• Cộng đồng đã quyên góp 65.000 USD cho chủ một nhà hàng Việt ở bang Florida sau khi nhà hàng bị thiêu rụi vì bạo động cuối tuần qua.

    nha hang saigon bay
    Nhà hàng Việt ở Florida bị thiêu rụi (Ảnh: Instagram)

    Ngày 30/5, nhà hàng Việt Saigon Bay ở Tampa, Florida đã bị thiêu rụi vì hỏa hoạn trong một vụ bạo động liên quan tới cái chết của công dân da màu George Floyd ở Minneapolis, bang Minnesota hôm 25/5.

    Vụ việc Floyd tử vong do ngạt thở sau khi bị một cảnh sát da trắng ghì đầu gối lên cổ đã làm bùng phát phong trào biểu tình đòi quyền lợi cho người da màu trên khắp nước Mỹ. Biểu tình ôn hòa ở một số khu vực đã biến thành bạo động, đốt phá, trộm cướp.

    Nhà hàng Saigon Bay cũng trở thành “nạn nhân” trong cuộc bạo động cuối tuần qua và bị thiêu rụi. Trên trang gây quỹ GoFundMe, cộng đồng đã đóng góp khoảng 65.000 USD ủng hộ cho chủ quán - ông Thanh Son.

    Phong trào này do 2 cá nhân tên là Anna Jensen và Bryan Huynh phát động và đã thu hút 2.000 người quyên góp, theo thống kê trên GoFundMe. Theo WFLA, chỉ trong một giờ đầu sau khi phong trào được lập nên, nó đã thu về được 30.000 USD tiền ủng hộ. 

    Theo truyền thông địa phương, các cuộc biểu tình vì George Floyd và phong trào “Người da màu đáng được sống” đã diễn ra trong hòa bình vào tối 30/5 ở đại lộ Fowler. Tuy nhiên, các cảnh tượng căng thẳng đã diễn ra sau đó. Đến sáng 31/5, hơn 40 cửa hàng đã bị đập phá, cướp bóc hoặc bị đốt và 27 xe của cảnh sát bị hư hại.

    Cửa hàng Champs Sports ở đại lộ East Fowler là một trong những nơi bị tấn công. Cửa hàng bị cướp và sau đó bị đốt cháy. Saigon Bay sau đó cũng bị liên đới vì nằm gần vụ hỏa hoạn.

    “Đây là cơ sở kinh doanh nuôi sống một gia đình nhiều thế hệ. Họ không đáng bị như vậy. Họ rất tử tế, luôn chào đón mọi người. Làm ơn hãy giúp đỡ họ trong thời điểm này”, thông báo từ GoFundMe cho biết.

    Bài liên quan: Nhà hàng Việt bị thiêu rụi trong biểu tình

    Theo WFLA

  • Các chuyên gia cho biết con số 44 người bất tỉnh vì bị cảnh sát ghì cổ trong vòng 5 năm qua ở Minneapolis là cao bất thường, và điều đó đã dự báo trước một thảm kịch sẽ diễn ra.

    Theo NBC, kể từ đầu năm 2015, các sĩ quan của Sở Cảnh sát Minneapolis đã khiến 44 người bất tỉnh sau khi khống chế vùng cổ của họ. Một số chuyên gia cho rằng con số này có vẻ cao bất thường.

    Từ đó tới nay, cảnh sát Minneapolis đã khống chế vùng cổ của các nghi phạm 237 lần, và 16% số trường hợp sử dụng cách khống chế này dẫn đến việc người bị khống chế bất tỉnh, dữ liệu của sở cảnh sát cho thấy. Vì dữ liệu về việc sử dụng vũ lực là không được công khai, nên rất khó để so sánh con số này với các thành phố khác có cùng quy mô như Minneapolis.

    Cảnh sát định nghĩa khống chế vùng cổ là khi nhân viên thực thi pháp luật sử dụng tay hoặc chân để đè vào cổ nghi phạm mà không gây áp lực trực tiếp vào đường thở.

    canh sat ghi co
    Cảnh sát Derek Chauvin đè gối lên gáy của ông George Floyd khiến ông này thiệt mạng.

    Hôm 25/5, sĩ quan Derek Chauvin (nay đã bị sa thải và buộc tội) đã đè đầu gối lên cổ của George Floyd trong vòng 8 phút, khi ông này đang bị còng tay, trong đó có gần 3 phút sau khi ông Floyd không còn phản ứng.

    Ông Chauvin hôm 29/5 đã bị buộc tội giết người cấp độ 3 và ngộ sát với cái chết của George Floyd.

    Các quan chức cảnh sát và chuyên gia trong ngành đều nói với đài NBC rằng kỹ thuật mà Chauvin sử dụng để khống chế ông Floyd - quỳ gối lên gáy khi ông Floyd đang nằm sấp dưới mặt đường - không hề có trong chương trình đào tạo của bất cứ cơ quan cảnh sát nào.

    Một quan chức Minneapolis cho biết sở cảnh sát thành phố không cho phép các nhân viên sử dụng kỹ thuật này khi khống chế nghi phạm.

    Đối với hầu hết sở cảnh sát các thành phố lớn, biến thể khác của việc khống chế cổ - được gọi là kẹp cổ - đều cực kỳ bị hạn chế sử dụng, nếu không muốn nói là bị cấm hoàn toàn.

    Tuy nhiên, sổ tay hướng dẫn của Sở Cảnh sát Minneapolis, có trên trang web của cơ quan này, lại cho phép các sĩ quan sử dụng biện pháp khống chế vùng cổ dù có thể dẫn đến việc bất tỉnh, và dường như giao thức để cho phép sử dụng biện pháp này đã không được cập nhật trong vòng 8 năm qua.

    Zing (tham khảo https://news.yahoo.com/minneapolis-police-made-44-people-090027914.html)

  • Cảnh sát trưởng thành phố Louisville, Mỹ bị sa thải sau khi 2 sĩ quan dưới quyền nổ súng, giết chết một người da màu mà không sử dụng camera ghi lại quá trình làm nhiệm vụ.

    Trong cuộc họp báo hôm 1/6, Thị trưởng thành phố Louisville Greg Fischer thông báo về quyết định này, đồng thời tưởng nhớ nạn nhân David McAtee trong vụ việc: “David là một người bạn thân quen của chúng ta”.

    Nạn nhân McAtee là chủ một nhà hàng đồ nướng nổi tiếng tại Louisville. “Tài nướng thịt của David luôn sưởi ấm dạ dày và trái tim của chúng ta. Việc David ra đi là một thảm kịch. Thật khó để diễn tả thành lời”, ông Fischer chia sẻ.

    Hai sĩ quan không sử dụng camera trong vụ đụng độ cũng bị sa thải. Dù vậy, giới chức vẫn chưa xác định được ông David McAtee bị ai bắn chết. “Chúng tôi vẫn đang làm việc hết sức để tìm hiểu nguyên nhân vụ việc. Chúng ta đều có chung nhiều câu hỏi”, quyền cảnh sát trưởng Rob Schroeder phát biểu.

    chu nha hang da mau

    Hôm 1/6, lực lượng cảnh sát và Vệ binh Quốc gia được điều động đến một bãi đỗ xe để trấn áp đám đông người biểu tình, NBC dẫn tuyên bố từ cựu cảnh sát trưởng thành phố Louisville, David Conrad.

    Ông Conrad cho biết người dân đã nổ súng và các sĩ quan buộc phải bắn trả, gây thiệt mạng cho ông David McAtee. Thống đốc bang Kentucky Andy Beshear tuyên bố cùng ngày: “Cảnh sát Louisville và lực lượng Vệ binh Quốc gia đã bắn trả, dẫn đến cái chết của một thường dân”.

    Ông Beshear cũng yêu cầu cảnh sát bang Kentucky tiến hành điều tra vụ nổ súng. Sau cái chết của một phụ nữ da màu, Breonna Taylor, hồi tháng 3, cảnh sát Louisville buộc phải sử dụng camera cá nhân trong khi làm nhiệm vụ.

    Cụ thể, Breonna Taylor đã chết dưới tay cảnh sát trong một vụ đột kích nhà riêng do cô và bạn trai nằm trong diện theo dõi của một chuyên án ma tuý.

    Giống như nhiều khu vực khác, thành phố Louisville cũng đang phải chứng kiến nhiều cuộc biểu tình và bạo động bắt nguồn từ cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd.

    Nguồn tham khảo: https://www.usatoday.com/story/news/nation/2020/06/01/david-mcatee-louisville-business-owner-killed-police-national-guard/5310854002/

  • Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải rút xuống hầm trú ẩn, trong khi hàng trăm người biểu tình tụ tập bên ngoài Nhà Trắng hôm 29/5.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump phải trú ẩn trong một hầm ngầm nằm bên dưới Nhà Trắng suốt một tiếng đồng hồ hôm 29/5, The New York Times dẫn thông tin từ các quan chức thân cận cho hay.

    Ngày 1/6, đài CNN cũng đưa tin một quan chức Nhà Trắng và một quan chức thuộc lực lượng thực thi pháp luật xác nhận thông tin ông Trump đã phải tạm trú trong hầm gần một tiếng đồng hồ trong đêm 29/5 trong bối cảnh phong trào biểu tình đã lan tới thủ đô Washington D.C của nước Mỹ.

    Trong đêm 29/5, hàng trăm người biểu tình đã tụ tập bên ngoài khu Nhà Trắng. Lo lắng cho sự an toàn của TT Trump, lực lượng mật vụ Nhà Trắng đã quyết định đưa ông mau chóng rút xuống hầm trú ẩn. Đây là nơi vốn chỉ dành cho tình huống đảm bảo an toàn cho nhà lãnh đạo nước Mỹ trong các vụ tấn công khủng bố.

