• Cảnh sát đã chặn một chiếc xe ở Leicester vào hôm đêm 5/3 và tìm thấy gần nửa triệu bảng Anh tiền mặt trong xe. 

    Cảnh sát tổng kết số tiền mặt thu được. 

    Cảnh sát Leicestershire đã chặn một chiếc xe van trên đường Roundhay ở Rowley Fields, Leicester vào đêm 5/3 vừa qua. 

    Đơn vị Cảnh sát Đường bộ Leicestershire đã đăng 2 tấm ảnh chụp núi tiền trên Twitter, cho thấy tang vật thu được quả là ngoài sức tưởng tượng. 

    ''Sau khi chặn một chiếc ô tô van vào sáng sớm hôm nay, chúng tôi đã thu kha khá tiền ở phía sau xe. Chúng tôi ước tính chỗ này khoảng 465,000 bảng'', cảnh sát cho hay. 

    Tài xế đã bị bắt giữ ngay sau đó để phục vụ điều tra. Người này sẽ được chuyển cho cảnh sát West Midlands vì vụ việc này liên quan tới một vụ án khác mà cảnh sát West Midlands đang điều tra. 

     

    Vào cuối năm ngoái, một lượng tiền mặt khổng lồ cũng đã bị phát hiện trong một chiếc xe đang di chuyển trên đường cao tốc nhộn nhịp M6 ở West Midlands. Cảnh sát đã tịch thu tổng cộng nửa triệu bảng, bao gồm những bó tiền 50 bảng xếp gọn trong cốp xe.

    Theo đó, cảnh sát giao thông đã tuýt còi 1 tài xế ở gần giao lộ 1 đường M6, Rugby vào tối hôm thứ Ba 18/12. Họ phát hiện những cọc tiền được cột chặt bằng dây thun trị giá 500,000 bảng. Cảnh sát khẳng định đây là tiền do phạm pháp mà có. 

    Viethome (theo LeicestershireLive)

  • Một giám đốc chi nhánh ngân hàng ở Warsaw bị cáo buộc giúp băng đảng gốc Việt rửa hàng trăm triệu USD và euro qua các công ty ma.

    Giám đốc một chi nhánh của "ngân hàng nổi tiếng" ở thủ đô Warsaw bị cáo buộc giúp băng đảng Việt rửa tiền để đổi lấy khoản tiền 20.000 USD. Những khoản tiền mặt USD và euro được mang đến ngân hàng bằng túi to, và với sự đồng ý của giám đốc chi nhánh ngân hàng, số tiền này trở thành tiền trong tài khoản, rồi từ đó chuyển đi khắp thế giới, báo Rzeczpospolita ngày 4/3 đưa tin.

    Cảnh sát Ba Lan bắt giám đốc chi nhánh ngân hàng. Ảnh: Rzeczpospolita.

    Chi nhánh ngân hàng này được cho là đã chuyển 240 triệu USD và gần 130 triệu euro qua 6 công ty ma, cơ quan điều tra tiết lộ.

    Truyền thông dẫn lời công tố viên Edyta Petryna cho hay đây là người thứ năm bị bắt trong quá trình điều tra. Ngoài ra, cảnh sát cũng bắt hai người Việt Nam, một nam và một nữ, hôm 28/2.

    Những người Việt Nam đã gửi vào tài khoản trung bình một ngày một triệu zloty (hơn 260.000  USD) mà không khai báo với cơ quan chức năng. Theo luật Ba Lan, các cá nhân, tổ chức khi nộp vào tài khoản các khoản tiền lớn như vậy phải thông báo cho Cục Thanh tra Thông tin Tài chính.

    Quan chức Ba Lan tin rằng các khoản tiền hàng trăm triệu USD và euro đã được chuyển vào tài khoản công ty ở Trung Quốc, Hong Kong, Singapore, Mỹ, Đài Loan, Việt Nam và Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất.

    Từ cuối 2017, Cục Thuế Ba Lan đã bắt đầu kiểm tra những người buôn bán ở khu vực Wólka Kosowska, nơi có nhiều công ty Việt Nam và Trung Quốc. Khu chợ ở Wólka Kosowska, phía nam thủ đô Warsaw được mệnh danh là "châu Á thu nhỏ", tập trung nhiều các công ty buôn hàng may mặc từ châu Á.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Phòng chống rửa tiền là vấn đề làm đau đầu các nhà chức trách trên thế giới. Ở Mỹ, trong vô số các luật liên quan, có thể kể tới luật bảo mật ngân hàng (1970) nhằm loại bỏ giao dịch ngân hàng ẩn danh. Theo đó, Bộ Tài chính có quyền buộc các ngân hàng lưu giữ hồ sơ để dễ truy tìm dấu vết hoạt động "rửa tiền", các ngân hàng phải báo cáo tất cả giao dịch 1 lần trên 10.000 USD hoặc nhiều lần có tổng giá trị trên 10.000 USD nhận vào hoặc chuyển đi từ 1 tài khoản trong cùng 1 ngày.

