công hoặc giúp đỡ không công), thì hãy hết sức cảnh giác. Lòng tốt có thể đẩy bạn vào tù tội.

    Barclays cho biết: ''Chuyển tiền từ hoạt động bất hợp pháp là hành vi phạm tội, cho dù bạn không biết mình đang làm gì. Nếu bạn bị phát hiện là một money mule, tài khoản của bạn sẽ bị đóng và bạn sẽ khó mở tài khoản mới ở bất kì ngân hàng nào. Bạn sẽ rất khó vay tiền, chẳng hạn vay tiền sinh viên, mở hợp đồng điện thoại hoặc vay thế chấp. Hành vi của bạn có thể bị ghi vào hồ sơ phạm tội và bạn có thể đi tù đến 14 năm''.

    Những kẻ lừa đảo thường lên mạng xã hội để tuyển money mule. Chúng quảng cáo cách ''làm giàu nhanh'' hay ''cơ hội làm việc hấp dẫn''. Đây đều là những kiểu quảng cáo bất hợp pháp.

    Tuy nhiên, ngày càng nhiều nạn nhân rơi vào cái bẫy này. Dữ liệu từ Barclays cho thấy 1/3 các money mule trong nửa đầu năm nay là người từ 17-21 tuổi. Tuy nhiên, chiêu thức lừa đảo này có thể lừa được bất kì ai ở bất kì độ tuổi nào.

    Barclays đã rút ra 5 cách để khách hàng có thể tự bảo vệ mình không trở thành money mule:

    - Khi đọc được hoặc nhận được các lời mời chào kiếm tiền dễ dàng, bạn tốt nhất đừng tham gia.

    - Bạn nên kiểm tra các thông tin đáng ngờ trên mạng, sẽ có một vài người từng mắc bẫy chia sẻ câu chuyện của họ. Cũng nên kiểm tra các thông tin liên hệ, số điện thoại, địa chỉ của người đăng quảng cáo, xem có xác thực hay không.

    - Nếu tài khoản của bạn đang bị sử dụng cho hành vi bất hợp pháp, và đang bị áp lực/đe dọa, vậy hãy nói chuyện với một người thân/người bạn/thầy cô/đồng nghiệp về vấn đề này. Hoặc trao đổi vấn đề với người có thẩm quyền.

    - Đừng bao giờ nhận tiền của bất kì ai trừ khi bạn biết nguồn gốc và mục đích của số tiền đó. 

    - Không bao giờ chia sẻ thông tin ngân hàng hoặc thông tin cá nhân cho người mà bạn không biết rõ.

    Ông Ross Marin, Trưởng phòng An ninh mạng tại Barclays, khuyên: ''Khách hàng đừng vì thiếu hiểu biết mà biến mình trở thành money mule. Chỉ một lần sai lầm sẽ phá hủy tương lai của bạn''.

    Viethome (theo chroniclelive)

  • Lin Guo, 32 tuổi, đã cố gắng ngụy biện cho hành vi của mình bất chấp lượng tiền mặt tìm thấy trong nhà hắn ta rất khó giải thích.

    nguoi dan ong trung quoc 1
    Hơn £250,000 được tìm thấy dưới gầm giường trong căn hộ của Lin Guo ở Canning Town. (Ảnh: City of London Police)

    Một người đàn ông đã bị bỏ tù vì tội rửa tiền sau khi cảnh sát phát hiện anh ta có 280,000 bảng tiền mặt. Trong đó 250,000 bảng được tìm thấy dưới gầm giường. Lin Guo, 32 tuổi, ở Bywell Place, Canning Town, đã bị buộc 2 tội rửa tiền. 

    Tại Tòa án Inner London Crown Court, Lin Guo bị kết án 2 năm tù giam và 18 tháng tù treo vào ngày 11/8/2022. Guo cũng bị buộc phải hoàn thành 200 giờ lao động công ích trong vòng 12 tháng. 

    Điều tra viên Mark Forster thuộc Sở cảnh sát City of London cho biết: ''Guo tỏ ra vô tội khi bị cảnh sát dừng lại để lục soát. Thực tế, hắn là thành viên của một băng nhóm tội phạm có tổ chức chuyên rửa tiền''. 

    ''Hắn có nhiệm vụ giữ tiền và phân phát cho những thành viên cấp thấp trong tổ chức, để gửi vào tài khoản ngân hàng. Hành vi của Guo gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Anh và những ai tiếp tay cho loại tội phạm này cần phải bị trừng trị thích đáng''.

    Khi bị cảnh sát chặn lại bên ngoài ga Canning Town vào tháng 11/2019, Guo đang mang theo một ba lô màu đen, bên trong chứa nhiều cọc tiền với tổng trị giá là 20,000 bảng. Những cọc tiền được bọc trong một tờ giấy báo tiếng Trung. Guo cũng có £1,200 tiền giấy của ngân hàng Scotland trong túi áo.

    Khi lục soát người, cảnh sát tìm thấy một chùm chìa khóa. Guo khai rằng đây là chìa khóa của bạn mình và người bạn đã đưa chùm chìa khóa cho Guo khi hắn đi ra ga tàu. Tuy nhiên, chùm chìa khóa này chính là chìa khóa mở cửa nhà Guo cách đó không xa.

    Cảnh sát tiến hành lục soát căn hộ và phát hiện £252,000 tiền giấy UK trong một ngăn tủ dưới gầm giường, trong một căn phòng không ai ở. Số tiền nằm bên dưới nhiều chiếc túi mua sắm.

    nguoi dan ong trung quoc 1
    Lin Guo bị cảnh sát chặn bên ngoài ga Canning Town ở East London (Ảnh: Sunil060902)

    Chưa hết, cảnh sát tiếp tục tìm thấy tiền mặt nhét trong chiếc bàn bên cạnh giường, 2 máy đếm tiền và một thiết bị kiểm tra tiền giả. Khá nhiều điện thoại được tìm thấy trong nhà Guo. Thông qua một phiên dịch viên tiếng Hoa, cảnh sát xác định các điện thoại này được sử dụng trong mạng lưới ngân hàng ngầm Trung Quốc.