    Hiện chưa rõ Đệ nhất phu nhân Melania Trump và cậu con trai Barron Trump có xuống hầm trú ẩn cùng ông Trump lúc đó không. 

    canh sat quy goi 1
    Tổng thống Trump trong cuộc họp báo tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng hôm 29/5. (Ảnh: Reuters)

    Theo New York Times, Tổng thống Trump trong ngày 30/5 sau đó đã khen ngợi đội mật vụ vì xử lý được đám đông biểu tình bên ngoài Nhà Trắng.

    Giữa lúc biểu tình và đập phá diễn ra ở khắp Mỹ, một cảnh tượng làm lay động lòng người đã diễn ra ở nhiều nơi khi một số cảnh sát quỳ gối cùng người biểu tình.

    canh sat quy goi 1
    Cảnh sát Mỹ quỳ gối thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình. (Ảnh: Forbes)

    Theo CNN, cuối tuần qua Aleeia Abraham đã quay được video các cảnh sát New York quỳ gối trong một cuộc tuần hành ở Queens để kêu gọi công lý cho George Floyd, người bị cảnh sát ghì chết trong lúc bắt giữ tại Minneapolis, và để phản đối những vụ giết người da đen vô nghĩa.

    canh sat quy goi 1
    (Ảnh: Twitter)

    canh sat quy goi 1
    (Ảnh: Forbes)

    Đoạn video ghi lại cảnh một số người biểu tình quỳ gối cũng như âm thanh ngạc nhiên phát ra từ đám đông khi một số cảnh sát cũng có hành động tương tự. "Tôi không nghĩ điều đó sẽ xảy ra. Tôi chưa bao giờ chứng kiến việc gì tương tự như vậy", Abraham cho hay.

    canh sat quy goi 1
    (Ảnh: Forbes)

    Cảnh tượng ấm lòng như vậy cũng diễn ra ở nhiều thành phố khác, những nơi cũng đang chứng kiến biểu tình bạo lực trong vài ngày qua. Tại Florida, ngày 30/5, một số cảnh sát cũng quỳ gối cùng người biểu tình trong cuộc cầu nguyện phía trước tòa thị chính.

    canh sat quy goi 1
    (Ảnh: Forbes)

    Tại Michigan, cảnh sát trưởng Chris Swanson cũng tuần hành cùng người biểu tình sau khi đám đông hô vang "hãy đi cùng chúng tôi".

    canh sat quy goi 1
    (Ảnh: WLWT5)

    Các cuộc biểu tình bắt đầu bùng phát ở Minneapolis sau khi George Floyd, một công dân Mỹ gốc Phi bị cảnh sát ghì cổ trong hơn 8 phút dẫn tới thiệt mạng vào ngày 25/5. Tiếp đó, biểu tình đã biến thành bạo động và lan ra hàng loạt thành phố trên khắp nước Mỹ.

    Theo NY Times

  • Đám đông tập trung ở London biểu tình sau cái chết của người da màu George Floyd ở bang Minnestota, Mỹ, buộc cảnh sát bắt 23 người.

    blm 2

    Bất chấp các lệnh cấm tụ tập nhằm ngăn Covid-19 lây lan, những người biểu tình vẫn tập trung tại quảng trường Trafalgar ở trung tâm London từ 8h sáng 31/5, thể hiện sự ủng hộ đối với người biểu tình Mỹ trước cái chết của Floyd, người đàn ông da màu 46 tuổi bị cảnh sát ghì chết hôm 25/5 trên đường phố Minneapolis, bang Minnestota, Mỹ.

    blm 2
    Cảnh sát giám sát biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội Anh hôm 31/5. Ảnh: AP.

    Sở cảnh sát London cuối ngày 31/5 cho hay tổng cộng 23 người biểu tình đã bị bắt trong ngày với nhiều tội danh khác nhau, trong đó có vi phạm lệnh phong tỏa. 

    Tại Đại sứ quán Mỹ ở Battersea, London, 5 người đã bị bắt sau khi hàng người tụ tập biểu tình ở đây. Trước đó, họ đã tuần hành qua Trafalgar và Downing Street. 

    Đám đông hô to ''George Floyd'', ''I can't breathe'' khi đi qua sông Thames. Giao thông bị tắc nghẽn ở nhiều nơi, nhiều người đi đường và phương tiện dừng lại để vỗ tay cổ vũ những người biểu tình, bấm còi khi họ đi qua.

    Đại diện Sở cảnh sát Thủ đô cho biết 5 người đã bị bắt bên ngoài Đại sứ quán Mỹ, 3 trong số đó bị buộc tội vi phạm luật ''cách ly Covid-19''. 2 người còn lại bị bắt vì tội tấn công cảnh sát. Những người này trong độ tuổi 17-25 và đang bị giam giữ. 

    blm 2
    Người biểu tình làm giao thông tắc nghẽn ở London. Ảnh: Getty.

    Cảnh sát cho hay phần lớn những người tham gia biểu tình đã giải tán, nhưng nhiều cuộc biểu tình dự kiến diễn ra ở thủ đô trong những tuần tới.

    Sáng sớm hôm qua, Thị trưởng London, ông Sadiq Khan đã thuyết phục người dân hãy ở yên trong nhà. ''Cái chết của George Floyd đã làm dấy lên làn sóng giận dữ không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới. Không quốc gia, thành phố, lực lượng cảnh sát hay tổ chức nào được phép xem nhẹ nạn kỳ thị chủng tộc và tác động của nó''.

    ''Bất cứ hành vi vũ lực nào của cảnh sát London đều đã được cân nhắc kỹ lưỡng. Cảnh sát thủ đô hiểu rằng để có được niềm tin và sự hợp tác của cộng đồng thì chúng tôi phải không ngừng cố gắng ngày đêm'', ông Khan nói.

    blm 2
    Họ giương các tấm bảng ghi ''I can't breath'' và ''Say their names''. Ảnh: Getty.

    blm 2
    23 người đã bị bắt. Ảnh: Getty

    blm 2
    Cảnh sát đứng chốt ở Đại sứ quán Mỹ. Ảnh: Getty.

    blm 2
    Dự kiến sẽ có thêm nhiều cuộc biểu tình nữa trong những tuần tới. Ảnh: Getty

    blm 2
    London hiện nay vẫn đang chịu lệnh giới nghiêm. Ảnh: Getty

    blm 2
    "Black Lives Matters'' là một trong những hashtag được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Ảnh: Getty

    Viethome (theo Metro)

  • Những người biểu tình đã tụ tập ở London sau cái chết của một người đàn ông da màu ở Mỹ, trong đó một cảnh sát da trắng đã bị kết tội giết người cấp độ 3.

    Hàng chục người đã hô vang các khẩu hiệu khi biểu tình ở Peckham vào hôm thứ Bảy vừa qua.

    Những người tham gia giương cao các tấm bảng ghi "Mạng sống của người da đen cũng quan trọng - Black lives matter" và "Đoàn kết - Solidarity".

    stream img
    Người biểu tình ở Rye Lane. Ảnh: Sam Green

    stream img 2
    Người biểu tình ở Rye Lane. Ảnh: Liam Rezende

    Bạo động rung chuyển một loạt thành phố Mỹ

    Ít nhất 25 thành phố ở 16 bang phải áp đặt lệnh giới nghiêm trong bối cảnh làn sóng biểu tình phản đối lan rộng ở Mỹ, sau vụ George Floyd chết vì bị một cảnh sát đè lên cổ ở thành phố Minneapolis.

    Nhiều xe hơi đã bị đốt cháy ở New York, Seattle và Philadelphia. Ở Los Angeles, người biểu tình đập phá kính chắn gió của xe cảnh sát, phóng hoả chốt an ninh của cảnh sát bên ngoài một trung tâm thương mạng, và hôi của từ các cửa hiệu Nordstrom và Ray Ban.

    Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và đạn cao su cũng như dùi cui để đối phó với người biểu tình. Ít nhất 25 thành phố ở 16 bang của Mỹ đã phải công bố lệnh giới nghiêm để đối phó bạo lực.

    Tại thủ đô Washington D.C, người biểu tình đã xô đổ hàng rào chắn bên ngoài Nhà Trắng, bắn pháo hoa vào cảnh sát khiến cho lực lượng an ninh phải sử dụng hơi cay để kiểm soát đám đông.

    Hôm 29/5, sĩ quan Chauvin bị buộc tội giết người cấp độ 3 (hình phạt tối đa 25 năm) ở bang Minnesota, sau nhiều ngày các nhà vận động bảo vệ quyền của người da đen kêu gọi chính quyền bắt giữ và truy tố viên cảnh sát này.

    Thống đốc Tim Walz cho biết những cuộc tuần hành ban đầu là ôn hoà, và việc những người biểu tình giận dữ trước cái chết của ông George Floyd là có thể thông cảm được.

    Nhưng sau đó, theo thống đốc, mọi thứ đã biến thành hành động phá hoại được thúc đẩy bởi những người cực đoan, muốn gây bất ổn cho thành phố và phá hoại xã hội dân sự.

    Tiệm TJ Nails ở St Paul, Minnesota bị người biểu tình lợi dụng cướp phá. Cre: Kim Khanh Nguyen

    "Những gì diễn ra đêm qua không phải vì cái chết của George Floyd hay sự bất bình đẳng, hay là vì những tổn thương lịch sử với cộng đồng người da màu của chúng ta", ông Walz tuyên bố và nói thêm rằng hầu hết người kích động bạo lực đến từ bên ngoài bang, và những kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng có thể liên quan đến việc này.

    Bộ trưởng Tư pháp William Barr cho rằng tại một số thành phố, có vẻ như làn sóng bạo lực đã được lên kế hoạch và tổ chức bởi "những người cực tả vô chính phủ", và Bộ Tư pháp sẽ truy tố những người đi từ bang này đến bang khác để tham gia bạo động.