    Tiếp đó, luật ngăn chặn "rửa tiền" năm 1994 yêu cầu các ngân hàng phải thành lập lực lượng đặc nhiệm để loại trừ các hoạt động đáng ngờ trong các tổ chức của họ. Luật ái quốc năm 2001 thiết lập kiểm tra danh tính bắt buộc đối với khách hàng của các ngân hàng Mỹ, cung cấp các nguồn theo dõi những giao dịch trong hệ thống ngân hàng ngầm thường được bọn khủng bố sử dụng.

    Quy định của các nước về phòng, chống rửa tiền ở các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Pháp…, giao dịch lớn chủ yếu được thực hiện qua hệ thống ngân hàng, các tổ chức và cá nhân không sử dụng tiền mặt để thực hiện các giao dịch. Các chính phủ dựa theo tập quán này để thực hiện các biện pháp giám sát, kiểm soát hữu hiệu về thuế bằng cách quy định bắt buộc mọi giao dịch lớn đều phải thực hiện qua hệ thống ngân hàng. Đồng thời, các nước đều có các quy định chặt chẽ về phòng chống rửa tiền.

    Tiêu biểu như luật bí mật ngân hàng (BSA) năm 1970 của Mỹ. Mục đích của BSA là tạo ra một văn bản pháp lý cho việc điều tra tội phạm rửa tiền, trốn thuế… bằng cách yêu cầu các tổ chức tài chính phải lưu giữ những chứng từ liên quan đến các giao dịch trên 10.000 USD. Sau đó luật được sửa đổi cho phép Chính phủ và các cơ quan chức năng có thể hạ thấp mức chuẩn 10.000 USD trong các cuộc điều tra.

    Đồng thời, Mỹ còn có một số luật quan trọng khác trong việc phòng, chống rửa tiền gồm luật quản lý toàn diện tội phạm năm 1984, Luật quản lý rửa tiền năm 1986, Luật chống sử dụng ma túy năm 1988. Những luật và quy định về phòng, chống rửa tiền tại Mỹ luôn được bổ sung, sửa chữa cho phù hợp với những thay đổi của tội phạm rửa tiền.

    Tại Anh, các định chế tài chính cũng hoạt động theo những quy định về phòng, chống rửa tiền tương tự như tại Mỹ. Anh ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các ngân hàng trong việc phát hiện và chấm dứt các hoạt động rửa tiền, trong đó tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ của ngân hàng trong việc cảnh báo cho các cơ quan thực thi pháp luật những hoạt động và giao dịch đáng ngờ. Theo đó, ngân hàng phải đích thân nhận dạng tất cả các khách hàng bằng mọi cách có thể, kể cả bằng cách gặp mặt trực tiếp. Hướng dẫn cũng chỉ rõ các cách thức xác nhận thông tin cá nhân, trong đó hộ chiếu là hình thức được ưu tiên, ngoài ra các hình thức khác cũng được chấp nhận như thẻ nhân viên, bằng lái xe… Đồng thời, phải lưu trữ tất cả các chứng từ giao dịch trong 6 năm để phục vụ điều tra.

    Những quy định, luật lệ khác liên quan đến phòng, chống rửa tiền tại Anh bao gồm Luật chống buôn bán ma túy năm 1986, Luật phòng, chống khủng bố năm 1987, Luật hình sự (Hợp tác quốc tế) năm 1990 và Luật hình sự năm 1993. Luật hình sự năm 1993 mở rộng quyền lực của tòa án trong việc kết tội rửa tiền như một tội phạm hình sự. Tại Nhật, các ngân hàng được yêu cầu phải báo cáo tất cả các giao dịch tiền tệ trong nước vượt quá 30 triệu Yên và các giao dịch tiền tệ quốc tế vượt quá 5 triệu yên Nhật. Hơn nữa, trong trường hợp phát hiện các giao dịch đó có liên quan đến tội phạm ma túy, tòa án có thể kết án ngân hàng và các tổ chức tín dụng về tội rửa tiền. Do hệ thống thanh tra, giám sát, hệ thống kế toán và tìm hiểu khách hàng của các ngân hàng còn kém phát triển; mức độ sử dụng tiền mặt và các luồng chuyển tiền không chính thức khá lớn khiến cho việc kiểm soát các giao dịch, thanh toán trở nên khó khăn.