    Cảnh sát cho biết mạng lưới ngân hàng ngầm Trung Quốc là mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế Anh. Trung Quốc không cho phép các cá nhân mang hơn $50,000 ra khỏi đất nước trong 1 năm, do đó nhiều người Trung Quốc đã sử dụng mạng lưới đổi tiền chợ đen.

    Theo đó, họ sẽ chuyển tiền Nhân dân tệ ở Trung Quốc và nhận lại số tiền tương ứng bằng đồng bảng Anh ở UK. Tiền này có thể gửi vào ngân hàng. 

    Việc một lượng tiền mặt được đưa vào lưu thông như vậy là một hành vi rửa tiền. Nguồn gốc của số tiền này thường từ hoạt động mại dâm hoặc các hoạt động tội phạm khác.

    Nhà của Guo được sử dụng để chứa tiền, nơi tiền được kiểm đếm trước khi gửi vào tài khoản ngân hàng. Trong điện thoại có rất nhiều tin nhắn bàn bạc về việc đổi tiền, chi tiết thông tin chuyển tiền ở Trung Quốc, ảnh chụp hoạt động chuyển tiền và nhiều người hỏi về tỉ giá. 

    Trong suốt cuộc thẩm tra, Guo không trả lời bất kì câu hỏi nào và từ chối hợp tác với cảnh sát, không cung cấp mã pin mở khóa điện thoại. Bên cạnh án tù, tất cả điện thoại và máy đếm tiền đều bị hủy. Lượng tiền mặt được tìm thấy đều bị tịch thu.

    Viethome (theo MyLondon)

  • 4 người đã bị bắt giữ trong cuộc trấn áp đường dây rửa tiền trị giá hàng triệu bảng ở Bury.

    Các sĩ quan đã đột kích bảy ngôi nhà ở Bury vào sáng thứ Năm (24 tháng 3). Quần áo hàng hiệu, đồ trang sức, một lượng lớn tiền mặt và vàng đã bị thu giữ.

    Các thám tử cho biết đường dây rửa tiền trị giá 3 triệu bảng và có liên quan đến đế chế chất cấm loại A được điều hành từ Pakistan. Hai người đàn ông - 28 và 42 tuổi - và hai phụ nữ - 25 và 35 tuổi - đã bị bắt vì nghi ngờ rửa tiền và lừa đảo.

    30buryCuộc đột kích được thực hiện vào rạng sáng 24/3

    Tổng cộng 70 sĩ quan từ cảnh sát Greater Manchester đã tham gia đột kích cùng Cơ quan Chống tội phạm Quốc gia và Cơ quan Tiêu chuẩn Sức khỏe Môi trường và Thương mại.

    Sau cuộc đột kích, xe của đơn vị hỗ trợ chiến thuật đã có mặt bên ngoài một dãy nhà ở đường Bolton, Bury. Các thám đã nộp đơn lên tòa án Sơ thẩm Tameside về việc đóng băng khoảng 170,000 bảng trong các tài khoản ngân hàng có liên quan đến các nghi phạm.

    Theo cảnh sát, những kẻ đứng sau băng đảng này có thể bị tịch thu tài sản.Chánh Thanh tra Thám tử Joseph Harrop, thuộc Đơn vị Tội phạm Kinh tế của GMP, cho biết: "Chúng tôi đã thực hiện bước tiến lớn trong cuộc điều tra về đường dây rửa tiền trị giá khoảng 3 triệu bảng. Đây là tiền và tài sản từ hoạt động phạm pháp và chúng tôi quyết tâm đảm bảo mọi đối tượng chịu trách nhiệm sẽ bị đưa ra ánh sáng và tài sản của chúng sẽ bị tịch thu".

    "Các cuộc điều tra như thế này luôn phức tạp và có phạm vi rộng. Tuy nhiên, GMP cam kết hợp tác với các đối tác và sử dụng quyền hạn để thu giữ tài sản của các nghi phạm. Chúng tôi muốn gửi một thông điệp rằng cảnh sát sẽ không nương tay với các đối tượng phạm pháp. Kết quả từ hoạt động thu hồi tài sản trong 12 tháng qua cho thấy mong muốn của chúng tôi là lấy lại số tiền và đưa chúng trở lại trong cộng đồng, đồng thời chứng minh rằng tội ác sẽ không sinh lợi".

    Người có thông tin về hoạt động tài chính đáng ngờ có thể báo cáo trực tuyến cho GMP qua 101, hoặc báo tin ẩn danh cho tổ chức từ thiện độc lập Crimestoppers theo số 0800 555 111.

    Bài liên quan: Người trẻ ở Anh bị dụ dỗ tham gia rửa tiền trên mạng

    Với tâm lý nôn nóng muốn có tiền nhanh, nhiều người thuộc thế hệ trẻ tuổi ở Anh đang tham gia hành vi phạm pháp khi trở thành trung gian rửa tiền cho các đối tượng xấu.

    Lợi dụng tình trạng mất việc làm hàng loạt tại Anh, các đối tượng rửa tiền đang quảng cáo các kế hoạch kiếm tiền nhanh chóng trên các nền tảng mạng xã hội, theo Vice.

    Trong đó, những người trẻ tuổi trở thành đối tượng tiềm năng. Thủ đoạn của những kẻ xấu là yêu cầu người trẻ trở thành bên trung gian, chuyển tiền giữa hai tài khoản ngân hàng. Xong xuôi, họ sẽ nhận được một khoản hoa hồng đáng kể.