    Viethome (theo itv)

  • Cảnh sát Vancouver, Canada cho biết nghi phạm trong vụ tấn công mang tính phân biệt chủng tộc với 2 người gốc Á trên xe buýt tại thành phố đã chết vì sốc ma tuý.

    Theo South China Morning Post, cảnh sát thành phố Vancouver cho biết nghi phạm trong vụ tấn công mang tính phân biệt chủng tộc - trong đó 2 phụ nữ châu Á bị miệt thị và một người thứ ba bị tấn công - đã chết vì dùng ma tuý quá liều, chỉ vài ngày sau khi hắn gây ra vụ việc vào hôm 15/4.

    Thông tin này được công bố hôm 13/5, chỉ một ngày sau khi lực lượng cảnh sát đô thị thành phố kêu gọi công chúng giúp đỡ trong việc xác định danh tính nghi phạm.

    "Nghi phạm là một người đàn ông 48 tuổi đến từ thành phố Vancouver, không có địa chỉ cố định và được cảnh sát biết rõ", ông Mike Yake từ lực lượng cảnh sát Vancouver, cho biết.

    soc ma tuy
    Nghi phạm 48 tuổi, được quay lại bằng điện thoại của một nạn nhân, đã chết vì sốc ma tuý. Ảnh: Cảnh sát Vancouver.

    "Chúng tôi phát hiện rằng nghi phạm đã qua đời, có vẻ là do dùng ma tuý quá liều, khoảng một tuần sau khi vụ việc xảy ra", ông Yake nói thêm.

    Ông Yake cảm ơn truyền thông và công chúng vì đã giúp xác định danh tính nghi phạm, người tham gia vào vụ việc mà ông gọi là "vụ tấn công gây bất bình".

    Vào ngày 15/4, người này lên xe buýt ở trung tâm Vancouver và sử dụng lời lẽ miệt thị với 2 người phụ nữ đeo khẩu trang.

    "Quay về nước của các người đi, đó là nơi mà mọi thứ bắt đầu", nghi phạm nói với 2 người phụ nữ. Một người phụ nữ khác đã tới để bảo vệ 2 nạn nhân nhưng sau đó người này bị nghi phạm đá, vật xuống sàn xe buýt và giật tóc.

    Một cố vấn truyền thông của cảnh sát Vancouver muốn nói rõ về tuyên bố của ông Yake và cho biết "cảnh sát biết rõ" có nghĩa là người này có nhiều dữ liệu trong hồ sơ của các cơ quan cảnh sát ở Canada, không nhất thiết có nghĩa là cảnh sát có thể nhận diện anh ta ngay lập tức.

    Cảnh sát Vancouver từ đầu năm báo cáo về 20 vụ việc trong đó người gốc Á trở thành nạn nhân bị kỳ thị. Chỉ riêng tháng 3 và tháng 4 có tới 16 vụ việc diễn ra.

    Theo South China Morning Post

  • Nguyên nhân chính là do các bất lợi và phân biệt về điều kiện kinh tế-xã hội của các nhóm sắc tộc này so với người da trắng bản địa.

    Các thông tin do Văn phòng số liệu quốc gia Anh công bố trong ngày 7/5 cho thấy, do các bất lợi về kinh tế-xã hội, người da màu tại Anh có nguy cơ tử vong vì Covid-19 cao hơn nhiều so với người da trắng.

    Theo các con số do Văn phòng số liệu quốc gia Anh (ONS) đưa ra sau các cuộc điều tra từ đầu dịch Covid-19, đàn ông da đen tại nước này có tỷ lệ tử vong cao gấp 4,2 lần đàn ông da trắng, còn phụ nữ da đen có tỷ lệ cao gấp 4,3 lần.

    Với các cộng đồng da màu khác như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, tỷ lệ này ở mức cao hơn khoảng 1,8 lần.

    Giải thích cho các con số này, Văn phòng số liệu quốc gia Anh cho rằng nguyên nhân chính là do các bất lợi và phân biệt về điều kiện kinh tế-xã hội của các nhóm sắc tộc này so với người da trắng bản địa. Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân khác chưa được làm rõ.

    Đây tiếp tục là một thống kê khác có thể gây sức ép lớn lên chính phủ Anh bởi cách đây vài ngày, Văn phòng thống kê quốc gia Anh cũng đã thông báo con số tử vong thực tế vì Covid-19 tại Anh cao hơn trên 3300 người so với công bố của chính phủ Anh.

    0 nguoi da mau covid
    Anh là nước chịu tổn thất nặng nề nhất vì Covid-19 ở Châu Âu.

    Trong ngày 7/5, theo thông báo của Ngoại trưởng Anh Dominic Raab, nước Anh có thêm 539 nạn nhân thiệt mạng vì dịch Covid-19, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 30.615 người, chưa tính hơn 3300 ca tử vong do Văn phòng Thống kê quốc gia Anh đưa ra. Với con số này, Anh vẫn là quốc gia có tổn thất nhân mạng vì Covid-19 lớn nhất châu Âu và thứ hai thế giới, sau Mỹ.

    Các tranh cãi gay gắt nhất quanh chiến dịch chống Covid-19 tại Anh hiện nay là về thời điểm sẽ nới lỏng phong toả. Trong ngày 7/5, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết sẽ thận trọng đến mức tối đa khi đưa ra bản kế hoạch nới lỏng vào ngày 10/5 này.

    Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab khẳng định, bất cứ sự nới lỏng nào vào lúc này, dù nhỏ, cũng mang đến rủi ro lớn nhất.

    “Để trả lời cho các thắc mắc, tôi sẽ nói luôn là không có bất cứ thay đổi nào trong các hướng dẫn và quy định của chính phủ, nhưng Thủ tướng Boris Johnson sẽ trình bày một bản lộ trình vào Chủ nhật tới. Bất kỳ thay đổi nào trong thời gian ngắn trước mắt cũng đều rất nhỏ, rất vừa phải và được giám sát cực kỳ chặt chẽ, còn bây giờ thì không có thay đổi nào cả.", Ngoại trưởng Anh nói./.

    VOV (theo Sky News)

  • Cảnh sát Vancouver kêu gọi công chúng giúp tìm nghi phạm đấm vào mặt một cô gái người gốc Á, làm cô ngã xuống đất, sau một loạt các vụ hành hung có động cơ kỳ thị ở đây.

    Cảnh sát thành phố phía tây Canada ngày 5/5 gọi đây là vụ tấn công “ghê tởm, nhắm vào người vô tội”. Vụ việc được thu lại trên video, động cơ là chưa rõ, nhưng dường như là một vụ hành hung mà không hề có sự gây hấn, theo South China Morning Post.

    Video ghi lại vụ việc ở trung tâm Vancouver từ ngày 12/4, cho thấy một nam thanh niên tiến lại gần nạn nhân người nhỏ hơn, đang mặc áo có mũ. Khi cô nhìn lên, hắn đấm vào mặt cô và khiến cô ngã xuống vỉa hè, ôm đầu, trong khi hung thủ rảo bước đi.

    0 ki thi o canada 1
    Hung thủ đấm vào mặt cô gái châu Á và khiến cô ngã xuống vỉa hè. Ảnh: Cảnh sát Vancouver.

    “Chúng tôi đang điều tra vụ hành hung người lạ này và động cơ vẫn chưa rõ”, Aaron Roed, người phát ngôn cảnh sát Vancouver cho biết, và nói bộ phận chuyên xử lý các vụ phạm tội kỳ thị đã được thông báo.

    Cảnh sát cũng nói số vụ phạm tội có động cơ kỳ thị, chống người gốc Á ở Vancouver đã tăng vọt trong đại dịch. Số vụ phạm tội như vậy năm ngoái là 12, nhưng tính từ đầu năm đến nay đã là 20, trong đó 16 vụ được ghi nhận trong tháng 3, 4.

    Khi vụ việc mới xảy ra vào ngày 12/4, thông cáo của cảnh sát Vancouver cho biết một số chi tiết: “Hung thủ tiếp cận nạn nhân người gốc châu Á ở trạm xe buýt gần các phố Granville và West Pender, đấm vào mặt của cô và lên xe buýt trốn đi”.

    “Vụ hành hung dường như không phải do gây sự, vì không có tương tác nào trước đó giữa nạn nhân và hung thủ”.

    Tại một buổi họp báo, ông Roed nói nạn nhân, cô gái 22 tuổi, đã ổn hơn rất nhiều về thể chất, nhưng “về tinh thần, cô ấy sẽ còn phải chịu ảnh hưởng của vụ tấn công này... chúng ta sẽ phải động viên cô ấy, và chúng tôi đã có dịch vụ (hỗ trợ) dành cho nạn nhân”.

    0 ki thi o canada 1
    Cận cảnh kẻ đã hành hung cô gái châu Á tại Vancouver ngày 12/4 dù không bị gây hấn. Ảnh: Cánh sát Vancouver.

    Chỉ hai tuần trước khi công bố video ngày 5/5, cảnh sát Vancouver kêu gọi công chúng xác định một người đàn ông khác đã chửi bới, xúc phạm người gốc Á về Covid-19 khi tấn công nạn nhân.

    Hung thủ đẩy bà Kwong, 92 tuổi và bị mất trí nhớ, ra khỏi tiệm 7-Eleven ở phía đông Vancouver, khiến bà ngã mạnh xuống nền đất vào ngày 13/3. Vụ việc cũng được camera ghi lại, và hung thủ được tìm ra trong vòng 24 giờ sau khi video được công bố ngày 23/4. Điều tra vẫn tiếp tục, chưa có quyết định truy tố.

    0 ki thi o canada 1
    Hung thủ đẩy bà Kwong ra khỏi tiệm 7-Eleven, làm bà ngã mạnh xuống đất, và chửi bới một cách kỳ thị người châu Á. Ảnh: Chính quyền Vancouver.

