Người biểu tình tụ tập ở Peckham sau vụ George Floyd bị cảnh sát giết ở Mỹ

Những người biểu tình đã tụ tập ở London sau cái chết của một người đàn ông da màu ở Mỹ, trong đó một cảnh sát da trắng đã bị kết tội giết người cấp độ 3.

Hàng chục người đã hô vang các khẩu hiệu khi biểu tình ở Peckham vào hôm thứ Bảy vừa qua.

Những người tham gia giương cao các tấm bảng ghi "Mạng sống của người da đen cũng quan trọng - Black lives matter" và "Đoàn kết - Solidarity".

stream img
Người biểu tình ở Rye Lane. Ảnh: Sam Green

stream img 2
Người biểu tình ở Rye Lane. Ảnh: Liam Rezende

Bạo động rung chuyển một loạt thành phố Mỹ

Ít nhất 25 thành phố ở 16 bang phải áp đặt lệnh giới nghiêm trong bối cảnh làn sóng biểu tình phản đối lan rộng ở Mỹ, sau vụ George Floyd chết vì bị một cảnh sát đè lên cổ ở thành phố Minneapolis.

Nhiều xe hơi đã bị đốt cháy ở New York, Seattle và Philadelphia. Ở Los Angeles, người biểu tình đập phá kính chắn gió của xe cảnh sát, phóng hoả chốt an ninh của cảnh sát bên ngoài một trung tâm thương mạng, và hôi của từ các cửa hiệu Nordstrom và Ray Ban.

Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và đạn cao su cũng như dùi cui để đối phó với người biểu tình. Ít nhất 25 thành phố ở 16 bang của Mỹ đã phải công bố lệnh giới nghiêm để đối phó bạo lực.

Tại thủ đô Washington D.C, người biểu tình đã xô đổ hàng rào chắn bên ngoài Nhà Trắng, bắn pháo hoa vào cảnh sát khiến cho lực lượng an ninh phải sử dụng hơi cay để kiểm soát đám đông.

Hôm 29/5, sĩ quan Chauvin bị buộc tội giết người cấp độ 3 (hình phạt tối đa 25 năm) ở bang Minnesota, sau nhiều ngày các nhà vận động bảo vệ quyền của người da đen kêu gọi chính quyền bắt giữ và truy tố viên cảnh sát này.

Thống đốc Tim Walz cho biết những cuộc tuần hành ban đầu là ôn hoà, và việc những người biểu tình giận dữ trước cái chết của ông George Floyd là có thể thông cảm được.

Nhưng sau đó, theo thống đốc, mọi thứ đã biến thành hành động phá hoại được thúc đẩy bởi những người cực đoan, muốn gây bất ổn cho thành phố và phá hoại xã hội dân sự.

Tiệm TJ Nails ở St Paul, Minnesota bị người biểu tình lợi dụng cướp phá. Cre: Kim Khanh Nguyen

"Những gì diễn ra đêm qua không phải vì cái chết của George Floyd hay sự bất bình đẳng, hay là vì những tổn thương lịch sử với cộng đồng người da màu của chúng ta", ông Walz tuyên bố và nói thêm rằng hầu hết người kích động bạo lực đến từ bên ngoài bang, và những kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng có thể liên quan đến việc này.

Bộ trưởng Tư pháp William Barr cho rằng tại một số thành phố, có vẻ như làn sóng bạo lực đã được lên kế hoạch và tổ chức bởi "những người cực tả vô chính phủ", và Bộ Tư pháp sẽ truy tố những người đi từ bang này đến bang khác để tham gia bạo động.

Viethome (theo itv)