    Hình thức kiếm tiền nhanh chóng được quảng cáo trên trang các trang web việc làm hợp pháp lẫn nhiều nền tảng truyền thông quen thuộc như Facebook, Instagram và TikTok.

    rua tien tren mang 1
    Một bài đăng quảng cáo trên Instagram với lời mời chào kiếm nhiều tiền một cách nhanh chóng. Ảnh: Vice.

    Ở một bài đăng trên Instagram, hình ảnh chồng tiền mặt được thiết kế bên cạnh dòng chữ: "Nhắn tin ngay để kiếm tiền. Thanh toán ngay lập tức. Cam kết nghiêm túc, đảm bảo hiệu quả".

    Một video khác xuất hiện trên TikTok cùng dòng chú thích "chào mời": "Nếu bạn đủ 18 tuổi trở lên và muốn kiếm tiền hợp pháp, hãy nhắn tin cho tôi".

    Tham gia vào các đường dây rửa tiền này, thanh niên Anh có nguy cơ cao đối mặt với cáo buộc hình sự hoặc bị đóng tài khoản ngân hàng mà không hề hay biết.

    Theo báo cáo của UK Finance - hiệp hội thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng và Citas - công ty chuyên về chống gian lận tài chính, số vụ rửa tiền theo hình thức này đã tăng 5% trong năm 2020. 17.000 trường hợp liên quan đến nhóm người trẻ 21-30 tuổi, chiếm 42% tổng số vụ, tăng so với con số 38% cách đây 2 năm.

    Khi đại dịch xảy đến, thế hệ trẻ tuổi ở Anh chịu ảnh hưởng nặng nề khi liên tục mất việc làm, phần lớn trong lĩnh vực bị tê liệt như du lịch, khách sạn. Dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh cho hay số người 16-24 tuổi có việc làm đã giảm 156.000 người trong 3 tháng, tính đến tháng 7/2020.

    Đến đầu năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp tại xứ sở xương mù đạt mức cao nhất trong 5 năm, với những người trẻ tuổi vẫn là nhóm đối tượng có tỷ lệ mất việc làm cao nhất .

    UK Finance cảnh báo rằng các chiêu trò kiếm tiền thông qua hành động phi pháp sẽ tiếp tục nhắm mục tiêu đến những người trẻ đang nôn nóng, muốn có tiền nhanh chóng, khai thác cái mà một số người gọi là “Generation Covid-19" (tạm dịch: Thế hệ Covid-19).

    Mike Haley, Giám đốc điều hành của Cifas, cho biết: “Cho phép tài khoản ngân hàng của bạn được sử dụng để rửa tiền là bất hợp pháp. Mặc dù việc chuyển tiền không có cảm giác gây hại gì, nhưng số tiền bạn được yêu cầu chuyển thường đến từ các trò gian lận và hành vi lừa đảo, gây hại người vô tội".

    “Các ngân hàng hiện có công nghệ tinh vi để phát hiện hoạt động của những người tham gia rửa tiền. Khi người trẻ bị bắt, tài khoản bị đóng và chắc chắn họ sẽ gặp khó khăn nếu muốn có các khoản vay ngân hàng trong tương lai. Điều quan trọng là bạn phải giữ tài khoản ngân hàng cho riêng mình và không để bị dụ dỗ tham gia vào hoạt động bất hợp pháp", ông nói thêm.

    Viethome (Theo Manchester Evening)

  • Sau 9 năm trốn chạy, người phụ nữ bị truy nã gắt gao nhất nước Anh là Sarah Panitzke, 47 tuổi đã bị bắt ở Catalonia, Tây Ban Nha.

    Panitzke bị truy nã từ năm 2013 vì buôn lậu điện thoại, rửa tiền. Theo Euronews, cảnh sát Tây Ban Nha xác nhận Panitzke bị bắt ngày 27/2 trong khi dẫn chó đi dạo tại làng Santa Barbara, phía đông bắc nước này.

    Panitzke bị cáo buộc là thành viên của một băng nhóm tội phạm chuyên mua điện thoại di động ở nước ngoài và sau đó bán lại ở Anh mà không nộp thuế giá trị gia tăng (VAT). Cảnh sát cho biết, thông qua gian luận thuế VAT, băng nhóm này đã kiếm lời hơn 1,2 tỷ bảng Anh.

    ba trum buon lau nuoc anh
    Bà trùm buôn lậu điện thoại khét tiếng Anh sa lưới. Ảnh: EuroNews

    Thông báo của lực lượng Cảnh vệ dân sự Tây Ban Nha viết: "Theo các nhà điều tra Anh, Sarah Panitzke là người chịu trách nhiệm hợp pháp hóa khoản lợi nhuận mà băng nhóm có được thông qua các công ty của cô ta tại Tây Ban Nha, Andorra và Dubai. Có thời điểm, băng nhóm của Panitzke bán nhiều điện thoại hơn tất cả các cửa hàng hợp pháp ở Anh cộng lại". Người phụ nữ này chỉ là một trong 16 nghi phạm đang lẩn trốn.

    Cảnh sát Tây Ban Nha cho biết thêm: "Panitzke ẩn nấp tại một thị trấn nhỏ ở tỉnh Tarragona và trước đó đã thay đổi nơi ở vài lần". Nghi phạm này biến mất vào tháng 5/2013 và bị kết án vắng mặt 8 năm tù.

    Giới chức Tây Ban Nha cho biết, Panitzke đã chạy sang nước này vì có quan hệ gia đình từ thời bé. Năm 2015, giới chức Tây Ban Nha xác định "bà trùm" ẩn nấp tại thành phố Olivella, gần Barcelona và được chồng giao các đồ cơ bản vào cuối tuần.