    Đến ngày 1/5, cảnh sát Vancouver lại kêu gọi tìm ra một người đàn ông đeo khẩu trang đã vẽ lên cửa sổ của Trung tâm Văn hóa Trung Quốc ở khu phố của người Hoa của Vancouver những “graffiti thù ghét” vào chiều 2/4.

    “Thật đáng buồn khi ghi nhận những tội kiểu này giữa đại dịch”, đại diện cảnh sát Vancouver Tania Visintin nói về vụ vẽ graffiti. “Chúng tôi sẽ không để yên cho những vụ này ở thành phố của chúng ta”.

    Thị trưởng Vancouver Kennedy Stewart tuần trước nói ông tức giận “khi thấy một số người có các hành vi thù ghét đến vậy”.

    Theo South China Morning Post

  • “Tất cả cửa kính bị đập vỡ”. Các cửa hàng của người gốc Việt ở thành phố San Jose và Milpitas, bang California, đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công phá hoại rạng sáng 22/4.

    Một người đàn ông lái xe bán tải tối màu đã đập vỡ cửa ra vào và cửa sổ của một loạt cửa hàng của người Việt trong thành phố, bao gồm Tastea, Lee’s Sandwiches và Seven Leaves Cafe và các cửa hàng ở khu phố Berryessa lân cận. Thời gian xảy ra vụ việc là từ 3h15 đến 6h sáng 22/4, theo cảnh sát San Jose.

    Cảnh sát San Jose đang yêu cầu người dân hỗ trợ truy tìm nghi phạm. Với những chứng cứ ban đầu, họ cho rằng người này là người châu Á hoặc Tây Ban Nha.

    Nhắm vào cửa hàng của người Việt

    “Tôi cảm thấy vô cùng đau lòng khi những người ngoài kia lại làm một việc như vậy”, ông Vinh Pham, đồng sở hữu của Seven Leaves Cafe, nói. “Tôi thấy tất cả cửa sổ đều bị đập vỡ và tôi cảm thấy sợ hãi”.

    Vụ việc mới nhất gây thêm tổn thất cho các doanh nghiệp sau khi Seven Leaves Cafe và Lee’s Sandwiches bị sụt giảm khoảng 50% doanh thu vì lệnh yêu cầu người dân ở nhà.

    “Nó lại cộng thêm vào tổng chi phí tổn thất, gây thêm căng thẳng và đau đầu. Điều đó gây ra nỗi sợ hãi và lo lắng cho các khách hàng và nhân viên của chúng tôi”, ông Thang Le, đồng sở hữu của Lee’s Sandwiches, cho biết, theo San Jose Spotlight.

    0 dap pha cua hang viet 3

    0 dap pha cua hang viet 3

    0 dap pha cua hang viet 3
    Các cửa hàng của người Việt ở San Jose bị đập vỡ hết cửa kính. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    Trong khi một số người trong cộng đồng cho rằng hành vi phá hoại có thể xuất phát từ việc trả thù liên quan đến virus corona, ông Le nói ông không muốn suy đoán khi vụ việc vẫn đang được điều tra.

    Ông Le nói rằng ông cảm thông với nghi phạm, ông cho rằng nghi phạm và gia đình hắn có thể đang gặp khó khăn, khiến hắn phải phá hoại các doanh nghiệp. Dù vậy, vụ việc đã khiến ông bị sốc.

    Bất chấp bị đập phá, Seven Leaves Cafe vẫn mở cửa kinh doanh. Chủ sở hữu đã sửa các cửa kính và cửa ra vào ngay trong ngày xảy ra vụ việc. Họ còn cung cấp trà sữa chân châu và cà phê miễn phí cho nhân viên y tế và những khách hàng đầu tiên đến cửa hàng trước ngày 24/4.

    Lee’s Sandwiches ở Berryessa cũng đã sửa chữa các cửa trước và mở cửa đón khách. Theo ông Le, ba nhà hàng Lee’s Sandwiches khác ở San Jose và Milpitas cũng bị phá hoại.

    Lên án hành vi phân biệt đối xử

    Thi Tran, cư dân của khu phố Berryessa lân cận, lên án vụ việc.

    “Nước này đang sống qua thời kỳ siêu thực”, cô Tran, sinh viên luật của Đại học Santa Clara, nói. “Điều này quan trọng hơn bao giờ hết đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á, đối với các đối tác của chúng ta và các đại diện mà chúng ta bầu. Họ phải lên tiếng trước các hành động vô lương tâm này”.

    Các quan chức địa phương và những người thực thi pháp luật đã lên án các tội ác thù hằn nhằm vào người châu Á kể từ khi dịch virus corona bùng phát.

    Hội đồng thành phố San Jose và Ban giám sát của hạt Santa Clara trong tháng này đã thông qua các nghị quyết để tố cáo nạn bài ngoại và bài người châu Á trước đại dịch.

    Trung tâm Dân quyền người Mỹ gốc châu Á - Thái Bình Dương đã ra mắt một cổng thông tin vào tháng 3, nơi các nạn nhân có thể tố cáo hành vi phân biệt đối xử, đã nhận được hơn 1.000 đơn tố cáo trong 2 tuần đầu tiên.

    0 dap pha cua hang viet 3

    0 dap pha cua hang viet 3
    Camera của một cửa hàng ghi lại hình ảnh nghi phạm đập phá trong đêm, cạnh đó là chiếc xe bán tải tối màu của hắn. Ảnh: San Jose Police Department.

    Trung bình một ngày, khoảng 100 hành vi phân biệt đối xử vì virus corona được báo cáo trên khắp nước Mỹ.

    “Trong thời điểm kinh tế khó khăn và bất định khi các doanh nghiệp bị tổn thất doanh thu vì Covid-19, các cá nhân gây thêm tổn thất về kinh tế và tinh thần cho cộng đồng kinh doanh nhỏ của chúng ta là việc cực kỳ đáng quan ngại”, Ủy viên Hội đồng San Jose, bà Lan Diep, người đại diện cho khu vực Berryessa, nói tối 22/4.

    Các quan chức cảnh sát San Jose đang yêu cầu cộng đồng hỗ trợ để tìm ra nghi phạm. Họ cho rằng đó là một người châu Á hoặc Tây Ban Nha.

    Sở cảnh sát Milpitas cũng đang điều tra 3 vụ việc tương tự liên quan đến nghi phạm này xảy ra vào ngày 22/4.

    Theo San Jose Spotlight

  • Chiếc xe của một gia đình người châu Á bị đốt cháy trong đêm 15/4 ở Kent.

    Tiếng nổ lớn vang lên bên ngoài căn nhà của một gia đình cựu lính đặc nhiệm Gurkha (người Nepal) tại thị trấn Maidstone, thuộc hạt Kent, lúc khoảng 23h. Ngay sau đó họ phát hiện ra chiếc Ford Focus của gia đình đang bốc cháy.

    kentonline
    Chiếc Ford Focus hư hỏng nặng, đặc biệt phần đầu xe, sau vụ cháy trong đêm. Ảnh: KentOnline

    Các thành viên của đại gia đình này - với nhiều người đang làm việc trong Dịch vụ Y tế quốc gia của Anh và thuộc tuyến đầu phòng chống Covid-19 - cho rằng mình bị tấn công nhắm vào cộng đồng người châu Á trong thị trấn.  

    Angela Limbu, 23 tuổi, sinh viên trường y, kể lại: "Tôi đang trong ca trực thì nhận được cuộc gọi của anh họ. Anh ấy tỏ ra rất tức giận và gửi ảnh cho tôi xem".

    Người anh họ kể lại những gì xảy ra, và cả hai cho rằng mình bị tấn công. Trước đó, nam thanh niên nghe thấy có tiếng nổ và nghĩ ai đó bắn pháo hoa, nhưng chợt nhìn thấy ánh lửa qua cửa sổ. Lửa phát ra từ chiếc xe của họ. Thanh niên này gọi cha mẹ thức dậy.

    Đội cứu hỏa và cứu hộ đến rất nhanh và đặt nghi vấn về vụ cháy. Một tiếng sau khi lửa được dập tắt, đội cứu hỏa lại lên đường đi dập đám cháy xe thứ hai.

    Limbu cho biết thành viên của cộng đồng người Nepal tại thị trấn Maidstone phải chịu đựng sự thù địch khi dịch Covid-19 bắt đầu ở Trung Quốc. Cô cho biết sẽ trở về nhà sớm nhất có thể sau giờ làm việc và có kế hoạch đưa ôtô tới một nơi nào đó, vì gia đình cô sống cách nhà của người anh họ chỉ khoảng năm phút.   

    Hiện vụ việc được điều tra với nghi vấn ai đó chủ ý đốt chiếc xe. Mọi camera giám sát bên ngoài những ngôi nhà quanh khu vực gia đình Limbu sinh sống đều sẽ bị kiểm tra.

    Theo Kent Online

  • Một y tá đã bị một cặp vợ chồng hành hung và tấn công chủng tộc khi cô đang trên đường đi làm ca đêm thêm giờ để giúp các đồng nghiệp NHS đang gặp khó khăn trong bối cảnh dịch coronavirus bùng phát.

    Reizel Quaichon đang trong tình trạng kiệt quệ vì nỗ lực làm việc nhiều giờ trong cuộc khủng hoảng COVID-19 thì vụ tấn công gây sốc xảy ra.

    Chia sẻ câu chuyện của mình trên Facebook, Reizel nói rằng cô đã bị đẩy sang một bên và bị gọi bằng những từ ngữ tục tĩu.

    Cô viết: “Ngày hôm qua, tôi đã bị một cặp vợ chồng ở nhà ga tấn công chủng tộc trên đường đến làm ca đêm tại bệnh viện.