    Tuy nhiên, ngăn chặn rửa tiền là điều rất khó khăn. Do đó, nâng cao nhận thức và hợp tác toàn cầu là điều cần thiết. Các tổ chức quốc tế nổi bật nhất trong lĩnh vực này bao gồm lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính (FATF), Liên Hiệp Quốc, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Cảnh sát quốc tế (Interpol)…Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập, được đánh giá là có “tính chất mở” hàng đầu thế giới. Điều này cũng khiến các nguồn tiền ra vào thuận lợi hơn vì những khe hở về luật pháp là điều kiện để tội phạm rửa tiền vào nước ta.

    Nghị định số 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền của Việt Nam là văn bản pháp luật đầu tiên quy định riêng về loại tội phạm rửa tiền nhằm tạo hành lang pháp lý cho quá trình chống lại các hoạt động rửa tiền. Tuy nhiên, trong tình hình tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia ngày càng hoạt động tinh vi, xảo quyệt đã đặt ra yêu cầu về việc xây dựng luật phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam với mục tiêu là việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý rửa tiền phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; chống lạm quyền; lợi dụng việc hòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

    Viethome (theo PetroTimes)

  • A criminal used laundered money to pay cash he owed to the government after being jailed for running a counterfeiting operation.

    HMRC investigators were shocked John Farrell, 61, had the ‘cheek’ to fraudulently use £75,000 in VAT repayments to pay back most of a £96,000 confiscation order. The order had been imposed after he was locked up for five years and eight months for running a counterfeiting operation at a factory in East Kilbride producing fake banknotes.

    John Farrell has been jailed for 27 months (Picture: PA)

    Farrell, from Thorntonhall, South Lanarkshire, was jailed for 27 months when he appeared at Glasgow Sheriff Court today after pleading guilty to VAT fraud and money laundering at a previous appearance in January.

    HMRC began looking into the bogus companies after concerns were raised about the VAT claims and an officer visited Farrell, who was using the name Andrew Strachan. Farrell’s false identity was exposed when a sharp officer recognised him from a newspaper article about the forgery confiscation order.

    Farrell was initially locked up for producing fake banknotes (Picture: PA)
    Bank statements for bogus companies and fake passports seized from the home of John Farrell (Picture: PA)

    HMRC fraud investigation service assistant director Cheryl Burr said: ‘This was a shocking ploy by Farrell to pocket public money. ‘His actions were one of pure greed, so he could lead a comfortable lifestyle in a house worth more than £1 million. ‘He then had the cheek to use the proceeds of this fraud to repay a confiscation order imposed on him. Rather than repay the public purse, he chose to steal from it.’

    HMRC officers searched Farrell’s £1 million mansion on June 5, 2013 and found more than 24 mobiles, laptops, memory cards and false passports which they seized. A bag containing a laptop, paperwork relating to the bogus companies, prepaid credit cards and phone sim cards was found hidden in the eaves of the £1 million mansion, while a false driving licence in the name of “Andrew Strachan” containing Farrell’s picture was discovered on an electronic device recovered. Farrell was arrested and charged after interview on the same day.

    Photographs and phone contracts seized from the home of John Farrell (Picture: PA)
    Bank statements for bogus companies and fake passports seized from the home of John Farrell (Picture: PA)

    HMRC said he stole £180,591.20 by claiming VAT repayments for several bogus companies between 2011 and 2012. He laundered £75,000 of the stolen money through the bogus Cypriot company account before using it to pay part of the confiscation order.

    Authorities are seeking a first of its kind Serious Crime Prevention Order (SCPO) against Farrell for when he leaves prison. If successful, it would be the first to be imposed on the back of a HMRC conviction in Scotland.

    Michael Mullen, 41, an associate of Farrell’s, pleaded guilty to owning or controlling registered addresses for false businesses to facilitate the commission of VAT fraud last month. Mullen, from Cambuslang, South Lanarkshire, was sentenced to a Community Payback Order and a Restriction of Liberty Order at the same court on Monday.

    Anyone with information about suspected VAT fraud to report it to HMRC online or call our Fraud Hotline on 0800 788 887.

    Viethome (Link: https://metro.co.uk/2019/02/18/man-used-laundered-money-pay-off-96000-court-order-fraud-8663241/?)