    "Panitzke hầu như không bao giờ rời nơi ẩn nấp để tránh gây nghi ngờ", cảnh sát Tây Ban Nha cho biết. "Tuy nhiên, trong một chiến dịch được tiến hành để bắt nghi phạm này, Panitzke đã thấy cảnh sát và thay đổi hoàn toàn diện mạo rồi trốn thoát. Sau đó, người phụ nữ này đã cắt đứt quan hệ với gia đình ở Tây Ban Nha để tránh bị phát hiện đang ẩn nấp tại Santa Barbara. Tuy nhiên, Panitzke đã bị bắt trong chiến dịch quy mô lớn".

    Hiện, thủ tục dẫn độ đã được tiến hành để đưa Panitzke tới Anh thụ án.

    Theo Vietnamnet

  • Chính phủ Vương quốc Anh ngày 28/2 dự kiến sẽ đề xuất dự thảo Luật tội phạm kinh tế nhằm ngăn chặn dòng tiền "bẩn" vào nước này.

    Theo ước tính của Cơ quan Tội phạm Quốc gia Anh (NCA), mỗi năm có khoảng 100 tỷ bảng Anh (134 tỷ USD) được chuyển qua Vương quốc Anh bất hợp pháp.

    Dự luật đưa ra quy định đăng ký các thực thể ở nước ngoài, tập trung vào những chủ sở hữu cuối cùng của các công ty nước ngoài kiểm soát tài sản và đất đai ở Anh.

    Theo dự luật, người nước ngoài sở hữu bất động sản ở Anh ẩn danh sẽ phải khai báo danh tính nhằm đảm bảo tội phạm không thể trốn sau chuỗi các công ty vỏ bọc. Những người nắm giữ tài sản ở Anh thông qua quỹ tín thác sẽ nằm trong đối tượng điều chỉnh của dự luật.

    Chính phủ cho biết những người không khai báo chủ sở hữu sẽ bị hạn chế bán tài sản ở Anh và có thể chịu hình phạt đến 5 năm tù.

    Dự luật cũng bao gồm các biện pháp nhằm tăng cường hệ thống “lệnh đối với tài sản không được giải trình nguồn gốc” (UWO), theo đó nhà chức trách có thể yêu cầu chủ sở hữu khai báo nguồn gốc tài sản của mình. Tài sản này có thể bị tịch thu nếu chủ sở hữu không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của tài sản.

    rua tien o anh

    Dự luật cũng bao gồm các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tài chính đối với các cơ quan thực thi pháp luật khi theo đuổi các vụ việc UWO bằng cách áp mức trần chi phí cho các vụ việc không thành công của các cơ quan chức năng, vốn là một nguyên nhân khiến các cơ quan chức năng không nhiệt tình theo đuổi các vụ UWO  kể khi hệ thống này được áp dụng vào năm 2018.

    Dự luật cũng cho phép các cơ quan chức năng có thêm thời gian để đánh giá tài liệu được cung cấp trong một vụ UWO.

    Chính phủ cũng dự kiến sẽ công bố sách trắng, đưa ra các đề xuất trung hạn để cải cách thủ tục của Cơ quan đăng ký doanh nghiệp, theo đó người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải cung cấp thông tin chi tiết hơn về danh tính. Các cải cách về thủ tục sẽ bao gồm quy trình nộp hồ sơ số hóa cho các công ty nhỏ.

    Điều này sẽ cho phép chính phủ có quyền lực lớn hơn trong việc thu giữ tài sản tiền điện tử để ứng phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ việc sử dụng tiền trực tuyến để rửa tiền.

    Về phần mình, Bộ Tài chính Anh sẽ đẩy mạnh việc thực thi các hình phạt bằng cách áp dụng trên phạm vi rộng biện pháp "kiểm tra trách nhiệm dân sự nghiêm ngặt" đối với các hình phạt bằng tiền.

    Hiện tại, các công ty chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu biết hoặc có "lý do hợp lý để nghi ngờ" rằng các hình phạt đang bị vi phạm.

    Động thái này sẽ giúp Văn phòng Thực thi hình phạt tài chính (OFSI) dễ dàng áp đặt các khoản tiền phạt lớn. Kể từ khi được thành lập vào năm 2016, OFSI mới chỉ ban hành 6 khoản tiền phạt.

    Dự luật nhằm kiểm soát tiền “bẩn” được đề xuất lần đầu tiên ở Anh vào năm 2018, nhưng sau đó đã bị đình lại trước sự thất vọng của các nhà vận động chống tham nhũng./.

    Theo BNews

  • 0 tien pham phap 1
    Lượng tiền mặt được cột thành từng bó £20 và £50.

    Hai người đàn ông đã bị bắt giữ khi cảnh sát chặn một chiếc xe tải nhỏ màu trắng ở Leicester và tịch thu £300,000 tiền mặt.

    Cảnh sát đã sử dụng chiến thuật ''bám sát và ngăn chặn (TPAC)'' để bắt giữ phương tiện và tịch thu một túi đầy tiền trong xe. Sự việc xảy ra vào ngày 24/4/2020. 

    Tiền được cột thành từng bó £20 và £50. Một cuộc điều tra đang được tiến hành.

    0 tien pham phap 1
    Chiếc xe bị cảnh sát chặn lại thành công sau khi áp dụng các chiến thuật như vật cản đường, dải nhọn, bao vây ép xe.

    Hồi tháng 3/2019, cảnh sát Leicester cũng tìm thấy gần nửa triệu bảng tiền mặt trong một chiếc xe van trên đường Roundhay ở Rowley Fields, Leicester.

    0 tien pham phap 1

    0 tien pham phap 1
    Cảnh sát tổng kết số tiền thu được.

    Đơn vị Cảnh sát Đường bộ Leicestershire đã đăng 2 tấm ảnh chụp núi tiền trên Twitter, cho thấy tang vật thu được quả là ngoài sức tưởng tượng. 