    "Một người đàn ông thúc khuỷu tay vào sườn tôi, cố tình đẩy tôi sang một bên, người phụ nữ đi cùng ông ta sau đó hét lên những lời lẽ phân biệt chủng tộc: ‘Ít nhất chúng tao là người da trắng, đồ ***.’”

    Reizel nói: "Các bác sĩ, y tá và nhân viên chăm sóc sức khỏe thực sự đang mạo hiểm mạng sống của họ ở tuyến đầu với nguồn lực hạn chế trong khi một số người cảm thấy cần phải thể hiện sự thù hận và nỗi sợ hãi nhiều hơn nữa.

    "Tôi thách bất cứ ai không làm việc trong môi trường chăm sóc sức khỏe đến và quan sát chỉ MỘT ngày trong bệnh viện để nhìn xem các nhân viên chăm sóc y tế đang thực sự vật lộn như thế nào để đối phó với những áp lực to lớn đến từ sự thiếu hụt nhân viên và thiếu nguồn lực cùng với nỗi sợ hãi và hoảng loạn bao trùm xung quanh."

    Nữ y tá cũng đề nghị mọi người ngừng dùng dịch coronavirus như một cái cớ để phân biệt đối xử "và kêu gọi mọi người hãy “hợp tác” khi các nhân viên y tế đang ngày càng kiệt quệ về cả tinh thần lẫn thể xác.

    Cô nói: “Tôi nghĩ rằng tôi phải chia sẻ video này vì tôi vừa được chứng kiến tình trạng xã hội ngày nay.

    “Khi đó, tôi vừa ra khỏi ga tàu, chỉ để ý đến công việc của mình, cố gắng thoát ra khỏi những rào cản để đến nơi làm việc.

    “Và cặp đôi này xuất hiện rồi tấn công tôi cả về thể chất và tinh thần chỉ vì chủng tộc của tôi.

    “Tôi nhận ra có rất nhiều hành vi phân biệt và ghét bỏ xảy ra tại thời điểm này do coronavirus nhưng vi rút không phải là lý do để phân biệt chủng tộc hoặc phân biệt đối xử với bất kỳ ai.

    "Bạn biết đấy, coronavirus sẽ biến mất, nó sẽ biến mất nhưng sự phân biệt đối xử sẽ để lại tác động vĩnh viễn.

    “Ý tôi là, hãy nhìn tôi, tôi đang cố gắng làm tròn công việc của mình, đi làm, cảm thấy hoàn toàn suy sụp tinh thần chỉ vì trải nghiệm đó.

    “Tôi chỉ cảm thấy thật ghê tởm, tôi thậm chí không thể nói với các bạn tôi cảm thấy thế nào khi, thật vậy đấy. Tôi chắc chắn rất nhiều người đã trải qua chuyện tương tự và không lên tiếng hoặc chỉ cố quên nó đi… vì tôi cũng từng như vậy.

    “Trong tháng trước, tôi đã cố gạt nó khỏi đầu…ôi, các bạn biết đấy, cố thờ ơ với mọi chuyện.

    “Tôi cảm thấy như vi-rút này là một bài kiểm nghiệm đối với toàn nhân loại.

    "Mọi người cần thức tỉnh và nhận thức rằng vi-rút không phải là lý do để phân biệt chủng tộc hoặc phân biệt đối xử với mọi người.

    “Mọi người cần phải lại gần nhau, NHS đang vật lộn, trời ơi, chúng tôi không có nhân viên, không có bác sĩ, không có gì cả.

    “Tôi đang đi làm vì đó là nhiệm vụ của tôi. Vậy mà giờ đây, tôi thậm chí không thể đi ra ngoài và tập trung vào công việc của mình mà không cần lo lắng sẽ bị tấn công, thật điên rồ.

    “Chuyện này không nên tiếp diễn. Tôi thực sự cảm thấy buồn và hy vọng mọi người sẽ lên tiếng khi họ bắt gặp những kẻ có hành vi như vậy.

    “Đây là thời điểm mà mọi người nên xích lại gần nhau. Nó không nên là một cái cớ để đào sâu khoảng cách. Tôi cảm thấy như vi-rút đang thử thách tất cả mọi người, tất cả chúng ta chỉ cần làm việc cùng nhau và bảo vệ lẫn nhau.

    “Vì bạn biết điều đó rất khó, đặc biệt là đối với những người ở tiền tuyến và cố gắng làm hết sức mình với nguồn lực hạn chế mà họ có.

    “Vì vậy, nạn phân biệt chủng tộc, sự phân biệt đối xử này cần được xóa bỏ. Hãy chung tay hành động và bảo vệ lẫn nhau. Hãy cư xử đúng đắn. Hãy sống tử tế, đó là tất cả những gì bạn có thể làm vào lúc này."

    Kể từ khi được đăng, đoạn video của Reizel đã nhận được hơn 10.000 lượt chia sẻ.

    Hàng ngàn người đã bình luận bày tỏ sự ủng hộ và thậm chí đề nghị giúp đỡ.

    Một người đã viết: "Tôi rất vui nếu được hộ tống bạn đi làm và đảm bảo an toàn cho bạn. Bạn không đáng bị đối xử như vậy.

    "Trước khi làm việc trong NHS, tôi đã ở trong lực lượng sau quân đội và sau đó là cảnh sát, nếu có bất cứ điều gì khiến tôi phát ốm thì đó chính là những kẻ hèn nhát bắt nạt phụ nữ, người già và người dễ bị tổn thương.

    "Hãy tiếp tục làm những gì bạn cần làm và yêu cầu bất kỳ ai xung quanh giúp đỡ nếu bạn cảm thấy bị đe dọa một lần nữa, chắc chắn họ sẽ giúp đỡ."

    Một người khác nói thêm: "Tôi cảm thấy thật buồn khi thấy vi-rút khiến mặt xấu của nhân loại phơi bày. Tôi đồng cảm với nữ y tá này. Cô ấy chỉ làm một công việc mà nhiều người không sẵn lòng làm và rồi bị tấn công, tất cả chúng ta nên xấu hổ về bản thân vì chuyện này. "

    Một người thứ ba nhận xét: "Tôi rất tiếc khi nghe và đọc những gì bạn đã trải qua. Bạn là người dũng cảm, mạnh mẽ và biết vươn lên. Bạn đang đối mặt với nhiều rủi ro và phải làm thêm giờ. Tôi biết ơn bạn, hãy hiểu rằng tất cả chúng tôi đều ở đây phía sau bạn. Gửi những cái ôm ấm áp cho bạn và đồng nghiệp của bạn."

    Một số vụ việc phân biệt chủng tộc liên quan đến coronavirus đang được cảnh sát điều tra.

    Nhà làm phim Lucy Sheen đang trên đường đến một buổi diễn thử thì một nam giới da trắng thì thầm vào tai cô: "Tại sao mày không trở về Trung Quốc và mang theo đồ bẩn thỉu đó đi."

    Và một sinh viên đến từ Singapore đã đăng những bức ảnh gây sốc cho thấy những thương tích mà anh phải hứng chịu trong một cuộc tấn công liên quan đến 'coronavirus' và mang tính phân biệt chủng tộc. Jonathan Mok bị những tên côn đồ ở London nhắm tới. Chúng hét "coronavirus" với khi anh đi ngang qua và sau đó đánh anh khi anh lên tiếng phản đối.

    Sau khi dịch bệnh bùng phát, đại sứ Trung Quốc tại Anh đã lên án "thái độ thù hận" đối với người dân Trung Quốc ở nước này.

    VietHome (Theo Mirror) 

  • Hình ảnh một nhóm học sinh tại một trường trung học ở Bỉ mặc trang phục hóa trang và kèm theo một thông điệp mang hàm ý xem thường người châu Á đã khiến cư dân mạng phẫn nộ.

    Trường trung học Sint-Paulus School campus College (thuộc khu đô thị Waregem, Bỉ) đã cho đăng tải một hình ảnh lên tài khoản Instagram chính thức của mình, với nội dung một nhóm học sinh của trường này mặc trang phục hóa trang thành những người châu Á, bao gồm áo kimono cách tân của người Nhật Bản, áo sườn xám dành cho nam của người Trung Quốc, nón lá của người Việt Nam... thậm chí có học sinh còn hóa trang thành gấu trúc, biểu tượng đặc trưng của Trung Quốc. Điều đáng nói là nhóm học sinh này cầm theo một tấm bảng với nội dung “Corona Time” (Thời Corona) và hình vẽ một người đang đeo khẩu trang.

    Hình ảnh gây tranh cãi của các học sinh trường trung học Sint-Paulus School campus College

    Đáng chú ý trong nhóm học sinh trong ảnh còn có một nữ sinh sử dụng ngón tay để kéo dài mắt mình sang hai bên, một hành động với hàm ý chê bai đôi mắt hí đặc trưng của người Đông Á.

    Hình ảnh sau khi được đăng tải lên mạng xã hội đã gây nên một làn sóng phẫn nộ của cư dân mạng toàn cầu nói chung và của Việt Nam nói riêng, khi nhiều cư dân mạng cho rằng nhóm học sinh của trường đã thể hiện sự xem thường người châu Á.

    “Phải chăng với người châu Âu, mọi người châu Á đều là nguồn lây virus corona? Đó là một sự xem thường không thể chấp nhận được”, một cư dân mạng bình luận.

    “Đợt đại dịch này đã giúp tôi nhận ra được nhiều điều về con người. Không phải người phương Tây nào cũng văn minh như lâu nay tôi vẫn nghĩ”, một cư dân mạng khác nhận xét.

    “Thật đáng buồn cho những học sinh mang tư tưởng phân biệt chủng tộc như vậy. Nếu tương lai trở thành những người lãnh đạo đất nước, không biết điều gì sẽ còn xảy ra?”, một cư dân mạng chia sẻ.