  • Bộ Tài chính Anh ngày 14/1 cho biết, để trấn áp tình trạng gian lận, tham nhũng và tiền bẩn, Chính phủ nước này sẽ ra mắt một nhóm đặc nhiệm bao gồm các nhân vật ngân hàng cấp cao.
     

    Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond tại London, Anh ngày 7/3/2018. Ảnh: REUTERS

    Giám đốc điều hành các ngân hàng Santander, Lloyds và Barclays sẽ là một trong những thành viên của Hội đồng Chiến lược về Tội phạm kinh tế. Hội đồng này sẽ xem xét những nguồn lực cần thiết để xử lý các hành vi phạm tội như hối lộ và rửa tiền.
     
    “Chúng tôi cần phải hành động trên tất cả các mặt trận để nhắm vào những kẻ lừa đảo, tham nhũng, những kẻ đang bỏ đầy túi mình tiền bẩn và có lối sống xa xỉ bằng tiền của các công dân tuân thủ pháp luật", Bộ trưởng Nội vụ Sajid Javid, người sẽ cùng với Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond giữ chức Đồng Chủ tịch lực lượng đặc nhiệm, nói.
     
    Báo cáo của Bộ Tài chính Anh cho biết, ước tính khoảng 14,4 tỷ bảng Anh (18,50 tỷ USD) đã bị tổn thất mỗi năm vì tội phạm kinh tế.
     
    Năm ngoái, Anh đã đưa ra các quy định về tài sản không giải thích được để giải quyết số tiền bị nghi ngờ tham nhũng bằng cách đóng băng và tịch thu chúng.
     
    Mục tiêu đầu tiên mà quy định này áp dụng là vợ của Azeri - một cán bộ ngân hàng bị bỏ tù, người đã chi hơn 16 triệu bảng (20,5 triệu USD) tại cửa hàng sang trọng Harrods ở London.
     
    Cơ quan Chống tội phạm Quốc gia Anh đã nhận được một số lượng kỷ lục báo cáo về những hoạt động đáng ngờ (SARs) trong năm 2017 - 2018, ghi nhận tăng 10% so với năm trước.
     
    Các quan chức nước Anh cho biết, họ đã và đang tập trung vào việc trấn áp tiền bẩn, đặc biệt là tiền từ Nga, Nigeria, châu Á.
     
    “Vương quốc Anh đang dẫn đầu thế giới trong cuộc chiến chống lại nguồn tài chính bất hợp pháp. Chúng tôi biết còn nhiều thứ nữa có thể làm được trong cuộc chiến này", ông Hammond nói.  

    VietHome (Theo Báo Thanh Tra)

  • Một lượng tiền mặt khổng lồ đã bị phát hiện trong một chiếc xe đang di chuyển trên đường cao tốc nhộn nhịp M6 ở West Midlands.

    Cảnh sát đã tịch thu và đang điều tra lượng tiền khó hiểu này, tổng cộng lên đến nửa triệu bảng, bao gồm những bó tiền 50 bảng xếp gọn trong cốp xe.

    Những cọc tiền 50 bảng bị phát hiện trong 1 chiếc xe.

    Theo đó, cảnh sát giao thông đã tuýt còi 1 tài xế ở gần giao lộ 1 đường M6, Rugby vào tối hôm thứ Ba 18/12. Họ phát hiện những cọc tiền được cột chặt bằng dây thun trị giá 500,000 bảng. Cảnh sát khẳng định đây là tiền do phạm pháp mà có. 

    Chúng được cất giấu trong túi xách của tài xế.

    Vào hôm thứ 4, cảnh sát West Midlands đã đăng tải hình ảnh núi tiền này trên Twitter. 

    Cảnh sát viết: "Công tác hôm qua. Nhờ việc phối hợp hành động, chúng tôi đã chặn đứng một phương tiện trên đại lộ M6 ngay giao lộ 1. Người tài xế đang vận chuyển 500,000 bảng tiền mặt trong 1 cái túi xách. Tất cả đều từ hoạt động phạm pháp. Xin lỗi chúng tôi đã khiến một vài tên tội phạm ăn Giáng sinh mất vui".

    Vụ việc xảy ra chỉ vài tháng sau khi một lượng tiền 20,000 bảng bị phát hiện ở Telford. Vào tháng 10 vừa qua, cảnh sát đã đăng tin tìm kiếm chủ nhân của khoảng gia tài này nhưng không thấy ai tới nhận.  

    20,000 bảng bị phát hiện hồi tháng 10 ở Wellington gần Telford.

    Viethome (theo Birmingham Live)