    Vào cuối năm 2018, một lượng tiền mặt khổng lồ cũng đã bị phát hiện trong một chiếc xe đang di chuyển trên đường cao tốc nhộn nhịp M6 ở West Midlands. Cảnh sát đã tịch thu tổng cộng nửa triệu bảng, bao gồm những bó tiền 50 bảng xếp gọn trong cốp xe.

    Theo đó, cảnh sát giao thông đã tuýt còi 1 tài xế ở gần giao lộ 1 đường M6, Rugby vào tối hôm thứ Ba 18/12/2018. Họ phát hiện những cọc tiền được cột chặt bằng dây thun trị giá 500,000 bảng. Cảnh sát khẳng định đây là tiền do phạm pháp mà có. 

    Viethome (theo leicestermercury)

  • Sau nhiều cuộc đột kích vào tờ mờ sáng ở tây London, cảnh sát đã tịch thu được một lượng lớn tiền mặt, ma túy, nhiều xe sang trong đó có Range Rover, Audi và một chiếc BMW. 

    Tiền mặt bị tịch thu trong các cuộc đột kích ở London vào hôm thứ Tư tuần này. 

    10 người đã bị bắt vì tình nghi vận chuyển lậu hơn 15 triệu bảng tiền phi pháp từ UK đến Dubai trong những chiếc vali.

    Cơ quan Tội phạm Quốc gia (NCA) cho biết những kẻ này thuộc một băng nhóm tội phạm có tổ chức, bị buộc tội âm mưu rửa hàng triệu bảng Anh có được từ hoạt động mua bán ma túy và buôn người trong suốt 3 năm. 

    Băng nhóm này cũng bị tình nghi buôn 17 người nhập cư vào Anh trong mùa hè vừa qua. 

    Cảnh sát đột kích một số ngôi nhà ở Hounslow, Hayes, Uxbridge và Southall vào lúc tờ mờ sáng.

    Cảnh sát đã tịch thu tiền mặt, ma túy và xe sang, bao gồm những chiếc Range Rovers, nhiều xe Audi Q7 và một chiếc BMW 5 series. 

    Một người đàn ông 41 tuổi bị tinh nghi là đầu sỏ đã bị bắt. Trong khi 5 người Ấn Độ, một người quốc tịch Pháp và 4 người quốc tịch Anh từ độ tuổi 28-44 cũng đang bị giam giữ. 

    Tất cả bị tình nghi rửa tiền và vi phạm luật nhập cư. Các cuộc đột kích diễn ra ở Hayes, Hounslow, Uxbridge và Southall.

    Một chiếc BMW 5 series và một Range Rover Vogue bị tịch thu để điều tra.
    Cảnh sát đang điều tra một vụ rửa tiền quy mô hàng chục triệu bảng.

    Chiến dịch này diễn ra sau một vụ thu giữ tiền mặt vào khoảng hơn 1,5 triệu bảng của Lực lượng Biên phòng vào năm 2019.

    Chris Hill, điều tra viên cấp cao của NCA, phát biểu: "Tiền mặt là huyết mạch của các nhóm tội phạm có tổ chức, do đó chúng cần các dịch vụ rửa tiền. Chúng tôi tin rằng cuộc đột kích này đã phá hủy vĩnh viễn mạng lưới rửa tiền lâu năm này. Chúng tôi quyết tâm làm tất cả những gì có thể để xác định những nguồn tài chính bất hợp pháp, và tiêu diệt các mạng lưới tội phạm có tổ chức. Tấn công vào túi tiền của bọn chúng chắc hẳn là nơi đau đớn nhất''.

    Cơ quan Tội phạm Quốc gia công bố hình ảnh một số túi tiền tịch thu được.

    Viethome (theo Sky News)

  • Cư dân một ngôi làng ở Anh đã lần lượt phát hiện các gói tiền mặt trị giá 2.000 bảng Anh ở nhiều nơi trong làng suốt nhiều năm qua và đây vẫn là bí ẩn chưa có lời giải đáp.

    Các thám tử ở hạt Durham, Anh, cho biết ít nhất 13 gói tiền mặt, với tổng giá trị lên đến 26.000 bảng, đã được đặt ở những nơi khác nhau tại làng Blackhall Colliery từ năm 2014. Tuy nhiên, đến nay họ vẫn chưa điều tra được ai là chủ nhân số tiền.

    Gần đây nhất, một gói chứa 100 tờ 20 bảng Anh (tức tổng cộng 2.000 bảng) bí ẩn được tìm thấy vào sáng 18/11/2019. Đây là gói tiền thứ tư như vậy được giao cho cảnh sát trong năm nay, theo Guardian.

    "Tôi hy vọng đây là hành động có chủ đích của một người làm việc thiện, muốn thể hiện lòng tốt đối với ngôi làng. Tôi không muốn có ai bị tổn hại theo cách nào đó, cũng như không muốn chuyện này liên quan đến tội phạm", sĩ quan John Forster nói.

    Thám tử John Forster với gói tiền được tìm thấy hôm 18/11. Ảnh: PA.

    Ông cũng ca ngợi sự ngay thẳng của 13 người đã tìm thấy các gói tiền 2.000 bảng Anh và giao chúng cho cảnh sát, cho biết chúng được tìm thấy ở những nơi "rất nhỏ hẹp" tại trung tâm ngôi làng.

    Một giả thiết là số tiền này có thể là tiền phi pháp của một nhóm buôn ma túy địa phương, dù ông Forster nói điều này không đúng với hiểu biết của ông khi tội phạm là những người vô cùng cẩn thận với tiền bạc.

    Dọc con đường chính nơi đa số gói tiền được tìm thấy, bí ẩn về số tiền là chủ đề của hầu hết câu chuyện của người dân vào ngày 19/11/2019.