    Làn sóng phẫn nộ nhằm vào trường trung học Sint-Paulus School campus College nhiều đến nỗi ngôi trường này đã phải đóng tài khoản Facebook và Instagram chính thức của mình vì nhận quá nhiều bình luận bày tỏ sự phẫn nộ về hành vi phân biệt chủng tộc.

    Hình ảnh được trường trung học Sint-Paulus School campus College chia sẻ chỉ là một phần nhỏ thể hiện sự phân biệt chủng tộc mà không ít người đang nhắm vào những người châu Á hoặc gốc Á đang làm việc và sinh sống tại các quốc gia phương Tây.

    Một bài viết chia sẻ lại hình ảnh về nhóm học sinh trung học đã thu hút hàng ngàn lượt bình luận và biểu tượng cảm xúc.

    Kể từ khi virus Covid-19 bùng phát và lây lan nhanh chóng trên toàn cầu từ hồi đầu năm 2020, nhiều người châu Á hoặc gốc Á sinh sống, làm việc hoặc đi du lịch, công tác đến các quốc gia phương Tây (châu Âu và Mỹ) thường xuyên chịu sự kỳ thị của nhiều người vì cho rằng chính là nguồn gốc phát tán của virus Covid-19.

    Mặc dù cộng đồng mạng trên toàn cầu đã thực hiện những chiến dịch kêu gọi sự đoàn kết và ngừng phân biệt chủng tộc nhằm đẩy lùi dịch bệnh nhưng thực tế tình trạng này vẫn chưa hề kết thúc.

    Theo Dân Trí

  • Nhà chức trách Anh cho biết đã bắt giữ 2 người và đang truy tìm 2 nghi phạm khác có liên quan tới vụ tấn công du học sinh châu Á do kỳ thị chủng tộc giữa đợt bùng phát virus.

    Theo Channel News Asia, nhà chức trách Anh hôm 6/3 cho biết đã bắt giữ hai nghi phạm có liên quan tới vụ tấn công một du học sinh người Singapore hồi tháng 2, giữa đợt bùng phát của virus corona.

    Theo đó, một thiếu niên 16 tuổi đã bị bắt hôm 4/3, trong khi một thiếu niên 15 tuổi khác bị bắt ngày 5/3. Cảnh sát Anh hiện tiếp tục truy tìm 2 người khác có liên quan trong vụ tấn công.

    Hình ảnh 2 kẻ tình nghi trong vụ tấn công du học sinh người Singapore. Ảnh: Cảnh sát London.

    Sinh viên người Singapore tên Jonathan Mok, 23 tuổi, cho biết bị tấn công sau khi phản ứng lại bình luận của nhóm người này về chủng tộc và dịch Covid-19.

    Nhìn thấy Mok phản ứng lại, một người trong nhóm đã hét lớn đầy thách thức: ''Sao mày dám nhìn tao?''. Nhóm thanh niên, 3 nam 1 nữ, sau đó tiến lại phía Mok. Theo lời kể của du học sinh trên, nhóm thanh niên có vẻ không quá 20 tuổi nhưng tất cả đều cao hơn anh "một cái đầu". 

    Những người qua đường cố gắng can ngăn. Một thanh niên khác, cũng thuộc nhóm đó, hét lên: "Tao không muốn virus corona của mày vào nước tao", rồi đấm vào mặt nạn nhân. Nhóm này bỏ chạy trước khi cảnh sát đến.

    Sau đó, du học sinh người Singapore được đưa đến bệnh viện. Bác sĩ khoa cấp cứu cho biết anh gãy xương mặt, có thể phải phẫu thuật tái tạo một số xương.

    "Tôi cảm thấy thực sự phẫn nộ. Thật nực cười khi chúng tôi bị công kích chỉ vì là người châu Á", Mok nói.

    Cảnh sát London được thông báo và có mặt tại hiện trường lúc 21h15 ngày 24/2. Khi cảnh sát xuất hiện, những kẻ tấn công đã lập tức rời khỏi hiện trường. Cảnh sát London cho biết nạn nhân vụ tấn công bị đấm, đá và chịu tổn thương mặt.

    Emma Kirby, sĩ quan trách điều tra vụ tấn công, cho biết vụ việc đã khiến nạn nhân "chấn động và tổn thương".

    "Không có chỗ cho những hành vi bạo lực như thế này, chúng tôi cam kết sẽ tìm ra kẻ phạm tội. Tôi mong muốn nói chuyện với bất cứ ai có thông tin về vụ tấn công", bà Kirby nói.

    Nạn nhân Jonathan Mok.

    Tới sáng ngày 7/3, Anh đã có 164 người dương tính với virus corona, trong đó 48 ca nhiễm mới được ghi nhận trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì virus corona tại Anh tới thời điểm hiện tại là 2 người.

    Bài liên quan: Du học sinh châu Á bị hành hung ở London vì virus corona

    Theo Zing

  • Cảnh sát đang tìm kiếm người đàn ông này vì hành vi đánh người do nạn kỳ thị ''coronavirus''. Ảnh: SWNS

    Cô Meera Solanki, 29 tuổi, ra ngoài đi chơi nhân dịp sinh nhật của mình thì một đám đàn ông gọi bạn của cô, Mandy Huang 28 tuổi, là ''một con đ.. Tàu dơ bẩn'' và ''hãy mang virus chết tiệt về nước mày đi''.

    Cô bước tới muốn giúp bạn, nhưng bị đánh ngã lăn trên vỉa hè. Sự việc xảy ra tại câu lạc bộ Ana Rocha Bar and Gallery trên đường Frederick ở Hockley, Birmingham. Cô bị chấn động não và phải điều trị nhiều giờ liền trong bệnh viện.

    Cô kể lại: ''Có một nhóm đàn ông châu Á trong quán rượu. Một gã trong số họ cứ tới quấy nhiễu tôi. Hắn ta không ưa khi thấy tôi là một người gốc Ấn mà lại đi với nhóm bạn đa sắc tộc. Chúng tôi cố gắng không để tâm tới hắn, kể cả khi hắn nhổ nước bọt vào một người bạn của tôi''.

    Merra là một luật sư tập sự. Ảnh: BPM Media

    ''Tới đêm hôm đó, khi chỉ còn 3 cô gái chúng tôi, bao gồm cả người bạn Trung Quốc Mandy Huang, gã đàn ông tiến đến và trở nên tức giận. Thấy thế chúng tôi bỏ về nhưng hắn bám theo''.

    ''Không biết tại sao hắn trở nên rất giận dữ với bạn tôi. Hắn bắt đầu chửi bới, gọi cô ấy là con này con kia, và bảo Mandy hãy đem virus corona cút về Trung Quốc''.

    ''Tôi rất sốc và tức giận, nên tôi thét lớn yêu cầu hắn dừng lại và cố đẩy hắn ra xa''.

    Gã đàn ông lỗ mãng được miêu tả là một người gốc Á, cao 1m72, đô con, đội mũ lưỡi trai và mặc áo trùm đầu. 

    Sau khi đánh Merra bất tỉnh dưới đất, hắn tiếp tục chửi bới bạn cô rồi mới bỏ đi. Merra phải nghỉ việc một tuần để hồi phục chấn thương.

    Một người chứng kiến cho biết vụ tấn công là ''đáng khinh, độc ác''. 

    Từ đầu tháng đến nay đã chứng kiến ngày càng tăng các vụ việc kì thị người châu Á ở UK, do sự lan rộng của virus corona. 

    Một người phụ nữ nhớ lại cảnh hành khách dịch xa cô trên tàu điện ngầm, trong khi một bác sĩ thấy mọi người che mặt lại khi cô vừa bước lên tàu.

    Phát ngôn viên của Hiệp hội xã hội Trung Quốc tại Birmingham cho biết có một sự hiểu lầm to lớn về lý do người châu Á đeo khẩu trang. Cô nói: ''Chúng tôi đeo khẩu trang để bảo vệ người khác nếu chúng tôi ho hoặc hắt hơi. Một số người đeo để tránh ô nhiễm, hoặc để che đi gương mặt mộc không trang điểm của mình. Chúng tôi đeo khẩu trang để bảo vệ mọi người, không phải chỉ cho chúng tôi''.  

    Viethome (theo Metro)

  • Cảnh sát đang kêu gọi thông tin sau khi một người đàn ông châu Á bị hai thanh niên hét to ‘coronavirus’ rồi tấn công và trấn lột ở phía tây nam London.

    Pawat Silawattakun, 24 tuổi, vừa đến trạm xe buýt gần nhà ở đường Fulham thì bị hai tên côn đồ lăng mạ trước khi bị đấm gãy mũi.

    “Tôi vừa xuống xe buýt tại Fulham thì nghe thấy một âm thanh nhỏ như hướng về phía mình từ bên trái,” anh kể lại.

    “Tôi đang đeo tai nghe chống ồn nên tháo chúng ra và nghe thấy những kẻ này hét ‘Coronavirus! Coronavirus! Ha, ha! vào mặt tôi trong khi quay phim lại.

    “Tôi đã không có cơ hội để nói bất cứ điều gì - ‘Làm ơn dừng lại,’ hay‘ Tại sao các anh lại làm vậy?’ – rồi một trong hai người giật tai nghe từ cổ tôi.”

    Chuyên gia tư vấn thuế đuổi theo hai kẻ côn đồ, nhưng một kẻ quay lại và đấm vào mặt anh Silawattakun.

    “Máu phun ra khắp nơi,” anh nói thêm.

    Anh Silawattakun nói rằng anh đã kêu cứu, nhưng dường như không có ai xung quanh quan tâm tới vụ việc. Cuối cùng, có hai người đã giúp anh gọi Uber đến bệnh viện.

    Sở Cảnh sát Met đã mở một cuộc điều tra về vụ cướp nghiêm trọng này.