    "Có thể là một trong những tỷ phú bí mật muốn làm điều tốt đối với mọi người", cụ bà 88 tuổi Doris Huntington nói. "Ông ấy để tiền ở nơi mà một ai đó có thể tìm thấy hơn là ngẫu nhiên phát hiện. Họ rất thật thà khi giao nộp chúng. Dù sao thì giờ tiền cũng không phải là thứ gì tốt đối với tôi nữa".

    "Tôi nghĩ có ai đó đang cố làm điều gì tử tế, có thể đó là người sống cả đời ở làng này và họ không có gia đình. Một ông già Noel bí ẩn của Blackhall", cư dân Lorraine Hall, 43 tuổi, nhận xét.

    Dù vậy, tin đồn đã xuất hiện từ cách đây 7 tuần khi một khách mua cà phê tại trung tâm cộng đồng của ngôi làng nói cô biết có người sẽ may mắn tìm thấy một gói tiền với các tờ 20 bảng Anh.

    "Tôi hy vọng đây sẽ là một câu chuyện cổ tích", Alison Paterson, 52 tuổi, quản lý cửa hàng cà phê, nói.

    Theo Zing

  • Cảnh sát vũ trang đã phát hiện ra 251.000 bảng được cất giấu trong một chiếc xe hơi ở Princess Parkway, Manchester, trong khi hơn 1 triệu bảng tiền mặt bất hợp pháp được tìm thấy trong một "ngôi nhà an toàn" ở Coventry.

    Arturs Nespors, 30 tuổi, và Alexksej Rybnikov, 42 tuổi, cả hai đều không có địa chỉ cố định, và Marius Stancikas, 40 tuổi, trú tại Broad Street, Coventry, là thành viên của một băng đảng tội phạm có tổ chức quốc tế liên quan đến buôn bán thuốc lá, buôn lậu ma túy và rửa tiền.

    Bộ ba này đã bị Cơ quan Thuế và Hải quan (HMRC) và Cảnh sát West Midlands bắt giữ trong khuôn khổ chiến dịch phối hợp trên toàn châu Âu nhằm phá hủy mạng lưới tội phạm.

    Hồi tháng Năm, cảnh sát có vũ trang đã khám xét một chiếc xe thuộc sở hữu của Stancikas và một người đàn ông khác, Ag Pa Sindara, 43 tuổi người Litva. Rất nhiều tiền mặt được tìm thấy giấu trong cốp xe.

    Trong khi đó, Nespors và Rybnikov đã bị bắt giữ tại thành phố Coventry, nơi cảnh sát phát hiện ra một khoản tiền mặt lớn được giấu trong những chiếc vali quấn chặt băng dán.

    Chính quyền Ba Lan, Litva, Estonia và Tây Ban Nha đã thực hiện những cuộc đột kích đồng thời tại các địa chỉ mục tiêu khác, mang đến kết quả là thêm 18 vụ bắt giữ trên khắp châu Âu.

    Tổng cộng có hơn 40 bất động sản đã bị khám xét, tám triệu Euro tiền mặt, kim cương, vàng miếng, đồ trang sức và siêu xe bị thu giữ. Một số lượng đáng kể thuốc lá và chất cấm cũng đã bị thu hồi.

    Băng đảng này được cho là đã đút túi khoảng 680 triệu Euro nhờ hoạt động tội phạm từ năm 2017 đến 2019.

    HMRC đã dẫn đầu các cuộc điều tra tại Vương quốc Anh đối với Nespors, Rybnikov và Stancikas, những kẻ có dính líu đến việc chuyển hàng triệu bảng tiền bất hợp pháp ra khỏi Anh.

    Số tiền này được cho là bắt nguồn từ việc buôn lậu thuốc lá, rượu và ma túy.

    Nespors, Rybnikov và Stancikas đã thừa nhận hành vi phạm tội rửa tiền tại Tòa án Tối cao Birmingham vào tháng 7.

    Nespors và Rybnikov cùng lĩnh bản án năm năm và ba tháng tù, trong khi Stancikas bị kết án hai năm và ba tháng.

    Sindara đã bị trục xuất từ ​​Anh đến Litva vào tháng 5 sau khi bị bắt.

    VietHome (Theo Manchester Evening News)

  • rua tien australia

    Không ít trường hợp các bậc phụ huynh gửi một số tiền lớn từ Việt Nam qua Úc cho con nộp học phí hay chi tiêu, sinh hoạt thông qua 1 số hình thức trung gian cho rẻ tiền phí… nhưng lại vô tình bị nghi ngờ dính líu đến các tổ chức tội phạm.

    Đây là lời cảnh tỉnh cho những bậc phụ huynh và các bạn du học sinh khi gửi một số lượng tiền lớn qua Úc mà lại thiếu hiểu biết khi không chọn những hệ thống ngân hàng hay các dịch vụ chính ngạch mà gửi tiền qua môi giới hay những dịch vụ không chính thống.

    Mới đây, một bạn du học sinh Việt tên A. (yêu cầu được giấu tên) đã đăng tải bài viết lên Facebook nhờ cộng đồng người Việt tại Úc tư vấn khi bị nghi ngờ dính líu đến hoạt động rửa tiền.

    Theo đó, vào hồi thàng 5, bạn A. được người nhà chuyển sang Úc cho một số tiền khá lớn qua trung gian để nộp tiền học phí.

    Tuy nhiên, mới đây, bạn A. đã nhận được thư từ lực lượng cảnh sát Tây Úc để điều tra vì nghi ngờ liên quan đến hoạt động rửa tiền. Trong lá thư có đầy đủ họ tên, địa chỉ và bank account.

    Bài đăng nhờ tư vấn của bạn du học sinh A.

    Nội dung lá thư của cảnh sát Tây Úc.