    Một phát ngôn viên cho biết: “Nạn nhân, một người đàn ông 24 tuổi, báo cáo bị phân biệt chủng tộc bởi một nam nghi phạm chưa biết tên ở đường Fulham.

    “Một nam nghi phạm thứ hai sau đó tiếp cận nạn nhân từ phía sau và lấy trộm tai nghe, rồi tấn công anh ấy. Nạn nhân bị gãy mũi và đã được điều trị tại bệnh viện.

    “Sự cố xảy ra vào khoảng 5.15 chiều ngày thứ Bảy 8 tháng 2.”

    Chưa có ai bị bắt giữ và việc điều tra vẫn đang tiếp diễn.

    Bất cứ ai có thông tin hãy gọi cảnh sát theo số 101 trích dẫn 5823 / 08FEB20, hoặc gọi ẩn danh thông tới Crimestoppers theo số 0800 555 111.

    VietHome (Theo Evening Standard)

  • Một sĩ quan cảnh sát đã từ chức sau khi tung thông tin sai lệch rằng nhân viên của McDonald đã viết dòng chữ "f ****** pig" trên cốc cà phê của anh ta.

    Hình ảnh của chiếc cốc, được cho là của nhân viên cảnh sát này, đã được chia sẻ rộng rãi trên Facebook bởi sếp của vị sĩ quan nói trên, cảnh sát trưởng Brian Hornaday.

    Nhưng chủ sở hữu nhà hàng McDonald ở Thành phố Junction, Kansas (Mỹ), kiên quyết bác bỏ cáo buộc rằng nhân viên của họ phải chịu trách nhiệm và cho biết hình ảnh CCTV đã chứng minh những từ này không được viết trong khuôn viên cửa hàng.

    Trong bài đăng trên Facebook hiện đã bị xóa, ông Hornaday viết: "Hành vi đó đã, đang và sẽ luôn luôn sai trái."

    Sau đó, ông nói rằng ông tin tưởng các cáo buộc trên là đúng bởi vì "thật ngu ngốc khi bất kỳ cơ quan thực thi pháp luật nào lại không tin tưởng vào lời nói của nhân viên".

    Sĩ quan liên quan đến vụ việc chỉ làm việc ở sở cảnh sát trong hai tháng, nhưng đã có năm năm hoạt động trong lực lượng cảnh sát quân đội trước đây.

    Anh ta thừa nhận đã bịa chuyện và nói rằng vốn chỉ định nói đùa.

    Ông Hornaday nói: "Tôi thực sự hy vọng cựu sĩ quan của Sở Cảnh sát Herington hiểu được mức độ nghiêm trọng mà hành vi đó gây ảnh hưởng cho ngành."

    Trong một tuyên bố, chủ nhà hàng Dana Cook nói: "McDonald của tôi luôn có sự tôn trọng tối đa đối với tất cả các thành viên lực lượng thực thi pháp luật và quân đội và đã gặp rắc rối với cáo buộc đó.

    "Chúng tôi đã xem xét kỹ lưỡng video bảo mật của mình từ mọi góc độ, trong đó cho thấy rõ những từ đó không được viết bởi một trong những nhân viên của chúng tôi."

    VietHome (Theo Sky News)

  • Một cặp vợ chồng Sikh đã được trao gần 120.000 bảng tiền bồi thường sau khi bị dịch vụ nhận con nuôi địa phương từ chối vì lý do họ là người gốc Ấn Độ.

    Sandeep và Reena Mander kiện The Royal Borough of Windsor và Hội đồng Maidenhead trong một vụ việc mang tính bước ngoặt sau khi họ bị trung tâm giới thiệu nhận con nuôi Adopt Berkshire từ chối ba năm trước đây.

    Cặp vợ chồng này, được tòa án Hạt Oxford trao quyết định bồi thường sau phiên điều trần bốn ngày hồi tháng trước, đã được thông báo cơ hội nhận con nuôi của họ sẽ cao hơn nếu họ tìm kiếm ở Ấn Độ hoặc Pakistan.

    Ông bà Mander, những người đang ở độ tuổi 30, trú tại Maidenhead, Berkshire, đã kiện Hội đồng tội phân biệt đối xử và vụ kiện của họ đã được hỗ trợ bởi Ủy ban Bình đẳng và Nhân Quyền.

    Phiên điều trần được biết khi anh Mander tuyên bố cả hai đều sinh ra và lớn lên ở Anh nhưng bố mẹ họ sinh ra ở Ấn Độ, thì cơ quan này kết luận họ khó có thể được chấp nhận là người nhận nuôi tiềm năng do ‘nguồn gốc Ấn Độ' của mình, bởi vì ở Berkshire và khu vực xung quanh, chỉ có những đứa trẻ da trắng đang chờ được nhận nuôi.

    Cặp vợ chồng, được mô tả là 'người có thu nhập cao' và sở hữu một số bất động sản bao gồm cả ngôi nhà năm phòng ngủ của họ, đã trải qua bảy lần điều trị hiếm muộn không thành công. Sau đó, họ đã nhận nuôi một đứa trẻ từ Hoa Kỳ.

    Thẩm phán Clarke tuyên bố mỗi người được nhận bồi thường £29.454,42 cho thiệt hại chung và khoản bồi thường thiệt hại đặc biệt tổng cộng £60.013,43 cho chi phí nhận nuôi một đứa trẻ từ nước ngoài.

    Sau khi nhận phán quyết, vợ chồng Mander phát biểu: 'Quyết định này đảm bảo rằng dù bạn thuộc chủng tộc, tôn giáo hay màu da nào, bạn cũng nên được đối xử bình đẳng và được đánh giá khả năng nhận con nuôi giống như bất kỳ người nhận nuôi nào khác'.

    Thẩm phán Melissa Clarke nói trong phán quyết của mình: 'Tôi thấy rằng các bị cáo trực tiếp phân biệt đối xử với ông bà Mander với lý do chủng tộc.'

    Thẩm phán cũng đưa ra tuyên bố rằng hội đồng 'phân biệt đối xử trực tiếp' vì lý do chủng tộc đối với cặp vợ chồng trong việc cung cấp dịch vụ nhận con nuôi.

    Nhưng bà đã từ chối cáo buộc của gia đình Mander rằng họ cũng đã phải chịu sự phân biệt đối xử theo Điều 12 của Công ước Nhân quyền Châu Âu và quyền 'tìm kiếm một gia đình'.

    Trong bản án của mình, Thẩm phán Clarke nói: 'Tôi cho rằng có bằng chứng rõ ràng cho thấy ông bà Mander, những người bày tỏ sẵn sàng xem xét nhận một đứa trẻ thuộc bất kỳ dân tộc nào, đã nhận được cách đối xử ít thuận lợi hơn so với một cặp vợ chồng khác.

    'Tất cả những điều này được tiết lộ qua những gì nhân viên xã hội đã nói trong cuộc gọi điện thoại đầu tiên với ông Mander, cụ thể là việc Adopt Berkshire thực hiện chính sách sắp xếp con nuôi với cha mẹ đến từ cùng một chủng tộc.

    'Tôi tin rằng chủng tộc là tiêu chí khiến nhân viên xã hội quyết định không sắp xếp chuyến thăm viếng lần đầu với ông bà Mander vì các bị cáo không chỉ ra được có bất kỳ tiêu chí nào khác được áp dụng bởi nhân viên xã hội đó.

    'Tất cả các bằng chứng chỉ ra lời từ chối của Adopt Berkshire đối với vợ chồng Mander được đưa ra với giả định rằng việc sắp xếp bố mẹ không cùng chủng tộc sẽ không mang lại lợi ích cho đứa trẻ.

    'Giả định này biến vấn đề chủng tộc thành yếu tố quan trọng khi đánh giá phúc lợi của trẻ em và chỉ khi loại bỏ giả định đó, chúng ta mới tránh được những chậm trễ gây ra bởi nỗ lực ghép cặp cha mẹ-con cái dựa theo chủng tộc, điều đã được ông Michael Gove, với tư cách là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, quy định trong Kế hoạch hành động năm 2011 và sửa đổi năm 2013 cho Đạo luật năm 2002.'

    Sau phán quyết, ông Mander và vợ, người sinh ra ở Leamington Spa, Warwickshire, nói thêm: 'Chúng tôi tin rằng trải nghiệm của chúng tôi với Adopt Berkshire không chỉ là một sự kiện đơn lẻ.

    'Khi chúng tôi trải qua quá trình nhận con nuôi giữa các quốc gia, chúng tôi đã bắt gặp nhiều cặp vợ chồng có trải nghiệm tương tự.

    ‘Chúng tôi muốn nói rõ rằng phúc lợi của một đứa trẻ là điều quan trọng nhất khi tìm kiếm người nhận nuôi.

    'Tuy nhiên, việc kết hợp các giá trị văn hóa và tín ngưỡng chỉ là một trong nhiều lĩnh vực cần được đánh giá khi xem xét khả năng nhận nuôi.’

    Họ nói thêm, 'Chúng tôi cảm thấy cần phải có một sự thay đổi. Đó là tất cả ý nghĩa của vụ kiện này, để đảm bảo tình trạng phân biệt đối xử như thế này sẽ không xảy ra với những người khác muốn nhận con nuôi.

    'Và phán quyết mang tính bước ngoặt ngày nay sẽ đảm bảo điều này không xảy ra lần nữa.'

    Một phát ngôn viên của hội đồng cho biết: 'Chúng tôi rất thất vọng về phán quyết trong trường hợp này, giờ đây chúng tôi sẽ dành thời gian để xem xét đầy đủ lại sự việc.

    'Chúng tôi đã xem xét các chính sách của mình để đảm bảo chúng phù hợp với mục đích và tự tin rằng chúng tôi không loại trừ những người nhận nuôi tiềm năng với lý do chủng tộc.

    'Cuối cùng, chúng tôi luôn đặt lợi ích tốt nhất của trẻ em vào bất kỳ quyết định nhận con nuôi nào và cam kết cung cấp dịch vụ nhận con nuôi tốt nhất.'

    VietHome (Theo Daily Mail)

  • Một trong những sự kiện tranh luận uy tín nhất của Vương quốc Anh đang bị chỉ trích gay gắt sau khi một sinh viên da đen bị “nắm mắt cá chân” và “lôi” ra khỏi cuộc tranh luận.

    Nghiên cứu sinh tiến sĩ, Ebenezer Azamati, 25 tuổi, đã bị tóm chân và lôi ra khỏi phòng tranh luận của Oxford Union.

    Chàng trai 25 tuổi, đến từ Ghana, đã có mặt rất sớm tại Oxford Union để giữ chỗ vì anh lo lắng không có ưu đãi đặc biệt nào dành cho sinh viên khuyết tật.

    Anh đặt một cuốn sách lên một chỗ ngồi gần lối vào phòng và quay lại trường học để ăn tối.

    Khi quay lại, anh bị từ chối vào phòng, nhưng vẫn cố gắng ngồi xuống chỗ ngồi đã giữ sẵn.

    Đoạn video ghi lại vụ việc cho thấy Azamati bị buộc rời khỏi ghế và trở nên căng thẳng khi cố gắng chống lại hai người đàn ông đang tìm mọi cách kéo anh ra khỏi phòng.

    Sau vụ việc, Chủ tịch Oxford Union, Brendon McGrath, đã mở một phiên điều trần kỷ luật, với kết luận rằng anh Azamati đã “hành xử đầy bạo lực” khi đẩy mạnh cánh tay người khác ra và có những cử chỉ mạnh tay khác khi bị đưa ra khỏi tòa nhà.

    Ủy ban đã đồng ý tạm thời khai trừ Azamati khỏi Oxford Union trong hai nhiệm kỳ, dẫn đến các cuộc biểu tình nổ ra từ các nhóm chiến dịch như Oxford University Africa Society.

    Ông McGrath đang phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức trong bối cảnh có vô số những chỉ trích cho rằng vụ việc sẽ cản trở tổ chức ưu tú thu hút được các sinh viên thiểu số và thuộc tầng lớp lao động.

    Azamati, người có bằng Cử nhân Khoa học Chính trị của Đại học Ghana và bằng Thạc sĩ Chính trị Quốc tế từ SOAS, bày tỏ anh cảm thấy “không được chào đón” ở Anh sau vụ việc.

    Anh nói: “Tôi cảm thấy mình bị đối xử không giống một con người, như thể tôi không xứng đáng với công lý và nên bị đối xử bất công.”

    Một phiên điều trần kháng cáo mới đây đã tiếp nhận bằng chứng từ sinh viên Henry Hatwell. Người này nói: “Ba mươi giây sau khi anh ấy [Azamati] ngồi xuống, nhân viên an ninh bước vào. Năm giây sau, họ bắt đầu dùng vũ lực với Azamati, người đang giữ chặt lấy băng ghế. Ba mươi giây sau, họ đã kéo anh ấy bằng mắt cá chân.”

    Kháng cáo của Azamati được đại diện bởi nhân viên cấp cao của Oxford, bà Helen Mountfield, Hiệu trưởng của trường Mansfield College.

    Tài liệu từ phiên điều trần cho thấy Azamati “không có hành vi bạo lực mà chỉ hành động vì cảm thấy bị xúc phạm... với tư cách một người khiếm thị bị hành hung... và đang sợ bị kéo xuống sàn.”

    Tài liệu cho biết thêm: “Một người mù da trắng sẽ không bị đối xử theo cách này.”

    Sau đó, thông tin mới xác nhận rằng ông McGrath đã rút lại cáo buộc về hành vi bạo lực của Azamati.

    Một tuyên bố được chia sẻ bởi Africa Society thuộc Đại học Oxford tuyên bố rằng ông McGrath đã xin lỗi vì “những đau khổ và bất kỳ thiệt hại uy tín nào mà việc công bố cáo buộc có thể gây ra cho anh Amazati.”

    Đại học Oxford nói: “Oxford Union là một tổ chức độc lập. Trường đại học không kiểm soát các sự kiện của tổ chức này.”

    VietHome (Theo Metro)

  • Một nữ tài xế xe buýt đang bị điều tra vì đã trả lời với một hành khách da màu khuyết tật rằng bà ta không hiểu tiếng nước ngoài.

    Trong một cuộc cãi cọ trên chuyến xe First Bus được camera khi lại, 44 tuổi, ngồi xe lăn, vô cùng choáng váng khi bà Karen Forshaw, 49 tuổi, nói rằng anh nên “cảm thấy xấu hổ” về bản thân.

    Một đoạn clip do điện thoại quay lại cho thấy trận khẩu chiến trên tuyến xe bus từ Thyer, Cambridgeshire, đến Peterborough gần đó vào ngày 4 tháng 11. Trong clip, Forshaw đã từ chối hạ bậc thang cho xe lăn của anh Barrington.

    Anh Ian Barrington là một nhân viên Royal Mail, anh đã chuyển đến sinh sống tại UK từ năm 2012 sau khi bị bắn trong một vụ cướp tại quê nhà. Tranh cãi được cho là đã nổ ra sau khi anh và bạn gái, Katar Zyna, 34 tuổi, nói về việc tài xế thiếu tinh thần giúp đỡ người khuyết tật.

    Anh nói bà Forshaw trở nên tức giận và đe dọa sẽ ném anh ra khỏi xe buýt. Đoạn phim cho thấy anh nói với bà Forshaw: “Hãy đến và đuổi tôi đi, chỉ vì tôi đang nói ra suy nghĩ của mình, đến đây và ném tôi ra!”

    Sau đó, tài xế nói: “Tôi không hiểu tiếng nước ngoài, tôi chỉ hiểu tiếng Anh! '

    Anh Barrington - người chỉ nói tiếng Anh và đến từ Trinidad - cho biết: “Bà không hiểu tiếng nước ngoài, bây giờ tôi là người nước ngoài à? 

    “Được. Bây giờ tôi là người nước ngoài, bà không hiểu tiếng nước ngoài, bà chỉ hiểu tiếng Anh, vậy tôi có đang nói tiếng Anh không?”

    Tài xế đáp trả: “Im miệng và xuống xe đi!”

    Tài xế không hạ thang xuống cho xe lăn.
    Mà chỉ mở cửa buồng lái và chỉ trỏ.

    Các ông chủ tại First East Counties đã tuyên bố sẽ điều tra vụ việc.

    Anh Barrington cho biết ngoài lý do phân biệt chủng tộc, anh “không thấy bất cứ lời giải thích nào khác cho hành vi thái quá của tài xế này”.

    Anh nói thêm: “First Bus cần sàng lọc và đào tạo nhân viên của họ trước khi cho phép họ đại diện cho công ty.”

    Đoạn phim về cuộc tranh cãi chuyển tới đoạn anh Barrington chĩa camera vào người lái xe khi anh ra hiệu cho bà hạ tấm thang lên xuống để xe lăn của anh di chuyển xuống xe.

    Nhưng Forshaw chỉ mở cửa buồng lái và yêu cầu người khác làm điều đó hộ bà ta.

    Khi được hỏi về lý do, bà nói: “Không, tôi không thể, không, tôi đã nói với anh rằng tôi bị đau lưng.”

    Clip nữ tài xế không giúp đỡ người khuyết tật.

    Một đồng nghiệp cũ, người từng làm việc với bà Forshaw, cho biết bà đã bị đình chỉ. Nhưng First Bus từ chối xác nhận liệu bà có còn làm việc hay không.

    Chris Speed, người chỉ đạo hoạt động tại First Eastern Counties, cho biết: “Hiện tại chúng tôi rất coi trọng cáo buộc này vì đây chắc chắn không phải là loại dịch vụ mà chúng tôi muốn các tài xế mang đến cho hành khách.

    “Tôi sẽ điều tra vấn đề này và sẽ liên hệ với vị hành khách có liên quan khi quá trình kết thúc.”

    Anh Barrington viết trên Facebook: “Với một người khuyết tật, cuộc sống có thể thực sự khó khăn. Chúng tôi vật lộn để di chuyển, chúng tôi vật lộn để không mất sự độc lập, các vấn đề về giao thông, tiếp cận, việc làm, giao tiếp và các mối quan hệ xã hội, kết hôn và lòng tự trọng.

    “Trên hết, chúng tôi bị mọi người kỳ thị và ghẻ lạnh chẳng vì lý do nào cả.

    “Tóm lại là, trong thời đại ngày nay vẫn còn những người phân biệt chủng tộc, những người cảm thấy rất khó khăn khi phải giúp đỡ một người khuyết tật thuộc chủng tộc khác.

    “Tôi không thấy bất kỳ lời giải thích nào khác cho hành vi thái quá của tài xế này.”

    Anh Barrington cảm thấy cuộc sống của mình đã có đủ khó khăn.
    Tuy nhiên, anh may mắn vì đã có 1 cô bạn gái xinh đẹp, thấu hiểu.

    Anh Barrington nói rằng anh phải đến bệnh viện sau vụ việc vì tài xế đập cánh cửa buồng lái vào chân anh.

    Anh ấy nói: “Chân tôi không còn cảm giác, vì vậy khi bà ta đập cửa vào chân tôi, tôi không nhận ra vết thương cho đến tối hôm đó, tôi phải gọi xe cứu thương để đưa tôi đến bệnh viện.”

    Phát ngôn viên của First Eastern Counties phát biểu thêm: “Chúng tôi chưa thể đưa thêm bình luận gì vào thời điểm này cho đến khi kết thúc cuộc điều tra.”

    VietHome (Theo The Sun)