    Những năm gần đây, những người chọn gửi tiền sang Úc theo qua môi giới hay những dịch vụ không chính thống đột nhiên bị Ủy viên Cảnh sát Liên bang Úc (AFP) thu giữ tài sản trong ngân hàng theo “Đạo luật về tài sản liên quan đến tội phạm” mà hoang mang vì không biết nguyên do. Nhưng có rất nhiều trường hợp, vì cả tin mà các phụ huynh đã trở thành “nạn nhân” cho các tổ chức rửa tiền có phạm vi hoạt động giữa 2 nước với các hình thức tinh vi.

    Những điều cần lưu ý khi chuyển tiền sang Úc.

    – Cần hiểu rõ những quy định khi chuyển tiền từ Việt Nam qua Úc.

    – Đảm bảo rằng đơn vị chuyển tiền được cấp phép ở nước ngoài để tham gia vào các dịch vụ chuyển tiền;

    – Yêu cầu biên nhận, giấy tờ từ đơn vị chuyển tiền bởi vì, kinh nghiệm cho thấy, đơn vị chuyển tiền có vấn đề thường rất ngại cung cấp biên lai và hợp đồng trao đổi;

    – Yêu cầu đơn vị chuyển tiền ở nước ngoài cho biết cách thức nộp tiền vào tài khoản ngân hàng Úc (chuyển khoản (EFT) hoặc tiền mặt);

    – Tìm kiếm, nếu có thể, để tiền gửi vào tài khoản Úc theo cách chuyển khoản;

    – Yêu cầu mỗi khoản tiền gửi (cho dù là EFT hoặc tiền mặt) phải tối thiểu là 10.000 USD, để đảm bảo rằng không có giao dịch là dưới ngưỡng;

    – Rà soát các bản sao kê ngân hàng của các tài khoản ở Úc khi nhận tiền để xác định cách thức gửi tiền và đảm bảo rằng không có “cơ cấu”;

    – Rút tiền từ tài khoản ngân hàng mà tiền gửi đã được nộp vào thường xuyên và đặt các khoản tiền đó vào một tài khoản lưu giữ khác – có thể là một tài khoản lãi suất cao hơn.

    Bài liên quan: 4 người Việt bị bắt vì tội rửa tiền hơn 5 triệu USD

    Cảnh sát đã bắt giữ bốn người trong cuộc điều tra mạng lưới tội phạm có tổ chức người Việt Nam bị cáo buộc rửa tiền hơn 5 triệu USD kể từ tháng 2/2019.

    Đội chống tội phạm ma túy rửa tiền đã làm việc với bốn ngân hàng lớn và Trung tâm Phân tích và Báo cáo Giao dịch Australia để giáng đòn mạnh vào tổ chức.

    Theo Perth Now, cảnh sát đã khám xét ngôi nhà Tuart Hill trên phố French vào tháng 8/2019, nơi họ tìm thấy 24 kg cần sa được cho là đang đóng gói để phân phối, một lượng nhỏ ma túy bất hợp pháp khác và 170.000 USD tiền mặt.

    Một phụ nữ 32 tuổi ở Bassendean và một người đàn ông 25 tuổi ở Tuart Hill đã bị bắt giữ sau cuộc đột kích.

    Đội chống tội phạm ma túy rửa tiền đã làm việc với bốn ngân hàng lớn và Trung tâm Phân tích và Báo cáo Giao dịch Australia để triệt phá mạng lưới tội phạm lớn được cho là do người Việt điều hành. (Ảnh minh họa)

    Cuộc khám xét thứ hai tại một ngôi nhà ở Northbridge đã phát hiện 3,3 triệu USD giao dịch tài chính liên quan đến người đàn ông 32 tuổi bị buộc tội buôn bán ma túy và rửa tiền.

    Vụ bắt giữ theo sau vụ việc hồi tháng 6/2019 khi cảnh sát biết về các giao dịch ngân hàng đáng ngờ được cho là của một người đàn ông và một phụ nữ trong hơn 24 giờ ở Perth.

    Cảnh sát cho biết cặp đôi đã đến một số ngân hàng để gửi tiền vào các tài khoản khác nhau.

    Người đàn ông 27 tuổi và người phụ nữ 25 tuổi từ Springvale ở Victoria đã bị bắt và phòng khách sạn của họ bị lục soát.

    Cảnh sát đã phát hiện 6.000 USD tiền mặt và các giấy tờ cho thấy 180.000 USD tiền mặt đã được gửi.

    Cặp đôi bị buộc tội sở hữu tài sản ăn cắp hoặc chiếm giữ bất hợp pháp và không được phép bảo lãnh.

    Trung sĩ Paul Matthews, chỉ huy đội chống tội phạm, cho biết cảnh sát đang đối phó với mạng lưới tội phạm được điều phối và tổ chức tốt, với các biện pháp chuyên nghiệp nhằm ngăn cơ quan hành pháp phát hiện hoạt động tội phạm.

    "Các mối quan hệ của chúng tôi với ngành dịch vụ tài chính... đã dẫn đến thông tin tình báo quan trọng và kịp thời được nhận định và chia sẻ trực tiếp để xác định và bắt giữ những người bị buộc tội", ông nói.

    "Dựa trên khối lượng ma túy bị tịch thu trong chiến dịch, chúng tôi tin rằng còn có lượng tiền lớn hơn nhiều sẽ được rửa nếu mạng lưới tội phạm chưa bị triệt hạ", ông cho biết.

    Viethome (theo alouc)

  • Chuyển tiền ra nước ngoài có thể thực hiện theo hai cách, theo nhu cầu cá nhân (du học, chữa bệnh, trợ cấp, định cư…) hoặc chuyển tiền dưới dạng vốn đầu tư ra nước ngoài.

    Phần lớn khối tài sản của các đại gia Việt hiện nay sở hữu thông qua vốn cổ phần tại doanh nghiệp của mình, cùng với đó là các bất động sản, xe hơi... Tuy nhiên, khá nhiều tài sản được để dưới dạng tiền, vàng gửi tại các ngân hàng.

    Ngoài tiền gửi tại các ngân hàng trong nước, nhiều vị đại gia cũng chọn cách để tiền tại các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng của Thụy Sỹ.

    Nguyên nhân khiến Thụy Sỹ trở thành nơi gửi tiền của giới siêu giàu không chỉ Việt Nam mà cả trên thế giới bởi tính bảo mật thông tin khách hàng gần như tuyệt đối của hệ thống nhà băng tại đây. Tại Thụy Sỹ, để lộ thông tin khách hàng gửi tiền được xem là một hành động phạm pháp.

    dai gia viet rua tien 3
    Ảnh minh họa: Unsplash

    Nhiều đại gia Việt cũng rót tiền ra nước ngoài để mua bất động sản. Thống kê của Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Mỹ cho biết, từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017, người Việt đã chi hơn 3 tỷ USD để mua nhà ở Mỹ. 

    Thời báo Kinh tế Sài Gòn năm 2017 dẫn số liệu thống kê sơ bộ của các ngân hàng cho thấy gần đây mỗi năm số tiền người Việt chuyển ra nước ngoài phục vụ cho việc du học, bao gồm học phí và sinh hoạt phí khoảng 1 tỷ USD. Số tiền chi cho đi nước ngoài chữa bệnh cũng là 2-3 tỷ USD. 

    Báo này cũng dẫn lời tổng giám đốc một ngân hàng cho biết số tiền chuyển dạng định cư, cho biếu tặng cũng không dưới vài tỷ USD/năm. Và đây là các con số được chuyển theo đường chính thức, hợp pháp.

    Đại gia Việt chuyển tiền ra nước ngoài bằng cách nào?

    Hiện nay, việc chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài chủ yếu dưới hai hình thức, chuyển với mục đích cá nhân (du học, chữa bệnh, tài trợ…) hoặc chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài.

    Đi kèm với các hình thức chuyển tiền này cũng có những hạn chế nhất định.

    Nếu như việc chuyển tiền với mục đích cá nhân như du học, chữa bệnh, hay tài trợ người thân… người gửi cần chứng minh mục đích là có thể chuyển tiền. Tuy nhiên, hạn mức chuyển lại tương đối thấp.

    Hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài được quy định tại điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ- CP.

    Trong đó, người chuyển tiền một chiều ra nước ngoài phải chứng minh được mục đích chuyển theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, như học tập; chữa bệnh; công tác, du lịch; trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài…

    Với các mục đích chuyển tiền cá nhân như trên, số tiền được phép chuyển ra nước ngoài sẽ theo thông báo trong hóa đơn từ nước ngoài. Trong trường hợp không có hóa đơn số tiền chuyển đi sẽ không vượt quá 25.000 USD/người/năm với các mục đích học tập; chữa bệnh; du lịch, thăm viếng; trợ cấp người thân...

    Cách chuyển tiền ra nước ngoài thông dụng nhất hiện nay là thông qua dịch vụ Western Union mà các ngân hàng Việt đang làm đại lý. Đây là dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài, có mặt tại hơn 200 quốc gia trên thế giới.

    Ngoài ra, còn rất nhiều hình thức chuyển tiền khác như chuyển tiền qua thẻ visa; dịch vụ Money Gram; PayPal...

    Tuy nhiên, bằng các cách gửi này, người gửi bắt buộc phải chứng minh mục đích chuyển tiền và đều có hạn mức nhất định.

    Làm sao để chuyển hàng trăm triệu USD?

    Ngoài việc chuyển tiền thông qua mục đích cá nhân, có một cách mà các đại gia Việt thường sử dụng để chuyển lượng lớn tiền ra nước ngoài một lúc chính là việc chuyển tiền theo phương thức đầu tư ra nước ngoài.

    Theo đó, số tiền chuyển đi sẽ dưới dạng vốn đầu tư hoặc góp vốn đầu tư các dự án tại nước ngoài.

    Bằng cách này, giới đại gia có thể chuyển số lượng lớn tiền ra nước ngoài một lúc. Tuy nhiên, việc chuyển tiền phải thông qua chủ trương đầu tư được cơ quan chức năng phê duyệt.

    Theo đó, khi có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài, cá nhân, doanh nghiệp phải xác định rõ hình thức đầu tư trực tiếp hay gián tiếp để tiến hành xin cấp phép, chuyển tiền một cách phù hợp.

    Đối với đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, theo quy định được thực hiện theo hướng dẫn của NHNN. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến động phức tạp của thị trường tài chính quốc tế thì NHNN khá thận trọng và không khuyến khích hình thức đầu tư này.

    Đối với hình thức đầu tư trực tiếp, để được đầu tư, nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện như phải có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Việt Nam, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, và phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài...

    Với những quy định này, nhà đầu tư phải trải qua quá trình thẩm tra, kiểm tra, xem xét rất chặt chẽ của nhiều cơ quan có thẩm quyền mới có được chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài.

    Sau khi được phê duyệt đầu tư, việc chuyển tiền ra nước ngoài cũng được NHNN hướng dẫn và quản lý.

    Thực tế, giới đầu tư tại Việt Nam đã chuyển hàng chục tỷ USD dưới dạng vốn đầu tư nước ngoài.

    Số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trong quý I/2019, tổng vốn nhà đầu tư Việt Nam được cấp mới ra nước ngoài đã tăng thêm 120 triệu USD.

    Ước tính, từ năm 2006 là giai đoạn "bùng nổ" đầu tư ra nước ngoài của giới đại gia Việt. Tính đến đầu năm 2017, Việt Nam đang có 1.188 dự án đầu tư tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký gần 21,4 tỷ USD.

    Viethome (theo Zing)